8
Lạc Dương: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ huyện Lạc Dương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện, đồng thời coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. KINH TẾ Tuần lễ nông sản Đà Lạt tại Hà Nội TRANG 3 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5169 - THỨ BA NGÀY 30/10/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Đà Lạt: Phạt “nóng” vi phạm giao thông qua camera an ninh TRANG 6 VĂN HÓA - XÃ HỘI Đảm bảo lợi ích thiết thực cho người dân từ thẻ bảo hiểm y tế TRANG 5 TRANG 3 TRANG 7 TRANG 4 XEM TIẾP TRANG 2 Buồng chuối Laba thương phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. Ảnh: N.Quân TRANG 2 Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính. (BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63) Quốc hội chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ Kỳ vọng chuối Laba Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi dự án đầu tư liên quan đến đất lâm nghiệp với diện tích rừng bị phá và lấn chiếm lên tới cả 100 ha. Chưa dừng lại ở đó, đi sâu tìm hiểu các dự án được giao, thuê đất lâm nghiệp tại Đức Trọng mới hay, có hàng loạt dự án để mất rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp để lại nhiều hệ quả. TRANG 4 Quyết tâm phòng, chống tham nhũng Các dự án mất đất, rừng ở Đức Trọng Tân Hà - xã trọng điểm nhiều “đột phá” mới T heo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, từ thứ ba (30/10), Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn đối với các thành viên Chính phủ. Theo đó, buổi sáng ngày 30/10, sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn, đại diện Chính phủ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Sau đó, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội cũng sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV...

XEM TIẾP TRANG 2 Kỳ vọng chuối Lababaolamdong.vn/upload/others/201810/28955_BLD_ngay_30.10...tâm trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong

  • Upload
    others

  • View
    12

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Lạc Dương: Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng

Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ huyện Lạc Dương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện, đồng thời coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

KINH TẾTuần lễ nông sản Đà Lạt

tại Hà Nội TRANG 3

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5169 - THỨ BA NGÀY 30/10/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTĐà Lạt: Phạt “nóng”vi phạm giao thôngqua camera an ninh

TRANG 6

VĂN HÓA - XÃ HỘIĐảm bảo lợi ích thiết thực

cho người dântừ thẻ bảo hiểm y tế

TRANG 5

TRANG 3

TRANG 7 TRANG 4

XEM TIẾP TRANG 2

Buồng chuối Laba thương phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật. Ảnh: N.Quân

TRANG 2

Ai cũng thấy siêng năng, trong sạch là tốt. Điều đó không ai chối cãi được. Thế mà vì sao vẫn không làm hay không làm được? Chẳng những không làm được mà còn làm trái lại? Đó là vì cái tâm mình không chính.

(BÀI NÓI TẠI LỚP CHỈNH ĐẢNG TRUNG ƯƠNG KHÓA 2, 3/1953, T. 7, TR. 59, 60, 62, 63)

Quốc hội chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ

Kỳ vọng chuối Laba

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi dự án đầu tư

liên quan đến đất lâm nghiệp với diện tích rừng bị phá và lấn chiếm lên tới cả 100 ha. Chưa dừng lại ở đó, đi sâu tìm hiểu các dự án được giao, thuê đất lâm nghiệp tại Đức Trọng mới hay, có hàng loạt dự án để mất rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp để lại nhiều hệ quả.

TRANG 4

Quyết tâm phòng,chống tham nhũng

Các dự án mất đất, rừng ở Đức Trọng Tân Hà - xã trọng điểm nhiều “đột phá” mới

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, từ thứ ba (30/10), Quốc hội sẽ dành 3 ngày để chất vấn đối với

các thành viên Chính phủ.Theo đó, buổi sáng ngày 30/10, sau khi Chủ

tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn, đại diện Chính phủ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Sau đó, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc

thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Quốc hội cũng sẽ nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV...

2 THỨ BA 30 - 10 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Tăng cường kiểm tra, giám sát của cấp ủyĐảng bộ huyện Lạc Dương hiện

có 29 tổ chức cơ sở đảng (10 đảng ủy cơ sở, 19 chi bộ cơ sở) với hơn 1.290 đảng viên. Nhiều năm qua, để giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, một trong những giải pháp hữu hiệu được Đảng bộ chú trọng thực hiện là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng.

Ngay từ đầu năm, Huyện ủy, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Lạc Dương đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát; định hướng các nội dung, đối tượng để lãnh đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát. Định hướng các nội dung, đối tượng để kiểm tra, giám sát kịp thời, tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra sai phạm. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo và thực hiện công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt các văn bản của các cấp ủy đảng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng đến toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Trong 10 tháng năm 2018, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, BTV Huyện ủy Lạc Dương đã chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc xây dựng, triển khai thực hiện một cách có hiệu quả; chỉ đạo các đồng chí Ủy viên BTV Huyện ủy tăng cường và thường xuyên bám sát các địa phương, đơn vị, lĩnh vực được phân công. Tham mưu giúp đỡ BTV Huyện ủy công tác chỉ đạo và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện triển khai nhiệm vụ trên

LẠC DƯƠNG: Đẩy mạnh công tác kiểm tra,giám sát trong Đảng

tất cả các lĩnh vực.Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo

Điều 30 Điều lệ Đảng, thời gian qua, BTV Huyện ủy đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đối với Đảng ủy xã Đạ Sar và Đạ Nhim. Kiểm tra thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương; Chương trình hành động số 67-CTr/TU của Tỉnh ủy Lâm Đồng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đối với Đảng ủy xã Đưng K’Nớ, Đảng ủy Cơ quan Chính quyền. Giám sát việc thực hiện chức năng, chức trách, nhiệm vụ được giao đối với 2 tổ chức đảng, 2 đảng viên và thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đối với 2 tổ chức Đảng, 2 đảng viên.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra trong việc quản lý đất đai, quản lý san ủi, cải tạo đất, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triển đảng viên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được BTV Huyện ủy Lạc Dương tiến hành một cách nghiêm túc, sâu rộng.

Đặc biệt, việc kiểm tra đối với đảng viên trong công tác quản lý đất

đai, quản lý san ủi, cải tạo đất đối với một số cán bộ, đảng viên ở Phòng Tài nguyên - Môi trường và thị trấn Lạc Dương đã giúp nâng cao nhận thức và nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát không có tổ chức cơ sở đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải xem xét kỷ luật.

Chất lượng, hiệu quả, hiệu lực Trong 10 tháng năm 2018, Ủy

ban Kiểm tra (UBKT) Huyện ủy Lạc Dương đã tiến hành kiểm tra 1 tổ chức đảng, 2 đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Kiểm tra 5 tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Kiểm tra 3 tổ chức đảng việc thi hành kỷ luật trong Đảng. Giám sát thường xuyên đối với tất cả tổ chức đảng và đảng viên và giám sát chuyên đề 2 tổ chức đảng, 2 đảng viên. Qua kiểm tra, giám sát, đã tiến hành thi hành kỷ luật 1 đảng viên với hình thức khiển trách.

Ngoài ra, công tác giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, then chốt góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Từ đầu năm đến nay, UBKT Huyện ủy Lạc Dương đã nhận được 3 đơn tố cáo đảng viên. Qua phân loại đơn, UBKT Huyện ủy đã chuyển 1 đơn đến cơ quan chức

năng giải quyết theo quy định, 2 đơn UBKT Huyện ủy giải quyết. Sau khi có kết luận kiểm tra, UBKT Huyện ủy Lạc Dương đã yêu cầu các chi bộ tổ chức kiểm điểm đối với đảng viên bị tố cáo và những cá nhân có liên quan về những nội dung sai phạm đã được phản ánh trong đơn tố cáo và trả lời đơn tố cáo cho người tố cáo đúng thời gian và theo quy định.

Đồng chí Nguyễn Quang Nhiên - Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Lạc Dương cho biết: Việc xác định rõ nhiệm vụ của từng năm và vấn đề cụ thể để lên kế hoạch, chương trình kiểm tra, giám sát thường xuyên cũng như đột xuất sẽ đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó, sẽ phát hiện kịp thời các trường hợp có dấu hiệu vi phạm để chấn chỉnh, xử lý, khắc phục ngay, không để hậu quả xảy ra, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Thời gian tới, một trong những nhiệm vụ quan trọng chính là tăng cường kiểm tra đảng viên về việc thực hiện nội dung cam kết đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), hướng dẫn các tổ chức đảng cấp dưới tiến hành kiểm tra, giám sát theo quy định; xem xét xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên vi phạm.

ĐỨC TÚ

Những năm qua, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng luôn được Đảng bộ huyện Lạc Dương thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện, đồng thời coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Vừa qua, Trung tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Quân khu 7 đã có buổi làm việc với Bộ CHQS tỉnh Lâm Đồng về việc kiểm tra thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tại Lâm Đồng. Cùng dự có đồng chí Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.

Trước đó, qua thực tế kiểm tra tại Ban CHQS thành phố Đà Lạt và các cơ quan của Bộ CHQS tỉnh, Khu căn cứ Hậu cần Kỹ thuật huyện Lạc Dương trong các ngày 25 - 26/10, Đoàn kiểm tra đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang tỉnh năm 2018. Nổi bật đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng địa phương, công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2018 đạt 100% chỉ tiêu

Bộ Tư lệnh Quân khu 7 kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quân sự,quốc phòng tại Lâm Đồng

trên giao; huấn luyện, giáo dục chính trị cho các đối tượng, nhất là huấn luyện chiến sĩ mới, các mặt hội thi, hội thao đều đạt kết quả cao; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, xây dựng nền nếp chính

quy, rèn luyện kỷ luật...Sau khi các đại biểu trao đổi giải

đáp làm rõ thêm một số đề xuất, kiến nghị của Bộ CHQS tỉnh, kết luận đợt kiểm tra, Trung tướng Võ Minh Lương yêu cầu Bộ CHQS tỉnh

cần nhanh chóng có giải pháp hiệu quả để khắc phục những mặt còn tồn tại mà Đoàn công tác đã chỉ ra. Đặc biệt, cần duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu; tăng cường phối hợp với lực lượng công an và các sở, ngành liên quan nắm chắc tình hình, không để bị động, bất ngờ; kịp thời tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương xử lý tốt tình huống xảy ra, giữ gìn và củng cố tình đoàn kết quân dân ngày càng bền chặt. Đối với công tác xây dựng lực lượng, cần phải có biện pháp cụ thể, tham mưu cho tỉnh phát triển lực lượng dân quân thường trực vững mạnh, rộng khắp, bảo đảm các trang bị, công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển chung của xã hội. Chú trọng giáo dục chính trị, bồi đắp lý tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay...

THẾ ANH

Trung tướng Võ Minh Lương kết luận buổi kiểm tra.

Tập huấn nghiệp vụvăn thư lưu trữkhu vực miền Trungvà Tây Nguyên

Sáng 29/10, tại Hội trường Tỉnh ủy Lâm Đồng, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn nghiệp vụ văn thư lưu trữ Đảng và tổ chức chính trị - xã hội cho cán bộ các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tới dự lớp khai giảng có các đồng chí: Trần Đức Quận - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng; Đỗ Quốc Toán - Phó Cục trưởng Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng; cùng 157 học viên đến từ 13 tỉnh, thành khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Tham gia khóa học, học viên sẽ được các giảng viên Cục Lưu trữ tập huấn các nội dung, kiến thức - kỹ năng về công tác quản lý hành chính nhà nước, bao gồm: công tác soạn thảo văn bản, văn thư lưu trữ, phương pháp lập hồ sơ; thu thập tài liệu vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử; thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng; quán triệt Đề án phát triển công tác văn thư, lưu trữ Đảng và tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2018 - 2025, tầm nhìn tới năm 2035;... Ngoài ra, các học viên sẽ được hướng dẫn đi thực tế và làm bài thu hoạch trước khi kết thúc khóa học.

Theo kế hoạch, lớp tập huấn kéo dài từ ngày 29/10 tới 4/11/2018.

C.PHONG

Quốc hội chất vấn...TIẾP TRANG 1

... Sau khi các đại biểu nghe các báo cáo trên, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đối với các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp này là Quốc hội sẽ không chất vấn theo nhóm vấn đề như thông lệ mà sẽ tiến hành chất vấn tất cả các thành viên Chính phủ, những bộ trưởng, trưởng ngành nào có nội dung liên quan đến các Nghị quyết về chất vấn, giám sát chuyên đề đều phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

TS

3 THỨ BA 30 - 10 - 2018KINH TẾ

Chỉ dẫn địa lý xứ LabaChúng tôi về gặp ông Nguyễn

Tấn Chơi - Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ Laba Phú Sơn, tại thôn Bằng Tiên 2, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, được biết: Sở dĩ người Nhật chọn chuối Laba Phú Sơn, vì còn di chứng bằng văn bản của ông Lê Văn Nghệ - Cửu phẩm Lý trưởng làng Bằng Tiên, kê khai số nhân khẩu và diện tích đất vào năm 1938. Còn chuối Laba là giống chuối được người Pháp di thực từ miền Bắc Việt Nam vào xứ Bằng Tiên - Phú Sơn. Do cây chuối hợp đất và khí hậu, phát triển tốt và cho phẩm cấp đặc biệt, nên từ đó, hình thành nên giống chuối Laba đặc biệt thơm, dẻo, ngọt chỉ có ở vùng đất Phú Sơn, trở thành thương hiệu chuối xứ Laba.

Chuối Laba có 3 loại, cây cao 6-7 m như trụ điện gọi là chuối Bà Hương - quả có cạnh, to và thơm, nay hiếm gặp; loại chuối Laba trung có chiều cao khoảng 3-4 m, đang được trồng phổ biến và loại chuối lùn, cây thấp khoảng 1,5-2 m. Hai loại chuối Laba lùn và trung đều có kích thước, hình dạng trái nẩy căng, cạnh tròn, quả ôm chặt nhau. Nếu mỗi buồng giữ khoảng 9-10 nải sẽ cho trọng lượng khoảng chừng 40 kg/buồng.

HTX TMDV Laba Phú Sơn có 48 xã viên, đang trồng được 18 ha chuối Laba. Mỗi xã viên sản xuất tập trung từ 2 sào trở lên (khoảng 4 tấn). Mỗi lần thu hoạch chuối, HTX đưa dàn sơ chế lưu động 8 m chia 3 khúc bắt vít đưa tới vườn. Chuối thường được cắt tỉa mặt trăng nửa nải hoặc 3 trái một, đóng thùng 13 kg. Để bảo đảm độ chín vừa tới tay người tiêu dùng và thời gian vận chuyển, chuối được thu hái sớm trước 2 tuần so với cách thu hoạch chuối thông thường.

Tính ra 1 ha đất Phú Sơn trồng 2 ngàn bụi chuối, với khoảng 30-40 kg/buồng năm thứ nhất (để 1 cây), năm thứ 2 đến năm thứ 5, mỗi bụi để 2 cây. Như vậy, mỗi cây mô sẽ được khai thác trong vòng 4-5 năm, thu từ 9 - 11 buồng. Các cây con khác sẽ được tỉa bỏ, hoặc làm giống; tuy nhiên, giống cấy mô sẽ ít bệnh hơn,

Kỳ vọng chuối LabaHTX TMDV Laba Phú Sơn và HTX chuối Laba Banana Đạ K’Nàng đang rất tâm huyết với cây chuối Laba và đã xuất khẩu được chuối sang thị trường Nhật Bản. Với lợi thế về xuất xứ của chuối Laba hay vùng nguyên liệu rộng lớn cho chuối Laba, cả hai HTX đang hướng đến mục tiêu tự mình có đủ năng lực tham gia vào thị trường Nhật Bản khó tính nhưng đầy tiềm năng.

Ông Đinh Đức Chí (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà thăm vườn chuối Laba giống tại xã Phú Sơn. Ảnh: N.Q

Buồng chuối Laba thương phẩm đủ tiêu chuẩn

xuất khẩu sang Nhật. Ảnh: N.Q

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc Phụ trách Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: Tuần lễ nông sản và giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đang diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP Hà Nội với sự tham gia của 12 doanh nghiệp tiêu biểu của Lâm Đồng.

Chương trình do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng tổ chức, trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác về xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tham gia Tuần lễ nông sản và

Tuần lễ nông sản Đà Lạt tại Hà Nội

giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” 2018, Lâm Đồng có 12 doanh nghiệp

các lĩnh vực cà phê, trà, đặc sản, rau sạch: Công ty CP Dược Lâm Đồng, Danh trà Cà phê Làn Hương,

Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt, Công ty TNHH SX-TM-DV Ngô Mai Hoa, Hợp tác xã Lâm Súc Phi Vàng, Công ty Trà Ngọc Duy, Vườn dâu Vũ Nhuần, Công ty CP Dược liệu và Tơ lụa Lâm Đồng, Công ty TNHH cà phê nguyên chất Thái Châu, Công ty TNHH Thanh Uyên, Công ty TNHH Hany, Công ty TNHH Đan Ngọc…

Tuần lễ nông sản và giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành” với mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng thủ đô về sản phẩm nông sản an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, đồng thời giúp người tiêu dùng nhận biết, tìm hiểu và có cơ hội sử dụng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, uy tín của Lâm Đồng. Từ đó giới thiệu thương hiệu “Đà Lạt- kết tinh kỳ diệu từ đất lành” đến các

tỉnh khu vực phía Bắc, giúp quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản an toàn của Lâm Đồng tới các doanh nghiệp sản xuất, phân phối và người tiêu dùng có thể nhận biết và kết nối tiêu thụ.

Theo đó, các sản phẩm được giới thiệu và trưng bày là những sản phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, đầy đủ giấy tờ chứng nhận về chất lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận. Các thông tin sản phẩm được giới thiệu đầy đủ chi tiết đến khách tham quan trong tờ rơi, tờ gấp hoặc bản giới thiệu, mô tả sản phẩm, giá bán sản phẩm được niêm yết công khai.

Được biết, Tuần lễ nông sản Đà Lạt tại Hà Nội diễn ra từ ngày 26/10 - 31/10/2018.

DIỄM THƯƠNG

Tuần lễ nông sản Đà Lạt tại Hà Nội diễn ra tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch TP Hà Nội (Số 35 - Tạ Quang Bửu).

vì cây truyền thống dễ nhiễm bệnh từ cây mẹ.

Hiện, có 3 dây chuyền sơ chế ở Đan Phượng, Liên Hà và Đạ K’Nàng, tính từ khi HTX Laba Phú Sơn ký kết xuất khẩu chuối sang Nhật là tháng 6/2017, đến tháng 7/2018 mới bắt đầu thu. Nhưng, vấn đề là HTX xuất khẩu sang Nhật phải qua trung gian là Công ty Cổ phần đầu tư Chuối Việt (TP HCM) nên giá cuối đến tay người nông dân chỉ còn 7,2 ngàn đồng/kg.

Tiềm năng của vùng nguyên liệuÔng Nguyễn Huy Phương - Chủ

nhiệm HTX chuối Laba Banana Đạ K’Nàng, bắt đầu trồng chuối từ 2 năm nay. Nói về cơ duyên với chuối, ông Phương cho biết: Trước chỉ trồng rau, nghe nói có mối ở Đà Lạt mới hăm hở làm chuối. Nhưng khi thu, để chuối rụng mà không có người mua. Thấy tình hình bấp bênh, không chủ động, ông Phương đứng ra thành lập HTX với nguồn

nguyên liệu khoảng 30 ha và 7 thành viên, liên kết khoảng 20 hộ nông dân.

Đến nay, HTX Đạ K’Nàng và HTX Laba Phú Sơn đang chuẩn bị xuất “công” (container) thứ 9, dự kiến khoảng 20 tấn. Trước đó, 2 HTX đã xuất nhiều “công” từ 7 - 9 đến 15 tấn, cũng qua Công ty Chuối Việt, đạt khoảng 100 tấn.

Làm chuối xuất khẩu có quy cách riêng, thậm chí là khó, đã làm thì phải làm cho đạt, phải giữ thương hiệu. HTX Đạ K’Nàng cố gắng tư vấn cho bà con làm chuối xuất khẩu đúng quy trình. Chuối Đạ K’Nàng giữ được thương hiệu mới là yếu tố quan trọng để tồn tại và phát triển một cách đúng nghĩa và chính đáng. HTX Đạ K’Nàng đang đầu tư theo tỷ lệ 50-50 với các hộ dân và đang phát triển thêm 7 ha ở Đạ Tông, thông qua việc

cung cấp giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm. Công ty Chuối Việt chịu bao bì, vận chuyển, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch và kho bãi.

Còn cơ duyên với thị trường Nhật, ông Phương kể: Trong lúc lao đao vì đổ bể mối tiêu thụ ở Đà Lạt, lại gặp Công ty Chuối Việt đang tìm nguyên liệu ở Phú Sơn, rồi gặp người Nhật qua tìm hiểu nguồn gốc và xác định chỉ dẫn địa lý cho vùng nguyên liệu - thế là có động lực thành lập HTX. Không chỉ thế, Đạ K’Nàng nằm trong vùng giao thoa khí hậu với Phú Sơn, khiến chuối Laba Đạ K’Nàng có phẩm chất tương đồng như chuối Laba Phú Sơn. Thậm chí, mấy anh Nhật còn rất thích chuối Laba Đạ K’Nàng vì độ mềm ngọt.

Đạ K’Nàng còn quỹ đất nhiều, nên được phía Nhật chọn làm vùng nguyên liệu và có thể phát triển vùng nguyên liệu lên đến 500 ha theo tiêu chuẩn của Nhật. Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu, được sự ủng hộ của chính quyền huyện và các hộ dân đăng ký liên kết rất đông, HTX Đạ K’Nàng cũng đang tìm cách mở rộng thị trường nội địa và phát triển thêm các sản phẩm chế biến khác để không một quả chuối nào bị rơi rụng…

***Trong tháng 11 tới, đối tác

phía Nhật sẽ đến trao đổi với chính quyền về việc hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu. Dù bước đầu xây dựng được vùng nguyên liệu trên vùng đất Phú Sơn hay Đạ K’Nàng, nhưng cả 2 HTX Laba Phú Sơn hay HTX Laba Đạ K’Nàng đang cần hỗ trợ vốn và cơ sở hạ tầng khác để đầu tư cho quá trình thu hái và bảo quản sau thu hoạch, cũng như đủ năng lực để tự mình xuất khẩu. Còn hai Giám đốc HTX đặt kỳ vọng rất nhiều vào vùng đất Phú Sơn nổi tiếng trù phú xưa nay, hay vùng đất nghèo đang hưởng chính sách 30a Đạ K’Nàng sẽ được hưởng lợi từ chuối Laba và tự hào về chuối Laba.

NHẬT QUÂN

4 THỨ BA 30 - 10 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Để phát hiện tham nhũng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp,

người đứng đầu phải thường xuyên, chủ động tự kiểm tra, giám sát trong nội bộ, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa vi phạm. Công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng và công tác thanh tra cũng được chú trọng. Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các đơn vị, địa phương nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN. Đối với một số vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo giải quyết tích cực, khẩn trương, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Qua đó, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tự kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, thực hiện vai trò kiểm tra, giám sát của cấp ủy, đoàn thể. Theo thống kê của Ban Nội chính Tỉnh ủy, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã phát hiện, xử lý 14 vụ/17 trường hợp. Tổng giá trị sai phạm tham nhũng trên 3,6 tỷ đồng, đã thu hồi trên 3,1 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 85,2%).

Ban Thường vụ Tỉnh ủy thường xuyên yêu cầu cấp ủy, chính quyền,

Quyết tâm phòng, chống tham nhũngSau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nhiều văn bản yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phải xác định công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải gương mẫu, quyết liệt, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN...

đoàn thể các cấp phải đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết đơn tố cáo, tin báo tham nhũng, đảm bảo giải quyết kịp thời, dứt điểm, tránh vượt cấp, kéo dài. Qua giải quyết đơn tố cáo, khiếu nại, tin báo tham nhũng, đã phát hiện 6 vụ/6 trường hợp có dấu hiệu tham nhũng.

Từ sự quyết liệt của Tỉnh ủy, các địa phương cũng chú trọng thực hiện nhiệm vụ này. Đơn cử như tại huyện Lạc Dương, ông Nguyễn Quang Nhiên - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Lạc Dương cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hàng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy tiến hành kiểm tra, giám sát đối với cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên là Huyện ủy viên và cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý. Công tác thi hành kỷ luật đảng viên được thực hiện bảo đảm đúng phương hướng, phương châm, nguyên tắc,

thủ tục theo quy định của Đảng. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ tới nay, có 28 đảng viên bị thi hành kỷ luật. Cụ thể, có 19 đảng viên bị khiển trách, 7 đảng viên chịu hình thức cảnh cáo, đặc biệt có 1 đảng viên bị cách chức, 1 đảng viên bị khai trừ. Công tác kỷ luật được thực hiện nghiêm đã góp phần giáo dục, răn đe, đồng thời khắc phục được các sai phạm trong quản lý, lãnh đạo, giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Còn tại huyện Đam Rông, từ đầu nhiệm kỳ tới nay đã có 37 cuộc thanh tra được thực hiện, một số sai phạm đã được phát hiện, tuy nhiên không phát hiện hành vi tham nhũng. Cụ thể, phát hiện sai phạm trên 3,8 tỷ đồng trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản, tài chính... Các sai phạm đã được chuyển cơ quan chức năng xử lý, thu hồi số tiền vi phạm và yêu cầu khắc phục bổ sung.

Cùng với đó, thông qua việc lắng

trí công tác của cán bộ. Cụ thể, toàn tỉnh có 507 lượt cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển đổi vị trí công tác khi đến thời hạn chuyển đổi.

Tuy vậy, theo đánh giá của Ban Nội chính Tỉnh ủy, vẫn còn nhiều bất cập đang tồn tại trong công tác PCTN. Trong đó, điều đáng nói là việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng trên địa bàn tỉnh chưa nhiều. Còn ít tổ chức đảng chủ động lãnh, chỉ đạo việc tự kiểm tra, tự phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng. Chưa động viên, khuyến khích được nhiều người dân tố cáo tham nhũng... Đó là những vấn đề đặt ra cho cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ PCTN thời gian tới.

Những kết quả đạt được về công tác phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua đã có tác động mạnh mẽ, cảnh tỉnh, răn đe, ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Qua đó, cùng với những kết quả về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đã góp phần tăng cường, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo động lực, khí thế để toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ phát triển.

N. NGÀ

nghe tiếng nói từ nhân dân, các hành vi tiêu cực, tham nhũng tại địa phương cũng dần được sáng tỏ. Hiện, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong nhân dân về biểu hiện, tác hại của tham nhũng và trách nhiệm của xã hội trong công tác PCTN; thực hiện cơ chế giám sát, phản biện xã hội…

Sau các vụ tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi để xảy ra tham nhũng cũng bị xử lý nghiêm. Bên cạnh đó, việc minh bạch về tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; xây dựng và thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng được tiến hành. Các cá nhân chịu trách nhiệm trong việc tham nhũng lần lượt chịu các hình thức xử lý của pháp luật, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Đồng thời lãnh đạo tỉnh còn thực hiện việc chuyển đổi vị

Phó Bí thư Đảng ủy xã Tân Hà Chu Văn Thăng cho biết: Đảng ủy xã đã ban hành Nghị

quyết số 15 tập trung lãnh, chỉ đạo chính quyền xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển sản xuất năm 2018, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tái canh, ghép chồi, cải tạo vườn cà phê đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, Tân Hà cũng đang ứng dụng trồng rau, hoa theo hướng công nghệ cao với 5,2 ha; trồng mới được 38 ha mắc ca, đạt trên 400%; hồ tiêu trồng mới được 5 ha, đạt 500% kế hoạch.

Là một xã trọng điểm nên Tân Hà được huyện, tỉnh đặt nhiều kỳ vọng về sự phát triển nhanh và vượt bậc về nhiều lĩnh vực. Xã là nơi tập trung đông dân cư từ khắp các tỉnh phía bắc vào lập nghiệp, chủ yếu là người Hà Tây cũ, và sau này là rất đông dân cư từ khắp các tỉnh trong cả nước cùng về đây lập nghiệp, sinh sống suốt 30 năm nay, mang theo nhiều màu sắc vùng miền rất phong phú, tạo nét khác biệt và lớn mạnh cho Tân Hà. Những năm gần đây, Tân Hà đã ổn định về chính trị, kinh tế - xã hội phát triển. Đảng bộ xã Tân Hà là một Đảng bộ có số lượng đảng viên lớn, tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, Đảng bộ trong sạch vững mạnh; xã đã đạt chuẩn nông thôn mới vào tháng 8 năm 2018.

Thực hiện Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng, Đảng ủy xã cũng xây dựng Kế hoạch số 07 thực hiện nghiêm vấn đề tinh giản, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Tân Hà đã thực hiện giảm 10% cán bộ, công chức,

Tân Hà - xã trọng điểm nhiều “đột phá” mới

đối với cán bộ không chuyên trách, trong đó giảm các chức danh, thực hiện mô hình 3 chức danh 2 người thực hiện như Bí thư chi bộ thôn kiêm trưởng thôn hoặc trưởng thôn kiêm trưởng ban công tác mặt trận. Đến nay, 100% các đơn vị thôn đã hoàn thành xong nhiệm vụ. Các cán bộ không chuyên trách tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ khác. Xã đã nghiêm túc thực hiện thành lập văn phòng chung phục vụ Đảng ủy - HĐND - UBND từ rất sớm và đi vào hoạt động hiệu quả.

Với sự lãnh, chỉ đạo xuyên suốt của Đảng ủy, chính quyền xã, sự quan tâm, đôn đốc kịp thời của lãnh đạo Huyện Lâm Hà nên cơ bản về mọi mặt, nhất là trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở Tân Hà được thống nhất. Từ đó, nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội đã đạt và vượt kế hoạch đề ra. Riêng về Thu ngân sách 9 tháng đầu năm, xã thực hiện trên 10,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 85%. Phó Bí thư Đảng ủy xã tự tin cho biết, dự kiến việc thu ngân sách đến cuối năm Tân Hà phấn đấu

sẽ đạt và vượt 20 - 30% kế hoạch do nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu dân cư tại xã sẽ nộp tiền thuế đất và xã tập trung thu ngân sách, thu nợ đọng thuế với khoảng trên 4 tỷ đồng.

Về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên - môi trường đã được tăng cường, có nhiều chuyển biến. Xã đã tập trung chỉ đạo triển khai, rà soát, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2018, xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2019, tiếp nhận và giải quyết được 146 hồ sơ,

trong đó cấp mới 75 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân xã cũng tập trung triển khai thực hiện kế hoạch giám sát những vấn đề quan trọng, bức xúc được cử tri quan tâm. Công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân được duy trì và thực hiện theo đúng quy định, qua đó đã kịp thời xem xét, giải quyết một số vụ việc ngay từ cơ sở. 9 tháng đầu năm 2018, xã tiếp 25 lượt công dân với 9 đơn thư kiến nghị và đều được giải quyết thấu đáo, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri.

Để tiếp tục hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội những tháng cuối năm 2018, Phó Bí thư Đảng ủy xã Chu Văn Thăng nhấn mạnh: Nghị quyết số 15 của Đảng ủy xã cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, nghị quyết xác định rõ về kinh tế tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến 2025; thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 trên địa bàn huyện Lâm Hà. Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã hoàn thành, nhằm từng bước đưa Tân Hà phát triển nhanh và bền vững, trở thành xã trọng điểm, xứng đáng là trung tâm cụm xã lớn mạnh của vùng.

NGUYỆT THU

Tân Hà - Lâm Hà là một xã trọng điểm của tỉnh với nhiều thế mạnh về nông nghiệp, dịch vụ - thương mại. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 08 của Huyện ủy Lâm Hà về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị năm 2018 vững mạnh; ngay từ đầu năm, Đảng ủy xã Tân Hà đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 15 về lãnh đạo xây dựng Đảng bộ vững mạnh.

Dịch vụ - thương mại ở Tân Hà phát triển nhanh và mạnh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ảnh: N.Thu

5 THỨ BA 30 - 10 - 2018

BÀI BÁO NÀY CÓ SỰ PHỐI HỢP THỰC HIỆNCỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI LÂM ĐỒNG

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tham gia  bảo hiểm y tế  (BHYT) là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, đồng thời là trách nhiệm của Nhà nước với toàn xã hội, nhằm hướng tới sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.

Gia đình bà Phan Thị Giang (thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, Đức Trọng) cả 5 người đều

tham gia BHYT, trong đó có 3 người là con trai và con gái ông bà thì tham gia BHYT tại nơi làm việc, còn lại 2 vợ chồng bà thì tham gia BHYT hộ gia đình. Vợ chồng bà đã hơn 70 tuổi, thường xuyên mắc phải một số căn bệnh của người lớn tuổi, nhờ có thẻ BHYT mà vợ chồng ông bà giảm đi rất nhiều gánh nặng chi phí thuốc men trong điều kiện thu nhập rất khó khăn. Bà chia sẻ: “Thẻ BHYT đối với vợ chồng tôi có tác dụng rất thiết thực, lúc khỏe thì không sao, nhưng khi ốm đau, bệnh tật phải nằm viện thì mới thấy hết được giá trị của tấm thẻ này. Không phải vì tôi bệnh mới mua thẻ BHYT mà vợ chồng tôi mua rất lâu rồi, vì nó vừa là quyền lợi thiết thân, cũng vừa là trách nhiệm của mỗi người dân”.

Còn đối với ông Vũ Văn Nhân (thôn Lạc Thiện, thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương), nếu không có thẻ BHYT, chắc có lẽ ông đã buông xuôi theo “số phận”, bởi số tiền phải chi trả cho điều trị bệnh ung thư trực tràng quá lớn đối với ông và gia đình. Ông Nhân cho biết, trước đó, dù sức khỏe vẫn ổn định nhưng được tuyên truyền và ý thức rõ việc tham gia BHYT sẽ rất có lợi cho bản thân khi không may ốm đau, bệnh tật nên ông đều đặn tham gia BHYT đã hơn chục năm nay. Không ngờ, chiếc thẻ BHYT đã thực sự trở thành chiếc “phao cứu sinh” của ông và gia đình khi ông lâm bệnh hiểm nghèo. Đó là vào đầu năm 2017, thấy sức khỏe giảm sút rõ rệt, người lại hay mệt, ăn uống không tiêu...; ông đi khám bệnh và được các bác sỹ chẩn đoán bị ung thư trực tràng giai đoạn 3 cần phải phẫu thuật và hóa trị để

kéo dài sự sống. Vậy là sau khi phẫu thuật, hàng tháng ông phải đều đặn xuống Sài Gòn để vào thuốc hóa trị, và nếu không có thẻ BHYT thì không biết gia đình ông sẽ xoay xở ra sao.

Theo số liệu từ Bảo hiểm Xã hội (BHXH) tỉnh, tổng số người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) tính đến hết tháng 9/2018 là 1.040.836 người (bao gồm cả thân nhân quân đội tham gia BHYT), so với cùng kỳ năm 2017 tăng 4,58% với 45.567 người; trong đó 1.039.824 người tham gia BHYT (bao gồm cả thân nhân quân đội), chiếm 79,25% dân số của địa phương (dự kiến dân số năm 2018 của tỉnh là 1.312.000 người). Vì vậy, theo thống kê vẫn còn gần 272.176 người dân chưa tham gia BHYT, cũng đồng nghĩa với việc hơn 200 nghìn người dân này không được hưởng quyền lợi khi khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh nếu chẳng may bị ốm đau, bệnh tật... Điều này đòi hỏi các cấp, các ngành, chính quyền địa phương phải quyết tâm và nỗ lực hơn nữa để vận động và triển khai giải pháp thực hiện, nhằm hướng đến mục tiêu toàn dân trong tỉnh cùng tham gia BHYT. Bởi, nếu có thẻ BHYT, người bệnh chỉ phải thanh toán mức cao nhất là 20% chi khám chữa bệnh (KCB) khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến; ngoài ra, đối với trường hợp khi tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục nếu có số tiền cùng chi trả 20% chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở hiện hành (>8.340.000 đồng)

thì sẽ được cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không thực hiện cùng chi trả trong năm; ngược lại khi không có BHYT, người bệnh phải chi trả 100% chi phí KCB với số tiền lên đến hàng chục thậm chí là hàng trăm triệu đồng, thực sự đây chính là vấn đề nan giải đối với nhiều gia đình người bệnh, nhất là vùng nông thôn.

Lợi ích của việc tham gia BHYT là rất lớn, nhất là bắt đầu từ ngày 1/6/2017 có hơn 1.900 dịch vụ y tế tăng giá đối với đối tượng chưa tham gia BHYT, thì vai trò của thẻ BHYT lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trung bình giá dịch vụ y tế từ ngày 1/6/2017 tăng từ 20% - 30% và một số dịch vụ tăng gấp 2 đến 4 lần, như giá giường bệnh, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm... Cụ thể, khi đi khám tại bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh nhân sẽ phải đóng 39.000 đồng/lần khám, tại bệnh viện hạng 2 là 35.000 đồng, hạng 3 là 31.000 đồng; hạng 4 và trạm y tế xã là 29.000 đồng. Hay như chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng; nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng...

Các phân tích cho thấy, so với khung viện phí hiện hành, nếu tự chi trả thì người dân có mức thu nhập trung bình chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh mãn tính điều trị lâu dài. Cùng với đó, khi người bệnh chưa mua thẻ BHYT sẽ rất vất vả khi chạy vạy lo đủ tiền để được chữa trị khi chi phí điều trị tại bệnh viện lại tăng lên.

Hiện nay, ngành Y tế đã và đang có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, cải cách thủ tục hành chính và cung cấp những dịch vụ y tế tiến tới sự hài lòng của người bệnh. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng lên, điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân khó có thể tránh khỏi nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau. Thực tế cho thấy, hiện nay, số người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư, tiểu đường, cao huyết áp... ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân rất ít có cơ hội khám bệnh định kỳ. Vì thế, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia BHYT, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình mình, đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.

THY VŨ

Đảm bảo lợi ích thiết thực cho người dântừ thẻ bảo hiểm y tế

Ngày 27/10, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ và Công đoàn cơ sở Agribank Lâm Đồng tổ chức Chương trình Hành trình nhân ái tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2018 tại xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương.

Xã Ka Đơn là xã còn nhiều khó khăn của huyện Đơn Dương, với 53% dân số là người đồng bào dân

tộc thiểu số. Chương trình Hành trình nhân ái tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng đã đến xã Ka Đơn khám bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc miễn phí cho bà con nhân dân. Ban tổ chức Chương trình cũng đã trao tặng 3 căn nhà nhân ái với tổng trị giá 150 triệu đồng cho 3 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và trao 300 suất quà cho người dân xã Ka Đơn.

Đây là hoạt động nhằm hưởng

ứng tháng cao điểm “Vì người nghèo” do Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng phát động, thể hiện trách nhiệm của cán bộ, viên chức của Ngân hàng Agribank Chi nhánh Lâm Đồng và Hội Thầy thuốc trẻ trong việc chung tay chăm lo cho sức khỏe cộng đồng.

Được biết, hàng năm, Agribank Lâm Đồng đều dành một khoản ngân sách để tài trợ cho các hoạt động về y tế, giáo dục, xây nhà

cho người nghèo, tài trợ học bổng “Chia sẻ ước mơ”. Riêng năm 2018, ngoài việc tài trợ nhiều suất học bổng, Agribank Lâm Đồng còn dành riêng 2,5 tỷ đồng để tài trợ các thiết bị tin học cho một số trường học còn thiếu thốn cơ sở vật chất; xây dựng một số căn nhà tình nghĩa và tài trợ thiết bị y tế khám chữa bệnh cho Bệnh viện Đa khoa và Bệnh viện Nhi tỉnh Lâm Đồng.

VIỆT QUỲNH

Tập huấn bảo tồn vàphát triển các môn thể thaodân tộc, trò chơi dân gian tỉnh Lâm Đồng - 2018

Trên 50 học viên là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác văn hóa thể thao ở cơ sở xã, phường, thị trấn;

các già làng, trưởng bản, trưởng thôn, trưởng khu phố; các đoàn viên, thanh niên trong các thôn, tổ dân phố của 6 huyện, thành phố phía bắc tỉnh Lâm Đồng đã tham dự lớp tập huấn bảo

tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian tỉnh Lâm Đồng năm 2018 do Sở Văn hóa - Thể thao

và Du lịch Lâm Đồng tổ chức trong 2 ngày 25 và 26/10 tại Đà Lạt.

Tại lớp học, các học viên đã được tập huấn lý thuyết lẫn thực hành cách thức tổ chức thi đấu và công tác trọng tài các môn thể thao, trò chơi dân gian

ở cơ sở như bắn nỏ, bắn ná, giã gạo, nhảy sạp...

Lớp tập huấn được tổ chức nhằm nỗ lực bảo tồn, phát triển các môn thể

thao, các trò chơi dân gian, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa

bàn Lâm Đồng; khuyến khích các địa phương trong tỉnh tổ chức thi đấu

những môn thể thao này trong năm khi có dịp.

Trước đó, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng cũng tổ chức 1 lớp tập huấn tương tự cho 6 huyện, thành phía nam tỉnh Lâm Đồng tại Di Linh

với trên 80 học viên tham dự.GIA KHÁNH

Tưng bừng Lễ hội Halloween

Hành trình nhân ái tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng về với xã Ka Đơn

Tham gia mua BHYT là hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, đồng thờigóp phầnchia sẻ bớtkhó khăn cùng cộng đồng.Ảnh: T.Vũ

Vừa qua, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, hơn 1.000 em thiếu nhi cùng các vị phụ huynh đã

cùng hòa mình vào không khí của Lễ hội Halloween.

Tham gia vào lễ hội, các em thiếu nhi đã hóa trang thành những nhân

vật mà mình yêu thích, nghe giới thiệu về nguồn gốc Lễ hội Halloween

và tham gia vào các hoạt động như “Trick or Treat”, “Khám phá đường hầm ma quái”, “Vượt thử thách tìm

Táo”, “Dân vũ - hóa trang tập thể”. 48 cặp đôi cũng đã tham gia vào phần thi

“Hóa trang theo cặp”. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 giải ba và 15 giải khuyến khích cho

các cặp đôi thí sinh. Thông qua các trò chơi và các hoạt động tươi vui, các em thiếu nhi đã

có cơ hội vui chơi, tìm hiểu thêm về những nét độc đáo của lễ hội truyền

thống lâu đời của nước Anh, cũng như một số lễ hội văn hóa của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời,

khơi gợi tính sáng tạo, khéo léo của học sinh, thiếu nhi, cán bộ, giáo viên

trong các hoạt động phong trào.V.QUỲNH

Các em thiếu nhi tham gia phần thi“Hóa trang theo cặp”.

6 THỨ BA 30 - 10 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Đạ Tẻh điều tra hộ nghèo, cận nghèo và có mức sống trung bình

Theo kế hoạch từ ngày 1/11/2018, huyện Đạ Tẻh bắt đầu điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo và có mức sống trung bình đã được phê duyệt trên địa bàn. Mục đích nhằm đánh giá công tác giảm nghèo và an sinh xã hội trong năm 2018, làm cơ sở triển khai đạt hiệu quả hơn nữa trong năm 2019.

Cụ thể, các phương pháp điều tra, rà soát được kết hợp triển khai như: nhận dạng, đánh giá của cán bộ thôn, xã, thị trấn đối với đời sống hộ gia đình; thu thập thông tin đặc điểm, điều kiện sống để ước lượng thu nhập hộ gia đình; bình xét hộ nghèo, cận nghèo, có mức sống trung bình của nhân dân trong thôn, tổ dân phố…

Kết quả điều tra, rà soát ở huyện Đạ Tẻh nói trên sẽ được tổng hợp báo cáo chính thức trước ngày 5/12/2018 đối với UBND cấp xã và trước ngày 10/12/2018 đối với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Đến ngày 25/12/2018, huyện Đạ Tẻh lập hợp đồng mua bảo hiểm y tế cho toàn bộ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và có mức sống trung bình được điều tra, rà soát vừa nêu. VŨ VĂN

Dập hoàn toàn dịch cúm mùaĐại diện Sở Y tế Lâm Đồng vừa báo

cáo với UBND tỉnh trong cuộc họp kinh tế - xã hội tháng 10/2018, ngành đã hoàn toàn chấm dứt dịch cúm mùa vừa xảy ra trên địa bàn huyện Đạ Tẻh. Như báo Lâm Đồng đã đưa thông tin, trong tháng 9/2018, hàng ngàn trẻ em chủ yếu từ 2 - 8 tuổi tại các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn huyện tới khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế với cùng một triệu chứng ho, sốt cao, đau họng. Qua thăm khám và phối hợp cùng Viện Pasteur xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh đã xác định, các cháu đều bị cúm mùa A/H1N1. Ngành y tế đã áp dụng các biện pháp tổng hợp để dập dịch cho tới giữa tháng 10/2018, dịch đã hoàn toàn chấm dứt, không xuất hiện thêm trường hợp bệnh nhân nào và 100% bệnh nhi đều khỏi bệnh hoàn toàn, không cháu nào tử vong vì dịch cúm. D.Q

ĐAM RÔNG: Đạt 6 mục tiêu chiến lược công tác dân tộc

Đánh giá 5 năm thực hiện công tác dân tộc, huyện Đam Rông đã có bước phát triển đáng kể với mục tiêu chiến lược đã đạt được.

Theo đó, 3 mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, công tác cán bộ và chương trình giảm nghèo với những kết quả trọng tâm như: duy trì sĩ số học sinh từ 91,2% đến 100% ở 3 cấp học mầm mon, tiểu học và trung học cơ sở; trên 50% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề nghiệp; 70% cán bộ xã chuẩn hóa trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên; hàng năm giảm 5% hộ nghèo…

Và 3 mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển văn hóa - xã hội, bảo vệ quốc phòng an ninh đạt những tỷ lệ tiêu biểu gồm: nhựa hóa 100% đường liên xã, bê tông hóa 50% đường liên thôn; 92% hộ được cấp thẻ bảo hiểm y tế; tăng cường cán bộ về cơ sở phát triển phong trào quần chúng tham gia giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… MẠC KHẢI

Đội CSGT Công an TP Đà Lạt là đơn vị chủ lực phối hợp với công an các phường,

xã trên địa bàn để sử dụng hệ thống camera an ninh ghi lại hình ảnh các tài xế điều khiển xe ô tô VPGT với các lỗi lấn tuyến, vượt xe, đi ngược chiều,... Kết quả ban đầu là ý thức người tham gia giao thông được nâng cao, lực lượng CSGT tiết kiệm được thời gian, chi phí tối đa.

“Nhanh, chính xác, hiệu quả”Sáng ngày 27/10, một ô tô tải

mang BKS 49C-081... đang lưu thông từ hướng Ngã 5 Kim Cúc hướng về đường Trần Hưng Đạo (Phường 10). Khi đến đoạn gần khu vực Dinh II, tài xế điều khiển ô tô tải đột ngột tăng tốc, cho xe vượt hai ô tô phía trước, đồng thời lấn làn đường bên trái. Ngồi quan sát tại phòng chỉ huy gồm 64 mắt camera an ninh đặt tại trụ sở Công an Phường 10 cách đó gần 1 km, đại úy Chu Anh Quang, Phó Trưởng Đội CSGT Công an TP Đà Lạt nhanh chóng dùng bộ đàm báo tin tới Tổ CSGT đang chốt chặn cuối khu vực đường Trần Hưng Đạo.

Tiếp nhận thông tin từ phòng chỉ huy camera, Thượng úy Lê Trọng Nguyên, Đội CSGT Đà Lạt ngay lập tức xác định được xe tải vi phạm đang đi tới và yêu cầu tài xế dừng xe, tấp vào lề đường làm việc. “Trong khi tài xế xuất trình cà vẹc xe, giấy phép lái xe ô tô thì ở phòng chỉ huy camera sẽ gửi một đoạn clip ghi cảnh tài xế vi phạm qua điện thoại cho chúng tôi, chỉ mất khoảng 2-3 phút. Ban đầu một vài tài xế không thừa nhận lỗi vi phạm nhưng sau khi tận mắt xem đoạn clip, 100% tài xế vi phạm đều nhận lỗi, “tâm phục, khẩu phục” chấp nhận nộp phạt” - thượng úy Nguyên chia sẻ.

Tương tự tài xế xe ô tô tải nêu trên, khoảng 20 phút sau, một chiếc ô tô con BKS: 43A-270… tới đoạn đầu đường Trần Hưng Đạo cũng đi không đúng làn đường quy định. Sau khi xem clip Tổ công tác cung cấp bằng chứng VPGT, tài xế đã vui vẻ

Đà Lạt: Phạt “nóng” vi phạm giao thông qua camera an ninh

Hàng trăm camera an ninh được lắp đặt trên nhiều cung đường chính của TP Đà Lạt, nhằm xử lý các vấn đề về an ninh trật tự (ANTT) lần đầu tiên được lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Đà Lạt sử dụng làm phương tiện phạt “nóng” các hành vi vi phạm giao thông (VPGT) trên địa bàn thành phố.

chấp nhận nộp phạt với mức xử phạt hành chính 1,2 triệu đồng. Đây là hai trong nhiều trường hợp lực lượng CSGT Đà Lạt tiến hành xử phạt “nóng” VPGT nhờ camera an ninh từ ngày 21/6/2018 cho tới nay.

Đội CSGT Công an TP Đà Lạt cho biết, trong gần 5 tháng tiến hành xử phạt (từ ngày 21/6 tới ngày 29/10) đơn vị đã tiến hành xử phạt 33 trường hợp người điều khiển phương tiện ô tô VPGT qua hệ thống camera an ninh thuộc Phường 2, Phường 9, Phường 10,… Những lỗi mà các phương tiện vi phạm bị xử phạt chủ yếu là: lấn làn đường, vượt xe sai quy định, đi ngược chiều và đậu đỗ không đúng vị trí. Trong đó, lực lượng CSGT Đà Lạt dành 2 tháng đầu tiên làm công tác tuyên truyền, nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành trước khi tiến hành xử phạt vào cuối tháng 8.

Nâng cao ý thức tham gia giao thôngTheo Đại úy Chu Anh Quang,

Phó Trưởng Đội CSGT Công an

TP Đà Lạt, sau thời gian đầu thực hiện xử phạt vi phạm giao thông qua camera an ninh, có thể nhận thấy ý thức của người dân đã được nâng lên rõ rệt. “Trước đây khi vắng bóng lực lượng CSGT, nhiều người vẫn thường xuyên vi phạm các lỗi lấn làn, vượt ẩu, đi ngược chiều đường… Và trên thực tế, nhiều trường hợp vi phạm do không bị xử phạt nên ý thức chấp hành Luật ATGT rất thấp. Tuy nhiên, khi các tài xế lái xe ô tô nắm được thông tin có camera giám sát, theo dõi 24/24 giờ và có thể bị ghi hình để xử phạt “nóng” nên ý thức người tham gia giao thông đã có sự chuyển biến tốt” - đại úy Quang nhận xét.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện các tuyến, trục đường chính trên địa bàn thành phố đều đã lắp đặt các “mắt thần” camera nên việc xử phạt VPGT cũng gặp nhiều thuận lợi. Trên phạm vi toàn thành phố, số lượng camera giám sát được lắp đặt (chủ yếu do người dân đóng góp, nguồn xã hội hóa) lên tới gần 1.000 mắt ở tất cả 16 phường, xã. Đó là chưa kể cả ngàn camera an ninh khác

người dân tự lắp đặt chưa được kết nối với hệ thống điều hành tại các phường, xã và tập trung nhiều nhất là tại khu vực trung tâm thành phố. Trong đó, toàn bộ số camera an ninh trên các tuyến đường đều được truyền dẫn về phòng quan sát, vận hành được đặt tại trụ sở công an các phường, xã.

Thiếu tá Nguyễn Văn Hùng, Đội trưởng Đội CSGT Công an TP Đà Lạt cho hay, chuyên đề xử lý ô tô VPGT qua hệ thống camera an ninh sẽ kéo dài tới hết tháng 12/2018. Sau chuyên đề trên, đơn vị sẽ tổng kết, đánh giá các mặt trước khi đề xuất lãnh đạo Công an TP Đà Lạt triển khai trên phạm vi toàn thành phố. “Ngoài phạt “nóng” ô tô VPGT qua camera an ninh ghi hình ảnh liên tục 24/24h, sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành tuyên truyền trước khi tiến hành phạt “nguội” các trường hợp vi phạm để kéo giảm tối đa các vụ tai nạn giao thông, đồng thời tiếp tục nâng cao ý thức người tham gia giao thông trong thời gian tới” - thiếu tá Hùng cho biết. CHÍNH THÀNH

Tổ cảnh sát giao thông tiến hành xử phạt một xe ô tô lấn làn đường Trần Hưng Đạo qua hệ thống camera an ninh. Ảnh: C.Thành

Vừa qua, tại Nhà Văn hóa xã Tân Hội, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã.

Trong thời gian 1 ngày, các đơn vị tham gia diễn tập với các nội dung gồm: chuyển địa phương vào trạng thái quốc phòng, an ninh; chuyển lực lượng vũ trang vào các trạng thái sẵn sàng chiến đấu; tổ chức chuẩn bị chiến đấu phòng thủ.

Theo Ban tổ chức, năm nay, Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đức Trọng đã chỉ

đạo đổi mới nội dung, phương pháp diễn tập, trong đó, chú trọng vào phần thực binh xử lý A2 ở cấp xã. Qua diễn tập đã nâng cao nhận thức, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp ủy, chính quyền, vai trò tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể trong vận hành cơ chế theo đúng tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị. Đồng thời, góp phần rèn luyện tác phong chỉ huy, trình độ tác chiến hiệp đồng, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang, sẵn sàng ứng phó với các tình

Đức Trọng tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã

Trao giấy khen cho 8 cá nhân.

huống có thể xảy ra trên địa bàn.Kết thúc diễn tập, Ban tổ chức

đã trao giấy khen của UBND

huyện cho 1 tập thể, 8 cá nhân có thành tích xuất sắc.

T.VŨ

7 THỨ BA 30 - 10 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

LẠC DƯƠNG: Bọ xít muỗi lan rộng trên cây cà phê

Chỉ nội trong một dự án cho doanh nghiệp thuê đã có gần 50% diện tích đất rừng bị phá và lấn

chiếm. Và, cho dù toàn bộ dự án có bị thu hồi nhưng hệ quả để lại đó là “những gì lấy đi của rừng liệu có trả lại rừng” như hiện trạng trước khi cho thuê?

Phá, lấn chiếm hơn 100 ha Đó là dự án do Công ty TNHH

SX - TM Hồng Thuận Đức Trọng, huyện Đức Trọng (gọi tắt là Công ty Hồng Thuận) thuê đất lâm nghiệp để thực hiện đầu tư dự án “Quản lý, bảo tồn - đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp và tham quan giải trí” - sau đây gọi là Dự án - theo Giấy chứng nhận đầu tư được cấp vào cuối năm 2008 và điều chỉnh giấy chứng nhận thay đổi vào tháng 9 năm 2011. Mục tiêu Dự án này đề ra: Xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp phục vụ du khách trong và ngoài nước; đầu tư khu công viên động thực vật hoang dã phục vụ tham quan nghiên cứu; xây dựng khu vui chơi giải trí, du lịch dã ngoại; đầu tư khu công viên các loại lan đặc trưng của vùng Lâm Đồng - Đà Lạt phục vụ kinh doanh và phục vụ du khách tham quan du lịch. Quy mô diện tích đất thực hiện Dự án 279,79 ha; trong đó, ngoài diện tích đất xây dựng công trình kiến trúc, giao thông, công trình không mái che và đất công viên thực vật 13,84 ha; còn lại 149,85 ha là đất rừng hiện hữu và trồng mới rừng. Tổng vốn đầu tư Dự án 140 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2008 - 2013, hoàn thiện Dự án và đưa vào hoạt động vào năm 2013. Đáng chú ý, trong diện tích được phép xây dựng các hạng mục, công trình, mật độ xây dựng các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng chỉ chiếm 1,8% và tầng cao không quá 1 tầng. Toàn bộ Dự án này nằm trên đất lâm nghiệp thuộc các khoảnh 1, 2, 3, 4… Tiểu khu 267C lâm phần xã Hiệp An, Đức Trọng.

Theo như giấy chứng nhận đầu tư, Dự án “vẽ ra” bức tranh nhiều gam màu vừa đầu tư “quản lý, bảo tồn” vốn rừng, vừa “xây dựng khu du lịch sinh thái cao cấp” nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời, còn tiến hành trồng mới 12,24 ha rừng, bổ sung vào vốn rừng phải bảo vệ hiện có. Thế nhưng, sau 10 năm tiến hành thực hiện Dự án, đến nay đã chậm “hoàn thiện và đưa vào hoạt động” 5 năm so với giấy chứng nhận đầu tư được cấp. Đã thế

Các dự án mất đất, rừng ở Đức TrọngLTS: Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi dự án đầu tư liên quan đến đất lâm nghiệp với diện tích rừng bị phá và lấn chiếm lên tới cả 100 ha. Chưa dừng lại ở đó, đi sâu tìm hiểu các dự án được giao, thuê đất lâm nghiệp tại Đức Trọng mới hay, có hàng loạt dự án để mất rừng và lấn chiếm đất lâm nghiệp để lại nhiều hệ quả.

Kỳ 1: “Quản lý, bảo tồn” rừng nhưng mất rừng

còn “để rừng bị phá, khai thác lâm sản trái phép”… dẫn đến mất rừng, còn đất lâm nghiệp thì bị lấn chiếm.

Theo tài liệu mà chúng tôi có được, qua kết quả rà soát hiện trạng đất, tài nguyên rừng trên diện tích đầu tư dự án của Công ty Hồng Thuận, tại nội khu Dự án được giao đất lâm nghiệp, có tới 4 khoảnh trong Tiểu khu 267C bị phá và lấn chiếm đất lâm nghiệp, với tổng diện tích rừng bị mất, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm lên đến 111,2 ha. Trong đó, diện tích rừng bị phá là 101,16 ha; diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm là 10,04 ha. Bên cạnh đó, kéo theo một lượng lớn lâm sản bị thiệt hại với khối lượng lên tới gần 27.522 m3 gỗ các loại. Căn cứ vào quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định 2055/QĐ - UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh, diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm nêu trên tại Dự án do Công ty Hồng Thuận đầu tư thuộc đất quy hoạch đất lâm nghiệp, đối tượng rừng sản xuất là 111 ha và chỉ có duy nhất 0,2 ha nằm ngoài quy hoạch.

Phủ xanh cà phê Cũng như các trường hợp phá

rừng và lấn chiếm đất rừng khác,

ngoài mục đích thu lợi từ tài nguyên rừng còn là vấn đề “chiếm đất” để sản xuất nông nghiệp bất hợp pháp biểu hiện ở Dự án này. Ngay sau khi dự án bị thu hồi, mới đây nhận được thông tin phản ảnh của nhiều người dân, chúng tôi thâm nhập vào bên trong Dự án. Chỉ cần đi vào vài chục mét đã có thể nhận ra cảnh rừng đã bị đốn hạ không thương tiếc. “Nhìn từ Quốc lộ 20 lên trông có vẻ rừng vẫn còn xanh, nhưng nếu đi sâu vào trong lõi của rừng thì chỉ còn thấy đất trống và cà phê của người dân mọc lên. Hễ trong rừng ở đâu có đường mòn là ở đó có cà phê của

người dân” - ông Nguyễn Hồng Tư, Bí thư Chi bộ thôn Định An nói.

Ông Tư cũng cho biết thêm: Sau khi rừng ở đây được giao cho Công ty Hồng Thuận, do quản lý không được nên để xảy ra phá rừng âm ỉ nhiều năm, lâm tặc phá ngày đêm, có hôm về đêm 5 - 7 máy cưa vào triệt hạ rừng, một đêm có thể “gọt” cả 5 sào đất, rồi dùng máy cày để vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Cũng nghe thông tin là những người phá rừng được công ty “bật đèn xanh” để phá, công nhân tại công ty làm ngơ cho lâm tặc phá rồi họ chia nhau lấy đất bán cho người dân. Là người

ở địa phương, nhìn cảnh rừng bị tàn phá mà mình xót lắm.

Xót xa lắm! Quả đúng như ông Tư tỏ bày cảm xúc bởi chúng tôi cũng không khỏi giật mình khi trên diện tích rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép hiện đã được thay thế bởi một màu cà phê bạt ngàn. Điều đáng nói là tình trạng phá rừng, chiếm đất lâm nghiệp để trồng cà phê diễn ra trong nhiều năm để đến bây giờ từ một Dự án “quản lý, bảo tồn” rừng đã có hơn 100 ha cà phê và hoa màu các loại phủ xanh trên đất lâm nghiệp. Cụ thể, thống kê của cơ quan chức năng chỉ ra, trên diện tích rừng bị phá hiện có 70,75 ha cà phê trồng trước năm 2013; 25,44 ha cà phê trồng từ năm 2014 - 2016; 4,33 ha cà phê trồng trong năm 2017, 2018 và 2,8 ha hoa màu… Theo một số người dân ở đây, hiện nay, có nhiều người dùng “thủ thuật” để biến đất mới phá thành đất rẫy cà phê, đó là mua cây cà phê đã cho ra hoa, trái về trồng xuống để “biến” đất rừng thành cà phê đã trồng được 2 đến 3 năm tuổi. Chúng tôi giả dạng người mua đất cà phê thì được người dân cho biết, 1 ha cà phê có giá dao động từ 380 triệu đồng đến 450 triệu đồng tùy đất xấu, đẹp và có nước tưới. Khi được hỏi giấy tờ như thế nào, thì được trả lời là đất rừng làm gì có giấy tờ, chỉ là giấy viết tay…

Ông Trương Quang Tùng, Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết, tình trạng phá rừng ở Tiểu khu 267C diễn ra rất phức tạp nhưng lực lượng ở xã quá mỏng. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng để tổ chức truy quét thế nhưng lâm tặc rất tinh quái, chỉ nghe có động là trốn biệt tích.

Dẫu lâm tặc có tinh vi đến đâu, với diện tích rừng bị phá và lấn chiếm của Dự án rất lớn, kéo dài trong nhiều năm thực sự đặt ra câu hỏi về việc quản lý dự án thuê đất lâm nghiệp của cơ quan chức năng mà cụ thể ở đây đối với chủ rừng là Công ty Hồng Thuận. Từ việc để mất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1632/QĐ - UBND về việc “thu hồi đất đã cho Công ty TNHH sản xuất thương mại Hồng Thuận Đức Trọng thuê tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng và giao cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.

Câu hỏi đặt ra là “những gì lấy đi của rừng liệu có trả lại rừng” như xưa từ Dự án này?

Kỳ 2: Các dự án “ăn” đất, rừng

HOÀNG YÊN

Ông Nguyễn Hồng Tư xót xa nhìn những cánh rừng bị xà xẻo để trồng cà phê. Ảnh: H.Y

Đường để lâm tặc chở gỗ. Ảnh: H.Y

110 triệu đồng truyền thông cấp nước nông thônSở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn Lâm Đồng mới đây đã thông qua kế hoạch truyền thông với tổng kinh phí 110 triệu đồng, thuộc hợp phần xây dựng 2 công trình đã được phê duyệt đề cương, nhiệm vụ mở rộng hệ thống đấu nối cấp nước sạch cho 1.580 hộ dân ở địa bàn 4 xã Đạ Kho, Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh) và Đinh Lạc, Tân Châu (huyện

Di Linh). Theo đó, có 6 chuyên đề triển

khai đến hết năm 2018 là: Vận động người dân tham gia đấu nối cấp nước sạch; sử dụng dịch vụ và trả phí dùng nước đầy đủ; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát nguồn nước; những ảnh hưởng của nguồn nước đến sức khỏe, kinh tế, văn minh trong sinh hoạt; nâng cao

ý thức về quyền làm chủ công trình cấp nước của cộng đồng; giám sát xây dựng và vận hành ngay từ giai đoạn đầu tiên của dự án cấp nước.

Mục tiêu của truyền thông nói trên nhằm đảm bảo tối thiểu 80% số đấu nối hoạt động sau 2 năm xây dựng, nâng tỷ lệ người dân nông thôn Lâm Đồng đạt hơn 90% sử dụng nước sạch. VŨ VĂN

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, bọ xít muỗi đang phát triển mạnh trên diện tích cà phê của huyện Lạc Dương với hàng ngàn ha bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, do đang bắt đầu vụ thu hoạch nên ngành nông nghiệp xác định không xử lý, chờ nông dân thu hoạch xong cà phê.

Ngành sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình phát triển của bọ xít muỗi, nếu xong thu hoạch, cây ra chồi non bị bọ xít phá hoại sẽ tiến hành áp dụng các biện pháp xử lý bọ xít muỗi gây hại. Được biết, bọ xít muỗi chủ yếu gây hại trên chồi, lá non, với trái cà phê chín gây hại không đáng kể.

D.Q

8 THỨ BA 30 - 10 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THẾ GIỚI

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ đăng ký QSD đất

Vừa qua, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc có tiếp nhận hồ sơ nhận QSD đất của ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm đối với thửa đất số 63, tờ bản đồ số 32, diện tích 63m2 (trong đó 400m2 đất ở + 2.149m2 đất nông nghiệp) xã Đại Lào (Thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận QSD đất số Q 606803 do UBND thị xã Bảo Lộc cấp ngày 22/12/1999). Thửa đất này được ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm nhận sang nhượng của hộ bà Lê Thị Liên năm 2001 bằng giấy tay (có giao GCN), tuy nhiên chưa thực hiện thủ tục chuyển nhượng theo quy định.

Nay Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc thông báo: hộ bà Lê Thị Liên đang ở đâu đề nghị liên hệ Chi nhánh để được hướng dẫn giải quyết hồ sơ theo luật định.

Căn cứ vào điểm b, khoản 2, Điều 82, Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của thủ Tướng Chính Phủ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo này trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc, UBND xã Đại Lào, nếu hộ bà Lê Thị Liên, các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ cũng như không có bất kỳ khiếu nại, phản ánh nào liên quan đến thửa đất nói trên thì Chi nhánh sẽ tiến hành lập thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất cho ông Trần Văn Sung cùng với vợ bà Đào Thị Thắm theo quy định.

Mọi thắc mắc, kiến nghị về sau Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố Bảo Lộc không giải quyết.

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận QSD đất

THÔNG BÁO V/v mất giấy chứng nhận QSD đất

Trường Tiểu học Hòa Bắc, trú tại Thôn 7, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng xin thông báo:

Do quá trình quản lý hồ sơ, giấy tờ, nhà trường làm thất lạc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số T4 18788 tại tờ bản đồ số 29, số thửa 564, diện tích 588 m2 cấp ngày 12/9/2003 do ông Hoàng Sỹ Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký .

Vậy nhà trường xin thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được biết.

Sau 30 ngày đăng thông báo, nếu không có đơn vị, cá nhân nào khiếu nại, nhà trường sẽ tiến hành làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trường Tiểu học Hòa Bắc theo quy định của pháp luật.

Tôi tên Đoàn Văn Hùng, trú tại 1A-C5 Đào Duy Từ, Phường 4, TP Đà Lạt, Lâm Đồng

Xin thông báo:Do quá trình quản lý hồ sơ, giấy tờ tôi làm thất lạc Giấy chứng

nhận QSD đất số CHO1387 tại tờ bản đồ số D93-II-D-a thửa đất số 1, thửa 81, diện tích 53.41m2 cấp ngày 22/4/2013 do ông Trần Văn Việt, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt ký.

Vậy tôi xin thông báo đến quý cơ quan, đơn vị, tổ chức, các nhân được biết.

Sau 30 ngày đăng thông báo, nếu không có cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nào khiếu nại, tôi sẽ tiến hành làm thủ tục đề nghị Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tôi theo quy định pháp luật.

ASEAN đẩy mạnh hợp tác chia sẻ nguồn lực đảm bảo an ninh năng lượngCác nước trong khu vực ASEAN

sẽ đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ nguồn lực đảm bảo an ninh năng lượng thông qua việc mở rộng kết nối lưới điện cũng như phát triển năng lượng tái tạo.

Đây là cam kết được các Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách năng lượng của 10 nước thành viên ASEAN thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước ASEAN lần thứ 36 và các Hội nghị liên quan tổ chức tại Singapore từ ngày 25-29/10.

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các tổ chức quốc tế để chia sẻ kinh nghiệm trong việc hoạch định chính sách và ban hành các quyết định thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo hơn nữa, đồng thời hội nhập sâu, rộng vào hệ thống liên kết năng lượng của khu vực với mục tiêu vì một ASEAN xanh hơn, sử dụng năng lượng thông minh và hiệu quả hơn.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công thương Singapore Chan Chun Sing nhấn mạnh mục tiêu đặt ra của các nước ASEAN là đảm bảo việc tiếp cận năng lượng giá cả phải chăng, bền vững và đáng tin cậy cho tất cả mọi người.

Điều này là một thách thức không nhỏ khi mà ASEAN là một khu vực đang phát triển đầy sôi động và được dự báo là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm 2030; trong đó năng lượng là rất cần thiết cho nhiều lĩnh vực và góp phần quan trọng để duy trì tăng trưởng kinh tế và cải thiện cuộc sống.

Hiện tại, mặc dù đầu tư cho lĩnh vực năng lượng ở khu vực đã tăng khoảng 60% trong vòng 15 năm qua,

song theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng mạnh vào năm 2040.

Các giải pháp sáng tạo cũng được cho là vô cùng cần thiết để cung cấp năng lượng trên toàn khu vực, bởi thống kê cho thấy khoảng 65 triệu người ở Đông Nam Á hiện vẫn chưa được sử dụng điện.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Chan Chun Sing cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của từng quốc gia thì việc tăng cường hợp tác nội khối cũng như với các đối tác đối thoại, các tổ chức quốc tế như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) về đầu tư năng lượng và tài chính cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của khu vực và làm cho ASEAN trở thành một thị trường hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

Tại hội nghị, các thành viên ASEAN nhất trí tăng thêm các dự án kết nối lưới điện để giúp tăng gấp đôi công suất trao đổi điện ở mức hiện tại từ 5.200 MW lên 10.800 MW vào năm 2020 và tăng lên hơn 16.000 MW sau năm 2020.

Giai đoạn 1 của dự án trao đổi điện đa phương đầu tiên trong ASEAN giữa Lào, Thái Lan, Malaysia đã chính thức thực hiện từ tháng 1/2018 và đến nay đã đạt 15,97 GWh.

Các nước ASEAN cũng chính thức ký biên bản ghi nhớ với IRENA về phát triển năng lượng tái tạo đồng thời thông qua Chương trình hành động thực hiện Biên bản ghi nhớ này, tạo điều kiện hỗ trợ ASEAN sớm đạt được mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức 23% vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng thống nhất tăng cường hợp tác năng

lượng với các đối tác bao gồm các quốc gia và các tổ chức năng lượng quốc tế để ASEAN có được sự đảm bảo về an ninh năng lượng, đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho người dân cũng như chuyển dịch năng lượng hướng tới sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn trong khu vực.

Các bộ trưởng ghi nhận những kết quả nổi bật trong hợp tác năng lượng ASEAN, như cường độ năng lượng khu vực năm 2016 đã giảm 21,9% so với năm 2005, vượt mục tiêu ban đầu của ASEAN là giảm 20% vào năm 2020 và 30% vào năm 2030.

Tỷ lệ năng lượng tái tạo đạt mức 12,4% trong tổng cơ cấu các nguồn năng lượng của ASEAN.

Liên kết đường ống dẫn khí ASEAN đạt tổng chiều dài đường ống kết nối 6 quốc gia (Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Việt Nam) là 3.673 km và trong khu vực đã có 8 trung tâm khí hóa LNG với tổng công suất là 36,3 triệu tấn/năm.

Ghi nhận các nỗ lực này, 63 giải thưởng năng lượng ASEAN năm 2018 đã được trao cho các doanh nghiệp, tổ chức thuộc lĩnh vực hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và các cá nhân tiêu biểu.

Ngay sau Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng các nước ASEAN lần thứ 36, nước chủ nhà Singapore đã tổ chức Tuần lễ Năng lượng quốc tế lần thứ 11 (SIEW) với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, giới chuyên gia cùng đông đảo các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp năng lượng để chia sẻ chiến lược phát triển hiện tại cũng như bàn biện pháp thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, hợp tác nhằm giải quyết những thách thức về năng lượng mà khu vực đang phải đối mặt. TTXVN

Chính phủ Hàn Quốc đăng công báo Tuyên bố chung Bình NhưỡngChính phủ Hàn Quốc ngày 29/10

đã đăng công báo Thỏa thuận liên Triều số 24, tức “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng Chín” được thông qua trong cuộc họp nội các ngày 23/10 vừa qua và đã được Tổng thống Moon Jae-in phê chuẩn.

Trong công báo về “Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng Chín” dưới danh nghĩa Tổng thống Moon Jae-in, Thủ tướng Lee Nak-yon và Bộ trưởng Thống nhất Cho Myung-kyun, Chính phủ Hàn Quốc nêu lý do đăng công báo là nhằm thúc đẩy các dự án được đề cập trong Tuyên

bố chung.Những dự án này có thể thực

hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước đã được Quốc hội thẩm định và quyết định.

Theo đó, Tuyên bố chung Bình Nhưỡng chính thức có hiệu lực ngay sau khi được công báo.

Cùng với đó, chính phủ dự kiến sẽ đăng công báo “Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom trong lĩnh vực quân sự” trong tuần này.

Biên bản này cũng đã được Tổng thống Moon Jae-in phê chuẩn. Tuy nhiên, hai miền Triều Tiên đã thông

báo cho nhau về trình tự phê chuẩn Biên bản nhất trí trong lĩnh vực quân sự trong cuộc họp quân sự cấp tướng lần thứ 10 diễn ra hôm 26/10 vừa qua, nên trên thực tế, biên bản này đã có hiệu lực.

“Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng Chín” và “Biên bản nhất trí thực thi Tuyên bố Panmunjom trong lĩnh vực quân sự” là hai văn kiện đã được lãnh đạo hai miền Triều Tiên thông qua trong Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng ngày 19/9 vừa qua.

TTXVN

Tổng thống Philippines để quân đội kiểm soát cơ quan hải quanAP đưa tin, Tổng thống Philippines

Rodrigo Duterte đã đặt Cơ quan Hải quan bị vướng nghi án tham nhũng dưới sự kiểm soát tạm thời của quân đội sau khi có thông tin hai chuyến hàng chở khối lượng lớn ma túy đã được đi qua cảng Manila. Ông Duterte đã đưa ra tuyên bố trên

vào tối 28/10 trong một bài phát biểu tại thành phố Davao, miền Nam nước này trước đám đông khán giả, trong đó có cả Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang ở thăm. Ông Duterte viện dẫn “tình trạng vô trật tự” - điều ông đã tuyên bố sau vụ đánh bom đẫm máu hồi năm 2016 để

biện minh cho việc cho phép quân đội nắm quyền kiểm soát cơ quan hải quan. Tổng thống Duterte cho biết, các quan chức của cơ quan hải quan sẽ bị “tách biệt” và phải tiến hành công việc của họ trong một phòng tập thể dục ở khu phức hợp thuộc Phủ tổng thống.

TTXVN