1232
CHƯƠNG THỨ NHẤT Các người Pháp tại Nam Kỳ Nam Kỳ vào thời năm 1875 Một phần đất của Pháp bị bao vây Các việc thực hiện được với nhiều hứa hẹn. Tại Nam Kỳ, Đông Dương Ngân Hàng đã không khai trương một chi nhánh tại một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Vào một thời gian ngắn sau khi đã chiếm được thành trì Gia Định vào tháng 2 năm 1859, trong khi các cuộc chiến vẫn còn tiếp tục diễn ra, vài vị sĩ quan thuộc đạo quân viễn chinh của hải quân Pháp đã tự trở thành các quan cai trị. Sau khi hiệp ước được ký kết với triều đình Việt Nam tại Sàigòn vào ngày 5 tháng 6 năm 1862, vua Việt Nam là Tự Đức đã nhìn nhận nhượng cho nước Pháp 3 tỉnh thuộc Nam Kỳ, nằm về hướng Đông là các tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cùng với đảo Poulo-Condor. Vị Thủy Sư Đô Đốc chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp được phong chức Thống Đốc toàn quyền cai trị. Một hoạt động lớn được diễn tiếp theo, nhưng trong các năm 1863-1864 đã có một chương trình "bỏ rơi" đã được đề ra -- 1 --

renengocnhan.files.wordpress.com€¦  · Web viewTại Nam Kỳ, Đông Dương Ngân Hàng đã không khai trương một chi nhánh tại một vùng đất hoàn toàn xa lạ

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

CHƯƠNG THỨ NHẤT

Các người Pháp tại Nam Kỳ

Nam Kỳ vào thời năm 1875

Một phần đất của Pháp bị bao vây

Các việc thực hiện được với nhiều hứa hẹn.

Tại Nam Kỳ, Đông Dương Ngân Hàng đã không khai trương một chi nhánh tại một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Vào một thời gian ngắn sau khi đã chiếm được thành trì Gia Định vào tháng 2 năm 1859, trong khi các cuộc chiến vẫn còn tiếp tục diễn ra, vài vị sĩ quan thuộc đạo quân viễn chinh của hải quân Pháp đã tự trở thành các quan cai trị. Sau khi hiệp ước được ký kết với triều đình Việt Nam tại Sàigòn vào ngày 5 tháng 6 năm 1862, vua Việt Nam là Tự Đức đã nhìn nhận nhượng cho nước Pháp 3 tỉnh thuộc Nam Kỳ, nằm về hướng Đông là các tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cùng với đảo Poulo-Condor. Vị Thủy Sư Đô Đốc chỉ huy đạo quân viễn chinh Pháp được phong chức Thống Đốc toàn quyền cai trị. Một hoạt động lớn được diễn tiếp theo, nhưng trong các năm 1863-1864 đã có một chương trình "bỏ rơi" đã được đề ra do vì các sự "lưỡng lự" của hoàng đế Napoléon Đệ Tam cho sự "đúng lý" cho việc làm ăn lâu dài tại xứ này, rồi tiếp đến việc xâm lăng và chiếm đóng dễ dàng 3 tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, Châu Đốc và Hà Tiên. Sau các hoạt động này, toàn thể xứ Nam Kỳ đã nằm trong tay người Pháp.

Các vị Thủy Sư Đô Đốc đầu tiên kiêm chức Thống Đốc đã tự cảm thấy có được một chí hướng là các "người xây dựng". Ngay từ năm 1862, Đô Đốc Thống Đốc tên Bonard đã khai trương "dinh của chính quyền" được xây dựng tại vị trí của "Cây Cột cái Đồng Hồ", tọa tại đầu phố Catinat, được xây dựng với các vật liệu kiến trúc mua từ hải cảng Singapour, một thành phố lớn thuộc nước Anh tại Viễn Đông, việc này đã báo trước cho việc thành lập một đô thị lớn như các người dân Pháp đầu tiên vẫn hằng mơ ước khi đến cư ngụ tại thành phố này và tại xứ Nam Kỳ. Một kế hoạch lớn để bố trí và quy hoạch cho thành phố Sàigòn được thảo ra cho 500.000 dân đến sinh sống với đầy đủ tiện nghi về đường xá, nhà ở, cống thoát nước và dẫn nước cùng với các nhu cầu của đời sống hiện đại của thế kỷ 20 sắp đến. Kế hoạch này, vào thời đó đã được coi là quá độ cho một đô thị chỉ có vào thời đó khoảng 10 ngàn người dân, đã ưu tiên cho việc lấy đất ở các vùng cao để lấp các chỗ vùng thấp của thành phố, tại các vùng này đã có một số nhỏ người Âu Châu đã cư ngụ tại đây trong các gian nhà bằng gỗ - loại đá có phẩm chất tốt rất là hiếm có tại vùng rộng mênh mông của cánh đồng đầy đất phù sa của Nam Kỳ, vì giá quá cao để đưa về sử dụng tại Sàigòn - các gian nhà này đều lợp bằng ngói đã tỏ ra khác biệt với các gian nhà với nóc lợp bằng lá của các người dân bản xứ, được xây dựng trên các sàn đặt trên các chiếc cọc cắm xuống đất, họ dùng các tấm ván gỗ để thông thương với nhau, hay là với các cây tre ghép lại với nhau thành các chiếc cầu nhỏ. Khởi đầu việc xây dựng đô thị mới này là việc thiết dựng 15 kilô mét đường lộ, trải bằng đá ong đỏ lấy từ Biên Hòa, đây là một việc lựa chọn kém may mắn vì loại đá ong này đã quá dễ bở và trong mùa nắng cần phải dùng các chiếc xe chở nước do các con trâu kéo xe, chở nước để tưới lên các con đường này cho khỏi bụi bay lên, hầu để cho bầu không khí được dễ thở hơn. Một vườn bách thảo và khoa học nghiên cứu động vật đã được thành lập, đồng thời với việc xây dựng thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm (nhà thờ Đức Bà), xây dựng một tòa án và một khám đường. Công Ty Hàng Hải Hoàng Gia, về sau đổi tên là Công Ty Vận Tải Hàng Hải, được khánh thành vào năm 1862, đường hàng hải Marseille - Alexandrie (Ai Cập) Suez quá vận bằng hỏa xa cho đến ngày khánh thành kinh đào Suez vào năm 1869 - đến Aden - Port de Galle (Tích Lan) - Singapour - Sàigòn - Shanghai. Công ty này đã tiêu một số tiền đáng kể - 2.500.000 quan vàng, như người ta đồn, để xây một tòa nhà to lớn ở ngay bờ sông Sàigòn, được gọi tên là Nhà Rồng vì ở trên nóc nhà có 2 con rồng - nay vẫn còn tồn tại - Vị phú thương người Tàu, ông Wang Taï, vào năm 1863 đã cho xây dựng một khách sạn với 2 từng lầu đã cao "ngất nghễu" trên một thành phố mà phần lớn các gian nhà chỉ toàn là ở từng trệt. Cũng không quên việc trang bị với các thiết bị loại nặng. Vào năm 1865, các bến và phao chữa tàu nổi, các cầu tàu đã tạo cho cảng Sàigòn, một khúc quanh co của một con sông có nhiều bãi cát ở dưới sông, đã được trang bị với các phương tiện hầu để làm dễ dãi các việc trao đổi thương mại cùng với việc lưu thông hàng hải trên sông lạch. Công tác này đã được hoàn bị vào năm 1874 với việc hoàn thành việc xây dựng một chiếc "ụ để sửa chữa" các chiếc tàu chạy trên biển. Các vị thuyền trưởng đã dừng lại tại Sàigòn để sửa chữa tàu thay vì phải đi HongKong hay là Singapour để chữa tàu khi các việc hư hại xảy ra cho các chiếc tàu này. Đây là việc thường xảy ra cho các chiếc tàu chạy trên các vùng biển có quá nhiều vụ bảo tố tại vùng Viễn Đông và các việc hư hại tàu vẫn thường hay xảy ra. Việc an ninh của thành phố Sàigòn vẫn còn là không nhất định vì vẫn còn xảy ra các cuộc chống lại chính quyền Pháp, ngay cả sau khi vua Tự Đức đã ký kết hiệp ước. Kho xưởng vũ khí được thiết dựng ở phía Bắc của thành phố đã đảm bảo cho sự an ninh cho khu người Âu Châu cư ngụ. Nhờ vào đường giây thép ngầm dưới đáy biển, dẫn từ Singapour đến Sàigòn, được hoàn thành vào năm 1872, xứ Nam Kỳ đã liên lạc được thẳng bằng đường giây thép với chính quốc Pháp. Các vị Đô Đốc kiêm chức Thống Đốc đã mất đi sự độc lập của cá nhân và Paris đã đạt được thêm quyền kiểm soát.

Mười lăm năm sau khi đã hoàn thành việc chinh phục xứ Nam Kỳ, các ngành hoạt động về thương mại của thành phố Sàigòn đã được thiết lập vững vàng. Trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng vào năm 1873 - đã làm xáo trộn các việc giao thương, đã có gần 700 chiếc tàu đi biển đã chở 320.000 tấn hàng hóa đủ loại và chở đi một số lớn hàng hóa gồm có gạo, cá mặn phơi khô, tơ và lụa, gỗ và mỡ heo... Các luồn giao thương buôn bán ổn định đã được thiết lập. Trong năm 1860-1862, các nhà vận tải hàng hải người Pháp đã thử nghiệm bằng cách gởi đi, mà không phân biệt, về các loại quần áo, các loại thức ăn, các loại tủ quần áo và bàn ghế, các loại thuốc hút, các đặc sản của Paris, cùng với nhiều loại "rượu vang" của Pháp và rượu loại khai vị đặc biệt của nước Pháp với sự mong ước là xứ Nam Kỳ sẽ là nơi tiêu thụ rộng lớn cho các loại sản phẩm này; và sẽ có các vị giác và sở thích, các nhu cầu giống như các xứ mà các nhà vận tải hàng hải này đã từng trải qua giao thương. Vì khí hậu của Nam Kỳ ẩm thấp nên các lô hàng hóa được gởi đến sớm chóng hư hỏng và mất đi giá trị, nhiều vụ lỗ vốn quan trọng đã xảy ra cho các loại hàng hóa dễ hư hỏng đã làm cho các vị chuyên vận tải - thương gia này đã bị thiệt hại nhiều vì thiếu các nguồn thông tin hiểu biết về thị trường cùng với sự sáng suốt về thương mại. Thêm vào việc cạnh tranh gay go giữa các vị này và giữa các nhà buôn với nhau rất là sống động. Các vị thương gia đã sớm rút tỉa được bài học và kinh nghiệm của các cuộc thất bại đầu tiên. Các vị thương gia này đã phân biệt được các người khách hàng gốc người Âu Châu và các người khách hàng người bản xứ, do từ các người thương nhân trung gian là người Tàu để tiêu thụ các hàng hóa của họ ở tại các vùng xa xôi trong nội địa xứ Nam Kỳ. Các vị thương gia người Pháp chuyên cung cấp hàng cho quân đội Pháp viễn chinh, cho chính quyền Pháp đang được thiết lập tại đây là các nơi tiêu thụ các sản phẩm Châu Âu được nhập cảng vào. Các nhà cung cấp lương thực cho quân đội đã tích cực hoạt động: các anh em Roque, Marcellin Larrieu, các anh em Denis. Về ngành xuất cảng, sau một thời gian ngưng trệ và nản lòng vì việc có quá ít các thổ sản có giá trị cao mà Châu Âu đang khan hiếm và muốn có được, như các gia vị hay là các loại gỗ quý, các vị chủ các chiếc tàu vận tải đã chú ý đến các loại lương thực mà các nước lân cận đang cần mua như : gạo - cá khô muối mặn và mỡ heo. Trên chuyến tàu quay trở về Pháp, vì không có hàng để chở, các chuyến tàu này đã cặp vào bến Sàigòn để chở hàng sang Trung Quốc, sang Singapour hay đi Indonésia (Nam Dương) và sau để trao đổi với các sản phẩm mà Châu Âu đang cần có. Sau vài năm và các vị thương gia đã thử nghiệm nhiều lần với lối buôn bán có tính cách "đầu có trục lợi" và đã đạt được nhiều kết quả ít hay nhiều may mắn - một trong các cuộc buôn bán này đã diễn ra vào giữa năm 1860 là việc tiếp tế gạo cho đảo Réunion vào dịp giáp hạt, một tạ 60 kilô gạo mua với giá 8 francs tại Sàigòn đã bán lại tại đảo Réunion với giá 36 francs - các nhà buôn bán lớn đã quy tầm quan trọng lớn cho việc giao thương đều đặn này nhờ vào tầm hiểu rõ về các chu kỳ giao thương và trao đổi ở các địa phương. Gạo và các phó sản đã trở thành sản phẩm lớn để xuất cảng và đã gia tăng số lượng lên gấp 3 lần giữa các năm 1862 đến 1875. Giữa các năm 1870, cảng Sàigòn không còn là một chặn đường phụ thuộc nữa và tự nó đã trở thành một mục tiêu.

Các nhà buôn được thiết lập tại đây là các nhà buôn Pháp như nhà buôn Eymond và Henry - nhà buôn này đã có nhiều quầy hàng - cửa tiệm tại 3 tỉnh miền Đông vào năm 1863 - nhà buôn Denis Frères, Edouard Rena và công ty, nhưng cũng có các hiệu buôn người nước Anh, là các nhà bảo chứng cho các đại công ty của Singapour và HongKong, với các bảng hiệu đầy uy tín như Jardine, Mathieson, Dent và công ty, và các hiệu buôn người nước Đức như Behra và công ty, Kaltenbach và Engler, với sự hỗ trợ của các xí nghiệp chính (xí nghiệp mẹ) tạo nhiều uy tín cho các hiệu buôn này đã đền bù lại cho các hiệu buôn này ở quá xa các lĩnh thổ dưới sự kiểm soát của các đồng bào của họ. Việc thiết lập các Tòa Án Thương Mại vào năm 1864 và sau đến là Phòng Thương Mại vào 3 năm sau đã là các dấu hiệu của sự sống động của các thương vụ mà các công cụ được sử dụng để làm dễ dãi cho việc phát triển các vụ giao thương. Tuy vậy, các nhà buôn người Âu đã phải đương đầu khó khăn với các nhà buôn người Tàu, đã tụ họp tại Chợ Lớn, cách Sàigòn khoảng 8 kilo mét. Đã từ rất lâu, càc nhà buôn người Tàu đã kiểm soát tất cả các thương vụ ở tại xứ Nam Kỳ. Các vị quan sát người Âu đã ngỏ lời khen ngợi về các hoạt động không ngưng nghỉ và đã nhìn nhận vai trò đáng kể của các thương gia người Tàu tại thuộc địa này.

"Chợ Lớn... đây là một kho lớn dự trữ hàng hóa cho xứ Nam Kỳ, rất đáng được chú ý đến để đến viếng thăm; tại nơi này, các chiếc thuyền đã chuyên chở từ các vùng xa xôi trong nội địa các sản phẩm như gạo, cá khô và các sản phẩm khác, các chiếc thuyền này ngược lại cũng đã chở đi các vật dụng và các sản phẩm nhập cảng từ Âu Tây. Tại đây đã diễn ra các sinh khí thật lạ lùng, vì dài theo bờ các con kênh, đã có hàng ngàn các chiếc thuyền lớn và nhỏ đã chen nhau đậu tại đây với các người dân Nam và Cam Bốt. Tại trên các bờ sông và kênh này đã có thể nói là đã có một đạo quân người Tàu đang khuân vác và chuyển các hàng hóa vào các cửa hiệu sáng ngời của họ.

"Tại khắp lãnh thổ Nam Kỳ chỉ có khoảng 40.000 người Tàu đến cư ngụ mà kỳ tài vể thương mại của họ đã đạt được việc trở thành các người trung gian bắt buộc giữa các người dân Nam với việc xuất cảng hàng hóa ra các nước ngoài. Và không những về việc đó, mà lại còn nữa việc cạnh tranh với các thương gia người Âu, họ đã xuất cảng quá hơn nửa số gạo và họ cũng đã mua từ Singapour quá hơn số 50% các sản phẩm của Âu Châu mà thuộc địa này đang cần đến. Vì vậy, khi tôi quan sát đến các con người thuộc về nòi giống không biết mệt nghĩ, tôi lại càng tìm thấy thêm các nguồn lợi."

Bài của tác giả Jacques Siegfried trong tác phẩm : Mười sáu tháng du hành vòng thế giới 1867-1869 - đặc biệt tại Ấn Độ - tại Trung Quốc và tại Nhật Bản - Paris nhà xuất bản J. Hetzel 1869.

Các nhà buôn người Âu Châu cũng đã không nhượng bộ các người thương gia Tàu. Tất cả các trò "chơi xấu" cũng đã từng diễn ra tại một xứ mà việc thiết lập tân chính quyền đang quá mới mẽ để có thể ngăn cấm các sự tự do sử dụng trong buôn bán được thực thi tại chính quốc Pháp. Nhưng đứng trước sự cạnh tranh của các người Châu Á, tất cả các thành viên của cộng đồng ít người Âu, sinh sống xa 14.000 kilo mét quê hương của họ, họ đã họp lại thành một khối thật vững chắc. Trong các năm sau, việc chiếm đóng các thuộc địa là việc của các cường quốc ở Châu Âu cũng như là vấn đề quốc gia, và việc liên hệ chặt chẽ các tinh thần ái quốc đã lu mờ đi trước số phận bi đát đã cùng nhau chia sẻ. Vào năm 1870 khi trận chiến tranh xảy ra giữa nước Pháp và nước Phổ, từ Nam Kỳ cuộc chiến tranh được coi hơi có vẻ siêu thực, vị Đô Đốc Thống Đốc chỉ ban lệnh thi hành vài biện pháp để bảo tồn, có vẻ là tượng trưng hơn là hành quân. Sau khi hòa ước Pháp-Phổ đã được ký kết, các biện pháp được thi hành đã được thu hồi và tình hình đã trở lại như xưa.

Một việc bố trí hãy còn bấp bênh.

Các người dân Âu Châu cư ngụ tại Nam Kỳ rất lấy làm hãnh diện về các công trình đã thực hiện được ở tại đây trong vòng 15 năm qua. Nhưng đối với một người quan sát đến từ chính quốc Pháp, tất cả các hoạt động diễn ra tại đây với các công tác đã thực hiện được đã thật là khiêm nhượng. Vào năm 1869, ông Pétiton, kỹ sư hầm mỏ được chỉ định đến nhiệm sở tại thuộc địa này với chức vụ trưởng ban khảo cứu về hầm mỏ tại Nam Kỳ, các cảm tưởng của ông đều rất kinh ngạc. Ông đã quá mệt nhọc vì cuộc hành trình trên tàu biển đã kéo dài 25 ngày, từ Marseille đến Sàigòn, ông đã thất vọng khi trông thấy các bờ biển đã không có bề cao (rất ít), rồi phải đi theo 80 kilo mét đường sông để từ Cap (từ Vũng Tàu) đến Sàigòn, câu hỏi đầu tiên người ta đặt ra là : vậy thành phố nằm ở đâu ? Tôi đã thận trọng đặt ra câu hỏi : vậy thành phố nằm ở tả ngạn hay hữu ngạn của con sông ? Nằm giữa một phong cảnh gồm các đầm lầy đã đối với ông Pétiton là vô tận; tôi không phải là người duy nhất đã có các cảm tưởng đầu tiên quá sầu thảm đối với Sàigòn. Trừ ra vài công tác xây dựng quan trọng, trụ sở lớn của công ty Vận Tải Hàng Hải được gọi tên là Nhà Rồng, cao ốc lừng danh của vị phú thương người Tàu là ông Wang Taï và 4 hay 5 hiệu bán rượu và cà phê ở tại các bến tàu, người ta chả thấy có gì ? Tại Sàigòn giống rất ít với một thành phố và chỉ đang là một sự phác họa cho một thành phố trên một mặt đất bằng phẳng và sình lầy. Các đường phố đã được phác họa thẳng chiều và rộng, đã được cắt ngang với nhau để đạt được các góc độ 45 độ so với con sông Sàigòn. Các diện tích đất dành về sau cho việc xây cất, đã không được song song cùng xây cất và các người mới đến cư ngụ rất khó tìm được một gian nhà để cư trú chỉnh tề.

Trong vòng 10 năm, số người dân Âu Châu đến cư trú tại Sàigòn đã tăng lên gấp đôi, vào năm 1864 có 549 người, đến năm 1873 đã tăng lên 1.114 người. Vào các ngày cuối cùng của ngày tháng này được thêm vào số người "không nhất định" là 6.469 người, là các người quân nhân, các người thủy quân, các người công chức đến làm việc một thời gian là 3 năm tại thuộc địa. Đứng trước 2 triệu người Nam Kỳ, con số các người dân Châu Âu đã thật là khiêm tốn. Các người đến chinh phục đều tập trung tại Sàigòn và đồng thời cũng đã hiện diện tại các thành phố lớn ở các tỉnh của Nam Kỳ, nhưng cũng đã có một số người nhỏ đã chấp nhận rủi ro về sinh sống tại các vùng thôn quê : đó là các vị giáo sĩ, các nhà trồng tỉa và các vị sĩ quan hành chánh đảm nhận các công vụ cho dân bản xứ. Tại Sàigòn, việc thiếu nhân sự cũng trầm trọng tạo ra việc tầm thường cho nền hành chính và công vụ cùng với việc thiếu khả năng của nhân sự. Các phương tiện đã được sử dụng đã có khi đưa đến tình trạng đáng "buồn cười" để cho các người mà họ không có gì để đau khổ. Tòa án cũng là một "cái nhà" giống như các "cái nhà" khác, cũng tồi tàn vậy. Không bao giờ, và cũng thật hiếm, một nhân vật nhận một chức vụ lại không thực thi nhiệm vụ mình. Ông chánh án lại cũng là ông biện lý và cũng là ông cố vấn - thính giả và ngược lại, ông công tố viện thay thế cho ông chưởng lý và ông đã tỏ vẽ giận dữ vì ông đã không thực thi được các nhiệm vụ tự nhiên của ông, mà ông cũng đã không định được về phần của, vì như vậy là chống lại các thủ tục thông thường. Một vị thư ký của một ban giám đốc hay một nha sở đã là một vị tổng luật sư tại tòa án, tôi không biết gì... Tôi cười lên một tí, nhưng trong lòng tôi đã lấy làm buồn vì tôi thấy luật pháp của nước Pháp được đem áp dụng cho một xứ và cho các người dân mà không hợp với phong tục của họ như hiện nay (lời của ông Pétition). Các vị Đô Đốc Thống Đốc đã phải hành động trong cơn cấp bách và sử dụng các nhân sự do chính quốc gởi sang, các vị nhân sự này đến thuộc địa, không phải vì sự "hấp dẫn" của một đất nước xa xôi hay là vì muốn thoát khỏi đời sống trầm lặng của một vị công chức, mà là để muốn có được một số tiền lớn hay là để thoát khỏi một vụ tai tiếng hay để thực thi tài năng đặc biệt của mình.

Các vị thương gia người Âu đã phải phấn đấu kịch liệt để có thể mọc rễ được ở xứ sở này. Các thương vụ thật là quá khó khăn và mỗi nhà buôn phải thực hiện nhiều loại thưong vụ khác nhau hầu có thể thâu đạt được một số tiền lời lớn, dù là bất cứ loại nào. Ông André Spooner là một người con lai, cha là người Mỹ và mẹ là người Pháp đã đến cư ngụ tại Sàigòn vào năm 1860. Ông này đã tiếp tục kinh doanh về ngành nhập cảng các sản phẩm kỹ nghệ của Châu Âu, thuốc phiện và hàng vải. Năm 1866, ông đã thiết lập tại Chợ Lớn một nhà máy xay lúa bằng lối chung vốn với ông Edouard Renaud, xây dựng một đường xe hỏa Sàigòn-Chợ Lớn; ông vẫn tiếp tục buôn thuốc phiện, khởi buôn "chất nhuộm chàm" và vận chuyển hàng hóa ở trên sông và cũng tiếp tục việc buôn gạo. Các hoạt động tràn đầy này là một việc bắt buộc tại xứ này mà tại đây không có được một luồng hướng thương mại mạnh và đều đặn. Các vụ trao đổi thương mại với nước Pháp đã không vượt quá số tiền "lố bịch" là 4 triệu quan vào các năm giữa thập niên 1870. Các vụ xuất cảng gạo là có một số lượng đáng kể đang được gia tăng nhưng lại tùy thuộc vào các điều kiện về thời tiết nắng hay mưa dầm, tùy theo mỗi năm. Nền kỹ nghệ thì hầu như không hề có : chỉ có vài nhà máy xay gạo, đã có vài dự định thiết lập nhà máy đường nhưng đã thất bại và nhà máy dệt vải. Các đồn điền trồng cây đã làm hao mòn sức khỏe của các nhà trồng tỉa nhưng đã không đạt được các kết quả khả quan : rất hiếm có được các vụ thành công ở trong các nhóm nhỏ các người trồng tỉa đã lao mình vào cuộc phiêu lưu này, vì đã bị lôi cuốn vào việc đã được hưởng các đặc quyền trong việc chuyển nhượng các lô đất mà không phải trả tiền cho Nhà Nước. Các lô đất đặc nhượng cho ông Paul Blanchy là một việc đặc biệt hiếm có, ông này đã trở nên giàu có nhờ vào việc làm trồng tỉa cây cà phê và giống hột tiêu, ông này thử kinh doanh thầu ngành công chính. Ông trở thành đô trưởng thành phố Sàigòn rồi trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Thuộc Địa. Ông từ trần vào năm 1901 được biết bao vinh dự. Vì phải đương đầu với một thị trường không chắc chắn và nhất định mà việc thay đổi giá cả hay lên hay xuống bất thường và thình lình cũng rộng lớn, các nhà buôn người Âu lớn đã trở thành mỏng manh. Vào các năm 1872-1873, các sự khó khăn đã lớn nhiều nhưng không vì vậy mà trở thành vô tận, 10% các nhà buôn người Âu đã phải đóng cửa.

Vào các năm 1872-1875, số nhỏ các người Âu tại thuộc địa này đã tự đặt câu hỏi. Họ đã không phát giác ra được một khu vực có nhiều vàng tại châu Á, nhưng là một xứ mà vị trí địa dư với các hình thái địa dư, dân số, đã cho trông thấy các sự giàu có đã được nhận ra. Tuy vậy, như ông Salenave đã nói vào năm 1873, "tác phẩm thuộc địa này vừa mới được tạo ra được, thuộc địa trẻ trung này chưa được cường mạnh và chỉ mới bắt đầu" các đầu óc sáng suốt bắt đầu nhận xét ra các tiềm năng của thuộc địa trẻ này. Một cuộc thảo luận đã được đề ra trong các năm - then chốt này : cần phải ở lại tình trạng này hay là tiến triển cuộc khai thác và đầu tư vào thuộc địa này ? Câu hỏi quá rộng rãi này với nhiều mục tiêu và các phương tiện cần có để thuộc địa hóa xứ Nam Kỳ, tất cả đều được công khai đưa ra cho tất cả mọi người đều biết.

1872 - 1875, việc khai thác thuộc địa bắt đầu.

Các lý do để chinh phục xứ Nam Kỳ, vừa là về chính trị, về tôn giáo, về quân sự và về kinh tế đã lẫn lộn với nhau. Như vậy, ủy ban về Nam Kỳ do chính phủ Pháp quyết định, Hoàng Đế Napoléon Đệ Tam đã ra lệnh can thiệp vào vùng này của thế giới vào tháng 4 và tháng 5 1857, đã đặt ra lợi quyền về chính trị của nước Pháp : "phải chăng nước Pháp là nước duy nhất đã không có được gì tại Viễn Đông, trong lúc người Anh, người Hà Lan, người Nga đã thiết lập các thuộc địa tại các nơi này ?" Đây là lời của vị hoàng đế này, và ngay lập tức, ông đã nêu lên : "đất nước của chúng ta là trung tâm của các quyền lợi công giáo" và việc khẩn cấp phải thiết lập một căn cứ quân sự tại Viển Đông và ông đã chỉ định chính xác là xứ Nam Kỳ là nằm trên con đường của các cuộc giao thương với châu Âu." Các vị giáo sĩ Pháp đi truyền giáo từ năm 1833 đã bị các vị vua ở Việt Nam sát hại. Các người thủy quân và các quân nhân đang đi tìm một địa điểm để thiết lập một căn cứ quân sự tại Viễn Đông, các vị chủ nhân của các công ty hàng hải, các vị thương gia và các vị kỹ nghệ gia, họ đã được các phòng thương mại đã khéo léo thay mặt cho họ ở tại các thương cảng lớn là Marseille và Bordeaux, các chính khách thuộc khối các người muốn bành trướng ra hải ngoại của nước Pháp hay là các người dân biểu được bầu cho chính sách thuộc địa, tất cả các vị này đã họp lại để làm cho các điều nhận thức của họ được giá trị. Không đi đến việc lập thành một cơ quan chung cho các người này, họ đã họp thành một hạt nhân nhỏ có được rất nhiều ảnh hưởng, họ đã trong nhiều trường hợp thích ứng các sự đòi hỏi của họ và cũng tỏ ra sự bền lòng của họ vào mục tiêu đang được theo đuổi.

Cú "va chạm" của năm 1872

Việc thiết lập một thuộc địa Pháp tại vùng cực Nam của bán đảo Đông Dương đã không được sự đồng thuận của một phần lớn của dư luận Pháp. Hầu tước Chasseloup Laubat, nguyên bộ trưởng hải quân đã bị cô lập trong chính giới nhưng ông đã đạt được sự chấp thuận của hoàng đế Napoléon Đệ Tam, mặc dù có sự chống đối của ông Fould là bộ trưởng Tài Chính - vì ông này đã không biết về vị trí của xứ Nam Kỳ tọa tại đâu tại Viễn Đông - và vị bộ trưởng về Thuộc Địa là ông Hamelin, ông này đã thốt ra lời : "Thêm một nơi tiêu thụ ? Vâng được... để cho số tiền vàng của chúng ta." Hoàng đế lấy làm lưỡng lự, và vào năm 1863 đã chấp thuận cho một bản thương thuyết để hoàn trả 3 tỉnh Nam Kỳ cho triều đình Việt Nam, nhưng về sau đã bỏ ý định này vì đã có một phong trào chống lại do các người cầm đầu có ý chí xâm chiếm nước Việt Nam để làm một thuộc địa của Pháp. Thêm vào việc vua Tự Đức đã muốn thi hành hòa ước đã được ký kết với phần lợi cho về Việt Nam; dân Pháp đã tỏ ra phần lớn chống đối và thờ ơ đối với các việc đi chinh phục ở các vùng đất xa nước Pháp và quá tốn kém về tài chính, lại thêm sống động vì cuộc bại trận của quân Pháp tại Mexicô vào năm 1867 cùng với các việc tốn kém để bình định xứ Algérie. Tất cả các việc này đã chứng cho việc thiết lập thuộc địa của Pháp là một việc dễ tan vỡ và bất cứ lúc nào cũng có thể là một vấn đề có thể đặt lại được, mặc dù sự năng động của các người chủ trương cho một xứ Nam Kỳ thuộc Pháp.

Các người chống đối lại các việc đi chinh phục các nơi ở xa xăm đã bắt đầu thay đổi dư luận với khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa nước Pháp và nước Phổ vào năm 1870-1871. Cuộc thua trận nặng nề của nước Pháp đã rất là nhục nhã, và các người đã chủ trương chiếm các thuộc địa (vào các giờ đầu tiên) đã được các người coi việc sát nhập thêm lãnh thổ hải ngoại, coi đó là một việc để gây dựng lại danh dự cho nước Pháp. Đối với các người Pháp cư ngụ tại xứ Nam Kỳ, các viện binh từ Pháp được gởi sang xứ này là một điều đáng được vui mừng vì các sự nâng đỡ chính thức của chính quốc rất là ít ỏi đối với xứ này. Ngân sách của chính quốc cũng tỏ ra "hà tiện" giống như ngân sách của Đệ Nhị Đế Chế trong thời gian qua. Nước Pháp đã bị chấn thương về tâm thần vì việc mất 2 tỉnh Alsace và Lorraine, phải nhường lại cho nước Đức sau khi ký hòa ước Versailles vào năm 1871. Ưu tiên của nước Pháp là việc phục hồi lại đất nước và đây là một nhiệm vụ cao cả thiêng liêng cùng với việc xây dựng lại quân đội. Không có việc quay lưng lại hay xa lãng nhiệm vụ này vì cần đến các số tiền đáng kể để thực hiện các mục tiêu này, không có việc đem tiền đi tiêu tại các nơi xa xôi ở tại phần đối lại với quả địa cầu.

Các người dân pháp cư ngụ tại Nam Kỳ đã đứng trước một sự lựa chọn : chứng tỏ là nước Pháp vẫn luôn luôn là một đại cường quốc đi chinh phục các lãnh thổ mới, hay là yên vị với 6 tỉnh ở Nam Kỳ vừa chinh phục được và tiếp tục việc khai thác các nơi này. Đảng chủ trương bành trướng được vinh quang hơn nhưng lại không thể thực hiện được. Chế độ mới Đệ Tam Cộng Hòa Pháp, sinh ra từ cuộc bại trận, còn quá yếu để có thể thực thi các cuộc chinh phục mới. Nước Pháp đang bị cô lập trên chính trường quốc tế và đang trong tình trạng chia rẽ giữa các người chủ trương bảo hoàng và cộng hòa. Vì vậy cần phải thực thi một chính sách đầy thận trọng. Vào năm 1873, vì vụ rắc rối do thương gia Jean Dupuis gây ra, trung úy hải quân Francis Garnier do soái phủ Sàigòn phái ra Bắc Kỳ để dàn xếp vụ này đã thừa cơ và lạm quyền xâm chiếm xứ Bắc Kỳ sau khi hạ thành Hà Nội. Vị Đô Đốc Thống Đốc Dupré cũng đã "ngầm" ra lệnh cho Francis Garnier lợi dụng thời cơ vì lực lượng quân sự Việt Nam quá yếu. Nhưng chính phủ Pháp đã chối cãi việc làm của Francis Garnier và đã gởi một phái đoàn sang hòa giải trước khi Francis Garnier bị giết chết và gây ra các khó khăn cho đội quân viễn chinh Pháp tại Bắc Kỳ. Các việc đã xảy ra đã bắt buộc cộng đồng nhỏ (ít người) người Pháp tại Nam Kỳ phải chấp nhận việc củng cố hòa bình thuộc địa đã có được tại Nam Kỳ.

Giấc mơ chinh phục thuộc địa của người Âu đã tan vỡ. Các người Đức đã biết khởi đầu và hợp thời để có thời gian cần thiết hay cũng đã kín đáo hành động. Sau ngày chấm dứt cuộc chiến tranh Pháp và Phổ, họ đã trở lại với các thương vụ của họ. Nhưng tình thế đã không còn giống như trước nữa. Tính chất duy nhất của Châu Âu đã tan vỡ, sự nghi ngờ lẫn nhau đã diễn ra. Các kiều dân Pháp ở Sàigòn đã tố cáo đòn cân gia tăng của các quyền lợi của kiều dân Đức tại Sàigòn cùng với ảnh hưởng của nước Đức gia tăng trên chính trường quốc tế. Tại Sàigòn, nước Đức có một lãnh sự quán thay mặt cho 4 nước : nước Áo - Anh quốc và 2 nước khác vào năm 1872, và đồng thời cũng lo ngại về các hoạt động của các thương nhân người Đức tại Bắc Kỳ. Các vị thương gia người Pháp đã đạt được việc không cho phép các vị thương gia người Đức được phép tham gia vào các cuộc gọi thầu cung cấp cho chính quyền thuộc địa tại Sàigòn và không một công vụ chính thức hay bán chánh thức được giao phó cho các thương gia Đức. Các nhà buôn Kaltenbach, Engler, Speidel đã bị bắt buộc buôn bán trong hạn vi hàng hải và các nhà buôn này cũng đã bảo tồn được các vị trí ưu tiên và tốt đẹp của họ. Khởi đầu từ năm 1871, các quyền lợi của Pháp muốn được độc quyền trong công tác phát triển xứ Nam Kỳ trong việc trục lợi cùng các sự rủi ro.

Thay đổi tâm lý và thiết lập các hạ tầng cơ sở

Chính quyền thuộc địa cùng với giới thương nhân thuộc địa Pháp đã tìm lại sự đồng thuận cho sự cần thiết để khai thác có lợi thuộc địa Nam Kỳ. Các điều kiện thuận lợi đã được hợp lại. Việc bình định đang tiến đã tiến triển thuận lợi, và dân chúng người Nam đã thích nghi được với các vị chủ nhân mới.

"Chúng ta đã tìm được tại Nam Kỳ một dân tộc lao động về canh nông, người hiền hòa, dễ để hướng dẫn, dù ngay cả bởi các người ngoại quốc xa lạ. Các người dân này có đầu óc nặng tinh thần địa phương hơn là tinh thần ái quốc. Tổ quốc chỉ được xếp vào hàng thứ 2, với họ làng xã là tất cả, và phải nói là ở nơi họ, chế độ làng xã đã được cấu tạo ra là tốt hơn cả. Chúng ta đã làm được một việc hay là tôn trọng chế độ này." (Nhận xét của ông J. Siegfried trong 16 tháng du lịch vòng quanh thế giới.)

Chế độ thuế vụ được thiết đặt tại chỗ đã đáp ứng đủ cho các số tiền thiếu hụt mà ngân sách của chính quốc đã chi không đủ. Do sự tăng "thuế nặng" các loại thuế cổ truyền với việc thiết lập thêm các loại thuế mới và việc cho đấu thầu các sòng cờ bạc, các môn bài rượu và thuốc phiện, ngân khố Nam Kỳ đã vào năm 1863 thâu được 1.800.000 quan vàng, năm 1867 đã thâu được 5.375.000 quan vàng và đến năm 1871 đã thâu được 10.174.000 quan vàng (tính ra đồng quan 1990 là tương đương với 29, 78 và 140 triệu quan.) Được đảm bảo với các số tiền thuế thu được, các vị Đô Đốc Thống Đốc đã tiếp tục nối nghiệp nhau từ năm 1871 đã chấp nhận trợ cấp các kế hoạch phát triển cho kinh tế, khác với chính sách của các vị tiền nhiệm, vì các vị này đã bị tù túng bởi tín điều tự do và thiếu các phương tiện. Mười năm về sau, khi Đô Đốc Bonard đã từ chối không trợ cấp cho việc thành lập một công ty vận tải đường sông, ông Đô Đốc Dupré đã cấp phát "ngoạn mục" số tiền 6.000.000 quan vàng trong 10 năm cho ông Marcellin để thành lập một công ty vận tải đường sông đảm nhận hàng tuần tuyến đường Sàigòn đi PnomPenh đi và về và các chuyến tàu đi các tỉnh khác, tuy là bất thường đã khởi đầu từ 1872. Phần đồng bằng rộng lớn của Nam Kỳ, với các đường lộ giao thông chỉ là các con đường bằng đất chưa được trải đá xanh, các chiếc cầu chưa được xây dựng, việc giao thông chưa được dễ dàng và việc vận tải các thiết bị nặng đã không thể thực hiện được. Việc sử dụng các đường vận tải trên sông ngòi đã làm dễ dãi đi việc chinh phục thuộc địa này, xuất phát đi từ vài thành phố mà dân số người Âu tập trung lại khá đông. Việc này giải thích cho việc vì sao Đô Đốc Dupré, khi ông đệ trình dự án này lên Hội Đồng Tư Vấn Thuộc Địa, ông đã tuyên bố : "Tôi tin chắc là xí nghiệp vận tải đường sông này sẽ giúp đỡ đắc lực các ngành thương mại, canh nông và kỹ nghệ của người Âu tại nội địa và sẽ đóng góp vào trang sử đẹp của thuộc địa của chúng ta. Tại xứ này mà các con sông lại là các con đường lộ, việc các chiếc tàu chạy bằng hơi nước sôi sẽ tạo ra một cuộc cánh mạng kinh tế giống như cuộc cách mạng xe hỏa."

Giới doanh nhân thương mại cũng đã thay đổi các nhận thức của họ. Họ đã đến đây để tìm ra các nơi tiêu thụ các hàng hóa của trời Tây và mua các sản phẩm với giá rẻ, các sản phẩm có giá trị cao mà Âu Châu đang cần có : các loại gia vị, các loại gỗ quý, các loại quý kim, các loại tơ tằm sống và bông vải. Nhưng họ đã sớm nản lòng ! Các dân bản xứ tiêu thụ rất ít các sản phẩm của Âu Châu. Các hàng hóa của Nam Kỳ xuất cảng ra rất là to lớn và cồng kềnh, giá trị của mỗi đơn vị lại thấp và chỉ có các dân tộc ở Viễn Đông là thích sử dụng. Các vị thương gia người Âu cũng nhận thấy là việc thiết lập các quầy mua bán hàng tại các nơi ở bờ biển cũng không đủ để các người nông dân Nam Kỳ đem bán các sản phẩm của họ cho các người thương gia này. Cộng đồng các thương gia người Trung Quốc vẫn thường "canh chừng", họ đã đứng ra mua (với tính cách mua lúa non) tất cả số lúa và sản phẩm cổ truyền. Các việc thành công đầu tiên với việc buôn gạo, với hy vọng tìm được các nông sản có thể xuất cảng được cùng với ý muốn giải thoát khỏi ảnh hưởng của các người thương gia Tàu ở Chợ Lớn đã thúc đẩy các vị thương gia người Pháp tìm ra một chính sách khác cho sự hiện diện của họ tại Nam Kỳ. Các dự định - kế hoạch đã ra đời, và một hành động được thảo ra với chính quyền, các vị thương gia Pháp đã đề nghị cho việc gia tăng diện tích các ruộng trồng lúa, phát động việc khai khẩn các đồn điền trên một diện tích lớn trồng các loại cây kỹ nghệ mới, và vắn tắt, các vị thương gia này biến thành các người khai thác thuộc địa thực sự.

Kiều dân Pháp khẩn hoang và các người công chức đều nhất trí tố cáo việc thiếu các số tư bản là một trở ngại chính cho việc khai thác thuộc địa này. Việc thiết lập một cơ quan tín dụng thật sự đã đối với họ là một căn bản cần thiết cho một "tòa nhà" mà họ muốn thiết dựng. Vào năm 1875, đã có sự hiện diện của bốn ngân hàng người Âu, đó là Ngân Hàng Chiết Khấu Paris và Ngân Hàng HongKong và Shanghai đã thiết lập các đại lý, trong lúc đó ngân hàng ưu quyền của Ấn Độ, Australia và China và Ngân Hàng Oriental (Phương Đông) hai ngân hàng này do các nhà buôn làm đại diện. Nhưng các dịch vụ của các ngân hàng này rất là hạn chế. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris mong sớm được thành đạt. Ba năm đầu sau khi ngân hàng này được thiết lập đại lý tại Sàigòn, ngân hàng này đã giao cho nhà buôn Eymond và Henry làm đại diện; hai năm sau, vào năm 1864, ngân hàng này đã mở ra một chi nhánh. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã là một loại ngân hàng chính thức của thuộc địa này. Trên phương diện này, Ngân Hàng Chiết Khấu Paris có một địa vị vững chắc hơn là ba ngân hàng của người Anh. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã tài trợ một phần rất lớn nên thương mại xuất cảng do các nhà buôn người Âu kiểm soát, và nhất là độc quyền về các dịch vụ chắc chắn và rộng lớn, các vụ chuyển các tài khoản của thuộc địa với chính quốc Pháp cùng với các dịch vụ của cơ sở tài chính của các cơ quan hành chính khác nhau. Trong lúc đó, trước các sự rủi ro đáng kể của tất cả các khoản tín dụng dài ngày ở tại một xứ mới được bình định và chưa được hiểu rõ, Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã áp dụng một chính sách đầy thận trọng đối với các dự án mà các người khẩn hoang đã trình cho ngân hàng. Tài trợ cho việc thương mại, nhiều cho xuất cảng cũng như nhập cảng là việc thích hợp cho chính sách của ngân hàng, bởi vì thời gian của tín dụng chỉ có vài tháng và các đảm bảo đã sẵn có : các vị thương gia chính đã có được các sự liên minh với nhau rất vững chắc tại chính quốc Pháp, và các hàng hóa lại là có thể tịch thâu được, nếu xảy ra việc không tôn trọng các điều cam kết. Có nhiều sự rủi ro lớn khi cho vay các số tiền lớn vì vậy cần thành lập một cơ quan tín dụng cho các đồn điền hay là cho việc thiết lập một xưởng hay thành lập một xí nghiệp vận tải cho một tuyến đường : các số tiền đầu tư vào các xí nghiệp này sẽ bị bất động trong nhiều năm và giá trị các số tiền cho vay bấp bênh không chắc chắn. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã thử làm vài vụ theo như sự yêu cầu khẩn cấp của vị Đô Đốc Thống Đốc nhưng kết quả không được tốt. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã thất bại và lỗ vốn nặng với mưu toan tài trợ ông Victor Kremer để phát triển ngành kỹ nghệ biến chế Đường tại một cơ xưởng xây dựng tại Biên Hòa. Được Đô Đốc Dupré hỗ trợ cho dự án này, ngân hàng đã cho ông Victor Kremer vay 1.200.000 đồng bạc vào năm 1871, ông Kremer đã cố gắng sức lực để mua được số cây mía cho nhà máy của ông chế biến do các nông dân người Nam trồng ra và cung cấp và ông Kremer đã vận dụng đủ mọi cách để khỏi phải chịu ảnh hưởng của các người mối lái người Tàu. Ông Kremer đã thất bại trong việc khai thác nhà máy chế biến Đường và đã ngừng hoạt động vào năm 1874. Quá thất vọng và mất tinh thần, ông Victor Kremer đã bỏ đi HongKong để lại một số tiền nợ khoảng 400.000 đến 500.000 đồng bạc - một số tiền quá quan trọng mà chính quyền đã thấy sự cần thiết phải bồi thường cho Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã đứng ra cho vay. Thêm nữa, ông Victor Kremer có hội đủ chăng tất cả các đức tính là con người đứng đắn và có khả năng. Ông này đã có được các sự giao tế vững chắc. Vào năm 1860 ông đã là vị giám đốc của chi nhánh Ngân Hàng Chiết Khấu Paris tại HongKong, về sau ông đã làm giám đốc của ngân hàng nhiều uy tín HongKong và Shanghai. Ông là một gương mặt lớn và đầy uy tín. Vì vậy, phải nghĩ sao về các doanh nhân đen tối hơn ông Kremer và không có được nhiều kinh nghiệm từng trải như ông này. Đã có quá nhiều dự án kỳ diệu đã được đề ra mà phần lớn đã không có được các đồng bạc đầu tiên để làm vốn và đồng thời cũng không có bất động sản để đảm bảo cho số tiền hỏi vay ở nơi ngân hàng, các vị doanh nhân này đã bị từ chối không cho vay. Cộng đồng nhỏ bé người Âu cư ngụ tại đây đã trở nên oán hận và các lời phản kháng của các người Âu này đã không ngớt được đưa lên đến vị Đô Đốc Thống Đốc, ngay từ các ngày khởi đầu việc chiếm đóng xứ Nam Kỳ và Ngân Hàng Chiết Khấu Paris bắt đầu hoạt động tại đây. Ngay từ năm 1865, ông Albert Henry de Vallandé, là con của một vị đại thương gia tại Bordeaux, đã đề nghị với Đô Đốc Roze, việc thành lập một ngân hàng thuộc địa, ngân hàng này chấp nhận ứng trước một số tiền cho các thương gia với các điều kiện có lợi. Ông Đô Đốc này đã nhận thức rõ ràng về các sự thiếu sót về việc sử dụng các khoản tín dụng tại Nam Kỳ và đã báo cáo với Paris, ông muốn thực hiện lại dự án thành lập một Ngân Hàng Thuộc Địa với sứ mạng đặc biệt chuyên về khai thác canh nông và phát triển nông nghiệp cho xứ thuộc địa này :

Đô Đốc Thống Đốc Roze phúc trình về Paris : đề ngày 26/1/1865. "Tôi không hề xao lãng để tạo cho một sự thúc đẩy cho mọi việc liên hệ đến vấn đề nông nghiệp, nhưng, tôi phải nói ra, là chúng ta đang thiếu phương tiện quyết liệt hơn cả để thành công, đó là một tổ chức tín dụng cho dân chúng. Dân chúng ở các địa phương đã bị các số nợ nặng lãi làm tiêu hao tài sản và sực lực, đã cho vay với số tiền lãi cao quá đến quá độ, mà không hề có xảy ra bất cứ ở một nơi nào. Tiền lãi cao có khi đến 200% đến 300% cho một năm. Một ngân hàng đứng đắn cho vay với lãi xuất 20% cho một năm, sẽ có được một số tiền lời đáng kể. Tổ chức hiện nay ở các tỉnh, việc phân ranh các vùng đất, về tài sản sẽ được hoàn thành trong các ngày sắp đến, sẽ tạo ra các sự đảm bảo cần có cho cơ quan tín dụng này. Một ngân hàng thuộc địa, giống như các ngân hàng ở các thuộc địa khác sẽ hoàn thành được mục đích này, và đưa vào nội quy các khoảnh cần thiết đặc biệt cho xứ này.

Nhưng, đã không có việc nào được thực hiện. Thời gian chưa được chín muồi. Sau năm 1871, các viễn ảnh đã khác đi, và các ngân hàng tín dụng lớn, các cơ quan hành chính thuộc địa, giới các thương nhân và bộ Hải Quân và Thuộc Địa đã cùng họp lại để tạo cho thuộc địa Nam Kỳ có một cơ quan tín dụng thường trực thật sự hầu để khai thác xứ này. Việc ra đời của Ngân Hàng Đông Dương là việc thành tựu của các sự suy tư của các cơ quan này.

CHƯƠNG THỨ HAI

Việc ra đời của Ngân Hàng Đông Dương

Dự án của ông Kresser – 15 tháng 2 năm 1872

Dự án thực sự đầu tiên để nghiên cứu việc thành lập một ngân hàng phát hành tiền tệ tại Nam Kỳ đã được đề ra vào ngày 15 tháng 2 năm 1872, dưới tựa "Dự án thành lập một ngân hàng phát hành tại Sàigòn". Tác giả của dự án này là ông Victor Kresser. Ông là người chủ trương kém may mắn cho nhà máy chế biến Đường Mía ở Biên Hòa. Ông này đã thảo dự án này vào những ngày đầu tiên khi ông đến cư ngụ tại đây, vào lúc ông còn hưởng được sự ưu đãi của vị Đô Đốc Thống Đốc Dupré; dự án này được đệ lên cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa tại Paris. Kể về địa vị và uy tín của cá nhân của ông Kresser, đây là một việc có thể là thật xảy ra là bộ sở hành chánh thuộc địa đã ít hay có nhiều yêu cầu, ít ra là chính thức, thảo ra bản dự án này và phúc trình. Như vậy, các phòng của bộ đã làm một trường hợp lớn, đã coi dự án này đã "được thảo ra rất hay và đã tỏ ra là đã có được một khả năng thật sự".

Ông Victor Kresser đã chủ trương thành lập một ngân hàng độc đáo, không giống các ngân hàng thuộc địa khác đã từng có. Cơ sở ngân hàng mới thành lập này được đặt tên là "Ngân Hàng Nam Kỳ" được đặt dưới nhiều điều kiện quá đặc biệt để có thể tăng trưởng với các điều của nội quy giống như vậy. Ngân Hàng Thuộc Địa hiện đang hoạt động đã được Nhà Nước tạo lập ra sau ngày bãi bỏ chế độ nô lệ, hầu để cung cấp khoản tín dụng cho các đồn điền trồng tỉa, đã thình lình cần có được các khoản tín dụng này để trả tiền lương cho các nhân công nô lệ, nay được tự do và làm việc để lĩnh lương hàng tháng, cùng với việc cải tiến việc trồng tỉa các loại nông sản. Các vị giám đốc và các người có trách nhiệm của các Ngân Hàng Thuộc Địa này đều cho chính phủ bổ nhiệm hay chỉ định, trong lúc một ủy ban giám sát thực thi việc kiểm soát chặc chẽ việc phát hành tiền tệ, các chiết khấu và việc cho vay trên các mùa màng sắp thu hoạch được. Các Ngân Hàng Thuộc Địa tán thành sự hiện diện của Nhà Nước, vì việc này đảm bảo cho sự lâu dài. Việc bảo trợ cho ngân hàng mới này, có phần nặng nề, sẽ che chở ngân hàng trước các sự bất ngờ của một nền kinh tế có nhiều loại khác nhau trên một diện tích hẹp, đảm nhận cho việc trao đổi giao thương với chính quốc là nơi tiêu thụ chính với sự có thể tự tái tài trợ với Ngân Hàng Chiết Khấu Paris, là ngân hàng được chỉ định làm bảo chứng với Ngân Hàng Nhà Nước Pháp quốc. Trong tương lai, tân Ngân Hàng Nam Kỳ sẽ nằm trong một trường hợp và hoàn cảnh không thể so sanh được với ngân hàng nhỏ khiêm nhượng, được tồn tại với đủ tiện nghi, dù là êm ấm về sự độc quyền của mình, với một nền kinh tế ưu tiên hướng về nước Pháp.

"Ngân Hàng mới này sẽ phải cạnh tranh với các số vốn có tại chỗ tại Sàigòn thuộc các ngân hàng của các nước khác là từ Singapour và HongKong. Các ngân hàng này đã chia nhau với Ngân Hàng Chiết Khấu Paris, việc mua bán hối đoái do từ việc xuất cảng không ngừng tăng gia về Gạo và các sản phẩm khác. Việc quan trọng cho Ngân Hàng Nam Kỳ là có thể đảm đương được các dịch vụ sẽ sinh tạo ra các điều kiện đặc biệt và khác nhau tại Nam Kỳ và Trung Quốc, luôn cả toàn phần Đông Dương (vì nào năm 1872, chủ quyền của Trung và Bắc Kỳ còn thuộc về Triều đình Huế) mà các định nghĩa thật là tỷ mỷ đã thoát ra khỏi các sự dự kiến thật là kỹ lưỡng.

(Phúc trình dự án về thành lập một ngân hàng phát hành tiền tệ đề ngày 15 tháng 2 năm 1875 do ông Victor Kresser thảo ra)

Nền kinh tế của xứ Nam Kỳ là một nền kinh tế mở ngỏ cho toàn vùng Châu Á. Nền kinh tế này phải chịu các ảnh hưởng từ bên ngoài và riêng biệt về các giá cả hàng hóa và đồng tiền, các việc này đều do Singapour và HongKong định đoạt. Sàigòn là một vệ tinh về đồng tiền của hai thành phố này, Nam Kỳ phải chịu hoàn toàn các sự thiệt hại về sự lên hay xuống của đồng bạc Mễ Tây Cơ - là tiền tệ chính trong việc hối đoái ở Viễn Đông - với nhịp độ của các mùa màng của các vụ đầu cơ cùng với sự can thiệp của các nước lớn ở trong vùng. Như vậy, Ngân Hàng Phát Hành mới này cần phải có sự mềm mỏng cần có để phản ứng lại nhanh chóng cho sự đòi hỏi của sự thiếu ổn định về tiền tệ, việc không có tại Châu Âu và ở các thành phố ở các thuộc địa. Ông Victor Kresser đã đề nghị là Nhà Nước Pháp chấp thuận cho ngân hàng được hưởng một sự tự do rộng rãi, càng nhiều càng tốt, và sự kiểm soát của ủy ban giám sát sẽ hạn chế cho các dịch vụ, do sự đặc biệt về các uy quyền đã được ban này đã tạo ra, vì vậy sẽ có các biện pháp đặc biệt được áp dụng để đảm bảo. Được biết đó là việc in ra các giấy bạc cùng với việc bồi hoàn cho các số tiền vốn đã giao phó cho ngân hàng.

Các việc do ông Victor Kresser trình bày rất là có giá trị. Các sự kinh nghiệm của ông vào khi ông làm Trưởng Ban Giám Đốc của HongKong và Shanghai Ngân Hàng, một Ngân Hàng Anh được coi là hàng đầu về tài chính cho tất cả vùng Viễn Đông, đã tạo cho các luận điệu của ông Victor Kresser một trọng lượng đáng kể. Các cơ sở thuộc bộ Hải Quân và Thuộc Địa đã tỏ ra nhạy cảm và chú tâm. Họ đã thiên về dự án của ông Victor Kresser và kết luận là Ngân Hàng Phát Hành Nam Kỳ cần phải là "một cơ chế giống như năm ngân hàng thuộc địa và có thể các sự giao phó nhưng đối với các cơ quan hành chính, về sự kiểm lại về số tiền hiện có tại kho bạc (hiện kim) và sự tương đương với số giấy bạc được phát hành ra, cùng với sự bồi hoàn lại các só tiền của các tài khoản công cộng mà ngân hàng có khả năng tiếp thu trên các ngân khoản thường được sử dụng.

Ông Victor Kresser cũng đã đồng thời gợi sự chú ý của nhà cầm quyền về sự giao hảo giữa Ngân Hàng Nam Kỳ với Ngân Hàng Chiết Khấu Paris. Vào năm 1860, ông này đã dám làm một cuộc "đánh cuộc táo bạo", một khúc quanh chiến lược có chiều hướng to lớn đồng thời cách mạng cho giới ngân hàng Pháp. Cho đến ngày nay, các ngân hàng đều tự liên minh với các xí nghiệp nước ngoài để các xí nghiệp này bảo lãnh cho. Các số tiền tổn phí và các sự rủi ro đều ít đi. Ngân Hàng Chiết Khấu chứng minh với các người có cổ phần của ngân hàng là việc mở rộng diện bàn hoạt động với thỏa hiệp tự do trao đổi vừa được ký kết với Anh quốc vào những ngày gần đây

"Thỏa ước về thương mại đã tạo ra thêm sự cần thiết và càng gấp hơn việc tổ chức về tín dụng của nước Pháp ở tại các nước sản xuất ra các nguyên vật liệu cho nền kỹ nghệ của chúng ta, vì tại các nước từ đây sẽ phải trực tiếp cần đến các khoản tín dụng hầu để có thể ngang nhiên cạnh tranh với các người ngoại quốc".

(bản phúc trình của hội đồng quản trị thường lệ 31/7/1860 và đảm bảo với các người có cổ phần là đang có một luồng doanh nghiệp đủ để cho phép Ngân Hàng Chiết Khấu có thể tiếp tục dễ dàng cho hoạt động một hội thương nghiệp đồng thời thực thi tấm lòng ái quốc.

"Giảm thiểu vai trò của ngân hàng ở vai trò Chiết Khấu và thương lượng, việc này làm các bước tiến của ngân hàng trở lên bớt lợi đi cho một phần diện địa mở ra của sự hoạt động của ngân hàng. Được biết rằng tầm quan trọng của các vị thương gia của chúng ta, họ tại các thành phố ở ngoại quốc đã phải lệ thuộc vào các ngân hàng của các nước khác cho các khoản tín dụng cần cho các vụ buôn hàng của họ, các vị thương gia này trông đợi rất nhiều ở nơi một cơ quan tín dụng lớn của Pháp tại các nơi sản xuất ra hàng hóa, với việc phát triển lớn của các nhà kho chứa đựng hàng hóa vì phải trông vào các xí nghiệp lớn, các xí nghiệp này đã nâng lên cao sự phát đạt của nước Anh và xứ Hà Lan.

(Bản phúc trình của hội đồng quản trị tại đại hội bất thường vào ngày 2 tháng 10 năm 1860)

Bị quyến rũ, các vị có cổ phần đã hùn tiền vào gấp đôi cho số vốn danh nghĩa. Vì các lý do mà chúng tôi không được biết đến, Ngân Hàng Chiết Khấu đã quyết định dồn các cố gắng cho vùng Viễn Đông. Từ năm 1860 đến năm 1862, ngân hàng đã thiết lập chín chi nhánh cho vùng Viễn Đông. Sau khi xảy ra nhiều vụ rắc rối, hệ thống này đã có 10 trụ sở vào năm 1869 tại các thành phố Calcutta - Bombay (Ấn Độ) Shanghai (Trung Quốc) HongKong (nhượng địa Anh quốc) Pondichéry (thuộc Pháp) Sàigòn (Nam Kỳ) Yokohama (Nhật Bản) và một chi nhánh duy nhất tại Anh quốc là Londres. Việc thành công không thể cãi được. Các kết quả trung bình rõ ràng (net) của các số vốn của ngân hàng từ năm 1860 đến 1866 l) 11% năm và với kế toán tổng kết cho năm 1869 - 1870, các chi nhánh ở các nước ngoại đã đem về 40% cho các số tiền lời toàn bộ. Vào niên hiệu này, Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã trở thành Ngân Hàng Pháp (French Bank) tại Viễn Đông.

Thái độ của Ngân Hàng Chiết Khấu Paris lãnh đạo cho tương lai của ngân hàng phát hành tiền tệ. Ông Victor Kresser tiên liệu hai giải pháp có thể có được : Ngân Hàng Chiết Khấu Paris chấp nhận biến đổi chi nhánh của ngân hàng tại Sàigòn thành ra Viện Phát Hành và sáng lập ra một ngân hàng mới hay là nếu từ chối việc này, thì chỉ còn có việc sáng tạo ra một cơ chế độc lập. Tác giả của "Dự án việc thành lập một Ngân Hàng Phát Hành tại Sàigòn" ngỏ ý thiên về giải pháp thứ nhất. Sức nặng của Ngân Hàng Chiết Khấu Paris thật là đáng kể, và trong tình trạng nền kinh tế thuộc địa Nam Kỳ đang phát triển đáng kể, không thể nói được là thêm một ngân hàng mới dù là có được trang bị với quyền ưu tiên để phát hành tiền tệ, có thể thành lập được trước một sự cạnh tranh đầy thù nghịch.

"Ở tại một nước, nơi mà diện địa để khai thác, cho các dịch vụ về tài chính chưa còn được đúng mức phát triển lớn, sự đáng kể sau này nếu không kể cho vài sự sợ hãi về các kết quả của đấu tranh cần phải hỗ trợ cho trong nhiều năm cho một cơ sở mới để tạo ra được một hạt nhân cho các dịch vụ có lãi. Cần phải thận trọng tiết kiệm... kinh nghiệm cho ngân hàng được thiết lập tại Nam Kỳ, các dịch vụ này sẽ không nằm ở ngoài các dịch vụ mà hiện nay chúng ta đang thực thi tại Ngân Hàng Chiết Khấu, để đạt được một số thù lao đủ cho số tiền vốn của Ngân Hàng Victor Kresser.

Lấy dự án này là của mình, Ngân Hàng Chiết Khấu đã đem sự hỗ trợ của các chi nhánh quốc tế của mình, các sự tin cậy của ngân hàng tại Âu Châu và ở Viễn Đông, các số vốn dồi dào - và có thể là việc quan trọng - là các người nhân viên đã được đào tạo cho các nghiệp vụ về ngân hàng ở tại chỗ cho vùng địa dư của thế giới, ở tại đây.

Nếu Ngân Hàng Chiết Khấu muốn bảo tồn chi nhánh ở Sàigòn ở trong hiện trạng, ông Victor Kresser chỉ thấy giải pháp thay thế là tạo ra một ngân hàng độc lập có được các nguồn tài chính đầy đủ trong một thời gian để quen đi với các đường lối thực thi với các nghiệp vụ ngân hàng tại Viễn Đông, đồng thời để có được một số khách hàng nằm trong một trạng thái cạnh tranh sống động. Dự án của ông đã dự định cần phải có một số vốn là 10 triệu đồng francs vàng (để so sánh cho việc này, số tiền vốn của các ngân hàng chính của các thuộc địa : Martinique, Guadeloupe và Réunion là 3 triệu quan; tiền vốn của Ngân Hàng xứ Algéria mà "quy chế lai tạp" đã rất giống với 5 ngân hàng thuộc địa và với Ngân Hàng Quốc Gia Pháp, lúc khởi đầu chỉ có 3 triệu quan vàng, về sau tăng lên đến 10 triệu quan, sau 9 năm và đã đặt trụ sở tại Paris. Đạo luật năm 1851 đã thành lập các ngân hàng thuộc địa đã bắt buộc các ngân hàng này đặt trụ sở ở tại nơi có được ưu quyền phát hành tiền tệ. Trên thực dụng, nơi đặt ra các trụ sở của các ngân hàng thuộc địa đã chứng tỏ ra quá bất tiện, vì như vậy quá xa Paris vào thời đó là một thị trường tài chính hàng thứ hai của thế giới, tại nơi này là nơi để có thể kêu gọi để vay các số tiền vốn cần đến - một tình hình thường khi cần đến vì số vốn quá ít vào lúc bắt đầu thành lập, của một nền ngoại thương nhập nhiều xuất ít hàng hóa và với các người dân Pháp khá giả thích chuyển tiền tiết kiệm về chính quốc. Nhờ vào các nguồn lợi tức, Ngân Hàng Nam Kỳ đã có được một trụ sở tại Paris, nhờ vậy, ngân hàng này có thể thực thi được tất cả các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng thông thường của các ngân hàng ở Châu Âu được thiết lập tại các "trung tâm thương mại" lớn tại Ấn Độ, tại Trung Quốc và tại Nhật Bản, đồng thời có thể đương đầu, với các lực lượng của mình đối với các sự cạnh tranh của các xí nghiệp tài chính được thiết đặt tại Châu Á.

Xuất phát từ các chi nhánh Ngân Hàng Chiết Khấu Paris để trở thành Viện Phát Hành hay là một ngân hàng độc lập, "Ngân Hàng xứ Nam Kỳ" do ông Victor Kresser đề ra vẫn giữ lại các đặc điểm căn bản của mình. Ưu quyền phát hành tiền tệ được ban cho trong 30 năm và tự lan rộng ra các lãnh thổ lân cận (mà quân Pháp sẽ chinh phục trong tương lai), sát nhập hay sẽ bảo hộ do nước Pháp, số tiền Vốn và các nguồn tài chính của Ngân Hàng Chiết Khấu hay của ngân hàng mới sẽ đảm bảo ưu tiên cho việc hoàn đổi các tờ giấy bạc do ngân hàng phát ra, cùng với các số tiền của các công sở ký thác ở trong các chương mục thông dụng ở tại ngân hàng này. Hai điều khoản luân tiếp nhau của dự án này (của ông Kresser là hai con đường để đạt được cùng một mục tiêu : thành lập một ngân hàng thuộc địa thuộc về một loại mới, do từ tính rộng lớn địa bàn của các sự hoạt động và các tính chất của các sự liên hệ với Nhà Nước).

Các cuộc thương lượng đầu tiên (tháng sáu năm 1872 - tháng ba 1873)

Các lý do đã thúc đẩy ông Victor Kresser thảo ra bản phúc trình đã không được thông báo cho chúng tôi. Nhưng, cũng có thể ông này vẫn còn có các sự liên lạc ưu tiên với Ngân Hàng Chiết Khấu, có thêm vào là ông này cũng cho ngân hàng biết rõ về các đề nghị của ông cùng với các sự kết luận, ông đã cần 4 tháng làm việc, sau khi hoàn thành việc xây dựng nhà máy chế biến Đường Mía ở Biên Hòa, vào thời điểm mà cần phải một tháng để chuyển một bức thơ từ Sàigòn về Paris. Thêm vào việc ông Victor Kresser lại là một khách hàng quan trọng của Ngân Hàng Chiết Khấu chi nhánh tại Sàigòn. Tại Paris, vị giám đốc của ngân hàng, ông Coullet, đã đến gặp vị giám đốc Nha Thuộc Địa tại bộ Hải Quân và Thuộc Địa là ông Benoist d'Azy để kêu gọi ông d'Azy giao phó việc độc quyền phát hành tiền tệ cho chi nhánh của ngân hàng của ông tại Nam Kỳ. Ngày 20 tháng tám năm 1872, Ngân Hàng Chiết Khấu đã gởi một bản dự án về một bản thỏa thuận với các sự dự thảo đầu tiên của ông Kresser. Bản dự thảo này đề nghị biến đổi chi nhánh của Ngân Hàng Chiết Khấu tại Sàigòn thành một chi nhánh được phép phát hành tiền tệ, các tờ giấy bạc này sẽ được trả lại bằng hiện kim khi được trình ra vào khi cần đến, và lần phát hành đầu tiên sẽ hạn chế là 10 triệu đồng bạc (vào thời đó được trị giá tương đương với 55,5 triệu tiền quan bằng vàng, tức là 1/3 tổng số ngoại thương của Nam Kỳ vào năm 1871 và tương đương với số 777 triệu francs tiền năm 1990), số tiền này được đảm bảo bởi số quý kim (vàng đuợc giữ trong Ngân Khố Ngân Hàng Nhà Nước, tổng số giấy bạc phát hành sẽ được đảm bảo với ít nhất là 1/4 quý kim được ký thác. Các quy chế của Ngân Hàng Chiết Khấu sẽ được sửa đổi để có thể thực thi cho các hoạt động kinh doanh đặc biệt về ngân hàng tại Nam Kỳ và ở các địa phương khác ở Viễn Động. Ngân Khố Thuộc Địa, dưới sự kiểm soát của Nhà Nước sẽ mở một chương mục thông thường miễn phí, với một ủy ban kiểm soát gồm có ba vị quản trị là công chức và hai vị thương gia ở Sàigòn, cho phép Nhà Nước có quyền theo dõi các việc quản trị của xí nghiệp này. Sau cùng, vì thận trọng tại một vùng mà việc bình định vừa dựng được hoàn thành xong, một đội lính sẽ được đặc biệt phái đến để phụ trách việc canh phòng các văn phòng của Ngân Hàng Chiết Khấu.

Bộ truởng bộ Hải Quân và bộ Thuộc Địa đã mau cho biết là bất đồng ý kiến về giải pháp được đề ra. Bộ muốn có việc thành lập một Ngân Hàng Thuộc Địa tự trị. Một văn bản được thảo ra và bàn về dự án của ông Kresser và đưa ra lời giải thích : việc nhượng các ưu quyền về phát hành tiền tệ cho chi nhánh của một ngân hàng sẽ tạo ra các vụ buôn bán và nghiệp vụ về tài chính có sự rủi ro tạo ra các vụ hỗn độn bực mình trong các nghiệp vụ không phù hợp với các nhiệm vụ thực sự.

"Tín dụng và tiền vốn của trụ sở Ngân Hàng Chiết Khấu không thể với một kích thước nào có thể "lãnh đạo" cho chi nhánh Sàigòn. Sẽ có một sự bất tiện lớn nếu khả năng này được chấp thuận. Chúng tôi sẽ phải thấy diễn trở lại các việc "quá lạm" về tín dụng về bất động sản, đã từng tạo ra trong việc lưu hành với các xí nghiệp của các người ngoại, che giấu các kết quả bằng cách che đậy bằng cách "lột áo của Paul để vận cho Pierre, vân vân... "

(bản nhận xét về dự án của ông Kresser)

Đó là, sự nhận xét rộng lớn hơn, vai trò của một Viện Phát Hành Tiền Tệ và tại đây đang là một vấn đề và là câu hỏi. Đối với Nhà Nước Pháp, một định chế mới, phải hội đủ các bổn phận để đáp ứng lại cho các ưu quyền được ban cho.

"Các ngân hàng phát hành, hình như đối với tôi, thường hay có các vụ hành sự đi ra ngoài các nhiệm vụ thật sự của họ, đó là ban cho các xí nghiệp tín dụng các số tiền đối giá đã có giá trị trong việc lưu hành tiền tệ, các giấy bạc được ký thác trong ngân quỹ của họ. Như vậy làm dễ dãi đi các dịch vụ của họ mà không phải chịu đựng các sự rủi ro"

(cũng ghi trong bản nhận xét trên)

Người thảo ra bản nhận xét này đã ít mô tả về Viện Phát Hành tương lai và cũng không đặt ra một câu hỏi về nguyên tắc. Ông này cũng nhìn nhận là các điều kiện thi hành nghiệp vụ ngân hàng tại xứ Nam Kỳ có các sự đặc biệt của nó và cần phải có một sự "dung hòa cho các quy chế", nhưng vì là người bảo vệ cho quyền lợi chung, Nhà Nước không thể ban việc bảo lĩnh thuận cho một ngân hàng phát hành mà không hề có một sự kiểm soát nào trên ngân hàng này và sẽ không được tổ chức để có được một sự đảm bảo cần thiết cho việc lưu hành một loại tiền tệ có được tự do hoán đổi bất cứ lúc nào mà tổng số tiền đáp ứng lại cho sự cần dùng để tài trợ cho nền kinh tế của xứ Nam Kỳ.

Sau một cuộc nghiên cứu lâu dài về các sự quan trọng của các ý chí của Chính Phủ, Ngân Hàng Chiết Khấu Paris trong một văn thư đề ngày 25 tháng 11 năm 1872, đã chấp nhận việc sửa đổi dự án đầu tiên và tiếp tục xin được hưởng đặc quyền trong khuôn khổ mới. "Chúng tôi nghĩ rằng sáng kiến dũng cảm do ngân hàng đề xướng ra bằng cách thiết lập các đại lý tại Đông Ấn Độ, tại Trung Quốc và tại Nhật Bản, cùng với việc thiết lập một chi nhánh tại Sàigòn, trong các ngày đầu của việc chiếm đóng xứ này của người Pháp, đã cho Ngân Hàng Chiết Khấu Paris có được quyền đòi hỏi việc ưu tiên được hưởng về nhượng quyền cho một Ngân Hàng Phát Hành Tiền Tệ". Được ông Benoist d'Azy khuyến khích, ông giám đốc Coullet đã sốt sắng thúc đẩy việc xét lại bản dự án đầu tiên do Ngân Hàng Chiết Khấu đã đệ lên và, vào tháng Ba năm 1873, mười lăm (15) vị quản trị ngân hàng đã đồng ký tên vào dự án mới được đề ra.

"Được báo cho biết là chính phủ đã thuận cho việc thành lập một ngân hàng đặc biệt, không phải thực thi các nghiệp vụ Chiết Khấu tại chính quốc chúng tôi yêu cầu ông Bộ Trưởng ban cho nhượng quyền việc thành lập ngân hàng này.

Nếu chúng tôi được trở thành quản trị của việc nhượng quyền này cho ngân hàng mới này, chủ ý của chúng tôi là mời các vị có cổ phần của Ngân Hàng Chiết Khấu tham gia vào việc xây dựng tổng số vốn của ngân hàng này (nếu họ muốn tham gia; sau, chúng tôi đề nghị là thiết lập cho giữa xí nghiệp này các sự liên hệ về ngân hàng và thơ tín thân tín mà đối với chúng tôi sẽ có lợi cho Ngân Hàng Chiết Khấu đồng thời sẽ đảm bảo sự thành công cho ngân hàng mới này.

Thưa ông Bộ Trưởng, chúng tôi sẵn sàng đặt dưới quyền sử dụng của ông, để soạn thảo các quy chế cho xí nghiệp mới này, mà chúng tôi có ý định đưa vào các người khách hàng cùng với các cơ sở vật chất của chúng tôi đã có tại Sàigòn. Cho xí nghiệp mới này, chúng tôi đề nghị tên "Ngân Hàng Đông Dương"

(Bức thơ của các vị quản trị ngân hàng gởi ông Bộ Trưởng Thuộc Địa – 15 tháng 3 năm 1873)

Tên cuối cùng của ngân hàng tương lai đã xuất hiện ra vào lần đầu tiên với các "nét hợp nhất" giữa hai chữ Indo-Chine, mà về sau được gọi là Đông Dương. Sự độc lập của Viện Phát Hành Tiền Tệ hình như đã trở thành rõ ràng hơn, khi mà vị trí của Ngân Hàng Chiết Khấu muốn bao che cho Ngân Hàng Đông Dương tương lai. Là ngân hàng sáng lập ra, lại là ngân hàng hùn vốn với các cổ phần, là ngân hàng gợi ra chính sách lại có sẵn được một hệ thống các chi nhánh mà các trụ sở là bắt buộc là các nơi bảo lĩnh, Ngân Hàng Chiết Khấu đã không che giấu trở thành ngân hàng giám hộ với ác ý xâm chiếm. Ngân Hàng Chiết Khấu cũng biết cư xử ở thế kẻ mạnh đối với Nhà Nước, bởi vì là một xí nghiệp duy nhất về tín dụng của Pháp và có được kinh nghiệm và diện địa cần thiết để thành lập và hỗ trợ cho một Ngân Hàng Phát Hành Tiền Tệ trong các bước đầu tiên của ngân hàng này.

Giai đoạn quyết định (tháng 10 và tháng 11 năm 1874)

Các vụ thương lượng đã tự ngưng trong một năm rưởi. Các vị chủ vai đã không giải thích vì sao, nhưng các lý do đã rõ ràng. Vị Bộ Trưởng bộ Hải Quân và bộ Thuộc Địa đã thấy ra ý chí bá quyền của Ngân Hàng Chiết Khấu và đã tự báo động, và đồng thời ông cũng muốn có được thời gian cần thiết để nhận định và nghĩ ra các quy chế cho một Viện sẽ không là một bản sao cóp của các ngân hàng thuộc địa đã từng có sẵn. Về phía Ngân Hàng Chiết Khấu đã tu chỉnh lại sâu rộng hội đồng quản trị của ngân hàng cùng với Ban Giám Đốc, vào năm 1872-1873, Ngân Hàng Chiết Khấu đã phải đương đầu với các sự khó khăn không hề được trông đợi. Ngân Hàng Chiết Khấu đã bị bắt buộc phải thôi không còn sử dụng nhiều vị nhân viên của đại lý có nhiều khả năng và có tài ba đang thực thi các nghiệp vụ tại Viễn Đông, bởi vì quốc tịch Đức của các vị nhân viên này đã trở thành nguồn gốc của các sự ngờ vực. Vào cuối năm 1872, đã xảy ra một cuộc khủng hoảng dữ dội đã làm rung chuyển nền kinh tế của Nam Châu Á và các sự tàn phá đã lan tràn ra trong các tháng đầu năm 1873. Nước Đức đã làm nặng thêm các sự khó khăn của các nước Viễn Đông, tất cả các nước này đều sử dụng các tiền bằng Bạc (kim loại) vì nước Đức đã bán ra một số lượng lớn trữ kim Bạc và sử dụng "tiêu chuẩn quý hơn bằng Vàng" vào năm 1872. Việc xuống giá của kim loại Bạc đã làm cản trở các việc giao thương với Châu Âu và việc xuống giá các số tiền lời được về các nước sử dụng tiền vàng. Các số tiền lời của hệ thống ngân hàng được chuyển về đã suy sụp xuống rất nhiều vào năm 1873, đến độ mà ủy ban quản trị đã tự đặt ra câu hỏi về việc nên giữ lại hay hủy bỏ dự án Kresser, và vào lúc diễn ra Đại Hội Toàn Thể các vị có cổ phần ở Ngân Hàng Chiết Khấu, họp vào ngày 31 tháng Giêng năm 1874, ông đã phải đứng ra bào chữa chính sách của ông vào khi có một người có cổ phần lên tiếng chất vấn. Sau khi điều tra, ông này đã phải quyết định tiếp tục thực thi, nhưng không còn nhiệt tâm : "cần phải thận trọng, về quyền lợi chung của Ngân Hàng Chiết Khấu và của các vị khách hàng, là không nên làm vội vàng và làm một việc thử nghiệm xấu". Trong trên một năm, hồ sơ của "Ngân Hàng Đông Dương" được xếp vào trong một ngăn tủ.

Vào phần lục cá nguyệt thứ nhì của năm 1874, các vụ tiếp xúc đã được nối lại. Ngân Hàng Chiết Khấu Paris đã vượt qua được các sự ngờ vực của mình và bộ Hải Quân và Thuộc Địa đã noi theo gương của Ngân Hàng của đảo Tân Calédonie, được thành lập do sắc luật ngày 14 tháng 7 năm 1874. Ngân Hàng đảo Tân Calédonie đã khai trương một loại ngân hàng thuộc địa loại mới. Các quy chế của ngân hàng này đã cho ngân hàng này được có một sự tự do mà năm ngân hàng thuộc địa đã không có được.

Năm ngân hàng thuộc địa này đã ra đời từ 20 năm về trước. Có vài sự đề nghị của ông Kresser đã được sử dụng tại đây, mà không có thể biết được nếu các sự quay về cùng một nơi là đã ngẫu nhiên hay là các ý tưởng đã được phát triển cho xứ Nam Kỳ và đã được diễn dịch tổng hợp sử dụng cho đảo Tân Calédonie. Trụ sở được đặt tại Paris, và vị Giám Đốc thì do các vị quản trị viên đề nghị, các vị quản trị đã được lựa chọn trong toàn bộ các người có cổ phần trong số vốn của ngân hàng. Các vị kiểm soát, họ là các người có quyền lực của Nhà Nước ở trong các ngân hàng cũ ở thuộc địa đã được thay thế bởi các vị ủy viên chính phủ có nhiệm vụ tư vấn và thông tin.

Vào ngày 22 tháng 10 năm 1874, Ngân Hàng Chiết Khấu đã trao cho bộ Hải Quân và Thuộc Địa một dự án mới, dự án này đã gồm có nhiều nguyện vọng được đề ra bởi các quyền lực công chúng. ngân hàng, nay trở thành "Ngân Hàng Đông Dương" nay đã có được một "chỗ ngồi" vững chắc hơn bằng cách đảm bảo việc phát hành tín dụng và các số tiền nợ bằng một số tiền tồn quỹ phải ít ra bằng 1/3, không còn là 1/4 như trước của toàn số tiền gộp lại. Số tiền "vốn xã hội", được đồng hóa với một sự cầm cố để đảm bảo cho sự phát hành sẽ được ký thác tại Ngân Hàng Quốc Gia Pháp. Một chi nhánh thứ hai sẽ được mở ra tại Pondichéry (Ấn Độ thuộc Pháp) ngoài thêm trụ sở ở Sàigòn. Cả hai nơi này tự bắt buộc phải cho các tín dụng lâu ngày dưới danh nghĩa là cho vay để phát triển ngành canh nông. Nhưng vì đã bị thiệt thòi quá nhiều vì các sự chán nản, Ngân Hàng Chiết Khấu đã hạn chế các vụ cho vay tiền và đồng thời cùng hạn chế sự rộng lớn của dự án Kresser, số tiền vốn xã hội đã giảm đi chỉ còn là 10 triệu đồng francs vàng, không vì vậy mà giảm đi việc chi phối vào ngân hàng mới này. "Ngân hàng đặt trụ sở trong trụ sở của Ngân Hàng Chiết Khấu tại Paris, hội đồng quản trị họp hai lần trong mỗi tháng cùng lúc với nhịp độ của các văn thơ được gởi từ Sàigòn đến Paris. Hội đồng quản trị gồm có 6 người do Ngân Hàng Đông Dương chọn lựa và vị chủ tịch thuộc về (theo luật) là vị chủ tịch của Ngân Hàng Chiết Khấu. Về phần các tờ giấy Bạc của "Ngân Hàng Đông Dương" sẽ được phát hành ra dưới tên là tiền Franc, và không phải là tiền Piastre, để có thể hoàn trả lại bằng "hiện kim" tại tất cả các chi nhánh của Ngân Hàng Chiết Khấu.

Dự án của Ngân Hàng Chiết Khấu đã làm bối rối Bộ Hải Quân và Thuộc Địa. Ngân Hàng Phát Hành Tiền Tệ đã ở trong sự lệ thuộc quá chặc chẽ và sự kiêm nhượng của số tiền vốn đã không đáp ứng cho nhiệm vụ được giao phó cho ngân hàng này. Nhưng có sự can thiệp của Ngân Hàng Tín Dụng cho kỹ nghệ và thương mại đã làm thay đổi các vấn đề của dự án này. Ngân Hàng Tín Dụng Kỹ Nghệ và Thương Mại, viết tắt là CIC đã xuất hiện trễ trên thương trường này. Trong các văn kiện về trước, Ngân Hàng CIC đã mưu toan với ông Giám Đốc quản trị các thuộc địa của Bộ là ông Benoist d'Azy nhìn nhận là luận đề này đã được tiếp xúc đến từ nhiều năm về trước. Thực sự Ngân Hàng CIC chỉ chú ý đến dự án này vào tháng Chín năm 1874 vào khi ông Rouquerol là người con trai của một vị chủ ngân hàng nhỏ ở thành phố Toulon đã tìm cách tiếp xúc với ông Benoist d'Azy và đề nghị với ông này góp vốn vào một Ngân Hàng Phát Hành cho xứ Nam Kỳ. Giai đoạn ông Rouquerol đã thật là kinh ngạc và làm bối rối, vì đã đưa ra ánh sáng các hành động của các doanh nhân thuộc loại hạng hai nhưng rất là táo bạo, họ mưu toan tìm các chỗ dựa cần có để thực hiện được cho một ý định vượt qua các phương tiện sẵn có của họ, mà Nhà Nước đã chú tâm theo dõi bởi vì, các đại xí nghiệp ở chính quốc đã tỏ ra một cách giảm nhẹ đi về các quyền lợi của họ ở tại xứ Nam Kỳ. Các vị doanh nhân này có thể được coi là các người đem lại một sự đóng góp quý báu vào việc khai thác thuộc địa này. Có một vị tên Ch. Bioume thường hay đi đến xứ Nam Kỳ để thực hiện các doanh vụ của ông, ông này đã nhận ra việc "thuộc địa này đang thiếu tiền". Vào tháng 5 năm 1873, ông Ch. Bioume đã giới thiệu ông Rouquerol với ông Benoist d'Azy và nói là ông Rouquerol là người muốn thành lập một ngân hàng phát hành tiền tệ tại Nam Kỳ mà không cần đến sự giúp đở của bộ Hải Quân và Thuộc Địa. Ông Benoist d'Azy đã chấp thuận cho việc vận động này và ông nói : "Tôi quen biết nhiều ông Ch. Bioume và biết ông là một người có nhiều khả năng lớn. Việc ông đề nghị với tôi dường như và tỏ ra đáng được xét đến", nhưng lại thêm vào việc thương thảo với Ngân Hàng Chiết Khấu đã gián đoạn từ hai tháng nay. Ông Rouquerol bắt tay vào việc thực hiện nhiệm vụ, nhưng việc phối hợp của ông đã thất bại bởi vì sự từ trần đột ngột của vị "tài phiệt tư bản" đã chấp nhận đưa ra số tiền vốn để đầu tư vào Ngân Hàng Phát Hành này. Ông Rouquerol đã từ chối không tìm ra một vị "tư bản tài phiệt quan trọng khác" vì sợ ông này sẽ tự xen vào đặc quyền độc nhất của ông Rouquerol trong việc tổ chức ngân hàng này, và ông Rouquerol đã dùng một chính sách khác để hợp lại cho đủ số tiền vốn. Ngày 22 tháng 5 năm 1874, ông Rouquerol thông báo cho ông Benoist d'Azy : "Tôi đã hợp được một phần của số tiền vốn bằng sự góp các số vốn rất ít cho mỗi cổ phần từ 10 đến 15 ngàn francs" (số này tương đương với 147.000 và 367.000 francs/năm 1990). Nhưng ông Benoist d'Azy đã phải lo âu. Các vụ vận động của ông Rouquerol dẫm chân tại chỗ và tình cảnh cá nhân của ông này không được sáng chói lắm. Từ việc thanh toán ngân hàng nhỏ của người cha của ông, ông Rouquerol chỉ cứu vãn được thanh danh của ông là một doanh nhân lương thiện. Vị giám đốc về Thuộc Địa tiếp tục nhìn nhận ông Rouquerol là vị giám đốc Ngân Hàng Phát Hành (nhưng chưa chính thức thành lập) nếu ông này hội lại được đủ số tiền vốn xã hội của ngân hàng, nhưng là với danh từ "bấp bênh". Vì vậy ông Rouquerol có thể hay không để mưu toan làm "xả láng". Ông Rouquerol liền thay đổi chính sách thận trọng của ông mà ông từng áp dụng và quyết định thương thảo với Ngân Hàng CIC vào tháng Chín năm 1874, là một tư bản tài phiệt quan trọng, theo quan điểm của ông Rouquerol, Ngân Hàng CIC sẽ chấp nhận việc giúp đỡ ông. Nhưng đến ngày 21 tháng Mười năm 1874, ông được biết là Ngân Hàng CIC đang vận dụng để được hưởng ưu quyền thành lập một Ngân Hàng Phát Hành Tiền Tệ tại xứ Nam Kỳ. Ông này đã trở nên giận dữ vì biết mình đang bị lợi dụng, ông này liền viết liền một bức thơ cho ông giám đốc Thuộc Địa Benoist d'Azy : "Vào ngày hôm nay, Ngân Hàng CIC đã không hề có được một đề nghị nào đối với tôi và đồng thời để tôi qua một bên, đã đến đề nghị với quý bộ để được hưởng nhượng quyền thành lập một ngân hàng tại xứ Nam Kỳ, và tôi không được gì ngoài các lởi lẽ tốt đẹp." Các sự đòi hỏi của ông Rouquerol đòi hỏi phải được đền bù lại, đã không đư�