182
TẬP TÀI LIỆU MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (TẬP TÀI LIỆU BÀY BAO GỒM 2 PHẦN: PHẦN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TỪ TRANG 2 VÀ PHẦN THAM KHẢO TỪ TRANG 54) 1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO a. Hiệp định WTO: Trang 3 b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT: Trang 6 c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA: trang 14 d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM: trang 19 e. Hiệp định tư vệ - SA: Trang 25 f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU: trang 27 2. Quy định Pháp luật Quốc gia: trang 36 3. Công ước Viên 1980: trang 45 PHẦN THAM KHẢO : 4. Các vụ tranh chấp : Vụ cá da trơn : Trang 56 Vụ Ngũ cốc : Trang 57 Vụ Trợ cấp máy bay : Trang 58 Vụ Thép : trang 59 Vụ đồ uống có cồn : trang 60 Vụ Táo, Hoa kỳ - Nhật bản, trang 61 Vụ Thịt bò, Hàn Quốc – Hoa kỳ Trang 62 Vụ Công nghiệp ôtô, Hoa kỳ - Indonêsia Trang 64 Vụ Xăng nhập khẩu, Venezuela – Hoa kỳ, trang 66 Vụ cá hồi, Nauy, trang 68 Vụ cá hồi, Chile, trang 70 Vụ Thịt bò và gạo, Mexico trang 72 5. Mẫu Hợp đồng: Trang 74 6. Mẫu Bản án: trang 94 7. Incoterms 2000: trang 104

Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

TẬP TÀI LIỆU MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

(TẬP TÀI LIỆU BÀY BAO GỒM 2 PHẦN: PHẦN QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TỪ TRANG 2 VÀ PHẦN THAM KHẢO TỪ TRANG 54)

1. Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO

a. Hiệp định WTO: Trang 3

b. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại – GATT: Trang 6

c. Hiệp định chống bán phá giá – ADA: trang 14

d. Hiệp định chống Trợ cấp – SCM: trang 19

e. Hiệp định tư vệ - SA: Trang 25

f. Hiệp định về giải quyết tranh chấp – DSU: trang 27

2. Quy định Pháp luật Quốc gia: trang 36

3. Công ước Viên 1980: trang 45

PHẦN THAM KHẢO   :

4. Các vụ tranh chấp :

Vụ cá da trơn : Trang 56Vụ Ngũ cốc : Trang 57Vụ Trợ cấp máy bay : Trang 58Vụ Thép : trang 59Vụ đồ uống có cồn : trang 60Vụ Táo, Hoa kỳ - Nhật bản, trang 61 Vụ Thịt bò, Hàn Quốc – Hoa kỳ Trang 62Vụ Công nghiệp ôtô, Hoa kỳ - Indonêsia Trang 64Vụ Xăng nhập khẩu, Venezuela – Hoa kỳ, trang 66Vụ cá hồi, Nauy, trang 68Vụ cá hồi, Chile, trang 70Vụ Thịt bò và gạo, Mexico trang 72

5. Mẫu Hợp đồng: Trang 746. Mẫu Bản án: trang 947. Incoterms 2000: trang 1048. Bài đọc vụ kiện tự vệ của Việt nam : Trang 1069. Danh sách quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường : trang 10810. Thống kê các vụ kiện : trang 10911. Bài đọc tham khảo : trang 113

Page 2: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

PHẦN 1:

Trích dẫn Quy định Pháp luật liên quan Tổ chức Thưong mại Thế giới – WTO

1. HIỆP ĐỊNH MARAKESH THÀNH LẬP

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Điều I - Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (dưới đây được gọi tắt là “WTO”).

Điều II - Phạm vi của  WTO

1.WTO là một khuôn khổ định chế chung để điều chỉnh các mối quan hệ thương mại giữa các Thành viên của tổ chức về những vấn đề liên quan đến các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả những Phụ lục của Hiệp định này.

2.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời gồm cả Phụ lục 1, 2 và 3 (dưới đâỵ được gọi là "Các Hiệp định Thương mại Đa biên") là những phần không thể tách rời  Hiệp định này và ràng buộc tất cả các  Thành viên.

3.Các Hiệp định và các văn bản pháp lý không tách rời trong Phụ lục 4 (dưới đâỵ được gọi là "Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên") cũng là những phần không thể tách rời khỏi Hiệp định này và ràng buộc tất cả các  Thành viên đã chấp nhận chúng. Các Hiệp định Thương mại Nhiều bên không tạo ra quyền hay nghĩa vụ gì đối với những nước Thành viên không chấp nhận chúng.

4.Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại năm 1994 được nêu cụ thể trong Phụ lục 1A (dưới đây được gọi là "GATT 1994") độc lập về mặt pháp lý đối với Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại ngày 30 tháng 10 năm 1947 (dưới đây được gọi là "GATT 1947") đã được chỉnh lý, sửa chữa hay thay đổi, là phụ lục của Văn kiện cuối cùng được thông qua tại buổi bế mạc phiên họp lần thứ hai Hội đồng Trù bị của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Việc làm.

Điều IV - Cơ cấu của WTO

1.      Hội nghị Bộ trưởng sẽ họp hai năm một lần bao gồm đại diện của tất cả các  Thành viên. Hội nghị Bộ trưởng sẽ thực hiện chức năng của WTO và đưa ra những hành động cần thiết để thực thi những chức năng này.  Khi một  Thành viên nào đó yêu cầu, Hội nghị Bộ trưởng  có quyền đưa ra những quyết định về tất cả những vấn đề thuộc bất kỳ một Hiệp định Thương mại Đa biên nào theo đúng các yêu cầu cụ thể về cơ chế ra quyết định qui định trong Hiệp định này và Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan.

2.      Đại Hội đồng, gồm đại diện của tất cả các nước Thành viên, sẽ họp khi cần thiết. Trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng, thì chức năng của Hội nghị Bộ trưởng sẽ do Đại Hội đồng đảm nhiệm. Đại Hội đồng cũng thực hiện những chức năng được qui định trong Hiệp định này. Đại Hội

2

Page 3: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

đồng sẽ  thiết lập các quy tắc về thủ tục của mình và  phê chuẩn những qui  tắc về thủ tục cho các  ủy ban quy định tại khoản 7 Điều IV.

3.      Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp được qui định  tại Bản Diễn giải về giải quyết tranh chấp. Cơ quan giải quyết tranh chấp có thể có chủ tịch riêng và tự xây dựng ra những qui  tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của  mình.

4.      Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhiệm trách nhiệm của Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại được qui định  tại TPRM. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại có thể có chủ tịch riêng và sẽ xây dựng những qui  tắc về thủ tục mà cơ quan này cho là cần thiết để hoàn thành trách nhiệm của  mình.

5.      Hội đồng  Thương mại Hàng hoá, Hội đồng  Thương mại Dịch vụ và Hội đồng về các khía cạnh của Quyền Sở hữu Trí tuệ liên quan đến Thương mại (dưới đây được gọi tắt là “Hội đồng  TRIPS”), sẽ hoạt động theo chỉ đạo chung của Đại Hội đồng. Hội đồng Thương mại Hàng hoá sẽ giám sát việc thực hiện các Hiệp định Thương mại Đa biên trong Phụ lục 1A. Hội đồng về Thương mại Dịch vụ sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định Thương mại Dịch vụ (dưới đây được gọi tắt là “GATS”). Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ  sẽ giám sát việc thực hiện Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ  (dưới đây được gọi tắt là “Hiệp định TRIPS”). Tất cả các Hội đồng này sẽ đảm nhiệm những chức năng được qui định trong các Hiệp định riêng rẽ và do Đại Hội đồng giao phó. Các Hội đồng này sẽ tự xây dựng cho mình những qui  tắc về thủ tục và phải được Đại Hội đồng thông qua. Tư cách thành viên của các Hội đồng này sẽ được rộng mở cho đại điện của các nước Thành viên. Khi cần thiết các Hội đồng này có thể nhóm họp để thực hiện các chức năng của mình.

Điều IX - Quá trình ra quyết định

1. WTO tiếp tục thông lệ ra quyết định trên cơ sở đồng thuận như qui định trong GATT 1947 [1].  Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu. Tại các cuộc họp của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng, mỗi  Thành viên của WTO có một phiếu. Nếu Cộng đồng Châu âu thực hiện quyền bỏ phiếu của mình thì họ sẽ có số phiếu tương đương số lượng thành viên của Cộng đồng [2] là Thành viên của WTO.  Trừ khi có quy định  khác trong Hiệp định này hoặc trong Hiệp định Thương mại Đa biên có liên quan[3],  các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng và Đại Hội đồng được thông qua trên cơ sở đa số phiếu.

Điều XI - Thành viên sáng lập

1.      Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, các bên ký kết Hiệp định GATT 1947 và Cộng đồng Châu âu đã thông qua Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên với các Danh mục nhượng bộ và cam kết là phụ lục của GATT 1994 và các Danh mục các cam kết cụ thể là phụ lục của GATS sẽ trở thành Thành viên sáng lập của WTO.

2.      Các nước kém phát triển  được Liên hợp Quốc thừa nhận sẽ chỉ bị bắt buộc cam kết và nhượng bộ trong phạm vi phù hợp với trình độ phát triển của mỗi nước, nhu cầu về tài chính thương mại hoặc năng lực quản lý và thể chế của mình.

Điều XII - Gia nhập

3

Page 4: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

1.      Bất kỳ một quốc gia nào hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt nào hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên đều có thể gia nhập Hiệp định này theo các điều khoản đã thoả thuận giữa quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan đó với WTO. Việc gia nhập đó cũng sẽ áp dụng cho Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên kèm theo.

2.      Quyết định về việc gia nhập sẽ do Hội nghị Bộ trưởng đưa ra. Thoả thuận về những điều khoản gia nhập sẽ được thông qua nếu 2/3 số Thành viên của WTO chấp nhận tại Hội nghị Bộ trưởng.

3.      Việc tham gia  Hiệp định Thương mại Nhiều bên  được điều chỉnh  theo Hiệp định đó.

Điều XV - Rút lui

1.      Bất kỳ một nước Thành viên nào cũng có thể rút khỏi Hiệp định này. Việc rút khỏi đó sẽ áp dụng cho cả Hiệp định này và các Hiệp định Thương mại Đa biên và sẽ có hiệu lực ngay sau khi hết 6 tháng kể từ ngày Tổng  Giám đốc WTO nhận được thông báo bằng văn bản về việc rút khỏi đó.

2.      Việc rút khỏi bất cứ một Hiệp định Thương mại Nhiều bên nào  được điều chỉnh theo các quy định của Hiệp định đó.

Danh sách các Phụ lục của Hiệp định Marrakesh

thành lập Tổ chức Thương mại thế giới

Phụ lục 1

Phụ lục 1A: Các Hiệp định đa phương về thuơng mại trong lĩnh vực hμng hoá

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994

Hiệp định về nông nghiệp

Hiệp định áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiệp định hμng dệt may

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại

Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại

Hiệp định thực hiện Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994

Hiệp định thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuế quan vμ Thương mại 1994

Hiệp định về kiểm tra trước khi xếp hμng

Hiệp định về quy chế xuất xứ

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

4

Page 5: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Hiệp định về tự vệ

Phụ lục 1B: Hiệp định chung về thương mại trong lĩnh vực dịch vụ và các Phụ lục

Phụ lục 1C: Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại

Phụ lục 2

Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp

Phụ lục 3

Cơ cấu Rμ soát chính sách thương mại

Phụ lục 4

Các hiệp định nhiều bên

Hiệp định về buôn bán máy bay dân dụng

Hiệp định về mua sắm của chính phủ

Hiệp định quốc tế về các sản phẩm sữa

Hiệp định quốc tế về thịt bò

5

Page 6: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2. GATT 1994Điều I

Đai ngô tối huệ quốc và Đai ngô quốc gia phô biến

1. Với mọi khoản thuế quan và khoản thu thuộc bất cứ loại nào nhằm vào hay có liên hệ tới nhập khẩu và xuất khẩu hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng xuất  nhập khẩu, hay phương thức đánh thuế hoặc áp dụng phụ thu  nêu trên, hay với mọi luật lệ hay thủ tục trong xuất nhập khẩu và liên quan tới mọi nội dung đã được nêu tại đoạn 2 và đoạn 4 của Điều III,* mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ được bất kỳ bên ký kết nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ từ hay được giao tới bất kỳ một nước nào khác sẽ được áp dụng cho sản phẩm tương tự có xuất xứ từ hay giao tới mọi bên ký kết khác ngay lập tức và một cách không điều kiện.

Điều III*

Đai ngô quốc gia về thuế và quy tắc trong nước

1 Các bên ký kết thừa nhận rằng các khoản thuế và khoản thu nội địa, cũng như luật, hay quy tắc hay yêu cầu tác động tới việc bán hàng, chào bán, vận tải, phân phối hay sử dụng sản phẩm trong nội địa cùng các quy tắc định lượng trong nước yêu cầu có pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm với một khối lượng ty trọng xác định, không được áp dụng với các sản phẩm nội địa hoặc nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.*

Điều VI:Thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng

1.       Các bên ký kết nhận thấy rằng bán phá giá, với việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm, phải bị lên án nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành công nghiệp nội địa. Nhằm vận dụng điều khoản này, một sản phẩm được đưa vào kinh doanh trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của nó, nếu giá xuất khẩu của sản phẩm từ một nước này sang nước khác

(a)    thấp hơn giá có thể so sánh trong tiến trình  thương mại thông thường với một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu, hoặc

 (b)    trường hợp không có một giá nội địa như vậy, thấp hơn một trong hai mức

(i)   giá so sánh cao nhất của sản phẩm tương tự dành cho xuất khẩu đến bất cứ một nước thứ ba nào trong tiến trình  thương mại thông thường, hoặc

(ii) giá thành sản xuất ra sản phẩm tại nước xuất xứ có cộng thêm một mức tính hợp lý chi phí bán hàng và lợi nhuận.

Trong mỗi trường hợp sẽ có chấp nhận một cách thoả đáng sự khác biệt về điều kiện và điều khoản bán hàng, khác biệt về chế độ thuế hay những sự chênh lệch khác có tác động tới việc so sánh giá.

2. Nhằm mục đích triệt tiêu tác dụng hay ngăn ngừa việc bán phá giá, một bên ký kết có thể đánh vào bất cứ một sản phẩm phá giá nào một khoản thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ phá giá của sản

6

Page 7: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

phẩm đó. Nhằm mục đích áp dụng điều khoản này, biên độ phá giá là sự chênh lệch về giá được xác định phù hợp với các quy định tại đoạn 1.*

3.       Không một khoản thuế đối kháng nào được đánh vào một sản phẩm nào xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết được nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác vượt quá mức tương ứng với khoản hỗ trợ hay trợ cấp đã xác định là đã được cấp trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu của sản phẩm đó tại nước xuất xứ hay nước xuất khẩu, kể cả mọi khoản trợ cấp đặc biệt với việc chuyên chở sản phẩm đó. Thuật ngữ thuế đối kháng sẽ được hiểu là một khoản thuế đặc biệt áp dụng nhằm mục đích triệt tiêu mọi khoản ưu đãi hay trợ cấp dành trực tiếp hay gián tiếp cho chế biến, sản xuất hay xuất khẩu bất cứ hàng hoá nào.

4        Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ bị đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với lý do đã được miễn thuế mà một sản phẩm tương tự đã phải trả khi tiêu thụ tại nước xuất xứ hoặc xuất khẩu, hay vì lí do đã được hoàn lại các thuế đó.

5.       Không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịu cả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh phá giá hay trợ cấp xuất khẩu.

6.   (a)    Không một bên ký kết nào sẽ đánh thuế bán phá giá hay thuế đối kháng với hàng nhập khẩu xuất xứ lãnh thổ của một bên ký kết khác trừ khi đã xác định, tuỳ theo trường hợp, thực sự đã gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trong nước đã được thiết lập hay làm thực sự làm chậm trễ việc lập nên một ngành công nghiệp trong nước.

(b)     Các Bên Ký Kết có thể cho phép miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế chống bán phá giá hay thuế đối kháng với việc nhập khẩu bất cứ sản phẩm nào nhằm mục đích triệt tiêu việc bán phá giá hay trợ cấp đã gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất với một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác là bên xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm đã nói trên. Các Bên Ký Kết sẽ miễn thực hiện các yêu cầu của tiết (a) thuộc đoạn này, cho phép một bên ký kết áp dụng thuế đối kháng trong trường hợp nhận thấy rằng việc trợ cấp đang gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại vật chất cho một ngành công nghiệp trên lãnh thổ của một bên ký kết khác cũng xuất khẩu sản phẩm tương ứng vào lãnh thổ của bên ký kết nhập khẩu sản phẩm. 

(c)     Tuy nhiên trong các tình huống đặc biệt, nếu để chậm có thể gây ra tổn hại khó có thể khắc phục được, một bên ký kết có thể đánh thuế đối kháng với mục đích như đã nêu tại tiết (b) của đoạn này mà không cần được Các Bên Ký Kết  thông qua trước; miễn rằng phải báo cáo lại ngay cho Các Bên Ký Kết  biết và khi Các Bên Ký Kết không tán thành thì sẽ rút bỏ ngay việc áp dụng thuế này.

7.       Một hệ thống ổn định giá trong nước hay ổn định sự hoàn vốn cho các nhà sản xuất sản phẩm sơ cấp trong nước, không phụ thuộc vào biến động giá cả trong xuất khẩu có khi dân tới bán hàng cho xuất khẩu với giá thấp hơn giá so sánh dành cho người mua trên thị trường trong nước, sẽ không được suy diễn là dân tới tổn hại vật chất hiểu theo ý của đoạn 6 nếu giữa các bên ký kết có quyền lợi đáng kể với sản phẩm này sau khi tham vấn thấy rằng:

(a) hệ thống đó cũng dân đến kết quả là sản phẩm được bán cho xuất khẩu với giá cao hơn giá so sánh bán sản phẩm tương tự cho người mua trong nước, và

(b) hệ thống cũng vận hành như vậy, hoặc trong điều chỉnh thực tế sản xuất, hoặc một lý do nào khác, không dân tới hệ quả là thúc đẩy không chính đáng xuất khẩu hay làm tổn hại nghiêm trọng quyền lợi của các bên ký kết khác.

Điều X: Công bố và quản ly các quy tắc  thương mại7

Page 8: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

1 .           Các luật, quy tắc, quyết định pháp luật và quy tắc hành chính có hiệu lực chung, được bất cứ bên ký kết nào áp dụng liên quan tới việc phân loại hay định trị giá sản phẩm nhằm mục đích thuế quan, hay liên quan tới suất thuế quan, thuế hay phí, hay tới các yêu cầu, các hạn chế hay cấm nhập khẩu hay xuất khẩu hay thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu, hay có tác động tới việc bán, phân phối, vận tải, bảo hiểm, lưu kho, giám định, trưng bày, chế biến, pha trộn hay sử dụng hàng hoá theo cách nào khác sẽ được công bố khẩn trương bằng cách nào đó để các chính phủ hay các doanh nhân biết. Các hiệp định có tác động tới  thương mại quốc tế đang có hiệu lực giữa chính phủ hay cơ quan chính phủ với chính phủ hay cơ quan chính phủ của bất cứ bên ký kết nào cũng sẽ được công bố. Các quy định của điều khoản này sẽ không yêu cầu bất cứ một bên ký kết nào phải tiết lộ thông tin mật có thể gây trở ngại cho việc thực thi pháp luật, hoặc trái với quyền lợi công cộng hoặc gây tổn hại quyền lợi thương mại chính đáng của một doanh nghiệp nào đó dù là quốc doanh hay tư nhân.

Điều XI: Triệt tiêu chung các hạn chế số lượng

1.       Không một sự cấm hay hạn chế nào khác trừ thuế quan, các khoản thu khác, dù mang hình thức hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu hoặc các biện pháp khác sẽ được bất cứ một bên ký kết nào định ra hay duy trì nhằm vào việc nhập khẩu từ lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào hay nhằm vào việc xuất khẩu hay bán hàng để xuất khẩu đến lãnh thổ của bất kỳ bên ký kết nào.

Điều XVI Trợ cấp

Tiết A - Trợ cấp nói chung

1.       Nếu bất kỳ bên ký kết nào hiện dành cho hưởng hay duy trì trợ cấp, bao gồm mọi hình thức hỗ trợ cho các khoản thu hay giá cả, trực tiếp hoặc gián tiếp có tác động làm tăng xuất khẩu một sản phẩm từ lãnh thổ của bên ký kết đó hay làm giảm nhập khẩu vào lãnh thổ của mình, bên ký kết đó sẽ thông báo bằng văn bản cho Các Bên Ký Kết về mức độ, tính chất của việc trợ cấp đó, các tác động để có cơ sở đánh giá số lượng của sản phẩm hay các sản phẩm xuất khẩu hay nhập khẩu chịu tác động của trợ cấp đó và đánh giá hoàn cảnh dân đến cần phải trợ cấp. Trong mọi trường hợp khi xác định được việc trợ cấp đó gây ra hay đe doạ gây ra thiệt hại nặng nề về quyền lợi của một bên ký kết khác, khi được yêu cầu, bên ký kết đang áp dụng trợ cấp sẽ cùng bên ký kết kia hoặc các bên ký kết có liên quan hoặc Các Bên Ký Kết thảo luận khả năng hạn chế trợ cấp.

Mục B - Các quy định bổ sung về trợ cấp xuất khẩu.

2.       Các Bên Ký Kết thừa nhận rằng việc một bên ký kết có trợ cấp với xuất khẩu một sản phẩm có thể dân tới hậu quả gây thiệt hại cho các bên ký kết khác, dù là với nước nhập khẩu hay xuất khẩu; rằng việc đó có thể gây rối loạn trái quy tới quyền lợi thương mại thông thường và gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu được đề ra trong Hiệp định này.

3.       Do vậy, các bên ký kết phải cố gắng tránh thực hành trợ cấp với xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Tuy nhiên nếu một bên ký kết cho hưởng trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp dưới một hình thức nào đó, có tác dụng tăng xuất khẩu một sản phẩm sơ cấp từ lãnh thổ của mình, trợ cấp đó cũng không được áp dụng để dân tới việc tăng thị phần của bên áp dụng trợ cấp lên trên mức hợp lý của tổng xuất khẩu sản phẩm đó trong thương mại quốc tế, có tính đến thị phần đã có của bên ký kết đó trong một thời kỳ có tính đại diện trước đó cũng như mọi nhân tố đặc biệt có thể tác động đến thương mại sản phẩm đó.*

4.       Ngoài ra, kể từ năm ngày 1 tháng 1 năm 1958 hay vào thời hạn sớm nhất sau ngày đó, các bên ký kết sẽ ngừng việc trợ cấp trực tiếp hay gián tiếp cho xuất khẩu dưới bất kỳ hình thức nào cho bất kỳmột sản phẩm nào có tác dụng giảm giá bán xuất khẩu sản phẩm này xuống dưới mức giá bán sản phẩm tương tự cho người mua trên thị trường  trong nước. Từ nay tới ngày 31 tháng 12 năm 1957, không một bên ký kết nào mở rộng diện thực thi trợ cấp như trên quá mức đã áp dụng vào ngày 1 tháng 1 năm 1955, bằng cách áp dụng trợ cấp mới hay mở rộng diện trợ cấp hiện hành.

8

Page 9: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

5.       Các Bên Ký Kết sẽ định kỳ tiến hành xem xét tổng thể việc thực thi các quy định của điều khoản này nhằm xác định, rút kinh nghiệm, xem các quy định đó có thực sự đóng góp hữu hiệu cho việc thực hiện mục tiêu của Hiệp định này và có cho phép thực sự tránh được việc trợ cấp gây tổn hại nghiêm trọng tới thương mại hay tới quyền lợi của các bên ký kết.

Điều XIX

Biện pháp khẩn cấp với môt sản phẩm riêng biệt

1.       a)       Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được của các tình huống và do kết quả của những cam kết, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng tăng mạnh và với các điều kiện đến mức gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiêt để dự liệu và khắc phục tổn hại đó.

          b)       Nếu một bên ký kết đã chấp nhận một sự nhân nhượng liên quan tới một sự ưu đãi và sản phẩm là đối tượng ưu đãi được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết có tình huống như nêu tại tiểu đoạn a) của đoạn này tới mức mà nhập khẩu đó đã gây tổn hại hoặc đe doạ gây tổn hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay trực tiếp cạnh tranh là các nhà sản xuất trên lãnh thổ của bên ký kết đang được hưởng hay đã được hưởng sự ưu dãi đó, bên ký kết này có thể đề nghị bên ký kết đang nhập khẩu và bên ký kết đang nhập khẩu có quyền tạm ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điều chỉnh nhân nhượng thuế quan, trong chừng mực liên quan tới sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết để ngăn ngừa và khắc phục tổn hại đó.

Điều XX

Các ngoại lệ chung

Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độc đoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạn chế trá hình với thương mại quốc tế, không có quy định nào trong Hiệp định này được hiểu là ngăn cản bất kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp:

a)     cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng;

b)     cần thiết để bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoe;

c)     cần thiết để bảo đảm sự tôn trọng pháp luật và các quy tắc không bất cập với các quy định của Hiệp định này, như là và ví dụ như luật pháp quy tắc có liên quan tới việc áp dụng các biện pháp hải quan, duy trì hiệu lực của chính sách độc quyền tuân thủ đúng theo đoạn 4 điều II và điều XVII, liên quan tới bảo hộ bản quyền, thương hiệu và quyền tác giả và các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa sự thực hành thương mại sai trái;

e)     liên quan tới các sản phẩm sử dụng lao động của tù nhân;

f)     áp đặt để bảo vệ di sản quốc gia có giá trị nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ;

9

Page 10: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

g)     liên quan tới việc gìn giữ nguồn tài nguyên có thể bị cạn kiệt, nếu các biện pháp đó cũng được áp dụng hạn chế cả với sản xuất và tiêu dùng trong nước;

h)     được thi hành theo nghĩa vụ của một hiệp định liên chính phủ về một hàng hoá cơ sở ký kết phù hợp với các tiêu thức đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị Các Bên phản đối hay chính hiệp định đó đã trình ra Các Bên Ký Kết và không bị các bên bác bỏ.*

i)      bao hàm các hạn chế với xuất khẩu nguyên liệu do trong nước sản xuất và cần thiết có đủ số lượng thiết yếu nguyên liệu đó để đảm bảo hoạt động chế tác trong thời kỳ giá nội được duy trì dưới giá ngoại nhằm thực hiện một kế hoạch ổn định kinh tế của chính phủ, với bảo lưu rằng các hạn chế đó không dân tới tăng xuất khẩu hay tăng cường mức bảo hộ với ngành công nghiệp trong nước và không vi phạm các quy định của Hiệp định này về không phân biệt đối xử;

j)      thiết yếu để có được hay phân phối một sản phẩm thuộc diện khan hiếm chung trong nước hay tại một dịa phương; tuy nhiên các biện pháp đó phải tương thích với các nguyên tắc theo đó mỗi bên ký kết phải có một phần công bằng trong việc quốc tế cung cấp các sản phẩm đó và các biện pháp không tương thích với các quy định khác của Hiệp định này sẽ được xoá bỏ ngay khi hoàn cảnh dân tới lý do áp dụng đã không còn tồn tại nữa. Ngày 30 tháng 6 năm 1960 là muộn nhất Các Bên Ký Kết sẽ xem xét lại tính cần thiết của quy định thuộc tiểu đoạn này.

Phần thứ III

Điều XXIV

áp dụng theo lanh thô - Hàng hoá biên mậu

Liên Minh quan thuế và Khu vực mậu dịch tự do

1. Các quy định của Hiệp định này áp dụng với lãnh thổ quan thuế chính quốc của các bên ký kết cũng như với mọi lãnh thổ quan thuế mà theo điều khoản XXVI của Hiệp định này và theo tinh thần của điều XXXIII hoặc chiểu theo Nghị định thư về việc Tạm thời thi hành (Hiệp định GATT). Mỗi lãnh thổ quan thuế sẽ được coi là một bên ký kết, chỉ thuần tuý nhằm mục đích thực thi Hiệp định này theo lãnh thổ, với bảo lưu rằng các quy định của Hiệp định này không được hiểu là tạo ra với một bên ký kết đơn le nào quyền hay nghĩa vụ như giữa hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế đã chấp nhận hiệu lực của Hiệp định này theo tinh thần của điều khoản XXVI hoặc áp dụng theo tinh thần điều khoản XXXIII hay phù hợp với Nghị định thư về việc Tạm thời áp dụng.

2. Nhằm mục đích áp dụng Hiệp định này, thuật ngữ lãnh thổ quan thuế được hiểu là bất cứ lãnh thổ nào có áp dụng một biểu thuế quan riêng biệt, hoặc có những quy chế thương mại riêng biệt được áp dụng với một phần đáng kể trong thương mại với các lãnh thổ khác.

10

Page 11: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

3. Các quy định của Hiệp định này không thể được hiểu là ngăn cản

(a) một bên ký kết dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi vùng biên giới;

(b) các nước lân cận với Lãnh thổ Tự do vùng Triesta dành cho vùng này những lợi thế thương mại, với điều kiện là không trái với các quy định tại các hiệp ước hoà bình được ký sau Thế Chiến II.

4. Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các nước tham gia các hiệp định đó. Các Bên cũng thừa nhận rằng việc lập ra một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do phải nhằm mục tiêu là tạo thuận lợi cho thương mại giữa các lãnh thổ thành viên và không tạo thêm trở ngại cho thương mại của các thành viên khác với các lãnh thổ này.

5. Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở ngại cho việc thành lập một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên, với bảo lưu rằng

(a) trong trường hợp một liên minh quan thuế hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một liên minh quan thuế, thuế quan áp dụng khi lập ra liên minh quan thuế hay khi ký kết hiệp định tạm thời xét về tổng thể không dân tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế hay quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi lập ra liên minh hay hiệp định được ký kết, tại các lãnh thổ tạo thành liên minh dành cho thương mại với các bên ký kết không phải là thành viên của liên minh hay không tham gia hiệp định.

(b) trong trường hợp lập ra một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời nhằm lập ra một khu vực mậu dịch tự do, thuế quan duy trì tại mỗi lãnh thổ thành viên và được áp dụng với thương mại của các bên ký kết không tham gia khu vực mậu dịch hay hiệp định đó, vào thời điểm khu vực mậu dịch hay ký kết hiệp định sẽ không cao hơn, cũng như các quy tắc điều chỉnh thương mại cũng không chặt chẽ hơn mức thuế quan hay quy tắc tương ứng hiện hành tại mỗi lãnh thổ thành viên trước khi lập ra khu vực mậu dịch hay ký hiệp định tạm thời, tuỳ theo từng trường hợp; và

(c) mọi hiệp định tạm thời nói đến tại các điểm a) và b) phải bao gồm một kế hoạch và một chương trình thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do trong một thời

11

Page 12: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

hạn hợp lý.

6. Nếu khi đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm 5a), một bên ký kết đề nghị nâng mức thuế một cách không phù hợp với các quy định của điều II, thủ tục đã được dự kiến tại điều XVIII sẽ được áp dụng. Việc điều chỉnh cân đối tính đúng mức đến sự bù đắp có được do mức giảm thuế tương ứng với thuế quan của các lãnh thổ khác tham gia liên minh.

7. a) Khi quyết định tham gia một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do hay một hiệp định tạm thời được ký nhằm lập ra một liên minh hay một khu vực mậu dịch như vậy, bất kỳ bên ký kết nào cũng sẽ thông báo không chậm trễ cho Các Bên Ký Kết biết và cung cấp mọi thông tin cần thiết về liên minh hoặc khu vực mậu dịch để Các Bên có thể có báo cáo hay khuyến nghị cần thiết tới các bên ký kết nêú Các Bên thấy cần thiết.

b) Nếu sau khi nghiên cứu kế hoạch và chương trình thuộc hiệp định tạm thời đã nêu tại khoản 5, có tham vấn với các bên tham gia hiệp định này và sau khi cân nhắc đúng mức đến các thông tin đã được cung cấp theo quy định tại điểm a), Các Bên Ký Kết đi đến kết luận là hiệp định không thuộc loại dân đến thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do trong thời hạn đã được các bên dự liệu hay thời hạn được các bên ký kết hiệp định dự tính là không hợp lý, Các Bên sẽ có khuyến nghị với các bên tham gia hiệp định. Nếu không sắn sàng điều chỉnh cho phù hợp với các khuyến nghị đó, các bên tham gia hiệp định sẽ không duy trì hiệp định hoặc không triển khai hiệp định nữa.

c) Bất kỳ sự điều chỉnh đáng kể nào trong kế hoạch hay chương trình đã nêu tại điểm c) của khoản 5 phải được thông báo cho Các Bên Ký Kết, Các Bên có thể yêu cầu các bên ký kết liên quan tham vấn, khi sự điều chỉnh thể hiện khả năng thoả hiệp hay làm chậm trễ không chính đáng sự hình thành liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do.

8. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ được hiểu:

a) liên minh quan thuế là sự thay thế hai hay nhiêu lãnh thổ quan thuế bằng một lãnh thổ quan thuế khi sự thay thế đó có hệ quả là

(i) thuế quan và các quy tắc điều chỉnh thương mại có tính chất hạn chế (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại giữa các lãnh thổ hợp thành liên minh, hoặc ít nhất cũng được loại trừ về cơ bản với trao đổi hàng hoá có xuất xứ từ các lãnh thổ này;

12

Page 13: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(ii) với bảo lưu như các quy định tại khoản 9, thuế quan và các quy tắc được từng thành viên của liên minh áp dụng trong thương mại với các lãnh thổ bên ngoài là thống nhất về nội dung;

b) khu vực mậu dịch tự do được hiểu là một nhóm gồm hai hay nhiều lãnh thổ quan thuế mà thuế quan và các quy tắc hạn chế thương mại (ngoại trừ, trong chừng mực cần thiết, các hạn chế được phép theo quy định của các Điều XI, XII, XIII, XIV, XV và XX) được triệt tiêu về cơ bản trong trao đổi thương mại các sản phẩm có xuất xứ từ các lãnh thổ lập thành khu vực mậu dịch tự do.

9. Các ưu đãi đã nêu tại khoản 2 của điều khoản đầu tiên sẽ không chịu tác động của việc thành lập liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do; các ưu đãi đó có thể bị triệt tiêu hay điều chỉnh bằng cách thoả thuận với các bên ký kết liên quan.* Thủ tục đàm phán với các bên ký kết liên quan đó sẽ áp dụng trước hết với việc triệt tiêu các ưu đãi cần thiết để cho các quy định của các khoản (a)(i) và 8 (b) được tuân thủ.

10. Bằng một quyết định trên cơ sở đa số hai phần ba, Các Bên Ký Kết có thể chấp nhận những đề nghị có thể không hoàn toàn phù hợp với các quy định tại các khoản 5 đến 9 với điều kiện quyết định như vậy đi đến việc thành lập một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do đúng ý nghĩa của điều khoản này.

11. Căn cứ vào những hoàn cảnh ngoại lệ dân tới kết quả là sự thành lập hai nhà nước độc lập và thừa nhận rằng hai Nhà nước này từ lâu đã tạo thành một thể thống nhất về kinh tế, các bên ký kết đồng ý rằng các quy định của Hiệp định này không ngăn cản hai nước ký những hiệp định đặc biệt về thương mại song biên, trong khi chờ đợi quan hệ thương mại của hai nước được thiết lập chính thức.*

12. Mỗi bên ký kết sẽ có những biện pháp hợp lý và trong phạm vi quyền hạn của mình để các chính phủ hay chính quyền địa phương trên lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định của Hiệp định này.

Điều XXXIII :Gia nhập

          Bất cứ chính phủ nào không phải là một bên của Hiệp định này hay bất cứ chính phủ nào hành động  nhân danh một lãnh thổ quan thuế riêng biệt có quyền tiến hành quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác được Hiệp định này điều chỉnh, có thể tự mình hay nhân danh lãnh thổ đó tham gia Hiệp định này, theo những điều kiện được chính phủ đó và Các Bên Ký Kết xác định. Các Bên Ký Kết sẽ có Quyết định kết nạp theo đoạn này được tiến hành trên cơ sở đồng thuận đa số hai phần ba.

13

Page 14: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

3. HIỆP ĐỊNH THỰC THI ĐIỀU VI CỦA HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ THUẾ QUAN VÀ THƯƠNG MẠI - GATT (1994)

Các Thành viên dưới đây thoả thuận  như sau:

Phần I

Điều 1

Các nguyên tắc

14

Page 15: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

            Một biện pháp chống phá giá chỉ được áp dụng trong trường hợp được qui định tại Điều VI của GATT 1994 và phải tuân theo các thủ tục điều tra được bắt đầu[1] và tiến hành theo đúng các qui định của Hiệp định này. Các qui định sau đây điều tiết việc áp dụng Điều VI của GATT 1994 khi có một hành động được thực thi theo luật hoặc các qui định về chống bán phá giá.

Điều 2

Xác định việc bán phá giá

2.1        Trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.

 

2.2        Trong trường hợp không có các sản phẩm tương tự được bán trong nước theo các điều kiện thương mại thông thường tại thị trường nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép có được sự so sánh chính xác do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do số lượng hàng bán tại thị trường trong nước của nước xuất khẩu hàng hóa quá nhỏ[2], biên độ bán phá giá sẽ được xác định thông qua so sánh với mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được xuất khẩu sang một nước thứ 3 thích hợp, với điều kiện là mức giá có thể so sánh được này mang tính đại diện, hoặc được xác định thông qua so sánh với chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hóa cộng thêm một khoản hợp lý chi phí quản lý, chi phí bán hàng, các chi phí chung và lợi nhuận.

 

2.2.1     Việc bán các sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc bán sang một nước thứ ba với giá thấp hơn chi phí sản xuất theo đơn vị sản phẩm (bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi) cộng với các chi phí quản trị, chi phí bán hàng và các chi phí chung có thể được coi là giá bán không theo các điều kiện thương mại thông thường về giá và có thể không được xem xét tới trong quá trình xác định giá trị thông thường của sản phẩm chỉ khi các cơ quan có thẩm quyền[3] quyết định rằng việc bán hàng đó được thực hiện trong một khoảng thời gian kéo dài[4] với một khối lượng đáng kể[5] và được bán với mức giá không đủ bù đắp chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý. Nếu như mức giá bán thấp hơn chi phí tại thời điểm bán hàng nhưng lại cao hơn mức chi phí bình quân gia quyền cho mỗi sản phẩm trong khoảng thời gian tiến hành điều tra thì mức giá đó được coi là đủ để bù đắp cho các chi phí trong một khoảng thời gian hợp lý.

 …

2.3        Trong trường hợp không tồn tại mức giá xuất khẩu hoặc cơ quan có thẩm quyền thấy rằng mức giá xuất khẩu không đáng tin cậy vì lý do nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu hoặc một bên thứ ba nào đó có quan hệ với nhau hoặc có thoả thuận về bù trừ, giá xuất khẩu có thể được diễn giải trên cơ sở mức giá khi sản phẩm nhập khẩu được bán lại lần đầu cho một người mua hàng độc lập, hoặc nếu như sản phẩm đó không được bán lại cho một người mua hàng độc lập hoặc không được bán lại theo các điều kiện giống với điều kiện nhập khẩu hàng hóa thì mức giá có thể được xác định trên một cơ sở hợp lý do cơ quan có thẩm quyền tự quyết định.

 2.4…

15

Page 16: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2.5        Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ hàng hóa mà được xuất khẩu sang lãnh thổ Thành viên nhập khẩu hàng hóa đó từ một nước trung gian, giá của hàng hóa khi được bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông thường sẽ được so sánh với mức giá có thể so sánh  được tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hóa, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hóa.

 

2.6        Trong toàn bộ Hiệp định này, khái niệm "sản phẩm tương tự" sẽ được hiểu là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống ở mọi đặc tính nhưng có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét.

2.7        Điều này không ảnh hưởng gì đến Điều khoản Bổ sung thứ 2 đối với khoản 1, Điều VI tại Phụ lục I của GATT 1994.

 

 … 

Điều 5

Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo

 

5.1        Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyết định xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ và ảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh cho ngành sản xuất trong nước.

5.2        Đơn yêu cầu được nhắc đến tại khoản 1 sẽ bao gồm bằng chứng của: (a) việc bán phá giá, (b) sự tổn hại theo đúng cách hiểu của Điều VI của Hiệp định GATT 1994 và được diễn giải tại Hiệp định này và (c) mối quan hệ nhân quả giữa hàng nhập khẩu được bán phá giá và tổn hại đang nghi ngờ xảy ra. Việc khẳng định đơn thuần mà không được cụ thể hóa bằng các bằng chứng xác đáng sẽ không được coi là đáp ứng đủ các điều kiện đề ra tại khoản này. …

5.3        Các cơ quan có thẩm quyền sẽ điều tra mức độ xác thực và đầy đủ của các bằng chứng được đưa ra tại đơn yêu cầu để quyết định xem liệu đã có được các bằng chứng đầy đủ để bắt đầu quá trình điều tra hay không.

5.4        Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối [13] với đơn yêu cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằng đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước.[14] Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ

16

Page 17: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

5.5        Trừ phi quyết định bắt đầu điều tra đã được đưa ra, các cơ quan có thẩm quyền sẽ tránh không công bố đơn yêu cầu bắt đầu điều tra. Tuy nhiên, sau khi đã nhận được đơn kèm theo các tài liệu hợp lệ và trước khi tiến hành bắt đầu quá trình điều tra, các cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho chính phủ của Thành viên xuất khẩu hàng hóa có liên quan.

5.6        Trong trường hợp đặc biệt, nếu như các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước, các cơ quan này chỉ tiến hành điều tra khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.

5.7        Bằng chứng của việc phá giá và tổn hại sẽ được xem xét đồng thời (a) để đưa ra quyết định có bắt đầu điều tra hay không và (b) trong quá trình điều tra sau đó bắt đầu tính từ ngày không muộn hơn ngày đầu tiên áp dụng các biện pháp tạm thời theo các qui định của Hiệp định này.

5.8        Một đơn yêu cầu như được qui định tại khoản 1 sẽ bị từ chối và cuộc điều tra sẽ bị đình chỉ ngay lập tức nếu như các cơ quan hữu quan thấy rằng không có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá hoặc về tổn hại đủ để biện minh cho việc triển khai điều tra trường hợp phá giá đó. Các trường hợp điều tra cũng được đình chỉ ngay lập tức trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên độ bán phá giá không quá mức tối thiểu (de minimis) hoặc trong trường hợp khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá hoặc tổn hại tiềm ẩn hoặc tổn hại thực tế  không đáng kể. Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

5.9 … 

5.10      Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, quá trình điều tra phải được kết thúc trong vòng 1 năm và trong mọi trường hợp không được vượt quá 18 tháng kể từ ngày bắt đầu điều tra.

Điều 11

Thời hạn áp dụng và việc xem xét lại thuế chống phá giá và các cam kết về giá

11.1      Thuế chống phá giá chỉ áp dụng trong khoảng thời gian và mức độ cần thiết để chống lại các trường hợp bán phá giá gây thiệt hại trong nước.

11.2      Các cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lại yêu cầu tiếp tục duy trì thuế chống phá giá trong trường hợp các cơ quan thấy cần thiết hoặc trên cơ sở đề nghị của các bên có liên quan đã cung cấp các thông tin tích cực đủ để đề nghị xem xét lại[21], với điều kiện là khoảng thời gian hợp lý đã hết kể từ khi chính thức áp dụng thuế chống phá giá. Các bên có liên quan có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tiếp tục áp dụng thuế chống phá giá có cần thiết nữa hay không, liệu các tác hại của việc bán phá giá có còn tiếp diễn hay lại xảy ra hay không nếu thuế chống phá giá được điều chỉnh hay loại bỏ hoàn toàn. Sau khi đã xem xét theo các thủ tục nêu ra tại khoản này, các cơ quan hữu quan có thể quyết định việc áp dụng thuế chống phá giá là không còn cần thiết và loại thuế này sẽ được ngừng áp dụng ngay.

17

Page 18: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

11.3      Ngoại trừ các quy định của khoản 1 và 2, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm kể từ khi được áp dụng (hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát gần nhất theo khoản 2 nếu việc rà soát này bao gồm cả cả việc xem xét có phá giá hay không và có thiệt hại hay không, hoặc theo khoản này), trừ phi các cơ quan hữu quan ra quyết định rằng việc hết hạn hiệu lực của thuế chống phá giá có thể dân tới sự tiếp tục cũng như tái phát sinh hiện tượng phá giá và các thiệt hại [22], sau khi tự tiến hành rà soát trước ngày này trên cơ sở đề nghị hợp lý do ngành sản xuất trong nước hoặc các đề nghị lập theo uy nhiệm của các ngành sản xuất này trong một khoảng thời gian hợp lý trước khi hết hạn. Thuế chống phá giá có thể tiếp tục áp dụng tùy theo kết quả của việc rà soát này.

Điều 15

Các Thành viên đang phát triển

Cũng thừa nhận rằng các Thành viên phát triển cần phải có các chiếu cố đặc biệt đến tình hình đặc thù của các Thành viên đang phát triển trong khi xem xét các đơn đề nghị về các biện pháp chống bán phá giá theo các quy định của Hiệp định này. Các biện pháp điều chỉnh mang tính chất phối hợp xây dựng sẽ được đem ra xem xét trước khi áp dụng thuế chống phá giá nếu biện pháp này ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các Thành viên đang phát triển.

 

...

4. HIỆP ĐỊNH VỀ TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP

ĐỐI KHÁNGCác Thành viên, bằng Hiệp định này, thoả thuận như sau:

18

Page 19: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Phần 1: Những quy định chung

Điều 1

Định nghĩa trợ cấp

1.1                 Theo Hiệp định này, trợ cấp được coi là tồn tại nếu:

(a)(1)       có sự đóng góp về tài chính của chính phủ hoặc một cơ quan công cộng trên lãnh thổ của một Thành viên ( theo Hiệp định này sau đây gọi chung là “chính phủ”) khi:

(i)           chính phủ thực tế có chuyển  trực tiếp các khoản vốn (ví dụ như cấp phát, cho vay, hay góp cổ phần), có khả năng chuyển  hoặc nhận nợ trực tiếp (như  bảo lãnh  tiền vay);

(ii)         các khoản thu phải nộp cho chính phủ đã được bỏ qua hay không thu (ví dụ:  ưu đãi tài chính như miễn thuế )[1];

(iii)      chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng ;

(iv)       chính phủ góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một  tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã nêu  từ điểm (i)  đến (iii) trên đây, là những chức năng thông thường được trao cho chính phủ và công việc của tổ chức tư nhân này trong thực tế không khác với những  hoạt động thông thuờng của chính phủ.

hoặc

(a) (2) có bất kỳ một hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá nào theo nội dung Điều XVI của Hiệp định GATT 1994;

(b)      một  lợi ích  được cấp bởi điều đó.

1.2        Trợ cấp  theo định nghĩa tại khoản khoản 1  phải chịu sự điều chỉnh của các quy định tại Phần II hoặc  các quy định  tại Phần III hoặc Phần V chỉ khi đó là một trợ cấp riêng theo các quy định tại Điều 2.

 

Phần II: Trợ cấp Bị Cấm

Điều 3

Những quy định cấm

3.1       Trừ  khi có quy định khác tại Hiệp định nông nghiệp, các khoản trợ cấp sau đây theo định nghĩa tại Điều 1 sẽ bị cấm:

19

Page 20: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(a)             quy định khối lượng trợ cấp, theo luật hay trong thực tế[4], dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả những khoản trợ cấp minh hoạ tại Phụ lục I[5];

(b)            quy định khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện riêng biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại.

3.2       Mỗi Thành viên sẽ không cấp hay duy trì những khoản trợ cấp  nêu tại khoản 1.

Phần III: Trợ cấp có thể đối kháng

Điều 5

Tác động nghịch

 Không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng bất kỳ  trợ cấp nào nêu tại khoản 1 và 2 của Điều 1 để gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, cụ thể như:

(a)             gây tổn hại cho một ngành sản xuất của một Thành viên khác[11];

(b)             làm vô hiệu hay gây phương hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định GATT 1994, đặc biệt là những quyền lợi có được từ những nhân nhượng đã cam kết theo Điều  2 của Hiệp định GATT 1994[12];

(c)             gây tổn hại nghiêm trọng tới quyền lợi của một Thành viên khác[13].

Điều  này không áp dụng với những  trợ cấp được áp dụng với nông sản quy định tại Điều 12 Hiệp định nông nghiệp.

Phần IV: Những trợ cấp không thể đối kháng

Điều 8

 Xác  định những trợ cấp không thể đối kháng

8.1            Những trợ cấp dưới đây được coi là không thể đối kháng[23]:

(a)             trợ cấp không mang tính chất riêng biệt nêu tại Điều 2;

(b)             trợ cấp mang tính chất riêng biệt như nêu tại Điều 2 nhưng đáp ứng mọi điều kiện nêu tại các  điểm 2(a), 2(b) hoặc 2(c) dưới đây.

8.2            Cho dù có các quy định  tại  Phần III và V, những trợ cấp dưới đây  là những trợ cấp không thể đối kháng:

(a)                 hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu do các hãng hay các cơ sở đào tạo cao học hoặc cơ sở nghiên cứu thông qua ký hợp đồng với các hãng thực hiện. Nếu[24], [25], [26] :

20

Page 21: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

sự hỗ trợ không chiếm[27] quá 75% chi phí cho nghiên cứu công nghiệp[28] hoặc 50% chi phí cho phát triển sản phẩm tiền cạnh tranh[29], [30].

và với điều kiện là sự trợ giúp như vậy được hạn chế hoàn toàn trong:

                                                  (i)            chi phí nhân sự (các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên và cán bộ hỗ trợ chi sử dụng cho hoạt động nghiên cứu);

                                                 (ii)           chi phí công cụ, thiết bị, đất đai và nhà cửa hoàn toàn và thường xuyên (trừ khi được sử dụng vào mục đích thương mại) sử dụng cho hoạt động nghiên cứu;

                                                (iii)         chi phí tư vấn và các dịch vụ tương đương chỉ sử dụng hoàn toàn cho hoạt động nghiên cứu, kể cả thanh toán cho nghiên cứu thuê bên ngoài, hiểu biết kỹ thuật, bản quyền, v. v. ;

                                                (iv)          chi phí bổ sung phụ trội phát sinh trực tiếp là hoạt động nghiên cứu;

                                                 (v)           các chi phí điều hành khác (như là vật liệu, vật tư được cung cấp và các thứ tương tự) phát sinh trực tiếp từ hoạt động nghiên cứu;

(b)        trợ giúp cho các vùng khó khăn trên lãnh thổ của một Thành viên theo chương trình chung phát triển vùng[31] và không mang tính chất riêng biệt (hiểu theo nghĩa của Điều 2) trong phạm vi vùng đủ điều kiện được hưởng trợ cấp với điều kiện là:

                                           (i)                    mỗi vùng khó khăn phải được xác định ranh giới một cách rõ ràng             về địa lý với đặc điểm kinh tế và hành chính có thể làm rõ được;

                                         (ii)                   vùng đó được coi là một vùng khó khăn trên cơ sở những tiêu chí vô tư và khách quan[32], nêu rõ ràng những khó khăn của vùng đó phát sinh từ những nhân tố không chỉ mang tính chất nhất thời; các tiêu thức đó phải được nêu rõ trong luật, quy  định hay những văn bản chính thức khác để có thể cho phép kiểm tra;

                                        (iii)                 các tiêu  trí đó bao gồm việc xác định mức độ phát triển kinh tế dựa vào ít nhất một trong những yếu tố sau:

-        một trong các chỉ tiêu thu nhập tính theo đầu người hoặc thu nhập hộ gia đình theo đầu người hoặc  tổng sản phẩm quốc gia (GDP) tính theo đầu người và chỉ tiêu đó không được vượt quá 85% thu nhập trung bình của vùng lãnh thổ liên quan;

-         chỉ số thất nghiệp, phải là mức thất nghiệp không dưới 110% mức thất nghiệp trung bình của vùng lãnh thổ liên quan; và được tính toán trong thời kỳ 3 năm; tuy nhiên cách tính đó có thể là một  yếu tố phức hợp hay bao gồm nhiều  yếu tố khác.

(c)             hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có[33] cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay  các quy định đặt ra, làm cho các hãng phải chịu khó khăn hoặc gánh nặng tài chính lớn hơn,  với điều kiện sự hỗ trợ đó:

21

Page 22: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(i)                           là một biện pháp nhất thời không kéo dài; và

(ii)                        giới hạn không quá 20% chi phí nâng cấp; và

(iii)                      không bao gồm chi phí thay thế và vận hành khoản đầu tư đã hỗ trợ, những chi phí này phải hoàn toàn do các hãng tự chịu; và

(iv)                       phải có liên hệ trực tiếp tới hay tương ứng với các chương trình giảm tiếng ồn và ô nhiễm của doanh nghiệp, và không bao gồm bất kỳ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất nào có thể đạt được; và

(v)                         được cấp cho mọi doanh nghiệp có thể ứng dụng thiết bị mới hay quy trình sản xuất mới.

8. 3       Việc thực hiện Chương trình trợ cấp  quy định  tại khoản 2  phải được thông báo trước cho ủy ban theo các quy định tại Phần VII. Mọi thông báo như vậy phải đủ mức rõ ràng để các Thành viên khác có thể đánh giá được tính phù hợp của chương trình với các điều kiện và tiêu trí quy định tại khoản 2. Các Thành viên hàng năm cũng sẽ thông báo cho ủy ban những cập nhật mới nhất của các thông báo trên, và những điều chỉnh trong các chương trình đó, cụ thể là cung cấp thông tin về tổng số chi phí toàn cầu cho mỗi chương trình đó. Các Thành viên khác có quyền yêu cầu thông tin về những trường hợp cụ thể được trợ cấp theo những chương trình đã thông báo[34].

 

 

Điều 11

 Khởi tố  và tiến hành điều tra

11.1         Trừ trường hợp quy định tại khoản 6, việc điều tra để xác định sự tồn tại, mức độ và tác động của việc được coi là trợ cấp sẽ được khởi  xướng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của hoặc thay mặt cho một ngành sản xuất trong nước.

11. 2     Đề nghị  nêu tại khoản 1 phải bao gồm những bằng chứng về sự tồn tại của: (a) khoản trợ cấp và nếu có thể nêu rõ cả giá trị  trợ cấp, (b) thiệt hại theo nghĩa của Điều VI Hiệp định GATT 1994 được giải thích theo Hiệp định này, và (c) mối quan hệ nhân quả giữa nhập khẩu được trợ cấp với thiệt hại được cho là đã xảy ra. Một sự khẳng định giản đơn, không  thuộc về bản chất thì không thể được coi là đủ để đáp ứng các yêu cầu của khoản này. Đơn yêu cầu sẽ phải bao gồm những thông tin mà người yêu cầu có được một cách hợp lý về những nội dung sau đây:

                        (i)                        Căn cứ của người yêu cầu và mô tả về khối lượng và trị giá của sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự của người yêu cầu . Khi đơn yêu cầu được nộp nhân danh một ngành sản xuất trong nước, thì đơn yêu cầu đó sẽ xác định ngành sản xuất trong nước bằng một danh sách những nhà sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự (hoặc hiệp hội những nhà sản xuất trong nước về sản phẩm tương tự) và trong chừng mực có thể, mô tả khối lượng và trị giá sản xuất trong nước của sản phẩm tương tự mà những nhà sản xuất này sản xuất ra

22

Page 23: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

                      (ii)                       mô tả đầy đủ về sản phẩm bị coi là được trợ cấp, tên nước hay những nước xuất xứ hoặc xuất khẩu sản phẩm đó, căn cứ của mỗi nhà xuất khẩu hay nhà sản xuất nước ngoài đã biết và một danh sách những người nhập khẩu sản phẩm đó đã biết.

                     (iii)                     bằng chứng về sự tồn tại, số lượng và tính chất của trợ cấp.

                      (iv)                      bằng chứng về thiệt hại  được coi là đã xảy ra đối với ngành sản xuất trong nước do sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp gây ra  do tác động của trợ cấp; bằng chứng đó phải có những thông tin về  sự thay đổi trong  khối lượng nhập khẩu hàng có trợ cấp, tác động của nhập khẩu đó với giá cả những sản phẩm tương tự trên thị trường trong nước và những tác động của hàng nhập khẩu đó đối với ngành sản xuất trong nước, được chứng minh bằng những yếu tố cùng chỉ số có liên quan thể hiện tình  trạng của ngành sản xuất trong nước, như  các vấn đề nêu tại các khoản 2 và 4 Điều 15.

11. 3     Cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra lại  tính đúng đắn và đầy đủ của bằng chứng được cung cấp trong đơn để xác định xem bằng chứng đó có đủ để bắt đầu điều tra không.

11. 4     Việc điều tra theo quy định tại khoản 1 sẽ không được bắt đầu trừ khicơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở xem xét mức độ đồng tình hay phản đối của những nhà sản xuất trong nước những sản phẩm tương tự với yêu cầu đã xác định rằng đơn yêu cầu đã được nộp bởi[38] hoặc nhân danh ngành sản xuất trong nước[39]. Đơn yêu cầu được coi là được nộp bởi hoặc nhân danh một ngành sản xuất trong nước nếu  được những nhà sản xuất có chung khối lượng sản xuất chiếm trên 50% của tổng lượng sản xuất sản phẩm tương tự của những nhà sản xuất thể hiện sự ủng hộ hay phản đối đơn yêu cầu. Tuy nhiên, việc điều tra sẽ không được tiến hành nếu tiếng nói của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ đơn đó không vượt quá 25% tổng khối lượng của ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.

11. 7     Bằng chứng của cả việc trợ cấp lân thiệt hại sẽ được xem xét cùng một lúc: (a) khi ra quyết định có bắt đầu điều tra không và (b) sau đó trong tiến trình điều tra, bắt đầu vào một ngày không chậm hơn ngày sớm nhất mà một biện pháp tạm thời có thể được áp dụng theo quy định của Hiệp định này.

11. 8     Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất xứ mà được xuất khẩu vào Thành viên nhập khẩu thông qua một nước trung gian, các quy định của Hiệp định này vân được áp dụng đầy đủ, và (những) giao dịch đó vân được coi là được tiến hành trực tiếp giữa nước xuất xứ và Thành viên nhập khẩu theo Hiệp định này.

11. 9     Đơn yêu cầu nêu tại khoản 1 bị từ chối và việc điều tra bị chấm dứt ngay lập tức khi   cơ quan có thẩm quyền có liên quan thấy không  đủ bằng chứng về việc tồn tại một trợ cấp hay tổn hại để tiến hành điều tra. Trong trường hợp trợ cấp chỉ ở mức tối thiểu (de minimis) hoặc khối lượng nhập khẩu được trợ cấp hiêệ tại hoặc trong tương lai, hoặc thiệt hại là không đáng kể, thì việc điều tra sẽ được chấm dứt ngay lập tức. Theo khoản này, khối lượng trợ cấp được coi là ở mức tối thiểu nếu thấp hơn 1% ị giá trị của sản phẩm.

11. 11   Trừ trường hợp đặc biệt, thủ tục điều tra phải được kết thúc trong thời hạn một năm, và trong mọi trường hợp không quá 18 tháng, kể từ ngày bắt đầu.

23

Page 24: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Phần viii : các Thành viên đang phát triển

Điều 27

 Đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên  đang phát triển

27.10    Bất kỳ việc điều tra thuế đối kháng nào áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển sẽ bị chấm dứt ngay khi cơ quan có thẩm quyền liên quan xác định được rằng:

(a)              tổng số trợ cấp cho một sản phẩm không vượt quá 2% giá trị của nó tính theo trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm; hoặc

(b)             khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu, trừ khi nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển có thị phần riêng dưới 4% chiếm tổng thị phấn lớn hơn 9% tổng thị phần nhập khẩu sản phẩm tương tự tại Thành viên nhập khẩu.

27.11    Đối với các Thành viên đang phát triển thuộc diện đã nêu tại  điểm 2(b) đã xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu trước khi hết thời hạn tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, và đối với các Thành viên đang phát triển trong phụ lục VII, con số tương ứng nêu tại điểm 10(a) sẽ là 3% thay cho 2%. Quy định này sẽ được áp dụng kể từ ngày việc xoá bỏ trợ cấp được thông báo cho Uy ban, và còn được áp dụng chừng nào Thành viên đang phát triển đã thông báo không áp dụng trợ cấp xuất khẩu. Quy định này sẽ hết hiệu lực sau tám năm kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực.

27.12    Các quy định của khoản 10 và 11 sẽ điều chỉnh việc xác định trợ cấp thuộc loại không đáng kể hoặc tối thiểu (de minimis) nêu tại khoản 3 Điều 15.

5. HIỆP ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP TỰ VỆCác Thành viên thoả thuận như sau:

Điều 1

Quy định chung

            Hiệp định này  thiết lập các quy tắc  áp dụng các biện pháp tự vệ  được hiểu theo nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều 19 của GATT 1994.

Điều 2

Các điều kiện24

Page 25: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

1.         Một Thành viên[1] có thể áp dụng một biện pháp tự vệ cho một sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đã xác định được,  phù hợp với những  quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lãnh thổ của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nội địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe  dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.

2.         Các biện pháp tự vệ sẽ được áp dụng đối với một sản phẩm nhập khẩu bất kể từ nguồn nào.

Điều  5

áp dụng biện pháp tự vệ

1.         Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng biện pháp tự vệ  trong giới hạn cần thiết để ngăn cản hay  khắc phục tổn hại nghiêm trọng và để tạo thuận lợi cho việc điều chỉnh. Nếu một biện pháp hạn chế định lượng được sử dụng, thì biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩu trung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minh rõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc  khắc phục thiệt hại nghiêm trọng. Các Thành viên sẽ chọn biện pháp thích hợp nhất để thực hiện được các mục tiêu này.

Điều  6

Biện pháp tự vệ tạm thời

            Trong trường hợp nghiêm trọng mà sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó có thể khắc phục được, một Thành viên có thể áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời dựa trên xác định sơ bộ rằng có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ gia tăng nhập khẩu đã gây ra hoặc đe  dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng. Thời  hạn áp dụng biện pháp tạm thời  không được quá 200 ngày và trong suốt thời hạn đó các yêu cầu từ Điều 2 đến 7 và Điều 12 phải được tuân thủ. Các biện pháp này được áp dụng dưới hình thức tăng thuế và sẽ được hoàn trả ngay nếu điều tra sau đó, như  quy định tại  khoản 2 Điều 4 xác định rằng sự gia tăng nhập khẩu không gây ra hoặc đe  dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa. Thời gian áp dụng bất kỳ biện pháp tạm thời nào sẽ được tính vào thời gian ban đầu và được gia hạn  theo quy định  tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều 7.

Điều 7

Thời hạn và rà soát các biện pháp tự vệ

1.         Một Thành viên sẽ chỉ áp dụng các biện pháp tự vệ trong  tời hạn cần thiết để ngăn chặn hay  khắc phục tổn hại nghiêm trọng và tạo điều kiện điều chỉnh. Thời gian này không được vượt quá 4 năm, trừ khi được gia hạn theo  khoản 2.

2.         Thời  hạn nêu tại  khoản 1 có thể kéo dài với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của Thành viên nhập khẩu xác định, phù hợp với các thủ tục được nêu tại điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều  5, rằng biện pháp này vân cần thiết để ngăn chặn hay  khắc phục tổn hại nghiêm trọng và có chứng cứ rằng ngành công nghiệp này đang được điều chỉnh, với điều kiện phải tuân thủ các quy định của Điều 8 và Điều 12.

3.          Toàn bộ thời gian áp dụng một biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ  sự gia hạn nào  không được vượt quá 8 năm.

4.         Nhằm tạo điều kiện điều chỉnh trong trường hợp thời hạn áp dụng một biện pháp tự vệ theo các quy định  khoản 1 Điều 12 vượt quá 1 năm, Thành viên áp dụng sẽ từng bước nới lỏng biện pháp này

25

Page 26: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

trong khoảng thời gian áp dụng. Nếu thời gian áp dụng vượt quá 3 năm, Thành viên áp dụng biện pháp này sẽ rà soát thực tế trong  thời hạn không muộn hơn trung kỳ của biện pháp, và nếu thích hợp, có thể loại bỏ hoặc đẩy nhanh tốc độ tự do hóa. Một biện pháp, khi được gia hạn thêm theo  khoản 2  không được hạn chế hơn và phải tiếp tục được nới lỏng.

5.         Không biện pháp tự vệ nào  được áp dụng lại  đối với việc nhập khẩu một sản phẩm đã bị áp dụng một biện pháp này sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực trong  thời hạn bằng  thời hạn mà biện pháp đó đã được áp dụng trước đây, với điều kiện  thời hạn  không áp dụng phải  ít nhất là 2 năm.

6.          Cho dù có các quy định  tại khoản 5, có thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập một sản phẩm trong  thời hạn 180 ngày hay ít hơn nếu:

(a)                 ít nhất  1 năm sau khi biện pháp tự vệ này đã được áp dụng  đối với việc nhập khẩu của sản phẩm đó; và

(b)        biện pháp tự vệ này chưa được áp dụng hơn hai lần cho cùng một sản phẩm  trong vòng 5 năm ngay trước ngày áp dụng biện pháp này.

Các Thành viên đang phát triển

1.         Các biện pháp tự vệ  không được áp dụng để chống lại hàng hóa có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển, nếu thị phần hàng hóa có liên quan được nhập  từ Thành viên này không vượt quá 3%, với điều kiện là tổng số thị phần nhập khẩu từ các Thành viên đang phát triển, có thị phần nhập khẩu riêng le nhỏ hơn 3%, không vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan[2].

 

2.         Một Thành viên đang phát triển  có quyền kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ trong  thời hạn không quá 2 năm sau khi hết thời hạn tối đa  quy định tại  khoản 3 Điều 7. Cho dù có các quy định  tại khoản 5 Điều 7, một Thành viên đang phát triển có quyền áp dụng lại một biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu hàng hóa đã chịu sự áp dụng của biện pháp này, sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực, sau  thời gian bằng một nửa thời gian mà biện pháp này được áp dụng trước đây, với điều kiện là thời gian không áp dụng ít nhất là 2 năm.

26

Page 27: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

6. THỎA THUẬN GHI NHẬN VỀ CÁC QUY TẮC VÀ THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP – DSUCác Thành viên nhất trí như sau:

Điều I

Phạm vi điều chỉnh và áp dụng

1.                   Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là những “hiệp định có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải quyết tranh chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và của Thỏa thuận này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp định có liên quan nào khác.

Điều 2

Quản ly

1.                   Cơ quan Giải quyết tranh chấp được thành lập theo Thoả thuận này để quản lý những quy tắc và thủ tục của Thoả thuận này và các điều khoản về tham vấn và giải quyết tranh chấp của các hiệp định có liên quan, trừ khi trong hiệp định có liên quan có quy định khác. Theo đó, DSB phải có thẩm quyền thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan. Đối với những tranh chấp chấp phát sinh từ một hiệp định có liên quan, mà đó là Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên, thuật ngữ “Thành viên” ở đây chỉ dùng để chỉ các bên của Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên này. Khi DSB áp dụng những điều khoản giải quyết tranh chấp của một Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên thì chỉ những Thành viên là các bên của Hiệp định này mới có thể tham gia vào việc quyết định hoặc những hoạt động của DSB liên quan tới tranh chấp đó.

Điều 3

Các quy định chung

1.                   Các Thành viên khẳng định việc tuân theo những nguyên tắc giải quyết tranh chấp từ trước đến nay được áp dụng theo Điều XXII và XXIII của GATT 1947, và những quy tắc và thủ tục được tiếp tục sửa đổi trong Thoả thuận này.

27

Page 28: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2.                   Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO là một nhân tố trung tâm trong việc tạo ra sự an toàn và khả năng dự đoán trước cho hệ thống thương mại đa phương. Các Thành viên thừa nhận rằng hệ thống này ra đời nhằm bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các Thành viên theo các hiệp định có liên quan và nhằm làm rõ những điều khoản hiện hành của những hiệp định đó trên cơ sở phù hợp với các quy tắc tập quán giải thích công pháp quốc tế. Các khuyến nghị và phán quyết của DSB không được làm tăng hoặc  giảm các quyền và nghĩa vụ được quy định trong các hiệp định có liên quan.

7.Trước khi khởi kiện, Thành viên phải tự xem xét, đánh giá là liệu việc khiếu kiện theo những thủ tục này có kết quả không. Mục đích của cơ chế giải quyết tranh chấp là để đảm bảo có một giải pháp tích cực đối với vụ tranh chấp. Một giải pháp mà các bên tranh chấp có thể chấp nhận được và phù hợp với các hiệp định có liên quan thì rõ ràng cần  được ưu tiên. Nếu không đạt được một giải pháp các bên tranh chấp cùng nhất trí, thì mục tiêu số một của cơ chế giải quyết tranh chấp thường là bảo đảm việc rút lại những biện pháp có liên quan nếu những biện pháp này bị quyết định là không phù hợp với những quy định trong bất kỳ hiệp định có liên quan nào. Các quy định về bồi thường chỉ nên được sử dụng khi việc rút lại ngay lập tức các biện pháp trên là không thực tế và chỉ được sử dụng như là một biện pháp tạm thời trong khi chưa có việc rút lại biện pháp không phù hợp với hiệp định có liên quan. Biện pháp cuối cùng mà Thỏa thuận này quy định cho Thành viên đã khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp là khả năng đình chỉ việc áp dụng các nhượng bộ hay các nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan trên cơ sở có sự phân biệt đối xử đối với Thành viên khác với điều kiện được DSB cho phép thực hiện những biện pháp như vậy.

… 

Điều 6

Thành lập Ban hôi thẩm

1.                   Nếu bên nguyên đơn có yêu cầu, một ban hội thẩm phải được thành lập chậm nhất là tại cuộc họp của DSB tiếp theo cuộc họp mà tại đó yêu cầu này lần đầu tiên được đưa ra như một mục của chương trình nghị sự DSB, trừ khi tại cuộc họp đó DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thành lập ban hội thẩm.[5]

2.                   Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được làm bằng văn bản. Văn bản yêu cầu này phải chỉ ra là việc tham vấn đã được tiến hành không, xác định rõ các biện pháp cụ thể đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện đủ để trình bày các vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu chuẩn, thì văn bản yêu cầu này phải kèm theo bản đề xuất về các điểu khoản tham chiếu đặc biệt.

Điều 8

Thành phần Ban hôi thẩm

1.         Ban hội thẩm phải được cấu thành bởi những cá nhân thuộc tổ chức chính phủ và/hoặc phi chính phủ năng lực tốt, kể cả những người đã làm việc hoặc trình vụ kiện ra ban hội thẩm, làm đại diện của một Thành viên hoặc của một bên ký kết GATT 1947 hoặc đại diện tại Hội đồng hay ủy ban của bất cứ hiệp định có liên quan nào hoặc hiệp định nào trước đó, hoặc đã từng làm việc trong Ban Thư ký, đã từng giảng dạy hoặc viết sách báo được đăng về luật thương mại quốc tế hoặc chính sách thương mại quốc tế, hoặc đã từng là quan chức cao cấp về chính sách thương mại của một Thành viên.

28

Page 29: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2.         Các thành viên ban hội thẩm cần phải được chọn lựa với mục đích bảo đảm sự độc lập của các hội thẩm viên, có kiến thức đa dạng ở mức đủ và có phạm vi kinh nghiệm công tác rộng.

3.         Công dân của Thành viên[6] là các bên tranh chấp hoặc là bên thứ 3 được quy định ở khoản 2 của Điều 10 phải không được tham gia vào ban hội thẩm có liên quan đến tranh chấp đó, trừ khi các bên tranh chấp có thỏa thuận khác.

5.         Ban hội thẩm phải gồm ba hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một ban hội thẩm gồm 5 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập ban hội thẩm. Các Thành viên phải nhanh chóng được thông báo về thành phần của ban hội thẩm.

7.         Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất trí về Thành viên ban hội thẩm, theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng Giám đốc sau khi tham vấn với Chủ tịch DSB và Chủ tịch của Hội đồng hay ủy ban liên quan phải quyết định thành phần ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà Tổng Giám đốc coi là thích hợp nhất theo đúng bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan nào của những hiệp định có liên quan đang được áp dụng cho tranh chấp đó, sau khi tham vấn với các bên tranh chấp. Chủ tịch của DSB phải thông báo cho các Thành viên về thành phần ban hội thẩm đã được thành lập  như vậy không quá 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch nhận được yêu cầu.

9.         Các hội thẩm viên phải làm việc với tư cá nhân của mình và không phải là đại diện của chính phủ và cũng không phải là đại điện của một tổ chức nào. Vì thế các Thành viên phải không được đưa ra chỉ thị hay tìm cách gây ảnh hưởng đến họ với tư cách cá nhân về những vấn đề được đưa ra trước ban hội thẩm.

10.        Khi một tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì ban hội thẩm phải có ít nhất một hội thẩm từ một Thành viên đang phát triển.

Điều 16

Thông qua báo cáo của Ban hôi thẩm

1.         Nhằm có đủ thời gian để các Thành viên xem xét các báo cáo của ban hội thẩm, các báo cáo phải không được DSB xem xét để thông qua trong vòng 20 ngày sau ngày báo cáo đã được chuyển tới các Thành viên.

2.         Các Thành viên có phản đối về bản báo cáo của ban hội thẩm phải đưa văn bản  giải thích lý do phản đối của mình tới DSB ít nhất 10 ngày trước ngày phiên họp của DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm .

3.         Các bên tranh chấp có quyền tham gia đầy đủ vào việc DSB xem xét báo cáo của ban hội thẩm, và các quan điểm của họ được ghi lại đầy đủ.

29

Page 30: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

4.         Trong vòng 60 ngày sau ngày chuyển báo cáo của ban hội thẩm tới các Thành viên, báo cáo này phải được thông qua tại phiên họp DSB[7], trừ khi một bên tranh chấp chính thức thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo của mình hoặc DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua bản báo cáo này. Nếu một bên đã thông báo quyết định kháng cáo của mình, thì DSB phải không xem xét thông qua bản báo cáo của ban hội thẩm lập cho tới khi hoàn thành việc phúc thẩm. Thủ tục thông qua này không làm phương hại tới quyền của các Thành viên được thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của ban hội thẩm.

Điều 17

Xét xử phúc thẩm

Cơ quan Phúc thẩm thường trực

1.                   Một Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan Phúc thẩm này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm. Cơ quan này phải bao gồm 7 người, mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xét xử. Những người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm phải làm việc luân phiên. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm.

2.                   DSB phải chỉ định người làm việc ở Cơ quan Phúc thẩm cho nhiệm kỳ 4 năm, và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực phải hết hạn sau 2 năm, được xác định bằng việc bắt thăm. Chỗ khuyết phải được bổ sung nếu có. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết sẽ giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm.

3.                   Cơ quan Phúc thẩm phải bao gồm những người có uy tín đã được công nhận, với kinh nghiệm chuyên môn đã được chứng minh về pháp luật, thương mại quốc tế và những nội dung của các hiệp định có liên quan nói chung. Họ phải không được gắn kết với chính phủ nào. Cơ cấu thành viên của Cơ quan Phúc thẩm phải phản ánh rộng rãi cơ cấu thành viên trong WTO. Tất cả những người làm việc tại Cơ quan Phúc thẩm phải sẵn sàng làm việc bất cứ lúc nào và chỉ được thông báo ngắn, phải cập nhật thoe kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động có liên quan khác của WTO. Họ phải không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp.

4.                   Chỉ các bên có tranh chấp, chứ không phải các bên thứ ba, mới có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm. Các bên thứ ba đã thông báo cho DSB về quyền lợi  đáng kể đối với vấn đề theo khoản 2 Điều 10 có thể đệ trình văn bản cho Cơ quan Phúc thẩm và phải được tạo cơ hội để Cơ quan Phúc thẩm nghe vấn đề.

5.                   Như một quy tắc chung, việc giải quyết phải không được quá 60 ngày kể từ ngày một bên  tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày Cơ quan Phúc thẩm chuyển báo cáo của mình. Khi xác định thời gian biểu của mình, Cơ quan Phúc thẩm phải cân nhắc các quy định của khoản 9 Điều 4, nếu có liên quan. Khi Cơ quan Phúc thẩm thấy mình không thể đưa ra báo cáo trong vòng 60 ngày, Cơ quan này phải thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoảng thời gian dự kiến phải đệ trình báo cáo. Trong bất cứ trường hợp việc giải quyết cũng  không được vượt quá 90 ngày.

6.                   Kháng cáo chỉ được giới hạn về những vấn đề về pháp lý được đề cập đến trong báo cáo của ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của ban hội thẩm.

30

Page 31: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

... 

Thủ tục Xét xử Phúc thẩm

10.        Quá trình tố tụng của Cơ quan Phúc thẩm phải được giữ kín. Các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.

13.        Cơ quan Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến và kết luận của ban hội thẩm.

Thông qua các báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm

14.        Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm phải được DSB thông qua và được các bên tranh chấp chấp nhận vô điều kiện trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận không thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong vòng 30 ngày sau khi báo cáo đó được chuyển tới các Thành viên. [8] Thủ tục thông qua này không làm phương hại đến quyền của các Thành viên thể hiện quan điểm của mình về bản báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.  

Điều 22

Bồi thường và tạm hoan thi hành các nhượng bô

1.         Việc bồi thường và tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác là những biện pháp tạm thời được đưa ra trong trường hợp các khuyến nghị và phán quyết không được thực hiện trong khoảng thời gian hợp lý. Tuy nhiên, việc bồi thường hay tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ nào khác không được là các biện pháp ưu tiên hơn việc thực hiện đầy đủ khuyến nghị để làm cho một biện pháp phù hợp với các hiệp định có liên quan. Việc bồi thường là tự nguyện, nếu được đưa ra thì  phải phù hợp với các hiệp định có liên quan.

2.         Nếu Thành viên liên quan không làm cho biện pháp bị quyết định là không phù hợp trở thành phù hợp với hiệp định có liên quan hoặc bằng cách khác tuân thủ theo những khuyến nghị và phán quyết trong khoảng thời gian hợp lý được xác định phù hợp với khoản 3 của Điều 21, thì Thành viên đó phải, nếu được yêu cầu như vậy và không được chậm hơn ngày hết hạn của khoảng thời gian hợp lý, tiến hành đàm phán với bất cứ bên nào đang viện dân tới những thủ tục giải quyết tranh chấp, nhằm đưa ra việc bồi thường thỏa đáng đối với cả hai bên. Nếu không thỏa thuận được biện pháp bồi thường thỏa đáng nào trong vòng 20 ngày sau ngày hết hạn thời hạn hợp lý, thì bất cứ bên nào đã viện dân tới các thủ tục giải quyết tranh chấp cũng có thể yêu cầu DSB cho phép tạm hoãn thi hành việc áp dụng đối với Thành viên liên quan những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định có liên quan.

3.         Khi xem xét để tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác, thì bên nguyên đơn phải áp dụng những nguyên tắc và thủ tục sau:

(a)                nguyên tắc chung là bên nguyên đơn cần trước tiên tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác đối với cùng (những) lĩnh vực mà ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã xác định là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương hại;

31

Page 32: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(b)                nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với cùng (những) lĩnh vực đó, thì bên đó có thể tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong những lĩnh vực của cùng một hiệp định;

(c)                nếu bên đó cho rằng việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác là không thực tế hoặc không hiệu quả đối với những lĩnh vực khác trong cùng hiệp định và những tình huống đủ nghiêm trọng, thì bên đó có thể tìm kiếm việc tạm hoãn thi hành nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo một hiệp định có liên quan khác;

(d)           khi áp dụng những nguyên tắc trên, bên đó phải cân nhắc:

(i)         thương mại trong lĩnh vực hay theo hiệp định mà ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm đã quyết định  là có vi phạm hoặc làm triệt tiêu hoặc gây phương hại, và tầm quan trọng của lĩnh vực thương mại này đối với bên đó;

(ii)        những nhân tố kinh tế lớn hơn liên quan đến việc triệt tiêu hoặc gây phương hại và những hậu quả kinh tế lớn hơn của việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác;

(e)        nếu bên đó quyết định yêu cầu cho phép tạm hoãn những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các tiết (b) hoặc (c), thì bên đó phải nêu lý do cho yêu cầu của mình. Cùng thời gian khi yêu cầu được chuyển tới DSB,  thì yêu cầu cũng phải được chuyển tới các Hội đồng có liên quan và cả tới các cơ quan chuyên ngành có liên quan trong trường hợp yêu cầu này phù hợp với tiết (b);

            (f)          trong khoản này, thuật ngữ "lĩnh vực" có nghĩa là:

(i)          đối với hàng hóa, tất cả hàng hóa

(ii)        đối với dịch vụ, một lĩnh vực chính được xác định trong "Danh mục Phân loại Lĩnh vực Dịch vụ" hiện hành có xác định những lĩnh vực đó;[14]

(iii)        đối với quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại, mỗi loại quyền sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi Mục 1, hoặc Mục 2, hoặc Mục 3, hoặc Mục 4, hoặc Mục 5, hoặc Mục 6, hoặc Mục 7 của Phần II, hoặc những nghĩa vụ thuộc Phần III, hoặc Phần IV của Hiệp định TRIPS;

            (g)        trong khoản này, thuật ngữ "hiệp định" có nghĩa là:

(i)         đối với hàng hóa, tất cả những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO được tính chung, cũng như các Hiệp định Thương mại tuỳ nghi của một số Thành viên mà Thành viên của những hiệp định này cũng là các bên có liên quan đến tranh chấp;

                        (ii)         đối với dịch vụ, là Hiệp định GATS;

                        (iii)        đối với quyền sở hữu trí tuệ, là Hiệp định TRIPS.

4.             Mức độ tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác được DSB cho phép phải tương ứng với mức độ triệt tiêu hoặc gây phương hại.

32

Page 33: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

5.             DSB không được cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác nếu hiệp định có liên quan cấm việc tạm hoãn thi hành như vậy.

6.             Khi tình huống mô tả tại khoản 2 xảy ra, theo yêu cầu, DSB phải cho phép tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác trong vòng 30 ngày kể từ ngày thời hạn hợp lý kết thúc, trừ khi DSB có quyết định trên cơ sở đồng thuận từ chối yêu cầu đó. Tuy nhiên, nếu Thành viên có liên quan phản đối mức độ tạm hoãn được đề xuất, hoặc khiếu nại rằng những nguyên tắc và thủ tục nêu tại khoản 3 chưa được tuân thủ khi bên nguyên đơn yêu cầu cho phép tạm hoãn nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo khoản 3(b) hoặc (c), thì vấn đề này phải được đưa ra trọng tài. Việc phân xử bằng trọng tài như vậy phải do ban hội thẩm ban đầu tiến hành, nếu các thành viên chấp nhận, hoặc do một trọng tài viên[15] được Tổng Giám đốc chỉ định và việc xét xử của trọng tài phải được hoàn tất trong vòng 60 ngày sau ngày thời hạn hợp lý kết thúc. Nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác phải không bị tạm hoãn trong quá trình phân xử của trọng tài.

8.             Việc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ và các nghĩa vụ khác chỉ là tạm thời và  chỉ được áp dụng cho tới khi biện pháp được coi là không phù hợp với hiệp định có liên quan được loại bỏ, hoặc Thành viên phải thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đưa ra giải pháp đối với việc triệt tiêu hoặc làm phương hại đến lợi ích, hoặc đã đạt được một giải pháp thoả đáng cho cả hai bên. Theo khoản 6 Điều 21, DSB phải tiếp tục duy trì giám sát việc thực hiện những khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua, kể cả những trường hợp trong đó đã thực hiện bồi thường hoặc các trường hợp trong đó các nhượng bộ hoặc các nghĩa vụ khác đã bị tạm hoãn nhưng những khuyến nghị yêu cầu điều chỉnh một biện pháp cho phù hợp với những hiệp định có liên quan vân chưa được thực hiện.

… 

II. PHẦN 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC GIA

33

Page 34: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

1. Bộ Luật Dân sự

Điều 3. Áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật

Trong trờng hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tơng tự của pháp luật. Tập quán và quy định tơng tự của pháp luật không đợc trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Ngời tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Ngời tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trờng hợp pháp luật có quy định.

Điều 161. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lờng trớc đợc và không thể khắc phục đợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho ngời có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện đ ợc quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

Điều 388. Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều 389. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

1. Tự do giao kết hợp đồng nhng không đợc trái pháp luật, đạo đức xã hội;

2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

34

Page 35: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Điều 390. Đề nghị giao kết hợp đồng

1. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã đợc xác định cụ thể.

2. Trong trờng hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với ngời thứ ba trong thời hạn chờ bên đợc đề nghị trả lời thì phải bồi thờng thiệt hại cho bên đợc đề nghị mà không đợc giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.

Điều 391. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

1. Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực đợc xác định nh sau:

a) Do bên đề nghị ấn định;

b) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên đợc đề nghị nhận đ-ợc đề nghị đó.

2. Các trờng hợp sau đây đợc coi là đã nhận đợc đề nghị giao kết hợp đồng:

a) Đề nghị đợc chuyển đến nơi c trú, nếu bên đợc đề nghị là cá nhân; đợc chuyển đến trụ sở, nếu bên đợc đề nghị là pháp nhân;

b) Đề nghị đợc đa vào hệ thống thông tin chính thức của bên đợc đề nghị;

c) Khi bên đợc đề nghị biết đợc đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phơng thức khác.

Điều 392. Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

1. Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trờng hợp sau đây:

a) Nếu bên đợc đề nghị nhận đợc thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trớc hoặc cùng với thời điểm nhận đợc đề nghị;

b) Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trờng hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc đợc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

2. Khi bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị thì đề nghị đó đợc coi là đề nghị mới.

Điều 393. Huy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Trong trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huy bỏ đề nghị do đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên đợc đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên đợc đề nghị nhận đợc thông báo trớc khi bên đợc đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 394. Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trờng hợp sau đây:

1. Bên nhận đợc đề nghị trả lời không chấp nhận;35

Page 36: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2. Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

3. Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

4. Khi thông báo về việc huy bỏ đề nghị có hiệu lực;

5. Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận đợc đề nghị trong thời hạn chờ bên đợc đề nghị trả lời.

Điều 395. Sửa đổi đề nghị do bên đợc đề nghị đề xuất

Khi bên đợc đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi nh ng-ời này đã đa ra đề nghị mới.

Điều 396. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên đợc đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị.

Điều 397. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

1. Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi đợc thực hiện trong thời hạn đó; nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận đợc trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này đ-ợc coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.

Trong trờng hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng vân có hiệu lực, trừ trờng hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó của bên đợc đề nghị.

2. Khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trong trờng hợp qua điện thoại hoặc qua các phơng tiện khác thì bên đợc đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trờng hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.

Điều 398. Trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trờng hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng vân có giá trị.

Điều 399. Trờng hợp bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Trong trờng hợp bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự sau khi trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng vân có giá trị.

Điều 400. Rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng

Bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trớc hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận đợc trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể đợc giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải đợc giao kết bằng một hình thức nhất định.

36

Page 37: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2. Trong trờng hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải đợc thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trờng hợp có vi phạm về hình thức, trừ trờng hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 402. Nội dung của hợp đồng dân sự

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:

1. Đối tợng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không đợc làm;

2. Số lợng, chất lợng;

3. Giá, phơng thức thanh toán;

4. Thời hạn, địa điểm, phơng thức thực hiện hợp đồng;

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;

6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

7. Phạt vi phạm hợp đồng;

8. Các nội dung khác.

Điều 403. Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự

Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự do các bên thoả thuận; nếu không có thoả thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi c trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

Điều 404. Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự đợc giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận đợc trả lời chấp nhận giao kết.

2. Hợp đồng dân sự cũng xem nh đợc giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đợc đề nghị vân im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Điều 405. Hiệu lực của hợp đồng dân sự

Hợp đồng đợc giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trờng hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 427. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng dân sự

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm.

37

Page 38: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Điều 429. Đối tợng của hợp đồng mua bán

1. Đối tợng của hợp đồng mua bán là tài sản đợc phép giao dịch.

2. Trong trờng hợp đối tợng của hợp đồng mua bán là vật thì vật phải đợc xác định rõ.

3. Trong trờng hợp đối tợng của hợp đồng mua bán là quyền tài sản thì phải có giấy tờ hoặc các bằng chứng khác chứng minh quyền đó thuộc sở hữu của bên bán.

Điều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự

1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nớc nơi giao kết hợp đồng. Trong trờng hợp hợp đồng đợc giao kết ở nớc ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nớc đó, nhng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng đợc giao kết ở nớc ngoài đó vân đợc công nhận tại Việt Nam.

2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 771. Giao kết hợp đồng dân sự vắng mặt

Trong trờng hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì việc xác định nơi giao kết hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nớc nơi c trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao kết hợp đồng.

Thời điểm giao kết hợp đồng vắng mặt đợc xác định theo pháp luật của nớc của bên đề nghị giao kết hợp đồng nếu bên này nhận đợc trả lời chấp nhận của bên đợc đề nghị giao kết hợp đồng.

2. Luật Thương Mại: Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt đông thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

2. Hàng hóa bao gồm:

a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.

3. Thói quen trong hoạt đông thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

4. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của

38

Page 39: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

các bên trong hoạt động thương mại.

5. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử.

6. Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.

7. Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

9. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.

10. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.

11. Các hoạt đông trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

12. Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.

13. Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

14. Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.

15. Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Áp dụng Luật thương mại và pháp luật có liên quan

1. Hoạt động thương mại phải tuân theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan.

2. Hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng quy định của luật đó.

3. Hoạt động thương mại không được quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế 39

Page 40: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

1. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

2. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Điều 6. Thương nhân

1. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

2. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Điều 24. Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá

1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh

40

Page 41: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.

Điều 295. Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm

1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.

2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.

3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.

Điều 318. Thời hạn khiếu nại

Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:

1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;

2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;

3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo 41

Page 42: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Điều 319. Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

3. Nghị định 12/2006 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.

2. Hàng hoá là tài sản di chuyển, hàng hoá phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.

Điều 3.  Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan và các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là một bên ký kết hoặc gia nhập.

Căn cứ pháp luật hiện hành và các Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố lộ trình và phạm vi hoạt động kinh doanh của thương nhân quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành.

42

Page 43: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.

3. Các hàng hóa khác không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục thông quan tại Hải quan cửa khẩu.

4. Thông tư 04/2006 1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

- Các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã.

- Các hộ kinh doanh cá thể được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

Được xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định và trong phạm vi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Trong khi chờ Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dân của các Bộ, ngành hữu quan quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Chi nhánh thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, gia công, đại lý mua bán hàng hóa và dịch vụ quá cảnh hàng hóa theo các quy định hiện hành.

II. HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU

1. Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo công bố của các Bộ, ngành hữu quan hướng dân thực hiện Phụ lục số 01 về Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP.

2. Bộ Thương mại công bố danh mục và ghi mã số HS hàng tiêu dùng và thiết bị y tế đã qua sử dụng cấm nhập khẩu tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này.

5. Bộ luật Tố Tụng dân sự Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng dân sự

Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Toà án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự) và trình tự, thủ tục yêu cầu để Toà án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là việc dân sự); trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) tại Toà án; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa

43

Page 44: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Bộ luật tố tụng dân sự góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng dân sự

1. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự trên toàn lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với mọi hoạt động tố tụng dân sự do cơ quan Lãnh sự của Việt Nam tiến hành ở nước ngoài.

3. Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 29 - BLTTDS. Những tranh chấp về thương mại thuộc thẩm quyền gq của Toà án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thưng mại bao gồm:

a) Mua bán hàng hoá;

b) Cung ứng dịch vụ;

c) Phân phối;

d) Đại diện, đại lý;

đ) Ký gửi;

e) Thuê, cho thuê, thuê mua;

g) Xây dựng;

h) Tư vấn, kỹ thuật;

i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuy nội địa;

k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;

l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;

m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

n) Bảo hiểm;

44

Page 45: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

o) Thăm dò, khai thác.

Ðiều 30. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại.

2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.

3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.

4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

Ðiều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

 a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Ðiều 25 và Ðiều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Ðiều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Ðiều 31 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Ðiều 26 của Bộ luật này;

b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Ðiều 28 của Bộ luật này.

3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Ðiều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Ðiều 34. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 Ðiều 33 của Bộ luật này;   

b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Ðiều 33 của Bộ luật này;

45

Page 46: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Ðiều 33 của Bộ luật này.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Ðiều 33 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết.

Ðiều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Thời hiệu yêu cầu là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

b) Thời hiệu yêu cầu để Tòa án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

Điều 405. Nguyên tắc áp dụng

1. Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.

Công ước của Liên Hợp Quốc

về hợp đồng mua bán quốc tế (Công ước viên 1980)

CÁC QUỐC GIA THAM GIA KÝ KẾT

Các nước thành viên của công ước này:

46

Page 47: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

- Coi trọng những mục tiêu tổng quát ghi trong các Nghị quyết về sự thành lập một nền trật tự kinh tế quốc tế mới mà Ðại hội đồng Liên hợp quốc đã chấp nhận trong khóa họp bất thường lần thứ sáu,

 

- Cho rằng việc chấp nhận các quy tắc thống nhất điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có tính đến các hệ thống xã hội, kinh tế và pháp lý khác nhau thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lý trong thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho việc phát triển thương mại quốc tế, đã thỏa thuận những điều sau:

PHẦN I: PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

CHƯƠNG I

 

PHẠM VI ÁP DỤNG

 

Ðiều 1.

 

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên.

3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này.

 

Ðiều 2:

 

Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:47

Page 48: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

 

a.  Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

 

b.  Bán đấu giá.

 

c.  Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uy thác khác theo luật.

 

d.  Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

 

e.  Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

 

f.   Ðiện năng.

 

Ðiều 3:

 

1. Ðược coi là hợp đồng mua bán các hợp đồng cung cấp hàng hóa sẽ chế tạo hay sản xuất, nếu bên đặt hàng không có nghĩa vụ cung cấp phần lớn các nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hay sản xuất hàng hóa đó.

 

2. Công ước này không áp dụng cho các hợp đồng trong đó nghĩa vụ của bên giao hàng chủ yếu là phải thực hiện một công việc hoặc cung cấp một dịch vụ khác.

 

Ðiều 4:

 

Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới:

48

Page 49: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

 

a.   Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào.

 

b.   Hậu qủa mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán.

 

Ðiều 5:

Công ước này không áp dụng cho trách nhiệm của người bán trong trường hợp hàng của người bán gây thiệt hại về thân thể hoặc làm chết một người nào đó.

 

Ðiều 6:

 

Các bên có thể loại bỏ việc áp dụng Công ước này hoặc với điều kiện tuân thủ điều 12, có thể làm trái với bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó.

 

 

CHƯƠNG II

 

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

 

Ðiều 7

 

1. Khi giải thích Công ước này, cần chú trọng đến tính chất quốc tế của nó, đến sự cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế.

 

2. Các vấn đề liên quan đến đối tượng điều chỉnh của Công ước này mà không quy định thẳng trong Công ước thì sẽ được giải quyết chiếu theo các nguyên tắc chung mà từ đó Công ước được hình thành hoặc nếu không có các nguyên tắc này, thì chiếu theo luật được áp dụng theo quy phạm của tư pháp quốc tế.

 49

Page 50: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ðiều 8:

 

1.  Nhằm phục vụ Công ước này, tuyên bố và cách xử sự khác của một bên được giải thích theo đúng ý định của họ nếu bên kia đã biết hoặc không thể không biết ý định ấy.

 

2.  Nếu điểm trên không được áp dụng thì tuyên bố cách xử sự khác của một bên được giải thích theo nghĩa mà một người có lý trí, nếu người đó được đặt vào vị trí của phía bên kia trong những hoàn cảnh tương tự cũng sẽ hiểu như thế.

 

3.  Khi xác định ý muốn của một bên hoặc cách hiểu của một người có lý trí sẽ hiểu thế nào, cần phải tính đến mọi tình tiết liên quan, kể cả các cuộc đàm phán, mọi thực tế mà các bên đã có trong mối quan hệ tương hỗ của họ, các tập quán và mọi hành vi sau đó của hai bên.

 

Ðiều 9:

 

1.  Các bên bị ràng buộc bởi tập quán mà họ đã thỏa thuận và bởi các thực tiễn đã được họ thiết lập trong mối quan hệ tương hỗ.

 

2.  Trừ phi có thỏa thuận khác thì có thể cho rằng các bên ký hợp đồng có ngụ ý áp dụng những tập quán mà họ đã biết hoặc cần phải biết và đó là những tập quán có tính chất phổ biến trong thương mại quốc tế và được các bên áp dụng một cách thường xuyên đối với hợp đồng cùng chủng loại trong lĩnh vực buôn bán hữu quan để điều chỉnh hợp đồng của mình hoặc điều chỉnh việc ký kết hợp đồng đó.

 

Ðiều 10: Nhằm phục vụ Công ước này:

 

a.   Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng.

 

b.   Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ.

 50

Page 51: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ðiều 11:

 

Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng.

 

Ðiều 12:

 

Bất kỳ quy định nào của điều 11, điều 29 hoặc phần thứ hai của Công ước này cho phép hợp đồng mua bán, việc thay đổi hoặc đình chỉ hợp đồng theo sự thỏa thuận của các bên hoặc đơn chào hàng và chấp nhận đơn chào hàng hay bất kỳ sự thể hiện ý chí nào của các bên được lập và không phải dưới hình thức viết tay mà dưới bất cứ hình thức nào sẽ không được áp dụng khi dù chỉ một trong số các bên có trụ sở thương mại đặt ở nước là thành viên của Công ước mà nước đó đã tuyên bố bảo lưu theo điều 96 của Công ước này. Các bên không được quyền làm trái với điều này hoặc sửa đổi hiệu lực của nó.

 

Ðiều 13:

 

Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.

 

 

PHẦN II

 

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

Ðiều 14:

 

1.  Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.

 

51

Page 52: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2.  Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại.

 

Ðiều 15:

 

1. Chào hàng có hiệu lực khi nó tới nơi người được chào hàng.

 

2. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vân có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng.

 

Ðiều 16:

 

1. Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vân có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

 

2. Tuy nhiên, chào hàng không thể bị thu hồi:

 

a. Nếu nó chỉ rõ, bằng cách ấn định một thời hạn xác định để chấp nhận hay bằng cách khác, rằng nó không thể bị thu hồi, hoặc

 

b. Nếu một cách hợp lý người nhận coi chào hàng là không thể thu hồi được và đã hành động theo chiều hướng đó.

 

Ðiều 17:

 

Chào hàng, dù là loại cố định, sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng.

 

52

Page 53: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ðiều 18:

 

1. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.

 

2. Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận. Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng. Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.

 

3. Tuy nhiên nếu do hiệu lực của chào hàng hoặc do thực tiễn đã có giữa hai bên trong mối quan hệ tương hỗ hoặc tập quán thì người được chào hàng có thể chứng tỏ sự chấp thuận của mình bằng cách làm một hành vi nào đó như hành vi liên quan đến việc gửi hàng hay trả tiền chẳng hạn dù họ không thông báo cho người chào hàng thì chấp nhận chào hàng chỉ có hiệu lực từ khi những hành vi đó được thực hiện với điều kiện là những hành vi đó phải được thực hiện trong thời hạn đã quy định tại điểm trên.

 

Ðiều 19:

 

1.  Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá.

 

2.  Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng các điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàng ngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửi thông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng. Nếu người chào hàng không làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng.

 

3.  Các yếu tố bổ sung hay sửa đổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa, địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giải quyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung của chào hàng.

 53

Page 54: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ðiều 20:

 

1.  Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định trong điện tín hay thư bắt đầu tính từ lúc bức điện được giao để gửi đi hoặc vào ngày ghi trên thư hoặc nếu ngày đó không có thì tính từ ngày bưu điện đóng dấu trên bì thư. Thời hạn để chấp nhận chào hàng do người chào hàng quy định bằng điện thoại, bằng telex hoặc bằng phương tiện thông tin liên lạc khác, bắt đầu tính từ thời điểm người được chào hàng nhận được chào hàng.

 

2.  Các ngày lễ chính thức hay ngày nghỉ việc rơi vào khoảng thời hạn được quy định để chấp nhận chào hàng không được trừ, khi tính thời hạn đó. Tuy nhiên, nếu không báo về việc chấp nhận chào hàng không thể giao tại địa chỉ của người chào hàng vào ngày cuối cùng của thời hạn quy định bởi vì ngày cuối cùng đó là ngày lễ hay ngày nghỉ việc tại nơi có trụ sở thương mại của người chào hàng, thì thời hạn chấp nhận chào hàng sẽ được kéo dài tới ngày làm việc đầu tiên kế tiếp các ngày đó.

 

Ðiều 21:

 

1.  Một chấp nhận chào hàng muộn màng cũng có hiệu lực của một chấp nhận nếu người chào hàng phải thông báo miệng không chậm trễ cho người nhận chào hàng hoặc gửi cho người này một thông báo về việc đó.

 

2.  Nếu thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường, nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ được coi như chấp nhận đến kịp thời, trừ phi không chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng biết người chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực.

 

Ðiều 22:

 

Chấp nhận chào hàng có thể bị hủy nếu thông báo về việc hủy chào hàng tới nơi người chào hàng trước hoặc cùng một lúc khi chấp nhận có hiệu lực.

 

Ðiều 23:

 

54

Page 55: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này.

 

Ðiều 24:

 

Theo tinh thần của Phần II Công ước này, một chào hàng, một thông báo chấp nhận chào hàng hoặc bất cứ một sự thể hiện ý chí nào cũng được coi là "tới nơi" người được chào hàng khi được thông tin bằng lời nói với người này, hoặc được giao bằng bất cứ phương tiện nào cho chính người được chào hàng tại trụ sở thương mại của họ, tại địa chỉ bưu chính hoặc nếu họ không có trụ sở thương mại hay địa chỉ bưu chính thì gửi tới nơi thường trú của họ.

 

 

… 

MỤC IV:

 

MIỄN TRÁCH

Ðiều 79:

 

1. Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu qủa của nó.

 

2. Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:

 

a.   Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và.

 

b.   Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ.

 55

Page 56: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

3. Sự miễn trách được quy định tại điều này chỉ có hiệu lực trong thời kỳ tồn tại trở ngại đó.

 

4. Bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình thì phải báo cáo cho bên kia biết về trở ngại và ảnh hưởng của nó đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ. Nếu thông báo không tới tay bên kia trong một thời hạn hợp lý từ khi bên không thực hiện nghĩa vụ đã biết hay đáng lẽ phải biết về trở ngại đó thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc bên kia không nhận được thông báo.

 

5. Các sự quy định của điều này không cản trở từng bên được sử dụng mọi quyền khác ngoài quyền được bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.

 

PHẦN THỨ TƯ

 

NHỮNG QUY ĐỊNH CUỐI CÙNG

 

 

Ðiều 101:

 

1. Mọi quốc gia thành viên có thể hủy bỏ Công ước này, hoặc Phần thứ hai hay thứ ba của Công ước, bằng một thông cáo chính thức bằng văn thư gửi cho người giữ lưu chiểu.

 

2. Sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tháng tiếp theo sau khi hết một thời hạn 12 tháng kể từ ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông cáo. Nếu không ấn định một thời hạn dài hơn cho sự bắt đầu có hiệu lực của việc hủy bỏ Công ước thì sự hủy bỏ sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ khi kết thúc thời hạn này sau ngày người giữ lưu chiểu nhận được thông báo.

 

Làm tại Viên, ngày mười một tháng tư năm một ngàn chín trăm tám mươi, thành một bản chính mà các bản tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga, Pháp đều là bản chính thức.

 

Ðể trung thực các vị đặc mệnh toàn quyền ký tên dưới đây được các Chính phủ của mình ủy quyền, đã ký vào bản Công ước này.

56

Page 57: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

57

Page 58: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

PHẦN THAM KHẢO

58

Page 59: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

GAME FOR TEACHING

LECTURER: VUDUYCUONG/ INTERNATIONAL LAW FACULTY.59

Page 60: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

FOB CIF DDU DDP CFR CPT FAS FCR DEQ DEX DAF EXW DAS FOB CIF

STARTSTART

60

SAI ĐÚNG

LuẬt Thương mại Quốc tếVuDuyCuong 13

12

11

10

987

6

543

21

HỢP ĐỒNG MBHHQT

CISG

Page 61: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Cần bao nh iêu thờ i g ian để g iả i quyế t một vụ k iện?

Quy trình giải quyết tranh chấp của WTO:

61

Page 62: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Các thờ i hạn nêu dưới đây phù hợp vớ i thờ i g ian dự k iến cho mỗi g i a i đoạn của quá t r ì nh g iả i quyế t t r anh chấp . Bản gh i nhớ tỏ ra mềm d eo về vấn đề này . Ngoà i r a , các nước có thể tự mình g i ả i quyế t t r anh chấp ở bấ t cứ thờ i đ i ểm nào . Tấ t c ả các mốc tổng thờ i g ian dự k iến cũng ch ỉ l à tương đố i

60 ngày                                   Tham vấn , hoà g i ả i , v .v…

45 ngày                                   Thành l ập nhóm chuyên g ia và ch ỉ đ ịnh các t hành v iên của ban

6 tháng                                     Tr ình bày báo cáo cuố i cùng của ban hộ i t hẩm cho các bên l i ên quan

3 tuần                                         Tr ình bày báo cáo cuố i cùng của nhóm chuyên g ia cho các thành v i ên WTO

60 ngày                                   Cơ quan g i ả i quyế t t r anh chấp thông qua báo cáo (nếu không có xé t xử phúc thẩm)

Tổng số thờ i g ian : 1 năm (nếu bản báo cáo không b ị kháng cáo)

60-90 ngày                         Tr ình bày báo cáo phúc thẩm

30 ngày                                   Cơ quan g i ả i quyế t t r anh chấp thông qua báo cáo phúc thẩm

Tổng số thờ i g ian : 1 năm 3 tháng (nếu bản báo cáo b ị kháng cáo)

Tình Huống 1:

Vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam

- Bên khởi kiện: Hiệp hội các chủ trại cá da trơn Mỹ (Catfish Farmers of America - CFA). - Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến hải sản Việt nam. Đại diện: Hiệp hội chế biến và xuất

khẩu thuy sản Việt nam – VASEP. - Nội dung vụ kiện:

Việt nam bắt đầu xuất khẩu cá tra, cá basa (phía Mỹ gọi là cá da trơn – catfish) sang Mỹ từ năm 1996, và đến năm 2001 thì sản lượng xuất khẩu đạt 9 triệu kg, chiếm gần 2% tổng sản lượng cá da trơn tại Mỹ.

Ngày 28 tháng 6 năm 2002, CFA và một số các công ty chế biến cá da trơn tại Mỹ đệ đơn kiện lên Department of commerce (DOC) yêu cầu mở điều tra chống bán phá giá cá da trơn từ Việt nam với lý do là các mặt hàng này được nhập vào Mỹ dưới giá hợp lý, đe doạ ngành sản xuất nội địa Mỹ và qua sự cạnh tranh bất chính này đã chiếm 20% thị trường của Mỹ.

62

Page 63: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ngày 18 tháng 7 năm 2002, DOC bắt đầu tiền hành các thủ tục điều tra và tiến hành các giai đoạn công bố, tập hợp ý kiến các bên CFA và VASEP. Ngày 8 tháng 11 năm 2002, DOC thông báo quyết định coi Việt nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME).

Sau khi phản đối không thành quyết định bất lợi này, tháng 12 năm 2002, VASEP chính thức đề nghị DOC sử dụng Bangladesh là nước thứ ba để tính các chi phí sản xuất trong 5 nước được DOC đề xuất là Bangladesh, Ấn độ, Guinea, Kenya và Pakistan. Sở dĩ VASEP chọn Bangladesh là vì quốc gia này gần với Việt nam về một số yếu tố như mức thu nhập quốc dân tính theo đầu người (380 USD/người), cùng nằm ở châu thổ các dòng sông lớn thuận tiện cho việc nuôi cá nước ngọt tương tự như catfish.

Ngày 27 tháng 1 năm 2003, DOC đưa ra phán quyết sơ bộ là các công ty Việt nam có hành vi bán phá giá cá tra tại Mỹ và ấn định mức thuế chống phá giá từ 37.94% đến 61,88 % cho các công ty này, và một mức chung 63,88% cho toàn Việt nam. Ngay sau đó, VASEP đã phản đối và nêu lên những sai sót, bất hợp lý trong quyết định này. Tháng 3 năm 2003, DOC đã quyết định sửa lại mức thuế chống bán phá giá áp dụng đối với các công ty tham gia vụ kiện (chẳng hạn như từ 61,88% xuống 31,45% cho Agifish, từ 53,96% xuống 38,09% cho Navisfishco) và giữ nguyên mức 63,88% cho các công ty không tham gia.

Sau phán quyết cuối cùng này của DOC, kết quả của vụ kiện chỉ còn tuỳ thuộc vào phán quyết của ITC về vấn đề thiệt hại hại. Ngày 24 tháng 7 năm 2003, ITC đưa ra phán quyết cuối cùng, khẳng định các doanh nghiệp Việt nam đã bán với giá thấp hơn giá thành và gây tổn hại cho ngành sản xuất của Mỹ, do đó ấn định mức thuế chống bán phá giá từ 36,84 đến 63,88%.

Tình huống 2: Vụ kiện chống bán phá giá ngũ cốc từ Mỹ

- Bên khởi kiện: Hiệp hội các sản phẩm nông nghiệp Mexico.

- Bên bị kiện: Các nhà sản xuất và chế biến ngũ cốc của Mỹ.

- Nội dung vụ kiện:

Tháng 1 năm 1998, cơ quan chức năng của Mexico đã quyết định áp dụng mức thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường - một sản phẩm thường được sử dụng trong các đồ uống và một số sản phẩm khác tại thị trường Mexico. Lý do là Mexico cho rằng những sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ có giá rất thấp và đe doạ đến ngành công nghiệp sản xuất đường và thực phẩm của quốc gia này.

Sau khi có phán quyết của tòa án Mexico, Mỹ đã khởi kiện lên WTO và đề nghị cơ quan này xem xét lại tính hợp pháp của việc áp thuế chống bán phá giá.

Hiệp định chống bán phá giá của WTO cho phép áp thuế chống bán phá giá, nếu việc phá giá là có thật và gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Lập luận của phía Mỹ là các cơ quan chức năng của Mexico đã không tiến hành điều tra chống bán phá giá theo đúng trình tự, những phân tích về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất còn nhiều kẽ hở và chưa thực sự chính xác, các quyết định áp thuế chống bán phá giá không dựa trên cơ sở thực tế là hàng nhập khẩu từ Mỹ đang tăng mạnh. Mỹ đưa ra một vài số liệu cho thấy trung bình hàng năm sản lượng ngũ cốc từ Mỹ vào thị trường Mexico chỉ tăng khoảng 10%, hoàn toàn không đủ đe dọa đến thị trường trong nước.

Tháng 1 năm 2000, WTO đã ra quyết định rằng có nhiều bằng chứng cho thấy việc áp thuế chống bán phá giá của Mexico là chưa thực sự chuẩn xác do quốc gia này không xác định rõ ràng mức độ thiệt

63

Page 64: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

hại cho ngành sản xuất trong nước. WTO cũng kết luận rằng những phân tích của Mexico không được tiến hành một cách khác quan. Mexico đã kháng nghị quyết định này lên Ban hội thẩm của WTO và vân tiếp tục áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Sau đó, Ban hội thẩm của WTO đã ra phán quyết rằng việc Mexico đánh thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm ngũ cốc giàu hàm lượng đường là không đúng với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO. Ban hội thẩm cũng khước từ quyền kháng cáo tiếp theo của Mexico và buộc quốc gia này phải hủy bỏ các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm ngũ cốc nhập khẩu từ Mỹ.

3. Vụ kiện giữa Hoa Kỳ - EU Vụ về trợ cấp máy bay

-Bên khởi kiện: cả hai bên

- Bên bị kiện: cả hai bên

- Nội dung vụ kiện:

Vụ tranh chấp thương mại lớn nhất trong lịch sử giữa hai hãng hàng không Boeing (của Mỹ) và Airbus (của Liên minh châu Âu - EU) chưa được giải quyết đả gây căng thẳng cho các mối quan hệ buôn bán xuyên Đại Tây Dương. Mỹ đã chính thức đưa vấn đề này lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), về phần mình EU đã nộp đơn tới WTO cáo buộc Mỹ viện trợ bất hợp pháp cho Boeing .

Căng thẳng giữa hai hãng hàng không âm ỉ từ cuối năm 2004 và tiếp tục bùng phát vào cuối tháng 5-2005 khi Boeing lớn tiếng phản đối việc đối thủ bên kia bờ đại dương là Airbus đang đề nghị chính phủ Anh trợ cấp để phát triển loại máy bay thân dài A350. Loại máy bay này được Airbus phát triển để cạnh tranh với chiếc 787 Dreamliner mà Boeing hy vọng sẽ tạo dựng vị thế độc tôn cho mình trên thị trường sản xuất máy bay toàn cầu. Do đó, dự án chế tạo A350 của Airbus được thông qua tháng 12-2004 và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng từ năm 2010, đã làm tăng tính quyết liệt đối với cuộc chiến vốn đã rất căng thẳng giữa Boeing và Airbus.

Tranh cãi giữa hai bên được đưa tới WTO từ tháng 10 năm 2005, sau khi Mỹ cáo buộc EU trợ cấp tài chính cho Airbus tung ra các mâu máy bay mới và kết tội đây chẳng khác nào một hình thức trợ cấp xuất khẩu. Họ yêu cầu EU không được có động thái hỗ trợ Airbus tung ra dòng A350, đối thủ của Boeing 787 Dreamliner.

EU cáo buộc Mỹ có nhiều hỗ trợ ngầm cho Boeing thông qua ưu đãi thuế, chỉ định thầu các hợp đồng cung cấp máy bay cho quân đội. Hai bên đã ký thỏa thuận hạn chế trợ cấp hàng không vào năm 1992.

Ngày 20/7 năm 2005, WTO đã quyết định thành lập ban hội thẩm để điều tra vụ kiện cáo giữa EU và Mỹ về những cáo buộc tài trợ cho 2 nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing và Airbus. WTO sẽ thành lập 2 ban hội thẩm, một làm việc với Boeing và một làm việc với Airbus.

4.Vụ kiện thép –Hoa Kỳ

-Bên khởi kiện: EU, Nhật Bản và sáu quốc gia khác

- Bên bị kiện: Hoa Kỳ

- Nội dung vụ kiện: 64

Page 65: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Tháng 3/2002, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định áp đặt mức thuế 30% đối với một loạt sản phẩm thép nhập khẩu. Nguyên nhân là do Uy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ thấy rằng lượng thép nhập khẩu lớn bất ngờ tràn vào thị trường Hoa Kỳ, gây tổn thất cho ngành công nghiệp thép trong nước và kết luận các sản phẩm thép này được bán phá giá trên thị trường Mỹ.

Nhiều hãng sản xuất thép của Mỹ đã đứng trước nguy cơ phá sản nhiều năm nhưng tốc độ tái cơ cấu lại vô cùng chậm chạp. Họ cho rằng biểu thuế nhập khẩu thép cao sẽ để cho họ dễ thở hơn, có thời gian lấy lại sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập.

EU cùng 8 nước khác đã hợp tác đệ đơn lên WTO kiện Hoa Kỳ vi phạm luật thương mại quốc tế. Uy ban giải quyết tranh chấp WTO vừa chính thức đưa ra kết luận hành động của Mỹ trái với các quy định của luật thương mại quốc tế và yêu cầu "Hoa Kỳ cần điều chỉnh lại biện pháp tự vệ sao cho phù hợp với quy định trong các nguyên tắc của WTO",

 Biện hộ cho mình, Hoa Kỳ cho rằng các chính sách thuế quan của nước này đều nhất quán với Hiệp định bảo hộ của WTO cho phép các nước hạn chế tạm thời hàng nhập khẩu khi chúng gây ''thiệt hại nghiêm trọng'' cho ngành công nghiệp đó trong nước. Tuy nhiên, WTO đã tuyên bố Washington đã không đưa ra được sự giải thích hợp tình hợp lý cho mối quan hệ giữa hiện tượng xuất khẩu tăng mạnh và cái gọi là ''thiệt hại nghiêm trọng'' gây ra cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ.

Dù đã có phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Hoa Kỳ vân tiếp tục duy trì mức thuế nói trên 9 tháng tiếp đó.

11/ 2003 EU yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO cho phép áp dụng biện pháp trả đũa đối với hành vi không tuân thủ phán quyết giải quyết tranh chấp này của Hoa Kỳ và được chấp thuận. Theo đó, EU có quyền áp dụng biểu thuế trả đũa đối với hàng hoá của Mỹ nhập khẩu vào cộng đồng này tương đương mức thiệt hại mà EU phải chịu do thuế nhập khẩu thép vào Mỹ gây ra. EU đang lên kế hoạch tăng thuế cao hơn 8 đến 30% đối với hàng xuất khẩu từ Mỹ với tổng giá trị lên tới 2,2 ty USD.

5. Vụ kiện Nhật Bản- đồ uống có cồn:

-Bên khởi kiện: Hoa Kỳ, EU và Canada

- Bên bị kiện: Nhật Bản

- Nội dung vụ kiện:

Luật thuế đối với đồ uống có cồn của Nhật Bản (The Japanese Liquor Tax Law), phân loại các thức uống có cồn ra làm 10 loại và các loại phụ bổ sung bao gồm: 1.Sake, 2. Sake Compound, 3. Shochu (Nhóm A và Nhóm B), 4. Mirin, 5. Beer, 6. Wine (wine and sweet wine), 7. Wishky/Brandy, 8. Spirits, 9. Liqueurs, 10. Miscellaneous (gồm nhiều loại phụ). Theo Luật này, một số loại đồ uống có cồn nhập khẩu như Rum, Vodka, Brandy, và các loại rượu nhập khẩu khác phải chịu một khoản thuế trong nước. Tuy nhiên, rượu Shochu của Nhật Bản lại chịu mức thuế thấp hơn nhiều, với căn cứ là rượu Shochu được xếp vào nhóm khác với các loại rượu nhập khẩu kể trên.

Hoa Kỳ, EU và Canada khiếu kiện rằng luật thuế của Nhật Bản đã vi phạm khoản 2 điều III của GATT 1947. Cụ thể là Nhật Bản đã áp dụng các mức thế khác nhau cho những “sản phẩm tương tự” hay các “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế nhau” giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước. Vấn đề cần xác định là:

65

Page 66: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

- Liệu rượu Shochu của Nhật Bản và các loại rượu nhập khẩu (Whisky, Brandy,…) có phải là sản phẩm tương tự hay không?

- Nhật Bản phản đối cáo buộc của bên nguyên đơn, lập luận rằng các quy định của họ không nhằm mục đích bảo vệ hay bất cứ tác động tích cực nào khác cho hàng nội địa. Nhật Bản đưa ra một định nghĩa khá hẹp về “sản phẩm tương tự”, đó là chỉ khi chúng giống hệt nhau.

- Ban Hội thẩm đã từ chối cách tiếp cận hạn chế của Nhật Bản khi đưa ra tiêu chí để xác định “sản phẩm tương tự”.

+ Ban Hội thẩm lưu ý rằng các bên tranh chấp yêu cầu xác định rõ một số sản phẩm trong vụ tranh chấp là “sản phẩm tương tự” và một số sản phẩm khác là “sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế”. Và họ kết luận rằng, dù các hàng hóa đang xem xét có là “sản phẩm tương tự” hay không cũng phải được xác định theo từng trường hợp cụ thể, về cơ bản, để xác định vấn đề này, cần căn cứ vào đặc tính của sản phẩm, bản chất tự nhiên và chất lượng sản phẩm, vào mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm, căn cứ vào thị hiếu và thói quen của người tiêu dùng, cũng như đáp ứng các tiêu chí khác trong bảng phân loại thuế quan.

+ Hàng hóa được xem là “cạnh tranh trực tiếp” sẽ được xác định dựa vào khả năng thay thế lân nhau của hàng hóa trên cơ sở so sánh giá cả giữa chúng, so sánh khả năng mua được trên thị trường và so sánh các mối tương quan mang tính cạnh tranh khác giữa chúng.

+ Căn cứ trên thị trường Nhật Bản, Ban Hội thẩm kết luận rằng Shochu và Vodka là những sản phẩm tương tự và Nhật Bản khi đánh thuế cao hơn đối với rượu Vodka đã vi phạm nghĩa vụ của họ theo câu đầu tiên, Khoản 2 Điều III GATT. Thêm nữa, với rượu Shochu, whisky, brandy, rum, gin, genever, liqueurs và “các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc thay thế” khác Nhật Bản cũng không áp thuế tương tự nhau và do đó, vi phạm nghĩa vụ theo câu thứ 2, Khoản 2 Điều 3 GATT. Trong phần kết luận và khuyến nghị, Ban Hội thẩm kết luận rằng Nhật Bản đã vi phạm nghĩa vụ đã cam kết theo Điều III Khoản 2, câu thứ nhất và câu thứ hai và khuyến nghị Nhật Bản điều chỉnh các quy định của mình về phù hợp với các nghĩa vụ đã cam kết theo GATT 1994.

+ Về cơ bản, Cơ quan Phúc thẩm của WTO đồng ý với quyết định của Ban Hội thẩm

Tình Huống 6:

TRANH CHẤP GIỮA NHẬT BẢN VÀ MỸ

LIÊN QUAN ĐẾN BIỆN PHÁP ẢNH HƯỞNG VIỆC NHẬP KHẨU TÁO MỸ.

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds245_e.htm 

Nội dung ngắn gọn của tranh chấp:

Vụ tranh chấp số WT/DS 245 – các biện pháp ảnh hưởng đến việc nhập khẩu táo.

Bên khiếu kiện: Mỹ.

Bên bị khiếu kiện: Nhật Bản.

Các bên thứ ba: Úc, Braxin, Đài Bắc Trung Quốc, Cộng đồng châu Âu, New Zealand.

66

Page 67: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ngày yêu cầu tham vấn: ngày 1 tháng 3 năm 2002.

Ngày công bố bản báo cáo của Panel: ngày 15 tháng 7 năm 2003.

Ngày công bố bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm: ngày 26 tháng 11 năm 2003.

Giải pháp được thông báo vào ngày 2 tháng 9 năm 2005.

Ngày 1 tháng 3 năm 2002, Mỹ yêu cầu tham vấn với Nhật Bản về việc Nhật Bản hạn chế việc nhập khẩu táo từ Mỹ. Việc khiếu nại của Mỹ bắt nguồn từ việc Nhật áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo của Mỹ mà việc hạn chế này được cho là cần thiết để ngăn chặn căn bệnh làm thối lê, táo… Mỹ khiếu nại về việc cấm nhập khẩu táo từ các vườn trái cây nơi mà căn bệnh làm thối lê táo ấy bị phát hiện. Và theo yêu cầu của Nhật thì trái cây xuất khẩu phải được kiểm tra 3 năm một lần để phát hiện sự hiện diện của căn bệnh ấy và bất cứ sự thiếu tiêu chuẩn, phẩm chất nào của các vườn trái cây xuất khẩu tới Nhật phải kiểm tra xem có căn bệnh ấy hay không trong vòng 500m xung quanh các vườn trái cây này. Do vậy, Mỹ cho rằng các biện pháp mà Nhật áp dụng là không nhất quán với các điều : điều 11 Gatt 1994; điều 2.2, 2.3, 5.1, 5.2, 5.3, 5.6, 6.1, 6.2, 7 và phụ lục B của hiệp định SPS; điều 14 hiệp định về nông nghiệp.

 

Các mốc thời gian của vụ tranh chấp trên:

01/03/2002 Mỹ gởi yêu cầu tham vấn.

07/05/2002 Ban hội thẩm được thành lập.

15/07/2003 bản báo cáo của ban hội thẩm được thông qua.

28/08/2003 Nhật thông báo về việc kháng cáo.

26/11/2003 Bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm được thông qua.

10/12/2003 DSB thông qua bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và của panel.

30/06/2004 Mỹ và Nhật gởi đến DSB các thủ tục xác nhận giữa các bên theo điều 21 và 22 của hiệp định DSU.

02/09/2005 các bên đạt được sự thỏa thuận cuối cùng.

 

Vấn đề pháp lý liên quan đến vụ tranh chấp:

Nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwiniw Amylovora, Nhật Bản đã áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ. Như vậy hành động này của Nhật Bản là đúng với khoảng b điều 20 của hiệp định Gatt hay không? Hay cơ sở mà Nhật lấy để áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu táo Mỹ là đi ngược lại với các quy định của hiệp định SPS ( the Agreement on the application on Sanitary and phytosanitary Measures – các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật) ?

67

Page 68: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Vi khuẩn Erwinia Amylovora này có ảnh hưởng đối với lê, táo … hay không? Có hại đối với sức khỏe con người hay không?

 

Quan điểm về vụ tranh chấp trên:

Mục đích cơ bản của hiệp định SPS là duy trì quyền lợi tối cao của tất cả các nước thành viên, đó là xây dựng mức bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người, động thực vật thích hợp, nhưng phải bảo đảm rằng các quyền lợi này không bị lạm dụng với mục đích bảo hộ và không được tạo ra các rào cản thương mại quốc tế trá hình.

Căn cứ vào khoản b điều 20 hiệp định gatt 1994 và để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Erwinia amylovora, Nhật Bản đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 2.2 hiệp định SPS thì tất cả các biện pháp SPS chỉ có thể được áp dụng trên cơ sở khoa học và không thể duy trì nếu thiếu chứng cứ khoa học. Thật vậy, các bằng chứng khoa học đã cho ta thấy rằng vi khuẩn Erwinia amylovora mặc dù có ảnh hưởng đến một số loại thực vật như lê và táo nhưng vi khuẩn này không có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mặt khác, việc Nhật Bản hạn chế nhập khẩu hầu như bất kì loại táo nào của Mỹ kể cả các loại táo được chứng nhận an toàn là đi ngược lại các tiêu chí mà WTO đặt ra đó là thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới. Do vậy, theo quy định tại Điều 2.2 hiệp định SPS, việc hạn chế nhập khẩu táo của Nhật Bản không trên cơ sở, chứng cứ khoa học đã triệt tiêu hoặc hạn chế các lợi ích của Mỹ. Do vậy, Nhật Bản phải gỡ bỏ biện pháp hạn chế nhập khẩu táo từ Mỹ.

 

Kết luận rút ra từ vụ tranh chấp trên:

Điều 3 hiệp định SPS khuyến khích các nước thành viên thiết lập các biện pháp SPS phù hợp với các tiêu chuẩn và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như ủy ban an toàn thực phẩm CAC… Và trên thực tế thì các tiêu chuẩn quốc tế thường cao hơn tiêu chuẩn quốc gia. Hiệp định SPS cho phép quốc gia sử dụng các tiêu chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, nếu tiêu chuẩn quốc gia đưa ra cao hơn tiêu chuẩn quốc tế thì quốc gia ấy phải đưa ra các cơ sở khoa học để chứng minh. Vì Mỹ đã tìm ra các chứng cứ khoa học bác bỏ lập luận của Nhật Bản nên trong vụ tranh chấp trên Mỹ đã "thành công" trong việc buộc Nhật Bản gỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với táo Mỹ.

Tình huống 7:

Vụ tranh chấp

“Quy chế thương mại đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc” (vụ tranh chấp “Thịt bò-Hàn Quốc”)1

XEM: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds169_e.htm

1 Xem WTO, quyết định của Cơ quan phúc thẩm - vụ tranh chấp về "Quy chế đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc”, WT/DS169/AB/R (2000).

68

Page 69: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(a) Các bên tranh chấp

Nguyên đơn: Mỹ, Úc

Bị đơn: Hàn Quốc

Bên thứ ba: New ZeaLand, Canada

Vấn đề pháp lý chủ yếu của vụ tranh chấp này là việc Hàn Quốc phân biệt thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa trong cơ chế bán le song song có phải là vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia?

(b) Nội dung cụ thể

Năm 1999, Hàn Quốc thiết lập cơ chế bán le song song đối với thịt bò, theo đó các cửa hàng thịt và siêu thị trong nước muốn bán thịt bò nhập khẩu phải có giấy phép riêng biệt do cơ quan quản lý thị trường cấp, khi bán phải để thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại các quầy thịt riêng biệt và phân biệt rõ ràng bằng các biển ghi chú “Quầy thịt nhập khẩu đặc chủng”.

Tháng 2/1999, Mỹ và Úc, hai ước nhập khẩu thịt bò chủ yếu vào Hàn Quốc đã đưa vụ việc này ra WTO với lập luận Chính phủ Hàn Quốc vi phạm nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia (Điều III, GATT). Vụ tranh chấp được thụ lý bởi cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DBS) ở cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.

(c) Lập luận của các bên

Hàn Quốc lập luận rằng việc đưa ra chế độ bán le song song là không vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia theo quy định của Điều III GATT bởi điều khoản này chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên WTO đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa. Như vậy, việc yêu cầu bán thịt bò nhập khẩu và thịt bò nội địa tại hai quầy khác nhau là hoàn toàn bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Cơ chế bán le song song thực tế vân bảo đảm sự “đại ngộ không kém thuận lợi hơn cho hàng hoá nước ngoài” theo quy định của Điều III, GATT. Ngoài ra Hàn Quốc giải thích mục đích chính của yêu cầu phân loại quầy bán thịt bò là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng Hàn Quốc. Theo lập luận của Hàn Quốc thì thịt bò của Han Quốc ngon hơn và tươi hơn thịt bò nhập khẩu và vì thế đắt hơn thịt bò nhập khẩu, tuy nhiên khi đặt trên cùng một quầy thì người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là thịt bò nội địa đâu là thịt bò nhập khẩu. Điều này dễ dân đến tình trạng chủ cửa hàng cố tình đánh lừa người tiêu dùng khi để chung hai loại thịt cùng một nơi. Chính vì vậy việc phân biệt bằng các biển thông báo là cần thiết và cũng là phương thức bảo vệ lợi ích người tiêu dùng đơn giản và re tiền nhất. Quy chế này hoàn toàn phù hợp với quy định của Điều XX (d), Hiệp định GATT (ngoại lệ chung liên quan tới chính sách bảo vệ cuộc sống của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ sức khoe cộng đồng)

Mỹ và Úc lập luận rằng cơ chế bán le song song của Hàn Quốc là vi phạm quy định của điều III, GAT trước hết bởi việc phân biệt hàng nhập khẩu khỏi hệ thống bán le thông thường hạn chế cơ hội thị trường tiêm tàng của thịt bò nhập khẩu. Việc yêu cầu giấy phép riêng biệt để bán thịt bò nhập khẩu là một thủ tục không cần thiết, gây tâm lý cho chủ cửa hàng và vì thế ít cửa hàng bán thịt bò nhập khẩu. Ngoài ra, việc yêu cầu các quầy hàng riêng biệt để bán thịt bò nhập khẩu hạn chề khả năng so sánh chất lượng thịt và giá cả của người tiêu dùng.Việc thịt bò nhập khẩu không được hưởng cơ hội cạnh tranh và điều kiện bán tương tự như thịt bò nội địa tại các cửa hàng thịt và siêu

69

Page 70: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

thị ở Hàn Quốc có thể lập luận cơ chế bán le song song do chính phủ Hàn Quộc đề ra là sự đãi ngộ kém thuận lợi hơn so với thịt bò nội địa.

Bên cạnh đó, Mỹ và Úc cũng cho rằng quy định của Hàn Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều XX (d) bởi vì Điều khoản này đòi hòi quốc gia phải chỉ ra quy định liên quan phải dựa trên cơ sở luật hay quy chế pháp lý cụ thể. Trong khi đó Hàn Quốc không chỉ ra được luật hay quy chế pháp lý sẽ có hiệu lực liên quan tới việc phân biệt thịt bò nhập khẩu ở các cửa hàng bán le. Thêm vào đó, Hàn Quốc cũng không chỉ ra được rằng hạn chế bán le là cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng. Cũng như không có bằng chứng thuyết phục cho thấy việc lừa dối khách hàng của chủ cửa hàng là có thực. Hàn Quốc vì vậy không thể vận dụng điều XX (d) Hiệp định GATT để giải thích cho quy định về quy chế bán le của mình.

(d) Quyết định về vụ việc

Ngày 31 tháng 7 năm 2000 Ban hội thẩm của WTO sau khi xem xét vụ việc đã ra quyết định rằng cơ chế bán le song song của Hàn Quốc là phân biệt đối xử đối với thịt bò nhập khẩu vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của Điều III:4 Hiệp định GATT. Đồng thời bác bỏ lập luận của Hàn Quốc đối với hiệu lực của điều XX (d) Hiệp định GATT.

Tại cấp xét xử phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm của WTO tiếp tục khẳng định biện pháp phân loại hàng hoá nhập khẩu trong cơ chế bán le của Hàn Quốc là vi phạm Điều III, Hiệp định GATT. Đồng thời đưa ra giải thích cụ thể về vấn đề diễn giải điểu khoản ngoại lệ chung trong Hiệp định GATT, theo đó “một biện pháp thương mại không phù hợp với quy định chung của GATT nhưng vân được coi là hợp pháp trên cơ sở của điều XX (d) hiệp định GATT nếu đáp ứng được 2 yêu tố. Thứ nhất, biện pháp đó phải được thiết lập nhằm “bảo đảm việc tuân thủ” pháp luật hoặc quy chế pháp lý có nội dung không trái với các quy định của GATT 1994. Thứ hai, biện pháp phải là “cần thiết” để bảo đảm thực thi những quy định đó. Bất kỳ quốc gia thành viên nào muốn vận dụng điều XX (d), Hiệp định GATT biện chứng cho biện pháp thương mại của mình phải chứng minh được hai yếu tố này.

Ngày 2/12/2000, Cơ quan phúc thẩm của WTO đưa ra phán quyết cuối cùng yêu cầu Hàn Quốc phải chấm dứt thực hiện quy chế bán le song song và thiết lập một cơ chế phù hợp với nghĩa vụ của họ theo quy định của Hiệp định GATT.2

Tình Huống 8:

Vụ Indonesia – Auto

(WT/DS 54, 55, 59, 64)

http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds54_e.htm

2 Khuyến cáo của Ban hội thẩm, về "Quy chế đối với thịt bò tươi, đông lạnh nhập khẩu của Hàn Quốc” , WT/DS169/R (2000)

70

Page 71: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Phất lờ kinh nghiệm phát triển của các nước Đài Loan, Singapo, Thụy Sĩ và các nước Scandinavia, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba coi việc thành lập nghành công nghiệp ôtô trong nước và cố gắng đến mức độ có thể đảm bảo tự cung cấp đủ ôtô là một phận tối cần thiết của quá trình tăng trưởng kinh tế. Cựu thủ tướng Inđônêsia ông Suharto đã trở thành nạn nhân của tư duy kiểu này. Tháng 02- 1996 Ông công bố “ chương trình ôtô tiên phong” (PAP) nhằm sản xuất ôtô hiệu Inđônêsia.

Theo PAP “ xe hơi Timo 1500 phân khối”. Phương tiện vận tải quý hoá này do xí nghiệp liên doanh giữa hãng KIA của Hàn Quốc và công ty Timo Patra Nasional PTY ( TPN), một công ty do TomMy làm chủ sở hữu, trong đó KIA chiếm 35% vốn số còn lại của TPN, sản xuất. Do TPN không có phương tiện sản xuất ôtô tại Inđônêsia nên công ty này được phép nhập khẩu tối đa là 45.000 ôtô nguyên chiếc miễn thuế từ Hàn Quốc, đồng thời được bán số ôtô này tại Inđônêsiakhông phải trả thuế, trong thời gian một năm ( từ 03-1996 đến 09- 1997).

Chuyến thứ nhất với 4000 chiếc Timo cập bến JaKaTa vào tháng 08- 1996. Tháng 02- 1997, TPN bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất ôtô tại JaKaTa với công suất sản xuất là 120.000 chiếc/năm. Dự tính sẽ hoàn thành việc xây dựng nhà máy vào tháng 09- 1998. Cần lưu ý là đối với tất cả những nhà nhập khẩu xe ôtô còn lại thì mức thuế thông thường của Inđônêsia là 200% đối với phương tiện vận chuyển người và xe gia đình. Đối với các phương tiện vận tải khác, thuế quan nằm ở mức từ 5- 10%, tuỳ thuộc chúng được nhóm vào loại nào. Ngoài ra theo PAP, các nnhà sản xuất xe Nhật, Hoa Kỳ và các nước ngoài khác bị hạn chế cạnh tranh tại thị trường Inđônêsia qua việc hạn chế về tên sản phẩm.

Lẽ tự nhiên, các nhà sản xuất ôtô Nhật Bản, người chiếm giữ tới 95% thị trường ôtô Inđônêsia tính đến tháng 10- 1996, khiếu nại chuyện này; General Motors, công ty lắp rắp Chevolet Balaren thể thao tay lái bên phải cũng khiếu nại. Lượng bán xe của các công ty nước ngoài giảm, còn ngưòi tiêu dung Inđônêsia ngừng mua xe Nhật, Hoa Kỳ, Châu Âu để chờ mua xe Timor. Do mức thuế quan quá cao cũng như cơ cấu thuế bán xe bất hợp lý, làm sao các công ty nước ngoài có thể cạnh tranh với giá của Timor từ 12.300 USD đến 20.600 USD/chiếc, tức chỉ bằng nửa giá thành xe Nhật re nhất.

Sự việc còn trở nên tồi tệ hơn khi vào tháng 06-1996, Chính phủ Inđônêsia ban hành tiếp sắc lệnh về PAP. Thứ nhất, KIA được phép lắp rắp xe ở Hàn Quốc sau đó nhập miễn thuế vào Inđônêsia và bán ở Inđônêsia cũng không phải chịu thuế. Thứ hai, nhà sản xuất ôtô nước ngoài làm xe chở khách cỡ trung bình, xe chở khách cỡ nhỏ hoặc xe tải nhỏ ở Inđonêsia có thể được xin miễn thuế đánh vào bán hang xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt ( một khoản thuế khá nặng, 35% đối với xe chở khách, 20% đối với các phưong tiện vận chuyển thương mại khác) và miễn thuế đối với nhập khẩu linh kiện rời (mức thuế khá nạng là 65%), nhưng với điều kiện là đáp ứng được 60% hàm lượng hàng nội địa. Ngược lại Timor có thể được xin miễn thuế hàng xa xỉ và thuế nhập khẩu tương tự mà chỉ cần đáp ứng 20% yêu cầu hàm lượng nội địa tính đến thời điểm cuối năm sản xuất thứ nhất ở Inđônêsia (09-1997), và 10% tính đến cuối năm thứ hai. Chỉ đến cuối năm thứ ba khi đuợc sản xuất ở Inđônêsia thì Timor mới phải đáp ứng yêu cầu 60% hàm lượng nội địa để được miễn hai loại thuế trên. Chưa cần nói đến quy định của GATT- WTO, yêu cầu 60% hàng nội địa quả là nực cười, khi Tôyôta, hãng sản xuất xe hiệu Kijang thông dụng nhất ở Inđônêsia cũng không vượt nổi mốc 40% hàm lượng nội địa tính cho đến đầu thập niên 90, đó là chưa nói sau khi hãng này đã đầu tư khá nhiều vào các nhà máy của Inđônêsia.

Các bên tranh chấp:

Các bên Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu lập luận, sắc lệnh tháng 06- 1996 vi phạm trắng trợn nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia, kể cả Điều III của GATT cấm đặt ra yêu cầu xuất xứ hàng nội địa. Inđônêsia cũng đồng thời vi phạm cam kết “ giữ nguyên trạng” đối với WTO mà theo đó Inđônêsia không được công bố mức thuế quan mới hoặc các quy định khác về thuế đối với nghành sản xuất ôtô.

71

Page 72: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ngoài ra thuế quan ưu đãi và áp dụng thuế đến mức có thể coi là trợ cấp riêng re có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đối với quyền lợi của các nước này, gây tình trạng ép giá, mất giá và mất khả năng bán- Tất cả đều có thể bị coi là vi phạm Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) kí tại vòng URUGUAY. Ngoài ra Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu cũng cáo buộc Inđônêsia vi phạm Hiệp định TRIPS; PAP làm nhụt chí các nhà sản xuất ôtô nước ngoài, những ngưòi có thể muốn liên doanh với các công ty Inđônêsia để sản xuất ôtô trong nước, trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá toàn cầu của họ đối với xe sản xuất tại Inđônêsia; và vì lẽ đó, có thể họ phải huy nhãn hiệu hàng hoá này ở Inđônêsia do không sử dụng.

Về phần mình, Inđônêsia cho rằng đã mở cửa thị trường ôtô trên 20 năm; còn bây gìơ Inđônêsia chỉ áp dụng ngoại lệ trong 3 năm để giúp phát triển một ngành sản xuất mới mà thôi. Ngoài ra liên doanh KIA- TPN nhập khẩu Timor sản xuất tại Hàn Quốc phải đặt cho cục Hải quan Inđônêsia một khoản tiền bảo lãnh ngân hàng bằng số tiền thuế nhập khẩu và số tiền thuế hàng xa xỉ đuợc miễn; như vậy có thể nói Timor không được đối xử một cách quá khác, quá ưu tiên so với các loại ôtô khác được sản xuất tại Inđônêsia. Tháng 05- 1997, sau khi Nhật Bản tính khiếu nại lên WTO vào tháng 10- 1996, và sau khi Hoa Kỳ và Châu Âu cùng khiếu nại, cùng với việc Inđônêsia bất chấp tất cả tuyên bố kế hoạch sản xuất ôtô trong nước thứ hai, “ Sportage”, một loại xe thể thao nhỏ sẽ liên doanh KIA- PTN sản xuất, bắt đầu từ đầu năm 1998. Sportage cũng sẽ được hưởng đối xử ưu tiên giống như Timor. Ngoài ra, Chính phủ Inđônêsia còn chỉ thị cho 10 ngân hàng tư nhân và 3 ngân hàng nhà nước cho liên doanh KIA- TPN vay 690 triệu USD để hình thành công trình xây dựng nhà máy mới. Tháng 06- 1997, chính quyền SuHarTô chỉ thị tiếp là tất cả các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ được duyệt mua ôtô do Inđônêsia sản xuất.

Lập luận của Inđônêsia không đủ sức thuyết phục ban hội thẩm của WTO; Tháng 08- 1998, ban ra báo cáo nhan đề: Inđônêsia- Một số biện pháp ảnh hưởng đến ngành sản xuất ôtô. Ban hội thẩm phán quyết như sau: thuế quan và lợi ích thuế theo PAP vi phạm nghĩa vụ MFN và NT của Inđônêsia quy định tương ứng tại các điều I và II:2 của GATT; điều kiện yêu cầu hàm lượng hàng nội địa để được ưu đãi thuế quan và thuế hàng xa xỉ, thuế tiêu thụ đặc biệt theo PAP vi phạm Điều 2 Hiệp định TRIPS. Tóm lại, việc phân biệt đối xử đối với hàng tương tự của các nhà sản xuất khác nhau đồng thời đặt điều kiện về hàm lượng hàng nội địa, cho hưởng ưu đãi thuế và trợ cấp sản xuất trong nước và loại đối thủ cạnh tranh là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, ban hội thẩm bác ý kiến của Hoa Kỳ cho rằng trợ cấp PAP gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất ôtô Hoa Kỳ do bán hàng re hơn nhiều so với ôtô Hoa Kỳ ở Iđônêsia. Ban hội thẩm cũng bác lập luận về vi phạm Hiệp định TRIPS của Hoa Kỳ.

Kết Luận:

Với những tư duy của mình, Chính phủ Inđônêsia đã phải trả giá cho những tư duy không thể chấp nhận đó. Hậu quả là nền kinh tế Inđônêsia sụp đổ do ảnh hưởng dây chuyền của khủng hoảng kinh tế ở Châu Á. Qua vụ tranh chấp, chúng ta có thể thấy một quốc gia muốn phát triển cũng phải có quy luật và phải theo những quy tắc nhất định. Không thể làm trái với tự nhiên, những gì đã được thống nhất bởi đại đa số các quốc gia. Vụ Inđônêsia vi phạm các Điều I và II:2 của GATT và các Hiệp định SCM và TRIPS. Theo quy định tại Điều I và II:2 thì PAP vi phạm nguyên tắc MFN và NT.

Anh chị hãy tham khảo vụ tranh chấp thứ hai của WTO (Vụ xăng Venezuela – Hoa kỳ) và trình bày vắn tắt về những nguyên tắc hoạt động của WTO thể hiện trong vụ tranh chấp này.

Tình Huống 9

72

Page 73: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Vụ Xăng Venezuela – Hoa Kỳ

Nguồn: http://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds2_e.htm

Ngày 23/1/1995, Vênêzuêla đã đệ đơn kiện lên Cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến việc Mỹ áp dụng các quy định phân biệt đối xử với xăng dầu nhập khẩu và Vênêzuêla đã chính thức yêu cầu mở các cuộc tham khảo ý kiến với Mỹ. Khoảng hơn một năm sau (ngày 29/1/1996), Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm giải quyết vụ kiện đã hoàn thành việc soạn thảo báo cáo cuối cùng của mình. (Trong thời gian đó, Braxin đã trở thành một bên liên quan đến vụ kiện sau khi đệ đơn kiện vào tháng 4/1996. Và cũng Nhóm chuyên gia đó đã thụ lý cả hai đơn kiện). Mỹ đòi xét xử phúc thẩm. Cơ quan phúc thẩm đã soạn thảo báo cáo và được Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua ngày 20/5/1996, tức là một năm 4 tháng sau khi nước đầu tiên đệ đơn kiện.

Sau đó, Mỹ và Vênêzuêla phải cần tới sáu tháng rưỡi để thoả thuận về các biện pháp mà Mỹ sẽ phải thực hiện. Thời hạn thoả thuận cho việc thực hiện giải pháp là 15 tháng tính từ khi kết thúc phiên xử phúc thẩm (tức là từ ngày 20/5/1996 cho đến 20/8/1997).

Vụ tranh chấp nảy sinh khi Mỹ áp dụng đối với xăng nhập khẩu các quy định về thành phần hoá lý ngặt nghèo hơn so với xăng được tinh chế tại Mỹ. Theo quan điểm của Vênêzuêla (và sau đó là của Braxin), điều đó là không công bằng vì xăng của Mỹ không bị lệ thuộc vào các chuẩn mực đó; biện pháp này là đi ngược lại nguyên tắc “đối xử quốc gia” và không thể chứng minh là trường hợp ngoại lệ theo các quy định thông thường của WTO liên quan tới các biện pháp y tế và các biện pháp bảo vệ môi trường. Nhóm chuyên gia chịu trách nhiệm giải quyết vụ tranh chấp đã kết luận là Vênêzuêla và Braxin đã có lý. Trong bản báo cáo của mình, Cơ quan phúc thẩm khẳng định các kết luận của Nhóm chuyên gia (chỉ thay đổi một vài điểm tham chiếu pháp luật do Nhóm chuyên gia đưa ra). Mỹ đã thoả thuận với Vênêzuêla sẽ sửa đổi quy định của mình sau thời gian 15 tháng; và ngày 26/8/1997 họ đã thông báo với Cơ quan giải quyết tranh chấp việc ký kết một quy định mới vào ngày 19/8/1997.

Thời gian(0 = thời điểm bắt đầu xét xử)

Thời hạn Ngày Diễn biến vụ kiện (dự kiến trong Bản ghi nhớ/thời hạn thực tế)

- 5 năm   1990 Luật chống ô nhiễm khí quyển của Mỹ được sửa đổi

- 4 tháng   9/1994 Mỹ hạn chế nhập khẩu xăng theo Luật chống ô nhiễm khí quyển.

0  

60 ngày23/1/1995 Vênêzuêla đệ đơn kiện lên Cơ quan giải

quyết tranh chấp và yêu cầu tham khảo ý kiến với Mỹ.

+ 1 tháng   24/2/1995 Các cuộc tham vấn đã diễn ra nhưng thất bại.

+2 tháng   25/3/1995 Vênêzuêla yêu cầu Cơ quan giải quyết

73

Page 74: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

tranh chấp thành lập nhóm chuyên gia.

+2 tháng rưỡi  

30 ngày10/4/1995 Cơ quan giải quyết tranh chấp chấp

nhận thành lập nhóm chuyên gia. Mỹ không phản đối. (Braxin cũng đệ đơn

kiện và yêu cầu có các cuộc tham khảo ý kiến với Mỹ).

+3 tháng   28/4/1995 Nhóm chuyên gia được thành lập (vào ngày 31/5, và cũng chịu trách nhiệm

xem xét cả đơn kiện của Braxin)

+ 6 tháng 9 tháng 10-12/7 và

13-15/7/1995

Nhóm chuyên gia họp ((Thời hạn dự kiến: 6 tháng + thời gian kéo dài))

+ 11 tháng   11/12/1995 Nhóm chuyên gia trao báo cáo giữa kỳ cho Mỹ, Vênêzuêla và Braxin để xem

xét.

+1 năm   29/1/1996 Nhóm chuyên gia trao báo cáo cuối cùng cho Cơ quan giải quyết tranh chấp

+ 1 năm 1 tháng   21/2/1996 Mỹ yêu cầu xét xử phúc thẩm

+1 năm 3 tháng 60 ngày 29/4/1996 Cơ quan phúc thẩm công bố báo cáo của mình

+ 1 năm 4 tháng 30 ngày 20/5/1996  Cơ quan giải quyết tranh chấp thông qua báo cáo của Cơ quan phúc thẩm.

+ 1 năm 10 tháng rưỡi

  3/12/1996 Mỹ và Vênêzuêla thoả thuận về việc Mỹ sẽ phải làm (thời hạn thực hiện là

15 tháng kể từ ngày 20/5)

+ 1 năm 11 tháng rưỡi

  9/1/1997 Mỹ công bố cho Cơ quan giải quyết tranh chấp bản báo cáo đầu tiên về tình

hình thực hiện các thoả thuận.

+2 năm 7 tháng   19-20/8/1997

Mỹ ký một quy định mới (ngày 19/8). Kết thúc thời hạn thoả thuận thực hiện

(ngày 20).

Tình huống 10: Vụ tranh chấp số DS328EC – Biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu từ Nauy

Tiêu đề:  

74

Page 75: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Nguyên đơn: Nauy

Bị đơn: EC

Các bên thứ ba:  

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Các biện pháp chống đối kháng: Điều 3.1, 4.1, 4.2, 5.1, 7.4, 11.1(b), 2.1 ; GATT 1994: Điều XIX

Yêu cầu tham vấn ngày: 01 tháng 03 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

Có yêu cầu tham vấn – Không thành lập Ban hội thẩm, Không thông báo giải quyết vụ kiện.

Do Nauy khởi kiện

Ngày 01 tháng 03 năm 2005, Nauy yêu cầu tham vấn với EC về biện pháp tự vệ cuối cùng đối với sản phẩm cá hồi nhập khẩu theo Quyết định số 206/2005 của EC công bố tại Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu (EU) ngày 05 tháng 02 năm 2005. Biện pháp này bao gồm:

    * Tăng thuế đối với hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch thuế quan;

    *  Áp dụng giá tối thiểu đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch và vượt mức hạn ngạch thuế quan; và

    * Kiểm soát việc thanh toán tiền hàng của các nhà nhập khẩu

Nauy tuyên bố yêu cầu tham vấn với nội dung biện pháp tự vệ cuối cùng đã nêu vi phạm các nghĩa vụ của EC theo WTO bởi không chỉ các điều khoản sau:

    * Sự gia tặng hàng nhập khẩu không thuộc diện gia tăng bất thường như theo qui định của Điều khoản  XIX GATT 1994.

    * Mức độ tăng và tốc độ tăng của hàng nhập khẩu không đáng kể và chưa đủ đột biến để gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa theo qui định của Điều khoản XIX GATT 1994 và điều khoản 2.1 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

    * Việc xác định qui mô của ngành sản xuất nội địa của Cơ quan có thẩm quyền EC vi phạm Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

    * Trong quá trình xác định thiệt hại nghiêm trọng, cơ quan có thẩm quyền đã đánh giá một cách không đầy đủ các nhân tố khách quan và định lượng liên quan tới ngành sản xuất nội địa theo như qui định của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Hơn nữa, EC không chứng minh được có thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa theo qui định của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

75

Page 76: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

    * Phán quyết về thiệt hại nghiêm trọng của EC không làm rõ mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng hàng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng theo qui định của Hiệp định về biện pháp tự vệ. Đồng thời không phân biệt một cách xác đáng giữa thiệt hại do gia tăng hàng nhập khẩu và thiệt hại do các nhân tố khác; không chứng minh được thiệt hại nghiêm trọng là do gia tăng hàng nhập khẩu chứ không phải từ các nhân tố khác.

    * Phán quyết của cơ quan có thẩm quyền tháng 2 năm 2005 không dựa trên những số liệu đầy đủ và cập nhật và do vậy không phù hợp với GATT 1994 và Hiệp định về biện pháp tự vệ, giai đoạn điều tra đã chấm dứt từ hồi tháng 12 năm 2003.

    * Các cơ quan có thẩm quyền không nêu ra được đầy đủ các kết luận thuyết phục trên cơ sở số liệu thực tế và pháp luật và không cung cấp được phân tích chi tiết về vụ kiến theo qui định của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ.

    * Các cơ quan có thẩm quyền không tuân thủ các nghĩa vụ theo Hiệp định về Các biện pháp tự vệ cung cấp cho tất cả các bên liên quan cơ hội đầy đủ để trình bày quan điểm và phản hồi lại quan điểm của các bên khác.

    * Biện pháp tự vệ cuối cùng áp dụng không phù hợp với Hiệp định về Các biện pháp tự vệ bởi không cần thiết phải sử dụng biện pháp này để ngăn chặn hoặc bù đắp cho những thiệt hại vật chất đáng kể hoặc để tạo ra điều chỉnh thích hợp

    * Quyết định của EC không phù hợp với Hiệp định về Biện pháp tự vệ khi sử dụng cơ chế kiểm soát giá tối thiểu để điều chỉnh giá nhập khẩu

    * Quyết định của EC không phù hợp với Hiệp định về các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế khi không tính tới cơ sở tự do hóa lũy tiến của giá tối thiểu và kiểm soát lượng hàng nhập khẩu.

Với những lý lẽ trên, Nauy cho rằng biện pháp tự vệ cuối cùng của EC vi phạm các điều khoản của WTO bao gồm điều khoản 2, 3, 4, 5, 7 và 11 của Hiệp định về Các biện pháp tự vệ và điều khoản XIX:1 của GATT 1994.

Ngày 08 tháng 03 năm 2005, Chi lê yêu cầu tham gia tham vấn. Ngày 17 tháng 03 năm 2005, EC chấp thuận đề nghị của Chi lê.

Tình huống 11: Vụ tranh chấp số DS326EC – Biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu từ Chi lê

Tiêu đề:  

Nguyên đơn: Chile

Bị đơn: EC

Các bên thứ ba:  

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn):

Các biện pháp tự vệ: Điều 4, 5, 2; GATT 1994: Điều XIX:1

76

Page 77: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Yêu cầu tham vấn ngày: 08 tháng 02 năm 2005

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện

Bản tóm tắt cập nhật vụ kiện tới ngày 24 tháng 02 năm 2010

Vụ kiện không được giải quyết/ Chưa đưa ra giải quyết.

Do Chilê khởi kiện

Ngày 08 tháng 02 năm 2005, Chilê yêu cầu tham vấn với EC (EC) về biện pháp tự vệ cuối cùng đối với mặt hàng cá hồi nhập khẩu theo Quyết định số 206/2005 của EC được công bố tại Công báo chính thức của Liên minh Châu Âu ngày 05 tháng 02 năm 2005. Biện pháp này có hiệu lực từ ngày 06 tháng 02 năm 2005 đến ngày 13 tháng 08 năm 2008. Biện pháp này bao gồm:

    * Hệ thống hạn ngạch thuế quan tính trên cơ sở hàng cá hồi nhập khẩu vào EC trước đây. Lượng cá hồi nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch thuế quan sẽ phải chịu thêm mức thuế theo xếp loại nhóm.

    * Áp dụng mức giá tối thiểu đối với lượng hàng nhập khẩu trong và ngoài hạn ngạch

    * Người nhập khẩu được đảm bảo thanh toán với giá nhập khẩu thực tế

Ngày 10 tháng 01 năm 2005, EC thông báo với WTO các kết luận về thiệt hại nghiêm trọng và biện pháp tự vệ đề xuất đối với cá hồi (Văn bản số G/SG/N/8/EEC/3, G/SG/N/10/EEC/3 và G/SG/N/11/EEC/3/PL.1).

Theo thông tin cung cấp trong yêu cầu tham vấn, lần tham vấn trước Chi lê yêu cầu tham vấn với EC theo Điều khoản 12.3 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Tham vấn trước diễn ra tại Bruxel ngày 20 tháng 01 năm 2005.

Chi lê cho rằng việc yêu cầu tham vấn biện pháp tự vệ cuối cùng đối với cá hồi của EC không phù hợp nghĩa vụ theo các cam kết WTO và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xuất khẩu cá hồi của Chi lê vào EC bởi:

    * Không có định nghĩa thích hợp về hàng hóa chịu áp đặt biện pháp này và các hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp, bởi vì cá hồi đông lạnh khác với cá hồi tươi do EC sản xuất.

    * Hàng nhập khẩu gia tăng không thuộc diện gia tăng bất thường như theo qui định của Điều khoản  XIX GATT 1994.

    * Mức độ tăng và tốc độ tăng của hàng nhập khẩu không đáng kể và đủđột biến để gây ra thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa theo qui định của Điều khoản XIX GATT 1994 và Điều khoản 2.1 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ. Hàng nhập khẩu tăng không liên quan tới ngành sản xuất nội địa.

    * Không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa và phán quyết về thiệt hại của cơ quan điều tra dựa trên những cáo buộc từ phía ngành công nghiệp nội địa và dựa trên những phỏng đoán thiếu căn cứ. Điều này vi phạm Điều khoản 4.2(a) của Hiệp định về Biện pháp tự vệ.

77

Page 78: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

    * Do không có thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng từ việc gia tăng hàng nhập khẩu, các biện pháp tự vệ không phù hợp với Điều khoản 4.2(b) của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

    * Cuối cùng không cần thiết phải sử dụng biện pháp tự vệ áp đặt lên hàng cá hồi nhập khẩu nhằm ngăn chặn hoặc bù đắp cho những thiệt hại nghiêm trọng và đưa ra điều chỉnh thích hợp, theo qui định của Điều khoản 5 của Hiệp định về Biện pháp tự vệ

Ngày 18 tháng 02 năm 2005, Nauy yêu cầu tham gia vào cuộc tham vấn. Ngày 15 tháng 03 năm 2005, EC chấp nhận yêu cầu này của Nauy.

Ngày 12 tháng 05 năm 2005, Chi lê chính thức rút yêu cầu tham vấn và chấm dứt kiện tụng khi biện pháp tự vệ được dỡ bỏ ngày 27 tháng 04 năm 2005.

Tình huống 13: Vụ tranh chấp số DS295Mehico — Những biện pháp chống bán phá giá cuối cùng với Thịt bò và Gạo

 

Bản tóm tắt cập nhật về vụ kiện

Bản tóm tắt được cập nhật ngày 24 tháng 02 năm 2010

Thông qua báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và

Ban Hội thẩm

Do Hoa Kỳ khởi kiện.

Ngày 16 tháng 06 năm 2003, Hoa Kỳ đã yêu cầu tham vấn với Mehico liên quan đến những biện pháp chống bán phá giá cuối cùng của nước này đối với thịt bò và gạo trắng hạt dài cũng như là một số Điều trong Luật Ngoại Thương và bộ luật liên bang về thủ tục dân sự của Mehicô.

Tiêu đề: Mexico -  Các biện pháp chống bán phá giá đối với gạo

Nguyên đơn: Hoa Kỳ

Bị đơn: Mehico

Các bên thứ ba: Trung Quốc, EC, Thổ Nhĩ Kỳ

Các hiệp định liên quan (được đưa ra trong yêu cầu tham vấn)

Hiệp định ADA (Điều VI của GATT 1994): Điều 1, Phụ lục II, 3, 3.1, 3.2, 3.4, 3.5, 4.1, 5.8,6, 6.1, 6.2, 6.4, 6.8, 6.9, 6.10, 9, 9.3, 9.4,9.5, 11, 11.1, 11.9, 12, 12.1, 12.2, 18.1,19.3, 21.1, 21.2, 32.1; GATT 1994: Điều  VI

Ngày nhận được yêu cầu tham vấn: 16 tháng 06 năm 2003

Ngày lưu hành Báo cáo  của Ban Hội thẩm: 06 tháng 06 năm 2005

Ngày lưu hành Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm: 29 tháng 11 năm 2005

78

Page 79: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Hoa Kỳ khẳng định rằng những biện pháp này là không nhất quán với những cam kết của Mehico với những Điều của GATT 1994, Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định SCM. Đặc biệt, Hoa Kỳ khẳng định rằng:

    * những biện pháp chống bán phá giá cuối cùng của Mehico đối với thịt bò và gạo trắng hạt dài không nhất quán với ít nhất là các Điều 3, 5.8, 6, 9, 12, 11.1 và Phụ lục II của Hiệp định Chống bán phá giá.    

    * một số Điều của Luật Ngoại thương và bộ luật liên bang về thủ tục dân sự không nhất quán với các Điều 5.8, 6, 6.1.1, 6.8, 7, 9, 9.5, 10.6, 11 và 11.1 của Hiệp định Chống bán phá giá và các Điều 11.9, 12.1.1, 12.7, 17, 19, 19.3, 20.6, 21 và 21.1 của Hiệp định Trợ cấp và Chống trợ cấp (SCM).  

    * Hoa Kỳ cũng khiếu nại rằng những biện pháp của Mehico đã gây tổn hại đến những lợi ích mà Hoa Kỳ có thể có được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp theo các Hiệp định đã nêu trên.

Ngày 19 tháng 09 năm 2003, Hoa Kỳ yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Tại cuộc họp ngày 2 tháng 10 năm 2003, Cơ quan Giải quyết tranh chấp trì hoãn việc thành lập ban hội thẩm. Sau yêu cầu thứ hai của Hoa Kỳ, Cơ quan Giải quyết tranh chấp đã thành lập ban hội thẩm tại cuộc họp ngày 7 tháng 11 năm 2003. Trung Quốc, EC và Thổ Nhĩ Kỳ bảo lưu các quyền của bên thứ ba.

Ngày 4 tháng 02 năm 2004, Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng Giám đốc WTO quyết định thành phần của Ban hội thẩm. Ngày 13 tháng 02 năm 2004, Tổng Giám đốc WTO thành lập Ban hội thẩm.

Ngày 11 tháng 08 năm 2004, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về khả năng không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng vì sự phức tạp của vụ việc, và hy vọng sẽ chuyển báo cáo cuối cùng tới các bên vào tháng 11 năm 2004. Ngày 26 tháng 11 năm 2004, Chủ tịch Ban hội thẩm thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về khả năng hoàn thành công việc trong tháng 03 năm 2005.

Ngày 6 tháng 06 năm 2005, Bản báo cáo của Ban hội thẩm được gửi đến các thành viên. Trong báo cáo nêu:

    * Ban hội thẩm tán thành mọi khiếu nại của Hoa Kỳ liên quan đến cả thiệt hại và việc xác định biên phá giá của cơ quan điều tra Mehico trong cuộc điều tra đối với gạo, áp dụng quyền ra phán quyết lựa chọn đối với một số khiếu nại có liên quan khác (không xem xét các khiếu nại có liên quan vì đã xem xét khiếu nại chính). 

    * Liên quan đến những khiếu nại liên quan đến Luật Ngoại thương của Mehico, Ban hội thẩm cũng ủng hộ Hoa Kỳ trong hầu hết các vấn đề. Ban hội thẩm bác bỏ khiếu nại của Hoa Kỳ liên quan đến bộ luật liên bang về thủ tục dân sự của Mehico.

(Mặc dù trong yêu cầu tham vấn ban đầu Hoa Kỳ đã đề cập đến các biện pháp chống bán phá giá cuối cùng do Mehico áp đặt đối với thịt bò nhập khẩu từ Hoa Kỳ, nhưng trong yêu cầu thành lập ban hội thẩm, Hoa Kỳ đã không đề cập lại những vấn đề này.)

Ngày 20 tháng 07 năm 2005, Mehico đã đệ trình đơn kháng án. Ngày 14 tháng 09 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về khả năng không thể cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày do các bên tham gia yêu cầu dịch bản đệ trình của họ và các bên thứ ba, và bản báo cáo có thể được gửi đến các thành viên trước ngày 29 tháng 11 năm 2005. 

79

Page 80: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Cơ quan Phúc thẩm gửi báo cáo cho các thành viên. Trong báo cáo này, Cơ quan Phúc thẩm ủng hộ phần lớn những phán quyết của Ban hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm phản đối phán quyết của Ban hội thẩm về việc Mehico đã hành động không nhất quán với các Điều 6.1, 6.10, và 12.1 của Hiệp định Chống bán phá giá.

Tại cuộc họp ngày 20 tháng 12 năm 2005, Cơ quan Giải quyết tranh chấp chấp nhận Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban hội thẩm theo điều chỉnh trong Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm.

Tình hình thực thi của các Bản báo cáo được thông qua

Tại cuộc họp của Cơ quan Giải quyết tranh chấp vào ngày 20 tháng 01 năm 2006, Mehico khẳng định sẽ thực hiện những khuyến nghị và phán quyết của Cơ quan Giải quyết tranh chấp nhưng cần một khoảng thời gian hợp lý để thi hành. Mehico đã sẵn sàng tham vấn với Hoa Kỳ để thỏa thuận về một khoảng thời gian hợp lý. Ngày 18 tháng 05 năm 2006, các bên thông báo với Cơ quan Giải quyết tranh chấp về việc đã đạt được thoả thuận:

* Liên quan đến đoạn 8.1 và 8.3 trong báo cáo của Ban hội thẩm, và đoạn 350(b) và (c) trong Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, thời hạn hợp lý sẽ là 6 tháng, hết hạn vào 20 tháng 08 năm 2006.    

* Liên quan đến đoạn 8.5 trong báo cáo của Ban hội thẩm và đoạn 350(d) trong Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm, thời hạn hợp lý sẽ là 12 tháng, hết hạn vào 20 tháng 12 năm 2006.

MẪU HỢP ĐỒNG:

1. CONTRACT

(HỢP ĐỒNG)

No:( Số) 236/HD-NK

Date: (Ngày) 15 October 2007

PARTY A (SELLER)

ELADE Co, LTD.

80

Page 81: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

# 3, DONGKWANG BLDG

359-3 MAGOK-DONG,DANG SEO-GU, SEOUL, KOREA 157-210

Tel: 82-2-3662-1997 ; 82-2-3662-0028; 82-2-3662-1737 – Fax: 82-2-3662-1667

Represented by: Mr. HAN DONG SEOG – Director.

PARTY B (BUYER)

CITY SERVICE AND TRADING JOINT STOCK CO. BRANCH AT MOC BAI.

Add: Counter 12, Duong Bien Market, Moc Bai Border Gate Economic Zone, Thuan Tay, Loi Thuan, Ben Cau District, Tay Ninh Province, VietNam

Tel: Fax:

A/N 007 13 738 75748 at VIETCOMBANK Branch HoChiMinh City of Vietnam.

Represented by Mr. PHAM THE HANH – Vice Director.

Authorization No: 30/UQ 12/10/2007.

It is mutually agreed by both parties to sign this contract with terms and conditions as follows

(Cả hai bên cùng đồng y ky hợp đồng với những điều kiện và điều khoản sau:)

1. COMMODITY: SAFETY HELMET ( MẶT HÀNG:NÓN BẢO HIỂM )

MÃ SỐ(CODE)

SỐ LƯỢNG/ THÙNG(QUALITY/

CASKS)

ĐƠN GIÁ

(UNIT

PRICE USD)

THÀNH TIỀN

(AMOUNT USD)

GHI CHÚ(NOTE)

901-7 3.050 4.60 14.030 Không kiếng(No mirror)

901-6 3.450 8.40 28.980 Không kiếng(No mirror)

901- 3 2.680 6.60 17.688 Không kiếng(No mirror)

901- 4 6.950 6.80 47.260 Không kiếng

81

Page 82: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

(No mirror)

901- 2 950 12.00 11.400 Không kiếng(No mirror)

17.080 119.358

(Say: ONE HUNDRED NINETEEN THOUSAND, THREE HUNDRED FIFTY-EIGHT DOLLARS ONLY)

2. QUALITY ( CHẤT LƯỢNG )

New: 100% (Mới: 100%)

Origin: Korea (Xuất xứ: Hàn Quốc)

3. PAYMENT ( THANH TOÁN)

TTR, Deferred payment after delivery goods at port HoChiMinh City.

(Trả chậm, chuyển bằng điện sau khi giao hàng tại cảng Tp. Hồ Chí Minh).

4. PACKING ( ĐÓNG GÓI)

Seaworthy export standard

(Tiêu chuẩn xuất khẩu đường biển)

5. SHIPMENT – DELIVERY( VẬN CHUYỂN – GIAO HÀNG )

Delivery is divided into two (02) stages:

( Giao hàng làm hai đợt)

- First stage: by airway, 10 hellmets fo each code for the purpose of testing the quality.

( Đợt 1: bằng đường hàng không, môi ma số 10 cái để lấy mẩu đi kiểm tra chất lượng)

- Second stage: by vessel, from any port at KOREA to PORT HCMC, VIETNAM.

( Đợt 2: chở bằng tàu từ bất kỳ cảng nào ở Hàn Quốc đến cảng Tp. HCM, Việt Nam.)

- Time of delivery : within 2007

(Thời gian giao hàng: trong năm 2007).82

Page 83: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

6. DOCUMENT REQUIRED( CHỨNG TỪ ĐI KÈM)

Commercial Invoice , Packing list , Bill of lading ,C/O, Export Quality Certificate.

(Hoá đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn, Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng xuất khẩu).

7. OTHER CONDITIONS ( CÁC ĐIỀU KIỆN KHÁC)

-All disputes or disagreement which can not be settled amicably will be arbitrated by the Economic Court in HCM City Viet Nam whose award will be final and binding upon both parties . All charges are for the losing party’s account.

(Các tranh chấp và bất đồng y kiến không tự phân giải đươc sẽ được phân xử bởi Tòa Án Kinh tế tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam và phán quyết của tòa sẽ có giá trị cuối cùng và ràng buôc đối với cả hai bên. Bên thua kiện sẽ chịu toàn bô án phí).

- During the execution of contract , any problems that may arise will be discussed by both parties and result of discussion is valid only when confirmed in writing.

(Trong thời gian hợp đồng, nếu có sự cố xay ra cả hai bên sẽ cùng bàn bạc giải quyết và thống nhất với nhau bằng văn bản).

-This contract is valid from the signing date up to the end of 2007. Over this date , it is deemed as automatically expired unless otherwise agreed in writing.

(Hợp đồng này có giá trị từ ngày ky và kết thúc vào cuối năm 2007. Hết thời hạn này, mặc nhiên là hợp đồng hết hạn, trừ khi có sự thõa thuận khác bằng văn bản).

- This contract is signed in English and made by 04 copies for each , equal status.

(Hợp đồng ky bằng tiếng Anh và được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau).

THE SELLER (PARTY A) THE BUYER (PARTY)

ANNEX 1 of Contract No. 236/HD- NK

Date: 15 October 2007

83

Page 84: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

( PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG)

PARTY A (SELLER)

ELADE Co, LTD.

# 3, DONGKWANG BLDG

359-3 MAGOK-DONG,DANG SEO-GU, SEOUL, KOREA 157-210

Tel: 82-2-3662-1997 ; 82-2-3662-0028; 82-2-3662-1737 – Fax: 82-2-3662-1667

Represented by: Mr. HAN DONG SEOG – Director.

PARTY B (BUYER)

CITY SERVICE AND TRADING JOINT STOCK CO. BRANCH AT MOC BAI.

Add: Counter 12, Duong Bien Market, Moc Bai Border Gate Economic Zone, Thuan Tay, Loi Thuan, Ben Cau District, Tay Ninh Province, VietNam

Tel: Fax:

A/N 007 13 738 75748 at VIETCOMBANK Branch HoChiMinh City of Vietnam.

Represented by Mr. PHAM THE HANH – Vice Director.

Authorization No: 30/UQ 12/10/2007.

It is mutually agreed by both parties to sign this Annex with terms and conditions as follows

(Cả hai bên cùng đồng y ky phụ lục hợp đồng với những điều kiện và điều khoản sau:)

- PAYMENT: ( THANH TOÁN)

Party B make all payment to party A after selling all of goods.

(Bên B thanh toán cho bên A sau khi bên B bán hết hàng)

- COST: ( CHI PHÍ)

84

Page 85: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

All cost arising from the the delivery in Vietnam ( Custom clearance fee, loading and unloading, transportation cost, others...) must be refunded to party B by party A.

(Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình giao nhận hàng tại Việt Nam

(Hải quan, vận chuyển bốc xếp và những chi phí khác) bên A phải hoàn trả cho bên B).

- COMMITMENT:( CAM KẾT)

The seller ( Party A) commits that goods are qualified for import standard of VietNam. In case of not being qualified for import standard of Vietnam, the seller bear all cost of returning goods by the buyer ( party B).

(Bên bán ( bên A) cam kết hàng phải đạt tiêu chuẩn nhập khẩu Việt Nam. Trường hợp không đạt chất lượng, bên bán chịu mọi phí tổn trả hàng).

THE SELLER (PARTY A) THE BUYER (PARTY)

2. CONTRACT FOR THE PURCHASE OF RICE

No.018VNF/2006

Between GALLUCK LIMITED

Flat A.3/F, Causeway Tower,

16 -22 Causeway Road

Causeway Bay HONGKONG

Tel: 8479900, 8976422: Fax: 4839200

Telex: 57889 WSGTC HK ( hereinafter called the Buyer)

And HANOI FOOD EXPORT IMPORT COMPANY

40 Hai Ba Trung Street, Hanoi VIETNAM

Tel: 328999, Telex: 328492 - VNF VT85

Page 86: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Cable address : VINAFOOD HANOI ( hereinafter called the Seller)

It has been mutually agreed to the sale and purchase of rice on the terms and conditions as follows:

1. Commodity: Vietnamese White Rice

2. Specification:

- Brokens: 35% max

- Moisture: 14,5%

- Foreign matter: 0,4%

- Crop: 2005-2006

3. Quantity: 100 000 MT more or less 5% at Seller's option

4. Price: 200 USD per metrric ton net for June - Sepember 2006 shipments,

a- Dunnage, bamboomat for Shipowner's/Buyer's account

b- Shore tally to be at Seller' account

c- Vessel's tally to be at Buyer's/ Shipowner's account

d- All export duties, taxes, levied in the country of origin to be at Seller's account

e- All import duties, taxes, levied in the country of destination and outside Vietnam shall be for Buyer's account.

5. Time of shipment: 20 - 25 days after L/C opening date

6. Packing: Rice to be packed in single jute new bags of 50 kgs net each, about 50,6 kgs gross each, hand-sewn at mouth with jute twine thread suitable for rough handling and sea transportation. The Seller will supply 0.2% of new jute bags free of charge out of quantity of bags shipped

7. Insurance: To be arranged by the Buyer

8. Inspection and fumigation

a- The certificate of quality, weight and packing issued by Vinacontrol at loading port to be final and for Seller's account

b- Fumigation to be effected on board the vessel after completion of loading with expenses to be at Seller's account. But

expenses for crew on shore during the fumigation period including transportation, accommodation and meals at hotel for Ship owner's account

86

Page 87: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

c- Time for fumigation not to count as laytime

9. Shipment terms:

By FOB HaiPhong Port Incoterms 2000

10. Payment:

By irrevocable and transferable at sight L/C.

The Seller will collect for presentation of the following documents to the Bank for Foreign Trade of Vietnam, payable within 3-5 banking days after reciept of the telex from Vietcombank cetifying that documents have been checked in conformity with the L/C terms:

- Full set of Clean on board B/L in three ( 3) originals marked Freight to collect

- Commercial invoice in three (3) folds

- Certificates of quality, weight and packing issued by Vinaconntrol to be final at loading port in six ( 6) folds

- Certificate of Origin issued by VIetnam Chamber of Commerce in six (6) folds

- Phytosanitary certificate issued by the Competent authority of Vietnam in six (6) folds

- Cable/ Telex/ Fax advising shipment Particulars within 24 hours after completion of loading

11. Force Majeure:

The Force Majeure( exemptions) clause of the CISG and PICC.

12. Arbitration:

Any discrepancies and/or disputes arising out or in connection with this contract not settled amicably shall be referred to Arbitration accordance with the Rules and Practices of the International Chamber of Commerce in Paris or such other place agreed by both sides

13. Other terms:

Any amendment of the terms and conditions of this contract must be agreed to by both sides in writting

This contract is made in 06 originals in the English language, three for each party

This is subject to the Buyer's final confirmation by telex( June 18th, 2006 latest)

Made in Hanoi, on 9th June, 2006

87

Page 88: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

For the Seller

Director

(signed/sealed)

For the Buyer

Managing Director

(signed)

Hợp đồng mua bán (bản tiếng Việt)

HỢP ĐỒNG MUA BÁN GẠO

Số 018/NVF-GL 2006

Giữa GALLUCK LIMITED

Phòng A.3/F, Causeway Tower,

16 -22 Ðường Causeway

Vịnh Causeway HONGKONG

Tel: 8479900, 8976422: Fax: 4839200

Telex: 57889 WSGTC HK ( sau đây gọi là người Mua)

Công ty xuất nhập khẩu lương thực Hà Nội

40 đường Hai Ba Trung , Hà Nội VIETNAM

Tel: 328999, Telex: 328492 - VNF VT

Ðịa chỉ điện tín : VINAFOOD HANOI ( sau đây gọi là người Bán)

Hai bên cùng đồng ý đối với hợp đồng mua và bán gạo trên cơ sở điều kiện như sau:

1. Hàng hoá: Gạo trắng Việt Nam

2. Quy cách phẩm chất:

- Tấm: tối đa 35%

- Thuy phần: tối đa 14,5%

- Tạp chất: tối đa 0,4%

- Gạo vụ mùa 2005-200688

Page 89: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

3. Số lượng: 100.000 MT trên dưới 5% theo sự lựa chọn của người bán

4. Giá cả: 200 USD một MT( tịnh) giao hàng tháng 6 đến tháng 9- 1999

a- Lót hàng, cót tính vào tài khoản của chủ tàu/ người mua

b- Chi phí kiểm kiện ở trên cầu cảng đi được tính vào tài khoản của người bán (do người bán chịu)

c- Chi phí kiểm kiện trên tàu được tính vào tài khoản của người mua/ chủ tàu

d- Tất cả các khoản thuế xuất khẩu ở nước xuất xứ do người bán chịu

e- Tất cả các khoản thuế nhập, thuế khác ở nước đến ... và ở các nước bên ngoài Việt Nam sẽ được tính vào tài khoản của người mua

5. Thời hạn giao hàng: 20-25 ngày sau ngày mở L/C

6. Bao bì: Gạo phải được đóng trong bao đay mới trọng lượng tịnh mỗi bao 50kg, khoảng 50,6 kg cả bì, khâu tay ở miệng bằng chỉ đay xe đôi thích hợp cho việc bốc vác và vận tải đường biển; người bán sẽ cung cấp 0,2% bao đay mới miễn phí ngoài tổng số bao được xếp trên tàu.

7. Bảo hiểm: Người mua sẽ chịu

8. Kiểm tra và xông khói:

a- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng xếp hàng hóa tính chất chung thẩm và chi phí do người bán chịu

c- Thời gian xông khói không tính là thời gian xếp hàng

9. Các điều khoản về giao hàng:

Theo điều khỏan FOB cảng Hải Phòng, Incoterms 2000

10. Thanh toán:

Bằng thư tín dụng thanh toán ngay có thể chuyển nhượng được không huy ngang

Bên bán phải xuất trình những chứng từ sau đây cho ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, được thanh toán trong vòng 3-5 ngày làm việc của ngân hàng sau khi nhận được bức telex đã được kiểm tra từ Vietcombank chứng tỏ rằng những chứng từ này đã được kiểm tra và phù hợp với các điều khoản của L/C

- Một bộ đầy đủ vận đơn sạch đã xếp hàng lên tàu ba bản gốc có ghi Cước phí trả sau

- Hoá đơn thương mại làm thành ba bản

- Giấy chứng nhận chất lượng, trọng lượng và bao bì do Vinacontrol cấp ở cảng bốc hàng sẽ có giá trị pháp lí cuối cùng được làm thành sáu bản

89

Page 90: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

- Những chi tiết thông báo gửi hàng bằng điện tín/Telex/Fax trong vòng 24h sau khi hoàn thành việc bốc hàng

11. Bất khả kháng

Ðiều khoản bất khả kháng theo quy định của CISG và của PICC

12. Trọng tài:

Bất cứ sự khác biệt và/hoặc tranh chấp nào phát sinh từ và trong quan hệ với hợp đồng này mà không được giải quyết bằng thương lượng sẽ phải đưa ra xử theo luật và tập quán trọng tài của Phòng Thương Mại quốc tế ở Paris Hoặc những nơi khác do hai bên thoả thuận

13. Các điều khoản khác:

Bất cứ sự sửa đổi điều khoản và điều kiện nào của hợp đồng này phải được hai bên thoả thuận bằng văn bản

Hợp đồng này được làm thành 6 bản gốc bằng tiếng Anh, 3 bản cho mỗi bên

Hợp đồng này phụ thuộc vào xác nhận cuối cùng của người mua bằng telex ( 18 tháng 6 năm 2006 là muộn nhất)

Ðược làm ở Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2006

3. CONTRACT

No. : 01/2007/ABC-NKDate : Feb 01st 2007

THE BUYER : ABC

Add

Tel :

A/c : Bank : ASIA COMMERCIAL BANK(ACB)

Add : 442 NGUYEN THI MINH KHAI ST.,DIST.3,HOCHIMINH CITY

Represented by –Director

90

Page 91: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

THE SELLER : DEF

Add :

Tel :

A/c no :

Bank : KRUNG THAI BANK PUBLIC COMPANY LIMITED TRAT

Represented by: Mrs . OKIM CHAISIRI – Director.

It has been agreed that the seller commits to sell & the buyer commits to buy the following goods on the terms and conditions as below :

1: DESCRIPTION OF COMMODITY

Commodity : C.P SHRIMP FOOD

Number Code : 4001,4002,4003,4004S,4004,4005

Origin : Thailand

Quanlity : as export standard, not detect Chloramphenicol

Description of packing:

The goods shall be packed in double-packing

The packing shall be printed as below:

Number Code: 4001 or 4002 or 4003 or 4004S or 4004 or 4005

2: UNIT PRICE, QUANTITY, AMOUNT:

Quantity : 2,850MT +/- 10% at the seller’s option

91

Page 92: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Unit price: USD 632/MT CIF Ha Tien Port, Viet Nam S.R, Incoterms 2000

Amount : USD 1,801,200 +/- 10% at the seller’s option

Say: US Dollars One million eight hundred one thousand and two hundred only.

3: SHIPMENT

Shipment time : From Feb 01st 2007 to Feb 31th 2008.

Partial shipment : Allowed

Transhipment : Allowed

Port of loading : Any Thailand port

Port of discharge : Ha Tien port VN

4: PAYMENT:

Payment by L/C through Asia Commercial Bank

Beneficiary : OKIM CHAISIRI

A/c No : 327-1-00755-7

Bank : THAI FARMERS BANK, OFFICE KHLONG-YAI BRANCH –

THAILAND

5. DOCUMENT REQUIRED

- Signed commercial Invoice : in triplicate

- Packing list : in triplicate

- Certificate or Origin : one original

- Bill of Lading : one original92

Page 93: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

6. FORCE MAJEURE

- Neither party will be hold responsible if either of both party of both parties can not perform to the contract due to the international accepted Force majeur such as: Act of god, strike, Governmental, restriction, war, etc..

- In such case the seller/buyer shall both telex, fax and cable immediately and shall send a certificate of force majeur occurred as evdence there of thithin 10 days by registered air mail.

- Any Amendment should be made in written form and confirmed by both parties.

7. ARBITRATION DND GOVERNING LAW

Any dispute arising in connection with contract that cannot get an amicable arrangement between both partners shall be judged by the Arbitration Committee of HoChiMinh City. His verdict shall be valid and effective and final for both partners. The fees of Arbitration to be borne by the loosing partners.

INCOTERMS 2000 to be referred.

This contract is made into 04 original in English, each party keep 02 originals, comes into effect from signing date until Jan 30 th, 2007.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER

Bản dịch tiếng Việt:

HỢP ĐỒNG

Số : 01/2007/ABC-NK

Ngày: 01/02/2007

93

Page 94: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

NGƯỜI MUA: Cty ABC

Địa chỉ:

Điện thoại :

Tài khoản số :

Tại ngân hàng:

Đại diện bởi : ông - Giám Đốc.

NGƯỜI BÁN: DEF LTD

Địa chỉ :

Tel :

Ngân hàng : KRUNG THAI BANK PUBLIC COMPANY LIMITED TRAT

Đại diện bởi : Mrs . OKIM CHAISIRI – Giám đốc

.

Người mua và người bán đồng ý thực hiện việc buôn bán theo những điều kiện và điều khoản sau.

ĐIỀU KHOẢN 1: MÔ TẢ HÀNG HÓA.

Tên hàng: Thức ăn nuôi tôm CP.

Mã số: 4001,4002,4003,4004S,4004,4005

Xuất xứ: Thái Lan.

Mô tả việc đóng gói:

Hàng phải được đóng trong bao đôi.

Bên ngoài bao phải được ghi

94

Page 95: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Mã số:4001 hoặc 4002 hoặc 4003 hoặc 4004 hoặc 4004S hoặc 4005.

ĐIỀU KHOẢN 2: ĐƠN GIÁ, SỐ LƯỢNG, TỔNG TRỊ GIÁ

Số lượng : 2.850 tấn +/-10% theo sự lựa chọn của người bán

Đơn giá : 632 USD/MT CIF Hà Tiên, Việt Nam, Incoterms 2000

Tổng trị giá : 1,801,200 USD

(Một triệu , tám trăm le một, hai trăm USD)

ĐIỀU KHOẢN 3: GIAO HÀNG

Giao từng phần : cho phép

Chuyển tải : cho phép

Cảng bốc hàng : bất kỳ cảng nào ở Thái Lan

Cảng dỡ hàng : cảng Hà Tiên

Thời gian giao hàng: từ 01/02/2007 đến 01/02/2008

ĐIỀU KHOẢN 4: THANH TOÁN

Bằng phương thức tín dụng chứng từ (D/C)

Người hưởng lợi : OKIM CHAISIRI

Tài khỏan số : 327-1-00755-7

Ngân hàng : THAI FARMERS BANK, OFFICE KHLONG-YAI BRANCH

THAILAND

Sau khi giao hàng, người bán sẽ gửi trực tiếp đến người mua tất cả những chứng từ bằng DHL.95

Page 96: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Hoá đơn thương mại : 3 bản gốc

Phiếu đóng gói : 3 bản gốc

Giấy chứng nhận xuất xứ : 1 bản gốc

Vận tải đơn : 1 bản gốc

ĐIỀU KHOẢN 5: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Tất cả những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng này nếu không được sự đồng ý của cả hai phía sẽ được Trọng tài Kinh tế TPHCM giải quyết. Quyết định của trọng tái sẽ có giá trị và là quyết định cuối cùng. Phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu trách nhiệm

Incoterms 2000 được tham chiếu

Hợp đồng này được làm thành 4 bản bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ hai bản và có hiệu lực kể từ ngày ký đến hết ngày 30 tháng 02 năm 2008.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA

4. Hợp đồng phân bón

Số: 01-08/XYZ- ABC

Ngày 10/10/2008

Giữa:..........

Ðịa chỉ:.....

Ðiện thoại:.........

Telex:...........Fax:.........

96

Page 97: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Do ông ................ làm đại diện

Dưới đây gọi là Bên Mua

Và:.................................

Ðịa chỉ:.................

Ðiện thoại:...............

Telex:.................. Fax:................

Do Ông ..................... làm đại diện

Dưới đây gọi là : Bên Bán

Hai bên thoả thuận kí hợp đồng với những điều kiện và qui cách được nêu ra dưới đây:

Điều 1: Hàng hoá và quy cách kỹ thuật

1.1 Tên hàng: Phân urê

1.2 Nguồn gốc: Indonesia

1.3 Qui cách kỹ thuật:

- Nitrogen ( đạm) : 46% tối thiểu

- Ẩm độ: 0,5% tối đa

- Biuret: 1,0% tối đa

- Màu sắc: trắng

- Hạt rời: được xử lí bằng Anti- Caking

1.4 Ðóng gói: 50 kg không kể bao PP có lớp trong bằng PE 2% tổng số bao dùng làm bao dự phòng ( bao không) được cung cấp miễn phí

Điều 2: Đơn giá- Số lượng - Tổng giá trị

2.1 Ðơn giá: 178,00 USD/ MT C&F cảng Hồ Chí Minh

2.2 Số lượng: 10.000 MT (+/- 10% tuỳ theo lựa chọn của bên Bán)

2.3 Tổng trị giá: 1.780.000 USD ( +/- 10% tuỳ theo lựa chọn của Bên Bán)97

Page 98: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ghi bằng chữ: Một triệu bảy trăm tám mươi ngàn USD

Điều 3: Gửi và giao hàng

3.1 Thời gian gửi hàng: không trễ hơn tháng 10 năm 2008

3.2 Cảng bốc hàng: những cảng chính ở Indonesia

3.3 Cảng đến: Cảng tp Hồ Chí Minh

3.4 Thông báo gửi hàng:

Trong vòng 02 ngày sau ngày khởi hành của tàu vận tải đến nước CHXHCN Việt Nam, bên Bán sẽ phải thông báo cho bên Mua bằng điện tín những thông tin sau đây:

+ L/C số...

+ Giá trị

+ Tên và quốc tịch tàu

+ Cảng bốc hàng

+ Ngày gửi hàng

+ Ngày dự kiến tàu đến ở cảng dỡ hàng

3.5 Kí mã hiệu vận tải: kí mã hiệu của bên Bán

3.6 Những điều kiện dỡ hàng: khi thông báo sẵn sàng được gửi tới trước 21:00 giờ trưa, thời gian dỡ hàng bắt đầu từ 13:00 giờ cùng ngày. Khi thông báo sẵn sàng dỡ hàng được gửi tới vào buổi chiều, thời gian dỡ hàng sẽ bắt đầu từ 8:00 giờ sáng của ngày hôm sau

3.7 Ðiều kiện dỡ hàng: 900 MT/ ngày ( EEDSHESEIU) ngày làm việc tốt trời không kể chủ nhật và ngày lễ không được tính kể cả khi sử dụng

Tiền phạt/ tiền thưởng: 2 000 USD/1000 USD

Ðiều 4: Thanh toán

4.1 Bằng L/C không huy ngang, trả tiền ngay từ ngày cấp vận đơn đường biển cho tổng trị giá hợp đồng

4.2 Người thụ hưởng L/C: KOLON INTERNATIONAL CORP.

98

Page 99: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

45 Mugyo Dong, Chung Gu, Seuol - Korea

4.3 Ngân hàng thông báo L/C : KOREA FIRST BANKSeoul - Korea

4.4 Ngân hàng mở L/C : VIETCOMBANK/ EXIMBANK

4.5 Tthời hạn mở L/C: trong ngày 15/09/1999

4.6 Chứng từ thanh toán: Việc thanh toán sẽ phải thực hiện khi nhận được những chứng từ sau đây:

- 3/3 vận đơn đường biển xếp hàng hoàn hảo có ghi cước trả trước

- Hoá đơn thương mại 03 bản

- Phiếu đóng gói hàng hoá 03 bản

- Giấy chứng nhận xuất xứ do người sản xuất cấp

- Giấy chứng nhận số lượng/ chất lượng cảu SUVOVINDO

- Một bản telex của tàu về thời gian khởi hành / phiếu thông báo gửi hàng

- 1/3 bộ vận đơn đường biển ( bản gốc) và những chứng từ vận tải được gửi đến bên mua bằng DHL ( thư trực tiếp trao tay)

Ghi chú: Chứng từ vận tải của bên thứ ba được chấp nhận

Ðiều 5: Bất khả kháng

Ðình công, phá hoại có thể xảy ra ở bất cứ nước xuất xứ hàng hoá sẽ được xem như trường hợp bất khả kháng

Ðiều 6: Trọng tài

6.1 Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, mọi tranh chấp không được thoả thuận hoà giải sẽ phải được giải quyết bằng một hội đồng Trọng tài kinh tế của Tp Hồ Chí Minh theo những luật lệ của Phòng Thương mại quốc tế. Quyết định của Hội đồng trọng tài kinh tế sẽ phải là chung thẩm và ràng buộc cả hai bên

6.2 Lệ phí trọng tài và những chi phí liên hệ khác do bên thua kiện chịu, trừ khi có những thoả thuận khác

Ðiều 7: Xử phạt99

Page 100: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

7.1 Ðối với việc gửi hàng chậm trễ/ việc thanh toán chậm trễ : trong trường hợp việc gửi hàng hoặc thanh toán chậm trễ xảy ra, tiền phạt do sự chậm trễ phải chịu lãi sẽ dựa trên lãi suất hàng năm 15%

7.2 Ðối với việc chậm trễ mở L/C: trong trường hợp việc chậm trễ mở L/C xảy ra, bên bán có quyền gửi hàng chậm trễ

7.3 Huy bỏ hợp đồng: Nếu bên mua hoặc bên bán huy bỏ hợp đồng, 5% tổng giá trị hợp đồng sẽ phải được tính là tiền phạt cho bên đó

Ðiều 8: Ðiều kiện chung

8.1 Bằng việc kí hợp đồng này, những văn bản giao dịch và những đàm phán trước đây theo đó sẽ không có giá trị và vô hiệu

8.2 Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký, mọi điều khoản sửa đổi bổ sung cho những điều kiện này sẽ chỉ có giá trị khi được thực hiện bằng văn bản và nghĩa vụ được 2 bên xác nhận

8.3 Hợp đồng này được lập thành 06 bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 03 bản

 

Ðại diện bên mua Ðại diện bên bán

II. Hợp đồng phân bón (bản tiếng Anh)

Contract for fertilizer

No: 01-08/ XYZ- ABC

Date: Oct. 10. 2008

Between: ..............

Address:.............

Tel:

Telex:................Fax:................

Represented by Mr.................100

Page 101: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Hereinafter called The Buyer

And: ................

Address:.............

Tel:......................

Telex:...................Fax:...................

Represented by Mr...........

Hereinafter called The Seller

It is mutually agreed between both sides to sign this contract with terms and specifications specified hereunder:

ARTICLE 1: COMMODITY & SPECIFICATION

1.1 Commodity: UREA FERTILIZER

1.2 Origin: INDONESIA

1.3 Specification: - Nitrogen: 46% min.

- Moisture: 0.5% max.

- Biuret: 1.0% max.

- Color: White

- Free flowing: treated with Anti- Caking

1.4 Packing: - 50 kg net in Polypropylen Woven bag with polythylene inner liner - 2% of total bag as empty spare bags to be supplied free of charge

ARTICLE 2: UNIT PRICE - QUANTITY & TOTAL AMOUNT

2.1 Unit price: USD 178/ MT C&F Hochiminh City Port

2.2 Quantity: 10,000 MT ( plus or minus 10% at seller's option)

2.3 Total amount: USD 1,780,000 (+/- 10% at seller's option)

Say: US Dollars one million seven hundred eighty thousand.

ARTICLE 3: SHIPMENT - DELIVERY

101

Page 102: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

3.1 Time of shipment: not later than october 2008

3.2 Port of loading: Indonesia main ports

3.3 Destination port: Hochiminh City Port

3.4 Notice of shipment:

Within 2 days after the sailing date of carrying vessel to S.R Vietnam, the Seller shall notify by cable to the Buyer the following information:

+ L/C number

+ Amount

+ Name and nationality of the vessel

+ Bill of Lading number/ date

+ Port of loading

+ Date of shipment

+ Expected date of arrival at discharging port

3.5 Shipping mark:

UREA

46% NITROGEN MINIMUM

1% BIURET MAXIMUM

0.5% MOISTURE MAXIMUM

50 KGS NET

USE NO HOOKS

MADE IN INDONESIA

One side printed in green color

3.6 Discharging terms:

- When Notice of Readiness tendered before noon, laytime shall be commenced from 13:00 on the same date

102

Page 103: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

- When Notice of Readiness tendered afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 on next date

3.7 Discharging term: 900MT/ day WWDSHEX EIU

Dem/ Des: USD 2,000/ half

ARTICLE 4: PAYMENT

4.1 By irrevocable Letter of Credit at sight forn B/L date for the full amount of the conntract value

4.2 L/C Beneficiary: KOLON INTERNATIONAL CORP.45 Mugyo- Dong, Chung Gu, Seoul - Korea

4.3 L/C advising Bank: KOREA FIRST BANKSeoul - Korea

4.4 Bank of Opening L/C: VIETCOMBANK/ EXIMBANK

4.5 Time of opening L/C: within Sep. 15 1999

4.6 Payment documents:

Payment shall be made upon receipt of the following documents:

- 3/3 of clean on board Bill of Lading marked FREIGHT PREPAID

- Commercial invoice in triplicate

- Packing list in triplicate

- Certificate of origin issued by manufaturer

- SUCOFINDO's Certificate on quality/ weight

- One copy of sailing telex/ shipping advice

- Remark: the shipping document acceptable

- 1/3 B/L ( the top copy ) and transport documents sent by DHL

ARTICLE 5: FORCE MAJEURE

Strike, sabotage, which may be occures in Origin Country shall be considered as Force Majeure

ARTICLE 6: ARBITRATION103

Page 104: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

6.1 In the execution course of this contract, all disputes not reaching at amicable agreement shall be settled by the Economic Arbitration board of Hochiminh City under the rules of the International Chamber of Commerce whose awards shall be final and binding both parties

6.2 Arbitration fee and other related charges shall be borne by the losing party, unless otherwise agreed.

ARTICLE 7: PENALTY

7.1 To delay shipment/ delay payment

In case delay shipment/ delay payment happens, the penalty for delay interest will be based on annual rate 15 percent

7.2 To delay opening L/C:

In case delay opening L/C happens, the Seller has the right to delay shipment

7.3 To cancellation of contract

If Seller or Buyer want to cancelled the contract, 5% of the total contract value would be charged as penalty to that party.

ARTICLE 8: GENERAL CONDITION

8.1 By signing this contract, previous correspondence and negotiations connected herewith shall be null and void

8.2 This contract comes into effect from signing date, any amendment and additional clause to these conditions shall be valid only if made in written form and duty confirmed by both sides.

8.3 This contract is made in 6 Ennglish originals, each side keeps 3.

FOR THE BUYER FOR THE SELLER

104

Page 105: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

MẪU BẢN ÁN

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA PHÚC THẨM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

---

Bản án số: 133/2007/KDTMPT

Ngày 18 tháng 12 năm 2007

Về việc: “Tranh chấp hợp

đồng mua bán hàng hóa”105

Page 106: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

NHÂN DANH

NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:

Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Nguyễn Ngọc Lạc

Các Thẩm phán: Bà Nguyễn Thị Kim Vinh

Ông Đặng Văn Thành

Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên tòa: Bà Huỳnh Võ Thái Châu

Cán bộ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Trong ngày 18 tháng 12 năm 2007 tại trụ sở Toà phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 95/2007/KDTM-PT ngày 05 tháng 10 năm 2007 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”:

Do bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 44/2007/KDTM-ST ngày 11 tháng 9 năm 2007 của Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 592/2007/QĐKDTM-PT ngày 08 tháng 10 năm 2007 giữa các đương sự:

Nguyên đơn: Công ty Uinta Beds Pty Limited ( tên gọi khác Công ty Sleep Ci ty) .

Địa chỉ : 147 – 151 Newton Road, Wetheri l l Park NSW 2164, P.O Box 6467. Wetheril l Park NSW 2164, Austral ia; do ông Kenneth Robert Moras làm giám đốc điều hành, có ủy quyền cho bà Đặng Lê Thủy Liễu – s inh năm 1957 thuộc văn phòng Luật sư Phạm & Liên danh, mang CMND số 020729783

106

Page 107: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

đại diện (theo giấy ủy quyền không số ngày 08/10/2007 – có mặt) .

Bị đơn : Công ty TNHH E.C

Địa chỉ: Tổ 1, khu phố Long Điềm, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hoà, Đồng Nai , có ông Nguyễn Trường Giang – s inh năm 1975, là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH E.C đại diện (theo giấy ủy quyền không số, ngày 18/12/2007 – có mặt) .

Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị đơn, có bà Luật sư Tống Nữ Minh Phú – Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).

NHẬN THẤY

Theo đơn khởi kiện ngày 21/11/2006 và đơn khởi kiện bổ sung ngày 07/9/2007 (PL 36), các lời trình bày của nguyên đơn Công ty Uinta Beds Pty Limited:

Do trước đây Công ty chúng tôi cũng đã có sự làm ăn với Công ty E.C thông qua Công ty Everyday Country (Hongkong). Nhưng bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến tháng 7/2006 Công ty chúng tôi (còn có tên gọi khác là Sleep City) có gửi 28 đơn đặt hàng với sản phẩm bàn, ghế, giường, gỗ các loại bằng cách đặt trực tiếp (không thông qua Công ty Everyday Country Hong kong nữa) cho Công ty E.C. Chấp nhận đơn đặt hàng Công ty TNHH E.C có gửi cho Công ty chúng tôi hóa đơn báo giá. Công ty chúng tôi chấp nhận hóa đơn hóa giá và bằng cách ký xác nhận vào hóa đơn báo giá và gửi lại cho Công ty TNHH E.C. Sau đó Công ty TNHH E.C gửi cho chúng tôi các hóa đơn thương mại, để Công ty chúng tôi thanh toán và chúng tôi đã thanh toán đủ toàn bộ tiền đặt hàng, phí vận chuyển…cho Công ty TNHH E.C. Từ tháng 7/2006 đến tháng 8/2006 Công ty TNHH E.C đã xuất khẩu 28 containers đồ gỗ nội thất cho Công ty chúng tôi. Khi 08 Containers hàng đến cảng Hải quan của Australia Công ty chúng tôi đến nhận hàng và tháo 08 containers thì nhận thấy toàn bộ hàng trong 08 containers đều không đúng với đơn đặt hàng. Công ty Uinta Beds đã có thông báo bằng văn bản về vấn đề này cho Công ty TNHH E.C nhưng sau đó Công ty TNHH E.C vân tiếp tục gửi 20 containers hàng cho Uinta Beds. Toàn bộ 28 containers mà chúng tôi đã nhận được đều không đúng với đơn đặt hàng, hòa đơn báo giá và hóa đơn thương mại. Nay, Công ty Uinta Beds khởi kiện đề nghị Toà án buộc Công ty TNHH E.C phải thanh toán các khoản tiền do vi phạm hợp đồng sau:

- Tiền hàng: 292.958,40 USD

- Cước phí vận chuyển: 35.873,55 USD107

Page 108: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

- Thuế hải quan: 49.396,89 USD

- Thuê nhân công: 11.025 USD

- Tiền phí giám định: 1.257,68 USD

- Phí lưu kho bãi tính đến ngày xét xử: 117.573,80 USD

Tổng cộng: 508.085,41 USD.

Đồng thời, Công ty Uinta Beds Pty LTD yêu cầu Công ty E.C phải đến kho hàng mà Công ty Uinta Beds thuê tại Australia để nhận lại toàn bộ 28 containers hàng đang lưu tại kho mà Công ty Uinta Beds thuê vì lỗi hoàn toàn thuộc về bị đơn và Công ty TNHH E.C phải chịu phí đổ rác nếu sau khi có phán quyết của Toà án mà vân không đến nhận lại 28 containers.

Tại các bản tự khai và biên bản làm việc bị đơn Công ty TNHH E.C do ông Vũ Tiến Đôn đại diện trình bày:

Về việc ký hợp đồng mua bán sản phẩm đồ gỗ nội thất giữa Công ty Uinta Beds với Công ty TNHH E.C thì Công ty TNHH E.C có ý kiến như sau:

Đúng là trong khoảng thời gian từ giữa tháng 5/2006 Công ty Uinta Beds có đặt mua sản phẩm đồ gỗ nội thất của Công ty TNHH E.C. Nhưng trong 29 đơn đặt hàng thì có 4 đơn đặt hàng được Công ty Uinta Beds đặt qua Công ty Everyday Country (Hongkong). Còn 25 đơn đặt hàng còn lại thì Công ty Uinta Beds đặt trực tiếp cho Công ty TNHH E.C. Chúng tôi có gửi hóa đơn báo giá cho Công ty Uinta Beds và Công ty Uinta Beds chấp nhận giá nên đã gửi lại cho chúng tôi hóa đơn thương mại của 28 containers. Sau khi Công ty Uinta Beds thanh toán tiền hàng thì Công ty TNHH E.C đã gửi 28 containers cho Công ty Uinta Beds bằng đường biển. Công ty TNHH E.C khẳng định toàn bộ các sản phẩm đồ gỗ nội thất mà Công ty TNHH E.C đã gửi cho Công ty Uinta Beds là đúng theo như toàn bộ đơn đặt hàng, hóa đơn báo giá và hóa đơn thương mại. Vì vậy, đối với yêu cầu khởi kiện của Công ty Uinta Beds thì Công ty TNHH E.C không đồng ý và cũng không chịu trách nhiệm gì. Tại phiên toà sơ thẩm hôm nay, bị đơn Công ty TNHH E.C thay đổi lời khai khẳng định là không hề phát hành hóa đơn báo giá cho Công ty Uinta Beds và Công ty Uinta Beds đặt hành gồm 28 containers là đặt qua Công ty TNHH E.C (Hongkong) chứ không đặt trực tiếp cho Công ty TNHH E.C.

Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 44/2007/KDTM-ST ngày 11/9/2007, Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai quyết định:

Căn cứ điểm a khoản 1 điều 29; điều 34; điều 245 Bộ luật tố tụng dân sự.

108

Page 109: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Căn cứ điều 24, 27, 34, 39, 40, 41, 42, 302, 303, 318 – Luật thương mại Incoterms 2000.

Căn cứ Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí lệ phí Toà án. Thông tư số 01/TTLN ngày 19/7/1997.

Tuyên xử:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Uinta Beds Pty Limited đối với Công ty TNHH E.C.

Buộc Công ty TNHH E.C có trách nhiệm trả lại tiền mua hàng đã nhận và các khoản chi phí do giao hàng không đúng hợp đồng cho Công ty Uinta Beds Pty Limited số tiền là: 508.085,41 USD. Trong đó:

- Tiền hàng: 292.958,40 USD

- Cước phí vận chuyển: 35.873,55 USD

- Thuế hải quan: 49.396,89 USD

- Thuê nhân công: 11.025 USD

- Phí lưu kho bãi: 117.573,80 USD

- Tiền phí giám định: 1.257,68 USD

Số tiền 508.085,41 USD được quy ra tiền Việt Nam đồng tại thời điểm thanh toán.

Buộc Công ty TNHH E.C đến tại kho hàng do Công ty Uinta Beds Pty Limited thuê tại địa chỉ: Kenneth Moras Pty LTD tại số 147 – 151 Newton Road, Wetherill Park NSW 2164, Australia để nhận lại toàn bộ 28 containers hàng là sản phẩm đồ gỗ nội thất.

Ngòai ra, án sơ thẩm còn tuyên về án phí, quyền kháng cáo theo luật định.

Ngày 17/9/2007, Công ty TNHH E.C có đơn kháng cáo không đồng ý bản án sơ thẩm và xin xét xử lại.

Tại phiên toà phúc thẩm, phía bị đơn là Công ty TNHH E-C, do ông Nguyễn Trường Giang đại diện theo ủy quyền, vân giữ yêu cầu kháng cáo xin xét xử phúc thẩm đối với vụ án; và đề nghị Toà công nhận sự thỏa thuận của Công ty TNHH E-C và nguyên đơn là Công ty Uinta Beds Pty Limited với nội dung thỏa thuận đã được ghi vào biên bản thỏa thuận ngày 14/12/2997, mà 2 bên đương sự có nộp cho Toà.

109

Page 110: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Luật sư Tống Nữ Minh Phú bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị đơn, đề nghị Toà công nhận sự thỏa thuận của 2 bên đương sự, nội dung thỏa thuận đã được hai bên đương sự ghi vào biên bản thỏa thuận ngày 14/12/2007 hai bên đương sự đã có nộp cho Toà.

Phía nguyên đơn là Công ty Uinta Beds Pty Limited (Công ty Sleep City), do bà Đặng Lê Thủy Liễu đại diện theo uy quyền, đề nghị Toà công nhận sự thỏa thuận giữa Công ty Uinta Beds Pty và Công ty TNHH E-C; nội dung thỏa thuận đã được ghi rõ trong biên bản thỏa thuận ngày 14/12/2007, đã nộp cho Toà.

Căn cứ vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ vụ án, đã được thẩm tra tại phiên toà; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sơ xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của các bên đương sự và của Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị đơn.

Xét thấy:

Xét sự thỏa thuận giữa nguyên đơn là Công ty Uinta Beds Pty Limited (Công ty Sleep City) và bị đơn là Công ty TNHH E-C, với nội dung thỏa thuận đã được ghi rõ ràng cụ thể trong “Biên bản thỏa thuận” ngày 14/12/2007, do ông Kenneth Robert Moras là giám đốc điều hành của Công ty Uinta Beds Pty Limited đại diện ký tên và do ôngVũ Tiến Đôn là Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty TNHH E-C đại diện ký tên và đóng dấu, gởi cho Toà phúc thẩm, là hoàn toàn tự nguyện, không trái với qui định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội nên Hội đồng xét xử phúc thẩm chấp nhận đề nghị của luật sư Tống Nữ Minh Phú; áp dụng điều 270 - Bộ luật tố tụng dân sự; công nhận sự thỏa thuận nói trên của 2 bên đương sự và sửa một phần bản án sơ thẩm, về việc thanh toán tiền hàng giữa 2 bên đương sự.

- An phí phúc thẩm kinh doanh thương mại, bị đơn không phải chịu.

- An phí sơ thẩm kinh doanh thương mại, bị đơn phải chịu theo qui định tại điểm e-khoản 2-điều 15 và khoản 2-điều 19 của Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí toà án – Cụ thể là: [325.000 USD x 16.113 đồng/USD (ngày 18/12/2007) = 5.237.375.000 đồng; án phí sơ thẩm kinh doanh thương mại là : (28.000.000 đồng + 0,1% x 4.237.375 đồng x 50%] = 16.118.687 đồng.

- Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Vì các lẽ trên,

- Căn cứ vào khoản 2 – điều 275 – Bộ luật tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

1/- Chấp nhận 1 phần kháng cáo của bị đơn; sửa 1 phần bản án sơ thẩm về việc thanh toán tiền, hàng.

110

Page 111: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

2/- Ap dụng : + Điều 270 - Bộ luật tố tụng dân sự.

+ Điểm e – khoản 2 – điều 15 và khoản 2 – điều 19 – Nghị định 70/CP- ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí lệ phí tòa án.

Tuyên xử:

1/- Công nhận sự thỏa thuận của hai bên đương sự, như sau:

+ Bị đơn là Công ty TNHH E-C, do ông Vũ Tiến Đôn là chủ tịch Hội đồng thành viên đại diện, đồng ý thanh toán lại cho nguyên đơn là Công ty Uinta Beds Pty Limited kinh doanh thương mại (tên gọi khác là Công ty Sleep City), do ông Kenneth Robert Moras là giám đốc điều hành đại diện, số tiền là: 325.000 USD (ba trăm hai mươi lăm ngàn đô la Mỹ).

+ Thời gian thanh toán thành 3 đợt:

- Đợt 1: Ngày 21/01/2008 – Trả số tiền là: 100.000 USD (một trăm ngàn đô la Mỹ).

- Đợt 2: Ngày 21/03/2008 – Trả số tiền là: 100.000 USD (Một trăm ngàn đô la Mỹ).

- Đợt 3: Ngày 09/5/2008 – Trả số tiền là: 125.000 USD (Một trăm hai mươi lăm ngàn đô la Mỹ).

* Số tiền này được qui ra tiền đồng Việt Nam tại thời điểm thanh toán.

+ Trường hợp bị đơn thanh toán không đúng ngày thỏa thuận thì phải chịu lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định, tương ứng với số tiền và thời gian chậm thanh toán.

+ Hình thức thanh toán là bằng diện chuyển tiền (T/T) và bị đơn phải chịu chi phí chuyển tiền của Ngân hàng.

+ Tất cả số hàng hóa thuộc 28 Containers bị tranh chấp đang lưu tại các kho hàng do Công ty Uinta Beds Pty Limited KDTM dưới tên Công ty Sleep City thuê tại Australia, Công ty TNHH E-C không nhận lại và thuộc quyền sở hữu của Công ty Uinta Beds Pty Limited KDTM dưới tên là Công ty Sleep City.

3/- An phí phúc thẩm kinh doanh thương mại, bị đơn không phải chịu.

4/- An phí sơ thẩm kinh doanh thương mại, bị đơn là Công ty TNHH E-C, do ông Vũ Tiến Đôn đại diện, phải nộp là : 16.118.687 (mười sáu triệu, một trăm mười tám

111

Page 112: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

ngàn, sáu trăm tám bảy) đồng chẳn, được khấu trừ tiền tạm ứng án phí tại biên lai thu số: 000-7751, ngày 18/9/2007 của Cơ quan thi hành án tỉnh Đồng Nai là : 200 (hai trăm) ngàn đồng chẳn.

5/- Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, kể từ ngày tuyên án.

CÁC THẨM PHÁN CHỦ TỌA PHIÊN TOÀ

NGUYỄN THỊ KIM VINH – ĐẶNG VĂN THÀNH NGUYỄN NGỌC LẠC

TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

CHỦ TỌA PHIÊN TÒA

Nơi gửi:

TANDTC

Viện THQCT và KSXXPT tại TP.HCM

TAND tỉnh Đồng Nai

THA tỉnh Đồng Nai

Nguyên đơn

Bị đơn NGUYỄN NGỌC LẠC

Lưu (3)

INCOTERMS 2000

   

                             CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CỤ THỂ:

112

Page 113: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

a)   EXW: (Giao tại xưởng)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại xưởng của mình, nhưng người bán không phải chịu chi phí và rủi ro trong việc bốc hàng lên phương tiện vận tải. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ngoài ra người mua phải làm thủ tục XK cho lô hàng.

b)   FCA: (giao cho người chuyên chở)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua thông qua người chuyên chở. Nếu địa điểm giao hàng nằm ngoài cơ sở của người bán thì người bán không phải chịu chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải, ngược lại người bán chịu chi phí đó. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.

c)      FAS: (giao dọc mạn tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK. Ðiều kiện này có khác biệt so với phiên bản Incoterms 1990 là người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng.

d)      FOB: (giao trên tàu)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán không phải ký hợp đồng vận tải và mua bảo hiểm cho lô hàng XK. Tuy nhiên người bán phải làm thủ tục XK cho lô hàng. Lưu ý khi lan can tàu không còn có ý nghĩa thực tế (như vận chuyển bằng các tàu Container) thì hai bên nên thoả thuận áp dụng điều kiện khác.

e)      CFR: (tiền hàng và cước phí)

Theo điều kiện này, người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được chuyển hẳn qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người bán phải ký hợp đồng và trả cước phí vận chuyển lô hàng đến cảng đến quy định, người bán không phải mua bảo hiểm cho lô hàng.

f)       CIF: (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí)

Ðiều kiện này về cơ bản giống như CFR. Tuy nhiên theo điều kiện này người bán phải mua bảo hiểm theo điều kiện tối thiểu cho lô hàng.

g)      CPT: (cước phí trả tới)

Ðây là điều kiện mà theo đó người bán có nghĩa vụ gánh chịu rủi ro, phí tổn và tiền cước để thuê tàu chở hàng đến tận địa điểm nhận hàng của người mua. Người chuyên chở trong điều kiện này là do người bán thuê.

h)      CIP: (cước phí và phí bảo hiểm trả tới)

Ðiều kiện này về cơ bản chính là điều kiện CPT mở rộng, nhưng khác ở chổ người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa cho người mua theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.

i)        DAF: (giao tại biên giới) 113

Page 114: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ðây là điều kiện theo đó người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên phương tiện vận tải của ngưòi bán tại địa điểm giao hàng tại biên giới do hai bên thoả thuận. Biên giới theo điều kiện này có thể là bất cứ biên giới nào kể cả nước người bán, người mua hay một nước thứ ba. Theo điều kiện này, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển. Ðiều kiện này chỉ áp dụng đối với giao hàng trên bộ, nếu giao ở biên giới trên biển thì áp dụng điều kiện DES hoặc DEQ.

j)        DES: (giao tại tàu)

Ðây là điều kiện theo đó người bán phải thuê phương tiện chở hàng đến cảng dỡ hàng thoả thuận để giao cho người mua ngay trên tàu tại cảng dỡ.

k)     DEQ: (giao tại cầu cảng)

Ðiều kiện DEQ là sự mở rộng của điều kiện DES, theo đó người bán phải chịu thêm rủi ro, chi phí cho đến khi hàng được dỡ xuống và đặt dưới sự định đoạt của người mua trên cầu cảng do hai bên thoả thuận. Theo Incoterms 1990, khi bán hàng theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu và các phí tổn liên quan. Nhưng Incoterms 2000 đòi hỏi người mua phải thực hiện thủ tục này.

l)      DDU: (giao hàng chưa nộp thuế)

Theo điều kiện này, người bán phải chịu rủi ro, phí tổn để thuê phương tiện chở hàng tới nơi quy định để giao cho người mua, trừ việc người bán phải làm thủ tục nhập khẩu nà nộp thuế nhập khẩu.

m)    DDP: (giao hàng đã nộp thuế)

Ðây là điều kiện mở rộng của điều kiện DDU, theo đó người bán không những phải đưa hàng đến tận nơi quy định để giao cho người mua mà còn phải chịu cả rủi ro và chi phí để hoàn thành thủ tục nhập khẩu hàng hoá cũng như các khoản thuế nếu có.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS 2000   :

1. Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. 2. Không mang tính bắt buộc áp dụng. 3. Chỉ quy định những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết hợp

đồng trong việc giao hàng hoá hữu hình. 4. Khi sử dụng các điều kiện của Incoterms thì phải chỉ rõ phiên bản áp dụng (Ví dụ incoterms 1990 hay

2000). 5. Phải ghi rõ những điều đôi bên đã thoả thuận vào hợp đồng khi Incoterms không đề cập đến. 6. Dù Incoterms thể hiện tính phổ biến, tiện dụng, nhưng không có nghĩa là khi dùng Incoterms như một

điều kiện thương mại, doanh nghiệp không còn lo lắng gì nữa. Do vậy, trong từng trường hợp cụ thể, khi quyết định chọn áp dụng điều kiện nào, doanh nghiệp cũa phải hiểu rõ mình có nghĩa vụ gì và có thể thực hiện không? Nếu xét thấy không thể thực hiện được điều kiện này thì phải chọn điều kiện khác để áp dụng.

7. Incoterms 2000 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2000.

114

Page 115: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Vụ kiện tự vệ đầu tiên của Việt Nam – Thực tiễn và Kinh nghiệm

29/03/2010 TS. Hoàng Thị Thanh Thủy, giảng viên Khoa Luật Đại học KTQD Hà Nôi,LS tư vấn tại Văn phòng Luật Gide Loyrette Nouel

Sau gần 3 năm gia nhập WTO, thị trường Việt Nam đã có đủ thời gian để kiểm chứng những tác động của tự do hóa thương mại đem lại. Bên cạnh việc hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam được hưởng những ưu đãi thương mại khi xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên khác của WTO, mức nhập siêu trong 11 tháng đầu năm 2009 đạt 10,417 ty USD (chiếm ty trọng 20,30% kim ngạch xuất khẩu) theo số liệu thống kê của Bộ công thương cũng phần nào thể hiện sức ép cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu đối với sản xuất và khu vực dịch vụ trong nước. Trong lĩnh vực Thương mại quốc tế, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VCCI cũng đánh giá 2009 là năm ky lục về số lượng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt nam.  Do các ưu thế về giá thành nguyên liệu đầu vào và giá lao động cạnh tranh, hàng hóa Việt Nam thường bị các nước nhập khẩu điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh việc đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trên thế giới, doanh nghiệp và các hiệp hội cũng nên chủ động trong việc áp dụng các công cụ pháp lý hợp pháp theo qui định của WTO, tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngay trên thị trường nội địa. Một trong những công cụ đó là thủ tục áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại trong trường hợp khẩn cấp, khi hàng hóa nhập khẩu có sự gia tăng đột biến, không lường trước được, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước. Giữa năm 2009, Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) đã chính thức nộp đơn yêu cầu Bộ công thương tiến hành điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu (Float Glass). Tuy rằng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu theo đơn yêu cầu của nguyên đơn không được Bộ công thương chấp nhận do kết quả điều tra cuối cùng cho thấy không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại theo qui định của WTO. Song đối với hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng bởi lần đầu tiên doanh nghiệp trong nước đã chủ động yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi của mình theo qui định của pháp luật WTO. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam chính thức tiến hành thủ tục điều tra và cân nhắc áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại với tư cách quốc gia nhập khẩu.

Tóm tắt vụ việc

Dựa trên những căn cứ cho rằng có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu đối với mặt hàng kính nổi, dân đến sụt giảm về sản lượng, công suất, thị phận, lợi nhuận và nguy cơ cắt giảm lao động trong khu vực ngành sản xuất trong nước, ngày 5/5/52009 Công ty kính nổi Viglacera (VIFG) và Công ty Kính nổi Việt Nam (VFG) là 2 doanh nghiệp đại diện cho hơn 90% tổng sản lượng nội địa của loại mặt hàng này (sau đây gọi là “Nguyên đơn”) đã nộp Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với mã HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 00. Trong đơn yêu cầu, Nguyên đơn đề nghị áp dụng mức thuế tự vệ tương đương 0,6USD/m2QTC đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra. Trước khi có quyết định chính thức áp dụng biện pháp tự vệ, Nguyên đơn yêu cầu Bộ Công Thương áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời 40% đối với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra.

Đơn yêu cầu của Nguyên đơn đã được kiểm tra về tính hợp lệ theo qui định tại điều 10 Pháp lệnh số 42/2002/PL-UBTVQT do UBTVQH ban hành ngày 25/05/2002 về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam (Pháp lệnh 42).  Ngày 01.07.2009, Thứ trưởng Bộ công thương Lê Danh Vĩnh đã thay mặt

115

Page 116: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Bộ trưởng ký Quyết định số 3329/QĐ-BCT v/v tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với hai nhóm hàng nhập khẩu này (Quyết định 3329).

Theo thủ tục qui định tại Hiệp định WTO về các biện pháp phòng vệ thương mại 1994 (WTO Agreement on Safeguard Measures – Hiệp định SA) và Pháp lệnh 42, ngày 20.11.2009, Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương đã tiến hành Phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu vào Việt Nam với thành phần tham dự bao gồm đại diện của cơ quan điều tra là Cục quản lý cạnh tranh, các bên Nguyên đơn, đại diện các nhà xuất khẩu (Công ty Mulia Glass của Indonesia, Công ty Guardian Industrie của Thái Lan), Hiệp hội gốm sứ thủy tinh Việt Nam và các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam có liên quan.

Sau thủ tục tham vấn và các kết quả điều tra ban đầu, ngày 30/10/2009, VCAD đã công bố báo cáo sơ bộ về vụ điều tra này. Theo kết quả điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra kết luận (i) hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa thuộc đối tượng điều tra thuộc nhóm hàng hóa tương tự; (ii) có sự gia tăng cả về tuyệt đối lân tương đối của nhóm hàng hóa liên quan trong giai đoạn điều tra ; (iii) thiệt hại xảy ra đối với sản xuất trong nước; và (iv) việc gia tăng nhập khẩu là nguyên nhân cơ bản gây ra thiệt hại đối với sản xuất trong nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra, Bộ công thương không tiến hành áp thuế phòng vệ tạm thời đối với hai nhóm hàng thuộc đối tượng điều tra theo nhu yêu cầu của nguyên đơn.

Sau 7 tháng tiến hành điều tra, ngày 08/02/2010, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ công thương đã công bố Báo cáo cuối cùng về kết quả điều tra. Trong Báo cáo điều tra cuối cùng, cơ quan điều tra kết luận (i) tuy có sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại đối với sản xuất trong nước, song từ Quí II 2009, thị phần của các nhà sản xuất trong nước đã có dấu hiệu phục hồi, cụ thể lượng bán hàng nội địa tăng lên, cùng với chiều hướng bắt đầu suy giảm của lượng hàng hóa nội địa tồn kho; (ii) trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu giai đoạn 2008-2009 cùng với những biến động trái chiều của giá dầu F.O tại thị trường Việt Nam so với thị trường thế giới, sự gia tăng nhập khẩu không phải là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước. Từ những kết quả điều tra cơ bản trên, cùng với thực tế là thị phần của hàng nội địa đối với hàng hóa thuộc nhóm đối tượng bị điều tra, cho dù có suy giảm vân ở mức khá cao, hơn 80% tổng thị phần tiêu thụ nội địa, cơ quan điều tra đi đến kết luận cuối cùng là việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm kính nổi nhập khẩu là không còn phù hợp.

Ngày 23/2/2010, Bộ trưởng Bộ công thương ký Quyết định số 0809/QĐ-BCT về việc không áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với mặt hàng kính nổi nhập khẩu có mã số HS 7005 29 90 00 và 7005 21 90 000. Sau 7 tháng, vụ điều tra áp dụng các biện pháp tự vệ đầu tiên của Việt Nam theo qui định của pháp luật WTO đã chấm dứt với kết quả không áp dụng các biện pháp tự vệ.

Danh sách các quốc gia công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam

10/06/2010 Các quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường

STT Quốc gia Thời điểm công nhận        Ai Cập          Ấn Độ 25/10/2009

116

Page 117: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

       Australia 27/02/2009        Achentina 17/04/2010        Belarus 17/05/2010        Brunei 03/05/2007        Campuchia 03/05/2007        Chi lê 07/09/2007        Đức 10/03/2008        Hàn Quốc 16/11/2009        Indonesia 03/05/2007        Lào 03/05/2007        Malaysia 03/05/2007        Myanmar 03/05/2007        Nam Phi 24/05/2007        New Zealand 27/02/2009        Nga 06/07/2007        Peru 03/12/2007        Philipines 03/05/2007        Singapore 03/05/2007        Thái Lan 03/05/2007        Ucraina 06/11/2007

 

Nguồn: Hôi đồng tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại - VCC

THỐNG KÊ CÁC VỤ BỊ KIỆN CBPG (12/2010)

Năm

Tổng số vụ

kiện

Mặt hàng bị kiện

Nước kiện

Quá trình điều tra

Thời gian khởi kiện

Biện pháp tạm thời Biện pháp cuối cùng Ghi chú

Ngày Tỉ l ệ Thời gian Ngày Tỉ lệThờ

i gian

2010

36

Mắc treo quần áo bằng thép

Hoa Kỳ 22/07/2010

(Điều tra chống lẩn tránh thuế)

35 Máy điều hòa

Achentina

16/02/2010

2009

34 Máy điều hòa

Thổ Nhĩ Kỳ

25/07/2009

Chưa có kết luận(Điều tra chống lẩn tránh thuế)

33 Đĩa ghi DVD Ấn Độ 05/05/200

902/07/2010

64.09% (50,51 USD/1.000 chiếc)

5 năm

32 Túi nhựa PE

Hoa Kỳ 31/03/2009

28/10/2009

52.30% - 76.11%

04/05/2010

52.30% - 76.11%

5 năm

26/03/2010 DOC đưa ra mức phá giá chính thức (52.30% - 76.11%)15/04/2010:

117

Page 118: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

ITC kết luận khẳng định có thiệt hại

31Giầy và đế giày cao su

Canada 27/02/2009

12/06/2009

16% - 49%

Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại liên quan tới phá giá (25/09/2009)

30 Giầy Braxin 05/01/2009

Rút đơn kiện do số lượng hàng nhập khẩu quá thấp

2008

29 Sợi vải Ấn Độ 06/05/2008

23/01/2009

232.86 USD/tấn

Áp dụng từ 26/03/2009 đến 25/09/2009

Giày mũ vải Peru 13/03/200

802/11/2009

0.8 USD/đôi

Tiếp tục điều tra lại theo vụ việc số 23

28Lò xo không bọc

Hoa Kỳ 25/01/2008 116,31% 22/12/200

8 116,31% 5 năm

27 Vải nhựa Thổ Nhĩ Kỳ

11/01/2008

1.16 USD/kg

5 năm

2007

26 Đĩa ghi CD-R Ấn Độ 12/09/200

7

Ritek: (3.04 Rupi/ cái). Các công ty khác (3.23 Rupi/cái)

06/06/2009

46,94 USD/1000 chiếc

5 năm

25Đèn huỳnh quang

Ấn Độ 30/08/2007

19,5 – 72,16 Rupi/cái

26/05/2009

0,452-1,582 USD/chiếc

5 năm

24 Bật lửa ga

Thổ Nhĩ Kỳ 13/5/2007

Không áp thuế vì không có bằng chứng về việc lẩn tránh thuế chống bán phá giá

2006

23 Giày mũ vải Peru 23/5/2006 12% 09/2007

Không áp thuế CBPG

Không áp thuế vì không có bằng chứng về thiệt hại. Tuy nhiên, ngày 10/07/2008, INDEPICO thông báo tiếp tục tiến hành điều tra lại.

22 Dây curoa

Thổ Nhĩ Kỳ 13/5/2006 31/3/2007 4,55

US$/kg5 năm

2005

21Nan hoa xe đạp, xe máy

Argentina

21/12/2005 81% 24/6/2007 81% 5

năm

20Đèn huỳnh quang

Ai Cập 31/10/2005

0,36-0,43 USD/cái

22/8/2006 0,32 USD/cái

5 năm

19 Giày mũ da EU 7/7/2005 14,2%-

16,8% 5/10/2006 10% 2 năm

Gia hạn thêm 15 tháng kể từ 31/12/2009.

2004

18 Ván lướt sóng Peru 20/9/2004 5,2 USD/

chiếc

17Đèn huỳnh quang

EU 10/9/2004 66,1 %

Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với đèn huỳnh quang Trung Quốc)

16 Chốt EU 24/8/2004 7,7 % 5 Tự động chấm

118

Page 119: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

thép không gỉ (Stainless steel fasteners)

năm

dứt hiệu lực từ ngày 20/11/2010 do không có yêu cầu rà soát từ ngành sản xuất nội địa

15 Ống tuýt thép EU 11/8/2004 Đơn kiện bị

rút lại

14 Xe đạp EU 29/4/2004 15,8 %- 34,5 %

5 năm

Tự động chấm dứt hiệu lực từ ngày 15/07/2010 do không có yêu cầu rà soát từ ngành sản xuất nội địa

13 Lốp xe Thổ Nhĩ Kỳ 27/9/2004 29%- 49%

12Vòng khuyên kim loại

EU 28/4/2004 51,2 %- 78,8 %

Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với vòng khuyên kim loại Trung Quốc)

2003

11 Tôm Hoa Kỳ 31/12/2003

12,11%- 93,13%

4,13%- 25,76%

Kết quả rà soát lần 3: Minh Phú 0,43% , Camimex 0,08%, Phương Nam 0,21%, các công ty khác có tham gia vào cuộc điều tra 0% đến 4.57%.Mức thuế suất toàn quốc 25.76%

10 Ô xít kẽm EU 2003 28%

Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với ô xít kẽm Trung Quốc)

2002

9 Cá da trơn Hoa Kỳ 2002 36,84%-

63,88%

Tiếp tục áp thuế CBPG thêm 5 năm nữa, mức thuế từ 36,84% đến 63,88%.

8 Bật lửa ga

Hàn Quốc 2002 Đơn kiện bị

rút lại

7 Bật lửa ga EU 2002 Đơn kiện bị

rút lại

6

Giày và đế giày không thấm nước

Canada 2002

Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa của EU

2001 5 Tỏi Canada 2001 1,48

CAD/kg2000 4 Bật lửa

ga BaLan 2000 0,09 Euro/cái

1998

3 Giày dép EU 1998 Vụ kiện chấm dứt do không có bằng chứng về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội

119

Page 120: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

địa của EU

2 Mì chính EU 1998 16,8%

Điều tra chống lẩn tránh thuế (thuế chống bán phá giá đối với mỳ chính Trung Quốc)

1994 1 Gạo Columbia 1994

Vụ kiện chấm dứt do không có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa

Nguồn: Hôi đồng Tư vấn các biện pháp phòng vệ thương mại quốc tế (Hôi đồng TRC)

120

NHÓM CộNG TÁC VIÊN VCCI

11/04/2010

Address: 31A Nguyen Dinh Chieu Street, Dakao Ward, District 1, HCMC, S.R. VietnamTel: 84-8-38232648Fax: 84-8-38232657 Website: www.eplegal.com.vn

Page 121: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

BÀI ĐỌC THAM KHẢO:

CÁC TRANH CHẤP VỀ TỰ VỆ

GIỮA CÁC THÀNH VIÊN WTOGiới thiệu:

Các biện pháp tự vệ chỉ là những biện pháp khẩn cấp tạm thời, không phải là những quy định có giá trị áp dụng chung. Trên thực tế, khi một nước áp dụng các biện pháp tự vệ đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó thì tới 20% các trường hợp các nước có liên quan sẽ kiện ra tổ chức thương mại thế giới.

Tính từ 1/1/1995 đến 29/06/2008 đã có 25 vụ kiện về tự vệ ra WTO. 3Các quốc gia bị thưa kiện nhiều nhất là Hoa Kỳ (9 vụ), Chi lê (5 vụ), Argentina (4 vụ). Trong đó, điển hình là tranh chấp về biện pháp tự vệ thương mại của Mỹ đối với sản phẩm thép ống nhập khẩu, đã có hơn 15 quốc gia xuất khẩu thép đệ đơn khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Bởi đây là ngành công nghiệp nặng có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia cả về mặt kinh tế lân xã hội và đòi hỏi đầu tư lớn mỗi khi tái cơ cấu sản xuất hay nâng cấp công nghệ. Trong những năm qua,“ chiến tranh thép” luôn được coi là vấn đề nóng của kinh tế thế giới và là lĩnh vực mà các quốc gia hay áp dụng biện pháp tự vệ. 4

Tuy vậy, các tranh chấp về tự vệ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản phẩm công nghiệp nặng mà đã mở rộng ra các lĩnh vực như: thực phẩm, sản phẩm nông nghiệp, hàng công nghiệp nhẹ (giày dép, dệt may). Đây lại là những mặt hàng mà các nước đang phát triển có thế mạnh nhưng cũng là những mặt hàng có sức cạnh tranh nhiều nhất. Bên cạnh đó, trải qua quá trình phát triển thì ngày nay hầu hết các nước phát triển không mở rộng phát triển các ngành này và trở thành những nước nhập khẩu chính. Do đó không thể tránh khỏi việc các nước phát triển dựng lên “hàng rào” phòng vệ tạm thời dưới hình thức các biện pháp tự vệ để đối phó với sự gia tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Còn đối với các nước đang phát triển có lợi thế so sánh ngang nhau thì việc bảo vệ thị trường nội địa trước việc nhập khẩu các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp bằng biện pháp tự vệ cũng đang được áp dụng. Từ sự phân tích trên đã lý giải cho sự xuất hiện ngày càng nhiều các vụ tranh chấp về tự vệ giữa các thành viên đang phát triển với các nước phát triển và giữa các thành viên đang phát triển với nhau. Trong đó có 11 vụ tranh chấp giữa các nước đang phát triển, 9 vụ tranh chấp giữa nước đang phát triển và nước phát triển. Có thể kể ra các vụ tiêu biểu như: vụ Giày dép giữa Agrentina và Cộng đồng Châu Âu (EU), vụ Áo khoác len giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ, vụ Đường giữa Chi lê và Colombia, vụ Sợi nhân tạo trơn (plain polyester filaments) giữa Thái Lan và Colombia,…

Trong 89 biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng từ 1/1/1995 đến 12/11/2008 mà đã có 25 vụ tranh chấp được khởi kiện ra WTO. Thực tế trên một phần xuất phát từ việc biện pháp tự vệ một khi được áp dụng chính thức để hạn chế một sản phẩm nào đó thì thiệt hại đối với ngành sản xuất của các quốc gia xuất khẩu sẽ rất lớn nếu nước áp dụng biện pháp tự vệ là thị trường nhập khẩu chính. Vì vậy, các quốc gia rất có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình khi tiến hành khởi kiện ra WTO. Thêm vào đó, việc các vụ kiện xảy ra nhiều như thống kê đã biểu hiện cho sự tồn tại những quan điểm khác nhau trong việc áp dụng các quy định của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994 trên thực tế.

3 http://www. wto. org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_subjects_index_e. htm#safeguards4 PGS. TS Mai Hồng Quỳ-TS Trần Việt Dũng, tlđd, tr. 191.

121

Page 122: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Để có thể thấy rõ các quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ được triển khai trên thực tế thì không có gì bằng việc tiếp cận chúng qua các vụ kiện cụ thể. Trong các tranh chấp quan điểm của các bên được đưa ra giúp ta có thể biết được các biện pháp tự vệ đã được các nước hiểu và áp dụng như thế nào. Tuy cách hiểu và áp dụng của mỗi nước khác nhau nhưng quan điểm áp dụng chính thức các biện pháp tự vệ lại thuộc về Quyết định của Ban hội thẩm hoặc cơ quan Phúc thẩm của WTO. Do đó, tác giả tiến hành phân tích các tranh chấp cụ thể để làm rõ các vấn đề trên.

2. 2 Tranh chấp về tự vệ giữa các thành viên đang phát triển: Vụ Thái Lan kiện Colombia về biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu sợi nhân tạo trơn (plain polyester filaments)-DS 181 5

2. 3 Tranh chấp về tự vệ giữa thành viên đang phát triển với thành viên phát triển: Vụ Cộng đồng Châu Âu (EC) kiện Argentina về biện pháp tự vệ đối với việc nhập khẩu giày dép-DS 1216

2. 3. 1 Tiến trình sự việc:

03/04/1998, Cộng đồng Châu Âu yêu cầu tham vấn với Chính phủ Argentina theo khoản 1/Điều XXII/ GATT 1994 và theo quy định tại Điều 4/Hiệp định về giải quyết tranh chấp(viết tắt là DSU) và Điều 14/ Hiệp định SA đối với việc áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức của Argentina lên nhập khẩu giày dép. Buổi tham vấn đã được tổ chức vào 24/04/1998 nhưng không thành công trong việc tiếp cận cùng đạt được giải pháp.

Ngày 10/06/1998, căn cứ vào Điều 6/DSU, EC yêu cầu việc thành lập thành lập Ban hội thẩm. 15/09/1998, Ban hội thẩm được thành lập. Brazil, Indonesia, Paraguay, Uruguay và Hoa Kỳ bảo vệ quyền lợi của mình bằng việc tham gia vào thủ tục tố tụng với tư cách là bên thứ ba. Ban hội thẩm đã họp với các bên từ 30/11-1/12/1998 và 3/2/1999 và gặp bên thứ ba ngày 1/12/1998. Ban hội thẩm đã đưa ra báo cáo cuối cùng gửi đến các bên ngày 04/06/1999.

15/09/1999, Argentina đã thông báo cho cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) về ý định kháng cáo quyết định trong báo cáo của ban hội thẩm. 27/09/1999, Argentina gửi đơn kháng cáo. 30/09/1999, EC cũng đã gửi kháng cáo. 11/10/1999, Argentina và EC đã gửi cho nhau các kháng nghị. Trong cùng một ngày, Indonesia và Hoa Kỳ đã gửi kháng nghị với tư cách là bên thứ ba. Phiên phúc thẩm đã diễn ra vào ngày 19/10/1999.

2. 3. 2 Nội dung tranh chấp:

Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng những biện pháp tự vệ tạm thời và chính thức lên việc nhập khẩu giày dép của Argentina. Sau yêu cầu thực hiện vào ngày 26/10/1996 của Phòng Công nghiệp Giày dép (CIC) của Argentina cho việc áp dụng biện pháp tự vệ lên giày dép, một cuộc điều tra về giày dép đã được khởi xướng. Đồng thời, một biện pháp tự vệ tạm thời đã được áp dụng. Bắt đầu việc điều tra và việc thực hiện các biện pháp tự vệ tạm thời đã được thông báo cho Uy ban về các biện pháp tự vệ ngày 21/2/1997. Ngày 25/07/1997 Argentina thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ, theo quy định tại Điều 12, khoản 1(b)/Hiệp định SA xác định thiệt hại nghiêm trọng được thực hiện bởi Ủy ban Thương mại quốc tế. 01/09/1997, Argentina thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ quyết định áp dụng biện pháp tự vệ của cơ quan có thẩm quyền theo Điều 12, khoản 1(c). 12/09/1997, Argentina công bố áp dụng biện pháp tự vệ chính thức dưới dạng thuế tối thiểu (DIEMs) đối với hoạt động nhập khẩu giày dép. 26/09/1997, Argentina đã gửi thông báo cho Ủy ban về các biện pháp tự vệ về biện pháp này.

5 http://www. wto. org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds181_e. htm6 http://www. wto. org/english/tratop_e/dispu_e/cases_e/ds121_e. htm

122

Page 123: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Cộng đồng Châu Âu cho rằng việc áp dụng biện pháp tự vệ của Argentina lên việc nhập khẩu giày dép đã không được thực hiện theo đúng quy định của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994 trong quá trình điều tra và kết luận ảnh hưởng của hàng nhập khẩu. EC yêu cầu Ban hội thẩm xác minh rằng, Argentina đã vi phạm các điều 2/ khoản 1, điều 4/khoản 2 (a),(b),(c), điều 5/khoản 1, điều 6, và điều 12/khoản 1, khoản 2 Hiệp định SA và Điều XIX/khoản 1(a)/ GATT 1994 và do đó các biện pháp tự vệ mà Argentina áp dụng, dựa trên cuộc điều tra về tranh chấp này là trái với những nghĩa vụ WTO.

Ngược lại, Argentina yêu cầu Ban hội thẩm từ chối yêu cầu tuyên bố Argentina, trong việc chỉ đạo các cuộc điều tra, đã không tuân thủ các quy định mà EC cho là đã bị vi phạm, đặc biệt là các nghĩa vụ theo các điều 2/khoản 1, điều 4/khoản 2 (a), (b), (c), điều 6, điều 12/khoản 1 và khoản 2 của Hiệp định SA và Điều XIX/khoản 1 (a) của GATT 1994.

Các tranh luận của các bên về điều kiện và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ nhưng chủ yếu tập trung vào điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Do khác với các vụ kiện chống bán phá giá hay chống trợ cấp, WTO không có nhiều quy định chi tiết về trình tự, thủ tục kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Như đã nói ở trên, mặc dù Hiệp định SA đã quy định toàn diện và nâng cao hơn so với tiền thân của nó là Điều XIX GATT 1994, nhưng không tránh có những thiếu sót, mà “sự mơ hồ nhập nhằng cố hữu trong một vài quy định của nó đã gây ra những tranh chấp về sau trong việc áp dụng biện pháp tự vệ. ” Cụ thể như sau:

2. 3. 2. 1 Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ:

Điều kiện chung: Việc gia tăng đột biến hàng nhập khẩu là kết quả của những diễn tiến không lường trước được “unforeseen developments”

Quan điểm của Cộng đồng Châu Âu (EC):EC cho rằng , theo điều XIX/GATT 1994, để có thể áp dụng biện pháp tự vệ thì không chỉ tính đến sự gia tăng nhập khẩu mà sự gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của “những diễn tiến không lường trước được” và phù hợp với các nghĩa vụ quy định trong GATT, bao gồm cả tự do hóa thuế quan theo lịch trình nhân nhượng của một bên ký kết. Do việc giảm thuế và những nghĩa vụ khác là yếu tố bổ sung thêm vào “những diễn tiến không lường trước được” nên EC cho rằng bản thân việc tự do hóa không thể là diễn tiến không lường trước được. EC lập luận rằng chính sách tự do hóa mậu dịch được phát triển từ năm 1991 của Argentina trong khuôn khổ WTO và MERCOSUR7 là một chính sách thương mại thương mại rõ ràng, và không thể coi là không nhìn thấy trước. Bằng việc áp dụng các biện pháp tự vệ trong khi sự gia tăng nhập khẩu giày dép không phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước được, Argentina do đó đã vi phạm khoản 1(a)/điều XIX/GATT.

EC cho rằng việc gia tăng hàng nhập khẩu như là một hậu quả của việc nhượng bộ thuế đã thỏa thuận đối với giày dép không thể được xem như "không lường trước được" trong ý nghĩa của Điều XIX: 1 (a)/ GATT. Nếu nóí theo cách khác, một Thành viên WTO sẽ được cho phép để rút lại những lợi ích mà nó đã đồng ý khi gia nhập vào các cam kết về thuế quan. Điều này sẽ không phù hợp với một giải thích của quy định đó và cũng không phù hợp với mục tiêu tự do hóa nói chung của GATT và Hiệp định WTO .

Ngoài ra, Cộng đồng Châu Âu nhấn mạnh rằng các biện pháp tự vệ nghĩa là các biện pháp "khẩn cấp" . Bản chất của biện pháp tự vệ là để khắc phục một tình huống khẩn cấp mà không được mong đợi. Cơ chế tự vệ không phải là một công cụ, phương tiện về lâu dài để hoạch định chính sách thương mại, như 7 MERCOSUR: Southern common market :tên viết tắt của hiệp định thị trường chung các quốc gia Nam Mỹ, hiện tại bao gồm 5 nước: Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay, Venezuela

123

Page 124: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

là Argentina đã áp dụng nó. Một lần nữa, điều này đã được chứng tỏ bởi thực tế của các điều tra trong thời gian dài từ 1991-1995. Nó cũng đã tiết lộ rằng ngay cả Argentina, trong báo cáo riêng của mình, lưu ý rằng việc gia tăng nhập khẩu lớn đã xuất hiện ngay lập tức sau khi mở cửa nền kinh tế mà bắt đầu từ 1989-1990.

Để bảo vệ cho quan điểm trên của mình, EC đã đưa các lập luận sau:Điều XIX/GATT và đặc biệt là các yêu cầu quy định tại Điều XIX: 1/(a), các biện pháp tự vệ chỉ được dùng trong trường hợp “diễn tiến không lường trước được”, đã không bao giờ được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Theo đó, không có nghi ngờ rằng điều này vân còn đầy đủ các yêu cầu về áp dụng, ngay cả khi nó không được lặp lại trong Hiệp định về các biện pháp tự vệ. Bằng chứng là không có trường hợp nào các quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ, bao gồm các Điều 1, Điều 11/khoản 1, cho phép bất kỳ điều kiện nào được quy định tại Điều XIX được bỏ qua.

Điều 1/Hiệp định SA thiết lập "các luật lệ" cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, nó không thiết lập "các quy tắc" hay "chỉ những luật lệ" cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ. Do đó, Hiệp định SA không thể được mong đợi là nguồn độc nhất của những quy tắc tự vệ. Hiệp định SA đưa vào một số các điều kiện nêu tại Điều XIX/GATT phải được hoàn thành trước khi một biện pháp tự vệ có thể được thực hiện. Tuy nhiên, Hiệp định về các biện pháp tự vệ hiện không xây dựng trên tất cả các điều kiện đặt ra quy định tại Điều XIX GATT. Một số trong những điều kiện, chẳng hạn như "như là một kết quả của diễn tiến không lường trước được" hay "hiệu quả của các nghĩa vụ phát sinh theo những cam kết của một thành viên theo Hiệp định này, bao gồm cả những nhân nhượng thuế quan", không được lặp lại, nhưng việc này không có nghĩa là không có hiệu lực.

Việc không lặp lại hai điều kiện có thể được giải thích bởi mục đích của Hiệp định SA không phải là để thay thế mà là cung cấp thêm giải thích chi tiết về các điều kiện nêu tại Điều XIX, đã không tiếp tục được định nghĩa tại thời điểm đó. Điều 1/Hiệp định SA hiện không xác định những gì là một biện pháp tự vệ, nhưng dựa vào tuyệt đối Điều XIX GATT. Nếu Điều XIX cho biết những gì là một biện pháp bảo vệ (một biện pháp "khẩn cấp" , được thực hiện trong trường hợp "diễn tiến không lường trước được") và Hiệp định SA cho biết làm thế nào để áp dụng nó.

Do đó, EC cho rằng không có xung đột giữa điều XIX/GATT và Hiệp định SA khi quy định điều kiện này. Miễn là tuân thủ Hiệp định SA và không dân tới một hành động vi phạm Điều XIX GATT (hoặc ngược lại), họ áp dụng cả hai để bổ sung cho nhau. Vì vậy, yêu cầu là phải có sự gia tăng nhập khẩu "như là một kết quả của diễn tiến không lường trước" áp dụng thêm vào các điều kiện đặt ra trong Hiệp định tại Điều 2/khoản 1 Hiệp định SA. Nói cách khác, đây là một điều kiện riêng biệt và phải được chứng minh bởi Argentina. Vì Agrentina đã không làm như vậy, EC cho rằng Argentina đã không tuân thủ đúng quy định tại Điều XIX GATT đồng nghĩa với việc không chứng minh được điều kiện chung để có thể áp dụng biện pháp tự vệ.

Quan điểm phản biện của Argentina:Hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của EC, theo quan điểm của Argentina, một sự giải thích đúng mối quan hệ pháp lý giữa Điều XIX của GATT và Hiệp định SA sẽ cho thấy rằng quy định của WTO, không bao hàm nghĩa vụ liên quan đến "diễn tiến không lường trước được".

Argentina cho rằng yêu cầu của Điều XIX/GATT xác định việc nhập khẩu phải là kết quả của diễn tiến không lường trước được đã không còn giá trị từ khi bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định SA . Thật vậy, Hiệp định SA, giải thích Điều XIX của GATT, đặc biệt là Điều 2 (điều kiện cho việc áp dụng một biện pháp tự vệ), hoặc trong bất kỳ điều nào khác không hề đề cập đến yêu cầu việc gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của "diễn tiến không lường trước được". Argentina cho rằng Hiệp định SA đã có quyền ưu tiên trên Điều XIX, và rằng họ không nên bị bắt buộc phải thực hiện yêu cầu của điều này mà đã không được thiết lập trong Hiệp định SA.

124

Page 125: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Yêu cầu về “diễn tiến không lường trước được” quy định tại điều XIX/GATT đã không còn xuất hiện trong Hiệp định SA. Do đó, sự khác biệt giữa các Hiệp định SA và Điều XIX của GATT đối với các yêu cầu cho việc áp dụng một biện pháp tự vệ phải được giải quyết phù hợp với Ghi chú giải thích chung đối với Phụ lục 1A/ Hiệp định WTO: “Trong trường hợp có sự xung đột giữa quy định của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại 1994 với các quy định trong các hiệp định khác tại Phụ lục IA [. . . ], các quy định của các Hiệp định khác sẽ chiếm ưu thế so với mức độ xung đột. ” Trong trường hợp này, các quy định của Hiệp định SA được sử dụng. Thuật ngữ "diễn tiến không lường trước được" hiện không xuất hiện trong nguyên văn của Hiệp định SA chỉ có thể được coi như là một sự xóa bỏ thận trọng và tỉnh táo một tiêu chuẩn của Điều XIX GATT.

Kết luận của cơ quan phúc thẩm:Cơ quan phúc thẩm chấp nhận quan điểm của EC và bác bỏ tranh luận của Argentina.Để giải thích cho điều kiện sự gia tăng nhập khẩu là kết quả của “những diễn tiến không lường trước được”, cơ quan phúc thẩm đã dựa trên bản chất mối liên hệ giữa điều XIX/GATT 1994 và Hiệp định SA trong Hiệp định WTO qua điều 1 và khoản 1(a)/điều 11/ Hiệp định SA:

Điều 1: “Quy định chung :  Hiệp định này thiết lập các quy tắc  áp dụng các biện pháp tự vệ  được hiểu theo nghĩa các biện pháp được quy định tại Điều XIX của GATT 1994.”

Điều 11: “Cấm và hạn chế môt số biện pháp cụ thể 

1. (a)Môt Thành viên sẽ không áp dụng hoặc tìm kiếm bất cứ hành đông khẩn cấp nào trong việc nhập khẩu hàng hóa cụ thể  theo quy định tại Điều XIX GATT 1994 trừ khi hành đông này phù hợp với những quy định của  Điều này được áp dụng phù hợp với Hiệp định này.”

Điều 1 đã ám chỉ điều XIX tiếp tục có hiệu lực và thực tế là nó đã xác lập những điều kiện tiên quyết cho việc áp dụng biện pháp tự vệ. Hơn nữa, khoản 1(a)/điều 11 cũng đã thể hiện rõ bất kì hành động tự vệ nào cũng phải phù hợp với những quy định của điều XIX/GATT cũng như những quy định của Hiệp định SA. Cũng không có quy định tuyên bố là bất kì hành động tự vệ nào diễn ra sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực chỉ cần tuân thủ quy định của Hiệp định SA. Cơ quan phúc thẩm cũng đã bác bỏ kết luận của ban hội thẩm cho là các nhà đàm phán Vòng Uruguay đã “bỏ qua rõ ràng” điều kiện “diễn tiến không lường trước được”. Cơ quan phúc thẩm cho rằng nếu các nhà đàm phán Vòng Uruguay có ý định “bỏ qua rõ ràng” điều kiện này thì họ sẽ và nên nói ra trong Hiệp định SA nhưng họ đã không làm. Do đó, cơ quan phúc thẩm kết luận rằng : bất kì hành động tự vệ nào được áp dụng sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực cũng phải phù hợp với những quy định của cả Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994. Mà một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ đó là : “sự gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước được và của những nghĩa vụ, bao gồm cả những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết.”

Như vậy, quan điểm chính thức của WTO chính là thừa nhận việc áp dụng đầy đủ các điều kiện về việc áp dụng biện pháp tự vệ của Hiệp định SA và điều XIX/GATT 1994. Cụ thể ở đây chính là điều kiện đầu tiên được đặt ra tại khoản 1(a)/điều XIX/GATT: sự gia tăng nhập khẩu phải là “kết quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của môt bên ky kết theo Hiệp định này.” Trong đó, cụm từ “ những diễn tiến không lường trước được” đã không được định nghĩa hay minh họa bằng ví dụ cả trong điều XIX/GATT và Hiệp định SA.

125

Page 126: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Chính vì thế ý nghĩa của thuật ngữ "diễn tiến không thể lường trước được" là khó hiểu và trừu tượng (đến mức độ nào mới được xem là một sự kiện không lường trước được?). Thực tế thì thuật ngữ này đã được giải thích đầu tiên từ “ sự rút khỏi một nhân nhượng thuế quan của Hoa Kỳ theo điều XIX của Hiệp định GATT”- Vụ Mũ lông thú (Hatter’s Fur ) năm 1951. Trong vụ này, thuật ngữ “diễn tiến không lường trước được” được giải thích theo nghĩa là những diễn tiến xảy ra sau đàm phán về các nhân nhượng thuế quan có liên quan. Và không có lý do khẳng định rằng các nhà đàm phán, những người đã đưa ra các nhượng bộ, có thể hoặc lẽ ra dự đoán trước sự biến đổi đó tại thời điểm khi mà các nhân nhượng đã được cam kết. Đến giai đoạn WTO ra đời , trong các vụ kiện về tự vệ, cơ quan phúc thẩm cũng đã có một vài thay đổi trong việc giải thích thuật ngữ trên. Như vụ Hàn Quốc-Bơ sữa (Dairy), cơ quan phúc thẩm đã tuyên bố : ý nghĩa của mệnh đề “ là kết quả của những diễn tiến không lường trước được” chính là ám chỉ những diễn tiến dân đến một sản phẩm đang được nhập khẩu gia tăng về số lượng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các nhà sản xuất nội địa phải là bất ngờ “unexpected”.8 Ngoài ra trong vụ này, cơ quan phúc thẩm còn làm một phân biệt giữa hai thuật ngữ “ không thấy trước” (unforeseen) và “không thể thấy trước” (unforeseeable).

Mặc dù có nhiều giải thích khác nhau cho thuật ngữ này, nhưng khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia trong việc chứng minh rõ ràng việc gia tăng nhập khẩu có phải là kết quả của những diễn tiến không lường trước không. Và làm sao họ có thể chứng minh rằng tại thời điểm đưa ra các cam kết nhượng bộ, các nhà đàm phán của quốc gia không thấy hoặc không thể có khả năng thấy trước được sẽ có gia tăng nhập khẩu xảy ra trong tương lai do những nhân nhượng của mình. Liên quan đến vấn đề này, trong vụ Hoa Kỳ-Mũ lông thú, Hoa Kỳ đã lập luận rằng sự thay đổi về xu hướng thời trang và ảnh hưởng của nó đến cạnh tranh được xem là việc không thể dự đoán trước bởi các nhà đàm phán. Và họ đi đến kết luận là sự gia tăng nhập khẩu mũ lông do những diễn tiến không lường trường được (sự thay đổi xu hướng thời trang) và là kết quả của những cam kết nhân nhượng của bên ký kết theo GATT. Như vậy, “hầu như bất cứ sự gia tăng hàng nhập khẩu nào cũng có thể là môt tình huống bất ngờ.”9

Do bản chất mơ hồ và nhập nhằng của thuật ngữ “diễn tiến không lường trước được” đã dân đến những sự giải thích khác nhau. Thuật ngữ này không đủ rõ ràng để là một điều kiện riêng biệt cho việc áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy vậy , những quyết định hiện hành của Cơ quan phúc thẩm yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia phải chứng minh sự tồn tại của diễn tiến không lường trước được theo quy định tại khoản 1(a)/điều XIX GATT.

Trên thực tế, “ cả Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm của WTO chưa có cơ hội để đánh giá mức độ đầy đủ của sự chứng minh này, do chưa có vụ tranh chấp về tự vệ nào mà các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia chứng minh rõ ràng sự hiện hữu của diễn tiến không lường trước được trong báo cáo điều tra của mình.”10

Do đó, chúng ta còn phải tiếp tục chờ xem tương lai, các ban hội thẩm sẽ đánh giá mức độ đầy đủ sự chứng minh về tồn tại của điều kiện “diễn tiến không lường trước được” như thế nào.

Điều kiện: hàng hóa nhập khẩu đang có sự gia tăng tương đối hoặc tuyệt đối so với sản xuất nội địa quy định tại khoản 1/điều 2/ Hiệp định SA

Quan điểm của EC

EC dựa trên quy định của khoản 1/điều 2/Hiệp định SA:

8 Báo cáo của cơ quan phúc thẩm, Hàn Quốc – Bơ sữa, đoạn 849 John H Jackson, Phạm Viêm Phương, tl đd, tr.25910 Young –shik lee, tlđd, tr.647

126

Page 127: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Môt Thành viên có thể áp dụng môt biện pháp tự vệ cho môt sản phẩm chỉ khi Thành viên đó đa xác định được,  phù hợp với những  quy định dưới đây, là sản phẩm đó được nhập vào lanh thô của mình khi có sự gia tăng nhập khẩu, tương đối hay tuyệt đối so với sản xuất nôi địa, và theo đó có thể gây ra hoặc đe  dọa gây ra tôn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nôi địa sản xuất ra các sản phẩm tương tự hoặc các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp.  

Do đó, EC cho là cuộc điều tra về tự vệ của Argentina cần phải xác minh được giày dép đang được nhập khẩu vào lãnh thổ của mình có sự gia tăng tương đối hoặc tuyệt đối so với sản xuất nội địa và theo đó đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp giày dép của Argentina. Theo quan điểm của EC thì cuộc điều tra của Argentina đã không chứng minh đầy đủ các yêu cầu này.

EC quả quyết sai sót nghiêm trọng nhất của Argentina chính là biện pháp tự vệ đã được khởi xướng và áp dụng mặc dù nhập khẩu từ các nước không là thành viên của MERCOSUR đã không tăng kể từ năm 1993. EC dựa trên thông báo của Argentina đưa ra ngày 25/071997, chứng tỏ rõ ràng nhập khẩu vào Argentina từ các quốc gia không phải là thành viên MERCOSUR giảm đáng kể mỗi năm kể từ năm 1993 (16,70 triệu đôi) cho đến 1996 (5,97 triệu đôi). Vì vậy, theo EC, nếu tổng số hàng nhập khẩu là lý do cho các thiệt hại phải gánh chịu của các ngành công nghiệp trong nước, chắc chắn các nguồn chính đến từ hàng nhập khẩu năm 1996 xuất phát từ các nước MERCOSUR, năm mà ngành công nghiệp này yêu cầu bảo vệ. Ngoài ra tổng số hàng nhập khẩu (trong đó bao gồm cả hàng nhập khẩu từ các nước Mercosur) đã giảm từ năm 1993 (21,78 triệu đôi) cho đến 1996 (13,47 triệu đôi). Do đó, EC quả quyết là nhập khẩu giày dép vào Argentina vân tiếp tục giảm kể từ năm 1993.EC cho rằng áp dụng một biện pháp tự vệ không nên được cho phép: nếu Argentina, hoặc Thành viên WTO nào khác trong tương lai, đã có thể xây dựng các phân tích dựa trên các số liệu sáu năm trở lại (trong trường hợp này dựa trên số liệu-1991, các biện pháp tự vệ được thực hiện năm 1997), trong khi bất chấp sự can thiệp xu hướng phát triển, an ninh và khả năng dự báo trước của các hệ thống đa phương sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng. Cộng đồng Châu Âu phản đối mạnh mẽ việc sử dụng số liệu thống kê quay lại cho một khoảng thời gian dài, vì những lý do sau:

Đầu tiên, Điều XIX/GATT là tuyên bố rõ ràng về mục tiêu của các biện pháp tự vệ: nhằm bảo vệ thị trường nội địa chống lại các trường hợp “khẩn cấp”và những tình huống không lường trước được. EC cho là sự gia tăng nhập khẩu giày dép giữa 1991 và 1993 không thể biện hộ cho việc áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời trong tháng 2/1997 và các biện pháp tự vệ chính thức trong tháng 9/1997, đặc biệt là khi đã có sự giảm nhập khẩu từ các nước không phải là thành viên Mercosur (cũng như là tổng số hàng nhập khẩu, bao gồm cả các quốc gia Mercosur) trong thời gian gần đây nhất mà dữ liệu đã có sẵn (1994, 1995 và 1996). Bản chất của biện pháp tự vệ như là biện pháp "khẩn cấp" cho nên việc sử dụng chúng là không thích hợp trong trường hợp có một thời gian dài tăng hàng nhập khẩu. Ngoài ra, khoản 1/Điều 2/Hiệp định SA thể hiện rõ sản phẩm “đang được nhập khẩu” (is being imported) tức là quy định này áp dụng cho hàng nhập khẩu hiện tại, tức là một tình hình đang diễn ra, không phải với một tình hình trong quá khứ.

Trả lời cho câu hỏi của ban hội thẩm có hay không việc chiều hướng giảm nhập khẩu vào cuối giai đoạn điều tra sẽ dân đến việc áp dụng biện pháp tự vệ không phù hợp với quy định của WTO, EC cho rằng một trong những điều kiện phải được đáp ứng là một sản phẩm đang được nhập khẩu có sự gia tăng số lượng tuyệt đối hay tương đối so với sản xuất trong nước. Chiều hướng gia tăng nhập khẩu phải là chứng cứ tại thời điểm cuộc điều tra được thực hiện. Do đó, nếu rõ ràng có chiều hướng giảm nhập khẩu trong những năm trước của giai đoạn điều tra, thì điều kiện “gia tăng nhập khẩu” theo khoản 1/Điều 2/ Hiệp định SA đã không được đáp ứng, và do đó không có biện pháp tự vệ nào có thể được áp dụng. Hơn nữa, một biện pháp tự vệ không thể được áp dụng khi chỉ đơn giản dựa trên cơ sở mức độ nhập khẩu gia tăng tại thời điểm cuối giai đoạn cuộc điều tra cao hơn so với khi bắt đầu giai đoạn điều tra. (EC phản đối việc xác định đầy đủ điều kiện “gia tăng nhập khẩu” một cách đơn giản khi đem so sánh số liệu từ năm 1991 với số liệu đến năm 1995 mà Argentina đã thực hiện.)

127

Page 128: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Tranh luận của Argentina:Argentina cho rằng trong thời gian từ năm 1991 đến năm 1995 thì hàng nhập khẩu đã tăng cả về số lượng, thị phần cũng như là giá trị so với sản xuất nội địa. Việc giảm nhập khẩu về mặt tuyệt đối vào năm 1995 chỉ là một phản ứng tạm thời của toàn bộ nền kinh tế do mức tiêu dùng giảm sút. Tuy nhiên, hàng nhập khẩu vân không thay đổi về thị phần.Bên cạnh đó, Argentina lập luận rằng trong Hiệp định tự vệ và điều XIX/GATT không hề quy định khoảng thời gian để thu thập và phân tích số liệu để đánh giá mức độ gia tăng số lượng của hàng nhập khẩu. Do đó, Argentina cho là đề nghị áp dụng biện pháp tự vệ được đặt ra vào 10/1996 thì số liệu đầy đủ để đánh giá sự gia tăng nhập khẩu giày dép so với sản xuất nội địa chỉ có thể là từ năm 1991 đến 1995.

Nhìn lại vụ kiện Chống bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam tại EU

24/05/2011 Ngày 16/03/2011, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức chấm dứt lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, thuế chống bán phá giá áp đặt lên các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc sẽ được dỡ bỏ kể từ ngày 01/04/2011.

Vụ việc chống bán phá giá đối với một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất, tại một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vậy là đã kết thúc, sản phẩm giày mũ da của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào EU đã thoát khỏi loại thuế mang tính trừng phạt áp đặt suốt 5 năm qua. Việc nhìn lại vụ việc này ở cả những góc độ thành công và thất bại sẽ mang đến bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong đối phó với các vấn đề phòng vệ thương mại trong tương lai, đặc biệt là đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá do EU thực hiện.

Nhìn lại những diễn biến chính

Ngày 30/05/2005, Liên đoàn sản xuất giày dép Châu Âu (CEC), đại diện cho các nhà sản xuất chiếm 40% tổng sản lượng giày mũ da của Châu Âu, đã nộp đơn lên Ủy ban châu Âu yêu cầu cơ quan này tiền hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

Ngày 07/07/2005, Ủy ban Châu Âu ra thông báo chính thức khởi xướng vụ điều tra trên Công báo của Liên minh Châu Âu theo đó các sản phẩm giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc được nhập khẩu vào EC sẽ bị điều tra chống bán phá giá.

 

Phạm vi sản phẩm bị điều tra Giày có mũ da hoặc cấu tạo từ da, được thiết kế phục vụ cho các hoạt động thể thao, có mã sản phẩm: 64032000, 64033000, 64035111, 64035115, 64035119, 64035191, 64035195, 64035199, 64035911, 64035931, 64035935, 64035939, 64035991, 64035995, 64035999, 64039111, 64039113, 64039116, 64039118, 64039191, 64039193, 64039196, 64039198, 64039911, 64039931, 64039933, 64039936, 64039938, 64039991, 64039993, 64039996, 64039998, và 64051000.

128

Page 129: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Việc điều tra được thực hiện dựa trên các số liệu phát sinh trong “giai đoạn điều tra” – thường là khoảng 6 tháng (theo Điều 6.1 Quy tắc về chống bán phá giá của EC). Trên thực tế, “giai đoạn điều tra” thường được ấn định là 12 tháng liền trước thời điểm Thông báo điều tra. Trong vụ việc này, giai đoạn điều tra được xác định theo năm tài khóa từ ngày 01/04/2004 đến ngày 31/03/2005.

Chọn mẫu

Do số lượng các nhà sản xuất xuất khẩu của Việt Nam nêu trong đơn kiện quá lớn (86 doanh nghiệp), Ủy ban châu Âu - cơ quan chịu trách nhiệm điều tra đã áp dụng phương pháp chọn mâu theo Điều 17(1) Quy tắc về chống bán phá giá của EC. Để Ủy ban Châu Âu có thể đưa ra quyết định chọn nhà sản xuất nào trong nhóm được điều tra (nhóm mâu), các nhà sản xuất phải tự “trình diện” những thông tin cơ bản về tình hình xuất khẩu và hoạt động của mình trong giai đoạn điều tra (tức là từ 01/04/2004 đến 31/03/2005) trước Ủy ban Châu Âu trong vòng 15 ngày kể từ ngày Thông báo khởi xướng điều tra.

Trên thực tế, đã có 81 nhà sản xuất xuất khẩu Việt Nam “trình diện” (gọi là doanh nghiệp có hợp tác). Cùng với việc thảo luận với cơ quan có thẩm quyền Việt Nam (Cục quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương), thông tin từ Hiệp hội da giày Việt Nam, Ủy ban Châu Âu quyết định chọn mâu bao gồm 8 doanh nghiệp – doanh nghiệp bị đơn bắt buộc (Pou Yuen Vietnam Enterprise Ltd; Pou Chen Vietnam Enterprise Ltd; Taekwang Vina Industrial Co. Ltd; Haiphong Leather Products and Footwear Company; Company No. 32; Dona Biti’s IMEX Corp. Pte. Ltd; Binh Tien Imex Corp. Pte. Ltd; Kai Nan Joint Venture Co. Ltd. Quá trình chọn mâu với sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên nhằm tìm ra “mâu” hợp lý nhất được xem là một thành công ban đầu và một bài học kinh nghiệm tốt trong vấn đề này.

Việc điều tra trên thực tế chỉ được tiến hành với các bị đơn bắt buộc này, về 2 nhóm vấn đề (i) hành vi bán phá giá của họ và (ii) thiệt hại gây ra đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Kết quả điều tra sẽ được sử dụng để xác định có áp dụng biện pháp chống bán phá giá hay không, ở mức nào đối với các bị đơn bắt buộc và các bị đơn khác không được lựa chọn điều tra.

Điều tra về việc bán phá giá

Quy chế nền kinh tế thị trường và lựa chọn quốc gia thay thế

Theo quy định của EU, trong điều tra chống bán phá giá, Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường (MET), do vậy, giá thông thường trong tính toán biên độ phá giá sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin, số liệu của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra tại một nước thứ ba (quốc gia thay thế) có nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu có thể cho từng doanh nghiệp bị đơn được hưởng quy chế MET nếu đáp ứng được các tiêu chí quy định. Trong vụ việc này, không doanh nghiệp Việt Nam nào chứng minh được với Ủy ban châu Âu rằng mình thỏa mãn các tiêu chí để được hưởng MET. Do đó, Braxin được EC lựa chọn làm quốc gia thay thế để xác định biên độ phá giá của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi Braxin hoàn toàn khác Việt Nam ở mức độ phát triển kinh tế xã hội, chi phí lao động, giá thành các nhân tố sản xuất và do đó khiến cho kết quả tính toán thiếu sát thực với tình hình thực tế của doanh nghiệp.

 

Các tiêu chí MET cho doanh nghiệp  

o Việc ra quyết định của doanh nghiệp liên quan tới giá, chi phí, các yêu tố đầu vào có được thực hiện dựa trên quan hệ cung cấp, không có sự can thiệp của Nhà nước;

129

Page 130: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

o Doanh nghiệp có hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng, được kiểm toán độc lập theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và được sử dụng thống nhất cho tất cả các mục đích;

o Không có sự bóp méo đáng kể từ hệ thống cũ của nền kinh tế phi thị trường;

o Tính pháp lý và ổn định của pháp luật về sở hữu và phá sản;

o Đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi theo ty giá thị trường.

Điều tra về việc bán phá giá được tiến hành bằng việc xác định và sau đó là so sánh giá bán sang EU (gọi là giá xuất khẩu) với giá thông thường của sản phẩm, từ đó xác định biên độ phá giá cho từng doanh nghiệp bị đơn. Theo tính toán của Ủy ban châu Âu, tất cả các doanh nghiệp này đều có biên độ phá giá dương (có bán phá giá) và ở mức tương đối cao.

Điều tra về thiệt hại, mối quan hệ nhân quả và lợi ích Cộng đồng

Song song với việc điều tra về phá giá, Ủy ban châu Âu tiến hành điều tra xem ngành sản xuất của EC có chịu thiệt hại đáng kể do hành vi bán phá giá hay không, cũng như những tác động nếu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với lợi ích cộng đồng EC ra sao. Theo cơ quan điều tra EC, mặc dù có sự tăng nhẹ trong tiêu dùng sản phẩm giày mũ da trong giai đoạn điều tra (tăng 1%), ngành sản xuất nội địa đã không được hưởng lợi từ con số gia tăng ít ỏi này, sản lượng sản xuất trong nội địa EU giảm hơn 30% trong giai đoạn này. Cùng với đó, theo kết luận của cơ quan điều tra, ngành này cũng chứng kiến sự sụt giảm đáng kể về doanh số (giảm 33 % tương đương với 60 triệu Euro từ năm 2001 đến 2005), ty lệ thất nghiệp cũng tăng cao (27 nghìn lao động mất việc làm, tăng 33% kể từ năm 2001 đến 2005). Trong khi đó, theo cơ quan này kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn này lại có sự tăng trưởng rõ rệt. Cơ quan điều tra kết luận thiệt hại nói trên của ngành sản xuất nội địa của EU là do hàng Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá gây ra.

Ngoài ra, Ủy ban châu Âu còn tiến hành tính toán biên độ thiệt hại (dựa trên việc so sánh giá bán thực tế của sản phẩm bị điều tra với một mức giá “không gây thiệt hại” mà cơ quan này tính toán). Theo quy định, nếu kết thúc điều tra, một lệnh thuế chống bán phá giá được áp dụng thì mức thuế chống bán phá giá sẽ bằng biên độ phá giá hoặc biên độ thiệt hại, tùy vào loại biện độ nào có giá trị thấp hơn. Đây là quy định khá đặc biệt, riêng có của EU và về cơ bản là có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị điều tra.

Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời

Từ kết luận sơ bộ khẳng định có hành vi bán phá giá và gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất giầy mũ da nội địa của EC, ngày 23/03/2006, Ủy ban châu Âu thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với biên độ phá giá:

 

Quốc gia Từ 07/04/2006 đến 01/06/2006

Từ 02/06/2006 đến 13/07/2006

Từ 14/07/2006 đến 14/09/2006

Từ 15/09/2006 trở đi

Trung Quốc 4.8 % 9.7 % 14.5 % 19.4 % Việt Nam 4.2 % 8.4 % 12.6 % 16.8 %

Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức

130

Page 131: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Ngày 05/10/2006, Ủy ban châu Âu ra thông báo quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc với mức thuế suất áp dụng đối với hàng giày mũ da có xuất xứ từ Việt Nam là 10% (trong khi đó mức áp dụng với hàng Trung Quốc là 16.8%). Mức thuế chống bán phá giá này được xem là xác định theo biên độ thiệt hại, được áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp (không phân biệt doanh nghiệp được điều tra hay không được điều tra). Quyết định có hiệu lực trong vòng 2 năm kể từ ngày ra Thông báo áp dụng biện pháp chống bán phá giá (thay vì 5 năm như thông thường ở EC).

Việc bị áp thuế chống bán phá giá là một bất lợi lớn cho sản phẩm giầy mũ da Việt Nam tại EU. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng trong vụ việc này Việt Nam đã “thắng lợi” trong việc đạt được mức thuế cạnh tranh hơn Trung Quốc và vận động EC lần đầu tiên chấp nhận thời hạn áp thuế ngắn hơn thông thường.

Rà soát thuế chống bán phá giá

Theo quy định, trước khi hết thời hạn áp thuế chống bán phá giá chính thức, ngành sản xuất nội địa của EC có quyền nộp đơn yêu cầu điều tra để gia hạn tiếp lệnh này. Trường hợp không có yêu cầu gì thì lệnh áp thuế tự động chấm dứt khi hết thời hạn.

Trong vụ việc này, trước khi hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da Việt Nam, ngày 30/06/2008, Liên đoàn sản xuất giầy dép châu Âu đã đệ đơn yêu cầu Ủy ban châu Âu tiến hành rà soát thuế chống bán phá giá áp đặt với giày mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Chấp nhận yêu cầu này, Ủy ban châu Âu đã tiến hành điều tra rà soát để xác định xem việc chấm dứt thuế có khả năng dân đến sự tái diễn của hiện tượng bán phá giá không. Số liệu điều tra được lấy từ các lô hàng xuất khẩu sang EU trong giai đoạn rà soát từ 01/07/2007 đến 30/06/2008.

Ngày 22/12/2009, Ủy ban châu Âu ra thông báo tiếp tục gia hạn lệnh áp thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng, kể từ ngày này.

Kết thúc thời hạn 15 tháng, do không có đơn yêu cầu rà soát lại nào từ phía ngành sản xuất nội địa, lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với giầy mũ da của Việt Nam và Trung Quốc tại EU đã tự động chấm dứt.

Những bài học giá trị từ vụ kiện

1. Bán phá giá hay hiệu ứng Domino?

Trong các vụ kiện chống bán phá giá, mặc dù khó có thể tìm thấy động cơ thực sự đằng sau quyết định khởi kiện của nguyên đơn, các chuyên gia vân cho rằng một yếu tố quan trọng là sự gia tăng mạnh mẽ của lượng hàng nhập khẩu vào một nước khiến ngành sản xuất nội địa lo lắng. Tuy nhiên, trong vụ kiện này, số liệu thống kê lượng hàng giầy dép nhập khẩu vào EU có mã HS 640399, 640391, 640359 và 640351 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2005, Trung Quốc nhập khẩu vào EU tăng đột biến, trong khi lượng hàng nhập khẩu từ Việt Nam có tăng nhưng không đáng kể (Xem Biểu đồ) và với tình hình đó, thật khó có thể nói hàng Việt Nam có nguy cơ tiềm tàng gây hại cho sản xuất giầy mũ da EU.

 

Biểu đồ 1: Thị phần trong xuất khẩu giầy dép của EU

131

Page 132: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

 

 

Nguồn: Dự án Mutrap III

 

Vậy tại sao EU lại kiện hàng Việt Nam thay vì chỉ kiện Trung Quốc (nước có sự gia tăng đột biến trong nhập khẩu sản phẩm liên quan vào EU)? Trên thực tế, phân tích của nhiều chuyên gia cho rằng sở dĩ Việt Nam bị kiện là do EU lo ngại nếu chỉ kiện Trung Quốc và áp dụng biện pháp thuế với hàng giầy mũ da nước này, rất có thể dòng vốn đầu tư cho ngành sản xuất này sẽ di chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Và để giải quyết mối quan ngại này, thay vì điều tra chống bán phá giá đối với riêng Trung Quốc, EC quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá với cả các sản phẩm của Việt Nam.

Điều này, nếu quả đúng như vậy, sẽ là một bài học kinh nghiệm quý giá cho hàng hóa Việt Nam: Rằng một vụ kiện chống bán phá giá có thể xảy đến với hàng hóa Việt Nam không phải vì chính hàng hóa Việt Nam bán phá giá mà vì mối đe dọa từ những nước láng giềng có sản phẩm tương tự Việt Nam xuất sang cùng một thị trường. Hiện tượng “domino” (hay còn gọi là “kiện chùm”) trong việc kiện chống bán phá giá đang ngày càng phổ biến trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt lưu ý vấn đề này để phòng tránh và có phương thức đối phó khi không thể tránh khỏi.

1. Chủ động đối phó với vụ kiện

Lần đầu tiên bị kiện một vụ lớn, ở một thị trường lớn như EU, ngành giầy dép Việt Nam cũng như các doanh nghiệp liên quan ban đầu đã không khỏi lúng túng. Trên thực tế, việc theo đuổi một vụ kiện chống bán phá giá đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để có thể xử lý một khối lượng công việc không nhỏ trong tuân thủ các quy định pháp lý, thu thập thông tin chứng minh, đảm bảo đúng, đầy đủ, kịp thời những tài liệu, số liệu, thông tin thực tế. Doanh nghiệp cũng như Hiệp hội lại chưa có hiểu biết đầy đủ cũng như sẵn sàng những điều kiện liên quan. Vì vậy những đối phó ban đầu được đánh giá là còn chậm chạp và thiếu hiệu quả.

132

Page 133: Hthuvientailieu.lopchungtoi.info/gallery/upload/file/... · Web viewNghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa

Rất may là vụ việc sau đó đã được tập trung xử lý với sự hỗ trợ hợp tác từ nhiều phía, đặc biệt là các đơn vị liên quan. Những biện pháp phù hợp đã nhanh chóng được thực hiện.và đã đạt những hiệu quả tích cực.

1. Thuê luật sư tư vấn

Trong một vụ kiện chống bán phá giá, việc xây dựng một chiến lược kháng kiện, chuẩn bị đầy đủ các lập luận, chứng cứ hợp lý và tham gia các thủ tục tố tụng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến kết quả điều tra. Vì vậy, khi tham gia vào vụ việc, đặc biệt với tư cách là bị đơn, thì việc thuê luật sư tư vấn để có thể tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật, thủ tục hành chính vốn rất phức tạp và đồ sộ của nước khởi kiện. là rất cần thiết.

Hơn ai hết, luật sư tư vấn am hiểu và thông thạo các thủ tục, quy tắc trong điều tra, sẽ đưa ra những tư vấn cho doanh nghiệp nhằm giảm áp lực tham gia theo kiện, giảm rủi ro cho doanh nghiệp. Trong vụ kiện này, việc lựa chọn được một công ty luật tại Bỉ thực sự có năng lực, uy tín và kinh nghiệm đã đóng góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực của vụ kiện này.

1. Vận động các bên có chung lợi ích

Sẽ không phải là quá lời khi nói rằng một trong những điểm sáng mang lại kết quả tích cực trong những giai đoạn khác nhau của vụ kiện cũng như việc chấm dứt lệnh áp thuế là những nỗ lực vận động của Hiệp hội Da giầy và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường tiếng nói ủng hộ Việt Nam tại các diễn đàn và thiết chế có liên quan của EU.

Cần lưu ý rằng, EU là một liên minh với 27 thành viên và việc ra các quyết định liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá trong EU đòi hỏi lá phiếu của đa số các quốc gia thành viên. Vì vậy việc vận động, tìm kiếm sự ủng hộ ở các quốc gia thành viên EU có ý nghĩa quan trọng bên cạnh những nỗ lực chứng minh chi tiết trong quá trình điều tra. Ngoài ra, khác với các quy định về pháp luật chống bán phá giá của các quốc gia khác, một trong bốn điều kiện xem xét trong quá trình ra quyết định áp thuế chống bán phá giá là “việc áp thuế không mâu thuân với lợi ích Cộng đồng”. Vì vậy, vận động các nhóm lợi ích ở EU có cùng mối quan tâm với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam (ví dụ người tiêu dung, các nhà nhập khẩu…) nhằm tạo ra làn sóng ủng hộ tại chính EU trong quá trình xem xét “lợi ích Cộng đồng” có thể tạo ra những tác động không nhỏ đến quyết định áp thuế cuối cùng.

Trên thực tế, mặc dù trong những quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, việc vận động không đạt được kết quả cao nhất là “không áp thuế” nhưng đã có ảnh hưởng lớn đến việc giảm nhẹ biện pháp này (mức độ, thời gian áp dụng). Và điều này được đánh giá là bài học kinh nghiệm lớn của Việt Nam trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá ở EU.

133