36
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: 20 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐHQG-HCM Việc thành lập hai ĐHQG là một yêu cầu cấp thiết Trong xu thế toàn cầu hóa, việc đổi mới tổ chức giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự cạnh tranh toàn cầu là nhu cầu của các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cùng lúc với quá trình trên là quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Mười năm sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã chủ trương thành lập trong hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam các trung tâm ĐH lớn nhằm: - Xây dựng các trung tâm ĐH lớn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tạo chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế; - Có điều kiện đầu tư một cách tập trung; - Xây dựng mô hình thí điểm về phát triển, quản lý ĐH tiên tiến nhằm rút kinh nghiệm cho toàn hệ thống. Trên cơ sở đó, ĐHQG-HCM được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 97/CP. Các giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập mô hình Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 27/01/1995, Chính phủ ra Nghị định 16/CP thành lập ĐHQG-HCM và Quyết định 185/TTg (ngày 28/3/1997) ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG- HCM (trước đó, ngày 10/12/1993 Chính phủ đã ra Nghị định 97/CP về việc thành lập ĐHQG Hà Nội). Trong giai đoạn này, ĐHQG-HCM tập trung vào nhiệm vụ tìm kiếm mô hình, xây dựng cơ chế hoạt động, đầu tư về

 · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

  • Upload
    ledieu

  • View
    217

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:

20 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐHQG-HCM

Việc thành lập hai ĐHQG là một yêu cầu cấp thiết

Trong xu thế toàn cầu hóa, việc đổi mới tổ chức giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự cạnh tranh toàn cầu là nhu cầu của các hệ thống giáo dục trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, cùng lúc với quá trình trên là quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước. Mười năm sau thời kỳ đổi mới, Đảng và Chính phủ đã chủ trương thành lập trong hệ thống giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam các trung tâm ĐH lớn nhằm:

- Xây dựng các trung tâm ĐH lớn đa ngành, đa lĩnh vực nhằm tạo chất lượng cao và có khả năng cạnh tranh quốc tế;

- Có điều kiện đầu tư một cách tập trung;- Xây dựng mô hình thí điểm về phát triển, quản lý ĐH tiên tiến nhằm rút kinh

nghiệm cho toàn hệ thống.

Trên cơ sở đó, ĐHQG-HCM được thành lập ngày 27 tháng 01 năm 1995 theo Nghị định 97/CP.

Các giai đoạn phát triển

Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập mô hình

Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 27/01/1995, Chính phủ ra Nghị định 16/CP thành lập ĐHQG-HCM và Quyết định 185/TTg (ngày 28/3/1997) ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG- HCM (trước đó, ngày 10/12/1993 Chính phủ đã ra Nghị định 97/CP về việc thành lập ĐHQG Hà Nội).

Trong giai đoạn này, ĐHQG-HCM tập trung vào nhiệm vụ tìm kiếm mô hình, xây dựng cơ chế hoạt động, đầu tư về nhân lực, vun đắp khối đoàn kết nhất trí trong toàn hệ thống nhằm tạo tiền đề cho những bước phát triển kế tiếp.

Giai đoạn thứ hai (từ 2001 đến 2006): tạo cơ sở để phát triển

Trong giai đoạn này, ĐHQG-HCM đã vận dụng sáng tạo và hiệu quả quyền tự chủ được quy định ở Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế tổ chức hoạt động của ĐHQG để hoạch định Chiến lược trung hạn 2001-2005, với ba mũi đột phá: (1) Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức; (2) Đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ bản; (3) Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Với mục tiêu cụ thể, thiết thực; giải pháp rõ ràng, đúng đắn; được sự đồng thuận, nhất trí cao và triển khai sâu rộng, Chiến lược trung hạn đã đem lại những

Page 2:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

thành quả cơ bản, đồng đều trên các mặt, làm thay đổi diện mạo của ĐHQG-HCM cũng như của từng đơn vị thành viên.

Giai đoạn thứ ba (từ 2007 đến nay): phát triển và khẳng định

Dựa trên những tiền đề và điều kiện có được sau hơn một thập kỷ tìm tòi, thử nghiệm và gắng sức gầy dựng, với thế và lực mới, ĐHQG-HCM bước vào năm 2007 với mục tiêu quan trọng là khẳng định mô hình và vị trí của ĐHQG trong hệ thống giáo dục đại học trong nước và cộng đồng giáo dục đại học quốc tế. Đây là trọng trách và cũng là thách thức có ý nghĩa quyết định đối với sực khẳng định và phát triển ĐHQG-HCM. Với sự đồng thuận và nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên, ĐHQG-HCM đang ra sức đẩy mạnh xây dựng một đại học hiện đại, với nhiều đổi mới từ công tác đào tạo, NCKH, QHQT đến tài chính, xây dựng cơ bản, từng bước xây dựng ĐHQG-HCM theo chuẩn mực quốc tế (Kiểm định chất lượng theo chuẩn khu vực và quốc tế).

Với những thành tựu và đóng góp cho hệ thống giáo dục Việt Nam, năm 2012, Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục đại học, theo đó, cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: trường cao đẳng; trường đại học, học viện; đại học vùng, đại học quốc gia, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ. Đại học Quốc gia được quy định thành một điều trong luật (điều 8, chương 1).

Tiếp đến, 2 văn bản quan trọng về ĐHQG được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành: Nghị định về Đại học Quốc gia (Quyết định số 186/2013/NĐ-CP) và Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên (Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg).

Những văn bản mới của nhà nước về ĐHQG vừa khẳng định vai trò, vị thế và trách nhiệm của 02 ĐHQG trong nền giáo dục đại học nước nhà, vừa tạo cơ sở nền tảng cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo của ĐHQG-HCM.

II. MÔ HÌNH, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐHQG-HCM

Mô hình ĐHQG-HCM

Khái niệm ĐHQG-HCM

ĐHQG-HCM là trung tâm đào tạo, NCKH, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển, bao gồm các trường đại học, các viện nghiên cứu mạnh, các khoa, các trung tâm đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp khoa học công nghệ và không khép kín, từ hoạt động chuyên môn, cơ sở vật chất, đến địa giới.

Trong mối quan hệ đó, các trường thành viên phát triển mạnh mẽ theo mô hình trường đại học nghiên cứu, dựa trên thế mạnh của từng trường; các đơn vị trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của ĐHQG-HCM, có sự liên kết, bổ sung, hỗ trợ nhau trong hệ thống. Và chính sự gắn kết các đơn vị làm tăng thêm sức mạnh, giá trị của hệ thống.

Page 3:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

ĐHQG-HCM có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực phát triển theo hướng mũi nhọn về khoa học, công nghệ và một số ngành kinh tế-xã hội; đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, NCKH và triển khai ứng dụng, giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội-nhân văn, khoa học công nghệ, khoa học kinh tế, luật, quản lý và khoa học sức khỏe.

ĐHQG-HCM có đội ngũ cán bộ khoa học mạnh và đồng bộ, có quy mô hợp lý với cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị hiện đại, phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo tiên tiến theo học chế tín chỉ

ĐHQG-HCM có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, NCKH, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi ĐHQG-HCM đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

ĐHQG-HCM được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, Giám đốc ĐHQG-HCM báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của ĐHQG.

Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc và các Phó Giám đốc ĐHQG-HCM do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Tầm nhìn

ĐHQG-HCM hướng đến xây dựng một hệ thống đại học trong tốp đầu Châu Á, nơi hội tụ của khoa học, công nghệ, văn hóa và tri thức Việt Nam.

Sứ mạng

ĐHQG-HCM là nơi tập trung giảng viên, sinh viên tài năng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo ra những công trình NCKH quan trọng; nơi đi đầu trong đổi mới, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

ĐHQG-HCM được quản trị, điều hành, quản lý theo mô hình hệ thống đại học mẫu mực với cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trước xã hội đồng thời tự kiểm soát và xây dựng môi trường sáng tạo khoa học, tự do học thuật trong khu đô thị đại học kiểu mẫu.

Hệ thống các giá trị cơ bản

ĐHQG-HCM đang nỗ lực để hình thành một đại học quốc gia mang bản sắc và văn hóa riêng biệt, lấy những giá trị cơ bản của con người làm nền tảng cho sự phát triển bền vững; đồng thời là nơi nuôi dưỡng những ước mơ, hoài bão được tự do trao đổi, khám phá, sáng tạo khoa học và học tập suốt đời. Dựa trên triết lý giáo dục đó, ĐHQG-HCM hướng tới các giá trị:

- Vì sự phát triển toàn diện của con người, lấy người học làm trung tâm.

Page 4:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

- Chất lượng giáo dục luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu cho mọi hoạt động.- Đề cao tính độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, sáng tạo khoa học.- Sự liên thông, hợp tác quốc tế là nòng cốt cho sự phát triển.- Đề cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả trong công tác quản lý. - Gắn kết và phục vụ cộng đồng.

Ý nghĩa của logo ĐHQG-HCM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

- Chữ V (Việt Nam, victory): được cách điệu thành hình quyển sách mở, tượng trưng cho tri thức, giáo dục và học tập.

- 5 mảnh nghiêng và 5 mảnh ngang hợp lại tượng trưng cho 10 trường đại học đầu tiên hình thành nên ĐHQG-HCM.

- Một đàn chim đang bay, một bàn tay xòe ra với đời, nâng đỡ những cuộc đời.- Sự uốn khúc của 10 mảng màu như nhau tạo nên một dòng chảy, chuyển động, một

ý chí vươn tới mãnh liệt, không ngừng của thế hệ tri thức trẻ ngày nay. Sự kết hợp giữa các dòng chữ “ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH” bên phải của biểu tượng muốn nói lên vai trò quan trọng của ĐHQG-HCM trong việc giáo dục và đào tạo thế hệ tri thức trẻ cho đất nước; một sự vững chắc mà mềm mại, uyển chuyển trong chương trình đào tạo, đưa ra những ngành mũi nhọn, chuyên sâu để có thể bắt kịp những tiến bộ trong các lĩnh vực của các nước trên thế giới;

- Sự sắp xếp của những mảng màu (từ nhạt chuyển sang đậm) khẳng định ý nghĩa “tre già măng mọc”.

- Biểu tượng dùng màu xanh chủ đạo – màu xanh hòa bình, niềm mơ ước của thế hệ trẻ, như cánh chim tung cánh lên bầu trời xanh, chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của thế hệ tri thức trẻ.

- Biểu tượng mang tính dân tộc và khái quát cao. Những mảng màu đơn gộp lại làm nên sự liên tưởng đến dáng của những tàu lá dừa nước ở miền Nam thân yêu.

Logo kỷ niệm 20 năm ĐHQG-HCM xây dựng, phát triển và hội nhập

- Logo VNU-HCM 20 được tạo năng động từ những mảng hình mạnh mẽ. Điểm nhấn của hình ảnh logo VNU-HCM, như những cánh chim luôn vững vàng, tự tin rộng cánh, bay cao bay xa trong bầu trời trí thức.

Page 5:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

- Tổng thể logo VNU-HCM 20 năm như một bệ đỡ cho những cánh chim bay cao, hội nhập trên bầu trời tri thức.

- Logo VNU-HCM 20 được sử dụng nghệ thuật cách điệu chữ tạo nên hình tượng bằng mảng âm dương, kết hợp với hình ảnh biểu trưng VNU-HCM thống nhất để thể hiện sự khẳng định thương hiệu trong công cuộc đào tạo, giáo dục, nghiên cứu qua 20 năm xây dựng – phát triển – hội nhập.

- Logo VNU-HCM 20 với hai màu xanh (đậm – nhạt) đặc trưng của VNU, cũng chính là màu của sự hội nhập toàn cầu.

Tổ chức của ĐHQG-HCM

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của ĐHQG-HCM gồm: Hội đồng ĐHQG-HCM, Ban Giám đốc, Cơ quan ĐHQG-HCM; các trường đại học, viện nghiên cứu thành viên; các khoa và trung tâm đào tạo, nghiên cứu, dịch vụ, phục vụ trực thuộc. Cụ thể như sau:

Hội đồng ĐHQG-HCM

Hội đồng ĐHQG-HCM hiện có 23 ủy viên bao gồm ba thành phần: các cán bộ quản lý và giảng dạy của ĐHQG-HCM, các nhà hoạt động xã hội và quản lý doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Bình Dương.

Hội đồng ĐHQG-HCM có chức năng định hướng, giám sát và đưa ra những quyết sách cho sự phát triển của ĐHQG-HCM. Từ các nghị quyết của Hội đồng, Ban Giám đốc ĐHQG-HCM chỉ đạo triển khai và các đơn vị thành viên, trực thuộc thống nhất thực hiện với độ tự chủ, thế mạnh và đặc thù riêng từng đơn vị, tạo nên hiệu ứng chung trên toàn hệ thống.

Chủ tịch Hội đồng đương nhiệm là PGS.TS Phan Thanh Bình – Giám đốc ĐHQG-HCM.

Ban Giám đốc ĐHQG-HCM

Ban Giám đốc ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của ĐHQG-HCM và triển khai thực hiện các quyết nghị của Hội đồng ĐHQG-HCM.

Ban Giám đốc ĐHQG-HCM đương nhiệm gồm các thành viên:

- Giám đốc: PGS.TS Phan Thanh Bình.- Phó Giám đốc thường trực: PGS.TS Huỳnh Thành Đạt. - Phó Giám đốc: TS Nguyễn Đức Nghĩa. - Phó Giám đốc: PGS.TS Nguyễn Hội Nghĩa.

Cơ quan ĐHQG-HCM

Cơ quan ĐHQG-HCM bao gồm Văn phòng và các Ban chức năng, là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Giám đốc ĐHQG-HCM trong công tác lãnh đạo, quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn được phân công, đồng thời triển khai, theo

Page 6:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

dõi, báo cáo Giám đốc về tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn ĐHQG-HCM, kết nối các hoạt động trong tổng thể kế hoạch, chiến lược chung.

Cơ quan ĐHQG-HCM hiện có các đơn vị sau:

- Văn phòng - Ban Quan hệ Đối ngoại

- Ban Tổ chức-Cán bộ - Ban Công tác Sinh viên

- Ban Kế hoạch-Tài chính - Ban Thanh tra-Pháp chế

- Ban Đại học và Sau đại học

- Ban Khoa học-Công nghệ

Các trường đại học, viện thành viênHiện nay, ĐHQG-HCM có 6 trường đại học thành viên và 4 viện:

- Trường Đại học Bách khoa - Trường ĐH Công nghệ Thông tin

- Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Viện Môi trường-Tài nguyên

- Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - Viện Đào tạo Quốc tế

- Trường Đại học Kinh tế-Luật - Viện Quản trị Đại học

- Trường Đại học Quốc tế - Viện Xuất sắc John Neumann

Các khoa, trung tâm, đơn vị trực thuộcĐHQG-HCM hiện có 1 khoa và một số trung tâm, đơn vị đào tạo, nghiên cứu,

hoạt động dịch vụ và phục vụ trực thuộc:

- Khoa Y - TT Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo

- Trung tâm Đại học Pháp - Trung tâm Quản lý nước và Biến đổi khí hậu

- TT Giáo dục Quốc phòng-An ninh Sinh viên - Phòng thí nghiệm Công nghệ Nano

- Trung tâm Lý luận Chính trị - Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ

- Trường Phổ thông Năng khiếu - Quỹ phát triển ĐHQG-HCM

- Trung tâm Manar Việt Nam - Trung tâm Quản lý Ký túc xá

- Thư viện Trung tâm - Trung tâm Dịch vụ và Xúc tiến đầu tư

- TT Sở hữu trí tuệ và CGCN - Ban Quản lý Dự án Xây dựng

- Khu Công nghệ Phần mềm - Ban Quản lý Dự án Xây dựng khu KTXSV

- Nhà xuất bản ĐHQG-HCM - TT Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế vi mạch

Page 7:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Đoàn thể

- Đảng bộ ĐHQG-HCM

Đảng bộ ĐHQG-HCM (trực thuộc Thành ủy TP.HCM), gồm các Đảng bộ của các đơn vị thành viên và trực thuộc, hiện có 1641 đảng viên, trong đó đảng viên sinh viên là 378. Đảng bộ ĐHQG-HCM là một đảng bộ mạnh, lãnh đạo toàn diện hoạt động của ĐHQG-HCM và là nhân tố đảm bảo sự đoàn kết, ổn định, phát triển ĐHQG-HCM; chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động của Đảng, Chính phủ và ngành giáo dục.

Đảng bộ ĐHQG-HCM đã trải qua 4 nhiệm kỳ hoạt động. Đại hội đại biểu Đảng bộ ĐHQG-HCM lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã bầu 21 đồng chí vào Ban chấp hành Đảng bộ:

1. Đ/c Phan Thanh Bình, Ủy viên BCH TW Đảng, Giám đốc ĐHQG-HCM, Bí thư Đảng ủy.

2. Đ/c Nguyễn Công Mậu, Phó Bí thư chuyên trách.

3. Đ/c Huỳnh Thành Đạt, Đại biểu Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực ĐHQG-HCM.

4. Đ/c Lê Trung Hiếu, Ủy viên thường vụ - Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy, Trưởng Ban TCCB.

5. Đ/c Võ Văn Sen, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

6. Đ/c Dương Ái Phương, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng uỷ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.

7. Đ/c Vũ Đình Thành, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa.

8. Đ/c Nguyễn Đức Nghĩa, Đảng ủy viên, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM.

9. Đ/c Nguyễn Hội Nghĩa, Đảng ủy viên, Phó Giám đốc ĐHQG-HCM.

10. Đ/c Trần Linh Thước, Đảng ủy viên, Hiệu trưởng Trường ĐH KH Tự nhiên.

11. Đ/c Hồ Thanh Phong, Đảng ủy viên, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế.

12. Đ/c Dương Anh Đức, Đảng ủy viên, Hiệu trưởng Trường ĐH CN Thông tin.

13. Đ/c Nguyễn Văn Phước, Đảng ủy viên, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên.

14. Đ/c Lê Thị Thanh Mai, Đảng ủy viên, Trưởng Ban Công tác Sinh viên.

15. Đ/c Phạm Thanh Sơn, Đảng ủy viên, Bí thư Ban Cán sự Đoàn.

16. Đ/c Nguyễn Khắc Cảnh, Đảng ủy viên, Phó Bí thư Đảng ủy - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Page 8:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

17. Đ/c Lê Hữu Phước, Đảng ủy viên, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

18. Đ/c Đỗ Phúc, Đảng ủy viên, Phó Giám đốc Khu CNPM.

19. Đ/c Trịnh Tấn Hoài, Đảng ủy viên, Giám đốc TT Giáo dục Quốc phòng-ANSV.

20. Đ/c Hoàng Minh Nam, Đảng ủy viên, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Trường ĐH Bách Khoa.

- Công đoàn ĐHQG-HCM

Công đoàn ĐHQG-HCM được thành lập ngày 31 tháng 01 năm 1996, trực thuộc Liên Đoàn Lao Động Thành phố Hồ Chí Minh, là công đoàn cấp trên cơ sở, thành viên của Công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động của Liên đoàn Lao động TP.HCM, đảm bảo sự phối hợp và đẩy mạnh hoạt động, phong trào của các tổ chức công đoàn tại các cơ sở.

Chủ tịch Công đoàn ĐHQG-HCM hiện nay là đồng chí Lâm Tường Thoại.

- Ban Cán sự Đoàn TNCS HCM ĐHQG-HCM (Ban Cán sự Đoàn)

Ban Cán Sự Ðoàn được thành lập theo Nghị quyết số 01/NQ-TC/97 ngày 03/01/1997 của Ban Thường vụ Thành đoàn, trực thuộc Thành đoàn TP.HCM; chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ðảng ủy ÐHQG-HCM và Ban Thường vụ Thành đoàn TP.HCM. Ban Cán sự Đoàn có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt tình hình học tập, sinh hoạt của đoàn viên thanh niên từ đó đề xuất tham mưu cho Ðảng ủy ÐHQG-HCM và Ban Thường vụ Thành đoàn TP.HCM những nội dung, biện pháp chỉ đạo công tác Ðoàn và phong trào thanh niên, sinh viên ÐHQG-HCM; chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hoạt động phối hợp giữa Ðoàn các đơn vị thành viên tạo thành phong trào chung của ÐHQG-HCM, tạo điều kiện cho Ðoàn và sinh viên từng đơn vị phát huy thế mạnh đặc thù riêng của mình trong các phong trào chung, phù hợp với các chủ trương của Ðảng ủy ÐHQG-HCM về công tác đào tạo thanh niên, sinh viên, phù hợp với các chương trình hoạt động của Thành đoàn; là hạt nhân trong việc phát huy sức mạnh, xây dựng truyền thống và danh hiệu sinh viên ĐHQG-HCM.

Hiện nay, toàn ĐHQG-HCM có 7 đơn vị (Ðoàn Trường ÐH Bách khoa, Ðoàn Trường ÐH Khoa học Tự nhiên, Ðoàn Trường ÐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đoàn Trường ĐH Quốc tế, Đoàn Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Ðoàn Trường Đại học Kinh tế-Luật và Ðoàn Cơ quan ĐHQG-HCM) với tổng số 44.892 đoàn viên (tính đến 6/2013).

Bí thư Ban Cán sự Đoàn hiện nay là đồng chí Phạm Thanh Sơn.

Quy mô

Tính đến 31/12/2013, tổng số cán bộ công chức, viên chức của ĐHQG-HCM là 5.625 người với 3.407 cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, trong đó có 249 giáo sư, phó giáo sư, 1087 tiến sỹ, 1.869 thạc sỹ.

Page 9:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

ĐHQG-HCM hiện có 57.232 sinh viên hệ đại học chính quy theo học 92 ngành đào tạo bậc đại học; 8.000 học viên cao học của 95 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 600 nghiên cứu sinh của 91 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật công nghệ, kinh tế - luật, y khoa. Ngoài ra còn có khoảng 23.000 học viên hệ vừa làm vừa học, 12.000 học viên đào tạo từ xa qua mạng tin học viễn thông, 2.000 học viên hệ văn bằng hai đại học và các hệ đào tạo khác.

III. NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÀ THÀNH TỰU NỔI BẬT

Xây dựng mô hình Đại học Quốc gia

Những năm 90 của thế kỷ XX, thực tế chứng minh rằng bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, sự liên kết giữa các trường đại học cũng góp phần mở rộng quy mô, tầm cỡ, giúp xác lập vị thế, uy tín của từng đơn vị trong xã hội. Đáp ứng xu thế này ĐHQG-HCM đã được thành lập.

Trong 20 năm phát triển, ĐHQG-HCM đã xây dựng được một mô hình đại học tiên tiến, tiếp cận với mô hình đại học quốc tế; là một tổ chức giáo dục đại học có quyền tự chủ cao và chịu trách nhiệm trước xã hội.

ĐHQG-HCM là hệ thống các trường đại học, các viện nghiên cứu và đơn vị chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Trong đó, ĐHQG-HCM chịu trách nhiệm về lãnh đạo chung, xây dựng chiến lược phát triển, đưa ra các quyết sách về phương hướng, đường lối cho toàn hệ thống. Các trường, viện thành viên, với mô hình trường đại học nghiên cứu, đột phá tùy thế mạnh riêng của từng đơn vị trong thế tương tác, hỗ trợ nhau. Bên cạnh các đơn vị thành viên, ĐHQG-HCM xây dựng một hệ thống các đơn vị trực thuộc, gồm: nhà xuất bản, tạp chí khoa học công nghệ, hệ thống thư viện, ký túc xá sinh viên, … Các đơn vị này hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của ĐHQG-HCM, cung cấp những giá trị bổ sung, hỗ trợ sự phát triển của từng thành viên, cũng như tăng cường sức mạnh cho toàn hệ thống.

Qua 20 năm xây dựng và khẳng định “Sức mạnh hệ thống”, ĐHQG-HCM đã hình thành một mô hình đại học năng động và hiện đại, hội nhập bình đẳng với các nền giáo dục trên thế giới.

Phát triển đội ngũ

Là một trong hai trung tâm lớn của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ĐHQG-HCM phải xây dựng được đội ngũ cán bộ khoa học, quản lý trình độ cao, vừa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo, vừa hình thành đội ngũ cán bộ mạnh trong các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kinh tế và quản lý, khoa học sức khỏe nhằm phục vụ công tác đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ.

Đến nay ĐHQG-HCM đã có đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu và cán bộ viên chức đông đảo, với nhiều nhà khoa học đầu ngành, có uy tín trong và ngoài nước. Điều này thể hiện sự nhận thức đúng đắn và sự phấn đấu của toàn hệ

Page 10:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

thống đối với công tác xây dựng đội ngũ, tuy nhiên cần nhìn nhận chính mô hình hệ thống ĐHQG đã tạo điều kiện để nâng cao chất lượng và số lượng cũng như thu hút các nhà khoa học về với ĐHQG-HCM.

Hoạt động đào tạo

ĐHQG-HCM có nhiệm vụ chính là “đào tạo chuyên gia các ngành khoa học và công nghệ theo các trình độ đại học, cao học và tiến sĩ, ... hỗ trợ về học thuật cho một số trường đại học khác và một số trường cao đẳng ở các địa phương”.

Nhờ cơ chế tự chủ, được tổ chức đào tạo thí điểm các ngành/chuyên ngành mới, đến nay, ĐHQG-HCM đã mở thêm nhiều ngành/chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học – công nghệ.

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHQG-HCM đã tập trung vào các mặt:

- Triển khai đồng bộ phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ (HCTC): Từ 02 trường đầu tiên trong cả nước áp dụng HCTC: Trường ĐH Bách khoa (1993), Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (1994), đến nay toàn bộ các đơn vị đào tạo đại học trong ĐHQG-HCM đều đã triển khai đào tạo theo HCTC. Đến năm 2009, phương thức đào tạo này được áp dụng cho các chương trình đào tạo thạc sĩ.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy: ĐHQG-HCM luôn chỉ đạo, đầu tư để các đơn vị thành viên chú trọng cải tiến phương pháp giảng dạy, từ hiện đại hóa các phương tiện giảng dạy đến cải tiến phương pháp giảng dạy, giảng dạy một phần các môn học thuộc giai đoạn chuyên ngành bằng tiếng Anh, tổ chức các buổi thảo luận trao đổi trực tuyến qua mạng, …

Đặc biệt với mục tiêu đổi mới một cách toàn diện phương thức và nội dung đào tạo, gắn liền quá trình đào tạo với chuẩn đầu ra, ĐHQG-HCM đã từng bước triển khai mô hình CDIO (khái niệm, thiết kế, đầu tư, triển khai) cho 02 chương trình đào tạo kỹ thuật từ tháng 9/2009 (ngành Kỹ thuật chế tạo-trường ĐH Bách Khoa, ngành Công nghệ Thông tin-trường ĐH Khoa học Tự nhiên) và đến nay, được mở rộng sang các lĩnh vực khác.

- Xây dựng hệ thống giáo trình ĐHQG-HCM: Hiện nay, hệ thống giáo trình trong ĐHQG-HCM đã phủ kín tất cả các môn học.

- Đào tạo kết hợp với NCKH: ĐHQG-HCM đã triển khai đề án Hỗ trợ kinh phí NCKH cho học viên SĐH. Với 2 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia1, 10 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQG2cùng hàng chục phòng thí nghiệm nghiên cứu trong hệ thống ĐHQG-HCM đã phối hợp, bổ sung phục vụ nhu cầu học tập, NCKH của học viên cao học và nghiên cứu sinh trong và ngoài ĐHQG-HCM.

1 Hai PTN trọng điểm Quốc gia là PTN Vật liệu Polymer-Composite và PTN Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống2 Mười PTN trọng điểm cấp ĐHQG là PTN Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, PTN Công nghệ sinh học phân tử, PTN Công nghệ Vật liệu, PTN Hóa lý ứng dụng, PTN Công nghệ Hóa học và Dầu khí, PTN Phân tích trung tâm, PTN Động cơ đốt trong, PTN Công nghệ và Chất lượng Môi trường và PTN Công nghệ xử lý chất thải bậc cao.

Page 11:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Bên cạnh việc đổi mới phương pháp và nội dung giảng dạy, hội nhập và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ĐHQG HCM triển khai các chương trình đào tạo chất lượng cao:

- Chương trình Kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) bắt đầu tuyển sinh từ năm 1999. Sinh viên tốt nghiệp từ chương trình này được đánh giá tốt, được Ủy ban danh hiệu kỹ sư của Cộng hòa Pháp (CTI) công nhận đạt trình độ kỹ sư Pháp chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số sinh viên tốt nghiệp chương trình này của cả nước. Đến nay, trong số trên 400 sinh viên đã tốt nghiệp, có 56,2% làm việc tại các công ty trong và ngoài nước, 26% tiếp tục chương trình sau đại học (trên 20% đang làm nghiên cứu sinh), 6,9% giảng dạy tại các trường đại học.

- Chương trình kỹ sư, cử nhân tài năng triển khai từ năm 2002. Khởi đầu với 8 ngành (215 sinh viên), đến năm 2009 đã tăng lên 16 ngành (1.640 sinh viên). Trên 80% sinh viên tốt nghiệp chương trình đạt kết quả học tập từ giỏi đến xuất sắc, trong đó, 65% có việc làm ngay, 35% học tiếp sau đại học.

- Chương trình đào tạo tiên tiến, ĐHQG-HCM triển khai các chương trình liên kết với các trường đại học ở Hoa Kỳ như ĐH Illinois, Urbana-Champaign, ĐH Portland State University, ĐH Oklahoma State University.

- Trung tâm Đại học Pháp (PUF) triển khai các chương trình do các trường đại học hàng đầu của Pháp cấp bằng đại học và thạc sĩ, với đội ngũ cán bộ giảng dạy đến từ 20 trường đại học của Pháp trong hệ thống các trường có uy tín trên thế giới.

- Chương trình Chất lượng cao với học phí tương ứng được triển khai thí điểm từ năm học 2013-2014, nhằm cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế, bao gồm 09 chương trình: Ngành Công nghệ Thông tin (trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Ngành Hệ thống Thông tin, Kỹ thuật Máy tính, Kỹ thuật Phần mềm (trường ĐH Công nghệ Thông tin); Ngành Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế Đối ngoại (trường ĐH Kinh tế - Luật); Ngành Báo chí Truyền thông, Quan hệ Quốc tế (trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn). Đối tượng tuyển sinh là sinh viên đã trúng tuyển vào hệ chính quy của trường, không tính điểm ưu tiên đối tượng và khu vực. Sinh viên sẽ được học chương trình được kiểm định quốc tế (AUN, ABET..), không quá 50 sinh viên/lớp, ít nhất 75% môn học được giảng dạy kết hợp với phương tiện hiện đại, mỗi năm học có ít nhất một môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Học phí từ 15-30 triệu đồng/năm.

- 45 chương trình liên kết đào tạo với 35 trường đại học nước ngoài đã phát huy những ưu điểm của các trường thành viên và các đối tác nhằm đem đến chất lượng đào tạo cao, phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam.

Ở phạm vi trong nước, các đơn vị trong ĐHQG-HCM đã hợp tác với các trường, viện: ĐHQG-HN, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Cơ học Ứng dụng TP.HCM, Viện Vật lý, Viện Công nghệ Hóa học, Viện Công nghệ Thông tin, Viện Sinh học Nhiệt đới TP.HCM,… và các đơn vị công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện.

Page 12:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Từ năm 2003, ĐHQG-HCM triển khai thực hiện Đề án tiến sĩ phối hợp với các trường đại học, học viện uy tín ở Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Anh, Bỉ, Thụy Điển, Ý, Nhật Bản, Canada… Hàng chục tiến sĩ, nghiên cứu sinh đã và đang được đào tạo theo các chương trình này. Ngoài ra, ĐHQG-HCM đang xúc tiến triển khai các chương trình đào tạo tiến sĩ phối hợp liên đơn vị với các trường hàng đầu trên thế giới như ĐH California Los Angeles (UCLA), UNIMI (Italy),…

Hàng năm, ĐHQG-HCM có trên 9.000 sinh viên tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư, 10% trong số đó là sinh viên của các chương trình tiên tiến, tài năng, chất lượng cao. Đối với đào tạo sau đại học, từ năm 2010 đến nay, đã có 202 tiến sĩ và 5.936 thạc sĩ tốt nghiệp tại ĐHQG-HCM. Đội ngũ này đã góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và khu vực Nam bộ nói riêng.

NCKH

Cùng với đào tạo, NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ĐHQG-HCM, phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao, trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Nhiều năm qua ĐHQG-HCM kiên trì theo đuổi một chiến lược tổng thể xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN theo hướng gắn các hoạt động KH&CN với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hội nhập quốc tế. Có thể chia chiến lược này thành 3 bước: (1) Xây dựng nền tảng KH&CN, (2) Hình thành các mũi nhọn nghiên cứu, và (3) Xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc.

Hiện nay, ĐHQG-HCM đã hình thành các chương trình KH&CN trọng điểm nhằm khai thác và phát huy các thế mạnh của mình. Đó là các chương trình: (1) Công nghệ vật liệu mới, KH&CN Nano;(2) Công nghệ thông tin và truyền thông;(3) Cơ khí & tự động hóa; (4) Năng lượng tái tạo; (5) Công nghệ Sinh học; (6) Bảo vệ Môi trường và Tài nguyên; (7) Nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên; (8) Kinh tế, xã hội, nhân văn khu vực Nam Bộ.

ĐHQG-HCM đã hình thành 51 nhóm có khả năng tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế. Trên cơ sở các nhóm nghiên cứu mạnh, giai đoạn tiếp theo ĐHQG-HCM sẽ thí điểm xây dựng các trung tâm nghiên cứu xuất sắc.

Hoạt động KH&CN luôn được gắn kết với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, cụ thể là TP.HCM, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Định hướng KH&CN của ĐHQG-HCM luôn bám sát các chương trình KH&CN trọng điểm của TP.HCM, tập trung vào các vấn đề cần giải quyết theo đơn đặt hàng của TP.HCM, góp phần giúp TP.HCM giải quyết các vấn đề nan giải như ô nhiễm môi trường, ngập nước đô thị; đào tạo nguồn nhân lực KH&CN cho TP.HCM; giúp TP.HCM xây dựng các trung tâm KH&CN mới. Thông qua các dự án chuyển giao công nghệ, ĐHQG-HCM đã phát huy được vai trò phục vụ cộng đồng, đồng thời tăng cường được nguồn kinh phí cho hoạt động NCKH.

Page 13:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Trong giai đoạn 2006-2013, doanh thu chuyển giao công nghệ toàn ĐHQG-HCM đạt 945.7 tỷ đồng. Tỷ lệ doanh thu chuyển giao công nghệ hiện nay so với đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN là 1:1. Hoạt động CGCN tại ĐHQG-HCM được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống 24 Trung tâm CGCN của các Trường thành viên, đơn vị trực thuộc và một số Trung tâm trực thuộc ĐHQG-HCM.

ĐHQG-HCM chủ trương đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, tạo tiền đề để chuyên nghiệp hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao và thương mại hóa công nghệ, quan hệ doanh nghiệp - đại học. Hoạt động đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh trong thời gian qua. Tháng 5 năm 2011, ĐHQG-HCM đã thành lập Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ với chức năng nghiên cứu, đào tạo, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tài sản trí tuệ và công tác bảo hộ SHTT, đồng thời cung ứng các dịch vụ tư vấn về SHTT và CGCN cho các đơn vị thành viên thuộc ĐHQG-HCM. Từ năm 2011 đến nay đã có 160 hồ sơ được đăng ký tại Cục SHTT trong đó 56 hồ sơ đã được cấp bằng SHTT, 64 hồ sơ đang thẩm định nội dung và 40 hồ sơ đang thẩm định hình thức.

Hợp tác quốc tế trong KH&CN là một trong những yếu tố quan trọng nhằm phát triển tiềm lực KH&CN. Giai đoạn 1996 – 2008, ĐHQG-HCM đã hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới thực hiện trên 100 chương trình, dự án, đề tài NCKH với kinh phí 46 triệu USD. Trong đó nổi bật là các dự án hợp tác với MINATEC – Pháp (xây dựng và phát triển KH&CN nano); UCLA – Hoa Kỳ (hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh lĩnh vực vật liệu nano và phân tử - MANAR); Các tập đoàn công nghiệp Synopsys, Qualcomm, Mentor Graphics, Toshiba (phát triển công nghệ vi mạch); Vùng Rhone-Alpes và Vườn thiên nhiên Pilat (xây dựng dự án Khu bảo tồn sinh thái và làng tre Phú An),…

Thông tin KH&CN luôn được quan tâm, thông qua Tạp chí Phát triển KH&CN. Kể từ khi thành lập (1998) đến nay, tạp chí đã xuất bản được 110 số với 1.097 bài. Tháng 2/2006, tạp chí đã đăng ký mã số chuẩn quốc tế ISSN, sau đó tham gia vào mạng lưới tạp chí khoa học quốc tế của INNASP. Những năm gần đây, tạp chí đã cải tiến quy trình tổ chức bản thảo chặt chẽ, mở rộng đội ngũ chuyên gia phản biện, mời chuyên gia biên tập tiếng nước ngoài, tăng cường mối liên hệ giữa toà soạn, tác giả và bạn đọc, hình thành các ban biên tập chuyên san theo các chuyên ngành lớn của ĐHQG-HCM.

Cùng với Viện KH&CN Việt Nam, ĐHQG-HCM hiện là một trong hai cơ quan NCKH trong cả nước công bố chính thức danh sách các bài báo trên website của mình (http://khcn.vnuhcm.edu.vn).

Kể từ năm 2011 đến nay, trung bình mỗi năm, các nhà khoa học ĐHQG-HCM công bố 180-200 bài báo ISI. Theo báo cáo của SCImago Institutions Ranking năm 2013, trong số 2.740 đại học, viện và các tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới, ĐHQG-HCM là một trong bốn đơn vị của Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng.

Page 14:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Sự phát triển về KH&CN tại ĐHQG-HCM trong thời gian qua là minh chứng khẳng định tính ưu việt của mô hình ĐHQG với quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao. Nhận thức rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của mình, ĐHQG-HCM đã đưa ra chiến lược phát triển KH&CN đúng đắn với các bước đi bài bản. Đến hôm nay ĐHQG-HCM đã xây dựng cho mình một tiềm lực KH&CN ban đầu, làm cơ sở cho những giai đoạn phát triển tiếp theo.

Phục vụ đào tạo

ĐHQG-HCM đã xây dựng và từng bước phát triển một hệ thống dịch vụ đào tạo nhằm phục vụ tốt nhất công tác đào tạo, NCKH.

NXB ĐHQG-HCM có thể tự xuất bản giáo trình, sách tham khảo, tài liệu NCKH, tài liệu chính trị, pháp luật về giáo dục… của ĐHQG dành cho cán bộ nghiên cứu, quản lý, giảng viên cũng như học viên, sinh viên; nhiều sách giáo trình và sách tham khảo được phát hành với giá thấp phục vụ sinh viên.

ĐHQG-HCM có một hệ thống thư viện dùng chung (Thư viện Trung tâm), bao gồm một thư viện trung tâm, tập trung các nguồn tư liệu điện tử, và các thư viện chuyên ngành: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, kỹ thuật công nghệ, ngoại văn, ... có sự kết nối hệ thống tra cứu tài liệu bản in và điện tử trong toàn hệ thống; chú trọng phát triển theo hướng thư viện số, thể hiện ở việc đầu tư nguồn tài liệu điện tử, truy cập qua mạng. Hàng chục cơ sở dữ liệu điện tử của các nhà xuất bản có uy tín nước ngoài và hàng ngàn tạp chí, sách điện tử được trang bị, đóng góp rất quan trọng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu nhờ chất lượng nội dung và sự thuận tiện trong sử dụng.

Không chỉ phục vụ trực tiếp hoạt động đào tạo, NCKH thông qua dịch vụ tài liệu, ĐHQG-HCM xem việc chăm lo đời sống cho sinh viên là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.

Ký túc xá Trường ĐH Bách khoa (ở 497 Hòa Hảo, Quận 10, TP.HCM) được xem là một trong những ký túc xá hiện đại với tầng hầm để xe và 12 tầng lầu, 307 phòng ở cho sinh viên Việt Nam, 20 phòng cho sinh viên nước ngoài, 20 phòng là nhà khách của trường. Ký túc xá còn có thư viện, phòng máy tính, căn tin, phòng tập đa năng với câu lạc bộ võ thuật Aikido, bóng bàn... miễn phí.

Hệ thống Ký túc xá ĐHQG-HCM tại Khu đô thị ĐHQG-HCM được xem là khu KTX sinh viên tập trung lớn nhất nước hiện nay, với sức chứa trên 30.000 sinh viên, được ví như khách sạn của những sinh viên đang sống và học tập tại đây. Không chỉ trang bị tốt cơ sở vật chất, Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM còn là đơn vị dẫn đầu về tổ chức và thực hiện phong trào chăm lo đời sống văn hoá tinh thần cho sinh viên.

Xây dựng khu đô thị đại học

Bên cạnh việc nâng cấp, xây mới các cơ sở truyền thống trong nội thành, ĐHQG-HCM đang tiến hành đầu tư xây dựng một khu đô thị đại học trên địa bàn Thủ

Page 15:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Đức – Dĩ An, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngày 10/10/2008 Hội đồng ĐHQG-HCM đã thông qua chủ trương nghiên cứu triển khai trong thực tế không gian 623,7 ha bao gồm các trường, viện thành viên,… trở thành một không gian chung (không gian kiến trúc, không gian văn hóa, không gian giáo dục và không gian kinh tế - dịch vụ cộng đồng) của một thành phố đại học trên cở sở quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu đô thị đại học được phân thành các khu: trung tâm điều hành, trung tâm dịch vụ công cộng, các trường thành viên, các viện và trung tâm NCKH, trung tâm giáo dục quốc phòng, trung tâm thể dục thể thao, ký túc xá sinh viên, nhà công vụ, công viên khoa học…

Bên cạnh việc xây dựng không gian vật chất là việc kiến tạo không gian mỹ thuật và văn hóa qua các hoạt động như tổ chức triển lãm điêu khắc trong không gian đô thị đại học, tiếp nhận các di sản văn hóa của các học giả nổi tiếng hiến tặng, mở rộng dần các mảng xanh theo dọc các trục lộ, phát triển công viên vườn dạo ở ký túc xá sinh viên và ở xung quanh các trường thành viên, hình thành các không gian giao tiếp công cộng mang tầm trí tuệ, hình thành các vườn tượng văn hóa, xây dựng viện bảo tàng văn hóa Nam Bộ…

Hiện nay có 10 tuyến xe bus từ bên ngoài vào Khu đô thị ĐHQG-HCM gồm các xe mã số 08, 10, 19, 53, 30, 33, 50, 52, 99, 150; an ninh trật tự Khu đô thị được quản lý trực tiếp bởi Phòng Quản lý An ninh Trật tự thuộc TTQL&PTKĐT với 19 thành viên chia ca ứng trực 24/24 giờ; 2 chốt dân phòng thuộc CA Phường Đông Hòa với 16 đội viên dân phòng chuyên trách, chia ca trực chốt 24/24.

Qua 20 năm xây dựng và phát triển, từ những trường đại học biệt lập với các cơ sở rải rác, khép kín, ĐHQG-HCM đã và đang hướng đến một khu đô thị, là nơi tỏa ra lực hút mạnh mẽ ở tầm quốc tế, tiên phong trong việc tạo ra một không gian đại học xứng tầm và khẳng định một “thương hiệu” mạnh, có uy tín, thu hút sinh viên và giảng viên. Các công trình đã mọc lên: nhà điều hành, cơ sở các trường đại học (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Bách Khoa, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Kinh tế - Luật), Trung tâm giáo dục quốc phòng, Trung tâm KTX sinh viên, … các con đường Bắc Nam, Đông Tây, các con đường nối liền các khu vực, hệ thống xe buýt …và đã dần hình thành một Khu đô thị đại học trong kỷ niệm và ký ức sinh viên, thầy cô.

Tiên phong và làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Từ nhiệm vụ được giao, kết hợp với cơ chế tự chủ cao, sự năng động, tinh thần chịu trách nhiệm, trú đóng trong khu vực có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, ĐHQG-HCM đã phấn đấu và từng bước thể hiện vai trò tiên phong, nòng cốt trong sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học nước nhà.

Làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam

Là một hệ thống nhiều trường đại học lớn, viện nghiên cứu mạnh…, ĐHQG-HCM đã xác định là một trung tâm lớn, chịu trách nhiệm chủ yếu về đào tạo nguồn

Page 16:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

nhân lực chất lượng cao cho cả nước tập trung khu vực nam bộ. Các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của ĐHQG-HCM phục vụ trực tiếp và ảnh hưởng đến TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ và cả Nam bộ. Từ thực tế này, ĐHQG-HCM nhận thức vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của khu vực, cũng như xác lập vị trí trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, có ảnh hưởng nhất định đến toàn ngành.

Tiên phong thực hiện các chủ trương, chính sách của ngành

Từ nhận thức về vai trò trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, ĐHQG-HCM luôn đi đầu và thực hiện các chủ trương lớn của ngành như:

- Áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉtrong tất cả các ngành, từ đại học đến sau đại học. Quá trình triển khai rộng rãi này đã đóng góp những kinh nghiệm quý cho toàn ngành.

- Các đề án đào tạo chất lượng cao của ĐHQG-HCM đã góp vào kinh nghiệm chung trong việc xây dựng các chương trình đạt chuẩn quốc tế. ĐHQG-HCM đã tích cực tham gia cũng như chủ trì các chương trình: Kỹ sư chất lượng cao PFIEV (1999); Kỹ sư, cử nhân tài năng (2002); Chương trình tiên tiến (2006); Chương trình Chất lượng cao học phí tương ứng (2013)…

- Đi đầu trong công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trên cả nước. Tính đến nay, ĐHQG-HCM đã có 11 chương trình tham gia đánh giá ngoài và đều đạt chuẩn chất lượng của AUN-QA, trong đó 7 chương trình đạt chuẩn AUN-QA là: Công nghệ thông tin (trường ĐH Khoa học Tự nhiên); Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật chế tạo (trường ĐH Bách khoa); Công nghệ thông tin, Công nghệ Sinh học, Quản trị kinh doanh (trường ĐH Quốc tế); Việt Nam học (trường ĐH KHXH&NV). Theo kết quả đánh giá của AUN, trong số hơn 40 chương trình đã được AUN đánh giá tại các trường đại học trong khu vực, chương trình Công nghệ thông tin trường ĐH Khoa học Tự nhiên đạt 4,94/7 điểm và chương trình Quản trị Kinh doanh trường ĐH Quốc tế đạt 4,8/7 điểm là hai chương trình có điểm số cao trong khu vực và cả nước. Đặc biệt, chương trình Điện tử Viễn thông (trường Đại học Quốc tế) là chương trình đầu tiên được đánh giá đạt chuẩn theo dự án hợp tác giữa AUN và Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD). Đây là chương trình đầu tiên trong khu vực được đánh giá theo dự án này, với mục tiêu thúc đẩy sự hợp tác quốc tế tiến tới việc công nhận và liên thông lẫn nhau giữa khối Đông Nam Á và Châu Âu.

- Triển khai chủ trương “ba chung” trong tuyển sinh đại học, từ năm 2002 đến nay, ĐHQG-HCM luôn là đơn vị hỗ trợ ở mức cao nhất cho các trường ở khu vực phía Nam, từ Tây Nguyên đến miền Đông và miền Tây Nam Bộ trong các chương trình tư vấn hướng nghiệp tuyển sinh, in sao đề thi, cho đến công tác chấm thi.

Tiên phong trong đổi mới đào tạo

Không chỉ nòng cốt trong triển khai các chủ trương của ngành, ĐHQG-HCM còn tiên phong trong cải tiến và đổi mới công các đào tạo và quản lý đào tạo, từ đó đã

Page 17:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

có những đóng góp tích cực cho toàn ngành.

- Triển khai đào tạo thí điểm các ngành/chuyên ngành chưa có trong danh mục đào tạo của Bộ GD&ĐT nhưng đã được đào tạo trong các trường đại học trên thế giới: nhân học, văn hóa học, đô thị học, du lịch, …. Qui mô đào tạo đông và chất lượng tốt của tuyệt đại đa số các ngành thí điểm này là những minh chứng cho sự cần thiết của các hướng mới này.

- Thí điểm áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan. Năm 2001, ĐHQG-HCM là đơn vị đi đầu trên cả nước áp dụng phương pháp thi bằng trắc nghiệm khách quan cho 5 môn thi, đợt tuyển sinh đại học chính quy chung cho toàn ĐHQG-HCM. Hiện nay việc thi trắc nghiệm đã trở thành phương thức kiểm tra chủ yếu trong các kỳ thi tuyển quốc gia.

- Nghiên cứu và thí điểm áp dụng mô hình CDIO để cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật, nâng cao hiệu quả đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Chương trình được triển khai thí điểm từ Bộ GD&ĐT bắt đầu từ năm 2010.

- Triển khai phương thức đào tạo từ xa qua mạng, thời gian đầu áp dụng cho bậc đại học, sau đó mở rộng cho bậc cao học. Đến nay, hoạt động đào tạo từ xa qua mạng đã phát triển khá mạnh trên phạm vi toàn quốc.

- Cải tiến trình độ ngoại ngữ cho sinh viên: Từ đề án nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh đến việc giảng dạy kết hợp tiếng Việt với tiếng Anh, là một thể nghiệm trong các đơn vị của ĐHQG-HCM. Và với một cách tiếp cận khác, Trường ĐH Quốc tế được thành lập với phương pháp quản lý, giảng dạy, chương trình được cập nhật và ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Anh, với gần một nửa đội ngũ là giảng viên nước ngoài.

- Cải tiến trong công tác quản lý đào tạo: Nhiều cải tiến, đổi mới trong quản lý đào tạo ĐH, SĐH đã được ĐHQG-HCM đề xuất, triển khai và được sự ủng hộ, hưởng ứng của ngành. Những đổi mới đó đã góp phần đổi mới và cải tiến công tác quản lý của ngành từ khâu tuyển sinh, đào tạo đến khâu đánh giá sinh viên tốt nghiệp.

- Tiên phong trong đào tạo theo nhu cầu xã hội; định hướng việc làm và đối sánh chuẩn đầu ra chương trình đào tạo với thực tế sinh viên tốt nghiệp.

Kết nối và phục vụ cộng đồng

Kết nối các địa phương và phục vụ cộng đồng, một tư duy mở và gắn với cuộc sống được ĐHQG-HCM nhìn nhận như một chức năng tất yếu của mình,nhằm phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, tập trung vào khu vực phía Nam, cụ thể là TP. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng thể hiện trên ba lĩnh vực:

- Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực; - Phối hợp và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới các trường Đại học cao

đẳng trong khu vực; - Góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, khu vực.

Page 18:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Trên lĩnh vực đào tạo, nhiều năm qua, ĐHQG-HCM đã trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các địa phương. Một số lượng không nhỏ sinh viên, học viên tốt nghiệp từ ĐHQG-HCM đã trở về phục vụ tỉnh nhà. ĐHQG-HCM còn tham gia đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp địa phương ở trong nước cũng như nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc hỗ trợ sự phát triển của đại học địa phương cũng không ngừng được thực hiện nhằm giúp các địa phương đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ. Sự ra đời của Trường ĐH Thủ Dầu Một và Trường ĐH Quốc tế Miền Đông ở Bình Dương, Trường Cao đẳng Kinh tế Cộng đồng Bình Thuận, Trường ĐH Phạm Văn Đồng tỉnh Quảng Ngãi, Trường ĐH Dầu khí, Trường ĐH Việt – Đức… đã có đóng góp của ĐHQG-HCM như: chia sẻ nguồn nhân lực, giúp đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy, cung cấp giáo trình và chương trình giảng dạy, hỗ trợ đào tạo sau đại học, hướng đến hình thức đào tạo liên thông giữa đại học địa phương với ĐHQG-HCM dành cho những sinh viên có kết quả học tập xuất sắc,….

Hướng đến phục vụ cộng đồng, ĐHQG-HCM luôn bám sát mục tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội, cụ thể như việc thông qua các ký kết hợp tác chiến lược với các Tập đoàn, công ty như Microsoft, IBM, PSV, TMA, VCCI, Tập đoàn Tôn Hoa Sen, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)... hoặc với các tỉnh, thành phố: TP.HCM, Bình Dương, Quảng Ngãi, các tỉnh vùng ĐBSCL…

Hệ thống ký túc xá ĐHQG-HCM là sản phẩm tiêu biểu của việc kết nối thành công giữa ĐHQG-HCM với các địa phương trong việc hoàn thiện dịch vụ đào tạo. Đây là ký túc xá đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình kết nối hợp tác này. Hiện có trên 20 tỉnh đã và đang tham gia đầu tư xây dựng, trang trí nội thất ký túc xá phục vụ sinh viên các địa phương theo học ĐHQG-HCM.

Bên cạnh lĩnh vực đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ đã phát huy vai trò phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM. Với TP.HCM, ĐHQG-HCM luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển khoa học kỹ thuật và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội.Hàng năm các nhà khoa học ĐHQG-HCM thực hiện khoảng 20% số đề tài, dự án do Sở KH&CN TP.HCM quản lý với khoảng 25% kinh phí khoa học công nghệ. Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM đã triển khai nhiều dự án với các đối tác: hợp tác với Khu Công nghiệp Long Hậu và Malaysia, hợp tác toàn diện và làm đầu mối khu vực phía Nam với Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng,hợp tác toàn diện với Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, với Sở Khoa học và Công nghệ, …

Ngoài địa bàn TP.HCM và khu vực miền Đông Nam Bộ, ĐHQG-HCM phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Có thể kể đến một số chương trình như dự án hỗ trợ các tỉnh ĐBSCL về công nghệ thu hoạch và bảo quản trái cây, xử lý nước thải, bảo tồn sinh thái; dự án thiết kế và sản xuất phai cống thủy lợi; dự án nghiên cứu vật liệu composite đã mở ra ngành đóng tàu đánh cá xa bờ tại vùng duyên hải; dự án nghiên cứu động thái vành đai rừng ngập mặn vùng cửa sông Sài Gòn –

Page 19:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Đồng Nai và ven biển ĐBSCL… Với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Bình Phước, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Đăk Nông), có những chương trình ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, nhất là đối với cán bộ, sinh viên người dân tộc thiểu số, nghiên cứu phục vụ cho khai thác khoáng sản, quan trắc môi trường; phối hợp để triển khai các chương trình nghiên cứu, phục vụ cho nhu cầu địa phương trong việc đánh giá về tiềm năng đất đai, chế biến khoáng sản, vấn đề di dân và giữ gìn bản sắc văn hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế, du lịch…

Hoạt động phục vụ cộng đồng của ĐHQG-HCM ngày càng trở nên hiệu quả với những mô hình kết nối chặt chẽ với các địa phương. ĐHQG-HCM đang thực hiện một trong những tiêu chuẩn của đại học đúng nghĩa – nơi không chỉ chuyển giao tri thức và tạo ra giá trị mới mà còn chuyển những giá trị tinh thần, khoa học thành những giá trị thực của cuộc sống kinh tế - xã hội.

Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế

ĐHQG-HCM luôn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của công tác quan hệ quốc tế và xem đây là một trong những đòn bẩy quan trọng để thực hiện sứ mệnh của mình. Với ưu thế đặc thù là tập hợp được sức mạnh của nhiều trường đại học, là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia cùng với chế độ ưu tiên phát triển của Nhà nước, ĐHQG-HCM đã xây dựng các quan hệ hợp tác quốc tế lớn hơn, ở tầm đại học, từng bước tiếp thu các chương trình tiên tiến để tiếp nhận những thành tựu của thế giới và đổi mới theo tinh thần Nghị quyết chuyên đề về công tác đối ngoại. Những thành tựu mà công tác quan hệ quốc tế làm được trong suốt thời gian qua đã không ngừng góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của ĐHQG-HCM, tạo dựng hình ảnh ĐHQG đối với thế giới.

Với chính sách khuyến khích hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các chương trình đào tạo quốc tế đã được triển khai tại Việt Nam với các chuẩn chất lượng đã được quốc tế hóa. Đến nay, ĐHQG-HCM đã ký kết và triển khai 72 chương trình liên kết đào tạo trình độ đại học, sau đại học với các trường đại học uy tín trên thế giới. Các hợp tác này mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên và giảng viên các trường có điều kiện nghiên cứu, học tập tại nước ngoài thông qua các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên, các chương trình học bổng hàng năm, cũng như các chương trình học chuyển tiếp.

Không chỉ tham gia tích cực các hội nghị, hội thảo quốc tế với tư cách là thành viên chính thức (AUN, AUF, APAIE, ..), ĐHQG-HCM còn chủ động đăng cai tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế, xem đây là một cơ hội để giới thiệu mình đến các trường bạn và hệ thống các trường đại học trên thế giới.

Có thể nói ĐHQG-HCM đang được cộng đồng các cơ quan giáo dục đại học trên thế giới quan tâm và đánh giá cao trong mối quan hệ hợp tác của họ. Đã có nhiều cơ quan giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới đến đặt quan hệ hợp tác lâu dài và xem ĐHQG-HCM là một đối tác quan trọng: Hoa Kỳ (UC, Loyola, ...), Pháp (các ĐH Paris Orsay, Pierre et Marie Curie, ...), Hệ thống INP, Nhật Bản (ĐHQG

Page 20:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Tokyo, ĐH Waseda), Hàn Quốc (ĐH Korea, ...), Thái Lan (AIT, ĐH Chulalongkorn, ...).

ĐHQG-HCM cũng là nơi các quỹ học bổng tin tưởng ký kết tài trợ cho học tập và nghiên cứu. Hàng năm, có trên 100 chương trình học bổng, gần 2.000 suất với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng, dành cho HSSV giỏi, có hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói đây là nguồn lực hỗ trợ rất lớn đối với phát triển NCKH và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà ĐHQG-HCM đã mang về.

Hợp tác trong NCKH và triển khai ứng dụng là một trọng tâm của hợp tác quốc tế tại ĐHQG-HCM. Trong khoảng thời gian 2000 – 2007, đã có 30 dự án quốc tế được triển khai, bao gồm các dự án cấp ĐHQG-HCM và các dự án của các trường, viện thành viên, với tổng kinh phí hơn 24 triệu USD. Chỉ riêng trong năm học 2008-2009, có 17 dự án quốc tế đang triển khai toàn ĐHQG-HCM với tổng kinh phí ước tính khoảng 40 triệu USD.

Những thành quả đạt được như trên là do ĐHQG-HCM đã nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình, đồng thời nỗ lực tìm kiếm, thiết lập và phát triển các mối quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác chiến lược trong khu vực và thế giới. Đến nay, ĐHQG-HCM đã xây dựng cho mình một mạng lưới đối tác có quan hệ chặt chẽ, lâu dài từ châu Á (JICA, JAIST, Nippon Foundation, Osaka Sanyo University, National University of Singapore, Pony Chung Foundation, University of Chulalongkorn, AIT,...), châu Âu (INPG, Minatec, University of Vien, University of Liege, AUF, Wallonie-Bruxelles, Asea-Uninet,…), đến Bắc Mỹ (University of Houston, University of Illinois, University of Arkansas, Moncton University, Montréal University,...), Úc và New Zealand (University of Queensland, Monash University, University of Adelaide, Massey University,...). Chính nhờ vào việc xây mạng lưới các đối tác chiến lược rộng khắp này, ĐHQG-HCM đã từng bước chuẩn hóa các hoạt động của mình và hội nhập vươn ra thế giới, khẳng định vị thế của ĐHQG-HCM, trở thành đối quan trọng đối với các cơ quan giáo dục đại học trong khu vực và trên thế giới.

Sinh viên ĐHQG-HCM – nòng cốt của phong trào SV TP.HCM

Với quy mô hơn 57.000 SV thuộc 92 ngành đào tạo, công tác SV của ĐHQG-HCM luôn là công tác trọng tâm. ĐHQG-HCM nhận thức đây chính là lực lượng đóng góp giá trị cốt lõi trong quá trình hình thành văn hóa ĐHQG-HCM.

Thông qua các chương trình, hoạt động sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục, một mẫu hình SV mới đang định hình, với những giá trị cốt lõi: bản lĩnh-sáng tạo-tự tin-năng động-trách nhiệm.

Hình mẫu về sự tự tin, năng động sáng tạo trong học tập, NCKH

Học tập, NCKH là nhiệm vụ quan trọng nhất của SV. Những thành tích trong học tập và NCKH mà SV ĐHQG-HCM gặt hái được thật đáng tự hào, có những thành quả làm rạng danh đất nước. Trong đó, có thể kể đến những thành công của sinh viên ĐHQG-HCM từ cuộc thi Robocon châu Á-Thái Bình Dương, lập trình viên quốc tế

Page 21:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

ACM/ICPC, các cuộc thi Olympic SV toàn quốc, Hội thi tìm hiểu các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh… Nhiều đề tài NCKH của SV không chỉ liên tục giành được giải cao ở các giải thưởng NCKH của Bộ GD & ĐT, của Thành đoàn mà còn được ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Sự năng động của SV thể hiện rõ nét nhất trong việc chủ động tổ chức những sân chơi, câu lạc bộ học thuật nhằm nâng cao năng lực học tập, kỹ năng thực hành. ĐHQG-HCM hiện có hơn 650 CLB, Đội, Nhóm học thuật với hơn 10.000 thành viên hoạt động thường xuyên. Bên cạnh đó, các trung tâm hỗ trợ sinh viên, các CLB, đội nhóm của các đơn vị thành viên đã xây dựng những chương trình hoạt động góp phần giúp người học hình thành và hoàn thiện chuẩn về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Hình mẫu về sự phấn đấu, cống hiến và trưởng thành

Sự phấn đấu không ngừng của SV ĐHQG-HCM không chỉ thể hiện trong học tập, NCKH mà còn thể hiện trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. Danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” dành cho những SV đạt thành tích xuất sắc trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức, hội nhập, kỹ năng, rèn luyện thể lực. Danh hiệu này kích thích sinh viên học tập và rèn luyện, xác định cho mình thái độ đúng đắn, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, chấp nhận dấn thân, sẵn sàng chia sẻ cùng cộng đồng. SV ĐHQG-HCM đang khắc họa rõ nét chân dung của một thế hệ SV trong một nền giáo dục toàn diện.

Hoạt động tình nguyện của SV được mở rộng về quy mô, phong phú về hình thức. Chiến dịch “Mùa hè xanh” hay “Xuân tình nguyện” thu hút sự tham gia của đông đảo SV, trở thành những hoạt động thương hiệu trong hệ thống ĐHQG-HCM, là điểm nhấn về sự trưởng thành trong từng bạn trẻ về ý thức trách nhiệm bản thân đối với cộng đồng.

Là thế hệ sinh viên hiện đại trong môi trường giáo dục học lành mạnh và thân thiện

Với phương châm “người học đóng vai trò trung tâm trong suốt quá trình học tập”, ĐHQG-HCM quyết tâm không chỉ thay đổi phương thức đào tạo mà còn tạo môi trường học tập, sinh hoạt thân thiện và lành mạnh, trong đó, môi trường ăn ở của SV được quan tâm đầu tư nhiều nhất nhằm đảm bảo nơi nội trú không chỉ là nơi “sống” mà còn là nơi để sinh viên trải nghiệm, rèn luyện.

ĐHQG-HCM là đơn vị tiên phong trong việc phát triển cả về quy mô và tính chất hiện đại, tiện ích với nhiều loại hình đầu tư, nhiều đối tượng tham gia xây dựng hệ thống KTX SV, những ngôi nhà cao tầng đầy đủ tiện nghi trong một khuôn viên nhiều cây xanh yên bình và hiện đại. Trong năm học 2013-2014, nhờ sự đầu tư của Chính phủ, sự tiếp sức của các địa phương, 100% sinh viên đang học tập và rèn luyện tại Khu đô thị ĐHQG-HCM đều được nội trú ký túc xá ĐHQG-HCM.

Các Trung tâm tư vấn và hỗ trợ SV tại các đơn vị thành viên đã tích cực phát huy khả năng vận động các nguồn lực xã hội để chăm lo cho những SV có hoàn cảnh khó khăn. Các trung tâm trên cũng đã giới thiệu chỗ trọ giá rẻ, giới thiệu việc làm

Page 22:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

thêm để SV có thể kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống, chi phí học tập. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT dành cho SV cũng được quan tâm đúng mức để đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của SV. Những hoạt động trên còn là dịp tạo không khí sôi nổi, môi trường giao lưu học hỏi giữa SV các đơn vị thành viên.

Chặng đường 20 năm chưa phải là dài đối với sự phát triển của ĐHQG-HCM nhưng đã khẳng định được hướng đi đúng đắn với mô hình giáo dục phù hợp. Minh chứng khẳng định điều đó là những thành quả SV ĐHQG-HCM đã đạt được, góp phần định hình một mẫu sinh viên ĐHQG-HCM: bản lĩnh-sáng tạo-tự tin-năng động-trách nhiệm với cộng đồng và xã hội.

IV. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐHQG-HCM GIAI ĐOẠN 2011-2015

Mục tiêu

ĐHQG-HCM xác định mục tiêu tổng quát trong giai đoạn 2011-2015 như sau “tạo môi trường và các điều kiện tối ưu để tất cả các thành viên phát triển lợi thế so sánh của mình một cách tốt nhất, trong một hệ thống tuy đa dạng nhưng có cùng định hướng, có liên kết và bổ sung cho nhau”.

Các nhóm chiến lược

Trên cơ sở phân tích nguồn lực tổng thể, kế thừa những thành tựu đạt được trong thời gian qua, giai đoạn 2011-2015, ĐHQG-HCM tập trung thực hiện 5 nhóm chiến lược nhằm tiếp tục tạo nên những bước phát triển mạnh và bền vững.

- Nhóm chiến lược 1: Chất lượng đào tạo đạt chuẩn mực quốc tế

Mục tiêu: Môi trường đào tạo theo những chuẩn mực quốc tế được hình thành và phát triển.

Trong đó, ĐHQG-HCM đang triển khai đề ánNâng cao hiệu quả các hoạt động HSSV trong hệ thống nhằmxây dựngmôi trường đào tạo theo những chuẩn mực quốc tế được hình thành và phát triển, phát huy đóng góp của doanh nghiệp trong đào tạo; hình thành phần đào tạo nền chung trong ĐHQG-HCM về chuẩn kỹ năng, thái độ, góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động HSSV trong hệ thống.

- Nhóm chiến lược 2: Khẳng định vị thế của hệ thống đại học nghiên cứu đa ngành

Mục tiêu: Phát triển tiềm lực và nâng cao hiệu quả quản lý KHCN để tạo ra các sản phẩm KHCN có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng nền tảng đại học nghiên cứu cho ĐHQG-HCM, phục vụ thiết thực sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

- Nhóm chiến lược 3: Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Mục tiêu: Các nguồn lực (nhân lực giảng dạy, tài chính, cơ sở vật chất) cho các hoạt động ĐHQG-HCM được gia tăng đáng kể. Các công trình xây dựng được triển khai theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

- Nhóm chiến lược 4:Xây dựng văn hóa đại học ĐHQG-HCM

Page 23:  · Web viewCác giai đoạn phát triển Từ khi thành lập đến nay, ĐHQG-HCM đã trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (từ 1995 đến 2000): xác lập

Mục tiêu: Sức mạnh tổng hợp toàn hệ thống được phát huy mạnh mẽ.

- Nhóm chiến lược 5: Nâng cao hiệu quả quản trị toàn hệ thốngMục tiêu:ĐHQG-HCM với đội ngũ quản lý mạnh và chuyên nghiệp, được vận

hành theo mô hình quản trị tiên tiến, phù hợp với xu thế phát triển các hệ thống đại học trên thế giới.

Chủ đề và trọng tâm hoạt động năm 2014: “Chất lượng đại học”

Mục tiêu: áp dụng những giải pháp trọng tâm, đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng trong toàn hệ thống ĐHQG-HCM, đạt chuẩn mực quốc tế. Trong đó, sinh viên vừa là đối tượng thụ hưởng vừa là chủ thể góp phần nâng cao chất lượng với việc tích cực họp tập, nghiên cứu, rèn luyện, tham gia đóng góp ý kiến phản hồi cho chương trình đào tạo và giảng viên.

Sau 20 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, ĐHQG-HCM đã khẳng định được vị thế tiên phong trong nền giáo dục đại học Việt Nam, từng bước chuẩn hóa và hội nhập vào nền giáo dục đại học khu vực và thế giới. Đô thị đại học đầu tiên của cả nước đang hình thành trên khu quy hoạch Thủ Đức-Dĩ An. Trước những thời cơ và thách thức của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay của đất nước, toàn ĐHQG-HCM đang huy động sức mạnh tổng lực để thực hiện mục tiêu củng cố vững chắc vai trò nòng cốt của ĐHQG-HCM trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đồng thời đưa một bộ phận tiên phong đạt trình độ, đẳng cấp quốc tế.

Sinh viên ĐHQG-HCM đang được học tập và nghiên cứu trong một môi trường sư phạm tốt nhất; được chăm lo đời sống vật chất và tinh thần; được khuyến khích năng lực sáng tạo và tư duy đột phá.

Để khẳng định thương hiệu của mình trong nền giáo dục đại học Việt Nam và quốc tế, ĐHQG-HCM phấn đấu đào tạo ra những thế hệ tri thức trẻ năng động, sáng tạo, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt./.