18
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN PHẠM THỊ TRÂM VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI (Du n ca truyn cdân gian trong mt stác gi, tác phm tsVit Nam sau 1945) Chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN Mã s: 5.04.07 DTHẢO LUẬN ÁN TIẾN NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. GS. TS Lê Chí Quế 2. PGS. TS La Khc Hoà NỘI - NĂM 2002

VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

  • Upload
    others

  • View
    8

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHẠM THỊ TRÂM

VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN

HIỆN ĐẠI

(Dấu ấn của truyện cổ dân gian

trong một số tác giả, tác phẩm tự sự Việt Nam sau 1945)

Chuyên ngành: VĂN HỌC DÂN GIAN

Mã số: 5.04.07

DỰ THẢO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. GS. TS Lê Chí Quế

2. PGS. TS La Khắc Hoà

HÀ NỘI - NĂM 2002

Page 2: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các

số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận án

MỤC LỤC

TRANG

A. PHẦN MỞ ĐẦU 4

I. Lý do chọn đề tài 4

II. Lịch sử vấn đề 8

III. Phạm vi đề tài và phương pháp nghiên cứu 18

B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I: VAI TRÒ CỦA TRUYỆN CỔ DÂN GIAN

TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA, XÃ HỘI VÀ VĂN HỌC

21

Page 3: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

3

1.Vai trò của văn hóa dân gian nói chung, truyện cổ dân

gian nói riêng trong đời sống xã hội hiện đại

21

1.1 Văn hóa dân gian nói chung, truyện cổ dân gian nói

riêng trong tâm thức con người hiện đại

23

1.2 Văn hóa dân gian nói chung, truyện cổ dân gian nói riêng trong quá

trình phát triển xã hội

29

2 . Vai trò của truyện cổ dân gian trong quá trình hình thành và phát triển của

văn học

36

2.1. Vai trò của truyện cổ dân gian trong sự hình thành và

phát triển các thể loại tự sự văn học Việt Nam

37

2.2. Truyện cổ dân gian và những dấu ấn sáng tạo mới trong

văn xuôi tự sự từ 1945 đến nay

41

Chương II: TRUYỆN CỔ DÂN GIAN VÀ MỘT SỐ HÌNH THỨC

MÔ PHỎNG, PHÁT TRIỂN CỐT TRUYỆN

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1975

56

1. Nhà văn viết truyện cổ tích 56

1.1. Cổ tích dân gian và cổ tích văn học - hai hệ thống nghệ

thuật thẩm mĩ tương đồng

56

1.2. Truyện cổ dân gian và sự chế tác của nhà văn 66

1.3. Vai trò của truyện cổ dân gian trong việc hình thành

nội dung và hình thức truyện cổ tích văn học

75

2. Truyện cổ dân gian và xu hướng tiểu thuyết hóa 91

2.1. Cơ sở và hình thức hư cấu nghệ thuật 91

2.2. Những thủ pháp nghệ thuật phát triển cốt truyện 97

Page 4: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

4

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Mục đích, ý nghĩa

Văn học dân gian và văn học viết là hai hệ thống nghệ thuật riêng

biệt. Chúng tồn tại độc lập và có những đặc trưng riêng, dẫn đến khả năng

nghệ thuật của việc nhận thức và tái tạo hiện thực trong văn học dân gian

và văn học viết không giống nhau. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại và

phát triển, hai hệ thống nghệ thuật này luôn luôn có sự ảnh hưởng và tác

động qua lại lẫn nhau một cách sâu sắc, thúc đẩy nền văn học dân tộc ngày

càng phát triển.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết ở

nước ta từ trước đến nay là một vấn đề thu hút được nhiều nhà khoa học

quan tâm. Mối quan hệ đó cũng được các nhà nghiên cứu xem xét dưới

nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, nhiều bình diện, nhưng cuối cùng, dù

nghiên cứu ở mức độ nào, mục đích đi vào nghiên cứu sự ảnh hưởng giữa

văn học dân gian và văn học viết cũng là để xem xét số phận lịch sử của

một hiện tượng nghệ thuật nói riêng, một hiện tượng văn hóa nói chung.

Chẳng hạn nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã so sánh câu lục bát trong ca dao

và câu lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tác giả đã chứng minh,

từ lục bát trong ca dao đến lục bát trong Truyện Kiều có một quá trình vận

động rất lớn, nó đã biến câu lục bát thô mộc thành câu thơ (hiểu theo

nghĩa đã được gia công, sáng tạo). Đặt trong sự phân tích đối sánh giữa

hai loại chúng ta sẽ thấy được quá trình phát triển của câu thơ lục bát

trong tiến trình phát triển. Cũng như vậy, nếu như Phan Ngọc đi vào

nghiên cứu câu lục bát để chỉ ra số phận lịch sử của nó, thì nhà nghiên cứu

Kiều Thu Hoạch trong bài “Vai trò của truyện kể dân gian đối với sự hình

thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam”[102, tr.74] lại quan tâm

Page 5: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

5

đến sự ảnh hưởng, tác động trực tiếp của truyện kể dân gian trong việc

hình thành các thể loại tự sự trong văn học Việt Nam, qua đó chỉ ra vai

trò, sức sống của nó trong sự vận động và phát triển của nền văn học viết.

Chính vì vậy, đề tài mà chúng tôi lựa chọn, nếu giải quyết tốt sẽ có

một ý nghĩa quan trọng về phương diện lịch sử văn học. Bởi, trong thực tế

mối quan hệ qua lại giữa văn học dân gian và văn học viết diễn ra vô cùng

phong phú, sinh động và thường xuyên nảy sinh cùng với sự phát triển của

lịch sử văn học, cần được tiếp tục nghiên cứu, cần được tiếp tục cập nhật

cả về thực tiễn và lí luận.

Dựa trên kết quả thực hiện đề tài, luận án chúng tôi sẽ đưa ra được

những khái quát về lí thuyết, chỉ ra được những quy luật trong kế thừa và

tiếp nhận của văn học, nhằm đóng góp bổ sung vào hệ thống lí luận chung.

Trên cơ sở đó, áp dụng cho việc tiếp tục nghiên cứu những diễn biến của

những hiện tượng văn học ở những giai đoạn tiếp theo.

Đề tài mà chúng tôi thực hiện còn có ý nghĩa thời sự cấp thiết.

Như chúng ta đã biết, thời đại ngày nay đang diễn ra xu hướng toàn

cầu hóa nhanh chóng. Thế giới, do sự phát triển của các phương tiện thông

tin, đã dần thu nhỏ lại. Các vấn đề chung của thế giới như kinh tế, chính

trị, văn hóa, xã hội đều được đặt trong mối quan hệ liên đới và trách

nhiệm cao. Chứng kiến thời kì lịch sử toàn cầu hóa, các dân tộc buộc phải

mở cửa tiếp thu và hội nhập trong sự tác động nhiều chiều ấy. Bên cạnh

những mặt tích cực thì việc mở cửa và giao lưu với bên ngoài cũng không

tránh khỏi những mặt trái, mặt tiêu cực, chủ yếu là thuộc lĩnh vực văn hóa.

Nhiều luồng tư tưởng và lối sống của văn hóa phương Tây đã ít nhiều ảnh

hưởng đến đời sống con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Có không ít những

biểu hiện lai căng, mất gốc, coi thường những giá trị truyền thống. Nhiều

nhà khoa học xã hội thế giới cũng đã đưa ra những dự báo về xã hội tương

lai mà nhiều người gọi là xã hội “hậu công nghiệp”. Tuy nhiên cũng

không phủ nhận những hậu họa có thể xảy ra nếu chỉ chú ý đến sự phát

triển kinh tế mà không quan tâm đến văn hóa, đến con người có văn hóa.

Nhiều tác giả, nhất là Alvin Toffler trong tác phẩm nổi tiếng “Làn sóng

thứ ba” (The third wave) đã phê phán nền kĩ trị, một cơ chế xã hội mới với

Page 6: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

6

những mâu thuẫn gay gắt và nan giải. Ngay trong bản thân con người,

trong sự phát triển cao cũng nhiều khi sa vào xu hướng lệch lạc, phiến

diện, cứng nhắc, đơn điệu, thậm chí vô cảm hơn do tính chất chương trình

hóa và điều kiện hóa rất nặng nề, tạo nên những cảm xúc và thị hiếu “nhãn

hiệu”, “đóng hộp”. Vậy, làm sao giữ được bản sắc dân tộc, giữ được

những giá trị truyền thống tốt đẹp, giữ được cá tính trong mỗi con người,

làm sao giữ được những trạng thái “hồn nhiên”, “tự nhiên” vốn có của con

người cũng là một vấn đề thời sự. Vấn đề này cũng được Đảng ta thể hiện

rõ trong nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng

(Khóa VII), về việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc, quyết tâm đẩy lùi những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài du

nhập; giữ gìn và phát huy được những giá trị truyền thống nhân văn tốt

đẹp của dân tộc; tiếp thu được những tinh hoa, những tư tưởng, trình độ

hiện đại của thế giới. Điều đáng chú ý là, những năm gần đây, các nước

công nghiệp phát triển có xu hướng quay về những giá trị của văn hóa dân

gian như là một phản ứng tự nhiên đối với sự phát triển không lành mạnh

của nền công nghiệp chính nước họ.

Bản sắc văn hóa Việt Nam, ở phần chủ yếu nhất của nó đều nằm vào

phần dân gian - dân tộc, trong đó có các sáng tác dân gian. Chính vì vậy,

nếu giải quyết những vấn đề đặt ra trong đề tài chắc chắn sẽ có tác động

tích cực đến tình hình sáng tác hiện nay trong việc vận dụng những tinh

hoa nghệ thuật truyền thống phục vụ cho cuộc sống hiện đại, nó gợi mở ra

nhiều xu hướng sáng tạo, xu hướng nghiên cứu trong các ngành nghệ thuật

góp phần xây dựng một nền văn nghệ mới, đậm đà bản sắc dân tộc.

Là một giáo viên giảng dạy môn văn đồng thời làm công tác biên tập

xuất bản mảng sách khoa học xã hội, với tôi đề tài trên còn có ý nghĩa

thiết thực về mặt nghiệp vụ. Một mặt nó cung cấp một hệ thống tư liệu

phong phú về tác phẩm cũng như các hình thức kế thừa sáng tạo của nhiều

nhà văn trong một giai đoạn văn học dài. Mặt khác, nó giúp tôi nhận thức

tính chiều sâu của văn hóa, văn học dân tộc, thấy được vai trò và sự tác

động sâu sắc của nó trong đời sống xã hội hiện đại. Đó là những cơ sở về

lí luận và thực tiễn giúp tôi có ý thức giảng dạy và biên tập ngày càng tốt

hơn.

Page 7: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

7

2. Nhiệm vụ của đề tài

Dựa trên mục đích và ý nghĩa của đề tài, tình hình nghiên cứu ở Việt

Nam, luận án của chúng tôi đặt ra những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Chỉ ra được vai trò và sức sống tiềm tàng của truyện cổ, chỉ ra phạm

vi ảnh hưởng, sự tác động to lớn và sâu sắc của nó trong đời sống văn hóa,

xã hội và trong văn học ở mức độ tổng thể, khái quát.

- Luận án đặt ra nhiệm vụ khảo sát cụ thể các tác giả, tác phẩm mà chủ

yếu tập trung vào những sáng tác của những nhà văn tiêu biểu để chỉ ra hiện

tượng Fakelore (là thuật ngữ được đặt ra để gọi chung những tác phẩm

được phóng tác theo khuôn thức của Folklore hay còn gọi là giả dân gian)

nhằm chỉ ra hiện tượng đồng sáng tạo, hiện tượng mô phỏng phát triển cốt

chuyện một cách thuần tuý tác phẩm dân gian; chỉ ra những cách tân nghệ

thuật của các nhà văn hiện đại khi sử dụng văn học dân gian như cội nguồn

khơi gợi để phản ánh những vấn đề của thời đại mới.

- Tìm hiểu những nét truyền thống và hiện đại trong việc kế thừa và

sáng tạo của nhà văn trong từng tác phẩm, từng xu hướng, từng cấp độ

khảo sát.

- Xác định được mục đích và lí giải được nguyên nhân của những xu

hướng và sáng tạo của các nhà văn khi quay trở về vận dụng những kinh

nghiệm nghệ thuật truyền thống dân gian ở từng thời kì lịch sử khác nhau.

Đặc biệt là trong những giai đoạn lịch sử có những biến cố trọng đại. Trên

cơ sở đó thấy được sức sống tiềm tàng của truyện cổ dân gian nói riêng,

văn học dân gian nói chung, thấy được sứ mạng lịch sử của văn học dân

gian trong quá trình phát triển xã hội, thấy được tài năng sáng tạo của

người nghệ sĩ khi kế thừa tinh hoa nghệ thuật truyền thống, những giá trị

tinh thần của quá khứ được kết tinh trong văn học.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện cổ và tác phẩm truyện trong

sáng tác của một số nhà văn tiêu biểu nhằm đưa ra những khái quát lí

thuyết về mối quan hệ giữa hai hệ thống nghệ thuật văn học dân gian và

văn học viết trong tiến trình lịch sử văn học. Tìm ra những nguyên tắc tiếp

nhận và sáng tạo của văn học đối với văn học dân gian ở những xu hướng

và cấp độ ảnh hưởng khác nhau.

Page 8: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

8

3. Những đóng góp mới của luận án

1. Lần đầu tiên luận án xác định được một cách cụ thể truyện cổ và

truyện trong sáng tác của các nhà văn là hai hệ thống nghệ thuật đặc trưng,

chuyên biệt nhưng thường xuyên có tác động ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau

trên một phạm vi rộng lớn, và trong một tiến trình lịch sử lâu dài.

2. Luận án là công trình đầu tiên vận dụng lí luận nhiều chiều để khảo

sát một cách cụ thể hàng loạt hiện tượng đồng sáng tạo qua sáng tác của

một số nhà văn trên những khuôn thức nghệ thuật dân gian để bắt chước,

mô phỏng và phát triển cốt truyện nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật

theo kiểu có địa chỉ tiếp nhận (viết cho thiếu nhi).

3. Luận án là công trình đầu tiên khảo sát một vệt hiện tượng mới của

các nhà văn sau năm 1975 dùng truyện cổ dân gian như là một xuất phát

điểm để khơi thông những hình thức sáng tạo mới, hướng tới mục đích

phản ánh những vấn đề thế sự, nhân sinh của xã hội Việt Nam thời kỳ đổi

mới, đánh động nhiều suy ngẫm cho người đọc hiện đại.

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Như đã trình bày ở trên, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn

học viết đã có từ lâu và cuốn hút sự quan tâm chú ý của nhiều nhà nghiên

cứu. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước, ngoài nước được

xuất bản thành sách hoặc đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Tuy

nhiên, do tính chất và giới hạn của đề tài nên trong phần lịch sử vấn đề

chúng tôi chỉ điểm lại các công trình tiêu biểu của Việt Nam bàn về mối

quan hệ văn học dân gian - văn học viết từ góc độ lí luận chung và qua

một số tác gia, tác phẩm văn học.

Về phương diện lí luận chung, trước tiên phải kể đến các công trình

nghiên cứu của các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang

Nhơn về “Văn học dân gian Việt Nam”[46], công trình nghiên cứu của

Cao Huy Đỉnh về “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam”[16],

công trình của Đỗ Bình Trị về “Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học

dân gian Việt Nam” [87].

Page 9: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

9

Nhìn chung, các công trình nói trên không trình bày thành một hệ

thống chuyên sâu, nhưng rải rác trong các chương mục, các nhà nghiên

cứu trên đều đề cập đến mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học

viết thông qua đặc trưng của văn học dân gian, về tính đặc thù của sự phát

triển nền văn học viết trong mối tương quan với văn học dân gian ở Việt

Nam.

Gần đây, Đinh Gia Khánh trong công trình nghiên cứu về “Văn hóa

dân gian Việt Nam với sự phát triển của xã hội Việt Nam” cũng đánh giá

rất cao sức sống của văn hoá dân gian trong đó có bộ phận văn học dân

gian trong xã hội hiện đại, “vừa chứa đựng những tiềm năng, vừa chứa

đựng những động lực cho việc không ngừng xây dựng nên những giá trị

thẩm mĩ mới” [45, tr.160]. Không những thế, tác giả công trình còn khẳng

định ý nghĩa chính trị và xã hội to lớn của văn hóa dân gian. Tác giả cho

rằng “các nhà hoạt động chính trị, xã hội và tôn giáo, các tổ chức chính trị,

xã hội và tôn giáo cũng lại luôn luôn quan tâm đến các vấn đề văn hóa dân

gian và tìm cách khai thác các giá trị văn hóa dân gian vì mục đích của

mình”[45, tr.18].

Xem xét sự tác động ảnh hưởng của văn học dân gian - văn học viết

trong lịch sử từ khi văn học hình thành, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được

mối quan hệ sâu sắc giữa hai bộ phận đó trong sự tác động qua lại hỗ trợ

lẫn nhau trong quá trình phát triển. Tuy nhiên mức độ, tính chất của sự

ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào từng thời kì lịch sử, thời kì phát triển của

văn học. Chẳng hạn, ở thời kì đầu, văn học viết gần gũi với văn học dân

gian trên nhiều phương diện, trong đó hình thức vay mượn ở dạng mô

phỏng, sao chép. Văn học dân gian lúc này như là chất liệu, là nguồn cảm

hứng trực tiếp đối với sáng tác văn học. Cùng với thời gian, văn học dân

gian không tồn tại trong văn học viết một cách thụ động, bột phát nữa mà

nó trở thành một kho báu về những kinh nghiệm nghệ thuật phong phú

cho sự sáng tạo của văn học.

Nghiên cứu trên bình diện lí luận chung về ảnh hưởng của văn học

dân gian trong quá trình phát triển văn học dân tộc có một số bài báo đáng

chú ý. Tiêu biểu là bài viết của tác giả Lê Kinh Khiên bàn về “Một số vấn

Page 10: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

10

đề lí thuyết chung về mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết”[39].

Tác giả bài viết đã nhìn nhận vấn đề dựa trên cơ sở lịch sử văn học dân tộc

để chỉ ra điều kiện, hoàn cảnh ra đời, đặc trưng thi pháp chung của sự tác

động qua lại giữa hai hệ thống nghệ thuật. Tác giả bài viết đã chỉ ra bản

chất của mối quan hệ văn học dân gian - văn học viết “là mối quan hệ tác

động qua lại giữa hai hệ thống thẩm mĩ độc lập, ra đời và tồn tại, phát

triển trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể khác nhau theo những quy

luật riêng tuy cả hai đều có một cái nền chung là thực tiễn đời sống dân

tộc, nền văn hóa dân tộc, đều chịu sự chi phối bởi những qui luật chung

của hoạt động sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn từ. Những cái chung này là

cơ sở, đồng thời là điều kiện để cho văn học dân gian và văn học viết có

thể phát sinh quan hệ tác động lẫn nhau” [39, tr.70]. Sau khi khảo sát sự

ảnh hưởng của văn học dân gian và văn học viết, tác giả cho rằng “có thể

nghiên cứu ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết theo

những qui mô và cấp độ khác nhau”.

Mặc dù chỉ dừng lại ở những vấn đề có tính chất lí thuyết nhưng

những vấn đề mà tác giả đặt ra có cơ sở khoa học và tính thuyết phục rất

cao. Có thể nói bài viết của ông đã gợi ra nhiều ý tưởng cho việc đi vào

nghiên cứu mối quan hệ giữa hai loại hình văn học này theo nhiều hướng

khác nhau, trong đó có công trình của chúng tôi.

Nhà nghiên cứu Hà Công Tài trong bài viết “Để nghiên cứu mối quan

hệ giữa văn học dân gian và văn học viết” đã cho rằng: Nghiên cứu mối

quan hệ này phải nghiên cứu qua tác phẩm cụ thể. Tác giả bài viết đã chỉ

ra sự tương đồng giữa thơ ca dân gian và thơ ca của các tác giả. “Đó là sự

kế thừa trên các yếu tố nghệ thuật: Thể thơ, cấu trúc, môtíp, nhân vật”...

tất cả các yếu tố đó làm nên phong cách dân gian. Tác giả bài viết khẳng

định: “phong cách thể loại của văn học dân gian chính là vấn đề then chốt

trong việc tìm hiểu quan hệ văn học dân gian và văn học” [78, tr.46 - 49].

Chu Xuân Diên lại mượn lời của M. Goocki “nhà văn không biết đến

văn học dân gian là một nhà văn tồi” để mở đầu cho bài viết của mình “Nhà

văn và sáng tác dân gian”, trong đó tác giả đã chỉ ra hàng loạt các văn nghệ

sĩ có tên tuổi trên văn đàn nước ta đã gắn bó mật thiết với văn học dân gian

Page 11: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ

(2001), Truyện ngắn bốn cây bút nữ, NXB Văn học, Hà Nội.

2. Hà Châu (1970), “Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc”, Tạp

chí Văn học (số 3), tr.49-60.

3. Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo thần thoại Việt Nam, NXB

Văn sử địa, Hà Nội.

4. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập

1, 2, 3, 4, 5, Viện Văn học, Hà Nội.

5. Nguyễn Đổng Chi (sưu tầm và biên soạn) (1993), Nghiên cứu

truyện cổ tích nói riêng và truyện cổ tích Việt Nam. Kho tàng

truyện cổ tích Việt Nam, tập I, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Đình Chú (1980), “Để tiến tới xác định rõ ràng hơn nữa

vai trò làm nền của văn học dân gian trong lịch sử văn học dân

tộc”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.86.

7. Mai Ngọc Chừ (1998), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dân (2000), Lí luận văn học so sánh, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

9. Chu Xuân Diên (1966), “Nhà văn và sáng tác dân gian”, Tạp chí

Văn học (số 1), tr.13.

10. Chu Xuân Diên (1969), “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian

hiện đại”, Tạp chí Văn học (số 4), tr.34.

11. Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa

học, Khoa Ngữ văn. Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

12. Đại học Quốc gia HN, Trường Viết văn Nguyễn Du, Tạp chí

Văn nghệ quân đội (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách

mạng tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Đặng Anh Đào (1992), “Hai hình thức mới trong truyện ngắn

hiện nay”, Tạp chí Tác phẩm mới (số 4), tr.57-58.

Page 12: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

12

14. Đặng Anh Đào (1995), Biển không có thuỷ thần, trong tập “Tài

năng và người thưởng thức”, Tập bài phê bình và nghiên cứu

văn học, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

15. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tập 1, 2,

NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

16. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt

Nam, NXB Khoa học - Xã hội, Hà Nội.

17. Trịnh Bá Đĩnh (1994), “Tìm hiểu phong cách dân gian trong thơ

Nôm Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học (số 1), tr.27-30.

18. Hà Minh Đức (chủ biên), Trương Đăng Dung, Phan Trọng

Thường (1999), Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Viện

văn học.

19. Hà Minh Đức (2000), Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí

Minh, NXB Giáo dục Hà Nội.

20. Nguyễn Xuân Đức (1995), Thi pháp truyện cổ tích thần kì người

Việt (tài liệu cho học viện thạc sĩ chuyên ngành Lý thuyết và

Lịch sử văn học), Trường ĐHSP Vinh.

21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phê (1997), Từ điển

thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Vũ Tố Hảo (1980), “Mối quan hệ giữa truyện Nôm bình dân và

văn học dân gian”, Tạp chí Văn học (số 4).

23. Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch (1976), Truyện

ANDECXEN, NXB Văn học Giải phóng, Hồ Chí Minh.

24. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn Hà Nội.

25. Tô Hoài (2000), Đảo hoang, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

26. Tô Hoài (2000), Truyện nỏ thần, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

27. Tô Hoài (2000), Nhà Chử, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

28. Phạm Hổ (1961), Cất nhà giữa hồ, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

29. Phạm Hổ (1985), Tiếng sáo và con rắn, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

30. Phạm Hổ (1986), Ngựa thần từ đâu đến, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

31. Phạm Hổ (1993), Quả tim bằng ngọc, NXB Phụ nữ, Hà Nội.

Page 13: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

13

32. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam (2000), Góp phần nâng cao

chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian,

NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

33. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2001), Một thế kỉ sưu tầm

nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian, NXB Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội.

34. Văn Hồng (1985), “Chuyện nỏ thần - hiện thực và huyền thoại”,

Tạp chí Văn học (số 4), tr.118.

35. Nguyễn Thị Huế (1994), “Bước tiến của lí luận nghiên cứu văn

học dân gian trong những năm qua”, Tạp chí Văn học (số 2),

tr.38.

36. Nguyễn Thị Huế (1999), Những nhân vật xấu xí mà tài ba trong

truyện cổ tích Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội.

37. I.Putilốp B.N, Phương pháp luận nghiên cứu lịch sử so sánh về

Folklore, Phan Ngọc dịch (bản đánh máy), Thư viện Viện văn

học.

38. Nguyễn Xuân Kính (1994), “Về việc sử dụng ca dao trong thơ

trữ tình hiện nay”, Tạp chí Văn học (số 11), tr.44-47.

39. Lê Kinh Khiên (1980), “Một số vấn đề lí thuyết chung về mối

quan hệ văn học dân gian và văn học viết”, Tạp chí Văn học (số

1), tr.69.

40. Đinh Gia Khánh (1968), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện

cổ tích qua truyện Tấm Cám, NXB Văn học, Hà Nội.

41. Đinh Gia Khánh (1973), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối

cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

42. Đinh Gia Khánh (1977), “Để có thể nắm bắt thực chất của văn

học dân gian”, Tạp chí Văn học (số 6), tr.76.

43. Đinh Gia Khánh (1989), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

44. Đinh Gia Khánh (1989), Truyện hay nước Việt, NXB Thông tin,

Hà Nội.

Page 14: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

14

45. Đinh Gia Khánh (1995), Văn hóa dân gian với sự phát triển của

xã hội Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

46. Đinh Gia Khánh (chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn

(2000), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục.

47. Vũ Ngọc Khánh (1991), Dẫn luận nghiên cứu Folklore Việt Nam,

NXB Sở Giáo dục Thanh Hóa, Thanh Hóa.

48. Vũ Ngọc Khánh (1998), “Truyện cổ tích trong phát triển”, Tạp

chí Văn học (số 3), tr.28.

49. Lê Đình Kỵ (1991), “Đối thoại với dân gian và bản lĩnh của

người viết”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.30.

50. Ngô Tự Lập (1898), Mộng du và những truyện khác. NXB Văn

học, Hà Nội.

51. Đặng Thanh Lê (1982), “Từ một kiệt tác văn học - suy nghĩ về

mối quan hệ ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học viết”,

Tạp chí Văn học (số 1), tr.47-55.

52. Đặng Thanh Lê (1983), “Hồ Xuân Hương - Bài thơ Mời trầu,

cộng đồng truyền thống và cá tính sáng tạo trong mối quan hệ

văn học dân gian và văn học viết”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.68-

79.

53. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội.

54. Phan Trọng Luận (2001), “Tản mạn về sức hấp dẫn của tự sự qua

truyện ngắn đầu tay của Bảo Vũ”, Hội thảo tự sự học 2001, Đại

học Sư phạm Hà Nội, Khoa Ngữ văn, tr.373.

55. Đặng Văn Lung (1969), “Điểm qua ý kiến một số tác giả xung

quanh vấn đề văn học dân gian hiện đại”, Tạp chí Văn học (số

6), tr.59.

56. Đặng Văn Lung (1969), “Vai trò của văn học dân gian trong sự

phát triển văn học dân tộc”, Tạp chí Văn học (số 2), tr.92.

57. Đặng Văn Lung (1982), “Nguyễn Đình Chiểu và văn học dân

gian”, Tạp chí Văn học (số 4), tr.49-57.

Page 15: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

15

58. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần

Đình Sử, Ngô Thảo (1996), Một thời đại mới trong văn học,

NXB Văn học.

59. Lưu Sơn Minh (1999), Mưa sâm cầm (tập truyện ngắn), NXB Trẻ

thành phố Hồ Chí Minh.

60. M.Bakhtin (1995), Thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn

Du xuất bản, Hà Nội.

61. Nguyễn Đăng Na (1986), “Tìm hiểu quan điểm biên soạn và

phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên”,

Tạp chí Văn học (số 1), tr.130-143.

62. Nguyễn Đăng Na (1991), “Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân

gian”, Tạp chí Văn học (số 2), tr.36-43.

63. Niculin (1996), “Vai trò mới của cốt truyện cổ”, Tạp chí Văn học

(số 1), tr.46.

64. Phan Đăng Nhật (1983), “Khơi thêm nguồn văn nghệ dân gian

truyền thống để góp phần phát triển văn học viết hiện đại”, Tạp

chí Văn hóa dân gian (số 1).

65. Bùi Mạnh Nhi (chủ biên), Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc

Điệp (1999), Văn học Việt Nam, văn học dân gian, những công

trình nghiên cứu, NXB Giáo dục, Hà Nội.

66. Nhiều tác giả (2001), Văn học 10, T1, phần Văn học Việt Nam,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

67. Nhiều tác giả (2001) Hội thảo tự sự học 2001, Đại học Sư phạm

Hà Nội.

68. Nhiều tác giả (2001), Đêm bướm ma, NXB Văn học, Hà Nội.

69. Tăng Kim Ngân (1983), “Nghiên cứu Folklore theo típ và

môtíp”, Tạp chí Văn hóa dân gian (số 3 - 4).

70. Tăng Kim Ngân (1995), “Khái niệm cốt truyện và sự phân biệt

giữa cốt truyện trong truyện kể dân gian”, Văn hóa dân gian

(số 3), Hà Nội, tr.16 - 20.

Page 16: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

16

71. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB

Văn hóa - Thông tin.

72. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm và biên soạn) (2001), Đi tìm

Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

73. Bùi Văn Nguyên (1999), “Bàn về yếu tố văn học dân gian trong

Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ”, Tạp chí Văn học (số 11),

tr.52.

74. Vũ Ngọc Phan, Tạ Phong Châu, Phạm Ngọc Hy (1977), Hợp

truyển thơ văn Việt Nam, tập 1, Văn học dân gian, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.

75. Vũ Ngọc Phan (1965), “Ảnh hưởng qua lại giữa Truyện Kiều và

thơ ca dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn học (số 12), tr.40-43.

76. Võ Quảng (1982), Bài học tốt, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

77. Lê Chí Quế (chủ biên), Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ

(1993), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.

78. Hà Công Tài (1989), “Để nghiên cứu quan hệ giữa văn học dân

gian và văn học viết”, Tạp chí Văn học (số 5), tr.46 - 49.

79. Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB

Khoa học xã hội, Hà Nội.

80. Phạm Minh Thảo, Bùi Xuân Mỹ (1998), Các nhà văn kể chuyện

cổ tích (tập 1, 2), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

81. Nguyễn Huy Thắng (1996), Nguyễn Thị Hạnh (sưu tầm biên

soạn), Nguyễn Huy Tưởng toàn tập, NXB Văn học, Hà Nội.

82. Nguyễn Huy Thiệp (2000), Thương cả cho đời bạc, Truyện ngắn,

NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

83. Nguyễn Huy Thiệp (2001), Mưa nhã nam, Anh Trúc tuyển chọn,

NXB Văn học, Hà Nội.

84. Nguyễn Trọng Thuật (2001), Quả dưa đỏ, NXB Văn nghệ Thành

phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

Page 17: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

17

85. Trần Hữu Thung (1978), “Từ trong nguồn văn học dân gian”, Tạp

chí Văn học (số 5), tr.56.

86. Phạm Thị Trâm (1996), Truyện cổ dân gian trong sáng tác của

các nhà văn hiện đại, Luận án Thạc sĩ. Đại học Sư phạm Vinh.

87. Đỗ Bình Trị (1978), Nghiên cứu tiến trình lịch sử của văn học

dân gian Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội I, Hà Nội.

88. Đỗ Bình Trị (1989), “Mấy ý kiến về vấn đề nghiên cứu mối quan

hệ giữa văn học với văn học dân gian”, Tạp chí Văn học (số 1),

tr 51 - 57.

89. Nguyễn Phú Trọng (1968), “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố

Hữu”, Tạp chí Văn học (số 11), tr.13-21.

90. Võ Quang Trọng (1995), “Một vài đặc điểm của truyện cổ tích

văn học trong mối quan hệ thể loại với truyện cổ tích dân

gian”, Văn hóa dân gian (số 2), tr.47 – 50.

91. Võ Quang Trọng (1997), Vai trò của văn học dân gian trong văn

xuôi hiện đại Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

92. Nguyễn Khánh Toàn (1995), “Vai trò văn học dân gian trong văn

học Việt Nam nói chung, trong truyện Kiều nói riêng”, Tạp chí

văn học (số 11), tr.1-19.

93. Nguyễn Quốc Tuý (1994), “Thi pháp dân gian trong thơ Nguyễn

Bính”, Tạp chí Văn học dân gian (số 1), tr.70.

94. Hoàng Tiến Tựu (1971), “Mấy suy nghĩ bước đầu về phương

pháp nghiên cứu văn học dân gian”, Tạp chí Văn học (số 4),

tr.116.

95. Hoàng Tiến Tựu (1990), “Văn học dân gian Việt Nam với văn

phong của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, Tạp chí Văn hóa dân gian,

(số 1), tr. 16-18.

96. V. Guxep (1999), Mỹ học Folklore, NXB Đà Nẵng.

97. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa dân gian (1990),

Văn hóa dân gian, những phương pháp nghiên cứu, NXB Khoa

học xã hội, Hà Nội.

Page 18: VAI TRÒ VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG SÁNG TÁCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/16834/1/V_L2_00340.pdf · số liệu, kết quả trong luận án là trung th ... 2 . Vai

18

98. V. Prop, Folklore và thực tại, Chu Xuân Diên dịch (bản đánh

máy).

99. Hoà Vang (1966), Sự tích những ngày đẹp trời, NXB Hội nhà văn

Hà Nội.

100. Bảo Vũ (1999), Mây núi thái hàng, tập truyện ngắn, NXB Hội

nhà văn, Hà Nội.

101. Trần Ngọc Vương (1997), Văn học Việt Nam – Dòng riêng giữa

nguồn chung, NXB Giáo dục, Hà Nội.

102. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Văn hóa dân gian

(1989), Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, NXB

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

103. Nguyễn Khắc Xương (1986) “Tản Đà và văn học dân gian”,

Tạp chí Văn học (số 6), tr.63-78.