220
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO TRUNG HÀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHNH TR HỌC HÀ NỘI - 2019

VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY … · nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Tây

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAO TRUNG HÀ

VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHINH TRI HỌC

HÀ NỘI - 2019

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

CAO TRUNG HÀ

VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY

Chuyên ngành: Chính trị học

Mã số : 93 10 201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHINH TRI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS Nguyễn Trọng Tuấn

2. TS Vũ Mạnh Toàn

HÀ NỘI - 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là

trung thực và có xuất xứ rõ ràng !

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Cao Trung Hà

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Bảo vệ Tổ quốc BVTQ

2 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

3 Chủ nghĩa xã hội CNXH

4 Diễn biến hòa bình DBHB

5 Dân tộc thiểu số DTTS

6 Hội đồng nhân dân HĐND

7 Nhà xuất bản NXB

8 Mặt trận Tổ quốc MTTQ

9 Quân đội nhân dân QĐND

10 Ủy ban nhân dân UBND

11 Xã hội chủ nghĩa XHCN

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU Trang

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

7

1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án 7

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài

luận án tiếp tục giải quyết

19

Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI

N H Â N D Â N V I Ệ T N A M T R O N G X Â Y D Ự N G

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC

24

2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

24

2.2. Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc -

Cơ sở chính trị, pháp lý, quan niệm và nội dung

49

Chương 3. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM THỰC HIỆN VAI TRÒ

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC

BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY - THỰC

TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

71

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc

71

3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thực hiện vai trò của Quân

đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

97

Chương 4. DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI

PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN

DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG

CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA

BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY

103

4.1. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của

Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay

103

4.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc hiện nay

115

KẾT LUẬN 155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

157

159

172

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án

Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ

chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm

chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ổn

định chính trị, quốc phòng, an ninh ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

Tây Bắc là địa bàn rộng lớn, gồm 6 tỉnh: Hoà Bình, Lào Cai, Điện Biên,

Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, trong đó 4 tỉnh có khu vực biên giới đất liền là Lào

Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược về quốc

phòng, an ninh, đối ngoại của cả nước. Do đặc thù về điều kiện địa lý, tự nhiên,

nên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay vẫn là địa bàn khó khan nhất

cả nuớc, với tỉ lẹ các xã thuọc diẹn đói ngheo, dan số mù chữ, tái mù

cao; tình hình chính trị, xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định; các

hoạt động: vi phạm chủ quyền lãnh thổ, hoạt động tôn giáo, di cư tự do, hoạt

động tuyên truyền đạo, tuyên truyền lập “Vương quốc Mông” diễn biến phức tạp

ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, ảnh hưởng không

nhỏ đến quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Vì vậy, xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh,

tạo nền tảng để nơi đây phát triển toàn diện, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền,

an ninh biên giới quốc gia là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong tình hình hiện nay.

Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng trong tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đối với sự phát triển toàn

diện của đất nước, trong những năm qua, với chức năng đội quân chiến đấu, đội

quân công tác, đội quân lao động, sản xuất, cán bộ, chiến sĩ lực lượng bộ đội chủ

lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội

địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự vệ đóng quân

2

trên địa bàn đã quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng;

chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương,

Bộ Quốc phòng; chủ động cùng các lực lượng tích cực tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, góp phần tạo nền

tảng chính trị, xã hội vững chắc, kinh tế, văn hóa phát triển, quốc phòng, an ninh

được giữ vững, tạo sức mạnh trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh

biên giới quốc gia. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện vai trò

của các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn có những hạn chế nhất định về nhận thức,

công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, phương thức, sự phối hợp tham gia, cơ chế,

chính sách...

Điều đó đặt ra yều cầu khách quan, cấp bách phải nghiên cứu một cách có

hệ thống cả về lý luận và thực tiễn làm tiền đề để đề xuất các giải pháp đồng bộ,

mang tính toàn diện, có tính khả thi cao nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân

dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh

nhân dân vững mạnh ở khu vực biên giới. Xuất phát từ những phân tích trên,

nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chính trị học.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp

nhằm phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc.

3

Đánh giá đúng thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hiện nay.

Dự báo những nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất những giải

pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của Quân đội

nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu vai trò tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của Quân đội nhân dân

Việt Nam, tập trung vào bốn nội dung chủ yếu: Vai trò của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản

lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong phối hợp tham gia xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn

thể chính trị, xã hội; vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn;

vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp

phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu khu vực biên giới Việt

Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào trên địa bàn Tây Bắc tại các tỉnh Lai Châu,

Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, bao gồm 95 xã. Nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, điều tra,

khảo sát điểm vai trò của một số đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng

bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên

phòng, bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự

4

vệ) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tại một số xã khu vực biên

giới đất liền thuộc các tỉnh Tây Bắc.

Phạm vi thời gian: Luận án tập trung khảo sát các nội dung, số liệu có liên

quan từ năm 2010 đến nay, các giải pháp được đề xuất có giá trị định hướng đến

năm 2025 và những năm tiếp theo.

4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, bảo vệ

Tổ quốc XHCN trong tình hình mới; về công tác dân vận của Đảng, về xây dựng

hệ thống chính trị và hệ thống chính trị cơ sở, về bản chất, vai trò, chức năng của

Quân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương,

Bộ Quốc phòng về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án.

4.2. Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thông qua các số liệu điều tra,

nghiên cứu, khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh và những số liệu trong các công

trình, báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

4.3. Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, đề tài luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp

cụ thể sau:

Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: được sử dụng để thu thập,

phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên

cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa

phương các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai; các công trình nghiên cứu,

các báo cáo, thống kê của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân liên

quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân

đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

5

Phương pháp hệ thống: hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc là một tập hợp các yếu tố, giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau

và với môi trường bên ngoài, tạo nên tính chỉnh thể của hệ thống, đó là những thuộc

tính tổng hợp, đặc trưng cho hệ thống, là phương thức tồn tại của hệ thống.

Phương pháp cấu trúc - chức năng: phương pháp này xem xét các yếu tố

trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đều giữ

những chức năng, vai trò khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau

theo cơ chế phân công - hợp tác và chính điều này tạo cho hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc sự cân bằng trong vận động. Với những tiền

đề xuất phát đó, phương pháp này không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà

còn xác định hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc như là

một chỉnh thể thống nhất.

Phương pháp điều tra: xây dựng kế hoạch điều tra, trong đó xác định rõ

mục đích, đối tượng, chủ thể, nội dung, thứ tự các nhiệm vụ, yêu cầu phải đạt được.

Đồng thời, tổ chức khảo sát bằng phiếu điều tra về những vấn đề liên quan đến đề

tài, làm cơ sở để xây dựng khái niệm, xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và

một số giải pháp phát huy vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: trên cơ sở nghiên cứu các công trình

khoa học trong và ngoài nước liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,

vai trò của quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; đề tài luận giải,

phân tích, làm rõ những nội dung mà các công trình khoa học trong, ngoài nước

đã đề cập. Từ đó, rút ra những vấn đề mới mà đề tài phải nghiên cứu, tiếp tục bổ

sung, phát triển, hoàn thiện hệ thống lí luận về vai trò của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

Phương pháp thống kê: đề tài tập trung thu thập, phân tích, tổng hợp, thống

kê các tài liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết về công tác xây dựng hệ thống chính

6

trị cơ sở nói chung, Quân đội nhân dân Việt Nam (lực lượng bộ đội chủ lực của Bộ

Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, 04

đoàn kinh tế - quốc phòng) trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Sử dụng phương pháp thống kê để so sánh, đối

chiếu các số liệu đã thu thập được từ các phương pháp nhằm đảm bảo kết quả

nghiên cứu của đề tài luận án được chính xác, có độ tin cậy cao.

Phương pháp chuyên gia: quá trình nghiên cứu, đề tài xin ý kiến tham gia

đóng góp của các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, các cơ quan, đơn vị thuộc

Tổng cục Chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng...; trao đổi

trực tiếp với cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận của các lực

lượng bộ đội chủ lực của Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên

phòng, Bộ đội địa phương, 04 đoàn kinh tế - quốc phòng thuộc 04 tỉnh Lai Châu,

Điện Biên, Sơn La, Lào Cai trên địa bàn Tây Bắc.

5. Những đóng góp mới của luận án

Luận án xây dựng được quan niệm và làm rõ được các nội dung thực hiện

vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Luận án làm rõ được những thành tựu, hạn chế về vai trò của Quân đội

nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc thời gian qua; đồng thời nêu ra các nguyên nhân

của thành tựu, hạn chế đó.

Luận giải các nhân tố tác động, xác định yêu cầu và đề xuất được các giải

pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, làm rõ lý luận về xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về công

tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; cung cấp luận

7

cứ khoa học để thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên cả nước nói chung, khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc nói riêng.

Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng

dạy tại các trường đại học trong, ngoài quân đội và vận dụng tại các địa phương

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Giúp các cơ quan, đơn vị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; các

cơ quan ở các địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc tham khảo,

nghiên cứu, vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ

cách mạng trong tình hình mới.

7. Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục các công trình

khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, phụ lục.

8

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở và vai trò của Quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới

1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), Chiên luợc ao v aien giơi quốc

gia, vung nuơc n i thuy, lanh hi, thềm luc địa, vung đạc quyền kinh tê và

tài nguyen thien nhien tren các khu vực đo cua Lien aang Nga giai

đo ạn 2001 - 2005 [24], đã phan tích về các mục tieu co bản, nguyen tắc,

phuong huớng phát triển trong quá trình bảo vẹ biên giới quốc gia, các

vùng nuớc nọi thuy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đạc quyền kinh tế và tài

nguyen thien nhien ở các khu vực đó của Lien bang Nga trong giai đoạn

2001 - 2005. Trong đó, nọi dung hoàn thiẹn hẹ thống bảo đảm hoạt đọng

bảo vẹ biên giới quốc gia, các vùng nuớc nọi thủy, lãnh hải, thềm lục địa,

vùng đạc quyền kinh tế và nguồn tài nguyen thien nhien ở các khu vực đó

của Lien bang Nga đã xác định nam vấn đề có giá trị tham khảo quan trọng

đối với cong tác quản lý biên giới quốc gia, bao gồm: Hoàn thiẹn hẹ thống

quản lý nhà nuớc; cong tác bảo đảm pháp quy; xay dựng lực luợng bien

phòng chuyen trách; phát triển quan hẹ hợp tác trong lĩnh vực bien phòng;

bảo đảm chính sách bảo hiểm xã họi và bảo hiểm luạt pháp đối với quan

nhan bien phòng, các cong dan tham gia bảo vẹ biên giới quốc gia, các

vùng nuớc nọi thuy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đạc quyền kinh tế và

nguồn tài nguyen thien nhien ở các khu vực đó của Lien bang Nga. Ben

cạnh đó, Chiến luợc cung khăng định quần chúng nhan dan ở khu vực biên

9

giới là mọt lực luợng quan trọng, cần tích cực huy đọng họ tham gia bảo vệ

biên giới quốc gia.

Các tác giả Đỗ Nguyên Phương và Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng

nền dân chu xa hội chu nghĩa và nhà nươc pháp quyền [80], đã đưa ra khái niệm

về hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, theo đó: hệ thống chính trị xã hội chủ

nghĩa là tổng thể các lực lượng chính trị bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước, các

đoàn thể nhân dân mang tính chất chính trị, xã hội hoạt động theo một cơ chế

thống nhất, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, thực hiện đường lối, mục

tiêu xây dựng CNXH. Cơ chế đó bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân do

Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đồng thời, công trình đã phân tích luận giải khá sâu sắc

quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị nước ta.

Tác giả Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng trong “Những vấn đề cơ an về

chính sách dân tộc ở nươc ta hiện nay” [94] đã nghiên cứu một cách có hệ thống

chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Theo

các tác giả, “Chính sách dân tộc ở nước ta là toàn bộ những chủ trương, biện

pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào tất cả các lĩnh vực đời sống của các

dân tộc thiểu số, các vùng dân tộc và có thể đối với từng dân tộc riêng biệt, nhằm

thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đăng giữa các dân tộc,

hướng tới sự đoàn kết, bình đăng và tương trợ lẫn nhau cùng phát triển” [94, tr.

52 - 53]. Thông qua khảo sát thực tế tại vùng dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, các

tác giả đã rút ra những kết luận, làm rõ những thành công và hạn chế trong quá

trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt

Nam; xác định những quan điểm, phương hướng lớn về chính sách dân tộc và

giải quyết vấn đề dân tộc trong thực tiễn nhằm đảm bảo công bằng, bình đăng,

đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển.

Tác giả Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mơi hệ

thống chính trị ở Việt Nam giai đo ạn 2005 - 2020 [57], trên cơ sở lý luận khoa

học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết

10

thực tiễn đổi mới ở Việt Nam trong hơn 20 năm (1986 - 2008), các tác giả đã tập

trung phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan của việc đổi mới hệ thống chính

trị ở nước ta, nêu ra các mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống

chính trị; đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị ở

Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020. Các tác giả khăng định, đổi mới hệ thống chính

trị không nhằm mục tiêu tạo ra một hệ thống chính trị mới hay thay đổi bản chất

của hệ thống chính trị hiện nay, mà thực hiện đổi mới theo hướng hoàn thiện để

khắc phục những vấn đề còn bất cập, hạn chế, yếu kém, tạo nên sự phù hợp của

hệ thống chính trị với các yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế. Đổi mới hệ thống chính trị nhằm giữ vững ổn định

chính trị, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chống lại mọi âm mưu “diễn biến

hòa bình”. Đổi mới hệ thống chính trị để củng cố, tăng cường, mở rộng nền tảng

xã hội của hệ thống chính trị, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tạo ra

sự đồng thuận xã hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển. Đổi mới hệ

thống chính trị luôn phải đảm bảo và nâng cao vị trí, vai trò cầm quyền của Đảng

Cộng sản Việt Nam, nâng cao sức chiến đấu của Đảng, trong đó, đổi mới, chỉnh

đốn Đảng là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.

Tác giả Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mơi và phát triển ở Việt Nam một

số vấn đề lý luận và thực tiễn [112], đã phân tích khá sâu sắc tư duy lý luận của

Đảng ta về đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ XHCN trong hệ thống

chính trị ở Việt Nam. Theo tác giả, trải qua 20 năm đổi mới, hệ thống chính trị

nước ta đã tập trung từng bước làm rõ các vấn đề: dân chủ XHCN; tất cả quyền

lực thuộc về nhân dân; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN do nhân dân làm

chủ. Mục tiêu cao nhất trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta là giữ

vững định hướng XHCN, gắn độc lập dân tộc với CNXH, thực hiện dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tác giả Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vung dân tộc

11

thiểu số phía Bắc Việt Nam [101]; tác giả Vu Thu Thủy (2013), Những kho khăn,

aất cập và gii pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở [109]; các bài viết đã tập

trung nghiên cứu về hệ thống chính trị ở cơ sở, thực trạng công tác cán bộ dân tộc

thiểu số, các hệ thống chính sách phát triển kinh tế xã hội của khu vực miền núi

phía Bắc, bao gồm các chính sách đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách nghề, việc

làm, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách y tế, chính sách tín dụng,

chính sách văn hóa, công tác an sinh xã hội, chương trình cải cách thủ tục hành

chính. Các bài viết cung chỉ rõ thực trạng trong quá trình xây dựng hệ thống

chính trị ở cơ sở, cung như một số hạn chế, bất cập thực hiện các chính sách đã

nêu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng

cao vấn đề xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, hoàn thiện chính sách phát triển

vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết 17/NQTW, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa IX (3/2002) về “Đổi mơi và nâng cao chất lượng hệ

thống chính trị cơ sở xa, phường, thị trấn” đã có nhiều công trình khoa học được

công bố liên quan đến chủ đề này, tiêu biểu như: “Hệ thống chính trị cơ sở - đặc

điểm, xu hương và gii pháp” (2002) của tác giả Vu Hoàng Công [40]; “Các gii

pháp đổi mơi ho ạt động cua hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nươc ta hiện

nay”(2003) của các tác giả Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt [93]; “Hệ

thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số gii pháp đổi mơi” (2004) của tác giả

Chu Văn Thành [100]; “Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn nươc ta hiện nay”

(2004), tác giả Hoàng Chí Bảo - chủ biên, dựa trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước

“Nghiên cứu một số vấn đề nhằm cung cố hệ thống chính trị ở cơ sở tro ng sự

nghiệp đổi mơi và phát triển ở nươc ta hiện nay” [13]. Các công trình nghiên cứu

trên đã làm rõ các vấn đề lý luận về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở ở

nước ta như: khái niệm, cấu trúc, bản chất, mục tiêu, cơ sở chính trị - xã hội của

hệ thống chính trị trong quá trình hình thành và phát triển; chức năng, nhiệm vụ

của từng tổ chức thành viên và mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống

12

chính trị; luận giải, làm rõ khái niệm hệ thống chính trị cơ sở, phân tích đặc điểm

và tình hình hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đồng thời, dự báo những xu

hướng biến đổi, phát triển của hệ thống chính trị cơ sở trong thời gian tới dưới tác

động của tình hình chính trị trong nước, quốc tế; sự biến đổi kinh tế, xã hội, dân

số, hội nhập quốc tế. Các công trình cung đã đưa ra các giải pháp nhằm củng cố

hệ thống chính trị và đội ngu cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở; yêu cầu tiếp

tục đổi mới chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các công trình

đều khăng định bản chất, mục tiêu của đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ

thống chính trị là nhằm thực hiện và phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân

dân; cần tập trung giải quyết tốt mối quan hệ giữa hệ thống chính trị cơ sở với

quần chúng nhân dân.

1.1.1.2. Các công trình liên quan đên lý luận về vai trò cua quân đội tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi

Tác giả Khương Tư Nghị (1987), Công tác chính trị cua Quân Gii phong

nhân dân Trung Quốc [65]. Trong cuốn sách, khi đánh giá về vấn đề quân, dân

cùng nhau xây dựng văn minh tinh thần XHCN, tác giả khăng định: “Đơn vị nào

cùng nhau xây dựng và làm tốt xây dựng văn minh tinh thần, đơn vị đó sẽ có môi

trường ngăn nắp và sạch đẹp, diện mạo và phố phường, làng xóm nhanh chóng

được thay đổi, tác phong Đảng và tác phong nhân dân, trật tự xã hội đều được

chuyển biến tốt” [65, tr.57]. Từ đó, tác giả đã tập trung làm rõ vai trò, nội dung

của công tác xây dựng văn minh tinh thần XHCN, trong đó xác định: “Quân đội

phải tích cực tham gia và giúp đỡ địa phương xây dựng xã hội chủ nghĩa..., dùng

những việc làm thực tế từ xây dựng văn minh vật chất xã hội chủ nghĩa để làm

ảnh hưởng, tác động tốt tới quần chúng” [65, tr.60]. Đồng thời, xác định: “Xây

dựng văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa dưới sự thống nhất của Đảng ủy và

chính quyền địa phương, phải tăng cường xây dựng tổ chức chính quyền, tổ chức

đảng cơ sở, đem tác phong trong Đảng vào trong dân” [65, tr.63].

Tác giả Mao Chấn Phát (1995), Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận) [75].

13

Khi bàn về công tác xây dựng kinh tế và xã hội ở khu vực biên giới, tác giả xác

định: “Tích cực giúp đỡ và chi viện xây dựng kinh tế vùng biên cảnh và ven biển

là một nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng. Đồng thời, với việc giúp đỡ

xây dựng kinh tế địa phương, cần tích cực thúc đẩy và tham gia xây dựng văn

minh tinh thần khu vực biên cảnh” [75, tr.78]. Tác giả khăng định: “Bộ đội Biên

phòng và các cơ quan biên phòng khác cần phát huy truyền thống vinh quang của

quân đội..., coi việc tăng cường đoàn kết dân tộc, gắn chặt mối quan hệ giữa quân

đội với chính quyền và giữa quân đội với nhân dân, thúc đẩy và giữ gìn sự đoàn

kết ổn định ở khu vực biên phòng là một nhiệm vụ cơ bản của xây dựng quốc phòng”

[75, tr.89].

Tác giả Trần Trung Tín (2009), Đo àn kinh tê - quốc phòng tham gia giữ

gìn an ninh chính trị, trật tự an to àn xa hội trên tuyên aiên giơi đất liền, [110].

Tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia giữ gìn an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền của đoàn kinh tế

- quốc phòng; khảo sát thực trạng, phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế,

chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức triển khai thực

hiện nhiệm vụ; trên cơ sở đó, đã đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tham

gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới đất liền

của đoàn kinh tế - quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), trong cuốn sách Chiên lược ao vệ

aiên giơi quốc gia, vung nươc nội thuy, lanh hi, thềm luc địa, vung đặc quyền

kinh tê và tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đo cua Liên aang Nga giai

đo ạn 2001 - 2005 [24], đã xác định những mục tiêu cơ bản, nguyên tắc và

phương hướng phát triển trong quá trình bảo vệ biên giới quốc gia của Liên bang Nga,

các vùng nước nội thuy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và tài

nguyên thiên nhiên ở các khu vực đó của Liên bang Nga trong giai đoạn 2001 - 2005.

Xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của lực lượng quần chúng nhân dân ở khu

vực biên giới, các tác giả đã khăng định:“Tích cực huy động quần chúng nhân

14

dân các dân tộc trên biên giới tham gia bảo vệ biên giới” [24, tr.45], đây là vấn

đề có tính nguyên tắc.

Năm 2009, Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự có công trình “Chức

năng, nhiệm vu cua Quân đội nhân dân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn” [120], công trình đã phân tích khá sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan

điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện chức năng công tác của quân đội

ta trong các thời kỳ cách mạng, đồng thời chỉ rõ, trải qua hơn sáu thập ky xây

dựng chiến đấu và trưởng thành, QĐND Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc chức

năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội, tham gia lao động sản xuất, tuyên truyền vận động nhân dân, xây dựng

đất nước. Trong điều kiện mới, chức năng, nhiệm vụ của quân đội có sự bổ sung,

phát triển về nội dung, hình thức thể hiện. Trên cơ sở đó công trình khăng định,

QĐND Việt Nam không chỉ là công cụ bạo lực sắc bén mà còn là lực lượng

chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; mãi mãi là đội

quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động, sản xuất.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò của Quân

đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò cua Quân đội

nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

aiên giơi

Tác giả Hoàng Xuan Chiến (2000), Ho ạt đ ng phòng ngưa t i phạm

auo n lạu tren tuyên aien giơi đất liền cua B đ i Bien phòng [33].

Trên cơ sở phan tích mọt số vấn đề lý luạn co bản về tọi phạm, hoạt

đọng phòng ngừa tọi phạm buon lạu tren tuyến bien giới đất liền, tác

giả đã làm rõ co sở pháp lý xác định chức nang, nhiẹm vụ của Bộ đội Biên

phòng trong đấu tranh phòng, chống tọi phạm nói chung và phòng ngừa tọi

phạm buon lạu tren tuyến bien giới đất liền nói rieng. Qua đó, khăng

15

định Bộ đội Biên phòng là chủ thể quan trọng trong phòng ngừa tọi phạm

buon lạu tren tuyến bien giới đất liền, cần phải ban hành các van bản

pháp luạt, củng cố co sở pháp lý cho hoạt đọng này của Bộ đội Biên phòng.

Tác giả Nguyễn Quang Dung (2008), Đấu tranh chống t i phạm mua

aán phu nữ qua aien giơi cua B đ i Bien phòng [41], đã khăng định Bộ

đội Biên phòng là lực luợng chuyen trách, làm nòng cốt thực hiẹn nhiẹm

vụ quản lý, biên giới quốc gia; đồng thời có nhiẹm vụ trực tiếp đấu tranh chống

các loại tọi phạm, trong đó có tọi phạm mua bán phụ nữ qua bien giới.

Những vấn đề pháp lý đuợc đề cạp trong luạn án nhu quy định của pháp

luạt Viẹt Nam về tọi mua bán phụ nữ; chức nang, nhiẹm vụ, thẩm

quyền của Bộ đội Biên phòng trong đấu tranh phòng, chống tọi phạm mua bán

phụ nữ qua bien giới đuợc tác giả phan tích cụ thể trong nọi dung những

vấn đề lý luạn của luạn án.

Tác giả Trần Đức Uẩn (2008), Co ng tác vạn đ ng quân chúng cua

B đ i Bien phòng tham gia gii quyêt vấn đề truyền đạo Tin Lành trái

pháp luạt ở khu vực aien giơi đất liền [115], đã khăng định mọi hoạt đọng

trong khu vực biên giới tren đất liền phải tuan theo quy định của pháp luạt

Viẹt Nam và điều ước quốc tế mà Viẹt Nam ký kết. Bọ đọi Bien phòng

tiến hành vạn đọng quần chúng nói chung và vạn đọng quần chúng tham

gia giải quyết vấn đề truyền đạo Tin lành trái pháp luạt ở khu vực biên giới

tren đất liền nói rieng nhằm thực hiẹn nhiẹm vụ chính trị là tuyen

truyền, vạn đọng nhan dan thực hiẹn chủ truong, đuờng lối của

Đảng, chính sách, pháp luạt của Nhà nuớc ở khu vực biên giới.

Tác giả Trần Hoa (2009), Nghiên cứu cơ sở kho a h c cho việc xây dựng

chiên lược ao vệ aiên giơi Việt Nam đên năm 2020 [55], đã đi sâu nghiên cứu cơ

sở lý luận và thực tiễn bảo vệ biên giới quốc gia; từ đó, đề xuất những định

hướng chủ yếu xây dựng chiến lược, các giải pháp triển khai thực hiện chiến lược

bảo vệ biên giới quốc gia giai đoạn đến năm 2020. Trong tài liệu, tác giả đã xác

16

định: “Xây dựng củng cố cơ sở chính trị, xã hội các xã, phường biên giới, hải đảo

là vấn đề có tính quyết định để xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh,

tạo cơ sở vững chắc cho đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện có

hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ

quốc phòng, an ninh” [55, tr.34]. Từ đó, tác giả đã tập trung nghiên cứu đề xuất

các nội dung, biện pháp xây dựng, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực

biên giới.

Tác giả Tăng Huệ (2006), Nghiên cứu xây nền aiên phòng to àn dân tro ng

tình hình mơi [62], tác giả Nguyễn Xuân Quảng (2011), Nâng cao chất lượng đội

ngũ cán aộ aiên phòng tăng cường cho các xa aiên giơi hiện nay [81]. Các tác

giải đã luận giải làm rõ những quan điểm cơ bản về xây dựng thế trận biên phòng

toàn dân, chất lượng đội ngu cán bộ biên phòng; phân tích, đánh giá các yếu tố

tác động, kết quả xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, chất lượng đội ngu cán

bộ biên phòng khi được tăng cường, đồng thời các tác giải cung xác định yêu cầu

và đề xuất nội dung, giải pháp xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, nâng cao

chất lượng đội ngu cán bộ biên phòng trong quá trình tăng cường cho các xã biên

giới. Khi nghiên cứu, đánh giá về vấn đề của thế trận biên phòng toàn dân, các

tác giả đã chỉ rõ: Xây dựng nền tảng chính trị ở khu vực biên giới ngày càng

vững mạnh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong xây dựng thế trận biên phòng

toàn dân, trong nâng cao chất lượng đội ngu cán bộ biên phòng, mà “cái gốc”,

"cái nền" của chính trị ở khu vực biên giới và trên phạm vi quốc gia chính là hệ

thống chính trị ở cơ sở.

Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2007), Nâng cao hiệu qu quân

đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xa hội ở các khu kinh tê - quốc phòng

[118]. Công trình đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản về cơ sở chính trị, xã

hội, quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội, hiệu quả và nâng cao

hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở khu kinh tế - quốc

phòng. Đề cập đến vai trò quân đội trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã

17

hội ở khu kinh tế - quốc phòng, công trình xác định: “Quân đội, trước hết là các

đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng trực tiếp xây dựng các khu kinh tế - quốc

phòng, đồng thời cung là lực lượng trực tiếp, đóng vai trò quan trọng trong tham

gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng” [118,

tr.101]. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đi sâu đánh giá hiệu quả quân đội tham gia

xây dựng cơ sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian

qua, đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng cơ

sở chính trị, xã hội ở các khu kinh tế - quốc phòng trong thời gian tới.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu thực trạng thực hiện vai trò cua Quân

đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Tác giả Trần Xuân Tịnh (2008), Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển

kinh tê, xa hội ở khu vực aiên giơi Tây Bắc hiện nay [111], đã đi sâu phân tích,

làm rõ tính tất yếu khách quan, điều kiện khả năng Bộ đội Biên phòng tham gia

phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc, quan niệm, nội dung phương

thức, vai trò Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên

giới Tây Bắc, trong đó đề tài khăng định: “Tham gia xây dựng cơ sở chính trị,

phát triển kinh tế, xã hội là một trong những nội dung quan trọng thuộc chức

năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất của quân đội nói chung, Bộ

đội Biên phòng nói riêng” [111, tr.33]. Bên cạnh đó, đề tài đã phân tích, làm rõ

thực trạng Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc, đề xuất yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt

động tham gia phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc của Bộ đội

Biên phòng trong thời gian tới.

Tác giả Vu Đình Liêm (2013), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng,

cung cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực aiên giơi phía Bắc [72], đã tập trung

nghiên cứu làm rõ các quan niệm về hệ thống chính trị, hệ thống chính trị ở cơ sở

khu vực biên giới phía Bắc, các quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp Bộ

18

đội Biên phòng tiến hành xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực

biên giới phía Bắc; từ nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động tham gia xây

dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới phía Bắc của Bộ đội

Biên phòng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bộ đội

Biên phòng trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới

phía Bắc thời gian tới.

Tác giả Phùng Ngọc Sơn (2018), Kêt hợp phát triển kinh tê - xa hội vơi

tăng cường quốc phòng, an ninh [95], đánh giá khái quát về các kết quả tích cực

bước đầu, đồng thời cung chỉ rõ những hạn chế trong việc kết hợp phát triển kinh

tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn Tây Bắc. Tiếp tục

khăng định việc kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an

ninh trên địa bàn là vấn đề hết sức cấp thiết, tác giả cung đưa ra ba nhóm giải

pháp mà cấp ủy, chính quyền địa phương cần thực hiện trong thời gian tới.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát huy vai trò của

Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng

1.1.3.1. Các công trình nghiên cứu về gii pháp phát huy vai trò cua Quân

đội tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi

Tác giả Nguyễn Xuân Quảng, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán aộ aiên

phòng tăng cường cho các xa aiên giơi hiện nay [81], đã nghiên cứu đi sâu phân

tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động của đội ngu

cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới; đánh giá thực trạng chất

lượng hoạt động của đội ngu cán bộ Biên phòng tăng cường cho các xã biên giới;

đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngu cán bộ Biên phòng tăng

cường cho các xã biên giới trong tình hình hiện nay.

Tác giả Nguyễn Trường Sơn (2009), Phát huy vai trò aộ đội địa phương

tro ng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất aại chiên lược “diễn aiên ho à

aình” cua địch trên địa aàn Tây Nguyên hiện nay [96], từ những vấn đề lý luận và

thực trạng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà

19

bình” của địch, tác giả đã đề xuất một số giải pháp gồm: Xây dựng bộ đội địa

phương các tỉnh Tây Nguyên vững mạnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình

mới; Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia và bảo đảm tài chính trong hoạt

động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ đội

địa phương trong kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh

trên địa bàn Tây Nguyên.

Tác giả Phạm Thị Thanh Huế (2016), Phát huy vai trò cua Bộ đội Biên

phòng tro ng ao đm quyền co n người, quyền cơ an cua công dân ở khu vực

aiên giơi [63], đã khăng định việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của

công dân sẽ góp phần xây dựng “thế trận lòng dân”, giữ vững an ninh chính trị,

trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực biên giới.

Để thực hiện có hiệu quả công tác này trong thời gian tới, tác giả cung nêu ra bốn

vấn đề cần chú trọng thực hiện có hiệu quả việc phát huy vai trò của các đơn vị

quân đội trong bảo đảm quyền con người, phát huy tinh thần trách nhiệm của

người dân tham gia xây dựng địa phương vững mạnh ở khu vực biên giới.

1.1.3.2. Các công trình nghiên cứu về gii pháp phát huy vai trò cua Quân

đội nhân dân Việt Nam tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Tác giả Đặng Vu Liêm (2002), Nâng cao hiệu qu công tác vận động

quân chúng cua Bộ đội Biên phòng tro ng đấu tranh phòng chống truyền đạo trái

phép ở địa aàn Tây Bắc hiện nay [71], đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu

quả công tác vận động quần chúng của bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt

động truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc. Trong đó tác giả đã

xác định: tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xã hội vững mạnh là một trong

những biện pháp quan trọng để bộ đội Biên phòng đấu tranh chống hoạt động

truyền đạo trái pháp luật ở khu vực biên giới Tây Bắc có hiệu quả.

Tác giả Vu Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tê - quốc

phòng trên aiên giơi phía Bắc [97], đã chỉ ra một số giải pháp sát thực, khả thi

20

nhằm phát huy vai trò của quân đội trong việc xây dựng các khu kinh tế - quốc

phòng các tỉnh biên giới phía Bắc như: giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ

chức và xây dựng; khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, trang bị, vận dụng

sáng tạo cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy, hiệp đồng các cấp và bổ sung hoàn

thiện hệ thống chính sách, các văn bản, pháp luật cho xây dựng các khu kinh tế -

quốc phòng các tỉnh biên giới phía Bắc. Từ đó, đề xuất các kiến nghị cho các

công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu.

Tác giả Phùng Sĩ Tấn (2017), Lực lượng vũ trang Quân khu 2 phát huy

vai trò nòng cốt tro ng thực hiện nhiệm vu quân sự, quốc phòng [98], đã nêu chức

năng, nhiệm vụ, cung như vị trí chiến lược của Quân khu 2 trên địa bàn Tây Bắc;

khái quát kết quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của các đơn vị trên

địa bàn hoạt động của Quân khu; rút ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo, chỉ đạo

xây dựng lực lượng vu trang Quân khu 2, đồng thời xác định nội dung, hình thức,

phương pháp tổ chức nhằm phát huy vai trò của các đơn vị quân đội trong thực

hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phối hợp với các cơ quan, ban ngành

Trung ương, địa phương, lực lượng công an trong tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở trên địa bàn khu vực Tây Bắc.

Tác giả Phạm Huy Tập (2018) (Chủ nhiệm), Nghiên cứu gii pháp nâng cao

hiệu qu vận động đồng aào các dân tộc khu vực aiên giơi Tây Bắc tro ng sự nghiệp

ao vệ chu quyền, an ninh aiên giơi quốc gia tro ng tình hình mơi [99]. Trên cơ sở

nghiên cứu các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan

đến công tác vận động quần chúng và quản lí, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới

quốc gia; đề tài đã đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản như: Nhóm giải pháp về thể chế,

chính sách; nhóm giải pháp về chính trị - tư tưởng; nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội

và nhóm giải pháp về tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả bộ đội biên phòng vận động

đồng bào DTTS khu vực biên giới Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, an ninh

biên giới quốc gia trong tình hình mới. Đây là một trong số ít công trình khoa học

trọng điểm cấp Nhà nước mới nhất có liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án.

NCS đã kế thừa một số dữ liệu và luận điểm khoa học trong quá trình nghiên cứu, và

21

hoàn thiện luận án.

1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho đề tài

luận án tiếp tục giải quyết

1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan

Khi bàn về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội trong

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới các công trình đã

đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể:

Một là, các công trình khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu ở các

khía cạnh khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Các công trình đã phân tích làm rõ quan niệm, cấu trúc của hệ thống chính

trị cơ sở. Đây là vấn đề quan trọng trong nhận thức lý luận và triển khai các hoạt

động thực tiễn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của đất nước cung như trên các

địa bàn cụ thể. Mặc dù, ở mỗi công trình còn có những nhận thức và cách đánh

giá khác nhau, nhưng hầu hết đều thống nhất với nhau về một số tiêu chí trong

việc nhìn nhận các vấn đề này. Trên cơ sở đó, một số công trình đã đi sâu phân

tích làm rõ vai trò hệ thống chính trị cơ sở, thực trạng hệ thống chính trị cơ sở

trên những địa bàn xác định, đề xuất yêu cầu, giải pháp cơ bản xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở vững mạnh trên những địa bàn đó.

Hai là, các công trình đã đề cập đến vai trò của lực lượng quân đội trong

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn

xác định.

Từ chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ trên các địa bàn

của các đơn vị quân đội, một số công trình khoa học đã đưa ra quan niệm quân đội

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phân tích làm rõ nội dung, phương

thức, vai trò quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên một số địa

bàn nhất định, tập trung tham gia vào một số lĩnh vực: xây dựng bộ máy tổ chức

đảng, tổ chức chính quyền, đoàn thể, phát triển kinh tế, xã hội, chăm sóc sức khỏe.

Ba là, một số công trình đã phân tích thực trạng các đơn vị quân đội trong

22

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới, cả những thành

công, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm chủ yếu. Trên cơ sở phân

tích, làm rõ lý luận và thực trạng các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên những địa bàn xác định, ở những góc

độ, hướng tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau, các công trình đã

đề cập đến những yêu cầu, giải pháp cơ bản nhằm thực hiện vai trò quân đội

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Mặc dù các công trình đã ít nhiều đề cập đến những nội dung biện pháp

thực hiện vai trò của quân đội trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,

song đó cung chỉ là biện pháp chung cho các lực lượng vu trang, quân đội trên

phạm vi cả nước, còn với khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thì chưa thật

phù hợp với thực tiễn đất nước hiện nay. Tuy nhiên, những nội dung biện pháp

đó sẽ là những gợi ý, tiền đề, xuất phát điểm quan trọng cho việc nghiên cứu của

tác giả với đề tài luận án của mình.

1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy,

có nhiều công trình khoa học trong nước, ngoài nước nghiên cứu, luận giải ở các

góc độ khác nhau về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và vai trò của quân đội

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới. Tác giả luận án

thấy rằng đây là những tài liệu ban đầu rất quý giá để tác giả kế thừa, bổ sung và

phát triển trong đề tài luận án. Tuy nhiên, liên quan đến đề tài luận án vẫn còn

nhiều vấn đề chưa được bàn đến, hoặc đã bàn đến nhưng chưa thành hệ thống,

không đúng với góc độ nghiên cứu mà đề tài luận án đã đặt ra, cụ thể như sau:

Một là, khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một địa bàn có vị trí

chiến lược cả về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhưng còn

nhiều hạn chế về điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống chính trị

cơ sở ở khu vực này vừa có những nội dung và đặc điểm chung so với các khu

vực khác trong cả nước, vừa có những nét đặc thù cần phải được nghiên cứu và

23

làm rõ. Tuy nhiên, qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, chưa có công

trình khoa học nào đưa ra quan niệm hoàn chỉnh về xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, khái quát đặc trưng chủ yếu về hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Vì vậy, trong đề tài

luận án này, tác giả sẽ tập trung luận giải quan niệm vai trò của QĐND Việt Nam

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc, trên cơ sở đó tập trung làm rõ nội dung vai trò của QĐND Việt Nam

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc, đó là: tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt chức năng quản lý

Nhà nước về quốc phòng, an ninh và xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền,

các đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở; thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu

hộ, cứu nạn; làm tốt công tác bảo đảm quốc phòng, bảo vệ môi trường cho phát

triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Bên cạnh đó, luận án cung luận giải làm rõ mục đích, chủ thể, lực lượng,

cơ chế, phương thức QĐND Việt Nam tham gia xây dựng các tổ chức chính trị,

xã hội và những vấn đề có tính nguyên tắc trong vai trò tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam.

Hai là, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng giữ vai trò nòng cốt

trong nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Nâng cao chất lượng

thực hiện các nhiệm vụ của QĐND Việt Nam nói chung và công tác dân vận của

QĐND Việt Nam nói riêng là một lĩnh vực đã được nhiều tác giả nghiên cứu,

nhất là các nhà khoa học, lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị QĐND Việt

Nam. Tuy nhiên, các đề tài mà tác giả có điều kiện tiếp cận chủ yếu khai thác

dưới góc độ chuyên ngành như: pháp luật, trinh sát, an ninh, cửa khẩu, biên

phòng. Chưa có tác giả nào tiếp cận dưới góc độ Chính trị học một cách có hệ

thống cả lý luận và thực tiễn về vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói riêng.

24

Vì vậy, luận án này nghiên cứu dưới góc độ Chính trị học về vai trò của QĐND

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc một cách có hệ thống cả lý luận và thực tiễn, từ đó nhận

diện được các thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, xác định những vấn đề đặt ra

trong thực hiện vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Ba là, từ phân tích thực trạng, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên

nhân trong vai trò của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, luận án đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản,

đồng bộ, có tính khả thi nhằm phát huy vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam hiện nay.

25

Kết luận chương 1

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

XHCN trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải luôn quan

tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Hệ thống chính trị cơ sở của đất

nước được xây dựng vững mạnh góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh

đạo của Đảng và chế độ XHCN, tạo nền tảng chính trị, xã hội vững chắc để đất nước

phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh.

Do vậy, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh là nhiệm vụ quan

trọng với mọi cấp, mọi ngành, mọi lực lượng. Quân đội nhân dân Việt Nam do

Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, là quân đội của dân, do dân, vì

dân. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở đã trở thành truyền thống, là

chức năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, có

nhiều công trình khoa học ngoài nước và trong nước nghiên cứu, lý giải ở các góc

độ khác nhau về hệ thống chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, quân đội

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; về khu vực biên giới, xây dựng khu vực

biên giới vững mạnh; về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của quân đội tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới nói chung và khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc nói riêng. Đây là những công trình khoa học có giá trị lý

luận, thực tiễn, đáng trân trọng để tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển trong đề tài

luận án.

26

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI N H Â N D Â N

V I Ệ T N A M T R O N G X Â Y D Ự N G HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ

CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC

2.1. Hệ thống chính trị cơ sở và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

2.1.1. Hệ thống chính trị cơ sở: Quan niệm, vai trò của hệ thống chính

trị cơ sở trong hệ thống chính trị ở địa phương và trong hệ thống chính trị

quốc gia

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền được thực

hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống

chính trị.

Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã

hội, bao gồm các đảng phái chính trị, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội

được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá

trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp

với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Hệ thống chính trị xuất hiện cùng với sự thống trị của giai cấp nhà nước

nhằm thực hiện đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền. Do đó, hệ thống

chính trị mang bản chất giai cấp. Trong chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân và

nhân dân lao động là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý

xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa.

Ở Việt Nam, hệ thống chính trị là khái niệm được Hội nghị Trung ương 6

khoá VI của Đảng (3/1989) đưa ra để thay cho khái niệm chuyên chính vô sản đã

được dùng phổ biến trong thời kỳ trước đổi mới và chính thức sử dụng trong Văn

kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991).

Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

27

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng

Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh

Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt

động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội

ngu trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo

đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Hệ thống chính trị ở nước ta được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Việt Nam nhằm xây dựng nền dân chủ XHCN, nền dân chủ của nhân dân, do

nhân dân, vì nhân dân. Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta là Đảng

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Vai trò lãnh đạo của Đảng gắn

chặt với việc phát huy vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước và nâng cao năng

lực làm chủ của các tổ chức chính trị - xã hội. Mối quan hệ giữa Đảng với dân thể

hiện tập trung ở vai trò của Nhà nước, vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội

trong hệ thống chính trị.

Xét theo cấu trúc ngang, hệ thống chính trị gồm có Đảng Cộng sản Việt

Nam, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể

nhân dân là: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt

Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến

binh Việt Nam.

Xét theo cấu trúc d c, hệ thống chính trị nước ta được tổ chức theo 4 cấp

tương đương với phân cấp hành chính - lãnh thổ hiện nay: Trung ương, tỉnh (thành

phố trực thuộc Trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), xã

(phường, thị trấn). Theo đó, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị là một hệ thống

dọc từ Trung ương xuống cơ sở, song căn cứ vào chức năng và tính chất hoạt động

của từng tổ chức để xác định mô hình tổ chức riêng cho phù hợp.

Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, hệ thống chính trị được xây

dựng trên nền tảng kinh tế thị trường, định hướng XHCN, được tổ chức và vận

hành theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân dưới sự lãnh

28

đạo của Đảng. Hiến pháp năm 2013 đã khăng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân

dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngu

trí thức” [88].

Điều 110, Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy

định: “Các đơn vị hành chính của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được phân

định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia

thành huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh; Thành phố trực thuộc trung

ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện

chia thành xã, thị trấn; Thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã;

quận chia thành phường” [88, tr.58].

Theo đó, trong bộ máy hành chính 4 cấp thì xã, phường, thị trấn (gọi chung

là cấp xã) được coi là đơn vị hành chính cấp cơ sở, ở trên một khu vực lãnh thổ

nhất định với một cộng đồng dân cư sinh sống cố định liên kết với nhau trong

sinh hoạt vật chất, đời sống tinh thần và một hệ thống chính trị ổn định theo quy

định của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm: Hệ thống chính trị cơ sở là

chỉnh thể các tổ chức aao gồm tổ chức đng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và

các tổ chức chính trị xa hội ở cấp xa, ho ạt động theo một cơ chê nhất định, phu

hợp vơi Hiên pháp, pháp luật nươc Cộng hòa xa hội chu nghĩa Việt Nam; thực

hiện chu trương, đường lối cua Đng, chính sách, pháp luật cua Nhà nươc; ao

đm và thực hiện quyền làm chu cua nhân dân, xây dựng địa phương giàu, mạnh,

dân chu, công aằng, văn minh.

Hệ thống chính trị cơ sở aao gồm các aộ phận cấu thành sau:

- Tổ chức đảng ở cơ sở (đảng bộ, chi bộ).

- Chính quyền cơ sở (HĐND, ủy ban nhân dân và các ban, văn phòng là

bộ máy giúp việc cho HĐND và ủy ban nhân dân).

- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp

29

Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên

đoàn lao động Việt Nam).

Ngoài ra còn có các tổ chức tự quản của nhân dân cấp dưới chính quyền xã

(phường, thị trấn) như ở các thôn, làng (khu phố, bản, xóm…) ... do nhân dân bầu

ra trưởng thôn, trưởng bản, trưởng khu phố là người đại diện cho dân, đại diện

cho chính quyền cơ sở để thực hiện nhiệm vụ hành chính tại địa bàn.

Vị trí, vai trò cua hệ thống chính trị cơ sở được thể hiện cu thể như sau:

Thứ nhất, lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chủ

trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở.

Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo

toàn diện các mặt công tác ở cơ sở. Chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện mọi

đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các mục

tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh; thực hiện việc quản lý hành

chính Nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao.

Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính

trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Thứ ba, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia tích cực vào việc quản lý xã

hội ở địa phương. Chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội góp

phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, vào trình độ

quản lý xã hội nói chung của toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở

Các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở tham gia quản lý xã hội bằng cách: xây

dựng tốt nội bộ tổ chức mình, làm cho tổ chức đó hoạt động đúng hướng, có hiệu

quả; bồi dưỡng, lựa chọn, giới thiệu các đại biểu ưu tú của mình tham gia vào bộ

máy của Đảng, chính quyền; kiểm tra, giám sát, chất vấn, kiến nghị, đóng góp ý

kiến vào các phương án và hoạt động cụ thể của các cơ quan lãnh đạo và quản lý

ở cơ sở.

Thứ tư, cơ sở là nơi trực tiếp tập hợp, quy tụ và giải quyết tâm tư, nguyện

30

vọng của nhân dân, nơi xuất phát điểm của mọi đường lối, chủ trương của Đảng

và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Xét về mặt lãnh đạo và quản lý thì cơ sở là cấp thấp nhất trong hệ thống cấp

độ, tầng bậc hành chính. Cơ sở là địa bàn hoạt động trực tiếp để triển khai đường

lối, Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Mọi chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chỉ có sức sống thực sự

khi xuất phát từ cơ sở, từ dân.

Chức năng, nhiệm vu cua tổ chức cơ sở đng tro ng hệ thống chính trị cơ sở.

1. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước ở cơ sở; đề ra chủ trương nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và

lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

2. Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng

và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng

sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn ky luật và tăng cường

sự đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, ren luyện, quản lý

cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ

kiến thức, năng lực công tác cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở; làm công tác phát

triển đảng viên.

3. Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, quốc

phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp

hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

4. Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và

bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và

thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của

Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám

sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng” [50, tr.39 - 40].

Chức năng, nhiệm vu cua hệ thống chính quyền cơ sở (HĐND, UBND).

31

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở cơ sở, đại diện cho ý

chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra,

chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Căn cứ

vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết

về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở;

về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, chăm lo phát

triển giáo dục, y tế, xã hội và đời sống, văn hoá, xây dựng chính quyền địa

phương; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa

phương; làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước; giám sát đối với việc

thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan

nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vu trang nhân dân và của công

dân ở địa phương.

Hội đồng nhân dân phường có chức năng, nhiệm vụ như HĐND xã, thị

trấn, ngoài ra còn có chức năng, nhiệm vụ quyết định biện pháp thực hiện

thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện

nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự xây

dựng trên địa bàn phường. Quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh

đô thị; biện pháp phòng, chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường,

trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý. Quyết định biện

pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn phường.

Ủy aan nhân dân do HĐND cung cấp aâu, là cơ quan chấp hành cua

HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước

HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. UBND tổ chức việc thi hành

Hiến pháp, luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND cùng cấp

và thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn do pháp luật qui định, UBND xã, thị trấn ra quyết định và tổ chức

thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. UBND cấp xã thực hiện chức

năng quản lý nhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực chính trị, tổ chức và quản

32

lý kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ - môi trường, thể dục, thể

thao, báo chí, phát thanh, truyền hình; thực hiện chính sách xã hội, củng cố quốc

phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở

địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành

chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Ủy ban nhân dân phường thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của UBND xã,

thị trấn, ngoài ra còn tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND phường về bảo

đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch, quản lý

đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ

chức, cá nhân trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật. Quản lý và bảo vệ

cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp; ngăn chặn, xử lý các

hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biên

bản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không phép, trái phép

và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chức năng, nhiệm vu cua Ủy aan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đo àn

thể nhân dân tro ng hệ thống chính trị cơ sở

Ủy aan Mặt trận Tổ quốc xa, phường, thị trấn là tổ chức tập hợp khối

đại đoàn kết toàn dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân

dân, thống nhất hành động của các tổ chức thành viên, tham gia với chính

quyền trong việc quản lý Nhà nước; chăm lo bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính

đáng của các tầng lớp nhân dân. Điều 2 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy

định nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam là: Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân.

Tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện đường

lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và

pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán bộ

công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến

33

nghị với Đảng, Nhà nước. Tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân

dân. Cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân

dân. Từ nhiệm vụ chung của MTTQ và căn cứ vào Quy chế thực hiện dân chủ

ở cơ sở, các quy định hướng dẫn của cấp trên, ủy ban MTTQ xã, phường, thị

trấn đề ra nhiệm vụ cụ thể của cấp mình trong mỗi nhiệm kỳ đại hội và từng

năm một cách phù hợp và có tính khả thi [89].

Các đo àn thể nhân dân bao gồm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến

binh Việt Nam, Công đoàn cơ sở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Các tổ

chức này đều có chức năng, nhiệm vụ chăm lo và bảo vệ lợi ích thiết thực và

chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Giáo dục và nâng cao trình độ

mọi mặt cho đoàn viên, hội viên và nhân dân. Tổ chức động viên nhân dân tham

gia xây dựng các chính sách, pháp luật, tham gia quản lý Nhà nước, xây dựng

chính quyền và giám sát hoạt động của chính quyền. Tuy nhiên, mỗi tổ chức có

tôn chỉ, mục đích và điều lệ riêng, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và

pháp luật. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức đã được xác định rõ

trong các luật, pháp lệnh của Nhà nước và điều lệ của các tổ chức đó. Vì vậy,

cần căn cứ vào các đạo luật và điều lệ của từng tổ chức để thực hiện tốt chức

năng, nhiệm vụ của mỗi đoàn thể nhân dân.

2.1.2. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc

2.1.2.1. Tình hình khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Biên giới quốc gia: “là ranh giới (đường thăng và mặt thăng đứng) xác

định phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với vùng đất, vùng lòng đất phía

dưới; vùng biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khoảng không tiếp liền vùng

đất và vùng biển đó” [84]; Khu vực biên giới: “Khu vực biên giới trên đất liền

gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới

quốc gia trên đất liền” [84]. Như vậy có thể hiểu, khu vực biên giới trên địa bàn

34

Tây Bắc bao gồm các xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng

với biên giới quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, thuộc 4 tỉnh Lào

Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La [Phụ lục 10]

- Về tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ lâu đời với

những điểm tương đồng về văn hóa, thể chế chính trị... Từ khi thiết lập quan hệ

ngoại giao ngày 18/01/1950 đến nay, quan hệ hai nước đã trải qua những giai đoạn

thăng trầm khác nhau; năm 1991, hai nước đã bình thường hóa quan hệ. Thực hiện

4 nguyên tắc bình thường hóa về mặt nhà nước (tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau, bình đăng, cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình) và 4 nguyên tắc bình

thường hóa về mặt đảng (độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đăng, tôn trọng lẫn nhau,

không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau). Việt Nam và Trung Quốc đã giải

quyết được hai vấn đề biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại (Năm 1999 ký Hiệp ước

về biên giới đất liền; năm 2000 ký Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định

hợp tác nghề cá; ngày 31/12/2008, hai bên ký Tuyên bố chung về việc hoàn thành

công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền...). Những năm qua, Trung Quốc

là đối tác hợp tác lớn nhất, đồng thời là nước tạo cho Việt Nam nhiều thách thức

nhất trên mọi lĩnh vực:

Về quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam là nước có cơ hội lớn bởi:

Trung Quốc là thị trường lớn, giao thông thuận lợi, vị trí liền kề, giao thông bộ,

hàng hải kết nối với nhau, mạng lưới kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Hàng hoá có nguồn gốc Trung Quốc thường có giá cả thấp, cơ bản phù hợp với

nhu cầu của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cung phải đối phó với

nhiều thách thức từ Trung Quốc, đó là: cạnh tranh kinh tế rất quyết liệt; có thể

tác động tiêu cực tới quan hệ kinh tế của Việt Nam với các đối tác khác; du nhập

công nghệ, mô hình quản lý lạc hậu; Trung Quốc sẽ tận thu nguyên, nhiên liệu

thô; có thể gây các hậu quả xấu về môi trường... Việt Nam đang phải chịu nhập

35

siêu của Trung Quốc, hàng giả, hàng kém chất lượng giá rẻ, đánh vào thị hiếu

người tiêu dùng Việt Nam tràn ngập thị trường, thúc đẩy dân biên giới đi buôn

lậu, hoặc tiếp tay cho buôn lậu, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, xã

hội, cung như an ninh trật tự xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, địa hình đồi núi hiểm trở,

đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu và các đường tiểu mạch dọc vùng biên.

Hiện nay, Trung Quốc vẫn có các hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của

ta như: Xây ke nắn dòng chảy, xâm canh, xâm nhập quan sát... tăng cường lực

lượng, phương tiện, trang bị, vu khí, kiểm soát chặt chẽ dọc biên giới; thắt chặt

các chính sách về biên mậu. Đồng thời, thường xuyên củng cố hầm hào công sự,

dựng cột bê tông, bố trí thêm đài quan sát tại các khu vực đối diện các tỉnh khu

vực biên giới. Thông qua hoạt động giao lưu quan hệ hai bên biên giới như: du

lịch, thăm thân để tiến hành các hoạt động thu thập tin tức, cài cắm, móc nối, xây

dựng cơ sở ngầm nắm tình hình Việt Nam.

- Về tình hình biên giới Việt Nam - Lào

Địa hình biên giới Việt - Lào trên địa bàn Tây Bắc tương đối đa dạng, phức

tạp, núi cao, rừng rậm, thung lung xen kẽ và chia cắt bởi nhiều sông, suối, so với

mặt nước biển nơi thấp nhất vào khoảng 250m, cao nhất vào khoảng 2.200m;

khu vực các cửa khẩu có độ cao trung bình 500m, có nơi cao trên 1.000m. Khu

vực biên giới Việt - Lào các tỉnh Tây Bắc có 3 tôn giáo chính là Thiên Chúa

giáo, Phật giáo và Tin lành với khoảng 2.000 tín đồ. Hầu hết hoạt động của các

tôn giáo đều chấp hành tốt pháp luật và sự giám sát, quản lý của chính quyền địa

phương, tuy nhiên trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, các tổ chức phản động

tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, lôi kéo người Mông Việt Nam vượt biên sang

sang Lào tham gia hoạt động phỉ. Bên cạnh đó các hoạt động vi phạm an ninh phi

truyền thống như gây mất trật tự trị an, xâm canh, xâm cư, buôn lậu (gỗ, thuốc lá,

rượu, bia) và các loại tội phạm khác (buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em qua biên

giới...) ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào có xu hướng gia tăng.

36

Nhiệm vụ phòng thủ của Lào và Việt Nam hiện nay là phòng thủ theo chiều

sâu, hợp tác phòng thủ biên giới theo chiều sâu phải được tính toán sâu sắc, toàn

diện, lồng ghép vào các chương trình quốc gia của hai nước về phát triển kinh tế,

xã hội, các chương trình an sinh - xã hội, gắn chặt với mục tiêu xây dựng biên

giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.

- Về điều kiện tự nhiên khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Khu vực biên giới của 4 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai gồm

95 xã, phường, thị trấn thuộc 19 huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, với 1.244 thôn,

bản biên giới [Phụ lục 10]; phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) có

đường biên giới dài 515.305km, phía Tây giáp với tỉnh Luông Pha Băng, Phong

Sa Lỳ và Hủa Phăn (Lào) có đường biên giới dài 610 km.

Địa hình khu vực biên giới của 4 Tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào

Cai phần lớn là rừng, núi cao hiểm trở (chiếm trên 75% diện tích), có nhiều khối

núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn

cao đến 1.500m, dài tới 180 km, rộng 30km, với một số đỉnh núi cao trên

3.000m. Vùng Tây Bắc có hai con sông lớn, đó là sông Đà và sông Thao (tức

sông Hồng). Thượng nguồn của sông Mã cung ở trên vùng đất Tây Bắc.

Khí hậu, thời tiết khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc rất khắc nghiệt. Do

ảnh hưởng của địa hình rừng núi, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa

khô. Mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10) thường có mưa to, kéo theo lu lụt, đường sá

sạt lở, giao thông chia cắt và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), dẫn tới

tình trạng thiếu nước ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc vào mùa đông, thời tiết rất giá lạnh, có nơi băng tuyết (như ở Sa

Pa), sương mù dày đặc... ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống của cán bộ, chiến sĩ đóng

quân trên địa bàn và nhân dân.

- Về dân cư, chính trị, văn hóa, xã hội và tôn giáo khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc

Quy mô dân số không đồng đều, hiện nay theo thống kê dân số ở khu vực

37

biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có 78.124 hộ và 370.086 khẩu [Phụ lục 11],

nhưng phân bố dân cư giữa các xã, phường ở thành phố, ở gần cửa khẩu quốc tế,

cửa khẩu quốc gia và các xã, thị trấn ở gần trung tâm với các xã ở vùng sâu, vùng xa

có sự chênh lệch lớn.

Hiện nay, ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nước ta có khoảng 23

dân tộc, trong đó: Dân tộc Mông 20.569 hộ, 120.832 khẩu (32,3%); dân tộc Kinh

16.301 hộ, 57.665 khẩu (15,4%); dân tộc Thái 14.995 hộ, 67.240 khẩu (17,9%);

dân tộc Dao 7.090 hộ, 36.921 khẩu (9,9%), một số dân tộc khác [Phụ lục 11]. Có

các tôn giáo khác nhau, song chủ yếu là hai tôn giáo chính có nhiều tín đồ, đó là:

Đạo Thiên chúa giáo (1.599 tín đồ), Đạo Tin lành (31.930 tín đồ) [Phụ lục 15].

Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là địa bàn căn cứ cách mạng và an

toàn khu của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong

suốt chiều dài lịch sử, nhân dân các dân tộc Tây Bắc luôn đoàn kết, gắn bó với

nhau đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mỗi dân tộc trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc đều có

truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên những nét đẹp

văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc, tiêu biểu như: Tết của người Mông, Tết

nhảy của người Dao, Lễ hội Kim Pang Then của người Thái trắng, Lễ hội Lồng

tồng của người Tày.

Xuất phát từ đặc điểm dân cư vùng Tây Bắc, nên hầu hết các tộc người ở

đây đều có mối quan hệ đồng tộc với người dân giáp bên kia biên giới. Do quá

trình tộc người, trong đó có tập quán di cư tự do, hôn nhân đồng tộc và quan hệ

gia đình, dòng họ, nên đã tạo thành mạng lưới quan hệ rất đa dạng tại vùng này.

Ở người Hà Nhì thuộc thôn Lao Chải 1 (xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai),

có nhiều hộ gia đình có họ hàng tại Trung Quốc chỉ cách nhau 2 đến 3 đời. Quan

hệ dân tộc, dòng họ xuyên biên giới đã tạo điều kiện cho hôn nhân xuyên biên

giới phát triển, ngược lại, hôn nhân xuyên biên giới là một trong những yếu tố

thiết lập, duy trì quan hệ gia đình, dòng họ, đồng tộc giữa người dân các dân tộc

ở hai bên đường biên.

38

Trình độ dân trí trên địa bàn thấp, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng

biên giới. Quy mô và mạng lưới các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chất

lượng và hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo còn thấp. Mạng lưới y tế còn mỏng cả về

nhân lực và hệ thống; trình độ đội ngu y, bác sỹ, y tá, trang, thiết bị còn yếu và thiếu.

- Về kinh tế khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Khu vực biên giới Tây Bắc đều là vùng cao, nên trong lịch sử, canh tác

nương rẫy là phương thức chủ yếu trong hoạt động trồng trọt của các tộc người

nơi đây. Đặc điểm của canh tác nương rẫy là du canh và du canh thường dẫn đến

du cư. Mặt khác, năng suất của canh tác nương rẫy thấp, phụ thuộc vào độ phì

nhiêu của đất và thời tiết mỗi năm. Đời sống người dân bấp bênh, trung bình 2

hoặc 3 năm được mùa, lại bị một năm mất mùa. Trước sức ép về dân số và để

bảo đảm an ninh lương thực, một số người dân vùng biên phải du canh qua biên

giới, chủ yếu là các tộc người của Việt Nam du canh sang Lào. Việc làm thuê

xuyên biên giới diễn ra khá phổ biến tại vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc,

nhất là ở các xã khu vực biên giới tỉnh Lào Cai. Làm thuê trong nông nghiệp

thường theo mùa vụ, với các công việc như: khai phá ruộng bậc thang, trồng

chuối, dứa, hoặc chăm sóc, thu hoạch cây trồng... Kinh doanh xuyên biên giới

cung xuất hiện cả trong sản xuất nông nghiệp và hoạt động thương nghiệp.

Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc có thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp với

nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả và các loài cây dược liệu có giá trị; diện

tích đất rộng, có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm chất

lượng cao. Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc sở hữu tiềm năng về thủy điện

lớn nhất cả nước, chiếm 70% tiềm năng thủy điện toàn quốc (thủy điện Sơn La,

Huổi Quảng), nhiều địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú với

trữ lượng lớn như: quặng apatits, vàng, đồng, sắt, đất hiếm, thiếc (nhà máy luyện

đồng Tằng Loỏng, sắt Quý Sa - Lào Cai, xi măng Yên Bình -Yên Bái). Vì vậy, có

điều kiện phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho

chuyển đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội.

39

- Về quốc phòng, an ninh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Tiềm lực quốc phòng ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc từng bước được

đầu tư xây dựng; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; kết

hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân và thế

trận biên phòng toàn dân trên địa bàn. Tuy nhiên, tiềm lực đó chưa thật vững

chắc, công tác giáo dục, tuyên truyền cho đồng bào về nhiệm vụ quốc phòng, an

ninh có lúc, có nơi chưa được quan tâm đúng mức. Các hoạt động xâm phạm

biên giới như xâm canh, xâm cư, chăn thả gia súc, khai thác trái phép tài nguyên

trên hai tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Trung Quốc diễn biến

phức tạp, có tác động tiêu cực đến tình hình an ninh, trật tự. Hoạt động của các

loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm vận chuyển ma túy, buôn bán phụ nữ, trẻ em

qua biên giới, buôn lậu có tổ chức qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt

Nam - Lào vẫn tiếp tục gia tăng.

Lợi dụng những khó khăn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân

dân các dân tộc ở khu vực rừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Hmông,

các thế lực thù địch tăng cường các hoạt động tuyên truyền trái phép, tổ chức ra

các tà đạo trái phép như: “Đạo Vàng Chứ”, tổ chức đạo trái phép của Dương Văn

Mình; đi kem với nó là vấn nạn di cư tự do làm cho tình hình an ninh chính trị,

trật tự an toàn xã hội trong địa bàn diễn biến phức tạp.

Lợi dụng vấn đề lịch sử để lại để kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ly

khai, tự trị nhằm thành lập “Nhà nước Mông”. Tuyên truyền, xuyên tạc vu cáo ta

vi phạm “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”. Xây dựng lực lượng phản

động trong người Hmông, các tổ chức tà đạo tôn giáo trái phép, phát triển địa bàn

hoạt động đạo Tin Lành. Thông qua các hoạt động của tổ chức phi chính phủ

(NGO), tổ chức UNHCR để tăng cường sự hiện diện của chúng ở các tỉnh khu

vực biên giới Tây Bắc. Thu thập tình hình, móc nối, xây dựng cơ sở, gây chia rẽ,

hận thù giữa các dân tộc. Tuyên truyền lôi kéo, kết hợp dùng vật chất mua chuộc,

phát triển tín đồ nhằm “ Tin Lành hóa” vùng đồng bào dân tộc HMông.

40

- Hoạt động truyền đạo trái pháp luật, tuyên truyền lập “Vương quốc Mông”

Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là nơi sinh sống phần lớn của đồng

bào dân tộc Mông, chiếm khoảng trên 80% số người Mông trong toàn quốc.

Những năm qua, các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng nhân tố

khách quan, chủ quan và những yếu kém, khó khăn hiện tại, đẩy mạnh hoạt động

tuyên truyền, tác động công khai vào vùng DTTS ở Tây Bắc; trong đó, tập trung

tác động đối với đồng bào người Mông nhằm thực hiện tư tưởng ly khai, tự trị.

Để tập hợp lực lượng, chúng tăng cường vận động đồng bào di cư, vượt biên

sang Lào tham gia hoạt động phỉ; trực tiếp móc nối, lôi kéo, đe dọa cán bộ cốt

cán ở cơ sở, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS; cấu kết với các đối

tượng người Mông ở nước ngoài sử dụng phương tiện thông tin, đài phát thanh ở

nước ngoài, mạng internet, tiếng Mông La tinh... tuyên truyền xuyên tạc chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tung tin thất

thiệt kích động, lôi kéo, dụ dỗ đồng bào theo đạo, di cư tự do, kêu gọi tài trợ,

giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, vận động thanh niên người Mông vượt biên sang

Lào, Trung Quốc, Myanma tham gia huấn luyện quân sự, truyền bá tư tưởng, chờ

thời cơ nổi dậy.

Tình hình khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vừa là điều kiện thuận lợi

vừa thể hiện những khó khăn thách thức gay gắt đã và đang đặt ra đối với công

tác lãnh đạo, chỉ đạo mang tính chiến lược trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của

đời sống xã hội. Trong đó, công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một nội dung hết sức quan trọng.

2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức và ho ạt động cua hệ thống chính trị cơ sở khu

vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Từ quan niệm chung hệ thống chính trị, hệ thống chính trị cơ sở và tình

hình khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, có thể quan niệm: Hệ thống chính

trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc là hệ thống chính trị cua các xa

co đường aiên giơi trên đất liền tiêp giáp Trung Quốc, Lào , thuộc 4 tỉnh Lào Cai,

41

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, aao gồm các tổ chức đng, tổ chức chính quyền, tổ

chức chính trị, xa hội, đo àn thể nhân dân ở cấp xa co mối quan hệ chặt chẽ, được

tổ chức và vận hành theo nguyên tắc, cơ chê Đng lanh đạo , Nhà nươc qun lý,

phát huy vai trò quân chúng nhân dân trong tổ chức chu trương, đường lối cua

Đng, chính sách, pháp luật cua Nhà nươc, thực hiện nhiệm vu xây dựng, phát

triển kinh tê, xa hội, văn hoa, quốc phòng, an ninh, gop phân ao vệ vững chắc

Tổ quốc và an ninh aiên giơi Quốc gia.

Như vậy, hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các tổ chức, các thiết chế chính trị hợp

pháp được pháp luật thừa nhận, được tổ chức ở cấp xã gồm tổ chức cơ sở đảng

(đảng bộ hoặc chi bộ), chính quyền cơ sở (gồm HĐND, UBND cấp xã), MTTQ

và các đoàn thể nhân dân cấp xã (Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt

Nam, Công đoàn cơ sở).

Sự vận hành của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ.

Đảng bộ, chi bộ cơ sở xã, phường, thị trấn lãnh đạo toàn diện đời sống kinh tế,

chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội ở địa phương. Chính quyền các

xã, phường, thị trấn khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là tổ chức quan

trọng thực thi quyền lực chính trị, quyền lực Nhà nước ở cơ sở, làm chức năng

công quyền của nhân dân. Các đoàn thể nhân dân là một chủ thể trong hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hoạt động dưới sự

lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ tuân theo pháp luật của Nhà nước nhưng mang

tính tự chủ, tự quyết.

Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc mạnh hay yếu đều có ảnh hưởng đến các tổ chức khác và hoạt động của

toàn bộ hệ thống chính trị. Vì vậy, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc hoạt động hiệu lực, hiệu quả thực chất là xây dựng

42

cả hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.

Hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc có các đặc điểm:

Một là, tổ chức đảng, chính quyền, ban công tác mặt trận và các đoàn thể

chính trị xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay chất lượng

không đồng đều, quy mô tổ chức chưa thống nhất.

Trình độ dân trí thấp, nhận thức của nhân dân về đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các chủ trương phát triển kinh

tế, xã hội của cấp ủy, chính quyền địa phương; âm mưu, thủ đoạn của các thế lực

phản động còn nhiều hạn chế. Hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc tuy đã được các cấp, các ban, ngành, đoàn thể Trung ương, địa

phương quan tâm củng cố, kiện toàn, cơ cấu tổ chức bộ máy được điều chỉnh phù

hợp; công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ

chức thường xuyên được kiện toàn. Chính quyền các cấp đã phát huy được vai

trò, trách nhiệm trong quản lý, điều hành xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng

đội ngu cán bộ, đảng viên thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. MTTQ và

các tổ chức chính trị, xã hội được chăm lo kiện toàn, đã cùng toàn dân phát huy

sức mạnh tổng hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Tuy nhiên, một số tổ chức đảng, chính quyền cơ sở chưa thật sự vững

mạnh, chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo, tổ chức thực hiện các đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động còn rập khuôn

máy móc chưa sát với tình hình, đặc điểm riêng về điều kiện lịch sử, kinh tế, văn

hóa, xã hội, dân tộc. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền,

đoàn thể cấp cơ sở còn hạn chế, cá biệt có những cơ sở, bộ máy chính quyền,

đoàn thể không thực thi được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình,

để xảy ra tình trạng quản lý lỏng lẻo, hình thức, có địa bàn khi gặp tình huống

chính trị phức tạp thì lúng túng, nhận định, đánh giá mang tính chủ quan, đơn

giản, xử lý không kịp thời, thiếu kiên quyết.

Nhiều xã chưa có đảng ủy, các tổ chức đoàn thể còn thiếu, nhiều thôn (bản)

43

chưa có đảng viên. Đội ngu cán bộ cốt cán có trình độ thấp, ít được quan tâm bồi

dưỡng nên năng lực quản lý, điều hành hoạt động còn hạn chế. Một số cán bộ

trong quá trình quản lý, điều hành còn mắc sai lầm, thiếu sót đã làm cho nhân dân

thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền.

Mặt khác, lực lượng phản động vẫn hằng ngày, hằng giờ đang tìm cách

phá hoại, chia rẽ, lôi kéo, kích động đồng bào vượt biên, dụ dỗ, mua chuộc, thậm

chí đe dọa, gây áp lực, làm vô hiệu hóa một số tổ chức và cán bộ trong hệ thống

chính trị ở cơ sở. Nhiều vấn đề dân tộc, tôn giáo, xã hội phức tạp; nhiều phong tục,

tập quán lạc hậu còn tồn tại; các phong trào hoạt động cách mạng tại các xã chưa

phát triển mạnh, chất lượng, hiệu quả thấp. Đó vừa là biểu hiện về chất lượng thấp,

không đồng đều, vừa là nguyên nhân làm cho chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn thấp.

Chất lượng thấp và không đồng đều của các tổ chức đảng, chính quyền, ban

công tác mặt trận và các đoàn thể chính trị xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc là một khó khăn lớn đối với các lực lượng tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở ở địa bàn này. Vì thế, việc xác định nội dung cụ thể và tìm ra

phương thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở một cách thống nhất, phù

hợp với tất cả các địa bàn là rất khó khăn. Do đó, ngoài những vấn đề chung có

tính nguyên tắc, các đơn vị khác nhau, ở từng địa bàn khác nhau cần phải xác định

rõ nội dung, phương thức riêng để tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở cho

sát với thực tiễn của từng địa bàn.

Hai là, hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

hoạt động trong điều kiện địa - chính trị có tính chiến lược, nhưng cung rất khó

khăn, phức tạp, địa bàn rộng, sự phân bố dân cư không đồng đều.

Địa bàn các xã, thị trấn ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc rất rộng,

diện tích bình quân một xã gấp 2 - 3 lần các xã ở các tỉnh miền xuôi, chủ yếu là

núi cao, rừng rậm, hiểm trở, nhiều sông, suối, thác, ghềnh, đường sá nhỏ hẹp,

giao thông đi lại khó khăn, nhiều nơi chưa có đường dân sinh, vận chuyển chủ

44

yếu theo đường mòn do người gùi, ngựa thồ. Khí hậu thời tiết khắc nghiệt,

mùa mưa thường xảy ra lu ống, lu quét, sạt lở đất gây tắc nghẽn giao thông, cô

lập một số địa bàn trong thời gian dài (khu vực biên giới các tỉnh Lào Cai, Sơn

La) ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân và hoạt động của hệ thống chính

trị cơ sở. Đồng thời, đây cung chính là trở ngại lớn cho cấp ủy, chính quyền

địa phương, các ban, ngành, lực lượng và các đơn vị quân đội trên địa bàn

trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở.

Đồng bào DTTS ở khu vực biên giới Tây Bắc sinh sống phân tán, rải rác

trên các sườn núi cao, có nhiều bản cư trú sát biên giới Trung Quốc, Lào, thôn

bản gần đường biên giới nhất từ 0,2 km, thôn bản xa đường biên giới nhất là 30

km [Phụ lục 9]. Sự đa dạng về thành phần dân tộc ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc là điều kiện để các loại đối tượng lợi dụng, kích động, gây chia rẽ

giữa các dân tộc, tôn giáo. Mỗi dân tộc lại có phong tục, tập quán riêng của dân

tộc mình sẽ tạo ra những khó khăn nhất định cho công tác nắm tình hình địa bàn.

Nhưng đó cung là điều kiện thuận lợi để đồng bào các dân tộc nắm, hiểu, tôn

trọng phong tục, tập quán của nhau, là cơ sở, tiền đề để xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân, phát huy vai trò của đồng bào DTTS ở khu vực biên giới trong sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hoá, xã hội ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở văn hoá, giáo dục, y tế kém phát triển, tỉ

lệ mù chữ cao. Đây là một trong những điều kiện để các loại đối tượng tiến hành

các hoạt động như: Truyền đạo trái pháp luật, lôi kéo đồng bào di, dịch cư tự do,

gây rối an ninh trật tự, “xưng vua”, “đón vua”, tạo ra các điểm nóng trên địa bàn

Tây Bắc, phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Ba là, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc chịu sự ảnh hưởng mạnh của bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán

của đồng bào các dân tộc thiểu số.

45

Đồng bào DTTS ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thường cư trú ở

vùng núi cao, vùng sâu, là nơi môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, xa trung tâm

văn hóa. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho đồng bào không được

tiếp cận kịp thời các thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước, của bộ máy chính quyền cơ sở, bên cạnh đó, đời sống

của đồng bào bấp bênh, tình trạng thất học, thiếu lương thực thường xuyên. Vì

thế, nhân dân rất dễ tin vào các thế lực thần thánh, họ luôn trông chờ vào sự giúp

đỡ, che chở của các thế lực “siêu nhân”. Trong quan hệ xã hội, họ chỉ quan tâm

đến những vấn đề thiết thực, trước mắt đối với cuộc sống hàng ngày, không quan

tâm nhiều đến các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương. Đây là

một trong những nguyên nhân dẫn đến ý thức tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở của nhân dân thấp, dễ bị các thế lực phản động mua chuộc, lôi kéo.

Các dân tộc thiểu số khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn tồn tại một

hệ thống già làng, trưởng bản. Đây là, những người có uy tín, đóng vai trò khá

quan trọng trong việc quản lý các làng, bản, nhất là những lúc khó khăn về sản

xuất và giải quyết mâu thuẫn giữa các dòng họ, các thành viên trong làng, bản rất

chờ mong ý kiến của các già làng, trưởng bản tham dự vào việc phân xử, giải

quyết tranh chấp, kiện tụng, dàn xếp hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ nhân

dân. Trong từng bản, làng cuộc sống người dân vẫn cơ bản diễn ra theo luật tục,

tập tục cổ truyền, mà vai trò của già làng, chủ làng có ảnh hưởng chi phối rất lớn

đến hoạt động của chính quyền cơ sở. Ở một số xã vùng sâu, vùng xa, các thiết

chế xã hội cổ truyền vẫn tiếp tục tồn tại và được sử dụng vào việc điều hành hoạt

động của xã hội. Một bộ phận các bản, làng ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc hiện nay vẫn còn mang tính nửa tự quản.

Ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc quan hệ dân tộc, dòng họ xuyên

biên giới đã tạo điều kiện cho hôn nhân xuyên biên giới phát triển, và ngược lại,

hôn nhân xuyên biên giới là một trong những yếu tố thiết lập, duy trì quan hệ gia

đình, dòng họ, đồng tộc giữa người dân các dân tộc ở hai bên đường biên. Với

46

người dân tộc Mông, kết hôn qua biên giới chủ yếu trong nội tộc người và hầu

như không đăng ký với chính quyền sở tại. Đây là điều kiện để dân tộc Mông có

sự giao lưu quốc tế, mở mang sự hiểu biết về cuộc sống văn minh hiện đại.

Tuy nhiên, đây cung là điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá

cách mạng nước ta, chúng mượn cớ “thăm viếng” để công khai qua lại, ra vào

tuyên truyền, kích động, móc nối, xây dựng lực lượng gây phức tạp về an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Cung giống như các dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, tín ngưỡng thờ

cúng tổ tiên là tín ngưỡng chủ đạo của các DTTS khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc. Đó là yếu tố cốt lõi tạo lập nên bản sắc văn hoá dân tộc nơi đây. Nói cách

khác, trên cơ sở của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà nhiều nét văn hoá vật chất, tinh

thần và ứng xử tốt đẹp được hình thành, phát triển. Đây là đặc điểm rất cần được

chú ý trong xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng các quan hệ chính trị - xã hội tốt

đẹp ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

2.1.2.3. Muc đích, chu thể và nội dung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

xét về bản chất là hoạt động chính trị, hoạt động xây dựng Đảng, chính quyền

nhà nước ở cơ sở nhằm mục đích duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trên

địa bàn. Vì vậy, đây là một nội dung thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi

sự tham gia, phát huy trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi cấp, mọi ngành, mọi đối

tượng, dưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức đảng, sự điều hành của chính

quyền các cấp. Từ những luận giải trên luận án quan niệm: Xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc là ho ạt động tự giác cua

cấp uy, chính quyền, các tổ chức đo àn thể chính trị, xa hội, các lực lượng và

nhân dân ở các xã thuộc 4 tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La co đường

aiên giơi tiêp giáp vơi Trung Quốc, Lào , thông qua các nội dung, hình thức, aiện

pháp phu hợp nhằm phát huy vai trò lanh đạo cua tổ chức đng, hiệu lực, hiệu

47

qu qun lý, điều hành cua tổ chức chính quyền, thực hiện vai trò cua các đo àn

thể, quyền làm chu cua nhân dân, ao đm phát triển kinh tê, xa hội aền vững,

quốc phòng, an ninh vững chắc ở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc trong

m i tình huống.

Muc đích xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn

Tây Bắc: củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ,

mối quan hệ giữa các tổ chức; phát huy hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính trị

tại cơ sở khu vực biên giới trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, đảm bảo

quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững ngay từ cấp xã ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc.

Chu thể xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn

Tây Bắc:

- Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở bao gồm cấp

ủy đảng các cấp từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, đến tỉnh uy, huyện uy,

đảng ủy xã, phường, thị trấn.

- Chủ thể quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở bao gồm các cấp chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương

đến tỉnh, huyện, xã mà trực tiếp là hệ thống chính trị cơ sở cấp huyện và các xã có

đường biên giới trên đất liền tiếp giáp Trung Quốc, Lào, thuộc 4 tỉnh Lào Cai,

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, hoạt động theo nguyên tắc hai chiều trực thuộc, vừa

trực thuộc hệ thống ngang, vừa trực thuộc hệ thống dọc.

- Lực lượng tham gia là các tầng lớp nhân dân, các dân tộc thuộc 4 tỉnh Lào

Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc và các

tổ chức, lực lượng, các cấp, các ngành của Trung ương, các tổ chức kinh tế, đơn vị

sự nghiệp, các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn.

Nội dung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn

Tây Bắc:

Với tính chất là một hệ thống gồm tổng thể các tổ chức hợp thành, do

48

đó nội dung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc bao gồm xây dựng các tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở vững

mạnh; xây dựng các quy chế, quy định bảo đảm cho sự vận hành của hệ thống

chính trị cơ sở hoạt động nhịp nhàng, chặt chẽ theo đúng quan điểm, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hoạt động có hiệu lực,

hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu của luận án, nội dung xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc tập trung nghiên cứu các vấn đề:

- Xây dựng bộ máy tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, các đoàn thể chính

trị xã hội trong hệ thống chính trị cơ sở

Bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc gồm các thành tố cơ bản là: tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ

chức chính trị, xã hội ở cơ sở được tổ chức phù hợp, tương ứng với những hình

thức tổ chức cộng đồng dân cư ở cấp xã. Mỗi tổ chức có cấu trúc riêng, có những

bộ phận giúp việc với các chức danh chuyên môn và cách thức hoạt động riêng

theo phạm vi, lĩnh vực mà nó đảm nhiệm; đồng thời giữa các tổ chức có mối liên

hệ, phối hợp với nhau theo nguyên tắc nhất định.

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ

chức, nâng cao phẩm chất đạo đức và đổi mới phương thức lãnh đạo. Thường xuyên

quan tâm kiện toàn cấp ủy, chi bộ; nâng cao chất lượng đội ngu cấp ủy viên, đội ngu

đảng viên ở cơ sở; chấp hành các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, nâng cao chất lượng

sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, chất lượng xây dựng, tổ chức thực hiện nghị quyết. Đổi mới

phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính

trị cơ sở.

Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch vững mạnh, có năng lực quản lý,

điều hành mọi hoạt động của địa phương trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tập trung củng cố kiện toàn bộ máy chính quyền có cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa

học, tinh gọn, bảo đảm tính đồng bộ, hoạt động có hiệu quả. Nâng cao chất lượng

đại biểu HĐND. Xây dựng đội ngu cán bộ chủ chốt chính quyền, kể cả số chuyên

49

trách và không chuyên trách thực sự có phẩm chất, có năng lực, có uy tín trong

nhân dân. Cải cách hành chính, phong cách làm việc của HĐND, UBND, khắc

phục bệnh quan liêu, hành chính, giấy tờ.

Xây dựng MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở vững mạnh, hoạt động

đúng chức năng, nhiệm vụ. Trong đó, phải quan tâm nâng cao phẩm chất năng

lực cán bộ ủy ban MTTQ và các đoàn thể xã, phường, thị trấn. Đổi mới nội dung,

phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể theo đúng Điều lệ, chức năng,

nhiệm vụ của từng tổ chức. Giải quyết tốt các mối quan hệ giữa MTTQ, các đoàn

thể với đảng ủy, chính quyền cơ sở. Kiện toàn, nâng cao chất lượng ủy ban

MTTQ và ban chấp hành các đoàn thể nhân dân.

Đội ngu cán bộ là vấn đề cốt lõi của xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, có

tầm quan trọng đặc biệt, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống

chính trị cơ sở. Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, hầu hết các xã đều có

DTTS sinh sống. Vì vậy, vấn đề phát triển đội ngu cán bộ, phát triển đảng viên

người DTTS để họ có thể tự đảm đương lấy việc quản lý cộng đồng, địa phương

mình, đang đặt ra như một tất yếu, có ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp bách nhằm

khắc phục sự mất cân đối cả về số lượng và chất lượng.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

chính là phát triển, hoàn thiện thiết chế xã hội chính thống để nó giữ vững vị trí

cầm quyền, quyết định đường hướng phát triển của xã hội; đồng thời, phát huy

những mặt tích cực và loại bỏ dần những mặt tiêu cực, lạc hậu của thiết chế xã

hội cổ truyền; đấu tranh ngăn chặn tiến đến loại trừ thiết chế xã hội bất hợp pháp

ra khỏi đời sống xã hội. Thực chất đây là quá trình xây dựng một kiến trúc

thượng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

mang định hướng XHCN.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều

hành đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc

50

Phát huy những tiềm năng, thế lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở phải thật sự

chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở và

các lực lượng trên địa bàn tham gia, triển khai thực hiện phát triển kinh tế tại địa

phương gắn với tiến bộ, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao mức sống của nhân

dân, giảm tỉ lệ đói, ngheo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân

dân, trước hết là vùng đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó

khăn. Giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc. Hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư, chấm

dứt tình trạng di dân tự do. Giải quyết cơ bản vấn đề đất sản xuất cho nông dân

thiếu đất. Ngăn chặn được tình trạng suy thoái môi trường sinh thái.

Cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,

triển khai thực hiện tốt công tác nâng cao trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn

hóa của nhân dân khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Nâng cao chất lượng

và hiệu quả giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh việc dạy và học chữ dân tộc. Nhân dân

được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ

các dịch bệnh ở vùng dân tộc. Các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp

của các DTTS được bảo tồn và phát triển. Hệ thống đường, điện, trường, trạm y

tế, hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông được tăng cường, đảm bảo nhu cầu

thiết yếu cho nhân dân.

- Bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc

Hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh cho phát triển bền vững hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thể hiện ở khả năng giữ

vững an ninh, quốc phòng ở các xã; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với đảm

bảo an ninh, quốc phòng; ngăn chặn việc lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm

phá hoại khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, làm mất ổn định xã hội ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

51

Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,

triển khai thực hiện tốt việc củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận

quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân, giữ vững an ninh

chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở; chuẩn bị lực lượng sẵn sàng đối phó kịp

thời có hiệu quả với những tình huống “DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực

phản động ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Nhận thức của nhân dân về

nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, các phong trào toàn dân tham gia xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, xây dựng làng, xã vững mạnh về quốc phòng, an ninh; xây dựng

các công trình phòng thủ, hệ thống kho tàng đường cơ động ở khu vực biên giới

Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào trên địa bàn Tây Bắc phải được tăng

cường. Chất lượng chính trị, trình độ huấn luyện chiến đấu, khả năng cơ động

phối hợp sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ được nâng cao. Công

tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự luôn được quan tâm, chú trọng, thực hiện

tốt chế độ, chính sách quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước, Quân đội ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

2.2. Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc - Cơ sở chính

trị, pháp lý, quan niệm và nội dung

2.2.1. Cơ sở chính trị, pháp lý về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin đã nghiên cứu và xem xét quân đội

trong mối quan hệ biện chứng với hiện tượng chiến tranh, gắn với sự ra đời và

tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xã hội có sự phân chia

giai cấp và đối kháng giai cấp, gắn với nhà nước. Ph. Ăngghen đã khăng định:

“Quân đội là một tập đoàn người vu trang có tổ chức, do nhà nước xây dựng nên

và dùng vào cuộc chiến tranh phòng ngự” [31], luận điểm này chỉ rõ tính chất,

bản chất và chức năng của quân đội. Trung thành với những tư tưởng cơ bản của

C. Mác, Ph. Ăngghen về sự cần thiết phải tiến hành bạo lực cách mạng, về sự cần

52

thiết phải vu trang cho quần chúng bị áp bức, V.I.Lênin khăng định: “Cần có

quân đội cách mạng để đấu tranh bằng quân sự và lãnh đạo quần chúng về mặt

quân sự chống những tàn dư của lực lượng quân sự của chế độ chuyên chế. Cần

có quân đội cách mạng vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể được giải quyết

bằng vu lực, mà trong cuộc đấu tranh hiện đại, thì tổ chức vu lực có nghĩa là tổ

chức quân sự” [67]. V.I.Lênin cung đã chỉ rõ: “Quân đội không thể và không nên

trung lập. Không lối kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ

giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản” [68]. Như vậy, tư tưởng của C.Mác,

Ph.Ăngghen và V.I.Lênin chỉ rõ: quân đội là công cụ bạo lực của một giai cấp,

nhà nước nhất định. Do đó việc bảo vệ giai cấp, nhà nước tổ chức ra và nuôi

dưỡng quân đội là chức năng của quân đội. Như thế cung có nghĩa là quân đội

nào cung có chức năng, nhiệm vụ bảo vệ hệ thống chính trị của nó. Quân đội

XHCN là công cụ bạo lực của nhà nước XHCN, là một bộ phận trong kiến trúc

thượng tầng XHCN. Tham gia xây dựng hệ thống chính trị XHCN là chức năng,

nhiệm vụ của quân đội XHCN.

Trung thành và vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin vào

thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

nêu lên một hệ thống các quan điểm, lý luận khoa học về nguyên tắc tổ chức xây

dựng lực lượng vu trang cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân ở nước ta.

Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vu trang cách

mạng, là công cụ bạo lực của Nhà nước chuyên chính vô sản, trụ cột vững chắc

của chế độ XHCN, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng

Cộng sản Việt Nam. Quân đội nhân dân Việt Nam mang bản chất của giai cấp

công nhân Việt Nam, bản chất của chế độ XHCN, chiến đấu vì độc lập tự do của

Tổ quốc, vì CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở là một trong những nội dung quan trọng thuộc chức năng của

QĐND Việt Nam. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn cách mạng, mỗi thời kỳ lịch sử,

việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở có những nội dung, yêu cầu và

53

kết quả đạt được cụ thể khác nhau. Trong thời chiến thường là kết hợp giữa hoạt

động tác chiến và đấu tranh chính trị nhằm xây dựng, bảo vệ lực lượng chính trị,

bảo vệ hệ thống chính trị để tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.

Trong thời bình thường là kết hợp các hoạt động sẵn sàng chiến đấu và hoạt,

động sản xuất, cứu hộ, cứu nạn, tham gia củng cố, phát triển, xây dựng và bảo vệ

lực lượng chính trị, bảo vệ hệ thống chính trị các cấp để thực hiện hai nhiệm vụ

chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngay từ khi thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên gọi đầu tiên của

quân đội là “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân”. Với tên gọi đó, Chủ

tịch Hồ Chí Minh đã xác định cho quân đội nhiệm vụ “chính trị trọng hơn quân

sự”, ra sức tuyên truyền, vận động nhân dân vu trang cách mạng, xây dựng lực

lượng, lấy thành tích chiến đấu để tuyên truyền, vận động, làm tròn chức năng

của một đội quân chiến đấu, đội quân công tác. Hồ Chí Minh Khăng định: “Công

tác dân vận của Quân đội nhân dân Việt Nam là công tác vận động quần chúng

của Đảng, là yêu cầu hàng đầu của Quân đội trong thực hiện chức năng đội quân

công tác...”[58, tr.698-700]. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và

Đế quốc Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn làm tốt công tác vận động quần

chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân hết lòng ủng hộ, chiến đấu

dung cảm, tô thắm thêm bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội cách mạng.

Sau 1975, Đảng ta xác định quân đội có hai nhiệm vụ chính trị: sẵn sàng

chiến đấu là quan trọng bậc nhất và lao động sản xuất xây dựng kinh tế là rất

quan trọng, như vậy, ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu quân đội

có nhiệm vụ tham gia xây dựng đất nước, sản xuất ra của cải vật chất và là một

đội quân công tác. Đây là vấn đề khác hăn về chất so với quân đội của các giai

cấp bóc lột.

Nghị quyết Đảng ủy quân sự Trung ương năm 1992 (nay là Quân ủy Trung

ương) đã xác định Quân đội ta có ba chức năng: chiến đấu, công tác và sản xuất.

Ba chức năng đó phản ánh cả hai mặt đối nội và đối ngoại của quân đội. Chiến

54

đấu để bảo vệ Tổ quốc, đập tan mọi âm mưu xâm lược và bạo loạn lật đổ của kẻ

thù, bảo vệ chế độ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc XHCN. Song quân đội

muốn trưởng thành và phát triển phải xây dựng, phải công tác, phải lao động sản

xuất; làm tốt công tác dân vận để thắt chặt mối quan hệ quân dân, không để kẻ

thù lợi dụng lôi kéo quần chúng nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động

gây chia rẽ giữa quân đội với nhân dân; tham gia xây dựng bảo vệ hệ thống chính

trị cơ sở vững mạnh, góp phần xây dựng toàn bộ hệ thống chính trị vững mạnh,

hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

trong tình hình mới.

Theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ

tướng Chính phủ về “Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn ở miền núi và vùng sâu, vùng xa”, Quân đội được giao nhiệm vụ xây dựng

các vùng kinh tế mới, đỡ đầu, đón nhận 100.000 hộ dân ngheo đói của cả nước

đến lập nghiệp ở những vùng đất còn hoang hóa, dọc biên giới. Triển khai nhiệm

vụ này, ngày 01 tháng 8 năm 1998, Đảng uy Quân sự Trung ương (nay là Quân

ủy Trung ương) ban hành Nghị quyết số 150/ĐUQSTW “Về việc quân đội tham

gia lao động sản xuất, làm kinh tế, phát huy vai trò nòng cốt tham gia xây dựng

và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh trên các địa bàn chiến

lược”, trong đó xác định chủ trương xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên

các địa bàn chiến lược, trọng điểm; lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này là

các đoàn kinh tế - quốc phòng. Từ hiệu quả hoạt động của các đoàn kinh tế -

quốc phòng, ngày 31 tháng 3 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số

277/2000/QĐ - TTg phê duyệt “Đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát

triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với xây

dựng quốc phòng - an ninh trên địa bàn chiến lược biên giới, ven biển”. Đây là

xuất phát điểm ra đời và phát triển các đoàn kinh tế - quốc phòng cung như

khăng định vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng và phát

triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn chiến lược khu vực biên giới.

55

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về “Đổi mơi và nâng cao

chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xa, phường, thị trấn”, Chính phủ đã xây

dựng chương trình hành động thực hiện, trong đó Bộ Quốc phòng được giao

nhiệm vụ tổ chức các đội công tác tăng cường xây dựng cơ sở trên các địa bàn

trọng điểm, trong đó có khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Đây là loại hình

tổ, đội công tác mới được tăng cường công tác lâu dài tại các cơ sở xã, bản địa

bàn trọng điểm, khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và được gọi

tắt là “Đội công tác 123”.

Ngày nay, đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH trong bối

cảnh các thế lực phản động đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá

cách mạng nước ta, mưu toan kích động gây bạo loạn lật đổ, đồng thời tìm cớ can

thiệp sâu vào nội bộ ta dưới các hình thức, mức độ khác nhau hòng xoá bỏ chế độ

XHCN, trong đó có khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Tư duy mới về xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình hiện nay

được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:

Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ

thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng

quốc tế, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ

quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà

nước, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc

đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo

vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính

trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội [46, tr.147,148]

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 25-

NQ/TW ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với

công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết xác định: công tác dân vận là

trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên

chức, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vu

56

trang. Trong đó, Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận, đoàn

thể làm tham mưu và nòng cốt. Quân ủy Trung ương đã ban hành Nghị quyết số

49 - NQ/QU ngày 26/01/2015 về “Tăng cường, đổi mới công tác dân vận của

Quân đội trong tình hình mới”, theo đó, các đơn vị quân đội phải biết gắn nhiệm

vụ xây dựng địa bàn đóng quân, xây dựng hậu phương vào mọi hoạt động của

đơn vị. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và các Tổng cục, Quân

khu, Bộ Tư lệnh khi đóng quân ở địa phương nào mỗi đơn vị phải nhanh chóng

quan hệ với cấp uy, chính quyền, cơ quan quân sự để nắm tình hình về mọi mặt.

Đồng thời phải báo cáo với cấp uy, chính quyền những vấn đề có liên quan đến

tình hình nhiệm vụ của đơn vị. Căn cứ vào khả năng của đơn vị, sự phân công

của trên xây dựng kế hoạch tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở hàng

tháng, hàng quý, cả năm. Đồng thời cần phải có quy chế phối hợp hiệp đồng giữa

các đơn vị khi tiến hành tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh

trên từng địa bàn. Đối với các cơ quan quân sự địa phương thì hoạt động tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở tuân theo cơ chế lãnh đạo, quản lý điều

hành công tác quân sự, quốc phòng địa phương. Nghị quyết số 520-NQ/QUTW,

ngày 25/9/2012 của Quân ủy Trung ương về “ Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây

dựng kinh tế kết hợp quốc phòng của quân đội đến năm 2020”, trong Nghị quyết

đã nêu rõ: Tiếp tục đổi mới tư duy về quân đội làm kinh tế, khăng định sản xuất,

xây dựng kinh tế kếp hợp với quốc phòng là một trong những chức năng, nhiệm

vụ chiến lược, lâu dài của quân đội; phấn đấu là một nguồn lực quan trọng góp

phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Những năm gần đây, tình hình thiên tai, sự cố ở nước ta tiếp tục gia

tăng, diễn biến phức tạp, với nhiều biểu hiện cực đoan, bất thường, thậm chí

trái quy luật, gây hậu quả nặng nề về mọi mặt. Do vậy, phòng, chống thiên tai,

sự cố và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của

toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị; trong đó, Quân đội nhân dân

giữ vai trò nòng cốt. Điều 6, Luật Phòng, Chống thiên tai được Quốc họi

57

thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013 quy định: “Quân đội nhân dân, Công an

nhân dân có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và là lực

lượng nòng cốt trong công tác sơ tán người, phương tiện, tài sản, cứu hộ, cứu

nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội theo sự điều động của người có

thẩm quyền” [86]. Vai trò, trách nhiệm phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu

nạn của Quân đội nhân dân cung được khăng định rõ trong điều 8, Nghị định

số 30/2017/ND-CP của Thủ tướng chính phủ Quy định tổ chức, ho ạt động ứng

pho sự cố, thiên tai và tìm kiêm cứu nạn, ngày 21 tháng 03 năm 2017, trong đó

nhấn mạnh: “Cơ quan quân sự các cấp chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân

cùng cấp về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ

đạo của Bộ Quốc phòng. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương được biên chế cán bộ chuyên trách thực hiện công tác ứng phó sự cố,

thiên tai và tìm kiếm cứu nạn” [36].

Tại Điều 10, Luật Biên giới quốc gia quy định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ

biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước

thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế -

xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”; khoản 1, Điều 31 cung

ghi rõ: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm

vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu

vực biên giới và các lực lượng vu trang nhân dân”; đồng thời, tại khoản 2, Điều

31 cung chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Quân đội, cụ thể là: “Bộ đội

Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng công an

nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương hoạt động quản lý, bảo

vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới

theo quy định của pháp luật” [84].

Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội

trong tình hình mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 06/2014/NĐ-CP ngày

21/01/2014 về “Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn

58

trật tự, an toàn xã hội”. Trong khoản 1, 2 và 3 Điều 3 đã làm rõ về biện pháp, cơ

quan chuyên trách và cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh trật tự:

Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự là việc huy

động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia

công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Cán bộ chuyên trách bảo vệ an

ninh, trật tự là sĩ quan, hạ sĩ quan của cơ quan chuyên trách bảo vệ

an ninh, trật tự thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được

giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự [37].

Luật Quốc phòng năm 2018, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

gồm 7 chương, 40 điều, giảm 2 chương và 11 điều so với Luật Quốc phòng năm

2005. Đây là Luật rất quan trọng, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật về quốc

phòng, tác động đến hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an

ninh và đối ngoại. Đặc biệt, Luật có nhiều quy định mới, tạo khuôn khổ pháp lý

quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh

tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, hình thái chiến

tranh tương lai có nhiều thay đổi, phát triển mới. Điểm a, khoản 2, điều 7, Luật

Quốc phòng năm 2018 ghi rõ, Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân

bao gồm: “Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước;

nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh”...[91]. Tại khoản 1, 2 điều 25, Luật

Quốc phòng năm 2018 khăng định “Quan đọi nhan dan Việt Nam là lực

luợng nòng cốt của lực luợng vu trang nhan dan trong thực hiẹn hoạt

động quốc phòng, xay dựng nền quốc phòng toàn dan; Quân đội nhân dân có

chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện

công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội,

tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ

59

quốc tế.”[91].

Như vậy, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm lớn lao được

Đảng, Nhà nước, nhân dân giao phó; trên cơ sở quy định tại các văn bản pháp

luật trong thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung là cơ sở chính trị, pháp lý quan

trọng để QĐND Việt Nam quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ được giao. Đồng thời, là cơ sở để xác định nội dung, hình thức, phương

pháp và mục tiêu, cung như nêu cao ý thức, trách nhiệm đối với mỗi cán bộ,

chiến sĩ QĐND Việt Nam phát huy vai trò của mình trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở nói chung, hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc nói riêng.

2.2.2. Quan niệm, nội dung vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

“Vai trò” là thuật ngữ dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ của sự

vật, hiện tượng trong một hoàn cảnh, mối quan hệ nào đó. Theo Từ điển Bách

khoa Việt Nam, vai trò xã hội là phạm trù dùng để diễn đạt sự tương tác xã hội,

sự thực hiện chức năng của mỗi cá nhân trong tập đoàn, hay của cá nhân và tập

đoàn trong toàn bộ xã hội [113]. Theo Từ điển tiếng Việt, vai trò là tác dụng,

chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của cái gì đó. Như vậy, vai trò

của QĐND Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc được hiểu là vai trò của tổ chức xã hội đặc thù,

tổ chức vu trang đối với hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí

Minh về vai trò của Quân đội, Đảng và Nhà nước ta sớm nhận thức, xác định

công tác, lao động sản xuất là chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Đặc biệt là, khi

đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà

nước ta tiếp tục có sự phát triển nhận thức về nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế

kết hợp với quốc phòng của quân đội. Tư duy mới về nhiệm vụ, nội dung xây dựng

60

và bảo vệ Tổ quốc, về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cùng thực tiễn

tình hình đất nước hiện nay đang đặt ra những yêu cầu mới cho phép quân đội mở

rộng và phát triển chức năng công tác nhằm phát huy cao độ vai trò, khả năng, thế

mạnh của quân đội nhân dân trong thời bình. Hoạt động công tác của quân đội hiện

nay không chỉ là tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân trong thực hiện các

mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của cách mạng mà với tư cách là một bộ phận của kiến

trúc thượng tầng XHCN, Quân đội nhân dân Việt Nam còn có nghĩa vụ và trách

nhiệm tham gia xây dựng đồng thời bảo vệ hệ thống chính trị, làm cho các tổ chức

trong hệ thống chính trị ngày càng được kiện toàn, hoàn thiện và vững mạnh, thực

sự trở thành hạt nhân lãnh đạo, quản lý, là trung tâm đoàn kết mọi giai cấp, tầng lớp

nhân dân trong xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự

lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ những cơ sở trên cho thấy, vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc chính

là thực hiện chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động,

sản xuất.

Từ chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam và những phân tích nêu

trên, luận án quan niệm: Vai trò cua Quân đội nhân dân Việt Nam tro ng tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc là to àn

aộ các ho ạt động theo chức năng, nhiệm vu cua Quân đội nhân dân Việt Nam

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, thông qua việc tham mưu cho cấp uy,

chính quyền thực hiện tốt chức năng qun lý Nhà nươc về quốc phòng, an ninh

và xây dựng aộ máy tổ chức đng, chính quyền, các đo àn thể chính trị, xa hội

vững mạnh; phối hợp vơi các lực lượng tham gia phát triển kinh tê, văn hoa, xa

hội, phòng chống thiên tai, tìm kiêm, cứu hộ, cứu nạn; ao đm quốc phòng, an

ninh, gop phân phát triển aền vững khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc.

Quan niệm trên chỉ rõ mục đích, chủ thể, nội dung, phương thức QĐND

Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

61

bàn Tây Bắc.

* Chu thể quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc:

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

xét về bản chất là hoạt động chính trị, hoạt động xây dựng Đảng và chính quyền

nhà nước ở cơ sở nhằm mục đích duy trì sự ổn định, phát triển bền vững trên địa

bàn. Vì vậy, đòi hỏi sự tham gia và phát huy trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi cấp,

mọi ngành, mọi đối tượng, trong đó có vai trò tham gia của QĐND Việt Nam.

Với tính chất là lực lượng tham gia, các lực lượng quân đội thực hiện các

nội dung, công việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc, nhưng chỉ với tư cách tham gia, chứ không phải là chủ thể chủ trì

quyết định đến nội dung, công việc đó; Quân đội tham gia thực hiện những nội

dung xây dựng hệ thống chính trị với những phạm vi, mức độ thuộc chức năng của

mình, không “lấn sân” vào chức năng của các tổ chức khác; Quân đội không làm

thay các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của

các địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Nội dung, phương thức

quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc có thể mang tính độc lập, nhưng cung có thể phối hợp với các lực lượng

khác và kết hợp với các hoạt động mang tính lồng ghép.

Như vậy, chu thể tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc là QĐND Việt Nam mà trực tiếp là các đơn vị quân đội

đóng quân trên địa bàn Tây Bắc bao gồm: quân chủ lực của Bộ Quốc phòng,

Quân khu 2, Bộ đội Biên phòng, Bộ đội địa phương, lực lượng các đơn vị kinh

tế- quốc phòng.

Bên cạnh việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ chung của quân đội,

mỗi đơn vị đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Vì vậy, quân đội tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vừa có

những đặc điểm, điều kiện và khả năng chung vừa có những đặc điểm, điều kiện

62

và khả năng riêng chi phối hoạt động khác nhau. Cụ thể:

- Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của Quân đội bao gồm cấp ủy đảng

các cấp từ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, đến Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Bộ đội

Biên phòng, tỉnh đội, huyện đội, xã đội, đảng ủy các đơn vị quân đội trực thuộc.

- Chủ thể quản lý, điều hành, tổ chức, tiến hành hoạt động quân đội tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc bao

gồm chỉ huy các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội

Biên phòng, bộ đội địa phương, lực lượng 04 đoàn kinh tế - quốc phòng, dân

quân tự vệ.

- Lực lượng quân đội thường xuyên tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là cán bộ, chiến sĩ thuộc các đơn vị đóng

quân trên địa bàn gồm: quân chủ lực của Bộ Quốc phòng; lực lượng quân đội

thuộc Quân khu 2, Sư đoàn 316; Bộ đội Biên phòng (51 đồn Biên phòng); bộ đội

địa phương thuộc 04 tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai; lực lượng 04

đoàn kinh tế - quốc phòng (Đoàn kinh tế - quốc phòng 326 đứng chân trên địa bàn

huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La; Đoàn kinh tế - quốc phòng 356 đứng chân trên địa

bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu; Đoàn kinh tế - quốc phòng 345 đứng chân

trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào cai; Đoàn kinh tế - quốc phòng 379 đứng

chân trên địa bàn huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên); lực lượng dân quân tự vệ.

* Muc đích cua Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc: là nhằm góp phần

củng cố, xây dựng bộ máy tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, các tổ chức đoàn thể

chính trị, xã hội trong sạch, vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu về nâng cao hiệu lực,

hiệu quả trong lãnh đạo và quản lý xã hội của hệ thống chính trị cơ sở cung như từng

tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, đồng

thời góp phần phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường; quốc

phòng, an ninh được giữ vững; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa quân

63

đội với nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

* Nội dung vai trò cua Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây hệ

thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc:

Một là, vai trò của QĐND Việt Nam trong phối hợp tham gia xây dựng tổ

chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Với đặc thù các đơn vị quân đội đặc biệt là bộ đội địa phương (gồm các cơ

quan quân sự và đơn vị bộ đội địa phương tỉnh, huyện, xã và tương đương), cung

như đối với các cán bộ đồn biên phòng, cán bộ của Bộ đội Biên phòng được tăng

cường xuống các huyện, xã cùng sinh hoạt và giữ các chức vụ trong cấp ủy,

chính quyền các xã khu vực biên giới là một bộ phận của lực lượng vu trang

Quân khu 2, của QĐND Việt Nam, đồng thời, là bộ phận quan trọng cấu thành hệ

thống chính trị của địa phương các tỉnh trên địa bàn Tây Bắc, đặt dưới sự lãnh

đạo, chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.

Chính vì vậy việc tham gia xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở

cung là một nhiệm vụ rất quan trọng trong quá trình Quân đội tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở.

Về tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đng: tham mưu, đề xuất với cấp ủy

địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo kiện toàn tổ chức đảng ở thôn, bản,

bảo đảm cho thôn, bản nào cung có chi bộ hoặc tổ đảng. Nghiên cứu, tham mưu,

đề xuất các chủ trương lãnh đạo củng cố, xây dựng đồng bộ các tổ chức, từ tổ

chức đảng đến chính quyền; xác định cơ chế hoạt động phù hợp giữa các tổ chức

trong hệ thống chính trị cơ sở, giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở

với già làng, dòng tộc, tổ chức tôn giáo, phong tục, tập quán địa phương. Đề xuất

nội dung lãnh đạo, cải tiến phương pháp sinh hoạt, tham gia giúp cấp uy, chi bộ,

đảng bộ cơ sở nâng cao hiệu quả phổ biến quán triệt nghị quyết cho nhân dân,

phấn đấu phổ biến nghị quyết bằng tiếng dân tộc tại địa phương thông qua sinh

hoạt tập trung, tăng cường phổ biến qua hệ thống truyền thanh địa phương. Tham

mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể linh hoạt, sáng tạo lồng ghép

64

các nội dung tuyên truyền về nghị quyết, chủ trương của địa phương, tuyên

truyền về pháp luật trong các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ do đơn vị quân

đội tổ chức. Thường xuyên bám sát địa bàn, phát hiện, bồi dưỡng nhân tố cốt cán,

lôi cuốn họ vào công việc xã hội, tạo nguồn phát triển Đảng viên mới.

Về tham gia xây dựng chính quyền ở cơ sở: Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị

quân đội đặc biệt là bộ chỉ huy các tỉnh, Bộ đội Biên phòng thường xuyên tham

gia đầy đủ các chế độ sinh hoạt, giao ban, nắm tình hình do chính quyền và các

ban ngành địa phương tổ chức, trên cơ sở đó nắm bắt chính xác, kịp thời những

mặt công tác trọng tâm cần tiếp tục tham gia xây dựng. Tham gia giúp đỡ chính

quyền địa phương nghiên cứu, quán triệt các văn bản của Nhà nước, Chính phủ,

Bộ Quốc phòng, của Quân khu 2, của tỉnh, huyện, Bộ đội Biên phòng về công tác

quân sự quốc phòng địa phương, trên cơ sở đó, tham mưu cho chính quyền và

cán bộ quân sự chuyên trách thực hiện đúng nguyên tắc tổ chức, thống nhất biên

chế, tổ chức duy trì hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, quản lý chặt chẽ lực

lượng dự bị động viên.

Tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền về kế hoạch, nội

dung hoạt động của công tác quân sự quốc phòng địa phương hàng quý, hàng

năm cung như khi có tình huống đột xuất, bảo đảm cho chính quyền nhận định,

đánh giá đúng thực chất tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa

phương, xây dựng các phương án bảo vệ an ninh trật tự phù hợp, luôn bảo đảm

sự ổn định để phát triển. Nghiên cứu đề xuất kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng

gắn với thôn, bản một cách hợp lý, nhằm phục vụ đời sống nhân dân, đồng thời

tạo điều kiện để chính quyền gắn bó với dân, nắm chắc dân. Đặc biệt chú trọng

nơi sinh hoạt lễ hội phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào khu vực biên

giới địa bàn Tây Bắc. Tham mưu cho chính quyền chăm lo đến cơ sở trường học,

y tế cho đồng bào. Chủ động tham mưu, đề xuất với chính quyền cơ sở thực hiện

tốt công tác chính sách xã hội, hậu phương quân đội, chăm lo việc xoá đói, giảm

65

ngheo, quan tâm giúp đỡ gia đình có công với cách mạng.

Về tham gia xây dựng mặt trận Tổ quốc, các đo àn thể chính trị, xa hội:

Các đơn vị quân đội phối hợp với Ban thường trực Uy ban MTTQ ở cơ sở thực

hiện tốt nhiệm vụ tham gia xây dựng, củng cố chính quyền, bảo vệ quyền và lợi

ích chính đáng của nhân dân, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu

dân cử và cán bộ công chức nhà nước; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; xây

dựng ban công tác mặt trận ở thôn (bản) vững mạnh và giúp đỡ về nội dung hoạt

động của các chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội nông

dân, hội chữ thập đỏ, hội người cao tuổi để thực hiện nhiệm vụ. Quân đội tham

gia xây dựng các đoàn thể nhân dân ở cơ sở thông qua các hình thức như giao

lưu, kết nghĩa, cử cán bộ trực tiếp tham gia sinh hoạt, xây dựng các phong trào.

Thường xuyên bám sát hoạt động của các đoàn thể để phát hiện nòng cốt, từ đó

làm tốt công tác tham mưu với cấp uy, chính quyền có kế hoạch bồi dưỡng nòng

cốt, đưa vào tạo nguồn cán bộ chủ chốt cho tổ chức cơ sở đảng, chính quyền và

các tổ chức khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Về tham gia xây dựng đội ngũ cán aộ: Căn cứ vào tình hình, điều kiện cụ

thể, các đơn vị phối hợp tham gia giúp đỡ địa phương trong công tác bồi dưỡng,

xây dựng đội ngu cán bộ từ những thanh niên địa phương, nhất là con em các dân

tộc thiểu số nhập ngu, đào tạo, bồi dưỡng để sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự

trở về địa phương, họ sẽ là những công dân gương mẫu, những cán bộ cơ sở nòng

cốt cho phong trào cách mạng ở địa phương.

Đồng thời phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương chăm lo đào tạo, bồi

dưỡng, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, đội ngu cán bộ chỉ

huy quân sự xã, phường đảm bảo sự tin cậy về chính trị, góp phần xây dựng hệ

thống chính trị ở cơ sở vững mạnh.

Hai là, vai trò của QĐND Việt Nam trong tham mưu cho cấp ủy, chính

quyền địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an

66

ninh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Xuất phát từ chức năng của đội quân chiến đấu, các đơn vị quân đội, trực

tiếp là cơ quan quân sự các cấp khu vực biên giới chủ động tham mưu cho cấp ủy,

chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ công tác quốc phòng, an ninh ở địa

phương, đồng thời tham mưu tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị về nhiệm vụ

quân sự của cơ quan quân sự cấp trên. Tham mưu với cấp uy, chính quyền địa

phương trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức quốc phòng, an ninh cho

cán bộ và nhân dân địa phương bao gồm giáo dục các quan điểm, tư tưởng cơ

bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về bảo vệ

Tổ quốc XHCN, về vị trí, vai trò của khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc;

Tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng nền

quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh, thực hiện Luật Nghĩa vụ

quân sự, thực hiện phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc.

Tham mưu các cơ quan chức năng kịp thời xây dựng và ban hành, hướng

dẫn thi hành các văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo thực hiện kế hoạch

quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh ở các xã khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc. Tham mưu cấp uy, chính quyền các xã khu vực biên giới xây dựng các

chương trình, dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng theo đúng quan điểm của

Đảng, phù hợp với khả năng thực tế của các xã biên giới, đặc biệt là ở các vùng

sâu, vùng DTTS trên địa bàn Tây Bắc; xây dựng kế hoạch phòng thủ, xây dựng

căn cứ làng, xã chiến đấu bảo vệ bản làng, dự kiến các tình huống có thể xảy ra

và các phương án xử trí.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cho

các đối tượng cán bộ ở cơ sở. Giúp địa phương xây dựng, củng cố, huấn luyện

nâng cao trình độ của dân quân tự vệ. Tham mưu trong công tác thanh tra, kiểm tra

hoặc sơ kết, tổng kết công tác quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh theo

định kỳ.

Ba là, vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia phát triển kinh tế, văn

67

hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở địa phương.

Tro ng lĩnh vực phát triển kinh tê: các đơn vị quân đội (bộ đội địa phương,

Bộ đội Biên phòng, các đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự vệ)

phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục

vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh.

Tham mưu với cấp uy, chính quyền địa phương trong nghiên cứu, xây dựng quy

hoạch các khu dân cư hợp lý, khoa học, chú trọng các khu vực sát biên giới, tạo

điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu kinh tế - quốc phòng; cơ quan quân sự

địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng tham gia thẩm định các dự án

phát triển kinh tế - xã hội.

Các đơn vị quân đội tham gia cùng với nhân dân đạ phương lao động sản

xuất, đóng góp cơ sở vật chất giúp địa phương xây dựng kết cấu hạ tầng, xây

dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm từng địa

phương, vận động nhân dân định canh, định cư, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào quá trình sản xuất, thực hiện các dự án trồng rừng; tham gia các chương trình

xóa đói giảm ngheo, giúp đỡ nhân lực lao động với những hộ còn khó khăn,

hướng dẫn, giúp đỡ làm kinh tế.

Tro ng lĩnh vực văn hoa, xa hội: các đơn vị quân đội phối hợp với địa

phương trong giữ gìn, bảo vệ những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các

dân tộc khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, thực hiện các chương trình phổ

cập tiểu học và chương trình xóa mù chữ ở các thôn, bản khu vực biên giới; cùng

cấp uy chính quyền địa phương, kết hợp với các tổ chức chính trị ở địa phương,

phát huy vai trò của đội ngu già làng, trưởng bản vận động nhân dân xây dựng

đời sống văn hóa mới; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”;...

Giúp đỡ các xã, phường, thị trấn nâng cấp các thiết bị truyền thanh, truyền hình

68

phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn. Tham mưu và phối hợp với địa phương

khôi phục, tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của đồng bào, xây dựng gia đình

văn hóa mới, bài trừ mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu; đấu tranh ngăn chặn sự

xâm nhập của các sản phẩm văn hóa xấu độc.

Tro ng lĩnh vực phòng chống thiên tai, tìm kiêm, cứu hộ, cứu nạn: các đơn

vị quân đội chủ động phối cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng công

an, các ban, ngành của Trung ương tăng cường khảo sát, kiểm tra... phát hiện kịp

thời các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao mất an toàn do ảnh hưởng của thiên

tai, để có biện pháp chủ động đối phó; thường xuyên hỗ trợ lực lượng, phương

tiện kịp thời, hiệu quả khi tham gia cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, khắc phục và hạn

chế những thiệt hại do thiên tai gây ra ở khu vực biên giới; tích cực tuyên truyền,

tổ chức, giúp đỡ ổn định tình hình đời sống nhân dân khu vực biên giới.

Bốn là, vai trò của QĐND Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh,

góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Các đơn vị quân đội, trong đó tập trung là Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa

phương các tỉnh tăng cường phối hợp với lực lượng công an, dân quân tự vệ và

quần chúng nhân dân làm tốt công tác bảo vệ an ninh, xây dựng địa bàn an toàn,

bảo vệ các công trình quân sự, đấu tranh phòng chống âm mưu thủ đoạn

“DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động. Chủ động thống nhất với địa

phương về nội dung, kế hoạch, thực hiện quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong

phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ của các thế lực phản động. Đối với các xã

ở sát biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, các đơn vị quân đội đặc

biệt là Bộ đội Biên phòng, các cơ quan quân sự địa phương, lực lượng dân quân

tự vệ cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã kịp thời ngăn chặn và

chống xâm nhập biên giới, móc nối giữa các thế lực bên ngoài và bọn phản động

nội địa, giúp đỡ nhân dân làm tốt công tác đối ngoại, xây dựng tình đoàn kết

chiến đấu ba nước Đông Dương, giữ vững phòng tuyến, khu vực biên giới, phục vụ

phát triển kinh tế, xã hội các xã khu vực biên giới góp phần bảo vệ vững chắc chủ

69

quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Các đơn vị quân đội tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao

nhận thức cho nhân dân về nguyên nhân, tác hại và các kĩ năng phòng, chống

thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường ở khu vực biên giới

Hệ thống chính trị ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh

chính, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là chỗ dựa tinh thần, vật chất để các đơn vị

quân đội không ngừng phát triển, trưởng thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới trực tiếp

cung cấp nhân tài, vật lực cho các đơn vị quân đội, động viên, tổ chức thanh

niên, thành viên các tổ chức chính trị, xã hội tham gia vào quân đội; cung cấp

những điều kiện cần thiết để các đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ, tạo ra

môi trường xã hội tốt, xây dựng, củng cố mối quan hệ quân - dân, Đảng - dân.

Với ý nghĩa đó, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh sẽ trực tiếp tạo ra những tiền đề về vật chất, tổ

chức, sức mạnh chính trị, tinh thần to lớn cho Quân đội.

Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc là quá trình ren luyện, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức

đảng, sức chiến đấu của các đơn vị quân đội, khả năng điều hành, quản lý của

người chỉ huy các cấp, phát huy tính năng động, sáng tạo của từng cán bộ, chiến sĩ,

các tổ chức quần chúng trong quân đội.

Các đơn vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh, đến lượt nó, lại tác động trở lại tăng

cường sức mạnh chiến đấu của quân đội, xây dựng các đơn vị quân đội vững

mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, góp phần khăng định đường

lối đúng đắn về xây dựng quân đội cách mạng của dân, do dân, vì dân của Chủ

tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Phương thức thực hiện vai trò cua QĐND Việt Nam trong tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Một là, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền về các chủ trương, giải

70

pháp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới.

Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới phải phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, lực lượng trên địa

bàn. Căn cứ quy chế, kế hoạch phối hợp ký kết với các ban, ngành Trung ương,

địa phương, lực lượng công an, từ đó Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng lãnh

đạo, chỉ đạo các đơn vị quân đội (Quân khu 2; Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng;

bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, ban chỉ huy quân sự huyện, đoàn kinh tế - quốc

phòng, lực lượng dân quân tự vệ) ký kết quy chế phối hợp, đồng thời chủ động

lập kế hoạch và thống nhất với các cơ quan, đơn vị cấp huyện, các lực lượng

đứng chân trên địa bàn về chương trình phối hợp hoạt động tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở trên địa bàn.

Phương thức phối hợp hoạt động giữa QĐND Việt Nam với các ban,

ngành của Trung ương, địa phương, lực lượng công an trong tham gia xây hệ

thống chính trị cơ sở được thực hiện ở các nội dung công việc: tham mưu và phối

hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp trong tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở; xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, kế hoạch

trong quá trình phối hợp; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Đề xuất các

chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội với cấp ủy đảng, chính quyền các

xã, phường, thị trấn; công tác kiện toàn tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND,

MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội ở các xã, phường, thị trấn; tham mưu tổ

chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, quản lý nhà nước về an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kịp thời giải quyết các đơn thư khiếu kiện,

những mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, làm tốt công tác chính sách dân tộc,

tôn giáo khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Hai là, các đơn vị quân đội theo chức năng, nhiệm vụ cử các tổ, đội công

tác xuống cơ sở

Đây là phương thức cơ bản giữ vị trí rất quan trọng trong công tác dân vận

của QĐND Việt Nam. Đặc điểm địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đặc

71

điểm về dân tộc, tôn giáo tại các xã khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đặt ra

cho các đơn vị quân đội cần phải đến tận nơi, thực hiện “cùng ăn, cùng ở, cùng

làm, cùng nói tiếng dân tộc” với đồng bào, để trực tiếp tiến hành công tác dân

vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời, tích cực hỗ trợ,

giúp nhân dân xóa đói giảm ngheo, chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất,

tăng cường khám, chữa bệnh, hỗ trợ khắc phục thiên tai, bão lụt cho người dân;

tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật

của Nhà nước, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương vững mạnh, xây

dựng thế trận quốc phòng, an ninh khu vực biên giới và địa bàn chiến lược vững chắc.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, các đơn vị quân đội đều huấn luyện sẵn

sàng chiến đấu, công tác, sinh hoạt tập trung ở doanh trại chính quy. Do đó, việc

cử các tổ, đội công tác tăng cường cho cơ sở là một hình thức cần thiết và phù

hợp. Tổ, đội công tác phải được tổ chức chặt chẽ, giao nhiệm vụ cụ thể tăng

cường cho từng thôn, xã, hoạt động dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy đơn vị cử

đến. Thời gian tăng cường cơ sở của tổ, đội công tác do cơ quan, đơn vị cấp trên

xác định sát với mục đích, nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Sinh

hoạt của tổ, đội công tác nên gắn trực tiếp với đảng bộ, chính quyền cơ sở xã,

thôn (bản).

Ba là, tổ chức kết nghĩa giữa các đơn vị quân đội với địa phương

Kết nghĩa là phương thức quan trọng trong phát huy vai trò quân đội tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp, thống nhất của Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân khu 2, bộ chỉ

huy quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng, của Sư đoàn 316 và 04 đoàn kinh tế - quốc

phòng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc xây dựng kế hoạch, thống nhất nội dung triển khai thực hiện

kết nghĩa, giao lưu với các xã, phường, thôn, bản, các trường học trên địa bàn các

đơn vị quân đội đóng quân.

Kết nghĩa thường vận dụng hai hình thức:

72

+ Các đơn vị QĐND Việt Nam kết nghĩa với các xã, thôn (bản) trực tiếp

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.

Về phạm vi kết nghĩa, thường được các đơn vị của Quân khu 2, Sư đoàn 316, các

đoàn đoàn kinh tế - quốc phòng, các đồn Biên phòng trực tiếp kết nghĩa với thôn

(bản), đoàn thể của xã, thị trấn. Trên cơ sở sự chỉ đạo của cấp trên, của cấp ủy,

chính quyền địa phương khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, đồng thời căn

cứ vào tình hình, nhiệm vụ của địa phương, của các đơn vị quân đội, để từ đó xác

định hình thức kết nghĩa, nhằm bảo đảm được các nội dung, việc làm cụ thể, thiết

thực, đúng trọng tâm, trọng điểm, tránh bệnh hình thức, chất lượng, hiệu quả hoạt

động không cao.

+ Các đơn vị quân đội cùng phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn

thể, trường học, cơ quan, doanh nghiệp xây dựng chương trình hành động kết

nghĩa với xã, thôn (bản) để trực tiếp tham gia đẩy mạnh công tác tuyên truyền,

giáo dục, vận động nhân dân, phát huy tinh thần trách nhiệm của nhân dân tham

gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt

là ở các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, những địa bàn phức

tạp về an ninh trật tự khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Đối với các đơn vị quân đội kết nghĩa với địa phương và trực tiếp tham

gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở tại chỗ, muốn phát huy hiệu quả của hình

thức kết nghĩa đòi hỏi đơn vị và địa phương phải thường xuyên quan hệ chặt chẽ

với nhau, kịp thời trao đổi thông tin cho nhau biết tình hình mọi mặt. Phối hợp

thống nhất chương trình, kế hoạch hành động trên cơ sở đơn vị quân đội phải chủ

động nghiên cứu, tìm hiểu; địa phương đề xuất các nội dung cần tập trung xây

dựng. Kết hợp kết nghĩa toàn diện giữa đơn vị với địa phương, với tổ chức kết

nghĩa từng lực lượng, từng tổ chức của hai bên với nhau như đoàn thanh niên, hội

phụ nữ đơn vị kết nghĩa với đoàn thanh niên, hội phụ nữ của địa phương, tạo điều

kiện thuận lợi giúp đỡ các lực lượng, các tổ chức của địa phương hoạt động. Các

đơn vị quân đội cần có chương trình hành động giúp đỡ địa phương được kết

nghĩa trên một số nội dung cụ thể: Tham gia xóa đói, giảm ngheo, ủng hộ gia

73

đình chính sách; xây dựng, củng cố trường học, các công trình văn hóa, bệnh xá.

Bốn là, các đơn vị quân đội tăng cường cán bộ xuống cơ sở

Các đơn vị quân đội lựa chọn một số cán bộ, sĩ quan có bản lĩnh chính trị

vững vàng, có uy tín, kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng để đưa

xuống cơ sở bổ nhiệm làm cán bộ chủ chốt của xã như bí thư, phó bí thư, chủ tịch

xã, xã đội trưởng... Đây là phương thức mà Quân đội, cụ thể là lực lượng Bộ đội

Biên phòng, bộ đội địa phương đã triển khai trong thời gian vừa qua, mang lại

hiệu quả thiết thực, được cấp uy, chính quyền địa phương đánh giá cao.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, của bộ chỉ huy quân

sự tỉnh, huyện, đội ngu cán bộ được lựa chọn tăng cường xuống các xã nhất là

các xã giáp biên giới, có nhiệm vụ tham mưu hoặc cùng với cấp uy, chính quyền

các xã lãnh đạo chỉ đạo, điều hành và trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi các

nhiệm vụ xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, xây dựng đội ngu cán bộ

cơ sở, nhằm đảm bảo cho đội ngu này có đủ khả năng trong triển khai thực hiện

thắng lợi các chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; tham mưu

trong công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia phát triển

kinh tế, xã hội, đời sống văn hóa của địa phương, tạo dựng các mô hình điểm về

kinh tế, văn hoá, xã hội, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các

xã khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Năm là, tổ chức hành quân dã ngoại

Hành quân dã ngoại, huấn luyện kết hợp làm công tác dân vận, tham gia

xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở là nhiệm vụ của Quân đội, là hình thức huấn

luyện quan trọng của các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Đây

là hình thức cơ bản kết hợp được nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu với

công tác dân vận. Hành quân dã ngoại, huấn luyện kết hợp làm công tác vận

động quần chúng, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trực tiếp ren

luyện bộ đội sát thực tế, hiểu thông thuộc địa bàn, gắn bó mật thiết với nhân dân

địa phương, tạo điều kiện sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và

74

bảo vệ Tổ quốc.

Hằng năm theo quy định của trên và theo kế hoạch huấn luyện, các đơn vị

chủ lực của Bộ, của Quân khu 2, của Sư đoàn 316 chủ động tổ chức bộ đội hành

quân dã ngoại về các địa phương làm công tác vận động quần chúng, tham gia

xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trên một xã hoặc một thôn (bản) trong thời

gian khoảng một tháng. các đơn vị đã thường xuyên tổ chức các đợt hành quân

dã ngoại đến các xã khu vực biên giới giúp địa phương và nhân dân xây dựng cơ

sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, xóa đói, giảm ngheo, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng

đời sống văn hóa mới... Qua đó giáo dục, ren luyện phẩm chất đạo đức và bản

chất Bộ đội Cụ Hồ cho cán bộ, chiến sĩ, tăng cường mối quan hệ máu thịt và tình

đoàn kết quân dân, giúp cấp ủy và chính quyền địa phương xây dựng hệ thống

chính trị vững mạnh, đồng thời xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện.

Khi xây dựng kế hoạch hành quân dã ngoại huấn luyện kết hợp công tác

vận động quần chúng, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các đơn vị

quân đội đều cử cán bộ đến phối hợp với cấp ủy, chính quyền các xã, thôn (bản)

trước để khảo sát, tìm hiểu, nắm chắc tình hình các mặt ở cơ sở, từ đó thống nhất

về chủ trương, xác định kế hoạch, thời gian, địa bàn hoạt động, các nội dung

trọng tâm tổ chức các hoạt động để giúp đỡ cơ sở. Hình thức này cung yêu cầu

cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội phải tổ chức tốt việc quán triệt, giáo dục cán

bộ, chiến sĩ, đồng thời phải làm tốt công tác tập huấn, bồi dưỡng cho bộ đội các

kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cơ bản có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ,

cung như phong tục, tập quán địa phương.

75

Kết luận chương 2

Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí

Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm tham gia xây dựng, củng cố

hệ thống chính trị ở cơ sở góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc là một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức ở cấp xã gồm tổ

chức cơ sở Đảng (đảng bộ hoặc chi bộ), chính quyền cơ sở (gồm Hội đồng nhân

dân, Ủy ban nhân dân cấp xã), Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cấp xã

(Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Công đoàn cơ

sở, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,) theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

xét về bản chất là hoạt động chính trị, hoạt động xây dựng Đảng và chính quyền

nhà nước ở cơ sở nhằm mục đích duy trì sự ổn định, phát triển bền vững trên địa

bàn. Vì vậy, đòi hỏi sự tham gia và phát huy trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi

cấp, mọi ngành, mọi đối tượng, trong đó có vai trò rất quan trọng của Quân đội

nhân Việt Nam.

Dựa trên lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của

Đảng, những kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của Quân đội nhân dân Việt Nam

đã được tổng kết trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi

mới đất nước, luận án đã nghiên cứu, luận giải về quan niệm, nội dung, biện

pháp thực hiện vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở, đây cung chính là cơ sở khoa học cho việc khảo sát đánh

giá thực trạng, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy vai trò Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc phát triển toàn diện, vững chắc.

76

Chương 3

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

THỰC HIỆN VAI TRÒ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ

KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY –

THỰC TRẠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

3.1.1. Những thành công

Một là, Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ động, tích cực thực hiện tốt

vai trò phối hợp tham gia xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong thời gian qua, QĐND Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò của mình

trong tham gia xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Với tư cách là lực lượng tham gia, các đơn vị

quân đội đã xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên hàng đầu vào

công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, các chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền địa phương góp

phần quan trọng xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ

chức, bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc. Thông qua công tác tuyên truyền, đã góp phần làm cho nhân dân hiểu rõ giá

trị độc lập, tự chủ, hòa bình, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo sự đồng thuận thực hiện thắng lợi mục

tiêu và các chủ trương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh

của cấp ủy, chính quyền địa phương; đồng thời nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn

chống phá của các thế lực thù địch, tích cực chống lại các hoạt động tuyên

truyền, xuyên tạc của kẻ xấu, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

77

Các đơn vị quân đội đã phối hợp với các cấp, các ngành, các lực lượng

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc, chủ động ký kết các chương trình phối hợp hoạt động một cách khoa

học, sát với tình hình, đặc điểm của địa phương, đơn vị tham gia, tạo cơ chế vừa

phối hợp trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, vừa tạo hành lang pháp lý cho

cấp cơ sở tổ chức hoạt động, vừa tham gia phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ

quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Tham gia xây dựng tổ chức đng, tổ chức chính quyền

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng (nhất là Nghị

quyết TW5, khóa IX về đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở),

chỉ thị của Bộ Quốc phòng, các đơn vị quân đội đã chủ động tham mưu cho cấp

ủy đảng ở cấp xã khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc xây dựng đảng bộ, chi

bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đã phối hợp hướng dẫn nội

dung, nguyên tắc công tác đảng, duy trì các chế độ sinh hoạt cho các chi bộ thôn,

bản vùng sâu, vùng xa. Qua đó, đội ngu cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thường xuyên được củng cố, kiện toàn cả về

số lượng và chất lượng; vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng cung như hiệu lực quản

lý, điều hành của chính quyền xã không ngừng được nâng lên; các đoàn thể hoạt

động có nền nếp. Mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và đồng bào các dân tộc

thường xuyên được củng cố, nhiều tổ chức đảng từ yếu kém vươn lên khá và

trong sạch vững mạnh.

Từ năm 2008 đến tháng 6/2017, các đơn vị quân đội đã tham gia cùng với

các cấp ủy đảng các cấp củng cố, kiện toàn hơn 1.257 đảng bộ, chi bộ về tổ chức;

thành lập mới 312 chi bộ; tham gia xóa 109 xóm, bản “trắng” về đảng viên [99].

Hiện nay số lượng đảng viên của 04 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La

là 11.934 đảng viên, đảng viên nữ: 2.974 [Phụ lục 13]; phối hợp bồi dưỡng, đào

tạo nhiều cán bộ đảng viên cho các chi bộ thôn, bản. Đội ngu cán bộ cơ sở, thôn,

bản là người DTTS, bảo đảm về cơ cấu, số lượng, chất lượng, phát huy vai trò

78

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc.

Các đơn vị quân đội luôn chủ động tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền

địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ củng cố, kiện toàn chính

quyền cơ sở về tổ chức. Từ năm 2008 đến tháng 6/2017, các đơn vị quân đội đã

cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia củng cố, kiện toàn 64 HĐND,

148 UBND cấp xã, 214 ban công an, 170 ban chỉ huy quân sự, 221 đơn vị dân

quân xã, 203 tổ, đội dân phòng và 579 ban cán sự thôn, bản [98]; [99]. Hiện nay

HĐND, UBND của 04 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có số lượng

cán bộ là: HĐND: 2.209 (cán bộ nữ: 460); UBND: 472 (cán bộ nữ: 28) [Phụ lục 13].

Tham gia xây dựng mặt trận Tổ quốc, các đo àn thể chính trị, xa hội

Từ năm 2008 đến tháng 6/2017, các đơn vị quân đội đã tham gia củng cố,

kiện toàn 688 Ủy ban MTTQ cấp xã, ban công tác MTTQ. Đồng thời, chủ động

tham mưu ban thường trực MTTQ cấp xã tổ chức tốt các cuộc vận động, các

phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; thực hiện nhiệm vụ tham gia xây

dựng, củng cố chính quyền cơ sở; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân

dân; giám sát hoạt động của đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; thực

hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương.

Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc đã lãnh đạo, chỉ đạo đoàn viên, thanh niên quân đội tích cực tham gia

xây dựng, củng cố các tổ chức Đoàn thanh niên trên địa bàn với nhiều hình thức,

nội dung phong phú như: tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao...

Mặt khác, tham gia giúp đỡ tổ chức đoàn thanh niên mở các lớp học bổ túc, bồi

dưỡng cán bộ; động viên thanh niên tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh

với các phong trào như “Thanh niên làm chủ đường biên”, “Tổ an ninh tự

quản”... Các chi đoàn của các đơn vị quân đội đã tổ chức kết nghĩa với các chi

đoàn ở địa phương, giúp đỡ các chi đoàn xây dựng các điểm sáng văn hóa ở các

xã, phường. Hiện nay, chỉ tính riêng ở 04 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn

79

La có 95 tổ chức đoàn thanh niên cấp xã với 1.384 chi đoàn, 17.482 đoàn viên,

thanh niên [Phụ lục 14], các đơn vị quân đội đã xây dựng kế hoạch và có những

biện pháp cụ thể tham gia củng cố, phát triển tổ chức Hội phụ nữ ở khu vực biên

giới. Từ năm 2008 - tháng 6/2017, nhiều đơn vị của bộ chỉ huy quân sự, Bộ đội

Biên phòng các tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở và giúp đỡ hội

phụ nữ ở các xã củng cố, kiện toàn về tổ chức 861 Ban Chấp hành Hội và chi Hội

Phụ nữ [Phụ lục 14], đồng thời, tích cực tham mưu gắn hoạt động của Hội Phụ

nữ vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; tham mưu ban chấp hành

hội vận động các hội viên cam kết xây dựng gia đình văn hóa, thực hiện tốt các

chương trình “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Kế hoạch hóa gia đình”;

tuyên truyền, giáo dục chị em về Luật Hôn nhân và Gia đình, về sức khỏe sinh

sản…[99].

Các đơn vị quân đội đã tham gia cùng cấp ủy, chính quyền kiện toàn, củng

cố tổ chức Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh; từ năm 2008 đến tháng 6/2017,

chỉ tính riêng các đồn biên phòng khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đã tham

gia củng cố, kiện toàn 831 ban chấp hành Hội Nông dân, 524 Hội Cựu chiến binh

[99]. Hiện nay số chi hội nông dân của các xã biên giới thuộc 04 tỉnh Lào Cai,

Lai Châu, Điện Biên, Sơn La là 1.197 hội với 64.143 hội viên [Phụ lục 14]. Đồng

thời, đã tham gia cùng với ban chấp hành các Hội nông dân xây dựng kế hoạch

tuyên truyền, vận động và giúp đỡ đồng bào định canh, định cư, thay đổi tập

quán canh tác, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu .

Bên cạnh việc tham gia xây dựng, củng cố các tổ chức đảng, chính quyền

và các đoàn thể quần chúng, các đơn vị quân đội đã đặc biệt chú ý và phát huy tối

đa vai trò của những già làng, trưởng bản, người có uy tín, người đứng đầu dòng

họ, các chức sắc trong các tôn giáo, những người được bà con suy tôn, tín nhiệm

và yêu quý. Đến nay phần lớn các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc (04 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) đã xây dựng được

đội ngu những người có uy tín với số lượng 1.026 người [Phụ lục 15]. Qua khảo

80

sát thực tế cho thấy đội ngu này đã phát huy được những yếu tố tích cực, là hạt

nhân đoàn kết làm nòng cốt trong các phong trào của địa phương, có khả năng

giải quyết nhanh chóng những mâu thuẫn trong thôn, bản, dân tộc, dòng họ.

Các đơn vị quân đội đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền cơ sở và các

cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nêu

cao ý thức cảnh giác, vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực

phản động như: Không tin, không nghe, không làm theo những hoạt động

tuyên truyền, lôi kéo, ép buộc phát triển đạo trái pháp luật, gây rối an ninh trật

tự. Đồng thời, thường xuyên phối hợp phòng chống suy thoái “tự diễn biến”,

“tự chuyển hóa”, đấu tranh chống móc nối, xây dựng cơ sở ngầm trong đội ngu

cán bộ ở cơ sở của các thế lực phản động; phối hợp nắm tình hình, cảnh giác

phòng ngừa, đấu tranh chống nội gián, phát hiện và xử lý có hiệu quả các vụ

việc phức tạp nảy sinh trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, không để phát triển

thành “điểm nóng” và lan sang địa phương khác.

Tham gia xây dựng đội ngũ cán aộ

Các đơn vị quân đội đã tham gia phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền

địa phương bồi dưỡng kiến thức về quốc phòng an ninh; năng lực lãnh đạo, chỉ

đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng cho cán bộ tại địa phương,

kiện toàn các ban chỉ huy quân sự xã, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên;

phối hợp bồi dưỡng, xây dựng đội ngu cán bộ là người DTTS, con em của đồng

bào các dân tộc ít người hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, góp

phần xây dựng nguồn cán bộ tại chỗ cho địa phương những năm tiếp theo.

Các đơn vị quân đội còn chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền cơ

sở xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo vệ chính trị nội bộ, ngăn chặn

những hoạt động mua chuộc, móc nối của các thế lực phản động; chủ động điều

tra, phát hiện những người có mối quan hệ phức tạp với người nước ngoài, những

cán bộ có sai phạm, hạn chế về năng lực, phẩm chất để tham mưu đề xuất với cấp

81

ủy, chính quyền cơ sở đưa ra khỏi bộ máy chính quyền. Điển hình là năm 2010,

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu điều tra, phát hiện 21 cán bộ chủ chốt cấp xã có

mối quan hệ phức tạp với người nước ngoài [16].

Hai là, các đơn vị quân đội (cơ quan quân sự địa phương khu vực biên

giới) đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã khu

vực biên giới thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Công tác quốc phòng, an ninh ở các xã khu vực biên giới trong thời gian qua

đã đạt được kết quả quan trọng, kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, xã hội với

củng cố quốc phòng, an ninh. Thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận

an ninh nhân dân được củng cố ngày càng vững mạnh. Xây dựng khu vực phòng

thủ tỉnh, huyện, thành phố vững chắc; tổ chức luyện tập, diễn tập khu vực phòng

thủ sát thực tế, đạt kết quả cao; khu kinh tế - quốc phòng tại Bát Xát hoạt động

hiệu quả. Các công trình quốc phòng (đường tuần tra biên giới, đường ra biên

giới, ke sông, suối biên giới) được chú trọng đầu tư. Công tác sắp xếp dân cư, ổn

định dân cư biên giới được thực hiện hiệu quả, góp phần giữ vững đường biên,

mốc giới và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Lực lượng vu trang duy trì

nghiêm ky luật, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Trong những năm qua, để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện

mới, các đơn vị quân đội đã thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác

giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ và nhân dân. Vai

trò đảm bảo quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc của các đơn vị quân đội đã góp phần rất quan trọng, ngăn

chặn có hiệu quả các hiện tượng phức tạp nảy sinh trong các mối quan hệ chính

trị, xã hội, đặc biệt là quan hệ dân tộc, tôn giáo ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc. Các đơn vị quân đội đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa

phương bảo vệ chính trị nội bộ, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực

phản động móc nối, cài cắm, xây dựng cơ sở ngầm, lung đoạn chính trị ở các xã

82

khu vực biên giới. Các đơn vị quân đội đã tích cực tham mưu giúp cấp ủy, chính

quyền địa phương tăng cường các biện pháp tuyên truyền, vận động giành giữ

dân; ngăn chặn không để dân manh động chống phá. Qua đấu tranh đã giúp cấp

ủy, chính quyền địa phương phát hiện một số trường hợp công an, dân quân,

thậm chí có cả cán bộ, đảng viên hoạt động, tiếp tay cho các thế lực phản động.

Nhờ làm tốt công tác nắm tình hình, các đơn vị quân đội đã tham mưu giúp cấp

ủy, chính quyền địa phương bóc gỡ nhiều cơ sở của các cơ quan đặc biệt nước

ngoài, từng bước làm trong sạch nội bộ và địa bàn các xã khu vực biên giới.

Thực hiện chức năng được giao, các đơn vị quân đội đã tham mưu cho cấp

ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội gắn

với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại theo đúng định hướng của

Đảng. Trong đó, chú trọng phát triển các lĩnh vực kinh tế có thế mạnh, tăng

cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,... tạo nguồn lực vật chất cho xây dựng khu

vực phòng thủ. Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện

Biên đã làm tốt việc rà soát, tham mưu cho tỉnh điều chỉnh quy hoạch tổng thể bố

trí quốc phòng kết hợp phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020; thẩm định các

quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn, đặc biệt là các

dự án ở địa bàn nhạy cảm về quốc phòng, an ninh. Thời gian qua, nhiều dự án,

công trình lưỡng dụng được các tỉnh đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu

quả trên nhiều mặt. Đáng chú ý là, bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, huyện đã tham

mưu cho tỉnh ủy, huyện ủy, UBND các tỉnh, huyện tập trung đầu tư nâng cấp,

xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy phục vụ phát triển kinh tế,

xã hội, đáp ứng yêu cầu cơ động lực lượng, phá thế độc đạo, biệt lập của khu vực

phòng thủ các cấp và quy hoạch, điều chỉnh dân cư trên tuyến biên giới, khu vực

tái định cư vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, vùng trọng điểm về lu ống, lu quét,

sạt lở đất,... góp phần hạn chế tình trạng di, dịch cư tự do, ổn định an ninh chính

trị, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân trên các địa bàn xung yếu.

83

Nhằm đẩy mạnh các phong trào chính trị, xã hội ở các xã khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc, các đơn vị quân đội đã triển khai khá toàn diện các nội dung

hoạt động, thông qua những hình thức, phương pháp phù hợp: Tổ chức kết nghĩa,

xây dựng điểm sáng văn hóa, điểm sáng về tình đoàn kết quân dân, điểm sáng về

phát triển tăng gia sản xuất… Qua đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền

địa phương, của đồng bào ở khu vực biên giới về vai trò của các phong trào chính

trị, xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh.

Các đơn vị quân đội đã thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa

phương xây dựng các phương án, kế hoạch và các công trình phòng thủ biên giới;

tổ chức diễn tập, luyện tập các phương án tác chiến bảo vệ các mục tiêu quan trọng

ở địa bàn; tổ chức khảo sát đưa dân ra biên giới, xây dựng phòng tuyến nhân dân

làm chủ biên giới; tổ chức ký kết và duy trì hiệu quả hoạt động kết nghĩa các thôn,

bản tương ứng của hai bên khu vực biên giới góp phần xây dựng quan hệ đoàn kết

hữu nghị giữa nhân dân hai bên khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt

Nam - Lào.

Ba là, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tích cực thực hiện vai trò tham gia

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, tìm

kiếm, cứu hộ, cứu nạn khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội gắn với

củng cố quốc phòng, an ninh trên các địa bàn chiến lược, Bộ Quốc phòng đã chỉ

đạo các đơn vị quân đội tích cực tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc; Chỉ đạo cơ quan chính trị các cấp bám sát chức

năng nhiệm vụ và tình hình địa phương, đơn vị, chủ động xây dựng kế hoạch

công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt; kế hoạch xây dựng nông thôn mới; xây

dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện

toàn diện, thống nhất, có hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xây

dựng, củng cố, cải tạo, nâng cấp cầu dân sinh, đường giao thông, kênh mương

thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, nhà ở cho người ngheo, gia đình

84

chính sách; vận động nhân dân hiến đất làm đường, làm trường và các công trình

phúc lợi; xóa nhà tạm, nhà dột nát, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, xóa

cầu khỉ, cầu tạm... tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về hạ tầng cơ sở ở các xã khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc và góp phần cải thiện đời sống nhân dân; thực

hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội như: Chương trình 134,

135, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80 của Chính phủ và phong trào “Cả nước

chung sức xây dựng nông thôn mới”..., triển khai xây dựng mô hình giúp dân

phát triển kinh tế, xã hội như: mỗi đơn vị lựa chọn một mô hình giúp dân cụ thể,

gắn với quy hoạch dân cư, phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng nhiều hình thức,

cách làm hiệu quả của các đơn vị, đến nay nhiều mô hình phát triển kinh tế đang

được nhân rộng ở nhiều địa phương, mang lại hiệu quả thiết thực, được cấp ủy,

chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Chỉ tính từ tháng 12 năm 2016 đến tháng

12 năm 2017, đoàn Kinh tế - Quốc phòng 326 cử 13 cán bộ thi công 03 tuyến

đường giao thông nông thôn tại xã Pú Pẩu/Sông Mã. Phối hợp với cấp ủy, chính

quyền xã Phiềng Păn/Mai Sơn triển khai xây dựng mô hình trồng cây dược liệu

(Trà gừng: 200kg và Địa liền:150kg), hỗ trợ 30 hộ ngheo với mức 4.940.000đ/hộ

thuộc 6 xã vùng dự án kinh tế của tỉnh Lào Cai, 10 hộ ngheo với mức

2.500.000đ/hộ (Sơn La). Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (từ năm 2010 - 2017)

đã được bố trí 77,5 ty đồng để triển khai thực hiện 16 dự án đầu tư (02 công trình

cấp nước sinh hoạt, phục vụ cho 120 hộ dân và 02 trường học cắm bản; xây dựng

03 công trình điện, phục vụ 180 hộ dân và 03 lớp học cắm bản; 7,52 km đường

giao thông nông thôn, 01 cầu bê tông; 05 công trình thủy lợi, 06 phòng ở nội trú,

1 điểm sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm) [19], [20].

Các đơn vị quân đội đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương triển

khai xây dựng các khu kinh tế kết hợp với quốc phòng với vốn đầu tư hàng trăm

tỉ đồng, lồng ghép các dự án di, giãn dân ra khu vực sát biên giới, sắp xếp ổn

định cho hàng nghìn hộ dân khu vực biên giới các tỉnh Lai Châu, Điện Biên; hình

thành các cụm làng - xã biên giới, tạo cơ sở cho thế trận quốc phòng toàn dân bảo

85

vệ Tổ quốc, tích cực tham gia phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Trong hai

năm 2016-2017, Quân khu 2, Sư đoàn 316 đã huy động và sử dụng lực lượng

15.147 lượt người (Bộ đội: 2.134; Dân quân tự vệ: 5.629; Công an: 440; Lực

lượng khác (cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, các đoàn thể và nhân dân

địa phương): 6.944 lượt người, trên 1.000 phương tiện các loại (ôtô, xe công

trình, máy xúc, máy ủi...) và một số trang bị khác tham gia phòng chống, khắc

phục hậu quả thiên tai, làm nhà mới cho 98 hộ, di chuyển 373 hộ dân; dựng lại 30

nhà, khắc phục được 125.000m3 đất đá sạt lở; sửa chữa 3,2 km đường giao

thông;... cấp phát thuốc miễn phí cho 3.453 người dân và tổ chức phun thuốc khử

khuẩn môi trường [30].

Phát huy chức năng “đội quân công tác”, ban chỉ huy quân sự các tỉnh,

huyện Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên đã tích cực tiến hành công tác dân

vận, tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; giúp dân xóa đói giảm ngheo,

ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Năm 2017, lực lượng vu trang tỉnh Sơn La

đã huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ, cùng hàng trăm lượt phương tiện tham

gia cứu hộ, cứu nạn, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh giúp

nhân dân khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống. Thông qua đó, thiết thực góp

phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngu cán bộ, đảng viên và toàn dân

đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo điều kiện

thuận lợi cho xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ

trên địa bàn ngày càng vững chắc.

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã triển khai và thực hiện tốt Đề án Bộ đội

Biên phòng tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới, đã có nhiều

mô hình giúp dân: Mô hình tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh trật

tự thôn, bản gắn với phát triển kinh tế, xã hội. Mô hình nuôi, đỡ đầu các cháu học

sinh của Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, đã nhận nuôi, đỡ đầu 29 cháu học

sinh, với số tiền 500 nghìn đến 01 triệu đồng/tháng/cháu (trong đó có 04 cháu hỗ

trợ 01 triệu đồng/tháng) [16]. Mô hình giúp dân phát triển kinh tế hộ gia đình của

86

đồn Biên phòng Thanh Luông, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên: Hướng dẫn kỹ

thuật trồng rau, nuôi cá cho các hộ gia đình ngheo với số vốn ban đầu là 04 triệu

đồng, sau một năm đã thu về được trên 20 triệu đồng [15].

Thực hiện chương trình phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa trên các

tuyến biên giới, bằng nhiều hình thức, biện pháp, các đơn vị quân đội đã triển

khai khảo sát tình hình hoạt động và thực trạng đời sống văn hóa, thông tin của

các dân tộc ở biên giới; thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ, đội tuyên

truyền văn hóa làm lực lượng nòng cốt, phối hợp với ngành văn hóa ở địa

phương xây dựng đời sống văn hóa ở các xã, biên giới. Trong đó, đã khảo sát để

lập kế hoạch trang cấp vật tư cần thiết cho hoạt động văn hóa, văn nghệ ở các

điểm sáng văn hóa; xây dựng định mức hoạt động của các tổ, đội tuyên truyền

văn hóa phục vụ trên địa bàn; phối hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp

vụ cho các tổ, đội tuyên truyền văn hóa và cán bộ phụ trách văn hóa, thông tin ở

địa phương. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa ở khu dân cư”, xây dựng được hàng nghìn làng, bản văn hóa, gia đình văn

hóa, cùng các hoạt động xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình

thương đã nâng cao mức sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa của nhân dân các DTTS

khu vực biên giới Tây Bắc, từng bước đẩy lùi các tệ nạn mê tín, dị đoan, các hủ

tục lạc hậu, chăm lo giúp đỡ các gia đình chính sách.

Thực hiện chương trình xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, các đơn

vị đã tổ chức nhiều loại hình lớp học như: Lớp học tình thương cho trẻ em ngheo,

trẻ em khuyết tật, lớp học ban ngày, lớp học ban đêm, lớp học theo mùa vụ để

việc theo học chữ không ảnh hưởng đến việc lao động sản xuất, cuộc sống hàng

ngày của nhân dân. Những nơi không có trường, lớp học, các đồn, trạm Biên

phòng đã dành phòng ở, phòng làm việc của mình để tổ chức lớp vừa lồng ghép

việc dạy chữ, vừa tuyên truyền văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc,

truyền thống yêu nước. Bộ đội Biên phòng đã xóa mù chữ và phổ cập giáo dục

tiểu học cho trên 200 lớp với gần 6.000 học viên, chủ yếu là cán bộ thôn, bản, các

87

đoàn thể, con em gia đình chính sách; vận động được hàng vạn học sinh bỏ học

trở lại trường [15].

Bốn là, Quân đội nhân dân Việt Nam đã và đang thực hiện có hiệu quả vai

trò bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc.

Các đơn vị quân đội đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền các

xã khu vực biên giới kiện toàn ban chỉ huy công an xã về tổ chức; cử cán bộ tham

gia bồi dưỡng, huấn luyện kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, kỹ chiến thuật cho

ban chỉ huy quân sự, lực lượng dân quân tự vệ và công an xã, phường, thị trấn.

Từ năm 2008 đến tháng 6/2017, các đơn vị quân đội trên địa bàn đã tham gia

huấn luyện các nội dung được phân công với 455 buổi, cho hơn 10 ngàn cán bộ,

chiến sĩ dân quân tự vệ. Đồng thời, phối hợp trong tham mưu giúp đỡ chính

quyền cơ sở xây dựng và triển khai kế hoạch huấn luyện, diễn tập, kế hoạch tác

chiến của lực lượng vu trang; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch

bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn [99].

Lực lượng dự bị động viên được xây dựng đủ về qui mô, loại hình, tổ

chức, số lượng đơn vị, có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu mở rộng

lực lượng khi có chiến tranh xảy ra. Hệ thống kế hoạch xây dựng, huy động, tiếp

nhận lực lượng dự bị động viên được xây dựng đầy đủ; công tác quản lý, đăng

ký, phúc tra, sắp xếp nguồn thực hiện đúng qui định và đi vào nền nếp. Công tác

kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, diễn tập được thực

hiện nghiêm túc, bảo đảm về thời gian và quân số. Thực hiện xây dựng điểm đơn vị

dự bị động viên trong tình hình mới theo Chỉ thị số 06/CT-BQP ngày 16/3/2010 đạt

kết quả tốt.

Lực lượng dân quân tự vệ được tổ chức triển khai, thực hiện chặt chẽ theo

Pháp lệnh và Luật Dân quân tự vệ, với phương châm “vững mạnh, rộng khắp”,

lấy chất lượng chính trị làm cơ sở, có số lượng phù hợp với tình hình thực tế

nhiệm vụ của từng địa phương. Tổ chức biên chế chặt chẽ, đủ cơ cấu, thành phần,

88

lực lượng theo qui định. Các xã, phường có trung đội cơ động; thôn, bản có tiểu

đội và tổ dân quân chiến đấu tại chỗ. Một số xã trọng điểm biên giới đã tổ chức

được lực lượng dân quân luân phiên thường trực hoạt động có hiệu quả. Công tác

đào tạo chỉ huy trưởng quân sự cấp xã được chú trọng, các địa phương đã coi

trọng lựa chọn nguồn đi đào tạo, bố trí, sử dụng sau đào tạo. Hàng năm tổ chức

huấn luyện cho lực lượng dân quân tự vệ theo đúng phương châm “cơ bản, thiết

thực, chất lượng” sát với yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương cơ sở; 100% đầu

mối đơn vị dân quân tự vệ được huấn luyện và hoàn thành nội dung, chương

trình, thời gian qui định. Quá trình huấn luyện chú trọng huấn luyện thực hành,

đội ngu chiến thuật gắn với tổ chức hội thi, hội thao, luyện tập, diễn tập sát thực

tế địa bàn và đối tượng. Lực lượng dân quân xã biên giới đã phối hợp chặt chẽ

với Bộ đội Biên phòng tuần tra đường biên, mốc giới bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

quốc gia, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật an toàn xã hội, tạo môi trường

thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.

Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả vai trò tham gia bảo đảm quốc phòng, an

ninh của các đơn vị quân đội, khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đang có

những bước phát triển bền vững. Tình hình kinh tế, xã hội khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc phát triển ổn định; kinh tế đạt mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng

tổng sản phẩm toàn vùng năm 2017 đạt 8,43% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế

tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm ty trọng trong nông nghiệp, tăng ty trọng

công nghiệp - xây dựng; thu nhập bình quân đầu người đạt 30,75 triệu đồng/năm,

tăng 2,25 triệu đồng so với năm 2016. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt

36,8 nghìn ty đồng, tăng 1,1% so với kế hoạch năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp

được chú trọng theo hướng bền vững, phát huy lợi thế của từng tiểu vùng; sản

xuất công nghiệp, xây dựng tiếp tục phát triển, các chính sách tháo gỡ khó khăn

cho doanh nghiệp của Chính phủ được phát huy; giá trị sản xuất công nghiệp ước

đạt gần 138,2 nghìn ty đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Hoạt động thương mại,

dịch vụ phát triển khá; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 153,3 nghìn ty

89

đồng, tăng 10% so với năm 2016. Đến năm 2017, khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc có thêm 106 xã được công nhận đạt chuẩn, đưa tổng số xã đạt chuẩn

nông thôn mới toàn vùng lên 318 xã, đời sống dân cư trong vùng cơ bản được ổn

định; công tác xóa đói, giảm ngheo, an sinh và phúc lợi xã hội được các cấp ủy,

chính quyền các cấp quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực. Tình hình

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, chủ quyền biên giới quốc

gia được giữ vững. Hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, đổi mới cả về công

tác lãnh đạo, chỉ đạo và phương thức hoạt động; công tác dân tộc, tôn giáo, đời

sống vật chất, tinh thần đồng bào các dân tộc được cải thiện, nâng cao.

Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, đối ngoại nhân dân hai bên biên giới góp

phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển: Xuất phát từ

đặc điểm, tính chất khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và

quan hệ với các nước láng giềng, quán triệt tư tưởng đổi mới của Đảng trong công

tác đối ngoại, phát huy truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời giữa đồng bào các dân

tộc hai bên biên giới; những năm qua, các đơn vị quân đội (đặc biệt là lực lượng

của Quân khu 2, Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương) đã chủ động

phối hợp với các ngành, đoàn thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tổ

chức nhiều hoạt động giao lưu, phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến hai

bên biên giới giữa các lực lượng chức năng.

Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa các cụm dân cư ở hai bên biên giới trong

quản lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trên tinh

thần chung là tôn trọng độc lập, chủ quyền của từng quốc gia, cung như kết nghĩa

hỗ trợ giúp nhau mỗi khi nhân dân gặp thiên tai, hoạn nạn... Tiêu biểu và có hiệu

quả là phong trào kết nghĩa dân cư bản - bản đối diện hai bên biên giới; thực hiện

mô hình kết nghĩa "Xây dựng Đồn - Trạm hữu nghị, biên giới bình yên" tại khu

vực biên giới, cửa khẩu trọng điểm; đã tổ chức Lễ kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng

cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai với Đại đội Công an

Biên phòng huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Đến nay, đã tổ chức ký

90

kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới được 52 cặp, nội dung kết nghĩa tập trung

vào: Phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới; đấu tranh phòng, chống tội phạm; đẩy

mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tăng cường trao đổi thông tin, giao lưu

nghiệp vụ; tuần tra liên hợp thi hành pháp luật.

Trong lĩnh vực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, các

địa phương, đơn vị đã bám sát phương châm “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, phát

huy sức mạnh của quần chúng tại chỗ, đẩy lùi nhiều hoạt động lấn chiếm biên giới,

xâm canh, xâm cư, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, không để xảy ra đối đầu, căng

thăng trên biên giới. Đồng thời, thực hiện đúng các hiệp định, quy chế biên giới,

góp phần đẩy nhanh tiến trình phân giới, cắm mốc tuyến biên giới Việt Nam -

Trung Quốc và tăng dày, tôn tạo mốc quốc giới tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

Trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, các đơn vị quân

đội (trong đó Quân khu 2, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương) đã thông qua

công tác đối ngoại biên phòng, ngoại giao nhân dân để duy trì thực hiện nghiêm

chỉnh các hiệp định, quy chế biên giới đã được ký kết giữa nước ta với các nước

láng giềng. Mọi vấn đề phức tạp xảy ra trên biên giới đều được giải quyết có tình,

có lý, giữ vững ổn định an ninh trật tự trên biên giới; phối hợp đấu tranh với các

loại tội phạm; các hoạt động vi phạm chủ quyền lãnh thổ đều được các đơn vị quân

đội phối hợp giải quyết đúng nguyên tắc, thủ tục, góp phần xây dựng biên giới hòa

bình, hữu nghị với các nước láng giềng, huy động được sức mạnh tổng hợp tham

gia xây dựng biên giới.

Phối hợp với các lực lượng tham gia đầu tư và xây dựng các cơ sở hạ tầng

về bảo vệ môi trường. Bước đầu hình thành một số mô hình về xử lý, thu gom

rác thải bảo vệ môi trường. Tham gia cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương

tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ môi

trường, nhất là ở các khu công nghiệp, đô thị, giúp đỡ nhân dân phòng, chống

thiên tai, dịch bệnh, khắc phục hậu quả, hỗ trợ nhân đạo... Tích cực vận động

nhân dân xây dựng nếp sống vệ sinh, khoa học, bảo vệ môi trường, tham gia

91

trồng rừng, bảo vệ rừng, giữ gìn cây xanh, nguồn nước, các dự án tái tạo tài

nguyên, chống biến đổi khí hậu.

3.1.2. Một số hạn chế

Một là, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy một số đơn vị quân đội

chưa thật chủ động, tích cực trong quán triệt và tổ chức các hoạt động tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Nhận thức của một số cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy các đơn vị

quân đội về nhiệm vụ và vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Một số cấp uy,

chính ủy, chính trị viên, chỉ huy còn xem nhẹ và nhìn nhận hoạt động tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở một cách giản đơn, theo lối tư duy hành chính,

coi đó là trách nhiệm của cơ quan chính trị, của chính ủy, chính trị viên, cán bộ

chuyên trách công tác dân vận nên trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc kết quả còn hạn chế.

Việc phân công tổ chức thực hiện công tác dân vận ở một số đơn vị quân

đội đóng quân trên địa bàn còn đơn giản, chưa chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng, sử

dụng đội ngu cán bộ chuyên trách về công tác dân vận, trong quá trình tổ chức

thực hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ. Việc bồi dưỡng kiến thức cho các lực

lượng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở một số đơn vị mới chỉ tập

trung vào những vấn đề chung về đường lối, quan điểm, của Đảng và chính sách,

pháp luật của Nhà nước, thiếu các kiến thức thực tiễn, kỹ năng, phương pháp

hoạt động nên việc nhận thức, năng lực của nhiều cán bộ, chiến sĩ tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở chưa sâu sắc, chưa toàn diện. Kết quả điều tra khảo

sát cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng và một số đơn vị thuộc Quân khu 2 cho

thấy, có 35% ý kiến đánh giá phương pháp, tác phong công tác của đội ngu cán bộ,

chiến sĩ của các đơn vị quân đội tăng cường xã là trung bình và yếu [Phụ lục 03].

Công tác tham gia xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị khu

92

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của các đơn vị quân đội mặc dù đã đạt được

những thành tích đáng khích lệ nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ

thống chính trị cơ sở còn có hạn chế nhất định: tỉ lệ đảng viên còn thấp, hiện chỉ

chiếm 2,87% dân số, vẫn còn một số thôn, bản chưa có đảng viên, tính đến tháng

6 năm 2017 còn 64 thôn, bản chưa có đảng viên, 264 thôn, bản chưa đủ đảng viên

để thành lập chi bộ [Phụ lục 13]. Trình độ văn hóa của đội ngu cán bộ địa

phương còn nhiều hạn chế (có 47 đồng chí cán bộ của các đoàn thể chưa đọc

thông, viết thạo) do đó còn một số tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, các tổ chức,

đoàn thể hoạt động chưa thường xuyên, hiệu quả thấp, chưa thu hút, tập hợp được

đông đảo quần chúng tham gia; một số cán bộ, đảng viên còn mắc sai lầm,

khuyết điểm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và bị đối tượng xấu lợi dụng,

mua chuộc, lôi kéo, tiếp tay cho các hoạt động vi phạm pháp luật; uy tín của cán

bộ với nhân dân thấp, tình trạng tham ô, nhận hối lộ vẫn còn diễn ra [99].

Điển hình, trong vụ gây rối an ninh trật tự ở xã Nậm Ke, huyện Mường

Nhé, tỉnh Điện Biên ngày 01/05/2011 đã có 1 Phó Chủ tịch MTTQ xã, 13 đại

biểu HĐND xã, 71 dân quân, 4 công an viên, 2 cán bộ Hội phụ nữ xã, 21 ứng cử

viên đại biểu HĐND xã khóa 2011 - 2016 tham gia. Đây là một trong những

nguyên nhân, điều kiện để các thế lực thù địch, phản động và các loại đối tượng

lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc, kích động, lôi kéo đồng bào tham gia các hoạt

động vi phạm pháp luật, gây mất ổn định về an ninh chính trị ở khu vực biên giới [29].

Hai là, hiệu quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc của một số đơn vị QĐND Việt Nam chưa cao.

Trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, một số đơn vị quân

đội chưa làm tốt công tác tham mưu nhằm phát huy vai trò của QĐND Việt Nam

trong phối hợp xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc; trong tham gia nâng cao chất lượng hoạt động lãnh

đạo, quản lý, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm

kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường ở địa phương; trong đảm bảo quốc phòng,

93

an ninh góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc;

chưa thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng thế trận quốc

phòng, an ninh, nhất là khu vực đồng bào DTTS và tôn giáo.

Cơ quan quân sự địa phương các tỉnh, huyện, Bộ đội Biên phòng chưa chủ

động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy và chính quyền địa phương để làm

tốt công tác xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở; hoạt động

tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế; các hoạt động giúp đỡ nhân dân

làm kinh tế, xây dựng thế trận, xây dựng khu vực phòng thủ, kết hợp kinh tế với

quốc phòng, an ninh và đối ngoại ở một số xã khu vực biên giới còn chưa hiệu

quả. Kết quả điều tra khảo sát cán bộ cấp xã, phường, thị trấn tại 04 tỉnh Lào Cai,

Điện Biên, Sơn La, Lai Châu cho thấy có đến 46,0% ý kiến đánh giá hiệu quả các

đơn vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc còn ở mức trung bình [Phụ lục 04].

Chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vu trang địa

phương chưa cao, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, ty lệ đảng viên, bản lĩnh

chính trị, độ tin cậy về chính trị thấp, thậm chí có dân quân tự vệ còn bị địch mua

chuộc, lôi kéo. Một số cấp uy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các đơn vị

quân đội kiến thức, năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm hạn chế, dẫn đến trong quá

trình tham gia không xử trí được các tình huống cụ thể nảy sinh trong xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào có đạo và DTTS. Một bộ phận cán bộ,

chiến sĩ khi tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị chưa thông thạo

tiếng dân tộc ở địa phương; chưa thực hiện tốt phương châm “ba bám, bốn cùng”

trong thực hiện nhiệm vụ. Kết quả điều tra khảo sát các đồn Biên phòng và một số

đơn vị thuộc Quân khu 2 cho thấy có đến 49% ý kiến đánh giá việc sử dụng tiếng

dân tộc ở địa phương của cán bộ, chiến sĩ tăng cường xã ở mức trung bình và 33,5%

là yếu [Phụ lục 03].

94

Ba là, chưa tạo sự thống nhất cao về nội dung, phương thức hoạt động, cơ

chế phối hợp trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc.

Một số cấp ủy, chỉ huy đơn vị cung như một số cán bộ, chiến sĩ chưa hiểu

đầy đủ nội dung xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, chưa nắm vững các yếu tố

cấu thành hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, nên

trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở chỉ tập

trung vào nội dung là tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, chưa chú ý

nhiều đến tham gia xây dựng các quan hệ chính trị, xã hội XHCN và các phong

trào chính trị, xã hội XHCN ở khu vực. Vì vậy, chất lượng và hiệu quả thực hiện

các nội dung này chưa cao.

Phương thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc của một số đơn vị quân đội có lúc còn kém linh hoạt,

thiếu sáng tạo, không phù hợp với thực tế ở địa bàn. Các hoạt động tuyên truyền

còn chung chung, chưa bám sát vào đối tượng cung như yêu cầu, nhiệm vụ của

địa phương và đơn vị. Qua điều tra khảo sát cán bộ tại các xã của 4 tỉnh Lào Cai,

Điện Biên, Lai Châu, Sơn La cho thấy, có 48% số người được hỏi, trả lời chất

lượng quân đội phối hợp xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn

thể trong hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới đạt trung bình và chỉ có

13% số ý kiến đánh giá về chất lượng quân đội phối hợp xây dựng bộ máy tổ

chức đảng, chính quyền, các đoàn thể trong hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực

biên giới đạt tốt [Phụ lục 4].

Hoạt động phối hợp giữa các đơn vị quân đội với một số ban, ngành, lực

lượng cấp tỉnh, lực lượng công an trong tham mưu cho tỉnh ủy, UBND tỉnh về

lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc chưa thường xuyên, thiếu đồng bộ và chưa hướng vào trọng tâm

nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc. Việc xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp giữa các đơn vị

95

quân đội với lực lượng công an, một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn khu vực biên

giới còn nặng về hình thức, chưa xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,

trách nhiệm cụ thể của từng lực lượng trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở. Kết quả điều tra khảo sát ở các đồn Biên phòng và một số đơn vị thuộc

Quân khu 2 cho thấy có đến 31,0% ý kiến đánh giá mức độ hoạt động phối hợp

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới giữa các đơn

vị quân đội với các ban, ngành, lực lượng trên địa bàn trong thời gian qua

chưa thường xuyên và có tới 63,0% ý kiến trả lời hiệu quả phối hợp tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới giữa các đơn vị quân

đội với các ban, ngành, lực lượng trên địa bàn trong thời gian qua chưa cao

[Phụ lục 03]. Đánh giá về quan hệ phối hợp xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

ở khu vực biên giới giữa các đơn vị quân đội với các ban, ngành, lực lượng

trên địa bàn ở khu vực biên giới, có 51,5% ý kiến của cán bộ xã, phường, thị

trấn biên giới trả lời đạt ở mức độ trung bình [Phụ lục 04].

Một số nội dung về tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn

với an ninh nhân dân chưa rõ. Cơ quan quân sự địa phương các tỉnh chưa làm tốt

chức năng tham mưu với cấp uy, chính quyền địa phương về lãnh đạo và phối

hợp với các lực lượng công an trên địa bàn tham gia xây dựng thế trận quốc

phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, kết hợp kinh tế với quốc

phòng, an ninh và đối ngoại. Việc nghiên cứu dự báo tình hình tác động đến đổi

mới nội dung, phương thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở một số

đơn vị quân đội chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, công tác tham mưu cho

cấp uy, chính quyền địa phương về tình hình, địa bàn, hoạt động của bọn phản

động chưa chắc, còn mất cảnh giác, có nơi còn bị động, bất ngờ.

3.1.3. Nguyên nhân của những thành công và hạn chế

* Nguyên nhân cua những thành công

Một là, Đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà

nước là nguyên nhân quyết định thắng lợi công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế,

96

xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn có đường lối, chủ

trương, chính sách đúng đắn, kịp thời và quan tâm đến phát triển kinh tế, xã hội,

giữ vững quốc phòng, an ninh trên những địa bàn chiến lược của Tổ quốc; vùng

nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Bên cạnh các Nghị quyết Đại hội IX, X,

XI, XII, các nghị quyết TW 5 khóa IX, Nghị quyết TW5, TW6, TW7 khóa X,

khóa XI, Bộ chính trị có Nghị quyết số 37, ngày 01/7/2004 về phát triển kinh tế,

xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến

năm 2010; kết luận số 26 - KL/TW của Bộ Chính trị khóa XI về tiếp tục thực

hiện Nghị quyết số 37 - NQ /TW của Bộ Chính trị khóa IX nhằm đẩy mạnh phát

triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi

Bắc Bộ đến năm 2020. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg

ngày 09/01/2015 về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền

lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã góp phần nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc, bộ mặt nông thôn,

miền núi đã có sự đổi thay đáng kể, chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nơi đây ngày càng được

nâng cao, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào

sự nghiệp xây dựng CNXH, tin vào quân đội. Đó là những tiền đề cơ bản để

QĐND Việt Nam tham gia có hiệu quả vào xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Hai là, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhân dân đã tin cậy, ủng hộ

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quân đội trong thực hiện nhiệm vụ

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, tỉnh ủy, UBND các tỉnh

Tây Bắc và huyện ủy, UBND các huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ

97

đạo hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; bước đầu đã quan tâm đầu tư về

nhân lực, phương tiện, vật chất kỹ thuật, ngân sách tài chính cho nhiệm vụ xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và

các đơn vị quân đội cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; cơ chế phối

hợp giữa các đơn vị quân đội với cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã

hội ở địa phương, các lực lượng công an đứng chân trên địa bàn đã được xây

dựng, phát huy tác dụng tích cực, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất giữa các lực

lượng, đảm bảo các hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đạt được kết quả tốt.

Ba là, cán bộ, chiến sĩ quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc luôn chủ động, đề cao ý thức, trách

nhiệm; có năng lực, tác phong công tác tốt.

Các đơn vị quân đội khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đã coi trong

công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực công tác

trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc cho cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, đã chú trọng bồi dưỡng

phong cách trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân,

nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin cho cán bộ, chiến sĩ. Nhờ đó, từng bước

nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và chấp hành nghiêm đường lối, quan

điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới; từ đó mỗi cán bộ, chiến sĩ có ý chí quyết tâm cao khắc phục mọi khó khăn,

gian khổ, kiên trì bám dân, bám bản, bám địa bàn, “bốn cùng” với đồng bào để

tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân và tham gia xây dựng hệ thống chính

trị ở cơ sở vững mạnh.

Các tổ, đội công tác, các bộ phận, đội ngu cán bộ tăng cường cho các cơ sở

của Sư đoàn 316, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, đoàn kinh tế - quốc

phòng đã thường xuyên bám sát địa bàn, tích cực chủ động làm tốt chức năng

tham mưu, chuyên gia, hướng dẫn giúp đỡ cho cấp ủy, chính quyền và các tổ

98

chức trong hệ thống chính trị hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vận động quần chúng, xóa đói giảm ngheo, xóa

mù chữ. Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, huấn luyện dân quân tự

vệ, xây dựng lực lượng dự bị động viên.

* Nguyên nhân cua những hạn chê

Một là, do tác động của mặt trái kinh tế thị trường và những khó khăn ở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là địa bàn miền núi khó khăn, khắc

nghiệt về thời tiết, khí hậu; giao thông đi lại không thuận tiện, thường xuyên bị

bão lụt thiên tai tàn phá...; việc giải quyết công ăn việc làm, thực hiện công bằng

xã hội cho đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. Đại bộ phận nhân dân là

đồng bào DTTS, điểm xuất phát về mọi mặt còn thấp, kinh tế chậm phát triển,

sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu, trình độ dân trí thấp, các tập tục lạc hậu, mê

tín dị đoan còn nặng nề; đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần còn nhiều khó khăn,

thiếu thốn.

Hệ thống chính trị cơ sở ở một số xã khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc yếu kém, mất sức chiến đấu; một số chính sách, nhất là chính sách đất đai

còn nhiều bất cập. Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ở một số xã khu vực biên

giới nảy sinh phức tạp. Tệ nạn tham nhung, thoái hóa biến chất của một số cán bộ

đảng viên không được xử lý nghiêm minh. Cán bộ chính quyền địa phương nhất

là cấp cơ sở chưa thực sự đáp ứng đòi hỏi của công việc.

Trong khi đó, mặc dù Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm, tập

trung đầu tư lớn về mọi mặt đối với khu vực biên giới nói chung, các tỉnh Tây

Bắc nói riêng, nhưng việc đầu tư nhiều khi vẫn còn dàn trải, chưa đồng bộ để làm

thúc đẩy, phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Mặt khác, do

trình độ của đội ngu cán bộ trong công tác điều hành, quản lý kinh tế, tài chính

của các địa phương còn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí tài

sản, ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách đối với các đơn vị quân

99

đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc cung còn những vấn đề bất cập, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng,

hiệu quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam.

Hai là, sự chống phá của các thế lực thù địch ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc.

Hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của quân đội ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc luôn gặp sự chống phá quyết liệt của các thế

lực phản động với nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt. Chúng dùng

mọi thủ đoạn để khơi dậy, cổ súy, kích động tư tưởng ly khai gây mất đoàn kết,

mâu thuẫn, xung đột giữa đồng bào các DTTS với người Kinh. Các thế lực phản

động triệt để lợi dụng sự chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa các vùng, miền, các

dân tộc; sự khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, vấn

đề lịch sử dân tộc để kích động, khơi dậy mâu thuẫn, hằn thù dân tộc, ly khai đòi

tự trị của các DTTS với chiêu bài “Người Mông yêu người Mông” và tuyên

truyền cho việc thành lập “Vương quốc Mông tự trị”, gây bạo loạn vu trang, làm

mất ổn định chính trị, phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam, chia rẽ quần

chúng với Đảng, Nhà nước, QĐND Việt Nam.

Ba là, do nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc và hạn chế về trình độ, năng lực

của một số cấp ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong quá trình tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc vẫn còn có một số đơn vị quân đội, cấp ủy, chỉ huy

chưa quán triệt nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, của Quân đội, hướng dẫn của trên đối với nhiệm vụ tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ, do đó chưa đề cao công tác

lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; một bộ

phận cán bộ, chiến sĩ còn biểu hiện thiếu tâm huyết, nhiệt tình, thiếu tính chủ

100

động, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều lúc còn dập khuôn máy

móc; chưa thực hiện tốt phương châm “ ba bám, bốn cùng” với đồng bào, nên

không kịp thời nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, cung như tình hình

hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị, xã hội trên

địa bàn để tham mưu đề xuất những chủ trương, giải pháp đúng, trúng. Thậm chí,

còn có cán bộ thiếu gương mẫu, sai phạm trong công tác dẫn đến vi phạm ky luật

quân đội, ky luật dân vận, làm ảnh hưởng đến niềm tin của một bộ phận nhân dân

đối với quân đội.

Trong chỉ đạo, điều hành còn thiếu các biện pháp cụ thể đối với từng công

việc trên các xã khu vực biên giới, chưa nắm thật chắc tình hình địa bàn; nội

dung, hình thức tiến hành chậm đổi mới, chưa phù hợp với đối tượng và tình hình

thực tiễn; thiếu chủ động, không nhạy bén trong chỉ đạo khi có vấn đề phức tạp

nảy sinh về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Trong tổ chức phân công lực

lượng, nhất là lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nhiều khi chưa hợp lý, có đơn vị còn coi

nhẹ, chưa chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở.

Bốn là, lực lượng trực tiếp làm công tác địa bàn ở một số đơn vị quân đội

còn thiếu và yếu.

Trong điều kiện địa bàn khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc rộng, địa

hình, giao thông đi lại khó khăn; cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, thông tin hạn

chế, mỗi đơn vị quân đội, điển hình là các đồn biên phòng chỉ có một đội công

tác vận động quần chúng với biên chế từ 3 đến 5 đồng chí, quán xuyến một địa

bàn rộng, ở 04 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La có trên 51 Đồn Biên

phòng với tổng chiều dài đường biên giới trên 1.098.042 km, có Đồn phải quản

lý tới 3 xã biên giới, với 9 thôn, bản [Phụ lục 7]. Mặt khác, ty lệ cán bộ, chiến sĩ

là người DTTS tại chỗ ở các đơn vị quân đội thấp; một số cán bộ làm công tác

địa bàn chưa hiểu rõ về các phong tục, tập quán, qui chế, qui định của địa

101

phương, dẫn tới không đảm bảo thực hiện tốt được phương châm “nghe được dân

nói, nói cho dân hiểu, làm cho dân tin”, ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền,

vận động, thuyết phục nhân dân không cao.

Trình độ chuyên môn và năng lực, tác phong công tác của một số sĩ quan,

chiến sĩ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bên cạnh đó do điều kiện về địa bàn

công tác nên ít được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng, bổ sung các kiến thức

mới về tình hình, nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở. Đội ngu cán bộ tăng cường xuống các xã còn thiếu kiến thức,

kinh nghiệm vận động quần chúng, chuyên môn về quản lý, khoa học, kỹ thuật

chưa được thành thạo. Những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả

trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

của QĐND Việt Nam thời gian qua.

Năm là, chế độ, chính sách, trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất cho cán

bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Thực tiễn hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc của các đơn vị cho thấy những yếu kém, bất cập

của chính sách và công tác chính sách, điều kiện bảo đảm vật chất đang ảnh

hưởng đến việc phát huy vai trò của quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở. Việc hoạch định chế độ, chính sách có nội dung không phù hợp với thực tế

ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, còn thiếu nhất quán, không đồng bộ và

không kịp thời (chính sách ruộng đất của địa phương, phát triển kinh tế, văn hoá,

xã hội). Điều này đã tác động đến nhận thức, trách nhiệm, tình cảm của cán bộ,

chiến sĩ trực tiếp tiến hành công tác dân vận ở các đơn vị, nhất là đội ngu cán bộ,

chiến sĩ các đội công tác và cán bộ tăng cường cơ sở.

Cán bộ, chiến sĩ ở các đơn vị làm nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, nhìn chung đều là những

nơi khó khăn, tuy nhiên phụ cấp đãi ngộ và một số chế độ cụ thể khác chưa đáp

102

ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mà đáng ra họ cần được đãi ngộ xứng đáng. Một

số chức danh chưa được cụ thể hóa, những đặc điểm khó khăn, phức tạp chưa

được tính đến trong chế độ đãi ngộ của các lực lượng tham gia nên chưa khuyến

khích được cán bộ, chiến sĩ an tâm thực hiện nhiệm vụ. Những thiếu thốn về cơ

sở vật chất (hệ thống loa, đài, ánh sáng, máy phát điện...) cho công tác tuyên

truyền của các đơn vị, về xây dựng thiết chế văn hóa của các đơn vị đóng quân

lâu dài trên địa bàn, về điều kiện vật chất, phương tiện (thiết bị viễn thông,

phương tiện đi lại...) bảo đảm cho các đơn vị cung ảnh hưởng tới kết quả tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Các chế độ thi đua, khen thưởng ở một số nơi chưa thỏa đáng cung là một trong

những nguyên nhân chưa khuyến khích sự phấn đấu vươn lên vượt qua khó khăn

của cán bộ chiến sĩ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

3.2. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng thực hiện vai trò của Quân đội

nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc

Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc mục tiêu, nhiệm vụ, tầm quan

trọng của việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc cho cán bộ, chiến sĩ trong QĐND Việt Nam.

Cấp uy, chỉ huy các đơn vị quân đội phải thường xuyên làm tốt công tác

quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ; chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán

bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, ý nghĩa của hoạt động tham gia

xây dựng hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm, nêu cao tính tiền phong gương

mẫu, nói đi đôi với làm của cán bộ, chiến sĩ, trước hết là đội ngu cán bộ chủ trì

các cấp trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, cung như quản lý,

bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ và giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn

các xã khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc gắn với xây dựng được “thế trận

lòng dân” vững chắc. Mặt khác, cần giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ hiểu rõ tham

103

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là thực hiện chức năng đội quân công tác,

phát huy bản chất, truyền thống của Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng và bảo vệ chế độ,

bảo vệ Nhà nước.

Bên cạnh đó, cần giáo dục cho các lực lượng tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các lực lượng phản động đối với

khu vực biên giới, bồi dưỡng kiến thức về tình hình các dân tộc, tôn giáo, phong

tục tập quán trên địa bàn, tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, giữ

nghiêm ky luật quân đội. Trên cơ sở đó phát huy ý thức trách nhiệm của cán bộ,

chiến sĩ trong học tập nâng cao trình độ mọi mặt, không quản ngại khó khăn, gian

khổ, không sợ hy sinh tính mạng, luôn sẵn sàng tham gia xây dựng đơn vị vững

mạnh toàn diện và thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Hai là, bám sát tình hình, nhiệm vụ địa phương và đơn vị, tích cực, chủ

động đổi mới nội dung, vận dụng sáng tạo các hình thức, biện pháp tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Nhận thức đúng đắn nội dung, phương thức là điểm xuất phát của mọi hoạt

động thực tiễn tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các đơn vị quân đội đã

vận dụng sáng tạo và thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở. Mọi hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị

phải hướng mạnh về cơ sở, được cụ thể hóa bằng các chương trình, việc làm thiết

thực, hiệu quả xuất phát từ tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của Nhân dân,

phù hợp với điều kiện thực tiễn địa bàn, nhiệm vụ chính trị của các xã khu vực

biên giới và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn. Chính vì vậy, trong thời

gian qua việc tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của các đơn vị quân đội

đã được nâng lên về số lượng và chất lượng. Ở nhiều địa bàn, các đơn vị quân đội

trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở với nhiều nội dung được đổi

mới; nhiều phương thức dân vận mới cung hình thành trong quá trình tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở như hình thức đội ngu trí thức trẻ tình nguyện của

các đoàn kinh tế - quốc phòng, của cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng đã bám sát

104

cơ sở, bám sát địa bàn, thực hiện tốt phương châm “bốn cùng” (cùng ăn, cùng ở,

cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), hay hình thức các đơn vị quân đội thường trực

của Quân khu 2, Sư đoàn 316 hành quân dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận,

tham gia xây dựng nông thôn mới đã thu được kết quả tốt.

Thực tiễn cho thấy, để xác định đúng nội dung, vận dụng các phương thức

phù hợp, trước hết cấp ủy, chỉ huy các cấp trong các đơn vị quân đội cần căn cứ

vào đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị; bám sát thực tiễn, bám sát nhiệm vụ chính trị

của địa phương, gắn với cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ với

các lực lượng, ban, ngành chức năng để cùng triển khai hoạt động. Từ đó, nghiên

cứu đề ra phương hướng, kế hoạch thực hiện; vận dụng và đổi mới nội dung,

phương thức một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả. Đồng thời, cần tập

trung khắc phục tình trạng dập khuôn, máy móc trong triển khai thực hiện các

quy định, hướng dẫn của trên; hoặc đối phó, không chú ý đến kết quả thực chất,

chạy theo bệnh thành tích.

Ba là, gắn tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở với tham gia phát

triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhiều đơn vị quân đội đã rút ra một

vấn đề là: Hiệu quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở không chỉ phụ

thuộc vào các hoạt động trực tiếp xây dựng các yếu tố cấu thành hệ thống chính trị

cơ sở mà còn phụ thuộc vào kết quả tham gia phát triển kinh tế, xã hội, củng cố

quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu

vực biên giới của các đơn vị. Thông qua việc tham gia thực hiện các mục tiêu

phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nơi

ăn, chốn ở cho nhân dân, chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm ngheo, phòng chống

thiên tai, biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, giữ gìn an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội ở địa phương để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc là kinh nghiệm quan trọng.

105

Nhận thức được mối quan hệ biện chứng đó, những năm qua, các đơn vị

quân đội đóng quân ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đã đầu tư nhiều sức

người, sức của tham gia tích cực phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng,

an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, anh ninh

với phát triển kinh tế, xã hội ở từng xã khu vực biên giới; dựa vào lợi thế, đặc

điểm của quân đội để phối hợp với các lực lượng đảm bảo các điều kiện thuận lợi

về nơi ăn, chốn ở, đi lại, học tập, chữa bệnh cho nhân dân, phối hợp triển khai

công tác khuyến nông, khuyến lâm, định canh, định cư, hỗ trợ khoa học kỹ thuật,

đưa cây, con giống mới có năng xuất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất; kết hợp

lồng ghép các mô hình “Dân vận khéo”, “xóa đói giảm ngheo”, hướng dẫn,

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tiềm năng đất đai, phát triển

trang trại chăn nuôi hộ gia đình vươn lên thoát ngheo bền vững đã có tác dụng và

ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, xã hội, mà nếu chỉ đơn thuần làm công tác tuyên

truyền, vận động thì khó có được.

Bốn là, chú trọng bồi dưỡng phẩm chất, nâng cao năng lực, trình độ và

phương pháp, tác phong công tác cho đội ngu cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam. Thực tiễn

cho thấy, địa bàn hoạt động của đội ngu cán bộ tăng cường cơ sở, các tổ, đội

công tác và cán bộ, chiến sĩ là những nơi vùng sâu, vùng xa, những điểm “nóng”

tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định về chính trị, xã hội. Vì vậy, bồi

dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ, phương pháp, tác phong công tác

cho cán bộ, chiến sĩ là vấn đề quan trọng hàng đầu trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở.

Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội cần phải thường xuyên quan tâm củng

cố, kiện toàn các cơ quan và đội ngu cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị ở cơ sở về số lượng, đảm bảo về chất lượng; làm tốt công tác bồi dưỡng,

106

tập huấn cho đội ngu cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng; có kiến

thức, năng lực tương đối toàn diện về: kinh tế, văn hóa, xã hội, lý luận chính trị,

quản lý nhà nước, khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc, nắm được phong tục,

tập quán, tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào; có thái độ, tác phong công tác gần

gui, giản dị, đi vào lòng người; có kinh nghiệm, kỹ năng phương pháp công tác

khéo léo, nói đi đôi với làm bằng những hành động cụ thể, thiết thực, luôn tìm

tòi, đổi mới, sáng tạo trong cách làm, việc làm để phù hợp với từng địa phương,

từng đối tượng đáp ứng với yêu cầu của từng giai đoạn.

Năm là, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể từ

Trung ương đến địa phương, các lực lượng trong tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Đặc điểm nổi bật trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc là do nhiều chủ thể tiến hành, nhiều lực lượng tham

gia. Tiến hành công tác xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của chính quyền

địa phương và sự phối hợp chặt với các ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội. Vì

vậy, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương

đến địa phương, các lực lượng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vừa là

vấn đề có tính nguyên tắc, vừa là kinh nghiệm rút ra trong quá trình tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở của các đơn vị quân đội ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc luôn được tiến hành đồng bộ với các mặt công

tác khác; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức

đoàn thể, lực lượng công an đóng trên địa bàn. Những năm qua, các đơn vị Quân

khu 2, Sư đoàn 316, bộ đội địa phương, Bộ đội Biên phòng, các đoàn kinh tế -

quốc phòng đã tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các lực lượng công

an trên địa bàn triển khai thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc

phòng, an ninh, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị cơ sở khu vực

107

biên giới trên địa bàn Tây Bắc; trong tham gia nâng cao chất lượng hoạt động lãnh

đạo, quản lý, phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai, tìm

kiếm, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường ở địa phương; trong đảm bảo quốc phòng,

an ninh góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc,

nhờ đó tạo được niềm tin với đảng bộ, chính quyền, nhân dân; đã góp phần xây

dựng, củng cố, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

108

Kết luận chương 3

Thực tiễn trong thời gian vừa qua, các đơn vị quân đội đóng quân ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đã nhận thức ngày càng sâu sắc và có nhiều

biện pháp tích cực, chủ động, sáng tạo trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở;

mở rộng - đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tập hợp rộng rãi quần chúng

nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây

Bắc của các đơn vị quân đội đã trực tiếp góp phần vào giữ vững ổn định chính trị,

phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, củng cố quốc phòng, bảo vệ an

ninh chính trị và trật tự xã hội ở cơ sở; tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa

Đảng với quần chúng, mối quan hệ đoàn kết gắn bó quân đội với nhân dân trên

địa bàn; góp phần quan trọng đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực

phản động chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, mối quan hệ đoàn kết quân dân;

đồng thời khăng định vai trò của các đơn vị quân đội trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở; bước đầu rút ra được những kinh nghiệm trong lãnh đạo,

chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của một số đơn vị quân đội

còn chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng,

chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình hiện nay. Những bài học

kinh nghiệm đã được rút ra cần tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng vào xác định

nội dung, chương trình, hình thức và những giải pháp phát huy vai trò của Quân

đội nhân dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc hiện nay.

109

Chương 4

DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY

VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ KHU VỰC BIÊN GIỚI

TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC HIỆN NAY

4.1. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của

Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay

4.1.1. Dự báo những nhân tố tác động tới việc phát huy vai trò của Quân

đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay

Bối cnh thê giơi và sự chống phá cua các thê lực phn động, thu địch đối

vơi cách mạng nươc ta

Những năm tới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế

giới. Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cách

mạng khoa học - công nghệ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia để đẩy

nhanh tốc độ phát triển. Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang đến cho nhân loại cơ

hội để thay đổi mọi mặt, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Diễn biến của

tình hình thế giới thời gian gần đây rất phức tạp, các cơ hội, thách thức đan xen;

tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc

cực đoan, chủ nghĩa cường quyền áp đặt, chủ nghĩa dân túy ngày càng nổi lên

trong quan hệ quốc tế, làm cho các thể chế đa phương đứng trước những thách

thức lớn.

Đối với Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động sẽ tiếp tục

gia tăng các hoạt động chống phá với âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn,

tính chất quyết liệt hơn. Chúng đẩy mạnh chiến lược “DBHB” nhưng sẽ có sự điều

chỉnh với những thủ đoạn để ta “tự diễn biến” nhằm đẩy nhanh sự chuyển hóa chế

độ chính trị ở Việt Nam.

110

Tình hình các nươc láng giềng

Tình hình Trung Quốc: Thời gian qua, Trung Quốc đã gặt hái được nhiều

thành tựu to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Tình hình chính trị, xã hội

ổn định; Kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình cao. Tuy

nhiên, sau nhiều thập ky tăng trưởng mạnh, lượng hàng hoá dư thừa lớn khiến

Trung Quốc phải phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Đây chính là điểm yếu của

nước này trong cuộc chiến thương mại với Mỹ mà Trung Quốc đang cố gắng

khắc phục.

Trong chiến lược đối ngoại của mình, Trung Quốc xác định khu vực Đông

Nam Á, trong đó Việt Nam là một trong những mui nhọn ưu tiên cả về kinh tế và

chính trị. Trong quan hệ kinh tế với Việt Nam, Trung Quốc là nước có tiềm lực

kinh tế hùng mạnh, có năng lực cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam và là thị

trường lớn của các loại hàng nông sản, thực phẩm của nước ta. Tuy nhiên, các

doanh nghiệp, doanh nhân Trung Quốc luôn có nhiều “tiểu xảo” trong quan hệ

với các doanh nghiệp Việt Nam gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh

doanh, buôn bán tại khu vực biên giới, đòi hỏi công tác nắm tình hình, xây dựng

cơ chế quản lý đồng bộ, chặt chẽ để hạn chế sơ hở, thua thiệt về kinh tế trong

quan hệ với Trung Quốc, từ đó ổn định về kinh tế, an ninh trật tự xã hội khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Tình hình đối với Lào: Những năm tới, tình hình chính trị của Lào cơ bản

ổn định, nhưng sẽ vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp như: kinh tế còn nhiều

khó khăn, đặc biệt là thâm hụt ngân sách lớn, nợ công cao, hiện đã vượt quá mức

an toàn theo tiêu chuẩn của quốc tế; chính trị, xã hội còn nhiều vấn đề phức tạp.

Các tổ chức phản động lưu vong Lào tại Mỹ, Pháp, Thái Lan tiếp tục cấu

kết với các nhóm phỉ nội địa đẩy mạnh tuyên truyền, gây rối, tấn công vu trang,

ráo riết tập hợp lực lượng, xây dựng cơ sở, hình thành tổ chức bên trong; lôi kéo,

kích động người Mông từ Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam sang

Lào hoạt động thành lập “Nhà nước ly khai, tự trị” tại khu vực biên giới Lào -

111

Việt Nam. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) của Hàn Quốc, Mỹ, Đức... tại Lào

tiếp tục tăng cường các hoạt động thu thập thông tin, xuyên tạc, vu cáo Lào vi

phạm "dân chủ", "nhân quyền"; tuyên truyền phát triển đạo trái pháp luật, nhất là

vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới Lào - Việt Nam, kích động tư tưởng ly

khai, tự trị, chống đối chính quyền... tình trạng di cư tự do, kết hôn không giá thú,

buôn bán phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là hoạt động vận chuyển, buôn bán ma túy vùng

biên giới Việt Nam - Lào thời gian tới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp.

Tình hình chính trị, kinh tê, xa hội tro ng nươc

Sau hơn ba thập niên đổi mới, công cuộc xây dựng đất nước đã giành được

nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đó là: Kinh tế tăng trưởng cao, chính

trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được tăng cường; văn hóa, xã hội có

bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi;

quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt

Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của Đảng và toàn hệ thống chính trị còn cồng

kềnh, nhiều tầng nấc; chức năng, nhiệm vụ ở một số tổ chức còn chồng chéo. Tổ

chức và hoạt động của chính quyền địa phương chậm đổi mới; hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của nhiều tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đáp ứng được yêu cầu,

nhiệm vụ. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn

thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác cán bộ chưa có đột phá lớn,

tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp chưa được ngăn

chặn, đẩy lùi. Tỉ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy là người DTTS, cán bộ nữ, cán bộ

trẻ, việc luân chuyển bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo không là người địa

phương thực hiện chưa đạt yêu cầu.

Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ

phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi. Tham nhung, lãng phí vẫn

còn nghiêm trọng, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên

nhiều lĩnh vực, ở nhiều cấp, nhiều ngành, làm cản trở sự phát triển kinh tế, xã

112

hội, gây bức xúc trong dư luận, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh

đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước. Nhiều vấn đề bức xúc nảy

sinh, nhất là các vấn đề xã hội và quản lý xã hội chưa được nhận thức đầy đủ, giải

quyết có hiệu quả; còn tiềm ẩn những nhân tố và nguy cơ mất ổn định xã hội.

Nhận thức của một số cán bộ các cấp, các ngành về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới chưa thật đầy đủ, sâu sắc. Việc quán triệt và triển khai thực

hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước

về quốc phòng, an ninh của một số cấp ủy, chính quyền có nơi, có lúc chưa kiên

quyết, triệt để; còn thiếu những giải pháp mang tính chiến lược, tổng thể.

Tình hình khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Trong những năm qua thực hiện chính sách mở cửa thông thương với

các nước, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc đã có những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội; chính trị ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tuy nhiên, không ít tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng hiệu

quả hoạt động chưa cao, chưa sát dân, chưa nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của

quần chúng nhân dân. Trình độ cán bộ ở các xã biên giới, nhất là các xã vùng sâu,

vùng xa còn thấp. Một bộ phận cán bộ đảng viên ở cơ sở suy thoái về chính trị, tư

tưởng, đạo đức, lối sống, giảm sút ý chí chiến đấu, ngộ nhận trước những thủ đoạn

lừa bịp của kẻ thù.

Những năm tới, sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy vẫn là phương thức lao

động chủ yếu của đồng bào khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Do canh tác

theo phương pháp truyền thống, chủ yếu dựa vào điều kiện của tự nhiên nên năng

suất lao động thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Cùng với đó là tình trạng sạt lở, lu

lụt, hạn hán do biến đổi khí hậu tiếp tục xảy ra với mức độ nghiêm trọng, gây thiệt

hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và sản xuất

của đồng bào. Chăn nuôi tăng trưởng chậm, đồng bào có lợi thế chăn nuôi gia súc,

song chưa được phát huy hết thế mạnh, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô hộ gia

113

đình. Phát triển kinh tế rừng đã được quan tâm, ty lệ che phủ rừng tăng, nhưng chất

lượng rừng còn thấp; lợi ích đem lại cho chủ rừng không cao và thiếu bền vững,

chưa thu hút được nguồn lực cho bảo vệ, phát triển vốn rừng. Tình trạng lấn chiếm

đất rừng, phá rừng trồng cây lương thực vẫn xảy ra ở nhiều nơi, hiệu quả sử dụng

các nguồn lực cho bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng còn nhiều bất cập.

Kết cấu hạ tầng khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vẫn còn nhiều bất

cập; địa hình rừng núi, chia cắt nên chi phí đầu tư cho xây dựng các công trình cơ

sở hạ tầng là rất lớn, trong khi nguồn vốn có hạn. Nhiều công trình, dự án triển khai

chậm so với yêu cầu, do thiếu vốn đầu tư, hiệu quả thấp. Phần lớn các tuyến giao

thông huyết mạch đã được nâng cấp, mở rộng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu

phát triển, hệ thống đường kết nối với các trung tâm còn thiếu và yếu.

Năng lực tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc còn hạn chế. Thuốc và trang thiết bị điều trị ở trạm xá,

trung tâm y tế ngheo nàn; các hủ tục lạc hậu trong việc chữa trị bệnh vẫn tồn tại,

gây khó khăn cho công tác vận động đồng bào đến các cơ sở của Nhà nước để

khám chữa bệnh. Giá trị văn hoá truyền thống chưa được chú trọng bảo tồn và phát

huy, trong khi đó văn hoá ngoại lai du nhập tự phát hoặc thông qua các tổ chức tôn

giáo, tín ngưỡng hoạt động trái phép đã ảnh hưởng đến một bộ phận đồng bào, làm

phai nhạt bản sắc văn hóa truyền thống.

Những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, dân tộc, tôn giáo do lịch sử để

lại, do kích động của các thế lực phản động sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh

hưởng xấu đến ổn định chính trị, xã hội ở các xã, phường, thị trấn nói chung và

các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới nói riêng. Vấn đề di cư tự do của

đồng bào các dân tộc trên địa bàn các tỉnh biên giới Tây Bắc, quan hệ thân tộc,

dân tộc với nhân dân nước láng giềng, mâu thuẫn dân tộc ở các địa phương

cung khá phức tạp.

Âm mưu, phương thức, thu đo ạn cua các thê lực thu địch aên ngo ài đối vơi

khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

114

Khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là địa bàn trọng điểm trong chiến lược

chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch bên ngoài. Đây là nơi cư trú

chủ yếu của đồng bào các DTTS, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều khó khăn,

thiếu thốn; một số nơi còn nhiều hủ tục lạc hậu. Đáng chú ý là đồng bào các DTTS

ở Khu vực biên giới trên địa bàn Tây có mối quan hệ thân tộc, dòng họ rất chặt chẽ,

lâu đời với các dân tộc ở bên kia biên giới. Đây là những yếu tố được các thế lực

thù địch bên ngoài triệt để khai thác, lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta.

Những năm tới, các thế lực thù địch tiếp tục hậu thuẫn, chỉ đạo các tổ chức

phản động lưu vong bên ngoài cấu kết với số đối tượng cơ hội chính trị trong nước

móc nối, tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức phản động. Chúng triệt để lợi dụng

vấn đề dân tộc, tôn giáo, “dân chủ”, “nhân quyền”... nhằm thực hiện chiến lược

"diễn biến hòa bình"; tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào các dân tộc tham

gia hoạt động chống phá cách mạng nước ta với nhiều phương thức, thủ đoạn mới,

quy mô, cường độ ngày càng quyết liệt.

Hoạt động tuyên truyền “Vương quốc Mông” tiếp tục diễn biến phức tạp, các

thế lực thù địch triệt để lợi dụng nguồn gốc lịch sử, đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng,

tôn giáo, tâm lí của dân tộc Mông để kích động, lôi kéo một bộ phận đồng bào

Mông “xưng vua, đón vua”, thành lập “Vương quốc Mông”; tạo làn sóng di, dịch

cư tự do, gây mất ổn định về an ninh trật tự trong vùng dân tộc Mông. Hoạt động

của chúng đều có sự liên kết bên trong và ngoài biên giới, giữa dân tộc Mông ở Tây

Bắc với các địa phương khác ở trong và ngoài nước.

Các thế lực thù địch tiếp tục sử dụng lực lượng phản động lưu vong là người

DTTS ở bên ngoài móc nối với các thế lực phản động trong nước; nhất là vùng dân

tộc Mông ở biên giới Việt Nam - Lào để tập hợp lực lượng, nhen nhóm tổ chức,

hình thành các cụm phỉ, rồi xâm nhập, cài cắm cơ sở, mua bán, trao đổi hàng hóa,

vu khí, vật liệu nổ, lôi kéo đồng bào vượt biên sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc và

Myanmar tham gia các tổ chức phản động. Các đối tượng sẽ tăng cường móc nối,

lôi kéo đồng bào Mông vượt biên trái phép với số lượng lớn, nhất là các tỉnh Hà

Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La.

115

Chúng triệt để khai thác, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để

tuyên truyền, kích động, lôi kéo đồng bào DTTS tham gia chống phá cách mạng.

Mạng Internet, truyền thông xã hội, các trang mạng xã hội đã và đang được các thế

lực thù địch bên ngoài cho là “quyền lực thứ 5” và đang được khai thác triệt để.

Bằng các luận điệu “cần phải thực hiện dân chủ”, “chống tham nhung”, “chống độc

quyền, gia đình trị”... theo kiểu mưa dầm thấm lâu đã gây ra nhiều hoài nghi, dao

động trong quần chúng. Khi có thời cơ là kích động quần chúng xuống đường biểu

tình, lật đổ chế độ XHCN theo kiểu “cách mạng sắc màu” như đã từng diễn ra ở

một số nước Trung Đông, Bắc Phi. Trong thực tế, vì nhiều lý do khác nhau đã làm

nảy sinh những bức xúc trong quần chúng nhân dân. Mặc dù những bức xúc đó

luôn âm ỉ vì chưa được giải quyết thỏa đáng, nhưng nó vẫn chưa đủ mạnh để thúc

đẩy thành các cuộc chống đối công khai. Chính các trang mạng xã hội đã và đang

góp phần thúc đẩy, biến nỗi bức xúc của từng cá nhân riêng lẻ, từng địa phương và

từng cộng đồng thành một “phong trào” được dẫn dắt bởi các “nhà dân chủ”.

Các thế lực thù địch sẽ tiếp tục thông qua “kênh” phi chính phủ để thực hiện ý

đồ chính ừị của họ. Do đó, chúng triệt để lợi dụng các tổ chức phi chính phủ nước

ngoài trên địa bàn khu vực biên giới các tỉnh Tây Bắc như một công cụ để nắm tình

hình, truyền đạo Tin Lành, thúc đẩy sự hình thành các loại tổ chức dưới dạng hội

nhóm, câu lạc bộ... Thậm chí là để móc nối, chỉ đạo các đối tượng cơ hội, phản

động tiến hành các hoạt động chống phá cách mạng. Hoạt động của các NGO nước

ngoài có sự chuyển hướng từ viện trợ nhân đạo sang hỗ trợ phát triển, nâng cao

năng lực tổ chức, hỗ trợ tư pháp, vận động chính sách... để tìm cách tác động thể

chế, làm hình thành mạng lưới xã hội dân sự. Thông qua dự án, các tổ chức này sẽ

hình thành các hội nhóm, mạng lưới liên kết giữa các địa phương tại Tây Bắc và

giữa Tây Bắc với các vùng khác của Việt Nam và của Lào. Đáng chú ý là các NGO

nước ngoài đang có xu hướng “Việt hóa” bằng cách chuyển giao các văn phòng dự

án cho người Việt Nam điều hành nhằm né tránh sự quản lý của các cơ quan chức

năng, nhưng thực chất vẫn được hưởng quy chế tài chính và sự chỉ đạo từ các NGO

116

nước ngoài. Mặt khác, họ tăng cường sử dụng nhân viên là người Việt Nam am

hiểu pháp luật nhằm giúp tìm kẽ hở của pháp luật để lợi dụng.

Nhiệm vu ao vệ Tổ quốc, ao vệ chu quyền an ninh aiên giơi quốc gia và

nhiệm vu xây dựng quân đội tro ng tình hình mơi.

Hiện nay, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn

lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất

nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ XII nhấn mạnh: “Kiên quyêt, kiên trì đấu tranh ao vệ độc lập, chu quyền,

thống nhất và to àn v n lanh thổ, ao vệ vững chắc aiên giơi và chu quyền aiển

đo , vung trời cua Tổ quốc” [46, tr.148].

Để đáp ứng với mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam

XHCN trong tình hình mới, Đại hội chỉ rõ phải tăng cường tuyên truyền, giáo

dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ

quyền, lợi ích quốc gia và kiến thức quốc phòng, an ninh cho nhân dân. Tăng cường

sức mạnh quốc phòng, an ninh cả tiềm lực và thế trận; xây dựng khu vực phòng thủ

tỉnh, thành phố vững mạnh; xây dựng thế trận lòng dân vững chắc trong thực hiện

chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng,

an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã

hội; chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Về phương hướng xây dựng quân đội, xây dựng lực lượng vu trang, Đại hội

đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng chỉ rõ: “Xây dựng Quân đội nhân dân,

Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, tưng aươc hiện đại, ưu tiên

hiện đại hoa một số quân chung, ainh chung, lực lượng; vững mạnh về chính trị,

nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiên đấu, tuyệt đối trung thành vơi Tổ

quốc, vơi Đng, Nhà nươc và nhân dân. Để đáp ứng yêu câu, nhiệm vu ao vệ Tổ

quốc tro ng tình hình mơi, cân tăng cường nguồn lực cho quốc phòng, an ninh; tăng

cường nguồn lực, tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại cho lực lượng Quân đội

nhân dân và Công an nhân dân đáp ứng yêu câu ao vệ Tổ quốc tro ng tình hình

mơi” [46, tr.149,150].

117

Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và xây dựng quân

đội trong tình mới chi phối, tác động mạnh mẽ đến tất cả các yếu tố, các hoạt

động phát huy vai trò của QĐND trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của

mình góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc Tổ

quốc Việt Nam XHCN, xây dựng thành công CNXH, đòi hỏi không ngừng

nâng cao bản lĩnh chính trị của quân đội, chủ động cùng với cấp ủy, chính

quyền địa phương và các lực lượng có liên quan xây dựng các kế hoạch,

phương án đối phó với các khả năng, tình huống xảy ra, không để bị động bất

ngờ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, đồng thời chủ động tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả cao.

4.1.2. Yêu cầu phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Một là, QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản

lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.

Sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ

của nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc là một tất yếu, được bảo đảm bởi tính thống nhất về bản chất và

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là yếu tố cơ

bản, cội rễ tạo ra sức mạnh nhằm thực hiện vai trò QĐND Việt Nam trong tiến

hành chức năng đội quân công tác, tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

Yêu cầu này đòi hỏi mọi hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam phải do các

cấp ủy đảng từ Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương,

Bộ Quốc phòng đến ban chấp hành đảng bộ, chi bộ ở địa phương cơ sở lãnh đạo.

118

Mục tiêu, phương hướng, nội dung tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

của QĐND Việt Nam phải bám sát, quán triệt và thực hiện quan điểm, mục tiêu,

phương hướng đổi mới hệ thống chính trị của Đảng. Toàn bộ hệ thống chính trị

cơ sở phải chấp hành sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,

Ban Bí thư, trực tiếp là của tỉnh ủy, huyện ủy. Giữ vững và phát huy vai trò lãnh

đạo của đảng ủy xã đối với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân địa

phương. Liên hệ mật thiết với nhân dân, phải dựa vào dân, phát huy vai trò của

nhân dân cùng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Để làm được điều đó, điều kiện tiên quyết là phải thường xuyên giữ vững

sự lãnh đạo tuyết đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với QĐND Việt

Nam; phải xây dựng các đơn vị quân đội khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

thực sự là tổ chức trong sạch, vững mạnh, giữ vững và tăng cường bản chất giai

cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc; xây dựng các đơn vị quân đội vững

mạnh toàn diện là điều kiện phát huy vai trò quân đội trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay.

Hai là, QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc phải góp phần bảo vệ và xây dựng tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, thúc đẩy sự phát triển một cách

toàn diện, vững chắc về kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm

quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc.

Yêu cầu này đòi hỏi các lực lượng của QĐND Việt Nam bao gồm: quân

chủ lực của Bộ, của Quân khu 2, Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa phương, lực

lượng các đoàn kinh tế - quốc phòng, lực lượng dân quân tự vệ trong tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới phải đặc biệt coi trọng công

tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ

trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục nâng cao trình độ

dân trí cho nhân dân, giúp nhân dân nắm, hiểu biết sâu sắc về quyền lợi, nghĩa vụ

119

của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, tích

cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở các xã; đồng thời bảo đảm cho nhân

dân thực sự làm chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Củng cố lòng tin của

quần chúng nhân dân đối với Đảng, với chế độ XHCN, vào sự lãnh đạo của cấp

ủy đảng, điều hành của chính quyền địa phương; giúp nhân dân nhận thức rõ

những âm mưu, thủ đoạn của các thế phản động, chia rẽ đoàn kết dân tộc của các

phần tử xấu.

Các đơn vị quân đội cần tham mưu xây dựng các đảng bộ, chi bộ, chính

quyền ở cấp xã, thị trấn khu vực biên giới vững mạnh, hoạt động có chất lượng

và hiệu quả; xây dựng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đoàn

thể chính trị, xã hội ở địa phương; tham mưu, giúp đỡ cấp uy, chính quyền địa

phương trong việc phát hiện, lựa chọn và bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ,

năng lực, tác phong công tác cho đội ngu cán bộ cơ ở; xây dựng khối đại đoàn

kết toàn dân, tạo sự đồng thuận xã hội trên địa bàn khu vực biên giới.

Qua các hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới, các đơn vị quân đội không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, ý chí

quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ, chiến sĩ, đồng thời xây dựng

đơn vị luôn vững mạnh về chính trị, chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng

chiến đấu được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới.

Ba là, hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam phải được tiến hành đồng bộ,

toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các

ngành, các lực lượng và toàn dân tham gia.

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và của toàn dân

mà trực tiếp là các địa phương trên địa bàn Tây Bắc. Thực tiễn cho thấy nếu thiếu

sự ủng hộ, giúp đỡ, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, lực lượng và

120

nhân dân địa phương thì hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở sẽ không

đạt được kết quả mong muốn, hiệu quả không cao. Yêu cầu này đòi hỏi cùng với

sự nỗ lực của hệ thống chính trị cơ sở các xã, phải đề cao trách nhiệm và tăng

cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên, trước tiên là cấp

trên trực tiếp của hệ thống chính trị cơ sở. Các cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà

nước ở Trung ương và các cấp ủy, chính quyền các xã khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc, lực lượng quân đội, công an cần tích cực nghiên cứu, đề xuất với

Đảng, Nhà nước ban hành những quy định, quy chế, hướng dẫn xây dựng và hoạt

động của hệ thống chính trị cơ sở theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc thù các xã khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc.

Cấp uy, chính quyền, MTTQ, ban chấp hành các đoàn thể nhân dân các

tỉnh trên địa bàn Tây Bắc cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa những

quy định, quy chế hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; sâu sát cơ sở, chỉ đạo

chặt chẽ, bám sát các trọng điểm để nắm chắc tình hình, kịp thời ra quyết định

chỉ đạo, giúp đỡ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở một cách cụ thể, sát với đặc

điểm từng xã, từng đối tượng. Hệ thống chính trị cấp huyện cần phải thường

xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, xây

dựng đội ngu cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cơ sở; tổng kết và phổ biến

kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, uốn nắn những lệch lạc của cơ sở, tăng cường

cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở.

Tính chỉnh thể của hệ thống chính trị đòi hỏi xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc phải quán triệt và thực hiện quan

điểm đồng bộ, toàn diện. Bởi lẽ, sự vững mạnh của hệ thống chính trị cơ sở được

thể hiện ở sự vững mạnh của các thành tố cấu trúc của nó. Một trong những

thành tố cấu trúc nào đó trong hệ thống chính trị cơ sở không vững mạnh, hoạt

động không hiệu lực, hiệu quả, sẽ lập tức ảnh hưởng đến sức mạnh của toàn bộ

hệ thống chính trị cơ sở.

121

Yêu cầu này đòi hỏi khi QĐND Việt Nam thực hiện vai trò tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc phải tham

gia phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng đồng bộ cả tổ chức

đảng, xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở, xây dựng đội ngu cán bộ, MTTQ và

các đoàn thể nhân dân ở cơ sở vững mạnh. Tham gia xây dựng các quy chế, quy

định phối hợp hoạt động, quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và bảo đảm cơ sở vật

chất kỹ thuật để cho hệ thống chính trị cơ sở hoạt động nhịp nhàng, thông suốt,

đạt hiệu quả cao.

Cùng với quán triệt quan điểm toàn diện, đồng bộ, phải biết tập trung vào

những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, khâu đột phá, mắt xích quan trọng nhất để

tập trung mọi nỗ lực giải quyết nhằm làm chuyển biến tình hình trong quá trình

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Quy chế, chế độ hoạt động, công tác của hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc cung đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy,

QĐND Việt Nam cần quan tâm tham gia xây dựng quy chế, quy định thật rõ

trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức, các mối quan hệ, các chế độ công tác

như: chế độ hội nghị, kiểm tra, giám sát, chế độ tự phê bình và phê bình, chế độ

báo cáo, phối hợp công tác, chế độ học tập..., xây dựng và thực hiện quy chế dân

chủ ở cơ sở để tạo ra những chuyển biến về chất trong hoạt động của hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Quân ủy Trung ương, Bộ

Quốc phòng phải tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quân đội tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở những xã, những khu vực có vị trí chiến lược về

quốc phòng, an ninh, kinh tế, vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS, tôn giáo, biên giới,

vùng kháng chiến cu; nhất là những cơ sở yếu kém kéo dài. Nơi khó khăn, yếu

kém cần được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư công sức, nhân lực, kinh phí;

tránh hình thức, bình quân chủ nghĩa.

Bốn là, bám sát thực tiễn, dự báo đúng tình hình, chủ động, sáng tạo trong

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

122

Chất lượng, hiệu quả thực hiện vai trò tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở của QĐND Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng tổ chức

đảng, tổ chức chính quyền, các tổ chức đoàn thể; xây dựng và phát triển kinh tế,

xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc,

nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Trong tình hiện nay, để

kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn hoạt động xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đặt ra, đòi

hỏi các đơn vị quân đội phải thường xuyên làm tốt công tác tổng kết thực tiễn, rút

kinh nghiệm, dự báo đúng tình hình để chủ động trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trước những vấn đề đang đặt ra đối với thực hiện tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở như: chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống

chính trị chưa được xác định rành mạch; nội dung và phương thức hoạt động

chậm được đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp;

đội ngu cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở

còn hạn chế. Những vấn đề trên đòi hỏi các lực lượng tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc nói chung và QĐND

Việt Nam nói riêng phải chủ động nghiên cứu, vận dụng linh hoạt nội dung,

phương thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở phù hợp với tình hình

các xã khu vực biên giới, tránh tư tưởng trông chờ, y lại vào cấp trên; cứng nhắc,

máy móc trong tổ chức thực hiện, đặc biệt là các cấp, các ngành không thấy hết

được nhiệm vụ, trách nhiệm trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng hệ thống chính trị cơ sở với phòng, chống

âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực phản động. Tích cực, chủ

động trong nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện và tham mưu giúp cấp ủy, chính

quyền giải quyết các vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Tính chủ động còn thể hiện ở khâu

xây dựng kế hoạch, phương án đấu tranh phòng, chống phù hợp với từng tình

huống, từng loại đối tượng, kịp thời ngăn chặn, triệt phá các tổ chức phản động,

giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

123

4.2. Một số giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc hiện nay

4.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chỉ huy các

cấp trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đối với nhiệm vụ tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc gắn

với yêu cầu xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong các đơn

vị quân đội với mục đích là bảo đảm cho các đơn vị quân đội tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc có phương hướng

chính trị đúng đắn, tạo sự thống nhất, đồng bộ. Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết

định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của QĐND Việt Nam. Nội dung cấp

ủy, chỉ huy các cấp trong các đơn vị cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc gồm:

Một là, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị, kế

hoạch của trên về nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Để nâng cao chất lượng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, vấn đề quan trọng là cần tổ chức quán triệt

cho cán bộ, chiến sĩ nắm chắc được các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch về xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc; nhận thức đầy

đủ vị trí, vai trò và nội dung, biện pháp tiến hành xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở trên địa bàn. Đây chính là cơ sở để cấp ủy, chỉ huy và từng cán bộ, chiến sĩ

trong các đơn vị quân đội xác định rõ trách nhiệm của từng người, từng bộ phận,

từng biện pháp công tác trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng kế hoạch,

124

biện pháp triển khai tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc phù hợp với thực tế địa bàn, khả năng của từng cá nhân và

của cả đơn vị.

Hai là, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nội dung, biện pháp tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong các đơn vị quân đội cần nâng cao nhận thức,

tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị chủ động, sáng tạo thực hiện tốt các nội dung:

đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân; tích

cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về

quốc phòng, an ninh; củng cố, kiện toàn tổ chức đảng, tổ chức chính quyền, các

tổ chức đoàn thể xã hội, xây dựng đội ngu cán bộ ở cơ sở bao gồm từ khâu phát

hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, giao nhiệm vụ thử thách cán bộ theo các

chức danh, yêu cầu sử dụng của từng loại cán bộ, đến việc quy hoạch, định

hướng phát triển cán bộ, chính sách, chế độ cho cán bộ. Đồng thời, cấp ủy, chỉ

huy các đơn vị cần chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị chủ động trong triển khai

các nội dung bảo vệ hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc, ngăn chặn nội gián; tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn

thể của Trung ương, địa phương, lực lượng công an trên địa bàn trong xây dựng

các quan hệ chính trị, xã hội, xây dựng, triển khai các phong trào hành động cách

mạng, gắn công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc với thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng các đơn vị quân đội

đóng quân trên địa bàn vững mạnh.

Đối với cấp ủy, chỉ huy các đơn vị của Quân khu 2, bộ chỉ huy quân sự các

tỉnh và chỉ huy các đồn Biên phòng, dân quân tự vệ cần lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức

quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, hướng

dẫn của trên về tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; tiếp tục thực hiện chủ

trương tăng cường cán bộ quân đội cho các xã biên giới đảm nhiệm chức danh

lãnh đạo trong đảng ủy, chính quyền cấp xã; thực hiện tốt chủ trương giới thiệu

125

đảng viên là quân nhân về sinh hoạt tại những chi bộ xóm, bản biên giới đặc biệt

khó khăn.

Ba là, lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố lực lượng chuyên trách làm

công tác dân vận.

Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc là trách nhiệm của các cấp uy đảng, chỉ huy và mọi cán bộ, chiến sĩ

QĐND Việt Nam mà trực tiếp là đội ngu cán bộ, chiến sĩ chuyên trách làm công

tác dân vận. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở, cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội cần bám sát thực tiễn

của đơn vị và địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn, củng cố và bố

trí đủ lực lượng chuyên trách làm công tác dân vận. Xây dựng lực lượng cốt cán

từ cấp tiểu đội, trung đội, đại đội và tương đương, đồng thời làm tốt công tác

quản lý, sử dụng và thường xuyên đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng lực

lượng chuyên trách làm công tác dân vận có trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên

sâu về công tác dân vận để quân đội tiếp tục thực hiện chức năng “ đội quân công

tác” trong giai đoạn mới.

Để thực hiện hiệu quả việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy

đảng, chỉ huy các cấp trong các đơn vị QĐND Việt Nam đối với nhiệm vụ tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc cần

thực hiện tốt những biện pháp sau:

Làm tốt công tác điều tra, kho sát tình hình kinh tê, chính trị, xa hội và

đánh giá thực trạng công tác lanh đạo , chỉ đạo đối vơi nhiệm vu tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc: Để công

tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đạt mục đích đề ra, cấp uy đảng, chỉ

huy các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng, chính quyền và các lực lượng

của địa phương, tiến hành điều tra, khảo sát nắm chắc tình hình kinh tế, chính trị,

xã hội ở cấp xã. Việc điều tra, khảo sát phải toàn diện, số liệu chính xác, phải chỉ

126

ra được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và chính trị, kinh tế, xã

hội, những vấn đề bức xúc, bức thiết về đời sống, lao động sản xuất của nhân dân

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Cùng với việc điều tra, khảo sát tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, cấp uy,

chỉ huy các cấp và cơ quan chuyên môn cần thường xuyên kiểm điểm, đánh giá

đúng thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở. Trong kiểm điểm, đánh giá, các cấp uy, người chỉ huy,

cơ quan tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần đi sâu vào đánh giá

những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân, nhất là những nguyên nhân thuộc

về lãnh đạo, chỉ đạo để điều chỉnh, bổ sung cho sát với thực tế, nâng cao hiệu quả

trong quá trình tổ chức thực hiện.

Xây dựng nghị quyêt lanh đạo sát đúng, kê ho ạch tổ chức cu thể, rõ ràng,

công tác chỉ đạo , hương dẫn thường xuyên, kịp thời: Trên cơ sở quán triệt chỉ thị,

nghị quyết, chủ trương của trên và tình hình nhiệm vụ của đơn vị, cấp uy, chỉ huy

các cấp cần xác định rõ nội dung lãnh đạo nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở trên địa bàn. Tùy tình hình thực tế ở từng cấp, từng xã khu vực

biên giới để xây dựng nghị quyết chuyên đề hoặc bổ sung điều chỉnh nội dung

lãnh đạo. Nghị quyết lãnh đạo phải xác định rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm

vụ, sát thực tế, có phân công, phân cấp cụ thể rõ ràng, tránh tình trạng nội dung

lãnh đạo chung chung, thiếu chủ trương giải pháp cụ thể, thiết thực.

Khi thông qua nghị quyết, để tạo ra sự thống nhất cao cần thực hiện đúng

thủ tục, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể của cấp uy, người

chỉ huy; dân chủ bàn bạc, thảo luận kỹ về các nội dung, nhất là các chỉ tiêu đã

được xác định, những vấn đề khó khăn và các chủ trương, giải pháp mang tính

đột phá cần tập trung lãnh đạo.

Khi có nghị quyết lãnh đạo của các cấp uy, chỉ huy các cấp theo sự phân

công phải xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết. Kế hoạch phải bám

sát tình hình, đặc điểm của từng đơn vị, thành phần tham gia, phải xác định rõ nội

127

dung công việc cần triển khai, công tác phối hợp, mốc thời gian và cán bộ phụ

trách, cơ quan đơn vị, đối tượng thực hiện. Kế hoạch được xây dựng chặt chẽ, cụ

thể giúp cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cơ quan đơn

vị được thuận lợi, tránh được sự chồng chéo trong triển khai, bỏ sót nội dung

công việc, chậm trễ về thời gian thực hiện.

Sau khi có nghị quyết lãnh đạo của cấp uy, kế hoạch tổ chức thực hiện của

người chỉ huy các cấp, các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan chính trị cần

phối hợp nghiên cứu xây dựng ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo để các đơn

vị triển khai tổ chức thực hiện nhanh chóng, chính xác. Trong suốt quá trình tiến

hành thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan chức năng phải luôn bám sát sự chỉ đạo

của cấp ủy, chỉ huy cấp trên, tham mưu, hướng dẫn, kịp thời động viên khích lệ

các đơn vị tham gia, đặc biệt khi các đơn vị gặp khó khăn, có những vấn đề mới

phát sinh, giúp cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát để nắm được

tình hình thực hiện nhiệm vụ; phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, để từ đó làm

tốt công tác động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ, đồng thời kịp thời uốn nắn, nhắc

nhở những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; để thống nhất

bổ sung, điều chỉnh chương trình, kế hoạch hoạt động phù hợp với thực tiễn.

Kiểm tra, giám sát của cấp uy, chỉ huy có thể trực tiếp hoặc gián tiếp,

kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất. Kiểm tra thực hiện nhiệm vụ tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở kết hợp với kiểm tra công tác quân sự, xây dựng nề

nếp chính qui của các đơn vị quân đội. Trực tiếp cấp uy, người chỉ huy tiến hành

công tác kiểm tra hoặc giao cho cơ quan chức năng phối hợp kiểm tra. Yêu cầu

phải kiểm tra phải toàn diện, nhưng cần nghiên cứu đi sâu, tập trung vào những

khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa. Trong quá trình kiểm tra, không chỉ dừng

lại ở việc phát hiện kịp thời những nội dung hoạt động chưa phù hợp, các vấn đề

phát sinh mà còn phải cùng với đơn vị tìm cách điều chỉnh các nội dung cho phù

hợp, khắc phục, tháo gỡ khó khăn một cách nhanh chóng để góp phần nâng cao

128

chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Làm tốt công tác sơ kêt, tổng kêt rút kinh nghiệm: Việc sơ kết, tổng kết

đúc rút kinh nghiệm là yêu cầu bắt buộc trong quá trình lãnh đạo, chỉ huy, để từ

đó kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, kế hoạch của cấp uy, người

chỉ huy. Nội dung sơ kết, tổng kết phải khách quan, trung thực, phải chỉ rõ, chính

xác những nội dung đã làm được, hiệu quả đến đâu, những hạn chế, thiếu sót,

trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, trách nhiệm của từng thành viên tham gia.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, lựa chọn, nhân rộng những mô hình, điển hình

tiêu biểu, có sức lan tỏa và tác động tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã

hội. Quá trình sơ kết, tổng kết cần đánh giá đúng mặt mạnh, mặt hạn chế, tìm ra

những nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho

hoạch định các chủ trương, giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo các

đơn vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc trong thời gian tiếp theo.

4.2.2. Giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng

lực, phương pháp, kỹ năng, tác phong công tác cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội

nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc phụ thuộc lớn vào trình độ nhận thức, phẩm chất,

năng lực, bản lĩnh chính trị, kỹ năng, tác phong công tác của cán bộ, chiến sĩ.

Thực tiễn chứng minh, nhận thức, phẩm chất, năng lực của cán bộ, chiến sĩ luôn

là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở của các đơn vị QĐND Việt Nam. Những thành tựu đạt được trong

những năm qua đều bắt nguồn từ nhận thức, phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính

trị, kỹ năng, tác phong công tác của cán bộ, chiến sĩ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở. Ngược lại, sự hạn chế về nhận thức, bản lĩnh chính trị không

129

vững vàng, sự yếu kém về năng lực, kỹ năng công tác của cán bộ, chiến sĩ là

nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc của các đơn vị

QĐND Việt Nam.

Để nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực, phương pháp,

kỹ năng, tác phong công tác cho cán bộ, chiến sĩ QĐND Việt Nam tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay,

cấp uy, chỉ huy các đơn vị phải làm tốt công tác giáo dục, ren luyện. Nội dung

giáo dục, ren luyện phải toàn diện, song cần tập trung vào những nội dung sau:

Một là, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ về lý luận Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước về xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Trước hết, phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng, làm cho mỗi cán bộ,

chiến sĩ nắm vững quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về chính trị, về hệ thống chính trị, về công tác dân vận của

Đảng, Nhà nước, quân đội; về chức năng, nhiệm vụ của QĐND Việt Nam trong

tình hình mới, từ đó biết vận dụng những quan điểm, tư tưởng ấy, để thực hiện

vai trò của QĐND Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong tình hình hiện nay, phải thường xuyên quán triệt nâng cao nhận

thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính

sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc đổi mới phương thức hoạt động của hệ

thống chính trị ở cơ sở; về xây dựng đội ngu cán bộ ở cơ sở; xây dựng khối đại

đoàn kết toàn dân tộc. Những kiến thức cần thiết về kinh tế, văn hóa, xã hội, công

tác dân tộc, công tác tôn giáo của Đảng; chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế,

xã hội, công tác quân sự, quốc phòng, an ninh ở các xã khu vực biên giới, đồng

thời hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động lợi dụng vấn đề dân tộc,

tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ mối đoàn kết quân - dân,

130

thực hiện "phi chính trị hóa quân đội", nhất là đặc điểm thủ đoạn hoạt động

chống phá của các thế lực phản động ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Hai là, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất đạo đức tốt,

có kỹ năng, phương pháp tác phong công tác; giữ nghiêm ky luật quan hệ quân -

dân, thực hiện quân với dân một ý chí.

Trong quá trình giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, trước hết cần coi trọng giáo

dục đạo đức cách mạng, ý thức tự giác chấp hành các quy định của điều lệnh,

điều lệ, mười lời thề danh dự của quân nhân, 12 điều ky luật trong quan hệ quân -

dân, đồng thời truyền thụ kinh nghiệm và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp

vụ công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, nhất là kỹ năng tuyên truyền vận

động quần chúng nhân dân, kỹ năng tham mưu, tư vấn, phối hợp với cấp uy,

chính quyền địa phương, kỹ năng tham gia giải quyết các tình huống liên quan

đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, văn hóa giao tiếp ứng xử...

Giữ nghiêm ky luật quan hệ quân - dân là một nội dung quan trọng của ky

luật quân đội, phản ánh bản chất, truyền thống tốt đẹp của quân đội ta, là trách

nhiệm của người quân nhân cách mạng. Tăng cường mối quan hệ quân - dân, sẽ

tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành phát huy vai trò QĐND Việt Nam xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở đạt được kết quả tốt nhất. Thông qua đó, hoàn thiện nhân

cách người quân nhân cách mạng, hình thành kỹ năng, kinh nghiệm trong giao

tiếp, phương pháp, tác phong công tác “trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách

nhiệm với dân”, khắc phục các biểu hiện quan liêu, xa dân, vi phạm ky luật quan

hệ quân - dân. Xây dựng mối quan hệ quân - dân là một việc hệ trọng nên đòi hỏi

mỗi quân nhân đều phải không ngừng tu dưỡng, ren luyện về mọi mặt, cán bộ,

chiến sĩ phải làm cho dân luôn tin tưởng, mến phục như lời dạy của Chủ tịch Hồ

Chí Minh: “Điểm tr ng yêu là aất kỳ aộ đội chu lực, aộ đội địa phương, dân

quân du kích đều phi aám sát lấy dân, rời dân ra nhất định thất aại. Bám lấy

dân là làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mên, dân yêu. Như vậy, thì aất kể

việc gì kho cũng làm được c và nhất định thắng lợi. Muốn thê phi ao vệ, giúp

đỡ, giáo duc nhân dân …” [59, tr.448].

131

Ba là, giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững mục tiêu, yêu

cầu, nội dung, phương thức thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Các đơn vị quân đội cần làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quán

triệt cho cán bộ, chiến sĩ về mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc; làm cho cán bộ,

chiến sĩ nhận thấy rõ những vấn đề thuận lợi, khó khăn khi tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Trên cơ sở đó, để

cán bộ, chiến sĩ có nhận thức đúng đắn, xác định rõ trách nhiệm, tự ren luyện,

phấn đấu, bổ sung kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, góp phần nâng cao

chất lượng, hiệu quả công tác tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Để thực hiện có hiệu quả những nội dung trên cấp ủy, người chỉ huy các

đơn vị QĐND Việt Nam cần thực hiện tốt những biện pháp sau:

Thông qua các đợt tập huấn và sinh ho ạt cua các tổ chức đng, chính

quyền, các tổ chức quân chúng, Hội đồng Quân nhân để giáo duc nâng cao nhận

thức, ý thức trách nhiệm và kỹ năng công tác cho cán aộ, chiên sĩ. Thông qua các

buổi sinh hoạt định kỳ hay đột xuất của các tổ chức này, hoặc sinh hoạt trước mỗi

đợt triển khai cử cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở để cấp ủy, chỉ huy các cấp trong các đơn vị quân đội triển khai lồng ghép,

lựa chọn nội dung, hình thức giáo dục, bồi dưỡng cho phù hợp; quá trình sinh

hoạt là quá trình giáo dục, quán triệt nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm,

đồng thời tiếp tục bồi dưỡng kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Do đó, yêu cầu cấp uy, chỉ huy, Ban chấp

hành chi đoàn thanh niên, Hội đồng Quân nhân ở các đơn vị cần phát huy vai trò,

trách nhiệm của mình trong quá trình chuẩn bị nội dung, duy trì sinh hoạt có nền

nếp, chất lượng; đảm bảo sau các buổi sinh hoạt tập thể mỗi cán bộ, chiến sĩ sẽ tự

xác định cho bản thân động cơ, thái độ, trách nhiệm đúng đắn đối với nhiệm vụ

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

132

Thông qua các hoạt động tập thể, các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa, tinh

thần, các đợt tập huấn để quán triệt nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ

dân vận nói chung và hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở nói

riêng, giới thiệu, phổ biến và truyền thông các thông tin cần thiết có liên quan

đến hoạt động xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc cho cán bộ, chiến sĩ.

Thông qua ho ạt động thực tiễn để nâng cao trình độ nhận thức, ý thức

trách nhiệm, aồi dưỡng năng lực, phương pháp, tác pho ng thực hiện nhiệm vu

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây

Bắc cho cán aộ, chiên sĩ. Thực tiễn tiến hành nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn của những nội dung, kế

hoạch, chương trình hoạt động cung như hình thức, biện pháp tiến hành của cán

bộ, chiến sĩ và các tổ, đội công tác. Đồng thời, còn giúp mỗi cán bộ, chiến sĩ ren

luyện phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong hoạt động thực tiễn tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, nhiệm vụ trong

tình hình mới. Do đó, cần coi trọng phương châm kết hợp chặt chẽ giữa lý luận

và thực tiễn trong giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ, lấy chất

lượng, hiệu quả hoạt động thực tiễn để kiểm nghiệm, đánh giá và phát triển

những quan điểm lý luận đã được trang bị.

Thông qua việc kiểm tra, đôn đốc cua lanh đạo , chỉ huy các cấp đối vơi

việc thực hiện nhiệm vu chính trị cua đơn vị. Thông qua việc kiểm tra giúp cho

lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị vừa nắm chắc tình hình mọi mặt của đơn vị, kịp thời

phát hiện những thiếu sót, khuyết điểm, những nhận thức lệch lạc, sai trái của cán

bộ, chiến sĩ để kịp thời uốn nắn, sửa chữa. Qua đó, kịp thời bổ sung, điều chỉnh

các nội dung, kế hoạch, hình thức, phương pháp giáo dục cho phù hợp với thực

tiễn đơn vị, địa phương, phù hợp với từng đối tượng tham gia, góp phần tạo bước

chuyển biến về nhận thức và năng lực tiến hành nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở cho cán bộ, chiến sĩ.

133

Thông qua tự h c, tự rèn luyện để không ngưng phát triển, ho àn thiện

phẩm chất, năng lực, phương pháp, tác pho ng công tác cho đội ngũ cán aộ,

chiên sĩ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa

aàn Tây Bắc. Tự học, tự ren luyện để củng cố, hoàn thiện về phẩm chất, năng

lực, phương pháp, tác phong công tác, đồng thời giúp cho cán bộ, chiến sĩ khắc

phục những hạn chế, khuyết điểm, không ngừng tiến bộ, trưởng thành là đòi hỏi

tất yếu khách quan trong quá trình công tác của đội ngu cán bộ, chiến sĩ QĐND

Việt Nam trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc. Để việc tự học có kết quả, mỗi cán bộ, chiến sĩ cần đặt ra

mục tiêu, nội dung, kế hoạch, biện pháp cụ thể trong quá trình tự học. Việc xác

định mục tiêu, nội dung học tập phải gắn liền với chức trách, nhiệm vụ, thực tiễn,

điều kiện cụ thể của công việc chuyên môn, địa bàn công tác của mỗi cán bộ,

chiến sĩ. Đồng thời, đội ngu cán bộ chủ trì cần gương mẫu trong lời nói, việc làm,

sâu sát cơ sở, gần gui với chiến sĩ và quần chúng nhân dân.

4.2.3. Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các phương thức của

Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Những năm qua, Quân khu 2, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa

phương và các đoàn kinh tế - quốc phòng đã triển khai lực lượng, tổ chức thực

hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, phối hợp và tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Tuy nhiên, không ít đơn vị mới

tập trung ở nhiệm vụ tham mưu củng cố, kiện toàn về tổ chức của các tổ chức cơ

sở đảng, tổ chức chính quyền; tham gia củng cố quốc phòng, an ninh, chưa thực

sự chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính

trị cơ sở, phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc; nhiều nơi chưa đi sâu vào giải quyết dứt điểm các khâu yếu,

mặt yếu. Phương thức tham gia có lúc còn kém linh hoạt, thiếu sáng tạo, chưa

thật phù hợp với thực tế ở địa bàn. Vì vậy, để phát huy vai trò tham gia xây dựng

134

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, các đơn vị quân

đội cần xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các phương thức tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới, trong đó tập trung vào các

nội dung sau:

Một là, xác định đúng nội dung trong tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở vừa đảm bảo phù hợp với khả năng của từng đơn vị quân đội đóng

quân trên địa bàn, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển mọi mặt của các xã khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

+ Tham gia xây dựng tổ chức aộ máy cua hệ thống chính trị cơ sở khu vực

aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc.

Các đơn vị quân đội trong đó tập trung là Bộ đội Biên phòng, bộ đội địa

phương các huyện, xã cần tích cực, chủ động tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở

khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đổi mới phương thức

lãnh đạo. Cấp ủy, chỉ huy các đơn vị quân đội cần tăng cường tham mưu cho cấp ủy

đảng ở các xã khu vực biên giới xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình giáo dục

lý luận chính trị phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn các xã biên giới, tổ chức bồi

dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị và những vấn đề đang đặt ra ở khu vực biên

giới cho cán bộ, đảng viên. Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, chỉ huy đồn Biên phòng

và cán bộ biên phòng tăng cường cho các xã biên giới, tập trung làm tham mưu và

phối hợp cùng cấp ủy đảng bồi dưỡng, giáo dục cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa

Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước. Tham mưu cho đảng ủy xã chú trọng giáo dục cho cán bộ, đảng viên nâng

cao ý thức cảnh giác, đề phòng âm mưu, thủ đoạn mua chuộc, câu móc của cơ quan

đặc biệt nước ngoài, bảo vệ nội bộ đảng trong sạch. Giáo dục cho cán bộ, đảng viên

nắm vững quan điểm của Đảng ta về bảo vệ biên giới, đối ngoại nhân dân. Tham mưu

cho cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa

XI, khóa XII: “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; thực hiện tốt

việc kiểm điểm, tự phê bình, phê bình; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân

135

chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tham mưu cho cấp ủy đảng trong tổ chức

tiến hành công tác kiểm tra việc chấp hành nghị quyết của đảng bộ, đảng ủy; kiểm tra

tư cách đảng viên và công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Cấp ủy, chỉ huy các cấp Bộ đội Biên phòng tỉnh, ban chỉ huy quân sự tỉnh,

huyện, xã đội cần phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho

tỉnh ủy, huyện ủy định hướng việc lựa chọn cán bộ cơ sở có phẩm chất đạo đức, năng

lực lãnh đạo bố trí vào các cương vị lãnh đạo chủ chốt của đảng bộ, chi bộ xã, bản

biên giới. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo đội ngu cán bộ đồn Biên phòng và cán bộ biên

phòng tăng cường xã thường xuyên chú trọng tham mưu và phối hợp cùng cấp ủy

đảng, các ban, ngành, lực lượng cấp huyện củng cố, kiện toàn, xây dựng tổ chức các

đảng bộ, chi bộ, tổ đảng ở các xã, xóm, bản khu vực biên giới.

Tham mưu nâng cao năng lực quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các

cấp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; đề cao ky luật, ky cương hành chính,

quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực thi nhiệm vụ, công

vụ. Điều chỉnh, bổ sung quy định về phân cấp quản lý, phân định rõ chức năng,

nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Xây dựng và thực hiện tốt quy

chế phối hợp trong tổ chức và hoạt động giữa Uy ban nhân dân với Ủy ban Mặt

trận tổ quốc và các đoàn thể.

Tham mưu cho chính quyền cơ sở củng cố, kiện toàn HĐND, UBND về tổ

chức, trong đó chú trọng làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong

xây dựng đội ngu cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, trình độ, năng

lực với cơ cấu phù hợp theo vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình

hình mới.

Phối hợp cùng chính quyền xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh

phòng, chống các hoạt động của các thế lực thù địch móc nối, mua chuộc cán bộ đảng

viên, xây dựng “chính quyền hai mặt” ở khu vực biên giới. Tham mưu cho HĐND,

UBND cấp xã về phương pháp điều hành, quản lý xã hội trên các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đồng thời, nâng cao chất

136

lượng, nội dung trong các kỳ họp của HĐND xã, phường, thị trấn biên giới. Tham

mưu cho chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng khảo sát, phân loại thực trạng

hệ thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giới, nắm chắc tình hình các xã, phường, thị

trấn, xóm, bản yếu, khó khăn, những vùng có nhiều “điểm nóng” để có các biện pháp

xây dựng.

Tham mưu cho MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội củng cố, kiện toàn về

tổ chức; xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý. Tham gia bồi dưỡng

nâng cao trình độ nhận thức và năng lực công tác cho đội ngu cán bộ của MTTQ

và các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở. Tham mưu cho ban thường trực ủy ban

MTTQ xây dựng ban công tác mặt trận ở xóm, bản vững mạnh; xây dựng và tổ

chức thực hiện chương trình, nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm, điều kiện

của địa phương. Tham mưu cho tổ chức đoàn thanh niên ở khu vực biên giới lấy

xóm, bản để tổ chức chi đoàn; tổ chức các hoạt động thiết thực, hấp dẫn như thể

thao, văn hóa văn nghệ, tọa đàm trao đổi để thu hút tập hợp thanh niên; động viên

đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh như: “Tổ an

ninh tự quản”, “Tổ dân quân tự quản”, “Thanh niên làm chủ đường biên”... Tham

mưu cho các tổ chức đoàn thanh niên tăng cường giáo dục ý thức trách nhiệm,

tinh thần yêu nước cho đoàn viên, thanh niên. Đồng thời, đề xuất biện pháp xây

dựng và phương thức hoạt động của đoàn thanh niên phù hợp với địa bàn các xã,

phát huy cao nhất tinh thần làm chủ trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tiếp tục tham

mưu xây dựng, củng cố tổ chức hội phụ nữ và phong trào phụ nữ; đưa tổ chức

hội và phong trào hội vào hành động cách mạng. Cùng với ban chấp hành hội

phụ nữ cơ sở và ban cán sự ở các chi hội vận động các hội viên ký cam kết xây

dựng gia đình văn hóa. Tham mưu và phối hợp với hội phụ nữ tuyên truyền, giáo

dục và giúp đỡ phụ nữ nâng cao trình độ văn hóa, xã hội, thoát khỏi những ràng

buộc của tập tục lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phụ nữ vượt qua tâm

lý tự ti, vươn lên làm chủ xóm, bản, có nếp sống ngày càng văn minh. Tham mưu

cho hội về phương hướng hoạt động đi vào vận động nông dân chuyển dịch vật

137

nuôi, cây trồng; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản

xuất, thâm canh tăng năng suất; gắn phát triển kinh tế, xã hội, ổn định, nâng cao

đời sống nhân dân các dân tộc với tập trung xây dựng phát triển nông thôn miền

núi biên giới theo mô hình: Làng, bản kinh tế mới; làng, bản văn hóa mới; làng,

bản an ninh cộng đồng; làng, xã chiến đấu bảo vệ biên giới. Đồng thời, tuyên

truyền, vận động nông dân các dân tộc tích cực tham gia bảo vệ an ninh, quốc

phòng tại các xã khu vực biên giới, cùng với hội và gia đình làm tốt công tác

động viên con em nghiêm chỉnh chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự, xây dựng địa

bàn an toàn, vững mạnh.

Tham mưu cho Hội Cựu chiến binh hướng hoạt động của hội vào tham gia

xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, chính quyền vững mạnh; tham gia xây

dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên

phòng toàn dân; giúp cấp ủy và chính quyền cơ sở giải quyết mâu thuẫn trong nội

bộ nhân dân, củng cố đoàn kết, phòng chống gây rối, gây bạo loạn, đấu tranh bảo

vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tham mưu cho hội trong thực hiện các

quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở; giám sát hoạt động của chính quyền

cấp xã, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các ngành, các lực lượng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa

phương tổ chức bồi dưỡng, xây dựng và tạo nguồn đội ngu cán bộ cấp xã, thôn theo

hướng đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí, tạo nền tảng cho xây

dựng đội ngu cán bộ tại chỗ. Đồng thời làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy chính

quyền địa phương trong việc bảo vệ đội ngu cán bộ, có các biện pháp để đấu tranh,

phòng chống sự lôi kéo, mua chuộc cán bộ, cài cắm nội gián của các thế lực phản động.

Hiện nay, mỗi năm các đơn vị quân đội trên địa bàn Tây Bắc tuyển lựa

hàng trăm chiến sĩ là con em đồng bào các dân tộc tại chỗ. Đại bộ phận chiến sĩ

là con em đồng bào các dân tộc tại chỗ trên địa bàn Tây Bắc tham gia quân đội

theo chế độ nghĩa vụ quân sự đã tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Do đó, việc quan tâm giáo dục, huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng toàn diện đối với

138

đội ngu chiến sĩ mới này ngay từ ngày đầu và trong suốt quá trình tại ngu là góp

phần quan trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho địa phương. Vì vậy, các

đơn vị quân đội cần phối hợp chặt chẽ với cấp uy, chính quyền địa phương nắm

vững lai lịch, phẩm chẩt đạo đức từ khâu tuyển quân và trong suốt quá trình quản

lí quân nhân. Phát hiện và chú trọng bồi dưỡng những quân nhân có nguồn gốc

xuất thân từ gia đình cách mạng, lí lịch rõ ràng, trong sạch. Có kế hoạch đào tạo,

bồi dưỡng các đối tượng này một cách toàn diện cả về phẩm chất chính trị và

năng lực công tác. Sau khi quân nhân hoàn thành nghĩa vụ, căn cứ vào nhu cầu

của cá nhân và yêu cầu thực tế của địa phương để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng

sử dụng lâu dài trong quân đội hoặc bàn giao về địa phương tiếp tục bồi dưỡng

trở thành nguồn cán bộ nòng cốt trong hệ thống chính trị cơ sở ở địa phương.

+ Tham mưu thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh là vấn đề rất quan trọng của sự

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và

của toàn Đảng, toàn dân, trong đó QĐND Việt Nam có vai trò đặc biệt quan

trọng. Các đơn vị quân đội cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các xã khu

vực biên giới đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các quan điểm của

Đảng đối với mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, phương thức, sức mạnh quốc phòng,

an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; tuyên truyền, phổ cập kiến thức quốc

phòng cho nhân dân, nhằm tạo ra sự thống nhất nhận thức, thấy rõ mục tiêu và

nhiệm vụ chung của việc quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh là yêu cầu

khách quan có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay; cung

như tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và

nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lợi ích quốc gia, cung như kiến thức quốc phòng, an

ninh cho nhân dân. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ

Chính trị (khóa X) về xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu

vực phòng thủ vững chắc; Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) của Ban Chấp

hành Trung ương về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Củng cố,

139

tiềm lực quốc phòng an ninh; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc

phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi để phát triển

kinh tế, xã hội. Xây dựng lực lượng vu trang các tỉnh theo hướng chính quy, tinh

nhuệ, từng bước hiện đại; xây dựng lực lượng dân quân, tự vệ, lực lượng dự bị

động viên, lực lượng công an xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Làm tốt công tác quản lý biên giới, giữ vững và bảo vệ chủ quyền quốc gia, xây

dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị. Đẩy mạnh thực hiện Phong trào “Toàn

dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, kết hợp giữa thế trận an ninh nhân dân với thế trận

quốc phòng toàn dân, tiếp tục xây dựng và phát huy hiệu quả “thế trận lòng dân”

làm nền tảng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định

chính trị trên địa bàn tỉnh.

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện kết hợp chặt chẽ

kinh tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc, đồng thời nghiên cứu bố trí chiến lược về kinh tế phải phù hợp với thế bố trí

chiến lược về quốc phòng, an ninh; kết hợp yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội với yêu cầu của quốc phòng, an ninh trong sự phân bố các ngành kinh tế,

các lĩnh vực văn hóa, xã hội trên phạm vi các xã khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc. Để bảo đảm việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển

kinh tế, xã hội kết hợp chặt chẽ với củng cố quốc phòng an ninh khu vực biên

giới trong tình hình mới, các đơn vị quân đội cần tham mưu cho cấp ủy, chính

quyền địa phương thực hiện tốt sự phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn

thể của Trung ương, địa phương và các lực lượng đóng quân trên địa bàn khu vực

biên giới trong quá trình khảo sát, đánh giá các nguồn lực cho phát triển kinh tế,

văn hóa, xã hội và củng cố tăng cường quốc phòng, an ninh khu vực biên giới.

Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng và đề ra các chính sách phát

triển đúng đắn, như: chính sách khai thác các nguồn lực; chính sách đầu tư và

phân bổ đầu tư; chính sách điều động nhân lực, bố trí dân cư (đặc biệt là bố trí

140

dân cư ở các xã giáp biên giới) phải nằm trong quy hoạch tổng thể về quốc

phòng, an ninh để tiện bảo vệ trên mọi phương diện, từ đó tham mưu với cấp ủy,

chính quyền địa phương tập trung xây dựng các xã khu vực biên giới trọng điểm

về kinh tế, quốc phòng và an ninh. Đồng thời, phải tổ chức tốt việc định canh,

định cư tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số và có chính sách phù hợp để động

viên điều chỉnh dân cư từ các nơi khác đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hình

thành một cách bền vững các điểm dân cư mới dọc các xã biên giới trên địa bàn

các tỉnh Tây Bắc, góp phần cơ cấu lại dân cư khu vực biên giới, giữ vững an ninh

chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc. Chú trọng

xây dựng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, hệ thống giao thông,

mở mới và nâng cấp các tuyến đường tuần tra biên giới, các tuyến đường vành

đai kinh tế để vừa phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vừa tạo thuận lợi

cho việc tuần tra bảo vệ biên giới. Đặc biệt, cần tham mưu tiếp tục thực hiện tốt

các chương trình xóa đói, giảm ngheo; Chương trình 135 về phát triển kinh tế -

xã hội đối với các xã ngheo; Chương trình 327 về phủ xanh đất trống đồi trọc;

xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, nhất là ở những nơi đặc biệt khó khăn,

các địa bàn trọng yếu dọc, sát biên giới. Tập trung xây dựng các khu kinh tế quốc

phòng, quốc phòng - kinh tế. Nghiên cứu xây dựng và mở mới cửa khẩu biên giới

Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, chợ đường biên, để vừa có lợi cho phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội vừa có lợi cho quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh ổn định, phát triển dân cư ở khu vực biên giới, các đơn vị quân

đội cung cần tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng lực

lượng dân quân tự vệ bảo vệ thôn, bản, làng; huấn luyện nâng cao trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng công an xã, phường; tăng cường đấu tranh

phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ, giải quyết các điểm nóng chính trị, xã hội

ở khu vực biên giới, xây dựng thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh, xây

dựng địa bàn an toàn. Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai

hoạt động phối hợp của các đội Công tác 123 của Bộ Quốc phòng với các đội vận

141

động quần chúng của Bộ đội Biên phòng và lực lượng công an trong việc nắm

chắc tình hình địa bàn, dự kiến những “điểm nóng” có thể xảy ra, đề ra các chủ

trương, biện pháp, kịp thời xử lý tốt các tình huống ở cơ sở, giải quyết theo đúng

quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+ Tham gia phát triển kinh tê, văn hoa, xa hội, ao vệ môi trường phòng chống

thiên tai, tìm kiêm, cứu hộ, cứu nạn ở địa phương

Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc là một trong những nội dung quan trọng, là cơ sở để các đơn vị QĐND

Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc. Vì vậy, để tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở có chất

lượng và hiệu quả, đòi hỏi các đơn vị quân đội phải tích cực, chủ động trong

tham mưu, phối hợp và trực tiếp tham gia cùng với địa phương phát triển kinh tế,

xã hội.

Quán triệt quan điểm của Đảng, nhận thức rõ vai trò nhiệm vụ tham gia

xây dựng kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, trong những năm qua QĐND Việt Nam

đã thực hiện tốt các chương trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc

phòng, an ninh góp phần giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất,

tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, công tác tham mưu, phối hợp và trực tiếp

tham gia phát triển kinh tế, xã hội của các đơn vị quân đội còn có hạn chế nhất

định: một số cấp ủy, chỉ huy (đặc biệt là đội ngu chính ủy, chính trị viên các cấp)

và một số cán bộ, chiến sĩ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác này,

dẫn đến ngại khó, ngại khổ, thiếu nhiệt tình, hiệu quả đạt được không cao. Để

hoạt động tham mưu, phối hợp và trực tiếp phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc có chất lượng, hiệu quả, các đơn vị quân đội cần thực

hiện tốt một số nội dung, biện pháp chính sau:

Về tham gia phát triển kinh tê: tham mưu, giúp đỡ địa phương phát triển

mạnh kinh tế hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng, đảm bảo cho

142

đồng bào các dân tộc trên địa bàn Tây Bắc khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh

của địa phương, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, nâng cao dân trí,

thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền

vững, làm giàu cho từng hộ gia đình, cho các xã khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc và góp phần làm giàu cho đất nước.

Tham mưu cho địa phương xây dựng quy hoạch phân vùng sản xuất, phân

bố lao động hợp lý bảo đảm kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với tăng cường,

củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở các xã khu vực biên giới. Tham mưu cho

cấp uy, chính quyền địa phương khảo sát xây dựng quy hoạch phân vùng, ngành

nghề kinh tế bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với củng cố

quốc phòng, an ninh; xây dựng các qui hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp,

lâm nghiệp, dịch vụ gắn với bảo đảm an ninh lương thực, môi trường sinh thái và

tích luy nhu cầu quốc phòng; qui hoạch sử dụng đất, phát triển du lịch, phát triển

nguồn nhân lực gắn với điều chỉnh, bố trí lực lượng, đồng thời gắn các dự án xây

dựng với xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng với qui hoạch thế

trận quốc phòng, thế trận khu vực phòng thủ, tạo điều kiện cho các xã khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc phát triển mạnh, bền vững.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào định canh,

định cư, làm tốt công tác bố trí, sắp xếp lại dân cư theo quy hoạch tổng thể; Thực

hiện các dự án đưa dân ra sát đường biên giới, có chiến lược lâu dài, tổ chức quản

lý chặt chẽ, giảm dần tiến tới xoá bỏ những vùng trắng không có dân. Trong quá

trình triển khai giúp đồng bào định canh, định cư, cần phải gắn chặt với chương

trình phát triển kinh tế, xã hội, các dự án giao đất, giao rừng, phủ xanh đất trống,

đồi trọc, khắc phục tình trạng tranh chấp đất đai, phá rừng bừa bãi làm nương

rẫy. Tạo điều kiện để đồng bào sống được bằng nghề rừng, tham gia bảo vệ rừng,

trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, làm kinh tế vườn, đồi, chăn nuôi theo hướng

nông, lâm kết hợp.

143

Về tham gia phát triển văn ho á, xa hội: tham mưu cho cấp uy, chính quyền

địa phương giữ gìn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc; tuyên truyền

vận động, đấu tranh bài trừ các tập tục lạc hậu, ngăn ngừa những hoạt động tuyên

truyền, du nhập những trào lưu, tư tưởng văn hoá phản tiến bộ của các thế lực

phản động; tích cực tham gia, hỗ trợ về cơ sở vật chất, tinh thần cho các lễ hội

văn hóa truyền thống của đồng bào, các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đúng

pháp luật. Thường xuyên phối hợp tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể

dục thể thao, qua đó trực tiếp bồi dưỡng lực lượng nòng cốt cho hoạt động phong

trào quần chúng ở địa phương.

Các đơn vị quân đội cần tăng cường phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa

phương, với các lực lượng tham gia thực hiện các chương trình xóa mù chữ, phổ

cập giáo dục tiểu học, giúp địa phương giữ gìn môi trường, vận động đồng bào

dùng nước sạch, ăn ở hợp vệ sinh, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tham gia thực

hiện có hiệu quả chương trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân

trên địa bàn. Tham mưu cho cấp uy, chính quyền địa phương tổ chức và thực

hiện tốt chính sách xã hội như: xây nhà tình nghĩa cho các gia đình thương binh,

liệt sĩ, gia đình và người có công với cách mạng, nhận đỡ đầu những học sinh

ngheo vượt khó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Về tham gia phòng, chống sự cố, thiên tai và tìm kiêm cứu hộ, cứu nạn:

Hằng năm, các đơn vị quân đội cần phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, lực

lượng và địa phương nơi đóng quân chuẩn bị phương án, huy động lực lượng,

phương tiện và tổ chức thực hiện, thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo,

Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp; bổ sung, hoàn

thiện quy chế hoạt động phù hợp chức năng, nhiệm vụ và thực tiễn của đơn vị,

địa phương. Chủ động xây dựng hệ thống kế hoạch, phương án sát tình hình

nhiệm vụ, bảo đảm tính khả thi. Theo đó, cần phối hợp chặt chẽ với các lực

lượng có liên quan, tổ chức, rà soát, nắm chắc tình hình sự cố, thiên tai trên địa

bàn; làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quy

144

hoạch về điều chỉnh, bố trí dân cư, công trình vượt lu, chống ngập, xây dựng

phương án bảo vệ an toàn cho hồ, đập thủy lợi, thủy điện.

Kết hợp chặt chẽ giữa huấn luyện với diễn tập các phương án, nhằm nâng

cao trình độ chỉ huy, hiệp đồng, khả năng phòng chống, ứng phó với các loại

hình thiên tai, năng lực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng trong điều

kiện thời tiết phức tạp. Phát huy vai trò tham mưu của cơ quan quân sự địa

phương, Bộ đội Biên phòng, giúp cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo xây

dựng kế hoạch, phương án phòng, chống, chuẩn bị đầy đủ vật tư, lực lượng,

phương tiện theo phương châm "bốn tại chỗ". Đồng thời, thống nhất, hoàn thiện

cơ chế quản lý, chỉ huy, điều hành khi có sự cố, thiên tai xảy ra; di dân ra khỏi

vùng nguy hiểm; điều động, trưng dụng lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ

chức và nhân dân trên địa bàn, theo hướng "trực tiếp, thiết thực, hiệu quả" tạo

nên sức mạnh tổng hợp, kịp thời xử lý các tình huống, hạn chế thấp nhất thiệt hại.

+ Tham gia đm ao quốc phòng, an ninh, ao vệ môi trường, gop phân

phát triển aền vững khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Các đơn vị quân đội tích cực tham gia tuyên truyền nâng cao cảnh giác

cách mạng, ý thức trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc cho nhân dân. Phối hợp

chặt chẽ, thường xuyên với cấp ủy, chính quyền địa phương, phát huy vai trò của

già làng, trưởng bản, những người cao tuổi, các đoàn thể quần chúng trong quá

trình tuyên truyền, vận động nhân dân tạo sự đồng thuận và giữ yên lòng dân

trong quá trình thực hiện góp phần tạo sức mạnh tổng hợp trong phát triển kinh

tế, củng cố quốc phòng, an ninh xây dựng các xã khu vực giáp biên giới Việt

Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào hoà bình, hữu nghị và phát triển bền vững

với các nước láng giềng trong tình hình hiện nay.

Các đơn vị quân đội cần thống nhất quy chế và tăng cường phối hợp giữa

các lực lượng công an, hải quan trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm

ở khu vực biên giới, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế và

bảo vệ an ninh quốc gia. Tăng cường công tác nắm bắt địa bàn biên giới, có biện

145

pháp đấu tranh kịp thời với các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an

toàn xã hội.

Các đơn vị quân đội phối hợp với lực lượng công an trên địa bàn đào tạo,

bồi dưỡng đội ngu cán bộ chỉ huy quân sự xã, phường, lực lượng dân quân tự vệ

vững mạnh làm nòng cốt giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc để ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội ở các xã, thôn bản khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc trong thời gian tới, cần phải tập trung xây dựng đội ngu cán bộ chỉ huy quân

sự xã, phường, lực lượng dân quân tự vệ đủ mạnh, có bản lĩnh chính trị vững

vàng, tinh thông nghiệp vụ. Lực lượng này là nòng cốt góp phần ngăn chặn các

hoạt động chống phá của các thế lực phản động, ngăn chặn người vượt biên trái

phép, tệ nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới, giải quyết mâu thuẫn tranh

chấp nội bộ, giải tán biểu tình, gây rối ngay tại cơ sở.

Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh phối hợp với lực lượng công an có trách

nhiệm trực tiếp tổ chức các lớp học tập trung, đào tạo cán bộ chỉ huy quân sự xã,

phường, xây dựng nội dung, chương trình theo đúng quyết định của Bộ Quốc

phòng, trong đó cần đặc biệt chú ý khâu lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo, bồi

dưỡng. Thông qua cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ, đội công tác, bằng các

biện pháp thâm nhập, tìm hiểu nắm chắc phẩm chất chính trị, tư tưởng của từng

cán bộ, không để xảy ra hiện tượng bị các thế lực thù địch cài cắm, móc nối, hai

mặt. Quá trình huấn luyện cần chú ý khâu giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng bản lĩnh

chính trị, lập trường tư tưởng và bảo đảm tính thiết thực đáp ứng yêu cầu thực tế

với đặc thù khu vực biên giới trong tình hình hiện nay.

Tăng cường hợp tác quốc tế với lực lượng bảo vệ biên giới nước tiếp giáp và

giao lưu nhân dân hai bên biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào: là

yêu cầu khách quan và là giải pháp nhằm xác định đúng nội dung, hình thức,

phương pháp hợp tác giữa các cấp, các ngành chức năng của Việt Nam với các cấp,

các ngành chức năng của nước tiếp giáp; hoàn thiện quy chế hợp tác với các lực

146

lượng hữu quan; đưa các nội dung phối hợp, hợp tác của mỗi bên vào thực tiễn để

tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả hơn trong quá trình xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới góp phần xây dựng khu vực biên giới vững mạnh,

hoà bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.

Phối hợp với các lực lượng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng

cao nhận thức cho nhân dân về nguyên nhân, tác hại và các kĩ năng phòng, chống

thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo

vệ môi trường, chống đốt, phá rừng ở khu vực biên giới. Tích cực tham gia cải

thiện chất lượng môi trường sống, cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh môi

trường cho người dân, nhất là các đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề. Triển

khai mạnh phong trào vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, vùng khó khăn

gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung xử lý triệt để, dứt điểm

các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện tốt các biện pháp phục hồi môi

trường sau khai thác khoáng sản, các dự án san tạo mặt bằng, khai thác rừng.

Hai là, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp tham mưu, phối hợp và

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc của các đơn vị QĐND Việt Nam.

Công tác tham mưu, phối hợp vơi cấp uy, chính quyền địa phương, các

lực lượng tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

Cấp uy, chỉ huy các đơn vị quân đội trên địa bàn cần phải đặc biệt coi

trọng công tác phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị từ đó làm tốt

công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao chất

lượng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở. Vấn đề đặt ra đối với các đơn vị quân

đội là phải tham mưu đúng trọng tâm, sát thực tiễn nhằm giúp cấp uy, chính

quyền địa phương chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực

hiện mang lại hiệu quả cao nhất.

Trên cơ sở nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, qui định, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, sự lãnh đạo, chỉ đạo

147

của trên về xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Đồng thời, nắm chắc

chất lượng hoạt động từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngu cán bộ của

địa phương, nắm chắc tình hình địa bàn. Những nội dung tham mưu của các đơn

vị quân đội cần phải thiết thực, có trọng điểm; làm đến đâu, chắc đến đó và có

tính khả thi cao, nhằm góp phần giúp địa phương kịp thời tháo gỡ những khó

khăn nảy sinh.

Thành lập tổ, đội công tác chuyên sâu xuống cơ sở

Trong tình hình hiện nay, các tổ, đội công tác được thành lập theo yêu cầu

nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc. Có tổ, đội công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia giải quyết các

"điểm nóng" chính trị, xã hội; tổ, đội công tác chuyên ngành phòng chống dịch

bệnh, cứu trợ, phòng chống thiên tai, bão lu; tổ, đội văn nghệ xung kích; tổ, đội

công tác xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng nông thôn mới.

Để phát huy vai trò của tổ, đội công tác phải xác định đúng chức năng,

nhiệm vụ của các tổ, đội này. Theo chức năng, quyền hạn, các đơn vị cần lựa

chọn những cán bộ có kiến thức, có năng lực về chuyên môn, có bản lĩnh chính

trị vững vàng, có tác phong công tác tốt. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức về lý luận

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, dạy tiếng dân tộc cho các tổ, đội công tác.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, đỏi hỏi các tổ, đội công tác cần

nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, kế hoạch đã xác định; đồng thời nắm

chắc đặc điểm tình hình nhưc: kinh tế, xã hội, thành phần đồng bào sinh sống,

phong tục tập quán... từng khu vực. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình hoạt

động phù hợp với điều kiện cụ thể từng xã, thôn, bản; phân công cụ thể đến từng

người, tổ công tác đi vào từng mặt, từng tổ chức của hệ thống chính trị và đến

từng gia đình để tuyên truyền vận động. Trong quá trình các tổ, đội công tác thực

hiện nhiệm vụ, các đơn vị phải giữ mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với cấp uy,

chính quyền địa phương, đồng thời thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm hoạt

động của các đội công tác.

148

Đẩy mạnh và nhân rộng hình thức tăng cường cán aộ xuống cơ sở

Để thực hiện tốt hình thức này, đòi hỏi bộ chỉ huy quân sự tỉnh, huyện và

bộ đội Biên phòng lựa chọn những cán bộ có khả năng, năng lực về giữ các

cương vị trong hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc,

nhất là đối với các đồng chí giữ các cương vị bí thư, phó bí thư chi bộ, đảng bộ;

chủ tịch, phó chủ tịch UBND và HĐND xã hoặc trưởng, phó công an. Vấn đề đặt

ra, đối với đội ngu cán bộ tăng cường phải là cán bộ đã từng gắn bó ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc, được đào tạo cơ bản, được bồi dưỡng kiến thức

chu đáo, nắm vững chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có

năng lực công tác, thông thạo tiếng dân tộc, am hiểu phong tục tập quán, có kinh

nghiệm trong xử lý các tình huống phức tạp, có phương pháp tiếp cận và giải

quyết các công việc kịp thời, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả.

Tổ chức tốt việc kêt nghĩa vơi các tổ chức, lực lượng ở địa phương

Kết nghĩa với các tổ chức, lực lượng ở địa phương là hình thức phù hợp với

tâm lý, truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc, có tác dụng trực tiếp củng cố

mối quan hệ quân dân về tình cảm, đạo đức. Vì vậy, các đơn vị quân đội cần có

chương trình phối hợp, chương trình hành động cụ thể, chi tiết trong các hoạt

động chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh với các cơ quan, đoàn thể,

cơ sở sản xuất, trường học... khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Trong điều

kiện hiện nay phải có quy chế, chương trình phối hợp cụ thể, có tính pháp lý bảo

đảm nhu cầu lợi ích vật chất, tinh thần của các bên tham gia. Cần tránh tư tưởng

y lại, vụ lợi, hình thức trong các hoạt động kết nghĩa.

Để nâng cao hiệu quả, chất lượng của hoạt động, trong quá trình tiến hành

cần phân định rõ phạm vi, trách nhiệm của từng cấp theo hướng: bộ chỉ huy quân

sự tỉnh, huyện và bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh kết nghĩa với tỉnh, huyện;

đồn Biên phòng kết nghĩa và phụ trách đến từng xã, phường; các đội công tác kết

nghĩa và phụ trách đến từng thôn, bản; cán bộ, chiến sỹ gắn bó phụ trách đến

từng hộ gia đình. Kết hợp kết nghĩa toàn diện giữa đơn vị và địa phương với tổ

149

chức kết nghĩa từng lực lượng, từng tổ chức của hai bên với nhau, như đoàn

thanh niên, hội phụ nữ của đơn vị kết nghĩa với đoàn thanh niên, hội phụ nữ của

địa phương. Nội dung kết nghĩa, ngoài tổ chức các buổi giao lưu văn hoá, văn

nghệ, thể dục thể thao, các đơn vị QĐND Việt Nam phối hợp chặt chẽ với đơn vị

kết nghĩa nắm chắc thực trạng tình hình và những yêu cầu đặt ra của địa phương,

của từng xã khu vực biên giới để có chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể,

thiết thực.

Kêt hợp hành quân da ngo ại để làm công tác dân vận, xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở vững mạnh

Hình thức này góp phần xây dựng bản lĩnh chiến đấu của bộ đội đồng thời

là điều kiện thuận lợi để bộ đội tham gia hoạt động giúp nhân dân ở khu vực biên

giới. Hoạt động hành quân dã ngoại làm công tác dân vận của các đơn vị quân

đội trên địa bàn cần hướng vào giúp đỡ cơ sở tuyên truyền về chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng các công trình phúc

lợi xã hội, giúp dân sản xuất, phòng chống bão lu, khắc phục thiên tai, phát huy

truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” giữ nghiêm ky luật dân vận, tăng cường đoàn kết

quân dân. Để triển khai thực hiện có hiệu quả hình thức hành quân dã ngoại làm

công tác dân vận các đơn vị quân đội phải xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ, nội

dung và phương thức, tổ chức thực hiện, mục tiêu cần đạt được. Khi xây dựng kế

hoạch huấn luyện hành quân dã ngoại, các đơn vị phải nắm chắc tình hình địa

phương theo khu vực hành quân huấn luyện để xây dựng kế hoạch, nội dung tổ

chức hoạt động một cách cụ thể về: thời gian tổ chức, phân công địa bàn hoạt

động, lực lượng tham gia... từ đó tạo được sự thống nhất trong chỉ đạo, điều

hành, tránh được sự chồng chéo trong hoạt động, phát huy được sức mạnh tổng

hợp của các lực lượng, thành phần tham gia; đồng thời có được sự chỉ đạo hoạt

động tập trung vào những nội dung chính, nội dung trọng tâm, địa bàn trọng

điểm mà hiện tại địa phương đang cần có sự tham gia hoạt động của các đơn vị

quân đội mới hoàn thành được nhiệm vụ, các vấn đề khó khăn đang đặt ra.

150

4.2.4. Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và

chính sách đối với các đơn vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Hiệu quả QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc có liên quan tới nhiều yếu tố và phụ thuộc vào

những điều kiện khác nhau. Trong đó, vấn đề hoàn thiện và thực hiện cơ chế lãnh

đạo, chỉ đạo, phối hợp và chính sách là điều kiện bảo đảm hết sức quan trọng. Cơ

chế lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp phù hợp sẽ định hướng đúng đắn cả về nội dung,

phương pháp và tổ chức hoạt động của QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Chính sách hợp lý

sẽ động viên, cổ vu kịp thời các lực lượng bộ đội tham gia thực hiện nhiệm vụ có

ý nghĩa chính trị, xã hội quan trọng này.

Để nâng cao hiệu quả quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,

việc hoàn thiện, tổ chức thực hiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và chính sách cần tập

trung vào một số nội dung, biện pháp sau:

Một là, thống nhất quan điểm việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là

chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cấp ủy, chính quyền địa phương ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc các cấp ủy đảng và chính quyền từ tỉnh đến cấp xã có vai trò lãnh đạo,

chỉ đạo, có trách nhiệm và quyền hành điều hành, phối hợp hoạt động chung; các

đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn đóng vai trò tham gia.

Cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã là người chủ trì, trực tiếp chịu trách

nhiệm trước cấp ủy, chính quyền tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện

nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh về chính trị, phát triển về

kinh tế, xã hội, mạnh về quốc phòng, an ninh. Cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã

là người chủ trì, chủ động phối hợp với tất cả các lực lượng trong đó có các đơn

vị quân đội đứng chân trên địa bàn để xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh.

151

Hai là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều

hành đối với các đơn vị QĐND Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Cơ chê lanh đạo , chỉ đạo , phối hợp cua tỉnh uy, UBND tỉnh đối vơi các

đơn vị Quân đội: Tỉnh ủy, UBND tỉnh thông qua đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự

tỉnh, bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị

trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bố trí, sử

dụng, bồi dưỡng đội ngu cán bộ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên

địa bàn, đặc biệt là đội ngu cán bộ quân đội được tăng cường cho các xã khu vực

biên giới và đảng viên là quân nhân tham gia sinh hoạt tại chi bộ xóm, bản biên

giới. Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy Bộ đội

Biên phòng tỉnh thực hiện công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh,

các đơn vị quân đội, huyện ủy, UBND huyện trong xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Để tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh đối

với Đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và nâng

cao trách nhiệm, chức năng tham mưu của bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy

Bộ đội Biên phòng tỉnh cho tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh về xây dựng địa phương

vững mạnh toàn diện, trong đó có xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, cần tập

trung vào một số nội dung sau:

- Tỉnh ủy, HĐND các tỉnh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc tiếp tục

cơ cấu chính thức cho đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy bộ đội Biên

phòng tỉnh 01 đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy là tỉnh ủy viên và 01 đồng chí

cán bộ lãnh đạo, chỉ huy là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh.

- Đối với cấp huyện, đảng ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy Bộ đội

Biên phòng tỉnh nghiên cứu tham mưu đề xuất với tỉnh ủy, HĐND tỉnh cơ cấu

chính thức 01 đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy ban chỉ huy quân sự huyện, chỉ

152

huy đồn Biên phòng là đại biểu HĐND huyện biên giới và 01 đồng chí cán bộ

quân đội tăng cường cho xã biên giới là huyện ủy viên.

- Đối với cấp cơ sở, tỉnh ủy, UBND tỉnh cần tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực

hiện công tác điều động, bổ nhiệm, sử dụng, quản lý cán bộ quân đội tăng cường

cho xã biên giới. Đồng thời, bố trí cán bộ quân đội tăng cường cho xã giữ một

trong các chức danh: bí thư, phó bí thư đảng ủy xã; chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban

nhân dân xã. Về lâu dài, cần nghiên cứu đề xuất với Chính phủ cơ cấu, bố trí

chính thức 01 chức danh phó chủ tịch UBND cấp xã phụ trách công tác quân sự

và đối ngoại, được đào tạo cơ bản tại các trường của quân đội.

Cơ chê lanh đạo , chỉ đạo cua cấp uy, chính quyền cấp huyện đối vơi các

đơn vị quân đội: các đồn Biên phòng, bộ đội địa phương các huyện, các xã khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc là một bộ phận của lực lượng vu trang Quân

khu 2, của QĐND Việt Nam, đồng thời, là bộ phận quan trọng cấu thành hệ

thống chính trị của địa phương các huyện khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc,

đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy đảng, chính quyền

cấp huyện và sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng ủy quân sự cấp trên về công tác quốc

phòng, quân sự.

Cấp ủy, chỉ huy ban chỉ huy quân sự huyện, đồn Biên phòng chấp hành sự

chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện về các vấn đề liên quan đến công tác

vận động quần chúng, đối ngoại nhân dân, chính sách dân tộc, tôn giáo. Cấp ủy,

UBND cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể nhân dân địa

phương phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện, các đồn Biên phòng trong xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, huyện ủy, UBND huyện

phối hợp với đảng ủy, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng

tỉnh quản lý, sử dụng, bồi dưỡng đội ngu cán bộ quân đội tăng cường xã biên

giới. Đồng thời, cấp ủy, chỉ huy ban chỉ huy quân sự huyện, đồn Biên phòng

nghiên cứu tham mưu đề xuất biện pháp tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội. Tham mưu cho cấp

153

ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo toàn bộ công tác quốc phòng, quân sự ở

địa phương, tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị về nhiệm vụ quân sự của cơ quan

quân sự cấp trên.

Ba là, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp đối với

lực lượng quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc trong tình hình mới.

Chính sách trong quân đội có vị trí quan trọng góp phần nâng cao chất

lượng, hiệu quả, phát huy vai trò của quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở. Đồng thời, tạo ra hành lang pháp lý cho các đơn vị quân đội thực hiện

có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,

tạo mối quan hệ gắn bó giữa các lực lượng, các ban, ngành, đoàn thể của Trung

ương và địa phương trong xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho

hoạt động tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, các lực lượng quân đội

đóng quân trên địa bàn cần tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, quân đội bổ

sung, điều chỉnh và thực hiện một số nội dung sau:

Chính sách ao đm về cơ sở vật chất, trang thiêt aị phuc vu cho các đơn

vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở: Để đáp ứng yêu cầu,

nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

trong tình hình mới, đòi hỏi các cơ quan, ban, ngành của Trung ương, địa phương,

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần tăng cường đầu tư có hiệu quả cơ sở vật

chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền,

an ninh biên giới quốc gia. Trong đó, cần tập trung vào những nội dung cơ bản như:

tăng cường đầu tư xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang bị, phương

tiện nghe, nhìn, thông tin liên lạc, định vị vệ tinh, quan sát; chú trọng cấp phát các

tài liệu, thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật mới của

Nhà nước; các hiệp định, thoả thuận về biên giới mà nước ta kí kết với các nước

154

liên quan; tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an

ninh của địa phương... cho lực lượng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở,

cán bộ tăng cường xã, các tổ, đội công tác địa bàn; bảo đảm số lượng, chất lượng

các loại phương tiện phục vụ công tác tuyên truyền như: hệ thống âm li, loa đài, pa-

nô, tranh cổ động; trang phục, hoá trang, đạo cụ cho đội tuyên truyền văn hoá; máy

chiếu phim; máy nổ, video; phương tiện đi lại trên bộ, trên sông, suối biên giới. Do

điều kiện địa hình đi lại khó khăn, các cấp, các ngành cần nghiên cứu đầu tư hệ

thống viễn thông, công nghệ thông tin để tiến tới duy trì giao ban, trao đổi thông tin

trực tuyến giữa các đơn vị quân đội với nhau và với địa phương, các lực lượng,

đồng thời tăng cường bảo mật thông tin, tránh lộ lọt.

Trên cơ sở chế độ, tiêu chuẩn quy định của quân đội, các đơn vị đóng quân ở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc cần thường xuyên rà soát, đánh giá toàn

diện các trang thiết bị hiện có và nhu cầu của các đơn vị quân đội để đề xuất cấp có

thẩm quyền đầu tư, bổ sung, nâng cấp các trang bị, phương tiện cho phù hợp, đảm

bảo tốt đời sống vật chất và tinh thần, sức khoẻ và chính sách cho cán bộ, chiến sĩ,

đặc biệt ưu tiên đảm bảo cơ sở vật chất cho các đơn vị ở địa bàn trọng điểm, phức

tạp, khó khăn, gian khổ. Do đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc, nhất là vào mùa đông, sương mù dày đặc, giá rét kem theo sương

muối... tác động trực tiếp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của cán bộ, chiến

sĩ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Vì vậy, ngoài chế độ đã được cấp

phát theo qui định cần nghiên cứu, bổ sung các trang bị về thiết bị y tế, về quân tư

trang đặc chủng (áo ấm, dày, ủng, mu chống rét...) phù hợp với đặc điểm khí hậu

thời tiết khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Chính sách đai ngộ đối vơi cán aộ, chiên sĩ và chính sách hậu phương

quân đội: Nghiên cứu đề xuất những chính sách phù hợp với chức năng, nhiệm

vụ của đội ngu cán bộ quân đội, cụ thể là cán bộ, chiến sĩ tại các đơn vị Biên

phòng, đoàn kinh tế - quốc phòng tăng cường cho xã biên giới đảm nhiệm những

cương vị trong cấp ủy, chính quyền cơ sở như: chức danh đội ngu cán bộ, sĩ

155

quan, chính sách ưu tiên xét nâng lương, trần quân hàm, phụ cấp khu vực, phụ

cấp thu hút, những khoản phụ cấp đặc biệt khác; động viên, khuyến khích, tạo

điều kiện cho cán bộ, nhân viên các đơn vị quân đội (đồn biên phòng, các đoàn

kinh tế - quốc phòng, đội ngu tri thức trẻ tình nguyện) được chuyển gia đình tới

định cư lâu dài tại khu vực biên giới khi có nhu cầu, để từ đó bảo đảm cho số cán

bộ này vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình. Đồng

thời, Nhà nước cần ban hành văn bản pháp quy, quy định quyền về nhà ở cho gia

đình cán bộ, sĩ quan QĐND Việt Nam thuộc trách nhiệm của các địa phương

theo chính sách chung như đối với cán bộ, công chức cùng cư trú tại địa phương.

Đối với vùng nông thôn, các địa phương cần tạo điều kiện chỗ ở theo quy định

trợ giúp gia đình cán bộ QĐND Việt Nam. Thực hiện tốt chính sách khen thưởng

đối với các đơn vị quân đội nói chung và từng cá nhân cán bộ, chiến sĩ nói riêng

khi tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Nghiên cứu điều chỉnh, aổ sung, ho àn thiện công tác cán aộ, tập trung làm

tốt chính sách tạo nguồn cán aộ là người dân tộc thiểu số: Đối với các đơn vị

quân đội đóng quân trên các xã vùng sâu, cần thường xuyên coi trọng vấn đề tạo

nguồn cán bộ tại chỗ, đặc biệt cán bộ trên các địa bàn chiến lược, người DTTS

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Các đơn vị quân đội cần chủ động phát

hiện, lựa chọn nguồn cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giới thiệu cho cấp

ủy, chính quyền địa phương tiếp tục bồi dưỡng và bố trí, sử dụng trong hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Đồng thời, cần tiến

hành khảo sát, nắm chắc đội ngu cán bộ hiện có, trên cơ sở đó làm tốt công tác

qui hoạch, đào tạo cán bộ tại chỗ của đơn vị, góp phần tạo nguồn cán bộ làm

nhiệm vụ ở các địa bàn chiến lược trọng điểm nhất là ở các xã giáp biên giới trên

địa bàn Tây Bắc.

Chủ động giáo dục, động viên để cán bộ yên tâm, gắn bó với sự nghiệp nơi

biên giới; lựa chọn những cán bộ có phẩm chất, lý lịch rõ ràng, có kiến thức, kinh

nghiệm để tiếp tục đưa đi đào tạo nâng cao trình độ, bổ sung nguồn cán bộ hiện

156

đang còn thiếu tại các đơn vị. Thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ, không nên

để cán bộ giữ cương vị quá lâu ở một vị trí, thực hiện được tính kế thừa, tính liên

tục, cần phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ trẻ, kế thừa, học hỏi kinh

nghiệm những cán bộ đã qua ren luyện thử thách trong thực tiễn công tác.

Trong tình hình hiện nay, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cần

nghiên cứu, có những chủ trương, quy trình phù hợp đối với việc kiện toàn đội

ngu chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các đơn vị quân đội đóng quân ở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc theo tinh thần Nghị quyết 51 của Bộ

Chính trị và Nghị quyết 513 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy

Trung ương) về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế

độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong

QĐND Việt Nam. Đồng thời thường xuyên quan tâm bổ sung, kiện toàn đội ngu

cán bộ chính trị. Bởi qua thực tiễn cho thấy, nếu đội ngu cán bộ chính trị có đủ số

lượng, có phẩm chất, năng lực công tác tốt, sẽ tác động tích cực, nâng cao hiệu

quả trong lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị quân đội tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

4.2.5. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp giữa

các lực lượng quân đội, công an với các cơ quan, ban, ngành của Trung ương,

địa phương tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc.

Sự phối hợp giữa các lực lượng quân đội, công an với các cơ quan, ban,

ngành của Trung ương, địa phương tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là

vấn đề có tính nguyên tắc, một yêu cầu tất yếu khách quan. Trên thực tế, dù đã có

quy chế phối hợp hoạt động giữa các lực lượng này, tuy nhiên trong quá trình

thực hiện vẫn chưa thực sự thống nhất và đồng bộ, có lúc còn có sự chồng chéo

về công việc, hiệu quả chưa được phát huy đúng mức. Vì vậy, nếu không sớm

xác định cơ chế phối hợp giữa các lực lượng quân đội, công an các cơ quan, ban,

ngành của Trung ương, địa phương tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở

157

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc thì hiệu quả của các mặt công tác này sẽ

không được như mong muốn.

Theo nghị định số 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ “Về phối hợp giữa Bộ

Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ

gìn trật tự an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng”; Nghị quyết số 49 - NQ/QUTW

của Quân ủy Trung ương cung xác định: “Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện cơ chế

phối hợp giữa Quân đội với các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, giữa các

đơn vị đóng quân trên cùng địa bàn, giữa các đơn vị quân đội với các tổ chức chính

trị - xã hội ở địa phương trong tiến hành công tác dân vận và kế hoạch, nội dung

phối hợp giữa quân đội với công an, đặc biệt khi xảy ra tình huống phức tạp”, điển

hình từ các vụ móc nối, lôi kéo 127 người Mông trên địa bàn 02 huyện Sông Mã,

Sốp Cộp/tỉnh Sơn La tham gia tổ chức phỉ May Hờ (tháng 8/2003); vụ tập trung

đông người gây rối, tổ chức “xưng, đón vua” lập “Vương quốc Mông” tại bản Huổi

Khon, xã Nậm Ke, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (tháng 5/2011), cho thấy

nguyên nhân để xảy ra vụ việc một phần do:

+ Việc phối hợp phát hiện nắm, nhận định đánh giá tình hình của các lực

lượng vu trang tại chỗ như: đồn Biên phòng, công an, bộ đội, đoàn kinh tế - quốc

phòng, tổ đội công tác chưa chắc, thiếu cụ thể (như hiện tượng dân di cư đột

biến, dân mua lương thực thực phẩm, thuốc y tế, xăng dầu, sim điện thoại ...).

+ Công tác tuyên truyền vận động thuyết phục, ngăn chặn ở từng thôn, bản

hiệu quả còn thấp. Phương pháp giải quyết của chính quyền cơ sở, của các lực

lượng công an, quân đội chưa phù hợp, đã gây bất bình trong đồng bào, tạo sơ hở

để kẻ địch, đối tượng xấu lợi dụng kích động chống phá ta.

+ Công tác phối hợp giữa các lực lượng quân đội, công an trong tham mưu

cho cấp uy, chính quyền địa phương còn hạn chế, thiếu chủ động, còn dựa vào

trên, xử lý tình huống còn chồng chéo, lúng túng, thiếu kịp thời do chưa có các

qui chế phối hợp thống nhất.

Theo đó, để công tác phối hợp giữa các lực lượng quân đội, công an với các

158

cơ quan, ban, ngành của Trung ương, địa phương tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc có hiệu quả, cần tập trung

vào những nội dung cơ bản sau:

Một là, bổ sung, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các lực lượng quân đội,

lực lượng công an với các cơ quan, ban, ngành của Trung ương, địa phương tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Trong cơ chế phối hợp cần xác định: Cấp ủy, chính quyền địa phương là

người chủ trì, trực tiếp chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền cấp trên trong

lãnh đạo, quản lý, tổ chức xây dựng hệ thống chính trị cơ sở; lực lượng quân đội

là lực lượng tham gia. Cần khăng định rõ: cấp ủy, chính quyền địa phương và lực

lượng quân đội, tuy vai trò, nhiệm vụ khác nhau song đều chịu trách nhiệm

chung đối với việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới.

Để công tác phối hợp giữa các lực lượng quân đội với các cơ quan, ban,

ngành của Trung ương, địa phương, các lực lượng công an có hiệu lực trên thực

tế, cần xác định chế độ trách nhiệm rõ ràng.

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực

quản lí nhà nước của chính quyền các cấp; trực tiếp là cấp xã tuyến biên giới Việt

Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào trên địa bàn Tây Bắc. Đây là một trong những

nội dung quan trọng, là vấn đề có tính quyết định nhằm triển khai thực hiện có hiệu

quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên

quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Đồng thời, tạo cơ sở vững chắc cho sự

đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền với nhân

dân. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở vững mạnh.

Ban hành văn bản quy định cụ thể về trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa

các tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc. Trong đó phải qui định rõ

trách nhiệm lãnh đạo của các tổ chức đảng; trách nhiệm của tổ chức chính quyền,

159

lực lượng vu trang; trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể nhân dân; phương thức

thực hiện một số nội dung và chế độ thông tin, báo cáo..., đồng thời, cần quy định

cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức nếu vi phạm hoặc thực hiện không

hiệu quả; cung như trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình

thực hiện. Hệ thống văn bản này là căn cứ quan trọng phục vụ kiểm tra, giám sát,

đánh giá kết quả công tác, ưu khuyết điểm của từng bộ phận, đơn vị một cách chính

xác, trung thực.

Muốn vậy, các cơ quan, ban, ngành và các đơn vị quân đội cần tham mưu cho

Đảng, Nhà nước tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các văn bản

pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; trong đó

xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng, tổ chức chính quyền

cơ sở, phân cấp rành mạch về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế lãnh

đạo, điều hành cho cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong huy động các tiềm lực để

quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng chính quyền cơ sở thực sự của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc phát triển bền vững.

Hai là, đổi mới, hoàn thiện quy chế phối hợp giữa lực lượng quân đội với

lực lượng công an trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc.

Hiện nay, ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, ngoài các đơn vị quân

đội chủ lực, cơ quan quân sự địa phương, Bộ đội Biên phòng, đoàn kinh tế - quốc

phòng, lực lượng dân quân tự vệ còn có lực lượng công an cùng tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở. Do đặc điểm về biên chế tổ chức, tính chất nhiệm

vụ có khác nhau nên cơ chế quản lý, điều hành và các mối quan hệ phối hợp giữa

các lực lượng trên địa bàn cung rất khác nhau. Để phát huy vai trò, thế mạnh của

mỗi lực lượng, cần có nhiều hình thức tổ chức, quản lý phù hợp, nhưng phải nhất

quán về nguyên tắc mối quan hệ giữa các lực lượng quân đội với nhau, giữa quân

đội với công an trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên

160

địa bàn Tây Bắc là mối quan hệ hiệp đồng công tác, cùng thực hiện nhiệm vụ

chung. Tập trung cụ thể vào các nội dung:

- Xây dựng các văn bản, quy chế phối hợp trong công tác tham mưu cho

cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ chủ quyền an ninh khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc, thực hiện tốt các phương án, kế hoạch đảm bảo an

ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là các địa bàn chiến lược, khu vực biên

giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, không để xảy ra tình huống đột

xuất, bất ngờ; quy chế trao đổi thông tin, chia sẻ thông tin, phối hợp trong việc

đánh giá, dự báo tình hình để tham mưu kịp thời cho Trung ương, Chính phủ, Bộ

Quốc phòng, Bộ Công an về các chủ trương, giải pháp giữ vững chủ quyền, lãnh

thổ của Tổ quốc.

- Xây dựng quy chế, chương trình phối hợp giữa hai lực lượng trong

phòng ngừa đấu tranh ngăn chặn kịp thời các hoạt động của tội phạm xâm phạm

an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới; các văn bản quy

định hỗ trợ trong hợp tác quốc tế với các nước láng giềng khi giải quyết các vấn

đề về chủ quyền, an ninh khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam -

Lào địa bàn Tây Bắc

161

Kết luận chương 4

Yêu cầu và các giải pháp phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc hiện nay được xác định trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, quan điểm của Đảng, kinh nghiệm thực tiễn đã được tổng kết và những dự

báo tình hình nhiệm vụ cách mạng, tình hình khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc trong những năm tới, trong đó nhấn mạnh: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo

của cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam

đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc gắn với yêu cầu xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh

toàn diện; Giáo dục, ren luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,

phương pháp, kỹ năng, tác phong công tác cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân

dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc; Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các phương

thức của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc; Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện

tốt cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và chính sách đối với các đơn vị quân đội tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Mỗi giải pháp đều có vị trí, ý nghĩa khác nhau, nhưng có mối quan hệ biện

chứng với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Khi thực hiện vừa phải chú ý

tính đồng bộ, vừa phải chú ý đến vai trò, tác dụng của từng giải pháp cung như

phải chú ý đến đặc điểm, tình hình cụ thể của khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc. Chỉ có như vậy mới phát huy được cao nhất vai trò của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

hiện nay.

162

KẾT LUẬN

1. Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vu

trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục

vụ, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã

hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Thực hiện các chức năng chiến đấu, công tác và

lao động, sản xuất, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng, củng cố quốc

phòng, an ninh vững chắc trên các địa bàn. Quân đội nhân dân Việt Nam tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở thể hiện rõ bản chất cách mạng, truyền

thống tốt đẹp, yêu cầu khách quan để quân đội tiếp tục phát triển và trưởng thành.

2. Thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở nói chung và khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc nói riêng phải nắm vững quan niệm, những đặc điểm cơ bản về hệ thống

chính trị cơ sở. Những luận giải về quan niệm, nội dung, hình thức, giải pháp,

những vấn đề có tính nguyên tắc thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc là sự quán triệt, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam và những kinh

nghiệm thực tiễn của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở vững mạnh đã được tổng kết, rút kinh nghiệm trong thời

gian qua.

3. Trong những năm qua, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng,

các đơn vị quân đội đóng quân ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc đã chủ

động, sáng tạo, đưa ra nhiều biện pháp thực hiện vai trò của quân đội tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Các hoạt động bước đầu đã góp phần tuyên

truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở;

phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh trật tự, giữ vững quốc phòng, an ninh,

tăng cường mối đoàn kết quân dân. Tuy nhiên, vai trò của các đơn vị quân đội

163

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Những kinh nghiệm đã đúc

rút là cơ sở cho các đơn vị quân đội đứng chân khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc nghiên cứu, lựa chọn các nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh cho phù hợp, hiệu quả góp

phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc Tổ quốc, an ninh biên giới quốc gia.

4. Với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, để

thực hiện tốt hơn nữa vai trò Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc, cần tiếp tục

thực hiện đồng bộ, thống nhất các giải pháp: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo

của cấp ủy đảng, chỉ huy các cấp trong các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam

đối với nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc gắn với yêu cầu xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh

toàn diện; Giáo dục, ren luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,

phương pháp, kỹ năng, tác phong công tác cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân

dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc; Xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các phương

thức của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính

trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc...

5. Trong điều kiện đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào môi trường

quốc tế và khu vực, việc xây dựng hệ thống chính trị cơ sở là điều kiện tất yếu

bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thực hiện vai

trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị

cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc vững mạnh là nhiệm vụ rất quan

trọng của chiến lược phát triển Tây Bắc hiện nay, do đó cần tiếp tục được nghiên

cứu và hoàn thiện, bổ sung các luận cứ khoa học về thực hiện vai trò Quân đội

nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong giai đoạn mới.

164

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. ThS Cao Trung Hà (2016), “Liên kết quân dân trong xây dựng thế trận

khu vực phòng thủ tỉnh”, Tạp chí Kinh tê Châu Á - Thái Bình Dương, Kỳ 2,

tháng 6/2016, tr.80-82.

2. ThS Cao Trung Hà (2016), “Một số giải pháp tăng cường liên kết quân dân

trong xây dựng và bảo vệ các tuyến đường quân sự ở các Tỉnh biên giới khu vực

Tây Bắc”, Tạp chí Kinh tê Châu Á - Thái Bình Dương, Số cuối tháng 6/2016,

tr.85-87.

3. ThS Cao Trung Hà (2016), “Phối hợp giữa Quân đội và Công an trong

xây dựng và bảo vệ các tuyến cơ động quân sự địa bàn các tỉnh biên giới Tây

Bắc hiện nay”, Tạp chí Thông tin đối ngo ại, tháng 8/2016, tr.18-23.

4. ThS Cao Trung Hà (2016), “Học viện KTQS thực hiện tốt công tác dân vận

đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tạp chí Kinh tê Châu Á - Thái

Bình Dương, tháng 10/2016, tr.63-64

5. Đại tá Cao Trung Hà (2017), “Bàn về giải pháp phòng chống "tự diễn

biến", "tự chuyển hóa" trong học viên các học viện, nhà trường Quân đội", Tạp

chí Quốc phòng to àn dân, tháng 9/2017, tr.92-93.

6. Đại tá ThS Cao Trung Hà (2018), “Đổi mới công tác vận động quần

chúng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây Bắc trong quá

trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Giáo duc lý luận chính trị quân sự, số 2(168), tháng

3+4/2018, tr. 35-37.

7. ThS Cao Trung Hà (2018), “Tăng cường đoàn kết quân dân - giải pháp

góp phần phòng, chống âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội trong giai đoạn

hiện nay”, Tạp chí Triêt h c, số 3(322), tháng 3/2018, tr.43-49.

8. Cao Trung Hà (2018), “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng

thế trận lòng dân trên địa bàn Tây Bắc hiện nay”, Tạp chí Nhân lực kho a h c xa

hội, số 3, tháng 3/2018, tr.76-82.

165

9. Cao Trung Hà (2018), “Shifting Towards the Circular Economy: Some

Policies for Vietnam”, 9th neu – kku international conference on socio –

economic an environmental isues in development, Labour - Social publishing

house, 11-12 May, 2018, tr.39-47.

166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyêt

về “Đổi mơi và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xa,

phường, thị trấn”, (Số: 17-NQ/TW), Lưu hành nội bộ.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyêt

cua Bộ Chính trị về “Tiêp tuc xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương thành khu vực phòng thu vững chắc tro ng tình hình mơi”,

(Số: 28-NQ/TW), Lưu hành nội bộ.

3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chỉ thị

cua Ban Bí thư về “Tăng cường lanh đạo thực hiện Nghị quyêt số 28-

NQ/TW cua Bộ Chính trị (khoa X) về tiêp tuc xây dựng các tỉnh, thành phố

trực thuộc Trung ương thành khu vực phòng thu vững chắc tro ng tình hình

mơi”, Lưu hành nội bộ.

4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị

quyêt về công tác tôn giáo , (Số: 25-NQ/TW), Lưu hành nội bộ.

5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyêt

“Về chiên lược ao vệ Tổ quốc tro ng tình hình mơi”, (Số 28-NQ/TW),

Lưu hành nội bộ.

6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Nghị

quyêt về “Tăng cường và đổi mơi sự lanh đạo cua Đng đối vơi công tác

dân vận tro ng tình hình mơi”, (Số: 25-NQ/TW), Lưu hành nội bộ.

7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị cua

Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lanh đạo cua Đng đối vơi công tác đm

ao an ninh trật tự tro ng tình hình mơi”, (Số: 46-CT/TW), Lưu hành nội bộ.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Chỉ thị

cua Bộ Chính trị về “Tăng cường và đổi mơi công tác dân vận cua Đng

ở vung đồng aào dân tộc thiểu số”, (Số: 49-CT/TW), Lưu hành nội bộ.

167

9. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyêt

cua Bộ Chính trị về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đng; ngăn chặn,

đẩy lui sự suy tho ái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những aiểu

hiện “tự diễn aiên”, “tự chuyển hoa” tro ng nội aộ”, (Số: 04-CT/TW),

Lưu hành nội bộ.

10. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị

quyêt cua Bộ Chính trị về “Một số vấn đề về tiêp tuc đổi mơi, sắp xêp tổ

chức aộ máy cua hệ thống chính trị tinh g n, ho ạt động hiệu lực, hiệu

qu”, (Số: 18-NQ/TW).

11. Nguyễn Xuân Bách (2015), Bộ đội aiên phòng tham gia xây dựng cơ sở

chính trị - xa hội khu vực aiên giơi Tây Bắc Việt Nam hiện nay, Luận án

tiến sĩ chuyên ngành CNXHKH, Học viện Chính trị/BQP.

12. Ban Dân vận Trung ương - Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt

Nam (2016), Báo cáo Tổng kêt Chương trình phối hợp công tác dân vận

giữa Ban Dân vận Trung ương và Tổng cuc Chính trị Quân đội nhân dân

Việt Nam giai đo ạn 2011-2016, Lưu hành nội bộ.

13. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nươc ta hiện

nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đỗ Ich Báu (2012), Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền đặc aiệt cua

Bộ đội Biên phòng ở khu vực aiên giơi Việt - Lào hiện nay, Nxb Quân đội

nhân dân.

15. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (2016), Báo cáo tổng kêt công

tác vận động quân chúng và tuyên truyền đặc aiệt tư năm 2013-2016, Lưu

hành nội bộ.

16. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu (2016), Báo cáo tổng kêt công

tác vận động quân chúng và tuyên truyền đặc aiệt tư năm 2013-2016, Lưu

hành nội bộ.

168

17. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai (2016), Báo cáo tổng kêt công

tác vận động quân chúng và tuyên truyền đặc aiệt tư năm 2013-2016, Lưu

hành nội bộ.

18. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên (2017), Báo cáo Công tác dân vận -

TTĐB năm 2017, Lưu hành nội bộ.

19. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo Công tác dân vận -

TTĐB năm 2017, Lưu hành nội bộ.

20. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo kêt qu công tác Dân

vận - TTĐB năm 2017 (Tư ngày 08/12/2016 đên 08/11/2017), Lưu hành

nội bộ.

21. Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương (2010), Quyêt định về việc aan

hành Quy chê công tác dân vận cua hệ thống chính trị, (Số: 290-QĐ/TW),

Hà Nội.

22. Bộ Chính trị (2012), Kêt luận số 26-KL/TW ngày 02/8/2012 về tiêp tuc thực

hiện Nghị quyêt số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 cua Bộ Chính trị (Khóa IX)

nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tê - xa hội, ao đm an ninh quốc phòng

vung trung du và miền núi phía Bắc đên năm 2020, Hà Nội.

23. Bộ Quốc phòng (2015), Hương dẫn thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày

09/01/2015 cua Thu tương Chính phu “về việc tổ chức pho ng trào toàn dân

tham gia ao vệ chu quyền lanh thổ, an ninh aiên giơi quốc gia trong tình

hình mơi”, (Số: 7210/HD-BQP), Hà Nội.

24. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga (2003), Chiên lược ao vệ aiên giơi quốc

gia, vung nươc nội thuy, lanh hi, thềm luc địa, vung đặc quyền kinh tê và

tài nguyên thiên nhiên trên các khu vực đo cua Liên aang Nga giai đo ạn 2001 -

2005, Nxb Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, Bản tiếng Nga (Do Bộ Tư lệnh Bộ

đội Biên phòng Việt Nam dịch và phát hành), Hà Nội.

25. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (1995), Tư điển gii thích thuật ngữ Biên

phòng, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

169

26. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2013), Chỉ thị tiêp tuc đổi mơi nâng cao

chất lượng hiệu qu công tác vận động quân chúng cua Bộ đội Biên

phòng tro ng tình hình mơi, Lưu hành nội bộ.

27. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (2011), Báo cáo kêt qu phối hợp gii quyêt việc

người Mông tập trung đông người trái phép tại an Huổi Kho n xa Nậm Kè

huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên, Lưu hành nội bộ.

28. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (2012), Báo cáo tổng kêt 5 năm thực hiện Chỉ

thị 06/2008/CT-TTg cua Thu tương Chính phu về phát huy vai trò người co

uy tín tro ng đồng aào các dân tộc thiểu số tro ng sự nghiệp xây dựng và

ao vệ Tổ quốc (2008-2012), Lưu hành nội bộ.

29. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (2015), Báo cáo tổng kêt 5 năm thực hiện Quy

chê phối hợp ho ạt động công tác Dân vận giữa Cuc Chính trị và Ban Chỉ

đạo điều hành phối hợp ho ạt động 9 tỉnh trên địa aàn Quân khu giai đo ạn

2011-2015, Lưu hành nội bộ.

30. Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (2017), Báo cáo kêt qu công tác dân vận, TTĐB năm

2017 (Tư ngày 12/12/2016 đên 11/12/2017), Lưu hành nội bộ.

31. C.Mác - P.Ăngghen (1986), Tuyển tập, Tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Căn (2009), Chiên lược “Hưng aiên phú dân” cua Trung

Quốc, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội.

33. Hoàng Xuân Chiến (2000), Ho ạt đ ng phòng ngưa t i phạm auôn

lạu trên tuyên aiên giơi đất liền cua B đ i Biên phòng, Luạn án

tiến sĩ Luạt học, Học viẹn Cảnh sát nhân dân, Hà Nọi.

34. Hoàng Xuân Chiến (2017), Nâng cao chất lượng, hiệu qu công tác aiên

phòng và xây dựng Bộ đội Biên phòng đáp ứng yêu câu nhiệm vu tro ng

tình hình mơi, Tạp chí Cộng sản, Số 893, tr.87.

35. Chính phủ (2010), Nghị định về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc

phòng tro ng thực hiện nhiệm vu ao vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an

to àn xa hội và nhiệm vu quốc phòng, (Số: 77/2010/NĐ-CP), Hà Nội.

170

36. Chính phủ (2017), Nghị định về Quy định tổ chức, ho ạt động ứng pho sự

cố, thiên tai và tìm kiêm cứu nạn, (Số: 30/2017/NĐ-CP), Hà Nội.

37. Chính phủ (2014), Nghị định về aiện pháp vận động quân chúng ao vệ

an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an to àn xa hội, (Số: 06/2014/NĐ-CP),

Hà Nội.

38. Đỗ Kim Chung (2014-2016), Nghiên cứu đánh giá tác động tổng thể về kinh

tê - xa hội cua các chương trình muc tiêu xoa đoi và gim nghèo giai đo ạn

2001 - 2015, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì.

39. Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung (2016), Về chính sách gim nghèo ở các

tỉnh vung Tây Bắc co ty lệ hộ nghèo cao , Tạp chí Cộng sản, số 881,

tr.88-89.

40. Vu Hoàng Công (2002), Hệ thống chính trị cơ sở - đặc điểm, xu hương và

gii pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

41. Nguyễn Quang Dung (2008), Đấu tranh chống t i phạm mua aán phu nữ

qua aiên giơi cua B đ i Biên phòng, Luạn án tiến sĩ Luạt học,

Học viẹn Cảnh sát nhân dân, Hà Nọi.

42. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lân

thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

43. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại aiểu to àn quốc lân

thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại aiểu to àn quốc lân

thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Kết luận số 64/KL-TW, ngày 28-5-2013,

Hội nghị lần thứ bảy, BCHTW Đảng khóa XI, Một số vấn đề về tiêp tuc đổi

mơi, ho àn thiện hệ thống chính trị tư Trung ương đên cơ sở.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại aiểu to àn quốc lân

thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

171

47. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo tổng

kết (2015), Báo cáo tổng kêt một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm

đổi mơi (1986-2016), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

48. Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (2015), Nghị quyêt về tăng cường và đổi mơi

công tác vận động quân chúng cua Bộ đội Biên phòng tro ng tình hình mơi,

Lưu hành nội bộ.

49. Lê Anh Điền (2003), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở vững

mạnh to àn diện ở vung dân tộc Mông trên khu vực aiên giơi Tây Bắc,

Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội.

50. Điều lệ Đng Cộng sn Việt Nam (2016), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Điều lệ Đo àn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh (2017), Nxb Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

52. Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

53. Hoàng Văn Đồng (2013), Nghiên cứu nâng cao chất lượng công tác đng,

công tác chính trị cua Bộ đội Biên phòng thực hiện chính sách dân tộc,

tôn giáo cua Đng, Nhà nươc ta tro ng tình hình mơi, Đề tài cấp bộ, Hà Nội.

54. Nguyễn Tất Giáp (2014-2016), Nghiên cứu aiên đổi xa hội vung Tây Bắc

phuc vu xây dựng mô hình phát triển aền vững, Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh chủ trì.

55. Trần Hoa (2009), Nghiên cứu cơ sở kho a h c cho việc xây dựng chiên

lược ao vệ aiên giơi Việt Nam đên năm 2020, Đề tài khoa học cấp Nhà

nước, Hà Nội.

56. Trịnh Thị Anh Hoa (2012), Qun lý công tác phổ cập giáo duc ở các địa

phương kho khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ Quản lý

giáo dục, Hà Nội.

57. Trần Đình Hoan (2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mơi hệ thống chính trị

ở Việt Nam giai đo ạn 2005 - 2020, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

58. Hồ Chí Minh (1949), Bài aáo Dân vận, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2011.

172

59. Hồ Chí Minh (1952), Bài noi tại Hội nghị chiên tranh du kích tháng 7/1952,

Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.

60. Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung

Quốc (2004), Xây dựng đng câm quyền kinh nghiệm cua Việt Nam, kinh

nghiệm cua Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

61. Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng

sản Trung Quốc (2009), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh nghiệm

cua Việt Nam, kinh nghiệm cua Trung Quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, tr.438-450.

62. Tăng Huệ (2006), Nghiên cứu xây nền aiên phòng to àn dân tro ng tình

hình mơi, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

63. Phạm Thị Thanh Huế (2016), Phát huy vai trò cua Bộ đội Biên phòng

tro ng ao đm quyền co n người, quyền cơ an cua công dân ở khu vực

aiên giơi, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 3/2016, tr.97.

64. Nguyễn Quang Hưng (2014-2016), Nghiên cứu đánh giá xu hương tín

ngưỡng cua cộng đồng dân tộc Mông theo đạo Tin lành và một số hiện

tượng tôn giáo mơi vung Tây Bắc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.

65. Khương Tư Nghị (1987), Công tác chính trị cua Quân Gii phong nhân

dân Trung Quốc, Nxb Đại học Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân

Trung Quốc, Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng.

66. Nguyễn Ngọc Lâm (2013), Đổi mơi, nâng cao chất lượng hệ thống chính

trị ở cơ sở, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3 tr.12-15.

67. V.I. Lênin (1979), To àn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva.

68. V.I. Lênin (1979), To àn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matsxcơva.

69. Ngô Xuân Lịch (2017), Quân đội nhân dân Việt Nam trung vơi Đng,

hiêu vơi dân, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

173

70. Đặng Vu Liêm (1996), Nhân dân các dân tộc trong sự nghiệp bo vệ chu

quyền, an ninh biên giơi phía Bắc, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

71. Đặng Vu Liêm (2002), Nâng cao hiệu qu công tác vận động quân

chúng cua Bộ đội Biên phòng tro ng đấu tranh phòng chống truyền đạo

trái phép ở địa aàn Tây Bắc hiện nay, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

72. Vu Đình Liêm (2013), Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng, cung cố hệ

thống chính trị ở cơ sở khu vực biên giơi phía Bắc, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

73. Phạm Bằng Luân (2007), Phát triển kinh tê trang trại và vai trò cua no

đối vơi xây dựng tiềm lực quốc phòng các tỉnh Trung du miền núi phía

Bắc, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.

74. Đào Quang Mạnh (2015), Bộ đội Biên phòng Lai Châu tập trung xây

dựng thê trận aiên phòng to àn dân vững mạnh, Tạp chí Quốc phòng toàn

dân, số 11/2015, tr. 75-77.

75. Mao Chấn Phát (1995), Bàn về Biên phòng (Biên phòng luận), Học viện

Khoa học Quân sự Trung Quốc, Nxb Ban Biên giới Chính phủ.

76. Lê Văn Nam (2014), Phát triển kinh tê - xa hội gắn vơi đm ao quốc

phòng, an ninh ở một số tỉnh aiên giơi phía Bắc, Luận án tiến sỹ Kinh tế,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

77. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo, Bùi Đình Bôn (2008), Đổi mơi quan hệ

giữa Đng, Nhà nươc và các tổ chức chính trị - xa hội tro ng hệ thống

chính trị ở Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

78. Lê Thái Ngọc (2009), Tổng kêt 50 năm công tác vận động quân chúng bo

vệ chu quyền, an ninh biên giơi quốc gia cua Bộ đội Biên phòng (1959-

2009), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

79. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2012), Phát huy vai trò các tổ chức

xa hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

80. Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường (1992), Xây dựng nền dân chu xa

hội chu nghĩa và nhà nươc pháp quyền, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

174

81. Nguyễn Xuân Quảng (2011), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán aộ aiên

phòng tăng cường cho các xa aiên giơi hiện nay, Đề tài cấp Tổng cục

Chính trị, Hà Nội.

82. Lê Quân (2014 - 2016), Nghiên cứu nhu câu và đề xuất gii pháp phát

triển nhân lực lanh đạo , qun lý khu vực hành chính công vung Tây Bắc

giai đo ạn tư nay đên năm 2020 và tâm nhìn đên năm 2030, Trung tâm Dự

báo và Phát triển Nguồn nhân lực, Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì.

83. Quân ủy Trung ương (2015), Nghị quyêt về “Tăng cường và đổi mơi công

tác dân vận cua Quân đội trong tình hình mơi”, (Số: 49- NQ/QUTW), Lưu

hành nội bộ.

84. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Biên

giơi quốc gia, (Số: 06/2003-QH11), Hà Nội.

85. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật tổ chức hội

đồng nhân dân và uy aan nhân dân, (Số: 11/2003/QH11), Hà Nội.

86. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Phòng,

chống thiên tai, (Số: 33/2013/QH13), Hà Nội.

87. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Giáo

duc quốc phòng và an ninh, (Số: 30/2012/QH13), Hà Nội.

88. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiên pháp nươc Cộng hòa

xa hội chu nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

89. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, (Số: 75/2015/QH13), Hà Nội.

90. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ

chức chính quyền địa phương (Số: 77/2015/QH13), Hà Nội.

91. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Luật Quốc

phòng (Số: 22/2018/QH14), Hà Nội.

92. Nguyễn Duy Quý (2008), Hệ thống chính trị nươc ta tro ng thời kỳ đổi

mơi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

175

93. Tô Huy Rứa, Nguyễn Cúc, Trần Khắc Việt (2003), Các gii pháp đổi mơi

ho ạt động cua hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nươc ta hiện nay,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

94. Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng (2006), Những vấn đề cơ an về chính

sách dân tộc ở nươc ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

95. Phùng Ngọc Sơn (2018), Kêt hợp phát triển kinh tê - xa hội vơi tăng

cường quốc phòng, an ninh, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 2/2018,

tr.91,93.

96. Nguyễn Trường Sơn (2009), Phát huy vai trò aộ đội địa phương tro ng xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở làm thất aại chiên lược “diễn aiên ho à

aình” cua địch trên địa aàn Tây Nguyên hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết

học, Học viện chính trị.

97. Vu Văn Tài (2010), Nghiên cứu xây dựng các khu kinh tê - quốc phòng trên

aiên giơi phía Bắc, Luận án tiến sĩ quân sự, Học viện Quốc phòng, Hà Nội.

98. Phùng Sĩ Tấn (2017), Lực lượng vũ trang Quân khu 2 phát huy vai trò

nòng cốt tro ng thực hiện nhiệm vu quân sự, quốc phòng, Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, số 12/2017, tr.75.

99. Phạm Huy Tập (2018) (Chủ nhiệm), Nghiên cứu gii pháp nâng cao hiệu

qu vận động đồng aào các dân tộc khu vực aiên giơi Tây Bắc tro ng sự

nghiệp ao vệ chu quyền, an ninh aiên giơi quốc gia tro ng tình hình mơi,

Đề tài NCKH cấp Nhà nước, Hà Nội.

100. Chu Văn Thành - chủ biên (2004), Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và

một số gii pháp đổi mơi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

101. Nguyễn Lâm Thành (2014), Chính sách phát triển vung dân tộc thiểu số phía

Bắc Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, Học viện Hành chính

Quốc gia.

102. Nguyễn Lâm Thành (2018), Chính sách đào tạo , aồi dưỡng cán aộ người

dân tộc thiểu số vung miền núi phía Bắc, Tạp chí Cộng sản, số 906 (4/2018),

tr.81-87.

176

103. Thủ tướng Chính phủ (1998), Chỉ thị về “Tăng cường chỉ đạo xây dựng

và phát triển kinh tê, xã hội, cung cố quốc phòng, an ninh các xa, phường

biên giơi, hi đo ”, (Số: 15/1998/CT-TTg), Hà Nội.

104. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị về phát huy vai trò người có uy tín

tro ng đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bo vệ Tổ

quốc, (Số: 06/2008/CT-TTg), Hà Nội.

105. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyêt định phê duyệt Chương trình muc

tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mơi giai đo ạn 2010-2020,

(Số:4810/QĐ-TTg), Hà Nội.

106. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyêt định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát

triển KT-XH vùng Trung du và Miền núi phía Bắc đên năm 2020,

(Số:1064/QĐ-TTg), Hà Nội.

107. Thủ tướng Chính phủ (2015), Chỉ thị về việc “Tổ chức phong trào toàn dân

tham gia bo vệ chu quyển lãnh thổ, an ninh biên giơi quốc gia trong tình

hình mơi”, (Số: 01/CT-TTg), Hà Nội.

108. Đinh Vu Thủy (2013), Bộ đội Biên phòng vận động người có uy tín trong

đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp bo vệ chu quyền, an ninh biên

giơi ở khu vực biên giơi Tây Bắc, Luận án tiến sĩ, Hà Nội.

109. Vu Thu Thủy (2013), Những kho khăn, aất cập và gii pháp xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5, tr.5-8.

110. Trần Trung Tín (2009), Đo àn kinh tê - quốc phòng tham gia giữ gìn an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyên biên giơi đất liền, Đề tài

khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

111. Trần Xuân Tịnh (2008), Bộ đội Biên phòng tham gia phát triển kinh tê, xã

hội ở khu vực biên giơi Tây Bắc hiện nay, Đề tài cấp Tổng cục Chính trị,

Hà Nội.

112. Nguyễn Phú Trọng (2008), Đổi mơi và phát triển ở Việt Nam một số vấn

đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

177

113. Từ điển bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Tư điển Bách kho a, Hà Nội, 2005

114. Phan Hữu Tuấn (2010), Mối quan hệ giữa an ninh Lào - Việt Nam và gii

pháp góp phân đm bo an ninh quốc gia Việt Nam trong tình hình mơi,

Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

115. Trần Đức Uẩn (2008), Công tác vạn đ ng quân chúng cua B đ i

Biên phòng tham gia gii quyêt vấn đề truyền đạo Tin Lành trái pháp

luạt ở khu vực aiên giơi đất liền, Luạn án tiến sĩ Luạt học, Học

viẹn An ninh nhân dân, Hà Nọi.

116. Ủy ban Dân tộc (2012), Báo cáo Tình hình di cư và thực hiện các chu

trương, chính sách ổn định kinh tê - xã hội đối vơi đồng bào Mông,

(Số:73/BC-UBDT), Lưu hành nội bộ.

117. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1997), Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng,

(Số:02/PL-BTVQH), Hà Nội.

118. Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2007), Nâng cao hiệu qu Quân

đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xa hội ở các khu kinh tê - quốc

phòng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

119. Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2007), Tư điển CTĐ, CTCT

tro ng QĐND Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

120. Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2009), Chức năng, nhiệm vu cua

Quân đội nhân dân Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quân

đội nhân dân, Hà Nội.

121. Viện Khoa học xã hội Nhân văn quân sự (2016), Vấn đề tăng cường quốc

phòng tro ng văn kiện đại hội XII cua Đng, Nxb Chính trị Quốc gia Sự

thật, Hà Nội.

178

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho sĩ quan, chiên sĩ)

Để phục vụ nghiên cứu đề tài “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc hiện nay”, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề

được nêu dưới đây. Mong đồng chí hãy đọc kỹ câu hỏi và trả lời đúng về quan

điểm, suy nghĩ của mình. Mỗi câu hỏi có chuẩn bị sẵn các phương án trả lời,

nhất trí với phương án nào đồng chí hãy đánh dấu (X) vào ô vuông bên phải

tương ứng.

Đồng chí không phải ghi tên và đơn vị vào phiếu này. Xin chân thành cảm ơn.

Câu 1. Theo đồng chí, Quân đội nhân dân Việt Nam có vai trò như thế nào

trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới Tây Bắc hiện

nay?

a. Rất quan trọng c. Bình thường

b. Quan trọng d. Không quan trọng

Câu 2. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về chất lượng hệ thống chính trị cơ

sở khu vực biên giới thuộc địa bàn đơn vị phụ trách hiện nay?

TT

Tần suất

Tốt Khá Trung

bình Yêu

1 Tổ chức cơ sở đảng

2 Tổ chức chính quyền cơ sở

3 Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội

4 Đội ngu cán bộ ở cơ sở

179

Câu 3. Đồng chí cho biết vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

được thực hiện ở những nội dung nào dưới đây:

TT Tần suất

1 Phối hợp tham gia xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

2

Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt

chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

3 Tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phòng chống thiên

tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở địa phương.

4 Bảo đảm quốc phòng, an ninh góp phần phát triển bền vững

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Câu 4. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân

dân Việt Nam tăng cường cho các xã khu vực biên giới hiện nay?

TT

Tần suất

Tốt Khá Trung

bình Yêu

1 Phẩm chất đạo đức, lối sống

2 Phương pháp, tác phong công tác

3 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

4 Kiến thức quản lý nhà nước

5 Sử dụng tiếng dân tộc ở địa bàn

6 Kinh nghiệm công tác

180

Câu 5. Đồng chí cho biết mức độ của Quân đội nhân dân Việt Nam trong

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

Câu 6. Theo đồng chí, hiệu quả của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn Tây Bắc như thế nào?

a. Cao c. Thấp

b. Chưa cao d. Khó trả lời

Câu 7. Theo đồng chí, các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc là gì và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó như thế nào?

TT CÁC NGUYÊN NHÂN

MỨC ĐỘ

Ảnh

hưởng

lơn

Ảnh

hưởng

Ít nh

hưởng

Không

nh

hưởng

1

Do tác động của mặt trái kinh tế thị

trường và những khó khăn ở khu vực

biên giới trên địa bàn Tây Bắc

2 Do sự chống phá của các thế lực thù địch

ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

3

Do nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc và hạn

chế về trình độ, năng lực của một số cấp

ủy, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ đối với

nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên

địa bàn Tây Bắc.

181

4

Do lực lượng trực tiếp làm công tác địa

bàn ở một số đơn vị quân đội còn thiếu

và yếu.

5

Do chế độ, chính sách, trang thiết bị, điều

kiện cơ sở vật chất cho cán bộ, chiến sĩ

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc còn

bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Câu 8. Theo đồng chí, để thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc hiện nay cần thực hiện tốt các giải pháp nào sau đây?

TT CÁC GIẢI PHÁP

MỨC ĐỘ

Rất

cân

thiêt

Cân

thiêt

Ít cân

thiêt

Không

cân

thiêt

1

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp

ủy đảng, chỉ huy các cấp trong các đơn

vị Quân đội nhân dân Việt Nam đối với

nhiệm vụ tham gia xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc gắn với yêu cầu xây dựng các

đơn vị quân đội vững mạnh toàn diện

2

Giáo dục, ren luyện bản lĩnh chính trị,

phẩm chất đạo đức, năng lực, phương

pháp tác phong công tác cho cán bộ, chiến

sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam trong tham

gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

182

3

Xác định đúng nội dung, vận dụng linh

hoạt các phương thức của Quân đội nhân

dân Việt Nam trong tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc

4

Tiếp tục hoàn thiện, thực hiện tốt cơ chế

lãnh đạo, chỉ đạo và chính sách đối với

các đơn vị quân đội tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc.

5

Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu

quả quy chế phối hợp giữa các lực lượng

quân đội, công an với các cơ quan, ban,

nghành của Trung ương, địa phương

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ

sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây

Bắc

6 Biện pháp khác:........................................................................................

....................................................................................................................

Xin đồng chí cho biết một số thông tin về bản thân:

- Đồng chí là: 1. Nam 2. Nữ

- Thâm niên công tác: 1. Dưới 5 năm 2. Từ 5 – 10 năm

3. Từ 10 – 15 năm 4. Trên 20 năm

Xin chân thành cảm ơn!

183

Phụ lục 2

MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dùng cho cán aộ cấp xa, phương, thị trấn)

Đồng chí thân mên!

Nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng mức độ của Quân đội trong tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở địa phương khu vực biên giới phía Bắc, qua đó

tìm ra các giải pháp góp phần phát huy vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam

hiện nay. Tôi thực hiện đề tài “Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.”

Để thu thập thông tin cho đề tài, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của

mình về những vấn đề được nêu dưới đây. Mong đồng chí hãy đọc kỹ câu hỏi và

trả lời đúng quan điểm, suy nghĩ của mình. Mỗi câu hỏi đều chuẩn bị sẵn phương

án trả lời, đồng quan điểm với phương án nào đồng chí hãy đánh dấu (X) vào ô

lựa chọn bên phải theo thang đánh giá tương ứng. Những thông tin thu được

chúng tôi chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài. Xin chân thành cảm ơn

đồng chí!

Câu 1. Theo đồng chí, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính

quyền, các đoàn thể ở địa phương trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay như thế nào?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

Câu 2. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng địa phương lãnh

đạo, chỉ đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới

trên địa bàn Tây Bắc hiện nay là?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

184

Câu 3. Năng lực điều hành của chính quyền địa phương thực hiện xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay là?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

Câu 4. Năng lực phối hợp của các tổ chức đoàn thể địa phương với

Quân đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hiện nay là?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

Câu 5. Đồng chí đánh giá thế nào về vai trò của Quân đội nhân dân Việt

Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc?

TT NỘI DUNG

THAM GIA

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Mức độ

thường xuyên

Kêt qu

thực hiện

Thường

xuyên

Thi

tho ng

Chưa

bao

giờ

Tốt Khá Trung

bình Yêu

1

Phối hợp tham gia xây

dựng tổ chức bộ máy của

hệ thống chính trị cơ sở

khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc.

2

Tham mưu cho cấp ủy, chính

quyền địa phương thực hiện

tốt chức năng quản lý Nhà

nước về quốc phòng, an ninh

khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc.

185

3

Tham gia phát triển kinh

tế, chính trị, văn hóa, xã

hội, phòng chống thiên

tai, cứu hộ, cứu nạn ở địa

phương

4

Bảo đảm quốc phòng, an

ninh góp phần phát triển

bền vững khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc

5 Ý kiến khác:.................................................................................

Câu 6. Đồng chí đánh giá như thế nào về phương thức của Quân đội

nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở?

a. Tốt c. Trung bình

b. Khá d. Yếu

Câu 7. Ý kiến đánh giá của đồng chí về cán bộ, chiến sĩ tăng cường cho

xã biên giới hiện nay như thế nào?

TT PHẨM CHẤT

MỨC ĐỘ

Tốt Khá Trung

bình Yêu

1 Phẩm chất đạo đức, lối sống

2 Phương pháp, tác phong công tác

3 Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ

4 Kiến thức quản lý Nhà nước

5 Kinh nghiệm công tác

6 Sử dụng tiếng dân tộc ở địa bàn

186

Câu 8. Đồng chí đánh giá thế nào về hiệu quả của cán bộ quân đội tăng

cường xuống các xã tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay?

a. Cao c. Thấp

b. Chưa cao d. Khó trả lời

Xin đồng chí cho biết một số thông tin về bản thân:

- Đồng chí là: 1. Nam 2. Nữ

- Thâm niên công tác: 1. Dưới 5 năm 2. Từ 5 – 10 năm

3. Từ 10 – 15 năm 4. Trên 20 năm

- Đã tốt nghiệp: 1. Cao đăng 2. Đại học 3. Sau đại học

- Là cán bộ: 1. Xã 2. Phường 3. Thị trấn

Xin chân thành cảm ơn!

187

Phụ lục 3

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

“Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay”

Đối tượng: 200 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ các đồn Biên phòng và một số đơn

vị quân đội (Quân khu 2, Sư đoàn 316) đóng quân trên 4 tỉnh biên giới Tây Bắc

(Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu).

Thời gian thực hiện: Tháng 2 năm 2018

Người điều tra: Tác giả luận án

Câu 1. Ý kiến đánh giá về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới Tây Bắc hiện nay:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất quan trọng 194 97.0 97.0

- Quan trọng 06 3.0 100.0

- Bình thường 0 0.0 100.0

- Không quan trọng 0 0.0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 2. Ý kiến đánh giá về chất lượng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới thuộc địa bàn đơn vị phụ trách hiện nay:

a. Tổ chức cơ sở đng

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 21 10.5 10.5

- Khá 56 28.0 38.5

- Trung bình 115 57.5 96.0

- Yếu 8 4.0 100.0

Tổng số 200 100.0

188

a. Tổ chức chính quyền cơ sở

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 14 7.0 7.0

- Khá 49 24.5 31.5

- Trung bình 124 62.0 93.5

- Yếu 13 6.5 100.0

Tổng số 200 100.0

c. Mặt trận Tổ quốc và đo àn thể chính trị - xa hội

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 22 11.0 11.0

- Khá 47 23.5 34.5

- Trung bình 112 56.0 90.5

- Yếu 19 9.5 100.0

Tổng số 200 100.0

d. Đội ngũ cán aộ ở cơ sở

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 14 7.0 7.0

- Khá 44 22.0 29.0

- Trung bình 125 62.5 91.5

- Yếu 17 8.5 100.0

Tổng số 200 100.0

189

Câu 3. Ý kiến về nội dụng vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia

xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc:

Tổng số Tần suất Phần trăm

Phối hợp tham gia xây dựng tổ chức bộ

máy của hệ thống chính trị cơ sở khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

200 187 93.5

Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa

phương thực hiện tốt chức năng quản lý

Nhà nước về quốc phòng, an ninh khu

vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

200 183 91.5

Tham gia phát triển kinh tế, chính trị,

văn hóa, xã hội, phòng chống thiên tai,

cứu hộ, cứu nạn ở địa phương

200 194 97.0

Bảo đảm quốc phòng, an ninh góp

phần phát triển bền vững khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc

200 177 88.5

Câu 4. Ý kiến về cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tăng cường

cho các xã khu vực biên giới:

a. Phẩm chất đạo đức, lối sống

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 165 82.5 82.5

- Khá 28 14.0 96.5

- Trung bình 3 1.5 98.0

- Yếu 4 2.0 100.0

Tổng số 200 100.0

a. Phương pháp, tác pho ng công tác

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 22 11.0 11.0

- Khá 108 54.0 64.0

- Trung bình 61 30.5 95.5

- Yếu 9 4.5 100.0

Tổng số 200 100.0

190

c. Kiên thức chuyên môn, nghiệp vu

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 29 14.5 14.5

- Khá 53 26.5 41.0

- Trung bình 113 56.5 97.5

- Yếu 5 2.5 100.0

Tổng số 200 100.0

d. Kiên thức qun lý nhà nươc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 28 14.0 14.0

- Khá 65 32.5 46.5

- Trung bình 101 50.5 97.0

- Yếu 6 3.0 100.0

Tổng số 200 100.0

e. Kinh nghiệm công tác

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 26 13.0 13.0

- Khá 58 29.0 42.0

- Trung bình 116 58.0 100.0

- Yếu 0 0.0 100.0

Tổng số 200 100.0

g. Sử dung tiêng dân tộc ở địa aàn

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 4 2.0 2.0

- Khá 31 15.5 17.5

- Trung bình 98 49.0 66.5

- Yếu 67 33.5 100.0

Tổng số 200 100.0

191

Câu 5. Ý kiến về mức độ Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc trong thời

gian qua:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 138 69.0 69.0

- Khá 62 31.0 100.0

- Trung bình 0 0.0 100.0

- Yếu

Tổng số 200 100.0

Câu 6. Ý kiến về hiệu quả của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc trong

thời gian qua:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Cao 57 28.5 28.5

- Chưa cao 126 63.0 91.5

- Thấp 0 0 100.0

- Khó trả lời 17 8.5 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 7. Ý kiến đánh giá về các nguyên nhân dẫn đến hạn chế của Quân đội

nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên

giới trên địa bàn Tây Bắc và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân đó:

a. Do tác động cua mặt trái kinh tê thị trường và những kho khăn ở khu vực

aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

Ảnh hưởng lớn 26 13.0 13.0

Ảnh hưởng 157 78.5 91.5

It ảnh hưởng 17 8.5 100.0

Không ảnh hưởng 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

192

b. Do sự chống phá của các thế lực thù địch ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

Ảnh hưởng lớn 127 63.5 63.5

Ảnh hưởng 64 32.0 95.5

It ảnh hưởng 9 4.5 100.0

Không ảnh hưởng 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

c. Do nhận thức chưa đây đu, sâu sắc và hạn chê về trình độ, năng lực cua

một số cấp uy, chỉ huy, cán aộ, chiên sĩ đối vơi nhiệm vu tham gia xây dựng hệ

thống chính trị cơ sở ở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc.

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

Ảnh hưởng lớn 87 43.5 43.5

Ảnh hưởng 101 50.5 94.0

It ảnh hưởng 12 6.0 100.0

Không ảnh hưởng 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

d. Do lực lượng trực tiêp làm công tác địa aàn ở một số đơn vị quân đội còn

thiêu và yêu.

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

Ảnh hưởng lớn 131 65.5 65.5

Ảnh hưởng 61 30.5 96

It ảnh hưởng 8 4.0 100.0

Không ảnh hưởng 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

193

đ. Do chê độ, chính sách, trang thiêt aị, điều kiện cơ sở vật chất cho cán aộ,

chiên sĩ tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa

aàn Tây Bắc còn aất cập, chưa đáp ứng yêu câu nhiệm vu.

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

Ảnh hưởng lớn 133 66.5 66.5

Ảnh hưởng 58 29.0 95.5

It ảnh hưởng 9 4.5 100.0

Không ảnh hưởng 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 8. Ý kiến về những giải pháp thực hiện vai trò của Quân đội nhân dân

Việt Nam trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hiện nay:

a. Tăng cường sự lanh đạo , chỉ đạo cua cấp uy đng, chỉ huy các cấp

tro ng các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam đối vơi nhiệm vu tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc gắn vơi

yêu câu xây dựng các đơn vị quân đội vững mạnh to àn diện.

Mức độ Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất cần thiết 173 86.5 86.5

- Cần thiết 0 0.0 86.5

- Ít cần thiết 27 13.5 100.0

- Không cần thiết 0 0 100.0

Tổng số 200 100.0

194

b. Giáo duc, rèn luyện an lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,

phương pháp, kỹ năng, tác pho ng công tác cho cán aộ, chiên sĩ Quân đội nhân

dân Việt Nam tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực aiên

giơi trên địa aàn Tây Bắc.

Mức độ Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất cần thiết 171 85.5 85.5

- Cần thiết 0 0.0 85.5

- Ít cần thiết 29 14.5 100.0

- Không cần thiết

Tổng số 200 100.0

c. Xác định đúng nội dung, vận dung linh ho ạt các phương thức cua Quân

đội nhân dân Việt Nam tro ng tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc.

Mức độ Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất cần thiết 183 91.5 91.5

- Cần thiết 0 0.0 91.5

- Ít cần thiết 17 8.5 100.0

- Không cần thiết

Tổng số 200 100.0

d. Tiêp tuc ho àn thiện, thực hiện tốt cơ chê lanh đạo , chỉ đạo và chính

sách đối vơi các đơn vị Quân đội tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu

vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Mức độ Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất cần thiết 187 93.5 93.5

- Cần thiết 0 0.0 93.5

- Ít cần thiết 13 6.5 100.0

- Không cần thiết

Tổng số 200 100.0

195

e. Bổ sung, ho àn thiện và thực hiện hiệu qu quy chê phối hợp giữa các

lực lượng quân đội, công an vơi các cơ quan, aan, ngành cua Trung ương, địa

phương tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực aiên giơi trên địa

aàn Tây Bắc

Mức độ Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Rất cần thiết 191 95.5 95.5

- Cần thiết 0 0.0 95.5

- Ít cần thiết 9 4.5 100.0

- Không cần thiết

Tổng số 200 100.0

196

Phụ lục 4

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

“Vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam trong xây dựng hệ thống

chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay”

Đối tượng: 200 cán bộ cấp xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới Tây Bắc.

Thời gian thực hiện: Tháng 2 năm 2018

Người điều tra: Tác giả luận án

Câu 1. Nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa

phương trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hiện nay:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Cao 171 85.5 85.5

- Khá 29 14.5 100.0

- Trung bình 0 0.0 100.0

- Ý kiến khác 0 0.0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 2. Năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng địa phương lãnh đạo, chỉ

đạo thực hiện xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa

bàn Tây Bắc hiện nay:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 24 12.0 12.0

- Khá 38 19.0 31.0

- Trung bình 118 59.0 90.0

- Yếu 20 10.0 100.0

Tổng số 200 100.0

197

Câu 3. Năng lực điều hành của chính quyền địa phương thực hiện xây dựng

hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc hiện nay:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 22 11.0 11.0

- Khá 41 20.5 31.5

- Trung bình 116 58.0 89.5

- Yếu 21 10.5 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 4. Năng lực phối hợp của các tổ chức đoàn thể địa phương với Quân

đội trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn

Tây Bắc hiện nay:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 21 10.5 10.5

- Khá 35 17.5 28.0

- Trung bình 134 67.0 95.0

- Yếu 10 5.0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 5. Đánh giá về vai trò của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia xây

dựng hệ thống chính trị cơ sở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc:

- Phối hợp tham gia xây dựng tổ chức aộ máy cua hệ thống chính trị cơ sở

khu vực aiên giơi trên địa aàn Tây Bắc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

+ Tốt 33 16.5 16.5

+ Khá 64 32.0 48.5

+ Trung bình 97 48.5 97.0

+ Yếu 06 3.0 100.0

Tổng số 200 100.0

198

- Tham mưu vơi cấp uy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chức năng

quản lý Nhà nước về quốc phòng, an ninh khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc.

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

+ Tốt 25 12.5 12.5

+ Khá 68 34.0 46.5

+ Trung bình 98 49.0 95.5

+ Yếu 09 4.5 100

Tổng số 200 100

- Tham gia phát triển kinh tê, chính trị, văn hoa, xa hội, phòng chống thiên

tai, tìm kiêm, cứu hộ, cứu nạn ở địa phương

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

+ Tốt 27 13.5 13.5

+ Khá 69 34.5 48.0

+ Trung bình 100 50.0 98.0

+ Yếu 04 2.0 100.0

Tổng số 200 100.0

- Bo đm quốc phòng, an ninh gop phân phát triển aền vững khu vực aiên

giơi trên địa aàn Tây Bắc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

+ Tốt 24 12.0 12.0

+ Khá 64 32.0 44.0

+ Trung bình 107 53.5 97.5

+ Yếu 5 2.5 100.0

Tổng số 200 100.0

199

Câu 6. Đánh giá về phương thức tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

của Quân đội nhân dân Việt Nam:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 34 17.0 17.0

- Khá 77 38.5 55.5

- Trung bình 85 42.5 98.0

- Yếu 4 2.0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 7. Ý kiến đánh giá về cán bộ tăng cường cho xã biên giới:

a. Phẩm chất chính trị

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 161 80.5 80.5

- Khá 22 11.0 91.5

- Trung bình 12 6.0 97.5

- Yếu 5 2.5 100.0

Tổng số 200 100.0

a. Phẩm chất đạo đức, lối sống

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 149 75.5 75.5

- Khá 36 17.0 92.5

- Trung bình 10 5.0 97.5

- Yếu 5 2.5 100.0

Tổng số 200 100.0

200

c. Phương pháp, tác pho ng công tác

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 17 8.5 8.5

- Khá 116 58.0 66.5

- Trung bình 64 32.0 98.5

- Yếu 3 1.5 100.0

Tổng số 200 100.0

d. Kiên thức chuyên môn, nghiệp vu

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 22 11.0 11.0

- Khá 76 38.0 49.0

- Trung bình 95 47.5 96.5

- Yếu 7 3.5 100.0

Tổng số 200 100.0

e. Kiên thức qun lý nhà nươc

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 15 7.5 7.5

- Khá 59 29.5 37.0

- Trung bình 118 59.0 96.0

- Yếu 8 4.0 100.0

Tổng số 200 100.0

201

g. Kinh nghiệm công tác

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 28 14.0 14.0

- Khá 76 38.0 52.0

- Trung bình 96 48.0 100.0

- Yếu 0 0.0 100.0

Tổng số 200 100.0

h. Sử dung tiêng dân tộc ở địa aàn

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Tốt 17 8.5 8.5

- Khá 64 33.0 41.5

- Trung bình 73 36.5 77.0

- Yếu 46 23.0 100.0

Tổng số 200 100.0

Câu 8. Đánh giá về hiệu quả của cán bộ Quân đội tăng cường xuống các xã

tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn:

Tần suất Phần trăm Cộng dồn

- Cao 27 13.5 13.5

- Chưa cao 76 38 51.5

- Thấp 92 46.0 97.5

- Khó trả lời 5 2.5 100.0

Tổng số 200 100.0

202

Phụ lục 5

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LAI CHÂU

(Nguồn: Trang chu Bo hiểm xa hội Lai Châu tháng 11/2013)

203

Phụ lục 6

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Nguồn: Trang chu Cổng thông tin điện tử tỉnh Điên Biên)

204

Phụ lục 7

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH SƠN LA

(Nguồn: Thư viện số Trường Đại h c Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tháng 9/2010)

205

Phụ lục 8

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai tháng 3/2010)

206

Phụ lục 9

THỐNG KÊ

Tình hình khu vực biên giới 4 tỉnh trên địa bàn Tây Bắc

(Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

TT Tỉnh

Tổng số

đồn biên

phòng

Chiều dài

đường

biên giới

(km)

Tổng số

phường,

thị trấn

Số

huyện,

thị xã

Địa bàn quản lý

biê

n g

iới

nộ

i đ

ịa

Tổ

ng

số

th

ôn

, b

ản

Th

ôn

bả

n g

iáp

biê

n

Th

ôn

, b

ản

xa

đư

ờn

g

biê

n g

iới

nh

ất

(km

)

Th

ôn

, b

ản

gần

đư

ờn

g b

iên

giớ

i n

hấ

t

(km

)

1 Lào Cai 11 182.086 26 05 26 398 96 22 0,3

2 Lai Châu 13 265.095 23 04 23 229 74 15 0,2

3 Điện Biên 17 400.861 29 04 29 326 109 20 0,3

4 Sơn La 10 250.000 17 06 17 03 307 69 30 0,2

Cộng 51 95 19 95 03 1.260 348

207

Phụ lục 10

THỐNG KÊ

Danh sách các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam

(Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

STT/

TỈNH LÀO CAI LAI CHÂU ĐIỆN BIÊN SƠN LA

Huyện,

TX, TP

Xã, phường, thị trấn

biên giới

Huyện,

TX, TP

Xã, phường, thị

trấn biên giới

Huyện,

TX, TP

Xã, phường, thị

trấn biên giới

Huyện,

TX, TP

Xã, phường, thị

trấn biên giới

1 Huyện

Si Ma

Cai

1. Xã Sán Chải

2. Xã Si Ma Cai

3. Xã Nàn Sán

Huyện

Nậm

Nhùn

1. Xã Trung Chải

2. Xã Nậm Ban

3. Xã Hua Bum

Huyện

Mường

Chà

1. Xã Na Sang

2. Xã Mường Mươn

3. Xã Ma Thì Hồ

Huyện

Mộc

Châu

1. Xã Chiềng Khừa

2. Xã Loóng Sập

3. Xã Chiềng Sơn

2 Huyện

Mường

Khương

1. Xã Tả Gia Khâu

2. Xã Dìn Chin

3. Xã Pha Long

4. Xã Tả Ngải Chồ

5. Xã Tung Trung Phố

6. TT Mường Khương

7. Xã Nậm Chảy

8. Xã Lùng Vai

9. Xã Bản Lầu

Huyện

Mường

1. Xã Pa Vệ Sử

2. Xã Pa Ủ

3. Xã Tá Pạ

4. Xã Thu Lum

5. Xã Ka Lăng

6. Xã Mù Cả

Huyện

Nậm

Pồ

1. Xã Na Cô Sa

2. Xã Nậm Nhừ

3. Xã Nà Bủng

4. Xã Vàng Đán

5. Xã Nà Hỳ

6. Xã Chà Nưa

7. Xã Phìn Hồ

8. Xã Si Pa Phìn

Huyện

Yên

Châu

1. Xã Chiềng On

2. Xã Phiêng Khoài

3. Xã Loóng Phiêng

4. Xã Chiềng Tương

208

3 Huyện

Bát

Xát

1. Xã Quang Kim

2. Xã Bản Qua

3. Xã Bản Vược

4. Xã Cốc Mỳ

5. Xã Trịnh Tường

6. Xã Nậm Chạc

7. Xã A Mú Sung

8. Xã A Lù

9. Xã Ngải Thầu

10. Xã Ý Tý

Huyện

Phong

Thổ

1. Xã Sin Suối Hồ

2. Xã Nậm Xe

3. Xã Bản Lang

4. Xã Dào San

5. Xã Tông Qua Lìn

6. Xã Pa Vây Sử

7. Xã Mồ Sì San

8. Xã Sì Lờ Lầu

9. Xã Ma Ly Chải

10. Xã Vàng Ma Chải

11. Xã Mù Sang

12. Xã Ma Ly Pho

13. Xã Huổi Luông

Huyện

Điện

Biên

1. Xã Mường Pồn

2. Xã Thanh Luông

3. Xã Pa Thơm

4. Xã Hua Thanh

5. Xã Thanh Nưa

6. Xã Thanh Hưng

7. Xã Thanh Chăn

8. Xã Na Ư

9. Xã Na Tông

10. Xã Mường Nhà

11. Xã Phu Luông

12. Xã Mường Lói

Huyện

Sốp

Cộp

1. Xã Mường Leo

2. Xã Mường Lạn

3. Xã Mường Và

4. Xã Nậm Lạnh

4 Thành

phố

Lào

Cai

1. Phường Lào Cai

2. Phường Duyên Hải

3. Xã Đồng Tuyển

Huyện

Sìn Hồ

1. Xã Pa Tần Huyện

Mường

Nhé

1. Xã Sín Thầu

2. Xã Sen Thượng

3. Xã Leng Su Sìn

4. Xã Chung Chải

5. Xã Mường Nhé

6. Xã Nậm Ke

Huyện

Sông

1. Xã Mường Cai

2. Xã Mường Hung

3. Xã Chiềng Hung

4. Xã Chiềng Sai

5 Huyện

Bảo

Thắng

1. Xã Bản Phiệt Huyện

Mai

Sơn

1. Xã Phiêng Pằn

6 Huyện

Vân

Hồ

1. Xã Tân Xuân

209

Phụ lục 11

THỐNG KÊ

Thành phần các dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

T

T

TÊN

TỈNH

TỔNG SỐ THÀNH PHẦN DÂN TỘC

Số

hộ

Số

khẩu

Kinh Nùng Dao Thái Mông Hà Nhì Khơ Mú Giáy Xinh

Mun

Dân tộc

khác

Số

h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

Số h

Số k

hẩu

1 Lào

Cai 24.0

44

100.

010

8.97

1

30.2

81

1.97

3

8.79

7

2.73

8

13.1

31

27

96

5.56

1

29.2

43

583

3.32

6

04

12

2.71

7

12.4

33

1.47

0

2.69

1

2 Lai

Châu 13.4

55

70.4

84

304

957

4.11

2

22.3

43

1.12

3

4.81

0

3.51

8

19.3

91

2.34

1

12.5

61

02

08

418

1.92

2

1.63

7

8.49

2

3 Điện

Biên 19.7

15

98.5

52

3.09

9

10.5

13

23

112

240

1.44

7

5.85

7

26.2

81

7.29

7

46.0

59

861

3.92

8

1.00

8

5.08

1

1.33

0

5.13

1

4 Sơn

La 20.9

10

101.

040

3.92

7

15.9

14

7.98

8

36.0

53

4.19

3

26.1

39

789

4.24

1

3.02

2

14.5

32

991

4.16

1

Cộng

78.1

24

370.

086

16.3

01

57.6

65

1.99

6

8.90

9

7.09

0

36.9

21

14.9

95

67.2

40

20.5

69

120.

832

3.78

5

19.8

15

1.80

3

9.34

2

3.13

5

14.3

55

3.02

2

14.5

32

5.42

8

20.4

75

210

Phụ lục 12

THỐNG KÊ

Tình hình kinh tế - xã hội khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc (Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

T

T

TÊN

TỈNH

BIÊ

N

GIỚ

I

DÂN SỐ

Hộ

ngh

èo

Hộ

th

iếu

đất

sản

xu

ất

Hộ

kh

ôn

gcó

đất

sản

xu

ất

Hộ c

ó n

kiê

n c

Hộ

nh

à

tạm

Hộ

điệ

n

sin

h h

oạ

t Y TẾ GIÁO

DỤC

Gia

đìn

h

Văn

hóa

Th

ôn

, b

ản

văn

hóa

Nhà

đại

đoà

n k

ết

Thôn

bản

phủ

sóng

PT

,TH

Tổ

ng

số

hộ

Tổ

ng

số

kh

ẩu

Trạ

mxá

,

trạm

QD

Y

Y, b

ác sĩ

Y, b

ác sĩ

đồn

Số

ngư

ời

được

XM

C

PC

GD

TH

1 Lào

Cai 26

24

.044

100

.01

0

9.0

40

563

331

5.4

11

1.0

07

21

.389

26

155

12

195

78

14

.757

197

56

395

2 Lai

Châu 23

13

.455

70

.484

6.4

78

665

513

1.4

05

6.0

26

7.4

87

23

146

01

117

63

4.5

54

81

50

113

3 Điện

Biên 29

19

.715

98

.552

7.5

08

1.6

70

653

7.4

47

3.6

01

11

.850

30

180

10

87

56

9.5

98

107

05

171

4 Sơn La 17

20

.910

101

.04

0

7.0

70

86

430

1.7

28

2.5

24

12

.417

17

115

03

121

43

7.0

10

250

61

169

Cộng 95

78

.124

370

.08

6

30

.096

2.9

84

1.9

27

15

.991

13

.158

53

.143

96

595

26

520

240

35

.919

635

172

848

211

Phụ lục 13

THỐNG KÊ

Hệ thống chính trị ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam

(Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

T

T

TÊN

TỈNH

BIÊ

N G

IỚI TỔ CHỨC ĐẢNG CHÍNH QUYỀN

Chi,

đản

g bộ

cơ sở

Ch

i, đ

ản

g b

trự

c th

uộ

c Đảng viên

Th

ôn

, b

ản

chư

a c

ó đ

ản

g

viê

n

Thôn

, bản

chư

a

đủ Đ

V đ

ể T

.lập

CB

Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân Công an Dân

quân

Tổ

AN

ND

, tổ

tự q

uản

T.s

Nữ

Ngư

ời

dân

tộ

c

T. số

Nữ

Đản

g

viê

n

Ngư

ời

dân

tộ

c

T. số

Nữ

Đản

g

viê

n

Ngư

ời

dân

tộ

c

T.s

Đản

g

viê

n

T.s

Đản

g

viê

n

1 Lào

Cai 26

26

349

2.6

43

787

1.0

58

06

112

608

127

437

472

134

10

129

94

362

144

1.7

60

265

225

2 Lai

Châu 23

23

309

2.0

91

378

1.6

68

04

21

514

106

349

486

113

03

110

110

254

105

1.4

48

107

127

3 Điện

Biên 29

29

306

2.9

77

810

1.5

87

49

103

623

115

404

513

141

13

124

104

346

91

1.7

09

145

190

4 Sơn

La 17

17

393

4.2

23

999

2.6

96

05

28

464

112

378

382

84

02

84

62

320

179

1.5

40

246

686

Cộng 95

95

1.3

57

11

.934

2.9

74

7.0

09

64

264

2.2

09

460

1.5

72

1.8

53

472

28

447

370

1.2

82

519

6.4

57

763

1.2

28

212

Phụ lục 14

THỐNG KÊ

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam

(Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

TT TÊN TỈNH

BIÊN

GIỚI

MTTQ

(thành viên BCH)

HỘI

CỰU CHIẾN

BINH

HỘI PHỤ NỮ HỘI

NÔNG DÂN

ĐOÀN

THANH NIÊN

Số

chi hội

Số

hội viên

Số

chi hội

Số

hội viên

Số

chi hội

Số

hội viên

Số

chi

đoàn

Số

đoàn

viên

1 Lào Cai 26 907 176 2.591 362 15.668 358 18.882 410 4.281

2 Lai Châu 23 259 81 752 229 10.311 220 13.187 270 4.447

3 Điện Biên 29 345 143 2.665 326 13.630 321 20.349 337 4.219

4 Sơn La 17 409 229 3.039 308 13.379 298 11.725 367 4.535

Cộng 95 1920 629 9.047 1.225 52.988 1.197 64.143 1.384 17.482

213

Phụ lục 15

THỐNG KÊ

Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam (Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

T

T

TÊN

TỈNH T.S

ĐỘ TUỔI THÀNH PHẦN PHẠM VI ẢNH HƯỞNG

PHÂN

CẤP VẬN

ĐỘNG

ới

40

tu

ổi

Từ

41

đến

50

tu

ổi

Từ

51

đến

60

tu

ổi

Từ

61

tu

ổi

trở

lên

Cán

bộ

trí

th

ức

đã

ngh

ỉ h

ưu

C

hứ

c sắ

c, c

hứ

c

việ

c tr

on

g t

ôn

giá

o

Th

ầy c

ún

g, th

ầy

mo

Già

làn

g, tr

ưở

ng

bản

, tr

ưở

ng

tộc

Nhân

sỹ,

trí t

hứ

c, c

ông

chứ

c ch

ế độ

Th

àn

h p

hần

kh

ác

Tro

ng

mộ

t th

ôn

,

bản

, m

ột

ng

họ

Tro

ng

nh

iều

th

ôn

,

bản

, d

òn

g h

ọ đ

ến

một

Tro

ng

nh

iều

đến

mộ

t h

uy

ện

Tro

ng

nh

iều

hu

yện

Tro

ng

một

tỉnh đ

ến

một

vùng

Cấp

đồ

n b

iên

ph

òn

g

Cấp

Bộ

Ch

ỉ h

uy

BP

tỉn

h

1 Lào Cai 231 39 47 69 76 41 06 07 137 04 36 173 40 18 212 19

2 Lai Châu 321 47 78 74 122 45 11 15 205 45 239 78 04 311 10

3 Điện Biên 256 24 28 59 145 17 01 05 223 09 241 13 03 254 02

4 Sơn La 218 18 42 56 102 34 05 142 37 190 25 03 215 03

Cộng 1026 128 195 258 445 137 18 32 708 04 127 843 156 28 992 34

214

Phụ lục 16

THỐNG KÊ

Tình hình hoạt động tôn giáo ở khu vực biên giới trên địa bàn Tây Bắc Việt Nam

(Nguồn: Phòng Vận động quân chúng, Cuc Chính trị Bộ đội Biên phòng tháng 6/2017)

T

T

TÊN

TỈNH

BIÊ

N G

IỚI

PHẬT GIÁO THIÊN CHÚA GIÁO TIN LÀNH

Tín

đồ

Chức

sắc

Ch

ức

việ

c Cơ sở

thờ tự Tín

đồ

Chức

sắc

Ch

ức

việ

c

Cơ sở thờ

tự

Tín

đồ

Chức sắc

Ch

ức

việ

c

Cơ sở

thờ tự

Tổ

ng

số

Tự

ph

on

g

Tổ

ng

số

Kh

ôn

g

hợ

p p

p

Tổ

ng

số

Tự

ph

on

g

Tổ

ng

số

Kh

ôn

g

hợ

p p

p

Tổ

ng

số

Tự

ph

on

g

Tổ

ng

số

Kh

ôn

g

hợ

p p

p

1 Lào Cai 26 15 01 01 359 01 01 567 05 01 05 01

2 Lai Châu 23 7.189 35 35 53 19 19

3 Điện Biên 29 1.081 02 02 10 05 05 23.267 76 75 97 58 58

4 Sơn La 17 159 907 23 23 21 10 10

Cộng 95 15 01 01 1.599 03 03 10 05 05 31.930 139 134 176 88 87