9
IVS RESEARCH | MACRO VIEW 1 VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI TÌNH HÌNH VĨ MÔ THÁNG 8 Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực, sản phẩm có mức tăng mạnh trong tháng là xăng dầu sắt, thép. PMI giảm tháng thứ 2 liên tiếp. FDI tăng chậm Tháng 8 nhập siêu 100 triệu USD nhưng cán cân vẫn thặng dư. Thịt lợn cùng rau xanh đẩy CPI tăng tương đối mạnh, áp sát mục tiêu kiểm soát 4% do chính phủ đặt ra. Chính sách tiền tệ thắt chặt dưới áp lực của tỷ giá USD, đây là động thái của nhiều NHTW trong khu vực CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI Cho tới thời điểm hiện tại, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam chưa thực sự rõ ràng và đây chính là rủi ro lớn nhất mà chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đem đến. Khi căng thẳng thương mại leo thang, bên cạnh các đòn đáp trả bằng thuế quan, bên xuất khẩu – là Trung Quốc – hoàn toàn có thể lựa chọn đẩy cuộc chiến lên một nấc thang mới là chiến tranh tiền tệ bằng việc phá giá đồng nội tệ của mình. Diễn biến rơi giá mạnh của Nhân dân tệ so với USD từ tháng 4 đến nay dù chưa thể khẳng định nhưng đã cho thấy dấu hiệu của chiến tranh tiền tệ. Nhìn chung, sự bất ổn và khó đoán định đã phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế lẫn khả năng thu hút dòng vốn ngoại như Việt Nam, tác động tiêu cực là khó tránh khỏi. CHỈ TIÊU VĨ MÔ Chỉ số sản xuất CN (IIP) +13.4% Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) 53.7 Xuất khẩu (tỷ USD) 20.9 Nhập khẩu (tỷ USD) 21.0 Cán cân xuất nhập khẩu 2018 (tỷ USD) 2.8 FDI đăng ký mới (tỷ USD) 13.5 CPI (MoM) +0.45% Lạm phát (YoY) +3.98% Tăng trưởng GDP quý gần nhất (YoY) 7.08% TIỀN TỆ Tăng trưởng tín dụng +7.86% Tiền gửi cư dân (Tỷ VND) 3,151,237 Dư nợ tín dụng (Tỷ VND) 4,281,238 Tỷ giá USD/VND 23,304 HÀNG HOÁ Vàng (USD/ounce) 1,201.09 Dầu WTI (USD) 70.49

VĨ Ô TÁ 8/2018 & CHIẾ TRA TƯƠ ẠI - ivs.vn Macro M08.2018.pdf · phẩm từ Trung Quốc. Danh sách thuộc diện này bao gồm 280 mặt hàng, trong đó có các sản

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

1

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

TÌNH HÌNH VĨ MÔ THÁNG 8

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng tích cực, sản

phẩm có mức tăng mạnh trong tháng là xăng dầu sắt,

thép.

PMI giảm tháng thứ 2 liên tiếp.

FDI tăng chậm

Tháng 8 nhập siêu 100 triệu USD nhưng cán cân vẫn

thặng dư.

Thịt lợn cùng rau xanh đẩy CPI tăng tương đối mạnh,

áp sát mục tiêu kiểm soát 4% do chính phủ đặt ra.

Chính sách tiền tệ thắt chặt dưới áp lực của tỷ giá USD,

đây là động thái của nhiều NHTW trong khu vực

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Cho tới thời điểm hiện tại, tác động của chiến tranh

thương mại Mỹ-Trung đến Việt Nam chưa thực sự rõ ràng

và đây chính là rủi ro lớn nhất mà chiến tranh thương mại

Mỹ - Trung đem đến. Khi căng thẳng thương mại leo

thang, bên cạnh các đòn đáp trả bằng thuế quan, bên xuất

khẩu – là Trung Quốc – hoàn toàn có thể lựa chọn đẩy cuộc

chiến lên một nấc thang mới là chiến tranh tiền tệ bằng

việc phá giá đồng nội tệ của mình. Diễn biến rơi giá mạnh

của Nhân dân tệ so với USD từ tháng 4 đến nay dù chưa

thể khẳng định nhưng đã cho thấy dấu hiệu của chiến

tranh tiền tệ.

Nhìn chung, sự bất ổn và khó đoán định đã phủ bóng lên

triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu và với một

nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế lẫn

khả năng thu hút dòng vốn ngoại như Việt Nam, tác động

tiêu cực là khó tránh khỏi.

CHỈ TIÊU VĨ MÔ

Chỉ số sản xuất CN (IIP) +13.4%

Chỉ số nhà quản trị mua

hàng (PMI) 53.7

Xuất khẩu (tỷ USD) 20.9

Nhập khẩu (tỷ USD) 21.0

Cán cân xuất nhập khẩu

2018 (tỷ USD) 2.8

FDI đăng ký mới (tỷ USD) 13.5

CPI (MoM) +0.45%

Lạm phát (YoY) +3.98%

Tăng trưởng GDP quý gần

nhất (YoY) 7.08%

TIỀN TỆ

Tăng trưởng tín dụng +7.86%

Tiền gửi cư dân (Tỷ VND) 3,151,237

Dư nợ tín dụng (Tỷ VND) 4,281,238

Tỷ giá USD/VND 23,304

HÀNG HOÁ

Vàng (USD/ounce) 1,201.09

Dầu WTI (USD) 70.49

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

2

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG

Một số diễn biến chính

Ngày 22/3/2018, đây được xem như ngày bắt đầu chiến tranh thương mại Mỹ-

Trung khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký biên bản ghi nhớ về việc chỉ đạo áp dụng mức thuế 25% đối với 50 tỷ USD cho hàng hoá Trung Quốc. Chính quyền Trump cho biết biện pháp này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của Mỹ đối với Trung Quốc.

02/04, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn vào đậu nành (mức thuế suất 25%) và trái cây, hạt, ống thép (thuế suất 15%). Ngay sau đó, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) công bố danh sách hơn 1,300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD với các mặt hàng bao gồm chi tiết máy bay, pin, TV, etc. Để trả đũa cho tuyên bố đó, Trung Quốc tuyên bố áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương, là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc.

05/04, TT Trump chỉ đạo USTR xem xét 100 tỷ USD trong các mức thuế bổ sung.

Tháng 5/2018, giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra hai vòng đàm phán tại Bắc Kinh và Washington nhưng không đạt được kết quả nào.

Cũng trong tháng 5/2018, Trung Quốc đã huỷ đơn hàng mua đậu tương Mỹ.

6/7, thuế suất với 34 tỷ đô la hàng hoá đã bắt đầu có hiệu lực. Cũng trong ngày, Trung Quốc đáp trả lại động thái từ phía Mỹ bằng cách áp thuế với giá trị hàng hoá nêu trên đến từ Mỹ.

Từ 21/8 đến 23/8: Mỹ và Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán nhưng không đem lại kết quả tích cực.

23/8, thuế suất đối với 16 tỷ đô la hàng hoá còn lại đã bắt đầu có hiệu lực với sản

phẩm từ Trung Quốc. Danh sách thuộc diện này bao gồm 280 mặt hàng, trong đó có các sản phẩm hóa học, trang thiết bị nông nghiệp, xe máy và ăng-ten. Trung Quốc ngay sau đó áp thuế quan bổ sung 25% lên 16 tỷ USD hàng hoá Mỹ.

Hiện Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên khoảng 50 tỷ USD giá trị hàng hóa của nước còn lại.

Tình hình căng thằng Mỹ - Trung vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt khi gần đây, Nhà Trắng đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm 10%-25% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD trong tháng 9. Thời hạn Chính phủ Mỹ tham khảo ý kiến các tổ chức, doanh nghiệp và người dân về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng hóa sẽ kết thúc vào ngày 6/9.

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

3

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Ảnh hưởng của chiến tranh thương mại đến Việt Nam

Việt Nam là một nền kinh tế mở với kim ngạch xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP (2017),

do đó không tránh khỏi ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại toàn cầu. Theo Trung

tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia (NCIF), GDP của Việt Nam có thể chỉ

sụt giảm 0.03% trong năm 2018 (tương ứng 60 triệu USD) khi đợt đánh thuế đầu tiên

có hiệu lực nhưng sẽ tăng lên ở mức 0.12% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2021.

Ước tính ảnh hưởng từ đợt đánh thuế 34 tỷ USD đến GDP

của một số quốc gia Nguồn: NCIF, Vnexpress.net

Cuộc chiến được Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, khới xướng nhắm

vào hàng hóa của Trung Quốc, thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất. Điều này

đặt ra bài toán kiểm soát được xuất xứ của hàng hóa, tránh việc trở thành nơi trung

chuyển và xuất hàng của Trung Quốc ra thị trường thế giới.

TTrong 2018 ngày càng nhiều công ty dệt may lớn của Trung Quốc có nhiều dự án

chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để tận dụng nhân công giá rẻ, lách các hàng

rào thuế quan nhờ các FTAs. Ví dụ tiêu biểu là Regina Hải Phòng (vốn đầu tư 260 triệu

USD) và Far Eastern New Century (vốn đầu tư 760 triệu USD).

Một mặt, đây sẽ tạo động lực giúp Việt Nam phát triển mạnh sản phẩm xuất khẩu chủ

lực lâu đời và có thể trở nhà xuất khẩu vải thô lớn ở Châu Á. Nhưng đi cùng với đó là

bài toán kiểm soát xuất xứ sản phẩm. Đây là rủi ro không chỉ đe dọa các hiệp định

thương mại trong tương lai mà còn có thể kiềm chế khả năng tận dụng các hiệp định

đã ký kết.

Trên phương diện tích cực, Việt Nam có thể hưởng lợi từ chiến tranh thương mại ở

một số lĩnh vực:

Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản: nông sản Việt Nam có thể thâm nhập thị

trường Mỹ và Trung Quốc với khoảng trống mà mỗi quốc gia để lại.

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

4

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

Bất động sản công nghiệp: dòng vốn FDI có thể tăng lên khi FDI từ Trung Quốc

có thể chuyển dịch về Việt Nam.

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

5

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

CẬP NHẬT CHỈ TIÊU VĨ MÔ THÁNG 8

1. Lạm phát và tiêu dùng

CPI tháng 8 tăng 0.45% so với tháng trước, tăng 2.59% so với tháng 12/2017 và tăng 3.98%

so với cùng kỳ, chủ yếu do ảnh hưởng tăng của nhóm thực phẩm +1.12% so với tháng trước.

Xuất phát từ giá thịt lợn tăng 3,41% so với tháng trước nên giá các sản phẩm chế biến từ thịt

lợn cũng tăng lên; giá rau xanh tăng 2,87% do ảnh hưởng của mưa bão, lũ quét.

Lạm phát đã áp sát mức

trần 4% được chính phủ

đề ra cho năm 2018.

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong tháng tiếp tục tăng trưởng tích cực. Chỉ số sản xuất toàn ngành

công nghiệp tháng 8 ước tính tăng 13.4%yoy. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng

8 năm nay tăng mạnh so với năm trước bao gồm xăng dầu tăng 50.7% yoy, sắt, thép thô tăng

37.6%yoy, etc.

Tính chung 8 tháng đầu

năm 2018, chỉ số sản xuất

(IIP) toàn ngành công

nghiệp tăng 11.2%yoy.

Trong đó, ngành chế biến

chế tạo đóng góp tỷ trọng

lớn nhất.

Trong khi đó, theo báo cáo của Nikkei, chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần

lĩnh vực sản xuất Việt Nam đạt 53.7 điểm trong tháng 8, giảm 1.2 điểm so với tháng 7.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu về số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng ngành sản xuất, tồn kho

đều cho thấy dấu hiệu tích cực khi tiếp tục tăng mạnh trong tháng. Mặt khác, thời gian

0.00%

1.00%

2.00%

3.00%

4.00%

5.00%

6.00%

Lạm phát (%)

-20.00%

-15.00%

-10.00%

-5.00%

0.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%IIP so với tháng trước (MoM, %)

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

6

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

giao hàng bị kéo dài hơn trong tháng 8 do tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu có thể là

tín hiệu cho thấy những quan ngại về dòng chảy thương mại quốc tế.

3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tính đến 20/8/2018 tăng 18.1% về số dự án những chỉ tăng

nhẹ 0.2% về vốn đăng ký. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn là khu vực thu hút đầu

tư nước ngoài lớn nhất.

Vốn FDI đăng ký mới từ

đầu năm tăng nhưng chậm

dần và dường như chững

lại trong tháng 8/2018.

Về quốc gia đầu tư, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 43.4% tổng vốn tăng ký cấp

phép mới. Tiếp đến là Hàn Quốc (20.9%), Singapore (7%), Thái Lan (6.1%).

4. Tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá

Trong tháng 8, ước tính Việt Nam nhập siêu 100 triệu USD (tháng thứ 4 liên tiếp nhập

siêu) với 20.90 tỷ USD hàng hoá xuất khẩu (+2.9%MoM) và 21.0 tỷ USD hàng hoá nhập

khẩu (+0.2%MoM).

Tuy nhiên, tính chung 8

tháng cán cân thương mại

hàng hóa vẫn duy trì xuất

siêu với 2.8 tỷ USD, trong

đó khu vực kinh tế trong

nước nhập siêu 16.7 tỷ

USD; khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài (kể cả dầu

thô) xuất siêu 19.5 tỷ USD.

0%

50%

100%

150%

200%

250%

0

2,000

4,000

6,000

8,000

10,000

12,000

14,000

16,000

Vốn FDI đăng ký mới năm 2018

-3000

-2000

-1000

0

1000

2000

3000Cán cân xuất nhập khẩu giai đoạn 2017-2018

Cán cân xuất nhập khẩu

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

7

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

5. Chính sách tiền tệ- THẮT CHẶT

Đối lập với nửa đầu năm 2018, chính sách tiền tệ thắt chặt đã được áp dụng khi NHNN

đang chủ động rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng. Điều nay nhằm 3 mục

đích:

(i) Thực thi chính sách tiền tệ theo hướng chặt chẽ hơn nhằm đối phó với nguy cơ

lạm phát tăng mạnh;

(ii) Giảm áp lực lên tỷ giá USD/VND;

(iii) Xoa dịu áp lực dòng vốn FDI chảy ngược.

Các công cụ được thực hiện bao gồm:

Tác động đến lãi suất

Kể từ đầu tháng 8 tới nay, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức cao, quanh 4.5%/năm cho

hầu hết các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng. Mức lãi suất này cao nhất từ cuối

năm 2016 cho đến nay. Việc lãi suất liên ngân hàng neo ở mức cao trong nhiều tuần liên

tục phản ánh sự eo hẹp trong thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng (nhưng có sự

phân hóa cao).

Lãi suất bình quân liên ngân hàng (%/năm)

Ngày áp dụng

Thời hạn 30/8/2018 24/7/2018 20/7/2018

Qua đêm 4.22 4.14 3.18

1 tuần 4.55 4.29 3.32

2 tuần 4.64 4.53 3.38

1 tháng 4.69 4.29 2.96

3 tháng 4.82 3.37 2.85

6 tháng 5.54 4.95 3.70

9 tháng 4.50 4.10 4.10

Nghiệp vụ thị trường mở

Từ ngày 30/07 đến 24/08/2018, NHNN đã hút ròng tổng cộng 23,687 tỷ đồng thông qua

nghiệp vụ thị trưởng mở OMO (-435 tỷ đồng) và tín phiếu (-23,252 tỷ đồng).

Cùng với đó, hoạt động bơm tiền Đồng mua ngoại tệ cũng đã không được thực hiện kể từ

đầu quý III. Thậm chí, với sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND, ước tính NHNN cũng đã phải

bán ra trên 2 tỷ USD, đồng nghĩa hút thêm 46,000 tỷ đồng về. Diễn biến này là hoàn toàn

đối lập với việc bơm 250,000 tỷ đồng để mua vào ngoại tệ trong hai quý đầu năm. Trong

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

8

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

bối cảnh FED gần như chắc chắn sẽ có ít nhất 1 lần tăng lãi suất nữa, áp lực của tỷ giá vẫn

sẽ duy trì ít nhất trong vài tháng tới.

Động thái thắt chặt tiền tệ không chỉ là câu chuyện của riêng Việt Nam, nhiều NHTW trong

khu vực cũng có hành động tương tự với nguyên nhân xuất phát từ áp lực quản lý tỷ giá

với USD cũng như việc dòng vốn FDI, FII có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi cũng

xuất phát từ việc đồng nội tệ mất giá so với USD. Cụ thể:

Tháng 7/2018, Ngân hàng Trung ương Indonesia nâng lãi suất tham chiếu thêm

50bsp.

Ngân hàng Trung ương Thái Lan cũng có động thái nhằm thắt chặt chính sách tiền

tệ trong bối cảnh đồng Bath Thái đã giảm 1.6% so với USD trong năm nay.

Tại Malaysia, chính sách tiền tệ cũng được thắt chặt khi lãi suất tăng ngay từ đầu

năm.

Philippines trong tháng 8 cũng đã nâng lãi suất thêm 50bsp nhằm kiểm soát lạm

phát.

IVS RESEARCH | MACRO VIEW

9

VĨ MÔ THÁNG 8/2018 & CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI

IVS RESEARCH

Võ Thế Vinh Đỗ Trung Nguyên Trần Thị Hồng Nhung

Phó phòng

Phân tích & Tư vấn Đầu tư

Chuyên viên Cao cấp

Chiến lược Giao dịch

Chuyên viên

Phân tích Doanh nghiệp

[email protected] [email protected] [email protected]

Kênh thông tin cập nhật nhận định (nền tảng Zalo)

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN ĐẤU TƯ VIỆT NAM

LIÊN HỆ TRỤ SỞ CHÍNH

HÀ NỘI CHI NHÁNH

TP. HCM

VIETNAM INVESTMENT SECURITIES COMPANY

Điện thoại tư vấn: (04) 35.730.073

Điện thoại đặt lệnh: (04) 35.779.999

Email: [email protected] Website:

www.ivs.com.vn

P9-10, Tầng 1, Chamvit Tower

Điện thoại: (04) 35.730.073

Fax: (04) 35.730.088

Lầu 4, Số 2 BIS, Công Trường Quốc Tế, P. 6,

Q. 3, Tp.HCM

Điện thoại: (08) 38.239.966

Fax: (08) 38.239.696

KHUYẾN CÁO

Báo cáo, bản tin này được cung cấp bởi Công ty chứng khoán đầu tư Việt Nam – Vietnam Investment

Securities Company (IVS). Nội dung bản tin này chỉ mang tính chất tham khảo và các nhận định trong

báo cáo được đưa ra dựa trên đánh giá chủ quan của người viết. Mặc dù mọi thông tin được thu thập từ

các nguồn đáng tin cậy, nhưng IVS không đảm bảo tính chính xác của các thông tin và không chịu trách

nhiệm đối với các quyết định mua bán do tham khảo thông tin này.