21
1 V. NI DUNG GIÁO DC 1. Căn cứ xác định ni dung giáo dc của chương trình môn hc a) Cách tiếp cn Chương trình môn Tin học được xây dng vi mc tiêu góp phn hình thành, phát trin 5 phm cht chyếu, 3 năng lực chung và đặc biệt là năng lực tin hc đã được mô ttrong CTTT. Để đảm bo yêu cầu đó, cấu trúc và nội dung chương trình môn Tin hc cn có tính khoa hc, logic và hthng cht ch. Quá trình xây dựng Chương trình môn Tin học áp dng cách tiếp cận theo sơ đồ ngược. Căn cmc tiêu chung, vai trò, vtrí và thời lượng dành cho môn Tin hc trong CT[7] để: Bước 1. Xác định mc tiêu chung và mc tiêu cthca tng cp hc ca môn Tin hc. Bước 2. Xác định: Các các thành phần năng lực tin hc cần đạt, mức độ cần đạt ca các thành phần năng lực tin hc mi cp hc. Các mch kiến thc nn tng và các chđề ni dung chung xuyên sut 3 cp hc. Bước 3. Xác định: Các yêu cu cần đạt cho mi lp mi cp hc (chun ni dung và chun thc hin). Các chđề con ni dung tương ứng cho mi lp mi cp hc. Bước 4. Đề xuất định hướng chung vphương pháp giáo dc tin hc. Bước 5. Đề xuất định hướng chung vđánh giá kết quhc tp tin hc. Cn nhn thc sâu sc rằng, không có con đường nào dẫn đến năng lực mà không thông qua giáo dc phm cht, trang bkiến thc và rèn luyện kĩ năng. Cần tránh svn dng không chun xác vphát triển theo năng lực để ri xem nhchuyn ti ni dung, các kiến thc cung cp thiếu hthng, thiếu chiều sâu. Năm thành phn năng lực tin hc, ba mch kiến thc và by chđề ni dung có mi quan htương hỗ nhân qurt mt thiết. Khi vn dng kiến thc, sdụng kĩ năng trong hoạt động sao cho đáp ứng được nhng yêu cầu nào đó ở mt bi cnh thì năng lực ca học sinh được phát trin, mrng và nâng cao thêm rt nhiều. Đồng thời, khi năng lực ca học sinh được phát trin lên mt mc mi thì nhng kiế n thức đã vận dng sđược cng cvng chc góp phn quan trọng để hc sinh tiếp thu nhng kiến thc mi, phát trin những kĩ năng mi.

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

1

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC

1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học

a) Cách tiếp cận

Chương trình môn Tin học được xây dựng với mục tiêu góp phần hình thành,

phát triển 5 phẩm chất chủ yếu, 3 năng lực chung và đặc biệt là năng lực tin học

đã được mô tả trong CTTT. Để đảm bảo yêu cầu đó, cấu trúc và nội dung chương

trình môn Tin học cần có tính khoa học, logic và hệ thống chặt chẽ. Quá trình xây

dựng Chương trình môn Tin học áp dụng cách tiếp cận theo sơ đồ ngược. Căn cứ

mục tiêu chung, vai trò, vị trí và thời lượng dành cho môn Tin học trong CT[7]

để:

Bước 1. Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng cấp học của

môn Tin học.

Bước 2. Xác định:

– Các các thành phần năng lực tin học cần đạt, mức độ cần đạt của các thành

phần năng lực tin học ở mỗi cấp học.

– Các mạch kiến thức nền tảng và các chủ đề nội dung chung xuyên suốt 3 cấp

học.

Bước 3. Xác định:

– Các yêu cầu cần đạt cho mỗi lớp ở mỗi cấp học (chuẩn nội dung và chuẩn thực

hiện).

– Các chủ đề con nội dung tương ứng cho mỗi lớp ở mỗi cấp học.

Bước 4. Đề xuất định hướng chung về phương pháp giáo dục tin học.

Bước 5. Đề xuất định hướng chung về đánh giá kết quả học tập tin học.

Cần nhận thức sâu sắc rằng, không có con đường nào dẫn đến năng lực mà

không thông qua giáo dục phẩm chất, trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Cần

tránh sự vận dụng không chuẩn xác về phát triển theo năng lực để rồi xem nhẹ

chuyển tải nội dung, các kiến thức cung cấp thiếu hệ thống, thiếu chiều sâu. Năm

thành phần năng lực tin học, ba mạch kiến thức và bảy chủ đề nội dung có mối

quan hệ tương hỗ nhân quả rất mật thiết. Khi vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng

trong hoạt động sao cho đáp ứng được những yêu cầu nào đó ở một bối cảnh thì

năng lực của học sinh được phát triển, mở rộng và nâng cao thêm rất nhiều. Đồng

thời, khi năng lực của học sinh được phát triển lên một mức mới thì những kiến

thức đã vận dụng sẽ được củng cố vững chắc góp phần quan trọng để học sinh

tiếp thu những kiến thức mới, phát triển những kĩ năng mới.

Page 2: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

2

Để thực hiện quy trình trên, vấn đề cốt lõi là cần tìm được câu trả lời cho các

câu hỏi sau:

– Mục tiêu chung và mục tiêu riêng ở mỗi cấp học của giáo dục tin học là gì?

– Năng lực tin học bao gồm những thành phần nào? Các mạch kiến thức kĩ năng

nào cần có để hình thành và phát triển năng lực tin học? Chủ đề nội dung nào

có tính xuyên suốt cả 3 cấp học để tạo thành các mạch kiến thức đó?

– Mối quan hệ giữa năng lực, các mạch kiến thức và các chủ đề nội dung chính

thể hiện có tính khoa học, hệ thống và logic chặt chẽ như thế nào?

– Phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục theo cách

tiếp cận năng lực đối với môn Tin học có những đặc thù riêng gì?

Sơ đồ dưới đây thể hiện quy trình xây dựng chương trình theo cách tiếp cận

sơ đồ ngược nêu trên.

TIẾP CẬN THEO SƠ ĐỒ NGƯỢC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

NỘI DUNG DẠY HỌC ( THEO 7 CHỦ ĐỀ TỔNG THỂ XUYÊN

SUỐT)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT (CHUẨN NỘI DUNG, CHUẨN THỰC HỆN)

YÊU CẦU CẦN ĐẠT (5 THÀNH PHẦN NĂNG LỰC TIN HỌC

THEO 3 MẠCH DL, ICT VÀ CS)

Page 3: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

3

Trong quá trình xây dựng chương trình theo sơ đồ ngược qua các bước thực

hiện đã vận dụng cách tiếp cận năng lực, xuất phát từ yêu cầu cần đạt để lựa chọn

các chủ đề nội dung dạy học phù hợp. Tuy nhiên yêu cầu cần đạt và chủ đề nội

dung có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng nên nội dung giúp chuẩn hóa yêu cầu

cần đạt. Vì vậy, quy trình trên có tính mở, sau mỗi bước khi cần thiết có thể quay

lại điều chỉnh nội dung các bước trước cho phù hợp.

Chương trình tiếp cận phát triển năng lực và có tính mở cao. Yêu cầu cần đạt

(chuẩn nội dung và chuẩn thực hiện) là bắt buộc thống nhất trên toàn quốc. Các

nội dung giáo dục tin học có tính mở, ngoài các chủ đề nội dung cốt lõi, có những

chủ để con (tên gọi các chủ đề con, thứ tự sắp xếp, thời lượng phân bổ,..) là tùy

chọn có thể điều chỉnh đối với các đối tượng HS khác nhau, ở các địa phương

khác nhau. Vì vậy, ở các bảng “ Yêu cầu cần đạt và nội dung giáo dục ở các lớp”

để nhấn mạnh và giúp GV, HS quen dần với 2 cách tiếp cận mới cốt lõi (theo

năng lực và có tính mở), đột phá nêu trên nên trong chương trình đã xếp cột “Yêu

cầu cần đạt” trước cột “Nội dung”. Như giải thích ở trên, việc sắp xếp này không

mang hàm ý: Từ yêu cầu cần đạt để suy ra nội dung tương ứng một cách cứng

nhắc. Nhắc lại là, GV cần quán triệt là giữa “Yêu cầu cần đạt” và “Nội dung giáo

dục” có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng rất chặt chẽ. Một yêu cầu cần đạt có

thể được hình thành và phát triển dựa trên không chỉ một mà có thể từ nhiều chủ

đề nội dung khác nhau. Đồng thời một chủ đề nội dung giáo dục có thể góp phần

hình thành và phát triển không chỉ một mà có thể nhiều yêu cầu cần đạt khác nhau.

b) Các căn cứ

– Căn cứ pháp lí

+ Quan điểm, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của Bộ Giáo dục

& Đào tạo về nội dung giáo dục tin học ở trường phổ thông [1, 2, 3]

+ Mô tả biểu hiện về 5 phẩm chất chủ yếu, 3 năng lực chung và là biểu hiện

năng lực tin học đã được mô tả trong CTTT [7].

+ Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể, yêu cầu cần đạt về năng lực tin học

được xác định trong chương trình môn Tin học.

+ Bộ tiêu chuẩn chương trình môn học của Bộ GD và ĐT [8, 9].

– Căn cứ lí luận, khoa học

MỤC TIÊU GIÁO DỤC TIN HỌC PHỔ THÔNG

Page 4: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

4

+ Kết quả nghiên cứu, chọn lọc các mạch kiến thức, chủ đề nội dung, kĩ

năng và thái độ cần đạt được mô tả trong chương trình tin học hiện hành

[5,6].

+ Kết quả nghiên cứu nhằm chọn lọc các yêu cầu cần đạt về năng lực tin học

được mô tả trong các văn bản liên quan của một số tổ chức khoa học giáo

dục uy tín của quốc tế như UNESCO, OEDC,...[11, 12, 13, 14 ]

+ Kết quả nghiên cứu, khai thác và vận dụng các chủ đề nội dung, chuẩn kiến

thức, kĩ năng cần đạt trong chương trình tin học phổ thông một số nước

tiến tiến như Anh, Mỹ, Úc,..[15, 16, 17, 18, 19, 20, 21]

+ Kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia về nội dung giáo dục tin học.

– Căn cứ thực tiễn

+ Kết quả nghiên cứu khảo sát điều kiện và thực trạng giáo dục tin học trong

những năm qua (về đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học), tâm sinh lí

của học sinh phổ thông Việt Nam để vận dụng nhằm đảm bảo chương trình

có tính khả thi.

+ Kết quả tổng hợp, phân tích đánh giá và tiếp thu ý kiến đề xuất của chuyên

gia tin học trong và ngoài ngành giáo dục của Việt Nam và chuyên gia tư

vấn quốc tế về nội dung, các chủ đề cần thiết của Chương trình môn Tin

học.

+ Kết quả nghiên cứu các dự báo sự phát triển các mạch kiến thức, nội dung

để phát triển năng lực tin học trong thời đại CMCN 4.0

2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình môn học

2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình

môn học

Chương trình môn Tin học được xây dựng nhằm hình thành và phát triển ở

HS năm thành phần năng lực tin học sau:

+ NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền

thông;

+ NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;

+ NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

+ NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

+ NLe: Hợp tác trong môi trường số.

Lưu ý rằng, thứ tự sắp xếp nêu trên không nhằm thể hiện ưu tiên về tầm quan

trọng của các thành phần năng lực tin học. Các thành phần trên đều cần thiết, có

liên quan chặt chẽ với nhau góp phần phát triển năng lực tin học tổng thể.

– Ba mạch kiến thức

Để hình thành và phát triển được 5 thành phần năng lực tin học nêu trên, nội

dung dạy học đã xác định 3 mạch kiến thức hòa quyện sau:

Page 5: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

5

+ DL (Digital Literacy): Học vấn số hóa phổ thông;

+ ICT (Information Communication Technology): Công nghệ thông tin và

truyền thông;

+ CS (Computer Science): Khoa học máy tính.

– Bảy chủ đề nội dung chính xuyên suốt 3 cấp học

Để có được kiến thức, kĩ năng 3 mạch tri thức nêu trên, 7 chủ đề chính xuyên

suốt cả 3 cấp học đã được lựa chọn là:

Chủ đề A: Máy tính và xã hội tri thức;

Chủ đề B: Mạng máy tính và Internet;

Chủ đề C: Tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin;

Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số;

Chủ đề E: Ứng dụng tin học;

Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính;

Chủ đề G: Hướng nghiệp với tin học.

Hình vẽ mô tả mối quan hệ qua lại biện chứng, tương hỗ:

+ Ba mạch kiến thức có phần chung, hòa quyện được thể hiện bằng hình tròn

ở tâm. Mũi tên 1 chiều thể hiện phần hòa quyện này được tạo ra từ cả 3

mạch kiến thức có đặc trưng riêng DL, ICT và CS;

+ Mỗi mạch kiến thức có đặc trưng riêng tương đối được thể hiện ở các hình

vành khăn với các thuật ngữ tương ứng là DL, ICT và CS.

+ Nội dung 7 chủ đề (A, B, C, D, E, F, G) đều góp phần phát triển 3 mạch

kiến thức DL, ICT và CS, tuy nhiên mức độ mỗi một trong 7 chủ đề đối

với mỗi mạch kiến thức là khác nhau. Tên các chủ đề ghi ở mỗi một trong

3 hình vành khăn (DL, ICT và CS) thể hiện mức độ ảnh hưởng cao hơn

của chủ đề đó đối với việc phát triển mạch tri thức tương ứng.

+ Năm thành phần năng lực tin học là Nla, NLb, NLc, NLd và NLe được thể

hiện ở các hình vành khăn (vành ngoài cùng) có mối quan hệ tương hỗ

được hình thành và phát triển dựa trên ba mạch kiến thức DL, ICT và CS

(thể hiện bằng mũi tên 2 chiều).

+ Mối quan hệ giữa 5 thành phần năng lực, 3 mạch kiến thức và 7 chủ đề nội

dung quan hệ tương hỗ trực tiếp/ gián tiếp lẫn nhau được thể hiện hiện

bằng kênh truyền liên kết ( màu trắng).

2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình môn học

Nội dung giáo dục của chương trình môn Tin học được lựa chọn và tổ chức

trên cơ sở những định hướng xây dựng chương trình GDPT mới nói chung và

Thể hiện mối quan hệ

Page 6: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

6

định hướng xây dựng chương trình mới cho môn Tin học nói riêng. So với chương

trình hiện hành, chương trình mới có nhiều điểm mới chính. Dưới đây trình bày

tóm tắt 10 điểm mới nổi bật:

– Vai trò và vị trí mới

Như đã giới thiệu vị trí, vai trò của môn Tin học đã thay đổi căn bản khi trong

CT TT xác định:

+ Năng lực Tin học là một trong các năng lực cốt lõi, cần cho mọi học sinh.

+ Tin học là môn bắt buộc có phân hóa, xuyên suốt từ lớp 3 đến lớp 9 (trong

chương trình hiện hành là môn tự chọn).

+ Ở cấp trung học phổ thông, môn Tin học có vai trò vị trí bình đẳng như

các môn học khác : Lí, Hóa, Sinh, Sử, Địa,… và được phân hóa theo 2 định

hướng là Tin học ứng dụng và Khoa học máy tính (trong chương trình

hiện hành không phân hóa).

– Tiếp cận theo năng lực và có tính mở

Chương trình hiện hành theo cách tiếp cận nội dung, mang nặng lí thuyết, hàn

lâm. Chương trình mới môn Tin học là môn cốt lõi giúp hình thành và phát triển

cho mọi học sinh năng lực tin học là một trong các năng lực đặc thù được xác định

trong chương trình tổng thể. Năng lực tin học bao gồm 5 năng lực thành phần

NLa, NLb, NLc, NLd và NLe nêu trên.

Chương trình môn Tin học có tính mở cao, là môn bắt buộc có phân hóa: Có

các chủ đề con bắt buộc đồng thời có các chủ đề con tùy chọn; không phụ thuộc

vào thiết bị phần cứng, phần mềm cụ thể; không phân biệt phần mềm và học liệu

mở hay đóng nhằm thuận lợi cho việc vận dụng thích hợp với điều kiện, khả năng

các địa phương và các đối tượng học sinh khác nhau; thời lượng phân phối cho

các lớp là cố định nhưng thời lượng đề xuất trong chương trình dành cho các chủ

đề xuyên suốt ở mỗi lớp chỉ có tính tham khảo. Các cơ sở giáo dục tùy khả năng

tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của địa phương để điều chỉnh phân bố

cụ thể trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cần đạt được quy định trong chương trình.

Chương trình có tính mở cũng sẽ thuận lợi để cập nhật và phát triển theo thời gian.

– Ba mạch kiến thức DL, ICT và CS hòa quyện.

Để hình thành và phát triển 5 thành phần năng lực tin học, chương trình môn

Tin học mới xác định 3 mạch kiến thức hòa quyện: DL, ICT và CS. Ngoài việc

tiếp tục coi trọng các mạch kiến thức ICT và DL như trong chương trình hiện

hành, chương trình mới chú trọng đến mạch kiến thức CS hơn trước. Mạch kiến

thức CS đã được điều chỉnh gia tăng đáng kể, cập nhật từ chương trình các nước

tiên tiến như Anh, Mỹ,..và được đưa vào ngay từ lớp 3 nhằm đáp ứng được những

yêu cầu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư luôn thay đổi trong tương lai.

Page 7: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

7

Nhằm đạt được 3 mạch kiến thức DL, ICT và CS chương trình xác định 7 chủ

đề nội dung xuyên suốt 3 cấp học.

Như vậy: 5 thành phần năng lực tin học; 3 mạch kiến thức DL, ICT và CS; 7

chủ đề nội dung xuyên suốt nêu trên đã được xác định theo sơ đồ ngược và có mối

quan hệ tương hỗ, biện chứng.

Ba mạch kiến thức DL, ICT và CS

Chương trình Tin học mới của Việt Nam cũng như các nước tiến tiến nói

chung đều bao gồm ba mạch kiến thức DL, ICT và CS.

– DL đề cập đến kĩ năng sử dụng các thiết bị số thông dụng để hoà nhập được

với cộng đồng, thích ứng được với thời đại một cách an toàn, có trách nhiệm.

DL còn bao gồm cả khía cạnh đạo đức, tôn trọng pháp luật, ứng xử có văn hoá

và ảnh hưởng của tin học đối với xã hội số.

– ICT đề cập đến việc máy tính và các thiết bị truyền thông làm việc như thế nào

và có thể ứng dụng các thiết bị đó như thế nào. ICT chú trọng việc lựa chọn,

đánh giá để sử dụng và áp dụng hệ thống máy tính; cài đặt phần cứng, phần

mềm, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức, giải quyết vấn đề thực tế một cách

sáng tạo và có hiệu quả.

– CS đề cập đến các nguyên lí và thực hành làm cơ sở để hiểu biết và mô hình

hoá tính toán, ứng dụng chúng trong việc phát triển máy tính và các hệ thống

máy tính. CS giúp nhận biết và phân tích các vấn đề theo cách tiếp cận tin học.

Mục tiêu cốt lõi của CS là hình thành và phát triển tư duy máy tính. Tư duy

máy tính sử dụng phương pháp trừu tượng hoá, cách phân rã một nhiệm vụ,

một thiết kế lớn và phức tạp thành những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để có thể

đưa ra các thuật toán giải quyết chúng. Tư duy máy tính bóc tách các mối quan

hệ để trích chọn các đặc trưng, biểu đạt ngắn gọn vấn đề hoặc mô hình hoá các

khía cạnh quan trọng của vấn đề, làm cho vấn đề đó dễ khai báo và có thể xử

lí được.

Như vậy, CS đề cập đến các yếu tố khoa học cơ bản, có tính độc lập với các

công nghệ cụ thể (có tuổi thọ ngắn) nên bền vững, ít thay đổi nhanh. ICT và DL

liên quan đến yếu tố công nghệ, sử dụng và áp dụng công nghệ kĩ thuật số, có tốc

độ phát triển, thay đổi nhanh. Do vậy, theo định kỳ ngắn hạn (2, 3 năm/lần, thậm

chí hàng năm) chương trình sẽ được cập nhật, phát triển nhất là mạch ICT và DL

nhằm đáp ứng tính thời sự, hiện đại. Đây là một định hướng đổi mới quan trọng,

hiện đại về phát triển chương trình theo cách tiếp cận của nhiều nước trên thế giới.

Trong chương trình, các chủ đề khác nhau có hàm lượng DL, ICT và CS

nhiều, ít khác nhau. Quá trình giải quyết bài toán cụ thể thường đòi hỏi học sinh

Page 8: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

8

phải vận dụng tích hợp kiến thức, kĩ năng của đồng thời ba mạch kiến thức DL,

ICT, CS và của các môn học khác.

Trong nhiều năm qua, nhìn chung chương trình Tin học các nước đều hướng

trọng tâm tới ICT và DL nhằm khai thác, sử dụng máy tính. Mạch kiến thức CS

thường được đưa vào các chương trình dưới dạng tích hợp, không tường minh,

chiếm tỉ trọng thấp. Những năm gần đây, với nhu cầu phát triển nhân lực cho cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong nhiều chương trình các nước tiên tiến

như Anh, Mỹ, Nga,..., mạch tri thức CS đã được điều chỉnh gia tăng đáng kể và

được cung cấp cho học sinh ngay từ các lớp đầu cấp tiểu học. Chương trình Tin

học Việt Nam chỉ đặt mục tiêu trước mắt là hướng tới chuẩn chương trình các

nước phát triển. Bên cạnh việc tiếp tục coi trọng các mạch kiến thức, kĩ năng ICT

và DL như chương trình hiện hành, điểm mới là mạch tri thức CS được chú trọng

hơn đối với tất cả học sinh trong giai đoạn giáo dục cơ bản, nhất là trong giai đoạn

giáo dục định hướng nghề nghiệp. Lưu ý là thứ tự trước sau các từ DL, ICT và

CS được viết trong văn bản chương trình không hàm ý về độ ưu tiên của các mạch

kiến thức tương ứng đó.

Mặt khác, ba mạch DL, ICT và CS có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ nhưng

cũng có sự khác biệt với nhau khá rõ ràng.

CS nhằm trả lời câu hỏi “Hệ thống máy tính hoạt động như thế nào?” nên tập

trung nghiên cứu nguyên lí cơ bản hoạt động của hệ thống máy tính. CS liên quan

đến tư duy máy tính, tư duy thuật toán, kĩ thuật lập trình,... nhằm tạo ra giải pháp

phát triển các hệ thống mới bằng cách viết phần mềm mới. CS giúp học sinh có

tiềm năng trở thành người sáng tạo, là tác giả các công cụ tính toán (cả phần cứng

và phần mềm) trong tương lai.

ICT và DL nhằm trả lời câu hỏi “Hệ thống máy tính được sử dụng như thế

nào?” nên tập trung vào việc lựa chọn và đánh giá sáng tạo các giải pháp sử dụng

và áp dụng tổ hợp các phần mềm, phần cứng hiện có sẵn để phát triển các hệ thống

và dịch vụ IT, phục vụ xã hội, cộng đồng và cá nhân. ICT và DL giúp học sinh sử

dụng và áp dụng hệ thống máy tính để trợ giúp học tập và giải quyết vấn đề thực

tế của cuộc sống.

Học sinh có thể chưa ý thức được sự phân biệt CS và ICT, điều quan trọng là

giáo viên phải nhận thức được các mục tiêu dạy học hai mạch kiến thức đó có sự

khác biệt một cách rõ ràng.

Ba mạch kiến thức DL, ICT và CS vừa có nội hàm phân biệt vừa có tính quan

hệ hòa quyện, tương hỗ. Vì vậy, GV trong quá trình tổ chức dạy học tránh phân

Page 9: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

9

chia rạch ròi, chủ đề hoạt động dạy học này là về CS, chủ đề, hoạt động dạy học

kia là về ICT và DL, dẫu với mỗi chủ đề có thể định hướng trọng tâm tới CS

hoặc ICT và DL. Đối với hoạt động dạy học thực hành sử dụng, áp dụng máy

tính, GV cần tránh khuynh hướng dạy học theo cách dạy nghề “ cầm tay chỉ việc”.

Văn hóa giáo dục tin học phổ thông đòi hỏi không chỉ quan tâm trèn luyện kĩ năng

sử dụng phần mềm, trang thiết bị kĩ thuật số mà còn phải rèn luyện cho HS khả

năng chủ động học và tự học thích ứng nhanh với những phần mềm mới, công cụ

mới tương tự.

– Cách tiếp cận mới về tư duy thuật toán và lập trình.

Trong chương trình hiện hành, nội dung lập trình nói riêng và thuật toán nói

chung chủ yếu được dạy tập trung ở lớp 8 và lớp 11 theo cách tiếp cận quá hàn

lâm, nặng về học ngôn ngữ lập trình Pascal, dẫn đến quá tải làm cho cả học sinh

và giáo viên khó tiếp thu, nhàm chán, không hiệu quả. Nội dung thuật toán và lập

trình trong chương trình mới theo cách tiếp cận mới, trải rộng trong cả 3 cấp học.

Ở tiểu học và trung học cơ sở, việc sử dụng ngôn ngữ lập trình trực quan làm cho

học sinh ngay từ nhỏ tuổi sớm tự làm ra được sản phẩm số, gây được hứng thú

học tập và động viên được học sinh khám phá cách điều khiển máy tính theo ý

tưởng của mình. Nội dung thuật toán, cấu trúc dữ liệu và lập trình,…là những nội

dung cơ bản của CS giúp hình thành và phát triển tư duy máy tính. Tư duy máy

tính sử dụng phương pháp trừu tượng hóa, cách phân rã một nhiệm vụ, một thiết

kế lớn và phức tạp thành những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để có thể đưa ra các

thuật toán giải quyết chúng. Tư duy máy tính bóc tách các mối quan hệ để trích

chọn các đặc trưng, biểu đạt ngắn gọn vấn đề hoặc mô hình hóa các khía cạnh

quan trọng của vấn đề, làm cho vấn đề đó dễ khai báo và có thể xử lí được. Tư

duy máy tính giúp học sinh bước đầu sáng tạo trong giải quyết vấn đề thực tế cụ

thể.

– Chú trọng thực hành, trải nghiệm sáng tạo và làm ra sản phẩm số

Khắc phục điểm yếu của chương trình hiện hành là thiếu sự kết hợp tốt giữa

học và vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề thực tế, trong chương trình

mới việc dạy học được khuyến khích thông qua các dự án, bài tập giải quyết vấn

đề cụ thể, thực tế.

Thực hiện cách tiếp cận theo năng lực đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy

học và đánh giá kết quả học tập. Dạy và học tin học nhằm phát triển phẩm chất

chủ yếu và năng lực chung, trong đó chú trọng năng lực tin học của học sinh; giúp

học sinh sáng tạo ra các sản phẩm số của cá nhân và của nhóm; chú trọng kết hợp

Page 10: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

10

giáo dục tích hợp kiến thức các môn học khác nhau; khuyến khích áp dụng công

nghệ kĩ thuật số để phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tế.

– Chú trọng giáo dục về đạo đức pháp luật và ảnh hưởng của Tin học trong thế

giới số.

Thế giới ngày nay bao gồm cả thế giới thực và thế giới số. Chương trình mới

quan tâm đúng mức đến nội dung về đạo đức, văn hóa, pháp luật và ảnh hưởng

của tin học lên xã hội, đảm bảo nguyên lí “vừa dạy chữ vừa dạy người”, đặc biệt

trong thời đại có sự kết nối cao của thế giới thực và thế giới ảo. Thông qua nội

dung và yêu cầu cần đạt ở các chủ đề, nhất là ở chủ đề “Đạo đức, pháp luật và

văn hóa trong môi trường số” kết hợp giáo dục các phẩm chất, năng lực cốt lõi,

ứng xử có văn hóa cả trong thế giới thực và đặc biệt trong thế giới ảo. Đây là chủ

đề mới chưa được coi trọng đúng mức trong chương trình hiện hành.

– Chú trọng định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp

Trong Chương trình đưa vào chủ đề mới “ Hướng nghiệp với tin học” xuyên

suốt từ lớp 8 đến lớp 12. Chú trọng định hướng các ngành nghề đa dạng và phong

phú trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt về các ngành nghề thuộc lĩnh vực tin

học. Chương trình ở trung học phổ thông được phân hóa theo hai định hướng: Tin

học ứng dụng (ICT) và Khoa học máy tính (CS) nhằm đáp ứng được nhu cầu thực

tế về nguồn nhân lực tin học của đất nước trong thời đại CMCN4.0 Thực tế phát

triển xã hội hiện đại tạo ra nhiều cơ hội cho tuổi trẻ khởi nghiệp, lập nghiệp rất

thành công trong lĩnh vực tin học. Tin học giúp họ tạo ra được nhiều dịch vụ giá

trị gia tăng góp phần phát triển kinh tế và xã hội hiện đại cho đất nước.

– Quan tâm giáo dục STEM, bình đẳng giới, tài chính, dân số và sức khỏe,..

Thông qua một số chủ đề học tập, đặc biệt thông qua hoạt động trải nghiệm,

sáng tạo sản phẩm hoàn thiện để cài đặt, tích hợp các yêu cầu nhằm ngoài mục

tiêu chính là góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung

và năng lực đặc thù môn học, còn góp phần giáo dục hướng nghiệp, giáo dục

STEM, giáo dục bình đẳng giới và giáo dục tài chính, giáo dục dân số, sức khỏe,

... Các nội dung này được quan tâm, chú ý hơn so với chương trình hiện hành là

một điểm mới góp phần giáo dục học sinh toàn diện hơn.

– Chú trọng phát triển Chương trình hướng tới Giáo dục 4.0

+ Phát triển năng lực trong thế giới số, chú trọng tư duy máy tính

+ Chú trọng dạy học tích hợp liên môn, tạo sản phẩm số

+ Có các chủ đề hiện đại: Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT),

Robots giáo dục, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn.

So với chương trình hiện hành chương trình mới có nhiều điểm mới không

chỉ là cập nhật thêm một số chủ đề mới mà quan trọng hơn là theo cách tiếp cận

Page 11: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

11

mới. Đối với những chủ đề mới chương trình chọn lọc nội dung tinh giản và mức

độ yêu cầu cần đạt vừa sức tiếp nhận của HS phổ thông nhằm đảm bảo tính khả

thi, tinh giản của chương trình. Tuy nhiên, đây là một thách thức đòi hỏi GV phải

chủ động tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tự tìm hiểu thêm qua

các tài liệu tham khảo khá phổ biến trên Internet, dễ dàng khai thác. Các buổi sinh

hoạt định kì thường xuyên của tổ chuyên môn Tin học cần đưa các điểm mới trong

chương trình ra trao đổi cùng thống nhất nhận thức đúng và triển khai thực hiện

thuận lợi cho tất cả GV.

Tính mở của chương trình

Chương trình môn Tin học được thiết kế theo hướng mở để đáp ứng đặc thù

của tin học và phù hợp với tính chất của một môn học bắt buộc có phân hoá. Tính

mềm dẻo này tạo cơ hội cho học sinh thoả mãn sở thích cá nhân, đáp ứng nguyện

vọng trong lựa chọn nghề nghiệp. Đồng thời mỗi địa phương căn cứ điều kiện

thực tế chủ động tổ chức, triển khai dạy tin học khả thi, có hiệu quả hơn, đáp ứng

tốt hơn nguyện vọng của đa số học sinh và phụ huynh. Tính mở của chương trình

tạo thuận lợi cho thực thi định hướng “ Một chương trình, nhiều bộ sách giáo

khoa”. Cụ thể:

– Về các chủ đề con bắt buộc và tuỳ chọn

Để thực hiện theo định hướng phân hoá, chương trình môn Tin học thiết kế có

tính mở:

+ Có các chủ đề và chủ đề con bắt buộc đối với tất cả học sinh trong toàn

quốc.

+ Có các chủ đề con tuỳ chọn. Các chủ đề con tùy chọn được lựa chọn để

đảm bảo: mức độ góp phần phát triển các thành phần năng lực như nhau;

số lượng chủ đề con, thời lượng dành cho mỗi chủ đề con tùy chọn như

nhau. Nhà trường có thể lựa chọn linh hoạt, không nhất thiết cố định lâu

dài, có thể thay đổi hằng năm.

– Tùy chọn phần cứng và phần mềm

+ Tùy chọn phần cứng máy tính và trang thiết bị phòng máy

• Về thiết bị phục vụ giáo viên dạy học: Chương trình chỉ đề xuất cần có

máy tính cá nhân, máy chiếu, màn hình chiếu, không yêu cầu chủng loại

cụ thể ví dụ là latop hay máy để bàn, hiệu máy hay hãng sản xuất.

• Thiết bị phục vụ học sinh thực hành: Chương trình chỉ đưa ra yêu cầu

số lượng tối thiểu máy tính cần có trong giờ thực hành và yêu cầu cấu

hình đáp ứng cài đặt được các hệ điều hành và phần mềm thông dụng.

Các máy tính phải được kết nối mạng LAN và Internet, có trang bị

Page 12: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

12

những thiết bị phục vụ thực hành như loa, tai nghe, micro, camera,

không yêu cầu cụ thể, chi tiết về chủng loại, hãng sản xuất,....

+ Tùy chọn phần mềm

• Về hệ điều hành, bộ công cụ văn phòng và các phần mềm khác: Chương

trình chỉ yêu cầu mức độ cần đạt mà không xác định bắt buộc phần mềm

cụ thể nào phải sử dụng; không phân biệt phần mềm mã nguồn mở hay

mã nguồn đóng. Khuyến khích các trường lựa chọn các phiên bản mới,

thông dụng và miễn phí.

• Các phần mềm học tập, vui chơi giải trí: Trong chương trình có các nội

dung sử dụng các loại phần mềm học tập, phần mềm trò chơi, giải trí

với các yêu cầu cần đạt tương ứng. Khuyến khích giáo viên chủ động

khai thác, lựa chọn nguồn tài nguyên ở các kho học liệu số (chủ yếu trên

Intenet) rất phong phú, đa dạng và phần lớn là miễn phí để biên soạn

giáo án và sách giáo khoa. Trên thị trường, các loại phần mềm khác nhau

và các phiên bản mới liên tục ra đời. Do vậy, cần định kì thu thập, cập

nhật các phần mềm mới, phiên bản mới.

+ Về ngôn ngữ lập trình.

Chương trình chỉ đưa ra các định hướng chung về tiêu chí lựa chọn chứ không

xác định ngôn ngữ lập trình cụ thể cần sử dụng. Việc chọn ngôn ngữ lập trình cụ

thể thích hợp trong dạy học cũng rất quan trọng và nên dựa trên một số yếu tố sau

đây:

• Bộ công cụ ngôn ngữ lập trình phải thông dụng trong và ngoài nước, có

sẵn tài nguyên để dễ dàng khai thác sử dụng, có giải pháp khả thi về bản

quyền, có xu hướng ngày càng phát triển.

• Ngôn ngữ lập trình đã chọn được cộng đồng giáo viên ưa thích, dễ dàng

cài đặt trên máy (ở nhà và ở trường) giúp học sinh tự học thuận lợi và

trao đổi rộng lớn trong cộng đồng.

• Ngôn ngữ lập trình được chọn phải phù hợp lứa tuổi. Chẳng hạn ở tiểu

học, trung học cơ sở nên chọn các ngôn ngữ lập trình trực quan như

Scratch, Logo,...; ở trung học phổ thông nên chọn các ngôn ngữ lập trình

vạn năng như C#, Python, Java.

– Tùy chọn để điều chỉnh tên gọi các chủ đề con, trật tự sắp xếp và phân bố thời

lượng

Chương trình đưa ra tên gọi, thứ tự sắp xếp các chủ đề con và phân bổ thời

lượng (tính theo tỉ lệ %) cho các chủ đề xuyên suốt được xem như là một phương

án đề xuất có tính tham khảo. Đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu cần đạt, thời lượng

cố định dành cho mỗi lớp mới là những yếu yếu tố bắt buộc thống nhất. Trên cơ

sở đó, căn cứ vào cách tiếp cận biên soạn, mô hình, cấu trúc bộ sách giáo khoa,

Page 13: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

13

kế hoạch và cách thức vận dụng chương trình nhà trường chủ động tổ chức triển

khai dạy học ở cơ sở giáo viên có thể chủ động thay đổi, điều chỉnh, bố trí lại từ

tên gọi, sắp xếp trật tự đến phân bổ thời lường cho mỗi chủ đề con sao cho phù

hợp và hiệu quả.

– Tùy chọn các định hướngTin học ứng dụng, Khoa học máy tính

Ở mỗi lớp trung học phổ thông, chương trình môn Tin học cũng như chuyên

đề học tập đều đưa ra hai định hướng phân hóa tùy chọn là Tin học ứng dụng và

Khoa học máy tính.Tùy theo nguyện vọng của số đông học sinh, phụ huynh, điều

kiện tổ chức dạy học, nhà trường có thể chọn chương trình định hướng Tin học

ứng dụng cho một số lớp và chọn chương trình theo định hướng Khoa học máy

tính cho một số lớp khác. Tỉ lệ chọn là không quy định bắt buộc và có thể thay

đổi hàng năm tùy theo xu thế phát triển nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội và

nguyện vọng của số đông học sinh.

– Tùy chọn các chủ đề cụ thể của dự án học tập, sản phẩm số

Một điểm mới trong chương trình là khuyến khích dạy học theo dự án học tập

và yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm hoàn thiện, vận dụng kiến thức liên môn

trong dạy học giải quyết vấn đề thực tế.

Chương trình chỉ đưa ra các yêu cầu cần đạt và một số gợi ý có tính định

hường. Việc đưa ra các chủ đề cụ thể, các nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm hoặc

mỗi cá nhân học sinh thực hiện là tùy chọn của tác giả viết sách giáo khoa, của

giáo viên . Khuyến khích học sinh, nhóm học sinh tự đề xuất theo sở thích, sở

trường với sự trợ giúp, hướng dẫn và phê duyệt của giáo viên. Cách thức, kế hoạch

thực hiện, hình thức kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả sản phẩm là hoàn toàn

do giáo viên đề xuất với sự thống nhất của và tổ chuyên môn.

Sự phân hóa trong chương trình ở cấp trung học phổ thông

Tích hợp ở giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở)

và phân hóa ở giai đoạn giáo dục hướng nghiệp là định hướng lớn của CTTT, thực

hiện theo quyết sách của Đảng, Nhà nước được xác định trong Nghị quyết 29 năm

2013 của TW Đảng khóa 11 và Nghị quyết 88 của Quốc hội khóa 13 năm 2014.

Môn Tin học có sứ mạng hình thành, phát triển ở mọi học sinh năng lực tin

học, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để học tập, làm việc và

nâng cao chất lượng cuộc sống, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc. Mặt khác, CMCN4.0 có nhu cầu nguồn nhân lực chuyên sâu trong một phổ

rộng ngành nghề thuộc lĩnh vực tin học. Do vậy, ở giai đoạn giáo dục hướng

nghiệp, môn Tin học có nhiệm vụ chuẩn bị cho một bộ phận không nhỏ học sinh

có khả năng đáp ứng nhu cầu này học tiếp hoặc ra đời khởi nghiệp, lập nghiệp

trong lĩnh vực tin học.

Page 14: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

14

Trên cơ sở đó, chương trình môn Tin học ở cấp trung học phổ thông được tổ

chức theo các chủ đề, mỗi chủ đề có những chủ đề con, có những chủ đề con bắt

buộc chung và có những chủ đề con tuỳ chọn theo hai định hướng là Tin học ứng

dụng và Khoa học máy tính.

Định hướng Tin học ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng máy tính như

công cụ không thể thiếu trong học tập, làm việc và cung cấp dịch vụ của hầu hết

tất cả các ngành nghề trong hầu hết các lĩnh vực, từ Khoa học tự nhiên, Công

nghệ, Xã hội nhân văn, Kinh tế, Tài chính-Ngân hàng, Khoa học Quân sự, An

ninh, Y, Dược, Nông nghiệp, Thủy sản,.. đến các ngành Dịch vụ, Du lích, Văn

hóa, Nghệ thuật,...

Định hướng Khoa học máy tính đáp ứng mục đích bước đầu tìm hiểu nguyên

lí hoạt động của hệ thống máy tính, phát triển tư duy máy tính, khả năng tìm tòi

khám phá các hệ thống tin học, phát triển ứng dụng trên hệ thống máy tính, nhằm

chuẩn bị bước vào bậc học tiếp theo hoặc ra đời khởi nghiệp và lập nghiệp trong

lĩnh vực tin học.

Như vậy, ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh đã chọn môn Tin học sẽ

cần quyết định học theo định hướng Tin học ứng dụng hay học theo định hướng

Khoa học máy tính. Ngoài một số chủ đề con chung cho cả hai định hướng Tin

học ứng dụng và Khoa học máy tính, có một số chủ con đề dành riêng cho mỗi

đinh hướng, nhưng tổng số thời lượng cho mỗi định hướng đều như nhau.

Trong thực tế triển khai dạy học, có thể hình dung ở mỗi lớp có hai chương

trình tuỳ chọn một để thực hiện. Mỗi một trong hai chương trình này đều bao gồm

phần các chủ đề con bắt buộc chung như nhau, khác nhau ở phần các chủ đề con

tuỳ chọn theo một trong hai định hướng phân hoá nêu trên. Việc lựa chọn chương

trình nào trong hai chương trình đó để thực hiện do cơ sở giáo dục địa phương tùy

thuộc nguyện vọng của học sinh, phụ huynh, xu thế nhu cầu nhân lực của xã hội

với sự tham mưu của giáo viên tin học để xác định.Việc lựa chọn này cũng mềm

dẻo, không nhất thiết tất cả các lớp đầu khối (lớp 10) đều phải chọn cùng một

chương trình như nhau. Có một số lớp, học sinh học theo chương trình định hướng

Tin học ứng dụng và một vài lớp khác học sinh học theo chương trình định hướng

Khoa học máy tính. Khuyến khích học sinh nhất quán với định hướng đã lựa chọn

trong cả ba lớp 10, 11, 12. Nếu muốn thay đổi lựa chọn của mình, học sinh có thể

tự học bổ sung theo hướng dẫn của giáo viên.

Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, học sinh có thể chọn học

một số chuyên đề học tập tùy theo sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp.

Cụm chuyên đề học tập môn Tin học ở mỗi lớp 10,11 và 12 đều có 2 chuyên đề

học tập tùy chọn là Chuyên đề học tập theo định hướng Tin học ứng dụng và

Chuyên đề học tập theo định hướng Khoa học máy tính. Thời lượng dành cho mỗi

cụm chuyên đề học tập theo mỗi định hướng đều như nhau là 35 tiết / lớp và đều

bao gồm 3 chuyên đề , trong đó thời lương cho 2 chuyên đề , mỗi chuyên đề là

10 tiết, chuyên đề còn lại là 15 tiết.

Page 15: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

15

Cụm chuyên đề học tập định hướng Tin học ứng dụng nhằm tăng cường thực

hành ứng dụng Tin học, giúp học sinh thành thạo hơn trong sử dụng các phần

mềm thiết yếu để làm ra sản phẩm số thiết thực cho học tập và cuộc sống. Cụm

chuyên đề học tập định hướng Khoa học máy tính nhằm tăng cường kiến thức về

thiết kế thuật toán và ứng dụng một số mô hình tổ chức dữ liệu, đồng thời đem

đến cơ hội thực hành với robot giáo dục cho học sinh.

Lưu ý, không nhất thiết học sinh phải chọn học môn Tin học mới được chọn

cụm chuyên đề học tập của Tin học. Để tăng cường kĩ năng và thực hành ứng

dụng tin học giải quyết các vấn đề thực tiễn, khuyến khích tất cả học sinh không

lựa chọn ngành nghề trong lĩnh vực tin học nên chọn cụm chuyên đề định hướng

Tin học ứng dụng. Nội dung chủ yếu của cụm chuyên đề Tin học ứng dụng gồm:

Thực hành với phần mềm Tin học văn phòng (soạn thảo văn bản, trình chiếu, bảng

tính); Thực hành với một số phần mềm đồ họa; Thực hành với phần mềm quản lí

dự án; Thực hành cài đặt và tháo gỡ các phần mềm thông dụng; Phân tích dữ liệu

với sử dụng phần mềm bảng tính. Chọn học các chuyên đề Khoa học máy tính sẽ

thuận lợi hơn cho những học sinh đã chọn học nội dung cốt lõi (70 tiết) của môn

Tin học theo cùng định hướng này. Nội dung chủ yếu của cụm chuyên đề Khoa

học máy tính gồm: thực hành điều khiển robot; giới thiệu ứng dụng của một số

cấu trúc dữ liệu trong việc chuyển giao thuật toán cho máy tính; thực hành với

một vài kĩ thuật thiết kế thuật toán và ứng dụng.

Theo mục tiêu đặt ra của mỗi định hướng, qua nội dung chủ đề và yêu cầu

cần đạt tương ứng, có thể thấy mỗi định hướng phù hợp cho lựa chọn của mỗi

nhóm đối tượng học sinh. Định hướng Tin học ứng dụng đáp ứng số đông học

sinh có sở thích cá nhân hoặc có dự kiến theo những ngành nghề khác nhau, kể cả

thuộc hay không thuộc lĩnh vực tin học (vào đại học, học nghề hay ra đời lập

nghiệp), sử dụng máy tính như công cụ nâng cao chất lượng và hiệu suất làm việc.

Trong khi đó, định hướng Khoa học máy tính sẽ chuẩn bị tốt đầu vào cho nhiều

(trên 200) khoa CNTT và các trường Cao đẳng, Đại học chuyên ngành CNTT,

góp phần tháo gỡ dần khó khăn thiếu hụt nhân lực CNTT-TT của đất nước và cho

các đối tượng có nguyện vọng lập nghiệp trong lĩnh vực tin học. Ngành nghề,

nghề nghiệp thuộc lĩnh vực tin học rất đa dạng, phong phú và yêu cầu năng lực

tin học ở những mức độ chuyên sâu khác nhau. Do vậy, chương trình đưa ra các

nội dung tinh giản, cốt yếu và yêu cầu cần đạt ở mức học vấn phổ thông, phù hợp

với khả năng tiếp thu của số đông học sinh theo độ tuổi. Cần tránh quan niệm sai

lầm rằng định hướng Khoa học máy tính là dành riêng cho học sinh các lớp chuyên

tin học. Học sinh các lớp chuyên tin học ngoài chương trình này còn được học bổ

sung một số chuyên đề bồi dưỡng tài năng.

Sự phân hóa của môn Tin học ở giai đoạn hướng nghiệp cũng làm tăng sự

mềm dẻo và tính mở của chương trình, nhờ đó tăng tính khả thi khi thực hiện

Page 16: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

16

chương trình.Trước mắt, khi bắt đầu triển khai chương trình mới, tùy nguyện vọng

của số đông HS và điều kiện ở từng địa phương, nhà trường có thể quyết định lựa

chọn một tỉ lệ hợp lí số lớp theo mỗi định hướng (Tin học ứng dụng hay Khoa học

máy tính). Mỗi năm học, tỉ lệ lựa chọn ở lớp 10 của một trường có thể thay đôi.

Trong quá trình chuẩn bị đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn cần định hướng

để GV đảm nhận được cả hai định hướng phân hóa của Tin học.

Chương trình ở cấp trung học phổ thông có 2 định hướng phân hóa theo CS

và ICT nhằm đảm bảo nguyện vọng và sở trường học Tin học cho các đối tượng

HS khác nhau. Điều này ít nhiều gây khó khăn phức tạp cho triển khai dạy học ở

địa phương, đòi hỏi GV Tin học phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn do

có thể phải đảm nhiệm dạy học nhiều hơn theo cả 2 định hướng phân hóa. Tuy

nhiên do nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tất cả các ngành nghề đều có ứng

dụng tin học và các ngành nghề lĩnh vực CNTT_TT mà GV cần vượt qua khó

khăn đảm bảo quyền lợi chính đáng của học sinh được có cơ hội lựa chọn ngành

nghề phù hợp nguyện vọng và sở trường của đa số HS ở địa phương. Đồng thời

qua đó địa phương góp phần thiết thực cho nguồn đào tạo nhân lực của đất nước

trong thời đại CMCN4.0.

Tính mở của chương trình môn Tin học thực sự là một đột phá đổi mới. Trên

cơ sở định hướng thống nhất, đảm bảo tính ổn định và phát triển, chương trình tạo

cơ hội để kết nối hiệu quả giữa chính quyền, nhà trường với gia đình, cộng đồng

xã hội. Chương trình mới có 2 định hướng ưu việt nổi bật là tính mới và tính mở.

Tính mở của chương trình đảm bảo điều kiện để GV và cơ sở giáo dục tin học ở

địa phương được chủ động, đồng thời thực hiện được quyết sách “Một chương

trình, nhiều bộ SGK”. Các bộ SGK khác nhau có thể có lựa chọn khác nhau trong:

Các chủ đề con tùy chọn; phần mềm học tập và ngôn ngữ lập trình; tên gọi và trật

tự sắp xếp các chủ đề con; chủ đề cụ thể của các dự án học tập, các sản phẩm số

của học sinh. Lựa chọn bộ sách giáo khoa thích hợp sẽ là một thách thức không

nhỏ đối với nhà trường và với GV Tin học. Lựa chọn này đòi hỏi tập thể GV Tin

học cần tìm hiểu kĩ lưỡng, trao đổi thấu đáo, thống nhất trong tổ chuyên môn để

tư vấn xác đáng cho nhà trường, cơ sở giáo dục địa phương và cho HS trong lựa

chọn SGK phù hợp nhất. SGK hiện hành có tính pháp lí, SGK mới chỉ là một kênh

thông tin, nguồn học liệu tham khảo cho GV và HS, chỉ có chương trình mới có

tính pháp lí. Khuyến khích GV căn cứ vào tính mở của chương trình xây dựng bài

giảng riêng không phụ thuộc vào 1 bộ SGK cụ thể nào với điều kiện là đáp ứng

được các yêu cầu cần đạt được mô tả trong chương trình.

Page 17: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

17

2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình môn học

a) So sánh các nội dung tương ứng

Nói một cách ngắn gọn, chương trình hiện hành có vai trò cốt lõi trong giáo

dục tin học cho học sinh phổ thông ở thời kì CMCN 3.0 còn chương trình mới

đáp ứng nhu cầu giáo dục tin học cho học sinh ở thời kì CMCN 4.0. Đó là khác

biệt căn bản.

Bảng dưới thể hiện một số khác biệt chính của chương mới so với chương

trình hiện hành.

Chương trình hiện hành Chương trình mới

+ Tự chọn ở Tiểu học và THCS.

Bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 9, 70

tiết/lớp

+ Ở THPT là môn bắt buộc, 70 tiết

ở lớp 10 và 52.5 tiết ở các lớp

11, 12/

+ Không phân hóa

+ Bắt buộc ở Tiểu học và THCS

+ Bắt đầu từ lớp 3 đến lớp 9, 35 tiết/lớp

+ Ở THPT là môn tùy chọn bắt buộc, 70

tiết/lớp, mỗi lớp có chuyên đề học tập

tùy chọn 35 tiết.

+ Phân hóa theo2 định hướng Tin học

ứng dụng và Khoa học máy tính.

+ Được xây dựng theo cách tiếp

cận nội dung, nặng tính hàn lâm,

ít gắn kết với chương trình giáo

dục phổ thông tổng thể.

+ Năng lực tin học chưa được xác

định tường minh.

+ Có lưu ý nhưng trên thực tế thể

hiện tính đóng của chương trình

thực tế vận dụng theo khuôn mẫu

cứng nhắc, lạc hậu với thay đổi

công nghệ.

+ Được xây dựng theo cách tiếp cận phát

triển năng lực, nội dung được chọn lọc

nhằm đáp ứng các yêu cầu cần đạt, góp

phần phát triển 5 phẩm chất chính, 3

năng lực chung trong CT GDPT TT

+ Năng lực tin học với 5 nhóm thành

phần được xác định rõ ràng.

+ Đề cao tính mở của chương trình,

quyền lựa chọn chủ đề, phần cứng,

phần mềm, phân phối thời lượng tổ

chức triển khai dạy học.

+ Nội dung phù hợp với đào tạo

nhân lực cho CMCN 3.0

+ Các mạch kiến thức rời rạc, chưa

có tính logic, hệ thống, trùng lặp

giữa các cấp học

+ Các mạch về CS, ICT và DL

chưa thể hiện mối quan hệ biện

chứng chặt chẽ.

+ Nội dung phù hợp hướng tới CMCN4.0

+ Xác định tường minh 3 mạch tri thức

CS, ICT và DL .Chú trọng hơn mạch

tri thức về Khoa học máy tính.

+ Có tính thống nhất xuyên suốt từ lớp 3

đến lớp 12

Page 18: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

18

+ Các nội dung thiết kế rời rạc,

thiếu tính hệ thống, khoa học.

+ Nội dung mạch kiến thức Khoa

học máy tính đề cập chưa tường

minh, ở mức thấp.

+ Thuật toán lập trình mang tính lí

thuyết, hàn lâm, nặng về ngôn

ngữ lập trình PASCAL tập trung

ở lớp 8,11, quá tải, nhàm chán,

khó dạy, khó học.

+ Thể hiện mối quan hệ logic chặt chẽ

giữa 5 thành tố năng lực tin học, 3

mạch kiến thức và 7 chủ đề

+ Nội dung thuật toán và lập trình xuyên

suốt cả 3 cấp học theo cách tiếp cận

mới, phát triển tư duy khoa học máy

tính (computer thinking). Ngôn ngữ lập

trình tùy chọn, các lớp nhỏ tuổi học lập

trình trực quan gây hứng thú.

+ Hầu như chưa đề cập đến các

khía cạnh về đạo dức, pháp luật

và ứng xử văn hóa trong môi

trường số.

+ Có nhiều phần mềm ứng dụng

định hướng phục vụ các môn học

khác chỉ phù hợp với thời kì

CMCN3.0, đã lạc hậu.

+ Bổ sung mới thêm 2 chủ đề lớn xuyên

suốt qua nhiều lớp (i) Đạo đức Pháp

luật , ứng xử văn hóa trong môi trường

số (ii) Hướng nghiệp với tin học

+ Bổ sung một số chủ đề, Phần mềm hiện

đại, có tính ứng dụng cao, thiết thực.

+ Cài đặt lồng ghép vào các nội dung dạy

học mới về Giáo dục STEM, Bình đẳng

giới, Tài chính,..đáp ứng yêu cầu của

chương trình GDPT TT.

+ Có coi trọng thực hành, rèn luyện

kĩ năng sử dụng, chưa thể hiện sự

vận dụng để làm ra sản phẩm số

hoàn thiện.

+ Hầu như chưa áp dụng nhiều dạy

học theo dự án, làm việc theo

nhóm.

+ Yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số

gắn với giải quyết các vấn đề thực tế,

có vận dụng kiến thức liên môn.

+ Áp dụng phương pháp dạy học theo dự

án, làm việc nhóm, hợp tác, giao lưu

trao đổi với bạn bè.

+ Khuyến khích học sinh tự học, tự khai

thác tài liệu học tập theo hướng dẫn của

giáo viên, người lớn.

+ Chưa thể hiện tốt là một môn học

thành phần thuộc hệ thống của

chương trình GDPT TT.

+ Gắn kết với CTGDPT,góp phần hình

thành và phát triển 5 phẩm chất chủ yếu

và 3 năng lực chung.

-

b) Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành

– Kế thừa về mục tiêu giáo dục

Mặc dù không phát biểu tường minh, nhưng nội dung chương trình môn Tin

học hiện hành cũng đã bao gồm cả ba mạch kiến thức (ICT, DL và CS), trong đó

Page 19: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

19

chú trọng ICT và DL. Chương trình mới tiếp tục kế thừa mục tiêu truyền thụ 3

mạch kiến thức đó nhưng chú trọng hơn mạch kiến thức CS đối với tất cả học sinh

trong giai đoạn giáo dục cơ bản.

– Kế thừa một số nội dung

Những chủ đề nội dung sau đây trong chương trình hiện hành đã được

chương trình mới kế thừa và phát triển theo cách tiếp cận hướng năng lực và cập

nhật các nội dung hiện đại có tính thời sự:

+ Các thành phần cơ bản của máy tính.

+ Những khái niệm cơ bản về thông tin và xử lí thông tin, về hệ điều hành.

+ Khái niệm và một số thuật toán cơ bản.

+ Kĩ thuật lập trình, các khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu và hệ Quản trị cơ

sở dữ liệu.

+ Soạn thảo văn bản, tạo bảng tính và bài trình chiếu

+ Các phần mềm ứng dụng như phần mềm Sơ đồ tư duy, thư điện tử, tìm

kiếm thông tin, thiết kế đồ họa,...

+ Các phần mềm học tập.

+ Phần mềm mô phỏng.

– Kế thừa về phương châm kết hợp học lí thuyết với rèn luyện kĩ năng, coi trọng

đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.Tuy trong

thực tế triển khai còn hạn chế nhưng một số định hướng sau của chương trình

hiện hành được chương trình mới kế thừa và phát triển:

+ Thiết kế chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp.

+ Bố trí thời lượng thực hành tương đối nhiều để học sinh vận dụng kiến

thức lí thuyết vào thực hành và giải quyết các vấn đề thực tế.

+ Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục và phương pháp kiểm tra đánh

giá kết quả giáo dục.

2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài trong chương trình môn học

Chương trình hiện hành được xây dựng trong bối cảnh: Lần đầu tiên chương

trình môn Tin học được đưa vào trường phổ thông; việc tham khảo chương trình

Tin học ở nước ngoài rất hạn chế, nghèo nàn; chủ yếu dựa vào kiến thức và kinh

nghiệm của chuyên gia tin học.

Trong những năm gần đây nhiều nước tiên tiến đã đầu tư nghiên cứu một

cách khoa học và hệ thống nhằm đổi mới căn bản chương trình tin học ở trường

phổ thông để đáp ứng xu thế mới của CMCN4.0. Nguồn tài liệu về các chương

trình mới của các nước được cập nhật rất phong phú, đa dạng và hệ thống dễ dàng

tiếp cận.

Page 20: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

20

Chương trình mới đã khai thác, chọn lọc để áp dụng chương trình môn Tin

học các nước tiên tiến (Anh, Mỹ, Úc,…) vào điều kiện của Việt Nam. Các chủ đề

nội dung và yêu cầu cần đạt, các chủ đề của chuyên đề học tập trong chương trình

mới nhằm đạt tới mục đích là giúp học sinh Việt Nam có đủ năng lực tin học để

có thể hòa nhập được với học sinh các nước trong khu vực và hướng tới đạt mức

chuẩn trong chương trình môn Tin học phổ thông của các nước tiên tiến.

a) Khai thác cơ sở khoa học và cách tiếp cận xây dựng chương trình

– Khai thác kết quả nghiên cứu phát triển chương trình tin học các nước: Tiếp

thu,vận dụng cách tiếp cận hiện đại, phát triển năng lực, gắn kết lí thuyết với

thực hành, phát triển tư duy máy tính, thích ứng với cuộc sống phù hợp với

CMCN4.0

– Khai thác định hướng, cách tiếp cận trong xây dựng chương trình một cách có

cấu trúc, hệ thống, logic chặt chẽ, có sự phân tích khoa học bài bản, chọn lọc

những vấn đề cần hướng dẫn cho giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá, cách vận

dụng chương trình để triển khai dạy học,...

b) Khai thác chọn lọc chuẩn kiến thức, kĩ năng và các chủ đề nội dung cốt lõi

– Khai thác có chọn lọc cho phù hợp với điều kiện Việt Nam một số nội dung

mới, nhất là về mạch kiến thức khoa học máy tính, cách tiếp cận mới về dạy

học đặc biệt là về dạy học thuật toán, lập trình.

– Khai thác chủ đề về giáo dục đạo đức, pháp luật, ứng xử có văn hóa trong môi

trường số để đưa vào chương trình mới thông qua chủ đề “Đạo đức, pháp luật

và văn hoá trong môi trường số” và lồng ghép trong một số chủ đề khác.

– Khai thác vận dụng các chuẩn chương trình như về yêu cầu học sinh tự làm ra

sản phẩm số, thực hiện dự án học tập, vận dụng kiến thức liên môn, yêu cầu về

làm việc theo nhóm, hợp tác, giao lưu.

– Xây dựng các yêu cầu cần đạt phát triển đồng tâm phù hợp với tâm sinh lí lứa

tuổi của học sinh.

– Khai thác cách xây dựng thuật ngữ sử dụng trong chương trình.

c) Khai thác kinh nghiệm triển khai chương trình

– Vận dụng tính mở của chương trình: Tự chọn chủ đề, ngôn ngữ lập trình, phần

mềm học tập, giáo dục STEM, Bình đẳng giới, Tài chính, Dân số và Sức khỏe,

các chủ đề dự án học tập, sản phẩm số.

– Khai thác một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập và

vận dụng vào định hướng phát triển năng lực.

Nhờ sự khai thác đầy đủ, cụ thể có tính đến điều kiện khả thi ở Việt Nam nêu

trên mà chương trình tin học mới có cách tiếp cận hiện đại, nội dung cập nhật đáp

ứng yêu cầu “đào tạo công dân toàn cầu” cho học sinh phổ thông nước ta trong

Page 21: V. NỘI DUNG GIÁO DỤC - 2learner.hcmup.edu.vn · 1 V. NỘI DUNG GIÁO DỤC 1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình môn học a) Cách tiếp

21

thời kì CMCN4.0 đạt mục tiêu là hướng tới chuẩn chương trình tin học của các

nước tiên tiến.

GV có thể khai thác các học liệu, bài soạn giáo án, cách tổ chức các hoạt động

dạy và học, tổ chức cho học sinh làm dự án, tạo sản phẩm số, hình thức đánh giá

kết quả giáo dục,.. được đăng tải và cập nhật thường xuyên trên các trang Web

chuyên dụng cho GV ( xem tài liệu tham khảo).