6
UPR và Lut chng phân biệt đối xLê Quang Bình Vin nghiên cu xã hi kinh tế và môi trường (iSEE) Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyn (UPR) ln th2 ti Geneva, chính phVit Nam chính thc chp nhn 182 khuyến nghtrong tng s227 khuyến nghcủa các nước trên thế gii. Đặc bit, Vit Nam chp nhn mt khuyến nghliên quan đến vic “thông qua một lut chng li phân biệt đối xđảm bảo bình đẳng cho tt ccông dân, bt kxu hướng tính dc và bn dng giới” [kiến ngh143.88 ca Chile]. Đây chính là cơ sở để Vit Nam xây dng mt blut vbình đẳng, chng mi hình thc phân biệt đối xda trên giới tính, xu hướng tính dc và bn dng gii, sc tc, tôn giáo, tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng min. 1. Tình trng kthvà phân biệt đối xVit Nam Cho dù kz thvà phân biệt đối xtương đối phbiến Việt Nam nhưng chưa phải là chđề được nghiên cu thấu đáo.Theo Viện nghiên cu xã hi kinh tế và môi trường (iSEE), phân biệt đối xđối vi người đồng tính, song tính và chuyn gii (LGBT) rt nghiêm trng.Nhiều người chuyn gii btchi tuyn dng vì thhin gii ca hkhác vi gii tính ghi trong chứng minh thư. Có 13% người chuyn gii bđuổi vic khi hbphát hiện ra là người chuyn gii.Các nghiên cu khác của iSEE cũng chỉ ra phân biệt đối xrt phbiến trong nhà trường dẫn đến bhc, hoặc trong cơ sở y tế dẫn đến vic không dám tiếp cn dch vsc khe tình dc.Những định kiến và kz thdẫn đến tltrm cm, tttrong cộng đồng LGBT rt cao. Ví dmt nghiên cu ca iSEE chra tltt(không thành) trong cng đồng đồng tính nlà 17%, cao gp 30 ln so vi tlchung ca dân s. Vấn đề kz thvà phân biệt đối xvới người có HIV cũng phbiến.Nhiu vvic người có HIV bđuổi vic khi bphát hin đã được báo chí đăng tải.Hơn thế, con cái ca hcũng bị kz thvà phân biệt đối xtrong hc tp và cuc sng. Ví dụ, cháu Lê Đức Mnh Thanh Hóa con ca chNguyn ThLThy i là người có HIV. Tuy cháu Mạnh âm tính nhưng nhà trường yêu cu cháu phải đi xét nghiệm HIV my ln vi schng kiến ca giáo viên, có dấu đỏ ca bnh vin xác nhn mi cho cháu nhp hc.Tuy nhiên, khi cháu nhp hc thì gp phi sphản đối ca phhuynh hc sinh khác. Hkhông cho con đi học làm sĩ số ca lp t49 xung còn 14 khiến nhà trường “bắt buộc” cho Mạnh nghhc. Mt trong nhng phân biệt đối xcông khai gây bức xúc dư luận đó là không tuyển người Thanh Hóa, NghAn hoặc Hà Tĩnh. Nhiều qung cáo, trơi tuyển dng hc viên như ở trường ASEAN ghi rõ ràng “Không ly: Thanh Hóa, NghAn, Hà Tĩnh” ii . Gần đây, vấn đề trnên căng thẳng khi nhiu công ty Bình Dương tuyên bkhông tuyển công nhân người Thanh Hóa và NghAn. Tuy nhiên, không có “người Thanh Hóa, NghAn, Hà Tĩnh” nào đứng ra khi kin các công ty này dù hphân biệt đối xmt cách công khai, có hthống như vậy iii . Các cơ quan chức năng cũng không nhìn ra sự nghiêm trng ca sphân biệt đối x, mà mi tp trung vào việc “nâng cao hiểu biết và văn hóa tuyển dụng cho các công ty”. Như vậy, kz thvà phân biệt đối xkhá phbiến và công khai Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có trường hợp nào người dân khi kin thành công với người/cơ quan có hành vi phân biệt đối xử. Các cơ quan nhà nước dường như cũng chưa nhận thức đầy đủ vtính nghiêm trng ca vấn đề, và người dân cũng

UPR và Luật chống phân biệt đối xthuviennhanquyen.vn/Content/Home/References/upr-2014/upr-va-luat-chong... · đồng đồng tính nữ là 17%, cao gấp 30 lần so

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

UPR và Luật chống phân biệt đối xử

Lê Quang Bình

Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE)

Ngày 20 tháng 6 năm 2014, trong phiên kiểm định nhân quyền (UPR) lần thứ 2 tại Geneva, chính phủ

Việt Nam chính thức chấp nhận 182 khuyến nghị trong tổng số 227 khuyến nghị của các nước trên thế

giới. Đặc biệt, Việt Nam chấp nhận một khuyến nghị liên quan đến việc “thông qua một luật chống lại

phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới”

[kiến nghị 143.88 của Chile]. Đây chính là cơ sở để Việt Nam xây dựng một bộ luật về bình đẳng, chống

mọi hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính, xu hướng tính dục và bản dạng giới, sắc tộc, tôn giáo,

tuổi tác, điều kiện cơ thể, và vùng miền.

1. Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ở Việt Nam

Cho dù kz thị và phân biệt đối xử tương đối phổ biến ở Việt Nam nhưng chưa phải là chủ đề được

nghiên cứu thấu đáo.Theo Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE), phân biệt đối xử đối với

người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT) rất nghiêm trọng.Nhiều người chuyển giới bị từ chối

tuyển dụng vì thể hiện giới của họ khác với giới tính ghi trong chứng minh thư. Có 13% người chuyển

giới bị đuổi việc khi họ bị phát hiện ra là người chuyển giới.Các nghiên cứu khác của iSEE cũng chỉ ra

phân biệt đối xử rất phổ biến trong nhà trường dẫn đến bỏ học, hoặc trong cơ sở y tế dẫn đến việc

không dám tiếp cận dịch vụ sức khỏe tình dục.Những định kiến và kz thị dẫn đến tỉ lệ trầm cảm, tự tử

trong cộng đồng LGBT rất cao. Ví dụ một nghiên cứu của iSEE chỉ ra tỉ lệ tự tử (không thành) trong cộng

đồng đồng tính nữ là 17%, cao gấp 30 lần so với tỉ lệ chung của dân số.

Vấn đề kz thị và phân biệt đối xử với người có HIV cũng phổ biến.Nhiều vụ việc người có HIV bị đuổi việc

khi bị phát hiện đã được báo chí đăng tải.Hơn thế, con cái của họ cũng bị kz thị và phân biệt đối xử trong

học tập và cuộc sống. Ví dụ, cháu Lê Đức Mạnh ở Thanh Hóa con của chị Nguyễn Thị Lệ Thủyi là người có

HIV. Tuy cháu Mạnh âm tính nhưng nhà trường yêu cầu cháu phải đi xét nghiệm HIV mấy lần với sự

chứng kiến của giáo viên, có dấu đỏ của bệnh viện xác nhận mới cho cháu nhập học.Tuy nhiên, khi cháu

nhập học thì gặp phải sự phản đối của phụ huynh học sinh khác. Họ không cho con đi học làm sĩ số của

lớp từ 49 xuống còn 14 khiến nhà trường “bắt buộc” cho Mạnh nghỉ học.

Một trong những phân biệt đối xử công khai gây bức xúc dư luận đó là không tuyển người Thanh Hóa,

Nghệ An hoặc Hà Tĩnh. Nhiều quảng cáo, tờ rơi tuyển dụng học viên như ở trường ASEAN ghi rõ ràng

“Không lấy: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh”ii. Gần đây, vấn đề trở nên căng thẳng khi nhiều công ty ở Bình

Dương tuyên bố không tuyển công nhân người Thanh Hóa và Nghệ An. Tuy nhiên, không có “người

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh” nào đứng ra khởi kiện các công ty này dù họ phân biệt đối xử một cách

công khai, có hệ thống như vậyiii. Các cơ quan chức năng cũng không nhìn ra sự nghiêm trọng của sự

phân biệt đối xử, mà mới tập trung vào việc “nâng cao hiểu biết và văn hóa tuyển dụng cho các công ty”.

Như vậy, kz thị và phân biệt đối xử khá phổ biến và công khai ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có trường

hợp nào người dân khởi kiện thành công với người/cơ quan có hành vi phân biệt đối xử. Các cơ quan

nhà nước dường như cũng chưa nhận thức đầy đủ về tính nghiêm trọng của vấn đề, và người dân cũng

chưa biết đầy đủ quyền của mình để tự lên tiếng. Việt Nam cũng chưa có khung pháp l{ rõ ràng và thủ

tục cụ thể để người dân khiếu kiện khi bị phân biệt đối xử.

2. Chống kỳ thị và phân biệt đối xử trong luật pháp Việt Nam

Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam có nhiều điều bảo vệ quyền bình đẳng và chống phân biệt đối xử. Cụ

thể là điều 16 quy định (i) Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; (ii) Không ai bị phân biệt đối xử

trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này có nghĩa bất kz ai sinh ra là nam hay

nữ, người dân tộc thiểu số hay đa số, già hay trẻ, sống ở thành thị hay nông thôn, có khuyết tật hay

không, theo tôn giáo hay không, đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, và không bị phân biệt đối xử

trong đời sống.

Bên cạnh đó, Hiến pháp cũng có một số điều quy định về một số khía cạnh cụ thể. Ví dụ, khoản 2 điều 5

nhấn mạnh về sắc tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm

cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Khoản 1 điều 24 nhấn mạnh về tôn giáo: Mọi người có quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp

luật. Khoản 1 và 3 điều 26 nhận mạnh về giới: (i) Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có

chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới; (ii) Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Trong các luật chuyên ngành của Việt Nam cũng có một số điều liên quan đến kz thị và phân biệt đối xử,

mức độ chi tiết có khác nhau giữa các văn bản pháp luật khác nhau.Ví dụ, trong Nghị định về công tác

dân tộc (NĐ Số: 05/2011/NĐ-CP), ở khoản 1 điều 7 có ghi “Mọi hành vi kz thị, phân biệt đối xử, chia rẽ,

phá hoại đoàn kết các dân tộc” bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, không có giải thích rõ ràng thế nào là hành vi

kz thị, phân biệt đối xử với người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, không có những danh mục hành vi kz

thị và phân biệt đối xử bị nghiêm cấm.

Luật người khuyết tật (năm 2010) có khoản 2 và 3 điều 2 định nghĩa rất rõ “Kỳ thị người khuyết tật là

thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyêt tât vì l{ do khuyết tật của người đó. Phân biệt

đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế

quyền của người khuyêt tât vì l{ do khuyết tật của người đó”.Luật người khuyết tật cũng nhấn mạnh đến

việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục để “chống kz thị phân biệt đối xử người khuyết tật” *điều 13+. Đặc

biệt khoản 1 điều 14 có ghi rõ “kz thị phân biệt đối xử người khuyết tật” là một hành vi bị nghiêm cấm.

Tuy nhiên, Luật người khuyết tật không nói rõ việc nghiêm cấm các hành vi kz thị và phân biệt đối xử

trong nhà trường, trong việc làm, mà chỉ tập trung vào việc “tạo điều kiện, giúp đỡ, và đảm bảo” cho

người khuyết tật.

Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) (gọi tắt

là Luật phòng chống HIV/AIDS năm 2006) có ghi ở khoản 4 và 5 điều 2 “Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ

khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó

có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. Phân biệt đối xử với người nhiễm

HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của

người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người

nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV”. Ở khoản 3 điều 8 về những hành vi bị nghiêm cấm có ghi “Kz

thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV”.

Trong luật phòng chống HIV/AIDS có ghi khá cụ thể các điều khoản liên quan đến việc phòng chống các

hành vi kz thị và phân biệt đối xử với người có HIV. Ví dụ, điều 8 quy định rất rõ người sử dụng lao động

không được chấm dứt hợp đồng, thuyên chuyển công tác, từ chối nâng lương hoặc yêu cầu xét nghiệm

HIV. Điều 9 nghiêm cấm các cơ sở giáo dục từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên vì lý do họ nhiễm HIV,

tách biệt, hạn chế, hoặc cấm đoán học sinh, sinh viên tham gia hoạt động vì họ nhiễm HIV, hoặc yêu cầu

xét nghiệm HIV.

Như vậy, các văn bản pháp luật chuyên ngành có đề cập đến kz thị và phân biệt đối xử ở các mức độ chi

tiết khác nhau.Tuy nhiên, tất cả các văn bản hiện tại chưa quy định rõ chế tài để một công dân hoặc tổ

chức đại diện cho công dân có thể khiếu kiện vì bị kz thị và phân biệt đối xử. Chưa có khung hình phạt rõ

ràng hoặc quy trình hướng dẫn cụ thể để người dân khiếu kiện khi bị kz thị và phân biệt đối xử. Đây có

thể là l{ do cho đến hiện tại chưa có một tiền lệ nào để người dân kiện vì mình bị phân biệt đối xử.

3. Luật chống phân biệt đối xử

Vấn đề kz thị và phân biệt đối xử có lịch sử lâu đời và tồn tại trong mọi xã hội. Nhiều quốc gia có Bộ luật

riêng nhằm mục đích chống kz thị và phân biệt đối xử. Ví dụ Thụy Điển có Luật chống phân biệt đối xử

với mục đích “loại bỏ phân biệt đối xử, cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy quyền bình đẳng và cơ hội

không phân biệt giới tính, bản dạng giới hay thể hiện giới, sắc tộc, tôn giáo hay niềm tin khác, khuyết tật,

xu hướng tính dục, và tuổi tác”.

Trong một bộ luật chống phân biệt đối xử thường có các phần như sau (trường hợp của Thụy Điển):

Phần 1: định nghĩa về kz thị, phân biệt đối xử và giải thích nội hàm các đặc tính thường bị phân biệt đối

xử như giới tính, xu hướng tính dục, tuổi, tôn giáo, tính trạng cơ thể; Ví dụ, Luật có thể định nghĩa phân

biệt đối xử trực tiếp là “một ai đó bị thiệt thòi do bị đối xử không công bằng với cách một ai khác được

đối xử trong bối cách có thể so sánh được, nếu như sự thiệt thòi này dựa trên cơ sở giới tính, bản dạng

giới hay thể hiện giới, sắc tộc, tôn giáo hay niềm tin khác, khuyết tật, xu hướng tính dục, và tuổi tác.”

Luật cũng định nghĩa giới tính(sex) là một ai đó là đàn ông hay đàn bà, hoặc xu hướng tính dục(sexual

orientation) là đồng tính, song tính và dị tính, hoặc sắc tộc(ethnicity) là quốc tịch, dân tộc, màu da hay

các đặc điểm tương tự.

Phần 2: các điều khoản ngăn chặn phân biệt đối xử và trả thù, ví dụ như các nhà tuyển dụng, các cơ sở

giáo dục, y tế không được làm gì. Ví dụ, Luật có thể quy định người sử dụng lao động không được phân

biệt đối xử không những với nhân viên toàn thời gian của họ, mà ngay cả với những ứng viên đang xin

tuyển dụng, những người đang học việc, hoặc những người đang làm việc cho họ dưới các hình thức

khác. Tương tự, phân biệt đối xử bị cấm trong các trường hợp liên quan đến hỗ trợ tài chính, cấp giấy

phép hoạt động, hoặc đăng k{ để kinh doanh hoặc thực thi một nghề nghiệp nào đó.

Phần 3: các điều khoản liên quan đến việc thúc đẩy bình đẳng và không phân biệt đối xử. Trong phần

này, Luật thường khuyến khích các nhà tuyển dụng, các cơ sở cung cấp dịch vụ có những biện pháp thúc

đẩy mang tính tức cực. Ví dụ, khuyến khích các nhà tuyển dụng tạo môi trường làm việc tốt cho cả nam

và nữ để họ vừa làm việc vừa thực thi trách nhiệm cha mẹ, trả lương công bằng cho nam và nữ, hoặc

đưa ra các quy định ngăn cản lạm dụng tình dục trong môi trương làm việc.

Phần 4: các điều khoản liên quan đến việc giám sát. Để Luật có khả năng thực thi, một cơ quan độc lập

chuyên giám sát về tình trạng kz thị và phân biệt đối xử phải được thành lập. Cơ quan giám sát này có

quyền yêu cầu đối tượng phải tiến hành điều tra, cung cấp thông tin bằng chứng liên quan đến các vụ

việc phân biệt đối xử. Bản thân cơ quan giám sát cũng có quyền tiến hành điều tra trong các cơ sở bị cáo

buộc có kz thị và phân biệt đối xử.

Phần 5: các điều khoản liên quan đến án phạt tài chính và tuyên bố vô hiệu. Các pháp nhân bị kết luận có

hành vi phân biệt đối xử sẽ chịu án phạt tài chính tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi. Người bị

phạt có thể khiếu kiện lên cơ quan phù hợp (tòa án) trong trường hợp thấy án phạt không thỏa đáng.

Phần 6: các điều khoản về tiến trình pháp lý. Các cá nhân hoặc tổ chức đại diện cho cá nhân (nếu được

cá nhân đó đồng {) đều có quyền đưa vụ việc ra trước cơ quan điều tra độc lập về chống phân biệt đối

xử.Khi một ai khiếu kiện mình bị phân biệt đối xử thì người bị khiếu kiện lĩnh trách nhiệm đưa ra bằng

chứng chứng minh mình vô tội.

Như vậy, một Luật chống phân biệt đối xử sẽ đưa ra một hành lang pháp l{ rõ ràng để bảo vệ quyền

bình đẳng, không bị phân biệt đối xử của tất cả các công dân. Nó cũng là cơ sở để nâng cao nhận thức xã

hội, xóa bỏ kz thị và phân biệt đối xử, góp phần vào phát triển một xã hội hài hòa, nhân văn và bình

đẳng.

4. Cơ hội cho các tổ chức NGOs vận động Luật chống phân biệt đối xử sau UPR 2014

Hiến pháp 2013 và một số luật chuyên ngành có đề cập đến khía cạnh kz thị và phân biệt đối xử. Tuy

nhiên, do thiếu những chế tài cụ thể nên việc “lồng ghép” chống kz thị và phân biệt đối xử chưa đủ cụ

thể và chưa có tác dụng ngăn chặn hậu quả. Chính vì vậy, việc chính phủ Việt Nam chấp nhận kiến nghị

của Chile về việc xây dựng một luật chống phân biệt đối xử là một bước đi đúng, là cơ hội để Việt Nam

thúc đẩy quyền con người một cách thực chất nhất. Hơn nữa, việc xây dựng luật này không chỉ giúp Việt

Nam hoàn thành cam kết với Chile, mà với nhiều cam kết khác.Các kiến nghị Việt Nam chấp nhận triển

khai liên quan đến Luật chống phân biệt đối xử được liệt kê dưới đây.

Số (143.)

Nội dung khuyến nghị (nước khuyến nghị)

143.17 Rút lui các bảo lưu với ICERD và tiến hành những biện pháp cần thiết để chống các định kiến phân biệt đối xử hiệu quả hơn (Gabon);

143.84. Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với trẻ em gái, và đảm bảo lồng ghép giới trong tất cả các chính sách và chương trình chống phân biệt đối xử (Slovenia);

143.86. Tiếp tục thực thi các chính sách để xóa bỏ phân biệt đối xử với những người thuộc các nhóm yếu thế, bao gồm việc cung cấp cho họ tiếp cận với an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và nhà ở (Serbia);

143.87. Chống phân biệt đối xử với phụ nữ thông qua các quy định pháp lý về chống buôn người; bằng việc đảm bảo phụ nữ có các quyền về đất trong Luật Đất đai; và bằng việc giảm thiểu bạo lực và bạo lực với các quyền về sức khỏe sinh sản (Hà Lan);

143.88. Thông qua một luật chống lại phân biệt đối xử đảm bảo bình đẳng cho tất cả công dân, bất kể xu hướng tính dục và bản dạng giới (Chile);

143.206. Tiếp tục nỗ lực thông qua các biện pháp cần thiết phù hợp để đảm bảo người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em, tiếp cận được với giáo dục và chăm sóc sức khoẻ cần thiết, và chống bất kỳ sự phân biệt đối xử nào với họ (Libya);

143.207. Tiếp tục tăng cường những biện pháp nhằm xoá bỏ phân biệt đối xử và định kiến xã hội với người dân tộc thiểu số và người khuyết tật (Argentina);

143.211. Tiến hành các chiến dịch nâng cao nhận thức để thay đổi cách nhìn về người thuộc các dân tộc thiểu số, và giải quyết tình trạng thiếu một khuôn khổ pháp lý được xây dựng để đảm bảo không có sự phân biệt đối xử (Congo)

143.214. Tôn trọng quyền của những người thiểu số về dân tộc và tôn giáo và tiến hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa và giảm đối xử tàn bạo, cưỡng chế và tịch thu tài sản của họ (Mexico);

Như vậy, việc vận động chính phủ xây dựng một Luật chống phân biệt đối xử sẽ bảo vệ được quyền bình

đẳng cho rất nhiều nhóm yếu thế, thiểu số khác nhau.Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ hoạt động

trong việc bảo vệ quyền của các nhóm yếu thế, thiểu số nên tham gia vận động, góp ý cho một Luật

chống phân biệt đối xử tốt, phản ánh thực tế cũng như chuẩn mực quốc tế. Một số hoạt động sau có thể

cần thiết được tiến hành.

Hoạt động 1: Xây dựng liên minh vận động cho Luật chống phân biệt đối xử, gồm các tổ chức NGOs hoạt

động vì quyền của các nhóm yếu thể, thiểu số (Dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có HIV, phụ nữ,

trẻ em, người đồng tính, song tính và chuyển giới, tôn giáo, người cao tuổi), các tổ chức phát triển, Liên

hợp quốc, chuyên gia nghiên cứu.

Hoạt động 2: Tiến hành các nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở thực tế cần có cho Luật chống phân biệt

đối xử. Các nghiên cứu này nhằm tổng hợp các bằng chứng phân biệt đối xử với các nhóm dễ bị tổn

thương trong các bối cảnh khác nhau như công việc, giáo dục, y tế, tiếp cận công lý.Bên cạnh đó, các

nghiên cứu về hệ thống luật pháp và tư pháp hiện tại và kinh nghiệm quốc tế cũng cần triển khai để

cung cấp cho ban soạn thảo và các nhà làm luật.

Hoạt động 3: vận động chính phủ và Quốc hội bổ sung Luật chống phân biệt đối xử vào chương trình làm

luật. Hoạt động này bao gồm các hội thảo chuyên đề, các chuyến trao đổi chuyên sâu, và các hoạt động

mang tính truyền thông để xã hội và chính phủ nhìn ra tính cấp thiết phải xây dựng luật.

Hoạt động 4: Góp ý cho các nội dung Luật chống phân biệt đối xử cho ban soạn thảo và ban thẩm tra khi

Luật được xây dựng và thảo luận thông qua.

i Chuyện được ghi lại bởi báo Dân Trí (http://dantri.com.vn/xa-hoi/me-nhiem-hiv-con-khong-duoc-den-truong-461793.htm) ii Chuyện được ghi bởi nhiều báo chính thống (http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thong-bao-tuyen-dung-khong-

lay-Thanh-Hoa-Nghe-An-Ha-Tinh-la-gia-mao-post140087.gd) iii Câu chuyện được thảo luận trên báo Lao Động (http://laodong.com.vn/cong-doan/tay-chay-lao-dong-thanh-hoa-

nghe-an-ha-tinh-87005.bld)