91
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ Đề tài: “UCP- DC 600, ĐIỀU 14 – 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN” GV hướng dẫn: Ths. Phan Chung Thủy SV thực hiện: Đặng Huy Quốc Cường Phan Cao Trung Nguyễn Văn Quỳnh Trương Hoàng Long Nguyễn

UCP 600 2003

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UCP 600 2003

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬNMÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ

Đề tài: “UCP- DC 600, ĐIỀU 14 – 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN”

GV hướng dẫn: Ths. Phan Chung Thủy

SV thực hiện: Đặng Huy Quốc Cường Phan Cao Trung Nguyễn Văn Quỳnh Trương Hoàng Long Nguyễn Thị Phương Thùy Lê Thị Bích Chi Nguyễn Thị Chí Hân

Lớp: Ngân hàng 5 K34

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2011

Page 2: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

NHẬN XÉT:

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

.........................................................................................................................

Trang 2

Page 3: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ.

Việt Nam trên con đường hội nhập của mình đã ra sức thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nhất là khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO chính vì vậy vai trò của Thư tín dụng càng trở nên quan trọng hơn trong họat động ngoại thương. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đó là nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Cần phải thực hiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng như tăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp và thư tín dụng được xem như là phương thức thanh toán đảm bảo nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế còn có rất nhiều doanh nghiệp hạn chế sử dụng hình thức thanh toán này mặc dù nó đem lại rất nhiều thuận tiện nhưng cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Vấn đề này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa nắm rõ về các “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP 600). UCP 600 được xem như là kim chỉ nam dẫn chiếu khi tiến hành thực hiện thư tín dụng, UCP 600 hiện nay được sử dụng rộng rãi trên 180 nước tuy nhiên việc hiểu và áp dụng UCP 600 còn gặp nhiều khó khăn đối với doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng.

Do đó, với mục đích giúp cho việc hiểu và áp dụng UCP 600 được dễ dàng hơn, nhóm sinh viên chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra một số tình huống cho việc áp dụng UCP 600 trong hình thức thanh toán Tín dụng chứng từ.

Trong quá trình tìm hiểu tuy đã cố gắng nhưng không thể hạn chế được những sai sót, mong được sự góp ý!

Trang 3

Page 4: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

CHƯƠNG 1

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UCP- DC

I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ UCP- DC:

1. Khái niệm về UCP- DC:

UCP- DC (Uniform Customs Practice Documentary Credit – Quy tắc Thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ) được coi là một định chế tài chính quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tổ chức xây dựng và công bố nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán quốc tế: tín dụng chứng từ ứng dụng.

2. Vai trò của UCP- DC:

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (hay còn gọi là phương thức L/C) là phương thức áp dụng nhiều trong thanh toán quốc tế (chiếm bình quân khoảng 60%). Việc áp dụng UCP- DC có những lợi ích sau:

a) Đối với ngân hàng:

Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L/C: khi đóng vai trò phát hành L/C; khi đóng vai trò ngân hàng thông báo; ngân hàng chiết khấu; ngân hàng xác nhận…ngân hàng phải làm gì? Thực hiện chức năng nào?

Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa ngân hàng và khách hàng vì trong UCP- DC chỉ dẫn rõ các nhiệm vụ, chức năng của từng bên…

Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi tổ chức thanh toán qua phương thức L/C, vì trong L/C chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan đến thanh toán…

UCP- DC là cẩm nang hướng dẫn mà ngân hàng dựa vào đó để thực hiện dịch vụ khách hàng tốt nhất.

UCP- DC được xem như là một căn cứ pháp lý (khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chóng tháo gỡ và giải quyết tranh chấp (nếu có) có liên quan đến ngân hàng.

Trang 4

Page 5: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

b) Vai trò của UCP- DC đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu:

UCP- DC là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C: xin mở L/C; lập và tham gia kiểm tra các bộ chứng từ thanh toán…

UCP- DC là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình.

UCP- DC là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; khiếu kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP- DC, gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

3. Lịch sử hình thành và phát triển của UCP- DC:

Lần đầu tiên Phòng Thương mại Quốc Tế (ICC) soạn thảo các quy tắc hướng dẫn thanh toán quốc tế ở phương thức tín dụng chứng từ vào năm 1929. Nhưng văn bản đầu tiên này không mang tính quy tắc thống nhất, chúng chỉ mới áp dụng ở một số ngân hàng Châu Âu.

1933 - ICC thông qua Quy tắc Thực hành thống nhất thư tín dụng chứng từ thương mại, ấn bản số hiệu 82 (UCP đầu tiên).

1951 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 151.

1964 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 222.

1974 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 290.

1983 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 400, có hiệu lực từ năm 1984.

1993 - UCP được sửa đổi, ấn bản số hiệu 500, có hiệu lực từ ngày 01/01/1994.

2007 – Bản sửa đổi UCP số hiệu 600, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.

Như vậy, bình quân 10 năm UCP- DC lại thay đổi một lần. Sự thay đổi của UCP đáp ứng yêu cầu phát triển thương mại trên toàn cầu theo hướng: nhanh; đa dạng về phương thức hoạt động; cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ của ngân hàng được nâng cấp hiện đại và điện tử vi tính ngày càng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh quốc tế và đời sống con người trên toàn cầu.

Trang 5

Page 6: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

II. SÁU CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI ÁP DỤNG UCP- DC:

Chú ý thứ nhất: Các ấn phẩm UCP đã có trên 160 nước công nhận và tuyên bố áp dụng, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây là văn bản pháp lý quốc tế không mang tính chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Nếu áp dụng UCP thì phải dẫn chiếu điều ấy trong thư tín dụng của mình.

Chú ý thứ hai: Từ ngày ra đời đến nay, UCP đã trải qua 6 lần sửa đổi, nhưng các văn bản ra đời sau không hủy bỏ các văn bản ra đời trước đó, cho nên 7 văn bản UCP ra đời vào các năm khác nhau đều có giá trị thực hành thanh toán quốc tế. Việc áp dụng văn bản UCP nào là do ý nguyện của các bên quyết định và nhất thiết phải dẫn chiếu vào nội dung của thư tín dụng là áp dụng UCP số hiệu nào?

Chú ý thứ ba: Việc dẫn chiếu UCP trong thư tín dụng: không buộc các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo đúng từng điều quy định của UCP. Nếu các bên thống nhất có quyết định khác so với nội dung một số điều UCP quy định thì phải ghi rõ các quyết định ấy trong L/C và nó có giá trị pháp lý ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Chú ý thứ tư: Chỉ UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành mới có giá trị pháp lý giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên tham gia thanh toán L/C, các loại bản dịch sang tiếng các nước chỉ mang giá trị tham khảo.

Chú ý thứ năm: UCP- DC chỉ áp dụng cho thanh toán quốc tế, không áp dụng cho thanh toán nội địa.

Chú ý thứ sáu: UCP- DC không phải là văn bản duy nhất điều tiết phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Ngoài UCP- DC 600, sau ngày 01/07/2007, các văn bản sau đây do ICC phát hành: URR 525, ISP 98, eUCP, ISBP vẫn có hiệu lực điều tiết các hoạt động tổ chức thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ.

Trang 6

Page 7: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU VỀ UCP- DC 600 (ĐIỀU 14- 26)

I. NỘI DUNG BẢN UCP- DC 600 (ĐIỀU 14- 26)

Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ

a. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên cơ bản chỉ dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không.

b. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không. Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ.

c. Chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng không trễ hơn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.

d. Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế không cần phải đồng nhất (giống hệt) nhưng không được mâu thuẫn với quy định của thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó.

e. Những chứng từ không phải là hóa đơn thương mại, phần mô tả hàng hóa, dịch vụ hay những giao dịch khác có thể nêu cách chung chung nhưng không được mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng.

f. Nếu một thư tín dụng yêu cầu xuất trình một chứng từ mà không phải là vận đơn, chứng từ bảo hiểm hay hóa đơn thương mại mà không quy định chứng từ đó do ai cấp hay không quy định về nội dung của nó, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ xuất trình nếu nội dung của nó thể hiện đầy đủ chức năng (tính chất) của loại chứng từ được yêu cầu xuất trình và mặt khác, nội dung của nó cũng phải tuân thủ theo quy định của điều 14d.

g. Một chứng từ xuất trình nhưng thư tín dụng không yêu cầu thì sẽ bị bỏ qua và có thể được gửi trả lại người xuất trình.

Trang 7

Page 8: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

h. Nếu một thư tín dụng ghi một điều kiện mà không quy định chứng từ phải thể hiện là phù hợp với điều kiện đó thì ngân hàng sẽ xem như điều kiện đó không có và sẽ bỏ qua nó.

i. Một chứng từ có thể được ghi ngày trước ngày phát hành thư tín dụng nhưng không được ghi sau ngày xuất trình chứng từ.

j. Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng. Những chi tiết liên hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định.

k. Người xuất khẩu hay người gửi hàng nêu trong bất cứ chứng từ nào không nhất thiết phải là người thụ hưởng trong thư tín dụng.

l. Một vận đơn có thể được cấp bởi bất cứ bên nào khác mà không phải là hãng tàu, chủ hàng, thuyền trưởng hay người thuê tàu miễn là vận đơn đó đáp ứng các quy định ở điều khoản 19, 20, 21, 22, 23 hay 24 của bản quy tắc này.

Điều 15: Chứng từ xuất trình phù hợp

a. Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán.

b. Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành.

c. Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành.

Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua và thông báo

a. Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị hoặc ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình có bất hợp lệ thì có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.

b. Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình bất hợp lệ thì ngân hàng có thể theo cách thức riêng của mình, tiếp xúc với người mở để chấp nhận bất hợp lệ. Tuy nhiên điều này không kéo dài hơn thời hạn nêu trong điều 14b.

Trang 8

Page 9: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

c. Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình.

Thông báo phải nêu rằng:

i. Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii. Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii.

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình.

d. Thông báo được yêu cầu ở điều 16c phải được chuyển bằng điện, hoặc nếu không thể chuyển bằng điện thì phải bằng những phương tiện nhanh chóng khác không trễ hơn ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ.

e. Một ngân hàng được chỉ định, hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có hay ngân hàng phát hành sau khi đưa ra thông báo như yêu cầu của điều 16c(iii)(a) hay (b) thì gửi trả chứng từ cho người xuất trình bất cứ lúc nào.

f. Nếu ngân hàng phát hành hay ngân hàng xác nhận không hành động theo quy định của điều khoản này thì sẽ mất quyền khiếu nại về bộ chứng từ xuất trình không hợp lệ.

g. Khi một ngân hàng phát hành từ chối thanh toán hay một ngân hàng xác nhận từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và đưa ra thông báo về việc từ chối thanh toán hay chiết khấu đó theo đúng quy định của điều khoản này thì sẽ có quyền đòi lại tiền cùng với lãi suất cho bất cứ việc hoàn trả nào đã được thực hiện.

Điều 17: Các chứng từ gốc và các bản sao

a. Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ được quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình.

b. Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc.

Trang 9

Page 10: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

c. Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i. Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii. Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii. Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình.

d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận.

e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng những quy định như: “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác.

Điều 18: Hóa đơn thương mại

a. Một hóa đơn thương mại:

i. Phải thể hiện do người thụ hưởng phát hành (trừ trường hợp quy định tại điều 38);

ii. Phải được lập cho người mở thư tín dụng (trừ trường hợp nêu trong điều 38g);

iii. Phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng và;

iv. Không cần phải ký.

b. Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại được phát hành có số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép và quyết định của ngân hàng này sẽ ràng buộc tất cả các bên miễn là ngân hàng đó không thanh toán hay chiết khấu thanh toán cho số tiền vượt quá thư tín dụng cho phép.

c. Việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong thư tín dụng.

Điều 19: Chứng từ vận tải

a. Một chứng từ vận tải gồm ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương thức) dù được gọi thế nào phải thể hiện:

i. Chỉ rõ tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh, hoặc thay mặt người chuyên chở hoặc;

Trang 10

Page 11: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

- Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh, hoặc thay mặt cho thuyền trưởng.

Bất kỳ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý cũng phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.

Bất cứ chữ ký nào của đại lý cũng phải chỉ rõ là ký nhân danh người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng.

ii. Chỉ ra rằng hàng hóa đã được gửi đi, nhận để được gửi đi hoặc được bốc lên tàu tại nơi quy định trong thư tín dụng, bằng cách:

- In sẵn trên chứng từ vận tải hay;

- Một con dấu ghi chú ngày hàng hóa được gửi đi, được nhận để gửi hoặc được bốc lên tàu.

Ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày gửi hàng đi, ngày nhận hàng để gửi hay ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Tuy nhiên, nếu chứng từ vận tải có thể hiện bằng con dấu hay ghi chú trên vận đơn về ngày gửi hàng đi, ngày nhận hàng để gửi hay ngày bốc hàng lên tàu thì ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng.

iii. Ghi rõ nơi gửi hàng đi, nơi nhận hàng để gửi hoặc nơi giao hàng và nơi đến cuối cùng quy định của thư tín dụng, ngay cả khi:

- Chứng từ vận tải thể hiện nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để gửi hay nơi giao hàng hay nơi đến cuối cùng khác hoặc;

- Chứng từ vận tải ghi chữ “dự định” hay một từ tương tự có liên quan đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng.

iv. Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên chứng từ vận tải.

v. Gồm các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến các nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn rút gọn hoặc vận đơn trắng lưng). Nội dung của những điều kiện và điều khoản này sẽ không được kiểm tra.

vi. Không ghi các chỉ dẫn mà theo đó dẫn chiếu theo hợp đồng thuê tàu.

b. Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ một phương tiện vận chuyển và bốc hàng lên một phương tiện vận chuyển khác (bất kể có cùng phương thức vận chuyển hay không) trong suốt quá trình vận chuyển từ nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để gửi hay nơi giao hàng đến nơi đến đích cuối cùng quy định trong thư tín dụng.

i. Một chứng từ vận tải có thể ghi hàng hóa hoặc có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng một vận đơn.

Trang 11

Page 12: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

ii. Một chứng từ vận tải có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải.

Điều 20: Vận đơn đường biển

a. Một vận đơn đường biển dù được gọi thế nào phải thể hiện:

i. Chỉ ra tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hay đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở hay

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh nhân danh thuyền trưởng.

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải chỉ rõ là ký nhân danh người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng.

ii. Ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

Nếu vận đơn đường biển có ghi “tàu dự định” hoặc từ tương tự liên quan đến tên tàu thì yêu cầu phải có ghi chú về ngày giao hàng và tên con tàu mà hàng hóa thực thật sự bốc lên.

iii. Ghi rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng.

Nếu vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng theo quy định của thư tín dụng như là một cảng bốc hoặc nó ghi từ “dự định” hay những từ tương tự liên quan đến cảng bốc hàng thì phải có ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi rõ cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu. Điều này áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hay giao hàng lên con tàu đích danh được in sẵn trên vận đơn.

iv. Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên vận đơn.

v. Chứa các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến các nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn

Trang 12

Page 13: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

rút gọn hay vận đơn trắng lưng). Nội dung của những điều kiện và điều khoản này sẽ không được kiểm tra.

vi. Không được thể hiện là tuân theo hợp đồng thuê tàu.

b. Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa dỡ hàng từ con tàu này và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt hành trình chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng.

c.

i. Vận đơn có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng một vận đơn.

ii. Một vận đơn có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, moóc, sàlan như vận đơn thể hiện.

d. Điều khoản quy định người chuyên chở có quyền bảo lưu hành động chuyển tải có thể sẽ bị bỏ qua.

Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng)

a. Một vận đơn đường biển không chuyển nhượng, dù được gọi thế nào, phải thể hiện:

i. Chỉ ra tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hay đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở.

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh nhân danh thuyền trưởng.

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải chỉ rõ là ký nhân danh của người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng.

ii. Ghi rõ hàng đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn.

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

Trang 13

Page 14: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Nếu vận đơn đường biển có ghi “tàu dự định” hoặc từ tương tự liên quan đến tên tàu thì yêu cầu phải có ghi chú về ngày giao hàng và tên con tàu mà hàng hóa thực sự bốc lên.

iii. Ghi rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng.

Nếu vận đơn đường biển không ghi rõ cảng bốc hàng theo quy định của thư tín dụng như là một cảng bốc hàng hoặc là nó có ghi từ “dự định” hay những từ tương tự liên quan đến cảng bốc hàng thì phải có ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi rõ cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu. Điều này áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hay giao hàng lên con tàu đích danh được in sẵn trên vận đơn.

iv. Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên vận đơn.

v. Chứa các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở (vận đơn rút gọn hay vận đơn trắng lưng). Nội dung của những điều kiện hoặc điều khoản này sẽ không được kiểm tra.

vi. Không được thể hiện là tuân theo hợp đồng thuê tàu.

b. Trong phạm vi của bản quy tắc này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ con tàu này và bốc hàng lên một con tàu khác trong suốt quá trình chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng.

c.

i. Vận đơn có thể ghi hàng hóa sẽ có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển chỉ sử dụng một vận đơn.

ii. Một vận đơn có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận ngay cả khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, moóc, sà lan như vận đơn thể hiện.

Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu

a. Một vận đơn dù được gọi thế nào mà nội dung thể hiện là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (vận đơn theo hợp đồng thuê tàu) phải thể hiện:

i. Được ký bởi:

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh thay mặt thuyền trưởng hoặc

- Chủ tàu hay đại lý đích danh thay mặt chủ tàu

- Người thuê tàu hay đại lý đích danh thay mặt người thuê tàu.

Trang 14

Page 15: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Bất cứ chữ ký nào của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hay đại lý phải chứng thực là của thuyền trưởng, chủ tàu, người thuê tàu hay đại lý.

Bất cứ chữ ký nào của đại lý phải ghi rõ là đại lý ký nhân danh thuyền trưởng, chủ tàu hay người thuê tàu.

Một đại lý ký nhân danh chủ tàu hay người thuê tàu phải ghi rõ tên của chủ tàu hay người thuê tàu.

ii. Ghi rõ hàng hóa được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng bốc hàng được quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn.

- Ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng hóa được bốc lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi chú hàng bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

iii. Ghi rõ việc chở hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ được quy định trong thư tín dụng. Cảng dỡ hàng cũng có thể được nêu ra là một loạt cảng hay khu vực địa lý như quy định trong thư tín dụng.

iv. Là bản chính duy nhất hoặc nếu được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì trọn bộ phải ghi rõ trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

b. Ngân hàng sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu ngay cả khi nó được yêu cầu xuất trình theo quy định của thư tín dụng.

Điều 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không)

a. Một chứng từ vận tải hàng không dù được gọi thế nào, phải thể hiện:

i. Tên của người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở, hoặc

- Một đại lý đích danh thay mặt người chuyên chở.

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, hay đại lý phải được xác nhận đó là của người chuyên chở hay đại lý.

Chữ ký của đại lý phải thể hiện là đại lý đã ký thay mặt cho hoặc đại diện cho người chuyên chở.

ii. Ghi rõ hàng hóa được nhận để chuyên chở và

Trang 15

Page 16: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

iii. Ghi ngày phát hành. Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng, trừ khi vận đơn hàng không có nội dung ghi chú về ngày thực tế giao hàng, trong trường hợp đó, ngày nêu trên ghi chú sẽ được coi là ngày giao hàng.

Bất cứ thông tin nào khác trên vận đơn hàng không mà liên quan tới số và ngày của chuyến bay sẽ không được coi là ngày giao hàng.

iv. Ghi rõ tên sân bay khởi hành và sân bay đến được quy định trong thư tín dụng

v. Thể hiện là bản chính dành cho người gửi hàng, chủ hàng ngay cả khi thư tín dụng quy định xuất trình toàn bộ bản chính.

vi. Có chứa đựng các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hay dẫn chiếu đến nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở. Nội dung của những điều kiện và điều khoản chuyên chở sẽ không được kiểm tra.

b. Trong phạm vi của điều khoản này, chuyển tải nghĩa là dỡ hàng từ máy bay này và bốc hàng sang máy bay khác trong quá trình chuyên chở từ sân bay khởi hành đến sân bay đích được quy định trong thư tín dụng:

c.

i. Một vận đơn hàng không có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải, miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển chỉ sử dụng một vận đơn hàng không.

ii. Vận đơn hàng không thể hiện việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận ngay cả khi thư tín dụng cấm chuyển tải.

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông

a. Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường sông dù được gọi thế nào, phải thể hiện:

i. Ghi rõ tên của người chuyên chở và:

- Được ký bởi người chuyên chở hoặc đại lý đích danh thay mặt người chuyên chở hoặc

- Thể hiện việc nhận hàng bằng chữ ký, con dấu hay ghi chú bởi người chuyên chở hay đại lý đích danh thay mặt cho người chuyên chở.

Bất cứ chữ ký, con dấu hay ghi chú nào về việc nhận hàng của người chuyên chở hay đại lý phải được xác định là của người chuyên chở hay đại lý.

Bất cứ chữ ký, con dấu hay ghi chú nhận hàng nào của đại lý cũng ghi rõ đại lý ký hay thay mặt người chuyên chở ký.

Trang 16

Page 17: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Nếu một chứng từ vận tải đường sắt không xác định người chuyên chở thì bất cứ chữ ký hay con dấu nào của công ty đường sắt sẽ được chấp nhận khi nó có bằng chứng là chứng từ được ký bởi người chuyên chở.

ii. Ghi rõ ngày giao hàng hay ngày nhận hàng để vận chuyển gửi đi tại nơi quy định trong thư tín dụng trừ khi chứng từ vận tải có đóng dấu ngày nhận, ghi ngày nhận hay ngày giao hàng, nếu không thì ngày phát hành chứng từ vận tải được coi là ngày giao hàng.

iii. Ghi rõ nơi giao hàng và nơi đến như quy định trong thư tín dụng.

b.

i. Một chứng từ vận tải đường bộ phải thể hiện nó là bản gốc dành cho người gửi hàng, chủ hàng hay không có ghi chú chứng từ chuẩn bị cho ai.

ii. Chứng từ vận tải đường sắt ghi “duplicate” sẽ được chấp nhận như một bản chính.

iii. Một chứng từ vận tải đường sông hay đường sắt sẽ được chấp nhận là bản gốc dù nó đóng dấu “original” hay không.

c. Trên chứng từ vận tải không ghi có ghi rõ số bản chính được cấp thì số bản xuất trình được coi là trọn bộ.

d. Trong phạm vi của bản quy tắc, chuyển tải nghĩa dỡ hàng từ phương tiện vận tải này và bốc hàng lên trên một phương tiện vận tải khác cùng phương thức vận chuyển trong suốt quá trình chuyên chở từ nơi giao hàng, gửi hàng đi hay nơi chuyên chở đến nơi đích quy định như trong thư tín dụng.

e.

i. Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông có thể ghi hàng sẽ hay có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng cùng một vận đơn.

ii. Một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông có ghi rằng việc chuyển tải sẽ hay có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải.

Điều 25: Biên lai phát chuyển nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện.

a. Một biên lai phát chuyển nhanh, dù được gọi thế nào, làm bằng chứng cho việc nhận hàng hay vận chuyển, phải thể hiện:

i. Chỉ ra tên của dịch vụ chuyển phát nhanh và có thể được đóng dấu hay ký bởi đại lý dịch vụ chuyển phát đích danh tại nơi mà thư tín dụng quy định hàng hóa được giao; và

Trang 17

Page 18: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

ii. Ghi rõ ngày đóng gói hay ngày nhận hàng, hay những từ tương tự. Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng.

b. Yêu cầu phí phát chuyển được trả hay trả trước sẽ được thỏa mãn bằng một chứng từ vận tải do dịch vụ chuyển phát cấp có ghi phí chuyển phát do một bên khác bên nhận hàng trả.

c. Một biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện, dù được gọi thế nào, làm bằng chứng cho việc nhận hàng hay vận chuyển , phải thể hiện là được đóng dấu, ký tên và ghi ngày tại nơi mà thư tín dụng được quy định tại nơi hàng hóa được giao. Ngày này sẽ được coi là ngày giao hàng.

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng bốc và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và “chi phí phụ thêm vào cước phí”

a. Một chứng từ vận tải không được quy định là hàng hóa được hoặc sẽ được xếp lên trên boong. Một điều khoản trên chứng từ vận tải phải quy định rằng hàng hóa có thể bốc trên boong sẽ có thể được chấp nhận.

b. Chứng từ vận tải có một điều khoản ghi “người gửi hàng bốc và đếm” và “người gửi hàng kê khai gồm có” là có thể chấp nhận.

c. Một chứng từ vận tải có thể bằng cách đóng dấu hoặc bằng cách khác chỉ ra các chi phí phụ thêm vào cước phí.

II. SỰ THAY ĐỔI CỦA UCP- DC 600 SO VỚI UCP- DC 500

1. Tại sao ICC lại thực hiện sửa đổi UCP- DC 500:

Thứ nhất, sự thay đổi mạnh mẽ của hoạt động kinh doanh quốc tế toàn cầu theo hướng: tốc độ phát triển nhanh; các công cụ giao dịch ngày càng hiện đại; ngân hàng ngày càng tham gia sâu và rộng hơn vào quá trình thanh toán của doanh nghiệp… Tóm lại, môi trường kinh doanh thay đổi dẫn đến sự hoàn thiện về cơ chế thanh toán, trong đó có thanh toán tín dụng chứng từ.

Thứ hai, theo thông lệ bình quân 10 năm UCP- DC được sửa đổi nội dung.

Thứ ba, ngay từ khi UCP- DC 500 được đưa vào ứng dụng, đã có nhiều điều khoản mà việc áp dụng chúng gây lúng túng cho nhân viên ngân hàng phục vụ thanh toán L/C; gây tranh cãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu. Theo thống kê của ICC, UCP- DC 500 có 7 điều khoản bị tranh cãi nhiều nhất:

Trang 18

Page 19: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều khoản Nội dungSố lượng

các vấn đềthắc mắc

Tỷ lệ (%)

14 Chứng từ có bất hợp lệ và thông báo 60 13.5

23 Vận đơn đường biển 47 10.5

13 Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ 43 9.6

48 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng 31 6.9

21 Người lập chứng từ hoặc nội dung chứng từ không được quy định rõ

29 6.5

37 Hóa đơn thương mại 26 5.8

9 Trách nhiệm pháp lý của ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận

26 5.8

Các điều khoản khác 186 48.23

Tổng 49 điều khoản của UCP- DC 500

448 100

2. Những nét lớn về sự thay đổi của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500:

Có 4 nét lớn trong sự thay đổi của UCP- DC 600

Thứ nhất, ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP- DC 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ.

Thứ hai, UCP- DC 600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP- DC 500. Tổng cộng UCP- DC 600 có 39 điều khoản, trong khi đó UCP- DC 500 có 49 điều khoản.

Các điều khoản sau đây của UCP- DC 500 bỏ, không được nhắc tới trong UCP- DC 600 nữa:

Trang 19

Page 20: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Số hiệu điều khoản Nội dung điều khoản đã bị bỏ

5 Các chỉ thị về việc phát hành/ tu chỉnh thư tín dụng

6 Thư tín dụng có thể hủy ngang so với không thể hủy ngang

8 Về việc hủy bỏ một thư tín dụng

12 Những chỉ thị không rõ ràng hoặc không đầy đủ

30 Về chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành

33 Về chứng từ vận tải có ghi cước phí sẽ trả/ đã trả

36 Trị giá bảo hiểm mọi rủi ro

38 Về các chứng từ khác

Thứ ba, UCP- DC 600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn:

Điều khoản 2: Các định nghĩa

Giải thích về các thuật ngữ:

- Ngân hàng thông báo

- Người xin mở thư tín dụng

- Ngày làm việc của ngân hàng

- Người thụ hưởng thư tín dụng

- Xác nhận thư tín dụng

- Ngân hàng xác nhận

- Thư tín dụng

- Cam kết thanh toán

- Ngân hàng phát hành

- Chiết khấu chứng từ

- Ngân hàng được chỉ định

- Việc xuất trình chứng từ

- Người xuất trình chứng từ

Trang 20

Page 21: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều khoản 3 : Các diễn giải

- Khi được áp dụng thì các từ ngữ ở số ít cũng được hiểu áp dụng cho số nhiều và ở số nhiều cũng áp dụng cho số ít;

- Thư tín dụng là không thể hủy ngang, ngay cả khi không được ghi rõ như vậy;

- Về chữ ký trên các chứng từ;

- Về chứng thực các chứng từ quy định theo yêu cầu của L/C;

- Về chi nhánh của ngân hàng đặt ở các nước khác nhau;

- Diễn giải các thuật ngữ

Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp

a) Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán.

b) Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển bộ chứng từ về ngân hàng phát hành.

c) Khi ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành.

Thứ tư, sự chỉnh sửa các điều khoản của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500.

Trong phạm vi bài tiểu luận, chúng tôi chỉ phân tích sự thay đổi các điều khoản từ điều 14 – 26 của UCP –DC 600:

Điều khoản 14 : Tiêu chuẩn kiểm tra các chứng từ (ứng với điều khoản 13, UCP- DC 500).

Ở UCP- DC 600 với điều khoản này được làm rõ hoặc có nội dung mới hoàn toàn, thể hiện qua các mục sau đây:

a) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có, và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình chứng từ, trên cơ bản chỉ dựa vào chứng từ để xác định trên bề mặt chứng từ xuất trình có hợp lệ hay không.

b) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không.

Để hiểu rõ điểm khác biệt giữa UCP- DC 500 và UCP- DC 600 về thời hạn kiểm tra và thông báo bất hợp lệ, ta hãy xem bảng so sánh sau đây:

Trang 21

Page 22: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Thời hạn kiểm tra chứng từ

ĐIỀU LUẬT 7 NGÀY

UCP 500, điều khoản 13(b) và 14(d)(i)

Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt các ngân hàng này, mỗi ngân hàng sẽ có một thời gian hợp lý, nhưng không vượt quá 7 ngày làm việc của ngân hàng tiếp theo ngày nhận chứng từ, để kiểm tra chứng từ, quyết định nhận hay khước từ chứng từ và thông báo cho phía người nộp chứng từ biết. Nếu ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định thay mặt các ngân hàng này, quyết định từ chối chứng từ thì phải có thông báo bằng điện tín, nếu không có thể thì bằng phương tiện nhanh nào đó, không trễ hơn 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ.

ĐIỀU LUẬT 5 NGÀY

UCP 600, điều khoản 14(b) và 16(d)

14(b) Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ lần lượt có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không. Thời hạn này không được rút ngắn, nếu không thì chịu ảnh hưởng bởi sự kiện xảy ra vào ngày hoặc sau ngày hết hạn hiệu lực xuất trình chứng từ hay ngày cuối cùng xuất trình chứng từ.

16(d) Thông báo được yêu cầu ở điều 16c phải được chuyển bằng điện, hoặc nếu không thể chuyển bằng điện thì phải bằng những phương tiện nhanh chóng khác không trễ hơn ngày làm việc thứ 5 của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ.

c) Chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng không trễ hơn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.

d) Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế không cần phải đồng nhất (giống hệt) nhưng không được mâu thuẫn với quy định của thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó.

Để hiểu rõ mục (d) của điều khoản UCP- DC 600, ta xem bảng sau đây:

Trang 22

Page 23: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Quy định nội dung của chứng từ thanh toán

UCP 500, điều 21

Khi các chứng từ, ngoài chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm và hóa đơn thương mại được yêu cầu xuất trình thì thư tín dụng phải nêu rõ các chứng từ đó ai lập và nội dung của các chứng từ đó. Nếu thư tín dụng không nêu rõ như vậy thì các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như được xuất trình, miễn là nội dung của chúng không có mâu thuẫn gì với bất kỳ chứng từ được quy định nào khác đã được xuất trình.

UCP 600, điều 14(d)

Nội dung của chứng từ khi đọc trong ngữ cảnh của thư tín dụng thì bản thân chứng từ và tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế không cần phải đồng nhất (giống hệt) nhưng không được mâu thuẫn với quy định của thư tín dụng và những chứng từ khác được quy định xuất trình chung với nó.

Mục (j) của điều khoản 14 UCP- DC 600

Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng. Những chi tiết liên hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định.

Để nhận diện rõ điểm mới của mục (j), ta xem bảng so sánh sau đây

Địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở L/C

UCP 500, điều 37

Trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng, hóa đơn thương mại:

i) Phải xuất hiện trên bề mặt, được phát hành bởi người thụ hưởng định rõ trong thư tín

UCP 600, điều 14(j)

Khi địa chỉ của người thụ hưởng và người xin mở thư tín dụng được nêu trên những chứng từ quy định phải xuất trình thì nó không cần phải giống như trong thư tín dụng hay những chứng từ khác xuất trình chung với

Trang 23

Page 24: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

dụng (trừ trường hợp ghi trong điều 48); và

ii) Phải được lập cho người xin mở thư tín dụng (trừ trường hợp ghi trong điều 48(h)).

nó, nhưng phải thuộc cùng một đất nước tương ứng như địa chỉ đề cập trong thư tín dụng. Những chi tiết liên hệ (như: số fax, điện thoại, email và những loại tương tự như vậy) được nêu như một phần địa chỉ của người thụ hưởng, người xin mở thư tín dụng sẽ bị bỏ qua. Tuy nhiên, khi địa chỉ và chi tiết liên lạc của người xin mở thư tín dụng được nêu lên trong mục người nhận hàng hay người được thông báo của vận đơn tuân theo điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 hay 25 thì những địa chỉ và chi tiết đó phải được nêu giống như trong thư tín dụng quy định.

Mục (k) của điều khoản 14 UCP- DC 600

Người xuất khẩu hay người gửi hàng nêu trong bất cứ chứng từ nào không nhất thiết phải là người thụ hưởng trong thư tín dụng.

Điều khoản 16: Các chứng từ có bất hợp lệ, chấp nhận bất hợp lệ và thông báo (ứng với điều khoản 14- UCP- DC 500)

Ở điều khoản 16 này, có những nội dung mới và chỉnh sửa sau đây:

a) Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị hoặc ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình có bất hợp lệ thì có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu.

c) Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình.

Thông báo phải nêu rằng:

i. Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii. Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii.

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

Trang 24

Page 25: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình.

Để hiểu hơn về sự thay đổi của điều khoản 16 so với điều kiện 14(d) của UCP- DC 500, ta hãy xem bảng:

Thông báo về khước từ chứng từ bất hợp lệ

UCP 500, điều 14(d)

i) Nếu ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định làm nhiệm vụ thay mặt các ngân hàng này, quyết định từ chối chứng từ thì phải có thông báo bằng điện tín, nếu không có thể thì bằng phương tiện nhanh nào đó, không trễ hơn 7 ngày làm việc của ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ. Thông báo đó sẽ được gởi cho ngân hàng mà từ nơi nhận chứng từ hoặc gởi cho người thụ hưởng, nếu chứng từ được nhận trực tiếp từ người này.

ii) Thông báo đó phải thể hiện tất cả những điểm bất hợp lệ về những gì mà ngân hàng từ chối chứng từ và cũng phải nói rõ ngân hàng đang giữ chứng từ để tùy quyền định đoạt của người xuất trình hay là trả lại chứng từ cho người xuất trình.

UCP 600, điều 16(c)

Khi một ngân hàng được chỉ định hành động theo chỉ thị, ngân hàng xác nhận nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải thông báo về việc từ chối đó cho người xuất trình.

Thông báo phải nêu rằng:

i. Ngân hàng từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

ii. Nêu ra từng điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và

iii.

- Ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc;

- Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ hoặc;

- Ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ hoặc;

- Ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình.

Trang 25

Page 26: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều khoản 17: Các chứng từ bản chính và bản sao (ứng với điều khoản 20 mục (c)i và (c)ii – UCP- DC 500)

Ở điều khoản này chứa đựng những nội dung mới như sau:

a) Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ được quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình.

b) Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc.

c) Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i. Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii. Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii. Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình.

d) Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận.

Để hiểu rõ điều khoản 17 về chứng từ bản gốc và bản sao, ta xem 2 bảng so sánh sau đây:

Về các chứng từ gốc

UCP 500, điều 20(b)

Trừ khi được quy định khác trong thư tín dụng, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận như là bản chính những chứng từ được lập, hoặc thể hiện là được lập:

i. Bằng phương pháp sao chụp tự động hoặc hệ thống máy tính;

ii. Bằng các bản giấy than, với điều kiện là được đóng dấu bằng bản gốc, và khi cần thiết chứng từ phải được ký.

UCP 600, điều 17(b) & (c)

b. Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc.

c. Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i. Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii. Thể hiện trên bề mặt được soạn

Trang 26

Page 27: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii. Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình.

Bản sao

UCP 500, điều 20 (c)(i) & (ii)

c. i. Trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng, ngân hàng sẽ chấp nhận là bản sao những chứng từ được đóng dấu là bản sao hoặc không đóng dấu là bản gốc, bản sao không cần ký;

ii. Thư tín dụng yêu cầu chứng từ được làm thanh nhiều bản như “làm thành hai bản”, gấp hai lần”, “hai bản” và những từ tương tự, sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình một bản gốc và số lượng còn lại là bản sao, trừ khi chính chứng từ thể hiện khác.

UCP 600, điều 17 (d) & (e)

d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận.

e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng những quy định như: “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác.

Trong ISBP hiện nay, “một bản sao của” nghĩa là một bản copy, trong khi đó “trong một bản” nghĩa là bản gốc.

Điều khoản 18 : Hóa đơn thương mại (ứng với điều 37, UCP- DC 500)

Điểm mới nhất ở điều khoản này trong UCP 600 là đồng tiền ghi trong hóa đơn thương mại phải giống như đồng tiền trong thư tín dụng.

Ngoài ra, ở điều khoản này nêu rõ ràng về một hóa đơn thương mại được chấp nhận thanh toán: về chữ ký, về giá trị vượt, về mô tả hàng hóa… trong hóa đơn thương mại.

Điều khoản 19- 25: Quy định về các loại hình chứng từ vận tải (ứng với các điều khoản từ 23- 29, UCP- DC 500)

Ở các điều khoản này đề cập đến các vấn đề:

Trang 27

Page 28: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều khoản 19: Chứng từ vận tải sử dụng cho ít nhất 2 loại phương tiện vận tải trở lên (đa phương thức).

Điều khoản 20: Vận đơn đường biển.

Điều khoản 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng)

Điều khoản 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.

Điều khoản 23: Chứng từ vận tải hàng không (vận đơn hàng không)

Điều khoản 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông.

Điều khoản 25: Biên lai phát chuyển nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện.

Những điểm mới nhất ở các điều khoản này của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500 là:

- Ghi rõ họ tên của người chuyên chở, được chứng thực là người chuyên chở.

- Hợp đồng thuê tàu- cảng dỡ hàng có thể là một loạt cảng hoặc một khu vực địa lý như được quy định trong thư tín dụng.

- Vận đơn hàng không- ngày chuyến bay thực sự ghi trên chứng từ được xem là ngày giao hàng.

- Biên nhận chuyển phát hàng- nếu phí chuyển phát hàng đã được trả trước, ngân hàng chỉ chấp nhận biên nhận chuyển phát hàng được chứng tỏ là phí chuyển phát hàng tính cho bên mà không phải là bên nhận hàng.

- Biên nhận gởi hàng bưu điện- phải được đóng dấu, ký tên và đề ngay tại nơi giao hàng.

Để hiểu rõ điểm mới, điểm khác biệt của UCP- DC 600 ta xem 2 bảng so sánh sau đây:

Giao hàng đa phương thức

UCP 500, điều 26(a)

Nếu tín dụng thư yêu cầu chứng từ vận tải gồm ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương thức), ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ dù được gọi như thế nào, trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng:

UCP 600, điều 19(a)

Một chứng từ vận tải gồm ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau (vận tải đa phương thức) dù được gọi thế nào phải thể hiện:

iii) Ghi rõ nơi gửi hàng đi, nơi nhận hàng để gửi hoặc nơi giao hàng và

Trang 28

Page 29: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

iii) Ghi rõ nơi nhận để gởi hàng trong thư tín dụng mà nơi này có thể khác với cảng, sân bay hoặc địa điểm bốc hàng; và nơi đến cuối cùng quy định trong thư tín dụng mà nơi này có thể khác với cảng, sân bay hoặc nơi bốc hàng…

nơi đến cuối cùng quy định của thư tín dụng, ngay cả khi:

- Chứng từ vận tải thể hiện nơi gửi hàng, nơi nhận hàng để gửi hay nơi giao hàng hay nơi đến cuối cùng khác hoặc;

- Chứng từ vận tải ghi chữ “dự định” hay một từ tương tự có liên quan đến con tàu, cảng xếp hoặc cảng dỡ hàng.

Vận tải đường biển chuyên chở từ cảng đến cảng (điều khoản 20)

UCP 500, điều 23(a)

Nếu tín dụng thư yêu cầu vận đơn cảng đến cảng, ngân hàng sẽ, trừ khi có quy định khác trong thư tín dụng, chấp nhận chứng từ dù được gọi như thế nào:

ii) Thể hiện hàng hóa đã được bốc lên hoặc xếp trên một tàu đích danh. Việc bốc lên hoặc xếp trên một tàu đích danh có thể được biểu hiện bằng chữ in sẵn trên vận đơn là hàng hóa đã được bốc lên tàu đích danh hoặc xếp trên tàu đích danh, trong trường hợp này ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày bốc hàng hay ngày giao hàng lên tàu.

Trong mọi trường hợp khác, việc bốc hàng và ngày bốc hàng lên tàu đích danh phải được chứng minh bằng một ghi chú trên vận đơn thể hiện ngày hàng hóa đã được xếp lên tàu, trong trường hợp này ngày ghi chú sẽ được coi là ngày giao hàng.

UCP 600, điều 20(a)

Một vận đơn đường biển dù được gọi thế nào phải thể hiện:

ii. Ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong thư tín dụng bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu.

Trang 29

Page 30: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

III. SO SÁNH BẢN UCP- DC 600 TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Bên cạnh những sự thay đổi tích cực, UCP- DC 600 vẫn tồn tại một số vấn đề còn chưa được giải quyết như sự chưa thống nhất rõ ràng về mặt nội dung giữa 2 bản tiếng Anh và tiếng Việt. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi đưa ra sự khác biệt về nội dung ở điều 17(d), (e) và điều 21.

1. Điều 17 (d) và (e) UCP600, chưa phân biệt “one copy of” và “in one copy”.

d. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hay bản sao đều được chấp nhận. (If a credit requires presentation of copies of documents, presentation of either originals or copies is permited).

e. Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ nhiều bản bằng cách sử dụng những quy định như “làm thành 2 bản”, “gấp 2 lần”, “2 bản” và những từ tương tự sẽ được thỏa mãn bằng việc xuất trình ít nhất một bản gốc, các bản còn lại là bản sao trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác. (If the credit requires presentation of multiple documents by using terms such as “in duplicate”, “in two fold” or “in two copies”, this will be satisfied by the presentation of at least one original and the remaining number in copies, except when the document ifself indicates otherwise).

Theo ISBP (International Standard Banking Practice for the examination of documents under documentary credits - Tập quán Ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ), “one copy of” có nghĩa là “một bản sao” trong khi đó, “in one copy” có nghĩa là một bản gốc. Có lẽ, để có được sự phân định rõ ràng hơn, chúng ta chờ đợi ở lần sửa đổi ISBP sắp tới.

2. Trong điều 21, UCP 600: Vận đơn đường biển không chuyển nhượng, không lưu thông (Non-negotiable sea waybill) là một hóa đơn mà người chuyên chở phát hành và gửi đến cho người gửi hàng. Khi nhìn vào bản tiếng Anh của UCP 600 thì thuật ngữ “non-negotiable” có nghĩa là không chiết khấu, có nghĩa là loại vận đơn này sẽ không được chiết khấu tại ngân hàng. Nhưng khi đọc bản dịch sang tiếng Việt thì lại là không chuyển nhượng, không lưu thông. Vận đơn đường biển không chuyển nhượng (không lưu thông) là vận đơn sẽ không được ký hậu để chuyển quyển sở hữu hàng hóa sang cho người khác vì nó không phải là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Trang 30

Page 31: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG UCP- DC 600 ĐIỀU 14 – 26

Điều 14: Tiêu chuẩn để kiểm tra chứng từ:

Câu hỏi:

Ai tham gia chính vào kiểm tra bộ chứng từ xuất trình?

Trả lời:

Theo mục a điều 14 nêu rõ các ngân hàng sau đây tham gia vào kiểm tra các chứng từ thanh toán:

- Ngân hàng được chỉ định

- Ngân hàng xác nhận (nếu có)

- Ngân hàng phát hành L/C

Ở Việt Nam, thường ngân hàng phát hành kéo doanh nghiệp nhập khẩu tham gia kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Câu hỏi:

Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng L/C dựa vào đâu?

Trả lời:

Theo điều 14a UCP 600:

Ngân hàng thanh toán cho người thụ hưởng dựa vào kết quả xem xét bề mặt của các chứng từ xuất trình có phù hợp với những quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh của L/C hay không.

Ở đây kiểm tra bề mặt chứng từ chính là:

Thứ nhất: kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ, có nghĩa là những nội dung trên từng chứng từ và giữa các chứng từ phải thống nhất nhau, không được mâu thuẫn nhau và phải phù hợp nội dung L/C.

Thứ hai: kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại số lượng có phù hợp với yêu cầu của L/C hay không.

Trang 31

Page 32: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Thứ ba: kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ, chứng từ này do ai cấp? Có chữ ký và đóng dấu đầy đủ không? Mẫu chữ ký chứng từ phải phù hợp mẫu chữ ký lưu tại ngân hàng.

Câu hỏi:

Ngân hàng sẽ xem xét bộ chứng từ xuất trình thanh toán trong bao nhiêu lâu?

Trả lời:

Theo điều 14b của UCP 600 nêu rõ: Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có lần lượt tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không.

Tình huống:

L/C quy định:

Ngày và nơi chấm dứt hiệu lực: 26/4/2011

Chứng từ xuất trình thanh toán tại Bank N

Ngày giao hàng chậm nhất: 15/4/2011

Chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng nhưng trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Người thụ hưởng giao hàng ngày 12/4/2011 và xuất trình chứng từ vào ngày 26/4/2011. Đây cũng được hiểu là ngày chấm dứt hiệu lực hoặc là ngày xuất trình cuối cùng.

a) Vậy thời gian xem xét bộ chứng từ xuất trình trong trường hợp này có phải thay đổi so với quy định không?

Trả lời:

Theo điều 14b có thể hiểu rằng cho dù ngày chấm dứt hiệu lực xuất trình hoặc ngày xuất trình cuối cùng theo quy định của L/C rơi vào ngày hoặc sau ngày xuất trình, ngân hàng vẫn có 5 ngày làm việc để xác định chứng từ xuất trình có phù hợp hay không. Không phải bởi vì ngày chấm dứt hiệu lực hoặc ngày xuất trình cuối cùng rơi vào ngày hoặc sau ngày xuất trình mà thời hạn này bị rút ngắn, ví dụ còn 3 hoặc 4 ngày làm việc.

Vậy trong trường hợp này:

Cho dù hiệu lực xuất trình chứng từ chấm dứt vào ngày 26/4, Bank N vẫn có 5 ngày làm việc tiếp theo sau ngày 26/4/2011 để xác định chứng từ xuất trình có phù hợp hay không. Trong trường hợp này, hạn cuối để Bank N xác định chứng từ có phù

Trang 32

Page 33: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

hợp hay không là Thứ Ba, ngày 3/5/2011 (ngày 29 và 30 không tính là ngày làm việc do rơi vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật).

b) Theo giả thuyết của tình huống trên, thì ngày hết hạn xuất trình chứng từ là ngày nào?

Trả lời:

Theo mục c điều 14 của UCP 600:

Chứng từ xuất trình bao gồm một hay nhiều vận đơn gốc mà tuân theo các điều khoản 19, 20, 21, 22, 23, 24 hoặc 25 thì phải được lập bởi hoặc nhân danh người thụ hưởng không trễ hơn 21 ngày sau ngày giao hàng như mô tả trong bản quy tắc, nhưng không được trễ hơn ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng.

Vậy ngày hết hạn xuất trình chứng từ cũng chính là ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng là 26/4/2011, vì thời hạn hiệu lực thư tín dụng trước ngày hết hạn xuất trình chứng từ là 5/4/2011 (sau 21 ngày giao hàng).

Tình huống:

- Trong L/C quy định hàng hóa giao dịch là Motor bike “Honda” (xe máy)

- Hóa đơn thương mại quy định: Motor bike Spacy “Honda” 120cc

- Phiếu đóng gói (Packing kist) lại ghi: Motor bike

Hai chứng hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói cách mô tả hàng hóa có sự khác nhau như vậy có bị coi là bất hợp lệ không?

Trả lời:

Theo như mục e điều 14 UCP 600:

Những chứng từ không phải là hóa đơn thương mại, phần mô tả hàng hóa dịch vụ hay những giao dịch khác có thể nêu chung chung nhưng không được mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng.

Hai chứng hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói cách mô tả hàng hóa có sự khác nhau như vậy đều được coi là hợp lệ, vì cách mô tả như trên đều không mâu thuẫn với quy định trong L/C.

Nhưng nếu trong hóa đơn thương mại hoặc packing list lai mô tả hàng hóa là “Motor car” (xe ôtô) thì có sự mâu thuẫn, sẽ bị từ chối thanh toán.

Tình huống:

Trong một giấy chứng nhận trọng lượng hoặc số lượng (Certificate of Quantity or Weight) không có phần mô tả hàng hóa có được coi là chứng từ bất hợp lệ không?

Trang 33

Page 34: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo điều 14e của UCP 600 thì chứng từ chứng nhận số lượng hàng không ghi rõ mô tả hàng hóa thì chứng từ này không coi là bất hợp lệ, nếu trên chứng từ này thể hiện sự liên quan đến các chứng từ khác cùng xuất trình, ví dụ như các số hiệu của hóa đơn thương mại trên giấy chứng nhận số lượng hàng hóa.

Câu hỏi:

Ai lập giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list), giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Certificate of Quantity and Quality) trong bộ chứng từ xuất trình theo phương thức thanh toán L/C?

Trả lời :

Mục f điều khoản 14 của UCP 600 quy định: trừ những chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm, và hóa đơn thương mại, nếu trong L/C không quy định rõ các chứng từ ai lập, thì bất cứ ai lập cũng được ngân hàng chấp nhận thanh toán.

Tuy nhiên các chứng từ xuất trình phải thể hiện đầy đủ các chức năng của nó.

Tình huống:

Ngân hàng xử lí như thế nào đối với các chứng từ dư (chứng từ trong L/C không yêu cầu) được xuất trình?

Trả lời:

Mục g điều 14 UCP 600 nêu rõ: với các chứng từ xuất trình nhưng không có quy định trong L/C thì nhân viên ngân hàng có thể lựa chọn cách:

- Xem xét các chứng từ và gửi đến ngân hàng phát hành (xem như chứng từ bổ sung)

- Không xem xét và gửi trả lại cho người xuất trình.

Tình huống:

Nếu L/C quy định “Hàng hóa phải được sản xuất tại Việt Nam”, hỏi nhân viên kiểm tra chứng từ phải làm thế nào, xem xét chứng từ nào để đáp ứng yêu cầu trên của L/C?

Trả lời:

Mục h điều khoản 14 nêu rõ: trong trường hợp này, ngân hàng không xem xét đến các chứng từ có thể hiện là hàng hóa có sản xuất tại Việt Nam hay không, vì L/C không quy định nội dung cụ thể chứng từ phải thể hiện thế nào.

Trang 34

Page 35: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Tình huống:

Chúng tôi nhận được L/C ghi ngày phát hành là 20/6/1995, ngày giao hàng quy định trong L/C là 1/7/1995

Sau khi giao hàng, chúng tôi xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành đúng hạn. Nhưng ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ mâu thuẫn với điều kiện L/C trên. Cụ thể ngân hàng nêu ra các chứng từ sau đây ký trước ngày giao hàng quy định trog L/C:

- Packing list ký ngày 15/6/1995 thậm chí trước cả ngày mở L/C

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ký ngày 28/6/1995

=> Giải thích vấn đề này?

Trả lời:

Hai lỗi trên không được xem là sai khác.

Vì theo điều 14i của UCP 600, packing list ký ngày 15/6/1995 trước ngày phát hành 20/6/1995 là hoàn toàn hợp lệ, còn giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ký ngày 28/6/1995 trước ngày giao hàng quy định trong L/C nên vẫn được xét là trước ngày xuất trình chứng từ.

Tình huống:

Một L/C quy định người thụ hưởng L/C là công ty TNHH Hải Long; địa chỉ số 1190 đường Trường Sơn, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam; điện thoại 84 8 7863427.

Nhưng hóa đơn thương mại thể hiện người thụ hưởng L/C là công ty TNHH Hải Long; địa chỉ số 48 Quốc Lộ 13, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam; điện thoại 84 650 472342.

Hỏi địa chỉ và số điện thoại theo quy định của L/C và Invoice có sự khác nhau thì đây có phải là bất hợp lệ để bị từ chối thanh toán không?

Trả lời:

Theo mục j điều khoản 14 UCP 600 nêu rõ: trường hợp người thụ hưởng L/C và người làm đơn xin mở thư tín dụng ghi trên bất cứ chứng từ nào (trừ vận đơn) cũng không cần phải giống y như quy định của L/C.

Cũng như vậy thì các địa chỉ như fax, telex, email…không cần phải xem xét, dù không giống nhưng địa chỉ ở cùng một quốc gia đều coi như là các chứng từ hợp lệ.

Trang 35

Page 36: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Tình huống:

Ngân hàng ABC thanh toán cho ngân hàng phuc vụ người xuất khẩu tại Singapore, nhưng thực tế người thụ hưởng lại là một công ty tại Mỹ. Nhà xuất khẩu tại Singapore chỉ là người trung gian trong giao dịch này mà thôi, vậy điều này có bị xem là trái quy định không?

Trả lời:

Trường hợp này hoàn toàn được chấp nhận. Theo điều 14k của UCP 600: người xuất khẩu hay người gửi hàng không nhất thiết phải giống với người thụ hưởng trong thư tín dụng.

Đây cũng là cách thức được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm bảo mật thông tin của người cung cấp.

Điều 15 : Chứng từ xuất trình hợp lệ

Tình huống 1:

Sau khi gửi hàng cho người nhập khẩu (Việt Nam), người xuất khẩu (Singapore) đã xuất trình bộ chứng từ tại NH mở L/C là ngân hàng ACB và ngân hàng này đã xác định chứng từ xuất trình hợp lệ. Người xuất trình đã yêu cầu NH ACB thanh toán nhưng ngân hàng đã từ chối vì trong L/C có ghi: “AVAILABLE WITH UNITED OVERSEA BANK BY PAYMENT”. Vậy người xuất khẩu có được xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng ACB hay không và việc không chấp nhận của ngân hàng ACB có đúng hay không?

Trả lời:

Người xuất khẩu có thể xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng ACB để yêu cầu thanh toán. Theo điều 15a UCP 600: “Khi ngân hàng phát hành xác định chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán”. Vì vậy, NH ACB phải thanh toán cho người xuất khẩu. Như vậy, ngân hàng ACB không chấp nhận là sai.

Tình huống 2:

Giả sử ở trường hợp trên, có thêm sự tham gia của ngân hàng Đông Á với tư cách là ngân hàng xác nhận, khi người xuất trình chuyển bộ chứng từ đến NH Đông Á và yêu cầu thanh toán thì bị ngân hàng này từ chối thanh toán do NH ACB phá sản mặc dù ngân hàng Đông Á đã xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ. Như vậy, việc ngân hàng Đông Á không chấp nhận thanh toán với lí do trên đúng hay sai?

Trả lời:

Theo điều 15b UCP 600 có quy định: “Khi ngân hàng xác nhận xác nhận chứng từ xuất trình hợp lệ thì nó buộc phải thanh toán hoặc chiết khấu và chuyển

Trang 36

Page 37: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận”. Vậy ngân hàng Đông Á đã sai trong trường hợp này và việc lấy lí do ngân hàng ACB phá sản để từ chối thanh toán là không được chấp nhận.

Tình huống 3:

Giả sử người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ ở United Oversea Bank và yêu cầu thanh toán. United Oversea Bank đã đồng ý thanh toán. Nhưng sau khi thanh toán xong thi United Oversea Bank đòi tiền trực tiếp tại người nhập khẩu.Vì do không có quen biết với United Oversea Bank nên người nhập khẩu không đồng ý thanh toán. Vậy người nhập khẩu không thanh toán đúng hay sai?

Trả lời:

Theo điều 15c UCP 600: “Khi một ngân hàng được chỉ định xác định chứng từ xuất trình hợp lệ và đồng ý thanh toán hoặc chiết khấu thì nó phải chuyển giao bộ chứng từ về ngân hàng xác nhận hay ngân hàng phát hành” . Như vậy, người nhập khẩu đã hành động đúng và đối với tình huống này, United Oversea Bank phải chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng Đông Á hoặc ngân hàng ACB.

Điều 16: Chứng từ bất hợp lệ

Theo điều a và b điều khoản 16 UCP –DC 600 nêu rõ: khi bộ chứng từ xuất trình có bất hợp lệ, khác với quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh thì ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có) hoặc ngân hàng được chỉ định có thể lựa chọn các cách sau:

- Đơn phương thuyết phục người xin mở thư tín dụng chấp nhận bất hợp lệ

=> Trường hợp này Ngân hàng tiếp xúc, xin ý kiến và thuyết phục người xin mở L/C chấp nhận các bất hợp lệ này và quá trình thanh toán vẫn diễn ra bình thường và người xin mở L/C không có quyền khiếu nại về các bất hợp lệ đã chấp nhận sau này.

- Hoặc ngân hàng có quyền từ chối thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ

=> Trường hợp này ngân hàng cũng đơn phương từ chối thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ mà không cần tiếp xúc với người xin mở L/C.

Tuy nhiên lưu ý rằng đối với cả 2 cách làm trên thì ngân hàng cũng vẫn phải tuân thủ quy định của điều 14b có nghĩa là ngân hàng chỉ có tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày xuất trình chứng từ để xác định chứng từ có hợp lệ hay không và không được rút ngắn thời hạn này:

+ Trường hợp Ngân hàng chờ ý kiến chấp nhận bộ chứng từ có bất hợp lệ từ người làm đơn xin mở thư tín dụng thì cũng không được giữ chứng từ thêm bất cứ ngày nào

Trang 37

Page 38: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

vì theo quy định Ngân hàng chỉ giữ chứng từ 5 ngày sau ngày xuất trình chứng từ mà thôi

+ Trường hợp Ngân hàng từ chối thanh toán thì phải đưa ra quyết định từ chối thanh toán này trong 5 ngày làm việc của ngân hàng

Theo điều c điều khoản 16 UCP –DC 600 nêu rõ: trong cả 2 trường hợp từ chối thanh toán cho bộ chứng từ có bất hợp lệ hay chờ ý kiến chấp nhận thì hoặc ngân hàng được chỉ định, hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có), hoặc ngân hàng phát hành L/C phải có văn bản thông báo về việc từ chối thanh toán cho người xuất trình chứng từ và nội dung thông báo phải ghi rõ:

Theo điều 16i: khẳng định rằng ngân hàng đã từ chối thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ và

Theo điều 16ii: nêu ra đầy đủ các bất hợp lệ thể hiện trên từng chứng từ mà vì đó ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu

Theo điều 16iii: ngân hàng đang cầm giữ bộ chứng từ để làm gì, nêu rõ với người xuất trình chứng từ một trong các cách sau mà ngân hàng đang thực hiện:

Chờ chỉ thị của người xuất trình

Tình huống:

Vào ngày 15/8 ngân hàng sau khi gửi thông báo như theo điều 16i, 16ii và thêm câu ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình. Đến ngày 20/8 thì người xin mở thư tín dụng chấp nhận bất hợp lệ và cam kết sẽ thanh toán cho ngân hàng để nhận bộ chứng từ. Tuy nhiên vào ngày 21/8 Lúc này nhà xuất khẩu đã kiếm được đối tác khác nên yêu cầu Ngân hàng phát gửi trả lại bộ chứng từ cho họ. Như vậy trong trường hợp này thì ngân hàng phải làm như thế nào: thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu hay là gửi trả bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

Trả lời:

Vì ngân hàng đã gửi thư thông báo cho người xuất trình với nội dung ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thi của người xuất trình vì thế nó phải chờ chỉ thị của người xuất trình ở đây là nhà xuất khẩu chứ không được thực hiện theo ý của người xin mở thư tín dụng nữa.

Ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ.

Trang 38

Page 39: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Tình huống:

Vào ngày 15/8 ngân hàng sau khi nhận chứng từ và kiểm tra thấy bất hợp lệ đã gửi thông báo như theo điều 16i, 16ii và thêm câu ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ đến người xuất trình. Đến ngày 20/8 thì người xin mở thư tín dụng thông báo chấp nhận tất cả các bất hợp lệ và yêu cầu ngân hàng phát hành thanh toán cho nhà xuất khẩu. Tuy nhiên đến ngày 21/8 thì người xuất trình chứng từ yêu cầu được lấy lại bộ chứng từ. Vậy ngân hàng trong trường hợp này sẽ làm như thế nào?

Trả lời:

Vì trước đó vào ngày 15/8 ngân hàng đã gửi thư thông báo với nội dung ngân hàng phát hành sẽ giữ chứng từ cho đến khi nhận được chấp nhận bất hợp lệ của người xin mở, hoặc đến khi nhận được chỉ thị của người xuất trình trước lúc người mở đồng ý chấp nhận bất hợp lệ. Ở đây do người xin mở tín dụng thư đã thông báo chấp nhận chứng từ bất hợp lệ trước khi người xuất trình có chỉ thị với ngân hàng nên theo điều luật 16c(iii) thì ngân hàng sẽ hành động theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng trước, có nghĩa là ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu và gửi bộ chứng từ cho người xin mở thư tín dụng để thanh toán.

Ngân hàng đang chuyển trả bộ chứng từ cho người xuất trình

Tình huống:

Ngân hàng sau khi gửi thông báo như theo điều 16i, 16ii và thêm câu ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ. Nhưng sau đó lại nhận được chấp nhận bất hợp lệ của nhà nhập khẩu và ngân hàng sau đó đã thay đổi ý kiến giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu và thanh toán cho nhà xuất khẩu mà không hỏi ý kiến nhà xuất khẩu. Lúc này nhà xuất khẩu vì một lí do nào đó không chấp nhận nhận tiền và muốn đòi lại chứng từ nhưng vì ngân hàng đã gửi bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu đi nhận hàng nên không thể lấy lại được. Nhà xuất khẩu vì thế kiện ngân hàng. Hỏi trong trường hợp này ngân hàng đã làm đúng hay sai?

Trả lời:

Trường hợp này người sai là ngân hàng. Vì trong thông báo bất hợp lệ đã nói rõ rằng ngân hàng sẽ gửi trả bộ chứng từ. Nên ngân hàng phải trả lại bộ chứng từ dù cho nhà nhập khẩu có chấp nhận bất hợp lệ. Vì sau khi nhận được thông báo nhà xuất khẩu đã có thể kí hợp đồng xuất khẩu với đối tác khác. Việc làm của ngân hàng đã gây thiệt hại đến nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu sẽ phải bồi thường hợp đồng cho đối tác nhập khẩu mới của họ do không có bộ chứng từ và hàng hóa.

Trang 39

Page 40: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Ngân hàng đang thực hiện các công việc theo chỉ thị trước đó của người xuất trình chứng từ

Ví dụ: ngân hàng sau khi gửi thông báo như theo điều 16i, 16ii và thêm câu ngân hàng hành động theo chỉ thị mà nó nhận được trước đó từ người xuất trình thì là ngân hàng đang thực hiện chỉ thị mà người xuất trình đã yêu cầu trước khi thông báo này được gửi cho người xuất trình.

Tình huống (Điều 16d):

Ngày Thứ Hai ngân hàng nhận được chứng từ xuất trình và sau khi kiểm tra phát hiện bất hợp lệ thì thời hạn chậm nhất ngân hàng phải gửi thư thông báo là chừng nào? (Giả dụ rằng trong 2 tuần tiếp theo không có ngày nghỉ lễ gì cả) và thông báo bằng phương tiện gì?

Trả lời:

Thời hạn chậm nhất gửi thư thông báo là ngày Thứ Hai của tuần kế tiếp (đối với ngân hàng làm việc 5 ngày/tuần) và thông báo bằng điện như là: điện thoại, telex, fax, SWIFT hoặc thư tín một cách nhanh nhất.

Tình huống (Điều 16e):

Ngày 11/9/2011 ngân hàng phát hành gởi bộ chứng từ thông báo về việc từ chối thanh toán bộ chứng từ có bất hợp lệ và trong thông báo nêu rõ ngân hàng phát hành đang cầm giữ bộ chứng từ để chờ xin ý kiến chấp nhận bất hợp lệ từ người làm đơn xin mở thư tín dụng. Nhưng đến ngày 12/9/2011 ngân hàng phát hành thay đổi ý và gửi trả ngay bộ chứng từ cho người xuất trình mà không chờ ý kiến của người làm đơn xin mở thư tín dụng. Việc làm này là đúng hay sai?

Trả lời:

Việc làm trên của ngân hàng là hoàn toàn hợp lệ theo mục 16e đó là ngân hàng có quyền thay đổi ngay cách định đoạt về bộ chứng từ thanh toán sau khi đã gửi thông báo từ chối thanh toán đến cho người xuất trình chứng từ

Tình huống (Điều 16f):

Trở lại ví dụ ở điều 16d đã nêu ở trên nhưng ngân hàng do sơ sót của nhân viên phòng thanh toán quốc tế đến ngày thứ Ba của tuần kế tiếp mới gửi thư thông báo đến cho người xuất trình thông báo rằng ngân hàng từ chối thanh toán. Tuy nhiên bên phía người xuất trình không chấp nhận nhận lại bộ chứng từ và yêu cầu ngân hàng phải thanh toán cho mình. Hỏi trong trường hợp này người xuất trình có quyền làm thế không?

Trang 40

Page 41: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo điều 16f người xuất trình trong trường hợp này đã yêu cầu đúng vì ngân hàng đã không tuân thủ quy tắc thông báo trong vòng 5 ngày làm việc của ngân hàng sau ngày nhận chứng từ xuất trình nên xem như ngân hàng mất quyền khiếu nại về bộ chứng từ bất hợp lệ và buộc phải thanh toán cho người xuất trình.

Tình huống (Điều 16g):

Ngược lại với ví dụ 16f , khi ngân hàng đã thực hiện thông báo từ chối thanh toán theo đúng thời hạn tức là trước ngày Thứ Hai của tuần kế tiếp. Ngân hàng đồng thời thông báo nhà xuất khẩu phải trả các khoản phí thông báo cộng với lãi suất. Hỏi ngân hàng có quyền đòi các khoản phí này không?

Trả lời:

Ngân hàng đã làm đúng theo điều 16g quy định ngân hàng có quyền đòi lại tiền cùng với lãi suất cho bất cứ việc hoàn trả nào đã được thực hiện trong trường hợp ngân hàng đã gửi thông báo từ chối thanh toán theo đúng quy định.

Điều 17: Chứng từ gốc và bản sao

Tình huống:

Một L/C quy định: Phải xuất trình 03 vận đơn nhưng không nêu rõ bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản sao. Người xuất trình xuất trình 01 bản gốc, 2 vận đơn bản sao. Trường hợp này có coi là bất hợp lệ hay không?

Trả lời:

Việc xuất trình là hoàn toàn hợp lệ. Mục a của điều 17 nêu rõ: “Ít nhất một bản gốc của mỗi loại chứng từ được quy định trong thư tín dụng phải được xuất trình”

Thường trong thực tế, L/C không quy định về số bộ chứng từ cần phải xuất trình các chứng từ với số lượng như sau:

- Đối với vận đơn và giấy chứng nhận bảo hiểm thì nộp trọn bộ chứng từ gốc cho ngân hàng.

- Còn các chứng từ khác, mỗi loại ít nhất một bản gốc.

Câu hỏi:

Làm sao để biết một chứng từ đâu là bản gốc, đâu là bản sao?

Trả lời:

Mục b của điều khoản 17 UCP- DC 600 nêu rõ: Bất cứ chứng từ nào trên bề mặt có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu hay nhãn hiệu của người phát hành chứng từ thì

Trang 41

Page 42: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

sẽ được ngân hàng coi là bản gốc trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là bản gốc.

Ngoài ra, ở mục c của điều khoản 17 còn nêu rõ: Trừ khi chứng từ thể hiện khác đi, ngân hàng cũng sẽ chấp nhận một chứng từ là bản gốc nếu nó thể hiện:

i. Được viết, đánh máy, đóng dấu bởi chính bản thân người phát hành hoặc;

ii. Thể hiện trên bề mặt được soạn thảo bằng các dụng cụ văn phòng hoặc;

iii. Ghi rõ là bản gốc trừ khi việc ghi chú này không áp dụng đúng cho chứng từ xuất trình.

Tình huống:

Nếu trong L/C yêu cầu xuất trình bản sao nhưng người xuất trình xuất trình bản gốc được không ?

Trả lời:

Được vì ở điều khoản 17d nêu rõ: “Nếu thư tín dụng yêu cầu xuất trình chứng từ bản sao thì việc xuất trình bản gốc hoặc bản sao đều được chấp nhận”.

Ví dụ L/C quy định phải xuất trình các chứng từ sau: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, mỗi thứ làm 3 bản thì ngân hàng phải chấp nhận hợp lệ về số lượng các chứng từ khi người thụ hưởng L/C xuất trình mỗi loại chứng từ như sau:

+ 01 bản gốc và 02 bản sao

+ 02 bản gốc và 01 bản sao

+ 03 bản gốc.

Tình huống:

Một L/C liệt kê các chứng từ xuất trình như là những chứng từ riêng biệt. Ví dụ L/C đòi phải xuất trình: Certificate of quantity và Certificate of quality như 2chứng từ riêng biệt. Nhưng cơ quan giám định cấp cho người hưởng lợi L/C một chứng từ hỗn hợp Certificate of quantity and quality. Trong trường hợp này làm thế nào để được thanh toán?

Trả lời:

Trong trường hợp L/C đòi hỏi người hưởng lợi phải xuất trình các chứng từ riêng biệt, thì người xuất trình có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau (quy tắc 44, ISBP):

1. Xuất trình 2 chứng từ riêng biệt

2. Xuất trình 2 bản gốc của 1 chứng từ kết hợp, miễn chứng từ kết hợp thỏa mãn nội dung chi tiết của cả 2 chứng từ riêng biệt.

Trang 42

Page 43: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều 18: Hóa đơn thương mại

Ví dụ: Công ty A ở Mỹ có nhu cầu mua hàng của công ty B ở Việt Nam thông qua phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Câu hỏi:

Vậy ai là người lập hóa đơn thương mại? Và hóa đơn thương mại này ký phát đòi tiền ai?

Trả lời:

Theo điều 18a của UCP- DC 600 ghi rõ Người lập hóa đơn thương mại theo phương pháp thanh toán tín dụng chứng từ là: người thụ hưởng L/C và được ký phát đòi tiền người mở thư tín dụng.

=> Như vậy ở đây người lập hóa đơn thương mại là công ty B ở Việt Nam và hóa đơn ký phát đòi tiền công ty A ở Mỹ.

Câu hỏi:

Công ty A ở Mỹ mở L/C với đơn vị tiền tệ ghi trong L/C là USD trong khi đó hóa đơn do công ty B ở Việt Nam lập với đơn vị tiền tệ là VND. Hỏi ngân hàng lúc này sẽ thanh toán tiền cho công ty B theo USD hay VND?

Trả lời:

Ở đây ngân hàng sẽ từ chối thanh toán vì theo điều 18a(iii) nêu rõ hóa đơn thương mại phải được lập trùng với đơn vị tiền tệ nêu trong thư tín dụng nên trong trường hợp này hóa đơn được xem là bất hợp lệ.

Câu hỏi:

Hóa đơn thương mại mà công ty B ở Việt Nam lập không có chữ ký, điều này có bất hợp lệ hay không?

Trả lời:

Theo điều 18a(iv) hóa đơn thương mại không cần phải có chữ ký trừ khi trong L/C mà công ty A ở Mỹ mở quy định là hóa đơn thương mại phải có chữ ký.

Tình huống:

Giả dụ rằng hóa đơn thương mại do công ty B lập có số tiền vượt quá số tiền thư tín dụng cho phép thì trường hợp này ngân hàng có chấp nhận hóa đơn thương mại này không và nếu có chấp nhận thì ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty B theo số tiền ghi trên hóa đơn hay trong số tiền ghi trong thư tín dụng?

Trang 43

Page 44: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo điều 18b quy định ngân hàng trong trường hợp này có thể chấp nhận hóa đơn thương mại này và điều này sẽ ràng buộc tất cả các bên, nghĩa là các bên đều đồng ý hóa đơn này. Tuy nhiên khi thanh toán ngân hàng sẽ thanh toán theo số tiền cho phép trong L/C chứ không thanh toán theo hóa đơn thương mại.

Tình huống:

Giả sử trong L/C đã mở nêu rằng công ty A sẽ nhập khẩu 100 sản phẩm của công ty B kì này; tuy nhiên do năng suất sản xuất kì này của công ty B suy giảm nên chỉ có thể sản xuất ra 90 sản phẩm cho công ty A, công ty A và B đã thương lượng và đã đồng ý chấp nhận giao dịch với 90 sản phẩm. Lúc này công ty B lập hóa đơn của 90 sản phẩm này cùng các chứng từ khác phù hợp với L/C đã mở trước đó gửi cho ngân hàng. Hỏi trong trường hợp này ngân hàng sẽ thanh toán tiền theo L/C là 100 sản phẩm hay theo trong hóa đơn là 90 sản phẩm?

Trả lời:

Trường hợp này hóa đơn thương mại đã bất hợp lệ vì theo điều 18e quy định việc mô tả hàng hóa, dịch vụ hay các giao dịch khác trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong thư tín dụng. Do đó ngân hàng sẽ từ chối thanh toán trong trường hợp này. Còn nếu 2 công ty muốn tiếp tục thực hiện mua bán thì công ty A phải mở thư tín dụng khác với số lượng nhập khẩu là 90 sản phẩm.

Điều 19: Chứng từ vận tải

Tình huống:

Công ty A – VN nhập khẩu một lô hàng từ Mỹ trị giá 1 tỷ USD, công ty B – USA là người xuất khẩu, công ty vận tải quốc tế C– International là đơn vị chuyên chở.

Ngày 1/10/2010 công ty A- VN yêu cầu Ngân hàng D-VN mở L/C cho công ty B- USA là người thụ hưởng.

Ngày 10/10/2010 công ty B nhận được thông báo của Ngân hàng E- USA về L/C công ty B chấp nhận.

Ngày17/10/2010 công ty B- USA giao hàng cho công ty vận tải C, công ty C phát hành chứng từ vận tải cho B (ngày này nằm trong thời hạn L/C quy định)

Để thuận tiện, công ty B tiến hành kiểm tra sơ bộ chứng từ vận tải trước khi đem bộ chứng từ đi thanh toán, và công ty B phát hiện một số điểm sau:

- Trên chứng từ vận tải chỉ có một chữ ký, không ghi rõ họ tên, không xác định được chữ ký đó là của ai.

Trang 44

Page 45: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

- Trong tất cả các mục trên vận đơn, công ty B không thấy ghi chú về đã gửi đi, trên thực tế 3 ngày sau ngày công ty B nhận chứng từ vận tải thì công ty C mới chuyển hàng đi.

- Trên vận đơn có ghi cảng dự định bốc hàng là cảng Botton, xong trên thực tế do có trục trặc, hàng được bốc lên tàu tại cảng SanJose, nhưng trên vận đơn lại không ghi chú về điều này.

- Công ty B thấy rằng trên L/C có mục: “Transhipment: not allowed” , nhưng trên chứng từ vận tải có đề cập đến việc sẽ dỡ và bốc hàng tại cảng Hong Kong trong 1 ngày trước khi đến cảng cuối cùng của hành trình tại Việt Nam.

- Ngoài ra, trên tờ vận đơn do C phát hành, không có dòng chữ “Original”

Trả lời:

Giải đáp những nghi vấn của cty B về vận đơn dựa theo điều 19 UCP 600 và từ điều 68 đến 90 ISBP 681.

Giải Thích những thắc mắc của cty B:

- Trên chứng từ vận tải chỉ có một chữ ký, không ghi rõ họ tên, không xác định được chữ ký đó là của ai. : Theo mục i khoản a điều 19 UCP600 , trên một chứng từ vận tải đa phương thức phải thể hiện rõ “tên của người chuyên chở”; phải được ký bởi người chuyên chở hoặc thuyền trưởng, hoặc đại lý đích danh (nghĩa là phải nói rõ là đại lý nào) ký thay mặt người chuyên chở hay thuyền trưởng. Đồng thời chữ ký đó phải được xác nhận là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý đích danh ký thay Do đó, đây là một sai sót cần được khắc phục ngay, nó ảnh hưởng đến khả năng được chấp nhận thanh toán của chứng từ vận tải đa phương thức nói riêng và bộ chứng từ nói chung.

- Trong tất cả các mục trên vận đơn, công ty B không thấy ghi chú về hàng đã gửi đi, trên thực tế 3 ngày sau ngày công ty B nhận chứng từ vận tải thì công ty C mới chuyển hàng đi: Theo mục ii điều 19(a) UCP 600, trên vận đơn phải chỉ ra rõ là hàng đã gửi đi, nhận để gửi đi hay được bốc lên tàu. Xong cũng theo mục này, khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C, thì ngày phát hành chứng từ vận tải sẽ được coi là ngày phía nhà xuất khẩu giao hàng (nếu như không có bất kỳ ghi chú nào khác về ngày giao hàng trên vận đơn) Do đó điều quan ngại trên của công ty B là chính đáng, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng được chấp nhận của bộ chứng từ.

- Trên vận đơn có ghi cảng dự định bốc hàng là cảng Botton, xong trên thực tế do có trục trặc, hàng được bốc lên tàu tại cảng SanJose, nhưng trên vận đơn lại không ghi chú về điều này : theo mục iii điều 19(a) UCP 600, phải ghi rõ nơi gửi hàng đi, nơi nhận để gửi, nơi giao hàng và nơi đến cuối cùng thực tế, cho dù trên chứng từ

Trang 45

Page 46: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

vận tải có ghi khác hay có ghi dự định là nơi khác sự sai sót này tỏ ra rất nghiêm trọng và ảnh hưởng đáng kể đến chứng từ vận tải.

- Công ty B thấy rằng trên L/C có mục : “Transhipment: not allowed” , nhưng trên chứng từ vận tải có đề cập đến việc sẽ dỡ và bốc hàng tại cảng Hong Kong trong 1 ngày trước khi đến cảng cuối cùng của hành trình tại Việt Nam : Theo mục i và mục ii điều 19(b) UCP 600, một chứng từ vận tải có thể ghi là hàng hóa có thể được chuyển tải, miễn là trong quá trình vận chuyển chỉ sử dụng một vận đơn. Ngoài ra chứng từ vận tải mà có ghi có chuyển tải vẫn có thể được chấp nhận ngay cả khi L/C cấm chuyển tải Do đó, đây không phải là một sự sai sót hay nhầm lẫn cần phải chú ý, và nó hầu như không ảnh hưởng đến khả năng được chấp nhận của bộ chứng từ.

- Trên tờ vận đơn do C phát hành, không có dòng chữ “Original” : Theo điều 70 ISBP 681, một chứng từ vận tải đa phương thức không nhất thiết phải có chữ original mới được chấp nhận theo thư tín dụng vì vậy, công ty B có thể yên tâm về nghi vấn này.

Điều 20: Vận đơn đường biển

Tình huống:

DN A ký kết hợp đồng nhập khẩu với DN B.

Sau khi giao hàng, DN B xuất trình bộ chứng từ tại NH, sau khi kiểm tra bộ chứng từ NH từ chối thanh tóan vì B/L được ký phát bởi thuyền trưởng và chỉ ghi AS MASTER nhưng không ghi rõ tên thuyền trưởng.

NH từ chối là đúng hay sai?

Trả lời :

Việc từ chối thanh toán của NH là SAI, B/L này vẫn hợp lệ vì:

Theo điều 20 a ( i ), B/L phải thể hiện:

i. Chỉ ra tên người chuyên chở và được ký bởi:

- Người chuyên chở hay đại lý đích danh nhân danh người chuyên chở

- Thuyền trưởng hay đại lý đích danh nhân danh thuyền trưởng

Bất cứ chữ ký nào của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý phải được chứng thực là của người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý.

Bất cứ chữ ký nào của đại lý cũng phải ghi rõ là ký nhân danh người chuyên chở hay nhân danh thuyền trưởng.

Để giải thích cho điều này, trong ISBP 681 có ghi rõ:

Trang 46

Page 47: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Nếu thuyền trưởng ký vận tải đơn thì chữ ký của thuyền trưởng phải được nhận biết là của “thuyền trưởng”. Trong trường hợp này, tên của thuyền trưởng không cần phải nêu ra.

Nếu một đại lý thay mặt thuyền trưởng ký vận tải đơn, thì đại lý phải được nhận biết là đại lý và ghi rõ tên của thuyền trưởng mà đại lý thay mặt để ký.

Như vậy, B/L được ký phát bởi thuyền trưởng nhưng không ghi rõ tên thuyền trưởng vẫn được chấp nhận, chỉ khi nào đại lý đại diện cho thuyền trưởng để ký phát thì mới phải ghi rõ tên người thuyền trưởng. Trong một số trường hợp, người thuyền trưởng ký phát vẫn ghi rõ họ tên mình, khi đó B/L này vẫn hợp lệ.

Ví dụ, thuyền trưởng ký vận đơn :

By:………(signed)……….

As the Master (or Captain)

Ký bởi: …….ký tên……

Là thuyền trưởng

Signed by : Mr. Dox Cook

As the Master (or Captain)

………(signed)……….

Ký bởi: Ông Dox Cook

Là thuyền trưởng

…….ký tên……

Ví dụ, đại lý của ngừơi chuyên chở hoặc thuyền trưởng ký vận đơn :

By : ASIAN PACIFIC (S) CO.,LTD

………(signed)……….

As Agents for (or on behalf of) the Carrier

HUB SHIPPING SDN BHB

Bởi : ASIAN PACIFIC (S) CO.,LTD

………(kí tên)……….

Là đại lý của người chuyên chở

HUB SHIPPING SDN BHD

By: ASIAN PACIFIC (S) CO.,LTD

………(signed)……….

As Agents for (or on behalf of) the Master

Mr. Dox Cook

Bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO…, LTD

………(kí tên)……….

Là đại lý của thuyền trưởng

Ông Dox Cook

Trang 47

Page 48: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Ví dụ, người chuyên chở ký vận đơn :

By:………(signed)……….

As the Carrier

HUB SHIPPING SDN BHD

Ký bởi: …….ký tên……

Là người chuyên chở

HUB SHIPPING SDN BHD

Tình huống:

DN A nhập khẩu hàng từ DN B, trong L/C quy định latest day of shipment là ngày 1/5/2011.

Ngày 29/4/2011 DN B giao hàng cho người chuyên chở và nhưng do vào dịp nghỉ lễ nên đến ngày 4/5/2011 hàng mới được bốc lên boong tàu và được ghi chú trên B/L.

Trong trường hợp này, ngày giao hàng là ngày nào, DN B có vi phạm việc giao hàng trễ hay không?

Trả lời:

DN B đã vi phạm ngày giao hàng trễ theo quy định của L/C.

Điều 20 a (ii):

ii. Ghi rõ hàng đã được bốc lên một con tàu đích danh tại cảng quy định trong L/C bằng cách:

- In sẵn trên vận đơn.

- Một ghi chú bốc hàng lên tàu có thể hiện ngày mà hàng được bốc lên tàu.

Ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp đó, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

Theo quy tắc trên, ngày phát hành vận đơn chỉ đựơc xem là ngày giao hàng nếu vận tải đơn không có ghi chú về ngày bốc hàng lên tàu riêng biệt, trong trường hợp này, ngày ghi chú về ngày bốc hàng là ngày 4/5/2011 mới là ngày giao hàng mặc dù nó sau ngày phát hành B/L, vậy nên DN B đã giao hàng trễ so với quy định là ngày 1/5/2011. Trong trường hợp nếu B/L không có ghi chú gì thêm thì ngày phát hành B/L mặc nhiên đựơc xem là ngày giao hàng.

Trang 48

Page 49: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Tình huống:

Theo thỏa thuận xuất khẩu, DN B giao hàng cho ngừơi chuyên chở và B/L được hãng tàu ký phát nhưng do chưa chắc chắn về con tàu chuyên chở nên ở mục Ocean vessel ghi là Intended vessel: BI RAIN I.

Đến ngày bốc hàng lên tàu, con tàu BI RAIN I đã cập cảng, hàng được bốc lên tàu BI RAIN I và đi theo đúng lịch trình nên B/L không cần sửa lại hay ghi chú về tên con tàu chuyên chở.

Như vậy B/L có hợp lệ hay không?

Trả lời:

B/L này là không hợp lệ.

Theo điều 20 a (ii) trong UCP 600:

Nếu vận đơn đường biển có ghi “ tàu dự định” hoặc từ tượng tự liên quan đến tên tàu thì yêu cầu phải có ghi chú về ngày giao hàng và con tàu mà hàng hóa thực sự bốc lên.

Bất kể là con tàu dự định có phải là con tàu thực sự bốc hàng lên hay không, một khi trên B/L đã ghi là Intended vessel thì bắt buộc nó phải có ghi chú về con tàu thực sự mà hàng hóa được bốc lên, ngày bốc hàng và cảng bốc hàng (cảng này phải trùng với cảng bốc được quy định trong L/C) theo điều 20 a (iii):

Ghi rõ việc giao hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng như quy định của thư tín dụng.

Nếu vận đơn đường biển không ghi cảng bốc hàng theo quy định của thư tín dụng như là một cảng bốc hoặc nó ghi từ “ dự định” hay những từ tương tự liên quan đến cảng bốc hàng thì phải có ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi rõ cảng bốc hàng như quy định trong thư tín dụng, ngày giao hàng và tên tàu. Điều này áp dụng ngay cả khi việc bốc hàng lên tàu hay giao hàng lên tàu đích danh được in sẵn trên vận đơn.

Tình huống:

Nhân viên Ngân hàng khi kiểm tiếp nhận chứng từ vận tải có cần phải kiểm tra các điều khoản và điều kiện ghi sau vận đơn hay không?

Trả lời:

Theo hướng dẫn ở điều 20 (a) (v):

Chứa các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở hoặc dẫn chiếu đến nguồn khác có các điều kiện và điều khoản của việc chuyên chở ( vận đơn rút gọn hay

Trang 49

Page 50: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

vận đơn trắng lưng). Nội dung của những điều kiện và điều khoản này sẽ không được kiểm tra.

Thông thường mặt sau bao gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở…vậy nên Ngân hàng không cần phải kiểm tra những điều khoản trên.

Tình huống:

Nếu trên vận đơn vận tải đa phương thức có ghi vận đơn tuân thủ theo hơp đồng thuê tàu. Hỏi vận đơn này có được Ngân hàng chấp nhận hay không?

Trả lời:

Nếu trong L/C không chỉ dẫn gì thêm thì vận đơn vận tải đa phương thức ghi rằng nó tuân thủ theo hợp đồng thuê tàu nào đó thì chứng từ vận tải này là bất hợp lệ và bị Ngân hàng từ chối thanh toán theo điều 20 (a) (vi).

Không được thể hiện là tuân theo hợp đồng thuê tàu.

Bởi vì hợp đồng thuê tàu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người chuyên chở và người thuê tàu, trong khi đó B/L và vận đơn đường biển không lưu thông là cơ sở xác định trách nhiệm giữa người chuyên chở và người cầm vận đơn.Vì vậy không thể dùng các điều khoản để giải quyết tranh chấp phát sinh từ vận đơn và ngược lại vì điều khoản trọng tài trong hai chứng cứ pháp lý này điều chỉnh hai loại quan hệ và chủ thể pháp lý khác nhau.

Tình huống:

Doanh nghiệp A xuất khẩu tôm đông lạnh đi một nước châu Âu nhưng không có tàu đi thẳng đến nước đó trong khi L/C quy định hàng không được chuyển tải như vậy doanh nghiệp A phải làm thế nào để B/L là hợp lệ?

Trả lời:

Theo điều 20 (c) :

i. Vận đơn có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể được chuyển tải miễn là toàn bộ quá trình chuyên chở chỉ sử dụng một vận đơn.

ii. Một vận đơn có ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra được chấp nhận thậm chí khi thư tín dụng cấm chuyển tải, nếu hàng hóa được chở trong container, mooc, sàlan như vận đơn thể hiện.

Trang 50

Page 51: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Vậy nên để B/L hợp lệ thì trong suốt quá trình chuyên chở doanh nghiệp này chỉ nên sử dụng một vận đơn duy nhất và hàng hóa này phải đảm bảo là được chở trong container, mooc hay sàlan.

Câu hỏi:

Nội dung nào trên B/L mà khi kiểm tra nhân viên Ngân hàng không phải kiểm tra?

Trả lời:

Khi xem xét một vận đơn, nhân viên Ngân hàng sẽ không kiểm tra các nội dung sau đây:

- Nội dung về các điều kiện và điều khoản về chuyên chở (theo điều 20a(v))

- Nếu trên B/L có ghi “Người vận tải có quyền chuyển tải” thì nhân viên Ngân hàng cũng không xem xét (theo điều 20 d).

Điều 21: Vận đơn đường biển không lưu thông (không chuyển nhượng):

Vận đơn đường biển không chuyển nhượng, không lưu thông (Non-negotiable sea waybill) là một hóa đơn mà người chuyên chở phát hành và gửi đến cho người gửi hàng; là vận đơn sẽ không được ký hậu để chuyển quyển sở hữu hàng hóa sang cho người khác vì nó không phải là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Ngoài ra, vận đơn đường biển không chuyển nhượng còn có một số đặc điểm khác:

- Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.

- Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở.

- Khi đi nhận hàng, người nhận hàng không nhất thiết phải xuất trình vận đơn gốc và chỉ cần chứng minh mình là người nhận hàng được ghi trong vận đơn.

- Trong mục consignee không được là theo lệnh của ngân hàng.

- Vận đơn này thường được sử dụng trong trường hợp quãng đường ngắn, hàng hóa đến trước vận đơn hay giữa các chi nhánh của công ty đa quốc gia, công ty mẹ và công ty con, người mua và người bán có quan hệ thân thiết với nhau.

- Loại vận đơn này được sử dụng nhằm mục đích tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà nhập khẩu.

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng xem các tình huống sau đây:

Trang 51

Page 52: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Tình huống 1:

Một doanh nghiệp A mở L/C tại ngân hàng ACB để nhập khẩu hàng hóa của DN B ở Trung Quốc. Hai Doanh nghiệp này có mối giao thương lâu năm nên quyết định sử dụng vận đơn đường biển không chuyển nhượng. Đến ngày nhận hàng, DN A đã làm mất vận đơn gốc nên DN A đã đề nghị DN B gửi fax vận đơn. Sau đó, DN A đã cầm vận đơn được gửi bằng fax để đến cảng nhận hàng. Vậy DN A có được nhận hàng?

Trả lời:

DN vẫn nhận được hàng vì theo như tính chất của loại vận đơn này thì khi nhận hàng không nhất thiết phải xuất trình chứng từ gốc.

Tình huống 2:

Giả sử như gần đến ngày nhận hàng, DN A không có nhu cầu về hàng hóa này nữa nên đã ký hậu chuyển nhượng cho DN C ở trong nước thì liệu có được không?

Trả lời:

Trong trường hợp này thì DN A không được ký hậu vận đơn vì vận đơn đường biển không lưu thông không phải là một chứng từ sở hữu hàng hóa.

Điều 22: Vận đơn theo Hợp đồng thuê tàu:

Tình huống:

DN B giao hàng cho người chuyên chở vào ngày 15 và người chuyên chở cũng phát hành vào ngày 15 nhưng đến ngày 20 thì hàng mới được bốc lên tàu và đã ghi chú trên vận đơn. Thì trong trường hợp này, ngày giao hàng là ngày bao nhiêu?

Trả lời:

Theo điều 22 ii có nêu:

Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

Vậy ngày giao hàng là ngày 20, ngày được ghi chú bốc hàng.

Tình huống:

Dưới đây là một trường hợp xảy ra với một doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng Việt Nam có liên quan:

Trang 52

Page 53: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Năm 2000 một doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu 10.000 tấn phân bón đóng bao từ người bán ở châu Âu theo điều kiện CFR cảng TP Hồ Chí Minh. Hợp đồng mua bán và L/C đều chấp nhận vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (vận đơn cấp cho hợp đồng thuê chở theo chuyến). Trên vận đơn chuyển từ ngân hàng nước người bán (ngân hàng thanh toán cho người bán) tới ngân hàng thương mại Việt Nam (ngân hàng mở L/C) cả người mua lẫn ngân hàng Việt Nam thấy rằng thuyền trưởng chỉ ghi “clean and shipped on board” và tiếp theo dòng chữ này không ghi ngày tháng. Vào thời điểm đó giá phân bón ở thị trường đang xuống nhanh, vì vậy vịn vào cớ vận đơn ghi như vậy là không hoàn chỉnh, không đầy đủ và không phù hợp với UCP nên phía Việt Nam đã bắt lỗi, từ chối hợp đồng và ngừng thanh toán cho người bán.

Hỏi: Ai là người sai trong trường hợp này?

Trả lời:

Theo điều 22ii có đề cập: Ngày phát hành vận đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ được coi là ngày giao hàng trừ khi vận đơn theo hợp đồng thuê tàu thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.

Trong thực tiễn không ít vận đơn cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến trên bề mặt vẫn ghi thêm dòng chữ “shipped on board” cùng với ngày xếp hàng. Cũng có lúc người vận chuyển hoặc thuyền trưởng chỉ ghi mỗi dòng chữ “đã xếp lên tàu” mà tiếp sau dòng chữ này không đề ngày tháng. Đây là một việc làm tự nguyện của người vận chuyển chứ không phải là một nghĩa vụ, nghĩa là có cũng được mà không có cũng chẳng sao (theo như điều 22ii nói ở trên). Điều này cũng đồng nghĩa là một vận đơn cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến nếu không ghi thêm dòng chữ trên vẫn hoàn toàn đáp ứng yêu cầu “shipped on board date…” của UCP trong việc thanh toán bằng phương thức L/C. Khi gặp phải một vận đơn của hợp đồng thuê chở theo chuyến chỉ ghi dòng chữ “shipped on board” mà không đề ngày tháng tiếp theo thì cũng đừng vội bắt lỗi là vận đơn đó không hợp cách, không tuân thủ quy định trong UCP do đó không thanh toán được.

Tình huống:

Một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi như sau: cảng dở là Tân Cảng tại thành phố Hồ Chí Minh, cảng bốc là một cảng tại Hàn Quốc. Vậy vận đơn này ghi đúng hay sai?

Trả lời:

Theo quy định 22iii: Ghi rõ việc chở hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dở được quy định trong thư tín dụng. Cảng dở hàng cũng có thể được nêu ra là một loạt cảng hay khu vực địa lí như quy định trong thư tín dụng.

Trang 53

Page 54: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Vì thế vận đơn trên đã ghi sai, phải ghi rõ cảng bốc hàng thực tế, còn cảng dở có thể là bất kỳ cảng dở hàng nào trong khu vực quy định. Theo như tình huống trên vận đơn có thể sửa đổi như sau: cảng bốc hàng là cảng Pusan tại Hàn Quốc, cảng dở hàng là một cảng tại thành phố Hồ Chí Minh (cảng Sài Gòn, Tân Cảng…)

Câu hỏi:

Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có quy định về chuyển tải hay không? Và khi sử dụng loại vận đơn này có được chuyển tải không?

Trả lời:

Chuyển tải được hiểu là dỡ hàng khỏi tàu này và bốc lên một con tàu khác trong suốt hành trình vận tải từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng.

Vận đơn thuê tàu thường được sử dụng đối với hàng hóa có khối lượng lớn (như cement, thép...) và thuê nguyên một con tàu vận chuyển hàng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Do vậy, không có trường hợp chuyển tải.

Điều 23: Vận đơn hàng không

Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hoá và bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển (Luật Hàng Không dân dụng Việt Nam ngày 4 tháng 1 năm 1992).

Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau:

+ Là bằng chứng của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng.

+ Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng.

+ Là giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không.

+ Là chứng từ kê khai hải quan của hàng hoá.

+ Là hướng dẫn cho nhân viên hàng không trong quá trình phục vụ chuyên chở hàng hoá.

Không giống như vận tải đường biển, trong vận tải hàng không, người ta không sử dụng vận đơn có thể giao dịch được, hay nói cách khác vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữa hàng hoá như vận đơn đường biển thông thường. Nguyên nhân của điều này là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hoá được giao ngay ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người xuất khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập

Trang 54

Page 55: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

khẩu. Vì những lý do trên mà vận đơn hàng không thường không có chức năng sở hữu hàng hoá. Vận đơn hàng không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng hàng không ban hành.

Câu hỏi:

Đề nghị cho biết chữ ký của người chuyên chở thể hiện trên vận đơn hàng không được hiểu là chữ ký của ai? Và ký như thế nào mới hợp lệ?

Trả lời:

Mục i điều 23(a) nêu rõ: Chữ ký người chuyên chở thể hiện trên vận đơn hàng không được chấp nhận khi nó được ký bởi:

- Người chuyên chở hoặc

- Một đại lý đích danh thay mặt người chuyên chở

Có 2 lưu ý khi ký:

- Chữ ký phải có chứng thực để thể hiện rõ người chuyên chở hay đại lý đã ký trên vận đơn hàng không.

- Nếu một đại lý thay mặt cho người chuyên chở ký chứng từ vận tải hàng không thì đại lý phải được nhận biết họ là đại lý và phải nhận biết là thay mặt ai để ký, trừ khi người chuyên chở đã được nhận biết ở nơi nào đó trên chứng từ vận tải hàng không.

(Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bản chính. Bản thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển. Bản thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng. Bản thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng)

Lưu ý mục ii điều 23(a): Ghi rõ hàng hóa được nhận để chuyên chở

Nội dung của vận đơn hàng không phải ghi rõ loại hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng hóa. Mô tả hàng hóa trong chứng từ vận tải hàng không có thể mô tả một cách chung chung không mâu thuẫn với những mô tả đó quy định trong thư tín dụng. Đồng thời nó phải đồng nhất với những chứng từ khác.

Chứng từ vận tải không có ghi các điều khoản hoặc các ghi chú tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc của bao bì là không thể chấp nhận. Một tuyên bố là bao bì “không có đủ khả năng cho chuyên chở đường không” là không thể chấp nhận.

Trong trường hợp cần thiết, người gửi hàng phải xuất trình các giấy tờ chỉ rõ tính chất của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan, công an và cơ quan khác có thẩm quyền. Quy định này không làm phát sinh thêm bất kỳ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nào của người chuyên chở.

Trang 55

Page 56: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Khi vận chuyển nhiều kiện hàng hóa, người vận chuyển có quyền yêu cầu người gửi hàng lập vận đơn riêng biệt cho từng kiện hàng hóa.

Tình huống:

Ngày phát hành vận đơn hàng không là ngày 05/05/2011. Nhưng ngày giao hàng thực tế là ngày 10/05/2011. Trong L/C không yêu cầu phải ghi ngày giao hàng thực tế trên vận đơn hàng không. Vậy ngày giao hàng là ngày nào?

Trả lời:

Theo mục iii điều 23(a) UCP 600 thì ngày phát hành được coi là ngày giao hàng, chỉ khi nào AWB có ghi chú đặc biệt về ngày giao hàng thực sự thì ngày ghi trên ghi chú này chính là ngày giao hàng.

- Nếu trong L/C quy định ngày giao hàng thực tế phải thể hiện trên vận đơn hàng không (actual date of dispatch) thì chứng từ vận tải hàng không phải có 1 ghi chú riêng về thông tin này. Và ngày giao hàng thực tế này chính là ngày giao hàng.

- Nếu trong L/C không yêu cầu phải ghi ngày giao hàng thực tế trên vận đơn hàng không thì ngày phát hành chứng từ vận tải hàng không chính là ngày giao hàng.

Trong trường hợp này, ngày giao hàng là ngày 05/05/2011.

Tình huống:

Trong ô “for carrier use only” của vận đơn hàng không ghi rõ ngày bay 11/05/2011 hoặc số hiệu chuyến bay thì nó có được xét là ngày giao hàng thực tế không?

Trả lời:

Theo mục iii điều 23(a) UCP 600 thì bất cứ thông tin nào trên AWB về ngày bay hay số hiệu chuyến bay đó sẽ không được coi là ngày giao hàng. Do đó, ngày 11/05/2011 không được coi là ngày giao hàng.

Câu hỏi:

Trên vận đơn hàng không có nhất thiết ghi sân bay khởi hành là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay đến là sân bay London Heathrow hay không?

Trả lời:

Mục iv điều khoản 23(a), UCP 600 nêu rõ: Ghi rõ tên sân bay khởi hành và sân bay đến được quy định trong thư tín dụng. Mở rộng hơn thì ta phải ghi theo ký hiệu viết tắt của Hiệp Hội Vận tải Hàng không Quốc tế, tức sân bay khởi hành là TSN, sân bay đến là LHR

Trang 56

Page 57: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Việc xác định các sân bay bằng cách sử dụng các ký hiệu viết tắt của Hiệp Hội Vận tải Hàng không Quốc tế IATA thay vì viết rõ tên đầy đủ (Ví dụ: LHR thay vì London Heathrow) không phải là một sai biệt

Nếu một Thư tín dụng quy định một khu vực địa lý hoặc một loạt sân bay khởi hành hoặc sân bay đến (Ví dụ: bất kỳ sân bay Châu Âu nào), thì chứng từ vận tải hàng không phải chỉ rõ sân bay thực tế khởi hành hoặc sân bay đến mà các sân bay này phải thuộc khu vực địa lý hoặc các loạt sân bay đã quy định trong Thư tín dụng.

Tình huống:

Trong L/C quy định người bán phải xuất trình trọn bộ vận đơn hàng không gốc “presentation a full set of originals”. Nhưng hãng hàng không chỉ giao cho doanh nghiệp 1 bản gốc của vận đơn. Vậy doanh nghiệp có được thanh toán tiền khi chỉ xuất trình cho Ngân hàng 1 vận đơn gốc không?

Trả lời:

Doanh nghiệp vẫn được thanh toán tiền khi chỉ xuất trình cho Ngân hàng 1 vận đơn gốc. Vì theo mục v điều khoản 23(a) UCP 600 nêu rõ: chỉ cần chứng từ vận tải hàng không thể hiện được nó là bản chính dành cho người gửi hàng, ngay cả khi thư tín dụng quy định xuất trình toàn bộ bản chính, thì người gửi hàng cũng chỉ cần xuất trình chứng từ vận tải hàng không đó là bản chính dành cho mình, và người gửi hàng vẫn được thanh toán.

Tình huống:

Nếu trên vận đơn hàng không có thể hiện rõ hoặc dẫn chiếu đến một tài liệu khác về điều khoản và điều kiện chuyên chở thì nhân viên ngân hàng hoặc đại diện người mua có cần kiểm tra kỹ nội dung của các điều khoản và điều kiện ghi trên vận đơn không?

Trả lời:

Mục vi điều 23(a) UCP 600 nêu rõ: không cần kiểm tra các điều khoản và điều kiện chuyên chở ghi trên vận đơn hàng không.

Tình huống:

Theo L/C quy định: cấm chuyển tải (Transhipment Prohibited)

Hàng giao từ Thành phố Hồ Chí Minh đến London, trên vận đơn hàng không ghi hàng hóa được chuyển tải:

- Thành phố Hồ Chí Minh đi Hong Kong trên chuyến bay B747

- Hong Kong đi London trên chuyến bay A523

Hỏi vận đơn có bị coi là bất hợp lệ không?

Trang 57

Page 58: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Trả lời:

Theo mục i điều khoản 23(c) trên đã nêu rõ: “miễn là toàn bộ quá trình vận chuyển chỉ sử dụng một vận đơn hàng không”, tức một vận đơn hàng không đó được sử dụng cho toàn bộ hành trình của hàng hóa.

Theo mục ii điều 23(c) cũng nêu rõ: AWB được chấp nhận thanh toán ngay cả khi trong L/C ghi rõ cấm chuyển tải.

Vậy vận đơn hàng không này không bị coi là bất hợp lệ.

Điều 24: Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông

Tình huống :

Công ty TNHH XNK Tito – VN nhập khẩu 1 lô hàng từ công ty Lala – Lào, do vị trí địa lý gần nhau, 2 công ty quyết định vận chuyển bằng đường bộ và đường sắt.

Ngày 27/07/2010, công ty Lala ký hợp đồng vận chuyển với công ty vận tải Lulu.

Ngày 29/07/2010, theo hợp đồng vận chuyển được ký kết công ty Lala bàn giao lượng hàng cho Lulu và công ty Lulu xuất một hóa đơn vận tải.

Cùng ngày, công ty Lala yêu cầu công ty Lulu giải trình một số thắc mắc của phía Lala về tờ hóa đơn vận tải :

- Trên hóa đơn không có bất kỳ mục nào cho biết thông tin của người chuyên chở.

- Ngày công ty Lulu phát hành hóa đơn vận tải là ngày 29/07/2010, xong trên tờ hóa đơn đó lại có thông tin ngày giao hàng lại là ngày 01/08/2010 (Trên hợp đồng vận tải lại không có mục nào nói về việc công ty Lulu sẽ giao hàng trễ hơn 3 ngày so với ngày xuất hóa đơn) công ty Lala không đồng ý về việc này.

- Công ty Lala là đơn vị gửi hàng, xong trên tờ hóa đơn lại không có khoản mục xác nhận hóa đơn này là hóa đơn dành cho người gửi hàng.

- Trên hóa đơn công ty Lulu có nói rõ, trong quá trình vận chuyển, họ sẽ hoặc có thể thực hiện chuyển tải. Nhưng trong L/C mà công ty Lala nhận được do đơn vị nhập khẩu – công ty Tito mở, thì L/C này không cho phép chuyển tải

Trả lời:

Dựa theo điều 24 UCP 600 và từ điều 157 đến 169 ISBP 68.

Giải thích những thắc mắc của công ty Lala:

Trang 58

Page 59: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

- Trên hóa đơn không có bất kỳ mục nào cho biết thông tin của người chuyên chở : Theo mục i điều 24(a) UCP 600, một chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông phải thể hiện rõ tên của người chuyên chở và phải được ký bởi người chuyên chở hoặc đại lý đích danh ký thay. Đồng thời phải xác định được đó là chữ ký của người chuyên chở hay đại lý đích danh. Còn trong trường hợp vận tải đường sắt, nếu không xác minh được người chuyên chở thì bất kỳ chữ ký nào của công ty đường sắt chuyên chở đều được chấp nhận Do đó, đây là một sai sót khá nghiêm trọng cần phải khắc phục.

- Ngày công ty Lulu phát hành hóa đơn vận tải là ngày 29/07/2010, xong trên tờ hóa đơn đó lại có thông tin ngày giao hàng lại là ngày 01/08/2010 (Trên hợp đồng vận tải lại không có mục nào nói về việc công ty Lulu sẽ giao hàng trễ hơn 3 ngày so với ngày xuất hóa đơn) công ty Lala không đồng ý về việc này : Theo mục ii điều 24(a) UCP 600, trên chứng từ vận tải phải ghi rõ ngày giao hàng, nếu không thì ngày phát hành chứng từ vận tải được coi là ngày giao hàng trường hợp này, công ty Lala không đồng ý là không có cơ sở, vì trên chứng từ đã có thể hiện rõ ngày giao hàng.

- Cty Lala là đơn vị gửi hàng, xong trên tờ hóa đơn lại không có khoản mục xác nhận hóa đơn này là hóa đơn dành cho người gửi hàng: Theo mục i điều 24(b) UCP 600 và điều 158 ISBP 681, một chứng từ vận tải đường bộ, sắt, sông phải là bản gốc và có ghi là dành cho ai: người gửi hàng, người giao hàng hoặc không ghi gì cả vẫn được chấp nhận dựa vào thông tin này công ty Lulu có thể giải trình một cách rõ ràng nhất cho phía công ty Lala mà không gặp phải một sự phản đối nào nữa.

- Trên hóa đơn công ty Lulu có nói rõ, trong quá trình vận chuyển, họ sẽ hoặc có thể thực hiện chuyển tải. Nhưng trong L/C mà công ty Lala nhận được do đơn vị nhập khẩu – công ty Tito mở, thì L/C này không cho phép chuyển tải : Theo mục i và mục ii điều 19(b) UCP 600 cũng như điều 24(e) UCP 600, một chứng từ vận tải có ghi có chuyển tải vẫn có thể được chấp nhận ngay cả khi L/C cấm chuyển tải.

Điều 25: Biên lai phát chuyển nhanh, biên lai bưu điện hay giấy chứng nhận gửi bưu điện

Câu hỏi:

Biên nhận chuyển phát hàng hóa là gì? Vai trò của chứng từ này? Nó có điểm khác biệt gì so với vận đơn vận tải?

Trả lời:

Biên nhận chuyển phát hàng hóa thông qua tiếng Anh thể hiện thông qua các từ sau: “Courier Receipt” hoặc “Post Receipt” hoặc “Certificate of Posting” được hiểu là

Trang 59

Page 60: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

hóa đơn của các công ty kinh doanh bưu điện (EMS, DHL…) cấp ra cho người gửi hàng qua hệ thống kinh doanh của họ.

Điểm giống nhau giữa biên nhận chuyển phát hàng hóa và vận đơn vận tải là chúng đều là chứng từ gửi hàng được cấp ra cho người gửi hàng.

Điểm khác nhau giữa hai loại chứng từ này là vận đơn do hãng vận tải hoặc đại lý của họ cấp ra, còn biên nhận chuyển phát hàng do công ty bưu điện cấp , cước phí chuyển phát hàng không được tính cho người nhận hàng.

Câu hỏi:

Biên nhận chuyển phát hàng nào được chấp nhận như một chứng từ thanh toán qua phương thức tín dụng chứng từ?

Trả lời:

Điều khoản 25 của UCP- DC 600 nêu rõ: Biên nhận chuyển phát hàng phải là chứng từ đích danh. Chứng từ đích danh phải đồng thời thể hiện 03 đặc điểm sau:

(1) Ghi tên công ty chuyển phát hàng;

(2) Do chính công ty chuyển phát hàng đích danh ký hoặc đóng dấu;

(3) Ghi rõ ngày lấy hàng hoặc ngày nhận hàng hoặc tương tự như vậy. Ngày này là ngày giao hàng.

Tình huống:

Ngân hàng có quyền từ chối thanh toán cho một biên nhận chuyển phát hàng trong tình huống sau đây hay không?

- L/C quy định : Biên nhận chuyển phát hàng phải ghi rõ tên người nhận hàng là Công ty VITIMEX và trên biên nhận phải ghi rõ “Cước phí đã trả- Freight Prepaid”

- Trên biên nhận chuyển phát hàng không ghi cước phí đã trả mà thay vào đó lại ghi “Cước phí chuyển phát hàng được tính cho Công ty Logistics U&I”.

Trả lời:

Ngân hàng không từ chối thanh toán cho biên nhận chuyển phát hàng trong tình huống kể trên vì mục b điều 25 UCP- DC 600 nêu rõ: “Phí phát chuyển được trả hay trả trước sẽ được thỏa mãn bằng một chứng từ vận tải do dịch vụ chuyển phát cấp có ghi phí chuyển phát do một bên khác bên nhận hàng trả” (Bên nhận hàng ở đây là công ty VITIMEX và bên trả cước phí chuyển phát hàng là Công ty Logistics U&I)

Trang 60

Page 61: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Điều 26: “trên boong” “người gửi hàng bốc và đếm” “người gửi hàng kê khai gồm có” và “chi phí phụ thêm vào cước phí”

Tình huống:

L/C quy định: Hàng chuyên chở bằng container.

Chứng từ vận tải xuất trình thể hiện:

- Hàng chuyên chở bằng container

- Hàng đã giao lên boong tàu “Shipped on Deck”

Vậy ngân hàng có chấp nhận thanh toán với trường hợp trên không?

Trả lời:

Trong trường hợp này, thì ngân hàng coi chứng từ vận tải xuất trình đó là bất hợp lệ và không chấp nhận thanh toán, mặc dù container muốn vận chuyển tới nước nhập khẩu thì phải được xếp trên boong tàu. Nhưng theo điều 26a UCP 600 thì một chứng từ vận tải thể hiện là hàng được hoặc sẽ được bốc lên trên boong tàu (shipped on Deck) thì bị coi là bất hợp lệ. Tuy nhiên, nó chỉ được thể hiện là có thể hoặc sẽ có thể giao lên boong tàu thì lại không bị coi là bất hợp lệ và được ngân hàng chấp nhận thanh toán.

Tình huống:

Nếu trên vận đơn có ghi thêm những điều khoản khác không có sẵn ở mẫu vận đơn, ví dụ như người thực hiện đếm hàng, người gửi hàng đã khai, cước phí phụ thêm… thì có bị coi là bất hợp lệ không?

Trả lời:

Vận đơn trên không bị coi là bất hợp lệ vì theo mục b và c điều 26 UCP 600 ở trên có nêu rõ: Chứng từ vận tải có thể chứa đựng và được chấp nhận các điều khoản thêm: Người gửi hàng bốc và đếm, người gửi hàng kê khai gồm có, chi phí phụ thêm.

KẾT LUẬN

Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and practice for documentary credits) UCP được phát hành đầu tiên năm 1933 với mục đích khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bản quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. UCP được đánh giá là bản quy tắc tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên thế giới.

Trang 61

Page 62: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

Để đáp ứng được sự phát triển trong hoạt động ngân hàng, đồng thời cần xem xét lại ngôn ngữ và phong cách đã được sử dụng trong UCP để loại bỏ những cách diễn đạt có thể gây ra sự hiểu nhầm và áp dụng không thống nhất thì bản quy tắc UCP đã qua sáu lần sửa đổi và chỉnh lý, và bản UCP đang áp dụng hiện nay là bản UCP 600.

Sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý, ngày 25 tháng 10 năm 2006, Phòng thương mại quốc tế ICC đã thông qua bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 thay cho UCP 500, và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Về cơ bản UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế.

Các ngân hàng và các doanh nghiệp cũng gấp rút tìm hiểu kỹ lưỡng để áp dụng UCP chính xác và hiệu quả.

Việt Nam đang đứng trước thềm hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với tốc độ và quy mô trao đổi thương mại ngày càng tăng nhanh, một khi phương thức thanh toán tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu thì yêu cầu tìm hiểu những quy tắc và tập quán quốc tế trong thanh toán xuất nhập khẩu như UCP 600 là một yêu cầu quan trọng cho các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Thanh toán quốc tế”, trường ĐH. Kinh Tế Tp. HCM

2. Toàn tập UCP 600- Phân tích và bình luận toàn diện tình huống tín dụng chứng từ.

3. http://my.opera.com/mroldmanvcb/blog/

Trang 62

Page 63: UCP 600 2003

ĐỀ TÀI: UCP 600, ĐIỀU 14- 26 VÀ CÁC TÌNH HUỐNG CÓ LIÊN QUAN

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UCP- DC4

I. NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ UCP- DC..............................................................................4

1. Khái niệm về UCP- DC..............................................................................................4

2. Vai trò của UCP- DC..................................................................................................4

3. Lịch sử hình thành và phát triển của UCP- DC..........................................................5

II. SÁU CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI ÁP DỤNG UCP- DC............................................6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ UCP- DC 600 (ĐIỀU 14- 26) 7

I. NỘI DUNG BẢN UCP- DC 600 (TỪ ĐIỀU 14- 26)....................................................7

II. SỰ THAY ĐỔI CỦA UCP- DC 600 SO VỚI UCP- DC 500......................................18

1. Tại sao ICC lại thực hiện sửa đổi UCP- DC 500.....................................................18

2. Những nét lớn về sự thay đổi của UCP- DC 600 so với UCP- DC 500...................19

III. SO SÁNH BẢN UCP- DC 600 TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT............................30

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG UCP- DC 600 ĐIỀU 14 – 26 31

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

MỤC LỤC 63

Trang 63