63
1 DANH MC TÀI LIU STT Tên tài liu Đơn vTrang 1 Báo cáo gii thiu cuc thi khoa hc, kĩ thut dành cho hc sinh trung hc VGiáo dc Trung hc 2 2 Báo cáo vvai trò ca các trường đại hc, vin nghiên cu đối vi hot động nghiên cu khoa hc ca hc sinh trung hc VKhoa hc, Công nghMôi trường 14 3 Bin pháp tăng cường sgn kết gia các trường đại hc sư phm vi các trường trung hc nhm nâng cao cht lượng, hiu quhot động nghiên cu khoa hc, kthut cho hc sinh Trường Đại hc Sư phm Hà Ni 19 4 Nhà khoa hc vi cuc thi nghiên cu khoa hc dành cho hc sinh trung hc thành phHà Ni SGiáo dc và Đào to Hà Ni 23 5 Vphát huy vai trò ca các trường đại hc trong nghiên cu khoa hc ca hc sinh phthông SGiáo dc và Đào to Tha Thiên Huế 26 6 Hot động hướng dn hc sinh nghiên cu khoa hc, kthut trong trường trung hc phthông Trường THPT Chu Văn An, Hà Ni 27 7 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02/11/2012 31 8 Công văn 4241/BGDĐT-GDTrH, ngày 24/6/2013 51 9 Danh mc dán tham dcuc thi khoa hc kĩ thut năm hc 2012-2013 57 10 Danh mc dán dthi Intel ISEF 2013 64

ỤC TÀI LI ỆU - Trường Đại học Sư phạm Hà ...giaoducphothong.edu.vn/Portals/0/cac cuoc thi/KHKT2013/Tai lieu hoi... · 9 Danh m ục d ự án tham d ự cu ộc thi

  • Upload
    letuyen

  • View
    214

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

DANH MỤC TÀI LI ỆU

STT Tên tài liệu Đơn vị Trang

1 Báo cáo giới thiệu cuộc thi khoa học, kĩ thuật dành cho học sinh trung học

Vụ Giáo dục Trung học

2

2 Báo cáo về vai trò của các trường đại học, viện nghiên cứu đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường

14

3 Biện pháp tăng cường sự gắn kết giữa các trường đại học sư phạm với các trường trung học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

19

4 Nhà khoa học với cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh trung học thành phố Hà Nội

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội 23

5 Về phát huy vai trò của các trường đại học trong nghiên cứu khoa học của học sinh phổ thông

Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa

Thiên Huế 26

6 Hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong trường trung học phổ thông

Trường THPT Chu Văn An, Hà

Nội 27

7 Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02/11/2012

31

8 Công văn 4241/BGDĐT-GDTrH, ngày 24/6/2013

51

9 Danh mục dự án tham dự cuộc thi khoa học kĩ thuật năm học 2012-2013

57

10 Danh mục dự án dự thi Intel ISEF 2013 64

2

BÁO CÁO

GIỚI THI ỆU CUỘC THI KHOA H ỌC, KĨ THUẬT

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Vụ Giáo dục Trung học Bộ Giáo dục và Đào tạo

I. Vài nét về hội thi khoa học và kĩ thuật quốc tế (Intel ISEF)

1. Intel ISEF là gì?

Hội thi khoa học, kĩ thuật quốc tế (International Science and Engineering Fair, viết tắt là ISEF) được phát triển từ Hội thi khoa học quốc gia (National Science Fair) của Hoa Kì, do Hiếp hội khoa học và cộng đồng (Society for Science & the Public, viết tắt là SSP) sáng lập, tổ chức lần đầu tiên tại Philadelphia vào năm 1950. Năm 1958, Hội thi này lần đầu tiên trở nên Hội thi khoa học, kỹ thuật (KHKT) quốc tế với sự tham gia của Nhật Bản, Canada và Đức.

Từ năm 1997, tập đoàn Intel là nhà tài trợ chính cho Hội thi và Hội thi mang tên Intel ISEF. Ngoài Tập đoàn Intel, còn có nhiều đơn vị, tổ chức khác tài trợ khác hỗ trợ và tài trợ giải thưởng cho Intel ISEF.

Đến nay, Intel ISEF là hội thi KHKT quốc tế hàng năm lớn nhất dành cho học sinh trung học (từ lớp 9 đến lớp 12). Mỗi năm có khoảng hơn 1500 học sinh trung học từ khoảng 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia giới thiệu kết quả ở 17 lĩnh vực nghiên cứu khoa học, gồm: Khoa học động vật; Khoa học xã hội & hành vi; Hoá sinh; Sinh học Tế bào & Phân tử; Hoá học; Công nghệ thông tin; Khoa học Trái đất; Kỹ thuật: Vật liệu & Công nghệ sinh học; Kỹ thuật: Kỹ thuật điện & Cơ khí; Năng lượng & Vận tải; Phân tích Môi trường; Quản lý môi trường; Toán học; Y khoa và Khoa học sức khoẻ; Vi trùng học; Vật lý và Thiên văn học; Khoa học Thực vật.

Hội thi này là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ tương lai trên toàn cầu được tiếp cận với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel. Các em cũng được giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về các đề tài nghiên cứu với các bạn cùng lứa tuổi trên khắp năm châu một cách sâu hơn, rộng hơn trong tương lai.

Hàng năm, đồng thời với Intel ISEF, Tập đoàn Intel và Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng (Society for Science & The Public) tổ chức Hội nghị Intel ISEF Educator Academy, mời lãnh đạo Bộ Giáo dục, các nhà sư phạm, các giáo sư các trường đại học… từ nhiều quốc gia đến để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm và bàn các biện pháp khuyến khích học sinh say mê nghiên cứu khoa học, phát triển khả năng tư duy, sáng tạo thông qua việc nghiên cứu khoa học ngay từ môi trường phổ thông, gắn việc học ở trường với việc giải quyết các

3

vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo cơ sở đào tạo ra đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao phát triển các ngành khoa học mũi nhọn cho đất nước.

Để tham gia Intel ISEF, các thí sinh phải tham gia và được lựa chọn từ các hội thi KHKT ở các địa phương hoặc các quốc gia. Các hội thi địa phương hay quốc gia này phải tuân thủ một số quy định cơ bản của Intel ISEF và được gọi là các Hội thi Intel ISEF thành viên. Intel ISEF kết nối và tạo điều kiện để những nhà khoa học trẻ này tranh tài ở đấu trường quốc tế; tạo điều kiện cho học sinh gửi những đề tài nghiên cứu của mình đến các nhà khoa học trình độ cao để được đánh giá, nhận xét.

2. Quá trình tham gia Intel ISEF của Việt Nam

Từ năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Công ty Intel Việt Nam và Quỹ hỗ trợ sáng tạo kĩ thuật Việt Nam (Vifotec) đã có những bước chuẩn bị đầu tiên cho việc tham gia Intel ISEF bằng việc tổ chức hội thảo (ngày 10/8/2006, tại Hà Nội với 11 trường và khối THPT chuyên) về công tác tổ chức cho học sinh nghiên cứu, sáng tạo KHKT, chuẩn bị cho việc tổ chức Hội thi KHKT cho học sinh trung học của Việt Nam, hướng tới việc tham gia Intel ISEF.

Ngày 6/3/2008, Công ty Intel Việt Nam phối hợp với Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo giới thiệu về Intel ISEF cùng với sự tham dự của các Sở GDĐT Đà Nẵng, Quảng Trị, Lâm Đồng. Tháng 9/2008, Sở GDĐT Lâm Đồng đã hoàn thành việc đăng kí Hội thi thành viên cho Hội thi của Lâm Đồng với Intel ISEF. Được sự hỗ trợ của Công ty Intel Việt Nam, tháng 9/2008, Sở GDĐT Lâm Đồng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam tổ chức Hội thi KHKT với 28 đề tài dự thi của học sinh THPT Lâm Đồng. Hai đề tài (01 tập thể và 01 cá nhân) đoạt giải trong Hội thi của Lâm Đồng đã đại diện cho học sinh Việt Nam tham dự Intel ISEF 2009 tại Nevada, Mĩ. Đây là lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham dự Intel ISEF.

Tháng 2/2010, Hội thi KHKT được tổ chức tại thành phố Đà Lạt với 37 đề tài dự thi của 71 học sinh đến từ Lâm Đồng, Huế, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh. Ba đề tài xuất sắc nhất của Hội thi (02 đề tài của học sinh Lâm Đồng, 01 đề tài của học sinh Đà Nẵng) đã được chọn đại diện cho học sinh Việt Nam tham gia Intel ISEF 2010 tại San Jose, Hoa Kì.

Tháng 10/2010, tại Hà Nội, Bộ GDĐT phối hợp với Vifotec tổ chức phát động phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) cho học sinh THPT và tập huấn cho 15 trường THPT chuyên trên cả nước.

Tháng 01/2011, Hội thi KHKT dành cho học sinh trung học được tổ chức tại thành phố Huế với sự tham gia của các Sở GDĐT Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Tháng 3/2011, Sở GDĐT TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty Intel Việt Nam tổ chức Hội thi KHKT cho học sinh THPT của Tp. Hồ Chí Minh. Hai đề tài (01 của Thừa Thiên - Huế và 01 của TP. Hồ Chí Minh) đã

4

được lựa chọn đại diện học sinh Việt Nam dự thi Intel ISEF 2011 tại Los Angeles, Hoa Kì.

Tháng 3 năm 2012, lần đầu tiên Bộ GDĐT đứng ra tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học toàn quốc tại 2 khu vực: Thừa Thiên-Huế (dành cho khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Hà Nội (dành cho học sinh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Tại cuộc thi này, đề tài: "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt" thuộc lĩnh vực Điện và Cơ khí của nhóm tác giả Trần Bách Trung (nhóm trưởng), Vũ Anh Vinh, Bùi Thị Quỳnh Trang, Trường chuyên Hà Nội - Amsterdam thực hiện đã đoạt giải Nhất và đã được Bộ GDĐT cử đi tham dự Hội thi quốc tế Intel ISEF tổ chức tại Pittsburgh, Hoa Kì từ ngày 12 đến 18/5/2012 với 1.549 thí sinh đến từ 68 quốc gia trên thế giới tham gia dự thi ở 17 lĩnh vực khoa học, kĩ thuật. Tại Lễ trao giải chính thức của Intel ISEF, đoàn Việt Nam đã được trao giải Nhất trong lĩnh vực Điện và cơ khí. Đây những học sinh Việt Nam đầu tiên bước lên bục vinh quang của Intel ISEF, mang niềm tự hào về cho đất nước về nghiên cứu KHKT của học sinh phổ thông trên đấu trường quốc tế.

Trong buổi đón Đoàn học sinh Việt Nam từ Intel ISEF 2012 trở về tại sân bay Nội Bài, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển đã phát biểu: "Kết quả ở kì thi Intel ISEF năm nay là một tin rất vui, thành tích này không chỉ dành riêng cho các em mà nó còn mở ra một hướng mới về hình thức, phương thức dạy học phối hợp giữa các trường phổ thông với các trường ĐH, CĐ, các viện nghiên cứu. Giữa các thầy cô giáo phổ thông với các nhà khoa học. Chúng ta biết rằng, kì thì này người ta rất coi trọng đến ý tưởng mới, tính sáng tạo và cách thức làm việc khoa học của các em học sinh. Bộ GDĐT hy vọng sẽ có nhiều giải thưởng tốt hơn trong lần tham dự sau".

Từ kết quả đã đạt được, năm 2013, Cuộc thi KHKT học sinh trung học trở thành cuộc thi quốc gia dành cho học sinh trung học (từ lớp 9 đến lớp 12), bên cạnh kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa. Cuộc thi năm 2013 được tổ chức thành công và đã chọn 5 dự án tham dự Intel ISEF 2013 tại M ĩ.

II. Cuộc thi KHKT qu ốc gia dành cho học sinh trung học (ViSEF-Viet Nam International Science and Engineering Fair)

1. Cuộc thi KHKT toàn quốc năm học 2011-2012

Từ năm học 2011-2012, việc tổ chức Cuộc thi KHKT toàn quốc dành cho học sinh trung học trở thành một nhiệm vụ năm học trong Công văn số 5358/BGDĐT-GDTrH ngày 12/8/2011 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học của GDTrH 2011-2012. Tiếp sau đó, Bộ GDĐT có Công văn số 368/BGDĐT-GDTrH ngày 01/2/2012 về việc hướng dẫn tổ chức ViSEF năm học 2011-2012.

5

Với sự phối hợp của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Vifotec, ViSEF 2012 (sử dụng Thể lệ Hội thi quốc tế - Intel ISEF) đã được tổ chức tại 2 địa điểm là thành phố Huế và Hà Nội.

ViSEF 2012 tại thành phố Huế được tổ chức từ ngày 02 đến 04/3/2012 dành cho các Sở GDĐT Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Hội thi tại Huế đã có 19 đề tài dự thi (12 tập thể, 7 các nhân) của 39 học sinh thuộc 5 lĩnh vực: Hóa - sinh (6); Khoa học máy tính (3); Khoa học môi trường (3); Kỹ thuật điện và cơ khí (4); Khoa học xã hội và hành vi (3). Trong đó, Thừa Thiên Huế có 6 đề tài, Lâm Đồng có 6 đề tài, Quảng Trị có 5 đề tài và Đà Nẵng có 2 đề tài.

Hội thi tại Hà Nội, được tổ chức từ 16 đến 18/3/2012 với sự tham gia của sở GDĐT Tp. HCM và Hà Nội với 26 đề tài (21 tập thể, 5 cá nhân) của 66 học sinh ở các lĩnh vực: Vật lý và thiên văn học (5), Kỹ thuật điện và cơ khí (4), Hóa - Sinh (7), Khoa học môi trường (7), Khoa học xã hội và hành vi (3). Trong đó, Hà Nội có 20 đề tài, Tp. HCM có 06 đề tài.

2. Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học

Bắt đầu từ năm 2013, thi KHKT trở thành Cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được Bộ GDĐT tổ chức hằng năm. Ngày 02/11/2012, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành quy chế thi nghiên cứu KHKT cấp quốc gia học sinh THCS và THPT kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT.

2.1. Mục đích của cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học

- Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;

- Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học;

- Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

2.2 Nội dung và hình thức thi

a) Nội dung thi: Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu KHKT (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh

6

vực của Cuộc thi; dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm không quá 3 học sinh (gọi là dự án tập thể).

Các lĩnh vực của Cuộc thi:

TT Nhóm lĩnh vực Các lĩnh vực cụ thể

1 Khoa học động vật Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học; Lĩnh vực khác

2 Khoa học xã hội và hành vi

Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học; Xã hội học; lĩnh vực khác

3 Hoá sinh Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác

4 Sinh học tế bào và Phân tử

Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh học phân tử; Lĩnh vực khác

5 Hoá học Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác

6 Khoa học máy tính

Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác

7 Khoa học Trái đất và hành tinh

Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực khác

8 Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí vật liệu;Lĩnh vực khác

9 Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí

Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác

10 Năng lượng và vận tải

Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác

11 Khoa học môi trường Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác

12 Quản lý môi trường Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác

7

13 Toán học Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực khác

14 Y khoa và khoa học sức khoẻ

Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác

15 Vi trùng học Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác

16 Vật lý và thiên văn học

Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ học; Vật lý hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze, Maze; Vật lý lý thuyết, Thiên văn học lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác

17 Khoa học thực vật

Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang hợp; Sinh lý học thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh vực khác

b) Hình thức: Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.

2.3. Thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu

- Thí sinh là học sinh lớp 9, 10, 11, 12; Có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kì I) từ khá trở lên; Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi; Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi;

- Mỗi dự án KHKT dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa 02 dự án của học sinh trong cùng thời gian.

- Giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT chịu trách nhiệm về nội dung của dự án mình hướng dẫn.

- Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, giờ dạy và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành có liên quan sau khi hoàn thành việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

3. Kết quả tổ chức cuộc thi KHKT quốc gia năm học 2012-2013

Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013 có 34 đơn vị tham gia với 141 dự án và gần 400 học sinh. Cuộc thi thu hút được sự

8

quan tâm, tham gia hưởng ứng của nhiều trường đại học, tổ chức xã hội, các nhà khoa học và cha mẹ học sinh. Số lượng các đơn vị tham gia, chất lượng dự án tham dự cuộc thi cấp quốc gia năm học 2012-2013, kết quả tham dự cuộc thi Intel ISEF 2013 cũng như sự hưởng ứng nhiệt tình của các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ, các tổ chức, cá nhân, các nhà khoa học, cha mẹ học sinh và đặc biệt là học sinh trung học đã cho thấy hiệu quả cũng như phương hướng đúng đắn mà Bộ GDĐT trong công tác triển khai hoạt động nghiên cứu KHKT cho học sinh trường trung học. Trong năm 2013, Bộ GDĐT đã có chế độ khuyến khích thích đáng, kịp thời cho học sinh có thành tích nghiên cứu KHKT: học sinh tham dự kì thi Intel ISEF, học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba toàn cuộc thi trở lên được xét tuyển thẳng vào các trường đại học theo nguyện vọng; khuyến khích các sở giáo dục và đào tạo tuyển thẳng vào THPT những học sinh THCS đạt giải cuộc thi KHKT cấp quốc gia.

Hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học trong thời gian qua đã được các trường ĐH, CĐ, viện nghiên cứu tích cực hưởng ứng, tham gia, hỗ trợ, cụ thể:

- Tạo điều kiện về trang thiết bị thí nghiệm, cán bộ hướng dẫn nghiên cứu cho các dự án nghiên cứu;

- Các nhà khoa học từ các cơ sở giáo dục ĐH, viện nghiên cứu tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên cho các sở GDĐT về công tác nghiên cứu KHKT; tham gia ban giám khảo cuộc thi do Bộ GDĐT tổ chức;

- Hỗ trợ xây dựng, quản lí trang web của cuộc thi;

- Một số trường đại học hỗ trợ tổ chức cuộc thi cấp quốc gia, trao giải thưởng cho học sinh tham dự, học sinh đạt giải và chủ động đề xuất ưu tiên tuyển thẳng học sinh đạt giải tại cuộc thi như: trường ĐH Bách khoa Hà Nội, trường ĐHSP Hà Nội, trường ĐH FPT, trường ĐHSP Hà Nội 2, ĐH Giáo dục, ĐH Anh Quốc...

III. Tri ển khai hoạt động nghiên cứu KHKT và t ổ chức Cuộc thi KHKT c ấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014

1. Triển khai hoạt động NCKHKT

Từ năm học 2013-2014, hoạt động nghiên cứu KHKT trở thành một nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trung học. Nghiên cứu KHKT là một hoạt động giáo dục góp phần đa dạng hóa hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá kết quả học tập ở trường trung.

Thực hiện Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 24/6/2013, Bộ GDĐT đã ban hành công văn số 4241/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn triển khai hoạt động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014; Tích cực nghiên cứu để ban hành các văn bản về chế độ chính sách đối với học sinh tham gia cuộc thi, học sinh đạt giải tại cuộc thi KHKT, giáo viên tham gia hướng dẫn NCKHKT; tổ chức tập huấn cho cán bộ

9

quản lí giáo dục, giáo viên cốt cán về công tác tổ chức hoạt động nghiên cứu KHKT ở trường trung học.

Tiếp tục hoàn thiện website hỗ trợ Cuộc thi, cung cấp các văn bản hướng dẫn, tài liệu; tạo diễn đàn trao đổi về nghiên cứu KHKT; cung cấp danh sách các cơ quan, viện nghiên cứu để học sinh có thể liên hệ, trao đổi...

Để tổ chức hoạt động NCKH của học sinh trung học và chuẩn bị tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia, Bộ GDĐT đã chỉ đạo các sở GDĐT thực hiện các nội dung sau:

a) Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về cuộc thi KHKT cấp quốc gia đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

b) Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014, sở GDĐT chỉ đạo các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục trung học lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau:

- Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của học sinh (đối với các đơn vị đã tổ chức hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi KHKT năm học 2012-2013); phát động phong trào NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014;

- Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi KHKT cấp quốc gia, công tác tổ chức triển khai hoạt động, phương pháp NCKH; tạo các điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia NCKH và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

- Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

c) Phối hợp với các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ; các viện và trung tâm khoa học công nghệ; sở khoa học và công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật; Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC); đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh/thành phố; các nhà khoa học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh; tạo điều

10

kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia.

d) Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia của Bộ GDĐT, các đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi KHKT học sinh THCS và THPT ở địa phương, cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Trong quá trình tổ chức cuộc thi KHKT ở địa phương, cơ sở cần chú ý gắn kết với các cuộc thi dành cho học sinh trung học như: thi ý tưởng sáng tạo; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; thi hùng biện tiếng Anh; thi thí nghiệm thực hành; thi tin học trẻ không chuyên; thi sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu niên và nhi đồng;…

e) Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu KHKT được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại điểm c, điểm d, khoản 2, điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 về quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi... Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi khi xét tặng các danh hiệu khác.

Cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện, học viên tham gia hướng dẫn, bảo trợ học sinh nghiên cứu khoa học được vận dụng chế độ chính sách hiện hành đối với hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

g) Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho những học sinh đạt giải ở cuộc thi cấp cơ sở.

2. Kế hoạch tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2013 - 2014

2.1. Thời gian và địa điểm tổ chức:

- Khu vực phía Bắc (dành cho các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra): Tổ chức tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 21/2/2014 đến ngày 23/2/2014;

- Khu vực phía Nam (dành cho các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào): Tổ chức tại thành phố Cần Thơ, từ ngày 28/2/2014 đến ngày 02/3/2014.

2.2. Đối tượng dự thi: Học sinh đang học lớp 9 THCS và học sinh đang học THPT.

2.3. Nội dung thi: Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực quy định trong quy chế của cuộc thi.

11

Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm không quá 3 học sinh (gọi là dự án tập thể); theo kinh nghiệm từ các cuộc thi Intel ISEF thì nên hạn chế các dự án của nhóm 03 học sinh.

2.4. Đơn vị dự thi: Mỗi Sở GDĐT, cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Bộ GDĐT, cơ sở giáo dục trung học thuộc đại học, trường đại học có dự án dự thi là một đơn vị dự thi.

2.5. Đăng ký dự thi:

a) Số lượng dự án đăng ký dự thi: Mỗi đơn vị dự thi gửi không quá 06 dự án đăng ký dự thi; riêng đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được gửi không quá 12 dự án đăng ký dự thi.

b) Hồ sơ dự thi:

- Quyết định cử các dự án tham dự Cuộc thi của thủ trưởng đơn vị dự thi;

- Bản đăng kí số lượng dự án, loại dự án và số lượng thí sinh dự thi;

- Phiếu xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh;

- Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (theo mẫu gửi kèm) và các biểu mẫu (đăng tải trên trang web của cuộc thi), bao gồm :

+ Phiếu phê duyệt dự án;

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu;

+ Phiếu xác nhận của người hướng dẫn nghiên cứu;

+ Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);

+ Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có).

+ Phiếu dự án tiếp tục (nếu có).

c) Thời hạn đăng ký dự thi

- Các đơn vị dự thi gửi đến Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục trung học) trước ngày 15/01/2014.

+ Bản đăng ký số lượng dự án dự thi, số lượng thí sinh;

+ Hồ sơ dự thi kèm theo danh sách dự án, thí sinh.

- Đồng thời với việc gửi đăng kí dự thi qua đường công văn, các đơn vị dự thi phải đăng kí dự thi trên trang web của cuộc thi tại địa chỉ http://thikhoahockithuat.edu.vn.

2.6. Công tác tổ chức cuộc thi

Việc tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013 – 2014 thực hiện theo Thông tư số 38. Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau:

12

2.6.1. Ban tổ chức cuộc thi

a) Ban tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia được thành lập theo từng khu vực phía Bắc và phía Nam.

b) Giao giám đốc sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia ra quyết định thành lập ban tổ chức cuộc thi tại mỗi khu vực.

c) Thành phần ban tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia tại mỗi khu vực gồm:

- Trưởng ban: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi;

- Các phó trưởng ban: Đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan ở Bộ; lãnh đạo trường đại học đóng tại địa phương đỡ đầu cho cuộc thi; Lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi;

- Ủy viên: Các lãnh đạo đơn vị dự thi; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở giáo dục và đào tạo, trường đại học nơi đăng cai tổ chức cuộc thi.

d) Nhiệm vụ của ban tổ chức cuộc thi:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt;

- Triển khai tổ chức cuộc thi theo kế hoạch đã được phê duyệt.

2.6.2. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi KHKT cấp quốc gia

Căn cứ quy định tại Thông tư 38 và để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014 đánh giá dự án dự thi căn cứ theo các tiêu chí dưới đây:

a) Dự án khoa học

- Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;

- Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

b) Dự án kĩ thuật

- Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;

- Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

13

2.6.3. Về quy trình chấm thi

a) Quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại Thông tư 38. Tại phần chấm chọn giải toàn Cuộc thi, thí sinh trình có thể trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt.

b) Đối với các dự án đoạt giải cao nhất toàn cuộc thi dự kiến trong danh sách chọn cử tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế cần phải thực hiện một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh. Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh mới được chọn cử đi tham dự cuộc thi quốc tế.

Phát biểu về ý nghĩa của hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học, Giáo sư tiến sỹ Phạm Vũ Luận – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã nhấn mạnh: “ Đây là hoạt động tạo điều kiện cho việc gắn kết giáo dục đại học, cao đẳng với giáo dục phổ thông, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng tham gia vào hướng dẫn, đào tạo học sinh trung học”. Nghiên cứu KHKT ở trường trung học nói chung và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học nói riêng là một hoạt động mới trong giáo dục trung học. Việc thực hiện một dự án nghiên cứu KHKT không bó hẹp trong phạm vi một trường trung học. Thực tiễn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm của trường trung học và hạn chế về năng lực nghiên cứu KHKT của cán bộ, giáo viên ở trường trung học hiện nay chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các dự án nghiên cứu. Do vậy, để triển khai sâu rộng, có chất lượng, hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học luôn cần sự hưởng ứng, hỗ trợ tích cực của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ sở sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm cũng như những hình thức động viên khuyến khích học sinh, giáo viên có thành tích trong nghiên cứu KHKT ở trường trung học./.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

14

BÁO CÁO

VỀ VAI TRÒ CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, VIỆN NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KĨ THUẬT

CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC

Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự phát triển giáo dục và đào tạo, coi GDĐT là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (tháng 10/2013) đã Thông qua Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, trong đó có kế hoạch đổi mới chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDĐT, trong những năm qua Bộ GDĐT đã tích cực triển khai các hoạt động đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trên nhiều phương diện nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân. Tại các trường phổ thông, hoạt động đổi mới diễn ra rất sôi động như ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, áp dụng phương pháp dạy học tích cực, dạy học theo dự án và một hình thức học tập mới được phát triển mạnh trong những năm gần đây là hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.

1. Hiện trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật của học sinh trung học Việt Nam

Hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm triển khai từ rất lâu. Hội thi KHKT quốc tế (International Science and Engineering Fair - ISEF) dành cho học sinh trung học (lớp 9 đến lớp 12) trên toàn cầu ra đời từ năm 1950 và do Hiệp hội Khoa học và Cộng đồng Hoa Kỳ bảo trợ. Đây là hội thi KHKT có quy mô rất lớn, hằng năm, hơn 7 triệu học sinh trung học từ khắp nơi trên thế giới (70 quốc gia và vùng lãnh thổ) tranh tài trong các hội thi KHKT ở các quốc gia (gọi là Hội thi thành viên) và khoảng 1.500 thí sinh tham dự vòng chung kết quốc tế tại Hoa Kỳ.

Việt Nam bắt đầu tham gia Hội thi KHKT quốc tế (ISEF) từ năm 2007 và sau 3 lần tham gia Hội thi chưa thành công, năm 2012, đoàn học sinh của Việt Nam lần đầu tiên đạt giải Nhất với đề tài “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt” của nhóm thí sinh Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Ninh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amstecdam. Đây là vinh dự lớn, niềm tự hào

15

của học sinh trung học Việt Nam và cũng khẳng định rằng, học sinh trung học của Việt Nam hoàn toàn có khả năng và tiềm năng thực hiện các đề tài nghiên cứu KHKT.

Từ thành công của cuộc thi KHKT quốc tế (ISEF) 2012, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu KHKT trong việc đổi mới phương pháp dạy, học và nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, bắt đầu từ năm 2013, Bộ GDĐT đã chính thức đưa nội dung nghiên cứu KHKT vào nhiệm vụ năm học và tổ chức Cuộc thi KHKT dành cho học sinh phổ thông Việt Nam (ViSEF) định kỳ hàng năm. Cuộc thi KHKT học sinh trung học năm 2013 đã thu hút 141 đề tài, dự án, gần 300 học sinh từ 34 tỉnh/thành phố tham gia. Đề tài của các em rất đa dạng về chủ đề và lĩnh vực nghiên cứu, trong đó có những vấn đề mà các nhà khoa học Việt Nam đang quan tâm giải quyết. Một số đề tài và giải pháp thực hiện của các em học sinh đưa ra thực sự sáng tạo và độc đáo. Cuộc thi đã chọn được 35 công trình để trao giải, trong đó có 3 giải nhất, 8 giải nhì, 12 giải ba và 12 giải khuyến khích.

Kết quả Cuộc thi KHKT năm 2013 đã được các thầy, cô giáo ở các trường THPT và các trường ĐH, CĐ cũng như toàn xã hội đánh giá cao, thể hiện rõ nét khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức về KHKT của học sinh trung học vào thực tiễn cuộc sống. Hoạt động này đã góp phần quan trọng làm thay đổi cách dạy học đơn điệu, nặng về lý thuyết trong các trường trung học. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học phổ thông năm 2013 vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là:

• Số lượng các sở GDĐT tổ chức Cuộc thi KHKT tại địa phương còn ít; có 29 tỉnh/thành phố không có công trình tham gia Hội thi;

• Hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn;

• Chất lượng của các đề tài, dự án tham gia cuộc thi chưa cao; chưa có nhiều đề tài, dự án bám sát những vấn đề cấp thiết của cuộc sống;

• Khả năng thuyết trình bằng tiếng Anh của nhiều học sinh chưa tốt;

Nguyên nhân của những hạn chế trên là:

• Giáo viên các trường trung học ít được tiếp cận với các đề tài nghiên cứu khoa học nên chưa phát huy tốt vai trò người hướng dẫn;

• Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, giáo viên hướng dẫn và học sinh tham gia đề tài;

• Chưa trang bị tốt tiếng Anh chuyên ngành cho học sinh;

• Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, kinh phí phục vụ NCKH của các trường còn khó khăn;

16

• Việc phối hợp giữa các trường phổ thông với các trường đại học, các viện nghiên cứu chưa thật chặt chẽ và chưa có cơ chế phối hợp phù hợp;

• Các học sinh chưa được trang bị phương pháp luận nghiên cứu khoa học nên còn lúng túng khi triển khai đề tài, dự án.

2. Vai trò của các trường đại học, viện nghiên cứu đối với hoạt động nghiên cứu KHKT c ủa học sinh phổ thông

Các trường đại học và các viện nghiên cứu là nơi tập trung các nhà khoa học đầu ngành của tất cả các lĩnh vực khoa học, được đầu tư phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại, có phương pháp nghiên cứu bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các đề tài khoa học. Đây là môi trường rất thuận lợi để giúp các em học sinh trung học triển khai các ý tưởng nghiên cứu.

Ở nước ngoài, hoạt động nghiên cứu trong các trường trung học đã được triển khai từ những năm 50 và nhận được sự quan tâm, hỗ trợ rất tích cực từ các trường đại học và viện nghiên cứu như: hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm, xin ý kiến tư vấn, góp ý từ các nhà khoa học,... Chính vì vậy hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh diễn ra rất sôi động và có chất lượng cao, nhiều đề tài nghiên cứu của các em đã giải quyết được những vấn đề cấp thiết mà các nhà khoa học và xã hội đang quan tâm.

Ở Việt Nam, hoạt động nghiên cứu KHKT trong học sinh trung học mới được quan tâm phát triển trong 2 năm gần đây, nhiều trường đại học và viện nghiên cứu chưa được thông tin về hoạt động này của học sinh, do đó việc phối hợp giữa các trường phổ thông với các trường đại học và các viện nghiên cứu còn khiêm tốn. Hầu hết những hoạt động phối hợp có được đều do sự chủ động của các em học sinh, sự giúp đỡ của các thầy cô và gia đình. Kinh nghiệm thực tế thời gian qua cho thấy, những đề tài, dự án nào có sự phối hợp tốt với các trường đại học và viện nghiên cứu thì sẽ có những kết quả nghiên cứu tốt. Có thể kể đến:

1) Đề tài đạt giải Nhất cuộc thi ISEF 2012 “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt” của nhóm học sinh Trần Bách Trung, Bùi Thị Quỳnh Trang và Vũ Anh Ninh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amstecdam đã nhận được các ý kiến tư vấn góp ý về giải pháp từ nhiều nhà khoa học như: GS.TS. Đàm Thanh Sơn (Đại học Chicago-Hoa Kỳ), PGS.TS. Trường PGS.TS. Lê Nguyên Minh (Trường Đại học Xây dựng), TS. Nguyễn Văn Muôn, TS. Trần Thanh Sơn (Trường Đại học Kiến trúc), TS. Nguyễn La Anh (Viện Công nghiệp Thực phẩm – Bộ Công thương). Các em cũng được các đơn vị này tạo điều kiện tiến hành các thí nghiệm cô chân không ở Viện Công nghiệp thực phẩm, thử nghiệm mô hình ở Phòng thí nghiệm Thủy lực của Trường Đại học Kiến trúc.

2) Đề tài đạt giải tư cuộc thi ISEF 2013 “Nghiên cứu khả năng lọc vi khuẩn trong nước của màng vỏ trứng gà” của nhóm học sinh Vũ Mai Hương,

17

Hoàng Trọng Nam Anh, Đỗ Thùy Linh, Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã được Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội tạo điều kiện thực hiện các thí nghiệm về kiểm tra mẫu nước, xác định các chỉ tiêu của nước, nuôi cấy vi sinh, đo áp suất,...tại các Phòng thí nghiệm của nhà trường.

3) Đề tài tại giải tư cuộc thi ISEF 2013 "Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia" của nhóm học sinh Nguyễn Phương Duy, Trần Ngọc Châu và Trương Nhựt Cường, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM đã nhận được sự hỗ trợ rất tích cực từ Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. Các thầy của Khoa Điện - Điện tử, Trường Đại học Bách khoa đã bổ túc cho các em học sinh những kiến thức cần thiết về kỹ thuật điện, điện tử, tham gia tư vấn, góp ý về ý tưởng nghiên cứu. Phòng thí nghiệm Hóa sinh của Trường giúp các em thực hiện các thí nghiệm để kiểm tra các chỉ số của nước phục vụ cho việc chăm sóc cây trồng và nuôi cá.

3. Một số vấn đề cần thảo luận

Để nâng cao chất lượng nghiên cứu KHKT của giáo viên, học sinh trung học và thông qua đó, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, Bộ GDĐT tổ chức Hội thảo “Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, kĩ thuật cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trung học” với mục đích tìm kiếm các giải pháp khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu KHKT, sáng tạo công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, đồng thời nâng cao năng lực nghiên cứu KHKT cho các trường phổ thông.

Tại Hội thảo này, Bộ GDĐT mong muốn và xin được đón nhận, tiếp thu các ý kiến tham luận, những kinh nghiệm quý báu của các đại biểu về các Giải pháp Nâng cao năng lực nghiên cứu KHKT cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh trung học, trong đó tập trung đề xuất các biện pháp tăng cường sự gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các trường trung học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh.

Một số gợi ý về các chủ đề để trao đổi, thảo luận là:

- Biện pháp tăng cường sự gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các trường trung học về hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật của học sinh.

- Các cơ chế, chính sách tạo động lực cho các nhà khoa học, giảng viên và giáo viên tham gia hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học.

- Chính sách khuyến khích học sinh trung học tham gia nghiên cứu KHKT.

Giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của giáo viên và học sinh trung học.

18

Bộ GDĐT hy vọng rằng, sau Hội thảo này, các trường đại học, viện nghiên cứu và các sở GDĐT, các trường trung học sẽ có những biện pháp thiết thực, hiệu quả, chuẩn bị tốt cho cuộc thi KHKT ở các địa phương và ở cấp quốc gia cũng như tham gia cuộc thi KHKT quốc tế năm 2014, đồng thời, triển khai hoạt động KHKT của học sinh trung học một cách thường xuyên, như là một giải pháp tích cực thay đổi cách dạy, cách học trong nhà trường, góp phần đổi mới có hiệu quả chương trình giáo dục – đào tạo nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng./.

-----------------------

19

BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ GẮN KẾT GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VỚI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC NHẰM

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA H ỌC, KỸ THUẬT CHO HỌC SINH

PGS.TS. Nguyễn Văn Minh

Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

1. Đặt vấn đề

Một trong những mục tiêu của giáo dục, đào tạo đó là hình thành cho người học khả năng nghiên cứu, sáng tạo. Khả năng ấy bao gồm hàng chuỗi các kỹ năng như: quan sát, phát hiện vấn đề, đặt giả thuyết, đặt thực nghiệm chứng minh giả thuyết và rút ra những kết luận cần thiết. Do đó, việc sớm tổ chức cho học sinh phổ thông tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khoa học là một định hướng đúng. Và để hoạt động này thực sự hiệu quả, sự nhập cuộc ở nhiều góc độ của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu sẽ mang lại nhiều ý nghĩa.

Trong các năm gần đây, chúng ta đã bắt đầu tham gia các cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học ở qui mô quốc tế (ISEF). Chúng ta cũng đã tổ chức các cuộc thi KHKT cấp quốc gia cho đối tượng học sinh trung học và được sự hưởng ứng nồng nhiệt của đông đảo học sinh, nhà trường; đặc biệt đáng khích lệ là học sinh của các trường ở những vùng khó khăn. Kết quả và số lượng tham gia cuộc thi chứng tỏ tính thiết thực của hoạt động nghiên cứu khoa học của học sinh trung học.

Trong nội dung đổi mới sau 2015, việc định hướng phát triển năng lực của học sinh, vận dụng kiến thức liên môn thì nghiên cứu KHKT đối với học sinh trung học là một tất yếu.

Hơn nữa, tạo điều kiện cho học sinh trung học nghiên cứu KHKT là việc làm thiết thực để gắn kết giữa học với hành, giữa lí thuyết và thực tiễn; phát triển khả năng tìm tòi, vận dụng, giải quyết vấn đề một cách hệ thống.

Thực tế ở các trường trung học hiện nay đã được trang bị một số thiết bị, dụng cụ thí nghiệm nhưng chủ yếu phục vụ cho các thí nghiệm chứng minh của từng môn học cụ thể. Trong khi đó, triển khai một ý tưởng khoa học đòi hỏi tính chất liên môn, trang thiết bị cho khảo sát, nghiên cứu cũng phức tạp hơn nhiều, mặc dù thực hiện cuối cùng có thể rất đơn giản. Việc này ở trường trung học còn khó khăn.

Muốn học sinh tham gia nghiên cứu KHKT trước hết cần truyền cho các em lòng đam mê tìm tòi sáng tạo, khát khao hiểu biết và trước tiên là liên hệ với những vấn đề rất gần gũi các em. Tuy vậy, chỉ có đam mê thuần túy là chưa đủ mà đòi hỏi có phương pháp nghiên cứu. Ở đây, phương pháp không

20

quá trừu tượng mà chuyển tải có tính định hướng qua các bước đơn giản để các em biết cách tìm hiểu, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.

Ngoài việc định hướng, việc động viên khích lệ, giải thích thấu đáo các vấn đề đặt ra của các em, ý nghĩa của chủ đề nghiên cứu, tính khả thi cũng cần có người tư vấn cho học sinh.

Ở hệ thống các trường sư phạm, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giảng viên còn thường xuyên nghiên cứu khoa học và đây là nhiệm vụ quan trọng của họ. Đây cũng là tiền đề quí báu để có thể hỗ trợ cho các trường phổ thông trong tổ chức nghiên cứu KHKT cho học sinh.

Ngoài ra, tổ chức gắn kết nghiên cứu KHKT giữa trường đại học và trường phổ thông không chỉ thay đổi cách dạy, cách học mà còn góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong tương lai.

Những vấn đề nêu trên cho thấy sự gắn kết giữa các trường sư phạm và các trường phổ thông không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên, học sinh, tạo hứng thú học tập cho họ mà còn thúc đẩy sự phát triển cho quá trình đào tạo của trường sư phạm, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông.

2. Trường ĐHSP Hà Nội với Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học

Xét ở góc độ đưa hoạt động nghiên cứu khoa học đến với học sinh trường phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội là một trong những đơn vị triển khai đầu tiên. Ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX, Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức cho giảng viên phối hợp với giáo viên phổ thông hướng dẫn học sinh là các cộng tác viên trong thực hiện những đề tài khoa học. Ví dụ như nghiên cứu việc sử dụng phân vi lượng trong trồng trọt hay đề tài “Phương pháp sơ đồ mảng mà khoa Toán trường ĐHSP đã trao tay cho học sinh phổ thông" trong những giai đoạn đó1. Do đó, ngay từ Cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học năm học 2012-2013, Trường ĐHSP Hà Nội đã sớm nhập cuộc. Tại cuộc thi này, Nhà trường đã cử đội ngũ đông đảo các giảng viên, nhà khoa học tham gia Hội đồng giám khảo; tham gia công tác tập huấn, triển khai chủ trương và hướng dẫn giáo viên các bước tổ chức cho học sinh làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật. Không chỉ đóng góp ở góc độ nhân lực, Trường ĐHSP Hà Nội cũng đã chủ động trao phần thưởng và giấy khen cho những đề tài có tính mới. Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học liệu của Trường cũng là một trong những đơn vị trao thưởng cho những đề tài sáng tạo kỹ thuật của học sinh liên quan đến vấn đề cải tiến phương tiện, kỹ thuật quan sát mẫu vật qua kính hiển vi.

1 GS.VS Nguyễn Cảnh Toàn – Nội dung cải cách sư phạm, Dạy và học ngày nay, 7/2013, tr.4 và 14.

21

3. Những định hướng nhằm tăng cường sự gắn kết giữa trường đại học sư phạm với hoạt động nghiên cứu KHKT c ủa học sinh trung học

Với những giá trị của hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật mang lại cho hoạt động giáo dục học sinh trung học, việc đẩy mạnh vai trò và hoạt động cụ thể của các trường sư phạm trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết. Những biện pháp để thực hiện quan điểm này có thể được chia thành 2 nhóm: nhóm biện pháp ngắn hạn và nhóm biện pháp dài hạn.

Nhóm biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm các hoạt động:

- Hỗ trợ nhân lực: tạo điều kiện cho giảng viên, nhà khoa học của Trường tham gia công tác bồi dưỡng giáo viên, học sinh trong việc triển khai nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật; khuyến khích giảng viên chuyển giao hướng đề tài nghiên cứu của mình cho giáo viên và học sinh tham gia như những cộng tác viên, giúp học sinh từng bước làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện để giảng viên tham gia các Hội đồng giám khảo.

- Hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật: tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được sử dụng các phòng thí nghiệm để tiến hành các thực nghiệm khoa học của mình; tài trợ cho những ý tưởng khoa học có khả năng phát triển.

- Hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin: sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin – truyền thông của Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất học liệu của Trường để đặt website chính thức của Cuộc thi, đảm nhiệm việc quản trị mạng để duy trì hoạt động cho website này.

- Tổ chức trao đổi: Tổ chức giao lưu, nói chuyện khoa học với giáo viên, học sinh ở các trường phổ thông; Khi giảng dạy chương trình phổ thông, giáo viên cần liên hệ với thực tiễn cuộc sống của học sinh, những vấn đề gần gũi, thiết thực và ý nghĩa; Động viên và trân trọng các ý tưởng của học sinh, tạo điều kiện để học sinh thể hiện sự hiểu biết, sáng tạo của họ; Tạo môi trường thoáng đãng, thuận lợi để học sinh phổ thông có điều kiện làm việc trong các phòng thí nghiệm của trường đại học; Hướng dẫn cách thức tiến hành nghiên cứu và thảo luận kết quả.

- Có giải pháp khuyến khích những học sinh đạt giải trong Cuộc thi vào học những ngành phù hợp tại trường; đồng thời hàng năm có hình thức trao thưởng, trao học bổng cho một số học sinh đoạt giải thuộc các lính vực liên quan.

Nhóm biện pháp dài hạn có thể bao gồm các hoạt động:

- Bồi dưỡng nhân lực: Để học sinh phổ thông có thể sớm hình thành tư duy và thói quen nghiên cứu khoa học thì không thể chỉ trông chờ vào các hoạt động ngoại khóa hay ý tưởng bất chợt của các em. Mà chính giáo viên, những người tổ chức hoạt động học tập của các em, cần phải có khả năng hình thành và phát triển tư duy khoa học cho các em thông qua từng bài học/chủ đề dạy học của mình. Theo đó, các trường sư phạm cũng cần hình thành ở giáo sinh năng lực tổ chức và phát triển cho học sinh khả năng thực

22

hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật. Chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường sư phạm cần có định hướng này.

- Xây dựng các trường sư phạm thành những trung tâm khoa học: Để có thể tiến hành các đề tài khoa học, việc có các phòng thí nghiệm đáp ứng yêu cầu là điều kiện cơ bản. Hiện nay, về cơ bản mỗi tỉnh đều có trường cao đẳng, đại học sư phạm. Đây sẽ là mạng lưới hỗ trợ học sinh phổ thông vừa ở góc độ triển khai đề tài cụ thể, vừa ở hình thức tham quan, tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khoa học.

4. Thay cho lời kết

Tổ chức cho học sinh trung học thực hiện những đề tài khoa học, kỹ thuật là một định hướng đúng. Sự tham gia của các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu và đặc biệt là khối các trường sư phạm vào hoạt động này sẽ sớm hình thành một xã hội học tập-nghiên cứu bài bản. Đây cũng chính là hoạt động cụ thể của chủ trương giáo dục phát triển năng lực và phân hóa.

Trường ĐHSP Hà Nội là đơn vị sớm triển khai hiệu quả việc tổ chức cho học sinh thực hiện các đề tài khoa học sáng tạo. Định hướng đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo của Trường cũng hướng tới việc hình thành cho giáo sinh năng lực phát triển tư duy khoa học của học sinh./.

------------------

23

NHÀ KHOA H ỌC VỚI CUỘC THI NGHIÊN C ỨU KHOA HỌC

DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Intel ISEF là cuộc thi Khoa học và Kỹ thuật quốc tế lớn nhất dành cho học sinh trung học, được tiến hành hàng năm vào tháng 5 tại Hoa Kỳ. Đây là cơ hội cho những nhà khoa học trẻ được chia sẻ các ý tưởng khoa học, các dự án khoa học tiên tiến,… với học sinh phổ thông, là cơ hội kết nối các nhà khoa học trẻ với các nhà khoa học đã đoạt giải thưởng Nobel trên thế giới.

Nhận thức được tầm quan trọng này, ngay từ khi có công văn chỉ đạo của Bộ GDĐT về cuộc thi, Sở GDĐT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo mục tiêu đề ra là thúc đẩy các nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, đào tạo những học sinh có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, góp phần hình thành và phát triển tư duy khoa học cho học sinh theo định hướng dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề của chương trình giáo dục mới.

Năm học 2011-2012, Sở GDĐT Hà Nội đã tổ chức thành công cuộc thi lần thứ nhất, với 28 đề tài được chọn từ tổng số 50 đề tài từ cấp cơ sở. Vượt qua vòng thi cấp quốc gia khu vực phía Bắc, đề tài khoa học: "Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ cho sinh hoạt" của nhóm học sinh Trần Bách Trung (nhóm trưởng), Vũ Anh Vinh và Bùi Thị Quỳnh Trang trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, đã đạt giải nhất và được chọn tham dự Hội thi Intel ISEF Quốc tế 2012 tại Pittsburgh, Hoa Kỳ. Tại Lễ trao giải chính thức cuộc thi, đề tài đã giành giải Nhất trong lĩnh vực Kỹ thuật điện và cơ khí. Các em đã trở thành những thí sinh Việt Nam đầu tiên bước lên bục vinh quang của Hội thi Intel ISEF, mang niềm tự hào về cho đất nước trên đấu trường quốc tế về thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh phổ thông.

Năm học 2012-2013, Hà Nội có 55 đề tài của 136 học sinh đến từ 23 trường THPT tham gia Hội thi cấp Thành phố lần thứ 2. Trải qua cuộc thi cấp quốc gia, Hà Nội được Bộ GDĐT chọn 4 đề tài tham dự cuộc thi quốc tế, và đã vinh dự nhận được một giải Tư toàn cuộc.

Qua các Cuộc thi cho chúng ta rất nhiều hy vọng ở khả năng nghiên cứu khoa học, tính sáng tạo, khả năng suy luận và triển khai thực nghiệm của các em học sinh phổ thông. Cuộc thi đã tạo môi trường cho học sinh được vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống, tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ ý tưởng khoa học với bạn bè trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh công tác NCKH cho học sinh các trường phổ thông.

Để đạt được thành công đó, Sở GDĐT Hà Nội đã nhận được sự quan tâm

24

giúp đỡ của nhiều tổ chức, cơ quan, cá nhân trong và ngoài ngành giáo dục, đặc biệt là các nhà khoa học, các thầy cô giáo của Liên hiệp các Hội khoa học Hà Nội, các viện nghiên cứu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐH Bách Khoa, ĐH Xây dựng, Công ty cổ phần văn hóa giáo dục Long Minh…

Khi xây dựng Kế hoạch triển khai Cuộc thi, Sở GDĐT đã liên hệ và làm việc với Liên hiệp các Hội khoa học Hà Nội, các tổ chức, trường đại học xin ý kiến và danh sách các nhà khoa học có chuyên môn liên quan tới 17 lĩnh vực của Cuộc thi Intel ISEF quốc tế. Thể lệ, tiêu chí đánh giá đề tài nghiên cứu và thang điểm của cuộc thi được Ban chỉ đạo, ban tổ chức và các nhà khoa học bàn bạc, trao đổi, thống nhất cho phù hợp với điều kiện Việt Nam nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu của cuộc thi quốc tế. Đây là một việc làm cần thiết trước khi triển khai, thực hiện và đánh giá.

Hội thi cấp cơ sở:

Các nhà trường chủ động hướng dẫn học sinh tìm đề tài nghiên cứu phù hợp, tìm người hướng dẫn là nhà khoa học hoặc thầy cô giáo; nên mời các nhà khoa học là phụ huynh học sinh của nhà trường vào cuộc. Đây là lực lượng vô cùng quan trọng đồng hành cùng thầy cô giáo hướng dẫn các em học sinh tìm vấn đề mới cần nghiên cứu, tìm nguồn tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật và liên hệ phòng thí nghiệm để triển khai công việc nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện nếu cần các nhà khoa học hỗ trợ, Ban tổ chức cuộc thi là cầu nối giúp trường tìm nhà khoa học có chuyên môn phù hợp với nội dung đề tài nghiên cứu. Nhà khoa học sẽ tư vấn, chia sẻ, giúp các em bằng nhiều hình thức: trực tiếp, qua Email, nguồn tài liệu...

Các nhà khoa học tham gia Ban giám khảo của cuộc thi cơ sở, vì họ là những người đã theo sát và hiểu được phần nào quá trình nghiên cứu của các em. Tại cuộc thi này học sinh có cơ hội tập trình bày ý tưởng, quá trình nghiên cứu, những khó khăn nảy sinh và thử thách trước mắt; cùng trao đổi, chia sẻ với các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn về kiến thức, kinh nghiệm làm nghiên cứu. Ban giám khảo không chỉ đánh giá dự án dự thi mà còn gợi mở, khuyến khích học sinh trình bày, hoặc đặt ra các vấn đề mới để các em tiếp tục suy nghĩ. Đặc biệt đối với học sinh trung học, giám khảo không áp đặt cách nghiên cứu của người lớn, phủ nhận những ý tưởng đang nhen nhóm của học sinh. Ban giám khảo sẽ là những người đánh giá tìm ra những đề tài tốt nhất để tham dự cuộc thi cấp cao hơn và động viên, khích lệ những đề tài còn lại tiếp tục nghiên cứu.

Cuộc thi cấp thành phố, cấp quốc gia:

Học sinh có đề tài tham gia cuộc thi này cần được bồi dưỡng thêm về phương pháp nghiên cứu khoa học; phương pháp thuyết trình; hoặc được tham dự buổi trao đổi, hỏi đáp với các nhà khoa học về kiến thức khoa học cần thiết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Tại cuộc thi, Ban giám khảo - nhà khoa học sẽ là những người phản biện tích cực nhất giúp học sinh thấy được

25

những khiếm khuyết, những căn cứ khoa học còn thiếu, phương pháp thực hiện còn chưa phù hợp hoặc những lỗ hổng kiến thức cần bổ sung thêm...

Chuẩn bị cho cuộc thi quốc tế:

Đề tài được chọn đi thi quốc tế dứt khoát phải đáp ứng được tiêu chí cuộc thi đã đề ra. Việc thành lập một tổ chuyên gia huấn luyện cho đội tuyển là rất cần thiết. Tổ chuyên gia cần có kế hoạch chi tiết về nội dung và thời gian thực hiện. Nhà khoa học cần trao đổi với học sinh bằng tiếng Việt và tiếng Anh; giúp các em tiếp nhận kiến thức khoa học được chính xác, bên cạnh đó được trang bị thêm từ chuyên môn bằng tiếng Anh. Trong các buổi tập trình bày, các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác được mời cùng tham dự, trao đổi, phản biện giúp học sinh quen với các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề nghiên cứu.

Bên cạnh đó việc luyện tập thuyết trình bằng tiếng Anh là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi chuyên gia giỏi tiếng Anh, có kinh nghiệm học tập và làm việc với các tổ chức quốc tế.

Thay cho lời kết:

Qua các cuộc thi có thể nhận thấy học sinh ngày càng hứng thú với nghiên cứu khoa học. Nếu thực sự không có niềm đam mê chắc chắn các em không thể tham gia và hoàn thành các đề tài nghiên cứu của mình tốt đến vậy. Điều quan trọng là các thầy cô giáo có phương pháp giảng dạy phù hợp, các nhà khoa học biết khơi dạy niềm đam mê và ý tưởng sáng tạo của các em./.

26

VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ C ỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

TS. Phạm Văn Hùng

Giám đốc Sở GDĐT Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông ở Việt Nam là vấn đề còn khá mới. Học sinh đam mê, theo sự chỉ đạo của Bộ, nhiều Sở, trường chỉ đạo triển khai mạnh mẽ và đã có kết quả đáng khích lệ… Mục đích, mục tiêu của nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông đã rõ, nhưng các nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, không có đủ các điều kiện tự thân để giải quyết.

Để cho công tác nghiên cứu khoa học trong các nhà trường phổ thông đạt kết quả tốt, có tầm cở trong khu vực và thế giời, theo tôi một trong những hướng quan trọng là phát huy vai trò của các trường Đại học.

Các trường đại học có thể phát huy vai trò của mình trong những nội dung sau:

1. Bồi dường năng lực nghiên cứu khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học cho giáo viên – cán bộ quản lý giáo dục ở các trường phổ thông.

2. Giới thiệu một số hướng và lĩnh vực nghiên cứu chính cho các trường.

3. Chia sẻ một số đề tài nhánh cho các nhà trường, học sinh.

4. Tạo điều kiện để triển khai công tác thực hành, thí nghiệm có liên quan, đồng thời cung cấp các tài liệu có thể.

5. Cử các nhà khoa học có kinh nghiệm, tâm huyết bảo trợ cho các đề tài khoa học của học sinh.

6. Tham gia các Hội đồng Giám khảo, đánh giá.

7. Quan tâm bồi dưỡng phát triển các học sinh phổ thông có đề tài đạt giải quốc gia, quốc tế khi các em học ở đại học.

8. Phối hợp tạo điều kiện cho học sinh các trường THPT, đặc biệt là học sinh các trường chuyên tham gia các triển lãm, Hội thảo, báo cáo về phát triển khoa học trong sinh viên.

Các nội dung trên nên trở thành các quy định, nhiệm vụ thường xuyên của các trường Đại học và các Sở GDĐT, có như vậy mới có cơ sở thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông.

--------------------

27

HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN HỌC SINH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, KỸ THUẬT TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

ThS. Chử Xuân Dũng - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội

Đối với các nhà trường phổ thông, việc hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học là một công việc không đơn giản đối với cán bộ, giáo viên. Có thể nói, đây là một loại hình lao động đặc biệt, là một sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ, đòi hỏi sự say mê, sáng tạo, nhiệt tình, hứng thú của thầy và trò. Đối với giáo dục phổ thông của Việt Nam thì các cuộc thi sáng tạo, các cuộc thi về khoa học, kỹ thuật còn khá hạn chế, chưa trở thành một hoạt động được quan tâm đúng mức trong giới trẻ học đường. Năm 2009, Việt Nam bắt đầu tham gia dự thi khoa học, kỹ thuật quốc tế do tập đoàn INTEL tổ chức (gọi tắt là INTEL ISEF) dành cho học sinh trung học. INTEL ISEF là một cuộc thi về khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học lớn nhất thế giới, vòng chung kết hàng năm được tổ chức tại một thành phố của Hoa Kỳ, năm đầu tiên tổ chức 1950. Tính đến thời điểm hiện nay, có khoảng 70 nước và vùng lãnh thổ tham dự. Cuộc thi về khoa học, kỹ thuật là cơ hội để học sinh thực hành nghiên cứu khoa học trong độ tuổi và cấp học phổ thông, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông, đào tạo những học sinh có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, biết giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Năm học 2011 – 2012, Sở GDĐT Hà Nội chính thức phát động và triển khai đến các trường THPT tham gia cuộc thi khoa học, kỹ thuật. Không phải là địa phương sớm triển khai công tác này, nhưng Hà Nội đã thu được thành tích xuất sắc dẫn đầu toàn quốc. Các trường học đã hưởng ứng một cách sôi nổi, Ban giám hiệu các trường hết sức quan tâm và tạo mọi điều kiện để học sinh có thể thực hiện ý tưởng của mình. Học sinh khá hào hứng và say mê tìm tòi nghiên cứu. Đội ngũ giáo viên tâm huyết, nhiệt tình và ham học hỏi với quyết tâm cao. Có thể khẳng định, việc các nhà trường phổ thông triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong học sinh nhằm khuyến khích học sinh nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật, vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống; tạo cơ hội để học sinh phổ thông giới thiệu kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học, kĩ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa học sinh và giáo viên các địa phương trong cả nước và hội nhập quốc tế.

Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật là một hoạt động khá mới mẻ đối với học sinh các trường phổ thông. Các nhà trường phổ thông còn nhiều lúng túng trong khâu tổ chức và triển khai thực hiện, thiếu đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm, thiếu phương pháp hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Một bộ phận giáo viên vẫn còn ngại khó và sợ thêm việc, vì vậy thiếu sự nhiệt tình.

Để hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cho học sinh đạt kết quả tốt, qua kinh nghiệm thực tiễn của công tác chỉ đạo tại trường THPT Chu Văn An,

28

Hà Nội, chúng tôi đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện. Trong khuôn khổ của một bài viết tham luận, chúng tôi xin được chia sẻ một số thông tin với toàn thể các quý vị có quan tâm.

Phần I – MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHI ỆM

Một là, làm cho cán bộ quản lí và giáo viên nhà trường thấy được mục tiêu, ý nghĩa quan trọng của việc triển khai hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trong nhà trường. Có thể khẳng định, đây là một khâu có vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành công của phong trào; là một việc làm quan trọng, quyết định đến nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí và nhà giáo. Từ nhận thức đầy đủ về mục tiêu, lãnh đạo nhà trường phải có quyết tâm cao để thực hiện mục tiêu đưa hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đến với học sinh của trường mình.

Các nhà trường cần tăng cường việc định hướng, nâng cao nhận thức, quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Đây là hoạt động góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát triển năng lực học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và kỹ thuật chính là một định hướng trong công tác giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới hiện nay.

Năm học 2011 – 2012, trường THPT Chu Văn An là một trong các đơn vị được Sở GDĐT Hà Nội chọn triển khai thí điểm. Song do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan nên các đề tài triển khai mới chỉ dừng lại ở cấp trường, không tham dự thi cấp thành phố. Lãnh đạo nhà trường nhà đã nghiêm túc kiểm điểm để tìm ra nguyên nhân thất bại. Ngay cuối năm học đó, nhà trường đã yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, đăng ký số lượng đề tài triển khai hướng dẫn học sinh. Năm học 2012 – 2013, học sinh nhà trường tham gia nghiên cứu với 23 đề tài ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có 7 đề tài chọn cử dự thi cấp thành phố, số lượng nhiều nhất trong các trường dự thi cấp thành phố; 4 đề tài được chọn thi Quốc gia. Và trong vòng thi cấp cấp Quốc gia, cả 4 đề tài đều đoạt giải (trong đó có 2 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích).

Hai là, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Ban chỉ đạo do Hiệu trưởng trực tiếp làm Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trí dục làm Phó trưởng ban thường trực, các tổ trưởng chuyên môn là thành viên ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể sao cho phù hợp với thực tế của nhà trường, trong đó xây dựng lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho cả năm học, đôn đốc và kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện.

Tổ công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học gồm những giáo viên có năng lực, tinh thần trách nhiệm và được tập huấn về phương pháp

29

nghiên cứu khoa học, nắm vững các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của cuộc thi INTEL ISEF.

Xác định hoạt động hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ trọng tâm của năm học nên từ Ban chỉ đạo đến Tổ công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được phân công nhiệm vụ, quy định trách nhiệm và quyền lợi một cách cụ thể. Mỗi giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được trừ giờ 2 tiết/tuần cho cả năm học. Ngoài ra, giáo viên hướng dẫn khoa học khi thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn học sinh thì được tính như giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Ban chỉ đạo yêu cầu và giám sát chặt chẽ kế hoạch hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của giáo viên.

Ba là, phát động trong học sinh toàn trường về việc tham dự nghiên cứu khoa học. Chúng tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải là những người tuyên truyền và động viên học sinh tham gia, nhà trường yêu cầu mỗi tập thể lớp phải có ít nhất một đề tài dự thi cấp trường. Học sinh sau khi chủ động thành lập các nhóm nghiên cứu và đăng ký đề tài, tự đề xuất giáo viên của trường trong Tổ công tác làm giáo viên hướng dẫn. Các học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, kỹ thuật được hưởng các chế độ ưu tiên giống như học sinh tham dự các đội tuyển dự thi học sinh giỏi các bộ môn văn hoá.

Bốn là, xây dựng kế hoạch thật cụ thể và thường xuyên tổ chức các buổi báo cáo tiến độ. Nhà trường có kế hoạch, lịch trình cụ thể trong việc học sinh đăng ký nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Căn cứ kế hoạch đó, Ban chỉ đạo tổ chức đôn đốc kiểm tra tiến trình thực hiện của các đề tài và các thành viên Tổ công tác có kế hoạch cụ thể cho đề tài mà mình được phân công phụ trách. Các buổi tổ chức báo cáo tiến độ cấp tổ, cấp trường là rất cần thiết cho các đề tài để nhận được các ý kiến phản biện cũng như các ý kiến tư vấn của giáo viên, các nhà khoa học cho đề tài đi đúng hướng nghiên cứu.

Năm là, xây dựng kế hoạch về công tác tài chính và công tác xã hội hoá nhằm hỗ trợ cho các đề tài. Trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, lãnh đạo nhà trường căn cứ vào đề xuất của Ban chỉ đạo và Tổ công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học đã xây dựng định mức cụ thể hỗ trợ cho việc nghiên cứu của nhóm tham gia đề tài. Tuy nhiên, vì điều kiện tài chính eo hẹp của nhà trường nên kinh phí này chỉ nhằm động viên tinh thần của các tác gia cũng như giáo viên hướng dẫn. Để có kinh phí và tăng thêm các nguồn lực phục vụ cho việc nghiên cứu, nhà trường chỉ đạo các nhóm thực hiện đề tài tích cực làm công tác xã hội hoá giáo dục, huy động sự góp sức từ các tổ chức và cá nhân bên ngoài. Chẳng hạn, đó là việc cho học sinh mượn để sử dụng những phòng lab, phòng thí nghiệm của các viện nghiên cứu, các trường đại học; việc tham gia hội thảo của các nhà khoa học giúp cho các đề tài có hướng đi rõ ràng và phù hợp hơn. Trong việc học sinh nghiên

30

cứu khoa học, kỹ thuật thì vai trò và sự trợ giúp của gia đình học sinh, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học,… có một vị trí quan trọng.

Phần II – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT VỚI BỘ GDĐT, CÁC ĐƠN VỊ NGHIÊN CỨU

1. Bộ GDĐT chỉ đạo, có kế hoạch đổi mới chương trình đào tạo sinh viên các trường sư phạm, trong đó quan tâm đến bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên. Tạo nguồn đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực nghiên cứu khoa trong các nhà trường trung học, đáp ứng được công tác hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

2. Bộ GDĐT có những chế độ phù hợp, ưu tiên đến các đối tượng học sinh có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật nhằm động viên, khích lệ, định hướng hoạt động trong các nhà trường trung học.

3. Các đơn vị nghiên cứu tạo điều kiện giúp đỡ các nhà trường phổ thông về cơ sở trang thiết bị, phòng thí nghiệm nghiên cứu, đội ngũ cán bộ khoa học tham gia hướng dẫn, tư vấn cho học sinh. Các trung tâm nghiên cứu nên tạo điều kiện cho học sinh phổ thông tham quan, tham dự hội thảo khoa học để bồi dưỡng niềm đam mê khoa học, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những tài năng trẻ; tạo điều kiện cho học sinh thực hiện ý tưởng nghiên cứu khoa học của mình.

-----------------------------------------

31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _________________________

Số: 38/2012/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________________________

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012

THÔNG TƯ

Ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 12 năm 2012.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban

32

nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội (để báo cáo); - Văn phòng Chính phủ (để báo cáo); - Uỷ ban VHGD TNTNNĐ của Quốc hội (để báo cáo); - Ban Tuyên giáo Trung ương (để báo cáo); - Bộ trưởng Phạm Vũ Luận (để báo cáo); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện); - Như Điều 3; - Công báo; - Website Chính phủ; - Website Bộ GD&ĐT; - Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hi ển

33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ

Thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia

học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông

(Ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT, ngày 02 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia (sau đây gọi tắt là Cuộc thi) bao gồm: những vấn đề chung; công tác chuẩn bị cho cuộc thi; chấm thi; xử lý kết quả thi; thanh tra, kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử lý vi phạm của Cuộc thi.

2. Quy chế này áp dụng cho các cơ sở giáo dục có học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông (sau đây gọi tắt là học sinh trung học) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2: Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

a) Khuyến khích học sinh trung học nghiên cứu, sáng tạo khoa học, công nghệ, kỹ thuật và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống;

b) Góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

c) Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của học sinh trung học;

d) Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

34

2. Yêu cầu: tổ chức Cuộc thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, chính xác, khoa học, khách quan, công bằng.

Điều 3. Nội dung và hình thức thi

1. Nội dung thi:

Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi (phụ lục I); dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm không quá 3 học sinh (gọi là dự án tập thể).

2. Hình thức thi:

Dự án dự thi được trưng bày tại khu vực trưng bày của Cuộc thi, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời phỏng vấn của ban giám khảo.

Điều 4. Yêu cầu đối với dự án dự thi

1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi.

3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày.

4. Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 của điều này.

5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án.

6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi.

7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước.

8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II).

Điều 5. Đơn vị dự thi, thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu

1. Đơn vị dự thi:

a) Mỗi Sở Giáo dục và Đào tạo, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; mỗi đại học, trường đại học có trường (hoặc

35

khối) trung học phổ thông chuyên (hoặc năng khiếu) có dự án dự thi là một đơn vị dự thi.

b) Mỗi đơn vị dự thi có thể đăng ký một hoặc nhiều dự án dự thi. Số lượng dự án dự thi tối đa cho một đơn vị dự thi được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Thí sinh và người hướng dẫn nghiên cứu

a) Thí sinh là học sinh lớp 9, 10, 11, 12

b) Thí sinh phải có đủ các điều kiện sau:

- Có kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực học kỳ I (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kỳ II) hoặc năm học liền kề trước năm học tổ chức Cuộc thi (nếu Cuộc thi được tổ chức trong học kì I) từ khá trở lên;

- Tự nguyện tham gia và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi.

- Mỗi thí sinh chỉ được tham gia vào 01 dự án dự thi;

c) Mỗi dự án dự thi có tối thiểu 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Một người hướng dẫn được hướng dẫn tối đa hai dự án nghiên cứu khoa học của học sinh trong cùng thời gian.

Điều 6. Thời gian, địa điểm tổ chức Cuộc thi

1. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một lần Cuộc thi.

2. Thời gian, địa điểm tổ chức Cuộc thi được thông báo tại văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 7. Công tác chỉ đạo và tổ chức Cuộc thi

1. Ban chỉ đạo Cuộc thi:

a) Hằng năm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập ban chỉ đạo Cuộc thi.

b) Thành phần ban chỉ đạo Cuộc thi:

- Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các Phó trưởng ban: Lãnh đạo Liên hiệp các Hội khoa học - kỹ thuật ở Trung ương; Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục trung học, Vụ Công tác học sinh sinh viên, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo các sở giáo dục và đào tạo nơi đăng cai tổ chức Cuộc thi.

- Ủy viên: Chuyên viên các vụ, cục, văn phòng các bộ và cơ quan liên quan, chuyên gia khoa học trong các lĩnh vực của Cuộc thi, lãnh đạo hoặc chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức Cuộc thi.

36

- Vụ Giáo dục trung học là thường trực ban chỉ đạo Cuộc thi.

c) Nhiệm vụ của ban chỉ đạo Cuộc thi:

Giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi.

2. Trách nhiệm của thường trực ban chỉ đạo Cuộc thi:

Hằng năm, chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:

a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;

b) Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi;

c) Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập ban giám khảo của Cuộc thi;

d) Tổ chức chấm thi, xét kết quả thi trình trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định;

đ) Xử lí khiếu nại trong Cuộc thi;

e) Cấp giấy chứng nhận cho học sinh đoạt giải Cuộc thi.

Điều 8. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo

1. Thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo (gọi chung là những người tham gia tổ chức Cuộc thi) phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 của điều này, thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo.

3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 của điều này, thành viên ban giám khảo phải có thêm các điều kiện sau:

a) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự Cuộc thi;

b) Không phải là người hướng dẫn thí sinh hay giáo viên đang dạy chính khoá thí sinh.

Điều 9. Trách nhiệm của đơn vị dự thi

1. Căn cứ quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đơn vị dự thi chỉ đạo, tổ chức Cuộc thi khoa

37

học, kỹ thuật của học sinh trung học ở địa phương, đơn vị phù hợp với điều kiện thực tế và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Lập hồ sơ dự thi và đăng ký dự thi đúng quy định.

3. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho thí sinh trong thời gian tham gia Cuộc thi.

4. Chuẩn bị hồ sơ dự thi và đăng kí dự thi theo quy định của các cuộc thi khoa học, kỹ thuật khu vực và quốc tế (sau đây gọi tắt là Cuộc thi quốc tế), trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt nếu dự án và học sinh thuộc đơn vị mình đủ điều kiện tham dự từng Cuộc thi quốc tế.

Điều 10. Trách nhiệm của thí sinh

1. Chịu trách nhiệm về dự án dự thi của mình theo quy định tại Quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đăng kí dự thi theo đơn vị dự thi.

3. Tham gia Cuộc thi theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và ban chỉ đạo Cuộc thi.

Điều 11. Trách nhiệm, quyền lợi của người hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học

1. Giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học chịu trách nhiệm về nội dung của dự án mình hướng dẫn.

2. Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, giờ dạy và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành có liên quan sau khi hoàn thành việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.

Chương II

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO CUỘC THI

Điều 12. Lựa chọn các dự án dự thi

Các đơn vị dự thi tổ chức việc chấm, xét duyệt các dự án của đơn vị mình được cử tham dự Cuộc thi, đảm bảo các yêu cầu quy định tại điều 5 của quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 13. Hồ sơ dự thi

Hồ sơ dự thi bao gồm:

1. Quyết định của thủ trưởng đơn vị dự thi cử các dự án tham dự Cuộc thi.

2. Bản đăng kí số lượng dự án, số lượng thí sinh dự thi.

38

3. Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường.

4. Hồ sơ dự án đăng ký dự thi theo quy định tại các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 14. Đăng ký tham dự Cuộc thi

Hồ sơ dự thi kèm theo danh sách dự án, danh sách thí sinh được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục trung học) trước ngày khai mạc Cuộc thi ít nhất 30 ngày, riêng bản đăng ký số lượng dự án dự thi, loại dự án và số lượng thí sinh được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục trung học) trước ngày khai mạc Cuộc thi ít nhất 45 ngày; sau thời hạn này, không điều chỉnh danh sách dự án, thí sinh đăng kí dự thi.

Điều 15. Thẩm định hồ sơ dự thi

1. Thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi:

a) Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập;

b) Cơ cấu và thành phần hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi:

- Chủ tịch: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Phó chủ tịch: Lãnh đạo vụ Giáo dục trung học;

- Thư ký: Chuyên viên vụ Giáo dục trung học;

- Tiểu ban thẩm định về khả năng rủi ro về thân thể, tâm lý gồm trưởng tiểu ban và các uỷ viên;

- Các tiểu ban thẩm định khoa học: Mỗi lĩnh vực dự thi có một tiểu ban thẩm định khoa học; mỗi tiểu ban thẩm định khoa học có Trưởng tiểu ban và các ủy viên là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên trung học.

2. Hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ dự thi theo quy định tại điều 4, 5, 13 quy chế này và các văn bản hướng dẫn tổ chức Cuộc thi hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ dự thi của hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi lập danh sách hồ sơ đủ điều kiện dự thi trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

4. Chỉ những hồ sơ được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đủ điều kiện dự thi mới được tham dự Cuộc thi.

39

Chương III

CHẤM THI

Điều 16. Ban giám khảo

1. Ban giám khảo Cuộc thi do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thành lập.

2. Cơ cấu và thành phần ban giám khảo:

a) Trưởng ban giám khảo: Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Phó trưởng ban giám khảo: Lãnh đạo Vụ Giáo dục trung học (làm phó trưởng ban thường trực) và lãnh đạo vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường;

c) Thư ký: Chuyên viên của Vụ Giáo dục trung học, cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

d) Giám khảo: Mỗi lĩnh vực dự thi có một tổ giám khảo do tổ trưởng phụ trách trực tiếp. Các giám khảo là các chuyên gia khoa học, nghiên cứu viên, chuyên viên, giảng viên đại học, giáo viên trung học.

2. Nhiệm vụ của ban giám khảo:

a) Kiểm tra và tiếp nhận địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của ban giám khảo;

b) Nhận bàn giao toàn bộ hồ sơ dự thi và chịu trách nhiệm bảo quản trong thời gian chấm thi;

c) Tổ chức thảo luận để xây dựng bản hướng dẫn chấm thi gồm: quy trình, cách thức tiến hành chấm thi, tiêu chí đánh giá và biểu điểm; trình trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt hướng dẫn chấm thi;

d) Chấm dự án dự thi theo hướng dẫn chấm thi đã được trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt;

đ) Đề xuất phương án xử lý kết quả thi và đề xuất danh sách dự án được cử đi tham dự cuộc thi về khoa học, kĩ thuật quốc tế và khu vực (sau đây gọi tắt là Cuộc thi quốc tế).

e) Giữ bí mật các thông tin của Cuộc thi theo yêu cầu của trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi.

g) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, công bằng của việc chấm điểm các dự án dự thi.

h) Đề xuất phương án xử lý đối với các khiếu nại trong phạm vi của Cuộc thi để trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định.

2. Quyền hạn của ban giám khảo:

a) Lập biên bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xử lý, hủy kết quả của những dự án vi phạm quy chế Cuộc thi;

40

b) Đề nghị hình thức kỷ luật đối với các trường hợp vi phạm Quy chế Cuộc thi vượt quá quyền hạn xử lý của trưởng ban giám khảo.

Điều 17. Quy trình chấm thi

1. Chấm thi từng lĩnh vực:

a) Từng giám khảo xem xét các dự án dự thi tại khu vực trưng bày, phỏng vấn các thí sinh có dự án dự thi thuộc lĩnh vực được phân công và cho điểm theo hướng dẫn chấm thi đã được phê duyệt; thí sinh trình bày, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Việt.

b) Tổ giám khảo cho điểm các dự án dự thi theo từng lĩnh vực thi. Điểm của dự án dự thi là trung bình cộng các điểm của các thành viên tổ giám khảo theo lĩnh vực thi; không làm tròn điểm của từng giám khảo và điểm của dự án dự thi theo lĩnh vực thi.

c) Lập biên bản chấm thi theo lĩnh vực thi; mỗi l ĩnh vực lập 1 biên bản; trong biên bản các dự án được xếp thứ tự theo điểm từ cao xuống thấp kèm theo dự kiến kết quả xếp giải; biên bản có chữ ký của tất cả thành viên tổ giám khảo.

2. Chấm thi toàn Cuộc thi:

a) Sau khi đã hoàn thành việc chấm thi theo từng lĩnh vực thi, ban giám khảo chọn một hoặc một số dự án có điểm thi cao nhất của từng lĩnh vực được tham gia thi chọn giải toàn Cuộc thi.

b) Thí sinh trình bày, trả lời câu hỏi phỏng vấn trước ban giám khảo bằng tiếng Anh. Từng thành viên ban giám khảo cho điểm các dự án; điểm số không làm tròn.

c) Điểm của dự án là trung bình cộng các điểm của các thành viên ban giám khảo; không làm tròn điểm của dự án.

d) Lập biên bản chấm thi chọn giải toàn Cuộc thi, trình trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định; trong biên bản các dự án được xếp thứ tự theo điểm từ cao xuống thấp kèm theo dự kiến kết quả xếp giải; biên bản có chữ ký của tất cả thành viên ban giám khảo.

3. Xử lý hiện tượng bất thường khi chấm thi:

a) Nếu giám khảo phát hiện có hiện tượng bất thường về dự án dự thi hoặc về việc chấm thi thì phải báo cáo ngay với trưởng ban giám khảo;

b) Trưởng Ban giám khảo tổ chức họp với các thành viên tổ chấm thi hoặc toàn thể ban giám khảo để xem xét, xác nhận, đề xuất phương án xử lý và lập biên bản báo cáo trưởng ban chỉ đạo Cuộc thi quyết định.

Điều 18. Thang điểm, tiêu chí đánh giá

1. Dự án dự thi được chấm theo thang điểm 100, là số nguyên.

41

2. Tiêu chí đánh giá:

a) Khả năng sáng tạo: 30 điểm;

b) Ý tưởng khoa học: 30 điểm;

c) Tính thấu đáo: 15 điểm;

d) Kỹ năng: 15 điểm;

đ) Sự rõ ràng, minh bạch: 10 điểm

Tiêu chí đánh giá dự án dự thi được mô tả chi tiết ở phụ lục III.

Chương IV

XỬ LÍ K ẾT QUẢ THI

Điều 19. Xếp giải Cuộc thi

1. Các giải của Cuộc thi:

a) Giải lĩnh vực gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích;

b) Giải toàn Cuộc thi gồm có: giải nhất, giải nhì, giải ba và giải khuyến khích; có thể lựa chọn trong số các dự án đoạt giải nhất toàn Cuộc thi để trao 01 giải xuất sắc;

c) Ngoài các giải quy định tại các điểm a, b của khoản này, các đơn vị, tổ chức có thể tiến hành lựa chọn và trao các giải khác cho thí sinh theo tiêu chí đánh giá riêng của mình sau khi được sự đồng ý của ban chỉ đạo Cuộc thi.

2. Khung điểm xếp giải:

Giải nhất từ 90 điểm đến 100 điểm; giải nhì từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; giải ba từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; giải khuyến khích từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.

3. Xếp giải lĩnh vực:

Xếp giải lĩnh vực được tiến hành theo từng lĩnh vực dự thi trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi ở từng lĩnh vực.

4. Xếp giải toàn Cuộc thi:

Xếp giải toàn Cuộc thi được tiến hành trên cơ sở kết quả chấm dự án dự thi chọn giải toàn Cuộc thi, không phân biệt dự án cá nhân hay dự án tập thể; được thực hiện theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm của dự án dự thi chọn giải toàn Cuộc thi.

42

Điều 20. Chọn dự án, học sinh tham dự các Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế

1. Ban giám khảo lựa chọn trong số các dự án đoạt giải cao nhất toàn Cuộc thi và đề xuất danh sách dự án được cử tham dự các cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế theo nguyên tắc tuyển chọn từ cao xuống thấp theo điểm thi và đảm bảo yêu cầu về điều kiện tham gia của từng Cuộc thi quốc tế.

2. Trên cơ sở phương án chọn của ban giám khảo, thường trực ban chỉ đạo Cuộc thi lập danh sách dự án đủ điều kiện tham dự từng Cuộc thi quốc tế, trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.

Điều 21. Giấy chứng nhận học sinh đoạt giải Cuộc thi

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận học sinh đoạt giải của Cuộc thi (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận). Giấy chứng nhận chỉ được cấp một lần. Đối với các trường hợp học sinh để thất lạc giấy chứng nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận kết quả thi theo đơn đề nghị của học sinh.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận đã cấp nếu phát hiện người được cấp Giấy chứng nhận vi phạm quy chế Cuộc thi hoặc việc xếp giải và cấp giấy chứng nhận được thực hiện không đúng quy định.

Điều 22. Quyền lợi của học sinh

1. Mỗi học sinh đoạt giải (tập thể hoặc cá nhân) trong Cuộc thi đều được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng.

2. Học sinh đoạt giải trong Cuộc thi được hưởng các quyền lợi trong học tập và các quyền lợi khác theo các quy định hiện hành.

Điều 23. Lưu trữ hồ sơ Cuộc thi

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lưu trữ theo quy định đối với:

a) Danh sách dự án, thí sinh dự thi có ghi kết quả xếp giải của Cuộc thi cấp quốc gia;

b) Danh sách dự án, học sinh được cử đi tham dự các Cuộc thi quốc tế và khu vực;

c) Sổ cấp giấy chứng nhận học sinh đoạt giải;

d) Biên bản xử lý các hiện tượng bất thường của Cuộc thi.

2. Đơn vị dự thi có trách nhiệm lưu trữ theo quy định đối với hồ sơ dự thi và danh sách dự án, thí sinh tham dự Cuộc thi có ghi kết quả xếp giải.

43

Chương VI

THANH TRA, KI ỂM TRA, GIÁM SÁT,

KHEN TH ƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PH ẠM

Điều 24. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

Các khâu trong quá trình tổ chức Cuộc thi đều chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu quan khác.

Điều 25. Khen thưởng

Những người tham gia tổ chức Cuộc thi và thí sinh có nhiều đóng góp tích cực, có thành tích trong Cuộc thi được khen thưởng theo quy định hiện hành.

Điều 26. Xử lý vi phạm

1. Đối với những người tham gia tổ chức Cuộc thi:

a) Công chức, viên chức tham gia tổ chức Cuộc thi có hành vi vi phạm quy chế Cuộc thi, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị cơ quan quản lý áp dụng quy định tại Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức để xử lý kỷ luật theo một trong các hình thức sau đây:

- Khiển trách đối với người phạm lỗi nhẹ trong khi thi hành nhiệm vụ;

- Đình chỉ công tác thi ngay sau khi bị phát hiện; đồng thời xử lý cảnh cáo đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

+ Thiếu trách nhiệm trong việc chuẩn bị cho Cuộc thi, làm ảnh hưởng tới kết quả Cuộc thi;

+ Chấm dự án dự thi không đúng hướng dẫn chấm thi hoặc cộng điểm có nhiều sai sót.

- Đình chỉ công tác thi ngay sau khi bị phát hiện; đồng thời tùy theo mức độ vi phạm có thể hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc đối với người có một trong các hành vi sai phạm sau đây:

+ Gian lận, làm sai lệch sự thật về hồ sơ dự thi;

+ Làm sai lệch điểm của dự án dự thi.

- Đình chỉ công tác thi ngay sau khi bị phát hiện, đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gian lận thi có tổ chức.

b) Những người không phải là công chức, viên chức tham gia tổ chức Cuộc thi có hành vi vi phạm quy chế Cuộc thi tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và quy định của pháp luật có liên quan.

44

c) Trong quá trình tổ chức Cuộc thi, khi phát hiện sai phạm, Bộ có quyền đình chỉ công tác thi đối với những người tham gia tổ chức Cuộc thi.

d) Các hình thức xử lý vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 của điều này do thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức ra quyết định theo các quy định về xử lý kỷ luật hiện hành.

2. Đối với học sinh:

a) Học sinh có hành động gian lận thi có tổ chức trong quá trình tham gia Cuộc thi tùy mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo trước toàn Cuộc thi, đình chỉ thi và huỷ kết quả thi.

b) Huỷ kết quả thi và cấm tham dự Cuộc thi từ 1 đến 2 năm, nếu vi phạm một trong các khuyết điểm sau:

- Hành hung những người tổ chức và tham gia Cuộc thi;

- Gây rối làm mất trật tự an ninh ở khu vực Cuộc thi, gây hậu quả nghiêm trọng cho Cuộc thi;

- Khai man hồ sơ dự thi.

c) Sau Cuộc thi, nếu phát hiện những hành vi vi phạm, thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, trình người có thẩm quyền quyết định xử lý vi phạm theo quy định;

d) Các hình thức xử lý kỷ luật đối với thí sinh phải được công bố trước ban giám khảo, nhà trường nơi thí sinh theo học, thông báo đến gia đình và địa phương nơi cư trú của thí sinh./.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hi ển

45

Phụ lục I

CÁC LĨNH VỰC CỦA CUỘC THI

(Kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TT Nhóm lĩnh vực

Các lĩnh vực cụ thể

1 Khoa học động vật

Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học; Lĩnh vực khác

2 Khoa học xã hội và hành vi

Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học; Xã hội học; lĩnh vực khác

3 Hoá sinh Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác

4 Sinh học tế bào và Phân tử

Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh học phân tử; Lĩnh vực khác

5 Hoá học Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác

6 Khoa học máy tính

Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác

7 Khoa học Trái đất và hành tinh

Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực khác

8 Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học

Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí vật liệu;Lĩnh vực khác

9 Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí

Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác

10 Năng lượng và vận tải

Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác

11 Khoa học môi trường

Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác

46

12 Quản lý môi trường

Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác

13 Toán học Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực khác

14 Y khoa và khoa học sức khoẻ

Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác

15 Vi trùng học Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác

16 Vật lý và thiên văn học

Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ học; Vật lý hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze, Maze; Vật lý lý thuyết, Thiên văn học lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác

17 Khoa học thực vật

Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang hợp; Sinh lý học thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh vực khác

Phụ lục II

NHỮNG VẬT KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRƯNG BÀY TẠI CUỘC THI

(Kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Sinh vật còn sống (bao gồm cả động vật và thực vật).

2. Mẫu đất, cát, đá, chất thải.

3. Xác động vật hoặc một bộ phận xác động vật được nhồi bông.

4. Động vật có xương sống và không có xương sống được bảo vệ.

5. Thức ăn cho người và động vật.

6. Các bộ phận của người, động vật hay chất lỏng của cơ thể người, động vật (ví dụ: máu, nước tiểu).

7. Nguyên liệu thực vật (còn sống, đã chết hay được bảo vệ) trong trạng thái sống, chưa chế biến (Ngoại trừ vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kế dự án và trưng bày).

47

8. Tất cả các hóa chất kể cả nước (Các dự án không sử dụng nước dưới mọi hình thức để chứng minh).

9. Tất cả các chất độc hại và thiết bị nguy hiểm (ví dụ: chất độc, ma túy, súng, vũ khí, đạn dược, thiết bị laze).

10. Nước đá hoặc chất rắn thăng hoa khác.

11. Đồ dùng sắc nhọn (ví dụ: xylanh, kim, ống nghiệm, dao).

12. Chất gây cháy hay các vật liệu dễ cháy.

13. Pin hở đầu.

14. Kính hay vật thể bằng kính trừ trường hợp hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là một cấu phần cần thiết của dự án (ví dụ, kính như một phần cấu thành của một sản phẩm thương mại như màn hình máy tính).

15. Ảnh hay các bài trình diễn trực quan mô tả động vật có xương sống lúc bị mổ xẻ hay đang được xử lý trong phòng thí nghiệm.

16. Phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận (đồ họa hay bằng văn bản), trừ những thứ thuộc dự án.

17. Địa chỉ bưu chính, website và địa chỉ e-mail, điện thoại, số fax của thí sinh.

18. Tài liệu hay bản mô tả công trình của những năm trước đó. Ngoại lệ, tiêu đề của công trình được trưng bày trong gian có thể đề cập năm của công trình đó (ví dụ: “Năm thứ hai của nghiên cứu tiếp diễn”).

19. Bất cứ dụng cụ nào bị hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là không an toàn (ví dụ: thiết bị tạo tia nguy hiểm, bình nén khí,…).

48

Phụ lục III

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN DỰ THI

(Kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Khả năng sáng tạo (30 điểm)

a) Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua:

- Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra;

- Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra;

- Phân tích các dữ liệu;

- Giải thích của dữ liệu;

- Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới.

b) Sáng tạo trong điều tra nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo.

c) Sáng tạo trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tin cậy để giải quyết vấn đề. Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng tạo.

2. Ý tưởng khoa học (30 điểm)

a) Đối với dự án khoa học

- Vấn đề nghiên cứu được nêu rõ, không gây hiểu nhầm.

- Vấn đề nghiên cứu được giới hạn để phù hợp cho phương pháp nghiên cứu.

- Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không ?

- Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không ?

- Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự kiểm soát và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không ?

- Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có liên quan không ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh có ý tưởng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai không ?

- Thí sinh/nhóm trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến (ví dụ, báo, tạp chí địa phương).

b) Đối với dự án kĩ thuật

49

- Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không ?

- Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không ?

- Giải pháp đưa ra có khả thi không ? Chấp nhận được đối với người sử dụng không ? Có lợi ích về mặt kinh tế không ?

- Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không ?

- Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây không ?

- Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa ?

3. Tính thấu đáo (15 điểm)

- Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không ?

- Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu ?

- Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm ?

- Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên cứu không ?

4. Kỹ năng (15 điểm)

- Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ liệu không ?

- Dự án được thực hiện ở đâu? (ví dụ ở nhà, phòng thí nghiệm của trường trung học, phòng thí nghiệm của trường đại học). Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo viên, nhà khoa học hay kỹ sư không?

- Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh/nhóm thí sinh tự thực hiện ?

- Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị do thí sinh/nhóm thí sinh tự thiết kế riêng hay đi mượn từ người khác hay thiết bị của phòng thí nghiệm của nhà trường ?

5. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm)

- Thí sinh/nhóm thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án không ?

- Báo cáo viết có phải ánh thí sinh/nhóm thí sinh hiểu rõ công trình nghiên cứu không ?

50

- Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không ?

- Số liệu có được trình bày rõ ràng không ?

- Kết quả có được trình bày rõ ràng không ?

- Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không ?

- Thí sinh/nhóm thí sinh thực hiện tất cả các công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người khác?

51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 4241/BGDĐT-GDTrH V/v: Hướng dẫn triển khai hoạt

động NCKH và tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc

gia dành cho học sinh trung học năm học 2013-2014

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VI ỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2013

Kính gửi: Các sở giáo dục và đào tạo

Thực hiện Quy chế thi khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT) ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) (sau đây gọi tắt là Thông tư 38), Bộ GDĐT hướng dẫn triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia dành cho học sinh trung học (sau đây gọi tắt là cuộc thi KHKT cấp quốc gia) năm học 2013-2014 như sau:

I. M ục đích

1. Khuyến khích học sinh trung học NCKH; sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn;

2. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy học trong các cơ sở giáo dục trung học;

3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu, các tổ chức và cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh trung học;

4. Tạo cơ hội để học sinh trung học giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình; tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

II. T ổ chức tri ển khai

Để tổ chức hoạt động NCKH của học sinh trung học và chuẩn bị tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi mục đích, ý nghĩa của công tác NCKH của học sinh trung học và các quy định, hướng dẫn của Bộ GDĐT về cuộc thi KHKT cấp quốc gia đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội.

2. Trên cơ sở quy chế và các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014, sở GDĐT chỉ đạo các phòng GDĐT, các cơ

52

sở giáo dục trung học lập kế hoạch, tổ chức triển khai công tác NCKH cho học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, đặc điểm của địa phương, đối tượng học sinh, chương trình, nội dung dạy học của cơ sở giáo dục. Trong quá trình triển khai, các đơn vị cần quan tâm tổ chức một số hoạt động sau:

a) Tổng kết, đánh giá các hoạt động NCKH của học sinh, khen thưởng học sinh và cán bộ hướng dẫn có thành tích trong công tác NCKH của học sinh (đối với các đơn vị đã tổ chức hoạt động NCKH và tham gia cuộc thi KHKT năm học 2012-2013); phát động phong trào NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014;

b) Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về các quy định, hướng dẫn về Cuộc thi KHKT cấp quốc gia, công tác tổ chức triển khai hoạt động, phương pháp NCKH; tạo các điều kiện để học sinh, giáo viên tham gia NCKH và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

c) Khai thác hiệu quả tiềm lực của đội ngũ giáo viên hiện có, đặc biệt là giáo viên có năng lực và kinh nghiệm NCKH, giáo viên đã hướng dẫn học sinh NCKH, giáo viên đã thực hiện đề tài NCKH sư phạm ứng dụng; đưa nội dung hướng dẫn học sinh NCKH vào sinh hoạt của tổ/nhóm chuyên môn; giao nhiệm vụ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về những vấn đề thời sự, những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn trong các buổi sinh hoạt lớp, chào cờ, ngoại khóa để định hướng, hình thành ý tưởng về dự án nghiên cứu của học sinh.

3. Phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các viện và trung tâm khoa học công nghệ; sở khoa học và công nghệ; Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật; Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC); đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh/thành phố; các nhà khoa học; cha mẹ học sinh trong việc hướng dẫn và đánh giá các đề tài khoa học của học sinh; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị cho học sinh NCKH và tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia.

4. Căn cứ vào các quy định, hướng dẫn về cuộc thi KHKT cấp quốc gia của Bộ GDĐT, các đơn vị dự thi tổ chức cuộc thi KHKT học sinh THCS và THPT ở địa phương, cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế; chọn cử và tích cực chuẩn bị các dự án tham gia cuộc thi KHKT cấp quốc gia. Trong quá trình tổ chức cuộc thi KHKT ở địa phương, cơ sở cần chú ý gắn kết với các cuộc thi dành cho học sinh trung học như: thi ý tưởng sáng tạo; thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; thi hùng biện tiếng Anh; thi thí nghiệm thực hành; thi tin học trẻ không chuyên; thi sáng tạo kỹ thuật thanh thiếu niên và nhi đồng;…

5. Hiệu trưởng phân công giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. Giáo viên hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học được tính giảm số tiết dạy trong thời gian hướng dẫn vận dụng theo quy định tại điểm c, điểm

53

d, khoản 2, điều 11 thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21.10.2009 về quy định chế độ làm việc với giáo viên phổ thông để có thời gian cho việc nghiên cứu, hướng dẫn học sinh, đi thực tế, thực hành, xây dựng báo cáo, chuẩn bị và tham dự cuộc thi... Đối với giáo viên có nhiều đóng góp tích cực và có học sinh đạt thành tích cao trong cuộc thi thì được xem xét nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên xét đi học tập nâng cao trình độ, được xét tặng giấy khen, bằng khen và ưu tiên khi khi xét tặng các danh hiệu khác.

Cán bộ giảng dạy các trường đại học, cao đẳng, viện, học viên tham gia hướng dẫn, bảo trợ học sinh nghiên cứu khoa học được vận dụng chế độ chính sách hiện hành đối với hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.

6. Có chế độ ưu tiên, khuyến khích phù hợp cho những học sinh đạt giải ở cuộc thi cấp cơ sở.

III. T ổ chức cuộc thi KHKT c ấp quốc gia năm 2013 - 2014

1. Thời gian và địa điểm tổ chức:

- Khu vực phía Bắc (dành cho các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế trở ra): Tổ chức tại Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ ngày 21/2/2014 đến ngày 23/2/2014;

- Khu vực phía Nam (dành cho các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng trở vào): Tổ chức tại thành phố Cần Thơ, từ ngày 28/2/2014 đến ngày 02/3/2014.

2. Đối tượng dự thi: Học sinh đang học lớp 9 THCS và học sinh đang học THPT.

3. Nội dung thi: Nội dung thi là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực quy định trong quy chế của cuộc thi.

Dự án có thể của 01 học sinh (gọi là dự án cá nhân) hoặc của nhóm không quá 3 học sinh (gọi là dự án tập thể); theo kinh nghiệm từ các cuộc thi Intel ISEF thì nên hạn chế các dự án của nhóm 03 học sinh.

4. Đơn vị dự thi: Mỗi Sở GDĐT, cơ sở giáo dục trung học trực thuộc Bộ GDĐT, cơ sở giáo dục trung học thuộc đại học, trường đại học có dự án dự thi là một đơn vị dự thi.

5. Đăng ký dự thi:

a) Số lượng dự án đăng ký dự thi: Mỗi đơn vị dự thi gửi không quá 06 dự án đăng ký dự thi; riêng đơn vị đăng cai tổ chức cuộc thi được gửi không quá 12 dự án đăng ký dự thi.

b) Hồ sơ dự thi:

- Quyết định cử các dự án tham dự Cuộc thi của thủ trưởng đơn vị dự thi;

54

- Bản đăng kí số lượng dự án, loại dự án và số lượng thí sinh dự thi;

- Phiếu xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh;

- Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (theo mẫu gửi kèm) và các biểu mẫu (đăng tải trên trang web của cuộc thi), bao gồm :

+ Phiếu phê duyệt dự án;

+ Báo cáo kết quả nghiên cứu;

+ Phiếu xác nhận của người hướng dẫn nghiên cứu;

+ Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có);

+ Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có).

+ Phiếu dự án tiếp tục (nếu có).

c) Thời hạn đăng ký dự thi

- Các đơn vị dự thi gửi đến Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục trung học) trước ngày 15/01/2014.

+ Bản đăng ký số lượng dự án dự thi, số lượng thí sinh;

+ Hồ sơ dự thi kèm theo danh sách dự án, thí sinh.

- Đồng thời với việc gửi đăng kí dự thi qua đường công văn, các đơn vị dự thi phải đăng kí dự thi trên trang web của cuộc thi tại địa chỉ http://thikhoahockithuat.edu.vn.

6. Công tác tổ chức cuộc thi

Việc tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013 – 2014 thực hiện theo Thông tư số 38. Bộ GDĐT hướng dẫn cụ thể thêm một số nội dung sau:

6.1. Ban tổ chức cuộc thi

a) Ban tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia được thành lập theo từng khu vực phía Bắc và phía Nam.

b) Giao giám đốc sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia ra quyết định thành lập ban tổ chức cuộc thi tại mỗi khu vực.

c) Thành phần ban tổ chức cuộc thi KHKT cấp quốc gia tại mỗi khu vực gồm:

- Trưởng ban: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi;

- Các phó trưởng ban: Đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục liên quan ở Bộ; Lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo đăng cai tổ chức cuộc thi;

55

- Ủy viên: Các lãnh đạo đơn vị dự thi; lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở giáo dục và đào tạo nơi đăng cai tổ chức cuộc thi.

d) Nhiệm vụ của ban tổ chức cuộc thi:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi trình Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc thi phê duyệt;

- Triển khai tổ chức cuộc thi theo kế hoạch đã được phê duyệt.

6.2. Tiêu chí đánh giá dự án dự thi cuộc thi KHKT cấp quốc gia

Căn cứ quy định tại Thông tư 38 và để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, cuộc thi KHKT cấp quốc gia năm học 2013-2014 đánh giá dự án dự thi căn cứ theo các tiêu chí dưới đây:

a) Dự án khoa học

- Câu hỏi nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (thu thập, phân tích và sử dụng dữ liệu): 20 điểm;

- Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

b) Dự án kĩ thuật

- Vấn đề nghiên cứu: 10 điểm;

- Kế hoạch nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 15 điểm;

- Tiến hành nghiên cứu (xây dựng và thử nghiệm): 20 điểm;

- Tính sáng tạo: 20 điểm;

- Trình bày (gian trưng bày và trả lời phỏng vấn): 35 điểm.

6.3. Về quy trình chấm thi

a) Quy trình chấm thi thực hiện theo quy định tại Thông tư 38. Tại phần chấm chọn giải toàn Cuộc thi, thí sinh trình có thể trình bày dự án và trả lời câu hỏi của giám khảo bằng tiếng Việt.

b) Đối với các dự án đoạt giải cao nhất toàn cuộc thi dự kiến trong danh sách chọn cử tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế cần phải thực hiện một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh. Chỉ những thí sinh đạt yêu cầu về trình độ tiếng Anh mới được chọn cử đi tham dự cuộc thi quốc tế.

56

IV. Kinh phí

Kinh phí phục vụ công tác NCKH và tổ chức các cuộc thi trích từ các nguồn ngân sách nhà nước dành cho các hoạt động thường xuyên phục vụ dạy học của nhà trường và kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

Nhận được công văn này, Bộ GDĐT đề nghị các sở GDĐT, các trường THPT chuyên thuộc trường đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú trực thuộc Bộ GDĐT khẩn trương triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần thông tin kịp thời về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết./.

Nơi nhận: - Như trên; - Bộ trưởng để báo cáo; - Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo); - TW Đoàn TNCSHCM (để phối hợp); - Vifotec (để phối hợp); - Lưu VT, Vụ GDTrH.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

(Đã kí)

Nguyễn Vinh Hi ển

57

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THAM D Ự CUỘC THI KHOA H ỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH CHO H ỌC SINH TRUNG HỌC

NĂM HỌC 2012 - 2013, KHU VỰC PHÍA NAM

Tên lĩnh vực Tên đề tài

1. Khoa học xã hội và hành vi

Tìm hiểu tình hình đọc sách của học sinh trường THCS Khánh Hội A để tìm giải pháp xây dựng văn hóa đọc

Thái độ của HS THPT đối với giáo dục giới tính

Tác phong công nghiệp, thái độ tích cực và tư duy chủ động ở người lao động tri thức thành phố Hồ Chí Minh

Bảo tồn và phát triển các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Bến Tre

Một góc nhìn về gia đình của học sinh từ 15 tuổi đến 18 tuổi

2. Khoa học thực vật

Bước đầu tìm hiểu khả năng ghép cây con hoa cẩm chướng trong vườn ươm

Sử dụng xỉ than tổ ong làm giá thể trồng rau sạch

3. Sinh học tế bào và phân tử

Vận dụng các phép lai để chứng minh nguyên nhân có hại ở Bưởi năm roi

4.Khoa học động vật Đực hóa cá 7 màu bằng 172-methylestosterone

5. Hoá sinh

Chế phẩm bổ sung dinh dưỡng cho gia cầm từ giun đất

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng trong tro thực vật đến quá trình lên men thạch dừa

Điều chế Etanol từ là rau phế phẩm

Trích ly Axit Lauric từ cơm dừa

Hệ thống sản xuất Clanhke tại Vi ệt Nam

6. Hoá học

Điều chế xà phòng từ dầu thải

Giấy pH làm từ bắp cải tím

Nghiên Cứu Khả Năng Xử Lí Nước Thải Bằng MnO2/Chitosan và Fe2O3/Chitosan

Tìm ra chất chỉ thị PH từ hoa, quả, củ

Ứng dụng Carvarol trong tinh dầu cây Tần dày lá làm mỹ phẩm , dược phẩm

58

Xây dựng qui trình chiết xuất axit gallic từ cây mai duơng

7. Toán học Phần mềm đo đạc bằng hình ảnh PicMeasure

8. Khoa học máy tính

Rô-bôt thực hành ngôn ngữ lập trình C

Rôbốt vận chuyển trong phòng thí nghiệm

Phần mềm quản lý trường học và điều khiển từ xa schoolnet

9. Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học

Chậu hoa cảnh tự tưới nước từ vỏ chai nhựa phế thải

Mô hình làm vườn rau đô thị tự tưới từ sản phẩm nhựa phế thải

Chế tạo áo phao bằng chai nhựa và vỏ dừa khô

Bước đầu nghiên cứu sản xuất rượu vang từ vỏ quả chuối sứ

Năng lượng từ pô xe

10. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí

Máy phát điện nhờ gió

Robot dọn rác trên mặt nước

Mô hình xây dựng thành phố trên biển đảo trong tương lai

Hệ thống trồng rau nuôi cá tự động tại gia

Màn hình cánh quạt ba chiều

Kính hiển vi điện tử

Máy cắt cỏ

Sử dụng các vật liệu sẵn có để chế tạo máy cắt có với đầy đủ chức năng

11. Năng lượng và vận tải

Xe đạp chạy bằng năng lượng mặt trời dành cho người khuyết tất

12. Vật lý và thiên văn học

Quy tắc "bàn tay sóng âm"

Kính Thiên Văn

Ứng dụng hiệu ứng peltier làm áo chống rét

13. Khoa học môi trường

Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng GA3 đến sức khỏe con người

Thiết bị thu khí độc trong các thí nghiệm Hóa học

Thiết kế hệ thống lọc nước sạch cho bà con nghèo vùng

59

Đồng Bằng Sông Cửu Long

Đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước thông qua các phiêu sinh thực vật

14. Quản lý môi trường

Bước đầu thử nghiệm lên men vỏ trái Mác mác nhằm tạo Ethanol và xử lý phế phẩm nông nghiệp

Nhà máy xử lí nước thải – Tảo thiên nhiên TAVINA

Sản xuất giấy từ chế phẩm cây lục bình

Quản lý và sử dụng chất thải trong chăn nuôi bằng mô hình vacb khép kín

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN THAM D Ự CUỘC THI KHOA H ỌC KĨ THUẬT CẤP QUỐC GIA DÀNH CHO H ỌC SINH TRUNG HỌC

NĂM HỌC 2012 - 2013, KHU VỰC PHÍA BẮC

Tên lĩnh vực Tên đề tài

1. Khoa học động vật

Nghiên cứu tập tính ăn xốp và tìm hiểu khả năng chuyển hóa xốp trong đường tiêu hóa của gà

2. Sinh học tế bào và phân tử

Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử để xác định sự có mặt của gen mang độc tố trong thực phẩm đường phố

3. Y khoa và khoa học sức khoẻ

Nghiên cứu hiệu quả của tấm ghép da nguyên bào sợi và ống dẫn lưu dịch trong điều trị vết loét bàn chân bệnh đái tháo đường

4. Khoa học thực vật

Tận dụng lõi ngô phế thải làm giá thể trồng rau mầm sạch tại thành phố Sơn La

Thiết kế mô hình giúp cây xanh phát triển nhanh

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và công dụng của cây chuối hột

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây bảy lá một hoa

Nghiên cứu đặc điểm thực vật học và công dụng của cây cối xay

Tạo nguồn dinh dưỡng ni tơ tự nhiên từ nguồn năng lượng vĩnh cửu của ánh sáng và gió.

5. Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ

Nghiên cứu chế biến lông vũ làm thức ăn bổ sung trong chăn nuôi gia cầm bằng phương pháp sinh học.

60

sinh học Sử dụng phụ phẩm từ thực vật tạo vật liệu hấp phụ kim loại nặng trong nước thải

Phân lập, nghiên cứu nấm có khả năng sinh enzime ngoại bào laccase từ gỗ và rơm mục để loại mầu thuốc nhuộm và tiền xử lý phụ phế liệu nông nghiệp

Nghiên cứu sản xuất Isoflavone Aglycone từ đậu tương bằng công nghệ vi sinh

Sử dụng nấm Metahizium anisophliea diệt gián trong gia đình

Đúc số lượng lớn các chi tiết bé bằng công nghệ đúc Lost foam (trong chân không) với vật liệu gang cầu

Sử dụng mủ cây đu đủ để tẩy vết bẩn

6. Hoá sinh

Tách chiết chất dinh dưỡng từ tế bào thực vật

Đa dạng hoá sản phẩm bổ dưỡng từ rau má bằng phương pháp chế biến thạch

Nghiên cứu khả năng xua đuổi côn trùng từ tinh dầu và dịch chiết cây chổi xể (baeckea frutences L)

7. Hoá học

Nghiên cứu điều chế chế phẩm xanthon có tính kháng khuẩn, chống oxi hóa từ vỏ măng cụt (Gacinia mangostana)

Ứng dụng phương pháp chưng cất để thu và sử dụng một số loại tinh dầu

Sử dụng dịch chiết cây Cẩm làm chất chỉ thị nhận biết dung dịch axit và làm phẩm màu thực phẩm.

Bảng hệ thống tuần hoàn hóa học

Thiết kế từ điển Anh-Việt bằng hình ảnh dùng cho học sinh lớp 10 chuyên Hóa

8. Khoa học xã hội và hành vi

Bạo lực học đường - thực trạng và giải pháp

Thực trạng sản xuất và sử dụng trang phục truyền thống hiện nay của người Mông ở Bản Phố-Bắc Hà- Lào Cai

Mạng xã hội với học sinh Trung học phổ thông - từ thực trạng đến giải pháp

Bảo tồn văn hóa dân tộc Thái ở Mộc Châu, Sơn La.

Sưu tầm, tìm hiểu truyện cổ dân gian dân tộc Thái ở Sơn La.

61

Nghiên cứu một số chỉ số sinh học liên quan đến quá trình nhận thức của học sinh trường trung học phổ thông Ngô Gia Tự nhằm thiết kế phương pháp học tập tốt

Khai thác giá trị cây ngô trồng trên hốc đá ở cao nguyên Đồng Văn – Hà Giang cho phát triển du lịch

Nâng cao khả năng nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở thành phố Huế thông qua nghệ thuật xếp giấy origami

9. Khoa học máy tính

CodeRoom - Lớp học lập trình trực tuyến

PrettyPascal - Pascal bằng tiếng Việt

VS2D - Tạo tiếng thuyết minh từ file phụ đề

Nhận diện biểu thức toán học bằng âm thanh

Giải pháp tiết kiệm điện năng cho trường học tại Vi ệt Nam

Phần mềm diệt Virus Nass Antivirus

Phần mền chặn gỡ các trang Website

Phần mềm hình học 3 chiều nổi.

Thư viện học tập mở

Mạng xã hội trường học

10. Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí

Băng tải tự xúc

Giải pháp tiết kiệm điện cho phòng học

Mô hình lò xấy vải thiều

Chế tạo tầu ngầm đồ chơi

Thiết kế mạch điều khiển bơm nước tự động, đơn giản, tiết kiệm.

Chế tạo hệ thống đóng, ngắt mạch điện bằng cách gọi điện thoại

Sản phẩm robocom đa năng

Phanh chống trượt đi-na-mô

Hệ thống đèn, chuông báo lũ tự động

Bộ chuyển đổi nguồn điện tự động

Mô hình cầu thang máy

Thông gió bằng năng lượng gió và năng lượng mặt trời

62

Chế tạo máy phát điện cải tiến giá rẻ cho người nghèo ở vùng núi đặc biệt khó khăn

Thiết kế xe quét rác

Máy tách hạt bông t10

Mô hình máy kéo lưới dùng cho các hồ cá nhỏ

Robot phun thuốc trừ sâu

Máy chống trộm bằng mật khẩu

Máy quét - gom rác

Hệ thống điều khiển máy bơm nước cứu hỏa, nấu cơm và các thiết bị điện gia đình qua mạng Internet

Hệ thống điều khiển tự động một số hoạt động trong trường nội trú

Bộ lọc nước bằng năng lượng mặt trời (Lọc nước mặn thành nước ngọt)

Hệ thống thủy canh cấp nước tự động không dùng động cơ

Tái sử dụng acquy làm nguồn tích điện từ dinamo xe đạp

Máy thu gom rác tự động

Chế tạo Radio từ các vật liệu đơn giản

Quả cầu chữa cháy

Mũ bảo hiểm gắn thiết bị cảnh báo an toàn và chống mất trộm cho người tham gia giao thông

11. Năng lượng và vận tải

Hệ thống thiết bị lấy điện từ nguồn điện cố định trên mặt đất để vận hành khinh khí cầu.

Thu năng lượng từ việc hỗ trợ giảm tốc ô tô trên đường giao thông

Đèn tận dụng năng lượng gió làm từ vật liệu phế thải

12. Vật lý và thiên văn học

Ống dẫn sáng từ nguồn ánh sáng Mặt trời

Chế tạo đồ dùng thí nghiệm trong phần cơ chất lưu lớp 10

Kính hiển vi sử dụng webcam

Chế tạo pin điện hóa từ giấm

13. Khoa học môi trường

Khuôn ép tạo giá thể từ rơm rạ mục

Lọc khí Bioga

63

Thiết bị thu gom nước mưa và lọc nước bằng năng lượng mặt trời

Nghiên cứu công nghệ xử lí nước thải phòng thí nghiệm bằng đá vôi và mùn cưa

Nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng sắt (III) hydroxit

Làm bể lọc nước bằng vật liệu tái chế

Nghiên cứu khả năng lọc vi khuẩn trong nước của màng vỏ trứng gà.

Sử dụng lá chuối tươi để vớt dầu trên các thủy vực

Xử lí dư lượng ion photphat, amoni, nitrit trong nguồn nước xung quanh nhà máy photpho ở khu công nghiệp Tằng Loỏng - Lào Cai bằng bèo lục bình (Eichhornia crassipes) và hoa súng (Nymphaea rubra)”

Chuyển thuốc trừ sâu DDT từ đất ô nhiễm sang môi trường lỏng để phân hủy bằng phương pháp oxy hóa bậc cao.

Xây dựng hệ thống lọc khí CO2 từ vi khuẩn và bã mía

Thiết kế cột lọc từ vỏ chuối khô để xử lý kim loại nặng trong nước

Nến hấp thụ Nicotin giảm ô nhiễm không khí

Chế tạo lò đốt than tổ ong quy mô gia đình có hệ xử lý khí ô nhiễm

14. Quản lí môi trường

Sử dụng rơm rạ tạo phân hữu cơ dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ của bò

Tạo cốc lọc nước sử dụng lõi lọc bằng than gáo dừa để cải thiện nước uống phục vụ cho những chuyến đi xa

Dây chuyền công nghệ tự động phân loại rác

Mô hình hệ thống gom rác tự động

Xử lý chất dinh dưỡng trong nước thải nuôi tôm bằng kết hợp hàu và rong biển ở Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

15. Khoa học trái đất và hành tinh

Thiết kế mô hình sự dịch chuyển các mảng kiến tạo

Bóng thám không chụp ảnh vùng địa lý