13
UBND TNH NINH THUN CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆT NAM SỞ Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-SYT Ninh Thuận, ngày tháng năm 2018 BÁO CÁO Tình hình triển khai Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 Tiếp nhận Công văn số 391/BDT-TTĐB ngày 20/9/2018 của Ban Dân tộc về việc báo cáo đánh giá tình hình, kết quả triển khai Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020 (Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020, như sau: I. Công tác chỉ đạo điều hành: Thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Y tế đã xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác Dân tộc như sau: - Kế hoạch số 1089/KH-SYT ngày 04/4/2016 của Sở Y tế về thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùn g dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn I). - Kế hoạch số 275/KH-SYT ngày 02/02/2017 của Sở Y tế về thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. - Kế hoạch số 1137/KH-SYT ngày 14/4/2017 của Sở Y tế triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ Quyết định số 646-QĐ/TU ngày 23/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020. - Kế hoạch số 3040/KH-SYT ngày 31/8/2017 của Sở Y tế về triển khai công tác y tế trong xây dựng thôn đồng bào dân tộc kiểu mẫu thôn Suối Rớ, xã Phước Chính, huyện Bác Ái giai đoạn 2017-2020. - Công văn số 748/SYT-NVY ngày 14/3/2017 của Sở Y tế triển khai đến các đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển y tế và tăng cường công tác dân vận tại các vùng đồng bào dân tộc miền núi. - Công văn số 3405/SYT-NVY ngày 29/9/2017 của Sở Y tế triển khai đến các đơn vị liên quan thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. - Kế hoạch số 1342/KH-SYT ngày 04/5/2017 về Pha ́ t triển Y tế miền nu ́ i năm 2017 và giai đoạn 2018-2020.

UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

UBND TỈNH NINH THUẬN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ Y TẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-SYT Ninh Thuận, ngày tháng năm 2018

BÁO CÁO

Tình hình triển khai Chiến lược công tác Dân tộc đến năm 2020

Tiếp nhận Công văn số 391/BDT-TTĐB ngày 20/9/2018 của Ban Dân tộc

về việc báo cáo đánh giá tình hình, kết quả triển khai Chiến lược công tác Dân

tộc đến năm 2020 (Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng

Chính phủ);

Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến năm

2020, như sau:

I. Công tác chỉ đạo điều hành:

Thực hiện Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng

Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; Sở Y tế

đã xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện công tác Dân tộc

như sau:

- Kế hoạch số 1089/KH-SYT ngày 04/4/2016 của Sở Y tế về thực hiện Đề

án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân

tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 (giai đoạn I).

- Kế hoạch số 275/KH-SYT ngày 02/02/2017 của Sở Y tế về thực hiện công

tác chăm sóc sức khỏe góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc

thiểu số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 1137/KH-SYT ngày 14/4/2017 của Sở Y tế triển khai thực

hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ

Quyết định số 646-QĐ/TU ngày 23/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Ninh

Thuận giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 3040/KH-SYT ngày 31/8/2017 của Sở Y tế về triển khai

công tác y tế trong xây dựng thôn đồng bào dân tộc kiểu mẫu thôn Suối Rớ, xã

Phước Chính, huyện Bác Ái giai đoạn 2017-2020.

- Công văn số 748/SYT-NVY ngày 14/3/2017 của Sở Y tế triển khai đến

các đơn vị xây dựng kế hoạch phát triển y tế và tăng cường công tác dân vận tại

các vùng đồng bào dân tộc miền núi.

- Công văn số 3405/SYT-NVY ngày 29/9/2017 của Sở Y tế triển khai đến

các đơn vị liên quan thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân

cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số.

- Kê hoach số 1342/KH-SYT ngày 04/5/2017 về Phat triên Y tê miên nui

năm 2017 và giai đoạn 2018-2020.

Page 2: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

2

Bên cạnh đó, Ngành Y tế đã triển khai các văn bản của Bộ Y tế về các

chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, các dự án dành cho huyện miền núi, vùng

khó khăn và hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện phối hợp Phòng Y tế tham

mưu UBND huyện chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và UBND các xã thực hiện

công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn.

II. Kết quả thực hiện:

1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở:

- Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng miền núi (nhân lực tại

các cơ sơ y tế tại huyện Ninh Sơn, Bác Ái và 27 Trạm Y tế xã miền núi): 479

người, chiếm 18,3% nhân lực toàn ngành (478/2.617 người). Trong đó: 15 Bác

sĩ CKI, 44 Bác Sĩ, 05 Dược sĩ Đại học, 01 Cử nhân Điều dưỡng, 05 Cử nhân Kỹ

thuật viên, 03 Cử nhân Hộ sinh, 23 đại học khác, 21 cao đẳng, 316 trung cấp, 45

sơ cấp và cán bộ khác.

+ Số lượng cán bộ viên chức y tế người dân tộc thiểu số đang làm việc tại

Trạm Y tế vùng miền núi và các cơ sở y tế thuộc địa bàn huyện Ninh Sơn, Bác

Ái là 121/478 người, chiếm tỷ lệ 25,3%.

+ Số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tại vùng

miền núi có trình độ sau đại học: 08 Bác sĩ chuyên khoa I (Chăm: 02, Raglai:

02, H’rê: 01, K’ho: 03); 03 Bác sĩ người Chăm.

Riêng huyện Bác Ái hiện có 123 nhân viên y tế, trong đó: Bác sĩ 13, Dược

sĩ đại học 01, Dược sĩ cao đẳng 01, Hộ sinh đại học 01, Kỹ thuật viên địa học

03, Điều dưỡng trung cấp 22, Y sĩ 37, Hộ sinh trung cấp 18, Dược sĩ trung cấp

12, Kỹ thuật viên trung cấp 04, cán bộ khác 11. Ngoài ra, tại 38 thôn của 9 xã

đều có y tế thôn (trong đó có 33 cô đỡ bản kiêm y tế thôn) hoạt động chăm sóc

sức khỏe ban đầu, thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại hộ gia đình.

- Toàn tỉnh có 83 cơ sở khám, chữa bệnh: tuyến tỉnh có 04 bệnh viện, 02

trung tâm chuyên khoa; tuyến huyện: 05 bệnh viện huyện, 06 phòng khám đa

khoa khu vực, 01 nhà hộ sinh; tuyến xã, phường có 65 trạm y tế, trong đó có 27

Trạm Y tế thuộc các xã miền núi. Hiện nay có 36/37 Trạm Y tế xã vùng dân tộc

thiểu số có bác sĩ làm việc (tính cả bác sĩ luân phiên về trạm), đạt 97,3%; 26/37

xã vùng dân tộc thiểu số đạt tiêu chí Quốc gia về y tế, đạt 70,3%; 37/37 Trạm Y

tế xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên hộ sinh và cán bộ dược; 100% thôn của

các xã vùng dân tộc thiểu số có nhân viên y tế thôn hoạt động.

2. Công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí:

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức công tác tại

vùng dân tộc thiểu số của Ngành luôn được Sở Y tế ưu tiên, đặc biệt quan tâm

thông qua việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học, đại học để về phục vụ địa phương.

Hằng năm Sở Y tế có văn bản yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc

triển khai xây dựng kế hoạch tạo nguồn quy hoạch cán bộ, đăng ký nhu cầu cử

cán bộ, công chức, viên chức đào tạo chuyên ngành có trình độ đại học trở lên;

trong đó quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ viên chức là đồng bào dân

tộc thiểu số đang làm việc tại vùng dân tộc thiểu số được học tập, bồi dưỡng

Page 3: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

3

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng: 05 sau

đại học, 07 đại học liên thông, 50 bồi dưỡng chuyên môn khác, 06 bồi dưỡng

QLNN chương trình chuyên viên, 03 Trung cấp lý luận chính trị, 12 người học

lớp Cô đỡ thôn bản 6 tháng.

Ngoài ra, đã triển khai nhiều lớp đào tạo: lớp Sản Nhi, lớp Kỹ thuật viên

Xét nghiệm, lớp Quản lý chất thải do Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ y tế vùng

Duyên hải Nam Trung bộ tài trợ; tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về

phòng chống HIV, Lao, Sốt rét, Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, bồi dưỡng

Nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, công tác thống kê báo cáo cho tất cả

các huyện/thành phố và tất cả các Trạm Y tế.

3. Công tác đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế miền núi

a) Đầu tư cơ sở vật chất

- Năm 2014, đầu tư nâng cấp 02 Trạm Y tế (Phước Thái, Phước Nam),

xây mới Trạm Y tế Phước Trung, sửa chữa một số khoa của Bệnh viện huyện

Ninh Phước.

- Từ năm 2016 – 2018, đầu tư xây mới 07 Trạm Y tế xã: Phước Hải, Phước

Thuận, Phước Hậu, Lâm Sơn, Phước Bình, Phước Hòa và Phước Kháng từ nguồn

kinh phí địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới và nguồn tài

trợ, tổng mức đầu tư 25.819 triệu đồng. Nâng cấp và mở rộng 04 Trạm Y tế xã:

Phước Hà, An Hải, Mỹ Sơn, Nhơn Sơn với tổng mức đầu tư 4.265 triệu đồng.

Tại Trung tâm Y tế huyện Bác Ái khu nhà làm việc của Khối hành chính

được huyện đầu tư nâng cấp trong năm 2013, kinh phí 1.300 triệu đồng. Hiện

nay còn 2 khu nhà làm việc: khu nhà làm việc của Đội Y tế Dự phòng và khu

nhà của nhà Hộ sinh Yên Ninh đã xuống cấp trầm trọng, đang trình UBND

huyện sửa chữa nâng cấp nhưng chưa có nguồn để thực hiện.

b) Đầu tư trang thiết bị

- Trang thiết bị Y tế được đầu tư đầy đủ từ nguồn Trái phiếu chính phủ từ

năm 2011-2012 với tổng kinh phí 11 tỷ đồng, nguồn dự án Hỗ trợ hệ thống y tế

từ năm 2012-2016 với tổng kinh phí 4.857 triệu đồng.

- Năm 2014, bổ sung trang thiết bị cho 15 Trạm Y tế thuộc 02 huyện Bác

Ái và Thuận Bắc. Nhân viên y tế thôn bản các xã thuộc huyện Ninh Phước, Ninh

Hải, Ninh Sơn và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã được cấp túi mới y tế

thôn bản, tổng cộng 78 túi.

- Năm 2016, đầu tư trang thiết bị tuyến xã (Hòa Sơn, Nhơn Sơn, Phước

Thái, Tân Hải) gồm: Máy Siêu âm, máy đo đường huyết, máy đo điện tim, máy

xét nghiệm nước tiểu từ nguồn viện trợ EU là 1.500 triệu đồng.

4. Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội

a) Chính sách đối với cán bộ y tế

- Thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính

phủ về việc chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng

lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc

biệt khó khăn, Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về

Page 4: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

4

chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng điều kiện kinh tế - xã

hội đặc biệt khó khăn và Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của

Chính phủ về việc Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với công chức, viên

chức công tác tại các cơ sở y tế công lập; Sở Y tế triển khai thực hiện đầy đủ các

chế độ phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ y tế công tác tại các vùng kinh tế xã hội

đặc biệt khó khăn theo đúng quy định.

- Chi trả đầy đủ chế độ phụ cấp cho 66 cô đỡ thôn bản kiêm nhân viên y tế

thôn của các Trung tâm Y tế huyện theo Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND

ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Sử dụng y tế thôn kiêm nhiệm

cô đỡ thôn bản đối với các thôn thuộc xã miền núi, vùng khó khăn của tỉnh đến

năm 2020.

b) Triển khai các chính sách Dân số - KHHGĐ

Triển khai thực hiện Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27/4/2015 của

Chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người

dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, trong năm 2016 - 2017

tỉnh đã hỗ trợ cho 701 trường hợp với tổng số tiền là 1.402.000.000 đồng, năm

2018 đã lập dự toán 109 người với tổng kinh phí 218.000.000 đồng, hiện đang

tiến hành lập hồ sơ chi trả chính sách hỗ trợ.

c) Triển khai các chính sách trong khám chữa bệnh

Thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ

tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo; Quyết định số

14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg; Thông tư số 33/2013/TTLT-BYT-BTC ngày

18/10/2013 của Liên Bộ Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số

14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung

một số điều Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng

Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo, Sở Y tế đã tham mưu UBND

tỉnh ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 05/3/2014 về quy định

trình tự, thủ tục và mức hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho người

nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo trên

địa bàn tỉnh Ninh Thuận; Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 09/3/2017

của UBND tỉnh về việc quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và

chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và

nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, triển khai đến các cơ sở khám chữa bệnh

trên địa bàn tỉnh. Nhờ vậy, trong những năm qua, người nghèo và người dân tộc

thiểu số thuộc xã khó khăn và đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh được nhà nước

cấp thẻ bảo hiểm y tế, quyền lợi BHYT được hưởng 100% chi phí thanh toán về

dịch vụ y tế khám chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh nên người dân tộc

thiểu số nghèo thực sự được thụ hưởng các dịch vụ khám chữa bệnh có chất

lượng như các đối tượng khác và hỗ trợ một phần chi phí khám, chữa bệnh cho

người nghèo, người gặp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo.

5. Kết quả của một số hoạt động trong công tác chăm sóc sức khỏe

nhân dân khu vực miền núi

Page 5: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

5

a) Công tác phòng chống dịch

Công tác phòng chống dịch tại các xã miền núi luôn được chú trọng thông

qua đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm giúp người dân

của các xã miền núi chủ động phòng, chống bệnh tật, bảo vệ môi trường và nâng

cao sức khỏe; nhân viên y tế thôn, cán bộ y tế luôn giám sát, phát hiện và xử lý

kịp thời các bệnh truyền nhiễm gây dịch, trong nhiều năm qua bệnh Sốt rét, Sốt

xuất huyết giảm, không có dịch xảy ra ở các xã vùng dân tộc.

b) Công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em

Công tác quản lý thai nghén, chăm sóc sức khỏe bà mẹ có thai trước,

trong và sau khi sinh do cán bộ y tế thực hiện ngày càng tốt, hệ thống cung cấp

dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã tập trung đi sâu vào chất lượng điều trị

và dự phòng tích cực nên các chỉ số về làm mẹ an toàn đều đạt và tăng so với

năm 2013. Năm 2018 tại các xã miền núi, tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai đạt

93,5% (năm 2013 là 80%); tỷ lệ phụ nữ được khám thai đủ 3 lần trong 3 kỳ đạt

trên 82% (năm 2013 chỉ đạt 63,5%); tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt

99,5% (năm 2013 là 95%). Tình trạng đẻ nhà tại các xã vùng dân tộc thiểu số

tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao, năm 2013 có trên 300 trường hợp đẻ tại

nhà; năm 2018 có 49 trường hợp, trong đó có 46 trường hợp được cán bộ y tế

đỡ, một số xã đẻ tại nhà nhiều như: Bắc Sơn, Ma Nới, Phước Bình, Phước Hà,

Phước Hòa, Lâm Sơn.

Hoạt động tiêm chủng được tổ chức định kỳ liên tục hàng tháng tại tất cả

các Trạm Y tế xã, bình quân hàng năm tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 bệnh cho trẻ

em dưới 1 tuổi đạt trên 95%.

Định kỳ 2 tháng/1 lần cán bộ chuyên trách phòng chống suy dinh dưỡng

trẻ em của Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức đo chiều

cao, cân nặng cho trẻ, triển khai các hoạt động trình diễn bữa ăn, tập huấn cách

chăm sóc trẻ cho các bà mẹ và phụ nữ có thai; cấp sản phẩm giàu dinh dưỡng

Hebi cho trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cấp tính, cấp viên đa vi chất và gói

vi chất cho phụ nữ có thai, bà mẹ có con nhỏ và trẻ từ 6-23 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ

em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng của tỉnh giảm đều qua từng năm, mỗi năm

giảm từ 0,5-1%, tuy nhiên vẫn còn ở mức cao so với bình quân cả nước, trong

đó tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở xã miền núi cao hơn so với trẻ

em ở thành thị. Năm 2017, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi

của cả tỉnh là 16% (cả nước năm 2016 là 13,8%), tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng thể thấp còi của tỉnh là 26%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ở miền núi bị

suy dinh dưỡng cao chủ yếu tập trung ở huyện miền núi Bác Ái, năm 2017 tỷ lệ

suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi là 29%, 6 tháng đầu năm 2018

giảm còn 26,57% (năm 2013 là 32,86%).

c) Công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình

Thương xuyên tư vân , vân đông trưc tiêp tai công đông va trên cac

phương tiện thông tin đại chung vê công tac dân sô – kê hoach hoa gia đinh ,

trong đo tâp trung tuyên truyền , vận động, tư vấn hoạt động sàng lọc trước sinh

và sơ sinh, nâng cao nhận thức , thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số

Page 6: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

6

trong hôn nhân và tảo hôn , hôn nhân cận huyết thống , thực hiện Chăm sóc sức

khỏe sinh sản /Kế hoạch hóa gia đình , hạn chế sinh con thứ 3, không phân biêt

giơi tinh va chăm soc sưc khoe sinh san vi thanh niên, thanh niên.

Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh hiện nay vẫn trong giới hạn cho phép

(108 bé trai/100 bé gái, số liệu năm 2017) và không có sự chênh lệch đáng kể

giữa miền núi và cả tỉnh; tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai

hiện đại tăng. Tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ 3 tại một số xã miền núi, vùng đồng

bào dân tộc còn cao (năm 2017: Phước Hòa 33,3%, Phước Tiến 31,1%, Bắc Sơn

35%); hiệu quả hoạt động của mạng lưới cộng tác viên dân số chưa cao do phụ

cấp thấp.

- Tình trạng tảo hôn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất

lượng giống nòi nhưng hiện nay vẫn tồn tại và diễn ra tại vùng đồng bào dân tộc

thiểu số; theo số liệu thống kê sơ bộ của các cộng tác viên dân số đến thời điểm

31/8/2018 có 184 trường hợp trong độ tuổi từ 13 đến dưới 18 tuổi đã kết hôn,

tập trung nhiều là huyện Bác Ái, kế đến là Thuận Bắc, Ninh Sơn, Ninh Phước.

d) Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm

Chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền người dân không sử dụng

thực phẩm không rõ nguồn gốc, ôi thiu, mốc hỏng và phòng ngừa ngộ độc rượu,

trong 6 tháng đầu năm 2018 đã tổ chức 74 buổi tuyên truyền phổ biến kiến thức

về ATTP tại 37 xã vùng dân tộc thiểu số (2 buổi/xã). Công tác thanh tra, kiểm

tra chủ yếu là nhắc nhở bởi vì đa số các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là

nhỏ lẻ.

Từ năm 2013 đến tháng 6/2018 tại xã miền núi xảy ra 8 vụ ngộ độc thực

phẩm với 225 người mắc, 05 trường hợp tử vong (xảy ra tại xã Phước Vinh,

huyện Ninh Phước do uống rượu có chứa hàm lượng Methanol vượt quá mức

cho phép), trong đó có 01 vụ xảy ra tại xã Phước Chiến trong bữa ăn tập thể với

tổng số 185 người mắc.

Để thay đổi nhận thức và hành vi của người sản xuất, kinh doanh và

người tiêu dùng thực phẩm, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc lựa chọn thực

phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân. Từ tháng 11/2016, Sở Y tế phối

hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Nói không với

thực phẩm bẩn” với thời lượng 5 phút/bản tin, tần suất 6 lần/tuần từ thứ Hai đến

thứ Bảy trên kênh NTV, đến nay (6/2018) chương trình đã phát sóng 320 lượt

bản tin về ATTP. Sở Y tế đang phối hợp với các Sở (Nông nghiệp, Công

thương) và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về phòng

ngừa ngộ độc do sử dụng các loài hải sản có chứa độc tố tự nhiên; phòng ngừa

ngộ độc rượu do sử dụng rượu chứa Methanol vượt mức cho phép; phòng ngừa

ngộ độc thực phẩm hàng loạt do sử dụng thực phẩm không đảm bảo tại các bếp

ăn tập thể, thức ăn đường phố, các cơ sở cung cấp suất ăn lưu động.

đ) Vệ sinh môi trường

Năm 2017 hỗ trợ cho 111 hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách và hộ cận

nghèo tại các xã miền núi xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; hiện nay tỷ lệ hộ có nhà

tiêu hợp vệ sinh của huyện Bác Ái vẫn còn thấp chỉ đạt 33% (năm 2016 là 32,26%).

Page 7: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

7

Rác thải sinh hoạt tại các xã miền núi chưa được thu gom đầy đủ, vẫn còn

tình trạng thải bỏ bừa bãi làm mất mỹ quan và gây ô nhiễm môi trường. Ngành

Y tế đã thường xuyên phối hợp với chính quyền và các ban ngành đoàn thể ở địa

phương tuyên truyền vận động người dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường

trong cộng đồng.

Ngoài ra, được sự tài trợ của các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, Ngành

Y tế đã triển khai đến các đơn vị trực thuộc và trực tiếp tổ chức nhiều đợt khám

bệnh và cấp thuốc miễn phí cho bà con nghèo tại các xã miền núi, vùng dân tộc

thiểu số.

III. Đánh giá tổng quát, những hạn chế, nguyên nhân

Hệ thống Y tế có nhiều chuyển biến tích cực, công tác y tế dự phòng được

thực hiện tốt, một số bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm giảm rõ rệt, công tác

phòng, chống sốt rét được thực hiện tích cực, có hiệu quả, các Chương trình mục

tiêu Y tế - Dân số đều đạt và vượt theo chỉ tiêu kế hoạch được giao. Các Trạm Y

tế được Nhà nước quan tâm đầu tư hàng năm. Chất lượng khám chữa bệnh

BHYT ngày càng được nâng lên và dịch vụ khám chữa bệnh BHYT bao phủ đến

65 xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, chương trình mục

tiêu giảm nghèo, Nông thôn mới, ngân sách địa phương và các nguồn vốn tài

trợ... để đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa và mua sắm trang thiết bị cho các

cơ sở y tế đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các Trạm Y

tế xã, người dân phấn khởi vì có được cơ sở khang trang và đầy đủ trang thiết bị

y tế cho vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Việc cử cán bộ, viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số đi đào tạo,

bồi dưỡng đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kịp thời đáp ứng nhu

cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân địa phương; đồng thời đảm bảo đáp ứng

các điều kiện, tiêu chuẩn chức danh, đạt chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch

viên chức phục vụ cho quá trình công tác theo quy định.

Có sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong thực hiện công tác phòng

chống các dịch bệnh, công tác BHYT; các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

có quan tâm chỉ đạo thực hiện lộ trình tiến đến BHYT toàn dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Y tế vẫn còn một số mặt hạn chế

nhất định:

- Nguồn nhân lực y tế ở vùng dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu, đặc biệt là

thiếu cán bộ viên chức y tế có trình độ đại học và sau đại học; một số cơ sở

khám chữa bệnh đã xuống cấp, cần được nâng cấp hoặc đầu tư xây mới, trang

thiết bị y tế chưa được đầu tư đầy đủ theo quy định.

- Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh

đối với các trường hợp cử đi đào tạo trình độ sau đại học lần đầu quá 40 tuổi

không còn hỗ trợ, học phí ngày càng cao nên một số viên chức không có kinh

phí để theo học, đặc biệt viên chức y tế người dân tộc thiểu số đang công tác tại

vùng dân tộc thiểu số sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn.

Page 8: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

8

- Mặc dù người dân nghèo miền núi đêu đa đươc câp the BHYT nhưng

khi đi kham bênh không mang theo thẻ BHYT ; khám bệnh không đúng tuyến ,

gây kho khăn cho công tac thanh toan BHYT.

- Công tác vận động thực hiện BHYT đối với vùng đồng bào dân tộc (đối

với diện không được Nhà nước mua BHYT) chưa được thường xuyên, nhận

thức của người dân còn hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến việc mua BHYT cho

con em mình. Nếp sống hợp vệ sinh, việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

còn nhiều hạn chế.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà các xã vùng dân tộc thiểu số còn ở mức cao, tình

trạng ngộ độc thực phẩm vẫn còn xảy ra, vệ sinh môi trường chưa thực sự

tốt. Một bộ phận nhân dân vẫn còn trông chờ ỷ lại chính sách của nhà nước, chưa

chủ động vươn lên thoát nghèo và chưa quan tâm chăm lo sức khỏe của bản thân

và gia đình.

- Một số thôn ở xa Trạm Y tế xã, các bà mẹ ngại đưa con đến Trạm y tế

để cán bộ y tế thăm khám, chăm sóc hoặc tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng.

IV. Môt sô phương hướng, nhiêm vu va giai phap thực hiện Chiến

lược công tác Dân tộc đến năm 2020:

1. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu:

Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền

các cấp, các ngành trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân

vùng dân tộc thiểu số. Tập trung vào các công tác Phòng chống dịch bệnh, an

toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số, bảo vệ môi trường:

+ Tăng cường giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh, vận động người dân chủ

động tham gia phòng chống dịch bệnh.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát và tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Triển khai thường xuyên các hoạt động truyền thông, vận động, tư vấn

về Dân số - kế hoạch hóa gia đình với nội dung, hình thức phù hợp từng nhóm

đối tượng, phong tục và trình độ nhận thức của dân khu vực miền núi, tạo phong

trào thúc đẩy mỗi gia đình chủ động thực hiện chính sách DS-KHHGĐ.

+ Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi, an toàn và chất lượng các dịch vụ

KHHGĐ, ưu tiên cung cấp dịch vụ KHHGĐ cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi

sinh đẻ, phù hợp với nhu cầu của người dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số.

+ Vận động người dân bỏ dần những tập tục, thói quen lạc hậu ảnh hưởng

xấu đến sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh ở từng cá nhân, gia đình và cộng

đồng. Đẩy mạnh truyền thông, vận động để hạn chế hôn nhân cận huyết thống

trong đồng bào dân tộc Raglay.

2. Phát triển nhân lực và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Phát triển y tế miền núi về mọi mặt: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết

bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân,

tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

+ Tiếp tục đào tạo bác sĩ cho y tế vùng dân tộc thiểu số từ nguồn nhân

Page 9: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

9

lực tại chỗ, thu hút bác sĩ về làm việc tại khu vực miền núi, tăng cường luân

phiên bác sĩ về khám chữa bệnh tại trạm y tế. Bồi dưỡng nâng cao trình độ

chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế xã, thôn; duy trì và phát huy có hiệu quả

các mô hình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong cộng đồng. Tăng cường

công tác chỉ đạo tuyến đối với Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn (Trung tâm Y tế

huyện Ninh Sơn).

+ Đầu tư nâng cấp Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn (Trung tâm Y tế huyện

Ninh Sơn), Trung tâm Y tế huyện Bác Ái , Trạm Y tế các xã Nhi Ha , Vĩnh Hải,

Lơi Hai, Phươc Tân.

+ Đầu tư xây mới Trạm Y tế các xã: Ma Nơi, Phươc Hoa, Phươc Chiên,

Phươc Ha, Phươc Minh, Công Hai.

+ Đầu tư trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực nhân viên y tế và mô

hình bệnh tật của người dân từ kinh phí không thường xuyên của ngành y tế.

Trong năm 2018 - 2019, dự kiến đâu tư xây mơi 03 Trạm Y tế xa : Phước

Hòa, Phước Chiến, Phước Hà.

Dự kiến nguồn kinh phí: Ngân sách Trung ương hỗ trợ, kinh phí của các

chương trình mục tiêu quốc gia, ngân sách địa phương, vốn ODA và nguồn vốn

hợp pháp khác để nâng cấp các cơ sở y tế; cụ thể:

- Nâng cấp Bệnh viện ĐKKV Ninh Sơn (TTYT huyện Ninh Sơn) : 03 tỷ

- Nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Bác Ái : 01 tỷ

- Nâng cấp, mở rộng 04 Trạm Y tế : 04 tỷ

- Xây mới 04 Trạm Y tế : 16 tỷ

Tổng cộng : 24 tỷ đồng.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược công tác Dân tộc đến

năm 2020 của Sở Y tế; Kính báo Ban Dân tộc xem xét, tổng hợp./.

(Đính kèm Biểu mẫu kết quả thực hiện).

Nơi nhận:

- Ban Dân tộc;

- Lãnh đạo Sở;

- Lưu: VT, TCCB, KHNV.

GIÁM ĐỐC

Lê Minh Định

Page 10: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

UBND TỈNH NINH THUẬN

SỞ Y TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC ĐẾN NĂM 2020

(Kèm theo Báo cáo số /BC-SYT ngày tháng năm 2018 của Sở Y tế)

Stt Nội dung mục tiêu/chỉ tiêu

Mục tiêu của

Chiến lược đến

năm 2020

Kết quả thực hiện Dự kiến

kết quả

đến năm

2020

Kiến

nghị, đề

xuất

2013-

2017

BQ năm

(*)

1. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số

1.1. Lao động DTTS trong độ tuổi qua bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo

- Trong đó được đào tạo nghề

>50%

20%

1.2. Đảm bảo có trường học kiên cố, nhà công vụ cho giáo viên và ký

túc xá cho học sinh ở những nơi cần thiết 100%

1.3. Trẻ em trong độ tuổi được đến trường 95%

1.4. Số sinh viên/dân số 300SV/10.000 dân

1.5. Tỷ lệ lao động nông nghiệp/lao động xã hội 50%

2. Cán bộ người dân tộc thiểu số

2.1.

Tỷ lệ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, nhất là hệ thống cơ

quan hành chính cấp tỉnh vùng DTTS, cụ thể:

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh (đối với tỉnh, tp trực

thuộc TW có tỷ lệ người DTTS từ 5%-10%).

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh (đối với tỉnh, tp trực

thuộc TW có tỷ lệ người DTTS từ 10% đến dưới 30%).

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh (đối với tỉnh, tp trực

≥ 3% (Tổng biên

chế được giao)

≥ 5% (Tổng biên

chế được giao)

≥ 10% (Tổng biên

12%

12%

13%

Page 11: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

11

thuộc TW có tỷ lệ người DTTS từ 30% đến dưới 50%).

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh (đối với tỉnh, tp trực

thuộc TW có tỷ lệ người DTTS từ 50% đến dưới 70%).

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh (đối với tỉnh, tp trực

thuộc TW có tỷ lệ người DTTS trên 70%).

- Tỷ lệ cán bộ, công chức đối với Ban Dân tộc tỉnh hoặc phòng

Dân tộc thuộc Văn phòng UBND tỉnh

chế được giao)

≥ 15% (Tổng biên

chế được giao)

≥ 20% (Tổng biên

chế được giao)

≥ 40% (Tổng biên

chế được giao)

2.2. Tỷ lệ cán bộ công chức cấp xã được đào tạo

- Trong đó có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên.

100%

70%

3. Giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số

3.1.

Bình quân giảm nghèo đồng bào DTTS mỗi năm

- Riêng các tỉnh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Duyên

Hải Miền trung, Đông Trường Sơn, Căn cứ cách mạng

4% năm

4-5% năm

3.2. Nhà ở dột nát 0%

3.3. Nhà ở đạt tiêu chuẩn >70%

3.4. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn DTTS Tăng 4 lần so với

năm 2011

4. Cơ sở hạ tầng vùng dân tộc thiểu số

4.1. Đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa 100%

4.2.

Đường trục thôn, xóm được cưng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật

quy định trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai

đoạn 2016-2020

>50%

4.3. Hộ đồng bào DTTS sử dụng điện thường xuyên >95%

4.4. Hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 100%

4.5. Các xã có điểm phụ vụ bưu chính, viễn thông 100%

4.6. Các thôn, bản có Internet 100%

Page 12: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng

12

5. Văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số

5.1. Hộ gia đình được xem truyền hình (chú trọng nhu cầu thu các

kênh phát thanh, truyềnhiình kỹ thuật số)

100%

5.2. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia và có bác sĩ làm việc 100% 70,3% 90%

5.3. Cấp thẻ BHYT cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn 100%

(*) Chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu tính được tỷ lệ bình quân năm.

Page 13: UBND tænh Ninh thuaän 3410 ket qua thuc hien...1. Tình hình nhân lực y tế miền núi và y tế cơ sở: - Tổng số công chức, viên chức công tác tại vùng