14
UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1602/QĐ-UBND An Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2011 QUYẾT ĐỊNH V/v phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 __________ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH AN GIANG Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26/11/2003; Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 92/2006/NĐ-CP; Căn cứ Thông tư số 03/2008TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu; Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020; Căn cứ Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của y ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTỈNH AN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 1602/QĐ-UBND An Giang, ngày 12 tháng 9 năm 2011

QUYẾT ĐỊNHV/v phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa

tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030__________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN NHÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Thông tư số 03/2008TT-BKH, ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 10/11/2008 của Uy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí Đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 495/TTr-SGTVT, ngày 04/7/2011 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 447/TTr-SKHĐT-THQH ngày 14/7/2011 về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:

Page 2: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

I. Quan điểm phát triển:- Tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa

nói riêng là một thực tế của hoạt động khai thác vận tải trong sự phát triển của xã hội, nhưng có thể kiểm soát, kiềm chế được và từng bước làm giảm dần tai nạn giao thông, đặc biệt là những vụ tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, qua đó hạn chế những thiệt hại do tại nạn thủy gây ra đến mức thấp nhất.

- Bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động một cách đồng bộ, thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các yếu tố xã hội, phục vụ hội nhập kinh tế trong nước.

- Thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông.

- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng được Nhà nước giao trách nhiệm và trách nhiệm không nhỏ là của người tham gia giao thông. Các sở, ban ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh theo trách nhiệm và quyền hạn của mình phải đề ra các biện pháp tích cực nhằm hạn chế tai nạn giao thông. Chủ động phối hợp tốt các sở, ban ngành, các địa phương khác để triển khai công việc có hiệu quả.

- Bảo đảm trật tự an tòan giao thông dựa trên sức mạnh của toàn xã hội thông qua thúc đẩy xã hội hoá công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân; các tổ chức chính trị xã hội tham gia bảo đảm trật tự an tòan giao thông.

- Xuất phát từ tính xã hội của vấn đề tai nạn giao thông, cần phải có các giải pháp đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục, kiên quyết, kiên trì và lâu dài hướng vào con người với mức độ ngày càng cao và bảo đảm trật tự an tòan giao thông mang tính bền vững.

- Bảo đảm an toàn giao thông đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải, cần ưu tiên đầu tư các hạng mục an toàn giao thông một cách tương xứng, đồng bộ với phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng áp dụng các công nghệ hiện đại trong nước và thế giới nhằm nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông.

II. Mục tiêu phát triển:1. Mục tiêu tổng quát: - Kiềm chế và tiến tới giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên

cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương một cách bền vững.- Nâng cao hiểu biết, chấp hành luật tiến tới tạo văn hoá an toàn giao

thông cho người tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh, trước hết là của người điều khiển phương tiện giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng phương tiện vận tải.

2

Page 3: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

- Nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an tòan giao thông.

- Tăng cường xử lý các yếu tố gây mất an toàn trong kết cấu hạ tầng giao thông thủy đang khai thác.

- Nâng cao chất lượng công tác tổ chức giao thông.- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các cơ chế chính sách

về trật tự an toàn giao thông.2. Mục tiêu cụ thể:Đến năm 2015 phấn đầu giảm 50% số người chết do tai nạn giao thông

đường thủy nội địa so với năm 2009. Đến 2020 phấn đấu giảm 50% số người chết do tai nạn giao thông đường

thủy nội địa so với năm 2015. III. Định hướng phát triển:1. Định hướng về kết cấu hạ tầng giao thông:1.1. Cải tạo, nâng cấp phát triển kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa:- Thay đổi thiết kế chiều sâu mực nước chạy tàu theo hướng nâng cao từ

30 cm đến 50 cm, đáp ứng cho phương tiện có trọng tải từ 250 tấn trở lên; ở các vùng cửa sông, ven biển đáp ứng cho phương tiện có trọng tải toàn phần trên 600 tấn; Đầu tư nâng cấp (các cấp sông vào tiêu chuẩn) các tuyến đường thuỷ nội địa theo quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa; Ưu tiên nạo vét các bãi cạn trọng điểm, các luồng tàu chạy thường xuyên…

- Bố trí, sắp xếp các chợ nổi, làng chài trên sông, kênh bảo đảm không ảnh hưởng tới hoạt động của các phương tiện; Triển khai việc phân định danh giới giữa luồng và luồng, giữa hành lang luồng và vùng nước ngoài hành lang luồng ở các tuyến sông lớn và cắm mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng; Tăng cường, kiên quyết giải toả các công trình vi phạm hành lang bảo vệ luồng.

- Các cảng, các bến thủy nội địa (bến khách ngang sông, bến khách dọc tuyến và bến hàng hoá) phải được xây mới, sửa chữa và quản lý chặt chẽ. Nâng cấp cải tạo các cảng bến sông hiện nay và qui hoạch lại các cảng bến sao cho phù hợp với mạng lưới đường bộ; Các bến thuỷ nội địa phải có giấy phép hoạt động và phải được lắp đặt báo hiệu; Tăng cường giải toả các bến thuỷ không đủ điều kiện cấp phép hoạt động.

1.2. Phát triển hệ thống báo hiệu và thông tin liên lạc:- Tất cả các báo hiệu trên tuyến phải được bố trí lắp đặt đúng vị trí, đúng

quy định của điều lệ báo hiệu, đảm bảo màu sắc, ánh sáng đúng quy tắc, có báo hiệu dự phòng để thay thế trong những tình huống đột xuất, đặc biệt là báo hiệu vị trí nguy hiểm, vật chướng ngại, số báo hiệu dự phòng có từ 2% đến 4% tổng số báo hiệu có trên tuyến; Hiện đại hoá hệ thống báo hiệu để phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ kịp thời

3

Page 4: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

trong việc báo hiệu nhằm nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng đường thuỷ nội địa.

- Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác quản lý của các cơ quan chức năng đồng thời là kênh thông tin, tuyên truyền trao đổi giữa cơ quan quản lý và người tham gia giao thông.

1.3. Quản lý, khai thác vận tải đường thuỷ nội địa:- Tiến hành xây dựng và phê duyệt quy hoạch tuyến, cảng, bến thuỷ nội

địa, đây là cơ sở cho việc quản lý và khai thác hợp lý đường thuỷ nội địa, giải toả các cảng, bến thuỷ nội địa nằm ngoài quy hoạch; Tăng cường quản lý và khai thác các tuyến, các cảng, bến thuỷ nội địa, bố trí các tuyến vận tải hợp lý.

- Tăng cường bổ sung hệ thống cảng vụ đường thuỷ, lực lượng cảng vụ để bảo đảm đủ điều kiện quản lý tất cả cảng, bến thủy đã được cấp phép hoạt động. Đầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm việc; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Cảng vụ viên.

1.4. Duy tu, bảo dưỡng, cải tạo điểm đen:Công tác duy tu nạo vét, thanh thải chướng ngại vật trên các tuyến đường

thủy nội địa cần được tiến hành đầy đủ, thường xuyên, đảm bảo độ sâu và chiều rộng của luồng để số luồng, ghe tàu lưu thông qua lại trên tuyến được đảm bảo và tránh xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa; Tăng cường kiểm tra tuyến, luồng nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa, bên cạnh việc xử phạt hành vi vi phạm hành chính cần áp dụng triệt để, kiên quyết các biện pháp khắc phục hậu quả và xử lý hành chính đối với người phụ trách đơn vị để xảy ra tình trạng sai sót trên tuyến được giao quản lý; Xoá bỏ kịp thời, nhanh chóng các điểm đen thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông.

2. Định hướng về phương tiện giao thông:2.1. Chính sách phát triển phương tiện vận tải:Nâng cao chất lượng, đa dạng và trẻ hoá đội tàu theo hướng dùng các đầu

máy công suất lớn, sử dụng cabin nâng hạ, sử dụng máy lái phụ trên mũi tàu….; Xây dựng phương án đóng mới, bổ sung thay thế các phương tiện cũ, kém chất lượng thực hiện chương trình trẻ hoá dần đội tàu; Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá trang thiết bị trên tàu hàng, tàu khách.

2.2. Kiểm định phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa:Hoàn thiện hệ thống đăng kiểm phương tiện vận tải đường thuỷ trên địa

bàn tỉnh, hoạt động đăng kiểm phương tiện phải được tiến hành thường xuyên; Tăng cường năng lực và trang thiết bị cho Chi cục Đăng kiểm An Giang. Nâng công suất kiểm định phương tiện của Chi cục bảo đảm đáp ứng nhu cầu đăng kiểm phương tiện trong tỉnh; Tăng cường các giải pháp mang tính chủ động như thông báo thời hạn kiểm tra cho chủ phương tiện để họ đưa phương tiện vào đăng kiểm theo đúng quy định.v.v...

4

Page 5: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

2.3. Quản lý phương tiện đường thuỷ nội địa:- Phương tiện thuộc diện phải đăng ký, đăng kiểm phải được đăng ký,

đăng kiểm khi lưu hành. Phương tiện hết hạn phải được kiểm tra tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, được trang bị đủ thiết bị an toàn, các thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu hoả, chống đắm phải đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng, bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng, đặc biệt là thiết bị cứu sinh; Phương tiện phải tuân thủ quy định về vùng hoạt động, sử dụng phương tiện đúng công dụng đã được đăng kiểm cho phép.

- Tăng cường kiểm soát việc chấp hành các quy định cho tàu thuỷ khi tham gia giao thông; Tăng cường công tác quản lý các phương tiện đường thủy nội địa tự chế của các tổ chức và cá nhân do không đăng ký, đăng kiểm phương tiện gây mất an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Đình chỉ hoạt động của tất cả các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm theo quy định.

3. Định hướng về người điều khiển phương tiện giao thông:3.1. Công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện:- Nâng cấp mở rộng quy mô đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện với

cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đầy đủ của Trường Kỹ thuật nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đào tạo từ nay đến năm 2015; Giai đoạn sau 2015 xem xét thành lập bổ sung thêm 01 cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện với cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy đầy đủ (có thể là trung tâm, trường tư nhân).

- Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên, tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo được đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn phù hợp và có phương pháp giảng dạy tốt nhằm mở rộng các cơ sở đào tạo. Bố trí cán bộ có điều kiện đi học tập, bồi dưỡng để trở thành giáo viên, cán bộ tào tạo tại các cơ cở đạo tạo; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các trường, cơ sở đào tạo.

3.2. Công tác sát hạch và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn:- Tăng cường và xác định công tác quản lý sát hạch, đào tạo bằng thuyền

máy trưởng, chứng chỉ chuyên môn thuỷ nội địa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần phải được kiểm soát chặt chẽ; Thực hiện việc giám sát bằng hệ thống camera, lập hộp thư góp ý và đường dây nóng tại các địa điểm thi để nhân dân kịp thời phản ảnh ý kiến.

- Thường xuyên chấn chỉnh hoạt động thi cấp chứng chỉ chuyên môn tại địa phương và tăng cường quản lý công tác sát hạch, công tác in phôi cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn.

4. Định hướng về tổ chức giao thông vận tải:Tăng cường công tác phân luồng, tuyến vận tải thuỷ nội địa một cách hợp

lý, tăng cường quản lý nhằm đảm bảo trật tự an tòan giao thông. Lắp đặt đầy đủ hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa để phương tiện đi lại thông suốt, an toàn. Đặc biệt đối với tuyến giáp biên giới Campuchia phải nâng cấp tuyến, lắp đạt báo hiệu để đáp ứng đủ nhu cầu qua lại của phương tiện.

5

Page 6: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

5. Định hướng về giáo dục, tuyên truyền pháp luật giao thông:5.1. Định hướng tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng:- Nghiên cứu xây dựng nội dung các tiêu chí về văn hoá giao thông cho

người dân. Tăng cường phổ biến về văn hoá an tòan giao thông trên các phương tiện như đài phát thanh, truyền hình, các báo, đài truyền thanh xã..v.v.

- Xây dựng một phong trào lớn phát động mọi người tham gia vào mạng lưới tình nguyện viên bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trước tiên xây dựng một đội ngũ tình nguyện viên nòng cốt ở khu vực các cơ quan, doanh nghiệp, tại nhà trường và khu vực dân cư; Xây dựng trò chơi truyền hình về an tòan giao thông trên đài truyền hình tỉnh.

- Từng bước nâng cao ý thức pháp luật giao thông, chuyển từ tự phát sang tự giác chấp hành pháp luật giao thông; từ giáo dục cưỡng chế sang tự nguyện. Cưỡng chế thi hành đối với người tham gia giao thông có hành vi vi phạm, xử lí vi phạm hành chính kết hợp với tuyên truyền, vận động. Hạn chế, tiến tới xoá bỏ tiêu cực trong công tác thi hành công vụ, xử lý vi phạm.

5.2. Định hướng giáo dục về trật tự, an toàn giao thông trong nhà trường, cơ sở đào tạo, giáo dục:

- Định hướng rộng về chương trình giáo dục gồm nội dung giáo dục pháp luật về giao thông, an toàn giao thông phù hợp với chương trình học, cấp học; đưa nội dung theo qui định từ thấp đến cao. Các chính sách cần được thực hiện đồng bộ giữa các cấp giáo dục tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, các trường đào tạo nghề, công nhân kĩ thuật.

- Biên soạn sách giáo khoa, giáo trình, giáo án, đưa các môn học pháp luật giao thông vào chương trình giảng dạy; củng cố điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật trường lớp, điều kiện giảng dạy. Có giáo trình, giáo án riêng về an toàn giao thông phù hợp với trình độ nhận thức, hiểu biết, lứa tuổi.

5.3. Định hướng giáo dục tuyên truyền hiểu biết về an toàn giao thông trong cộng đồng, xã hội:

- Xây dựng và phát động “ngày không tai nạn giao thông” trên toàn tỉnh nhằm thu hút mọi người tham gia và nâng cao ý thức; Tăng cường tuyên truyền lưu động, với thói quen bám theo dọc các tuyến đường thuỷ nội địa sinh sống đã làm cho tình hình mất trật tự an tòan giao thông trở nên nghiêm trọng; Tổ chức thi ảnh về an toàn giao thông và tiến hành triển lãm lưu động; Xây dựng chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông bằng nghệ thuật sân khấu truyền thống, đặc biệt là bằng loại hình cải lương, với đặc thù văn hoá của người dân sông bằng sông Cửu Long, hình thức này sẽ mang lại hiệu quả cao.

- Biên soạn chương trình giáo dục, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông riêng cho cộng đồng, xã hội theo trình độ nhận thức, lứa tuổi, nghề nghiệp, mức sống, điều kiện sống ở thành thị, nông thôn; Củng cố việc quản lí giáo dục ở các ngành, các cấp, xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên, giáo dục viên.

6

Page 7: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

6. Cưỡng chế thi hành luật:- Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý vi phạm, kiên

quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.

- Tăng cường biên chế, trang bị phương tiện, thiết bị cho lực lượng Cảnh sát đường thuỷ, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.

- Củng cố, tăng cường năng lực cho lực lượng Thanh tra giao thông đảm bảo đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Giao thông đường thuỷ nội địa. Ban hành các cơ chế, văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an tòan giao thông, xử lý các vi phạm trật tự an tòan giao thông, tăng mức xử phạt vi phạm như rút giấy phép nếu vi phạm nhiều lần, tịch thu phương tiện... Thực hiện công tác thông báo các trường hợp vi phạm luật giao thông về các cơ quan, nơi cư trú để kiểm điểm xử lý.

7. Quản lý nhà nước về trật tự an tòan giao thông đường thủy nội địa:7.1. Hệ thống văn bản pháp luật:Tăng cường công tác phát hành các văn bản pháp luật chỉ đạo điều hành

trong vấn đề bảo đảm trật tự an tòan giao thông đúng, đủ và nhanh chóng kịp thời. Tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn một cách toàn diện. Đánh giá việc áp dụng các văn bản đó trong thực tiễn hoạt động khai thác quản lý an toàn đường thuỷ nội địa.

7.2. Hệ thống tổ chức quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa:Tăng cường nâng cao năng lực Ban an tòan giao thông tỉnh và các ban an

toàn giao thông huyện, xã; Xây dựng các quy hoạch phát triển giao thông đường thuỷ nội địa.

7.3. Các cơ chế, chính sách:- Về cơ chế, chính sách: Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút các

thành phần kinh tế tham gia nâng cao điều kiện an toàn của các tuyến đường thuỷ nội địa; Nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ các chủ phương tiện các trang thiết bị bảo đảm an tòan giao thông cho hành khách tại các bến đò ngang sông, kênh, rạch.

- Các cơ chế chính sách khác: Khen thưởng định kỳ hoặc đột suất đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Tặng các danh hiệu cao quí của Nhà nước như Huân chương lao động, Huy chương vì sự nghiệp… cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào; ghi công những người tham gia phong trào thường xuyên, liên tục, lâu dài, dũng cảm đấu tranh phòng ngừa tai nạn.

7.4. Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông đường thủy nội địa:Chủ động đầu tư tin học hoá công tác thu thập và quản lý cơ sở dữ liệu an

toàn giao thông, có kết nối với Cảnh sát đường thủy, Sở Giao thông Vận tải, Sở

7

Page 8: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, các bệnh viện, … nhằm xây dựng được một cơ sở dữ liệu mạnh, chính xác nhằm phản ánh đúng tình hình trật tự an tòan giao thông của tỉnh trên cơ sở đó có các tham mưu đúng đắn về trật tự an tòan giao thông. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu. Tăng cường vật chất, trang thiết bị cho cơ sở dữ liệu an tòan giao thông của tỉnh.

IV. Một số giải pháp thực hiện Đề án:1. Các giải pháp về nguồn vốn:Đề án đề ra cần phải bảo đảm nguồn vốn đủ và bền vững trên tinh thần

thực hiện đa dạng các nguồn vốn cho công tác bảo đảm trật tự an tòan giao thông từ các nguồn như: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn tài trợ nước ngoài, các nguồn tài trợ của doanh nghiệp và cá nhân trong nước, từ nguồn xử phạt, nguồn vốn đóng góp từ nhân dân .v.v.

2. Các giải pháp về nguồn nhân lực:- Đề án cần phải huy động từ tất cả các cơ quan, ban ngành và các địa

phương tham gia và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức có liên quan. - Xây dựng một kế hoạch đào tạo và tiến hành theo lộ trình. Trước hết cần

tiến hành đào tạo các cán bộ có công việc liên quan trực tiếp đến những vấn đề cơ bản của an tòan giao thông như các cán bộ thuộc Văn phòng Ban an toàn giao thông, Sở Giao thông Vận tải, Cảnh sát đường thủy…

3. Tổ chức thực hiện Đề án:Ban an toàn giao thông tỉnh là cơ quan chỉ đạo thực hiện Đề án này. Các

Sở, Ban, Ngành là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên quan, cụ thể như sau:3.1.Văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm

đôn đốc, kiểm tra và là đầu mối thực hiện các nhiệm vụ liên quan, có trách nhiệm tập hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm trình Ban an tòan giao thông tỉnh thông qua. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành xây dựng các chương trình nâng cao năng lực, các chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

3.2. Sở Giao thông Vận tải chủ trì các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao điều kiện an toàn cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, chỉnh trị, cải tạo điểm đen và các nội dung khác của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Sở.

3.3. Công an tỉnh chủ trì, thực hiện các nội dung về cưỡng chế thi hành luật giao thông và các nội dung khác của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ.

3.4. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, thực hiện các nội dung về giáo dục an toàn giao thông và các nội dung khác của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Sở.

3.5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, thực hiện các nội dung về tuyên truyền, phổ biến an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nội dung khác của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Sở.

8

Page 9: UBND TỈNH AN GIANGqppl.angiang.gov.vn/VBPQ/vbdh.nsf/DD15E214A154C... · Web viewĐầu tư xây dựng các đại diện cảng vụ, trang bị phương tiện, thiết bị làm

3.6. Sở Y tế chủ trì, thực hiện các nội dung về dịch vụ y tế cấp cứu tai nạn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và các nội dung khác của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của Sở.

3.7. Sở Tài chính chủ trì, thực hiện các nội dung liên quan đến nguồn kinh phí thực hiện Đề án và các cơ chế, chính sách có liên quan.

3.8. Uy ban nhân dân thành phố, thị xã và các huyện chủ trì, thực hiện các nội dung của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ và phạm vi của mình.

3.9. Các Sở, Ban ngành khác chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các nội dung của Đề án thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ và phạm vi của mình.

3.10. Các tổ chức Chính trị - Xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... tích cực tham gia tuyên truyền, giáo dục hội viên, đoàn viên việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an tòan giao thông.

V. Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư: (đính kèm)Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Ban an toàn giao thông tỉnh An

Giang căn cứ nội dung, nhiệm vụ nêu trong Quyết định này phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan công bố Đề án, tổ chức quản lý và thực hiện Đề án. Trong quá trình thực hiện tiến hành xem xét, đánh giá để điều chỉnh nếu cần, đáp ứng nhu cầu thực tế.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.Điều 4. Chánh Văn phòng Uy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao

thông Vận tải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Uy ban nhân dân các huyện, thị, thành và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch;- Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;- UBND huyện, thị xã, thành phố;- VP.UBND tỉnh: LĐVP và P.XDCB, KT, TH, VHXH;- Lưu.(Kèm Danh mục)

KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

( Ðã ký )

Võ Anh Kiệt

9