19
1 UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Số: 404/SGDĐT-GDTrH Long An, ngày 13 tháng 3 năm 2012 Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; - Hiệu trưởng các trường phổ thông trực thuộc Sở; - Giám đốc các TTGDTX &KTTH-HN huyện, thành phố; - Giám đốc TTKTTH-HN tỉnh. Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế chuyên môn của các trường tương đối ổn định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề cần được quan tâm, nhằm thực hiện tốt việc quản lí chuyên môn của các cơ sở giáo dục, Sở giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học cụ thể như sau: I. Thực hiện chương trình 1.1. Hướng dẫn dạy các bộ môn văn hóa Thực hiện văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 về việc khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009-2010, văn bản 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT, Sở Giáo dục và Đào tạo đang điều chỉnh tài liệu phân phối chương trình chi tiết các môn văn hóa sẽ phát hành sử dụng trong toàn tỉnh kể từ năm học 2012-2013. Gồm 37 tuần thực học, trong đó học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần. Riêng năm học 2011-2012, trên cơ sở phân phối chương trình đang sử dụng, hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất phân phối chương trình có kết hợp các nội dung điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu trưởng ký duyệt và sử dụng trong nhà trường. Các môn Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 9, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện cho phù hợp. - Đối với các trường có đủ điều kiện có thể dạy cả 2 môn ở học kì I. - Đối với các trường chưa đủ điều kiện có thể dạy một học kì 1 môn, dạy môn nào ở học kì nào do phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định. 1.2. Hướng dẫn dạy học tự chọn 1.2.1. Môn học tự chọn và Dạy học tự chọn a) Môn học tự chọn là môn học được dạy và đánh giá như 1 môn học trong kế hoạch giáo dục. Ở chương trình trung học cơ sở, môn tự chọn là: Tin học, Ngọai ngữ 2, nghề phổ thông (dạy học ở Trung tâm GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN); ở chương trình THPT phân ban môn học tự chọn là các môn học nâng cao trong Ban cơ bản. b) Dạy học tự chọn theo chủ đề (gọi tắt là chủ đề tự chọn) là nội dung dạy học sao cho phù hợp với yêu cầu của đối tượng. Chủ đề tự chọn có 2 lọai: chủ đề nâng cao chủ đề bám sát. Ở chương trình trung học cơ sở dạy học tự chọn chỉ dạy chủ đề bám sát; ở chương trình THPT phân ban chủ đề tự chọn nâng cao thuộc 8 môn học có chương trình nâng cao, chủ đề bám sát thuộc các môn học trong kế hoạch giáo dục. 1.2.2. Tổ chức dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn a) Thời lượng dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn: - Ở cấp trung học cơ sở, mỗi cấp lớp có 2 tiết/tuần dành cho dạy học tự chọn. Dạy học tự chọn có 2 hình thức: dạy theo hình thức môn tự chọn và dạy theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn tự chọn thì không học chủ đề tự chọn hoặc ngược lại. - Ở cấp trung học phổ thông: Về việc hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học.

UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

1

UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số: 404/SGDĐT-GDTrH Long An, ngày 13 tháng 3 năm 2012

Kính gửi:

- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố;

- Hiệu trưởng các trường phổ thông trực thuộc Sở;

- Giám đốc các TTGDTX &KTTH-HN huyện, thành phố;

- Giám đốc TTKTTH-HN tỉnh.

Trong những năm qua, việc thực hiện quy chế chuyên môn của các trường tương đối

ổn định. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số vấn đề cần được quan tâm, nhằm thực

hiện tốt việc quản lí chuyên môn của các cơ sở giáo dục, Sở giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực

hiện quy chế chuyên môn cấp trung học cụ thể như sau:

I. Thực hiện chương trình

1.1. Hướng dẫn dạy các bộ môn văn hóa

Thực hiện văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 về việc khung phân phối

chương trình THCS, THPT năm học 2009-2010, văn bản 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT, Sở

Giáo dục và Đào tạo đang điều chỉnh tài liệu phân phối chương trình chi tiết các môn văn hóa và

sẽ phát hành sử dụng trong toàn tỉnh kể từ năm học 2012-2013. Gồm 37 tuần thực học, trong đó

học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần.

Riêng năm học 2011-2012, trên cơ sở phân phối chương trình đang sử dụng, hiệu trưởng

nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn thống nhất phân phối chương trình có kết hợp các nội dung

điều chỉnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, hiệu

trưởng ký duyệt và sử dụng trong nhà trường.

Các môn Âm nhạc, Mĩ thuật lớp 9, tùy theo tình hình thực tế của địa phương, phòng Giáo

dục và Đào tạo chỉ đạo các trường trên địa bàn thực hiện cho phù hợp.

- Đối với các trường có đủ điều kiện có thể dạy cả 2 môn ở học kì I.

- Đối với các trường chưa đủ điều kiện có thể dạy một học kì 1 môn, dạy môn nào ở học

kì nào do phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

1.2. Hướng dẫn dạy học tự chọn

1.2.1. Môn học tự chọn và Dạy học tự chọn

a) Môn học tự chọn là môn học được dạy và đánh giá như 1 môn học trong kế hoạch

giáo dục. Ở chương trình trung học cơ sở, môn tự chọn là: Tin học, Ngọai ngữ 2, nghề phổ thông

(dạy học ở Trung tâm GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN); ở chương trình THPT phân ban môn

học tự chọn là các môn học nâng cao trong Ban cơ bản.

b) Dạy học tự chọn theo chủ đề (gọi tắt là chủ đề tự chọn) là nội dung dạy học sao

cho phù hợp với yêu cầu của đối tượng. Chủ đề tự chọn có 2 lọai: chủ đề nâng cao và chủ đề

bám sát. Ở chương trình trung học cơ sở dạy học tự chọn chỉ dạy chủ đề bám sát; ở chương trình

THPT phân ban chủ đề tự chọn nâng cao thuộc 8 môn học có chương trình nâng cao, chủ đề bám

sát thuộc các môn học trong kế hoạch giáo dục.

1.2.2. Tổ chức dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn

a) Thời lượng dạy môn tự chọn, chủ đề tự chọn:

- Ở cấp trung học cơ sở, mỗi cấp lớp có 2 tiết/tuần dành cho dạy học tự chọn. Dạy

học tự chọn có 2 hình thức: dạy theo hình thức môn tự chọn và dạy theo hình thức chủ đề tự

chọn. Nếu học sinh đã học môn tự chọn thì không học chủ đề tự chọn hoặc ngược lại.

- Ở cấp trung học phổ thông:

Về việc hướng dẫn thực hiện quy chế

chuyên môn cấp trung học.

Page 2: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

2

+ Lớp 10 có 4 tiết/tuần đối với Ban cơ bản; 1,5 tiết/tuần đối với Ban KHTN, Ban

KHXH-NV;

+ Lớp 11 có 4 tiết/tuần đối với Ban cơ bản; 1 tiết/tuần đối với Ban KHTN, Ban

KHXH-NV;

+ Lớp 12 có 4 tiết/tuần đối với Ban cơ bản; 1,5 tiết/tuần đối với Ban KHTN, Ban

KHXH-NV.

- Môn tự chọn dạy học theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ. Chủ đề tự chọn dạy

học theo chương trình của Bộ và tài liệu của Bộ hoặc của tỉnh biên soạn hoặc do giáo viên biên

soạn (Hiệu trưởng duyệt).

- Cách xếp thời khóa biểu đối với chủ đề tự chọn 1,5 tiết/tuần do Hiệu trưởng các

trường tự bố trí có thể học kỳ 1 xếp 1 tiết/tuần, học kỳ 2 xếp 2 tiết/tuần; hoặc học kỳ 1 xếp 2

tiết/tuần, học kỳ 2 xếp 1 tiết/tuần, đảm bảo trung bình 1,5 tiết/tuần.

b) Nội dung dạy chủ đề tự chọn

Dạy chủ đề tự chọn theo 2 hình thức:

- Dạy học chủ đề bám sát là để ôn tập, hệ thống hóa, khắc sâu kiến thức, kĩ năng, cho

học sinh ở một môn học trong phạm vi chương trình của một chương, một học kì, một lớp hoặc

nhiều lớp, không bổ sung kiến thức nâng cao mới. Đối tượng theo học chủ đề bám sát là những

học sinh còn hạn chế kiến thức.

- Chủ đề nâng cao là chủ đề dạy học nhằm bổ sung, nâng cao, vận dụng kiến thức đã

học cho học sinh ở một môn học trong phạm vi chương trình của một chương, một học kì, một

lớp hoặc nhiều lớp. Đối tượng theo học chủ đề nâng cao là những học sinh có học lực khá, giỏi.

Khi thực hiện chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao tuyệt đối không được dạy trước

chương trình ở từng thời điểm dạy học.

c) Chương trình, tài liệu dạy chủ đề tự chọn

THPT phân ban, giáo viên bộ môn căn cứ bản chương trình của Bộ GD&ĐT để biên

sọan chủ đề tự chọn sao cho sát với đối tượng học tập. Sau khi biên sọan, tài liệu này phải được

thông qua tổ chuyên môn góp ý và Hiệu trưởng (hoặc PHT) duyệt trước khi giáo viên dạy và

đồng thời gửi về Sở để báo cáo.

THCS, Bộ GD&ĐT chưa ban hành chương trình chủ đề tự chọn, do đó các trường có

thể tự biên soạn nội dung để dạy theo chủ đề bám sát; tài liệu biên soạn này phải được Hiệu

trưởng (hoặc PHT) duyệt và báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo (ở lớp 8 có thể dùng tài liệu chủ

đề tự chọn do Sở tổ chức biên soạn ở năm học 2005-2006). Khi có chương trình, tài liệu dạy học

của Bộ, các trường thực hiện theo chương trình, tài liệu đó, hoặc giáo viên biên soạn cho phù

hợp, Hiệu trưởng duyệt, đồng thời gửi báo cáo về Phòng GD&ĐT.

Khi có tài liệu dạy học tự chọn của Bộ GD&ĐT (THCS, THPB), để phù hợp với tình

hình thực tế, có 2 phương án thực hiện như sau:

- Phương án 1: Giáo viên giảng dạy theo đúng như phân phối chương trình và tài liệu

của Bộ GD&ĐT.

- Phương án 2: Căn cứ theo phân phối chương trình, giáo viên có thể tham khảo tài

liệu dạy học tự chọn do Bộ ban hành để sọan lại và tài liệu này cũng phải thông qua Hiệu trưởng

và Hiệu trưởng phải báo cáo với Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo.

1.3. Hướng dẫn dạy môn Tin học

a) Ở trung học cơ sở, Tin học là môn học tự chọn chỉ được tổ chức dạy ở những

trường có điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên (không thực hiện chế độ giáo viên thỉnh

giảng). Những nơi không đủ điều kiện dạy môn tự chọn Tin học thì tổ chức dạy chủ đề tự

chọn ở các môn học khác.

Do điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên nên ở một cấp lớp, môn Tin học không nhất

thiết phải dạy đủ ở tất cả các lớp, nhưng khi tổ chức dạy ở một số lớp nào thì phải bảo đảm

dạy liên tục cho học sinh ở các lớp đó đến lớp 9.

Thực hiện dạy môn tự chọn Tin học từ năm học 2009-2010 trở đi, học Tin học lớp 6,

7, 8, 9 đều theo chương trình, sách giáo khoa của Bộ.

Page 3: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

3

Khi thực hiện dạy môn tự chọn Tin học thì môn học này được đánh giá như các môn

học khác theo đúng qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPB của Bộ.

b) THPT phân ban, tất cả các trường THPT đều phải dạy môn Tin học.

1.4. Hướng dẫn thực hiện hoạt động Giáo dục Ngoài giờ lên lớp

Thực hiện đầy đủ các chủ đề qui định cho mỗi tháng, với thời lượng 2 tiết/tháng. Đưa

nội dung giáo dục về Công ước Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc vào Hoạt động Giáo dục Ngoài

giờ lên lớp ở lớp 9, 10 và các hoạt động hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,

học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

1.5. Hướng dẫn thực hiện hoạt động Giáo dục Hướng nghiệp

Thực hiện họat động chương trình giáo dục hướng nghiệp và tăng cường tư vấn hướng

nghiệp cho học sinh cuối cấp THCS và THPT

a) Giáo dục hướng nghiệp: Nghiêm túc triển khai thực hiện đầy đủ hoạt động giáo dục

hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT, THCS&THPT và các trung tâm KTTH-HN, GDTX-

KTTH theo chương trình đã được ban hành.

+ Đối với cấp THCS: Căn cứ kế hoạch giáo dục của trường THCS chỉ có ở khối 9 thực

hiện chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời gian là 9 tiết/năm do trường THCS

đảm nhiệm, nội dung sinh họat hướng nghiệp biên soạn và thực hiện theo sách giáo khoa Giáo

dục hướng nghiệp lớp 9.

+ Đối với cấp THPT: Ở các khối lớp phân ban (cả 3 ban): Trường THPT đảm nhiệm

Giáo dục hướng nghiệp với thời gian là 9 tiết/năm, nội dung Giáo dục hướng nghiệp biên soạn

và thực hiện theo sách giáo khoa Giáo dục hướng nghiệp của khối lớp tương ứng.

b) Tư vấn hướng nghiệp: Các trường THCS, THPT, THCS&THPT và các trung tâm

GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh khối 9,

12.

- Đối với khối lớp 9: Nội dung tư vấn là chuẩn bị cho học sinh lớp 9 lựa chọn ban ở các

trường THPT hợp lý, lựa chọn trường tham gia tuyển sinh 10 theo đúng năng lực của học sinh;

kế hoạch tổ chức tham quan các trường trung cấp chuyên nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp.

- Đối với khối lớp 12: Nội dung tư vấn là giúp học sinh 12 lựa chọn ngành nghề học lên

hoặc đi vào cuộc sống lao động, phù hợp với năng lực của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực

của địa phương và cả nước; Tổ chức tham quan trường Trung cấp Chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại

học, xí nghiệp ít nhất 1 lần/1 năm học.

1.5. Hướng dẫn thực hiện dạy nghề phổ thông

a) Cấp THCS: Quán triệt mục tiêu giáo dục toàn diện, phòng GD&ĐT huyện (thành phố)

chỉ đạo trường THCS chủ động phối hợp với các Trung tâm GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN

tổ chức cho học sinh tự nguyện đăng ký học nghề phổ thông từ lớp 8 theo 1 trong 2 hình thức

sau:

- Hình thức 1: môn học tự chọn.

- Hình thức 2: học nghề phổ thông.

* Đối với hình thức 1 (môn học tự chọn):

- Các trường THCS chỉ được dạy nghề phổ thông theo hình thức môn học tự chọn khi có

đủ điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên đào tạo đúng chuyên môn của nghề phổ thông mà trường

tổ chức.

- Sở GD&ĐT ủy quyền cho các Trung tâm GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN chủ động

kết hợp với phòng GD&ĐT kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên ở các trường THCS tổ

chức nghề phổ thông theo hình thức môn học tự chọn.

- Thời gian học là 2 tiết/tuần, chương trình, nội dung thực hiện theo chương trình 70 tiết

nghề phổ thông hiện hành như: điện dân dụng, tin học văn phòng, nấu ăn, nhiếp ảnh, làm vườn,

thêu, cắt may, …

* Đối với hình thức 2 (học nghề phổ thông): Các trường THCS chủ động phối hợp với

các Trung tâm GDTX&KTTH-HN, TT KTTH-HN tổ chức cho học sinh đăng ký học nghề từ

đầu năm lớp 8 hoặc từ đầu năm lớp 9. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên nghề của

trường và trung tâm mà tổ chức học sinh học nghề tại trường hoặc tại trung tâm. Thực hiện

Page 4: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

4

chương trình nghề phổ thông 70 tiết. Học phí và lệ phí tiêu hao vật tư thực hành thực hiện theo

quy định hiện hành. Học sinh có đủ điều kiện được tham gia thi lấy chứng chỉ nghề.

b) Cấp THPT: Giáo dục nghề phổ thông cấp THPT

Hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 (105 tiết) bắt buộc cho tất cả học sinh lớp 11

theo qui định tại khoản a mục 1 phần II của văn bản số 8608/ BGD&ĐT-GDTrH ngày

16/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn hoạt động giáo dục nghề phổ thông

lớp 11 năm học 2007-2008. Nơi có đủ giáo viên đào tạo đúng chuyên môn, đủ cơ sở vật chất

phải thực hiện hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11, Hiệu trưởng các trường THPT,

THCS&THPT kết hợp với Giám đốc Trung tâm GDTX&KTTH, KTTH-HN, những học sinh sau

khi hoàn thành chương trình 105 tiết nếu đạt từ trung bình trở lên thì đủ điều kiện dự thi tốt

nghiệp nghề. Nơi chưa đủ giáo viên đào tạo đúng chuyên môn, cơ sở vật chất thì Hiệu trưởng các

trường THPT, THCS&THPT phối hợp với các trung tâm GDTX&KTTH, KTTH-HN để thực

hiện chương trình hoạt động Giáo dục nghề phổ thông lớp 11. Đảm bảo 100% học sinh hoàn

thành chương trình nghề 105 tiết đạt từ trung bình trở lên được tham gia dự thi tốt nghiệp nghề.

Những học sinh có giấy chứng nhận nghề loại khá trở xuống, nếu có nguyện vọng được

phép thi lại cấp giấy chứng nhận mới (thủ tục thực hiện như thi lần đầu).

- Các trường THPT, THCS&THPT tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên

của trường, giáo viên dạy nghề của các Trung tâm GDTX&KTTH, KTTH-HN địa phương mà

chọn một nghề trong các nghề của họat động Giáo dục nghề phổ thông lớp 11 đăng ký và tổ

chức dạy tại trường hoặc tại trung tâm (báo cáo số lượng theo phụ lục về phòng GDTrH chậm

nhất là ngày 15-9 hàng năm). Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh học nghề phổ thông

thực hiện theo mục 2 phần II tại công văn số 8608/BGD&ĐT-GDTrH ngày 16/08/2007 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn họat động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 năm học

2007-2008.

- Các Trung tâm GDTX&KTTH, KTTH-HN phải tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tăng

cường giáo viên dạy nghề cho các trường THPT, THCS&THPT trong khu vực của địa phương

để hoàn thành hoạt động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 trên cơ sở phối hợp với Hiệu trưởng

các trường THPT, THCS&THPT trên địa bàn. Các giáo viên tăng cường giảng dạy được hưởng

chế độ theo qui định hiện hành.

- Hoạt đông Giáo dục Nghề phổ thông lớp 11 có 105 tiết, nhà trường có thể chọn các

nghề Sở GD&ĐT đã biên soạn tài liệu: làm vườn, nuôi cá, trồng rừng, điện dân dụng, sửa chữa

xe máy, cắt may, nấu ăn, thêu tay, tin học văn phòng. Những trường có đủ điều kiện phải tổ chức

ít nhất là 2 nghề cho học sinh lựa chọn.

Trong quá trình thực hiện hoạt động Giáo dục nghề phổ thông lớp 11 hiệu trưởng các

trường phổ thông trực thuộc Sở cần lưu ý một số vấn đề sau

- Chỉ đạo thực hiện chương trình họat động Giáo dục nghề phổ thông lớp 11 ngay từ đầu

năm học.

- Bố trí dạy nghề phổ thông phải bảo đảm thời khóa biểu dạy 3 tiết liên tục trong 1

buổi/tuần.

- Kiểm tra việc ghi sổ đầu bài (1 tuần/lần), sổ điểm (1 tháng/lần).

- Đảm bảo cơ sở vật chất (thiết bị thực hành nghề điện dân dụng, diện tích đất để học

nghề làm vườn….).

- Chú ý tính đa dạng của nghề phổ thông, nên tổ chức dạy nhiều nghề trong nhà trường,

những trường có đủ điều kiện tránh chỉ dạy một nghề và nên lưu ý quan tâm đến việc lựa chọn

nghề của học sinh.

- Căn cứ vào tình hình đội ngũ giáo viên và quyết định chọn nghề để dạy cho phù hợp với

phân công lao động của đơn vị.

1.6. Hướng dẫn thực hiện Giáo dục Quốc phòng – An ninh

1.6.1 Chương trình học

Thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, ban hành theo Quyết định

số 79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban

Page 5: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

5

hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh và Phân phối chương trình môn học GDQP-

AN năm học 2009-2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

1.6.2. Tổ chức giảng dạy

- Các khối 10, 11 tổ chức học rải trong năm học, mỗi tuần học 1 đến 2 tiết tùy theo nội dung

bài học (các bài giảng lý thuyết bố trí 1 tiết/tuần, các bài giảng thực hành bố trí 2 tiết liền kề

/tuần).

- Riêng khối 12 học rải trong học kỳ 1 của năm học, mỗi tuần dạy 2 tiết liền kề/tuần.

- Trong thực hành huấn luyện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, vũ khí trang bị và tổ

chức bắn đạn thật tỷ lệ 10% cho khối 12 theo Thông tư Liên tịch số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-

BGDĐT-BNV ngày 04/12/2007 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày

10/7/2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng – An ninh.

1.6.3. Các trường hợp được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật,

phần thực hành môn giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP-AN)

- Học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc, môn Mỹ thuật trong chương

trình giáo dục nếu gặp khó khăn trong học tập môn học nào đó do mắc bệnh mãn tính, bị khuyết

tật, bị tai nạn hoặc bị bệnh phải điều trị.

- Hồ sơ xin miễn học gồm có: Đơn xin miễn học của học sinh và bệnh án hoặc giấy

chứng nhận thương tật do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp.

- Việc cho phép miễn học đối với các trường hợp do bị ốm đau hoặc tai nạn chỉ áp dụng

trong năm học; các trường hợp bị bệnh mãn tính, khuyết tật hoặc thương tật lâu dài được áp dụng

cho cả năm học hoặc cả cấp học.

- Hiệu trưởng nhà trường cho phép học sinh được miễn học môn Thể dục, môn Âm nhạc,

môn Mỹ thuật trong một học kỳ hoặc cả năm học. Nếu được miễn học cả năm học thì môn học

này không tham gia đánh giá, xếp loại học lực của học kỳ và cả năm học; nếu chỉ được miễn học

một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đã học để đánh giá, xếp loại cả năm học.

- Đối với môn GDQP-AN:

Thực hiện theo Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ

Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn

GDQP-AN

Các trường hợp học sinh được miễn học phần thực hành sẽ được kiểm tra bù bằng lý

thuyết để có đủ cơ số điểm theo quy định.

1.7. Hướng dẫn thực hiện giảng dạy chương trình giáo dục địa phương

Sở GD&ĐT đã xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu học tập phục vụ giảng dạy

nội dung giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS và Lịch sử, Địa lý

cấp THPT đưa vào chương trình giảng dạy chính khóa theo qui định của Bộ GD&ĐT kể từ năm

học 2010-2011, được thực hiện như sau:

1.7.1. Tài liệu

Sử dụng tài liệu giáo dục địa phương các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS và

Lịch sử, Địa lý cấp THPT do Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn.

1.7.2. Tổ chức thực hiện

Thực hiện giảng dạy các tiết Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý cấp THCS và Lịch sử, Địa lý cấp

THPT đúng theo phân phối chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo phát hành.

II. Thực hiện điểm số, cách làm tròn điểm số

2.1. Thực hiện điểm số

2.1.1.Số cột điểm kiểm tra tối thiểu ở cấp THCS và THPT: thực hiện theo phụ lục

đính kèm

Lưu ý: trong cột điểm kiểm tra tối thiểu ở cấp THCS và THPT:

- Không có phần điểm kiểm tra các loại chủ đề tự chọn, Hiệu trưởng các trường có

trách nhiệm bổ sung phù hợp với trường mình phụ trách, đảm bảo đúng tinh thần của thông tư

Page 6: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

6

58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế

đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Trong số cột điểm KTtx theo qui định cột điểm tối thiểu, phải có thêm cột điểm của

chủ đề dạy học tự chọn. Điểm số của chủ đề tự chọn ở môn học nào thì được tham gia tính

điểm trung bình học kì, cả năm của môn học đó.

2.1.2. Đối với những môn có tiết thực hành như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý,

Tin học, việc tính điểm theo hệ số 1 hay hệ số 2 đã có hướng dẫn cụ thể trong tài liệu phân phối

chương trình ở mục những vấn đề cụ thể của môn học, cụ thể như sau:

+ Môn Vật lý:

- Đối với THCS: Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và

viết báo cáo. Trong mỗi học kỳ, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2 (việc chọn

các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định), các bài thực

hành khác cho điểm hệ số 1 (nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy

tối thiểu một cột điểm).

1- Đối với THPT: Các bài thực hành trong chương trình, học sinh đều phải thực hiện và

viết báo cáo. Trong mỗi học kỳ, chỉ đánh giá tối đa 1 bài thực hành tính điểm hệ số 2. Việc chọn

các bài thực hành để đánh giá tính điểm hệ số 2 là do tổ chuyên môn quy định.

+ Môn Hóa học:

Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm hai phần: phần đánh giá kỹ năng thực

hành, kết quả thực hành; phần đánh giá báo cáo thực hành (tường trình thí nghiệm). Điểm của

bài thực hành bằng trung bình cộng điểm của hai phần trên và điểm này tính hệ số 1 (nếu có

nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu một cột điểm).

+ Môn Sinh học:

Đánh giá bài thực hành của học sinh bao gồm hai phần: phần đánh giá kỹ năng thực

hành, kết quả thực hành; phần đánh giá báo cáo thực hành. Điểm của bài thực hành bằng trung

bình cộng của hai phần trên, điểm này được tính hệ số 1 (nếu có nhiều bài thực hành thì giáo

viên tính điểm bình quân và lấy tối thiểu một cột điểm).

+ Môn Địa lý:

Sau mỗi bài thực hành của học sinh, giáo viên cần có đánh giá và cho điểm. Phải dùng

điểm này làm cột điểm (hệ số 1), nếu có nhiều bài thực hành thì giáo viên tính điểm bình quân và

lấy tối thiểu 1 cột điểm.

+ Môn Tin học:

- Lớp 9 thời lượng để kiểm tra, đánh giá là 03 tiết/học kỳ. Trong đó, 2 tiết cho bài kiểm

tra cuối học kì, 1 tiết còn lại dành cho các bài kiểm tra định kì trong học kì.

- Lớp 10 phải dành 6 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì (học

kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết); 02 tiết kiểm tra

thực hành trên máy (học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết).

- Lớp 11, 12 phải dành 4 tiết để kiểm tra. Trong đó có 2 tiết dành cho kiểm tra học kì

(học kì I: 1 tiết; học kì II: 1 tiết) và 02 tiết kiểm tra (trong đó có 1 tiết kiểm tra thực hành trên

máy).

- Phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra học

kì, kiểm tra thường xuyên đúng theo quy định.

2.1.3. Đối với môn giáo dục Quốc phòng – An ninh

a) Kiểm tra đánh giá kết quả môn học

Tất cả học sinh học môn Giáo dục quốc phòng – An ninh lớp 10, 11, 12 đều phải được

kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và

trung học phổ thông; Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 về việc Ban hành

Qui định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh.

Riêng khối lớp 12, môn Giáo dục quốc phòng – An ninh chỉ dạy học rải trong 1 học kỳ

thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.

Page 7: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

7

Tất cả học sinh đều phải có điểm Giáo dục Quốc phòng An ninh. Nếu học sinh được

miễn học phần thực hành thì điểm trung bình môn học được tính căn cứ vào điểm kiểm tra phần

lý thuyết.

b) Báo cáo kết quả

Kết thúc năm học các trường tổng hợp kết quả giảng dạy môn Giáo dục quốc phòng – An

ninh báo cáo về Sở GD&ĐT (Phòng Giáo dục Trung học) để tổng hợp báo cáo cấp trên.

2.1.4. Cách ghi điểm số

- Khi ghi điểm số các loại bài kiểm tra của môn học vào Sổ gọi tên và ghi điểm, lần lượt

ghi từ trái sang phải từng cột điểm của loại bài kiểm tra vào vị trí qui định dành cho loại bài kiểm

tra đó theo đúng trình tự thời điểm kiểm tra.

Cách ghi điểm đối với các khối lớp áp dụng thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh

trung học cơ sở và trung học phổ thông trong việc đánh giá xếp loại học sinh:

- Điểm kiểm tra miệng: ghi một số nguyên. Ví dụ: 00; 01; 2; 3;…

- Các điểm kiểm tra còn lại phải ghi đủ một chữ số thập phân.

Ví dụ: 00,0; 1,0; 7,0; 8,1; 5,0;…, 10,0

- Không nên ghi 7.0; 8.1;….

- Sổ gọi tên và ghi điểm THPT của các lớp phân ban được bổ sung như sau:

- Tại trang 1, mục lớp ghi tên lớp kèm theo tên ban. Nếu là ban cơ bản sử dụng phần

trống dưới mục lớp ghi rõ các môn học nâng cao.

Ví dụ: Lớp 10A5 Ban cơ bản.

Các môn học nâng cao: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ.

Giáo viên bộ môn tự ghi điểm trung bình hoặc kết quả xếp loại mỗi học kỳ, cả năm, kết

quả kiểm tra lại (nếu có) của môn học do mình phụ trách vào các mục tương ứng đã qui định

trong học bạ và ký xác nhận ĐTB hoặc xếp loại môn học và sửa chữa (nếu có), ký và ghi rõ họ

tên.

2.1.5. Cách làm tròn điểm số

- Việc làm tròn điểm kiểm tra thường xuyên (KTtx) hoặc điểm kiểm tra định kỳ (KTđk)

theo hình thức đề trắc nghiệm hoặc đề có phần trắc nghiệm kết hợp với tự luận được lấy đến một

chữ số thập phân sau khi đã làm tròn, tại khoản 4 Điều 8 thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày

12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh

trung học cơ sở và trung học phổ thông thực hiện cụ thể như sau:

+ Xét chữ số thập phân thứ hai của điểm số.

+ Nếu chữ số này nhỏ hơn 5 thì bỏ đi chữ số thập phân thứ hai này.

+ Nếu chữ số này lớn hơn hoặc bằng 5 thì bỏ đi chữ số thập phân thứ hai này và tăng chữ

số thập phân thứ nhất một đơn vị.

Ví dụ: 7,25 làm tròn 7,3 8,78 làm tròn 8,8

7,22 làm tròn 7,2 8,04 làm tròn 8,0

- Điểm các bài KTtx theo hình thức tự luận cho điểm số nguyên.

Ví dụ: 00; 1,0; 2,0 ….

- Điểm KTđk theo hình thức tự luận cho điểm lẻ đến 0,5.

Ví dụ: 00,0; 0,5; 1,0; 1,5; …

- Điểm thực hành của các môn học tính hệ số 1 hay hệ số 2 được quy định cụ thể trong cột

điểm kiểm tra tối thiểu từng cấp học. Nếu điểm thực hành hệ số 1 thì cho điểm số nguyên; nếu

điểm thực hành hệ số 2 thì cho điểm lẻ đến 0,5.

2.1.6. Cột điểm chủ đề dạy học tự chọn

- Đối với cấp THCS có 2 phương án ghi cột điểm chủ đề tự chọn

+ Phương án 1: Ghi vào cột chủ đề tự chọn trang 19 ở học kỳ 1 và trang 27 ở học kỳ 2,

kết thúc học kỳ sử dụng phần trống còn lại trong cột kiểm tra miệng để ghi cột điểm này tại môn

học tương ứng.

+ Phương án 2: Sử dụng phần trống còn lại trong cột kiểm tra miệng để ghi cột điểm này

tại môn học tương ứng.

Page 8: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

8

- Đối với cấp THPT: Sử dụng phần trống còn lại trong cột kiểm tra miệng để ghi cột

điểm này tại môn học tương ứng.

- Nếu các trường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý điểm số thì cột điểm

tự chọn của môn nào sẽ ghi ở vị trí cuối bên phải của cột điểm kiểm tra miệng, bên trên ghi

tự chọn (TC).

2.1.7. Thực hiện số tiết/tuần và số cột điểm tối thiểu cấp THCS, THPT

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường

THCS&THPT, THPT trực thuộc Sở thực hiện theo bảng quy định số tiết/tuần và số cột điểm tối

thiểu của Sở Giáo dục và Đào tạo (đính kèm) từ năm học 2011-2012.

2.1.8. Hướng dẫn cách sửa chữa điểm số và các nội dung khác trong Sổ gọi tên và

ghi điểm, học bạ

Việc sửa chữa điểm số và các nội dung khác trong Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ thực

hiện theo phần hướng dẫn in trên các hồ sơ đó. Cần lưu ý thực hiện cách sửa chữa như sau:

Trong Sổ gọi tên và ghi điểm và trong học bạ, khi muốn thay một điểm số bằng một điểm

số khác, hay thay một xếp loại bằng một xếp loại khác, dùng mực đỏ gạch ngang điểm hoặc xếp

loại cũ, dùng mực đỏ ghi điểm mới hoặc xếp loại mới vào phía bên trên, bên phải vị trí điểm cũ.

Tuyệt đối không đóng bất cứ loại dấu nào (kể cả dấu “điều chỉnh”) lên trên chỗ có sửa chữa.

a) Đối với Sổ gọi tên và ghi điểm

- Giáo viên bộ môn chỉ điền tổng số điểm có sửa chữa trong phần dành ghi điểm của môn

mình vào mục “Trong trang này có ….. điểm được sửa chữa, trong đó môn …… điểm” ở bên

dưới trang dành ghi điểm của môn và ký tên, ghi họ tên khi đã hoàn thành việc ghi điểm vào tất

cả các mục ở trang đó. Việc này được thực hiện vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.

- Giáo viên chủ nhiệm chỉ ký tên và ghi họ tên vào vị trí xác nhận bên dưới mỗi trang

phần ghi điểm trong Sổ gọi tên và ghi điểm khi các giáo viên dạy các môn có điểm số ghi đầy đủ

vào trang đó đã ký xác nhận tổng số điểm có sửa chữa.

b) Đối với học bạ

- Giáo viên bộ môn nếu có sửa chữa điểm phải thực hiện theo qui định như đối với Sổ gọi

tên và ghi điểm (khi muốn thay một điểm số bằng một điểm số khác, hay thay một xếp loại bằng

một xếp loại khác, dùng mực đỏ gạch ngang điểm hoặc xếp loại cũ, dùng mực đỏ ghi điểm mới

hoặc xếp loại mới vào phía bên trên, bên phải vị trí điểm cũ) và ký xác nhận về sự sửa chữa bên

cạnh điểm đã sửa.

- Ở cuối trang ghi kết quả các môn học của mỗi cấp lớp (trang bên trái), khi tất cả giáo

viên dạy môn đã hoàn thành việc ghi điểm trung bình vào tất cả các mục ở trang đó, giáo viên

chủ nhiệm điền nội dung “Trong bảng này có sửa chữa ở …..chỗ, thuộc các môn …… ” rồi ký

tên và ghi họ tên xác nhận. Sau đó Hiệu trưởng ký tên và ghi họ tên xác nhận.

- Ở trang ghi kết quả xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm của mỗi cấp lớp (trang bên phải),

khi nội dung của tất cả các mục đã được ghi hoàn thành, nếu có trường hợp được sửa chữa, giáo

viên chủ nhiệm ghi chú nội dung đã được sửa chữa vào mục “Nhận xét của giáo viên chủ nhiệm”

rồi ký tên và ghi họ tên xác nhận.

III. Thực hiện ra đề, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

3.1. Thực hiện ra đề kiểm tra

- Nội dung đề kiểm tra đánh giá phải hướng vào mục tiêu toàn diện và vận dụng, thực

hành lí thuyết, tuyệt đối không ra đề mang tính lí thuyết buộc học sinh phải viết lại những điều

đã học thuộc lòng; yêu cầu của đề kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình

giáo dục phổ thông với các cấp độ: Biết, Thông hiểu, Vận dụng sáng tạo.

- Hình thức ra đề kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì: loại đề tự luận, trắc nghiệm

khách quan hoặc loại đề kết hợp hình thức đề tự luận và trắc nghiệm khách quan.

- Riêng đối với đề kiểm tra học kì, cuối năm hình thức là tự luận đảm bảo dành tối

thiểu 50% làm bài các nội dung thông hiểu, vận dụng và sáng tạo.

Page 9: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

9

- Đối với lớp 12 cấp THPT đề kiểm tra học kì, cuối năm hình thức trắc nghiệm khách

quan đối với các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh và đảm bảo dành tối thiểu 50% làm

bài các nội dung thông hiểu, vận dụng và sáng tạo.

- Nội dung kiến thức giảng dạy chương trình giáo dục địa phương được tham gia kiểm

tra, đánh giá trong kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và kể cả trong các kỳ thi học sinh

giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, tuyển sinh 10.

- Hiệu trưởng phải kiểm duyệt tất cả các loại đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, cuối học kì,

trước khi giáo viên tổ chức kiểm tra.

3.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kể từ học kỳ II năm học 2011-2012 các trường thực hiện đánh giá kết quả học tập của

học sinh theo đúng tinh thần thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ

thông.

3.2.1. Đánh giá dạy chủ đề tự chọn

Trong 1 học kì, chủ đề tự chọn chỉ được đánh giá bằng hình thức kiểm tra thường

xuyên (kiểm tra miệng hoặc kiểm tra 15 phút), cụ thể như sau:

- Chọn môn nào dạy chủ đề tự chọn thì phải có cột điểm KTtx của phần chủ đề tự chọn

của môn học đó bên trên ghi (TC), sau khi cộng số tiết môn học chính và số tiết thêm vào

của chủ đề tự chọn thì số cột điểm của môn học này phải đảm bảo đủ số cột điểm tối thiểu

theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Cột kiểm tra này thuộc môn học nào thì ghi vào môn học đó. Như vậy, trong 1 môn

học ở cột điểm kiểm tra thường xuyên có điểm kiểm tra của môn học chính và điểm kiểm tra

của phần chủ đề tự chọn.

3.2.2. Hình thức đánh giá và kết quả các môn học sau một học kỳ và cả năm học

1. Hình thức đánh giá

a) Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với

các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.

Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông,

thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả các bài kiểm tra theo hai mức:

- Đạt yêu cầu (Đ): Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

+ Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài

kiểm tra;

+ Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức,

kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

- Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.

b) Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét kết quả học tập đối với môn Giáo

dục công dân:

- Đánh giá bằng cho điểm kết quả thực hiện các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và

thái độ đối với từng chủ đề thuộc môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục

phổ thông cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

- Đánh giá bằng nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống

của học sinh theo nội dung môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông

cấp THCS, cấp THPT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trong mỗi học kỳ, cả năm

học.

Kết quả nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống của

học sinh không ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, mà được giáo viên môn Giáo dục công dân theo

Page 10: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

10

dõi, đánh giá, và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm sau mỗi học kỳ tham khảo khi xếp loại hạnh

kiểm.

Hiện nay Bộ GD&ĐT chưa phát hành học bạ mới, môn GDCD tạm thời thực hiện như

sau:

- Đánh giá bằng điểm số của môn GDCD giáo viên ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm, ghi

vào học bạ trang dành cho giáo viên bộ môn của các môn học.

- Đánh giá bằng nhận xét của môn GDCD, giáo viên bộ môn phối hợp với giáo viên chủ

nhiệm ghi ngắn gọn trong trang nhận xét của giáo viên chủ nhiệm.

c) Đánh giá bằng cho điểm đối với các môn học còn lại.

d) Các bài kiểm tra được cho điểm theo thang điểm từ điểm 0 đến điểm 10; nếu sử dụng

thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm này.

2. Kết quả môn học và kết quả các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học

a) Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm: Tính điểm trung bình môn học và tính

điểm trung bình các môn học sau mỗi học kỳ, cả năm học;

b) Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét: Nhận xét môn học sau mỗi học kỳ, cả năm

học theo hai loại: Đạt yêu cầu (Đ) và Chưa đạt yêu cầu (CĐ); nhận xét về năng khiếu (nếu có).

3. Kết quả môn học của mỗi học kỳ, cả năm học

- Đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm

a) Điểm trung bình môn học kỳ (ĐTBmhk) là trung bình cộng của điểm các bài KTtx,

KTđk và KThk với các hệ số quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 7 của thông tư 58, cụ thể như

sau:

TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

ĐTBmhk =

Số cột KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

+ TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx

+ TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk

+ ĐKThk: Điểm bài KThk

b) Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn) là trung bình cộng của ĐTBmhkI với

ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:

ĐTBmhkI + 2 x ĐTBmhkII

ĐTBmcn =

3

c) ĐTBmhk và ĐTBmcn là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân

thứ nhất sau khi làm tròn số.

- Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét

a) Xếp loại học kỳ:

+ Đạt yêu cầu (Đ): Có đủ số lần kiểm tra theo cột điểm tối thiểu và 2/3 số bài kiểm tra

trở lên được đánh giá mức Đ, trong đó có bài kiểm tra học kỳ.

+ Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Các trường hợp còn lại.

b) Xếp loại cả năm:

+ Đạt yêu cầu (Đ): Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp

loại Đ.

+ Chưa đạt yêu cầu (CĐ): Cả hai học kỳ xếp loại CĐ hoặc học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ

II xếp loại CĐ.

c) Những học sinh có năng khiếu được giáo viên bộ môn ghi thêm nhận xét vào học bạ.

Page 11: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

11

- Đối với các môn chỉ dạy trong một học kỳ thì lấy kết quả đánh giá, xếp loại của học

kỳ đó làm kết quả đánh giá, xếp loại cả năm học.

3.3.3. Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học

- Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn

học kỳ của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

- Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình

cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm.

- Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được

lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

3.3.4. Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học

1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên

phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên

phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2

môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên

phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;

b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;

c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm

trung bình dưới 2,0.

5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.

6. Điều chỉnh loại: Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các

Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại

đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà

phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.

b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà

phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà

phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà

phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

IV. Xếp loại hạnh kiểm học sinh, học sinh rèn luyện hạnh kiểm trong hè, các hình thức

kỷ luật học sinh

4.1. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm

Page 12: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

12

a) Đánh giá hạnh kiểm của học sinh căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo

đức; ứng xử trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, cán bộ, công nhân viên, với gia đình, bạn

bè và quan hệ xã hội; ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt

động tập thể của lớp, của trường và của xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi

trường;

b) Kết quả nhận xét các biểu hiện về thái độ, hành vi của học sinh đối với nội dung dạy học

môn Giáo dục công dân quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, cấp THPT do

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4.2. Xếp loại hạnh kiểm

Hàng tháng giáo viên chủ nhiệm tổ chức đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh trong buổi sinh

hoạt lớp, đồng thời thông báo kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh đến cha mẹ học sinh để theo dõi

và phối hợp giáo dục.

Hạnh kiểm được xếp thành 4 loại: Tốt (T), khá (K), trung bình (Tb), yếu (Y) sau mỗi học

kỳ và cả năm học. Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm

học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh.

4.3. Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè

Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp

loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng

quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn

thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ

ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu

trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.

4.4. Các hình thức kỷ luật học sinh:

Có 5 hình thức kỷ luật học sinh

- Khiển trách trước lớp;

- Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường;

- Cảnh cáo trước toàn trường;

- Đuổi học 1 tuần lễ;

- Đuổi học 1 năm.

Tất cả các hình thức kỷ luật kể trên đều được nhà trường thông báo cho gia đình biết để

giáo dục.

Các hình thức kỷ luật: Cảnh cáo trước toàn trường, đuổi học 1 tuần lễ, đuổi học 1 năm phải

ghi vào học bạ của học sinh chịu kỷ luật sau khi Hội đồng kỷ luật đã họp xét quyết định hạ mức

hoặc xóa kỷ luật cho học sinh phạm lỗi và ghi theo mức kỷ luật mới (nếu được hạ mức) hoặc

không ghi kỷ luật (nếu đã được xóa kỷ luật) vào cuối năm học

4.5. Hình thức thi hành kỷ luật học sinh: thực hiện theo thông tư 08/TT ngày 21/3/1988

của Bộ GD&ĐT hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ

thông; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp

học.

4.6. Xét hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh

- Đuổi học 1 tuần lễ: trong thời gian 1 tuần bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và

suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn,

hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học, hiệu trưởng có

Page 13: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

13

thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có

phép nếu được học lại.

- Đuổi học 1 năm: sau khi thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đủ hồ sơ,

báo cáo ngay lên Phòng GD&ĐT (đối với học sinh THCS) và Sở GD&ĐT (đối với học sinh

THPT) để biết và theo dõi.

Cuối năm học, hội đồng kỷ luật nhà trường dưới sự điều khiển của Hiệu trưởng sẽ họp để

xét quyết định hạ mức hoặc xóa kỷ luật cho học sinh phạm lỗi trong năm học nếu học sinh đó tích

cực sửa chữa và có tiến bộ. Học sinh và cha mẹ học sinh được mời đến tham dự cuộc họp này,

nhưng khi Hội đồng kỷ luật biểu quyết xóa kỷ luật thì không được tham dự. Việc biểu quyết này sẽ

tiến hành bằng bỏ phiếu kín theo nguyên tắc đa số. Quyết định hạ mức hoặc xóa bỏ kỷ luật phải

được công bố tại nơi đã công bố thi hành kỷ luật, đồng thời thông báo cho học sinh và cha mẹ học

sinh biết.

V. Danh hiệu thi đua giáo viên giỏi các cấp

Thực hiện theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT về

việc Ban hành Điều lệ hội thi giáo viên giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên;

văn bản số 1089/SGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng

dẫn thực hiện Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trung học.

VI. Hướng dẫn thực hiện quản lý hồ sơ

6.1. Việc thực hiện giáo án

6.1.1. Hình thức, bố cục giáo án

“ Giáo án dạy học phải soạn theo hình thức đổi mới với trình tự:

- Mục tiêu cần đạt

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Tổ chức hoạt động dạy và học

- Củng cố hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.

Trong tổ chức hoạt động dạy và học thể hiện cho được hoạt động của thầy và hoạt

động của trò và kết quả đạt được; giáo án có thể soạn theo hình thức chia cột hoặc không chia

cột, nhưng sao cho thể hiện được đổi mới phương pháp dạy học. Hiệu trưởng phải tổ chức kiểm

tra việc soạn giáo án của giáo viên và có nhận xét đánh giá.”

6.1.2. Soạn giáo án

- Giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở lên được lựa chọn 1 trong 2 cách sử

dụng giáo án :

Cách 1: Sử dụng giáo án cũ kèm theo giáo án điều chỉnh bổ sung. Giáo án điều chỉnh bổ

sung được lập thành tập, ghi rõ nội dung điều chỉnh, bổ sung cụ thể ở tiết, bài… và giáo án điều

chỉnh bổ sung này cũng phải được Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng kí duyệt. Thực hiện giáo

án theo cách này không quá 3 năm học, sau đó phải soạn lại giáo án.

Cách 2: Mỗi năm soạn lại giáo án mới. (Giáo án mới là giáo án được soạn lại trên cơ sở

giáo án cũ, có điều chỉnh bổ sung, chứ không phải chép, in lại giáo án cũ.)

- Giáo viên mới ra trường và có thâm niên dạy dưới 3 năm, hàng năm phải soạn giáo án

mới hoàn toàn.

- Giáo viên được mời giảng (do trường thiếu giáo viên), nếu lớp dạy trùng với lớp đang

dạy ở nơi công tác thì phải soạn thêm giáo án điều chỉnh, bổ sung để nội dung bài dạy phù hợp

với đối tượng; nếu lớp dạy không trùng với lớp đang dạy nơi công tác thì phải soạn giáo án.

- Giáo viên được tham khảo các giáo án có sẵn (loại đang lưu hành trên thị trường) nhưng

phải có điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của trường, tuyệt đối tránh trường hợp các giáo viên

cùng môn sử dụng một giáo án giống nhau, giáo án dùng chung.

- Bản in ra từ powerpoint (thiết kế bài giảng điện tử, hiệu ứng các phần mềm) không

được xem là giáo án.

- Tùy theo điều kiện, yêu cầu địa phương, Phòng GD&ĐT có thể qui định soạn giáo án

mới theo từng năm học.

Page 14: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

14

6.2. Kiểm tra lại các môn học

6.2.1. Thời điểm kiểm tra lại các môn học:

Hiệu trưởng nhà trường quyết định thời điểm kiểm tra lại, thông báo cho học sinh đầy đủ

các thông tin: môn phải kiểm tra lại, thời gian nhà trường ôn tập, thời điểm kiểm tra lại ngay

trong buổi tổng kết năm học. Đồng thời thông báo đến gia đình học sinh các nội dung nêu trên để

theo dõi và hỗ trợ học sinh kiểm tra lại. Thời điểm kiểm tra lại phải đảm bảo học sinh có đủ thời

gian ôn tập.

6.2.2. Hồ sơ kiểm tra lại các môn học

Hiệu trưởng nhà trường lưu lại Bộ hồ sơ kiểm tra lại của học sinh cấp THCS ít nhất là 4

năm, cấp THPT ít nhất là 3 năm. Hồ sơ gồm:

- Kế hoạch kiểm tra lại.

- Danh sách học sinh kiểm tra lại (ghi rõ môn thi, kết quả thi).

- Quyết định thành lập Hội đồng ra đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm kiểm tra.

- Biên bản xét lên lớp cụ thể cho từng trường hợp.

- Danh sách công bố học sinh lên lớp, học sinh ở lại lớp sau khi kiểm tra lại.

- Đề kiểm tra lại, hướng dẫn chấm và bài kiểm tra của học sinh.

6.3. Hướng dẫn sử dụng Sổ ghi đầu bài, Sổ gọi tên và ghi điểm, Học bạ

6.3.1. Việc thực hiện Sổ ghi đầu bài

- Kể từ năm học 2010-2011 trên toàn tỉnh sử dụng thống nhất Sổ ghi đầu bài theo mẫu

thiết kế của Sở GD&ĐT, không chấp nhận loại Sổ ghi đầu bài do nhà trường tự thiết kế mẫu.

- Giáo viên phải thể hiện đầy đủ các tiết dạy theo đúng phân phối chương trình trong học

kỳ và cả năm học, kể cả các tiết kiểm tra 1 tiết, kiểm tra 15 phút.

6.3.2. Việc thực hiện Sổ gọi tên ghi điểm

a) Việc ghi điểm số và các nội dung khác vào Sổ gọi tên và ghi điểm thực hiện theo phần

hướng dẫn sử dụng Sổ gọi tên và ghi điểm (có in trang 2 của loại sổ này). Sở GD&ĐT hướng

dẫn như sau:

- Vào thời điểm kết thúc mỗi tháng trong năm học, phải ghi mục tổng cộng số ngày nghỉ

có phép, nghỉ không phép của toàn bộ học sinh trong lớp vào bên dưới cột “Tổng số ngày nghỉ”

ở trang điểm danh mỗi tháng và có chữ ký xác nhận của giáo viên chủ nhiệm.

b) Hiện nay, Bộ GD&ĐT chỉ đạo thực hiện Sổ gọi tên và ghi điểm như sau:

+ Đối với những nơi chưa đủ điều kiện, các trường tiếp tục sử dụng Sổ gọi tên và ghi

điểm theo mẫu của Bộ.

+ Ở những nơi có điều kiện, cần tăng cường sử dụng phần mềm máy tính trong việc quản

lý kết quả học tập của học sinh. Trường học nào ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý điểm,

đánh giá xếp loại học sinh thì phải thiết kế Sổ gọi tên và ghi điểm sao cho khi in ra tương tự như

mẫu sổ của Bộ, phải có giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng kiểm tra, kí xác

nhận bên dưới theo đúng qui định, cụ thể:

- Kết thúc học kỳ 1 nhà trường in Sổ gọi tên ghi điểm; giáo viên bộ môn, giáo viên chủ

nhiệm và Hiệu trưởng phải kiểm tra, kí xác nhận bên dưới theo đúng qui định.

- Kết thúc học kỳ 2 và cuối năm nhà trường in Sổ gọi tên và ghi điểm giáo viên bộ môn,

giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng phải kiểm tra, xác nhận bên dưới theo đúng qui định.

- Cả năm học Sổ điểm được lưu dưới 2 hình thức: lưu trong máy vi tính và lưu bản in (cả

2 học kỳ đóng thành bộ). Sổ gọi tên và ghi điểm thời hạn lưu là vĩnh viễn.

Chú ý:

- Công tác nhập điểm phải đảm bảo chính xác, khoa học, công khai và thường xuyên.

- Phân công chịu trách nhiệm việc in Sổ gọi tên và ghi điểm cụ thể, rõ ràng.

- Nếu trong sau khi in phát hiện sai sót thì chỉnh sửa theo như qui định tại mục 2.1.9.

6.3.3. Đối với học bạ

Việc ghi điểm số và các nội dung khác vào học bạ thực hiện theo đúng phần hướng dẫn

sử dụng học bạ (có in trên trang 12 của loại sổ này). Sở giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện

như sau:

Page 15: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

15

Phần nhận xét kết quả học tập của học sinh không dùng con dấu “Được lên lớp”, “Ở lại

lớp” đóng vào trang bên phải mà giáo viên chủ nhiệm phải viết tay nội dung này.

Tại các trang có tên lớp phải kèm theo tên ban. Nếu là ban cơ bản dưới mục lớp ghi rõ

các môn học nâng cao.

Ví dụ: Lớp 10A5 Ban cơ bản

6.3.4. Trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện qui định

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý và kiểm tra việc thực hiện qui định cách ghi và sữa

chữa nội dung trong Sổ gọi tên và ghi điểm của tất cả các lớp trong đơn vị và học bạ của học

sinh. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ này và thực hiện kiểm tra

định kì theo đúng qui định thật chặt chẽ. Trong trường hợp thực hiện bàn giao chức vụ hiệu

trưởng, phải thực hiện kiểm kê các Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ đang lưu giữ của đơn vị và lập

biên bản chuyển giao trách nhiệm quản lý các hồ sơ này nghiêm túc và chặt chẽ.

6.3.5. Hướng dẫn sử dụng bút và màu mực để ghi điểm số và các nội dung khác vào

Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ

Để khắc phục hiện tượng thường thấy ở các Sổ gọi tên và ghi điểm và học bạ là qua một

thời gian, mực chữ viết thấm qua mặt trang đối diện hoặc lem sang các tờ giấy khác, cần lưu ý,

khi ghi điểm số và các nội dung khác vào các hồ sơ này, phải cẩn thận chọn loại bút bi có chất

lượng đảm bảo, nhãn mác tin cậy, tuyệt đối không được sử dụng các loại bút bi không nhãn mác,

chất lượng còn nghi ngờ. Qui định màu mực được sử dụng là đen hoặc xanh dương đậm.

Ở những mục dành để ghi tên giáo viên dạy môn hoặc giáo viên chủ nhiệm, được dùng

con dấu có khắc sẵn họ tên mực màu xanh để in lên học bạ. Qui định cho phép sử dụng con dấu

họ và tên của Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng để in lên các mục dành để ghi tên hiệu trưởng.

Không dùng con dấu “Đã duyệt”.

6.3.6. Hướng dẫn bảo quản, lưu giữ Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ

Luôn luôn lưu giữ Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ ở nơi thông thoáng, không ẩm ướt,

tránh khu vực dễ phát sinh mối mọt. Nên sử dụng bột chống ẩm, chống mốc khi để các hồ sơ này

trong ngăn tủ kín.

Sở GD&ĐT đề nghị Hiệu trưởng các đơn vị trường học chú trọng công tác ghi điểm, ghi

nội dung vào Sổ gọi tên và ghi điểm, học bạ: quản lý chặt chẽ việc bảo quản, lưu giữ các hồ sơ

vô cùng quan trọng này.

VII. Thực hiện tích hợp vào các môn học

7.1. Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn

- THCS: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Giáo dục Công dân, Công nghệ.

- THPT: Ngữ văn, Hóa học, Địa lý, Vật lý, Sinh học, Giáo dục Công dân, Công nghệ,

Nghề Điện, làm vườn.

7.2. Tích hợp Sức khỏe sinh sản vị thành niên vào 5 môn học ở THPT: Ngữ văn, Giáo

dục Công dân, Địa lí, Sinh học, Hoạt động Ngoài giờ lên lớp.

7.3. Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào 5 môn học ở

THCS và THPT: Giáo dục Ngoài giờ lên lớp, Vật lý, Sinh học, Công nghệ, Địa lý.

7.4. Tích hợp Giáo dục hướng nghiệp vào 3 môn cấp THCS: Vật lý, Hoá học, Sinh học.

7.5. Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các

môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Giáo dục Công dân, Hoạt động Ngoài giờ lên lớp, Mĩ Thuật, Âm nhạc.

Lưu ý: Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ vấn đề dạy tích hợp của giáo viên. Các nội dung,

địa chỉ tích hợp phải được thể hiện trong giáo án, nội dung lên lớp của giáo viên.

VIII. Dạy học 2 buổi/ngày đối với trường trung học

8.1. Điều kiện dạy học 2 buổi/ngày

- Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục

toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong

việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng quy định ở

các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Page 16: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

16

- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có nhu cầu, cha

mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền quản

lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.

- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá tải” đối

với học sinh.

- Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch

giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

- Đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp 1,90 đối với cấp THCS và 2,25 đối với cấp THPT.

- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh với sự đóng góp của gia đình theo thỏa

thuận và các nguồn hỗ trợ khác.

- Cơ sở vật chất: Trường phải có đủ phòng thông thường, phòng học bộ môn, thư viện,

sân chơi, bãi tập đáp ứng cho các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục khác theo hướng

trường đạt chuẩn quốc gia.

- Thu chi tài chính: Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục vụ cho bữa

ăn, yêu cầu phát triển năng khiếu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức học tập

(quạt, điện, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc bộ ….).

Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường theo dõi các trường THCS để rút kinh nghiệm và

báo cáo tình hình giảng dạy theo hình thức này về Sở Giáo dục và Đào tạo. Không để xảy ra tình

trạng lạm thu trong hoạt động này.

8.2. Nội dung dạy học 2 buổi/ngày

- Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày

05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của Chương trình

giáo dục phổ thông; văn bản 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT.

- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự học có

hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp từng

đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng của học sinh theo các nội

dung tự chọn.

- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài giờ lên

lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt động tập thể, văn

nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch thời gian năm học; phát triển

năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.

a) Đối với cấp THCS: Buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi

tuần học không quá 6 ngày.

b) Đối với cấp THPT: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3 tiết, mỗi

tuần học không quá 6 ngày.

Phòng Giáo dục và Đào tạo duyệt phân phối chương trình, nội dung dạy học và hoạt động

giáo dục phù hợp với đặc điểm địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường

của trường THCS.

Sở Giáo dục và Đào tạo duyệt phân phối chương trình, nội dung dạy học, hoạt động giáo

dục, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của các trường phổ thông trực thuộc.

8.3. Về kinh phí thực hiện

Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự nguyện

của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng.

Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các qui định về

quản lý tài chính hiện hành; đồng thời không để xảy ra tình trạng lạm thu trong hoạt động này.

IX. Sinh hoạt cụm chuyên môn

9.1. Nội dung tổ chức các hoạt động chuyên môn tập trung vào một số công việc như

sau:

- Tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm đổi mới PPDH, chống dạy học theo kiểu “Đọc –

Chép”;

- Tổ chức trao đổi về trọng tâm bài dạy, chuẩn kiến thức kỹ năng;

Page 17: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

17

- Tổ chức tìm hiểu nguyên nhân học sinh yếu, kém ở từng môn học để thống nhất nội dung

ôn tập, phụ đạo, trao đổi kinh nghiệm phụ đạo học sinh yếu, kém đạt hiệu quả;

- Kinh nghiệm sử dụng các phần mềm trong giảng dạy: phần mềm “chương trình mô phỏng

thí nghiệm vật lý lớp 10, 11, 12”; phần mềm toán học,…;

- Trao đổi kinh nghiệm quản lý chuyên môn, hồ sơ theo dõi chuyên môn của Phó hiệu

trưởng chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn giữa các trường trong cụm;

- Các giải pháp khắc phục tình trạng học sinh bỏ học; xây dựng trường chuẩn quốc gia;

công tác phổ cập giáo dục.

-…….

9.2. Tổ chức địa bàn sinh hoạt cụm chuyên môn

Để tổ chức các nội dung hoạt động nêu trên, Sở Giáo dục và Đào tạo giao trách nhiệm và

chia địa bàn sinh hoạt cụm chuyên môn như sau:

- Hiệu trưởng các trường trong cụm tổ chức hoạt động hàng tháng tại trường, hoặc tổ

chức theo cụm trường ít nhất 1 lần/tháng (Hiệu trưởng các trường trong cụm tự thống nhất nội

dung);

- Sở Giáo dục và Đào tạo ủy quyền cho Hiệu trưởng các trường được phân làm cụm

trưởng chịu trách nhiệm điều động, tổ chức;

Phòng GD&ĐT, cụm trưởng báo kế hoạch sinh hoạt cụm sau khi đã thống nhất về Sở

(Phòng GDTrH) vào tháng 9 hàng năm để Sở theo dõi. Kết thúc học kỳ, năm học, báo cáo kết

quả thực hiện kế hoạch thể hiện các nội dung: số lần tổ chức, số giáo viên tham dự, nội dung đã

giải quyết, khó khăn vướng mắc của cơ sở về chuyên môn, đề nghị Sở GD&ĐT (hội đồng bộ

môn) hỗ trợ, …..

- Tổ chức cụm trường

a) Đối với các trường phổ thông trực thuộc Sở, chia thành 10 cụm (áp dụng từ năm học

2012-2013)

Cụm Tổng số

trường Tên trường Cụm trưởng

1 5 Đức Hòa, Hậu Nghĩa, Nguyễn Công Trứ, Võ Văn Tần. Hiệu trưởng THPT

Đức Hòa

2 4 An Ninh, Đức Huệ, Mỹ Quý, Mỹ Bình. Hiệu trưởng THPT

Đức Huệ

3 5 Cần Đước, Chu Văn An, Rạch Kiến, Long Hòa, Long

Hựu Đông.

Hiệu trưởng THPT

Cần Đước

4 5 Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu, Long Thượng, Long

Cang, Đông Thạnh.

Hiệu trưởng THPT

Cần Giuộc

5 4 Tân An, Hùng Vương, Châu Thành, Hà Long, Hiệu trưởng THPT

Tân An

6 5 Lê Quý Đôn, Nguyễn Thông, Thuận Mỹ, Huỳnh

Ngọc, Chuyên Long An

Hiệu trưởng THPT

Nguyễn Thông

7 5 Nguyễn Hữu Thọ, Gò Đen, Lương Hòa, iSchool, Tân

Trụ 2.

Hiệu trưởng THPT

Nguyễn Hữu Thọ

8 4 Thủ Thừa, Thủ Khoa Thừa, Mỹ Lạc, Tân Trụ. Hiệu trưởng THPT

Tân Trụ

9 4 Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Bình Phong

Thạnh,

Hiệu trưởng THPT

Tân Thạnh

10 4 Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Khánh Hưng, Tân Hưng Hiệu trưởng THPT

Mộc Hóa

Các trường mới thành lập thuộc địa bàn gần cụm trưởng nào sẽ tham gia sinh hoạt cụm

chuyên môn theo địa bàn cụm đó, Hiệu trưởng báo cáo về Sở GD&ĐT (Phòng GDTrH) để theo

dõi.

Page 18: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

18

b) Đối với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp

(phần dạy Nghề Phổ thông) chia thành 2 cụm

- Cụm 1: Gồm các Trung tâm thuộc địa bàn TP.Tân An, Châu Thành, Tân Trụ, Thủ

Thừa, Tân Thạnh, Mộc Hoá, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp –

Hướng nghiệp tỉnh làm cụm trưởng.

- Cụm 2: các trung tâm còn lại. Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật

tổng hợp hướng nghiệp Bến Lức làm cụm trưởng.

X. Quản lý chuyên môn loại hình trường THCS&THPT

Phòng Giáo dục và Đào tạo là đầu mối phối hợp với hiệu trưởng, thực hiện các hoạt động

chuyên môn thuộc lĩnh vực cấp THCS trong trường THCS&THPT một số vấn đề sau:

- Tổ chức thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo đối với giáo viên cấp THCS.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện đối với giáo viên dạy cấp THCS.

- Tổ chức hội thi sáng tạo đồ dùng dạy học đối với giáo viên dạy cấp THCS.

- Tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn cấp THCS.

- Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên cấp THCS.

- Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện của học sinh cấp THCS như: học sinh giỏi

văn hóa lớp 9, học sinh giỏi thực hành Lý Hóa Sinh, học sinh giỏi toán trên máy tính cầm tay,

học sinh giỏi toán trên Internet, Olympic tiếng Anh trên Internet, …

Lưu ý:

Văn bản này thay thế các văn bản:

- Văn bản 1418/SGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học.

- Văn bản 1514/SGDĐT-GDTrH ngày 15/9/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc

điều chỉnh hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên môn cấp trung học.

- Văn bản 1731/SGDĐT-GDTrH ngày 07/10/2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn đánh giá môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục cấp TrH; Tích hợp; Điều chỉnh cột điểm

tối thiểu môn Công nghệ; dạy 2 buổi/ngày; Cụm chuyên môn; QLCM trường THCS&THPT.

Nhận được văn bản này đề nghị thủ trưởng các đơn vị cập nhật thông tin và khẩn

trương triển khai đến giáo viên thực hiện./.

GIÁM ĐỐC Nơi nhận: - Như trên; (Đã ký)

- GĐ, PGĐ;

- Các phòng ban Sở; TRẦN HOÀNG NHÂN

- Lưu VT, GDTrH (10).

CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH

- Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về Giáo dục Quốc phòng -

An ninh;

- Thông tư Liên tịch số 182/2007/TTLT-BQP-BCA-BGDĐT-BNV ngày 04/12/2007 về

hướng dẫn thực hiện Nghị định 116/2007/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính phủ về Giáo dục

Quốc phòng - An ninh;

- Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành

Điều lệ hội thi giáo viên giỏi các cấp học phổ thông và giáo dục thường xuyên.;

- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành

Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp

học;

- Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;

Page 19: UBND TỈNH LONG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA · PDF file... thành phố; - Hiệu trưởng ... theo hình thức chủ đề tự chọn. Nếu học sinh đã học môn

19

- Văn bản số 8607/BGDĐT-GDTrH ngày 16/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn dạy học tự chọn cấp THCS và cấp THPT năm học 2007-2008;

- Văn bản số 8608/ BGD&ĐT-GDTrH ngày 16/08/2007 của Bộ Giáo dục và đào tạo về

việc hướng dẫn họat động giáo dục nghề phổ thông lớp 11 năm học 2007-2008;

- Văn bản số 5977/BGD&ĐT-GDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về

việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp THCS và THPT năm học 2008-

2009;

- Văn bản số 6619/BGDĐT-GDQP ngày 05/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQP-AN năm học 2009-2010;

- Văn bản số 7608/BGDĐT-GDTrH ngày 31/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc

khung phân phối chương trình THCS, THPT năm học 2009-2010;

- Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2007 về việc Ban hành Qui định tổ

chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng – An ninh;

- Quyết định số 79/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh;