39
Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết qutt trong vic hc Tài Liệu Hướng Dn Hc Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình Tiu Hc Trung Công Giáo Edmonton Vietnamese Version šli

ệu Hướng Dẫn Họ ới Định Cư Vào Chương Trình ể ọ ở ờ for Parents of... · Chương Trình Ti ểu Học ở Truờ ... Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào

Chương Trình Tiểu Học ở Truờng

Công Giáo Edmonton

Vietnamese Version

šli

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

Cập nhật vào tháng Sáu 2019

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Acknowledgements

We would like to acknowledge the dedication of the following individuals who assisted the One World…One Centre, Intercultural Services in the development and production of A Newcomers’ Guide to Elementary Education in Edmonton Catholic Schools. This handbook is adopted from “The Newcomers’ Guide to Elementary School in Ontario” and “The Newcomers’ Guide to High School in Ontario”, the projects of the Settlement Workers in Schools program (SWIS) in Ontario which were funded by Citizenship and Immigration Canada’s ISAP Project.

Contributors: The late Karen deMilliano, former ESL Consultant Emilie DeCorby, retired School Principal/former ESL Consultant

Kerri McLaughlin-Phillips, retired Consultant, ESL- AISI Project JoAnne Snihurowych, Consultant, Elementary ESL Mei-Min Chan, past Chinese Intercultural Liaison Lidija Simcisin, Intercultural Liaison, Slavic Languages, Intercultural Services

Special To all teachers who made contributions to the editing of this Guide Thanks Jim Gurnett, Mennonite Centre for Newcomers Mary Gallivan, Catholic Social Services Design and Typeset: Lidija Simcisin, Intercultural Liaison, Slavic Languages, Intercultural Services Ewa Milanowska DuChene, ESL Contact, St. Basil School - Polish Version

Translators: Filipino/Tagalog-Evangeline Aguilar, Filipino Intercultural Liaison, Intercultural Services

Mei-Min Chan, past Chinese Intercultural Liaison Polish - Bogumiła Szulc, Polish Bilingual Teacher, St. Basil School Russian – Lesia Dariychuk, Contracted Russian Translator Spanish – Claudia Pederson, Spanish Bilingual Teacher, St. Kevin School

Susana Runge, past Spanish Intercultural Liaison Ukrainian - Andriy Kononenko, Contracted Ukrainian Translator Vietnamese – Hoa Nghiem, past Vietnamese Intercultural Liaison

Updated by: Evangeline Aguilar, Filipino Intercultural Liaison, Intercultural Services Jianglin Shi, Contracted Chinese Translator Eva Gazzola, Contracted Polish Translator Teresa Firth, Spanish Intercultural Liaison, Intercultural Services Lesia Hyzha, Contracted Russian Translator Mai Nguyen, Vietnamese Intercultural Liaison, Intercultural Services Lidija Simcisin, Intercultural Liaison, Slavic Languages, Intercultural Services

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

Cập nhật vào tháng Sáu 2019

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Mục Lục

Giới Thiệu ……………………………………………………………..... 1 Chuẩn bị đi học……………………………………………....................... 2

Hệ thống tiểu học tại Alberta …….…………………................... 2 Tại sao các trường Công giáo duy nhất…………………………. 2 Trung Tâm ESL – Địa hạt các trường Công giáo…................... 3

Ghi danh học……………………………………............................ 4 Đón tiếp Gia Đình Học Sinh ESL/Qui tắc thu nhận. …………… 4

Giúp con em thích ứng với nơi học mới Giúp con em làm bạn ……………………………......................... 6 Đối phó với sự lo âu …………………………………………….... 7

Giảng dạy và học tập trong các lớp học của trường Công giáo Edmonton Các em được giảng dạy như thế nào …………………….............. 8 Cấp lớp tổng hợp…………………………………………………….. 9 Sách giáo khoa và tài liệu học tập…………………………………. 9 Đi học là điều bắt buột………………………………………………. 9

Học sinh học những gì Chương trình học của tỉnh Alberta ……………………………… 10 Chương trình học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (ESL)…………. 11 Các giai đoạn học tiếng Anh………………………………………… 11 Môn Tôn Giáo …………………………………………………….. 13 Hội nhập đức tin vào các môn học ………………………………… 13 Chuẩn bị phép Bí Tích ……………………………………………… 13 Các Chương trình học ngôn ngữ a) Chương trình French Immersion………………………………... 14 b) Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai ……………………………… 14 c) Ngôn ngữ và văn hóa……………………………………………. 14 d) Chương trình song ngữ………………………………………….. 14 Chương trình giáo dục đặc biệt – Giáo dục hội nhập…………….. 15 Trường dạy chuyên nghành và các chương trình thay thế……… 16 Chương trình học sớm……………………………………………….. 16

Hạnh kiểm của học sinh Qui Tắc xử sự ………………………………………………………… 17 Vai trò của Phụ Huynh đối với hành vi của con em ...................... 18 Hậu quả bắt buộc ... ... ……………………………………………... 18 Hạnh vi đưa đến việc bị đuổi học hoặc bị trục xuất và sự tham gia của Cảnh sát…………………………………………………………… 18

Học bạ Thông hiểu lời phê trong học bạ …………………………………….. 19

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

Cập nhật vào tháng Sáu 2019

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Mức độ thành tựu ……………………………………………………... 19 Giáo viên quyết định thành tích học tập của học sinh như thế nào 20 Cách phê chuẩn bài vở của học sinh ESL trong học bạ …………... 20

Chính sách giáo dục Xếp lớp theo lứa tuổi ... ... ... ... ... ... ………………………………... 21 Trình báo dấu hiệu bị nguy hại ... ... ... ……………………………… 21

Hệ thống nhà trường Vắng mặt ………………………………………................ 22 Thẻ học sinh của Bộ giáo dục Alberta………………………………… 22 Dị ứng và các vấn đề sức khoẻ khác…………………………………. 22 Thu nhận theo khu vực ……………………………………………… 22 Nội Qui khi trời lạnh ………………………………………….............. 22 Cách ăn mặc khi đến trường …………………………………………. 22 Các buổi học ngoài trường field trips ……………………………….. 23 Tài trợ gây quỹ …………………………………………............. 23 Nếu con em bị bịnh tại trường...……………………........................... 23 Chích Ngừa……………………………………………………............... 23 Cập nhật hóa số điện thoại ………... ... ... ... ... ... ... ... ………….. 24 Ăn trưa……………………………………………………………………. 24 Cấm mang đậu phọng đến Trường ………………………………… 24 Đi xe bus nhà trường ... ... ... .. ..…………………………………........ 24 Giám thị học sinh tại sân trường ... ... ... ... .…………………………. 25 Vệ Sinh mắt và tai …………………………………….........………….. 25

Sự đóng góp của Phụ Huynh và cách liên lạc với giáo viên Sự đóng góp của phụ huynh giúp con em thành công……………… 26 Trao đổi với giáo viên ... ... ... ... .. ……………………………………. 26 Liên lạc với giáo viên …………………………………………………… 27 Sự tín cẩn ………………………………………………………………… 27 Nhà trường liên lạc với phụ huynh ……………………………………. 27 Tối gặp gỡ giáo viên ... ... ……………………………… …………….. 27 Bài tập ở nhà ……………………………………………………………. 28 Giải quyết vấn đề ………………………………………………………. 29

Hội kiến giữa phụ huynh và giáo viên Diễn tiến buổi họp giữa phụ huynh và giáo viên……………………. 30 Biểu Dương Thành Tích Học Tập…………………………………….. 30 Ngày Cửa Ngỏ Open House…………………………………………… 31

Tham gia vào trường học của các em Tình Nguyện giúp Nhà Trường………………………………………… 32 Hội Họp và Lễ Lạc ở trường…………………………………............... 32 Hội Đồng Cố Vấn nhà trường ………………………………............... 32

Các bài kiểm tra thành tích học tập của Tỉnh……………………………… 33 Chuẩn bị vào Trung Cấp ………………………………………..................... 34 Các mối liên lạc hữu ích ………………………………………………………. 35

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 6 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Lời mở đầu (Introduction) Lớp học của chúng ta thể như ngôi làng toàn cầu bao gồm nhiều văn hóa và ngôn ngữ. Học sinh với nhu cầu Anh văn là ngôn ngữ thứ hai (ESL) có mặt ở hầu hết các trường học ở Alberta.

Alberta Education - ESL Guide to Implementation1996 (Elementary)

Cuốn cẩm nang này cung cấp tin tức và ý kiến sẽ giúp qúi vị trong việc giao tiếp tốt với giáo viên của con em. Việc giao tiếp tốt giúp giáo viên dễ hiểu biết con em hơn và giúp phụ huynh thông hiểu những diễn biến ở trường. Việc này sẽ giúp con em và phụ huynh hội nhập vào một hệ thống giáo dục khác một cách nhanh chóng hơn. Sự đóng góp của phụ huynh sẽ giúp con em trở thành một học sinh thành đạt. Xin vui lòng xử dụng cẩm nang này trong quá trình học tập của con em ở bậc tiểu học. Xin dùng bản mục lục để chọn mục nào cần thiết.

Cuốn cẩm nang được dịch thành 11 ngôn ngữ khác nhau: Amharic, Tigrinya, Hoa (phổ thông và cải biến), Anh, Ba Lan, Nga, Tây Ban Nha, Phi Luật Tân, Ukrainia và Việt. Nếu cần thiết và có thêm tài trợ, cuốn cẩm nang này sẽ được dịch thêm nhiều ngôn ngữ khác. Trong quyển cẩm nang này, từ ‘phụ huynh’ bao gồm người bảo hộ, người nuôi trẻ và các thành viên khác trong gia đình.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 7 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

C h u ẩ n b ị đ i h ọ c ( G e t t i n g R e a d y f o r S c h o o l ) Hệ Thống t rường Tiểu học ở t ỉnh Alber ta Chọn trường là một trong những yếu tố quan trọng của hệ thống giáo dục của tỉnh Alberta. Nói đến việc chọn trường, phụ huynh và học sinh có thể chọn một trong những loại trường do nhà nước tài trợ, chẳng hạn như: trường Công Lập (Public), trường Công Giáo (Catholic, trường Pháp (Francophone) và trường Bán Công (Charter Schools). Trong mỗi hệ thống, cơ quan giáo dục liên đới quản lý các trường. Muốn biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ: Choosing a School in Alberta or Education Options. Tại sao các t rường Công G iáo có t ính cách Du y Nhất Các trường Công Giáo cũng giảng dạy cùng một chương trình học căn bản như trường Công Lập. Tuy nhiên, duy nhất ở những phương diện như sau:

♦ Các môn học đều được giảng dạy theo khuynh hướng Công Giáo và giá trị Công giáo.

♦ Tất cả học sinh đều học giáo lý như một bộ môn chính ở mỗi niên học.

♦ Học sinh tham gia vào kinh đọc hàng ngày, sự phản ánh và các sinh hoạt khác để mở mang niềm tin công giáo.

♦ Ở trường Công giáo, học sinh trau dồi năng khiếu và kiến thức cổ động sự bìng đẳng, dân chủ, và đoàn kết trong một xã hội yên lành và thương yêu nhau.

Muốn biết thêm chi tiết về đường lối giáo dục công giáo, xin xem mạng: www.ecsd.net.

Trong hệ thống trường Công Giáo, chúng tôi đối xử mỗi con em như một thành viên đáng giá và duy nhất của đại gia đình Thiên Chúa.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 8 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Tiếp Đón Gia Đ ình Học Sinh Mới Đ ịnh Cư / Thủ Tục Tiếp Nhận

Việc đăng ký và ghi danh cho các em học sinh mới định cư vào hệ thống các trường Công Giáo Edmonton được cung cấp tại One World…One Centre. Vào lúc ghi danh, tất cả các học sinh mới định cư mà ngôn ngữ chính/đầu tiên không phải là tiếng Anh sẽ được đánh giá để xác định trình độ và mức độ hỗ trợ cho chương trinh ESL. Cũng cùng trong thời điểm này, các liên lạc viên sẽ hổ trợ cho quý vị hoàn tất các thủ tục điền đơn và cung cấp những thông tin về các dịch vụ của cộng đồng, bao gồm các thông tin về các dịch vụ dành cho người mới nhập cư. Quý vị sẽ được yêu cầu điền các đơn sau đây: Đơn Ghi danh học Đơn thỏa thuận cho con em được đánh

giá trình độ ESL Đơn nhận học sinh - bao gồm các thông tin

về trình độ giáo dục trước kia của con em quý vị. Tất cả những thông tin được thu thập sẽ giúp giáo viên đề ra kế hoạch học tập thích hợp cho con em của quý vị.

• Bản câu hỏi đánh giá nhu cầu của gia đình - sẽ quyết định những thông tin nào về chương trình của cộng đồng và sự hổ trợ nào mà quý vị muốn tìm hiểu. Thiếu thông tin sẽ cản trở quý vị trong việc sử dụng một cách hữu ích các dịch vụ đang có.

Trên trang 4 của đơn đăng ký ghi danh học, quý vị cần phải đọc và đánh dấu thỏa thuận vào chỗ thích hợp dựa theo những hồ sơ sau đây: • Thỏa Thuận về Trách Nhiệm Sử Dụng của Học Sinh

Đây là hồ sơ thỏa thuận về trách nhiệm của học sinh trong việc sử dụng những tài liệu thông tin của Hệ Thống Trường Công Giáo, chẳng hạn như việc sử dụng computer, internet và email.

• Sử Dụng và Chia Sẻ Thông Tin Cá Nhân Đây là hồ sơ về việc thông báo khi nào hoặc làm thế nào nhân viên của nhà trường sẽ thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của con em quý vị.

• Hướng Dẫn vào Trang Web Công Cộng của District Qua hồ sơ này, quý vị sẽ biết được khi nào và những thông tin cá nhân nào sẽ được đăng tải trên trang web của District.

• Thỏa Thuận Tham Gia Vào Hoạt Động Truyền Thông Nhà trường cần sự đồng ý của phụ huynh trước khi cho phép học sinh tham gia vào những sự kiện của nhà trường mà qua đó phụ huynh, khách tham quan hoặc các tổ chức truyền thông và báo chí có thể quay phim, thu âm, hoặc chụp hình học sinh và những bài làm/tác phẩm của các em để chúc mừng sự thành tựu của các em cũng như để đề bạc nhà trường hoặc hội đồng nhà trường. Quý vị cần phải đọc và kiểm tra tất cả các phần mà quý vị đồng ý và có quyền rút lại sự đồng ý của mình vào bất cứ lúc nào.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 9 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

• Thỏa Thuận Trao Đổi Thông Tin Qua Phương Tiện Điện Tử Phần cuối của trang 4 có nêu rõ hệ thống trường Công Giáo Edmonton yêu cầu quý phụ huynh đồng ý việc sử dụng email như là một phương tiện để liên lạc thông tin với nhà trường. Thông tin có thể bao gồm những quảng cáo và giới thiệu có liên quan đến các sinh hoạt của nhà trường, chẳng hạn như các chương trình ăn trưa, các buổi đi dã ngoại, sổ lưu bút của nhà trường, chụp hình học sinh hoặc các hoạt động tương tự khác. Nếu không có sự đồng ý của quý phụ huynh, nhà trường không thể gởi các thông tin này qua email. Nếu quý vị không đồng ý sử dụng email với mục đích nêu trên, quý vị sẽ chỉ nhân được những thông báo về các buổi điểm danh của các em và những thông tin khẩn cấp khác.

Các Hồ Sơ Cần Th iế t

Khi ghi danh học, học sinh cần mang các giấy tờ theo sau:

1. Chứng thư tình trạng di dân của học sinh – một trong các chứng từ:

• Thẻ nhập cảnh hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh (permanent resident card or confirmation of permanent residence)

• Giấy cho phép đi học hoặc làm việc (Work and Study Permit)

• Hồ sơ tị nạn (Refugee Protection Claimant Document)

• Giấy thông báo quyết định cho tị nạn (Notice of Decision for Convention Regugees)

2. Giấy khai sinh (birth certificate)

3. Giấy rửa tội (baptismal certificate), nếu học sinh theo đạo Công Giáo và có giấy rửa tội

4. Chứng từ Giám Hộ (proof of guardianship) – cần có nếu học sinh dưới 18 tuổi và không sống cùng với cha mẹ

5. Giấy tờ xác nhận địa chỉ nhà – gồm bằng lái xe, hóa đơn, hợp đồng cho thuê nhà hoặc bất cứ giấy tờ có tên và địa chỉ của quý vị.

Dịch Vụ Đa Văn Hóa ( In te rcu l tura l Services )

Sự thành công trong học tập của học sinh mới định cư được nâng cao một khi mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng được thiết lập và củng cố. Dịch vụ Intercultural của trường Công Giáo Edmonton giữ một vai trò đáng kể trong chức năng này.

Các nhân viên của dịch vụ Đa văn hóa xin chào đón và hổ trợ các học sinh mới định cư cùng gia đình đến với hệ thống trường Công Giáo Edmonton.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 10 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Năm Liên lạc viên của dịch vụ Đa văn hóa, dưới sự hướng dẫn của Giám đốc trung tâm One World…One Centre, sẽ cung cấp các dịch vụ qua các ngôn ngữ sau đây: Amharic, Croatian, Phi, Serbian, Tây-ban-nha, Nga,Tigrinya, Ukranian, và tiếng Việt. Nếu qúi vị nói một ngôn ngữ nào khác, xin vui lòng thông báo cho giáo viên của các em và để trường có thể điều hành một thông dịch viên cho qúi vị nếu cần.

Các nhân viên của dịch vụ đa văn hóa không chỉ đơn thuần là người thông dịch mà chính họ cũng là những di dân đến Canada từ nhiều quốc gia khác nên họ có nhiều hiểu biết riêng về cộng đồng của họ, lối sống của sắc tộc đó cũng như chương trình giáo dục của bản xứ. Các nhân viên của dịch vụ đa văn hóa đều là thành viên của cộng đồng quý vị và sẽ dễ dàng thấu hiểu những nhu cầu, lo âu và nguyện vọng của quý vị. Họ sẽ hết lòng trợ giúp quý phụ huynh và các em.

Các nhân viên của dịch vụ đa văn hóa sẽ:

• trao đổi với quý vị về những thông tin liên quan đến hệ thống giáo dục ở Alberta, những thủ tục, sự kiện quan trọng, và nội qui của nhà trường cũng như những thông tin chủ yếu về cuộc sống và văn hóa của Canada.

• trợ giúp giáo viên và nhân viên nhà trường hiểu về hệ thống giáo dục tại quê nhà, phong tục tập quán, nguyện vọng và nhu cầu của quý vị.

• thông dịch cho phụ huynh khi cần liên lạc với giáo viên, ban giám hiệu và các nhân viên có liên quan đến việc học tập của các em trong lúc ghi danh, hội kiến giữa phụ huynh và giáo viên, ngày Cửa Ngỏ (Open Houses), các buổi chia sẻ thông tin cho phụ huynh được tổ chức tại One World…One Centre, và các sự kiện quan trọng khác của nhà trường.

• dịch các tài liệu, học bạ, sổ chích ngừa, thư từ, thông cáo và những giấy tờ khác do nhà trường yêu cầu.

• giới thiệu phụ huynh đến các văn phòng dịch vụ địa phương về vấn đề định cư.

Nếu muốn biết thêm về các dịch vụ của các nhân viên dịch vụ đa văn hóa, xin điện thoại số (780) 944-2001. Nếu quý vị gặp trở ngại trong việc nói chuyện bằng tiếng Anh, quý vị có thể nhắn tin bằng tiếng Việt.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 11 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Giúp Con Em Th ích Nghi với Trường mớ i G iúp Con Em Kết Bạn Kết bạn và hòa đồng giúp con em cảm thấy yên tâm và đễ tập trung vào việc học. Có nhiều cách phụ huynh có thể giúp con em kết bạn và trở thành quen thuộc với cộng đồng mới của mình.

♦ Giúp con em làm quen với hàng xóm và các nơi con em có thể vui chơi an toàn.

♦ Thăm viếng các nơi như thư viện và tham gia các sinh hoạt cộng đồng do các cơ quan như Thành Phố Edmonton và YMCA đảm trách. Đối với các em nhỏ, hãy tham quan các trung tâm giải trí (recreation centre) hoặc chọn một trong những chương trình River Valley do Dịch Vụ Cộng Đồng Thành Phố Edmonton (City of Edmonton Community Services) tổ chức. Các thông tin về các chương trình này có thể được tìm hiểu qua trang web: River Valley Programs. Nhân viên nhà trường hoặc liên lạc viên có thể cho qúy vị biết địa điểm các chương trình của cộng đồng.

♦ Dẫn con em đến sân chơi của trường sau giờ học để con em có dịp chơi với chúng bạn.

♦ Làm quen với hàng xóm để con em học hỏi cách kết bạn.

♦ Cho con em tham gia vào các sinh hoạt cuối tuần hoặc sau giờ học ở cộng đồng của mình.

♦ Tạo dịp cho con em nói về các người bạn mới và học thuộc tên bạn.

♦ Khi con em muốn mời bạn đến nhà chơi, hãy liên lạc với phụ huynh đó để thu xếp.

♦ Nói con em hỏi xin giáo viên tài liệu nói về các Bí Quyết cho phụ huynh ESL (Tips for ESL Parents) giúp ý kiến để qúi vị nâng đỡ con em.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 12 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Đối Phó với Lo Âu Con em có thể cảm thấy hồi hộp khi bắt đầu đi học ở một quốc gia mới và học một ngôn ngữ mới. Lo âu có thể chi phối cách suy nghĩ và cảm tưởng của con em. Con em khó học tập tốt khi cảm thấy lo âu. Vài triệu chứng về lo âu: đau bụng, nhức đầu, mệt mỏi dễ dàng, hung dữ, buồn bã, trầm lặng và chối bỏ sự đổi thay.

♦ Để cho con em bày tỏ cảm tưởng của mình.

♦ Chia xẻ cảm tưởng của chính mình về việc hội nhập vào một quốc

gia mới. ♦ Giải thích cho con em biết lo âu là sự bình thường khi ta hoàn toàn

thay đổi cả cuộc sống. ♦ Khuyến khích con em kể lại những gì xẩy ra ở trường, nhất là dùng

tiếng Việt. ♦ Lắng nghe con em sẽ giúp phụ huynh hiểu được điều gì trôi chảy và

điều gì gây khó khăn cho con em. Hãy đặt một câu hỏi để khởi đầu câu chuyện.

♦ Nhắc nhở con em về những tình huống lúc đầu gặp khó khăn nhưng

sau đó sẽ dẽ dàng hơn. ♦ Công nhận những thành công nho nhỏ khi đối phó với những trường

hợp khó khăn. Ví dụ, ăn mừng đã trải qua hai tháng đầu ở trường. ♦ Nói cho giáo viên biết con em hơi lo âu để họ biết mà giúp con em

cảm thấy yên tâm hơn.

Góp Ý

T r u n g t h ự c

Cao thượng trong trí và tâm, rộng lượng khi tha thứ

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 13 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Cách Dạy và Học trong lớp của các trường Công Giáo Cách con em được Giảng Dạy

Mỗi học sinh đều có tính cách cá biệt, và ngay trong lớp mỗi học sinh hiểu bài vở hơi khác nhau một chút. Ví dụ, có học sinh giỏi về toán, có học sinh khác giỏi về viết văn. Để giúp mỗi một học sinh tiến tới trong việc học của mình, giáo viên soạn bài vở cho cả lớp, cho từng nhóm và cho riêng cá nhân học sinh. Vào cuối niên học, giáo viên đảm bảo học sinh học đầy đủ chương trình giảng dạy.

Giáo viên cũng có thể tổng hợp nhiều phương pháp giáo dục khác nhau để

dạy. Ví dụ, một giáo viên dạy cho cả lớp cách cấu trúc của một câu truyện, và sau đó cho học sinh làm việc từng nhóm xem xét các ví dụ khác.

Giáo viên cũng nhận xét học sinh tiếp thu nhanh khi chúng “nhìn thấy và trải qua” những khái niệm giảng dạy. Ví dụ, học sinh lớp nhỏ chơi với cát và các ly đựng kích thước khác nhau để học về thể tích. Một khi học sinh đã hoàn tất sinh hoạt đó, giáo viên sẽ giảng dạy cho cả lớp về những gì chúng đã tiếp thu được.

Thông thạo về ngôn ngữ đóng phần quan trọng cho từng môn học. Ví dụ, về toán học, rất quan trọng khi tìm đúng đáp số và biết giải thích cách làm.

Giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh thảo luận và giải đáp hơn là nhấn nmạnh việc học thuộc lòng các dữ kiện. Trong tất cả các môn học, học sinh học cách suy luận bình phẩm. Học sinh học cách phân biệt sự việc có thật với sự giả định, suy nghĩ một cách hợp lý, đặt câu hỏi, góp ý về những gì đã học và diễn tả quan điểm của mình.

Học theo nhóm

Đôi khi giáo viên thu xếp bàn ghế học sinh để cho chúng dễ dàng học

tập theo nhóm. Học nhóm giúp con em cộng tác với học sinh khác chia xẻ trách nhiệm và lắng nghe và học hỏi quan niệm của người

khác. Con em sẽ trao dồi Anh ngữ và phát triển năng khiếu khác như

tìm tòi, tạo thành và thử thách quan diểm, khởi xướng, đặt câu hỏi và

chấp nhận thất bại.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 14 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Chương trình giảng dạy của các trường Công Giáo Edmonton được dựa theo Alberta Education, My Child’s Learning: A Parent Resource bao gồm các thông tin dành cho phụ huynh về các bộ môn, chương trình, và các khóa học có sẵn trong các trường Công Giáo.

Chúng ta đang sống trong một thế giới cộng đồng. Giáo viên tạo cơ hội học tập giúp con em đánh giá cao kinh nghiệm và công sức của tất cả mọi sắc dân.

♦ Khuyến khích con em giải bày ý kiến của mình (những gì con em suy nghĩ). Cách đó sẽ giúp con em ở trường. Nên dùng tiếng Việt.

♦ Tạo điều kiện cho con em gặp học sinh khác khi chúng có bài làm theo nhóm.

♦ Liên lạc với giáo viên nếu phụ huynh muốn biết thêm chi tiết về cách sắp xếp trong lớp.

Cấp Lớp Tổng Hợp

Có một số trường ghép học sinh hai cấp lớp học chung. Trong lớp học tổng hợp này, giáo viên đảm bảo học sinh học tập đúng theo chương trình của cấp lớp mình. Giáo viên sẽ soạn bài vở học tập chung cho cả lớp cũng như bài vở riêng cho từng cấp lớp.

Đôi lúc học sinh theo học với cùng một giáo viên trong hai năm liên tiếp. Điều đó rất có lợi cho học sinh vì giáo viên đã biết sức học của học sinh và đã có quan hệ tốt với gia đình của các em rồi. Sách Giáo Khoa và Tà i L iệu Học Tập Ở các trường công giáo, học sinh không phải lúc nào cũng có sách giáo khoa với bài tập phải làm từng trang một hàng ngày. Trong quá trình học tập, giáo viên dùng nhiều nguồn tài liệu khác nhau: sách giáo khoa, sách thư viện, mạng internet, báo chí, băng video và các phương tiện thông tin khác. Dự Lớp là điều Bắt Buộc Luật đòi hỏi học sinh trong lứa tuổi từ sáu đến 16 phải đi học. Nếu học sinh vắng học quá lâu, cơ quan giáo dục sẽ điều tra lý do vắng mặt và chuyển hồ sơ qua cho Hội Đồng Alberta Learning’s Attendance Board. Nếu con em nghỉ học lâu, xin báo trước cho giáo viên biết. Đôi lúc giáo viên cho biết trước bài vở học tập của con khi vắng mặt. Muốn biết thêm chi tiết về việc dự lớp , xin liên hệ Hướng Dẫn Giáo Dục, Bộ Luật Nhà Trường (Guide to Education, School Act) trang 10: Alberta’s Education Act.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 15 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Học Sinh Học những g ì Chương Tr ình Giảng Dạ y của t ỉnh Alber ta Ở tỉnh Alberta, tất cả các trường do ngân sách nhà nước đài thọ đều phải theo chương trình giảng dạy Alberta Curriculum. Chương trình mô tả những gì học sinh hy vọng tiếp thu và đạt được ở từng bộ môn vào cuối năm học mẫu giáo và các niên học kế tiếp.

Có tài liệu của chương trình giảng dạy ở từng bộ môn một.

Các bộ môn chính ở bậc tiểu học gồm có: Toán học, Ngôn ngữ học (tiếng Anh), khoa học nhân văn, khoa học, giáo lý, mỹ nghệ, âm nhạc, y tế, kinh nghiệm sống và thể dục.

Các môn tự chọn ở tiểu học gồm có: khoa học thông tin, ngoại ngữ (tiếng Pháp, các ngôn ngữ khác), kịch nghệ và ESL. Ở các lớp lớn, có khoa học nghề nghiệp và kỹ thuật, đạo đức học, nghệ thuật trình diễn (nghệ thuật, kịch nghệ, âm nhạc), môi trường và hoạt động ngoài trời và các bộ môn khác do nhà trường biên soạn riêng rẽ.

Giáo viên sử dụng giáo án để đề ra chương trình học cho học sinh. Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình học cho con em của quý và các tài liệu để giúp các em thành công trong học tập từ Mẫu giáo đến lớp 12, xin vui lòng vào trang web: LearnAlberta.ca.

Liên Lạc Viên có thể cung cấp thêm tin tức vềhệ thống giáo dục ở Canada, Văn hoá Canada và các chương trình do hệ thống

các trường công giáo đảm trách bằng ngôn ngữ do chính qúi vị chọn. Hãy gọi số (780) 944-2001

Trích dẫn chương trình học của môn

Ngôn Ngữ học , lớp 1 đến lớp 12

Học sinh từ lớp mẫu giáo cho đến lớp 12,

cần phát triển về hiểu biết, kỹ năng và năng khiếu về sáu phương diện ngôn ngữ học:

Nghe và Nói; Đọc và Viết; Xem xét và Trình bày. Học sinh học cách sáng tác, thông

hiểu và đáp ứng bài vở nói miệng, in bảng và các thể loại khác.

Học sinh sẽ học qua nhiều bài vở khác nhau trích từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 16 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Học Anh Ngữ Chương t r ình Anh văn là Ngôn Ngữ Thứ Hai (E S L)

Tất cả học sinh đều học hỏi ở mức độ khác nhau, kể cả hai đứa trẻ trong cùng một gia đình. Trong vòng một hay hai năm đầu, hầu hết các học sinh mới định cư cũng có thể nói được tiếng Anh trong khi giao tế hàng ngày. Tuy nhiên học sinh cần học tập từ năm đến bảy năm để phát triển năng kiếu đọc, viết và hiểu các tài liệu giáo khoa bằng trình độ với các bạn học nói tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Khi mới đến định cư ở Canada, hầu hết các

em đều thông thạo tiếng Việt nhưng khả năng Anh ngữ còn hạn hẹp. Có những học sinh khác tuy sinh ra và lớn lên ở Canada nhưng chỉ bắt đầu học tiếng Anh khi đi học. Do đó chương trình ESL sẽ giúp các em bắt kịp các bạn cùng lớp nói tiếng Anh.

Có một số học sinh không có đến trường trong một thời gian khá lâu và thậm chí không biết đọc và viết tiếng Việt. Các học sinh ELL ở bậc tiểu học mà bị gián đoạn trong việc học đều được học bổ túc thêm tại các trường cộng đồng.

Các gia i đoạn học t iếng Anh

Tất cả trẻ em khi học ngôn ngữ mới đều tiến qua những giai đoạn giống như khi chúng học tiếng Anh. Giáo viên của con em quý vị có thể liên hệ cho quý vị từng giai đoạn học tiếng Anh, bao gồm:

Các loại chương trình ESL

Nhà trường có thể có một hoặc nhiều chương trình ESL khác nhau. Con em có thể:

được chính giáo viên của lớp dạy kèm thêm.

học với một giáo viên dạy ESL

ở trong lớp.

Rời khỏi lớp mình để học với một giáo viên chuyên dạy ESL.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 17 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

1. Học để sử dụng tiếng Anh trong việc đàm thoại căn bản

2. Học để sử dụng tiếng Anh với sự hổ trợ trong những tình huống quen thuộc

3. Học để sử dụng tiếng Anh với sự hổ trợ trong những tình huống mới; sự tự lập ở trẻ em sẽ được phát triển hơn

4. Học để sử dụng tiếng Anh cùng trình độ với các bạn nói tiếng Anh trong cùng lớp

Muốn biết thêm chi tiết về việc học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai (ESL), xin liên hệ: English as a Second Language - ECSD, English as a Second Language (ESL) - Alberta Education.

Chuyện trò với con em bằng tiếng Việt. Tạo cơ hội cho con em tiếp tục học hỏi tiếng Việt trong khi học tiếng Anh. Trẻ con mà tự diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ sẽ học tiếng Anh một cách dễ dàng hơn.

Khuyến khích con em tiếp tục đọc và viết tiếng Việt. Giáo viên nhận xét học sinh đọc và viết giỏi tiếng mẹ đẻ học sẽ đọc và viết tiếng Anh nhanh hơn.Họ cũng nhận xét các học sinh này có thể theo kịp môn khoa học và toán. Các thư viện công cộng đều có sách đa ngữ, dĩa CD, video, và DVD. Thẻ thư viện được cấp miễn phí cho trẻ em.

Khuyến khích con em tham gia vào sinh hoạt nhóm với các trẻ con khác sau giờ học để học hỏi thêm tiếng Anh.

Góp Ý

Công Bằng

Chúng ta cố gắng hòa hợp nhưng không đồng nhất, đối xứng nhưng không đơn điệu, và đa dạng nhưng không chia rẽ

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 18 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Học Giáo Lý Môn Giáo Lý Religious Education Program) trong các trường công giáo dựa theo chương trình hiển hữu của hội đồng National Catholic Office of Religious Education cũng như chương trình giáo lý điạ phương biên soạn được hội đồng Giám Mục chấp thuận là phần chủ yếu trong đời sống và văn hóa của các trường công giáo. Qua chương trình giáo lý, học sinh phát huy kiến thức, đức tin, kỹ năng, giá trị và thái độ cần thiết để thiết lập một mối quan hệ với Chúa và cộng đồng qua con người của Jesus Christ.

Là một yếu tố thiết yếu trong chương trình học giáo lý, kinh cầu sẽ giúp con em học và phản ánh hành trình đặt niềm tin nơi Thượng Đế và Chúa Jesus.

Học giáo lý thể hiện cùng mục đích và mục tiêu của một nền giáo dục tốt. Mục tiêu bao gồm phát triển con người toàn diện về thể dục, trí dục, xúc cảm, liên hệ xã hội cũng như về tinh thần.

Hội Nhập Đức Tin vào các Môn Học Để cổ võ sự phát triển về niềm tin ở nơi học sinh, tất cả chương trình học đều phản ánh sự giáo dục và tiêu chuẩn công giáo. Ví dụ: học sinh học hát thánh ca trong chương trình học âm nhạc.

Chuẩn Bị Phép Bí T ích Có một số trường cộng tác cùng giáo phận điạ phương chuẩn bị cho trẻ con chịu phép Tẩy Uế, phép Thêm Sức lần đầu và lễ Kiên Tín.

"Bất luận bạn làm việc gì, nên làm vì Chúa Ki-Tô."

Colossians 3:17

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 19 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Các Chương Tr ình Học Ngôn Ngữ Các chương trình học ngôn ngữ của Trường Công Giáo Edmonton đem lại cho học sinh rất nhiều kinh nghiệm và thuận lợi bổ ích không những chỉ trong môi trường lớp học mà còn ứng dụng ngoài thực tế. Thông tin về các chương trình do school district cung cấp được bao gồm trong cuốn cẩm nang này. Quý vị có thể vào trang web Language Programs. để tìm hiểu thêm về các chương trình học ngôn ngữ được cung cấp tại Edmonton Catholic School District, những lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai và nhiều thông tin khác.

a) Chư ơng t r ìn h F rench Imm er s ion

French Immersion là chương trình đào tạo các học sinh có niềm đam mê học tiếng Pháp. Học sinh có thể bắt đầu đăng ký học chương trình này ở lớp mẫu giáo hoặc lớp một. Ở cấp tiểu học, tất cả các môn học đều được hướng dẫn bằng tiếng Pháp, chỉ trừ môn Tôn Giáo, và học sinh cũng sẽ học môn English Language Art (môn Anh Văn) vào lớp Hai giống như các học sinh khác. Để chú trọng vào việc đề cao nền văn hóa Pháp, hàng năm các sự kiện về văn hóa Pháp và giải trí được tổ chức. Hiện nay có 13 trường cung cấp chương trình French Immersion.

Để tìm hiểu thêm về chương trình French Immersion ở các trường, xin liên hệ: French Immersion Program hoặc nói chuyện với nhân viên nhà trường.

b) Tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai (French as a second language - FSL)

Pháp Văn được coi như là một trong những môn học. Môn Pháp Văn cũng giúp học sinh hiểu thêm về văn hóa Pháp ở Canada và ở các nước khác trên thế giới. Môn Pháp văn được dạy tổng cộng 95 giờ mỗi năm ở cấp tiểu học và cấp trung cấp (junior high), và 125 giờ ở các cấp Trung học phổ thông (seninor high).

c ) Cá c c hương t r ì nh ngôn ngữ và văn hóa

Học ngôn ngữ thứ hai giúp con em của quý vị nâng cao trình độ học tập, làm phong phú và bổ sung thêm cho tiếng mẹ đẻ, tạo điều kiện thành thạo cho ngôn ngữ bổ sung, khuyến khích sự sáng tạo trong cách suy nghĩ, nâng cao việc đánh giá môi trường đa văn hóa của đất nước Canada và trên toàn thế giới. Edmonton Catholic District cung cấp nhiều chương trình học ngoại ngữ, chẳng hạn như: tiếng Hoa, tiếng thổ dân Cree, tiếng Phi, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Latin, tiếng Ba lan, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Nga. Học ngoại ngữ giúp chúng ta mở rộng cánh cửa nghề nghiệp cho tương lai và có khả năng đóng góp tích cực hơn cho cộng đồng thế giới.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 20 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

d) Chư ơng Tr ì nh Song Ngữ (B i n l ingua l P rogram s)

Chương trình song ngữ nhằm giúp học sinh nâng cao thành tích học tập và có khả năng nói chuyện thông thạo cả 2 thứ tiếng gồm tiếng Anh và tiếng song ngữ. Chương trình cung cấp môi trường thuận lợi cho việc học thêm ngôn ngữ, văn hóa và nội dung môn học. Giáo dục song ngữ tạo điều kiện triệt để cho việc học ngôn ngữ và nâng cao kinh nghiệm văn hóa để học sinh có nhiều cơ hội học tập hơn nữa. Học sinh sẽ phát triển nhận thức và đề cao văn hóa của các cộng đồng trên toàn thế giới.

Trường Công Giáo Edmonton cung cấp các chương trình song ngữ Ba Lan, Tây Ban Nha, và Nga.

Hãy kiểm tra các chương trình song ngữ do Edmonton Catholic School District cung cấp qua: Bilingual Programs.

Giáo Dục Hòa Nhập ( Inc lus ive Educat ion)

Giáo dục hòa nhập là chương trình hỗ trợ đặc biệt để giúp các học sinh gặp khó khăn đáng kể trong việc học hoặc học sinh có nhu cầu đặc biệt trong môi trường học. Một số học sinh chỉ cần sự giúp đỡ ngắn hạn, và một số khác có những vấn đề phức tạp hơn về việc học hoặc sức khoẻ. Học sinh cần được giúp đỡ vì những khó khăn về ngoại hình, kiến thức, hạnh kiểm, ngôn ngữ, thị giác và thính giác hoặc vì những khó khăn đáng kể trong việc giao tiếp với người khác. Mô hình này được dựa vào sự hòa nhập toàn diện, có nghĩa là sự hổ trợ đặt biệt cho các em học sinh có nhu cầu đặc biệt sẽ được thực hiện ở các lớp học hoặc trường học bình thường (regular schools), hoặc có thể ở những khu vực thuộc chương trình của District. Tuy nhiên, sự lựa chọn ưu tiên nhất vẫn là việc phân bố chương trình Giáo dục hòa nhập vào trong các trường học của cộng đồng. Thiếu khả năng tiếng Anh không phải là nhu cầu chính của chương trình học đặc biệt. Tuy nhiên, nếu học sinh gặp khó khăn trong học tập hoặc trong giao tiếp với các học sinh khác, đó có thể là dấu hiệu trở ngại cho việc học. Đôi khi các vấn đề xuất phát từ việc cần phải thích nghi với ngôn ngữ mới và ngôi trường mới là điều bình thường. Các giấy tờ liên quan đến trình độ học vấn của các em ở quê nhà, chẳng hạn như học bạ từ các niên học cũ, sẽ giúp giáo viên hiểu được nguyên do trở ngại trong học tập của các em. Nếu phụ huynh quan tâm về những trở ngại học tập của các em, hãy nói chuyện với giáo viên. Giáo viên của các em có nhiều cách để khảo sát trình độ của mỗi học sinh. Nếu cần thiết, phụ huynh hoặc giáo viên có thể yêu cầu cho các em được khảo sát. Nhà trường phải tuân theo các thủ tục khảo sát của Inclusive Education để đánh giá và quyết định nhu cầu của học sinh. Phụ huynh sẽ ký giấy phép đồng ý cho học sinh được khảo sát. Phụ huynh cũng phải tham dự buổi họp tham khảo về thủ tục khảo sát học sinh. Nhân viên tiến hành khảo sát cho học sinh sẽ giải thích kết quả với phụ huynh, giáo viên và những người có liên quan trong việc giáo dục của học sinh đó, và họ sẽ cùng nhau đưa ra chương trình học tập thích ứng cho học sinh. Nếu quý vị cần thông dịch cho các buổi khảo sát này, xin vui lòng liên hệ One World...One Centre số (780) 944 2001 và yêu cầu nói chuyện với liên lạc viên nói tiếng Việt của dịch vụ đa văn hoá. Muốn tìm hiểu thêm về chương trình giáo dục cho các em có nhu cầu đặc biệt và chương trình Giáo dục hòa nhập, xin liên hệ: Inclusive Education for All hoặc Diverse Learning Needs.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 21 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Các Trường Dạy Chuyên Ngành và Các Chương Tr ìnhThay Thế (Focus Schools and Al te rnate Programs) Các học sinh trường Công Giáo Edmonton có quyền được lựa chọn một trong các chương trình chuyên nghành. Các chương trình này bao gồm: Academic and College Education Programs, International Languages Programs, Early and Middle Years International Baccalaureate programs, Accelerated Math and Science Programs, và nhiều chương trình khác. Có những trường đào tạo chuyên nghành như: Nghệ Thuật (Fine Art), Thể Thao, Khoa học và Kỷ Thuật. Các chương trình lựa chọn mang tính đa dạng này rất phù hợp với niềm yêu thích và khả năng tối ưu của các em học sinh có tài năng và năng khiếu đa dạng.

Để tìm hiểu thêm về các trường đào tạo chuyên nghành cho các em có năng khiếu, xin liên hệ: Focus Schools and Alternate Programs, Gifted and Talented, Alberta Education - Services and Information.

Chương Tr ình Học Sớm (Ear ly Learning Programs)

Trường Công Giáo Edmononton xin nhiệt liệt chào đón các trẻ em cùng gia đình đến tham gia, học hỏi, vui chơi, và cùng nhau phát triển dựa vào đức tin và sự tổng hợp của chương trình học sớm và chương trình mẫu giáo. Các lựa chọn cho chương trình học sớm bao gồm: 100 Voices, Preschool Outreach (Daycares/Playschools) and Half or Half or Full Day Kindergarten Program.

Tất cả các chương trình học sớm gồm có: • Giáo viên có bằng cấp • Sự kết hợp giữa học và chơi • Thủ công cho các em • Tạo điều kiện cho các em có cơ hội đàm

thoại • Tổ chức các buổi tối dành cho gia đình • Bao gồm một đội ngũ chuyên viên cùng làm việc: Tư vấn Chương Trình Học Sớm (Early Learning Consultant), Trị Liệu Ngôn Ngữ (Speech-Language Pathologist), Trị Liệu Lao Động (Occupational Therapist), Vật Lý Trị Liệu (Physical Therapist), các chuyên gia về hành vi (Adapted

Behaviour Specialist và Behavioural Specialist), chuyên gia về tâm lý (Registered Psychologist) và Liên Lạc Viên giữa nhà trường và gia đình (Family School Liaison Worker). Luôn dựa vạo đức tin

Để biết thêm chi tiết, xin liên hệ:Early Learning Programs.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 22 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Hạnh Kiểm của Học sinh Qui Tắc Xử Sự

Nhà trường quyết tâm không để những yếu tố xấu xảy ra như hà hiếp, đánh nhau, kỳ thị, hâm dọa, những hành động và lời nói đầy thù hận và bất cứ hành động hung hăng nào. Nhà trường áp dụng qui tắc xử sự bằng cách khuyến khích những giải pháp ôn hòa và gầy dựng một môi trường an toàn và ân cần.

Nhà trường cùng với giáo viên con em sẽ bàn soạn bản nội qui giúp con em dễ tuân theo qui tắc xử sự. Các điều lệ này được giải thích cho học sinh hiểu và thường được niên yết trong trường. Điều lệ này được dựa vào Điều Luật Alberta’s Education Act, điều khoảng số 12 nói về vai trò của học sinh.

Bất cứ người nào tham gia vào các sinh hoạt của nhà trường kể cả học sinh, phụ huynh hoặc giám hộ, thiện nguyện viên, giáo viên và các nhân viên khác của nhà trường đều phải tuân hành nghiêm chỉnh qui tắc xử sự. Qui tắc này cũng được áp dụng cho cả các sinh hoạt ở ngoài khuôn viên nhà trường nhưng có liên hệ đến việc học tập.

♦ Xin nhà trường một văn bản về Qui Tắc Xử Sự Code of Conduct.

♦ Khuyến khích con em làm quen với các nội qui của trường và của lớp.

♦ Nhắc nhở con em sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng khi đánh nhau hoặc có các hành vị không tốt khác.

♦ Yêu cầu giáo viên báo cho qúi vị biết trong tường hợp con em phạm kỷ luật

♦ Nói cho giáo viên biết hoặc cả hiệu trưởng nữa, nếu phụ huynh cảm thấy qui tắc xử sự hoặc nội qui trường không được công bằng đối với con em.

♦ Cho giáo viên biết nếu phụ huynh có điều gì quan tâm đến hạnh kiểm của một học sinh khác.

♦ Để tìm hiểu thêm thông tin về quy tắc và tiến trình giải quyết mâu thuẫn giữa nhà trường và phụ huynh, xin liên hệ: Dealing with Conflict Management.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 23 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Va i Trò của Phụ Huynh đối vớ i Hành Vi của Con Em

Hành vi của con em có vài thay đổi nho nhỏ là điều thường khi chúng đáp ứng với trường mới, ngôn ngữ mới và quốc gia mới. Nếu giáo viên nhận xét con em có vấn đề hạnh kiểm gì hoặc xử sự không đúng với học sinh khác, họ sẽ liên lạc với phụ huynh ngay. Giáo viên sẽ giải thích họ đã làm những gì ở trường để giúp con em và họ sẽ góp ý qúi vị cần làm gì ở nhà. Cùng nhau, phụ huynh và giáo viên có cùng một phương pháp giúp con em xử sự đúng ở trường. Nếu qúi vị có quan tâm gì xin liên lạc ngay với giáo viên.

Hậu Quả Bắ t Buộc

Nhà trường sẽ áp dụng hậu quả bắt buộc khi học sinh vi phạm luật lệ nhà trường. Hậu quả bao gồm lời hoặc giấy cảnh cáo, phạt cấm túc, cấm dự lớp và đuổi ra khỏi trường. Hiệu trưởng sẽ là người quyết định học sinh bị đuổi học bao lâu. Phụ huynh sẽ được gọi vào trường khi học sinh bị đuổi học ở lớp hay ở trường. Trong trường hợp học sinh bị đình chỉ, phụ huynh sẽ được được thông báo cụ thể, được mời lên nhà trường và được tạo mọi điều kiện để tham gia vào bất kỳ quá trình của hình thức đuổi học nào. Hành Vi đưa đến việc bị đuổi học hoặc bị trục xuất và sự Tham Gia của Cảnh Sát Đánh nhau Hăm dọa Chửi giáo viên Bán buôn thuốc phiện và vũ khí Cướp trộm Dùng vũ khí để gây thương tích hoặc đe

dọa đả thương Để tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề bị đình chỉ và đuổi học, xin vui lòng kiểm tra phần Administrative Procedure 355 qua: Student Suspension and Expulsion. Bài Trích từ trong bản Nội Qui và Điều Lệ của Sở Giáo dục và nhà Trường Định nghiã: Sách Nhiễu là khi một người bị kẻ khác dùng lời lẽ hoặc hành vi không nhã nhặn dựa trên sắc dân, tín ngưỡng, màu da, phái giới, tật nguyền, tuổi tác, tổ tiên hoặc nơi sinh. Va chạm không đứng đắn, lưu ý quá đáng, hòi hỏi, chọc ghẹo hoặc sỉ nhục được xem là sách nhiễu khi có ảnh hưởng không tốt đến không khí học tập. Vũ khí được định nghiã theo Đạo Luật Hình Sự của Canada bao gồm bất cứ vật dụng gì mà một người dùng hoặc có ý định sử dụng để gây thương tích.

Dùng sức lực để gây thương tích Phá hoại tài sản Cưỡng bách tình dục Cung cấp rượu mạnh cho kẻ vị thành niên Có rượu trong tay

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 24 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Học Bạ (Report Card) Thông Hiểu Lời Phê t rong Học Bạ Học sinh sẽ mang học bạ về nhà ba lần trong năm. Vào mỗi học kỳ, học sinh sẽ nhận được một tập hồ sơ gồm nhiều trang với nhiều nhận xét về thành tích và sự tiến bộ của học sinh.

Bài làm của các em được đánh giá bằng những từ diễn tả theo sát kết quả học tập của học viên được đề ra trong Chương trình Học của tỉnh Alberta. Học bạ của các em sẽ báo cáo về:

Thành tựu (Achievement) – chất lượng học tập, mức độ thấu hiểu nội dung môn học, trình độ hiểu biết và năng khiếu của học sinh.

Kỹ năng học tập (Learner Skills): Giáo viên sẽ đánh giá kỹ năng học tập của học sinh dựa theo 3 yếu tố: Luôn tiến bộ (Consistently), Có tiến bộ (Show progress), và Cần tiến bộ

Phê bình về việc học tập của học sinh (Comment on student learning) – Giáo viên cũng viết lời phê về thành quả của học sinh của từng môn học: Giáo lý, ngôn ngữ học (Anh Văn/Pháp Văn) và môn Toán. Giáo viên có thể viết lời phê cho các môn khác của học sinh nữa.

Cách Xếp Thứ Hạng (Leve ls of Ach ievement )

Ở bậc tiểu học có 5 mức độ xếp hạng học sinh. Ba thứ hạng đầu – Giỏi, khá, có tiến bộ (Exemplary, Proficient, Progressing) được xem là thành quả thích đáng. Giáo viên sẽ đánh giá trình độ học sinh ở mức độ Mới Bắt Đầu (Beginning level) nếu khả năng tiếp thu của học sinh vẫn còn hạn chế. “Chưa đạt yêu cầu” (Insufficient Evidence) sẽ được sử dụng trong trường hợp học sinh chưa chứng tỏ đủ khả năng để được phê chuẩn trong học bạ.

Để tìm hiểu thêm thông tin về việc xếp hạng và quá trình phê chuẩn học bạ cho học sinh, xin liên hệ mục: Progress Reports (Report Cards) .

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 25 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Cách Giáo V iên Xác Đ ịnh Thành Quả Học Tập Giáo viên sẽ duyệt qua mọi khiá cạnh bài vở của các em học sinh trong suốt học kỳ: bài kiểm tra, bài làm cá nhân và nhóm, bài chỉ định, bài tập ở nhà và sự tham gia sinh hoạt hàng ngày trong lớp. Giáo viên sẽ dựa vào sự mô tả của từng thứ hạng được diễn giải trong chương trình học và lựa chọn thứ hạng nào phù hợp nhất với thành quả của học sinh đạt được trong lớp. Đề tìm hiểu thêm thông tin về các mức độ phê chuẩn thành quả học tập của học sinh như thế nào, xin vui lòng liên hệ: My Child's Learning: A Parent Resource

Qúi vị có thể xem bài vở của con em quý vị, cách chấm điểm, việc đi học đều đặn và tỷ số học sinh qua mạng của hệ thống trường công giáo gọi là Power Schools qua trang web: powerschool.ecsd.net. Phụ huynh hoặc giám hộ có thể kiểm tra thông tin của các em qua trang mạng PowerSchool chỉ khi nào các em có đăng ký học với trường và nhận ID người dùng (user ID) và mật khẩu (password). Cách hướng dẫn mở account, truy cập vào học bạ của các em, và nhập thêm một học sinh vào account của phụ huynh đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau. Xin vui lòng vào mạng nối Translated PowerSchool Information nếu quý vị cần các bản dịch.

Cách Phê Chuẩn Bà i Vở của Học S inh ELL Trong Học Bạ

Học sinh ELL cần có thời gian để phát triển kỹ năng về Anh văn. Có trường hợp học sinh này làm bài vở giống y như các học sinh khác. Ngược lại cũng có trường hợp học sinh làm bài vở hơi khác so với các học sinh trong lớp. Một khi con em biết Anh văn khá hơn, giáo viên sẽ bắt đầu cho con em làm cùng loại bài vở như các học sinh khác. Cách đánh giá sự tiến bộ của học sinh được dựa vào bài làm thích hợp với học viên ELL ở cùng trình độ Anh văn . Nếu một học sinh vừa mới định cư ở

Canada, giáo viên không cần phê học bạ cho em này. Trong buổi hội kiến giữa phụ huynh và giáo viên, họ sẽ giải thích những gì con em đang học và trình độ Anh văn đang đạt được.

Tiếp Tục Theo Dõi sự tiến bộ của con

em giữa các kỳ học bạ Hỏi chuyện con em thường xuyên về việc

ở trường. Như vậy qúi vị mới nhận xét được việc gì tốt và việc gì gặp trở ngại.

Nói con em đưa cho xem một vài bài vở và các bài kiểm tra.

Đọc với con em để nhận xét về khả năng tập đọc của con em.

Hãy lạc quan và khen ngợi con em đã cố gắng. Hãy khuyến khích con em nói về chuyện ở trường.

Nếu qúi vị có điều gì thắc mắc, nói chuyện ngay với giáo viên.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 26 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Ch ính Sách Giáo Dục Đạo luật của tỉnh bang đòi hỏi các trường học phải tuân theo một số chính sách và điều lệ để bảo vệ trẻ con và giúp chúng thành công ở trường. Trường học của con em đảm bảo một môi trường học tập mà tất cả học sinh đều được đối xử với sự tôn trọng, nhân phẩm và sự hiểu biết. Chính sách của nhà trường cam kết không kỳ thị vì chủng tộc, cội nguồn, nơi sinh, màu da, sắc dân, quốc tịch, tôn giáo, phái giới, sở thích tình dục, tật nguyền hoặc tình trạng gia đình. Chính sách này cũng đảm bảo các khác biệt nêu trên không ảnh hưởng gì đến sự thành công của con em ở trường. Nếu qúi vị có điều gì thắc mắc, xin vui lòng bàn bạc với giáo viên hoặc hiệu trưởng.

Muốn biết thêm về quyền lợi của các thành viên trong ngôi trường cộng đồng, xin xem ấn bản về nhân quyền của Alberta Human Rights and Citizenship Commission Alberta Human Rights Commission.

Xếp Lớp theo Lứa Tuổ i Khi học sinh ghi danh học, các em được xếp lớp theo lứa tuổi chứ không căn cứ vào trình độ học vấn ở bản xứ.

Tr ình Báo Dấu Hiệu b ị Nguy Hạ i

Khi một nhân viên nhà trường nhận xét có dấu hiệu đứa trẻ bị hành hung, ngược đãi hoặc bị bỏ bê, hoặc nếu học sinh trình báo có điều gì xấu xảy ra cho em, theo luật, giáo viên bắt buộc phải báo cáo đến cơ quan có trách nhiệm bảo vệ con trẻ (gọi là Alberta Children’s Services).

Muốn biết thêm chi tiết xin liên hệ: Human Services Alberta - Abuse & Bullying; Edmonton Police Service - Family Protection.

N h â n P h ẩm & K í n h T r ọn g Chúng ta có nhiệm vụ qúi trọng từng người một và đối xử với nhau một cách nhân ái.

Chính sách của hệ thống các trường công giáo

Xếp lớp theo lứa tuổi với trình độ học tương ứng.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 27 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Thủ Tục ở Trường V ắ n g m ặ t

Để đảm bảo con em đến trường một cách an toàn, phụ huynh cần điện thoại đến trường trước 8 giờ 30 để báo tin con em mình nghỉ học. Vài trường có máy nhắn tin để ghi âm tin nhắn. Nếu con em không đến trường trước 9 giờ sáng và phụ huynh không điện thoại báo tin, nhà trường sẽ điện thoại cho phụ huynh.

T h ẻ H ọ c s i n h c ủ a B ộ G i á o D ụ c A l b e r t a Thẻ Học sinh của bộ Giáo Dục Alberta nhận diện từng cá nhân học sinh. Qua thẻ nhận diện này, các cơ quan giáo dục mới có nhiều dữ kiện hơn để đánh giá chương trình học và các khuynh hướng chủ yếu trong việc lựa chọn của học sinh liên quan đến hệ thống giáo dục.

D ị Ứ n g v à c á c v ấ n đ ề S ứ c k h ỏ e k h á c Nên cho giao viên biết nếu con em có vấn đề sức khỏe hoặc bị dị ứng. Nếu con em cần uống thuốc trong giờ học, phụ huynh hoặc bác sĩ của con em sẽ phải điền vào đơn. Tất cả thuốc uống đều được trữ ở văn phòng nhà trường vào những ngày đi học.

N h ậ n H ọ c s i n h t h e o k h u v ự c Con em đi học tại trường ở gần nơi mình cư ngụ. Nhiều trường có chia khu vực hoặc vùng theo đường phố để nhận học sinh. Xin liên hệ với văn phòng nhà trường để biết thêm chi tiết.

N ộ i Q u i k h i T r ờ i L ạ n h Vào mùa đông, trong trường hợp bị bão tuyết, việc chuyên chở bằng xe buýt có thể bị gián đoạn. Khi thời tiết xấu, phụ huynh nên nghe tin tức ở đài truyền thanh hoặc truyền hình để biết xe buýt có bị đình chỉ hay không. Trong những ngày quá lạnh hoặc bị mưa, học sinh sẽ được ở lại trong trường sau giờ ăn trưa và trong giờ ra chơi.

C á c h Ă n M ặ c k h i đ ế n T r ư ờ n g Học sinh cần có một đôi giầy (indoor shoes) chỉ để mang trong trường thay cho đôi giày mang ra đường. Học sinh lớp nhỏ cũng cần để lại trường một bộ quần áo phòng hờ khi cần thay đổi. Có trường đòi hỏi học sinh mang giầy thể thao, quần ngắn và áo thun T-shirt vào giờ học thể dục. Trừ trường hợp trời mưa hoặc trời

Mẫu Nhắn tin bằng điện

thoại:

This is (tên phụ huynh). My child (tên con em) is sick today. My child’s

teacher is (tên giáo viên).

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 28 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

thật lạnh, học sinh phải chơi bên ngoài trong giờ ra chơi và trước và sau giờ học. Yêu cầu phụ huynh cho con em ăn mặc phù hợp với thời tiết.

Học sinh mẫu giáo cần tự mặc áo quần, mặc dù giáo viên sẽ giúp nếu cần.

C á c B u ổ i H ọ c N g o à i T r ư ờ n g F i e l d T r i p s

Các buổi học ngoài trường field trips chiếm một phần quan trọng trong chương trình giáo dục. Giáo viên có thể thu xếp cho học sinh đi tham quan viện bảo tàng, vườn chơi hoặc nhà hát để xem một vở kịch. Trước và sau mỗi buổi field trip, học sinh đều được làm các bài tập có liên quan đến buổi field trip đó.

Nhà trường cần có giấy phép của phụ huynh cho con em được tham gia. Con em sẽ mang giấp phép về nhà cho phụ huynh ký tên. Xin phụ huynh vui lòng ký vào và gửi trả lại cho giáo viên càng sớm càng tốt. Có khi phụ huynh cần đóng lệ phí cho con em tham dự.

Thông thường giáo viên rất hoan nghinh phụ huynh nào muốn đi theo học sinh để trợ giúp trong các buổi học này.

T à i t r ợ G â y Q ũ i

Thỉnh thoảng , phụ huynh nhận được thư của nhà trường yêu cầu đóng góp tài chánh để bảo trợ các sinh hoạt của trường không được ngân sách thường xuyên đài thọ. Các đóng góp này đều có tính cách tự nguyện.

N ế u C o n E m b ị B ị n h t ạ i t r ư ờ n g

Khi con em bị bịnh hoặc gặp tai nạn ở trường, văn phòng sẽ gọi phụ huynh ở số điện thoại khẩn trong hồ sơ lưu. Phụ huynh hoặc người đại diện phụ huynh phải đến đón con em ngay càng sớm càng tốt. Nhiều trường có nhân viên học cấp cứu. Nếu gặp tai nạn hoặc bị bịnh nặng, nhà trường sẽ gọi xe cấp cứu và một nhân viên nhà trường sẽ đi cùng với con em vào bịnh viện.

C h í c h N g ừ a

Sở Y Tế Alberta (Alberta Health Services) không yêu cầu nhưng rất mong đề nghị tất cả trẻ em tỉnh Alberta được chủng ngừa đầy đủ trước khi đi học. Nếu con em của quý vị chưa được chích ngừa đầy đủ và trong trường hợp một dịch bệnh bùng nổ mà nếu đã có chích ngừa vắc-xin thì sẽ ngừa được bệnh (ví dụ bệnh sởi), con em của quý vị sẽ không được phép đi học cho đến khi Sở Y Tế Alberta thông báo an toàn cho con em của quý vị đi học trở lại.

Nếu các em được chích ngừa nơi bản xứ của mình, xin phụ huynh vui lòng cung cấp hồ sơ chủng ngừa của các em cho nhà trường. Nhà trường có thể nhờ người thông dịch hồ sơ này nếu cần. Để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình chủng ngừa, xin vào trang web của Sở Y Tế Alberta (AHS): Immunizations. Các em cần được chủng ngừa dựa theo đúng lịch trình do Sở Y Tế tỉnh Alberta ấn định

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 29 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

C ậ p N h ậ t H ó a s ố đ i ệ n t h o ạ i

Khi phụ huynh ghi danh học cho con em, qúi vị cho biết số điện thoại ở nhà cũng như ở sở làm và cả tên với số điện thoại của một người bạn hoặc một thân nhân để liên lạc khi

khẩn cấp. Giáo viên dùng những số này để liên lạc với qúi vị về việc học của con em cũng như lúc có việc khẩn cấp. Nếu những số này có thay đổi, xin vui lòng thông báo cho nhà trường biết.

Ăn Trưa Nếu con em không thể về nhà ăn trưa được, con em có thể ăn trưa tại trường. Cho con em mang theo thức ăn thường ăn. Có thể mang theo nước trái cây hoặc sữa. Có phụ huynh cho con em mang theo cả thức

ăn vặt. Nhớ đề tên con em vào hộp đựng thức ăn hoặc túi đựng. Xin vui lòng đừng gởi các loại thức ăn trưa cần được hâm nóng cho các em mang đến trường.

Sau giờ ăn trưa, học sinh được ra ngoài chơi cho đến lúc vào học. Nhân viên nhà trường sẽ giám thị con em chơi ở sân trường.

Có một số trường có phục vụ ăn trưa và ăn vặt bổ dưỡng (School Lunch and Nutritious Snack Program) do những Tổ Chức của Cộng Đồng (Community Organizations) tài trợ để đảm bảo học sinh có được một bữa ăn nóng và bổ dưỡng hàng ngày. Xin hỏi giáo viên về dịch vụ này tại trường của con em.

Có các bữa ăn trưa với thức ăn nóng do các phụ huynh thiện nguyện tổ chức trong suốt năm học trong nhiều trường công giáo. Điển hình, bữa ăn trưa có thức ăn nóng được tổ chức mỗi tháng một lần. Thức ăn nóng gồm có dồi hot dogs, bánh pizza, bánh mì subs và nuôi pasta, đó chỉ là vài thức ăn điển hình. Đôi lúc có thể có cả sữa, nước trái cây, kem bán kèm theo. Phụ huynh sẽ nhận được thông báo về các bữa ăn này và giấy đặt thức ăn trước ngày phục vụ. Xin tôn trọng thời hạn và cố gắng đóng đúng số tiền cho bữa ăn của con em.

C ấ m m a n g đ ậ u p h ọ n g đ ế n t r ư ờ n g Có một số học sinh bị dị ứng với đậu phọng và sẽ bị bịnh nặng nếu chúng ăn phải hoặc ngửi trúng mùi thức ăn chứa đậu phọng dù với số lượng đậu rất nhỏ. Để đảm bảo sự an toàn cho các học sinh này, nhiều trường có chính sách “phi” đậu phọng. Nếu vậy, xin đừng cho con em mang những thứa ăn có chứa đậu phọng đến trường.

Đ i x e b u s n h à t r ư ờ n g Nếu con em theo học chương trình đặt biệt hoặc ở xa trường nhưng trong khu vực chỉ định, có thể được đi xe trường. Xin vui lòng hỏi nhân viên nhà trường để biết rõ chi tiết. Có lệ phí hàng tháng cho dịch vụ này. Muốn biết thêm chi tiết xin xem: Student Transportation, ETS Trip Planner.

Xin gọi nhà trường khi:

Con em vắng mặt với bất cứ lý do gì,

Khi qúi vị thay đổi địa chỉ hoặc số điện thoại, hoặc

Qúi vị có thắc mắc, quan tâm hoặc đề nghị gì.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 30 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

G i á m T h ị h ọ c s i n h ở S â n T r ư ờ n g Trước giờ học, có một hoặc vài giáo viên có mặt tại sân trường ít nhất là 15 phút trước khi vào lớp. Trong giờ ra chơi, cũng có giám thị ở sân trường. Vào những giờ khác sẽ không có giám thị và phụ huynh không nên cho con em đến trường quá sớm vào buổi sáng và đón quá trễ vào lúc tan trường. Nếu con em ăn trưa tại trường sẽ có giám thị.

Nhà trường, với sự tham khảo của hội đồng phụ huynh, có thể qui định cách ăn mặc khi con em đến trường. Việc mặc đồng phục được áp dụng riêng từng trường một. Nếu phụ huynh có thắc mắc gì về việc mặc đồng phục, xin liên lạc với giáo viên của con em.

V ệ S i n h M ắ t v à T a i Học sinh khó có thể học tập tốt khi có vấn đề về mắt và tai. Nhất là vào mùa đông, trẻ con còn nhỏ thường hay bị viêm tai giữa làm cho con trẻ khó nghe lời giảng dạy trong lớp.

Nhiều trẻ em không biết mình có vấn đề về mắt và tai và tưởng mọi người cũng thấy và nghe như chúng. Có vài trẻ tìm cách làm việc tích cực hơn để khắc phục vấn đề nhưng chúng có thể vượt trội hơn nếu vấn đề mắt hoặc tai được chữa trị.

♦ Hãy đem con em đến chuyên viên hoặc bác sĩ chuyên khoa mắt để được khám mắt vào lúc ba tuổi. Thông thường nên cho con trẻ khám mắt mỗi năm một lần.

♦ Việc khám mắt của trẻ em dưới 18 tuổi được Alberta Health Care đài thọ.

♦ Nên khuyến khích con em đeo kiếng nếu cần. Nếu con em lơ là trong việc đeo kiếng, nói với giáo viên để cùng nhau nhắc nhở con em.

♦ Hỏi bác sĩ gia đình khám tai cho con em.

Muốn biết thêm về các dịch vụ của chương trình Alberta Child Health Benefit, xin xem mạng: Alberta Child Health Benefit.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 31 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Sự Đóng Góp của Phụ Huynh và Mối Quan Hệ Tốt vớ i Giáo viên Sự Đóng Góp của Phụ Huynh Giúp con em Thành Công

Trong hệ thống các trường công giáo, phụ huynh được khuyến khích tích cực tham gia vào việc học tập của con em và thiết lập một quan hệ tốt với giáo viên. Các nghiên cứu chứng minh việc đóng góp của phụ huynh giúp con em thành công hơn.

Việc liên lạc với giáo viên sẽ giúp giáo viên hiểu biết về con em dễ dàng hơn và giúp phụ huynh hiểu được những gì xẩy ra ở trường. Ngoài ra điều này còn giúp các em thích ứng vào hệ thống học đường mới một cách trôi chảy hơn.

Trao đổ i vớ i G iáo Viên Các giáo viên đều biết việc liên lạc với phụ huynh đang học Anh ngữ rất khó khăn. Họ rất hoan nghênh việc phụ huynh cố gắng liên hệ với họ về con em của quý vị.

♦ Hỏi nhà trường nếu Liên lạc viên (Liaison Workers) có thể giúp quý vị nói chuyện với giáo viên (xin điện thoại số 780-944-2001 để yêu cầu dịch vụ của Liên lạc viên).

♦ Nhờ một người bạn hoặc thân nhân (không phải là trẻ con) cùng đến trường với mình hoặc nói chuyện dùm qua điện thoại với giáo viên. Xin nhớ lấy hẹn trước để biết chắc lúc nào giáo viên có thể tiếp qúi vị được.

♦ Viết vào mảnh giấy những câu hỏi hoặc thắc mắc của mình và để

vào phong thư nhờ con em đưa cho giáo viên.

Trong Trườnh Hợp Phụ huynh không nói

và đọc được tiếng Anh?

Giúp con em sắp xếp thời gian để làm bài tập ở nhà.

Nói chuyện với con em bằng tiếng Việt về bài vở đã học.

Đọc cho con em nghe bằng tiếng Việt hoặc bảo con em đọc cho mình nghe.

Dẫn con em đến thư viện và các chương trình bổ túc của cộng đồng.

Hỏi các liên lạc viên về các chương trình sẵn có.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 32 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Liên Lạc vớ i G iáo viên Gọi văn phòng nhà trường và nhắn tin cho giáo viên của con em. Nên cho nhân viên văn phòng biết tên và số điện thoại của mình, tên và lớp của con em và lúc nào thuận tiện nhất để giáo viên gọi lại. Giáo viên có thể gọi lại cho phụ huynh trong ngày hoặc lúc nào tiện cho họ.

Sự T ín Cẩn Mọi câu chuyện nói với giáo viên đều được giữ kín. Giáo viên không được thố lộ về bài vở của con em hoặc tình cảnh gia đình với thành viên khác trong gia đình hoặc trong cộng đồng.

Nhà Trường L iên Lạc với Phụ Huynh Nhà trường thường xuyên đưa tin tức cho con em mang về như thông cáo của lớp và của trường về những sự kiện quan trọng, bản thông tin, giấy phép cho đi học ngoài trường field trips hoặc thông báo về những vấn đề quan trọng khác.

♦ Nhắc nhở con em là qúi vị muốn xem bản tin tức của trường.

♦ Nói với con em tìm trong túi đi học xem có thông báo hoặc thư từ gì của nhà trường. Trẻ con hay quên lắm.

♦ Dành một chỗ riêng ở trong nhà để lưu lại các tin tức của trường.

♦ Dán một chỗ những thông cáo quan trọng của trường.

♦ Giao trả lại cho nhà trường những giấy tờ càng sớm càng tốt.

♦ Liên lạc với nhân viên trường, giáo viên hoặc liên lạc viên nếu phụ huynh có gì thắc mắc hoặc cần thư từ dịch ra tiếng Việt.

Tố i Gặp Gỡ G iáo viên Mọi trường đều có tổ chức những buổi để phụ huynh gặp gỡ giáo viên và tìm hiểu về những chương trình học của nhà trường. Thông thường các buổi này được tổ chức vào đầu niên học. Tối Gặp Gỡ Giáo viên không phải là lúc tốt nhất để bàn luận về việc học hành của riêng con em, nhưng phụ huynh có thể xin hẹn gặp giáo viên lúc khác nếu qúi vị có điều gì thắc mắc.

1. Cho giáo viên biết qúi vị rất hoan hỉ đón nhận điện thoại của họ liên quan đến việc học tập của con em hoặc về một thành tựu đặc biệt nào của con em.

2. Đi tham quan trường. Ghé vào thư viện hoặc phòng thể dục. Việc này giúp qúi vị và con em có cơ hội nói về các sinh hoạt ở các chốn ấy.

Góp Ý

Những điểm trình bày trong Tối

Gặp Gỡ Giáo viên:

Những môn học sinh sẽ học, Những bài vở và sự cố quan trọng của cả lớp Những cách thức làm bài tập ở nhà Những qui tắc chính về hạnh kiểm của con em và những điều phụ huynh có thể giúp con em ở nhà.

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 33 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Bài Tập ở Nhà Bài tập ở nhà là một hình thức cho phụ huynh thấy cách thức con em làm bài vở ở trường. Số lượng bài vở được giao tùy thuộc vào cấp lớp của con em. Tất cả học sinh đều phải đọc sách vào mỗi tối. Giáo viên sẽ cho biết những đòi hỏi của họ về bài tập làm ở nhà.

♦ Dành riêng một

chỗ thoải mái và xa những nơi tiêu khiển như truyền hình và chốn ồn ào để học. Con em cần có viết mực, viết chì, gôm tẩy, giấy viết và một quyển tự điển.

♦ Định rõ giờ làm bài thường xuyên hàng ngày và giúp con em sắp xếp.

♦ Hỏi về bài vở của con em và sau khi làm xong, nên bàn luận với con em.

♦ Khuyến khích con em khi chúng gặp khó khăn và khen ngợi khi chúng cố gắng làm. Như vậy sẽ giúp con em tự tin hơn.

♦ Nếu bài vở quá khó, quá dài hoặc quá dễ, xin liên lạc với giáo viên của con em.

♦ Trò chuyện thường xuyên với con em về bài làm ở trường. Dù là qúi vị không mấy am tường về môn học, cũng cứ lắng nghe một cách thích thú.

Nếu con em không có bài vở làm ở nhà

Nói con xem đưa xem những bài vở con em

làm trong ngày.

Đọc cho con em hoặc để con em đọc cho mình nghe.

Khuyến khích con em làm trò chơi lắp ráp hoặc một trò chơi đòi hỏi phải suy nghĩ và giảng giải.

Nói chuyện với giáo viên nếu con em cứ tiếp tục nói không có bài tập ở nhà.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 34 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Giải Quyết Vấn Đề Nói chuyện với giáo viên nếu qúi vị có điều gì thắc mắc về con em hoặc muốn góp ý. Nếu con em có xung đột với trẻ con khác, xin liên lạc với giáo viên.

Nếu có thể, nhà trường thường khuyến khích hoặc giúp đỡ học sinh tự giải quyết vấn đề, nhưng có khi cũng cần phụ huynh giúp vào nữa.

♦ Đặt câu hỏi với con em để thu thập tin tức.

♦ Giải thích với giáo viên những gì con em đã kể và cảm nghĩ của con em . Cho giáo viên biết qúi vị đã làm gì để giúp con em giải quyết vấn đề.

♦ Lắng nghe quan điểm của giáo viên và hỏi xem họ đã làm gì ở trường. Thử nghĩ xem cách đó có áp dụng được ở nhà không.

♦ Vạch kế hoạch cho qúi vị lẫn giáo viên cách đối phó để con em thấy cả hai cùng nhất trí trong vấn đề này.

♦ Đồng ý gặp lại nhau để xem giải pháp đó có hiệu quả không.

♦ Nói chuyện với hiệu trưởng nếu vấn đề không được giải quyết. Nếu hiệu trưởng không giải quyết được vấn đề, đề nghị đưa lên cho cơ quan điều hành School Operation Services (điện thoại số 441-6000) và xin nói chuyện với cấp trên gọi là District Principal.

Giúp con em tự giải quyết vấn đề

Khuyến khích con em nói với giáo viên về vấn đề gặp phải.

Tập cho con em cách giải thích vấn đề.

Nhắc nhở con em luật lệ nhà trường không dung túng việc đánh nhau hoặc dùng lời lẽ nặng để giải quyết vấn đề.

Đoan chắc với con em qúi vị sẽ can thiệp vào khi vấn đề không được giải quyết.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 35 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Buổ i Hội Kiến giữa Phụ Huynh và Giáo viên Diễn t iến của buổi gặp gỡ này?

Buổi hội kiến giữa phụ huynh và giáo viên thường được ấn định hai lần trong năm, vào tháng Mười Một và tháng Ba. Con em sẽ mang về nhà thông báo này.

Cuộc gặp gỡ này để trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên về việc học tập của con em được hiệu quả hơn. Đây cũng là dịp tốt để phụ huynh và giáo viên thảo luận công việc của mỗi người đóng góp vào sự thành công của con em trong việc học. Cuộc gặp gỡ này kéo dài từ 10 đến 15 phút.

Trong buổi này, giáo viên có thể giải thích điều phê trong học bạ và nói về cách giúp con em tiếp thu trong lớp. Giáo viên sẽ đưa bài vở của con em từ đầu học kỳ so với bài vở mới làm gần đây để thấy con em đã học được những gì. Giáo viên có khi cũng góp ý cách thức qúi vị có thể giúp con em ở nhà.

Giáo viên cũng khuyến khích con em có mặt trong buổi gặp gỡ này để có dịp phô trương bài tập của mình. Nếu có những vấn đề cần bàn riêng không có mặt của con em, xin lấy hẹn gặp giáo viên lần khác.

Biểu Dương Thành T ích Học Tập

Có trường tổ chức các buổi Biểu Dương Thành tích học tập thay cho buổi hội kiến giữa phụ huynh và giáo viên.

Các buổi Biểu Dương Thành tích Học tập là dịp để học sinh chia sẻ với phụ huynh những gì con em đã tiếp thu được ở trường trong học kỳ vừa qua thông qua các bài thi trắc nghiệm, bài kiểm tra, bài tập, tập hồ sơ riêng, và các đề án đặc biệt.

Đó cũng là dịp để học sinh và phụ huynh tham khảo ý kiến với giáo viên. Xin tất cả phụ huynh vui lòng đến liên hoan sự thành công của con em.

Phụ huynh thường hỏi giáo viên:

Việc học Anh ngữ của con tôi tiến đến bực nào?

Con tôi học những bộ môn gì theo đúng với chương trình học của lớp?

Con tôi được dạy kèm những bộ môn nào? Dạy kèm với hình thức nào?

Con em tôi cần phải làm bài tập ở nhà trong bao lâu?

Con tôi giao tiếp với các học sinh khác ra sao?

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 36 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

♦ Nói chuyện với con em trước buổi họp mặt để xem con em thích những điều gì ở trường và có gặp khó khăn gì.

♦ Chuẩn bị những gì muốn hỏi giáo viên. Viết xuống các câu hỏi

muốn hỏi.

♦ Hỏi xem các liên lạc viên có mặt để giúp trong trường hợp qúi vị cần không. Nếu không sẵn dịch vụ của các liên lạc viên, xin mang theo một người bạn hoặc một thân nhân (không phải là trẻ con) để thông dịch dùm.

♦ Mỗi buổi họp thường được xấp xếp từ 10 đến 15 phút. Xin vui lòng

đến trước 5 phút để đảm bảo có đủ giờ hẹn để gặp gỡ giáo viên.

♦ Đôi lúc phụ huynh và giáo viên cần gặp lại nhau hoặc nói qua điện thoại để theo dõi câu chuyện. Phụ huynh hoặc giáo viên có thể định lúc khác để gặp.

♦ Sau đó, thảo luận buổi họp này với con em. Nên nhấn mạnh đến

những việc tốt và chỉ rõ vào những điều quan tâm. Nên giải thích đã có dự tính gì với giáo viên.

♦ Tiếp tục liên lạc với giáo viên dù mọi việc đều tốt đẹp. Như vậy sẽ

gây cho con em một ấn tượng tốt.

Ngà y Cửa Ngỏ Open House Trường thường tổ chức những lễ lạc đặc biệt gọi là Open House. Trong dịp này, qúi vị có cơ hội tham quan trường, tìm hiểu thêm về các chương trình học đặc biệt của trường. Gặp gỡ nhân viên trường, học sinh và các thành viên khác của cộng đồng. Trong dịp Open Houses, giáo viên có mặt để thảo luận chương trình giảng dạy và chương trình học của lớp. Mục đích của các buổi Open Houses là để phổ biến đến phụ huynh nhiều chương trình học khác nhau để phụ huynh dễ chọn trường cho con em. Các buổi Open Houses thường được tổ chức vào tháng Hai, tháng Ba và tháng Tư. Qúi vị nhận tin này qua thông báo của nhà trường giử về. Đến dự các buổi Open Houses rất có ích lợi nhất là khi con em chuyển từ tiểu học lên trung học cấp hai Junior High và từ cấp hai lên cấp ba High School. Để tìm hiểu thông tin về các ngày Open House của từng trường, xin liên hệ: Open House Dates.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 37 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Tham Gia vào Công việc nhà Trường

T ình Nguyện Nhà trường khuyến khích phụ huynh tham gia vào các sinh hoạt của nhà trường. Phụ huynh có thể tình nguyện giúp các buổi học ngoài trường field trips, làm việc trong thư viện trường, đọc cho trẻ con nghe và nhiều công việc hữu ích khác. Xin vui lòng đừng do dự khi đề nghị với giáo viên bất kỳ tên sách, báo chí, tập san hoặc băng video bằng ngôn ngữ và văn hóa cua dân tộc mình. Nói rõ với giáo viên sách báo nào thích hợp với lớp hoặc thư viện nhà trường.

Nói với giáo viên về việc xin giúp nhà trường.

Hộ i Họp và Lễ Lạc ở Trường Nhà trường có khi tổ chức các lễ lạc đặc biệt như buổi trình diễn và hội chợ đa văn hóa. Đôi lúc, có trường tổ chức những buổi giới thiệu về các đề tài như cách đọc viết, toán học hoặc cách giúp con em thành công. Các dịp này là cách tốt nhất để dự lớp với con em và để học hỏi thêm về các sinh hoạt của trường.

H ộ i Đ ồ n g N h à T r ư ờ n g Mỗi trường đều có hội đồng cố vấn gồm có phụ huynh, thành viên của cộng đồng và giáo xứ và nhân viên nhà trường gọi là Hội Đồng Nhà Trường. Hội Đồng này bàn luận nội qui và kế hoạch nhà trường với hiệu trưởng. Tất cả phụ huynh đều có thể tham gia buổi họp và khuyến khích đóng góp vào các cuộc thảo luận. Tất cả phụ huynh đều đủ tư cách làm hội viên. Ở các trường công giáo, có trường chính thức bầu hối đồng, có trường phụ huynh tự nguyện tham gia.

♦ Hỏi văn phòng trường tên và số điện thoại của chủ tịch hội đồng nhà trường.

♦ Tiếp xúc với chủ tịch hội đồng để thảo luận việc qúi vị muốn tham gia.

♦ Đến dự các buổi họp của hội đồng để tìm hiểu về cách sinh hoạt của hội, đặt câu hỏi, góp ý kiến và cho ý kiến về những vấn đề ở trường mà qúi vị lưu tâm đến.

♦ Trao đổi với chủ tịch hoặc thành viên của hội đồng cách giúp nhân viên trường và các phụ huynh khác hiểu biết thêm về cộng đồng của qúi vị và các nhu cầu của học sinh ESL.

♦ Tạo một mạng lưới phụ huynh để trao đổi tin tức với các phụ huynh khác và để chào đốn các gia đình mới định cư.

Góp Ý

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 38 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Kiểm Tra Thành Quả Học Tập của Tỉnh

Bộ Giáo Dục Alberta kiểm tra tất cả học sinh của lớp 6 và 9 về một số môn nhất định để đảm chắc nền giáo dục của chúng ta duy trì chất lượng cao. Học sinh viết các bài kiểm tra này vào tháng Năm và tháng Sáu. Nhà trường sẽ gửi thư báo về nhà với ngày giờ chính xác. Các bài kiểm tra được dựa trên chương trình học của tỉnh Alberta và có ý định thu thập dữ kiện về trình độ của học sinh toàn tỉnh về việc học đọc, viết và hiểu Anh ngữ và khả năng

học Toán, Xã hội học, và Khoa học. Kết quả bài kiểm tra của Tỉnh không có ghi vào học bạ hoặc vào đơn xin học ở các trường cao đẳng hoặc đại học. Kết quả này cũng không được dùng để định đoạt tương lai của con em.

Mỗi trường đều nhận được một bản kết quả chi tiết. Nhà trường cũng nhận được hai bản về sơ lược tiểu sử cá nhân của mỗi học sinh: một bản làm hồ sơ lưu và bản kia gửi cho phụ huynh học sinh. Trong vài trường hợp, nếu con em vừa mới đến định

cư ở Canada và đang học Anh ngữ ở cấp sơ đẳng, sẽ được miễn viết bài kiểm tra. Tất cả học sinh ESL đều được cho thêm giờ để hoàn tất bài thi. Qúi vị sẽ ký tên vào giấp phép miễn thi cho con em.

Muốn biết thêm chi tiết, xin liên hệ qua trang web của bộ Giáo Dục Alberta: Provincial Achievement Tests (PAT).

Phụ huynh có thể làm gì để chuẩn bị cho con em viết bài kiểm tra? “Một khiá cạnh phụ huynh có thể giúp con em được là chú trọng vào khả năng đọc và hiểu. Những năng khiếu giúp con em đạt thành quả cao trong bài thi đều là kỹ năng đọc hiểu và biết cách ứng dụng trong mọi lãnh vực học. Parent Guide to Provincial Achievement

Alberta Education

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 39 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Chuẩn B ị vào Trung cấp (Junior High) Sự chuyển tiếp giữa cấp tiểu học (elementary) và trung cấp (junior high) có thể rất khó khăn. Sau khi trải qua nhiều năm học ở một môi trường quen thuộc và an toàn, học sinh phải thích nghi lại từ đầu. Sự chuyển tiếp này có thể là một kinh nghiệm đầy lo sợ và quá sức đối với các em học sinh, nhưng cũng có thể là một dự án mới đầy thú vị cho các em. Thay vì được một giáo viên giảng dạy như ở bậc tiểu học, các em học sinh ở bậc trung cấp phải học với mỗi giáo viên của từng bộ môn. Các em sẽ

nhận thấy mỗi giáo viên đều có tác phong giảng dạy và những đòi hỏi chuẩn mực khác nhau. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thử thách của phụ huynh. Thời điểm này là lúc con em trải qua những thay đổi về ngoại diện. Chúng trở nên lo âu hơn và hoang mang hơn. Các thanh thiếu niên trẻ bắt đầu chung vui với bạn bè hơn là gia đình.

Qúi vị có thể giúp con em vượt qua giai đoạn này một cách êm thấm bằng cách tích cực tham gia vào việc học hành của con em, mở rộng đường dây liên lạc giữa qúi vị và con em và lúc nào cũng bình tĩnh.

♦ Một số trường có cố vấn (counselors) để giúp các em chuyển tiếp từ trường tiểu học đến trường trung cấp (junior high) và đảm bảo việc chuyển trường này được trôi chảy.

♦ Dự buổi Open House của trường trung cấp gần nhà để biết thêm về những chương trình giảng dạy của trường này.

♦ Yêu cầu liên lạc viên nói tiếng Việt cùng dự Open House với qúi vị. Họ sẽ giải thích thành thạo chương trình học và những yêu cầu mà con em sẽ trải qua ở trường trung cấp.

♦ Hãy làm quen với bạn bè mới của con em quý vị cùng với gia đình của các em. Mời bạn bè mới của con em mình đến nhà chơi để dễ tìm hiểu các em hơn.

Phụ huynh của con em học ELL thường

hỏi

Có chương trình ELL nào ở trường Trung học Junior High gần nhà không?

Có chương trình hoặc bộ môn nào đặc

biệt có lợi ích cho con em không? Trường Junior High đáp ứng nhu cầu

của học sinh ESL như thế nào?

Tài Liệu Hướng Dẫn Học Sinh Mới Định Cư Vào Chương Trình 40 Tiểu Học ở Truờng Công Giáo Edmonton

M ớ i Đ ị n h C ư Ở C a n a d a ? Tài liệu hướng dẫn để học sinh đạt kết quả tốt trong việc học

Các Liên Lạc Hữu Ích (Helpful Links) Nếu qúy vị là người mới định cư và qúy vị cần sự trợ giúp để hội nhập vào cuộc sống ở tỉnh Alberta. Sau đây là danh sách các cơ quan định cư giúp những người di dân mới đến tỉnh. Danh sách dưới đây là các mạng vi tính giúp qúy vị biết thêm các tin tức về cộng đồng, sức khoẻ, xã hội, cơ quan nhà nước và các văn phòng phục vụ cho người mới di dân. Các liên lạc viên luôn sẵn sàng liên hệ quý vị với cơ quan định cư của địa phương, của chính phủ và các tổ chức của cộng đồng cũng như các chương trình và tổ chức của cộng đồng quý vị nói riêng. Qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc với người mới định cư, các liên lạc viên có thể hướng dẫn quý vị tìm hiểu quá trình giáo dục của hệ thống trường Công Giáo Edmonton cũng như các thông tin về việc tạo lập cuộc sống mới ở Canada. Để tìm hiểu thông tin và liên hệ với các liên lạc viên, quý vị có thể vào trang web của Edmonton Catholic Schools, dưới chủ mục One World…One Centre – Intercultural Services .

Immigration, Refugee and Citizenship Canada (IRCC) Moving to Alberta Welcome to Alberta - Information for Newcomers City of Edmonton - New Resident Programs

Các Tổ Chức Di Trú ở thành phố Edmonton (Immigrant Serving Agencies in Edmonton)

Catholic Social Services Edmonton Mennonite Centre for Newcomers Edmonton Immigrant Service Association - EISA ASSIST Community Services Centre

Các mối liên lạc của Chính phủ và Thành phố Edmonton dành cho những người mới định cư

ONE WORLD…ONE CENTRE Intercultural Services - Liaison Workers

12050 – 95A Street Edmonton AB T5G 1R7

Phone: 780-944-2001