8
Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất sản xuất nông nghiệp của người dân xóm Bình Dương (Thôn 3, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai) đã bị nước sông Đạ Quay đánh sập, cuốn trôi và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, nếu không có biện pháp để khắc phục thì hàng chục héc - ta đất sản xuất của người dân nơi đây sẽ bị nước sông “nuốt” gọn chỉ là trong nay mai. Sau khoảng 2 tháng mưa lớn kéo dài liên tục, hàng ngàn mét vuông đất ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng năm 2018 liệu có đạt? TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 5121 - THỨ SÁU NGÀY 24/8/2018 NHỚ LỜI BÁC DẠY KINH TẾ Giải pháp “nhất nước…” ở Kiến Huy Farm TRANG 3 VĂN HÓA - XÃ HỘI Khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xương TRANG 5 Xây dựng văn hóa đọc cho học sinh vùng xa TRANG 4 TRANG 4 TRANG 7 TRANG 3 XEM TIẾP TRANG 2 Đoàn viên thanh niên trực tiếp giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trồng rừng. Ảnh: V.Quỳnh Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, khoáng sản trên địa bàn, thời gian qua, Đảng ủy xã Đạ Sar (Lạc Dương) đã xem công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được thực hiện thường xuyên và liên tục. TRANG 2 Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn. (CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949. T.5) Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9 Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừng Nguy cơ sông “nuốt” đất làng Đảng ủy xã Đạ Sar phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng Chủ tịch UBND tỉnh vừa gửi công điện yêu cầu Ban An toàn giao thông tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, Cảng Hàng không Liên khương,… có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy chuyến và kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái qui định. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại các bến xe, nhà ga, bến đò ngang, bến tàu, thuyền du lịch, cảng hàng không và các điểm đón, trả khách. Kiểm tra các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn; kịp thời sửa chữa, khắc phục các vị trí mặt đường bị hư hỏng, sạt lở; kiểm tra bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo tại các điểm đến, nút giao thông và các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông trên các tuyến đường quản lý theo phân cấp;...

Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất

sản xuất nông nghiệp của người dân xóm Bình Dương (Thôn 3, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai) đã bị nước sông Đạ Quay đánh sập, cuốn trôi và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, nếu không có biện pháp để khắc phục thì hàng chục héc - ta đất sản xuất của người dân nơi đây sẽ bị nước sông “nuốt” gọn chỉ là trong nay mai.

Sau khoảng 2 tháng mưa lớn kéo dài liên tục, hàng ngàn mét vuông đất

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTMục tiêu quản lý,

bảo vệ rừng năm 2018 liệu có đạt?

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 5121 - THỨ SÁU NGÀY 24/8/2018

NHỚ LỜI BÁC DẠY

KINH TẾGiải pháp “nhất nước…”

ở Kiến Huy Farm TRANG 3

VĂN HÓA - XÃ HỘIKhủng hoảng

trong chuyên ngành loãng xương

TRANG 5

Xây dựng văn hóa đọc cho học sinh vùng xa

TRANG 4

TRANG 4

TRANG 7 TRANG 3

XEM TIẾP TRANG 2

Đoàn viên thanh niên trực tiếp giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trồng rừng. Ảnh: V.Quỳnh

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, khoáng sản trên địa bàn, thời gian qua, Đảng ủy xã Đạ Sar (Lạc Dương) đã xem công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên khoáng sản là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được thực hiện thường xuyên và liên tục.

TRANG 2

Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

(CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH. THÁNG 6 NĂM 1949. T.5)

Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừng

Nguy cơ sông “nuốt” đất làng

Đảng ủy xã Đạ Sar phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừng

Chủ tịch UBND tỉnh vừa gửi công điện yêu cầu Ban An toàn giao thông tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong thời gian lễ Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới 2018 - 2019 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giao thông vận tải; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tăng cường thực hiện

các giải pháp đảm bảo an toàn, nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách; yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải, các bến xe, Cảng Hàng không Liên khương,… có phương án tổ chức vận tải hành khách phù hợp, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ, giảm thiểu tình trạng ùn tắc, chậm, hủy chuyến và kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tăng giá vé trái qui định. Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại các bến xe, nhà ga, bến đò ngang, bến tàu,

thuyền du lịch, cảng hàng không và các điểm đón, trả khách.

Kiểm tra các công trình kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn; kịp thời sửa chữa, khắc phục các vị trí mặt đường bị hư hỏng, sạt lở; kiểm tra bổ sung hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, thiết bị cảnh báo tại các điểm đến, nút giao thông và các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông trên các tuyến đường quản lý theo phân cấp;...

Page 2: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

2 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Đổi mới hình thức và phương thức tuyên truyềnĐảng ủy xã Đạ Sar đã cụ thể hóa

nhiệm vụ này thành chương trình hành động cụ thể, trong đó tập trung vào 9 giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác QLBVR và TNKS. Đáng chú ý nhất là giải pháp: các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội xã Đạ Sar đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước QLBVR, TNKS đến từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, gia đình và cộng đồng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của rừng, TNKS đối với môi trường sống và sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã Đạ Sar thường xuyên đổi mới hình thức và phương thức tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về QLBVR và TNKS phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận thông tin, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS); xây dựng các bảng tuyên truyền ở những khu vực công cộng, trên các tuyến giao thông, nơi cửa rừng.

Là một xã miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, diện tích tự nhiên trên 24.800 ha, trong đó có khoảng 20.000 ha là đất rừng nên việc xảy ra các vụ việc liên quan đến vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn diễn biến phức tạp. Ông Bùi Quốc Huân - Bí thư Đảng ủy xã Đạ Sar cho biết: Qua công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và

phát triển rừng, TNKS đến từng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, tình hình được cải thiện đáng kể, các vụ vi phạm nhìn chung diễn ra trên diện tích rất nhỏ, người dân đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng, xem rừng như một mối liên hệ mật thiết, gắn bó và được hưởng lợi từ công việc QLBVR. Mặt khác, việc tổ chức lực lượng truy quét các đối tượng khai thác khoáng sản trái phép, nhất là khai thác vàng, thiếc trái phép gây ô nhiễm môi trường, gây mất trật tự an toàn xã hội, lợi dụng khai thác khoáng sản để khai thác gỗ, lâm sản trái phép đã làm tình hình bớt căng thẳng.

Giao cho người dân trực tiếp bảo vệXác định công tác QLBVR,

TNKS là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài, Đảng ủy xã Đạ Sar đã căn cứ vào tình hình thực tiễn

Đảng ủy xã Đạ Sar phát huy vai trò lãnh đạo trong công tác quản lý, bảo vệ rừngNhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xâm hại tài nguyên rừng, khoáng sản trên địa bàn, thời gian qua, Đảng ủy xã Đạ Sar (Lạc Dương) đã xem công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) và tài nguyên khoáng sản (TNKS) là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, được thực hiện thường xuyên và liên tục.

của địa phương là nơi có khoảng 20.000 ha đất rừng, chỉ 4.000 ha là đất sản xuất nông nghiệp nên vấn đề đặt ra chính là chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao trong vùng đồng bào DTTS. Nếu như năm 2016, toàn xã có 86 hộ đồng bào DTTS chuyển đổi khoảng 22 ha diện tích đất trồng các loại không giá trị sang trồng rau, hoa, cây atisô thì đến nay đã có 130 hộ chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao, với diện tích 300 ha luân canh, 100 ha sản xuất rau, hoa, cây atisô quay vòng; đặc biệt có đến 35 ha thực hiện trồng trọt quay vòng 7 vụ/năm, mang lại thu nhập cao cho người dân.

70% hộ dân trong xã thực hiện nhận giao khoán bảo vệ rừng đã giúp 800/1.200 đồng bào DTTS có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Ông Klong Ha Jack (1963) là người có uy tín của Thôn 6, xã Đạ Sar phấn khởi: Nhờ nhận giao khoán bảo vệ rừng mà các hộ dân của thôn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Nếu như trước đây người dân trong thôn phần lớn sống nhờ rừng, nhờ trời, nhờ đất thì bây giờ bà con đã chủ động đầu tư làm nhà kính, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, góp phần tăng thêm thu nhập.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác QLBVR, TNKS là việc làm thường xuyên và liên tục của các địa phương trong thời gian qua. Nhưng có lẽ một điều đáng ghi nhận ở Đạ Sar chính là người dân, nhất là người đồng bào DTTS thấy được cái lợi của rừng khi mình là người trực tiếp bảo vệ. Rồi đến việc tạo sinh kế cho người dân theo cách tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao để họ không còn xách cưa vào rừng nữa… ĐỨC TÚ

Tạo sinh kế cho người dân bằng cách chuyển đổi cây trồng, nhận giao khoán bảo vệ rừng là yếu tố làm giảm áp lực lên những cánh rừng ở Đạ Sar. Ảnh: Đ.Tú

BẢO LÂM: Gần 7.000 lượt dân quân tự vệ được huấn luyện

Theo báo cáo của Huyện ủy Bảo Lâm, trong 5 năm (2013 - 2018), toàn huyện có 6.916 lượt dân quân tự vệ (DQTV) tham gia huấn luyện; trong đó, dân quân năm thứ nhất 471 lượt, dân quân năm thứ hai đến năm thứ tư 2.045 lượt, dân quân tại chỗ 1.895 lượt, dân quân các binh chủng 1.707 lượt và tự vệ 798 lượt. Đồng thời, huyện đã điều động đi tập huấn 5 đợt với 210 đồng chí cán bộ; tổ chức tập huấn cho các đồng chí Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng dân quân và Trưởng tự vệ 5 đợt với 630 đồng chí.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2013 - 2018, Ban Chỉ huy Quân sự huyện đã tham mưu cho Huyện ủy, UBND huyện cử cán bộ đi bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh đối tượng 3 tại Trường Quân sự tỉnh theo đúng quy định; phối hợp mở 17 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho đối tượng 4 với hơn 1.360 đồng chí; và giáo dục quốc phòng cho 14.100 em học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện… Huyện Bảo Lâm cũng đã cử 20 cán bộ tham gia đào tạo Trung cấp Chuyên nghiệp quân sự tại Trường Quân sự tỉnh.

Được biết, toàn huyện hiện có 29 đầu mối DQTV, quân số khoảng 1.700 người, chiếm trên 1,4% so với dân số; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng DQTV chiếm 25,3%, đoàn viên đạt 59,2%. LHT

Nhân kỷ niệm 73 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, UBMTTQVN huyện Đức Trọng đã tổ chức gặp mặt 60 già làng tiêu biểu, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS).

Tại buổi gặp mặt, bà Phạm Thị Thanh Thúy - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, đã báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh các tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ của huyện những tháng cuối năm.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, các già làng, người có uy tín vùng ĐBDTTS bày tỏ vui mừng với những kết quả đạt được của huyện nhà trên các lĩnh vực và đề đạt một số tâm tư, nguyên vọng với lãnh

ĐỨC TRỌNG: Gặp mặt 60 già làng, người có uy tín

đạo huyện.Tại buổi gặp mặt, các đồng

chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND, UBMTTQVN huyện Đức Trọng

cũng đã gửi tới các già làng, người có uy tín vùng ĐBDTTS mỗi người một phần quà.

Thay mặt lãnh đạo huyện Đức

Trọng, ông Nguyễn Ngọc Phúc - Bí thư Huyện ủy Đức Trọng đã ghi nhận và biểu dương những những đóng góp của các già làng, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS trong thời gian qua đối với cộng đồng, địa phương, đặc biệt, già làng, người có uy tín vùng ĐBDTTS đã tích cực tham gia vào việc giải quyết mâu thuẫn trong cộng đồng; tham gia xây dựng nông thôn mới…

Ông Nguyễn Ngọc Phúc cũng mong trong thời gian tới, các già làng, người có uy tín trong vùng ĐBDTTS của huyện tiếp tục cộng tác với chính quyền, mặt trận và các đoàn thể, tiếp tục đóng góp, xây dựng huyện Đức Trọng ngày càng phát triển. T.VŨ

Ông Nguyễn Ngọc Phúc - Bí thư Huyện ủy Đức Trọng trao quà cho già làng, người có uy tín vùng ĐBDTTS.

Tăng cường đảm bảo... TIẾP TRANG 1

... tăng cường lực lượng tổ chức, phân luồng hợp lý, hướng dẫn phương tiện lưu thông an toàn, thông suốt và có biện pháp khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố…

Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh xây dựng phương án phối hợp liên ngành và giữa các địa phương để tổ chức, điều tiết giao thông hợp lý, không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường, khu vực, thời điểm thường xảy ra tai nạn giao thông; kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông…

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo UBND các huyện, thành phố kiểm tra, di dời cây xanh, bảng hiệu che khuất tầm nhìn; xử lý cây cối có nguy cơ ngã đổ trên các tuyến đường nội thị; tỉa cành, bẻ nhánh cây xanh ở khu vực trong và xung quanh trường học để đảm bảo an toàn…

UBND tỉnh cũng công bố các số điện thoại để người dân phản ánh về hoạt động vận tải, giao thông. Số của Văn phòng Ban An toàn giao thông: 2633.820.761; 0903.052239; số của thanh tra Sở Giao thông Vận tải: 02633.702.956; số của Phòng Cảnh sát giao thông: 02633.701.000. NGUYÊN THI

Page 3: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

3 3 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018KINH TẾ

Để xây dựng thành công bước đầu mô hình sản xuất nông sản hàng hóa cạnh tranh gắn với du

lịch vườn, Kiến Huy Farm đã chọn giải pháp canh tác “… nhất nước” đồng bộ, hiệu quả.

Dâu tây ngọt thanh, chua nhẹ nhờ “tưới kép”Phóng viên đến Kiến Huy Farm

vào giờ gần trưa tháng 8/2018 khi nhân công ở đây vừa thu hoạch xong các loại rau trong ngày, đưa vào khu vực sơ chế, đóng gói chuyển về hệ thống siêu thị thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Trước đó mấy ngày có nhiều đoàn khách đến từ nhiều vùng miền trong và ngoài nước cũng đã đến đây trải nghiệm bên từng luống rau, củ, quả xanh tốt được canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, trong đó trang bị đồng bộ 2 hệ thống tưới nước nhỏ giọt kết hợp với bón phân dưới gốc và tưới phun sương, phun mưa lắp đặt theo hàng trụ sắt cao bên trên khoảng 3 m. Và cao bên trên nữa là mái lợp nhà kính hình vòng cung che bớt nhiệt độ ngày nắng, đồng thời thoát nước nhanh trong ngày mưa. Anh Hà Văn Lập, 47 tuổi, phụ trách kỹ thuật Kiến Huy Farm cho biết, hệ thống tưới nhỏ giọt thường vận hành đều đặn trong mùa mưa; còn tưới phun sương hoặc phun mưa thì

Giải pháp “nhất nước…” ở Kiến Huy FarmBên đường Tỉnh lộ 723 thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương có Kiến Huy Farm đa dạng các loại rau đặc trưng ôn đới, thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch vườn trong và ngoài nước.

thường “bật nguồn” vào những ngày nắng để giảm bớt nhiệt độ cho rau.

Để được tiếp xúc trực tiếp với quy trình tưới tự động tiết kiệm nước nêu trên, anh Lập đưa phóng viên vào trong khu nhà kính diện tích 1.300 m2 trồng dâu tây New Zealand trên giá thể xơ dừa. Tất cả gồm 3 tầng đường máng chứa giá thể xơ dừa, cố định trên những thanh giá sắt cách mặt đất từ 50 - 60 cm. Bên trên đường máng phủ màng nông nghiệp thiết kế từng chiếc ô hình tròn cho từng cây dâu xuống giống trồng; mỗi ô tròn có một đường ống dẫn nước đi qua với những chiếc van nhỏ giọt nước hòa tan với phân bón nuôi cây. Lúc này cây dâu tây giống NewZealand mới xuống trồng hơn 10 ngày đã phát triển nhiều cặp lá xanh tốt. Anh Lập nói khoảng 90 ngày tới, cung cấp tưới nước nhỏ

giọt kết hợp với bón phân đầy đủ sẽ đồng loạt thu hoạch từ 15 - 30 kg dâu tươi, bán tại vườn cho khách du lịch với giá trong tháng 8/2018 trung bình 250.000 đồng/kg.

Bước sang vườn dâu tây New Zealand trồng trong nhà lưới trắng bên cạnh đã 4 năm tuổi, phóng viên được trải nghiệm hái trái dâu tại chỗ thưởng thức vị chua nhẹ, ngọt thanh đặc ruột, đạt tiêu chuẩn VietGAP nên yên tâm về ngưỡng an toàn của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Quản lý kỹ thuật Kiến Huy Farm, Hà Văn Lập thuyết minh “Diện tích dâu tây trong nhà lưới trắng trên mái, lưới đen phủ trên đất ngăn côn trùng, nấm bệnh, tổng diện tích 2.000 m2, mật độ trồng theo chuẩn VietGAP là 5.500 cây/1.000 m2. Mùa mưa cứ 3 ngày tưới nhỏ giọt 1 lần kéo dài 40 phút; mùa nắng cứ

2 ngày tưới phun sương 1 lần kéo dài 25 phút. Giữa hai luống dâu tây đào một đường rãnh để giữ lại lượng nước tưới phun sương chảy ra ngoài gốc cây, đảm bảo độ ẩm cho đất đủ dưỡng chất nuôi cây dâu đạt năng suất và chất lượng thu hoạch…”.

Tiếp tục thâm canh gắn với du lịch canh nôngRau nhà kính tưới phun mưa và

nhỏ giọt ở Kiến Huy Farm thu hút khách du lịch trong nước dừng lại khá lâu chụp hình lưu niệm, thu hái trái ăn tươi tại chỗ dưới mái nhà kính công nghệ cao là vườn dưa pepino 1.500 m2 và vườn cà chua đa sắc màu vàng, đỏ, xanh với 2.500 m2. Trong đó, với phương châm canh tác “nhất nước…”, nghĩa là xác định chất lượng nguồn nước tưới chuẩn sạch và kỹ thuật tưới tiên tiến đứng

Dưa pepino ở Kiến Huy Farm thu hoạch 200 - 300 kg/ngày. Ảnh: V.Việt

ở vị trí quan trọng hàng đầu tại Kiến Huy Farm, vận hành đồng bộ, phù hợp với từng luống đất, từng loại cây trồng và từng thời điểm. Kết quả cụ thể vườn cà chua “tưới kép” nhỏ giọt và phun mưa, sau 4 tháng trồng và chăm sóc hiện đang thu hoạch mỗi ngày từ 15 kg cà chua baby vàng đến 20 kg cà chua baby đỏ và 30 kg cà chua beef, giá đổ đồng mỗi ký từ 70 - 80.000 đồng. Và dưa pepino tưới nhỏ giọt với hệ thống hai đường ống lắp đặt song song, sau một năm chăm sóc tiếp tục thu hoạch mỗi ngày từ 200 - 300 kg, giá trung bình 70.000 đồng/kg - mức giá khá hấp dẫn đối với khách hàng địa phương, khách du lịch và khách đặt hàng từ ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Và còn nhiều loại rau chất lượng cao được tưới bằng phương pháp nhỏ giọt và phun sương ở Kiến Huy Farm không chỉ tăng doanh thu bán ra, mà còn tạo thêm điểm du lịch canh nông của tỉnh Lâm Đồng.

Đó là khu nhà kính hơn 4.000 m2 trồng ớt chuông, cà rốt baby, cải cầu vồng, cải xoăn khổng lồ... Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng và các ban, ngành trung ương đã đến khảo sát, đánh giá cao mô hình tưới nước trồng luân canh các loại rau công nghệ cao ở Kiến Huy Farm. Đây là một nguồn động lực cho Kiến Huy Farm tiếp tục đầu tư thâm canh cây trồng đặc trưng ôn đới, đạt hiệu quả cao hơn nữa với phương pháp tưới nước kết hợp bón phân hết sức tiện lợi này…

VĂN VIỆT

Các công nhân đang miệt mài dệt những tấm lụa. Ảnh: T.D.H

Một trong những cơ sở dệt lụa chúng tôi đến thăm là cơ sở sản xuất

tơ lụa Hà Bảo của anh Đặng Tuấn Minh - Giám đốc Công ty TNHH Se tơ dệt lụa Hà Bảo. Tuy công ty mới thành lập khoảng 3 năm, nhưng hiện nay công suất sản xuất lụa của công ty khoảng 50 nghìn mét/tháng, giải quyết việc làm cho khoảng 100 công nhân là người địa phương và đem lại mức thu nhập trung bình cho khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng cho công nhân. Thị trường tiêu thụ tơ lụa chủ yếu của công ty là Nhật Bản, Mêhicô, Mỹ, Ấn Độ...

Ngoài cơ sở sản xuất tơ lụa của Hà Bảo thì hiện tại trên địa bàn thành phố có 23 doanh nghiệp hoạt động ươm tơ, dệt lụa; trong đó có 7 doanh nghiệp ươm tơ cơ khí, 8 doanh nghiệp ươm tơ tự động, có 8 doanh nghiệp dệt lụa. Sản lượng sản xuất hàng năm trên địa bàn thành phố khoảng 1.000 tấn tơ, 5,6 triệu m2 lụa các loại. Để đảm bảo phát triển ngành tơ lụa, UBND thành phố Bảo Lộc đã tổ chức xây dựng nhãn hiệu chứng nhận tơ lụa Bảo Lộc và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 276882/QĐ-SHTT ngày

Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết trong chuỗi sản xuất TP Bảo Lộc ngoài vùng trồng dâu nuôi tằm còn có những cơ sở dệt lụa nổi tiếng nên được mệnh danh là “thành phố tơ lụa” của cả nước. Và mặc dù nghề ươm tơ dệt lụa đang phát triển nhưng vẫn còn thiếu tính liên kết trong sản xuất.

27/2/2017, đến nay đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tơ lụa Bảo Lộc cho 7 doanh nghiệp. Các sản phẩm tơ lụa Bảo Lộc gồm tơ xe các loại, vải lụa tơ tằm; các loại lụa như lụa Satinh (dùng may áo kimono), lụa Yozu (dùng may khăn choàng đầu cho các vị nguyên thủ khối Ả Rập, Ấn Độ), các vải lụa Habuta, lụa

CDC,… dùng may áo dài, quần áo cao cấp, caravat, hàng trang trí nội thất xe hơi, nội thất nhà...

Theo anh Minh - Giám đốc Công ty TNHH Se tơ dệt lụa Hà Bảo thì hoạt động sản xuất tơ lụa của thành phố có những lúc thăng trầm do sự cạnh tranh của thị trường tơ lụa thế giới, giá các loại nông sản khác

luôn biến động, thu nhập của người trồng dâu, nuôi tằm có lúc không đạt như những loại cây trồng khác như chè, cà phê. Nhưng hiện nay ngành sản xuất, kinh doanh tơ lụa đã tăng trưởng ổn định góp phần vào phát triển chung của thành phố.

Phát triển là vậy, tuy nhiên ngành Tơ lụa của Bảo Lộc hiện nay cũng đang đặt ra những khó khăn, thách thức nhất định như thiếu tính liên kết trong chuỗi sản xuất chế biến ngành tơ lụa; nhà nước, nhà khoa học chưa được liên kết chặt chẽ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về giống, vùng nguyên liệu dâu để sản xuất nguyên liệu kén tằm phục vụ công nghiệp ươm tơ, dệt lụa...

Bởi vậy, trước mắt, tơ lụa của Bảo Lộc cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là các giống tằm cấp 2, đồng thời tổ chức tốt việc nuôi tằm con tập trung để cung cấp tằm con cho nông dân trên địa bàn. Về lâu dài cần phải có các chương trình hợp tác quốc tế với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc,… để có thể nhập

trứng giống tằm cấp 1, giống gốc, tổ chức khảo nghiệm đánh giá, từ đó chủ động sản xuất trứng giống tằm cấp 2, hợp tác nghiên cứu chọn tạo giống tằm lưỡng hệ phù hợp cho Việt Nam nói chung, Bảo Lộc nói riêng.

Bên cạnh đó, đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho số cán bộ chuyên môn, đặc biệt là cán bộ trẻ làm công tác nghiên cứu chọn tạo giống nhằm chủ động nắm bắt và ứng dụng công nghệ mới trong nghiên cứu chọn tạo giống tằm. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi tằm con tập trung, nuôi tằm lớn trên nền nhà, công cụ phục vụ nuôi tằm nhằm giảm bớt công lao động trực tiếp đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng tơ kén.

Đồng thời thu hút, kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, có công nghệ tiên tiến, chuyển giao công nghệ mới, đầu tư nhà máy ươm tơ gắn với vùng nguyên liệu…

Từng một thời hoàng kim, một thời lận đận, tơ lụa Bảo Lộc hiện nay bắt đầu hồi sinh với kỳ vọng trở thành “thành phố tơ lụa Việt Nam” nhằm phát huy mạnh mẽ tiềm năng lợi thế để đưa thương hiệu tơ lụa Bảo Lộc vươn xa. THU DUNG

Page 4: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

4 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, gần một năm qua, mô hình Thư viện thân thiện ở Trường Tiểu học Lộc An C - huyện Bảo Lâm đã phát huy hiệu quả trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

“Làm giàu” thư việnĐến Trường Tiểu học Lộc An C,

điểm thu hút tầm mắt nhất không phải là tán cây xanh hay dãy lớp học mà là những quyển sách. Trong khuôn viên trường tuy không rộng lớn nhưng sách có mặt khắp mọi nơi: trong lớp học, ngoài hành lang, dưới vườn trường... Và từng nhóm học sinh say sưa đọc sách, truyện đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong các giờ ra chơi ở trường. Đó là kết quả của việc triển khai mô hình thư viện thân thiện kết hợp cùng thư viện xanh và góc đọc trong lớp mà nhà trường thực hiện từ năm học 2017-2018.

Thư viện thân thiện của Trường Tiểu học Lộc An C hiện có hơn 3.100 đầu sách được nhà trường trang bị chỉ

trong một năm qua. Trong đó, hơn 400 quyển truyện được học sinh tự nguyện đóng góp để “làm giàu” cho kho tàng tri thức này. “Con mang đến đóng góp vào thư viện 10 quyển truyện. Các bạn trong lớp con cũng vậy, ai có truyện cũng mang đến để có thêm nhiều loại truyện cho tất cả cùng đọc. Đọc sách truyện con biết thêm nhiều thứ, nhất là tìm hiểu về lịch sử của đất nước, các bài học về tình bạn...”, Trần Thị Như Mai - học sinh lớp 5A2 bộc bạch.

Theo cô Hiệu trưởng Võ Thu Thảo, thuận lợi của nhà trường là được thụ hưởng dự án “Mô hình trường học mới” nên hệ thống thiết bị, đồ dùng dạy học được trang bị khá đầy đủ, từ đó làm nền tảng cho việc triển khai xây dựng thư viện thân thiện. Tuy nhiên, hoạt động của thư viện truyền thống trước đây vẫn còn nhiều hạn chế như diện tích chưa đủ rộng, sắp xếp chưa khoa học, ít sách báo, truyện tranh, tài liệu, sách không phân loại theo trình độ học sinh... nên chưa lôi cuốn các em đến tìm hiểu và đọc sách.

Trước thực trạng đó, nhà trường

đã tham mưu với chính quyền địa phương cũng như vận động sự hợp tác, hỗ trợ của phụ huynh học sinh trong việc cải thiện cơ sở vật chất, phòng đọc, bổ sung nguồn sách... để xây dựng thư viện thân thiện. Từ đó, một không gian thư viện rộng rãi, thoáng mát được trang trí bắt mắt cùng việc trang bị kệ sách, thiết bị ánh sáng, bàn ghế với nhiều chủng loại bản sách đã trở thành nơi hấp dẫn thu hút học sinh mỗi giờ ra chơi.

Phong phú hoạt động thư việnĐể việc đọc và tìm hiểu sách

truyện của học sinh không thụ động như trước đây, Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Lộc An C khuyến khích tất cả các thành viên trong nhà trường tham gia xây dựng thư viện thân thiện. “Chúng tôi có sự thay đổi trong việc sắp xếp, lưu trữ sách cũng như chủ động hơn trong việc giới thiệu sách mới, theo chủ đề, chủ điểm; đồng thời, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các tiết đọc sách và giúp giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh đọc sách

có nề nếp, tuân thủ nội quy...”, chị Phạm Thị Dẫn - nhân viên thư viện Trường Tiểu học Lộc An C cho biết.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng được nhà trường xác định là những cộng tác viên thư viện hướng dẫn học sinh cách đọc sách sao cho khoa học và hiệu quả. “Giáo viên sau mỗi bài học luôn giới thiệu cho học sinh những tài liệu cần đọc hiện có trên thư viện, những tài liệu bổ trợ, nâng cao mà các em cần đọc. Đồng thời, giúp học sinh nhận thức được khi có một cuốn sách hay thì cần phải đọc như thế nào cho hiệu quả, cách sắp xếp sách khoa học sau khi đọc, cách tóm tắt nội dung cuốn sách và ghi lại những tri thức cần thiết có trong sách”, cô Nguyễn Thị Hài Hòa - giáo viên chủ nhiệm lớp 5A2 chia sẻ.

Ngoài không gian thư viện thân thiện, Trường Tiểu học Lộc An C còn có các góc sách trong mỗi lớp học từ khi thực hiện mô hình trường học mới. Không những vậy, các giờ ra chơi còn có những tủ sách lưu động được luân chuyển dọc hành lang và trong khuôn viên sân trường như một thư viện xanh giúp học sinh

có thể đọc sách mọi lúc mọi nơi. Ngoài các tiết đọc tập trung ở thư viện thì trong tuần mỗi lớp sẽ dành 15 phút đầu giờ đọc tại lớp với hình thức thay đổi như giáo viên đọc cho học sinh nghe, học sinh đọc cho học sinh nghe, đọc trong nhóm, đọc cá nhân... Nhà trường cũng thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa “Ngày hội đọc sách” với nhiều hoạt động phong phú như tuyên truyền sách, trưng bày, triển lãm sách, quyên góp sách và tổ chức các cuộc thi như thi giới thiệu sách, thi vẽ tranh theo sách, thi viết cảm thụ về sách, thi xếp sách nghệ thuật...

“Bằng việc tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng trong thư viện thân thiện đã lôi cuốn học sinh tham gia đọc sách, hình thành thói quen đọc sách, học sinh biết vận dụng những nội dung đọc vào bài học, vào cuộc sống. Qua đó, văn hóa đọc của học sinh trong toàn trường đã được cải thiện tích cực, chất lượng dạy và học cũng được nâng lên rõ nét, đặc biệt đối với môn Tiếng Việt”, Hiệu trưởng Võ Thu Thảo khẳng định.

TUẤN HƯƠNG

Xây dựng văn hóa đọc cho học sinh vùng xa

Chỉ trong thời gian một ngày, 30 ĐVTN đã trồng được 450 cây sao trên tổng diện tích 2,2 ha đất

lâm nghiệp. Nhìn 1ha đất vừa mới được phủ bởi hơn 200 cây sao con, ông Triệu Toàn Chuổng (thôn Bằng Sơn, xã Tân Thanh) thở phào nhẹ nhõm. Ông chia sẻ: “Từ khi huyện phát động thực hiện trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp, tôi biết được lợi ích rõ ràng đó, muốn trồng lắm nhưng mãi chưa làm được vì không có nhiều thời gian, gia đình vốn khó khăn, lại neo người. Nay được các bạn thanh niên đến giúp trồng cây chỉ trong một buổi, tôi mừng lắm, giờ chỉ còn cần lo tốt việc chăm sóc cho cây nhanh lên xanh”.

Cùng với hộ ông Triệu Toàn Chuổng, còn có thêm 2 hộ khác ở xã Tân Thanh và rất nhiều hộ trên địa bàn huyện Lâm Hà được các ĐVTN tham gia hỗ trợ trồng rừng trong đợt này.

Chị Trần Thị Hồng Hạnh - Phó Bí thư Huyện Đoàn Lâm Hà cho biết: Nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của ĐVTN trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, ngay từ năm 2015, khi Đề án 04 ra đời, các Đoàn xã thuộc Huyện Đoàn Lâm Hà đã tổ chức chương trình ĐVTN hỗ trợ hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trồng cây lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm vào mỗi mùa mưa đến. Theo đó, Đoàn các xã, thị trấn đã chủ động phối hợp với các đơn vị chủ rừng và Ban lâm nghiệp xã, thị trấn, xét chọn các hộ gia đình chính sách, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn để hỗ trợ công tác trồng cây lâm nghiệp trên diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm. Từ đó tổ chức, huy động lực lượng ĐVTN

Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừng

Bắt đầu từ năm 2016, Huyện Đoàn Lâm Hà đã triển khai cho ĐVTN các xã tham gia hỗ trợ người dân trồng rừng theo Đề án “Phát triển rừng trên diện tích đất lâm nghiệp do người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp” - gọi tắt là Đề án 04. Đây là hoạt động vừa nâng cao ý thức giữ rừng của ĐVTN, vừa góp phần giữ lại màu xanh cho rừng.

địa phương hỗ trợ công tác trồng cây cho các gia đình được xét chọn. Riêng năm 2018, bên cạnh những hoạt động tại xã, lễ ra quân trồng rừng cấp huyện cũng đã lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 10/8 vừa qua tại xã Đông Thanh với sự tham gia của hơn 100 ĐVTN, tiến hành trồng rừng trên 2 ha đất lâm nghiệp.

Ở hầu hết các xã thuộc huyện Lâm Hà, phần lớn diện tích đất bị lấn chiếm đã xảy ra từ rất lâu và người dân đã canh tác trên diện tích đó trong một thời gian dài, rất khó để họ từ bỏ nguồn thu từ canh tác nông nghiệp đang sinh lời và đang là nguồn thu chính của gia đình họ. Thế nên, việc thuyết phục người dân trồng cây công nghiệp thay cho các cây nông nghiệp là rất khó. Xác định được điều này, trước đó, công tác tuyên truyền về sự cần thiết của công tác trồng và bảo vệ rừng đến

các ĐVTN đã được các Đoàn xã, thị trấn thực hiện nhằm giúp các bạn thấy được lợi ích từ những việc làm của mình. Từ đó, ĐVTN trở thành một trong những lực lượng chính tham gia tuyên truyền, vận động bà con nhân dân tại địa phương thực hiện Đề án 04. Anh Đàm Văn Quyết - Bí thư Đoàn xã Tân Thanh cho biết: Chính vì nhận thức rõ vai trò của tuổi trẻ trong việc giữ rừng mà các bạn ĐVTN trong xã luôn nhiệt tình, hăng hái tham gia hỗ trợ bà con trồng rừng. Mặc dù ngày ra

ở các xã đều vất vả, đường rừng vốn đã khó đi, lại gặp mưa nên đường càng trơn trượt. Nhiều bạn bị ngã nhiều lần, nhưng tất cả đều vui vẻ và hừng hực khí thế, tinh thần nhiệt tình của tuổi trẻ” - anh Ngô Văn An - Phó Bí thư Đoàn xã Tân Thanh, người đã trực tiếp cùng các ĐVTN trong xã tham gia trồng cây cho các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số trong xã chia sẻ.

“Phải để các bạn trẻ trực tiếp đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, thấy được những hậu quả của việc phá rừng và nỗi nhọc nhằn để trồng được một cây con thì những lời tuyên truyền của các bạn đến người dân mới thật sự có sức thuyết phục. Đó là cách làm của chúng tôi trong những hoạt động liên quan đến tuyên truyền trồng cây và bảo vệ rừng, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành động không chỉ của ĐVTN, mà còn góp phần tác động đến thái độ của người dân” - Phó Bí thư Huyện Đoàn Lâm Hà chia sẻ.

Ngoài việc đồng hành cùng người dân và chính quyền trong việc thực hiện Đề án 04, Huyện Đoàn Lâm Hà cũng đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm tổ chức lễ phát động trồng rừng, trồng cây phân tán năm 2018 trên địa bàn huyện; Huy động ĐVTN trồng dặm rừng thông tại công trình thanh niên khu vực đài tưởng niệm huyện. Đoàn các xã, thị trấn và Đoàn trực thuộc cũng đã phối hợp chăm sóc và trồng 850 cây phân tán trên các trục đường nông thôn, trụ sở các cơ quan, đơn vị.

Rồi đây, mong rằng những cánh rừng ở Lâm Hà sẽ lại được phủ xanh, như cách mà những thanh niên nơi này đang cố gắng từng ngày vừa vận động, thuyết phục, vừa trực tiếp giúp người dân tìm lại màu xanh cho rừng.

VIỆT QUỲNH

ĐVTN trực tiếp giúp cáchộ gia đìnhcó hoàn cảnhkhó khăntrồng rừng.Ảnh: V.Quỳnh

Những ngày tháng 8 mưa dai dẳng. Dù cho bầu trời xám xịt, thời tiết bất lợi, các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tân Thanh vẫn kiên trì và mạnh dạn vượt qua con đường bùn đất, lầy lội, trơn trượt để đưa cây lên đồi, đào hố, trồng rừng giúp những hộ gia đình khó khăn ở xã Tân Thanh, Lâm Hà.

quân trời có mưa gió nhưng anh em vẫn tham gia rất nhiệt tình, nhất là lực lượng thanh niên ở 2 thôn Bằng Sơn và Tân Hiệp - 2 thôn có rừng của xã Tân Thanh.

Tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Lâm Hà đã có 8 Đoàn xã thực hiện hỗ trợ bà con trồng rừng, với tổng diện tích khoảng 15 ha.

“Chỉ cần có cây con về, các bạn ĐVTN sẽ ngay lập tức sẵn sàng giúp dân trồng cây, có khi trồng đến mấy ngày liền, khi nào trồng xong thì thôi. Phần lớn đường đến nơi trồng

Page 5: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

5 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018

NHÂN NGÀY DÂN SỐ THẾ GIỚI 11/7

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Giáo sư (GS) Nguyễn Văn Tuấn - Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan (Úc) nhấn

mạnh: Gãy xương là một yếu tố nguy cơ tử vong cao, khoảng 20% bệnh nhân gãy cổ xương đùi tử vong trong vòng 12 tháng và nam giới có nguy cơ cao hơn nữ giới. Điều trị bệnh nhân gãy xương đùi với nhóm thuốc bisphosphonate giảm nguy cơ tử vong khoảng 30%. Tuy nhiên, gần 80% bệnh nhân bị gãy xương hiện nay không được điều trị và tình trạng này được xem là một sự khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xương. Mới đây, một liên minh phòng chống loãng xương ở châu Á - Thái Bình Dương được hình thành từ sáng kiến của Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan nhằm đề ra những chiến lược cụ thể cho việc phòng ngừa loãng xương và gãy xương trong vùng. Cần thực hiện một cuộc điều tra về tình hình điều trị loãng xương ở tầm quốc gia; trước mắt, tập trung vào gãy cổ xương đùi vì đại đa số bệnh nhân đều nhập viện và dễ theo dõi. Vấn đề khủng hoảng trong điều trị loãng xương có tác động tiêu cực đến cả cộng đồng và đã đến lúc chúng ta phải có những nỗ lực thiết thực để giảm tử vong vì gãy xương.

Theo nghiên cứu của GS Tuấn, bệnh nhân nếu được điều trị thì nguy cơ tử vong sau gãy cổ xương đùi sẽ giảm 30%. Nhưng hiện nay có rất nhiều bệnh nhân bị gãy xương không được điều trị, do đó, một lần nữa nhắc nhở bác sĩ về cơ hội điều trị cho bệnh nhân gãy xương và thời gian lý tưởng là trong vòng 12 tháng sau khi gãy xương vì đó là thời gian có nguy cơ tử vong cao nhất.

Thông báo của Liên đoàn chống bệnh loãng xương thế giới, hiện nay, chi phí cho bệnh loãng xương tương đương với chi phí cho bệnh tiểu đường và lớn hơn tổng chi phí cho cả hai bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ là ung thư vú và ung thư tử cung. Tuy nhiên, chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương hiện nay là để điều trị biến chứng gãy xương, đặc biệt là gãy cổ xương đùi, chỉ riêng các chi phí điều trị cho các vấn đề liên quan đến biến chứng gãy xương của bệnh đã đưa bệnh loãng xương trở thành một trong những bệnh mạn tính tiêu tốn nhiều tiền nhất. Một nghiên cứu vừa công bố tại hội nghị khoa học thường niên năm 2018 của Hội Loãng xương

Khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xươngLoãng xương là một bệnh phổ biến trong cộng đồng nhưng kiến thức hiểu biết của cộng đồng về bệnh lý này còn rất hạn chế. Ngay cả ở giới bác sĩ, việc cập nhật các thông tin về chẩn đoán và điều trị cũng còn nhiều khó khăn. Hiện nay, đang có một khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xương, đó là rất nhiều bệnh nhân (chiếm 80%) bị gãy xương do loãng xương không được điều trị.

TP Hồ Chí Minh diễn ra tại Đà Lạt cho thấy: chi phí y tế trực tiếp điều trị nội trú trung bình 1 ca gãy xương đùi là 33,5 triệu đồng; chi phí điều trị 1 ca gãy xương cột sống 52,6 triệu đồng. Ước tính mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 60.900 ca gãy xương đùi và 44.000 ca gãy xương cột sống, tổng chi phí điều trị 218 triệu USD.

PGS-TS Lê Anh Thư - Chủ tịch Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh cho biết, loãng xương là bệnh dịch thầm lặng và nguy hiểm. Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa, có thể chẩn đoán và chẩn đoán sớm, đã có các biện pháp hữu hiệu để giảm tối đa nguy cơ gãy xương, biến chứng nặng nhất của bệnh.

Mặc dù loãng xương được biết là một căn bệnh âm thầm nhưng sau giai đoạn đầu tiên, triệu chứng thường gặp của bệnh là đau cấp tính và đau mạn tính. Đau cấp tính trên bệnh nhân loãng xương

thường liên quan đến gãy xương; đau mạn tính thường là đau lưng kéo dài liên quan đến các biến chứng nặng của gãy xương trong loãng xương và các bệnh cùng mắc ở người cao tuổi (như thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp...), gây ảnh hưởng tới các khía cạnh cảm giác, giác quan, nhận thức và chất lượng sống của người bệnh. Đau mạn tính trong loãng xương dẫn đến tàn phế, mất cuộc sống độc lập và cần chăm sóc lâu dài. Điều trị đau trong loãng xương cần phối hợp nhiều mô thức: điều trị bằng thuốc, điều trị không dùng thuốc và giảm đau can thiệp hay phẫu thuật khi cần để bảo vệ và cải thiện chất lượng sống. Trong điều trị đau cấp tính hay mạn tính do loãng xương và biến chứng của bệnh, cần đánh giá đúng tình trạng bệnh và các bệnh lý phối hợp, kết hợp các thuốc giảm đau phù hợp và an toàn, thuốc chống hủy xương, bổ sung

canxi và vitamin D hàng ngày. Với sự thay đổi lối sống kiểu

công nghiệp, đô thị, kỹ thuật số, lười vận động, lạm dụng thức ăn đồ uống chế biến sẵn, xa rời thiên nhiên, hạn chế các hoạt động vận động ngoài trời...; bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa, đang bị bỏ quên, chưa có đủ các chương trình tuyên truyền phòng ngừa loãng xương một cách rộng rãi, thường xuyên trong cộng đồng. Nhiều bác sĩ khi khám bệnh cũng không chú ý đến bệnh và bệnh loãng xương thường không được chẩn đoán. Theo Liên đoàn chống bệnh loãng xương thế giới, hiện có hơn 200 triệu người bị loãng xương, hơn 70% số này là phụ nữ, khoảng 9 triệu ca gãy xương hàng năm, cứ mỗi 3 giây sẽ có 1 ca gãy xương mới do loãng xương và tỉ lệ bị loãng xương vẫn đang gia tăng ở các châu lục, đặc biệt vùng châu Á. Tuy nhiên, vài năm nay, bệnh đã bị bỏ quên ở nhiều quốc gia, không đủ các chương trình phòng ngừa loãng xương trong cộng đồng, không đầu tư trang bị đủ cho chẩn đoán bệnh và bệnh không được chẩn đoán, không được điều trị, thậm chí nhiều bệnh nhân bị gãy xương rồi cũng không được điều trị. Tỉ lệ gãy xương gia tăng, đặc biệt ở các quốc gia châu Á.

Theo PGS-TS Lê Anh Thư, giải pháp để đạt hiệu quả trong điều trị loãng xương cần tăng cường các hoạt động cộng đồng, cung cấp đầy đủ thông tin về lợi ích của việc phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị bệnh sớm, các thông tin đúng về lợi ích và nguy cơ của thuốc, vai trò của bác sĩ điều trị và mỗi cá nhân trong việc điều trị, sự cần thiết của mối quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân giúp tăng tối đa sự tuân thủ, hiệu quả điều trị, giảm tối thiểu các nguy cơ hay các tác dụng phụ. Đẩy mạnh hơn nữa công tác phòng bệnh, nhấn mạnh hơn nữa sự cần thiết của việc bổ sung đủ nhu cầu canxi và vitamin D hàng ngày và tập vận động thích hợp cho từng lứa tuổi. Trong nhiều nghiên cứu, chỉ đơn thuần bổ sung đầy đủ can xi và vitamin D và tập vận động hàng ngày đã làm giảm đáng kể nguy cơ loãng xương và gãy xương cho người bệnh.

AN NHIÊN

Hỗ trợ 70 triệu đồng chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương tại tỉnh Đắk Nông

Tại huyện Đam Rông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Lâm Đồng vừa phối hợp với UBND huyện tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho đội ngũ chuyên viên Phòng LĐ-TB&XH, lãnh đạo MTTQ

và các đoàn thể huyện, lãnh đạo UBND các xã, trưởng thôn, người có uy tín. Các học viên được tìm hiểu và trang bị những kiến thức về: Các văn bản hướng dẫn hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo Luật lao động; Quy trình và thủ tục đối với các doanh nghiệp trong quá trình đưa lao động đi làm việc ở

nước ngoài; Thông tin về các thị trường; Quy trình thanh, kiểm tra và khiếu nại, giải quyết tranh chấp; Các quy định về tài chính trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; Công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Qua hội nghị tập huấn, nhằm trang bị những kiến

thức cần thiết về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động, cũng như thông tin về thị trường xuất khẩu lao động cho đội ngũ tuyên truyền viên, người có uy tín, trưởng thôn, từ đó phục vụ cho công tác tạo nguồn xuất khẩu lao động.

LÊ TUẤN

Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

PGS-TS-BS Lê Anh Thư - Chủ tịch Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh trình bày về nhữngbất cập trong chẩn đoán, điều trị loãng xương, hậu quả và giải pháp. Ảnh: A.Nhiên

Ngày 22/8, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh

Đắk Nông đã tổ chức lễ phát động “Chương trình đồng hành cùng phụ

nữ biên cương”. Đồng chí Phạm Thị Mỹ Huyền - TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng thay mặt Ban Chấp hành Hội LHPN tỉnh tham dự

sự kiện này và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ và trẻ em

nghèo tại xã Thuận An, huyện Đắk Min, tỉnh Đắk Nông với tổng trị giá

70 triệu đồng.Theo đó, Ban Chấp hành Hội

LHPN tỉnh Lâm Đồng tặng 20 suất học bổng cho trẻ em nghèo vượt khó,

học giỏi, mỗi suất trị giá 500 ngàn đồng; 1 mái ấm tình thương cho hội

viên phụ nữ nghèo trị giá 50 triệu đồng và 1 bộ máy vi tính trị giá 10

triệu đồng.Trước đó, thực hiện sự chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch Trung ương

Hội LHPN Việt Nam, năm 2018, BTV Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng

đã tổ chức phát động các hoạt động “Đồng hành cùng phụ nữ biên

cương, phụ nữ vùng sâu” đến toàn thể cán bộ, hội viên phụ nữ trong

toàn tỉnh. Chương trình đã triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ và trẻ

em nghèo tại xã Đạ Quyn, huyện Đức Trọng - huyện về đích nông

thôn mới 2018. THỦY NGUYỄN

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Lâm Đồngtrao học bổng cho học sinh nghèo

xã Thuận An, huyện Đắk Min, tỉnh Đắk Nông.

Cùng với việc gia tăng tuổi thọ và sự thay đổi lối sống, từ hai thập niên gần đây, loãng xương đã trở thành vấn đề y tế của cộng đồng, ảnh hưởng đến 1 trong 3 phụ nữ (tỉ lệ 33%) và 1 trong 5 nam giới (20%) trên 50 tuổi trên toàn thế giới. Bệnh loãng xương còn có xu hướng gia tăng rất nhanh và trở thành một trong những bệnh lý mạn tính quan trọng cần phải được phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và theo dõi một cách hệ thống giống như một số bệnh mạn tính quan trọng khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu, thiếu máu cơ tim cục bộ...

PGS-TS-BS Lê Anh ThưChủ tịch Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh

Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1614 về việc bãi bỏ

thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Khoa học và Công

nghệ (KH&CN) tỉnh Lâm Đồng.Theo đó, có 5 thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng, gồm các

thủ tục: cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Sàn giao dịch công nghệ

vùng; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công

nghệ; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; cấp giấy chứng

nhận đăng ký hoạt động Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; và cấp giấy

chứng nhận đăng ký hoạt động Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh

nghiệp khoa học và công nghệ. Quyết định có hiệu lực thi hành từ

ngày 21/8/2018. TỨ KIÊN

Bãi bỏ 5 thủ tục hành chínhthuộc thẩm quyền của Sở KH&CN

Page 6: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

6 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Những con số cần quan tâm Số liệu Phòng Thanh tra - Pháp chế, Chi

cục KL cung cấp cho chúng tôi, trong tháng 8 tháng/2018, lực lượng KL và các đơn vị chức năng đã phát hiện lập biên bản 81 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng hơn 74.000 m2 và gần 366 m3 lâm sản bị thiệt hại. Tính lũy kế 8 tháng, tuy giảm so cùng kỳ năm 2017 về số vụ vi phạm, diện tích thiệt hại, khối lượng lâm sản thiệt hại, nhưng các số liệu sau rất cần quan tâm. Đó là so với tháng 7, tháng 8 đều tăng cả 3 tiêu chí: vụ vi phạm (8%), diện tích thiệt hại do phá rừng (29%) và lâm sản thiệt hại 25% với 73,824 m3. Đặc biệt, nếu so sánh cùng kỳ năm 2017, số vụ vi phạm chỉ giảm 11% (10 vụ), tăng cả diện tích thiệt hại do phá rừng (8% với 5.378 m2) và lâm sản thiệt hại tới 54% (127,519 m3). Nếu tính cả 8 tháng 2018 so với cùng kỳ năm 2017, số vụ vi phạm được phát hiện lập biên bản là 595 vụ, chỉ giảm 17% (mục tiêu giảm ít nhất 20%) và khối lượng lâm sản thiệt hại là hơn 2.229 m3, mới đạt 21% (mục tiêu giảm ít nhất 30%).

Cần nêu thêm, trong số 81 vụ vi phạm Luật BV&PTR mà các cơ quan chức năng lập biên bản chỉ có 45 vụ xác định được đối tượng vi phạm còn 36 vụ chưa xác định được đối tượng vi phạm…

Mục tiêu của tỉnh là những tháng cuối năm 2018 giảm tỷ lệ số vụ vi phạm chưa phát hiện được đối tượng vi phạm.

Nêu những số liệu trên nhằm nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm túc việc thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng của tỉnh mà Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt từng chỉ đạo: Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ quan trọng thứ hai, sau nhiệm vụ thu ngân sách của tỉnh. Tại thời điểm này, đại diện lãnh đạo Chi cục KL Lâm Đồng, Phó Chi cục trưởng Phạm Văn Huy cũng cho rằng: “Tình hình vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) còn diễn biến phức tạp và luôn có nguy cơ gia tăng”. Ông Huy cũng đánh giá những tồn tại và hạn chế về QLBVR trước hết là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa cao, công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm, tội phạm ở một số địa phương chưa thực sự chủ động quyết liệt. Bên cạnh đó, một số cơ quan chức năng, đơn vị chủ rừng chưa thật quyết liệt hoặc còn thiếu trách nhiệm; chưa có giải

Mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng năm 2018 liệu có đạt?Ngày 21/8, làm việc với Chi cục Kiểm lâm (KL), được biết, tình hình vi phạm Luật BV&PTR trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tháng 8 mặc dù số vụ vi phạm có giảm so cùng kỳ, nhưng mức độ thiệt hại về rừng (diện tích phá rừng và lâm sản thiệt hại) lại tăng. Mặt khác, cũng chưa đạt tiêu chí giảm số vụ vi phạm theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 08 vào đầu năm nay.

pháp, biện pháp hợp lý trong công tác kiểm tra phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng và xử lý các đối tượng vi phạm,… Cũng cần nhắc lại, đến thời điểm đầu tháng 8/2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có đến 84 dự án thuê rừng và đất lâm nghiệp để đầu tư phát triển kinh tế đã để rừng bị phá với tổng diện tích 1.157 ha mà không kịp thời phát hiện ngăn chặn. Và hầu hết các doanh nghiệp đều chậm hoặc chây ì việc thực hiện bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng; trong hơn 219 tỷ đồng mới chỉ thu được khoảng 10% mà Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Võ Danh Tuyên cho hay.

Hy vọng chuyển biến mạnh 4 tháng còn lại Để từ đây đến cuối năm cải thiện được

những con số về mục tiêu QLBVR sáng sủa hơn, trước hết cần khẩn trương thực hiện các giải pháp, biện pháp khắc phục những tồn tại hạn chế nêu trên. Mặt khác, như chúng tôi nhiều lần phản ánh, cần cương quyết xử lý mạnh tay những doanh nghiệp và người dân lợi dụng chủ trương “Quy định tạm thời về san gạt, cải tạo mặt bằng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng công trình phụ trợ phục

vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh” (theo Quyết định số 1498/QĐ-UBND ngày 6/7/2017 của UBND tỉnh) đã vi phạm pháp luật. Quá trình thực hiện, nhiều trường hợp thực hiện không đúng quy định, không đúng nội dung được cấp phép, lợi dụng việc cấp phép để san gạt đất lâm nghiệp hoặc san gạt quá diện tích, khối lượng cho phép... Những tác động này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan môi trường, gây sạt - trượt đất trong mùa mưa, tạo dư luận không tốt trong nhân dân… Nguyên nhân là các cấp chính quyền địa phương chưa thực hiện tốt công tác hậu kiểm. Vì vậy, ngày 26/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt đã ký Văn bản số 2472 kể từ ngày 27/4/2018, tạm ngưng thực hiện Quyết định 1498 trên địa bàn toàn tỉnh. Tính cấp thiết của vấn đề còn thể hiện, kể cả các trường hợp hồ sơ đã được phê duyệt, cấp phép cải tạo mặt bằng nhưng chưa thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang cũng thực hiện tạm ngưng. Và ngày 17/8, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng đã chủ trì hội nghị sơ kết thực hiện quy định tạm thời về san gạt, cải tạo mặt bằng này. Theo chúng tôi, một số nội dung về quy định cần đề ra sát với thực tế và đặc biệt phải được lượng hóa cụ thể, không

Việc san gạt phải thường xuyên kiểm tra và xử lý nghiêm thì mới ngăn chặn được xâm phạm tài nguyên rừng. Ảnh: M.Đ

Gần 90% các vụ án hình sự được điều tra làm rõ

Công an tỉnh Lâm Đồng thông tin, trong vòng 10 năm qua, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn có diễn biến ngày một phức tạp hơn. Tính từ năm 2008 tới tháng 6/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 7.599 vụ hình sự, 343 người chết, 938 người bị thương, thiệt hại tài sản trị giá trên 80 tỷ đồng. Trọng án xảy ra 645 vụ, tội phạm giết người cố ý gây thương tích do nguyên nhân xã hội có chiều hướng ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ ngày một nghiêm trọng. Tội phạm công nghệ cao xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Lực lượng Công an tỉnh, huyện, thành phố đã phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, chính quyền mở trên 50 đợt cao điểm tấn công, trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong những ngày lễ, tết, lễ hội Festival hoa và các sự kiện chính trị, văn hóa lớn diễn ra tại địa phương. Tỷ lệ điều tra, làm rõ các vụ án hình sự tỷ lệ 89,48%. Trọng án khám phá được 622/645 vụ, đạt 96,4 %. Triệt phá 583 băng nhóm tội phạm, truy bắt được 1.845 đối tượng có lệnh truy nã. C.PHONG

Sau khi Báo Lâm Đồng đăng tải loạt bài “Trường cao đẳng “chui” giữa trung tâm thành phố” phản ánh về các dấu hiệu sai phạm tại Trường Cao đẳng (CĐ) Việt Mỹ do ông Hoàng Ngọc Duy (25 tuổi, ngụ Phường 2, TP Bảo Lộc) tự phong làm “hiệu trưởng”, ngày 21/8, Sở GD - ĐT Lâm Đồng đã có công văn gửi Báo Lâm Đồng cung cấp những thông tin liên quan đến vụ việc này. Theo đó, ông Huỳnh Quang Long, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT Lâm Đồng khẳng định: “Trong thời gian qua, Sở GD - ĐT không ban hành quyết định nào cấp phép cho Trung tâm Việt Mỹ thành lập và đào tạo Tin học. Sở GD - ĐT Lâm Đồng chỉ cấp các quyết định: 2894/QĐ - SGDĐT ngày 11/8/2015 về việc thành lập Trung tâm Ngoại ngữ Việt Mỹ (trụ sở tại Thôn 11, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) và Quyết định 2927/QĐ-SGDĐT ngày 15/9/2015 về việc cho phép tổ chức đào tạo, bồi dưỡng

chương trình: Tiếng Anh thiếu nhi; tiếng Anh trình độ A, B, C và tiếng Anh theo nhu cầu người học. Trước đó, khi làm việc với cơ quan chức năng, ông Duy đã cung cấp một quyết định cũng mang số 2894/QĐ - SGDĐT của Sở GD - ĐT Lâm Đồng cấp vào ngày 20/4/2016 về việc thành lập “Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ quốc tế Việt Mỹ” (trụ sở 131 Nguyễn Chí Thanh, phường 2, TP Bảo Lộc). Vì vậy, Quyết định 2894 mà ông Duy cung cấp cho cơ quan chức năng liên quan đến việc thành lập, đào tạo tin học là hoàn toàn không do Sở ban hành”.

Qua tìm hiểu từ một số nhân viên từng làm việc tại Trung tâm Việt Mỹ và Trường CĐ Việt Mỹ thì từ năm 2017 đến cuối tháng 5/2018, ông Duy đã mở ít nhất 4 khóa đào tạo và cấp chứng chỉ Tin học cho nhiều học viên. Trước đó, như đã thông tin, ông Duy đã làm giả các hồ sơ, thủ tục như quyết định

thành lập Trường CĐ Việt Mỹ, quyết định thành lập Hệ thống trường Việt Mỹ, hồ sơ liên kết với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 và các con dấu liên quan. Sau đó, ông Duy đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo và sử dụng các con dấu giả cấp bằng trung cấp, CĐ và chứng chỉ theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cho hàng trăm học viên.

Theo Công an TP Bảo Lộc, ngoài việc tập trung điều tra, làm rõ hành vi phạm pháp của ông Hoàng Ngọc Duy đã bị khởi tố, thì Công an TP Bảo Lộc đang phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương và của tỉnh Lâm Đồng để xác minh, làm rõ một số hành vi khác; trong đó, có việc cấp chứng chỉ Tin học. Công an TP Bảo Lộc đề nghị những học viên tham gia các khóa học và được Trung tâm Việt Mỹ cấp chứng chỉ liên hệ với Công an TP Bảo Lộc hoặc cơ quan chức năng gần nhất để xử lý, giải quyết.

H.ĐƯỜNG

chung chung, nhằm thuận lợi trong khâu giám sát, kiểm tra. Qua đó, có kết luận làm cơ sở để đưa ra các hình thức xử lý kịp thời và nghiêm khắc. Tuy nhiên, mọi chủ trương vào cuộc sống đều phụ thuộc chủ yếu vào người thực hiện. Đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị ở cơ sở như Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 26/3/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng chỉ đạo. Sau sơ kết quy định trên, một lãnh đạo trong Ban chỉ đạo về Kế hoạch BV&PTR tỉnh Lâm Đồng cũng chia sẻ với chúng tôi: Nếu chính quyền cấp huyện và xã cứ lơ là, lỏng lẻo quản lý; ngành tài nguyên - môi trường các cấp không phát huy cao trách nhiệm của cơ quan chức năng thì tình trạng lợi dụng để xâm hại rừng và đất lâm nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra, thậm chí phức tạp. Đã đến lúc, tính đồng bộ phối hợp, sự cương quyết xử lý kịp thời, nghiêm khắc có tính quyết định.

Một hoạt động mới khác, cũng vào ngày 17/8, lãnh đạo UBND 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận đã ngồi lại với nhau để đánh giá 4 năm thực hiện quy chế phối hợp trong công tác QLBVR. Hội nghị quan trọng này diễn ra tại Bình Thuận, tham gia còn có Chánh Văn phòng UBND, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng, Chi cục trưởng Kiểm lâm của 2 tỉnh… Khu vực rừng giáp ranh được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặc biệt lưu tâm và chỉ đạo các địa phương quan tâm. Với Lâm Đồng và Bình Thuận, vùng giáp ranh dài khoảng 190 km. Tình trạng khai thác lâm sản, phá rừng trái phép diễn ra khá phức tạp, nhất là khu vực giáp ranh giữa Bắc Bình (Bình Thuận) với 2 huyện Đức Trọng và Di Linh (Lâm Đồng). Các đại biểu tham gia hội nghị đã nêu những bất cập, tồn tại và đề xuất nhiều giải pháp bảo vệ rừng. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Phạm Văn Nam đã chỉ đạo các cơ quan chức năng 2 tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân. Cùng đó, lực lượng kiểm lâm, đơn vị chủ rừng phải thường xuyên phối hợp trong tuần tra, truy quét để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp vi phạm. Những vấn đề tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn là quan tâm giải quyết việc làm cho người dân; quản lý, xử lý nghiêm đối tượng cầm đầu, đầu nậu khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, chế biến lâm sản trái phép... Những quan điểm này cũng là bài học chung đối với các vùng rừng giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng với 6 tỉnh bạn khác.

MINH ĐẠO

VỤ “TRƯỜNG CAO ĐẲNG “CHUI” GIỮA TRUNG TÂM THÀNH PHỐ”

Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng không cấp phép thành lập và đào tạo tin học

Page 7: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

7 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Sạt lở ngày càng lan rộngTheo người dân địa phương, bờ

sông Đạ Quay (đoạn chảy qua Thôn 3, xã Đạ Oai) đã xảy ra tình trạng sạt lở trong nhiều năm qua. Trước đó, từ năm 2013 - 2014, tình trạng sạt lở bờ sông đã xảy ra nghiêm trọng tại xóm Bình Thạnh (Thôn 3, xã Đạ Oai) khiến hơn 5 ha đất sản xuất nông nghiệp của gần 30 hộ dân bị nước sông cuốn trôi. Vào thời điểm đó, tình trạng sạt lở đã đẩy nhiều hộ dân ở xóm Bình Thạnh mất trắng đất sản xuất khiến cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn.

Để bảo vệ đất đai, cây trồng của người dân, UBND huyện Đạ Huoai đã có văn bản đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng lập Dự án xây dựng bờ kè chống sạt lở bờ sông Đạ Quay. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, đầu năm 2016, dự án được triển khai xây dựng với tổng kinh phí 6,4 tỷ đồng. Đến hiện tại, dự án đã hoàn thành với khoảng 400 m bờ kè được xây dựng bằng đá giúp người dân yên tâm đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế.

Khi niềm vui đến với người dân xóm Bình Thạnh, thì nỗi lo lại xuất hiện với người dân xóm Bình Dương. Theo đó, từ mùa mưa năm 2017, tình trạng sạt lở bờ sông Đạ Quay lại bắt đầu manh nha, tiếp diễn, uy hiếp đất sản xuất của người dân xóm Bình Dương.

Bước sang mùa mưa năm 2018, tình trạng sạt lở tại đây đã và đang diễn ra hết sức “báo động” khiến người dân địa phương hoang mang, lo lắng. Ghi nhận tại hiện trường, đoạn sạt lở có chiều dài hơn 300 m, rộng từ 15 - 40 m và sâu hơn 4 m, ăn sâu vào vườn sản xuất của 9 hộ dân xóm Bình Dương và chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo ước tính, tình trạng sạt lở đã khiến hơn 4.000 m2 đất sản xuất của người dân địa phương bị nước sông đánh sập. Cùng với đó là hàng chục cây sầu riêng (từ 5 - 7

Nguy cơ sông “nuốt” đất làngSau khoảng 2 tháng mưa lớn kéo dài liên tục, hàng ngàn mét vuông đất sản xuất nông nghiệp của người dân xóm Bình Dương (Thôn 3, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai) đã bị nước sông Đạ Quay đánh sập, cuốn trôi và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, nếu không có biện pháp để khắc phục thì hàng chục héc - ta đất sản xuất của người dân nơi đây sẽ bị nước sông “nuốt” gọn chỉ là trong nay mai.

năm tuổi), hàng trăm cây cà phê, dâu tằm của bà con bị nước sông cuốn trôi gây thiệt hại nghiêm trọng. Ông Võ Tấn Thành (ngụ xóm Bình Dương, Thôn 3, xã Đạ Oai) than thở: “Gia đình tôi có gần 7 sào đất trồng sầu riêng và tiêu đang trong giai đoạn kinh doanh, mỗi năm mang lại nguồn thu nhập hơn 600 triệu đồng. Từ năm 2017 đến nay, nước sông Đạ Quay đã cuốn trôi của gia đình tôi hơn 2 sào đất với khoảng 20 cây sầu riêng và gần 10 trụ tiêu, ước tính thiệt hại hơn 100 triệu đồng. Nhìn từng cây sầu riêng, trụ tiêu ngày một bị nước sông

nuốt dần mà tôi xót xa như đứt từng khúc ruột…”.

Ngoài gia đình ông Thành thì sạt lở còn cuốn trôi, uy hiếp đất sản xuất của nhiều hộ dân khác, với mức thiệt hại từ 0,2 - 1,5 sào/hộ, gây thiệt hại nghiêm trọng về cây trồng khiến bà con lo lắng, bất an. Cùng với đó, sạt lở còn đánh sập 2 trụ điện trung thế 220KV bắc qua sông Đạ Quay (thuộc đường dây 471 Bảo Lộc - Đạ Tẻh), gây thiệt hại khoảng 90 triệu đồng. Hiện, tình trạng sạt lở cũng ngày càng ăn sâu, uy hiếp chân cầu Đạ Quay nối huyện Đạ Huoai với 2 huyện Đạ Tẻh và Cát Tiên.

Địa phương gắn biển “cảnh báo nguy hiểm” tại khu vực sạt lở. Ảnh: K.P

Sạt lở đã và đang xảy ra nghiêm trọng tại sông Đạ Quay (đoạn qua xóm Bình Dương, Thôn 3, xã Đạ Oai). Ảnh: K.P

đình tôi mới bị sạt lở khoảng 350 m2. Nhưng đến nay, con số này đã lan rộng ước tính lên tới 700 - 750 m2 và vẫn đang tiếp tục sạt lở”.

Cần sớm có biện pháp xử lýTheo người dân địa phương, khu

vực bờ sông Đạ Quay đã và đang sạt lở mạnh. Hiện, có hơn 10 ha đất sản xuất nông nghiệp của khoảng 20 hộ dân trong khu vực này đang nằm trong tình trạng “báo động”. Vì vậy, nếu không có biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời thì toàn bộ diện tích đất sản xuất của bà con bị nước sông “nuốt gọn” chỉ là chuyện nay mai.

Theo ông Võ Văn Đào, Chủ tịch UBND xã Đạ Oai thì sau khi sạt lở xảy ra, địa phương đã tiến hành thống kê thiệt hại và báo cáo bằng văn bản tới UBND huyện Đạ Huoai để có phương án khắc phục và hỗ trợ thiệt hại cho người dân. Đồng thời, địa phương cũng đã cho gắn biển “cảnh báo nguy hiểm” để người dân đề phòng tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Liên quan đến vụ việc, trước mắt UBND huyện Đạ Huoai đã chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp cùng UBND xã Đạ Oai tiến hành khoanh vùng và theo dõi chặt chẽ khu vực sạt lở; đồng thời, thông báo tới người dân ngừng sản xuất để đảm bảo an toàn cho bà con. “Về lâu dài, để sớm ổn định sản xuất của người dân và đảm bảo cho các cơ sở hạ tầng tại địa phương, UBND huyện đã gửi báo cáo vụ việc tới các ngành chức năng của tỉnh; đồng thời, kiến nghị Sở NN - PTNT và UBND tỉnh cho phép địa phương lập dự án đầu tư xử lý và chỉnh trang bờ sông Đạ Quay tại điểm sạt lở Thôn 3, xã Đạ Oai nói riêng và các khu vực sạt lở khác trên địa bàn huyện nói chung” - ông Trịnh Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai cho biết.

KHÁNH PHÚC

Theo báo cáo ghi nhận vụ việc của UBND xã Đạ Oai, đến hết ngày 30/7/2018, có 5 hộ dân bị nước sông Đạ Quay cuốn trôi đất sản xuất, cây trồng. Nhưng đến ngày 20/8, khi chúng tôi có mặt tại hiện trường thì sạt lở đã và đang lan rộng đến đất sản xuất của 9 hộ dân. Không những vậy, tình trạng đất sản xuất bị nước sông cuốn trôi còn đang diễn ra từng giờ, từng ngày.

Ông Nguyễn Văn Đề (ngụ xóm Bình Dương, Thôn 3, xã Đạ Oai) lo lắng: “Gia đình tôi chỉ có 2,5 sào đất sản xuất bên bờ sông Đạ Quay để trồng sầu riêng và cà phê. Khi địa phương đi kiểm tra, thống kê thiệt hại vào ngày 27/7, đất của gia

THÔNG BÁOV/v mất hồ sơ, tài liệu

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt Nam thông báo mất hồ sơ, tài liệu thuộc quyền sở hữu của công ty như sau:

Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm số:- 160012233909001- 170009491051001- 170007242480001- 170007242587001Biên nhận thu phí bảo hiểm số:- 160019098471005- 160019112919005- 160019087049005Quý vị tìm được hoặc đang lưu giữ hay sử dụng, xin vui

lòng hoàn trả hoặc liên lạc với chúng tôi qua đường dây nóng số:

(028) 3 827 8123 hoặc gửi thư theo địa chỉ:Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Chubb Việt NamLầu 21, Tòa nhà Sunwah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1,

TP HCMKể từ ngày ra thông báo, các hồ sơ, tài liệu nêu trên sẽ

không còn giá trị sử dụng.Xin cảm ơn.

Thông báo V/V chuyển nhượng QSDĐChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh

thông báoÔng (bà) Trần Đại Bướng được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất số hiệu G 336621 ngày 5/12/1996 do UBND huyện Di Linh cấp tại:

Thửa đất số 109, tờ bản đồ số 20, diện tích 4.415 m2 đất trồng cây lâu năm (CLN), xã Hòa Bắc.

Thời hạn sử dụng: Đến tháng 10/2043.Năm 2007, ông (bà) Trần Đại Bướng chuyển nhượng QSDĐ

thửa đất 109 (20) cho ông Lê Xuân Ngân cùng vợ là bà Mai Thị Tươi, thường trú tại Thôn 5, xã Hòa Bắc, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. Trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và ông (bà) Trần Đại Bướng đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông Lê Xuân Ngân cùng vợ là bà Mai Thị Tươi.

Hiện nay, ông (bà) Trần Đại Bướng ở đâu liên hệ với UBND xã Hòa Bắc hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tinh Lâm Đồng trình Sở Tài Nguyên & Môi Trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Lê Xuân Ngân theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Cải chính thông tin mất giấy chứng nhậnTôi tên là: Nguyễn Văn Sử; sinh năm: 1962CMND: 250331679, cấp ngày 20/6/1988, CA Lâm Đồng cấpChức vụ: Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Tân MinhĐịa chỉ thường trú: Xưởng chế biến tinh chế gỗ DNTN

Tân Minh, thôn Xóm Mới, xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Nay tôi xin trình bày với quý cấp một việc như sau:Vào ngày 8/6/2018 tôi có làm đơn cớ mất giấy chứng nhận

gửi đến Báo Lâm Đồng và các cơ quan liên quan để thông báo việc mất giấy chứng nhận và đã được Báo Lâm Đồng đăng tin 3 kỳ liên tục, tuy nhiên do lỗi trong quá trình đánh máy nên đã ghi sai số hiệu giấy chứng nhận bị mất từ BK thành BĐ cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận đã thông báo mất:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BĐ 045996; Giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất số BĐ 045997; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BĐ 045998; Giấy chứng nhận quyền sử dựng đất số BĐ 045999 đều cấp theo Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 20/11/2012.

Nay đề nghị đính chính lại thông tin về số hiệu giấy chứng nhận đã mất như sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 045996; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 045997; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 045998; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BK 045999 đều cấp theo Quyết định số 1160/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 của UBND tỉnh Lâm Đồng ngày 20/11/2012.� Doanh�nghiệp�tư�nhân�Tân�Minh�xin�chân�thành�cảm�ơn.

Page 8: Tuổi trẻ góp tay giữ màu xanh cho rừngbaolamdong.vn/upload/others/201808/28716_BLD_ngay_24.8.2018.pdf · Tơ lụa Bảo Lộc còn thiếu liên kết . trong chuỗi sản

8 THỨ SÁU 24 - 8 - 2018

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO V/V CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSDĐ

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai có nhận được hồ sơ cấp GCN của ông Nguyễn Thanh Vương, thường trú tại Tổ dân phố 8, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng về việc nhận chuyển nhượng QSD đất nhưng chưa làm thủ tục sang nhượng theo quy định của pháp luật.

Cụ thể như sau:Hộ ông Thạch Hà, được UBND huyện Đạ Huoai cấp GCNQSDĐ G

635281 có số vào sổ số 00192 cấp theo Quyết định số 285/QĐ-UB ngày 12/12/1995.

- Thửa đất số 405, TBĐ 12, xã Mađaguôi, huyện Đạ Huoai- Diện tích: 474 m2 (400 m2 đất ONT + 74 m2 đất CLN)Năm 2004, hộ ông Thạch Hà chuyển nhượng QSDĐ cho ông Nguyễn

Thanh Vương, thường trú tại Tổ dân phố 8, thị trấn Mađaguôi, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng thửa đất nói trên, trong quá trình chuyển nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy trình của pháp luật.

Hiện nay, hộ ông Thạch Hà và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ở đâu liên hệ với UBND xã Mađaguôi hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ, thiết lập hồ sơ trình cấp trên lập thủ tục hủy GCN nói trên và cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Thanh Vương theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đạ Huoai sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁODanh sách công khai thông tin người nộp thuế nợ thuế lớn, chây ỳ

(Danh sách kèm theo Thông báo 3969/TB-CT ngày 20/8/2018)

ĐVT: Triệu đồng

STT Tên đơn vị Mã số thuế Địa chỉ

Số tiền thuế nợ, tiền phạt VPHC và tiền chậm nộp đến 31/7/2018

Nội dung/Ghi chú

Tổng cộng 26.993

1Công ty TNHH Tâm Châu

5800234888Số 11 Kim Đồng, Bảo Lộc, Lâm Đồng

1.505 QĐ số 3414/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

2

Chi nhánh Công ty TNHH Tâm Châu - Nhà hàng Tâm Châu

5800234888-001Số 249A Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng

813QĐ số 3416/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

3Chi nhánh Công ty TNHH Tâm Châu - Lộc An

5800234888-004Lộc An, Bảo Lâm,Lâm Đồng

1.213 QĐ số 3413/QĐ-CT ngày 11/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

4Công ty TNHH Bá Thiên

5800003369

Số 74 Huỳnh ThúcKháng, Phường 2, Bảo Lộc, Lâm Đồng

3.121QĐ số 1850/QĐ-CT ngày 11/5/2017 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

5Công Ty TNHH SX-CB Nông Sản Địa Cầu

5800586199Số 28/3 Lê HồngPhong, Phường 4, TP Đà Lạt

17 QĐ số 2921/QĐ-CT ngày 11/7/2017 v/v áp dụng biệnpháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

6Công ty TNHH Nam Tiến

5800456270

16/1 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 9, TP Đà lạt

296

QĐ số 2012/QĐ-CT ngày 14/5/2018 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn sử dụng.

7

Chi nhánh Miền Nam Công ty TNHH MTV Sông Đà 10.1

5900320001-002

Thôn 1, xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm,Lâm Đồng

1.104

QĐ số 538/QĐ-CT ngày 6/2/2018 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

8

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Nam Lâm

5800496097

Số 439 QL 20, TT Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng

62

QĐ số 1033/QĐ-CT ngày 23/3/2017 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

9Công ty CP Hoàng Huy Lâm Đồng

5801183611

Số 104 Bạch Đằng,Phường 7, TP Đà Lạt

74QĐ số 3076/QĐ-CT ngày 26/6/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

10Công ty TNHH Hoàng Hậu Phố

5800894549

Thôn 2, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng

15.249

QĐ số 3555/QĐ-CT ngày 20/7/2018 v/v áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

11Công ty CP DV-TM & Xây Lắp

580049109999A Hùng VươngPhường 11, TP Đà Lạt

714QĐ số 3430/QĐ-CT ngày 12/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

12

Công ty TNHH Xây lắp Thương Mại Hoàng Long Phát

5801208979

33 Đồng Tâm, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng

42QĐ số 4327/QĐ-CT ngày 11/10/2017 v/v cưỡng chế bằng biện pháp đề nghị thu hồi GPKD.

13Công ty TNHH TM & TT Tuấn Thiện

0302637236855 Quốc lộ 20, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng

685QĐ số 3598/QĐ-CT ngày 24/7/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

14Công ty CP ĐT XD Toàn Gia Phát

5800572559225 Trần Phú, Bảo Lộc, Lâm Đồng

238QĐ số 3808/QĐ-CT ngày 6/8/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

15

Chi nhánh Công ty CP truyền hình cáp NTH - Trung tâm giải trí Starlight tại Bảo Lộc

6000499598-009

Khu phố 3, phường B’Lao, Bảo Lộc, Lâm Đồng

243QĐ số 3779/QĐ-CT ngày 6/8/2018 v/v cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản.

16Công ty SX Lụa Tơ tằm Bảo Lộc

5800000329

Số 13 Trần Phú, phườngLộc Tiến, Bảo Lộc, Lâm Đồng

1.617Đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh.

THÔNG BÁO Lịch tiếp công dân định kỳ của Thường trực Tỉnh ủy

Thực hiện Quy định của Trung ương Đảng về việc người đứng đầu cấp ủy tổ chức tiếp công dân, Thường trực Tỉnh ủy sẽ tổ chức tiếp công dân định kỳ vào ngày 5 hàng tháng, tại trụ sở tiếp công dân tỉnh Lâm Đồng (số 03, đường Chu Văn An, Phường 3, thành phố Đà Lạt). Riêng kỳ tiếp công dân vào tháng 9 năm 2018 sẽ tổ chức vào lúc 14h00 ngày 5/9/2018.

THÔNG BÁODanh sách ứng viên đủ điều kiện dự thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thực hiện Quyết định số 1277/QĐ-UBND ngày 26/6/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Kế hoạch thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng năm 2018.

UBND tỉnh Lâm Đồng thông báo danh sách ứng viên đủ điều kiện, tiêu chuẩn dự thi tuyển chức danh Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

STT Họ và tênNgày, tháng, năm sinh Đơn vị công tác Chức danh

dự thiNam Nữ

1 Nguyễn Văn Châu 15/3/1974 Chuyên viên Văn

phòng UBND tỉnh

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2 Trần Văn Tuận 25/11/1970

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ vật tư thú y và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn