33
Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ xã hội. Thái Phương Thảo Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Văn học dân gian Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, Mã số: 60 22 36 Năm bảo vệ:2013 Abstract: Tìm hiểu việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và mối quan hệ xã hội trong tục ngữ: dự đoán thời tiết qua việc chiêm nghiệm những triệu chứng báo trước của thiên nhiên; ứng dụng trong việc canh tác nông nghiệp; ứng dụng trong chăn nuôi. Thống kê, so sánh và đưa ra nhận xét các biện pháp nghệ thuật thể hiện qua hai bộ phận tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và phản ánh các mối quan hệ xã hội. Keywords: Tục ngữ, Văn học dân gian, Văn học Việt Nam Content:

tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức

dân gian về thế giới tự nhiên và các mối quan hệ

xã hội.

Thái Phương Thảo

Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Văn học dân gian

Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Xuân Kính, Mã số: 60 22 36 Năm bảo vệ:2013

Abstract: Tìm hiểu việc phản ánh tri thức dân gian về thế giới tự nhiên và mối quan hệ

xã hội trong tục ngữ: dự đoán thời tiết qua việc chiêm nghiệm những triệu chứng báo

trước của thiên nhiên; ứng dụng trong việc canh tác nông nghiệp; ứng dụng trong chăn

nuôi. Thống kê, so sánh và đưa ra nhận xét các biện pháp nghệ thuật thể hiện qua hai bộ

phận tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và phản ánh các mối quan hệ xã hội.

Keywords: Tục ngữ, Văn học dân gian, Văn học Việt Nam

Content:

Page 2: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................... 1

QUY ƯỚC TRÌNH BÀY .......................................... 5

1. Kí hiệu viết tắt ............................................ 5

2. Về xuất xứ tài liệu .......................................... 5

MỞ ĐẦU .................................................... 6

1. Lý do chọn đề tài ............................................ 6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................... 7

3. Giới thuyết một số khái niệm ................................... 9

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................ 10

5. Đối tượng nghiên cứu ........................................ 10

6. Phương pháp nghiên cứu ...................................... 11

7. Bố cục của luận văn ......................................... 11

Chương 1. ................................................... 12

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ THẾ

GIỚI TỰ NHIÊN .............................................. 12

1.1. Dự đoán thời tiết ........................................ 12

1.1.1. Dự đoán thời tiết qua việc chiêm nghiệm những triệu chứng báo trước của

thiên nhiên ............................................... 12

1.1.2. Dự đoán thời tiết qua việc quan sát động vật .................... 19

1.1.3. Dự đoán thời tiết qua việc quan sát thực vật ..................... 21

1.2. Ứng dụng trong việc canh tác nông nghiệp ......................... 23

1.2.1. Ứng dụng trong trồng lúa ................................. 23

1.2.2. Kinh nghiệm trồng một số loại cây khác........................ 31

1.3. Ứng dụng trong chăn nuôi .................................... 34

1.3.1. Kinh nghiệm đánh bắt cá ................................ 34

1.3.2. Kinh nghiệm chăn thả gia súc gia cầm ......................... 36

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................... 39

Chương 2. ................................................... 40

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI THỨC DÂN GIAN VỀ CÁC

MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI ........................................ 40

2.1. Mối quan hệ trong gia đình ................................... 40

2.1.1. Mối quan hệ giữa ông bà - cháu, cha mẹ - con: ................... 40

2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng ................................... 45

2.1.3. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, bố mẹ vợ – con rể, dì ghẻ – con chồng, bố

dượng – con vợ: ........................................... 49

2.1.4. Mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong gia đình: ................. 52

2.1.5. Mối quan hệ họ hàng .................................... 55

2.2. Tục ngữ phản ánh mối quan hệ ngoài xã hội. ....................... 58

2.2.1. Mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong tục ngữ ..................... 58

2.2.2. Mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng: .................... 62

2.2.3. Mối quan hệ giữa chủ và người làm thuê ....................... 64

2.2.4. Mối quan hệ vua quan và dân trong tục ngữ ..................... 65

Page 3: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................... 69

Chương 3. ................................................... 70

SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUA MẢNG ĐỀ TÀI VỀ THẾ

GIỚI TỰ NHIÊN VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI ..................... 70

3.1. Xét về mặt nghĩa. ......................................... 70

3.1.1. Nghĩa của những câu tục ngữ phản ánh tri thức về thế giới tự nhiên ..... 71

3.1.2. Nghĩa của những câu tục ngữ phản ánh tri thức về các mối quan hệ xã hội . 73

3.2. Xét về mặt cấu trúc ........................................ 77

3.2.1. Cấu trúc của những câu tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên .......... 78

3.2.2. Cấu trúc của những câu tục ngữ phản ánh các mối quan hệ xã hội ...... 80

3.3. Xét về cách gieo vần và nhịp điệu............................... 82

3.3.1. Về cách gieo vần : ...................................... 82

3.3.2. Nhịp điệu : ........................................... 85

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................... 92

KẾT LUẬN ................................................. 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... 95

Page 4: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Chương 1.

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH

TRI THỨC DÂN GIAN VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

Bằng những câu nói ngắn gọn, súc tích tục ngữ đã

“Diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm đời sống, kinh

nghiệm xã hội, lịch sử của nhân dân lao động” (Gorki).

Những kinh nghiệm ấy được rút ra trong lịch sử đấu tranh

tự nhiên và đấu tranh xã hội, được thể nghiệm nhiều lần

trong nhận thức, đã trở nên thành những chân lý có tính

chất phổ biến và được toàn nhân dân lao động công nhận

và sử dụng.

Đó là những kinh nghiệm lâu đời và có tính chất tập thể

được rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng tự

nhiên, quá trình dùng sức người biến cải thiên nhiên, hiện

tượng tự nhiên, quá trình xây dựng kinh tế sản xuất.

Tục ngữ người Việt với việc phản ánh tri thức dân gian

về thế giới tự nhiên được xem xét dưới 3 góc độ:

- Dự đoán thời tiết: Người bình dân xưa đã dự đoán

thời tiết qua ba yếu tố:

+ Chiêm nghiệm qua các triệu chứng báo trước của

thiên nhiên:

Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách

rời với cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người.

Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự

thay đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm

hiểu một cách cụ thể, chính xác tự nhiên để từ đó con

Page 5: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

người có những cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên

nhiên nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao

hơn. Người Việt từ đó có thể cùng chung sống với thiên

nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những

công việc hàng ngày con người đã quan sát, đúc kết cho

mình và những thế hệ đời sau những kinh nghiệm và

bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng

một cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của

mình ở từng thời kỳ và thời điểm khác nhau.

Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động

trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng và vật

nuôi. Nếu không nắm bắt được những quy luật của thời

tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu

cũng không thể thu về lợi ích cho mình. Và vì thế, từ

buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc kết ra

những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên

những yếu tố như chiêm nghiệm bằng thời gian, những

triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua việc quan sát

động thực vật để từ đó ứng dụng và ứng phó với tự thay

đổi của thiên nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển

sản xuất.

Trước hết, những câu nói ấy ban đầu là câu nói của

một cá nhân trong cộng đồng. Rồi từ đó, nó được đúc

kết kiếm chứng rồi chuyển từ người này sang người

khác, nó đã trở thành câu nói của cả cộng đồng người,

là tri thức không thể thiếu trong đời sống lao động của

con người Việt.

Page 6: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Dự đoán thời tiết qua thời gian trong một năm

Thời gian nông lịch của người Việt từ ngàn xưa cho

đến nay được chia thành mười hai tháng, từ tháng một

đến tháng mười hai hay còn được chia thành bốn mùa

xuân, hạ, thu, đông.

Căn cứ vào thời gian này mà người dân Việt đã xem

xét chiêm nghiệm thời tiết. Theo đó, các hiện tượng của

thiên nhiên như mưa, nắng, bão, gió đều được đề cập

một cách tương đối đầy đủ.

Ngoài ra, ông cha ta còn dự đoán các hiện tượng

thời tiết dựa vào các triệu chứng báo trước của thiên nhiên.

Điều này, cho thấy óc nhận xét tinh tế của nhân dân ta. Họ

không chỉ dừng lại ở việc trông trời trông đất, khả năng

quan sát mà còn trông mây trông mưa để có thể phòng

chống và tránh được những ảnh hưởng nặng nề của thiên

tai.

Tục ngữ phản ánh tất cả những kiểu thời tiết, hiện

tượng của thiên nhiên nhưng xét trong tổng số những câu

tục ngữ nói về các hiện tượng tự nhiên thời tiết trong Tục

ngữ Việt Nam, số câu tục ngữ nói về mưa và nắng là nhiều

nhất. Bởi lẽ mưa nắng quyết định việc được mất trong sản

xuất nông nghiệp. Người dân chú trọng hai kiểu thời tiết

này dưới nhiều góc độ và quan sát chúng, dự báo dựa vào

những triệu chứng báo trước của thiên nhiên.

Những hiện tượng báo hiệu trời mưa được quan sát

qua các kiểu hiện tượng báo trước như: mống, ráng, sấm,

chớp, thâm, gió….Nhân dân ta đã quan sát các triệu trứng

Page 7: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

báo trước của thiên nhiên và đặc biệt đã chú ý đến hai hiện

tượng của trời đó là sấm, chớp. Dự báo thời tiết mưa người

bình dân còn dựa vào thâm, sầm hay màu sắc của bầu trời.

Ngoài ra, quan sát mặt trời, mặt trăng, mây, sao… để dự

báo thời tiết nắng mưa.

Rõ ràng rằng, theo kinh nghiệm của dân gian, khi

mặt trăng có quầng thì trời sẽ hạn hán, có tán tản ra bên

ngoài thì trời sẽ có mưa. Hay khi có mây xanh thì trời

nắng, mây trắng thì trời sẽ đổ mưa. Cũng căn cứ vào kiểu

thời tiết này thì cứ trời có ít sao thì sẽ có mưa lớn, nhiều

sao thì không mưa mà có nắng to. Dựa theo đó mà người

dân sẽ biết phải phòng chống thiên tai, lũ lụt, hạn hán như

thế nào và nhắc nhở mọi người trong việc trồng cây, hoa

màu và con giống để có thể có được năng suất cao khi gặp

phải những thay đổi bất thường. Từ những kinh nghiệm

trông trời, trông đất này mà người dân đã có được những

kinh nghiệm trong gieo trồng, chăn nuôi, giúp họ biết trước

được sẽ được hay mất mùa.

Ngay từ buổi bình minh con người đã khẳng định

được khả năng về trí tuệ của mình. Những kinh nghiệm ấy

xét trên lĩnh vực khoa học thì nó chỉ là việc dự báo thời tiết

một cách đơn thuần nhưng xét trên một góc độ khác thì đó

là cả cách nhìn, nhận xét, đánh giá, nhận xét tinh tường của

thế hệ trước mà cho tới ngày nay nó vẫn còn nguyên vẹn

giá trị. Nó thể hiện cách nhìn, cách cảm, cách nhận biết của

người nông dân về hiện tượng diễn ra quanh mình.

Page 8: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

+ Dự đoán thời tiết qua việc quan sát động vật

Người dân chú ý đến các loại động vật như kiến, cóc,

ếch, én, quạ, chuồn chuồn.

Đó là những quan sát của người dân Việt với những âm

thanh, hình ảnh hàng ngày có thể nhìn thấy, nghe thấy,

trông thấy được. Trong tục ngữ Việt còn có bộ phận những

câu tục ngữ đuợc quan sát qua hình ảnh những con chim,

trong đó hình ảnh của những con chim én, con quạ, con sáo

được nhân dân ta chú ý và đề cập đến như là những biểu

tượng báo trước kiểu thời tiết mưa nắng.

Người nông dân trong quá trình làm việc đã rút ra được

những kinh nghiệm quý báu cho mình. Khi làm việc trên

đồng ruộng họ nhìn thấy những hiện tượng thường xuyên

diễn ra và đúc rút được những kinh nghiệm quý báu ấy.

Loài vật có mối quan hệ mật thiết với việc sản xuất của

người dân. Từ đó, họ dựa vào những loài vật ấy để dự báo

thời tiết nhằm sản xuất cho kịp thời vụ tránh được những

thiệt hại cho việc chăm bón và nuôi trồng. Kinh nghiệm ấy

là những bài học không thể nào thiếu được trong việc sản

xuất của người dân.

+ Dự đoán thời tiết qua việc quan sát thực vật

Ngoài một số loài vật được nhân dân quan sát như là

một đối tượng để dự báo thời tiết, người nông dân còn căn

cứ vào một số loài thực vật, cây cỏ. Người nông dân ấy

nhận biết một cách sâu sắc cần chú ý đến thời tiết, hiện

tượng mưa nắng để có biện pháp ứng phó kịp thời trong

sản xuất. Trong khi không có các dụng cụ chuyên nghiệp

Page 9: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

để dự báo thì người nông dân chỉ có biện pháp là căn cứ

vào những dấu hiệu xung quanh mình.

Nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,

rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của những

loại động thực vật vì thế ngoài việc căn cứ vào những loài

động vật người dân còn dựa vào những loài thực vật có

những thay đổi nhạy cảm với các loại hiện tượng thời tiết.

Một số loài thực vật được nhân dân để ý đến nhiều có thể

kể đến như cỏ gà, rễ si, lá tre ….

Rõ ràng với những cây cỏ, thực vật vô cùng nhỏ bé mà

gũi với đời sống hàng ngày của người dân mà nhân dân ta

đã đưa ra những kinh nghiệm vô cùng quý báu, dự báo thời

tiết, dự đoán trước được sự thay đổi bất ngờ bất thường của

thiên nhiên. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy được sự gắn

bó của nhân dân với công việc lao động mà từ đó mới nảy

sinh và quan sát được những mối liên hệ mật thiết giữa

những cây cỏ thực vật với thời tiết.

Tục ngữ nói về thiên nhiên, thời tiết ra đời và phát triển

trong thực tiễn đấu tranh và chinh phục thiên nhiên của

người Việt. Nó phản ánh mối quan hệ tích cực của con

người đối với tự nhiên – tích cực vì nó nhằm tìm hiểu, cải

tạo thế giới tự nhiên. Sự cải tạo ấy một mặt thể hiện ở

khuynh hướng lợi dụng những điều kiện tự nhiên sẵn có

mặt khác tìm cách phát huy sự tác động của con người vào

điều kiện tự nhiên ấy để lao động sản xuất có kết quả. Từ

việc làm ấy, nhân dân ta đã tìm cách để áp dụng vào sản

Page 10: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

xuất trong công việc trồng trọt cũng như chăn nuôi và các

hình thức lao động khác.

- Ứng dụng trong việc canh tác nông nghiệp

Trong cuộc sống lao động sản xuất hàng ngày, nhân

dân ta luôn chú trọng đến diễn biến của thời tiết và nhận

xét các hiện tượng của nó. Từ đó, trải qua nhiều thời kỳ,

nhân dân ta đã tích lũy được những kinh nghiệm và tổng

hợp tương đối chính xác diễn biến khí hậu trong cả năm.

Những kinh nghiệm ấy có phần phù hợp với khoa học và

thực tiễn đã có những tác dụng nhất định trong quá trình

đấu tranh với thiên tai, đảm bảo sản xuất có kết quả.

+ Ứng dụng trong trồng lúa

Trong bộ phận câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao

động thì phần lớn là những câu tục ngữ nói về nghề trồng

trọt, mà chủ yếu là nghề trồng lúa nước. Như chúng ta đã

biết suốt thời kỳ phong kiến, lao động sản xuất của nhân

dân ta vẫn là sản xuất nông nghiệp. Cho tới ngày nay, nước

ta vẫn là một nước nông nghiệp, cư dân người Việt sinh

sống chủ yếu trên dải đồng bằng sông và đồng bằng ven

biển. Vì thế, nghề trồng lúa nước là một nghề chiếm ưu

thế. Dựa vào các điều kiện tự nhiên sẵn có mà nhân dân ta

đã biết áp dụng trong lao động sản xuất để thu lại hiệu quả

kinh tế cao nhất. Điều này thể hiện rõ ràng trong tục ngữ,

nó được chứng minh bằng việc số lượng của những câu tục

ngữ nói về nghề trồng lúa chiếm đại đa số, trong đó mọi

mặt của việc trồng lúa nước đều được đề cập một cách đầy

đủ và rõ nét từ việc nhận thức về đặc tính của những loại

Page 11: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

lúa khác nhau cho đến kinh nghiệm làm mạ, cày bừa, cấy

lúa và chăm bón… tất cả đều được thể hiện một cách đầy

đủ và sinh động trong tục ngữ của người Việt.

Đó là những kinh nghiệm về nhận thức những đặc

tính của những loại lúa khác nhau ở Việt Nam, kinh

nghiệm làm mạ, địa điểm gieo mạ, cách gieo mạ, làm

ruộng, cấy lúa, chăm bón. Từ những thực tiễn lao động sản

xuất mà nhân dân ta đã để lại một kho tàng tri thức nông

nghiệp quan trọng về việc trồng lúa từ khâu gieo mạ cho

đến khâu chăm bón. Tất cả được vẽ lại một cách tỉ mỉ và kĩ

càng. Điều này cho ta thấy khả năng quan sát nhận biết các

sự vật hiện tượng của nhân dân ta từ ngàn xưa. Với những

kinh nghiệm ấy ta cũng có thể khẳng định nước Việt ta

xuất phát từ một nước nông nghiệp, cây canh tác chủ yếu

là cây lúa nước, là quê hương của những người thuần

nông, hiền lành, chất phác mà có những nhận xét, óc phán

đoán tinh tế, sáng tạo để lại những bài học kinh nghiệm vô

cùng to lớn cho muôn đời sau. Đó là một kho tàng tri thức

vô cùng phong phú và đa dạng.

+ Kinh nghiệm trồng một số loại cây khác

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên mà cha ông ta còn có

thể phát triển một số loại cây trồng khác ngoài cây lúa là

sản phẩm nông nghiệp chính. Đó là việc trồng một số loại

cây hoa màu. Cây hoa màu cũng chiếm một phần không

nhỏ trong quá trình canh tác của nhân dân ta mặc dù mỗi

loại mang những đặc điểm khác nhau. Người dân thường

trồng các loại cây này trên vùng đất khô, đất màu mỡ hay

Page 12: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

còn có thể xen canh gối vụ với cây lúa. Một số loại hoa

màu được nhân dân ta trồng nhiều như cây đỗ, vừng, lạc,

dưa, khoai, các loại củ …. Thời gian gieo trồng từng loại

này cũng phải phụ thuộc vào từng thời điểm khác nhau

trong năm.

- Ứng dụng trong chăn nuôi

+ Kinh nghiệm đánh bắt cá

Ở nước ta cùng với nghề trồng trọt thì nghề đánh cá,

chăn nuôi trồng dâu nuôi tằm cũng chiếm những vị trí

quan trọng trong đời sống lao động của nhân dân. Điều đó

được phản ánh khá đầy đủ trong những câu tục ngữ nói về

chăn nuôi.

Nhân dân thường nói:

“Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, tam

thứ canh điền.”

Nghĩa là nuôi cá là nghề thu lại lợi nhuận kinh tế

cao nhất, sau đó mới đến làm vườn và làm ruộng. Trong

nghề nuôi cá, dân gian có cả một kho kinh nghiệm về chăn

thả và đánh bắt. Từ quá trình chọn điều kiện để thả, chọn

con giống và quá trình đánh bắt… tất cả đều được tái hiện

một cách sinh động. Mỗi nơi, mỗi loại cá có những yêu cầu

riêng và vì thế, những bài học kinh nghiệm đó là cả một

kho tàng vô giá trong quá trình nuôi thả cá. Những kinh

nghiệm ấy quả đã chứng tỏ sự yêu thích và gắn bó mật

thiết với cuộc sống lao động của những người lao động

xưa. Đồng thời cũng khẳng định khả năng quan sát và nhận

xét tinh tế của những người bình dân xưa. Bởi lẽ, những

Page 13: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

kinh nghiệm ấy vẫn được các thế hệ sau sử dụng như là

những công thức không thể nào thay đổi được.

+ Kinh nghiệm chăn thả gia súc gia cầm

Trước tiên đó là kinh nghiệm chọn giống. Việt Nam

là nước nông nghiệp điển hình. Trâu là con vật có vai trò

lớn trong sản xuất nông nghiệp. Công việc chính của nhà

nông như cày bừa, vận chuyển thóc gạo... đều do trâu đảm

nhiệm. Trâu gắn bó thân thiết với cả đời người nông dân vì

thế nó đã đi vào đời sống vật chất và tinh thần của người

nông dân Việt Nam từ xa xưa. Hình ảnh con trâu đã được

thể hiện trong văn học dân gian, đặc biệt là thể hiện trong

tục ngữ Việt Nam một cách đậm nét. Đó là kinh nghiệm

chọn và chăn nuôi các giống vật nuôi như trâu, bò, lợn,

gà… những con vật nhỏ bé ấy đi vào tục ngữ một cách tự

nhiên và mang những giá trị biểu cảm cao phản ánh đời

sống sinh hoạt và lao động của người dân Việt bao đời nay.

Chương 2.

TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT VỚI VIỆC PHẢN ÁNH TRI

THỨC DÂN GIAN VỀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

Các mối quan hệ xã hội được phản ánh đầy đủ trên hai

phương diện: đó là các mối quan hệ trong gia đình Việt và

các mối quan hệ ngoài xã hội. Đó là những mối quan hệ

phong phú, phức tạp và sâu rộng phản ánh muôn mặt của

đời sống tạo nên một xã hội thống nhất và vẹn toàn nằm

trong những khuôn mẫu, thể chế nhất định. Đó là những

mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội

Page 14: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

- Mối quan hệ trong gia đình

+ Mối quan hệ giữa ông bà - cháu, cha mẹ - con:

Sự nghiệp của gia đình do ông bà, cha mẹ xây dựng và

tạo lập. Thế hệ sau là con cháu tiếp nối, lưu truyền và phát

triển. Trong gia đình, đó là mối quan hệ ruột thịt thiêng

liêng, cao cả. Tục ngữ đã coi mối quan hệ ấy như là một

đối tượng phản ánh không thể tách rời:

“Con người có cố có ông, như cây có cội như sông có

nguồn”.

Trước tiên, đó là quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Nó

được phản ánh sâu sắc mà đầy đủ trong tục ngữ, thể hiện

cách nghĩ, cách sống và cách cảm của người Việt.

Đó là sự yêu thương, lo lắng bảo vệ con của những

đấng sinh thành. Dù ở bất kỳ nơi đâu, làm gì, cha mẹ luôn

hướng về những đứa con của mình, bởi lẽ con cái là nguồn

động viên tinh thần không thể thiếu, không thể tách rời của

cha mẹ.

Đó là vai trò “trụ cột gia đình” của người cha, vai trò

không thể thiếu được ở trong bất kỳ một gia đình nào.

Người cha cho con lòng can đảm, dũng cảm vượt qua mọi

chông gai, thử thách của cuộc sống; cho con khí chất mạnh

mẽ, dám làm dám chịu và để con đủ lông đủ cánh khẳng

định bản thân mình trong cuộc sống.

Đó còn là vai trò của người mẹ đối với con cái. Tục

ngữ thường nói “công cha, nghĩa mẹ”. Nếu như nói về tình

cha con tục ngữ khẳng định “phụ tử tình thâm” thì nói đến

tình mẫu tử, tục ngữ một lần nữa đề cao vai trò của người

Page 15: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

mẹ mà trước hết đó là sự hy sinh lớn lao, âm thầm mà lặng

lẽ của người mẹ “chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo con lăn”.

Bên cạnh việc ca ngợi công ơn của người mẹ, tục ngữ

cũng lên án, phê phán một cách nghiêm khắc với những

người con thiếu trách nhiệm, thiếu tình thương, không làm

tròn nghĩa vụ và bổn phận của người con đối với cha mẹ.

Tục ngữ cũng đặt ra vấn đề trách nhiệm của cha mẹ với

con cái trong việc nuôi dạy chúng.

Không có người cha người mẹ nào lại không muốn

chứng kiến sự thành đạt của con và hạnh phúc khi thấy con

cái phát huy được cái chí của mình. Vì thế câu tục ngữ như

là những bài học, lời cảnh tỉnh và cũng là sự mong mỏi lớn

lao của cha ông vào thế hệ sau. Dân tộc ta luôn coi trọng

con người. Vì vậy những bài học về tình cha mẹ – con cái,

ông bà - cháu được phản ánh sâu sắc truyền từ đời này

sang đời khác. Nó được phản ánh nhiều mặt, nhiều khía

cạnh nói lên sự sâu sắc trong lối sống, lối nghĩ của người

dân Việt.

+ Mối quan hệ vợ chồng

Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ được đề cập đến

nhiều trong tục ngữ. Bắt đầu từ mối quan hệ này mà nảy

sinh và hình thành nhiều mối quan hệ khác trong gia đình

và ngoài xã hội.

Xét trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ vợ chồng

là mối quan hệ gắn bó gần gũi cả về thể xác và tâm hồn.

người vợ và người chồng đảm nhiệm những trách nhiệm

khác nhau trong gia đình. Mỗi người một tính cách, một

Page 16: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

suy nghĩ vì thế không thể tránh khỏi những xô xát trong

cuộc sống chung, nhưng tục ngữ cũng đã lên tiếng phê

phán những thói trăng hoa bên ngoài của người chồng và

bênh vực cho người vợ chịu thương chịu khó chấp nhận

hoàn cảnh vượt lên những khó khăn trong cuộc sống. điều

đó chứng tỏ mơ ước về một cuộc sống gia đình hạnh phúc

hướng tới một xã hội tốt đẹp đã tồn tại từ ngàn xưa.

+ Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, bố mẹ vợ – con

rể, dì ghẻ – con chồng, bố dượng – con vợ:

Theo quan niệm truyền thống, người dân cho rằng

những mối quan hệ này là mối quan hệ xa cách, không

chung huyết thống. Phản ánh những mối quan hệ không

cùng huyết thống trong gia đình, tục ngữ Việt cũng phản

ánh một cách chân thực và tỉ mỉ. Đồng thời cũng cất lên

tiếng chia sẻ với những thân phận bị chà đạp, có cuộc sống

không được vẹn toàn, hạnh phúc. Điều đó thể hiện lối nghĩ

và cảm thông sâu sắc của người Việt bao nhiêu đời nay.

+ Mối quan hệ giữa anh chị em ruột trong gia đình:

Bên cạnh mối quan hệ bố mẹ – con cái, mối quan hệ

anh chị em trong gia đình cũng là mối quan hệ được đề cập

nhiều, phong phúc ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mối quan

hệ này thực tế là mối quan hệ của những người ruột thịt,

người thân, đó là mối quan hệ giữa anh chị em ruột, anh

em rể và chị em dâu.

Coi trọng sự yêu thương, quý mến và giúp đỡ lẫn

nhau, tục ngữ còn coi trọng nghĩa tình mối quan hệ anh chị

em trong gia đình. Người Việt luôn hướng đến sự thuận

Page 17: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

hoà, bình an và hạnh phúc, họ luôn mong ước đến sự tốt

lành. Và điều ấy được phản ánh đầy đủ, ngắn gọn trong tục

ngữ.

+ Mối quan hệ họ hàng

Mối quan hệ họ hàng là mối quan hệ có cùng huyết

tộc. Nó gắn liền với đặc điểm sinh sống của bộ phận cư

dân người Việt. Họ sống theo đơn vị làng, xã và những

người có họ hàng thường ở bên cạnh nhau cùng nhau sinh

sống, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.

Một gia đình bao giờ cũng có hai họ: họ nội (bên

cha) và họ ngoại (bên mẹ). Đây là mối quan hệ gia đình

được mở rộng từ gia đình hạt nhân (cha mẹ và con cái).

- Tục ngữ phản ánh mối quan hệ ngoài xã hội.

Các mối quan hệ này bị chi phối bởi mối quan hệ

trong gia đình. Tục ngữ dạy cho các thế hệ sau biết cách

ứng xử ở trong gia đình và đồng thời chỉ cho họ biết cách

ứng xử ở ngoài xã hội. Trong xã hội cũ, người bình dân

luôn sống trong cái đói, cái nghèo, những cảnh cơ hàn…

Cuộc sống đó giúp họ nhận ra cần phải gắn bó mình với

môi trường chung, gắn mình với cả cộng đồng người để

tìm thấy sự hoà thuận, cùng nhau xây dựng và phát triển

một cuộc sống tốt đẹp hơn. Các mối quan hệ trong xã hội

được đề cập đến trong tục ngữ tương đối nhiều phản ánh

lối sống và suy nghĩ của người dân Việt từ xa xưa.

Page 18: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

+ Mối quan hệ bạn bè, thầy trò trong tục ngữ

Mối quan hệ bạn bè, thầy trò là mối quan hệ được nhân

dân ta quan tâm. Không ai sống mà không có bạn bè,

không có người hướng đường chỉ lối.

Trong khi nói đến mối quan hệ bạn bè, tục ngữ đề cập

đến những kinh nghiệm chọn bạn bởi vì bạn bè có tầm ảnh

hưởng vô cùng to lớn tới nhân cách và sự nghiệp của con

người đồng thời cũng khuyến khích việc học tập những

điều hay điều tốt từ những người bạn xung quanh, bên

cạnh đó cũng không thể không đề phòng với những người

bạn có tính xấu.

Trong mối quan hệ thày trò, người dân Việt cũng lưu ý

tới việc kính thày, tôn trọng người thày đã, đang và sẽ dạy

mình. Điều đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo của

dân tộc Việt. Tục ngữ đã đề cao vai trò và tầm ảnh hưởng

của người thầy trong việc giáo dục đạo đức cũng như kiến

thức cho học sinh. Người thầy quyết định một phần không

nhỏ trong sự phát triển con người.

+ Mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng:

Người dân Việt vẫn thường nhắc nhở nhau, dân tộc

được sinh ra bởi cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Vì thế,

mối quan hệ đồng bào, hàng xóm láng giềng là mối quan

hệ ruột thịt, gắn bó với nhau. Vì có tinh thần đoàn kết

tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau mà đã giúp cho dân tộc Việt

chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, chiến thắng trước thiên

tai, hiểm hoạ.

Page 19: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Tục ngữ khẳng định người hàng xóm láng giềng là

những anh em gần gũi sớm hôm, tối lửa tắt đèn có nhau.

Sống trong môi trường làng xã có anh em láng giềng là

điều kiện cần và không thể thiếu được. Điều đó tạo nên sự

đoàn kết trong cộng đồng xã hội, nó tạo nên sức mạnh lớn

chiến thắng mọi kẻ thù.

+. Mối quan hệ giữa chủ và người làm thuê

Trong xã hội xưa, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế

chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp mà chưa phát triển

những ngành nghề khác. Quan hệ giữa chủ và người làm

thuê la quan hệ mâu thuẫn với nhau về mọi mặt từ địa vị xã

hội, đến tiếng nói, từ tài sản, việc làm và sự hưởng thụ, từ

tính cách đến lối sống.

Đó là mối quan hệ muôn đời không thể dung hoà được.

Nó chỉ có thể được giải quyết khi người dân lao động làm

thuê biết đứng lên đấu tranh và giành lấy sự làm chủ cuộc

sống về cho mình. Với việc phản ánh mối quan hệ này, tục

ngữ đã khẳng định một cách chân thực mà sâu sắc về sự

thiếu công bằng trong xã hội phong kiến xưa đã chèn ép

cuộc sống của người dân lao động chân chính, đẩy họ vào

nỗi khổ thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần. Qua đó, tục

ngữ lên án xã hội với thực trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong

xã hội xưa.

+ Mối quan hệ vua quan và dân trong tục ngữ

Giống như mối quan hệ giữa chủ và người làm thuê, tục

ngữ một lần nữa đi sâu hình ảnh của mối quan hệ đối lập

giữa giai cấp thống trị và kẻ bị trị nhưng ở mức độ cao hơn

Page 20: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

đó là mối quan hệ giữa vua quan và dân. Đây là mối quan

hệ tồn tại bền bỉ và dai dẳng trong xã hội phong kiến duy

trì ở nước ta từ trước cách mạng tháng Tám.

Tục ngữ vẽ lên quan niệm của người dân về thân phận

thấp cổ bé họng của người dân nghèo và cái sự định danh

phận từ trước của những bậc vua chúa, con cháu vua chúa.

Tục ngữ cũng đã dành một phần không nhỏ để phản

ánh mối quan hệ giữa vua quan và dân trong xã hội cũ. Có

thể nói, đó là mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn và gay gắt

nặng nề mà không thể bỏ qua, dung hòa được. Vua quan

luôn là đối tượng mà người dân chĩa mũi nhọn, chĩa con

mắt đấy oán giận và thù ghét. Tục ngữ đã phê phán một

cách gay gắt thói tham nhũng ăn chơi mà không chú ý đến

cuộc sống của những người bên dưới, là con dân luôn chịu

cảnh hà hiếp oan trái.

Chương 3.

SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT ĐƯỢC

THỂ HIỆN QUA HAI BỘ PHẬN CỦA TỤC NGỮ

PHẢN ÁNH TRI THỨC VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

- Xét về mặt nghĩa.

+ Nghĩa của những câu tục ngữ phản ánh tri thức về

thế giới tự nhiên

Với những câu tục ngữ phản ánh thế giới tự nhiên và

các mối quan hệ với thế giới tự nhiên đa vốn chỉ mang một

mặt nghĩa, đó là nghĩa đen.

Page 21: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Lối suy nghĩ của tục ngữ ban đầu là lối suy nghĩ dựa

vào kinh nghiệm, dựa vào quan sát trực tiếp sự vật cụ thể.

Có nghĩa là ban đầu nó được dùng với nghĩa đen, nghĩa

trực tiếp để phản ánh một sự vật hoặc một hiện tượng cụ

thể nào đó.

Những câu tục ngữ nói về những nhận thức của nhân

dân ta về thế giới tự nhiên, lao động sản xuất nông nghiệp

chúng tôi nhận thấy tác giả dân gian đã sử dụng lối nói trực

tiếp, hiển ngôn. Từ đó, bộ phận những câu tục ngữ này

thường chỉ mang một nghĩa – nghĩa đen. Điều đó phù hợp

với việc truyền bá tri thức dân gian về kinh nghiệm nhận

thức thế giới tự nhiên và lao động sản xuất từ đời này sang

đời khác. Nó mộc mạc, dễ hiểu bởi với phương thức tạo

nghĩa này tác giả dân gian thường không sử dụng hình ảnh

cũng như các biện pháp chơi chữ, tu từ.

Điều này cũng giúp cho việc truyền bá những kinh

nghiệm đó một cách dễ dàng hơn. Vì thế, nó thường chỉ

mang một nghĩa hay còn gọi là nghĩa đen là điều hoàn toàn

dễ hiểu. Đọc mỗi câu tục ngữ nói về thiên nhiên thời tiết

hay các kinh nghiệm áp dụng ta đều thấy điều này.

+ Nghĩa của những câu tục ngữ phản ánh tri thức về

các mối quan hệ xã hội

Với bộ phận câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm,

những quan niệm phản ánh về các mối quan hệ xã hội,

những triết lý nhân sinh thông thường vừa có nghĩa đen và

vừa có nghĩa bóng.

Page 22: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Rõ ràng, những câu tục ngữ có khả năng mở rộng nghĩa

là những câu nói về những quan niệm về xã hội, nhân sinh.

Khi mở rộng nghĩa, nghĩa của tục ngữ không còn mang

tính cố định khi chỉ về một hiện tượng, sự vật cụ thể nữa

mà có thể đề cập đến nhiều sự vật, hiện tượng mà người ta

có thể đồng nhất hoá. Nghĩa biểu trưng của tục ngữ không

chỉ phản ánh một sự vật, hiện tượng mà đã tiến đến khái

quát hoá, trừu tượng hoá tức là đã tiến đến gần với tư duy

khoa học. Nghĩa biểu trưng của tục ngữ được dùng để phản

ánh những quy luật chung nhất của thế giới khách quan,

quy luật vận động và phát triển của xã hội.

Chính vì đại bộ phận tục ngữ nói về các mối quan hệ xã

hội được cấu tạo bằng phương pháp biểu trưng nên chúng

ta cho rằng cách nói của bộ phận những câu tục ngữ là

cách nói ví von, cách nói có hình ảnh dựa trên những mối

quan hệ liên tưởng tương đồng hoặc logic khách quan. Do

đó, tiếp cận cấu trúc logic của tục ngữ không thể không tìm

đến phương pháp biểu trưng của tục ngữ.

Chính những hình ảnh đó mà làm cho những câu tục

ngữ mang những tri thức về các mối quan hệ xã hội có tính

giáo dục rất cao. Không chỉ dừng lại ở giai đoạn lúc bấy

giờ mà cho tới ngày hôm nay những bài dạy ấy vẫn còn

mang những nét nghĩa giáo dục vô cùng to lớn.

- Xét về mặt cấu trúc

Mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ

pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Về mặt cấu trúc, câu tục ngữ

Page 23: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

có nhiều nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổi bật: tính

ngắn gọn chắc và tính đối xứng của tục ngữ.

+ Cấu trúc của những câu tục ngữ phản ánh thế giới

tự nhiên

Ở bộ phận những câu tục ngữ nói về thế giới tự nhiên

và các kinh nghiệm trong lao động sản xuất chủ yếu là

những mô hình cấu trúc đối xứng đơn với các cấu trúc

như : so sánh định nghĩa, cấu trúc suy luận.

Cấu trúc so sánh định nghĩa thường có dạng a là b, a

như b, a => b,…

Cấu trúc suy luận lôgíc thường có các dạng: a thì b (và

các dạng tương đương như có a thì có b, không a thì không

b), muốn a phải b, chưa a đã b, ….

+ Cấu trúc của những câu tục ngữ phản ánh các mối

quan hệ xã hội

Cũng là cấu trúc đối xứng nhưng ở những câu tục ngữ

nói về các mối quan hệ xã hội lại có sự khác nhau. Nếu

như ở những câu tục ngữ nói về tự nhiên là cấu trúc đối

xứng đơn so sánh định nghĩa và cấu trúc suy luận lôgic thì

ở bộ phận những câu tục ngữ này là cấu trúc đối xứng đơn

so sánh thứ bậc và cấu trúc đối xứng kép.

Cấu trúc đối xứng đơn so sánh thứ bậc có các dạng: a

bằng n.b (với n > ), a không bằng b, a hơn b,…

Cấu trúc suy luận lôgíc thường có các dạng: a thì b

(đồng dạng với a thì b của cấu trúc đối xứng đơn), a + a’’,

a # b, a + a’ + a”… ,dạng a + a’, dạng a # b, dạng a thì b.

Page 24: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Rõ ràng, để giải thích đúng, sâu nghĩa và ý của câu tục

ngữ, trước hết cần nắm chắc cấu trúc đối xứng của nó. Cấu

trúc câu tục ngữ có tính chất bền vững, được xây dựng bởi

ba loại vật liệu chính là từ ngữ, nhịp và vần. Những vật

liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài hòa với nhau để tạo ra

sức biểu đạt hoàn hảo của câu.

- Xét về cách gieo vần và nhịp điệu giữa hai mảng đề

tài này thì chúng có những nét tương đồng dễ nhận biết.

+ Về cách gieo vần :

Đọc tục ngữ, ta thấy người bình dân xưa dùng cả hai

cách gieo vần: gieo vần liền và vần cách.

Vần liền là loại vần nối đính giữa hai vế của câu tục

ngữ với nhau hay có thể diễn đạt khác đi là âm tiết cuối

của vế trước bắt vần với âm tiết đầu của vế sau, loại vần

này chiếm 27% trên tổng số câu tục ngữ.

Vần cách là cách gieo vần được sử dụng nhiều nhất.

Chúng thường có các cách gieo cách từ một đến năm âm

tiết.

Bên cạnh đó còn có một số câu tục ngữ tiếp thể lục bát

có sự hiệp vần.

Tiếng Việt thuộc loại hình các ngôn ngữ đơn lập và vai

trò của thanh điệu cũng đảm nhận chức năng riêng trong

việc tạo hoà âm.

+ Nhịp điệu :

Nhịp điệu là yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật thuộc

các chủng loại khác nhau mà trong nghệ thuật thính giác

như âm nhạc, thơ ca… thể hiện tiêu biểu.

Page 25: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

Xem xét nhịp của tục ngữ trong những câu có từ 4 đên

4 âm tiết có những sự khác nhau.

Chung quy lại, tục ngữ trong tiếng Việt có từ 4 âm tiết

và 4 âm tiết là dài nhất. Sự ngừng ngắt của nhịp bao giờ

cũng gắn liền với nội dung cụ thể từng loại tục ngữ. Hơn

thế sự ngừng nhịp luôn gắn với sự hiệp vần và cấu trúc

từng vế trong tục ngữ.

Tùy theo mỗi câu tục ngữ mà vần và nhịp được thể hiện

khác nhau, tạo nên sự nhịp nhàng, cân đối, sinh động…

cho câu. Qua đó, thể hiện được cái hay cái đẹp của ngôn

ngữ dân tộc, đặc biệt là sự mẫu mực về tính chính xác, tính

sinh động, tính hình tượng và tính nhịp nhàng. Sự hòa đối

là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc

cho tục ngữ. Từ đó nó cũng mang những nội dung nghĩa

khác nhau.

Page 26: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

KẾT LUẬN

Một điều dễ nhận thấy là xét về mặt số lượng những

câu tục ngữ nói về thế giới tự nhiên và những câu tục ngữ

nói về các mối quan hệ xã hội thì số lượng của những câu

phản ánh tri thức dân gian về các mối quan hệ xã hội là

nhiều hơn cả, nó chiếm đến 2/3 tổng số câu tục ngữ trong

«Tục ngữ Việt Nam». Điều này cũng cho chúng ta thấy

rằng : từ xa xưa cá mối quan hệ trong xã hội đã là đề tài

được người dân chú ý, đó là những mối quan hệ vô cùng

phong phú và đa dạng, nó phản ánh được cuộc sống muôn

màu muôn vẻ vốn đã tồn tại từ lâu trong xã hội người Việt.

Nó cũng khẳng định, người bình dân xưa không những chỉ

biết quan tâm đến thế giới tự nhiên và cải tạo nó theo ý

muốn chủ quan của mình mà còn biết quan tâm đến nhau

cuộc sống của nhau. Chính vì thế mà tục ngữ không chỉ

dừng lại ở việc dạy cho người ta cách làm mà còn định

hướng cho con người cách sống. Đó là tính giáo dục của

tục ngữ nói riêng và trong các thể loại khác của văn học

nói chung.

Nội dung và những đặc điểm thi pháp của tục ngữ rất

phong phú. Ngoài những đặc điểm giống nhau về mặt thi

pháp chúng ta cũng dễ nhận ra đặc điểm khác nhau lớn

nhất giữa hai bộ phận phản ánh của tục ngữ là về mặt

nghĩa. Nghĩa của những câu tục ngữ phản ánh tri thức về

thế giới tự nhiên chỉ có một nghĩa, đơn giản và dễ hiểu

nhằm truyền bá những kinh nghiệm được nhận biết từ thế

giới tự nhiên, còn bộ phận những câu tục ngữ phản ánh tri

Page 27: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF

thức về những mối quan hệ xã hội thì thường có cả nghĩa

đen và nghĩa bóng, điều này cho thấy sự khéo léo, tế nhị

trong lời nói của người bình dân xưa. Ngoài việc họ có một

óc nhận xét, phán đoán tinh tế về thế giới tự nhiên thì họ

cũng có một đời sống tinh phần phong phú, kín đáo và ý

nhị.

Page 28: tuc ngu Viet Nam phan anh tri thuc nguoi Viet.PDF