43
TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG PHƯƠNG THỨC TƯ DUY MỚI TỪ ISRAEL TRUNG TÂM KHOA HỌC TƯ DUY - CTS Tháng 1 năm 2014

TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

Embed Size (px)

DESCRIPTION

ST

Citation preview

Page 1: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNGPHƯƠNG THỨC TƯ DUY MỚI TỪ ISRAEL

TRUNG TÂM KHOA HỌC TƯ DUY - CTSTháng 1 năm 2014

Page 2: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY NHƯ LÀ MỘT KHOA HỌC?

• Các hoạt động tạo ra giá trị đều cần công cụ• Hoạt động tư duy thường thiếu/không có công cụ!• Henry Hazlitt đưa ra quan điểm “Tư duy như là một khoa học” vào

năm 1915.• Khoa học Tư duy:

– Là kiến thức được tổ chức có hệ thống– Bao gồm các nguyên tắc cơ bản để tư duy.

Henry Hazlitt (1894-1993)

Page 3: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY NHƯ LÀ MỘT KHOA HỌC?

• We shall require a substantially new manner of thinking if mankind is to survive.

(Nhân loại cần có một phương thức tư duy thật sự mới để sinh tồn).

Albert Einstein•

Page 4: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ TÀI NGUYÊN

• Ernest Rutherford (1871-1937):– “We haven’t the money, so we’ve got to think”. (Chúng ta không có tiền, nên chúng ta phải tư duy)

Page 5: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TƯ DUY SÁNG TẠO?

• Kêu gọi?• Khuyến khích, thúc đẩy?• Uống cà phê?• “Brainstorming”?• Bản đồ tư duy?• ???

Page 6: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY SÁNG TẠO – MIND MAP?

Page 7: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY SÁNG TẠO(CREATIVE THINKING)

• Sáng tạo là quá trình tư duy theo đó giá trị mới được tạo ra (một ý tưởng, một trò chơi, một tác phẩm nghệ thuật, văn học, một tác phẩm hội họa, âm nhạc, một sáng chế, một phát minh v.v…)

• Phạm vi quan tâm học thuật trong sáng tạo bao gồm vô số các định nghĩa và phương pháp tiếp cận liên quan đến các ngành như tâm lý học, khoa học nhận thức, giáo dục, triết học, công nghệ, thần học, xã hội học, ngôn ngữ học, nghiên cứu kinh doanh và kinh tế… kết hợp trong các mối quan hệ giữa sự sáng tạo và trí thông minh.

• Quá trình hoạt động tâm lý và thần kinh liên quan đến sự sáng tạo, các mối quan hệ giữa phương thức, khả năng sáng tạo và giữa sự sáng tạo và sức khỏe tinh thần, khả năng sáng tạo thông qua giáo dục và đào tạo, đặc biệt là tăng cường bởi công nghệ, và các ứng dụng của nguồn lực sáng tạo.

Page 8: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TƯ DUY HỆ THỐNG(SYSTEM THINKING)

• Tư duy Hệ thống đã được hình thành và phát triển bởi Ludwig von Bertalanffy vào những năm 1940 và Ross W Ashby vào những năm 1950.

• Được định nghĩa như là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, thông qua việc xem xét "vấn đề" như là bộ phận của một hệ thống tổng thể, chứ không phải là phản ứng với các phần cụ thể.

• Tư duy hệ thống cho rằng các bộ phận cấu thành của một hệ thống phải được xem xét trong mối quan hệ với nhau và với các hệ thống khác, chứ không phải trong sự tách biệt.

• Tư duy hệ thống tập trung vào quan hệ quay vòng hơn là quan hệ nhân quả đơn thuần.

• Thường tập trung vào một chính phủ, tổ chức hay doanh nghiệp là những thực thể bao gồm các đối tượng phức tạp là con người, quy trình và công nghệ.

Page 9: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

GENRICH ALTSHULER

• Genrikh Saulovich Altshuller (Ге́� нрих Сау́�лович Альтшу́�лле́р (1926 - 1998)– Nhà sáng chế, nhà khoa học, nhà báo và nhà văn

thời Liên Xô. – Người phát kiến ra lý thuyết về sáng tạo trong giải

quyết vấn đề, được biết với tên gọi là TRIZ. – Người sáng lập Viện Công nghệ Azerbaijan về

Sáng tạo. – Ông cũng viết tiểu thuyết khoa học dưới bút danh

Genrikh Altov.

Page 10: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

LÝ THUYẾT TRIZ CỦA ALSHULER

• TRIZ ( те́ория ре́ше́ния изобре́тате́льских задач)– Được phát triển bởi nhà sáng chế và tác giả khoa học viễn tưởng

Liên Xô Genrich Altshuller vào năm 1946

• TRIZ được phát triển trên nền tảng nghiên cứu hàng trăm ngàn sáng chế trên nhiều lĩnh.

• Cách tiếp cận *thuật toán* đã được tạo ra trong TRIZ.

Page 11: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

LÝ THUYẾT TRIZ CỦA ALSHULER

• TRIZ (те́ория ре́ше́ния изобре́тате́льских задач)

• Nghiên cứu nhiều sáng chế cho thấy mỗi vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết bằng bởi tập hợp một số ý tưởng hoặc một chiến lược tiếp cận phù hợp.

• Ba phạm trù công cụ được sử dụng: – Các thuật sáng tạo: Có 40 thuật sáng tạo– Các chuẩn: Có 70 tiêu chuẩn– Hiệu ứng vật lý: Có một cơ sở tri thức của khoảng 400 hiệu ứng

vật lý khác nhau.

• Một vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết bằng cách sử dụng kết hợp các công cụ trên.

Page 12: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

LÝ THUYẾT TRIZ CỦA ALSHULER

Page 13: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SÁNG TẠO TẠI CÁC CTY SÁNG TẠO HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI

• Google: 20% thời gian cho hoạt động ngoại khóa• Apple: 3 nhóm thiết kế độc lập• Samsung: Áp dụng TRIZ.• http://www.forbes.com/sites/haydnshaughnessy/2013/03/0

7/why-is-samsung-such-an-innovative-company/

Page 14: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SYSTEMATIC INVENTIVE THINKING

• Tư duy sáng tạo hệ thống (SIT) là phương pháp tư duy phát triển ở Israel vào giữa những năm 1990.

• Bắt nguồn từ lý thuyết TRIZ của Genrich Altshuller, ra đời từ năm 1946.

• Hạt nhân của SIT là Lý thuyết sáng tạo giải quyết vấn đề của Altshuler (Theory of Inventive Problem Solving – TIPS)

• SIT và TIPS có nhiều điểm chung về cách tiếp cận. SIT hướng tới phạm vi rộng hơn, giải quyết cả các vấn đề phi kỹ thuật như quản lý, tổ chức…

Page 15: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SYSTEMATIC INVENTIVE THINKING

Drew Boyd

Johnson & Johnson

University of Cincinati.

Jacob Goldenberg

Hebrew University of Jerusalem

Columbia Business School.

Page 16: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

« INSIDE THE BOX »

• http://www.insidetheboxinnovation.com/

Page 17: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SYSTEMATIC INVENTIVE THINKINGSIT

• "Điều khó khăn là ở chỗ mọi người vẫn tin rằng sáng tạo là một phẩm chất cá nhân những người tài giỏi, nhưng nếu bạn áp dụng phương pháp tốt, như SIT, bạn có thể tạo ra nhiều, rất nhiều ý tưởng hữu ích".

• Henk Speijer, Marketing Intelligence, Philips Consumer Electronics

Page 18: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TỪ TRIZ ĐẾN SIT

• Trong những năm 1970, một sinh viên của Genrich Altshuller là Ginadi Filkovsky, di cư đến Israel và tham gia giảng dạy TRIZ tại Open University, Tel Aviv và ứng dụng cho của công ty công nghệ cao của Israel và quốc tế.

• Hai sinh viên làm luận án tiến sĩ, Jacob Goldenberg và Roni Horowitz, tham gia cùng Filkovsky, nghiên cứu phát triển và đơn giản hóa các phương pháp luận tư duy, hình thành cơ sở của SIT như ngày nay.

• SIT được áp dụng ngoài phạm vi kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là trong quản lý.

Page 19: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

5 CÔNG CỤ TƯ DUY CỦA SIT

• 1. Subtraction - Tách ra• 2. Multiplication – Thêm vào• 3. Division – Chia ra • 4. Task Unification – Thống nhất chức năng• 5. Attribute Dependency – Phụ thuộc đặc tính.

Page 20: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SUBSTRACTION - TÁCH RA

• Tách ra một thành phần thiết yếu của một sản phẩm và tìm cách sử dụng nó cho mục đích mới.

• Thành phần thiết yếu đó được gọi là “sản phẩm ảo” – virtual product.

• Thực thi: Phân tách các bộ phận, xem xét sự phụ thuộc vật lý…

• Thí dụ thực tế: DVD của Philips…

Page 21: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

MUTIPLICATION - THÊM VÀO

• Thêm vào sản phẩm một thành phần của cùng loại với thành phần hiện có đó. Thành phần bổ sung đó cần được thay đổi theo một cách nào đó.

• 2 từ khóa cho công cụ này là: 1) thêm vào; 2) thay đổi, thể hiện hai giai đoạn áp dụng công cụ này: 1) thêm nhiều bản sao của một cái gì đó tồn tại trong sản phẩm và 2) thay đổi các bản sao theo một số tham số.

• Thực thi: Liệt kê chức năng, xem xét chức năng nào có thể được thay đổi tăng cường…

• Thí dụ thực tế: Kính 2 tròng của Benjamin Franklin, băng dính 2 mặt của 3M, sản phẩm của Kapro, chính sách thế chấp tài sản (giá trị vs lãi suất)…

Page 22: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

DIVISION - CHIA RA(« CHIA ĐỂ… ĐIỀU TRỊ »)

• Phân chia sản phẩm và/hoặc các thành phần của nó và sắp xếp lại chúng để tạo thành một sản phẩm mới. – Chia theo chức năng– Chia theo cấu trúc vật lý– Chia theo các phần bảo đảm hoàn thành chức năng.

• Việc chia một sản phẩm thành nhiều phần cho phép tự do chế tạo lại nó bằng nhiều cách mới, giúp tăng độ tự do trong việc giải quyết tình huống.

• Thí dụ thực tế: Tủ lạnh của GE, chia bạn bè kiểu Facebook, tổ chức một công ty theo các chiều cấu trúc…

Page 23: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TASK UNIFICATIONTHỐNG NHẤT CHỨC NĂNG

• Phân công một nhiệm vụ, tính năng mới cho một tài nguyên hiện có.

• Môi trường thiếu thốn thường có cơ hội áp dụng nguyên tắc này. Xã hội giàu có hơn có xu hướng vứt bỏ tài nguyên sẵn có.

• Thự thi:• Thí dụ: Tách các thành phần trong ngoài, phân tích chức năng

nhiệm vụ…– Người Bedouin sử dụng lạc đà cho một số nhiệm vụ khác nhau:

giao thông vận tải, tiền tệ, sữa, da lều, bóng râm, bảo vệ khỏi gió, đốt phân nhiên liệu.

– Captcha (completely automated automated turing test to tell computer and human apart) của Dr. Luis von Ahn (Carnegie Mellon University), sử dụng cho New York Times…

Page 24: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ATTRIBUTE DEPENDENCYSỰ PHỤ THUỘC ĐẶC TÍNH

• Tạo ra và loại bỏ phụ thuộc giữa các biến số của một sản phẩm.

• Thuộc tính phụ thuộc có thể áp dụng với các biến số, thay vì các thành phần của một sản phẩm.

• Biến số là dễ dàng xác định do những đặc điểm đó có thể thay đổi trong một sản phẩm hoặc một thành phần (ví dụ như màu sắc, kích thước, vật liệu…).

• 1/3 ý tưởng sáng tạo được hình thành theo nguyên tắc này!

Page 25: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ATTRIBUTE DEPENDENCYSỰ PHỤ THUỘC CỦA CÁC ĐẶC TÍNH

• Thực thi:– Liệt kê các thông số– Xếp vào các cột và hàng– Xác định sự phụ thuộc– Xác định nhu cầu của thị trường– …

• Thí dụ thực tế: Tách cà phê, sữa cho trẻ sơ sinh, cây nến…

Page 26: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ATTRIBUTE DEPENDENCYSỰ PHỤ THUỘC ĐẶC TÍNH

Page 27: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

8 NGUYÊN TẮC CỦA SIT

1. Think inside the box/Closed world (Tư duy hướng nội)

2. Qualitative Change (Thay đổi về chất)

3. Function Follows Form (Chức năng phụ thuộc thiết kế)

4. Path of Most Resistance (Đường lực cản lớn nhất)

5. Cognitive Fixedness (Sức ỳ tư duy)

6. Functional Fixedness (Sức ỳ tư duy về chức năng)

7. Structural Fixedness (Sức ỳ tư duy về cấu trúc)

8. Near Far Sweet (Điểm hoàn hảo).

Page 28: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

1. The Closed World - Thinking Inside the Box

• Nguyên tắc này quy định rằng, trong việc phát triển sản phẩm mới, hoặc giải quyết vấn đề, cần phải sử dụng chỉ các nhân tố sẵn có trong chính sản phẩm hay vấn đề, hoặc trong môi trường nội tại.

• Phải dựa vào các nguồn tài nguyên nội tại có thể sử dụng chứ không được “nhập khẩu" nguồn lực từ bên ngoài để giải quyết vấn đề.

• Nguyên tắc này thường vấp phải rào cản từ quan niệm khá phổ biến tư duy sáng tạo là “think out of the box”.

• Cần xem xét kỹ các mối quan hệ giữa các thành phần sẵn có, sắp xếp chúng trong không gian, thời gian, chức năng và sự cần thiết của chúng.

Page 29: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

2. Qualitative Change(Thay đổi về chất)

• Nguyên tắc chỉ ra rằng giải pháp có thể được tìm thấy nơi mà các yếu tố hay thông số chính của vấn hoặc bị loại bỏ hoàn toàn hoặc thậm chí bị đảo ngược.

• Nói cách khác, một yếu tố của vấn đề được vô hiệu hóa, và vì thế, nó không còn là một trở ngại.

• Cũng có thể có tình huống là các yếu tố của vấn đề sẽ trở thành một nhân tố tích cực để giải quyết vấn đề và sự bất lợi trở thành một lợi thế.

Page 30: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

3. Function Follows Form(Chức năng tuân thủ thiết kế)

• Nguyên tắc này được xem là một sự “nghịch đảo”, theo đó xuất phát điểm của tư duy là nguồn lực hiện có, chứ không phải là nhu cầu cụ thể của thị trường.

• Các nhu cầu này không bao giờ được bỏ qua mà được đặt ra ở giai đoạn sau. Quá trình này bắt đầu với một sản phẩm hay dịch vụ đã có, tiếp tục với thao tác một cách có hệ thống để tạo ra những gì trong SIT gọi là ‘sản phẩm ảo“ (đây là mẫu thiết kế) và sau đó kiểm tra xem nó có đáp ứng yêu cầu khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng hay không (đó chính là chức năng).

Page 31: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

4. Path of Most Resistance(Con đường trở ngại lớn nhất)

• Trong tự nhiên, nước luôn chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp luôn luôn theo con đường ít trở ngại nhất.

• Tương tự, trong tư duy cũng vậy, tâm trí của chúng ta có xu hướng đi theo con đường ít trở ngại nhất, những con đường quen thuộc nhất.

• Vì vậy, làm, rất khó để đi đến những ý tưởng mới cho chúng ta hay các đối thủ cạnh tranh của chúng.

• SIT khuyến khích một cách tiếp cận với con đường phản trực giác - con đường với nhiều trở ngại nhất.

Page 32: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

5,6,7. Fixedness – Sức ỳ tư duy(Cognitive , Funtional, Structural)

• Sức ỳ tư duy: Là một trạng thái của tâm lý, trong đó đối tượng hay tình huống được tiếp nhận và xem xét theo một cách cố hữu, loại trừ các phương án khác. Sức ỳ tư duy có 2 loại:

• Sức ỳ về chức năng: (nhà xã hội học Karl Dunker) . • Là xu hướng gán chức năng cụ thể cho các đối tượng tương ứng. Sức

ỳ chức năng là vật cản tinh thần, hạn chế tư duy theo hướng đối tượng theo một cách mới để giải quyết một vấn đề. (Candle problem).Sức ỳ cấu trúcĐây là xu hướng xem đối tượng như một thể hoàn chỉnh, thường làm cho khó tưởng tượng làm thế nào để sản phẩm có thể được cấu trúc lại cho khác đi.

• Ví dụ , tại sao điều khiển TV luôn luôn có được trên phần dưới của máy truyền hình? Nếu nó ở phía trên thì có tốt hơn không?

Page 33: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

8. Near Far Sweet (NFS)

• Hầu hết các ý tưởng cho sản phẩm mới hoặc là tầm thường, hoặc không thực tế. Tìm kiếm các “sweet spot” (điểm ngọt) đòi hỏi một sự cân bằng về tư duy dẫn đến những ý tưởng độc đáo và khả thi.

• Khái niệm này được thể hiện trong bài báo “Finding Your Innovation Sweet Spot” (Harvard Business Review): Khi sáng tạo, chúng ta đẩy suy nghĩ của chúng ta ra phía ngoài, cố gắng tạo ra một cái gì đó mới và khác với những gì hiện có, nhưng lại không muốn đi quá xa.

• Một ý tưởng tuyệt vời phải là khả thi và đẹp. Nguyên tắc NFS đảm bảo rằng quá trình tạo ra ý tưởng phải được đẩy ra xa khỏi tình huống hiện hữu để trở nên có giá trị, nhưng cũng đủ gần để là khả thi.

Page 34: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA SIT

• Nguyên tắc FFF (Fixedness) và 5 công cụ được sử dụng để tạo ra “mẫu” sản phẩm mới (virtual products).

• Các “mẫu” này có thể dẫn tới ý tưởng vượt quá xa phạm vi sẵn có.

• Nguyên tắc “Closed world" hạn chế việc đi quá xa khỏi điều kiện nội tại sẵn có.

• Hai nguyên tắc trái chiều này giúp tạo ý tưởng ở khoảng “Sweet zone”.

Page 35: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ỨNG DỤNG SIT TRONG QUẢN LÝ• Xây dựng chiến lược• Phát triển sản phẩm mới• Giải quyết vấn đề quản lý• Phát triển chiến lược marketing• Cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất• Quản lý tính bền vững • Ý tưởng cho doanh nghiệp xã hội • Quản lý sáng tạo nội bộ• Đào tạo về sáng tạo• Tổ chức và quản lý các sự kiện về sáng tạo • Và hơn nữa…

Page 36: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ỨNG DỤNG SIT TRONG QUẢN LÝ

Page 37: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

ỨNG DỤNG SIT TRONG QUẢN LÝ

• SIT giúp các công ty đạt được mục tiêu là làm cho sáng tạo trở thành một quá trình bền vững của mình.

• SIT trả lời câu hỏi cần tư duy và hành động “như thế nào”?

• Trả lời câu hỏi “như thế nào”? Đó chính là phương pháp tư duy độc đáo SIT.

Page 38: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

SIT VÀ GIẢNG DẠY ĐẠI HỌC

• SIT được giảng dạy trong nhiều trường đại học và trường kinh doanh trên toàn thế giới.

• SIT thường được giảng dạy trong các môn học– Quản lý sáng tạo– Quản trị kinh doanh– Marketing– Phát triển tổ chức– Lãnh đạo– Nghiên cứu quản lý.

Page 39: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

CASE STUDIES – SẢN XUẤT

Page 40: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

CASE STUDIES – QUẢN LÝ

Page 42: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TỔNG KẾT ỨNG DỤNG SIT

1. 5 công cụ2. 8 nguyên tắc3. Hoạt động thúc đẩy (hướng tới tập thể)4. Quản lý dự án sáng tạo5. Xây dựng tổ chức sáng tạo.Lưu ý:

Không phân biệt đối tượng là thuộc lĩnh vực kinh doanh (sản phẩm, quy trình), hay quản lý (con người, tổ chức…)

• http://sitsite.com/• http://sitsite.com/innovation-suite-14/overview/

Page 43: TƯ DUY SÁNG TẠO HỆ THỐNG_TRONG QUẢN LÝ_V1

TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM

• Khủng hoảng giáo dục (phổ thông, đại học)• Tệ vượt đèn đỏ• Tệ đua xe• Tệ đổ rác thải trong đêm• Khó vay tiền ngân hàng cho nhu cầu thiết yếu• Hàng tồn kho• Bất động sản ế nặng• Nông dân bỏ ruộng• Thực phẩm bẩn• Hàng Trung Quốc lan tràn• …