5
ĐTTX 4 – Ban Hc Tp Môn: Thin Học Đại Cương Bài s5: Thiền Đốn NgTrang 1/5 THIỀN ĐỐN NGHôm nay chúng ta hc bài thtư là Đốn NgThành Pht - Nam Tông thiền. Đây chính là Thiền ca Lc tHuNăng gọi tt là Thiền Đốn Ng. Ta phân bit vi Thiền Đông Độ chnào? Thiền Đông Độ khởi đi từ tĐạt-ma, tĐạt-ma là người đầu tiên tẤn Độ sang Trung Quc nên ta gọi là Đông Độ. (Phía Tây sang phía Đông độ). Điểm đặc biệt là lúc sơ tổ Đạt-ma cho đến Ngũ tổ Hong Nhn vn gi là thiền Đông Độ chưa gọi là Đốn Ngộ, mãi đến tHuNăng thì Thiền Đốn Ngmới phát dương quang đại, nên công ca Lc tHuNăng rất ln. Lc tHuNăng sinh năm 638 và mất năm 713, quê ngài ở Qung Châu (nay là tnh Quảng Đông). Lần trước ta đã nói về hành trng ca Lc tHuNăng nên hôm nay chúng ta chỉ nói vtư tưởng thin hc ca ngài và những đệ tca ngài. Tư tưởng thin hc của ngài là đặt trên ba đặc điểm chính: mt là Vô nim vi tông, hai là Vô tướng vi th, ba là Vô trvi bn. Tư tưởng ca Thin hc này xut phát tkinh Kim Cang được Lc tly ra xây dng, làm thành pháp tu ca Thiền đốn ngộ. Đặc bit, pháp tu ca Thiền đốn ngnày là phép tắt, đi nhanh nên người ta gọi là Đốn Ng. Thế nào là Vô nim? Vô niệm nghĩa là đối vi cảnh bên ngoài như thế nào thì tâm mình không dính mc, không nhiễm trước cảnh, đó là Vô niệm. Nhưng định nghĩa này hơi xa so vi tgốc. Định nghĩa gần nht là trên bn nim sn có, không khi thêm nim thhai. Bn nim sn có là gì? Chính là cái tánh biết ca mình: biết thy, biết nghe… nhiêu đó đã là đủ. Ví dnhư ta thấy bng cái tánh thy, không có phân bit gì hết thì đó chính là tu theo pháp của HuNăng. Khi nghe âm thanh đến, chúng ta chnghe như vậy thôi và không phân biệt đó là tiếng ca ai. Tiếng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chẳng hn, nếu quý vkhi lên biết đó là tiếng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thì nó đã rơi vào tình thc, không còn trên bn nim sn có nữa. Và đó là vô minh. Trên bản nim sn có, tánh biết nghe, biết thấy thì đó là đúng, là giác. Mình thấy như vậy là không có lỗi, là đúng và Lục tyêu cu mình thấy như vậy. Khi nghe cũng được như vậy, không nhim cảnh thì đó gọi là vô niệm. Như vậy cách tu rất là đơn giản, nhưng nó khó là tại sao? Là vì cái cht phân bit trong chúng ta quá nhiu, ta thy là ta sphân bit ngay. Cái công phu này chnhững người kiến tánh mới làm được. Tc là nhn ra cái ttánh ca mình, vì ttánh ca chúng ta vốn dĩ gồm nhng tính cht này: Vô niệm, Vô tướng và Vô tr. Thế nào là Vô tướng? Vô tướng nghĩa là không có hình tướng gì hết, không có tướng mạo thì đó là thca ttánh, thca chân tâm. Nên trong khi Phật giơ cành hoa lên và Ca Diếp mỉm cười thì Đức Phật nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diu tâm, Thật tướng vô tướng”. Cái thể đó chính là thật tướng, thật tướng đó nó vô tướng nên gọi là vô tướng vi th. Thchân tâm ca mình rng rang, như hư không, không có tướng mo. Tạm dùng hư không để din tnó nên gọi là vô tướng. Nên cn ghi nhba trnày ca Lc tđưa ra chính là tính chất chân tâm ca mình. Vô trvi bn là thế nào? Nghĩa là lấy cái Vô trlàm gc, ch“vi” ở đây nghĩa là làm. Vô trụ là gì? Tc là không dính mắc vào đâu cả. Như “Ưng vô sở trnhi sanh ktâm”, tức là nên không trchnào mà sanh tâm, đó chính là chân tâm không dính mắc vào đâu. Người kiến tánh có thlàm được ba điều này. Người bình thường nếu tập tu như vậy thì cũng có thể thấy được cái ttánh ca mình, đó là pháp tu của thiền Đốn Ng.

ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 5: Thiền Đốn Ngộ Trang 1/5

THIỀN ĐỐN NGỘ

Hôm nay chúng ta học bài thứ tư là Đốn Ngộ Thành Phật - Nam Tông thiền. Đây chính là Thiền của Lục tổ Huệ Năng gọi tắt là Thiền Đốn Ngộ. Ta phân biệt với Thiền Đông Độ chỗ nào? Thiền Đông Độ khởi đi từ tổ Đạt-ma, tổ Đạt-ma là người đầu tiên từ Ấn Độ sang Trung Quốc nên ta gọi là Đông Độ. (Phía Tây sang phía Đông độ). Điểm đặc biệt là lúc sơ tổ Đạt-ma cho đến Ngũ tổ Hoằng Nhẫn vẫn gọi là thiền Đông Độ chưa gọi là Đốn Ngộ, mãi đến tổ Huệ Năng thì Thiền Đốn Ngộ mới phát dương quang đại, nên công của Lục tổ Huệ Năng rất lớn.

Lục tổ Huệ Năng sinh năm 638 và mất năm 713, quê ngài ở Quảng Châu (nay là tỉnh Quảng Đông). Lần trước ta đã nói về hành trạng của Lục tổ Huệ Năng nên hôm nay chúng ta chỉ nói về tư tưởng thiền học của ngài và những đệ tử của ngài.

Tư tưởng thiền học của ngài là đặt trên ba đặc điểm chính: một là Vô niệm vi tông, hai là Vô tướng vi thể, ba là Vô trụ vi bản. Tư tưởng của Thiền học này xuất phát từ kinh Kim Cang được Lục tổ lấy ra xây dựng, làm thành pháp tu của Thiền đốn ngộ. Đặc biệt, pháp tu của Thiền đốn ngộ này là phép tắt, đi nhanh nên người ta gọi là Đốn Ngộ.

Thế nào là Vô niệm? Vô niệm nghĩa là đối với cảnh bên ngoài như thế nào thì tâm mình không dính mắc, không nhiễm trước cảnh, đó là Vô niệm. Nhưng định nghĩa này hơi xa so với từ gốc. Định nghĩa gần nhất là trên bản niệm sẵn có, không khởi thêm niệm thứ hai. Bản niệm sẵn có là gì? Chính là cái tánh biết của mình: biết thấy, biết nghe… nhiêu đó đã là đủ. Ví dụ như ta thấy bằng cái tánh thấy, không có phân biệt gì hết thì đó chính là tu theo pháp của Huệ Năng. Khi nghe âm thanh đến, chúng ta chỉ nghe như vậy thôi và không phân biệt đó là tiếng của ai. Tiếng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chẳng hạn, nếu quý vị khởi lên biết đó là tiếng của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng thì nó đã rơi vào tình thức, không còn trên bản niệm sẵn có nữa. Và đó là vô minh. Trên bản niệm sẵn có, tánh biết nghe, biết thấy thì đó là đúng, là giác. Mình thấy như vậy là không có lỗi, là đúng và Lục tổ yêu cầu mình thấy như vậy. Khi nghe cũng được như vậy, không nhiễm cảnh thì đó gọi là vô niệm. Như vậy cách tu rất là đơn giản, nhưng nó khó là tại sao? Là vì cái chất phân biệt trong chúng ta quá nhiều, ta thấy là ta sẽ phân biệt ngay. Cái công phu này chỉ những người kiến tánh mới làm được. Tức là nhận ra cái tự tánh của mình, vì tự tánh của chúng ta vốn dĩ gồm những tính chất này: Vô niệm, Vô tướng và Vô trụ.

Thế nào là Vô tướng? Vô tướng nghĩa là không có hình tướng gì hết, không có tướng mạo thì đó là thể của tự tánh, thể của chân tâm. Nên trong khi Phật giơ cành hoa lên và Ca Diếp mỉm cười thì Đức Phật nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, Thật tướng vô tướng”. Cái thể đó chính là thật tướng, thật tướng đó nó vô tướng nên gọi là vô tướng vi thể. Thể chân tâm của mình rỗng rang, như hư không, không có tướng mạo. Tạm dùng hư không để diễn tả nó nên gọi là vô tướng. Nên cần ghi nhớ ba trụ này của Lục tổ đưa ra chính là tính chất chân tâm của mình.

Vô trụ vi bản là thế nào? Nghĩa là lấy cái Vô trụ làm gốc, chữ “vi” ở đây nghĩa là làm. Vô trụ là gì? Tức là không dính mắc vào đâu cả. Như “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức là nên không trụ chỗ nào mà sanh tâm, đó chính là chân tâm không dính mắc vào đâu. Người kiến tánh có thể làm được ba điều này. Người bình thường nếu tập tu như vậy thì cũng có thể thấy được cái tự tánh của mình, đó là pháp tu của thiền Đốn Ngộ.

Page 2: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 5: Thiền Đốn Ngộ Trang 2/5

Biết rằng khi xây dựng nền tảng của phương pháp tu này thì có người vào được, lại có người không vào được, nên Lục tổ mới đưa ra một pháp nữa là pháp Bát-nhã. Nếu quý vị mở kinh Pháp Bảo Đàn ra sẽ thấy phẩm Bát-nhã đầu tiên. Bát-nhã là từ phiên âm Ấn Độ, có nghĩa là trí tuệ xuất thế gian. Ngài Huyền Trang đề nghị không nên dịch từ đó vì nếu dịch là trí tuệ thì sẽ bị hiểu lầm là trí tuệ thế gian, cần giữ nguyên như vậy. Theo Lục tổ nói “Một niệm không ngu là hành Bát-nhã”. Tức là ngày đêm 24 tiếng mình luôn biết được các pháp, dùng trí biết được các pháp ở trần gian này là không có thật thì đó là hành Bát- nhã. Và đó là chân lý, bây giờ các nhà Vật lý đương đại cũng đã chứng minh được điều này. Chẳng hạn Albert Einstein thì ngài nói Thuyết Tương đối. Tương đối là gì? Là không cố định, nếu phăng đến tận cùng của nó nghĩa là không có thật. Nhờ vào sự thay đổi đó đến tận gốc rễ, các phân tử nhỏ cũng thay đổi rất là nhanh chóng nên kết luận nó không thật. Chính vì vậy, các nhà khoa học cũng thấy rõ thế giới này không có thật, như cái thấy của Đức Phật. Lục tổ cũng thấy như vậy và soi thấy Ngũ uẩn không có thật. Ngũ uẩn không phải chỉ có cái thân này, thân này chỉ là sự thu gọn lại của Ngũ uẩn chứ rộng ra thì Ngũ uẩn là cả pháp giới này. Do ngày xưa không mang tính phổ biến, người nào chứng thì chỉ người đó biết. Nhưng bây giờ khoa học đã thấy được, đã chứng minh được các loại vật chất do duyên hợp mà thành, không có thực thể. Cho nên Bát-nhã là dùng trí tuệ soi thấy, quán chiếu các pháp không có thực, tánh nó là không.

Tiếp theo đó từ Ma-ha, cũng là tiếng Ấn Độ. Ma-ha thường hiểu nghĩa là “đại”. Theo Huyền Trang, từ này cũng không nên dịch. Vì nếu dịch là “đại” thì ta sẽ hiểu là cái lớn này có giới hạn trong khi Ma-ha là siêu việt về số lượng tức không có số lượng để diễn tả. Chẳng hạn như hư không này tuy thấy rộng lớn nhưng so với tự tánh thì hư không cũng rất nhỏ. Chân tâm, tự tánh nó không có ngằn mé (vô biên tế), nghĩa là không có biên giới nào có thể đo lường được. Nên giá trị của trí tuệ Bát-nhã này nằm ở chữ Ma-ha.

Khi mình quán chiếu Bát-nhã như vậy, mục đích để làm gì? Từ cái văn tự mình đọc phải soi thấy các pháp này không có thực thể, tánh của nó là không. Đó là quán chiếu để thâm nhập thực tướng, và thực tướng đó chính là vô tướng, thể của chân như. Từ cái quán chiếu này đi vào thể của chân như, và đạt được cái thể đó thì ngộ đạo. Điều mà Lục tổ Huệ Năng trình bài kệ đến Ngũ tổ Hoằng Nhẫn:

Bồ-đề bổn vô thọ Minh cảnh diệc phi đài

Bản lai vô nhất vật Hà xứ nhạ trần ai?

Bản lai vô nhất vật là nói về thể của chân như, cái vô tướng tức là thực tướng Bát-nhã. Chúng ta quay lại Vô tướng vi thể, chính vì lấy cái vô tướng làm thể nên mình tu quán chiếu để trở về cái thể đó – thể rỗng lặng, sáng suốt. Các quý thầy ở các chùa Tịnh Độ buổi tối tụng kinh thường tụng “Năng lễ, sở lễ tánh không tịch”. Mình lễ cái tánh không tịch đó, nó rỗng lặng.

Tại sao mình quán chiếu cái không thật đó mà trở về được cái thực tướng này? Theo kinh Lăng Nghiêm nói chân tâm cũng chúng ta không tịch, rỗng lặng nhưng vì chúng ta không biết giữ nó mà phóng tâm. Tâm thanh tịnh khi mỗi lần vọng hóa như ánh sáng đi qua lăng kính thì nó bị đổi thể thành thức, tâm biến thành thức. Từ cái thức này, thì từ cái một sẽ biến ra nhiều vô số các pháp. Chân tâm là thật nhưng khi bị chuyển thành thức thì trở nên huyễn hóa, tức là không thật. Vì sao gọi là huyễn hóa? Do nó biến hiện ra, biến hiện thành những cái bóng. Thân đứng trước gương thì ảnh trong gương là cái bóng, huyễn hóa mà thành. Và càng trải qua nhiều lần vọng hóa, thì nó càng biến ra nhiều cái huyễn. Ngũ uẩn là năm lớp sương mù, thì mình càng vô minh. Cái thanh tịnh qua

Page 3: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 5: Thiền Đốn Ngộ Trang 3/5

nhiều lần biến chuyển thì càng biến thành vô minh. Vì vô minh nên mình chấp là thật. Nếu trí tuệ thì sẽ thấy cái không tịch. Quán chiếu Bát-nhã là thấy các pháp không thật để trở về nguồn không tịch, về thực tướng vô tướng. Từ thực tướng vô tướng đó mình tu, an trú lâu thì khởi lên cái diệu dụng. Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận thì từ thể đại sẽ khởi ra cái dụng đại, và đó là chỗ đến của Thiền Tông. Nên chư tổ Thiền Tông đề nghị phải đi xuyên qua thức A-lại-da không tịch thì sẽ đạt được cái dụng của chân như. Lúc đó tự tại vô ngại với các pháp và có đủ các thần thông diệu dụng. Chứ các tổ Thiền Tông không chấp nhận việc dừng lại ở không tịch này, tức là phải làm sao phát huy được diệu dụng thì mới tự tại các pháp, đi vào cuộc đời hóa độ chúng sinh. Đó là tu Thiền Tông đạt đến mức diệu dụng. Đó là sự khác biệt với Như Lai thiền và Tổ Sư thiền.

Một bài kệ của thiền sư Việt Nam nói lên được tính chất của Thiền Đốn Ngộ này:

Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ Sanh vô sanh hậu thuyết vô sanh Nam nhi tự hữu xung thiên chí

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành

Đó là Tổ Sư thiền, không đi con đường của Như Lai. Vì con đường của Tổ Sư thiền vạch ra có điểm đặc biệt là không in khuông con đường của Như Lai thiền, không có thay đổi phần từ thể đi đến dụng. Cho nên bài đó của thiền sư Quảng Nghiêm rất độc đáo, chính bài đó nói lên được bản chất của Tổ Sư thiền mà các học giả không khai thác được hết. Bài thơ đó của Việt Nam nhưng nói lên được tính chất của Lục tổ Huệ Năng. Bài thơ này không có tựa, trước khi thiền sư Quảng Nghiêm tịch thì ngài viết lại bài kệ này. Người sau lấy vế đầu là Li Tịch hoặc là Hưu hướng Như Lai làm tựa. Chúng ta cứ biết rằng đây là bài thơ Không Đề hoặc kệ Thị Tịch của thiền sư Quảng Nghiêm. Thường khi ta đọc các phân tích của các học giả, người ta không giải được chỗ này. Chính câu số bốn nói được ý của thiền sư Quảng Nghiêm, xiển dương Tổ sư Thiền. Không đi theo con đường của Như Lai thiền - Hưu hướng Như Lai hành xứ hành. Tại sao tu theo Phật mà không đi theo con đường của Phật, đây là chỗ nhiều người thắc mắc, do đó nhiều người dịch bỏ lửng chỗ này. Chúng ta sẽ đi sâu vào giải thích “li tịch” và “sanh vô sanh” để hiểu được đây là ý của Tổ sư thiền.

(đoạn này thầy trình bày không theo thứ tự và trộn lẫn với nhau cộng với trùng ý rất khó nắm nên con xin sắp xếp lại ý theo thứ tự giải thích “sanh vô sanh” rồi đến “li tịch”)

Sanh vô sanh là sao? Thường thì các học giả sẽ theo cấu trúc ngữ động tân nên họ mắc kẹt, họ cho rằng “sanh” là động từ. Cấu trúc này nói theo ngữ pháp Hán văn là ngữ chánh phụ chứ không phải ngữ động tân. “Sanh vô sanh” thì “vô sanh” là chánh còn “sanh” là phụ. Dịch là “vô sanh mà sanh”. Nghĩa là trong cái thể rỗng lặng đó mà khởi diệu dụng, sanh chính là khởi diệu dụng. Đó là chủ trương của Thiền Tông. Lục tổ thổi lỗ tai là như vậy. Nhắc mình trong thể đó mà khởi dụng lên, có cái biết sáng suốt lên. Chứ không nhúc nhích gì hết là sai, ngồi thiền mà như cây khô là không đúng.

Li tịch là sao? “Li” khi tra trong từ điển thì có nghĩa là lìa. Nhưng “li” trong Hán Ngữ Đại Từ Điển có đến gần 20 nghĩa và trong đó một nghĩa là “phô bày, sắp xếp”. Cấu trúc chánh phụ y như “sanh vô sanh”. Cái này (Tịch) là chánh, cái này (Li) là phụ. (tức Tịch là chánh còn Li là phụ). Nghĩa là trong cái rỗng lặng đó mà hay phô bày, tức khởi cái dụng. Trong cái rỗng lặng mà hay biết, phô bày sắp xếp, đó là cái dụng của chân như. Và đó mới là điểm khác biệt với Như Lai thiền, không đi theo con đường của Như Lai

Page 4: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 5: Thiền Đốn Ngộ Trang 4/5

“Nam nhi tự hữu xung thiên chí” nghĩa là người tu theo con đường của Tổ sư, tức đi theo con đường cứu cánh Đức Phật muốn chỉ ra cuối cùng. Nhắc lại câu chuyện sau khi Đức Phật thành đạo dưới cội Bồ-đề, ngài thấy cái này quá khó chúng sanh rất khó thâm nhập nên ngài muốn tịch diệt luôn. Nhưng chư thiên xin Phật từ bi ở lại giáo hóa chúng sinh nên Đức Phật quán sát căn cơ chúng sinh mà lập ra Tam thừa: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát thừa. Và những điều đó là phương tiện, không phải cứu cánh. Cứu cánh chính là ở chỗ “sanh vô sanh”, “tịch diệt”. Thiền Tông chỉ thẳng vào điểm cuối cùng đó nên gọi là đốn ngộ. Nhưng Thiền Tông không đi theo thứ lớp từng cấp của Đại thừa, mà đi thằng vào cứu cánh, nên khó và ít người làm được. Vì vậy Lục tổ mới nói những điều này không nên nói cho những người không hiểu nghe vì khi nói ra người ta sẽ khó lĩnh hội và coi thường. Đây là điểm khác biệt giữa Như Lai thiền, Đại Thừa thiền và Tổ Sư thiền.

Xin nhắc lại là chủ trương của thiền Đại Thừa là cũng có tâm thể này, cũng có thể dụng đại nhưng phải tu xong thì cuối cùng mới thấy nó. Còn Thiền Tông thì khi mới vào sẽ chỉ thấy nó ngay rồi mới khởi tu. Và các vị thiền sư có cách làm cho người ta ngộ liền, nên “đốn ngộ” nghĩa là dẫn đến nó liền. Chẳng hạn đưa cành hoa lên thì đó là trực chỉ, ai hiểu được thì đốn ngộ. Đó là điểm độc đáo của Thiền Tông, còn Đại Thừa không nói kiểu đó. Thiền Đại Thừa dạy ta tu diệt hết phiền não thì sẽ chứng. Thường có những người học rất lâu nhưng không phân biệt được thế nào là Như Lai thiền, Đại Thừa thiền và Tổ Sư thiền. Vì vậy, thật ra Tổ Sư thiền cũng xuất phát từ Đức Phật thôi nhưng thay vì đi lên từng nấc từng nấc thì Thiền Tông chỉ ra điểm cuối cùng.

Tóm lại, trong cái tịch mà có sự sắp xếp phô bày, trong cái thể có cái dụng thì đó chính là Thiền Tông. Trong cái vô sanh (thể rỗng lặng) mà hay sanh, như Lục tổ nói “Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp”. Đó chính là điểm cốt yếu của Tổ Sư Thiền.

Lục tổ Huệ Năng có 33 vị đệ tử đắc pháp, trong đó Thanh Nguyên đứng số một. Ngài tên là Hành Tư, ở núi Thanh Nguyên. Đặc điểm của ngài Thanh Nguyên là sự truyền thừa dài lâu về sau là trưởng tử của Lục tổ. Ngài Huyền Giác cũng rất xuất sắc nhưng do không có đệ tử và mất sớm nên không có người truyền thừa. Để đánh giá các vị thiền sư cỡ lớn thì ngoài việc chứng đắc ra còn vấn đề truyền bá rộng tông môn. Có đại chúng theo đông thì mới được suy làm tổ.

Trong nhà thiền, nếu có sự truyền trực tiếp từ tổ thì gọi là chánh truyền, còn nhánh phụ thì gọi là bàng xuất. Thanh Nguyên và Nam Nhạc là những vị được chánh truyền từ Lục tổ. Thanh Nguyên thì xuất ra Thạch Đầu Hi Thiên còn Nam Nhạc xuất ra Mã Tổ Đạo Nhất. Thạch Đầu Hi Thiên hoạt động ở vùng Hồ Nam còn Mã Tổ Đạo Nhất phát huy quang đại ở vùng Giang Tây. Nên đời Đường có Giang Tây và Hồ Nam chính là hai trung tâm thiền học lớn nhất. Vì vậy trong văn học của Trung Quốc có từ “giang hồ (Giang Tây, Hồ Nam)” không mang nghĩa xấu như Việt Nam vẫn dùng, mà đó là các địa điểm mà chư tăng đi hành cước. Các thiền sư xuất phát ở Giang Tây, Hồ Nam rất nhiều.

Chúng ta sẽ nói về các đệ tử của Lục tổ Huệ Năng và giải thích vì sao Huệ Năng lại là tổ của thiền Đốn Ngộ. Khi ngài thị tịch thì có bài kệ truyền cho Thanh Nguyên:

Tâm địa hàm chư chủng Phổ vũ tất giai manh Đốn ngộ hoa tình dĩ Bồ-đề quả tự thành

Nghĩa là đất tâm chứa các giống khi gặp mưa lớn thì đều nảy mầm, chóng ngộ được hoa tình thì quả Bồ-đề sẽ tự thành. Hoa tình là gì? Ở đây không nói nhân mà nói là hoa. Hoa tình chính là phiền não,

Page 5: ĐTTX 4 – Ban H p Môn: Thi n Học Đại Cương THIỀN ĐỐN NGỘtriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/06/THIEN-5-Thien-don-ngo.pdf · quang đại, nên công của

ĐTTX 4 – Ban Học Tập Môn: Thiền Học Đại Cương

Bài số 5: Thiền Đốn Ngộ Trang 5/5

phiền não nói về tình thức, nó có khuynh hướng do tình sanh ra. Chẳng hạn khi mình giận, mình nổi sân lên thì đó là hoa. Nhưng nếu mình tu, đốn ngộ thì ngay khi nó khởi lên như vậy thì mình biết là tánh nó không thật thì nó sẽ lặng xuống. Dùng Bát-nhã soi chiếu như vậy, thấy nó không thật thì các vọng tưởng, vọng niệm sẽ lắng xuống và trở về Bồ-đề. Cho nên nói “phiền não tức Bồ-đề”. Chúng sanh tức là Phật tức là Chúng sanh lặng hết các hoa tình này đi thì là Phật. “tức” ở đây là có một giai đoạn chuyển hóa. “Phiền não tức Bồ-đề” đó là điểm đặc biệt của tổ Huệ Năng nhưng phải có trí tuệ để chiếu soi, chuyển hóa nó. Nếu nói “phiền não là Bồ-đề” thì sai, “tức” mới là đúng vì nó mang hàm nghĩa chuyển hóa từ phiền não sang Bồ-đề. Vì vậy mới nói Lục tổ là ông tổ của thiền đốn ngộ.

Một giai thoại rất độc đáo, đó là thiền sư Huyền Giác. Ngài Huyền Giác không phải là đệ tử của Lục tổ, ngài tu theo tông Thiên Thai và đọc kinh Duy-ma-cật phát minh tâm địa rồi tự ngộ. Người bạn của ngài là Huyền Sách mới nói rằng “tự ngộ thì không được, hãy đến Lục tổ để ngài ấn chứng cho”. Sau đó Huyền Giác đến gặp ngài Lục tổ và xem như ngang hàng không lễ lạy.

- Lục tổ hỏi: Đại đức ở đâu đến đây mà sao ngã mạn quá? - Huyền Giác: Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng, các lễ nghi đó là việc nhỏ - Lục tổ: Sao không ngay lúc đó thể nhận vô sanh mà liễu không chóng đi? - Huyền Giác: Thể tức vô sanh, liễu tức không chóng

Nghĩa là thể không sanh diệt, thực tướng vô tướng. Thể rỗng lặng thì không có sanh diệt, và trong khi ta nhận ra nó thì đâu có mau chậm gì, tùy theo căn cơ mỗi người.

- Lục tổ ấn chứng: Đúng thế, đúng thế

Ngay lúc đó ngài Huyền Giác mới quỳ xuống lễ Lục tổ rất lâu đúng lễ nghi. Rồi Huyền Giác mới giã từ Lục tổ đi về.

- Lục tổ mới hỏi: Sao về chóng thế? (đây là một cái bẫy)

Vì lúc nãy Huyền Giác đã nói liễu thì không chóng, nên nếu trả lời theo cách bình thường thì sẽ mắc bẫy Lục tổ.

- Huyền Giác liền trả lời: Thể vốn rỗng lặng thì không có chậm có mau - Lục tổ khen: Ngươi khéo hiểu sâu ý vô sanh (đây cũng là một cái bẫy) - Huyền Giác: Vô sanh há có ý sao? - Lục tổ hỏi: Không có ý thì ai phân biệt? - Huyền Giác đáp: Nhân giả sanh tâm phân biệt (ý nói ngài Lục tổ sanh tâm phân biệt) - Lục tổ hỏi gặn lần nữa: Không có ý thì ai phân biệt? - Huyền Giác lại đáp: Tuy phân biệt không phải là ý (đây là điểm tột cùng của thiền tông) - Lục tổ lại khen: Khá lắm, thôi ở lại đây với ta một đêm

Hiện chúng ta phàm phu thì phân biệt do ý thức, ngài Huyền Giác tuy phân biệt nhưng không do ý thức. Đó là cái dụng của chân như. Khi tu đến mức thì khởi lên diệu dụng, vẫn thấy vẫn biết các pháp nhưng tâm không dính mắc, đó là phân biệt mà không phải ý. Đó là kết quả sau khi an trú trong thể tánh lâu ngày, phân biệt như vậy thì không có lỗi. Đó là kết quả của thiền Đốn ngộ. Trong sự đối đáp của Lục tổ và Huyền Giác đã bật lên ý nghĩa của Thiền Tông. Sau câu chuyện này thì nhân gian gọi Huyền Giác là Nhất Túc Giác. (đây cũng là ngữ chánh phụ: Giác là chính chỉ Huyền Giác) Tức ông Giác ở lại một đêm với Lục tổ.