44
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨ U PHÁT TRIỂ N XÃ HỘ I (CSRD) BÁO CÁO NGHIÊN CỨU Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình Báo cáo kỹ thuật Người báo cáo : Lê Anh Tuấn – Lâm Thị Thu Sửu Người tham gia : Hồ Vĩnh Hòa - Phạm Mậu Tài - Phan Thị Ngọc Thuý Lê Thị Mỹ Hạnh – Lê Quang Tiến 9/2013 BẢN THẢO

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

TRUNG TÂM NGHIÊN CƯU PHÁT TRIÊN XÃ HỌ I (CSRD)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Quá trình phê duyệt và thực thi các dự án thủy điện ở lưu vực

sông Vu Gia Thu Bồn – Quảng Nam và sông Long Đại - Quảng Bình

Báo cáo kỹ thuật

Người báo cáo: Lê Anh Tuấn – Lâm Thị Thu Sửu

Người tham gia: Hồ Vĩnh Hòa - Phạm Mậu Tài - Phan Thị Ngọc Thuý

– Lê Thị Mỹ Hạnh – Lê Quang Tiến

9/2013

BẢN THẢO

Page 2: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

2

MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................. 3

DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ 3

DANH SÁCH HỘP ................................................................................................................... 3

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 4

1. LƯỢC KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ .................................................................. 6

1.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM ............................................................................................. 6

2. HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH

QUẢNG BÌNH ............................................................................................................... 14

2.1. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM .................................................... 14

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 14

2.1.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Nam ................................................................... 15

2.1.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam ............................................................... 16

2.2. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................... 19

2.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................ 19

2.2.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Bình ................................................................... 20

2.2.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình ............................................................... 22

3. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ

TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................................................................... 25

3.1. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM ............... 25

3.1.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ ............................................ 25

3.1.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh............................... 25

3.2. PHÊ DUYỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................... 26

3.2.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ ............................................ 26

3.2.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Tỉnh.......................................... 26

4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊA............................................................................................... 27

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG NAM ...................................... 27

4.1.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý ........................................................... 27

4.1.2. Trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng ................................. 30

4.1.3. Khảo sát thực địa ở khu vực nhà máy thủy điện Đăk My 4 ................................. 32

4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ..................................... 34

4.2.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý ........................................................... 34

4.2.2. Khảo sát ở lòng sông Long Đại và trao đổi với người dân................................... 38

4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦY ĐIỆN

Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH ...................................................... 40

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................... 42

5.1. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM .................................... 42

5.2. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH ................................... 42

Phụ lục ......................................................................................... Error! Bookmark not defined.

Page 3: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

3

DANH SÁCH HÌNH

Hình 1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam ............................................................................................. 14

Hình 2: Hệ thống sông ngòi của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam ..................... 16

Hình 3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn .................. 18

Hình 4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình ............................................................................................. 20

Hình 5. Bản đồ sông ngòi tỉnh Quảng Bình ............................................................................ 21

Hình 6: Sơ đồ quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại ......................................................... 24

Hình 7: Phía hạ lưu thủy điện Đắk My 4 bị khô hạn do không có xả nước ............................ 33

Hình 8: Thung lũng hai bên sông Long Đại ............................................................................ 39

Hình 9: Nếu xây dựng thủy điện Long Đại 5, khu vực canh tác này sẽ bị ngập hoàn toàn .... 39

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1. Các luật/ nghị quyết liên quan công trình thủy điện do Quốc hội ban hành ............. 6

Bảng 2. Các nghị định, thông tư liên quan công trình thủy điện do nhà nước ban hành ........ 6

Bảng 3. Các quyết định liên quan công trình thủy điện ở hai lưu vực sông ........................... 9

Bảng 4. Các công trình thủy điện đã hoàn tất và phát điện .................................................... 17

Bảng 5. Các công trình thủy điện đang xây dựng ................................................................... 17

Bảng 6. Danh mục, vị trí và thông số chính của các dự án thủy điện ở Quảng Bình ............. 23

DANH SÁCH HỘP

Hộp 1: Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (trích dẫn) ................................................................... 10

Hộp 2: Quy định liên quan khác (trích dẫn) ............................................................................ 12

Hộp 3: Các sự cố ở 4 dự án thủy điện lớn đã vận hành ở Quảng Nam được các phương tiện

thông tin đại chúng chú ý ................................................................................................ 19

Hộp 4: Tình trạng 2 dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Bình ........................................................ 22

Hộp 5: Một số vấn đề nổi cộm qua trao đổi với Sở Công Thương ........................................ 28

Hộp 6: Vấn đề về môi trường của các dự án thuỷ điện tỉnh Quảng Nam................................ 30

Hộp 7: Thay đổi cuộc sống và sinh kế sau khi tái định cư ở Thôn 2, xã Phước Hòa .............. 31

Hộp 8: Các vấn đề về tái định cư ở Thôn Nước Lang ............................................................. 32

Hộp 9: Quy hoạch thuỷ điện ở Quảng Bình ............................................................................ 34

Hộp 10: Quan điểm của Sở TN và MT tỉnh Quảng Bình về phát triển thuỷ điiện .................. 35

Hộp 11: Sự thiếu khách quan khi lập quy hoạch ở Quảng Bình ............................................ 36

Hộp 12: Các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình ................................ 37

Hộp 13: Ý kiến của UBND xã Trường Sơn về vấn đề quy hoạch thuỷ điện .......................... 37

Page 4: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

4

MỞ ĐẦU

Trong khoảng 2 thập niên gần đây ở các khu vực miền Trung, đặc biệt từ các tỉnh

Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên đã hình thành và phát triển nhiều dự án

thủy điện có quy mô khác nhau về công suất phát điện trên các hệ thống sông, suối. Nhìn

chung trên phạm vi cả nước, thủy điện đã đóng góp một phần đáng kể năng lượng quốc gia,

khoảng 35 – 40% tổng năng lượng cả nước. Tỷ lệ này có kỳ vọng khả năng vượt 60% đến

năm 2015. Tuy nhiên, trong năm 2010, do tình hình hạn hán kéo dài trên một diện rộng ở

nhiều địa phương, tỷ lệ này tụt xuống còn khoảng 19% tổng điện năng cả nước (Trịnh Ngọc

Duyên, 2010)1. Mùa khô năm 2013 đã cho thấy nhiều hồ chứa thủy điện đã rơi vào tình trạng

thiếu hụt nguồn nước gây một số mâu thuẫn cho các ngành dùng nước khác, điển hình như

các hệ thống ở miền Trung. Điều này chứng tỏ thủy điện ẩn chứa nhiều khả năng thiếu ổn

định về công suất phát, đặc biệt với các diễn biến bất thường về thời tiết và các dấu hiệu ngày

càng rõ của biến đổi khí hậu.

Với sự phát triển quá nhanh về mật độ các nhà máy thủy điện trên những dải đất hẹp

của miền Trung trong thời gian qua đã dần bộc lộ nhiều vấn đề liên quan đến môi trường và

xã hội, đôi khi cả về sự cố kỹ thuật gây nhiều hệ lụy bất lợi cho sự phát triển bền vững cho

khu vực. Bộ Công Thương (2012)2 đã cho rà soát lại với 1.237 dự án thủy điện đã được Thủ

tướng Chính phủ, Bộ Công Thương (trước đây là Bộ Công nghiệp) và UBND các tỉnh phê

duyệt theo thẩm quyền, cho kết quả 338 dự án đã bị loại và 169 vị trí dự án chưa được nhà

đầu tư nào quan tâm so với phê duyệt chiếm một tỷ lệ khá cao (trên 40%). Điều này cho thấy

việc phê duyệt trước đó thiếu những phân tích kỹ lưỡng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường,

đặc biệt ở các dự án thủy điện nhỏ và vừa, chủ yếu tập trung ở miền Trung Việt Nam.

Đây là một báo cáo kỹ thuật trong khuôn khổ dự án “Thúc đẩy tiếp cận có sự tham gia

trong quá trình phê duyệt các công trình thủy điện tại 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Nam, Việt

Nam” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) với sự tài trợ của RLS nhằm

thúc đẩy sự tiếp cận có sự tham gia trong quá trình phê duyệt các dự án thủy điện tại tỉnh

Quảng Bình và Quảng Nam. Báo cáo này thực hiện theo hợp đồng tư vấn giữa CSRD và

Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Đại học Cần thơ (DRAGON). Việc rà soát, đánh giá lại

hệ thống các quy trình thực hiện ở các nhà máy thủy điện là rất cần thiết để thu thập thông tin

về quá trình phê duyệt đã được thực hiện đối của công trình thủy điện đã, đang và sẽ được xây

dựng, làm cơ sở xây dựng các khuyến nghị đối với việc giám sát sự phát triển các công trình

thủy điện và ảnh hưởng của chúng đối với môi trường và xã hội.

Để tiếp cận vấn đề này, theo thoả thuận giữa đại diện của CSRD và cán bộ tư vấn của Viện

DRAGON, sẽ có 2 hoạt động sẽ tiến hành:

1. Hoạt động 1: Nghiên cứu bàn giấy đối với tài liệu, văn bản về các luật và các quy định

liên quan đến quy trình phê duyệt các công trình thủy điện: So sánh quy trình được đưa

ra trong các quy định của Nhà nước với quy trình phê duyệt thực tế của các dự án thủy

điện ở Quảng Nam và Quảng Bình.

1 Trịnh Ngọc Duyên (2010). Phân tích ngành thuỷ điện. Báo cáo phân tích ngành của HBS (9/11/2010), 12 trang.

2 Bộ Công Thương (2012). Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành các dự án thủy điện

trên cả nước. Báo cáo ngày 24 tháng 4 năm 2013, 22 trang.

Page 5: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

5

Thời gian và địa điểm: Từ ngày 20 tháng 4 năm 2013 đến ngày 5 tháng 5 năm 2013 tại

văn phòng làm việc của tư vấn ở thành phố Cần Thơ.

2. Hoạt động 2: Nghiên cứu thực địa tại 2 lưu vực sông để thu thập các bằng chứng thực

nghiệm về các quy trình phê duyệt đã được thực hiện đối với các công trình thủy điện

vừa hoạt động hoặc chuẩn bị xây dựng.

Thời gian và địa điểm: Từ ngày 6 tháng 5 năm 2013 đến ngày 30 tháng 5 năm 2013 tại

tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Bình.

Page 6: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

6

1. LƯỢC KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ

1.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Triển khai việc xây dựng các công trình thủy điện được xem là dự án đầu tư, do vậy chủ

đầu tư và các bên xét duyệt phải tuân theo các luật, nghị định, thông tư và các văn bản pháp lý

khác. Các văn bản này được liệt kê theo trình tự thời gian như bảng 1, bảng 2 và bảng 3.

Bảng 1. Các luật/ nghị quyết liên quan công trình thủy điện do Quốc hội ban hành

TT Tên luật/ Nghị quyết Luật số Ngày ban hành

1 Luật Đất đai 13/2003/QH11 26/11/2003

2 Luật Xây dựng 16/2003/QH11 26/11/2003

3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 29/2004/QH11 14/12/2004

4 Luật Đấu thầu 61/2005/QH11 29/11/2005

5 Luật Bảo vệ môi trường 52/2005/QH11 29/11/2005

6 Luật Đầu tư 59/2005/QH11 29/11/2005

7 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 68/2006/QH11 29/06/2006

8 Luật Đa dạng Sinh học 20/2008/QH12 13/11/2008

9 Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) 17/2012/QH13 21/6/2012

10 Nghị quyết về các dự án, công trình quan

trọng quốc gia trình Quốc hội quyết định chủ

trương đầu tư

66/2007/NQ-QH11 19/06/2010

Bảng 2. Các nghị định, thông tư liên quan công trình thủy điện do nhà nước ban hành

TT Tên nghị định, thông tư hướng dẫn Số Ngày ban hành

1 Quy định chi tiết thi hành một số điều của

pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy

lợi

143/2003/NĐ-CP 28/11/2003

2 Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà

nước thu hồi đất

197/2004/NĐ-CP 03/12/2004

3 Quản lý chất lượng công trình xây dựng 209/2004/NĐ-CP 16/12/2004

Page 7: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

7

4 Quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù 71/2005/NĐ-CP 06/06/2005

5 Về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng 23/2006/NĐ-CP 03/03/2006

6 Qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều

của Luật Bảo vệ môi trường

80/2006/NĐ/CP 09/08/2006

7 Về quản lý an toàn đập 72/2007/NĐ-CP 07/05/2007

8 Quy định chi tiết thi hành một số điều của

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

127/2007/NĐ-CP 01/08/2007

9 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định

80/2006/NĐ-CP

21/2008/NĐ-CP 28/02/2008

10 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số

209/2004/NĐ-CP

49/2008/NĐ-CP 18/04/2008

11 Vê quan ly, bảo vệ, khai thac tông hơp tai

nguyên va môi trương các hô chưa thuy điên,

thủy lợi

112/2008/NĐ-CP 20/10/2008

12 Về quản lý lưu vực sông 120/2008/NĐ-CP 01/12/2008

13 Quản lý đầu tư xây dựng công trình 12/2009/NĐ-CP 12/02/2009

14 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số

12/2009/NĐ-CP

83/2009/NĐ-CP 15/10/2009

15 Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa

chọn nhà thầu xây dựng

85/2009/NĐ-CP 15/10/2009

16 Quy định về giám sát và đánh giá đầu tư 113/2009/NĐ-CP 15/12/2009

17 Hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 117/NĐ –CP 31/12/2009

18 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một

số điều của Luật đa dạng sinh học

65/2010/NĐ-CP 11/06/2010

19 Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 99/2010/NĐ-CP 24/9/2010

20 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược,

đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ

môi trường

29/2011/NĐ-CP 18/4/2011

21 Thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy định chi tiết một số điều của Nghị định

số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính

phủ quy định về đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết

bảo vệ môi trường

26/2011/TT-

BTNMT

18/07/2011

Page 8: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

8

22 Thông tư của Bộ Công thương Quy định về

quản lý an toàn đập của công trình thủy điện

34/2010/TT-BCT 07/10/2010

23 Thông tư của Bộ Công Thương Quy định về

quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án

thủy điện và vận hành khai thác công trình

thủy điện

43/2012/TT-BCT 27/12/2012

Page 9: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

9

Bảng 3. Các quyết định liên quan công trình thủy điện ở hai lưu vực sông

TT Tên Thông tư/ Quyết định Văn bản số Ngày ban hành

1 Quyết định của Bộ Tài nguyên Môi trường về

việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi

trường dự án thủy điện A Vương trên sông A

Vương thuộc tỉnh Quảng Nam

1006/QĐ-BTNMT 10/8/2004

2 Quyết định của Bộ Tài nguyên Môi trường về

việc Phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi

trường dự án thủy điện Sông Tranh 2

137/QĐ-BTNMT 02/02/2006

3 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Nội

dung thẩm quyền ban hành và tổ chức thực

hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện

285/210/QĐ-TTg 25/12/2006

4 Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình phê

duyệt “Quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh

Quảng Bình đến năm 2020”.

1448/QĐ-UBND 19/6/2009

5 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư các dự án thủy lợi, thủy điện.

34/2010/QĐ-TTg 08/4/2010

6 Quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam về

Phê duyệt quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ

trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

2056/QÐ-UBND 29/06/2010

7 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê

duyệt danh mục các hồ thủy lợi, thủy điện

trên lưu vực sông phải xây dựng quy trình vận

hành liên hồ chứa

1879/2010/QĐ-

TTg

13/10/2010

8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc

ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các

hồ: A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2

trong mùa mưa lũ hàng năm

1880/2010/QĐ-

TTg

13/10/2010

Một văn bản pháp lý quan trọng liên quan đến quá trình phê duyệt các công trình thủy

điện là nghị định 29 của chính phủ (có kèm thông tư 26 của bộ Tài nguyên và Môi Trường)

quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và

cam kết bảo vệ môi trường đối với các công trình thủy điện.

Ngoài ra, liên quan đến quy trình phê duyệt các công trình thủy điện và có quan hệ

mật thiết với các quy định ở nghị định 29 CP/2011 là các quy định về Quy trình vận hành hồ

chứa thủy điện (Quyết định số 285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính),

Quy định về quản lý an toàn đập (Thông tư 34/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương), Quy

định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình

Page 10: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

10

thủy điện (Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương) và nghị định 197/2004/NĐ-CP

về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Nghiên cứu này nhằm tập trung xem xét việc thực hiện các quy định và hướng dẫn của

nghị định 29/2011/NĐ-CP, đặc biệt chú trọng các quy định liên quan đến tham vấn cộng đồng

trong quá trình phê duyệt. Đồng thời, nó cũng sẽ phân tích và xem xét các vấn đề thực tế xãy

ra và đối chiếu với các các quy định liên quan khác của nhà nước về quy trình phê duyệt các

công trình thủy điện ở Việt Nam.

Hộp 1: Nghị định số 29/2011/NĐ-CP (trích dẫn)

Ngày 18/04/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP3 ngày 18/04/2011 quy định về đánh

giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Nghị định này có hiệu lực

từ ngày 05 tháng 6 năm 2011, gồm 4 chương và 41 điều. Ban hành kèm theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP là

Phụ lục II: “Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường”, trong đó tất cả các Dự án xây

dựng nhà máy thủy điện có hồ chứa có dung tích từ 100.000 m3 nước trở lên hoặc công suất từ 1 MW trở lên đều

phải làm Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Bản cam kết bảo vệ

môi trường.

Các điểm cần lưu ý trong Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quá trình tham vấn các tổ chức chính trị - xã hội,

tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên gia liên quan. Ngoài ra, đại diện cộng đồng, dân cư, tổ

chức chịu tác động trực tiếp của dự án cũng được tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động

môi trường. Trong Nghị định cũng yêu cầu đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng

kế cận; mức độ nhạy cảm của môi trường; đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành

phần môi trường tự nhiên, cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng và

đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên, sức

khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan.

Điều 5. Nội dung báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Nội dung chính của báo cáo đánh giá môi trường chiến lược chi tiết dưới hình thức báo cáo riêng bao

gồm:

d) Đánh giá sự phù hợp của các quan điểm, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với các quan

điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; đánh giá, so sánh các phương án phát triển của chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch;

đ) Đánh giá tác động đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch;

e) Tham vấn các bên liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;

g) Đề xuất điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động

xấu đến môi trường.

….

Điều 7. Thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

7. Trường hợp cần thiết, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường

chiến lược tiến hành các hoạt động sau đây:

a) Khảo sát vùng thực hiện dự án và khu vực phụ cận;

b) Kiểm chứng, đánh giá các thông tin, dữ liệu, kết quả phân tích, đánh giá, dự báo trong báo cáo đánh

giá môi trường chiến lược;

c) Lấy ý kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các chuyên

gia liên quan;

d) Tổ chức các cuộc họp chuyên gia đánh giá theo chuyên đề.

3 Chính phủ (2011). Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến

lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. 30 trang. Công báo số 241 – 242, ngày

4/5/2011. Weblink: http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-04_2013_Q%C4%90-TTg-(1494)

Page 11: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

11

Điều 14. Tham vấn ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

1. Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án (trừ trường hợp quy định tại

Khoản 3 Điều này) phải tổ chức tham vấn ý kiến:

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi thực hiện dự án.

b) Đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động trực tiếp của dự án.

….

Điều 15. Cách thức tiến hành và yêu cầu về việc thể hiện kết quả tham vấn ý kiến trong báo cáo đánh

giá tác động môi trường

1. Việc tham vấn ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động

trực tiếp của dự án được thực hiện theo cách thức sau đây:

a) Chủ dự án gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức chịu tác động

trực tiếp của dự án kèm theo tài liệu tóm tắt về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các

giải pháp bảo vệ môi trường của dự án xin ý kiến tham vấn;

b) Trong trường hợp cần thiết Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập đại diện của tổ chức, cộng đồng dân cư

bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, thông tin cho chủ dự án biết về thời gian, địa điểm, thành phần tham

gia buổi đối thoại, cùng chủ dự án chủ trì tổ chức buổi đối thoại trong thời hạn chậm nhất là mười (10)

ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn của chủ dự án;

c) Kết quả đối thoại giữa chủ dự án, cơ quan được tham vấn và các bên có liên quan được ghi thành biên

bản, trong đó có danh sách đại biểu tham gia và phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp

thu hoặc không tiếp thu của chủ dự án; biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của đại diện chủ dự

án và đại diện các bên liên quan tham dự đối thoại;

d) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn, Ủy

ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời chủ dự án bằng văn bản và công bố công khai để nhân dân

biết. Quá thời hạn này, nếu cơ quan được tham vấn không có ý kiến bằng văn bản gửi chủ dự án thì được

xem là cơ quan được tham vấn đã nhất trí với kế hoạch đầu tư của chủ dự án;

đ) Ý kiến tán thành, không tán thành của tổ chức, cá nhân được tham vấn phải được tổng hợp và thể hiện

trung thực trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Các văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan được tham vấn, biên bản cuộc đối thoại phải được sao

và đính kèm trong phần phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Điều 17. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; hồ sơ đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo

đánh giá tác động môi trường

1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:

a) Chỉ dẫn về xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; nguồn thông tin, dữ

liệu và phương pháp sử dụng; việc tổ chức và tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc

tham vấn cộng đồng trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

b) Liệt kê, mô tả chi tiết các hoạt động, hạng mục công trình của dự án có nguy cơ gây tác động xấu đến

môi trường kèm theo quy mô về không gian, thời gian, khối lượng thi công, công nghệ vận hành của từng

hạng mục công trình và của cả dự án;

c) Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm của

môi trường;

d) Đánh giá, dự báo tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự nhiên,

cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan; kết quả tham vấn cộng đồng;

đ) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến các điều kiện tự nhiên, thành phần môi trường tự

nhiên, sức khỏe cộng đồng và các yếu tố kinh tế - xã hội có liên quan;

h) Cam kết của chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và

vận hành dự án đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và những quy định khác về bảo

vệ môi trường có liên quan đến dự án.

….

Page 12: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

12

Hộp 2: Quy định liên quan

khác (trích dẫn)

Quy trình vận hành hồ chứa

thủy điện

Việc phê duyệt Quy trình vận

hành hồ chứa thủy điện thực

hiện theo Quyết định số

285/2006/QĐ-TTg ngày

25/12/2006 của Thủ tướng

Chính phủ:

Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy trình vận hành

đối với hồ chứa thủy điện có

tầm quan trọng đặc biệt;

Bộ Công Thương chủ trì,

phối hợp với Bộ Nông

nghiệp & PTNT, Bộ Tài

nguyên và Môi trường, BCH

Phòng chống lụt bão Trung

ương và các Bộ, ngành, địa

phương liên quan thẩm định

và phê duyệt Quy trình vận

hành đối với các hồ chứa có

dung tích 01 triệu m3 trở

lên;

UBND tỉnh chủ trì, phối hợp

với các Bộ, ngành liên quan

và BCH Phòng chống lụt,

bão địa phương thẩm định,

phê duyệt Quy trình vận

hành đối với các hồ chứa có

dung tích nhỏ hơn 01 triệu

m3.

Quy định về quản lý an

toàn đập của công trình thủy

điện

Theo Thông tư 34/2010/TT-BCT

của Bộ Công Thương ngày 07

tháng 10 năm 2010

Điều 3. Chứng nhận chất lượng

xây dựng và nghiệm thu đập

1. Các đập của công trình thủy

điện phải thực hiện chứng nhận

sự phù hợp về chất lượng xây

dựng theo quy định tại Thông tư

số 16/2008/TT-BXD ngày 11

tháng 9 năm 2008 của Bộ Xây

dựng hướng dẫn kiểm tra chứng

nhận đủ điều kiện đảm bảo an

toàn chịu lực và chứng nhận sự

phù hợp về chất lượng công trình

xây dựng.

Đập từ cấp II trở lên, ngoài

chứng nhận sự phù hợp về chất

lượng xây dựng khi có yêu cầu

của cơ quan quản lý nhà nước về

xây dựng ở địa phương, bắt buộc

phải có chứng nhận đủ điều kiện

đảm bảo an toàn chịu lực trước

khi đưa vào sử dụng.

2. Việc nghiệm thu để đưa vào

khai thác sử dụng đập do chủ

đầu tư quyết định, trừ đập do Hội

đồng nghiệm thu Nhà nước thực

hiện. Nội dung nghiệm thu được

thực hiện theo quy định tại Nghị

định số 209/2004/NĐ-CP ngày

16 tháng 12 năm 2004 của Chính

phủ về quản lý chất lượng công

trình xây dựng và Nghị định số

49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4

năm 2008 của Chính phủ sửa

đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.

Quy định về quản lý quy

hoạch, đầu tư xây dựng dự án

thủy điện và vận hành khai thác

công trình thủy điện

Theo Thông tư 43/2012/TT-BCT của

Bộ Công Thương ngày 27 tháng 12

năm 2012:

Điều 5. Lập quy hoạch thủy điện

1. Quy hoạch thủy điện được lập 01

lần và có thể được điều chỉnh, bổ

sung để đảm bảo phù hợp với tình

hình phát triển kinh tế - xã hội từng

thời kỳ.

2. Quy hoạch thủy điện phải do cơ quan

tư vấn có chức năng và đủ năng lực

theo quy định của pháp luật lập.

3. Thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch

thủy điện:

a) Tổng cục Năng lượng tổ chức lập

quy hoạch bậc thang thủy điện và

quy hoạch thủy điện tích năng

trong phạm vi cả nước.

b) UBND tỉnh tổ chức lập quy hoạch

thủy điện nhỏ trên địa bàn. Đối với

dự án thủy điện nhỏ nằm trên địa

bàn từ 2 tỉnh trở lên, UBND tỉnh

nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy

điện thống nhất với UBND các tỉnh

có liên quan để tổ chức lập quy

hoạch. Trường hợp UBND các tỉnh

liên quan không thống nhất, UBND

tỉnh nơi dự kiến bố trí nhà máy thủy

điện có văn bản báo cáo Bộ Công

Thương xem xét giải quyết.

Điều 6. Nội dung, hồ sơ quy hoạch

thủy điện

1. Nội dung quy hoạch bậc thang thủy

điện và quy hoạch thủy điện nhỏ thực

hiện theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo

Thông tư này và phải đảm bảo các yêu

cầu sau:

a) Cập nhật quy hoạch, định hướng

phát triển kinh tế - xã hội vùng dự

án; hiện trạng và quy hoạch các dự

án khai thác, sử dụng tài nguyên

nước có liên quan trên lưu vực đã

được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ

các điều kiện tự nhiên (địa hình, địa

chất, khí tượng, thủy văn, động đất

kiến tạo), dân sinh, kinh tế - xã hội,

giao thông vận tải, công trình lưới

điện...trong khu vực nghiên cứu quy

hoạch.

c) Đánh giá sự phù hợp, ảnh hưởng

Page 13: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

13

của các dự án thủy điện đề xuất quy

hoạch đối với các quy hoạch và dự

án có liên quan khác trên lưu vực.

d) Nghiên cứu các phương án sơ đồ và

quy mô khai thác; đánh giá hiệu

quả kinh tế - năng lượng của các

dự án đề xuất để kiến nghị phương

án quy hoạch.

đ) Đánh giá môi trường chiến lược

theo quy định tại Nghị định số

29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4

năm 2011 của Chính phủ về đánh

giá môi trường chiến lược, đánh

giá tác động môi trường và cam kết

bảo vệ môi trường (Nghị định số

29/2011/NĐ-CP).

e) Khảo sát, đánh giá sơ bộ về ảnh

hưởng của các dự án đề xuất quy

hoạch đối với dân cư, đất đai, nhu

cầu khai thác và sử dụng nước phía

hạ lưu. Ngoại trừ các dự án thủy

điện đa mục tiêu, các dự án khác

được đề xuất quy hoạch phải đảm

bảo không chiếm dụng quá 10 ha

đất các loại hoặc không di dời quá

01 hộ dân với 01 MW công suất lắp

máy.

g) Sơ bộ đánh giá và kiến nghị giải

pháp giảm thiểu tác động tiêu cực

của dự án đối với môi trường - xã

hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho

hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân,

tái định cư; trồng hoàn trả diện tích

rừng chuyển đổi mục đích sử dụng

cho dự án.

h) Xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư xây

dựng các dự án kiến nghị trên cơ sở

các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác

động môi trường - xã hội của từng

dự án.

2. Nội dung quy hoạch thủy điện

tích năng bao gồm:

a) Các nội dung nêu tại khoản 1 Điều

này.

b) Cập nhật kết quả dự báo cung - cầu

điện và các biểu đồ phụ tải của hệ

thống điện trong nghiên cứu quy

hoạch phát triển điện lực quốc gia

đã được phê duyệt; cập nhật hiện

trạng vận hành của các nhà máy

điện và tiến độ đầu tư xây dựng các

dự án điện có liên quan của hệ

thống điện.

c) Phân tích, đánh giá sự cần thiết và

quy mô của các dự án thủy điện tích

năng trong việc phát điện phủ đỉnh

biểu đồ phụ tải của hệ thống điện

quốc gia.

Page 14: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

14

2. HIỆN TRẠNG CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN CỦA

TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Nam thuộc vùng duyên hải miền Trung Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Thừa

Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía

Tây giáp tỉnh Sekong của Lào và phía Đông giáp biển Đông (Hình 1). Tỉnh Quảng Nam có

tổng diện tích đất tự nhiên là 10.438,4 km². Địa hình tỉnh Quảng Nam có hướng nghiêng dần

từ Tây sang Đông, với 3 hình thái cảnh quan là vùng núi cao phía Tây, vùng đối núi thấp kiểu

trung du ở giữa và dải đồng bằng và đô thị ven biển. Vùng núi và đồi chiếm hơn 70% diện

tích đất tự nhiên. Do đặc điểm mưa nhiều (tổng lượng mưa trung bình là 2.000 – 2.500

mm/năm) và có hệ thống sông suối khá dày đặt như hệ thống sông Vu Gia (tổng diện tích lưu

vực khoảng 9.000 km2), sông Tam Kỳ (diện tích lưu vực 800 km

2) và nhiều sông nhỏ hơn như

sông Cu Đê, sông Tuý Loan, sông LiLi… nên tỉnh Quảng Nam có tiềm năng thủy điện lớn.

Hình 1. Bản đồ tỉnh Quảng Nam

(Nguồn: http://investinvietnam.vn/report/parent-region/88/126/Quang-Nam.aspx)

Page 15: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

15

2.1.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Nam

Sông Thu Bồn là con sông nội địa có diện tích lưu vực lớn nằm phía sườn Đông dãy

Trường Sơn, toàn lưu vực rộng đến 10,350 km2. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh

thuộc huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng gần Bắc Nam qua các huyện Trà My,

Tiên Phước, Hiệp Đức và Nông Sơn, rồi chảy qua Giao Thủy vào vùng đồng bằng qua các

huyện Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn, Quế Sơn, và đổ ra biển tại Cửa Đại, thành phố Hội

An, tỉnh Quảng Nam, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn, Đà

Nẵng. Trước khi đổ ra biển tại cửa Đại, một phần nước của sông chảy vào sông Trường Giang

để đổ ra vịnh An Hòa Tam Quang, huyện Núi Thành.

Sông Vu Gia, có diện tích lưu vực khoảng 5.500 km2, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn,

bao gồm các nhánh sông Cái, sông Bung, sông Côn, chảy qua các huyện Đông Giang, Tây

Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Đại Lộc, Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam. Phần thượng nguồn

lưu vực ở huyện Phước Sơn được gọi là Đăk My, sông chảy theo hướng Nam lên Bắc. Khi

qua địa bàn phía Đông huyện Nam Giang, sông được gọi là sông Cái. Tại đây, nó nhận một

chi lưu lớn ở phía Tây (tả ngạn), đó là sông Thanh. Bắt đầu khi chảy sang huyện Đại Lộc,

sông được gọi là Vu Gia và có dòng chảy theo hướng Đông-Tây. Tại đây, sông tiếp tục nhận

hai chi lưu lớn chảy xuống từ phía Bắc là sông Bung và sông Côn. Sông Vu Gia chảy đến địa

phận xã Đại Hòa ở phía Tây Đại Lộc thì tách ra làm hai dòng, một là sông Yên chảy lên phía

Bắc hợp lưu với sông Cầu Đỏ, còn lại là sông Quảng Huế đi về phía Nam hội lưu với sông

Thu Bồn.

Sông Vu Gia hợp với sông Thu Bồn tại điểm hợp lưu Đại Lộc, qua sông Quảng Huế,

tạo thành hệ thống sông lớn Vu Gia – Thu Bồn (Hình 2). Lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn có

phần lớn diện tích nằm trong địa phận Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, phần thượng

nguồn một phần nằm trên đất Kon Tum và Quảng Ngãi. Phía bắc lưu vực là sông Cu Đê, phía

Nam giáp lưu vực sông Sê San, sông Trà Bồng và phía Đông biển Đông và lưu vực sông Tam

Kỳ và phía Tây giáp với Lào. Sự sắp xếp của các dãy núi đã tạo ra hướng dốc chính của địa

hình lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn là hướng Tây Nam - Đông Bắc, và dòng chính sông Thu

Bồn có hướng chảy chính Tây Nam - Đông Bắc ở phần thượng, trung du và chuyển hướng

chảy Tây - Đông ở vùng hạ du lưu vực.

Lưu lượng bình quân nhiều năm của dòng chảy hệ thống Vu Gia – Thu Bồn là 400 m3/s;

vào mùa khô 40-50 m3/s, mùa lũ đến 27.000 m

3/s. Mùa lũ trên lưu vực Vu Gia – Thu Bồn xảy

ra hàng năm từ tháng 10 – 12, nhưng biến động khá lớn, có nhiều năm lũ sớm xảy ra từ tháng

9 và lũ muộn sang tháng 1 của năm sau. Lũ lớn nhất trong năm thường xảy ra vào nửa cuối

tháng 10 và 11. Lũ trong hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn xảy ra dồn dập trong thời gian

không dài và các trận lũ thường là lũ kép từ 2 đỉnh trở lên. Đặc điểm lũ trong hệ thống sông

Vu Gia - Thu Bồn là lũ lên nhanh, xuống nhanh với biên độ và cường suất lũ lớn ở thượng và

trung lưu, lũ lên tương đối nhanh nhưng rút chậm ở hạ lưu.

.

Page 16: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

16

Hình 2: Hệ thống sông ngòi của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam

2.1.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Nam

Theo báo cáo Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam4 ngày 25 tháng 9 năm 2012, Sau khi rà

soát, điều chỉnh Quy hoạch các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đến quý III năm

2012 có 42 dự án đã được phê duyệt, với tổng công suất 1.587,1 MW, điện lượng bình quân

năm 6,282 tỷ kWh/năm. Tính đến ngày 15/9/2012, các dự án thủy điện đã triển khai ở Quảng

Nam như sau:

4 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam (2012). Quy hoạch và thực hiện đầu tư các dự án thủy điện trên địa bàn tỉnh

Quảng Nam. Công văn số 148 /BC-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2012

Page 17: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

17

2.1.3.1. Các dự án thuộc Quy hoạch thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

Có 10 dự án theo quy hoạch đã được đăng ký đầu tư, tình hình triển khai thực hiện đầu

tư tính đến ngày 15/9/2012 cho ở Bảng 3 và các công trình đang xây dựng ở Bảng 4.

Bảng 4. Các công trình thủy điện đã hoàn tất và phát điện

TT Dự án

thủy điện

Công suất

thiết kế

(MW)

QĐ và ngày

phê duyệt

ĐTM

Tháng/ Quý

khởi công

Tháng/ Quý

hoàn thành

1 A Vương 210

1006/QĐ-BTNMT

ngày 10/8/2004

8/2003 12/2008

2 Sông Côn 2 63

71/QĐ-TNMT

ngày 17/6/2005

11/2005 8/2009

3 Sông Tranh 2 190

137/QĐ-BTNMT

ngày 02/02/2006

quý I/2006 quý IV/2011

4 Ðăk Mi 4 190

2643/QĐ-BTNMT

ngày 08/12/2005

quý II/2007 quý I/2012

Bảng 5. Các công trình thủy điện đang xây dựng

TT Dự án

thủy điện

Công suất

thiết kế

(MW)

QĐ và ngày

phê duyệt

ĐTM

Tháng/ Quý

khởi công

Tháng/ Quý dự

kiến hoàn thành

1 Sông Bung 4 156

1470/QĐ-BTNMT

ngày 27/9/2007

quý II/2010 quý I/2014

2 Sông Bung 2 100

3461/QĐ-UBND

ngày 04/12/2006

quý III/2011 quý IV/2014

3 Sông Bung 5 57

267/QĐ-BTNMT

ngày 21/2/2008

quý IV/2009 quý IV/2012

4 Sông Bung 6 29

980/QĐ-UBND

ngày 30/3/2009

quý III/2010 quý IV/2012

- 02 công trình đã phê duyệt Báo cáo đầu tư, đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, dự

kiến khởi công trong năm 2012: Đăk My 2 (98MW), Đăk My 3 (54MW).

2.1.3.2. Các dự án thuộc Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ

Trong 32 dự án đã phê duyệt quy hoạch, UBND tỉnh đã cho phép nghiên cứu đầu tư

31 dự án với tổng công suất 431,8MW, điện lượng bình quân năm 1.719,27 triệu kWh/năm;

tình hình triển khai thực hiện đầu tư đến ngày 15/9/2012 như sau:

- 07 công trình đã phát điện với công suất thiết kế 66,7MW bao gồm: Sông Cùng

(1,3MW), Đại Đồng (0,6MW), Khe Diên (9,0MW), Za Hung (30MW), Trà Linh (7,2MW),

An Điềm 2 (15,6MW) và Tà Vi (3,0MW);

- 05 công trình đang xây dựng với công suất thiết kế 207,0MW bao gồm: Đăk My 4C

(18MW), Sông Bung 4A (49,0MW), Tr’Hy (30 MW), Sông Tranh 3 (62,0MW) và Sông

Tranh 4 (48,0MW);

Page 18: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

18

- 10 dự án đã tham gia ý kiến thiết kế cơ sở, công suất theo dự án đầu tư 118,9MW; dự

kiến khởi công năm 2012 bao gồm: Đăk Pring, Chà Vàl, Đăk Di 1, Đăk Di 2, A Vương 3,

Sông Bung 3A, Nước Biêu, Nước Chè, Đăk Di 4, Sông Bung 3;

- 09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án đầu tư, công suất theo quy hoạch

397,62MW bao gồm: A Vương 4, A Vương 5, Nước Bươu, Trà Linh 2, Nước Xa, Hà Ra, Đăk

Pring 2, Tầm Phục và Đăk Sa.

Còn lại 3/34 dự án chưa cho phép nghiên cứu đầu tư, công suất theo quy hoạch

5,8MW bao gồm: A Banh, Bồng Miêu, Ag Rồng.

Theo báo cáo địa phương thì tính đến ngày 15/9/2012, đầu tư thủy điện trên địa bàn

tỉnh có 41 dự án thủy điện được cho phép nghiên cứu đầu tư (xem ở hình 3), gồm: 11 công

trình đã phát điện, tổng công suất 719,7MW; 09 công trình đang xây dựng với tổng công suất

549,0MW; 12 dự án đã được tham gia ý kiến cơ sở, phê duyệt Báo cáo dự án đầu tư với tổng

công suất 270,9MW; đang giai đoạn thiết kế kỹ thuật; dự kiến khởi công trong năm 2012; và

09 dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu, lập dự án đầu tư; công suất theo quy hoạch

39,2MW.

Hình 3. Bản đồ quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn

(Nguồn: ICEM, 2008)5

5 ICEM (2008). Strategic Environmental Assessment of the Quang Nam Province Hydropower Plan for the Vu

Gia- Thu Bon River Basin, Prepared for the ADB, MONRE, MOITT & EVN, Hanoi, Viet Nam.

Page 19: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

19

2.2. CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Bình, thuộc vùng duyên hải miền Bắc Trung bộ Việt Nam, ở ngay vị trí hẹp

nhất theo chiều Đông - Tây của Việt Nam (50 km theo đường ngắn nhất tính từ biên giới Lào

ra biển Đông). Tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.065,3 km², phía Bắc giáp Hà Tĩnh

với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp Biển

Đông và phía Tây giáp là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy

Trường Sơn là biên giới tự nhiên (Hình 4). Đặc điểm địa hình của tỉnh Quảng Bình là hẹp và

dốc từ phía Tây sang phía Đông. Hầu hết đất đai của tỉnh là đồi núi, chiếm chừng 85% tổng

diện tích tự nhiên, địa hình bị chia cắt rất rõ rệt. Tổng quát, tỉnh Quảng Bình có những vùng

sinh thái đặc trưng theo đặc điểm địa hình: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng

bằng và vùng cát ven biển. Vùng núi cao nằm toàn bộ ở phía Tây của tỉnh, có cao độ 1.000 -

1.500 m, trong đó cao nhất là đỉnh Phi Co Pi 2017 m. Vùng đồi và trung du thấp, có dạng như

kiểu đồi bát úp. Vùng đồng bằng chạy song song với ven biển có kích thước nhỏ và hẹp.

Vùng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc rẻ quạt.

Hộp 3: Các sự cố ở 4 dự án thủy điện lớn đã vận hành ở Quảng Nam được các phương tiện

thông tin đại chúng chú ý

Công trình thủy điện A Vương: quy trình vận hành hồ thủy điện A Vương

không hợp lý dẫn đến việc xả lũ ồ ạt vào cuối tháng 9/2009 đã gây nên trận lũ

lớn, vượt mức lũ lịch sử các năm gần 2 mét, gây nên thảm hoạ cho người dân

huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Công trình thủy điện Sông Côn 2: quyết định nâng đập tràn cao lên thêm 1m

làm hàng chục ngàn m2 đất sản xuất của người dân các xã Jơ Ngây, Sông Kôn,

A Ting và Kà Dăng (Đông Giang) chìm trong nước khiến người dân bức xúc đòi

nhà máy phải đền bù .

Công trình thủy điện Sông Tranh 2: hai sự kiện nghiêm trọng dẫn đến sự tê

liệt hoạt động của thủy điện Sông Tranh 2 một thời gian dài: (1) rò rỉ do nứt trên

thân đập và (2) động đất liên tục ở khu vực lòng hồ Sông Tranh 2. Hiện nay

công trình này vẫn không được phép tích nước cao hơn cao trình mực nước chết.

Công trình thủy điện Đắk My 4: trong khi nắng nóng liên tục kéo dài thì từ

cuối năm 2012 đến nay, thủy điện Đắk Mi 4 (thượng nguồn sông Vu Gia) đã

không xả nước về hạ du, dẫn đến tình trạng khô hạn càng thêm khốc liệt.

Page 20: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

20

Hình 4. Bản đồ tỉnh Quảng Bình

(Nguồn: Website UBND tỉnh Quảng Bình, 2008)6

2.2.2. Hệ thống sông ngòi tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình có 5 sông chính đổ ra biển, theo thứ tự từ Bắc vào Nam đó là: sông Ròn,

sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh, sông Nhật Lệ. Trong đó, Sông Gianh và Nhật Lệ là 2

con sông lớn nhất, với diện tích lưu vực chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng

Bình. Sông Gianh diện tích lưu vực 4.462 km2, có 3 nhánh lớn là Rào Trổ, Rào Nan và Sông

Son hay còn gọi là Sông Tróoc. Sông Nhật Lệ diện tích lưu vực 2.652 km2, có 3 phụ lưu lớn

là sông Lệ Kỳ, sông Kiến Giang và sông Long Đại. Quảng Bình có hệ thống sông suối khá

lớn với mật độ 0,8 - 1,1 km/km2. Quảng Bình có khoảng 140hồ tự nhiên và nhân tạo với dung

tích ước tính 243,3 triệu m3. Hầu hết các sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, có độ dốc

lớn. Dòng sông chảy quanh co giữa các đồi núi kéo theo phù sa trôi về các vùng hạ lưu theo

hướng từ tây sang đông.

6

http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/scripts/fckeditor/web/upload/Image/DuLichQuangBinh/visitor_map/index.h

tm

Page 21: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

21

Hình 5. Bản đồ sông ngòi tỉnh Quảng Bình

Sông Long Đại là một trong hai dòng sông lớn chính hợp thành sông Nhật Lệ, chiều dài

khoảng 96 km, được bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở độ cao chừng 1.000 m và chảy qua

địa phận của 6 xã trước khi nhập chung vào sông Nhật Lệ, cách cửa sông Nhật lệ khoảng

18km. Sông Long Đại cung cấp nguồn nước sinh hoạt, nước tưới, nuôi trồng thủy sản, đánh

bắt cá, giao thông đi lại, khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng và mang lại nhiều ý nghĩa

tâm linh, thắng cảnh và văn hóa địa phương của 6 xã từ thượng lưu tới hạ lưu, gồm: Kim

Thủy, Lâm Thủy, Trường Sơn, Trường Xuân, Hiền Ninh và Hàm Ninh.

Ngoài hệ thống hang động, khu vực núi đá vôi Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng có

3 con sông chính này là sông Chày, sông Son và sông Troóc đều chảy vào sông Gianh, sau đó

đổ ra biển Đông ở thị trấn Ba Đồn thuộc huyện Quảng Trạch. Nguồn nước cung cấp cho các

con sông này là hệ thống các sông suối ngầm dưới lòng đất, các suối này đều nổi lên mặt đất

tại các hang động như Én, Vòm, Tối và Phong Nha.

Page 22: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

22

2.2.3. Các dự án thủy điện ở tỉnh Quảng Bình

Mấy năm trở lại đây, việc xây dựng thủy điện nhỏ bằng nguồn vốn đầu tư của các doanh

nghiệp kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà nước rộ lên tại nhiều nơi trong

cả nước. Tại Quảng Bình với đặc điểm địa hình và sông ngòi như vậy không nằm ngoài bối

cảnh đó, thậm chí còn được chú ý nhiều của nhiều doanh nghiệp trong quá trình lập dự án đầu

tư xây dựng thủy điện. Để phát huy thế mạnh, tạo cơ hội kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Quảng

Bình đã có Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc phê duyệt

Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và được Bộ Công

thương thỏa thuận với tổng 21 dự án khoảng 2182 tỷ đồng, có tổng công suất lắp máy là

80,8MW. Trong đó tại sông Long Đại là một nhánh sông của sông Nhật Lệ bắt nguồn từ xã

miền núi Kim Thủy, Lâm Thủy huyện Lệ Thủy và chảy qua xã Trường Sơn, Trường Xuân

huyện Quảng Ninh có 6 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch của tỉnh Quảng Bình, với tổng

công suất lắp máy là 37,2MW.

Ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy điện

vừa và nhỏ của đến năm 2020 theo Quyết định số 1448/QĐ-UBND. Trong đó, ở tỉnh Quảng

Bình sẽ có 21 dự án thủy điện nhỏ với tổng công suất lắp máy 80,8 MW, tập trung trên 2 lưu

vực sông Gianh và Nhật Lệ, trong đó trên lưu vực sông Giang có 6 dự án thủy điện nhỏ và

trên lưu vực sông Nhật Lệ có 15 dự án, trong đó có 6 dự án thủy điện trên sông Long Đại

(Hình 6), được đặt tên lần lượt là Long Đại 1, Long Đại 2, Long Đại 3, Long Đại 4, Long Đại

5 và Long Đại 6. Tổng công suất lắp máy cho 6 dự án thủy điện này là 32,9 MW. Dự án thủy

điện có công suất lớn nhất ở tỉnh Quảng Bình là Long Đại 5, với công suất thiết kế là 11 MW.

Công ty Cổ phần Xây dựng điện 2 (PECC2) thực hiện việc lập hồ sơ khảo sát lập dự án từ

tháng 3/2010 và Công ty Cổ Phần Thủy điện An Khê- Kanak làm chủ đầu tư. Các dự án thủy

điện khác ở Quảng Bình phần lớn là thủy điện công suất lắp máy nhỏ, hồ chứa hoạt động theo

chế độ điều tiết ngày. Danh mục các dự án thủy điện, với vị trí và thông số chính của các dự

án thủy điện chi tiết cho ở Bảng 5.

Hộp 4: Tình trạng 2 dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Bình

Công trình thủy điện Hố Hô là dự án thuỷ điện đầu tiên của tỉnh Quảng Bình,

xây dựng trên địa bàn xã Hướng Hóa, huyện Tuyên Hóa. Dự án này do Công ty

Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Miền mắc 1 (NEDI 1) làm chủ đầu tư. Dự án

có tổng mức đầu tư gần 300 tỉ đồng; hoàn thành, phát điện vào tháng 4/2010. Tuy

nhiên, 6 tháng sau đó các cửa xả lũ không hoạt động được trong trận lũ lịch sử

tháng 10/2010 khiến nhà máy chịu hư hại nặng nề. Dù mới sửa chữa xong nhưng

do chất lượng xây dựng không tốt, hiện tượng sạt lở và rò rỉ xảy ra nên gần như

hoạt động của nhà máy bị trì trệ.

Công trình thuỷ điện La Trọng có công suất lắp máy 18 MW do Công ty Cổ

phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ đầu tư. Công trình nằm trên sông Rào Nậy

thuộc thượng nguồn sông Giang, trên địa phận xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá,

tỉnh Quảng Bình. Công trình này cũng có làm ĐTM do Chi cục Tiểu chuẩn – Đo

lường – Chất lượng tỉnh Quảng Bình thực hiện. Công trình này khởi công ngày

6/5/2007, dự kiến sẽ phát dòng điện đầu tiên vào đầu năm 2009 nhưng do năng

lực của chủ đầu tư kém cho nên đến nay công trình bị bỏ dở và chưa biết bao giờ

kết thúc việc xây dựng và chuẩn bị vận hành.

Page 23: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

23

Bảng 6. Danh mục, vị trí và thông số chính của các dự án thủy điện ở Quảng Bình

TT Công

trình

Kinh độ

đập

Vĩ độ

đập Xã Huyện

Sông/

suối

Flv

(Km2)

Qo

(m3/s)

MND

(m)

MNHL

(m)

Nlm

(MW)

1 Long

Đại 1 106

038'12" 17

000'40" Kim Thủy Lệ Thủy

Long

Đại 104,0 6,62 140,0 120,0 1,7

2 Long

Đại 2 106

038'10" 17

002'30" Kim Thủy Lệ Thủy

Long

Đại 123,0 7,84 119,0 100,0 1,9

3 Long

Đại 3 106

038'05" 17

004'15"

Lâm Thủy

và Ngân

Thủy

Lệ Thủy Long

Đại 169,0 10,84 99,0 80,0 2,6

4 Long

Đại 5A 106

030'00" 17

009'00"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Long

Đại 567,0 36,0 62,0 30,75 12,0

5 Long

Đại 6 106

029'30" 17

016'20"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Long

Đại 1135,0 70,39 17,0 5,0 10,0

6 Lồ Ô 106027'08" 17

006'50"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Lệ

Nghi 78,0 4,86 100,0 50,0 3,2

7 Rào

Reng 1 106

029'20" 17

001'35" Lâm Thủy Lệ Thủy

Rào

Reng 45,0 2,82 160,0 120,0 1,5

8 Rào

Reng 2 106

028'45" 17

004'37" Lâm Thủy Lệ Thủy

Rào

Reng 113,0 7,06 110,0 80,0 2,7

9 Khe

Đen 4 106

024'55" 17

020'30"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Khe

Đen 101,0 5,91 95,0 70,0 1,9

10 Rào

Mây 106

021'37" 17

014'30"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Rào

Mây 25,5 1,53 160,0 50,0 2,1

11 Sông

Cát 106

024'50" 17

013'40"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Sông

Cát 96,0 5,84 40,0 20,0 1,5

12 Rào

Tràng 1 106

026'45" 17

018'30"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Rào

Tràng 241,0 14,29 60,0 41,0 3,5

13 Rào

Tràng 2 106

026'35" 17

015'50"

Trường

Sơn

Quảng

Ninh

Rào

Tràng 266,0 15,81 40,0 19,0 4,2

14 Rào

Cái 2 105

047'25" 17

051'05" Dân Hóa

Minh

Hóa

Rào

Cái 155,0 8,5 100,0 80,0 2,1

15 Ngã

Hai 2 105

041'40" 17

054'05" Dân Hóa

Minh

Hóa

Ngã

Hai 63,0 3,45 295,0 220,0 3,3

16 Khe

Nét 105

055'50" 17

059'15" Kim Hóa

Tuyên

Hóa

Khe

Nét 160 9,45 60,0 22,0 4,5

17 Khe

Nèng 106

006'40" 17

053'20"

Thạch

Hóa

Tuyên

Hóa

Khe

Nèng 17,5 1,17 100,0 20,0 1,0

18 Rào

Trổ 106

011'20" 17

050'50"

Mai Hóa

và Phong

Hóa

Tuyên

Hóa

Rào

Trổ 550,0 41,61 18,0 4,0 5,2

Page 24: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

24

TT Công

trình

Kinh độ

đập

Vĩ độ

đập Xã Huyện

Sông/

suối

Flv

(Km2)

Qo

(m3/s)

MND

(m)

MNHL

(m)

Nlm

(MW)

19 Thượng

Trạch 106

011'22" 17

020'28"

Thượng

Trạch

Bố

Trạch

Ròong 106,0 6,18 358,0 300,0 4,2

20 Rào Đá 106035'30" 17

013'30"

Trường

Xuân

Quảng

Ninh Rào Đá 70,0 4,51 70,0 20,0 2,7

Tổng cộng 71,8

Ghi chú: Flv: Diện tích lưu vực đến tuyến đập. Qo: Lưu lượng bình quân năm. MND: Mực nước dâng bình thường. MNHL: Mực nước hạ lưu nhà máy. Nlm: Công suất lắp máy.

(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Bình, năm 20097 và 2011

8)

Hình 6: Sơ đồ quy hoạch thủy điện trên sông Long Đại

(Nguồn: Dự án thủy điện Long Đại 4 và Long Đại 5, Báo cáo điều chỉnh quy hoạch)

7 UBND tỉnh Quảng Bình (2009). Quyết định số 1448/QĐ-UBND ngày 19/6/2009

8 UBND tỉnh Quảng Bình (2011). Quyết định số 1055/QĐ-UBND ngày 11/5/2011

Page 25: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

25

3. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN

Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM

3.1.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ

Căn cứ vào Công văn số 923/CP-CN ký ngày 06/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về

việc giao Bộ Công nghiệp thẩm định và phê duyệt quy hoạch các dòng sông nhỏ không thuộc

dự án nghiên cứu Quy hoạch thủy điện Quốc gia.

Thực hiện chỉ đạo trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành và UBND tỉnh Quảng

Nam, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt quy

hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tại Quyết định số 875/QĐ-KHĐT

ngày 02/5/2003 với 08 dự án, công suất 1.220 MW, điện lượng 4,596 tỷ KWh/năm.

Sau các lần điều chỉnh, bổ sung, đến nay quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông

Vu Gia - Thu Bồn tỉnh Quảng Nam do Bộ Công Thương phê duyệt có 10 dự án với tổng công

suất 1.141,0MW; điện lượng 4,518 tỷ kWh/năm.

Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ dự án

thủy điện có dung tích hồ chứa trên 100 triệu m3 nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê

duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Tại tỉnh Quảng Nam đã có 05 dự án được Bộ Tài

nguyên & Môi trường phê duyệt ĐTM, bao gồm: thủy điện A Vương, thủy điện Đăk My 4,

thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Sông Bung 4 và thủy điện Sông Bung 5.

Việc phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thực hiện theo Quyết định số

285/2006/QĐ-TTg ngày 25/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy trình vận hành đối với hồ chứa thủy điện có tầm quan trọng đặc biệt; Bộ Công

Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, BCH

Phòng chống lụt bão Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan thẩm định và phê

duyệt Quy trình vận hành đối với các hồ chứa có dung tích 01 triệu m3 trở lên.

Đến nay, Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện của 9

công trình (A Vương, Sông Côn 2, Za Hung, Sông Tranh 3, Sông Bung 4, Sông Tranh 2,

Sông Bung 2, Đăk My 4 (A-B) và Đăk My 4C).

Để vận hành điều tiết lũ tối ưu hồ chứa thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn

vào mùa mưa lũ, Chính phủ đã có Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 13/10/2010 về việc ban

hành Quy trình vận hành liên hồ chứa các hồ A Vương, Đăk My 4 và Sông Tranh 2 trong mùa

mưa lũ hằng năm.

3.1.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của UBND tỉnh

Trên cơ sở nội dung của Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX về khai

thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, Sở Công Thương đã thuê đơn vị tư vấn chuyên ngành điện

tiến hành khảo sát, lập quy hoạch theo trình tự lập và phê duyệt với sự góp ý của các địa

phương, các Sở, Ban, ngành có liên quan của tỉnh và ý kiến thỏa thuận của các Bộ, ngành

Trung ương.

Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã được HĐND tỉnh

Quảng Nam khóa VII thông qua tại kỳ họp thứ 23 và ban hành Nghị quyết số 161/2010/NQ-

HĐND ngày 22/4/2010; UBND tỉnh phê duyệt tại các Quyết định số 2056/QĐ-UBND ngày

Page 26: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

26

29/6/2010 và số 18/QĐ-UBND ngày 04/01/2012 bao gồm 34 dự án với tổng công suất quy

hoạch là 437,6MW; điện lượng bình quân năm 1,74 tỷ kWh/năm.

Theo quy định tại Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ dự án

thủy điện có dung tích hồ chứa từ 300 nghìn m3 đến dưới 100 triệu m

3 do UBND tỉnh phê

duyệt; dự án có dung tích hồ chứa nhỏ hơn 300 nghìn m3 thì lập cam kết bảo vệ môi trường

do UBND cấp huyện phê duyệt.

UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và BCH Phòng chống lụt, bão

địa phương thẩm định, phê duyệt Quy trình vận hành đối với các hồ chứa có dung tích nhỏ

hơn 01 triệu m3.

Đến nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt 16 dự án thủy điện, bao gồm: Tr’Hy,

Đăk My 3, Đăk Pring, Chà Val, Đăk My 4C, Sông Bung 4A, Đăk My 2, Trà Linh 3, Sông

Côn 2, Sông Bung 6, Sông Tranh 4, Sông Tranh 3, Khe Diên, Sông Bung 2, Sông Bung 3A và

Za Hung.

3.2. PHÊ DUYỆN DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Bộ

Theo Quyết định sô 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ Công nghiệp (cũ, nay là

Bộ Công thương) về phê duyệt “Quy hoạch thủy điện nhỏ toàn quốc”, thì có 2 dự án thủy điện

thuộc tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, số liệu của báo cáo này còn rất sơ sài nên chưa đủ để triển

khai các dự án ở tỉnh.

3.2.2. Các dự án thủy điện thuộc quyền phê duyệt của Tỉnh

Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình đã ký hợp đồng với Viện Năng lượng để thực hiện

“Quy hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020”. Tài liệu Quy hoạch này đã

Viện Năng lượng hoàn tất vào tháng 6/2009 và được trình lên UBND tỉnh xem xét phê duyệt.

Ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Quảng Bình đã phê duyệt Quyết định số 1448/QĐ-UBND “Quy

hoạch thủy điện nhỏ và vừa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020” với sự thoả thuận của Bộ Công

Thương (công văn số 5424/BCT-NL ngày 12/6/2009) với tổng số 21 dự án và tổng công suất

lắp máy là 80,8 MW. Theo đó, hệ thống bậc thang các thủy điện trên sông chính Long Đại

gồm 6 dự án bố trí từ thượng lưu về hạ lưu tương ứng theo thứ tự từ Long Đại 1 đến Long Đại

6.

Trên cơ sở phê duyệt của UBND tỉnh, Công ty Cổ phần thủy điện An Khê Ka Nak có

hợp đồng với Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) nghiên cứu 2 dự án thủy

điện Long Đại 4 và Long Đại 5. Sau khi khảo sát, PECC2 nhận thấy 2 dự án thủy điện này sẽ

gây ngập sâu đường Hồ Chí Minh ở nhánh phía tây nên đã đề xuất thay tuyến của 2 dự án

thủy điện này bằng một tuyến mới, tạm đặt tên là Long Đại 5A để tránh việc gây ngập cho

đoạn đường Hồ Chí Minh nơi tuyến cũ.

Đến nay, trên lưu vực sông Long Đại vẫn chưa có dự án thủy điện nào được triển khai

và chưa có nhà đầu tư nào tiến hành làm báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Page 27: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

27

4. KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

4.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG NAM

4.1.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý

Đại diện của Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam

Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam, đơn vị có chức năng về quản lý nhà nước các quy

hoạch và vận hành thủy điện trên địa bàn tỉnh cho rằng hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có

nhiều tiềm năng về thủy điện với các thủy vực có độ dốc lớn, chênh lệch địa hình khá cao và

lưu lượng dòng chảy mạnh. Mặc dầu sự phát triển của thủy điện ở Quảng Nam chỉ vào

khoảng 2 thập niên gần đây, đi sau so với các hệ thống thủy điện ở miền Bắc trên lưu vực

sông Hồng và ở miền Đông Nam Bộ trên lưu vực sông Đồng Nai nhưng lại phát triển khá

nhanh. Tỉnh đã làm quy hoạch phát triển thủy điện, lúc đầu có 12 thủy điện lớn được đề xuất

xây dựng, sau đó xem xét đánh giá lại, tỉnh Quảng Nam quyết định giảm xuống còn 8 công

trình thủy điện, rồi bây giờ lại điều chỉnh lần nữa, nâng tổng số dự án thủy điện lớn đến nay là

10 công trình, trong đó 4 dự án đã hoàn tất phần xây dựng và đã vận hành gồm thủy điện A

Vương, Sông Côn 2, Sông Tranh 2 và Ðăk Mi 4 (Sở Công Thương chưa cập nhật về việc

công trình Sông Bung 5 và Sông Bung 6 đã hoàn thành và phát điện vào tháng 12/2012).

Ngoài ra, Sở Công Thương còn quản lý 32 thủy điện vừa và nhỏ.

Đại diện Sở Công Thương khẳng định các tất cả các dự án thủy điện đều phải thực hiện

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định. Đối với những thủy điện bậc thang, lớn

là do Bộ tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) hướng dẫn đánh giá ĐTM và chủ trì thẩm

định báo cáo ĐTM. Đối với những thủy điện nhỏ, Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT)

sẽ tham mưu cho Tỉnh về Đánh giá tác động môi trường và Sở Công Thương được mời tham

gia trong quá trình tham mưu và thẩm định. Cũng theo đại diện sở Công thương, hiện nay tỉnh

không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn rừng mà các báo cáo ĐTM

đưa ra hầu như không thực hiện được.

Việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa là bắt buộc đối với các chủ nhà máy.

Tỉnh Quảng Nam đã nhận quyết định số 1880 của chính phủ chỉ đạo quy trình vận hành đối

với thủy điện Sông Tranh 2, Đắc Mi 4 và A Vương. Dưới quy trình đó còn có các quy trình

con hướng dẫn thực hiện và được sự tham mưu của Bộ Tài nguyên sau khi tham mưu cấp

tỉnh. Sau đó giao cho ban chỉ huy phòng chống lụt bão giám sát, nếu thủy điện nào không

thực hiện xem như là vi phạm pháp luật. Theo thông tư 34 của Bộ Công Thương về quản lý

an toàn đập là địa phương phải thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra hằng năm trước mùa

mưa lũ. Đoàn kiểm tra bao gồm đại diện Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công An, Bộ đội Biên phòng và các huyện có thủy

điện. Đối với dung tích phòng lũ, thì tỉnh cũng đã nhận được quyết định 285 của chính phủ.

Do các hồ chứa có dung tích phòng lũ ít nên một số công trình như Sông Tranh 2 và A Vương

phải có camera quan trắc để kịp thời thông báo khi có lũ về. Khi các nhà máy thủy điện thực

hiện quy trình vận hành liên hồ thì công suất phát điện nói chung sẽ giảm nhưng các chủ đầu

tư phải chấp nhận quy trình mà không có ý kiến phản đối (vì hầu hết các chủ đầu tư đều là

doanh nghiệp nhà nước, ngoại trù thủy điện Đăk My 4 là công ty cổ phần IDICO đầu tư xây

dựng). Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là hiện tại quy trình vận hành hồ chứa chỉ tập trung

cách điều tiết nước vào mùa lũ mà chưa đề cập đến cách điều tiết nước vào mùa khô. Vấn

đề này đang được nêu ra sau trường hợp của thủy điện Đắc Mi 4 gây khô hạn vừa qua. Tỉnh

đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông Thu Bồn và 80% về Vu Gia, tính toán

phân chia tỉ lệ nguồn nước này dựa trên căn cứ mặt cắt thủy văn và lưu lượng nước. Thế

Page 28: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

28

nhưng, Theo Sở Công Thương thì khi không có thủy điện thì mùa lũ nước đến rồi đi, mùa khô

thì xâm nhập mặn xảy ra mạnh hơn. Từ khi có thủy điện thì sẽ điều tiết nước mùa lũ cho mùa

khô do đó hạn chế được sự xâm nhập mặn. Để khắc phục tình trạng ngập mặn, Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam có xây dựng một số đập ngăn mặn và đã giải

quyết được tình trạng nhiễm mặn ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Quế Sơn. Hằng năm, tỉnh đều có

tiến hành nạo vét dòng sông để đẩy mặn.

Các chương trình tái định cư (TĐC) do thủy điện cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Nhiều

người dân đã không quen với nơi ở mới do khác biệt giữa nhà gỗ truyền thống và nhà xây

hiện đại. Sinh kế sau định cư là khó khăn. Quá trình triển khai các chương trình TĐC cũng

đang còn lúng túng. Chủ đầu tư lập phương án tái định cư trên cơ sở trao đổi với tỉnh và

huyện. Phương án đền bù tái định cư là do UBND tỉnh phê duyệt. Phương án này được xây

dựng từ phía Huyện. Phương án quy hoạch cũng có với sự tham mưu của Sở Nông nghiệp và

Phát triển Nông thôn vì nó liên quan đến phát triển sản xuất, sinh kế và của Sở Tài nguyên và

Môi trường vì nó liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất… Rút ra được

nhiều bài học từ các câu chuyện tái định cư trước đó, chủ đầu tư thường giao trọn gói số tiền

cho người dân để họ tự sắp xếp đến nơi định cư mới, nhưng rất trì trệ và bế tắt. Do vậy, để

quá trình tái định cư tốt hơn, huyện đề nghị không nên đưa tiền trọn gói cho người dân mà

nên hỗ trợ theo nhiều cách khác như quy hoạch đất, hướng dẫn người dân sản xuất và bao tiêu

sản phẩm.

Đại diện từ Chi cục Bảo vệ Môi trường, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Quảng Nam

Trong số công trình thủy điện do cấp Tỉnh quảng Nam quản lý, một số công trình này

có làm ĐTM nhưng không có cái ĐTM nào được thực hiện theo Nghị định số 29/2011/NĐ-

CP về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và tham vấn cộng đồng

vì tất cả được thực hiện trước năm 2011 khi Nghị định số 29/2011/NĐ-CP chính thức ban

hành. Các ĐTM được thực hiện theo Quy trình thủ tục thực hiện ĐTM của các công trình

thủy điện như việc tổ chức tiến hành ĐTM, xây dựng báo cáo ĐTM, thành lập hội đồng thẩm

định. Trong quá trình thẩm định, các sở ban ngành liên quan được mời tham gia đóng góp ý

kiến. Năm 2006, ADB tài trợ 1 triệu USD để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trên hệ

thống sông Vu Gia – Thu Bồn theo quy hoạch thủy điện cũ. Đây chỉ là một bản báo cáo mang

Hộp 5: Một số vấn đề nổi cộm qua trao đổi với đại diện Sở Công Thương

Vấn đề trồng lại rừng từ các dự án thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam

Hiện nay tỉnh không còn đất trồng rừng như mong muốn nên việc trồng bù hoàn

rừng mà các báo cáo ĐTM đưa ra hầu như không thực hiện được.

Vấn đề điều tiết vận hành hồ chứa thuỷ điện ở tỉnh Quảng Nam

Quy trình vận hành hồ chứa chỉ tập trung các hướng dẫn vận hành các nhà máy vào

mùa lũ nhưng chưa có quy trình vận hành thuỷ điện dành cho vào mùa khô. Điều này phải

được lưu ý vì việc các nhà máy hạn chế xả nước vào mùa khô sẽ gây khô hạn, ô nhiễm và

gia tăng xâm nhập mặn phía hạ lưu.

Mặc dầu tỉnh Quảng Nam đã có chủ trương điều tiết nguồn nước là 20% về sông

Thu Bồn và 80% về Vu Gia nhưng qua thực tế quan sát thực tế công trình và trao đổi với

người dân thì đến ngày 18/5/2013, thuỷ điện Đăk My 4 vẫn chưa thực hiện đúng chủ

trương này.

Page 29: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

29

tính chất tham khảo nên không có cơ quan nào phê duyệt. Sau khi báo cáo hoàn thành, đơn vị

thực hiện có tổ chức hội thảo để phổ biến đến các cơ quan ban ngành, sau đó gửi văn bản kiến

nghị đến Tỉnh, Ví dụ: Đối với ba thủy điện nằm trong khu Bảo tồn Sông Thanh thì đề nghị

kiên quyết loại bỏ và một loạt các kiến nghị khác.

Hầu hết thủy điện trong tỉnh đều có đầu tư lớn và xây dựng trong thời gian dài nên cần

theo dõi kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của các nhà máy thủy điện một cách thường

xuyên. Mỗi khi một dự án đã hoàn thành xây dựng thì phải có chứng nhận là đã thực hiện

đầy đủ công tác bảo vệ môi trường khi tiến hành xây dựng. Tuy nhiên hiện nay, hầu như

không có công trình thủy điện nào được xác nhận là hoàn thành thủ tục này nhưng các thủy

điện vẫn hoạt động phát điện được. Thủy điện Đắc My 4 đã đi vào vận hành nhưng chưa được

xác nhận hoàn thành và Sở đã có kiến nghị lên Bộ để cho tiến hành thủ tục này. Công tác hậu

kiểm sau khi nhà máy đi vào hoạt động cũng không được tổ chức một cách đầy đủ theo quy

định do thiếu nguồn nhân lực và thiếu quyết tâm. Kiểm tra chuyên đề về thủy điện theo thông

tư 08 là cần thiết nhưng đến nay Tỉnh vẫn chưa tiến hành được các đợt kiểm tra công tác

BVMT riêng đối với các công trình thủy điện. Vừa qua mấy tháng đầu năm 2013, Sở Tài

nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam cho kiểm tra việc thực thi bảo vệ môi trường khoảng

30 doanh nghiệp, trong đó chỉ có 2 công trình thủy điện. Sự hạn chế này được giải thích là do

khối lượng công việc nhiều không thể hoàn thành việc kiểm tra hết. Sở cũng chưa thực hiện

kiểm tra chuyên đề về thủy điện mà chỉ mới kết hợp và không theo nguyên tắc nào. Vào năm

2011, Tổng cục Môi trường đã tiến hành kiểm tra chuyên đề về thủy điện nhưng chỉ một số

thủy điện mà không phải là tất cả các thủy điện.

Về việc thực hiện giám sát bảo tồn đa dạng sinh học như các cam kết bảo vệ môi

trường trong các Đánh giá Tác động Môi trường của thủy điện đưa ra là chưa bao giờ được

thực hiện và khó mà thực hiện. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam đang có dự án

bảo tồn tại dãy Trường Sơn với số vốn tài trợ lớn và thực hiện trong nhiều năm nhưng đến

nay vẫn chưa thấy kết quả, như vậy việc bảo tồn đa dạng sinh học của các địa bàn có công

trình thủy điện càng khó thực hiện khi các dự án thủy điện đã đi vào vận hành.

Quan trắc môi trường nước cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Việc xử lý số liệu

về nguồn nước và chất lượng nước của Sở vẫn còn yếu vì chỉ có một vài thông số cơ bản theo

quy định của ngành, thời gian lấy mẫu cũng còn ít và các thông số đó chưa nói lên được điều

gì về chất lượng nước một cách toàn diện. Trên địa bàn tỉnh có xây dựng mạng lưới quan trắc

tỉnh và được đầu tư 3 tỷ đồng/năm. Các trạm quan trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh được đặt tại các điểm trên sông và thực hiện quan trắc môi trường mang tính chất

định kỳ. Ngoài ra, trạm quan trắc môi trường Quốc gia cũng theo dõi lưu lượng dòng chảy

trên sông VGTB nhưng các thông số đo đạc thì không được cung cấp cho Tỉnh để phục vụ

cho công tác chuyên môn của ngành.

Theo đại diện này thì thủy điện có thể đem lại một số lợi nhuận từ nguồn sản xuất điện

và đóng góp vào ngân sách địa phương, nhưng nếu xem xét các tác động tiêu cực về lâu dài

thì thiệt hại do mất rừng, ảnh hưởng đối với dòng chảy phía hạ lưu và sinh kế của người dân

thì dường như phần mất mát cao hơn phần lợi ích tài chính. Đối với nhà quản lý nhà nước về

môi trường, thủy điện không nên là lựa chọn ưu tiên của ngành.

Page 30: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

30

4.1.2. Trao đổi với với người dân trong cộng đồng bị ảnh hưởng

Khu Tái định cư Thôn 2, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam

Khu vực thực hiện tái định cử bởi thủy điện Đắc Mi 4 là Thôn 2 với 41 hộ về Khu Tái

định cư xã Phước Hòa vào năm 2009. Khoảng 94% là người ở đây là dân tộc Mơ Nong và

100% hộ dân ở đây thuộc diện hộ nghèo với mức thu nhập là dưới 500.000VNĐ/ tháng.

Công việc thường ngày của bà con là làm rẫy, trồng cây keo hoặc làm thuê nhưng công việc

không thường xuyên. Những hộ có đất rẫy thì tương đối đủ ăn, còn những hộ mới tách hộ thì

tình trạng thiếu lương thực luôn xảy ra.

Vai trò tham gia và quyền lợi về sinh kế của người dân trong công tác tái định cư là rất

mờ nhạt. Một chủ tịch xã cho biết tiến hành chương trình TĐC, Ban quản lý dự án có tiến

hành họp dân để người dân lựa chọn mô hình nhà xây nhưng trước đây toàn bộ bà con đâu

biết tới nhà xây là như thế nào nên có chọn cũng không có ý nghĩa gì. Trong quá trình xây

dựng, xã có tiến hành giám sát thi công và phát hiện là nhà xây không có sắt và xã có phản

ánh lên Ban đầu tư nhưng không có phản hồi có kết quả. Sau khi nhận nhà tái định cư người

dân chỉ ký vào biên bản bàn giao tài sản nhưng hiện tại người dân không hề có một thứ giấy

tờ để chứng minh là nhà của mình. Mặc dù không nằm trong diện tích lòng hồ, nhưng nhiều

diện tích đất vườn của dân cũng bị ngập và dân chỉ được thông báo 3 - 4 ngày trước khi xả

nước vì vậy nhiều tài sản cây cối trên đất của dân đã không kịp được thu hoạch và thu dọn.

Bây giờ khu vực này cây cối đang chết dần gây mất cảnh quan, và trước đây vào mùa mưa

thủy điện xã nước cũng gây ngập sâu tại khu vực dân sống bên đường.

Người dân bị thu hồi đất và đưa đến một nơi ở mới rất bất lợi cho họ. Ông Chủ tịch xã

cho biết, Đến khu TĐC, mỗi hộ gia đình được nhận một diện tích 400 m2 đất ở và vườn, trong

đó có một ngôi nhà xây với tổng trị giá là 70 triệu đồng. Điều kiện Nhà TĐC mới thì rất xấu,

nhà xây không có cốt thép, thiếu chất lượng, nóng về mùa hè, ẩm về mùa mưa nên hầu như

không sử dụng được. Nhiều hộ phải tận dụng các vật liệu được tháo dỡ ở nhà cũ để cất lại một

các nhà khác ngay bên cạnh để sinh hoạt. Người dân không được cấp đất sản xuất vì vậy đời

sống hết sức khó khăn. Hằng ngày họ phải tự quay lại những khu đất rẫy cũ trước đây để

tranh thủ làm được cái gì thì làm. Chăn nuôi thì không thể chăn nuôi được vì đất được cấp quá

nhỏ để thực hiện chăn nuôi, buôn bán thì cũng không biết buôn bán với ai. Điều kiện lương

thực thì thiếu thường xuyên, đặc biệt đối với những hộ gia đình trẻ mới tách hộ, những hộ này

họ không có đất rẫy cũ để làm.

Nhà nước có chế độ hỗ trợ cho hộ nghèo để đảm bảo không để tình trạng thiếu ăn xảy

ra. Hàng tháng, thôn thống kê các hộ thuộc diện hộ nghèo, già yếu, đau ốm, mồ côi…đưa lên

xã để xét và cấp lương thực. Tuy nhiên, nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các

Hộp 6: Vấn đề về môi trường của các dự án thuỷ điện tỉnh Quảng Nam

Bảo tồn đa dạng sinh học là một việc làm cực kỳ khó thực hiện và khó khả thi đối với các

công trình thủy điện

Thủy điện gây mất rừng, ảnh hưởng đến dòng chảy hạ lưu và gây tác động mạnh mẽ về

mặt sinh kế và xã hội

Tác động thủy điện đối với nguồn nước được biết là lớn nhưng các số liệu để tính toán cụ

thể về tác động của thủy điện đến dòng chảy và nguồn nước thì chưa đầy đủ và chưa được

tiếp cận

Page 31: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

31

hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường

không được xem xét để hỗ trợ lương thực.

Cuộc sống khó khăn và nhiều kiến nghị cũng đã được chủ tịch xã đưa lên các cấp

nhưng đến nay vẫn chưa nhận được đáp ứng. Mong muốn lớn nhất của dân là có đất để sản

xuất, có thể chỉ cần 1 ha đất cho mỗi hộ nhưng mong muốn này đã nhiều lần được dân, chính

quyền và hội đồng nhân xã đưa lên huyện và tỉnh. Các cấp huyện và Tỉnh có gật gừ nhưng

đến nay vẫn không có giải pháp nào cụ thể. Chính quyền xã đã chỉ rõ hiện tại quỹ đất trống

của xã không có nên có thể lấy những diện tích đất từ chương trình 661 do Lâm Trường đang

quản lý. Ngoài ra, để tận dụng diện tích mặt hồ thủy điện, UBND xã cũng đã nhiều lần kiến

nghị với nhà máy thủy điện 4B và 4C của thủy điện Đắc My 4 là giao mặt nước cho xã quản

lý với mục đích là phát triển nghề nuôi cá lồng. Xã sẽ tiến hành giao bảo vệ lòng hồ, các

trường hợp đánh bắt cá phải được sự cho phép của ban bảo vệ xã.

Thôn Tái định cư Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn, Quảng Nam

Thôn Nước Lang là vùng thực hiện tái định cư từ tháng 8 năm 2007. Toàn thôn có 25 hộ

đang ở trong nhà xây tái định cư. Toàn bộ hộ gia đình trong thôn Nước Lang thuộc diện hộ

nghèo nên được nhà nước hỗ trợ 180 ngàn đồng tiền điện/năm theo diện hộ nghèo.

Bức xúc của người dân ở thôn Nước Lang này được phản ảnh về chất lượng cuộc sống

ở nơi ở mới so với nơi ở cũ. Họ cho biết từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân

gặp khó khăn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Đất rẫy người dân được cấp quá xa và bà con phải

leo dốc núi mất 2 tiếng mới tới nơi làm rẫy được. Việc đi làm rẫy xa càng khó khăn và nguy

hiểm hơn vào mùa mưa. Vì khó khăn đi lại và con cái thì không ai trông nom nên hầu hết bà

con đã từ bỏ việc canh tác trên đất rẫy được cấp. Để kiếm gạo ăn, người dân cũng cố gắng

thích nghi bằng việc “chặt đốt rừng làm rẫy hay còn gọi là phát rẫy” ở những khu vực xung

quanh gần nhà. Tuy nhiên, việc phá rừng này cũng là việc làm bất đắc dĩ của người dân. Phát

rẫy ở xa xa một tí (cách nhà một ngọn đồi) thì sợ heo rừng phá, mà phát gần khu vực dân cư

thì bà con lại sợ trâu bò trong thôn xóm ra phá. Ngoài ra, việc làm này là vi phạm luật nên hộ

nào bị chính quyền phát hiện thì sẽ bị ghi vào “sổ đen” để theo dõi, nếu vi phạm trong hai

năm liên tiếp thì sẽ đi ở tù. Nếu được mùa thì người dân cũng chỉ có lương thực đủ ăn trong

3-4 tháng, nếu mất mùa thì bà con chỉ có gạo ăn trong vòng 1 tháng. Ngoài gạo ra, thì bà con

phải chi tiền đi chợ mua các thứ. Tuy nhiên vì không có tiền nên mỗi nhà chỉ có thể chi tiêu

100-200 ngàn/ tháng cho việc đi chợ này. Họ chủ yếu là mua gia vị và mua thịt. Người dân

phải đi làm thuê như bóc keo thuê để kiếm tiền, nhưng công việc này cũng không thường

xuyên và một tháng chỉ có thể làm từ 5 -6 ngày. Người dân cho biết nơi ở cũ thời tiết rất mát,

Hộp 7: Thay đổi cuộc sống và sinh kế sau khi tái định cư ở Thôn 2, xã Phước Hòa

Cuộc sống sau tái định cư do thủy điện Dakmy 4 của hơn 40 hộ người dân tộc là hết sức

khó khăn. Thiếu đất sản xuất, thiếu việc làm, thu nhập quá thấp, lương thực không đủ,

điều kiện nhà ở mới kém đã khiến người dân đang trong tình trạng bế tắc trong gần 4 năm

kể từ TĐC.

Mong muốn người dân là có đất sản xuất nhưng không được các cơ quan chức năng giải

quyết mặc dù nhiều lần kiến nghị.

Nhiều hộ thiếu lương thực không nằm trong diện các hộ già yếu, đau ốm, mồ côi mà đơn

giản họ thiếu lương thực vì thiếu đất sản xuất thì thường không được xem xét để hỗ trợ

lương thực hàng tháng.

Page 32: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

32

gần sông suối, thức ăn nhiều và trẻ em có thể ăn cá. Bây giờ, muốn bắt cá hay mò ốc cũng

khó vì nước dưới suối gần nhà cũng cạn, đi xa mới có. Tại nơi ở cũ một năm người dân có thể

thu được từ 7-8 triệu đồng/1 vụ bắp. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa,

cái ăn thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư.

Trước tình trạng trên, trong các Đại hội toàn dân người dân luôn phản ánh, kiến nghị

mong được sự quan tâm từ dự án. Ban quản lý luôn luôn được mời để người dân có cơ hội

phản ánh trực tiếp nhưng họ chỉ tham gia 2 năm đầu, còn 3 năm sau không thấy tham gia.

Hộp 8: Các vấn đề về tái định cư ở Thôn Nước Lang

- Từ ngày chuyển qua nơi ở mới, đời sống người dân gặp khó khăn hơn rất nhiều

so với nơi ở cũ. Nếu biết trước khó khăn về đời sống thế này từ nhà cửa, cái ăn

thì bà con sẽ không di chuyển đến khu tái định cư.

- Một ngôi nhà tái định cư người dân bị trừ 50 triệu đồng gọi là chi phí để xây

nhà, nhưng nhà mới còn thua nhà cũ. Về mức hỗ trợ bồi thường tái định cư

khoảng từ 20-100 triệu đồng. Trường hợp hộ không đủ tiền đền bù từ tiền đất và

nhà thì sẽ được cho mắc nợ (9 hộ) nhưng sau này dân kiện và những hộ đó đã

được xóa nợ.

- Tình trạng của nhà tái định cư là rất xấu. Vào mùa nắng thì rất nóng, người dân

không thể ở trong nhà để nghỉ ngơi, còn vào mùa mưa thì nền nhà thấm nước,

mái nhà thì dột, nhiều khi phải đi lui đi tới nhiều trong nhà thì lại bị nước ăn

chân. Cửa sổ thì không dám mở vì đang bị rỉ sắt, mở ra sợ không đóng lại được.

Ban quản lý nói là nhà sẽ được bảo hành 7 năm nhưng đến nay mới có 5 năm đã

hư hỏng nhưng không thấy ai lên xem nhà để sữa chữa.

4.1.3. Khảo sát thực địa ở khu vực nhà máy thủy điện Đăk My 4

Qua khảo sát thực địa khu vực ngập nước lòng hồ, đập chính nhà máy thủy điện Đắc

My 4 và tuyến dòng chảy hạ lưu đập nước. Nhóm khảo sát có một số nhận xét:

Trong khu vực ngập nước trong lòng hồ, nhiều cây rừng bị chết do ngập nước.

Tại khu đập chính và tuyến dòng chảy ở hạ lưu phía Vu Gia: không có dấu hiệu

dòng chảy, toàn bộ lòng sông phía sau đập nước hoàn toàn khô hạn, điều này

khác với cam kết trước đó là nhà máy sẽ xả nước chống khô hạn và xâm nhập

mặn cho khu vực hạ lưu sông Vu Gia (hình 7).

Page 33: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

33

Hình 7: Phía hạ lưu thủy điện Đắk My 4 bị khô hạn do không có xả nước

Page 34: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

34

4.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

4.2.1. Trao đổi với cán bộ ở các cơ quan quản lý

Đại diện Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình

Việc lập quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ là thuộc chức năng nhiệm vụ của

Sở công thương. Căn cứ vào Văn bản số 5429/2009 của Bộ Công Thương về yêu cầu lập quy

hoạch thủy điện cho các tỉnh có tiềm năng về thủy điện nhỏ và vừa (có công suất lắp máy nhỏ

30 MW), UBND tỉnh để nghị Sở Công Thương lập đề cương quy hoạch thủy điện trên địa bàn

tỉnh. Sau khi hoàn thành đề cương quy hoạch, UBND tỉnh đứng ra mời các công ty có tư cách

pháp nhân để tham gia tiến hành lập quy hoạch. Trong quá trình lập quy hoạch và ra báo cáo

quy hoạch, sở Công thương đã tổ chức lấy ý kiến của các sở ban ngành. Các ý kiến và báo cáo

quy hoạch được gửi lên Bộ Công Thương tham khảo và cuối cùng UBND Tỉnh ra quyết định

phê duyệt quy hoạch. Theo đại diện của Sở Công Thương, quá trình tham vấn ý kiến của các

bên liên quan là một quá trình khá mất thời gian và phức tạp. Tuy nhiên trong giai đoạn quy

hoạch này họ chỉ lấy ý kiến tham vấn từ các sở ban ngành như Sở TNMT, Sở NN & PTNT và

UBND các huyện chứ không họ không phải lấy là ý kiến của cộng đồng dân cư.

Quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Bình cũng qua nhiều lần chỉnh sửa. UBND

Tỉnh có quyết định phê duyệt quy hoạch thủy điện vào tháng 6 năm 2009. Sau này Bộ có điều

chỉnh bản quy hoạch này vào tháng 10/2010. Sau đó, tỉnh Quảng Bình điều chỉnh quy hoạch

một lần nữa vào tháng 5/2011. Những nguyên nhân để đưa ra sự điều chỉnh đó là vị trí xây

dựng lúc đầu chọn không thích hợp. Quá trình điều chỉnh cũng tuân theo các bước như thực

hiện quy hoạch. Gần đây nhất vào tháng 4/2013 Bộ Công thương cũng đã thực hiện rà soát

thủy điện ở Quảng Bình và có công văn đề nghị loại bỏ các thủy điện có công suất lắp máy

nhỏ hơn 3 MW ở Quảng Bình ra khỏi quy hoạch. Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để

phản hồi công văn đề nghị này của Bộ.

Theo sở Công Thương khả năng loại bỏ các công trình ra khỏi quy hoạch thủy điện

trên sông Long Đại là có. Sở công thương cho biết trước đây nhiều nhà đầu tư đã từng đến đặt

vấn đề và dự định đầu tư xây dựng các công trình trên lưu vực sông Long Đại. Tuy nhiên

những năm gần đây các nhà đầu tư ngừng lại do khó khăn kinh tế, lãi suất ngân hàng cao và

khó khăn đầu tư cho đường dây dẫn điện vì hạng mục này do chủ đầu tư tự bỏ ra. Ngoài ra, sự

thật là hầu hết các công trình thủy điện nằm trong quy hoạch đã lộ rõ các nguy cơ tác động

ảnh hưởng đến khu vực dân cư và đất sản xuất của dân đặc biệt là đất lúa nước và cũng có

nguy cơ làm ngập đường Hồ Chí Minh. Trước mắt, Tỉnh sẽ cho tạm dừng thực hiện các dự án

này cho đến năm 2015 (mặc dù chưa có văn bản chính thức). Riêng Dự án Long Đại 5 có thể

được giữ lại trong quy hoạch và để chờ thời điểm khi kinh tế phát triển trở lại khi các nhà đầu

tư mong muốn quay lại đầu tư.

Hộp 9: Quy hoạch thuỷ điện ở Quảng Bình.

Do nhiều yếu tố bao gồm nguy cơ tác động của thủy điện, khả năng của các nhà đầu tư

và kết quả rà soát thủy điện của Bộ Công Thương, khả năng có thể loại bỏ 5/6 dự án

nằm trong quy hoạch thủy điện được quy hoạch trên sông Long Đại, tuy nhiên UBND

Tỉnh vẫn chưa có văn bản chính thức nào để khẳng định sẽ loại bỏ các dự án ra khỏi quy

hoạch.

Page 35: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

35

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình

Quy hoạch thủy điện cũng chỉ để thể hiện về tiềm năng của một tỉnh mà thôi chứ

không nhất thiết phải luôn luôn xúc tiến triển khai quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng còn phụ

thuộc vào nhiều yếu tố khác. Các ý kiến đề xuất, kiến nghị của các cơ quan ban ngành trong

tỉnh cũng có tầm ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch. Sở TNMT nhận thấy rằng trong

quy hoạch thủy điện chưa đưa vào các yếu tố biến đổi khí hậu nên có nguy cơ cao về môi

trường và tài nguyên nước. Sở TNMT cũng cho biết là Sở vừa mới thực hiện quy hoạch tổng

thể về tài nguyên nước cho toàn bộ các lưu vực sông ở Quảng Bình tầm nhìn đến năm 2020.

Tuy nhiên, sở chưa xác định mối liên hệ giữa quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch thủy

điện nên việc thực hiện các quy hoạch này cần phải cẩn trọng và phải có phối hợp tốt giữa các

ngành. Về cơ bản mặc dù quy hoạch thủy điện của Tỉnh đã có nhưng hầu hết các ban ngành

trong tỉnh không mấy ai ủng hộ việc phát triển thủy điện nên có khả năng là không thực hiện.

Ngoài ra, thời điểm này các nhà đầu tư cũng chưa quan tâm nên sẽ không có công trình nào

xây mới ít nhất là đến 2015.

Nếu xây dựng thủy điện ở Quảng Bình thì việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường

như trồng bù rừng ở Tỉnh Quảng Bình sẽ rất khó khăn vì hầu hết diện tích đất trống để trồng

rừng đã được quy hoạch trồng rừng và các diện tích đất trống thì đã có chủ. Nên các nhà máy

thủy điện sẽ không có quỹ đất để thực hiện công việc này.

Một người đã từng tham gia công tác và quản lý Chi cục thủy lợi và Phòng

chống bão lũ tỉnh Quảng Bình

Quá trình lập quy hoạch thủy điện ở tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ thời Bình

Trị Thiên (gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT Huế) nhưng tại thời điểm đó đã được

xác định là tiềm năng về thủy điện của địa bàn Quảng Bình là không nhiều và nếu đầu tư thủy

điện ở Quảng Bình sẽ là không hiệu quả và gây tác động mạnh mẽ. Rõ ràng điều kiện tự nhiên

ở Quảng Bình không thuận lợi cho đầu tư thủy điện. Nguồn vốn đầu tư sẽ tăng do tốn kém

trong giai đoạn đấu kết đường dây dẫn hoặc xây những trạm cột nước. Đầu tư lớn nhưng công

suất nhỏ nên hiệu quả sẽ không cao. Trong những năm gần đây do nhu cầu về nguồn điện nên

muốn đầu tư tiếp nhưng không được. Theo quy hoạch hiện nay, các thủy điện trên địa bàn

tỉnh có quy mô nhỏ. Theo ông Xơn các thủy điện này chỉ đủ để cấp điện tại chỗ. Nhưng khu

vực này là không có dân cư nên bắt buộc phải đấu nối với điện lưới quốc gia, Nếu là vậy thì

lại phải tốn chi phí để đấu nối đường dây. Trong lúc đó tổng công suất đóng góp (theo quy

hoạch) chỉ là 21M nhưng thực tế chỉ khoảng 15 M do chưa tính đến công suất đảm bảo. Nếu

thủy điện được xây, các hồ chứa sẽ cố tích đủ nước để phát điện vào mùa hè và mùa xuân, và

như vậy các đồng ruộng ở Lệ Thủy sẽ thấp hơn mực nước biển và tình trạng ngập mặn sẽ diễn

ra. Về lũ lụt, các trạm quy hoạch nhỏ không gây ảnh hưởng lớn nhưng tình trạng úng và ngập

mặn ở hạ lưu sẽ lớn hơn.

Các tính toán về số liệu thủy văn trong quá trình lập quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình là

đáng nghi ngại. Số liệu về lượng nước hay dòng chảy trên sông được dự báo sau khi có thủy

Hộp 10: Quan điểm của Sở TN và MT tỉnh Quảng Bình về phát triển thuỷ điiện.

Thủy điện gây ra những hậu quả to lớn như nạn phá rừng làm hồ chứa sẽ thay đổi dòng

chảy trên sông; quá trình di dời rất phức tạp, đời sống người dân gặp khó khăn hơn và

đặc biệt là hiện tại không thể tìm được quỹ đất cho tái định cư. Do đó không nên đầu tư

về thủy điện nữa.

Page 36: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

36

điện là khá vô lý. Theo quan sát thì mưa ở Quảng Bình tăng dần từ Đông sang Tây và mưa

lớn dần từ vùng thấp lên vùng cao. Mưa có dạng như mưa rào nên số liệu không đảm bảo nếu

đo đạt lượng mưa. Ngoài ra, các trạm đo đạc cố định không nằm trên khu vực dự kiến xây

dựng thủy điện nên sẽ là điều vô lý nếu đưa các số liệu đo đạt này vào trong quá trình tính

toán. Đặc biệt, các tính toán này không thể chấp nhận được nếu áp dụng cho tính toán của hệ

thống thủy điện bậc thang.

Trong các Đánh giá tác động môi trường, các đánh giá về rừng đều chỉ ra là diện tích rừng bị

mất là không đáng kể trong khi là thực tế là rất lớn. Nguyên nhân là do chưa tính toán hết các

diện tích mất do địa hình, quá trình xây dựng đường giao thông, đường dây dẫn điện và quá

trình sạt lở đất sau này, và là nguyên nhân gián tiếp như mở đường cho lâm tặc. Các khu vực

này hầu hết là rừng đầu nguồn. Do đó, quan điểm bản thân ông Xơn là nên hạn chế phát triển

thủy điện.

Nhận thức về các vấn đề về môi trường và biến đổi khí hậu cũng đang dần dần được tăng lên

đối với cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, với Tỉnh Quảng Bình, phát triển thủy

điện cũng dè dặt hơn. Đặc biệt, các bài học thực tế từ Quảng Nam đã giúp cán bộ hiểu hơn về

hậu quả và không tha thiết với thủy điện. Phía các nhà quản lý nhà nước đã nhận thức về hiệu

quả đầu tư không xứng với mức đầu tư. Vì vậy, quan điểm chung của Tỉnh là không ủng hộ

phát triển thủy điện.

Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình

Theo các thông tin mà Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh – tỉnh Quảng Bình

nắm được thì tỉnh có phê duyệt thủy điện trên sông Long Đại và hiện tại còn giữ lại một cái

thủy điện Long Đại 5, đây là thủy điện được ghép lại từ hai thủy điện Long Đại 4 và Long Đại

5 trước đây. Trước đây có đoàn đến thông báo về trường hợp quy hoạch thủy điện trên sông

Long Đại nhưng từ thời gian đó đến nay không còn thấy nữa và cũng ít nghe thông tin thêm.

Tuy nhiên, hiện nay chưa thể triển khai này do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư.

Về quan điểm ủng hộ hay không ủng hộ thủy điện thì Phòng cho biết hiện nay các phương

tiện thông tin đại chúng đều đưa ra quan điểm không khuyến khích phát triển thủy điện. Ở

tỉnh Quảng Bình cũng có những bài học về thủy điện như La Trọng, Hố Hô cho thấy sự mức

tàn phá của thủy điện là rất lớn. Hiện tại hai thủy điện này đang bị bỏ hoang và đang trong

thời gian sửa chữa. Một số lý do cho quan điểm không đồng tình phát triển thủy điện là:

o Người dân không đồng tình với quy hoạch thủy điện

o Ảnh hưởng đến rừng đầu nguồn,

o Quá trình di dân tái định cư rất khó (do không có đất tốt trong quá trình định cư),

o Nguồn lợi thủy sản suy giảm do lượng nước chảy trên sông giảm dẫn đến các loại

rong rêu và sinh vật phù du suy giảm, đay là nguồn thức ăn chính của tôm, cá.

o Thủy điện đã quá nhiều và bây giờ không đến mức thiếu lắm.

o Có thể sử dụng những nguồn năng lượng khác như năng lượng gió, năng lượng mặt

trời trên địa bàn tỉnh.

Hộp 11: Sự thiếu khách quan khi lập quy hoạch ở Quảng Bình

Sự tham gia của những người được lấy ý kiến là rất hạn chế và trong phạm vi rất nhỏ. Vì

hầu hết các quy hoạch thủy điện hiện nay là chạy theo các nhà đầu tư thay vì ngược lại.

Page 37: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

37

UBND Xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Trường Sơn là một xã có diện tích lớn chiếm 2/3 diện tích huyện Quảng Ninh, 2 bên là đồi

núi, dân cư tập trung hai bên lòng sông. Trên địa bàn xã có Sông Long Đại chảy qua. Hằng

năm lũ lụt thường xảy ra. Bên cạnh những thiệt hại do lũ lụt gây ra thì hai bên bờ sông là nơi

trồng trọt chính của người dân vẫn được bồi đắp lượng phù sa đáng kể và đây là điều kiện

thuận lợi cho người dân sản xuất.

Khảo sát về quy hoạch thủy điện tại tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện từ những năm 1975

ngay trong giai đoạn hình thành các trạm thủy văn. Và khoảng trong năm 2007, có các đoàn

tới khảo sát địa bàn với mục đích là xây dựng hệ thống thủy điện bậc thang trên Sông Long

Đại với tổng công suất khoảng 50M để hòa vào lưới điện quốc gia. Một trường hợp về khảo

sát thủy điện là trước đây tại trạm Tam Lu lúc đầu quy hoạch dự kiến là 15M nhưng sau đó

qua khảo sát đã giảm xuống do nhận thấy khu vực ngập sẽ gia tăng và khả năng đền bù thì

không thể đáp ứng đủ.

Chính quyền và người dân xã Trường Sơn nhận thức được những tác động to lớn đối với

người dân nếu thực hiện thủy điện. Và quan điểm của xã về thủy điện là trùng với quan điểm

của huyện và tỉnh. Tuy nhiên, nếu xây dựng thủy điện vì quyền lợi của quốc gia thì xã sẽ đồng

ý nhưng nếu là quyền lợi của nhóm hay cá nhân thì sẽ nhất quyết phản đối.

Nhận thức của người dân về thủy điện được nâng cao nhờ các phương tiện thông tin đại

chúng đưa tin về thủy điện ở Quảng Nam và tình hình người dân Tái định cư thủy điện Sơn

La đang kêu cứu chính phủ. Xã luôn quán triệt về các trường hợp có tác động xấu đến môi

trường. Một số ý kiến về tác động của thủy điện đối với đời sống ngươi dân xã Trường Sơn:

o Hiện tại người dân vẫn có điện để sinh hoạt;

o Sông Long Đại là tuyến đường giao thông của người dân;

o Lo ngại môi trường sinh thái thay đổi;

o Nguồn nước và thủy sản giảm. Vào mùa hè sông suối trên đại bàn đã rơi vào tình trạng

khô cạn và không biết điều gì xảy ra nếu thủy điện hình thành. Trước đây sông suối là

do tạo hóa còn bây giờ như thể con người tạo ra sông suối.

Hộp 12: Các dự án năng lượng tái tạo có tiềm năng ở tỉnh Quảng Bình

o Hiện tại ở xã Hải Ninh đang tiến hành lắp đặt cột đo gió, thời gian sử dụng là trong

vòng 50 năm. Theo ý kiến của Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Quảng Ninh, mô hình

năng lượng gió đang triển khai này có nhiều ưu điểm: (1) không ảnh hưởng đến môi

trường; (2) Có điều chỉnh về tốc độ quay nên sẽ giảm tiếng ồn (16 vòng/phút); (3) Ít

chiếm dụng đất và người dân có thể sản xuất phía dưới; (4) Có thể phục vụ khu du

lịch.

o Mô hình điện mặt trời do chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Dự án đang trong giai đoạn

triển khai là thành lập bộ máy quản lý. Trong dự án này chính phủ Việt Nam sẽ đối

ứng như trả lương cho bộ máy quản lý. Dự án sẽ hỗ trợ cho 10 thôn bản, cung cấp

nguồn điện tại chỗ. Thiết bị của năng lượng mặt trời dễ bị hư hỏng và hiểu biết của

người dân còn hạn chế nên sẽ cần đến các buổi tập huấn cho người dân về cách sử

dụng và bảo quản.

Hộp 13: Ý kiến của UBND xã Trường Sơn về vấn đề quy hoạch thuỷ điện

o Trong quy hoạch nông thôn mới có đưa vào hạng mục thủy điện nhưng xã hoàn toàn

không đồng ý và có công văn xin đề nghị rút hạng mục đó.

o Hiện tại, theo lãnh đạo của xã thì mối lo về phát triển thủy điện vẫn còn khi chưa có

một văn bản chính thức từ Tỉnh và Huyện nào nói lên là loại các công trình dự kiến ra

khỏi quy hoạch hay xóa các quy hoạch thủy điện cũ. Lãnh đạo Tỉnh hiện nay đang có

quan điểm là không ủng hộ xây dựng thủy điện nhưng chưa ra văn bản chính thức

nào. Vì vậy, xã đang nghi ngại sau này khi chuyển giao thế hệ lãnh đạo, quan điểm có

Page 38: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

38

4.2.2. Khảo sát ở lòng sông Long Đại và trao đổi với người dân

Nhóm khảo sát đã thực hiện đi điền dã ở sông Long Đại, nơi chảy qua khu vực xã

Trường Sơn, chứng kiến đời sống thường nhật, canh tác, sinh hoạt của người dân trong cộng

đồng và gặp gỡ truyện trò với một số người trong họ.

Theo quan sát và nhận xét của nhóm khảo sát, sông Long Đại chảy qua một vùng có sinh cảnh

rất đẹp, nhiều cánh rừng nguyên sinh còn hiện diện, rải rác hai bên là những núi cao, nhiều

cây xanh (hình 8 và hình 9), phía thung lũng là những cánh đồng hẹp và làng mạc. Người dân

ở đây trồng hoa màu, đánh cá trên sông và sử dụng nước sông làm nguồn sinh hoạt. Một số

sống nhờ khai thác cũi, cây nhỏ trong rừng. Nói chung, cuộc sống vùng này còn nghèo, thiếu

một số cơ sở vật chất cần thiết như hệ thống cấp nước sạch, chợ,… nhưng tạm ổn định.

Nếu các dự án thủy điện được triển khai ở vùng này thì vấn đề lớn sẽ là làm mất nơi cư trú,

nguồn sinh sống các công đồng ven sông và làm ngập nhiều vùng đất thấp và tương đối bằng

phẳng. Vấn đề tái định cư và ổn định sinh kế - sản xuất là vấn nạn lớn và không dễ dàng giải

quyết. Ngoài ra, khả năng phá rừng do việc xây dựng lòng hồ rất lớn.

Trao đổi với một số người dân, phần đông đều không muốn thực hiện các dự án thủy điện ở

đây vì sẽ làm tương lai của họ bị đe doạ, việc vận hành thủy điện có thể làm ngập lụt các vùng

rộng lớn hoặc gây khô hạn nghiêm trọng cho vùng hạ lưu. Quan điểm này đều phù hợp với

chủ trương của chính quyền và chi bộ ở địa phương là phản đối các dụ án thủy điện và mong

muốn chủ trương xoá bỏ các dự án phải được chính thức phê duyệt.

Page 39: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

39

Hình 8: Thung lũng hai bên sông Long Đại

Hình 9: Nếu xây dựng thủy điện Long Đại 5, khu vực canh tác này sẽ bị ngập hoàn toàn

Page 40: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

40

4.3. ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH LUẬN VỀ QUY TRÌNH PHÊ DUYỆT DỰ ÁN THỦYĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH

Sau khi nghiên cứu bàn giấy qua các tài liệu được cung cấp và thu thập thông tin thực

địa, nhóm nghiên cứu có nhận xét như sau

- Các bình luận liên quan đến nghị định 29 và thông tư 26

1. Các công trình thủy điện tuân theo các thủ tục về ĐTM, nhưng hầu như chưa có cái

ĐTM nào tuân thủ nghị định 29 do hầu hết các dự án thủy điện được phê duyệt đều có

trước thời điểm ban hành của Nghị định này (18/4/2011). Cả 2 tỉnh đều không có văn

bản nào minh chứng đã làm quy hoạch môi trường chiến lược (ĐMC) theo điều 5 và

điều 7 như Nghị định số 29/2011/NĐ-CP. ĐMC do ADB thực hiện đối với sông Vu

Gia Thu Bồn 2008 tức là sau khi đã có quy hoạch thủy điện bậc thang và quy hoạch

thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam. Nó được dùng như một tài liệu tham khảo và

cũng không có giá trị về pháp lý vì không có quyết định phê duyệt ĐMC.

2. Công tác kiểm tra các biện pháp bảo vệ môi trường chưa được tiến hành một cách đầy

đủ. Quy định và cơ chế đã có nhưng vì thiếu kinh phí, thiếu năng lực, nguồn lực và

thiếu quyết tâm để làm việc này. Đối với các công trình thủy điện đã được xây dựng

thì chưa có công trình nào đã được chứng nhận là hoàn thành cam kết bảo vệ môi

trường như đã được đưa ra trong ĐTM. Việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường

như được ghi trong các báo cáo ĐTM cũng sẽ khó khả thi ở hai tỉnh, đặc biệt là các

cam kết về trồng hoàn bù rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

3. Sự tham gia của cộng đồng trong quá trình quy hoạch, phê duyệt, triển khai dự án

thủy điện nói chung cũng như trong quá trình ĐTM nói riêng là rất mờ nhạt. Các quy

hoạch phát triển thủy điện chủ yếu là theo ý tưởng chủ quan của ngành điện và chạy

theo khuynh hướng của các nhà đầu tư thủy điện. Người dân tham gia vào các quy

trình là rất ít, rất nhiều trường hợp người dân tham gia mà không hề hiểu bản chất và

nội dung các hoạt động của các chương trình tham vấn. Tham vấn cộng đồng trong

quá trình ĐTM chỉ thực hiện với người dân bị ảnh hưởng ở khu vực lòng hồ mà thiếu

mở rộng đến các cộng đồng bị tác động ở phía hạ lưu.

- Bình luận liên quan đến các quy định khác

4. Hầu hết các cấp chính quyền và nhà đầu tư đã thực hiện đúng yêu cầu các văn bản

pháp quy do Nhà nước ban hành theo thời điểm liên quan đến quy hoạch thủy điện,

đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về đầu tư xây dựng.

5. Việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa, Quyết định của Thủ tướng chỉ dừng ở

quy định vận hành mùa lũ, và chỉ mới áp dụng cho A Vương, Đăk My 4 và Sông

Tranh 2, mà chưa có cho các bậc thang thủy điện khác. Việc thủy điện Đăk My 4 ở

Quảng Nam gây khô hạn cho vùng hạ lưu của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

trên hệ thống sông Vu Gia cho thấy việc điều tiết vận hành hồ chứa cho mùa khô là

quan trọng và cần xem xét.

6. Chưa có quy định rõ ràng và được áp dụng thực tế về duy trì dòng chảy môi trường.

Trong lúc đó, các cơ sở dữ liệu và tính toán thủy văn ở cả hai lưu vực sông thì chưa

đảm bảo.

7. Các quy hoạch thủy điện đã được tiến hành cho cả tỉnh nói chung và cho sông Vu Gia

Thu Bồn và Long Đại nói riêng. Và nó đã được qua chỉnh sửa nhiều lần đối với quy

hoạch thủy điện trên Vu Gia Thu Bồn và một vài lần đối với quy hoạch thủy điện trên

sông Long Đại. Tuy nhiên quy hoạch chỉnh sửa của cả hai tỉnh chưa bám theo tình

hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hiện tại này. Hiện còn

Page 41: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

41

nhiều dự án trong quy hoạch và dày đặt trên các lưu vực sông. Các quy hoạch hiện tại

của hai Tỉnh chưa đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương

về quản lý quy hoạch thủy điện. Quy hoạch hiện tại chưa phản ảnh hết các ảnh hưởng

của các dự án với dân cư, đất đai, nhu cầu khai thác và sử dụng nước phía hạ lưu và

cũng chưa đưa ra giải pháp phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án đối với

môi trường - xã hội như: xả dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân,

tái định cư; trồng hoàn trả diện tích rừng chuyển đổi mục đích sử dụng cho dự án. Quy

hoạch chỉnh sửa cũng chưa cân đo đong đếm các tác động của các dự án đã được triển

khai, cập nhật và rút ra bài học để rà soát và xếp hạng thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án

tiếp theo trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và tác động môi trường - xã hội của

từng dự án.

8. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các khu tái định cư là kém, chưa đảm bảo

“cuộc sống nơi ở mới phải tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” theo nghị định 197 về di dời,

đền bù, hỗ trợ tái định cư do thủy điện. Các nhóm cộng đồng bị di dời từ khu vực lòng

hồ sang nơi tái định cư đều đang gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống, an ninh lương

thực không đảm bảo ở nơi ở mới.

Page 42: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

42

5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦYĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG NAM

Quy hoạch thủy điện của Tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đợt điều chỉnh, tuy nhiên với

con số các công trình trong quy hoạch ở lưu vực Vu Gia Thu Bồn vẫn còn quá lớn với

mật độ quá dày đặt trên lưu vực sông này. Chỉ riêng với các công trình hiện tại cũng

đã biến nhiều đoạn sông trở nên khô hạn, và đã gây nhiều tác động đến môi trường và

xã hội nghiêm trọng. Đặc biệt là các sự cố thủy điện xảy ra trên địa bàn tỉnh vừa qua

như rỏ rỉ nước, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2, việc xả lũ ở thủy điện A Vương

trong mùa lũ, việc thủy điện Đăk My 4 làm chuyển nước gây khô hạn vùng hạ lưu

sông Vu Gia và những vấn đề xã hội khác như bất cập trong công tác tái định cư và ổn

định đời sống cho người dân vùng bị tác động. Vì vậy chính quyền và nhân dân Tỉnh

cần xem xét rút ra các bài học trước và cẩn trọng xem xét các vấn đề sau:

- Rà soát lại quy hoạch và tiếp tục điều chỉnh quy hoạch với xu hướng giảm số

lượng công trình dự kiến để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội địa phương trong

thời kỳ này. Quy hoạch thủy điện nên gắn liền quy hoạch năng lượng địa phương ở

đó có xem xét các sáng kiến về các nguồn năng lượng khác nhau. Các mô hình

năng lượng bền vững phục vụ trực tiếp cho công đồng địa phương, mô hình năng

lượng tái tạo với chi phí rủi ro ít hơn có thể áp dụng được.

- Cẩn trọng hơn với các công trình (còn lại trong quy hoạch) đang trong quá trình

chuẩn bị xây dựng và chuẩn bị phê duyệt. Xem xét và quản trị tốt hơn quy trình

quản lý nhà nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bị ảnh ảnh và các bên

liên quan khác.

- Đảm bảo được các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường - xã hội như: xả

dòng chảy tối thiểu cho hạ du; bồi thường, hỗ trợ, di dân, tái định cư; trồng hoàn

trả diện tích rừng phải được giảm thiểu tối đa, nếu không thì hậu quả sẽ bội phần

và quá sức chịu đựng của thiên nhiên và con người.

- Các cam kết bảo vệ môi trường chưa được tiến hành đầy đủ theo trong ĐTM. Vì

vậy các ngành liên quan như TNMT từ Bộ và Tỉnh cần có quyết tâm và nỗ lực để

tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và xử lý nghiêm các vụ vi phạm các

cam kết BVMT. Việc kiểm tra giám sát này cũng có thể huy động lực lượng cộng

đồng cùng tham gia và giám sát.

- Trước mắt, tỉnh Quảng Nam không nên cho việc tiếp tục triển khai các dự án thủy

điện nào mới, cho đến khi các vấn đề từ các dự án thủy điện hiện có đã giải quyết

ổn thoả và hợp lý.

5.2. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN THỦY ĐIỆN Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Quy hoạch thủy điện ở Quảng Bình và trên Sông Long Đại tỏ ra không phù hợp với

điều kiện địa phương và không được mấy ai ủng hộ. Vì vậy, chính quyền UBND Tỉnh

cần sớm có văn bản loại toàn bộ các dự án thủy điện trên sông Long Đại và xóa các

quy hoạch hiện tại để hợp với lòng dân, tránh lãng phí và bảo vệ được thiên nhiên môi

trường và dòng sông Long Đại nguyên trinh. Đây là con sông còn trinh nguyên về mặt

sinh thái, sinh cảnh, thủy học và nhân văn học rất hiếm hoi còn lại ở Việt Nam.

Ở tỉnh Quảng Bình có triển khai các dự án năng lượng tái tạo, đây là một khích lệ. Cần

tiếp tục kêu gọi các sáng kiến về năng lượng sạch và lập quy hoạch năng lương địa

Page 43: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

43

phương trong đó các sáng kiến về tiết kiệm điện về phát triển các nguồn năng lượng

sạch nên được phát huy.

Page 44: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỌ I (CSRD)vrn.org.vn/media/files/BC_QuyTrinhThuyDien_QN-QB 30 Sep (1).pdf · TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (CSRD)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -----------

44