12
CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIT NAM NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MTHUYN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka SA 5095 Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au . Email: [email protected] S23, Năm thứ 42, ngày 07/06/2020 ************************** PHNG VLI CHÚA TI GIA LỜI MỞ ĐẦU: Hướng Dẫn Viên : Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa. NGHI THỨC MỞ ĐẦU Hướng Dẫn Viên : Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần. Mọi người : Amen Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau: Hướng Dẫn Viên : Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa, Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người . Mọi người : Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen. Kế đó là nghi thức sám hối. NGHI THỨC SÁM HỐI Hướng Dẫn Viên : Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ. Hướng Dẫn Viên : Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC

TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN

29 South Terrace, Pooraka SA 5095

Điện thoại: (08) 8359 1229 www.conggiaonamuc.org.au.

Email: [email protected]

Số 23, Năm thứ 42, ngày 07/06/2020

**************************

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA TẠI GIA

LỜI MỞ ĐẦU:

Hướng Dẫn Viên: Kính thưa quý ông bà anh chị em, buổi cử hành phụng vụ này không thay

thế Thánh Lễ, tuy nhiên vì lý do ngoài ý muốn, hôm nay chúng ta vẫn được nuôi dưỡng bởi

Lời Chúa.

NGHI THỨC MỞ ĐẦU

Hướng Dẫn Viên: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen

Sau khi làm dấu thánh giá, Hướng Dẫn Viên sẽ chào như sau:

Hướng Dẫn Viên: Quý ông bà anh chị em thân mến, chúng ta hãy chúc tụng Thiên Chúa,

Đấng do lòng nhân hậu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc Lời Chúa của Người.

Mọi người: Chúc tụng Thiên Chúa đến muôn đời. Amen.

Kế đó là nghi thức sám hối.

NGHI THỨC SÁM HỐI

Hướng Dẫn Viên: Để xứng đáng tham dự buổi cử hành phụng vụ này, chúng ta hãy cùng

nhau nhìn nhận tội lỗi mình và xin Chúa tha thứ.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thú Nhận

Page 2: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Mọi người: Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa toàn năng, và cùng anh chị em: tôi đã phạm

tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm, và những điều thiếu sót. (Đấm ngực và đọc)

Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. (Rồi đọc tiếp) Vì vậy tôi xin Ðức Bà Maria trọn

đời đồng trinh, các Thiên Thần, các Thánh và anh (chị) em, khẩn cầu cho tôi trước tòa

Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Amen

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta cùng nhau đọc Kinh Thương xót và Kinh Vinh Danh

Kinh Thương Xót

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

X: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa Kitô thương xót chúng con.

X: Xin Chúa thương xót chúng con.

Ð: Xin Chúa thương xót chúng con.

Kinh Vinh Danh

Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời, và bình an dưới thế cho người thiện tâm. Chúng

con ca ngợi Chúa, chúng con chúc tụng Chúa, chúng con thờ lạy Chúa, chúng con tôn vinh

Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì vinh quang cao cả Chúa. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Vua

trên trời, là Chúa Cha toàn năng.

Lạy Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Lạy Chúa là Thiên Chúa, là Chiên Thiên

Chúa, là Con Đức Chúa Cha. Chúa xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con; Chúa xóa tội

trần gian, xin nhậm lời chúng con cầu khẩn. Chúa ngự bên hữu Đức Chúa Cha, xin thương

xót chúng con. Vì, lạy Chúa Giêsu Kitô, chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa,

chỉ có Chúa là Đấng Tối Cao, cùng Đức Chúa Thánh Thần trong vinh quang Đức Chúa Cha.

Amen.

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người ngồi xuống và sốt sắng lắng nghe Lời Chúa.

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, Năm A

BÀI ĐỌC I Xh 34,4b-6.8-9 Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi.

Bài trích sách Xuất hành.

Khi ấy, ông Mô-sê thức dậy và lên núi Xi-nai theo lệnh của Đức Chúa, tay mang hai bia đá.

Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là

Đức Chúa. Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng: "Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa

nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín.” Ông Mô-sê vội vàng phục

xuống đất thờ lạy và thưa: "Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa

cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những

lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài.

Đó là Lời Chúa.

Page 3: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

ĐÁP CA: Đn 3,52. 53-54. 55-56

(Đ. c.52)

Người đọc: Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.

Chung: Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.

Người đọc: Lạy Chúa, chúc tụng Ngài là Thiên Chúa tổ tiên chúng con, xin dâng lời khen

ngợi suy tôn muôn đời. Chúc tụng danh thánh Ngài vinh hiển, xin dâng lời khen ngợi suy tôn

muôn đời.

Chung: Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.

Người đọc: Chúc tụng Chúa trong thánh điện vinh quang, xin dâng lời ca tụng tôn vinh

muôn đời. Chúc tụng Chúa trên ngôi báu cửu trùng, xin dâng lời ca tụng suy tôn muôn đời.

Chung: Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.

Người đọc: Chúc tụng Chúa, Đấng ngự trên các thần hộ giá mà thấu nhìn vực thẳm, xin

dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời. Chúc tụng Chúa trên vòm trời tận chốn cao xanh, xin

dâng lời ca tụng tôn vinh muôn đời.

Chung: Xin dâng lời khen ngợi suy tôn muôn đời.

BÀI ĐỌC II 2 Cr 13,11-13 Ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, tình thương của Chúa Cha, và ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần.

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.

Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy

đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an,

sẽ ở cùng anh em.

Anh em hãy hôn chào nhau cách thánh thiện. Mọi người thuộc dân thánh ở đây gửi lời

chào anh em.

Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình

thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa

Thánh Thần là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến, xin tôn vinh chúc tụng muôn đời. Ha-

lê-lui-a.

TIN MỪNG Ga 3,16-18

Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu

độ.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Page 4: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban

Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả

vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để

thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên

án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên

Chúa.”

Đó là Lời Chúa.

Đọc Bài Suy Niệm của Đức Ông Quản Nhiệm (Hướng Dẫn Viên hay một người khác được

chỉ định)

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa là tình yêu và kết hợp với nhau trong một bản tính với ba Ngôi Vị. Điều này cho

chúng ta biết rằng tất cả mọi người đều được kêu gọi để sống theo tình yêu và khuôn mẫu

của sự hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi tuy khác biệt, nhưng kết hợp với nhau sâu

xa thành một. Trong truyền thống đức tin, chúng ta phân biệt công việc của Ba Ngôi như

sau: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc, và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Sự phân biệt

này là để chúng ta dễ hiểu, nhưng thực ra, tất cả Ba Ngôi đều hiện diện và hoạt động trong

tất cả các công việc này, vì Ba Ngôi liên kết bất khả phân ly trong cùng Một Chúa mà thôi.

Theo gương Chúa Ba Ngôi và theo ơn gọi đặt sẵn trong bản tính loài người, chúng ta

cần phải sống và xây dựng tình hiệp thông trong gia đình, trong các họ đạo, hội đoàn, Cộng

Đồng cũng như ngoài xã hội. Do đó, bất cứ lời nói và hành động nào gây ra chia rẽ, đều

không phải là ý Chúa. Cho dù người ta có nhân danh việc nghĩa này, bác ái kia, lòng đạo đức

nọ, hay phép lạ nào khác mà cách thức hành động dẫn đến căng thẳng, rối loạn và chia rẽ, thì

đó không phải là ý Chúa. Như thế, trong mọi hoàn cảnh, người tín hữu đều phải đi theo con

đường hiệp thông của Chúa Ba Ngôi. Chúa Giêsu nhìn thấy sự yếu đuối của bản tính loài

người dễ gây ra chia rẽ, nên Ngài cũng đã nguyện cho các môn đệ được nên một. (Ga 17:20-

23). Bởi lẽ Chúa muốn họ phải hiệp thông với nhau trong tình yêu như Ngài và Chúa Cha

trong Chúa Thánh Thần.

Hiệp thông đòi hỏi một số đức tính cần thiết. Nổi bật là đức tính khiêm nhường. Sự

khiêm nhường giúp cho những thành viên của một tập thể không cảm thấy bị đe dọa hay bị

lấn lướt. Từ đó, họ kính trọng lẫn nhau và lắng nghe nhau. Khiêm nhường giúp cho cá nhân

thấy rằng khả năng của mình luôn giới hạn, và mình luôn cần đến sự trợ giúp của người khác

để sống còn và thăng tiến.

Điều thứ hai, các thành viên của một tập thể cần biết rằng mọi sự mình có đều là của

Thiên Chúa. Chúng ta chỉ là những quản gia của Thiên Chúa trên sự sống, trí khôn, tài năng,

tài sản vật chất và tài sản tinh thần. Do đó, chúng ta không có lý do gì để khoe khoang, tự

kiêu và coi thường người khác. Ngược lại, tất cả mọi sự chúng ta có phải được sử dụng cho

mình và chia sẻ với tha nhân, nhất là để xây dựng tình hiệp thông.

Điều thứ ba, hiệp thông đòi hỏi mọi thành viên của một tập thể phải có lòng quảng đại.

Cá nhân cần phải hành xử theo đường lối chung của tập thể. Chúng ta không thể vì lợi lộc

vật chất, danh vọng vinh quang cho riêng mình hay nhóm của mình, rồi từ đó tạo ra những

hành động dẫn đến căng thẳng, xung đột, xáo trộn và chia rẽ trong tập thể. Mỗi tập thể đều

chỉ có một con đường chung. Đó phải là con đường hành động của mọi cá nhân trong tập

thể. Có như thế, cá nhân mới góp phần xây dựng tình hiệp thông, đem lại lợi ích chung cho

mọi người.

Page 5: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Điều thứ tư, mọi cá nhân trong tập thể phải có một ý thức sâu xa về công bình. Đức

Giáo Hoàng Phaolô VI nói rõ: “Nếu bạn muốn có hoà bình, bạn phải tìm kiếm công lý.”

Công lý là tư tưởng, ý niệm về công bình; và công bình là những hành động cụ thể để thực

thi công lý. Công lý là những nguyên tắc đúng đắn để giúp mọi người sống hòa hợp với

nhau. Còn công bình là những việc làm cụ thể để thực hiện các nguyên tắc đó. Người Công

Giáo Việt Nam thường nói về bác ái, nhưng ít khi đề cập đến công bình. Ngay cả khi bàn về

bác ái, chúng ta cũng chỉ nghĩ đến việc bố thí tiền bạc mà thôi. Thực ra, bác ái không phải

chỉ là trợ giúp bằng tiền bạc, nhưng là làm bất cứ điều gì đem đến ích lợi đúng đắn cho tha

nhân. Muốn có bác ái thực sự, thì bắt buộc phải có công bình, tức là tôn trọng danh dự người

khác, tài sản người khác, chu toàn trách nhiệm của mình, lịch sự với người khác trong mọi

hoàn cảnh.

Điều thứ năm là lắng nghe người khác. Lắng nghe bằng cách nghe lời nói người khác, để

ý thái độ của họ, quan tâm đến cảm xúc của họ, để ý tới hoàn cảnh riêng của họ. Khi biết

lắng nghe như thế, cá nhân mới có thể hiểu được người khác và hành xử tế nhị, đem lại hòa

khí. Thái độ lắng nghe cũng giúp cá nhân khôn ngoan để nhận xét sự việc và hành động

chính xác. Từ đó, kết quả sẽ tốt đẹp và sự hiệp thông được tăng thêm.

Xin Thiên Chúa Ba Ngôi hướng dẫn và thôi thúc để chúng ta khôn ngoan và hăng hái

xây dựng tình hiệp thông trong gia đình, trong họ đạo, trong đoàn thể, trong Cộng Đồng

cũng như ngoài xã hội. Có như thế, chúng ta sẽ là những sứ giả hòa bình và là những môn đệ

thực sự của Chúa Kitô. Chính Ngài đã nói: “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của

Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau." (Ga 13:35). (Trích đoạn từ bài suy niệm “Hiệp thông trong Chúa Ba Ngôi”của Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh-Tâm, 11/06/2017)

Thinh lặng 1 phút

Hướng Dẫn Viên: Mời mọi người đứng lên đọc KINH TIN KÍNH

Tôi tin kính một Thiên Chúa/ là Cha toàn năng,/ Ðấng tạo thành trời đất,/ muôn vật hữu hình

và vô hình./

Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô,/ Con Một Thiên Chúa,/ Sinh bởi Ðức Chúa Cha từ

trước muôn đời./ Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa,/ Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,/ Thiên

Chúa thật bởi Thiên Chúa thật,/ được sinh ra mà không phải được tạo thành,/ đồng bản thể

với Ðức Chúa Cha:/ nhờ Người mà muôn vật được tạo thành./ Vì loài người chúng ta/ và để

cứu độ chúng ta,/ Người đã từ trời xuống thế.

(từ “Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần” đến “và đã làm người” mọi người đều cúi mình).

Bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần,/ Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,/ và đã

làm người./ Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta,/ thời quan Phongxiô Philatô;/

Người chịu khổ hình và mai táng,/ ngày thứ ba/ Người sống lại như lời Thánh Kinh./ Người

lên trời,/ ngự bên hữu Ðức Chúa Cha,/ và Người sẽ lại đến trong vinh quang/ để phán xét kẻ

sống và kẻ chết,/ Nước Người sẽ không bao giờ cùng./

Tôi tin kính Ðức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa/ và là Ðấng ban sự sống,/ Người bởi

Ðức Chúa Cha và Ðức Chúa Con mà ra,/ Người được phụng thờ/ và tôn vinh cùng với Ðức

Chúa Cha và Ðức Chúa Con./ Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy:/ Tôi tin Hội Thánh

duy nhất,/ thánh thiện,/ công giáo/ và tông truyền./ Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha

tội./ Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau./ Amen.

Page 6: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN

Hướng Dẫn Viên: Xin mời mọi người đứng lên để dâng lời nguyện giáo dân.

1. Lạy Chúa Giêsu Kitô/ là Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian./ Chúa đã mặc khải cho

chúng con biết mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi./ Đây là khuôn mẫu cho sự hiệp thông của

mọi người./ Xin ban ơn nâng đỡ/ để chúng con biết xây dựng sự hiệp thông/ trong gia

đình,/ hội đoàn,/ Cộng Đồng/ và xã hội. Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng con cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô,/ hàng giáo phẩm,/ đặc biệt là

Đức tân Tổng Giám Mục TGP Adelaide của chúng con,/ Đức Ông Quản Nhiệm, các linh

mục, tu sĩ, giáo dân…/ và mọi giới lãnh đạo trên thế giới/ có được những ân sủng cần

thiết,/ để có thể làm những quyết định khôn ngoan,/ hợp theo thánh ý Chúa, giữa hiểm

họa đai dịch./ Chúng con cầu xin Chúa.

Mọi người: Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Lời Nguyện Tự phát nếu muốn, tối đa là 3 lời nguyện tự phát)

Thinh lặng giây lát

Hướng Dẫn Viên: Vâng lệnh chúa Cứu Thế và theo thể thức Người dạy, chúng ta cùng nhau

đọc Kinh Lạy Cha:

Mọi người: Lạy Cha chúng con ở...

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta hãy cúi đầu chúc bình an cho nhau.

Hướng Dẫn Viên: Chúng ta đọc kinh Rước Lễ Thiêng Liêng để xin Chúa Giêsu ngự vào

tâm hồn mình.

KINH RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG

Lạy Chúa Giêsu của con, /con tin rằng Chúa hiện diện trong Bí Tích Cực Thánh. /Con yêu

mến Chúa trên hết mọi sự, / và ước ao được rước Chúa vào linh hồn con. /Vì lúc này, /con

không thể tiếp rước Chúa về phương diện bí tích, /xin Chúa ít nhất /hãy vào linh hồn con

cách thiêng liêng./ Con ôm lấy Chúa như thể Chúa đang ở đó/ và con xin kết hợp trọn thân

con với Chúa. /Xin Chúa đừng để con rời xa Chúa. /Amen.

(Thánh Anphongsô thành Liguori https://www.youtube.com/watch?v=vLOFZGfg4-A&t=29s)

Thinh lặng 1 phút

NGHI THỨC KẾT THÚC

Hướng Dẫn Viên: Xin Thiên Chúa toàn năng ban phúc lành cho tất cả chúng ta. Xin Người

che chở chúng ta khỏi mọi sự dữ và dẫn đưa tới sự sống muôn đời.

Page 7: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Mọi người: Amen

Hướng Dẫn Viên: bắt một bài hát về Đức Mẹ

ĐỌC KINH KẾT THÚC

KINH TRÔNG CẬY

Hướng Dẫn Viên: Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời, xin chớ chê chớ bỏ lời

chúng con nguyện trong cơn gian nan thiếu thốn, Đức Nữ đồng trinh, hiển vinh sáng láng.

Mọi người: Hằng chữa chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

CÁC CÂU LẠY

Hướng Dẫn Viên: Lạy rất thánh trái tim Đức Chúa Giêsu,

Mọi người: Thương xót chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy trái tim cực thanh cực tịnh rất thánh Đức Bà Maria,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy ông thánh Giuse là bạn thanh sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam,

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Lạy bà thánh Mary MacKillop

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nữ Vương ban sự bằng an.

Mọi người: Cầu cho chúng con.

Hướng Dẫn Viên: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.

Mọi người: Amen.

LỘC XUÂN CỘNG ĐỒNG 2020

Chúng ta đã không mang gì vào trần gian, thì cũng chẳng mang gì ra được. (1Tm 6:7). We

brought nothing into the world, so that we can take nothing out of it. (1Tim 6:7).

Ý Cầu Nguyện Của Đức Giáo Hoàng Cho Năm 2020

THÁNG SÁU

Ý cầu nguyện: Cầu xin Thánh Tâm mở lối: Xin cho tất cả những ai đang gặp đau khổ, đều

tìm được con đường sống, khi chạy đến cùng Thánh Tâm Chúa Giêsu.

Page 8: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Lịch Phụng Vụ Trong Tuần

Mùa Thường Niên

Thứ Hai: 08/06/2020. 1 V 17,1-6; Mt 5,1-12

Thứ Ba: 09/06/2020.

Thánh Ephrem, phó tế, tiến sĩ Hội Thánh

1 V 17,7-16; Mt 5,13-16.

Thứ Tư: 10/06/2020.

1 V 18,20-39; Mt 5,17-19.

Thứ Năm: 11/06/202.

Thánh Barnana, tông đồ. Lễ nhớ.

Cv 11,21b-26; 13,1-3; Mt 10,6-13 (hay bài đọc Mùa Thường Niên: Mt 5,20-26)

Thứ Sáu: 12/06/2020.

1 V 19,9a.11-16; Mt 5,27-32.

Thứ Bảy: 13/06/2020. Thánh Antôn Pađôva, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.

1 V 19, 19-21; Mt 5,33-37.

Họp với Thẩm Quyền Thanh Tra Lý Lịch Anh chị em thân mến,

Tuần trước tôi đã bàn đến buổi họp của cơ quan Thẩm Quyền Thanh Tra Lý Lịch (SAVA)

cùng Ban Tuyên Úy, Ban Mục Vụ và Hội Đồng Mục Vụ.

Mục đích của buổi họp là giúp cho Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể sinh hoạt phù hợp

với các quy định về thanh tra lý lịch và bảo vệ trẻ em. Mặc dầu buổi họp nhắm đến việc hỗ

trợ Xứ Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, nhưng cuộc họp cũng quan trọng cho các hội đoàn liên

quan trực tiếp đến trẻ em cũng như những người có trách nhiệm điều hành Cộng Đồng.

Trong khung cảnh này tôi cũng xin mời thêm Ông Lê Văn Học tham dự cuộc họp, vì ông là

Ủy Viên Thanh Tra Lý Lịch (Working With Children Check) của Cộng Đồng chúng ta.

Vậy sau đây là số người cần tham dự: Đ/Ô Tâm, Sơ Đễ, Sơ Trang, Ô Bình, Ô Xoan,

Ông Khiêm, Bà Hồng, Anh Julian Nguyễn, Ô Mai Bắc Hùng, Ông Tư Cương và Ông Lê

Văn Học (Ủy Viên Thanh Tra Lý Lịch). Đối với Anh Julian (Thiếu Nhi Thánh Thể), Ông

Mai Bắc Hùng (Legio Mariae), Ông Tư Cương (Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia

Đình), thì buổi họp này rất quan trọng, vì ba vị này đại diện cho ba hội đoàn có liên quan

trực tiếp đến trẻ em, đặc biệt là Thiếu Nhi Thánh Thể.

Chi tiết của buổi họp như sau:

*Ngày: Thứ Tư 10/06/2020

*Giờ: 10g00 sáng đến 12g00 trưa

*Chỗ: Tầng trệt ở Hội Trường Thánh Giuse.

Vì tầm quan trọng của cuộc họp, tôi xin anh chị em sắp xếp thời gian để tham dự. Qua

lời chuyển cầu của Đức Mẹ Thuyền Nhân, xin Chúa chúc lành cho anh chị em và gia đình.

Đức Ông Quản Nhiệm

Họp Ban Tuyên Uý và Ban Mục Vụ

Xin mời hai Sơ Phụ Tá Mục Vụ và anh chị em trong Ban Mục Vụ đến tham dự cuộc họp của

Ban Tuyên Úy và Ban Mục Vụ với chi tiết như sau: * Ngày: Chúa Nhật 07/06/2020 * Giờ: 2g30 chiều đến 4g30 chiều

Page 9: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

* Chỗ: Phòng họp 1 trên lầu Hội Trường Thánh Giuse.

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của hai Sơ và anh chị em.

Đức Ông Quản Nhiệm

PHÂN ƯU Được tin Giuse Nguyễn Kim Long đã qua đời vào tối Thứ Bảy ngày 25-4-2020, và Cụ ông

Gioan Trần Văn Sinh đã an nghĩ trong Chúa vào sáng ngày Thứ Tư 13-5-2020 tại Adelaide,

Nam Úc.

Toàn thể các gia đình tín hữu Họ Đạo Mông Triêu xin thành kính phân ưu cùng quý tang

quyến.

Xin Chúa nhân từ đón nhận linh hồn Giuse và Gioan vào nước Chúa và xin an ủi tất cả

những người trong tang gia.

TM.BCH Họ Mông Triệu

Phaolô Maria Đoàn Công Chánh Phú Lộc – Trưởng Họ

BAN THÔNG TIN

1. Nếu ai muốn xem Thánh Lễ Trực Tuyến do Cộng Đồng thực hiện qua TV hay ĐTDĐ, có

ba cách: a/ Xin vào internet và đánh trực tiếp: https://www.youtube.com/channel/UCoFR7cpAHCdXtoZhzjuAlkQ . Sau đó bấm vào hàng

chữ: CDCGVN NU - CDCGVN NU – YouTube... www.youtube.com › channel › UCo...

Các Video Thánh Lễ của Cộng Đồng sẽ hiện lên màn hình cho quý vị chọn lựa. Video của

Thánh Lễ sẽ hiện lên màn hình.

b/ Xin vào Youtube rồi đánh chữ: Cdcgvn nu

Cần phải có một „space‟ giữa hai cụm từ „Cdcgvn‟ và „nu‟ thì Video Thánh Lễ mới hiện ra

trên màn ảnh Youtube.

c/ Quý ông bà anh chị em cũng có thể vào trực tiếp trang mạng của Cộng Đồng sau đây:

www.conggiaonamuc.org.au . Sau đó, ấn vào dấu hiệu đỏ có mũi tên hướng về bên phải của

màn ảnh thì Video của Thánh Lễ sẽ hiện lên màn hình.

2. Trong giai đoạn đại dịch Covid hiện nay, có thêm những trợ giúp đặc biệt cho mọi

người, nhất là các trẻ em và cha mẹ hay những người có vấn đề suy nhược tâm thần cần

được giúp đỡ.

Sau đây là một số chi tiết để liên lạc qua điện thoại hay lên trên Trang Mạng (trích từ thông

tin của Đơn Vị An Toàn Trẻ Em- TGP Adelaide) nhằm giúp cho những ai cần sự trợ giúp.

* Sức khoẻ tâm thần:

https://www.beyondblue.org.au/the-facts/looking-after-your-mental-health-during-the-

coronavirus-outbreak

* Lifeline on 13 11 14

* Kids Helpline on 1800 551 800

* MensLine Australia on 1300 789 978

* Beyond Blue on 1300 224 636

* Headspace on 1800 650 890

* South Australian Mental Health triage Service on 13 14 65

* Centacare COVID-19 phone counselling on 8215 6700.

* Child Protection Unit for support and guidance on 8210 8159

Nữ Tu Maria Trần Thị Thu Trang RSM - Trưởng Ban Thông Tin

Page 10: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

THIÊN CHÚA TÌNH YÊU

Một bạn trẻ hỏi tôi: “Thưa Cha, tại sao đạo Phật khi xây chùa thì chọn những nơi rừng núi

thâm u, xa hẳn thị thành, còn đạo Công Giáo khi xây nhà thờ lại chọn những nơi dân cư đông

đúc, phồn hoa đô hội?” Tôi trả lời: “Bạn quả là có con mắt nhận xét. Việc xây cất chùa chiền,

nhà thờ như vậy, thực ra, phát xuất từ quan niệm nền tảng của đạo. Đạo Phật là đạo xuất thế.

Đức Phật vì thấy những cảnh khổ ở đời trong sinh, lão, bệnh, tử nên đã tìm môt con đường

mong giải thoát chính mình và nhân loại khỏi cảnh khổ não ở đời. Vì thế Ngài đã từ giã cung

đình, rũ sạch bụi trần, xa lánh phồn hoa. Trái lại đạo Công Giáo là đạo nhập thế. Thiên Chúa

thấy con người trầm luân khổ ải nên chạnh lòng thương, đã sai Con Một là Chúa Giêsu xuống

trần để cứu độ chúng sinh. Chúa Giêsu xuống trần không chỉ là nhập thế, mà còn hoá thân một

người nghèo sống giữa người nghèo, người tội lỗi để đưa mọi người về với Chúa, đó là nhập

thể. Có thể nói đạo Công Giáo diễn tả việc Thiên Chúa đi tìm con người.

Thiên Chúa đi tìm con người vì Thiên Chúa yêu thương con người. Không yêu thương thì

chẳng việc gì phải đi tìm. Đi tìm tức là có quan tâm. Xa vắng thì nhớ. Thấy khổ vì thương. Vì

thương, vì yêu nên phải cất bước đi tìm.

Không phải Thiên Chúa chỉ yêu thương khi con người gặp đau khổ. Thực ra Thiên Chúa đã

yêu thương con người từ trước, từ khi chưa có con người. Vì Thiên Chúa là tình yêu thương.

Thiên Chúa là tình yêu.

Tình yêu thì không thể sống đơn độc nên phải có Ba Ngôi. Vì yêu thương không chỉ là cho đi

nhưng còn là nhận lãnh. Muốn cho đi, phải có đối tượng để nhận lãnh. Muốn nhận lãnh cũng đòi

phải có người sẵn sàng cho đi. Vì Thiên Chúa là tình yêu, nên Thiên Chúa là Ba Ngôi để có thể

cho đi và nhận lãnh.

Thiên Chúa là tình yêu tuyệt hảo nên sự cho đi và nhận lãnh ở nơi Ba Ngôi Thiên Chúa

cũng đạt đến mức tuyệt hảo. Thiên Chúa Cha trao ban cho Chúa Con tất cả những gì mình có,

nên Chúa Con là hình ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, đến nỗi Chúa Giêsu có thể nói: “Ai thấy

Thầy là xem thấy Cha Thầy, Thầy và Cha là một”. Vì yêu, Chúa con dâng lại cho Chúa tất cả

những gì mình nhận lãnh. Việc hiến dâng này ta thấy rõ trong thái độ khiêm tốn, tự hạ, vâng

phục vô biên của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha. Chúa Giêsu đã vâng lời cho đến chết và chết

trên thập giá. Chúa Giêsu đã quả quyết: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người

dám hy sinh mạng sống vì bạn hữu”. Và Người đã vì Chúa Cha mà hiến mạng sống.

Thiên Chúa là tình yêu tuyệt đối. Tình yêu ấy không chỉ đóng kín nơi bản thân mình.

Cũng không chỉ dừng lại ở một đối tượng hạn hẹp. Nhưng vượt mọi ranh giới, lan toả đến mọi

góc biển chân trời. Ba Ngôi Thiên Chúa là một bầu trời tình yêu hạnh phúc. Nhưng tình yêu của

Ba Ngôi Thiên Chúa không chỉ thu gọn trong cộng đoàn Ba Ngôi, mà lan toả đến khắp vũ trụ,

ấp ủ cả thế giới, nâng niu cả sinh linh vạn vật. Ba Ngôi là một lò lửa tình yêu. Lò lửa tinh luyện

tình yêu càng ngày càng phong phú, là nguồn mạch của mọi tình yêu trên đời.

Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi như thế không xa vời. Trái lại rất gần gũi, thiết thân với đời

sống chúng ta, là nguồn mạch sự sống của ta, là khuôn mẫu ta phải noi theo, là cùng đích ta phải

đạt tới.

Ta ra đời là do tình yêu của Thiên Chúa. Có thể nói nhân loại là kết tinh của tình yêu Thiên

Chúa. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã nói: “Ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh

Ta”. Thiên Chúa là tình yêu. Con người giống Thiên Chúa vì có trái tim biết yêu thương. Cây cỏ

không có trái tim biết yêu thương. Cầm thú không có khả năng yêu thương. Chỉ có con người

mới có khả năng yêu thương vì con người giống Thiên Chúa.

Nhưng tình yêu ở nơi con người chưa hoàn hảo vì còn chen lẫn nhiều ích kỷ, hận thù, ghen

ghét. Vì thế con người còn phải thanh luyện cho tình yêu ngày càng thêm tinh tuyền, thêm

quảng đại, thêm phong phú. Càng yêu thương con người càng nên giống Thiên Chúa. Càng

Page 11: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

quảng đại con người càng gần với trái tim Thiên Chúa. Càng quên mình con người càng tham

dự vào sự sống Thiên Chúa.

Được sinh ra trong tình yêu nên con người phải sống bằng tình yêu. Như thế con người mới

sống trọn định mệnh đời mình. Như thế con người mới đạt được cùng đích đời mình là sống

hạnh phúc trong tình yêu muôn đời của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, là nguồn mạch tình yêu, là sự sống sung mãn, là thiên đàng hạnh

phúc, con đã được sinh ra trong tình yêu của Chúa. Xin cho con biết sống tình yêu hy sinh theo

gương Chúa Giêsu Kitô, để con được kết hợp với Chúa, sống chan hoà hạnh phúc trong tình yêu

muôn đời của Chúa.

GỢI Ý CHIA SẺ

1) Thiên Chúa là tình yêu. Bạn cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa thế nào?

2) Bạn có là hình ảnh tình yêu của Thiên Chúa chưa?

3) Bạn làm gì để sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi?

ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt http://giaophanthaibinh.org/m/a11250/Cac-bai-Suy-niem-Le-Chua-Ba-Ngoi-nam-A.aspx#_Toc483570540

37. CỨNG THÌ BỚT NỬA GIÁ

Có một khách quen muốn mua hàng hóa của Tô châu, có người chỉ cho và nói:

- “Người Tô châu mua đồ luôn bớt nửa giá, ông coi họ kêu giá bao nhiêu thì ông trả giá một

nửa, như thế mới không bị thiệt thòi.”

Ông khách nghe xong thì gật đầu liên tục. Quả nhiên, ông ta đến hàng tơ lụa để mua lụa,

hễ kêu giá hai lượng bạc thì ông ta trả giá một lượng; kêu giá một lượng thì ông ta trả giá bảy

tiền năm phân. Chủ quán rất giận, cười nhạt nói:

- “Nếu vậy thì ngài không cần phải mua, tiểu quán sẽ tặng cho ngài hai khổ vải!”

Ông khách ấy chấp tay thi lễ nói:

- “Không dám không dám, tôi chỉ cần một khổ là đủ rồi ạ.” (Tiếu lâm)

Suy tư 37: Đi mua hàng thì dĩ nhiên là phải có trả giá, nhưng trả giá không có nghĩa là coi

hàng hoá của người ta không ra gì. Khi mua hàng thì có người trả phân nửa; có người trả hai

phần ba giá, lại có người không trả gì cả vì thấy hàng hoá đúng là có giá trị với đồng tiền,

nhưng dù trả giá hay không thì tất cả người mua và người bán đều thích cái lợi về mình.

Trong đời sống linh thiêng của người Ki-tô hữu cũng thế, có những lúc chúng ta đem

linh hồn cao quý của mình rao bán cho ma quỷ với giá rất hời, nhưng ma quỷ là kẻ phỉnh

phờ xảo quyệt đã trả giá bằng một ly rượu, có linh hồn thì nó trả giá bằng một vài trăm ngàn

đồng, có linh hồn thì nó trả giá bằng một lời yêu thương giả dối.v.v... thế là chúng ta mất cả

vốn lẫn lời và cảm thấy sung sướng sống trong tội lỗi của mình.

Người Ki-tô hữu không bao giờ đem rao bán linh hồn của mình để mua những thứ nay

còn mai mất là tiền tài, danh vọng và xác thịt. Nhưng sẽ dùng ơn của Thiên Chúa ban cho

qua tiền tài, danh vọng và sức khoẻ để làm sáng danh Ngài và mưu ích cho phần rỗi linh hồn

của mình cũng như của tha nhân, đó là cái lợi lớn nhất mà chúng ta cần phải đạt cho được

trong đời sống tâm linh của mình.

Linh hồn của chúng ta đã được cứu chuộc bằng máu vô giá của Đức Chúa Giê-su, cho

nên chúng ta không dại gì đem bán nó với giá rẽ ba mươi đồng bạc như Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, kẻ

phản thầy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. (Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

http://www.vietcatholic.org

Rước lễ một ngày 2 lần?

Page 12: TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN tin/2020/bt_07_06_20.pdf · CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM – NAM ÚC TRUNG TÂM ĐỨC MẸ THUYỀN NHÂN 29 South Terrace, Pooraka

Hỏi 321: Tại sao luật buộc ta chỉ được rước lễ một ngày 2 lần? Xin giải đáp lý do Giáo Hội

chỉ cho rước lễ 2 lần? Rước 3 lần liệu có bị coi là phạm tội không? Việc giới hạn rước lễ

trong ngày chỉ quy định với giáo dân hay là cả quý cha? Vì có những Cha hằng ngày phải

dâng 3 thánh lễ (Lễ Chúa Nhật)? Xin Cha giải đáp giúp con. Cám ơn Cha.

Chân Thanh

Đáp: Khi Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể Ngài không đặt một giới hạn số lần cho người

ta lãnh nhận Ngài mỗi ngày. Nhưng Ngài để cho Giáo Hội lo áp dụng những quy luật làm thế

nào cho có ích lợi cho các linh hồn. Theo lịch sử của Giáo Hội việc ấn định số lần rước lễ đã

thay đổi nhiều lần với những lý do của mỗi thời đại và môi trường xã hội. Vào đầu thế kỷ

XX, Đức Thánh Cha Piô X đã cố gắng khôi phục lại việc năng rước lễ, và nếu được, hàng

ngày. Việc thực hành này rất phổ thông trong những thế kỷ đầu, nhưng về sau người ta đã

dần dần bỏ thói quen tốt lành đó có thể một phần lý do là ảnh hưởng các bè rối. Bộ Giáo

Luật cũ (1917) chỉ cho chịu lễ mỗi ngày một lần trừ khi nguy tử, hay khi sợ Thánh Thể bị

xúc phạm nên chịu Thánh Thể trước khi kẻ thù tới xúc phạm đến Thánh Thể. Theo Luật hiện

hành, mỗi ngày người tín hữu được chịu lễ hai lần, lần thứ hai phải chịu trong Thánh Lễ trừ

khi nguy tử được chịu Của Ăn Đàng, hay các linh mục dâng nhiều hơn hai lễ. Lý do để cổ

động tín hữu rước lễ và đồng thời cũng ngăn ngừa khỏi rơi vào tình trạng lạm dụng, thích

chịu nhiều lần mà không có sự chuẩn bị xứng hợp, được thúc đẩy bởi những động lực không

chính đáng do lòng sùng kính thiếu hiểu biết.

Lm Phi Quang http://www.tinmung.net/HOI%20DAP/HoiDapINDEX.htm

ĐƯỜNG HY VỌNG

820. Thử lấy kính hiển vi mà xem: một giọt nước óng ánh hơn kim cương, một con vi trùng

ghê tởm rùng mình; đừng khinh những cái nhỏ.

885. Nhìn quá khứ để than vãn: vô ích.

Nhìn kết quả để kiêu căng: nguy hiểm. Nhìn quá khứ để rút kinh nghiệm cho hiện tại: khôn

ngoan.

ĐHY PX Nguyễn Văn Thuận

TOÁT YẾU GIÁO LÝ

265. Bí tích Thêm sức có vị trí nào trong Nhiệm cục Cứu độ?

Trong Giao ước cũ, các tiên tri đã loan báo việc tuôn đổ Thánh Thần của Chúa trên Ðấng

Mêsia đang được mong đợi, và trên toàn dân của Ðấng Mêsia. Trọn đời sống và sứ vụ của

Ðức Kitô diễn ra trong sự hiệp thông trọn vẹn với Chúa Thánh Thần. Các Tông đồ nhận lãnh

Chúa Thánh Thần trong ngày lễ Ngũ tuần và loan báo "những kỳ công của Thiên Chúa" (Cv

2, 11). Qua việc đặt tay, các ngài trao ban cho các người mới lãnh nhận Bí tích Rửa tội hồng

ân của chính Chúa Thánh Thần. Qua bao thế kỷ, Hội thánh liên tục sống nhờ Chúa Thánh

Thần và thông ban Chúa Thánh Thần cho con cái mình.

266. Tại sao Bí tích này được gọi là Bí tích Dầu thánh hay Thêm sức?

Người ta gọi Bí tích này là Bí tích Dầu thánh (trong các Giáo hội đông phương: Chrismation

là việc xức bằng dầu myron, nghĩa là Dầu thánh), bởi vì nghi thức chính yếu của Bí tích này

là việc xức dầu. Người ta gọi Bí tích này là Bí tích Thêm Sức, vì Bí tích này kiên cường và

củng cố ân sủng của Bí tích Rửa tội.