16
BỘ CÔNG AN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY BỘ MÔN: TỰ ĐỘNG VÀ PTKT PCCC ® GIÁO ÁN DUYỆT GIẢNG ĐỀ BÀI: 3.3 TRUNG TÂM BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG Người thực hiện : PHẠM HỒNG HẢI Hà Nội: 5 -2015

Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Trung tam bao chay thong thuong

Citation preview

Page 1: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

BỘ CÔNG AN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY BỘ MÔN: TỰ ĐỘNG VÀ PTKT PCCC

®

GIÁO ÁN DUYỆT GIẢNG

ĐỀ BÀI:

3.3 TRUNG TÂM BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG

Người thực hiện : PHẠM HỒNG HẢI

Hà Nội: 5 -2015

Page 2: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

Ngày tháng năm 2015

Lãnh đạo đơn vị duyệt GIÁO ÁN DUYỆT GIẢNG SỐ: 02

Tên bài giảng: 3.3 TRUNG TÂM BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG

Thuộc học phần: Hệ thống tự động báo cháy Thời gian giảng: 2 tiết (Lý thuyết)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, học viên sẽ đạt được

- Kiến thức: Học viên trình bày được sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và quy trình vận hành của trung tâm báo cháy thông thường.

- Kĩ năng:

+ Trang bị cho học viên kiến thức về sơ đồ các khối, nguyên lý làm việc và thông số kỹ thuật của trung tâm báo cháy thông thường

+ Học viên phân biệt được trạng thái thường trực, trạng thái báo cháy và trạng thái sự cố tại trung tâm của trung tâm báo cháy thông thường.

- Thái độ:

+ Học viên nhận thấy tầm quan trọng của trung tâm báo cháy thông thường trong hệ thống báo cháy tự động.

+ Học viên tự giác học tập, tìm hiểu một số trung tâm báo của các hãng (Nohmi, Hochiki, Nittan, NetworX...) trong thực tế.

II. Phương pháp dạy – học. - Phương pháp giảng dạy chủ yếu: Thuyết trình, pháp vấn, minh họa.

- Phương pháp học tập: Định hướng, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp.

III. Giáo trình, tài liệu, đồ dùng và trang thiết bị dạy học.

1. Giáo trình tài liệu

- Giáo trình “Báo cháy và chữa cháy tự động” hệ Đại học – TS. Bùi Đình Thành, Ks. Trần Đình Tường, Ks. Nguyễn Đức Ánh – NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội năm 2006 (Từ trang 140 đến trang 149).

Page 3: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

- Giáo trình “Báo cháy và chữa cháy tự động” hệ trung học – Ks. Trần Đình Tường, Ks. Nguyễn Đức Ánh, Ks. Đặng Như Định. Trường Đại học PCCC - 2009 (từ trang 62 đến trang 78)

- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738 - 2001. Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật.

- Catalogue của các trung tâm báo cháy. - Thiết bị kỹ thuật các hệ thống báo cháy tự động. 2. Đồ dùng và trang thiết bị dạy học - Đèn chiếu, máy tính, phấn, bảng.

- Hiện vật, mô hình hệ thống BCTĐ Hochiki, Nohmi, Networx, Apollo, Simens...trong phòng thí nghiệm.

IV. Thực hiện bài giảng

TIẾT 1 * Ổn định lớp học: Thời gian: 1

phút - Chào hỏi: Học viên chào, báo cáo quân số theo điều lệnh CAND

- Kiểm tra quân số: Vắng có lý do: Không lý do:

- Kiểm tra bài cũ:

Thời gian kiểm tra: 4 phút

Hình thức kiểm tra: Vấn đáp

Câu hỏi, nội dung kiểm tra: Câu 1: Đồng chí hãy phân biệt trung tâm báo cháy thông thường và trung

tâm báo cháy địa chỉ? * Tiến trình giảng bài:

TT

Nội dung

Hoạt động dạy học Thời

gian Hoạt động của

giảng viên

Hoạt động của

học viên

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Dẫn nhập

- Nhắc lại kiến thức về các

HĐ1: Yêu cầu học viên

nhắc lại các thành phần

HĐ1: Nghe, nhớ lại,

và liên hệ đến nội

3

phút

Page 4: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

bộ phận của hệ thống báo

cháy tự động, trong đó có

trung tâm báo cháy.

của hệ thống BCTĐ

thông thường

dung bài học mới.

Giới thiệu bài giảng

1. Tên bài giảng:

3.3. Trung tâm báo cháy thông thường.

2. Tuyên bố mục tiêu bài

giảng

3. Tài liệu tham khảo

4. Nội dung bài giảng

Gồm phần chính

3.3.1. Sơ đồ khối.

a. Khối nguồn .

b. Khối xử lý.

c. Khối đường truyền.

d. Khối tín hiệu kiểm tra.

e. Khối tín hiệu báo động,

điều khiển.

3.3.2. Nguyên lý làm việc.

3.3.3. Thông số kỹ thuật.

3.3.4. Quy trình vận hành

các trung tâm báo cháy

điển hình

HĐ1:Trình chiếu, thuyết

trình, viết bảng.

HĐ2: Chiếu Slide, giới

thiệu mục tiêu, yêu cầu

bài giảng.

HĐ3: Giới thiệu tài liệu

tham khảo.

HĐ4: Giới thiệu nội

dung chính của bài

giảng.

HĐ1: Quan sát chủ

đề học tập ( tên bài

giảng) ghi chép.

HĐ2: Nghe, xác định

mục tiêu bài giảng.

HĐ3: Nghe, ghi chép

để tìm hiểu.

HĐ4: Nghe, xác định

nội dung trong bài

giảng.

5

phút

3 Giải quyết vấn đề 77

phút

3.3.1. Sơ đồ khối .

-Sơ đồ khối HĐ1: Chiếu slide sơ đồ

khối, giải thích nhiệm

HĐ1: Nghe, quan sát

tổng hợp và ghi nhớ

3

phút

Page 5: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

vụ của các khối trong

sơ đồ.

nội dung nhiệm vụ

các khối của TTBC.

- Khối nguồn HĐ1: Hỏi theo các đồng

chí để 1 mạch điện tử

hoạt động, đầu tiên cần

phải cung cấp gì cho

mạch ?

HĐ2: Thuyết trình, phân

tích nhiệm vụ, đặc điểm

của khối nguồn.

HĐ1: Nghe, trả lời câu hỏi. HĐ2: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung

3

phút

- Khối xử lý HĐ1: Thuyết trình

nhiệm vụ đặc điểm của

khối xử lý.

HĐ1: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung.

3

phút

- Khối đường truyền HĐ1: Thuyết trình

nhiệm vụ đặc điểm của

khối đường truyền.

HĐ1: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung.

3

phút

- Khối tín hiệu kiểm tra HĐ1: Thuyết trình

nhiệm vụ đặc điểm của

khối tín hiệu kiểm tra.

HĐ1: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung.

3

phút

- Khối tín hiệu báo động,

điều khiển

HĐ1: Thuyết trình

nhiệm vụ đặc điểm của

khối tín hiệu báo động

điều khiển.

HĐ1: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung.

3

phút

3.3.2. Nguyên lý làm

việc.

HĐ1: Thuyết trình

nguyên lý làm việc của

TTBC thông thường

HĐ2: Đánh giá chung

về trung tâm báo cháy

thông thường

HĐ1: Nghe, quan

sát, ghi chép nội

dung.

HĐ1: Nghe, tư duy,

ghi chép.

5

phút

5

phút

Tiết 2

Page 6: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

3.3.3. Thông số kỹ thuật

HĐ1: Trình chiếu, thuyết trình, viết bảng. HĐ2: Nêu các thông số kỹ thuật.

HĐ1: Nghe, ghi chép.

HĐ2: Nghe, quan sát,

ghi chép.

7 phút

3.3.4. Quy trình vận

hành các trung tâm báo

cháy điển hình

a. Trung tâm báo cháy thường Nhật

HĐ1: Yêu cầu các học viên kể tên các trung tâm báo cháy thường Nhật đã tìm hiểu. HĐ2: Trình bày, hướng dẫn quy trình cách sử dụng trung tâm báo cháy thường Nhật điển hình ở các trạng thái hoạt động. HĐ3: Yêu cầu học viên thực hành lại.

HĐ1: Nghe, suy nghĩ kể tên các loại trung tâm báo cháy thường Nhật đã tìm hiểu. HĐ2: Nghe, quan sát, tổng hợp và ghi nhớ qui trình của trung tâm báo cháy thường Nhật HĐ3: Xung phong lên thực hành lại

15 phút

b. Trung tâm báo cháy thường Mỹ

HĐ1: Yêu cầu các học viên kể tên các trung tâm báo cháy thường Mỹ đã tìm hiểu. HĐ2: Trình bày, hướng dẫn quy trình cách sử dụng trung tâm báo cháy thường Mỹ điển hình ở các trạng thái hoạt động. HĐ3: Yêu cầu học viên thực hành lại.

HĐ1: Nghe, suy nghĩ kể tên các loại trung tâm báo cháy thường Mỹ đã tìm hiểu. HĐ2: Nghe, quan sát, tổng hợp và ghi nhớ qui trình của trung tâm báo cháy thường Mỹ. HĐ3: Xung phong lên thực hành lại.

15 phút

4 - Củng cố kiến thức Hệ thống kiến thức đã

giảng, xác định nội dung

trọng tâm, cốt lõi của bài

học, giải đáp thắc (nếu có).

-Củng cố kỹ năng

Quy trình vận hành các

trung tâm báo cháy.

-Rút kinh nghiệm.

HĐ1: Trình chiếu tóm tắt nội dung kiến thức đã giảng và nhấn mạnh nội dung trọng tâm. HĐ2: Giới thiệu các bước cần tiến hành và một số chú ý khi sử dụng trung tâm báo cháy thông thường.

HĐ1: Quan sát các nội dung kiến thức đã học và ghi nhớ nội dung trọng tâm của bài học. HĐ2: Quan sát và hệ thống lại các bước và một số chú ý khi sử dụng trung tâm báo cháy tự động.

5

phút

Page 7: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

5 Hướng dẫn, giao nhiệm vụ tự học và chuẩn bị bài mới

HĐ1: Tìm hiểu về cách đấu nối trung tâm báo cháy thông thường. HĐ2: Yêu cầu học viên đọc trước nội dung bài trung tâm báo cháy địa chỉ.

HĐ1: Ghi nhớ nhiệm vụ về nhà theo hướng dẫn. HĐ2: Ghi nhớ nhiệm vụ tự đọc trước nội dung bài.

3

phút

Page 8: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

NỘI DUNG CHI TIẾT

3.3. TRUNG TÂM BÁO CHÁY THÔNG THƯỜNG

3.3.1. Sơ đồ khối

Hình 3-1 Sơ đồ khối trung tâm báo cháy theo vùng

1 – Khối xử lý; 2 – Khối tín hiệu kiểm tra; 3 – Khối đường truyền; 4 – Khối các vùng báo cháy; 5 – Khối tín hiệu ra; 6 – Khối tín hiệu báo động, điều

khiển; 7 – Khối nguồn

- Khối nguồn:

Khối nguồn có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống làm viêc. Để đảm bảo tính thường trực 24/24 cho nên tất cả các trung tâm báo cháy đều sử dụng 2 nguồn.

+ Nguồn điện xoay chiều 110V hoặc 220V/50Hz

+ Nguồn điện dự phòng: ắc quy khô 12V hoặc 24V

Trong khối nguồn được lắp đặt thiết bị chuyển mạch tự động và mạch nạp cho ắc quy dự phòng. Bình thường hệ thống hoạt động ở nguồn điện xoay chiều. Trong trường hợp mất điện xoay chiều, thiết bị chuyển mạch sẽ tự động chuyển sang nguồn một chiều. Nguồn một chiều có dung lương cung cấp đủ cho hệ thống hoạt động trong thời gian 24 giờ ở chế độ thường trực và 3 giờ ở chế

Page 9: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

độ báo cháy. Khi có điện xoay chiều trở lại, thiết bị chuyển mạch sẽ tự động chuyển trạng thái nguồn sang hoạt động với nguồn điện xoay chiều và nạp điện bổ sung cho ắc quy. Do đó sẽ đảm bảo cho hệ thống có khả năng thường trực 24/24 không ảnh hưởng đến chế độ nguồn điện.

- Khối xử lý:

Khối xử lý có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các tín hiệu từ các khối khác đưa về theo một chương trình đã được lập sẵn đồng thời nó không chế và điều khiển các khối khác hoạt động. Bản chất của khối xử lý là các mạch logic, bao gồm các cơ cấu chấp hành và điều hành. Tùy theo tính chất và trạng thái của tín hiệu vào mà sẽ có các tín hiệu ra có tính chất tương tự.

- Khối đường truyền: Khối đường truyền có nhiệm vụ tạo ra các tín hiệu đưa về khối xử lý và có khả năng ngăn cách sự ảnh hưởng của mạch điện ở các đầu báo cháy. Khối đường truyền nhận tín hiệu vào từ các vùng báo cháy (đầu báo cháy, nút ấn báo cháy…) đưa về để khuếch đại và đưa vào khối xử lý.

- Khối tín hiệu kiểm tra: Khối tín hiệu kiểm tra có nhiệm vụ đưa ra các tín hiệu kiểm tra sự hoạt động bình thường của toàn bộ hệ thống nhằm phát hiện ra các lỗi trên đường truyền (đứt dây, mất đầu báo cháy…) lỗi nguồn (mất điện 1 trong 2 nguồn, ắc quy yếu…); lỗi vị trí của các công tắc; lỗi hỏng cầu chú đường tín hiệu đầu vào,ra ; lỗi cách ly các thiết bị ngoại vi… và đưa ra các yêu cầu kiểm tra của trung tâm đối với các đầu báo đồng thời đưa ra các tín hiệu ở chế độ thử khi được yêu cầu như thử cháy, thử ắc quy.

- Khối tín hiệu báo động, điều khiển: + Tín hiệu báo động, chỉ thị: gồm các tín hiệu có công suất nhỏ, chủ yếu dưới dạng điện áp 12 hoặc 24V để điều khiển các thiết bị báo động chỉ thị bằng âm thanh, ánh sang, chữ viết như loa, đèn, chuông, còi… + Tín hiệu điều khiển: bao gồm các tín hiệu có công suất lớn, chủ yếu dưới dạng tiếp điểm (thường đóng hoặc thường mở) để điều khiên các thiết bị ngoại vi có công suất lớn như: hệ thống chữa cháy tự động, hệ thống thang máy, điều hòa; hệ thống cấp khí gas; hệ thống quạt tăng áp cầu thang thoát nạn; hệ thống màn ngăn cháy….

Page 10: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

3.3.2. Nguyên lý làm việc Các trung tâm báo cháy tự động theo vùng làm việc dựa trên sự tăng giảm đột ngột về giá trị dòng điện hoặc điện áp trên các đường truyền để điều khiển các thiết bị báo động (Nói cách khác: Trung tâm báo cháy làm việc dựa trên sự biến thiên của dòng điện và điện áp để điều kiển các Relay, IC hoặc đèn điện tử). Hình 3-2 là ví dụ cơ bản về nguyên lý hoạt động của 1 trung tâm báo cháy thông thường (theo vùng).:

- Trung tâm báo cháy sử dụng 1 trong 2 nguồn: Xoay chiều 220V/ 50Hz hoặc nguồn 1 chiều 12 – 24VDC ( Chi tiết được trình bày ở phần 1 - Khối nguồn).

- Tín hiệu đầu vào của trung tâm báo cháy chính là giá trị dòng điện chạy trong mạch kín được truyền về từ các đầu báo cháy, và nút nhấn báo cháy ở zone 1 và zone 2. Các thiết bị này được mắc song song với nhau, cuối mỗi đường dây là điện trở cuối để trung tâm báo cháy có thể phát hiện được sự cố hở mạch, hoặc đứt dây dẫn.

- Zone 1: Ở trạng thái bình thường, các đầu báo cháy được coi như các tiếp điểm hở, dòng điện I1 chạy từ trung tâm báo cháy qua điện trở cuối rồi lại quay về. Dòng điện I1 ổn định ở một giá trị xác định. Trung tâm báo cháy hoạt động bình thường.

- Zone 2: Khi có cháy xảy ra, đầu báo cháy tác động, Mạch ở zone coi như bị ngắn mạch. Dòng I2 chạy qua tiếp điểm của đầu báo cháy tác động, không chạy qua điện trở cuối nữa. Điều này làm cho dòng I2 tăng đột biến. Trung tâm báo cháy phát hiện, xử lý tín hiệu này, sau đó tùy vào trường hợp sẽ phát tín hiệu điều khiển mạch báo động zone 2 hoặc cả 2 mạch, để chuông reo báo động xảy ra cháy.

Page 11: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

Hình 3-2 Ví dụ về trung tâm báo cháy thông thường

Hình 3-3 Ứng dụng của trung tâm báo cháy thông thường

Page 12: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

Với tính năng đơn giản, giá thành rẻ, trung tâm báo cháy thông thường

(theo vùng) thích hợp lắp đặt tại các khu vực có diện tích vừa hoặc nhỏ, hoặc

ngân sách dự án không nhiều. Mỗi zone cần một đường dây tín hiệu nên số

lượng dây về trung tâm báo cháy là rất lớn, do đó chi phi lắp đắt cũng sẽ tăng.

Có nhiều thiết bị được lắp đặt trên cùng một zone nên khi xảy ra sự cố, trung

tâm chỉ nhận biết khái quát hiển thị zone có sự cố, chứ không biết chính xác

vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có sự cố. Điều này làm hạn chế khả năng

xử lý, giám sát của hệ thống.

3.3.3. Thông số kỹ thuật - Dung lượng: Số vùng (khu vực) báo cháy tối đa của trung tâm báo

cháy tự động. Tùy theo hãng sản xuất. + Đối với các trung tâm báo cháy của Nhật: Bội số của 5 + Đối với trung tâm báo cháy của Mĩ: Bội số của 2

- Điện áp hoạt động: + Nguồn chính: xoay chiều 220 V/50-60Hz + Nguồn dự phòng: ắc quy khổ 12 hoặc 24VDC

- Điện áp hoạt động tiêu chuẩn: 12 hoặc 24 VDC - Công suất tiêu thụ + Ở chế độ giám sát: Khoảng 30VA + Ở chế độ báo động: Khoảng 65VA - Thời gian trễ: Là khoảng thời gian mà trung tâm báo cháy yêu cầu các

đầu báo cháy truyền tín hiệu về một cách liên tục. Nếu trong khoảng thời gian

đó đầu báo cháy ngừng truyền tín hiệu về trung tâm thì trung tâm sẽ tự động

loại bỏ tín hiệu đã truyền từ trước và tự động khôi phục lại trạng thái thường

trực của hệ thống. Nếu sau khoảng thời gian đó, đầu báo cháy vẫn tiếp tục

truyền tín hiệu về trung tâm thì khi đó trung tâm mới phát ra tín hiệu báo

động, chỉ thị khu vực cháy và tạo ra các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi.

Nhờ đặc tính này mà hệ thống báo cháy có thể loại bỏ được một số hiện

tượng nhiễu co môi trường đối với các đầu báo cháy. Thời gian trễ được quy

Page 13: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

định tại trung tâm. Tùy theo loại tín hiệu đầu báo cháy tạo ra mà trung tâm sẽ

khởi trạo chức năng trễ ở một định mức đã đặt trước.

- Một số định mức trễ cho các thiết bị

+ Đối với đầu báo cháy khói: 60 giây.

+ Đối với đầu báo cháy nhiệt: 20 giây.

+ Đối với nút ấn báo cháy: Tức thời.

- Số thiết bị có thể nối vào:

+ Đầu báo cháy khói: 20 – 30 đầu báo/1 kênh

+ Đầu báo cháy nhiệt: Không hạn chế. Riêng đầu báo cháy nhiệt điện

trở được tính như đầu báo cháy khói

+ Chuông báo cháy: 10-30 tùy công suất sử dụng

+ Đèn báo cháy: 5 – 25 tùy công suất sử dụng.

- Mạch tín hiệu đầu báo thường có 2 hoặc 4 dây. 4 dây ít sử dụng, chủ

yếu dùng trong hệ thống tích hợp chống trộm.

- Điện trở đường dây tín hiệu: nhỏ hơn 100Ω

- Tín hiệu chỉ thị:

+ Âm thanh: Loa trong trạm, chuông khu vực

+ Ánh sáng: Đèn báo cháy chung; đèn báo cháy khu vực; đè báo vùng;

LED 7 thanh 2 số…

- Nhiệt độ môi trường sử dụng: 0 – 400C

- Độ ẩm môi trường làm việc: đến 98%.

3.3.4. Quy trình vận hành các trung tâm báo cháy điển hình

a. Trung tâm báo cháy thường Nhật

Chế độ thường trực: - Cấp nguồn AC, DC => hệ thống sẽ trực ngay. - Ở chế độ này chỉ có 1 đèn duy nhất sáng là đèn báo nguồn xoay

chiều ( AC power). Chế độ sự cố:

- Tín hiệu chỉ thị:

Page 14: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

+ Còi báo lỗi tại tủ kêu ngắt quãng.

+ Đèn báo lỗi (trouble) sáng.

+ Đèn báo lỗi tương ứng sáng.

+ Với các trung tâm trên 10 kênh màn hình LCD 7 thanh hiển thị mã lỗi.

- Xử lý tín hiệu báo lỗi: + Xác định tình trạng của lỗi.

Silence Main Alarm: chỉ có tác dụng trong 1 lần, dùng cho lực lượng bảo vệ cơ sở.

Silence Fault Alarm: tắt toàn bộ lỗi, dùng cho người bảo dưỡng cài đặt.

+ Căn cứ vào trạng thái lỗi để có biện pháp xử lý thích hợp.

Chế độ báo cháy: - Tín hiệu báo động hiển thị:

+ Chuông, báo cháy khu vực kêu.

+Còi báo cháy tại tủ kêu

+ Đèn báo cháy chung (Fire) sáng.

+ Đèn báo vùng tương ứng sáng.

- Xử lý: + Tắt chuông bên ngoài : ấn nút [Silence Local Alarm ].

+ Tắt còi tại trung tâm: ấn nút [Silence Main Alarm ].

+ Nhanh chóng kiểm tra các khu vực có báo cháy, đề ra các biện pháp xử lý thích hợp.

- Chú ý: nếu báo cháy giả, phải xác định nguyên nhân báo cháy. Kiểm tra các ĐBC.

- Nếu đầu báo đỏ => do đầu báo đỏ. Nếu không có ĐBC nào hỏng. Kiểm tra nút ấn. Nếu không phải thì kiểm tra phòng kín, kiểm tra lại ( sau 10 phút) nếu bị chập cháy do nước mưa rơi vào hộp kỹ thuật.

Page 15: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

Hồi phục lại chế độ trực sau cháy: - Điều kiện:

+ Đám cháy được dập tắt hoàn toàn

+ Nút ấn báo cháy không bị tác động. Nếu báo cháy do nút ấn thì ta phải hồi phục nút ấn trước.

- Thao tác hồi phục: Ấn [Reset]

b. Trung tâm báo cháy thông thường – Mỹ

Chế độ trực: - Cấp nguồn AC, DC. Cấp nguồn AC đầu tiên, đèn Ready và Power

sáng. - Ấn mã số mở máy. Ấn lần lượt là 1/2/3/4 một lần => đèn Armed

sáng cố định => sau 1 phút hệ thống mới bắt đầu trực. Chế độ báo cháy:

- Tín hiệu báo động: + Còi rú ngoài kêu

+ Còi tại bàn phím kêu liên tục

+ Đèn chớp ở bên ngoài sáng

+ Đèn Ready tắt

+ Đèn Armed và đèn Zone tương ứng sáng nhấp nháy

- Xử lý tín hiệu báo cháy: + Tắt còi: bằng cách ấn mã tắt máy, ấn lần lượt 1/2/3/4 một lần

+ Nhanh chóng kiểm tra các khu vực có báo cháy để có biện pháp xử lý thích hợp

Hồi phục hệ thống: - Điều kiện hồi phục:

+ Đèn Ready phải sáng

+ Đám cháy phải được dập tắt

+ Nút ấn không bị tác động

+ Khi báo cháy ở ĐBC khói thì ta phải tắt nguồn cho đầu báo bằng

Page 16: Trung tam bao chay thong thuongay Thong Thuong

cách ấn [#] (đối với Network là [#7])

- Thao tác: Ấn mã mở máy, chờ 1 phút

Giao nhiệm vụ về nhà

- Câu 1: Đ/C hãy nêu sơ đồ khối của trung tâm thông thường (theo vùng).

- Câu 2: Đ/C hãy nêu yêu nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng của trung tâm báo cháy thông thường (theo vùng).