48

trong số này

  • Upload
    ledan

  • View
    222

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Chịu trách nhiệm xuất bản:NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

Hiệu trưởng Trường ĐHCN Việt Trì

Chịu trách nhiệm nội dung:NGƯT. TS. Quản Đình Khoa

Ban biên tập:NGƯT.TS. Quản Đình Khoa - Trưởng banTS. Trần Thị Hằng - Phó trưởng banTS. Nguyễn Minh Tuấn - Phó trưởng ban

• Các thành viên:NGND.GS.TS. Nguyễn Trọng UyểnNGND.TS. Nguyễn Đình HợiGS.TS.Trần Tứ HiếuGS.TS. Ngô Duy CườngThS. Lê Thanh TâmThS. Nguyễn Gia KhoáiTS. Nguyễn Minh QuýTS. Đào TùngTS. Nguyễn Hồng TháiTS. Lê Hùng CườngTS. Võ Thành PhongTS. Lê Văn Liên

• Trình bày: Đỗ Sơn Hà

Giấy phép xuất bản số 02/GP-BTTTT do Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 31 tháng 12 năm 2014. Số lượng in: 270 cuốn.Ảnh bìa 1: Trung tâm Thí nghiệm - Thực hành

- trường Đại Học Công Nghiệp Việt Trì

- Cơ sở 1: Số 9, đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tinh Phu Thọ.- Cơ sở 2: xa Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tinh Phu Thọ. Điện thoại: 02103.829.247Website: http://www.vui.edu.vn

Email: [email protected]

TRONG SỐ NÀYTIN TỨC - SỰ KIỆN

2Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2013 - 2014, phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015

2Khai mạc giải Bóng đá trong khối cán bộ, giáo viên chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

3 Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nhiệm kỳ 2015-2020

4 Nghiệm thu đề tài cấp Bộ năm 2014

4 Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn 2014 - Triển khai nhiệm vụ năm 2015 và gặp mặt các bộ đã nghỉ hưu

5Đoàn Lãnh đạo ĐH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan đến thăm và làm việc tại ĐH Công nghiệp Việt Trì

5 Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì và công tác Nghiên cứu Khoa học

KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

6Nghiên cứu, chế tạo vật liệu chịu lửa cao alumin không nung bằng phương pháp hoạt hóa sử dụng trong lò nung công nghiệp

10 Tổng hợp và thăm dò hoạt tính sinh học của một số dẫn xuất AMINOAZOAREN

16Phân tích định tích và bán định lượng thuốc trừ sâu METHAMIDOPHOS trong mẫu chè tươi sau khi phun thuốc từ một đến mười ngày bằng phương pháp sắc ký bản mỏng

20 Nghiên cứu ứng dụng bộ vi điều khiển AT89C51 thiết kế robot dò đường

24 Khảo sát đặc tính quá độ của động cơ không đồng bộ khi làm việc với bộ khởi động mềm

27Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến cấu truc và tính chất điện hoá của vật liệu oxit hôn hợp Mn-Ni ứng dụng trong siêu tụ

31 Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị thí nghiệm “Minh họa phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực”

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm tại trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì

41 Thông tin tuyển sinh năm 2015

2015Số 01

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL REVIEW

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆISSN 0866-7772

Cùng bạn đọcQuý độc giả kính mến!

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 20 tháng 01 năm 2011 tại Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Hóa chất. Từ khi được nâng cấp đến nay, nhà trường đã không ngừng đổi mới, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cả về số lượng và chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có hai cơ sở chính đóng tại thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ với hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm đáp ứng nhu cầu đào tạo từ 15.000 đến 20.000 sinh viên. Hệ thống nhà ăn tập thể, khu ký túc xá, sân bóng đá, bóng chuyền phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí cho cán bộ, giảng viên và sinh viên sau giờ làm việc. Năm học 2013 - 2014 nhà trường đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ và tự hào. Thành tựu đó có được là nhờ tính kỷ luật, niềm đam mê, sáng tạo, công sức, nỗ lực không ngừng của mỗi tập thể, cá nhân trong nhà trường.

Trong năm 2015, nhà trường tiếp tục đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giảng dạy,

đa dạng hóa các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu của người học, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tập trung đào tạo trình độ Tiến sỹ tại các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nghiên cứu, thí nghiệm theo hướng hiện đại hóa; tiếp tục xây dựng thư viện sách, thư viện điện tử hiện đại đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên; mở rộng quan hệ hợp tác với các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp liên quan đến các ngành đào tạo của trường; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế, hàng năm có thêm nhiều công trình khoa học bài báo được công bố trên tạp chí trong nước và quốc tế, hướng tới năm 2020 là trường Đại học công nghệ theo hướng ứng dụng nghề nghiệp đạt chuẩn trong khu vực.

Trước thềm năm mới Xuân Ất Mùi với nhiều niềm vui mới, đón nhận những thời cơ mới, vận hội mới và thách thức mới. Chúng ta tin tưởng rằng năm Ất Mùi - 2015 này sẽ là một năm đầy ý nghĩa, đánh dấu sự phát triển, đi lên của nhà trường sau thời gian đầu tập trung xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng dạy. Trường chúng ta sẽ tiếp tục tiến lên trên con đường của sự phát triển bền vững. Cùng với sự sáng tạo nỗ lực và tinh thần đoàn kết, hội nhập, phát triển, trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sẽ vượt qua những thách thức, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, nhằm đưa nhà trường trở thành một địa chỉ đào tạo Đại học có uy tín, chất lượng, một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ của khu vực và cả nước.

Nhân dịp năm mới, xuân Ất Mùi 2015 kính chúc Quý độc giả Đặc san Khoa học và Công nghệ trường Đại học Công nghiệp Việt Trì sức khỏe, hạnh phúc, an khang thịnh vượng.

Thân ái!

HIỆU TRƯỞNG NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

2 TIN TỨC & SỰ KIỆN

Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học

2013 - 2014 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm học 2014 - 2015. TS. Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Ban cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, TS. Phương Hoàng Kim - Vụ trưởng Vụ Phát triển nguồn nhân lực, cùng đại diện Lãnh đạo các vụ chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Công Thương Phú Thọ, các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và đại diện các phòng chức năng của 49 trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) thuộc ngành Công Thương đã tham dự Hội nghị. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì là đơn vị đăng cai tổ chức Hội nghị.

Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì đăng cai tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng năm học 2013 - 2014, phương hướng triển khai nhiệm vụ

năm học 2014 - 2015

TT. Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Căn cứ kế hoạch số 15/KH - CĐ ngày 30 tháng 11 năm 2014 về việc tổ chức giải bóng đá mini cỏ nhân tạo chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014); ngày 04/12/2014, trường đại học Công Nghiệp Việt Trì đã tổ chức Lễ khai mạc giải bóng đá khối cán bộ, giáo viên trong nhà trường chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2014). Tới dự có NGUT. TS Quản Đình Khoa – Hiệu trưởng; các đồng chí trong Ban Giám hiệu, lãnh đạo các đơn vị trong nhà trường.

Giải đấu nhằm thi đua lập thành tích chào mừng năm học 2014 – 2015, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; qua đó giáo dục, nâng cao lòng tự hào dân tộc và truyền thống vẻ vang của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Các đội tham gia thi đấu phải đem hết khả năng cống hiến những trận

thi đấu hấp dẫn, dựa trên tinh thần đoàn kết gắn bó, cao thượng.

Khai mạc giải Bóng đá trong khối cán bộ, giảng viên chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

3TIN TỨC & SỰ KIỆN

Sáng ngày 09/01/2015, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã

trang trọng tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ giữ chức Hiệu trưởng nhà trường nhiệm kỳ 2015 – 2020 theo Quyết định số 11779/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Đến dự buổi lễ, có TS. Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công Thương; đại diện các vụ chức năng của Bộ Công Thương: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ phát triển nguồn nhân lực, Vụ Kế hoạch, cùng Đảng ủy, Ban Giám hiệu và thể toàn thể cán bộ, giảng viên của nhà trường.

Trong không khí long trọng của buổi lễ, Thứ trưởng Trần Tuấn

Anh đã trao Quyết định bổ nhiệm NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nhiệm kỳ 2015-2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh tin tưởng rằng NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, đưa trường Đại học Công nghiệp Việt Trì ngày càng phát triển; đồng thời ghi nhận những đóng góp to lớn của NGƯT. TS. Quản Đình Khoa, nguyên Hiệu trưởng nhà trường, đặc biệt trong 02 nhiệm kỳ giữ cương vị Hiệu trưởng (2004-2014).

NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ đã bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ Công Thương,

NGƯT.TS. Quản Đình Khoa, cùng toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường đã tin tưởng, tín nhiệm. NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ đặt quyết tâm sẽ cùng Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tăng cường đoàn kết, chủ động và tích cực khắc phục khó khăn, tìm mọi giải pháp phát huy tối đa các nguồn lực để cùng với đội

ngũ cán bộ, viên chức, sinh viên của nhà trường tiếp tục hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra.

NGƯT. TS. Quản Đình Khoa, Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng

nhà trường đã phát biểu chúc mừng Hiệu trưởng NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ và tin tưởng rằng đồng chí Vũ Đình Ngọ sẽ làm tốt những gì đang làm, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đặt ra, đưa trường Đại học Công nghiệp Việt Trì tiếp tục phát triển vững chắc trong sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nhiệm kỳ 2015-2020

Đại diện cán bộ, viên chức nhà trường tặng hoa chúc mừng Hiệu trưởng NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng cho NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

4 TIN TỨC & SỰ KIỆN

Ngày 14/01/2015, tại văn phòng Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu chế tạo vật liệu chịu lửa cao alumin không nung bằng phương pháp hoạt hóa các liên kết tiếp xúc, ứng dụng chế tạo một số chi tiết lò công nghiệp” của chủ nhiệm đề tài TS. Vũ Đình Ngọ và đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu chế tạo than hoạt tính diện tích bề mặt lớn đi từ rơm rạ. Ứng dụng làm vật liệu hấp phụ xử lý nước thải ngành nhuộm” của chủ nhiệm đề tài TS. Quản Đình Khoa.

PGS. TS Ngô Sỹ Lương - Chủ tịch hội đồng khoa học và công nghệ cấp Bộ theo quyết định số

12069/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Đại diện Ban chủ nhiệm đề tài khoa học trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết, nhấn mạnh các kết quả, ý nghĩa nghiên cứu trước Hội đồng, kèm theo các nhận xét của phản biện. Chất lượng của các đề tài nghiên cứu khoa học đều đạt kết quả cao và có những bài báo công bố trên các tạp chí khoa học.

Các thành viên Hội đồng tham gia phát biểu đóng góp ý kiến, nhận xét cho các đề tài khoa học và nhất trí đánh giá đề tài mang tính thời sự, cấp thiết, có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn. Kết quả bỏ phiếu các đề tài xếp loại xuất sắc.

Nghiệm thu đề tài cấp Bộ năm 2014

Ngày 13 tháng 02 năm 2015, tại Hội trường trường Đại học Công nghiệp Việt Trì Ban chấp hành Công đoàn trường Đại học Công nghiệp Việt Trì đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Đến dự có NGƯT. TS. Quản Đình Khoa - Bí thư Đảng ủy, NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng Nhà trường và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cùng toàn thể đoàn viên Công đoàn.

Đồng chí Đoàn Thanh Ngọc - Chủ tịch Công đoàn trình bày báo cáo tóm tắt các hoạt động, công tác của Công đoàn trường trong năm 2014, biểu dương và khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp với hoạt động Công đoàn trường, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính trị tư tưởng, tổ chức tốt các hoạt động phong trào, công tác xã hội, công tác từ thiện, công tác kết nghĩa; chăm lo, nâng cao

đời sống cho CBVC, đoàn viên công đoàn. Thẳng thắn nêu lên những nhược điểm còn hạn chế trong năm vừa qua, đồng thời trình bày kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2015.

Vào sáng cùng ngày, nhà trường đã tổ chức gặp mặt cán bộ đã nghỉ hưu qua các thời kỳ. NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng nhà trường đại diện cho Đảng Ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn và toàn thể CBVC gửi lời tri ân sâu sắc và ghi nhận những đóng góp cả về sức lực, trí tuệ và tâm huyết của các CBVC đã nghỉ hưu vào sự phát triển lớn mạnh của nhà trường trong những năm công tác đã qua. Nhân dịp xuân Ất Mùi 2015 các đồng chí Lãnh đạo đã gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới các CBVC và gia đình các đồng chí CBVC đã nghỉ hưu. Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì mãi mãi là ngôi nhà chung luôn mở cửa để đón các đồng chí trở về gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ.

Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn 2014 - Triển khai nhiệm vụnăm 2015 và gặp mặt các bộ đã nghỉ hưu

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

5TIN TỨC & SỰ KIỆN

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì - đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương được thành lập ngày 20/01/2011 tại Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Hóa chất. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 10 ngành ở trình độ đại học: Ngành Công nghệ hóa học; ngành Hóa học (chuyên ngành KT phân tích), Công nghệ môi trường; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ thông tin; Kế toán; Quản trị kinh doanh; Ngôn ngữ Anh; với 26 chuyên ngành khác nhau và đào tạo 8 ngành ở trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề.

Nhà trường liên kết với 7 cơ sở đào tạo nước ngoài như: Đại học DongShin, Đại học Chodang

(Hàn Quốc); Đại học CN Quảng Tây, Đại học Lâm Nghiệp Nam Kinh (Trung Quốc); Viện Khoa học Công nghệ tiên tiến Nhật Bản; Trường Đại học Công nghệ Quốc gia Kazan Liên bang Nga; Cộng hòa Belarus để nâng cao trình độ giảng dạy, tạo cơ hội cho sinh viên được đi du học với những suất học bổng toàn phần... Quan điểm của nhà trường về công tác đào tạo là tập trung nâng cao chất lượng, vì chất lượng đào tạo là yếu tố sống còn, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển, vì vậy sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp về các cơ sở sản xuất làm việc được doanh nghiệp đánh giá rất cao năng lực làm việc và khả năng chuyên môn.

Trong thời gian tới, với mục tiêu trở thành một trường Đại học có uy tín, có chất lượng cao, nhà

trường đang tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Tập trung chủ yếu đầu tư trang thiết bị phục vụ cho thí nghiệm thực hành, tập trung đầu tư cho các ngành truyền thống, thế mạnh của nhà trường, đầu tư cho những ngành mà xã hội có nhu cầu, ưu tiên đầu tư một số thiết bị hiện đại phục vụ cho nghiên cứu khoa học và đáp ứng nhu cầu của cơ sở sản xuất; Phát triển quan hệ hợp tác với các trường, các viện nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước để học tập, trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; Xây dựng cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Năm học 2013 - 2014 có 17 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được Hội đồng các cấp đánh giá, nghiệm thu.

Trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì và công tác Nghiên cứu Khoa học

Ngày 30/11/2014 đoàn cán bộ Lanh đạo trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan đa đến thăm và làm việc tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Thành phần tham dự của đoàn có: Giáo sư Alexander Kochnev - Phó hiệu trưởng phụ trách Đào tạo và QHQT; Bà Anna Ebel - Chuyên viên phụ trách VPDD. Về phía nhà trường tham gia tiếp đón đoàn có: NGƯT. TS. Quản Đình Khoa - Bí thư Đảng ủy, NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng cùng các cán bộ chủ chốt của nhà trường.

Nội dung chủ yếu của cuộc gặp: Bàn về mở rộng hợp tác giữa hai trường; kế hoạch gửi nghiên cứu sinh, sinh viên sang học tại trường Đại học nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan; Hợp tác trong lĩnh vực đào tạo Thạc sĩ; Bàn về mở trung tâm đào tạo ngắn hạn.

Ngày 07/12/2014 đoàn cán bộ trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan gồm: Giáo sư Gamonov Sergey, phó giáo sư Averianova Natalia, phó giáo sư Marcov Alexander, phó giáo sư Pavlova Tatiana đa đến làm việc tại trường ĐHCN Việt Trì. Tiếp đón đoàn có: NGƯT. TS. Quản Đình Khoa - Bí thư Đảng ủy, NGƯT. TS. Vũ Đình Ngọ - Hiệu trưởng

cùng một số cán bộ chủ chốt của nhà trường.

Tại buổi làm việc Hội nghị đa được nghe các Giáo sư trường Đại học Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazan báo cáo các kết quả nghiên cứu khoa học nổi bật trong thời gian vừa qua; Hội nghị bàn về các hướng hợp tác nghiên cứu khoa học chung giữa hai trường; cùng phiên dịch và xuất bản một số cuốn sách; bàn về việc hướng dẫn nghiên cứu sinh thạc sĩ, tiến sỹ.

Đoàn Cán bộ Lãnh đạo ĐH Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia Kazanđến thăm và làm việc tại ĐH Công nghiệp Việt Trì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

6 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. GIỚI THIỆU

Vật liệu chịu lửa (VLCL) không nung được các nhà nghiên cứu, sản xuất đặc biệt quan tâm, nó phát triển mạnh ở Nga, Trung Quốc, Châu Âu,…Ở Liên bang Nga, Yu.E.Pivinskii và các cộng sự [1] đã nghiên cứu chế tạo VLCL không nung trên cơ sở hệ nguyên liệu Al2O3 - SiO2 cho bán thành phẩm sau sấy có cường độ uốn từ 1,5-4,0 MPa, sau khi gia cường trong môi trường nước thủy tinh có mật độ 1,02-1,05 g/cm3 độ bền uốn tăng từ 20-40MPa. Tất cả các sản phẩm không nung đều đạt các tiêu chí tương đương với VLCL nung như độ co thấp, độ chịu lửa cao, cường độ cao. Đây có thể coi là một bước đột phá về nghiên cứu phát triển VLCL không nung. Với VLCL cao alumin, phương pháp truyền thống chế tạo là nung kết ở nhiệt độ cao (1400-1650 oC), với nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng cạn kiệt như hiện nay thì việc chế tạo VLCL không nung là một hướng rất cần thiết, hướng này vừa tiết

kiệm được năng lượng mà vẫn đảm bảo được các tính chất kỹ thuật như vật liệu nung. Tính chất quan trọng nhất đối với VLCL không nung là: Cường độ nén sau sấy đạt giá trị nhất định để vận chuyển không bị sứt, vỡ, thường phải lớn hơn 30 MPa, độ co sau khi nung ở 1300oC thấp (thường nhỏ hơn 0,5%) [2,3]. Mục tiêu của bài báo này là nghiên cứu khả năng chế tạo VLCL cao alumin không nung sử dụng chất kết dính huyền phù (KDHP), từ đó ứng dụng

làm một số chi tiết trong lò nung công nghiệp.

II. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nguyên liệu và phụ gia

Để chế tạo VLCL cao alumin không nung cần lựa chọn 4 nhóm nguyên liệu: Nguyên liệu chế tạo chất kết dính huyền phù (KDHP): Thạch anh điện chảy (Q99), microsilica (MS95). Cốt liệu gầy chịu lửa: Bô xít nung

NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO VẬT LIỆU CHỊU LỬA CAO ALUMINKHÔNG NUNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP HOẠT HÓA

SỬ DỤNG TRONG LÒ NUNG CÔNG NGHIỆP

TS. Vũ Đình Ngọ, TS. Quản Đình Khoa, ThS. Đàm Thanh Hương, ThS. Nguyễn Đức Tuân,ThS. Hà Quang Ánh, ThS. Trần Thị Hoa, ThS. Nguyễn Thành Đoàn - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

ABSTRACTUnfired high alumina refractories based on ceramic binder suspensions in the system calcined

bauxite-fused quartz-microsilica was investigated. The physical and mechanical properties as well as microstructure of refractories was evaluated. After drying, material were soaked in a water glass solution with low-density ranged from 1.03 to 1.1 g/cm3 at different times. The result showed that un-fired high alumina refractories have a compressive strength of 36.4 MPa when soaking for 3 hours at density of 1.05 g/cm3 after a heat treatment at 110oC.

Keywords: Unfired high alumina refractories, ceramic binder suspensions, fused quartz, micro-silica, compressive strength.

Bảng 1: Thành phần hóa học của nguyên liệu

STT Thành phần Q 99 MS 95U RKB 85 TTL

1 SiO2,% 99,67 95,58 13,15 28,50

2 Fe2O3,% 0,07 0,32 1,37 -

3 Al2O3,% 0,19 0,83 84,37 -

4 CaO,% 0,002 0,41 0,12 -

5 Na2O,% 0,003 0,24 0,24 10,10

6 K2O,% 0,03 1,15 0,13 -

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

7KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

(RKB85). Phụ gia keo tán giảm độ nhớt KDHP: Polyethylene glycol (PEG). Vật liệu ngâm tẩm để tăng cường độ của gạch chịu lửa cao alumin ở nhiệt độ thường: Thủy tinh lỏng (TTL), TTL gốc có mật độ 1,40 g/cm3 (ở 25oC); pH=11,3; nước thủy tinh gốc được pha thêm nước cất thành dung dịch nước thủy tinh loãng có các mật độ d=1,03 g/cm3 (pH=10,6); 1,05 (10,7); 1,07 (10,8); 1,1 (10,9). Nguyên liệu RKB85 có cỡ hạt 0,1-5 mm; Q99 cỡ hạt từ 0,5-1,0 mm; MS95 cỡ hạt trung bình 3,89 µm. Nguyên liệu được phân tích thành phần hóa học bằng bằng phương pháp khối phổ plasma cao tần cảm ứng ICP-MS (bảng 1).

2. Xác định tính chất của KDHP

Thành phần hạt của KDHP được xác định bằng

phương pháp tán xạ lade với thiết bị phân tích HORIBA-LA 300. Tỷ trọng của KDHP được xác định bằng cốc hình trụ dung tích 100 cm3, mẫu vật liệu được quan sát ảnh vi cấu trúc bởi kính hiển vi điện tử quét (SEM) trên thiết bị JEOL JSM 5410LV. Các mẫu VLCL được thử độ bền nén theo TCVN 6530:1999-1, độ bền uốn theo TCVN 6530:1999-2, độ xốp theo TCVN 6530:1999-3.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Nghiên cứu chế tạo kết dính huyền phù

Phối liệu được nghiền ướt trong máy nghiền bi dung tích 40 lít, tốc độ quay 40-45 vòng/phút; tỷ lệ bi nghiền:nguyên liệu = 2:1. Tỷ lệ nguyên liệu theo các bài phối liệu

ở bảng 2.

Bảng 3 thể hiện các tính chất của KDHP sau 14 giờ nghiền, thấy rằng độ ẩm của các phối liệu dao động trong khoảng 16,87-16,94%, cường độ uốn sau sấy của các phối liệu chưa thấy có sự khác biệt rõ rệt dao động từ 2,12-2,45 MPa. Cường độ uốn sau nung ở 1200 oC lưu l giờ có các giá trị từ 26,30-28,94 MPa. Theo tài liệu [2], KDHP có các tính chất đạt yêu cầu.

Một trong những tính chất quan trọng của KDHP là thành phần hạt sau khi nghiền, khi tăng thời gian nghiền thì thành phần hạt mịn của KDHP tăng lên. Phân bố kích thước hạt của phối liệu Q90 sau 14h nghiền được thể hiện ở Hình 1, độ mịn trung bình của KDHP đạt 6,3 µm, theo tài liệu [2,4], độ mịn của KDHP đạt yêu cầu.

2. Vật liệu chịu lửa không nung sử dụng KDHP

Đối với quá trình sản xuất VLCL chịu lửa, hàm lượng chất kết dính ảnh hưởng lớn đến tính chất của VLCL sau này. Do đó phải khống chế hàm lượng chất kết dính sao cho phù hợp để đạt được chất lượng sản phẩm tốt đồng thời tiết kiệm được chi phí sản xuất [3]. Để khảo sát ảnh hưởng của huyền phù gốm đến tính chất của VLCL, sử dụng hàm lượng KDHP từ 20-28%. Thành phần phối liệu của VLCL nghiên cứu được cho ở bảng 4.

Bảng 2: Phối liệu chế tạo KDHP

STT Nguyên liệu Q100 Q95 Q90

1 Q 99 100 95 90

2 MS 95 0 5 10

Bảng 3: Tính chất của KDHP sau 14h nghiền

STT Các tính chất Q100 Q95 Q90

1 Tỷ trọng ρ, g/cm3 1,89 1,86 1,84

2 Độ ẩm tương đối w, % 16,87 16,80 16,94

3 Độ bền uốn sau sấy, MPa 2,12 2,38 2,45

4 Độ bền uốn (1200 oC/ lh), MPa 26,30 28,27 28,94

Hình 1: Phân bố hạt ứng với phối liệu Q90 sau 14h nghiền

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

8 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Kết quả khảo sát mẫu sau khi tạo hình, đối với phối liệu KD20, bề mặt mẫu sau khi tạo hình có nhiều lỗ xốp, khô, chứng tỏ lượng KDHP chưa đủ để tạo ra một phối liệu để tạo hình tốt, với phối liệu KD28 mẫu bị dính vào khuôn ép, khó tách

khuôn, chứng tỏ lượng KDHP bị thừa, vì vậy phối liệu với lượng KDHP 22%, 24%, 26% là phối liệu hợp lý, sau khi tạo hình bề mặt mẫu nhẵn, dễ tách khuôn.

Bảng 5 thể hiện các giá trị cường độ nén sau khi sấy ở 110oC/24h, thấy rằng giá trị độ bền nén còn thấp, chưa đạt yêu cầu đối với VLCL không nung, vì vậy phải có biện pháp gia tăng cường độ bằng cách ngâm tẩm trong dung dịch thủy tinh lỏng.

Giá trị độ bền nén ứng với phối liệu KD24 theo thời gian ngâm tẩm mẫu với các mật độ nước thủy tinh khác nhau được thể hiện ở Hình 2, qua đó thấy rằng khi tăng thời gian tẩm đến 3h thì độ bền nén tại các mật độ tăng dần, trong đó tại mật độ d = 1,05 g/cm3 mẫu có độ bền nén cao nhất (36,4 MPa). Điều này được giải thích thông qua ảnh SEM của mẫu nghiên cứu (hình 3).

Mẫu chưa tẩm (hình 3a) có pha nền (matrix) liên kết với cốt liệu còn “lỏng lẻo” nên độ bền thấp (độ bền nén 6,4 MPa), khi được tẩm và lưu 3h tại d = 1,05 g/cm3 mẫu có pha nền liên kết “chặt” với cốt liệu (hình 3b), do vậy độ bền nén tăng lên. Tại d=1,05 g/cm3

mẫu có cường độ cao nhất, tại mật độ này sự trao đổi ion diễn ra mạnh nhất, làm

Bảng 4: Thành phần phối liệu của VLCL nghiên cứu

Phối liệu (%KL) KD 20

KD 22

KD 24

KD 26

KD 28

Cốt liệu RKB 85 0,1-5 mm

80 78 76 74 72

KDHP 20 22 24 26 28

TỔNG 100 100 100 100 100

Bảng 5: Ảnh hưởng của phối liệu đến độ bền nén của mẫu VLCL sau khi sấy

Phối liệu Độ bền nén nguội, MPa (110oC/24h)

KD 22 5,8

KD 24 6,4

KD 26 6,2

Hình 2: Độ bền nén theo thời gian tẩm mẫu tại các mật độ TTL khác nhau

Hình 3: Ảnh SEM của mẫu nghiên cứu a. Mẫu chưa tẩm; b. Mẫu tẩm 3h với mật độ d=1,05 g/cm3

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

9KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

giảm độ xốp của vật liệu, điều này được lý giải khi độ xốp của mẫu tại mật độ này nhỏ nhất (hình 4). Các kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các số liệu công bố trong tài liệu [5].

Một tính chất rất quan trọng của VLCL là độ thay đổi kích thước theo nhiệt độ (độ co). Độ co của mẫu lưu 3h tại mật độ d=1,05 g/cm3 sau khi sấy và sau khi nung tại 1300oC tương ứng là 0,04% và 0,45%, đều đảm bảo các tiêu chí về VLCL [3].

Từ kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tiến hành sản xuất thử nghiệm 25 viên block VLCL không nung dùng làm cọc kê, thanh kê trong lò nung gốm sứ. Sau một thời gian sử dụng thử VLCL không nung tại lò tuynen, lò con thoi, đối chứng với block gạch cao alumin đã nung thu được kết quả: Sau 30 - 40 chu kỳ sử dụng, thanh kê thử nghiệm trong lò nung vẫn hoạt động bình thường, chưa có dấu hiệu bị nứt, vỡ hoặc gãy.

IV. KẾT LUẬN

Đã chế tạo được chất KDHP từ nguyên liệu thạch anh điện chảy và microsilica bằng phương pháp nghiền ướt, thời gian nghiền 14 giờ, KDHP sau nghiền đạt độ ẩm 16,94%, độ mịn đạt trung bình 6,3 µm.

Đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất KDHP đến các tính chất: Tạo hình, cường độ nén của vật liệu chịu lửa cao alumin sử dụng cốt liệu chịu lửa bô xít, trong đó lượng KDHP hợp lý từ 22-26%, VLCL sau khi sấy có cường độ nén từ 5,8-6,4 MPa.

Để tăng cường độ của VLCL cao alumin không nung phải ngâm tẩm mẫu ở nước thủy tinh lỏng mật độ 1,05 g/cm3 lưu 3 giờ, sau đó sấy ở 110 độ C

đạt độ bền nén 36,4 MPa, đạt giá trị tương đương với gạch chịu lửa nung theo công nghệ truyền thống.

VLCL không nung đã được chế tạo thành một số chi tiết lò công nghiệp, sử dụng trong lò nung vật liệu gốm sứ đạt các tính năng tương đương với vật liệu đã nung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. L.M. Aksel’rod (2011) Development of refractory production in the world and in Russia, new technologies. Refractories and Industrial Ceramics, 52(2), pp. 95-106

[2]. Ю.Е. Пивинский (1990), Керамические вяжущие и керамобетоны, Металлургия, Москва

[3]. C.A. Schacht (2004) Refractories Handbook. Marcel Dekker. Inc, New York

[4]. Y.E. Pivinskii (1989) Highly concentrated ceramic binder suspensions (HCBS): Wet milling processes and technological problems. Refractories and Industrial Ceramics, 30(5-6), pp. 328-335

[5]. Y.E. Pivinskii (1983) Some rules for strengthening unfired ceramic materials by chemical activation of the contact bonds. Refractories and Industrial Ceramics, 24(9-10), pp. 446-452

Hình 4: Độ xốp của mẫu nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

10 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I.GIỚI THIỆU

Các hợp chất azo đã được nghiên cứu từ lâu [1,7], chúng không những phong phú về số lượng, đa dạng về cấu trúc mà các tính chất cũng có nhiều điều rất lý thú. Người ta nhận thấy rằng các hợp chất này có rất nhiều ứng dụng đi vào thực tế cuộc sống như trong Công nghiệp, Nông nghiệp,...trong đó các hợp chất aminoazo aren là những chất màu nổi tiếng với nhiều lĩnh vực như nhuộm sợi dệt, nghiên cứu y sinh, ứng dụng tiên tiến trong tổng hợp hữu cơ và lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ laze, màn hình tinh thể lỏng, thiết bị quang học điện tử [5]. Đặc biệt, trong Y học các hợp chất này còn có tính khử trùng, chống vi khuẩn và nhiều hoạt tính dược lý khác như chống ung thư, trị dị ứng, hoạt tính kháng viêm và giảm đau, thúc đẩy chữa lành vết thương [3,4]. Nhiều hợp chất amino azoaren đã được biết đến nhờ những hoạt tính sinh học đa dạng và quý giá như chống nhiễm khuẩn, chống co giật, tẩy giun và diệt nấm [2]. Ngoài ra, nhiều dẫn

xuất của chúng còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như chất chống ăn mòn trên bề mặt kim loại, chất tạo phức [5], chất đầu trong tổng hợp hữu cơ …

Để đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu các dẫn xuất aminoazo aren và với mục đích tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính sinh học, trong bài báo này chúng tôi tiến hành tổng hợp một số dẫn xuất aminoazo aren và thăm dò hoạt tính sinh học của chúng.II.THỰC NGHIỆM

1. Hóa chất, thiết bị

Các hóa chất trong các phản ứng tổng hợp mua từ hãng E-Merck, dung môi etanol, n-hexan, etyl axetat được mua tại Việt Nam và được chưng cất lại trước khi sử dụng.

Điểm chảy của các sản phẩm được đo bằng phương pháp mao quản trên máy STUART SMP3, phổ IR của các chất được đo trên máy SIGNA của hãng NICOLET bằng phương pháp ép viên với KBr tại Khoa Hóa học - Trường ĐHKHTN – ĐHQGHN. Phổ

tử ngoại của các chất trong etanol được ghi trên máy UV-2450 SHIMAZU của hãng SHIMAZU, phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của các chất được đo trên máy Bruker Avance 500MHz trong dung môi CDCl3, đimetylsunfoxit (DMSO) - d6, phổ khối lượng của các chất được đo trên máy MS – Engine 5989 - HP và máy LC – MSD – Trap - SL tại Viện Hóa học –Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hoạt tính sinh học được thử tại Phòng Vi sinh- Bệnh viện 19-8 của Bộ công An, theo phương pháp được ghi trong Dược điển.

2. Tổng hợp các dẫn xuất aminoazo aren

Các dẫn xuất aminoazo aren (A1- A10) được tổng hợp đi từ các amin thơm bậc 1 theo tài liệu [11,12,14], theo sơ đồ (trang kế tiếp).

Qui trình chung: Cho 0,01 mol amino thơm, 40ml H2O và 5ml axit clohydric đặc (d=1,18 g/cm3) vào bình phản ứng. Sau khi khuấy và làm lạnh hỗn

TỔNG HỢP VÀ THĂM DÒ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT AMINOAZO AREN

TS. Hoàng Thị Lý, TS. Nguyên Hông Vinh, ThS. Lê Thị Minh Hằng, ThS. Nguyên Thị Minh Hai Khoa Công nghệ Hóa học- Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì.

ABSTRACT

Some derivatives of aminoazo aren are prepared in a two step reaction, the first being the synthesis of an aro-matic diazonium ion from an aniline derivative. The next step is coupling of the diazonium salt with an aromatic compounds, with productivity reached from 62 to 88 %. Produces colour from light yellow to red, the products were seperated and purified by colum chromatography and recrystalisation in water ethanol.

The Structures of all the synthesized compounds were elucidated on the basis of Physical characterization (Melting point, TLC) and different Spectroscopy techniques (UV, IR, 1H -NMR and Mass spectroscopy). 3ami-noazoaren derivatives evaluated for their antibacterial activity against Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa and antifungal activity against Candida albicans and compared with standard drugs by agar disk diffusion method.

Keywords: amino, antifungal activity against, azo aren.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

11KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hợp; nhỏ từ từ 2ml dung dịch NaNO2 5M, điều chỉnh tốc độ nhỏ giọt để nhiệt độ luôn dưới 5oC. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch muối điazoni. Sau đó cho dung dịch muối điazoni trên vào hỗn hợp phản ứng được tạo nên từ 0,01 mol amino thơm với 75ml H2O và 3ml axit clohydric đặc, giữ nhiệt độ dưới 5oC và khuấy liên tục trong 1 giờ. Hỗn hợp phản ứng chuyển sang màu tím đen, để qua đêm. Lọc kết tủa, hòa tan trong etanol sau đó nhỏ dung dịch NH4OH và 100 ml nước cất. Chất rắn thu được kết tinh lại trong dung môi etanol.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Các hợp chất nghiên cứu được tổng hợp theo sơ đồ trình bày ở hình 1, sản phẩm là các chất rắn kết tinh có màu thay đổi từ vàng nhạt đến nâu đỏ, có điểm chảy xác định, hiệu suất đạt 60 ÷ 88%. Kết quả được giới thiệu ở bảng 1.

Trên phổ hồng ngoại của aminoazo aren xuất hiện băng phổ hấp thụ mạnh đặc trưng cho dao động hóa trị của liên kết NH2 trong vùng 3285 ÷ 3484 cm-1, vùng phổ ở 1461 ÷ 1640 cm-1 của liên kết C=C thơm, nhóm azo hấp thụ trong vùng 1564 ÷ 1590 cm-1. Ngoài ra, trên phổ đồ còn có các băng hấp thụ đặc trưng cho dao động hóa trị C-N của amino thơm (xem bảng 1).

Khi tiến hành so sánh phổ IR của các dẫn xuất này chúng

tôi thấy, đối với mỗi chất có các nhóm thế khác nhau đều xuất hiện các băng phổ hấp thụ đặc trưng riêng cho từng nhóm thế. Các tín hiệu phổ được chỉ rõ trên phổ IR của 4-amino-1-[(napht-2’-yl diazenyl) naphtalen (Hình 1). Trên phổ IR của hợp chất

của 4-amino-1-[(napht-2’-yl diazenyl) naphtalen xuất hiện 2 pic đặc trưng hấp thụ mạnh trong vùng 3371 và 3471cm-1 đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm amin bậc 1, pic 3050 cm-1 là dao động hóa trị của liên kết C-H vòng thơm, pic 1624 cm-1 tương ứng dao động biến dạng N-H, các pic 1516cm-1, 1461cm-1 là dao động hóa trị của liên kết C=C thơm, với nhóm azo N=N thì pic hấp thụ ở 1573 cm-1. Đối với nhóm azo, hấp thụ trong vùng 1565÷1574cm-1

, tuy nhiên băng phổ hấp thụ của nhóm azo không đặc trưng nhiều vì

thường lẫn với băng hấp thụ C=C của vòng thơm. Ngoài ra, trên phổ đồ còn xuất hiện pic hấp thụ 1339 cm-1 của dao động hóa trị C-N amin thơm.

Phổ UV của aminoazo aren xuất hiện 3-4 cực đại hấp thụ

và có sự chuyển dịch mạnh về phía sóng dài so với phổ UV của amino thơm ban đầu, đặc biệt các hợp chất A7-A10 cho bước sóng hấp thụ trong vùng khả kiến do có sự liên hợp của nhóm NH2, số lượng vòng thơm trong phân tử tăng đồng thời do liên kết azo (N=N) hình thành kéo dài mạch liên hợp. Đây là cơ sở xác nhận sự tạo thành các hợp chất aminoazo aren.

So với các aminoazo aren đơn vòng thì các aminoazo aren chứa nhân naphtalen, cực đại hấp thụ chuyển dịch về phía

Ar 1- NH2 t0 < 0 -50C

Ar1 - N N Cl + NaCl + 2 H2ONaNO2 +2HCl

Ar1: C6H5 -; p-NO2C6H4 -; o-NO2C6H4 -; m-NO2C6H4 -; o-HOOCC6H4 -; p-HOC6H4 -; o-OHC6H4 -;p-H3CC6H4 -; - C10H7 -; -C10H7βα

Ar2 C6H4 -; - C10H6 -; -C10H6α β

Ar1 - N = N- Ar2 - NH2Ar2 - NH2 Ar1 - N = NHCl + H2O (A1-A10)

Hình 1. Phổ IR của 4-amino-1-[(napht-2’-yl diazenyl) naphtalen

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

12 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

sóng dài hơn và thường có 4 đỉnh, điều này được chỉ rõ trên phổ UV của 4-amino-1-(napht-2’-yldiazenyl)naphtalen (Hình 2).

Để chứng minh một cách chính xác cấu trúc của các dẫn xuất aryltetrazole, chúng tôi đã ghi phổ 1H-NRM, kết quả được trình bày ở bảng 2. Trong phổ 1H-NMR của các hợp chất này, nhóm NH2 có độ chuyển dịch hóa học nằm trong vùng δ = 3,83÷7,02ppm. Vị trí nhóm azo cũng gây ảnh hưởng đến sự chuyển dịch của nhóm amin, các dẫn xuất aminoazo aren chứa đơn vòng độ chuyển dịch hóa học của nhóm NH2(3,83-4,0 ppm) thấp hơn nhiều so với các dẫn xuất aminoazo aren đa vòng (6,05 - 7,02 ppm).

Như vậy, độ chuyển dịch hóa học chuyển về phía trường mạnh phụ thuộc nhiều vào cấu tạo hóa học, đối với các dẫn xuất chứa nhóm thế gây hiệu ứng đẩy điện tử (A6, A7) thì độ chuyển dịch hóa học thay đổi rõ rệt trong khi đó với các dẫn xuất có nhóm thế gây hiệu ứng hút điện tử sự thay đổi này không đáng kể (A2, A3, A4).

Ví dụ trên 1H-NMR của 4-aminophenyl-(4’-nirophenyl)diazen cho thấy tín hiệu của nhóm NH2 có có độ chuyển dịch hóa học nằm ở 3,85ppm. Tín hiệu cộng hưởng của H2, H6 có độ chuyển dịch hóa học δ = 7,921 ppm ở dạng douplet có hằng số tương tác spin-spin J = 6 Hz. Tín hiệu cộng hưởng của H3, H5 có độ chuyển dịch hóa học δ = 7,907 ppm ở dạng douplet có hằng số tương tác spin-spin J = 6Hz. Tín hiệu cộng hưởng của H8, H12 có độ chuyển dịch hóa học δ = 7,56 ppm ở dạng douplet có hằng số tương tác spin-spin J = 1,5Hz. Tín hiệu cộng hưởng của H9, H11 có δ = 6,852 ppm ở dạng douplet có hằng số tương tác spin-spin J = 1Hz.

Trên phổ khối lượng của các aminoazo aren (xem bảng 3) cho thấy ứng với mỗi hợp chất aminoazo aren khác nhau đều xuất hiện các pic ion phân tử phù hợp với kết quả tính phân tử khối theo công thức dự kiến.

Sau khi tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc và tính chất phổ chúng tôi tiến hành thăm dò hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của 3 dẫn xuất aminoazo aren (A2, A9, A10) tại Phòng Vi sinh Bệnh viện 19/8 – Bộ Công An theo phương pháp được ghi trong dược điển. Các hợp chất aminoazo aren A2, A9, A10 được thử với bốn vi khuẩn: E.coli, Bacillius subtilis, Staphylococcus arcus, Shigela; bốn nấm: Fusarium oxisporum, Aspergilus niger, Candida tropicalis, Saccarcmyces cerevisiae, kết quả cho bảng 4.

Trong 3 chất đó thì A9, A10 có khả năng kháng khuẩn Bacillius subtilis ở nồng độ 100µg/ml thì đường kính vòng kháng khuẩn là 12-15mm; ở nồng độ 150µg/ml thì đường kính vòng kháng khuẩn là 20 mm; với khuẩn S.epidermidis ở nồng độ 100µg/ml thì đường kính vòng kháng khuẩn là 12-13 mm; ở nồng độ 150µg/ml thì đường kính vòng kháng khuẩn là 15 mm. Đối với nấm men: các chất A9, A10 có khả năng ức chế cao, ở nồng độ 150µg/ml đường kính vòng tròn vô khuẩn từ 10÷15mm, còn ở nồng độ 150µg/ml đường kính vòng tròn vô khuẩn là 20mm.

IV. KẾT LUẬN

1. Đã tổng hợp được 10 hợp chất aminoazo aren đi từ các amin thơm bằng phản ứng azo hóa. Cấu trúc của các chất được chứng minh bằng các phương pháp vật lý hiện đại như IR, UV, MS và phổ 1H-NMR kết quả cho thấy các dữ kiện phổ đồ phù hợp với cấu trúc dự kiến. Đồng thời cho thấy cấu tạo của các chất có ảnh hưởng rõ rệt đến tính chất phổ của chúng.

Hình 2: Phổ UV của 4-amino-1-(napht-2’-yldiazenyl)naphtalen.

Hình 3. Một phần phổ 1H-NMR của 4-aminophenyl-(4’-nirophenyl)điazen

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

13KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 1: Kết quả tổng hợp, dữ kiện phổ IR và UV của một số dẫn xuất aminoazo aren

Ký hiệu Ar1 Ar2 to

nc (oC)

Hiệu suất(%)

Phổ IR (KBr) cm-1 Phổ UV, dung môi etanol (nm)

υ NH2 υ C=C υ N=N λmax

A1 C6H5- 214 - 215 88 3350 - 3285 1620 1590 398,0 - 245,5

A2 4-NO2 C6H4 218 - 219 79 3385 - 3290 1640 1579 391,0 - 243,5

A3 3-NO2 C6H4 204 - 205 65 3390 - 3292 1640 1575 336,4 - 275,0

A4 2-NO2 C6H4 194 - 195 69 3290 - 3285 1635 1573 332,4 - 274,0

A5 2-HOOC- C6H4 190 - 191 60 3350 - 3285 1625 1577 492,5 - 273,0 - 212,0

A6 4-HO -C6H4 112 - 113 77 3365 - 3290 1635 1570 486,5 - 280,0 - 219,0

A7 2-OH C6H4 72 - 73 65 3365 - 3290 1620 1564 484,5 - 279,0 - 218,0

A8 4-CH3 C6H4 109 - 110 68 3475 - 3326 1625 1569 465,5 - 267,5 - 248,5

A9 α-naphtyl 178 - 180 62 3484 - 3477 1509 1565 463,5 - 266,5 - 245,5

A10 β-naphtyl 149 - 150 65 3471 - 3371 15181461 1573 467,5 - 266,5 - 211,5

Bảng 3: Dữ kiện phổ MS của một số dẫn xuất aminoazo aren

KH CTPT [M+ H]+ Phổ khối lượng (MS) m/e (l%)

A1 C12H11N3 197 197(2)(M+), 167(3), 122(100), 92(28), 76(32), 75(38), 64(13)

A2 C12H10N4O2 242 242(2)(M+), 212(1), 182(3), 166(3), 150(65), 122(100), 92(28), 76(32), 75(38), 64(13)

A3 C12H10N4O2 242 242(45) (M+), 212(7), 184( 2), 167(3), 150( 26), 122(34), 120(32), 105(17), 92(100), 77(74)

A5 C13H11N2O3 227 227(40)(M+), 197(8), 167(3), 152(10), 122(30), 92(100), 76(5)

A6 C12H11N2O 199 199(2)(M+), 169(3), 152(9), 122(100), 92(28), 76(36), 75(32), 64(13)

A7 C12H11N2O 199 199(35)(M+), 169(5), 152(7), 122(100), 92(28), 76(32), 75(38), 64(15)

A8 C17H15N3 261 261(7)(M+), 231(6), 201(1), (186(7), 149(10), 122(34), 120(32), 105(17), 92(100), 77(15)

A9 C20H15N3 297 297(80)(M+), 268(20), 142(100), 127(50), 115(60), 77(10).

A10 C20H15N3 297 297(53)(M+), 268(13), 142(100), 127(46), 115(57), 77(10).

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

14 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Bảng 4. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các dẫn xuất aminoazo aren

TT Kí hiệu

Đường kính vòng vô khuẩn (mm)Bacillius subtilis S.epidermidis C.albicans

100 µg/ml 150 µg/ml 100 µg/ml 150 µg/ml 100 µg/ml 150 µg/ml

1 A2 - - - - - -2 A9 12 20 12 15 10 203 A10 15 20 13 15 15 20

Bảng 2 : Dữ kiện phổ 1H-NRM của một số dẫn xuất aminoazo aren

Ký hiệu Công thức cấu tạo

δ, ppm; J(Hz)

NH2 H Trong vòng benzen

A1 N = N NH2 4,0 7,92(2H, d, H-2,H-6, J= 2); 7,90(2H,d, H-3,H-5, J= 8,5); 7,62(2H, t,

H-8, H-12, J=6,5); 6,8-7,59(3H,m, H-9, H-10, H-11)

A2 N = N NH2O2N 3,87 7,91( 2H,d, H-2,H-6, J=6); 7,75(2H, H-3,H-5,J=3,5);

7,58(2H, d, H-8, H-12, J=1,5); 6,85(2H, d, H-9, H-11, J=9)

A3

N = N NH2

O2N3,85 7,92(2H, d, H-2, H-6, J= 4); 7,91(2H,d, H-3, H-5, J=6,5); 7,84(1H, t,

H-11, J=2); 7,71(1H, d, H-10, J=7,5); 6,96(1H, s, H-8)

A4 N = N NH2

O2N

3,847,9 (2H, H-2, H-6; J= 8); 7,84(2H, d, H-3, H-5, J= 2); 7,84(1H,d, H-9, J= 1,5); 7,80(1H, t, H-10, J=6,5); 7,73(1H,t, H-11, J=7,5); 6,95(1H, d, H-12, J=5)

A5 N = N NH2

COOH3,83 11,5 (1H, s, COOH); 7,83(2H,d,H-1, H-2, J=2,5); 7,81(2H.d, H-3, H-5,

J=2); 7,58(2H, d, H-8,H-12, J= 3); 6,95(2H, d, H-9,H-11; J= 6,5

A6 N = N NH2HO 3,9 5,5 (1H, s, OH); 7,58( 2H, d, H-2, H-6, J= 3); 6,95(2H, d, H-3,H-5,

J=7); 7,81(2H,d, H-8,H-12, J= 2); 7,82(2H,d, H-9,H-11, J=2,5)

A7 N = N NH2

OH

4,05,4 (1H, s, OH); 7,91(2H, H-2, H-6; J= 8); 7,85(2H, d, H-3, H-5, J= 2); 7,83(1H,d, H-9, J= 1,5); 7,84(1H, t, H-10, J=6,5); 7,71(1H,t, H-11, J=7,5); 6,96(1H, d, H-12, J=5)

A8

NH2

CH3N=N1

2

345

6

78

910 11

1314

12

6,05 3,90 (s, 3 H, CH3), 7,36-7,54 (4H, m, Ar-H); 8,08 (1H, d, H-2; J = 9); 8,36 (1H, d, H-3; J = 9; 7,48 (2H, m, H-6 , H-7); 7,79 (2H, m, H-5, H-8)

A9N =N

NH2

12

345

6

7

8

910

1112 13

14

1516 7,02

9,00 (1H, d, H-2, J=8,5); 8,95 (1H, d, H-3, J =8,5); 8,00 (1H, d, H-5,J=8,5); 7,91 (1H, t, H-6, J= 7,5); 8,02 (1H, d, H-7, J=7,5); 8,22 (1H, d, H-8, J =8,5); 8,12 (1H, d, H-10, J = 8,5); 7,51 (1H, m, H-11); 7,63 -7,69 (4H, m, H-13, H-14, H-15, H-16); 6,85 (1H, d, H-12, J =9)

A10

N =N

NH2

12

345

6

7

8

910

1112 13

14

1516

6,96

9,00 (1H,d,H-2, J=9,0); 8,30 (1H, d, H-3, J= 9,0); 8,13 (2H, d, d, H-5, H-8, J=8 và 8); 8,12 (1H, d, H-9, H-11, J = 8,5); 7,67 (1H, t, H-6, J= 7,5); 7,52 (1H, t, H-7, J=8,5); 7,98 (2H, d, H-12, H-13, J=8,5); 7,57 ( 2H, t, H-14, H-15, J=6,5); 6,82 (1H, s, H-16)

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

15KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

2. Đã thăm dò hoạt tính sinh học của 3 dẫn xuất aminoazo aren đối với vi khuẩn Gram (+), Gram (-) và nấm men. Kết quả cho thấy 2 trong 3 hợp chất có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm. Với tụ cầu vàng đường kính vòng kháng khuẩn từ 12 ÷ 20 mm, với khuẩn mủ xanh từ 12 ÷ 15 mm và đường kính vòng chống nấm từ 10 - 20 mm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ashassi-SorKhabi H., Shabani B., and Scifzadeh D.(2005), “Corrosion inhibitor of mild steel by some Schiff base compounds in hydrochloric acid”, Applied Surface Science, Vol. 239, Iss.2., pp.154-164.

[2]. Basavaraja K. M, Somasekhar B and Shivakumar B (2010), “Synthesis of 2-[(1-Phenyl) (Aryl) Azo] Methyleneimino -6-Chloro/ Fluoro Benzothiazoles and their Antibacterial Activity”, International Journal of PharmTech Research, Vol.2, No.2, pp 1139-1143.

[3]. Eugene Lirber and Konrad Paker (1950),“A new Method for the Preparation of azo Dyes”, Department of Biochemitry Ilinois Institute of technology, Chicago, Vol.16, pp.5779-5781.

[4]. Florica Adriana Nicolescu, Valentin Victor Jerca, Constantin Draghici, Dumitru Mircea Vuluga and Dan Sorin Vasilescu (2009), “Synthesis and Characterization of Novel Azobenzene Methacrylate Monomers” Designed Monomers and Polymer, Vol.12, pp.553–563.

[5]. Fuson R.C (1995), Reaction of Organic Compounds, Mc Graw-Hill. Inc, NewYork.

[6]. K.H. Sauders (1949), The Aromatic Diazo Compounds, Longmans, Green and Co., NewYork, N. Y.

[7]. K. Faghihi, A.Yazdi (2006), “Synthesis and Characterization of New Polyesters Containing Azobenzene Unites and Aromatic Diols in Main Chain”, J. Sci. I . A . U, Vol 16, No . 60, pp.12.

Khu giảng đường trường Đại học Công Nghiệp Việt Trì

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

16 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. GIỚI THIỆU

Thuốc bảo vệ thực vật được coi là một vũ khí có hiệu quả của con người trong việc phòng chống dịch hại, bảo vệ cây trồng. Bên cạnh ưu điểm là bảo vệ năng suất cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra nhiều tác tác hại khác như làm ô nhiễm môi trường, gây độc cho người và gia súc, tăng chi phi sản xuất, và nhất là để lại tồn dư trong nông sản gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe người tiêu dùng. Tác động tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật càng trở nên nghiêm trọng khi con người sử dụng không đúng cách và quá lạm dụng vào thuốc.

Phòng thí nghiệm Phân tích công cụ thuộc Trung tâm Thí nghiệm Thực hành – trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có trang bị bộ thiết bị sắc ký bản mỏng của hãng CAMAG nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và thực hành thực tập cho sinh viên, nhưng vẫn chưa có nhiều bài thực hành, thực tập áp dụng phương pháp trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu triển khai một số quy trình nhằm áp dụng rộng rãi các bài thực hành về phương pháp sắc ký bản mỏng

phục vụ các môn học: Thực hành phân tích công cụ, Thực hành phân tích kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hành kiểm nghiệm thuốc. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc phương pháp phân tích định tính và bán định lượng thuốc trừ sâu methamidophos trong mẫu chè tươi sau khi phun thuốc từ một đến mười ngày bằng phương pháp sắc ký bản mỏng.II. THỰC NGHIỆM

1. Hóa chất, dụng cụ

Bộ thiết bị sắc ký bản mỏng CAMAG gồm: Bộ chấm mẫu, bình triển khai dung môi, bình phun thuốc hiện, thiết bị theo dõi mức dung môi, đèn soi UV.

Các dung môi: Aceton (PA), etylacetat (PA), aceton nitril (PA), cyclohexan (PA), ete etylic(PA), n-hexan(PA), n-heptan(PA).

Chuẩn methamidophos 99,9999% (Merk), bản mỏng silicagel (MERK), natrisunfat (khan), than hoạt tính. Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methamidophos.

Máy xay sinh tố, cân phân tích, phễu lọc hút chân không, bếp cách

thủy, tủ hút.

2. Lấy mẫu và xử lý mẫu chè tươi sau khi phun thuốc

Mẫu chè được thu thập ngay sau khi phun thuốc tuần tự từ 1 đến 10 ngày. Khối lượng mẫu lấy 1kg lá chè tươi lấy tại 5 điểm chéo góc của ruộng chè, điểm lấy mẫu cách bờ 2m. mẫu được cho vào túi nilon buộc kín, mang về phòng thí nghiệm làm thí nghiệm trong ngày. Cân 50g mẫu chè tươi, cho vào máy xay sinh tố , thêm 100 ml aceton, xay trong 2 phút, chuyển vào bình nón, lắc 2 phút trên máy lắc 30 phút, sau đó lọc qua phễu lọc có chứa than hoạt tính, tráng bình và phễu bằng 50 ml aceton, dịch lọc đem cô cạn trên bếp cách thủy nhiệt độ < 400C cho đến khi còn khoảng 10 ml.

Dùng Buret thủy tinh rửa sạch, sấy khô, lót một lớp bông dưới đáy rồi nhồi vào cột 1 cm Na2SO4 khan, 5 gam than hoạt tính, 1 cm Na2SO4 khan phủ lên trên bề mặt. Rửa cột bằng 30 ml aceton, mở khóa bỏ bớt 20 ml khi lớp dung môi còn cách bề mặt lớp hấp phụ 1mm thì đóng khóa lại. Hòa tan dịch chiết bằng 10 ml aceton rồi đổ vào cột, tráng bình bằng 3 ml aceton. Rửa

PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH VÀ BÁN ĐỊNH LƯỢNG THUỐC TRỪ SÂU METHAMIDOPHOS TRONG MẪU CHÈ TƯƠI SAU KHI PHUN THUỐC TỪ MỘT ĐẾN MƯỜI NGÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC

KÝ BẢN MỎNG

ThS. Bùi Thị Thơi, ThS. Vũ Thị Nha Trang, ThS. Nguyên Thị Ngọc Quỳnh - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

ABSTRACT

In the paper we use thin layer chromatography method for analysis of Methamidophos in fresh tea samples. The optimal conditions of analysis procedure was investigatated. These results showed that no discorved the Methamidophos after spring insecticide for six days.

Keywords: Thin layer chromatography, Methamidophos, analysis.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

17KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

giải với 100 ml aceton vào bình cầu 250 ml. dung dịch rửa giải đun trên bếp cách thủy nhiệt độ < 400C cho đến cạn, cặn còn lại để xác định dư lượng thuốc trừ sâu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng.

3. Phân tích định tính meth-amidophos

Đại lượng đặc trưng cho tốc độ di chuyển của một chất trên bản mỏng là trị số Rf. Được tính bằng tỷ số khoảng cách mà chất di chuyển được so với khoảng cách mà dung môi di chuyển được. Đại lượng này chỉ phụ thuộc bản chất chất xác định và điều kiện chạy sắc ký nên nó được dùng để định tính các chất trong sắc ký bản mỏng. Định tính methamidophos dựa và trị số Rf. Rf = lA/lP

Mẫu chè tươi sau 1 - 10 ngày phun thuốc, được xử lý theo quy trình xử lý mẫu. Chạy sắc ký trong thời gian 10 phút, sau khi phun thuốc hiện là chỉ thị công gô đỏ, vết tách cô lập sẽ hiện ra màu xanh trên nền đỏ thẫm. Đo các khoảng cách mà chất đi được và khoảng cách dung môi đi được của chất chuẩn và của mẫu, tính trị số Rf theo công thức trên. Từ giá trị Rf thu được của chất chuẩn và của mẫu có thể kết luận sự có mặt hay không có mặt methamidophos trong mẫu.

4. Bán định lượng metha-midophos.

Sau khi chạy sắc ký, dựa vào diện tích và độ đậm nhạt của vết tách sau khi phun thuốc hiện của chất chuẩn và chất xác định có thể tính được lượng methamidophos có trong mẫu chè tươi.Tính kết quả theo công thức:

R=(AM/G)*1000 (mg/kg)

Trong đó:R : Dư lượng methamidophos

trong mẫu chè (mg/kg).AM:Lượng methamidophos tìm

thấy trên lớp mỏng (mg).

G : Là số gam mẫu chè tương ứng với thể tích dịch chiết chấm lên một vết trên lơp mỏng. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Khảo sát các điều kiện thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành chạy sắc ký bản mỏng để khảo sát các điều kiện tối ưu như sau:

a. Khảo sát hệ dung môi khai triển:

Quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã khảo sát chuẩn methamidophos mỗi vết chấm là 2µl dung dịch chuẩn bằng các hệ dung môi sau:

• Hệ 1: Nước/aceton• Hệ 2: Etylacetat/aceton nitril• Hệ 3: Etylacetat/aceton• Hệ 4: n-Hexan/etylacetat/

acetonnitril.

Kết quả thực nghiệm cho thấy, đối với hệ 3 vết tách cho tròn nhất và rõ nét nhất, vì vậy chúng tôi chọn hệ dung môi 3: Etylacetat/aceton.

b. Khảo sát tỷ lệ thể tích các dung môi trong hệ dung môi khai triển.

Chúng tôi đã khảo sát mỗi lần chấm 2µl dung dịch chuẩn, tổng thể tích dung môi khai triển là 20 ml, thay đổi tỷ lệ thể tích các dung môi. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy với hệ dung môi (Etylacetat/aceton = 10/10) cho kết quả tốt nhất, nên chọn tỷ lệ dung môi trên để tiến hành chạy sắc ký.

c. Khảo sát lượng chất nghiên cứu trên một vết chấm.

Chúng tôi đã khảo sát mỗi lần chấm 1µl; 2µl ; 3µl; 4µl; 5µl; 6µl; 7µl dung dịch chuẩn methamidophos. Qua thực nghiệm chúng tôi nhận thấy với hệ dung môi (EtylAcetat/Aceton = 10/10) , thể tích một lần

chấm chất chuẩn là 2µl thì vết tách đã rõ nét nên chọn lượng chất chuẩn tối ưu là 2.10-3mg/vết.

d. Khảo sát thời gian chạy sắc ký.

Với kích thước bản mỏng 8x12 cm, mỗi vết chấm từ 1-5 µl, trong hệ dung môi đã chọn thời gian chạy sác ký từ 8 đến 10 phút là hoàn thành quá trình tách tốt nhất. Sau khi chạy sắc ký xong, lấy bản mỏng ra, đánh dấu vạch mức dung môi bằng bút chì, để trong tủ hút 5 phút cho khô lớp dung môi, để vào bình hút ẩm bão hòa hơi brom từ 5 đến 8 phút. Lấy ra phun thuốc hiện.

e. Tìm giới hạn phát hiện:

Chúng tôi đã khảo sát thể tích một lần chấm chất chuẩn 0,1mg/ml với thể tích lần lượt là 1 -10 µl. Qua kết quả thực nghiệm cho thấy với thể tích < 9 µl, các tín hiệu không rõ ràng. Với thể tích từ 9 µl tương đương với 0,9 µg chất chuẩn trên một vết chấm thì tín hiệu bắt đầu rõ ràng, có thể dùng để bán định lượng methamidophos trong mẫu.

2. Tìm trị số RfNhư vậy sau khi phun thuôc từ

1-5 ngày cho kết quả định tính có methamidophos trong mẫu chè, với trị số Rf dao động một khoảng hẹp (0,603 - 0,623). Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 kết quả chạy sắc ký không phát hiện và không khẳng định sự có mặt của dư lượng methamidophos trong mẫu (KPH) (xem bảng 1).

3. Bán định lượng metha-midophos.

Theo tiêu chuẩn Nhật Bản do Viện Công nghệ sau thu hoạch cung cấp thì dư lượng tối đa cho phép đối với methamidophos là 1,0 (mg/kg).

Kết quả phân tích sau khi đã xử lý số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê xác xuất cụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

18 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

thể như sau (xem bảng 2).

Ngày 8/11/2013. Khi phân tích bán định lượng tín hiệu thu được không rõ ràng, có thể do lượng methamidophos chấm trên vết chấm nhỏ hơn giới hạn phát hiện là 0,9µg. Tính theo dư lượng methamidophos trong mẫu là 0,9 (mg/kg) thì nhỏ hơn dư lượng cho phép là 1,0 (mg/kg) nên chúng tôi không tiến hành khảo sát thêm.

Ngày

Lần đo4/11 5/11 6/11 7/11 8/11 9/11 10/11 12/11 13/11 14/11

Lần 1lA 34 35 36 35 34 KPH KPH KPH KPH KPHlP 55 57 58 58 56 KPH KPH KPH KPH KPHRf 0,618 0,614 0,621 0,603 0,607 KPH KPH KPH KPH KPH

Lần 2lA 35 35 34 36 36 KPH KPH KPH KPH KPHlP 58 57 56 57 58 KPH KPH KPH KPH KPHRf 0,603 0,614 0,607 0,603 0,621 KPH KPH KPH KPH KPH

Lần 3lA 34,5 34 35 34,5 35,5 KPH KPH KPH KPH KPHlP 57 56,5 57,5 56 57 KPH KPH KPH KPH KPHRf 0,605 0,602 0,609 0,616 0,623 KPH KPH KPH KPH KPH

Lần 4lA 35 34,5 35 35 35,5 KPH KPH KPH KPH KPHlP 58 57 58 57 58 KPH KPH KPH KPH KPHRf 0,603 0,605 0,603 0,614 0,612 KPH KPH KPH KPH KPH

Lần 5lA 34,5 34,5 35 35 35 KPH KPH KPH KPH KPHlP 57 57 57,5 57,5 58 KPH KPH KPH KPH KPHRf 0,605 0,605 0,609 0,609 0,603 KPH KPH KPH KPH KPH

Bảng 1: Kết quả Rf của mẫu chè tươi sau khi phun thuốc.

4/11/13 5/11/13 6/11/13 7/11/13 8/11/13 9/11/13

Hình 1: Hinh ảnh đo trị số Rf

Bảng 2: Kết quả trung bình dư lượng Methami-dophos mẫu chè tươi từ ngày 4/11/2013 đến

ngày 8/11/2013.Ngày R (mg/kg)

4/11/2013 3,955/11/2013 3,296/11/2013 2,247/11/2013 1,388/11/2013 KPH

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

19KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

IV. KẾT LUẬN

Sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng với thiết bị sẵn có tại trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có thể phân tích định tính và bán định lượng thuốc bảo vệ thực vật methamidophos. Ứng dụng trong giảng dạy thực hành các môn: Thực hành các phương pháp phân tích công cụ, thực hành Phân tích lương thực-thực phẩm. Kết quả bán định lượng có thể khuyến cáo cho nông dân trồng chè về thời gian thu hoạch sau khi phun thuốc để giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm chè tươi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông Nghiệp và

Phát Triển Nông Thôn [2009], Dư lượng thuốc trừ sâu ở rau quả Ấn Độ tăng cao.

[2]. Con người và thiên nhiên (2007), Hóa chất bảo vệ thực vật và sức khoẻ con người (Kỳ I).

[3]. Việt báo (2006), Rau an toàn thừa thuốc trừ sâu.

[4]. Phạm Luận (1988), Cơ sở lý thuyết Kĩ thuật phân tích FIA, ĐHTH Hà Nội.

[5]. Phạm Luận, Trần Chương Huyến, Từ Vọng Nghi (1990), Một số phương pháp phân tích điện hóa hiện đại, ĐHTH Hà Nội.

[6]. QĐ 46/2007/QĐ-BYT, Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm.

[7]. Rau Hoa Quả Việt Nam (2006), Vệ sinh an toàn thực phẩm: Những con số đáng ngại.

[8]. Sở khoa học và công nghệ tỉnh An Giang (2007), Dư lượng thuốc trừ sâu trong một số loại rau xanh ngắn ngày tại TP. Long Xuyên.

[9]. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc ( 2008 ), Thuốc bảo vệ thực vật và những tác động của chúng.

[10]. TCVN 5142:2008, Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật-Các phương pháp khuyến cáo.

[11]. TCVN 5158:1990, Chè-Phương pháp xác định dư lượng thuốc trừ dịch hại Methamidophos.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

20 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. GIỚI THIỆU

Ngày nay, các bộ vi điều khiển đang có những ứng dụng ngày các rộng rãi và thâm nhập ngày càng nhiều trong các lĩnh vực kỹ thuật và đời sống xã hội. Hầu hết các thiết bị kỹ thuật, từ đơn giản đến phức tạp như thiết bị điều khiển tự động, thiết bị văn phòng và các thiết bị trong gia đình đều có dùng các bộ vi điều khiển[1]. Với sự phát triển mạnh mẽ đó thì robot đã trở thành một trong những ứng dụng quan trọng trong cuộc sống. robot đã dần thay thế con người làm những công việc, từ đơn giản đến những việc đòi hỏi sự chính xác cao.

Vì những ứng dụng và sự phát triển đó của robot thì việc nghiên cứu ứng dụng bộ vi điều khiển để thiết kế robot là thiết thực, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu trong Nhà trường. Với mục tiêu là thiết kế robot dò đường dùng bộ vi điều khiển AT89C51 có khả năng tự động dò đường.

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. Yêu cầu công nghệ

Hệ thống có khả năng nhận được tín hiệu về đường đi, có khả

năng di chuyển đường đi theo mong muốn của người sử dụng; phải được cung cấp từ nguồn ổn định, được thay thay thế nhanh chóng (nếu cần); có khả năng điều khiển tốc độ bánh xe một cách linh hoạt, giao tiếp được với con người, có đơn vị xử lý trung tâm để có thể phối hợp các hoạt động đồng thời và ổn định trong toàn bộ quá trình hoạt động.

Có khả năng phát triển mở, mềm dẻo trong việc thay đổi cấu trúc và tham số của hệ thống tự động, độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu tốt và dễ dàng tự động hóa.

2. Sơ đồ khối chức năng

Với mục tiêu và yêu cầu về công nghệ, căn cứ vào các tính năng của

robot, tác giả đưa ra sơ đồ khối chức năng và cấu tạo, hoạt động chi tiết từng khối như (hình 1).

Khối nguồn có nhiệm vụ cấp nguồn cho động cơ và toàn bộ mạch điện, nguồn được lấy từ ắc quy 12V. Khối điều khiển có nhiệm vụ lấy dữ liệu từ khối sensor để có được trạng thái xử lý dữ liệu thu được. Từ đó đưa ra các tín hiệu điều khiển cho động cơ và cho khối hiển thị. Có rất nhiều phương án lựa chọn vi điều khiển cho bài toán. Tuy nhiên, nhóm tác giả chọn vi điều khiển AT89C51 vì dễ tiếp cận, thao tác dễ dàng và phù hợp với yêu cầu [4, 5].

Khối sensor để giải quyết bài toán có nhiều phương pháp dò đường nhưng nhóm đã lựa chọn sử dụng các cặp led thu phát

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BỘ VI ĐIỀU KHIỂN AT89C51 THIẾT KẾ ROBOT DÒ ĐƯỜNG

ThS. Vũ Doãn Vượng, ThS. Nguyên Đắc Nam, ThS. Lý Ngô Mai, ThS. Đặng Xuân Vinh Khoa Điện – Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

ABSTRACTToday, microcontrollers are the days of widespread application and penetration increasing in the field of

engineering and social life. Most of the technical equipment, from simple to complex, such as automatic con-trol equipment, office equipment and household appliances are using microcontrollers [1]. With the strong growth that the robot has become one of the important applications in life. Robots have been replacing human jobs, from simple to those requiring high precision.

Keywords: Robot navigation; microcontroller applications;

Hình 1. Sơ đồ khối chức năng của hệ thống robot dò đường

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

21KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hồng ngoại. Ở đây, sử dụng 04 cặp led hồng ngoại, 04 quang trở và 08 điện trở, 02 led ngoài cùng đặt cách nhau từ 3,5 – 4 cm, 02 Led đặt bên trong, dùng 04 led vì đảm bảo chống được lắc trong qúa trình hoạt động, đảm bảo tin cậy trong quá trình vận chuyển.

Nguyên lý của khối này như sau: khi có ánh sáng thì điện trở của quang trở sẽ giảm và ngược lại, điện trở của nó thay đổi cỡ từ 5k (khi có ánh sáng) đến 100k (không có ánh sáng), ta sử dụng led làm nguồn phát sáng cho nó, cụ thể khi gặp nền trắng, ánh sáng sẽ phản xạ lên quang trở làm điện trở của nó giảm xuống và khi gặp vạch đen thì ánh sáng sẽ khó phản xạ nên quang trở nhận ít ánh sáng làm điện trở của nó tăng lên. Từ đó robot có thể phân biệt được vạch đen trên nền trắng (nhờ khuếch đại thuật toán). Vấn đề đặt ra là quét các led, có 2 phương pháp chính là quét song song và quét tuần tự. Do yêu cầu của về tốc độ động cơ không cao nên chọn phương pháp quét tuần tự vì đảm bảo được ít nhiễu.

Khối điều khiển động cơ sử dụng tranzistor BJT C1815 và IC LM 324, sơ đồ chân của IC như sau:

Nguyên lý so sánh đơn giản của IC như sau: Nếu cho vào cổng (+) (cổng 3, 5, 10, 12) một điện áp lớn hơn điện áp cổng (-) (cổng 2, 6, 9, 13) thì ở cổng ra (cổng 1, 7, 8, 14) sẽ là mức dương, ngược lại là mức 0. Nhớ cấp nguồn cho IC ở 2 cổng 4 và 11.

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Chương trìnha. Phần mềmChương trình được viết bằng ngôn ngữ thông

dụng Assembly, C++, Keil C…mô phỏng bằng phần mềm Proteus [2, 3, 6]. Sử dụng các nhóm lệnh cơ bản

Hình 2. Hình ảnh và sơ đồ chân vi điều khiển AT89C51

Hình 3. Sự hoạt động của quang trở

Hình 4. Sơ đồ mắc quang trởHình 5. Sơ đồ chân IC LM 324

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

22 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Mov, Call, Delay, … và vòng lặp for, while ….b. Phần cứng (hình 8)

2. Kết quảa. Linh kiện01 vi điều khiển AT89C51, 01 Opamp loại 14 chân

(4 kênh) LM324, 02 con BJT loại NPN C1815, 04 quang trở, 04 led siu sáng (trắng), 12 điện trở 10k, 02 mô tơ loại 12V, nguồn sử dụng 12V, 02 nút ấn, 01 tụ

điện100mF, 06 diot loại 1N4001 và các đồ phụ kiện khác như led, rắc (jack) cắm, công tắc...

b. Mạch điện (hình 9, hình 10)IV. KẾT LUẬN

Bài báo đã nghiên cứu tương đối chi tiết về yêu cầu công nghệ, nguyên lý và các tính năng của robot, trên cơ sở đó lựa chọn các thiết bị xây dựng phương pháp lập trình điều khiển cho bộ vi điều khiển

Nhóm tác giả đã thiết kế được robot theo yêu cầu công nghệ. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu để có kiến thức về kỹ thuật điều khiển, kỹ năng lập trình và kinh nghiệm

Hình 6. Kích thước và thông số của BJT C1815

Hình 7. Sơ đồ điều khiển động cơ

Hình 8. Sơ đồ mạch

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

23KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

thực tiễn. Mặc dù vậy, bài viết đã hoàn thành được yêu cầu, mục đích, nhiệm vụ đặt ra ban đầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTiếng Việt[1]. Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng

(2004), Cấu trúc và lập trình họ vi điều khiển 8051, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, tr 11 - 34

[2]. Nguyễn Tăng Cường, Phan Quốc Thắng, Vũ Hữu Nghị (2003), Máy tính - Cấu trúc và lập trình, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, tr 12 - 35

[3]. Ngô Diên Tập (2003), Kỹ thuật vi điều khiển với AVR, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật, tr 41 - 53

Tiếng Anh

[4]. Myke Predko (1999), Programming& Customizing the 8051 Microcontroller. McGraw – Hill, pp 103 - 115

[5]. Scott Mackenzie (1998), The 8051 Microcontroler, Prentice Hall, pp 112 - 128

[6]. Thomas W. Schultz (1999), C and the 8051: Buiding Efficient Application, Prentice Hall, pp 62 - 85

Hình 9. Mạch điều khiển động cơ Hình 10. Mạch cảm ứng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

24 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Các động cơ điện rotor ngắn mạch công suất lớn không được phép khởi động trực tiếp do dòng khởi động quá lớn, với dòng điện lớn như vậy động cơ sẽ phải làm việc ở chế độ quá tải và ngắn mạch, tạo ra hồ quang ở các thiết bị chuyển mạch, làm sụp áp cục bộ lưới điện ảnh hưởng đến các phụ tải lân cận.

Trước đây việc này đã được thực hiện nhờ các bộ khởi động kiểu cuộn kháng, biến áp tự ngẫu… tuy nhiên các phương pháp này lại có nhược điểm là công suất lắp đặt lớn, kích thước cồng kềnh, phạm vi điều chỉnh quá hẹp thường chỉ tối đa là 3 cấp và một nhược điểm quan trọng nữa là không tự động hóa được.

Cái tên “Bộ khởi động mềm” không phải là quá mới mẻ trong ngành điện, nhưng trong bài viết này nhóm tác giả sẽ tập chung vào việc khảo sát xây dựng mô hình, chạy mô phỏng hệ thống gồm động cơ không đồng bộ công suất lớn và bộ khởi động mềm. Trên cơ sở kết quả chạy mô phỏng chứng minh tầm

quan trọng của bộ khởi động mềm, cũng như các thiết bị bán dẫn trong hệ thống Điều khiển truyền động điện. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Khảo sát và xây dựng mô hình, chạy mô phỏng hệ thống gồm Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc 110Kw như hình 1 và bộ khởi động mềm ở các điều kiện: Động cơ không đồng bộ khởi động trực tiếp. Động cơ không đồng bộ khởi động qua khởi động mềm theo hệ hở. Động cơ không đồng bộ khởi động qua khởi động mềm theo hệ kín.

1. Đặc tính quá độ khi động cơ khởi động trực tiếp

Động cơ được nối trực tiếp với nguồn điện xoay chiều 3 pha, sơ đồ cấu trúc xây dựng để theo dõi các tham số cơ bản được trình bày trên hình 2.

Các tham số động cơ thay đổi ở quá trình quá độ và xác lập, ở chế độ khởi động trực tiếp như đồ thị hình 3. Dựa vào mô hình dễ dàng thấy được đồ thị dòng điện động cơ ở hình thứ 2 nhìn từ trên xuống dưới. Kết

quả mô phỏng chứng tỏ rằng dòng điện Ikđ có giá trị khá lớn, cụ thể là Ikđmax = 10,18 Iđm, trong quá trình khởi động điện áp và mômen của động cơ cũng dao động khá lớn, gây nên hiện tượng rung lắc động cơ. Đây là một điều không mong muốn trong Hệ thống điều khiển truyền động điện.

2. Đặc tính quá độ khi động cơ khởi động qua khởi động mềm theo hệ hở

Sơ đồ mô phỏng sử dụng bộ điều áp xoay chiều 3 pha với 6 van bán dẫn thyristor đấu song song ngược, khối phát xung sử dụng khối “Synchronized 6-Pulse Generator” hệ được xây dựng theo mạch vòng hở, mô hình hệ thống được xây dựng như hình 4.

Kết quả mô phỏng thể hiện đồ thị của các tham số được trình bày trên hình 5.

Trong trường hợp này kết quả mô phỏng cho thấy dòng điện Ikđ đã giảm đi khá nhiều, cụ thể Ikđmax = 2,669 Iđm, tuy nhiên mômen vẫn bị dao động và có thể dẫn đến động cơ sẽ bị lắc mạnh, ở giai đoạn cuối

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH QUÁ ĐỘCỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ

KHI LÀM VIỆC VỚI BỘ KHỞI ĐỘNG MỀMThS. Bùi Thị Thanh Thủy, ThS Lê Quang Tuyến, ThS. Nguyên Thành Quân Khoa Điện - Trường Đại

học Công nghiệp Việt Trì

ABSTRACT

Content article presents the results of studies about process to start up asynchronous Motor with soft Start. Build and survery model of the system in the Matlab & Simulik. Result simulation prove This method is very effective for the study, survey of manufacturing equipment and valves used semiconductor.

Keywords: Asynchronous Motor, asynchronous Motor with soft Start, Direct start, Indirect start.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

25KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

của quá trình khởi động dòng điện và điện áp lại bị dao động, mômen động cơ có giá trị trung bình tăng nhưng luôn ở dao động xung quanh giá trị mômen cản do điện áp đặt qua bộ điều áp vào động cơ không sin chứa nhiều thành phần sóng dài.

3. Đặc tính quá độ khi động cơ khởi động qua khởi động mềm theo hệ kín.

Sơ đồ mô phỏng sử dụng thêm thiết bị phản hồi âm dòng điện, bản chất đây là khối vi điều khiển PIC dùng để tính toán góc mở van liên tục và phát xung điều khiển tới các van bán dẫn, để đưa ra chất lượng của hệ thống tốt nhất, sơ đồ mô phỏng như hình 6.

Kết quả mô phỏng thể hiện đồ thị của các tham số được trình bày trên hình 7.

Kết quả mô phỏng qua đồ thị các tham số thấy rằng dòng điện Ikđ đã được cải thiện rất nhiều, cụ thể Ikđm = 1,062 Iđm , đồ thị dòng điện và điện áp mặc dù được chia 3 giai đoạn nhưng tương đối ổn định.

Mômen động cơ tăng và bám sát giá trị mômen tải, đồ thị mômen động cơ cho thấy động cơ khởi động rất êm.

III. KẾT LUẬN.

Kết quả mô phỏng đã cho thấy việc khởi động động cơ không đồng bộ công suất lớn qua bộ khởi động mềm là rất hiệu quả, phương pháp mô phỏng này cũng rất bổ ích cho việc khảo sát và chế tạo các thiết bị sử dụng van bán dẫn. Trên cơ sở này có thể xây dựng các mô hình với các phụ tải khác nhau để nghiên cứu tùy theo những yêu cầu cụ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hình 1. Động cơ không đồng bộ 3 pha rotor lồng sóc

Hình 3. Kết quả mô phỏng ở chế độ khởi động trực tiếp.

Hình 2. Mô hình khi khởi động trực tiếp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

26 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

[1]. PGS.TS. Bùi Quốc Khánh; PGS.TS. Nguyễn Văn Liễn: Cơ sở truyền động điện. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2009

[2]. PGS.TS. Bùi Quốc Khánh; PGS.TS. Nguyễn Văn Liễn: Điều chỉnh tự động truyền động điện. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

[3]. Võ Minh Chính; Phạm Quốc Hải; Trần Trọng Minh: Điện tử công suất. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000

[4]. GS.TSKH. Nguyễn Phùng Quang: Matlab & Simulink. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2004.

Hình 4. Mô hình khi khởi động theo hệ hở

Hình 5. Kết quả mô phỏng khi khởi động theo hệ hở

Hình 6. Mô hình khi khởi động theo hệ kín

Hình 7. Kết quả mô phỏng hệ kín

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

27KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. GIỚI THIỆUThông thường khi muốn tích

trữ điện năng người ta sử dụng pin hoặc ắc quy. Các nguồn điện hóa học này rất phổ biến, tuy nhiên chúng lại có nhược điểm là dung lượng hạn chế, các sản phẩm phế thải sau khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường và thời gian nạp điện của ắc quy thường mất nhiều giờ. Do vậy nên các nhà khoa học trên thế giới đang quan tâm nghiên cứu loại linh kiện siêu tụ có mật độ tích trữ điện lớn và thời gian làm việc lâu hơn so với pin, ắc quy. Siêu tụ với công nghệ mới đã mở ra một triển vọng ứng dụng to lớn cho nhân loại [1, 4].

Mangan đioxit là vật liệu được ứng dụng rất nhiều trong nguồn điện, với một số ưu điểm như: nguồn nguyên liệu rẻ, phong phú, cách chế tạo đơn giản và có thể theo nhiều phương pháp khác nhau, tính dẫn điện và hoạt tính điện hóa tương đối tốt, rất thân

thiện với môi trường. Hơn nữa, vật liệu này có thể làm việc trong môi trường trung tính. Tuy nhiên, mangan đioxit lại chưa hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu siêu tụ do dung lượng riêng và tuổi thọ chưa được cao. Để cải thiện nhược điểm này của vật liệu có thể pha tạp với oxit của một số kim loại chuyển tiếp như Mo, Pb, Fe, Co, Ni ...[4, 5, 6]. Trong công trình này chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung mẫu đến cấu trúc và tính chất điện hoá của vật liệu oxit hỗn hợp Mn-Ni tổng hợp theo phương pháp sol-gel.

II. THỰC NGHIỆMVật liệu oxit hỗn hợp Mn-Ni

được tổng hợp theo phương pháp sol-gel từ hoá chất đầu.

Mn(NO3)2 0,5M và Ni(CH3COO)2 0,5M. Các dung dịch trộn theo tỉ lệ [Mn2+]:[Ni2+] là 4:1, tương ứng với pha tạp 20% niken.

Dung dịch hỗn hợp Mn2+, Ni2+

được cho vào hỗn hợp gồm axit citric và poli etylenglycol đã được khuấy đều trong bình nón. Sau đó đun hồi lưu gia nhiệt ở 60 ÷ 70oC và khuấy liên tục trong 24 giờ.

Sử dụng kỹ thuật phủ quay, phủ lần lượt ba lớp màng sol-gel lên điện cực nền Ni với các tốc độ quay 400 vòng/phút trong 30 giây, 600 vòng/phút trong 30 giây, 800 vòng/phút trong 30 giây. Giữa mỗi lần phủ lấy mẫu ra sấy sơ bộ ở 80oC trong 2 giờ, sau đó nung mẫu ở nhiệt độ từ 200oC đến 500oC trong 2 giờ. Sản phẩm thu được là các mẫu oxit Mn-Ni ở các nhiệt độ nung khác nhau.

Mẫu sau tổng hợp được chụp ảnh hiển vi điện tử quét (SEM), chụp nhiễu xạ tia X (XRD), chụp phân tích nhiệt (TGA). Đo quét thế vòng (CV) thực hiện trên hệ thống bình điện hóa gồm ba điện cực: điện cực làm việc (là vật liệu

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ NUNGĐẾN CẤU TRUC VÀ TÍNH CHẤT ĐIỆN HOÁ CỦA VẬT LIỆU OXIT

HÔN HỢP Mn-Ni ỨNG DỤNG TRONG SIÊU TỤ

ThS. Nguyễn Thi Lan Anh, ThS. Nguyễn Duy Toan,TS. Mạc Đình Thiết Trường Đại học Công

nghiệp Việt Trì.

PGS.TS. Mai Thanh Tung, Viện Kỹ thuật Hoá học - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

ABSTRACT

In this study, Mn-Ni mixed oxide material was synthesized by sol–gel method starting with manganese nitrate, nickel acetate and citric acid raw materials. The morphology and structure of the material was investigated by SEM, XRD, TGA techniques. Super-capacitive behavior of obtained mixed oxide was characterized by cyclic voltammetry and electrochemical impedance spectroscopy methods in 0.5 M Na2SO4. Experimental results show that after annealing at 300oC the Mn-Ni mixed oxide material has mixed crystalline and amorphous, particle sizes were about 10 ÷ 20 nm and the highest specific capacitance of 362 F/g.

Keywords: Mn-Ni mixed oxide; supercapacitor.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

28 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

cần nghiên cứu), điện cực đối (bằng Pt lưới), điện cực so sánh (điện cực calomen) và mẫu đo trong dung dịch Na2SO4 0,5M. Đo phổ tổng trở điện hóa (EIS) tại thế mạch hở sử dụng dòng xoay chiều có biên độ nhỏ Uo = 5 mV, từ dải tần số 100 mHz ÷ 10kHz. Dung lượng riêng của vật liệu được tính theo công thức:

(1)Trong đó: Q- điện lượng phóng nạp.ΔE- khoảng điện thế quét.m- khối lượng của vật liệu.Hiệu suất culong của vật liệu:

(2)

Trong đó: Qn- điện lượng nạp.Qp- điện lượng phóng.III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Đặc điêm cấu truc vật liệu Hình thái bề mặt vật liệu được

chỉ ra ở hình 1 cho thấy ở các nhiệt độ nung khác nhau thì hình thái bề

mặt của vật liệu thay đổi đáng kể.

Khi nung ở 200oC vật liệu kết thành một khối và xuất hiện các lỗ xốp. Nung ở 300oC, bề mặt vật liệu có dạng hạt rõ ràng, kích thước dao động từ 10 ÷ 20 nm. Nung ở 400oC, vật liệu có dạng hạt tinh thể sắc cạnh đặc trưng, kích thước cỡ 50 ÷ 100 nm và ở 500oC kích thước của các hạt tinh thể tăng dần, cỡ 150 ÷ 250 nm.

Từ kết quả phân tích TGA cho thấy khi nung vật liệu ở gần 100oC xuất hiện pic thu nhiệt ở 68,7oC. Đây là quá trình mất nước vật lý, quá trình này làm biến đổi 15% khối lượng mẫu. Khi nung đến khoảng 200oC thì khối lượng mẫu giảm 3,63%. Trong khoảng nhiệt độ này xuất hiện một pic thu nhiệt ở 169,3oC, đây có thể là quá trình mất nước sâu bên trong màng vật liệu [6]. Tiếp tục nung đến nhiệt độ trên 200oC, khối lượng mẫu giảm và xuất hiện một pic tỏa nhiệt ở 206,6oC. Pic này có thể là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ còn dư chưa phản ứng có trong vật liệu sol. Đến nhiệt

độ 306,8oC xuất hiện một pic tỏa nhiệt, có thể là quá trình cháy các chất hữu cơ nằm trong cấu trúc của vật liệu. Khi nung ở nhiệt độ lớn hơn 306,8oC thì chỉ xuất hiện các pic nhỏ và khó quan sát, khối lượng mẫu giảm nhẹ, chứng tỏ lúc này vật liệu đã ổn định cấu trúc [2, 3].

Sự thay đổi cấu trúc của vật liệu khi nung ở các nhiệt độ từ 200oC đến 500oC được thể hiện ở hình 3.

Kết quả phổ XRD của mẫu oxit 20% Ni cho thấy tại nhiệt độ 200oC không xuất hiện vạch phổ đặc trưng cho tinh thể, chứng tỏ vật liệu vật liệu tồn tại ở trạng thái vô định hình [3]. Khi tăng nhiệt độ nung lên 300oC bắt đầu xuất hiện vạch phổ đặc trưng cho tinh thể của oxit hỗn hợp MnNi2O4 (vạch màu xanh lam) và Mn3O4 (vạch màu đỏ). Tuy nhiên pic của hai chất này vẫn còn rất tù nên có thể thấy vật liệu ở dạng bán vô định hình. Tiếp tục tăng nhiệt nung lên 400oC, pic của hai chất trên trở nên nhọn hơn, cho thấy ở nhiệt độ này vật liệu có cấu trúc tinh thể rõ ràng [3, 7]. Và tại nhiệt độ 500oC, các pic đó đều rõ ràng, có xuất hiện thêm pic của Mn2O3 (vạch màu tím) và oxit dạng MnNiO3 (vạch màu xanh lá).

2. Tính chất điện hoáCác mẫu vật liệu oxit hỗn hợp

Mn-Ni nung ở nhiệt độ từ 200oC đến 500oC được đo CV trong dung dịch Na2SO4 0,5M tại tốc độ quét 25mV/s (hình 4a). Dung lượng riêng của vật liệu được thể hiện ở hình 4b. Trên hình 4a cho thấy các đường cong đều có dạng hình chữ nhật và đối xứng nhau. Ở mẫu nhiệt độ nung 300oC thì cường độ dòng anot và catot đạt giá trị cao nhất. Kết quả dung lượng riêng của vật liệu đạt lớn nhất khi mẫu được nung ở 300oC (hình 4b).

100

70

75

QC = ÄE.m

p

n

Q = ×100%

Hình 1. Ảnh SEM của oxit hôn hợp Mn- Ni ở các nhiệt độ nung khác nhau

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

29KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Để thấy rõ hơn sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung tới dung lượng của vật liệu, các mẫu tiếp tục được đem đo phổ tổng trở. Kết quả được thể hiện ở hình 5 và bảng 1.

Từ hình 5, thấy rằng trên phổ tổng trở dạng Nyquist của các mẫu nung ở các nhiệt độ khác nhau đều gồm hai phần. Cung nhỏ ứng với quá trình chuyển điện tích, phần đường thẳng lớn ứng với quá trình khuếch tán.

Dựa vào đặc tính của quá trình phóng nạp, ta xây dựng sơ đồ mạch tương đương như hình 6 [7].

Với: Rs - Điện trở dung dịch giữa điện cực nghiên cứu và điện cực so sánh;

Rct - Điện trở chuyển điện tích; Zw - Tổng trở khuếch tán;CPE1 - Hằng số pha đặc trưng

cho điện dung lớp kép; CPE2 - Hằng số pha đặc trưng

cho đặc tính giả điện dung.

Việc fit mạch được thực hiện trên phần mềm của máy đo Potentiostat IM6ex. Kết quả fit

mạch được thể hiện trong bảng 1.

Ở đây hằng số pha CPE1 đặc trưng điện dung lớp kép hình thành trên bề mặt của màng oxit có giá trị nhỏ hơn nhiều so với hằng số pha CPE2 đặc trưng cho tính giả điện dung, chứng tỏ vật liệu oxit đang nghiên cứu là loại vật liệu giả điện dung [2].

Kết quả fit mạch (bảng 1) cho thấy điện trở chuyển điện tích (Rct) và tổng trở khuếch tán (Zw) của vật liệu đạt giá trị nhỏ nhất tại nhiệt độ nung 300oC, tức là vật liệu có dung lượng riêng lớn nhất [1, 2], phù hợp với kết quả có được

ở hình 4b.

Để đánh giá độ bền phóng nạp của vật liệu, chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự giảm dung lượng riêng của vật liệu sau 1000 chu kỳ. Kết quả được thể hiện trên hình 7.

Trong 200 chu kỳ đầu hiệu suất culong tăng và dung lượng riêng tụ giảm nhanh. Điều này có thể giải thích là do thời gian này vật liệu làm việc chưa ổn định. Từ chu kỳ thứ 200 trở đi lúc này vật liệu làm việc ổn định, hiệu suất culong ít biến đổi và dung lượng riêng có xu hướng giảm từ từ. Trong suốt quá trình phóng nạp hiệu suất culong

đạt khoảng 99,5%, thể hiện vật liệu có tính thuận nghịch cao. Sau 1000 chu kỳ vật liệu vẫn còn duy trì 91% giá trị dung lượng riêng ban đầu.

IV. KẾT LUẬNVật liệu oxit hỗn hợp Mn-Ni

đã được tổng hợp theo phương pháp sol-gel ở các nhiệt độ nung từ 200oC đến 500oC. Vật liệu đáp ứng yêu cầu siêu tụ tốt nhất khi nung ở 300oC, có cấu trúc pha dạng hỗn hợp của MnNi2O4 và Mn3O4, kích thước

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8-1m

-500µ

0

500µ

1m

5000C4000C

2000C

I(

A/c

m2 )

E (V) vs. SCE

3000C

Hình 4a. Đường cong CV của vật liệu oxit hai nguyên nung tại các nhiệt độ khác nhau

0

100

200

300

400

150 200 250 300 350 400 450 500 550T nung ( C)

C (

F/g

) 207

362

4422

o

Hình 4b - Ảnh hưởng của nhiệt độ nung đến dung lượng riêng của vật liệu

Mn80%, Ni 20% 200C

Operations: Smooth 0.048 | ImportMn80%, Ni 20% 200C - File: Mn80 Ni20 200C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 60.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 1306130048 s - 2-Thet

Lin (C

ps)

0102030405060708090

100110120130140150160170180190200210220230240250260270280290300

2-Theta - Scale10 20 30 40 50 60

No name

00-013-0162 (N) - Manganese Oxide - Mn3O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centered00-036-0083 (N) - Nickel Manganese Oxide - MnNi2O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centeredOperations: Smooth 0.066 | ImportNo name - File: No name.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 60.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 1306135808 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5

Lin (C

ps)

0

100

200

300

2-Theta - Scale10 20 30 40 50 60

d=4.8

3945

d=2.9

9279

d=2.5

2958

d=2.1

0749

d=1.6

2507

Mn80%, Ni 20% 300C

00-013-0162 (N) - Manganese Oxide - Mn3O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centered00-036-0083 (N) - Nickel Manganese Oxide - MnNi2O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centeredOperations: Smooth 0.066 | ImportMn80%, Ni 20% 300C - File: Mn80 Ni20 300C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 60.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 1306132096 s - 2-Thet

Lin

(Cps

)

0102030405060708090

100110120130140150160170180190200210220230240250260270280290300

2-Theta - Scale10 20 30 40 50 60

d=2.

5085

6

d=4.

8800

0

d=2.

9679

2

Mn 80%, Ni 20%, 500C

01-075-2089 (C) - Nickel Manganese Oxide - NiMnO3 - WL: 1.5406 - Rhombohedral - Primitive00-041-1442 (*) - Bixbyite-C, syn - Mn2O3 - WL: 1.5406 - Cubic - Body-centered00-013-0162 (N) - Manganese Oxide - Mn3O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centered00-036-0083 (N) - Nickel Manganese Oxide - MnNi2O4 - WL: 1.5406 - Cubic - Face-centeredOperations: Smooth 0.066 | ImportMn 80%, Ni 20%, 500C - File: Mn80 Ni20 500C.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 60.010 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 1306137856 s - 2-The

Lin

(Cps

)

0

100

200

300

400

2-Theta - Scale10 20 30 40 50 60

d=3.

6151

7

d=2.

7165

7

d=2.

5384

8

d=2.

4590

5

d=2.

9728

6

d=4.

8936

7

d=2.

1074

9

d=1.

6197

0

d=1.

6638

4

d=2.

3498

0

d=3.

8450

5

d=4.

5526

2

Hình 3. Phổ XRD của mẫu oxit hôn hợp Mn-Ni nung ở các nhiệt độ khác nhau: 200oC; 300oC; 400oC; 500oC .

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

30 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

hạt khoảng 10 ÷ 20 nm, dung lượng riêng đạt lớn nhất là 362 F/g. Vật liệu làm việc thuận nghịch và có độ bền phóng nạp cao.TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. B.E. Conway, (1999), Electrochemical Supercapacitors, Kluwer Academic/Plenum Publishers.

2. Chin-Yi Chen, Sheng-Chang Wang, Yue-Han Tien, Wen-Ta Tsai, Chung-Kwei Lin (2009), “Hybrid manganese oxide films for supercapacitor application prepared by sol–gel technique”, Thin Solid Films, 518, 1557–1560.

Chung-Kwei Lin, Kai-Han Chuang, Chia-Yen Lin, Chien-Yie Tsay, Chin-Yi Chen (2007), “Manganese oxide films prepared by sol–gel process for supercapacitor application”, Surface & Coatings Technology, 202, 1272–1276.

4. Jeng Kuei Chang, Ming Tsung Lee, Chiung Hui Huang, Wen Ta Tsai, (2008), “Physicochemical properties and electrochemical behavior of binary manganese – cobalt oxide electrodes for supercapacitor applications”, Materials Chemistry and Physics, 108 (1), 124-131.

5. Masaharu Nakayama, Akihiro Tanaka, Sayaka Konishi, Kotaro Ogura, (2004), “Effects of heat-treatment on the spectroscopic and electrochemical properties of a mixed manganese/vanadium oxide film prepared by electrodeposition”, Journal of Materials Research, 19, 1509.

6. Ming - Tsung Lee, Jeng - Kuei Chang, Yao-Tsung Hsieh, Wen - Ta Tsai, (2008), “Annealed Mn-Fe binary oxides for supercapacitor applications”, Journal of Power

Sources 185 (2), 1555.

7. Rongrong Jiang, Tao Huang, Jiali Liu, Jihua Zhuang, Aishui Yu (2009), “A novel method to prepare nanostructured manganese dioxide and its electrochemical properties as a supercapacitor electrode”, Electrochimica Acta, 54 (11), 3047–3052.

0 3k 6k 9k0.0

3.0k

6.0k

9.0k

-ZIm

(Ω.c

m2 )

ZRe(Ω.cm2)

20% Ni

d) 5000C

0 1k 2k 3k0

1k

2k

3k

c) 4000C 20% Ni

-ZIm

(Ω.c

m2 )

ZRe(Ω.cm2)

0 200 400 600 8000

200

400

600

800

15 20 25 300

5

10

15

b) 3000C20% Ni

-ZIm

(Ω.c

m2 )

ZRe(Ω.cm2)

0 1k 2k 3k 4k0

1k

2k

3k

4k

-ZIm

(Ω.c

m2 )

ZRe(Ω.cm2)

20% Ni

20 40 600

20

40

a) 2000C

Hình 5. Phổ tổng trở của vật liệu oxit hôn hợp Mn-Ni ở các nhiệt độ nung khác nhau (đường nét +: đường thực nghiệm; đường nét liền: đường fit mạch)

Hình 6 - Sơ đồ mạch tương đương

0 200 400 600 800 1000270

275

280

285

290

295

300

305

310

Number of cycles

C (F

/g)

96

97

98

99

100

η(%)

Hình 7. Sự biến đổi dung lượng riêng (C) và hiệu suất Culong (η) của oxit hôn hợp Mn-Ni theo số chu kỳ quét trong dung dịch Na2SO4 0,5M

Bảng 1. Kết quả fit mạch của các mẫu oxit hôn hợp Mn-Ni được nung ở các nhiệt độ khác nhau, mẫu đo trong dung dịch Na2SO4 0,5M

Mâu TnungCPE1 (μF) Rct (Ω) Zw (Ω.s-

1/2 )CPE2 (mF)

Oxit hôn hơp Mn-Ni

200oC 24,97 18,42 10,43 4,56300oC 76,12 6,21 8,4 18,87400oC 52,4 756,20 326,57 0,26500oC 2.10-3 3572 2273 26.10-6

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

31KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương trình Bernoulli là biểu thức quan trọng nhất của động lực học chất lỏng, nó là kết quả khi giải bằng phương pháp tích phân phương trình vi phân chuyển động của Euler(1):

Từ phương trình trên ta rút ra (2):

Nhân hai vế của từng phương trình trên với cạnh tương ứng dx, dy, dz và cộng chúng lại ta được (3):

Ta biết:

ωdω =

Đặc trưng cho vi phân toàn phần của áp suất và tích của vận tốc với vi phân toàn phần, do đó phương trình (3) được viết lại là:

ωdω=

vì ωdω=d

Hay (4):

Đây là phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng chuyển động không có ma sát, nghĩa là không có mất mát năng lượng.

Trong đó:

z: Đặc trưng thế năng riêng hình học (m). : Đặc trưng chiều cao áp suất

thủy tĩnh (hay chiều cao pezômet) còn gọi là thế năng

riêng áp suất (m). : Đặc trưng thế năng riêng

vận tốc hay thế năng riêng động lực, biểu thị động năng

của chất lỏng chuyển động (m).

Có thể biểu thị (5):

Vậy năng lượng riêng toàn phần của chất lỏng lý tưởng chuyển động ổn định bằng tổng thế năng riêng hình học, thế năng riêng áp suất, thế năng riêng vận tốc và là một đại lượng không đổi.Biểu diễn phương trình Bernoulli trên đồ thị.

NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ THÍ NGHIỆMMINH HỌA PHƯƠNG TRÌNH BERNOULLI

CHO CHẤT LỎNG THỰC

ThS. Nguyên Tiến Hưng, Khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì

ABSTRACT

Bernoulli’s equation is the most important expression of fluid dynamics, based on Bernoulli’s equation can be made to flow measuring instruments, velocity ...

Based on the study of the theoretical basis, AutoCad software used to design and manufacture labora-tory equipment. Operating system laboratory equipment, data gathering and calculation, compared with the theory test.

Keywords: Bernoulli’s equation, fluid dynamics.

0=∂∂

+∂∂

xp

x xωωρ

0=∂∂

+∂∂

yp

y yωωρ

0=+∂∂

+∂∂ g

zp

z z ρωωρ

xp

xx ∂∂

−=∂

ρω

ω 1

yp

yy ∂∂

−=∂

ρω

ω 1

zpg

zz ∂∂

−−=∂

ρω

ω 1

=+ +

+ + và dp =

g2

2ω2

0)2

(2

=++gpz

gd

ρω

constgg

pz =++2

2ωρ

→ d =

gpρ

g2

constgg

pzH tp =++=2

2ωρ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

32 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

Trong thực tế thường gặp chất lỏng thực, nên khi chuyển động xuất hiện lực ma sát do độ nhớt của chất lỏng, do ma sát với thành ống làm cản trở chuyển động và tiêu tốn một phần năng lượng, do đó để thắng trở lực này chất lỏng phải tiêu tốn một phần năng lượng có trong nó, khi đó phương trình Bernoulli có dạng:

(6)

Trong đó: hm là năng lượng mất mát hoặc thế năng riêng tổn thất (m).

Từ phương trình (6) ta đưa ra kết luận sau: Đối với một tiết diện bất kỳ của ống dẫn trong đó chất lỏng thực chảy qua khi chế độ chảy ổn định thì tổng của thế năng riêng vận tốc, thế năng riêng áp suất, thế năng riêng hình học và thế năng riêng mất mát là một đại lượng không đổi.

Biểu diễn phương trình (6) bằng đồ thị.

Như vậy, nếu ta tạo được một đoạn ống dẫn chất

lỏng với đường kính khác nhau, hướng chuyển động khác nhau…đồng thời đảm bảo chế độ chảy ổn định thì tại các vị trí khác nhau trên đường ống có thể xác định được các đại lượng của phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực và từ đó có thể biểu diễn phương trình Bernoulli trên đồ thị, cụ thể:

- Xác định đại lượng z bằng thước đo từ vị trí tiết diện tới mặt chuẩn chọn trước.

- Xác định đại lượng gpρ bằng ống pezômét.

- Xác định g2

2ω bằng ống pitôpropan.

- Xác định đại lượng hm bằng cách:

hm = Htp – (z+gpρ

+g2

2ω )

II. CHẾ TẠO THIẾT BỊ

1. Thùng ổn áp.

Thùng hình trụ, Φ = 290(mm), chiều dài 400(mm), cách mặt sàn đặt hệ thống là 2000(mm) tính từ mặt thoáng phía trên. Trên thùng có đường ống cấp nước vào, cửa chảy tràn, trụ đỡ, mặt bích nối với đường ống dẫn chất lỏng làm thí nghiệm, vật liệu làm bình ổn áp là thép không gỉ (inox). Sử dụng phương pháp hàn để chế tạo thiết bị.

2. Đường ống dẫn chất lỏng.

Gồm có một đoạn thẳng đứng Φ = 32(mm) nối từ bình ổn áp xuống, đoạn nằm ngang là đoạn ống có đường kính khác nhau gồm một đoạn ống đột mở từ Φ = 32(mm) lên Φ = 50(mm), đoạn ống đột thu từ Φ = 50(mm) xuống Φ = 32(mm). Một đoạn ống nằm xiên với góc nghiêng là 45o so với phương ngang. Trên đoạn ống có các điểm đo. Sử dụng phương pháp hàn để chế tạo thiết bị.

3. Bảng gỗ.Kích thước 2000 x 1200(mm), chân đỡ bằng thép

có chiều cao 1000(mm), được sơn để chống ăn mòn4. Thùng định mức Thùng định mức có dạng hình hộp, với tiết diện

là 250x260(mm), chiều cao là 620(mm). Trên thân thùng định mức có ống dẫn để xác định mức nước dâng lên trên thùng.

Ngoài ra còn các ống thủy tinh (10 ống, dài 115(cm)), các thước dây L =117(cm), các đường ống dẫn chất lỏng (ống nhựa Φ =27(mm), Φ = 34(mm)), van bi (5 van).

Hình 1. Biểu diễn phương trình Bernoulli cho chất lỏng lý tưởng

consthgg

pz m =+++2

2ωρ

Hình 2. Biểu diễn phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

33KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Chọn mặt chuẩn là mặt phẳng của sàn phòng thí nghiệm, điều chỉnh van sao cho nước chảy vào thùng ổn áp, mực nước sẽ dâng lên trong ống thủy tinh ngang bằng nhau và bằng mức nước trong thùng ổn áp, khi mực nước trong ống không dâng nữa thì ghi giá trị năng lượng riêng toàn phần Htp lớn nhất của hệ thống thí nghiệm.

Điều chỉnh van tháo chất lỏng ở các mức lưu lượng khác nhau, ghi giá trị mực nước trên từng ống thủy tinh ở các điểm đo.

Theo dõi mực nước dâng trên ống thủy tinh ở bình định mức kết hợp với đồng hồ bấm giây để đo lưu lượng.

* Kết quả đo lần 1: Q1 = 4,06.10-4(m3/s), Htp = 1,94(m) (Lưu ý: ký hiệu T có nghĩa là trái, P có nghĩa là phải của các vị trí đo)

(với hg∆= 2'ω và ωω '

=K )

Hình 3. Hình ảnh thiết bị được chế tạo

Bảng 1: Mực nước dâng lên trên các điểm đo

Ống đo

Lần đo

I II III IV V

T P T P T P T P T P

1 129 131,5 128,7 130,5 128,6 129 124 126 121 123

gpρ

g2

Bảng 2: Giá trị các đại lượng của phương trình Bernoulli tại các điểm đo

I II III IV V

z 0,54 0,54 0,54 0,34 0,21

1,29 1,287 1,286 1,24 1,21

0,013 0,0023 0,0023 0,013 0,013

hm 0,097 0,1107 0,1117 0,347 0,507

Vị trí

Giá trị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

34 KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

* Kết quả đo lần 2: Q2 = 5,42.10-4

(m3/s), Htp = 1,94(m).

Qua hai kết quả thí nghiệm được thực hiện trên thiết bị đã được chế tạo, chúng tôi nhận thấy rằng:

Có sự chênh lệch mực nước ở các điểm đo, ống bên trái thấp hơn ống bên phải và giảm dần từ vị trí I đến vị trí V, điều đó chứng tỏ có tổn thất năng lượng khi qua các điểm đo và điều này phù hợp với phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực.

Xây dựng được biểu đồ minh họa phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực chảy qua các tiết diện, biểu đồ này có độ dốc giảm dần từ tiết diện I tới tiết diện V, có thể giải thích là do tổn thất năng lượng tăng dần từ tiết diện I tới tiết diện V.

Xác định hệ số thực nghiệm K, ở đây K ≠ 1 điều này có thể giải thích bởi việc đặt các ống đo mực nước vào vị trí các điểm đo có gây phá hoại cấu tạo của dòng chảy.

IV. KẾT LUẬN

Dựa trên nghiên cứu cơ sở lý thuyết để chế tạo thành công thiết bị thí nghiệm “ Minh họa phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực”. Vận hành hệ thống thiết bị thí nghiệm, lấy số liệu tính toán, kiểm tra so với lý thuyết

Chế tạo thành công thiết bị giúp cho giảng viên nâng cao chất lượng giảng dạy trong Nhà trường, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về động lực học chất lỏng, vận tốc, áp suất của chất lỏng ở các tiết diện khác nhau. Có thể xác định được năng lượng mất mát trong quá trình chuyển động của chất lỏng trong thiết bị thí nghiệm cũng như trong thực tế, từ đó có các biện pháp cải tiến, thay thế đem lại hiệu quả làm việc cho hệ thống.

Hình 4. Biểu đồ minh họa phương trình Bernoulli

Bảng 3: Kết quả tính toán hệ số K

Tiết diện

Đại lượngI II III IV V

Q (m3/s) 4,06.10-4

w (m/s) 0,51 0,21 0,21 0,51 0,51 w’ (m/s) 0,7 0,59 0,28 0,626 0,626

K 1,3 2,8 1,3 1,2 1,2

Hình 5. Biểu đồ minh họa phương trình Bernoulli cho chất lỏng thực

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

35KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. GS -TSKH Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hoá chất và thực phẩm Tập 1-Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2007

[2]. Nguyễn Bin - Đỗ Văn Đài – Lê Nguyên Đương – Long Thanh Hùng - Đinh Văn Huỳnh – Nguyễn Trọng Khuông - Phan Văn Thơm – Phạm Xuân Toản, Sổ tay Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học ( Tập 1 + 2), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2003

[3]. Hồ Lê Viên , Giáo trình cơ sở tính toán các máy và thiết bị hoá chất và thực phẩm – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 2004

[4]. Huỳnh Phú, Bài giảng Thủy lực môi trường – Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, 2005

[5]. Perry, J. H. Chemical Engineers Handbook, Mc Graw – Hill Book Company. Inc. New York, Toronto, London, 1980.

gpρ

g2

Bảng 5: Giá trị các đại lượng của phương trình Bernoulli tại các điểm đo

I II III IV V

z 0,54 0,54 0,54 0,34 0,21

1,18 1,175 1,17 1,10 1,06

0,023 0,0037 0,0037 0,023 0,023

hm 0,197 0,2213 0,2263 0,477 0,647

Vị trí

Giá trị

Bảng 6: Kết quả tính toán hệ số K

Tiết diện

Đại lượngI II III IV V

Q (m3/s) 5,42.10-4w (m/s) 0,67 0,27 0,27 0,67 0,67w’ (m/s) 0,76 0,7 0,31 0,88 0,626

K 1,1 2,5 1,1 1,3 0,9

Bảng 4: Mực nước dâng lên trên các điểm đo

Ống đo

Lần đo

I II III IV V

T P T P T P T P T P

2 118 121 117,5 120 117 117,5 110 114 106 108

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

36 NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI

I GIỚI THIỆU

Thực hiện chương trình hành động đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên. Chú trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, công tác chăm sóc sức khỏe; chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học; giáo dục an toàn giao thông; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội,...đối với học sinh, sinh viên.

Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có kiến thức,

kĩ năng thực hành nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục đã chỉ ra rằng nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục.

Lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì (ĐHCNVT) đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (GVCN) thực hiện nhiều biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện đối với học sinh sinh viên (HSSV). Tuy nhiên, quá trình thực hiện nhiệm vụ, GVCN còn gặp một số những khó khăn bởi nhiều thầy cô giáo trẻ về tuổi đời, tuổi nghề và thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Đặc biệt, từ khi Nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc thực hiện nhiệm vụ của GVCN càng trở nên khó khăn hơn. Mặt khác, sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và những tiêu cực ngoài xã hội đã có ảnh hưởng nhất định đến quá trình quản lý và giáo dục HSSV. Do đó, tại Trường ĐHCNVT vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa

có động cơ, thái độ học tập đúng đắn dẫn những biểu hiện như lười học, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, sống theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân.

Việc nghiên cứu thực trạng công tác GVCN tại trường ĐH CNVT để đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng chủ nhiệm lớp là phù hợp với thực tế giáo dục của Nhà trường, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GVCN, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện HSSV.

Nghiên cứu về công tác GVCN nói chung và vai trò của GVCN đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, bài viết liên quan đến vấn đề công tác giáo viên chủ nhiệm lớp. Trong các công trình đã công bố có thể kể đến một số công trình của các tác giả như: Tác giả Nguyễn Thanh Bình, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ [1, 6, 7]...Những công trình kể trên chủ yếu tập trung vào nghiên cứu

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

ThS. Lê Thị Thanh Nhàn, ThS. Bùi Thị Thanh Vân Khoa Kinh tế - Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

ABSTRACT

Research into class teachers’ work at Viet Tri University of Industry to find solutions enhancing the quality of class teachers’ work is to be suitable with the actual requirements of the University’s education; to meet the requirements of high quality human resource training; to train people having comprehensively physical, intellectual and moral development. By the method of theorical study, the method of practical study and the method of statistical study, the researchers surveyed, analyzed the actual situation of class teachers’ work at Viet Tri University of Industry, and put forward the four solutions enhancing the effectiveness of class teachers’ work: Drilling to enhance the cognition and competence for the class teachers; Strengthening the extracurricular activities for the students; Reinforcing the cooperation of the family, the school and society; Performing the work of comptition, commendation and reward well.

Keywords: class teachers word, slutions of class teachers word, enhancement of class teachers word.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

37 NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI

những tình huống giáo dục học sinh của người GVCN hoặc những vấn đề cơ bản của công tác chủ nhiệm lớp từ góc nhìn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Nghiên cứu về các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN chưa có công trình nào được thực hiện tại trường ĐHCNVT.

II .THỰC NGHIỆM1. Công cụ nghiên cứuPhương pháp nghiên cứu được

sử dụng trong bài báo là thu thập các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác chủ nhiệm lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến công tác GVCN.

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn dựa vào sự quan sát thực tế hoạt động chủ nhiệm lớp; điều tra bằng hệ thống bảng hỏi; phỏng vấn một số thầy cô chủ nhiệm.

Phương pháp toán thống kê được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.

2. Đối tượng nghiên cứuCông tác giáo viên chủ nhiệm

lớp ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

3. Các bước tiến hànhNghiên cứu cơ sở lý luận về

công tác GVCN, vai trò - nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác GVCN; cơ sở đánh giá hiệu quả công tác GVCN

Tìm hiểu thực trạng của công tác GVCN tại Trường ĐH CNVT: a. Kết quả rèn luyện của HSSV.

b. Kết quả học tập của HSSV.

c. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HSSV.

d. Tổ chức hoạt động ngoại khóa

và các hoạt động khác.

e. Tổ chức cho HSSV thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường.

g. Những nội dung công việc chủ nhiệm lớp đang thực hiện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: GVCN ở các Khoa trực thuộc trường Đại học Công nghiệp Việt Trì có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, giáo dục toàn diện sinh viên. Bởi vì từ kết quả học tập, rèn luyện đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức lối sống; từ việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa đến việc thực hiện nội quy, quy định của Nhà trường đều rất cần đến vai trò của người chủ nhiệm lớp. Các giải pháp mà các thầy cô chủ nhiệm lớp thực hiện với mục đích quản lý và giáo dục sinh viên đem lại hiệu quả rất đáng kể trong việc duy trì nền nếp dạy học và giáo dục tư tưởng đạo đức cho sinh viên tại trường. Tuy nhiên, công tác chủ nhiệm lớp cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía giáo viên, sinh viên và cả môi trường xã hội… Vì thế, để nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý giáo dục cho sinh viên, đòi hỏi GVCN phải có sự đổi mới thiết thực trên nhiều phương diện nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục của nhà trường trong những năm tới.III.KẾT QUẢ

Trong báo cáo về phương hướng nhiệm vụ năm học 2012 – 2013 cũng như trong kết luận của các cuộc họp giao ban hàng tháng về công tác HSSV, Nhà trường luôn chú trọng và đề cao công tác giáo dục rèn luyện HSSV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các đơn vị, của toàn thể cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong Nhà trường. Đó chính là cơ sở căn cứ cho chúng tôi xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện HSSV. Đồng thời, các giải pháp nâng cao chất

lượng công tác chủ nhiệm lớp được đề xuất phải góp phần thực hiện tốt quan điểm, qui định hiện hành của ngành GD&ĐT đối với công tác GVCN.

Bên cạnh đó, các giải pháp được đề xuất phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn yêu cầu của giáo dục đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn của công tác GVCN tại Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì.

Từ các căn cứ và nguyên tắc nêu trên, chúng tôi đề xuất 4 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường ĐH Công nghiệp Việt Trì như sau:

1. Tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho GVCN.

a. Mục đích:

Giúp GVCN nhận thức đúng, đủ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường Đại học. Phân tích được nội dung và yêu cầu của công tác chủ nhiệm lớp tại Nhà trường giai đoạn hiện nay; xác định được các hoạt động cơ bản trong thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và cách thức tiến hành.

Sau đợt tập huấn, GVCN có được kỹ năng quản lý và giáo dục sinh viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Nhà trường; GVCN có trách nhiệm cao hơn, quan tâm sâu sát mọi đối tượng sinh viên hơn; kiên trì, hợp tác, chủ động, thân thiện …trong thực hiện các hoạt động giáo dục sinh viên.

b. Nội dung của giải pháp

Tổ chức cho GVCN nghiên cứu các văn bản: Luật Giáo dục, điều lệ trường Đại học, các tài liệu khác liên quan đến công tác giáo viên chủ nhiệm.

Tìm hiểu nhu cầu học tập của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm như:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

38 NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI

Nội dung học tập (cách thức tìm hiểu đối tượng sinh viên lớp chủ nhiệm; lập kế hoạch chủ nhiệm lớp; xây dựng tập thể lớp; phương pháp học tập, tình yêu sinh viên; vấn đề văn hóa học đường…).

Tìm hiểu về thời điểm cần tập huấn của GV để từ đó lập kế hoạch tập huấn bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GV ở các khoa trực thuộc ĐH CNVT một cách hiệu quả.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ GVCN trong toàn trường.

2. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho HSSV.

a. Mục đích:

Củng cố nhận thức của GVCN về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong HSSV qua các hoạt động ngoại khóa. Thông qua các hoạt động ấy, tăng cường thể lực cho người học - đó là điều kiện để HSSV có thể học tập và rèn luyện được tốt hơn. Mặt khác, hoạt động ngoại khóa với nhiều nội dung phong phú đa dạng giúp sinh viên có cái nhìn đúng đắn về động cơ học tập, tư tưởng đạo đức lối sống của mình. Giúp GVCN có điều kiện gần gũi, hiểu sinh viên của mình hơn để từ đó nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu trong nội lực HSSV lớp mình.

Giúp GVCN có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục sinh viên lớp chủ nhiệm với nhiều chủ đề, nội dung đa dạng

GVCN nhận thức về trách nhiệm của mình trong việc tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa như là một trong những nhân tố tích cực đối với quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.

b. Nội dung của giải phápTìm hiểu những điểm yếu

của sinh viên lớp chủ nhiệm

như: khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, phương pháp học... để xác định nội dung cho các hoạt động ngoại khóa.

Tìm hiểu về những vấn đề có tính chất thời sự hoặc những vấn đề gần gũi trong cuộc sống sinh viên.

Tìm hiểu về thời điểm cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo với những chủ đề phù hợp để từ đó lập kế họach chỉ đạo tập thể sinh viên thực hiện kế hoạch một cách hiệu quả

Giao nội dung thảo luận cho từng nhóm sinh viên

Đánh giá chung về hoạt động ngoại khóa hoặc thảo luận của lớp chủ nhiệm

3. Tăng cường sự phối kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội

a. Mục đích:Giúp cho gia đình, nhà trường

có được lượng thông tin cần thiết, kịp thời để từ đó có giải pháp ngăn chặn những biểu hiện sai trái hoặc những khuyết điểm còn tồn đọng trong HSSV. Đồng thời, sự phối hợp này còn giúp GVCN hiểu rõ sinh viên của mình hơn (chẳng hạn như hoàn cảnh gia đình, những biến động về tâm lý...) để từ đó uốn nắm những sai phạm kịp thời hoặc cũng có thể động viên, chia sẻ đúng thời điểm ...tạo chỗ dựa tinh thần và niềm tin trong sinh viên.

b. Nội dung của giải phápGVCN chủ động cho sinh viên

kê khai sơ yếu lý lịch ngay từ đầu khóa và lưu giữ những thông tin đó trong suốt khóa học để có thể liên lạc với gia đình khi cần thiết

GVCN cập nhật những thông tin qua hệ thống văn bản tác nghiệp hành chính của Nhà trường và các đơn vị có liên quan để triển khai kịp thời đến người học.

GVCN thường xuyên cập nhật những vấn đề có liên quan

đến sinh viên bằng nhiều kênh thông tin chính thống được xa hội thừa nhận. Qua những thông tin đó, GVCN giáo dục sinh viên về đạo đức, tư tưởng, lối sống; hoặc đưa ra bài học kinh nghiệm; hoặc thắp lửa niềm tin cho hành động sống của sinh viên.

4. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng.

a. Mục đích:

Mục đích của việc học tập, chính là những hình ảnh về sản phẩm tương lai mà các em mong muốn đạt tới. Sau khi đã chiếm lĩnh đầy đủ các khái niệm, kỹ năng cũng như hình thành, thái độ và hành vi để thay đổi bản thân mình. Nhưng động cơ để thúc đẩy các hành động học tập của các em có 2 loại. Có thể chỉ là động cơ bên ngoài như phần thưởng, điểm cao hay vị trí số 1 của lớp, thậm trí là sức ép của gia đình…Có thể là động cơ nội tại trong bản thân mỗi người học khi các em mong muốn được khẳng định mình, hoàn thiện mình. Chính vì thế mà động cơ là điều kiện tiên quyết để người học, học tập và rèn luyện hiêu quả. Vì lẽ đó mà chúng ta thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khích lệ kịp thời GVCN cũng như HSSV khơi dậy những nhu cầu, mong muốn của họ để rồi biến nó thành động lực học tập.

Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, động viên, khuyến khích kịp thời nhằm tạo sự phấn khởi, cố gắng vươn lên của các GVCN trong công tác chủ nhiệm lớp và xây dựng đội ngũ GVCN nhiệt tình, có năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HSSV, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Thông qua phong trào thi đua, suy tôn các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, làm phong phú thêm truyền thống xây dựng và phát triển của Nhà trường

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

39 NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI

Công tác thi đua khen thưởng tạo không khí thi đua sôi nổi trên môi trường học tập và rèn luyện, góp phần hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội trong HSSV.

b. Nội dung của giải pháp

Dựa trên hệ thống các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng đối với HSSV trong Quyết định số 340/QĐ-ĐHCNVT, ngày 10 tháng 8 năm 2011 của Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

Công khai hóa các tiêu chí đánh giá và phát động thi đua trong toàn trường.

Kiểm tra, đôn đốc thường xuyên để có căn cứ đánh giá kết quả công tác và quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm lớp của các giáo viên chủ nhiệm.

Tổ chức bình xét thi đua theo các tiêu chí đảm bảo tính công khai, công bằng và khách quan.

Thực hiện chế độ khen thưởng đối với giáo viên chủ nhiệm giỏi.

Dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn, chúng tôi đề xuất 4 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đang đặt ra. Việc tìm kiếm những giải pháp cho nâng cao chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm đã được Đảng ủy – Ban Giám hiệu trường Đại học Công nghiệp Việt Trì rất quan tâm. Trong nhiều cuộc tọa đàm của Nhà trường, Trưởng các đơn vị cũng như cán bộ, giảng viên trong trường tham gia đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng công tác GVCN nhưng vẫn chưa có được những giải pháp mang tính hệ thống và đồng bộ. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ nêu một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần bổ sung vào hệ thống giải pháp của Nhà trường

để nâng cao chất lượng công tác GVCN, trong tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở trường Đại học Công nghiệp Việt Trì.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

1. Kết luận

a. Sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: Vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những thế hệ người học vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Để đánh giá phẩm chất của một sinh viên khi ra trường, người ta dựa vào những tiêu chí như: Tư cách đạo đức; kiến thức chuyên môn; trình độ ngoại ngữ, tin học; sức khỏe cá nhân; tinh thần cầu tiến; khả năng sáng tạo trong công việc; ý thức tổ chức kỷ luật cũng như ý thức tập thể. Như vậy rõ ràng là bên cạnh yếu tố tài năng thì tư cách và đạo đức của một sinh viên khi rời khỏi ghế nhà trường trở thành một yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến đường đời của sinh viên khi lập nghiệp. Do vậy, bên cạnh việc tích lũy kiến thức cho yếu tố tài năng thì việc quan tâm đến tư cách đạo đức, năng lực sáng tạo...của sinh viên được coi là yếu tố trọng. Chúng ta những người làm công tác giáo dục mong muốn các em có thể cống hiến nhiều hơn nữa để xứng đáng với những gì mà xã hội đang kỳ vọng. Vì thế, công tác GVCN ở trường ĐHCNVT là một nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cần thiết phải nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

b. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, chúng tôi xây dựng khung lý thuyết về các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN. Từ cơ sở lý luận, chúng tôi nhận thấy rằng giải pháp nâng cao chất lượng công

tác GVCN chính là nhận thức của thầy cô về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục HSSV; là cách thức, phương pháp làm việc của GVCN nhằm quản lý và giáo dục toàn diện HSSV. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, GVCN không ngừng tự học để nâng cao năng lực quản lý lớp, năng lực sư phạm và kỹ năng giáo dục các em về tư tưởng đạo đức, lối sống. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị và cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động ngoại khóa với mục đích tuyên truyền giáo dục sinh viên đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.

c. Kết quả khảo sát thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp của các GVCN trong trường cho thấy:

GVCN ở các Khoa trong trường thực hiện tốt công tác chủ nhiệm của lớp mình. Mỗi GVCN có những giải pháp quản lý giáo dục riêng. Song, hiệu quả của công tác chủ nhiệm đều hoàn thành.

Tuy nhiên, có một số thầy cô do có nhiều giờ lên lớp, lại tham gia công tác quản lý, cho nên không có đủ lượng thời gian để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên .

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GVCN còn gặp những khó khăn nhất định như: Sự hạn chế về năng lực sư phạm, năng lực quản lý sinh viên,...đó là chưa kể đến sự tác động của những nhân tố khách quan đưa lại.

d. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác chủ nhiệm lớp, với mong muốn đề xuất các giải pháp thúc đẩy công tác quản lý, giáo dục sinh viên trong toàn trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được các yêu cầu mới đang đặt ra chúng tôi đã đề xuất 4 giải pháp chính. Các giải pháp đề xuất được chúng tôi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

40 NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI

tiến hành khảo nghiệm ở khoa Kinh tế nhằm kiểm tra tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác GVCN như: Đã tổ chức tập huấn cho GVCN và HSSV về Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ; đã tổ chức thành công các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên như “Giải cầu lông giao hữu giữa khoa Kinh tế và khoa Công nghệ Thông tin”; đã thực hiện công tác thi đua, khen thưởng để động viên khích lệ sinh viên trong Hội trại chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013...Kết quả khảo nghiệm bước đầu cho thấy 4 biện pháp đã đề xuất là cần thiết, có tính khả thi và có thể vận dụng vào thực tiễn các Khoa trong toàn trường. Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, chúng có tác dụng tương tác, hỗ trợ nhau trong quá trình thưc hiện.

2. Kiến nghị.

a. Đối với Nhà trường

Tổ chức tập huấn cho GVCN trong toàn trường để tất cả các thầy cô chủ nhiệm đều được tham dự tập huấn.

Cụ thể hóa bằng văn bản về tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc của GVCN; Có hình thức khen thưởng đối với giáo viên chủ nhiệm giỏi để tạo thêm động lực trong công việc.

b. Đối với các Khoa

Liên tục phát triển đội ngũ GVCN về số lượng và chất lượng trên cơ sở vận dụng các giải pháp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn quản lý và giáo dục sinh viên;

Tạo cơ hội cho các GVCN được học tập, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong việc xử lý tình huống sư phạm như: Tổ chức các họat động giáo dục sinh viên; cùng nhau trao đổi chia sẻ kinh

nghiệm với nhau qua hội thảo, seminar..

c. Đối với các giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp.

Cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của một GVCN đối với việc giáo dục và quản lý HSSV - những chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, GVCN luôn là tấm gương sáng về nhân cách của người thầy; luôn thực hiện tốt các Qui định về đạo đức nhà giáo (Kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Giáo viên nói chung và GVCN nói riêng không ngừng học tập, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao chuyên môn về quản lý và giáo dục sinh viên, mạnh dạn thực hành vận dụng những điều học được từ sách vở, tài liệu; hoặc những kinh nghiệm học được từ đồng nghiệp vào trong thực tế công việc chủ nhiệm của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thanh Bình (2000), Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT, Mã số: SPHN-09-465 NCSP.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Kỷ yếu hội thảo Công tác GVCN ở trường phổ thông, NXBGD.

[3]. Điều lệ Trường Trung học chuyên nghiệp (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2000/BGDĐT ngày 11/7/2000.)

[4]. Nguyễn Khắc Hiền (2005), Một số giải pháp tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các trường THPT tỉnh Bắc Ninh.

[5]. Hồ Chí Minh (1997), Vấn đề GD, NXBGD, Hà Nội.

[6]. Hà Nhật Thăng (2001), Phương pháp công tác của người GVCN trường THPT, NXB ĐHQG Hà Nội.

[7]. Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ (1998), Công tác GVCN ở trường phổ thông, NXBGD.

[8]. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt.

[9]. Luật GD (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[10]. Quy chế HSSV các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy

[11]. Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXBGD.

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

41THÔNG TIN TUYỂN SINH

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

Số 9, Đường Tiên Sơn, phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tinh Phu Thọ.Khu B: xa Tiên Kiên, huyện Lâm Thao, tinh Phu Thọ.Điện thoại: (0210)3827305; (0210)3848636. Website: www.vui.edu.vn.

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015

1. Chỉ tiêu tuyển sinh - Trình độ đại học: 1.800 - Trình độ cao đẳng: 300

2. Phương thức tuyển sinh: Nhà trường tổ chức xét tuyển theo 2 phương thức, thí sinh tùy ý lựa chọn. Xét tuyển dựa vao kết quả kỳ thi THPT quốc gia: Thí sinh có tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển đạt từ điểm sàn trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thí sinh có hộ khẩu thường tru từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại các tinh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được xét tuyển với kết quả thi (tổng điểm 3 môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn điểm sàn 1.0 điểm.Xét tuyển dựa vao kết quả học tập học bạ các thí sinh tốt nghiệp THPT: Thí sinh có tổng điểm 3 môn học của tổ hợp dùng để xét tuyển của 2 học kỳ lớp 12 đạt từ 36.0 điểm trở lên đối với thí sinh xét tuyển hệ Đại học, đạt từ 33.0 điểm trở lên đối với thí sinh xét tuyển hệ Cao đẳng (Chưa cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực) và hạnh kiểm năm lớp 12 đạt loại khá trở lên (kể cả các thí sinh tốt nghiệp năm 2014 về trước).

3. Các ngành đào tạo và tổ hợp các môn xét tuyển

Ngành học Mã Ngành

Tổ hợp các môn

xét tuyểnCác ngành đào tạo đại học:1. Ngành Hóa học

D440112

- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Cử nhân Hóa phân tích- Cử nhân Hóa sinh ứng dụng - Cử nhân Hóa học vật liệu

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác nghiên cứu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và áp dụng các quy trình phân tích phục vụ sản xuất, làm cán bộ kỹ thuật tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Làm cán bộ nghiên của khoa học tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, giảng viên giảng dạy môn Hóa học các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung học phổ thông và các cở sở đào tạo nghề.2. Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường

D510406- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Kỹ sư Công nghệ môi trường- Kỹ sư Quản lý môi trường

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc đươc ở nhiều vị trí khác nhau như: Quản lý, chỉ đạo, làm cán bộ kỹ thuật tại các Cơ quan quản lý môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường, Trung tâm kiểm soát môi trường, các doanh nghiệp về công nghiệp môi trường; Quản lý kỹ thuật, xử lý ô nhiễm môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các Trung tâm Khoa học môi trường.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

42 THÔNG TIN TUYỂN SINH

3. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí

D510201- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Kỹ sư Công nghệ chế tạo máy- Kỹ sư Cơ khí hóa chất- Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật máy công cụ- Kỹ sư Công nghệ hàn

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu sản phẩm cơ khí, máy móc, thiết bị, phân xưởng cơ-điện... trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp...; các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm thiết bị cơ khí; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực cơ khí trong và ngoài nước; … với vai trò người quản lý, thiết kế sản phẩm, cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành, sửa chữa, hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp.4. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử

D510301- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Kỹ sư Kỹ thuật điện- Kỹ sư Điện tử viễn thông- Kỹ sư Điện tử công nghiệp- Kỹ sư Hệ thống điện

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất với vai trò người vận hành, thiết kế hoặc quản lý kỹ thuật. Làm việc tại các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện- Điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm điện- điện tử; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực điện- điện tử; … với vai trò người quản lý, thiết kế sản phẩm, cải tạo nâng cấp hệ thống vận hành, sửa chữa, hay là người tư vấn kỹ thuật và công nghệ cho các doanh nghiệp.5. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điều khiển - Tự động hóa

D510303- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Kỹ sư Tự động hóa công nghiệp- Kỹ sư Đo lường - Điều khiển

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các phòng điều khiển trung tâm; phòng công nghệ tự động hoá; phân xưởng điện; cơ- điện... trong các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp...; các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm tự động hoá; các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực điều khiển-tự động hoá trong và ngoài nước.6. Ngành Kế toánCác chương trình đào tạo:

C340301- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

- Cử nhân Kế toán doanh nghiệp- Cử nhân Kế toán - Kiểm toán (Kế toán hành chính sự nghiệp, Kế toán thương

mại và dịch vụ)Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các bộ phận Kế toán - Tài chính - Tài vụ tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán nói riêng và về kinh tế, quản lý nói chung. Các đơn vị có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán thuộc các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp hành chính hoặc các doanh nghiệp.7. Ngành Công nghệ Thông tinCác chương trình đào tạo:

- Kỹ sư Công nghệ thông tin

Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ

43THÔNG TIN TUYỂN SINH

- Kỹ sư Mạng máy tính và truyền thông

D480201- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

- Kỹ sư Công nghệ phần mềm- Kỹ sư Hệ thống thông tin

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc thuộc các lĩnh vực: Tư vấn, đề xuất giải pháp xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông, hệ thống nhúng. Phân tích và thiết kế, triển khai, quản trị các hệ thống thông tin cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Tổ chức, triển khai và quản lý các dự án phần mềm tại các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, tham gia vào các công đoạn của quá trình phát triển phần mềm. Tham gia thiết kế các hệ thống mạng máy tính. Nếu đủ điều kiện có thể giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành CNTT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp hoặc trường dạy nghề hoặc các trường THPT.8. Ngành Quản trị kinh doanh

D340101- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa, Sinh;- Toán, Văn, Anh;

Các chương trình đào tạo:- Cử nhân Quản trị kinh doanh tổng hơp- Cử nhân QTKD du lịch và khách sạn- Cử nhân Thương mại quốc tế- Cử nhân Quản trị maketing

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng đảm nhận những công việc quản trị như: quản trị sản xuất, quản trị chiến lươc, chính sách và kế hoạch kinh doanh, quản trị dự án kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị bán hàng, quản trị cung ứng hàng hoá và dịch vụ thương mại, các vấn đề quản trị tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.9. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa họcCác chương trình đào tạo:

D510401- Toán, Lý, Hóa;- Toán, Lý, Anh;- Toán, Hóa Sinh-Toán, Văn, Anh

- Kỹ sư Công nghệ hóa vô cơ - điện hóa- Kỹ sư Công nghệ các chất vô cơ- Kỹ sư Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại- Kỹ sư Chế biến khoáng sản- Kỹ sư Công nghệ hóa hữu cơ - hoá dầu- Kỹ sư Công nghệ vật liệu polyme - compozit- Kỹ sư Công nghệ giấy và xenlulo- Kỹ sư Công nghệ vật liệu silicat- Kỹ sư Máy và thiết bị hóa chất- Kỹ sư Công nghệ hóa thực phẩm- Kỹ sư Công nghệ hóa dươc

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc đươc ở nhiều vị trí: tổ chức sản xuất, nghiên cứu khoa học, tiếp nhận và triển khai công nghệ tại các cơ sở sản xuất thuộc ngành công nghệ kỹ thuật hóa học như: các công ty sản xuất phân bón hóa học; các công ty sản xuất hóa chất, sản xuất bột màu; các công ty mạ điện; ôxy hóa nhôm, sơn điện di, sơn tĩnh điện; các công ty sản xuất pin và ac quy, các công ty sản xuất các vật lệu silicat: xi măng, gốm sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, gạch chịu lửa; các công ty lọc - hóa dầu, các công ty sản xuất: giấy, sơn, cao su, nhựa, xà phòng, các loại dầu rửa, thuốc nhuộm, keo dán...., các Viện nghiên cứu, trung tâm ứng dụng và triển khai về công nghệ kỹ thuật hóa học. Nếu đủ điều kiện có thể giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, THPT và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực hóa học.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP VIỆT TRÌ - Đặc san Khoa học VÀ công nghệ / sỐ 01 nĂM 2015

44 THÔNG TIN TUYỂN SINH

10. Ngành Ngôn ngữ Anh

D220201

Các chương trình đào tạo:+ Phiên dịch - Toán, Văn, Anh;+ Biên dịch - Văn, Anh, Sử.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp ngành Tiếng Anh có năng lực về biên dịch, phiên dịch tại các cơ quan, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các công ty du lịch và các vị trí công tác khác yêu cầu kiến thức tiếng Anh phù hơp. Nếu đủ điều kiện có thể giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và THPT.

Các ngành đào tạo cao đẳng: 1. Ngành Công nghệ kỹ thuật Hóa học C510401

- Toán, Lý, Hóa- Toán, Lý, Anh- Toán,Hóa, Sinh- Toán, Văn, Anh

2. Ngành Công nghệ Vật liệu C5104023. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử C5103014. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử C5102035. Ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ khí C5102016. Ngành Công nghệ KT vật liệu xây dựng C5101057. Ngành Công nghệ Thông tin C4802018. Ngành Kế toán C3403019. Ngành Tài chính Ngân hàng C34020110. Ngành Quản trị kinh doanh C340101

11. Việt Nam học C220113

- Văn, Sử, Địa- Văn, Sử, Toán- Anh, Sử, Toán- Toán, Văn, Anh

5. Tuyển sinh liên thông Cao đẳng - Đại học5.1. Đối tượng đăng ký dự thi có bằng tốt nghiệp cao đẳng chưa đủ 36 tháng Thí sinh đăng ký dự thi các môn thi theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển trong kỳ thi THPT quốc gia do các trường Đại học chủ trì. Sử dụng giấy chứng nhận được cấp và đăng ký xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.5.2. Đối tượng đăng ký dự thi có bằng tốt nghiệp cao đẳng đủ 36 tháng trở lên Thí sinh tham dự kỳ thi do Nhà trường tổ chức với 3 môn thi (môn cơ bản, môn cơ sở ngành, môn chuyên ngành). Thời gian bán và thu nhận hồ sơ: Tháng 3/2015.6. Hồ sơ và thời gian xét tuyển6.1. Đối tượng xét tuyển dựa vao kết quả kỳ thi THPT quốc gia Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6.2. Đối tượng xét tuyển dựa vao kết quả học tập học bạ các thí sinh tốt nghiệp THPT- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Đại học CNVT);- Học bạ THPT (phô tô công chứng);- Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (phô tô công chứng);- Các giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có);- 02 Phong bì dán tem và ghi rõ địa chi, số điện thoại của người nhận.+ Thời gian xét tuyển: Từ ngày 30/5/2015 đến 31/10/2015.Mọi chi tiết liên quan đến công tác tuyển sinh xin liên hệ: Phòng Tuyển sinh và Quan hệ với doanh nghiệp –

Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, điện thoại: 02103.827305 hoặc xem trên website: www.vui.edu.vn