58
BÁO CÁO TRÌNH DỰ ÁN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG Báo cáo Điều tra Kinh tế Xã hội có Sự tham gia của Người dân Điều tra cơ bản kinh tế xã hội của các cộng đồng ven biển trong Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang Peter Mackay, tháng 2 nPeter Mackay 10 Tháng 2 năm 2009

TRÌNH DỰ ÁN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG · 5 Tập hợp dữ liệu cơ bản về sinh kế huyện Phú Quốc 19 5.1 Vườn Quốc Gia Phú Quốc 19 5.2 Vùng

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BÁO CÁO

TRÌNH DỰ ÁN KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN KIÊN GIANG

Báo cáo Điều tra Kinh tế Xã hội có Sự tham gia của Người dân

Điều tra cơ bản kinh tế xã hội của các cộng đồng ven biển

trong Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

Peter Mackay, tháng 2 năm 2009

Peter Mackay 10 Tháng 2 năm 2009

Mục lục Tóm tắt kết quả thực hiện 1 1 Giới thiệu 5 2 Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang 5

2.1 Tỉnh Kiên Giang 5 2.2 Khu Dự trữ Sinh tuyển Kiên Giang 1

3 Giới thiệu về điều tra 2 3.1 Tổng quan Error! Bookmark not defined. 3.2 Mục đích điều tra 2 3.3 Mục tiêu điều tra 3 3.4 Phương pháp tiếp cận 4 3.5 Phương pháp thực hiện 5 3.6 Công tác tổ chức điều tra 5

4 Huyện U Minh Thượng- Tập hợp dữ liệu cơ bản về sinh kế 7 4.1 Vườn Quốc Gia U Minh Thượng 7 4.2 Vùng đệm - dân cư & dân số 14 4.3 Hệ thống sinh kế: Kết hợp nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ 15 4.4 Các giải pháp sinh kế: Vùng đệm U Minh Thượng 18

5 Tập hợp dữ liệu cơ bản về sinh kế huyện Phú Quốc 19 5.1 Vườn Quốc Gia Phú Quốc 19 5.2 Vùng đệm - dân cư và dân số vùng đệm Vườn Quốc gia Phú Quốc 21 5.3 Hệ thống sinh kế: Đánh bắt ven bờ và nuôi trồng thủy sản 22 5.4 Giải pháp sinh kế: vùng đệm Phú Quốc 18

6 Tập hợp sinh kế cộng đồng huyện Kiên Lương 19 6.1 Kiên Lương - cảnh quan thiên nhiên 19 6.2 Vùng đệm - dân cư và dân số 15 6.3 Hệ thống sinh kế: Đánh bắt hải sản ven biển và nuôi trồng thủy sản 17 6.4 Các giải pháp sinh kế: Kiên Lương 22

7 Kết luận và đề nghị Error! Bookmark not defined. 7.1 Kết luận Error! Bookmark not defined. 7.2 Đề nghị Error! Bookmark not defined.

Tài liệu tham khảo 23 Phụ lục A. Câu hỏi điều tra 46

1

Tóm tắt kết quả thực hiện Dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang“ (CDBR) được triển khai tháng 7

năm 2008, tìm kiếm giải quyết các vấn đề khó khăn khác nhau của Khu dự trữ sinh quyển cũng như

vấn đề khó khăn do sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế gây ra. Tương tự, dự án cũng tìm kiếm

góp phần làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát của dự án là sử

dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh kết hợp với việc quản lý có hiệu quả các

khu bảo tồn.

Dự án sẽ trình bày chi tiết các mô hình sử dụng đất có hiệu quả phục vụ cho phát triển vùng đệm nhằm

tăng các hình thức sinh kế cho người dân trong khu vực gần với vườn quốc gia, cũng như các khu vực

đất ngập nước và rừng ngập mặn. Dự án sẽ triển khai hoạt động nâng cao năng lực và tập huấn về các

vấn đề kỹ thuật và các khả năng tiếp cận thị trường nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cũng như có được

nguồn thu nhập tốt hơn; tổ chức nâng cao năng lực và tập huấn về quản lý nước phục vụ cho việc sản

xuất mùa màng, phòng cháy rừng và quản lý hệ sinh thái. Điều tra này góp phần đạt được một số đầu

ra chính của dự án, bao gồm:

Cải thịên các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ Sinh quyển & Con người, và xây

dựng các kế hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

Giảm nghèo thông qua xây dựng năng lực, phát triển, cải thiện và làm đa dạng các cơ hội sinh kế

và tạo thu nhập.

Nâng cao nhận thức về môi trường của các nhóm đối tượng dự án bao gồm cộng đồng nghèo sử

dụng tài nguyên trong vùng cũng như cán bộ Vườn quốc gia và ban nghành huyện, tỉnh.

Đây là một trong nhiều đợt điều tra cơ bản sẽ được tiến hành trong thời gian thực hiện dự án và sẽ tạo

cơ sở giám sát các tác động của dự án và phục vụ cho chương trình nâng cao nhận thức.

Mọi người đều công nhận rằng quản lý thành công các khu bảo tồn đòi hỏi phải có phương pháp tiếp

cận hợp nhất và phương pháp tiếp cận này phụ thuộc vào việc bảo vệ và bảo tồn có hiệu quả đa dạng

sinh học bên trong các vùng lõi của khu bảo tồn (chủ yếu thông qua hoạt động thực thi luật pháp về

việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng địa phương) và sự tham gia tích cực

của các cộng đồng sống bên trong vùng đệm của khu bảo tồn để bảo đảm rằng họ có vai trò và lợi ích

thông qua việc quản lý khu bảo tồn, trực tiếp từ việc quản lý khu bảo tồn hoặc gián tiếp thông qua việc

giới thiệu các cơ chế sinh kế thay thế giúp làm giảm sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Dự án tích cực khuyến khích sự tham gia của những người nông dân, các cán bộ khuyến nông, các

quan chức chính quyền địa phương và xã hội dân sự và khuyến khích các sáng kiến giảm nghèo thông

qua việc xây dựng các hệ thống và cơ hội sinh kế đa dạng và được cải thiện, đặc biệt cho các nhóm

người dân tộc thiểu số và phụ nữ.

Mục tiêu tổng thể của cuộc điều tra là tiến hành điều tra cơ bản về kinh tế xã hội của các cộng đồng

dân cư ven biển trong Khu Sinh quyển về các vấn đề thu nhập hộ gia đình, đói nghèo và những điều

kiện tiên quyết giúp phát triển bền vững, nhằm đưa ra thông tin cơ bản về kinh tế xã hội, giúp tăng

cường sự hiểu biết về tình hình sinh kế và các chiến lược do các cộng đồng này đang sử dụng và để

đánh giá vai trò của nhiều hoạt động ven biển ví dụ như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch trong

việc đáp ứng các nhu cầu sinh kế.

Điều tra tập trung vào 3 khu vực nằm trong vùng đệm của Khu Sinh quyển Kiên Giang:

4 cộng đồng thuộc huyện U Minh thượng.

5 cộng đòng thuộc huyện Phú Quốc.

4 cộng đồng thuộc huyện Kiên Lương.

Cuộc điều tra được thực hiện trong vòng 30 ngày từ 18/12/2008 đến 18/01/2009. Nhóm điều tra đã

hoàn tất 6 cuộc họp có sự tham gia của người dân với sự tham gia của của đại diện của các cơ quan

tỉnh, huyện, VQG và cán bộ địa phương. Nhóm cũng đã hoàn chỉnh 266 phiếu điều tra hộ để đánh giá

các điều kiện sinh kế và kinh tế xã hội tại 3 khu vực mục tiêu:

2

Vùng đệm VQG U Minh Thượng (Ấp Minh Tiến, Minh Thượng, An Thoại và An Hoà).

Vùng đệm VQG Phú Quốc (Hòn Thơm, Bãi Thơm, Gành Dầu).

Vùng rừng rừng phòng hộ ven biển ở Kiên lương (Xã đảo Sơn Hải, Phú Mỹ, Bình An và Bình

Trị).

Kết quả điều tra được tóm tắt theo các chuỗi “hồ sơ sinh kế khái niệm” cho mỗi địa điểm mục tiêu.

Những hồ sơ nay phải ánh mức độ mà qua đó các hoạt động kinh tế ven biển góp phần xây dựng các

hình thức sinh kế và những cộng đồng này khác nhau như thế nào ở bên trong và bên ngoài khu Dự trữ

Sinh quyển. Những kết quả chính thu được từ điều tra này như sau:

U Minh Thượng

1. Hệ thống sinh kế chiếm ưu thế ở Vùng đệm huyện U Minh Thượng là dựa vào sản xuất lúa

gạo cùng với các vụ mùa thu hoạch phụ từ cây tràm, chuối, dừa và rau. Các hộ gia đình cũng

nuôi gia cầm và bổ sung các hình thức sinh kế của mình bằng nguồn thu nhập ngoài cây lúa.

Mỗi trang trại có từ 1 đến 2 ao hoặc hầm để nuôi cá. Thu nhập từ đánh bắt ngoài tự nhiên cũng

là hợp phần quan trọng trong hệ thống này.

2. Trung bình mỗi hộ gia đình được cấp 4 ha đất canh tác ở U Minh Thượng và diện tích này

thường lớn hơn rất nhiều so với những vùng khác ở ĐBSCL, tuy nhiên năng suất nhìn chung

còn thấp (2,5 tấn/ha so với năng suất chung ở ĐBSCL là 3,1 tấn/ha) và trên những vùng đất

phèn thì năng suất còn thấp hơn rất nhiều.

3. Trồng cây tràm mang lại thu nhập rất ít cho hộ gia đình và nhiều hộ gia đình không trồng cây

tràm nữa do ít lãi và nhu cầu cây tràm trên thị trường giảm xuống.

4. Thu nhập của các hộ gia đình trong vùng đệm nói chung rất thấp. An Thới và An Hòa được

thuộc loại “nghèo” và Minh Tiến và Minh Thượng được xếp vào loại trung bình. Bình quân

thu nhập hộ của xã An Hòa thấp hơn chuẩn nghèo cả nước quy định năm 2003. Tuy nhiên, tỷ

lệ nghèo này không cao vì sản xuất lượng thực cao phục vụ cho việc tiêu thụ tại chỗ.

5. Tiềm năng đáng kể trong việc cải thiện hệ thống sinh kế hiện nay trong vùng đệm U Minh

Thượng thông qua việc giới thiệu chương trình cải thiện sinh kế kết hợp, tập trung vào việc đa

dạng và tăng cường nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và canh tác nông nghiệp.

6. Những khó khăn chính trong việc cải thiện các hệ thống sinh kế liên quan đến việc quản lý

nước và sự hiện diện của các khu đất phèn. Hệ thống thủy văn và hệ thống thoát nước có liên

quan bên trong vùng đệm cực kỳ phức tạp, không chỉ làm cho việc canh tác vụ mùa thấp mà

còn đe dọa sức khỏe và tính thống nhất của cả hệ thống đất ngập nước ở U Minh Thượng, đặc

biệt có liên quan đến đe dọa cháy rừng.

7. Cuối cùng, trong khi hiện có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở VQG U Minh Thượng,

dựa vào số lượng du khách đến tham quan VQG hiện nay (xấp xỉ 26.000 du khách mỗi năm)

thì tiềm năng này không có khả năng phát triển tới mức đủ để góp phần quan trọng trong việc

cải thiện các hệ thống sinh kế bên trong vùng đệm.

Phú Quốc

8. Đánh bắt hải sản ven bờ và nuôi trồng thủy sản là hệ thống sinh kế gia đình chiếm ưu thế ở

vùng đệm VQG Phú Quốc. Chính hệ thống sinh kế đa dạng giúp người dân có thu nhập hoặc

có thu nhập từ đánh bắt và nuôi trồng thủy sản (chủ yếu để mua bán). Hệ thống này bao gồm

nhiều hoạt động có liên quan đến đánh bắt thu hoạch các nguồn tài nguyên ven biển khác, mua

sán các sản phẩm thủy sản và thuê nhân công lao động và hoạt động tàu đánh bắt cá.

9. Hình thức nuôi trồng thủy sản truyền thống này là một phần trong cơ cấu sinh kế tồn tại ở Phú

Quốc hằng trăm năm nay. Tuy vậy, do kỹ thuật mới và nhu cầu cá giá trị cao đang tăng lên,

các hệ thống truyền thống cung cấp cho thị trường trong nước nhanh chóng thay đổi do hệ

thống sản xuất cao và nhu cầu sử dụng nhiều lao động để đáp ứng thị trường du lịch trong

nước. Tuy nhiên, nuôi cá tập trung đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lao động lành nghề và kiến thức về

kỹ thuật và chỉ phù hợp với ngư dân có đất và có vốn thì mới có thể xây dựng những ao nuôi

cá quy mô lớn.

3

10. Một số ít hộ gia đình trên đảo chính bổ sung những hệ thống sinh kế của mìn bằng việc chăn

nuôi đại gia súc và gia cầm và ngay cả số ít hộ gia đình có vườn trong nhà, chủ yếu là do họ

thường có ít đất hoặc không có đất và thuê đất mà chủ yếu là để xây dựng nhà.

11. Trong khi nói chung các mức thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình và các tiêu chuẩn về

giàu có thì rất cao nhưng đã có sự khác biệt đáng kể giữa hộ giàu và hộ nghèo. Nói riêng, còn

nhiều hộ rất nghèo, các hộ không có đất đai ở Bãi Thơm và Gành Dầu.

12. Có tiềm năng cải thiện nghề đánh bắt truyền thống và hệ thống nuôi trồng thủy sản hiện tại ở

vùng đệm Phú Quốc thông qua việc giới thiệu chương trình quản lý các nguồn tài nguyên ven

biển dựa vào cộng đồng nhằm mục đích:

Cải thiện tính bền vững nghề đánh bắt hải sản hiện tại.

Khuyến khích nghề nuôi trồng thủy sản bền vững thông qua việc giới thiệu chương

trình kỹ thuật mới, hiện đại hóa các phương pháp (cải thiện nguồn cung cấp cá giống và

sự hiện diện của cá giống) và phối với với khu vực kinh tế tư nhân.

Tăng cường các sáng kiến về bảo tồn ở Khu Bảo tồn Biển thông qua các chương trình

nâng cao nhận thức và giáo dục cho cộng đồng.

13. Trong khi một điều chắc chắn rằng Phú Quốc có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch dựa

vào thiên nhiên. Du lịch có thể là cơ hội mở rộng cơ sở kinh tế của Phú Quốc, mang lại cho

cộng đồng những kỹ thuật mới và các cơ hội việc làm mới thông qua việc cung cấp các dịch

vụ ví dụ như phòng ở, giải trí, nhà hàng, dịch vụ thông tin, hàng lưu niệm và hàng thổ cẩm.

14. Phát triển du lịch cộng đồng tạo cơ hội cho người dân địa phương tham gia phát triển du lịch

và chia sẽ lợi ích. Sự tham gia và hợp tác tích cực của tất cả các thành viên trong cộng đồng là

vấn đề trọng tâm để xây dựng du lịch bền vững ở Phú Quốc. Liên kết những khía cạnh trong

phát triển du lịch bền vững với bảo tồn đa dạng sinh học là bước đi đầu tien và cần thiết trong

quá trình này.

Kiên Lương

15. Hệ thống sinh kế ven biển (chủ yếu dựa vào đánh bắt và các hoạt động nuôi trồng thủy sản)

chiếm ưu thế ở Sơn Hải, Bình An và Bình Trị. Trong khi ở xã Sơn Hải người dân hầu như chỉ

sống bằng nghề biển và các nghề có liên quan thì cá cộng đất trên đất liền ở Bình Trị và Bình

An tham gia canh tác nông nghiệp hơi đa dạng hơn (lúa, gia súc, trái cây và rau quả) và đánh

bắt ví dụ như khai thác các nguồn tài nguyên thủy sản khác, nuôi tôm, mua bán các sản phẩm

thủy sản và thuê nhân công lao động đi đánh bắt và làm cho các doanh nghiệp kinh doanh du

lịch.

16. Phần lớn các cơ sở nuôi tôm trong ao hồ ven biển sử dụng nước lợ hoặc nuớc mặn lấy từ khu vực

cửa biển hoặc trực tiếp từ biển. Điều này dẫn tới những khó khăn (và mâu thuẫn) với các hộ gia

đình sống phụ thuộc vào nguồn nước ngọt. Nói chung sản lượng nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm ở

huyện Kiên Lương tương đối thấp nếu so sánh với một huyện thuộc tỉnh Cà Mau (chỉ 1/8).

17. Hiện tại du lịch bị hạn chế ở hình thức du lịch trong nước quy mô nhỏ trong khu vực núi đá vôi

Chùa Hang (Kể cả bãi tắm, đền chùa) và ở đảo Sơn Hải. UBND huyện Kiên Lương mong muốn

phát triển du lịch khu vực này. Tất cả những điều này cho thấy rằng hiện có tiềm năng đáng kể cho

người dân địa phương được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch.

18. Hệ thống sinh kế ở xã Phú Mỹ rất khác biệt và chủ yếu dựa vào sản xuất trồng trọt (lúa và cỏ

bàng) cùng với việc canh tác quy mô nhỏ rau, cây ăn quả và chăn nuôi. Trước đây phần lớn hộ

gia đình ở đây sống dựa vào trồng lúa nhưng hiện tại có 200 trong tổng số 300 hộ tham gia thu

hoạch cỏ bàng và sản xuất hàng thủ công.

19. Trong khi nhìn chung mức thu nhập của hộ gia đình và các tiêu chuẩn giàu tương đối cao ở 3

trong 4 khu vực được khảo sát thì có sự cách biệt đáng kể giữa hộ nghèo và hộ giàu. Nói

riêng, vẫn còn có nhiều hộ nghèo ở Bình Trị và Bình An có rất ít đất đai để canh tác.

20. Có tiềm năng đáng kể trong việc cải thiện hệ thống nuôi trồng thủy sản ven bờ thông qua việc

giới thiệu chương trình quản lý tài nguyên ven biển hợp nhất dựa vào cộng đồng nhằm mục

đích tăng sản lượng tôm bằng kỹ thuật và công nghệ mới.

4

21. Phát triển du lịch ở khu vực chùa Hang và đảo Sơn Hải sẽ mang lại cơ hội cải thiện sinh kế và

việc làm cho 2 xã Bình Trị và Bình An thông qua dịch vụ đưa đón khách và hướng dẫn du

lịch.

22. Hiện có tiềm năng để hỗ trợ Dự án Bảo tồn Vùng đồng cỏ Bàng Phú Mỹ để duy trì và tăng

cường sản lượng cỏ bàng, gia tăng các mặt hàng thủ công và cải tiến thị trường.

Một số kết luận tổng quát như sau:

Ở vùng đệm Khu Sinh quyển Kiên Giang tồn tại 2 hệ thống sinh kế khác biệt là:

+ Hệ thống nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ: Hệ thống này đặc

trưng cho Vùng đệm U Minh Thượng và khu vực ĐBSCL nói chung. Hệ thống chủ yếu dựa vào

sản xuất lúa gạo với từ 1 đến 3 vụ mỗi năm phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất và hệ thống thủy

lợi bổ sung. Các cây trồng phụ phổ biến là rau, chuối, dừa, tràm kết hợp với nuôi trồng thủy sản

và chăn nuôi cho nhu cầu gia đình.

+ Đánh bắt ven bờ và nuôi trồng thủy sản: đặc trưng cho vùng ven biển đảo Phú Quốc và

huyện Kiên Lương. Hệ thống sinh kế đa dạng với nguồn thu nhập chính phụ thuộc vào một người

làm nghề biển hoặc hộ đánh bắt hải sản chủ yếu để bán. Hệ thống này còn bao gồm một số nghề

thường gặp như khai thác các nguồn lợi khác từ biển, nuôi cá lồng, buôn bán hải sản, làm thuê

cho các cơ sở đánh bắt để tăng thêm thu nhập phục vụ sinh kế.

Xã Phú Mỹ, huyện Kiên Lương có hệ thống sinh kế đặc thù dựa vào thu hoạch cỏ bàng và nghề

thủ công cùng với nghề sản xuất phụ như trồng lúa, cây ăn quả, trồng rau và chăn nuôi.

Mức thu nhập chung của hộ gia đình tại 4 xã vùng đệm thuộc huyện U Minh Thượng là thấp.

Ngoài ra, một bộ phận các hộ rất nghèo cần quan tâm thuộc các xã Bãi Thơm, Gành Dầu của

huyện Phú Quốc và Bình Trị, Bình An thuộc huyện Kiên Lương.

Có nhiều tiềm năng để cải thiện các lựa chọn và hình thức sinh kế hiện tại của người dân ở cả 3

huyện, cụ thể như sau:

Cải thiện nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản ở U Minh Thượng và Kiên Lương;

Quản lý bền vững nghề đánh bắt hải sản và cải thiện nuôi trồng hải sản ở Phú Quốc và Kiên

Lương;

Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Phú Quốc và ở mức độ nhỏ hơn ở Kiên

Lương và U Minh Thượng.

Công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại vùng lõi cần phải được cải thiện, đặc biệt ở vùng ngập mặn

ở Kiên Lương, sử dụng bền vững và các sáng kiến bảo tồn ở vùng đệm VQG U Minh Thượng (có

liên quan đến việc trồng rừng tràm) cần phải được đánh giá so với nhu càu cải thiện sinh kế của

người dân địa phương.

Cần có sự quan tâm đặc biệt đối với cộng đồng người Khmer địa phương vì họ gặp nhiều khó

khăn nhất trong các cộng đồng điều tra.

Trở ngại chính trong việc cải thiện sinh kế liên quan tới vấn đề quản lý nước, đất phèn và đất bị

nhiễm mặn; thiếu kĩ thuật, công nghệ, chủ quyền đất và tiếp cận vốn vay.

Cần thiết phải làm rõ những vấn đề nổi bật liên quan đến quản lý nguồn nước, đất phèn và nhiễm

mặn; vấn đề ô nhiễm, phát triển hạ tầng thiếu kiểm soát là những khía cạnh chính tác động tính

bền vững về sinh kế và môi trường.

Từ những kết luận trên, chúng tôi có một số kiến nghị với Dự án như sau:

1. Xem xét lại hiện trạng các khu bảo tồn đa dạng sinh học trong vùng đệm.

2. Xây dựng kế hoạch quản lý nước cho huyện Kiên Lương và U Minh Thượng chú trọng đến việc

cải thiện các điều kiện phát triển nông nghiệp và duy trì những giá trị bảo tồn của vùng ngập nước

ở các địa phương trên.

3. Xây dựng chương trình cải thiện sinh kế kết hợp cho huyện U Minh Thượng chú trọng đến các

lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

5

4. Xây dựng kế hoạch chi tiết về du lịch sinh thái cho tỉnh chú trọng đến phát triển du lịch tại Phú

Quốc và Kiên Lương.

5. Xây dựng chương trình tổng hợp đánh bắt cá bền vững và cải thiện nuôi trồng thủy sản cho huyện

Phú Quốc và Kiên Lương.

6. Hỗ trợ Dự án Bảo tồn Vùng đồng cỏ Bàng ngập nước ở Phú Mỹ.

7. Xây dựng năng lực quản lý vườn quốc gia và quản lý bảo tồn ở 03 huyện, bao gồm việc chuẩn bị

chiến lược tổng thể quản lý khu dự trữ sinh quyển.

8. Xây dựng và triển khai chiến dịch nâng cao nhận thức trong cộng đồng về các nội dung dự án, về

ý nghĩa và tầm quan trọng của Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang.

5

1 Giới thiệu Dự án “Bảo tồn và Phát triển Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang“ (CDBR) được triển khai tháng 7

năm 2008 tập trung vào việc quản lý bền vững các nguồn tài nguyên của tỉnh kiên giang và quản lý

các khu bảo tồn và rừng ven biển được cải thiện.

Dự án tìm kiếm giải quyết các vấn đề khó khăn khác nhau của Khu dự trữ sinh quyển cũng như vấn đề

khó khăn do sức ép gia tăng dân số và phát triển kinh tế gây ra. Tương tự, dự án cũng tìm kiếm góp

phần làm giảm thiểu ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát của dự án là sử dụng

bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tỉnh kết hợp với việc quản lý có hiệu quả các khu bảo

tồn.

Dự án sẽ trình bày chi tiết các mô hình sử dụng đất có hiệu quả phục vụ cho phát triển vùng đệm nhằm

tăng các hình thức sinh kế cho người dân trong khu vực gần với vườn quốc gia, cũng như các khu vực

đất ngập nước và rừng ngập mặn. Dự án sẽ triển khai hoạt động nâng cao năng lực và tập huấn về các

vấn đề kỹ thuật và các khả năng tiếp cận thị trường nhằm tạo thêm nguồn thu nhập cũng như có được

nguồn thu nhập tốt hơn; tổ chức nâng cao năng lực và tập huấn về quản lý nước phục vụ cho việc sản

xuất mùa màng, phòng cháy rừng và quản lý hệ sinh thái. Điều tra này góp phần đạt được một số đầu

ra chính của dự án, bao gồm:

Cải thịên các chiến lược quản lý sử dụng đất cho Khu Dự trữ Sinh quyển & Con người, và xây

dựng các kế hoạch quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

Giảm nghèo thông qua xây dựng năng lực, phát triển, cải thiện và làm đa dạng các cơ hội sinh kế

và tạo thu nhập.

Nâng cao nhận thức về môi trường của các nhóm đối tượng dự án bao gồm cộng đồng nghèo sử

dụng tài nguyên trong vùng cũng như cán bộ Vườn quốc gia và ban nghành huyện, tỉnh.

Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang do GTZ thực hiện là hợp phần Quản

lý tài nguyên vùng ven biển thuộc Dự án tỉnh Sóc Trăng do Bộ Hợp tác và Phát triển kinh tế Cộng hòa

Liên bang Đức (BMZ) tài trợ.

Tổ chức Phát triển Quốc tế Úc (AusAID) tài trợ 2,75 triệu đô Úc (1,63 triệu Euro) cho giai đoạn 1 của

dự án kéo dài 3 năm và tỉnh đóng góp 163.000 Euro.

2 Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

2.1 Tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang nằm về phía Tây Nam vùng đất mũi tận cùng của Việt Nam và là một trong 13 tỉnh thuộc

vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất của Kiên Giang là 624.300 ha trong đó có 441.300 ha đất nông

nghiệp, 102.900 ha đất rừng và 106.200 ha cho nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh được chia thành 14 đơn vị hành chính bao gồm 13 huyện nông thôn và thành phố Rạch giá. Dân

số của tỉnh là 1.623.834 người (bao gồm 3 dân tộc chinh là: Kinh 84,38%; Khmer 12,32%; và 2,38%

người Hoa). Tỉnh Kiên Giang có 200 km bờ biển ở Vinh Thái Lan; phía Bắc có 56 km biên giới với

Cam pu chia, và giáp ranh với các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau về phía Bắc và phía

Đông.

Kiên Giang là một phần của ĐBSCL có nhiều diện tích quan trọng có các khu đất ngập nước ven sông

và đất ngập nước ven biển, bao gồm rừng ngập mặn ven biển, các vùng đất ngập nước nước ngọt và

vùng triều, cùng với hơn 1.678 km tổng chiều dài các con sông và kênh rạch. Kiên Giang có 105 hòn

đảo trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc có diện tích 573 ha và dân số 85.000 người.

1

2.2 Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang

Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO được tiến hành từ năm 1971 với mục đích là

tăng cường nghiên cứu liên nghành, tập huấn và truyền thông về lĩnh vực bảo tồn hệ sinh thái và sử

dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khu Dự trữ Sinh quyển là những vùng đất liền và hệ

sinh thái bờ biển được quốc tế công nhận theo Chương trình Con người và Sinh quyển MAB. Các khu

Dự trữ Sinh quyển lớn hơn nhiều so với các khu bảo tồn vì các khu dự trữ sinh quyển được thiết kế để

thúc đẩy và trình diễn mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên.

Các vùng biển và bờ biển của tỉnh Kiên Giang ở khu vực Tây Nam Việt Nam đã được tổ chức Văn

hóa, Khoa học và Giáo dục LHQ công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu Dự trữ Sinh quyển

Kiên Giang có diện tích 1,1triệu ha bao gồm 6 huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, An Biên, An Minh, Phú

Quốc, U Minh Thượng và 3 khu bảo tồn quan trọng là Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Vườn quốc

gia Phú Quốc và rừng phòng hộ Kiên- Hà -Hải. Khu Dự trữ có diện tích 1.146.087,7 ha (bao gồm biển

và đất liền) gồm 3 vùng quản lý riêng biệt:

1. Vùng lõi (23.506 ha) gồm Vườn Quốc gia U Minh Thượng (8.150 ha); Vườn Quốc gia Phú

Quốc (11.420 ha) và rừng phòng hộ Kiên- Hà -Hải (983,7 ha);

2. Vùng đệm (130.028 ha) gồm vùng đệm Vườn Quốc gia U Minh Thượng (57.300 ha); vùng

đệm Vườn Quốc gia Phú quốc (45.005 ha); và vùng đệm rừng phòng hộ Kiên- Hà -Hải

(14.130 ha);

3. Vùng chuyển tiếp (992.545 ha) bao gồm diện tích còn lại của tinh Kiên Giang.

Hội đồng những nhà điều phối viên quốc tế của Chương trình Con người và Sinh quyển thuộc

UNESCO (MAB) đã ra tuyên bố chung tại phiên họp lần thứ 19 từ ngày 23 đến ngày 27 năm 2007 tại

Paris, Cộng hòa Pháp. Việc chỉ định khu vực là khu dự trữ sinh quyển của UNESCO theo chương

trình Con người và Sinh quyển công nhận các khu dự trữ này có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng

sinh học, và nhu cầu cần phải duy trì các hệ sinh thái trong khu dự trữ và đa dạng sinh học thông qua

việc quản lý khoanh vùng chức năng phù hợp.

2

Bảng 1: Các vùng chức năng và dân số trong Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang (UNESCO

2007).

Phân vùng chức

năng và quản lý

Phú Quốc U Minh Thượng Kiên Lương – Kiên Hải Tổng số

Đất liền Biển Đất liền Biển Đất liền Biển Đất liền Biển

Vùng lõi

Diện tích 12,037 13,862 8,111 - 2,926 - 23,073 13,862

Dân số 0 0 0 0 0 0 0 0

Quản lý VQG Phú Quốc Vùng biển

phòng hộ

VQG U Minh

Thượng

Vùng rừng

phòng hộ tư

nhiên

Quy định của Vườn quốc gia và

vùng phòng hộ biển

Vùng đệm

Diện tích 45,005 25,174 57,023 - 14,763 30,613 116,791 55,787

Dân số 51,863 0 53,042 0 14,152 0 119,057 0

Quản lý UBND tỉnh: Sở NN&PTNT; Sở KHCN; Sở TN&MT; SởKH&ĐT; Sở TC .v.v.

Vùng chuyển tiếp

Diện tích 17,790 191,065 83,624 - 88,026 598,087 189,439 789,152

Dân số 0 0 186,631 0 48,205 0 234,836 0

Quản lý UBND tỉnh: Sở NN&PTNT; Sở KHCN; Sở TN&MT; SởKH&ĐT; Sở TC .v.v..

Do thiết kế của khu dự trữ sinh quyển mô tả vùng lõi được luật pháp bảo vệ, vùng đệm nơi có các hoạt

động phi bảo tồn được ngăn chặn và vùng chuyển tiếp nơi các hình thức hoạt động được cho phép. Khi

xem xét các cộng đồng sống bên trong khu dự trữ, việc kết hợp bảo tồn và phát triển trở thành thử

thách liên tục, đòi hỏi phải có những hệ thống quản lý bảo đảo sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên

thiên nhiên phục vụ cho các lợi ích của các cộng đồng địa phương.

3 Về đợt điều tra

3.1 Tổng quan

Đợt điều tra tập trung vào các ảnh hưởng của bảo tồn và những thay đổi tiếp sau trong quá trình khai

thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các hình thức sinh kế các cộng đồng dân cư

sống trên đảo và vùng đất thấp trong Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang về các lĩnh vực thu nhập thay

thế cho hộ gia đình, nghèo đói, các điều kiện tiên quyết giúp phát triển bền vững. Những vấn đề này

được điều tra thông qua số liệu được thu thập từ 3 khu vực mục tiêu bên trong vùng đệm Khu Dự trữ

Sinh quyển Kiên Giang.

4 cộng đồng ở huyện U Minh Thượng.

5 cộng đồng ở huyện Phú Quốc.

4 cộng đồng ở huyện Kiên Lương.

3.2 Mục đích của đợt điều tra

Mục đích của đợt điều tra là cung cấp dữ liệu cơ bản về các điều kiện kinh tế xã hội và sinh kế của các

cộng đồng và người dân bị ảnh hưởng trực tiếp trong ba khu vực trọng yếu nhằm giám sát việc đạt

được các kết quả từ những can thiệp được lên kế hoạch của dự án và chương trình sinh kế thay thế. Dữ

liệu thu thập được trong đợt điều tra này sẽ là cột mốc để có thể đo đếm tiến độ trong tương lai.

3

Cơ sở dữ liệu cũng được sử dụng để giám sát tiến độ trong quá trình triển khai chương trình sinh kế

thay thế. Sau khi kết thúc dự án, một cuộc điều tra tương tự sẽ được thực hiện nhằm so sánh đánh giá

ảnh hưởng của dự án.

3.3 Mục tiêu của đợt điều tra

Các mục tiêu chính của cuộc điều tra như sau:

Tập hợp hồ sơ các hệ thống sinh kế hiện tại của cộng đồng bị ảnh hưởng và liên kết những hệ

thống này với việc thiết kế, phân tích và xây dựng các hình thức sinh kế thay thế.

Thiết lập cơ sở dữ liệu về kinh tế -xã hội cho cộng đồng địa phương, với hệ thống cơ sở dữ liệu

tương đối đơn giản, có chức năng và hợp nhất các tiêu chí trong Cương trình Mục tiêu Thiên niên

kỉ (MDG) và dựa vào các tiêu chí này lập hồ sơ đói nghèo để đưa ra một ma trận bao gồm thông

tin chính có thể được sử dụng để giám sát có thời gian cụ thể.

Thiết lập hệ thống giám sát chức năng trong đó thiết lập các chỉ số và theo dõi các chỉ số này có

hiệu quả nhằm xác định tiến độ (xem bên dưới – các chỉ số chính thức của dự án. Chúng ta có thể

sử dụng những chỉ số này như thế nào? Chúng ta sẽ phải tiến hành điều tra đa dạng sinh học nữa)

Phân tích số liệu kinh tế-xã hội và sinh kế sẽ đưa đến việc thành lập cơ sở dữ liệu và chỉ số mà dự án

có thể giám giám sát và đánh giá việc triển khai chương trình sinh kế thay thế.

Các chỉ số nên bao gồm, nhưng không hạn chế vào: kích thước và đặc điểm dân số, nguồn thu nhập,

mức thu nhập, hệ thống sinh kế, mức nghèo khổ, trình độ văn hóa, trình độ nghề, điều kiện tiếp cận

với các phương tiện dịch vụ chính như trường học, bệnh viện, đường giao thông, điện nước và nguồn

vốn vay.

Ghi chú: Các chỉ số chính thức đối với sự thành công của dự án là:

4

Các chỉ số:

Diện tích rừng ven biển không bị giảm xuống so với mức hiện nay.

Việc giữ nước do con người thực hiện ở VQG U Minh Thượng bị gián đoạn.

Cải thiện quản lý cháy rừng ở VQG Phú Quốc dẫn đến việc tăng đa dạng sinh học trong tự nhiên.

Chăn thả gia súc trong vùng lõi VQG Phú Quốc bị gián đoạn.

Người dân địa phương có cơ hội tạo thu nhập mới.

3.4 Phương pháp tiếp cận

Mục tiêu tổng quát của đợt điều tra này là tiến hành điều tra cơ bản về kinh tế xã hội ở các cộng đồng

ven biển ở Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang để cung cấp thông tin về kinh tế xã hội nhằm tăng

cường sự hiểu biết các tình hình sinh kế và các chiến lược của các cộng đồng và đánh giá vai trò của

các hoạt động ven biển khác nhau như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và du lịch trong việc đáp ứng các

nhu cầu về sinh kế.

Trong bối cảnh này, nghiên cứu này có liên quan đến việc hiểu rõ các đặc điểm kinh tế xã hội và các

điều kiện của các cộng đồng ven biển bên trong vùng đệm của Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang.

Cần thiết phải xây dựng hàng loạt “hồ sơ sinh kế khái niệm” cho mỗi vị trí mục tiêu phản ánh đầy đủ

mức độ mà qua các đó các hoạt động kinh tế ven biển khác nhau góp phần vào các hệ thống sinh kế và

các cộng đồng này khác nhau như thế nào ở bên trong và bên ngoài Khu Dự trữ Sinh quyển Kiên

Giang.

Mục đích của hồ sơ này là giúp dự án hiểu rõ hơn những can thiệp ở địa phương ảnh hưởng các hình

thức sinh kế của các hộ ven biển như thế nào, đặc biệt đối với hộ nghèo và những ý định thiết kế, triển

khai và đánh giá các khía cạnh cụ thể của dự án.

Mỗi hồ sơ cơ bản về sinh kế đề cập đến một khu vực cụ thể bên trong vùng đệm trong năm 2008.

Thông tin cơ bản cung cấp tư liệu về tình hình kinh tế-xã hội trong một khu vực đó nhằm để hiểu thu

thập và phân bố giàu nghèo, các lựa chọn sinh kế có liên quan, các rủi ro và tính dễ bị tác động cũng

như mối quan hệ giữa các hộ gia đình khác nhau.

Thông tin kinh tế hộ gia đình về các nguồn lương thực, các nguồn thu nhập và chi tiêu giúp cho việc

phân tích các chiến lược sinh kế, tính bền vững, những khó khăn cản trở và cơ hội để cải thiện sinh kế

trong tương lai.

Phương pháp tiếp cận dựa vào sinh kế đưa ra phương pháp phan tích nhằm nghiên cứu các hình thức

sinh kế ở địa phương và xây dựng các hồ sơ về thu nhập, các điều kiện giàu nghèo mà các điều kiện

này có thể được sử dụng để đưa ra quyết định và tạo ra khung nhằm dự thảo và triển khai những can

thiệp theo chương trình, các chính sách và các chiến lược sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài

nguyên thiên nhiên trong khu dự trữ.

Hồ sơ về sinh kế là mô tả ngắn gọn về việc người dân sống như thế nào. Nó cung cấp thông tin

về các nguồn sinh kế, các khoản chi tiêu, những điều dễ bị tác động, và các chiến lược đối phó

của các nhóm sinh kế cụ thể. Việc mô tả hồ sơ này đưa các các phương tiện mô tả các cộng

đồng chia sẽ những lựa chọn sinh kế tương tự về các lĩnh vực:

Loại và mức độ tài sản giống nhau.

Lựa chọn sản xuất và tạo thu nhập giống nhau.

Tính dễ bị tác động đối với những rủi ro tương tự.

Môi trường văn hóa xã hội và lịch sử chung hoặc được chia sẽ.

5

3.5 Phương pháp thực hiện

Trong khung cảnh này, điều tra có liên quan đến việc thành lập cơ sở cơ bản về kinh tế như là bước đi

đầu tiên để hiểu và theo dõi những thay đổi lâu dài về sinh kế và tiến triển phát triển bền vững về sinh

thái và các hình thức giảm nghèo trong những khu vực này. 04 phương pháp nghiên cứu chính được

sử dụng trong điều tra này:

1. Rà soát dữ liệu vĩ mô về thống kê kinh tế xã hội hiện có trong những vùng trọng điểm này

bằng cách rà soát dữ liệu điều tra dân số và nghiên cứu có liên quan về đói nghèo và sinh kế

mà đã được thực hiện trước đây nhằm xây dựng các chỉ số có liên quan.

2. Phiếu điều tra hộ gia đình có sự tham gia của người dân nhằm đánh giá các điều kiện kinh tế

xã hội và sinh kế và đưa ra hướng dẫn phát triển các sinh kế thay thế.

3. Nhiều cuộc họp theo nhóm có sự tham gia của cộng đồng được xúc tiến với cán bộ lãnh đạo

địa phương tỉnh, huyện, nhân viên Vườn Quốc gia và lãnh đạo cộng đồng.

4. Hình thành cơ sở dữ liệu giản đơn gồm những số liệu hiện trường thích hợp cho việc lập hồ sơ

đói nghèo và phân tích hệ thống sinh kế.

Vì điều tra có liên quan phần lớn đến việc thu thập dữ liệu cơ bản về các hồ sơ và đặc điểm kinh tế xã

hội của các cộng đồng này, cho nên điều cần thiết là phải có được thông tin định tính và thông tin định

lượng. Thu thập thông tin định lượng về các đặc điểm dân số xã hội của các cộng đồng ven biển, các

khía cạnh kinh tế và các hiện nay và các cơ hội sinh kế thay thế.

3.6 Tổ chức điều tra

Cuộc điều tra được tổ chức thời gian trên 30 ngày từ 18/12/2008 đến 18/1/2009 (tham khảo kế hoạc

công tác trong phụ lục để biết thêm chi tiết). Trong thời gian này, nhóm điều tra tổ chức trên 6 cuộc

họp với sự có mặt của cán bộ lãnh đạo tỉnh, huyện, xã ấp và các cán bộ VQG và các lãnh đạo cộng

đồng, và hoàn chỉnh 266 phiếu điều tra hộ nhằm đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội và sinh kế người

dân sống tại 3 khu vực trọng yếu này và được tóm tắt trong bảng 2 dưới đây:

6

Bảng 2. Địa điểm điều tra hộ và số lượng

Vùng điều tra Ấp Số hộ điều tra

Vùng đệm Vườn Quốc Gia U Minh Thượng

Xã Minh Thuận Ấp Minh Tiến 15

Ấp Minh Thượng B 30

Xã An Minh Bắc Ấp An Thoại 14

Ấp An Hòa 21

Vùng đệm Vườn Quốc Gia Phú Quốc

Xã Hòn Thơm Ấp Bãi Nam 23

Xã Bãi Thơm Ấp Rạch Tràm và ấp Đá Chồng 43

Xã Gành Dầu Ấp Gành Dầu và ấp Rạch Vẹm 22

Vùng đệm Rừng phòng hộ Kiên Lương

Xã đảo Sơn Hải Ấp Hòn Heo 32

Xã Phú Mỹ Ấp Tà Phô và ấp Trần Thệ 32

Xã Bình An Ấp Ba Trại 15

Xã Bình Trị Ấp Sông Trinh 19

TỔNG SỐ 266

7

4 Huyện U Minh Thượng: Hồ sơ cơ bản về sinh kế

4.1 Vườn Quốc Gia (VQG) U Minh Thượng

VQG U Minh Thượng đóng trên địa bàn xã An Minh Bắc, huyện

An Minh và xã Minh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang,

cách TP. HCM 365km về phía Tây Nam.

VQG U Minh Thượng là một trong những vùng ngập nước còn lại

của vùng ĐBSCL. Với diện tích 148.758ha, VQG hỗ trợ một trong

những khu vực quan trọng cuối cùng có rừng trên đất than bùn còn

lại ở Việt Nam và được công nhận là một trong 03 khu vực được

ưu tiên cao nhất để bảo tồn vùng đất ngập nước ở ĐBSCL. Các nhà

khoa học phân chia vùng lõi thành 04 kiểu sinh cảnh như sau:

1. Rừng với loài chiếm đa số là rừng tràm nội Melaleuca

cajuputi trên đất chứa than bùn và đất khoáng.

2. Trảng cỏ ngập nước theo mùa với loài chiếm đa số là

Phragmites vallatoria và Eleocharis dulcis.

3. Vùng đầm lầy trống với loài chiếm đa số là Nymphaea

nouchali, Pistia stratiotes, Salvinia cucullata và Typha

domingensis.

4. Sông, suối tự nhiên và kênh rạch.

VQG U Minh Thượng có quần thể thực vật đa dạng bao gồm nhiều

loài đặc hữu, quý hiếm. Đã ghi nhận tất cả 266 loài thuốc cây thực

vật có mạch. Trong số đó có loài loài bèo tấm Lemna tenera phân

bố rất ít ở Đông Nam Á nhưng lại phổ biến ở U Minh Thượng.

Điều tra sơ bộ được tiến hành trong tháng 3 năm 2000 cho thấy có

bằng chứng về sự hiện diện thường xuyên của một loài rái cá lông

mũi có tên Lutra sumatrana ở U Minh Thượng. Ngoài ra, người ta

còn phát hiện loài rái cá móng nhỏ Aonyx cinerea, Sunda Pangolin

Manis javanicus và một loài chồn hương đốm lớn Viverra

megaspila.

Tầm quan trọng về bảo tồn VQG U Minh Thượng được nhấn mạnh

thêm nữa do đa dạng cao về loài chim. Cho đến ngày hôm nay, đã

ghi nhận được 187 loài chim trong đó có 9 loài đang bị đe dọa,

hoặc có nguy cơ bị đe dọa trên thế giới: chim lổ rắn phương Đông

Anhinga melanogaster, bồ nông mỏ đốm Pelecanus philippenis, cò

màu Mycteria leucocephala, loài cò nhỏ Leptoptilos javanicus, cò

quăm đầu đen Threskiornis melanocephalus, cò quăm bóng

Plegadis falcinellus, đại bàng đốm lớn Aquila clanga, đại bàng đầu

cá màu xám Ichthyophaga ichthyaetus và loài chim sâu vàng châu

Á Ploceus hypoxanthus.

8

Vùng lõi của VQG được bao bọc bởi hệ thống kênh và hệ thống đê

bao với nhiều cửa cống dùng để điều hòa mực nước. Về mùa mưa

nước được thoát ra và được giữ lại trong những thời gian khác

trong năm.

Rừng tràm nội ở vùng lõi VQG U Minh Thượng đóng vai trò quan

trọng trong việc duy trì chất lượng nước và đất tại vùng đệm bằng

cách ngăn chặn lớp đất mặt và tầng nước mặt không bị nhiễm phèn,

trực tiếp lọc nước mặt và dự trữ nước ngọt cho mùa khô. Ngoài ra,

có ít nhất 8 loài cá có giá trị kinh tế cao được tìm thấy ở U Minh

Thượng. Bằng việc cung cấp những dịch vụ này, các vùng đất ngập

nước U Minh Thượng góp phần quan trọng trong việc bảo đảm

sinh kế của các hộ gia đình nghèo ở vùng đệm.

Hình 2. Thảm thực vật tại Vùng Lõi và Vùng Đệm VQG U

Minh Thượng

Rừng Tràm

14

4.2 Vùng đệm: Dân cư và dân số

Vùng đệm Vườn U Minh Thượng có diện tích 13.291ha và dân số khoảng 4.000 hộ (khoảng 4000 gia

đình) sống chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên trong vùng. Huyện bao gồm các xã Minh Thuận,

Vĩnh Thuận, An Minh Bắc, Đông Thạnh và thị trấn Thứ Mười Một.

Điều tra được tiến hành ở 4 địa điểm tại vùng đệm thuộc huyện U Minh Thượng gồm Minh Tiến,

Minh Thựong, An Hoà và An Thoại. Quy mô hộ và các đặc điểm về giới tính được thể hiện ở bảng 3.

Quy mô hộ trung bình được ước tính là 5,25 người và quy mô hộ thay đổi giữa 5,3 đến 5,9 người.

Điều tra dân số trong những khu vực này cũng cho thấy quy mô hộ trung bình là 4,5 người với mức

giao động là 1,7 người.

Quy mô hộ gia đình có chủ hộ là nữ giới thấp hơn nhiều so với chủ hộ là nam giới tại các xã điều tra,

đặc biệt là ở An Hòa.

Bảng 3. Quy mô hộ và đặc điểm giới tính

Tiêu chí Tỷ lệ (%)

Ấp Minh Tiến Ấp Minh Thượng B Ấp An Thoại Ấp An Hòa

Chủ hộ

Nam 87% 97% 100% 90%

Nữ 13% 3% 0% 10%

Quy mô hộ

1-2 người 0% 0% 7% 0%

3-4 người 33% 27% 36% 38%

5-6 người 47% 57% 50% 33%

> 6 người 20% 17% 7% 29%

Số người trùng bình/hộ 5.3 5.3 4.5 5.9

Tổng số hộ điều tra 15 30 14 21

Diện tích trồng lúa trên 10.000 ha với phần lớn có thể canh tác 2 vụ lúa/năm và một vụ cây trồng phụ.

Một điều không may là đất phèn rất phổ biến ở vùng đệm, do lớp than bùn bị ô xy hoá. Đất nhiễm

phèn kết hợp với việc thiếu nước đã ảnh hưởng lớn đến canh tác lúa ở khu vực này kể cả các địa điểm

điều tra. Tại các khu vực đất bị nhiễm phèn, mỗi năm chỉ canh tác bình quân được 1 vụ lúa với năng

suất rất thấp.

Vùng đệm trước đây chủ yếu khu vực rừng tràm và rừng ngập nước trên đất than bùn nhưng đã bị khai

thác trong những năm 1990 với việc hình thành chính thức khu dân cư cho 3.069 hộ không có đất. Mỗi

hộ được giao 4 ha với thời hạn 50 năm (có điều kiện). Một trong số điều kiện trên là mỗi hộ phải trồng

tràm trên 50% diện tích được giao. Sau đó diện tích này được giảm xuống còn 25% kèm theo một

khoản tiền phụ cấp nhỏ từ chương trình quốc gia 135 để hỗ trợ cho việc trồng và bảo vệ tràm. Tuy

nhiên, do dự án không đủ tiền cung cấp nên người dân sống trên kênh từ 11 đến 16 không nhận được

tiền chính phủ. Trong 5 năm trở lại đây do giá tràm thị trường giảm và trồng tràm không có hiệu quả

kinh tế. Nhiều hộ gia đình bên trong vùng đệm không trồng cây tràm nữa, chủ yếu là do không có lời

nữa và sự hiện diện ngày càng nhiều các hình thức thay thế phù hợp như cây mía và cây chuối.

15

4.3 Hệ thống sinh kế: Kết hợp nông nghiệp với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ

Hệ thống sinh kế trong vùng đệm chủ yếu là dựa vào canh tác nông

nghiệp và là đặc điểm chung nhất ở vùng châu thổ ĐBSCL. Hệ

thống canh tác chủ yếu là cây lúa từ 1- 3 vụ mỗi năm phu thuộc

vào độ màu của đất và phụ thuộc vào hệ thống thủy lợi bổ sung.

Cây trồng phụ là rau, dừa, chuối và tràm được trồng rộng rãi trong

vùng. Dân cư ở đây chăn nuôi với quy mô nhỏ và có thu nhập thêm

từ những nghề phụ.

Với 4,0 ha đất canh tác trung bình trên mỗi hộ tại U Minh Thượng

thì diện tích này nhìn chung rộng hơn so với các vùng khác ở

ĐBSCL (chỉ có 0,79 ha đất trồng trọt). Một số hộ có diện tích đất

canh tác lên đến 10 ha. Năng suất lúa thông thường rất thấp (bình

quân thấp hơn 2,5 tấn/ha ở các xã điều tra so với 3,1 tấn/ha cho cả

vùng ĐBSCL) và năng suất ở các vùng khác bị nhiễm phèn ở khu

vực phía nam thì thấp hơn nhiều.

Mỗi hộ thường có từ 1-2 ao hoặc hầm nuôi cá. Sản xuất cá tại nông

hộ là nguồn thực phẩm quan trọng và nuôi cá thường kết hợp với

trồng lúa. Nuôi cá trên cơ sở đầu tư thấp vì thường không phải mua

thức ăn cho cá mà thức ăn chủ yếu là phế phẩm từ vụ thu hoạch từ

trang trại, phân gia súc.

Cá là thực phẩm hàng ngày của phần lớn người dân và là nguồn

đạm chính trong hầu hết các gia đình. Người dân đánh bắt cá tự

nhiên từ kênh rạch và các vùng ngập nước bằng nhiều phương tiện

khác nhau (vó, lưới bén, lưới quăng và câu). Đánh bắt cá với quy

mô nhỏ chủ yếu để phục vụ bữa ăn gia đình. Không có số liệu điều

tra về sản lượng cá tự nhiên hoặc cá nuôi vì nuôi cá chủ yếu cho

mục đích tiêu thụ gia đình và không để buôn bán.

Phần lớn các hộ đều có nuôi gà vịt với số lượng rất nhỏ (15-20 con)

cho tiêu thụ gia đình và cũng không để buôn bán. Một số hộ có

nuôi heo. Sở dĩ chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô nhỏ trước hết do

thiếu kiến thức về chăn nuôi, ít vốn và khó tiếp cận thị trường.

Sản xuất tràm đóng góp rất ít vào thu nhập bình quân của hộ gia

đình. Mỗi hộ có nghĩa vụ phải trồng 1 ha tràm hay 25% diện tích

được giao. Nhiều hộ gia đình không còn trồng tràm vì hiệu quả

kinh tế thấp và nhu cầu thị trường giảm sút. Một số hộ trồng thử

nghiệm một số loại cây trồng khác thay thế có hiệu quả cao hơn

như: chuối, mía và dừa.

Hệ thống sinh kế hiện nay

14

4.3.1 Thu nhập và mức giàu nghèo

Như đã trình bày ở hình 4, trồng trọt và chăn nuôi là nguồn thu chính cho phần lớn các hộ gia đình.

Tuy nhiên, nguồn thu nhập từ các nguồn thu khác có ý nghĩa rất quan trọng cho sinh kế gia đình ở tất

cả các xã điều tra, đặc biệt ở U Minh Thượng. “các nguồn khác” bao gồm làm công, cán bộ nhà nước,

những người nghỉ hưu, tiền gửi, nội trợ, bán lẻ và kinh doanh nhỏ.

Hình 4. So sánh thu nhập giữa các xã điều tra

Bảng 4 cho thấy bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi xã và vị trí xếp hàng theo mức độ giàu nghèo.

Hai xã An Thới và An Hòa có mức thu nhập hàng tháng dưới 300.000 đ và được xếp vào diện xã

nghèo. Hai xã Minh Tiến và Minh Thượng thuộc xã trung bình vì có thu nhập của hộ trên 300.000đ

hàng tháng nhưng dưới mức 750.000đ.

Bảng 4. Xếp hạng theo mức thu nhập

Ấp Thu nhập hàng năm Thu nhập b/q tháng Xếp hạng giàu nghèo

Minh Tiến 4,300,000 358,000 Trung bình

Minh Thượng B 5,620,000 468,000 Trung bình

An Thoại 2,860,000 238,000 Nghèo

An Hòa 1,280,000 107,000 Nghèo

Ghi chú.: Hộ “nghèo” nếu thu nhập hàng tháng dưới 300.000đ; “trung bình” nếu thu nhập hàng tháng trên 300.000đ nhưng

dưới 750.000đ; hộ “giàu” nếu trên 750.000đ thu nhập bình quân hàng tháng.

Chuẩn nghèo chính thức đối với các hộ gia đình nông thôn là 127 Đô la Mỹ / người / năm, tức là

1.651.000 đ / năm (Báo cáo Phát triển Việt Nam, 2003). Xã An Hòa có mức thu nhập hàng tháng thấp

hơn số này nên số hộ nghèo có thể khá cao. Tuy vậy, cũng cần nhận thấy rằng trong nghiên cứu này

không có được số liệu về chi phí thức ăn tự cung tự cấp từ trồng trọt, nuôi cá và cá đánh bắt tư nhiên

nên chúng tôi cho rằng con số này có thể ước tính thêm khoảng từ 600.000 đến 800.000đ mỗi năm cho

thu nhập hộ gia đình.

4.3.2 Các khoản chi phí hộ gia đình

Hình 7 biểu diễn cơ cấu chi tiêu hàng ngày của các khu vực điều tra. Chi tiêu lớn nhất là các khoản chi

cho bữa ăn hàng ngày chiếm khoảng 28%. Chỉ tiêu này thấp hơn so với bình quân cả nước là 46,7% và

chứng tỏ rằng một lượng thức ăn nhất định do hộ tự sản xuất được gồm rau quả, cá nuôi và cá tự

nhiên. Những con số này cho thấy rằng bình quân tất cả các chi phí chi tiêu hằng này được lấy từ

nguồn thu nhập với số tiền dư ít ỏi để chi trả cho các chi phí sinh hoạt khác. (ví dụ sửa nhà, chữa bệnh,

v.v).

U Minh Thượng

0.00

1.00

2.00

3.00

4.00

5.00

6.00

Minh Tiến Minh

Thượng B

An Thoại An Hòa

Nguồn khác

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Thủy sản

Chăn nuôi

Trồng trọt

15

Hồ sơ sinh kế U Minh Thượng

Sinh kế ở U Minh Thượng

4%

55%

8%

2% 9%

18%1%

1%

1%

1%

4%

Nuôi trồng thủy sản

Nông nghiệp

Làm thuê

Thợ mộc/thợ máy

Nghề khác

Nội trợ

Nghỉ hưu

Cán bộ nhà nước

Thủ công mỹ nghệ

Quán ăn/quán hàng nhỏ

Nguồn thu nhập - U Minh Thượng

31%6%

63%

0%

0%

0%

Trồng trọt

Chăn nuôi

Nguồn khác

Thủy sản

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Chi tiêu sinh hoạt gia đình - U Minh Thượng

28%

4%

6%

12%

10%

6% 11%

7%

2%

1%

1%

6%

1%

7%

16%

Thức ăn

Quần áo

Nhà

Sức khỏe

Chi phí học hành

Đi lại

Lễ hội (cưới, ma chay)

Lễ lạc, cúng giỗ

Xăng dầu thắp sáng

Ác quy, pin

Chất đốt

Rượu, thuốc lá

Đánh bài, cá cược

Chi khác

16

Hình 8 cho thấy sự phân bố nhà ở được phân loại theo loại

nhà ở. Số hộ khá có nhà xây hoặc nhà tường gạch chỉ chiếm

5%. Phần lớn gia đình (trên 60%) có tường nhà che bằng cây

gỗ và lợp lá hoặc bằng tôn. Nhìn chung phần lớn nhà được

xây dựng khá kiên cố.

Hình 8. Phân bố kiểu nhà ở

Kiểu nhà

1% 4% 0%

19%

18%

14%11%

3%

31%

Nhà xây Tường: gạch + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Tường: gạch + mái: lá Vách: gỗ + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Vách: gỗ + mái: lá Vách: cót + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Vách: cót + mái: lá Vách: đất + mái: lá hoặc mái tôn

Kiểu khác

Đa số hộ điều tra có vườn nhỏ cạnh nhà hoặc ao cá. Chỉ có

24% có thêm đất nơi khác để trống trọt hoặc chăn nuôi thêm.

Số hộ gia đình có giếng nước riêng là 18%.

Khoảng 12% gia đình có điện; 11% hộ có máy nổ; 6% có sử

dụng bình acqui thắp sáng và 14% số hộ có máy thu hình.

Hình 9. Phân bố các tài sản khác

0%20%40%60%80%

100%

Minh

Tiến

Minh

Thượng

B

An Thoại An Hòa

U Minh Thượng

Máy nổ ở nhà Tivi Video/VCD Radio/Cassette

Giếng nuốc tư Đất trồng trọt Ác quy Khác

Tài sản sinh kế - Nhà cửa

Những tài sản khác

17

Những chỉ số kinh tế- xã hội khác

Giáo dục

Trên 89% số trẻ em tiểu học từ 7-11 tuổi được đi học. Tỉ lệ đi học của học sinh PTCS và PTTH

(tuổi 12-15 và 16-18, tương ứng) giảm mạnh chỉ còn 65%.

School Attendance

0%

50%

100%

150%

200%

250%

300%

Minh Tien Minh Thuong An Hoa An Thoai

Grade 1 (7 to 11 y) Grade 2 (12 to 15 y) Grade 3 (16 to 18 y)

Nguyên nhân chính trẻ em không đi học là do cha mẹ không có tiền (chiếm 50%); do trường xa

và thiếu phương tiện đi lại (chiếm 35%).

Nước và vệ sinh

Số hộ gia đìng dùng nước giếng cho ăn uống và nấu nướng chiếm hơn 90%. Có 74% số hộ điều

tra có giếng nước riêng và 19% phải sử dụng giếng nước của chủ khác. Chỉ có 7% hộ gia đìng sử

dụng nước giếng công cộng.

Đa số hộ điều tra xử lí rác bằng cách đốt (74%) hoặc chôn (20%).

Mặc dù vấn đề nhà vệ sinh không được chú trọng trong phiếu điều tra nhưng theo quan sát của

chúng tôi thì phần lớn hộ gia đình có nhà vệ sinh đơn giản cạnh nhà ở của họ.

Dinh dưỡng:

Phần lớn hộ điều tra tự trồng rau để đáp ứng nhu cầu gia đình. Số hộ chăn nuôi gà vịt để cải

thiện bữa ăn gia đình chiếm tỉ lệ thấp hơn (25%).

Số gia đình dùng rau trong bữa ăn hàng ngày chiếm tỉ lệ cao (88%). Riêng hoa quả thì rất ít các

hộ điều tra sử dụng hàng ngày (chỉ 20%).

Trong khi có hơn 90% số hộ sử dụng cá làm thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày thì số hộ

dùng thịt mỗi tuần một lần ít hơn 15%. Do vậy, đánh bắt cá tự nhiên và nuôi cá trong ao nhà có ý

nghĩa quan trọng đối với hệ thống sinh kế nói chung và về mặt dinh dưỡng gia đình nói riêng.

Củi đốt

Đa số hộ gia đình (79%) dùng củi chủ yếu thu lượm trong vườn nhà làm chất đốt chính để nấu ăn.

18

4.4 Các lựa chọn sinh kế: Vùng đệm U Minh Thượng

Có 3 hướng phát triển phục vụ các hệ thống canh tác ở U Minh

Thượng có thể được phân biệt, chủ yếu là: (i) sản xuất quảng

canh tức là mở rộng diện tích canh tác trong khi vẫn duy trì canh

tác (ii) sản xuất thâm canh tức là tăng canh tác trên 1 đơn vị diện

tích thông qua các hình thức canh tác tăng cường về sử dụng đất

và công nghệ và (iii) Đa dạng hóa tức làm thay đổi cơ cấu sản

xuất và sản phẩm theo hướng thích ứng tốt hơn với hoàn cảnh

kinh tế, môi trường và xã hội. Dưới đây là một số giải pháp sinh

kế tiềm năng, gồm:

Thâm canh trồng trọt:

Có cơ hội đáng kể để tăng sản lượng lúa từ 1 lên 2-3 vụ

mỗi năm bằng việc cải tiến hệ thống cung cấp và quản lý

nước, đặc biệt ở những khu vực bị nhiễm phèn.

Có thể tăng sản lượng cây trồng, đặc biệt đối với cây

chuối, dừa và mía.

Trồng giống dừa cao sản là cây có tiềm năng vì hiệu quả

cao và cây giống dễ kiếm tại địa phương.

Tăng cường chăn nuôi các loại vật nuôi

Có cơ hội để cải thiện phương thức quản lí và tăng năng

suất chăn nuôi gà, vịt, heo ở quy mô nông hộ. Chăn nuôi

các loại vật nuôi dễ dàng làm thay đổi cơ cấu sản xuất.

Chăn nuôi để cải thiện dinh dưỡng cho gia đình và có thể

giúp nông dân giảm giá thành đầu vào bằng việc giảm

thức ăn nuôi cá hoặc làm phân bón.

Thâm canh trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản trong ao là hợp phần rất nhỏ của hệ

thống sinh kế hiện hữu. Có thể tăng thêm sản lượng nuôi

trồng thủy sản trong vùng với việc gia tăng lượng thức ăn

cho cá từ mức thấp tăng lên mức trung bình và mức cao

như cung cấp thêm các loại phân heo, phân gia cầm, đất

đen (night), phế phụ phẩm trồng trọt và một lượng nhất

định thức ăn viên (giai đoạn cá giống).

Thâm canh lâm nghiệp

Năng suất rừng tràm có thể được cải thiện nếu ứng dụng

tốt hơn các kĩ thuật lâm nghiệp. Câu hỏi này còn bỏ ngỏ

vì người dân chưa chắc đã ủng hộ phương án trồng tràm.

Các cơ hội sinh kế

19

4. Huyện Phú Quốc: Hồ sơ dữ liệu cơ bản về sinh kế

4.5 Vườn Quốc Gia Phú Quốc

Phú Quốc là hòn đảo nhiệt đới lớn ngoài khơi Việt Nam. Với diện tích 56.200 ha, Phú Quốc là đảo

lớn nhất trong quần đảo 22 hòn đảo. Phú Quốc nằm trong

vịnh Thái Lan cách đất liền Việt Nam 40 km về phía Tây và

nơi gần nhất chỉ cách bờ biển Campuchia 4 dặm về phía

Đông-Bắc. Đảo cách tỉnh lỵ (thành phố Rạch Giá) 62 dặm về

phía Đông và cách thị xã Hà Tiên 25 dặm.

VQG Phú Quốc nằm về phía Đông-Bắc của đảo có diện tích

12.794 ha (chiếm khoảng 86% diện tích cả đảo). Điểm cao

nhất ở VQG là núi Chúa cao 603 m. Hệ thống thoát nước của

Vườn Phú Quốc bao gồm rất nhiều suối nhỏ được hình thành

chủ yếu theo mùa. Chỉ có một con sông khá lớn duy nhất trên

đảo là sông Rạch Cửa Cạn bắt nguồn từ phía Nam VQG và đổ

ra biển theo huớng Tây của đảo.

VQG Phú Quốc phong phú về đa dạng sinh học gồm rừng

tràm, rừng đước, đá ngầm san hô, thảm cỏ biển và là một

trong những rừng dầu duy nhất còn lại ở Việt Nam. Vườn Phú

Quốc có nhiều loài cây thực vật có nguồn gốc từ 3 vùng sinh

thái là Malaysia-Indonesia, Himalaya-Yunnan (China) và Ấn

độ-Myanma. Có tổng số 529 loài thực vật ở Phú Quốc thuộc

120 họ trong đó 42 loài nằm trong sách Đỏ Thế giới có nguy

cơ bị đe dọa do Hội Bảo tồn Thế giới - IUCN công bố.

Phần lớn rừng Phú Quốc được duy trì trong điều kiện khá tốt,

đặc biệt ở những vùng cao còn tìm thấy nhiều khu rừng già

nguyên sinh. Ở những vùng thấp, mức độ rừng bị phá nhiều

hơn và phần lớn đang là rừng trồng lại.

Bãi đá ngầm san hô rộng hơn 470 ha chạy dọc theo chiều dài

của đảo từ phía Bắc xuống phía Nam. Tiếp đến, 360 ha viền

đá ngầm được tìm thấy ở phía Nam quần đảo An Thới. Khu

đá ngầm san hô và vùng biển Phú Quốc chứa 260 loài san hô,

hơn 150 loài cá sống ở đá ngầm, 48 loài ốc biển, 25 loài động

vật da gai và 50 loài rong biển.

Giá trị của Vùng Lõi

20

Bộ Thuỷ sản và tổ chức Danida đã cùng với UBND huyện Phú

Quốc thông qua Hợp phần Sinh kế trong Khu bảo tồn biển

(LMPA) trong chương trình Môi trường hỗ trợ Kiên Giang thiết

lập Khu Bảo tồn Biển Phú Quốc (MPA).

Tỉnh đã thành lập Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển và thiết lập

Văn phòng Khu Bảo tồn biển. 3 cán sự của tỉnh được điều động

sang làm việc tại văn phòng và tỉnh sẽ hỗ trợ tàu tuần tra vào

cuối năm nay.

Chương trình LMPA sẽ có nhiều hình thức hỗ trợ MPA bao gồm

việc tăng cường nhận thức người dân, xây dựng kế hoạch phát

triển và tìm kiếm các giải pháp sinh kế thay thế cho ngư dân

sống trong Vùng lõi.

Khu bảo tồn biển mới có vùng lõi nằm về phía Đông-Bắc bờ

biển gần xã Bãi Thơm, xung quanh đảo Hòn Thơm thuộc phía

Nam đảo Phú Quốc. Công tác bảo tồn, phòng hộ tài nguyên

thiên nhiên biển và ven bờ của Phú Quốc sẽ là một thử thách lớn

trong tương lai.

Phát triển du lịch là ưu tiên lớn nhất của UBND huyện đảo Phú

Quốc. Huyện đang có kế hoạch xây dựng nhiều công trình cơ sở

hạ tầng có liên quan đến du lịch bao gồm 02 cảng mới và sân

bay quốc tế mới trước năm 2012 để tăng cường phát triển du

lịch trên đảo.

Đảo Phú Quốc đã thu hút được lượng khách du lịch khá lớn.

Trong năm 2007, Phú Quốc đón 180.000 khách du lịch đến thăm

trong đó có 30% khách quốc tế. Hiện tại, huyện đảo có 70 khách

sạn và nhà nghỉ trong khi con số đó trên phần đất liền của tỉnh

lên đến 2000. Có hơn 200 doanh nghiệp tham gia các hoạt động

du lịch chủ yếu cung cấp phòng ở, tiếp đón khách, vận chuyển

và tổ chức các tuyến du lịch. Tuy nhiên, tiềm năng du lịch của

VQG và các vùng biển lân cận chưa khai thác đầy đủ.

Phần lớn du khách đến Phú Quốc bị hấp dẫn bởi trời, biển và rạn

san hô. Chính những hấp hẫn thiên nhiên này góp phần hình

thành cơ sở phát triển du lịch ở Phú Quốc trong tương lai. Trong

kế hoạch của huyện Phú Quốc có 3.800 ha đất đã được khoanh

vùng cho phát triển du lịch.

Tổ chức UNESCO tin rằng bằng việc khuyến khích phát triển du

lịch sinh thái sẽ góp phần hỗ trợ cho phát triển bền vững trong

khu vực và sẽ liên kết vấn đề tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi

trường. Trong khi nhìn nhận tiềm năng to lớn của Phú Quốc cho

phát triển du lịch sinh thái thì phải hết sức thận trọng trong công

tác kế hoạch và kiểm soát sự phát triển để tránh rơi vào tình

trạng phát triển thiếu kiểm soát, không hợp lý như chúng ta đã

từng thấy ở những nơi khác, đảo khác ở châu Á và thế giới.

Khu bảo tồn biển

Phát triển du lịch

21

4.6 Vùng đệm - Dân cư và dân số

Tổng diện tích vùng đệm của Phú Quốc là

58.923 ha gồm các xã Bãi Thơm, Cửa Dương,

Hàm Ninh, Cửa Cạn, Dương Tử, thị trấn Dương

Đồng và đảo An Thới.

Đợt điều tra được thực hiện tại 3 điểm trong

vùng đệm huyện Phú Quốc là các xã Hòn

Thơm, Bãi Thơm và Gành Dầu. Tổng số 4500

hộ sống trong khu vực điều tra chủ yếu dựa vào

nghề biển và nuôi trồng thủy sản để tạo sinh kế.

Nhiều ấp có điều kiện sống khó khăn và vấn đề

khó khăn này càng trầm trọng hơn bởi vấn đề di

dân tự do vào trên đảo và sống bất hợp pháp ở

những vùng ven biển.

Quy mô hộ trung bình được ước tính là khoảng

4.45 người và quy mô hộ gia đình thay đổi từ

4.0 đến 4.7 người. Đợt điều tra dân số trong

những khu vực này cũng cho biết quy mô hộ gia

đình trung bình là 4.5 người ở Phú Quốc, có sự

khác biệt 1.7.

Quy mô hộ gia đình cho nữ là chủ hộ là thấp

hơn rất nhiều so với chủ hộ là nam với tỷ lệ

82% chủ hộ là nam và là những người quyết

định chủ yếu.

Bảng 5. Quy mô hộ gia đình và đặc điểm giới

Đặc điểm % số hộ

Hòn Thơm Bãi Thơm Gành Dầu

Chủ hộ

Nam 78% 84% 86%

Nữ 22% 16% 14%

Quy mô hộ

1-2 người 9% 5% 14%

3-4 người 43% 47% 50%

5-6 người 26% 37% 32%

> 6 người 22% 12% 5%

Số người trùng bình/hộ 4.73 4.58 4.04

Tổng số hộ điều tra 23 43 22

Những cộng đồng đánh bắt hải sản ven biển và ở đảo

22

4.7 Hệ thống sinh kế: Đánh bắt ven bờ và nuôi trồng thủy sản

Hệ thống sinh kế ở vùng đệm chủ yếu là đánh bắt ven bờ và

nuôi trồng thủy sản. Đây là hệ thống sinh kế đa dạng phụ thuộc

chủ yếu vào một người làm nghề biển hoặc hộ gia đình chỉ

sống bằng thu nhập từ nghề đánh cá để bán. Hệ thống này bao

gồm các hoạt động đa dạng liên quan tới nghề biển như nghề

đánh bắt các loại hải sản khác, nghề nuôi cá lồng, mua bán hải

sản và đánh cá thuê.

Ngoài nghề biển người dân còn có thêm nguồn thu nhập từ

nghề sửa chữa tàu thuyền, đan lưới, nghề chế biến nước mắm

hoặc kinh doanh nhỏ lẻ.

Nghề nuôi trồng thuỷ sản truyền thống tồn tại hàng trăm năm

là một phần trong cơ cấu sinh kế của Phú Quốc. Tuy nhiên, khi

các công nghệ mới và nhu cầu cá có giá trị cao thì nghề đánh

bắt truyền thống phục vụ thị trường tại chỗ nhanh chóng

chuyển đổi sang sản xuất thâm canh để đáp ứng nhu cầu của

thị trường du lịch địa phương.

Cho đến nay, người dân của Bãi Thơm và Gành Dầu chú trọng

đến cách thức nuôi trồng truyền thống bằng cách nuôi trong

lồng các loại hải sản giá trị cao, quy mô nhỏ như cá lóc, cá mú.

Hiện tại, các hoạt động này phụ thuộc duy nhất vào nguồn cá

giống tự nhiên giá trị thấp sống ven bờ và dưới đá ngầm.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hộ gia đình chuyển đổi sang hệ

thống nuôi trồng trên thuyền phao có quy mô lớn hơn, nuôi

thâm canh hơn bởi vì giá cá lồng tăng cao. Nuôi cá lồng có mái

che ven bờ và tại các vịnh thuộc đảo Hòn Thơm đang có xu

hướng phát triển nhanh.

Trong quá trình điều tra, phần lớn hộ gia đình cho biết rằng

nuôi cá là giải pháp phù hợp và hữu ích để cải thiện sinh kế.

Tuy nhiên, nuôi trồng thâm canh yêu cầu phải đầu tư vốn lớn,

lao động có tay nghề và đầu tư kỹ thuật. Điều này chỉ phù hợp

với những hộ nuôi có đủ mặt bằng đất đai và vốn để xây dựng

những lồng cá lớn. Những người không đủ mặt bằng đất hoặc

vốn để nuôi cá bán ra ngoài thì có thể sản xuất cá con giống.

Một bộ phận nhỏ các hộ gia đình chăn nuôi bò, vật nuôi nhỏ và

trồng tiêu để hỗ trợ cho sinh kế. Một số rất ít hộ có vườn cạnh

nhà vì họ không có nhiều đất hoặc không có đất và phải thuê

đất chỉ để làm nhà ở.

Hệ thống sinh kế hiện nay

14

4.3.1 Thu nhập và mức giàu nghèo

Mức thu nhập tổng số tương đối cao, đạt bình quân/ hộ tổng số 17.580.000 đ mỗi năm. Thu nhập từ

đánh bắt hải sản và nuôi cá lồng chiếm 65% tổng thu nhập (Hình 9). Đánh bắt hải sản với mục đích

thương mại là hoạt động chính trên đảo Hòn Thơm. Ấp bãi Thơm có hệ thống sinh kế tương đối cân

bằng khi kết hợp đánh bắt hải sản với chăn nuôi vật nuôi và những nguồn thu khác. Xã Gành Dầu chỉ

dựa vào nuôi trồng thủy sản và đảnh bắt hải sản. Những nhuồn thu khác có ý nghĩa lớn ở cả 3 xã điều

tra. Trồng trọt và chăn nuôi vật nuôi chỉ đóng góp khoảng10% thu nhập vì chủ yếu cho tiêu thụ gia

đình. Một số hộ có con cái làm việc trong các nghề kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia của

ng ười dân vào công tác du lịch còn rất thấp.

Hình 10. So sánh thu nhập giữa các xã điều tra

Phú Quốc

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

Hòn Thơm Bãi Thơm Gành Dầu

Nguồn khác

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Thủy sản

Chăn nuôi

Trồng trọt

Bảng 6 cho thấy mức thu nhập bình quân hàng tháng cho từng xã điều tra và xếp hạng giàu nghèo. Cả

3 xã có thu nhập bình quân trên 750.000 đ mỗi tháng và đều xếp vào hạng xã “giàu”. Tuy nhiên, số

liệu điều tra cho thấy còn một số lượng lớn hộ gia đình rất nghèo, đặc biệt ở Bãi Thơm và Gành Dầu

tỷ lệ nghèo thể hiện rất rõ. Đồng thời, có một số hộ tại đây rất giàu có vì họ có cơ sở kinh doanh nghề

biển và nuôi trồng thủy sản rất lớn. Đây là điều tương phản giữa người giàu và nghèo mà cụ thể ở

Gành Dầu nơi những hộ ngư dân nghèo không có đất ở sống cạnh những hộ kinh doanh thủy sản giàu

có.

Bảng 6. Mức giàu nghèo các xã điều tra ở Phú Quốc

Xã Thu nhập hàng năm Thu nhập bq tháng Mức giàu nghèo

Hòn Thơm 20,940,000 1,745,000 Giàu

Bãi Thơm 12,440,000 1,036,000 Giàu

Gành Dầu 19,370,000 1,614,000 Giàu

Ghi chú.: Hộ “nghèo” nếu thu nhập hàng tháng dưới 300.000đ; “trung bình” nếu thu nhập hàng tháng trên 300.000đ nhưng

dưới 750.000đ; hộ “giàu” nếu trên 750.000đ thu nhập bình quân hàng tháng.

4.3.2 Chi tiêu ở các hộ điều tra

Hình 11 thể hiện cơ cấu chi tiêu hàng ngày của hộ điều tra. Chi tiêu cho thức ăn chiếm phần lớn với tỷ

lệ 41% trong tổng số chi tiêu của hộ gia đình trong khi chỉ tiêu chung cho cả nước là 47%. Số liệu điều

tra cũng cho thấy rằng thu nhập của hộ không những đủ cho các khoản chi tiêu hàng ngày mà còn một

khoản dư nhất định dành cho sửa chữa nhà cửa, chăm sóc sức khỏe, đầu tư làm ăn và gửi tiết kiệm

.v.v..

15

Hồ sơ sinh kế huyện Phú Quốc

Nghề nghiệp ở Phú Quốc

11%

5%7%3%

41%

2% 12%3%

3%

2%

1%

8%

1%

1%

1%

13%

Đánh cá

Thủy sản

Nông nghiệp

Nghỉ hưu

Nội trợ

Cán bộ nhà nước

Nghề khác

Làm lưới

Buôn cá

Nấu rượu

Quán cà phê/Karaoke

Quán ăn/quán hàng nhỏ

Nhà hàng

Nghề thủ công mỹ nghệ

Thợ mộc/thợ máy

Nguồn thu nhập - Phú Quốc

35%7%

25%

3% 23%

7%

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Nguồn khác

Trồng trọt

Thủy sản

Chăn nuôi

Chi tiêu sinh hoạt gia đình - Phú Quốc

67%

7%

11%

10%

17% 7%8%

6%

8%

1%

7%

10%

2%

1%

21%

Thức ăn

Quần áo

Nhà

Sức khỏe

Chi phí học hành

Đi lại

Lễ hội (cưới, ma chay)

Lễ lạc, cúng giỗ

Xăng dầu thắp sáng

Ác quy, pin

Chất đốt

Rượu, thuốc lá

Mua nước

Chi khác

Hình 11. Hệ thống sinh kế

Hình 12. Phân bổ nguồn thu nhập

Hình 13. Các khoản chi tiêu sinh hoạt

16

Hình 14 cho biết kiểu nhà ở của hộ điều tra. Số hộ khá

có nhà xây/nhà gạch chiếm tỷ lệ tương đối thấp ở Bãi

Thơm và Gành Dầu nhưng số liệu này ở Hòn Thơm

chiếm hơn 30%. Tỉ lệ nhà có vách tường bằng cây gỗ,

lợp lá hoặc lợp tôn chiếm đa số (hơn 60%).

Hình 14. Phân bố kiểu nhà ở

15%

6%1%

29%5%

11%

5%2%

26%

Nhà xây Tường: gạch + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Tường: gạch + mái: lá Vách: gỗ + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Vách: gỗ + mái: lá Vách: cót + mái: tôn/f ibrociment/ngói

Vách: cót + mái: lá Vách: đất + mái: lá hoặc mái tôn

Kiểu khác

Phần lớn các hộ điều tra không có đủ đất để thâm canh

cây trồng trong vườn hoặc chăn nuôi các vật nuôi nhỏ.

Nhiều hộ gia đình không có đất riêng và phải thuê đất

để làm nhà.

Khoảng 20% số hộ có điện sử dụng; 16% có máy nổ

riêng. Gần 11% số gia đình dùng bình ắc quy thắp sáng

và khoảng 20 số hộ có máy thu hình.

Hình 15. Phân bố các loại tài sản khác

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Hòn Thơm Bãi Thơm Gành Dầu

Phú Quốc

Khác

Ác quy

Đất trồng trọt

Giếng nuốc tư

Radio/Cassette

Video/VCD

Tivi

Máy nổ ở nhà

Tài sản về sinh kế - Nhà cửa

Tài sản khác

17

Chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác

Giáo dục

Trên 83% trẻ em ở Phú Quốc tham gia đến trường. Tỷ lệ trẻ em đến trường giảm từ học

sinh lớp 1 (100%) (độ tuổi từ 7 đến 11) xuống còn 77% và 44% ở lớp 2 và lớp 3. Hòn

Thơm có tỷ lệ trẻ em đến trường thấp nhất do khó khăn của học sinh lớp 3 đi học trong

đất liền.

0%

50%

100%

150%

200%

250%

300%

Hòn Thơm Bãi Thơm Gành Dầu

Tiểu học (7 - 11 tuổi) PTCS (12 - 15 tuổi) PTTH (16 - 18 tuổi)

Lý do chính mà trẻ em không đến trường là không có tiền, chiếm 63%, kế đến là xa

trường và giao thông không thuận tiện (16%), và lý do khác (20%).

Nước và vệ sinh

Giếng nước là nguồn cung cấp nước uống và nấu ăn chính cho trên 65% số hộ điều tra.

46% hộ gia đình có giếng nước riêng, trong khi 29% dùng giếng chung với hộ khác và

25% sử dụng giếng nuớc công cộng.

Đa số hộ gia đình xử lý rác bằng cách đốt (68%) và 25% xả rác thẳng xuống biển.

Vấn đề nhà vệ sinh không được chú trọng trong câu hỏi điều tra nhưng theo quan sát của

chúng tôi thì phần lớn các hộ điều tra đều có nhà vệ sinh đơn giản cạnh nhà ở của mình

hoặc nhà xí che tạm ở trên mặt nước.

Dinh dưỡng

Có 99% dùng cá trong bữa ăn hàng ngày và dưới 15% số hộ tự trồng rau và chăn nuôi gà

vịt với mục đích tự cung tự cấp.

72% số hộ ăn rau mỗi ngày và 54% số gia đình có thịt ăn một lần trong tuần hoặc

thường xuyên hơn.

Chỉ có 20% số hộ có cây ăn quả trong vườn.

Củi đốt

Phần lớn số hộ điều tra (77%) phải mua chất đốt để nấu ăn và chỉ có 20% thu lượm củi

trong vườn nhà hoặc rừng gần nhà.

18

4.8 Lựa chọn sinh kế: Vùng đệm Phú Quốc

Những lựa chọn sinh kế hữu ích được xác định như sau:

Nuôi trồng thủy sản & đánh bắt hải sản

Có cơ hội giới thiệu và khuyến khích các kỹ thuật

đánh bắt hải sản bền vững ở cả 3 xã điều tra và

khuyến khích quản lý thủy sản bền vững ở Khu Bảo

tồn Biển.

Tiềm năng đáng kể về cải thiện nuôi trồng thủy sản

tại 3 xã điều tra thông qua việc giới thiệu kỹ thuật

công nghệ mới và cải tiến các kỹ thuật về giống và

cho ăn.

Kết quả điều tra cho thấy có những khoảng thời

gian nhất định trong năm người ngư dân không có

việc làm và phụ nữ thì khá nhàn rỗi quanh năm.

Điều này cho phép triển khai các hoạt động liên

quan tới nghề biển như chế biến nước mắm và chế

biến thực phẩm.

Tiếp cận tài chính quy mô nhỏ cũng có thể cải thiện

được một phần thu nhập và sinh kế người dân.

Làm vườn và chăn nuôi nhỏ

Cơ hội cải thiện canh tác làm vườn bị hạn chế vì

hạn chế về đất trồng và / hoặc tiếp đất bị hạn chế.

Có cơ hội cải thiện chăn nuôi gà, vịt, heo theo qui

mô hạn chế ở các xã điều tra. Nuôi bò chăn thả

cũng có thể cải thiện đáng kể nếu công tác giống và

kĩ thuật chăn nuôi được hỗ trợ.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Trong khi nhìn nhận tiềm năng to lớn của Phú Quốc

để phát triển du lịch sinh thái thì cần có sự phối hợp

để bảo đảm rằng các cộng đồng sống trong vùng

đệm được hưởng lợi khi du lịch phát triển. Các xã

điều tra đều có tiềm năng để phát triển du lịch, đặc

biệt đối với xã Gành Dầu và đảo Hòn Thơm.

Thử thách trong quá trình phát triển du lịch dựa vào

cộng đồng là phải làm sao để người dân địa phương

tham gia tích cực vào phát triển du lịch sinh thái và

họ phải được hưởng lợi từ sự phát triển đó.

Có tiềm năng phát triển nghề thủ công với quy mô

nhỏ ở đảo Phú Quốc để hỗ trợ du lịch.

Các cơ hội sinh kế

19

5 Kiên Lương: Hồ sơ sinh kế trong cộng đồng

5.1 Kiên Lương – cảnh quan thiên nhiên

Điều tra được tiến hành ở 3 địa điểm thuộc huyện

Kiên Lương có tầm quan trong quốc gia và quốc tế

trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:

1. Rừng phòng hộ ngập mặn Kiên Lương (1

trong 14 rừng ngập mặn có tầm quan trọng

trong chiến lược quốc gia ở Việt Nam) chạy

dọc theo bờ biển 110 km phía Đông chùa

Hang.

2. Hệ sinh thái núi đá vôi Chùa Hang (là 1 trong

3 địa danh có phong cảnh hang động núi đá

vôi của Việt Nam), gồm 22 ngọn núi và hòn

đảo nhưng hiện chỉ có 2 khu vực được bảo

tồn.

3. Khu vực đất ngập nước Phú Mỹ nằm về phía

Nam đồng bằng Hà Tiên là khu vực rộng lớn

có trảng cỏ ngập nước theo mùa còn lại ở

ĐBSCL và là địa danh quan trọng nhất ở Việt

Nam bảo tồn các loài chim lớn đặc trưng của

vùng nước ngập.

Phần lớn các khu rừng tự nhiên và vùng ngập nước ở

Kiên Lương đều bị điều chỉnh rất nhiều trong 20 năm

qua. Một phần diện tích rừng ngập mặn và vùng đất

ngập nước rộng lớn đã được chuyển đổi thành đất

nông nghiệp trong những năm 1990 cùng với việc xây

dựng hệ thống kênh mương và cửa cống liên kết với

nhau. Mục đích chính là chuyển đổi đất ngập nước

thành đất nông nghiệp (chủ yếu trồng lúa nước) và ao

nuôi tôm.

Nhiều trong số các khu vực đất ngập nước lớn còn lại

ở khu vực đồng bằng hiện đang được đầu tư xây dựng

các khu dân cư và chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

tuy nhiên, nên xem xét tiềm năng phát triển thêm nữa

ở huyện Kiên Lương du các khó khăn vướng mắt về

môi trường nghiêm trọng, chủ yếu có liên quan đến

việc giữ nước, đất phèn và đất bị nhiễm mặn.

Khu vực này có hơn 300 loài động vật và 61 loài chim

bao gồm:

17 loài động vật đặc hữu có trong Sách Đỏ của

Việt Nam và thế giới;

Có 21 loài động vật có vú trong đó gồm 11 loài

chỉ cư trú tại khu vực hang động núi đá vôi;

Có nhiều loài chim đang bị de dọa biến mất trên

thế giới như sếu đầu đỏ, cò quăm vai trắng,

Bengal Florican, bồ nông mỏ đốm, Stalk cổ

lông và màu.

Các giá trị trong các khu bảo tồn

14

Hiện tại, rừng ngập mặn ở Kiên Lương đang bị đe dọa

ở nhiều khu vực khác nhau bởi các yếu tố như sự xâm

lấn và di cư của con người, chặt phá, làm rẫy, ô nhiễm

và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên biển.

Dải rừng ngập mặn khá mỏng chạy dọc theo bờ biển

nằm ở giữa một bên là biển và một bên là khu vực dân

cư sinh sống cùng với hệ thống kênh mương. Đây là

khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu và

nước biển dâng. Người dân ở đây đã phải chịu những

ảnh hưởng đó và do vậy dự án phải cùng với các cộng

đồng dân cư địa phương xem xét những vấn đề này.

Tương tự, khu vực ngập nước Phú Mỹ cũng bị ảnh

hưởng bởi việc thay đổi chế độ điều tiết nước do xây

dựng hệ thống kênh mương mới.

Một phần diện tích ngập nước đáng kể tại Phú Mỹ đã

được chuyển đổi để mở rộng sản xuất nông nghiệp và

hiện đang có kế hoạch để biến vùng ngập nước Phú

Mỹ thành vùng trồng lúa và nuôi tôm. Tuy nhiên, Tổ

chức IFC và Hội Sếu Quốc tế cùng với Ngân hàng Thế

giới và sở KHCN tỉnh Kiên Giang thảo luận về Dự án

Bảo tồn Vùng đồng cỏ bàng ngập nước Phú Mỹ và

đảm bảo với cán bộ địa phương hỗ trợ cho việc bảo tồn

có hiệu quả vùng đồng cỏ bàng còn sót lại ở ĐBSCL

và sếu đầu đỏ.

Phong cảnh vùng núi đá vôi Sơn Hải gồm có 22 hòn

núi và đảo không những bao gồm nhiều sinh vật đặc

hữu mà còn là cơ sở để phát triển nghành du lịch của

huyện.

Sự hiện diện của nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng

trên thế giới cùng với sự góp mặt của các loài thú hữu

nhũ đặc hữu ở vùng núi đá vôi là lý do để thúc đẩy

công tác bảo tồn của dự án Khu Sinh quyển gồm vùng

rừng đước Kiên Lương, vùng núi đá vôi lân cận và các

khu vực cư trú của động thực vật trong vùng nước

ngập của huyện.

Các giá trị trong các khu bảo tồn

15

5.2 Vùng đệm: Dân cư và dân số

5.3.1 Địa điểm điều tra: Vùng đệm rừng phòng hộ Kiên – Hà - Hải

Huyện Kiên Lương có tổng diện tích 89.000 ha và dân số là 101.900 người (năm 2008). Huyện có 5 xã

trong vùng đồng bằng Hà Tiên, 4 xã ven biển và 2 xã đảo với tổng số 19.850 hộ sinh sống.

Công tác điều tra được thực hiện tại 4 địa điểm trong huyện gần kề 3 khu bảo tồn đã nói ở trên. Địa

điểm điều tra được thể hiện ở hình 16.

Khu bảo tồn Xã

Rừng đước phòng hộ Kiên Lương Bình An và Bình Trị

Phong cảnh núi đá Chùa Hang Sơn Hải

Khu vực đồng ngập nước Phú Mỹ Phú Mỹ

Hình 16. Các khu vực tự nhiên còn lại của Kiên Lương

Vùng đước Kiên Lương

Mangrove Area

Vùng ngập nước Phú

Mỹ Wetland Area

Đảo Sơn Hải

Islandes

Vùng đá vôi Chùa

Hang Karst Area

16

Quy mô hộ gia đình và đặc điểm giới tính được trình bày ở bảng 7. Quy mô trung bình hộ là 4,67 nhân

khẩu và biến động từ 4,5 đến 4,93 người. So sánh với số liệu điều tra thống kê dân số tại những địa

điểm trên cho thấy quy mô trung bình hộ là 5,13 người với độ biến động là 1,4 người. Quy mô hộ có

phụ nữ là chủ hộ thấp hơn so với chủ hộ là nam giới, đặc biệt ở xã Bình An.

Bảng 7 Quy mô hộ gia đình và đặc điểm giới tính

Đặc điểm % số hộ

Sơn Hải Phú Mỹ Bình An Bình Trị

Chủ hộ

Nam 69% 78% 100% 89%

Nữ 31% 22% 0% 11%

Quy mô hộ

1-2 người 6% 6% 0% 11%

3-4 người 38% 47% 53% 47%

5-6 người 47% 41% 33% 32%

> 6 người 9% 6% 13% 11%

Số nhân khẩu bình quân 4.69 4.50 4.93 4.58

Tổng số hộ điều tra 32 32 15 19

Dự án bảo tồn đất ngập nước cỏ bàng Phú Mỹ

Ấp Phú Mỹ là một trong những ấp nghèo nhất ở Việt Nam. Khu vực đất ngập nước khoảng 5.000 hỗ trợ

cho một khu vực còn lại có hệ sinh thái cỏ bàng ở ĐBSCL. Khu vực đất ngập nước này có tầm quan

trọng về đa dạng sinh học và nó cung cấp cơ sở kinh tế chính cho nhóm người dân tộc Kh’mer trong

cộng đồng. Vì người dân thu hoạch cỏ để sản xuất các sản phẩm đan. Một nhóm dự án của Tổ chức Sếu

Quốc tế tập huấn cho người dân làm các sản phẩm thổ cẩm chất lượng cao như nón, túi xách, sọt từ cỏ

bảng. Nhóm cũng hỗ trợ cộng đồng tiếp thị thị trường và bán những sản phẩm này cho du khách và các

thị trường xuất xuất có giá trị cao hơn.

Ngày nay, dự án tuyển 56 công nhân làm việc toàn thời gian. Trong số 350 hộ gia đình trong khu vực thì

có đến 200 hộ tham gia sản xuất hàng thổ cẩm, tăng thu nhập hằng ngày từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng

(tương đơn 2,30 đến 3,80 Đô la Mỹ) hoặc nhiều hơn gấp 03 lần mức thu nhập trước đây.

Điều không bình thường là dự án với tính chất này không chỉ bảo tồn đa dạng sinh học mà còn góp phần

phát triển các hình thức sinh kế của người dân địa phương. Vì dự án tiếp tục đến giai đoạn 2 nên dự án

tìm kiếm việc tăng cường năng xuất và mời nhiều gia đình tham gia nhiều hơn. Để đạt được điều này thì

cần phải cải thiện năng lực sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và mang sảng phẩm đến thị trường. Điều này

sẽ đòi hỏi có sự hỗ trợ liên tục của các nhà tài trợ và hiện nay, dự án này đang tìm kiếm những đối tác

mới và các cơ hội tài trợ.

17

5.3 Hệ thống sinh kế: Đánh bắt hải sản ven biển và nuôi trồng thủy sản

Hệ thống sinh kế của dân cư sống ven biển (chủ yếu dựa vào khai

thác hải sản và nuôi trồng thủy sản) chiếm ưu thế ở Sơn Hải, Bình

An và Bình Trị. Trong khi người dân Sơn Hải hầu hết chỉ tham gia

đánh cá và các hoạt động liên quan đến nghề cá thì ở Bình Trị và

Bình An cộng đồng hoạt động đa dạng hơn như sản xuất nông

nghiệp (trồng lúa, cây ăn quả, trồng rau và chăn nuôi vật nuôi) và

đánh bắt các loại hải sản khác, nuôi tôm, mua bán thủy hải sản,

làm thuê cho các cơ sở đánh bắt và du lịch.

Phần lớn cơ sở nuôi tôm trong ao hồ ven biển sử dụng nước lợ

hoặc nước mặn từ cửa biển hoặc trực tiếp từ biển. Điều này làm

ảnh hưởng (gây mâu thuẫn) với các hộ gia đình sống phu thuộc

vào nguồn nước ngọt để trồng lúa. Sản lượng tôm và nuôi trồng

thủy sản nói chung tương đối thấp ở Kiên Lương nếu so sánh với

chỉ số tương tự của một huyện thuộc tỉnh Cà Mau (chỉ bằng 1/8).

Vấn đề này có thể dẫn tới việc một số diện tích đất ven bờ sẽ bị

chuyển đổi để nuôi tôm trong tương lai.

Một tỷ lệ lớn các hộ gia đình sống dựa vào nghề đánh cá thuê, làm

thuê cho các chủ nuôi tôm hoặc các cơ sở du lịch.

Hiện có một lượng nhỏ khách du lịch trong nước đến thăm khu núi

đá vôi Chùa Hang (gồm bãi biển, chùa chiền) và đảo Sơn Hải.

Huyện Kiên Lương quan tâm đến phát triển du lịch ở khu vực này

và hiện có đầy đủ cơ sở để bảo đảm người dân địa phương sẽ được

hưởng lợi một khi du lịch phát triển.

Hệ thống sinh kế tại Phú Mỹ có nhiều khác biệt, chủ yếu dựa vào

trồng trọt (trồng lúa và cỏ bàng) và sản xuất phụ như trồng rau, cây

ăn quả và chăn nuôi. Trước đây, người dân chủ yếu sống dựa vào

nghề trồng lúa, nhưng hiện nay có 200 trong số 300 hộ ở đây tham

gia thu hoạch cỏ bàng và sản xuất hàng thủ công.

Chăn nuôi trâu bò đóng vai trò quan trọng trong hệ thống này

nhưng công tác thú y tổ chức chưa được tốt. Chăn nuôi heo gà

cũng quan trọng không kém vì chủ yếu cho tiêu thụ gia đình và để

bán.

Mặc dù huyện Kiên Lương có 52.000 ha diện tích đất trồng lúa

nước nhưng khu vực nằm giữa Hòn Chông và Hà Tiên là nơi có

nhiều vùng núi đá vôi thì diện tích ít hơn rất nhiều bởi hai hạn chế

lớn do đất nhiễm phèn và nhiễm mặn.

Hệ thống sinh kế hiện nay

18

5.3.1 Thu nhập và mức giàu nghèo

Mức thu nhập tổng số của huyện khá cao với bình quân/hộ là 18.460.000 đ mỗi năm.Thu nhập từ đánh

bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 29% (xem hình 18). Đánh bắt hải sản với mục đích thương

mại là hoạt động sinh kế chiếm ưu thế ở đảo Sơn Hải. Xã Phú Mỹ có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào

thu hoạch cỏ bàng và những hoạt động có liên quan tới cỏ bàng. Các nguồn thu khác cũng có vai trò

quan trọng đối với cả 3 xã điều tra và vấn đề này cần phải tiếp tục xem xét thêm nữa. Trồng trọt và

chăn nuôi chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu thu nhập và những lượng sản phẩm này chủ yếu cho tiêu

dùng gia đình. Một số lớn hộ gia đình ở Bình An và Bình Trị có thu nhập từ đánh cá thuê, làm công

cho chủ nuôi trồng thủy sản và những dịch vụ nhỏ lẻ trong đó có du lịch ở chùa Hang. Tuy vậy, mức

độ tham gia của người dân làm du lịch còn tương đối thấp.

Hình 18. So sánh mức thu nhập giữa các xã điều tra

Kiên Lương

0.00

5.00

10.00

15.00

20.00

25.00

30.00

35.00

Sơn Hải Phú Mỹ Bình An Bình Trị

Nguồn khác

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Thủy sản

Chăn nuôi

Trồng trọt

Bảng 8 cho thấy thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi xã điều tra và xếp hạng giàu nghèo tương

ứng. Cả 3 xã có mức thu nhập trung bình hộ lớn hơn 750.000 đ do vậy được xếp vào hạng xã “giàu”.

Tuy nhiên, một số lượng lớn hộ gia đình của xã Bình An còn rất khó khăn. Ở đảo Sơn Hải một số hộ

khá giàu vì có cơ sở đánh cá và kinh doanh hải sản lớn.

Bảng 8. Xếp hạng theo mức giàu nghèo

Xã Thu nhập hàng năm Thu nhập b/q tháng Mức giàu nghèo

Sơn Hải 32,250,000 2,687,500 Giàu

Phú Mỹ 19,260,000 1,605,000 Giàu

Bình An 16,990,000 1,415,800 Giàu

Bình Trị 5,350,000 445,830 Trung bình

Ghi chú.: Hộ “nghèo” nếu thu nhập hàng tháng dưới 300.000đ; “trung bình” nếu thu nhập hàng tháng trên 300.000đ nhưng

dưới 750.000đ; hộ “giàu” nếu trên 750.000đ thu nhập bình quân hàng tháng.

5.3.2 Chi tiêu sinh hoạt hộ điều tra

Hinh 21 thể hiện cơ cấu chi tiêu hàng ngày của hộ điều tra. Thông thường chi phí lớn nhất của hộ gia

đình chủ yếu cho thức ăn chiếm 67% tổng chi phí và cao hơn mức trung bình cả nước là 47%. Số liệu

điều tra cũng cho thấy mức thu nhập không những đủ cho sinh hoạt mà còn một khoản dư vừa phải

dùng cho cho các khoản chi khác (sửa chữa nhà cửa, chữa bệnh), đầu tư sản xuất và gửi tiết kiệm.

19

Hồ sơ sinh kế huyện Kiên Lương

Nghề nghiệp ở Kiên Lương

10%

2%

10%11%

8%

28%

15%

2%

4%

4%3%

2%

2%

0%

0%

1%

8%

Đánh cá

Thủy sản

Nông nghiệp

Làm thuê

Quán ăn/quán hàng nhỏ

Nội trợ

Nghề khác

Nghề thủ công mỹ nghệ

Làm lưới

Buôn cá

Cán bộ nhà nước

Nhà hàng

Quán cà phê/Karaoke

Nghỉ hưu

Đò chở dân

Thợ mộc/thợ máy

Nguồn thu nhập - Kiên Lương3%

2%

5%

4%

19%

67%

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Đánh bắt hải sản (làm thuê)

Đánh bắt hải sản (làm chủ)

Nguồn khác

Chi tiêu sinh hoạt gia đình - Kiên Lương

67%

7%

18%

10%12% 9%

8%

10%

0%

4%

9%

1%

2%

3%

19%

Thức ăn

Quần áo

Nhà

Sức khỏe

Chi phí học hành

Đi lại

Lễ hội (cưới, ma chay)

Lễ lạc, cúng giỗ

Ác quy, pin

Chất đốt

Rượu, thuốc lá

Đánh bài, cá cược

Mua nước

Chi khác

20

Hình 22 trình bày tổng hợp cơ cấu các dạng nhà ở của hộ

điều tra. Số hộ khá giả có nhà xây ở Phú Mỹ, Bình An,

Bình Trị tương đối thấp so với ở đảo Sơn Hải với hơn 60%

số hộ có nhà kiên cố. Đa số nhà ở tại 3 địa điểm điều tra là

nhà tranh tre nứa lá với vách che bằng cây, mái lợp lá hoặc

lợp tôn.

Hình 22. Cơ cấu dạng nhà ở

Kiên Lương

14%

30%

0%3%1%14%1%

10%

27%

Nhà xây Tường: gạch + mái: tôn/fibrociment/ngói

Tường: gạch + mái: lá Vách: gỗ + mái: tôn/fibrociment/ngói

Vách: gỗ + mái: lá Vách: cót + mái: tôn/fibrociment/ngói

Vách: cót + mái: lá Vách: đất + mái: lá hoặc mái tôn

Kiểu khác

Gần 8% số hộ ở Sơn Hải, Bình An, Bình Trị không có đủ

đất để tăng gia và chăn nuôi các loại vật nuôi. Một Số hộ ở

Bình An, Bình Trị có đất thì lại bị nhiễm mặn nên không

thể canh tác được.

Có khoảng 20% số hộ có điện sử dụng và 8% có máy nổ

riêng. Rất nhiều hộ phải mua điện giá cao của các hộ có

máy nổ. Khoảng 8% số hộ dùng bình ăcqui thắp sáng và

24% có máy thu hình. Người dân ở đảo Sơn Hải có lượng

tài sản gia đình lớn hơn rất nhiều so với những xã khác

trong khu vực điều tra.

Hình 1. Phân bố tài sản khác

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Sơn Hải Phú Mỹ Bình An Bình Trị

Kiên Lương

Khác

Ác quy

Đất trồng trọt

Giếng nuốc tư

Radio/Cassette

Video/VCD

Tivi

Máy nổ ở nhà

Tài sản-nhà cửa

Tài sản khác

21

Chỉ tiêu kinh tế-xã hội khác

Giáo dục

Trên 88% số trẻ em ở Kiên Lương được đi học. Tỉ lệ giảm từ 88% của học sinh tiểu học lớp 1

xuống còn 56% ở học sinh PTCS và 36% học sinh PTTH. Xã Bình Trị có số học sinh đi học

thấp nhất, có thể do điều kiện kinh tế khó khăn.

0%

50%

100%

150%

200%

250%

Sơn Hải Phú Mỹ Bình An Bình Trị

Tiểu học (7 - 11 tuổi) PTCS (12 - 15 tuổi) PTTH (16 - 18 tuổi)

Lý do chính trẻ em không đi học là do thiếu tiền (59%) và do trường xa (24%).

Nước và vệ sinh

Trên 44% số hộ dùng nước giếng để ăn uống. Số hộ có giếng riêng là 51% và 22% số hộ dùng

giếng nước của hộ khác. Giếng công cộng chiếm 27%.

Phần lớn hộ gia đình xử lí rác bằng cách chôn (51%) và 29% hộ xả rác xuống biển.

Điều tra không đề cập đến các vấn đề liên quan đến nhà vệ sinh nhưng đa số hộ có hố xí đơn

giản bên cạnh nhà ở hoặc nhà xí trên mặt ao, biển.

Dinh dưỡng

Có 88% số hộ dung thức ăn cá trong bữa ăn hàng ngày và gần 10% trồng rau, chăn nuôi gà vịt tự

cung tự cấp.

Có 52% số hộ ăn rau mỗi ngày và 40% số hộ ăn thịt một lần / tuần hoặc nhiều hơn một lần.

Chỉ có 20% số hộ trồng cây ăn quả dùng cho gia đình.

Củi đốt

Chất đốt chính để nấu ăn của các hộ điều tra là gas, chiếm 52% và chỉ 22% các hộ thu lượm chất

đốt từ rừng hoặc rãy của gia đình.

22

5.4 Các lựa chọn sinh kế: Kiên Lương

Những lựa chọn sinh kế tiềm năng được xác định qua điều tra

như sau:

Nuôi trồng và đánh bắt hải sản

Có cơ hội để khuyến khích và thực hiện việc đánh bắt

bền vững ở Sơn Hải cũng như ứng dụng trang bị thiết

bị và kỹ thuật mới.

Có một số tiềm năng để có thể cải thiện nghề nuôi

trồng thủy sản ở Bình An, Bình Trị bằng việc nuôi tôm

theo công nghệ mới.

Tiếp cận tài chính quy mô nhỏ cũng giúp người dân có

thể cải thiện thu nhập và sinh kế.

Làm vườn và chăn nuôi nhỏ

Có nhiều cơ hội để cải thiện nghề làm vườn tại Phú

Mỹ vì sẵn có đất đai phù hợp. Năng suất bò nuôi thả có

thể cải thiện rất lớn nếu giống và kỹ thuật nuôi được

cải tiến.

Có một số điều kiện để cải thiện chăn nuôi heo, gà vịt

quy mô gia đình ở Bình An và Bình Trị.

Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng

Có tiềm năng để phát triển du lịch ở đảo Hòn Chông,

Sơn Hải và những đảo lân cận. Cần huấn luyện cho

người dân về kỹ năng đón tiếp khách.

Thử thách trong vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng

đồng là làm sao cho người dân tích cực tham gia thực

hiện và được hưởng lợi từ việc phát triển du lịch sinh

thái.

Có tiềm năng thúc đẩy nghành hàng thủ công phát

triển ở xã Phú Mỹ nhằm hỗ trợ công tác du lịch tại địa

phương.

Công tác bảo tồn

Có điều kiện hợp tác với Dự án Bảo tồn đồng cỏ Bàng

ở khu vực Phú Mỹ nhằm gia tăng sản lượng, mẫu mã

và cải thiện thị trường sản phẩm cỏ bàng.

Lựa chọn sinh kế

23

Tài liệu tham khảo

1. Beveridge M.C.M., Ross L.G., và Kelly L.A. 1994. Nuôi trồng thủy sản và đa dạng sinh học.

Ambio. 23,497–502.

2. Blackwood D.L., và Lynch R.G. 1994. Khuôn khổ của sự mất công bằng và nghèo khổ. Hướng

dẫn giành cho những nhà hoạch định chính sách. World Devel. 22,567–578.

3. Buckton và cộng sự.1999. Công tác bảo tồn những khu vực ngập nước quan trọng ở ĐBSCL.

Báo cáo Công tác Bảo tồn số 12, Birdlife International Vietnam Programme, TP.HCM, Việt

nam.

4. Campbell, J. 2003. Sinh kế bền vững cho người nghèo ven biển: a research participation

framework. Integrated Coastal Management. Kakinada, India.

5. Chu Thái Hoành, Tô Phúc Tường, John W. Gowing và Bill Hardy. 2006. Môi trường và sinh

kế ở những vùng nhiệt đới ven biển. CAB International, Cambridge.

6. Drinkwater, M. và T. Rusinow.1999. Tiếp cận sinh kế của tổ chức CARE. Hội thảo những

Nhà Cố vấn về Tài nguyên thiên nhiên (NRAC). Sparsholt, UK: Department for International

Development (DIFD), Rural Livelihoods Department.

7. Gilmour, D. A. and Nguyễn Văn San (1999). Quản lý Vùng Đệm ở Việt nam, IUCN, Việt

nam.

8. Hong P.N., và San H.T. 1993. Rừng đước ở Việt nam. Hiệp hội Bảo tồn Thế giới. Bangkok.

9. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. 2000. Vietnam Country Report: Statistical Appendix and Background Notes.

IMF Staff Country Report 00/116. IMF, Washington DC.

10. IUCN. 1996. 1996 IUCN Sách Đỏ về những động vật đang bị đe doạ.Gland, Switzerland.

11. Keskinen M, Kummu M, Noy Pok, Huon Rath và Yim Sambo. 2006. Phân tích mối quan hệ

tương hỗ giữa nguồn nước và sinh kế tại Đồng bằng sông Mê công Cambodia. Lower Mekong

Modelling Project (WUP-FIN2)

12. MRC. 2006 Những tiếp cân về sinh kế và quản lý đánh bắt cá tại Đồng bằng hạ lưu sông Mê

công. Hội đồng Cố vấn Kỹ thuật về quản lý đánh bắt cá MRC.

13. Pandey S, Khiem N.T,. Waibel H, và Thien T.C. 2006. Upland Rice, Household Food

Security, and Commercialization of Upland Agriculture in Vietnam IRRI

14. Sinclair Knight Merz 2002 Kien Luong Limestone Biodiversity Study International Finance

Corporation.

15. Tri N.H., Hong P.N., Adger W.N., and Kelly P.M. 2001. Mangrove conservation and restoration

for enhanced resilience. In Living with Environmental Change: Social Vulnerability, Adaptation and Resilience in Vietnam. Adger, W.N., Kelly, P.M. and Ninh, N.H. (eds). Routledge, London pp

136–153.

16. United Nations Viet Nam. 1998. Expanding Choices for the Rural Poor—Human Development in Viet Nam. United Nations, Hanoi.

17. World Bank. 2000. Vietnam Development Report 2000: Attacking Poverty. World Bank, Hanoi.

18. World Bank and DFID. 1999. Vietnam – Voices of the poor. Hanoi, V: World Bank.

19. Pham Dinh Viet Hong. 2008. Report on Challenges and Opportunities for better synergy in

implementation of biodiversity-related conventions in Vietnam . Mekong Wetlands

Biodiversity Conservation and Sustainable Use Programme.

46

Phụ lục A. Câu hỏi điều tra

DỰ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN KHU DỰ TRỮ SINH

QUYỂN KIÊN GIANG

PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH

Mã số phiếu điều tra: ……………………….

Mã số hộ……….............................……….. Khóm………………………

Người trả lời phỏng vấn: ...........................................………………

Người phỏng vấn:……….……………….. Ngày phỏng vấn: ……………...........

(Xin trả lời tất cả các câu hỏi, trường hợp không có câu trả lời phải đánh dấu chéo)

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

a) Bạn đã bao giờ nghe về dự án Bảo tồn và phát triển khu Dự trữ Sinh quyển Kiên Giang chưa? (1-

Có; 2 – Không)

b) Nếu có: Bạn đã được nhận các thông tin gì từ dự án trên? (1 – Có; 2 – Không)

c) Bạn có hiểu sự khác nhau giữa vùng lõi (vùng được bảo vệ) và vùng đệm nơi mà bạn đang sống

không? (1 – Có; 2 – Không)

Ghi chú:

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………

47

THÔNG TIN CHUNG

1) Thành phần gia đình

1.1 Gia đình bạn có bao nhiêu người?

1.2 Thực tế số người trong gia đình bạn đang sống chung

1.3 Có bao nhiêu người trong các độ tuổi dưới đây

0 – 15 tuổi 16 – 54 Trên 55

Nam

Nữ

1.4 Ai làm chủ hộ (theo hộ khẩu) (1) Nam hoặc (2) Nữ ?

1.5 Người quyết định nhiều trong gia đình (1) Nam hoặc (2) Nữ?

2) Trình độ học vấn

2.1 Số trẻ em trong độ tuổi đi học

Tiểu học PTCS PTTH

(7 - 11 tuổi) (12 - 15) (16 - 18)

2.2 Số trẻ em đi học

Tiểu học PTCS PTTH

2.3 Nếu có 1 hoặc nhiều trẻ em không đi học, tại sao (lý do chính)

(1) Trường xa và không có phương tiện đi lại Tiểu học

(2) Không đủ tiền PTCS

(3) Bận việc PTTH

(4) Phải trông em

(5) Khác (ghi rõ)

48

THÔNG TIN VỀ SINH KẾ NÔNG HỘ

3. Nghề nghiệp

3.1 Bao nhiêu người trong giai đình có thu nhập thường xuyên?

3.2 Nghề chính của chủ hộ và vợ/chồng của chủ hộ?

(1) Đánh cá

(2) Nuôi trồng thuỷ sản Vợ/chồng của chủ hộ

(3) Nông nghiệp Nghề 1 Nghề 2

(4) Làm thuê (không tính đánh cá, NTTS)

(5) Nghỉ hưu Thành viên thứ 2

6) Nội trợ Nghề 1 Nghề 2

(7) Cán bộ nhà nước

(8) Thợ mộc/thợ máy

(9) Nghề thủ công mỹ nghệ (ghi cụ thể)

(10) Nghề thu mua vỏ tôm hùm

(11) Làm lưới

(12) Làm nước mắm

(13) Lượm/thu các sản phẩm thuỷ sản (vd: rong biển, ghi cụ

thể)

(14) Buôn cá

(15) Nấu rượu

(16) Đò chở dân

(17) Nhà hàng

(18) Quán cà phê/ Karaoke

(19) Quán ăn, quán hàng nhỏ

(20) Nghề khác (ghi cụ thể)

49

3.3 Những hoạt động khác

(a) Chủ hộ

(b) Vợ/chồng của chủ hộ

3.4 Nghề nghiệp chính của các thành viên khác trong gia đình (ghi cụ thể Ai/ Làm gì) (dựa theo danh sách các loại

nghề ở trên)

(a) ………………………………………….

(b) ………………………………………….

(c) …………………………………………

4. Nhà ở

4.1 Dạng nhà ở

(1) Nhà xây

(2) Tường: gạch + mái: tôn/fibrociment/ngói

(3) Tường: gạch + mái: lá

(4) Vách: gỗ + mái: tôn/fibrociment/ngói

(5) Vách: gỗ + mái: lá

(6) Vách: cót + mái: tôn/fibrociment/ngói

(7) Vách: cót + mái: lá

(8) Vách: đất + mái: lá hoặc mái tôn

(9) Kiểu khác: (ghi cụ thể)

4.2 Các chỉ tiêu khá (1 – Có; 2 – Không)

(1) Máy nổ ở nhà

(2) Tivi

(3) Video/VCD

(4) Radio/cassette

(5) Giếng nước tư

(6) Đất trồng trọt

(7) Ác quy

50

(8) Khác (ghi cụ thể)

5. Nước sạch và vệ sinh môi trường

5.1 Nguồn ước sử dụng cho ăn, uống?

(1) Giếng

(2) Mưa

(3) Mua

(4) Khác …………………………………………………………………………………..…

5.2 Nguồn ước sử dụng cho sinh hoạt tắm rửa?

(1) Giếng

(2) Mưa

(3) Mua

(4) Khác …………………………………………………………………………………..…

5.3 Nếu có giếng, kiểu giếng nào?

(1) Giếng công cộng hay giếng của tổ chức khác

(2) Giếng của gia đình khác

(3) Giếng của gia đình bạn

5.4 Người nào trong gia đình đi lấy nước từ giếng?

(1) Vợ

(2) Chồng

(3) Con cái

(4) Vợ và con cái

(5) Trường hợp khác (cụ thể)…………………………………………………………………..

5.5 Nhà bàn có nhà vệ sinh không (1 – Có; 2 – Không)

5.6 Làm thế nào bạn giải quyết rác và chất thải?

(1) Cho ra biển

(2) Chôn

(3) Đốt

(4) Khác (cụ thể)....................................................................................................................

51

6. Dinh Dưỡng

6.1 Số ngày bình quân trong tuần mà gia đình dùng rau?

(1) Mỗi ngày

(2) Hai hoặc 3 ngày/tuần

(3) Không thường xuyên

6.2 Số ngày bình quân trong tuần mà gia đình dùng thịt?

(1) 1 lần / tuần hoặc nhiều hơn

(2) Ít hơn 1 lần/tuần và nhiều hơn 1 lần/tháng

(3) Khác (cụ thể)........................................................................................................................

6.3 Số ngày bình quân trong tuần mà gia đình dùng cá?

(1) Mỗi ngày

(2) Hai hoặc 3 ngày/tuần

(3) Không thường xuyên

6.4 Mọi người trong gia đình có thường xuyên dùng trái cây không?

(1) Hằng ngày

(2) Một vài lần trong tuần

(3) 01 lần/tuần

(4) Ít hơn 1 lần/tuần

6.5 Loại sản phầm gì tự sản xuất cho nhu cầu riêng của gia đình?

Rau Thịt Trái cây

7. Chất đốt

7.1 Nguồn chất đốt nào mà gia đình bạn dùng và có nó nhu thế nào?

(1) Lấy củi từ rãy của gia đình bạn

(2) Lấy củi ở trên rừng

(3) Cả hai trường hợp (1) và (2)

(4) Từ làm than củi

(5) Mua (cụ thể chất đốt nào) …………………………………………………………………

52

8. Chi tiêu sinh hoạt gia đình (cụ thể chi tiêu theo tháng hoặc năm tùy nhóm chi)

8.1 Tổng chi phí mà gia đinh chi tiêu trong năm 2008? (1.000đ) TRIỆU ĐỒNG

Các món chi Chi phí Ghi chú Tổng (2008)

Thức ăn

Quần áo

Nhà

Sức khỏe

Chi phí học hành

Đi lại (xe. Đò .v.v.)

Lễ hội (gồm cả cưới, ma)

Lễ lạc, cúng gỗi trong gia đình

Xăng/dầu cho đèn và máy nổ

thắp sáng

Pin và nạp ắc qui cho đèn

Chất đốt

Rượu, thuốc lá

Đánh bài, cá cuợc (gà…)

Mua nước

Chi khác

Tổng

8.2 Có thay đổi lớn chi tiêu trong năm 2008 không? (1 – Có; 2 –

Không)

Nếu có, chỉ rõ chi tiêu cho việc gì và tại sao?

………………………………………………………………..…………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………….............................………………………………………………

53

Các hoạt động sinh kế

9. Đánh cá

9.1 Nhà có thuyền đánh cá riêng không? (1 – Có; 2 – Không)

9.2 Nếu có, kiểu ghe nào?

(1) Ghe máy

(2) Xuồng chèo (không tính thúng)

(3) Thúng (Số thuyền thúng gia đình bạn có)

(4) Đôi khi thuê ghe đánh bắt

9.3 Các hoạt động đánh bắt hiện tại mà đàn ông trong gia đình tham gia?

Làm chủ Làm thuê

(1) Câu và đánh mực đêm

(2) Câu cá ngày

(3) Mành mực ngày

(4) Pha xúc

(5) Trủ đêm

(6) Mành chong đèn

(7) Mành tôm hùm giống

(8) Trủ rút ngày (mắt lưới lớn hơn trủ đêm)

(9) Lưới cước (ngày/đêm)

(10) Lưới 3 màn

(11) Lưới ghẹ

(12) Đăng

(13) Trủ bờ

(14) Lặn ngày

(15) Lặn đêm

(16) Lờ

54

(17) Khác (cụ thể)

9.4 Những người phụ nữ trong gia đình có tham gia việc nào trong hoạt

động đánh bắt cá kể trên không? (1 – Có; 2 – Không)

Nếu có, Nêu cụ thể theo mã số nêu trên: ....……………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

9.5 Nếu có ở mục 9.1 và 9.2, điều thông tin chi tiết bên dưới ((ghe, trừ thuyền thúng),

máy, thiết bị)

Thiết bị, phụ tùng đánh cá Năm mua Giá trị

(1.000 đồng)

9.6 Nếu có ở mục 9.1 và 9.2, điều thông tin về mùa vụ và phương thức đánh bắt

Những mùa chính (từ...... đến ......) Loài đánh bắt Ghi chú

1.

2.

3.

4.

5.

6.

9.7 Anh chỉ đi đánh cá thuê phải không? (1 – Có; 2 – Không)

10. Thu nhập từ đánh bắt (Cho những người không có ghe)

55

10.1 Tiền lời đánh cá trong năm 2008 (1.000đ) TRIỆU ĐỒNG

Thu nhập (1.000đ)

Tổng số Hoạt động đánh bắt 1 2 3

Mùa vụ chính (từ .... đến .....)

Số tháng

Số ngày/tháng

Thu nhập/tháng

Thu nhập khác

Tổng số thu nhập từ mùa vụ chính

Mùa vụ phụ (từ ..... đến ......)

Số tháng

Số ngày/tháng

Thu nhập/tháng

Thu nhập khác

Tổng số thu nhập từ mùa vụ phụ

Tổng số thu nhập trong năm

GHI CHÚ:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………....

.....................................…………………………………………………..

11. Thu nhập từ đánh bắt (Cho những người có ghe)

11.1 Tiền lời đánh cá trong năm 2008 (1.000đ) TRIỆU ĐỒNG

Thu nhập (1.000đ)

56

Hoạt động đánh bắt 1 2 3 Tổng số

Mùa vụ chính (từ .... đến .....)

Số tháng

Số ngày đánh bắt/tháng

Sản lượng đánh bắt/ngày (kg hoặc con

hoặc xô ....)

Giá thành/1 đơn vị

Tổng số thu nhập từ mùa vụ chính

Mùa vụ phụ (từ ..... đến ......)

Số tháng

Số ngày đánh bắt/tháng

Sản lượng đánh bắt/ngày (kg hoặc con

hoặc xô ....)

Giá thành/1 đơn vị

Tổng số thu nhập từ mùa vụ phụ

Tổng số thu nhập trong năm

Expenses Chi phí (1.000đ)

Tổng số Mục chi 1 2 3

Xăng, dầu

Bảo dưỡng và sửa chữa ghe

Nhân công

Chi khác

Tổng chi

LÃI TỪ GHE

GHI CHÚ:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………

57

12. Thủy sản

12.1 Bạn có nuôi trồng thủy sản theo phương thức:

(1) Chủ (2) Làm thuê (3) Cả 2

12.2 Nếu làm chủ, Xin điền thông tin vào bảng dưới:

Loài Số lồng Năm đưa vào sử dụng Giá trị (triệu đồng)

a) Tôm Hùm

b) Cá Mú

c)

d)

Ghi chú:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………….........................................……

……………………………………………………………………………..

Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản (Nếu làm chủ)

12.3 Ước lượng lãi hu nhập nuôi trồng thủy sản năm 2008 (1,000VND) TRIỆU ĐỒNG

Loài Chi phí

con

giống

Chi phí

thức ăn

Chi phí

khác

Tổng số

chi phí

điều hành

Sản lượng

bán (kg -

con)

Giá bán /

đơn vị

Thành

tiền

Lãi

Tôm Hùm

Cá Mú

Khác

Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản (nếu làm thuê)

12.4 Ước lượng lãi hu nhập nuôi trồng thủy sản năm 2008 (1,000VND) TRIỆU ĐỒNG

Loài Chi phí

con

Chi phí Chi phí Tổng số

chi phí

Sản lượng

bán (kg -

Giá bán / Thành Lãi

58

giống thức ăn khác điều hành con) đơn vị tiền

Tôm Hùm

Cá Mú

Khác

13. Nông nghiệp, cây ăn trái và trồng cây

13.1 Có bao nhiêu ha trồng lúa?

13.2 Có bao nhiêu ha cho cây trồng khác?

13.3 Ước lượng tiền lãi từ nông nghiệp năm 2008? (1,000VND) TRIỆU ĐỒNG

Cây trồng Diện

tích (ha

– cây)

Năng

suất (kg

– cây)

Chi phí

(VND)

Sản lượng

bán (kg -

cây)

Thu nhập

tổng số

(VND)

Lãi (VND)

Lúa

Điều

Khóm

Đủ đủ

Chuối

Xoài

Dừa

Tràm

Khác

Nếu khác, xin nêu rõ mùa vụ hoặc loại cây trồng khác:

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................

59

Bán các loại cây vụ khác ở đâu:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………..........................................…………..

14. Chăn nuôi

14.1 Ước lượng tiền lãi từ chăn nuôi năm 2008? (1.000 VND) TRIỆU ĐỒNG

14.2 Các hoạt động chăn nuôi năm 2008:

(1,000 VND)

Số Chi phí Tổng chi

phí

Sản

lượng

bán (kg –

con)

Giá

bán/đơn

vị

Tổng thu Lãi

Gia súc

non

Thức ăn

Vịt

Heo

Trâu

Khác

Kể ra các loại vật nuôi khác:

....................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Nơi bán các loại vật nuôi:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………........

.................................……………………………………………………..

15. Các khoản thu khác năm 2008

15.1 Ước lượng tiền lãi từ các khoản thu nhập khác trong năm 2008 (1,000VND) TRIỆU ĐỒNG

60

15.2 Thu nhập từ các hoạt động (Đan sọt mây, lưới thể thao, du lịch, việc làm ổn định)

Người Hoạt động Số ngày/năm Thu nhập/năm

(Triệu đồng)

1.

2.

3.

4.

5.

Ghi chú:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………..

15.3 Lương (Từ nhà nước, quản lý .v.v..)

Người Công việc Thu nhập/năm (đồng)

1

2

3

Ghi chú:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………........

................................……………………………………………………..

Một số điểm lưu ý, kết luận khác:

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………