14
Trang 1/ 14 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH T: Sinh hc ĐỀ ÔN TP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: Sinh hc LP 11 ĐỀ THAM KHO S1 I. Phn trc nghim (8 điểm) Câu 1: Hô hp động vt là A. quá trình tiếp nhn O 2 và CO 2 của cơ thể tmôi trường sng và giải phóng ra năng lượng. B. quá trình tế bào sdng các chất khí như O 2 , CO 2 , để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sng. C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ ôxi và CO 2 để thc hin các quá trình ô xi hoá các cht trong tế bào. D. tp hp những quá trình trong đó cơ thể ly O 2 tbên ngoài vào để ôxi hoá các cht trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thi thi CO 2 ra ngoài. Câu 2: Rắn sử dụng hình thức hô hấp nào? A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua mang. C. Qua hệ thống ống khí. D. Bằng phổi. Câu 3: Có bao nhiêu phương án đúng khi nói về nhng cu trúc, những đặc điểm và nhng quá trình cn thiết cho trao đổi khí tt ccác loài động vt? I. Hêmôglôbin và các sc thô hp khác. II. Bmt mng và ẩm ướt. III. Khuếch tán. IV. Hng cu. V. Phi và mang. VI. Không khí và nước có O 2 A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 4: Có bao nhiêu phương án đúng về các loài động vật hô hấp bằng mang? I. Tôm. II. Cua. III. Cá. IV. Trai. V. Giun đất. VI. Ốc. A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 5: Thtnào dưới đây đúng với chu kì hoạt động ca tim A. Pha co tâm nhĩ pha giãn chung pha co tâm tht. B. Pha co tâm nhĩ pha co tâm tht pha giãn chung. C. Pha co tâm tht pha co tâm nhĩ pha giãn chung. D. pha giãn chung pha co tâm tht pha co tâm nhĩ. Câu 6: tim, cơ chế truyn xung thần kinh để làm tâm tht co là A. nút xoang nhĩ → Bó His → mạng puôckin → nút nhĩ thất → tâm thất co. B. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co. C. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng puôckin → Bó His → tâm thất co. D. nút xoang nhĩ → mạng puôckin → Bó His → nút nhĩ thất → tâm thất co. Câu 7: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi đề cập đến vn tốc máu và tương quan giữa nó vi huyết áp và tng tiết din? I. động mch tng tiết din ln nht, huyết áp ln nht và vn tc máu ln nht. II. Khi tng tiết din mch nh, huyết áp scao và vn tc máu sln. III. mao mch tng tiết din ln nht, huyết áp cao nht và vn tc máu chm nht. IV. tĩnh mạch vì xa tim nên huyết áp thp nht và vn tc máu nhanh nht. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: người trưởng thành nhịp tim thường là A. 95 ln/phút. B. 85 ln/phút. C. 75 ln/phút. D. 65 ln/phút. Câu 9: Có bao nhiêu ý sau đây nói về ưu điểm ca vòng tun hoàn kép so vi vòng tuần hoàn đơn? I. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mch rt ln, chảy nhanh, đi được xa II. tăng hiệu qucung cp O 2 và chất dinh dưỡng cho TB. III. đồng thi thi nhanh các cht thi ra ngoài. IV. máu tiếp xúc trc tiếp vi tế bào.

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ÔN T P TU N …...D. pha giãn chung pha co tâm thất pha co tâm nhĩ. Câu 6: Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Trang 1/ 14

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ: Sinh học

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Sinh học – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Hô hấp ở động vật là

A. quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng.

B. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2, để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

C. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ ôxi và CO2 để thực

hiện các quá trình ô xi hoá các chất trong tế bào.

D. tập hợp những quá trình trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào

giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

Câu 2: Rắn sử dụng hình thức hô hấp nào?

A. Qua bề mặt cơ thể. B. Qua mang.

C. Qua hệ thống ống khí. D. Bằng phổi.

Câu 3: Có bao nhiêu phương án đúng khi nói về những cấu trúc, những đặc điểm và những quá trình cần

thiết cho trao đổi khí ở tất cả các loài động vật?

I. Hêmôglôbin và các sắc tố hô hấp khác.

II. Bề mặt mỏng và ẩm ướt.

III. Khuếch tán.

IV. Hồng cầu.

V. Phổi và mang.

VI. Không khí và nước có O2

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 4: Có bao nhiêu phương án đúng về các loài động vật hô hấp bằng mang?

I. Tôm. II. Cua. III. Cá.

IV. Trai. V. Giun đất. VI. Ốc.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.

Câu 5: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim

A. Pha co tâm nhĩ pha giãn chung pha co tâm thất.

B. Pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha giãn chung.

C. Pha co tâm thất pha co tâm nhĩ pha giãn chung.

D. pha giãn chung pha co tâm thất pha co tâm nhĩ.

Câu 6: Ở tim, cơ chế truyền xung thần kinh để làm tâm thất co là

A. nút xoang nhĩ → Bó His → mạng puôckin → nút nhĩ thất → tâm thất co.

B. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → Bó His → mạng puôckin → tâm thất co.

C. nút xoang nhĩ → nút nhĩ thất → mạng puôckin → Bó His → tâm thất co.

D. nút xoang nhĩ → mạng puôckin → Bó His → nút nhĩ thất → tâm thất co.

Câu 7: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan giữa nó với

huyết áp và tổng tiết diện?

I. Ở động mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp lớn nhất và vận tốc máu lớn nhất.

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Ở mao mạch tổng tiết diện lớn nhất, huyết áp cao nhất và vận tốc máu chậm nhất.

IV. Ở tĩnh mạch vì xa tim nên huyết áp thấp nhất và vận tốc máu nhanh nhất.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 8: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là

A. 95 lần/phút. B. 85 lần/phút. C. 75 lần/phút. D. 65 lần/phút.

Câu 9: Có bao nhiêu ý sau đây nói về ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn?

I. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa

II. tăng hiệu quả cung cấp O2

và chất dinh dưỡng cho TB.

III. đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

IV. máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.

Trang 2/ 14

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Trong hệ tuần hoàn kín, hệ mạch bao gồm các loại mạch theo thứ tự là

A. động mạch - khoang cơ thể - tĩnh mạch.

B. động mạch - tĩnh mạch - mao mạch.

C. động mạch - mao mạch - tĩnh mạch.

D. mao mạch - động mạch - tĩnh mạch.

Câu 11: Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

A. áp lực co bóp của tim giảm. B. mao mạch thường ở xa tim.

C. số lượng mao mạch lớn hơn. D. tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn.

Câu 12: Bệnh nhân bị bệnh hỡ van tim (van nhĩ thất đóng không kín) thì hoạt động hệ tim mạch của

người này có thể bị biến đổi là

A. nhịp tim giảm để giảm cung cấp máu chậm.

B. huyết áp giảm để cung cấp máu phù hợp với tim bị bệnh.

C. nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu đến các cơ quan.

D. vận tốc máu tăng để đáp ứng nhu cầu máu đến các cơ quan.

Câu 13: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. cơ quan sinh sản.

Câu 14: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm.

D. tuyến tụy → glucagon → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

Câu 15: Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra?

I. Aldosteron. II. ADH. III. Glucagon.

IV. Insulin. V. Rênin.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16: Vai trò của hệ đệm bicacbonat khi nồng độ H+ trong máu tăng

A. máu chuyển về axit → muối kiềm của đôi đệm có tác dụng làm tăng nồng độ H+ trong máu.

B. pH giảm thì HCO3- + H

+ → H2CO3, làm cho nồng độ H

+ ổn định.

C. pH tăng thì H2CO3 → H+ + HCO3

-→ căn bằng pH nội môi

D. lấy đi ion H+ hoặc OH

- khi các ion này xuất hiện trong máu.

Câu 17: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là

A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy. B. xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy. D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Câu 18: Tác nhân của hướng trọng lực là

A. đất. B. ánh sáng. C. chất hóa học D. sự va chạm.

Câu 19: Trong các hiện tượng sau

I. hoa mười giờ nở vào buổi sáng

II. khí khổng đóng mở.

III. hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng

IV. sự khép và xòe của lá cây trinh nữ

V. lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. I, II và III. B. II và IV. C. III và V. D. II, III và V.

Câu 20: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hoá ứng động. B. quang ứng động và điện ứng động.

C. nhiệt ứng động và thuỷ ứng động. D. ứng động tổn thường.

Câu 21: Vì sao con người có cảm giác khát nước?

A. Do nồng độ glucôzơ trong máu tăng. B. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

C. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. D. Do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Trang 3/ 14

Câu 22: Hoocmon auxin làm cho thân và cành cây hướng về phía ánh sáng vì

A. làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại.

B. kích thích sự tăng trưởng ở phía tối của cây.

C. làm cho các tế bào ở phía sáng của cây co lại.

D. kích thích sự tăng trưởng ở phía sáng của cây.

Câu 23: Có bao nhiêu phương án đúng khi nói về các hình thức hướng động ở thực vật?

I. Ngọn cây, thân non vươn về phía ánh sáng.

II. Lá cây trinh nữ khép khi có tác động cơ học.

III. Lá cây phượng vĩ khép lại lúc chiều tối.

IV. Rễ cây không mọc về nơi có các loại hóa chất độc hại.

V. Hoa mười giờ nở.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 24: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng

nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn

làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn

làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm

hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: Dựa vào bảng sau, hãy phân biệt các hình thức ứng động ở thực vật.

Dấu hiệu so sánh Ứng động không sinh trưởng Ứng động sinh trưởng

1. Khái niệm

2. Đặc điểm của tác

nhân kích thích

3. Đặc điểm của

hình thức trả lời

kích thích

4. Cơ chế chung

------------HẾT-----------

Trang 4/ 14

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ: Sinh học

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Sinh học – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?

A. Bằng hệ thống ống khí. B. Bằng mang

C. Qua bề mặt cơ thể. D. Bằng phổi.

Câu 2: Khi cá thở ra, diễn biến nào sau đây là đúng?

A. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở.

B. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng.

C .Cửa miệng đóng, thềm miệng hạ xuống, nắp mang mở.

D. Cửa miệng đóng, thềm miệng nâng lên, nắp mang đóng

Câu 3: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng được thực hiện nhờ

A. sự co dãn của phần bụng. B. sự di chuyển của chân.

C. sự nhu động của hệ tiêu hoá. D. vận động của cánh.

Câu 4: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?

A. Phế quản phân nhánh nhiều. B. Khí quản dài.

C. Có nhiều phế nang. D. Có nhiều ống khí.

Câu 5: Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư đuơc thực hiện nhờ

A. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

B. sự vận động của các chi.

C. các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.

D. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng

Câu 6: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng về bề mặt trao đổi khí của giun đất?

I. Tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn

II. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua

III. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp

IV. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 7: Điểm khác nhau lớn nhất giữa hệ tuần hoàn ở thú và ở lưỡng cư là

A. ở thú, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

B. tim thú có 4 ngăn, tim lưỡng cư có 2 ngăn.

C. ở thú có 2 vòng tuần hoàn, ở lưỡng cư có 1 vòng tuần hoàn.

D. ở thú có hệ tuần hoàn kín, ở lưỡng cư có hệ tuần hoàn hở.

Câu 8: Trong hệ tuần hoàn của người, nồng độ CO2 trong máu tăng cao theo thứ tự

A. tế bào ở các cơ quan tĩnh mạch chủ tâm nhĩ phải.

B. tâm nhĩ trái động mạch phổi phổi.

C. không khí máu rời phổi các mô - tế bào.

D. tâm thất trái động mạch chủ tế bào ở các cơ quan.

Câu 9: Ở động vật có hệ tuần hoàn kín

A. có vận tốc máu chảy chậm.

B. máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao.

C. máu và tế bào trao đổi trực tiếp.

D. không khí khuếch tán trực tiếp thông qua bề mặt cơ thể.

Câu 10: Hệ tuần hoàn kép có những ưu điểm hơn so với hệ tuần hoàn đơn là

I. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

II. Máu từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, được tim bơm đi với áp lực cao.

III. Có hệ thống mao mạch nên máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào, tăng cường quá trình trao đổi chất.

IV. Chỉ xuất hiện ở các nhóm động vật có kích thước lớn.

V. Tốc độ máu chảy nhanh và máu đi đến được các cơ quan ở xa tim.

VI. Tăng cường quá trình cung cấp oxi và chất dinh dưỡng cho các tế bào.

Trang 5/ 14

Có bao nhiêu phương án đúng?

A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 11: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu?

A. chúng là động vật biến nhiệt.

B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.

C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.

D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 12: Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ

A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.

B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.

C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch.

D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch.

Câu 13: Ở người trưởng thành nhịp tim thường là

A. 95 lần/phút. B. 85 lần/phút. C. 75 lần/phút. D. 65 lần/phút.

Câu 14: Có bao nhiêu ý sau đây nói về ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn?

I. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa

II. tăng hiệu quả cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB.

III. đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài.

IV. máu tiếp xúc trực tiếp với tế bào.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu sau là nguyên nhân tăng huyết áp ?

I. Tuổi cao, di truyền.

II. Béo phì, ít vận động.

III. Thói quen ăn mặn.

IV. Chạy bộ thường xuyên.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 16: Trong hệ tuần hoàn kín, hệ mạch bao gồm các loại mạch theo thứ tự là

A. động mạch - khoang cơ thể - tĩnh mạch.

B. động mạch - tĩnh mạch - mao mạch.

C. động mạch - mao mạch - tĩnh mạch.

D. mao mạch - động mạch - tĩnh mạch.

Câu 17: Người ta tiến hành một thí nghiệm như sau:

Cây mầm 1: chiếu sáng từ một phía lên bao lá mầm.

Cây mầm 2: cắt bỏ đỉnh ngọn, rồi chiếu sáng từ một phía.

Cây mầm 3: che tối phần bao lá mầm, chiếu sáng từ một phía.

Sau đó để các cây sinh trưởng bình thường và quan sát hiện tượng.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thí nghiệm trên?

I. Cây 1 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.

II. Cây 2 ngọn cây vẫn mọc thẳng.

III. Cây 3 ngọn cây cong về phía ánh sáng do tính hướng sáng.

IV. Đỉnh ngọn là nơi tiếp nhận kích thích ánh sáng gây phản ứng hướng sáng ở ngọn cây.

A.4. B. 3. C.2. D.1.

Câu 18: Khi sống trong tối được chiếu sáng từ một phía, ngọn cây hướng về phía ánh sáng là do bao

nhiêu nguyên nhân sau đây?

I. Auxin phân bố không đều ở 2 phía ít hay nhiều ánh sáng.

II. Auxin phân bố nhiều về phía ít ánh sáng.

III. Lượng auxin nhiều kích thích sự sinh trưởng của tế bào.

IV. Lượng auxin nhiều ức chể sự sinh trưởng của tế bào.

A.4. B. 3. C.2. D. 1.

Câu 19: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ

phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ phát triển đều quanh gốc cây.

Trang 6/ 14

C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.

D. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất.

Câu 20: Tính cảm ứng của thực vật là khả năng

A. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật.

B. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường.

C. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường.

D. chống lại các thay đổi của môi trường.

Câu 21: Khi nói về tính hướng động của rễ cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.

B. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.

C. Rễ cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.

D. Rễ cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

Câu 22: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.

B. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.

C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.

D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

Câu 23. Một người bị phù chân có khả năng liên quan đến hiện tượng nào nhiều nhất trong các hiện

tượng sau?

A. Giảm hàm lượng prôtêin huyết tương.

B. Uống nhiều nước.

C. Tăng đường kính động mạch.

D. Mất máu, dẫn đến nước đi ra từ tế bào bù lại lượng máu đã mất.

Câu 24: Ở người có bao nhiêu loại hoocmôn sau đây tham gia điều hòa hàm lượng glucozơ trong máu

(điều hòa đường huyết)?

I. Insulin. II. Glucagon. III. Aldosteron.

IV. Adrenalin. V. Cortisol.

A.2. B.3. C.4. D.5.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: Dựa vào bảng sau, hãy phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín

Đại diện

Cấu tạo

Cơ chế hoạt

động

Áp lực vận

chuyển máu

------------HẾT-----------

Trang 7/ 14

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ SINH HỌC

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: SINH HỌC – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

A. Tim → động mạch → khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào → hỗn hợp máu - dịch mô → tĩnh

mạch→ tim.

B. Tim → động mạch → trao đổi chất với tế bào → hỗn hợp máu → dịch mô → khoang cơ thể → tĩnh

mạch → tim.

C. Tim → động mạch → hỗn hợp máu - dịch mô → khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào → tĩnh

mạch → tim.

D. Tim → động mạch → khoang cơ thể → hỗn hợp máu - dịch mô → trao đổi chất với tế bào → tĩnh

mạch → tim.

Câu 2: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?

I. Lực co tim. II. Nhịp tim. III. Độ quánh của máu.

IV. Khối lượng máu. V. Số lượng hồng cầu. VI. Sự đàn hồi của mạchmáu.

Các ý đúng là

A. I, II, III, IV, V. B. I, II, III, IV, VI. C. I, II, IV, V, VI. D. II, III, IV, V, VI.

Câu 3: Máu người pH của máu ổn định là

A. 4,55 5,35. B. 8,45 9,0. C. 7,35 7,45. D. 5,25 6,55.

Câu 4: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Ếch, rắn, hổ. B. Kiến, châu chấu, ốc sên.

C. Tôm, chim, khỉ. D. Châu chấu, mực ống, giun đất.

Câu 5: Khi nói về sự sắp xếp hoặc vai trò của mao mạch mang cá, phát biểu nào sau đây sai?

A. Giúp cá thích nghi với sự trao đổi khí trong môi trường nước.

B. Song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

C. Đảm bảo trao đổi khí thuận lợi giữa môi trường nước và mang cá.

D. Song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Câu 6: Khi nói về tính ứng động của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định.

B. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng.

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.

D. Hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng.

Câu 7: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ

phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ phát triển đều quanh gốc cây.

C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao. D. Rễ phát triển ăn sâu xuống lòng đất.

Câu 8: Khi côn trùng đậu vào lá của cây bắt ruồi thì lá khép lại. Đây là kết quả của kiểu cảm ứng nào sau

đây?

A. ứng động sinh trưởng. B. ứng động sức trương nhanh,

C. ứng động sức trương chậm. D. ứng động tiếp xúc và hóa ứng động.

Câu 9: Vì sao ta có cảm giác khát nước?

A. Do nồng độ glucôzơ trong máu tăng. B. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

C. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm. D. Do nồng độ glucôzơ trong máu giảm.

Câu 10: Hãy lựa chọn và ghép nội dung phù hợp ở cột bề mặt trao đổi khí với cột tác dụng

Bề mặt trao đổi khí Tác dụng

1. Diện tích bề mặt rộng a. giúp vận chuyển khí.

2. Mỏng và ẩm ướt b. giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

3. Có nhiều mao mạch máu c. tăng diện tích tiếp xúc với môi trường.

4. Máu có sắc tố hô hấp d. tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2.

5. Có sự lưu thông máu e. tăng diện tích tiếp xúc giữa máu và môi trường.

Trang 8/ 14

A. 1-e; 2-b; 3-c; 4-a; 5-d. B. 1-e; 2-a; 3-c; 4-b; 5-d.

C. 1-c; 2-b; 3-e; 4-a; 5-d. D. 1-c; 2-a; 3-e; 4-b; 5-d.

Câu 11: Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

A. Động vật thân mềm và chân khớp. B. Các loài cá sụn, cá xương.

C. Động vật đơn bào. D. Các loài thú.

Câu 12: Vận tốc máu là

A. lượng máu lưu thông trong một giây. B. thời gian máu được vận chuyển từ động mạch đến mao mạch.

C. tốc độ máu chảy trong một giây. D. tốc độ máu chảy trong một phút.

Câu 13 : : Lá cây trinh nữ cụp xuống khi bị va chạm là do

A. va chạm mạnh làm lá bị tổn thương.

B. cuống lá gồm những tế bào ít liên kết với nhau.

C. sức trương nước của thể gối ở cuống lá và gốc lá chét bị giảm đột ngột.

D. do va chạm làm cuống lá bị gãy.

Câu 14: So với tính cảm ứng ở động vật thì biểu hiện của tính cảm ứng ở thực vật là những phản ứng

A. diễn ra nhanh và thường khó nhận thấy. B. diễn ra chậm và thường dễ nhận thấy.

C. diễn ra nhanh và thường dễ nhận thấy. D. diễn ra chậm và thường khó nhận thấy.

Câu 15: Huyết áp là

A. áp lực dòng máu khi tâm thất co. B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn.

C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch. D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch.

Câu 16: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện.

B. bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện.

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển.

D. bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển.

Câu 17: Hãy lựa chọn và ghép nội dung phù hợp ở cột A với cột B

Cột A Cột B

1. Côn trùng a. lưu thông khí nhờ sự co giãn của các cơ hô hấp.

2. Các loài cá b. lưu thông khí nhờ sự co giãn của thành bụng.

3. Lưỡng cư c. lưu thông khí nhờ sự nâng lên hạ xuống của thềm miệng.

4. Bò sát, chim,

thú

d. lưu thông khí nhờ sự đóng mở nhịp nhàng và liên tục của miệng và nắp mang

cùng với cách sắp xếp của các mao mạch.

A. 1-a; 2-d; 3-c; 4-b. B. 1-b; 2-d; 3-c; 4-a. C. 1-a; 2-d; 3-b; 4-c. D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c.

Câu 18: Huyết áp cao nhất trong ..(1).. và máu chảy chậm nhất trong ..(2)… (1) và (2) lần lượt là

A. các tĩnh mạch, các mao mạch. B. các động mạch, các mao mạch.

C. các mao mạch, các động mạch. D. các động mạch, các tĩnh mạch.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây là hướng động?

A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt ruồi. B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ.

C. Vận động hướng sáng của cây sồi. D. Vận động hướng mặt trời của hoa cây hướng dương.

Câu 20: Trong các ứng động sau:

I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng. II. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

III. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ. IV. Lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại.

V. Khí khổng đóng mở.

Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là

A. I và II. B. II, III và IV. C. III, IV và V. D. III và V.

Câu 21: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

A. hoa B. thân C. rễ D. lá

Câu 22: Trong cân bằng nội môi, gan và thận có vai trò

A. duy trì áp suất thẩm thấu của máu. B. duy trì nhiệt độ cơ thể.

C. tăng vận tốc máu trong cơ thể. D. điều hòa tỉ lệ O2 và CO2 trong máu.

Câu 23: Ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn là

A. áp lực đẩy máu đi rất lớn, máu chảy nhanh và đi được xa trong cơ thể.

B. máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong cơ thể.

C. máu trao đổi chất trực tiếp với các tế bào và loại thải nhanh các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể.

Trang 9/ 14

D. vận tốc máu chảy nhanh và máu nuôi cơ thể là máu pha, có nhiều oxi hơn.

Câu 24: Để chủ động phòng chống các bệnh về đường hô hấp, mỗi người trong chúng ta nên thực hiện

tốt các biện pháp:

I. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch chứa cồn.

II. Vệ sinh môi trường sống, đeo khẩu trang y tế đúng cách khi ra ngoài và khi tiếp xúc với bụi bẩn,

khói,....

III. Súc họng không cần nước sát khuẩn miệng hoặc dung dịch nước muối.

IV. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán

các dịch tiết đường hô hấp.

V. Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, hút thuốc lá đúng nơi quy định.

A. I, II, IV và V. B. I, II và IV. C. I, II, III, IV và V. D. I, II, III và V.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm) Hãy giải thích vì sao mang cá thích hợp cho việc trao đổi khí trong nước?

Câu 2: (1 điểm) Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai hãy giải thích?

a. Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi 3 bộ phận là dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mao mạch.

b. Chu kì tim là một lần co và dãn nghỉ của tim. Mỗi chu kì tim gồm 3 pha: bắt đầu là pha co tâm

thất→ pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.

------------HẾT-----------

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ SINH HỌC

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN SINH HỌC – LỚP 11

Trang 10/ 14

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về hệ tuần hoàn ở cá?

I. Ở cá tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể có sự pha trộn máu giàu O2 và CO2.

II. Tim cá, tâm thất và tâm nhĩ đều mang máu giàu O2.

III. Hoạt động trao đổi O2 và CO2 diễn ra tại các mao mạch mang.

IV. Ở động mạch lưng, máu chảy dưới áp lực trung bình.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ

A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực.

C. sự vận động của các chi.

D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ.

Câu 3: Hệ tuần hoàn của các loài thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì

A. tốc độ máu chảy trong hệ mạch chậm.

B. giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối.

C. máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.

D. cần tạo hỗn hợp máu và dịch mô.

Câu 4: Vận tốc của máu chủ yếu phụ thuộc vào

A. lưu lượng của máu. B. tổng tiết diện của mạch.

C. sức cản của thành mạch. D. tính đàn hồi của mạch.

Câu 5: Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng là ứng động không sinh trưởng ở thực vật?

I. Lá cây trinh nữ khép lại khi có tác động cơ học. II. Hoa mười giờ nở hoa lúc 8 – 10h sáng.

III. Ngọn cây, thân non hướng về phía có ánh sáng. IV. Cây nắp ấm đậy nắp khi ruồi chui vào ấm.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 6: Huyết áp có được do đâu?

A. Do tim co bóp. B. Thành mạch co. C. Độ quánh của máu. D. Do tim dãn.

Câu 7: Ở cá, khi thở ra thì miệng ngậm lại, nền khoang miệng

A. nâng lên, diềm nắp mang mở ra. B. nâng lên, diềm nắp mang đóng lại.

C. hạ xuống, diềm nắp mang mở ra. D. hạ xuống, diềm nắp mang đóng lại.

Câu 8: Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn kín có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Tim luôn có 4 ngăn, máu nuôi cơ thể giàu oxi.

II. Máu được vận chuyển đi đến các cơ quan xa tim.

III. Máu tiếp xúc và trao đổi với tế bào qua các thành mao mạch.

IV. Trong hệ mạch, có một đoạn máu tràn vào xoang cơ thể.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 9: “Lá các cây họ Đậu xòe ra vào ban ngày, cụp lại lúc chiều tối theo cường độ ánh sáng và nhiệt

độ”. Hoạt động trên mô tả hình thức cảm ứng nào của thực vật?

A. Hướng sáng. B. Hướng động.

C. Ứng động không sinh trưởng. D. Ứng động sinh trưởng.

Câu 10: Điểm khác nhau về cấu tạo phổi của chim so với động vật trên cạn khác là

A. phế quản phân nhánh nhiều. B. có nhiều phế nang.

C. khí quản dài. D. có nhiều ống khí.

Câu 11: Có bao nhiêu yếu tố sau đây có thể làm thay đổi huyết áp?

I. Lực co tim; II. Nhịp tim; III. Khối lượng máu;

IV. Sự đàn hồi của mạch máu; V. Độ quánh của máu.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 12: Nhịp tim trung bình của chuột là 720 lần/phút. Thời gian mỗi chu kì tim của chuột là

A. 12 giây. B. 83 giây. C. 0,083 giây. D. 1,2 giây.

Câu 13: Ứng động nào sau đây không theo chu kì đồng hồ sinh học?

A. Ứng động đóng mở khí khổng. B. Ứng động nở hoa.

C. Ứng động quấn vòng. D. Ứng động ngủ thức của lá.

Trang 11/ 14

Câu 14: Ở các loài sâu bọ, dù có hệ tuần hoàn hở nhưng chúng vẫn hoạt động tích cực, vì

A. tim của chúng khỏe, thu gom máu rất nhanh.

B. kích thước cơ thể của chúng nhỏ nên máu luôn vận chuyển kịp thời.

C. kích thước cơ thể của chúng nhỏ, nhu cầu dinh dưỡng thấp.

D. chúng thở bằng ống khí nên sự trao đổi khí độc lập với hệ tuần hoàn.

Câu 15: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất?

A. phổi của bò sát. B. phổi của chim.

C. phổi và da của ếch nhái. D. da của giun đất.

Câu 16: Trong cân bằng nội môi, liên hệ ngược xảy ra khi

A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp

nhận kích thích.

B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp

nhận kích thích.

C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.

D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược

đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 17: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy.

C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy.

Câu 18: Trong hệ mạch, huyết áp thấp nhất là ở

A. động mạch chủ. B. tiểu tĩnh mạch. C. tĩnh mạch chủ. D. mao mạch.

Câu 19: Nguyên nhân gây ra vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là do

A. tốc độ sinh trưởng của các tế bào khác nhau.

B. tác động của ánh sáng.

C. sức trương nước của các chỗ phình bị giảm.

D. lượng nước di chuyển vào tế bào khí khổng quá nhiều.

Câu 20: Các động vật đơn bào hay động vật đa bào có tổ chức thấp, hô hấp được thực hiện qua

A. mang. B. hệ tuần ống khí. C. phổi. D. bề mặt cơ thể.

Câu 21: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm.

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

Câu 22: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng. B. sự phân giải sắc tố.

C. đóng khí khổng. D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

Câu 23: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

A. tế bào. B. mô. C. cơ thể. D. cơ quan.

Câu 24: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: Vì sao nếu bắt giun đất đặt nơi khô ráo thì chúng có thể bị chết ?

Câu 2: Hướng sáng âm và hướng trọng lực dương của rễ có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây ?

------------HẾT-----------

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ: Sinh học

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: Sinh học – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

Trang 12/ 14

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Đường đi của không khí ở côn trùng khi hô hấp theo trình tự nào?

A. Lỗ thở ống khí lớn ống khí nhỏ tế bào.

B. Tế bào ống khí lớn ống khí nhỏ lỗ thở.

C. Ống khí lớn ống khí nhỏ lỗ thở tế bào.

D. Ống khí nhỏ ống khí lớn lỗ thở tế bào.

Câu 2: Nhóm động vật nào dưới đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Ếch, rắn, hổ. B. Kiến, châu chấu, ốc sên.

C. Tôm, chim, khỉ. D. Châu chấu, mực ống, giun đất.

Câu 3: Ở người, huyết áp trong hệ mạch thay đổi như thế nào?

A. Giảm dần từ tĩnh mạch mao mạch động mạch.

B. Tăng dần mao mạch tĩnh mạch và giảm dần từ động mạch mao mạch.

C. Giảm dần từ mao mạch tĩnh mạch và tăng từ động mạch mao mạch.

D. Tăng dần từ tĩnh mạch mao mạch động mạch.

Câu 4: Vận tốc máu chảy trong mao mạch chậm hơn so với ở động mạch và tĩnh mạch vì

A. áp lực co bóp của tim giảm ở mao mạch.

B. mao mạch phân bố ở xa tim.

C. số lượng mao mạch nhiều hơn so với động mạch và tĩnh mạch.

D. tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn so với động mạch và tĩnh mạch.

Câu 5: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm.

D. tuyến tụy → glucagon → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

Câu 6: Các kiểu hướng động dương ở rễ là

A. hướng sáng, hướng nước. B. hướng đất, hướng hóa.

C. hướng đất, hướng nước. D. hướng hóa, hướng sáng.

Câu 7: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

A. Phổi của bò sát. B. Phổi của chim.

C. Phổi và da của ếch nhái. D. Da của giun đất.

Câu 8: Nhận định nào SAI về hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật có xương sống?

A. Ở động vật có vú, máu nghèo O2 đi từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

B. Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm nhĩ trái, bơm xuống tâm thất trái vào động mạch chủ.

C. Ở lớp thú, thành tâm nhĩ trái luôn dày hơn thành tâm nhĩ phải.

D. Ở cá, máu giàu O2 từ mang trở về tâm nhĩ.

Câu 9: Trong hệ tuần toàn của người, nồng độ O2 trong máu giảm dần theo thứ tự

A. mô tế bào tĩnh mạch tim.

B. tâm thất trái động mạch chủ mô tế bào.

C. không khí máu rời phổi các mô tế bào.

D. máu tâm nhĩ động mạch phổi phổi.

Câu 10: Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

A. áp lực co bóp của tim giảm. B. mao mạch thường ở xa tim.

C. số lượng mao mạch lớn hơn. D. tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn.

Câu 11: Khi người ta ở ngoài trời nắng hanh qua vài giờ đồng hồ và không được uống nước, điều gì sau

đây sẽ xảy ra?

A. Áp suất thẩm thấu của máu giảm. B. Tái hấp thu nước ở ống thận giảm.

C. Nồng độ urê trong nước tiểu giảm. D. Thùy sau tuyến yên tăng tiết ADH.

Câu 12: Lạc đà có thể sống được ở sa mạc. Những đặc điểm nào sau đây giúp lạc đà thích nghi với đời

sống sa mạc?

I. Lạc đà thường ăn các loại thức ăn tươi, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều nước.

II. Một lần lạc đà có thể uống một lượng nước rất lớn.

III. Sự hấp thụ nước từ ống tiêu hóa diễn ra rất nhanh giúp hấp thu nhanh nước cung cấp cho cơ thể.

IV. Quai Henle và ống góp của thận lạc đà dài hơn rất nhiều so với ở các loài động vật có vú khác.

Trang 13/ 14

A. 1,2,3,4. B. 2,3,4. C. 2,4. D. 1,3,4.

Câu 13: Quan sát hình dưới đây và ghép nội dung phù hợp với số tương ứng trên hình

a) khoang mũi. b) mao mạch.

c) phổi. d) phế nang.

e) khí quản. f) phế quản.

A. 1-a; 2-e; 3-f; 4-c; 5-d. B. 1-a; 2-e; 3-c; 4-b; 5-d.

C. 1-e; 2-f; 3-c; 4-b; 5-d. D. 1-e; 2-f; 3-c; 4-d; 5-b.

Câu 14: Trật tự đúng khi nói về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là

A. Tim → Mao mạch → Tĩnh mạch → Động mạch → Tim.

B. Tim → Động mạch → Mao mạch → Tĩnh mạch → Tim.

C. Tim → Động mạch → Tĩnh mạch → Mao mạch → Tim.

D. Tim → Tĩnh mạch → Mao mạch → Động mạch → Tim.

Câu 15: Trong hệ mạch, máu vận chuyền nhờ

A. Dòng máu chảy liên tục. B. Sự va đẩy của các tế bào máu.

C. Co bóp của mao mạch. D. Lực co bóp của tim.

Câu 16: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

Câu 17: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng. B. sự phân giải sắc tố.

C. đóng mở khí khổng. D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

Câu 18: Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là

A. tác nhân kích thích không định hướng. B. có sự vận động vô hướng.

C. không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. có nhiều tác nhân kích thích.

Câu 19: Vì sao lưỡng cư sống được trong cả 2 môi trường nước và cạn?

A. Vì nguồn thức ăn ở hai môi trường đều phong phú.

B. Vì hô hấp bằng da và bằng phổi.

C. Vì da luôn cần ẩm ướt.

D. Vì chi ếch có màng, vừa bơi, vừa nhảy được ở trên cạn.

Câu 20: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng về bề mặt trao đổi khí của giun đất?

I. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.

II. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.

III. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.

IV. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 21: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo thứ tự nào sau đây?

A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan

→ tĩnh mạch → tâm nhĩ.

B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan

→ tĩnh mạch → tâm thất.

C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan

→ tĩnh mạch → tâm nhĩ.

Trang 14/ 14

D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch

mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ.

Câu 22: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng nào sau đây?

A . Vận chuyển chất dinh dưỡng

B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết

C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp

D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu 23: Ở người già, tại sao khi huyết áp cao thì dễ bị xuất huyết não?

A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ

mạch.

D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ

mạch.

Câu 24: ASTT của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

A. Phổi và thận. B. Các hệ đệm.

C. Phổi và gan. D. Gan và thận.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1: Cho biết những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

Câu 2: Khi hạt nảy mầm, rễ hướng xuống đất, phần thân hướng lên trên. Hãy giải thích vì sao?