14
TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG Tiến sĩ Hồ Văn Tường 1 1. MỐC THỜI GIAN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG Vấn đề trước tiên là xác định “Xứ Đàng Trong” là tên gọi xuất hiện bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc thời điểm nào. Nguồn tư liệu đầu tiên để xác định thời gian của Xứ Đàng Trong có thể kể đó là Phan Khoang với tác phẩm “Việt Sử Xứ Đàng Trong” xuất bản năm 1969. Ngay ở tựa của quyển sách, Phan Khoang đã xác định rõ rang mốc thời gian của Xứ Đàng Trong khi ghi tựa đề cho quyển sách là “Việt sử Xứ Đàng Trong (1558 – 1777)” (Phan Khoang, 1969). Nguồn tư liệu thứ hai là tác giả Li Tana, với tác phẩm “ Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18” xuất bản năm 1999, đã xác định thời điểm bắt đầu cho Xứ Đàng Trong qua trận đánh của Chúa Trịnh Tráng từ Bắc kéo quân vào Nam tiến đánh Chúa Nguyễn năm 1627: “Chiến tranh nổ ra năm 1627 giữa nhà Nguyễn ở phương nam và chính quyền Lê–Trịnh vốn kiểm soát khu vực từ Nghệ An đến đồng bằng sông Hồng” (Li Tana, 1999). Nguồn tư liệu thứ ba là từ Nguyễn Tiến Dũng trong bài viết “Bối cảnh vùng đất Quảng Bình trước và sau khi xuất hiện danh xưng Quảng Bình” có đoạn: ”Giai đoạn 1558 - 1604, vùng đất Bắc sông Gianh gọi là xứ Đàng Ngoài, vùng Nam sông Gianh gọi là xứ Đàng Trong… Chỉ trong vòng 10 ngày trong tháng 6 năm 1786, nhân dân Quảng Bình đã nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sông Gianh, tiếp tục tiến thẳng ra Bắc - Hà, lật đổ chế độ nhà Trịnh, thống nhất đất nước” (Nguyễn Tiến Dũng, 2012). Với ba nguồn tư liệu tiêu biểu kể trên, chúng ta có thể thấy được mốc thời gian của Xứ Đàng Trong bắt đầu từ năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào Nam, trấn nhậm phủ Thuận Hóa, và kết thúc năm 1786, khi nhà tây Sơn lật đổ chế độ chúa Trịnh, thống nhất đất nước. 2. MỐC KHÔNG GIAN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG Về không gian của Đàng Ngoài và Đàng Trong, tác giả Li Tana đã ghi như sau: “Chiến tranh nổ ra năm 1627 giữa nhà Nguyễn ở phương nam và chính quyền Lê–Trịnh vốn kiểm soát khu vực từ Nghệ An đến đồng bằng sông Hồng” (Li Tana, 1999). Qua đó, chúng ta thấy Li Tana ghi rất rõ ràng về cương vực của Đàng Ngoài do các chúa Trịnh trấn giữ là “từ Nghệ An đến đồng bằng sông Hồng”, trong khi đó Đàng Trong thì chỉ ghi đơn giản là “nhà Nguyễn ở phương Nam”. Ghi đơn giản bởi vì bờ cõi phương Nam của Đàng Trong đã luôn được các chúa Nguyễn mở rộng và thay đổi theo từng thời gian khác nhau.Trong thực tế thời bấy giờ, do áp lực tấn công của các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai để phát triển kinh tế, các chúa Nguyễn đã thực hiện nhiều đợt nam tiến, mở rộng lãnh thổ Đàng Trong chưa từng thấy trong lịch sử trước đó. Năm 1611, lãnh thổ Đàng Trong mở rộng đến Phú Yên; năm 1653, đến Khánh Hòa và năm 1693 đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn lập hai phủ Tân Bình và Phước Long, chia thành nhiều trấn, bổ nhiệm quan lại, chính thức đưa khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ ngày nay vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1708, Mạc Cửu xin sáp nhập vùng đất Hà Tiên, Kiên Giang vào đất Đàng Trong của chúa Nguyễn. Từ năm 1736 đến năm 1739, Mạc Thiên Tứ khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ đưa vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú mở rộng Đàng Trong đến vùng đất Vĩnh Long, Bến Tre. Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) dâng vùng đất Tân An, Gò Công để cầu hòa. Năm 1757, vua Nặc Nhuận dâng vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng vào lãnh thổ Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1759, Nặc Tôn (Outey II) dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúa Nguyễn. 1 Bộ phận Nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn (TP. HCM) 1

TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Tiến sĩ Hồ Văn Tường 1

1. MỐC THỜI GIAN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG

Vấn đề trước tiên là xác định “Xứ Đàng Trong” là tên gọi xuất hiện bắt đầu từ thời điểm nào vàkết thúc thời điểm nào. Nguồn tư liệu đầu tiên để xác định thời gian của Xứ Đàng Trong có thể kểđó là Phan Khoang với tác phẩm “Việt Sử Xứ Đàng Trong” xuất bản năm 1969. Ngay ở tựa củaquyển sách, Phan Khoang đã xác định rõ rang mốc thời gian của Xứ Đàng Trong khi ghi tựa đề choquyển sách là “Việt sử Xứ Đàng Trong (1558 – 1777)” (Phan Khoang, 1969). Nguồn tư liệu thứ hailà tác giả Li Tana, với tác phẩm “Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và18” xuất bản năm 1999, đã xác định thời điểm bắt đầu cho Xứ Đàng Trong qua trận đánh của ChúaTrịnh Tráng từ Bắc kéo quân vào Nam tiến đánh Chúa Nguyễn năm 1627: “Chiến tranh nổ ra năm1627 giữa nhà Nguyễn ở phương nam và chính quyền Lê–Trịnh vốn kiểm soát khu vực từ Nghệ Anđến đồng bằng sông Hồng” (Li Tana, 1999). Nguồn tư liệu thứ ba là từ Nguyễn Tiến Dũng trongbài viết “Bối cảnh vùng đất Quảng Bình trước và sau khi xuất hiện danh xưng Quảng Bình” cóđoạn: ”Giai đoạn 1558 - 1604, vùng đất Bắc sông Gianh gọi là xứ Đàng Ngoài, vùng Nam sôngGianh gọi là xứ Đàng Trong… Chỉ trong vòng 10 ngày trong tháng 6 năm 1786, nhân dân QuảngBình đã nổi dậy phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn đánh tan 3 vạn quân Trịnh trên phòng tuyến sôngGianh, tiếp tục tiến thẳng ra Bắc - Hà, lật đổ chế độ nhà Trịnh, thống nhất đất nước” (Nguyễn TiếnDũng, 2012). Với ba nguồn tư liệu tiêu biểu kể trên, chúng ta có thể thấy được mốc thời gian của Xứ ĐàngTrong bắt đầu từ năm 1558, khi chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào Nam, trấn nhậm phủ Thuận Hóa,và kết thúc năm 1786, khi nhà tây Sơn lật đổ chế độ chúa Trịnh, thống nhất đất nước.

2. MỐC KHÔNG GIAN CỦA XỨ ĐÀNG TRONG

Về không gian của Đàng Ngoài và Đàng Trong, tác giả Li Tana đã ghi như sau: “Chiến tranh nổ ranăm 1627 giữa nhà Nguyễn ở phương nam và chính quyền Lê–Trịnh vốn kiểm soát khu vực từNghệ An đến đồng bằng sông Hồng” (Li Tana, 1999).Qua đó, chúng ta thấy Li Tana ghi rất rõ ràng về cương vực của Đàng Ngoài do các chúa Trịnh trấngiữ là “từ Nghệ An đến đồng bằng sông Hồng”, trong khi đó Đàng Trong thì chỉ ghi đơn giản là“nhà Nguyễn ở phương Nam”. Ghi đơn giản bởi vì bờ cõi phương Nam của Đàng Trong đã luôn được các chúa Nguyễn mở rộngvà thay đổi theo từng thời gian khác nhau.Trong thực tế thời bấy giờ, do áp lực tấn công của cácchúa Trịnh ở Đàng Ngoài và nhu cầu đất đai để phát triển kinh tế, các chúa Nguyễn đã thực hiệnnhiều đợt nam tiến, mở rộng lãnh thổ Đàng Trong chưa từng thấy trong lịch sử trước đó. Năm 1611, lãnh thổ Đàng Trong mở rộng đến Phú Yên; năm 1653, đến Khánh Hòa và năm 1693đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào Sài Gòn lập hai phủ TânBình và Phước Long, chia thành nhiều trấn, bổ nhiệm quan lại, chính thức đưa khu vực các tỉnhmiền Đông Nam Bộ ngày nay vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm 1708, Mạc Cửu xin sáp nhập vùngđất Hà Tiên, Kiên Giang vào đất Đàng Trong của chúa Nguyễn. Từ năm 1736 đến năm 1739, MạcThiên Tứ khai phá thêm vùng đất Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ đưa vào lãnh thổ Đàng Trong. Năm1732, chúa Nguyễn Phúc Chú mở rộng Đàng Trong đến vùng đất Vĩnh Long, Bến Tre. Năm 1756,vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Ang Tong) dâng vùng đất Tân An, Gò Công để cầu hòa. Năm 1757,vua Nặc Nhuận dâng vùng đất Trà Vinh và Sóc Trăng vào lãnh thổ Đàng Trong của chúa NguyễnPhúc Khoát. Năm 1759, Nặc Tôn (Outey II) dâng vùng đất ngày nay là Châu Đốc, Sa Đéc cho chúaNguyễn.

1 Bộ phận Nghiên cứu khoa học, Trường Cao đẳng nghề Du Lịch Sài Gòn (TP. HCM)1

Page 2: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

“Cùng với việc mở rộng lãnh thổ trên đất liền, chính quyền Đàng Trong lần lượt đưa người ra khaithác và kiểm soát các hòn đảo lớn và quần đảo trên biển Đông và vịnh Thái Lan. Quần đảo HoàngSa được khai thác và kiểm soát từ đầu thế kỷ 17, Côn Đảo từ năm 1704, Phú Quốc từ năm 1708 vàquần đảo Trường Sa từ năm 1711” (Đỗ Văn Phú, 2019).Qua nguồn tư liệu kể trên, chúng ta có thể thấy rằng, từ năm 1558 đến năm 1759, vùng đất ĐàngTrong của các chúa Nguyễn đã liên tục mở rộng từ phủ Thuận Hóa xưa (tức vùng Quảng Bình,Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay) vào tậnChâu Đốc (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang) và các hải đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, CônĐảo.

3. DÂN TỘC THIỂU SỐ KHMER NAM BỘ CỦA XỨ ĐÀNG TRONG

Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức viết khoảng đầu thế kỷ XIX, chép: “GiaĐịnh là đất phương Nam của nước Việt. Khi mới khai thác, lưu dân nước ta cùng người kiều ngụnhư người Đường (Trung Quốc), người Cao Miên, người Tây dương, người Phú Lang Sa (Pháp),người Hồng Mao (Anh), Mã Cao (người Tây ở Macau đến), người Đồ Bà, ở lẫn lộn” (Trịnh HoàiĐức, 1972).Qua đó để thấy bối cảnh xã hội đa tộc người của vùng đất Gia Định thành vào đầu thếkỷ XIX, một vùng đất thị tứ nhất, phát triển nhất của Xứ Đàng Trong. Trong số những tộc người đócó người Cao Miên mà ngày nay chúng ta gọi là người Khmer Nam Bộ. Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, sinh sống chủ yếu ở đồng bằng sôngCửu Long. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khmer cư trú tập trung tại các tỉnh:Sóc Trăng (397.014 người, chiếm 30,7 % dân số toàn tỉnh và 31,5 % tổng số người Khmer tại ViệtNam), Trà Vinh (317.203 người, chiếm 31,6 % dân số toàn tỉnh và 25,2 % tổng số người Khmer tạiViệt Nam), Kiên Giang (210.899 người, chiếm 12,5 % dân số toàn tỉnh và 16,7 % tổng số ngườiKhmer tại Việt Nam), An Giang (90.271 người), Bạc Liêu (70.667 người), Cà Mau (29.845 người),thành phố Hồ Chí Minh (24.268 người), Vĩnh Long (21.820 người), Cần Thơ (21.414 người), HậuGiang (21.169 người), Bình Phước (15.578 người), Bình Dương (15.435 người). (Trần Thanh Tú,2014). Về hoạt động nông nghiệp, người Khmer Nam Bộ đã biết thâm canh lúa nước từ lâu đời. NgườiKhmer Nam Bộ biết chọn giống lúa, biết làm thủy lợi và lợi dụng thủy triều để tháo chua, xổ phèncải tạo đất, có địa phương trồng nhiều dưa hấu. Người Khmer Nam Bộ còn chăn nuôi trâu bò để càykéo, nuôi lợn, gà, vịt đàn, thả cá và làm các nghề thủ công như dệt, gốm, làm đường từ cây thốt nốt.Xưa nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của người Khmer Nam Bộ. Trong mỗichùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do sư cả đứng đầu. Thanh niên người Khmer Nam Bộ trướckhi trưởng thành phải vào chùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức. Hiện nay ở Nam Bộ cótrên 400 chùa Khmer. Người Khmer Nam Bộ có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung một nền văn hóa, mộtlịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam. Người Khmer Nam Bộ sống xen kẽ với đồng bàoViệt, Hoa trong các phum, sóc, ấp.Người Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo.Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Hàng năm người Khmer có nhiềulễ hội, như: Chôn Chơ nam thơ mây (năm mới), lễ Phật đản, lễ Ðôn ta (xá tội vong nhân), Oóc bomboóc (cúng trăng). Về nhà cửa, người Khmer Nam Bộ xưa vốn thường ở nhà sàn, nhưng hiện giờ, nhà sàn của ngườiKhmer Nam Bộ chỉ còn lại rất ít ở dọc biên giới Việt Nam - Campuchia và một số nhỏ chung quanhcác chùa. Ngày nay, số đông người Khmer ở nhà trệt. Bộ khung nhà được làm khá chắc chắn. Nhiềunơi làm khung nhà theo kiểu vì kèo của nhà Việt cùng địa phương. Trong nhà chia làm hai phầntheo chiều ngang, một phần làm nơi ở, một phần dành cho bếp núc. Phần dành để ở lại chia thànhhai phần theo chiều dọc: phần phía trước, ở giữa kê bàn ghế tiếp khách, bên cạnh thường có tủ kínhđựng những chiếc gối thêu vừa để trang trí vừa tiện dùng có khách. Sau bộ bàn ghế tiếp khách làbàn thờ Phật. Nửa sau, bên phải là buồng của vợ chồng chủ nhà. Về bên trái là phòng con gái.(Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước CHXHCNVN, truy cập ngày 7/10/2019).

2

Page 3: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

4. TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

4.1. TRANG PHỤC CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ NGÀY NAY

Trong sinh hoạt hàng ngày, qua điều tra của Phân ban Thông tin truyền thông của Phật giáo Namtông Khmer (thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam) thì hiện nay có 19,66% người Khmer mặc trangphục truyền thống thường xuyên, có 38,06% thỉnh thoảng mới mặc và có tới 42,28% là rất ít mặc.Trong số đó, đối với nam giới mặc trang phục truyền thống ở độ tuổi thiếu niên là 11,49%, thanhniên là 21,26% và người lớn tuổi là 67,24%. Đối với nữ giới người Khmer mặc trang phục truyềnthống ở tuổi thiếu niên là 10,38%, thanh niên là 26,42% và người lớn tuổi là 63,21%. (Hùng Khu,2018). Trong thực tế đời sống, ngày nay, do quá trình cộng cư với người Việt, người Chăm, ngườiHoa… lâu dài nên văn hóa của người Khmer nói chung, trang phục của họ nói riêng có rất nhiềubiến đổi. Thanh niên Khmer hiện nay thích ăn mặc như nhiều thanh niên người Việt, người Hoa, ngườiChăm ở địa phương, nên khi ra đường khó phân biệt đâu là thanh niên Khmer, đâu là thanh niênViệt, Chăm, Hoa. Còn thiếu nữ Khmer thường mặc quần tây, phụ nữ thường mặc quần đen với áosơmi, áo kiểu, áo tàm pông hoặc áo bà ba. Chân thì mang guốc, dép hoặc giày. Đàn ông Khmer thường mặc bộ trang phục pirama hoặc bộ đồ bà ba với quần dài hoặc quần đùi.Khi đi làm, người Khmer thường chọn các loại quần áo, dày dép bền và tốt như các loại quần áođược may bằng vải kaki. Khi đi đám cưới, đi viếng chùa, tham dự sinh hoạt lễ hội…, đàn bà con gáiKhmer vẫn còn chuộng mặc váy truyền thống, riêng đàn ông con trai thường thích mặc bộ đồ tây,mang giày mang dép, đi lại cho thuận tiện.

4.2. TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ NGÀY XƯA

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30 tháng 4 năm 1975, nhất là những năm gần đây dođời sống được cải thiện, nhiều người Khmer muốn tìm về với trang phục truyền thống. Các cô gáiKhmer có điều kiện tự may lấy hoặc mua sắm nên các trang phục truyền thống đắt tiền cũng thấyngày một nhiều trong các ngày hội văn hóa cộng đồng, tại các Chùa Khmer hay trong các sự kiện"biểu diễn thời trang" trong các ngày sinh hoạt văn hóa văn nghệ cùng với nhiều tộc người khác. Do có sự cộng cư lâu đời với người Việt, người Chăm, người Hoa... nên văn hóa của ngườiKhmer nói chung và trang phục của họ nói riêng có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, trang phục truyềnthống của người Khmer Nam bộ vẫn thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa riêng của mình, bởi vì theonhiều vị bô lão dân tộc Khmer Nam Bộ thì trang phục truyền thống của họ vốn đã định hình từ bốnthế kỷ qua, tức từ thời kỳ Xứ Đàng Trong. Qua thư tịch Việt thời xa xưa cũng như hồi ức của những người già, thì trong bộ y phục cổ truyềncủa người Khmer là những loại sămpết chôn kpal. Đó là loại váy làm từ tấm vải rộng, khi mặc quấnquanh người, phần còn lại luồn qua giữa hai chân, thành một loại quần phồng ngắn… Đây là dấuvết ảnh hưởng y phục cách đây hàng nghìn năm của Ấn Độ đối với người Khmer, người Thái,người Lào… (Ngô Đức Thịnh, 2018) Trong các dịp trang trọng hay những ngày lễ lớn, phụ nữ mặc sămpết hôl, sămpết chorphum,sămpết phamuông dệt bằng sợi tơ tằm hay bằng sợi bông với những màu sắc tươi như màu vàng,tím, đỏ, xanh, nâu… họa tiết trang trí hình ô trám, bông hoa, kẻ sọc… Những loại váy này thườngmặc với các loại áo ngắn, bó sát người, cổ hở, tay ngắn. Chiếc váy sămpết của phụ nữ Khmer mặctheo cách quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Một loại y phục cổ truyền nữa của người Khmer ở Nam Bộ đó là loại áo dài tàm pông (tằm vong,tầm vong, srây, wên), làm bằng vải màu đen. Áo được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻtrước ngực nên khi mặc phải chui đầu. Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm bốn miếng vảidọc từ nách đến gấu. Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Việt hoặcmặc với váy sămpết dài tới gót chân, giắt mối cạp váy ở một bên hông. Loại áo này người KhmerNam Bộ đã tiếp thu từ người Chăm.

3

Page 4: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Các cụ già Khmer Nam Bộ, ngày nay, thường mặc loại áo dài tàm pông màu đen với quần đen,quàng thêm dải khăn trắng ngang người, luồn qua một bên nách rồi vắt lên vai, hai đầu khăn thảxuống thành hai múi. Các cô gái trẻ Khmer thường mặc chiếc quần lụa đen với áo bà ba, hoặc quần âu với áo sơ mi nhưcác cô gái Việt. Còn phụ nữ Khmer lớn tuổi cũng giống như các bà má Việt ở nông thôn Nam Bộ,quanh năm mặc bộ đồ bà ba đen, cùng với chiếc khăn rằn đội đầu hay vắt vai. Khi lễ tết long trọngthì mặc áo dài đen tàm pông với quần đen. Đặc biệt, người Khmer Nam Bộ vẫn sử dụng phổ biến chiếc khăn karma (tức khan rằn), dệt bằngsợi bông, nhuộm vải bằng quả mạc nưa (maklưa) nên có màu đen tuyền, bóng và lâu phai nhạt, hoavăn hình karô, màu đỏ, màu hồng hoặc màu xanh nổi lên trên nền hình chữ nhật hoặc hình vuôngmàu trắng nên thường đẹp và bền. Loại khăn này có nhiều công dụng: khăn tắm, khăn lau mặt, khănquàng cổ, khăn quấn đầu, khăn thắt lưng, làm võng cho trẻ em nằm, làm bao lưng đựng vật dụng điđường… Loại khăn này cũng được phụ nữ Việt, Chăm rất ưa thích và sử dụng hằng ngàyNam giới Khmer thường mặc xà rông và ở trần khi ở trong nhà, còn khi ra ngoài đường họ thườngmặc bộ quần áo bà ba đen như nông dân người Việt.

4.3. TRANG PHỤC CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ

Trang phục cưới truyền thống của người Khmer Nam Bộ gợi đến hình ảnh của hoàng tử và côngchúa trong các đám cưới hoàng gia, mà nay chỉ còn thấy trên các sân khấu tuồng cổ Robam.

a. Trong ngày cưới cô dâu Khmer Nam Bộ thường mặc sămpết hôl truyền thống. Đó là mộtmảnh vải dài khoảng 1mét, rộng khoảng 1,5 đến 3 mét, quấn quanh vòng eo, có xếp li ở phíatrước giữa thân để tạo dáng và dễ dàng di chuyển. Váy cưới thường có màu đỏ, tím sẫmhoặc màu hồng cánh sen. Chiếc váy này thường mặc cùng với chiếc áo bó chẽn, hoặc áo dàitàm pông màu đỏ bít tà, quàng khăn so-pay trắng ngang người. Chiếc khăn so-pay choàngvai được người Khmer Nam bộ sử dụng với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, cónguồn gốc từ trang phục của hoàng tộc xa xưa. Chiếc áo mặc kết hợp với săm-pết có hailoại: áo ngắn và áo dài. Áo ngắn thường ôm vào cơ thể, có các kiểu hai dây, hở một bên vai,tay ngắn. Áo được bỏ vào trong xăm-pốt và tất cả được giữ bằng một chiếc thắt lưng mạvàng hay bạc lấp lánh được chế tác rất công phu. Bộ trang phục cô dâu Khmer thường cómàu vàng là chủ đạo. Chiếc sămpết vàng kim tuyến được tạo dáng nếp gấp phía trước rấtđộc đáo. Khăn so-bay choàng vai được đính kết hạt cườm rực rỡ hình các bông hoa. Điểmnổi bật trên trang phục còn là chiếc thắt lưng mạ vàng có mặt hình bông hoa khảm đá tinhxảo. Chiếc thắt lưng này vừa để trang trí vừa để định hình vị trí áo và xăm-pốt. Tất cả tạonên cái nhìn lộng lẫy, có pha lẫn dáng dấp hoàng gia, quý phái cho cô dâu (Phan Thị YếnTuyết, 1993). Có khi cô dâu Khmer mặc áo dài gọi là wện, áo bịt tà, thân áo rộng và dàidưới gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườnthường ghép thêm bốn miếng vải từ nách đến gấu áo. Cô dâu Khmer còn đeo them chiếcyếm ở cổ phủ hết phần trên của ngực áo thể hiện sự kín đáo, ý nhị của cô dâu trong ngàycưới, dù mặc kiểu cách áo ngắn hay áo dài bịt tà. Kiểu yếm ban đầu chỉ có dạng hình bánnguyệt, nhưng sau đó đã có nhiều hình dạng cách điệu hơn như hình tam giác, hình bônghoa,…. Yếm cũng như so-bay là nơi thể hiện sự sáng tạo thẩm mỹ của người phụ nữ Khmerthông qua những mô típ trang trí bằng cách kết hạt cườm rất công phu, tỉ mỉ, duyên dáng vàxinh đẹp. “Tấm này màu đỏ, trang trí trên đó có những mảnh hạt chai, thêu hoa cườm sặcsỡ, chung quanh kết tua diềm diêm dúa” (Phan Thị Yến Tuyết, 1993).Ngoài ra, trên đầu côdâu Khmer còn đội chiếc mão kpâl plốp hình tháp nhọn, nhiều tầng, bằng kim loại hay giấybồi, giống như một chiếc vương miện nhỏ xinh xắn được làm từ hạt cườm, hạt trai, hạt xoànnhân tạo, thêu hoa cươm và chung quanh mũ kết bởi hàng trăm chiếc cánh cứng màu xanhbiếc của loài bọ cánh cam (Cung Dương Hằng, 2011). Trên mũ là các cây trâm cắm tua tủa(gọi là sniêk sok), các cây trâm gắn bông hoa tròn đủ màu như một rừng hoa khoe sắc thắm.Điều này tượng trưng cho tuổi trẻ của cô dâu tươi đẹp như đóa hoa mùa xuân. Nơi chân mũ

4

Page 5: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

còn gắn hai chuỗi hạt ngọc rủ dài xuống hai bên tai của cô dâu tạo nét duyên dáng, nữ tính.Trước khi đội mũ cưới truyền thống, người ta sẽ bới tóc cao cho cô dâu.

b. Về trang phục chú rể Khmer Nam bộ, trong đám cưới, bên dưới hoặc mặc sămpết để suôngthẳng như cô dâu, hoặc mặc loại sămpết chân khen - loại này mặc giống như chiếc quầnphồng; bên trên mặc áo hôl đỏ thẫm, áo ngắn trắng hay màu, tay dài, cổ trụ đứng, xẻ ngực ởgiữa cài khuy, có hai túi hoặc không có túi, khăn vắt vai trái. (Ngô Đức Thịnh, 2018). Trangphục chú rể cũng có thắt lưng đẹp lộng lẫy như cô dâu, bên cạnh đó, chú rể còn khoác thêmáo choàng ren dài qua gối và có thể quàng thêm loại khăn truyền thống lên vai trái (Phan ThịYến Tuyết, 1993). Chú rể đeo bên hông con dao cưới, nhằm các mục đích: để múa mởđường trong lễ cưới theo phong tục, để cắt trầu cau cho cô dâu dùng, để bảo vệ cô dâu hoặcbiểu tượng cho lòng chung thủy, sẵn sàng hy sinh cho tình yêu. Người Khmer quan niệmrằng, cưới vợ giống như có được một cô tiên, chính vì thế từ cách ăn mặc đến lối phục sứcđều thể hiện quan điểm này. Cô tiên trong những câu chuyện cổ tích luôn đẹp từ đầu đếnchân, bên cạnh trang phục đẹp, trên đầu còn có kiểu tóc và trang sức lộng lẫy.

5. TRANG PHỤC DÂN TỘC KHMER NAM BỘ THỜI HỘI NHẬP

Sau ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin thứ hai để phân biệt tộc người này và tộc ngườikhác. Đó là nơi hội tụ nhiều giá trị văn hóa - xã hội của tộc người. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập,nhiều hiện tượng văn hóa truyền thống, trong đó có trang phục truyền thống đang có nguy cơ mất đinhanh chóng. Do đó, bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số nói chung vàdân tộc Khmer Nam Bộ nói riêng, phải là vấn đề khiến những người làm công tác văn hóa cùng cáccấp, các ngành và cả xã hội quan tâm, bởi trang phục không chỉ đơn thuần là chuyện “mặc” mà cònlà sự biểu trưng cho nét đẹp văn hóa trong đời sống, tâm linh tín ngưỡng, biểu đạt chức năng xã hộicủa người mặc, cũng như tiến trình giao thoa, tiếp biến văn hóa của dân tộc này với dân tộc khác.Trong việc bảo tồn trang phục truyền thống người Khmer Nam Bộ hiện nay, việc bảo tồn trangphục truyền thống Khmer Nam Bộ trong đời sống (động) kết hợp với việc bảo tồn trang phụctruyền thống Khmer Nam Bộ trong tư liệu, bảo tàng (tĩnh) thì lấy bảo tồn, phát huy trong đời sốngcủa đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ làm mục tiêu chính. Đồng thời, việc bảo tồn trang phục ngườiKhmer Nam Bộ trong đời sống phải có tính phát huy, phát triển để phù hợp với thị hiếu và điềukiện của từng vùng, miền, dân tộc, chấp nhận những thay đổi, cách tân cần thiết về trang phụctruyền thống trên quan điểm giữ được những nét cơ bản làm nên đặc trưng, bản sắc của từng dântộc thông qua trang phục, không làm biến dạng, quá xa truyền thống như các kiểu trang phục ngoạilai, trang phục biểu diễn nghệ thuật, sân khấu hóa... Ngoài ra, công tác bảo tồn cũng coi trọng việc bảo tồn trang phục truyền thống của người KhmerNam Bộ trong thư viện (tư liệu sách chữ, sách ảnh, đĩa hình...) và trưng bày, giới thiệu hiện vậttrong các bảo tàng, giữ nguyên bản trang phục truyền thống của người Khmer Nam Bộ để phục vụcho công tác nghiên cứu, giảng dạy, tham quan và làm cơ sở để cải tiến mẫu mã trang phục sau này.Bên cạnh đó, quan tâm bảo tồn các làng nghề truyền thống liên quan đến may mặc, thêu dệt trangphục truyền thống của dân tộc Khmer Nam Bộ. Việc bảo tồn thông qua giới thiệu nhiều hơn nét đẹp của trang phục dân tộc Khmer Nam Bộ bằngviệc kết hợp với các hoạt động liên hoan, lễ hội văn hóa nghệ thuật trong nước và quốc tế, thôngqua các kênh báo chí, điện ảnh, truyền hình trong và ngoài nước giới thiệu về trang phục các dântộc thiểu số Việt Nam.

5

Page 6: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt Nam (truy cập ngày7/10/2019) http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=3340

2. Nguyễn Tiến Dũng (2012), Bối cảnh vùng đất Quảng Bình trước và sau khi xuất hiện danhxưng “Quảng Bình", Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia về danh nhân Quảng Bìnhhttps://skhcn.quangbinh.gov.vn/3cms/danh-nhan-quang-binh---tuyen-tap-bao-cao-khoa-hoc-hoi-thao-quoc-gia.htm

3. Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định thành thông chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo. Nha VănHóa – Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xuất bản, quyển Hạ.

4. Cung Dương Hằng (2011), Mỹ thuật nữ phục truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,Hà Nội.

5. Đỗ Thị Hòa (chủ biên) (2008), Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer, NxbVăn hóa dân tộc, Hà Nội.

6. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên, Nhà sách Khai Trí xuất bản, Sài Gòn.7. Phan Khoang (1969), Việt Sử Xứ Đàng Trong (1558 – 1777), Nhà sách Khai Trí xuất bản, Sài

Gòn.8. Hùng Khu (2018), Trang phục của người Khmer Nam Bộ, đăng trên website của Phân ban

thông tin truyền thông của Phật giáo Nam tông Khmer (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) (truy cập7/10/2019)http://phatgiaonamtongkhmer.org/trang-phuc-cua-nguoi-khmer-nam-bo-a-483.aspx

9. Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (2000), Văn hóa các dân tộc thiểu số ở ViệtNam, Nxb Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh.

10. Li Tana Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế-xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, Nxb Trẻ TP. HCM.(1999).

11. Đỗ Văn Phú (truy cập ngày 7/10/2019), Tìm hiểu lãnh thổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,trên website Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Sóc Trăng. http://lienhiephoi.soctrang.gov.vn/index.php/di-n-dan/228-tim-hi-u-lanh-th-vi-t-nam-qua-cac-th-i-ky-l-ch-s

12. Ngô Đức Thịnh (2018), Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, Nxb Tri Thức, TP.HCM.13. Trần Thanh Tú (2014), Trang phục cưới truyền thống của phụ nữ Khmer ở Nam Bộ, đăng trên

website của Bảo tang Phụ nữ Nam Bộ (truy cập ngày 7/10/2019)14. Phan Thị Yến Tuyết (1993), Nhà ở -Trang phục - Ăn uống của các dân tộc vùng Đồng bằng

sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. http://baotangphunu .com/index.php?option=com_content&view=article&id=227:trang-phc-ci-truyn-thng-ca-ph-n-khmer-nam-b&catid=48:i-sng-vn-hoa&Itemid=71

15. Viện văn hoá (1993), Văn hoá người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Văn HóaDân Tộc, Hà Nội.

6

Page 7: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Chú rể Khmer Nam Bộ trong trang phục cưới đi rước dâu. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Trang phục ngày cưới của cô dâu chú rể và những người thân của dân tộc Khmer Nam Bộ. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

7

Page 8: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Trang phục cưới của ô dâu Khmer Nam Bộ. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Cận cảnh áo cưới cô dâu, chú rể người Khmer Nam Bộ. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

8

Page 9: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Cô dâu đeo nhẫn cưới cho chú rể trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ ngày nay. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Chú rể đeo nữ trang cho cô dâu trong lễ cưới của người Khmer Nam Bộ.Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

9

Page 10: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Mẹ chú rể và chú rể đeo bông tai cho cô dâu trong lễ cưới người Khmer Nam Bộ. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Trang phục đi dự đám cưới của người Khmer Nam Bộ ngày nay. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

10

Page 11: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Trang phục thiếu nữ Khmer Nam Bộ ngày nay. Ảnh chụp chung với một vị sư Khmer.Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Trang phục phụ nữ Khmer Nam Bộ khi đi dự đám cưới ngày nay. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

11

Page 12: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Trang phục trong ngày cưới của gia đình chú rể Khmer Nam Bộ. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Trang phục của người Khmer trung niên đi dự lễ cưới ngày nay.Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

12

Page 13: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Trang phục của nữ giới Khmer đi dự đám cưới ngày nay. Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn

Trang phục phụ nữ và thiếu nữ đi dự lễ cưới của người Khmer Nam Bộ.Nguồn ảnh: Thạch Ri Cơn.

13

Page 14: TRANG PHỤC NGƯỜI KHMER NAM BỘ Ở XỨ ĐÀNG TRONG

Trang phục xà rông và áo ngắn của phụ nữ Khmer khi đi dự lễ cưới.Nguồn ảnh : Thạch Ri Cơn

Trang phục của phụ nữ và thiếu nữ Khmer khi đi dự lễ cưới.Nguồn ảnh : Thạch Ri Cơn

14