22
HC VIN CÔNG NGHBƯU CHÍNH VIN THÔNG --------------------------------------- TĂNG THTRƯỜNG MT STHAM SCHÍNH TRONG TI ƯU MNG VÔ TUYN 3G ĐÁNH GIÁ TRIN KHAI TI VINAPHONE Chuyên ngành: Kthut Đin tMã s: 60.52.70 TÓM TT LUN VĂN THC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DN KHOA HC: TS. PHM VIT HÀ HÀ NI – 2012

Tom Tat LV Tang the Truong 2012

Embed Size (px)

DESCRIPTION

3g

Citation preview

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

---------------------------------------

TĂNG THẾ TRƯỜNG

MỘT SỐ THAM SỐ CHÍNH TRONG TỐI ƯU MẠNG VÔ TUYẾN 3G VÀ ĐÁNH GIÁ TRIỂN KHAI TẠI VINAPHONE

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Mã số: 60.52.70

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VIỆT HÀ

HÀ NỘI – 2012

Luận văn được hoàn thành tại:

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Việt Hà

Phản biện 1: ……………………………………………………………………………

Phản biện 2: …………………………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu

chính Viễn Thông

Vào lúc: .......giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

1

MỞ ĐẦU

Khi thị trường viễn thông nói chung và thị trường thông tin di động nói riêng đã ở

mức bão hòa thì vấn đề chất lượng dịch vụ được đưa lên hàng đầu đối với các nhà khai thác

mạng. Mạng thông tin di động VinaPhone cũng không nằm ngoài quy luật này, việc nâng

cao chất lượng mạng, đặc biệt ở các thành phố lớn mang tính sống còn đối với nhà mạng

trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Xu hướng thuê bao sử dụng dịch vụ dữ liệu đang dần chiếm ưu thế so với dịch thoại

thông thường, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Vì vậy ngoài việc nâng cao chất lượng mạng

2G (GSM), việc nâng cao chất lượng mạng 3G (WCDMA) sẽ là chìa khóa để VinaPhone

chiếm lĩnh thị trường trong thời điểm hiện tại và giai đoạn sắp tới.

Để đảm bảo chất lượng mạng vô tuyến 3G, người ta có thể điều chỉnh rất nhiều tham

số, chẳng hạn như: các tham số điều chỉnh từ xa, tham số tại vị trí lắp đặt, tham số phạm vi

cell và phạm vi vùng phủ, nhiễu, tham số về lưu lượng… Bên cạnh đó có hơn 20 chỉ số KPI

đánh giá chất lượng dịch vụ mạng vô tuyến 3G.

Do vậy, việc nghiên cứu các chỉ số KPI chính, các tham số điều chỉnh chính và cách

khắc phục trong tối ưu hóa mạng vô tuyến 3G là cần thiết. Các tham số và quy trình tối ưu

cần đảm bảo phù hợp với đặc thù của Việt Nam và mạng Vinaphone. Chính vì vậy em đã

lựa chọn đề tài “Một số tham số chính trong tối ưu mạng vô tuyến 3G và đánh giá triển

khai tại Vinaphone”.

Nội dung đề tài gồm có 3 chương:

- Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin di động 3G công nghệ WCDMA

- Chương 2: Tối ưu mạng truy nhập vô tuyến công nghệ WCDMA

- Chương 3: Phân tích và đánh giá tối ưu mạng truy nhập vô tuyến WCDMA của

VinaPhone tại quận Thanh Xuân – Hà nội

2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG

3G CÔNG NGHỆ WCDMA

1.1. Tổng quan về hệ thống thông tin di động 3G

Liên minh viễn thông quốc tế ITU đã định ra các yêu cầu cho các dịch vụ thông tin di

động toàn cầu 2000 (International Mobile Telecommunications 2000, IMT-2000), thường

được được biết đến với tên gọi là 3G.

Các yêu cầu đối với 3G là: Cải thiện dung lượng hệ thống, tương thích với các hệ

thống 2G, hỗ trợ đa phương tiện, và các dịch vụ dữ liệu tốc độ cao đáp ứng được các tiêu

chí:

- Tốc độ đạt 2 Mbps đối với các môi trường cố định hoặc in-building

- Tốc độ đạt 384 kbps đối với các môi trường đi bộ hoặc đô thị

- Tốc độ đạt 144 kbps đối với các môi trường rộng lớn

UMTS được thiết kế cho hướng phát triển của hệ thống thông tin di động 2G GSM

để có thể đạt được tốc độ dữ liệu cao và dung lượng lớn. Mặc dù UMTS sử dụng lại phần

lớn mạng lõi của GSM, nhưng nó sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến khác so với công

nghệ GSM (được gọi là công nghệ WCDMA) với độ rộng kênh lớn hơn rất nhiều (5MHz so

với 200kHz của GSM) và được triển khai trên dải băng tần riêng. Chuẩn UMTS cho phép

dễ dàng chuyển giao đối với hệ thống GSM và GPRS trong giao diện vô tuyến.

UMTS hỗ trợ đa dịch vụ, với chất lượng dịch vụ tốt hơn và tốc độ dữ liệu cao hơn.

Tốc độ dữ liệu PS có thể đạt được là 14 Mbps, trong khi tốc độ CS tối đa là 384 kbps.

1.2. Cấu trúc mạng UMTS

Nhìn trên phương diện mạng thì mạng UMTS được cấu trúc như Hình 1.2.

Hình 1.2 - Cấu trúc mạng UMTS

Trong một hệ thống WCDMA, chức năng của thiết bị mạng lõi về cơ bản không thay

đổi so với hệ thống GSM/GPRS, nhưng giao diện vô tuyến thì chuyển thành một giao diện

3

vô tuyến mới, đó là UTRAN. Mạng truy nhập AN và thiết bị người sử dụng UE là hoàn toàn

thay đổi.

1.3.1. Thiết bị người sử dụng UE

1.3.2. Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN

Hình 1.4 - Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN

UTRAN là phần mạng truy nhập vô tuyến của hệ thống WCDMA. Nó bao gồm 1

hoặc nhiều phân hệ mạng vô tuyến RNS. Mỗi RNS bao gồm một Bộ điều khiển mạng vô

tuyến RNC và một hoặc nhiều Node B. Mục đích chính của UTRAN là cung cấp một kết

nối giữa UE và mạng lõi CN.

Các giao diện mạng UTRAN:

Giao diện Iu: giao diện giữa CN và UTRAN

Giao diện Iub: cung cấp các kết nối báo hiệu và số liệu giữa RNC và Node B

Giao diện Iur: cung cấp các kết nối báo hiệu và số liệu cho việc thực hiện chuyển

giao mềm liên RNC

Giao diện Uu: cung cấp các kết nối báo hiệu và số liệu vô tuyến

4

Tổ chức mạng vô tuyến UMTS được mô tả như Hình 1.5

Hình 1.5 - Tổ chức mạng vô tuyến UTRAN

Cell là một vùng phủ sóng được nhận dạng bởi một nhận dạng trạm gốc: PSC trong

UTRAN, BSIC trong GERAN.

Mỗi Node B điều khiển một tập hợp các cell, thông thường một Node B được cấu

hình 3 cell.

Trong miền CS, một tập hợp các cell được điều khiển bởi một số Node B được gọi là

một Vùng định vị LA. Quản lý di động trong miền CS dựa trên cơ sở các LA.

Trong miền PS, quản lý di động dựa trên cơ sở các Vùng định tuyến RA.

Cell, LA, RA được nhóm lại thành các Vùng đăng ký UTRAN URA. URA được sử

dụng để quản lý vị trí của UE trong UTRAN khi nó hoạt động ở chế độ kết nối UTRA.

Mối liên hệ yêu cầu duy nhất giữa LA, RA và URA là: một RA phải là tập con của

một và chỉ một LA (một RA không thể lớn hơn một LA). Một RA có thể là một LA, hoặc

một số RA nằm gọn trong một LA. Một URA có thể nhỏ hơn một LA hoặc RA, cho dù điều

này không bắt buộc. Một cell có thể được nhận dạng bởi tối đa 8 URA.

5

1.3.3. Mạng lõi CN

Hình 1.6 - Mạng lõi CN

UMTS cung cấp cả chuyển mạch kênh CS và chuyển mạch gói PS. MSC/VLR và

GMSC được gọi là miền CS, trong khi đó SGSN và GGSN được gọi là miền PS. Cả 2 miền

này sử dụng chung một HLR và AuC.

Ở UMTS Release 5, có 2 thay đổi chính như sau:

Miền mạng lõi CS có thể được phân thành Mặt phẳng báo hiệu và Mặt phẳng người

sử dụng, một MSC được thay thế bằng một MSC Server (cho mặt phẳng báo hiệu) và

Media Gateway (MGW, cho mặt phẳng người sử dụng).

Đối với GERAN, ngoài việc sử dụng các giao diện A/Gb để kết nối với CN, thì nay

chế độ Iu có thể được sử dụng để kết nối các BSC với CN thông qua các giao diện

Iu-CS và Iu-PS giống như UTRAN.

1.3. Giao diện vô tuyến và tổ chức kênh

6

1.3.1. Các kênh logic R99

1.3.2. Các kênh truyền tải R99

1.3.3. Các kênh vật lý R99

1.3.4. Các kênh chỉ có ở lớp vật lý trong R99

1.3.5. Các kênh HSDPA

Hình 1.11 - Các kênh HSDPA

1.4. Kết luận chương

Chương 1 là những thông tin chung nhất về mạng 3G WCDMA: xuất xứ, cấu trúc và

tổ chức mạng vô tuyến, các kênh vật lý trên giao diện vô tuyến của hệ thống 3G WCDMA.

7

CHƯƠNG 2: TỐI ƯU MẠNG TRUY NHẬP VÔ TUYẾN CÔNG

NGHỆ WCDMA

2.1. Giới thiệu chung về tối ưu

Thuật ngữ “tối ưu” trong luận văn này được hiểu là việc thay đổi/điều chỉnh các tham

số trên mạng một cách hợp lý để đạt được các chỉ tiêu chất lượng mạng như mong muốn.

Tối ưu mạng WCDMA bao gồm 2 nội dung:

- Tối ưu mạng lõi: tối ưu phần mạng lõi

- Tối ưu mạng vô tuyến: tối ưu phần mạng truy nhập vô tuyến

Luận văn này chỉ đề cập đến một phần trong nội dung tối ưu mạng WCDMA, đó là

tối ưu mạng vô tuyến WCDMA.

2.2. Mục tiêu tối ưu

Mục tiêu của tối ưu là nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS của mạng để phục vụ

nhu cầu khách hàng.

2.3. Quá trình thực hiện tối ưu

Tối ưu mạng vô tuyến WCDMA bao gồm 2 nội dung:

- Nội dung 1: Tối ưu vùng phủ sóng (Tối ưu RF)

- Nội dung 2: Tối ưu các tham số

Tối ưu RF là một phần quan trọng của nội dung tối ưu mạng vô tuyến, nó đảm bảo về

mặt vùng phủ sóng trước khi tiến hành tối ưu các tham số hệ thống.

Mục đích của tối ưu RF trong mạng WCDMA là:

- Tối ưu vùng phủ sóng

- Kiểm soát Pilot Pollution

- Kiểm soát chỉ số SHO căn cứ trên số liệu đo kiểm

- Tối ưu RF bao gồm cả việc tối ưu danh sách cell lân cận.

Sau khi thực hiện xong giai đoạn tối ưu RF sẽ chuyển sang giai đoạn tối ưu các tham

số hệ thống.

8

2.4. Các chỉ số KPI chính sử dụng trong tối ưu

2.4.1. Các chỉ số chất lượng KPI 3G lấy trên hệ thống OMC

2.4.2. Các chỉ số KPI 3G đo kiểm tại hiện trường

2.5. Các tham số chính điều chỉnh tối ưu

Do điều kiện hạn chế về năng lực xử lý và tốc độ đáp ứng, người ta phải giảm thiểu

số lượng các tham số để hiệu chỉnh/thay đổi. Các tham số được lựa chọn để hiệu chỉnh dựa

trên tiêu chí:

- Tham số có thể điều chỉnh/thay đổi trực tiếp từ hệ thống hoặc tại trạm.

- Các tham số được lựa chọn có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng mạng

- Sau khi điều chỉnh/thay đổi các tham số có thể đánh giá thông qua kiểm chứng,

đối chiếu với kết quả đo thực tế.

Căn cứ theo nguyên tắc trên, các tham số chính được lựa chọn để điều chỉnh như sau:

RSCPCPICH: đây chính là giá trị năng lượng chip trung bình Ec của kênh CPICH

Ec/IoCPICH: năng lượng chip trung bình kênh CPICH trên tổng mật độ phổ năng lượng

tạp âm

Pilot Pollution: nhiễu kênh pilot

2.5.1. RSCPCPICH

Giá trị này đánh giá mức tín hiệu (vùng phủ sóng). Tiêu chuẩn chất lượng RSCP của

CPICH được xác định theo yêu cầu tối ưu cụ thể. Nói chung, người ta thường đánh giá

RSCP kênh CPICH theo mức -95 dBm như trong Bảng 2.5.

Bảng 2.5 - Đánh giá RSCP kênh CPICH trong hệ thống UMTS

Tham số đánh giá Mức yêu cầu Phương pháp đánh giá

CPICH_RSCP ≥ -95

dBm >= 95%

Kết quả kiểm tra bộ scan trong các

điều kiện không tải outdoor

Đánh giá mức thu thường được chia theo các mức chất lượng như sau:

- Tốt nếu CPICH_RSCP ≥ –85 dBm;

- Trung bình nếu –95 dBm ≤ CPICH;RSCP < –85 dBm;

- Kém nếu CPICH_RSCP < –95 dBm.

9

2.5.2. Ec/IoCPICH

Chỉ số này phản ánh chất lượng của vùng phủ sóng. Tiêu chuẩn chất lượng Ec/Io của

CPICH được xác định theo yêu cầu tối ưu cụ thể. Nói chung, người ta thường đánh giá

Ec/Io kênh CPICH theo mức -12dB như trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6 - Đánh giá Ec/Io kênh CPICH trong hệ thống UMTS

Tham số đánh giá Mức yêu cầu Phương pháp đánh giá

CPICH_Ec/Io ≥ -12 dB 97% Kết quả kiểm tra bộ scan trong các

điều kiện không tải outdoor

Đánh giá thường được chia theo các mức chất lượng như sau:

- Tốt nếu CPICH_Ec/Io ≥ – 6dB;

- Trung bình nếu – 8dB ≤ CPICH_Ec/Io < – 6dB;

- Chấp nhận được nếu – 12dB ≤ CPICH_Ec/Io < – 8dB;

- Kém nếu CPICH_Ec/Io < – 12dB

2.5.3. Nhiễu kênh pilot

Một vị trí được xác định là bị nhiễu pilot khi tại vị trí đó thỏa mãn các điều kiện sau:

- Số lượng tín hiệu đáp ứng > 3

- Tất cả các tín hiệu đáp ứng trên có RSCPCPICH -100dBm

- Chênh lệch RSCPCPICH của các tín hiệu trên < 5dB

Nhiễu kênh pilot sẽ gây ra các vấn đề sau:

- Giảm giá trị Ec/Io: Nhiều pilot mạnh gây nhiễu tới các tín hiệu có ích nên Io tăng,

Ec/Io giảm, BLER tăng và chất lượng mạng giảm

- Rớt cuộc gọi do chuyển giao: Do có nhiều hơn 3 pilot mạnh hoặc không có pilot

chính tồn tại trong nhiều pilot nên UE chuyển giao liên tục giữa các pilot và có

thể gây ra rớt cuộc gọi

- Giảm dung lượng hệ thống: Nhiễu giữa các khu vực có nhiễu pilot tăng nên dung

lượng hệ thống bị giảm

10

2.6. Trình tự thực hiện tối ưu

2.6.1. Tổng quan

Tối ưu RF bao gồm:

- Quá trình chuẩn bị

- Quá trình phân chia cluster

- Quá trình tối ưu cluster

- Quá trình kiểm tra

2.6.2. Quá trình chuẩn bị

Quá trình chuẩn bị sẽ thực hiện các việc sau:

- Xác định các giá trị cần đạt được cho bộ chỉ số KPI

- Chuẩn bị các công cụ và các nguồn lực thực hiện

2.6.3. Quá trình phân chia cluster

- Phân chia các cluster một cách hợp lý

- Phân bố các trạm trong cluster

- Xác định các tuyến đường tham chiếu

11

2.6.4. Quá trình tối ưu cluster

Quá trình tối ưu cluster bao gồm các công việc như Hình 2.4

Hình 2.4 - Tiến trình thực hiện tối ưu RF

a) Thu thập số liệu

b) Phân tích lỗi

c) Thực hiện điều chỉnh các tham số

2.6.5. Quá trình kiểm tra

Sau khi điều chỉnh, thực hiện kiểm tra kết quả điều chỉnh. Nếu sau khi điều chỉnh các

chỉ số KPI vẫn chưa đạt theo yêu cầu, cần phân tích và tiếp tục điều chỉnh đến khi tất cả các

chỉ số KPI đạt yêu cầu.

12

2.7. Điều chỉnh các thành phần và tham số tối ưu phần vô tuyến

2.7.1. Điều chỉnh các tham số anten và cấu hình phần cứng

a) Điều chỉnh để xử lý vùng phủ sóng kém

b) Xử lý mất cân bằng giữa đường lên và đường xuống

c) Điều chỉnh để xử lý các vị trí không có Pilot chủ đạo

2.7.2. Điều chỉnh tham số hệ thống

Trong trường hợp đã điều chỉnh các thông số vật lý của các NodeB mà KPI vẫn chưa

đảm bảo thì sẽ phân tích để đưa ra giải pháp điều chỉnh tham số hệ thống (ngưỡng

handover, thời gian trigger,…), tuy nhiên để thuận tiện trong quá trình vận hành thì hạn chế

việc điều chỉnh tham số hệ thống có tính cục bộ, nhỏ lẻ mà nên nghiên cứu để đưa ra các

mức ngưỡng có tính chất toàn khu vực, hoặc toàn mạng.

2.7.3. Đề xuất lắp mới, nâng cấp cấu hình các phần tử

Đối với các trường hợp vùng phủ yếu do thưa trạm thì nên gấp rút triển khai thêm trạm mới,

hạn chế việc điều chỉnh các trạm hiện tại vì như vậy thường sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng

vùng phủ hiện tại.

2.8. Kết luận chương

Trong chương 2 ta đã nêu ra lý do chọn các tham số chính khi thực hiện tối ưu trong

mạng VinaPhone, đồng thời nêu ra một số trường hợp điển hình và giải pháp khắc phục

nhằm định hướng cho quá trình tối ưu mạng.

13

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TỐI ƯU MẠNG TRUY

NHẬP VÔ TUYẾN WCDMA CỦA VINAPHONE TẠI QUẬN

THANH XUÂN - HÀ NỘI

3.1. Phân tích khu vực cần tối ưu

Quận Thanh Xuân là một trong các quận được VinaPhone đánh giá là khu vực trọng

điểm cần thực hiện nâng cao chất lượng mạng.

Quận Thanh Xuân là một trong những quận có tỷ lệ các công trình xây dựng mới

cao, mật độ xây dựng dày đặc và phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi phạm vi phủ sóng

của các trạm. Hơn nữa trong thời gian từ đầu năm 2012 đến nay, có rất nhiều trạm mới tại

khu vực này được phát sóng, do đó cần phải thực hiện gấp việc tối ưu mạng nhằm đảm bảo

chất lượng phục vụ khách hàng.

Vì giới hạn về thời gian nên luận văn này chỉ trình bày minh họa việc thực hiện tối

ưu mạng ở một cluster thuộc quận Thanh Xuân.

3.2. Quá trình thực hiện tối ưu

Trước tiên cần xác định mục tiêu tối ưu, bao gồm:

- Vùng cần tối ưu: Cluster 2 của MBSC_1154H_HNI (Quận Thanh Xuân), cluster

này bao gồm 57 trạm (171 cell)

- Phân bố các trạm trên bản đồ và cung đường tham chiếu:

Hình 3.1 – Phân bố trạm và cung đường tham chiếu tối ưu

14

3.2.1. Kiểm tra các trạm NodeB

Thực hiện kiểm tra các trạm để đảm bảo các thông số vật lý của trạm được lắp đặt

đúng như thiết kế.

3.2.2. Thực hiện đo kiểm (Drive Test)

3.2.3. Phân tích, đánh giá và điều chỉnh

3.3. Tổng kết các tham số đã điều chỉnh

3.4. Tổng hợp kết quả tối ưu

3.4.1. Kết quả tối ưu mức thu RSCP

Trước Sau

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

-79.48 -46 -110.6 10.512 -75.65 -36.82 -109.31 10.352

15

3.4.2. Kết quả tối ưu Ec/N0

Trước Sau

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

-5.64 -24.5 -2.8 2.051 -5.37 -2.05 -37.55 2.20

3.4.3. Kết quả tối ưu Pilot Pollution

Trước Sau

Tỷ lệ số mẫu pilot pollution trên scanner Tỷ lệ số mẫu pilot pollution trên scanner

742 / 16352 4.54% 1352 / 30572 4.42%

16

3.4.4. HSDPA Throughput

Trước Sau

Trung

bình Lớn nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình Lớn nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

2907.7 12557.53 0 2698.13 2958.43 12071.97 0 2344.60

3.4.5. UE Tx_Power

Trước Sau

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

-22.044 22.5 -50 12.87 -21.26 17.37 -52.31 10.42

17

3.4.6. DL BLER

Trước Sau

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

1.345 100 0 9.46 0.672 100 0 4.44

3.4.7. MOS

Trước Sau

Trung

bình

Lớn

nhất

Nhỏ

nhất

Lệch

chuẩn

Trung

bình Lớn nhất

Nhỏ

nhất Lệch chuẩn

3.798 4.23 1.09 0.368 3.84 4.15 2.57 0.233

18

3.5. Bảng đánh giá so sánh chỉ số KPI

Bảng 3.3 – So sánh chỉ số KPI đo kiểm trước và sau tối ưu

TT Chỉ số KPI 3G Giá trị yêu cầu

Giá trị trước

khi điều

chỉnh tối ưu

Giá trị sau

khi điều

chỉnh tối ưu

1 CPICH Ec/Io 97 % số mẫu

CPICH Ec/No ≥ –12dB

98.90%

(16172/16352)

98.68%

(30169/30572)

2 CPICH RSCP 98 % số mẫu

CPICH RSCP ≥ –95dBm

97.94%

(16015/16352)

98.03%

(29971/30572)

3 Pilot Pollution

ratio ≤ 5%

4.54%

(742/16352)

4.42%

(1352/30572)

4 UE_TX_Power 98 % số mẫu

UE_Tx_Power ≤ 10 dBm

99.71%

(14257/14299)

99.99%

(18379/18381)

5 Soft Handover

Success Rate ≥ 98 %

99.30%

(710/715)

100%

(910/910)

6 CS_Quality

(DL)

≥ 95% số mẫu

BLER ≤ 2.0 %

91.67%

(1210/1320)

96.17%

(1433/1490)

7 CSV Access

Successful Rate ≥ 98 %

97.33%

(219/225)

98.75%

(315/319)

8 CSV Drop Rate ≤ 1.5 % 0.91%

(3/219)

0.32%

(2/315)

9

PDP Context

Activation

Success Rate

≥ 98% 97.22%

(70/72)

98.78%

(81/82)

10 HSDPA Access

Successful Rate ≥ 98 %

98.97%

(575/581)

99.51%

(605/608)

11 PSD Drop Rate ≤ 2.0 % 1.43%

(1/70)

0.00%

(0/81)

12 HSDPA Drop

Rate ≤ 2.0

0.73%

(2/575)

0.33%

(2/605)

13 HSDPA_

Ave_Throughput

HSDPA_Ave_DL_Throughput

(Loaded) ≥ 600kbps 2907.7 kbps 2958.43 kbps

14 Voice MOS Mean ≥ 3 3.798 3.84

19

3.6. Kết luận chương

Trong chương 3 này đã trình bày quá trình thực hiện tối ưu vô tuyến đối với một

cluster cụ thể, từ khâu chuẩn bị, thực hiện drive test, đánh giá chất lượng mạng trước khi

điều chỉnh, thực hiện phân tích lỗi và điều chỉnh các tham số nhằm nâng cao chất lượng

mạng, đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng sau khi điều chỉnh.

Qua kết quả tối ưu mạng cho thấy các tham số chính được lựa chọn là phù hợp với

điều kiện thực tế, đảm bảo chỉ tiêu chất lượng mạng phục vụ nhu cầu của khách hàng trong

điều kiện hiện tại.

20

KẾT LUẬN

Việc chọn ra một số tham số chính để điều chỉnh tối ưu là phù hợp với điều kiện hiện

tại của VinaPhone:

- Cần triển khai nhanh việc tối ưu mạng

- Công cụ thực hiện tối ưu chưa đủ mạnh

- Không đủ nhân lực để có thể thực hiện dự án lớn

Thông qua kênh khảo sát độ hài lòng của khách hàng và trải nghiệm thực tế của các

đồng nghiệp VinaPhone và VNPT Hà nội thấy rằng sau khi thực hiện tối ưu chất lượng

mạng được cải thiện rất nhiều, chứng tỏ việc đánh giá chất lượng mạng thông qua một số

chỉ số KPI chính cũng khá sát với chất lượng thực tế.