132
MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Giống như các nền KTTT truyền thống, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm hạn chế những tồn tại của KTTT và đi tới mục tiêu cuối cùng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn đạt được điều đó, quản lý nhà nước về kinh tế phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể về thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô. KTTT định hướng XHCN chính là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đây là một kiểu KTTT mới trong lịch sử phát triển. KTTT định hướng XHCN vừa mang những đặc điểm chung của KTTT hiện đại (đã và đang tồn tại, phát triển ở các nước trên thế giới) vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Xét về bản chất, nó là một mô hình tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH ở một đất nước cụ thể. Trong nền KTTT định hướng XHCN, quản lý nhà nước về kinh tế là một yêu cầu khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT như mọi nước khác. Nhìn chung, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm mục tiêu hạn chế và khắc phục những tồn tại của KTTT. Ngoài ra, Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN còn phải chủ động sử dụng KTTT để phục vụ cho mục tiêu của CNXH, dẫn dắt nền kinh tế phát triển đi lên XHCN, chứ không để KTTT phát triển tự phát theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đảng ta đã chủ trương nhất quán việc xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước và khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN cũng phải hướng tới mục tiêu tổng thể đó thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể dưới đây. Thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với mọi quốc gia. Đặc biệt, đây là vấn đề sống còn đối với những nước đi sau, có xuất phát điểm thấp về kinh tế như nước ta. Theo Báo cáo phát triển con người toàn cầu do UNDP công bố năm 2004, GDP bình quân đầu người tính theo sự ngang bằng sức mua năm 2002 của Việt Nam là 2.300 USD, đứng thứ 124/177 nước có số liệu công bố. Mức thu nhập đó bằng khoảng 9,6% so với Singapo; 13,6% so với Hàn Quốc; 32,8% so với Thái Lan và 50,2% so với Trung Quốc. Với vị trí khiêm tốn như vậy, chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững thì chúng ta mới tránh được nguy cơ tụt hậu, giảm dần khoảng cách về mức thu nhập so với các nước phát triển hơn và sẽ sớm được xếp vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình trong khu vực. Hơn nữa, cũng chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững hơn so với các nước có những điều kiện tương đồng mới thể hiện được tính ưu việt của mô hình KTTT định hướng XHCN so với mô hình KTTT tư bản chủ nghĩa. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở tất cả các nước (kể cả đang phát triển và phát triển) khu vực tư nhân luôn là động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Một đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh

Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

MỤC TIÊU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Giống như các nền KTTT truyền thống, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm hạn chế những tồn tại của KTTT và đi tới mục tiêu cuối cùng: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn đạt được điều đó, quản lý nhà nước về kinh tế phải thực hiện được các mục tiêu cụ thể về thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện công bằng xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô.

KTTT định hướng XHCN chính là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Đây là một kiểu KTTT mới trong lịch sử phát triển. KTTT định hướng XHCN vừa mang những đặc điểm chung của KTTT hiện đại (đã và đang tồn tại, phát triển ở các nước trên thế giới) vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của Việt Nam. Xét về bản chất, nó là một mô hình tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của KTTT, vừa dựa trên cơ sở và được sự dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH ở một đất nước cụ thể.

Trong nền KTTT định hướng XHCN, quản lý nhà nước về kinh tế là một yêu cầu khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc chung của quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT như mọi nước khác. Nhìn chung, sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế là nhằm mục tiêu hạn chế và khắc phục những tồn tại của KTTT. Ngoài ra, Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN còn phải chủ động sử dụng KTTT để phục vụ cho mục tiêu của CNXH, dẫn dắt nền kinh tế phát triển đi lên XHCN, chứ không để KTTT phát triển tự phát theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Đảng ta đã chủ trương nhất quán việc xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, lấy lợi ích chính đáng của nhân dân làm căn cứ cho toàn bộ hoạt động của Nhà nước và khẳng định mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chính là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Quản lý nhà nước về kinh tế trong nền KTTT định hướng XHCN cũng phải hướng tới mục tiêu tổng thể đó thông qua việc thực hiện các mục tiêu cụ thể dưới đây.

Thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững

Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu hàng đầu đối với mọi quốc gia. Đặc biệt, đây là vấn đề sống còn đối với những nước đi sau, có xuất phát điểm thấp về kinh tế như nước ta. Theo Báo cáo phát triển con người toàn cầu do UNDP công bố năm 2004, GDP bình quân đầu người tính theo sự ngang bằng sức mua năm 2002 của Việt Nam là 2.300 USD, đứng thứ 124/177 nước có số liệu công bố. Mức thu nhập đó bằng khoảng 9,6% so với Singapo; 13,6% so với Hàn Quốc; 32,8% so với Thái Lan và 50,2% so với Trung Quốc. Với vị trí khiêm tốn như vậy, chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững thì chúng ta mới tránh được nguy cơ tụt hậu, giảm dần khoảng cách về mức thu nhập so với các nước phát triển hơn và sẽ sớm được xếp vào nhóm các nước có mức thu nhập trung bình trong khu vực. Hơn nữa, cũng chỉ có tăng trưởng nhanh và bền vững hơn so với các nước có những điều kiện tương đồng mới thể hiện được tính ưu việt của mô hình KTTT định hướng XHCN so với mô hình KTTT tư bản chủ nghĩa.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở tất cả các nước (kể cả đang phát triển và phát triển) khu vực tư nhân luôn là động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển bền vững. Một đặc điểm nổi bật của các nền kinh tế trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế theo định hướng thị trường là tình trạng độc quyền và phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân. Vị trí độc quyền của doanh nghiệp hầu hết đều do Nhà nước quyết định theo phương thức hành chính chứ không phải hình thành nhờ hiệu quả kinh doanh thông qua quá trình tự tích lũy và tập trung tư bản. Trong bối cảnh đó, tự do kinh doanh và bãi bỏ các hàng rào bảo hộ sẽ là những biện pháp hữu hiệu để hạn chế sự bất công và phi hiệu quả gắn liền với độc quyền.

Để có thể duy trì tăng trưởng bền vững ở mức cao, một điều đặc biệt quan trọng cần nhận thức rõ là, Nhà nước có vai trò không thể thay thế trong việc bảo vệ môi trường. Lý thuyết kinh tế hiện đại đã khẳng định rằng thất bại của KTTT trong việc bảo vệ môi trường bắt nguồn từ thực tế là sản xuất tư nhân có thể gây ra tác động tiêu cực đối với môi trường do chi phí xã hội không được phản ánh đầy đủ vào chi phí sản xuất. Do đó, lượng ô nhiễm luôn có khuynh hướng vượt quá mức “tối ưu” và các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể bị khai thác cạn kiệt. Khi đó chúng ta không thể nói đến tăng trưởng bền vững, và càng không thể nói đến phát triển bền vững.

Thực hiện công bằng xã hội

Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, Nhà nước còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người chứ không phải chỉ một số người được hưởng lợi từ

Page 2: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

thành quả tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Đây là vấn đề cốt lõi của nền KTTT định hướng XHCN, một tiêu chí quan trọng bậc nhất để phân định CNXH và chủ nghĩa tư bản.

Trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN, để thực hiện mục tiêu công bằng xã hội, cần coi trọng việc đảm bảo công bằng về: Cơ hội làm việc (bình đẳng trong việc sử dụng các nguồn lực phát triển và các hoạt động làm ăn kinh doanh theo pháp luật); nghĩa vụ và sự đóng góp cho Nhà nước và xã hội theo pháp luật; hưởng thụ các thành quả phát triển chung của đất nước (thông qua các chế độ phúc lợi công cộng, dịch vụ công, chính sách xã hội...).

Theo lý thuyết, thực hiện mục tiêu công bằng xã hội có thể mâu thuẫn với mục tiêu đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và tăng trưởng nhanh. Lý do cơ bản là để lấy thu nhập của người giàu chuyển cho người nghèo, Chính phủ phải theo đuổi các chính sách tái phân phối thu nhập. Với các chính sách này, những người có thu nhập cao phải nộp thuế cao, những người có thu nhập thấp nhận được các khoản chuyển giao thu nhập. Điều này sẽ làm giảm động lực lao động và gây ra tổn thất xã hội. Do vậy, Nhà nước phải cân đối giữa những lợi ích thu được từ sự bình đẳng và những thiệt hại do việc bóp méo các động cơ khuyến khích. Ngoài ra, nhiều nhà kinh tế và hoạch định chính sách còn tin rằng phân phối không công bằng là điều kiện cần thiết để tăng tiết kiệm, đầu tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy sự công bằng cao hơn ở các nước nghèo như Việt Nam có thể có lợi cho tăng trưởng.

Theo nhà kinh tế Simon Kuznets (giải thưởng Nobel về Kinh tế năm 1971), bất bình đẳng về phân phối thu nhập có xu hướng nới rộng trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển (khi lực lượng lao động chuyển từ ngành nông nghiệp được đặc trưng bởi thu nhập thấp nhưng phân phối tương đối bình đẳng sang khu vực công nghiệp ở các đô thị được đặc trưng bởi thu nhập cao hơn nhưng phân phối ít bình đẳng hơn) trở nên ổn định trong một giai đoạn; và sau đó thu hẹp dần trong những giai đoạn sau khi nền kinh tế đã chín muồi. Điều đó hàm ý Việt Nam có thể phải chấp nhận hy sinh ở một mức độ nhất định mục tiêu phân phối công bằng trong giai đoạn đầu của phát triển, tuy nhiên khi nền kinh tế đã phát triển đến trình độ cao thì chúng ta có thể đồng thời đạt được cả hai mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững đi cùng với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Ổn định kinh tế vĩ mô

ổn định kinh tế vĩ mô hiện được chấp nhận rộng rãi là môi trường thuận lợi để khuyến khích tiết kiệm và gia tăng đầu tư, do đó nó là điều kiện cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc. Những kinh nghiệm thành công nhất về phát triển kinh tế ở các quốc gia Đông á cho thấy các yếu tố quan trọng để duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định bao gồm: Mức thâm hụt ngân sách thấp, tốc độ tăng trưởng tiền tệ và tín dụng hợp lý, tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và các khoản nợ của khu vực công cộng duy trì ở mức có thể quản lý được, lãi suất thực dương và tránh để đồng nội tệ bị đánh giá cao.

Ngay sau khi thực hiện đổi mới, nước ta đã vấp phải một thách thức lớn: Nền kinh tế bị mất ổn định nghiêm trọng. Giá cả hàng hoá và dịch vụ bắt đầu tăng với mức độ ngày càng cao và có tính dây chuyền. Giai đoạn 1986-1988 là những năm siêu lạm phát. Năm 1989, Việt Nam đưa ra chương trình ổn định và thực hiện cải cách cơ cấu với nội dung chủ yếu là tự do hoá giá cả, nới lỏng thương mại với các nước, thắt chặt chính sách tài chính, áp dụng chính sách lãi suất thực dương và phá giá tiền tệ. Những biện pháp này đã có tác dụng tức thời trong việc kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát cao đã quay trở lại trong hai năm 1990-1991 do thâm hụt ngân sách còn lớn và được tài trợ chủ yếu bằng việc phát hành tiền. Từ năm 1992, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách tài khoá và tiền tệ thận trọng: Thâm hụt ngân sách giảm dần xuống mức thấp và đặc biệt là thâm hụt ngân sách hoàn toàn không được tài trợ bằng phát hành tiền; chính sách lãi suất thực dương liên tục được duy trì. Những giải pháp này có tác động tích cực trong cuộc đấu tranh chống lạm phát và Việt Nam đã thực sự thành công trong việc kiềm chế và duy trì lạm phát ở mức thấp. Từ năm 1999, trước đà tăng trưởng kinh tế chậm lại, chủ trương kích cầu của Đảng và Nhà nước ta đã có tác động tích cực trong việc phục hồi tăng trưởng kinh tế. Năm 2004, lạm phát lại đột ngột dâng cao cũng đòi hỏi Nhà nước cần có giải pháp thích hợp, vừa góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

*

**

Ba mục tiêu trên có quan hệ qua lại với nhau, tác động tương hỗ trong một thể thống nhất nhằm hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng và văn minh. Bản thân mục tiêu tăng trưởng bền vững đã hàm ý đi liền với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác có hiệu quả các nguồn lực hiện có, thực hiện công bằng xã hội và đảm bảo ổn định vĩ mô. Đó là các bộ phận hợp thành của một chiến lược hướng tới sự phát triển bền vững, một sự phát triển cho phép làm tăng phúc lợi của các thế hệ hiện tại mà không làm giảm khả năng cải thiện phúc lợi của các thế hệ tương lai. Công bằng xã hội và ổn định vĩ mô

Page 3: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

vừa là điều kiện, vừa là kết quả của tăng trưởng bền vững. Thực tế về tăng trưởng chậm đi liền với bất bình đẳng xã hội ngày càng cao ở châu Mỹ Latinh là một ví dụ rõ nét phản ánh tính thiếu bền vững trong phát triển, với nhiều căng thẳng và nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến sự suy giảm hiệu quả và ổn định vĩ mô trong dài hạn. Bên cạnh đó, bài học kinh tế đắt giá về mất ổn định vĩ mô ở Việt Nam trong thời kỳ 1986-1988 là một minh chứng sinh động cho mối quan hệ khăng khít giữa hai mục tiêu ổn định vĩ mô và phát triển bền vững.

Nói tóm lại, ba nhóm mục tiêu trên cần được nhận thức đúng đắn và nhất quán, nhằm tạo nên một hệ mục tiêu không xung đột, mâu thuẫn với nhau, mà đóng vai trò tương hỗ, bổ sung lẫn nhau trong việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

Hồi ký Đoàn Duy Thành - Chương 9Con cá nó sống vì nước - Chủ tịch phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) sống vì doanh nghiệp

Thuở nhỏ, trước năm 1945, thỉnh thỏang tôi theo bố mẹ đi xem hội, vào một số đình chùa. Tôi gặp từng đám người nghèo khổ phải đi ăn mày, ăn xin khách thập phương đến lễ hội. Người thì mù loà, người thì tàng tật, khố rách áo ôm, tay xách con, tay lạy van: “Lạy ông đi qua, lạy bà đi lại, cứu vớt chúng con. Con cá nó sống vì nước, con sống vì ông, vì bà...”. Cứ thế mà kêu xin. Câu “Con cá nó sống vì nước, con sống vì ông, vì bà”, cứ hằn sâu trong đầu tôi cho đến ngày sang làm Chủ tịch Phòng Thương mại trong một thế đứng không còn “tất đất cắm dùi”, nói theo nghĩa bóng về hoàn cảnh tôi lúc đó.

Khi về Bộ Ngoại thương, nhập vào Bộ kinh tế đối ngoại, chẳng được bao lâu, lại nhập tiếp. Tôi sang làm Viện trương Viện Quản lý kinh tế Trung ương, đồng chí Cao Văn, quyền Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng và một số anh chị em đồng chí thân thiết đến chơi, và nói: “Đến Vụ, Viện là đến ngõ cụt rồi...”. Đó cũng là câu cửa miệng của mọi người: “Xuống đến chức Vụ, Viện là về vườn”. Tưởng đó là câu chuyện chia sẻ tấm lòng cho người cùng đường, để khuây khoả nỗi lòng người tri kỷ, nhưng hóa ra thật. Tôi làm Viện trưởng Quản lý kinh tế Trung ương đang say sưa với công việc, sắp xếp bộ máy đi vào làm ăn, chuẩn bị dự án xây dựng một Viện quản lý kinh tế quốc gia, cả về qui mô xây dựng và nội dung nghiên cứu, nhưng chỉ được 19 tháng 20 ngày thì có quyết định sát nhập vào Bộ Kế hoạch đầu tư. Từ một Viện ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ, nay xếp ngang một Tổng cục trực thuộc Bộ, đương nhiên Viện trưởng phải đi nơi khác hoặc về nghỉ... “hết đất”.

Tôi bàn giao công việc với đồng chí Đỗ Quốc Sam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư và liên hoan hợp nhất vui vẻ cùng anh chị em trong Viện. Nhưng trong tâm tư lại thêm một nỗi buồn ghi trong ký ức, như bao cuộc phải chuyển công tác trong đời, từ

Page 4: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

địa phương lên đến trung ương. Nhớ lại những cuộc tiễn đưa, khi tôi từ Giám đốc Sở Thương nghiệp Hải Phòng lên làm Phó chủ tịch UBND thành phố, anh em tiễn tôi cùng nước mắt lưng tròng. Khi tôi rời ghế Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại, cán bộ công nhân viên đứng trên gác, dưới nhà, vẫy tay chào tôi rưng rưng nước mắt... Không hiểu họ nghĩ điều gì khi Bộ trưởng phải ra đi mà họ khóc?

Sau mấy ngày tôi được đồng chí Nguyễn Đức Tâm rồi đồng chí Võ Văn Kiệt mời lên giao nhiệm vụ mới - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Khi gặp đồng chí Nguyễn Đức Tâm, tôi đề nghị đưa đồng chí Tạ Cả, Thứ trưởng Thường trực sang làm Chủ tịch VCCI. Anh Tâm nói: “Phòng tách ra khỏi Bộ Thương mại, trực thuộc Trung ương. Là một tổ chức mới, có quan hệ quốc tế rộng lớn, anh nên nhận cho...”

Cũng như lần sang làm Viện trưởng, tôi đề nghị anh tìm cán bộ sở tại, nếu anh Tạ Cả không làm được. Anh Tâm nói ngay: “Tại chỗ làm sao có người?”. Tôi đề nghị anh xem các đồng chí các ngành trung ương có ai thích hợp thì điều về, nếu không có ai, đề nghị anh cho tôi suy nghĩ ít ngày và xem anh em ở Phòng họ có ưng tôi về đó không...

Mấy hôm sau anh Võ Văn Kiệt lại nhắc tôi về sớm để chuẩn bị Đại hội lần thứ II, tách Phòng ra khỏi Bộ Thương mại. Các đồng chí Đoàn Ngọc Bông, Phạm Chi Lan, Tổng Thư ký và Phó Tổng thư ký, chủ động đến nhà tôi báo cáo và xin ý kiến về tổ chức Đại hội.

Tôi vốn là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, đối với anh chị em Phòng Thương mại tôi đều quen biết, chỉ hiềm một nỗi mình xuống cấp lại chèn ép anh chị em, họ không có điều kiện thăng tiến, về lâm lý mà nói, chắc anh chị em cũng có suy nghĩ. Nên tôi rất do dự. Có đồng chí nghĩ tôi cho “Phòng” là bé nhỏ, thực sự nó chỉ là cấp Vụ. Cán bộ Bộ Ngoại thương còn đánh giá “Phòng” là “cái đuôi” của Vụ II (Vụ phụ trách thị trường các nước tư bản).

Tôi thì nghĩ khác. Dù to hay bé tôi không quan tâm, miễn là nơi đó không ai thích và không muốn làm, không có tranh chấp quyền lực. Càng khó tôi càng thích làm, để thử nghiệm khả năng của mình.

Hôm gặp đồng chí Cao Văn, tôi bảo: “Vụ, Viện chưa phải đã là kết thúc, “Trưởng phòng” mới là tột cùng”. Đồng chí Cao Văn nói từ Phó Thủ tướng xuống làm Trưởng phòng, mà vẫn làm được việc mới hay chứ! Tôi đi nhiều nơi họ cũng giới thiệu tôi là Trưởng phòng... Tôi nghĩ lại câu của người ăn xin: “Con cá nó sống vì nước, con sống vì ông, vì bà”. Tôi lấy làm tâm đắc, nhưng sửa lại: “Con cá nó sống

Page 5: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

vì nước, Chủ tịch sống vì doanh nghiệp”. Có doanh nghiệp thì Chủ tịch VCCI mới có chỗ sống. Chủ tịch VCCI sống, thì phải làm vì doanh nghiệp.

Tổ chức Đại hội lần thứ II xong, tôi được bầu làm chủ tịch VCCI. Khi đến nhận nhiệm vụ tại 33 Bà Triệu, với cái nhà cổ kính, là một trong bốn ngôi nhà cổ kính nhất Hà Nội được bảo tồn. Có 600 m2 nhà sử dụng cho 3 cơ quan của Bộ ở chung. Sau VCCI đền bù cho hai cơ quan khác chuyển đi, chỉ còn một cơ quan ở lại là VCCI. Nhưng cũng quá chật, Chủ tịch VCCI chỉ làm việc trong một phòng 10 m 2, gần bên hố xí tập thể. Nhà văn Trần Bạch Đằng đến chơi bảo: “Chủ tịch VCCI chỗ làm việc như thế này không chấp nhận được”. Tôi trả lời: “Anh Tư ạ, anh là nhà nho, tôi cũng là nhà nho, anh nhớ Khổng Tử đã nói: Quân tử cố cùng...”. Anh Trần Bạch Đằng nói ngay: “Tiểu nhân cùng tư lạm hĩ”. Cả hai chúng tôi cùng cười. Tôi nói: “Anh Tư nhớ nhé! Khi tôi có phòng làm rộng và sang, anh đừng chê tôi nhé!”, anh Trần Bạch Đặng gật gật: “Không chê mà còn khen nữa”.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trực thuộc lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ. Danh nghĩa bên ngoài là Tổ chức phi chính phủ (NGO), nhưng đặc biệt là VCCI tự lo liệu về ngân sách, không ăn lương của ngân sách Nhà nước, do đó đối với bên ngoài họ mới cho mình đúng là Tổ chức NGO của Việt Nam. Khi tôi nhận quyết định về công tác ở VCCI, tôi đã hình dung 3 việc lớn phải làm:

1/ Xây dựng cơ chế cho Phòng mà điều quan

trọng nhất là xây dựng Điều lệ của Phòng, thông qua Đại hội và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời xây dựng bộ máy phù hợp với qui mô, chức năng, nhiệm vụ của Phòng đúng với điều lệ được duyệt.

2/ Xây dựng cơ sở vật chất cho Phòng, đó là cơ sở cho chủ nghĩa xã hội được thực hiện ở Phòng, đồng thời bảo đảm ngân sách của Phòng được ổn định, từng bước đi lên một cách vững bền.

3/ Phải xác lập cho được vai trò của doanh nghiệp trong xã hội, là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước, bảo đảm cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng được vững chắc.

Để rút kinh nghiệm của các Phòng Thương mại và Công nghiệp thế giới, tháng 7-1993 tôi đi thăm Thái Lan và Singapore một tuần. Các bạn hoạt động đa dạng, phong phú, tổ chức nhiều loại hình khác nhau, nhằm thu hút nhiều doanh nghiệp vào tổ chức của mình. Có nước có nhiều phòng, nhiều hội, nhiều hiệp hội phi chính phủ. Sau kết hợp đi họp, đi hội thảo, đi làm việc, tôi đã nghiên cứu một số nước đã có Phòng Thương mại từ lâu đời như Nhật Bản, Pháp. Đặc biệt ở Pháp, Phòng Thương mại đã có cách đây 400 năm. Napoleon đã có sắc lệnh về Phòng Thương

Page 6: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

mại Pháp cách đây khoảng 200 năm, Phòng Thương mại quản lý nhiều trường đại học kinh tế thương mại nổi tiếng, kinh doanh cả hàng không và nhiều lĩnh vực khác.

Còn kết nạp hội viên, nơi thì tự nguyện, nơi thì bắt buộc. Như ở Pháp, sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải đến phòng thương mại sở tại xin làm hội viên, do sắc lệnh về phòng thương mại qui

định.

Đó là những việc làm của bạn, nước phát triển đã có hàng triệu doanh nghiệp. Ở Pháp và Nhật khoảng 20 người dân có một doanh nghiệp. Mỹ 10 người dân có một doanh nghiệp. Còn Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 90, chưa có luật doanh nghiệp, khoảng 3.000 người dân mới có một doanh nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam tuy có tăng trưởng, nhưng lực lượng làm cho kinh tế tăng trưởng với khối lượng quá nhỏ bé. GDP tính theo đầu người của họ đã là hàng vạn đô la Mỹ. Còn ta mới có vài ba trăm đô la. Đó là điều tôi trăn trở lo lắng cho sự phát triển của đất nước. Trong lúc nước ta thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhưng tư duy về phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn có nhiều điều khác nhau. Nhiều người nhìn doanh nghiệp tư nhân với con mắt canh chừng, thành kiến, cho doanh nhân nói chung như những người ăn xài xa xỉ, ném tiền qua cửa sổ, trai gái, rượu chè... Ta có biết đâu họ đang tiết kiệm từng đồng để có vốn xây dựng xí nghiệp, công ty, nhất là doanh nghiệp tư doanh. Tất nhiên cũng có một số ít doanh nhân hư đốn, “Con sâu bỏ rầu nồi canh”, đối với những người này ta không chú ý giáo dục uốn nắn cho họ, mà có xu hướng muốn phơi bày trên báo chương. Chúng ta không thấy rằng nước ta nghèo, nhân dân ta không có kinh nghiệm kinh doanh, làm giàu, bằng của nả của ông cha ta để lại. Đã nghèo, văn hóa lại thấp thì vừa không biết làm giàu, vừa hay ghen tị với những người khá giả hơn mình. Kinh nghiệm khi công tác ở địa phương, tôi thấy những cảnh như nhà hàng xóm nuôi được cá, chăn nuôi gà vịt sinh trưởng tốt, người hàng xóm không làm được, khó chịu, vứt thuốc sâu xuống ao và gà bị bệnh sang nhà hàng xóm, làm cho cá chết, gà “toi” mới thỏa lòng. Khi lên Hà Nội, giữa những thập kỷ 80, tôi còn được nghe kể rằng ở trên này nhà mua được con gà làm thịt cũng phải gói lông lại, chặt thịt không dám dùng dao, thớt, mà phải dùng kéo cắt. Thịt ăn xong, xương và lông gà gói lại đem ra ngoài đê sông Hồng vứt đi, sợ người hàng xóm nhìn thấy. Đó là sự thật, chúng ta phải đi lên từ cuộc sống khó khăn của nhân dân sau bao năm chiến tranh, lại thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, tem phiếu kê khai phiền toái, hàng hóa không có, chia nhau mua từng bao diêm, sợi chỉ... Nó bị vật chất tác động vào tư tưởng, và tư tưởng đố kỵ ghen tị lặt vặt không thể tránh khỏi. Người lãnh đạo phải từng bước tìm ra phương pháp khắc phục.

Page 7: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Xác lập vai trò doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội

Từ những tình hình trên, với cương vị Chủ tịch VCCI, tôi từng bước đưa vấn đề này ra bàn bạc trong lãnh đạo VCCI, xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của VCCI là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bảo vệ quyền lợi cho họ, kết hợp với các Bộ, ngành, địa phương, để tổ chức, xây dựng, đào tạo doanh nghiệp... tiến tới phát triển doanh nghiệp lớn mạnh, làm lực lượng chủ yếu trong phát triển kinh tế đất nước.

Để làm rõ vấn đề này tôi đã viết nhiều bài báo với nhiều nội dung khác nhau, nhưng đều nhằm làm cho xã hội nhận thức, đánh giá đúng vai trò doanh nghiệp. Tôi đã có các bài: “Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa”; “Làm thế nào để dân giàu, nước mạnh...” đăng trên báo Nhân dân, báo Diễn đàn doanh nghiệp và nhiều tờ báo khác.

Để có sự xoay chuyển mạnh về tư duy, nhận thức xã hội đối với doanh nghiệp, tôi đã đề nghị với Thủ tướng Võ Văn Kiệt có cuộc gặp gỡ thân mật, đối thoại với doanh nghiệp.

Được Thủ tướng đồng ý, ngày 8-2-1995, lần đầu tiên giới doanh nghiệp được gặp mặt thân mật, trao đổi ý kiến thẳng thắn, dân chủ với Thủ tướng. Các doanh nghiệp rất phấn khởi. Thủ tướng cũng nắm được tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp, đã giải quyết kịp thời một số mắc mớ lớn với doanh nghiệp, làm cho không khí hồ hởi cởi mở giữa doanh nghiệp với Thủ tướng, với các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan có quan hệ sống còn đến sự phát triển kinh tế đất nước, đến quyền lợi của công nhân, giám đốc xí nghiệp, công ty.

Qua các năm sau, đầu Xuân vẫn có những cuộc gặp giữa Thủ tướng và doanh nghiệp. Nhưng vì bận nhiều công việc, nên Thủ tướng Võ Văn Kiện uỷ nhiệm các Phó Thủ tướng thay. Từ năm 1997, khi Thủ tướng Phan Văn Khải nhận nhiệm vụ, năm nào Thủ tướng Phan Văn Khải cũng gặp doanh nhân. Đồng chí Phan Văn Khải thường tâm sự với tôi là: “Đời tôi quan tâm đến hai việc lớn nhất là: phục vụ doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp và xóa đói, nghèo”. Thủ tướng, các Bộ ngành quản lý đã cùng quan lâm vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân, các thành phần được đề cao, có vai trò trong xã hội, bớt dần những nhận thức không đúng về doanh nghiệp. Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho phát triển doanh nghiệp, Nhà nước cần phải có một luật cho doanh nghiệp. VCCI đã cùng các ngành, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Chính phủ, đề xuất với Quốc hội ra một luật về doanh nghiệp. VCCI đã cử hai Phó Chủ tịch là Phạm Chi Lan và Vũ Tiến Lộc, cùng Trưởng ban pháp chế Trần Hữu Huỳnh cùng nhiều chuyên viên, cán bộ, tham gia

Page 8: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

vào chương trình soạn thảo luật doanh nghiệp. Hội đồng cố vấn của Phòng cùng tham gia tích cực như ông Vũ Quốc Tuấn, ông Nguyễn Văn Trọng, ông Lê Văn Châu, ông Năm Nghị, bà Nguyễn Thị Hiền v.v... đã tham gia tích cực vào việc soạn thảo luật doanh nghiệp. Còn tôi đã có một số buổi đến báo cáo với Ban Thường vụ Quốc hội và các Uỷ ban của Quốc hội về vấn đề doanh nghiệp, tham gia vào Tiểu ban chuẩn bị Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 khóa 9 về phát triển kinh tế tư nhân, v.v...

Khi trong Đảng, cũng như ngoài nhân dân đã thấy rõ tầm quan trọng của doanh nghiệp, Quốc hội đã thảo luận và thông qua luật doanh nghiệp với số phiếu ưng thuận rất cao, đánh dấu một bước ngoặt về phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế của nước ta, góp phần rất quan trọng vào những năm khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Á và Nam Á, giữ được tốc độ tăng trưởng trên dưới 7%. Trong khi các nước bạn, có nước mức tăng trưởng “âm”.

Kể từ năm 2000 số lượng doanh nghiệp mới đăng ký liên tục tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy. Cho đến tháng 9-2003 đã có 72.601 doanh nghiệp mới đăng ký (trong 9 năm 1991 - 1999 có 45.000 doanh nghiệp đăng ký), đưa tổng số doanh nghiệp đăng ký của khu vực tư nhân ở nước ta lên khoảng 120 ngàn doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký trung bình hàng năm hiện nay bằng 3,75 lần so với trung bình hàng năm của thời kỳ 1991 -1999. Số doanh nghiệp mới đăng ký trong 4 năm (2000- 2003) ước cao gấp 2 lần so với 9 năm trước đây (1991 - 1999).

Thông qua hoạt động của mình, đặc biệt là hoạt động hợp tác với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp khác, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chú trọng tuyên truyền và khuyến khích tinh thần kinh doanh, tinh thần doanh nghiệp trong xã hội, khuyến khích và cổ vũ phong trào làm giàu, phong trào khởi sự doanh nghiệp. Chương trình “Khởi sự doanh nghiệp” được VCCI triển khai từ năm 1998 với sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Cơ quan hợp tác Phát triển Thuỵ Điển (SIDA), đã thu được kết quả khả quan. Chương trình đã phát triển được 252 tổ chức đối tác tại 42 tỉnh, thành phố, tổ chức đào tạo được 15.339 doanh nghiệp về kiến thức khởi sự và phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chương trình còn tạo ra 3.000 việc làm chính thức và 6.000 việc làm thời vụ cho doanh nhân và học viên tham gia chương trình. Điều quan trọng là thông qua các khóa đào tạo và tư vấn của chương trình, đã lạo được phong trào lập nghiệp bằng kinh doanh và khuyến khích nhân dân bỏ vốn đầu tư kinh doanh, đóng góp vào việc xóa đỏi giảm nghèo và phát triển kinh tế địa phương.

Page 9: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Trường cán bộ quản lý doanh nghiệp của VCCI mới thành lập được 5 năm (1999-2004) đã:

- Đào tạo tin học cho 5.150 học viên

- Đào tạo ngoại ngữ cho 2.783 học viên

- Đào tạo kinh tế quản trị 6.782 học viên

- Hợp tác đào tạo cho 1.581 học viên (từ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ).

Hàng năm VCCI còn phối hợp với các ngành, các cấp, các trường... mở các lớp dài hạn, ngắn hạn, hoặc gửi ra nước ngoài đào tạo. Mỗi năm hàng chục ngàn doanh nhân được đào tạo theo phương pháp này.

Các hoạt động trên của Phòng có ý nghĩa là những bước chuẩn bị quan trọng về nhận thức và tâm lý xã hội cho sự ra đời và đi vào thực tiễn của Luật doanh nghiệp.

Để góp phần vào nhận thức kinh tế thị trường định hướng XHCN, trong khi chờ đợi những tác phẩm lớn của các nhà lý luận và thực tiễn, tôi viết 4 tiểu luận để giúp các nhà doanh nghiệp và những ai quan tâm đến sự phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn khó khăn phức tạp này, để họ nghiên cứu tham khảo, giúp cho người quản lý và người thực hiện cùng nhau góp sức vạch ra con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam, từ một nước nông nghiệp đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện mục liêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

Đó là 4 tiểu luận:

- Những nguyên tắc vận hành cơ chế thị trường ở Việt Nam.

- Làm thế nào để thực hiện được mục liêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

- Vai trò then chốt của doanh nghiệp Nhà nước.

- Đảng lãnh đạo kinh tế, đảng viên làm kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn tác phẩm trên đã được nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản hàng vạn cuốn, để các doanh nghiệp, doanh nhân, các nhà nghiên cứu và độc giả ưa thích tìm đọc.

Những tác phẩm này về mặt lý luận thì không lớn, nhưng về thực tiễn đã giúp cho người đọc yên tâm, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước để vững bước đi lên, làm giàu cho nhà, cho nước.

Page 10: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Để làm rõ vai trò vị trí xã hội của doanh nghiệp, VCCI đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về chủ đề này ở Trung ương và các địa phương, tổ chức gặp gỡ đối thoại với các ngành liên quan như: công an, tài chính, ngân hàng, hải quan, thuế vụ v.v...

Những cuộc gặp gỡ, hội thảo, đối thoại trên đã giúp cho Doanh nghiệp thấy được những khuyết điểm tồn tại của mình. Đồng thời làm rõ được vai trò cực kỳ quan trọng của doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội, thấy rõ doanh nghiệp, doanh nhân là con đẻ của xã hội, mọi người có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ nó, cùng với doanh nghiệp, doanh nhân và toàn xã hội là một mặt trận tiến công xóa đói giảm nghèo, xây dựng đất nước giàu về vật chất, giàu về tinh thần, về văn hóa. Như vậy hiện nay đã giảm bỏ rất nhiều rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Để kinh doanh, buôn bán, sản xuất văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa, không thể chỉ dựa vào kiến thức học tập của doanh nhân, công nhân viên chức tại trường, mà cần bổ sung những kiến thức, văn hóa bắt nguồn từ cội rễ dân tộc, kết hợp với văn hóa, văn minh thời đại. VCCI đã thành lập Trung tâm văn hóa doanh nhân để bổ sung cho mặt còn hẫng hụt của doanh nghiệp, doanh nhân.

Như sách kinh điển cách đây 5.000 năm, kinh thi đã nói: “Văn chất bân bần, nhiên hậu quân tử” (văn hóa và vật chất đầy đủ sẽ có người tử tê). Nếu chỉ có vật chất thôi thì con người mới thực có một nửa của mình. Đó là phần “con”. Còn phần “người” tức là ý thức, tư tưởng chỉ đạo cho phần “con” hành động, phần “người” phải được học tập, trao dồi những ý tưởng cao đẹp mà tổ tiên đã chắt lọc hàng bao thế kỷ mới có được, cộng với những nền văn hóa các nước, được hội tụ qua lựa chọn nghiêm túc, từ bên ngoài bổ sung cho nền văn hóa Việt Nam luôn luôn phong phú và hiện đại, làm cho “con người” hoàn chỉnh cả về vật chất và tinh thần, để người Việt Nam làm gì, ở đâu cũng không bị lạc hậu với thế giới. Con người Việt Nam luôn luôn thể hiện đạo đức, lương tri của loài người ở tầm cao.

Luật doanh nghiệp đã xác định vai trò vị trí của doanh nghiệp và doanh nhân. Tầng lớp doanh nhân có vị trí xứng đáng, góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng đất nước. Tôi đã nhiều lần viết thành văn bản gửi lên Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đưa doanh nhân vào trong 4 giai tầng chủ yếu trong xã hội là: “Công, nông, trí, doanh nhân”, vấn đề này đang được bàn bạc nghiêm túc trong Trung ương Đảng và các ngành, các cấp với những tin tức đáng mừng: thuận nhiều hơn nghịch...

Hai tờ báo và tạp chí: Diễn đàn Doanh nghiệp và VIB Forum, mỗi tuần mỗi tờ ra 4 kỳ, là những người bạn thân thiết của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, là cẩm nang hành nghề, người bạn đường không thể thiếu của doanh nhân. Tất cả là

Page 11: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

để gắn Luật doanh nghiệp với doanh nhân, tiếp tục phát hiện những điều cần bổ sung và khắc phục

khi thực hiện Luật doanh nghiệp.

Xây dựng cơ sở vật chất cho VCCI thực hiện xây dựng CNXH tại chỗ

Từ thủa thiếu thời, khi tham gia cách mạng, công tác 5 năm ở quê tôi Hải Dương, Kim Thành, 36 năm công tác ở Hải Phòng, rồi lên Trung ương, tôi luôn luôn nghĩ nước Việt Nam ta nghèo quá. Được giác ngộ cách mạng, làm việc và hiểu dần, tôi càng thấy thấm thía về ý chí tự lực lự cường của Bác Hồ. Tôi tự liên hệ với bản thân, đã luôn tự làm để sống, không ỷ lại. Sau này được đào tạo, học tập qua sách vở, và đi tham quan học hỏi ở bên ngoài, tôi thấy ở Việt Nam thiếu một vế “hành”, nặng về học văn tự đơn thuần, khi bước vào thực tế đời sống dễ bị động, dựa dẫm, theo lối công chức. Ngay trong gia đình tôi, từ cụ Đốc Khảm, cụ Khóa Thản, đến bố tôi cũng vậy, đều theo học thuyết Nho giáo. Những gì cụ Tán Thuật, cụ Cử Đức để lại như: học để hiểu để dạy học và làm thuốc, cứu dân độ thế là rất hay, nhưng khâu phát triển xã hội bằng kinh tế, các cụ hình như không nhắc tới, coi như: “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”, hoặc “Đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào”. Các cụ ít chú ý đến “Toán, lý, hóa”, chỉ tập trung vào văn chương. Khi Pháp sang chiếm đóng nước ta; con em, những tầng lớp khá giả cũng chỉ học và thi vào các trường luật để ra làm quan, trường y để làm bác sĩ chữa bệnh, hoặc sư phạm, văn chương, lịch sử để đi dạy học. Còn các ngành nông nghiệp, công nghệ thực hành, ít ai nhập học. Những ngành quan trọng: cơ khí chế tạo, giao thông vận tải, hóa, vật lý... thì “mẫu quốc” (đế quốc Pháp) giữ kín, chỉ mở trường ở chính quốc. Chỉ một số người có ý chí, có tiền, thông minh, mới bén mảng sang chính quốc để thụ giáo. Nên tôi suy nghĩ rất nhiều, và nay vẫn tiếp tục suy nghĩ. Chúng ta giáo dục còn hạn hẹp, giáo điều, nghèo, lại không quan tâm dạy lý thuyết phát triển và thực hành trong các trường lớp.

Tư tưởng tiến công đã yếu, lý thuyết phát triển, lý luận cơ bản phần nhiều chỉ học “chay”. Bởi vậy cán bộ ta người khá về lý luận thì tổ chức thực hiện kém, người khá tổ chức thực hiện lại không hiểu lý luận. Có thể nói việc tổ chức thực hiện rất “Tù mù”, không theo một tư duy hệ thống nhất định, nên kết quả hạn hẹp, lãng phí nhiều. Khi buông lỏng quản lý thì tham nhũng tràn lan.

Do đó, khi tôi về phụ trách VCCI, cũng xuất phát từ kinh nghiệm đã làm ở Hải Phòng, ở Bộ Ngoại thương và Bộ kinh tế đối ngoại, Viện Quản lý kinh tế Trung ương, theo cách nói nôm na (với ý đẹp) “Ngựa theo đường cũ” nghĩa là vẫn tự lực

Page 12: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

cánh sinh, xây dựng CNXH tại chỗ. Còn “Tiền đâu” luôn là thành ngữ “ở đầu mà ra”.

Tôi bắt đầu nâng cấp nhà 33 Bà Triệu, một ngôi nhà cổ kính và chật hẹp, giống như con “bọ hung”, trông rất buồn cười. Thế mà khi xin phép cải tạo nâng cấp lên cho đẹp, đích thân tôi phải đến thuyết trình việc này với một Hội đồng của Viện qui hoạch thành phố Hà Nội. Tôi nói: “Tôi chỉ làm cho ngôi nhà đẹp thêm và làm đẹp cho thành phố. Các đồng chí xem bản vẽ thì rõ”. Tôi được thông qua nhanh chóng không quá 90 phút. Về đến cơ quan lại gặp mấy bà người Úc, cơ quan bảo tồn di tích đến chất vấn: “Các ông vì ghét Pháp nên muốn xóa bỏ những di tích của Pháp để lại phải không?”.

Tôi trả lời: “Các bà nói đơn giản quá, Việt

Nam là nước có truyền thống văn hóa, biết bảo tồn những cái gì là di sản quí giá của dân tộc mình và của thế giới. Hai bà cứ đợi xem. Khi nhà chúng tôi cải tạo nâng cấp xong nó sẽ đẹp hơn bây giờ nhiều. Và những cái gì là vẻ đẹp cũ vẫn được giữ nguyên”. Khi nâng cấp xong, tạp chí kiến trúc của Australia đã đăng một bài và ảnh cái nhà mới cải tạo nâng cấp, với những lời khen: “Chưa thấy một ngôi nhà cải tạo nâng cấp lại giữ được dáng cũ và tăng vẻ đẹp như vậy”.

Còn tiền, lấy đâu được 3,6 tỷ để cải tạo nâng cấp ngôi nhà từ 600 m 2 sử dụng lên 2.200 m2, với một đơn nguyên mới, xây áp vào phía sau nhà, làm mất hẳn dáng con “Bọ hung”, thành một ngôi nhà 4 tầng, tuy nhỏ nhưng vẫn có vẻ bề thế hiên ngang đứng giữa ngã tư Lý Thường Kiệt và Bà Triệu. Các khách nước ngoài, nhất là Pháp và Mỹ rất khen, ngôi nhà cổ và đẹp. Ông Đô-na-hu, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, có trụ sở rất lớn, đối diện với Nhà trắng, khi ở 33 Bà Triệu ra về, còn đứng ngắm nhìn ngôi nhà này khá lâu. Cả hai ông bà đều khen ngôi nhà kiến trúc hài hòa, phía sau có điểm tựa bề thế!

Lúc đó là năm 1997. Tôi nói lần sau ông bà sang thăm Việt Nam tôi sẽ tiếp ông bà ở trụ sở mới, to đẹp hơn ngôi nhà này nhiều. Ông Đô-na-hu vội hỏi sao lại dời đi. Tôi trả lời ở đây quá chật hẹp với một Phòng Thương mại quốc gia, không đủ chỗ làm việc và điều kiện để trang bị phương tiện mới cho cán bộ công nhân viên sử dụng. Ông Đô-na-hu nói ngay: “Khi ông chuyển đến địa điểm mới, tôi sẽ sang thăm Việt Nam lần nữa”. Nhưng đến nay ông bà Đô-na-hu chưa sang thăm Việt Nam lần thứ hai.

Tôi nhớ lại năm 1994 phái đoàn Kedenrein của Nhật Bản do ông Toyoda Chủ tịch tập đoàn TOYOTA làm Chủ tịch sang thăm Việt Nam và thăm Phòng Thương mại Việt Nam. Để chuẩn bị cho đoàn đến thăm VCCI, ông Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam

Page 13: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

đến VCCI xem nơi tiếp đón đoàn. Xem xong ông Đại sứ bảo: “Nơi này không đủ tiêu chuẩn để tiếp đoàn Kedenrein Nhật Bản”. Tôi cũng thấy quá chật hẹp, điều kiện vệ sinh cũng kém, nên đành chuyển chỗ khác, bằng cách thuê phòng khách nhà Khách Chính phủ, số 12 phố Ngô Quyền để tiếp đoàn Kedenrein Nhật Bản do ông Toyoda dẫn đầu. Năm 2001, đoàn Kedenrein lại sang thăm Việt Nam do ông I-mai, Chủ tịch làm Trưởng đoàn và ông Nacarawa, Tổng thư ký. Họ tới thăm VCCI. Tôi tiếp đoàn ở số 9 Đào Duy Anh. Khi ra về, ông Nacarawa nói với tôi trụ sở của VCCI to và đẹp hơn trụ sở của Kedenrein ở Gotenba, dưới chân núi Phú Sĩ, (nơi tôi đã đến thăm 2 lần). Tôi cảm ơn và nói: “Trụ sở ở Gotenba vẫn đẹp và cổ kính hơn”. Số tiền có được 3,6 tỷ để nâng cấp ngôi nhà 33 Bà Triệu là do qui tụ được mọi nguồn tiền hiện có ở Hà Nội, các chi nhánh, nhất là chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và một số công ty đóng góp. Trước đây do quản lý tài chính chưa có qui chế, mỗi nơi một cách, đơn vị nào thu nhập được nhiều thì sau lương, lại tiếp tục phân phối hàng tháng, hàng quí, có nơi hàng tuần cho anh em cán bộ công nhân. Nơi thì theo thâm niên, nơi thì theo tổ, nhóm, đơn vị nhỏ thu nhập được thêm cũng chia cho các thành viên.

Để khắc phục những tình trạng trên, từng bước tôi qui chế lại việc phân phối thu nhập. Lấy lương hàng tháng làm cơ bản. Vận dụng cho một tổ chức tự chủ về ngân sách. Nếu thu nhập và làm ăn khấm khá cũng không được quá chênh lệch với những cơ quan khác ở trung ương. Phát huy mọi nỗ lực của tập thể và cá nhân, làm tốt mọi công việc, tăng thu nhập cho ngân sách của Phòng, bảo đảm lương cơ bản và hàng năm thu nhập đều có tăng hơn năm trước cho mỗi thành viên. Nơi có điều kiện cũng như nơi không có điều kiện, đều làm việc ngang nhau, có thu nhập ngang nhau. Tránh tình trạng sử dụng tiền thu nhập của nơi có điều kiện đem phân phối bất hợp lý như năm 1996 (Trong lúc tôi đi công tác ở Tây Nguyên, các đồng chí đã duyệt một lúc cho chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chia 526 triệu đồng, cho hơn 50 cán bộ công nhân viên. Có người được trên 23,6 triệu, có người không được đồng nào. Thế là sinh thắc mắc khiếu kiện. Khi tôi biết đã chia xong rồi. Tôi nghĩ thu hồi là đúng, nhưng tiền đã vào túi anh chị em rồi, đòi lại chắc ai cũng tiếc. Tôi thôi không đặt vấn đề thu hồi, nhưng phải kết thúc ngay từ đó, không được chia chác tùy tiện như vậy). Tôi nói rõ qui chế của Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính cũng chỉ được phép duyệt chi dưới 500 triệu đồng, mà là chi cho công việc, không phải cho tiêu dùng, phân phối cá nhân. Thủ tướng mới duyệt từ 500 triệu đồng trở lên, mà phải dựa vào qui chế cho phép. Ta cần rút kinh nghiệm nghiêm khắc. Đơn vị, cá nhân nào thấy làm ra được tiền, do chính sách của Nhà nước đem lại, không biết dành dụm để xây dựng, tích lũy ăn hôm nay không lo ngày mai, khi “thất cơ lỡ vận”, nước đến chân mới nhảy, tránh sao khỏi hoạ (Nhân vô viễn lự, tất hữu cận

Page 14: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

ưu). Hàng trăm con người, rồi sẽ lên đến ngàn người, mà quản lý tài chính thế này, tất có ngày nhịn đói. Từ đó việc quản lý mới đi đúng qui chế đề ra.

Số tiền hàng năm do các nguồn thu được, chi lương, giải quyết phúc lợi, khen thưởng, hàng năm đều tăng. Nhưng điều quan trọng là phải tích lũy xây dựng cơ sở vật chất.

Sau khi hoàn thành nâng cấp trụ sở 33 Bà Triệu, Phòng tiếp tục xây dựng nhà 9 tầng mới ở số 79 Bà Triệu; Liên doanh với tỉnh Cao Bằng xây nhà Sao Bắc, số 4 Dã Tượng, Hà Nội.

Trong lúc đó Phòng chuẩn bị xây trụ sở mới ở số 9 Đào Duy Anh. Xây trụ sở mới phải chuẩn bị hàng chục tỷ, mới có thể khởi công một ngôi nhà có 10.000 m2 sử dụng. Đất đai đã có, còn vốn xây dựng phải huy động toàn lực của Phòng, từ các chi nhánh, các công ty, nhất là những công ty có thu nhập khá như công ty Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (đồng chí Ngãi) v.v... Mặt khác, Phòng giao cho đồng chí Phan Đức Thiện và Vũ Tiến Lộc bàn bạc với Công ty Toyota, hợp tác xây dựng bằng góp vốn xây nhà để thuê trong 10 năm, trả tiền trước sáu năm, bằng 1,7 triệu $US. Tôi vay của một công ty Nhật Bản được 180.000 USD với không lãi suất, vốn bao giờ trả cũng được. Nếu khó khăn thì công ty đó ủng hộ. Với số đô la và số tiền Việt Nam có được. Lãnh đạo Phòng quyết định khởi công xây trụ sở mới, số 9 Đào Duy Anh. Tiến hành khởi công tháng 3-1998. Hàng ngày, trừ những ngày đi công tác xa, tối nào tôi cũng đến hiện trường bàn bạc với bên B do đồng chí Hưng, Tổng Giám đốc Công ty VIC (Liên doanh Việt Nam - Cu Ba) và đồng chí Toàn, Phó Tổng giám đốc phụ trách. Hai đồng chí Hưng và Toàn giỏi về nghề nghiệp, nhiệt tình, có tấm lòng với VCCI. Còn tôi và đồng chí Phạm Gia Túc đại diện bên A cùng các đồng chí bàn bạc giải quyết những ách tắc, bảo đảm giao nhà cho Toyota thuê vào 16 tháng 8 năm 1998, (vì mỗi tháng chậm là mất 30.000 $US và còn phải bị phạt nữa). Ngôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật bảo đảm như dự kiến. Đến nay đã tròn 6 năm giao nhà (phần thuê) cho công ty Toyota (16-8-2004). Một ngôi nhà lớn nhất của VCCI, hoàn toàn sở hữu của VCCI, không còn nợ ai một xu. Để xây dựng nó, đồng chí Đoàn Ngọc Bông hay nói là: “Tay không bắt giặc”. Tôi sửa lại một chút: “Có ít bột nhưng gột nên hồ tốt”. Nếu tính 5 nhà đã cho thuê (chưa kể Hải Phòng) hàng năm VCCI thu 15 tỷ đồng (chưa kể tầng 2 và tầng 8 nhà Đào Duy Anh làm siêu thị và bán hàng ăn uống, nộp lãi cho VCCI. Như vậy vừa có trụ sở sang trọng mà tăng thu cho ngân sách của Phòng. Đó chẳng phải là xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH của Phòng sao? Đó chẳng phải là điều vui lắm thay

Page 15: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tư duy của tôi là làm gì cũng cần chủ động, sáng tạo, tránh ỷ lại. Xin cấp trên là xin cơ chế, chính sách để làm. Còn xin ngân sách phải hạn chế đến mức tối thiểu. Vì nước nghèo, ngân sách cũng thu từ đồng tiền của dân nghèo mà ra. Dầu khí có khai thác được cũng chỉ đủ dùng cho việc mua dầu tinh để dùng trong nước. Mà dầu khí khai thác mãi rồi cũng hết. Ta phải làm ra giá trị gia tăng mới có tích lũy. Nên tôi rất suy nghĩ trước khi xin ngân sách Nhà nước. Khi ở Hải Phòng cũng vậy. Các công trình xây dựng cái nào địa phương lo được là không xin, để trung ương tập trung vốn làm những công trình lớn hơn. Đồng chí Vũ Đại, uỷ viên Trung ương, Bộ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thường nói: “Chiều thứ bẩy, nếu muốn cải thiện, nghỉ Đồ Sơn, tắm biển, ăn hải sản thì tôi gọi điện cho ông Thành là được đón tiếp chu đáo. Thích nhất là khi ra về vui vẻ, ông Thành không xin bất cứ cái gì của Uỷ ban kế hoạch nhà nước. Đó là điều tôi thích nhất...”. Đồng chí nói nhiều lần cho nhiều người nghe. Tôi cũng được nghe trực tiếp vài ba lần.

Ý tưởng của tôi là mọi người phải tự vận động, hợp tác hỗ trợ nhau cùng phát triển. Còn đi xin ngân sách hoặc vay ngân hàng là chẳng đừng được mới xin và vay thôi. Có như vậy mới huy động được lòng ham muốn của con người thành động lực tạo ra vật chất cho mình và cho xã hội, mới có chủ nghĩa xã hội nhanh được. Do đó khi ở Hải Phòng tôi nêu lên “học thuyết” xây dựng chủ nghĩa xã hội tại chỗ, là vì những lý do trên. Đối với VCCI cũng vậy, tôi cũng từng bước xây dựng cơ sở từ Hà Nội, đến Đà Nẵng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, các nơi đều xây trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp, tạo thành một mạng lưới VCCI nối liền từ Bắc - Trung - Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của Phòng tiếp xúc với doanh nghiệp được thuận lợi. Doanh nhân đến trụ sở Hà Nội hay ở các chi nhánh, được coi như ngôi nhà chung, có đủ phương tiện làm việc, tra cứu, nối mạng khi cần đến, đều được phục vụ. Mặt khác VCCI là một tổ chức NGO của một quốc gia, mới gia nhập với các tổ chức Thương mại quốc tế, cũng cần có bộ mặt tương xứng với một đất nước đang phát triển, tuy còn nghèo, nhưng với tầm chính trị thì đã đánh thắng hai đế quốc to. Mình còn kém xa các bạn quốc tế về phát triển kinh tế, nhưng độ dầy về bảo vệ độc lập, tự do, thì các bạn quốc tế đi đến đâu cũng muốn được tìm hiểu bản chất con người Việt Nam. Tục ngữ có câu: “quen nể dạ, lạ nể áo”, dù còn nghèo, nhưng cũng phải tiết kiệm, dành dụm xây dựng nơi tiếp đón khách; Hội thảo trong nước và quốc tế có nơi có chốn, để mọi người nhìn thấy phong cách làm ăn của một Việt Nam anh hùng. Cán bộ công nhân viên chức do vật chất tác động đến ý thức, nên từ làm việc đến ăn mặc, giờ giấc cũng nghiêm túc hơn. Tiếp khách ngoại cũng tự tin hơn, khi nghe thấy bạn khen nhà mình to đẹp. Khi tôi tiếp ông Chủ tịch Phòng Thương mại Đông Nam Á, người Phi-lip-pin, ông nói: “Phòng Thương mại ASEAN chỉ cần có một phòng như ở đây làm trụ sở cũng chưa có”. Tôi nghĩ ông ta

Page 16: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

khiêm tốn, nhưng đến trụ sở ở Phi-lip-pin tôi mới thấy nó bé thật. Tôi cũng cảm thấy vui vui về thành quả do mình và tập thể làm nên.

Nghĩ lại đất nước ta sau 17 năm đổi mới (kể từ Nghị quyết Đại hội 6 năm 1986), với số vốn nước ngoài đầu tư khoảng 30 tỷ đô-la Mỹ, cộng với đủ gạo ăn, có xuất khẩu, dầu khí khai thác bán dầu thô mua xăng dầu đủ sử dụng trong nước, và những giá trị gia tăng do trong nước làm ra tích lũy được, trong 17 năm qua chúng ta đã làm được nhiều việc, có bước tiến quan trọng, được nhân dân trong nước và thế giới công nhận. Nhưng vẫn còn là một nước nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, nông thôn... Nếu được kiểm toán khách quan, toàn quốc, thì số thất thóat, mất mát rất lớn...

Giả thiết rằng, mô hình và cách tính toán của tôi trình Hội nghị Bộ Chính trị đầu tháng 2-1988, không bị phá bỏ, với cách làm của tôi ở Phòng Thương mại và Công nghiệp từ 1993-2003, chắc sự phát triển kinh tế của đất nước sẽ có bước tiến xa hơn. Ở phạm vi toàn quốc nó thuận lợi hơn gấp hàng 100 lần ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nhất là tệ tham nhũng, bệnh HIV-AIDS, tha hóa biến chất, xây dựng không theo qui hoạch, rất lãng phí... chắc không trầm trọng như hiện nay. Vì có bài bản, có lý luận, tiến hành từng bước theo một hệ thống, mô hình thống nhất, từ trên xuống dưới, để chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mô hình đó cụ thể từng bước đi, ai cũng có thể nhìn thấy nắm bắt công việc mình làm, rất thiết thực. Rất tiếc nó bị phá sản, trong bối cảnh 12/14 Uỷ viên Bộ Chính trị và Tổng Bí thư sơ bộ kết luận đồng ý và phát biểu riêng đã đồng ý với đề án tôi trình bày. Đó có phải là “vận” nước, hay “vận” người, thật tiếc lắm thay. Tác hại này lại chỉ do một Uỷ viên Bộ Chính trị to mồm, ăn nói “hung hăng”, luôn luôn coi mình cái gì cũng biết tất cả, lấy nhiệt tình làm đầu nhưng kiến thức hạn hẹp, với thành phần thợ thủ công (thợ sơn) nên luôn luôn cho mình là giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng để nói, do đó nhiều người nể nang và cũng nhiều người sợ, phải chiều ý vì cái tính “võ biền” như đồng chí Trường Chinh nhận xét.

Xây dựng cơ chế và bộ máy tổ chức cán bộ

Năm 1993, Phòng tách ra khỏi Bộ Thương mại, số cán bộ công nhân viên khoảng trên dưới 100 người, và một chi bộ 30 đảng viên trực thuộc Đảng uỷ Bộ Thương mại chỉ đạo. Cơ quan văn phòng khoảng 30 người, còn lại ở chi nhánh và công ty trực thuộc. Với nhiệm vụ to lớn vừa được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ xác định qua tổ chức Đại hội Phòng lần thứ II, sau 30 năm thành lập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mới tổ chức Đại hội. Anh chị em làm việc tại Phòng

Page 17: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

theo quán tính của 30 năm tồn tại. Tính năng động và đổi mới có hạn, chỉ muốn làm theo cách cũ. Một số anh chị em nghĩ rằng tôi đã 64 tuổi sang làm Chủ tịch mấy năm rồi về hưu, cũng không sốt sắng hợp tác làm việc, hoặc chỉ bàn “chùn”, không muốn tìm thêm việc để làm. Đại hội chi bộ có 30 đảng viên, cũng phải thuê phòng họp ở khách sạn Hòa Bình, trong một cái kho, có vài cái quạt trần cũ kỹ. Nhưng vẫn thuê, vẫn họp bình thường. Hai lần đến họp ở đó, tôi thấy rất lạ!

Trước hết là, sau khi Điều lệ Phòng Thương mại được Đại hội lần thứ II thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn, dựa trên cơ sở của điều lệ, tôi cho xây dựng các qui chế làm việc, quản lý cơ quan, quản lý tài chính... đưa xuống cho cán bộ công nhân viên thảo luận góp ý kiến.

Tôi thành lập các ban nghiệp vụ, bỏ các phòng, thành lập Đảng bộ, đề nghị trực thuộc Đảng uỷ Khối kinh tế Trung ương, được cấp trên chấp nhận. Khó khăn ban đầu về tổ chức là thiếu cán bộ. Phải nâng cấp nhanh. Đồng chí Đoàn Ngọc Bông từ Tổng Thư ký lên Phó Chủ tịch, đồng chí Phạm Chi Lan từ Phó Tống thư ký lên Tổng Thư ký. Còn cấp phòng cũng được đưa lên cấp trưởng, phó ban. Có đồng chí phải kiêm nhiệm, chủ yếu là đề bạt từ dưới lên. Còn xin ở các ngành Trung ương về khoảng 10 đồng chí, bổ sung vào các nơi đang thiếu hụt. Bộ máy đi dần vào ổn định, hàng năm phát triển dần lên theo khối lượng công việc gia tăng. Về thông tin tuyên truyền, báo chí, từ một tờ tin, chuyển thành báo tuần, lấy tên là Diễn đàn Doanh nghiệp từ tháng 10-1993, mỗi tuần ra 4 số. Tiếp đến là Tạp chí VIB Forum cũng ra 4 số/tuần. Thành lập Trường cán bộ quản lý doanh nghiệp, Thư viện, Trung tâm nghiên cứu phần mềm về quản lý tài chính, thành lập thị trường điện tử, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMES), Văn phòng Giới chủ (người sử dụng lao động) v.v...

Công việc ngày càng đi vào nề nếp, anh chị em cán bộ công nhân viên làm việc rất nhiệt tình, từ các đồng chí Thường trực, đến các đồng chí trương, phó ban, chánh phó giám đốc công ty và trung tâm, đến toàn thể anh chị em trong khối VCCI từ Hà Nội đến địa phương. Tất cả đều làm việc hăng say, đoàn kết xây dựng VCCL ngày một lớn mạnh. Phòng đã tổ chức cho anh chị em học tập trong nước, nâng dần trình độ cho mọi người, một số được gửi ra nước ngoài đào tạo. Đến nay 85% cán bộ công nhân viên ở cơ quan văn phòng có trình độ đại học trở lên, Ban Thường trực và cán bộ trưởng, phó ban, trưởng phòng, phổ biến là có 2 bằng đại học, và biết một ngoại ngữ, một số có bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Phương tiện làm việc cũng được trang bị tương đối hiện đại, công nghệ thông tin được dùng phổ biến trong cơ quan để làm việc, giúp cho kiến thức được sử dụng tốt vào việc phục vụ công việc của Phòng ngày càng có hiệu quả.

Page 18: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Về Đảng và tổ chức quần chúng, luôn luôn phát triển phù hợp với công việc và biên chế tăng. Đến nay Đảng bộ đã trên 200 đảng viên, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ cơ sở có 11 đảng uỷ viên, có trên 20 chi bộ trực thuộc từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, đều trực thuộc Đảng uỷ VCCI quản lý theo ngành dọc.

Các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, công đoàn đều phát triển và làm nòng cốt trong phong trào thi đua, văn hóa quần chúng, thể dục thể thao, cải thiện đời sống cho mọi người. Chế độ lương, bảo hiểm xã hội ngày một hoàn chỉnh. Lương bình quân hiện nay là gần 2 triệu đồng/tháng. Bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho mọi người. Nếu tính từ 1993 khi tách ra khỏi Bộ Thương mại, lương bình quân là 420.000 đồng, thì nay tăng gần 5 lần. Việc đi nghỉ hàng năm cũng bắt đầu cho nhiều anh chị em đi du lịch nước ngoài như Thái Lan, Trung Quốc... Tính đoàn kết trong Đảng và quần chúng thì thông qua các hoạt động sôi nổi trong công việc và sinh hoạt văn hóa, thể thao thể dục, tạo điều kiện cho mọi người gặp gỡ, tiếp xúc, giao lưu kiến thức, văn hóa:. được gần nhau, tạo không khí trong cơ quan lúc nào cũng như ngày hội mà Lénine mong ước: cách mạng là ngày hội của quần chúng.

Trong điều kiện độc lập về ngân sách, không có tài trợ của ngân sách Nhà nước, nên việc chi tiêu luôn phải tiết kiệm, chi tiêu có mục đích, chi tiêu tạo ra giá trị gia tăng được khuyến khích. Còn chi tiêu, tiêu phí thì giảm tới mức thấp nhất.

Tôi có ý thức luôn luôn chuyển “lòng tham không đáy” cho công việc quốc gia, nghĩa là công việc của Phòng, còn cá nhân là “lòng tham phải có đáy” (nhân dục hữu nhai). Tôi luôn suy nghĩ việc này sang việc khác, nhằm phát triển doanh nghiệp. Nhiều anh chị em gặp tôi thường nói là: “luôn luôn bị giao công việc mới”, “Anh em suy nghĩ không kịp Thủ trưởng”. Quả thật như vậy. Tôi có thói quen không bao giờ làm theo đường mòn, rập khuôn, mà luôn luôn sáng tạo, nghĩ ra việc mới, hoặc học tập kinh nghiệm có hiệu quả của bạn. Còn ngồi chơi xơi nước, tán chuyện tào lao, là tôi rất sốt ruột, nhất là bới móc chuyện đời tư của người khác...

Đến nay tổng số cán bộ công nhân viên là 800 người. Đảng bộ 5 năm liền là Đảng bộ vững mạnh, trong sạch. Tôi thường nói với các đồng chí trong Đảng bộ “Được cờ, được giấy khen, bằng khen của Đảng bộ cấp trên là mừng. Nhưng chúng ta nhớ rằng Đảng bộ ở một cơ quan không có quyền hạn, ít quan hệ đến những việc: Xin, cho, cấp, phát... như cơ quan Nhà nước, chỉ có đi giúp đỡ, bảo ban, hướng dẫn... doanh nghiệp làm giàu, tạo mọi thuận lợi cho họ, bằng lời nói, giấy tờ hướng dẫn... nên môi trường cũng tạo cho Đảng bộ ta vững mạnh, trong sạch. Giả thiết ta cũng có quyền quyết định đến tài chính, quan hệ lợi ích sống còn của doanh nghiệp, chưa chắc chúng ta đã giữ được trong sạch. Do đó, Đảng uỷ phải tăng cường giáo dục cho đảng viên, chặt chẽ khi kết nạp, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn tự giác

Page 19: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

đứng dưới cờ của Đảng, dám hy sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi dân tộc, kể cả tính mạng của mình. Có làm được như vậy mới luôn là Đảng bộ vững mạnh, trong sạch, xứng đáng với lá cờ của cấp trên trao tặng cho Đảng bộ ta”.

Những cuộc đi công tác nước ngoài và trong nước đáng ghi nhớ!

Thăm quê hương Lénine.

Từ ngày lên công tác ở Trung ương, nhất là thời kỳ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, Bộ trưởng Bộ Kinh tế đối ngoại và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tôi thỉnh thỏang đi nước ngoài công tác. Mỗi cuộc đi, tôi đều đặt ra cho mình một mục tiêu nhất định. Đi ít nhưng được nhiều, giúp cho suy nghĩ vận dụng, bổ sung vào kiến thức của mình.

Tháng 3-1987 tôi sang Liên Xô lần thứ 2, họp khối SEV. Năm đó là năm rét nhất kể từ sau Đại chiến thứ II. Tôi đến thành phố Léningrad (nay là Sant-Perterburg) rét xuống âm 38 độ, âm 39 độ. Rét ơi là rét, mặc bao nhiêu quần áo cũng không đủ ấm. Khi đến viếng đài liệt sĩ vô danh của thành phố, phải chạy, mặc niệm 1, 2 giây, đồng chí hướng dẫn đã bảo phải vào xe ngay kẻo bị “cóng”. Các đồng chí Liên Xô nói rét năm nay bằng rét lúc quân phát xít Hít-le tấn công Léningrad, nên nhiều lính Đức đã chết rét. Trong lúc Liên Xô rét như vậy thì Việt Nam mùa đông nóng như mùa hạ, làm cho nhiều nơi mất mùa, vì chưa có giống lúa mới chịu nóng. Nạn đói năm 1987-1988 ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trầm trọng, do mất vụ Đông Xuân vì khí hậu nóng.

Khi họp Hội nghị khối SEV về ngoại thương tôi cảm thấy ít bổ ích, thiếu tính phát triển tích cực, bị động với Bộ Ngoại thương Liên Xô. Đến họp như để chia phần viện trợ từ Liên Xô, còn các nước Đông Âu và Việt Nam như những thành phần phụ thuộc, điều chỉnh thêm bót chút ít, khi được phân công xuất nhập trao đổi hàng hóa. Tôi nhớ lúc đó Việt Nam xuất ít, nhập nhiều, thiếu ngoại tệ (Rúp). Các đồng chí đại diện của ta ở khối SEV bảo tôi viết một thư tay cho đồng chí Aristov, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Liên Xô xin vay 100 triệu Rúp để thanh toán. Đồng chí Aristov bảo Ngân hàng MIB của khối SEV cho vay đủ 100 triệu Rúp. Tôi thấy dễ dàng quá. Tôi nghĩ, nếu khi tôi ở Hải Phòng có một triệu Rúp tôi sẽ làm giàu. Nay về Trung ương có 100 triệu Rúp trả nợ mua bột mì, ký một cái là đã ăn hết sạch. Dám cho Việt Nam 100 triệu Rúp làm vốn kinh doanh, sau một năm sẽ đẻ ra bao nhiêu lãi? Năm sau không phải vay nữa có tốt biết bao? Cứ vay nợ để ăn, “nợ chằng, nợ đụp”, biết bao giờ trả nợ cho xong.

Page 20: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Cuối năm 1987, đồng chí Aristov thôi giữ chức Bộ trưởng Ngoại thương. Năm 1989 đồng chí được cử làm Đại sứ Liên Xô tại Phần Lan. Năm 1989 tôi sang thăm Phần Lan, tôi đến thăm đồng chí Aristov, đồng chí Hồ Huấn Nghiêm, uỷ viên Uỷ ban Kế hoạch cùng đi trong đoàn với tôi, giúp tôi phiên dịch tiếng Nga.

Tôi đến Đại sứ Liên Xô ở thủ đô Hensinky, hai vợ chồng đồng chí Aristov xuống đón chúng tôi tại chân cầu thang máy, rất thân tình. Trong hơn 1 giờ đến thăm đồng chí Aristov, đồng chí rất cảm động, kể lại bao chuyện biến thiên trong đời mình. Đồng chí nói: “Hơn một năm bị mất chức Bộ trưởng, tôi như người mất hồn, mới sang làm Đại sứ được mấy tháng tại Phần Lan, mới trở lại bình thường. Được các đồng chí Việt Nam đến thăm, tôi và nhà tôi rất phấn khởi, ngay từ khi nhận được tin đồng chí đến thăm...”. Tôi tặng đồng chí một kỷ niệm nhỏ của Việt Nam, bức tranh sơn mài. Ra về tôi và đồng chí Hồ Huấn Nghiêm trao đổi với nhau, thấy các đồng chí Liên Xô cũng như đồng chí Aristov tình nghĩa và chân thành với Việt Nam quá! Một tình cảm của những người cộng sản.

Thăm quê hương Khổng Tử

Năm 1996 tôi được đồng chí Lý Thụy Hoàn, uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội nghị chính trị Hiệp thương Trung Quốc (Hiệp chính) mời sang Bắc Kinh dự hội thảo: “Trung Quốc và châu Á với thế kỷ 21” do đồng chí Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa; đồng chí Lý Bằng, Thủ tướng Quốc vụ viện; đồng chí Lý Thụy Hoàn, Chủ tịch chính Hiệp hội chủ trì.

Cuộc hội thảo trong 4 ngày. Khách nước ngoài được mời có 19 người gồm các ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng Singapore, cựu Thủ tướng Đức Smith, cựu Thủ tướng Nhật Bản Nakasonê, Kissinger Mỹ, và một số vị khác. Cuộc hội thảo rất phong phú, có nhiều dự đoán sắc sảo. Có đoàn đi rất đông, như đoàn Mỹ tới 40 người. Đoàn Việt Nam có 3 người. Sau khi đi dự Hội nghị về, tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị 32 vấn đề mà tôi rút ra từ cuộc hội thảo này.

Kết thúc hội thảo, Thủ tướng Lý Bằng hỏi tôi có đi tham quan địa phương nào để đồng chí cho thu xếp. Tôi nói: “Tôi là đồ đệ của Khổng Tử, tôi muốn đi thăm quê hương của Khổng Tử”. Đồng chí cho chuẩn bị ngay. Tôi đề nghị với đồng chí, tôi xin phép được đi với một số doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc, mong đồng chí thông cảm. Nhưng Thủ tướng Lý Bằng vẫn điện cho tỉnh Sơn Đông đón tiếp tôi rất trọng thị.

Tôi nhớ hôm đến Bắc Kinh dự hội thảo, một đổng chí Vụ trưởng Bộ Ngoại giao ra đón ở sân bay. Về đến khách sạn Bắc Kinh, tôi thấy trải thảm đỏ, hoa, hai bên hai

Page 21: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

hàng đứng đón. Tôi nghĩ mình đi hội thảo như mọi lần, có ai đón đưa gì đâu, cứ đến khách sạn, phát biểu xong là về. Tôi ghé tai hỏi đồng chí Đào Duy Chữ và Vũ Tiến Lộc: “Bạn đón đoàn nào mà sang thế?”. Đồng chí Chữ bảo: “Bạn đón anh đấy!”. Tôi tưởng đồng chí nói đùa, hóa ra bạn đón tôi thật. Tôi vội sờ tay lên cổ, xem lại cravate, và quần áo cho chỉnh lề..., các đồng chí tặng hoa, mời vào phòng khánh tiết của khách sạn giải khát và bạn giới thiệu một vài nét ngắn gọn về cuộc hội thảo quan trọng này. Tôi đã có bài gửi sang Trung Quốc trước 6 tháng, bạn đã cho dịch sang tiếng Anh và Trung Quốc. Ngày mai vào hội thảo, tôi chỉ đọc bằng một trong hai thứ tiếng trên, tùy tôi lựa chọn. Tiếng Anh tôi khá hơn, chắc đọc sẽ lưu loát. Còn tiếng Trung tôi đọc và viết tốt, nhưng nói tiếng phổ thông rất kém. Nhưng chẳng lẽ đến Trung Quốc lại đọc tiếng Anh, tôi đành đọc tiếng Trung, dù phát âm không chuẩn thì bạn cũng vui hơn là tôi đọc tiếng Anh. Đọc xong bài phát biểu, đồng chí Chữ là người giỏi tiếng Trung, bảo tôi: “Riêng anh dũng cảm đọc tiếng Trung là đáng 10 điểm rồi!”. Cả ba anh em cùng cười.

Tôi đi Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, một tỉnh lớn miền Duyên Hải, với 87 triệu dân, đông dân hơn nước ta, có nền công nghiệp phát triển, có bia Thanh Đảo nổi tiếng, đặc biệt có huyện Khúc Phụ, quê hương Khổng Tử, có núi Thái Sơn, có biển Bắc Hải. Khi sinh thời Khổng Tử thường dẫn đệ tử lên núi Thái Sơn vừa du ngoạn, vừa giảng bài cho môn đồ hoặc đi thuyền trên biển... Thành phố Tế Nam cách thủ đô Bắc Kinh 800 km. Chúng tôi đi bằng máy bay, sau đó đi ôtô khoảng hơn 70 km đến huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông thời Xuân Thu, cách đây hơn 2500 năm là hai nước: “Tề và Lỗ”. Khổng Tử sinh ở nước Lỗ nhỏ, nước Tề lớn và mạnh hơn nước Lỗ. Nhưng là có đạo, nên nước Tề cũng kiêng nể nước Lỗ.

Đoàn chúng tôi đến Tế Nam được tỉnh Sơn Đông đón tiếp chu đáo. Tối hôm đó đồng chí Chủ tịch tỉnh Sơn Đông chiêu đãi chúng tôi.

Hôm sau, chúng tôi đi thăm Khổng Miếu, Khổng Phủ và Khổng Lâm (Khổng miếu là nơi thờ Đức Khổng Tử, Khổng phủ là gia đình Khổng Tử. Khổng lâm là khu riêng hàng chục ha nơi an táng Khổng Tử và phu nhân, con trai Khổng Tử là Lý Ngư và cháu đích tôn là Tử Tư, người viết ra sách Trung dung. Tổng số có hơn 3.000 ngôi mộ).

Khổng Miếu xây từ đời nhà Tống. Khi Khổng Đạo được coi là quốc đạo của nhà nước Trung Quốc và từ đời thứ 34 con cháu Khổng Tử mới đến Khổng phủ ở. Khổng miếu cũng có diện tích bằng Cố cung (Thiên An Môn), rộng 73ha, xây dựng na ná như Cố cung. Có khác là hai bên tả vu, hữu vu ở Khổng miếu là bia ghi các đời vua đến đây tế Khổng Tử. Còn Cố cung là các quan triều đình làm việc.

Page 22: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Khổng miếu xây cao gần bằng Cố cung, chỉ thấp hơn một viên gạch, gọi là: “Kính Thiên Tử” xây thấp một chút bằng chiều dầy viên gạch.

Toàn huyện Khúc Phụ chỉ có nhà 2 tầng và bắt buộc không được xây cao hơn Khổng miếu.

Nơi đây khách quốc tế đến tham quan, lúc nào cũng có hàng vạn khách du lịch ở khắp huyện Khúc Phụ. Các nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, nhà văn, nhà thơ, nhà báo... đi lại tấp nập, buổi trưa nằm la liệt ở Khổng lâm, Khổng miếu... để suy tư về một nhà tư tưởng vĩ đại phương Đông.

Trong Khổng miếu, ngoài tượng của Khổng Tử, đồ cúng tế, trang bị vừa phải như sinh thời của Ngài, không lộng lẫy như ở Cố cung. Đặc biệt có bức tường giả để giấu các bộ sách kinh điển như: Tứ Thư, Lục Kinh v.v... của cháu đời thứ 7 của Khổng Tử, để chống lại chủ trương của Tần Thủy Hoàng là “Đốt sách, giết học trò” (Phần thư, Khanh nho). Cái hầm giả là bức tường đó nay vẫn còn. Đến Khổng Lâm, nơi đặt mộ của Khổng Tử và phu nhân, rồi đến cháu đích tôn là Tử Tư, rồi mới đến Lý Ngư là con trai của Khổng Tử, thân sinh ra Tử Tư, vì Tử Tư được xếp vào bậc đại hiền, nên xếp mộ ở trước bố, gần với ông nội là đức Khổng Tử.

Khi Khổng Tử mất, hơn 3000 học trò của ông, nhất là 72 người hiền, những người học trò giỏi nhất, đến làm nhà ở bên mộ thầy ba năm. Riêng Tử Cống ở lại 6 năm mới về. Nhà Tử Cống hiện nay vẫn còn dấu tích các cây cổ thụ do các ông Tử Lộ, Tử Cống trồng, đến nay vẫn giữ được. Theo các hướng dẫn viên cho biết: “Nếu không có Thủ tướng Chu Ân Lai tích cực can thiệp và bảo vệ, thì khu di tích lịch sử vĩ đại này sẽ bị thời kỳ Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc phá hết!

Đến nay con cháu của Khổng Tử về ở Bắc Kinh, không còn ai ở Khổng Phủ. Cháu đời thứ 80 của Khổng Tử đã sang Hà Nội tham quan và vào Văn Miếu thắp hương cho Khổng Tử. Rõ ràng Khổng Tử là một người thầy tiêu biểu của muôn đời, đã được UNESCO thừa nhận đúng như trong Khổng Miếu, ở đền chính bức đại tự rất to viết 4 chữ “Vạn thế sư biểu”.

Nước Lỗ quê hương của Khổng Tử, là nơi sinh ra rất nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng như Khổng Minh, Vương An Thạch, tể tướng Trung Quốc thời nhà Tống. Lại có núi Thái Sơn cao nhất vùng. Khổng Tử đã nói: “Đăng Thái Sơn nhi thiên hạ tiểu” (lên núi Thái Sơn, trông thiên hạ nhỏ bé). “Thiên hạ”, cách nói của thời kỳ phong kiến Trung Quốc, coi Trung Quốc là cả thế giới. Nay lên tham quan núi Thái Sơn đã có xe cáp treo, chỉ phải trèo núi khoảng 300-400m. Cao như thế mà các vua Trung Quốc hàng năm đến tế Khổng Tử lên đỉnh núi Thái Sơn. Vua Càn Long nhà Thanh là ông vua ba lần lên núi Thái Sơn tế đức Khổng Tử.

Page 23: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Trong chuyến đi thăm này tôi mới hiểu rõ tại sao Trung Quốc khi tổ chức cưới (và Việt Nam cũng vậy), dùng chữ “Song hỉ”. Trước đây tôi nghĩ đám cưới là của hai họ, nhà trai nhà gái, cùng vui nên dùng chữ “Song hỉ”. Chuyến đi Sơn Đông lần này tôi mới hiểu ngọn nguồn. Đó là một chuyện ngẫu nhiên, tình cờ và là vận may của Vương Tể tướng nước Tống. Ông học giỏi nhất vùng, cùng quê với Khổng Tử, sau này là người học giỏi nhất nước, làm đến chức Tể tướng Trung Quốc.

Chuyện kể rằng: Khi đi Bắc Kinh để thi đình, trên đường xa 800 km, ông đi qua một vùng trù phú. Ở đấy có một “Phú gia địch quốc” có cô con gái xinh đẹp. Phú ông muốn tìm người tài trong thiên hạ để kén chồng cho con gái. Phú ông cũng là người học rộng, uyên bác, muốn thử tài trong thiên hạ nên viết một vế câu đối, treo bên cái đèn lồng tả “Đèn kéo quân”, nội dung:

“Mã tẩu đăng, đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ (nghĩa là: ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân).

Ngài... “tân khoa” Vương An Thạch học giỏi nổi tiếng nhất vùng mà đọc đi, đọc lại suy nghĩ mãi, cũng không tìm ra được lời hay, ý đẹp, đối đáp lại... Ông đành bàn với những người phục vụ cùng đi: “Hãy về Kinh thi xong, tính sau”, mặc dù ngài “tân Khoa” rất luyến tiếc người con gái đẹp, lẫn của cải giàu sang, và tự trách mình học giỏi, tài cao mà có một vế câu đối... lại không đối được, đành đi thẳng.

Đến Bắc Kinh, ông vào thi ròng rã hàng tháng. Cuối cùng ông đỗ “Tam khôi”, một trong ba người giỏi nhất thi đình (lấy tiến sĩ). Nhưng ông Vương chỉ đứng thứ ba, vì khoa này không có ai đủ điểm trúng Trạng nguyên và Bảng nhỡn. Ông đỗ Thám Hoa. Khi kiểm tra lại (phúc khảo), Vua Tống cho gọi ông vào Triều và ra cho một vế câu đối, bắt ông đối lại. Cờ nhà Tống lúc đó có thêu con hổ ở giữa, nên vua ra vế câu đối có nội dung sau đây: “Hổ phi kỳ, Kỳ phi hổ, Kỳ quyển, hổ tàng hình” (nghĩa là: Hổ bay theo cờ, cơ bay theo hổ, cờ cuốn, hổ giấu mình).

Ngài Thám hoa mừng thầm trong bụng là mình gặp may, ông liền lấy vế câu đối của “Phú ông” đem đối lại, Vua khen hay, chính thức phê duyệt ông đỗ Thám Hoa, đứng thứ ba trong hàng Tam Khôi. Và đứng đầu tiến sĩ khoa đó.

Ông vinh quy, không quên qua nhà “Phú ông” dùng vế câu đối của vua ra để đối lại câu đối của phú ông. Phú ông rất hài lòng và gả con gái yêu cho quan Tân khoa Thám hoa Vương An Thạch. Hai vế câu đối trọn vẹn:

“Mã tẩu đăng đăng tẩu mã, đăng tức, mã đình bộ.

Hỗ phi kỳ, kỳ phi hổ kỳ quyển, hổ tàng hình”.

Page 24: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Phú ông cho tổ chức đám cưới ngay tại nhà mình. Trong ngày tân hôn, quan Thám hoa nhận được cờ Tiệp của nhà vua phong cho làm Tể tướng (ngang Thủ tướng), phải kíp về triều nhận nhiệm vụ

Quan Thám hoa sung sướng, viết hai chữ rất to tặng bố vợ và gửi về gia đình: “Song hỉ”. Một vận may hiếm có: làm Tể tướng lấy vợ đẹp. Chữ nghĩa thông minh nhất nước mà phải nhờ 2 vế câu đối của người khác mới thành danh. Thế mới biết làm cả 2 vế câu đối thì dễ, còn phải đối lại vế câu đối của người khác là khó lắm thay!

Chẳng phải thế mà ngay trong nước ta, đời này lưu truyền đời khác, còn một vế câu đối vẫn chưa có nhân tài điền vào.

Ở làng Rồng huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương có vế câu đối: “Đình làng Rồng có cây gỗ rắn, đục ba năm chẳng cắn miệng xà, long lại hoàn long...”.

Hay ở làng Bo, Thái Bình có vế câu đối:

“Con bò lang chạy vào làng Bo”

Hay hai câu đối của Đoàn Thị Điểm thách Trạng Quỳnh đối:

“da trắng vỗ bì bạch”

“Thằng Quỳnh ngồi trên cây cậy dái đỏ hồng hồng”.

Ngay đến Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, khi sang sứ Trung Quốc, đến Hữu nghị quan (ngày nay). Người gác cửa quan thấy quan trạng Mạc Đĩnh Chi đến muộn bèn ra một vế đối, dán ở bên cửa quan và khóa cửa lại:

“Đáo quan trì, quan quan bế, nguyện quan khách quá quan (đến cửa quan chậm, cửa quan đóng, xin quí khách trèo qua mà đi).

Câu đối khó quá, ngay người ra câu đối cũng chẳng đối được. Quan trạng Việt Nam

lấy ngay ý đó viết nốt vế kia dán lên:

“Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh, tiên đối (Ra đối dễ, đối lại khó, xin ngài đối trước).

Vị gác cửa quan liền mở cửa cho Trạng nguyên Việt Nam sang Trung Quốc và cho là nhà thông thái nhất của Việt Nam. Chẳng thế mà Mạc Đĩnh Chi sang sứ Trung Quốc, đời Tống, đời văn hiến thịnh trị mà triều đình Trung Quốc đã tặng Mạc Đĩnh Chi là Trạng nguyên Trung Quốc.

Thăm quê hương Chúa Jesu và thánh Mohamad

Page 25: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Trung Đông, nơi còn ghi lại đậm nét quá trình lịch sử tiến bộ của loài người. Trung Đông lúc nào cũng có nhiều sự kiện, nơi tiếp giáp 3 lục địa chủ yếu của Trái đất: châu Á, châu âu, châu Phi. Và nơi đây từ xa xưa đã xuất hiện nhiều tôn giáo, chỉ sau đạo Phật của châu Á. Đó cũng là nơi xuất hiện một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng khá thông minh, đã sinh ra chúa Jesu, Marx, Eisntein.v.v... là dân tộc Do Thái, thông minh đến mức mà Hitler căm tức họ, đã giết 4 triệu người Do Thái trong đại chiến thế giới thứ II. Sau đại chiến, nhờ Mỹ, Anh và Liên hiệp quốc can thiệp họ mới được trở về mảnh đất quê hương của Jesu nay gọi là Israel, một đất nước có 7 triệu dân với diện tích khoảng 30.000 km2, còn khoảng 6 triệu dân vẫn đi kinh doanh buôn bán ở nước ngoài, nhưng hàng năm vẫn gửi về xây dựng đất nước hàng chục tỷ USD.

Tháng 7-2001, tôi dẫn đoàn doanh nghiệp Việt Nam gần 20 người sang thăm Israel. Đến đây mới thấy ý chí của người Do Thái và sự tranh chấp đất đai phức tạp giữa Palestin và Israel, cuộc đấu tranh giữa 2 đạo giáo Hồi giáo và Thiên chúa giáo. Nội bộ Thiên chúa giáo, Do Thái giáo và Tin Lành cũng rất phức tạp. Đến đây mới thấy hết tính phức tạp của tín ngưỡng, tâm linh, thần quyền.

Sau khi làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Phát triển Đầu tư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Israel, thăm một số xí nghiệp chế biến kim cương, xí nghiệp điện tử, chế biến điêu khắc các loại hình tượng bằng kim loại của các nghệ nhân nổi tiếng, thăm nơi trồng rau trên bãi sa mạc thiếu nước ngọt (vì cả nước Israel là sa mạc, nguyên liệu chỉ có một “biển chết”, biển không còn hoạt động và cạn dần, nước mặn đến 30 độ bom-bê. Thế mà vẫn tổ chức tắm ở đây, coi như tắm nước muối), đến thăm 5 ky-but (hợp tác xã) trong tổng số hơn 500 hợp tác xã, với gần 500.000 xã viên. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh rất giỏi, ăn tập thể, ở tập thể. Chúng tôi đã đến ăn một bữa trưa do hợp tác xã chiêu đãi. ăn do khách tùy chọn, có khoảng hơn 30 món ăn mỗi bữa, và thay đổi luôn. Mỗi căn hộ 64 m2 cho gia đình 4 người, có sân vườn. Hàng năm sau khi chia lãi cho xã viên, mỗi xã viên được thưởng 5.000 USD để đi du lịch. Đi làm đều có ô tô chở đi. Chúng tôi đến thăm một ky-but nuôi cá cảnh xuất khẩu sang Nhật Bản doanh số 300 triệu USD/năm. Mọi người đi làm việc đúng giờ và vận hành máy móc, hầu hết là tự động hóa, như tưới nước cho cà chua, cà tía. Có máy tính cặp vào lá cây, khi cây thiếu nước, máy tự động tưới cho cây. Nhưng cũng có những khâu làm thủ công như bắt cá cảnh, đóng vào các công-ten-nơ có dưỡng khí, đưa ra sân bay, bảo đảm đến Nhật cá vẫn mạnh khoẻ.

Theo báo cáo của ông chủ nhiệm hợp tác xã thì đã có một số người không muốn làm ở hợp tác xã, muốn xin ra hợp tác xã để đi làm nơi khác, tự do.

Page 26: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Cả nước Israel có 3 thành phố lớn, Thủ đô là Ten-a-vip, cảng An- pha và thành phố Jerusalem còn đang tranh chấp giữa Palestin và Israel. Đoàn chúng tôi nghỉ ở Ten-a-vip. Cảng An pha là cảng nước sâu. Khi đoàn chúng tôi đến xem cảng, thấy hàng không mẫu hạm Mỹ chở đầy máy bay đậu ở cảng này.

Ngày cuối, chúng tôi đến thăm thánh địa Jerusalem. Chúng tôi đến thăm mộ chúa Jesu, cùng là dấu tích ông bị đóng đinh câu rút. Mộ ông và đền thờ ông được quản lý chặt chẽ. Dù thờ chúa Jesu, nhưng lại chia làm 3 tông phái khác nhau: Thiên chúa giáo, Do thái và Tin lành. Ba tông phái đều coi mình là theo chính đạo của chúa Jesu, và đều đòi trông coi đền thờ lẫn mộ chúa. Để bảo đảm không thiên vị, ba phái phải thuê một người theo đạo Hồi cầm chìa khóa trông coi ngôi mộ và đền thờ chúa Jesu. Tôi đến đây mới thấy con chiên của Chúa từ khắp thế giới đến đây làm lễ. Tấm đá Chúa Jesu nằm khi bị đóng đinh câu rút chết, luôn luôn sạch bóng, vì ai đến đây cầu Chúa đều cúi sát miệng liếm trên tấm đá, rồi vào đền thờ Chúa đứng hàng giờ. Người đông nghịt, nhất là ngày chủ nhật. Chúng tôi là khách tham quan cũng đứng hồi lâu để thấy những gì con chiên của Chúa tưởng nhớ người quá cố, người đã tử vì đạo, vì hạnh phúc cho dân lành.

Sau khi thăm mộ và đền thờ chúa Jesu, chúng tôi sang đền thờ thánh Mohamad và bức tường thờ thánh Mohamad, chiếu theo đường thẳng chỉ cách đền thờ chúa Jesu khoảng 400 mét. Nhưng cách hành hương, lễ bái hai bên khác biệt nhau. Giữa Hồi giáo và Thiên chúa giáo luôn luôn kình địch nhau. Mặc dù mục đích của hai vị Thánh này đều cứu loài người khỏi khổ đau, không còn đàn áp nhau giữa người và người. Thế mà do bị kích động của các nhà cầm quyền, cũng như những vị trưởng lão của 2 tôn giáo, mà các tín đồ không hòa hợp được. Hai giáo phái này đều có tổ chức, và là 2/3 lôn giáo lớn nhất thế giới. Họ đều nhân danh vì mục đích chung cao cả, là cứu loài người “khỏi đau khổ”, nên đã có những cuộc chiến tranh đẫm máu, như cuộc chiến tranh “thập tự chinh” và ngày nay vẫn còn tiếp diễn, kỳ thị, chém giết lẫn nhau.

Chúng tôi vào đền thờ Thánh Mohamad, rộng rãi trang nghiêm, thấy ít người vào hành lễ. Nhưng sang bức tường thờ Thánh thì đông như ngày hội. Những con chiên tứ phương đến, đều mặc quần áo cổ truyền của vùng Trung Đông, áo trắng, khăn trắng quấn trên đầu mỗi người. Cầu gì đều viết lên giấy, đặt trên bức tường, ghi rõ họ tên quê quán, nội dung cầu Thánh cho gì, rồi đập đầu vào tường 3 lần. Có người đập rất nhiều lần. Tôi hỏi bà hướng dẫn viên đập đầu mạnh như vậy nếu vỡ đầu thì sao? Bà bảo: đã có khăn che chắn. Lúc đó tôi mới hiểu cái khăn đội trên đầu là công cụ bảo hiểm cho cái đầu khi lễ thánh, cầu nguyện. Đồng chí Vũ Khoa, Tổng giám đốc Vinaconex hỏi tôi: “Mọi người đều viết giấy cầu nguyện, sao anh không viết”.

Page 27: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tôi bảo đồng chí Vũ Khoa: “Thánh Mohamad được cho là ngài thông minh nhất thế giới, sao ngài lại không biết tôi đến đây. Tôi chỉ vái ba vái là đủ”.

Chuyện đến thăm thành phố Jerusalem cổ kính, biết bao sự kiện, biết bao công trình xây dựng theo văn hóa Trung Đông. Nhìn sang dải Gaza, nơi đang có sự tranh chấp quyết liệt giữa Palestin và Israel thì tôi lại buồn cho Trung Đông, chưa biết bao giờ đến hồi chấm dứt. Đến hôm nay vẫn còn quyết liệt, bởi ai cũng muốn hơn, ai cũng muốn thắng, tuy lẽ phải lúc nào cũng thuộc về kẻ có sức mạnh. Không biết đến bao giờ chân lý thuộc về kẻ yếu?

Tối hôm chia tay, Đại sứ Mensua, đại sứ Israel tại Việt Nam, chiêu đãi toàn đoàn tại gia đình. Đại sứ Mensua là người dân tộc thiểu số, không phải gốc Do Thái. Ông là Đại tá chuyển sang làm ngoại giao, một người rất quí Việt Nam. Tối hôm đó ông mời 2 cụ thân sinh và các anh chị em con cháu đến đông đủ, hàng chục người cùng đến liên hoan với chúng tôi. Bà đại sứ đã sang Việt Nam cùng Đại sứ, nên nấu món ăn Việt Nam rất giỏi. Chúng tôi được chiêu đãi cả món ăn Israel. Một bữa tiệc rất thân thiết, đầm ấm như ở chính gia đình mình. Tôi rất nhớ cụ ông luôn luôn kể chuyện gia đình, đất nước, cho chúng tôi nghe, như những người thân ở xa về. Ông bà Đại sứ Mensua ân cần chăm sóc và dành cả thời gian đưa đoàn đi tham quan đất nước Israel. Ông hay nhắc đến việc Việt Nam tham gia ý kiến với Palestin và Israel mong họ thương lượng với nhau để hai nước sống hòa thuận. Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm về vấn đề này.

Thăm Hợp chủng quốc Hoa kỳ

Tháng 9-1994, Đoàn doanh nghiệp Việt Nam gồm 150 nhà doanh nghiệp do tôi làm trưởng đoàn sang thăm Hoa Kỳ, tổ chức triển lãm tại thành phố San Francico tại bang California. Lần đầu tiên có đoàn doanh nghiệp lớn sang Mỹ trong điều kiện hai nước mới bắt đầu lập lại quan hệ ngoại giao, nên hai bên đều có sự thăm dò lẫn nhau. Ban đầu đoàn gồm 250 người, có một số quan chức cao cấp là uỷ viên Trung ương Đảng cùng đi. Nhưng sau vụ bắt sò huyết của Đại sứ nước ta, phía Mỹ đưa lên báo chí, phía ta sinh lo lãng, rút đoàn xuống còn 150 người. Tôi cũng thấy buồn vì đã chuẩn bị hàng năm cho cuộc triển lãm. Doanh nghiệp đăng ký rất đông, đã phải cắt đi rất nhiều, nay lại giảm 100 doanh nghiệp, rất khó nói. Tiền thu rồi, vé máy bay, visa chuẩn bị gần xong, nay cắt ai, để lại ai, cứ phải thương lượng từng người rất vất vả. Nhưng rồi mọi việc cũng ổn thỏa.

Đội tiền trạm sang San Francico trước đã chuẩn bị sẵn. Doanh nghiệp đem hàng hóa sang trưng bày, những hàng cồng kềnh đã được chuyển qua tàu thủy sang

Page 28: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

trước. Thành phố San Francico từ ông Thị trưởng đến công chức tòa Thị chính đều giúp đỡ tận tình. Vì là tuần trăng mật, lại là lúc một số người Việt Nam ở Mỹ bị “cú sốc”, hai bên ký hiệp định bình thường hóa quan hệ, họ tổ chức các nhóm chống đối đi khắp nơi xuyên tạc cuộc triển lãm, và vận động nhân dân Mỹ tẩy chay. Truyền đơn, báo chí xuyên tạc cuộc triển lãm được đăng trên một số báo nhỏ địa phương. Còn các báo lớn đều ca ngợi cuộc triển lãm này. Việc bảo vệ cho cuộc triển lãm cũng được phía Mỹ tổ chức chu đáo, từ FBI đến an ninh của bang và thành phố cũng được huy động bảo vệ cho triển lãm.

Ngày khai mạc, lực lượng cảnh sát Mỹ bố trí vòng trong vòng ngoài bảo vệ. Từ sáng sớm bọn phản động đã thuê 2 máy bay cỡ nhỏ, kéo 2 khẩu hiệu: Đả đảo cộng sản... bay lượn khắp bầu trời thành phố San Francico suốt buổi sáng. Một khoảnh đồi nhỏ cách cổng vào nhà triển lãm khoảng 50 mét, có 75 người, đeo băng, khẩu hiệu, cầm cờ ba que đả đảo triển lãm, đả đảo Dương Kỳ Anh, trưởng ban tổ chức triển lãm. Tôi sang hôm khai mạc nên họ không biết tên. Đến hôm bế mạc họ mới biết. Họ là những dân di tản, thất nghiệp, bọn phản động thuê mỗi ngày 75USD, nhưng phải đóng quĩ của bọn phản động 25USD chỉ còn 50 USD/ngày. Người nào trông cũng gầy còm, chỉ có vài 3 tên chỉ huy là to béo. Họ bị cảnh sát Mỹ bắt buộc đứng vào một khu vực có dây chăng chung quanh, ra ngoài vòng dây là cảnh sát đánh ngay, nên bọn họ chỉ đứng hô đả đảo.

Chỉ được buổi sáng ngày hôm đầu, còn hôm sau vừa hô vừa cười, đùa vài phút rồi thôi. Họ còn lân la nói chuyện với anh em triển lãm và xin phép được vào triển lãm mua cơm ăn. Anh em hỏi tôi, tôi bảo: “Cứ cho họ vào mua, nhưng phải có điều kiện chỉ được đi người không, không được mang biểu ngữ, cờ, khẩu hiệu. Chúng tôi lại phải điều đình với cảnh sát Mỹ cho phép họ vào. Cảnh sát Mỹ khen ta nhân đạo. Còn họ, họ không cho vào. Bọn này vào mua nhanh rồi đem ra cho nhau ăn, không dám làm gì, và phân trần: “Chúng tôi không có việc làm, đi làm thuê, họ bảo sao làm vậy”. Anh em tuyên truyền giáo dục họ và dẫn họ ra khỏi cổng triển lãm, giao cho cảnh sát Mỹ. Họ lại ra chỗ đứng đã được qui định.

Để bảo vệ an toàn cho triển lãm, chúng tôi được Thị trưởng chỉ thị cho xe Harley đưa đi, đón về, rất chu đáo. Có 2 xe mô tô loại rất lớn với 2 cảnh sát đưa đi, đưa về.

Từ cổng triển lãm ra đến nơi ô tô đỗ, có 4 cảnh sát, cưỡi 4 con ngựa loại rất to đưa chúng tôi ra xe, giao cho kíp cảnh sát đi xe mô tô đưa chúng tôi về nhà nghỉ.

Trong 4 ngày triển lãm, doanh nghiệp Mỹ và người Việt Nam ở Mỹ đến xem rất đông. Hàng hóa của ta đem sang triển lãm bán hết trong ngày thứ hai, thứ ba. Các doanh nghiệp phấn khởi.

Page 29: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Cuộc triển lãm suôn sẻ, được Bộ Ngoại giao ghi vào báo cáo năm 1999 là 1/10 sự kiện lớn về đối ngoại. Sau triển lãm tôi đến nói chuyện tại cuộc hội thảo ở thành phố Seatle, Bang Washington State, giữa Mỹ và Trung Quốc; rồi đoàn đến tham quan nhà máy sản xuất máy bay Boeing. Lần đầu tiên có đoàn Việt Nam đến nhà máy, ông Tổng giám đốc tiếp và báo cáo với đoàn, cho đoàn quay phim của ta muốn quay đâu cũng được. Bạn bảo đó là ngoại lệ cho đoàn Việt Nam. Đoàn chúng tôi được lên xem chiếc máy bay Boeing 777 đầu tiên đang đóng dở. Bạn giới thiệu đó là loại Boeing chở khách tối tân nhất. Gần đây ta đã mua loại máy bay này chở khách. Tôi đã đi 4 lần, thấy nó tối tân và rất tiện nghi. Nhưng chở được ít khách hơn loại Boeing 747. Rời Washington, chúng tôi đi thăm thành phố New York, thăm thủ đô Washington, thăm Las Vegas, các thành phố phía nam nước Mỹ. Tôi đã có tất cả 18 cuộc nói chuyện với doanh nghiệp, với nhân dân Mỹ và một số quan chức Mỹ. Cuộc đi khá vất vả, được cái giao thông ở Mỹ thuận lợi, đi máy bay cũng như đi xe bus ở ta, cứ 30 phút có một chuyến, không đi chuyến trước thì đi chuyến sau, chỉ phải chờ, còn các thủ tục lên máy bay cứ có vé là lên ngay, không phải hỏi han kiểm soát gì cả. Vì thủ tục ở Mỹ họ kiểm soát rất kỹ khi nhập cảnh. Còn đã vào nội địa, người trong nước và nước ngoài như nhau, đi lại bình thường.

Sau 5 năm, 1999 tôi sang Mỹ lần thứ 2 để gặp gỡ các doanh nghiệp Mỹ, do ông Chủ lịch Phòng Thương mại Mỹ Dô-na-hu mời sang để giải thích vì sao Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ chậm được ký kết. Tôi cũng làm việc với Phòng Thương mại Mỹ và một số địa phương. Trong chuyến đi này đoàn chúng tôi có 55 người, hầu hết là doanh nghiệp.

Chúng tôi đi thăm 3 nước. Trước hết là thăm Cuba, dự hội chợ triển lãm quốc tế Lahavana. Trong những ngày ở Cuba, tình hình chính trị ổn định, nhưng kinh tế phát triển chậm, do Mỹ cấm vận, mặt khác việc quản lý của các đồng chí Cuba có phần chặt chẽ. Thí dụ tư nhân ăn uống chỉ có 12 ghế ngồi là tối đa. Thừa một ghế là bị phạt. Chúng tôi phải đến 4 nơi mà cũng không đủ ghế cho đoàn ngồi ăn một bữa, lại phải trở về khách sạn quốc doanh. Riêng du lịch phát triển, giáo dục học sinh được bao cấp hoàn toàn. Lương cán bộ công nhân, viên chức rất thấp, Bộ trưởng 20USD/ tháng. Cán bộ công nhân, viên chức 10 USD tháng. Tôi thấy anh chị em phục vụ vất vả. Tôi nói với anh chị em trong đoàn mỗi ngày người phục vụ đến phòng hãy cho mỗi người 1 USD. Các đồng chí phục vụ rất phấn khởi, khen Việt Nam rất tốt. Mình cũng nghèo, nhưng thấy bạn lại còn khó khăn hơn. Tôi gặp 3 đồng chí Bộ trưởng, trao đổi nên mở rộng cải cách đổi mới. Và giới thiệu kinh nghiệm đổi mới Việt Nam cho các đồng chí và cán bộ nghe.

Page 30: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Ở Cuba 3 ngày, sang thăm Canada, ở Toronto 2 ngày, chúng tôi đi đường bộ sang Mỹ, qua thác Niagra-fall đẹp nhất ở Canada, ngay biên giới với Mỹ. Chúng tôi đi ôtô về New York. Trên đường đi chúng tôi ghé thăm một làng cổ, người gốc Hà Lan đã nhập cư vào Mỹ hơn 200 năm, có khoảng 300 gia đình. Những người gốc Hà Lan này vẫn theo cổ truyền không dùng bất cứ cái gì dùng đến điện. Nhà đốt đèn dầu, đi xe ngựa, không dùng ti vi, radio, ăn mặc áo dân tộc, nhà hầu hết là một tầng, ở vào một khu vực. Khách đến tham quan nơi đây rất đông. Cảm thấy đến đây như vào một thung lũng, vì chung quanh đó có nhiều nhà cao tầng. Tôi hỏi người hướng dẫn viên được trả lời: dân ở đây chỉ đi gần, khoảng 100 km trở về, họ đi xe ngựa, xe đạp, đi bộ, không đi ôtô, máy bay những phương tiện có liên quan đến điện. Thế giới thấy lạ, khách du lịch tới tham quan đông, nên họ sống bằng nghề dịch vụ du lịch.

Đến thủ đô Washington, làm việc và dự hội thảo ở trụ sở Phòng Thương mại Mỹ, đối diện với Nhà trắng. Cuộc hội thảo có khoảng 10 Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ cùng dự. Nhiều vị phát biểu mong muốn sớm có Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ để quan hệ kinh tế giữa hai nước được toàn diện. Các doanh nghiệp mong muốn sớm vào Việt Nam đầu tư. Tôi phát biểu một bài và giải đáp những việc cần phải làm để sớm có Hiệp định song phương về Thương mại giữa 2 nước.

Sau đó tôi được mời đến nói chuyện ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế (CISIS), của Kissinger, Bresinky, Carter. Có 3 ông trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao và nhiều quan chức Mỹ đến nghe. Sau bài phát biểu của tôi các bạn Mỹ hỏi 26 câu, hầu hết là có nội dung tốt, thiết thực cho quan hệ tốt đẹp Việt Mỹ, nhưng cũng có 4 câu hỏi như có phải Việt Nam không thực hiện được chủ nghĩa xã hội bằng kế hoạch hóa tập trung, nay phải quay sang kinh tế thị trường không? v.v... Tôi trả lời: “Người Mỹ là những người thích nói thẳng, tôi cũng thích nói thẳng, chỉ có nói thẳng chúng ta mới dễ gặp nhau để hợp tác lâu dài. Tôi tự giới thiệu với các ngài, tôi là một người cộng sản “nòi”. Tôi phải nói rằng kinh tế thị trường nay còn hiệu quả là do loài người nhiều thế hệ lạo ra. Tôi từ trong bụng mẹ đã làm kinh tế thị trường, vì mẹ tôi đang vận hành cơ chế thị trường ở nước tôi lúc đó Cho nên tôi sinh ra trong kinh tế thị trường, kinh tế thị trường đối với tôi không xa lạ. Trước đây chúng tôi muốn xây dựng CNXH thật nhanh, để có hạnh phúc cho toàn dân. Nhưng kết quả không như mong muốn, không có hiệu quả, chúng tôi bỏ nó, trở lại vận dụng kinh tế thị trường do cha ông để lại, để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có học thêm kinh nghiệm của các nước, như Mỹ chẳng hạn, có một nền kinh tế phát triển, vận dụng qui luật kinh tế có khác với những nước đang phát triển và có nhiều kinh nghiệm hay. Đó là sự trao đổi kinh nghiệm chung giữa các nước với nhau”.

Page 31: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Người Mỹ có tính hay “hợm mình” cái gì cũng muốn hơn người. Tôi nhớ lại dịp họp các doanh nghiệp, khối ASEAN ở khách san New World năm 2001, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có mời Thượng nghị sĩ John Kerry đến nói chuyện, đi cùng có đại sứ Mỹ Peterson... Nội dung bài nói rất hay. Nhưng đến phần cuối ông John Kerry nói: “Nước Mỹ phải lãnh đạo thế giới, nhưng đến nay chưa làm được nhiều”. Khi phát biểu lời cảm ơn, tôi đánh giá cao bài phát biểu của ông Kerry, những đoạn cuối tôi có ý kiến là: “Không nên dùng từ lãnh đạo thế giới mà là “hướng dẫn” thế giới. Vì dùng từ lãnh đạo thế giới chắc nhiều nước không đồng tình với Mỹ. (Hội nghị vỗ tay rất to, nhất là các đại biểu Malayxia). Nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới, rất có nhiều điều kiện hướng dẫn giúp đỡ các nước nghèo. Khi được giúp đỡ một cách chân thành, họ thóat khỏi khó khăn, họ sẽ biết ơn nước Mỹ. Lúc đó nước Mỹ không cần nói lãnh đạo, họ cũng đi theo Mỹ và đặt nước Mỹ lãnh đạo họ. Như thế có tốt hơn không.”. Tôi thấy ông Kerry hơi ngượng tôi nói thêm: “Nếu cách nói đó là thói quen của người Mỹ, thì các vị thông cảm với tôi”. Tôi theo rõi từ đó, các quan chức cao cấp của Mỹ cũng thấy ít nói đến “từ” này. Nay ông John Kerry là ứng cử viên Tổng thống của đảng dân chủ. Nếu ông trúng cử chắc ông sẽ bỏ hoàn toàn cụm từ “lãnh đạo thế giới”.

Những cuộc đi công tác địa phương đáng nhớ

Thời kỳ công tác ở Trung ương, tôi đã đi khắp các tỉnh thành phố trong nước, có tỉnh thành phố tôi đến làm việc nhiều lần. Tỉnh, thành phố nào tôi cũng rất có cảm tình. Các đồng chí lãnh đạo cũng như các đơn vị tôi đến thăm hoặc làm việc, đều để lại trong tôi nhiều kỷ niệm không bao giờ quên, những án tượng sâu sắc về con người và cảnh vật. Đến nay tôi đã về hưu, nhưng các địa phương vẫn quan tâm thăm hỏi, có tỉnh hàng năm đều có thư mời về thăm, hoặc nghỉ ở những danh lam thắng cảnh của địa phương, làm cho tôi suy nghĩ, luôn luôn lúc nào cũng thấy trách nhiệm với đất nước, với nhân dân.

Tôi không phải là nhà thơ uyên bác gì, nên không dám đến đâu cũng “vạch đá đề thơ”. Nhưng có vài lần ở ba miền, nhất là những năm 1987-1988, tôi về công tác ở tỉnh Đồng Tháp, đến đâu nhân dân cũng mến mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh ra Hồ Chủ tịch. Nhiều người kể về công lao của cụ Phó Bảng, xây dựng phong trào cách mạng ở Cao Lãnh. Có người nói: “Chúng tôi chưa biết Bác Hồ thế nào, nhưng thấy cụ Phó Bảng là chúng tôi quý Bác Hồ”. Tôi cảm động mới làm đôi câu đối thờ cụ, nói lên tính kết nối giữa cụ Phó Bảng với Bác Hồ trong sự nghiệp xây dựng phong trào cách mạng và hoàn thành sự nghiệp cách mạng của cha con cụ đối với dân tộc Việt Nam. Đôi câu đối đó lan tỏa đi một số nơi, nên một số tỉnh tôi đến

Page 32: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

làm việc các đồng chí đề nghị làm cho một đôi để đặt ở nơi có ý nghĩa. Tôi nghĩ đến đâu cũng viết câu đối thì chẳng hay gì, sinh nhàm chán. Tháng 4-1989 tôi đến thăm Nghĩa Bình, đến thăm huyện Tây Sơn thờ vua Quang Trung. Tôi xúc động làm một đôi câu đối để ở đền thờ với nội dung:

“Bát thập tuế khởi sự binh nhung bất tri chiến bại.

Tam cửu niên băng hà cường tặc do khuất uy linh”

(Nghĩa là: năm mười bảy tuổi, khởi binh đánh giặc, không biết thua là gì! Ba mươi chín tuổi mất, giặc dữ còn sợ oai nghiêm).

Trước khi viết chính thức tôi có nhờ cụ Minh nhuận sắc. Cụ Minh bảo tôi bỏ “Thanh, Xiêm một hữu thất kinh” (quân Thanh quân Xiêm chưa hết sợ) vì nay ta đã hòa nhập với thế giới, những từ nhắc lại quá khứ, nêu rõ tên, nên bỏ. Cụ thay vào đó là: “Cường tặc do khuất uy linh”. Tôi đồng ý với cụ Minh.

Tháng 10-1989 tôi lên làm việc với tỉnh Vĩnh Phú, các đồng chí lãnh đạo tỉnh có đề nghị tôi viết một đôi câu đối ở đền Hùng. Tôi nghĩ ở Nam Bộ tôi đã viết một đôi câu đối ở lăng cụ Phó Bảng, miền Trung có đôi câu đối ở đền thờ vua Quang Trung, ở miền Bắc cũng cần có một đôi câu đối của Thầy đồ “Đổi mới” xứ Đông để thờ Tổ. Tôi viết:

“Tứ thiên niên Hồng Lạc cố cương giang sơn thế việt

Lục thập triệu tử tôn cách mạng chế độ nhật tân”

(Nghĩa là: bốn nghìn năm Hồng Lạc, sông núi, bờ cõi vẫn giữ vững, con cháu người Việt ở đời đời, chữ “Thế Việt” còn có nghĩa là Vượt đời...).

Sáu mươi triệu con cháu làm cách mạng và đang đổi mới, chữ “Nhật tân” trích sách đại học của Tăng tử “Cẩu nhật tân nhật nhật tân, hựu nhật tân: (đã mới rồi, ngày ngày càng đổi mới, tiếp tục đổi mới).

Tôi lại nhờ cụ Minh nhuận sắc, cụ đồng ý không thêm bớt chữ nào. Tôi đọc để xin ý kiến anh Trường Chinh, anh Nguyễn Văn Linh, hai anh đều tâm đắc. Anh Trường Chinh thích vế thứ nhất, nhất là chữ “Thế Việt”. Anh Nguyễn Văn Linh thích vế thứ hai, nhất là chữ “nhật tân”. Câu đối được treo ở những nơi trân trọng, những cũng có nhiều ý khen chê. Khen thì nhiều, chê ít nhưng “to miệng”. Đến mức Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Vĩnh Phú phải hạ xuống cất vào kho. Sau Bí thư tỉnh uỷ Vĩnh Phú, đồng chí Nguyễn Văn Đăng bảo cứ treo trên đền chính và đề nghị con cháu cả nước ai có câu đối hay cứ đem đến đền thờ Tổ sẽ treo hết. Còn Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp, đồng chí Tư Hữu nói thẳng với mấy người đến chê bai, rằng: các

Page 33: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

đồng chí giỏi thì làm đem đến đây tôi sẽ khắc trên bia đá, còn chê thì ai chê chẳng được. Chúng tôi cần làm, chứ

không cần nói.

Câu đối ở đền thờ vua Quang Trung, ở Tây Sơn, Bình Định, chắc ở xa, ít người đến nên chưa thấy có ý kiến gì. Thế mới biết, làm người khó lắm! Cổ nhân đã nói: “Tố vi nhân nan, tận chỉ bút đầu can” (làm người là khó, viết 4 chữ đó hết giấy mực vẫn chưa hết khó) và đặt ra 4 câu thơ để nhắn nhủ người đời:

Xảo yếm đa lao, chuyết yếm nhàn.

Thiện hiềm nhu nhược, ác hiềm ngoan

Phú tao tật đố, bần tao tiện

Cần viết tham lam, kiệm viết kiên....

(Nghĩa là: Khéo tay chê là vất vả, vụng về chê là lười biếng

Làm điều thiện, chê là nhu nhược; làm điều ác, bảo là ngoan cố.

Giàu có bị ghen ghét, nghèo chê là ti tiện.

Cần mẫn bảo là tham lam, tiết kiệm chê là keo kiệt...)

Cho nên người đời mới than rằng: “Tối nhân nan”.

Đó là những cuộc đi công tác nước ngoài và trong nước mà tôi có nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Bất cứ cuộc đi nước ngoài hay trong nước đối với tôi đều rất bổ ích và giữ lại nhiều kỷ niệm sâu sắc không bao giờ quên, với tình đồng chí, tình bạn bè, tình cán bộ với nhân dân, như nguồn cổ vũ động viên tôi suốt đời.

Đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn với Hải Phòng

Đồng chí Lê Duẩn trong những năm 1930 đã hoạt động cách mạng ở Hải Phòng và năm 1931 đồng chí bị thực dân Pháp bắt ở Ngõ Đá, Hải Phòng. Bởi vậy đồng chí Lê Duẩn có nhiều kỷ niệm với nhân dân và Đảng bộ Hải Phòng.

Sau những năm ra tù lần thứ nhất ở Côn Đảo về, đồng chí tiếp tục hoạt động ở miền Trung và các tỉnh miền Nam. Vào những năm 1939-1940 với cương vị là Uỷ viên Thường vụ Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng với đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Uỷ viên Thường vụ Phan Đăng Lưu và Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết

Page 34: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

định thành lập mặt trận phản đế Đông Dương, thay mặt trận Dân chủ, chuyển hướng cuộc đấu tranh cách mạng sang một thời kỳ mới.

Năm 1940 đồng chí lại bị bắt và bị đày ra Côn Đảo lần thứ hai cho đến khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công. Đồng chí được Đảng và Chính phủ đón về đất liền, tham gia cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Tôi là bậc hậu sinh, biết tiếng đồng chí Lê Duẩn bắt đầu từ khi tôi bị bắt và đày ra Côn Đảo, được các đồng chí Nam bộ kể về anh Ba (tên thân mật của đồng chí Lê Duẩn), tôi mới hiểu anh Ba qua những câu chuyện kể về tài năng và đức độ của anh trong tù, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Một con người thông minh, sáng tạo, đã cùng Trung ương Đảng và Bác Hồ đưa cách mạng ở Nam Bộ vượt qua bao nhiêu khó khăn của thời kỳ “trứng nước” đến ngày thắng lợi. Anh đã hoạt động trên mảnh đất đầy gian khổ nơi có nhiều xu hướng chính trị và đạo giáo phúc tạp, nơi quân Anh rồi đến quân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta lần thứ hai, ngay sau ngày nước ta tuyên bố độc lập 2-9-1945. Với tài trí thông minh, anh được quân, dân Nam Bộ gọi là “ông 200 bougies” hoặc “ông 500 Bougies”. (Sáng như bóng đèn điện 200-500 nến).

Tôi chỉ được nghe kể thế thôi, còn con người cụ thể thì mãi đến năm 1957 anh ra Bắc và xuống Hải Phòng nói chuyện với Hội nghị cán bộ, tôi mới biết anh. Lúc đó tôi chưa phải là cán bộ chủ chốt của Hải Phòng. Nhưng do muốn tìm hiểu một con người sẽ kế thừa sự nghiệp của Bác, khi giải lao tôi đến gần anh, hỏi chuyện việc anh ra miền Bắc gặp nhiều khó khăn ra sao. Anh thân mật kể cho nghe. Chúng tôi vây quanh và đặt ra nhiều câu hỏi. Anh sẵn sàng trả lời, vừa vui vẻ, vừa thân mật. Thấy anh khoẻ mạnh, tươi cười, nhưng hay nói nhanh, giọng Quảng Trị pha Nam Bộ rất khó nghe. Riêng tôi ở nhiều với anh em ba miền, nên nghe khá hơn, đôi khi phải “dịch” lại cho một số anh em cán bộ Hải Phòng có lúc nghe mà không hiểu được gì cả. Có anh em như đồng chí Hải, cán bộ Tuyên huấn, bảo chẳng ghi chép được gì. Nhưng tất cả vẫn thấy vui, vì được gặp anh Ba lần đầu, thái độ anh cởi mở, gần gũi anh em.

Từ đó, hàng năm anh thường xuống Hải Phòng 2, 3 lần để gặp gỡ cán bộ, thăm nội ngoại thành, nhất là từ khi chị Bảy Vân về công tác ở báo Hải Phòng, ba cháu nhỏ cũng về Hải Phòng, nên anh Ba luôn tranh thủ những ngày nghỉ về thăm chị Ba với các cháu. Mỗi lần về, anh đều dành thời gian thăm phong trào. Giữa những năm 60, tôi phụ trách Liên hiệp xã Tiểu công nghiệp và Thủ công nghiệp. Trong những buổi ra ngoại thành, sang huyện Thủy Nguyên, Thành uỷ giao cho tôi dẫn anh đi xem. Từ những chuyến đi này, tôi có điều kiện tiếp xúc, gần gũi với anh qua câu chuyện đến thăm các cơ sở.

Page 35: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tôi nhận thấy người chuẩn bị thay Bác Hồ, không phải chỉ giỏi chống ngoại xâm, mà có tầm nhìn về kinh tế rất sáng suốt. Từ đó bắt đầu tôi mến anh Ba, và luôn muốn gợi những ý kiến suy nghĩ của mình để anh Ba giải đáp.

Có một số lần xuống xem hợp tác xã dệt thảm len xuất khẩu ở Thủy Nguyên, một lần xem hợp tác xã may mặc ở nội thành, một lần xem hợp tác xã nông nghiệp kiêm làm nghề thủ công ở An Hải, đã cho tôi ấn tượng sâu sắc về tư duy kinh tế của anh Ba.

Đến hợp tác xã dệt thảm len gia công xuất khẩu, anh hỏi tôi sao lại tập trung khung dệt cồng kềnh thế này vào một nơi? Sao không để ở từng nhà cho thuận tiện đi lại, năng suất sẽ cao, không phải làm thêm nhà để khung cửi? Còn tập trung chỉ là cơ khí sản xuất theo dây chuyền thì người ta mới tập trung... Đến hợp tác xã may mặc anh Ba còn chất vấn tôi: Tại sao máy khâu mà cũng vào hợp tác xã, để người ta làm cá thể có hơn không? Những câu hỏi liên quan đến đường lối làm ăn tập thể, tổ chức hợp tác xã mà anh Ba hỏi như vậy khó trả lời quá! Tôi báo cáo anh Ba đó là theo hướng dẫn chỉ đạo của Trung ương. Anh Ba vặn lại tôi: “Các đồng chí ở cơ sở sát thực tế, trên không sát, phải đề xuất chứ. Cứ làm mà không có ý kiến gì là không được”. Tôi suy nghĩ quá! Nhưng lúc này chỉ nên vâng, dạ, còn biết nói sao đây, khi phong trào hợp tác hóa đang lên mạnh. Đến hợp tác xã dệt thảm len xuất khẩu, có em bé gái 16 tuổi đang dệt thảm, anh Ba hỏi cháu có biết đồng đô-la là gì không? Cháu ngớ người ra. Tôi vội thưa với anh, tôi cũng chưa nhìn thấy đồng đô-la... Anh Ba phân tích ngay, làm xuất khẩu mà không hiểu đồng đô-la là gì là không được. Phải cho các cháu nó biết giá trị của đồng đô la. Anh vỗ vai tôi và bảo: “Còn đồng chí càng phải biết đồng đô-la là gì? Có thế mới hăng say sản xuất, làm ra hàng xuất khẩu để có đô-la xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Thật là ý “mới toanh” tôi thấy ở một nhà chính trị lỗi lạc nói ra. Tôi thấy thích mà cũng thấy lạ tai, vì các đồng chí khác kiêng ky, thành kiến với đồng đô-la, còn anh Ba lại say sưa nói về nó. Tôi nghĩ đây là con người có một tầm tư duy kinh tế khác thường. Tôi nghĩ sao anh Ba không làm cho các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị khác nghĩ như anh nhỉ?

Khi đến hợp tác xã nông nghiệp, anh hỏi tôi: “Đồng chí có biết thế nào là sản xuất lớn không?” Tôi đang ngập ngừng anh Ba nói ngay: “Sản xuất lớn không phải là tập trung vào hợp tác xã để nuôi, mà mỗi gia đình nông dân nuôi 40-50 con lợn, hàng trăm con gà thế là sản xuất lớn... Việc gì mà ngồi túm tụm hàng chục người thế kia thái rau, làm sao có năng suất, có hiệu quả được...”.

Qua những lần đưa anh Ba đi thăm phong trào hợp tác xã sản xuất, tôi thấy lý giải nhiều điều rất sáng sủa để phát triển sản xuất, xây dựng đất nước. Tôi không hiểu tại sao các ngành Trung ương không nói theo cách nói của anh, và theo ý kiến của

Page 36: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

anh? Tôi tiếp tục theo rõi và suy nghĩ về cái đầu sáng 500 nến trong chiến tranh chống Pháp và nay đang chống Mỹ, cái đầu ấy thể hiện trong kinh tế cũng rất sáng tạo, có lẽ sáng hơn 500 nến nữa.

Đến năm 1979 tôi làm Chủ tịch UBND Thành phố, tôi có điều kiện làm việc trực tiếp với anh Ba. Trong nhiều buổi đưa anh đi thăm cơ sở sản xuất, anh có nhiều gợi ý rất sáng, truyền cảm, truyền ý thức tự lực tự cường cho những người đi theo. Câu nói cửa miệng và đầu tiên khi bắt đầu câu chuyện thường là anh nhắc: Thành phố, Thành uỷ phải làm gì cho dân, phải hiểu được dân cần gì? Thành uỷ là phải lo cho dân, mỗi người ăn một năm bao nhiêu thịt, cá, bao nhiêu quả trứng. Thành uỷ phải biết hàng ngày nhân dân ăn gì? Chứ Thành uỷ cũng chung chung như Trung ương thì Thành uỷ làm được gì? Hoặc mỗi tỉnh, thành phố, phải coi mình như một nước nhỏ mà lo toan thay Trung ương. Thế giới có nước người ta chỉ có 1.000 km 2 với mấy trăm nghìn dân, bé hơn Hải Phòng, người ta còn làm giỏi như thế. Thành uỷ Hải Phòng phải biến thành phố là Hồng kông, Singapore thứ hai... Lần nào anh cũng nhắc, cũng nói một cách tâm huyết, thật thà, thẳng thắn với chúng tôi.

Trong những buổi làm việc với anh Ba, sau những ý kiến trực tiếp vào vấn đề chính xong rồi, anh Ba đều có những suy nghĩ lớn cho đất nước, muốn truyền đạt cho thế hệ sau, lớp trẻ chúng tôi. Trong các buổi nói chuyện anh rất dân chủ và lắng nghe ý kiến mọi người. Có những ý kiến anh tranh luận lại, nhưng thái độ cởi mở, thân thiết, không áp đặt.

Có lần tôi làm việc với anh ở Đồ Sơn, khi công việc chính đã được ý kiến anh chỉ đạo, anh nói sang quan hệ giữa nước ta và Trung Quốc. Rồi anh nói văn hóa của ta cao hơn Trung Quốc, và phê phán Khổng Tử coi thường cả mẹ. Tôi hỏi anh Khổng Tử nói ở chỗ nào? Anh bảo Khổng Tử nói: “Phụ nhân nan hóa” (người phụ nữ khó cải hóa). Rồi anh nói văn hóa của ta là: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”... “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... Còn Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, còn ta thì “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là cao hơn văn hóa Trung Quốc. Rồi anh phê bình Mao Trạch Đông và Khổng Tử cùng là “một giuộc”.

Tôi suy nghĩ tìm câu nói để anh Ba hiểu rõ về triết học của Khổng Tử khác với Mao Trạch Đông. Khi anh Ba dừng phát biểu, tôi thưa với anh:

- Mao Trạch Đông phê bình Khổng Tử mạnh mẽ lắm!

Anh Ba đứng dậy hỏi tôi:

- Ở chỗ nào?

Tôi thưa với Anh là sau khi Lâm Bưu chết, Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh có 7 bài liền: “Phê Lâm, phê Khổng”. Anh lại hỏi: “Nội dung thế nào, sao tôi không biết?”

Page 37: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tôi báo cáo tường tận câu chuyện này, trong 7 bài báo trên để anh Ba rõ: “Vấn đề là khi sinh thời, Lâm Bưu có treo hai chữ đại tự ở giữa nhà mình, hai chữ đó là “Khắc Kỷ”, ý Lâm Bưu muốn mượn lời Khổng Tử để phê phán Mao Trạch Đông. Trong sách Luận Ngữ chép, khi học trò giỏi nhất của Khổng Tử là thầy Nhan Hồi hỏi Khổng Tử, làm thế nào thì làm được điều “Nhân” (Nhan tử vấn nhân, Khổng Tử viết: Khắc kỷ phục lễ vi nhân), Khổng Tử trả lời là phải nghiêm khắc với mình, thực hiện đúng lễ (pháp luật), thì mới làm được điều “nhân”. Sau khi Lâm Bưu chết, Mao Trạch Đông phê bình Lâm Bưu và phê bình Khổng Tử. Vì Lâm đã lấy câu của Khổng Tử dạy Nhan tử để phê phán gián tiếp Mao Trạch Đông là người coi thường pháp luật, điều lệ, nghĩa là kẻ bất nhân. Nên Mao phê cả hai: Lâm và Khổng. Tôi nói xong, anh Ba hỏi tôi: “Đồng chí học đến gì?”. Tôi thưa với anh là tôi đã học kỹ Tứ thư, còn Lục kinh, tôi học Kinh thi và Kinh Xuân thu (Kinh Trị quốc của phong kiến Trung Quốc). Còn kinh dịch, kinh lễ, kinh thư, kinh nhạc, tôi chỉ đọc qua thôi. Anh nói ngay: Tôi chỉ đọc “Luận ngữ”, “Mạnh Tử” (hai bộ sách này thuộc về Tứ thư gồm: Luận ngữ, Mạnh Tử, Đại học, Trung dung). Anh vui vẻ nói: “Thôi nghỉ ăn cơm, sáng mai đồng chí ra nói tiếp về Khổng Tử...”.

Sáng hôm sau tôi ra Đồ Sơn tiếp câu chuyện còn lại về Khổng Tử. Trước khi bàn đến Khổng Tử, anh Ba lại nhắc tôi những điều suy nghĩ sâu sắc của anh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Anh trăn trở nhiều điều của các nước anh em, nhất là Liên Xô và lý luận về chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể... Rồi anh dừng lại, bảo tôi nói tiếp về Khổng Tử. Tôi báo cáo tiếp với anh về nhận thức của tôi đối với Khổng Tử, Tôi nói: “Khổng Tử sinh ra cách đây 2.500 năm, trong một chế độ phong kiến tập quyền mạnh ở Trung Quốc, nên Khổng Tử cũng không thóat khỏi hệ tư tưởng đó. Hơn nữa Khổng Tử đã viết ra Kinh Xuân Thu để cai quản đất nước theo Triết học “Quân quân, Thần thần, Phụ phụ, Tử tử”. Nhưng Khổng Tử là nhà triết học vĩ đại lấy nhân nghĩa làm đầu, từ bỏ mọi quyền cao chức trọng, đi dạy học để giáo hóa nhân dân theo triết lý của mình. Còn sách Luận ngữ gồm 10 tập (đại toàn). Khổng Tử chỉ nói hai câu là mất lập trường giai cấp, theo quan điểm của ta hiện nay. Anh Ba hỏi 2 câu đó là gì. Tôi báo cáo anh là: “Phụ nhân nan hóa” như anh đã phê bình là Khổng Tử coi khinh cả mẹ. Còn câu thứ hai là: “Dân khả sử vi chi, bất khả sử tri chỉ” nghĩa là người dân chỉ sai khiến họ làm, còn không sai khiến họ học được, ý nói chỉ có người quân tử mới dạy bảo cho biết được. Trong điều kiện cách đây 2.500 năm ta cũng nên thông cảm với Khổng Tử.

Trong lễ giáo phong kiến, người phụ nữ Trung Quốc phải bó chân, chỉ ở trong nhà thì đúng là “nan hóa” thật. Anh Ba nghe nhưng không nói gì. Tôi nói tiếp ngay điều kiện bị trói buộc của thuyết duy tâm, duy thần, thế mà khi học trò của Khổng Tử hỏi về thờ thần linh, lần thứ nhất ông trả lời: “Vị năng sự nhân, yên năng sự quỉ”.

Page 38: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

(Thờ người chưa xong, làm sao thờ được quỉ thần). Lần thứ hai ông trả lời: “Kính nhi viễn chi” (Kính nhưng nên xa quỉ thần). Đó là tư tưởng của Khổng Tử có tiến bộ. Anh Ba đồng ý với tôi. Tôi phân tích thêm triết học của Khổng Tử ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam, nhất là điều nhân nghĩa. Chính do triết học phương Đông nổi tiếng ấy nên Nguyễn Trãi lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, đã phá tan quân Minh, giúp Lê Lợi dựng nên nghiệp lớn. Còn cuộc chiến tranh Mỹ và Việt Nam, sau ta giải phóng miền Nam không có tắm máu như kẻ thù rêu rao, là ta kế thừa điều nhân nghĩa truyền thống của dân tộc, đã làm cho việc thống nhất đất nước, được nhanh chóng và ổn định. Tôi nói thêm: “Anh Ba được cả thế giới và trong nước ca ngợi là nhà chính trị, nhà quân sự và là nhà hiền triết, mới kế thừa sự nghiệp Bác Hồ giao cho thành công”.

Tôi thấy anh vui lên, không có phản ứng gì, vì tôi còn e rằng anh còn thành kiến với triết học của Khổng Tử. Nhân đó tôi nói luôn: “Khổng Tử nói: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (nếu ta không muốn, ắt người chẳng ưa, không bắt người khác làm điều mình không muốn). Đó là lời nói khuyên nhủ cho dân trí còn thấp. Khi dân trí cao mới có thể làm được “Mình vì nọi người, mọi người vì mình”. Anh Ba không nói gì thêm. Từ những buổi đàm đạo về Khổng Tử với anh Ba, tôi theo rõi thấy anh Ba không phê phán Khổng Tử nữa và cũng không nhắc đến văn hóa ta cao hơn Trung Quốc.

Năm 1979, khi khởi sự bàn bạc việc khoán sản phẩm trong nông nghiệp với anh Bùi Quang Tạo, Bí thư Thành uỷ, chúng tôi bàn nhau kỳ này làm phải có kết quả để giải quyết vấn đề lương thực cho toàn quốc. Cần phải khẩn trương và thận trọng, tránh thất bại. Chúng tôi bàn nhau phải thuyết phục được 3 đồng chí chủ chốt trong Bộ Chính trị mới có thể thành công. Trước hết là anh Ba, anh Trường Chinh, anh Phạm Văn Đồng. Anh Tạo nói với tôi: Khó nhất là anh Trường Chinh, vì anh Trường Chinh đã phê bình nghiêm khắc tỉnh Vĩnh Phúc, và cũng đã phê bình anh Tạo ở Quốc hội. Tôi nói với anh Tạo: tôi sẽ chịu trách nhiệm báo cáo với cả 3 anh. Anh Tạo bảo nếu được như thế thì tốt và bảo tôi: “Anh thân với anh Ba, anh nên nói với anh Ba trước”.

Mấy hôm sau, tôi lên Hà Nội, xin gặp anh Ba. Anh Ba rất vui vẻ tiếp tôi. Tôi trình bày với anh 3 giờ liền toàn cảnh kinh tế Hải Phòng và cả nước, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp sa sút, nhân dân bị đói lúa chín không gặt, đi buôn bán, mò cua bắt ốc kiếm ăn. Cán bộ công nhân viên chức Hải Phòng là khu vực phi nông nghiệp, có tháng thiếu lương thực hàng tuần, nhân dân kêu ca, ta táan... Cung cách quản lý hợp tác xã thì rong công, phóng điểm, tham nhũng. Nông dân đặt ca dao, hò vè phê phán lãnh đạo hợp tác xã như: Mỗi người làm việc bằng hai, để cho chủ nhiệm mua

Page 39: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

đài mua xe; mỗi người làm việc bằng ba, để cho chủ nhiệm làm nhà xây sân; trâu xanh ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà v.v... Nghe xong anh Ba đứng dậy nói: “Tôi đồng ý. Làm ngay, làm ngay, không phải hỏi ai nữa...”, rồi anh phân tích cho tôi nghe về quản lý kinh tế. Mình từ sản xuất nhỏ đi lên, phải biết cách làm cho hiệu quả. Cứ áp đặt cách làm của người ta vào nước mình thì khó thành công lắm! Giáo điều là rất nguy hiểm. Tôi mừng quá, xin phép anh ra về, anh còn dặn: “Về bàn với cấp uỷ làm ngay, tôi sẽ xuống xem...” Tôi về báo cáo với anh Tạo. Anh Tạo vẫn chưa vui, tỏ vẻ vẫn lo lắng. Anh nói chỗ anh Trường Chinh, nếu phản đối là khó đấy. Tôi nói: “Tôi hiểu... nhưng được anh Ba đồng ý, ta cứ đem ra Ban Thường vụ và Thành uỷ bàn. Tôi sẽ báo cáo anh Trường Chinh xem ra sao. Chắc anh Trường Chinh cũng thấy rõ tình hình nông nghiệp, sau 15 năm sự việc ở Vĩnh Phúc, tư duy của anh Trường Chinh chắc cũng có sự thay đổi...”.

Ý kiến anh Ba đã giúp chúng tôi thêm quyết tâm thay đổi cách quản lý trong nông nghiệp. Anh đã chỉ đạo Ban Bí thư, mặc dù còn nhiều trở ngại, nhưng tháng 1-1981 anh Lê Thanh Nghị, Thường trực Ban Bí thư đã ký chỉ thị số 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp đến nhóm lao động và xã viên lao động (thực chất là khoán hộ), mở đầu kỷ nguyên mới trong quản lý kinh tế, không những trong sản xuất nông nghiệp mà cả trong các lĩnh vực khác, đánh dấu bước đột phá cho thời kỳ đổi mới của Hải Phòng và cả nước.

Sau vụ lúa khoán đầu tiên, tháng 10-1980,

anh Ba xuống tận hợp tác xã ở Hải Phòng xem kết quả. Anh đến hợp tác xã Trường Thành, Trường Sơn, các cánh đồng của Thủy Nguyên, An Lão, Kiến Thuỵ... Anh rất vui, động viên mọi người làm ra thóc gạo đủ ăn, và còn để xuất khẩu nữa...

Mỗi lần anh về thăm Hải Phòng, tôi có dịp làm việc với anh, càng thấy anh lúc nào cũng suy nghĩ để tìm ra giải pháp phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt anh chú ý nghiên cứu lý luận. Trong 2 năm tôi học tập lý luận ở trường Nguyễn Ái Quốc (khóa năm 1969-1971), những ngày anh làm việc ở Hà Nội, chiều thứ bảy hàng tuần, anh thường xuống Trường gặp giáo viên, học sinh trao đổi thảo luận.

Anh nêu những ý kiến mới ra để mọi người tham gia ý kiến. Tôi đã quen với cách làm của anh, nên trong những buổi làm việc xong ở Hải Phòng, tôi thường đem những vấn đề lý luận ra hỏi anh. Có lần tôi hỏi anh: Sao lại đặt vấn đề “Làm chủ tập thể” mà không đặt vấn đề “dân chủ”? Anh phân tích cho tôi nghe hàng giờ. Anh nói: “Dân chủ tập thể” nó thay cho “chuyên chính vô sản”. Nay đất nước đã độc lập thống nhất, phải làm cho mọi người được làm chủ đất nước, làm chủ ở từng xã, từng phường, đơn vị sản xuất, đơn vị công tác v.v... Nếu cứ nêu khẩu hiệu “chuyên chính vô sản” thì khi mình cầm quyền, ta chuyên chính với giai cấp phi vô sản, gây

Page 40: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

ra xích mích dân tộc suốt thời kỳ nọ sang thời kỳ kia. Khi xưa giai cấp tư sản chuyên chính với vô sản, nay họ mất quyền lại tìm cách chống chúng ta, phục hồi lại chuyên chính tư sản, cứ thế mãi... Ta phải biết giai cấp công nhân lãnh đạo để giải phóng dân tộc, giải phóng cho mọi giai cấp, mọi tầng lớp, làm cho mọi người được làm chủ đất nước, làm chủ xã hội... Như vậy tầm cao, tầm nhìn của giai cấp công nhân hơn hẳn quá khứ. Nên không cần nêu “chuyên chính vô sản” làm gì. Vấn đề này có ý nghĩa đoàn kết trong nội bộ Đảng, trong toàn dân. Đưa vấn đề “làm chủ tập thể”, những đồng chí muốn duy trì khẩu hiệu “chuyên chính vô sản” cũng dễ chấp nhận, tạo ra sự nhất trí cao. Còn dân chủ cho mọi người sẽ thực hiện từng bước, nó thuận với mọi người, đã được làm chủ tập thể rồi thì dân chủ cho mọi người là điều tất yếu phải đến. Anh nói đi nói lại rất say sưa như một cuộc giảng bài được học trò chú ý lắng nghe. Tôi cũng thấy phấn khởi về cách lập luận và lý giải của anh. Tôi thấy trong tư duy của anh đã chứa đựng nội dung dân chủ rất sâu sắc và tế nhị.

Trong các buổi đưa anh đi thăm cơ sở, anh kể lại cho tôi nghe những cuộc vận động nhân dân làm cách mạng. Cùng ở, cùng làm, cùng sống với dân, tôi cảm thấy lúc nào anh cũng đang sống trong lòng dân. Như câu chuyện mua gia cầm, mua thịt lợn nghĩa vụ... Tem phiếu phát cho dân, nhưng không có hàng bán, con phe tem phiếu cấu kết với mậu dịch viên xấu tuồn hàng ra ngoài, tôi kể cho anh nghe, và đưa anh đi xem thực tế ở các cửa hàng. Xem xong anh bảo tôi phải tìm cách quản lý khác. Tôi đề nghị bỏ nghĩa vụ của nông dân phải bán gia cầm, thịt lợn cho nhà nước; bỏ tem phiếu... Anh đều nhất trí rất nhanh. Anh nêu những vấn đề phải giải quyết đời sống cho cán bộ công nhân viên chức, trước hết là nâng cao năng suất chất lượng, hạ giá thành với việc nâng lương, rất nhiều ý kiến phong phú.

Riêng vấn đề giá, anh có nhiều ý kiến khác tôi. Nhưng qua nhiều lần trao đổi, anh nhấn mạnh giá trị sử dụng của hàng hóa, còn tôi nhấn mạnh đến qui luật cung cầu, sản xuất ra hàng hóa phải tiêu thụ được, nghĩa là chất lượng và giá cả phù hợp với túi tiền của nhân dân. Cuối cùng anh chấp nhận. Vì giá trị sử dụng cũng nhằm phục vụ người tiêu dùng, nhưng chỉ một mặt thôi thì lấy gì để tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa, nên phải chú ý cả cung lẫn cầu. Anh đồng ý. Như vậy anh đã chấp nhận kinh tế thị trường với quy luật cung cầu.

Anh rất quan tâm đến phát triển công nghiệp, đặc biệt là ngành luyện kim và cơ khí. Anh luôn luôn coi ngành cơ khí là then chốt, là xương sống của nền kinh tế. Nên trong tiểu luận “Dưới lá cờ vẻ vang” anh đặc biệt nêu vai trò của ngành cơ khí. Tôi rất đồng tình với anh cách đặt vấn đề của một nước đang phát triển. Nhưng lấy tiền đâu ra để xây dựng ngành công nghiệp? Anh mới có hướng chung về tích lũy

Page 41: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

XHCN, còn biện pháp vẫn hạn hẹp. Tôi nêu nhiều ý kiến đề xuất với anh, nói chung anh nhất trí, duy chỉ có vấn đề xuất khẩu sắt thép phế liệu để tích lũy, là anh gạt đi ngay một cách kiên quyết, mặc dù lúc đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cho Hải Phòng xuất chuyến đầu tiên 2 vạn tấn sắt thép phế liệu.

Tôi phải lấy thực tế để thuyết phục anh. Trong các chuyến thăm cảng, thăm các đống sắt thép phế liệu, ca nô, sa-lan giải bản, để dọc bờ sông Cấm, từ bến Bính đến Quán Toan, tôi đưa anh đi xem. Đống sa-lan hỏng chất như đống núi con bên vụng Quynh bờ sông Cấm. Tôi cho dừng xe, dùng một cây gậy nhỏ, đập vào thành sa-lan và đống sắt thép phế phẩm, chúng bị oxy hóa gẫy tả tơi, thủng từng lỗ lớn Anh Ba đứng nhìn và suy nghĩ. Lúc ấy tôi mới nói: “Thép phế liệu lò luyện kim trong nước dùng rất ít, cứ để sau 6 tháng là oxy hóa mất 50%, vì nó là loại phế phẩm để ngoài trời, lại bên dòng sông nước mặn”. Anh Ba hỏi tôi làm thế nào để bảo quản được, để dùng cho luyện kim lâu dài? Tôi báo cáo anh là không có kho nào chứa hết được... Tôi tiếp tục đưa anh đi xem một số nơi khác. Đến trưa nghỉ ăn cơm, anh hỏi tôi còn cách nào bảo quản được không? Tôi báo cáo anh chỉ còn cách xuất khẩu lấy đô la, hoặc mua vàng gửi vào ngân hàng lấy lãi là có hiệu quả hơn cả. Khi cần tái nhập ta có ngoại tệ mạnh, nhập sắt thép phế liệu cho luyện kim. Hải Phòng đã thành lập công ty phá dỡ tàu hỏng xuất khẩu, bằng cách mua tàu nước ngoài đem về sông Bạch Đằng phá lấy sắt thép, và các loại vật liệu còn tốt ở trên tàu để xuất khẩu, hoặc bán trong nước lãi rất khá. Anh bảo tôi đưa đi xem. Tôi đưa anh đến cảng Cửa Cấm, nơi công ty đang phá dỡ các loại tàu, sà-lan nhỏ giải bản, ra Đình Vũ xem công nhân đang phá dỡ một con tàu mua của Bun-ga-ri, trọng tải 6.000 tấn, công nhân phá dỡ đang vận chuyển từng tấm thép lớn vào bờ... Anh đồng ý ngay cách làm này. Từ đó cả nước cùng xuất sắt thép phế liệu. Đến khi tôi nghỉ Bộ trưởng Bộ kinh tế đối ngoại, toàn quốc đã xuất được hơn 2 triệu tấn sắt thép phế liệu, thu về hàng trăm triệu $US.

Trong các lần đi xem quai đê lấn biển ở đường 14 Đồ Sơn, đi xem đường xuyên đảo... anh hay hỏi tôi về nước Nhật.

Năm 1978, tôi sang thăm Nhật Bản, tôi đã gửi cho anh một bản báo cáo về đất nước Nhật, anh rất tâm đắc cách đánh giá của tôi. Anh luôn luôn nhắc tôi phải học tập kinh nghiệm của Nhật. Anh còn nói khi bình thưởng quan hệ với Mỹ, anh sẽ đi thăm Nhật Bản và Mỹ. Rồi anh kể luôn cho tôi nghe về cách đánh giá của anh về nước Mỹ. Anh kể: Một đồng chí lãnh đạo Bộ Ngoại giao đi Mỹ về báo cáo với anh: cái gì Mỹ cũng xấu, kinh tế, xã hội... đều kém. Anh hỏi lại đồng chí cán bộ Bộ Ngoại giao: “Mỹ yếu thế mà tại sao Liên Xô, Trung Quốc... đều nể Mỹ? Đồng chí báo cáo thế thì làm sao hợp tác được với Mỹ?” Rồi anh bảo đồng chí đó về chuẩn bị lại, mai

Page 42: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

báo cáo tiếp. Hôm sau đồng chí đó báo cáo phù hợp với nhận định đánh giá của anh Ba về Mỹ. Anh nói tiếp: cán bộ ta hay nói để chiều ý kiến lãnh đạo, vì ta thường phê phán cái gì Mỹ cũng xấu cả, anh em sợ mất lập trường phải nói theo. Còn đây là báo cáo với lãnh đạo để chuẩn bị làm ăn với Mỹ mà báo cáo thế thì nguy hiểm quá!

Sau đó anh nói sẽ có kế hoạch thăm Mỹ sau khi hai nước bình thường quan hệ. Anh muốn quan hệ với Mỹ lập lại càng sớm càng tốt. Chính ý nghĩ đó nên khi đồng chí Fidel Castro, Tổng Bí thư Đảng cộng sản Cuba, mấy lần mời anh sang thăm Cuba, anh chưa đi ngay. Anh đợi sau khi bình thường quan hệ với Mỹ, anh sẽ đi thăm Cuba và thăm Mỹ cùng một chuyến đi. Vừa có ý nghĩa tạo thế cho Cuba, yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận với Cuba, vừa tạo ra thế và lực Việt Nam - Cuba hợp tác với Mỹ, thì thuận lợi hơn cho cả hai nước, thay vì việc đi thăm Cuba ngay bây giờ.

Trong những năm cuối đời, đầu thập niên 80, anh xuống Hải Phòng luôn, hoặc tôi lên Hà Nội, đến nhà riêng anh để báo cáo công việc của Hải Phòng. Anh bàn với tôi về nhiều mặt công việc của đất nước. Tôi hết sức suy nghĩ về tư duy của anh. Tư duy ấy rất rõ về xây dựng kinh tế. Tại sao Bộ Chính trị không có tiếng nói chung với anh? Do Bộ Chính trị không hiểu ý anh, trình độ “bất cập” hay do tính bảo thủ quá nặng, không dám chống anh, nhưng vẫn luôn luôn làm trái ý tưởng của anh? Qua một câu dặn dò của đồng chí Đậu Ngọc Xuân, trợ lý lâu năm của anh Ba nói với tôi: “Anh Ba nói gì với anh, chỉ nên ghi nhớ, nếu làm theo ý kiến anh Ba là trên này “bẻ ghi” ngay đấy”... Tôi hiểu ý anh Đậu Ngọc Xuân, nên tôi thực hiện ý anh Ba có sự lựa chọn và làm rất tích cực và nhanh, đến khi trên Trung ương có phản ứng thì đã thành hiện thực, có hiệu quả rồi, “bẻ ghi” cũng không kịp nữa.

Một hôm tôi đưa anh đi xem nhà máy đóng tàu Phà Rừng, do Phần Lan giúp ta xây dựng. Khi đến thăm nhà máy, đồng chí phiên dịch tiếng Anh chưa đến, đồng chí giám đốc nhà máy dịch cho anh Ba, nói chuyện với chuyên gia Phần Lan. Khi anh Ba nói đến khai thác nguồn nguyên liệu hải sản, đề nghị Phần Lan giúp đỡ đóng các loại tàu đánh cá ra biển xa, đồng chí giám đốc báo cáo với anh Ba: “Tôi không đủ từ tiếng Anh để dịch câu này, đề nghị anh Thành dịch giúp”. Tôi bị động phải dịch, tuy không hay, nhưng cũng suôn sẻ.

Khi về qua phà Bính, anh bảo cứ để nhân dân cùng đi chuyến phà dành riêng cho đoàn xe của anh. Anh rất vui, thăm hỏi mọi người dân trên phà thân mật, chan hòa. Mọi người cùng xúm lại chào và xem Tổng Bí thư, bày tỏ lòng quý mến kính trọng.

Trưa ăn cơm ở nhà số 2 Bến Bính, nhà khách thành phố, anh hỏi tôi học tiếng Anh từ lúc nào. Tôi báo cáo với anh, tôi học từ lúc 41 tuổi, tự học là chính. Anh bảo tôi anh chỉ đọc được tiếng Pháp, còn tiếng Anh chỉ biết mấy câu chào hỏi thôi. Rồi anh nói: “Bộ Capital (tư bản) của Marx, tôi đọc bằng tiếng Pháp ở Côn Đảo đấy! Biết

Page 43: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

được tiếng nước ngoài là rất tốt, hiểu được người ta nói, dễ thông cảm và hợp tác mới tốt...”.

Anh biết tôi cũng tù ở Côn Đảo, anh hay kể chuyện đấu tranh trong nhà tù cho tôi nghe, kể chuyện âm mưu của kẻ thù đối với người cách mạng khi bị chúng bắt. Anh nói: Thời anh ở tù còn dễ chịu hơn thời chúng tôi, tra tấn ít hơn, đối xử cũng khá hơn, sách báo gửi đến Côn Đảo tự do, nhất là báo Pháp, kể cả báo của Đảng cộng sản Pháp chúng cũng không cấm. Viết thư thoải mái. Còn thời chúng tôi thư viết giấy rộng, giấy hẹp cũng chỉ được 15 dòng. Trước đó chúng chỉ phát một cái “các” do chúng in sẵn, mỗi tháng được gửi về nhà một lần, người tù chỉ gạch những chữ không thích hợp, thí dụ: “Sức khoẻ: có hoặc không”. người tù gạch đi chữ “có” hoặc “không” theo ý mình. Đi lại, khám xét, phải cởi hết quần áo. Thời các anh, đi lại Khám nọ sang Khám kia được tự do. Gửi tiếp tế thoải mái, còn chúng tôi, chúng chỉ cho gửi 3 loại: đường, sữa, kẹo bánh. Tiền không được nhận tiền mặt, mua gì chúng mua cho theo quy định: đường, sữa, bánh kẹo giá rất đắt, nên không ai gửi tiền. Tù nhân gửi thư về gia đình chỉ bảo mua sữa và đường đưa vào ăn chung tất cả. Thực hiện chủ nghĩa cộng sản”. Anh còn bảo: “Thời các đồng chí gian khổ hơn chúng tôi...”.

Anh thường phân tích năng lực, sở trường cán bộ chủ chốt cho tôi nghe, nhất là từng Uỷ viên Bộ Chính trị đương thời. Anh khiêm tốn nói: “Mình có bao giờ dám nghĩ thay Nguyễn Ái Quốc. Nguyễn Ái Quốc tài ba lỗi lạc như thế,... ai dám nghĩ tới... Nên mình phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ để thực hiện sự nghiệp Bác để lại”. Mỗi khi kể đến Bác, thái độ, lời nói của anh bao giờ cũng rất tôn kính. Một vài lần anh nói: “Tài ba như Bác Hồ, nhưng giáo dục đảng viên quần chúng thi đua, chỉ động viên tinh thần. Như thế chưa đủ, nhất là nay đã hòa bình trở lại, cần chú ý đến khen thưởng vật chất thì phong trào mới bền...”.

Anh đặc biệt chú ý đến đoàn kết trong Đảng, tránh mọi phe nọ cánh kia, giữa các miền, địa phương trong nước. Anh rất nghiêm khắc với những thái độ kỳ thị nơi này, nơi khác... Anh kể cho tôi nghe câu chuyện sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, một đoàn cán bộ phụ nữ miền Nam ra thăm miền Bắc, đi thực tế ở cơ sở, đến một số nơi dân còn nghèo quá, nên tiếp đãi không được chu đáo Khi đoàn về Hà Nội, có mấy chị báo cáo với anh là miền Bắc keo kiệt quá! Đến nhà đồng bào, họ không dám mời một bữa cơm v.v... Anh đứng phắt dậy phê phán: “Các đồng chí phải đi xuống cơ sở học tập lại. Nói thế là phủ nhận công lao to lớn của bà con. Cái quí nhất là con người ta đẻ ra, người ta hy sinh gửi con cháu vào Nam đánh giặc... sao lại bảo người ta keo kiệt? Lúc này còn khó khăn về kinh tế, người ta có thế nào

Page 44: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

cho ăn thế! Các đồng chí phải đi lại thực tế đi, mất lập trường lắm...” Anh nói lại với tôi rất say sưa: “Đấy, chị em đơn giản thế!”

Đối với tôi, anh dặn dò nhiều điều quí giá. Tôi tâm niệm làm sao thực hiện được ý tưởng của anh để lại. Nhưng thật là khó. Khi chuyển đổi nền kinh tế ta đã làm chắp vá, thiếu một cơ sở lý luận vững chắc để tiến lên chủ nghĩa xã hội, sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện và hợp tác, hội nhập quốc tế để tạo ra nguồn vốn xây dựng chủ nghĩa xã hội... Về cuối đời anh Ba, cũng có nhiều ý kiến khác nhau đánh giá về tư duy kinh tế của anh. Cũng có người cho anh Ba chỉ giỏi chỉ đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Còn về làm kinh tế thì bảo thủ, nóng vội, không thực tế, muốn đốt cháy giai đoạn.

Tôi là lớp hậu sinh, kém anh 22 tuổi, lại được tiếp cận với anh nhiều, từ thập kỷ 70 cho đến ngày anh qua đời. Tôi không dám có những nhận xét gì lớn về anh. Chỉ qua sự làm việc, và được anh chỉ bảo tận tình, tôi tiếp thu được cái gì thì nói cái đó. Theo chủ quan của tôi, anh Ba, đồng chí Tổng Bí thư của Đảng là người không chỉ giỏi về chỉ đạo chiến tranh, đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, xứng đáng với sự tin cậy của Bác Hồ và toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Về kinh tế, với sự hạn hẹp về thời gian nghiên cứu, học tập, tuổi lại cao, mà còn minh mẫn đến thế, tư duy kinh tế của anh vẫn liên tục đổi mới, tự mình làm phong phú cho kiến thức của mình, tiếp cận với hiện đại. Theo thiển nghĩ của tôi, nếu chúng ta có một đội ngũ cán bộ có lý luận và thực tiễn, bắt kịp những suy nghĩ và thực hiện tư tưởng chiến lược chỉ đạo kinh tế sau ngày thống nhất đất nước của anh, tạo cơ sở vật chất cho anh sáng tạo, thì đầu “ông 500 nến” sẽ tỏa sáng hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Do đó nước ta sẽ có bước tiến nhanh hơn, và trong một số anh chị em chúng ta sẽ được xóa bỏ những mặc cảm về anh trong giai đoạn cuối đời của anh.

KINH TẾ TRUNG QUỐC NHỮNG NĂM CẢI CÁCH - MỞ CỬA

THÀNH TỰU VÀ NHỮNG BÀI HỌC

Trong nửa thế kỷ tồn tại của nước CHND Trung Hoa, chỉ từ khi đất nước thực hiện quốc

sách chiến lược cải cách - mở cửa đồ Hội nghị Trung ương lần thứ 3 khoá XI ĐCS Trung Quốc

(họp tháng 12-1978) vạch ra, Trung Quốc mới thực sự bước vào con đường xây đựng và phát

triển ổn định, tiến tới hiện đại hoá, thực hiện dân giàu nước mạnh, đạt được nhiều thành tựu huy

hoàng và để lại những bài học sâu sắc cho các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi.

Page 45: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Cuộc cải cách mở của của Trung Quốc có một ý nghĩa to lớn, được đánh giá cao trong

nước và trên quốc tế, vì nó đã đem lại cho Trung Quốc những biến đổi lịch sử quan trọng, những

thành tựu rực rỡ về nhiều mặt:

I. NHỮNG BIẾN ĐỔI LỊCH SỬ LỚN LAO

1. Những biến đổi lớn lao về thể chế kinh tế

1 1. Từ chế độ công hữu đơn nhất chuyển sang chế độ kinh tế lấy công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển.

Trước cải cách, kinh tế Trung Quốc gần như hoàn toàn thuộc sở hữu công cộng, chiếm tới

99,1% tổng sản phẩm trong nước vào năm 1978. Cùng với tiến trình cải cách, nhận thức về kinh

tế công hữu ngày càng có sự thay đổi sâu sắc, đã tiến tới khẳng định rằng nguồn vốn trong chế

độ công hữu không chỉ thể hiện ở số lượng mà còn ở chất lượng, và quan trọng hơn nữa, ở vai

trò khống chế của Nhà nước, ở vai trò chủ đạo của kinh tế công hữu. Với chủ trương nhiều loại

hình kinh tế cùng phát triển, không chỉ có các doanh nghiệp cá thể, tư nhân, mà còn có cả các

doanh nghiệp "3 loại vốn", các doanh nghiệp theo chế độ sở hữu hỗn hợp như chế độ cổ phần

và chế độ hợp tác cổ phần

Kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, nên đến cuối năm 1979, số

hộ đăng ký kinh doanh là 29,47 triệu, với 67,91 triệu lao động. Sự lớn mạnh của các loại hình

kinh tế này ngày càng có tác dụng tích cực rõ trong việc đáp ứng đòi hỏi về đời sống cho nhân

dân, làm cho đời sống kinh tế xã hội của cả nước thêm sôi động, từ chỗ được coi là sự "bổ sung"

cho kinh tế công hữu, nay các loại hình kinh tế này đã được Quốc hội Trung Quốc dự kiến đưa

vào Hiến pháp sửa đổi, quy định đó “là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường

XHCN” được Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Điều đó cho phép các loại hình

kinh tế phi công hữu này sẽ còn phát huy được tiềm nàng to lớn của mình trong phát triển kinh

tế.

Các doanh nghiệp ba loại vốn" ở Trung Quốc đã phát triển rất nhanh. Đến cuối năm 1997,

đã có tới 236 ngàn xí nghiệp loại này với số vốn nước ngoài lên tới 30,3 tỷ USD. Điều này không

những bổ sung cho nguồn vốn còn thiếu của Trung Quốc, mà quan trọng hơn, còn đưa vào đất

nước những thứ quý giá hơn, đó là những quan niệm mới và kinh nghiệm quản lý mới.

Chế độ cổ phần và hợp tác cổ phần trước đây bị coi là những sản phẩm của CNTB, nay

đã được cho phép hình thành và đưa vào nề nếp. Đến cuối năm 1997, trong cả nước đã có 680

ngàn doanh nghiệp thí điểm thực hiện chế độ này với số vốn đăng ký là 1730,2 tỷ NDT.

Page 46: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Với chủ trương đa dạng hoá các loại hình kinh tế như trên, đến cuối năm 1997, tỷ trọng

của các loại hình kinh tế phi công hữu trong tổng sản phẩm trong nước đã từ 0,9% vào năm

1978 tăng lên 24,20% còn mức giảm tương ứng của kinh tế công hữu thời gian trên đã từ 99,1%

xuống 75,8%. Tuy nhiên, vai trò chủ thể của kinh tế công hữu không vì thế mà giảm đi. Được

thực hiện tách rời quyền kinh doanh (của doanh nghiệp) và quyền sở hữu của Nhà nước), được

chuyển từ phương thức quản lý trực tiếp sang phương thức điều tiết gián tiếp, từng bước áp

dụng chế độ xí nghiệp hiện đại, chịu sự dẫn dắt của thị trường, đặc biệt được hoạt động trong

các ngành nghề quan trọng, huyết mạch của nền kinh tế, khu vực kinh tế công hữu tuy hiện nay

còn nhiều khó khăn, nhưng vai trò chủ thể chắc chắn sẽ được củng cố. Về mặt bảo vệ an ninh

đất nước, thoả mãn nhu cầu công ích của nhân dân, bảo đảm hài hoà trong phát triển, kinh tế

Nhà nước có một vai trò mà kinh tế phi Nhà nước không thể thay thế. Chủ trương lấy kinh tế

công hữu làm chủ thể, nhiều loại sở hữu cùng) tồn phát triển là một chủ trương phù hợp với tình

hình đất nước, mang lại lợi ích to lớn, do đó sẽ được Trung Quốc duy trì lâu đài

1.2. Bước đầu hình thành bộ khung của thể chế kinh tế thị trường XHCN, chức năng điều tiết của thị trường tăng lên mạnh mẽ:

Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp từ thấp đến cao nhằm chuyển dần vai trò điều tiết

trực tiếp của kế hoạch sang điều tiết gián tiếp thông qua thị trường. Trước hết, đã thu hẹp các

mặt hàng sản xuất theo kế hoạch và do Nhà nước định giá, giảm kế hoạch pháp lệnh, xoá bỏ sự

hạn chế kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng quyền tự mua bán sản phẩm. Đã cải cách chế

độ bán buôn bán lẻ trong thương nghiệp, cho phép kinh tế phi quốc hữu được tham gia buôn

bán, lập ra các chợ bán buôn và các trung tâm mậu dịch, hình thành dần thị trường hàng hoá,

nối liền thành thị với nông thôn. Cho đến nay, ở Trung Quốc có chừng 95% hàng tiêu dùng và

80% hàng đầu tư là do quan hệ cung cầu trên thị trường định giá. Hai là đã xây đựng và phát

triển thị trường vốn bằng việc hoàn thiện thị trường tín dụng, khôi phục và đẩy mạnh việc hình

thành thì trường cổ phiếu, quốc trái bị ngừng hoạt động đã nhiều năm. Cho đến cuối năm 1998,

đã có 745 công ty được đăng ký hoạt động trên hai thị trường chứng khoán Thượng Hải và

Thâm Quyến, tổng giá trị của cố phiếu bán cho nhân dân Trung Quốc - đã tương đương với

22,59% tổng sản phẩm trong nước. Ba là, thị trường lao động được hình thành qua việc cho

phép người lao động nông thôn được di chuyển vào thành phố tìm việc và mở ra các loại cơ sở

giới thiệu làm. Ngoài ra, các thị trường khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hoá v.v... cũng phát triển

không ngừng

1.3. Việc cải cách thể chế phân phối đã bước đầu đi theo hướng lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại.

Page 47: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Điều này thể hiện trước hết trong việc gắn thu nhập với kết quả sản xuất của người lao

động. ở nông thôn, chế độ trách nhiệm khoán đến hộ giạ đình đã xoá bỏ cách làm ăn cũ “làm

việc chỉ gào to, phân phối thì đàn đều”; nay người nông dân làm được nhiều thì hưởng nhiều,

làm ít hưởng ít. ở thành phố, các xí nghiệp đã có quyền tự chủ trong việc sử đụng công nhân và

quyền phân phối lợi ích; việc tuyển dụng công nhân và trả lương cho họ là căn cứ vào kết quả

kinh doanh chứ không phải do cấp trên quy định như trong thể chế cũ. Thực hiện chế độ phân

phối theo lao động là việc làm đụng chạm đến lợi ích của nhiều người nhiều tầng lớp, vì vậy là

một quá trình rất khó khăn và lâu dài, song điều quan trọng là về cơ bản thể chế phân phối bình

quân kiểu cũ đã bị xoá bỏ, nhường chỗ cho một thể chế phân phối mới, có tác dụng kích thích

nhiệt tình sản xuất của người lao động hơn. Mặt khác, đã cho phép và khuyến khích một số

người giầu lên trước nhờ lao động và kinh doanh lành mạnh hợp pháp. Trước đây ở Trung Quốc

mọi người có mức sống sàn sàn nhau vì cùng được "ăn cơm bằng bát sắt". Sau khi thực hiện thể

chế mới, nhiều người đã mạnh dạn làm giầu và có thu nhập vượt trội hẳn lên. Số “bách vạn phú

ông" (triệu phú) lên đến con số hàng triệu người. Số tỷ phú cũng có hàng ngàn. Dưới tiền đề lấy

phân phối theo lao động làm chính, việc phân phối theo các yếu tố sản xuất như tiền vốn, kỹ

thuật cũng tăng lên

1.4. Cải cách thể chế kinh tế ớ nông thôn thu được thành tựu to lớn.

Nông thôn là nơi tiến hành cải cách thể chế kinh tế trước tiên thông qua việc thực hiện chế

độ trách nhiệm khoán sản lượng đến hộ gia đình. Chế độ này đã giải phóng người nông dân ra

khỏi sự trói buộc của chế độ công hữu hoá cưỡng bức không hợp quy luật, không hợp lòng dân

trước đây. Người lao động ở nông thôn đã được tự chủ trong sản xuất, được hưởng phần lớn

của cải mà họ làm ra, do đó việc thí điểm và mở rộng chế độ khoán sản lượng đến hộ được

nông dân hoan nghênh, đã huy động được lòng nhiệt tình và tính tích cực sản xuất của họ, và trở

thành sự bảo đảm về mặt thể chế cho sù phát triển ổn định của nông nghiệp Trung Quốc trong

20 năm qua. Để thay thế cho chế độ công xã nhân dân, và để củng cố sự phát triển của nông

nghiệp, Trung Quốc đã chú trọng đến các khâu dịch vụ trước, trong và sau sản xuất, quyết định

lập ra mạng lưới phục vụ xã hội hoá ở nông thôn với chủ thể là các hợp tác xã cung tiêu, tích cực

cung cấp cho nông dân các dịch vụ tổng hợp về thông tin, vật tư, kỹ thuật. chế biến, sửa chữa

máy móc,v.v....

1.5. Tích cực đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước, xác định mục tiêu cho cuộc cải cách

Xí nghiệp Nhà nước là trụ cột của hệ thống công nghiệp nói riêng và của nền kinh tế quốc

dân Trung Quốc nói chung. Theo thống kế mới đây số xí nghiệp Nhà nước chiếm 1 7% tổng số

xí nghiệp công nghiệp hạch toán độc lập nhưng chiếm 59,9% tổng giá trị tài sản, 46,25% thu

Page 48: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

nhập kinh doanh, chiếm 49,6% giá trị gia tăng của công nghiệp, 46,9% thuế lợi tức và đóng góp

60% ngân sách Nhà nước. Điều đó cho thấy tuy tỷ lệ của kinh tế Nhà nước có giảm đi, nhưng

vẫn là lực lượng chủ chốt, hoạt động trong các ngành huyết mạch của nền kinh tế quốc dân. Vì

vậy đẩy mạnh cải cách xí nghiệp Nhà nước là việc không thể không làm. Sau khi đã trải qua các

biện pháp cải cách như nới quyền nhượng lợi, thuế thay lợi nhuận, khoán kinh doanh, cuối cùng

Trung Quốc đã xác định mức tiêu của việc cải cách xí nghiệp Nhà nước là chế độ xí nghiệp hiện

đại. Đại hội XV ĐCS Trung Quốc đã khẳng định lại nguyên tắc "quyền sản xuất rõ ràng, quyền lợi

và trách nhiệm phân minh, tách chính quyền với xí nghiệp, quản lý khoa học", thực hiện cải cách

chế độ ông ty với các xí nghiệp lớn và vừa, khiến chúng trở thành những thực thể pháp nhân và

chủ thể cạnh tranh “tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự hạn chế, tự phát triển", thực hiện “nắm

lớn buông nhỏ" cải tổ mang tính chiến lược đối với xí nghiệp Nhà nước qua việc quản lý chặt chẽ

các xí nghiệp lớn, còn các xí nghiệp nhỏ thì cho phát mại. cho thuê hoặc sắp nhập... để tăng

cường sức sống cho các xí nghiệp đó

1.6. Cố gắng thực hiện cải cách thể chế đầu tư.

Trải qua nhiều năm thử nghiệm, hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành về cơ bản việc đa

dạng hoá các hình thức đầu tư. Trước hết, đã chuyển từ chế độ cấp phát tài chính, sử đụng

không phải hoàn trả sang chế độ cấp tín đụng, buộc các xí nghiệp phải tự ràng buộc mình, không

đầu tư bừa bãi; hai là đẩy mạnh thực hiện chế độ gọi thầu đấu thầu các hạng mục xây dựng, xây

dựng chế độ bình giá các hạng mục; ba là xác định các xí nghiệp là các chủ thể đầu tư trong nền

kinh tế thị trường chứ không phải là các cơ quan chức năng hay cơ quan lãnh đạo; bốn là, thông

qua phát triển thị trường chứng khoán, thu hút rộng rãi đầu tư trực tiếp trong nước và nước

ngoài v.v... Thông qua các biện pháp này, trong lĩnh vực đầu tư đã xuất hiện nhiều loại chủ thể

đầu tư bao gồm Nhà nước, xí nghiệp, cá nhân và các nhà đầu tư nước ngoài; kênh đầu tư cũng

phong phú đa dạng, từ đầu tư gián tiếp đến trực tiếp, các luồng vốn trong nước và ngoài nước

đổ vào ngày càng tăng.

1. 7. Cải cách thể chế ngoại thương theo hướng đa nguyên hoá thành phần kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ.

Thể chế ngoại thương của Trung Quốc trước khi cải cách về cơ bản là do công ty chuyên

ngành về ngoại thương cấp Trung ương quản lý; công ty ngoại thương căn cứ vào kế hoạch của

Nhà nước mà tổ chức xuất nhập khẩu, ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm về lỗ lãi; giữa việc

xuất nhập khẩu với sản xuất hoàn toàn cách biệt nhau. Cùng với công cuộc cải cách thể chế kinh

tế và sự phát triển của thị trường, thể chế kinh doanh ngoại thương kiểu tập trung cao độ đã dần

dần bị xoá bỏ, các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh và đóng vai trò chủ thể

Page 49: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

của thị trường, tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi. Trong lĩnh vực ngoại thương đã hình thành cách

kinh doanh cạnh tranh bình đẳng dưới sự chỉ đạo chung của một chính sách thống nhất

Từ thập kỷ 90 trở lại đây, cuộc cải cách ngoại thương đã đi vào chiều sâu, ngày càng

nghiền xí nghiệp sản xuất, viện nghiên cứu khoa học, công ty vật tư thương nghiệp... cũng được

quyền kinh doanh ngoại thương. Ngoài ra, phần lớn hàng hoá được tự do kinh doanh trừ một số

rất ít hàng trọng điểm cần quản lý. Trong 5 đặc khu kinh tế, quyền tự chủ được nới rộng hơn cho

các công ty và xí nghiệp trong việc tự tìm nguồn hàng và bạn hàng xuất khẩu. Năm 1996, Trung

Quốc đã thí điểm hợp doanh với nước ngoài kinh doanh ngoại thương tại khu mới Phố Đông

Thượng Hải và đặc khu kinh tế Thâm Quyến. Việc này khiến Trung Quốc tiến thêm một bước

trên đường gắn với nền ngoại thượng của thế giới, cũng là một bước để Trung Quốc nhích dần

đến Tổ chức thương mại thế giới WTO.

2. Tiến bước mạnh mẽ trên đường mở cửa và giao lưu kinh tế quốc tế

2.1. Ngoại thương phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.

Tính đến cuối năm 1997, Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với 227 nước và khu vực

trên thế giới, tăng 177 nước và khu vực so với trước khi thực hiện cải cách mở cửa

Năm 1978, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc mới đạt 20,6 tỷ USD, đến năm

1984 đã vọt lên 50 tỷ, tăng gấp 2,5 lần năm 1978. Bốn năm sau, năm 1988, tổng kim ngạch

ngoại thương tăng gấp đôi năm 1984, đạt 100 tỷ USD. Năm 1994, ngoại thương Trung Quốc lại

nêu kỷ lục mới, gấp đôi năm 1988, đạt 200 tỷ; năm 1997, con số đạt tới 325,1 tỷ USD. Tính đến

năm đó, mức tăng bình quân hàng năm của kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt 15,4%

trong thời kỳ mở cửa. Năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á,

ngoại thương Trung Quốc giảm nhẹ với mức 0,4% so với năm trước, tổng kim ngạch đạt 324 tỷ

USD, trong đó xuất khẩu đạt 288,8 tỷ USD, tăng 0,5%, nhập khẩu đạt 140,2 tỷ USD, giảm 1,5%.

Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng xấp xỉ 15 lần trong 20 năm, đưa

Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên vị trí cường quốc ngoại thương thứ 10 trên thế giới, chỉ sau Mỹ,

Đức, Nhật, Anh, Pháp, Italia, Canađa, Hồng Kông và Hà Lan, từ chỗ chiếm có 0,75% tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu của thế giới tới chỗ chiếm tới 3,3%.

Nền ngoại thương của Trung Quốc còn đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hoá

xuất nhập khẩu, từ chỗ xuất nhập hàng cấp thấp là chính chuyển sang xuất nhập hàng thành

phẩm công nghiệp là chính. Năm 1997, tỷ trọng hàng thành phẩm công nghiệp trong hàng hoá

xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 49,7% năm 1980 tăng lên 86,9% vào năm 1997, nghĩa là

tăng tới 37 điểm phần trăm. Riêng hàng cơ điện xuất khẩu đã trị giá 59,32 tỷ USD, chiếm 32,4%

tổng kim ngạch xuất khẩu. Công cuộc mở cửa và giao lưu buôn bán của Trung Quốc ngày càng

Page 50: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sống kinh tế xã hội của Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu của Trung Quốc đã tương đương với 36% giá trị tổng sản phẩm trong nước. Lượng

dự trữ ngoại tệ tăng lên nhanh chóng, từ chỗ hầu như không có gì vào năm 1978, đến năm 1998

đã đạt tới 145 tỷ USD, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau Nhật Bản.

Nền ngoại thương của Trung Quốc phát đạt nhanh chóng, giao lưu linh hoạt, không còn

tình trạng gò bó, độc quyền, nhất nhất đều phụ thuộc cơ quan ngoại thương trung ương như

trước. Do cải cách thể chế ngoại thương, chủ thể kinh doanh ngoại thương rất đa dạng Tính đến

cuối năm 1997, cả nước có 16.658 xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các loại, bao gồm 7.628

công ty ngoại thương, 7.803 xí nghiệp sản xuất tự kinh doanh ngoại thương, 925 viện nghiên

cứu khoa học, 260 cơ quan vật tư thương nghiệp..., ngoài ra, còn 2.737 cơ sở buôn bán tiểu

ngạch ở biên giới

2.2. Đứng đầu các nước đang phát triển về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Trải qua 20 năm không ngừng mở rộng đường đi sâu vào thị trường vốn quốc tế, ngày nay

Trung Quốc trở thành "một mảnh đất đầu tư mầu mỡ” của châu á, thậm chí của thế giới. Từ năm

1979 đến năm 1997, Trung Quốc đã thu hút được một lượng đầu tư từ nước ngoài đạt 348,35 tỷ

USD, trong đó 63% là đầu tư trực tiếp, đạt trên 220 tỷ USD, từ trên 100 nước và khu vực, vào

trên 20 ngành nghề. Năm 1998, dù có cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu á, nhưng lượng

đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc vẫn tăng, tuy mức tăng không lớn như mấy năm trước: với

việc phê chuẩn gần 2 vạn hạng mục, Trung Quốc đã ký thêm những hợp đồng mới trị giá 52,1 tỷ

USD, tăng 2% so với năm 1997. Mức sử dụng thực tế là 58,9 tỷ USD, trong đó của đầu tư trực

tiếp là 45,6 tỷ USD, tăng 0,7%. Cho đến nay đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 13% đầu tư của

cả nước. Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất ra 14% sản phẩm công nghiệp và

chiếm 47% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Về tín dụng, Trung Quốc được đánh giá là có cơ

cấu vay nợ quốc tế thuộc loại ít rủi ro. Đến cuối năm 1997, số nợ dài hạn và trung hạn của Trung

Quốc chiếm trên 86% tổng số nợ nước ngoài. Nhờ những cố gắng trong việc thu hút vốn nước

ngoài, từ năm 1993 Trung Quốc trở thành nước đứng đầu các nước đang phát triển và đứng thứ

2 trên thế giới - sau Mỹ - về mặt này, và đã giữ được vị thế này 6 năm liên tục

Lượng thu hút đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc là rất lớn; quy mô hạng mục ngày càng

mở rộng, lĩnh vực đầu tư rộng tãi, cơ cấu đầu tư được ưu hoá. Đầu những năm 80, quy mô mỗi

hạng mục đầu tư trung bình đạt 1,22 triệu USD, đến đầu những năm 90 đạt 1,37 triệu, đã nhanh

chóng nâng lên trên 3 triệu USD vào năm 1997. Các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới cũng

ngày càng hướng về Trung Quốc; đã có trên 200 trong số 500 công ty đa quốc gia hàng đầu trên

thế giới đầu tư vào nước này. Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách ưu đãi, khiến các nhà đầu tư

nước ngoài bắt đầu chuyển hướng vào miền Trung và miền Tây của Trung Quốc, những vùng

Page 51: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

tương đối nghèo nàn và lạc hậu so với miền Đông. Nguồn đầu tư ngày càng đa nguyên hoá, từ

chỗ trước đây phần lớn là của Hoa kiều và người Hoa, dần dần đi đến chỗ đã có nhiều nhà đầu

tư từ các nước âu Mỹ đưa vốn vào Trung Quốc, bởi vì trong các nước phát triển, đây là nơi có

tiềm năng phát triển lớn và tương đối ổn định về mọi mặt, môi trường đầu tư tương đối thuận lợi.

2.3. Phát triển mạnh mẽ du lịch, “ngành công nghiệp không có khói"

Trước cải cách - mở cửa, Trung Quốc rất hạn chế khách nước ngoài đến thăm. Năm

1978, trên đất nước mênh mông đầy danh lam thắng cảnh và các đi tích lịch sử, văn hoá, lại là

quê cha đất tổ của mấy chục triệu Hoa kiều và người Hoa, vậy mà chỉ đón có 1,89 triệu khách du

lịch với thu nhập vẻn vẹn 260 triệu USD. Trải qua gần 20 năm, ngành đu lịch Trung Quốc đã phát

huy tiềm năng to lớn và phong phú của mình, phát triển thành một trong những ngành có nhịp độ

tăng trưởng nhanh nhất. Số người đến thăm Trung Quốc năm 1997 là 57,588 triệu lượt người,

tăng 31 lần so với năm 1978, nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 20%, những con số

tăng trưởng về ngoại hối trong thời gian đó tương ứng là 12,1 tỷ USD, 45 lần và 22,4%. Sự phát

triển này khiến Trung Quốc đã từ một nước kém cỏi về mở cửa du lịch trở thành nước đứng

hàng thứ 8 trên thế giới về thu nhập qua ngành này. Đi đôi với sự phát triển của ngành du lịch,

trong cả nước đã xây đựng và đưa vào hoạt động hơn 5.200 khách sạn với hơn 700 ngàn

phòng, doanh thu đạt trên 80 tỷ NDT (khoảng 10 tỷ USD, ngoài ra hàng năm số khách du lịch

trong nước cũng lên tới hàng chục triệu lượt người).

2.4. Việc thầu các công trình và đưa người đi lao động ở nước ngoài nhanh chóng mở rộng quy mô.

Năm 1997, các công trình mà phía Trung Quốc ký nhận thầu với nước ngoài đạt kim

ngạch 8,5 tỷ USD, thực tế hoàn thành được 6,04 tỷ USD, so với năm 1981 tăng 47,7 lần và 48

lần. Kim ngạch hợp đồng ký kết để đưa người đi lao động nước ngoài đạt 2,84 tỷ USD, kim

ngạch đã hoàn thành đạt 2,35 tỷ, so với năm 1981 tăng lên 65 lần và 48,9 lần. Một số công ty

của Trung Quốc có liên quan đến hoạt động đối ngoại như Công ty công trình xây đựng, Tổng

công ty xây dựng cầu đường, Công ty xây dựng luyện kim, Công ty điện lực thủy lợi v.v... đã

đứng vào hàng ngũ 250 công ty đấu thầu quốc tế lớn nhất trên thế giới.

3. Cải cách thúc đẩy phát triển, vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế được nâng cao

3. 1. Kinh tế' tăng trưởng với tốc độ cao, tiềm lực kinh tế nâng cao nhanh chóng. Từ năm

1979 đến năm 1997, giá trị tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc đã tăng vọt từ 362,4 tỷ

NDT lên 7477,2 tỷ, tính theo giá so sánh bình quân mỗi năm tăng 9,8%, ngay từ năm 1995 đã

đạt mức tiêu tăng gấp 4 lần vốn định ra cho năm 2000. Đến năm 1997, Trung Quốc đã xếp thứ 7

Page 52: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

trên thế giới về mặt tổng lượng kinh tế. Cũng thời kỳ này, giá trị sản phẩm trong nước tính theo

đầu người đã tăng từ 379 NDT lên 6079 NDT, trừ nhân tố giá cả, bình quân mỗi năm tăng thực

tế 8,4%. Năm 1998 - một năm rất không bình thường đối với Trung Quốc do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng kinh tế châu á và nạn lụt lớn - nhịp độ tăng trưởng kinh tế tuy có chậm lại đôi

chút, song vẫn đạt mức nhanh nhất thế giới, là 7,8%, tổng sản phẩm trong nước đạt 7955,3 NDT

Giá trị và chỉ số tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc một số năm gần đây

Năm Giá trị tuyệt đối (Tỷ NDT)

Bình quân đầu người (NDT/người)

Chỉ số chung (năm 1 978 = 100)

Chỉ số bình quân đầu người

1 978

1985

1 990

1991

1 992

1 993

1 994

1 995

1 996

1997

362,41

898,91

1859,84

2166,25

2665,19

3456,05

4667,00

5749,49

6685,05

7345,25

397

853

1634

1879

2287

2939

3923

4854

5576

6079

1 00

193,5

283,0

308,8

352,2

398,4

448,7

489,1

536,8

1 00

175,5

237,3

255,6

288,4

323,6

360,4

394,0

427,1

459,6

Nguồn tư liệu: Cục thống kê quốc gia (Trung Quốc 20 năm thành tựu huy hoàng. NXB

Thống kê Trung Quốc 1998.

Khi phân tích sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong gần 2 thập kỷ cải cách có học giả

đã nhận xét rằng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước của Trung Quốc bình quân mỗi năm

9,8%, tương đương với tốc độ tăng trưởng của 4 ”con rồng châu á" thời kỳ phát triển nhanh nhất.

Đặc biệt là 5 tỉnh ven biển gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Sơn Đông, Chiết Giang, Giang Tô, với

diện tích gấp 5 và dân số gấp 4 lần so với các “con rồng Châu Á" gộp lại, đã có tốc độ tăng

trưởng cao tới 12%, vượt các "con rồng" này trong thời điểm có tốc độ cao nhất, vượt xa nhịp độ

tăng trưởng bình quân 3% của thế giới, do đó đã làm nên sự kỳ diệu chưa từng có trong lích sử

phát triển kinh tế

Page 53: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Với nhịp độ tăng trưởng nhanh như vậy, tiềm lực kinh tế - tính theo giá trị tổng sản phẩm

trong nước - thời kỳ 1978 - 1997 đã mở rộng gần 20 lần. Nếu tính theo tỷ giá hốt đoái bình quân

của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc so với đồng đôla Mỹ năm 1997, thì giá trị tổng sản phẩm

trong nước của Trung Quốc là 902 tỷ USD, đứng sau Mỹ (7819,3 tỷ USD), Nhật Bản (4223,4 tỷ

USD), Đức (2115,4 tỷ USD), Pháp (1393,8 tỷ USD), Anh (1278,4 tỷ USD) và Italia (1146,2 tỷ

USD) có nghĩa là đứng thứ 7 trên thế giới.

Về mặt tổng lượng kinh tế, Trung Quốc đã thu hẹp được khoảng cách với các nước phát

triển chủ yếu trên thế giới. Nhiều loại sản phẩm công nông nghiệp quan trọng, Trung Quốc đứng

hàng đầu về sản lượng. Hai mươi năm qua, ngoài hai mặt hàng là than và vải, Trung Quốc luôn

luôn đứng đầu thế giới về sản lượng, còn có 8 mặt hàng khác đứng từ hàng thứ 2 đến thứ 16 đã

vươn lên hàng đầu, đó là ngũ cốc, bông, hạt có đầu, thịt lợn - bò - cừu, thép, quần áo, xi măng,

máy truyền hình; sản lượng điện từ thứ 7 và sản lượng phân hoá học từ thứ 4 đã nâng lên hàng

thứ 2; sản lượng than nguyên khai từ hàng thứ 8 đã lên được hàng thứ 5 trên thế giới.

Nông nghiệp, lĩnh vực sản xuất quan trọng của nền kinh tế quốc dân Trung Quốc 20 năm

qua phát triển nhanh chóng và ổn định. Năm 1997, sản lượng lương thực đạt mức kỷ lục 494,17

triệu tấn, so với 304 triệu tấn của năm 1978 đã tăng hơn 1,5 lần. Năm 1998, đã bị thiên tai nặng

nề, sản lượng một số sản phẩm có giảm sút, song lương thực cũng đạt trên 490 triệu tấn, bông

đạt 4,4 triệu tấn, cây có đầu 22,92 triệu tấn, thịt đạt 43,55 triệu tấn, thuỷ sản đạt 38,54 triệu tấn.

Bộ mặt kinh tế ở nông thôn Trung Quốc thay đổi rất nhanh chóng nhờ sự vươn lên mạnh

mẽ của đội ngũ các xí nghiệp hương trấn. Từ các xí nghiệp xã đội hình thành từ đầu những năm

50, hoạt động trong ngành chế tạo và sửa chữa máy móc nông nghiệp, ngành chế biến mỳ, dầu

ăn, ngành vật liệu xây dựng ... theo phương thức tự cung tự cấp ở nông thôn và được khuyến

khích phát triển, ngày nay các xí nghiệp hương trấn của Trung Quốc đã thành một trụ cột lớn của

nền kinh tế quốc dân. Ngay từ năm 1996, các xí nghiệp hương trấn đã thu hút được khoảng 130

triệu lao động, giá trị tăng thêm trong năm là 1.700 tỷ NDT chiếm 57% giá trị tăng thêm của nông

nghiệp và 62% giá trị tăng thêm của công nghiệp cả nước, sản xuất ra 20% giá trị tổng sản phẩm

trong nước.

Sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng với nhịp độ cao, giá trị sản phẩm công nghiệp

năm 1997 tăng 14 lần so với năm 1978, bình quân mỗi năm tăng 14,9%. Năm 1997, giá trị tăng

thêm cả năm của các xí nghiệp công nghiệp (gồm toàn bộ xí nghiệp xí nghiệp Nhà nước và các

xí nghiệp công nghiệp phi Nhà nước có thu nhập từ tiêu thụ sản phẩm trong năm từ 5 triệu NDT

trở lên) đạt 2004, 6 tỷ NDT, tăng hơn năm nước 8,8%. Sự phát triển của công nghiệp Trung

Quốc luôn luôn cao hơn các ngành khác, trở thành nhân tố chủ đạo giúp cho sự tăng trưởng của

nền kinh tế quốc dân. Kết cấu công nghiệp không ngừng được hoàn thiện, các ngành có kỹ thuật

Page 54: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

cao như điện tử, thông tin v.v... phát triển nhanh chóng. Hiện nay, có khoảng 20% trang thiết bị

công nghiệp của Trung Quốc đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới vào cuối những năm 80,

đầu những năm 90; 50% đạt trình độ kỹ thuật tiên tiến của thế giới đầu những năm 80, còn 30%

đạt trình độ của thế giới cuối những năm 70 trở về trước

3.2. Thị trường phồn vinh, quan hệ cung cầu về cơ bản đã thay đổi từ thị trường phía bán

sang thị trường phía mua. Trước cải cách, Trung Quốc có một nền kinh tế thiếu hụt điển hình,

người dân phải dựa vào việc cung cấp theo tem phiếu, tranh nhau xếp hàng mua thực phẩm,

hàng tiêu đùng sau 20 năm cải cách - mở cửa, sự thay đổi mà người dân cảm thấy sâu sắc nhất

là, đồng thời với việc nâng cao nhanh chóng mức tiêu dùng, sự thiếu thốn đã biến mất, thị

trường phồn vinh, đã dần dần hình thành thị trường phía mua một cách phổ biến. Trung Quốc đã

xây đựng được hệ thống dự trữ lương thực hoàn hảo. Trên các chợ, thực phẩm phong phú,

chủng loại đa dạng, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu đời sống vật chất của nhân dân.Theo thông

báo của những ngành có liên quan về tình trạng cung cầu trong nước, thì trong nửa đầu năm

1998, trong số 601 loại hàng hoá chủ yếu, có 446 loại cân bằng cung cầu, chiếm 74.2%, có 115

loại vượt cầu, chiếm 25,8%; không còn hàng hoá cung không kịp cầu nữa. Hiện nay, Trung Quốc

đang phải hạn chế sản xuất một số mặt hàng do cung vượt cầu, như máy điều hoà nhiệt độ, lò vi

sóng, xe đạp...

3.3. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt và nhanh chóng. Các văn kiện, tài liệu và

công trình nghiên cứu của Trung Quốc đều khẳng định, 20 năm cải cách mở cửa là 20 năm nhân

dân Trung Quốc được hưởng nhiều lợi ích thực tế nhất, mức sống nâng cao nhanh nhất. Trước

đây thu nhập của cư dân Trung Quốc tăng chậm kéo dài, thậm chí đình trệ. Tình trạng đó đã thay

đổi về cơ bản sau 20 năm. Do kinh tế phát triển với tốc độ cao, chính sách về sinh đẻ có kế

hoạch được thực hiện chặt chẽ nhằm hạn chế mức tăng dân, giá trị tổng sản phẩm trong nước

tính theo đầu người đã tăng nhanh chóng, từ 379 NDT vào năm 1979, năm 1997 tăng thành

6079 NDT, trừ bỏ nhân tố giá cả thì thực tế đã tăng 3,22 lần với mức tăng bình quân 7,9%/năm.

Thu nhập ròng bình quân đầu người của các gia đình nông dân trong thời kỳ 1978 - 1997 đã tăng

từ 133,6 NDT lên 2090 NDT, mức tăng thực tế là 3,37 lần, trong năm 1998 đạt 2160 NDT thực tế

tăng 5,8%. Thu nhập có thể chi phối của cư dân thành phố thời kỳ 1978 - 1997 tăng từ 343,4

NDT lên 5160,3 NDT, mức tăng thực tế là 2,12 lần, bình quân mỗi năm tăng 6,2%; năm 1998 đạt

5425 NDT, thực tế tăng 4,3%. Mức tiêu dùng của nhân dân đã tăng lên. Từ năm 1978, mức tiêu

dùng mới đạt 184 NDT, năm 1995 tăng lên 2311 NDT, năm 1998 lại tăng thành 2936 NDT. Tại

Trung Quốc mặc dù hàng hoá đã thừa, song số dư tiết kiệm của nhân dần vẫn tăng lên nhanh

chóng, từ 21,06 tỷ NDT vào năm 1978, tăng lên tới 4.627,98 tỷ NDT vào năm 1997. Hiện nay thu

nhập lợi tức của cư dân đạt trên 200 tỷ NDT; ngoài ra còn có hơn 40 tỷ USD tiết kiệm, hơn 400 tỷ

NDT trái phiếu, hơn 250 tỷ NDT cổ phiếu.

Page 55: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Mức sống của người Trung Quốc hiện nay đã có chuyển biến lớn từ chỗ đủ về lượng sang

nâng cao về chất. Cái ăn đã giảm đồ thô, tăng đồ tinh, bớt chất bột tăng thịt cá. Đồ dùng cũng

chuyển sang dùng hàng cao cấp, đặc biệt ở thành thị, như máy điều hoà không khí, lò vi sóng,

nội thất gia đình, máy tính và bắt đầu chuyển sang xe hơi, căn hộ sang trọng ở nông thôn, ti vi

màu, điện thoại, tủ lạnh... không còn xa lạ với người tiêu dùng

4. Đã hình thành và có những đột phá quan trọng trong lý luận kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

Sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc 20 năm qua thu được những thành tựu quan

trọng, bởi vì đã áp dụng những chính sách, biện pháp kinh tế mới, dưới sự chỉ đạo của một loạt

quan điểm mới, lý luận mới về kinh tế thị trường XHCN. Đã có nhiều nhà nghiên cứu tổng kết

vấn đề này, với những phương pháp, cách nhìn và sự đánh giá khác nhau. Song đầy đủ và cô

đọng nhất là sự trình bày và lý giải của ông Lý Thiết ánh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Viện trưởng Viện

Khoa học xã hội Trung Quốc về vấn đề này nhân lễ kỷ niệm 20 năm Hội nghị Trung ương 3 khoá

XI ĐCS Trung Quốc. Bài viết đăng trên tạp chí Cầu thị số 6- 1999, bản dịch toàn văn được đăng

trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3 và số 4 năm 1999, ở đây chỉ xin giới thiệu các đề mục

những đột phá lý luận về kinh tế thị trường XHCH được hình thành trong quá trình cải cách mở

cửa 20 năm qua.

- Lý luận về mục tiêu cải cách thể chế kinh tế

- Lý luận về cải cách chế độ sở hữu

- Lý luận về cải cách nông thôn

- Lý luận về cải cách chế độ xí nghiệp

- Lý luận về hệ thống thị trường

- Lý luận về cải cách thể chế quản lý vĩ mô

- Lý luận về phân phối thu nhập

- Lý luận về mở của đối ngoại

5. Những tồn tại và khó khăn cần tiếp tục giải quyết

Sau 20 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã thu được những thành tựu huy hoàng,

nhưng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn mâu thuẫn. Lúc giao thời giữa hai thế kỷ, trong tình hình

Page 56: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

cạnh tranh gay gắt và diễn biến phức tạp trong nền kinh tế thế giới, Trung Quốc càng gặp nhiều

thách thức cần xử lý. Những khó khăn, mâu thuẫn, tiêu cực đó, có thể chia ra thành bốn loại vấn

đề như sau:

5.1. Những vấn đề mới nảy sinh sau khi giải quyết các vấn đề cũ. Sau khi phá bỏ chủ

nghĩa bình quân "ăn cơm nồi to", đã động viên được tính tích cực chủ động của người lao động.

Cơ chế thị trường đi vào nền kinh tế, cả xã hội trở nên năng động và đầy sức sống. Đó là kết quả

quan trọng mà cuộc cải cách đã đem lại. Song đồng thời lại nảy sinh ra một loạt vấn đề mới.

Trước hết là khoảng cách về thu nhập giữa các cá nhân, ngành nghề, và khu vực bị mở rộng.

Nếu như khoảng cách về thu nhập hình thành do sự khác biệt về thái độ lao động, về số lượng

và chất lượng lao động, thì có khoảng cách ấy là hợp lý, cần thiết và không thể tránh khỏi. Về

mặt chính sách, chủ trương cho phép một số người, một số vùng giàu lên trước là có lợi cho sự

phát triển kinh tế xã hội do tác dụng kích thích động viên của nó.

Tuy nhiên, trong quá trình cải cách đã xuất hiện tình trạng quá chênh lệch về thu nhập

giữa các cá nhân, ngành nghề, khu vực, không tương ứng với sự khác nhau về lao động; đặc

biệt thu nhập do làm ăn phi pháp đẻ ra một lớp người phất lên quá nhanh; nạn tham ô hối lộ lan

tràn, vừa phá hoại sự phát triển bình thường của nền kinh tế, vừa ảnh hưởng đến tính tích cực

của người lao động và sự ổn định xã hội. Đó là vấn đề nghiêm trọng đẻ ra trong cải cách Hai là,

quá trình chuyển đổi nền kinh tế đã tạo ra nạn dư thừa lao động, thất nghiệp, trong điều kiện việc

cải cách thể chế bảo hiểm xã hội trì trệ. Trước đây ở Trung Quốc nạn dư thừa lao động và thất

nghiệp được che dấu bởi chủ nghĩa bình quân và chế độ bao cấp. Thực hiện cải cách, chuyển

đổi kinh tế, những vấn đề này bộc lộ và ngày càng nặng nề. Trung Quốc là nước nghèo, tiến

trình cải cách diễn ra không lâu, do đó chế độ bảo hiểm xã hội chưa kiện toàn, chưa có được tác

dụng giảm sức ép của nạn thất nghiệp, giảm sự khốc liệt của nạn dư thừa nhân công. Đây là

thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Vấn đề bảo hiểm ở Trung Quốc, vẫn là khâu yếu, một mặt

do kinh phí không cho phép, mặt khác do hậu quả của thể chế cũ, diện hưởng bảo hiểm quá lớn;

mặt khác nữa, diện hưởng bảo hiểm mấy năm gần đây mở rộng, kết quả của cuộc cải cách xí

nghiệp Nhà nước. Ba là, các vấn đề đạo đức, văn minh tinh thần, giáo đục, phạm tội, chuyển

dịch lao động v.v.. nảy sinh ra trong tiến trình cải cách, có nguy cơ làm băng hoại cơ sở xã hội,

rối loạn đời sống, cũng là những tiêu cực mà Trung Quốc đang phải xử lý.

5.2. Những vấn đề của bản thân cuộc cải cách đòi hỏi giải quyết sâu sắc và triệt để' hơn.

Điển hình nhất là sự trì trệ của cái cách xí nghiệp Nhà nước. Các xí nghiệp này hiện nay vấp

phải ít nhất "5 cái khó" trong chuyển đổi cơ chế kinh doanh: xí nghiệp khó phá sản, công nhân

khó cho thôi việc, chính quyền và xí nghiệp khó tách rời, sức sống khó bốc dậy, sức cạnh tranh

thị trường khó tăng cường. Hoặc vấn đề chu kỳ kinh tế, lặp đi lặp lại hiện tượng "nới lỏng thì

loạn, thắt vào thì chết". Trung Quốc đã trải qua nhiều cơn "sốt" về kinh tế, sau đó lại xuất hiện sự

Page 57: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

tiêu điều. Ví dụ nửa đầu năm 1993 khi tổng sản phẩm trong nước tăng trên 15%, đã xuất hiện

tình trạng “4 cao 2 loạn", đó là đầu tư cao, lượng tiền trong lưu thông cao, giá cả cao, nhập khẩu

cao, và thị trường tiền tệ hỗn loạn, trật tự thị trường tư liệu sản xuất hỗn loạn. Nhờ biện pháp

thắt thật tiền tệ, nâng cao lãi suất, các cơn sốt đã giảm dần, nạn lạm phát nhẹ đi, giá cả hạ thấp.

Song sau khi nền kinh tế Trung Quốc "tiếp đất an toàn" từ đầu năm 1996, với mức tăng giá cả

6,1%, thì từ cuối năm 1997 đến nay đã có hiện tượng đình trệ. Năm 1997 giá hàng tiêu dùng chỉ

tăng 2,8%, năm 1998 lại giảm 0,8% so với năm 1997. Hàng hoá ứ thừa tràn ngập trong các kho

khiến Nhà nước phải ngừng sản xuất một số mặt hàng, điều đó một phần do ảnh hưởng của

cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc, một phần do sản xuất trùng

lặp, việc sử dụng công cụ tài chính để điều tiết kém tác dụng.

5.3. Những khó khăn vốn có của Trung Quốc càng nổi bật cùng với quá trình hiện đại hoá

kinh tế. Đó là những vấn đề nợ tài nguyên, con người, lương thực, điều kiện tự nhiên... Về tài

nguyên, tính theo đầu người, Trung Quốc là nước nghèo. Do đó việc tiết kiệm tài nguyên như

đất, năng lượng cùng các loại tài nguyên khác là vấn đề rất lớn. Việc hạn chế sinh đẻ theo kế

hoạch của Trung Quốc đã thu được kết quả rõ rệt, song những vấn đề về gia đình và xã hội cũng

nảy sinh cùng với việc chỉ cho phép có một con, đồng thời Trung Quốc còn đang đứng trước cửa

ải cần vượt qua là vấn đề xã hội bị lão hoá .Trung Quốc là một nước dân đông, đất ít, sản xuất

lương thực luôn luôn là vấn đề nóng bỏng vì có liên quan đến sự tồn tại của số dân bằng 1/4 loài

người. Vậy mà nông nghiệp Trung Quốc lại chưa phát triển, chưa thoát khỏi cảnh "nhờ trời mới

có miếng ăn" do đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn ít ỏi, khả năng phòng chống thiên tai còn hạn chế.

Theo các nhà khoa học, chất lượng điều kiện tự nhiên của Trung Quốc tương đối thấp, kém ổn

định, bởi vì đây là một quốc gia nhiều thiên tai vào loại nhất thế giới. Mỗi năm Trung Quốc bị thiệt

hại tới 100 tỷ NDT do thiên tai. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự phá hoại của con người đối với

môi trường tự nhiên cũng tăng lên. Người ta đã khẳng định, nguyên nhân của nạn lụt lớn năm

1998 không phải chỉ do thiên tai mà còn do nhân hoạ gây ra.

5.4. Thách thức đi đôi với cơ hội trong giao lưu quốc tế. Xu hướng toàn cầu hoá đang

ngày càng rõ rệt, giao lưu và hợp tác kinh tế giữa các nước ngày càng chặt chẽ. Nền kinh tế

Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thế giới. Thế giới cần Trung

Quốc, mà Trung Quốc cũng không thể tách rời thế giới. Nhưng sự nhất thể hoá kinh tế vừa trợ

giúp nền kinh tế Trung Quốc phát triển, mà cũng mang lại những khó khăn cho nước này. Cuộc

Cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới phát triển mạnh mẽ đang làm thay đổi những ngành

nghề truyền thống và phương thức sản xuất truyền thống. Trung Quốc có thể nhờ đó mà phát

huy thế mạnh của nước đi sau, tận dụng thành quả khoa học tiên tiến của thế giới, song cũng có

thể tụt hậu so với trình độ quốc tế nếu như không vượt qua được sức ép cạnh tranh. Mặt khác

nền tài chính tiền tệ thế giới đang ngày càng linh hoạt, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế

của các nước, song cũng có thể mang lại rủi ro cho các nước. Điều này có thể thấy rõ qua

Page 58: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

những ảnh hưởng bất lợi đó cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ mang lại cho nền kinh tế Trung

Quốc hai năm vừa qua, như đầu tư nước ngoài giảm, xuất khẩu sụt, giá từ đồng tiền thực tế bị

lung lay ít nhiều . . .

II. NHỮNG BÀI HỌC CỦA CUỘC CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC

Như bên trên đã nói, Trung Quốc không phải là nước duy nhất thực hiện cải cách kinh tế,

xoá bỏ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cũ, song nước này đã gặt hái được nhiều thành công

khiến cho các nước khác phải ngưỡng mộ. Viện sỹ Ô Bôgômôlốp (Nga) đã nhận xét, có nhiều

người cho rằng các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường "nhất định sẽ kéo theo các xung

đột đổ máu hay ít ra là mất mát và thiếu thốn vật chất. Kinh nghiệm của các nước Trung và Đông

Âu, của Nga và các nước SNG khác dường như khẳng định điều đó. Thế nhưng cải cách thị

trường của Trung Quốc đã chứng minh điều ngược lại. Ngay từ những ngày đầu, cải cách của

Trung quốc đã cải thiện về kinh tế và cuộc sống cho nhân dân, và cho đến nay vẫn duy trì tốc độ

tăng trưởng cao”. Vì sao lại như vậy, và có thể rút ra được những bài học gì từ “cuộc cách mạng

thứ hai” này của người Trung Quốc

1. Cải cách toàn diện, song phải coi cải cách thể chế kinh tế là trọng điểm

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chủ trương cải cách toàn điện. Nhà lãnh đạo Trung Quốc

Đặng Tiểu Bình, người được coi là kiến trúc sư của công cuộc cải cách của Trung Quốc nói: "Cải

cách là toàn diện, bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cải cách các

lĩnh vực tương ứng khác". Trung Quốc tuy chủ trương cải cách toàn diện, song khi thực hiện

phải có trọng điểm để tập trung sức lực. Trọng điểm chính là cải cách thể chế kinh tế. Sở dĩ

Trung Quốc cải cách thành công vì trong khi cải cách tất cả các lĩnh vực, họ đã kiên trì coi cải

cách kinh tế làm trọng điểm. Một số quốc gia khác cải cách thất bại, bởi vì cải cách kinh tế chưa

có kết quả gì rõ rệt, đã vội vã chuyển trọng điểm sang lĩnh vực khác, làm cho chính trị không ổn

định, mà cải cách kinh tế cũng bị buông lỏng, kết quả là cả kinh tế lẫn chính trị đều bị rối loạn.

2. Kiên trì về lựa chọn thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa thay thế cho thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống.

Thực hiện cải cách - mở cửa, những người lãnh đạo Trung Quốc đã lựa chọn thể chế kinh

tế thị trường, nền kinh tế được thúc đẩy và phồn vinh, được nhân dân tiếp nhận. Quá trình lựa

chọn và tiếp nhận thể chế kinh tế thị trường ở Trung Quốc có thể chia làm 4 giai đoạn:

- Từ năm 1979 đến năm 1984 là thời kỳ thể hiện sự quay lại tôn trọng quy - luật giá trị, mở

rộng tác dụng của cơ chế thị trường. Các biện pháp cải cách áp dụng đầu tiên ở nông thôn đã

Page 59: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

khiến nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển, tạo ra sức thuyết phục để đông đảo

người dân tiếp nhận cuộc cải cách theo hướng thị trường

- Năm 1984, Hội nghị Trung ương 3 khoá XII xác nhận kinh tế XHCN là kinh tế hàng hoá

có kế hoạch. Nhận thức của mọi người đã được nâng lên, hiểu rõ hơn về vấn đề phát triển kinh

tế hàng hoá là giai đoạn không thể bỏ qua.

- Năm 1987, Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XITI đưa ra mô hình "Nhà nước điều tiết thị

trường, thị trường dẫn dắt xí nghiệp” đã làm nổi bật tác dụng của thị trường và có thể coi đó là

giai đoạn quá độ từ thuyết kinh tế hàng hoá XHCN sang thuyết kinh tế thị trường XHCN.

Đầu năm 1992, trong bài nói chuyện khi đi thăm các tỉnh phía Nam, Đặng Tiểu Bình đã

nêu ra ý kiến: "Kinh tế kế hoạch không phải là CNXH, chủ nghĩa tư bản cũng có kế hoạch; kinh tế

thị trường không phải là CNTB, chủ nghĩa xã hội cũng có thị trường". ý kiến đó một lần nữa giải

phóng tư tưởng cho cán bộ và nhân dân Trung Quốc. Đại hội Đảng lần thứ XIV lại đề ra "lấy xây

dựng nền kinh tế thị trường XHCN làm mục tiêu của cải cách thể chế kinh tế “, cuộc cải cách

theo hướng thị trường hoá càng được thúc đẩy nhanh chóng. Thể chế kinh tế mới đã có vai trò

ưu thế trong vận hành kinh tế

3. Kiên trì sách lược cải cách kiểu tiến dần từng bước.

Ngay tứ khi mới bắt đầu cải cách, Trung Quốc đã xác định không dùng phương án cải

cách kiểu "bùng nổ", mà đã kiên trì phương án "dò đá qua sông", áp dụng phương châm trước

dể sau khó, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro. Thực tiễn chứng minh cách làm này là phù hợp

với Trung Quốc, mang lại kết quả rõ rệt, tránh được những va chạm xã hội lớn và sự phân hoá

hai cực quá nhanh như đã xẩy ra ở Liên Xô cũ và các nước Đông âu do thực hiện "liệu pháp

sốc" Cải cách kiểu tiến dần phải trả giá nhất định như thời gian cải cách tương đối dài, tác đụng

tiêu cực của thể chế cũ kéo dai dẳng, song cuộc cải cách được thúc đẩy trong điều kiện xã hội

tương đối ổn định, tuyệt đại đa số nhân dân được hưởng lợi ích của cải cách.

Cải cách theo phương thức tiến dần của Trung Quốc thể hiện ở mấy phương diện quan

trọng sau:

- Sau khi cải cách ở nông thôn thu được những kết quả thực tế mới mở rộng ra thành phố,

đến năm 1984 cuộc cải cách mới lấy thành phố làm trung tâm.

- Ra sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế không thuộc sở hữu Nhà nước, biến nó thành động

lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế 20 năm qua; sau đó thực hiện có trọng điểm cuộc

cải tổ chiến lược khu vực kinh tế Nhà nước và cải cách các xí nghiệp Nhà nước.

Page 60: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

- Trong việc xây dựng hệ thống thị trường, thì trước hết phát triển thị trường hàng hoá tiêu

dùng rồi đến hàng hoá tư liệu sản xuất, sau đó mới chú ý phát triển thị trường các yếu tố sản

xuất như thị trường vốn, sức lao động, kỹ thuật, thông tin v.v..

- Cải cách giá cả, được coi là mấu chốt, quan hệ đến sự thành bại của toàn bộ cải cách

thể chế kinh tế, vì vậy đã được tiến hành rất thận trọng, kết hợp giữa điều chỉnh và thả lỏng, điều

chỉnh trước, thả lỏng sau, sau đó mới gắn với giá cả của thị trường quốc tế. Trọng nền kinh tế kế

hoạch, mọi sản phẩm đều không được thể hiện chính xác giá cả của nó; cuộc cải cách giá trước

hết thực hiện thị trường hoá giá cả các hàng hoá hiện vật và các địch vụ, rồi dần dần thực hiện

thị trường hoá giá các yếu tố sản xuất

- Về kế hoạch hoá các khâu sản xuất, lưu thông, giá cả..., thì trước hết cho phép một phần

tồn tại ngoài kế hoạch, rồi dần dần mở rộng ra; phần theo kế hoạch thì thu hẹp lại dần. Khi điều

kiện đã chín muồi thì thực hiện sự điều tiết của thị trường. Việc từng bước hợp nhất chế độ hai

giá của tư liệu sản xuất là ví dụ nổi bật về sự quá độ yên ổn từ thể chế cũ sang thể chế mới một

cách tiệm tiến

- Trong mở cửa đối ngoại, mở đầu là xây dựng các đặc khu kinh tế, các thành phố ven

biển, sau đó dần dần mở cửa sâu vào nội địa, và đến nay mới hình thành cục diện mở cửa ra

mọi hướng, mọi cấp độ.

4. Xử lý đúng đắn quan hệ biện chứng giữa cải cách, phát triển và ổn định.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cải cách của Trung Quốc tương đối thành

công là trong tiến trình cải cách đã coi trọng và xử lý đúng đắn quan hệ giữa cải cách, phát triển

và ổn định. Kinh nghiệm 20 năm phát triển kinh tế của Trung Quốc cho thấy, muốn xử lý đúng

đắn ba mặt trên, người Trung Quốc đã chú trọng mấy điểm sau: Trước hết, phải duy trì được tốc

đã phát triển kinh tế thích hợp. Nhiều học giả cho rằng kinh tế Trung Quốc hiện đang ở giai đoạn

cất cánh, cần tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng không thể quá cao. Bởi vì hiện nay nền kinh tế

của Trung Quốc vẫn theo phương thức tăng trưởng theo chiều rộng là chính, vẫn phải dựa vào

đầu tư; nếu đòi hỏi tăng trưởng cao, sẽ xuất hiện cơn sốt đầu tư, lạm phát tăng, vật giá leo

thang, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế. Điều đó đã diễn ra vào các năm 1992, 1993. Để hạ sốt,

giảm lạm phát, ắt sẽ phải xiết chặt tiền tệ, hạ nhanh tốc độ tăng trưởng, làm cho nền kinh tế bị

dao động lớn, gây mất ổn định. Cũng không thể duy trì tốc độ phát triển quá thấp, vì sẽ không có

lợi cho vấn đề việc làm, vấn đề thua lỗ của các xí nghiệp Nhà nước, vấn đề thu nhập tài chính.

Các học giả Trung Quốc cho rằng tốc độ phát triển kinh tế hàng năm 8 - 9% là thích hợp với đất

nước này

Page 61: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Thứ hai, phải giữ cho mức độ tăng hàng năm của vật giá bán lẻ ở mức được 10%. Tình

hình Trung Quốc một số năm cho thấy, một khi giá cả tăng trên 10% là nhân dân đã kêu ca, bất

bình, là có tới 20% cư dân ở thành phố bị hạ thấp thu nhập, do đó ảnh hưởng đến sự ổn định

kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nếu giá cả xuống thấp quá cũng không phải là điềm lành, nó chứng tỏ

nền kinh tế đã bị ép giảm quá mức độ, hàng hoá đã thừa, sản xuất sút kém, không có lợi cho sự

hoạt động bình thường của nền kinh tế và sự linh hoạt của thị trường

Thứ ba, việc thực hiện các biện pháp cải cách cần tính toán đầy đủ đến sự ổn định về tiêu

dùng của người dân. Có rất nhiều lĩnh vực cần cải cách có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của

người dân như vấn đề nhà ở, chữa bệnh, bảo hiểm, dưỡng lão, giáo dục, lao động tiền lương...

Thực hiện những cải cách này, đặc biệt là thực hiện dồn dập rất để vượt quá sức chịu đựng của

người dân, làm cho họ không dám tiêu dùng hoặc tiêu dùng ít, dẫn đến chỗ thị trường tiêu điều,

ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ hàng hoá.

Thứ tư, giữ vững chủ trương cùng giầu có, đề phòng và giảm bớt mức chênh lệch quá lớn

giữa các cá nhân, các đơn vị, các địa phương. Từ khi cải cách, giữa các tầng lớp dân cư và các

địa phương, giữa thành thị và nông thôn đều có hiện tượng chênh lệch thu nhập tăng lên, vấn đề

phân phối không công bằng ngày càng bộc lộ và nổi cộm. Chính sách của Chính phủ Trung

Quốc luôn luôn theo hướng thu nhỏ khoảng cách chênh lệch. Biện pháp đánh thuế thu nhập, kết

nghĩa giữa tỉnh giàu với tỉnh nghèo, trích ngân sách để xoá đói giảm nghèo.... đã có tác dụng tất

trong việc giữ gìn ổn định và xã hội.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách trong nước với mở cửa ra thế giới.

Trung Quốc coi cải cách và mở cửa là hai mặt của một chỉnh thể. Sự kết hợp giữa hai mặt

này là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của cải cách

Một thời kỳ dài trước đây, Trung Quốc đã thực hiện bế quan toả quốc, hậu quả là không

thành công trong việc hiện đại hoá kinh tế, trì trệ lạc hậu kéo dài, không tiếp thu được thành quả

văn minh của loài người, không tận dụng được nguồn vốn bên ngoài, không tham gia được vào

sự hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Rút bài học cay đắng đó, từ thập kỷ 80 Trung Quốc thay đổi

cách nghĩ, nhận thức lại là CNXH phải tiếp thu mọi thành quả văn minh của nhân loại, đặc biệt là

của các nước phát triển phương Tây; CNTB là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của tiến

trình phát triển lịch sử của loài người, nền văn minh vật chất và văn minh tinh thần mà nó sáng

tạo ra trong mấy trăm năm vượt qua tất cả những gì mà loài người đã tạo ra trước đó. Trung

Quốc xây dựng CNXH trên cơ sở kinh tế văn hoá lạc hậu, càng phải thực hiện mở cửa, tiếp thu

thành quả văn minh của thế giới, do đó không những phải cải tạo thể chế cũ xây đựng thể chế

mới, mà cỏn phải tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến và phương pháp quản lý kinh doanh của

Page 62: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

các nước tư bản phát triển. Trong quá trình đó, Trung Quốc đã có chọn lọc để không tiếp thu

những mặt không tốt của các nước này.

Tóm lại, những bài học rút ra từ quá trình cải cách không chỉ giúp ích cho sự phát triển tiếp

theo của Trung Quốc trên con đường tiến vào thế kỷ mới mà còn có giá trị tham khảo bổ ích cho

các quốc gia đang có hướng phát triển tương tự

Nhandan.org.vn, cập nhật 18 giờ 4 - 17-11-2003

Hội thảo lý luận với chủ đề: "Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường - kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam" vừa được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại hội thảo, đại diện hai nước đã trình bày 20 bản báo cáo khoa học (Việt Nam: chín, Trung Quốc: 11). Chúng tôi xin lược thuật giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung chính được đề cập trong các ý kiến phát biểu tham luận cùng các bài viết gửi tới Hội thảo.

Phát triển kinh tế thị trường XHCN (Trung Quốc) và kinh tế thị trường định hướng XHCN (Việt Nam) là yêu cầu tất yếu, là bước đột phá về tư duy lý luận của hai Ðảng

Theo báo cáo đề dẫn của đồng chí Lưu Vân Sơn, Trung Quốc chính thức khởi xướng cải cách, mở cửa từ Hội nghị T.Ư 3 (khóa XI - 1978). Hội nghị đã đề ra quyết sách chiến lược chuyển từ tình trạng kinh tế bị kìm hãm do các mặt trái của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cải cách, mở cửa bằng thể chế kinh tế định hướng thị trường. Cuộc cải cách bắt đầu từ nông thôn, thực hiện chế độ khoán hộ gia đình, cho phép nông dân được hưởng quyền tự chủ sản xuất lớn hơn. Chính sách này tác động mạnh mẽ tinh thần tích cực của nông dân. Công cuộc cải cách được Ðại hội XII của Ðảng (1982) chủ trương tiếp tục đẩy mạnh. Ðại hội khẳng định xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc và nêu nguyên tắc: "Kinh tế kế hoạch là chính, điều tiết thị trường là phụ". Hội nghị T.Ư 3 (khóa XII) quyết định cải cách thể chế kinh tế, chỉ rõ kinh tế hàng hóa trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Ðại hội XIII (1987) xác định mô hình quản lý kinh tế: "Nhà nước điều hành thị trường, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp", làm cho cuộc cải cách kinh tế tiến thêm một bước quan trọng. Tại Ðại hội XIV (1992), Trung ương Ðảng trình bày Báo cáo chính trị về lý luận xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Ðại hội chính thức khẳng định xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN là mục tiêu của cuộc cải cách thể chế kinh tế Trung Quốc và đề ra con đường thực hiện mục tiêu này một cách có hệ thống. Ðây là bước ngoặt quan trọng trong đường lối cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Ðại hội XV (1997), Ðảng xác định tiến trình lịch sử của giai đoạn đầu XHCN ở Trung Quốc diễn ra ít nhất phải 100 năm. Trong 100 năm ấy, nhiệm vụ cơ bản của CNXH là phát triển sức sản xuất. Từ đó mà Ðảng định ra đường lối lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm. Ðại hội XVI (2002), Ðảng Cộng sản Trung Quốc tổng kết lý luận, đề ra tư tưởng quan trọng "kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, không ngừng giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội".

Với chủ đề "Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; quan niệm và giải pháp" báo cáo đề dẫn của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, nêu ba luận điểm lớn trả lời cho câu hỏi vì sao Việt Nam lựa chọn mô hình kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN và khẳng định:

Trên cơ sở nhận thức đúng đắn hơn và đầy đủ hơn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Ðại hội VI Ðảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12 - 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công cuộc xây dựng CNXH. Ðại hội đưa ra những quan niệm mới về con đường, phương pháp xây dựng CNXH, đặc biệt là quan niệm về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường, phê phán triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, và khẳng định chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh. Ðại hội chủ trương phát triển nền kinh tế

Page 63: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp; coi trọng việc kết hợp lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội; chăm lo toàn diện và phát huy nhân tố con người, có nhận thức mới về chính sách xã hội. Ðại hội VI là một cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng trong nhận thức của Ðảng Cộng sản Việt Nam về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Ðó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, suy tư, đấu tranh tư tưởng rất gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của toàn Ðảng, toàn dân trong nhiều năm.

Hội nghị T.Ư 6 (tháng 3-1989) khóa VI, phát triển thêm một bước, đưa ra quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch gồm nhiều thành phần đi lên CNXH, coi "chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH".

Ðến Ðại hội VII (tháng 6-1991), Ðảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nói rõ hơn chủ trương này và khẳng định đây là chủ trương chiến lược, là con đường đi lên CNXH của Việt Nam. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của Ðảng khẳng định: "Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước". Ðại hội VIII của Ðảng (tháng 6-1996) đưa ra một kết luận mới rất quan trọng: "Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng". Nhưng lúc đó cũng mới nói nền kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trường, chưa dùng khái niệm "kinh tế thị trường". Phải đến Ðại hội IX của Ðảng (tháng 4-2001) mới chính thức đưa ra khái niệm "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Ðại hội khẳng định: phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Ðây là kết quả sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết thực tiễn; và là bước phát triển mới về tư duy lý luận của Ðảng Cộng sản Việt Nam (Xem toàn văn Báo cáo đề dẫn Hội thảo đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 12-11-2003).

Sự phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam và KTTT XHCN ở Trung Quốc đều là tất yếu khách quan, và do lợi ích sống còn của chế độ XHCN quy định, phù hợp với tình hình mỗi nước. Ðồng chí Lưu Vân Sơn, dẫn lời đồng chí Giang Trạch Dân khẳng định rằng, KTTT XHCN ở Trung Quốc không phải là "Vẽ rắn thêm chân" mà thật sự là "vẽ rồng, điểm mắt".

Từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường XHCN (Trung Quốc) và từng bước xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Việt Nam)

Ðây là nội dung quan trọng thứ hai mà cuộc hội thảo lý luận giữa Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Ðảng ta đặt ra. Giáo sư Hàn Bảo Giang, Chủ nhiệm phòng vi mô, Ban kinh tế học, Trường Ðảng T.Ư Ðảng Cộng sản Trung Quốc trong tham luận về quá trình thể chế kinh tế Trung Quốc chuyển sang thị trường hóa và những vấn đề tồn tại trong thể chế hiện hành. Tiêu chuẩn đánh giá cải cách, phải xem "có lợi cho phát triển lực lượng sản xuất XHCN hay không; có lợi cho tăng cường sức mạnh tổng hợp của Nhà nước XHCN hay không, có lợi cho nâng cao mức sống của nhân dân hay không".

Dưới sự chỉ đạo của nguyên tắc này, cuộc cải cách theo hướng thị trường hóa của thể chế kinh tế Trung Quốc đã đi con đường "cải cách từng bước" và "dò đá qua sông", trước nông thôn, sau thành thị; trước thí điểm, sau nhân rộng; trước đặc khu, sau cả nước. Trước hết, tại nông thôn, bắt đầu từ năm 1978, xoay quanh vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp và huy động đông đảo nông dân hăng hái sản xuất, đã thực hiện chế độ khoán hộ gia đình, và thông qua cơ chế lợi ích "nộp đủ cho Nhà nước và tập thể, còn lại tất cả là của mình", phát huy được tính tích cực của đông đảo quần chúng nông dân. Thứ hai, tại thành thị, bắt đầu từ năm 1980, thực hiện cải cách thể chế kinh tế lấy cải cách doanh nghiệp quốc hữu làm khâu trung tâm. Từ "giao quyền nhường lợi" đến "nộp lãi thay nộp thuế", từ "nộp lãi thay nộp thuế" đến "chế độ giao khoán", từ "chế độ giao khoán" đến "thí điểm cải cách chế độ cổ phần liên quan đến cải cách quyền sở hữu tài sản", từ "thí điểm chế độ cổ phần" đến "xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại", từ "xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại" đến "điều chỉnh cơ cấu kinh tế quốc hữu", và cuối cùng đến cải cách thể chế quản lý tài sản quốc hữu, sự cải cách theo hướng thị trường hóa của doanh nghiệp quốc hữu không ngừng đi vào chiều sâu.

Page 64: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Qua 24 năm cải cách theo hướng thị trường hóa (từ năm 1978 đến nay), sự đổi mới của thể chế kinh tế Trung Quốc đã có những tiến triển mang tính đột phá, bước đầu hình thành bộ khung cơ bản của thể chế KTTT XHCN.

Việc từng bước xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, một số bài viết lý giải đó là quá trình đổi mới thể chế kinh tế hình thành khung pháp lý của nền KTTT định hướng XHCN; tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường cùng với khuôn khổ pháp lý của nó; tạo lập cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước; đổi mới kế hoạch hóa trong nền KTTT và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế thế giới. Theo đó, thể chế kinh tế mới ở Việt Nam được quan tâm xây dựng như một tất yếu ở trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế, từ việc hoàn thiện khoán sản phẩm đến hộ nông dân, đổi mới kế hoạch hóa, chấp nhận cơ chế thị trường, giá cả thị trường, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường đến các chính sách cơ bản phát triển nền KTTT định hướng XHCN đều được pháp luật hóa từng bước. Các chủ trương, chính sách đổi mới kinh tế của Ðảng đều được Nhà nước thể chế hóa thành luật, văn bản dưới luật, hoặc các nghị định, quyết định, chỉ thị của Chính phủ. Ðây chính là khung pháp lý thúc đẩy phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Về chế độ kinh tế cơ bản, chế độ phân phối

Ðồng chí Vương Thiên Nghĩa, Giáo sư, Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chính sách, Ban Kinh tế học, Trường Ðảng T.Ư ÐCS Trung Quốc cho biết: Ðại hội XVI của Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh chế độ kinh tế cơ bản của Trung Quốc là lấy chế độ công hữu làm chủ thể, kinh tế nhiều loại sở hữu cùng phát triển, nhấn mạnh tiếp tục điều chỉnh bố cục và kết cấu kinh tế quốc hữu, cải cách thể chế quản lý tài sản quốc hữu là nhiệm vụ quan trọng của đi sâu cải cách thể chế kinh tế. Lý giải và nắm bắt chế độ kinh tế cơ bản và cải cách kinh tế quốc hữu là một mặt quan trọng trong lý giải và nắm bắt cải cách thể chế kinh tế và diễn biến cơ cấu kinh tế xã hội Trung Quốc. Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, không phải là lấy kinh tế quốc hữu làm chủ thể. Từ khi cải cách, mở cửa đến nay, kết cấu chế độ sở hữu của Trung Quốc đã có thay đổi quan trọng, chế độ công hữu xuất hiện nhiều hình thức đa dạng, nó vừa bao gồm kinh tế quốc hữu và kinh tế tập thể, cũng bao gồm cả thành phần quốc hữu và thành phần tập thể trong kinh tế hỗn hợp. Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, là nói chung cả nền kinh tế quốc dân, và cũng không yêu cầu mỗi ngành, mỗi khu vực, mỗi doanh nghiệp đều phải lấy chế độ công hữu làm chủ thể. Lấy chế độ công hữu làm chủ thể, mấu chốt là khả năng kiểm soát kinh tế quốc hữu đối với kinh tế quốc dân, khả năng kiểm soát của kinh tế quốc hữu đối với kinh tế quốc dân là cơ sở và đảm bảo cho địa vị chủ thể của nền kinh tế công hữu. Ðối với kinh tế phi công hữu, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích, ủng hộ và hướng dẫn kinh tế phi công hữu phát triển. Trung Quốc áp dụng nhiều hình thức phân phối trong đó lấy phân phối theo lao động làm chủ thể, chú ý các yếu tố sản xuất và yếu tố cống hiến trong phân phối.

Một số bài viết của các đồng chí trong đoàn Việt Nam nêu rõ rằng: Trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận về vấn đề sở hữu, việc xác định cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam cũng có những thay đổi cơ bản. Từ quan niệm về nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH là một nền kinh tế chỉ có hai thành phần XHCN (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) đã đi đến quan niệm về một nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN. Mỗi thành phần đều là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân; các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cùng tồn tại và phát triển, cùng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể dần dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Phần sở hữu nhà nước có thể được sử dụng ở nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, với nội dung là đòn bẩy đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác cùng phát triển; làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới; các doanh nghiệp nhà nước phải tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt, vừa chi phối được nền kinh tế, vừa bảo đảm an ninh quốc phòng và phục vụ lợi ích công cộng. Từ những nhận thức mới về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế, kéo theo nó là sự nhận thức mới về cơ chế quản lý kinh tế và chế

Page 65: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

độ phân phối. Về cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, căn bản không sử dụng quan hệ hàng hóa - tiền tệ, quan hệ thị trường; đã chuyển sang từng bước thực hiện cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Về quan hệ phân phối, từ chỗ xác định chỉ có một nguyên tắc của CNXH là phân phối theo lao động, đã chuyển sang thực hiện nhiều hình thức phân phối, phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp của các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội; đi liền với chính sách điều tiết thu nhập, thực hiện bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, giải quyết mối quan hệ giữa cải cách, đổi mới, ổn định và phát triển

Quan điểm của Trung Quốc được nêu trong các tham luận là, việc xây dựng thể chế KTTT XHCN liên quan các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Ðó là một công trình tổng thể phức tạp, cũng là sự đổi mới xã hội sâu sắc. Các tham luận của Ðoàn Việt Nam cũng nêu rõ chủ trương của Ðảng ta: tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, coi đó là nội dung rất quan trọng của định hướng XHCN, bảo đảm tính ưu việt của chế độ xã hội mới, nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất, thực hiện sự bình đẳng và điều tiết các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu chính đáng, giữ vững môi trường ổn định chính trị, xã hội.

Chung quanh vấn đề phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, một số bài viết của các nhà khoa học Trung Quốc phân tích sâu chính sách phân phối thu nhập của Trung Quốc gồm sáu giai đoạn, từ Hội nghị T.Ư 3 khóa XI của Ðảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12-1978 đến Ðại hội XVI của Ðảng, tháng 11-2002. Từ việc khắc phục chủ nghĩa bình quân, trước hết lấy nông thôn làm khâu đột phá thi hành chế độ khoán sản phẩm tới hộ, từng bước Trung Quốc phá bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện nguyên tắc "ưu tiên hiệu suất, tính công bằng" nhằm huy động tính chủ động và sáng tạo của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Vừa chống chủ nghĩa bình quân lại phòng ngừa thu nhập chênh lệch quá lớn. Phân phối lần đầu cần phải coi trọng hiệu suất, phát huy tác dụng của thị trường, khuyến khích một bộ phận người giàu lên trước thông qua lao động thành thực và kinh doanh hợp pháp. Tái phân phối cần phải coi trọng công bằng, tăng cường chức năng điều tiết của Nhà nước trong phân phối thu nhập, điều tiết chênh lệch quá lớn về thu nhập. Mặc dù không đi sâu phân tích mối quan hệ gắn phát triển kinh tế với phát triển kinh tế - xã hội, nhưng các bài viết của một số đồng chí Trung Quốc khi đề cập vấn đề này đều cho rằng: kinh tế tăng trưởng là cơ sở của sự phát triển, vừa thể hiện sự tăng trưởng của tổng lượng kinh tế, lại thể hiện mức tăng bình quân đầu người và sự cải thiện chất lượng của cuộc sống. Về vai trò của kinh tế dân doanh Trung Quốc, có ý kiến cho rằng, nhờ loại hình kinh tế này phát triển mà tăng thêm cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân và giữ gìn ổn định xã hội, thúc đẩy KTTT phồn vinh. Với Trung Quốc nó trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.

Phân tích khá sâu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý, Ủy viên Hội đồng lý luận T.Ư có cách nhìn mới. Theo Giáo sư, Viện sĩ thì giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội có mối tương tác khá đặc biệt. Tăng trưởng kinh tế đem lại những giá trị vật chất to lớn chính là điều kiện để thực hiện công bằng xã hội. Nếu không có những điều kiện kinh tế tối thiểu đảm bảo thì tiến bộ và công bằng xã hội rất khó được thực hiện. Kinh tế càng phát triển, càng có điều kiện thuận lợi hơn để hoạch định và thực thi các chính sách về công bằng xã hội. Ngược lại, công bằng xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Nhờ khả năng có thể tạo ra một xã hội hòa hợp, lành mạnh và ổn định - một xã hội mà mỗi cố gắng, mỗi đóng góp đều sẽ được đánh giá một cách thỏa đáng. Công bằng xã hội có thể tạo ra một xã hội hài hòa giữa những lợi ích cá nhân và cộng đồng. Công bằng xã hội, trên thực tế, vừa là điều kiện quan trọng để tạo ra ổn định xã hội, vừa là một động lực để tăng trưởng kinh tế. Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Duy Quý nêu rõ: "... Trong điều kiện chuyển sang nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, trước nhu cầu bức bách phải thu hút vốn đầu tư để có điều kiện mở rộng sản xuất

Page 66: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

thì ngoài phân phối theo lao động, phân phối theo vốn và nguồn lực khác vào sản xuất là hết sức cần thiết để thúc đẩy sản xuất, tăng trưởng kinh tế, phải được coi là công bằng. Ðây chính là quan niệm mới về sự thực hiện công bằng xã hội trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhưng khi nền KTTT có sự tăng trưởng khá thì cũng là khi mặt tiêu cực của nó tác động tương đối mạnh đến các mặt của đời sống xã hội. Tăng trưởng kinh tế nhanh trong điều kiện cơ chế thị trường đã làm cho bảng giá trị của xã hội, trong một số trường hợp, biến động theo chiều hướng tiêu cực. Bất công xã hội có nguy cơ tăng lên. Những hành vi phản văn hóa, những biểu hiện của lối sống thực dụng, quay lưng lại với những giá trị truyền thống... cũng nảy sinh trong đời sống xã hội. Ðã xuất hiện và nảy sinh mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng kinh tế với phân phối các giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần do tăng trưởng kinh tế đem lại. Trong số các vấn đề xã hội cần quan tâm thì công bằng xã hội là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất. Kinh tế càng tăng trưởng thì vấn đề công bằng xã hội càng được đặt ra một cách bức xúc, vì thế Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương đúng đắn và trên thực tế đã và đang giải quyết những vấn đề nổi cộm một cách có hiệu quả.

Rút kinh nghiệm từ những bài học đắt giá trong việc hoạch định chính sách phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã chủ trương coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội; không chờ tới khi kinh tế phát triển cao rồi mới thực hiện các chính sách về công bằng xã hội, mà ngay từ khi bắt đầu tiến hành đổi mới đã phải kết hợp các nhiệm vụ kinh tế với các nhiệm vụ xã hội; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đổi mới chính sách kinh tế với đổi mới chính sách xã hội, coi đó là một phương thức để thực hiện công bằng xã hội.

Thực tiễn trên đã chứng tỏ rằng khi có chính sách xã hội đúng đắn đi liền với chính sách tăng trưởng kinh tế thì có thể khắc phục được những mặt tiêu cực của KTTT mà không làm mất đi tính năng động và hiệu quả của bản thân cơ chế thị trường. Ðó chính là nguyên nhân đã khiến cho cộng đồng quốc tế đánh giá cao kết quả của việc thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam".

Từ thực tiễn cải cách, đổi mới của mình, nhiều tham luận của Ðoàn Trung Quốc nhấn mạnh kinh nghiệm quý trong phát triển nền KTTT, đó là phải luôn luôn giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa "cải cách, phát triển, ổn định". "Cải cách là động lực, phát triển là mục tiêu, ổn định là tiền đề". Ðồng chí Lưu Vân Sơn đã phân tích sâu sắc bài học kinh nghiệm này: "Cải cách, phát triển và ổn định như là ba quân cờ chiến lược gắn bó khăng khít với nhau trên bàn cờ xây dựng hiện đại hóa của Trung Quốc, mỗi nước cờ đều đi đúng chỗ và thúc đẩy lẫn nhau thì sẽ làm sống cả ván cờ. Nếu nước cờ nào đi không đúng chỗ, thì hai nước cờ khác cũng sẽ sa vào cảnh khó khăn, sẽ có thể làm hỏng cả ván cờ. Cải cách, phát triển và ổn định có mối liên hệ bên trong không thể tách rời nhau, cải cách là động lực, phát triển là mục đích, ổn định là tiền đề. Trung Quốc giải quyết vấn đề gì đều phải dựa vào sự phát triển của bản thân mình, cần phải kiên trì lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm, coi phát triển là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Ðảng trong việc cầm quyền và chấn hưng đất nước, nắm bắt mọi cơ hội, đẩy nhanh bước phát triển. Cải cách là con đường tất yếu để xây dựng và hoàn thiện thể chế KTTT XHCN, cần phải đẩy mạnh cải cách về các mặt một cách toàn diện, kiên quyết xóa bỏ tệ nạn mang tính thể chế ảnh hưởng đến sự phát triển. Ổn định là trên hết, không có môi trường chính trị - xã hội ổn định thì khó có thể nói đến những thứ khác, và quy hoạch cải cách và phát triển dù tốt đến mấy cũng khó thực hiện được. Chúng tôi căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ khác nhau, nắm bắt toàn cục, dày công tính toán, làm cho cường độ cải cách, tốc độ phát triển và khả năng có thể chịu đựng của xã hội được thống nhất hài hòa với nhau, coi việc không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân là điểm kết hợp quan trọng trong việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa cải cách, phát triển và ổn định, đẩy mạnh cải cách và phát triển trong ổn định xã hội, gìn giữ ổn định xã hội và yên ổn lâu dài của đất nước trong cải cách và phát triển".

Mỗi tham luận nêu một vấn đề và có thể cùng một vấn đề nhưng nhìn nhận dưới góc độ khác nhau, song đều khẳng định KTTT XHCN, hay KTTT định hướng XHCN đều chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội. Có giải quyết tốt mối quan hệ cải cách, đổi mới, ổn định và phát triển thì nền kinh tế ấy mới phát triển bền vững.

Page 67: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Sự lãnh đạo của Ðảng và vai trò quản lý của Nhà nước

Ðây là vấn đề được nhiều tham luận đề cập. Ðoàn Trung Quốc đã thể hiện phân tích chủ trương thực hiện hiệp thương chính trị do Ðảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, "Chính trị thông suốt, nhân dân hòa thuận", "quyết không thực hiện chế độ đa đảng và tam quyền phân lập", "quyết không làm tư hữu hóa". Ðảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn là hạt nhân lãnh đạo của sự nghiệp XHCN đặc sắc Trung Quốc... đại diện cho lợi ích căn bản của đông đảo nhân dân Trung Quốc. Phát triển KTTT vừa mang lại sức sống mới cho việc xây dựng bản thân của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời cũng khiến Ðảng đứng trước những thách thức gay go. Việc phát triển KTTT đặt việc xây dựng Ðảng vào môi trường mới và phức tạp. Ðảng phải cải cách phương thức lãnh đạo và phương thức cầm quyền, chủ yếu là phải quản lý đất nước theo pháp luật và xử lý tốt mối quan hệ giữa Ðảng với chính quyền. Sự phân hóa về lợi ích xã hội đòi hỏi Ðảng phải điều hòa tốt mối quan hệ lợi ích giữa các nhóm có lợi ích khác nhau; về vấn đề đảng viên nảy sinh tư tưởng mơ hồ trong môi trường KTTT như dao động niềm tin, sùng bái hàng hóa... đặc biệt là hiện tượng tham nhũng tương đối nghiêm trọng đã xuất hiện trong Ðảng. Hàng loạt vấn đề đặt ra yêu cầu Ðảng phải có biện pháp lãnh đạo, ngăn chặn sự tác động của những mặt trái do KTTT gây ra.

Khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng, sự quản lý của Nhà nước đối với nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, các tham luận của Ðoàn Việt Nam cho rằng: đây là vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế này. Ðảng lãnh đạo bằng chủ trương, đường lối, Nhà nước quản lý bằng pháp luật, chính sách, bằng các công cụ quản lý vĩ mô. Trong báo cáo đề dẫn của Ðoàn Việt Nam do đồng chí Nguyễn Phú Trọng trình bày nhấn mạnh thêm: "Càng đi sâu vào KTTT, thực hiện dân chủ hóa xã hội, mở rộng hợp tác quốc tế càng phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản...".

Bằng lý luận và thực tiễn, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên T.Ư Ðảng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng lý luận T.Ư đã phân tích vai trò lãnh đạo của Ðảng và quản lý của Nhà nước trong quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN. Ðồng chí chỉ rõ bản chất nền KTTT, nhất là các mặt trái của nó và khẳng định: "Tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng và vai trò quản lý của Nhà nước chính là tăng cường sự tác động của chính trị XHCN đối với KTTT để thúc đẩy KTTT phát triển đúng định hướng XHCN; ngược lại, sự phát triển của KTTT sẽ buộc Ðảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo, còn Nhà nước phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, phải cải cách hành chính cho phù hợp với yêu cầu, quy luật của KTTT.

Như vậy, trong quan niệm của Ðảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn "phát triển nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam vừa qua đã phản ánh sinh động tư tưởng biện chứng rất quan trọng của Lê-nin - tư tưởng về sự tự giác kết hợp các mặt đối lập biện chứng: chủ nghĩa xã hội và KTTT, những mặt đối lập tưởng chừng không thể kết hợp được như "đất với trời", như "nước với lửa". Vấn đề còn lại là ở chỗ kết hợp như thế nào để tạo ra những "âm thanh du dương êm tai" chứ không phải những "điệu nhạc chói tai" như V.I.Lê-nin từng ví von một cách hình ảnh. Vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản và quản lý của Nhà nước XHCN là nhân tố có ý nghĩa quyết định của sự kết hợp đó".

Về vai trò của Nhà nước, các tham luận cũng nêu rõ, khi chuyển sang nền KTTT định hướng XHCN thì vai trò của Nhà nước đối với kinh tế cũng có sự thay đổi căn bản và theo Giáo sư Lê Hữu Nghĩa thì những thay đổi đó là: Quá trình chuyển Nhà nước từ độc quyền sang quan hệ mới giữa Nhà nước và thị trường ("bàn tay hữu hình" - "bàn tay vô hình"), giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa Nhà nước và nhân dân trong các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Nếu trước đây Nhà nước là chủ thể của chế độ sở hữu, thì hiện nay đang giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống đa sở hữu; nếu trước đây là trực tiếp sản xuất kinh doanh, thì hiện nay là thiết kế "luật chơi", hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, và nếu trước đây thực hiện kế hoạch hóa trực tiếp, thì hiện nay chuyển sang điều tiết bằng hệ thống công cụ quản lý kinh tế vĩ mô.

Page 68: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Thực hiện sự lãnh đạo của Ðảng và sự quản lý của Nhà nước sẽ hạn chế được tính tự phát và bảo đảm định hướng XHCN cho sự phát triển của nền KTTT, thực hiện hài hòa giữa chính trị và KTTT, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.

Một số vấn đề bức xúc đặt ra phải giải quyết

Trong các tham luận, cả Trung Quốc và Việt Nam đều nêu những kết quả, thành tựu của nền KTTT nhưng cũng thấy rõ những mặt tiêu cực của nó, song chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Ðó là những vấn đề tham nhũng, lãng phí và nhiều biểu hiện tiêu cực khác còn nhức nhối. Ðồng chí Lưu Vân Sơn nêu hàng loạt vấn đề đặt ra cả về lý luận và thực tiễn: "Về xây dựng thể chế KTTT XHCN hoàn thiện mà nói, chúng tôi cũng đang gặp phải nhiều vấn đề lý luận và thực tế quan trọng cần phải giải quyết cấp bách. Ví dụ như, chế độ kinh tế cơ bản, làm thế nào điều chỉnh bố cục kinh tế quốc hữu về chiến lược, thúc đẩy cải cách thể quản lý tài sản quốc hữu; làm thế nào để đưa cải cách doanh nghiệp quốc hữu đi vào chiều sâu, tìm tòi thêm nhiều hình thức thực hiện chế độ công hữu; làm thế nào để hướng dẫn kinh tế phi công hữu phát triển lành mạnh, phát huy đầy đủ vai trò của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và làm sống động thị trường. Về hệ thống thị trường, làm thế nào chấn chỉnh và làm quy phạm hơn trật tự KTTT, kiện toàn hệ thống tín dụng xã hội của KTTT hiện đại; làm thế nào phát triển thị trường yếu tố sản xuất, tạo ra môi trường cho các loại chủ thể thị trường được sử dụng bình đẳng yếu tố sản xuất; làm thế nào đưa cải cách thể chế lưu thông đi vào chiều sâu, phát triển phương thức lưu thông hiện đại, v.v."

Kết thúc bản báo cáo đề dẫn của Ðoàn Việt Nam, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: Phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lý doanh nghiệp Nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Ðảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v...

Thấy rõ những vấn đề tồn tại trong thể chế hiện hành, Giáo sư Hàn Bảo Giang, Chủ nhiệm phòng vi mô, Ban Kinh tế học, Trường Ðảng T.Ư Ðảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định: "Trước hết, chức năng quản lý công cộng của chính quyền lẫn lộn không rõ ràng với chức năng của người sở hữu tài sản Nhà nước, thể chế KTTT quá ưu tiên cho doanh nghiệp quốc hữu và chính quyền can thiệp quá mức đã làm đảo lộn cơ chế phân phối tài nguyên bằng thị trường, làm giảm hiệu quả phân phối tài nguyên, cản trở kinh tế tăng trưởng, làm tổn hại đến an ninh kinh tế Nhà nước. Hiện nay, những vấn đề như kinh tế quốc hữu chiếm tỷ trọng quá cao, mặt trận quá dài, phân bố quá rộng, hiệu quả không cao vẫn rất nổi cộm....

Kết thúc hội thảo cả Trung Quốc và Việt Nam đều thấy rõ hơn ý nghĩa sâu sắc của vấn đề mà hội thảo đưa ra và cả hai bên đều học tập được lẫn nhau những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện nền KTTT XHCN, hay KTTT định hướng XHCN.

Ban xây dựng đảngBÁO NHÂN DÂN --------------------------------------------------------------Một số quan điểm về phân phối cần quán triệt khi cải cách tien lương

Page 69: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Phân phối là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất và là một trong ba mặt của hệ thống quan hệ sản xuất, có liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các tổ chức, các chủ thể và các cá nhân trong xã hội. Phân phối vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, vừa là thước đo mức độ phù hợp giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy mà từ lâu, nó đã trở thành vấn đề nhạy cảm, chi phối sự vận động của các quá trình kinh tế – xã hội, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, mô hình mới mẻ,

chưa có tiền lệ trong lịch sử.

 

Xuất phát từ vai trò quan trọng của phân phối, Đảng ta hết sức quan tâm đến việc cải tiến, từng bước hoàn thiện quan hệ phân phối. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức độ đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua quỹ phúc lợi xã hội”.

Như vậy có thể hiểu, cơ chế phân phối thu nhập ở nước ta bao gồm các nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường (chịu ảnh hưởng của quy luật giá trị) và nguyên tắc phân phối của CNXH (chịu ảnh hưởng của quy luật kinh tế cơ bản và quy luật phát triển có kế hoạch và cân đối nền KTQD). Mặt khác, cơ chế phân phối bao gồm quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại.

1. Phân phối theo kết quả lao động và phân phối theo lao động:

Phân phối theo lao động tức là dùng thước đo số lượng, chất lượng lao động để đo mức độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động.

Còn phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là phân phối dựa trên mức độ đạt được của lao động về chất lượng và năng suất lao động, hoặc dựa vào hiệu quả kinh tế, tức là lợi ích kinh tế đưa lại so với chi phí bỏ ra. Trong hiệu quả kinh tế có hiệu quả lao động. Hiệu quả lao động là so sánh giữa kết quả đạt được và khả năng của bản thân người lao động.

Như vậy, nếu xét về bản chất thì phân phối theo kết quả lao động thuộc phạm trù phân phối theo lao động. Tuy nhiên, mức độ phạm vi có khác nhau:

Trước hết phân phối theo lao động, theo quan niệm cũ, chịu sự chi phối hoàn toàn của quy luật kinh tế dưới CNXH. Tức là, sản xuất theo kế hoạch tập trung, theo mệnh lệnh, dù rằng sản phẩm có thể không

Công ty truyền tải điện I tổ chwcs lễ khánh thành trạm cắt 220V Nho Quan - Ninh Bình

Page 70: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

được tiêu thụ. Hệ quả là lao động không được xã hội thừa nhận, sản xuất kém hiệu quả, dẫn đến triệt tiêu cạnh tranh và do đó kìm hãm sản xuất phát triển.

Thứ đến, quy luật phân phối theo lao động dưới CNXH cho rằng, thước đo mức độ cống hiến và hưởng thụ của người lao động là số lượng, chất lượng lao động dần mất đi, nhường chỗ cho nhu cầu của người lao động (giai đoạn chủ nghĩa Cộng sản). Hình thức sản phẩm mà người lao động nhận được từ xã hội Chủ yếu là hình thức sản phẩm vật chất còn dưới hình thái giá trị sẽ thu hẹp dần. Hơn nữa, dưới CNXH không có mâu thuẫn về lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Ngược lại, phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế chịu ảnh hưởng của quy luật giá trị tức là phải trao đổi ngang giá. Lao động chỉ được trả công khi được xã hội thừa nhận (tức là sản phẩm được xã hội thừa nhận). Nếu sản xuất có hiệu quả thì phát triển, sản xuất kém phải đóng cửa. Điều đó đã đẩy mạnh cạnh tranh, tạo động lực của sự phát triển.

Vấn đề đặt ra là phải đánh giá được hiệu quả lao động. Trong cải cách tiền lương tới đây, rất cần thiết phải mở rộng hơn nữa quyền tự chủ của các chủ doanh nghiệp trong phân phối thu nhập. Bảo đảm nguyên tắc người làm nhiều (năng suất cao, chất lượng và hiệu quả tốt) được hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít…

Có ý kiến cho rằng, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì đương nhiên người lao động được nhận khoản thu nhập tương đương giá cả sức lao động của mình thông qua thoả thuận với chủ doanh nghiệp. Còn kết quả lao động hay hiệu quả kinh tế là do hoạt động của nhà quản lý mà không liên quan tới người lao động. Tức là, thu nhập của người lao động không phụ thuộc vào kết quả lao động, mà phụ thuộc vào thoả thuận 2 bên. Chúng tôi cho rằng điều đó đúng nhưng không đủ. Đúng vì nó gắn với kinh tế thị trường, nhưng chưa đầy đủ ở chỗ chưa gắn thu nhập với tinh thần trách nhiệm của người lao động. Mặt khác, về phương diện quản lý, người sử dụng lao động trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh họ cũng đã phải tính toán vấn đề sử dụng lao động với kết quả mà người lao động tạo ra. Thực tế hiện nay ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các nhà quản lý cũng đã tiến dần đến việc trả lương theo công việc và hiệu quả công việc.

2. Phân phối theo mức độ đóng góp các nguồn lực:

Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong nền kinh tế thị trường. Muốn có thu nhập thì phải bán các yếu tố sản xuất thuộc quyền sở hữu của mình như vốn, lao động, đất đai, công nghệ, kỹ thuật…Vận dụng vào điều kiện Việt Nam, Đảng ta chủ trương thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có, hoặc còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ… nhằm hình thành và phát triển thị trường các yếu tố sản xuất.

Như vậy, mọi nguồn lực đóng góp vào sản xuất phải được hưởng phần lợi ích tương xứng với hiệu quả mà nó mang lại. Đây chính là

Page 71: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

“quyền sở hữu được thực hiện về mặt kinh tế” theo cách nói của các nhà kinh điển.

Đất đai, tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, lợi ích do nó mang lại tất yếu phải thuộc về Nhà nước. Vì thế, cần có biện pháp để tính đúng, tính đủ các nguồn lực này. Chống mọi biểu hiện coi đây như là lợi ích mà tập thể người lao động tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đương nhiên được hưởng thụ.

Khi phân phối theo nguồn lực đóng góp thì mọi thành viên đều tham gia quản lý. Nhờ đó, hiệu quả quản lý sẽ cao hơn, người ta sẽ tìm cách để doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Có thể nói, đây là chìa khoá quan trọng thúc đẩy sản xuất, nhất là trong các lĩnh vực độc quyền. Chúng tôi cho rằng, cần đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn.

3. Phân phối thông qua quỹ phúc lợi:

Như đã phân tích, cơ chế phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chịu ảnh hưởng của 2 loại quy luật kinh tế. Xuất phát từ thực tế khách quan dưới CNXH tồn tại đan xen 2 hình thức sở hữu chủ yếu: Sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Hai hình thức này vừa hỗ trợ nhau vừa mâu thuẫn với nhau, trong đó sở hữu công cộng đã được Đảng khẳng định là giữ vai trò chủ đạo. Nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường. Điều đó đòi hỏi tất yếu khách quan là phải tiến hành phân phối thông qua phúc lợi xã hội.

Ta biết rằng, phần giá trị thặng dư (m) không phải hoàn toàn là của chủ doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp tư bản ngày nay). Mà trong đó có một phần trích lại để phân phối lại cho người lao động thông qua các phúc lợi xã hội. Thường thì phần lợi nhuận sau thuế được các doanh nghiệp trích một phần làm quỹ phúc lợi theo quy định thống nhất của Nhà nước.

Phân phối thông qua quỹ phúc lợi còn thể hiện ở chỗ điều tiết thu nhập. Đánh thuế thu nhập của những người có thu nhập cao hỗ trợ người nghèo. Đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển nông thôn, rút dần khoảng cách nông thôn, thành thị.

Đảng ta đã đề ra các giải pháp: Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tiếp tục tăng nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, mở rộng các hình thức tín dụng, trợ giúp người nghèo sản xuất kinh doanh. Có chính sách trợ giá nông sản, phát triển việc làm và nghề phụ, nhằm tăng thu nhập của các hộ nông dân. Thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm BHXH đối với người lao động thuộc các thành phần kinh tế, phải cứu trợ xã hội những người gặp rủi ro bất hạnh.

Tóm lại, phân phối thu nhập, tiền lương, tiền thưởng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng thể cơ chế quản lý kinh tế xã hội. Phân

Page 72: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

phối đúng sẽ tạo thành động lực, ngược lại sẽ là lực cản sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Do đó, trong cải cách tiền lương tới đây cần chú ý quán triệt hơn nữa quan điểm, đường lối cải cách tiền lương đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra, từng bước tạo lập và phát triển thị trường sức lao động./.

 

Góp phần đổi mới tư duy về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Ngày 21/12/2004. Cập nhật lúc 14h 0' Qua gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tư duy về kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta đã từng bước được hình thành và phát triển, phát huy hiệu quả trong hoạt động thực tiễn đời sống xã hội.

Trước đổi mới, Việt Nam đã áp dụng cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Trong mô hình này, sở hữu tư nhân và cá nhân bị coi nhẹ, lấy mục tiêu phát triển quan hệ sản xuất là chủ yếu; xây dựng nền kinh tế hầu như khép kín, không tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, không coi trọng đúng mức vai trò của các ngành dịch vụ, không chú trọng phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ,và các yếu tố thị trường trong nền kinh tế. Trong thời kỳ đổi mới, quan điểm, nhận thức về KTTT đã được dần dần đổi mới, hoàn thiện qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng.

Đại hội VI của Đảng đã khẳng định: quá trình chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn của nước ta là quá trình chuyển hóa nền kinh tế còn mang nhiều tính chất tự túc, tự cấp thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; khẳng định sự cần thiết của quan hệ hàng hóa - tiền tệ dưới CNXH, coi tính kế hoạch là đặc trưng số một, sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ là đặc trưng thứ hai của cơ chế quản lý kinh tế mới.

Đại hội VII của Đảng tiến thêm một bước về nhận thức lý luận, xác định: ''Cơ chế vận hành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác''.

Trên cơ sở tổng kết 10 năm đổi mới, tại Đại hội VIII Đảng ta đã khẳng định: sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan; và chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Đến Đại hội IX, Đảng ta mới chính thức đưa ra khái niệm ''kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa'', khẳng định phát triển KTTT định hướng XHCN là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Đây là mô hình KTTT mới trong lịch sử phát triển, có những đặc điểm chung của KTTT hiện đại, vừa có những đặc điểm riêng phù hợp với những điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Sự khẳng định của Nghị quyết Đại hội IX về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là một bước phát triển về nhận thức lý luận so với quan niệm về ''nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trướng có sự quản lý của Nhà nước'' được nêu ra tại Đại hội VIII. Đặc trưng cơ bản thuộc về bản chất của nền KTTT định hướng XHCN dược thể hiện ở mục tiêu ''độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”; xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền KTTT định hướng XHCN được cấu thành từ nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại trong thể thống nhất, trong đó công hữu ngày càng trở thành nền tảng vững chắc, tăng trưởng kinh tế gắn liền hữu cơ với đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển; lấy phân phối thu nhập theo hiệu quả kinh doanh và năng suất lao động là chính, đồng thời kết hợp với các hình thức phân phối thu nhập theo vốn, tài sản trí tuệ và phúc lợi xã hội. Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Trong nền KTTT định hướng XHCN, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giữ vững định hướng

Page 73: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

phát triển, tạo các tiền đề để xây dựng, phát triển các loại hình thị trường, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước, thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Hiện nay, nước ta đang ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, nên Nhà nước phải ngày càng thoát ly khỏi các hoạt động kinh doanh, nhưng vai trò kinh tế của nhà nước ngày càng quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Nhà nước không chỉ có vai trò làm cho thị trường hoạt động hiệu quả, mà còn phải sử dụng KTTT phục vụ cho mục tiêu của CNXH. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải làm tốt chức năng quản lý nền kinh tế, thể hiện qua các nội dung sau:

- Đưa nền kinh tế đi đúng hướng, thực hiện thắng lợi các mục tiêu do Đảng và Nhà nước đề ra trong mỗi thời kỳ. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế đất nước thông qua các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần dựa trên nhiều hình thức sở hữu, tạo ta một môi trường khuyến khích cạnh tranh và một sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong việc đào tạo và sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị thị trường như thị trường tài chính, thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường quyền sử dụng đất...nhằm giải phóng lực lượng sản xuất và thực hiện vai trò tổ chức, quản lý để cho các loại thị trường này hoạt động theo các quy luật vốn có.

- Cung ứng hàng hóa công cộng, những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cung ứng không đầy đủ, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. - Cung cấp các dịnh vụ xã hội, tăng chi tiêu cho giáo dục, y tế và các địch vụ xã hội khác, đồng thời phải đảm bảo cho mọi ngưới được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ đó.

- Cung cấp một khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, nhất quán, minh bạch và vững chắc; không chỉ là một hệ thống luật lệ và quy định, mà còn bao hàm các định chế cần thiết để thực hiện và cưỡng chế việc thi hành pháp luật và giải quyết tranh chấp như tòa án và các cơ quan cưỡng chế thi hành luật.

- Kiểm tra, giám sát và điều chỉnh nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển kinh tế nhằm đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và theo đúng định hướng XHCN.

Tuy nhiên, so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra, sự phát triền thể chế KTTT ở Việt Nam còn có những hạn chế như:

- Nhận thức lý luận về KTTT định hướng XHCN còn chậm so với thực tiễn phát triển, nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra còn chưa được tổng kết, giải quyết kịp thời. Do vậy, hành động còn thiếu nhất quán, bất cập, làm cho quá trình phát triển của KTTT bị chậm trễ.

- Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và hoạt động của doanh nghiệp chưa được giải quyết hiệu quả, làm giảm hiệu lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Mối quan hệ giữa vai trò của Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường, nhất là về mặt lợi ích kinh tế, chưa được xử lý tốt, chưa phát huy được tính năng động của Nhà nước cũng như vai trò thúc đẩy của thị trường, đặc biệt là vai trò lực lượng xung kích của doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thể chế KTTT - kể cả hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước - mặc dù đã dần được hình thành, song còn chậm, thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán và nhiều mặt chưa phù hợp, gây cản trở, làm méo mó quá trình vận hành của cơ chế thị trường. Hiệu lực quản lý nhà nước còn hạn chế, nhất là trong điều hành nền kinh tế còn nặng tính hành chính, quan liêu; phân định chức năng chưa rõ ràng, nhiều khi còn có xu hướng buông lỏng chức năng của Nhà nước trong điều tiết KTTT, mặt khác lại duy trì quá lâu sự độc quyền trong một số lĩnh vực, độc quyền Nhà nước biến thành độc quyền của doanh nghiệp.

Cho đến nay, chúng ta chưa xây dựng được chiến lược tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế, do vậy các ngành, địa phương và doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xác định nội dung, bước đi hội nhập của mình.

Page 74: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

- Tăng trường kinh tế vẫn chủ yếu tăng về lượng còn chất lượng và hiệu quả nền kinh tế thì chưa tương xứng với đầu tư; khoảng cách phát triển của Việt Nam với các nước trong khu vực chưa được rút ngắn; sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm chậm được cải thiện, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi trong những năm gần đây, nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn có xu hướng giảm sút nghiêm trọng trong cơ cấu đầu tư của xã hội.

- Một số yêu cầu chủ yếu của KTTT như tự do hóa giá cả, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bỏ dần hàng rào bảo hộ đối với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước,... còn chậm được đáp ứng.

Trên thực tế, nhiều lĩnh vực như viễn thông, hàng không... còn mang tính độc quyền; tình trạng biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp đã ảnh hường đến sức cạnh tranh chung của nền kinh tế. Tình trạng đầu tư chưa theo tín hiệu của thị trường còn phổ biến, nhiều dự án đầu tư vẫn theo chỉ định cấp phát, dấn ấn của mô hình kế hoạch tập trung, cơ chế xin cho vẫn còn tồn tại. Doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước, được xác định là lực lượng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế, song chưa chủ động vươn lên, cải tiến công nghệ, quản lý, nâng cao sức cạnh tranh đề đứng vững trong cạnh tranh và hội nhập, còn có tư tưởng ỷ lại, trông chớ vào sự bảo hộ của Nhà nước, trong khi lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới đang đến gần.

- Cải cách thể chế còn chậm, nhất là thủ tục hành chính; các loại thị trường lao động, tiền tệ, chứng khoán chậm được hình thành, phát triển. Các công cụ quản lý nhà nước như quy hoạch, kế hoạch chưa phát huy được vai trò tích cực dẫn đến tình trạng đầu tư tràn lan, theo phong trào (mía đường, hệ thống cầu cảng, sản xuất bia...).

Cơ chế thị trường hoạt động kém hiệu quả, quá trình tự do hóa kinh tế diễn ra chậm chạp một phần do sự chi phối quá mức của Nhà nước vào quá trình sản xuất kinh doanh, mặt khác do duy trì quá lâu quan hệ kinh tế phi thị trường giữa Nhà nước và doanh nghiệp; các nguyên tắc thị trường còn bị vi phạm. Thể chế kinh tế, hệ thống luật pháp còn nhiều khác biệt, chưa đồng bộ ảnh hướng tới quá trình xây dựng, thể chế hoàn thiện KTTT định hướng XHCN Việt Nam.

- Phát triển kinh tế chưa chú trọng đầy đủ đến giải quyết các vấn đề xã hội. Tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo tăng nhanh ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển. Môi trường sinh thái có nguy cơ bị hủy hoại, ảnh hướng lâu dài trực tiếp đến sự phát triển kinh tế- xã hội.

Trong thời gian tới, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, cần tiểp tục đổi mới tư duy lý luận về nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. Phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam phải đảm bảo tôn trọng các nguyên tắc của KTTT, phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường. Đồng thời, xác định hợp lý các vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và làm chủ của nhân dân, đảm bảo định hướng XHCN trong phát triển KTTT.

Theo hướng này, cần phân định rõ chức năng, mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và doanh nghiệp. Nhà nước chủ yếu điều hành kinh tế vĩ mô bằng cơ chế, chính sách, các công cụ kinh tế như chiến lược, kế hoạch, chính sách tài chính, tiền tệ và các lực lượng vật chất khác, giảm thiểu các biện pháp hành chính.

Xây dựng cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của đất nước, đồng thới hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai, khoa học công nghệ), thị trường hàng hóa, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình thị trường hóa nền kinh tế.

Doanh nghiệp nhà nước cần nâng cao khả năng cạnh tranh, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Muốn vậy, phải triệt để xóa bỏ bao cấp, chấm dứt tình trạng kéo dài thời gian bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước, kiên quyết chống độc quyền doanh nghiệp theo hướng sớm ban hành Luật Cạnh tranh và chống độc quyền; thực hiện sự bình đẳng thật sự, trên thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Cần sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật theo hướng minh bạch, công khai, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh cho mọi thành viên tham gia thị trường. Chú ý tạo môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho việc khuyến khích, tạo điều kiện cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân, khắc phục tư tưởng kỳ thị, phải coi kinh tế tư nhân như một động lực phát triển của kinh tế dân tộc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thật sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ

Page 75: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

phận cấu thành của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.

Đẩy mạnh cải cách thể chế, tăng cường hiệu lực của bộ máy hành chính nhà nước, trước hết là cải cách thủ tục hành chính; kiên quyết chống tham nhũng; tiến hành cải cách tiền lương; đổi mới cơ chế đào tạo và sử dụng nhân tài; nâng cao trách nhiệm, trình độ của bộ máy công chức để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của quá trình chuyển sang KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Theo TSKH Trần Nguyễn Tuyên, Tạp chí Lý luận chính trị tháng 11/2004

HoàngNguyễn

Trích: N còn có một thắc mắc như vầy nữa. Hôm trước trên tivi có dựng lại vở kịch từ hồi xửa hồi xưa (khoảng 1985) lúc còn thời kì bao cấp là “Tôi và chúng ta”, ( nghe nói hồi xưa còn có vở “Nhân danh công lý” cũng hay lắm) N thì không phân biệt được CNXH khác gì với cộng sản nhưng thích cái không khí trong kịch lắm, nhớ hồi nhỏ  cũng từng rất thích không khí trong truyện của những truyện thiếu nhi Liên Xô và các nước XHCN khác như Cây xanh rì rào,… và các truyện VN như Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), Truy tầm kho vũ khí ( Đoàn Giỏi), Hồi đó ở Sa Kỳ... Thích cái tinh thần trong truyện . Nhưng chỉ thích cái không khí ở trong truyện thôi còn ở ngoài thì không biết, N thắc mắc có phải trên lý thuyết mô hình XHCN là rất lý tưởng không, tại sao những nước đang xây dựng XHCN thì thường yếu kém như thế, có phải là đi sai đường không hay bản thân con đường đi là sai

hn

PhướcHạnhTrích: PS : Rảnh chị sẽ bàn thêm về CNXH Nguyêñ nhé.

HoàngTrích: Phuóc Hạnh,

hình như các nước Tây Âu trừ tụi Anh Quốc ra là áp dụng CHNX cả phai không? vì được biết bên Âu Chau đi làm đống thuế nhiều, và những phúc lợi xã họi được hưỡng chung..như y tế ,..đi làm ít giờ hơn bên MỸ và nghi nhiều hơn bên MỸ. Nói thật ra, MỸ Nhật mới đúng cái định nghĩa về Tư Bản/

Hoang

VC

Trích: Hello Nguyễn,

Well, con đường tiên lên XHCN như em cũng thấy rồi, rất là đơn giản và dể hiểu. Trên lý thuyết nghe rất hay nhưng thực tế khi thực hành áp dụng thì chẳng thật tế chút nào.

Cho một ví dụ, trong cuộc sống mổi người trong chúng ta đều noi gương theo cách sống và cách học tập của một người nào đó, có thể là ba hay má, có thể là anh hay chị trong gia đình, có thể là những danh nhân vĩ đại như Phật Thích Ca, Chúa Jesus, Thánh Gandi, Mother Teresa, vv.....Nói tóm lại chúng ta look up to a role model để bắt chước theo cái hay của người khác để mà học hỏi. 

Tiến lên XHCN thì như em biết rồi đó, cha của thuyết XHCN cũng phải từ bỏ nó nói chi tới "con".  Nhìn vào tất cả những đất nước trên thế giới thì chỉ thấy một vài nước XHCN và những nước này được liệt kê vào nhũng nước đói kém nhất thế giới.  XHCN thất bại bởi vì một lý do chính sau đây.

Cái bản tính căn bản của con người là tham lam, ích kỷ, hại nhân, ai cũng tham lam, cho nên cái gì của "công" hay của "chung" đều bị người ta lạm dụng ăn xài, xử dụng. Cái gì của mình thì mình cưng nó lắm, còn của người khác mình không có để ý tới.  Cho nên mấy cái vụ hợp tác xã, hãng xưởng của nhà nước ở VN bây giờ làm ăn thua lổ cũng là vì lý do này. Mấy cái vụ giám đốc này "dám đốc" kia hối lộ,

Page 76: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

thụt két nhà nước xảy ra như cơm bửa.

Nhìn vào biểu tượng "cây búa" và "lưởi liềm" có thể thấy được sự lạc hâu liền là VN mình chưa có thích nghi với hoàn cảnh thay đổi của thế giới. Thời buổi này "con trâu đi trước, cái cày đi sau" làm sao mà phát triển nổi. Lúa cũng phải cắt bằng máy, đóng đinh cũng đóng bằng máy luôn như vậy công việc mới suông sẻ trôi chảy nhanh lẹ.

Như VC  đọc báo ở VN, thấy VN đang kêu gào lên ba cái vụ "Xóa đói, giảm nghèo" tại sao tiến lên XHCN lại phải đi làm những cái công việc "xóa đói giảm nghèo". Tiến lên XHCN phải làm ra những sản phẩm tối tân, phải làm cho mọi người giàu có chứ.

Nhìn vào VN, những sản phẩm xuất khẩu đều là ngũ cốc như gạo, đường, cá, thịt, rau cải, vv....Những sản phẩm này chỉ đem một số lợi nhuận rất là nhỏ cho một quốc gia, nhưng ngược lại số nhân công và công suất phải đặt vào rất nhiều. Hảy tượng tượng một cái máy vi tính (computer) nhập vào VN, trung bình khoảng 500 đô la thì thử hỏi coi một cái computer có thể trao đổi biết bao nhiêu tấn gạo.

Đất nước VN hiện nay giống như "con rồng" đang nằm mơ, chưa thức dậy nổi. Những con rồng Á Châu đả "tỉnh thức và cất cánh" bay lên từ bao lâu rồi không biết bao giờ VN mới tỉnh giấc và bay lên?

VC

hn

Logged

hn chulun7Class of 1989

Jr member

Giới tính: Posts: 55

Thanh Ða in my heart!

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #1 on: Jul 01, 2003, 05:32:35 AM »

Hi all,Theo CL nghĩ thì XHCN đã không còn tồn tại vì "chỉ có lý thuyết nhưng không thực tế ". Lich sữ đả chứng minh được "hiệu wã" cũa XHCN rội Hiện gì còn bao nhiêu nước còn "trung thành" với XHCN.  LiênXo và khối châu âu đã tẫy chay XHCN rội Trung Quốc cũng dần thay đổi . Chĩ còn VN mình thôi, chẵng wa còn những nhà "kì cựu" lãnh đạo thụi Nhũng tư tưỡng của giới trẽ hiện nay sẻ đánh đổ XHCN ỡ VN. Nói chung XHCN sẻ dần dần biết mất . CL

Logged

solgokouClass of 1996

Full member

Giới tính: Posts: 159

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #2 on: Jul 01, 2003, 09:46:04 AM »

  nếu Gokou không lầm thì XHCN dường như là cái tuyệt đỉnh cuối cùng, khi CN tư bản đạt tới đỉnh cao nhất của nó sẽ có thể tiến lên XHCN.. Liên Xô, VN, không đi đúng theo tiến trình phát triển của XHCN mà cắt giai đoạn, bỏ qua tư bản mà đi bằng con đường gọi là " Quá độ lên XHCN" (??) nhưng không thể thực hiện được, chính vì thế mà LX và khối Đông Âu đã sụp đổ... US có thể nói là nước giàu mạnh nhất về kinh tế trên thế giới, cũng đang có xu hướng tiến tới những cái mà XHCN mơ tưởng..

  mọi người tiên đoán là 3 nước XHCN còn lại sẽ phải thay đổi chế độ trong

Page 77: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tam Vu Power

một tương lai gần.. nhưng TQ hình như vẫn còn mạnh lắm.. VN thì đang thay đổi trong ruột và, khách quan mà nói, cũng đang có xu hướng phát triển mạnh... chỉ có North Korea hơi lộn xộn.. bởi vậy, chờ xem lịch sử sẽ trả lời  trên thế giới vẫn còn những nước Socialist như Hoàng nói..

  có thể nói học thuyết XHCN là impossible để thực hiện vì nó chỉ có thể làm được khi cái tự giác và hiểu biết của tất cả mọi người đạt đến một trình độ nhất định nào đó.. đồng thời con người phải bỏ được lòng tham cá nhân, nhưng chuyện đó không bao giờ xảy ra vì bất cứ ai cũng phải có tham vọng cho riêng mình, và XH phát triển một phần rất lớn cũng nhờ vào cái tham lam và ích kỉ của con người (??  )

Logged

PLURpeace, love, unity & respect

solgokouClass of 1996

Full member

Giới tính: Posts: 159

Tam Vu Power

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #3 on: Jul 01, 2003, 09:49:41 AM »

vấn đề này hơi sensivtive, nên xin bà con nếu có bàn luận hay cho ý kiến nên giữ cái khách quan, đừng nên đi sâu vào đánh giá hay CHỈ TRÍCH (especially VN và TQ) nếu không rất có nguy cơ cái thread này admin lại phải can thiệp vào

Logged

PLURpeace, love, unity & respect

ltTrường khác

TÐGold member

Giới tính: Posts: 801

Tôi yêu tiếng nước tôi.....

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #4 on: Jul 01, 2003, 11:38:48 AM »

Trích: Hôm trước trên tivi có dựng lại vở kịch từ hồi xửa hồi xưa (khoảng 1985) lúc còn thời kì bao cấp là “Tôi và chúng ta”, ( nghe nói hồi xưa còn có vở “Nhân danh công lý” cũng hay lắm)

Kịch do Lưu Quang Vũ viết "Tôi và chúng ta", "Nhân danh công lý " hay là vì vào thời kỳ đó ông Nguyễn Văn Linh khuyến khích phong trào "phê và tự phê" "nói thẳng, nói thật" làm người dân trong nước, đặc biệt là một số trí thức cũ vui mừng.  Nhưng, sau đó lại khép lại phong trào này,  một số diễn viên kịch của nhà hát kịch Hà Nội cũng bị "bầm dập" (Trần Vân, nam diễn viên chính trong cả hai vở kịch, rất tiếc là TV cũng chết sau khi Lưu Quang Vũ bị tai nạn có nhiều bí ẩn).  Sau một thời gian đóng cửa lại mở cửa, Nguyễn Huy Thiệp với "Tướng về hưu" cũng không yên thân, nhưng may mắn là ông không bị vùi dập lâu vì có nhiều tổ chức nhân quyền can thiệp và Thiên An Môn xảy ra.

Trích: N thì không phân biệt được CNXH khác gì với cộng sản

Page 78: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

CNXH thì chắc là các anh/chị/bàn đủ rồi. Cộng sản thì chỉ là danh từ chung để chỉ những người đi theo CNXH

Trích: mọi người tiên đoán là 3 nước XHCN còn lại sẽ phải thay đổi chế độ trong một tương lai gần..

còn nước Cuba thì sao? Fidel Castro tồn tại cũng mấy chục năm nay, và sinh tồn trong cả thời chiến tranh lạnh và chỉ cách Mỹ có 30 miles đường biển.

Theo lt thì chính bản thân thuyết này không xấu nhưng những người thực hiện đã say mê vào quyền thế, hào quang mà đi lạc đường; và cái gì quá lý tưởng thì cũng không thể tồn tại được.  Trong một xã hội phải có nhiều giai cấp để có sự đấu tranh sinh tồn giống như thiên nhiên (phải có sông, núi, rừng, động vật mạnh và yếu)---> phải xoay chuyển.  Một xã hội văn minh phải có đủ ngành nghề và khuyến khích phát triển mọi hướng và phù hợp với địa hình đất nước.  Và cũng giống như mọi thời đại, những trí thức là những người khó cai trị nhất cho nên Socrates cũng bị hại thời xa xưa; và những gì mình thấy rõ nhất là ở Trung Quốc (Tần Thủy Hoàng, Mao Trạch Đông, Thiên An Môn (1989)), Việt Nam (Nhân văn giai phẩm ).  TQ thì khó nói lắm vì từ Mao Trạch Đông tới Đặng Tiểu Bình chỉ khác về sự phát triển kinh tế mà thôi còn chính sách trị nước cũng giống y chang.  VN cũng theo quỹ đạo của Liên Xô và TQ.  Nếu bây giờ mà TQ thay đổi hoàn toàn thì chắc chắn 100% VN cũng sẽ thay đổi .

Logged

“Tell me, and I forgetTeach me, and I may rememberInvolve me, and I learn”

Benjamin Franklin

LơTơMơClass of 1990

Sr member

Giới tính: Posts: 305

Ngu Đảng

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #5 on: Jul 01, 2003, 04:33:07 PM »

XHCN là đỉnh cao của trí tuệ!  Người Cộng Sản chân chính thì đi đúng hướng theo XHCN để tiến lên CNXH!  CNXH thì không thể áp đặt vào một quốc gia riêng lẽ, mà phải có sự hoạt động rộng rãi của tất cả mọi người.  Buồn thay ... chả có ma nào hiểu được!  Chả có mấy ai coi tuồng "Tôi Và Chúng Ta" nên CNXH không thành công!  Người có "đỉnh cao trí tuệ" thì dạo này lo ... "cơm nước" nhiều quá nên không rảnh để đưa đất nước tiến tới CNXH!  Thôi thì mạnh ai nấy lo, đừng có mà lôi thôi, nếu không sẽ được giáo dục để có ý thức XHCN!

Logged

Thinking for Nothing 'cause Nothing for Thinking  -  Porky Pig

epiphyllumTrường khác

Jr member

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #6 on: Jul 01, 2003, 11:50:36 PM »

Trích:

Page 79: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Giới tính: Posts: 100

N thì không phân biệt được CNXH khác gì với cộng sản

Vài điểm khác nhau căn bản giữa XHCN & CSCN, theo quan điểm cộng sản.

1. Về mức độCNCS cực đoan hơn CNXH. Marx cho rằng có thể tiến thẳng từ CNTB lên CNCS. Còn theo Lenin, CNXH là giai đoạn cần có sau tư bản, là nền tảng để tiến lên CNCS khi người lao động còn chưa đạt đến trình độ tự giác.

2. Về phương thức phân bố tài sảnCNXH - làm theo năng lực, hưởng theo lao độngCNCS - làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

3. Khi cần giành chính quyềnCNXH - theo lý thuyết cộng sản thì có thể thông qua bạo lực cách mạng nếu cần, các đảng XH ôn hòa thì thông qua bầu cử hợp lệ.CNCS - nếu không quá độ từ CNXH thì thông qua bạo lực cách mạng

4. Quyền sở hữu cơ sở sản xuấtCNXH - chính quyền nắm một phầnCNCS - mọi cơ sở sản xuất đều là công hữu

Trích: nếu Gokou không lầm thì XHCN dường như là cái tuyệt đỉnh cuối cùng, khi CN tư bản đạt tới đỉnh cao nhất của nó sẽ có thể tiến lên XHCN..

Theo quan điểm cộng sản, CSCN chứ không phải XHCN là đỉnh điểm, như đã nói ở trên.

Trích: Liên Xô, VN, không đi đúng theo tiến trình phát triển của XHCN mà cắt giai đoạn, bỏ qua tư bản mà đi bằng con đường gọi là " Quá độ lên XHCN" (??)

Để tiến lên XHCN hoặc CSCN, cần qua thời kỳ gọi là bước quá độ. Theo lý thuyết, có thể quá độ lên XHCN  từ  TBCN hoặc quá độ lên XHCN từ giai đoạn tiểu nông hoặc tiền tư bản, đốt cháy giai đoạn TBCN như VN & LX muốn làm.

Hoàng Nguyễn & Gokou, những điều trên là những điều epi nhớ được, khi nào có thì giờ kiếm được nguồn xác minh thì sẽ đăng lên TD để các bạn kiểm chứng.  Các bạn cũng có thể vào các trang sau đây để tìm hiểu thêm,

www.marxists.orgwww.cpv.org.vn

Logged

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #7 on: Jul 01, 2003, 11:55:40 PM »

trùi, seo mình có thể wên được Cuba dzị ta.. chắc tại dạo nì đọc văn lỡn mợn wá nên wên mí chiện căn bản.. kee kee.. thiệt tình.. 

Logged

PLURpeace, love, unity & respect

Page 80: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

PHClass of 1993

Gold member

Giới tính: Posts: 1710

Nè, coi chừng tớ "xì chum" một cái bi giờ !

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #8 on: Jul 02, 2003, 09:11:31 AM »

Cám ơn epiphylum nhiều (cái tên chi mà rắc rối quá đi  ), rất đầy đủ và dễ hiểu làm cho H cuñg giải tỏa nhưñg thắc mắc bấy lâu

Trích: Theo lt thì chính bản thân thuyết này không xấu nhưng những người thực hiện đã say mê vào quyền thế, hào quang mà đi lạc đường; và cái gì quá lý tưởng thì cũng không thể tồn tại được.

Lang thang theo Khổng Tử hén KT cho rằng thành hay bại là do người cầm quyền chứ không phải do chính thể. Còn H thì cho rằng một học thuyết sai sẽ dâñ đến nhưñg thất bại và lầm than.

Thật ra Đảng Cộng Sản lúc đầu được lập ra để dâñ dắt giai cấp công nông làm "chuyên chính cách mạng" chỉ là provisoire. Sau này nó sẽ tự thủ tiêu để đến một thể chế không có chính phủ. Tuy nhiên thực tế lại khách hẳn, không có Đảng CS nào khi nắm chính quyền lại chịu bỏ cái thế độc quyền của mình để theo đúng chủ nghiã Macle. Như vậy thì ngay từ đầu đã có thể nói chính học thuyết này đã  không tưởng và thiếu tính khoa học vì đi trái với bản chất con người.

Đó là chưa bàn tới nền kinh tế chỉ huy đã gây nên nhưñg căn bệnh thành tích, dối trá , báo cáo láo như thế nào.

Từ XH cộng sản nguyên thủy, phong kiến cho đến tư bản, tâ't cả đều tiến trình theo dòng lịch sử , là một tất yếu khách quan. Chỉ có CNCS là do một hai người nào đó "sáng tạo" nến rồi ép buộc nhiều dân tộc vào con đường quanh co khúc khủyu này. Chợt nhớ đến một câu đối của một member K93 (Hợp thì phải)"Đường Bác đi bi đát , sao Bác đi??" 

Không ngạc nhiên khi nhiều nhà cầm quyền vâñ dùng học thuyết này như Bible để giữ vị trí độc quyền của mình, chỉ ngạc nhiên khi thấy vâñ còn rất nhiều thường dân thứ thiệt tôn sùng nó 

Logged

Ngày nào em bé tí teoSao giờ em cũng...tí teo thế này !

ThanhDa91Class of 1991

Gold member

Giới tính: Posts: 644

Actions Speak

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #9 on: Jul 02, 2003, 09:27:23 AM »

Theo VC nghĩ  mấy cái vụ tư tưởng này dựa theo cái thuyết Evolution của Darwin và dựa theo cái thuyến Dịch học mà nói là một sự biến thiên "biến động" của thiên nhiên, của một tư tưởng đại đồng, của nhân loại . Khi nhìn vào một sự việc VC thích nhìn một khung hình tổng quát hơn.

Nhìn vào lịch sử của thế giới thì mình có thể cho rằng đó là một sự chuyển tiếp (pharse transition) giữa chế độ phong kiến, thuộc địa chuyển sang một chế độ tự do. Nhìn vào lịch sử thế giới là thấy điều đó, nước nào cũng muốn độc lập từ chế độ phong kiến và thuộc đia.  Cho nên thuyết CNCS va thuyết CNXH được "ăn khách"  trong thế giới công nông. Tức là có thuyết phong kiến, thuộc địa mới có thuyết CNXH va CNCS. Và con người lúc nào cũng mơ ước được tư do, tự trị hơn. Nói chung VC nhìn sự một sự kiến giống như một

Page 81: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Louder Than Words

cơn lốc or hurricane, tùy theo velocity hoặc tốc độ nó chuyển nhanh hay chậm tùy theo vào nhiều điều kiện khác. Cái này giống như cái "Mind Evolution" của mổi người vậy.

Nhìn vào quá khứ hiện tại để đoán tương lai . Có lẻ mô hình xã hội tương lai sẽ không còn ở trung tâm nũa (centralize) mà nó sẽ trở thành một xã hội "tự trị" and more individualize.

VC

Logged

The goal of the highest education is TOLERANT.---------------------------------------------------------Do not critize, give SOLUTIONS.-----------------------------------------Be smart but not IGNORANT

Thanh Tat TrinhClass of 1986

Newbie

Giới tính: Posts: 45

Thanh Ða in my heart!

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #10 on: Jul 02, 2003, 01:26:15 PM »

Chào các bạn,Khi còn ở VN, vào bậc Trung học, tôi cũng như các bạn được nhồi nhét và brainwash về cái CNCS và XHCN thuyết ấy.Và khi vào đại hoc ở Sài Gòn, một lần nữa bọn sinh viên năm 1& 2 lại bị nhồi sọ thêm 1 cách cặn kẻ hơn và ở 1 trình độ cao hơn. Rồi rời VN đến xứ tự do được học hỏi trong trường lớp cộng với kinh nghiệm trong thực tế...Với 1 quá trình hoc hỏi và kinh nghiệm ấy, tôi xin chia xẻ những gì tôi hiểu cùng các bạn.

CNCS hay XHCN là 1 học thuyết Vô Thần và Duy Vật. Nó đúng hơn là 1 tôn giáo hư ảo, 1 cái bánh vẽ không tưởng góp nhặt thâu tóm những lý luận rời rạc phản khoa học và đi trái ngược với bản chất của con người (Duy vật và Nhị nguyên). Nó giống như 1 thứ thuốc phiện làm con người mê mãi tôn sùng cá nhân và  tự hào dân tộc vốn có của con người để che đi cái bản chất ngu dốt và nghèo tư tưởng bên trong và cái xấu xa của sự chuyên quyền và độc trị của thành fần lãnh đạo. CNCS và XHCN đưa ra cái thuyết chung chung ở các tôn giáo là Thế giới đại đồng và không giai cấp... không người giàu kẻ nghèo...để ru 1 giấc mơ không tưởng thiếu khoa hoc(ảnh hưởng đa fần là cho giai cấp công nhân và nông dân những nguòi ít có kinhnghiêm và nhân chúng khoa hoc thế giói rộng lớn bên ngoài) Hơn thế nữa "thuyết" ấy căn bản xây dựng trên thuyết Duy Vât...mà con người là vật duy tâm và nhị nguyên luôn có mâu thuẩn nội tại và tiềm tàng cái xâu và tốt ( Tham/không tham, Vị ngã/ vị nhân, Ích kỉ/bác ái...) 1 con người và 1 xã hội có tốt hơn thì fải có ngững cái đối lập kiểm soát lẫn nhau hầu giảm thiểu cái mặt xấu mà fát huy cái tốt cho chính bản thân họ và cho xã hội mọi người chung quanh nhờ. Chứ cứ bưng bít...độc Đảng trị, độc Đảng hành thì làm sao mà kiểm soát được!! và tất nhiên lạm quyền tham nhũng tàn bạo sẽ xảy ra vì không gì kiềm chế và cái "nguyên" xấu cái ác trong nội tại con người bộc phát và con người và xã hộ sẽ điêu đứng !!! Bằng chứng chứng minh... Liên xô cũ có Dảng CS cả 100 năm và Vn thì Dảng CS đã hơn 70 năm !!! và cứ lạc hậu nghèo đói cũng với những nước trong xã hội CN hư ảo đó...Và bằng chứng hùng hồn hơn.. những nước thức tỉnh và thoát khỏi bóng ma Cộng Sản như Ba Lan, Hungari, Đưc...thì xã hội và con người được sống tốt đẹp hơn Thời gian ở đây rất có han...Tôi tính viết vài dòng góp ý chia xẽ..nhưng lại viết wá dài!!! Sorry nhéTóm lại XHCN không phải là 1 mô hình lí tưởng của xã hội mà là dìm xã hội vào cơn hồng thủy của bạo quyền Cộng sản vây. ! chút lòng riêng cho đất nước VN ta...Thật xót xa!

T3

Page 82: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Logged

TTClass of 1989

Gold member

Giới tính: Posts: 1065

Giờ đây, anh là nhà thơ bất đắc dĩ!

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #11 on: Jul 02, 2003, 02:04:12 PM »

Chào các bạn,

Mình có mấy ý kiến nhỏ thế này:- Nói chung, các bạn khá đồng tình cho rằng CNXH không phải là một mô hình xã hội lý tưởng. Những khiếm khuyết của nó được thể hiện rất rõ ở Việt Nam trước đây (Cụ thể hơn là trước năm 1986). Hiện nay ở Việt Nam người ta dùng một khái niệm mới là CNXH kiểu mới với những đặc điểm có thể nói là khắc phục rất nhiều những khiếm khuyết trước kia (trên lý thuyết). Vậy chúng ta có thể bàn (thậm chí kỳ vọng) gì về CNXH kiểu mới này.

- CNXH kiểu cũ không chứng tở được sự ưu việt trong tất cả các hình thái xã hội hiện tại. Vậy phải chăng là Chủ nghĩa tư bản ưu việt nhất? Và nếu vậy thì, mô hình nào là phù hợp với Việt Nam (Mỹ, Nhật, Thụy Điển...?).

- Theo các ban, Việt Nam nên đi theo con đường nào nếu cả CNTB và CNXH kiểu mới đều chứng tỏ hoặc đều tiềm ẩn sự bế tắc?

Thân mến,

Logged

Đất nước từng trải nhiều, nên đất nước chẳng đăm chiêu,Nụ cười các lão nông vẫn nụ cười quảng đại,Đất nước chẳng đăm chiêu vì đất nước nhiều từng trải,Vai áo sờn không chịu gánh thần linh (Thơ Bằng Việt)

Thanh Tat TrinhClass of 1986

Newbie

Giới tính: Posts: 45

Thanh Ða in my heart!

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #12 on: Jul 03, 2003, 09:21:38 AM »

Chào bạn,Những cải tổ và điều chỉnh XHCN hay CSCN chỉ là cách làm lấm liếm che đậy mị dân mà thôi và để níu kéo quyền lực độc tôn của kẻ thống trị...Chủ thuyết ấy đã sai từ căn bản cội nguồn thìcho dù cải cách gì đi nữa nó vẫn không đem đến cái nền tảng căn bản sống cho con người và xã hội đất nước đó...Ngày nay CNCS hay CNXH chỉ còn là từ ngữ chiêu bài hay những tấm bình phong trơ trẻn biện luận cho 1 chủ nghĩa độc tài. Có 1 chủ nghĩa tàn bạo độc tài ( ta nói ta làm gì cũng đúng...!!!) nào mà đem lại lợi ích cho người dân không... Khộng Nó chỉ phục vụ cho kẻ thống quyền và đàn áp người dân để củng cố cái ngai vị độc tôn béo bở đó!Mới cải sủa 1 tí thôi, Dảng CS copy 1 phần rất nhỏ nguyên tắc của CN Tư bản  (Ví dụ như cho "tư doanh" kinh tài, các trường tư cạnh tranh với trường công , lại cho kẻ lãnh đạo ra làm kinh tế) thì người dân như có 1 chút "ánh sáng". Thứ "ánh sáng " đó không fải là bản chất của CNCS hay XHCN mà vay mượn chủa CNTB. Hơn nữa cái mà CNCS và CNXH nêu lên như là 1 trọng điểm cho chủ thuyết của họ LÀ PHÁ BỎ TƯ QUYỀN TƯ LỢI, PHÁ BỎ GIAI CẤP, GIAI CẤP TRÍ THỨC VÀ CÁC NHÀ TƯ BẢN CON BUÔN LÀ BỌN HÚY MÁU DÂN QUA VIỆC LÀM CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG CHO HỌ...v.v. Vậy thấy ra rằng những "cải tổ" đó đã phản bội lại cái thuyết chuyên chính VÔ SẢN của CNCS rồi..vây thì 1 cách rõ ràng mọi người và chính họ đã vô hình xác nhận CNCS và CNXH đã là vô vọng và bùa mê không sao hiện thực được!!! Vây thì hãy quăng cái chiêu bài mị dân ấy xuống và đi theo tiến trình phát triển tất yếu của nhân loai như các nước tiên tiên trên thế giới khác đang đi từ Âu sang Á!!!

Page 83: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Vậy chủ nghĩa Tư bản có phải là hình thức Xã hội lý tưởng??? CN Tư bản không fải là tuyệt đối nhưng qua lịch sữ và hiện thực chứng minh...Với hình thái ấy hầu như con người sống có nhân phẩm hơn, có giá trị hơn từ tình thần đến vật chất, 1 xã hội bình đẳng hơn và chính giới cầm quyền "fải" fục vụ người dân vì có sự cạnh tranh công bằng của các đảng fái khác và các cơ quan khác trong hệ thống hành pháp lập pháp.Không có 1 cái thuyết nào là TUYỆT ĐỐI  lý tưởng cả. Thế giới loài người chúng ta sống là trên 1 cái "TƯƠNG ĐỐI" Còn chủ nghĩa Cộng Sản và CNXH lại dệt mộng xây trên cái "TUYỆT ĐỐI".Nó mới nghe qua thì "toàn mỹ, toàn đức , thập thập toàn" nhưng nó lại quên là xây dựng và duy trì thuyết ấy trên con người chứ không fảo là thần thánh..."TUYỆT ĐỐI" không thể có trên con người bằng xương bằng thịt!!!Vài dòng góp ý tham khảo. Hy vọng 1 ngày mai sáng lạng hơn cho nước Việt mến yêu của chúng ta!

T3

Logged

ltTrường khác

TÐGold member

Giới tính: Posts: 801

Tôi yêu tiếng nước tôi.....

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #13 on: Jul 03, 2003, 09:53:43 AM »

Trích từ: Phước Hạnh viết ngày Jul 02, 2003, 09:11:31 AM      

Lang thang theo Khổng Tử hén KT cho rằng thành hay bại là do người cầm quyền chứ không phải do chính thể. Còn H thì cho rằng một học thuyết sai sẽ dâñ đến nhưñg thất bại và lầm than.

Hổng biết có phải theo thuyết Khổng Tử hông nữa, nhưng lt vẫn tin vào: "Tu thân. Tề gia. Trị quốc. Bình thiên hạ " (Mặc dù lịch sử hiện đại chứng minh hổng phải dzậy gần đây nhất vụ Bill Clinton

Trích: Nhìn vào quá khứ hiện tại để đoán tương lai . Có lẻ mô hình xã hội tương lai sẽ không còn ở trung tâm nũa (centralize) mà nó sẽ trở thành một xã hội "tự trị" and more individualize.

VC

Xã hội tự trị thì đã có từ hồi xa xưa rồi, thời Socrates lận Như vậy là con người văn minh là đi một dzòng rồi trở lại chỗ cũ và nhận ra những gì mới bắt đầu là tốt đẹp nhất.

Cho lt hỏi, CNXH và CNCS tiếng Anh là gì? Karl Marx, Lenin là cha đẻ của chủ thuyết nào? lt có đọc một cuốn sách sử về VN do người Mỹ viết thì nói là HCM theo chủ thuyết "Communisism" nhưng có viết lại một chút ít để hợp với tình hình đất nước.

Logged

“Tell me, and I forgetTeach me, and I may rememberInvolve me, and I learn”

Benjamin Franklin

Page 84: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

PHClass of 1993

Gold member

Giới tính: Posts: 1710

Nè, coi chừng tớ "xì chum" một cái bi giờ !

Re:XHCN - mô hình xã hội lý tương?« Reply #14 on: Jul 03, 2003, 12:45:06 PM »

Trích: Mình có mấy ý kiến nhỏ thế này:- Nói chung, các bạn khá đồng tình cho rằng CNXH không phải là một mô hình xã hội lý tưởng. Những khiếm khuyết của nó được thể hiện rất rõ ở Việt Nam trước đây (Cụ thể hơn là trước năm 1986). Hiện nay ở Việt Nam người ta dùng một khái niệm mới là CNXH kiểu mới với những đặc điểm có thể nói là khắc phục rất nhiều những khiếm khuyết trước kia (trên lý thuyết). Vậy chúng ta có thể bàn (thậm chí kỳ vọng) gì về CNXH kiểu mới này.

- CNXH kiểu cũ không chứng tở được sự ưu việt trong tất cả các hình thái xã hội hiện tại. Vậy phải chăng là Chủ nghĩa tư bản ưu việt nhất? Và nếu vậy thì, mô hình nào là phù hợp với Việt Nam (Mỹ, Nhật, Thụy Điển...?).

- Theo các ban, Việt Nam nên đi theo con đường nào nếu cả CNTB và CNXH kiểu mới đều chứng tỏ hoặc đều tiềm ẩn sự bế tắc

Anh Quang Thanh ra mấy cau hỏi hay lắm. Làm H phải ngồi hệ thống lại từng mảng kiến thức rơi rụng để thử trả lời các câu hỏi hóc búa này.

Trước hết là điểm lại vài "điển hình" kinh tế :

_Mỹ : tư bản gộc. Nhà nước ít can thiệp vào thị trường so với các nước công nghiệp phát triển khác. Public assistance vào giáo dục, health care, trợ cấp thất nghiệp cũng limited.

_Thụy Điển : The Capitalist Welfare State. Cuñg là tư bản nhưng chỉ về phương diện private ownership còn nhà nước thì đóng một vai trò lớn trong việc phân phối thu nhập. Khoảng cách giàu nghéo ít.

_Các con rồng Châu Á : phát triển nhờ vào đẩy mạnh xuất khẩu và free trade.

Tất cả các mô hình trên đều có nhưñg hạn chế của nó. Tất cả đều có thời "hoàng kim" và sau đó đều không thoát khỏi suy thoái. (Đó là điều mà Marx chỉ trích nền kinh tế tư bản).

VN nên theo mô hình nào??

Theo H thì Vn không thể áp dụng rập khuôn bất cứ một mô hình nào vì không có cùng trình độ phát triển như nhau. Vn là nước nông nghiểp, đông dân, dân trí thấp lại đang ở giai đoạn transition giưã một nền kinh tế chỉ huy (command economy) sang kinh tế thị trường (market economy). Có nghĩa là phải thay đổi tất cả, từ hệ thống ngân hàng tài chánh cho đến việc tư nhân hóa (privatization)...Không đơn giản tí nào !

Vì vậy mà nhất cử nhất động chính phủ Vn đều theo TQ vì khá lúng túng trong việc đưa nền kinh tế thị trường vào quỹ đạo. Trong lúc này việc khoảng cách giàu ngheò giưã thành thị và nông thôn, giưã người và người là không thể tránh khỏi. Đẩy mạnh xuất khẩu, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài là những việc Vn nên làm đồng thời với cải tổ chính sách NN, dẹp tham nhuñg...(Úi, sao nói giống mấy báo Đảng thế này  ). Thật ra H thấy toàn là hô khẩu hiệu thôi chứ việc họ cải tổ bộ máy NN là chuyện hông dám

Page 85: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

mơ...Nhưng nếu chính phủ không thay đổi thì mơ ước Vn ra khỏi đói nghèo vẫn chỉ là ước mơ !

Gửi bạn T3,

Trích: Dảng CS copy 1 phần rất nhỏ nguyên tắc của CN Tư bản  (Ví dụ như cho "tư doanh" kinh tài, các trường tư cạnh tranh với trường công , lại cho kẻ lãnh đạo ra làm kinh tế) thì người dân như có 1 chút "ánh sáng". Thứ "ánh sáng " đó không fải là bản chất của CNCS hay XHCN mà vay mượn chủa CNTB. Hơn nữa cái mà CNCS và CNXH nêu lên như là 1 trọng điểm cho chủ thuyết của họ LÀ PHÁ BỎ TƯ QUYỀN TƯ LỢI, PHÁ BỎ GIAI CẤP, GIAI CẤP TRÍ THỨC VÀ CÁC NHÀ TƯ BẢN CON BUÔN LÀ BỌN HÚY MÁU DÂN QUA VIỆC LÀM CỦA NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG CHO HỌ...v.v

T có vài điều trao đổi lại với bạn:

- Hiện nay nếu theo đúng những gì mà Marx đã phân tích, dự báo và trên cơ sở thực tiễn ở Việt Nam (mặc dù thực tiễn này có thể còn chưa nhanh, chưa mạnh như một số người chúng ta mong đợi) thì có thể khẳng định rằng CNTB là một trình độ phát triển cao của xã hội loài người (đặc biệt là về trình độ phát triển khoa học và công nghệ). CNTB là một nấc thang phát triển, cho nên không có gì lạ nếu Đảng CSVN "thuộc bài", áp dụng những "nguyên tắc" của CNTB. Tại sao không áp dụng nó cơ chứ khi nó có lợi cho đại đa số nhân dân? Tự do cạnh tranh chỉ là 1 trong nhiều nguyên tác vận hành của kinh tế thị trường mà bản thân nó vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm. Điều này hẳn chúng ta thấy rõ trong sân chơi kinh tế quốc tế hiện nay. Không có quốc gia nào có kiểu nền kinh tế hoàn toàn tự do cạnh tranh.Nhưng cũng phải thấy rằng không mù quáng áp dụng tất tần tật, bê nguyên xi CNTB kiểu Mỹ hay bất cứ kiển nào khác vào Việt Nam được. Về điểm này T đồng ý với Hạnh. Chúng ta có quá nhiều bài học cay đắng. Di sản đó còn đè nặng lên đất nước ta, mỗi gia đình và từng cá nhân chúng ta.

- Nói chính xác hơn, theo kinh điển Marx, "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác. Đây là CNCS (chứ không phải CNXH: CHXH phát triển ở trình độ thấp hơn so với CNCS). Như vậy CNCS không xóa bỏ sở hữu cá nhân!Nhưng cũng cần phải thấy là còn rất lâu mới đạt được điều này. Tuy thế, điều này cũng cho ta thấy nhiều gợi mở, chắng hạn khi mối quan hệ là "hợp tác" chứ không phải là "nô dịch" (xin các bạn đọc các tác phẩm của Hugo va Dicken để tìm hiểu về sự nô dịch con người lao động của CNTB nguyên thủy) thì chẳng có lý do gì để xóa bỏ quyền sở hữu tư bản tư nhân.

- CNCS phá bỏ tình trạng giai cấp của một thiểu số thống trị đại đa số nhân dân (các giai cấp đông người khác), nhằm xây đựng 1 xã hội không giai cấp. Như vậy điều này là rất nhân văn. Còn rất lâu đấy! Không thể mong ngày 1 ngày 2 đâu. Hầu như tất cả chúng ta thuộc về cái đại đa số nhân dân đó.

- Trong các tài liệu của CNCS và CNXH, chưa bao giờ trí thức "bị" coi là "bọn hút máu dân" theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cũng như chưa bao giờ tầng lớp trí thức "bị" đặt ngang hàng với "các nhà tư bản con buôn". Nói chung, trí thức theo quan điểm chính thống của Marx và hiện nay ở VN là lực lượng đồng minh với GC công nhân và GC nông dân trong guồng máy lãnh đạo chính trị.

Trên hết, T rất chia xẻ với 3T về những trăn trở về 1 ngày mai tươi sáng cho Việt Nam. Âu cũng là mong ước chung của chúng ta.

Thân mến, 

Thread: KẾ HOẠC HÓA TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở

Page 86: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

NƯỚC TA

acia - 11/8/2002 at 05:09

KẾ HOẠCH HÓATRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNGĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NƯỚC TA

Vũ Văn Phúc *

1. Quan niệm về vai trò nhà nước, kế hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Nghiên cứu lịch sử các học thuyết kinh tế thấy rằng: một trong những nội dung quan trọng mà các nhà kinh tế bàn đến là vai trò của nhân tố thị trường và nhân tố Nhà nước trong điều hành quản lý nền kinh tế. Bởi lẽ, vấn đề nhà nước và thị trường là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế trong nhiều thập kỷ qua, không những ở nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới, vì muốn tìm tòi mô hình quản lý kinh tế vĩ mô thích hợp và có hiệu quả hơn.

Đối với một nền kinh tế đặc thù như nước ta: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. Chẳng hạn như :

Thứ nhất, Sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.

Thứ hai, Với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thì kế hoạch hóa được sử dụng như là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như thế nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng XHCN.

Ngày nay, kế hoạch hóa (KHH) được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Bản chất, nội dung của KHH hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường (KTTT).

Quan niệm về Nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN khác hẳn trong nền kinh tế tập trung - bao cấp: nếu trước đây Nhà nước là cho phép và quyết định (theo cơ chế xin - cho), thì ngày nay là Nhà nước tạo khung khổ pháp luật để mọi công dân tự do kinh doanh theo pháp luật và hỗ trợ giúp đỡ, đồng thời giám sát để doanh nghiệp và dân doanh hoạt động sản

Page 87: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

xuất - kinh doanh có hiệu quả.

Kế hoạch hóa trong nền KTTT định hướng XHCN cũng khác với KHH trước đây: nếu trước đây kế hoạch chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước, thì bây giờ kế hoạch phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội v.v...

Nhìn nhận kế hoạch hóa với tư cách là một chức năng cơ bản của quản lý kinh tế, thị trường với tư cách là một lĩnh vực hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội thì mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường có thể hiểu theo cách thị trường vừa là đối tượng, vừa là cơ sở của kế hoạch hóa. Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6, khóa VI khẳng định: "Trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch, thị trường vừa là một công cụ vừa là một đối tượng của kế hoạch hóa".

Sự phát triển nền kinh tế hiện nay lệ thuộc rất nhiều vào những yếu tố môi trường, chứ không chỉ lệ thuộc vào sự điều hành và mong muốn của Chính phủ. Ví dụ như môi trường khu vực, môi trường quốc tế, môi trường địa kinh tế, môi trường thiên nhiên v.v... Vì thế, các mục tiêu trong kế hoạch chỉ mang tính dự báo, tính định hướng và kế hoạch không bao gồm kế hoạch sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ ba, Thị trường là khách quan, kế hoạch là sản phẩm chủ quan của Nhà nước, của ngành, của địa phương... Vậy thì xử lý mối quan hệ giữa cái khách quan và cái chủ quan ở đây như thế nào cho phù hợp trong một cơ chế để phát huy tác dụng cao nhất ?

Nói tạo "một sân chơi bình đẳng" cho các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, vậy Nhà nước điều khiển "sân chơi" đó như thế nào để vừa không hạn chế sự thi thố tài năng của các chủ thể kinh doanh, lại vừa không làm chệch hướng XHCN của nền kinh tế, đảm bảo sự thỏa đáng giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội ?

Nhìn nhận kế hoạch hóa và thị trường với tư cách là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà nước, thì thực chất của vấn đề KHH và cơ chế thị trường được coi là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch hóa và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt động trên thị trường cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã hội.

2. Đổi mới công tác kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

Với cách đặt vấn đề như trên, cần thấy rằng: Kế hoạch hóa là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước nhằm đạt tăng trưởng lâu bền và đảm bảo định hướng XHCN. Vì thế đổi mới công tác kế hoạch từ tư duy, quan điểm định hướng, nội dung, quy trình lập và điều hành cho đến cơ cấu tổ chức và cách thức chỉ đạo kế hoạch là một nội dung cơ bản của quá trình đổi mới công tác kế hoạch. Bản chất, nội dung của kế hoạch hóa hoàn toàn phụ thuộc vào vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Page 88: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Trong cơ chế thị trường TBCN, sự can thiệp của Nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì sự can thiệp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cơ chế vận hành nền KTTT định hướng XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Cơ chế đó đảm bảo tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm: nhà nước điều tiết vĩ mô, thị trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở các mặt cơ bản: Một là, nhà nước XHCN là nhân tố đóng vai trò "nhân vật trung tâm" và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Hai là, cơ chế thị trường (CCTT) là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, đóng vai trò "trung gian" giữa nhà nước và doanh nghiệp.

(còn tiếp)

acia - 11/8/2002 at 05:10

Trong nền KTTT vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, sự quản lý can thiệp vĩ mô của Nhà nước phải thích hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường. Nhà nước phải sử dụng chủ yếu các công cụ, biện pháp kinh tế, luật pháp, quy hoạch, kế hoạch định hướng, chính sách kinh tế - xã hội và khả năng, sức mạnh kinh tế của Nhà nước để tác động tới thị trường, điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp cho phù hợp.

Cơ chế thị trường có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực: nó là cơ chế tự điều tiết nền kinh tế rất linh hoạt, mềm dẻo, uyển chuyển; nó có tác dụng kích thích mạnh và nhanh sự quan tâm thường xuyên đến đổi mới kỹ thuật, công nghệ quản lý, đến nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; nó có tác dụng lớn trong tuyển chọn các doanh nghiệp và cá nhân quản lý kinh doanh giỏi. Trên cơ sở đó, CCTT kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển... Về mặt tiêu cực : trên thị trường chứa đựng tính tự phát, chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, mất cân đối. Vì chạy theo lợi nhuận, các nhà sản xuất, kinh doanh có thể gây nhiều hậu quả xấu: môi trường bị hủy hoại, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, phá sản, thất nghiệp, phân hóa xã hội cao, lợi ích công cộng bị coi nhẹ, các vấn đề công bằng xã hội không được bảo đảm, tệ nạn xã hội gia tăng, thậm chí có người làm ăn bất hợp pháp, trốn lậu thuế, làm hàng giả. Cũng vì mục tiêu lợi nhuận mà các nhà sản xuất, kinh doanh không làm những ngành nghề ít lợi nhuận. Để hạn chế những khuyết tật đó, đòi hỏi Nhà nước phải quản lý nền KTTT. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch định hướng, bằng các công cụ, chính sách, biện pháp kinh tế... CCTT chịu sự tác động rất mạnh của các quy luật kinh tế thị trường, do đó sự can thiệp vĩ mô của nhà nước phải phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế thị trường.

Page 89: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

Tình hình đó đặt ra cho nền KTTT định hướng XHCN phải xử lý hài hòa 3 vấn đề sau đây: Một là, giải quyết tốt vấn đề lợi nhuận với vấn đề xã hội, sao cho vừa đảm bảo cho các chủ thể KTTT có được lợi nhuận cao, vừa tạo được điều kiện chính trị - xã hội bình thường cho sự phát triển kinh tế. Hai là, kết hợp những nguyên tắc phân phối của CNXH và nguyên tắc của KTTT, như: phân phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội... Trong đó, nguyên tắc phân phối theo lao động là chính. Thứ ba, điều tiết phân phối thu nhập, một mặt, đòi hỏi nhà nước phải có chính sách sao cho giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa lớp người giàu và lớp người nghèo...; mặt khác, phải có chính sách, biện pháp nâng cao thu nhập chính đáng của người giàu, người nghèo và của toàn xã hội.

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, do vậy nội dung kế hoạch không được phép chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế nhà nước mà phải mang tính tổng thể toàn nền kinh tế. Việc đổi mới này sẽ tác động một cách sâu sắc đến tính dân chủ và công khai của kế hoạch. Ngay từ lúc dự thảo nội dung kế hoạch, các mục tiêu và biện pháp không nên và không cần phải giữ bí mật. Nhà nước cần tăng cường khung khổ pháp lý, hạn chế tối đa mọi can thiệp mang tính áp đặt, trực tiếp và chuyển sang hình thức tác động gián tiếp và khuyến khích. Như vậy, những công cụ thường được áp dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa trước kia phải được thay bằng những công cụ, chính sách phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Liên quan chặt chẽ với những điểm trên là vấn đề quy hoạch. Quy hoạch được coi là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch. Nhưng ở nước ta vấn đề quy hoạch cũng còn nhiều hạn chế, bất cập. Cần phải phân biệt rõ 2 loại quy hoạch: quy hoạch sử dụng không gian (bao gồm cả quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị) và quy hoạch phát triển ngành. Thời gian qua, quy hoạch sử dụng không gian, đặc biệt là quy hoạch đô thị chưa được chú ý đúng mức, quy hoạch sử dụng đất thì lại không ổn định. Điều này đã gây lãng phí cho cả Nhà nước lẫn mọi người dân. Quy hoạch phát triển ngành lại được chú ý quá mức, gần như ngành nào cũng có và hầu hết quy hoạch ngành lại được xác định trong điều kiện "tĩnh" và "đóng cửa", không tính được đầy đủ những biến động trên thị trường thế giới. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm được hình thành theo quy hoạch không thể có sức cạnh tranh trên thị trường nếu không được Nhà nước bảo hộ. Tư duy về quy hoạch cần đổi mới theo hướng tăng cường công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất, chỉ quy hoạch những ngành mang tính hệ thống toàn vùng hoặc toàn quốc (đường giao thông, điện, viễn thông...), những ngành mang tính kinh doanh chỉ nên dừng ở mức dự báo cung cấp thông tin kinh tế, khoa học công nghệ để các doanh nghiệp tự làm. Cần nâng cao chất lượng công tác quy hoạch : Bản chất quy hoạch là cụ thể hóa chiến lược về mặt không gian và thời gian. Quy hoạch lãnh thổ bám sát nguyên tắc phân cấp, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch của cấp nào thì dựa chủ yếu vào tiềm lực của cấp đó, chính quyền cấp trên có trách nhiệm phối hợp điều hòa quy hoạch của chính quyền cấp dưới trực tiếp. Quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là quy hoạch đô thị là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và các cấp chính quyền. Việc quy hoạch đô thị cần được tiến hành một cách công khai và ổn định, hạn chế các hiện tượng tiêu cực hoặc lạm dụng để đầu cơ trong thị trường bất động sản. Quy hoạch tổng thể ngành được áp dụng cho những ngành mang tính chiến lược và tính hệ thống toàn quốc (điện, giao thông, bưu chính viễn thông) có tính đến sự tham gia của các thành phần kinh tế và những biện pháp

Page 90: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia thực hiện quy hoạch. Quy hoạch phát triển của các ngành khác có sản phẩm và dịch vụ mang tính thương mại, phụ thuộc vào biến động thị trường trong nước và thế giới, tiến bộ khoa học kỹ thuật chỉ nên dừng ở mức độ định hướng, dự báo, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn ngân sách để đầu tư cho các dự án ở những lĩnh vực này. Cần có quy chế công bố công khai các quy hoạch để các thành phần kinh tế đóng góp ý kiến, tham khảo và tích cực thực hiện. (còn nữa)

acia - 11/8/2002 at 05:11

Xu thế phân cấp trong quản lý ngày càng tỏ ra có hiệu quả trong thực tế. Cần phân cấp quản lý nhà nước theo nguyên tắc "những hoạt động gắn liền với quyền lợi người dân do chính quyền cấp gần dân nhất chăm lo, chính quyền cấp trên chỉ thực hiện những nhiệm vụ có quy mô lớn mà cấp dưới không thực hiện được hoặc những việc mang tính liên vùng".

Việc xác định mục tiêu trong lập kế hoạch ở cả Trung ương lẫn địa phương theo kiểu năm sau phải cao hơn năm trước, mục tiêu nào cũng đều muốn đạt mức cao trong khi tiềm lực có hạn cần được thay đổi một cách cơ bản. Kế hoạch phải căn cứ vào hiện thực, phân tích quan hệ cung - cầu và khả năng cạnh tranh trên thị trường (trong nước và quốc tế) để tính tốc độ tăng trưởng, từ đó xác định mục tiêu. Việc xác định các mục tiêu phải đi kèm với xác định thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu, nghĩa là phải có sự "trả giá", có khi phải hạ thấp yêu cầu mục tiêu này cho việc đạt mục tiêu khác cao hơn.

Việt Nam đã gia nhập ASEAN, AFTA, ký kết Hiệp định Thương mại với Mỹ, quá trình toàn cầu hóa đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, sự liên kết giữa thị trường trong nước và thị trường thế giới ngày càng gắn bó, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sức ép ngày càng cao đối với mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Việc nhận thức đầy đủ những vấn đề này sẽ buộc những nhà hoạch định chính sách phải đặt ra những mục tiêu kế hoạch trong bối cảnh chung, trong môi trường "động" và "mở cửa". Không chấp nhận những thách thức này, chắc chắn nền kinh tế sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt hậu, dẫn đến bất ổn định trong xã hội.

Trên cơ sở đổi mới về xác định mục tiêu và công cụ, quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cần đổi mới theo hướng xác định các mục tiêu phải được làm cùng với xác định biện pháp tương ứng, công cụ chính sách đầu tư ngày càng giảm và công cụ chính sách khuyến khích ngày càng tăng nhằm phát huy hết tiềm năng của cả xã hội (ví dụ: chính sách khuyến khích các hoạt động xã hội hóa ở các lĩnh vực giáo dục, y tế,... đã làm giảm đáng kể gánh nặng cho ngân sách nhà nước).

Việc xây dựng Chiến lược kinh tế - xã hội do Hội đồng Nghiên cứu chiến lược thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng; chiến lược có thời hạn 10-15 năm nhưng được điều chỉnh vào giữa kỳ; dự thảo chiến lược được công bố công khai và được các tầng lớp xã hội, đặc biệt là

Page 91: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

các nhà trí thức và quản lý tham gia đóng góp ý kiến. Mục tiêu chiến lược không được mang tính chủ quan, duy ý chí, những mâu thuẫn giữa các mục tiêu cần được phân tích và xử lý thông qua việc xác định thứ tự ưu tiên giữa các mục tiêu nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể cho từng thời kỳ. Nội dung chiến lược phải đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ giữa các ngành, các vùng trong phát triển kinh tế.

Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển 5 năm. Kế hoạch 5 năm cụ thể hóa chiến lược. Kế hoạch 5 năm xác định một số chỉ tiêu cơ bản định hướng cho sự phát triển của đất nước, xác định những lĩnh vực mà nền kinh tế sẽ ưu tiên tập trung phát triển, xác định nguyên tắc hoạch định và xây dựng chính sách cụ thể để toàn bộ nền kinh tế phát triển theo hướng đã định. Do nội dung kế hoạch ngày càng có tính định hướng, dự báo cao nên vai trò của kế hoạch 5 năm ngày càng quan trọng.

Một trong những cơ sở quan trọng cho việc lập kế hoạch 5 năm là những dự báo phát triển về khả năng biến động của những yếu tố quốc tế, xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, của tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của một số ngành chủ chốt trên thị trường Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế. Kế hoạch 5 năm cần tập trung nguồn lực vào một số ít mục tiêu quan trọng của thời kỳ, những mục tiêu khác có thể chỉ cần đạt đến một mức độ tối thiểu cần thiết.

Nội dung của kế hoạch 5 năm bao gồm một số chương trình trọng điểm của Nhà nước và quan trọng hơn cả là một hệ thống cơ chế chính sách. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch 5 năm cần được thực hiện theo một quy trình mới với sự phối hợp chặt chẽ và phân công cụ thể giữa các cấp, giữa các bộ và có sự tham gia của các tầng lớp và tổ chức trong xã hội.

Hệ thống kế hoạch 5 năm của toàn nền kinh tế bao gồm kế hoạch cấp quận huyện, cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Hệ thống kế hoạch hàng năm ở tầng vĩ mô: Kế hoạch hàng năm vừa là bộ phận vừa là công cụ để điều hành thực hiện kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Trong mối quan hệ với kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm chủ yếu chỉ mang nội dung phân bổ các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính để thực hiện một phần mục tiêu của kế hoạch 5 năm, do vậy kế hoạch hàng năm không nên đưa ra mục tiêu mang tính tổng quát.

Về nguyên tắc, hệ thống kế hoạch kinh tế quốc dân trong nền kinh tế thị trường không bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi, Nhà nước còn nắm vị trí độc quyền hoặc chủ đạo ở một số ngành then chốt, vì thế kế hoạch kinh tế quốc dân trong giai đoạn này vẫn có mối quan hệ gắn bó với kế hoạch của những Tổng công ty chủ chốt ở những ngành này (ví dụ: Dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông...). Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam tiếp tục giữ một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định cho nền kinh tế trong thời gian tới và cũng sẽ có tác động rất lớn đến việc tính toán trong xây dựng và điều hành kế hoạch. Do vậy, các ngân hàng thương mại lớn và những Tổng công ty này cần phải định kỳ báo cáo về kế hoạch và

Page 92: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

tình hình sản xuất kinh doanh của mình để Chính phủ có những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập và điều hành kế hoạch. Điều hành kế hoạch cần dựa trên cơ sở thông tin báo cáo và mô hình phân tích dự báo hàng quý. Phối hợp kết quả này với ý kiến chuyên gia sẽ cho phép Nhà nước, các cấp xác định thời điểm, mức độ, phạm vi và cách thức can thiệp một cách hợp lý vào nền kinh tế.(cÒN NỮA)

acia - 11/8/2002 at 05:11 Đổi mới công tác kế hoạch hóa ở địa phương và ở các ngành. Nội dung kế hoạch của các địa phương cần phản ánh đúng sự phân cấp quản lý nhà nước về kinh tế. Kế hoạch của các ngành, địa phương phải phù hợp với kế hoạch chung của cả nước. Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng quy hoạch phát triển của mình, các ngành, các địa phương cần hỗ trợ cho việc lập và điều hành kế hoạch kinh tế quốc dân bằng cách cung cấp các thông tin, dự báo và những kiến nghị cho việc xây dựng các chính sách kinh tế.

Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tổng hợp và các ngành trong việc dự báo tình hình thị trường trong nước và quốc tế cũng như phân tích, đánh giá thực trạng trong nước, bao gồm tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đảm bảo các điều kiện và tiền đề cho việc đổi mới công tác kế hoạch hóa: Đổi mới hệ thống thu thập, xử lý và sử dụng thông tin. Xác định các loại thông tin báo cáo cần thiết, thống nhất biểu mẫu các loại thông tin báo cáo; xác định hệ thống tổ chức bộ máy thu thập và xử lý thông tin; khắc phục tình trạng "thương mại hóa" thông tin một cách vô nguyên tắc, xác định rõ trách nhiệm cung cấp các loại thông tin đối với những cơ quan có liên quan; thiết kế cụ thể các nguồn thông tin và địa chỉ cần phân phối thông tin nhằm hỗ trợ cho công tác kế hoạch hóa; xác định rõ ràng những thông tin mật không công bố.

Xây dựng và phát triển công tác dự báo và phân tích kinh tế. Dự báo và phân tích chính sách được thực hiện độc lập ở nhiều cơ quan; tập trung vào dự báo ngắn hạn; xác định một số mô hình không phức tạp không cần có độ chính xác quá cao nhưng phải kịp thời xử lý được những thông tin để phân tích giúp cho việc điều hành một cách nhanh nhạy.

Nâng cao chất lượng bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ. Hoàn thiện bộ máy kế hoạch ở Trung ương và địa phương, thực hiện chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kế hoạch một cách cơ bản.

Công tác kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân đòi hỏi phải nâng cao vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, phát huy vai trò của các Bộ và Tổng công ty theo một phương pháp luận thống nhất. Công tác kế hoạch hóa cũng không chỉ được thực hiện bởi những người trong ngành Kế hoạch, mà cần được sự chú ý và tham gia của nhiều tầng lớp trong xã hội, đặc biệt của những nhà doanh nghiệp, những nhà khoa học. Việc điều hành thực hiện kế hoạch không phải là công việc riêng của Bộ Kế hoạch

Page 93: Tỉnh giấc€¦  · Web viewNgôi nhà cao 8 tầng, diện tích sử dụng là 10.000 m2. Thời gian thi công chưa hết 10 tháng, với chất lượng, kỹ thuật,

và Đầu tư hoặc một Bộ nào khác mà nó phải được thực hiện thông qua sự phối hợp một cách thống nhất và tương hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.

---------------------------------------------------------------- ----------------

* TS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí