32

tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - soyte.baria-vungtau.gov.vnsoyte.baria-vungtau.gov.vn/documents/10180/225838/So 80.pdf · này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa iốt trong

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Bản tin của Ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Trụ sở tòa soạn:TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Số 31 Lê Lợi, phường 4, TP. Vũng Tàu Điện thoại: (064) 3540740 - Fax: (064) 3540740

Email: [email protected]

  Chịu TráCh nhiệm xuấT bản:BS: nguyễn Thị Thu hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế - Trưởng ban Biên tập.

  ban biên Tập:1. BS. nguyễn Văn Lên, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm TT-GDSK - Phó Trưởng ban.2. Cv. Lê Thị Khánh - Trung tâm TT-GDSK - Thư ký.3. BS. Trương Đình Chính - TP. NVY Sở Y tế - Biên tập viên.4. BS. Trương Đình Trúc - TP. KHTH Sở Y tế - Biên tập viên.5. BS. nguyễn phạm hà - TP. QLHNYTTN - Sở Y tế - Biên tập viên.6. BS. phạm minh an, Giám đốc Bệnh viện Bà Rịa - Biên tập viên.7. BS. Trần Văn bảy, Giám đốc Bệnh viện Lê Lợi - Biên tập viên.8. BS. hà Văn Thanh, Giám đốc TTYTDP - Biên tập viên.9. Cv. Trần Thị nga - Trung tâm TT-GDSK - Biên tập viên.

  TrÌnh bÀY: Nghĩa Quý   ảnh bìa 1: KHÁNH CHIGiấy phép xuất bản số: 01/2009/GP-XBBT do Sở TT&TT cấp ngày 6-1-2009. Công ty Mỹ Thuật tổ chức thực hiện, thiết kế, chế bản và in ấn. Web: mythuatvungtau.com In 1.500 cuốn tại Công ty Mỹ Thuật Vũng Tàu (ĐT: 0913 957 486).

• Bà Rịa - Vũng Tàu không có muối i ốt giả lưu hành ..........................3 • Bà Rịa - Vũng Tàu: Khám sàng lọc, cảnh báo về đái tháo đường

“Kẻ giết người thầm lặng” ...............................................................4 • Những khó khăn, thách thức trong công tác khám sàng lọc

và quản lý bệnh tăng huyết áp ........................................................5 • Bệnh sốt rét - một hiểm họa gây chết người đang quay lại .............6 • Phòng tránh loãng xương và tai biến gãy xương ở phụ nữ cao tuổi .7 • Đề phòng ngộ độc rượu Methanol ...................................................9 • Ăn uống và dinh dưỡng ở người cao tuổi ...................................... 10 • Lễ phát động chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới .............. 11 • Trung tâm TT-GDSK tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng

chống các bệnh tật học đường ...................................................... 12 • Hội thảo định hướng về triển khai mô hình chăm sóc, hỗ trợ

bệnh nhân lao tại cộng đồng ........................................................ 12 • Sở Y tế tổ chức hội thảo: “Chung tay phòng chống bệnh Dại” ....... 13 • Đại hội Công đoàn ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI ... 14 • Các cơ sở điều trị methadone tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu:

Khởi liều cho những người nghiện ma túy .................................... 15 • Hội chữ thập đỏ tỉnh: Tổ chức tập huấn về bệnh tay chân miệng

cho các tình nguyện viên ............................................................... 15 • Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện Lê Lợi năm 2012................ 16

• Bệnh viện Lê Lợi: Tập huấn kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng trong phục vụ người bệnh ......................................... 16

• Khám chữa bệnh từ thiện cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức ... 17

• Trạm Y yế phường Nguyễn An Ninh, TP. Vũng Tàu: Tăng cường truyền thông trực tiếp phòng chống bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết ........................................................................... 17

• Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 47 cử nhân y tế công cộng và khai giảng khóa học mới ......... 18

• Thông tin dược .............................................................................. 18 • Sở Y tế ban hành quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng.... 19 • Trạm Y tế xã An Ngãi, huyện Long Điền:

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” ....................................................... 22 • Nguy cơ mắc bệnh từ núm vú giả .................................................. 24 • Rút ngắn thời gian chẩn đoán lao xuống dưới 2 giờ ..................... 24 • Vô sinh vì thói quen để laptop lên đùi ........................................... 25 • Thái độ xử trí ban đầu tại y tế cơ sở đối với bệnh nhân

chấn thương đầu ........................................................................... 25 • Một số huyệt phòng trị đau thượng vị .......................................... 26 • Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người ................................. 27 • Cái tâm của y sỹ trẻ với người bệnh tâm thần ............................... 29 • Lời cảm ơn! .................................................................................... 30

Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện Lê Lợi năm 2012. Ảnh: LINH NGALễ nhận bằng tốt nghiệp cử nhân YTCC khóa 4 hệ vừa học vừa làm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: LINH NGA

Thời gian qua thông tin về tình trạng muối iốt kém chất lượng hoặc muối iốt giả lưu thông trên thị trường thỉnh thoảng lại diễn ra, khiến dư luận hoang mang và lo ngại, nhiều người nội trợ do chưa biết thực hư ra sao,

nhưng để an toàn đã hạn chế dùng các sản phẩm có trộn iốt, do vậy đã giảm bớt 1 lượng iốt rất cần cho sự phát triển về trí tuệ và thể chất của bản thân và gia đình.

Chị Hoàng Thu Ph, nhà ở Phường 7, Tp. Vũng Tàu cho biết: Đã rất nhiều lần tôi nghe thông tin về tình trạng muối iốt giả xuất hiện trên thị trường nhưng không biết thực hư ra sao. Tuy nhiên để đề phòng tôi chọn giải pháp chỉ mua muối ở siêu thị về ăn vì tôi nghĩ ít nhiều nó cũng được kiểm soát và có thông tin về cơ sở một cách rõ ràng. Chỉ hơi bất tiện là nhiều khi không để ý, đang nấu ăn thì hết muối, chạy đến siêu thị mua về cũng hơi lâu nên đành dùng các phụ gia khác để nêm nếm.

Không có điều kiện tốt như chị Ph, chị Nguyễn Thu Th, xã Suối Rao, huyện Châu Đức trước thông tin muối iốt giả có mặt trên thị trường cũng rất lo lắng cho sức khỏe của gia đình, vì muối là một gia vị không thể thiếu trong việc chế biến thức ăn, đặc biệt là những người dân có điều kiện sống thấp như gia đình chị. Chính vì vậy, chẳng cần biết muối iốt có lợi cho sức khỏe đến đâu nhưng để đảm bảo không sử dụng phải muối iốt giả nên chị đã chuyển sang dùng muối thường (muối không có trộn iốt) cho chắc ăn.

Để bảo vệ sức khỏe nhân nhân, đồng thời góp phần định hướng dư luận khi có những thông tin sai lệnh làm nhiều người dân không dám sử dụng muối iốt mà chuyển sang dùng muối thường gây ảnh hưởng đến hiệu quả phòng chống các rối loạn do thiếu iốt và ảnh hưởng tới ngành sản xuất, chế biến muối iốt. TTYT Dự phòng tỉnh đã chỉ đạo và phối hợp

Nhu cầu iốt là rất cần thiết đối với cơ thể con người, tuy nhiên hàm lượng iốt được trộn trong muối ăn cũng phải đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn quy định. Với tiêu chuẩn hiện nay là từ 200 mcg iốt/10g muối cho đến 400 mcg iốt/10g muối. Nếu hàm lượng iốt trộn trong muối ăn không đủ sẽ không có tác dụng phòng ngừa các rối loạn do thiếu iốt gây ra. Còn nếu trộn quá nhiều iốt so với tiêu chuẩn cho phép, khi con người sử dụng loại muối iốt này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa iốt trong cơ thể, khi đó đa số được đào thải qua nước tiểu mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, tuy nhiên đối với một số rất ít người có tiềm ẩn bệnh cường giáp sẽ rất dễ sớm bị bệnh cường giáp hay còn gọi là bệnh Basedow.

Bà Rịa - Vũng Tàu không có muối i ốt giả lưu hành

(Xem tiếp trang 8)

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Giám sát xét nghiệm chất lượng muối iốt tại Công ty cổ phần muối và thương mại Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: THANH BÌNH

3

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý do rối loạn chuyển hoá carbohydrat gây tăng đường

máu mạn tính, là một trong những bệnh không lây nhiễm có tốc độ gia tăng nhanh chóng. Bệnh ĐTĐ typ 2 thường diễn tiến âm thầm không có triệu chứng trong nhiều năm, do đó người bệnh thường chủ quan không đi khám bệnh, khi người bệnh vô tình xét nghiệm máu mới được phát hiện mắc bệnh ĐTĐ hoặc chỉ đi khám khi đã có các biến chứng. Chính điều này dẫn tới gia tăng biến chứng ở những người mắc bệnh ĐTĐ.

Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa nhanh chóng, cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của bệnh ĐTĐ typ 2, đặc biệt tại những khu vực thành thị như Thành phố Vũng Tàu. Điều tra năm 2005 của TTYT dự phòng tỉnh cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn tỉnh là 4,0%; riêng tại TP Vũng Tàu là 6,5% và số người bị ĐTĐ không được chẩn đoán là 79,2%.

Chính vì vậy công tác khám sàng lọc phát hiện bệnh ĐTĐ cho những người có yếu tố nguy cơ trong cộng đồng là rất quan trọng. Trong những năm vừa qua, Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh đã tiến hành nhiều đợt khám sàng lọc ĐTĐ cho hàng chục ngàn người dân trên địa bàn Thành phố Vũng Tàu.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm y tế Dự phòng trong công tác khám sàng lọc ĐTĐ tại phường 7 - Thành phố Vũng Tàu vừa qua cho thấy: Khám sàng lọc 2.500 người từ 45 đến 69 tuổi có đến 236 người bị mắc ĐTĐ, chiếm 9,4%. Đây là tỷ lệ gia tăng đáng kể so với số liệu 6,5%

của điều tra năm 2005. Trong số những người mắc ĐTĐ tại phường 7 kể trên có tới 163 người mới được phát hiện lần đầu, chiếm tới 69% trên tổng số người mắc ĐTĐ. Như vậy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chưa được phát hiện trong cộng đồng là rất lớn. Ngoài ra số người được phát hiện bị tiền ĐTĐ cũng rất lớn là 489 người chiếm 19,6% trên tổng số 2.500 người được khám; đây là những người chưa bị bệnh ĐTĐ nhưng có chỉ số đường huyết cao hơn bình thường và đối với những người này đã bắt đầu bị các tổn thương ở mạch máu nhỏ. Những người tiền ĐTĐ nếu không được phát hiện sớm, quản lý, tư vấn để thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập một cách tích cực sẽ có nguy cơ cao (>40%) chuyển thành ĐTĐ sau này. Nếu tính chung thì có tới 725 người

(29%) trong số 2.500 người được khám tại phường 7, TP. Vũng Tàu bị mắc ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ. Đây là hồi chuông báo động bởi sự diễn tiến âm thầm nhưng với tính phổ biến và để lại những hậu quả nghiêm trọng do biến chứng của bệnh gây ra, tác động xấu đến sức khỏe không những cho người bệnh mà còn là gánh nặng đối với gia đình và toàn xã hội. Vì vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi đến người dân về phòng chống bệnh ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ nhằm thay đổi hành vi lối sống, thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, tích cực rèn luyện thể dục thể thao, tăng cường phát hiện sớm, quản lý các đối tượng tiền ĐTĐ và người bệnh ĐTĐ typ 2, nhằm làm giảm sự gia tăng số mắc cũng như biến chứng của bệnh.

Bs. Trần Thanh Bình(Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh)

BÀ RỊA - VŨNG TÀU:KHÁM SÀNG LỌC, CẢNH BÁO VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

“Kẻ giết người thầm lặng”

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Khám, xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường tại cộng đồng. Ảnh: LINH NGA

4

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Hiện nay, tỷ lệ mắc THA trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng

gia tăng. Theo điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam, thì tỷ lệ THA của người từ 25 tuổi trở lên ở nước ta đã là 25,1%. Tỷ lệ này ngày càng tăng cao hơn ở người lớn tuổi, nhất là người trên 40 tuổi. Vì tỷ lệ THA tăng quá cao và nhanh, vậy nên tỷ lệ các biến chứng của THA cũng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức lao động của người dân trong cộng đồng một cách rất rõ rệt, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì vậy, công tác khám sàng lọc phát hiện và quản lý bệnh THA là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA nhằm phát hiện sớm bệnh nhân

THA để có chiến lược theo dõi, tư vấn và điều trị kịp thời, từ đó giảm thiểu các biến chứng do THA gây ra.

Theo TTYT Dự phòng tỉnh, năm 2012 chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống THA của tỉnh sẽ khám sàng lọc cho khoảng 6.000 người từ 40 tuổi trở lên tại phường Thắng Tam và phường 3 Thành phố Vũng Tàu và khoảng 19.000 người tại 4 xã là Hòa Long, Long Phước – TP Bà Rịa và TT Long Hải, xã Phước Tỉnh – huyện Long Điền.

Qua khám sàng lọc tại phường Thắng Tam và phường 3 TP Vũng Tàu ước tính sơ bộ tỷ lệ THA ở những người từ 40 tuổi trở lên là 33%. Như vậy cứ 3 người thì có 1 người bị THA. Tuy nhiên tỷ lệ này cũng chưa thể phản ánh đúng thực tế bởi còn nhiều người đã biết mình bị THA nhưng không đến khám. Bên cạnh đó, rất

nhiều người bị THA độ 2, độ 3 nhưng cũng không hề biết mình bị THA hoặc biết nhưng vẫn chủ quan không điều trị; đây là những trường hợp rất dễ dẫn tới biến chứng ở các cơ quan đích, đặc biệt là đột quỵ, dẫn đến tử vong.

Không những thế, trong quá trình triển khai khám sàng lọc và quản lý bệnh nhân THA tại cơ sở cũng gặp phải không ít những khó khăn. Đa số người dân chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh nên chủ quan, lơ là không đến khám. Khi được mời nhiều người nghĩ rằng cũng chỉ đến để được khám phát hiện THA thôi nên không đi mà không biết rằng ngoài được khám phát hiện THA thì những bệnh nhân bị THA hoặc có yếu tố nguy cơ tim mạch sẽ được các bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt và có chế độ

Tăng huyết áp (THA) được xem như là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường ít có biểu hiện lâm sàng nên người bị THA hầu như không biết mình bị bệnh nếu không được kiểm tra huyết áp thường xuyên; trong khi bệnh THA rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, phình tách thành động mạch chủ… dễ dẫn đến tử vong hoặc tàn phế.

Những khó khăn, thách thứctrong công tác khám sàng lọc và quản lý bệnh tăng huyết áp

Kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân tại PKKV huyện Long Điền. Ảnh: LINH NGA

5

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

điều trị hợp lý nhằm duy trì huyết áp mục tiêu <140mmHg/90mmHg, tránh các biến chứng do THA gây ra; đồng thời những bệnh nhân THA này sẽ được quản lý theo dõi lâu dài tại y tế cơ sở. Một khó khăn nữa là do không có kinh phí mua thuốc điều trị THA cho những bệnh nhân không có thẻ BHYT nên người dân cũng không mặn mà đi khám sàng lọc. Mặt khác, đây cũng là năm đầu tiên triển khai khám sàng lọc THA, với chỉ tiêu được giao khám cho 24.500 người nhưng kinh phí, kế hoạch được phê duyệt quá chậm trễ (đến giữa tháng 7 mới được phê duyệt) gây nhiều khó khăn trong thực hiện kế hoạch. Để đạt được chỉ tiêu này, các nhân viên y tế tại các xã/phường được chọn khám sàng lọc đã phải nỗ lực hết mình, ngoài việc tổ chức khám tại TYT, tại các tổ dân cư còn phải tới tận nhà dân khám sàng lọc cho những người trong diện được mời mà không đến địa điểm khám. Không những thế, trong quản lý bệnh THA sau sàng lọc cũng gặp nhiều khó khăn. Với số lượng bệnh nhân THA nhiều nhưng nguồn nhân lực tại các TYT thiếu và phải kiêm nhiệm nhiều công việc; nhiều người bị THA lại không tiếp tục đi tái khám điều trị tại cơ sở quản lý mà khám điều trị tại phòng mạch tư hoặc tự điều trị nên khó quản lý, theo dõi với những bệnh nhân này.

Để khắc phục những khó khăn, nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, trong thời gian tới cần tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh THA, thường xuyên đi khám kiểm tra HA định kỳ cũng như tuân thủ chế độ điều trị , sinh hoạt hợp lý. Đồng thời các cấp, các ngành cần nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác phòng chống bệnh THA, bảo vệ sức khỏe nhân dân, từ đó tăng cường các nguồn lực đáp ứng cho công tác khám sàng lọc, quản lý bệnh nhân THA ngay tại cộng đồng.

Trang LY(TTYT Dự Phòng tỉnh)

Theo WHO, tuy số người bị lây nhiễm sốt rét đã giảm 50% trong 10 năm qua, nhưng

bệnh sốt rét vẫn còn hiện diện tại 22 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Trong năm 2010, khoảng 30 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hơn 40 ngàn người tử vong. Giới chuyên gia cảnh báo về tình trạng phát triển một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Ký sinh trùng này kháng được chất artemisinine, chiết xuất từ cây thanh hao, thường được dùng để chống lại bệnh sốt rét.

Tại châu Á, các nước bị ảnh hưởng nặng nhất gồm Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Myanmar.

Người ta lo ngại rằng dòng bệnh mới có thể lan tràn và làm cho số tử vong vì sốt rét trên toàn cầu tăng thêm 200.000 người mỗi năm.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại tại một số vùng miền khá lớn, nhất là ở các vùng rừng núi, vùng ven biển nước lợ, vùng sâu, vùng xa. Từ đầu năm 2012 đến nay trên cả nước ghi nhận gần 28.000 trường hợp mắc sốt rét trong đó 11.560 trường hợp có ký sinh trùng sốt rét, 98 trường hợp sốt rét ác tính, ít nhất đã có 4 ca tử vong vì loại bệnh này. Bệnh đang tăng cao tại nhiều tỉnh như Daklak, Gia Lai, Phú Yên, Quảng Bình…và theo thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng

Một bệnh nhân sốt rét đang được điều trị chăm sóc.

Bệnh sốt rét một hiểm họa gây chết người đang quay lại

6

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

TPHCM, Bình Phước đang là điểm nóng của bệnh sốt rét khi có tới 90% tỷ lệ chẩn đoán dương tính với ký sinh trùng sốt rét. Con số trên tại tỉnh này đã cao hơn 4 lần của 28 tỉnh khu vực miền Bắc cộng lại. Điều lo lắng là nguy cơ sốt rét kháng thuốc đang hiện hữu và gia tăng.

Nguyên nhân khiến sốt rét quay trở lại là do ý thức phòng tránh sốt rét của người dân còn thấp, bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và năng lực ngành y tế còn hạn chế hoặc lơ là nên không phát hiện sớm và khoanh vùng dịch kịp thời.

Tại BR –VT, tính đến tháng 10/2012 đến nay đã ghi nhận 258 cas mắc sốt rét. Trước tình hình trên, Sở Y tế tỉnh BR – VT đã ban hành văn bản số 2127/SYT-NVY ngày 30/10/2012, về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh sốt rét; Theo đó, Sở Y tế giao Trung tâm y tế dự phòng tỉnh chủ trì, phối hợp bệnh viện Bà Rịa tổ chức tập huấn cho các đơn vị về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét; giám sát dịch tễ sốt rét, kỹ thuật đọc lam xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét; tổ chức giám sát tại các huyện, xã có bệnh nhân sốt rét và ký sinh trùng sốt rét tăng cao. Sở Y tế cũng chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh các tuyến tỉnh, huyện, xã lưu ý những bệnh nhân sốt, chưa loại trừ sốt rét và có yếu tố dịch tễ liên quan đều phải được xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét.

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh sẽ tổng hợp nhu cầu và đề xuất Sở Y tế cung ứng đủ thuốc, hoá chất để triển khai công tác phòng, chống và điều trị sốt rét đến tuyến y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Bài, ảnh: Trí nhân

Hiện nay, số phụ nữ cao tuổi nhiều hơn nam giới. Do tuổi thọ con người tăng, bệnh loãng

xương dẫn đến gãy xương đang trở thành một vấn đề lớn đối với phụ nữ cao tuổi.

Bệnh thường phát triển thầm lặng, không có triệu chứng rõ rệt. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh, khi cơ thể không còn sản sinh ra estrogen hoặc chỉ sản sinh ra rất ít estrogen là loại hoocmon giúp xương giữ độ vững chắc. Theo tài liệu của WHO, riêng tại nước Mỹ ước tính có 24 triệu phụ nữ mắc bệnh loãng xương, hằng năm có 1,3 triệu người bị gãy xương. Ở nước ta theo số liệu của các cơ sở điều trị thì các bệnh thoái hóa khớp và loãng xương ở phụ nữ cao tuổi rất phổ biến. Cũng vì vậy, nhiều khi chỉ do trượt chân hoặc do một chấn thương nhỏ, người cao tuổi cũng bị gãy xương, thường là gãy cổ xương tay, cổ xương chân, nguy hiểm hơn cả là gãy cổ xương đùi, phải

phẫu thuật và điều trị phức tạp. Nhiều cụ đã phải ngồi xe đẩy suốt những năm tháng còn lại của cuộc đời sau lần ngã tưởng như rất nhẹ trên.

Thường gặp nhất là người cao tuổi bị trơn ngã trong buồng tắm, chỉ ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà thôi, nhưng rất đau không đi đứng được nữa. Đến bệnh viện khám, thầy thuốc cho biết đã bị gãy cổ xương đùi, phải mổ và điều trị dài ngày. Có người dậy đi tiểu ban đêm, bước xuống giường vướng chân vào màn bị ngã, hoặc khi thay quần áo co một chân lên, còn một chân đứng trụ không vững nên bị ngã ngồi đập mông xuống sàn nhà và cũng bị gãy cổ xương đùi. Vì vậy, phải chú ý phòng chống bệnh loãng xương và cố gắng tránh những tai biến gãy xương cho các cụ.Để đề phòng bệnh loãng xương và tránh tai biến gãy xương

Bệnh loãng xương thường gặp ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, nhưng sự

Phòng tránh loãng xương và tai biến gãy xương ở phụ nữ cao tuổi

Can xi có nhiều trong sữa.

7

mất mát hao hụt chất xương đã bắt đầu sớm hơn, từ sau 35 tuổi, khoảng 50% sự hao hụt này xảy ra 7 năm sau mãn kinh. Tuy nhiên, bệnh loãng xương có thể tránh được bằng cách sống hợp lí.

Về ăn uống: Chất canxi vô cùng cần thiết cho sự vững bền của xương, rất cần từ khi còn trẻ. Liều lượng canxi cần thiết hằng ngày là 1.200mg đối với người từ 11 đến 18 tuổi, 800mg đối với phụ nữ tiền mãn kinh, 1.500mg đối với phụ nữ sau mãn kinh. Những thức ăn giàu canxi là sữa, các loại cua, ốc, tôm, tép, vừng, cà rốt, rau xanh...

Thể dục thể thao: Đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và duy trì các chất xương, đặc biệt đối với phụ nữ sau mãn kinh. Thiếu hoạt động thể dục sẽ làm tăng sự hao hụt chất xương.

Người cao tuổi nên cố gắng tránh bị ngã. Việc đi đứng, sinh hoạt hằng ngày trong gia đình phải cẩn thận, nhất là khi vào những nơi sàn nhà bị trơn ướt như buồng tắm. Tốt nhất là làm thêm tay vịn dọc theo tường

trong buồng tắm vì là nơi các cụ dễ bị trượt chân trên nền gạch ướt. Đi lại trong nhà, các cụ cũng nên chọn dùng loại dép có độ ma sát lớn.

Hiện nay y học chưa có phương pháp chữa khỏi được bệnh loãng xương, nhưng một số loại thuốc có khả năng hạn chế sự mất mát chất xương, tránh được gãy xương, như việc dùng estrogen có thể làm hạ thấp tỉ lệ gãy xương. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng được estrogen. Thuốc này tuy có tác dụng tốt đối với loãng xương và làm giảm được tỉ lệ gãy xương, nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú, đặc biệt là đối với những người có tiền sử gia đình mắc những bệnh này, làm tăng các bệnh ở túi mật. Vì vậy, việc dùng estrogen phải thận trọng và phải do thầy thuốc chỉ định. Nói chung những người có khối u ở vú, gan hoặc niêm mạc tử cung, gia đình có tiền sử ung thư, mắc các bệnh gan hay túi mật... không nên dùng thuốc này.

Bs hoàng Phước BaPhó khoa Sản BV Lê Lợi Triệu chứng đầu tiên của nhiễm

methanol là lú lẫn, ngủ li bì. Triệu chứng ngộ độc có thể

xuất hiện chậm từ 12 - 24 giờ sau khi methanol vào cơ thể, bao gồm: đau đầu, giảm, mất cảm giác về thị lực, buồn nôn và nôn, thở nhanh, suy hô hấp. Nhiễm độc methanol thể nặng gây hôn mê, co giật, tụt huyết áp nặng và tử vong nhanh chóng.

* Về cơ chế gây ngộ độc: Methanol sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành formaldehyde nhờ men alchoholdehydrogenase và sau đó thành formic acid nhờ men acetaldehyde dehydrogenase. Chính những chất này gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc. Nhiều trường hợp rượu uống được pha thêm cồn để tạo cảm giác cho người uống vào thấy “phê” hơn. Song, nếu lượng ethanol (có trong rượu uống) đưa vào người vượt quá ngưỡng dung nạp của cơ thể, sẽ gây ngộ độc rượu (say) nhưng rồi sẽ tỉnh lại. Còn methanol vào người lượng vượt ngưỡng sẽ không chỉ gây say nặng hơn rất nhiều so với ethanol mà dẫn đến tử vong rất nhanh do suy hô hấp, suy thận cấp.

với các TTYT huyện, thành phố, TYT xã, phường trong tỉnh kiểm tra chặt chẽ các điểm sản xuất, lưu thông và tiêu thụ muối i ốt trên thị trường cho đến tận người sử dụng.

Bs. Trần Thanh Bình, thư ký chương trình phòng chống các rối loạn do thiếu hụt I ốt – TTYT Dự Phòng tỉnh cho biết: “Tại địa bàn tỉnh BR-VT, lượng muối iốt tiêu thụ hiện nay chủ yếu do 3 cơ sở sản xuất muối iốt đóng trên địa bàn tỉnh đó là: Công ty CP muối và thương mại Bà Rịa – Vũng Tàu, DNTN Ngọc Mỹ, DNTN Năm Lai. Ngoài ra còn do một số đơn vị sản xuất muối iốt của một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…cung cấp. Qua kiểm tra, giám sát chúng tôi nhận thấy các mẫu muối iốt tại nơi sản xuất, thị trường đều đạt tiêu chuẩn theo quy định và cũng chưa phát hiện có muối iốt giả lưu thông

trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên tại nhiều hộ gia đình, do việc bảo quản không tốt như muối iốt đựng trong dụng cụ không được đậy nắp, để nơi nóng, ẩm hoặc một số người lại có thói quen rang muối trước khi sử dụng làm cho iốt bị bay hơi dẫn đến hàm lượng iốt không đủ để phòng chống các rối loạn do thiếu iốt gây ra”.

TTYT Dự Phòng cũng khuyến cáo bà con: hãy yên tâm về chất lượng khi sử dụng muối iốt trên địa bàn tỉnh và hãy luôn nhớ sử dụng muối iốt hàng ngày để phòng ngừa các rối loạn do thiếu iốt gây ra cũng như giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về mặt thể chất và trí tuệ, đồng thời nên chọn mua những bịch muối iốt được đóng gói cẩn thận, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.

ViệT Lê

Đề phòng ngộ độc rượu methanolThời gian qua trên địa bàn tỉnh BR-VT có nhiều trường hợp bị ngộ độc rượu. Mới đây tại xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu đã có 03 người bị tử vong do ngộ độc rượu. Nguyên nhân ngộ độc là do uống rượu có nồng độ methanol rất cao (cao gấp 300 -600 lần so với nồng độ cho phép).

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Bà Rịa - Vũng Tàu không có...(Tiếp theo trang 3)

8

Nếu được can thiệp sớm và kịp thời tại bệnh viện, nạn nhân có thể may mắn sống sót, nhưng khả năng bị mù vĩnh viễn hoặc có những di chứng thần kinh là rất cao.

Để phòng tránh ngộ độc rượu, ngoài việc giảm số lần uống, giảm lượng rượu uống vào, còn cần lưu ý: Trước khi uống rượu, chủ động ăn một ít thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất này sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu, nhờ đó, người uống sẽ lâu bị say hơn và say ít hơn; không uống rượu chung với nước ngọt và những thức uống có gas khác, vì gas phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cồn ngấm vào máu nhanh hơn; uống từ từ vì cơ thể chỉ có thể chuyển hóa được 25ml rượu (45 độ) mỗi giờ ( tương đương 1/10 xị). Nếu uống cấp tập, lượng cồn dôi dư sẽ thấm vào máu, đến não tạo phản ứng nhiễm độc chất cồn đối với não. Nếu muốn nôn, cứ nôn

ra, không nên kìm nén lại bởi nôn là phản ứng tự giải độc của cơ thể; không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong khi uống rượu vẫn phải ăn cơm và thức ăn khác nhằm tránh tình trạng cảm lạnh do đói, rét. Quan niệm uống rượu cho ấm người chỉ đúng khi người uống uống một lượng rượu vừa đủ cho nhu cầu và đang ở nơi ấm, kín gió và mặc đủ ấm. Vì thân nhiệt tăng do rượu nhanh nhưng rất chóng tàn. Do vậy, nếu không ăn uống đầy đủ, người uống rượu sẽ cạn năng lượng, bị đói rét, dễ bị cảm lạnh và nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh nhân ngộ độc rượu được điều trị tại Bệnh viện. Ảnh: N.Q

Đề phòng ngộ độc rượu methanolTuyệt đối không uống rượu khi

đói. Khi say rượu, tìm cách gây nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má. Cho nạn nhân uống một ly sữa nóng, trà đậm, cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng mát (tránh gió lùa). Tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Mọi người cần biết cách phân biệt rượu thật hay giả: Có 2 cách phân biệt là bằng cảm quan và thử rượu trực tiếp.

Đối với cảm quan, rượu phải có nhãn mác với đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, xuất xứ nhà sản xuất, nơi nhập khẩu, chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh... Căn cứ vào công bố của nhà sản xuất, nhập khẩu để biết được rượu giả, rượu thật. Ngoài ra, có thể ngửi, nếu mùi cồn thơm cay nồng là tốt hoặc nếm để biết vị của rượu.

Có một cách khác khá chính xác là đổ một ít rượu ra lòng bàn tay rồi xoa xoa 2 bàn tay vào với nhau. Nếu thấy có cảm giác dính dính giữa các ngón tay là rượu không tốt vì andehit dầu Fugien còn đọng lại trong rượu. Rượu tốt sẽ bay hơi hết do tác động của ma sát 2 bàn tay.

Uống rượu “quá chén” là không tốt cho sức khỏe, mà uống phải rượu giả lại càng nguy hiểm. Để tự bảo vệ sức khỏe cho mình, mọi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, không nên sử dụng rượu không có nguồn gốc, không nên uống rượu “quá đà” vừa không tốt cho sức khỏe vừa ảnh hưởng đến tác phong, nhân cách và có thể gây nhiều hậu quả khôn lường.

Bs. Tiêu Văn Linh(Chi cục ATVSTP)

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

9

Ở người cao tuổi, một số hoạt động của bộ máy trong cơ thể xuất hiện nhiều sự thay đổi.

Các giác quan suy giảm hơn như mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn tinh nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ. Các tuyến tiêu hóa, dạ dày, ruột, gan đều giảm chức năng, dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng, quá trình đào thải chất độc kém, táo bón xảy ra thường xuyên hơn. Hiểu biết những khó khăn trong ăn uống ở người cao tuổi, chúng ta có nhiều cách để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng phù hợp với đối tượng này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một đặc điểm ở người già là do hoạt động ít, khối cơ bắp giảm nên nhu cầu về năng lượng không nhiều và dinh dưỡng cũng giảm đi, do vậy càng lớn tuổi càng ăn ít hơn lúc trẻ.

Mục đích của dinh dưỡng cho người cao tuổi là nhằm giúp cho người cao tuổi có được cân nặng hợp lý nhất để duy trì sức khỏe và không bị các nguy cơ của suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác như các bệnh lý về nội tiết, tim mạch,…

Với 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ xen kẽ những bữa chính, người cao tuổi có thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần quan tâm như sau:

Chất bột đường: (cơm, cháo, mì,

nui… ), người lớn tuổi nên bớt cơm mà ăn nhiều khoai củ để tăng chất xơ chống táo bón, thải cholesterol thừa, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết và ung thư đại tràng. Với các loại bột, sữa, sữa chua… trong bữa phụ có thể giúp tăng cường năng lượng và dưỡng chất còn thiếu trong 3 bữa chính.

Chất béo: Cần hạn chế tối đa mỡ heo, da, óc, phủ tạng động vật. Mỗi tuần chỉ ăn 2-3 quả trứng, ăn mỡ cá 2-3 lần, dùng dầu thực vật như dầu nành, dầu mè (trừ dầu dừa, dầu cọ).

Chất đạm: Người cao tuổi vẫn cần cung cấp đủ chất đạm như cá, đậu hũ, các loại đậu đỗ, sữa đậu nành. Hạn chế thịt heo mỡ. Ăn tối thiểu 3 bữa thịt, 3 bữa cá mỗi tuần và trung bình khoảng 1kg thịt, 2kg cá và 3kg đậu phụ mỗi tháng.

Tăng cường ăn rau xanh va trai cây chin: Bí bầu luộc, quả chín ít ngọt rất tốt cho sức khỏe, chống táo bón, hạn chế đường huyết tăng nhanh, kiểm soát cân nặng và chống lão hóa. Nên ăn khoảng 300g rau và 200g

trái cây các loại mỗi ngày.Uống sữa: Mỗi ngày nên uống ít

nhất 1 ly sữa ít béo, ít đường.Uống nươc: Cần uống nhiều nước

và thường xuyên trong ngày, không đợi khát mới uống.

Tránh ăn quá no hay nhịn đói lâu, giảm lượng đường, muối trong bữa ăn, không ăn thức ăn hun khói, nướng cháy khét, …

Cần theo dõi cân nặng hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn và vận động, giữ mức cân nặng hợp lý cho sức khỏe. Mức cân nặng lý tưởng của mỗi người (tính bằng kg) có thể tính bằng cách lấy chiều cao (tính bằng mét) nhân với chính nó rồi nhân với 22. Ví dụ một người cao 1m60 thì cân nặng nên có là khoảng 56 kg. Nếu cân nặng thực tế thấp hơn mức này 20% (dưới 47kg) là suy dinh dưỡng, trên 59 kg là thừa cân và trên 70kg là béo phì.

Đặc biệt, những người có tinh thần lạc quan, hệ thần kinh hoạt động tốt, cơ thể sẽ có thể tự điều chỉnh và thích nghi tốt với những thay đổi ở tuổi già. Vì vậy, người cao tuổi nên tập thể dục vừa sức và đều đặn buổi sáng và buổi tối, nghỉ trưa ngắn 30 phút mỗi ngày và giữ tâm hồn thanh thản, bỏ qua ưu phiền để vui sống.

Bs.CK1. huỳnh Thị ThủY(BV Ba Ria)

TRANG Y TẾ DỰ PHÒNG

Ăn uống và dinh dưỡng ở người cao tuổiNgày nay, khi xã hội phát triển, cuộc sống cuả người dân theo đó cũng có nhiều cải thiện, chất lượng sống được nâng lên trong đó tuổi thọ của người dân ngày càng tăng và nhóm người cao tuổi trở thành một lực lượng lớn trong xã hội. Để có thể tiếp tục là những người hữu ích cho xã hội, vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho người cao tuổi cần được sự quan tâm của gia đình và xã hội.

10

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Ngày 28/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh

đã tổ chức Lễ phát động chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới năm 2012. Đây là hoạt động nhằm góp phần tạo chuyển biến về nhận thức và thay đổi hành vi trong xã hội về bình đẳng giới. Tham dự buổi lễ có Ông Lê Thanh Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, cùng cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang, các em học sinh, sinh viên và đông đảo người dân trong tỉnh.

Trong thời gian qua, Bà Rịa -Vũng Tàu đã đạt được những kết quả ban đầu quan trọng trong công tác bình đẳng giới, cụ thể như: tỷ lệ lao động nữ được giải quyết việc làm đạt 48%; Trong lĩnh vực Giáo dục & Đào tạo, khoảng cách giới trong các cấp học, bậc học dần được thu hẹp, tỷ lệ nữ được học tập nâng cao trình độ (cao đẳng, đại học và sau đại học) ngày càng tăng; 100% phụ nữ độ tuổi dưới 40 trên địa bàn tỉnh đã được xóa mù chữ; Trong lĩnh vực Văn hóa, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật… tỷ lệ nữ tham gia và thụ hưởng ngày càng nhiều; Trong lỉnh vực Y tế, thời gian

qua, tỷ lệ nữ tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con luôn dao động từ 89% - 91%; về chỉ tiêu giảm tử vong mẹ liên quan đến thai sản cũng luôn được ngành y tế quan tâm. Hiện nay tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản của tỉnh đạt tỷ lệ là 10,6/100.000 trẻ đẻ sống (trong khi đó tỷ lệ này của toàn quốc là 45/100.000 trẻ đẻ sống).

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về bình đẳng giới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã đề ra kế hoạch hành động đến năm 2015. Trong đó sẽ có sự phối kết hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể triển khai có hiệu quả dự án Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ thuộc diện qui hoạch.

Ông Lê Thanh Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng: Trên thực tế, công tác bình đẳng giới vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới, cụ thể như: Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong tỉnh hiện nay còn thấp, chưa tương xứng với lực

lượng và sự đóng góp của phụ nữ. Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận phụ nữ còn khó khăn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, vùng nông thôn. Sự bất bình đẳng giới, tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn xảy ra phức tạp… Bởi quan niệm truyền thống, tư tưởng “Trọng nam, khinh nữ” vẫn còn nặng nề trong suy nghĩ của nhân dân. Đó cũng là nguyên nhân bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới vẫn còn tồn tại hiện nay.

Ông Lê Thanh Dũng cũng đã kêu gọi sự chung tay, góp sức của chính quyền các cấp, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng và toàn thể nhân dân để Luật Bình đẳng giới được thực hiện có hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.

Cũng tại buổi lễ, Bs. Nguyễn Văn Thái – Phó Giám đốc Sở Y tế thay mặt cho ngành Y tế trình bày cam kết triển khai các hoạt động để thực hiện mục tiêu Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới như: Cam kết phấn đấu giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; giảm tỷ lệ nạo, phá thai; giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản…

Tin, ảnh: Minh Thắng

chiến dịch truyền thông về bình đẳng giớiLễ phát động

11

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Triển khai kế hoạch hoạt động chương trình mục tiêu quốc gia Y tế học đường năm 2012; kế hoạch hoạt động truyền

thông y tế học đường, trong 3 ngày 02/11, 06/11 và 11/11/2012 vừa qua, trung tâm TT-GDSK tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan và ngành giáo dục tổ chức Hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống các bệnh tật học đường tại các trường điểm trên địa bàn tỉnh.

Mục đích của hội thi nhằm đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng chống các bệnh tật học đường như: tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, phòng chống giun sán và các dịch bệnh xuất hiện tại địa phương (Sốt xuất huyết, Tay chân miệng…)

Đối tượng dự thi là các em học sinh trường Tiểu học Láng Sim - Xuyên Mộc, trường THCS Hắc Dịch - Tân Thành và trường THPT Phú Mỹ - Tân Thành. Ban giám khảo hội thi gồm: lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội và Trung tâm Mắt, trong đó Trung tâm TT-GDSK là đơn vị thường trực.

Trước đó, Ban tổ chức hội thi đã phát hành Tài liệu để tất cả học sinh tham khảo và ôn tập. Tài liệu được biên soạn công phu với các nội dung: Vệ sinh trường học; Tiêu chuẩn bàn ghế

học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; Kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh Sốt xuất huyết, phòng chống bệnh Tay chân miệng, phòng chống bệnh giun sán; Tìm hiểu về Nha học đường, tật khúc xạ học đường và phòng chống cong vẹo cột sống ở học sinh…

Căn cứ vào điều kiện cũng như trình độ của từng cấp học, các trường tự lựa chọn hình thức thi phù hợp. BTC hội thi đã lựa chọn ra những cá nhân, tập thể xuất sắc của mỗi trường để trao giải thưởng. Được biết giải cá nhân cho thí sinh xuất sắc nhất là: 400.000đ và nhất toàn đội là 1,2 triệu đồng.

Hội thi là cơ hội để các em tiếp cận với những kiến thức rất cần thiết để phòng ngừa các bệnh, tật học đường, trên cơ sở đó tạo phong trào sâu rộng trong toàn ngành giáo dục phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh các hoạt động y tế học đường, góp phần tích cực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe học sinh. Tin, ảnh: Khánh chi

Hội thảo định hướng về triển khai mô hình chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân lao tại cộng đồngNhằm cải thiện chất lượng chăm sóc, hỗ trợ bệnh

nhân lao và người tiếp xúc với bệnh nhân lao tại nhà, sáng ngày 24/10/2012, tại Hội trường

khách sạn Medicoast, thành phố Vũng Tàu, trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phối hợp với Tổ chức Path (Quỹ toàn cầu vòng 9 phòng chống lao Việt Nam) tổ chức Hội thảo định hướng về triển khai mô hình chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân lao tại cộng đồng cho gần 50 người là lãnh đạo các cấp của chính quyền, ngành Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng 02 đơn vị tham gia xây dựng thí điểm mô hình chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân lao tại nhà của huyện Xuyên

Mộc và thành phố Vũng Tàu.Nội dung của cuộc Hội thảo là tập trung đảm bảo

việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao; Đảm bảo việc kiểm soát lây nhiễm tại nhà; Tăng cường phát hiện chủ động các ca lao đối với người tiếp xúc bệnh nhân lao tại nhà; Phát hiện và hỗ trợ giải quyết các tác dụng phụ của thuốc; Hỗ trợ tâm lý – xã hội cho bệnh nhân lao và gia đình của họ.

Hội thảo đã thảo luận sôi nổi, đồng thời đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, trở ngại và vcac1 đơn vị đã cam kết thực hiện nhằm giúp bệnh nhân lao điều trị thành công. Bùi oanh

Trung tâm TT-GDSK tổ chức hội thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống các bệnh tật học đường

12

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Sáng 2-11, tại khách sạn Palace, Tp. Vũng Tàu Sở Y tế đã tổ chức Hội thảo “Chung

tay phòng chống bệnh dại” trên địa bàn tỉnh với sự tham dự của Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng - trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Lương Trai - phó Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh BR-VT cùng đại diện lãnh đạo, đội trưởng đội y tế dự phòng; các Trung tâm Y tế huyện, thành phố; đại diện cơ quan thú y các huyện, TP đã đến dự. Bs. Nguyện thị Thu Hồng, Phó Giám đốc Sở Y tế chủ trì Hội thảo.

Tại hội thảo, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hồng cho biết, bệnh dại hiện

đang là 1 trong 4 bệnh hàng đầu đáng quan tâm trong những năm gần đây, vì vậy phải có các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi hiệu quả nhằm tiến đến không còn bệnh dại vào năm 2015. Bệnh dại trong những năm gần đây có dấu hiệu gia tăng, hiện Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất khu vực phía Nam. Từ năm 2007 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 11 người tử vong do bệnh dại, trong đó, có 9 trường hợp tử vong ghi nhận tại huyện Xuyên Mộc (9 tháng đầu năm 2012 có 01 ca), còn lại 2 trường hợp ở Châu Đức. Khu vực xuất hiện bệnh chủ yếu là ở vùng nông thôn, nơi có

số lượng đàn chó nuôi đông; trong đó chó nhà cắn là 7 ca (63,6%), chó nơi khác cắn là 4 ca (36,4%).

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu lên thực trạng và những khó khăn trong công tác phòng, chống bệnh dại khi ý thức người dân chưa cao, còn chủ quan và tin vào các biện pháp điều trị thiếu khoa học như chích lể để lấy nọc khi bị chó dại cắn (5/11 ca tử vong). Tình hình tiêm phòng và công tác kiểm soát bệnh dại trên vật nuôi còn chưa có hiệu quả cao, khi mới chỉ có 59% trong tổng số hơn 60 ngàn chó nuôi toàn tỉnh được tiêm ngừa vắc xin. Thói quen nuôi chó thả rông, không tiêm ngừa, không hợp tác với cán bộ thú y vẫn phổ biến, nhất là ở khu vực nông thôn.

Hội thảo cũng đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế mắc dại trong những năm tới như: Tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan thú y, y tế trong công tác điều tra, giám sát dịch tễ, quản lý tiêm ngừa trên đàn chó nuôi. Đặc biệt đối với lãnh đạo chính quyền các địa phương cần chỉ đạo ngành công an phối hợp với ngành thú y trong việc tiêm ngừa cho đàn chó; xử lý nghiêm các hình thức bịp bơm, lấy nọc, hành nghề bất hợp pháp; Đẩy mạnh và tăng cường công tác truyền thông, nâng cao kiến thức, nhận thức cho cộng đồng và người nuôi chó vận dụng chính sách ưu đãi hộ nghèo để tiêm vaccine cho những người nghèo bị chó dại cắn,...

Tin, ảnh: Thanh an

SỞ Y TẾ TỔ CHỨC HỘI THẢO:

“Chung tay phòng chống bệnh Dại”

Khi bị chó cắn phải đi khám và tiêm phòng vắc-xin để phòng tránh nhữ

ng rủ

i ro

có th

ể xả

y ra

.

13

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Sáng ngày 16/11/2012, tại Hội trường, trường Trung cấp Y tế, Công Đoàn ngành Y tế tỉnh

Bà Rịa – Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2012 -2017). Tham dự và chỉ đạo Đại hội có Đ/c Lưu Tài Đoàn, Tỉnh Ủy viên, UV BCHT LĐLĐ VN,Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh; Bs. Võ Văn Hùng - Phó Bí thư Đảng ủy, phó giám đốc SYT; Bs. Nguyễn Văn Thái – UV BCH Đảng bộ, Chủ tịch Công đoàn ngành y tế tỉnh BR -VT; Đại diện Công đoàn ngành Y tế tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và tỉnh Bình Thuận cùng 200 đoàn viên tiêu biểu đại diện cho 3.400 đoàn viên công đoàn ngành Y tế tỉnh BR –VT.

Theo báo cáo của Ban chấp hành Công đoàn ngành Y tế khóa V, trong 5 năm qua, tình hình kinh tế xã hội trên toàn thế giới có nhiều biến động

đã tác động đến nền kinh tế của đất nước nói chung và tỉnh BR –VT nói riêng. Tuy nhiên, được sự lãnh đạo và sự chỉ đạo trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, của Đảng ủy SYT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động (CB CCVCLĐ) trong ngành nên Công đoàn ngành Y tế trong thời gian qua đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, đời sống của CB CCVCLĐ từng bước được nâng cao, tinh thần đoàn kết nội bộ được củng cố, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng không ngừng nâng cao, trang thiết bị y tế đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh, y đức và tinh thần phục vụ người bệnh ngày càng được quan tâm chấn chỉnh nên tạo được nhiều niền tin của người dân.

Tại đại hội, các đại biểu đã nhất trí cao với mục tiêu, phương hướng

hoạt động của Công đoàn ngành Y tế trong nhiệm kỳ VI là “ Tập trung đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, thực hiện hiệu quả vai trò của tổ chức công đoàn là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng người lao động; đẩy mạnh công tác phát triển đoàn viên, xây dựng lực lượng CB CCVCLĐ mạnh về số lượng và chất lượng nhằm xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, đơn vị phát triển, văn minh, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”.

Cũng tại Đại hội, các đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành khoá VI (2012 -2017) gồm 18 thành viên, bầu 10 đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn tỉnh BR –VT lần thứ V và 02 đại biểu đi dự Đại hội Công đoàn Y tế Việt Nam lần thứ XII.

Tin, ảnh: Minh Thắng

Đại hội Công đoàn ngành Y tế TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU LẦN THỨ VI

14

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Đề án triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

thuốc Methadone tại TP Vũng Tàu được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 3071/QĐ-UBND ngày 30/12/2011; và Đề án triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại huyện Long Điền cũng đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phê duyệt tại Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 15/02/2012.

Ngày 10/10/2012, Đoàn công tác liên ngành do Ths Dương Xuân An – Phó Chánh Thanh tra Bộ Y tế làm Trưởng đoàn, cùng các thành viên

là cán bộ Viện Tâm thần sức khỏe Trung ương, Cục phòng, chống HIV/AIDS, Cục Quản lý dược-Bộ Y tế, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an, Đại diện Dự án quỹ toàn cầu đã tiến hành thẩm định 2 cơ sở điều trị Methadone tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Kết quả thẩm định 2 cơ sở đều đạt điều kiện theo quy định và ngày 23/10/2012, Bộ Y tế đã có văn bản số 7147/BYT-AIDS v/v đồng ý để cơ sở điều trị Methadone thành phố Vũng Tàu và huyện Long Điền được phép triển khai điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.

Trong 2 ngày 23/10/2012 và 25/10/2012, đại điện Tổ chức Y tế Thế giới và đại diện Dự án quỹ toàn cầu đã giám sát, đánh giá khởi liều Methadone tại 2 cơ sở trên.

Tại huyện Long Điền có 8 người nghiện ma túy được khởi liều Methadone với liều mỗi người uống 20-30mg Methadone. Tại TP Vũng Tàu có 14 người nghiện ma túy được khởi liều Methadone với liều mỗi người uống 15-30mg Methadone

Sau khi uống Methadone bệnh nhân được ngồi phòng chờ, tư vấn, sinh hoạt chuyên môn, sau 4 giờ đánh giá lại. Tất cả bệnh nhân ổn định, không có diễn biến bất thường nào. Diễn biến 15 ngày sau khởi liều bệnh nhân vẫn ổn định.

Sau 15 ngày điều trị, kết quả thăm dò người nghiện và gia đình tham gia điều trị cho thấy: đa số bệnh nhân đã giảm liều sử dụng heroin, một số chuyển từ dạng chích sang dạng hút; bản thân người nghiện thấy khỏe hơn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hơn, chi phí sử dụng heroin giảm đi; gia đình người nghiện cảm thấy rất vui khi con họ được tham gia chương trình điều trị Methadone.

Hiện 2 cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone đang tiếp tục xét chọn người nghiện để khởi liều lần 2.

B.s Trương Đình chính(TP Nghiệp vụ Y Sở Y tế)

CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE TẠI TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU:

Khởi liều cho những người nghiện ma túy

HỘI CHỮ THẬP ĐỎ TỈNH: Tổ chức tập huấn về bệnh tay chân miệng cho các tình nguyện viênNhằm góp phần giảm số ca mắc, tử vong và lây lan

bệnh tay chân miệng trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, từ ngày 26/10/2012

– 2/11/2012, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam – Trăng Lưỡi liềm đỏ Quốc tế phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đồng loạt tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng truyền thông cho tình nguyện viên về phòng chống bệnh tay chân miệng tại 4 đơn vị: Tp. Vũng Tàu, Tp. Bà Rịa, huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.

Trong đợt tập huấn này, các giảng viên của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tập trung trao đổi, chia sẻ với tình nguyện viên nhiều nội dung bổ ích: kiến thức về bệnh tay chân miệng; tìm hiểu cộng đồng; nội dung và cách thức phản hồi tại hộ, điểm giữ trẻ và thảo

luận nhóm cũng như quá trình thực hiện truyền thông tại cộng đồng.

Với phương pháp đào tạo tích cực, lấy người học làm trung tâm, sau khóa tập huấn, học viên đã được trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh tay chân miệng cũng như nhiều hình thức truyền thông tại cộng đồng, giúp tình nguyện viên tự tin khi thực hiện các buổi truyền thông tại hộ gia đình, tại điểm giữ trẻ và tổ chức thảo luận nhóm; kỹ năng đặt câu hỏi, sử dụng hiệu quả các hình ảnh, tài liệu truyền thông vì thế cũng được nâng cao.

Đây là hoạt động ban đầu quan trọng trong dự án “Ứng phó khẩn cấp bệnh tay chân miệng năm 2012” giai đoạn 2 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bùi oanh

15

Nhằm đáp ứng nhu cầu được tư vấn, tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng có chất lượng cao của nhân dân, trong 2 ngày 24 và 25/11, bệnh viện Lê Lợi đã

tổ chức 02 lớp tập huấn về “Kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng trong phục vụ người bệnh”cho toàn thể cán bộ,công chức, viên chức, lao động của đơn vị. Giảng viên Tô Thanh Hiếu đến từ bệnh viện FV thành phố Hồ Chí Minh tham gia đứng lớp.

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, Bs. Lê Tấn Cường – Phó Giám Đốc bệnh viện Lê Lợi nhấn mạnh: việc tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động trong toàn bệnh viện về các kỹ năng giao tiếp là nhằm cải thiện hơn nữa hình ảnh bệnh viện trong mắt người dân. Đồng thời tạo môi trường bệnh viện thân thiện bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn.

Tại lớp tập huấn, giảng viên đã hướng dẫn rất cụ thể các kỹ năng để các học viên nhận thức rõ việc phục vụ người bệnh là một dạng phục vụ khách hàng đặc biệt.

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Sáng ngày 07 tháng 11 năn 2012, bệnh viện Lê Lợi đã tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật năm 2012. Tham dự hội nghị có Bs. Võ Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở Y tế, đại diện các đơn vị trong ngành và trưởng các khoa

phòng của bệnh viện. Có 10 đề tài nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực lâm sàng, cận lâm sàng

và công tác quản lý được trình bày tại hội thảo, trong đó có một số đề tài đáng

chú ý như: “Nhu cầu chăm sóc tại nhà của người bệnh sau xuất viện” của cử nhân Võ Thành Sơn; “Sáng kiến cải tiến nẹp Kleinert bằng vật liệu nhựa trong đứt gân gấp cổ bàn tay tại Bệnh viện Lê Lợi” của nhóm tác giả điều dưỡng Trần Minh Mẫn và cử nhân Trần Trung Hậu; “Khảo sát kiến thức về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại Bệnh viện Lê Lợi” của cử nhân Trần Trung Hậu; “Một số kinh nghiệm trong xử lý sốt xuất huyết nặng tại Bệnh viện Lê Lợi” do nhóm tác giả bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Phước và bác sĩ Phạm Đình Quý, được hội thảo rất quan tâm.

Phát biểu tại hội nghị, Bs. Trần Văn Bảy – Giám đốc bệnh viện Lê Lợi đã nêu tầm quan trọng của công tác nghiên cứu khoa học, coi đây là một yêu cầu không thể thiếu được trong thực hành để nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc người bệnh. Đồng thời, qua hội nghị sẽ giáo dục các thầy thuốc lòng yêu nghề, say mê nghiên cứu khoa học, tích cực phấn đấu rèn luyện để trở thành thầy thuốc giỏi.

Tin, ảnh: Minh Thắng

Quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh cũng là quan hệ đặc biệt giữa người cung ứng dịch vụ và khách hàng. Làm tốt mối quan hệ này là việc làm cần thiết trong việc xây dựng y đức của người thầy thuốc.

Tin, ảnh: Minh Thắng

BỆNH VIỆN LÊ LỢI:

Tập huấn kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng trong phục vụ người bệnh

Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện Lê Lợi năm 2012

16

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh v/v tăng cường đưa TTB hiện đại, dịch vụ

y tế kỹ thuật cao về tận vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để khám bệnh phục vụ nhân dân, ngày 10/11/2012, 44 nhân viên y tế là đoàn viên TNCSHCM đoàn cơ sở Sở Y tế đang công tác tại Sở Y tế, BV Bà Rịa, BV Lê Lợi, cùng với nhân viên y tế tại bệnh xá Quân y BCHQS tỉnh đã tổ chức khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số , người nghèo tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trước đó, với sự hỗ trợ, phối hợp tích cực của UBND huyện Châu đức và UBND xã Suối Rao, 400 bệnh nhân là đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại 4 ấp của xã Suối Rao đã được gửi thư mời đến trạm y tế khám.

Đoàn khám bệnh được trang bị xe khám bệnh lưu động, lần đầu tiên

Phường Nguyễn An Ninh là phường nằm trong trung tâm thành phố Vũng Tàu, với diện tích 442ha, nhưng 2/3 diện tích nằm trong vùng qui

hoạch ( khu Bàu Trũng), như vậy cũng có khoảng 2/3 dân là người tạm trú, thu nhập không ổn định, đời sống khó khăn. Chính vì vậy hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu gặp rất nhiều trở ngại nhất là công tác phòng chống dịch. Từ đầu năm đến nay trạm y tế cùng với TTYT thành phố Vũng Tàu xử lý 13 ổ dịch số xuất huyết, 10 ổ dịch tay chân miệng. Để tăng cường hiệu quả phòng chống dịch, vừa qua trạm y tế chủ động tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền phòng chống bệnh tay chân miệng và bệnh sốt xuất huyết cho 1750 người tại UBND phường, khu dân cư và trường Nguyễn Viết Xuân. Đối tượng truyền thông tập trung chủ yếu: Cô nuôi dạy trẻ, phụ nữ và các em học sinh.

Mục đích chính của các buổi truyền thông là cung cấp các kiến thức cơ bản giúp người dân chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết cho bản thân gia đình và cộng đồng. Tin, ảnh: Lê ThủY

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Khám chữa bệnh từ thiện cho đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức

được trang bị tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với các phương tiện X quang kỹ thuật số, Siêu âm, điện tim… thiết kế sẵn trên xe.

44 nhân viên y tế đã tổ chức thành 4 bàn tiếp đón, 3 bàn điều dưỡng lấy sinh hiệu , 4 bàn khám Nội khoa, 2 bàn khám Nhi khoa, 2 bàn khám Ngoại khoa, 2 bàn khám Mắt, 1 bàn khám TMH, 1 bàn xét nghiệm đường huyết, cùng với 2 nhóm thực hiện kỹ thuật X quang và Siêu âm trên xe khám bệnh lưu động.

Đoàn khám bệnh từ thiện đã làm việc hết sức tích cực, khoa học và tận tình. Trong suốt buổi sáng 10/11/2012, đã có 360 bệnh nhân được khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, 28 bệnh nhân được xét nghiệm đường huyết, 58 bệnh nhân được siêu âm và 68 bệnh nhân được chụp X quang.

Ngoài việc được khám bệnh cấp thuốc miễn phí, các bệnh nhân đến khám bệnh cũng được Ông Lê Thanh Dũng – PCT UBND tỉnh, cùng với lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo BVBR, BVLL và lãnh đạo UBND huyện Châu Đức đến động viên, thăm hỏi ân cần.

Được biết đợt khám chữa bệnh từ thiện được sự hỗ trợ kinh phí gần 50 triệu đồng của chương trình Quân dân y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty Dược Hậu Giang và bệnh viện Bà Rịa, bệnh viện Lê Lợi.

Tin, ảnh: Khánh chi

TRẠM Y YẾ PHƯỜNG NGUYỄN AN NINH, TP VŨNG TÀU:

Tăng cường truyền thông trực tiếp phòng chống bệnh tay - chân - miệng và sốt xuất huyết

17

THÔNG TIN DƯỢC

Sáng ngày 8/11, tại Trường Trung cấp y tế tỉnh BR –VT, Trường Đại học Y tế công cộng

Hà Nội (Bộ Y tế) đã phối hợp với Sở Y tế tỉnh BR-VT tổ chức lễ khai giảng khóa 8 (2012 – 2016) và phát bằng tốt nghiệp cho học viên khóa 4 cử nhân Y tế công cộng hệ vừa làm vừa học tại BR-VT. Tham dự buổi lễ có Bs. Võ Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Đại diện Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cùng 105 học viên.

Với mục đích là đào tạo cử nhân y tế công cộng có kiến thức về y tế dự phòng để tham gia phát hiện và giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu tiên trong cộng đồng, triển khai các chương trình y tế, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Trường Đại học Y tế công cộng tổ chức đào tạo cho 105 cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại các đơn vị trong ngành. Đến nay, đã có 47 cán bộ, nhân viên y tế hoàn thành xong

TRANG TIN HOẠT ĐỘNG

Vừa qua, Cục quản lý Dược – Bộ Y tế ra thông báo đình chỉ lưu hành đối với những mặt hàng thuốc sau:

Tên thuốc và đặc điểm kỹ thuật Nguồn gốc, xuất xứ Lý do Biện pháp xử lý

- Thuốc viên Omeprazole capsules 20mgLô SX số: 781111Ngày SX: 30/11/2011Hạn dùng: 30/11/2013Số đăng ký: VN-12591-11

Công ty Sintez Joint Stock Company, Russia sản xuất, Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam nhập khẩu.

Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Thu hồi

- Thuốc PIROXICAM

Số đăng ký: VD-8591-09

Công ty Flamingo Pharmaceuticals Ltd. Itd.India sản xuất. Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam nhập khẩu.

Không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ hòa tan.

Thu hồi

Thi Thi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI:

Trao bằng tốt nghiệp cho 47 cử nhân y tế công cộng và khai giảng khóa học mới

khóa học với thời gian là 4 năm (2008 -2012) và 58 cán bộ, nhân viên y tế đang chuẩn bị bước vào khóa học tiếp theo cũng với thời gian 4 năm (2012 -2016).

Tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Vũ Anh, Hiệu trưởng trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội đã trao bằng tốt nghiệp cho 47 sinh viên thuộc khóa 4 (2008 -2012) của trường và cũng là khóa đầu tiên tổ chức học tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tin, ảnh: DiệP oanh

18

TRANG TIN VĂN BẢN

Ngày 06/11/2012, Giám đốc Sở Y tế đã ban hành Quyết định số 608/QĐ-SYT v/v phê

duyệt Quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng.

Quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng được ban hành trên cơ sở Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; Quyết định 23/2008/QĐ-BYT quy định về sử dụng vắcxin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị; hướng dẫn của Cục y tế dự phòng –Bộ Y tế tại văn bản 392/DP-VX ngày 16/4/2012.

Quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng nhằm phát hiện, xử lý, báo cáo và điều tra các trường hợp phản ứng sau khi sử dụng vắc xin trong dự phòng và điều trị (kể cả vắc xin trong và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng).

Để phát hiện phản ứng sau tiêm chủng, quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng quy định tất cả các đối tượng sau khi tiêm chủng phòng bệnh phải được theo dõi ít nhất 30 phút sau khi tiêm tại địa điểm tiêm chủng, sau đó người nhà được hướng dẫn theo dõi trẻ ít nhất 24 giờ sau tiêm, thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường nơi cư trú hoặc cơ sở nơi thực hiện tiêm chủng về những phản ứng bất thường.

Tại nơi xảy ra phản ứng hoặc nơi đầu tiên tiếp nhận trường hợp phản ứng, quy trình quy định : Nhân viên y tế phải theo dõi nhằm phát hiện sớm các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng; trường hợp phản ứng nặng vượt quá khả năng xử trí phải được khám và điều trị bởi bác sỹ chuyên khoa; ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ theo dõi các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Khi có phản ứng nặng hoặc sự kiện nghiêm trọng tại buổi tiêm chủng (sốc phản vệ, hội

chứng sốc nhiễm độc, nghi ngờ do sai sót trong tiêm chủng và tử vong), cần triển khai: Dừng ngay buổi tiêm chủng; niêm phong toàn bộ số vắc xin, sinh phẩm y tế và bảo quản theo điều kiện qui định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế; niêm phong bơm kim tiêm sử dụng trong buổi tiêm; lập biên bản ghi nhận nhiệt độ, tình trạng bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế tại thời điểm xảy ra phản ứng nặng; thống kê toàn bộ số lượng vắc xin, sinh phẩm y tế nhận, đã sử dụng và số trẻ đã được tiêm từng loại vắc xin, sinh phẩm y tế trong buổi tiêm chủng có phản ứng nặng; báo cáo cho tuyến trên theo quy định. Lãnh đạo Sở Y tế là cấp có thẩm quyền quyết định tạm dừng sử dụng đối với một loại hoặc một lô vắc xin, sinh phẩm y tế trong phạm vi toàn huyện hoặc toàn tỉnh trong khi chờ đợi ý kiến chỉ đạo của tuyến trên và kết quả điều tra.

Quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng cũng quy định về chế độ

báo cáo và đặc biệt là chế độ lưu trữ hồ sơ tại cơ sở tiêm chủng. Hồ sơ bao gồm: Tài liệu về vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng tại cơ sở y tế; sổ theo dõi tiêm chủng cho các đối tượng; các tài liệu hướng dẫn về thực hành an toàn tiêm chủng. Hồ sơ phải đầy đủ, dễ tìm kiếm, tra cứu và phải được bảo mật, an toàn. Hồ sơ phải được lưu trữ 05 năm tính từ ngày cập nhật thông tin cuối cùng.

Trung tâm y tế dự phòng tỉnh là cơ quan chuyên môn được giao trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại các cơ sở y tế, các địa phương trong tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trí nhân

Một buổi tiêm chủng tại trường học. Ảnh: K.C

Sở Y tế ban hành quy trình giám sát phản ứng sau tiêm chủng

19

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

Trong một lần được cơ quan cử đi lấy tin tại lớp tập huấn triển khai chương trình tiếp

cận cộng đồng do Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức, tôi có dịp tiếp xúc với chị H và anh Th (xin được giấu tên theo yêu cầu của anh, chị). Họ là những con người lầm lỗi, song đã biết vượt lên số phận để sống và làm việc có ích cho xã hội. Tuy mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ lại có điểm chung đó là tham gia vào nhóm giáo dục viên đồng đẳng (GDVĐĐ) để cùng tham gia hoạt động, chia sẻ làm giảm bớt sự lây lan HIV/AIDS trong cộng đồng.

Chị H sinh ra và lớn lên từ một vùng quê sông nước, cha mẹ bỏ nhau

khi chị lên 8 tuổi. Chị theo cha, còn đứa em nhỏ được theo mẹ. Cha năm lần bảy lượt ở với tình nhân mới, nhưng lần nào cũng vậy, cảnh mẹ ghẻ con chồng luôn ám ảnh đối với chị, bởi lúc đó dù cố gắng lắm thì cũng không tránh khỏi những trận đòn oan của mẹ ghẻ. Không chịu được cảnh đói khát và sự nhẫn tâm của những người vợ kế của cha, chị đã tìm về với mẹ. Sau lần chia tay với cha, mẹ vẫn ở vậy không đi thêm bước nữa. Cực khổ trăm bề nhưng cuộc sống nghèo đói cứ luôn đeo bám mẹ con chị. Cho đến năm 17 tuổi chị yêu một người cùng làng, bao nhiêu tình cảm yêu thương của một người con gái, chị đều dành trọn cho người yêu của mình và mong muốn có một gia đình hạnh phúc.

Nhưng không ngờ nghịch cảnh trớ trêu cũng bắt đầu xảy ra với chị từ lúc đó. Khi biết tin chị có thai, người con trai đó đã phủ nhận và bỏ chị. Bà con lối xóm cũng không chấp nhận một cô gái chưa có chồng mà lại có con nên chị luôn bị xem thường và cười chê. Nhục nhã, ê chề của một cô gái “chửa hoang” luôn bị mọi người dè bỉu khiến chị phải trốn tránh không dám gặp ai, đôi lúc chỉ muốn kết thúc cuộc đời mình càng nhanh càng tốt. Nhưng nghĩ thương mẹ và thương đứa con trong bụng nên chị đã cố gượng để sống. Sinh cô con gái được bốn tháng thì chị phải gửi con cho mẹ để đi làm kiếm tiền trang trải cho cuộc sống. Chị ngược xuôi từ Cần Thơ, Tiền Giang rồi dừng chân tại thành phố Vũng Tàu. Chị xin làm

Chuyện về những giáo dục viên đồng đẳng

Cộng tác viên chương trình phòng chống HIV/AIDS tại hội thi tìm hiểu kiến thức về HIV/AIDS. Ảnh: SƠN TRÀ

20

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

công nhân đập đá (làm đường Thùy Vân ngày nay), cơ cực lắm nhưng cũng chỉ đủ tiền gửi về cho con uống sữa. Một lần nghe tin con bị viêm phổi phải nằm điều trị tại bệnh viện, không có tiền chữa bệnh cho con chị đã quyết định bán dâm và chị trở thành gái bán dâm từ đó. Sáu năm hành nghề mại dâm, cuộc sống cũng không khá lên là mấy, những lúc nhớ con chị chỉ biết khóc mà không dám đón con vì sợ không lo nổi cuộc sống cho con. Đến năm 2009, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai dự án Life -Gap về dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS, chị được nhận vào nhóm GDVĐĐ của thành phố Vũng Tàu. Kể từ đó chị quyết định bỏ nghề mại dâm và đón con về ở chung. Hàng ngày chị chạy xe ôm tại các bến cảng, buổi tối chị đến các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí… để tuyên truyền, hướng dẫn các chị em hành nghề mại dâm nhằm giúp họ biết thực hiện những hành vi nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV như: hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách, vận động, giới thiệu chị em tiếp cận

các dịch vụ hỗ trợ khám chữa bệnh, tư vấn xét nghiệm tự nguyện... Để công việc đạt hiệu quả, chị không ngần ngại nói về thân phận, cuộc đời của mình để tạo sự đồng cảm với những chị em đang hành nghề mại dâm. Có những lần gặp những hoàn cảnh éo le chị đã vét hết những đồng lương ít ỏi của mình để giúp cho chị em bán dâm có thêm vốn để chuyển sang nghề chân chính. Nhờ cách tiếp cận gần gũi đó chị càng có nhiều người biết đến, tin tưởng rồi chuyện trò, tâm sự cởi mở hơn, nhiều người tự nguyện đi làm xét nghiệm HIV để có cách phòng chống bệnh cho mình và không để lây nhiễm HIV cho người khác…

Còn đối với anh Th, anh sinh ra trong một gia đình khá giả, khi mới lớn thấy đám bạn hút chích, gia đình lại có tiền nên anh cũng thử một lần cho biết. Đầu tiên anh hút bồ đà, nhưng thấy không “đã” nên chuyển sang hút ma túy rồi chích heroin và anh đã trở thành con nghiện, cứ hết cữ thuốc này, anh chơi sang cữ thuốc khác, có ngày anh “nướng” cả triệu

đồng để thỏa mãn cơn nghiện. Tiền bạc của gia đình cạn dần và cha mẹ cũng biết, rồi anh được đưa đi cai nghiện. Sau hai lần cai nghiện bất thành, lần thứ ba anh đã cai nghiện được. Vài năm sau đó anh lấy vợ, hai vợ chồng chịu khó làm ăn để mong đón những đứa con ra đời có một tương lai tươi sáng, nhưng sức khỏe của anh càng ngày càng giảm sút, đau ốm triền miên. Một lần sốt cao phải vào bệnh viện, lúc đó gia đình chết lặng khi biết anh bị nhiễm HIV. Đau đớn hơn là người vợ trẻ cũng phải mang trong người căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa. Sau một thời gian dài suy sụp, anh đã cố gượng dậy, xóa bỏ mặc cảm, sống lạc quan hơn để giữ gìn sức khỏe. Anh tìm đến nhóm GDVĐĐ của thành phố Vũng Tàu với mục đích giúp các bạn trẻ tránh xa ma túy. Công việc hàng ngày của anh là tiếp cận những đối tượng nghiện, tuyên truyền về tác hại ma túy, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch, vận động, giới thiệu đối tượng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ khám chữa bệnh, tư vấn xét nghiệm

Các đồng đẳng viên thu gom bơm kim tiêm tại TP. Vũng Tàu. Ảnh: MINH THẮNG

21

Xã An Ngãi với dân số hơn 7 ngàn người người, sống chủ yếu dựa vào kinh tế nông

nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Trong những năm qua nhờ những chính sách khuyến nông, khuyến ngư của chính quyền địa phương, đời sống của người dân đã từng bước ổn định và nâng cao. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được người dân chú trọng.

Để giúp bà con yên tâm trước những rủi ro bệnh tật, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu được các cán bộ, nhân viên Y tế của TYT An Ngãi đảm nhận đầy trách nhiệm. Nhiều năm liền người dân xã An Ngãi không phải đối mặt với những trận dịch, bệnh mà nhiều địa phương khác trong tỉnh đã và đang phải vất vả đối phó.

Giai đoạn đầu năm do đang trong quá trình sửa chữa, TYT xã An Ngãi phải dời tạm sang đền thờ liệt sĩ của

huyện nên hoạt động khám chữa bệnh gặp nhiều khó khăn. Đến ngày 22/10/2012 trạm đã có cơ sở mới khang trang. Chị Nguyễn Thị Sáu- Trưởng TYT cho biết: “Dù thời gian qua cơ sở còn rất tạm bợ nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo tốt mọi hoạt động của đơn vị, đặc biệt là công tác phòng chống dịch chúng tôi chưa một phút lơ là”.

“Để công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả, từ kinh nghiệm thực tế chúng tôi nhận thấy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành y tế với chính quyền và các ban ngành đoàn thể”, chị Sáu nhiệt tình chia sẻ.

Lần lượt chị cho chúng tôi xem những công văn, kế hoạch tham mưu cho UBND xã được phê duyệt ngay từ đầu năm, các văn bản phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động tại cộng đồng như: diệt lăng quăng phòng chống bệnh

HIV tự nguyện... Công việc của anh gặp muôn vàn khó khăn, bởi vì tiếp cận với những đối tượng nghiện ma túy không hề dễ chút nào, có lần anh bị đối tượng nghiện hăm dọa, rồi cũng có lần bị đánh do hiểu lầm là người dẫn công an tới truy bắt họ. Hay có lần đang tiếp cận khách hàng anh cũng bị “hốt” về đồn trong những đợt truy quyét tệ nạn của công an…Nhưng những điều đó không hề cản trở công việc của một người từng nghiện, bởi vì anh muốn làm được điều gì có ý nghĩa cho những người cùng cảnh ngộ với mình.

Anh Th, chị H, những con người một thời lầm lỗi, giờ đây đã có nguyện vọng được giúp đời, giúp người, dũng cảm vượt qua khó khăn, nguy hiểm, cố gắng vượt qua bệnh tật, làm lại cuộc đời và thành công trong công việc, nhưng khi tôi hỏi xin một tấm hình hay nêu tên thật của anh, của chị ở trên một tờ báo để mọi người biết đến như một tấm gương tốt, thì cả anh Th và chị H đều từ chối với lý do không tiện cho công việc đang làm chứ không phải là không “dám” công khai. Một công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại gặp quá nhiều những khó khăn và hết sức “nhạy cảm” nên anh chị đều không muốn để xảy ra những hiểu lầm đáng tiếc rồi gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung. Với anh, chị, việc động viên, giúp đỡ những người do hoàn cảnh đẩy đưa đã sa vào con đường lầm lỗi có cuộc sống dài hơn, yêu đời hơn và tiếp tục lao động để làm nên nhiều sản phẩm có ích cho xã hội là việc làm luôn luôn cần thiết. Những suy nghĩ những việc làm đời thường thật đáng trân trọng! Tuy không nói nhưng tôi hiểu được, điều duy nhất mà anh Th, chị H luôn rất vui là đã góp được một phần công sức nhỏ bé của mình trong việc phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, làm hạn chế được tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.

DiệP oanh

TRẠM Y TẾ XÃ AN NGÃI, HUYỆN LONG ĐIỀN:

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Nhân viên trạm y tế hướng dẫn người dân cách phòng chống sốt xuất huyết.

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

22

SXH, vệ sinh môi trường, giám sát dịch bệnh TCM tại cộng đồng và các trường học… được soạn thảo rất chi tiết và cụ thể trong đó có sự cam kết giữa các bên để đảm bảo trách nhiệm của mình trong công tác phòng chống dịch, bệnh. Các chuyên trách chương trình y tế của trạm cũng linh hoạt và bám sát hoạt động của các CTV, NVYT ấp để tiếp cận nguồn thông tin về dịch bệnh, kịp thời lập kế hoạch, báo cáo, tham mưu cho chính quyền địa phương nhằm huy động nguồn lực kịp thời xử lý khi có những ổ dịch nhỏ xảy ra trên địa bàn.

Bên cạnh đó, để nâng cao nhận thức của người dân, công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng và hoạt động thường xuyên. Loa phát thanh của xã là phương tiện truyền thông được sử dụng rất hiệu quả. Ngoài ra còn có những kênh thông tin khác phù hợp với mọi đối tượng người

dân trong xã.Trong 3 năm liền, nhờ có sự chủ

động và phối hợp tốt với chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể nên tình hình dịch bệnh của địa phương luôn được kiểm soát tốt và số ca mắc so với các xã khác trong huyện và tỉnh luôn ở mức thấp. Năm 2010, toàn xã không có ca TCM nào, SXH 4 ca mắc và không có ổ dịch; năm 2011 có 9 ca TCM, có 4 ca SXH; Năm 2012 dịch TCM bùng phát nhưng toàn xã cũng chỉ ghi nhận 40 ca mắc, 9 ca SXH nhưng đều ở mức độ nhẹ và không có tử vong. Đặc biệt trong nhiều năm liền xã không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.

Dù tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh nhưng không vì thế mà các chương trình y tế khác của trạm bị sao nhãng. Chương trình CSSKSS-KHHGĐ, dinh dưỡng, Lao, Phong, HIV… cũng đã có những

bước tiến đáng kể. Số trẻ SDD giảm dần theo từng năm. Năm 2010 tỷ lệ SDDTE < 5 tuổi là 6,3%; năm 2011 tỷ lệ này là 6,01% và năm 2012 chỉ còn 5,73% (tỷ lệ chung toàn tỉnh là 10%). Tỷ lệ trẻ từ 6 tháng-36 tháng và bà mẹ sau sanh được uống Vitamin A hàng năm đều đạt 100%. Công tác khám, quản lý thai, tư vấn xét nghiệm HIV và sàng lọc trước sanh cho thai phụ đều đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao hàng năm…

Đánh giá về hiệu quả của công tác phòng chống dịch của trạm y tế xã An Ngãi, Bs. Nguyễn Thế Trung- Giám đốc TTYT Long Điền cho biết: Những năm qua trên địa bàn huyện Long Điền, tình hình dịch bệnh diễn biến khá phức tạp, công tác y tế dự phòng đòi hỏi phải có những bước đi linh hoạt, phù hợp với tình hình, hoàn cảnh của mỗi địa phương. Xã An Ngãi ngoài kinh tế nông nghiệp còn có cả kinh tế biển nên thu hút lượng dân di cư từ khắp nơi đổ về. Để quản lý hiệu quả và đem kiến thức y tế đến với người dân là một việc làm khó. Song TYT An Ngãi đã quản lý rất tốt tình hình bệnh, dịch, khống chế không để xảy ra vụ dịch lớn nào trong 3 năm qua trong điều kiện còn nhiều khó khăn, cơ sở tạm bợ vừa mới được sửa chữa. Chúng tôi đánh giá cao và ghi nhận nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên của trạm.

Trở về ngôi nhà cũ mới được sửa chữa, nâng cấp thêm, các cán bộ, nhân viên của trạm lại hồ hởi bắt tay vào việc. Còn rất nhiều khó khăn phía trước, nhưng với sự nỗ lực, đoàn kết và nhất là tinh thần của những người thầy thuốc: không ngại khó, không ngại khổ, hết lòng vì sức khỏe nhân dân, tin tưởng trạm y tế xã An Ngãi sẽ tiếp tục làm tốt nhiệm vụ của mình, đúng với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Bài, ảnh: hà MY

TRẠM Y TẾ XÃ AN NGÃI, HUYỆN LONG ĐIỀN:

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”Con số từ 9 ngàn đến 10 ngàn lượt bệnh nhân đến khám tại trạm mỗi năm là một con số đáng ghi nhận, song hiệu quả của công tác phòng chống dịch bệnh mới là điểm nhấn ấn tượng của trạm Y tế xã An Ngãi, huyện Long Điền trong những năm qua.

Truyền thông trực tiếp về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai tại trạm.

TRANG Y TẾ CƠ SỞ

23

Theo các nhà nghiên cứu, núm vú giả là nơi cư trú và phát triển của rất nhiều vi khuẩn, chúng kết dính với nhau tạo thành một lớp màng. Lớp màng này

làm thay đổi vi khuẩn có lợi trong miệng trẻ, thúc đẩy phản ứng viêm và làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tiêu hóa thậm chí nhiễm trùng tai. Theo TS. Tom Glass, trường đại học Oklahoma, trên thực tế núm vú còn chứa vi khuẩn liên quan đến bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa, dị ứng, hen suyễn và các bệnh tự miễn dịch.

TS. Glass cũng nói thêm, nhiều vi khuẩn phát triển từ núm vú giả đã qua sử dụng có khả năng kháng thuốc

kháng sinh như penicillin và methicillin. Các loại vi khuẩn này không gây bệnh truyền nhiễm nhưng có thể làm cho nhiễm trùng khó chữa trị hơn.

TS. Glass khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên cho trẻ sử dụng núm vú giả, bởi chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho trẻ. Hơn nữa, về lâu dài, trẻ sử dụng núm vú giả có thể phát triển chứng xơ vữa động mạch hoặc thậm chí là tiểu đường tuýp 2. Với cha mẹ vẫn cho trẻ sử dụng núm vú giả thì nên ngâm chúng hàng ngày trong nước làm sạch răng và nên thay núm vú sau 2 tuần sử dụng.

hoàng Minh (Theo An ninh thủ đô)

Theo WHO, mỗi năm Việt Nam có 29.000 người chết vì lao, tức là mỗi giờ có 3 trường hợp tử vong vì bệnh lao. Khoảng 14.000 bệnh nhân lao (khoảng 8%) cũng đồng thời nhiễm

HIV.Các kỹ thuật viên xét nghiệm vừa hoàn thành khóa tập huấn

về thiết bị xét nghiệm tiên tiến được cung cấp cho Chương trình Phòng chống Lao Quốc gia của Việt Nam với hỗ trợ của Hoa Kỳ nhằm giúp kiểm soát sự lây lan bệnh lao bằng cách rút ngắn thời gian chẩn đoán lao và lao kháng thuốc rifampicin từ vài tháng xuống còn dưới 2 giờ.

Với tài trợ từ Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), 17 hệ thống Xpert xét nghiệm lao và lao kháng thuốc rifampicin cùng với 12.000 bộ xét nghiệm đã được cung cấp trong năm nay cho các bệnh viện và phòng khám lao tại 13 tỉnh có cơ sở điều trị lao kháng đa thuốc và các tỉnh khác có tỷ lệ nhiễm HIV cao. Để hỗ trợ Chiến lược Quốc gia Phòng chống Lao của Việt Nam, cho đến nay USAID và các đối tác thực hiện dự án đã tập huấn và hỗ trợ kỹ thuật cho 588 kỹ thuật viên để họ có khả năng sử dụng kỹ thuật xét nghiệm mới nhằm giúp đảm bảo rằng các tỉnh có tỷ lệ nhiễm cao sử dụng tốt nhất các thiết bị xét nghiệm này. Hệ thống xét nghiệm Xpert là một hệ thống xét nghiệm phân tử đặc biệt hiệu quả khi chẩn đoán bệnh nhân nhiễm lao kháng thuốc và đồng nhiễm lao/HIV tại các khu vực có tỷ lệ nhiễm lao và HIV cao. Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012, 1.263 người đã được

Nguy cơ mắc bệnh từ núm vú giảCác nhà nghiên cứu trường đại học Oklahoma (Mỹ) đã tìm thấy một loạt các vi khuẩn và nấm gây bệnh trên núm vú giả mà các em bé đang sử dụng.

xét nghiệm sàng lọc bằng hệ thống Xpert, trong số đó có 209 người được chẩn đoán nhiễm lao kháng đa thuốc và 611 người được chẩn đoán nhiễm lao không kháng thuốc. Trong tổng số 487 bệnh nhân lao kháng đa thuốc được chẩn đoán trên toàn quốc trong 9 tháng đầu năm nay, 42,5% số ca được chẩn đoán có sử dụng hệ thống xét nghiệm Xpert do USAID hỗ trợ.

Với ước tính 180.000 ca nhiễm lao mỗi năm, Việt Nam đứng thứ 12 trong danh sách 22 nước mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là chịu nhiều ảnh hưởng của bệnh lao. Trong số đó, khoảng 100.000 bệnh nhân được phát hiện và điều trị mỗi năm và khoảng 90% trong số đó hoàn thành đợt điều trị.

Minh anh(Theo Phunu.net)

Rút ngắn thời gian chẩn đoán lao xuống dưới 2 giờ

24

Thói quen đặt laptop lên đùi khi dùng đã khiến lượng nhiệt tỏa ra nhiều làm hư tổn tinh trùng do đó

dẫn tới vô sinh.Scott Reed (30 tuổi) và vợ anh,

Laura (30 tuổi), ở Clanfield thuộc hạt Hamsphire, Anh đã luôn cố gắng có con nhưng tất cả đều vô vọng.

Cặp vợ chồng này cứ nghĩ nguyên nhân khiến họ không có con là do Scott đã bị quai bị năm anh 21 tuổi.

Tuy nhiên, thật bất ngờ là khi 2 vợ chồng đến khám bác sĩ, họ lại cho biết nguyên nhân là do thói quen đặt laptop lên đùi khi dùng của Scott đã khiến lượng nhiệt tỏa ra nhiều làm hư tổn tinh trùng do đó khiến vợ anh không thể mang thai.

Trước khi đi khám bác sĩ, Scott thường sử dụng máy tính 2 giờ mỗi tối và thường xuyên đặt lên đùi khi dùng. Ngay sau đó, Scott lập tức từ bỏ thói quen đó và chỉ để máy tính lên bàn khi sử dụng. Kỳ diệu thay, chỉ sau 3 tháng, vợ anh đã mang thai cô con gái Taryn.

Hiện nay cô con gái Taryn đã được 10 tháng tuổi và cặp vợ chồng này vẫn thấy hơi khó tin rằng nguyên nhân khiến họ vô sinh lại đơn giải như vậy. Cô vợ Laura nói: “Trước đây, tôi chưa từng nghe về tác hại này của máy laptop. Tôi thực sự rất sốc”.

Chuyên gia sinh học Sue Kenworthy khuyên cánh mày râu rằng: “Tốt nhất là nên đặt máy tính xách tay trên bàn khi sử dụng thay vì để trên đùi để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc”.

ngọc DiệP (theo MR)

TRANG ĐIỀU TRỊ

Chấn thương đầu là một bệnh lý thường gặp, do tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hoặc

đánh nhau, có khi đến bệnh viện với một sang thương phần mềm vùng đầu mặt, có khi vào cấp cứu trong tình trạng chấn thương sọ não. Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, phẫu thuật cấp cứu chấn thương sọ não chỉ làm được ở bệnh viện Bà Rịa, nhưng chấn thương đầu thì ở đâu cũng có, đặc biệt là các cơ sở khám chữa bệnh tuyến huyện, xã. Đánh giá đúng, tận dụng thời gian vàng để xử trí phù hợp và kịp thời có ý nghĩa quyết định đến sinh mạng của bệnh nhân chấn thương sọ não.

Theo dõi một bệnh nhân chấn thương đầu:

Theo dõi bệnh nhân chấn thương đầu cần dựa trên nhiều dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng, trong đó quan trọng nhất là dựa trên dấu hiệu sinh tồn và tri giác của bệnh nhân.

+ Dấu hiệu sinh tồn:Mạch: Nếu mạch nhanh thì có

thể có các tình huống: sốc mất máu (các vết thương da đầu diện rộng, xuất huyết nội…) hoặc tụ máu dưới da đầu lan rộng, tụ máu nội sọ ở trẻ em nhỏ. Nếu mạch chậm thì có thể có các tình huống: tụ máu nội sọ hoặc ở người thường xuyên chơi thể thao

Huyết áp:Nếu huyết áp tăng thì có thể có

các tình huống: giai đoạn đầu của máu tụ nội sọ (mặc dù có những trường hợp bệnh nhân vẫn còn tỉnh hoặc lơ mơ) hoặc bệnh nhân có sẵn bệnh tăng huyết áp (phải xác định cho được bệnh nhân có tiền căn bị tăng huyết áp hay không)

Nếu huyết áp tụt thì có thể có các tình huống: giai đoạn cuối của chấn thương sọ não (bệnh nhân mê sâu và có rối loạn nhịp thở) hoặc tụ máu

dưới da đầu lan rộng, tụ máu nội sọ ở trẻ em nhỏ hoặc mất máu (vết thương rách da đầu diện rộng không được cầm máu sớm, xuất huyết nội).

Nhịp thở: Giai đoạn đầu: nhịp thở nhanh,

rối loạn nhịp thở; Giai đoạn cuối: nhịp thở chậm còn gọi là nhịp Cushing (tam chứng Cushing: huyết áp tăng, nhịp tim chậm, nhịp thở chậm)

Nhiệt độ: Giai đoạn đầu: nhiệt độ cơ thể

tăng dần. Giai đoạn cuối: giảm dần thân nhiệt (chân tay lạnh) là giai đoạn không còn cứu vãn được

Tri giác: Dựa vào thang điểm GCS &CCS

GCS (Glasgow Coma Scale) dùng cho người lớn & trẻ em lớn

E (eye): Điểm tối đa 4- Mở mắt tự nhiên: E 4- Mở mắt khi gọi: E 3- Mở mắt khi kích thích đau: E 2- Không mở mắt dù có kích thích:

E 1V (Verbal): Điểm tối đa 5- Trả lời chính xác: V5- Không chính xác: V4 - Nói câu vô nghĩa: V3- Ú ớ: V2- Không phát âm: V1M (Motor): điểm tối đa 6- Làm được theo y lệnh: M6- Đáp ứng kích thích đau chính

xác: M5- Đáp ứng kích thích đau không

chính xác: M4- Gồng cứng mất vỏ khi kích

thích đau: M3 - Gồng cứng mất não khi kích

thích đau: M2- Không đáp ứng kích thích đau:

M1Điểm tối thiểu: 3 điểm; điểm

tối đa: 15 điểmCCS (Children’s Coma Scale)

Vô sinh vì thói quen để laptop lên đùi

Thái độ xử trí ban đầu tại y tế cơ sở đối với bệnh nhân chấn thương đầu

25

TRANG ĐIỀU TRỊ

dùng với TE<36 tháng tuổiE (eye): điểm tối đa 4- Nhìn theo vật khám: E4- Vận nhãn bình thường, phản xạ ánh sáng (+): E3- Vận nhãn rối loạn, phản xạ ánh sáng (-): E2- Vận nhãn liệt, phản xạ ánh sáng (-): E1V (verbal): điểm tối đa 3- Khóc: V3- Thở tự nhiên: V2- Ngưng thở: V1M (motor): điểm tối đa 4 - Co duỗi tự nhiên: M4- Co duỗi khi có kích thích: M3- Tăng trương lực: M2- Liệt mềm: M1Điểm tối thiểu: 3 điểm; điểm tối đa: 11 điểmĐánh giá một bệnh nhân chấn thương đầu:Bảng phân loại mức độ chấn thương sọ não

phân loại Tiêu chuẩn (theo aan: american academy of neurology)

Rất nhẹ GCS = 15đ; - Không mất ý thức (loss of consciousness) - Không có chứng quên (amnesia)

Nhẹ GCS =14đ Hoặc GCS=15đ với: + hoặc mất ý thức ngắn < 5phút + hoặc giảm sự lanh lẹ, giảm trí nhớ

Trung bình GCS= 9-13đ; Hoặc mất ý thức > 5phút Hoặc có dấu thần kinh khu trú

Nặng GCS= 5 - 8 đ

Rất nặng (nguy kịch) GCS = 3 - 4 đ

Thái độ xử trí :- Những bệnh nhân thuộc loại RẤT NHẸ & NHẸ: theo dõi và

điều trị tại Trung tâm y tế hoặc bệnh viện huyện- Những bệnh nhân thuộc loại TRUNG BÌNH, NẶNG: Nên

chuyển đến BV Bà Rịa càng sớm càng tốt.- Những bệnh nhân thuộc loại RẤT NẶNG: Đây là nhóm bệnh

rất “tế nhị”. Nếu có chuyển đến BV Bà Rịa hay một bệnh viện nào có chuyên khoa ngoại thần kinh cũng khó có cơ hội cứu sống. Nếu gia đình bệnh nhân điều kiện kinh tế không cao, thì có chuyển lên tuyến trên mà cứu sống bệnh nhân được (tỷ lệ rất thấp), thì một số bệnh nhân (tỷ lệ rất cao) sau khi được cứu sống phải sống đời sống thực vật, không những gây tốn kém tiền bạc mà còn mất thêm một vài thành viên trong gia đình chăm sóc bệnh nhân suốt đời, trong khi chất lượng sống của bệnh nhân không có. Nếu gia đình kinh tế khá giả thì thường “đòi” đi Tp. HCM, chúng ta phải giải thích kỹ lưỡng cho người nhà và “chiều” theo nguyện vọng.

Ngoài ra một số đối tượng bị chấn thương sọ não mà có liên quan đến pháp luật thì chúng ta cũng phải rất cẩn trọng và kỹ lưỡng về hồ sơ, phát ngôn.

Ngoài việc căn cứ phân loại mức độ chấn thương sọ não dựa vào thang điểm GCS, CCS như trên chúng ta cần phải căn cứ một số dấu hiệu lâm sàng sau để chuyển bệnh viện Bà Rịa sớm :

Bất thường 1 trong 4 dấu sinh tồn (đã trình bày như trên), đau đầu ngày càng tăng; Ói mửa, buồn nôn; Co giật ; Yếu, liệt tay/ chân; Đồng tử không đều/ giãn to; Điểm GCS hay CCS giảm hơn 1đ (so với lúc đánh giá trước đó).

Ths, Bs. nguYễn Văn Thịnh(TK Ngoại thần kinh bệnh viện Ba Ria)

Một số huyệt phòng trị đau thượng vịĐau vùng Thượng vị (VTV) theo Đông Y còn

gọi là Vị Quản Thống, Tâm Vị Thống… Có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng

chủ yếu do ăn uống không điều độ và hay ăn thức ăn sống, ngọt béo, cay, nóng, nhất là thức uống kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, càphê… hoặc tình chí hay tức giận và lo nghĩ thái quá. Cũng có khi do nhiễm (ngoại tà) phạm vị, dẫn đến tỳ vị thương tổn vận hóa kém, không thông gây đau VTV.

Tuỳ thuộc vào thể trạng, cơ địa của mỗi người có biểu hiện trên lâm sàng khác nhau, căn cứ nguyên nhân bệnh cảnh lâm sàng để đề ra phép trị, phương huyệt cho từng người.

Một số huyệt cơ bản điều trị đau VTV: Trung Quản, Túc tam lý, Cự khuyết, Công tôn. Tác dụng: điều hoà tỳ vị, thông kinh lạc, giảm co thắt, giảm đau. Tuy nhiên nên gia giảm thêm một số huyệt theo thể chứng từng người như sau:

- Hội chứng đau do can khí phạm vị: Đau VTV lan sang bên hông sườn, ấn đè đau tức khó chịu, ợ hơi, ợ chua, tình trí không thoải mái, châm thêm huyệt: Kỳ môn, Thái xung, Nội quan, Lương môn.

- Hội chứng đau do tỳ vị hư hàn: Đau VTV lâm râm, tay chân lạnh, chườm ấm dễ chịu, ăn uống lạnh đau tăng, đại tiện lỏng, châm thêm: Thiên khu, Quan nguyên, Khí hải, Vị du.

- Hội chứng đau do tà khí xâm phạm: đau VTV diễn ra đột ngột dữ dội, chườm ấm dễ chịu, môi nhợt, đại tiện lỏng, không khát nước, châm thêm huyệt: Thừa mãn, Thiên khu, Nội đình, Vị du.

- Hội chứng đau do thương thực (thức ăn đình tích) đau VTV, bụng đầy trướng ấn đè đau tăng, nôn ra thức ăn thì bớt đau, đại tiện không thông thoáng, châm thêm: Nội đình, Thiên khu, Thừa mãn.

- Hội chứng đau do ứ huyết: Đau cố định một chỗ, đau từng cơn như kim châm, có khi nôn ra máu, đại tiện phân đen, lưỡi có đốm ứ huyết, châm thêm: Cách du, Nội quan, Huyết hải, Nội đình.

Châm cứu căn cứ năm hội chứng trên để gia giảm là rất cần thiết. Ngoài ra, nếu người lạnh (hàn) nên cứu ấm các huyệt cơ bản và cứu thêm huyệt Thần khuyết (rốn). Nếu bệnh nhân có thể chất còn khoẻ thì châm tả. Người nóng nhiệt không nên cứu. Đợt điều trị từ một đến hai tuần. Ngoài ra cần điều chỉnh ăn uống sinh hoạt cho phù hợp, tránh lo nghĩ tức giận thái quá.

Lương y: Minh Phúc

TRANG Y HỌC CỔ TRUYỀN

26

TRANG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

Hỏi: Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người được ban hanh khi nao. Những hanh vi bị cấm theo

quy định của Luật nay la gì?Đáp: Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người,

tên chính xác là Luật phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007.

Điều 8 Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người quy định những hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Cố ý lây truyền hoặc truyền HIV cho người khác; Đe dọa truyền HIV cho người khác; Kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV, người giám hộ bỏ rơi người được mình giám hộ nhiễm HIV; Công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết việc một người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó, trừ trường hợp đặc biệt quy định của Luật ; Đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV; Bắt buộc xét nghiệm HIV, trừ trường hợp đặc biệt quy định của Luật ; Truyền máu, sản phẩm máu, ghép mô, bộ phận cơ thể có HIV cho người khác ; Từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV ; Từ chối mai táng, hoả táng người chết vì lý do liên quan đến HIV/AIDS; Lợi dụng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật; Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Người nhiễm HIV có những quyền va nghĩa vụ như thế nao?

Đáp: Người nhiễm HIV có các quyền sau đây: Sống hòa nhập với cộng đồng và xã hội; Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ; Học văn hoá, học nghề, làm việc; Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS; Từ chối khám

Luật phòng chống nhiễm HIV/AIDS ở người

bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối; Các quyền khác theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác; Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc cho người chuẩn bị kết hôn với mình biết; Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng HIV; Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hỏi: Công tac phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại nơi lam việc được quy định như thế nao?

Đáp: Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây: Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân; Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV; Tạo điều kiện cho người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động không được có các hành vi sau đây: Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; Ép buộc người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV; Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp đặc biệt quy định của Luật .

Thanh niên TP. Vũng Tàu tham gia tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS.

TRANG Y HỌC CỔ TRUYỀN

27

NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

Sau hơn 1 tiếng đồng hồ chạy xe, tôi có mặt tại Trạm Y tế, xã Phước Hưng – Long Điền

để gặp người mà Bs. Ngô Thanh Phong – Giám đôc bệnh viện Tâm Thần (Đơn vị quản lý Chương trình CSSKTTCĐ) giới thiệu viết về gương người tốt việc tốt. Khác với suy nghĩ ban đầu về sự vắng vẻ của y tế tuyến xã, trước mắt tôi lúc này còn tới hơn 10 người đang ngồi chờ khám bệnh, dù đồng hồ đã chỉ tới 10 giờ 30 phút. Ấn tượng đầu tiên mà tôi gặp là sự ân cần, chu đáo của một nữ cán bộ y tế trẻ đối với bệnh nhân. Hỏi ra mới biết nữ cán bộ y tế trẻ tuổi đó chính là Ys. Trần Thị Thiện – Chuyên trách Chương trình CSSKTTCĐ - Người mà tôi sắp gặp để viết bài.

Sinh năm 1981, với tuổi nghề còn trẻ, nhưng được sự tín nhiệm của cấp lãnh đạo nên Ys.Trần Thị Thiện được giao quản lý chương trình CSSKTTCĐ, một công việc khó, ở địa bàn rộng (16 ấp, 4.971 hộ

với 23.597 nhân khẩu), nơi mà đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, số người mắc bệnh tâm thần, động kinh cao (65 người), nhưng với lòng yêu nghề và sự nỗ lực hết mình, chị đã cùng với các cán bộ y tế trong trạm, kết hợp với nhân viên y tế thôn ấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chị Thiện tâm sự: “Lúc được phân công phụ trách Chương trình này, tôi cảm thấy hơi lo, vì những bệnh nhân tâm thần là những người đã bị hạn chế về năng lực hành vi cũng như khả năng nhận thức, khi tiếp xúc tôi không biết nói chuyện với họ như thế nào? Lo sợ hơn khi họ lên cơn thì mình phải xử trí ra sao?... Nhưng khi bắt tay vào làm, nhìn thấy các bệnh nhân rất thương nên cảm giác lo sợ của mình không còn nữa mà thay vào đó là sự cảm thông với họ”.

Quả thực, khi nói chuyện với chị, tôi mới thấy chị có cái duyên với

CÁI TÂMcủa y sỹ trẻ với người bệnh tâm thần

Hỏi: Công tac phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại trường học nói

riêng, cac cơ sở giao dục thuộc hệ thống giao dục quốc dân nói chung, được quy định như thế nao?

Đáp: Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống HIV/AIDS, lồng ghép với giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác trong cơ sở đó.

Cơ sở giáo dục không được có các hành vi sau đây: Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV; Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV; Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học.

Hỏi: Như thế nao la xét nghiệm HIV tự nguyện, xét nghiệm HIV

bắt buộc?Đáp: Xét nghiệm HIV tự nguyện

nghĩa là: Việc xét nghiệm HIV được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người được xét nghiệm. Người tự nguyện xét nghiệm HIV phải từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự. Việc xét nghiệm HIV đối với người dưới 16 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Xét nghiệm HIV bắt buộc đối với trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc xét nghiệm HIV bắt buộc trong một số trường hợp cần thiết để chẩn đoán và điều trị cho người bệnh; Chính phủ quy định danh mục một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng. Kinh phí xét nghiệm đối với các trường hợp có trưng cầu giám định tư pháp hoặc quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân do ngân sách nhà nước chi trả.

Bs. Trương Đình chính(TP Nghiệp vụ Y Sở Y tế)

Nhanh nhẹn, năng động, tận tụy trong công việc, tính tình cởi mở, hòa nhã với đồng nghiệp, hết lòng với bệnh nhân... đó là những lời nhận xét chân tình của đồng nghiệp ở Trạm Y tế xã Phước Hưng, huyện Long Điền đối với Ys.Trần Thị Thiện – Chuyên trách Chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng (CSSKTTCĐ) của xã Phước Hưng.

Lao động liệu pháp giúp bệnh nhân tâm thần sớm phục hồi.

Y sỹ Trần Thị Thiện.

28

NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT

nghề, bởi công việc điều trị, chăm sóc cho những người bệnh bình thường đã vất vả, khó khăn, nhưng đối với bệnh nhân tâm thần thì việc quản lý, chăm sóc lại khó khăn gấp bội. Ngoài chuyên môn, yếu tố tâm lý cũng hết sức quan trọng, bởi những bệnh nhân tâm thần thì thần kinh của họ rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, đôi khi chỉ một phản ứng không khéo léo sẽ làm bệnh nhân kích động làm ảnh hưởng tới tiến trình điều trị. Hiểu rõ được tâm lý của bệnh nhân nên chị Thiện nhiều lần phải “hóa thân” thành người bạn, người thân… của bệnh nhân để thuyết phục họ uống thuốc. Chị kể: “Những bệnh tâm thần thường không kiểm soát được hành vi, không kiểm soát được lời nói nên những câu chuyện họ kể chẳng đâu vào đâu, nhưng mình vẫn phải chăm chú lắng nghe để cho họ thấy vui, vì hơn ai hết, mình hiểu được họ mà”.

Chia sẻ về yếu tố thành công của Chương trình CSSKTTCĐ chị cho

rằng, đó chính là công tác quản lý, giám sát bệnh nhân uống thuốc được thực hiện tốt. Với địa bàn rộng, dân cư đông nên việc giám sát gặp không ít khó khăn. Có bệnh nhân sau khi uống thuốc thấy thuyên giảm thì lại ngưng không uống thuốc nữa, đến khi tái phát, lên cơn co giật mới dùng thuốc cho nên việc điều trị hiệu quả thấp. Để giúp người dân hiểu đúng và đầy đủ về bệnh tâm thần, chị thường xuyên xuống các ấp, lồng ghép trong những buổi sinh hoạt của ấp tuyên truyền các biện pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh, tích cực đến từng hộ gia đình có người mắc bệnh để hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tại nhà, nhắc nhở, đôn đốc bệnh nhân uống thuốc đúng liều, không được tự ý bỏ thuốc. Từ những việc làm cụ thể đó mà những năm qua, những bệnh nhân do chị phụ trách đều được điều trị ổn định, hoà nhập cộng đồng, tham gia lao động sản xuất giúp đỡ gia đình.

Theo chỉ dẫn của chị nhân viên y tế ấp Phước Lâm, tôi tới gặp anh H. T. Th, sinh năm 1979, là bệnh nhân tâm thần phân liệt. Anh Th cho biết: Sau nhiều năm duy trì uống thuốc theo đúng chỉ định của cán bộ y tế, đến nay bệnh tâm thần phân liệt của anh đã giảm, sức khỏe đã phục hồi tốt, với công việc chạy xe ôm, anh cũng có thêm thu nhập để phụ giúp gia đình. Lại theo chân chị cộng tác viên y tế ấp Hải Sơn, tôi tới gặp N. N. H. L, sinh năm 1990, là bệnh nhân bị mắc bệnh động kinh. Mẹ của em là bà Võ T. N tâm sự: được sự quan tâm hướng dẫn điều trị của cán bộ Trạm y tế, hàng tháng tôi đều đưa con tới trạm để khám bệnh và lấy thuốc, sau khi duy trì đều đặn chế độ uống thuốc thì sức khỏe con tôi đã ổn định. Cám ơn các y, bác sỹ rất nhiều, đặc biệt tôi gửi lời cám ơn tới Cô Trần Thị Thiện – người đã giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình cho tôi cách chăm sóc con trong mấy năm qua.

Nhận xét về chị Thiện, ĐD. Trần Kim Trang - Chuyên trách Chương trình CSSKTTCĐ huyện Long Điền cho biết: Y sỹ Thiện là một cán bộ nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm cao trong công việc, mặc mới dù đảm nhận Chương trình CSSKTTCĐ hơn một năm, nhưng Y sỹ Thiện rất có kinh nghiệm trong cách tiếp cận và quản lý bệnh nhân tâm thần. Bên cạnh đó ,Y sỹ Thiện còn có lối sống thân thiện, ứng xử mềm mỏng và luôn sống hết mình với bệnh nhân. Với phẩm chất và năng lực vốn có, chắc chắn Y sỹ Thiện sẽ còn có nhiều đóng góp cho công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của nhân dân địa phương.

Bằng những việc làm, bằng tình thương và trách nhiệm của mình, hình ảnh Ys. Trần Thị Thiện - Một cán bộ y tế trẻ, năng động, tận tụy trong công việc, ân cần, chu đáo với bệnh nhân không còn quá xa lạ với những người dân xã Phước Hưng – Long điền. Còn đối với tôi, dù chỉ gặp một lần với thời gian ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tôi tâm đắc với kết quả công việc chị đã làm và câu nói của chị là “Dù trong hoàn cảnh nào mình cũng phải làm việc với lương tâm và trách nhiệm, được chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh là niềm vui, hạnh phúc của mình”.

Bài, ảnh: Minh Thắng

CÁI TÂMcủa y sỹ trẻ với người bệnh tâm thần

Lao động liệu pháp giúp bệnh nhân tâm thần sớm phục hồi.

29

Lời cảm ơn!

“Vì trong tim con, yêu màu áo trắng”Đã nhiều lần con nhớ Mẹ biết baoHọc xong trường Y con ra Côn ĐảoMảnh đất gian lao quanh năm mưa bãoNối đất liền vui qua những chuyến tàu

Gian khó nhọc nhằn, ôi hạnh phúc saoKhoát áo blouse con bước vào đời thựcDân đảo hiền hòa quanh năm cơ cực Lo lắng cùng bao bệnh tật trên đời

Xa Mẹ thật rồi… con chẳng lẻ loiBởi bên con bao bệnh nhân vật vãBởi em bé thơ… vẫn còn sốt quáSản phụ, cụ già đau thắt từng cơn

Nhớ Mẹ thật nhiều nhưng biết sao hơnVì trong tim con yêu màu áo trắngVì xung quanh con bao người thầm lặngCanh giữ biển trời tổ quốc thân thương

Con lại vào đây ca trực canh trườngGió lạnh từng cơn đã vào mùa chướngNhư ngọn hải đăng lung linh mặt biểnSoi những chuyến tàu vượt sóng trùng khơi

Côn Đảo bây giờ… vui lắm Mẹ ơiKết hợp Quân Dân… trở về một mốiĐồng nghiệp con thêm những anh bộ độiChung sức vì dân Điều trị - Dự phòng

Cả nước giờ đây chung một tấm lòngHướng về sử xanh tự hào Côn ĐảoRạo rực trong con với bao hoài bãoỞ lại nơi này… xây dựng ngành Y.

Ds. PhạM ngọc ĐángTTYT Quân Dân Y Côn Đảo

Ra mắtMột anh đi ra mắt bố người yêu:- Chào bác!- Ư, chào cháu.- Bác cho cháu xin điếu thuốc.- Cậu hút thuốc lá hả?- Khi uống bia cháu hay hút thôi.- Cả bia nữa à?- Vâng, thua bạc cháu uống bia.- Cả bài bạc nữa hả?- Trong tù thì có việc gì làm đâu bác?- Sao lại vào tù?- Tại cháu đi ra mắt bố người yêu nhưng ông ấy không đồng ý.

Còn dám đi bác sỹ nữa không?Bác sỹ hỏi thăm bệnh nhân:- Loại thuốc mà tôi kê cho anh công hiệu chứ?- Ồ, vâng! Cảm ơn bác sỹ đã chạy chữa.- Thực sự công hiệu phải không?- Vâng, thuốc rất tốt bác sỹ à!- Vậy thì tôi phải uống thử xem. Tôi cũng bị đau y hệt như anh.

Tiền nào thầy ấy

Bill là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tài năng nhưng cũng thẳng tay “chém” bệnh nhân. Một lần, ông ta nhận mổ cho một chủ ngân hàng.

Sau khi nghe cái giá mà Bill đưa ra, ông chủ ngân hàng lắc đầu lẽ lưỡi, nhún vai và chuẩn bị bỏ đi. Vị bác sĩ bình thản:

“Giá hơi cao, đúng thế, nhưng tuỳ ông thôi. Để cho ông đỡ mất công tìm bác sĩ khác, tôi có thể giới thiệu ông

với một đồng nghiệp của tôi ở quận bên. Ông ấy sẽ mổ cho ông với giá tiền chỉ bằng một nửa con số mà tôi vừa đưa ra thôi”.

“Vâng, cám ơn bác sĩ, ông nói nhanh lên”, bệnh nhân mừng húm.“Đó là bác sĩ Jim, ở ngay đầu phố. Ông có người thừa kế không?”“Tất nhiên là có chứ bác sĩ”.“Thế thì số tiền đó sẽ do người thừa kế của ông trả”.

Thanh an (ST)

Trong tháng 11 vừa qua, BBT Bản tin Sức khỏe BR-VT đã nhận được bài cộng tác của các CTV: Bs. Tiêu Văn Linh- Chi cục ATTP; Bs Trương Đình Chính- TP NVY SYT; Ths, Bs. Nguyễn Văn Thịnh- BV. Bà Rịa; Bs, CKI Huỳnh Thị Thủy- BV. Bà Rịa; Bs. Hoàng Phước Ba- BV. Lê Lợi; Bs. Nguyễn Xuân Tôn- SYT; Bs. Trần Thanh Bình- TTYT Dự phòng

tỉnh; Ds. Phạm Ngọc Đáng- TTYT Quân Dân Y Côn đảo; Bùi Oanh- HCTĐ tỉnh BRVT .

BBT sẽ xem xét, sắp xếp đăng tải các bài viết theo chủ đề của từng bản tin. Xin chân thành cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự cộng tác tích cực của các CTV trong thời gian tới.

Trân trọng! BBT Bản Tin sức Khỏe Br-VT

30

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN ngành Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2012 -2017)

Biểu quyết thông qua nghị quyết đại hội. BCH Công Đoàn ngành y tế BR –VT khóa VI.

Đ/C Nguyễn Văn Thái – Chủ tịch Công Đoàn ngành y tế báo cáo tại Đại hội.

Bầu Ban chấp hành khóa VI.

Đ/C Lưu Tài Đoàn, Tỉnh ủy viên, CT Liên đoàn lao động tỉnh BR-VT phát biểu tại Đại hội.

Ảnh: MINH THẮNG

Hội thi tìm hiểu kiến thức của học sinh về y tế học đường

Sôi nổi phần thi bấm chuông giành quyền trả lời.

Ấn tượng phần thi

tiểu phẩm

Trao giải cho các đội xuất sắc.Ảnh: THANH TỈNH