331
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (MARD) DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG (SFDP) KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMF) (Bản thảo cuối cùng)

TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (MARD)DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG (SFDP)

KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI (ESMF)

(Bản thảo cuối cùng)

9/2020

Page 2: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

CÁC TỪ VIẾT TẮT

COC ON SEA Quy tắc ứng xử về phòng ngừa lạm dụng và bóc lột tình dụcBPGT Biện pháp giảm thiểuCOVID- 19 Dich bệnh COVID- 2019 CPC UBND phường/xãCPMU Ban quản lý dự án trung ương CSC Tư vấn giám sát thi công DARD/SởNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn D-Fish Tổng cục Thủy sản DMMP Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét DOCST/sở DL-TT-VH Sở Du lich- Thể thao- Văn HóaDOF/ Sở TC Sở Tài chính DOLISA/Sở LĐTB&XH Sở Lao đông, Thương binh và Xã hộiDONRE/Sở TN&MT Sở Tài nguyên và Môi trườngDPC UBND huyện DPI/Sở KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tưE&S/MT&XH Môi trường và Xã hộiECOP Quy tắc thực hành môi trường và xã hộiEEZ Vùng kinh tế đặc quyềnEIA/ĐTM Đánh giá tác động môi trường (theo yêu cầu Chính phủ)EM/DTTS Dân tộc thiểu số EMDP Kế hoạch phát triển DTTSEMPF Khung kế hoạch DTTSEPP/KHBVMT Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo yêu cầu của Chính phủ)ESA Đánh giá Môi trường &Xã hộiESCP Kế hoạch Cam kết Môi trường &Xã hộiESF Khung Môi trường &Xã hội ESHGs Hướng dẫn Môi trường An toàn và Sức khỏe ESIA Đánh giá tác động Môi trường &Xã hộiESMF/Khung QLMT&XH Khung quản lý Môi trường &Xã hội ESMP Kế hoạch quản lý Môi trường & Xã hộiESS/TCMTXH Tiêu chuẩn Môi trường & Xã hội FS Nghiên cứu khả thi GAP Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt GBV Bạo lực trên cơ sở giới GIIP Thực hành công nghiệp quốc tế tốt GoV/CPVN Chính phủ Việt NamGRM Cơ chế khiếu nại và khiếu kiệnIBRD Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển IDA Hiệp hội phát triển quốc tế IoT Công nghệ thông tin IPM Quản lý địch hại tổng hợp IPMP Kế hoạch quản lý địch hại tổng hợp IUU Không hợp pháp, không báo cáo và không quy địnhLMP Kế hoạch quản lý lao độngMARD/Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thônMOF/BTC Bộ Tài chính MOLISA/Bộ LĐTB&XH Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiMONRE/ Bộ TN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trườngMPI/Bộ KH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tưMSC Giám sát, kiểm tra và kiêm soát OOG Văn phòng Chính phủ OSH An toàn sức khỏe nghề nghiệp PPC/UBND tỉnh Ủy ban Nhân dân tỉnhPPMU Ban quản lý tiểu dự án cấp tỉnhPSC Hội đồng thường trực dự án

2

Page 3: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

RAP Kế hoạch hành động tái định cưRPF Khung chính sách tái định cưSEA Lạm dụng và bóc lột tình dục SEF Khung huy động sự tham gia của các bên liên quanTOR Tài liệu tham chiếu TWG Nhóm công tác kỹ thuậtVAC Bạo hành trẻ emVWU/Hội LHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt NamWB/NHTG Ngân hàng Thế giới

M Triệu$ Đô la Mỹ m Métkm Kilo métha Hecta

3

Page 4: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

MỤC LỤC

TÓM TẮT BÁO CÁO....................................................................................................................6

I. GIỚI THIỆU............................................................................................................................13

1.1 Tổng quan dự án................................................................................................................131.2 Mục tiêu và áp dụng Khung quản lý MT &XH (ESMF)..................................................131.3 Phạm vi của Khung quản lý MT&XH (ESMF)................................................................14

II. MÔ TẢ DỰ ÁN.....................................................................................................................16

III. KHUNG HÀNH CHÍNH, PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH..........................................................26

IV. đánh giá rủi ro và tác đông tiêu cực tiềm tàng và biện pháp giảm thiểu..............................42

4.1 Thông tin dữ liệu ban đầu về khu vực dự án.......................................................................424.2 Các lợi ích về MT&XH của dự án Phát triển Thủy sản bền vững (SFDP).......................424.3 Rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH tiềm tàng...............................................................43

4.3.1. Rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH do đầu tư Hợp phần (HP) 1.............................434.3.2. Rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng do đầu tư HP 2................................................444.3.3. Tác động tiêu cực tiềm tàng liên quan đầu tư HP 3....................................................514.3.4 Kế hoạch quản lý lao động (LMP)...............................................................................54

4.4 Biện pháp giảm thiểu.........................................................................................................544.4.1 BPGT cho các rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn tiền thi công.. .554.4.2 BPGT cho rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn thi công...................564.4.3 BPGT rủi ro và tác động MT&XH giai đoạn vận hành dự án.....................................59

V. thủ tục xem xét, phê duyệt và thực hiện công cụ mt&xh các tiểu dự án...............................67

5.1 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận....................................................................................675.2 Các bước chính.................................................................................................................675.3 Đánh giá tác động và rủi ro MT&XH...............................................................................705.4 Chuần bị tài liệu MT&XH................................................................................................705.5 Xem xét, phê duyệt và công khai tài liệu/công cụ MT&XH............................................705.6 Thực hiện, giám sát và báo cáo.........................................................................................71

VI. THỂ CHẾ THỰC HIỆN.......................................................................................................73

6.1 Trách nhiệm thực hiện ESMF............................................................................................736.2 Tổ chức báo cáo................................................................................................................736.3 Lồng ghép ESMF vào Sổ tay hoạt động dự án.................................................................74

VII. NÂNG CAO NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT...................................75

7.1. Đánh giá năng lực thể chế.................................................................................................757.2 Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.................................................................................................757.3 Hỗ trợ kỹ thuật (TA) về nâng cao năng lực MT&XH......................................................77

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN ESMF........................................................................................78

IX. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ KHIẾU KIỆN (GRM)................................................................79

9.1 Cơ chế giải quyết khiếu kiện tiểu dự án (GRM)...............................................................799.2 Cơ chế khiếu nại cho công nhân.......................................................................................819.3 Ban giải quyết khiếu nại của NHTG (GRS).....................................................................81

X. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ ESMF...........................82

4

Page 5: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

10.1. Khung huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEF)...........................................8210.2. Tham vấn ESMF.............................................................................................................8210.3. Công khai thông tin.........................................................................................................87

PHỤ LỤC......................................................................................................................................88

Phụ lục 1a. Loai hình và hạng mục đầu tư đề xuất..................................................................89Annex 1b. Thông tin ban đầu về các địa điểm tiểu dự án được đề xuất...................................96Phụ lục 2a. Sàng lọc MT&XH, Danh mục kiểm tra và Biểu mẫu cho các tiểu dự án............106

STT......................................................................................................................................120Phụ lục 2b. Sàng lọc E&S và ứng dụng ESSs cho TA...........................................................126Phụ lục 3. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo ESIA / ESMP của Tiểu dự án.................................134Phụ lục 4a. Quy tắc thực hành chung về môi trường (ECOP)................................................156Phụ lục 4b. Bộ quy tắc ứng xử ngăn ngừa lạm dụng và bóc lột tình dục...............................174Phụ lục 4c. Các BPGT về phòng, chống COVID -19 và kế hoạch ứng phó khẩn cấp về COVID-19...............................................................................................................................190Phụ lục 5. Danh sách kiểm tra GRM và Mẫu Đăng ký Khiếu nại Mẫu..................................197Phụ lục 6. Tổ chức và Báo cáo................................................................................................202Phụ lục 7. Danh sách và ảnh tham vấn các bên liên quan.......................................................207

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Kinh phí phân bổ dự kiến thực hiện ESMF..............................................................10

Bảng 2.1 Loại hình đầu tư dự kiến 21

Bảng 3.1 Danh sách Hiệp định/Hiệp ước/Công ước quốc tế phù hợp với dự án 29

Bảng 3.2 Các công ước ILO Việt nam phê chuẩn..................................................................30Bảng 3.3 Tóm tắt quy trình đanh giá MT&XH của NHTG và của Quốc gia và giải pháp cho sự khác biệt cho dự án...............................................................................................................39

Bảng 5.1 Áp dụng các phụ lục của ESMF 70

Bảng 6.1 Thủ tục báo cáo 75

Bảng 8.1 Uớc kinh phí thực hiện ESMF 79

Bảng 10.1 Thời gian và số lượng người tham gia tham vấn 84

Bảng 10.2 Tóm tắt ý kiến các bên liên quan.............................................................................85

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Vị trí của các tiểu dự án/dự án đề xuất 21

Hình 2.2. Thể chế thực hiện dự án đề xuất..............................................................................24

Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống thực hiện an toàn cho tiểu dự án 69

5

Page 6: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

6

Page 7: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

TÓM TẮT BÁO CÁO

I. Khái quát dự án

1. Chính phủ Việt Nam đã để xuất Ngân hàng Thế giới (NHTG) tài trợ dự án phát triển bền vững thủy sản (SFDP) về đầu tư hạ tầng “thông minh” để thúc đầy cải thiện quản lý và nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản muc tiêu. Tổng vốn đầu tư dự án là 350 triệu USD. Dự án dự kiến thực hiện từ 2021 – 2025. Dự án bao gồm 4 hợp phần sau:

Hợp phần 1: Nâng cao quản trị thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm [IBRD: 30 triệu USD; CPVN: 7 triệu USD]

Hợp phần 2: Phát triển thủy sản bền vững thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp quốc gia [IBRD: US$150 million; GoV: US$37 million]

Hợp phần 3: Phát triển thủy sản bền vững thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp tỉnh. [IBRD: US$ 150 million; GoV: US$ 30 million]

Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án (CPVN: 10 triệu USD)

2. Tại cấp trung ương có Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) và cấp tỉnh gồm 12 tỉnh tham gia dư án đó là thành phố Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang sẽ thực hiện toàn bộ dự án.

3. Dự án áp dụng Khung Môi trường và Xã Hội (MT&XH) của NHTG đồng thời tuân thủ pháp luật hiện hành của CPVN.

II. Mục đích, phạm vi Khung quản lý MT&XH (ESMF)

4. Khung quản lý MT&XH (ESMF) do Bộ NN&PTNT chuẩn bị cho dư án phát triển thủy sản bền vững (SFDP) vì dự án dự kiến bao gồm nhiều tiểu dự án/hoạt động chưa xác định cụ thể vị trí và thiết kế phục vụ công tác đánh giá tác động MT&XH trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Mục đích của Khung quản lý MT&XH là đưa ra phương pháp tiếp cận, giải pháp và thủ tục để tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ hoặc bồi thường rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án. Cụ thể: (a) nêu các rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng của các tiểu dự án/hoạt động, mô tả phương pháp tiếp cận để giảm thiểu rủi ro và tác động đó hiệu quả; (b) thiết lập thủ tục rõ ràng để sàng lọc các rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH để đánh giá, xem xét, phê duyệt và thực hiện dự án cũng như hỗ trợ kỹ thuật (TA) và các hoạt động khác của dự án trong quá trình chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động MT&XH (ESIA)/ Kế hoạch quản lý MT &XH (ESMP) theo quy định; (c) xác định cụ thể vai trò và trách nhiệm phù hợp của các bên liên quan và đưa ra chương trình báo cáo cần thiết để quản lý và giám sát các vấn đề/mối quan tâm về MT&XH liên quan đến dự án, hỗ trợ kỹ thuật (TA) và hoạt động dự án khác; (d) xác định cung cấp đào tạo, nâng cao năng lực và TA cần thiết để thực hiện hiệu quả các yêu cẩu của ESMF; (e) xây dựng cơ chế thực hiện tham vấn cộng đồng và công khai thông tin tài liệu dự án cũng như khiếu nại khiếu kiện hiệu quả; và (f). thiết lập yêu cầu tài chính để thực hiện ESMF.

III. Khung chính sách và pháp lý dự án

5. ESMF tuân thủ các Tiêu chuẩn Môi trường và Xã hội (TCMTXH) của Khung MT&XH của NHTG, Hiệp ước/Công ước quốc tế liên quan và các quy định về bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam (CPVN) bao gồm Luật, Nghị định, Thông tư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia liên quan. Các TCMTXH của NHTG sẽ áp dụng cho Khung quản lý MT&XH này bao gồm:

TCMTXH 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động MT&XH;

TCMTXH 2: Lao động và điều kiện làm việc;

7

Page 8: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

TCMTXH 3: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phòng chống và kiểm soát ô nhiễm;

TCMTXH 4: Sức khỏe và an toàn của cộng đồng;

TCMTXH 5: Thu hồi đất, những hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện;

TCMTXH 6: Bảo tồn đa dang sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên sống;

TCMTXH 7: Dân tộc thiểu số/Các cộng đồng địa phương truyền thống khu vực cận Sahara Châu Phi không được cung cấp đầy đủ dịch vụ trong quá khứ;

TCMTXH 8: Di sản văn hóa

TCMTXH 10: Huy động sự tham gia của các bên liên quan và công khai thông tin;

Dự án đồng thời áp dụng Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của nhóm NHTG (WBG EHS).

IV. Rủi ro và tác động tiềm tàng và biện pháp giảm thiểu (BPGT)

4.1 Tác động tích cực

6. Dự án SFDP tổng thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho toàn ngành thủy sản. Dự án sẽ cải thiện cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm thủy sản, giống nuôi trồng thủy sản, an toàn thực phẩm, đồng thời giảm thiểu rủi ro về sức khỏe và môi trường trong quá trình đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản trên phạm vi cả nước và tạo cơ hội phát triển kinh tế mới.

4.2 Rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng và BPGT

7. Rủi ro và tác động tiêu cự tiềm tàng về môi trường chính bao gồm (i) rủi ro liên quan đến vật liệu chưa nổ (UXO); (ii) ô nhiễm môi trường do quá trình thực hiện dự án phát sinh bụi, chất thải rắn, nước thải và vật liệu nạo vét; (iii) chất lượng nước suy giảm ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh; (iv) tác động đến khu vực nhạy cảm như môi trường sống tự nhiên và môi trường sống biến đổi; (v) nguy cơ xói mòn, sụt lún đất, mất rừng trong quá trình xây dựng bờ kè, cảng cá và cảng trú bão. Trong giai đoạn vận hành dự án, rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng lên môi trường bao gồm (i) xói mòn và sạt lở bờ kè; (ii) đe dọa đa dạng sinh học dưới nước do các loài thủy sản ngoại lai, đột biến gen xâm nhập vào nguồn nước; (iii) Ô nhiễm nguồn nước và môi trường nuôi trồng thủy sản do sử dụng hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh và chất thải xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lý; (iv) ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động của cảng cá, cảng trú bão; (v) ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến động thực vật thủy sinh do quản lý chất thải chưa đúng cách. Tất cả rủi ro và tác động tiêu cực lên môi trường có thể dự báo, hầu hết tác động được đánh giá ở mức độ trung bình và một số đáng kể, cục bộ và có thể giảm thiểu và quản lý.

8. Rủi ro và tác động xã hội tiêu cực bao gồm (i) mất đất, tài sản trên đất, sinh kế và các tài sản khác do thu hồi đất tạm thời và vĩnh viễn, di dời tái định cư (hộ gia đình/hoặc cơ sở kinh doanh); (ii) gián đoạn hoạt động sinh kế của người nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản do xây dựng và vận hành cơ sơ hạ tầng thủy sản và cải tiến mô hình nuôi trồng; (iii) dòng lao động nhập cư và nguy cơ liên quan đến an toàn sức khỏe cộng đồng và các hoạt động khác liên quan đến bạo lực giới (GBV), bạo hành trẻ em (VAC), lạm dụng và bóc lột tình dục (SEA); (iv) an toàn sức khỏe cộng đồng liên quan đến hoạt động giao thông thủy và đường bộ, tiếng ôn và độ rung; (v) an toàn sức khỏe nghề nghiệp do công nhân làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, thiếu bảo hộ, trong hầm kín, trên cao, tiếp xúc với máy móc, điện, gò hàn, cháy nổ và tai nạn giao thông. Trong quá trình vận hành khai thác dự án, rủi ro và tác động xã hội tiềm tàng bao gồm (i) nguy cơ gia tăng xung đột sử dụng nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản với các lĩnh vực sản xuất khác; (ii) nguy cơ về không công bằng trong việc tiếp cận lợi ích dự án của đối tượng yếu thế nhu người nghèo và dân tộc thiểu số (DTTS); (iii) nguy cơ về an toàn sức khỏe cộng động và

8

Page 9: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

người nuôi trồng thủy sản do tiếp xúc với hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh, môi trường phát sinh bệnh do nguồn nước ô nhiễm, côn trùng và đuối nước. Mặc dù rủi ro tác động tiêu cực xã hội tiềm tàng khá nhiều, tất cả có thể dự báo, quản lý và có thể giảm thiểu và/hoặc bồi thường thông qua đánh giá và kế hoạch giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH được xây dựng cụ thể trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án/tiểu dự án. Với các thông tin về loại hình đầu tư, vị trí dự kiến, mức độ nhạy cảm và năng lực quản lý của đơn vị quản lý thực hiện dự án/tiểu dự án, rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH dự án được xếp loại rủi ro và tác động đáng kể.

9. Kế hoạch quản lý lao đông (LMP): Đơn vị thực hiện dự án chuẩn bị Kế hoạch quản lý lao động bằng một tài liệu riêng nhằm đưa ra cách để quản lý lao động dự án tuân thủ quy định của CPVN và TCMTXH 2 của NHTG. LMP xác định các yêu cầu lao động chính và rủi ro liên quan đến dự án, đồng thời hỗ trợ bên vay xác định nguồn lực cần thiết để can thiệp các vấn đề lao động dự án như an toàn, sức khỏe nghề nghiệp, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm và các nguy cơ rủi ro tiềm tàng liên quan như GBV, SEA, VAC; lao động trẻ em/lao động cưỡng bức và lao đông yếu thế như phụ nữ, Dân tộc thiểu số (DTTS) và lao động là người tàn tật.

V. Thủ tục để xem xét, phê duyệt và thực hiện các tài liệu MT&XH các tiểu dự án

10. Thực hiện Khung quản lý MT&XH bao gồm 4 bước được trình bày một cách hệ thống trong Hình 5.1. Phần này mô tả tóm tắt các bước thực hiện, trong lúc chi tiết các bước thực hiện được nêu cụ thể trong Phụ lục từ 2 đến 6. Bảng 5.1 tóm tắt áp dụng các Phụ lục của quy trình thực hiện Khung quản lý MT&XH (ESMF).

Bước 1: Sàng lọc tính hợp lệ và các vấn đề MT&XH bao gồm xác định các rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng áp dụng các TCMTXH, và xác định các yêu cầu để chuẩn bị và thực hiện các tài liệu/công cụ MT&XH quy định theo TCMTXH1, TCMTXH2, TCMTXH 3, TCMTXH4, TCMTXH5, TCMTXH6, TCMTXH7, TCMTXG8 và TCMTXH10 (Phụ lục 2a). Cơ quan có trách nhiệm thực hiện dự án/tiểu dự án sẽ đảm trách và ký các bảng biểu này.

Bước 2: Chuẩn bị tài liệu/công cụ MT&XH tương ứng với vấn đề MT&XH xác định trong bước 1. Hướng dẫn chuẩn bị các cộng cụ MT&XH như Đánh giá tác động MT&XH (ESIA), Kế hoạch quản lý MT&XH (ESMP) bao gồm Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) trình bày trong phụ lục 3 và phụ lục 4a, b cung cấp Quy tắc thực hành môi trường (ECOPs) bao gồm các biện pháp giảm thiểu đặc thù và cụ thể tại công trường (nếu có) và Quy tắc ứng xử ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA) nhằm giảm thiểu và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục. Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch quản lý lao động (LMP) và Khung huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEF) được mô tả trong các tài liệu riêng. Ban quản lý tiểu dự án cấp tỉnh (PPMUs) sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các công cụ MT&XT các tiểu dự án do cấp tỉnh quản lý, trong lúc đó Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) của Bộ NN&PTNT chuẩn bị các công cụ MT&XH các tiểu dự án/hoạt động do Bộ quản lý, đồng thời chịu trách nhiệm rà soát xem xét toàn bộ các công cụ MT&XT của dự án trước khi trình NHTG phê duyệt. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) dự án mô tả tại tài liệu riêng theo Khung kế hoạch tái định cư (RPF) và Khung kế hoạch dân tộc thiểu số (EMPF) của dự án. Bên cạnh đó, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) các tiểu dự án/hoạt động sẽ được chuẩn bị tuân thủ hướng dẫn và quy định của CPVN, đồng thời đề nghị chủ tiểu dự án tham vấn chuyên gia an toàn của NHTG đối với các tiểu dự án phức tạp nếu cần thiết.

Bước 3: Phê duyệt tài liệu/công cụ MT&XH và công khai thông tin. Tất cả công cụ MT&XH của dự án/tiểu dự án sẽ được trình NHTG như đã thống nhất để xem xét, làm rõ và công khai thông tin trước khi phê duyệt dự án và tiến hành hoạt động xây dựng. Tài

9

Page 10: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

liệu MT&XH sẽ được công khai trên cổng website của Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT các tỉnh tham gia dự án bằng tiếng Việt, đồng thời bản sao tài liệu sẽ công khai tại văn phòng CPMU, PPMUs và tại cộng đồng địa phương tham gia dự án. Thông báo việc công khai thông tin sẽ được thực hiện và thời gian thu nhận ý kiến góp ý của công chúng sau một tháng kể từ ngày công khai thông tin. Bản báo cáo ESIA/ESMP tiếng Anh sẽ được công bố trên website của NHTG. Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và/hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) của tiểu dự án chuẩn bị theo yêu cầu CPVN sẽ do cơ quan chức năng của Chính phủ phê duyệt. ĐTM/KHBVMT đã được phê duyệt và quyết định phê duyệt ĐTM/KHBVMT của cơ quan chức năng sẽ được cung cấp đến NHTG để thông tin và công khai đến cộng đồng bị ảnh hưởng.

Bước 4: Thực hiện, giám sát và báo cáo. Hoạt động giám sát và báo cáo thực hiện Khung quản lý MT&XH là một phần không tách rời của quá trình thực hiện dự án/tiểu dự án và nhân sự MT&XH cụ thể sẽ được bố trí chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đó. Chuyên gia MT&XH NHTG sẽ giám sát quá trình thực hiện MT&XH như một phần nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện dự án của NHTG.

VI. Thể chế thực hiện

11. CPMU và PPMUs là các đơn vị thực hiện dự án chịu trách nhiệm thực hiện Khung quản lý MT&XH (xem Bảng 6.1 của Phụ lục 6). Tại cấp trung ương, CPMU sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo áp dụng hiệu quả Khung quản lý MT&XH cho tất cả hoạt động dự án, đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể và giám sát hoạt động MT&XH bao gồm tuyển dụng tư vấn có chất lượng (cá nhân hoặc công ty) để cung cấp đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật bao gồm giám sát, báo cáo thực hiện Khung quan lý MT&XH đến NHTG 6 tháng/lần. Tại cấp tỉnh, CPMU và PPMUs sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng tư vấn có chất lượng chuẩn bị các công cụ MT&XH theo yêu cầu (RAP, EMDP, ESIA/ESMP, SEF và LMP), bao gồm hoàn thành ECOPs, các BPGT tác động MT&XH đặc thù và cụ thể tại công trường, Thông lệ thực hành về phòng chống bạo lực giới, bạo hành trẻ em, lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on GBV, SEA and VAC) tuân thủ các TCMTXH của Khung MT-XH của NHTG, đồng thời chuẩn bị ĐTM/KHBVMT của dự án/tiểu dự án theo yêu cầu của CPVN. CPMU and PPMUs sẽ chịu trách nhiệm lồng ghép các vấn đề MT&XH vào tài liệu đấu thầu thi công và hợp đồng xây dựng, đồng thời tuyển dụng tư vấn giám sát thi công (CSC) hoặc kỹ sư hiện trường chịu trách nhiêm giám sát và báo cáo về an toàn MT&XH hàng ngày. Tư vấn giám sát độc lập về an toàn MT&XH (IEMC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ thực hiện các yêu cầu MT&XH trong ESMPs, Hiệp định vay vốn và báo cáo kết quả đến CPMU/PPMUs và NHTG tần suất 6 tháng/lần.

Báo cáo

12. Kết quả thực hiện an toàn MT&XH sẽ được bao gồm trong báo cáo tiến độ của dự án/tiểu dự án. PPMUs với sự hỗ trợ của CSC/ kỹ sư môi trường tiểu dự án cấp tỉnh sẽ trình nộp báo cáo thực hiện an toàn MT&XH tại cấp tỉnh hàng tháng đến CPMU, trong lúc đó tư vấn CSC/ kỹ sư hiện trường của CPMU sẽ trình báo cáo kết quả thực hiện MT&XH các hoạt động/tiểu dự án do CPMU quản lý đến CPMU. Tại cấp dự án, CPMU sẽ chiu trách nhiệm chuẩn bị báo cáo giám sát MT&XH đến NHTG 6 tháng/lần mô tả tiến độ thực hiện dự án và sự tuân thủ thực hiện Khung quản lý MT&XH và các yêu cầu khác.

VII. Nâng cao năng lực, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật

13. Măc dù CPMU và PPMU đã thực hiện một số dự án do NHTG tài trợ trong những năm qua, nhân sự MT&XH chưa hiểu rõ đầy đủ các khái niệm của Khung MT-XH của NHTG và các TCMTXH và áp dụng chúng vào sự chuẩn bị, thực hiện và giám sát thực hiện dự án yêu cầu tuân thủ TCMTXH của NHTG. Hơn nữa, một số Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnh tham gia dự án và các Sở Ban ngành liên quan đến dự án cũng hạn chế kinh nghiệm thực hiện dự án vay vốn NHTG và chính sách an toàn của NHTG. Đào tạo tập huấn cho cán bộ CPMU về thực hiện

10

Page 11: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

các Khung ESMF, RPF, EMPF và khái niệm cơ bản của TCMTXH của Khung MT&XH, đồng thời cung cấp đào tạo cho PPMUs về thực hiện Khung ESMF, khái niệm cơ bản của TCMTXH và chuẩn bị các tài liệu/công cụ MT&XH (ESIA/ESMP, SEF, LMP, RAP, EMDP, hoàn thiện ECOP và COC on SEA là cần thiết. Thêm vào đó, các chương trình tập huấn mục tiêu tập trung vào quản lý rủi ro MT&XH để tăng cường khả năng phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan để đảm bảo quản lý hiệu quả cảng cá, cảng trú bão, sản xuất giống thủy sản với chất lượng cao, sạch bệnh và nuôi tôm hiệu quả cũng được yêu cầu cung cấp. Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực về MT&XH cũng cần thiết cung cấp về công tác giám sát, báo cáo thực hiện ESMF và tuân thủ các TCMTXH của NHTG.

VIII. Kinh phí thực hiện ESMF

14. Kinh phí dự kiến thực hiện hạng mục (a), (b), và (c) khoảng 0,95 triệu USD sẽ được phân bổ thực hiện Khung quản lý MT&XH này (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Kinh phí phân bổ dự kiến thực hiện ESMF

Hoạt động MT&XH Kinh phí dự kiến ($)

Nguồn/trách nhiệm

quản lý

(a) Kinh phí chuẩn bị các công cụ MT&XH (ESIAs/ESMPs, SEPs, LMPs, RAPs, EMDPs) các tiểu dư án kế cả kinh phí tham vấn Chính quyền địa phương và công động ảnh hưởng và quan tâm;

280.000

CPMU/ PPMUs

(b) Kinh phí giám sát, hội thảo tập huấn về các vấn đề MT&XH bao gồm giám sát MT&XH độc lập (RAPs, EMDPs, ESMPs, SEPs, và LMPs (nếu NHTG yêu cầu)

530.000 CPMU chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn này

(c) Kinh phí thuê tuyển tư vấn trong nước có năng lực (cá nhân hoặc công ty) để cung cấp dịch vụ tập huấn nâng cao năng lực thực hiện ESMF và các khái niệm áp dụng TCMTXH của Khung MT-XH của NHTG.

140.000

IX. Cơ chế giải quyết khiếu kiện (GRM)

9.1 Cơ chế khiếu nại và khiếu kiện dự án/tiểu dự án

15. Đơn vị thực hiện dự án (IA) được yêu cầu thành lập và thực hiện GRM tuân theo TCMTXH 10 để phản hồi/giải quyết bất cứ quan tâm và khiếu nại nào của các bên bị ảnh hưởng (BAH) và quan tâm dự án liên quan đến công tác thực hiện MT&XH dự án một cách kịp thời. Cơ chế được thiết lập đến các cấp khác nhau và đa phương thức tiếp nhận thông tin thông qua đó người quan tâm/khiếu nại có thể bày tỏ các quan tâm/ thắc mắc của mình đến dự án thông qua đối thoại trực tiếp, điện thoại, tin nhắn, mail hoặc qua website, viết thư, đồng thời các quan tâm/thắc mắc của người BAH được ghi chép, xử lý và giải quyết kịp thời. GRM thiết lập xác định thủ tục, nhân sự thực hiện và cách công chúng bày tỏ quan ngại/khiếu nại và phương thức giải quyết khiếu nại kịp thời tại cấp thấp nhất nhất càng nhanh càng tốt. GRM sẽ công khai và sẵn sàng vận hành trước lúc dự án khởi công xây dựng.

16. Tại công trường, nhà thầu với sư hỗ trơ của tư vấn CSC sẽ quản lý GRM tại văn phòng nhà thầu tại công trường để xử lý các quan tâm và thắc mắc liên quan đến MT&XH dự án nhanh và kịp thời bằng các cách đơn giản nhất, trong lúc quy mô xảy ra nhỏ và ít người, tại cấp thấp nhất

11

Page 12: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

để có thể ngăn chặn sự leo thang khiếu kiện căng thẳng. Tất cả khiếu nại và hành động đáp ứng của nhà thầu/CSC sẽ được ghi chép và đưa vào báo cáo giám sát an toàn MT&XH của tiểu dự án.

9.2 GRM cho công nhân dự án

17. Bên cạnh đó, theo quy định của TCMTXH 2, chủ dư án/tiểu dự án phải cung cấp một GRM cho công nhân bày tỏ các quan tâm/ thắc mắc của họ về dự án nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động tại công trường. Chủ dự án/ tiểu dự án có trách nhiệm ghi chép và giải quyết bất cứ khiếu nại nào của công nhân/người lao động kịp thời tuân thủ LMP.

9.3 Cơ chế khiếu nại khiếu kiện của NHTG

18. Cộng đồng và cá nhân tin chắc rằng họ bị tác động tiêu cực do các dự án/tiểu dự án NHTG tài trợ có thể trình khiếu nại tới GRM cấp tiểu dự án đang tồn tại hoặc đến Ban giải quyết khiếu nại của NHTG (GRS). GRS đảm bảo rằng các khiếu nại đã tiếp nhận được xem xét kịp thời để giải quyết các quan tâm liên quan đến dự án/tiểu dự án. Cộng đồng hoặc cá nhân bị ảnh hưởng có thể trình khiếu nại đến Ban thanh tra của NHTG. Ban sẽ xác định liệu hư hại đã xảy ra, hoặc có thể xảy ra do không tuân thủ với chính sách và thủ tục của NHTG. Các khiếu nại có thể được gửi bất cứ lúc nào sau khi các mối quan tâm đã được WB trực tiếp đưa ra và Ban Quản lý Ngân hàng đã có cơ hội để phản hồi. Đối với thông tin về cách để trình khiếu nại đến GRS của NHTG, làm ơn thăm website www.worldbank.org/grs. Đối với thông tin về cách để nộp khiếu nại đến Ban thanh tra của NHTG, làm ơn thăm website www.inspectionpanel.org.

X. Tham vấn và công khai thông tin về Khung quản lý MT&XH (ESMF)

10.1. Khung thu hút sự tham gia của các bên liên quan (SEF)

19. Đơn vị thực hiện dự án/tiểu dự án đã chuẩn bị Khung huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEF) dưới dạng một tài liệu riêng đến các hoạt động của dự án/tiểu dự án tương thích với bản chất, quy mô của dự án, rủi ro và tác động tiềm tàng về MT&XH và mức độ quan tâm của các bên tiềm tàng chịu tác động hoặc quan tâm dự án. SEF đã được chuẩn bị tuân thủ pháp luật quốc gia và TCMTXH 10 của NHTG. SEF được chuẩn bị nhằm huy động sự tham gia của các bên liên quan một cách hiệu quả trong giai đoạn sớm thực hiện dự án và xuyên suốt vòng đời dự án. SEF là một phần không tách rời của quá trình ra quyết định dự án và đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro và tác động tiêu cực của dự án đến MT&XH để hỗ trợ và đóng góp cải thiện và thành công dự án về mặt thiết kế kỹ thuật, thực hiện dự án cũng như an toàn MT&XH. Quá trình huy động sự tham gia của các bên liên quan theo thứ tự các bước sau (i) xác định và phân tích các bên liên quan; (ii) lập kế hoạch cách để sự tham gia của các bên liên quan được thực hiện; (iii) công khai thông tin; (iv) tham vấn các bên liên quan; (v) xử lý và phản hồi khiếu nại và khiếu kiện và (vi) báo cáo đến các bên liên quan.

12

Page 13: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

10.2. Tham vấn cộng đồng về ESMF

20. Các cuộc họp cộng đồng tham vấn các bên liên quan chính thực hiện từ ngày 18/5/2020 đến ngày 13/6/2020 tại văn phòng các Sở NN&PTNT 12 tỉnh tham gia dự án. Mục đích của tham vấn cộng đồng là cung cấp các bên liên quan dự án các thông tin dự án, đồng thời thu thập sự quan tâm và góp ý của các bên liên quan về dự án tập trung vào vấn đề MT&XH. Thành phần tham gia có phạm vi rộng bao gồm các đại diện tiềm tàng tác động và quan tâm dự án đến từ cấp tỉnh, huyện đến xã/phường dự kiến tham gia dự án. Đại diện Sở NN&PTNT tỉnh tham gia dự án và CPMU/PPMUs đồng chủ trì họp tham vấn, trong lúc đó tư vấn MT&XH hỗ trợ thảo luận thu thập thông tin. Thông tin chính thảo luận gồm quan điểm của bên liên quan đến loại hình đầu tư dự án và các hạng mục liên quan đề xuất, chính sách an toàn MT&XH của NHTG có thể áp dụng, tiêu chí sàng lọc tính hợp lệ dự án về khía cạnh MT&XH, các rủi ro và tác động tiềm tàng của dự án và nâng cao năng lực thực hiện dự án. Kết quả thảo luận tóm tắt như sau: Các bên liên quan tham gia họp tham vấn (i) đồng ý với đề xuất của PPMUs về loại hình và hạng mục đầu tư và vị trí dự án; (ii) đánh giá cao về tiến trình chuẩn bị dự án đã huy động sự tham gia các bên liên quan ngay giai đoạn sớm trong quá trình chuẩn bị ESMF, RPF, EMPF, LMP và SEF, áp dụng TCMTXH của NHTG để sàng lọc tính hợp lệ của đầu tư dự án đã giúp chủ đầu tư tránh các hoat động đầu tư dự án không hợp lệ theo TCMTXH của NHTG; (iii) Với thông tin ban đầu dự án, các loại hình và vị trí đề xuất nằm trong khu vực đất quy hoạch phát triển dự án với môi trường sống bị biến đổi và không có môi trường sống tự nhiên và thiết yếu và chỉ một ít rừng trồng phòng hộ ven biển bị ảnh hưởng sẽ được bồi hoàn theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017; (iv) hầu hết vị trí đề xuất dự án có thể không thu hồi thêm đất, hoặc thu hồi một lượng ít phục vụ thi công dự án và không có tác động đáng kể hoặc cao đến di tích văn hóa và dân tộc thiểu số; (v) đề xuất rằng chủ dự án phát triển biện pháp giảm thiểu khả thi trong quá trình thực hiện dự án để tránh/ giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực liên quan đến sinh kế của người dân, rối loạn giao thông, an toàn sức khỏe cộng động liên quan đến dòng lao động nhập cư trong quá trình thi công, đồng thời nguy cơ xung đột sử dụng nguồn nước, và quản lý chất thải trong quá trình vận hành cảng cá và trang trại nuôi tôm, đồng thời tăng cường các tác động tích cực về MT&XH. Thay mặt chủ đầu tư, đại diện CPMU, và Sở NN&PTNT các tỉnh tham gia dự án và tư vấn MT&XH ghi nhận các ý kiến đóng góp của các bên liên quan để cải thiện chất lượng báo cáo ESMF, RPF, EMPF, LMP và SEF của dự án.

10.3 Công khai thông tin về ESMF

21. Để tuân thủ chính sách công khai thông tin của NHTG, tất cả bản thào công cụ MT&XH dự án (ESMF, RPF, EMPF, ESCP, SEF) tiếng Việt đã được công khai tại địa phương tham gia dự án cấp tỉnh và tại CPMU vào xx 2020. Tài liệu tiếng Anh đã được công khai trên website của NHTG InfoShop vào xx 2020. Các bản thảo cuối cùng tài liệu an toàn MT&XH dự án sẽ công khai tại địa phương và tại InfoShop của NHTG vào xx 2020.

13

Page 14: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

I. GIỚI THIỆU

1.1 Tổng quan dự án

1. Ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển trở thành một trong những lĩnh vực xuất khẩu chính thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, yêu cầu ngành thủy sản cần nỗ lực nhiều hơn để giải quyết các thách thức tồn tại nhằm duy trì lợi thế phát triển này. Ngành thủy sản cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi nhanh trở thành công nghiệp hàng hóa xuất khẩu đạt đến 9 tỷ USD/năm. Hàng hóa thủy sản là sản phẩm xuất khẩu lớn thứ 5 của về giá trị và chiếm tỷ trọng 4,1% giá trị xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cung cấp khoảng 4,7 triệu việc làm.

2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản 10 năm đã ban hành hướng dẫn phát triển ngành trong thập niên qua. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2013 đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra mục tiêu trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn có thương hiệu uy tín và cạnh tranh cao trên trường quốc tế. Luật Thủy sản sửa đổi năm 2017 cung cấp cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển thủy sản bền vững và việc thi hành Luật là rất quan trọng trong tương lai. Về mặt thể chế, Bộ NN&PTNT và 28 tỉnh duyên hải của cả nước đóng vai trò quan trọng trong quản trị và phát triển lĩnh vực thủy sản. Chính phủ Việt Nam đã đề nghị NHTG tài trợ dự án phát triển thủy sản bền vững (SFDP) về đầu tư cơ sở hạ tầng “thông minh” nhằm nâng cao năng lực quản lý và giá trị sản phẩm thủy sản mục tiêu. Tổng vốn đầu tư dự án là 350 triệu USD. Dự án đề xuất sẽ được thực hiện từ năm 2021 đến 2025. Dự án bao gồm 4 hợp phần.

- Hợp phần 1: Nâng cao quản trị thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm [IBRD: 30 triệu USD; CPVN: 7 triệu USD]

- Hợp phần 2: Phát triển thủy sản bền vững thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp quốc gia [IBRD: 150 triệu USD; GoV: 37 triệu USD]

- Hợp phần 3: Phát triển thủy sản bền vững thông qua cải thiện cơ sở hạ tầng thủy sản “thông minh” cấp tỉnh. [IBRD: 150 triệu USD; GoV: 30 triệu USD]

- Hợp phần 4: Quản lý, giảm sát và đánh giá dự án (Gov: 10 triệu USD)

Bộ NN&PTNT tại cấp trung ương và 12 tỉnh tham gia dự án gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang sẽ thực hiện các hợp phần dự án.

Dự án sẽ áp dụng Khung MT&XH của NHTG và tuân thủ Luật pháp hiện hành của CPVN.

1.2 Mục tiêu và áp dụng Khung quản lý MT &XH (ESMF)

3. Rủi ro và tác động tiêu cực về MT&XH của dự án được xếp loại đáng kể. Chín (9) trong số 10 TCMTXH của Khung MT&XH của NHTG được kích hoạt bởi dự án bao gồm:

TCMTXH 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động MT&XH;

TCMTXH 2: Lao động và điều kiện làm việc;

TCMTXH 3: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phòng chống và kiểm soát ô nhiễm;

TCMTXH 4: Sức khỏe và an toàn của cộng đồng;

TCMTXH 5: Thu hồi đất, những hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện;

TCMTXH 6: Bảo tồn đa dang sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên sống;

TCMTXH 7: Dân tộc thiểu số

TCMTXH 8: Di tích văn hóa

14

Page 15: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

TCMTXH 10: Huy động sự tham gia của các bên liên quan và công khai thông tin;

4. Dự án bao gồm một số tiểu dự án và hoạt động sẽ được xác định rõ ràng trong giai đoạn thực hiện dự án và vị trí và hoạt động các tiểu dự án có thể chưa được xác định lúc thẩm định dự án. Để tuân thủ TCMTXH của Khung MT-XH của NHTG và đánh giá MT&XH, yêu cầu chủ dự án phải chuẩn bị một Khung quản lý MT&XH1 (ESMF) về dự án trước lúc thẩm định dự án.

5. Khung quản lý MT&XH bao gồm hướng dẫn chuẩn bị Kế hoach quản lý dịch hại tổng hợp (IPMP) và Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) đáp ứng yêu cầu của TCMTXH 3. Khung quản lý MT&XH phê duyệt đảm bảo rằng chủ dự án đã có kế hoạch và quy trình thực hiện cụ thể để tránh, giảm thiểu và/hoặc giảm nhẹ rủi ro và tác động MT&XH tiềm tàng do dự án/tiểu dự án khi các tiểu dự án/hoạt động của dự án được xác định, lập kế hoạch và thực hiện. Khung quản lý MT&XH thiết lập để xem xét đánh giá các rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng của dự án bao gồm hỗ trợ kỹ thuật (TA). Khung đồng thời đề xuất giải pháp và kế hoạch để giảm thiểu, giảm nhẹ và hoặc bồi thường rủi ro và tác động tiêu cực và cung cấp thông tin sơ bộ về khu vực dự án (bao gồm sự nhạy cảm tiềm tàng MT&XH tại khu vực dự án) và các rủi ro tác động tiêu cực tiềm tàng về MT&XH và đề xuất BPGT để can thiệp các rủi ro và tác động tiêu cực đó.

6. Mục tiêu cụ thể của Khung quản lý MT&XH gồm:

Xác định rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng của dự án lên MT&XH gồm tác động tích cực và tiêu cực và đề xuất BPGT để can thiệp rủi ro và tác động tiêu cực một cách hiệu quả.

Thiết lập thủ tục rõ ràng để sàng lọc đánh giá, xem xét, phê duyệt và thực hiện MT&XH dự án.

Xác định cụ thể vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan chính và quy trình giám sát, quản lý cần thiết và báo cáo các vấn đề MT&XH liên quan đến dự án.

Xác định chương trình đào tạo, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực hiện hiệu quả các yêu cầu của Khung quản lý MT&XH;

Thiết lập cơ chế tham vấn cộng đồng và công khai thông tin các tài liệu dự án và cơ chế khiếu nại khiếu kiện;

Thiết lập yêu cầu tài chính dự án để thực hiện Khung quản lý MT&XH;

7. Khung quản lý MT&XH sẽ được áp dụng cho tất cả tiểu dự án/hoạt động và hỗ trợ kỹ thuật trong phạm vi dự án.

1.3 Phạm vi của Khung quản lý MT&XH (ESMF)

8. Khung quản lý MT&XH được xây dựng dựa trên nghiên cứu Luật và quy định của CPVN và các tài liệu liên quan MT&XH của các tỉnh tham gia dự án, khảo sát thực địa một số vị trí dự án đề xuất và tham vấn các bên liên quan. Khung đồng thời tuân thủ yêu cầu của TCMTXH của Khung MT-XH của NHTG và tài liệu hướng dẫn áp dụng các TCMTXH và Hướng dẫn chuẩn bị Khung quản lý MT&XH cho các dự án do NHTG tài trợ tại Việt nam, Hướng dẫn về an toàn môi trường sức khỏe chung và đặc thù về nuôi trồng thủy sản và phát triển cảng cá, cảng tránh trú bão của nhóm NHTG.

9. Cầu trúc của Khung quản lý MT&XH như sau:

Mô tả dự án (phần II)

Khung hành chính, chính sách và pháp lý (Phần III)

1 Khung quản lý MT&XH xem xét rủi ro và tác dộng tiềm tàng khi một dự án bao gồm một và hay nhiều tiểu dự án và các rủi ro và tác động chưa thể xác định cho đến khu chi tiết về tiểu dự án đã được xác định.

15

Page 16: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Rủi ro và tác động tiềm tàng và BPGT đề xuất (Phần IV)

Thủ tục xem xét, phê duyệt và thực hiện dự án (phần V)

Sắp xếp thể chế thực hiện Khung quản lý MT&XH (Phần VI)

Nâng cao năng lực, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật (Phần VII)

Kinh phí dự kiến thực hiện Khung quản lý MT&XH (phần VIII)

Cơ chế khiếu nại khiếu kiện (phần IX)

Tham vấn và công khai thông tin về Khung quản lý MT&XH (Phần X)

Phụ lục:

- Phụ lục 1a, b: cung cấp loại hình và hạng mục đề xuất đầu tư và thông tin ban đầu về khu vực dự án.

- Phụ lục 2a, b cung cấp thông tin về sàng lọc và phân loại rủi ro và tác động MT&XH.

- Phụ lục 3 cung cấp hướng dẫn chuẩn bị ESIA/ESMP.

- Phụ lục 4a, b, c mô tả BPGT tác động chung liên quan đến hoạt động xây dựng (ECOP), Quy tắc ứng xử về ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA) và BPGT và Kế hoạch ứng phó khẩn cấp về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19.

- Phụ lục 5 mô tả danh mục khiếu nại và mẫu đăng ký.

- Phụ lục 6 trình bày thể chế tổ chức và báo cáo.

- Phụ lục 7 tóm tắt về quá trình tham vấn Khung quản lý MT&XH.

16

Page 17: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

II. MÔ TẢ DỰ ÁN

2.1. Mục tiêu, phạm vi và hợp phần dự án

10. Mục tiêu phát triển dự án là để nâng cao quản lý sản phẩm thủy sản và gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản mục tiêu thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng “thông minh”.

11. Dư án sẽ bao gồm các khoản đầu tư do trung ương và chính quyền địa phương quản lý. Các lĩnh vực đầu tư bằng nguồn vốn của NHTG (IBRD) sẽ được thực hiện để tăng cường quản trị ngành thủy sản, nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật. Sau đó sẽ là nguồn ngân sách đối ứng của CPVN. Dự án bao gồm bốn hợp phần như sau.

Hợp phần 1: Nâng cao năng lực quản trị ngành thủy sản để gia tăng giá trị sản phẩm [IBRD: US$ 30 million; GoV: US$ 7 million]

12. Hợp phần 1 bao gồm các hoạt động và đầu tư tập trung vào thúc đẩy gia tăng giá trị lớn hơn và liên kết chặt chẽ với sự đầu tư cơ sở hạ tầng tại cấp trung ương và địa phương trong hợp phần 2 và 3. Hoạt động và sản phẩm đánh bắt và nuôi thủy sản có thể khó để giám sát, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát vì bản chất di cư của một số loài, kích thước đội tàu thuyền đánh bắt và sự hiện diện của nhiều ngư dân, người nuôi trồng thủ công và quy mô hộ gia đình. Việc sử dụng các thiết bị và công nghệ kỹ thuật số ngày càng phổ biến và được thử nghiệm (ví dụ: Internet of Things (IoT) 4.0) có thể giúp vượt qua một số thách thức và hạn chế về nỗ lực giám sát, truy xuất nguồn gốc và kiểm soát thủy sản trước đây. Ngoài ra, việc gia tăng giá trị sản phẩm chế biến tiêu dùng và an toàn trong ngành thủy sản đòi hỏi một cách tiếp cận tích hợp hơn để cải thiện quản trị tổng thể của ngành. Điều này bao gồm xác nhận nguồn gốc của sản phẩm (ví dụ, thông qua việc cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc), tính bền vững và hợp pháp của nghề cá (ví dụ: cá không có nguồn gốc từ các hoạt động đánh bắt IUU) và tuân thủ các tiêu chuẩn và chứng nhận về an toàn thực phẩm, xã hội và môi trường của các cơ sở nuôi trồng thủy sản. Tính chất di cư của cá và tính liên kết giữa các hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ đòi hỏi đầu tư công để cải thiện quản trị nghề cá.

13. Đầu tư tại hợp phần 1 sẽ bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mua sắm thiết bị và kỹ thuật số, đồng thời thực hiện hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để tăng cường khả năng quản trị thủy sản nhằm thúc đẩy gia tăng giá trị sản phẩm. Nguồn đầu tư của NHTG sẽ được sử dụng để nâng cấp cơ sở hạ tầng hậu cần nghề cá và các thiết bị liên quan cho Trung tâm kiểm ngư và hệ thống thông tin nghề cá quốc gia. Nguồn đối ứng sẽ được sử dụng vào cải thiện kỹ thuật và hệ thống thông tin tốt hơn thông qua nâng cao năng lực bao gồm cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia, cơ sở hạ tầng của hệ thống giám sát tàu thuyền (VMS) và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản tiên tiến. Các đầu tư dự kiến tại hợp phần 1 sẽ được bổ sung từ các hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật tại hợp phần 2 và 3 được thiết kế để gia tăng lợi ích do việc cải thiện quản trị thủy sản mang lại.

Tiểu hợp phần 1.1: Cở sở hạ tầng, công nghệ và hệ thống thông tin để nâng cao công tác quản trị ngành thủy sản [IBRD 12 triệu USD; CPVN: 2 triệu USD]

14. Tại cấp trung ương, tiểu HP 1.1 đầu tư nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư khu vực I tại thành phố Hải Phòng. Trung tâm Kiểm ngư Hải Phòng (Khu vực I) có trách nhiệm giám sát tàu đánh cá tại Vịnh Tornkin-một trong 05 ngư trường chính của Việt nam. Việc nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư khu vực I nhằm tạo ra một mô hình hoạt động thành công và sẽ được nhân rộng cho các Trung tâm Kiểm ngư của các tiểu dự án khác. Các hạng mục đầu tư nâng cấp Trung tâm bao gồm xây dựng cầu cảng, văn phòng và mua thiết bị cho khu vực hậu cần, trung tâm đào tạo và giám sát tàu cá. Các cầu cảng mới sẽ được thiết kế với khả năng chống chịu được tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Các khoản đầu tư tại Trung tâm Kiểm ngư khu vực I nhằm giúp tăng cường khả năng hoạt động giám sát, kiểm soát và kiểm tra (MCS) của Trung tâm trong khu vực địa lý do Trung tâm phụ trách.

17

Page 18: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

15. Các khoản đầu tư ở các tỉnh tham gia dự án sẽ bổ sung cho các khoản đầu tư ở cấp quốc gia để nâng cao năng lực quản trị thủy sản. Cụ thể hơn, nguồn tài chính sẽ được sử dụng để cải tiến công nghệ nhằm tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản đánh bắt tại các cảng cá của tỉnh và các sản phẩm nuôi trồng. Nguồn tài chính IBRD sẽ đầu tư công nghệ cho các cảng cá của tỉnh nhằm tăng cường khả năng giám sát và kiểm soát các hoạt động đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi hải sản thuộc thẩm quyền cấp tỉnh (tức là quản lý nghề cá địa phương) 2. Ngoài ra, nguồn tài chính IBRD sẽ được sử dụng để mua sắm công nghệ phục vụ truy xuất nguồn gốc (dựa trên khu vực) sản phẩm nuôi trồng thủy sản đáp ứng các tiêu chuẩn chứng nhận. Ngân sách đối ứng các tiểu dự án cấp địa phương sẽ bổ sung cho các hoạt động ở cấp quốc gia và cung cấp tài chính để tăng cường năng lực và hiệu quả của các hoạt động MCS tại các cảng cá cấp II trực thuộc tỉnh quản lý, như vậy, hỗ trợ tỉnh dự án đáp ứng các yêu cầu của đơn vị giám sát và kiểm tra thủy sản cấp tỉnh.

Tiểu HP 1.2: Nâng cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu, kỹ thuật để giảm tổn thất thủy sản [IBRD: 18 triệu USD; GoV: 4,5 triệu USD]

16. Tiểu hợp phần sẽ hỗ trợ phát triển chuổi giá trị sản phẩm thủy sản chính. Ở cấp trung ương, nguồn IBRD sẽ được sử dụng để nâng cấp cơ sở dữ liệu thủy sản quốc gia (VNFishbase) phù hợp với Luật Thủy sản 2017 (Điều 9 - dữ liệu thủy sản quốc gia), nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định và quản lý. Việc nâng cấp sẽ liên quan đến việc chuyển đổi cơ sở dữ liệu sang nền tảng kỹ thuật số, cải thiện việc tổng hợp và truy cập vào dữ liệu quan trọng đối với quản lý ngành, bao gồm dữ liệu về tàu cá, đăng ký, sản lượng thủy sản cập cảng cá và các loài. Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản, nguồn IBRD cũng sẽ hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến và cải tiến thực hành xử lý cá tại các điểm cập bến để giảm tổn thất sau thu hoạch. Ở cấp tỉnh, nguồn IBRD sẽ được sử dụng để nâng cấp việc sử dụng công nghệ quản lý nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học tại trang trại sản xuất tôm giống và sản xuất con giống chất lượng và sạch bệnh.

2 Điều này có thể bao gồm việc tạo điều kiện cho việc áp dụng rộng rãi hơn Hệ thống tài liệu đánh bắt ASEAN điện tử (e-ACDS), một ứng dụng truy xuất nguồn gốc dựa trên thiết bị di động, đã được Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC) thí điểm ở tỉnh Bình Thuận.

18

Page 19: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

17. Nguồn đối ứng Chính phủ cũng sẽ được sử dụng để hỗ trợ nâng cao năng lực cần thiết. Các hoạt động sẽ bao gồm nâng cao năng lực để chống đánh bắt IUU (chẳng hạn như nâng cao năng lực quản lý hiệu quả tại các cảng cá), đào tạo về quản lý trữ lượng cá và xây dựng năng lực để tuân thủ các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc và chứng nhận khai thác). Lồng ghép một phần vào các khóa đào tạo về quản lý đàn cá, các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu lâu dài đối với các loại đàn cá khác nhau. Nguốn vốn cũng sẽ tài trợ cho việc đào tạo nhân sự Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (DARD) về ứng dụng công nghệ thông tin trong cập nhật và phân tích cơ sở dữ liệu, bao gồm thông tin về đánh bắt, sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu, v.v. .). Việc nâng cao năng lực cũng sẽ bao gồm việc áp dụng công nghệ tiên tiến (nuôi sinh học, bán sinh học, hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS), nuôi tôm sinh thái) để nâng cao năng suất và chất lượng nuôi tôm nước lợ.

Hợp phần 2: Thúc đẩy thủy sản bền vững bằng cách nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật “thông minh” cấp quốc gia [IBRD: 150 triệu USD; VPVN: 37 triệu USD]

18. Nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện hữu và xây mới như cảng cá sẽ là quan trọng để vươn tới mục tiêu chiến lươc quốc gia về lĩnh vực thủy sản. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong hợp phần 2 là các đầu tư công do trung ương quản lý để có thể bổ sung việc cải thiện quản trị nghề cá và giảm rủi ro cho tài sản của ngư dân. Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đầu tư sẽ tập trung đầu tư công cần thiết để tạo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển bền vững về nuôi tôm và nuôi trồng trên biển. Công tác đầu tư bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng và thiết bị thiết yếu phục vụ nghiên cứu, sản xuất giống cá tôm nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống thủy sản trong nước3.

Tiểu HP 2.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông minh cho đánh bắt thủy sản [IBRD: 134 triệu USD; GoV: 34,1 triệu USD]

3 Thuần hóa tôm bố mẹ đòi hỏi những nhà nghiên cứu có năng lực và hiểu biết, có thể làm việc về di truyền, lai tạo và thuần hóa và có cơ sở hạ tầng nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu lâu dài. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất giống ở Việt Nam đều có quy mô nhỏ. Số ít có quy mô tương đối lớn hơn, có tiềm lực tài chính nhưng nhân lực và năng lực nghiên cứu hạn chế, hạn chế hoạt động nghiên cứu và phát triển do tư nhân tài trợ. Trong bối cảnh đó, các cơ sở nghiên cứu và trường đại học của Nhà nước phải có đủ cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động nhân giống và sản xuất tôm bố mẹ phục vụ cho phân ngành.

19

Page 20: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

19. Tiểu hợp phần tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng chiến lược cho đánh bắt thủy sản. Hạ tầng được nâng cấp sẽ hỗ trợ thu hoạch thủy sản và đánh bắt cá bền vững, đặc biệt đánh bắt xa bờ, nâng cao sản lượng thủy sản thu hoạch và giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc cải thiện cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ quá trình giảm quy mô đội tàu vì cơ sở hạ tầng có thể đáp ứng cho tàu lớn hơn tăng năng suất đánh bắt xa bờ. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng cảng cá được củng cố và quy mô lớn hơn sẽ được thiết kế để có thể chống chịu với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu4, tạo điều kiện cho các hoạt động MCS và tạo điều kiện để tư nhân đầu tư vào công nghệ duy trì chuỗi lạnh, hậu cần và cơ sở hạ tầng, do đó sẽ tăng thêm chất lượng và giá trị đối với mặt hàng thủy sản.

20. Các khoản đầu tư sẽ bao gồm nâng cấp 3 trong 05 trung tâm nghề cá lớn cấp vùng tại TP Hải Phòng, tỉnh Khánh Hòa và Kiên Giang phục vụ sản lượng thủy sản cập cảng trung bình hàng năm là 100.000 tấn, 121.700 tấn và 150.000 tấn tương ứng. Đồng thời sẽ nâng cấp ba cảng cá loại I tại Thanh Hóa, Quảng Trị, Sóc Trăng và hai khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại Quảng Trị và Bình Định. Các công trình cảng cá này đã được ưu tiên đầu tư vì vị trí gần các ngư trường chính cũng như phân bố địa lý cân đối dọc theo bờ biển dài của Việt Nam. Các cảng cá loại I được nâng cấp dự kiến cũng sẽ hoạt động như một trung tâm quan trọng để thu thập dữ liệu thủy sản và giám sát việc tuân thủ các quy định về thủy sản. Các khoản đầu tư sẽ nâng cấp các cơ sở vật chất đang trong tình trạng yếu kém - cải thiện bến bãi, khả năng tiếp cận cảng của xe trọng tải lớn, văn phòng cho Ban quản lý cảng, quản lý chất thải và nước thải, cung cấp nước sạch và cơ sở khác, tạo điều kiện hiện đại hóa quản lý thủy sản. Hơn nữa, để giảm rủi ro trong đánh bắt thủy sản trong điều kiện thời tiết xấu, đầu tư sẽ nâng cấp hai cảng trú bão cấp vùng nhằm dự kiến tăng năng lực trú bão lên 32,5 đến 43,5 % các đội tàu cá của các tỉnh tham gia dự án.

Tiểu HP 2.2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật” Thông minh” cho nuôi trồng thủy sản [IBRD: 16 triệu USD; GoV: 2,9 triệu USD]

21. Nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia về nuôi trồng thủy sản nhằm hỗ trợ thâm canh nuôi trồng thủy sản bền vững và phát sinh carbon thấp, cải thiện quản lý ô nhiễm, giảm dich bệnh và cải thiện sản lượng, chất lượng nuôi tôm nước lợ và tăng cường khả năng chống chịu với biến đối khí hậu trong nuôi trồng thủy sản. Các khoản đầu tư sẽ bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để thuần hóa tôm bố mẹ và sản xuất tôm bố mẹ cho các loài thủy sản (giáp xác và nhuyễn thể), bao gồm cả các trung tâm giống và trại giống. Tiểu HP cũng sẽ bao gồm việc nâng cấp các cơ sở nghiên cứu chuyên sàng lọc mầm bệnh, phân tích di truyền và nuôi dưỡng cũng như mua sắm thiết bị / dụng cụ kiểm tra sinh trưởng giống tại các cơ sở nghiên cứu cấp quốc gia sau: Viện Nghiên cứu Thủy sản biển (Hải Phòng), Trường Cao đẳng Kinh tế, Công nghệ và Thủy sản (Quảng Ninh), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I (Hải Phòng), Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Bà Rịa-Vũng Tàu, Bạc Liêu) và Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III (Khánh Hòa). Những cơ sở này đã được lựa chọn để đầu tư vì tầm quan trọng của chúng trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cấp quốc gia cũng như sự phân bố địa lý hợp lý. Các Viện được lựa chọn là cơ sở đầu ngành trong nghiên cứu và phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là thuần dưỡng tôm bố mẹ, cải tạo di truyền và nhân giống các loài thủy sản biển (tôm, cá nhệch, sò…) trong cả nước.

Hợp phần 3: Thúc đẩy thủy sản bền vững bằng cách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông minh cấp tỉnh [IBRD: 150 triệu USD; GoV: triệu USD]

4 Bao gồm cả các hiện tượng thời tiết cực đoan (ví dụ như bão và triều cường) cũng như các sự kiện khởi phát chậm (ví dụ, sự thay đổi về lượng mưa và mô hình bồi lắng cũng như axit hóa đại dương và tăng nhiệt độ).

20

Page 21: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

22. Các hoạt động trong Hợp phần 3 sẽ bổ sung cho các hoạt động được đề xuất trong Hợp phần 2 và các hoạt động đầu tư công khác đang được thực hiện ở cấp quốc gia. Các khoản đầu tư trong hợp phần 3 là đầu tư công do tỉnh tham gia dự án quản lý sẽ giúp các hoạt động ngành thủy sản trong tỉnh gia tăng giá trị một cách bền vững và đảm bảo rằng lợi ích của việc cải thiện quản lý nghề cá và sản xuất nuôi trồng thủy sản là sâu rộng. Mục đích của các khoản đầu tư địa phương này là nhằm tăng cường hơn nữa các cơ hội hưởng lợi từ những nỗ lực cải thiện quản trị nghề cá. Các khoản đầu tư sẽ bao gồm (a) nâng cấp cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng cảng, nhà phân loại, hệ thống xử lý nước thải) tại các cảng cá loại II và giảm thiểu rủi ro do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bằng cách nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão tại các bến cập cảng và (b) phát triển hạ tầng kỹ thuật cơ bản để phát triển khu vực nuôi tôm.

Tiểu HP 3.1: Đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao đánh bắt thủy sản và giảm rủi ro do biến đổi khí hậu [IBRD: 78 triệu USD; GoV: 14 triệu USD]

23. Tiểu hợp phần này sẽ bao gồm các khoản đầu tư nâng cấp 9 cảng cá loại II tại các tỉnh Thanh Hóa (2 cảng), Nghệ An (1 cảng), Bình Định (1), Ninh Thuận (2), Sóc Trăng (1), Bạc Liêu (1) và Cà Mau (1). Ở các tỉnh tham gia dự án, việc nâng cấp có tính đến tác động của biến đổi khí hậu - đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng cảng sẽ chống chịu được các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bao gồm các hiện tượng cực đoan và các sự kiện chậm khởi phát. Việc nâng cấp cảng tại Bình Định sẽ tập trung vào việc cải thiện cơ sở vật chất để trở thành một cảng cá ngừ chuyên dụng với dịch vụ hậu cần được cải thiện. Việc hiện đại hóa cơ sở này sẽ hỗ trợ giảm việc cập bến phân tán rộng rãi của các tàu thuyền đánh bắt cá ngừ và giúp hợp lý hóa việc giám sát đánh bắt cá ngừ đại dương. Các cảng khác cũng sẽ liên quan đến việc nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão có tính đến khả năng chống chịu của khu vực này với các hiện tượng thời tiết cực đoan.

24. Ở những tỉnh có cơ sở hạ tầng cảng hợp lý và không cần củng cố thêm các công trình cảng, việc đầu tư sẽ tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro cho ngư dân bằng cách nâng cấp các khu neo đậu tránh trú bão. Các khoản đầu tư sẽ tập trung vào nâng cấp/xây dựng các cảng tránh trú bão tại tỉnh Nghệ An, Bình Thuận và Sóc Trăng.

Tiểu HP 3.2: Cở sở hạ tầng để tăng cương nuôi trồng thủy sản bền vững và giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu [IBRD: 72 triệu USD; GoV: 16 triệu USD]

21

Page 22: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

25. Một nghiên cứu gần đây của NHTG về kết nối chuỗi giá trị ở Việt Nam5 (tài liệu cơ sở cho Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2019), đã sử dụng phân tích cụm để xác định bố cục không gian của các phân đoạn chính của chuỗi giá trị thủy sản bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến xuất khẩu. Nghiên cứu cho thấy rằng đối với “nuôi trồng thủy sản” (bao gồm cả trại giống), tập trung ở khu vực miền Nam bao gồm tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và ở các tỉnh đồng bằng sông Mê Kông bao gồm tỉnh Cà Mau. Cải thiện cơ sở hạ tầng ở những khu vực này có thể giúp tập trung các hoạt động nuôi trồng thủy sản vào các khu vực địa lý thích hợp. Tập trung các hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững là một cách tiếp cận để tạo điều kiện cho việc nuôi tôm ở những nơi thích hợp và giảm sản lượng tôm phân tán ở những nơi không hiệu quả, cho phép bảo tồn và phục hồi rừng ngập mặn ở những khu vực này.

26. Các khoản đầu tư sẽ tập trung vào cơ sở hạ tầng để phát triển các trại sản xuất tôm giống, khu ươm và trang trại nuôi tôm thương phẩm vì hai lý do là để nâng cao sản lượng và củng cố các khu vực đang sản xuất. Các khoản đầu tư sẽ bao gồm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng thiết yếu (hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông nông thôn, lưới điện, v.v.) cho các vùng sản xuất tôm giống tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng và Cà Mau. Đầu tư đồng thời sẽ hướng đến nâng cấp khu ương giống ở tỉnh Ninh Thuận và tạo điều kiện cho việc tập trung các khu nuôi tôm thương phẩm ở các tỉnh Thanh Hóa, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Tiểu hợp phần này cũng sẽ bao gồm các khoản đầu tư để cải thiện nguồn cung cấp nước bằng cách nâng cấp các kênh và thực hiện nạo vét cần thiết. Hạng mục đầu tư sẽ được thực hiện ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Việc đầu tư vào các kênh cấp nước nói riêng sẽ rất quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu của sản xuất tôm khi đối mặt với tần suất ngày càng tăng và mức độ nghiêm trọng của hạn hán ảnh hưởng trên toàn quốc. Nhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ nuôi tôm quảng canh sang nuôi bán thâm canh và thâm canh, từ đó góp phần giảm năng lượng sản xuất tôm thâm canh (sản lượng/sử dụng năng lượng)6.

Hợp phần 4. Quản lý, giám sát và đánh giá dự án(GoV: 10 triệu USD)

27. Hợp phần này sẽ hỗ trợ quản lý, giám sát và đánh giá dự án (M&E). Cụ thể hơn, hợp phần sẽ tài trợ (a) thiết lập cơ cấu tổ chức và mua thiết bị; (b) đào tạo chuyên ngành cho Bộ NN & PTNT và chính quyền cấp tỉnh; (c) Tư vấn giám sát và đánh giá (M&E) sẽ theo dõi tiến độ dự án và cung cấp phản hồi để nâng cao hiệu quả dự án trong suốt vòng đời dự án; (d) kiểm toán độc lập; theo dõi và giám sát việc thực hiện Khung MT&XH; và chi phí thường xuyên và chi phí hoạt động gia tăng.

Khu vực dự án:

28. Dự án sẽ được thực hiện tại 12 tỉnh như Hải Phòng (Cụm phía Bắc), Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị (Cụm Bắc Trung Bộ), Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (Cụm Nam Trung Bộ), Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (Cụm Đồng bằng sông Cửu Long). Vị trí Dự án được thể hiện trong Hình 1. Mô tả sơ bộ khu vực dự án được cung cấp trong Phụ lục 1b

5 Pham et al. (2019) Vietnam: kết nối chuổi giá trị để cạnh tranh thương mại, NHTG.

6 Boyd và cộng sự. (2017) Sử dụng tài nguyên trong sản xuất tôm Litopenaeus vannamei và Penaeus monodon ở Thái Lan và Việt Nam. Tạp chí của Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Thế giới 48 (2): 201-226 .; Bài báo này của Boyed et al. cho thấy sản xuất tôm thâm canh hiệu quả hơn, sử dụng ít tài nguyên hơn và dẫn đến ít ảnh hưởng đến môi trường hơn trên mỗi trọng lượng tôm sản xuất so với các phương pháp sản xuất tôm quảng canh hơn, dựa trên đánh giá vòng đời của dữ liệu cấp trang trại từ Việt Nam và Thái Lan.

22

Page 23: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Hình 2.1. Vị trí của các tiểu dự án/dự án đề xuất

2.2. Loại hình dự án/tiểu dự án

Các loại hình dự án dự kiến và hạng mục đầu tư đề xuất tại tài liệu đề xuất dự án của PPMUs và CPMU trình bày trong Bảng 2.1 dưới đây, trong lúc đó mô tả về các loại hình và hạng mục đầu tư đề xuất được cung cấp tại Phụ lục 1a.

23

Page 24: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Bảng 2.1 Loại hình đầu tư dự kiến

TT Hạng mục đầu tư 7 Mô tả các mục đầu tư đễ xuất

1 HP 1: Nâng cao quản trị để gia tăng giá trị thủy sản [IBRD: 30 triệu USD; GoV: 7 triệu USD]

1.1 Tiểu hợp phần 1.1: Nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư khu vực I tại TP Hải Phỏng

- Mở rộng khu neo đậu tàu tuần tra của Trung tâm; - Xây dựng trung tâm hậu cần mới- Giới thiệu nền tảng VMS mới- Thiết bị liên quan

1.2Tiểu hợp phần 1.2: Nâng cấp hạ tầng cơ sở dữ liệu, kỹ thuật để giảm tổn thất thủy sản

ví dụ: cung cấp đào tạo, nâng cấp cơ sở dữ liệu nghề cá, hỗ trợ quản lý nuôi trồng thủy sản; chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến để gia tăng năng suất, chất lượng nuôi trồng thủy sản

2 Hợp phần 2: Thúc đẩy thủy sản bền vững bằng năng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông minh cấp quốc gia [IBRD: 150 triệu USD; GoV: 73 triệu USD]

2.1

Tiểu hợp phần 2.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh cho đánh bắt thủy sản- Nâng cấp 03 trung tâm nghề cá lớn

(cảng cá cấp vùng) tại TP Hải Phòng, tỉnh Khánh Hòa, Kiên Giang với lượng hàng cập cảng từ 100.000 - 150.000 tấn / năm.

- Nâng cấp 03 cảng cá loại I tại tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị và Sóc Trăng

- Nâng cấp 02 khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng tại tỉnh Quảng Trị và Bình Định

Các hoạt động liên quan đến nâng cấp cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão có thể bao gồm một số hoạt động xây dựng sau: - Xây dựng bến cảng, mái che bến cảng; - Nạo vét cảng- San lấp mặt bằng, nâng cấp / hoàn thiện sân bãi- Cột neo tàu thuyền- Gia cố kè cảng - Đường tiếp cận, cầu nhỏ, điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải- Khu hậu cần: nhà kho/ kho bãi, chế biến thủy sản, trạm xăng dầu, hệ thống chữa cháy, bãi đỗ xe, cây xanh;- Đường dây truyền tải điện

2.2 Tiểu hợp phần 2.2: Nâng cấp cơ sở hạ tâng thông minh cho nuôi trồng thủy sản- Nâng cấp cơ sở hạ tầng và công trình

của các trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản quốc gia được lựa chọn

- Xây dựng khu nghiên cứu (ao, bể và thiết bị) giống thủy sản;- Xây dựng khu ương tôm bố mẹ (bể và thiết bị);- Xây dựng khu ương cá bố mẹ, cá giống (nhà, bể, ao, đường giao thông, cấp nước);- Thử nghiệm ao nuôi tôm, cá;

7 Cảng cá loại II a) Cảng cá được xây dựng tại cửa sông, kênh, rạch, vịnh, đầm, phá, hải đảo có diện tích tối thiểu 2,5 ha trên đất liền hoặc 0,5 ha trên đảo; b) Sản lượng thiết kế là 7000 tấn/ năm trên đất liền hoặc 1000 tấn /năm trên đảo; c) một số thiết bị của cảng và dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đã được cơ giới hóa; d) Các công trình dịch vụ, công trình phụ trợ đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.Cảng cá loại I. a) Cảng cá được xây dựng ở vùng cửa sông, vũng vịnh, hải đảo lớn với diện tích trên đất liền tối thiểu 04 ha hoặc hải đảo 01 ha; b) Lượng thông qua thiết kế từ 15.000 tấn / năm trở lên; c) Các thiết bị chính và dây chuyền xếp dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa 100%; e) Hậu cần và các công trình phụ trợ đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ.- Cảng cá cấp vùng a) Là cảng cá cấp 1, có một số đặc thù; b) Đáp ứng lượng hàng hải sản thông qua cảng trên 100.000 tấn / năm, có cầu cảng cho tàu cá đến 2.000 CV; c) Bảo đảm neo đậu cho hơn 1.000 tàu cá có công suất lớn nhất đến 600 CV; d) Diện tích đất cảng trên bờ từ 15 ha trở lên.

24

Page 25: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

TT Hạng mục đầu tư Mô tả các mục đầu tư đễ xuất để thuần hóa tôm bố mẹ và sản xuất các loài nuôi thủy sản trên biển;

- Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu chuyên về sàng lọc mầm bệnh, phân tích di truyền và ương dưỡng;

- Mua sắm thiết bị / dụng cụ kiểm tra tăng trưởng của giống thủy sản

- Nhà điều hành gồm phòng đào tạo; Hệ thống cấp nước mặn;- Đường điện và trạm biến áp.- Lồng nuôi cá trên biển

3 Hợp phần 3: Thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững thống qua phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông minh ở cấp tỉnh

3.1

Tiểu dự án 3.1: Cơ sở hạ tầng để cả thiện đánh bắt thủy sản và hạn chế rủi ro do biến đổi khí hậu- Nâng cấp 09 cảng cá cấp II tại các tỉnh

Thanh Hóa (2), Nghệ An (1), Bình Định (1), Ninh Thuận (2), Sóc Trang (1), Bạc Liêu (1) và Ca Mau (1).

- Nâng cấp cảng tránh trú bão tại các tỉnh Nghệ An, Bình Thuận và Sóc Trăng

Các hoạt động liên quan đến nâng cấp cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão có thể bao gồm một hoạt động xây dựng sau: - Xây dựng bến cảng, mái che bến cảng;- Nạo vét cảng- San lấp mặt bằng, nâng cấp / hoàn thiện sân cảng; - Cột neo tàu thuyền- Gia cố kè- Đường tiếp cận, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, nước,- Khu hậu cần: nhà kho / nhà đơn giản, chế biến thủy sản, trạm xăng dầu, hệ thống chữa cháy, bãi đỗ xe, cây xanh

3.2

Tiểu hợp phần 3.2: Cơ sở hạ tầng để tăng cường nuôi trồng thủy sản bền vững và giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu - Xây dựng / nâng cấp cơ sở hạ tầng

công cộng thiết yếu phục vụ sản xuất tôm giống tập trung (cấp thoát nước, tỉnh lộ, đường nông thôn, lưới điện)

- Nâng cấp khu ươm giống; tạo điều kiện cho các vùng nuôi tôm tập trung ở một số tỉnh

- Nâng cấp kênh mương và thực hiện nạo vét cần thiết để cải thiện cấp nước.

- Hệ thống cấp thoát nước;- Đường giao thông nông thôn và điện lưới- Nạo vét kênh mương- Gia cố kè- Cống, đường, cấp điện- Mô hình trình diễn về nuôi tôm quảng canh cải tiến- Thiết lập hệ thống giám sát chất lượng nước

4 Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án

Quản lý, giám sát và đánh giá (M&E).

a).Thiết lập cơ cấu tổ chức và mua sắm thiết bị; (b) đào tạo chuyên ngành cho Bộ NN & PTNT và chính quyền cấp tỉnh; (c) Tư vấn giám sát và đánh giá; (d) theo dõi và giám sát việc thực hiện Khung MT-XH; (e) kiểm toán độc lập; và (f) chi phí thường xuyên và chi phí hoạt động gia tăng.

2.3. Thể chế thực hiện dự án

29. Đơn vị thực hiện dự án sẽ là Bộ NN&PTNT và các UBND 10 tỉnh tham gia dự án. Tổ chức thực hiện được mô tả như sau (xem Hình 2.2):

Bộ NN&PTNT là đơn vị trung ương chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ dự án. Cụ thể, Bộ có trách nhiệm về (a) phê duyệt kế hoạch đầu tư chung của toàn bộ dự án bao gồm các lần tái phân bổ tiếp theo, và giao cho UBND tỉnh tham gia dự án phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách hàng năm của họ; (b) báo cáo chính phủ về tiến độ và hiệu quả thực

25

Page 26: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

hiện; và (c) phối hợp các Bộ liên quan như Bộ Tài chính (MOF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) để xử lý các sửa đổi pháp lý cần thiết hoặc cơ cấu lại dự án để tạo điều kiện thực hiện dự án, tăng cường giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn IDA/IBRD.

Giám sát dự án. Ban Chỉ đạo Dự án (PSC) sẽ được thành lập bao gồm đại diện của Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ NN & PTNT, Bộ TN&MT và Ủy ban Nhân dân các tỉnh dự án (PPC). Bộ NN&PTNT là đơn vị được giao chủ trì PSC. PSC sẽ tổ chức các cuộc họp để đánh giá việc thực hiện dự án, cung cấp hướng dẫn chính sách và hỗ trợ điều phối dự án khi cần thiết. PSC sẽ cung cấp hướng dẫn chính sách cho các cơ quan thực hiện giải quyết các vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. PCS sẽ báo cáo Bộ NN&PTNT và các Bộ trưởng liên quan.

Ở cấp tỉnh, UBND tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện các tiểu dự án ở tỉnh tham gia dự án. UBND tỉnh có trách nhiệm: (a) phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm và ngân sách của tỉnh; (b) báo cáo chính phủ/Bộ NN&PTNT về tiến độ và hiệu quả thực hiện; và (c) cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Sở NN&PTNT, Sở KH&ĐT, Sở TC và Sở TN&MT để tạo điều kiện thực hiện dự án, tăng cường giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn IDA/IBRD.

Bộ NN&PTNT cùng với 10 UBND tỉnh tham gia dự án sẽ là đơn vị chủ trì dự án chịu trách nhiệm giám sát và điều phối thực hiện các hợp phần dự án.

Tại cấp trung ương, Bộ NN&PTNT bố trí Văn phòng các dự án nông nghiệp (CPO về nông nghiệp) tại TP Hà Nội là chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý toàn thể dự án. Bộ NN&PTNT sẽ sử dụng Ban quản lý các dự án nông nghiệp (CPMU) dưới sự quản lý của CPO nông nghiệp và xây dựng một tổ công tác kỹ thuật (TWG) bao gồm các cán bộ chuyên gia thủy sản và môi trường xã hội từ các ban ngành kỹ thuật và Viện nghiên cứu liên quan hỗ trợ CPMU.

Trách nhiệm cụ thể của CPO bao gồm nhưng không hạn chế các công việc sau: (a) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ NN&PTNT trong việc thực hiện và quản lý dự án bao gồm chuẩn bị và thực hiện kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch mua sắm và kế hoạch giải ngân, giám sát đánh giá, lập ESMPs, EMDPs, RAP… (b) phát triển và duy trì hệ thống kiểm toán dự án tốt tuân theo thủ tục quy định của chính phủ và vốn vay: (c) xử lý các gói thầu quốc tế và lựa chọn các tư vấn quốc tế cũng như các công việc mua sắm khác ở đó cấp trung ương quản lý hiệu quả hơn cấp tỉnh. (d) giám sát tiến độ và hiệu quả thực hiện tuân thủ chính sách an toàn và tác động của dự án để báo cáo đến Bộ NN&PTNT và NHTG; và (e) chuẩn bị đề xuất tái cầu trúc dự án và sửa đổi pháp lý khi cần thiết trình nộp Chính phủ và NHTG; Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) với sư hỗ trợ của tổ công tác kỹ thuật (TWG) có trách nhiệm thưc hiện các hợp phần dự án theo tài liệu Khung quản lý MT&XH để xác định tính hợp lệ, ưu tiên và tính sẵn sàng tiếp nhận đầu tư của các tiểu dự án cấp tỉnh. Thêm vào đó, CPMU sẽ chịu trách nhiệm toàn thể dự án về hành chính bao gồm giám sát mua sắm quản lý tài chính, giám sát, đánh giá và truyền thông về dự án.

Tại cấp tỉnh, Ban quản lý tiểu dự án cấp tỉnh sẽ thực hiện các tiểu dự án do cấp tỉnh quản lý. UBND các tỉnh tham gia dự án sẽ bố trí Ban quản lý các dự án nông nghiệp sẵn có của tỉnh (PPMU) dưới sự quản lý của các Sở NN&PTNT là đơn vị thưc hiện dự án. Nhiệm vụ chính của PPMU chịu trách nhiệm về công việc thực hiện dự án hàng ngày bao gồm (i) chuẩn bị và xử lý các đầu tư cấp tiểu dự án; (ii) chuẩn bị thiết kế kỹ thuật chi tiết tiểu dự án; (iii) thực hiện quản lý tài chính và mua sắm và chính sách an toàn tại cấp tiểu dự án; (iv) hoạt động và duy trì kiểm toán dự án và (v) giám sát đánh giá thực hiện các tiểu dự án. Mỗi PPMU sẽ bố tri nhân sự đầy đủ và có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính và chính sách an toàn.

26

Page 27: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Hình 2.2. Thể chế thực hiện dự án đề xuất

Hướng dẫn chính sách và điều phối

Ban chỉ đạo dự án (PSC)(MOF, MPI, OOG, MONRE, MARD, PPCs)

Cơ quan điều hành (giám sát và điều

phối)

Bộ NN&PTNT Designated Account

UBND các tỉnh dự án Provincial sub-accounts

Chủ dự án và tiểu dự án Bộ NN&PTNT Sở NN&PTNT

Đơn vị thực hiện dự án/tiểu dự án

(IA)

BQLDA của Bộ NN&PTNT Quản lý toàn bộ dự án bao gồm hành chính, quản lý tài chính và chính sách

an toàn; giám sát thực hiện dự án

BQLDA các tiểu dự án cấp tỉnh Hành chính, thiết kế tiểu dự án, giám

sát chính sách an toàn, hợp đồng và chi trả

Cung cấp dịch vụ Tư vấn, nhà thầu và nhà cung cấp dịch vụ v.v

27

Page 28: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

III. KHUNG HÀNH CHÍNH, PHÁP LÝ CHÍNH SÁCH

3.1 Luật và quy đinh của Chính phủ Việt Nam (CPVN) áp dụng

30. Luật, quy định và các chính sách của Chính phủ liên quan đến thực hiện các hoạt động và giải pháp an toàn. Các chính sách chính liên quan đến dự án được tóm tắt sau đây.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội nước Việt Nam ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014. Luật này quy định các hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Việt Nam ban hành ngày 29/11/2013 quy định chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đại diện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất có liên quan đến đất đai trên lãnh thổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 của Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 19/6/2013 quy định về hoạt động phòng, chống thiên tai; quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động phòng, chống thiên tai; quy định chi tiết về quản lý nhà nước và bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống thiên tai.

Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 do Quốc hội nước Việt Nam ban hành ngày 21/6/2012 cung cấp về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cũng như công tác phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lãnh thổ Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày 18/6/2009 để sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (số.28/2001/QH10 ngày 29/ 6/ 2001).

Luật Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các Nghị định liên quan; Luật Việc làm 2013; Luật An toàn vệ sinh lao động 2015; và Luật Xây dựng 2014. Các điều khoản chính được yêu cầu liên quan đến người lao động và an toàn cho các dự án đầu tư công.

Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 của Quốc hội Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và hiện đang được cập nhật.

Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 của Quốc hội Việt Nam ngày 15 tháng 11 năm 2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, chế biến và kinh doanh lâm sản.

Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 quy định về hoạt động thủy sản, quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức hoạt động thủy sản và quản lý nhà nước về thủy sản.

Luật Tài nguyên và Môi trường Biển và Hải đảo số 82/2015/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 25 tháng 6 năm 2015 quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nói chung và bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam.

28

Page 29: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 18 tháng 6 năm 2014 quy định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức, cá nhân và quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc hội Việt Nam ngày 11 tháng 11 năm 2011 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại; quản lý và theo dõi việc giải quyết khiếu nại.

Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 của Quốc hội Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2001 quy định về phòng cháy và chữa cháy; thiết lập nguồn nhân lực, thiết bị, máy móc và chính sách về phòng cháy và chữa cháy;

Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14 tháng 12 năm 2004 quy định về quy hoạch và đầu tư trong lĩnh vực điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong sử dụng điện; bảo vệ các thiết bị và công trình điện; an toàn điện;

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 của Quốc hội Việt Nam ngày 13 tháng 11 năm 2008 quy định về quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, giao thông đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2011/QH11 của Quốc hội Việt Nam ngày 15 tháng 6 năm 2004 quy định về hoạt động của đường thủy nội địa, điều kiện bảo đảm an toàn đường thủy nội địa đối với kết cấu hạ tầng, người và phương tiện thủy nội địa khác và Luật số 48/2014/QH13 về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2011/QH11.

Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt.

Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

Nghị định số 39/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về chính sách trợ giúp đối với phụ nữ DTTS và phụ nữ nghèo tuân thủ chính sách dân số;

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2019 điều chỉnh, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường

Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.

Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải.

Nghị định số 25/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 3 năm 2013 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

Nghị định số 67/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10 tháng 9 năm 2012 về việc sửa đổi Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;

Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét bến cảng, vùng nước của đường thủy nội địa;

29

Page 30: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Nghị định số 113/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 12 năm 2010 về xác định giá trị thiệt hại đối với môi trường.

Nghị định số 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn.

Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường.

&Nghị định số 566/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và bổ sung một số Điều của Nghị định và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về quản lý hoạt động quan trắc môi trường.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT của Bộ TN&MT ngày 30 tháng 6 năm 2015 về Quản lý chất thải nguy hại.

Thông tư số 19/2011/TT - BYT ngày 06/6/2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp.

Thông tư số 13/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 31 tháng 12 năm 2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 về quản lý chất thải rắn;

Quyết định 3733/2002/ QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002: Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 phép đo vệ sinh lao động

31. Ngoài ra còn có một số quy định và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến chất lượng môi trường và các yêu cầu khác cần tuân thủ trong quá trình đánh giá các tác động tiềm tàng cũng như trong quá trình thực hiện Dự án và những quy định chính được nêu rõ như sau:

QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước uống;

QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước nội địa;

QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

QCVN 06:2009/BTNMT - Chất lượng không khí - nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại trong không khí xung quanh.

QCVN 07:2009/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ngưỡng chất thải nguy hại;

QCVN 07: 2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm kỹ thuật hạ tầng kỹ thuật đô thị;

QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

QCVN 10:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ven biển.

30

Page 31: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tồn dư lượng thuốc trừ sâu trong đất.

QCVN 17:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy tắc ngăn ngừa ô nhiễm của tàu thủy nội địa

QCVN 18:2014/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa tiếng ồn trong khu vực công cộng và dân cư.

QCVN 27:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

QCVN 38:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt để bảo vệ sinh vật thủy sinh.

QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích ở các vùng nước ngọt, mặn và lợ.

QCVN 02-15:2009/BNNPTNT các biện pháp an toàn thực phẩm, an toàn sinh học và giảm thiểu môi trường đối với việc thả giống thủy sản;

QCVN 26/2018/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu thuyền;

TCVN 7222:2002 - Yêu cầu chung về môi trường đối với nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung (thành phố).

Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp khác.

32. Hiệp ước/Hiệp định/Công ước về môi trường quốc tế phù hợp với thực hiện dự án trong đó Việt Nam là thành viên

Bảng 3.1 Danh sách Hiệp định/Hiệp ước/Công ước quốc tế phù hợp với dự án

Hiệp ước/Hiệp định Tình trạng Mục tiêu/ sự phù hợpA. MÔI TRƯỜNGCông ước của Liên Hợp Quốc về đa dạng sinh học, 1992

Ký vào 5/ 1993

Thúc đẩy phát triển chiến lược quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, thường được xem là tài liệu chính liên quan đến phát triển bền vững.

Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt môi trường sống của loài chim nước (Công ước Ramsar ), 1982

Tham gia năm 1989

Bảo tồn và sử dụng bền vững vùng đất ngập nước, ví dụ ngăn chặn sự xâm lấn và mất dần vùng đất ngập nước hiện nay và tương lai, nhận diện chức năng sinh thái quan trọng của vùng đất ngập nước và giá trị kinh tế, văn hóa, khoa học và giải trí của cộng đồng.

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng (CITES), 1973

Tham gia 1994

Để đảm bảo rằng buôn bán quốc tế các mẫu động thực vật hoang dã không đe dọa sự tồn tại của chúng và áp dụng các mức độ bảo vệ khác nhau đối với 33. 000 loài động vật và thưc vật.

Giao thức Cartagena về an toàn sinh học

Tham gia 2004

Đảm bảo mức độ bảo vệ thích hợp trong lĩnh vực chuyển giao, xử lý và sử dụng an toàn các sinh vật biến đổi gen do công nghệ sinh học hiện đại có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo 31

Page 32: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Hiệp ước/Hiệp định Tình trạng Mục tiêu/ sự phù hợp

tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và các nguy cơ đối với sức khỏe con người.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) Tham gia

vào 7/ 1994

Thúc đẩy sử dụng biển, đại dương một cách hòa bình tạo điều kiện thông tin liên lạc quốc tế, cho phép sử dụng nguồn lợi đại dương công bằng và hiệu quả, bảo vệ môi trường biển và thúc đẩy an toàn hàng hải.

Công ước quốc tế MARPOL về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu thủy

Ký vào 8/ 1991

Đạt được việc loại bỏ hoàn toàn ô nhiễm môi trường biển có chủ đích do dầu và các chất có hại khác và giảm thiểu xả thải không chủ đích các chất gây ô nhiễm đó.

B VĂN HÓA VÀ XÃ HỘICông ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 1972 (Công ước di sản thế giới)

Tham gia năm 1987

Thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để bảo vệ di sản từ khắp nơi trên thế giới có giá trị phổ quát nổi bật đến mức việc bảo tồn di sản đó là quan trọng cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Công ước về xóa mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) 1979

Ký vào 7/ 1980

Công ước xác định những gì cấu thành phân biệt đối xử đối với phụ nữ và yêu cầu các hành động ở cấp quốc gia để chấm dứt phân biệt đối xử.

Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR)

Tham gia 1982

Công ước có thể bảo vệ quyền của nhóm DTTS

33. Việt Nam đã ký kết một số Công ước với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các chi tiết nêu trong Bảng 3.2 Việt Nam hiện đã phê chuẩn 6 trong số 8 Công ước cơ bản của ILO và trở thành Quốc gia thành viên thứ 167 của ILO phê chuẩn Công ước số 98 và là Quốc gia thứ 20 trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương làm như vậy.

Bảng 3.2 Các công ước ILO Việt nam phê chuẩn

Công ước Ngày Tỉnh trạng C029 – Công ước lao động cưỡng bức, 1930 (số 29) 05/3/ 2007 Hiệu lựcC098 – Công ước về quyền tổ chức và thương lượng tập thể, 1949 (số 98)

05/7/2019 Hiệu lực

C100 - Công ước về thù lao bình đẳng, 1951 (số 100) 07/10/1997 Hiệu lựcC111 – Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, 1958 (số  111)

07/10/ 1997 Hiệu lực

C138 – Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 (số 138) tuổi lao động tối thiếu quy định: 15 tuổi

24/6/ 2003 Hiệu lực

C182 – Công ước về những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 (số 182)

19/12/ 2000 Hiệu lực

C155 – Công ước về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, 1981 (số 155)

3/10/ 1994 Hiệu lực

3.2 Chính sách MT&XH của NHTG áp dụng

32

Page 33: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

34. Dự án sẽ áp dụng Khung MT-XH của NHTG và 09 TCMTXH từ TCMTXH 1 đến TCMTXH 10 trừ TCMTXH 9. Dự án cũng sẽ tuân thủ các chính sách hoạt động của NHTG về đường thủy quốc tế (OP/BP 7.50);

35. Vì dư án đề xuất bao gồm nhiều tiểu dự án và hoạt động trong đó rủi ro và tác động chưa thể xác định trước khi thẩm định dự án, Khung quản lý MT&XH dự án yêu cầu chuẩn bị nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy định, hướng dẫn và thủ tục để đánh giá rủi ro và tác động MT&XH xuyên suốt vòng đời dự án tuân thủ các TCMTXH của Khung MT&XH của NHTG đồng thời xác định BPGT tiếp cận để kiểm soát các rủi ro và tác động đó. Phạm vi áp dụng các TCMTXH được thảo luận dưới đây.

(a) TCMTXH liên quan đến dự án

TCMTXH 1: Đánh giá và quản lý rủi ro và tác động MT&XH

36. TCMTXH 1 yêu cầu bên vay vốn có trách nhiệm đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro và tác động MT&XH liên quan tại mỗi giai đoạn tiểu dự án/dự án do NHTG tài trợ để đạt được kết quả MT&XH nhất quán với các TCMTXH.

37. Về tổng thể, dự án đề xuất mang lại nhiều lợi ích tiềm tàng về môi trường ví dụ như tác động tích cực về quản lý chất thải/ nước thải thông qua đầu tư, thực hiện quy định về quản lý tốt hơn, giảm thiểu hư hỏng do bão và thông qua quản lý hiệu quả giảm thất thoát sau thu hoạch. Về tổng thể, các rủi ro và tác động tiêu cực lên MT&XH do dự án gây ra dự án được xem là đáng kể với các lý do sau:

Về mặt xã hội, các rủi ro và tác động chính sẽ bao gồm mất đất, tài sản trên đất, sinh kế và các tài sản khác do thu hồi đất tạm thời và vĩnh viễn và di dời tái định cư; gián đoạn hoạt động sinh kế của nông dân và ngư dân (do nâng cấp/xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng thủy sản và nâng cao năng lực hoạt động); an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; bạo lực giới và lạm dụng bóc lột tình dục do lao động nhập cư và các rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe cộng đồng; gia tăng xung đột về sử dụng nguồn nước giữa nuôi trồng thủy sản nước lợ và trồng lúa nước ngọt; tính không thích ứng của nông dân về các mô hình sinh kế mới; rủi ro do thất bại các mô hình sinh kế tác động tiêu cực lên phúc lợi của các hộ hưởng lợi dự án; khả năng tiếp cận lợi ích dự án không đồng đều giữa các nhóm yếu thế như người nghèo, dân tộc thiểu số và chủ hộ là phụ nữ; di chuyển mồ mả và nguy cơ đến sức khỏe cộng đồng do tiềm tàng sử dụng hóa chất độc hại/ thuốc kháng sinh trong các hoạt động sinh kế. Mặc dù rủi ro tác động là khá nhiều, tất cả có thể quản lý và có thể giảm thiểu thông qua các kế hoạch đánh giá và giảm thiểu tác động MT&XH khả thi sẽ được phát triển trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án/tiểu dự án.

Các rủi ro và tác động môi trường chính trong quá trình thực hiện dự án bao gồm (i) rủi ro an toàn liên quan đến vật liệu chưa nổ; (ii) ô nhiễm môi trường do phát sinh bụi, chất thải, nước thải và vật liệu nạo vét; (iii) suy thoái chất lượng nước và tác động đến đời sống thủy sinh; (iv) rủi ro xói mòn và sụt lún trong quá trình xây dựng; (v) tác động đến các khu vực nhạy cảm như môi trường sống tự nhiên và môi trường sống biến đổi; (vi) rủi ro xói mòn, sụt lún, mất rừng phòng hộ trong quá trình xây dựng kè, bến cảng và khu neo đậu tránh trú bão. Các rủi ro và tác động môi trường chính trong quá trình vận hành bao gồm: (i) xói mòn đất và sụt lún bờ kè; (ii) đe doạ đa dạng sinh học thuỷ sinh do khả năng du nhập một số loài sinh vật nhân tạo và ngoại lai vào môi trường nước; (iii) ô nhiễm hệ thống thủy sinh, nguồn nước do sử dụng hóa chất / thuốc kháng sinh trong nuôi tôm và nước thải chưa qua xử lý xả trực tiếp ra môi trường; (iv) ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động của tàu cá và phương tiện giao thông đường bộ; (v) ô nhiễm nước và xáo trộn đời sống thủy sinh do quản lý chất thải không đúng cách. Các rủi ro và tác động có thể dự đoán được, chủ yếu là trung bình và một số ít là đáng kể, cục bộ và có thể được giảm thiểu và quản lý. Các đơn vị thực hiện dự án/tiểu dự án có kinh nghiệm nhất định về

33

Page 34: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

các chính sách an toàn của NHTG nhưng chưa có kiến thức và kinh nghiệm đẩy đủ về việc áp dụng Khung MT&XH vào quá trình thực hiện dự án.

Dựa vào loại hình, vị trí dự án đề xuất đầu tư, mức độ nhạy cảm của dự án và năng lực của cơ quan thực hiện và quản lý dự án, rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng về MT&XH do dự án được xem là đáng kế.

38. Mặc dù Việt Nam có Khung MT&XH tiên tiến, một số khác biệt giữa quy định và thực hành đánh giá MT&XH trong nước và quốc tế vẫn còn tồn tại. Thảo luận về áp dụng TCMTXH của dự án được mô tả dưới đây, trong lúc đó Bảng 3.3 sẽ mô tả các khác biệt chính giữa yêu cầu đánh giá MT&XH của quốc gia và theo TCMTXH của NHTG.

TCMT&XH 2: Lao động và điều kiện làm việc

39. TCMTXH 2 phát hiện tầm quan trọng của tạo việc làm và tạo thu nhập trong việc theo đuổi giảm nghèo và phát triên kinh tế bao trùm. Chủ dự án/tiểu dự án có thể thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh giữa công nhân và quản lý và tăng cường phát triển lợi ích của dự án bẳng cách đối xử với công nhân trong dự án một cách bằng bằng và cung cấp điều kiện làm việc an toàn, an ninh và sức khỏe.

40. Với thiết kế dự án ban đầu, chủ dự án/tiểu dự án dự kiến sẽ sử dụng lao động (hầu hết nguồn từ địa phương) để hỗ trợ quản lý dự án/tiểu dự án và thực hiện xây dựng/cải tạo/nâng cấp các cảng cá hiện hữu, cáng tránh trú bão, trại giống và hồ/trang trại nuôi tôm. Với thiết kế hiện hữu, hầu hết công trình nâng cấp và xây dựng cảng cá có thể ở quy mô trung bình và một số ít có quy mô lớn hơn với số lượng công nhân lao động tại mỗi cảng ước chứng 50 – 100 và hầu hết tuyển dụng từ địa phương. Các công trường còn lại bao gồm nâng cấp và xây dựng cảng cá, cảng trú bão, trại giống và trang trại nuôi tôm phân tán và quy mô nhỏ đến trung bình với số lượng công nhân dự kiến tại mỗi công trường từ 20 – 30 công nhân và phần lớn tuyển dụng từ địa phương. Hầu hết rủi ro do dịch bệnh COVID -19 và các rủi ro khác liên quan đến hoạt động xây dựng bao gồm sức khỏe an toàn nghề nghiệp (OHS), bạo lực giới (GBV), lạm dụng và bóc lột tình dục (SEA) do hoạt động đầu tư xây dựng ví dụ cảng cá, trại giống và trang trại nuôi tôm và các Viện nghiên cứu thủy sản có thể xảy ra ở mức độ rủi ro trung bình.

41. Để phù hợp với yêu cầu của TCMTXH2, như phần của quá trình đánh giá môi trường, kế hoạch quản lý lao động (LMP) đã được xây dựng như một phần của Khung quản lý MT&XH. LMP đưa ra cách thức quản lý công nhân dự án tuân thủ quy định của Luật quốc gia và TCMTXH 2.

TCMTXH 3: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phòng chống và và kiểm soát ô nhiễm

34

Page 35: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

42. TCMTXH 3 thừa nhận rằng hoạt động kinh tế, sản xuất nông nghiệp và thủy sản và đô thị hóa rộng rãi thường gây ra ô nhiễm không khí, nước và đất đai, đồng thời tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn có thể đe dọa đến con người, các dịch vụ sinh thái và môi trường sống ở địa phương, khu vực và toàn cầu. TCMTXH 3 đặt ra các yêu cầu để giải quyết quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm trong suốt vòng đời của dự án. Với loại hình và quy mô đầu tư dự án, dự án dự kiến sử dụng một lượng lớn tài nguyên và vật liệu xây dựng, do đó các rủi ro và tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường liên quan dự kiến ở mức độ trung bình đến đáng kể. Các rủi ro và tác động liên quan đến chất thải/nước thải phát sinh, quản lý thuốc kháng sinh và hóa chất độc hại nguy cơ tác động đến cộng đồng và hiệu quả sử dụng tài nguyên sẽ được đánh giá, đồng thời các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động sẽ được đề xuất trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án như một phần Đánh giá MT& XH (ESA) các tiểu dự án.

43. Vật liệu nạo vét từ các cảng, luồng lạch, bến cảng cá, cảng trú tránh bão và kênh cấp nước cho vùng nuôi tôm có thể bị ô nhiễm chất hữu cơ hoặc ô nhiễm tự nhiên do phèn chua. Các tác động bất lợi và rủi ro liên quan đến nạo vét, lưu giữ, vận chuyển và xử lý vật liệu nạo vét sẽ được bao gồm và xác định trong quá trình ESA của mỗi tiểu dự án. Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) đã được chuẩn bị và đưa vào ESMF (xem Phụ lục 3e) và nó sẽ được sử dụng để phát triển các DMMP cụ thể cho các tiểu dự án có nhu cầu nạo vét như một phần của quá trình đánh giá tác động MT&XH (ESIA) của tiểu dự án.

44. Ô nhiễm nguồn nước tác động đến hệ sinh thái dưới nước trong quá trình hoạt động do dư lượng hóa chất độc hại và thuốc kháng sinh sử dụng để khử trùng nước hoặc điều trị bệnh cho tôm cá và một số hóa chất độc hại như formalin và malachite green được xem là tác nhân gây ung thư, có thể đã được sử dụng để điều trị ký sinh trùng và trứng/ấu trùng của chúng và ngăn chặn nấm phát triển. Nguy cơ tiếp xúc với các vật liệu và hóa chất nguy hiểm với nhiều loại hóa chất khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình hoạt động của một cơ sở nuôi trồng thủy sản để xử lý và/hoặc kiểm soát mầm bệnh hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất (ví dụ như vôi, clo pha loãng hoặc muối). Để giảm thiểu những rủi ro và tác động này, Khung hướng dẫn chuẩn bị Kế quản lý dịch hại tổng hợp (IPMP) đã được phát triển và đưa vào ESMF (xem Phụ lục 3f). Khung này cung cấp hướng dẫn cho việc phát triển IPMP cho các tiểu dự án liên quan đến sử dụng hóa chất thuốc trừ sâu như một phần của quá trình ESIA của tiểu dự án.

45. Trong quá trình thực hiện, nếu xác định được có tiểu dự án nào đó tiềm tàng phát thải đáng kể khí thải trong quá trình xây dựng và vận hành tiểu dự án, việc ước tính tổng lượng phát thải của khí nhà kính (GHG) phát sinh từ tiểu dự án yêu cầu thực hiện với điều kiện là ước tính đó khả thi về mặt tài chính và kỹ thuật. Dự án sẽ áp dụng các biện pháp, được quy định trong Hướng dẫn an toàn môi trường và sức khỏe của nhóm NHTG (WBG EHSG) và Thông lệ quốc tế tốt trong lĩnh vực chuyên ngành (GIIP), để sử dụng hiệu quả nguyên liệu thô và tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng ở mức độ khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính.

TCMTXH 4: Sức khỏe và an toàn cộng đồng

35

Page 36: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

46. TCMTXH4 giải quyết các rủi ro và tác động đến sức khỏe, an toàn và an ninh đối với các cộng đồng tiềm tàng ảnh hưởng bởi dự án và trách nhiệm tương ứng của các chủ dự án/tiểu dự án trong việc tránh hoặc giảm thiểu những rủi ro và tác động đó, bao gồm khả năng phơi nhiễm và phòng chống dịch bệnh do COVID-19, đặc biệt quan tâm đến những người, vì hoàn cảnh cụ thể của họ, có thể dễ bị tổn thương. Với tính chất và quy mô hiện hữu, dự án dự kiến sẽ không thải ra một lượng lớn vật chất nguy hại, vật liệu nạo vét mà không có sự quản lý phù hợp dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nó cũng không để người dân địa phương chịu bất kỳ rủi ro cao hoặc đáng kể nào về tai nạn giao thông đường thủy và đường bộ, sử dụng điện cũng như xáo trộn xã hội do dòng lao động nhập cư. Dự án không liên quan đến việc xây dựng hoặc phục hồi các đập, hoặc phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước từ các đập hiện có;

47. Do đó, các biện pháp tiêu chuẩn trong Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHSG) để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và sự an toàn của cộng đồng trong quá trình xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng do dự án tài trợ là đủ. Hướng dẫn bao gồm các biện pháp chung trong thiết kế và vận hành, truyền thông và đào tạo, và các biện pháp giải quyết các rủi ro về vật lý, hóa học, thiết bị bảo hộ lao động, môi trường nguy hại đặc biệt và giám sát.

TCMT&XH 5: Thu hồi đất, các hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện

48. TCMTXH 5 ghi nhận tác động bất lợi của dự án/tiểu dự án đối với người dân địa phương, đặc biệt là những người được coi là dễ bị tổn thương hoặc bất lợi. Tái định cư không tự nguyện sẽ đươc tránh. Trong trường hợp không thể tránh khỏi việc tái định cư không tự nguyện, biện pháp giảm thiểu và thực hiện các biện pháp thích hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực đến những người phải di dời (và đối với các cộng đồng chủ nhà tiếp nhận những người di dời) cần được thực hiện.

49. Cho rằng hầu hết các công trình của dự án sẽ được thực hiện trong phạm vi của cơ sở hạ tầng / công trình thủy sản hiện có (trung tâm kiểm ngư, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, vùng nuôi tôm nước lợ, khu nghiên cứu sản xuất tôm giống) để cải tạo/nâng cấp. Tuy nhiên, việc xây dựng / nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 3 trung tâm nghề cá lớn (cảng cá cấp vùng) tại thành phố Hải Phòng, Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) và An Biên (tỉnh Kiên Giang) và các cảng cá loại I và loại II khác đạt quy mô tiêu chuẩn, có thể thu hồi đất phục vụ dự án. Điều đó có thể dẫn đến việc di dời tái định cư và ảnh hưởng hoạt động và cơ hội sinh kế của người dân. Cũng có thể có các yêu cầu thu hồi đất liên quan đến việc đổ thải, xử lý bùn thải từ quá trình nâng cấp/xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và kênh mương dẫn đến đốn hạ cây cối hoa màu, thu hồi vĩnh viễn đất và tài sản gắn liền trên đất. Sử dụng hệ thống phân cấp giảm thiểu, phân tích phương án thay thế trong giai đoạn thiết kế dự án sẽ được thực hiện để tránh hoặc giảm việc thu hồi đất và các hạn chế sử dụng đất càng nhiều càng tốt để giảm thiểu các tác động tiêu cực do thu hồi đất và kinh tế- xã hội của người dân địa phương, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, đồng thời lập Kế hoạch tái định cư (RAP) và Kế hoạch phát triển dân tốc thiểu số (EMPD) nếu có người dăn tộc thiểu số bị ảnh hưởng tuân thủ Khung tái định cư (RPF) và Khung kế hoạch dân tộc thiểu số (EMPF) của dự án.

TCMTXH 6: Bảo tồn đa dang sinh học và quản lý bền vững nguồn tài nguyên sống

36

Page 37: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

50. TCMTXH 6 công nhận rằng việc bảo vệ và bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên sống là nền tảng cho phát triển bền vững, đồng thời có tầm quan trọng trong việc duy trì các chức năng sinh thái cốt lõi của các môi trường sống, bao gồm rừng, các khu vực ven sông, ven biển và biển và đa dạng sinh học do các chức năng sinh thái đó nuôi dưỡng. TCMTXH 6 cũng đề cập đến vấn đề quản lý bền vững đối với sản xuất cơ cấp và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên sống, đồng thời thừa nhận sự cần thiết phải xem xét đến sinh kế của các bên bị ảnh hưởng bởi dự án, bao gồm người dân địa phương bao gồm DTTS về khả năng tiếp cận, sử dụng đa dạng sinh học hoặc tài nguyên thiên nhiên sống có thể bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án/dự án.

51. Theo tính chất và phạm vi của dự án, các hoạt động của dự án sẽ được thực hiện trên các kênh, sông hiện có [ven biển, vịnh] đã được sử dụng làm đường thủy đánh bắt cá, tránh trú bão; cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản. Đây là những con sông và kênh rạch có thể được coi là hệ sinh thái dưới nước và môi trường sống của các loài thủy sinh, tuy nhiên các môi trường sống này thuộc môi trường sống bị biến đổi theo TCMTXH 6. Tất cả các hoạt động xây dựng dự án dự kiến sẽ không gây ra bất kỳ tác động xấu nào đến các khu bảo tồn / khu cần bảo vệ. Như một cách tiếp cận phòng ngừa, Khung quản lý MT&XH bao gồm một công cụ sàng lọc MT&XH để đảm bảo rằng không có hoạt động dự án nào được tài trợ sẽ có tác động đáng kể đến các môi trường sống tự nhiên thiết yếu (Phụ lục 2a).

52. Mức độ phù hợp của TCMTXH 6 sẽ được thảo luận và đánh giá thêm trong quá trình chuẩn bị ESIA/ESMP của tiểu dự án. Các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện để bảo vệ hoặc giảm thiểu các tác động xấu đến hệ sinh thái thủy sinh trong quá trình xây dựng (ví dụ như tăng độ đục của nước, ô nhiễm do rơi vãi vật liệu xây dựng và rò rỉ dầu mỡ).

TCMTXH 7: Dân tộc thiểu số

53. TCMTXH 7 nhằm đảm bảo rằng quá trình phát triển khuyến khích sự tôn trọng đầy đủ đối với các quyền con người, phẩm giá, nguyện vọng, bản sắc, văn hóa và sinh kế dựa vào tài nguyên thiên nhiên của các dân tộc thiểu số (định nghĩa tương đương với Người bản địa). TCMTXH 7 cũng có nghĩa là để tránh các tác động bất lợi của các tiểu dự án, hoặc khi không thể tránh được, biện pháp giảm thiểu áp dụng để giảm thiểu và / hoặc bù đắp các tác động đó gây ra cần được thực hiện.

54. Cho rằng một số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) bao gồm Khmer, Chăm, Thái, Mường, Vân Kiều, H’Mong đã sống chung với người Kinh tại các tỉnh tham gia dự án trong nhiều năm. Tuy nhiên, dự án dự kiến sẽ không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đáng kể đến kinh tế - xã hội và văn hóa của họ vì một phần nhỏ người DTTS sống rải rác với người Kinh ở các vùng ven biển. Do vị trí dự án/tiểu dự án chưa biết được khi thẩm định dự án, Khung kế hoạch dân tộc thiểu số (EMPF) đã được chuẩn bị, mô tả các quy định và thủ tục thực hiện TCMTXH 7, bao gồm cả quá trình sàng lọc về sự hiện diện của người dân tộc thiểu số tại các tiểu dự án cụ thể. Sau đó, (các) Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP) có thể được chuẩn bị trong quá trình thực hiện. Điều này sẽ được đánh giá thêm trong quá trình chuẩn bị dự án/tiểu dự án.

TCMTXH 8: Di sản văn hóa

37

Page 38: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

55. TCMTXH 8 xác định di sản văn hóa có tính liên tục trong các hình thái vật thể và phi vật thể giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. TCMTXH 8 đề ra các biện pháp được thiết kế để bảo vệ di sản văn hóa trong suốt vòng đời của dự án. Với tính chất, quy mô và vị trí của dự án, thực hiện dự án sẽ không gây tác động tiêu cực đáng kể đến di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Vì dự án có thể liên quan đến quy mô đáng kể của các hoạt động đào / nạo vét, nên phát hiện tình cờ có khả năng xảy ra trong thời gian xây dựng dự án. Thủ tục giải quyết phát hiện tình cờ đã được đưa vào ESMF của dự án và sẽ được đưa vào ESMP của Tiểu dự án trong quá trình ESA của tiểu dự án. Các tiểu dự án sẽ được sàng lọc và đánh giá các tác động tiềm tàng đối với di sản văn hóa và các biện pháp giảm thiểu có liên quan sẽ được đưa vào ESMP của tiểu dự án và các hợp đồng xây dựng

TCMT&XH 10: Huy động sự tham gia của các bên liên quạn và công khai thông tin

56. TCMTXH 10 công nhận tầm quan trọng của sự tham gia công khai và minh bạch giữa chủ dự án và các bên liên quan của dự án như một yếu tố thiết yếu của Thông lệ thực hành quốc tế tốt. Sự tham gia hiệu quả của các bên liên quan có thể cải thiện tính bền vững về MT&XH của các dự án, tăng cường khả năng chấp nhận dự án và đóng góp đáng kể vào việc thiết kế và thực hiện dự án thành công. Đối với Dự án SFDP, các bên liên quan chính là cộng đồng và hộ gia đình được hưởng lợi, những người bị ảnh hưởng bởi dự án, các cơ quan thực hiện ở cấp quốc gia (Bộ NN & PTNT, Bộ KH ĐT, Bộ Tài chính và Bộ TN&MT), chính quyền địa phương của các tỉnh tham gia dự án (bao gồm UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT), Sở KH&ĐT, Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan).

57. Khung huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEF) đã được chuẩn bị cho dự án. Trong quá trình xác định các tiểu dự án và chuẩn bị tài liệu MT&XH, chủ dự án/tiểu dự án sẽ được yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP) cho mỗi tiểu dự án. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và tham vấn có ý nghĩa các bên bị ảnh hưởng và quan tâm dự án. Sự tham gia và tham vấn các bên liên quan sẽ được tiến hành trong suốt vòng đời dự án/ tiểu dự án. Điều này sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về thiết kế tiểu dự án và tác động giữa các cộng đồng hưởng lợi tiềm tàng cũng như các cuộc thảo luận với các bên liên quan cấp tỉnh về những vấn đề MT&XH trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Việc xác định các cá nhân hoặc nhóm bị ảnh hưởng của tiểu dự án “thiệt thòi hoặc dễ bị tổn thương” trong quá trình xác định và phân tích các bên liên quan cần được lưu ý đặc biệt. SEP, cùng với các công cụ MT&XH khác, sẽ được đưa ra trong quá trình tham vấn cộng đồng và công bố thông tin dự án theo yêu cầu của TCMTXH10 và sẽ được xem như một tài liệu sống cần được cập nhật thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án.

(b) Các chính sách áp dụng khác

38

Page 39: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

58. Chính sách này kích hoạt vì một số hoạt động xây dựng tại một số tỉnh dự án sẽ xảy ra trong lưu vực của đường thủy quốc tế ví dụ sông Hồng, sông Mã, sông Lam và sông Mê Kông. Các đường thủy quốc tế này cùng chung giữa các nước bao gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, and Việt Nam

59. Trong số 12 tỉnh dự án, tp Hải Phòng nằm trong lưu vực sông Hồng, Thanh Hóa trong lưu vực sông Mã, và 04 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang trong trong lưu vực sông Mê Kông. Sông Hồng là sông quốc tế bắt nguồn từ Trung Quốc vào Việt Nam tại tỉnh Lào Cai sau đó ra biển. Sông Mã là một tuyến đường thủy quốc tế chảy từ Việt Nam, qua Lào và trở về Việt Nam. Sông Mê kông là một tuyến đường thủy quốc tế bắt nguồn từ Cao nguyên Tây Tạng, chảy qua tỉnh Vân Nam, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam của Trung Quốc. Hai nhánh sông Mê kông tách ra ở Campuchia, trở thành sông Tiền và sông Hậu. Sau đó đi qua Việt Nam và chạy qua tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang nối với sông Hậu qua hệ thống sông rạch nhỏ. Việt Nam là nước có hạ lưu sông thấp nhất trong các con sông quốc tế này.

60. Việc xác định sự miễn trừ thông báo hoặc thông báo đang được thảo luận và hành động đúng sẽ được trước khi dự án thẩm định.

61. Chính sách của NHTG về Tiếp cận thông tin8. Chính sách Tiếp cận thông tin của NHTG nhằm đảm bảo rằng những người và nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án được thông báo về các mục tiêu và tác động của dự án, đồng thời được tham vấn trong suốt dự án để đảm bảo rằng lợi ích của họ được đại diện. Tài liệu MT&XH được công bố tại địa phương trong các khu vực dự án và trang web nội bộ và bên ngoài của NHTG cung cấp cho công chúng quyền truy cập thông tin về các dự án và chương trình/dự án của NHTG.

62. Chính sách của NHTG yêu cầu rằng trong quá trình ESA, Chính phủ phải tiến hành tham vấn có ý nghĩa các bên liên quan như các nhóm bị ảnh hưởng bởi dự án và các tổ chức phi chính phủ địa phương về các khía cạnh MT&XH của dự án, đồng thời xem xét quan điểm của họ khi thiết kế dự án. Tất cả dự thảo công cụ MT&XH công bố tại địa phương tại nơi dễ tiếp cận và bằng hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối với các bên liên quan chính và bằng tiếng Anh tại trang web nội bộ và bên ngoài của NHTG trước khi thẩm định dự án.

63. Các Hướng dẫn về an toàn sức khỏe và môi trường9. Các dự án do NHTG tài trợ cũng nên tham khảo Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn (WBG ESHG) của Nhóm WB (được gọi là "Hướng dẫn EHS") và an toàn và sức khỏe môi trường và xã hội (ESHS) liên quan của NHTG về nuôi trồng thủy sản, cảng, và bến cảng10. Hướng dẫn EHS là tài liệu tham khảo kỹ thuật chung cũng như đặc thù theo Thông lệ quốc tế tốt trong lĩnh vực chuyên ngành (GIIP). Mức độ và biện pháp thực hiện theo Hướng dẫn thường được Nhóm WB chấp nhận và có thể đạt được trong xây dựng công trình mới với chi phí hợp lý bằng công nghệ hiện có. Quá trình đánh giá môi trường có thể đề xuất các mức độ thực hiện hoặc biện pháp thay thế (cao hơn hoặc thấp hơn), nếu được WB chấp nhận, đồng thời sẽ trở thành các yêu cầu cụ thể tại các địa điểm cụ thể của dự án. Hướng dẫn EHS áp dụng cho dự án đươc nêu trong Quy tắc thực hành về môi trường (ECOP) sẽ được lồng ghép vào hợp đồng xây dựng (Phụ lục 4a).

3.3 Phân tích khác biệt và biện pháp khắc phục sự khác biệt

8 Chi tiết chính sách NHTG o Tiếp cận thông tin vào website http://www.worldbank.org/en/access-to-information9 Hướng dẫn an toàn môi trường vào website www.ifc.org/ifcext/enviro.nsf/Content/EnvironmentalGuidelines.10 https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/9237a8dd-de88-4b3c-a55b-552d9361c91f/Final%2B-%2BAquaculture.pdf?MOD=AJPERES&CVID=jqes4FPhttps://www.ifc.org/wps/wcm/connect/ddfac751-6220-48e1-9f1b-465654445c18/20170201-FINAL_EHS+Guidelines+for+Ports+Harbors+and+Terminals.pdf?MOD=AJPERES&CVID=lD.CzO9

39

Page 40: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

64. Việc áp dụng các chính sách đánh giá môi trường ở Việt Nam, cũng như các nỗ lực khác nhau hướng đến hài hòa chính sách giữa Chính phủ và các nhà tài trợ, đã dần thu hẹp khoảng cách giữa hai hệ thống. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10 năm 2018, WB áp dụng Khung MT-XH (ESF) cho tất cả dự án do WB tài trợ. ESF mô tả chính sách MT&XH của WB để đảm bảo rằng tất cả các dự án tài trợ của WB đáp ứng 10 TCMTXH được thiết kế để tránh, giảm thiểu, hoặc giảm nhẹ các rủi ro và tác động bất lợi đến MT&XH do dự án gây ra. Các TCMTXH11 bao gồm:

- TCMTXH 1: Đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động MT&XH;

- TCMTXH 2: Lao động và điều kiện làm việc;

- TCMTXH 3: Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, phòng chống và kiểm soát ô nhiễm;

- TCMTXH 4: Sức khỏe và an toàn của cộng đồng;

- TCMTXH 5: Thu hồi đất, những hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện;

- TCMTXH 6: Bảo tồn đa dang sinh học và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên sống;

- TCMTXH 7: Dân tộc thiểu số

- TCMTXH 8: Di tích văn hóa

- TCMTXH 9: Tài chính trung gian

- TCMTXH 10: Huy động sự tham gia của các bên liên quan và công khai thông tin;

65. WB sẽ phân loại rủi ro các dự án/tiểu dự án thành một trong bốn loại: rủi ro cao, rủi ro đáng kể, rủi ro trung bình hoặc rủi ro thấp (xem Hộp 1 trong Phụ lục 2a) và sẽ công bố phân loại dự án và tiêu chí phân loại đó trên trang web của NHTG và trong các tài liệu dự án.

66. Cuối năm 2018 - đầu năm 2019, nhóm WB đã tiến hành đánh giá Khung Hệ thống Quốc gia đầy đủ cho Việt Nam để xác định những khác biệt chính giữa hệ thống pháp luật quốc gia và các TCMTXH của NHTG và các nhu cầu ưu tiên nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ các TCMTXH. Kết luận là Việt Nam có một Khung pháp lý toàn diện, trong nhiều trường hợp đáp ứng được các yêu cầu của 10 TCMTXH và các vấn đề chính liên quan nhiều hơn đến việc thực hiện và năng lực khác nhau giữa các ban quản lý dự án trung ương và tỉnh. Có các cơ hội để đẩy nhanh việc thực hiện các cải thiện gần đây trong hệ thống pháp lý quốc gia, đặc biệt là về lao động, an toàn cộng đồng và sự tham gia của các bên liên quan.

67. Việc sàng lọc ban đầu của dự án đề xuất cho thấy rằng các rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH của các hoạt động dự án được đề xuất có thể được phân loại rủi ro là đáng kể, tuy nhiên, các hạng mục đầu tư dự kiến có thể có quy mô trung bình (cấp tỉnh và vùng) có thể cho kết quả mức độ rủi ro về MT&XH từ trung bình đến đáng kể, đồng thời mức độ rủi ro cao chưa lường trước được. Trong bối cảnh này, dự kiến rằng các quy định quốc gia và các yêu cầu liên quan của TCMTXH sẽ được áp dụng cho hầu hết các công trình đề xuất đầu tư, đồng thời cần chú ý cụ thể và nâng cao năng lực cho nhà thầu để đảm bảo rằng họ có thể giải quyết đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản lý hợp đồng, an toàn của cộng đồng địa phương và người lao động. Bảng 3.3 dưới đây tóm tắt những điểm khác biệt chính giữa quy trình ESA của WB và các yêu cầu về ĐTM của Chính phủ và giải pháp đề xuất bởi dự án.

11 Các ESS được áp dụng để tăng cường tính nhất quán của Nhóm WB và điểm khác biệt chính giữa chính sách tự vệ (OP / BP) của WB trước đây và các ESS là ESS đã ưu tiên rõ ràng để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động và điều kiện làm việc; sức khỏe và an toàn môi trường; sức khỏe và an toàn cộng đồng; hiệu quả tài nguyên và kiểm soát ô nhiễm; và sự tham gia của các bên liên quan. Các chính sách trước đây liên quan đến môi trường sống tự nhiên, quản lý rừng, quản lý dịch hại và an toàn đập đã được tích hợp vào ESS6, ESS3 và ESS4.

40

Page 41: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Bảng 3.3 Tóm tắt quy trình đanh giá MT&XH của NHTG và của Quốc gia và giải pháp cho sự khác biệt cho dự án

Giai đoạn đánh giá MT&XH

NHTG (quy định trong Khung MTXH và TCMT&XH

Việt Nam (Quy định trong Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Giải pháp đề xuất cho sự khác biệt

Mục tiêu Bên vay có trách nhiệm về đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro MT&XH

Chủ đầu tư yêu cầu trình nộp đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đến cơ quan chức năng để phê duyệt

Áp dung theo Khung MTXH của NHTG

Sàng lọc

NHTG sẽ phân loại dự án một trong 4 loại: rủi ro cao, rủi ro đáng kể, rủi ro trung bình hoặc thấp. Để đánh giá mức độ rủi ro của một dự án, các yếu tố sau cần xem xét: Loại hình đầu tư, vị trí, nhạy cảm, và quy mô dự án, bản chất và độ lớn của rủi ro và tác động MT&XH; và năng lực và cam kết của bên vay vốn (bao gồm trách nhiệm thực hiện dự án) để quản lý rủi ro và tác động MT&XH theo cách phù hợp với TCMTXH. Tóm tắt rủi ro về MT&XH (ESRS) để chỉ ra các công cụ MT&XH cần được chuẩn bị. ESRS chuẩn bị tại giai đoạn ý tưởng hình thành dự án để công khai thông tin.

Vị trí và loại hình dự án được quy định trong Phụ lục I, II, III và IV của Nghị định 40/2019/ND-CP. Các thông số kỹ thuật cơ sở như vị trí, quy mô, năng lực, diện tích đất được xem xét. Chủ dự án sẽ chuẩn bị công cụ đánh giá môi trường (MT) dựa trên Phụ lục I, II và III hoặc tham vấn với Bộ TN&MT/Sở TN&MT nếu cần thiết.Dự án quy định trong Phụ lục II, III: yêu cầu chuẩn bị ĐTM .Dự án quy định trong Phụ lục IV hoặc Cột 5 của Phụ lục II, Kế hoạch bảo vệ môi trường (EPP) yêu cầu chuẩn bị.

Áp dụng Khung MT&XH, Luật quốc gia và yêu cầu của TCMTXH cụ thể như thống nhất với NHTG

Công cụ đánh giá MT&XH

Phụ thuộc vào rủi ro và tác động của dự án, môt số công cụ và thủ tục yêu cầu để đáp ứng mục tiêu củaTCMTXH bao gồm: Đánh giá tác động MT&XH (ESIA) Kế hoạch quản lý MT&XH (ESMP), Khung quản lý MT&XH (ESMF), đánh giá tác động MT&XH khu vực SESA, đánh giá nguy cơ rủi ro, kiểm toán MT&XH, đánh giá tác động tích lũy, phân tích mâu thuẩn và xã hội. NHTG cung cấp hướng dẫn chung để thực hiện các công cụ này.

Dựa vào thông tin bên vay cung cấp, NHTG sẽ thực hiện thẩm định MT&XH cho các dự án yêu cầu NHTG hỗ trợ.

+ Loại công cụ đánh giá MT như đánh giá môi trường chiến lược (SEA), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc EPP theo quy định trong Phụ lục I, II, III và IV của Nghị định 40/2019/ND-CP.

Yêu cầu chuẩn bị ESMF, ESIA/ESMP, RPF, RAPs, EMPF, EMDP, ESCP, SEP, và LMP cho dự án để đáp ứng TCMTXH 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, và 10, đồng thời chuẩn bị ĐTM hoặc EPP theo yêu cầu của CPVN.

41

Page 42: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Giai đoạn đánh giá MT&XH

NHTG (quy định trong Khung MTXH và TCMT&XH

Việt Nam (Quy định trong Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Giải pháp đề xuất cho sự khác biệt

Bên vay sẽ được yêu cầu chuẩn bị, trình nộp và công khai Kế hoạch cam kết MT&XH (ESCP) và Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP) trước khi phê duyệt dự án.

Chuyên gia độc lập

Đối với dự án rủi ro cao và phức tạp, bên vay yêu cầu tuyển dụng chuyên gia ESA độc lập không liên quan đến dự án để chuẩn bị ESA.

Đối với dự án rủi ro cao, đặc biệt dự án liên quan đến an toàn đập, Bên vay nên có sự tham gia của ban cố vấn độc lập, chuyên gia môi trường quốc tế để tư vấn ESA các vấn đề liên quan của dự án.

Chuyên gia cá nhân/ công ty tư vấn sẽ được lựa chọn thông qua quy trình đấu thầu dưới sự giám sát nghiêm ngặt của NHTG

+ Không quy định trong chính sách của VN . Rui ro dự án là trung bình đến đáng kể và không liên quan đến an toàn đập, dự án không yêu cầu chuyên gia độc lập.

Tham vấn cộng đồng, thu hút sự tham gia và Cơ chế khiếu nại khiếu kiện GRM

Trong quá trình ESA, Bên vay tham vấn các bên BAH và quan tâm dự án về khía cạnh MT&XH và xem xét ý kiến quan điểm của họ;

Theo TCMTXH10, SEP, công khai thông tin, thiết lập và thực hiện GRM được yêu cầu để đảm bảo tham vấn đầy đủ và minh bạch.

Thực hiện tham vấn các bên liên quan trong suốt vòng đời dự án.

TCMTXH 2 yêu cầu chuẩn bị LMP và xây dựng và thực hiện GRM cho công nhân dự án.

Nếu dự án tiềm tàng tác động đến dân tộc thiểu số, yêu cầu thực hiện tham vấn có sự đồng thuận trước, tự nguyện với đầy đủ thông tin (FPIC).

Đối với tham vấn có ý nghĩa, Bên vay cung cấp tài liệu dự án phù hợp, một thời gian quy định trước lúc tiến hành tham vấn bằng cách thức và

Chủ dự án sẽ tham vấn UBND xã, phường và thị trấn nơi dự án thực hiện và cộng đồng dân cư, cơ quan ảnh hưởng trực tiếp do dự án. Nghiên cứu và tiếp nhận ý kiến khách quan và đề xuất hợp lý của các bên liên quan để giảm thiểu tác động tiêu cực lên con người, môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và sức khỏe cộng đồng.

Chủ dự án gửi báo cáo ĐTM và thư yêu cầu góp ý của UBND xã/ các bên liên quan trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày UBND xã nhận được báo cáo ĐTM, đồng thời UBND xã và các bên liên quan tham vấn gửi thư phản hồi đến chủ dự án nếu họ không đồng ý dự án.

Tham vấn cộng đồng dân cư dưới dạng họp cộng đồng, đại diện UBND xã và chủ dự án sẽ chủ tọa

Thực hiện tham vấn ĐTM theo quy định của CP và các yêu cầu của WB bao gồm hướng dẫn phòng chống COVID -19 trình bày trong các báo cáo ESMF, RPF, EMPF, ESCP, SEP, và LMP trong quá trình tham vấn. Kết quả tham vấn đưa vào báo cáo ESMF hoặc các trình nộp theo báo cáo riêng.

Nếu có yêu cầu tham vấn dân tộc thiểu số, cần tham vấn ý kiến của chuyên gia

42

Page 43: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Giai đoạn đánh giá MT&XH

NHTG (quy định trong Khung MTXH và TCMT&XH

Việt Nam (Quy định trong Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Giải pháp đề xuất cho sự khác biệt

ngôn ngữ dễ hiểu các nhóm tham vấn có thể tiếp cận được.

Biên bản tham vấn được bao gồm trong báo cáo.

họp tham vấn với sự tham gia của đại diện Mặt trận TQVN xã, tổ chức Chính trị - Xã hội, tổ chức nghề nghiệp, các thôn/làng liên quan. Ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dư cuộc họp phải được ghi nhận đầy đủ, trung thực trong biên bản tham vấn.

NHTG để đảm bảo việc tham vấn đươc thực hiện đầy đủ.

Công khai thông tin

Bên vay công khai tài liệu dự án tại công trườngNHTG sẽ công khai tài liệu liên quan đến rủi ro

MT&XH và tác động tiêu cực đáng kể và cao trước khi dự án phê duyệt

NHTG công khai tài liệu MT&XH theo ủy quyền của Bên vay. Khi NHTG nhận chính thức báo cáo đánh giá MT, báo cáo sẽ được công khai đến công đồng thông qua trang web bên ngoài của NHTG.

Sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt, chủ dự án sẽ công khai kế hoạch quản lý và bảo vệ môi trường tại văn phòng UBND xã dự án (nơi có tham vấn cộng đồng) để thông tin người dân về dự án, đồng thời để người dân giám sát và kiểm tra.

+ Theo quy định của CP và NHTG;

All ESMF, RPF, EMPF, ESIAs/ESMPs, RAPs, EMDP, ESCP, SEP, và LMP sẽ được công khai cộng đồng

Thủ tục phê duyệt

Xem xét và phê duyệt tài liệu MT&XH tuân theo sự đồng thuận giữa Bên vay và NHTG. Nếu NHTG không thỏa mãn về năng lực phù hợp của Bên vay, tất cả dự án/tiểu dự án xếp loại rủi ro cao và đáng kể sẽ được NHTG xem xét trước cho đến khi Bên vay có đủ các năng lực đó.

Bộ TN&MT sẽ đánh giá và phê duyệt các báo cáo ĐTM các dự án nêu trông phụ lục III của Nghị định trừ các dự án thuộc bí mật quốc gia và quốc phòng.

Bộ và cơ quan ngang bộ sẽ đánh giá và phê duyệt các báo cáo ĐTM thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư trừ các dự án nằm trong phụ lục III của Nghị định.

UBND tỉnh/thành phố sẽ đánh giá và phê duyệt báo cáo ĐTM các dự án thuộc tỉnh trừ các dự án nêu ở trên.

Thời gian phê duyệt: trong vòng 45 ngày làm việc cho dự án Bộ TN&MT phê duyệt và 30 ngày làm việc cho dự án tỉnh phê duyệt và 5 ngày làm việc

Yêu cầu CP phê duyệt ĐTM hoặc EPP

NHTG sẽ xem xét và phê duyệt ESMF ESMP, RPF, ARAPs, EMPF, EMDP, ESCP, SEP và LMP trước khi thực hiện dự án/tiểu dự án.

43

Page 44: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Giai đoạn đánh giá MT&XH

NHTG (quy định trong Khung MTXH và TCMT&XH

Việt Nam (Quy định trong Nghị định 40/2019/ND-CP, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT

Giải pháp đề xuất cho sự khác biệt

cho dự án thuộc cấp huyện phê duyệt sau khi cơ quan chức năng tiếp nhận đầy đủ và hợp lệ báo cáo ĐTM/EPP

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan phê duyệt có thể tham vấn một số chuyên gia liên quan đến dự án và môi trường. Cơ quan, tổ chức và chuyên gia được tham vấn sẽ trả lời bằng văn bản trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM và thư yêu cầu tham vấn (theo mục 4a, Khoản 14)

Giám săt thực hiện ESA

Trong suốt giai đoạn thực hiện dự án, đảm bảo rằng sự tuân thủ dự án là trách nhiệm của bên Vay. Bên vay sẽ thực hiện yêu cầu MT&XH và giám sát sự tuân thủ MT&XH theo sự đồng thuận pháp lý (bao gồm kế hoạch cam kết MT&XH) và cung cấp các báo cáo giám sát tuân thủ MT&XH định kỳ đến NHTGNHTG sẽ giám sát MT&XH tương ứng với mức độ rủi ro và tác động MT&XH của dự án. NHTG sẽ tổ chức các đợt công tác hỗ trợ thực hiện dự án bao gồm giám sát việc thực hiện MT&XH. Giám sát và báo cáo MT&XH dựa trên các điều khoản và đồng thuận trong Hiệp định vay vốn và mô tả trong các tài liệu dự án khác để khẳng định sự tuân thủ MT&XH (cơ sở trong EMP) của Bên vay được thỏa mãn.+Dựa vào kết quả giám sát, bất cứ hành động khắc phục và ngăn ngừa phát hiện và đưa vào trong Kế hoạch cam kết MT&XH (ESCP) theo cách NHTG có thể chấp nhận. Bên Vay sẽ thực hiện, giám sát và báo cáo các hoạt động đó theo ESCP sửa đổi.

Sở TN&MT được giao giám sát tuân thủ MT của dự án. Sở TN&MT và cảnh sát MT thực hiện kiểm tra các nguồn phát sinh ô nhiễm chính hoặc khi có vấn để liên quan như khiếu nại, sự cố và ô nhiễm MT… được giao giám sát sự tuân thủ MT của dự án. Kết thúc giai đoạn thi công dự án, cơ quan quản lý môi trường sẽ phối hợp với cơ quan quản lý xây dựng tiến hành giám sát sự tuân thủ quản lý môi trường nêu trong báo cáo ĐTM

Theo Kế hoạch cam kết MT&XH (ESCP) và các tài liệu ESMF, RPF, EMDF, ESMP/ESIA, RAP, EMDP, SEP, LMP của dự án/tiểu dự án phê duyệt

44

Page 45: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

IV. ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ TÁC ĐÔNG TIÊU CỰC TIỀM TÀNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

4.1 Thông tin dữ liệu ban đầu về khu vực dự án

68. Đánh giá MT thực hiện tại giai đoạn này dựa vào vị trí, mức độ nhạy cảm của dự án, tính chất và quy mô của loại hình đầu tư và bản chất của rủi ro và tác động. Loai hình và hạng mục dự kiến đầu tư nêu tại Phụ lục 1a và thông tin cơ sở ban đầu về dự án nêu tại Phụ lục 1b.

4.2 Các lợi ích về MT&XH của dự án Phát triển Thủy sản bền vững (SFDP)

69. Lợi ích dự án đề xuất là dài hạn hơn ngắn hạn và nếu dự án thành công lợi ích của dự án sẽ không giới hạn ở số lượng ngư dân đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản và các nhà cung cấp dịch vụ cho hoạt động đánh bắt, cung cấp giống và nuôi trồng mà lợi ích của dự án là đóng góp đến sự phát triển thủy sản bền vững thủy sản cụ thể:

Thiết kế dự án đặc biệt cảng cá và cảng trú bão có tính đến sự tác động của biên đối khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ giúp kéo dài tuổi thọ công trình và giảm chi phí duy tu bảo dưỡng công trình dự án.

Việc nâng cấp/xây dựng cảng cá và cảng tránh trú bão sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu cá của các tỉnh tham gia dự án và tỉnh lân cận trú tránh bão an toàn, đồng thời giảm chi phí đánh bắt, gia tăng giá trị sản phẩm nhờ rút ngắn khoảng cách cảng cá và ngư trường và điều đó góp phần cải thiện thu nhập và giữ được giá trị dinh dưỡng của sản phẩm thủy sản sau đánh bắt.

Ngư dân có cơ hội làm việc trong môi trường đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản với điều kiện vệ sinh môi trường tốt hơn sẽ giúp giảm rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp, đồng thời gia tăng chất lượng và giá trị sản phẩm giảm tổn thất sau thu hoạch nhờ quá trình lên cá và bảo quản sản phẩm tốt hơn.

Việc quản lý chất thải tốt hơn tại khu vực bến cảng cũng như tại trang trại nuôi trồng tôm cá góp phần giảm phát sinh chất ô nhiễm nguồn nướcvà bồi lắng lưu vực. Do đó, về lâu dài, dự án sẽ góp phần cản thiện chất lượng nguồn nước mặt khu vực dự án.

Việc áp dung quy tắc thực hành thủy sản tốt (GAP) và quản lý dịch hại tổng hợp (IPPM) và giới thiệu thực hành an toàn sinh học và sản xuất giống sạch bệnh sẽ tạo môi trường sản xuất và nuôi trồng hiệu quả gây bất lợi cho côn trùng/vi khuẩn gây bệnh cho sản phẩm và như vậy sẽ giảm sử dụng các hóa chất độc hại và thuốc kháng sinh giúp bảo vệ môi trường, giảm tổn thất kinh tế do dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho lao động ngành thủy sản.

Chất lượng giống thủy sản cải thiện và nâng cao sản lượng vùng nuôi trồng thủy sản sẽ giúp ngư dân/nông dân mở rộng nuôi tôm/cá nước lợ thích ứng với những thách thức của nước biển dâng ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu.

45

Page 46: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Cuối cùng là dự án góp phần tạo ra sản phẩm thủy sản an toàn sinh học, dinh dưỡng tốt và chi phí sản xuất hợp lý kết hợp chứng nhận đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản không vi phạm IUU là yếu tố chính để xây dựng thương hiệu, xuất khẩu sản phẩm và cạnh tranh thị trường quốc tế tốt hơn.

Dự án đồng thời tạo ra lợi ích về khía cạnh MT&XH thông qua áp dụng chính sách an toàn bao gồm (i) nâng cao nhận thức và quan tâm về các vấn đề MT&XH như một phần lợi ích của bên hưởng lợi, cộng đồng địa phương; (ii) tăng cường sự hiện diện của cán bộ/chuyên gia về MT&XH thông qua chương trình đào tạo, tập huấn do Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT và cán bộ khuyến ngư của các Sở NN&PTNT về năng lực sàng lọc và quản lý MT&XH; (iii) nâng cao nhận thức cán bộ chính phủ cấp cao về áp dụng nguyên lý an toàn môi trường và xã hội trong phát triển dự án bền vững, như vậy sẽ hỗ trợ xuyên suốt xem xét các vấn đề MT&XH trong quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện dự án.

46

Page 47: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

4.3 Rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH tiềm tàng

70. MT&XH trong quá trình tiền xây dựng, xây dựng và vận hành dự án. Rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH dự án được phát hiện, và đánh giá trong giai đoạn chuẩn bị dự án và đề xuất biện pháp để tránh, giảm thiểu, giảm nhẹ hoặc bồi thường để quản lý hiêu quả các rủi ro và tác đông tiểu cực MT&XH do dự án gây ra. Các rủi ro và tác động tiêu cực về MT&XH nổi bật sau đây được hướng dẫn đánh giá trong quá trình chuẩn bị dự án.

4.3.1. Rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH do đầu tư Hợp phần (HP) 171. Như đề cập tại Mục 2.2, HP 1 của dự án bao gồm các loại hình đầu tư (i) nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư tại TP Hải Phòng (ví dụ mở rộng khu vực neo đậu, trung tâm hậu cần, hạ tầng kỹ thuật và phương tiện kiểm tra tàu cá); (ii) nâng cao năng lực kỹ thuật tại cấp quốc gia và cấp tỉnh ví dụ cung cấp đào tạo, nâng cấp dữ liệu cơ sở về đánh bắt cá, hỗ trợ quản lý nuôi trồng thủy sản, chuyển giao công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao sản lượng và chất lượng nuôi trồng thủy sản.

4.3.1.1 Các tác động tiêu cực liên quan đến đầu tư của tiểu HP 1.1- Nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư Hải Phòng

72. Tác động MT&XH chính tiềm tàng do Tiểu HP 1.1 gây ra

Trong giai đoạn tiền thi công và thi công, tác động MT&XH chính (loại trừ tác động do thu hồi đất tái định cư vì Tiểu HP này không thu hồi đất) sẽ bao gồm: (i) rủi ro tiềm tàng về vật liệu chưa nổ (UXO); (ii) ô nhiễm liên quan đến bụi, chất thải rắn và nước thải phát sinh; (iii) ô nhiễm đất và nước do sự quản lý và đổ thải một lượng vật liệu nạo vét trong quá trình nâng cấp khu neo đậu gây tác động và rủi ro đến đời sống thủy sinh; (iv) rủi ro tiềm tàng đến lao động trẻ em, lạm dụng và bóc lột tình dục do lao động của nhà cung cấp chính (v) gián đoạn hoạt đông giao thông đường thủy và trên bộ do vận chuyển vật liệu nạo vét và san nền qui mô trung bình; (vi) nguy cơ rủi ro về an toàn sức khỏe cộng động và công nhân. Các tác động và rủi ro MT&XH được xem là trung bình, cục bộ và tạm thời và có thể giảm thiểu thông qua thiết kế phù hợp, quản lý và giám sát nhà thầu hiệu quả và tham vấn chính quyền địa phương và công cộng dân cư khu vực tiểu dự án.

Tác động tiềm tàng lên lao động và điều kiện làm việc làm cũng như an toàn sức khỏe cộng đồng. Nhà thầu sẽ tuyển dụng một số lượng trung bình công nhân (khoảng 50 người) và nguy cơ sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em độ tuổi dưới 14 tuổi và không quan tâm đầy đủ đến an toàn sức của công nhân và/hoặc không quan tâm đầy đủ đến an toàn sức khỏe cộng đồng. Để giảm thiểu tác động này, các yêu cầu nêu trong TCMTXH 2 và TCMTXH 4 sẽ được áp dụng (xem Phụ lục 4a, 4b).

Trong giai đoạn vận hành dự án, tác động và rủi ro tiềm tàng bao gồm (i) chất lượng nguồn nước mặt do rỏ rỉ dầu của các tàu/ca nô kiểm ngư trong quá trình neo đậu; (ii) chất thải phát sinh trung bình từ hoạt động của Trung tâm Kiểm ngư. Rủi ro đánh giá là dài hạn, có thể dự báo được, quy mô trung bình và có thể quản lý thông quá thiết kế và thực hành quản lý Trung tâm phù hợp.

4.3.1.2 Tác động tiêu cực về MT&XH liên quan đến đầu tư tiểu HP 1.2- Nâng cao năng lực kỹ thuật

47

Page 48: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

73. Như đề cập tại mục 2.2, tiểu HP này tập trung vào hoạt động nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ tại cấp quốc gia và cấp tỉnh để nâng cao khả năng phân tích, cập nhật cơ sở dữ liệu ngành thủy sản, sản lượng và chất lượng nuôi trồng và quản lý thủy sản. Các hoạt động không tiềm tàng gây ra rủi ro và tác động tiêu cực lên MT&XH. Tuy nhiên, rủi ro và tác động về hỗ trợ kỹ thuật (TA) sẽ được áp dụng để sàng lọc MT&XH và áp dụng các TCMTXH để xác định các rủi ro và tác động trong giai đoạn thực hiện dự án. Hướng dẫn sàng lọc MT&XH trong hoạt động TA cung cấp tại Phụ lục 2b.

4.3.2. Rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng do đầu tư HP 2

74. HP 2 hỗ trợ cơ sở hạ tầng thông minh cho đánh bắt thủy sản tại cấp quốc gia bao gồm (i) nâng cấp 03 cảng cá cấp vùng và 03 cảng cá loại 1 và 02 cảng trú tránh bão cấp vùng; (ii) nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho một số Trung tâm nghiên cứu thủy sản quốc gia được lựa chọn.

4.3.2.1 Tác động tiêu cực liên quan đến đầu tư tiểu HP 2.1- Nâng cấp cảng cá cấp vùng, loại I và cảng trú bão cấp vùng

Tác động và rủi ro chính giai đoạn tiền thi công

Rủi ro liên quan đến vật liệu chưa nổ (UXO). Việt nam nói chung và các tỉnh dư án nói riêng nằm trong khu vực xảy ra chiến sự trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975. Mặc dù đất đai đã được khai hoang và sử dụng trên 45 năm, một sốvật liệu chưa nổ có thể tồn tại trong lòng đất. Nguy cơ phát nổ có thể xảy ra trong quá trình thi công như giải phỏng mặt bằng, san nền và nạo vét, có thể gây ra nguy hiểm cho công nhân, người dân và hư hại tài sản công trình xây dựng. Mức độ rủi ro về UXO có thể khác nhau theo từng vị trí đề xuất tiểu dự án trên phụ thuộc vào lịch sử chiến tranh. Ví dụ, tỉnh Quảng Trị là nơi có thể tồn tại nhiều vật liệu chưa nổ sau chiến tranh, như vậy khả năng xảy ra của rủi ro là cao. Trong bất cứ trường hợp nào, đánh giá rủi ro do UXO sẽ được thực hiện cẩn thận trong giai đoạn chuẩn bị dự án và chủ dự án sẽ hợp đồng với cơ quan chức năng chuyên về rà phá bom mìn để đánh giá và rà phá UXO trước khi bắt đầu thi công. c

Thu hồi đất. Thực hiện các tiểu dự án ở mức độ nào đó liên quan đến thu hồi đất (tạm thời hoặc vĩnh viễn) trong khu vực dự án. Điều này gây ra tác động tiêu cực lên đời sống, thu nhập và sinh kế của người bị ảnh hưởng (BAH), đặc biệt người BAH nặng (di dời, mất nhiều đất sản xuất và/hoặc ảnh hưởng kinh doanh/mất nguồn thu nhập và nhóm dễ bị tổn thương). Các đầu tư trong tiểu HP này hầu hết có quy mô trung bình (cảng cá cấp I và cảng trú bão) và một số công trình có quy mô lớn hơn (cảng cá cấp vùng), mức động tác động MT&XH do thu hồi đất gây ra có thể từ trung bình đến đáng kể.

Tác động lên thu nhập/ sinh kế. Người hoặc/và cơ quan tiềm tàng chịu tác động lên hoạt động thu nhập/sinh kế thường xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh nhỏ và/hoặc hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản khu vực của người dân khu nơi đang sinh sống. Việc di dời các đối tượng BAH này đến nơi quá xa so với nơi sinh sống và kinh doanh của họ có thể dẫn đến mất nguồn thu nhập/sinh kế hiện hữu.

Tác động và rủi ro chính trong giai đoạn thi công

48

Page 49: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

75. Xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng sẽ liên quan các hoạt động như giải phòng mặt bằng, nâng nền, phá vỡ các kiến trúc cũ, xây dựng lán trai, văn phòng điều hành tại công trường, tập kết nguyên vật liệu, máy móc, đất đào tại công trường và vận chuyển vật liệu xây dựng đến công trường, chuẩn bị nguyên liệu xây dựng như đúc trụ, trộn bê tông, đổ thải, xây dựng công trình, lắp ráp thiết bị hoàn thành công trình vv. Các hoạt động sẽ thực hiện tại khu vực đất cảng cá/cảng trú bão. Ngoài ra, hoạt động xây dựng cảng cá và cảng trú tránh bão có một số hoạt động thực hiện dưới nước như quá trình nạo vét, đóng cọc, xây dựng đê chắn sóng, bờ kè. Tác động và rủi ro MT&XH do các hoạt động này tiềm tàng gây ra được tóm tắt như sau:

76. Tác động và rủi ro chung do hoạt động xây dựng. Các tác động rủi ro chung này bao gồm sự gia tăng bụi, khí thải, tiếng ồn, rung, mất/hư hại cây cối, hoa màu, phát sinh chất thải rắn và nước thải có thể làm suy giảm chất lượng nước mặt ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, xói mòn đất và bồi lắng và nguy cơ lụt cục bộ. Về khía cạnh xã hội, tác động rủi ro chính gồm rối loạn hoạt động giao thông, gia tăng rủi ro về giao thông, hư hỏng cơ sơ hạ tầng hiện hữu do vận chuyển nặng; rủi ro an toàn sức khỏe công nhân và cộng đông, bạo lực giới (GBV) lạm dụng và bóc lột tình dục (SEA) do lao động nhập cư; di sản văn hóa và các vấn đề xã hội khác. Mức độ tác động và rủi ro là khác nhau phụ thuộc vào vị trí công trình, loại hình và quy mô đầu tư, hiện trạng MT&XH và mức độ nhạy cảm của đối tượng tiếp nhận. Được biết vị trí dự án đề xuất nằm trong khu vực càng cá hiện tại/ khu kế hoạch xây dựng cảng cá/cảng trú bão của tỉnh và dự kiến không có tác động tiềm tàng lên môi trường sống tự nhiên hoặc rừng tự nhiên và di tích lịch sử và khảo cổ. Hầu hết đầu tư sẽ được thực hiện tại khu vực có môi trường sống biến đổi hoặc khu vực đã có nhiều hoạt động của con người. Trong điều kiện đó, mức độ rủi ro và tác động được xem là từ trung bình đến đáng kể. Sự phân loại mức độ tác động và rủi ro MT&XH sẽ đánh giá chi tiết trong giai đoạn chuẩn bị dự án/ tiểu dự án.

77. Nguồn và bản chất của tác động và rủi ro chung do xây dựng dự án được thảo luận sau đây:

Gia tăng mức độ bụi, khí thải, tiếng ồn và rung. Hoạt động thiết bị máy móc thi công bao gồm tàu thuyền và xe cộ sẽ là nguồn phát thải ô nhiễm, ồn và rung. Bụi phát sinh chính trong quá trình san lấp mặt bằng đào đất, bốc xếp và lưu trữ vật liệu xây dựng và chất thải rắn. Bụi phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng không khí xung quanh, sức khỏe công nhân làm việc tại công trường và cộng đồng dân cư lân cận. Rung phát sinh do xây dựng công trình trên đất có thể hạn chế, tuy nhiên có thể gây ra nứt thậm chí hư hỏng các công trình yếu gần khu vực thi công. Trong lúc đó mức độ rung do hoạt động đóng cọc xây dựng cảng cá và trú bão và các hạng mục xây dựng liên quan khác có thể xem là đáng kế và sẽ được đánh giá chi tiết trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường tiểu dự án/dự án.

Mất thảm thực vật và cây cối. Hoạt động đào bới, xáo trộn mặt đất sẽ dẫn đến di chuyển một số cây cối và hoa màu ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường địa phương gia tăng mức độ xói mòn đất ở khu vực đào bới. Tác động tiềm tàng có thể giảm thiểu bằng cách hạn chế hoạt động xáo trộn đất khu vực công trường.

Phát sinh chất thải rắn. Chất thải rắn có thể bao gồm (i) chất thải từ công việc chuẩn bị công trường (cây cối đốn hạ, thảm thực vật và mãnh vở phá dỡ công trình cũ); (ii) rác thải xây dựng bao gồm bao xi măng, mãnh gỗ, sắt, mãnh vỡ xây dựng, đất đào ô nhiễm và các vật liệu không sử dụng; (iii) chất thải rắn sinh hoạt từ lán trại công nhân (chủ yếu chất thải hữu cơ phát sinh từ quá trình chuẩn bị thức ăn, thức ăn thừa và các bao gói vô cơ khác). Một số chất thải xây dựng như đất đào và vật liệu xây dựng có thể tái sử dụng cho các mục đích có lợi khác như san lấp

49

Page 50: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

mặt bằng, một số chất thải vô cơ như bao bì có thể tái chế. Các chất thải vô cơ nếu không được quản lý và thải bỏ đúng cách sẽ chiếm không gian công trường ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và có thể gây ra rủi ro về giao thông nếu người dân/xe cộ đi qua. Khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh từ lán trại công nhân phụ thuộc vào số lượng công nhân lưu trú tại công trường. Nếu không được thu gom và đổ thải đúng cách, rác thải có thể gây ra mùi hôi gây khó chịu cho công cộng, nơi thuận lợi cho cư trú và phát triển côn trùng như ruồi muỗi, chuột ảnh hướng sức khỏe công nhân và công đồng lân cận.

Phát sinh chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại có thể phát sinh tại công trường có thể bao gồm luyn, dầu thải, nhựa đường, các hộp sơn và dung môi v.v. nếu không được thu gom và lưu giữ tạm thời và vận chuyển đổ thải đúng cách, rác thải này có ghể gây ra ô nhiễm nguồn đất và chất lượng nguồn nước nghiêm trọng dẫn đến ô nhiễm môi trường tự nhiên và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng.

Phát sinh nước thải sinh hoạt. Nước thải sinh hoạt bao gồm nước cống rãnh, nước xám phát sinh từ lán trại công nhân và công trường. Nước thải có thể chứa hàm lượng hữu cơ cao, chất dinh dưỡng và vi trùng gây bệnh. Nếu không thu gom và xử lý trước khi xả thải ra môi trường, chất thải này sẽ phát sinh mùi hôi (đặc biệt từ hố chứa nước thải) gây ô nhiễm đất, nước ảnh hưởng đến cây cối hoa màu, đời sống thủy sinh và sức khỏe con người.

Suy giảm chất lượng nước mặt. Nước mưa chảy tràn qua khu vực đất đào bới có thể cuốn theo các hạt đất cát và các chất thải khác vào nguồn nước tiếp nhận gây gia tăng độ đục của nước. Hơn nữa các nguồn nước mưa chảy tràn đi qua khu vực lưu trữ nhiên liệu/ khu vực sửa chữa xe cộ không có mái che có thể rửa trôi dầu mỡ và các chất thải nguy hại khác vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Như thảo luận ở trên, nước thải sinh hoạt từ lán trại công nhân tại công trường cũng có thể gây ô nhiễm nước do gia tăng hàm lượng hữu cơ (BOD), Ni tơ và các vi trùng gây bệnh. Suy giảm chất lượng nước mặt sẽ tác động tiêu cực lên đời sống thủy sinh sẽ thảo luận tiếp theo sau và ảnh hưởng đến người sử dụng nguồn nước.

Tác động tiêu cực lên đời sống thủy sinh. Như thảo luận trên, nước thải và nước mưa chảy tràn qua khu vực lán trại và công trường có thể gây gia tăng độ đục, hàm lượng hữu cơ (đại diện là thông số BOD), Nitơ, dầu mỡ vào nguồn nươc tiếp nhận. Sự gia tăng độ đực nước sẽ ngăn cản ánh sáng tiếp cận thực vật thủy sinh dẫn đến suy giảm hoạt động quang hợp. Gia tăng chất rắn lơ lững trong nước có thể ảnh hưởng hệ thống hô hấp của động vật thủy sinh. Sự phân hủy chất hữu cơ sẽ dẫn đến giảm hàm lương oxy hòa tàn trong nước ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Dầu mỡ và các chất nguy hại khác có thế gây bất lợi hoặc giết chết động thực vật thủy sinh. Do đó nước thải từ công trường cần được quản lý đúng cách đặc biệt tại các vị trí có giá trị nguồn lợi thủy sản cao. Tác động tiềm tàng do quá trình nạo vét và thải bỏ vật liệu nạo vét lên đời sống thủy sinh sẽ được thảo luận thêm tại vị trí công trình cụ thể.

Xói mòn, bồi lắng và lụt cục bộ. Xói mòn tiềm tàng có thể xảy ra ở mức độ cao tại các khu vực đất trống và lưu giữ đất đào. Xói mòn trên đất dốc có thể dẫn đến sụt lún sạt lở đất gây hư hỏng tài sản thậm chí chết người. Nước mưa chảy tràn từ công trường xây dựng hoặc xung quanh khu vực đổ thải có thể chứa hàm lượng chất rắn lơ lững cao gây bồi lắng hư hỏng các lối mòn và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. Các bồi lắng này có thể gây ra tắc nghẽn hệ thống thoát nước hiện hữu phát sinh lụt cục bộ.

50

Page 51: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Gia tăng rủi ro và xáo trộn giao thông. Hoạt động xây dựng có thể dẫn đến gia tăng đáng kể số lượng phương tiện giao thông ra vào khu vực tiểu dự án. Sự di chuyển các xe hạng nặng có thể xáo trộn dòng giao thông hiện hữu trên đường và gia tăng nguy cơ rủi ro giao thông cho người tham gia giao thông. Thêm vào đó, giao thông thủy cũng có thể chịu tác động do gia tăng số lượng tàu thuyền chuyên chở vật liệu bằng đường thủy đến công trường, trong lúc đó hoạt động xây dựng trong nước có thể làm hẹp/ ách tắc đường vận chuyển. Áp dụng quản lý an toàn giao thông thủy và trên bộ tốt trong giai đoạn thi công sẽ tránh, giảm thiểu và giảm nhẹ tác động lên giao thông bao gồm tai nạn giao thông.

Hư hỏng đường nông thôn và/hoặc cơ sở hạ tầng hiện hữu khác do vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. Hầu hết công trường dự án nằm khu vực nông thôn nơi hầu hết đường nông thôn làm bằng bê tông. Vận chuyển vật liệu đến công trường bằng xe tải hạng nặng có thể gây ra hư hỏng đường sá. Việc sửa chữa đường bê tông về mặt kỹ thuật là có thể rất khó khăn, do đó cần phải tránh loại tác động này bằng giải pháp như sử dụng các phương án giao thông thay thế (đường thủy) hoặc chỉ cho phép xe tải có tải trọng phù hợp lưu thông trên đường. Hon nữa, hoạt động các xe cẩu có thể ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện hữu như lưới điện, đường dây diện thoại, hệ thống cấp nước và thoát nước. Tác động có thể tránh hoặc giảm thiểu thông qua giải pháp như thực hiện khảo sát hiện trạng khu vực dự án và tham vấn chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan trước lúc thi công.

Vấn đề an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS). Công nhân có thể làm việc trong môi trường có mức độ ô nhiễm bụi, khí độc gia tăng do hoạt động phá dỡ, đào đất và hoạt động máy móc và điều đó có thể dẫn đến ngất xỉu chóng mặt trong lúc làm việc. Công nhân có thể bị tai nạn do tiếp xúc với dụng cụ/thiết bị mang điện, các vật thể nguy hiểm như sắt nhọn, đinh, ốc vít và hoạt động nhiều loại máy móc cùng lúc trong cùng công trường hẹp đặc biệt lúc công nhân không chú ý, không sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động và thiếu ý thức trong chấp hành quy định an toàn. Hoạt động xây dựng có thể gây ra các tai nạn nghề nghiệp khác cho công nhân như cháy nổ do rò rỉ khí hàn, nhiên liệu, hoạt động hàn, điện giật, làm việc trên cao, rơi xuống biển, sập công trình và hoạt động của các máy móc, vật liệu cồng kềnh, làm việc trong điều kiện thời tiết cực đoan như sóng lớn, gió mạnh và tổ chức công trường yếu.

An toán sức khỏe cộng đồng. Người dân địa phương sinh sống xung quanh công trường, dọc tuyến đường vận chuyển vận chuyển và khu đổ thải có thể phơi nhiễm với chất thải nguy hại, mùi hôi phát sinh từ hoạt động nạo vét, lưu giữ bùn tạm thời, nguồn vi trùng gây bệnh do vệ sinh kém. Hơn nữa, gia tăng nồng độ bụi, tiếng ồn và mật độ giao thông do hoạt động máy móc và phương tiện giao thông, sụt lún sạt lở đất, sập công trình, không che chắn hố sâu trên đường có thể là nguyên nhân gây ra các rủi ro về an toàn sức khỏe cho cộng đồng (TCMTXH 4).

Tiềm tàng rủi ro lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, lạm dụng và bóc lột tình dục. Công đồng dân cư và các công nhân nữ tiếm tàng rủi ro về bạo lực giới và bạo hành trẻ em, lạm dụng và bóc lột tình dục do dòng lao động nhập cư . Công nhân nhập cư sẽ bao gồm trong quá trình thực hiện các tiểu dự án với quy mô dự kiến là không lớn vì lực lượng lao động các tỉnh tham gia dư án khá dồi dào. Sự khác biệt về văn hóa có thể dẫn đến xung đột giữa các công nhân nhập cư và cộng đồng địa phương tại công trường và lán trại công nhân. Hơn nữa, bạo lực giới và quấy rối tình dục cũng có thể xảy ra tại công trường do công nhân nhâp cư dẫn đến tác động tiêu cực về sức khỏe tinh thần cũng như sự tự do của công nhân nữ. Với các quy định của quốc gia và kinh nghiệm của các dự án sử dụng nguồn vốn NHTG, mức độ rủi ro về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, bạo hành trẻ em (VAC) và bạo lực giới (GBV) dự kiến là thấp. Mặc dù vậy, trong quá trình đánh giá MT&XH các

51

Page 52: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

tiểu dự án, cần thực hiện khảo sát và đánh giá xã hôi để xác định và đánh giá mức độ các rủi ro này và biện pháp giảm thiểu các tác động này được cung cấp tại Phụ lục 4b mô tả về Quy tắc ứng xử kiểm soát và ngăn ngừa bạo lực giới, bạo hành trẻ em và lạm dụng bóc lột tình dục.

Nguy cơ rủi ro về lan truyền bệnh truyền nhiễm. Người dân địa phương và công nhân có nguy cơ rủi ro về lây truyền bệnh truyền nhiễm như các bệnh lây qua đường tình dục (STD), và HIV/AIDS. Công nhân mới có thể dể bị lây nhiễm từ các bệnh tại cộng đồng. Tác động có thể giảm thiểu thông qua tập huấn trang bị kiến thức cho công nhân. Mức độ rủi ro dự kiến là thấp trong điều kiện quy định và kiểm soát của quốc gia 12, hướng dẫn của WHO, kinh nghiệm của quốc gia trong việc phòng chống bệnh truyền nhiễm và kinh nghiệm thực hiện các dự án do NHTG tài trợ. Mặc dù vậy, trong quá trình đánh giá MT&XH, khảo sát và đánh giá xã hội cần thực hiện để xác định và đánh giá các rủi ro về bệnh truyền nhiễm ở địa phương và giải pháp phòng ngừa sẽ được đưa vào Kế hoạch quản lý lao động (LMP) tiểu dự án. Rủi ro liên quan dịch bệnh COVID-19. Người dân địa phương và công nhân dự án tiềm tàng rủi ro lây nhiễm dịch bệnh COVID-19. Dịch bệnh hiện nay đang tiếp tục lây lan trên phạm vi toàn cầu. Cho đến ngày 22/10/2020, toàn thế giới ghi nhận hơn 40 ca nhiễm trên 215 quốc gia và vùng lãnh thổ và hơn 1 triệu người chết do dịch bệnh gây ra bao gồm cả Việt Nam. Dịch bệnh COVID -19 chưa được kiểm soát trên hầu hết thế giới cho đến nay theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 09/7/2020. Dịch bệnh được xem là không biên giới, do đó bất cứ ai phơi nhiễm nguồn lây bệnh đều có thể bị nhiễm bệnh nếu không có phòng vệ tốt. Khi bị nhiễm bệnh, virus có thể lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng thông qua quá trình lây nhiễm người sang người đe dọa tính mạng của con người và đình trệ hầu hết các hoạt động xã hội. Các dự án có thể có người lao động đến từ các thị trường lao động quốc tế, quốc gia, khu vực và/hoặc địa phương và yêu cầu người lao động phải sống tại công trường, sống cùng người dân gần công trường và/hoặc trở về nhà sau khi đi làm. Có thể có các đơn vị dịch vụ hỗ trợ thường xuyên đến và đi, như dịch vụ ăn uống và vệ sinh, cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu, và phải tương tác với các nhà thầu phụ tham gia cùng thực hiện một số công việc trong công trình. Thêm vào đó, sự hiện diện của người lao động nước ngoài, đặc biệt nếu họ đến từ các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao, cũng có thể gây căng thẳng xã hội giữa lao động nước ngoài và dân cư địa phương. Nguy cơ rủi ro dịch bệnh dư án dự kiến ở mức độ trung bình dưới quy định và sự kiểm soát của quốc gia13, Hướng dẫn của WHO, kinh nghiệm của quốc gia trong công tác phòng chống dịch bệnh với hệ thống y tế toàn quốc đã được kích hoạt từ thành thị đến nông thôn, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân tham gia phòng chống dịch và kinh nghiệm dự án vay vốn NHTG trong phòng chống dịch bệnh. Mặc dù vây, các chủ dự án/tiểu dự án yêu cầu thực hiện đầy đủ các biện pháp của Thủ tướng Chính phủ quy định về phòng và chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời chuẩn bị kế hoạch ứng phó khẩn cấp và thực hiện nó hiệu quả khi yêu cầu. Biện pháp giàm thiểu bao gồm kế hoạch ứng phó khẩn cấp được cung cấp tại Phụ lục 4c.

12Luật số 64/2006 / QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 về phòng, chống vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người gây ra các triệu chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV / AIDS); Quyết định số 1246 / QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt bệnh AIDS đến năm 2030.13 Chỉ thị số 16 / CT-TTg ngày 31/3/2020 về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 và các quy định, hướng dẫn cụ thể khác của Ban Chỉ đạo quốc gia và Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh COVID-19

52

Page 53: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Tác động di sản văn hóa. Vị trí dự án đề xuất sẽ tránh thu hồi đất tại các khu vực có di tích văn hóa được biết. Tuy nhiên, các hoạt động thi công dự án có liên quạn đến đào bới và nạo vét quy mô đáng kể, do đó di tích văn hóa có thể phát lộ trong quá trình thi công. Bởi vậy quy trình xử lý phát hiện tình cờ đã bao gồm trong ESMF và các ESMP của tiểu dự án.

Rổi loạn xã hội. Hoạt động xây dựng có thể gián đoạn các hoạt động thương mại và sinh hoạt hàng ngày của các hộ và/hoặc công ty gần công trường; Khoảng cách của các tàu đánh cá trong khu vực và các hoạt động sinh kế liên quan đến sử dụng nguồn nước gần công trường (vi dụ nuôi tôm và cá lồng).

78. Rủi ro và tác động đặc thù khác trong quá trình thi công cảng cá và cảng trú bão

Nguy cơ ô nhiễm đất và nước và tác động của nó đến đời sống thủy sinh do công tác quản lý đổ thải vật liệu nạo vét không đúng cách. Quá trình nạo vét có thể gây ra rủi ro và tác động đáng kể đến MT&XH nếu quá trình nạo vét và quản lý vật liệu nạo vét không đúng cách.

- Trước hết, hoạt động nạo vét sẽ khuấy động đáy sông/biển, một số vật chất gây bồi lắng và chất khác trong bùn sẽ giải phóng trong nước gây gia tăng độ đục và ô nhiễm nguồn nước. Sự suy giảm chất lượng nước có thể ảnh hưởng đến các loài thủy sinh và những người sử dụng nguồn nước có thể bị ảnh hưởng khi họ sử dụng nguồn nước ô nhiễm để nuôi trồng thủy sản. Hoạt động nạo vét về cơ học nó sẽ di chuyển môi trường sống và biến động môi trường sống của các loài thủy sinh đáy. Hệ sinh thái dưới nước ở khu vực nạo vét có thể bị ảnh hưởng hoặc thậm chí mất do nạo vét và như vậy cần phải tránh. Do đó, tác động sinh học sẽ nghiêm trọng nếu hoạt động nạo vét xảy ra tại khu vực nhạy cảm như có rạn san hô, khu vực bảo vệ biển hoặc vị trí có giá trị thủy sản cao.

- Thứ hai, xử lý và đổ thải vật liệu nạo vét sẽ gây ra rủi ro và tác động lên an toàn sức khỏe con người và môi trường tự nhiên đáng kể. Vật liệu nạo vét khu vực bờ biển và vùng ĐBSCL có thể có độ chua cao (pH < 7). Vật liệu nạo vét tại các cảng cá và cảng trú bão có thể chứa nước mặn và các hợp chất nguy hại như kim loại nặng, thuốc trừ sâu có thể vượt ngưỡng cho phép. Chúng cũng có thể là nguồn tạo ra mùi hôi như khí Sulfurhydro (H2S) gây khó chịu cho công nhân và cộng đồng.

- Thứ ba, khối lượng vật liệu nạo vét có thể là đáng kể và yêu cầu có diện tích để đổ thải tạm thời và lâu dài. Nếu không được xử lý hoặc đổ thải đúng cách, nước rỉ từ bãi đổ thải có thể gây ra ô nhiễm đất và nước khu vực đổ thải và xung quanh gây hư hỏng cây cối hoa màu và tác động xấu đến quỹ đất trổng trọt và nuôi trồng thủy sản. Nước mưa chảy tràn qua khu vực đổ thải có thể gây lụt cục bộ nếu không có hệ thống thoát nước đúng cách. Tiếp cận bãi đổ thải trong điều kiện vật liệu ướt/bùn sẽ là nguy cơ rủi ro an toàn cho công đồng.

- Rủi ro và tác động liên quan đến công trình nạo vét được đánh giá là đáng kể. Tuy nhiên chúng có thể kiểm soát thông qua lựa chọn vị trí, thiết kế phù hợp, đồng thời áp dụng phương pháp thi công và quản lý tốt trong quá trình chuẩn bị dự án.

Mất rừng phòng hộ ven biển. Khảo sát sơ bộ cho thấy việc xây dựng một số cảng cá có thể phải di dời một số rừng phòng hộ ven biển hiện hữu (có thể là 0,2 ha tại cảng cá Lạch Cờn; 0,3 ha tại kênh Nhà Lê của tỉnh Nghệ An, 9,5 ha tại Trung tâm nghề cá lớn của Hải Phòng). Chức năng chính của rừng phòng hộ ven biển là chống xói mòn ven biển và giảm thiểu tác động do sóng gió và bão. Đa dạng sinh học ở các khu rừng phòng hộ ven biển này thấp. Ví dụ, một số khu rừng được quan sát chủ yếu bao gồm các cây Bần trồng để bảo vệ sạt lở bờ sông / kênh và xói

53

Page 54: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

mòn đất. Thay vào đó đầu tư xây dựng bờ kè của công trình cảng cũng nhằm đảm bảo khả năng chống chịu với khí hậu. Nếu không thể tránh tác động mất rừng do thi công tiểu dự án, diện tích rừng bị mất sẽ được trồng lại tương đương ở nơi khác như một khoản bồi hoàn rừng theo Luật Lâm nghiệp quốc gia.

Gián đoạn hoạt động của tàu cá và dịch vụ cập bến. Những tác động tiềm tàng này có thể xảy ra trong quá trình nâng cấp các cảng cá. Các hoạt động xây dựng có thể gây xáo trộn, gây rủi ro về an toàn cho tàu cá, dịch vụ cập bến và các hoạt động buôn bán trên đất liền. Tiến độ xây dựng phù hợp để nâng cấp từng phần cảng và phối hợp tốt giữa Ban QLDA cảng cá, ngư dân, thương nhân trong thời gian nâng cấp sẽ là biện pháp giảm thiểu phù hợp.

Rủi ro về xói mòn và sụt lún đất trong quá trình nạo vét và xây dựng bờ kè. Việc nâng cấp và xây dựng các cảng cá có thể liên quan đến công việc xây dựng bờ kè và nạo vét. Trong quá trình này, có nguy cơ xói lở bờ sông / kênh và sụt lún bờ kè, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: (i) xây dựng trên nền đất yếu; (ii) tập kết máy móc và thiết bị hạng nặng trên các bờ kênh / sông; (iii) rung động trong quá trình đóng cọc. Sạt lở bờ và sụt lún bờ kè có thể gây rủi ro về an toàn tính mạng con người và thiệt hại về tài sản trong các khu vực tiểu dự án. Các đối tượng nhạy cảm bao gồm cơ sở hạ tầng, công nhân và cư dân địa phương sống xung quanh khu vực tiểu dự án. Những tác động này là cục bộ, ngắn hạn trong thời gian xây dựng và có thể tránh được nếu khảo sát địa chất và thủy văn được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế chi tiết và áp dụng các biện pháp thi công tốt.

Những tác động và rủi ro trong quá trình vận hành cảng cá và cảng trú bão

79. Khai thác cảng cá bao gồm các hoạt động khác nhau trên biển và đất liền, bao gồm cả việc tăng cường di chuyển của tàu cá thương mại ra vào cảng; các hoạt động cập bến và các hoạt động dịch vụ trên đất liền như bảo quản, phân loại cá, buôn bán cá, cung cấp nước đá, cung cấp nhiên liệu, sửa chữa thiết bị, vận chuyển và các hoạt động khai thác cảng khác v.v.

80. Về khía cạnh môi trường, các tác động và rủi ro liên quan đến hoạt động của cảng cá bao gồm ô nhiễm không khí và nước do phát thải khí, phát sinh chất thải rắn và nước thải từ tàu cá, bến bãi và văn phòng quản lý cảng.

Phát thải khí và tiếng ồn. Hoạt động của cảng cá có thể gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn do hoạt động của tàu đánh cá, phương tiện trên đất liền và các thiết bị khác như cung cấp nhiên liệu, sản xuất nước đá và sửa chữa tàu ... Khí thải liên quan đến hoạt động của cảng cá chủ yếu bao gồm lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ oxit (NOx), khí nhà kính (ví dụ như carbon dioxide [CO2] và carbon monoxide [CO]) và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi [VOC]), tiếp theo là phát thải do hoạt động của xe cộ, động cơ trên đất liền và nồi hơi cũng tạo ra các chất ô nhiễm tương tự.

Chất thải rắn và nước thải. Nước thải ra từ các hoạt động của cảng có thể bao gồm nước mưa chảy tràn và nước thải từ các hoạt động của cảng và tàu cá (ví dụ từ tàu chở dầu), nước thải do vệ sinh tàu. Nước thải từ tàu cá có hàm lượng BOD và Coliform cao. Nước rửa tàu có thể chứa cặn như dầu. Các chất ô nhiễm trong nước thải có nồng độ cao BOD, COD, chất rắn hòa tan, dầu và các hóa chất khác tích tụ do kết quả của quá trình hoạt động của tàu cá. Chất thải rắn có thể chứa bao bì thực phẩm, bã hải sản và các chất thải sinh hoạt khác, nếu quản lý không đúng cách

54

Page 55: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

sẽ làm ô nhiễm nguồn nước khu vực cảng, đời sống thủy sinh có thể bị ảnh hưởng do ô nhiễm nước và các chất thải rắn khác có nguồn gốc từ nhựa và ngư lưới cụ thải ra biển/ sông.

81. Đối với khía cạnh xã hội, rủi ro và tác động tiềm tàng trong giai đoạn vận hành cảng cá và cảng trú bão liên quan đến an toàn sức khỏe công nhân và cộng đồng dân cư.

Sức khỏe và an toàn lao động. Công nhân / người lao động vận hành cảng cá có thể gặp rủi ro về cháy, nổ, chập điện do sử dụng điện, khí đốt, cung cấp, nạp nhiên liệu; các tai nạn liên quan khác đối với người lao động do làm việc trong điều kiện nặng nhọc không sử dụng bảo hộ lao động đúng cách như trong điều kiện thời tiết nắng nóng; điều kiện kho lạnh, tiếp xúc với khí độc và làm việc trong không gian hẹp.

Sức khỏe và an toàn cộng đồng. Các cộng đồng dân cư sống gần cảng cá có thể gặp rủi ro về tai nạn giao thông đường thủy, đường bộ và an ninh cảng do lượng tàu, phương tiện và người buôn bán hải sản khu vực cảng gia tăng; sạt lở bờ cảng và sụt lún đất do sóng gió mạnh.

Bên cạnh tác động tiêu cực đến chất lượng nước, đời sống thủy sinh và xói lở bờ sông do tàu cá di chuyển và neo đậu đã thảo luận ở trên, các rủi ro và tác động tiềm ẩn về MT&XH trong quá trình vận hành các khu neo đậu tránh trú bão còn liên quan đến quản lý chất thải và các vấn đề xã hội như xung đột giữa ngư dân và người dân địa phương trong thời gian neo đậu. Mức độ rủi ro và tác động tiêu cực phụ thuộc vào số lượng tàu thuyền tránh trú bão, thời gian neo đậu của chúng và điều kiện cơ sở hạ tầng hiện hữu trên bờ biển và các cộng đồng lân cận, sẽ được đánh giá cụ thể tại vị trí cụ thể trong quá trình đánh giá MT &XH của tiểu dự án.

4.3.2.2 Tác động tiêu cực liên quan đến đầu tư tiểu HP 2.2- Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh cho nuôi trồng thủy sản

82. Các hạng mục đầu tư trong tiểu HP này có thể bao gồm nâng cấp/xây dựng các khu nghiên cứu thủy sản (hồ, bể và dụng cụ), khu ương tôm cá bố mẹ nhà điều hành, cung cấp nước, điện và lồng nuôi thủy sản trên biển.

Rủi ro và tác động chính trong giai đoạn tiền thi công

83. Công tác xây dựng tiểu HP cũng tạo ra các rủi ro MT&XH tương tự trong giai đoạn tiền thi công và thi công chung của tiểu HP 4.3.2.1 dã thảo luận trên. Các hoạt động thi công diễn ra trong phạm vi hiên hữu của các Viện Nghiên cứu đã lựa chọn với sự đầu tư quy mô nhỏ hoặc trung bình cho mục đích nghiên cứu và thử nghiệm. Tác động và rủi ro trong giai đoạn tiền thi công và thi công được xem là thấp đến trung bình ngắn hạn và có thể quản lý.

Rủi ro và tác động chính trong giai đoạn vận hành các Trung tâm nghiên cứu thủy sản

55

Page 56: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

84. Hoạt dộng của Trung tâm nghiên cứu thủy sản và trại giống có thể đe dọa đa dạng sinh học vì các loài ngoại lai và giống thủy sản biến đổi gien có thể thoát ra ngoài môi trường tự nhiên. Các giống loài này khi ra môi trường sẽ tương tác với các loài hoang dã có thể tạo nên sự mất cân bằng hệ sinh thái hiện hữu; gây mất đa dạng sinh học loài; mất đa dạng sinh học di truyền của quần thể hoang dã; giảm khả năng sinh sản của số loài hoang dã do lai giống với các giống loài biến đổi gen và kết quả là truyền bệnh hoặc lây lan dịch bệnh cho các loài thủy sản khác. Sự nhân rộng giống có kiểu gien ngoại lai là mối quan tâm đáng kể liên quan đến đa dang sinh học loài và gien.

85. Bên cạnh đó, nguồn nước tiếp nhận có thể bị ô nhiễm do xả thải nước thải trực tiếp chưa qua xử lý có thể chưa hàm lượng hữu cơ cao và các dư lượng thuốc kháng sinh và hóa chất ra môi trường.

86. An toàn sức khỏe. Về mặt xã hội, rủi ro đuối nước có thể xảy ra hầu hết các hồ nuôi thử nghiệm thủy sản đặc biệt nuôi cá lồng trên biển. Công nhân và khách tham quan có thể bị đuối nước nếu họ không biết bơi và không tuân thủ quy định an toàn và mang phao cứu sinh trong suốt thời gian hoạt động trên biển.

4.3.3. Tác động tiêu cực tiềm tàng liên quan đầu tư HP 3

87. HP 3 cung cấp hỗ trợ để phát triển thủy sản bền vững với cơ sở hạ tầng thông minh tại các tỉnh tham gia dự án bao gồm (i) nâng cấp 09 cảng cá loại II và các cảng trú bão cấp tỉnh; (ii) xây dựng/nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu để sản xuất giống thủy sản tập trung; nâng cấp các khu ươm giống và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện phát triển các khu nuôi tôm nước lợ tại tỉnh tham gia dự án thông qua nâng cấp kênh mương và thực hiện nạo vét cần thiết để cải thiện cấp thoát nước.

4.3.3.1 Tác động tiêu cực liên quan đến đầu tư của Tiểu HP 3.1 – Cơ sỏ hạ tầng để cải thiện đánh bắt cá và giảm rủi ro do biến đổi khí hậu

88. Như đã nêu trong phần 2.2, tiểu HP này bao gồm nâng cấp 09 cảng cá loại II và cảng tránh trú bão tại một số tỉnh tham gia dự án. Các loại hình đầu tư tại tiểu HP này tương tự loại hình đầu tư nêu tại tiểu HP 2.1 ví dụ cảng cá và cảng trú bão. Sư khác nhau chính của hai tiểu HP này là cơ quan thực hiện và quy mô đầu tư. Tiểu HP 2.1 do Bộ NN&PTNT quản lý, trong lúc đó tiểu HP 3.1 do tỉnh quản lý. Tiểu HP 2.1 sẽ liên quan đến xây dựng cảng cá cấp vùng và cấp I, trong lúc đó tiểu HP 3.1 liên quan đến đầu tư với quy mô nhỏ hơn (cảng cá cấp II).

89. Vì loại hình đầu tư tương tự nhau, loại và bản chất tác động và rủi ro của hai tiểu HP này cũng tương tự nhau đã nêu ở tiểu HP 2.1 ở trên (mô tả tại mục 4.3.2.1). Độ lớn tác động và rủi ro đươc dự báo hầu hết trung bình đến đáng kể và sẽ được đánh giá chi tiết trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án khi đó sẽ xem xét vị trí, qui mô đầu tư và mức độ nhạy cảm của khu vực tiểu dự án và khả năng quản lý của đơn vị thực hiện.

4.3.3.2 Tác động tiêu cực liên quan đến đầu tư Tiểu HP 3.2- Cơ sơ hạ tầng đế tăng cường nuôi trồng thủy sản bền vững và giảm rủi ro do biến đổi khí hậu

56

Page 57: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

90. Những hạng mục đầu tư trong tiểu HP này bao gồm: xây dựng/nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng cần thiết cho sản xuất giống thủy sản tập trung (cấp nước, thoát nước, đường giao thông nông thôn, đường tỉnh và lưới điện); nâng cấp khu ươm giống; cơ sơ hạ tầng để tạo điều kiện phát triển trang trại nuôi tôm nước lợ tập trung tại một số tỉnh tham gia dự án, ví dụ xây dựng cống nước, hồ xử lý nước thải, bờ kè kênh mương và nạo vét kênh mương để cải thiện cấp thoát nước. Đây là các cơ sở tầng kỹ thuật cơ bản nằm trong khu vực bị xâm nhập mặn đã được sử dụng hoặc được quy hoạch để nuôi trồng thủy sản, dự kiến nằm ngoài khu rừng ngập mặn đã được quy hoạch và hiện có để tăng cường nuôi trồng thủy sản bền vững đồng thời giảm tác động do biến đổi khí hậu. Do đó, rủi ro tiềm ẩn và tác động tiêu cực đến rừng ngập mặn và dịch vụ hệ sinh thái của nó được xem là thấp.

91. Tại giai đoạn này, đầu tư chi tiết là chưa được biết rõ. Dự kiến quy mô đầu tư tại tiểu HP này là từ nhỏ đến trung bình. Các hạng mục đầu tư dự kiến tại một số tỉnh bao gồm chẳng hạn nạo vét và xây dừng bờ kè kênh mương vào km dài, xây dựng đường ống cấp nước vài km dài; xây dựng trạm biến áp với điện áp thấp và vài km đường dây truyền tải điện; xây dựng một số cầu nhỏ dài chừng vài chuc m v.v.

Tác động và rủi ro chính giai đoạn tiền thi công

92. Thực hiện dự án sẽ gây rủi ro và tác động MT&XH tương tự liên quan đến vật liệu chưa nổ và thu hồi đất trong giai đoạn tiền thi công. Trong giai đoạn thi công, tác động và rủi ro chính gồm xói mòn và sụt lún đất trong khi nạo vét và quá trình xây dựng bờ kè như thảo luận ở mục 4.3.2.1 ở trên. Tác động và rủi ro trong giai đoạn tiền thi công và thi công dự báo ở mức độ trung bình, ngắn hạn và có thể quản lý.

Tác động nổi bật khác có thể thảo luận sau đây.

Tác động đến các trang trại nuôi tôm hiện có trong khu vực tiểu dự án. Chất lượng nước là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm. Một số tiểu dự án liên quan đến việc nạo vét kênh (ví dụ kênh Nhà Lê để nuôi tôm của tỉnh Nghệ An) trong đó người dân địa phương sử dụng nước kênh để nuôi tôm thâm canh. Như đã phân tích ở trên, chất lượng nước xung quanh khu vực xây dựng và hạ lưu kênh/sông có thể bị suy giảm (pH thấp, độ đục cao hoặc bị ô nhiễm chất thải nguy hại, v.v.) trong quá trình nạo vét. Việc nuôi tôm có thể bị ảnh hưởng nếu nguồn nước bị ô nhiễm. Tác động là ngắn hạn và có thể tránh được hoặc giảm thiểu bằng cách áp dụng các biện pháp thi công tốt, đồng thời tham khảo ý kiến của các hộ sử dụng nước để thống nhất về thời gian nạo vét hợp lý và thông báo cho họ về lịch trình nạo vét.

57

Page 58: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Rủi ro và tác động chính trong giai đoạn vận hành

93. Việc vận hành các cơ sở hạ tầng công cộng và các hoạt động sản xuất trại giống, trại nuôi tôm giống có thể gây ra rủi ro và tác động xấu đến môi trường và con người với quy mô khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm địa lý, địa chất, địa hình của khu vực xây dựng, môi trường xung quanh điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như năng lực quản lý, sản xuất của người điều hành và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

94. Các rủi ro môi trường và tác động bất lợi chính liên quan đến hoạt động của các cơ sở hạ tầng phát triển, sản xuất tôm giống, khu vực ương và trại nuôi tôm có thể bao gồm (i) xói mòn và bồi lắng đất; (ii) đe dọa đa dạng sinh học dưới nước; (iii) ô nhiễm tiềm tàng do quản lý chất thải và nước thải không đúng cách. Về mặt xã hội, các rủi ro tiềm tàng liên quan đến (i) sức khỏe và sự an toàn của người nuôi trồng thủy sản có thể bị ảnh hưởng do khả năng tiếp xúc với các nguy cơ vật lý, hóa học và sinh học; (ii) sức khỏe và an toàn của cộng đồng liên quan đến sự suy giảm chất lượng nguồn nước và các rủi ro vật lý; nguy cơ xung đột sử dụng nước, nhiễm mặn đất nông nghiệp lân cận; người nghèo và người DTTS có thể bị bỏ lại phía sau do đầu tư.

Nguy cơ xói mòn đất hoặc sụt lún bờ kè. Trong quá trình thi công kè, có nguy cơ xói mòn đất hoặc sụt lún nền kè kênh do mưa lớn, lũ lớn, nền yếu gây xói lở bờ kè; việc xây dựng các cơ sở hạ tầng lân cận có thể gây ra hư hỏng cho tuyến kè. Mọi sự cố hư hỏng công trình kè sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân, chất lượng nước, đời sống thủy sinh, cảnh quan môi trường, chất lượng cơ sở hạ tầng trong khu vực kè bảo vệ.

Đe doạ đa dạng sinh học thuỷ sinh. Trong trường hợp du nhập các loài ngoại lai, được lai tạo chọn lọc hoặc biến đổi gen vào các khu vực ương và trang trại nuôi tôm, hoạt động của trang trại nuôi tôm đó có thể đe dọa đến đa dạng sinh học thủy sinh của các thủy vực tiếp nhận. Nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu rủi ro tương tự như việc vận hành các trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã phân tích ở mục 4.3.2.2 ở trên.

Phát sinh nước thải. Nước thải ra từ các hệ thống nuôi trồng thủy sản thường chứa nhiều chất hữu cơ và dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, và cũng có thể chứa dư lượng hóa chất bao gồm chất bổ sung vào thức ăn và thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong các mô hình nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Các tác động có thể xảy ra bao gồm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do xả thải hoặc thông với nước tiếp nhận, hồ chứa (chẳng hạn như ao và đầm phá). Sự tích tụ các chất dinh dưỡng trong vùng nước tiếp nhận có thể góp phần gây ra hiện tượng phú dưỡng, suy giảm chất lượng nước có hại cho đời sống thủy sinh kể cả các loài thủy sản nuôi trồng. Ngoài ra, nước thải từ các trang trại nuôi tôm bị nhiễm bệnh xả vào môi trường có thể truyền bệnh sang các trang trại khác sử dụng cùng nguồn nước.

Ô nhiễm tiềm ẩn do quản lý chất thải rắn phát sinh. Bùn thải từ các trại nuôi tôm hoặc cá, chất thải sinh hoạt tại các lều bảo vệ trang trại, chất thải nguy hại như các thùng chứa thuốc trừ sâu / hóa chất nông nghiệp độc hại có thể phát sinh từ các hoạt động nuôi tôm/cá. Những chất thải này sẽ đe dọa đến môi trường và sức khỏe con người nếu chúng được quản lý không đúng cách.

Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Những người nông dân/ngư dân có liên quan nuôi trồng thủy sản có thể bị ảnh hưởng do khả năng tiếp xúc với nguồn điện khi vận hành máy bơm nước, máy quay cánh quạt và hệ thống chiếu sáng. Do đó, nguy cơ điện giật trong quá trình vận hành đặc

58

Page 59: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

biệt khi họ tiếp xúc với nước. Ngoài ra, nhiều loại hóa chất có thể được sử dụng trong hoạt động nuôi trồng thủy sản để xử lý và/hoặc kiểm soát mầm bệnh (ví dụ như vôi, clo loãng hoặc muối, phân bón và các hóa chất nông nghiệp độc hại khác). Người nuôi tôm có thể tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các bệnh sinh ra từ nước và côn trùng do tiếp xúc thường xuyên với nước (ao) và lều trại gần ao hồ nuôi tôm. Cần áp dụng hướng dẫn về phòng ngừa và kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong khu vực nuôi trồng thủy sản để ứng phó với các mối nguy vật lý, hóa học và sinh học.

Gia tăng xung đột sử dụng nước. Hoạt động nuôi trồng thủy sản có thể sử dụng một lượng nước khá lớn cho sản xuất, đồng thời thải ra chất thải gây ô nhiễm nguồn nước, dẫn đến thiếu nước cho các người sử dụng vào mục đích khác. Việc thiếu nước ngọt sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng gây ra nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng.

Nguy cơ nhiễm mặn đất. Đất nông nghiệp liền kề các đầm nuôi tôm có thể gặp rủi ro về nhiễm mặn do nước mặn của đầm nuôi tôm có thể thấm qua bờ ao ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt và quỹ đất sử dụng cho cây trồng. Các cộng đồng dân cư lân cận cũng có thể phải đối mặt với ô nhiễm nguồn nước do nuôi tôm và tiếp xúc với các bệnh phát sinh từ nước và côn trùng và nguy cơ đuối nước có thể xảy ra do mở rộng nuôi trồng thủy sản.

Tác động xã hội đối với những người dễ bị tổn thương. Người nghèo và người dân tộc thiểu số (DTTS) có thể bị tụt hậu về thu nhập do nuôi tôm theo mô hình bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh vì các mô hình này đòi hỏi kinh phí lớn, kinh nghiệm và năng lực nắm bắt công nghệ chuyển giao cao, trong khi đó người nghèo và DTTS thường thiếu các nguồn lực như vậy.

59

Page 60: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

4.3.4 Kế hoạch quản lý lao động (LMP)

95. Dự án sẽ bao gồm công nhân trực tiếp (do CPMU và PPMUs tuyển dụng trực tiếp), công nhân hợp đồng (được tuyển dụng bởi bên thứ ba như nhà thầu / nhà thầu phụ hoặc tư vấn) và công nhân nhà cung cấp chính. Dự án có thể không thu hút sự tham gia của công nhân cộng đồng, vì các công trình dự án sẽ do nhà thầu chịu trách nhiệm. Tất cả rủi ro của những lao động đó và các biện pháp giảm thiểu liên quan để giải quyết rủi ro đã được phân tích và đề xuất trong kế hoạch quản lý lao động (LMP) của dự án.

96. Trong quá trình chuẩn bị dự án/tiểu dự án, cơ quan thực hiện đã chuẩn bị LMP như một tài liệu độc lập để đưa ra cách thức quản lý công nhân dự án phù hợp với các yêu cầu của Luật quốc gia và TCMTXH của NHTG. LMP xác định các yêu cầu lao động chính và rủi ro liên quan đến dự án, và giúp Bên vay xác định các nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề lao động của dự án.

97. LMP bao gồm các điều khoản và điều kiện làm việc, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp, cũng như không phân biệt đối xử và cơ hội bình đẳng, các biện pháp để đảm bảo rằng lao động được cung cấp trên cơ sở tự nguyện, có giờ làm việc, được trả lương theo thỏa thuận và kịp thời, cũng như đảm bảo rằng an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS), đặc biệt là phụ nữ và người dân tộc được quan tâm đúng mức. Các biện pháp liên quan đến OHS nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị thương, bệnh tật hoặc các tác động liên quan đến việc tiếp xúc với các mối nguy hiểm gặp phải tại nơi làm việc hoặc trong khi làm việc. Các biện pháp OHS như vậy bao gồm cung cấp bảo hộ lao động, nâng cao nhận thức và hướng dẫn cách ngăn ngừa tai nạn tại nơi làm việc.

98. LMP đánh giá liệu có rủi ro lao động trẻ em trong lao động cộng đồng hay không và xác định và quản lý những rủi ro đó bằng cách thực hiện các bước thích hợp để khắc phục phù hợp với TCMTXH 2. LMP đưa ra chi tiết về Cơ chế khiếu nại (GRM) để lao động trực tiếp, lao động hợp đồng nêu quan ngại của họ. LMP quy định cách thức mà công nhân cộng đồng (nếu có) có thể nêu lên những bất bình liên quan đến dự án hoặc các cơ chế khiếu nại khác). LMP cũng xem xét cung cấp đào tạo thích hợp cho lao động cộng đồng, phù hợp với nhu cầu và các rủi ro và tác động tiềm tàng của dự án.

99. LMP là một tài liệu sống, được khởi tạo sớm trong quá trình chuẩn bị dự án, và được xem xét và cập nhật trong suốt quá trình phát triển và thực hiện dự án. Thông tin chi tiết về lao động dự án được cung cấp tại LMP đầy đủ của dự án.

4.4 Biện pháp giảm thiểu

100. Trước hết, chủ đầu tư dự án/tiểu dự án và các tư vấn sẽ sử dụng tiêu chí kỹ thuật nêu tại Phụ lục 2a để sàng lọc tính hợp lệ của hoạt động/tiểu dự án/dự án và phân loại rủi ro MT&XH để tránh bất cứ tác động tiêu cực MT&XH dự án không thể giảm thiểu triệt để hoặc pháp luật quốc gia, chính sách an toàn MT&XH và các Hiệp ước quốc tế không cho phép đầu tư. Tất cả hoạt động bất hợp lệ sẽ không được dự án SFDP hỗ trợ. NHTG sẽ thực hiện xem xét toàn bộ quy trình bao gồm sàng lọc MT&XH, phân loại rủi ro MT&XH và xác định các công cụ MT&XH cho mỗi hoạt động TA thực hiện trong tiểu hợp phẩn 1.2. Sàng lọc hoạt động TA theo hướng dẫn cung cấp tại phụ lục 2b.

60

Page 61: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

101. Như thảo luận ở mục 4.3 ở trên, rủi ro và tác động tiêu cực của dự án/tiểu dự án liên quan thực hiện hợp phần 1, 2 và 3 và mỗi hợp phần có hai tiểu HP. Trừ tiểu hợp phần 1.2 liên quan đến hoạt động nâng cao năng lực, năm (05) tiểu hợp phần còn lại (1.1 2.1, 2.2, 3.1 và 3.2) bao gồm công trình xây dựng với quy mô và loại hình khác nhau.

102. Như đề cập tại Mục 4.3.1.2, tiểu HP 1.2 tập trung vào hoạt động nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ để cải thiện phân tích và cập nhật cơ sở dữ liệu ngành thủy sản, năng suất, chất lượng và quản lý nuôi trồng thủy sản. Các hoạt động này có thể không gây rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH. Tuy nhiên, việc sàng lọc rủi ro và tác động và lựa chọn các công cụ an toàn nếu cần thiết cho mỗi hoạt động TA đề xuất sẽ được triển khai trong quá trình thực hiện dự án.

103. Các phần sau đây tập trung vào biện pháp giảm thiểu cho 05 tiểu HP có hoạt động xây dựng. các BPGT cung cấp để can thiệp các rủi ro và tác động tiêu cực chính trong giai đoạn tiền thi công, thi công và vận hành dự án/tiểu dự án/hoạt động. Cho rằng hầu hết rủi ro và tác động chính tiềm tàng xảy ra do hoạt động xây dựng, chuyên chở nguyên vật liệu và chất thải, có nhiều tác động tiềm tàng về môi trường vật lý, sinh học và xã hội có thể giảm thiểu thông qua một bộ biện pháp giảm thiểu chung có thể áp dụng cho hầu hết công trình xây dựng để giảm thiểu tác động tiêu cực chung như tiếng ồn, bụi, chất thải, nước thải…. các BPGT này được xác định như bộ Quy tắc thực hành môi trường và xã hội (ESCOP).

104. Tuy nhiên, có một số rủi ro và tác động tiêu cực khác mà ESCOP không bao trùm hoặc mức độ lớn yêu cầu BPGT đặc thù trong quá trình xây dựng và vận hành. Các biện pháp giảm thiểu đặc thù này sẽ được mô tả dưới các mục sau:

- Mục 4.4.1 cung cấp BPGT cho rủi ro và tác động trong giai đoạn tiền thi công của tất cả công trình xây dựng;

- Mục 4.4.2 cung cấp BPGT cho tác động và rủi ro MT&XH trong giai đoạn thi công, trong đó bao gồm BPGT cho các tác động xây dựng chung (ESCOP) và BPGT cho các tác động đặc thù vượt quá phạm vi giảm thiểu của ECOP.

- Mục 4.4.3 cung cấp BPGT cho các rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn vận hành các công trình xây dựng.

61

Page 62: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

4.4.1 BPGT cho các rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn tiền thi công

105. Nguy cơ vật liệu chưa nổ. Rủi ro do vật liệu chưa nổ (UXO) có thể khác nhau phụ thuộc vào vị trí tiểu dự án. Mức độ rủi ro được xem là thấp đến trung bình vì hầu hết công trình sẽ được nâng cấp/ xây dựng tại khu vực của công trình hiện hữu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho công nhân và cộng đồng lân cận trong giai đoạn thi công, đánh giá rủi ro UXO sẽ được thực hiện và công tác rà phá UXO tại các công trường đề xuất yêu cầu thực hiện hoặc có giấy chứng nhận đã rà phá UXO của cơ quan chức năng trước lúc thi công. Hoạt động xây dựng sẽ không được phép khi chưa làm sạch UXO tại vị trí xây dựng đề xuất.

106. Thu hồi đất, di dời tái định cư và nhóm DTTS. Trước hết, lựa chọn vị trí và thiết kế công trình đầu tư cần xem xét giảm thu hồi đất càng nhiều càng tốt, tránh thu hồi đất dân cư đang sinh sống và xem xét các đường tiếp cận của cộng đồng đến quỹ đất và nguồn tài nguyên không liên quan đến dự án. Thứ hai, với đất thu hồi, tài sản bị ảnh hưởng và người BAH bởi đường tiếp cận vào công trình, BPGT sẽ được thực hiện tuân thủ Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) của tiểu dự án, Kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) được chuẩn bị trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án theo Khung Kế hoạch tái định cư (RPF) và Khung Chính sách DTTS (EMPF) tương ứng.

107. Tác động lên thu nhập/sinh kế. Bên cạnh sự bồi thường đất và tài sản trên đất BAH bởi dự án, các hộ/cơ sở kinh doanh/công ty có hoạt động sinh kế tiềm tàng chịu tác động nặng do mất đất sản xuất và/hoặc phương tiền/cơ hội kinh doanh, một chương trình phục hội thu nhập (IRP) cần được xây dựng để hỗ trợ các đối tượng BAH nặng đảm bảo rằng cuộc sống của họ trở lên tốt hơn hoặc bằng với cuộc sống trước khi chưa có dự án. Kế hoạch phục hồi thu nhập là phần của RAP hoặc EMDP trong trường hợp DTTS BAH.

4.4.2 BPGT cho rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn thi công

4.4.2.1 BPGT chung

108. Sàng lọc dự án ban đầu cho thấy rằng mức độ tác động tiêu cực tiềm tàng lên môi trường vật lý, sinh học và xã hội là khác nhau ở mức độ trung bình đến đáng kể và có thể giảm thiểu thông qua bộ BPGT áp dụng chung (ESCOP) cho hầu hết công trình xây dựng để giảm thiểu các tác động như ồn, bụi, rung, chất thải phát sinh, rổi loạn giao thông và an toàn cộng đồng …. Trong bối cảnh đó, một ECOP đã được phát triển mô tả các yêu cầu cụ thể để các nhà thầu thực hiện giảm thiểu các tác động rủi ro chung tiềm tàng xảy ra tại mọi công trường của tiểu dự án (xem Phụ lục 4a).

62

Page 63: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

109. Các tác động và rủi ro chung được giảm thiểu thông qua ESCOPs sẽ bao gồm các khía cạnh sau: phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, hư hỏng cây cối hoa màu, phát sinh chất thải, suy giảm chất lượng nước mặt và ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh, kiểm soát bồi lắng và thoát nước, quản lý đất đào, mỏ đất đá, quản lý giao thông, gián đoạn dịch vụ thiết yếu, phục hồi khu vực ảnh hưởng, an toàn sức khỏe công nhân và cộng đồng, truyền thông/liên lạc với cộng đồng, cơ chế xử lý phát lộ di tích văn hóa/khảo cổ và BPGT tác động tiềm tàng lên điều kiện lao động và việc làm thông qua thực hiện Kế hoạch quản lý lao động (LMP). Nhà thầu cũng sẽ yêu cầu thực hiện Quy tắc ứng xử (COC) để ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục (SEA) (sem Phụ lục 4b) và giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 (xem Phụ lục 4c). Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu yêu cầu thực hiện BPGT cho các tác động cụ thể khi vấn đề MT&XH cụ thể tại công trường phát hiện trong quá trình đánh giá MT&XH tiểu dự án.

110. Mỗi khi vị trí và thiết kế dự án/tiểu dự án/hoạt động được xác định, chủ đầu tư được yêu cầu chuẩn bị ESIA/ESMP theo hướng dẫn cung cấp tại Phụ lục 3. Hơn nữa, chủ đầu tư được yêu cầu chuẩn bị hoặc cập nhật SEF và LMP cho mỗi tiểu dự án dựa trên Khung SEF và LMP của dự án tổng thể đã được phê duyệt. Các tài liệu MT&XH này sẽ được trình NHTG xem xét và thông qua (trước hoặc sau) như đã thống nhất với NHTG. ESMP của tiểu dự án sẽ bao gồm ESCOP (phụ lục 4a) để giảm thiểu các tác động rủi ro tiềm tàng chung trong giai đoạn thi công. Khi hoạt động và vị trí thi công được xác định rõ ràng, yêu cầu chủ đầu tư cập nhật hoàn thiện ESCOP với sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng BAH để đảm bảo rằng ESCOP sẽ can thiệp hiệu quả tất cả tác động rủi ro MT&XH chung trong giai đoạn thi công. Bên cạnh đó, mỗi ESMP tiểu dự án sẽ bao gồm các BPGT đặc thù để giảm thiểu các tác động cụ thể ngoài phạm vi BPGT nêu trong ESCOPs trên cơ sở vị trí và vấn đề MT&XH cụ thể nêu rõ trong Mục 4.4.2.2.

111. Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu sẽ được yêu cầu chuẩn bị ESMP cho công trường (C-ESMP) cụ thể bao gồm BPGT chung nêu trong ESCOP và BPGT đặc thù, cơ chế khiếu nại (GRM) cho công nhân và người BAH (xem Mục IX) được phát triển và duy trì quan hệ mật thiết với người lao động, đồng thời tham vấn chính quyền địa phương và công động BAH, thực hiện LMP. Bên cạnh đó, kế hoach quản lý MT&XH của nhà thầu (C-ESMP) yêu cầu bao gồm Quy tắc ứng xử về ngăn ngừa và giảm thiểu lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA) (Phụ lục 4b). Để nhà thầu xây dựng tuần thủ thực hiện đầy đủ các BPGT nêu trên, ESCOP tiểu dự án hoàn hiện, BPGT đặc thù tại các công trường can thiệp vấn đề MT&XH cụ thể, Quy tắc ứng xử về ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tinh dục (COC on SEA) và LMP sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu xây dựng và hợp động xây lắp. Chủ đầu tư sẽ đồng thời đảm bảo rằng nhà thầu nhận thức đầy đủ về bổn phận và trách nhiệm của mình và chí phí thực hiện các BPGT trên như một phần của chi phí thực hiện dự án.

112. Trong giai đoạn thi công, tư vấn thiết kế và giám sát thi công (CSC) hoặc kỹ sư hiện trường hỗ trợ và giám sát chặt chẽ công việc thực hiện BPGT của nhà thầu hàng ngày tại công trường và đảm bảo rằng nhà thầu xây dựng thực hiện các hoạt động tuân thủ ESCOP, COC on SEA và giải pháp phòng chống dịch bệnh COVI-19. Chủ dự án sẽ thuê tư vấn có năng lực để thực hiện giám sát và báo cáo định kỳ về tuân thủ thưc hiện dư án, BPGT MT&XH của nhà thầu trong giai đoạn thực hiện dự án.

63

Page 64: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

113. Việc giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn thi công là cần thiết để đảm bảo công tác thực hiện đầy đủ các BPGT của nhà thầu thi công. Tuy nhiên, thông số giám sát, vị trí và thời gian thực hiện giám sát cần được thiết kế phù hợp với hoạt động dự án, vị trí công trường và cộng động tiềm tàng BAH (người sử dung nước) lân cận. ESMP sẽ xác định cụ thể nhu cầu quan trắc chất lượng môi trường bao gồm thông số, vị trí, tần suất và chi phí ước tính.

4.4.2.2 Biện pháp giảm thiểu đặc thù

a) BPGT rủi ro tác đông đặc thù giai đoạn thi công tiểu HP 1.1 – nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư vùng I tại Hải Phòng

114. Tại giai đoạn này, tác động đặc thù do đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm ngư chưa phát hiện, vì thế BPGT đề xuất nằm trong phạm vi ECOP. Tác động và BPGT để giảm thiểu tác động cụ thể tại công trường cụ thể trong giai đoạn xây dựng sẽ được xem xét thêm trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án.

b) BPGT tác động rủi ro đặc thù giai đoạn thi công tiểu HP 2.1 và 3.1- Nâng cấp cảng cá cấp vùng và cấp I và cảng cá cấp II, cảng tránh trú bão

115. Tác động rủi ro đặc thù thi công các tiểu HP này bao gồm (i) nguy cơ ô nhiễm đất và nước và tác động đến đời sống thủy sinh do quản lý và đổ thải vật liệu nạo vét không đúng cách; (ii) mất rừng phòng hộ ven biển; (iii) gián đoạn hoạt động của tàu cá và dịch vụ cập bến; (iv) nguy cơ xói mòn và sụt lún đất trong quá trình xây dựng bờ kè và nạo vét. Để giảm thiểu các tác động này, BQLDA sẽ thực hiện các BPGT sau đây:

Kiểm soát nguy cơ ô nhiễm liên quan đến hoạt động nạo vét. Đối với dự án có hoạt động nạo vét, một kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) sẽ được chuẩn bị như một phần của ESMP. DMMP bao gồm khối lượng nạo vét, đặc điểm vật lý sinh học và hóa học của vật liệu nạo vét, quy trình thủ tục nạo vét, đổ thải tạm thời và kiểm soát ô nhiễm trong giai đoạn đổ thải tạm thời, vận chuyển, kiểm soát ô nhiễm và rủi ro tại bãi đổ thải. Hướng dẫn chuẩn bị DMMP cung cấp tại Phụ lục 3e.

Giải pháp ngăn ngừa và giảm thiểu mất rừng phòng hộ ven biển. Đầu tư tiểu dự án có thể di chuyển hoặc ảnh hưởng một diện tích nào đó rừng phòng hộ ven biển (ví dụ tiểu dự án Hải Phòng và Nghệ An – xem Phụ lục 1). Trong giai đoạn xác định vị trí và thiết kế tiểu dự án, chủ dự án sẽ tìm cách tránh hoặc/ và giảm thiểu mất rừng phòng hộ ven biển. Diện tích rừng bị mất sẽ được bồi hoàn bằng cách trồng rừng thay thế tuân thủ quy định của Luật Lâm nghiệp, 2017.

Như đã chỉ ra trong phần đánh giá dự báo tác động, hiện trạng đa dạng sinh học của rừng phòng hộ tiềm tàng bị tác động là thấp. Mặc dù vậy, đối với dự án tiềm tàng tác động rừng phòng hộ ven biển, quá trình đánh giá MT&XH sẽ bao gồm đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học liên quan đến rừng phòng hộ BAH và cung cấp BPGT giảm thiểu tác động đó theo TCMTXH 6. Trong trường hợp rủi ro và tác động về đa dang sinh học phát hiện là đáng kể, chủ đầu tư sẽ xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý đa dạng sinh học và kế hoạch này nên trình NHTG xem qua trước.

64

Page 65: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Rối loạn hoạt động tàu cá và dịch vụ hậu cần cảng cá. Nâng cấp các cảng cá có thể tác động đến hoạt động của cảng cá hiện hữu. Tuy nhiên, tham vấn các bên liên quan chỉ ra rằng địa phương đã có kinh nghiệm trong việc sắp xếp hoạt động nâng cấp, nạo vét cảng đồng thời với việc duy trì hoạt động của tàu bè và vận hành cảng một cách an toàn. BPGT chính bao gồm:

- Tiến hành thi công từng phần, có hàng rào phù hợp để ngăn cách công trình với hoạt động của cảng cá phía dưới nước và trên đất liền.

- Phục hồi thích hợp các vị trí xây dựng đã hoàn thành trước khi chuyển sang phần xây dựng khác;

- Lắp đặt biển báo hiệu, cờ, đèn chiếu sáng ở khu vực di chuyển và neo đậu của tàu cá và khu vực đất liền của cảng cá để ngư dân, thương nhân và người dân địa phương nhận biết phạm vi thi công vào ban đêm;

- Trước khi thi công, chủ dự án / nhà thầu sẽ tiến hành tham vấn ý kiến các bên liên quan như cảnh sát đường thủy, ban quản lý cảng, chi cục thủy sản và người dân địa phương và phối hợp tốt với họ trong thời gian nâng cấp:

- Niêm yết công khai thông tin hạng mục thi công và cơ chế khiếu nại tại các địa điểm thi công để tiếp nhận các khiếu nại liên quan đến thực hành MT&XH và đối thoại để giải quyết các vấn đề MT&XH liên quan tại công trường kịp thời.

Nguy cơ về xói mòn và sụt lún đất trong quá trình nạo vét và xây dựng kè. BPGT tác động bao gồm:

- Chủ dự án đảm bảo tư vấn thiết kế chi tiết / nhà thầu thực hiện tư vấn, khảo sát thủy văn, địa chất công trình và hiện trạng nhà ở / công trình hiện hữu ở hai bên kênh để làm cơ sở sửa chữa và bồi thường thiệt hại do quá trình nạo vét gây ra;

- Trước khi nạo vét sẽ tiến hành gia cố bờ bao. Biện pháp thi công phải được nhà thầu xây dựng đề xuất và trình cơ quan hữu quan phê duyệt trước khi thi công.

- Ưu tiên sử dụng biện pháp thi công giảm rung chấn cho các hoạt động thi công kè và theo dõi chặt chẽ mức độ rung chấn;

- Không đặt máy móc hạng nặng và các phương tiện vận chuyển gần bờ kênh. Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát nguy cơ sụt lún đất để có phương án gia cố phù hợp;

- Niêm yết công khai thông tin tiểu dự án và GRM tại các địa điểm thi công để tiếp nhận các khiếu nại liên quan đến hoạt động MT&XH và giải quyết kịp thời các vướng mắc tại công trường.

c) BPGT tác động đặc và rủi ro đặc thù thi công tiểu HP 3.2

65

Page 66: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

116. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến chất lượng nước nuôi tôm / nuôi trồng thủy sản hiện hữu. Việc giảm chất lượng nước do hoạt động nạo vét ở một số tiểu dự án (ví dụ kênh Nhà Lê nuôi tôm của tỉnh Nghệ An) có thể ảnh hưởng đến những người sử dụng nguồn nước kênh để nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh. Các biện pháp chính để giảm thiểu tác động bao gồm: (i) chủ đầu tư / nhà thầu tiểu dự án tiến hành tham vấn có ý nghĩa với người sử dụng nước để tham khảo ý kiến của họ, đồng thời xác định mùa vụ người dân sử dụng nước kênh để nuôi tôm; (ii) tránh tác động bằng cách nạo vét kênh mương trong thời gian giao mùa (không có hoạt động nuôi tôm) (iii) nếu không thể tránh khỏi, chủ đầu tư cần thông báo cho người sử dụng nước khoảng hai tuần trước khi hoạt động nạo vét bắt đầu để họ chuẩn bị nước ao nuôi tại hồ lắng.

4.4.3 BPGT rủi ro và tác động MT&XH giai đoạn vận hành dự án

a) Tiểu HP 1.1 – Nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư vùng I tại Hải Phòng

Rủi ro ô nhiễm nguồn nước do rò rỉ nước thải và dầu từ tàu thuyền tại khu neo đậu. Các quy định phù hợp về giám sát việc xả thải của tàu / ca nô và cung cấp các phương tiện/dụng cụ thu gom và xử lý chất thải theo quy định của quốc gia là những biện pháp chính để kiểm soát thích hợp rò rỉ dầu và nước thải từ tàu. Vì sự cố tràn dầu là không thể tránh khỏi, đơn vị vận hành Trung tâm cần chuẩn bị các tàu thu hồi, hàng rào ngăn dầu và hóa chất xử lý nhằm giảm thiểu sự phát tán dầu tràn. Việc làm sạch định kỳ các chất thải trôi nổi cũng cần thiết để duy trì chất lượng nước khu vực cảng. Chủ tàu cá phải tuân thủ Hiệp định MARPOLvà các quy định quốc gia về quản lý rò rỉ dầu, cặn dầu và nước thải trên tàu trong quá trình hoạt động.

Quản lý chất thải rắn. Trên đất liền khu vực văn phòng Trung tâm và tàu kiểm ngư cần bố trí các thùng rác riêng để thu gom chất thải thải ra và xử lý theo quy định. Chất thải nguy hại phải được thu gom riêng và lưu giữ tạm thời sau đó vận chuyển và xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền được Bộ TNMT cấp phép, trong lúc đó chất thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tại các bãi chôn lấp hợp pháp của địa phương.

b) BPGT rủi ro tác động giai đoạn vận hành tiểu HP 2.1 và 3.1

117. Đầu tư chính tại hai tiểu hợp phần này gồm cảng cá cấp vùng, cấp I, cấp II và cảng tránh trú bão. Tác động rủi ro chính trong giai đoạn vận hành bao gồm (i) ô nhiễm không khí và tiếng ồn; (ii) ô nhiễm do phát sinh chất thải rắn và nước thải; (iii) an toàn sức khỏe nghề nghiệp. giải pháp chính để giảm thiểu tác động trong giai đoạn vận hành bao gồm trong thiết kế và quá trình hoạt động.

Ô nhiễm không khí và tiếng ồn. BPGT ô nhiễm không khí và tiếng ồn bao gồm nhưng không hạn chế sau đây.

- Tàu, phương tiện phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phát thải khí thải (bao gồm NOx, SOx, v.v.) và tiếng ồn;

- Sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp cho tàu và phương tiện máy móc trong cảng và nâng cấp đội phương tiện đường bộ với các loại xe tải và phương tiện ít gây ô nhiễm hơn, đồng thời sử dụng nhiên liệu thay thế và hỗn hợp nhiên liệu có thể giảm thiểu ô nhiễm;

- Tàu và phương tiện phải được bảo dưỡng thường xuyên.

66

Page 67: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

- Khuyến khích giảm thiểu tình trạng chạy không tải của động cơ trong quá trình tàu dừng đổ bóc xếp hàng hóa;

- Cần giảm thiểu phát thải VOC từ các hoạt động lưu trữ và vận chuyển nhiên liệu bằng cách lựa chọn thiết bị phù hợp.

- Tiếng ồn động cơ được giảm đáng kể theo khoảng cách. Giảm tiếng ồn bằng cách sử dụng thiết bị phát tiếng ồn thấp hoặc lắp đặt hàng rào cách âm hoặc đặt xa khu vực nhạy cảm.

- Trong trường hợp có thể khi thiết kế các công trình mới, bố trí phù hợp để giảm thiểu khoảng cách di chuyển từ các phương tiện sắp xếp và dỡ hàng đến khu vực bảo quản.

BPGT rủi ro và tác động đến chất lượng nước và đời sống thủy sinh do phát sinh chất thải. BPGT được thực hiện tại cảng và/hoặc trên tàu cá.

- Trong khu vực đất cảng, đơn vị khai thác cảng phải cung cấp các dịch vụ thu gom, lưu giữ, vận chuyển và / hoặc xử lý chất thải rắn, đồng thời cung cấp các phương tiện đủ công suất và chủng loại phù hợp để thu gom và xử lý với các loại nước thải khác nhau thải ra khu vực hậu cần cảng cá và tàu cá theo quy định của quốc gia.

- Đặc biệt nước mưa chảy tràn đi qua các khu vực có nguy cơ rỏ rỉ luyn dầu hoặc các vật liệu nguy hại khác như các vị trí tiếp nhiên liệu hoặc trung chuyển nhiên liệu cần phải bố trí chảy qua bể bẫy dầu để tách cặn dầu và lắng cặn trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận.

- Hệ thống thoát nước thải và nhà máy xử lý nước thải của cảng cá phải được thiết kế để ngăn chặn sự xâm nhập của nước mặn, đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý hoạt động đúng chức năng và nước thải đầu ra luôn đạt quy chuẩn quốc gia trước khi xả vào thủy vực.

- Chủ tàu cá phải tuân thủ Hiệp định MARPOLvà các quy định quốc gia về quản lý rò rỉ dầu, cặn nhờn và nước thải trên tàu trong quá trình hoạt động. Ví dụ: chất thải dầu và nước thải nên được thu gom trong sà lan, xe cộ, hoặc hệ thống thu gom trung tâm và bể chứa; nước thải có chứa hóa chất độc hại từ quá trình vệ sinh bể chứa số lượng lớn cần được thu gom thông qua xử lý tại chỗ hoặc tại chỗ thích hợp trước khi xả; các chất không tương thích không được trộn lẫn trong hệ thống thu gom; phương pháp xử lý cần được thiết lập dựa trên các đặc tính của nước thải.

Quản lý chất thải. BPGT tác đông ô nhiễm do quản lý chất thải không đúng cách bao gồm:

Trên tàu

- Cần xây dựng một hệ thống thu gom và xử lý rác thải do tàu cá phát sinh trong quá trình hoạt động và neo đậu theo quy định của quốc gia.

- Chất thải có nguồn gốc thực phầm được chuyển đến cảng cần được quản lý theo các quy định hiện hành của địa phương nhằm bảo vệ sức khỏe con người và động vật14.

14 Các quốc gia có các yêu cầu quy định cụ thể đối với việc xử lý rác thải phục vụ thực phẩm có nguồn gốc từ các chuyến tàu quốc tế. Mục tiêu của hầu hết các quy định này là ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm qua biên giới.

67

Page 68: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

- Nghiêm cấm việc xả chất thải rắn từ tàu thuyền khi neo đậu ở cảng theo quy định của Hiệp định MARPOLvà quy định của quốc gia

Trên đất

- Các đơn vị khai thác cảng cá cần cung cấp đầy đủ các phương tiện tiếp nhận và quản lý nước thải và chất thải để đáp ứng nhu cầu của cảng và của các tàu cá lân cận mà cảng được thiết kế để phục vụ.

- Việc cung cấp các phương tiện tiếp nhận chất thải được thực hiện với sự phối hợp của chính quyền địa phương theo cam kết với Công ước MARPOL với tư cách là các quốc gia có cảng.

- Đơn vị khai thác cảng cần chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa, kiểm soát và ứng phó sự cố môi trường tại cảng trong đó các nhà cung cấp nhiên liệu cần phát triển kế hoạch để ứng phó khẩn cấp sự cố tràn nhiên liệu nhằm ngăn chặn sự phát tán rộng rãi gây nguy hại đáng kể đến môi trường tự nhiên và sức khỏe con người. Kế hoạch phòng chống và kiểm soát tràn dầu phải bao gồm các vấn đề sau:

+ Các cơ sở xử lý dầu và hóa chất được bố trí cần xem xét đến hệ thống thoát nước tự nhiên và các khu vực nhạy cảm với môi trường (ví dụ rừng ngập mặn, san hô, các dự án nuôi trồng thủy sản và bãi tắm, tạo ra khoảng cách / ngăn cách vật lý bất cứ khi nào có thể);

+ Xác định các khu vực bên trong cảng nhạy cảm với sự cố tràn dầu và vật liệu nguy hại và vị trí của bất kỳ cửa lấy nước (ví dụ: nước làm mát cho các ngành công nghiệp trên bờ);

+ Nêu rõ trách nhiệm quản lý sự cố tràn dầu, vật liệu nguy hại và các sự cố ô nhiễm khác, bao gồm cơ chế báo cáo và cảnh báo để đảm bảo mọi sự cố tràn được báo cáo kịp thời cho Ban quản lý cảng và nhân viên phụ trách để có hành động ứng phó thích hợp;

+ Bao gồm việc cung cấp các thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu chuyên dụng (ví dụ như cần ngăn chặn, thiết bị thu hồi và các tàu ứng dụng thu hồi hoặc phân tán dầu);

+ Bao gồm đào tạo nhân viên ứng phó trong việc triển khai thiết bị và thử nghiệm kế hoạch dự phòng thông qua các bài tập báo cáo và cảnh báo thường xuyên và triển khai ít thường xuyên hơn các thiết bị ứng phó sự cố chuyên dụng;

+ Bao gồm đào tạo nhân viên ứng phó về các kỹ thuật bảo vệ động vật liên quan đến sự cố tràn dầu/hóa chất.

An toàn sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng

- Quy chế quản lý cảng cá bao gồm nâng cao năng lực về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng cho Ban quản lý cảng cá, ngư dân, nhà cung cấp dịch vụ và thương nhân.

- Hệ thống vận hành và bảo dưỡng cảng cá cần có chức năng ứng phó với các tác động tiềm tàng đến sức khỏe và an toàn lao động, cộng đồng do ô nhiễm không khí, tiếng ồn, cháy, nổ, tai nạn giao thông, an ninh cảng, sập kết cấu, sạt lở, sụt lún đất do thời tiết cực đoan.

68

Page 69: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

- Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh (Sở TN&MT) thực hiện giám sát việc tuân thủ và hiệu quả bảo vệ môi trường định kỳ để đảm bảo hoạt động của cảng cá tuân thủ ESMP đã được phê duyệt.

- Quá trình đô thị hóa trong quá trình khai thác cảng cá có thể xảy ra bên cạnh việc mang lại lợi ích, đô thị hóa có thể gây ra thách thức cho cộng đồng. Chính quyền địa phương cần lưu ý các vấn đề MT&XH do đô thi hóa khu vực cảng cá mang lại trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương để nâng cao lợi thế, đồng thời ứng phó với những bất lợi thách thức.

c) BPGT rủi ro tác động giai đoạn vận hành tiểu HP 2.2 – Nâng cấp các Trung tâm nghiên cứu thủy sản

BPGT ngăn ngừa rủi ro đe dọa đến đa dạng sinh học dưới nước. Các loài ngoại lai và giống biến đổi gien có thể được nghiên cứu trong các Trung tâm thủy sản và trại giống để xuất có thể trốn thoát vào môi trường tự nhiên đe dọa đến đa dạng sinh học. BPGT để ngăn ngừa rủi ro như sau:

- Các Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và trại giống cần được lắp đặt các lưới chắn có mắt lưới đủ nhỏ để ngăn chặn sự thoát ra của các chủng loại ngoại lai và giống biến đổi gien vào hệ thống thoát nước;

- Nước thải phát sinh từ các Trung tâm và trại sản xuất giống cần được thu gom và xử lý hợp lý, khử trùng nước thải đầu ra trước khi thải ra thủy vực.

- Thiết lập kế hoạch dự phòng nếu có sự thoát ra ngoài của các loài ngoại lai và giống biến đổi gien đang nghiên cứu và thử nghiệm.

- Lắp đặt và bảo trì công trình rào chắn nước thải từ ao nuôi thử nghiệm các giống nghiên cứu;

- Khi cần thiết, hãy xem xét xử lý hóa chất nước thải ra từ trại giống (ví dụ: với clo ở nồng độ chấp nhận được cho nước tiếp nhận) để tiêu diệt ấu trùng hoặc con non thoát ra ngoài;

- Đối với hệ thống nuôi trồng thủy sản trên biển/ao nuôi (ví dụ như lồng hoặc khu vực ương), các biện pháp phòng ngừa sự trốn thoát loài ngoại lai và giống biến đổi gien phổ biến bao gồm:

+ Thường xuyên kiểm tra lồng và lỗ lưới rào chắn (ví dụ: trước khi thu hoạch đại trà và định kỳ trong quá trình nuôi)

+ Thiết kế và xây dựng lồng và ao hồ bao gồm cả việc lựa chọn lưới, để ứng phó với điều kiện thời tiết và môi trường xấu nhất có thể xảy ra trong quá trình nuôi.

+ Cung cấp các biện pháp ngăn chặn trong thời gian có bão và triều cường dâng cao quá mức.

+ Đối với nuôi lồng ở vùng nước mở, sử dụng lồng chìm có thể nhấn chìm khi có bão để giảm thiểu tác động của sóng gây hại;

+ Cung cấp đầy đủ dấu hiệu/báo hiệu hệ thống trại cá để cảnh báo hàng hải về khả năng cản trở và giảm nguy cơ va chạm;

69

Page 70: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

+ Thiết lập phương án dự phòng cho việc thu hoạch các loài thoát ra ngoài tự nhiên;

Quản lý chất thải. Mỗi trung tâm nghiên cứu cung cấp đầy đủ các phương tiện để thu gom chất thải và xử lý theo quy định của quốc gia. Chất thải nguy hại được thu gom riêng và lưu giữ tạm thời sau đó vận chuyển và xử lý bởi cơ quan có thẩm quyền được Bộ TN&MT cấp phép; chất thải sinh hoạt được tiêu hủy và xử lý tại các cơ sở xử lý của địa phương.

Rủi ro đuối nước. Để giảm nguy cơ đuối nước của công nhân vận hành và khách tham quan khi thử nghiệm nuôi cá trong lồng bè trên biển, các Trung tâm cần cung cấp áo phao cứu sinh cho họ và yêu cầu họ luôn mặc khi ra khơi trên biển; đảm bảo rằng nhân viên là những người có kinh nghiệm bơi lội và được đào tạo về an toàn trên biển, bao gồm cả quy trình giám sát nhân viên.

d) BPGT rủi ro tác động trong giai đoạn vận hành tiểu HP 3.2 – Trại giống, khu vực ươm giống và trang trại nuôi tôm tập trung

118. BPGT chính để tránh và giàm thiểu tác động trong vận hành trại giống, khu ươm và nuôi tôm thương phẩm sẽ bao gồm trong thiết kế và công tác vận hành.

Để phòng ngừa nguy cơ xói mòn và sụt lún bờ kè, các giải pháp sau đây cần xem xét.

- Thiết kế chi tiết cho kè bao gồm khảo sát địa chất, thủy văn để đảm bảo tính bền vững và ổn định của kè;

- Độ dốc thích hợp của kè trong quá trình thiết kế sẽ được xem xét dựa trên loại đất, trong khi các biện pháp mềm hoặc cứng sau đó phải được thực hiện dựa trên điều kiện cụ thể của địa điểm xây dựng kè.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát nguy cơ xói mòn, sụt lún đất để có phương án gia cố phù hợp.

Đe dọa thủy sinh. Trong trường hợp ươm và nuôi các loài ngoại lai hoặc giống thủy sản biến đối gien, các giải pháp sau đây là ví dụ đế áp dụng ngăn ngừa sự trốn thoát các giống loài trên vào nguồn nước để bảo vệ đa dạng sinh học dưới nước.

- Lắp đặt và duy trì các lưới chắn có mắt lưới đủ nhỏ để ngăn chặn sự xâm nhập và thoát ra ngoài của các loài thủy sản nghiên cứu vào các kênh thoát nước nối từ ao sản xuất với ao lắng cũng như đường nối từ ao lắng với nguồn nước tiếp nhận.

- Lắp đặt các dụng cụ ngăn cá;

- Lắp đặt và bảo trì lọc sỏi trên các công trình xả thải của ao;

- Khi cần thiết, hãy xem xét xử lý hóa chất nước thải ra từ trại giống (ví dụ: với clo ở nồng độ chấp nhận được cho nước tiếp nhận) để tiêu diệt ấu trùng hoặc con non thoát ra ngoài;

- Xem xét thủy văn của khu vực khi thiết kế hệ thống ao nuôi và đảm bảo rằng các bờ ao đủ cao để chứa nước trong ao và ngăn chặn sự thoát ra của các loài trong thời kỳ mưa lớn và lũ lụt tiềm ẩn;

- Thiết lập kế hoạch dự phòng nếu có sự thoát ra của các loài đang được nuôi trồng ngoài tự nhiên;

70

Page 71: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Quản lý nước thải. Một loạt các biện pháp có thể được thực hiện trong các hệ thống ao nuôi để (i) giảm lượng ô nhiễm của nước thải đầu ra; (ii) ngăn nước thải từ ao vào các vùng nước xung quanh; và (iii) xử lý nước thải đầu ra trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận để giảm mức độ ô nhiễm. Các biện pháp sau đây từ “Hướng dẫn an toàn sức khỏe môi trường và xã hội (ESHS) về Nuôi trồng Thủy sản” có thể được áp dụng để giải quyết ô nhiễm do nước thải nuôi trồng thủy sản gây ra.

Thức ăn

- Đảm bảo rằng thức ăn viên có lượng “mịn” hoặc bụi thức ăn tối thiểu. Thức ăn dạng mịn không được sử dụng vì nó sẽ gia tăng một lượng dinh dưỡng hòa tan trong nước;

- Kích thước thức ăn viên phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm/cá (ví dụ: nên cho thức ăn viên nhỏ hơn cho cá bột hoặc cá con để giảm tỷ lệ thức ăn không được sử dụng);

- Thường xuyên theo dõi khả năng tiêu thụ thức ăn để xác định liệu lượng thức ăn đưa vào hồ có được tôm/cá ăn hết không để điều chỉnh tỷ lệ cho ăn cho phù hợp. Thức ăn có thể bị lãng phí do cho ăn quá nhiều hoặc cho ăn không đúng thời điểm trong ngày;

- Nếu khả thi, sử dụng thức ăn viên dạng viên nổi hoặc dạng đùn vì chúng có thể quan sát được trong thời gian cho ăn;

- Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng mát và lý tưởng nhất là không quá 30 ngày để tránh giảm hàm lượng vitamin trong thức ăn. Thức ăn bị mốc không bao giờ được sử dụng vì nó có thể gây bệnh cho tôm/cá.

- Rải đều thức ăn trong toàn bộ hệ thống nuôi, đảm bảo rằng càng nhiều vật nuôi tiếp cận được thức ăn càng tốt. Một số loài có tính cạnh tranh nơi cư trú cao, và thức ăn thừa làm tăng thêm chất dinh dưỡng hòa tan trong nước gây ô nhiễm.

- Cho ăn nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi vật nuôi còn nhỏ, cho phép tiếp cận thức ăn tốt hơn, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt hơn và ít chất thải hơn;

- Tạm dừng cho ăn ở một khoảng thời gian thích hợp trước khi thu hoạch để loại bỏ sự hiện diện của thức ăn và / hoặc phân trong ruột của động vật;

- Trong quá trình thu hoạch, lưu giữ và khử trùng nước thải có máu của động vật để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Chất rắn lơ lững

- Tránh xả nước từ ao ra ngoài trong khi thu hoạch bằng kéo lưới vì điều này sẽ làm tăng thêm chất rắn lơ lửng trong hệ thống thoát nước thải;

- Nếu khả thi, sử dụng kỹ thuật tháo nước từng phần để làm khô các ao đã thu hoạch. 10–15 % nước ao cuối cùng sẽ chứa lượng chất dinh dưỡng hòa tan, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ cao nhất. Sau khi thu hoạch, giữ lượng nước còn lại trong ao một vài ngày trước khi xả ra ngoài, hoặc chuyển đến cơ sở xử lý riêng.

71

Page 72: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Phân bón

- Lập kế hoạch về tỷ lệ và phương thức bón phân để sử dụng tối đa và ngăn ngừa việc bón phân thừa, cần dự đoán tỷ lệ tiêu thụ;

- Tăng hiệu quả sử dụng và phân tán thông qua các biện pháp như pha loãng phân bón lỏng hoặc dung dịch phân bón dạng hạt trước khi bón. Các lựa chọn khác bao gồm sử dụng phân bón dạng bột hoặc đặt các túi phân bón dạng bột trong vùng nước nông để tạo dung dịch và phân tán;

- Cân nhắc việc sử dụng thời gian phân bón giải phóng, trong đó các hạt phủ nhựa giải phóng chất dinh dưỡng vào nước ao, với tốc độ giải phóng tương ứng với nhiệt độ nước và sự khuấy động;

- Tránh sử dụng các loại phân bón có chứa hàm lượng amoniac hoặc amoni trong nước có độ pH từ 8 trở lên để tránh tạo thành ion amoni (NH3) gây độc cho động vật thủy sinh.

- Tùy thuộc vào hệ thống (ví dụ như nuôi trồng thủy sản nước ngọt), trồng phân hữu cơ (ví dụ như cỏ tự nhiên) trong lưu vực ao sau khi thu hoạch;

- Chỉ tiến hành bón phân trong ao ở những ao tĩnh không có nước tràn ao có thể ảnh hưởng đến vùng nước hạ lưu và lân cận.

- Tiến hành bón phân cho ao nuôi hơp lý tránh hoặc giảm thiểu hậu quả của việc nước tràn có thể xảy ra do lũ lụt hoặc mưa lớn và tránh bón phân cho ao đang chảy tràn.

Hóa chất và thuốc

- Thiết kế độ sâu ao nuôi phù hợp để giảm thực vật đáy phát triển và nhu cầu sử dụng hóa chất đối với thực vật thủy sinh và giảm phân tầng nhiệt trong ao nuôi.

- Không sử dụng chất chống vón cục để xử lý lồng nuôi và ao nuôi. Các hoạt chất hóa học được sử dụng để chống Hà rất độc và ổn định cao trong môi trường nước. Làm sạch lưới bằng tay hoặc bằng máy giặt lưới.

- Các loại hóa chất nông nghiệp độc hại nêu tại Phụ lục 1 Thông tư 26/2018 / BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ NN & PTNT tuyệt đối cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản; và danh mục thuốc quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 15/2009 / BNN chỉ hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Ngăn ngừa nước thải vào hệ thống nước xung quanh

- Tái sử dụng nước từ các ao đã thu hoạch bằng cách bơm vào các ao liền kề để giúp bổ sung năng suất ban đầu của chúng, với điều kiện là mức độ BOD được kiểm soát; Quá trình này được gọi là “gieo hạt nở hoa” và đòi hỏi thời gian thu hoạch cẩn thận;

72

Page 73: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

- Xem xét thủy văn của khu vực khi thiết kế hệ thống ao nuôi và đảm bảo rằng các bờ bao ao đủ cao để chứa nước trong ao và tránh thất thoát nước thải ra trong thời kỳ lượng mưa tăng và lũ lụt tiềm ẩn.

Quy trình xử lý nước thải

- Kỹ thuật xử lý nước thải công nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bao gồm bẫy mỡ, máy tách nước hoặc tách nước dầu để tách các chất rắn nổi; cân bằng dòng chảy và tải; lắng để khử chất rắn lơ lửng bằng chất tạo lắng hoặc bể lắng; xử lý sinh học, điển hình là xử lý hiếu khí, để giảm chất hữu cơ hòa tan (BOD); loại bỏ chất dinh dưỡng sinh học để giảm nitơ và phốt pho; khử trùng bằng clo khi cần khử trùng; làm khô bùn và xử lý các tồn dư còn lại; trong một số trường hợp có thể sử dụng bùn thải đã được xử lý có chất lượng chấp nhận được để làm phân compost hoặc sử dụng như đất. Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật bổ sung có thể được yêu cầu (i) để loại bỏ các chất bổ sung thức ăn dư thừa, hóa chất, kháng sinh, v.v. có thể đi qua hệ thống xử lý nước thải và (ii) để ngăn chặn và trung hòa các mùi khó chịu. Đối với khu vực nước biển, các đơn vị vận hành hệ thống xử lý nước thải có thể phải điều chỉnh phù hợp độ mặn của nước vốn có nống độ muối tương đối cao.

Quản lý chất thải rắn .

- Cung cấp thùng rác để thu gom riêng chất thải rắn sinh hoạt với chất thải nguy hại (bao, thùng chứa hóa chất) tại các trang trại nuôi tôm. Chất thải hữu cơ có thể vận chuyển đến các bãi chôn lấp để xử lý, trong khi chất thải nguy hại có thể chuyển trả nhà sản xuất để tái sử dụng hoặc tái chế.

- Bùn thải từ ao nuôi tôm sau khi thu hoạch cần được xử lý tại bãi chôn lấp hoặc sử dụng làm nguyên liệu sản xuất phân compost phục vụ sản xuất nông nghiệp nếu có thể;

An toàn sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng

- Các biện pháp an toàn để giảm nguy cơ điện giật bao gồm: (i) chống thấm nước cho các thiết bị điện; (ii) đảm bảo rằng các cầu chì được sử dụng và có tiếp đất phù hợp (iii) đảm bảo rằng tất cả cáp còn nguyên vẹn, không thấm nước và không có kết nối; (iv) cung cấp đào tạo về cách xử lý đúng các thiết bị điện (ví dụ: máy bơm và mô tơ quay quạt nước) để tránh rủi ro đoản mạch và giật điện.

- Các biện pháp an toàn đối với cần trục nặng: (i) sử dụng thiết bị cơ khí và / hoặc tự động để tạo điều kiện cần trục nặng hơn 25 kg; (ii) thiết kế các xưởng làm việc phù hợp với từng lao động, đặc biệt nếu cá được chế biến sau thu hoạch; (iii) xây dựng các ao nuôi hình chữ nhật để thuận tiện cho việc thu hoạch. Nếu ao nuôi đủ kích thước và bờ bao rộng ít nhất 2,5 mét thì có thể dùng xe cơ giới trên bờ để kéo lưới thu hoạch tôm/cá.

- Ngoài các nguy cơ vật lý tiềm tàng nêu trên, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp và cộng đồng có thể đi kèm với các mối nguy hại hóa học và sinh học trong quá trình sản xuất nuôi trồng thủy sản. Các rủi ro có thể được ngăn ngừa thông qua việc áp dụng Kế hoạch Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPMP) cho khu vực ương tôm giống và các trang trại nuôi tôm nơi có thể sử dụng các hóa chất độc hại và kháng sinh để kiểm

73

Page 74: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

soát mầm bệnh. Trong bối cảnh này, chủ tiểu dự án sẽ được yêu cầu chuẩn bị và thực hiện IPMP với mục đích nâng cao kiến thức cho nông dân về các quy định, chính sách của Chính phủ và / hoặc hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng an toàn (ứng dụng, lưu trữ và tiêu hủy) thuốc trừ sâu và chất độc nông dược có khả năng được nông dân sử dụng cũng như thúc đẩy việc áp dụng thực hành IPM 15. Hướng dẫn chuẩn bị IPMP được trình bày trong Phụ lục 3f.

Các biện pháp ứng phó với xung đột sử dụng nước. Xung đột sử dụng nước có thể xảy ra giữa những người sử dụng chung nguồn nước cho nhiều loại hoạt động sản xuất khác nhau như ruộng lúa, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối ăn và các cây trồng khác. Để giảm thiểu các tác động tiềm tàng đối với xung đột sử dụng nước, trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án, một kế hoạch cụ thể sẽ được chuẩn bị và hoàn thiện với sự tham vấn của cộng đồng địa phương để đảm bảo rằng việc thiết kế và vận hành hệ thống tưới, tiêu và cống được chính quyền và cộng đồng địa phương chấp nhận.

BPGT rủi ro mặn hóa đất nông nghiệp lân cận. Để giảm thiểu rủi ro này, các BPGT cần xem xét sau đây:

- Đảm bảo kè xung quanh hệ thống ao đầm nuôi tôm/cá nước lợ đủ cao để tách biệt giữa khu vực sản nông nghiệp khác với khu nuôi trồng thủy sản;

- Đảm bảo rằng các nguồn nước mặn/lợ được xử lý và thải bỏ một cách thích hợp (ví dụ thông qua sử dụng các kênh xả) cho các nguồn nước tiếp nhận;

- Đảm bảo rằng việc tham vấn thích hợp sẽ được tổ chức ở cấp cộng đồng trong quá trình chuẩn bị tiểu dự án để tránh xung đột lợi ích khi đất nông nghiệp được chuyển sang sản xuất nuôi trồng thủy sản

Các biện pháp đảm bảo quyền lợi của những người dễ bị tổn thương . Các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh đòi hỏi kinh phí lớn, kinh nghiệm và năng lực tốt để nắm bắt công nghệ cao được chuyển giao, trong khi người nghèo và DTTS thường thiếu nguồn lực đó. Bởi vậy các mô hình nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm sinh thái trong rừng ngập mặn hoặc mô hình tôm-lúa, cá – lúa kết hợp khi có quỹ đất dự án cần phát triển để hỗ trợ người nghèo và người DTTS tiếp cận và áp dụng các mô hình thành công vào hoạt động sinh kế. Ngoài ra, người nghèo và DTTS có khả năng bị tụt hậu trong trường hợp họ không có đất nuôi trồng thủy sản hoặc chỉ có một diện tích đất rất nhỏ trong vùng quy hoạch nuôi tôm. Trong bối cảnh đó, các dự án / tiểu dự án cần hỗ trợ nâng cao năng lực nuôi tôm cho họ, đồng thời thành lập hợp tác xã nuôi tôm để họ có thể tham gia và chia sẻ lợi ích thu được từ đầu tư dự án.

15 IPM đề cập đến sự kết hợp của các hoạt động kiểm soát dịch hại dựa trên sinh thái, do nông dân điều khiển nhằm giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp. Nó liên quan đến (a) quản lý (giữ chúng dưới mức gây thiệt hại kinh tế) thay vì tìm cách loại bỏ chúng; (b) dựa vào các biện pháp phi hóa học để giữ cho quần thể dịch hại ở mức thấp nhất có thể; và (c) lựa chọn và sử dụng thuốc trừ sâu khi phải sử dụng, theo cách giảm thiểu các tác động có hại đến sinh vật có ích, con người và môi trường.

74

Page 75: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

V. THỦ TỤC XEM XÉT, PHÊ DUYỆT VÀ THỰC HIỆN CÔNG CỤ MT&XH CÁC TIỂU DỰ ÁN

75

Page 76: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

5.1 Mục tiêu và phương pháp tiếp cận

119. Do hoạt động dự án và tiểu dự án sẽ được xác định trong quá trình thực hiện dự án, Khung quản lý MT&XH (ESMF) đã được chuẩn bị và sẽ được áp dụng cho tất cả tiểu dự án và hoạt động đầu tư dự án. Mục tiêu của Khung ESMF là đảm bảo rằng các tiểu dự án và hoạt động do dự án hỗ trợ tài chính sẽ không tạo ra các tác động tiêu cực lên môi trường địa phương và cộng đồng dân cư, đồng thời các tác động tàn dư và/hoặc tác đông không tránh được sẽ được giảm thiểu đầy đủ phù hợp với chính sách MT&XH của NHTG.

120. Trong quá trình thực hiện dự án, các tiểu dự án/hoạt động xác định và hỗ trợ kỹ thuật sẽ được sàng lọc các vấn đề MT&XH, xếp loại rủi ro, TCMT&XH áp dụng. Đánh giá MT&XH và các công cụ MT&XH sẽ được chuẩn bị theo yêu cầu của ESMF tương thích với bản chất và quy mô rủi ro và tác động tiêu cực tiềm tàng của dự án và phù hợp với yêu cầu của Khung MT&XH của NHTG. Các công cụ này bao gồm nhưng không hạn chế tới ESMP, SEP, LMP, ECOP bao gồm vấn đề công nhân và sức khỏe liên quan đến lạm dụng và quấy rối tình dục (SEA). Hơn nữa, RAP và EMDP cũng sẽ được chuẩn bị phù hợp với yêu cầu của Khung tái định cư (RPF) và Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF). Điều khoản tham chiếu, kế hoạch công việc và tài liệu xác định phạm vi và kết quả của hoạt động TA sẽ được dự thảo do đó các khuyến nghị và hỗ trợ khác được cung cấp phù hợp với các TCMT&XH 1-10 trừ TCMT&XH 9. Quá trình đánh giá MT&XH (ESA) sẽ tuân thủ yêu cầu của TCMT&XH phù hợp để xác định và quản lý các rủi ro và tác động tiêu MT&XH bao gồm trực tiếp, gián tiếp, tích lủy và tác động tàn dư. Mục V cung cấp các bước chính và phạm vi của ESMF, trong lúc đó Phụ lục từ 2 đến 6 sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn.

5.2 Các bước chính

121. Quy trình thực hiện ESMF có 4 bước được chỉ ra một cách hệ thống trong Hình 5.1. Mục này mô tả tóm tắt các bước chính, trong lúc đó Phụ lục 2 đến 6 sẽ cung cung chi tiết hơn.

Bước 1: Sàng lọc tính hợp lệ và vấn đề MT&XH bao gồm xếp loại rủi ro và tác động MT&XH, xác định các TCMT&XH áp dụng và xác định yêu cầu chuẩn bị và thực hiện các công cụ/tài liệu MT&XH.

Bước 2: Chuẩn bị các tài liệu/công cụ MT&XH như đã yêu cầu bao gồm phát triển các BPGT, SEF, LMP và hoàn thiện ESCOP để đưa vào hồ sơ mời thầu thi công và hợp đồng xây dựng và thực hiện giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhà thầu. ESCOP sẽ xác định rõ các BPGT để giảm thiểu các rủi ro và tác động tiêu cực trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công bao gồm công tác quản lý nhà thầu, thủ tục giải quyết phát hiện tình cờ di sản văn hóa và áp dụng Hướng dẫn an toàn môi trường và sức khỏe (EHSG) và quy tắc thực hành ngăn ngừa lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA).

Bước 3: Thông qua các tài liệu MT&XH và công khai thông tin và Bước 4: Thực hiện, giám sát và đánh giá

76

Page 77: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

77

SPO, dưới sự hỗ trợ của tư vấn giám sát thi công (CSC) và/hoặc kỹ sư hiện trường, giám sát nhà thầu thực hiện an toàn và báo cáo kết quả định kỳ đến BQLDA và WB về tiến độ dự án, đồng thời thực hiện

công khai thông tin định kỳ

SPO chuẩn bị kế hoạch phát triển DTTS (EMDP)

theo hướng dẫn của EMPF bao gồm tham vấn cộng

đồng với DTTS và trình WB phê

duyệt và công khai thông tin

SPO chuẩn bị kế hoạch tái định cư ( RAP) theo RPF, bao gồm tham vấn

người BAH và trình WB phê duyệt và

công khai thông tin.

SPO đưa ECOP vào hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng và đảm bảo nhà thầu cam kết tuân thủ

thực hiện

Liên quan thu hồi đất, bồi thường, tái

định cư hoặc hạn chế tiếp cận tài nguyên

thiên nhiên theo định nghĩa của WB’s

TCMTXH 5

Liên quan DTTS như định nghĩa của WB’s

TCMTXH 7

Không hợp lệ Dự án sẽ không tài trợ các hoạt động đề xuất

Hoạt động nhỏ hay các công trình xây dựng tác động nhỏ và không yêu cầu

chuẩn bị EIA/EPP

SPO chuẩn bị ESIA và/hoặc ESMP (phụ lục 3, 4a,b,c, 5) bao gồm tham vấn cộng đồng và đưa ECOP (phụ

lục 4a), BPGT đặc thù cụ thể và DMMPs, IPMPs vào hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng và đảm bảo nhà

thầu cam kết tuân thủ thực hiện; trình ESMPs và ESIAs đến WB để phê duyệt và công khai thông tin.

Hợp lệ: SPO xác định tác động tiêu cực tiềm tàng (MT&XH), BPGT và/hoặc hoạt động tiếp theo sử dụng mẫu danh mục

kiểm tra, thảo luận kết quả với CQ địa phương và/hoặc cộng đồng áp dụng các tiêu chí mô tả trong Phụ lục 2a

Hoạt động và công trình có thể phát sinh rủi ro và tác động trung bình hay đáng kể theo WB’s TCMTXH 1, 2, 3, 4, 6, 8 (xem phụ lục 2a,b) và yêu cầu chuẩn bị EIA/EPP theo quy định của

Chính phủ

Thực hành an toàn tiểu dự án trong giai đoạn thực hiện dự án [Bao gồm trong danh mục tiêu cựct?]

không Có

Page 78: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống thực hiện an toàn cho tiểu dự án

[PO là chủ dự án và SPO chủ tiểu dự án]

122. Phân tích rủi ro và tác động, đánh giá tác động và chuẩn bị các công cụ/tài liệu MT&XH cho tất cả tiểu dự án do dự án tài trợ sẽ được thực hiện trong giai đoạn thực hiện dự án. Hầu hết quy mô cơ sở hạ tầng dự án đề xuất là trung bình và một số lớn hơn (quy mô cơ sở hạ tầng của 3 cảng cá cấp vùng). Việc chuẩn bị một ESIA/ESMP cho một tiểu dự án sẽ được thực hiện khi vị trí và hoạt động của tiểu dự án đó được xác định rõ ràng. Trong quá trình chuẩn bị ESIA/ESMP, cần quan tâm đúng mức đến vấn đề điều kiện lao động và việc làm (TCMTXH 2), quản lý tài nguyên thiên nhiên và phòng ngừa ô nhiễm (TCMTXH 3), an toàn sức khỏe cộng đồng (TCMTXH 4), bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên sống (TCMTXH 6), di tích văn hóa (TCMTXH 8) và huy động sự tham gia của các bên liên quan và công khai thông tin (TCMTXH 10).

123. Các hoạt động MT&XH chính được nhấn mạnh sau đây:

Đối với các tiểu dự án có quy mô xây dựng lớn hơn như đã đề cập trong tiểu HP 2.1, ESIA yêu cầu chuẩn bị, đồng thời ESMP sẽ được chuẩn bị như một phần của ESIA. Đối với các tiểu HP đầu tư có quy mô trung bình, ESMP sẽ được xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án.

Chủ dự án/ tiểu dự án sẽ đưa ESMP/ECOP đối với các tiểu HP quy mô đầu tư trung bình (Phụ lục 4a) vào hồ sơ thầu và hợp đồng xây dựng, đồng thời chủ dự án/tiểu dự án phân công nhân sự phù hợp giám sát chặt chẽ hoạt động an toàn của nhà thầu thi công.

Tác động MT&XH cụ thể của các tiểu HP (nếu có thể) và ESMP bao gồm DMMP sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng tư vấn, đồng thời chủ dự án/ tiểu dự án sẽ bố trí nhân sự giám sát chặt chẽ hoạt động an toàn của nhà thầu.

78

Page 79: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Nếu có thu hồi đất, các hạn chế sử dụng đất và tái định cư không tự nguyện xảy ra, chủ dự án/ tiểu dự án được yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) theo hướng dẫn của Khung kế hoạch tái định cư (RPF) (được cung cấp tài liệu riêng).

Nếu DTTS xác định tiềm tàng chịu tác động dự án, chủ dự án/tiểu dự án yêu cầu chuẩn bị kế hoạch phát triển DTTS (EMDP) theo hướng dẫn của Khung chính sách DTTS (EMPF) (cung cấp tại tài liệu riêng).

4 Tất cả tài liệu MT&XH (ESIAs, ESMPs, RAPs, và EMDPs) của các tiểu dự án sẽ được trình NHTG xem xét thông qua trước lúc phê duyệt và thực hiện.

Bảng 5.1. Áp dụng các phụ lục của ESMF

Phụ lục Nội dung Áp dụng

2a Biểu mẫu, danh mục sàng lọc MT&XH các tiểu dự án Tất cả tiểu dự án và hoạt động

2b Sàng lọc MT&XH và các TCMTXH áp dụng cho TA (Tiểu HP 1.2) Tất cả hoạt động TA và nâng cao năng lực

3 Hướng dẫn chuẩn bị ESIA/ESMP các tiểu án Tất cả tiểu dự án

4a Quy tắc thực hành môi trường chung (ECOPs) cho tất cả công trình xây dựng của tiểu HP 1.1, 2.1, 2.2, 3.1, 3.2 Tất cả tiểu dự án và hợp đồng xây dựng

4b Quy tắc thực hành (COC) về lạm dụng và bóc lột tình dục (SEA) Tất cả tiểu dự án và hợp đồng xây dựng

4c Giải pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID -19 và kế hoạch ứng phó khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19 Tất cả tiểu dự án

5 Danh mục cơ chế khiếu nại và khiếu kiện (GRM) và mẫu đăng ký trường hợp khiếu nại Tất cả tiểu dự án

6 Tổ chức thực hiện và báo cáo Toàn bộ dự án

79

Page 80: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

5.3 Đánh giá tác động và rủi ro MT&XH

124. Bước 1 nhằm khẳng định tính hợp lệ của tiểu dự án và/hoặc hoạt động do dự án tài trơ cũng như xác định các vấn đề MT&XH tiềm tàng và đánh giá tác động tiềm tàng của tiểu dự án/hoạt động bao gồm sự cần thiết chuẩn bị các công cụ/tài liệu MT&XH theo yêu cầu của TCMTXH 1, TCMTXH 2, TCMTXH 3, TCMTXH 4, TCMTXH 5, TCMTXH 6, TCMTXH 7, TCMTXH 8 và TCMTXH 10 (xem chi tiết tại Phụ lục 2a). Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động/tiểu dự án có trách nhiệm ký vào mẫu sàng lọc MT&XH. Chủ tiểu dự án (PPMU) có trách nhiệm về các tiểu dự án của tỉnh quản lý và CPMU của BNN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm về các tiểu dự án do trung ương quản lý (tiểu HP. 2.1) và toàn bộ quá trình thực hiện ESMF, phê duyệt, giám sát và báo cáo toàn bộ dự án. Đối với các tiểu dự án phức tạp, chủ đầu tư tiểu dự án yêu cầu tham vấn NHTG nếu cần thiết.

5.4 Chuần bị tài liệu MT&XH

125. Bước 2 này nhằm chuẩn bị các tài liệu an toàn theo các vấn đề xác định trong bước 1. Hướng dẫn chuẩn bị ESIA/ESMP bao gồm DMMP và IPMP được cung cấp tại Phụ lục 3, đồng thời các biện pháp giảm thiểu nêu trong Quy tắc thực hamfh môi trường (ECOPs), Quy tắc phòng ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA) và BPGT đặc thù (nếu có thể) và BPGT về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và kế hoạch ứng phó khẩn cấp dịch bệnh COVID-19 được cung cấp trong Phụ lục 4a, 4b và 4c tương ứng. Các hướng dẫn xây dựng RAP, EMDP được cung cấp riêng trong các tài liệu RPF và EMPF tương ứng. Chủ tiểu dự án (PPMU) sẽ có trách nhiệm chuẩn bi các công cụ MT&XH các tiểu dự án của tỉnh quản lý, trong lúc đó CPMU của BNN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị các công cụ MT&XH của các tiểu dự án do trung ương quản lý (tiểu HP. 2.1), đồng thời giám sát và xem xét các tài liệu MT&XH của toàn bộ dự án trước khi trình NHTG thông qua. Đối với các tiểu dự án phức tạp, chủ đầu tư tiểu dự án được yêu cầu tham vấn chuyên gia an toàn của NHTG nếu cần thiết.

126. Đơn vị thực hiện các tiểu dự án và hoạt động (CPMU and PPMU) đồng thời phải có trách nhiệm chuẩn bị các công cụ MT&XH (ĐTM và EPP, v,v) theo quy định của Chính phủ về đánh giá tác động môi trường 16, và trình cơ quan chức năng phê duyệt).

5.5 Xem xét, phê duyệt và công khai tài liệu/công cụ MT&XH

127. Xem xét và phê duyệt của NHTG. Trước khi phê duyệt và bắt đầu thi công tiểu dự án, tất cả tài liệu/công cụ MT&XH tiểu dự án trình đến NHTG để xem xét, phê duyệt và công khai thông tin. Đối với dự án, NHTG sẽ thực hiện xem xét trước các ESIA/ESMP của mỗi tiểu dự án cấp tỉnh và có thể thực hiện xem xét thêm sau đó khi cần thiết. Tuy nhiên, quy trình xem xét và phê duyệt này sẽ được NHTG thực hiện nhiều lần và mỗi khi năng lực quản lý MT&XH của đơn vị thực hiện dự án/tiểu dự án được xây dựng với sự hỗ trợ của tư vấn nâng cao năng lực về quản lý MT&XH, NHTG sẽ xem xét ngẫu nhiên một vài ESIA/ESMP.

16 Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 và Thông tư 25/2019/BTNMT ngày 31/12/2019 của BTN&MT

80

Page 81: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

128. Tất cả tài liệu MT&XH của tiểu dự án sẽ được công khai trên website của Bộ NN&PTNT và các tỉnh dự án, đồng thời bản sao báo cáo (file cứng) sẽ công khai tại văn phòng của CPMU và PPMU và tại công trường dự án bằng tiếng Việt. Thông báo về công khai tài liệu MT&XH dự án/tiểu dự án được công bố rộng rãi và thu thập góp ý của công chúng trong vòng 1 tháng kể từ ngày công khai thông tin. Phiên bản tiếng Anh về ESIA/ ESMP sẽ được công khai trên website của NHTG.

129. Phê duyệt của Chính phủ. NHTG yêu cầu tài liệu ĐTM hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường (EPP) chuẩn bị theo yêu cầu của Chính phủ cũng sẽ được cơ quan chức năng phê duyệt, đồng thời chủ đầu tư cung cấp báo cáo ĐTM phê duyệt bằng tiếng Việt và quyết định phê duyệt báo cáo đến NHTG để có thông tin.

5.6 Thực hiện, giám sát và báo cáo

130. Thực hiện, giám sát, báo cáo tiến trình thực hiện ESMF là một phần không tách rời của thực hiện dự án/tiểu dự án và cán bộ/chuyên gia MT&XH chủ dự án/tiểu dự án sẽ được phân công trách nhiệm thực hiện các công việc đó. Chuyên gia MT&XH của NHTG sẽ giám sát việc thực hiện MT&XH như phần nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện dự án của NHTG. Chi tiết về trách nhiệm thực hiện MT&XH được mô tả sau đây:

Giám sát thực hiện RAP và EMDP. Để đảm bảo tuân thủ TCMTXH 5 và TCMTXH 7, CPMU sẽ tuyển dụng tư vấn độc lập để giám sát thực hiện RAP và/hoặc EMDP và báo cáo kết quả đến NHTG.

Giám sát tuân thủ MT&XH hoạt động của nhà thầu thi công trong giai đoạn thi công dự án/tiểu dự án. Để đảm báo tuân thủ với luật và quy định về bảo vệ môi trường của Chính phủ cũng như yêu cầu cụ thể của TCMTXH áp dụng dự án bao gồm TCMTXH 1, TCMTXH 2, TCMTXH 3, TCMTXH 4, TCMTXH 6, TCMTXH 8 và TCMTXH 10 tại cấp tiểu dự án, PPMU và CPMU sẽ tuyển dụng tư vấn quốc gia có năng lực để thực hiện giám sát an toàn MT&XH và báo cáo kết quả giám sát hàng tháng, đồng thời bố trí tư vấn giám sát thi công (CSC) hoặc kỹ sư hiện trường chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo tuân thủ thực hiện MT&XH của nhà thầu thi công hàng ngày. Tại cấp dự án, CPMU sẽ tuyển dụng tư vấn an toàn sức khỏe môi trường và xã hội (ESHS) để giám sát định kỳ sư tuân thủ thực hiện MT&XH của nhà thầu thi công trong suốt giai đoạn thi công và báo cáo kết quả thực hiện MT&XH của dự án đến NHTG 06 tháng/lần và bất cứ lúc nào thống nhất với NHTG. CPMU đồng thời chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá thực hiện LMP và SEP bao gồm giải quyết các khiểu nại khiếu kiện của công nhân và các bên BAH do dự án và tiểu dự án (xem Mục IX).

Giám sát an toàn MT&XH trong giai đoạn vận hành dự án. Để tránh rủi ro và tác động tiêu cực MT&XH trong giai đoạn vận hành dự án, các hoạt động quản lý chất thải và chất lượng nguồn nước tại các cảng cá, bãi đổ vật liệu nạo vét và trang trại nuôi tôm, ươm giống và trại giống thủy sản cần được Bộ NN&PTNT và Sở NN&PTNT các tỉnh dự án giám sát và đánh giá liệu hoạt động dự án có đóng góp cải thiện môi trường khu vực dự án hay không. Về khía cạnh xã hội, việc giám sát an toàn xã hội tập trung vào an toàn sức khỏe nghề nghiệp của lao động, ngư dân và dịch vụ liên quan hoạt động cảng cá, đồng thời tổ chức các hội thảo trao đổi những bài học kinh nghiệm về kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý các vấn đề môi trường quan trọng, xung đột trong sử dụng nguồn nước, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản bền vững cho các bên liên quan bao gồm người nghèo và DTTS các tỉnh ven biển.

81

Page 82: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG ESMF

Giám sát chất lượng nước và mạng lưới cấp nước. Để tránh xung đột sử dụng nước và đất trong mùa mưa và mùa khô, bên cạnh các hội thảo kỹ thuật đề cập trên, tăng cường nhận thức, cơ chế tham vấn/kết nối về các vấn đề ô nhiễm nguồn nước tiềm tàng trong quá trình vận hành trang trại nuôi tôm và trại giống là cần thiết. Các hoạt động này nên được huy động sự tham gia của cán bộ môi trường của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng bảo vệ môi trường cấp tỉnh và cấp huyện; cán bộ kỹ thuật của Bộ NN&PTNT, CPMU, PPMU và tư vấn nâng cao năng lực MT&XH (bao gồm cán bộ khuyến ngư), đại diện các tổ chức phi chính phủ địa phương liên quan, hợp tác xã, Hiệp hội đoàn thể và Tổ chức Chính trị- Xã hội như MTTQVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn TNCSHCM. Như một phần của báo cáo giám sát MT&XH trình CPMU, báo cáo MT&XH của PPMU cần bao gồm kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước, đồng thời CPMU sẽ tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước vào báo cáo giám sát MT&XH chung của dự án trình NHTG.

82

Page 83: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

VI. THỂ CHẾ THỰC HIỆN

83

Page 84: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

6.1 Trách nhiệm thực hiện ESMF

131. Theo tổ chức thực hiện ESMF thảo luận tại Muc II, chủ dự án và chủ tiểu dự án là đơn vị thực hiện dự án chịu trách nhiệm thực hiện ESMF (xem Bảng 6a Phụ lục 6).

132. Tại cấp dự án, CPMU của Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo áp dụng hiệu quả ESMF cho toàn bộ hoạt động dự án, đồng thời chịu trách nhiệm về kế hoạch tổng thể và hoạt động giám sát thực hiện MT&XH bao gồm tuyển dụng tư vấn nâng cao năng lực MT&XH trong nước có năng lực (cá nhân hoặc công ty) để cung cấp đào tạo MT&XH và TA bao gồm giám sát, và báo cáo thực hiện MT&XH đến NHTG tần suất 6 tháng/lần. Trong trường hợp dự án/tiểu dự án có thu hồi đất và tái định cư, CPMU sẽ tổ chức phù hợp để giám sát thực hiện RAP tuân thủ yêu cầu của TCMTXH 5 (xem TCMTXH 5 đoạn 10 đến 25 của Khung MT&XH). CPMU đồng thời chịu trách nhiệm giám sát thực hiện và báo cáo thực hiện Kế hoạch cam kết MT&XH (ESCP) đến NHTG 6 tháng/lần.

133. Tại cấp tiểu dự án, chủ tiểu dư án (PPMU của Sở NN&PTNT và CPMU của Bộ NN&PTNT) sẽ chịu trách nhiệm tuyển dụng công ty tư vấn trong nước có năng lực để chuẩn bị tài liệu/công cụ MT&XH (RAP, EMDP, ESIA/ESMP, SEP và LMP) bao gồm hoàn thiện ECOPs, BPGT tác động đặc thù (nếu có), kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP), quy tắc thực hành ngăn ngừa kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục, bạo lực giới và bạo lực trẻ em đảm bảo NHTG thông qua và chính phủ phê duyệt các tài liệu ĐTM hoặc EPP tiểu dự án theo quy định của Chính phủ và thực hiện hiệu quả ESIA/ESMP, LMP và SEP. chủ dự án đồng thời tuyển dụng Công ty tư vấn trong nước có năng lực (gọi là tư vấn giám sát MT&XH) để hỗ trợ thực hiện ESIA/ESMP, LMP và SEP bao gồm giám sát chất lương môi trường và chuẩn bị các báo cáo giám sát MT&XH cho CPMU. Chủ tiểu dự án đảm bảo rằng thiết kế cuối cùng tiểu dự án đã đưa BPGT rủi ro và tác động MT&XH tiềm tàng vào xem xét trong suốt giai đoạn thi công và vận hành dự án và đảm bảo rằng ECOP hoàn thiện và các quy tắc thực hành kiểm soát lạm dụng, bóc lột tình dục, bạo lực giới và bạo lực trẻ em (COC on SEA), phòng và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 vào hồ sơ mời thầu và hợp động xây lắp, đồng thời đảm bảo nhà thầu nhận thức đầy đủ về bổn phận và cam kết tuân thủ thực hiện MT&XH là phần của chi phí gói thẩu.

134. Sau khi phê duyệt, chủ tiểu dự án chịu trách nhiệm đảm bảo thực hiện hiệu quả và giám sát quá trình thực hiện ESIA, ESMP, SEP, LMP, ECOP, và COC on SEA. Trước khi thi công, chủ tiểu dự án sẽ bổ nhiệm CSC hoặc/và kỹ sư hiện trường chịu trách nhiệm giám sát thực hiện MT&XH của nhà thầu thi công hàng ngày và báo cáo tiến độ thực hiện dự án bao gồm kết quả thực hiên MT&XH của nhà thầu thi công. CPMU/PPMUs sẽ làm việc chặt chẽ với Sở TN&MT tỉnh dự án trong suốt giai đoạn thực hiện tiểu dự án. CPMU đồng thời chịu trách nhiệm thực hiện tổng thể toàn bộ dự án đảm bảo rằng ECOP, BPGT tác động đặc thù và cụ thể tại công trường (nếu có), ESMP bao gồm DMMP và COC on SEA được đưa vào hồ sơ mời thầu xây lắp và hợp đồng thi công tiểu dự án và chủ tiểu dư án đảm bảo bố trí kinh phí để thực hiện hiệu quả ESMP, SEP và LMP.

6.2 Tổ chức báo cáo

135. Quá trình và kết quả thực hiện MT&XH tiểu dự án sẽ được đưa vào báo cáo tiến độ thi công dự án/tiểu dự án. PPMU với sự hỗ trợ của CSC/kỹ sư hiện trường sẽ chuẩn bi báo cáo tiến độ cấp tiểu dự án trình CPMU hàng tháng. Thêm vào đó, CSC/ kỹ sư hiện trường đảm trách giám sát các tiểu dự án do CPMU quản lý chuẩn bị báo cáo tiến độ bao gồm thực hiện MT&XH đến CPMU hàng tháng. Tại cấp dự án, CPMU sẽ chuẩn bị báo cáo giám sát MT&XT 06 tháng/lần mô tả tiến độ thực hiện dự án và tình trạng tuân thủ thực hiện ESMF và các yêu cầu khác đến NHTG. Yêu cầu báo cáo được mô tả trong Bảng 6.1 dưới đây.

84

Page 85: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

136. Báo cáo tiến độ thi công trình CPMU phải bao gồm đầy đủ thông tin về tiến độ thực hiện tiểu dự án và vấn đề MT&XH liên quan đến thực hiện ESMF. Thông tin báo cáo tiến độ bao gồm: (i) công tác chuẩn bị và công khai thông tin các tài liệu/công cụ MT&XH của tiểu dự án; (ii) tiến độ thực hiện ESMP bao gồm việc lồng ghép ECOP, COC on SEA và BPGT đặc thù cụ thể tại công trường và các yêu cầu khác của ESMP thuộc trách nhiệm của nhà thầu thi công vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng xây lắp; (iii) giám sát tuân thủ thực hiện MT&XH cùa nhà thầu, tư vấn CSC và PPMU theo ESMP, ECOP, COC on SEA, thực hiện và cập nhật ESCP và (iv) bất cứ thay đổi nào trong quá trình thực hiện MT&XH/ESMF, giải pháp và bài hoc kinh nghiệm.

Bảng 6.1. Thủ tục báo cáo

TT Đơn vị chuẩn bị báo cáo Nơi nộp báo cáo Tần suất báo cáo

1 Nhà thầu thi công đến chủ thầu PPMUs, CPMU Một lần trước lúc thi công và hàng tháng

trong quá trình thi công

2 Tư vấn giám sát thi công (CSC) PPMUs, CPMU Hàng tuần và hàng tháng

4 Giám sát cộng đồng PPMUs, CPMU Khi công cộng có khiếu nại liên quan đến MT&XH tiểu dự án;

5 PPMUs CPMU Hàng tháng

6 CPMU WB/NHTG 6 tháng/lần theo Hiệp định pháp lý của dự án bao gồm trong ESCP

6.3 Lồng ghép ESMF vào Sổ tay hoạt động dự án

137. Yêu cầu của ESMF sẽ được đưa vào Sổ tay hoạt động dự án (POM) và CPMU sẽ cung cấp đào tạo để đảm bảo rằng chủ tiểu dự án (PPMUs) hiểu rõ yêu cầu của ESMF cũng như sẽ tổ chức thực hiện và giám sát quá trình thực hiện ESMF định kỳ. Mục MT&XH trong POM sẽ tham khảo Phụ lục của ESMF khi cần thiết.

85

Page 86: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

VII. NÂNG CAO NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

86

Page 87: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

7.1. Đánh giá năng lực thể chế

138. Tại cấp trương ương, Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm điều phối dự án. TA mô tả trong tiểu HP 1.2, đầu tư cơ sở hạ tầng mô tả trong các tiểu hợp phần 1.1, 2.1 và 2.2.

139. Bộ NN&PTNT có kinh nghiệm đáng kể trong thực hiện các dự án do NHTG tài trợ bao gồm kinh nghiệm quản lý rủi ro MT&XH theo chính sách an toàn của NHTG trước đây.

140. CPMU của Bộ NN&PTNT với sự hỗ trợ của tư vấn an toàn trong nước đã thực hiện một số dự án vay vốn tổ chức quốc tế 17 trong 10 năm qua. CPMU có hai cán bộ an toàn (một MT và 01 XH). Tuy nhiên cả hai cán bộ MT&XH chưa được đào tạo về chuẩn bị các công cụ MT&XH theo TCMTXH của Khung MT&XH của NHTG. Do đó, cán bộ có thể chưa đủ khả năng để cung cấp đào tạo về thực hiện ESMF và chuẩn bị RAP và EMDP cho các PPMUs. Bởi vậy cần thiết phải có sự hỗ trợ của chuyên gia trong nước về MT&XH có năng lực tổ chức tập huấn tăng cường năng lực cho họ thông qua chương trình đào tạo với sự hỗ trợ của Chuyên gia an toàn của NHTG. Cho rằng cần một sư quan tâm đúng mức về hiểu biết Khung MT&XH và các TCMT&XH của NHTG nhằm đảm bảo nhà thầu thực hiện MT&XH hiệu quả bao gồm cung cấp dịch vụ đầy đủ liên quan đến an toàn sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng các khóa đào tạo cụ thể về khía cạnh này là cần thiết.

141. Tại cấp tỉnh, chính quyền tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Quảng Trị, Thanh Hóa đặc biệt các UBND tỉnh và Sở Ngành liên quan (Sở KH&ĐT, NN&PTNT, TN&MT, và Tài Chính) sẽ có trách nhiệm thực hiện dự án tại cấp địa phương. Tất cả 10 tỉnh tham gia dự án đã có kinh nghiệm thực hiện các dự án NHTG tài trợ. Trong 10 năm qua, mỗi PPMU (Ban quản lý các dự án nông nghiệp) đã thực hiện khoảng 4 dự án vốn vay NHTG và 02 dự án vốn tổ chức quốc tế khác như ADB và JICA. Tuy nhiên, hầu hết họ chưa cập nhật về chính sách an toàn của Khung MT&XH của NHTG và chưa có kinh nghiệm trong việc áp dụng các TCMTXH của NHTG vào chuẩn bị và thực hiện dự án/tiểu dự án. Do đó, đào tạo nâng cao năng lực về quan điểm và áp dụng Khung MT&XH và TCMTXH vào dự án Phát triển Thủy sản bền vững này (SFDP) sẽ được yêu cầu.

7.2 Đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật

142. Dự kiến đào tạo nâng cao năng lực về Khung MT&XH tập trung vào việc làm quen và hiểu về khái niệm tương xứng và quản lý thích ứng của Khung MT&XH và xây dựng Kế hoạch huy động tham gia của các bên liên quan (SEP) và Kế hoạch quản lý lao động (LMP), đặc biệt những nhân sự liên quan đến quản lý và giám sát nhà thầu về các vấn đề M& XH liên quan đến quản lý lao động, an toàn sức khỏe cộng đồng và an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSH), môi trường sống biến đổi và yêu cầu sự tham gia của các bên liên quan. Chương trình đào tạo muc tiêu tập trung vào quản lý rủi ro MT&XH đồng thời có thể giúp tăng cường sự hợp tác và điều phối liên ngành đảm bảo sự quản lý hiệu quả các cảng cá, cảng tránh trú bão, sản xuất giống tôm nước ngọt và nước lợ với chất lượng cao và sạch bệnh và nguồn nước phục vụ nuôi tôm. Kinh nghiệm cho thấy rằng với bản chất của dự án áp dụng cách tiếp cận chương trình, sẽ cần đầu vào đáng kể của tư vấn trong nước có trình độ để đào tạo tại chỗ về đánh giá rủi ro và quản lý tác động trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

17 Có 04 dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, 02 dự án do ADB tài trợ, Trong vòng 10 năm, CPMU đã chuẩn bị thành công 04 dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, bao gồm: Dự án Tài nguyên ven biển cho Phát triển Bền vững (CRSD); Dự án Chuyển giao Nông nghiệp bền vững Việt Nam (VnSAT); Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp và An toàn thực phẩm; 02 dự án do ADB tài trợ gồm Dự án Phát triển Nông nghiệp Tổng hợp cho các tỉnh miền Trung, Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp.

87

Page 88: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

143. Trong quá trình thực hiện dự án, cần cung cấp đào tạo MT&XH và TA cho đơn vị thực hiện dự án cấp trung ương và địa phương. CPMU sẽ được đào tạo về thực hiện ESMF, RPF và EMPF và khái niệm về Khung MT&XH và TCMTXH của NHTG. Thêm vào đó, CPMU và PPMU sẽ được đào tạo về quy trình thực hiện ESMF, khái niệm Khung MT&XT và TCMTXH và chuẩn bị các tài liệu MT&XH (ESMP, SEP, LMP, RAP, EMDP, hoàn thiện ECOP và COC on SEA). Trong 3 năm đầu tiên của dự án, hàng năm CPMU sẽ tổ chức ít nhất là 2 hội thảo đào tạo về an toàn (1 về môi trường và 1 về an toàn xã hội) cho các chủ tiểu dự án liên quan đến thực hiện ESMF và sự cần thiết để chuẩn bị các công cụ an toàn, đặc biệt cán bộ liên quan đến giám sát thực hiện ESMP, SEP, LMP, ECOP, RAP và EMDP. Chuyên gia an toàn NHTG sẽ tham gia các cuộc hội thảo tập huấn này càng nhiều càng tốt. Sau đó hàng năm công tác tổ chức đào tạo về kỹ thuật an toàn về các vấn đề và khía cạnh liên quan khác sẽ được thực hiện ít nhất năm/lần.

144. Các khóa đào tạo ưu tiên bao gồm nhưng không hạn chế như sau:

(i) Thực hiện ESMF và hướng dẫn chuẩn bị thực hiện và giám sát thực hiện các công cụ MT&XH tập trung vào ESMP, SEP, LMP, ECOPs/COC on SEA và GBV thiết kế cho dư án và tiểu dự án.

(ii) Đào tạo cụ thể về lập kế hoạch và thực hiện RAP, EMDP, SEP và LMP bao gồm áp dụng cơ chế khiếu nại (GRM) hiệu quả để giải quyết các thắc mắc người lao động và các bên BAH.

(iii) Đào tạo cụ thể về giám sát tuân thủ MT&XH của nhà thầu thi công bao gồm mẫu và quy trình báo cáo và kiến thức cơ bản về an toàn, sức khỏe và thực hành xây dựng tốt để giảm thiểu tác động tiềm tàng lên môi trường tự nhiên và người dân địa phương, COC on SEA và truyền thông về thủ tục khiếu nại khiếu kiện và các vấn đề xã hội khác liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVI-19 và bệnh truyền nhiễm khác như HIV/AIDS, vv.

(iv) Đào tạo về nuôi tôm bền vững tập trung vào sản xuất giống thông qua các giải pháp an toàn sinh học, nuôi tôm hữu cơ hoặc mô hình tôm – lúa hiệu quả và quy trình cấp chứng chỉ quốc tế về nuôi tôm xuất khẩu.

(v) Đào tạo về đánh bắt cá bền vững tập trung vào chống đánh bắt thủy sản IUU (Không hợp pháp, không quy định và không báo cáo) và quy hoạch ngành tổng hợp (ISP) cũng như quy hoạch và thiết kế cảng cá.

145. Nhóm đối tượng mục tiêu cụ thể tham gia các đào tạo trong giai đoạn đầu thực hiện dự án đề xuất tại Bảng 7.1.

Bảng 7.1. Đào tạo về an toàn giai đoạn đầu thực hiện dự án

TT Nội dung Nhóm đối tượng mục tiêu

1Hiểu về RPF và EMPF bao gồm hướng dẫn chuẩn bị RAP và EMDP

CPMU, PPMUs, sở TN&MT, sở Tài Chính, Sở KH &ĐT, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện

2Thực hiện, báo cáo và giám sát thực hiện ESMF; khái niệm về Khung MT&XH, TCMTXH, SEP và LMP bao gồm COC on SEA, GBV và GRM

CPMU, PPMUs, sở TN&MT, sở Tài Chính, Sở KH &ĐT, sở LĐTB&XH, cộng đồng bị ảnh hưởng

3

Chuẩn bị và giám sát thực hiện ESMP, SEP, LMP bao gồm quản lý hợp động và nâng cao năng lực bao gồm hoàn thiện ESCOP và yêu cầu của COC on SEA và GBV.

CPMU, PPMUs, các nhà thầu

4 Nâng cao kỹ năng giám sát MT&XH CPMU, PPMUs, CSC/ kỹ sư hiện trường

88

Page 89: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

các nhà thầu và tư vấn MT và chính quyền địa phương

5

Đào tạo về tuân thủ thực hiện ECOP và COC on SEA, BPGT an toàn sức khỏe nghề nghiệp, phòng và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm bao gồm COVID-19

CSC/kỹ sư hiện trường và các nhà thầu

6

Đào tạo về nuôi tôm bền vững tập trung vào sản xuất giống bằng các giải pháp an toàn sinh học, nuôi tôm hữu cơ hoặc mô hình tôm – lúa hiệu quả và quy trình cấp chứng chỉ quốc tế về nuôi tôm xuất khẩu.

Cán bộ kỹ thuật của Bộ NN&PTNT và sở NN&PTNT, cán bộ khuyến ngư và đại diện người nuôi tôm về chủ để bảo hiểm nông nghiệp và giám sát môi trường/chất lượng nước.

7

Đào tạo về đánh bắt cá bền vững tập trung vào chống đánh bắt thủy sản IUU (Không hợp pháp, không quy định và không báo cáo) và quy hoạch ngành tổng hợp (ISP) cũng như quy hoạch và thiết kế cảng cá.

Cán bộ kỹ thuật của Bô NN&PTNT và Sở NN&PTNT và Bam quản lý cảng cá, Sở TN&MT liên quan đến giám sát môi trường và chất lượng nước

7.3 Hỗ trợ kỹ thuật (TA) về nâng cao năng lực MT&XH

146. Cho rằng nhu cầu đào tạo MT&XH và năng lực hạn chế của các đơn vị TA là khác nhau, CPMU dự kiến tuyển dụng và huy động Công ty trong nước có trình độ để cung cấp đào tạo MT&XH, giám sát, báo cáo thực hiện ESMF và tuân thủ thực hiện các TCMTXH của NHTG. Nếu NHTG yêu cầu, CPMU sẽ huy động đơn vi giám sát độc lập để giám sát thực hiện RAP và EMDP các tư vấn MT&XH để hỗ trợ công tác chuẩn bị và/hoặc giám sát thực hiện MT&XH. PPMUs sẽ huy động các tư vấn MT&XH (cá nhân hoặc công ty) để hỗ trợ thực hiện ESMF, chuẩn bị các công cụ/tài liệu MT&XH và BPGT của tiểu dự án trong phạm vi trách nhiệm của tỉnh.

89

Page 90: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN ESMF 147. Kính phí thực hiện ESMF bao gồm (a) chi phí chuẩn bị các công cụ MT&XH (ESMPs, SEPs, LMPs, RAPs, EMDPs) của tiểu dự án bao gồm tham vấn chính quyền địa phương và cộng đồng; (b) chi phí giám sát và hội thảo tập huấn về MT&XH bao gồm giám sát độc lập thực hiện RAPs, EMDPs, and ESMPs/SEPs/LMPs (nếu NHTG yêu cầu); (c) chi phí tư vấn trong nước có trình độ (cá nhân hoặc công ty) để tập huấn nâng cao năng lực vè thực hiện ESMF và hiểu biết khái niệm của Khung MT&XH và TCMTXH của NHTG; (d) chi phí thực hiện ESMP, SEPs, LMPs và giám sát MT&XH; (e) Chi phí thực hiện ECOP, Quy tắc thực hành ngăn ngừa kiểm soát bạo lực giới (GBV) và bạo lực trẻ em và các BPGT đặc thù cụ thể; và (f) chi phí bồi thường. Nguồn vốn thực hiện ESMF bao gồm từ phía Chính phủ và NHTG.

148. Chi phí dự kiến cho các hạng mục công việc (a), (b) và (c) dưới đây khoảng 0,95 triệu USD phân bổ thực hiện ESMF (Bảng 8.1) và CPMU sẽ chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn này. Khoản chi phí mục (d) và (e) sẽ bao gồm trong chi phí tiểu dự án đồng thời Chính phủ (trung ương và địa phương) sẽ chi phí khoản nêu ở mục (f) nếu có thể.

Bảng 8.1 Uớc kinh phí thực hiện ESMF

Hoạt động MT&XH Ước chi phí ($) Nguồn

(a) chi phí chuẩn bị các công cụ MT&XH (ESMPs, SEPs, LMPs, RAPs, EMDPs) của tiểu dự án bao gồm tham vấn chính quyền địa phương và cộng đồng 280.000 CPMU/ tỉnh dự

án

(b) chi phí giám sát và hội thảo tập huấn về MT&XH bao gồm giám sát độc lập thực hiện RAPs, EMDPs, and ESMPs/SEPs/LMPs (nếu NHTG yêu cầu);

530.000

CPMU chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn này (c) chi phí tư vấn trong nước có trình độ (cá nhân hoặc

công ty) để tập huấn nâng cao năng lực vè thực hiện ESMF SEP, LMP, RAP, EMDP và hiểu biết khái niệm của Khung MT&XH và TCMTXH của NHTG;

140.000

90

Page 91: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

IX. CƠ CHẾ KHIẾU NẠI VÀ KHIẾU KIỆN (GRM) 149. Tuân thủ TCMTXH10, chủ dự án / tiểu dự án được yêu cầu thiết lập và thực hiện GRM để đáp ứng mối quan tâm và giải quyết các khiếu nại của các bên bị ảnh hưởng liên quan đến việc thực hiện MT&XH của dự án/tiểu dự án một cách kịp thời. GRM có thể bao gồm những điều sau đây: (a) các phương thức khác nhau, người BAH/quan tâm dự án bày tỏ quan tâm hoặc thắc mắc khiếu nại đến cơ quan/đơn vị chịu trách nhiệm giải quyết gồm gửi trực tiếp, qua điện thoại, tin nhắn văn bản, thư, email hoặc qua trang web; (b) Mở nhật ký ghi lại khiếu nại bằng văn bản và được lưu giữ như một cơ sở dữ liệu; (c) Quy trình khiếu nại công khai, đưa ra khoảng thời gian chờ xác nhận, phản hồi và giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại; và (d) Tính minh bạch về các thủ tục khiếu nại, cơ cấu quản lý và người ra quyết định; và (e) Một quy trình kháng cáo (bao gồm cả cơ quan tư pháp hiện hữu) cho người khiếu nại chưa hài lòng khi việc giải quyết khiếu nại không đạt được. Chủ dự án /chủ tiểu dự án có thể đưa ra phương án hòa giải khi người khiếu nại không hài lòng với cách giải quyết dự án. Chủ dự án / tiểu dự án sẽ thiết lập và thực hiện GRM để tiếp nhận và tạo điều kiện giải quyết các mối quan tâm và khiếu nại đó.

150. Tuy nhiên, TCMTXH 218 yêu cầu rằng, ngoài GRM yêu cầu theo TCMTXH 10, GRM sẽ được cung cấp cho tất cả người lao động trực tiếp và người lao động hợp đồng 19 nêu lên những lo ngại về nơi làm việc của họ. Công nhân dự án sẽ được thông báo về GRM tại thời điểm tuyển dụng và các biện pháp được áp dụng để bảo vệ họ khỏi bất kỳ sự trả thù nào khi sử dụng GRM. Trong bối cảnh này, Mục 9.2 dưới đây phác thảo GRM áp dụng cho công nhân dự án. Cần lưu ý rằng theo TCMTXH 2 cấm sử dụng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em dưới 14 tuổi và cũng yêu cầu áp dụng các biện pháp an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OHS) được thiết kế và thực hiện để can thiệp các vấn đề (a) xác định những nguy cơ tiềm tàng để bảo vệ người lao động, đặc biệt là những nguy cơ có thể đe dọa tính mạng; (b) cung cấp các biện pháp phòng ngừa và bảo vệ, bao gồm sửa đổi, thay thế hoặc loại bỏ các điều kiện nguy hiểm hoặc chất nguy hại; (c) đào tạo công nhân dự án và lưu trữ hồ sơ đào tạo; (d) tài liệu và báo cáo về các tai nạn, bệnh tật và sự cố nghề nghiệp; (e) phòng ngừa khẩn cấp và bố trí sẵn sàng để ứng phó với tình huống khẩn cấp; và (f) các biện pháp khắc phục hậu quả bất lợi như thương tích nghề nghiệp, tử vong, khuyết tật và bệnh tật.

151. Mục 9.1 và 9.2 dưới đây phác thảo GRM để áp dụng cho dự án/tiểu dự án tuân thủ Luật và quy định của Chính phủ và xem xét các nguyên tắc cơ bản nêu trong TCMTXH 2 và TCMTXH 10 của NHTG. Các bên BAH bởi dự án/ tiểu dự án và công nhân dự án có quyền gửi đến Ban giải quyết khiếu kiện của NHTG (GRS) theo quy trình nêu tại Mục 9.3.

9.1 Cơ chế giải quyết khiếu kiện tiểu dự án (GRM)

18 Phạm vi áp dụng ESS2 phụ thuộc vào loại quan hệ việc làm giữa chủ dự án / tiểu dự án và “công nhân dự án”, bao gồm “công nhân trực tiếp”, “công nhân hợp đồng”, “công nhân cung ứng chính”, “công nhân cộng đồng” bao gồm lao động toàn thời gian, bán thời gian, tạm thời, thời vụ và lao động nhập cư.

19 Công nhân trực tiếp được định nghĩa là những người được chủ dự án / tiểu dự án thuê hoặc tham gia trực tiếp để làm việc cụ thể trong các mối quan hệ với dự án / tiểu dự án trong khi lao động theo hợp đồng là những người được thuê hoặc tham gia thông qua bên thứ ba để thực hiện công việc liên quan đến các chức năng cốt lõi của dự án, bất kể vị trí.

91

Page 92: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

152. Trong phạm vi Khung pháp lý của Việt Nam, công dân có quyền khiếu nại và được bảo vệ. Như một phần thực hiện tổng thể của tiểu dự án, đơn vị thực hiện dự án/tiểu dự án (CPMU và PPMU) thành lập một Cơ chế khiếu nại và khiếu kiện (GRM). GRM sẽ xác định quy trình thủ tục, người trách nhiệm và thông tin liên lạc và công khai đến cộng đồng và sẽ giải quyết các khiếu nại tại cấp thấp nhất càng nhanh càng tốt. Cơ chế cung cấp Khung công việc bao gồm giải quyết các thắc mắc về vấn đề MT&XH, giải quyết kịp thời các khiếu nại và bất đồng. GRM sẽ ban hành phổ biến trước khi bắt đầu thi công dự án/tiểu dự án.

153. Trong quá trình thi công, GRM sẽ do Nhà thầu quản lý dưới sự giám sát của tư vấn giám sát thi công (CSC). Nhà thầu sẽ thông báo cho cộng đồng và các xã bị ảnh hưởng bởi tiểu dự án về GRM tại chỗ để xử lý các khiếu nại và quan ngại về tiểu dự án. Điều này sẽ được thực hiện thông qua Quy trình Tư vấn và Công bố Thông tin, theo đó Nhà thầu sẽ trao đổi thường xuyên với các cộng đồng tiềm tàng bị ảnh hưởng và các cơ quan/đơn vị quan tâm: tổ chức các cuộc họp ít nhất hàng quý, công khai thông tin hàng tháng, đăng thông báo trên các phương tiện truyền thông địa phương, đăng thông báo về các hoạt động được lên kế hoạch sắp tới, v.v.

154. Tất cả các khiếu nại và các hành động tương ứng do Nhà thầu thực hiện sẽ được ghi lại trong báo cáo giám sát an toàn MT&XH của tiểu dự án. Các khiếu nại và yêu cầu bồi thường thiệt hại có thể được nộp như sau:

Bằng lời nói: trực tiếp với CSC và / hoặc cán bộ an toàn của nhà thầu hoặc đại diện tại văn phòng tiểu dự án

Bằng văn bản: gửi bằng tay hoặc gửi đơn khiếu nại đến địa chỉ quy định

Qua điện thoại, fax, E-mail: tới CSC, cán bộ an toàn của nhà thầu hoặc đại diện của nhà thầu.

155. Khi nhận được khiếu nại, CSC, cán bộ an toàn của nhà thầu hoặc đại diện sẽ đăng ký khiếu nại vào Hồ sơ Khiếu nại và duy trì Nhật ký các sự kiện liên quan đến khiếu nại sau đó cho đến khi giải quyết xong. Ngay sau khi nhận được, đơn khiếu nại được sao thành 3 bản. Bản gốc sẽ được lưu trong Hồ sơ và 3 bản sao gửi đến cán bộ an toàn của nhà thầu, tư vấn giám sát thi công (CSC) và PPMU trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được đơn khiếu nại. Thông tin được ghi trong Nhật ký Khiếu nại bao gồm (xem biểu mẫu đề xuất trong Phụ lục 5):

Ngày và giờ khiếu nại;

Tên, địa chỉ lưu trú và địa chỉ liên lạc người khiếu nại;

Mô tả ngắn gọn các vấn đề khiếu nại;

Các hành động sẽ thực hiện để giải quyết khiếu nại, bao gồm những người liên hệ và xác định từng bước trong quy trình giải quyết khiếu nại;

Ngày và giờ liên hệ với người khiếu nại trong quá trình giải quyết;

Giải quyết cuối cùng của khiếu nại;

Ngày, giờ và cách thức thông báo kết quả giải quyết đến người khiếu nại và

Chữ ký của người khiếu nại khi khiếu nại đã được giải quyết.

92

Page 93: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

156. Các khiếu nại nhỏ sẽ được giải quyết trong vòng một tuần. Trong vòng hai tuần (và hàng tuần sau đó), một văn bản trả lời sẽ được gửi đến người khiếu nại (bằng tay, bưu điện, fax, e-mail) cho biết các thủ tục đã thực hiện và tiến độ giải quyết cho đến nay.

157. Mục tiêu chính của GRM sẽ là giải quyết vấn đề càng nhanh càng tốt bằng cách đơn giản nhất liên quan đến càng ít người càng tốt, ở mức thấp nhất có thể. Chỉ khi vấn đề không thể giải quyết ở mức độ đơn giản nhất và / hoặc trong vòng 15 ngày, các cơ quan chức năng khác mới vào cuộc. Một tình huống như vậy có thể phát sinh, ví dụ, khi yêu cầu bồi thường thiệt hại và số tiền phải trả không thể giải quyết hoặc không thể xác định được nguyên nhân của thiệt hại.

9.2 Cơ chế khiếu nại cho công nhân

158. Quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động sẽ được quản lý theo các luật và quy định liên quan của Chính phủ. Quy trình dưới đây phác thảo quy trình GRM cho công nhân dự án áp dụng cho tất cả các dự án / tiểu dự án do WB tài trợ. GRM được đưa vào hợp đồng lao động.

Quyền và nghĩa vụ của tất cả công nhân dự án được bảo vệ bởi luật pháp và quy định quốc gia.

Khi chủ hợp đồng/người sử dụng lao động vi phạm hợp đồng lao đông, công nhân / người lao động có thể thắc mắc / hoặc khiếu nại với chủ dự án / tiểu dự án thông qua các hình thức sau: nộp đơn thư khiếu nại trực tiếp, qua điện thoại, tin nhắn, thư, email hoặc qua một trang web; Người khiếu nại cần cung cấp đầy đủ thông tin khiếu nại càng nhiều càng tốt, bao gồm xác định các quy định cụ thể có khả năng bị vi phạm;

Các chủ dự án / tiểu dự án sẽ đăng ký khiếu nại / khiếu kiện (vào sổ nhật ký) và trả lời người khiếu nại bằng văn bản trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại. Chủ dự án / tiểu dự án sẽ thực hiện các hành động trong vòng 15 ngày sau khi nhận được khiếu nại / khiếu kiện và lưu trữ tất cả thông tin trong cơ sở dữ liệu GRM. Nếu cần, ủy ban giải quyết khiếu nại sẽ được thành lập để tạo điều kiện cho việc thảo luận và giải quyết khiếu nại công bằng / minh bạch. Giải pháp phải đạt được trong vòng 30 ngày sau khi nhận được đơn khiếu nại / khiếu kiện.

Nếu hai bên không thể thống nhất hoặc không thể giải quyết được khiếu nại, họ có quyền gửi khiếu nại / khiếu nại đến các cơ quan của Chính phủ chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề và tuân theo quy trình giải quyết của Chính phủ.

Chủ dự án / tiểu dự án sẽ thông báo cho NHTG về sự tuân thủ / khiếu nại thông qua báo cáo giám sát MT&XH. Tuy nhiên, đối với trường hợp nghiêm trọng, các vấn đề sẽ được thông báo NHTG trong vòng 48 giờ sau khi nhận được phản ánh / khiếu nại.

9.3 Ban giải quyết khiếu nại của NHTG (GRS)

159. Ban giải quyết khiếu nại của NHTG: Các cộng đồng và cá nhân tin rằng họ bị ảnh hưởng bất lợi bởi dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ có thể gửi khiếu nại đến Ban giải quyết khiếu nại cấp dự án hiện có hoặc Ban giải quyết khiếu nại của WB (GRS). GRS đảm bảo rằng các khiếu nại nhận được sẽ được xem xét kịp thời để giải quyết các mối quan tâm liên quan đến dự án. Các cộng đồng và cá nhân bị ảnh hưởng bởi dự án có thể gửi khiếu nại của họ lên Ban thanh tra độc lập của WB để xác định xem các tác hại có xảy ra hay có thể xảy ra do WB không tuân thủ các chính sách và thủ tục của mình. Các khiếu nại có thể được gửi bất cứ lúc nào sau khi các mối quan tâm đã được WB trực tiếp đưa ra và Ban Quản lý Ngân hàng đã có cơ hội để phản hồi. Để biết thông tin về cách gửi khiếu nại đến Ban Giải quyết Khiếu nại (GRS) của NHTG, vui lòng truy cập www.worldbank.org/grs. Để biết thông tin về cách gửi khiếu nại đến Ban Thanh tra độc lập của NHTG, vui lòng truy cập www.inspectionpanel.org.

93

Page 94: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

X. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN VỀ ESMF

94

Page 95: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

10.1. Khung huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEF)

160. Đơn vị thực hiện dự án đã chuẩn bị SEF dự án như một tài liệu riêng cho các hoạt động dự án/tiểu dự án tương thích với bản chất, quy mô dự án, rủi ro và tác động tiềm tàng và mức độ quan tâm của các bên liên quan (người BAH và người quan tâm). SEF chuẩn bị tuân thủ quy định quốc gia và TCMTXH10 nhằm để (a) xác định một chương trình huy động sự tham gia của các bên liên quan bao gồm công khai thông tin, cơ chế tham vấn cộng đồng và giải quyết khiếu nại khiếu kiện trong quá trình thực hiện và vận hành dự án; (ii) phác thảo cơ chế để các bên liên quan có thể bày tỏ quan tâm, phản hồi thông tin hoặc thắc mắc khiếu nại về dự án để giảm thiểu, giảm nhẹ các rủi ro tác động tiềm tàng lên MT&XH liên quan đến dự án đề xuất; (iii) chứng minh sự cam kết của cơ quan thực thi dự án đến sự tham gia của các bên liên quan theo quy định của dự án bao gồm xác định ưu tiên đầu tư dự án cũng như xem xét các quan tâm của các bên liên quan. Quy trình huy động sự tham gia của các bên liên quan gồm các bước sau: (i) xác định và phân tích các bên liên quan; (ii) lập kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan; (iii) công khai thông tin; (iv) tham vấn các bên liên quan; (v) giải quyết và phản hồi khiếu nại khiếu kiện và (vi) báo cáo đến các bên liên quan. Nội dung chinh của SEP bao gồm (i) đánh giá mức độ quan tâm của các bên liên quan và báo cáo về dự án; (ii) cho phép đưa các quan điểm của các bên liên quan vào thiết kế dự án và thực hành an toàn MT&XH; (iii) thúc đẩy và cung cấp phương tiện để tham gia chủ động trong suốt vòng đời dự án, đảm bảo công khai thông tin dự án phù hợp đến các bên liên quan kịp thời, dễ hiểu, tiếp cận được và bằng phương thức phù hợp; (v) trong trường hợp, các đối tượng bị bất lợi và yếu thế tiềm tàng chịu tác động do dự án, các biện pháp chuyên biệt phù hơp cần thiết có thể áp dụng để họ có thể tiếp nhận thông tin cần thiết liên quan đến các vấn đề tiềm tàng tác động đến họ.

161. Sự huy động tham gia các bên liên quan bắt đầu tại giai đoạn sớm của quá trình phát triển dự án và tiếp tục xuyên suốt vòng đời dự án và là một phần không tách rời của quá trình ra quyết định dự án và đánh giá, quản lý và giám sát rủi ro và tác động tiềm tàng do dự án.

10.2. Tham vấn ESMF

162. Mục tiêu của tham vấn là để cung cấp chủ dự án/tiểu dự án và các bên liên quan thông tin tổng thể dự án, mục tiêu, phạm vi và nội dung của ESMF, chính sách an toàn của NHTG bao gồm TCMTXH của Khung MT&XH và các chính sách an toàn khác bị kích hoạt bởi dự án bao gồm tiểu chuẩn MT&XH để sàng lọc tính hợp lệ cũng như các rủi ro và tác động tiềm tàng chung và đặc thù liên quan đến dự án. Đồng thời, tham vấn nhằm thu nhận quan điểm về dự án của các bên liên quan chính về loại hình và hạng mục đề xuất đầu tư, đồng thời xem xét các ý kiến để cải thiện ESMF.

163. Thời gian và phương pháp tham vấn. Thời gian tham vấn diễn ra từ ngày 19/5 đến 16/6/2020. Trước khi tổ chức tham vấn, tư vấn đã gửi bản thảo ESMF, LMP, SEP và RPF bằng tiếng Việt đến CPMU và PPMU các tỉnh dự án vào ngày 13/5/2020 để PMU chuyển bản thảo báo cáo đến các bên liên quan chính để xem xét trước khi tổ chức tham vấn. Các cuộc hợp tham vấn diễn ra tại các tỉnh tham gia dự án. Lãnh đạo CPMU/PPMU và sở NN&PTNT tỉnh tham gia dự án đồng chủ trì hội nghị, trong lúc tư vấn hỗ trợ thảo luận thu thập thông tin.

164. Các bên tham gia. Các bên tham gia bao gồm đại diện thành phần quan tâm và tiềm tàng chịu tác động do dự án. Trong giai đoạn này các bên tiềm tàng chịu tác động chưa được xác định đầy đủ, do đó đại diện bên bị ảnh hưởng hạn chế tại các cuộc tham vấn. Để khắc phục vấn đề này, các bên tiềm tàng chịu tác động dự án cần phải tham vấn thêm trong quá trình chuẩn bị ESIA/ESMP để thu nhận thêm ý kiến của họ và phản ảnh đầy đủ trong báo cáo ESIA/ESMP dự án.

95

Page 96: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

165. Các cuộc họp tham vấn các bên liên quan tập trung vào thảo luận bản thảo ESMF, SEP, LMP và RPF với sự tham gia rộng rãi các bên liên quan đại diện từ các đơn vị cấp tỉnh, huyện và xã tham gia dự án, cụ thể

Nhân sự MT&XH của CPMU

Đại diện phòng ban liên quan của PPMU;

Đại diện các ban ngành liên quan của sở NN&PTNT bao gồm Ban quản lý khu vực bảo tồn biển (nếu có)

Đại diện các tổ chức Chính trị- Xã hội và cơ quan chuyên môn khác (Hội LHPN tỉnh, sở TN&MT, sở LĐTB&XH và sở Du lich- Thể thao và Văn Hóa;)

Đại diện UBND các huyện và phòng NN&PTNT huyện dự kiến tham gia dự án

Đại diện các Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện dự kiến tham gia dự án.

Đại diện UBND các xã/phường dự kiến tham gia dự án;

Số lượng người tham gia tham vấn tại các tỉnh tham gia dự án nêu trong Bảng 10.1. Danh sách các cuộc tham vấn tại các tỉnh tham gia dự án và hình ảnh nêu trong Phụ lục 8.

Bảng 10.1 Thời gian và số lượng người tham gia tham vấn

TT Thành phố/tỉnh Thời gian Số lượng tham gia

Nam Nữ

1 TP Hải Phòng 19/5/2020 11 5

2 Tỉnh Thanh Hóa 21/5/2020 26 5

3 Tỉnh Nghệ An 22/5/2020 8 2

4 Tỉnh Quảng Trị 25/5/ 2020 13 2

5 Tỉnh Bình Định 02/6/2020 5 3

6 Tỉnh Khánh Hòa 03/6/2020 5 1

7 Tỉnh Ninh Thuận 04/6/ 2020 6 -

8 Tỉnh Bình Thuận 05/6/2020 4 4

9 Tỉnh Sóc Trăng 09/6/2020 11 3

10 Tỉnh Bạc Liêu 10/6/2020 7 -

11 Tỉnh Cà Mau 11/6/2020 7 -

12 Tỉnh Kiên Giang 12/6/2020 4 -

Tổng 107 25

96

Page 97: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

166. Các vấn đề chính thảo luận tại các cuộc họp tham vấn bao gồm quan điểm của các bên liên quan về loại hình và hạng mục đề xuất đầu tư, chính sách an toàn MT&XH của NHTG, tiêu chí sàng lọc tính hợp lệ dự án, các rủi ro và tác động tiềm tàng dự kiến và năng lực quản lý dự án. Tóm tắt ý kiến của các bên liên quan các tỉnh tham gia dự án nêu trong Bảng 10.2

Bảng 10.2 Tóm tắt ý kiến các bên liên quan

Chủ đề thảo luận Ý kiến/ bình luận của các bên tham gia Phản hồi của

CPMU/sở NN&PTNT Đưa vào tài liệu MT&XH dự án

Quan điểm về đầu tư dự án

Tất cả người tham gia đồng ý với đề xuất đầu tư, loại hình và hạng muc dự kiến đầu tư vì hoạt động dự án sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho người dân, đồng thời cải thiện môi trường đống góp vào phát triển KT-XH bền vững của tỉnh.

Các sở NN&PTNT các tỉnh tham gia dự án áp dụng TCMTXH của NHTG vào quá trình sàng lọc, chuẩn bị và thực hiện tiểu dự án.

Áp dung chính sách an toàn MT&XH

của NHTG (các

TCMTXH) trong giai

đoạn chuẩn bị và thực hiện

dự án.;

Tất cả người tham gia đánh giá cao quá trinh chuẩn bị dự án áp dụng chính sách an toàn của NHTG với các tiêu chí rỏ ràng để sàng lọc tính hợp lệ của các hạng mục công trình đề xuất đầu tư trong giai đoạn sớm của dự án với mục đích tránh các đề xuất đầu tư gây bất lợi/ đe dọa tiềm tàng đến môi trường tự nhiên, và sức khỏe con người. Bằng cách này sẽ giúp chủ đầu tư dự án thực hiện các phương án đầu tư thay thế đáp ứng yêu cầu của TCMTXH của NHTG đồng thời đóng góp vào phát triển KT-XH bền vững tại địa phương. Hầu hết các đại diện đến từ sở TN&MT kiến nghị chủ dự án cần tuân thủ Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/BTNMT trong quá trình chuẩn bi ĐTM/ KHBVMT đặc biệt chuẩn bị các kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) cho các hoạt động/tiểu dự án yêu cầu nạo vét theo quy mô của nó.

Khu vực bảo vệ

Đại diện sở Du lịch, Thể thao và Văn hóa tỉnh Quảng Trị bày tỏ quan tâm về hoạt động du lịch tại đảo Cồn Cỏ có thể chịu tác động trong giai đoạn xây dựng cảng tránh trú bão cấp vùng tại đây. BQL Khu vực bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ ban hành Công văn số 48/KBTB ngày 3/6/2020 đến sở NN&PTNT tỉnh và vân phòng WB cho rằng đề xuất xây dựng cảng trú bão cấp vùng tại đảo Cồn Cỏ (10 ha) về bên trái của cảng trú bão hiện hữu (nhìn từ đảo ra biển) là vi phạm phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu vực bảo tồn biển Cồn Cỏ.

Vị trí tiểu cảng trú bão đề xuất không hợp lệ để dự án đầu tư vì nó vi phạm khu vực bảo tồn biển Cồn Cỏ (theo phụ lục 2a). Đề nghị sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị làm việc với bộ NN&PTNT/CPMU để giải quyết vấn đề và báo cáo phương án thay thế đến NHTG càng sớm càng tốt.

97

Page 98: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Chủ đề thảo luận Ý kiến/ bình luận của các bên tham gia Phản hồi của

CPMU/sở NN&PTNT Đưa vào tài liệu MT&XH dự án

Các tỉnh khác cho rằng vị trí đề xuất hoạt động đầu tư nằm cách các khu bảo tồn biển hoặc các khu bảo vệ ít nhất 30 km.

Tư vấn MT giải thích thêm vì hiện nay phạm vi dự án chưa rõ, do đó yêu cầu chủ tiểu dự án/tư vấn FS sử dụng hướng dẫn tại phụ lục 2a để sàng lọc tính hợp lệ của đầu tư hoạt động/tiểu dự án trong giai đoạn chuẩn bị tiểu dự án.

Đa dạng sinh học

Thảo luận cho rằng các vị trí đề xuất đầu tư tiểu dự án nằm trong phạm vi đất quy hoạch/ cảng bến cá hiện hữu ở đó chủ yếu là môi trường sống biến đổi và đa dạng sinh học thấp. Tuy nhien có một vài ha rừng phòng hộ ven biển của TP Hải Phòng và tỉnh Nghệ An tiềm tàng tác động. Theo sở NN&PTNT TP Hải Phòng thu hồi đất để xây dựng Trung tâm nghề cá lớn (cảng cá cấp vùng) có thể tác động khoảng 9,5 ha rừng phòng hộ ven biển thiết lập để chống sạt lở đất ven biển. Trong lúc đó sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An cho rằng tiểu dự án đề xuất xây dựng có thể ảnh hưởng khoảng 0,5 ha rừng phòng hộ ven biển (0,3 ha tại kênh Nhà Lê và 0,3 ha tại cảng cá Lạch Còn)

Sở NN&PTNT TP Hải Phòng và tỉnh Nghệ An giải trình rằng vì rừng phòng hộ ven biển này là rừng trồng nên đa dạng sinh học thấp và không có hoạt động sinh kế của người dân liên quan đến rừng. Diện tích rừng mất sẽ được bồi hoàn bẳng cách trồng lại rừng nơi khác tuân thủ quy định của Luật Lâm nghiệp 2017.

Đã đưa vào ESMF.

Quản lý chất thải

Trong quá trình xây dựng cầu và đường, chủ dự án cần ngăn ngừa chất thải rắn và nước thải có xi măng và nước mưa chảy tràn trực tiếp vào các hồ tôm đang nuôi ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ nuôi tôm.

Chủ tiểu dự án/nhà thầu sẽ tham vấn các trang trại nuôi tôm và để xuất giải pháp phù hơp đẻ ngăn ngừa tác động bất lợi lên nuôi tôm.

Đã đưa vào ESMF.

Bùn nạo vét cần được quản lý tốt và thải bỏ tại vị trí quy định để tránh tác động đến các địa danh du lịch và gây khó chịu người dân.

.DMMP sẽ được chuẩn bị theo Khung hướng dẫn và trình cơ quan chức năng phê duyệt trước khi nạo vét.

Đã đưa vào ESMF.

Gián đoạn hoat động

sinh kế

Vì hoạt động tàu cá và hậu cần tại các cảng cá sẽ không thể dừng trong quá trình nâng cấp cảng cá, dự án cần làm việc chặt chẽ với ban quản lý cảng để nâng cấp cảng không gây gián đoạn hoạt động của cảng.

Chủ dự án/ nhà thầu sẽ tham vấn các bên liên quan như ban quản lý cảng cá, ngư dân dịch vụ buôn bán tại cảng để chuẩn bị kế hoạch thi công phù hợp để tránh các tác động bất lợi đến hoạt động cảng

Đã đưa vào ESMF.

Nạo vét kênh/sông tiềm tàng tác động

98

Page 99: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Chủ đề thảo luận Ý kiến/ bình luận của các bên tham gia Phản hồi của

CPMU/sở NN&PTNT Đưa vào tài liệu MT&XH dự án

tạm thời đến chất lượng nước đang sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. cá và người sử dụng

Xung đột sử dụng nguồn

nước

Tiềm tàng xung đột sử dụng nước giữa người nuôi tôm nước lợ với các sản xuất khác như lúa có thể xảy ra trong quá trình mở rộng diện tích nuôi tôm.

Chủ dự án/ nhà thầu sẽ khảo sát hiện trường và tham vấn có ý nghĩa các bên liên quan để có giải pháp phù hợp can thiệp vấn đề này.

Đã đưa vào ESMF.

Ô nhiễm nguồn nước

ngầm

Mở rộng trang trại nuôi tôm có thể dẫn đến sự kiện rằng nguồn nước ngầm bị khai thác quá mức để pha loảng nước biển trong quá trình nuôi và kết quả là suy kiệt và mặn hóa nguồn nước ngầm (tỉnh Bạc Liêu).

Vấn đề sẽ xem xét trong quá trình TA thiết kế dự án

Đã đưa vào ESMF.

Di tích văn hóa

Không có di tích văn hóa nào trong và xung quanh khu vực đề xuất đầu tư tiểu dự án. Tuy nhiên, sự hiện diện các dạng đình chùa, miếu mạo và nghĩa trang và có thể các di tích văn hóa ẩn trong lòng đất trong giai đoạn nạo vét và đào bới có thể phát hiện.

Vấn đề này sẽ xem xét trong quá trình đánh giá rủi ro và tác động tiềm tàng MT&XH tiểu dự án;

Đã đưa vào ESMF.

Thu hồi đất

Hầu hết tiểu dự án đề xuất đầu tư nằm trong khu vực đất quy hoạch cho dự án hoặc các khu vực cảng cá hiện hữu, do đó khoongcos các tác động cao do thu hồi đất gây ra.

Vấn đề này cần tham khảo Khung tái định cư (TĐC) và sẽ xem xét trong quá trình chuẩn bị kế hoạch TĐC tiểu dự án

Đã đưa vào ESMF

Các vấn đề xã hội khác

Dòng lao động nhập cư có thể gây rối loạn xã hội trong giai đoạn xây dựng tiểu dự án

Nguồn lao động dồi dào tại địa phương sẽ được ưu tiên tuyển dụng để giảm số lượng lao động nhập cư tại công trường.

Đã đưa vào LMP

Giao thông địa phương có thể rối loạn do gia tăng số lượng xe cộ phục vụ dự án. BPGT sẽ được phát

triển để can thiệp các vấn đề quan tâm trong quá trình thực hiện dự án

Việc làm của phụ nữ và các rủi ro liên quan đến bạo lực giới và lạm dụng bóc lột tình dục cùng là môi quan tâm hiện nay.

Đô tuổi lao động từ 15 – 18 tuổi tiềm tàng sử dụng hay không tại địa phương?

Cam kết không sử dụng lao động dưới 15 tuổi.

Nâng cao năng lực

Tất cả tỉnh tham gia dự án có kinh nghiệm thực hiện các dự án do NHTG tài trợ; tuy nhiên, để hiểu biết đầy đủ và áp dụng TCMTXH của NHRG cho tiểu dự

Đề nghị WB/CPMU cung cấp các khóa tập huấn cho các bên liên quan tại các tỉnh tham

Đã đưa vào ESMF

99

Page 100: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Chủ đề thảo luận Ý kiến/ bình luận của các bên tham gia Phản hồi của

CPMU/sở NN&PTNT Đưa vào tài liệu MT&XH dự án

án, hoạt động nâng cao năng lực cần cung cấp cho các bên liên quan.

gia dự án. Năng lực quản lý cảng cá tại địa phương vẫn còn yếu cần được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của Luật Thủy sản.

10.3. Công khai thông tin

167. Để tuân thủ chính sách công khai thông tin của NHTG, tất cả bản thào tài liệu MT&XH dự án (ESMF, RPF, EMPF, ESCP, SEP) tiếng Việt đã được công khai tại địa phương tham gia dự án và tại CPMU vào xx 2020. Bản tiếng Anh của tài liệu đã được công khai trên website của NHTG InfoShop vào xx 2020. Các bản thảo cuối cùng của tài liệu an toàn MT&XH dự án sẽ công khai tại địa phương và tại InfoShop của NHTG vào xx 2020.

*****

100

Page 101: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

PHỤ LỤC

Phụ lục Tiêu đề và tiêu đề phụ Trang

1a Loại hình và hạng mục đầu tư dự kiến 92

1b Thông tin ban đầu về các địa điểm đề xuất tiểu dự án 96

2a Sàng lọc E&S, Danh sách kiểm tra và Biểu mẫu cho các Tiểu dự án 105

2a.1. Tiêu chí kỹ thuật để sàng lọc tính hợp lệ và phân loại rủi ro E&S 107

2a.2. Các biểu mẫu và danh sách sàng lọc về môi trường và xã hội 109

2b Sàng lọc E&S và áp dụng ESS cho TA (tiểu HP1.2) 122

3 Hướng dẫn Chuẩn bị ESIA/ESMP cho Tiểu dự án 131

3a. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo ESIA 131

3b. Hướng dẫn về các vấn đề cụ thể 132

3c. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo ESMP 134

3d. Tham vấn và công khai thông tin 138

3e. Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) 139

3f. Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPMP) 143

3g. Hướng dẫn chuẩn bị ĐTM / EPP theo Quy định lập ĐTM của Chính phủ Việt Nam 149

4a Quy tắc thực hành môi trường chung (ECOP) cho các công trình xây dựng thuộc các tiểu HP 1.1, 2.1, 2.2, 3.1, 3.2 158

4a.1. Trách nhiệm quản lý của nhà thầu 158

4a.2. Các vấn đề E&S chính trong quá trình xây dựng công trình 159

4a.3. Khung pháp lý và quy định của Việt Nam 159

4a.4. Yêu cầu giám sát và báo cáo 161

4a.5. Các ECOP chung để xuất áp dụng trong giai đoạn thi công

4b Bộ quy tắc ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục COC on SEA)

176

101

Page 102: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục Tiêu đề và tiêu đề phụ Trang4b.1. Mục lục, Mục tiêu, Phạm vi và Định nghĩa 176

4b.2. Bối cảnh, Quy tắc ứng xử mẫu, Kế hoạch hành động, GRM, Các nhà cung cấp dịch vụ, Đầu mối GBV và SEA 177

4b.3. Các thủ tục để giải quyết GBV và VAC 182

4c Các biện pháp giảm thiểu để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh do COVID-19 186

4c.1. Các biện pháp giảm thiểu để ngăn ngừa và kiểm soát COVID-19 tại nơi làm việc

4c.2. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp về ngăn ngừa lây truyền vi rút, cách ly và cứu chữa người lao động bị nhiễm bệnh do COVID-19

5 Danh sách kiểm tra GRM và Mẫu Đăng ký Khiếu nại 190

5a. Danh sách kiểm tra GRM 191

5b. Mẫu đăng ký GRM 194

6 Tổ chức và Báo cáo 196

6a. Cơ cấu tổ chức giám sát E&S 196

6b. Báo cáo tiến độ hàng tháng của các tiểu dự án / hoạt động 198

6c. Báo cáo E&S của Dự án 199

7 Danh sách người tham gia và hình ảnh tham vấn các bên liên quan 203

102

Page 103: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 1a. Loai hình và hạng mục đầu tư đề xuất

103

Page 104: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

104

Tỉnh Loại hình đầu tư dự kiến Các hạng mục/công việc dự kiến

Hải Phòng

Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn khu vực I tại Hải phòng (huyện Thủy Nguyên) (63 ha; 7.000 – 10.000 tàu cá công suất 400 – 1,200 CV. Thiết kế cập bến 40 tấn sản phẩm/năm, cảng cấp vùng do Bộ NN&PTNT quản lý.

Bến cá; bến hậu cần; Khu vực cảng nạo vét; Nhà phân loại hải sản; Nhà điều hành San lấp mặt bằng; Đường nội bộ, Hệ thống cấp điện, cấp nước; Đường vào; Cây xanh và tường, cổng; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống phòng cháy chữa cháy Ca nô cao tốc

Nâng cấp Trung tâm Kiểm ngư khu vực 1 tại Hải Phòng (do Bộ NN&PTNT quản lý.

Mở rộng khu vực neo đậu (cầu cảng) để chứa nhiều tàu tuần tra hơn, xây dựng trung tâm hậu cần mới và giới thiệu cơ sở giám sát, kiểm tra tàu cá (VMS) mới và các thiết bị liên quan

Nâng cấp Viện nghiên cứu thủy sản số 1 (do Bộ NN&PTNT quản lý)

Nâng cấp nhà nhân giống và trại giống tôm bố mẹ và các loài thủy sản (giáp xác và nhuyễn thể)

Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu chuyên về sàng lọc mầm bệnh, phân tích di truyền và điều dưỡng cũng như mua sắm thiết bị / dụng cụ kiểm tra sinh trưởng

Quảng NinhNâng cấp trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật và thủy sản (do Bộ NN&PTNT quản lý)

Nâng cấp nhà nhân giống và trại giống tôm bố mẹ và các loài thủy sản (giáp xác và nhuyễn thể)

Nâng cấp các cơ sở nghiên cứu chuyên về sàng lọc mầm bệnh, phân tích di truyền và điều dưỡng cũng như mua sắm thiết bị / dụng cụ kiểm tra sinh trưởng

Thanh Hoa

Nâng cấp/ mở rộng cảng cá Lạch Hới (Loại I) và cảng trú tránh bão tại xã Quảng Tiến TP Sầm Sơn (700 tàu công suất 400 CV), do Bộ NN&PTNT quản lý.

Nạo vét luồng vào và khu neo đậu; Kè hai bên kênh dẫn Đường bê tông bên bờ kênh Cọc neo tàu; Hệ thống tín hiệu Nhà điều hành; Hệ thống cấp điện nước; Dụng cụ neo tàu

Nâng cấp và mở rộng cảng cá Hoàng Trường (loại II) tại xã Hoàng Trường, huyện Hoàng Hóa, sản phẩm cập bến 4000 tấn/ năm. Do tỉnh quản lý.

Mở rộng cầu cảng và mái che cầu cảng Nâng cấp sân cảng Nạo vét luồng vào cảng Cọc neo tàu Hệ thống cấp điện nước; Hệ thống thu gom nước thải, XLNT; Tường và sân; Hệ thống giám sát kiểm tra tàu cá

Nâng cấp và mở rộng cảng cá Lạch Bằng (Loại I) và cảng trú bão tại xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, sản phẩm cập bến 4000 tấn/năm. Do Bộ NN&PTNT quản lý.

Nâng cấp cảng cá Hòa Lộc (Loại II) kết hợp trú bão tại xã Hòa Lộc, huyện Hầu Lộc. Cảng do tỉnh quản lý.

Mở rộng cầu cảng 150 - 250 m; Mái che cầu cảng; San lấp sân câu cá Nạo vét luồng vào cảng; Cọc neo tàu Hệ thống cấp điện nước; Hệ thống thoát nước thải, XLNT; Tường và sân; Hệ thống giám sát tàu cá;

Nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm Nga Tiến tại xã Ngan Tân, huyện Nga Sơn;

Nạo vét kênh mương; Cống; Ao xử lý nước thải và bùn; Đường nội bộ Đường điện. Hệ thống giám sát chất lượng nước Nạo vét và đắp kênh;

Page 105: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Annex 1b. Thông tin ban đầu về các địa điểm tiểu dự án được đề xuất

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nằm ở trung tâm Đông Nam Á; phía Đông giáp bán đảo Đông Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông Nam giáp biển Đông và biển Thái Bình Dương.

Việt Nam là quốc gia có có đường bờ biển dài chạy dọc từ Bắc vào Nam với tổng chiều dài 3.260 km, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế trên một triệu km2, trong đó có 28 tỉnh ven biển chiếm 53% dân số cả nước. 12 tỉnh dự án nằm ở ven biển, trong đó 1/3 ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ gồm Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị; bốn tỉnh Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ và bốn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau thuộc Tây Nam Bộ.

Dân số và việc làm. Dân số cả nước năm 2018 khoảng 96,5 triệu người, trong đó nam chiếm 49,8% và nữ chiếm 50,2%. Số liệu thống kê cho thấy phần lớn dân số sống ở nông thôn chiếm 65%, 35% sống ở thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 65 khá dồi dào với 55,8 triệu lao động, trong đó tỷ lệ lao động nữ thấp hơn với 47,3% so với 53,7% lao động nam. Lực lượng lao động được phân bổ không đồng đều giữa thành thị và nông thôn và giữa các ngành nghề. Trong khi lao động ở khu vực thành thị chiếm 32,4% thì ở khu vực nông thôn là 67,6%. Dẫn đầu là lao động khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 35,3%, tiếp theo là lao động khu vực nông, lâm, thủy sản 18,8 triệu người, chiếm 34,5% và lao động công nghiệp và ngành xây dựng thấp nhất với 16,5 triệu (30,2%).

Thực trạng bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới. Qua phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt của Sở LĐTBXH, Hội LHPNVN và các thành viên liên quan ở cấp huyện, xã và thôn/ấp trong quá trình khảo sát thực địa dự án, cho thấy rằng cả lao động nam và nữ đều có cơ hội làm việc cho dự án như nhau. Đó là do việc thực hiện Luật Bình đẳng giới nói chung và trong lĩnh vực việc làm, lao động nói riêng ở các địa phương đã được triển khai từ năm 2007 khi Luật có hiệu lực. Với việc thực hiện các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới trong nhiều năm qua ở địa phương, lao động nữ trên địa bàn đã được nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nên tự tin, tích cực tham gia tìm kiếm việc làm tại các thị trường lao động. Đối với dự án, việc ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương cho các công việc đơn giản sẽ được áp dụng để giảm dòng lao động bên ngoài vào khu vực tiểu dự án. Lao động nữ tại các địa phương sẽ có cơ hội làm việc cho tiểu dự án với điều kiện cả BQLDA / nhà thầu, và chính quyền địa phương phối hợp với nhau để tuyển dụng lao động tại chỗ, đặc biệt là lao động nữ một cách hiệu quả.

Về lao động trẻ em / lao động cưỡng bức. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, hiếm khi tìm thấy lao động dưới 15 tuổi do tất cả các em đều được Chính phủ khuyến khích đi học, và các gia đình nghèo đang cố gắng cho con cái đi học như một cách thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, lực lượng lao động từ 15 đến 65 tuổi trong khu vực dự án được báo cáo là dồi dào ở các tỉnh tham gia dự án, do đó, nguy cơ lao động trẻ em / lao động cưỡng bức là thấp.

Dân tộc thiểu số (DTTS). Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với hơn 50 nhóm dân tộc khác biệt (54 nhóm được Chính phủ Việt Nam công nhận), mỗi nhóm có ngôn ngữ, lối sống và di sản văn hóa riêng. Các dân tộc lớn nhất là: Kinh (Việt) 86,2%, Tày 1,9%, Thái 1,7%, Mường7%, H’Mông (Mông) 1%, các dân tộc khác 4,1% (điều tra dân số năm 1999). Đa số DTTS sống ở miền núi, vùng sâu vùng xa, tuy nhiên ở khu vực thành thị và nông thôn, một số ấp và khu phố ở thành thị có thể có một số người DTTS đã sinh sống lâu đời và hòa nhập sâu vào văn hóa người Kinh. Điều tra thực tế cho thấy một số hộ dân tộc thiểu số (DTTS) bao gồm Khmer, Chăm, Thái, Mường, Vân Kiều, H’Mông đã sống với người Kinh tại các tỉnh tham gia dự án trong nhiều năm, đặc biệt là người Khmer ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Các chính sách khuyến khích đã được chính quyền trung ương và địa phương thực hiện trong nhiều năm qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người và cộng đồng DTTS tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe cũng như các hoạt động sinh kế để cải thiện cuộc sống, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho họ tham gia quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng. Điển hình là Hiến pháp (2013) cung cấp các khuôn khổ pháp lý và thể chế đầy đủ để bảo vệ các DTTS và phê chuẩn các ngôn ngữ riêng biệt của họ như một trong những khía cạnh của

105

Page 106: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

sự đa dạng bản sắc văn hóa. Ủy ban Dân tộc (UBDT - cơ quan ngang bộ) chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến người DTTS nhằm đảm bảo quyền tiếp cận và tham gia bình đẳng vào các chính sách và đầu tư của Chính phủ. Chính phủ, các cơ quan đa phương và song phương, và các tổ chức phi chính phủ đã tổ chức nhiều chương trình phát triển và hỗ trợ đặc biệt nhằm vào các DTTS. Tuy nhiên, người DTTS ở Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi nếu so sánh với dân tộc Kinh. Họ không chỉ nghèo mà còn có khả năng phải đối mặt với những thách thức do bị cô lập, tài sản hạn chế, trình độ học vấn thấp, tình trạng sức khỏe kém. Theo số liệu chuẩn nghèo mới nhất, 66,3% DTTS nghèo so với chỉ 12,9% dân số Kinh (Ngân Hàng Thế Giới, 2012). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của các nhóm DTTS ở Việt Nam như do sự gia tăng dân số, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự lệch lạc văn hóa do nhiều thập kỷ thay đổi áp đặt. Tại khu vực dự án, khảo sát thực địa bước đầu cho thấy người Khmer ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án và cần có biện pháp giảm thiểu để giải quyết rủi ro.

Dưới đây là thông tin cơ sở ban đầu của từng vị trí của tiểu dự án.

1. TỈNH HẢI PHÒNG

Thành phố Hải Phòng nằm ở phía Bắc Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 156.000 ha và 36% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh khoảng 02 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo 1,4%, thu nhập đầu người năm 2018 là 5.116.000 đồng. Thành phố Hải Phòng có 125 km bờ biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tại dự án phát triển thủy sản bền vững (SFDP), tỉnh đề xuất xây dựng một Trung tâm nghề cá lớn (cảng cấp vùng) nằm ở xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên. Cảng nằm ở ngã ba sông Bạch Đằng và sông Ruột Lớn, cách biển khoảng 3 km. Đa dạng sinh học dưới nước thấp với môi trường sống bị thay đổi. Các con sông khu vực dự án phục vụ giao thông thủy và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Sở NN & PTNT TP Hải Phòng vào ngày 19/5/2020, việc xây dựng Trung tâm nghề cá lớn sẽ thu hồi khoảng 83 ha đất, trong đó 41 ha là đất nuôi trồng thủy sản của người dân cần được bồi thường. Diện tích đất còn lại là đất bãi bồi hình thành ven sông từ nhiều năm nay, là đất công ích xã Lập Lễ quản lý. Khoảng 9,5 ha trong số 95 ha (khoảng 10%) rừng phòng hộ ven biển do UBND TP Hải Phòng quản lý có khả năng bị ảnh hưởng. Rừng phòng hộ được bao phủ chủ yếu bằng cây Bần trồng trên đất bãi bồi, nơi đa dạng sinh học được coi là khá thấp và không có sẵn các dịch vụ hệ sinh thái, có thể bồi thường bằng cách trồng lại trên bãi đất trống ven sông theo Luật Bảo vệ rừng. Vị trí cảng cách khu dân cư tập trung khoảng 5 km.

Vị trí dự kiến của xây dựng Trung tâm nghề cá lớn (cảng cấp vùng) tại Hải Phòng

2. TỈNH THANH HÓA

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở Bắc Trung bộ Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên 1,1 triệu ha và 22,3% diện tích đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh là 3,5 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,8%, thu nhập trên đầu người năm 2018 là 3.015.000 đồng. Tỉnh Thanh Hóa có 102 km bờ biển, là vùng thuận lợi cho việc đánh bắt và phát triển nuôi trồng thủy sản. Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bằng là ba trung tâm nghề cá lớn

106

Page 107: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

của tỉnh, là nơi đã xây dựng các bến đỗ, bến neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá. Cảng cá Lạch Hới đón khoảng 15 tàu neo đậu tối đa 12 giờ với 30 tấn thủy sản qua cảng mỗi ngày. Cảng có một nhà điều hành với 19 nhân viên và khoảng 100 lao động và 10 hộ gia đình làm dịch vụ cho cảng hàng ngày. Cảng cá Lạch Bằng đón khoảng 20 lượt tàu neo đậu tối đa 12 giờ với 1.500 tấn thủy sản qua cảng mỗi ngày. Cảng có một nhà điều hành với 20 nhân viên, 150 lao động và 15 nhà cung cấp dịch vụ làm việc hàng ngày. Cảng cá Hòa Lộc đón khoảng 264 lượt tàu neo đậu tối đa 24 giờ với 100 tấn thủy sản qua cảng / ngày. Có 15 nhân viên, khoảng 30 lao động và 25 hộ gia đình cung cấp các dịch vụ cần thiết cho hoạt động của cảng hàng ngày. Mùi hôi xuất hiện và sạt lở đất, xói mòn đất đã xảy ra ở cả hai bên bến cảng ở tất cả các cảng cá hiện có. Vị trí của cảng cách xa các bãi biển ít nhất 5-7 km, cách khu dân cư gần nhất 0,5 km. Nguồn sinh kế chính của cư dân địa phương gần nhất là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trong khu vực không có các sinh cảnh nhạy cảm hoặc các nguồn văn hóa vật thể và khu bảo tồn biển cách các cảng khoảng 15 km - 20 km. Các cảng cá do Ban quản lý thuộc Sở NN & PTNT quản lý, tuân thủ Luật Thủy sản 2018, Thông tư 21/2018 / SNNPTNT và các quy định pháp luật hiện hành.Có 4 trang trại nuôi trồng thủy sản tập trung được đề xuất nâng cấp cơ sở hạ tầng là các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Quảng Xương. Những diện tích đất đã được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản từ nhiều năm nay. Khu vực nuôi tôm nằm cách biển khoảng 2 km và không tìm thấy môi trường sống nhạy cảm nào gần khu vực đề xuất nuôi tôm. Các khu dân cư tập trung gần nhất đến các trang trại khoảng 1-3 km, và một số hộ dân sống gần các kênh được đề xuất nạo vét / nâng cấp. Không tìm thấy nguồn văn hóa vật thể nào trong vòng 500 m cách xa địa điểm xây dựng và các hoạt động sinh kế chính của các khu dân cư là sản xuất nuôi trồng thủy sản.

Địa điểm đề xuất nuôi tôm tập trung3. TỈNH NGHỆ ANTỉnh Nghệ An nằm ở Bắc Trung bộ Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 16.481 ha và 38% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh là 3.157.000 người, tỷ lệ hộ nghèo còn 12,6%, thu nhập đầu người năm 2018 là 2.543.000 đồng. Tỉnh Nghệ An có 82 km bờ biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Đặc điểm chính của Kênh Mơ (một đoạn của kênh Nhà Lê, tỉnh Nghệ An).Kênh Mơ rộng khoảng 90 m, sâu 1-1,5 m, nước lợ. Hai bên kênh (mỗi bên khoảng 20 m) được bao phủ bởi rừng phòng hộ với chủ yếu là cây Bần, có chức năng bảo vệ hai bờ kênh khỏi sạt lở và xói mòn đất. Nước lợ được sử dụng chủ yếu để nuôi trồng thủy sản nằm dọc hai bên kênh. Có một số cống được xây dựng dọc theo các kênh, có thể đóng hoặc mở để lấy nước từ kênh vào kênh / ao dự trữ để nuôi tôm. Vì vậy, mặc dù chất lượng nước có thể bị ảnh hưởng tạm thời trong quá trình nạo vét, nhưng nước nuôi tôm sẽ không bị ảnh hưởng thông qua thỏa thuận với nông dân về việc đóng cống và tích trữ đủ nước để nuôi tôm trong quá trình nạo vét. Việc xây dựng kè và nâng cấp 3 km đường hai bên bờ kênh sẽ ảnh hưởng đến khoảng 3000 m2 rừng phòng hộ và nước mưa chảy tràn có thể gây tác động tiêu cực đến việc nuôi tôm trong thời gian thi công. Rừng bị mất có thể được trồng lại. Vị trí xây dựng nằm cách khu dân cư tập trung khoảng 1 km.

107

Page 108: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Địa điểm đề xuất nuôi tôm thâm canh tập trung4. TỈNH QUẢNG TRỊTỉnh Quảng Trị nằm ở Bắc Trung bộ Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 462.000 ha và 38% diện tích là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh 630.000 người, tỷ lệ hộ nghèo 12,6%, thu nhập vốn năm 2018 là 2.543.000 đồng. Tỉnh Quảng Trị có 75 km bờ biển, là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Cảng cá Cửa Việt và khu neo đậu tránh trú bão Cồn Cỏ kết hợp cảng cá được đề xuất nâng cấp.Cảng cá Cửa Việt là cảng cá trung tâm lớn của tỉnh Quảng Trị, thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong. Cảng cá hiện nay thuộc cảng loại II, diện tích mặt nước và bến cảng lần lượt là 0,38 ha và 6,05 ha. Cảng có độ sâu 4m, có thể tiếp nhận khoảng 1.067 lượt tàu neo đậu tối đa 3-5 giờ với 7.000 tấn thủy sản qua cảng / ngày (năm 2019). Có 21 nhân viên, khoảng 30 lao động và 13 người kinh doanh dịch vụ làm việc hàng ngày. Mùi hôi xuất hiện và sạt lở đất và xói mòn đất đã xảy ra ở cả hai bên của bến cảng. Cảng nằm cách Khu bảo tồn biển (KBTB) Cồn Cỏ khoảng 32 km và không có sinh cảnh nhạy cảm trong khu vực cảng. Khu dân cư gần cảng nhất khoảng 2 km. Các hoạt động sinh kế chính của khu dân cư là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Không tìm thấy nguồn văn hóa vật thể (PCR) nào trong vòng 500 m tính từ cảng.Bãi lên cá xuống cấp nghiêm trọng. Có mùi nồng nặc do quản lý chất thải không đúng cách. Khoảng 30 tàu cá thường xuyên cập cảng mỗi ngày và các hoạt động chế biến cá, làm khô cá, sản xuất nước đá đã diễn ra tại cảng.Hiện trạng môi trường: bãi lên cá: xuống cấp nghiêm trọng; không thu gom và xử lý nước thải; môi trường xung quanh bị ô nhiễm và bốc mùi. Không có bãi đỗ xe.

Cảng cá Cửa Việt hiện nay được đề xuất nâng cấp (Cảng loại II)

5. TỈNH BÌNH ĐỊNH Tỉnh Bình Định nằm ở miền Nam Trung Bộ với tổng diện tích tự nhiên là 606.000 ha, trong đó 22,6% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,5 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo 5,5%, thu nhập vốn năm 2018 là 3.024.000 đồng. Tỉnh Bình Định có chiều dài bờ biển dài 134 km, thuận lợi cho phát triển đánh bắt và

108

Page 109: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

nuôi trồng thủy sản. Theo SFDP, tỉnh Bình Định đã đề xuất nâng cấp trung tâm cảng cá tại xã Tam Quan Bắc, phía Đông Bắc huyện Hoài Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 120 km và cách quốc lộ 1 A 5 km. Cảng Tam Quan hiện hữu là cảng cá loại 2, có diện tích mặt nước 100,49 ha, bãi cập cảng 0,34 ha, độ sâu 2m; tiếp nhận bình quân 70 tấn thủy sản / ngày. Số lượng tàu cá qua cảng là 15.200 chiếc kể từ ngày 8-15 hàng tháng và neo đậu tại đây khoảng 7-10 ngày. Hàng ngày có 20 nhân viên, 50 lao động và 10 nhà cung cấp dịch vụ làm việc tại cảng. Mùi hôi thối xuất hiện trong và xung quanh cảng và xói mòn đất, sạt lở hai bên bến cảng. Không có KBTB và bất kỳ môi trường sống nhạy cảm và bãi biển nào bị ảnh hưởng bởi hoạt động và xây dựng cảng.Hiện khoảng 1200 tàu cá 90 - 400 CV đang neo đậu trên luồng.

Hiện trạng cảng cá Tam Quan (cảng loại 2)6. TỈNH KHÁNH HÒATỉnh Khánh Hòa nằm ở miền Nam Trung Bộ của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 514.000 ha và 19% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh 1,2 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo 3,7%, thu nhập đầu người năm 2018 là 3.445.000 đồng. Tỉnh Khánh Hòa có 385 km bờ biển là tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản rất lớn. Theo SFDP, có hai cảng cá (cảng cá lớn Khánh Hòa- cấp vùng) được đề xuất xây dựng / nâng cấp.Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa và khu neo đậu tránh trú bão khu vực sẽ được nâng cấp từ khu neo đậu tránh trú bão Đá Bạc thuộc phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, nằm trong vùng quy hoạch có nhiều tàu thuyền neo đậu, di chuyển nên đa dạng sinh học thủy sản thấp và trong môi trường sống bị thay đổi. Không có bãi biển KBTB và rừng phòng hộ nào có khả năng bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng và vận hành.Hiện tại, cảng cá Đá Bạc có 1,2 ha diện tích bến cá gồm kho chứa, bãi xe, khu sản xuất nước đá. Chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Môi trường xung quanh bị ô nhiễm và bốc mùi.

109

Page 110: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Hiện trạng Cảng cá Đá Bạc (Cảng khu vực) 7. TỈNH NINH THUẬNTỉnh Ninh Thuận nằm ở miền Nam Trung Bộ với tổng diện tích tự nhiên là 335.000 ha và 25% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh là 612.000 người, tỷ lệ hộ nghèo còn 11%, thu nhập vốn năm 2018 là 2.631.000 đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 105 km bờ biển là tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.Hiện trạng sử dụng đất tại khu đất dự kiến xây dựng Trung tâm tôm giống An Hải là đất cát bạc màu, rải rác có một số ao nuôi tôm và một số cây xương rồng; Nằm cách biển khoảng 500 m và cách khu dân cư tập trung khoảng 5 km.

Vị trí đề xuất cho cơ sở hạ tầng cơ bản cho trại giống thủy sản 8. TỈNH BÌNH THUẬN

110

Page 111: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Tỉnh Bình Thuận nằm ở miền Nam Trung Bộ của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 794.000 ha và 45% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh là 1,2 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,6%, thu nhập từ vốn năm 2018 là 3.445.000 đồng. Tỉnh Bình Thuận có 192 km bờ biển.Vị trí cảng cách khu du lịch Mũi Né khoảng 10 km, nằm ở Bãi sau của Mũi Né. Hai KBTB (đảo Phú Quý và khu bảo tồn Hòn Cau) cách vị trí xây dựng khoảng 100 km sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng và khai thác cảng. Khu dân cư tập trung của phường Mũi Né nằm cách vị trí cảng dự kiến khoảng 100 m và hoạt động sinh kế chính của người dân là đánh bắt cá.

111

Page 112: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Đề xuất nâng cấp cầu và đường nhỏCơ sở sản xuất giống thủy sản dự kiến sẽ được xây dựng trên khu đất quy hoạch đã được tỉnh giải phóng mặt bằng. Nằm cách xa khu dân cư tập trung khoảng 3 km.Các trang trại nuôi tôm tập trung cũng được nâng cấp từ hình thức nuôi trồng thủy sản hiện có được bao quanh bởi mạng lưới kênh mương tưới tiêu, đóng vai trò chính cung cấp nước cho trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Đất phèn ở một số kênh trong khu vực có thể bị lộ ra khi nạo vét. 10. TỈNH BẠC LIÊUTỉnh Bạc Liêu nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 267.000 ha và 38% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh 897.000 người, tỷ lệ hộ nghèo còn 9,4%, thu nhập vốn năm 2018 là 2.699.000 đồng. Tỉnh Bạc Liêu có 56 km bờ biển là tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Theo SFDP, tỉnh đã đề xuất xây dựng (i) một cảng cá Nhà Mát mới; (ii) nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hai trang trại nuôi tôm tập trung, một ở xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình và một ở xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình.Cảng cá Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu. Khu đất dự kiến xây dựng cảng là đất giải phóng mặt bằng, không có công trình, cây cối hoa màu trên đất. Kênh 30/4 rộng khoảng 120m sẽ được sử dụng làm vùng nước. Không có đường dẫn nước nào được tìm thấy trên kênh.

Vị trí đề xuất cho cảng cá Nhà Mát (cảng loại II)Khu đất dự kiến nuôi tôm tập trung đang được sử dụng để nuôi tôm, cách biển khoảng 1 km. Khu vực này có đa dạng sinh học thấp. Địa hình khá bằng phẳng nhưng lại bị chia cắt bởi mạng lưới kênh mương thủy lợi nên khó thoát nước khi mưa lớn. Nước lợ và mặn sẵn có nhưng nguồn nước ngọt bề mặt thường bị thiếu hụt vào mùa hè để nuôi trồng thủy sản. Việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm để nuôi tôm trong nhiều năm đã gây ra vấn đề sụt lún đất và nhiễm mặn nguồn nước ngầm.11. TỈNH CÀ MAUTỉnh Cà Mau nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 522.000 ha và 27% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,2 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,3%, thu nhập từ vốn năm 2018 là 2.986.000 đồng. Tỉnh Cà Mau có 254 km bờ biển là tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản rất lớn.Khu đất đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản của cơ sở sản xuất giống thủy sản nằm trong Khu kinh tế huyện Năm Căn với tổng diện tích 70 ha, trong đó quy hoạch 20 ha để sản xuất tôm giống công nghệ cao. Khu đất đề xuất hiện đang được sử dụng để nuôi tôm quảng canh của người dân với lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng / năm / ha theo phỏng vấn của người nuôi tôm địa phương.Khu đất đề xuất thuộc xã Hàm Vinh, huyện Năm Căn được bao quanh bởi các kênh rạch nước lợ. Không có đường vào khu đất đề xuất đã được xây dựng.Các mô hình nuôi tôm quảng canh được mở rộng ở tỉnh Cà Mau

112

Page 113: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Nuôi tôm quảng canh ở tỉnh Cà Mau12. TỈNH KIÊN GIANG Tỉnh Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam với tổng diện tích tự nhiên là 635.000 ha, trong đó 73% là đất nông nghiệp. Dân số toàn tỉnh khoảng 1,8 triệu người, tỷ lệ hộ nghèo 5,8%, thu nhập vốn năm 2018 là 3.779.000 đồng. Tỉnh Kiên Giang có 200 km bờ biển là nơi có tiềm năng phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản rất lớn. Theo Kế hoạch của SFDP, tỉnh đã đề xuất xây dựng một cảng cá lớn ở Mỹ Yên A và cơ sở hạ tầng nuôi tôm ở huyện Hòn Đất.Vị trí cảng thuộc xã Tây Yên A, huyện An Biên, nằm bên tả sông Cái lớn bắt đầu từ rạch Xẻo Rô ra biển. Không tìm thấy các KBTB đa dạng sinh học cao hoặc bất kỳ môi trường sống nhạy cảm nào trong khu vực công trình. Cảng nằm cách biển khoảng 1 km và cách khu dân cư tập trung gần nhất khoảng 3 km. Trên khu đất đề xuất được bao phủ chủ yếu bằng cây dừa. Giao thông đường thủy phổ biến ở sông Cái và rạch Xẻo Rô.

Vị trí đề xuất xây dựng Cảng cá Kiên Giang (Cảng khu vực)Khu đất dự kiến phát triển nuôi tôm quảng canh tập trung khoảng 5.500 ha nằm giữa kênh 200 đến đập thủy điện. Vùng đất bạc màu chủ yếu được che phủ bằng sắn và rải rác Bạch đàn, và một số mô hình nuôi tôm chuyển sang trồng lúa.

113

Page 114: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Vị trí đề xuất xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho nuôi tôm quảng canhCó mạng lưới kênh mương vừa tưới nước ngọt vừa tưới lợ cho ruộng lúa và nuôi tôm. Đường vào khu vực đề xuất là đường bê tông rộng khoảng 2,5 m dọc theo các kênh. Hai bên kênh được bao phủ bởi cây Bạch đàn và bụi rậm, rải rác có các nhà dân và không tìm thấy đường dẫn nước vào kênh.

Hiện trạng các kênh thủy lợi mà các cống được đề xuất xây dựng để kiểm soát nguồn nước nuôi tôm quảng canh

Phụ lục 2a. Sàng lọc MT&XH, Danh mục kiểm tra và Biểu mẫu cho các tiểu dự án

1. Dự án này phải tuân thủ Chính sách Môi trường và Xã hội của Ngân hàng Thế giới (WB), cụ thể là Khung Môi trường và Xã hội (ESF) có hiệu lực vào tháng 10 năm 2018 và TCMTXH (ESS) 20. ESS1 phân loại rủi ro và tác động thành 4 loại cao, đáng kể, trung bình hoặc thấp (xem Bảng 1 để biết tiêu chí). Phân loại ban đầu cho thấy rằng dự án SFDP có rủi ro môi trường và xã hội đều được phân loại là đáng kể với việc xem xét rủi ro thường xuyên. Do đó, rủi ro và tác động của Dự án được phân loại là Đáng kể và Dự án đồng thời tuân thủ luật pháp quốc gia. Tuy nhiên, do sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của các cơ quan thực hiện ESF, việc áp dụng ESS1 cho ESS10 sẽ được áp dụng có chọn lọc theo thỏa thuận với WB.

20 Các ESS là ESS1 là Đánh giá và Quản lý các Rủi ro và Tác động Môi trường và Xã hội; ESS2 là Lao động và Điều kiện Làm việc; ESS3 là Quản lý và Hiệu quả Tài nguyên và Ô nhiễm; ESS4 là Sức khỏe và An toàn của Cộng đồng; ESS5 là Thu hồi đất, Hạn chế Sử dụng Đất và Tái định cư Không tự nguyện; ESS6 là Bảo tồn Đa dạng Sinh học và Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên Sống; ESS7 là Người bản địa / Cộng đồng địa phương truyền thống chưa được phục hồi về mặt lịch sử ở châu Phi cận Sahara; ESS8 là Tài nguyên Văn hóa; ESS 9 là Trung gian Tài chính; và ESS10 là Sự tham gia của các Bên liên quan và Tiết lộ Thông tin.

114

Page 115: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Bảng 1. Tiêu chí phân loại rủi ro

(1) Một dự án được phân loại là Rủi ro cao sau khi xem xét một cách tổng hợp các rủi ro và tác động của dự án, có tính đến các yếu tố sau, nếu có:

(a) Dự án có khả năng tạo ra một loạt các rủi ro và tác động bất lợi đáng kể đối với dân cư hoặc môi trường. Điều này có thể là do tính chất phức tạp của dự án, quy mô (lớn đến rất lớn) hoặc mức độ nhạy cảm của (các) vị trí của dự án. Điều này sẽ tính đến việc các rủi ro và tác động tiềm ẩn liên quan đến dự án có phần lớn hoặc tất cả các đặc điểm sau: (i) lâu dài, vĩnh viễn và / hoặc không thể đảo ngược (ví dụ, mất môi trường sống tự nhiên chính hoặc chuyển đổi đất ngập nước), và không thể tránh khỏi hoàn toàn do bản chất của dự án; (ii) cao về độ lớn và / hoặc phạm vi không gian (khu vực địa lý hoặc quy mô dân số có khả năng bị ảnh hưởng từ lớn đến rất lớn); (iii) các tác động tích lũy bất lợi đáng kể; (iv) các tác động xuyên biên giới bất lợi đáng kể; và (v) khả năng cao xảy ra các tác động có hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và / hoặc môi trường (ví dụ: do tai nạn, xử lý chất thải độc hại, v.v.);

(b) Khu vực có khả năng bị ảnh hưởng có giá trị và độ nhạy cảm cao, ví dụ như các hệ sinh thái và môi trường sống nhạy cảm và có giá trị (các khu vực được bảo vệ hợp pháp và được quốc tế công nhận có giá trị đa dạng sinh học cao), các vùng đất hoặc quyền của Người bản địa / Châu Phi cận Sahara chưa được phục hồi Các cộng đồng địa phương truyền thống và các dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương khác, tái định cư hoặc thu hồi đất không chủ ý hoặc phức tạp, tác động đến di sản văn hóa hoặc các khu đô thị đông dân cư;

(c) Không thể giảm thiểu một số rủi ro và tác động MT&XH bất lợi đáng kể của dự án hoặc các biện pháp giảm thiểu cụ thể yêu cầu các biện pháp hoặc công nghệ giảm thiểu phức tạp và / hoặc chưa được chứng minh, hoặc phân tích và thực hiện xã hội phức tạp;

(d) Có những lo ngại đáng kể rằng các tác động xã hội bất lợi của dự án và các biện pháp giảm thiểu liên quan, có thể làm phát sinh xung đột xã hội đáng kể hoặc tác hại hoặc rủi ro đáng kể đối với an ninh con người;

(e) Có tiền sử bất ổn trong khu vực của dự án hoặc khu vực, và có thể có những lo ngại đáng kể về hoạt động của lực lượng an ninh;

(f) Dự án đang được phát triển trong môi trường pháp lý hoặc quy định, nơi có sự không chắc chắn hoặc xung đột đáng kể về quyền tài phán của các cơ quan cạnh tranh, hoặc nơi luật pháp hoặc quy định không giải quyết đầy đủ các rủi ro và tác động của các dự án phức tạp hoặc những thay đổi đối với luật pháp đang được thực hiện, hoặc việc thực thi còn yếu kém;

(g) Kinh nghiệm trước đây của Bên vay và các cơ quan thực hiện trong việc phát triển các dự án phức tạp còn hạn chế, hồ sơ theo dõi của họ liên quan đến các vấn đề MT&XH (E&S) sẽ đưa ra những thách thức hoặc quan ngại đáng kể do bản chất của các rủi ro và tác động tiềm ẩn của dự án;

(h) Có những quan ngại đáng kể liên quan đến năng lực và cam kết cũng như hồ sơ theo dõi của các bên liên quan của dự án, liên quan đến sự tham gia của các bên liên quan; và

(i) Có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của dự án có thể có tác động đáng kể đến việc thực hiện ES và kết quả của dự án.

(2) Một dự án được phân loại là Rủi ro đáng kể sau khi xem xét tổng hợp các rủi ro và tác động của dự án, có tính đến các yếu tố sau, nếu có:

(a) dự án có thể không phức tạp như các dự án Rủi ro cao, quy mô và tác động ES của nó có thể nhỏ hơn (lớn đến trung bình) và vị trí có thể không nằm trong khu vực nhạy

115

Page 116: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Bảng 1. Tiêu chí phân loại rủi ro

cảm cao như vậy và một số rủi ro và tác động có thể là đáng kể . Điều này sẽ tính đến việc các rủi ro và tác động tiềm ẩn có phần lớn hay tất cả các đặc điểm sau: (i) rủi ro chủ yếu là tạm thời, có thể dự đoán được và / hoặc có thể đảo ngược và bản chất của Dự án không loại trừ khả năng tránh hoặc đảo ngược chúng (mặc dù có thể cần đầu tư đáng kể và thời gian); (ii) có lo ngại rằng các tác động xã hội bất lợi của Dự án và các biện pháp giảm thiểu liên quan có thể làm phát sinh xung đột xã hội, tác hại hoặc rủi ro đối với an ninh con người ở một mức độ hạn chế; (iii) rủi ro và tác động có quy mô trung bình và / hoặc quy mô không gian (khu vực địa lý và quy mô dân số có khả năng bị ảnh hưởng là trung bình đến lớn); (iv) có thể tồn tại khả năng gây ra các tác động tích lũy và / hoặc xuyên biên giới, nhưng chúng ít nghiêm trọng hơn và dễ dàng tránh được hoặc giảm thiểu hơn so với các Dự án Rủi Ro Cao; và (v) có xác suất từ trung bình đến thấp của các tác động có hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và / hoặc môi trường (ví dụ: do tai nạn, do thải chất thải độc hại, v.v.), và có sẵn các cơ chế đáng tin cậy và đã biết để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu như vậy sự cố;

(b) Tác động của Dự án đối với các lĩnh vực có giá trị cao hoặc độ nhạy cảm được kỳ vọng sẽ thấp hơn các dự án Rủi ro cao;

(c) Các biện pháp giảm nhẹ và / hoặc đền bù có thể được thiết kế sẵn sàng hơn và đáng tin cậy hơn so với các biện pháp của các dự án Rủi ro cao;

(d) Dự án đang được phát triển trong môi trường pháp lý hoặc quy định, nơi có sự không chắc chắn hoặc xung đột về quyền tài phán của các cơ quan cạnh tranh, hoặc nơi luật pháp hoặc quy định không giải quyết đầy đủ các rủi ro và tác động của các Dự án phức tạp hoặc những thay đổi đối với pháp luật hiện hành đang được thực hiện, hoặc việc thực thi còn yếu;

(e) Kinh nghiệm trước đây của Bên vay và các cơ quan thực hiện trong việc phát triển các Dự án phức tạp ở một số khía cạnh còn hạn chế và hồ sơ theo dõi của họ về các vấn đề ES cho thấy một số mối quan tâm có thể dễ dàng giải quyết thông qua hỗ trợ thực hiện; và

(f) Có một số lo ngại về năng lực và kinh nghiệm trong việc quản lý sự tham gia của các bên liên quan, nhưng chúng có thể được giải quyết dễ dàng thông qua hỗ trợ thực hiện.

(3) Một dự án được phân loại là Rủi ro Trung bình sau khi xem xét một cách tổng hợp các rủi ro và tác động của Dự án, có tính đến các yếu tố sau, nếu có:

(a) Những rủi ro và tác động bất lợi tiềm ẩn đối với dân số và / hoặc môi trường có thể không đáng kể. Điều này là do Dự án không phức tạp và / hoặc quy mô lớn, không liên quan đến các hoạt động có khả năng gây hại cao cho con người hoặc môi trường và nằm cách xa các khu vực nhạy cảm về môi trường hoặc xã hội. Do đó, các rủi ro và tác động tiềm ẩn và các vấn đề có thể có các đặc điểm sau: (i) có thể dự đoán được và dự kiến là tạm thời và / hoặc có thể đảo ngược; (ii) mức độ nhỏ; (iii) địa điểm cụ thể, không có khả năng xảy ra các tác động ngoài phạm vi thực tế của Dự án; và (iv) xác suất xảy ra thấp của các tác động có hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và / hoặc môi trường (ví dụ, không liên quan đến việc sử dụng hoặc thải bỏ các vật liệu độc hại, các biện pháp phòng ngừa an toàn thông thường được kỳ vọng là đủ để ngăn ngừa tai nạn, v.v.);

(b) Các rủi ro và tác động của Dự án có thể dễ dàng giảm thiểu theo cách có thể dự đoán được.

(4) Một dự án được phân loại là Rủi ro thấp nếu các rủi ro bất lợi tiềm ẩn và tác động đến dân cư và / hoặc môi trường của nó có thể là tối thiểu hoặc không đáng kể. Những dự án này, có ít hoặc không có rủi ro và tác động và vấn đề bất lợi, không yêu cầu đánh giá ES thêm sau khi sàng lọc

116

Page 117: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Bảng 1. Tiêu chí phân loại rủi ro

ban đầu.

2. Phụ lục này cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để sàng lọc môi trường và xã hội (E&S) do tiểu dự án hoặc chủ dự án/tiểu dự án tiến hành để đảm bảo rằng (a) các tiểu dự án và các hoạt động được thực hiện trong Dự án đủ điều kiện nhận tài trợ của WB, (b) các tiểu dự án hoặc hoạt động Rủi ro và tác động E&S được phân loại thích hợp (cao, đáng kể, trung bình hoặc thấp) để các hành động và / hoặc tài liệu E&S thích hợp được chuẩn bị và (c) các kết quả thích hợp được ghi lại dưới các hình thức thích hợp. Phụ lục trình bày các tiêu chí kỹ thuật được sử dụng trong quá trình sàng lọc (Mục 2a.1), các biểu mẫu sàng lọc do chủ dự án ký (Mục 2a.2). Chủ dự án hoặc chủ các hoạt động và các chuyên gia tư vấn của họ chịu trách nhiệm chuẩn bị các tài liệu E&S này và thực hiện các thủ tục này.

3. Để phù hợp với ESS10 (sự tham gia của các bên liên quan và công bố thông tin) và ESS2 (lao động và điều kiện làm việc), cũng cần phải chuẩn bị Kế hoạch huy động tham gia của các bên liên quan (SEP) và Kế hoạch Quản lý Lao động (LMP).

117

Page 118: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

A2a.1. Tiêu chí kỹ thuật để sàng lọc tính đủ điều kiện và phân loại rủi ro E&S(a) Sàng lọc tính đủ điều kiện

4. Dự án SFDP có bốn hợp phần, trong đó tất cả đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất được đề xuất theo các hợp phần 1, 2 và 3 được chia thành năm tiểu hơp phần. Tiểu hợp phần 1.1: Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hệ thống thông tin để nâng cao quản trị nghề cá; Hợp phần 2.1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh cho đánh bắt thủy sản; Hợp phần phụ 2.2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông minh cho nuôi trồng thủy sản; Tiểu hợp phần 3.1: Cơ sở hạ tầng để cải thiện nghề đánh bắt thủy sản và giảm thiểu rủi ro khí hậu: Tiểu hợp phần 3.2: Cơ sở hạ tầng để tăng cường nuôi trồng thủy sản bền vững và giảm thiểu rủi ro khí hậu.5. Mục đích của việc sàng lọc tính hợp lệ là để tránh các tác động bất lợi về E&S mà dự án không thể giảm thiểu một cách thỏa đáng hoặc bị cấm theo luật quốc gia, chính sách E&S của WB hoặc các công ước quốc tế. Nguyên tắc tránh thường áp dụng cho các tiểu dự án (a) có thể gây ra tổn thất hoặc thiệt hại đáng kể đối với các nguồn tài nguyên văn hóa vật thể quan trọng của quốc gia, các sinh cảnh tự nhiên quan trọng và các khu rừng tự nhiên quan trọng; (b) yêu cầu thu hồi đất, tái định cư với số lượng lớn và / hoặc thất thoát tài sản; và / hoặc (c) phân loại rủi ro cao theo phân loại rủi ro ESF của WB. Các tiểu dự án như vậy có thể sẽ không đủ điều kiện để được cấp vốn theo Dự án. Tuy nhiên, không nên sử dụng các tiêu chí và sàng lọc không đủ điều kiện để tránh thực hiện các tiểu dự án có lợi, đơn giản vì người ta muốn tránh kích hoạt chính sách E&S của WB.

Bảng 2a.1.1: Danh sách các hạng mục không đủ điều kiện để WB tài trợ trong Dự án (SFDP)

1 Các hoạt động / đầu tư dự án đủ điều kiện không được gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng / tác động xấu đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và / hoặc tài sản văn hóa, bao gồm nhưng không giới hạn ở các địa điểm sau:

Vườn Quốc gia Tràm Chim (Khu Ramsar năm 2012), tỉnh Đồng Tháp; Khu bảo tồn cảnh quan Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; Vườn quốc gia U Minh Thượng (có khả năng là khu Ramsar vào năm 2015) tại

tỉnh Kiên Giang; Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng ở Hậu Giang. Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau Vườn Quốc gia Cà Mau (Khu Ramsar năm 2013) tỉnh Cà Mau. Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Rạn san hô thuộc khu bảo tồn biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Khu bảo vệ biển Hòn Cau (KBTB) tỉnh Bình Thuận Khu bảo tồn biển Phú Quý, tỉnh Bình Thuận Vườn quốc gia Núi Chúa tỉnh Ninh Thuận Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận Rạn san hô vịnh Vĩnh Hy, tỉnh Ninh Thuận KBTB Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị Vườn quốc gia Cúc Phương, Thanh Hóa, Ninh Bình, tỉnh Hòa Bình.

2 Các tiểu dự án / hoạt động yêu cầu lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm IA, IB hoặc II của WHO.

3 Khu vực có tranh chấp lãnh thổ giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong tiểu dự án và các khía cạnh phụ trợ và các hoạt động liên quan

4 Các tiểu dự án / hoạt động có yêu cầu thu hồi đất, tái định cư và / hoặc tổn thất tài sản với số lượng lớn mà không có các biện pháp giảm thiểu và đền bù thỏa đáng và không có tham vấn chính thức với WB.

5 Các tiểu dự án / hoạt động được phân loại là rủi ro cao theo phân loại rủi ro ESF của WB

118

Page 119: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

mà không có các biện pháp giảm thiểu và đền bù đầy đủ và không có sự tham vấn chính thức với WB.

6 Việc xây dựng đê lớn, cống lớn và nạo vét lớn đều bị cấm. Tham vấn với WB sẽ là cần thiết để xác định thuật ngữ “lớn” cho các cơ sở hạ tầng này.

(b) Phân loại Rủi ro Môi trường và Xã hội của Tiểu dự án

6. ESF phân loại dự án / tiểu dự án là Rủi ro cao, Rủi ro đáng kể, Rủi ro vừa phải hoặc Rủi ro thấp (xem Bảng 1 ở trên) có tính đến các rủi ro và tác động tiềm ẩn liên quan, chẳng hạn như:

(a) Loại, vị trí, mức độ nhạy cảm và quy mô của Dự án bao gồm các yếu tố vật lý của Dự án; loại cơ sở hạ tầng (ví dụ: đập và hồ chứa, nhà máy điện, sân bay, đường giao thông chính); khối lượng quản lý và xử lý chất thải nguy hại;

(b) Bản chất và mức độ của các rủi ro và tác động ES tiềm ẩn, bao gồm cả các tác động đến các khu vực đồng xanh; tác động đến các khu vực cánh đồng nâu bao gồm (ví dụ, các hoạt động phục hồi, bảo trì hoặc nâng cấp); bản chất của các rủi ro và tác động tiềm ẩn (ví dụ: liệu chúng không thể đảo ngược, chưa từng có hay phức tạp); hoạt động tái định cư; sự hiện diện của Người bản địa; và các biện pháp giảm thiểu có thể có xem xét phân cấp giảm thiểu;

(c) Năng lực và cam kết của Bên vay để quản lý những rủi ro và tác động đó theo cách nhất quán với ESSs, bao gồm chính sách, khuôn khổ pháp lý và thể chế của quốc gia; luật, quy định, quy tắc và thủ tục áp dụng cho lĩnh vực Dự án, bao gồm các yêu cầu của khu vực và địa phương; năng lực kỹ thuật và thể chế của Bên vay; hồ sơ theo dõi của Bên vay về việc thực hiện Dự án trong quá khứ; và nguồn nhân lực và tài chính sẵn có để quản lý dự án; và

(d) Các lĩnh vực rủi ro khác có thể liên quan đến việc cung cấp các biện pháp và kết quả giảm thiểu ES, tùy thuộc vào Dự án cụ thể và bối cảnh mà Dự án đang được phát triển, bao gồm bản chất của giảm thiểu và công nghệ đang được đề xuất, các cân nhắc liên quan đến trong nước và / hoặc ổn định khu vực, xung đột hoặc an ninh.

7. Để hướng dẫn việc chuẩn bị các tài liệu E&S, các tiêu chí dưới đây sẽ được sử dụng để phân loại rủi ro môi trường và xã hội của tiểu dự án:

“Rủi ro cao”: Nếu tiểu dự án có khả năng gây các tác động môi trường bất lợi đáng kể, nhạy cảm, đa dạng hoặc chưa từng có (xem Hộp 1 và đoạn 6). Những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến một khu vực rộng hơn so với các địa điểm hoặc cơ sở là đối tượng của các công trình cụ thể. Nếu câu trả lời là “CÓ” cho bất kỳ câu hỏi sàng lọc nào trong Mẫu B1 dưới đây, tiểu dự án có khả năng bị coi là “rủi ro cao” và ESIA được WB chấp nhận sẽ được yêu cầu, được coi là không đủ điều kiện cho Dự án này. Chủ tiểu dự án nên thảo luận về kết quả sàng lọc này với WB trước khi bắt đầu chuẩn bị tài liệu E&S. Do sự khác biệt giữa các yêu cầu của WB đối với dự án được đánh giá là rủi ro cao và các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam theo quy định về ĐTM, hai bộ tài liệu đánh giá tác động MT&XH riêng biệt yêu cầu phải chuẩn bị (một để thỏa mãn WB và một để thỏa mãn Chính phủ).

“Rủi ro thấp”: Nếu tiểu dự án / hoạt động có khả năng gây tác động môi trường tối thiểu hoặc không có và nếu tất cả các câu trả lời cho các câu hỏi sàng lọc trong Mẫu B1 là “KHÔNG”. Ngoài sàng lọc (xem Mẫu B2), không cần thực hiện thêm hành động ESA nào.

“Rủi ro đáng kể” hoặc “rủi ro trung bình”: Nếu tiểu dự án / hoạt động có khả năng tạo ra các tác động môi trường bất lợi tiềm ẩn đối với dân số hoặc các khu vực quan trọng về môi trường - bao gồm đất ngập nước, rừng, đồng cỏ và các môi trường sống tự nhiên khác - nhưng ít bất lợi hơn các môi trường sống của “ rủi ro cao ”. Những tác động này là cụ thể cho từng địa điểm cụ thể; rất ít nếu bất kỳ trong số chúng là không thể thay đổi; và trong hầu hết các trường hợp, các biện pháp giảm thiểu có thể được thiết kế dễ dàng hơn so với các tiểu

119

Page 120: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

dự án “rủi ro cao”. Sau khi áp dụng sàng lọc “rủi ro cao” và “rủi ro thấp” và nếu kết luận rằng tiểu dự án không phải là “rủi ro cao” và không phải là “rủi ro thấp”, thì tiểu dự án đó được phân loại là “rủi ro đáng kể” hoặc “Rủi ro vừa phải” tùy thuộc vào bản chất và vị trí của hoạt động / tiểu dự án.

(c) Sàng lọc tác động E&S và chuẩn bị các tài liệu E&S

8. Đối với tiểu dự án có “rủi ro đáng kể” hoặc “rủi ro trung bình”, để phù hợp với ESS1, một ESMP, SEP và LMP sẽ được chuẩn bị có tính đến các yêu cầu của ESS2, ESS3, ESS4, ESS6, ESS8 và ESS10 (xem phạm vi trong Phụ lục 3a, 3b và 3c) bao gồm cả việc lồng ghép ECOP (xem Phụ lục 4a) vào các tài liệu đấu thầu và hợp đồng xây dựng và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ của nhà thầu. Đối với tiểu dự án có rủi ro trung bình, SEP và LMP có thể được chuẩn bị như một phần của ESMP. Chủ tiểu dự án cũng có thể cần chuẩn bị Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) hoặc Kế hoạch Bảo vệ Môi trường (EPP) theo các quy định của Chính phủ.

9. Để đáp ứng ESS5, ESS7 và ESS10 của WB, ngoài việc sàng lọc môi trường và chuẩn bị ESMP nêu trên, tiểu dự án sẽ được sàng lọc về bản chất và mức độ của các tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với người dân địa phương liên quan đến thu hồi đất, tái định cư, hiến đất, di dời mồ mả, và / hoặc sự tham gia của người dân tộc thiểu số, và các tác động xã hội khác liên quan đến tiểu dự án. Nếu các tác động đó xảy ra, các Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP) và / hoặc Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP) sẽ được chuẩn bị phù hợp với Khung Chính sách Tái định cư (RPF) và / hoặc Khung Chính sách Dân tộc thiểu số (EMPF) đã được phát triển cho dự án, tương ứng. Trong quá trình chuẩn bị RAP và EMDPs, cần có sự tham vấn của người dân bị ảnh hưởng, chính quyền địa phương, cộng đồng địa phương và các tổ chức cộng đồng quan tâm và / hoặc các tổ chức phi chính phủ. Cũng cần chú trọng giải quyết các vấn đề liên quan đến giới, dân tộc thiểu số và các nhóm yếu thế khác. Việc di dời mồ mả sẽ được thực hiện trên nguyên tắc chi phí thay thế và phù hợp với tập quán văn hóa địa phương, có tính đến yếu tố văn hóa đặc trưng của từng dân tộc như đã nêu trong RAP và EMDP. Việc phê duyệt RAP và EMDP của WB sẽ là bắt buộc.

10. Các hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật (TA) cũng sẽ được sàng lọc. Để đáp ứng các yêu cầu của WB, các tiểu dự án cũng sẽ phải đưa Bộ quy tắc ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục, Bạo lực trên cơ sở giới và Bạo lực đối với trẻ em (COC on SEA, GBV and VAC) vào hợp đồng xây dựng (xem hướng dẫn trong Phụ lục 4b).

Bảng 2a.1.2. Yêu cầu đối với tài liệu E&S cho các tiểu dự án

Phân loại cho các rủi ro và tác động của

E&S

Yêu cầu đối với Tài liệu E&S

Ngân Hàng Thế Giới Việt Nam

Tài liệu đánh giá môi trường

Các tài liệu E&S khác(xem Biểu mẫu bên dưới)

Rủi Ro Cao Theo ESS1 ESIA đầy đủ bao gồm

ESMP bao gồm ECOP và COC on SEA GBV, VAC (xem Phụ lục 4a và 4b).

Hoặc các công cụ E&S khác theo thỏa thuận với WB

Theo ESS5, RAP (nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào từ 23-27 là “Có”).

Theo ESS7, EMDP (nếu câu trả lời cho câu hỏi 28 hoặc 29 là “Có”).

Theo ESS10, Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP)

Theo ESS2, Quy trình Quản lý Lao động (LMP) (nếu câu trả lời cho câu hỏi 30 hoặc 31 là “Có”).

Theo ESS 4, Khung Quản lý Dịch hại tổng hợp (IPMF) và Kế hoạch

ĐTM / EPP theo yêu cầu tại Nghị định số 40/2019 / NĐ-CP

Thông tư 25/2019 / TT-BTNMT

Rủi ro đáng kể và rủi ro vừa

phải

Theo ESS1 ESMP bao gồm ECOP

và COC on SEA (xem Phụ lục 4a và 4b) đối với rủi ro

120

Page 121: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

đáng kể và ECOP (Phụ lục 4a) đối với rủi ro trung bình

Quản lý Dịch hại tổng hợp (IPMP) (Nếu câu trả lời cho câu hỏi 33 là “Có”).

Nguy cơ thấp ECOP chung Không yêu cầu

121

Page 122: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

A2a.2. Biểu mẫu và danh sách sàng lọc về môi trường và xã hội

Danh sách kiểm tra sàng lọc của tiểu dự án này cung cấp cho CPMU và PPMU sử dụng để có thể xác định loại tài liệu xã hội và môi trường thích hợp sẽ được Ngân hàng Thế giới yêu cầu cho tiểu dự án, phù hợp với ESMF Dự án.

CPMU hoặc PPMU được khuyến khích gửi danh sách kiểm tra này cho Trưởng nhóm công tác (TTL) để đảm bảo rằng WB đồng ý với kết quả sàng lọc trước khi thuê tuyển chuyên gia tư vấn để chuẩn bị các tài liệu về môi trường và xã hội.

11. Danh sách kiểm tra và các biểu mẫu kiểm tra E&S sau đây sẽ được sử dụng cho tất cả các tiểu dự án và TA hỗ trợ cho nghiên cứu khả thi (FS) được cấp vốn trong Hợp phần 1, 2 và 3. Chủ dự án / TA sẽ (i) áp dụng Mẫu A để trình bày kết quả sàng lọc tính hợp lệ dự án, (ii) áp dụng Mẫu B1 và B2 để phân loại rủi ro E&S, (iii) áp dụng Mẫu C để đánh giá tác động MT&XH (ESA), và (iv) hoàn thành việc ký tên vào các mục (d) và (e). Hướng dẫn kỹ thuật cho việc chuẩn bị ESMP được cung cấp trong Phụ lục 3, trong khi các hướng dẫn chuẩn bị RAP và EMDP được cung cấp trong Khung tái định cư (RPF) và Khung chính sách dân tộc thiểu số (EMPF) tương ứng.

12. Đối với các hoạt động TA được thực hiện trong Hợp phần 1, 2 và 3, TA sẽ được sàng lọc rủi ro / tác động E&S theo các hướng dẫn nêu trong Phụ lục 2b dưới đây. TA / chủ sở hữu hoạt động cũng sẽ hoàn thành Mẫu A và B2 và việc ký tên vào các mục (d) và (e).

DỰ ÁN: DỰ ÁN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN BỀN VỮNG (SFDP)

Tên dự án / Hoạt động: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Vị trí hoạt động / tiểu dự án: (ví dụ: vùng, quận, v.v.)................................................................................

Loại hoạt động: ..........................................................................................................................................

Địa chỉ và Chủ dự án / Chủ hoạt động:.......................................................................................................

Phân loại Rủi ro E&S của Dự án chính: Đáng kể (đáng kể đối với rủi ro môi trường và vừa phải đối với rủi ro xã hội)

(a) Kiểm tra tính đủ điều kiện

Biểu mẫu A: Tiêu chí sàng lọc tính đủ điều kiện

Câu hỏi sàng lọc Có/Không Nhận xét, (Nếu có?)

1. Liệu tiểu dự án / hoạt động có khả năng gây thiệt hại hoặc ảnh hưởng xấu đến / tác động đến các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và / hoặc di sản văn hóa, bao gồm nhưng không giới hạn, các địa điểm được liệt kê trong Bảng A2a.1 mục 1? (Theo ESS6 của ESF).

Nếu có, tiểu dự án không hợp lệ để được cấp vốn.

2. Các tiểu dự án / hoạt động có yêu cầu thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm IA, IB hoặc II của WHO không? (Theo ESS4 của ESF)

Nếu có, thì tiểu dự án không đủ điều kiện để được cấp vốn.

3. Sẽ có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong tiểu dự án và các khía cạnh và các hoạt động liên quan của nó không? (Theo OP / BP 7.60)

Nếu có, thì tiểu dự án không đủ điều kiện để được cấp vốn.

122

Page 123: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

4. Các tiểu dự án / hoạt động yêu cầu thu hồi đất, tái định cư và / hoặc tổn thất tài sản với số lượng lớn mà không có các biện pháp giảm thiểu và đền bù thỏa đáng và không có tham vấn chính thức với WB (theo ESS5 của ESF)

Nếu có, thì tiểu dự án không đủ điều kiện để được cấp vốn

5. Các tiểu dự án / hoạt động được phân loại là rủi ro cao theo phân loại rủi ro ESF của WB mà không có các biện pháp giảm thiểu và đền bù thỏa đáng và không có tham vấn chính thức với WB (Theo ESS1 của ESF)

Nếu có, thì tiểu dự án không đủ điều kiện để được cấp vốn

Kết quả sàng lọc tính đủ điều kiện:

Tiểu dự án không đủ điều kiện được cấp vốn theo dự án SFDP (tức là bất kỳ câu trả lời nào là “Có”)

Tiểu dự án đủ điều kiện được cấp vốn theo dự án SFDP (tức là tất cả các câu trả lời là “Không”); sàng lọc kỹ thuật sẽ được tiếp tục sử dụng Mẫu B1 và / hoặc B2 và Mẫu C.

Hoạt động đủ điều kiện để được tài trợ theo dự án SFDP (sử dụng Mẫu B2)

(b) Sàng lọc Môi trường Kỹ thuật để xác định loại ESA nào sẽ được áp dụng cho tiểu dự án

Mẫu B1: Tiêu chí sàng lọc rủi ro cao, đáng kể và trung bình

Câu hỏi sàng lọc Có (S, M, L)

Không

Nhận xét (S = Đáng kể, M = Trung bình, L = Thấp, xem định nghĩa trong Hộp A2.1 bên dưới)

1. Tiểu dự án có tiềm tàng gây ra các tác động tiêu cực đáng kể dẫn đến mất hoặc suy thoái các dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học hoặc các môi trường sống tự nhiên quan trọng không (theo ESS1, ESS4 và ESS6 của ESF)?

“Dịch vụ hệ sinh thái” là những lợi ích mà con người thu được từ hệ sinh thái. Chúng được tổ chức thành bốn loại: (i) dịch vụ cung cấp, là những sản phẩm mà con người thu được từ các hệ sinh thái và có thể bao gồm thực phẩm, nước ngọt, gỗ, sợi, cây thuốc; (ii) các dịch vụ điều tiết, là những lợi ích mà con người thu được từ việc điều chỉnh các quá trình của hệ sinh thái và có thể bao gồm lọc nước bề mặt, lưu trữ và hấp thụ carbon, điều hòa khí hậu, bảo vệ khỏi các hiểm họa tự nhiên; (iii) các dịch vụ văn hóa, là những lợi ích phi vật chất mà con người thu được từ các hệ sinh thái và có thể bao gồm các khu vực tự nhiên là địa điểm linh thiêng và các khu vực quan trọng để giải trí và thưởng thức thẩm mỹ; và (iv) các dịch vụ hỗ trợ, là các quá trình tự nhiên duy trì các dịch vụ khác và có thể bao gồm quá trình hình thành đất, chu trình dinh dưỡng và sản xuất ban đầu.

Cho biết vị trí và loại môi trường sống tự nhiên và loại tác động có thể xảy ra, ví dụ, mất môi trường sống và mức độ mất đi của các dịch vụ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng của môi trường sống. Nêu lý do tại sao những tác động này là đáng kể hoặc không đáng kể.

Môi trường sống tự nhiên là các khu vực bao gồm các quần thể sống sót của các loài thực vật và / hoặc động vật phần lớn có nguồn gốc bản địa và / hoặc nơi hoạt động của con người về cơ bản không làm thay đổi các chức năng sinh thái chính của khu vực và thành phần loài. “Đa dạng sinh học” là sự đa dạng giữa các sinh vật sống từ tất cả các nguồn bao gồm,

Cho biết vị trí và loại môi trường sống tự nhiên và loại tác động có thể xảy ra, ví dụ, mất môi trường sống và mức độ mất đi của các dịch vụ hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng của môi

123

Page 124: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

giữa các hệ sinh thái trên cạn, biển và dưới nước khác và các phức hợp sinh thái mà chúng là một bộ phận; điều này bao gồm sự đa dạng loài, giữa các loài và hệ sinh thái.

trường sống. Nêu lý do tại sao những tác động này là đáng kể hoặc không đáng kể.+ Xem thêm Chú thích 1 bên dưới.

“Môi trường sống quan trọng” được định nghĩa là các khu vực có tầm quan trọng hoặc giá trị đa dạng sinh học cao, bao gồm: (a) sinh cảnh có tầm quan trọng đáng kể đối với các loài cực kỳ nguy cấp hoặc có nguy cơ tuyệt chủng, được liệt kê trong Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về các loài bị đe dọa hoặc các cách tiếp cận quốc gia tương đương; (b) môi trường sống có tầm quan trọng đáng kể đối với các loài đặc hữu hoặc loài phân bổ giới hạn; (c) môi trường sống hỗ trợ sự tập trung đáng kể trên toàn cầu hoặc quốc gia của các loài di cư hoặc quần tụ; (d) hệ thống bị đe dọa cao hoặc duy nhất; và (e) các chức năng hoặc đặc điểm sinh thái cần thiết để duy trì khả năng tồn tại của các giá trị đa dạng sinh học được mô tả ở trên từ (a) đến (d).

+ Lưu ý rằng Ngân hàng Thế giới không thể tài trợ cho bất kỳ dự án nào dẫn đến chuyển đổi hoặc suy thoái đáng kể các môi trường sống tự nhiên quan trọng.+ Cho biết vị trí và loại môi trường sống tự nhiên quan trọng và nêu lý do tại sao chúng có hoặc không đáng kể.+ Xem thêm Note 2 bên dưới

Chú thích 1: Nếu các môi trường sống tự nhiên được xác định là một phần của đánh giá, thì chủ dự án / tiểu dự án sẽ tìm cách tránh các tác động tiêu cực đến chúng phù hợp với phân cấp giảm thiểu. Trường hợp môi trường sống tự nhiên có khả năng bị ảnh hưởng bất lợi bởi dự án, chủ dự án / tiểu dự án sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến dự án trừ khi: (a) Không có giải pháp thay thế khả thi về mặt kỹ thuật và tài chính; và (b) Các biện pháp giảm thiểu thích hợp được đưa ra, phù hợp với hệ thống phân cấp giảm thiểu, để không bị tổn thất ròng và nếu khả thi, tốt nhất là thu được đa dạng sinh học ròng về lâu dài. Khi còn các tác động tồn dư mặc dù đã có những nỗ lực tốt nhất để tránh, giảm thiểu và giảm thiểu tác động và nếu thích hợp và được các bên liên quan hỗ trợ, các biện pháp giảm thiểu có thể bao gồm việc bù đắp đa dạng sinh học tuân theo nguyên tắc “tương đương hoặc tốt hơn”.

Chú thích 2: Ở những khu vực có môi trường sống quan trọng, chủ dự án / tiểu dự án sẽ không thực hiện bất kỳ hoạt động dự án nào có khả năng gây tác động tiêu cực trừ khi đáp ứng tất cả các điều kiện sau: (a) Không có lựa chọn thay thế khả thi nào khác trong khu vực để phát triển dự án trong các môi trường sống có giá trị đa dạng sinh học thấp hơn; (b) Tất cả các quy trình cần thiết theo nghĩa vụ quốc tế hoặc luật pháp quốc gia là điều kiện tiên quyết để một quốc gia cấp phép cho các hoạt động dự án trong hoặc liền kề với một môi trường sống quan trọng đã được tuân thủ; (c) Các tác động bất lợi tiềm tàng hoặc khả năng xảy ra như vậy đối với môi trường sống sẽ không dẫn đến sự giảm sút thực tế có thể đo lường được hoặc thay đổi tiêu cực trong các giá trị đa dạng sinh học mà môi trường sống quan trọng xác định; (d) Dự án không được dự đoán là sẽ dẫn đến việc giảm số lượng thực của bất kỳ loài Cực kỳ nguy cấp, Nguy cấp hoặc có phạm vi hạn chế, trong một khoảng thời gian hợp lý; (e) Dự án sẽ không liên quan đến việc chuyển đổi đáng kể hoặc làm suy thoái đáng kể các môi trường sống thiết yếu. Trong trường hợp dự án liên quan đến việc trồng rừng hoặc nông nghiệp mới hoặc tái tạo, nó sẽ không chuyển đổi hoặc làm suy giảm bất kỳ môi trường sống thiết yếu nào; (f) Chiến lược giảm thiểu của dự án sẽ được thiết kế để đạt được lợi ích ròng từ các giá trị đa dạng sinh học mà môi trường sống thiết yếu cung cấp; và (g) Một chương trình giám sát và đánh giá đa dạng sinh học dài hạn và được thiết kế phù hợp nhằm đánh giá tình trạng của môi trường sống thiết yếu được lồng ghép vào chương trình quản lý của Bên vay.

124

Page 125: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

2. Liệu tiểu dự án có tiềm năng gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến di sản văn hóa (theo ESS8 của ESF) không?

Dẫn đến mất mát hoặc suy thoái di sản văn hóa vốn được định nghĩa là tài nguyên mà con người xác định là sự phản ánh và thể hiện các giá trị, niềm tin, tri thức và truyền thống không ngừng phát triển của họ. Thuật ngữ 'di sản văn hóa' bao gồm di sản vật thể và phi vật thể, có thể được công nhận và có giá trị ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia hoặc toàn cầu, như sau: (a) Di sản văn hóa hữu hình, bao gồm các vật thể, địa điểm, công trình kiến trúc có thể di chuyển hoặc bất động được, các nhóm cấu trúc, đặc điểm tự nhiên và cảnh quan có ý nghĩa khảo cổ, cổ sinh, lịch sử, kiến trúc, tôn giáo, thẩm mỹ hoặc văn hóa khác. Di sản văn hóa hữu hình có thể nằm ở thành thị hoặc nông thôn, và có thể ở trên hoặc dưới đất hoặc dưới nước; (b) Di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các thực hành, cách thể hiện, biểu hiện, kiến thức, kỹ năng - cũng như các công cụ, đồ vật, hiện vật và không gian văn hóa gắn liền với nó - mà các cộng đồng và nhóm người thừa nhận là một phần của di sản văn hóa của họ, được truyền từ thế hệ đến thế hệ và được chúng tái tạo liên tục để đáp ứng với môi trường, tương tác của chúng với thiên nhiên và lịch sử của chúng.

Mô tả vị trí và loại tài nguyên văn hóa và loại tác động có thể xảy ra. Nêu mức độ bảo vệ (địa phương, tỉnh, quốc gia hoặc quốc tế). Có bất kỳ địa điểm nào trong số này được coi là quan trọng để bảo tồn tại chỗ, nghĩa là không nên xóa tài nguyên khỏi vị trí hiện tại của chúng không?Nêu rõ tại sao các tác động là đáng kể hoặc không đáng kể.

.Các yêu cầu của ESS8 này sẽ áp dụng cho tất cả các dự án có khả năng có rủi ro hoặc tác động đến di sản văn hóa. Điều này sẽ bao gồm một dự án: (a) Liên quan đến việc đào, phá dỡ, di chuyển đất, lũ lụt hoặc những thay đổi khác trong môi trường vật lý; (b) Nằm trong khu vực được bảo vệ hợp pháp hoặc vùng đệm được xác định hợp pháp; (c) Nằm trong hoặc gần khu di sản văn hóa được công nhận; hoặc (d) Được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ việc bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa.

Mô tả vị trí và bản chất của các tác động tiềm tàng

3. Liệu tiểu dự án có tiềm năng gây ra các tác động bất lợi đáng kể đến đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên liên quan mà người dân tộc thiểu số sử dụng (theo ESS7 của ESF) không?

Có thể dẫn đến các tác động đối với các vùng đất hoặc lãnh thổ thuộc sở hữu truyền thống, hoặc được sử dụng hoặc chiếm đóng theo thói quen và nơi tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng đối với sự bền vững của văn hóa và sinh kế của các dân tộc thiểu số. Tác động tiềm tàng đến các giá trị văn hóa và tinh thần do các vùng đất và tài nguyên đó gây ra hoặc tác động đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và tính bền vững lâu dài của các tài nguyên bị ảnh hưởng.

Mô tả loại và mức độ của các tác động và tầm quan trọng của các thay đổi đối với các nguồn lực của các dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng.Lưu ý rằng Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số cũng sẽ được yêu cầu theo ESS7 của Ngân hàng Thế giới ESF.

4. Liệu tiểu dự án có khả năng gây ra các tác động bất lợi đáng kể đến người dân và di dời

125

Page 126: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

(theo ESS5 của ESF) không?

Dẫn đến sự di dời dân số phụ thuộc vào các vùng đất hoặc sử dụng vào mục đích sử dụng cụ thể của các nguồn tài nguyên khó thay thế hoặc phục hồi? Nếu không sẽ dẫn đến những vấn đề khó khăn về khả năng khôi phục sinh kế của tiểu dự án?

Cho biết số hộ gia đình bị ảnh hưởng và các nguồn lực khó thay thế để khôi phục sinh kế.Lưu ý rằng một Kế hoạch hành động Tái định cư sẽ cần được chuẩn bị theo ESS5 của Ngân hàng Thế giới ESF.

5. Tiểu dự án có ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn cộng đồng, bao gồm cả an toàn đập (Theo ESS4 của ESF)?

Tiểu dự án có nằm ở những vị trí có nguy cơ cao, bao gồm cả những nơi có rủi ro về thời tiết khắc nghiệt hoặc các sự kiện khởi phát chậm và sự hư hỏng hoặc trục trặc của chúng có thể đe dọa sự an toàn của cộng đồng không?

Mô tả các vấn đề và rủi ro

Tiểu dự án có yêu cầu xây dựng một kè hoặc đê có thể hoạt động như một con đập: Chiều cao từ 15 mét trở lên Chiều cao từ 10 đến 15 mét với các thiết kế phức

tạp đặc biệt - ví dụ, yêu cầu xử lý lũ lụt lớn bất thường, vị trí trong khu vực có địa chấn cao, nền móng phức tạp và khó chuẩn bị hoặc lưu giữ các vật liệu độc hại.

Dưới 10 mét nhưng chiều cao hơn 3m nhưng dự kiến sẽ hoạt động như một con đập trong quá trình vận hành tiểu dự án?

Mô tả các vấn đề và lưu ý các yêu cầu của phụ lục 1 của ESS4 của ESF liên quan đến việc bổ nhiệm một Ban chuyên gia độc lập.

Hoạt động của tiểu dự án có phụ thuộc vào hiệu suất của? một con đập hiện có hoặc một con đập đang

được xây dựng (DUC); các trạm điện hoặc hệ thống cấp nước lấy trực

tiếp từ hồ chứa được kiểm soát bởi một đập hiện có hoặc một DUC;

chuyển đổi đập hoặc công trình thủy lực ở hạ lưu từ một con đập hiện có hoặc một DUC, nơi mà sự cố của con đập ở thượng nguồn có thể gây ra thiệt hại lớn hoặc hỏng hóc cho cấu trúc mới do Ngân hàng Thế giới tài trợ và các dự án thủy lợi hoặc cấp nước sẽ phụ thuộc vào việc lưu trữ và vận hành của một đập hiện có hoặc một DUC để cung cấp nước và không thể hoạt động nếu đập bị hỏng.

Nếu có, điều này không phải lúc nào cũng có nghĩa là nó sẽ được phân loại là “rủi ro cao”, nhưng phải đặc biệt chú ý vì Ngân hàng Thế giới có các yêu cầu cụ thể để đảm bảo an toàn cho hoạt động của đập hiện có hoặc đập đang được xây dựng. Ngân hàng Thế giới yêu cầu kiểm tra và đánh giá đập hoặc DUC, hiệu suất cũng như các quy trình vận hành và bảo trì, cũng như các khuyến nghị về bất kỳ công việc khắc phục hậu quả hoặc các biện pháp liên quan đến an toàn; đánh giá trước cũng có thể đánh giá.

6. Tiểu dự án có liên quan đến lượng lớn vật liệu / chất thải nguy hại hoặc tạo ra ô nhiễm khác bao gồm yêu cầu mua hoặc sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu (theo ESS3 của ESF) không?

126

Page 127: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Vật liệu nguy hiểm (Hazmats) được định nghĩa là vật liệu (bao gồm cả chất thải) có nguy cơ đối với sức khỏe con người, tài sản hoặc môi trường do các đặc tính vật lý hoặc hóa học của chúng như được định nghĩa trong hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn (EHSG) của nhóm Ngân hàng Thế giới. Chúng có thể được phân loại theo mức độ nguy hiểm như chất nổ; khí nén, kể cả khí độc hoặc khí dễ cháy; chất lỏng dễ cháy; chất rắn dễ cháy; chất oxy hóa; vật liệu độc hại; chất phóng xạ; và các chất ăn mòn.

Nếu có, hãy mô tả bản chất, loại và số lượng của Hazmats.

Các công thức của sản phẩm có nằm trong nhóm IA và IB của Tổ chức Y tế Thế giới hay có những công thức sản phẩm thuộc Nhóm II ?,

Nếu có, điều này có thể không phải lúc nào cũng có nghĩa là cần phải có ESIA đầy đủ, nhưng cần phải chú ý đặc biệt. Ngân hàng Thế giới sẽ không tài trợ cho các sản phẩm đó, nếu (a) quốc gia thiếu các hạn chế trong việc phân phối và sử dụng chúng; hoặc (b) chúng có khả năng được nhân viên, nông dân hoặc những người khác sử dụng hoặc tiếp cận mà không được đào tạo, trang thiết bị và phương tiện để xử lý, bảo quản và sử dụng các sản phẩm này đúng cách.

7. Liệu tiểu dự án có tiềm năng gây ra các tác động không thể đảo ngược hoặc các tác động không dễ giảm thiểu (theo ESS1, ESS3 và ESS6 của ESF, đặc biệt là các tác động liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái, tác động tích lũy, tác động xuyên biên giới)?

Dẫn đến mất diện tích bổ sung tầng chứa nước, ảnh hưởng đến chất lượng lưu trữ nước và các lưu vực cung cấp nước sạch cho các khu dân cư lớn.

Kể tên các vùng nước bị ảnh hưởng và mô tả mức độ tác động.

Dẫn đến bất kỳ tác động nào mà thời gian của các tác động là tương đối lâu dài, ảnh hưởng đến một khu vực địa lý rộng lớn hoặc các tác động có cường độ cao.

Mô tả bất kỳ tác động nào được coi là vĩnh viễn, ảnh hưởng đến một khu vực địa lý rộng lớn (xác định) và các tác động cường độ cao.

8. Liệu tiểu dự án có tiềm năng dẫn đến đa dạng các tác động bất lợi đáng kể (theo ESS1, ESS3 và ESS6 của ESF, đặc biệt là các tác động liên quan đến dịch vụ hệ sinh thái, tác động tích lũy, tác động xuyên biên giới)?

Nhiều địa điểm ở các địa điểm khác nhau bị ảnh hưởng, mỗi địa điểm có thể gây ra thiệt hại đáng kể về môi trường sống, tài nguyên, đất đai hoặc làm suy giảm chất lượng tài nguyên.

Xác định và mô tả tất cả các vị trí bị ảnh hưởng.

Các tác động bất lợi tiềm tàng, đáng kể có khả năng mở rộng ra ngoài các địa điểm hoặc cơ sở vật chất cho các công trình vật lý.

Xác định và mô tả các loại tác động vượt ra ngoài địa điểm hoặc cơ sở của các công trình vật lý.

127

Page 128: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Các tác động xuyên biên giới (ngoài những thay đổi nhỏ đối với hoạt động đường thủy đang diễn ra).

Mô tả mức độ của các tác động xuyên biên giới.

Cần có đường vào mới, đường hầm, kênh mương, hành lang truyền tải điện, đường ống, hoặc các bãi thải và bãi thải ở các khu vực hiện nay chưa phát triển.

Mô tả tất cả các hoạt động mới được yêu cầu để hoạt động chính hoạt động.

Sự gián đoạn của các mô hình di cư của động vật hoang dã, đàn động vật hoặc những người chăn gia súc, du mục hoặc bán du mục.

Mô tả việc di cư của người và động vật bị ảnh hưởng như thế nào.

9. Tiểu dự án chưa có tiền lệ (theo ESS1 và ESS10 của ESF)?

Chưa từng có ở cấp quốc gia? Mô tả lý do tại sao và những khía cạnh nào là chưa từng có.

Chưa từng có ở cấp tỉnh? Mô tả lý do tại sao và những khía cạnh nào là chưa từng có.

10. Dự án có nhiều tranh cãi và có khả năng thu hút sự chú ý của các tổ chức phi chính phủ hoặc xã hội dân sự trong nước hoặc quốc tế không (theo ESS1 và ESS10 của ESF)?

Được coi là rủi ro hoặc có nhiều khía cạnh gây tranh cãi.

Mô tả rủi ro được nhận thức và các khía cạnh gây tranh cãi

Có khả năng dẫn đến các cuộc biểu tình hoặc những người muốn biểu tình hoặc ngăn cản việc xây dựng nó.

Mô tả những lý do khiến tiểu dự án không được hoan nghênh.

Nếu tất cả các câu trả lời từ 1-10 là "Không"; sử dụng các tiêu chí trong Mẫu B2 Tiêu chí sàng lọc rủi ro thấp

Hộp A2a.1 Định nghĩa về mức độ tác động

Tác động đáng kể (S)- Những thay đổi đáng kể, trên một khu vực quan trọng, đối với các đặc điểm hoặc tính năng

chính hoặc đặc điểm hoặc sự khác biệt của cảnh quan trong hơn 2 năm.- Tác động vượt ra ngoài tiêu chuẩn quy định hoặc tác động lâu dài và rộng rãi- Làm biến đổi hệ sinh thái hoặc chức năng sinh thái trên diện rộng gây tổn thất ở quy mô vừa

phải (kéo dài trên 2 năm) nhưng có khả năng phục hồi trong vòng 10 năm;- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người;- Gây thiệt hại về tài chính cho người dùng hoặc cộng đồng.Tác động vừa phải (M)- Những thay đổi đáng chú ý nhưng không đáng kể trong hơn 2 năm hoặc những thay đổi đáng

kể trong hơn 6 tháng nhưng dưới 2 năm, trên một khu vực đáng kể, đối với các đặc điểm hoặc tính năng chính hoặc đặc điểm hoặc sự khác biệt của cảnh quan.

- Làm thay đổi các hệ sinh thái hoặc chức năng sinh thái ở địa phương trong thời gian ngắn với khả năng phục hồi tốt. Mức độ tác động tương tự như những thay đổi hiện tại nhưng có khả năng gây ra tác động tích lũy.

- Có thể (không chắc) ảnh hưởng đến sức khỏe con người; có thể gây khó khăn cho một số người dùng.

128

Page 129: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Tác động nhỏ (L)- Những thay đổi đáng chú ý dưới 2 năm, những thay đổi đáng kể dưới 6 tháng, hoặc.- Các thay đổi chỉ xảy ra trong phạm vi thay đổi hiện tại hoặc thay đổi hầu như không rõ ràng

trong bất kỳ khoảng thời gian nào, trong phạm vi tiêu chuẩn có thể chấp nhận được và tác động của chúng có thể được kiểm soát hoàn toàn.

- Các tác động có thể ảnh hưởng đến hoạt động nhưng không cản trở người sử dụng hoặc công chúng.

- Ảnh hưởng nhẹ đến sức khỏe hoặc chất lượng cuộc sống của con người.Không có tác động (Không đáng kể) N- Mọi thay đổi sẽ không đáng kể, không đáng chú ý hoặc không có thay đổi dự đoán -- Những thay đổi không thể cảm nhận được hoặc có thể đo lường được dựa trên hoạt động cơ

bản;- Không có ảnh hưởng lẫn nhau và do đó không có thay đổi nào xảy ra

Mẫu B2: Tiêu chí sàng lọc rủi ro thấp

Câu hỏi sàng lọc Y N Nhận xét

1. Các hoạt động của tiểu dự án chỉ giới hạn trong việc đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.

Mô tả các hoạt động

2. Đào tạo và nâng cao năng lực không yêu cầu sử dụng hóa chất, tác nhân sinh học, thuốc trừ sâu.

Ủng hộ điều này

3. Không có cơ sở hạ tầng để phá bỏ hoặc xây dựng. Ủng hộ điều này

4. Không có biện pháp can thiệp nào ảnh hưởng đến đất, nước, không khí, thực vật, động vật hoặc con người.

Ủng hộ điều này

5. Nếu nghiên cứu khoa học đang được thực hiện, nghiên cứu có bản chất như vậy không có chất thải nguy hại hoặc độc hại nào được tạo ra và nghiên cứu không liên quan đến DNA tái tổ hợp hoặc nghiên cứu khác có thể tạo ra các tác nhân nguy hiểm nếu chúng được giải phóng khỏi các điều kiện phòng thí nghiệm, chứa đựng.

Nếu có, hãy thảo luận với các chuyên gia môi trường của Ngân hàng Thế giới.

Kết quả sàng lọc EA:

Rủi ro cao - ESIA đầy đủ (Nếu câu trả lời là “CÓ (S)” cho bất kỳ câu hỏi sàng lọc nào trong Mẫu B1)

Rủi ro thấp - ESIA không cần thực hiện thêm hành động EA (Nếu tất cả các câu trả lời là “KHÔNG” cho các câu hỏi sàng lọc trong Mẫu B1)

Rủi ro đáng kể hoặc Rủi ro Trung bình - ESMP (Sau khi áp dụng sàng lọc Rủi ro Cao và Rủi ro Thấp và nếu kết luận rằng tiểu dự án không phải là Rủi ro cao và không phải là Rủi ro thấp, thì tiểu dự án sẽ được phân loại là Đáng kể hoặc Trung bình tùy bản chất và vị trí của tiểu dự án)

(c) Xác định các vấn đề và chuẩn bị các tài liệu E&SMẫu C: Các Tác động Môi trường và Xã hội tiềm tàng cần giải quyết

129

Page 130: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

STT

Tiểu dự án có dẫn đến các tác động môi trường này không

(ESS1, ESS2, ESS3, ESS4, ESS6, ESS8 của ESF)?

N L M S Không biết

Nhận xét(xem thêm Ghi chú bên dưới)

1. Yêu cầu công nhân (trực tiếp, ký hợp đồng, nhà cung cấp chính và cộng đồng) để thực hiện tiểu dự án (xem định nghĩa trong ESS2)

ESS2 nghiêm cấm việc thuê lao động có độ tuổi tối thiểu là 14 trừ khi luật quốc gia quy định độ tuổi cao hơn. Chuẩn bị LMP

2. Xâm lấn hệ sinh thái (ví dụ: khu bảo tồn hoặc nhạy cảm với môi trường sống tự nhiên, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, v.v.)

Mô tả và đánh giá ngắn gọn mức độ tác động. Chuẩn bị ESMP

3. Biến dạng cảnh quan và gia tăng phát sinh chất thải

Chuẩn bị ESMP

4. Phát bỏ thực bì hoặc chặt cây trong quá trình giải phóng mặt bằng để thi công

Chuẩn bị ESMP

5. Thay đổi chất lượng nước mặt hoặc dòng nước (ví dụ: Tăng độ đục của nước do dòng chảy, nước thải từ các khu lán trại và xói mòn, và chất thải xây dựng) hoặc lâu dài.

Cho biết điều này xảy ra như thế nào và khi nào.Chuẩn bị ESMP

6. Tăng mức độ bụi hoặc thêm các chất ô nhiễm vào không khí trong quá trình xây dựng

Cho biết điều này xảy ra như thế nào và khi nào. Chuẩn bị ESMP

7. Tăng tiếng ồn và / hoặc độ rung Cho biết điều này xảy ra như thế nào và khi nào

8. Tái định cư của các hộ gia đình? Nếu có thì bao nhiêu hộ?

Chuẩn bị RAP.

9. Sử dụng khu tái định cư nhạy cảm với môi trường và / hoặc văn hóa

Mô tả ngắn gọn các tác động tiềm tàngChuẩn bị ESMP

130

Page 131: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

10. Nguy cơ lây lan dịch bệnh từ công nhân xây dựng sang người dân địa phương (và ngược lại)?

Lưu ý số lượng công nhân ước tính được thuê để xây dựng dự án ở xã / huyện và những loại bệnh mà họ có thể giới thiệu hoặc mắc phải. Chuẩn bị ESMP và LMP

11. Khả năng xung đột giữa công nhân xây dựng và người dân địa phương (và ngược lại)?

Chuẩn bị ESMP và LMP

12. Sử dụng hóa chất dễ nổ và nguy hiểm

Chuẩn bị ESMP

13. Sử dụng các địa điểm trước đây từng xảy ra tai nạn do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh (UXO)

Rà phá bom mìn

14. Việc xây dựng có thể gây xáo trộn cho giao thông, các tuyến đường giao thông hoặc giao thông đường thủy?

Chuẩn bị ESMP

15. Việc xây dựng có thể gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho các tuyến đường, cầu địa phương hiện có hoặc các cơ sở hạ tầng nông thôn khác?

Chuẩn bị ESMP

16. Đào đất trong quá trình xây dựng tiểu dự án gây xói mòn đất

Chuẩn bị ESMP

17. Cần mở đường tiếp cận mới, tạm thời hoặc lâu dài?

Ước tính số lượng và chiều dài của đường tiếp cận tạm thời hoặc vĩnh viễn và vị trí của chúng. Chuẩn bị ESMP

18. Sự chia cắt hay chia cắt của môi trường sống của động thực vật?

Mô tả cách thức. Chuẩn bị ESMP

19. Ảnh hưởng lâu dài đến chất lượng không khí

Chuẩn bị ESMP

20. Rủi ro tai nạn cho người lao động và cộng đồng trong giai đoạn xây dựng

Chuẩn bị ESMP và LMP

21. Sử dụng các vật liệu độc hại hoặc độc hại và tạo ra chất thải nguy hại

Chuẩn bị ESMP

22. Rủi ro đối với an toàn và sức khỏe con người (không bao gồm nguy cơ bom mìn)

Mô tả cách thức. Chuẩn bị ESMP

131

Page 132: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Tiểu dự án có yêu cầu thu hồi đất hoặc hạn chế tiếp cận sử dụng đất (theo ESS5 của ESF) không?

23. Mua (tạm thời hoặc vĩnh viễn) đất (công hoặc tư) để phát triển

Liệt kê các khu đất thu hồi đất tạm thời và lâu dài, loại đất, thời hạn và mục đích thu hồi. Chuẩn bị RAP

24. Sử dụng đất hiện đang bị chiếm dụng hoặc được sử dụng thường xuyên cho mục đích sản xuất (ví dụ: làm vườn, trồng trọt, đồng cỏ, địa điểm đánh bắt cá, rừng)

Chuẩn bị RAP

25. Sự dịch chuyển của cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp

Chuẩn bị RAP

26. Mất cây trồng, cây ăn quả hoặc cơ sở hạ tầng hộ gia đình tạm thời hoặc vĩnh viễn

Chuẩn bị RAP

27. Hạn chế không tự nguyện của người dân đến các công viên và khu bảo tồn được chỉ định hợp pháp

Chuẩn bị RAP

Lưu ý: Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào trong số 23-27 là “Có” cho “L”, “M” hoặc “S”, vui lòng tham khảo RPF; cần chuẩn bị Kế hoạch Hành động Tái định cư (RAP).

Các dân tộc thiểu số có hiện diện trong khu vực tiểu dự án không (theo ESS7 của ESF)?

28. Các nhóm dân tộc thiểu số đang sống trong ranh giới hoặc gần đó của tiểu dự án.

Chuẩn bị EMDP

29. Các thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số này trong khu vực có khả năng được hưởng lợi hoặc bị tổn hại do dự án.

Nếu câu trả lời cho câu hỏi 28 hoặc 29 là “Có” cho “L”, “M” hoặc “S”, vui lòng tham khảo EMPF; và có thể cần phải chuẩn bị Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP).

Tiểu dự án có yêu cầu xây dựng hoặc phụ thuộc vào một con đập đắp lớn (theo ESS4 của ESF) không?

30. Liên quan đến việc xây dựng một con đập lớn hoặc kè?

Xem ESS4 để biết định nghĩa về đập

31. Phụ thuộc vào việc trữ nước từ một đập hoặc đập hiện có hoặc một con đập đang được xây dựng?

Mô tả mối quan hệ chức năng giữa tiểu dự án và đập hiện có hoặc đập đang được xây dựng.

Lưu ý: Nếu câu trả lời cho câu hỏi 30 hoặc 31 là “Có” cho “L”, “M” hoặc “S”, vui lòng tham khảo Phụ lục 1 của ESS4 của ESF; Một Báo cáo An toàn Đập (DSR) có thể sẽ được yêu cầu.

132

Page 133: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Tiểu dự án có yêu cầu mua sắm hoặc sử dụng thuốc trừ sâu (theo ESS3 của ESF) không?

32 Các tiểu dự án / hoạt động yêu cầu lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm IA, IB hoặc II của WHO.

Xem lưu ý bên dưới

33 Các tiểu dự án sẽ liên quan đến việc sử dụng hóa chất nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón và hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản hoặc nuôi tôm)

Xem lưu ý bên dưới

Lưu ý: Nếu câu trả lời cho câu hỏi 32 là “Có”, tiểu dự án không đủ điều kiện; Nếu câu trả lời cho câu hỏi 33 là “Có” cho “S”, hãy chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Dịch hại ”theo ESS3. Nếu “Có” cho “L” và “M”, hãy kết hợp đào tạo về IPM và cách sử dụng và tiêu hủy an toàn thuốc trừ sâu, phân bón, hóa chất độc hại trong ESMP.

Tiểu dự án có liên quan đến việc nạo vét và / hoặc đắp đê quy mô vừa và nhỏ không?

34 Các tiểu dự án sẽ liên quan đến việc nạo vét và / hoặc đắp đê.

Xem ESMF Phụ lục 3 ESMP và ECOP

Lưu ý: Nếu câu trả lời cho câu hỏi 34 là “Có”, vui lòng tham khảo Phụ lục 3 của ESMF; ESMP của tiểu dự án sẽ giải quyết các tác động tiềm ẩn và các biện pháp giảm thiểu và áp dụng ECOP với nạo vét sẽ được yêu cầu.

Tiểu dự án có liên quan đến di sản văn hóa như định nghĩa trong ESS8, bao gồm cả việc di dời các ngôi mộ không?

35 Tiểu dự án sẽ liên quan đến di sản văn hóa có tầm quan trọng quốc gia hoặc toàn cầu

Xem Lưu ý bên dưới

36 Tiểu dự án sẽ liên quan đến việc di chuyển các ngôi mộ

Xem Lưu ý bên dưới

Lưu ý: Nếu câu trả lời cho câu hỏi 35 là “Có” đối với S, vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia của WB E&S, việc chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Di sản Văn hóa là bắt buộc. Nếu “Có” cho L và M, vui lòng tham khảo Phụ lục 3a của ESMF. Nếu câu trả lời cho câu hỏi 36 là Có cho L, M, S, vui lòng chuẩn bị Kế hoạch Di dời Mộ như một phần của RAP.

Tiểu dự án có liên quan đến

Lưu ý về quy mô tác động: N = Không tác động; L = Thấp (tác động quy mô rất nhỏ, cục bộ và tạm thời; M = Tác động trung bình (Các tác động có thể đảo ngược và quy mô trung bình có thể được giải quyết bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và quản lý; S = Tác động đáng kể (quy mô lớn, có thể đảo ngược, bù đắp) và N / A = Không biết

Các tài liệu E&S cần chuẩn bị cho tiểu dự án (xác định những tài liệu đã đồng ý với WB)

133

Page 134: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

ESS1 : Đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESIA)

ESS1 : Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)

ESS2 : Quy trình quản lý lao động (LMP)

ESS3

: Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)

: Kế hoạch quản lý dịch hại tổng hợp (IPMP)

: Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP)

ESS4 : Báo cáo An toàn Đập (DSR)

ESS5: Kế hoạch hành động tái định cư (RAP)

: Kế hoạch di dời mồ mả (GRP)

ESS6 : Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP)

ESS7 : Kế hoạch Phát triển Dân tộc thiểu số (EMDP)

ESS8 : Kế hoạch Quản lý Di sản Văn hóa (CHMP)

ESS10 : Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP)

(e) Kết quả sàng lọc tiểu dự án

1. Đủ điều kiện Tiểu dự án không đủ điều kiện để

được cấp vốn theo dự án SFDP Tiểu dự án đủ điều kiện được cấp

vốn theo dự án SFDP

2. Các tài liệu về môi trường và xã hội cần được chuẩn bị cho tiểu dự án (chỉ chọn những tài liệu cần áp dụng)

ESIA; ESMP; LMP; PMP;

DMDP; DSR; RAP; GRP;

EMDP; CHMP; SEP

XÁC NHẬN

PPMU CPMU WB

134

Page 135: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 2b. Sàng lọc E&S và ứng dụng ESSs cho TA

Để phù hợp với ESF của WB, tất cả các hoạt động Hỗ trợ Kỹ thuật (TA) do Dự án tài trợ (FSDP) sẽ được sàng lọc để phân loại rủi ro / tác động E&S và các phân chia E&S tiềm ẩn của nó, và TA nên bao gồm các khuyến nghị để giải quyết các tác động tiềm tàng phù hợp với ESSs 1-1021. Phụ lục này (Phần A2b1) cung cấp hướng dẫn về việc áp dụng TA và các hành động E&S cần thiết dựa trên các hoạt động được xác định ban đầu trước khi thẩm định. Tuy nhiên, do loại hoạt động TA cụ thể do Dự án tài trợ sẽ được xác định / xác nhận trong quá trình thực hiện Dự án, nên phụ lục này (Phần A2b.2) cũng đưa ra một hướng dẫn chung để sử dụng trong trường hợp các hoạt động TA khác có thể được xem xét trong việc thực hiện Dự án. Loại TA, liên quan E&S, nguyên tắc hướng dẫn yêu cầu E&S, phân loại rủi ro E&S, các hành động tiếp theo và áp dụng ESF phù hợp với hướng dẫn của WB về TA và ESF (Ghi chú tư vấn theo báo cáo tóm tắt xem xét các ý tưởng MT&XH (OESRC) ngày 21 tháng 5 , 2019).

TA / chủ tiểu dự án chịu trách nhiệm thực hiện hướng dẫn này. Việc tham vấn với chuyên gia E&S của WB rất được khuyến khích.

A2b.1. Áp dụng các hoạt động TA được tài trợ bởi Dự án

Bảng 5. Dưới đây xác định loại hoạt động TA được Dự án tài trợ (SFDP) và các yêu cầu về E&S của dự án theo hướng dẫn được cung cấp trong Phần 2b.2 dưới đây.

Bảng 5. Các yêu cầu về E&S trong quá trình sàng lọc E&S đối với các hoạt động TA

Các hoạt động / thành phần của Dự án TA

Loại TA trên WB ESF Yêu cầu E&S theo dõi

Hợp phần 4: Quản lý dự án bao gồm giám sát và đánh giá và điều phối hợp phần.

Loại 3 Không yêu cầu

Hợp phần phụ 1.2 Tăng cường năng lực quản lý và gia tăng giá trị. TA để phát triển và cập nhật các chính sách, chiến lược, quy định, v.v.

Loại 2

Thúc đẩy minh bạch thông qua sự tham gia của các bên liên quan và công bố thông tin công khai. Vì nhiều dự án kỹ thuật hỗ trợ lập kế hoạch được cải thiện, điều này tạo cơ hội tốt để thúc đẩy sự tham gia và tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Khi thích hợp, các sáng kiến lập kế hoạch chiến lược có thể bao gồm thảo luận nhóm tập trung, tham vấn công dân, hội đồng chuyên gia, điều trần công khai, v.v. ở tất cả các giai đoạn quan trọng của TA.

Hợp phần 1.1, 2.1, 2.2, 3.1 và 3.2: FS cho các quy mô cơ sở hạ tầng nâng cấp / xây dựng các cảng cá cấp vùng, cấp I, cấp II, trung tâm kiểm ngư khu vực I tại Hải Phòng; Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản; trại giống; khu ương và khu nuôi tôm.

Loại 1

Vì dự án được phân loại là trung bình đến đáng kể xét theo khía cạnh E & S, chủ dự án sẽ đưa các vấn đề / cân nhắc về E&S vào FS TOR, đồng thời tính đến mức độ rủi ro / tác động

21 Hỗ trợ kỹ thuật và Khung MT&XH, ghi chú tư vấn OESRC Advisory 21/5/2019

135

Page 136: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

2b.2 Hướng dẫn chung cho các kỹ thuật viên khác được Dự án tài trợ

(a) Phân loại các hoạt động TA

4. Các hoạt động TA được Dự án hỗ trợ có thể được phân loại như sau22:

Loại 1: Hỗ trợ chuẩn bị các dự án đầu tư trong tương lai (có hoặc không được Ngân hàng cấp vốn). Đối với Dự án, TA để chuẩn bị nghiên cứu khả thi được thực hiện theo các tiểu hợp phần 1.1, 2.1, 2.2, 3.1 và 3.2 thuộc loại này.

Loại 2: Tăng cường năng lực bên vay. Đối với Dự án, các hoạt động nâng cao năng lực được hỗ trợ trong tiểu hợp phần 1.2 thuộc loại này.

Loại 3: Quản lý dự án. Đối với dự án, thành phần 4 thuộc loại này và không bắt buộc.

(b) Ý nghĩa của các hoạt động kỹ thuật

5. Hầu hết các hoạt động TA không có tác động trực tiếp bất lợi đến E&S, đối với một số trường hợp ngoại lệ). Tuy nhiên, kết quả của hỗ trợ TA có thể - nếu được chủ Dự án / Tiểu dự án thực hiện sau đó - có các tác động E&S quan trọng trong tương lai. Những tác động này sẽ thay đổi tùy theo từng trường hợp, tùy thuộc vào các chi tiết của hoạt động và bối cảnh mà nó diễn ra.

6. Ví dụ về các tác động “hạ nguồn” liên quan liên quan đến các loại TA khác nhau bao gồm:

Loại 1: TA do ngân hàng tài trợ có thể hỗ trợ chủ dự án / tiểu dự án trong các giai đoạn khác nhau của việc chuẩn bị đầu tư trong tương lai vào cơ sở hạ tầng hoặc các lĩnh vực khác. Hỗ trợ này có thể bao gồm hỗ trợ chuẩn bị nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật chi tiết, công cụ đánh giá môi trường và xã hội (ESA), hồ sơ thầu, v.v. để chuẩn bị cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất trong tương lai hoặc để thực hiện các hoạt động khác có tiềm năng các tác động.

Loại 2: Các hoạt động nâng cao năng lực, mặc dù bản thân chúng có tác động xã hội hoặc môi trường tối thiểu hoặc không có, có thể liên quan đến việc hỗ trợ các tổ chức trong việc thực hiện hoặc giám sát các hoạt động có tác động xã hội và môi trường tiềm tàng. Những tác động này cần được tính đến khi thiết kế và thực hiện hỗ trợ năng lực.

Loại 3: không yêu cầu.

Trong cả ba tình huống, các tác động E&S tiềm ẩn của TA do Ngân hàng hỗ trợ có thể là đáng kể, nhưng có thể khác nhau về tính trực tiếp, tính cụ thể và thời gian. Đối với các hoạt động TA Loại 1, các mối quan tâm về E&S chủ yếu liên quan đến các khoản đầu tư vật chất cụ thể sau đó. Các hoạt động TA thuộc Loại 2 có thể có nhiều tác động lan tỏa và gây ra hơn, thường diễn ra trong thời gian dài hơn. Những thay đổi này cho thấy tầm quan trọng của việc điều chỉnh cẩn thận việc áp dụng ESF cho phù hợp với hoàn cảnh của từng tình huống TA, như được thảo luận dưới đây.

(c) Các nguyên tắc hướng dẫn để xác định các yêu cầu về E&S

Thừa nhận rằng có nhiều hoạt động TA liên quan đến E&S khác nhau và phù hợp với ESF, các nguyên tắc hoặc khái niệm hướng dẫn dưới đây sẽ được áp dụng cho Dự án / tiểu dự án:

Tích hợp các mục tiêu E&S vào quá trình TA. Nhiều hoạt động TA độc lập về cơ bản là “các dự án định hướng theo quy trình” liên quan đến việc lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu, phân tích lựa chọn thay thế, đánh giá lợi ích chi phí, thiết kế kỹ thuật, xây dựng sự đồng thuận, v.v. Những hoạt động này thường tạo cơ hội đáng kể để tích hợp các mục tiêu môi trường và xã hội vào quá trình lập kế hoạch .

Thúc đẩy tính minh bạch thông qua sự tham gia của các bên liên quan và công bố thông tin công khai. Do nhiều dự án kỹ thuật hỗ trợ việc lập kế hoạch được cải thiện nên điều này tạo cơ hội

22 Điều quan trọng cần lưu ý là đây không phải là một kiểu phân loại đầy đủ và có thể có TA là một biến thể của một hoặc nhiều “kiểu” được liệt kê này. Ví dụ, có thể có các tình huống trong đó TA do Ngân hàng cung cấp liên quan đến việc hỗ trợ giám sát hoặc theo dõi các hoạt động phát triển mà chủ dự án / tiểu dự án đang thực hiện bằng nguồn vốn riêng biệt, không phải của Ngân hàng.

136

Page 137: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

tốt để thúc đẩy sự tham gia và gắn bó rộng rãi của các bên liên quan. Khi thích hợp, các sáng kiến lập kế hoạch chiến lược có thể bao gồm thảo luận nhóm tập trung, tham vấn công dân, hội đồng chuyên gia, điều trần công khai, v.v. ở tất cả các giai đoạn quan trọng của TA.

Thúc đẩy việc sử dụng ESA thích hợp như SESA. Các nghiên cứu TA hỗ trợ các chính sách, kế hoạch và chương trình là phù hợp lý tưởng để áp dụng SESA và các công cụ phân tích môi trường và xã hội khác.

Thúc đẩy phân tích có hệ thống và toàn diện về các giải pháp thay thế. Khi TA hỗ trợ xây dựng các kế hoạch đầu tư cụ thể, chẳng hạn như đối với cơ sở hạ tầng quy mô lớn, các nghiên cứu TA có thể được sử dụng để khám phá một cách có ý nghĩa các giải pháp thay thế ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cả việc đánh giá tác động tương đối của các giải pháp thay thế đó.

Thúc đẩy nâng cao năng lực E&S và tăng cường thể chế. Các dự án TA có thể tạo cơ hội để xây dựng năng lực đối tác để lồng ghép các mối quan tâm về E&S vào công việc của họ. Điều này có thể được thực hiện thông qua hỗ trợ (dưới hình thức củng cố chính sách, đào tạo và hỗ trợ hoạt động, thiết lập tiêu chuẩn kỹ thuật, giám sát và báo cáo, v.v.) cho các bộ chủ quản hoặc cho các cơ quan thực hiện và các cơ quan chính phủ / phi chính phủ khác có quan tâm phân tích môi trường và xã hội.

(d) Các hành động được tiến hành

9. Phạm vi vấn đề, ESRS và ESCP: Thông thường, các tác động xã hội và môi trường của TA sẽ chỉ được tập trung chi tiết khi quá trình TA tiếp tục. Do đó, nhiều dự án TA sẽ không dễ dàng tự phân tích E&S chi tiết trước trong quá trình chuẩn bị dự án TA - thay vào đó, những phân tích / đánh giá như vậy thường cần được đưa vào thực hiện dự án TA, nơi nó sẽ giúp định hình thiết kế và thực hiện các đầu ra của dự án.

10. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp, trong quá trình chuẩn bị dự án sẽ có thể thực hiện một số cấp độ phân tích các vấn đề E&S tiềm ẩn liên quan đến TA được đề xuất. Việc phân tích như vậy phải dựa trên một bài tập xác định phạm vi vấn đề có sự tham gia của các bên liên quan thuộc loại phù hợp với bản chất và quy mô của TA đề xuất.

Khi TA Loại 1 hỗ trợ thiết kế kỹ thuật chi tiết, TA có thể là một đầu ra dự kiến của TA để chuẩn bị một bộ các công cụ Môi trường và / hoặc Xã hội (E&S) tuân thủ chính sách của Ngân hàng cho khoản đầu tư cuối cùng (cho dù có được Ngân hàng tài trợ hay không). Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là phải thống nhất về quy trình và thời gian chuẩn bị các công cụ E&S liên quan trong quá trình thực hiện dự án, xác định cụ thể các yêu cầu đối với việc tham vấn và công bố các công cụ này cũng như đề ra các thỏa thuận về thể chế. Nếu thích hợp, TOR cho các nghiên cứu về môi trường và xã hội, chiến lược truyền thông và các chuyên gia E&S có thể được chuẩn bị trước - đặc biệt cho các dự án rủi ro cao và đáng kể - hoặc được đồng ý chuẩn bị vào một ngày sau đó.

Ngược lại, khi TA loại 1 hỗ trợ các nghiên cứu khả thi, TA có thể còn quá sớm để hỗ trợ việc chuẩn bị một bộ đầy đủ các công cụ E&S. Thay vào đó, có thể đủ để thỏa thuận với chủ dự án / tiểu dự án về ĐKTC cho các nghiên cứu khả thi để đảm bảo rằng các vấn đề môi trường và xã hội liên quan được tính đến khi tiến hành các nghiên cứu theo cách phù hợp với ESF.

Để nâng cao năng lực trong TA Loại 2, nhóm Ngân hàng cần xem xét các hoạt động mà việc xây dựng năng lực đang được hướng tới, để xác định mức độ liên quan của những hoạt động này - nếu có - đối với các vấn đề được ESF đề cập. Nếu có mối quan hệ như vậy, TOR cho việc xây dựng năng lực cần được thiết kế phù hợp. Ví dụ, nếu TA hỗ trợ đào tạo cho các cán bộ quản lý trường học và giáo viên có thể làm việc ở các khu vực bản địa, thì TOR cho khóa đào tạo đó phải bao gồm việc tham khảo các điều khoản liên quan của ESS 7 để đảm bảo (trong số những điều khác) rằng các nguyên tắc về sự phù hợp với văn hóa trong khóa đào tạo.

Đối với các dự án TA (đối với bất kỳ dự án nào khác mà ESF áp dụng), sự tham gia của các bên liên quan phù hợp với ESS 10 là quan trọng. Tùy thuộc vào loại hình và tầm quan trọng của TA, các cân nhắc về sự tham gia của các bên liên quan có thể nảy sinh theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, khi TA Loại 1 đang hỗ trợ thiết kế dự án chi tiết, thì sự tham gia của các bên liên quan sẽ rất quan trọng

137

Page 138: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

trong chính quá trình thiết kế. Ngoài ra, tuy nhiên, nếu đầu ra của TA phù hợp với ESF, thì các công cụ trong gói thiết kế dự án được đưa ra theo TA cũng phải bao gồm kế hoạch về cách thức các bên liên quan sẽ tham gia trong quá trình thực hiện xây dựng cuối cùng trong tương lai.

11. Phân loại rủi ro: Cần lưu ý rằng - cũng như đối với việc áp dụng ESF cho TA nói chung - các rủi ro liên quan cần được đánh giá không chỉ đơn giản là các tác động do bản thân các hoạt động TA (trong hầu hết các trường hợp là tối thiểu) mà còn là những tác động tiềm ẩn về E&S về sau có thể nảy sinh khi và nếu TA dẫn đến các khoản đầu tư trong tương lai. Do đó, ví dụ, nếu một dự án TA hỗ trợ các khía cạnh của việc thiết kế đầu tư cơ sở hạ tầng lớn trong tương lai, thì việc phân loại rủi ro của TA phải phản ánh những rủi ro dự kiến liên quan đến cơ sở hạ tầng mà TA đang giúp thiết kế. Nếu việc xây dựng một con đập trong tương lai trong một môi trường sinh thái nhạy cảm được coi là rủi ro cao, thì TA hỗ trợ thiết kế của nó cũng nên được coi là rủi ro cao.

(e) Xác định ranh giới của dự án và áp dụng ESF

12. Khi Ngân hàng cung cấp tài chính đầu tư cho TA, chất lượng của các công cụ E&S hoặc các đầu ra liên quan đến ESS khác được chuẩn bị trong quá trình thực hiện TA phải đáp ứng được yêu cầu của Ngân hàng. Tuy nhiên, trách nhiệm của Ngân hàng thường sẽ không mở rộng sang việc đảm bảo rằng các hoạt động khác của chủ dự án / tiểu dự án - cho dù tiếp theo hay song song với việc cung cấp TA - đều phù hợp với ESF. Ví dụ, người nhận TA sau này có thể quyết định nhận tài trợ từ các nguồn khác ngoài Ngân hàng, và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và / hoặc các chính sách của các nhà tài trợ khác cho các dự án được chuẩn bị theo TA do Ngân hàng tài trợ hoặc phát sinh từ chương trình / kế hoạch được chuẩn bị theo TA. Trong những trường hợp như vậy, các hoạt động được đề cập sẽ không phải tuân theo ESF.

13. Các giới hạn này có thể không được khách hàng và các bên liên quan hiểu rõ. Do đó, điều cực kỳ quan trọng là tài liệu dự án phải xác định chính xác và càng hẹp càng tốt nguồn tài chính của dự án. Nếu dự án bao gồm TA nhưng không thực hiện các khuyến nghị của nó, thì điều quan trọng là PAD và các tài liệu pháp lý tương ứng phải làm rõ sự khác biệt này. Cũng có thể cần thận trọng không chỉ xác định trong PAD các hoạt động được Ngân hàng tài trợ mà còn phải làm rõ những hoạt động đã lên kế hoạch hoặc đang thực hiện nào không được Ngân hàng tài trợ.

14. “Hoạt động” của dự án TA so với “đầu ra” của TA. Trong việc xác định ranh giới dự án và áp dụng ESF thích hợp cho TA, thường bao gồm việc cung cấp lời khuyên thông qua việc thực hiện các nghiên cứu, viết báo cáo, cung cấp đào tạo, v.v., các tác động E&S của việc tự thực hiện các hoạt động TA (trái ngược với các tác động sau của TA) có thể là tối thiểu. Tuy nhiên, có thể có những tình huống mà ngay cả những hoạt động như vậy cũng cần được ESF chú ý. Ví dụ:

TA có thể yêu cầu thuê chuyên gia tư vấn, người thẩm định thực địa, người giám sát, người đào tạo và những người khác.

Tùy thuộc vào tình huống, những người này có thể được coi là “công nhân dự án” mà ESS2 sẽ áp dụng. Tương tự, việc tiến hành nghiên cứu ở một số khu vực địa lý có thể yêu cầu tham vấn với Người bản địa, liên quan đến ESS7, hoặc có thể liên quan đến một loạt các hoạt động theo ESS1, 2, 3, 4 và / hoặc 6. Ví dụ, khoan, đào rãnh, thăm dò kiểm toán và điều tra địa vật lý có thể tác động đến việc sử dụng đất và đất, tạo ra khả năng tiếp cận các khu vực xa xôi hẻo lánh, gây ra các vấn đề về tiếng ồn, ô nhiễm và chất thải cũng như ô nhiễm đất và nước. Do đó, trong khi trọng tâm chính của bài tập xác định phạm vi được đề cập ở trên sẽ là các tác động E&S tiềm ẩn của các kết quả TA, các nhóm không nên để ý trong quá trình chuẩn bị ESRS và ESCP về những tác động tiềm ẩn trực tiếp hơn liên quan đến việc tự tiến hành các hoạt động TA.

Đội tư vấn cần lưu ý rằng trong quá trình thực hiện dự án TA, chủ dự án / tiểu dự án đôi khi tham gia vào các hành động không được dự đoán trước trong quá trình chuẩn bị dự án và không được đưa vào thiết kế của TA mà dự án đang tài trợ để thực hiện các hoạt động TA. Ví dụ, chủ dự án / tiểu dự án có thể quyết định xây dựng đường tiếp cận hoặc xây dựng cơ sở quan sát để tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu đang được thực hiện bởi TA do Ngân hàng tài trợ. Nếu điều này xảy ra, điều quan trọng là phải xem xét liệu các hành động đó - mặc dù không được tài trợ bởi dự án - có đủ tiêu

138

Page 139: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

chuẩn là “dự án liên quan” theo đoạn 11 của ESS 1 hay không [Đoạn 11 của ESS 123. Nếu vậy, ESF sẽ áp dụng cho các hành động đó.

(f) Quản lý Rủi ro Danh tiếng

15. Bất chấp các giới hạn được mô tả ở trên về việc áp dụng ESF cho TA, có thể có những rủi ro về uy tín đáng kể liên quan đến việc hỗ trợ TA mà các nhóm cần tính đến và giải quyết. Kinh nghiệm gần đây cho thấy rằng một số rủi ro nghiêm trọng nhất mà Ngân hàng có thể gặp phải khi tài trợ TA không liên quan đến việc tuân thủ TA với chính sách của Ngân hàng, mà là cách chủ dự án / tiểu dự án áp dụng sau đó - hoặc không áp dụng - lời khuyên của TA . Ví dụ, khi Ngân hàng hỗ trợ các nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế chi tiết cho các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng trong tương lai, thì Ngân hàng đôi khi phải đối phó với nhận thức của công chúng rằng sẽ đồng lõa nếu các hoạt động tiếp theo của chủ dự án / tiểu dự án gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về môi trường hoặc xã hội, thậm chí nếu Ngân hàng không tài trợ cho các hoạt động đó.

16. Những rủi ro như vậy ở một mức độ nào đó vốn có trong bản chất của hỗ trợ TA. Về nguyên tắc, khi Ngân hàng tài trợ cho TA, Ngân hàng mong đợi cam kết của chủ dự án / tiểu dự án đối với các mục tiêu cơ bản của TA24, chủ dự án / tiểu dự án không bị ràng buộc về mặt pháp lý phải tuân theo các khuyến nghị của TA - bao gồm cả những khuyến nghị liên quan đến các cân nhắc E&S - trừ khi việc thực hiện các khuyến nghị TA là một phần của dự án. Trong trường hợp Ngân hàng không cấp vốn để thực hiện các đầu ra TA, thì Ngân hàng có thể hầu như không có đòn bẩy dựa trên dự án để đảm bảo rằng các hoạt động đó tuân thủ các nguyên tắc ESF được đưa vào TA.

17. Điều quan trọng là các nhóm và Ban quản lý phải tính đến các rủi ro nêu trên sớm trong quá trình quyết định có tiến hành TA hay không. Ngay cả trước khi suy nghĩ về cách đảm bảo TA phù hợp với ESF, điều cần thiết là phải xem xét các rủi ro tiềm ẩn về danh tiếng về sau, liệu những rủi ro đó có đáng chấp nhận hay không và liệu có thể có cách nào để hiệu chỉnh loại TA được tài trợ để phản ánh tốt hơn không. mức độ rủi ro, năng lực của chủ dự án / tiểu dự án và hồ sơ theo dõi, và các cân nhắc liên quan. Nếu quyết định được đưa ra để tiếp tục, các rủi ro liên quan phải được mô tả trong tài liệu dự án.

18. Nếu chủ dự án / tiểu dự án bắt đầu các hoạt động trong khi TA đang diễn ra mà mâu thuẫn mạnh với ESF, rủi ro uy tín đối với Ngân hàng có thể đặc biệt nghiêm trọng. Ví dụ, rủi ro này có thể phát sinh nếu Ngân hàng tài trợ TA để chuẩn bị kế hoạch quản lý lưu vực sông và chủ dự án / tiểu dự án tiến hành xây dựng các đập trên cùng một lưu vực sông theo cách không phù hợp nghiêm trọng với TA và ESF của nó. -các lời khuyên liên quan. Ngân hàng có thể muốn dự phòng rủi ro này bằng cách đưa vào thỏa thuận pháp lý một biện pháp khắc phục cho phép Ngân hàng có quyền hủy bỏ tài trợ nếu theo phán quyết của mình, các hành động của dự án / tiểu dự án trái với hoặc đe dọa làm tổn hại nghiêm trọng đến mục đích của TA, bao gồm cả các khía cạnh liên quan đến ESF. Biện pháp tùy ý này đối với Ngân hàng có thể thích hợp - và thực tế hơn - một giao ước khẳng định bắt buộc chủ dự án / tiểu dự án áp dụng ESF cho các hoạt động đó, điều này sẽ mang theo trách nhiệm đối tác của phía Ngân hàng để giám sát việc tuân thủ ESF.

19. Bảng 6. cung cấp một bản tóm tắt về tiềm tàng liên quan đến các hoạt động TA và gợi ý về việc áp dụng các công cụ E&S theo các loại TA.

23 Đoạn 11 của ESS 1 nêu rõ: “Theo mục đích của ESS này, thuật ngữ“ Dự án liên quan”có nghĩa là các dự án hoặc hoạt động không được tài trợ như một phần của dự án và: (a) liên quan trực tiếp và đáng kể đến dự án; (b) được thực hiện, hoặc được lên kế hoạch thực hiện đồng thời với dự án; và (c) cần thiết để dự án có thể tồn tại và sẽ không được xây dựng mở rộng hoặc tiến hành nếu dự án không tồn tại. "

24 Xem Đoạn 2 (b) của Hỗ trợ Kỹ thuật OP 8.40: “Ngân hàng không cho vay hoặc quản lý TA khi chính phủ không cam kết với các mục tiêu của TA.”

139

Page 140: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

140

Bảng 6. Tóm tắt ý nghĩa tiềm năng của các hoạt động TA và đề xuất về việc áp dụng các công cụ E&S theo các loại TA.

Phân loại TA Ví dụ Các hàm ý tiềm năng về E&S

Rủi ro / Tác động chỉ định

ESS có thể được áp dụng

Danh sách chỉ định các Công cụ cần Chuẩn bị Trước khi Thẩm định hoặc Trong quá trình Thực hiện (nếu thích hợp cho dự án cụ thể)

Loại 1: Xây dựng năng lực khách hàng

Các hoạt động nâng cao năng lực trực tiếp: đào tạo nhân viên, tham quan học tập; tuyển dụng và trả lương; cung cấp thiết bị văn phòng v.v.

Những hoạt động này thường không tiềm ẩn những tác động hoặc rủi ro E&S bất lợi. Tùy thuộc vào nhiệm vụ của bên nhận tổ chức trong việc xây dựng năng lực, có thể có rủi ro về uy tín nếu Ngân hàng được coi là hỗ trợ gián tiếp trong việc thực hiện khung chính sách quốc gia không phù hợp với các nguyên tắc E&S của Ngân hàng.

Thấp Không Không

Loại 2: Hỗ trợ chuẩn bị các chính sách hoặc chương trình hoặc kế hoạch hoặc khuôn khổ pháp lý, v.v.

Các ví dụ có thể bao gồm:

Nghiên cứu lập kế hoạch / quản lý tài nguyên nước;

Nghiên cứu quản lý lưu vực sông;

Nghiên cứu phát thải quốc gia hoặc khu vực;

Các nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học;

Xác định tiêu chuẩn phát thải hoặc xả thải, v.v.

Những loại hoạt động này có thể có những tác động tiếp theo sau đó đáng kể. Ví dụ, các quy định về lâm nghiệp có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài nguyên rừng. Nếu các quy định dẫn đến các khu bảo tồn trong tương lai, thì việc tái định cư không tự nguyện và tiếp cận tài nguyên rừng theo mùa có thể được tham gia. Các cộng đồng dân tộc thiểu số sống gần các khu vực rừng có khả năng bị ảnh hưởng bởi quy định mới và các vấn đề đất đai có thể liên quan. Ví dụ, một số khu vực rừng có thể là môi trường sống tự nhiên quan trọng, bao gồm tài nguyên nước hoặc nơi cư trú của các loài có nguy cơ tuyệt

Đáng kể, Trung bình hoặc Thấp

Bất kỳ hoặc tất cả ESS và OP / BP 7.50 và OP / BP 7.60

Phân tích các vấn đề E&S tiềm tàng và cách chúng sẽ được giải quyết; Dự thảo TOR cho các nghiên cứu được đề xuất hoặc ESA nếu có liên quan. EMPF nếu các chính sách, chương trình hoặc kế hoạch có thể có tác động đáng kể đến việc đáp ứng các yêu cầu của ESS7 đối với người dân tộc thiểu số.

140

Page 141: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

141

Xây dựng các quy định về lâm nghiệp;

Hỗ trợ việc soạn thảo luật đất đai và luật thu hồi đất;

Xây dựng chiến lược để khu vực tư nhân tài trợ cho cơ sở hạ tầng giao thông.

chủng, quy định mới có thể xem xét việc mở rộng vùng đệm để phục hồi sự kết nối giữa các sinh cảnh tự nhiên. Phân tích tương tự có thể được áp dụng cho các ví dụ khác được trích dẫn.

Thúc đẩy minh bạch thông qua sự tham gia của các bên liên quan và công khai thông tin. Vì nhiều dự án hỗ trợ kỹ thuật lập kế hoạch được cải thiện, điều này tạo cơ hội tốt để thúc đẩy sự tham gia và tham gia rộng rãi của các bên liên quan. Khi thích hợp, các sáng kiến lập kế hoạch chiến lược có thể bao gồm các thảo luận nhóm tập trung, tham vấn công dân, hội đồng chuyên gia, điều trần công khai, v.v. ở tất cả các giai đoạn quan trọng của TA.

Loại 3: Lập nghiên cứu khả thi hoặc thiết kế kỹ thuật

Các hoạt động như nghiên cứu khả thi; nghiên cứu kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật; chuẩn bị hồ sơ thầu, v.v. để tạo điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất có thể được Ngân hàng tài trợ hoặc không.

Mỗi khoản đầu tư cơ sở hạ tầng được đề xuất phải được sàng lọc (giống như trong bất kỳ hoạt động cho vay đầu tư nào do Ngân hàng tài trợ) về các tác động E&S tiềm ẩn của nó để xác định / xác định: (a) Phân loại rủi ro / tác động E&S; (b) mức độ rủi ro; (c) Các công cụ E&S cần chuẩn bị trong quá trình chuẩn bị thiết kế kỹ thuật; và (d) các yêu cầu tham vấn và công bố thông tin.

Cao hoặc đáng kể

Bất kỳ hoặc tất cả các ESS, OP / BP 7.50 và OP / BP 7.60.

ESMF hoặc TOR cho các công cụ E&S

141

Page 142: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

142

Loại 4: Quy hoạch sử dụng đất hoặc quản lý tài nguyên thiên nhiên (NRM)

* Loại này nếu dựa trên hướng dẫn 2014

Quản lý Vùng ven biển, Quy hoạch Đô thị, Quy hoạch Phân khu, Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, v.v ... Vui lòng xem Hướng dẫn Tạm thời về Quy hoạch Sử dụng Đất năm 2010 để biết thêm chi tiết.

Các kế hoạch quản lý tài nguyên ven biển có thể ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương và người bản địa (IP); hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng và biển; Các kế hoạch có thể dẫn đến việc thu hồi đất và tái định cư trong tương lai để củng cố hoặc thiết lập các khu bảo tồn mới; Mối quan tâm đến các địa điểm nhạy cảm trong hoặc ngoại vi khu vực đô thị, ví dụ: di tích lịch sử, môi trường sống tự nhiên. Quy hoạch đô thị trong tương lai có thể gây ra các tác động đến việc sử dụng tài nguyên ở vùng ven đô. Việc di dời người dân, bao gồm cả những người cư trú bất hợp pháp trên các khu đất công, sẽ có những tác động xã hội đáng kể.

Đáng kể, Trung bình hoặc Thấp

Bất kỳ hoặc tất cả các ESS, OP / BP 7.50 và OP / BP 7.60.

Bất kỳ hoặc tất cả các công cụ sau:

Dự thảo TOR cho ESIA; Dự thảo Khung - ESMF; EMPF; RPF; Khung quy trình.

142

Page 143: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

143

Phụ lục 3. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo ESIA / ESMP của Tiểu dự án

Rủi ro E&S của Dự án được phân loại là Đáng kể, dự kiến sẽ cần chuẩn bị ESIA / ESMP và Kế hoạch huy động sự tham gia của các bên liên quan (SEP) của tiểu dự án sẽ được cập nhật dựa trên SEP của dự án như một phần của ESIA / tiểu dự án / ESMP. Nếu tiểu dự án được phát hiện là có rủi ro và tác động E&S đáng kể, có thể yêu cầu chuẩn bị ESIA đầy đủ, SEP độc lập và / hoặc các nghiên cứu / công cụ cụ thể về E&S khác và điều này phải được thảo luận và thống nhất với WB.

Do đó, phụ lục này trình bày hướng dẫn về hướng dẫn kỹ thuật để chuẩn bị báo cáo ESIA / ESMP và các vấn đề E & S cụ thể (Phụ lục A3a); các vấn đề E & S cụ thể (Phụ lục A3b); Chuẩn bị báo cáo ESMP (Phụ lục A3c); hướng dẫn tham vấn cộng đồng và công bố thông tin của tiểu dự án (Phần A3d); hướng dẫn phát Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) (Phụ lục A3e); hướng dẫn xây dựng IPMP (Phần A3f) và chuẩn bị ĐTM / EPP theo yêu cầu của các quy định về ĐTM của Chính phủ (Phụ lục A3g). Kết quả từ việc sàng lọc kỹ thuật và các vấn đề được xác định trong Phụ lục 2a sẽ được sử dụng làm cơ sở để chuẩn bị phạm vi và mức độ của các biện pháp giảm thiểu.

A3a. Chuẩn bị Báo cáo ESIA

2. Chủ dự án CPMU / PPMUs chịu trách nhiệm chuẩn bị và đệ trình các tài liệu ESIA / ESMP với sự hỗ trợ của một nhà tư vấn có năng lực. Sau khi tiến hành sàng lọc, chuyên gia tư vấn của chủ dự án sẽ làm việc với CPMU / CPO và WB để thống nhất về tài liệu hướng dẫn an toàn sẽ được chuẩn bị cho tiểu dự án.

(a) Hướng dẫn về Phạm vi và Nội dung của Báo cáo ESIA

3. Nội dung chung dưới đây nên được sử dụng:

Chữ viết tắt và từ viết tắt

Tóm tắt báo cáo: Thảo luận súc tích về các phát hiện quan trọng, các hành động được đề xuất

Giới thiệu: Giải thích ngắn gọn về dự án và tiểu dự án và mục tiêu / phạm vi của báo cáo ESIA, đặc biệt là kết quả của việc sàng lọc an toàn.

Khung pháp lý và thể chế. Thảo luận về khung chính sách, pháp lý và hành chính trong đó ESIA được thực hiện, bao gồm các vấn đề được nêu trong ESS1, đoạn 26. Các chính sách liên quan đến di tích văn hóa và môi trường sống tự nhiên; Xác định các hiệp định môi trường quốc tế có liên quan mà quốc gia là thành viên; và danh sách các yêu cầu về phê duyệt, cấp phép và công khai thông tin cần thiết. So sánh pháp lý xã hội và môi trường hiện có của Bên vay và các ESS và xác định các sự khác biệt giữa chúng. Xác định và đánh giá các yêu cầu về môi trường và xã hội của bất kỳ nhà đồng tài trợ nào.

Mô tả dự án. Mô tả cụ thể dự án được đề xuất và bối cảnh địa lý, sinh thái, xã hội và thời gian của dự án, bao gồm mọi khoản đầu tư bên ngoài có thể được yêu cầu (ví dụ: đường vào chuyên dụng, cấp nước, nhà ở, cơ sở lưu trữ nguyên liệu và sản phẩm). Cho biết sự cần thiết của bất kỳ kế hoạch tái định cư hoặc kế hoạch phát triển DTTS. Thông thường bao gồm một bản đồ thể hiện địa điểm dự án và khu vực ảnh hưởng của dự án.

Dữ liệu cơ sở dự án. Đánh giá các kích thước của khu vực nghiên cứu và mô tả môi trường vật lý liên quan; (b) Môi trường sinh học; (c) Môi trường kinh tế - xã hội và văn hóa xã hội; (d) Các địa điểm Tài nguyên Văn hóa (lịch sử, tôn giáo hoặc kiến trúc); và (e) các khu vực nhạy cảm về môi trường; bao gồm mọi thay đổi được dự đoán trước khi dự án bắt đầu. Đồng thời tính đến các hoạt động phát triển hiện tại và được đề xuất trong khu vực dự án nhưng không kết nối trực tiếp với dự án. Dữ liệu phải liên quan đến các quyết định về vị trí dự án, thiết kế, vận hành hoặc các biện pháp giảm thiểu. Phần này cho biết độ chính xác, độ tin cậy và nguồn của dữ liệu.

Các tác động đến môi trường và xã hội của dự án. Việc đánh giá sẽ tương ứng với các rủi ro và tác động tiềm ẩn của dự án, và sẽ đánh giá một cách tổng hợp tất cả các rủi ro và tác động trực

143

Page 144: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

144

tiếp, gián tiếp và tích lũy đến môi trường và xã hội trong suốt vòng đời của dự án, bao gồm cả những rủi ro được xác định cụ thể trong ESSs2– 10. Đánh giá cũng xem xét bất kỳ rủi ro và tác động nào khác về môi trường và xã hội phát sinh do bản chất và bối cảnh cụ thể của dự án, bao gồm các rủi ro và tác động được xác định trong ESS1, đoạn 28. Dự báo và đánh giá tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực của dự án / tiểu dự án, về mặt định lượng trong phạm vi có thể. Xác định các biện pháp giảm thiểu và mọi tác động tiêu cực tồn dư không thể giảm thiểu. Phát hiện các cơ hội cải thiện môi trường. Xác định và ước tính mức độ và chất lượng của dữ liệu có sẵn, các dữ liệu chính còn thiếu và sự không chắc chắn liên quan đến các dự báo và đưa ra các chủ đề không cần quan tâm thêm. Việc đánh giá và xác định các biện pháp giảm thiểu cũng sẽ bao gồm các biện pháp cho các dự án liên quan của các hoạt động của dự án / tiểu dự án bao gồm, nhưng không giới hạn ở các bãi thải vật liệu nạo vét, mỏ đá, đường tiếp cận v.v. Đối với tiểu dự án liên quan đến hoạt động cống nước, sẽ chú ý đúng mức để giải quyết các vấn đề và các biện pháp giảm thiểu liên quan đến các tác động tiềm tàng đối với việc sử dụng đất và nước cũng như đảm bảo rằng việc tham vấn đầy đủ với những người sử dụng nước và các bên liên quan chính khác sẽ được thực hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện kế hoạch vận hành cống . Đối với tiểu dự án liên quan đến phát triển sinh kế, đặc biệt là những hoạt động liên quan đến nuôi trồng thủy sản và / hoặc nuôi tôm ở vùng ven biển, rủi ro tiềm ẩn và / hoặc tác động đến điều kiện kinh tế xã hội của người nghèo cũng như khả năng suy thoái rừng ngập mặn và chất lượng nước do mở rộng các hoạt động mà không được kiểm soát và / hoặc quản lý thích hợp cần được xem xét. Những rủi ro và tác động nổi bật do việc thực hiện dự án / tiểu dự án gây ra có thể được tham khảo Phần IV của báo cáo chính.

Các biện pháp giảm thiểu. Xác định các biện pháp giảm thiểu và các tác động tiêu cực tồn dư đáng kể không thể giảm thiểu được và trong phạm vi có thể, đánh giá khả năng chấp nhận của các tác động tiêu cực còn lại đó. Xác định các biện pháp riêng biệt để các tác động tiêu cực không xảy ra một cách bất cân xứng đối với những người yếu thế hoặc dễ bị tổn thương. Đánh giá tính khả thi của việc giảm thiểu các tác động đến môi trường và xã hội; vốn và chi phí thường xuyên của các biện pháp giảm thiểu được đề xuất và tính phù hợp của chúng với điều kiện địa phương; và các yêu cầu về thể chế, đào tạo và giám sát đối với các biện pháp giảm thiểu được đề xuất. Chỉ rõ những vấn đề không cần quan tâm thêm, tạo cơ sở cho việc xác định này. Các cách tiếp cận giảm thiểu nổi bật để giải quyết các rủi ro và tác động có thể được đề cập đến trong Phần IV của báo cáo chính.

Phân tích các giải pháp thay thế. So sánh một cách có hệ thống các lựa chọn thay thế khả thi cho địa điểm, công nghệ, thiết kế và vận hành dự án được đề xuất - bao gồm cả tình trạng "không có dự án" - xét về các tác động môi trường tiềm ẩn của chúng; tính khả thi của việc giảm thiểu những tác động này; vốn và chi phí thường xuyên của họ; sự phù hợp của chúng trong điều kiện địa phương; và các yêu cầu về thể chế, đào tạo và giám sát của họ. Đối với mỗi giải pháp thay thế, hãy định lượng các tác động môi trường ở mức độ có thể và gắn các giá trị kinh tế nếu khả thi. Nêu cơ sở để lựa chọn thiết kế dự án cụ thể được đề xuất và biện minh cho các mức phát thải tiềm tàng và các phương pháp tiếp cận để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.

Các biện pháp thiết kế. Đưa ra cơ sở để lựa chọn thiết kế dự án cụ thể được đề xuất và chỉ định các Hướng dẫn an toàn môi trường và sức khỏe (EHSG) hiện hành hoặc nếu các ESHG được xác định là không thể áp dụng, hãy biện minh cho các mức phát thải được khuyến nghị và các phương pháp tiếp cận ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm phù hợp với quy tắc thực hành công nghiệp quốc tế tốt (GIIP)

Các biện pháp và Hành động chính cho Kế hoạch Cam kết Môi trường và Xã hội (ESCP). Tóm tắt các biện pháp và hành động chính và khung thời gian cần thiết để dự án đáp ứng các yêu cầu của ESS. Điều này sẽ được sử dụng để phát triển Kế hoạch Cam kết Môi trường và Xã hội (ESCP).

Phụ lục

144

Page 145: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

145

Danh sách những người lập báo cáo EA - các cá nhân và tổ chức. Tài liệu tham khảo - tài liệu đã xuất bản và chưa xuất bản, được sử dụng để chuẩn bị

nghiên cứu. Ghi chép các cuộc họp, tham vấn và khảo sát với các bên liên quan, bao gồm cả những

cuộc họp với những người bị ảnh hưởng và các bên quan tâm khác. Hồ sơ chỉ rõ các phương tiện tham gia của các bên liên quan đã được sử dụng để thu được quan điểm của những người bị ảnh hưởng và các bên quan tâm khác.

Các bảng trình bày dữ liệu liên quan được đề cập đến hoặc tóm tắt trong văn bản chính. Danh sách các báo cáo liên quan (ví dụ: kế hoạch tái định cư hoặc kế hoạch phát triển

người bản địa).

145

Page 146: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

146

A3b. Hướng dẫn về các vấn đề cụ thể

Chủ tiểu dự án (CPMU / PPMUs) chịu trách nhiệm chuẩn bị và đệ trình các tài liệu ESMP với sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn có năng lực (nếu cần). Sau khi tiến hành sàng lọc, chuyên gia tư vấn của chủ dự án sẽ làm việc với CPMU / PPMUs và WB để thống nhất về tài liệu bảo đảm chuẩn bị cho tiểu dự án.

Các khía cạnh sau đây trong quá trình chuẩn bị ESMP cần được chuẩn bị.

Khu vực tiểu dự án và khu vực ảnh hưởng25 . ESMF phác thảo lĩnh vực mục tiêu của dự án nói chung. ESMP sẽ cung cấp thông tin rõ ràng và cụ thể về các khu vực của tiểu dự án và khu vực ảnh hưởng bao gồm mô tả ngắn gọn về các điều kiện lý sinh chính, chẳng hạn như địa hình, thủy văn, sử dụng đất, độ che phủ rừng, môi trường sống tự nhiên và các tài nguyên văn hóa vật thể quan trọng. Dân số các dân tộc thiểu số và sinh kế cộng đồng cũng cần được nêu rõ. Nếu có sẵn, hãy bao gồm bản đồ để hiển thị khu vực mục tiêu của tiểu dự án.

Hướng dẫn về Môi trường, Sức khỏe và An toàn của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Gần đây cũng có yêu cầu về Nguyên tắc Môi trường, Sức khỏe và An toàn (được gọi là "Hướng dẫn EHS"). Hướng dẫn EHS là tài liệu tham khảo kỹ thuật với các ví dụ chung và theo ngành cụ thể về Thực hành Công nghiệp Quốc tế Tốt. Nó bao gồm các mức hiệu suất và các biện pháp thường được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) chấp nhận và thường được coi là có thể đạt được trong các cơ sở mới với chi phí hợp lý bằng công nghệ hiện có. Quá trình đánh giá môi trường có thể đề xuất các mức hoặc biện pháp thay thế (cao hơn hoặc thấp hơn), nếu được Ngân hàng Thế giới chấp nhận, trở thành các yêu cầu cụ thể của dự án hoặc địa điểm. Hướng dẫn EHS áp dụng cho SFDP và điều này đã được kết hợp vào ECOP chung (xem ECOP trong Phụ lục 4a).

Tiểu dự án liên quan đến các công trình xây dựng: Đối với tiểu dự án và / hoặc các hoạt động liên quan đến các công trình xây dựng quy mô trung bình, Quy tắc thực hành về môi trường chung (ECOP) (xem Phụ lục 4a) sẽ được áp dụng để giảm thiểu các tác động được coi là điển hình đối với các công trình quy mô vừa. Các biện pháp giảm thiểu cụ thể cũng sẽ được chuẩn bị để giải quyết các vấn đề cụ thể xảy ra tại các vị trí cụ thể của tiểu dự án. Các biện pháp giảm thiểu được mô tả trong ECOP cũng như các yêu cầu cụ thể tại địa điểm dự án thuộc trách nhiệm của nhà thầu sẽ được đưa vào hồ sơ mời thầu và hợp đồng và chủ dự án sẽ được yêu cầu chỉ định Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) cũng giám sát nhà thầu thực hiện theo các yêu cầu này hàng ngày và đưa các kết quả vào báo cáo tiến độ của tiểu dự án. CPMU và WB sẽ thực hiện giám sát định kỳ và đưa kết quả vào báo cáo tiến độ Dự án và / hoặc báo cáo giám sát môi trường và xã hội.

Bộ quy tắc ngăn ngừa và kiểm soát lạm dụng và bóc lột tình dục (COC on SEA). Để đáp ứng ESS4 (Sức khỏe và An toàn cộng đồng), nhà thầu cũng sẽ phải tuân thủ các yêu cầu của WB liên quan đến rủi ro về sức khỏe và an toàn của cộng đồng địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực đối với trẻ em (GBV và VAC), sẽ được đưa vào các tài liệu hợp đồng cho các công trình quy mô vừa và sự tuân thủ được giám sát chặt chẽ. Các hướng dẫn được cung cấp trong Phụ lục 4b.

25 Mặc dù ESS1 không đưa ra yêu cầu cụ thể về khu vực ảnh hưởng của dự án, nó được coi là một thực tiễn tốt để xác định khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi dự án / hoạt động, bao gồm tất cả các khía cạnh phụ trợ của nó, chẳng hạn như hành lang truyền tải điện, đường ống, kênh , các con đường tiếp cận, khu vực mượn và bãi thải, và các lán trại xây dựng, cũng như các phát triển ngoài kế hoạch do dự án gây ra (ví dụ: định cư tự phát, khai thác gỗ hoặc chuyển dịch nông nghiệp dọc theo các con đường tiếp cận). Khu vực ảnh hưởng có thể bao gồm, ví dụ, (a) lưu vực mà dự án nằm trong đó; (b) bất kỳ vùng ven biển và cửa sông nào bị ảnh hưởng; (c) các khu vực ngoài địa điểm cần thiết cho các khu tái định cư hoặc đền bù; (d) không khí (ví dụ, nơi ô nhiễm trong không khí như khói hoặc bụi có thể xâm nhập hoặc rời khỏi khu vực ảnh hưởng; (e) các tuyến đường di cư của con người, động vật hoang dã hoặc cá, đặc biệt là những nơi chúng liên quan đến sức khỏe cộng đồng, các hoạt động kinh tế, hoặc bảo tồn môi trường; và (f) các khu vực được sử dụng cho các hoạt động sinh kế (săn bắn, đánh cá, chăn thả, hái lượm, nông nghiệp, v.v.) hoặc các mục đích tôn giáo hoặc nghi lễ có tính chất phong tục.

146

Page 147: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

147

Tham vấn và công bố thông tin: Điều quan trọng là đảm bảo rằng trong quá trình chuẩn bị ESIA và / hoặc tham vấn ESMP sẽ được yêu cầu, kết quả được ghi lại và tất cả các tài liệu E&S được công bố công khai (xem Phần A3d bên dưới).

Tiểu dự án liên quan đến nạo vét: Đối với tiểu dự án liên quan đến nạo vét, điều quan trọng là phải đảm bảo hơn ESIA giải quyết các vấn đề liên quan đến các tác động tiềm ẩn của nạo vét, bao gồm cả việc chuẩn bị Kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) (xem Phần A3e bên dưới). Nghiên cứu ESIA nên lấy mẫu trầm tích để phân tích khả năng ô nhiễm kim loại nặng bao gồm cả thủy ngân (Hg) và nếu vượt quá tiêu chuẩn quốc gia thì sẽ phải thực hiện các biện pháp thích hợp. Việc tham vấn với chuyên gia E&S của WB rất được khuyến khích.

Tiểu dự án liên quan đến việc gia tăng sử dụng nông dược và thuốc trừ sâu độc hại. Đối với các hoạt động / tiểu dự án yêu cầu sử dụng hóa chất nông nghiệp và thuốc trừ sâu độc hại để kiểm soát mầm bệnh trong quá trình vận hành, cần có Kế hoạch Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPMP) để chuẩn bị như một phần của ESMP. Hướng dẫn chuẩn bị IPMP được trình bày trong A3f.

147

Page 148: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

148

A3c Chuẩn bị Báo cáo ESMP

5. Phần này cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật để chuẩn bị ESMP như một tài liệu độc lập cho tiểu dự án được đánh giá là quan trọng. ESMP sẽ được chuẩn bị phù hợp với đề cương và nội dung được trình bày trong phụ lục này hoặc có thể áp dụng nội dung được mô tả trong Phụ lục ESS1. ESMP là tài liệu chính được sử dụng trong quá trình thực hiện tiểu dự án và giám sát việc tuân thủ các ESS bao gồm cả hai khía cạnh E&S trong quá trình xây dựng và vận hành các tiểu dự án (không tái định cư và các dân tộc thiểu số được yêu cầu tuân thủ ESS5 và ESS7). Điều quan trọng là phải đảm bảo những điều sau:

Thiết kế chi tiết và chuẩn bị các tài liệu đấu thầu và hợp đồng: Để giảm thiểu tác động trong quá trình giải phóng mặt bằng, xây dựng và vận hành, điều quan trọng đối với ESMP là xác định rõ các hoạt động được đưa vào thiết kế chi tiết cũng như hoàn thiện ECOP bao gồm trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng và đảm bảo rằng các hoạt động là một phần của chi phí tiểu dự án và nhà thầu nhận thức được nghĩa vụ này (xem ECOP chung trong Phụ lục 4a).

Trước khi bắt đầu xây dựng, chủ dự án và / hoặc người giám sát xác nhận rằng (a) tất cả các khoản bồi thường cho việc thu hồi đất và các cơ sở bị ảnh hưởng, việc di dời các hộ gia đình và / hoặc thu hồi đất đã được hoàn thành, (b) đánh giá tác động môi trường của tiểu dự án và / hoặc các biện pháp giảm thiểu cụ thể đã được chính phủ phê duyệt, và (c) ĐTM hoặc EPP của tiểu dự án đã được Chính phủ phê duyệt.

Trong quá trình xây dựng, chủ tiểu dự án và / hoặc giám sát viên giám sát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu trong quá trình xây dựng và bao gồm việc thực hiện của nhà thầu, đặc biệt là về các khía cạnh an toàn trong báo cáo tiến độ của tiểu dự án.

Sau khi hoàn thành việc xây dựng, chủ dự án và / hoặc người giám sát xác nhận việc tuân thủ ESMP, bao gồm cả việc đảm bảo rằng mọi thiệt hại do nhà thầu phát sinh đã được giải quyết đúng cách. Nếu cần thiết, cần yêu cầu bồi thường / phục hồi lĩnh vực xây dựng theo quy định của hợp đồng. Nhà thầu sẽ tuyển dụng một nhóm chuyên gia địa phương (cán bộ môi trường) để hỗ trợ lập kế hoạch và thực hiện các yêu cầu về môi trường, bao gồm cả việc chuẩn bị kế hoạch quản lý môi trường cụ thể tại hiện trường và tham vấn với chính phủ và cộng đồng địa phương.

(a) Phạm vi và Nội dung của báo cáo ESMP cho các Tiểu dự án

6. Nội dung và đề cương ESMP phải như sau:

Giới thiệu: Điều này phải cung cấp thông tin ngắn gọn nhưng xúc tích về: (a) bối cảnh ESMP: mô tả cách thức ESMP phù hợp với quy trình lập kế hoạch tổng thể của dự án, liệt kê các nghiên cứu về môi trường của dự án / tiểu dự án như ĐTM / EPP, tài liệu phê duyệt; (b) kết nối của ESMP với ESMF và dự án; (c) các mục tiêu của ESMP: mô tả những gì ESMP đang cố gắng đạt được. Mục tiêu phải là tiểu dự án cụ thể, không phải là tuyên bố chính sách rộng rãi. ESMP cho từng tiểu dự án cụ thể sẽ là một phần của quy cách hợp đồng tiểu dự án.

Khung chính sách, pháp lý và hành chính: Các quy định của Chính phủ: cung cấp mô tả ngắn gọn về các quy định của Chính phủ liên quan đến ĐTM và các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tiểu dự án. Chính sách E&S của Ngân hàng Thế giới: liệt kê các chính sách E&S của Ngân hàng Thế giới và các ESS sẽ được áp dụng.

Mô tả tiểu dự án: Mục tiêu và mô tả của tiểu dự án cần được cung cấp đầy đủ chi tiết để xác định bản chất và phạm vi của tiểu dự án. Chúng phải bao gồm: (a) Vị trí của tiểu dự án: vị trí của địa điểm phải được mô tả với vị trí của các hoạt động được cung cấp bao gồm bản đồ vị trí hiển thị vị trí trong khu vực tiểu dự án cũng như các chi tiết ở cấp tiểu dự án; (b) Hoạt động xây dựng / vận hành: bản mô tả có thể bao gồm mô tả ngắn gọn về quá trình xây dựng và vận hành; giờ làm việc hoặc hoạt động, bao gồm chi tiết về bất kỳ hoạt động nào được yêu cầu thực hiện ngoài giờ; số lượng và loại việc làm; nhà máy và thiết bị được sử dụng; vị trí và cơ sở vật chất và lán trại công nhân; hóa đơn định lượng công trình dân dụng; và (c) thời gian và kế hoạch: cần chỉ rõ ngày bắt đầu và hoàn

148

Page 149: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

149

thành dự kiến. Nếu tiểu dự án được hoàn thành theo từng giai đoạn thì ngày tháng riêng biệt cho từng giai đoạn cần được cung cấp.

Dữ liệu cơ bản: Dữ liệu này phải cung cấp thông tin chính về bối cảnh môi trường của tiểu dự án cũng như kết nối của nó với khu vực tiểu dự án, bao gồm cả bản đồ. Cần tập trung cung cấp dữ liệu rõ ràng về địa hình, việc sử dụng đất và nước chính, loại đất, dòng chảy của nước và chất lượng / ô nhiễm nước. Cần cung cấp mô tả tóm tắt về điều kiện kinh tế xã hội và dân tộc thiểu số (DTTS) (nếu có liên quan). Hình ảnh thể hiện các điều kiện hiện có của các địa điểm tiểu dự án nên được đưa vào.

Các tác động tiềm tàng và các biện pháp giảm thiểu: Phần này tóm tắt các tác động tích cực và tiêu cực được dự báo liên quan đến các dự án / tiểu dự án được đề xuất, đặc biệt là những tác động có rủi ro từ trung bình đến đáng kể. Cần cung cấp một bản tóm tắt về các tác động tích cực và tiêu cực được dự báo liên quan đến tiểu dự án được đề xuất yêu cầu các hành động quản lý (tức là giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc tăng cường tác động tích cực). Thông tin cần thiết cho phần này phải được lấy từ quy trình ESA, bao gồm các báo cáo EIA và EPP được gửi cho Chính phủ. Các tác động cần được mô tả cho các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành. Sử dụng định dạng ma trận có thể giúp hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa các tác động và giảm thiểu (Xem Bảng 1 dưới đây để biết ma trận các biện pháp giảm thiểu mẫu.). Nên tham khảo chéo các báo cáo ĐTM / EPP hoặc tài liệu khác để có thể dễ dàng tham khảo chi tiết bổ sung.

Trong khi các tác động xã hội và môi trường thường được biết đến và rủi ro của các hoạt động xây dựng có thể được giải quyết thông qua Quy tắc Thực hành Môi trường (ECOP), các biện pháp giảm thiểu cụ thể cũng cần được đề xuất để giải quyết các tác động đặc thù và cụ thể của tiểu dự án được dự báo dựa trên các điều kiện cụ thể tại địa điểm và loại hình đầu tư. Một số biện pháp có thể được đề xuất để đưa vào thiết kế kỹ thuật nhằm giải quyết các tác động / rủi ro tiềm ẩn và / hoặc mang lại giá trị gia tăng của các công trình được cung cấp (ví dụ: cải tạo đường / đường tiếp cận kết hợp với bờ kênh). Các biện pháp giảm thiểu cần bao gồm chương trình truyền thông và cơ chế giải quyết khiếu nại để giải quyết các tác động xã hội. Cần đảm bảo rằng phần này phản hồi các đề xuất thích hợp và giải quyết thỏa đáng các vấn đề và mối quan tâm của cộng đồng như được ghi lại trong bản tóm tắt tham vấn được trình bày trong Phần A3c.

Tùy thuộc vào rủi ro và tác động của một tiểu dự án, ESS2 (lao động và điều kiện làm việc) có thể yêu cầu nhà thầu chuẩn bị Quy trình quản lý lao động (LMP); và ESS10 sẽ yêu cầu chuẩn bị Kế hoạch huy động sự tham gia của các Bên liên quan (SEP). Hướng dẫn chuẩn bị SEP và LMP được cung cấp trong các tài liệu riêng biệt.

Bảng 1: Ví dụ về ma trận biện pháp giảm thiểu

Giai đoạn Vấn đề

Biện pháp giảm thiểu

Địa điểm thực hiện biện pháp giảm thiểu

Tiêu chuẩn áp dụng (ví dụ: quốc gia, WB,

EU)

Chi phí giảm thiểu

Trách nhiệm thực hiện

BPGT

Cần xác minh để xác

định tính hiệu quảcác biện

pháp

Thiết kế / Tiền xây dựng

Xây dựng

Vận hành

149

Page 150: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

150

Ngừng hoạt động

Giám sát: Giám sát việc thực hiện ESMP sẽ bao gồm giám sát tuân thủ môi trường và giám sát tác môi trường trong quá trình thực hiện tiểu dự án như được mô tả chi tiết dưới đây:

- Giám sát tuân thủ môi trường bao gồm một hệ thống để theo dõi sự tuân thủ về môi trường của các nhà thầu như kiểm tra việc thực hiện của các nhà thầu hoặc các tổ chức chính phủ so với các cam kết được thể hiện trong các tài liệu chính thức, chẳng hạn như quy định của hợp đồng hoặc các thỏa thuận vay.

- Mục tiêu của giám sát tác động môi trường là: a) đo lường hiệu quả của các hành động giảm thiểu (ví dụ: nếu có hành động giảm thiểu để kiểm soát tiếng ồn trong quá trình xây dựng, kế hoạch giám sát phải bao gồm các phép đo tiếng ồn trong quá trình xây dựng); b) Để đáp ứng yêu cầu về môi trường của Bên vay; và c) để giải quyết các mối quan tâm có thể nảy sinh trong quá trình tham vấn cộng đồng (ví dụ như tiếng ồn, nhiệt, mùi, v.v.), ngay cả khi việc giám sát không liên quan đến một vấn đề môi trường thực sự (nó sẽ thể hiện thiện chí của Bên vay). Chương trình giám sát cần chỉ ra rõ ràng mối liên hệ giữa các tác động được xác định trong báo cáo ESA, các chỉ số được đo lường, phương pháp được sử dụng, vị trí lấy mẫu, tần suất đo, giới hạn phát hiện (nếu thích hợp) và định nghĩa các ngưỡng sẽ báo hiệu sự cần thiết hành động sửa chữa, v.v. Chi phí giám sát môi trường cần được ước tính và đưa vào tổng chi phí đầu tư của tiểu dự án. Điều quan trọng là phải theo dõi và thu thập dữ liệu hữu ích và sẽ thực sự được sử dụng. Không có giá trị gì khi chi tiền để thu thập dữ liệu không được phân tích đúng cách, không được báo cáo hoặc ngay cả khi được báo cáo, không có hành động nào có thể hoặc sẽ được thực hiện. Sẽ rất hữu ích nếu biết các loại phân tích mà dữ liệu được dự báo trước khi thu thập dữ liệu để đảm bảo rằng các phân tích tác động dự kiến được thực hiện.

- Bảng 2 cung cấp một ví dụ về cách cấu trúc giám sát.Bảng 2: Ví dụ về kế hoạch giám sát

Giai đoạn

Tham số nào cần được giám

sát?(Lưu ý nếu nó

trái với tiêu chuẩn đã đặt)

Tham số cần giám sát ở đâu?

Thông số cần giám sát / loại

thiết bị giám sát như thế nào?

Khi nào thì tham số được theo dõi / tần suất đo hoặc

liên tục?

Bên có trách nhiệm

Trước khi xây dựng

Xây dựng

Vận hành

Ngừng hoạt động

Các sắp xếp thực hiện ESMP. Các phần phụ sau đây được khuyến nghị:

- Điều này mô tả cách cơ quan thực hiện có kế hoạch phân công trách nhiệm để đảm bảo dòng chảy và sử dụng thông tin môi trường phù hợp để quản lý môi trường hiệu quả và hiệu quả. Đối với tiểu dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ, các bên liên quan tham gia thực hiện và giám sát EMP thường bao gồm cơ quan thực hiện tiểu dự án, BQLDA, nhà thầu xây dựng, tư vấn giám sát xây dựng (CSC), tư vấn giám sát môi trường độc lập (IEMC) nếu WB yêu cầu, môi trường địa phương các cơ quan quản lý, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng. Mỗi bên tham gia nên được giao những trách nhiệm thiết thực. Sự phối hợp tốt giữa các bên đảm bảo việc thực hiện ESMP có

150

Page 151: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

151

hiệu quả. Trách nhiệm của CSC và IEMC đối với việc theo dõi và giám sát việc tuân thủ ESMP trong quá trình xây dựng và giám sát cần được chỉ ra một số chi tiết. Các Điều khoản Tham chiếu Chung cho CSC và IEMC nên được đưa vào ESMP dưới dạng phụ lục.

- Kết hợp ESMP vào thiết kế kỹ thuật chi tiết và tài liệu đấu thầu và hợp đồng: Các tài liệu đấu thầu và hợp đồng nên bao gồm các tài liệu yêu cầu ESMP để đảm bảo rằng các nghĩa vụ được thông báo rõ ràng cho các nhà thầu. Hồ sơ mời thầu cũng có thể bao gồm các tiêu chí về môi trường như một phần cơ sở để lựa chọn nhà thầu. Các nhà thầu cũng phải có nghĩa vụ tuân theo các tiêu chuẩn thích hợp về môi trường, sức khỏe và an toàn để giảm rủi ro liên quan trong quá trình xây dựng và vận hành. Do đó, phần này cũng cần trình bày chi tiết về cách thức PPMU và các nhân viên của họ sẽ kết hợp ESMP vào các tài liệu đấu thầu và thiết kế chi tiết của tiểu dự án.

- Khung tuân thủ về môi trường: Trong quá trình thực hiện tiểu dự án, Bên vay báo cáo về việc tuân thủ các cam kết về môi trường, tình trạng của các biện pháp giảm thiểu và các phát hiện của các chương trình giám sát như được nêu trong các tài liệu của tiểu dự án. Ngân hàng Thế giới dựa trên việc giám sát các khía cạnh môi trường của tiểu dự án trong ESMP như được quy định trong các thỏa thuận pháp lý cho tiểu dự án. Tiểu mục này trình bày chi tiết về các nhiệm vụ môi trường của nhà thầu và cán bộ an toàn và môi trường, việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và hợp đồng, giám sát môi trường trong quá trình giám sát thi công và khung hình phạt.

- Thủ tục báo cáo: Cần quy định rõ các thủ tục cung cấp thông tin về tiến độ và kết quả của các biện pháp giảm thiểu và giám sát. Ở mức tối thiểu, những người nhận thông tin đó phải bao gồm những người có trách nhiệm đảm bảo thực hiện kịp thời các biện pháp giảm thiểu và thực hiện các hành động khắc phục hậu quả khi vi phạm các ngưỡng giám sát. Ngoài ra, cấu trúc, nội dung và thời điểm báo cáo Ngân hàng Thế giới cần được thiết kế để tạo thuận lợi cho việc giám sát. Trách nhiệm của các bên khác nhau đối với báo cáo và loại báo cáo cũng cần được chỉ rõ.

Kế hoạch tăng cường thể chế: Phần này mô tả các nhu cầu về thể chế để đảm bảo thực hiện thành công các kế hoạch giảm thiểu và giám sát. Điều này có thể bao gồm mua thiết bị, đào tạo, dịch vụ tư vấn và các nghiên cứu đặc biệt. Hầu hết các tiểu dự án chủ yếu yêu cầu tăng cường năng lực thực hiện ESMP thông qua đào tạo cho các bên liên quan khác nhau. Tất cả các bên liên quan cần được đào tạo và huấn luyện nâng cao nhận thức về môi trường chung về trách nhiệm của họ trong ESMP. Việc đào tạo phải đảm bảo rằng họ hiểu nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện quản lý môi trường thích hợp trong quá trình thực hiện tiểu dự án. Đào tạo về môi trường nên bao gồm: giới thiệu địa điểm, làm quen với các yêu cầu của ESMP; đào tạo ứng phó sự cố môi trường; làm quen với kiểm soát môi trường công trường; đào tạo mục tiêu về môi trường cho các nhân sự cụ thể như cán bộ môi trường của PPMU, cán bộ an toàn và môi trường của nhà thầu, kỹ sư giám sát thi công. Cần xác định và thực hiện nhu cầu đào tạo bổ sung hoặc sửa đổi từ các kết quả đầu ra của việc giám sát và xem xét ESMP. Hồ sơ về tất cả các khóa đào tạo cần được duy trì và bao gồm: ai đã được đào tạo; khi người đó được đào tạo; tên của người huấn luyện; và mô tả chung về nội dung đào tạo.

Ngân sách ước tính cho việc thực hiện ESMP: Những khoản này phải được xác định cụ thể cho cả chi phí đầu tư ban đầu và chi phí định kỳ để thực hiện tất cả các biện pháp có trong ESMP, được tích hợp vào tổng chi phí dự án và được tính vào đàm phán khoản vay. Điều quan trọng là phải nắm bắt được tất cả các chi phí, bao gồm chi phí hành chính, đào tạo, quan trắc và giám sát môi trường, chi phí cho các biện pháp giảm thiểu do nhà thầu thực hiện, chi phí cho các nghiên cứu môi trường bổ sung và chi phí vận hành và bảo trì. Mục đích là giảm thiểu một cách thỏa đáng các tác động bất lợi với chi phí ít nhất. Chi phí chuẩn bị ESMP do Bên vay chịu, thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ phức tạp của các tác động tiềm ẩn, mức độ sử dụng tư vấn quốc tế và nhu cầu chuẩn bị các ESMP riêng biệt cho các tiểu dự án.

151

Page 152: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

152

A3d. Tham vấn và công khai thông tien

(a) Hướng dẫn Tham vấn cộng đồng

8. Tham vấn: ESMP cần mô tả rõ ràng và giải thích các biện pháp giảm thiểu được đề xuất để tạo điều kiện cho việc tham vấn cộng đồng. Tham vấn với những người bị ảnh hưởng và các tổ chức phi chính phủ phải là một phần không thể thiếu đối với tất cả các tiểu dự án có rủi ro đáng kể và vừa phải để hiểu được khả năng chấp nhận của các biện pháp giảm thiểu được đề xuất đối với các nhóm bị ảnh hưởng. Trong một số tình huống, việc nâng cao nhận thức về môi trường giữa các bên liên quan là rất quan trọng để đảm bảo việc tham vấn hiệu quả về ESMP. Trong trường hợp các tiểu dự án liên quan đến thu hồi đất hoặc tái định cư, các vấn đề này cần được giải quyết đầy đủ trong kế hoạch hành động tái định cư (RAP) và khi thích hợp trong kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP).

Quá trình tham vấn cũng có thể được sử dụng để giúp thiết kế các biện pháp giảm thiểu có thể đạt được. Quá trình này đặc biệt quan trọng khi nó phụ thuộc vào việc mua vào của những người bị ảnh hưởng. Khi thích hợp, điều này có thể được hỗ trợ bằng cách đưa vào các yêu cầu chính thức trong TOR cho sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển ESMP.

Tham vấn công khai về ESMP nên là một phần không thể thiếu của tham vấn EIA / EPP. Nếu việc tham vấn không được thực hiện hoặc không được thực hiện đầy đủ trong quá trình chuẩn bị ĐTM / EPP, thì phải tiến hành thu thập phản hồi của người dân và cộng đồng bị ảnh hưởng. Phần này cung cấp tóm tắt về các hoạt động tham vấn cho các bên liên quan, đặc biệt là các hộ gia đình bị ảnh hưởng, về dự thảo ESMP cuối cùng ở cấp dự án / tiểu dự án. Bản tóm tắt này cần nêu rõ ngày tháng và địa điểm diễn ra cuộc họp tham vấn, số lượng người tham gia từ các hộ gia đình bị ảnh hưởng, số lượng người tham gia là phụ nữ và dân tộc thiểu số, các đề xuất và các mối quan tâm được nêu ra và phản hồi. Địa điểm và ngày của ESMP sẽ được tiết lộ cần được cung cấp.

9. Các chính sách E&S của Ngân hàng yêu cầu chủ sở hữu tiểu dự án tạo điều kiện cho việc tham vấn cộng đồng và công bố thông tin. Theo đó, cần có sự tham vấn của những người bị ảnh hưởng bởi dự án (PAPs) và các tổ chức phi chính phủ địa phương đối với dự án này và các tiểu dự án. Trong quá trình chuẩn bị ESMP, việc tham vấn cộng đồng phải được thực hiện theo yêu cầu của Ngân hàng dưới hình thức thuận tiện cho người dân địa phương (ví dụ: khảo sát, họp, tờ rơi, bảng hiệu, v.v.) và thông tin về các phát hiện chính về tác động môi trường và đề xuất giảm thiểu. Các biện pháp phải được cung cấp bằng ngôn ngữ địa phương dễ hiểu đối với đa số người dân bị ảnh hưởng. Hồ sơ phản hồi từ tham vấn cộng đồng nên được đính kèm vào bản dự thảo cuối cùng của ESMP trong khi ESMP chính nên bao gồm một phần tóm tắt các mối quan tâm và đề xuất của công chúng. ESMP phải nêu rõ rằng các mối quan tâm về môi trường và các đề xuất cải thiện môi trường do cộng đồng đưa ra đã được đưa vào. Các ESMP bắt buộc phải có một bảng tóm tắt để thể hiện số lượng các cuộc họp, địa điểm, số lượng PAP đã tham dự các cuộc họp. Yêu cầu này phải được thực hiện như một phần của SEP phù hợp với ESS10.

(b) Hướng dẫn công bố thông tin

10. Công khai ESMP: Công bố thông tin: Theo chính sách của Ngân hàng Thế giới về tiếp cận thông tin, tất cả các dự thảo công cụ ESA, bao gồm cả ESMP, được công bố tại địa phương ở một nơi dễ tiếp cận và dưới hình thức và ngôn ngữ dễ hiểu đối với các bên liên quan chính và bằng tiếng Anh tại InfoShop trước khi thẩm định. ESMP được công bố cục bộ tại các địa điểm và tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội. Điều này được áp dụng cho mọi quy mô của các tiểu dự án và phù hợp với ESS10.

11. Chủ tiểu dự án phải xác nhận với Ngân hàng rằng bản in ra giấy của dự thảo ESMP (bằng tiếng Việt) được công bố tại khu vực tiểu dự án, tại văn phòng Ban QLDA và Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã, và công chúng có thể tiếp cận được và thời gian công bố thông tin đó. Các UBND các xã tham gia dự án cũng nên xác nhận việc phát hành ESMP để công bố tại Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC) tại văn phòng WB Hà Nội và tại info shop.

152

Page 153: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

153

A3e. Hướng dẫn lập kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP)

13. Với các loại hình đầu tư dự án và địa điểm hoạt động được đề xuất ban đầu, hầu hết các hoạt động được đề xuất nâng cấp / xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cảng neo đậu cho tàu tuần tra quốc gia/kiểm ngư và kênh cấp/thoát nước cho nuôi tôm tập trung có thể liên quan đến hoạt động nạo vét với các quy mô khác nhau, bản chất của vật liệu nạo vét và sự tiếp nhận của môi trường xung quanh chưa được xác định.

14. Để can thiệp tất cả các rủi ro về môi trường và xã hội và các tác động tiêu cực do hoạt động nạo vét gây ra, kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) cho các tiểu dự án / hoạt động liên quan đến hoạt động nạo vét bắt buộc phải được chuẩn bị trong quá trình nghiên cứu khả thi và chuẩn bị ESIA/ESMP khi thiết kế và vị trí tiểu dự án được xác định rõ ràng. Cũng có thể có lo ngại về rủi ro bom mìn trong quá trình nạo vét đặc biệt là ở khu vực chưa bị xáo trộn và có thể cần khảo sát và rà phá bom mìn trước khi tiến hành nạo vét. Ngoài ra, các điều khoản về (a) hạn chế nạo vét gần các môi trường sống tự nhiên và (b) quy trình “xử lý phát hiện khảo cổ tình cờ” sẽ yêu cầu để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các ESS.

15. Các vấn đề E&S chính cần được giải quyết khi tiểu dự án liên quan đến nạo vét bao gồm các hạng mục sau:

Ô nhiễm trong quá trình lưu trữ tạm thời vật liệu nạo vét tại địa điểm nạo vét;

Ô nhiễm trong quá trình vận chuyển vật liệu nạo vét từ nơi nạo vét đến bãi đổ thải;

Tiềm tàng gia tăng độ đục và ô nhiễm nước sông / kênh khu vực nạo vét do hoạt động nạo vét;

Tiềm tàng suy giảm đa dạng sinh học thủy sinh, động thực vật ven sông do hoạt động nạo vét và tập kết tạm thời vật liệu nạo vét.

Ô nhiễm đất và nguồn nước bao gồm cả nước ngầm gần khu vực đổ thải vật liệu nạo vét.

Tiềm tàng lạm dụng vật liệu nạo vét bị ô nhiễm cho san lấp mặt bằng cơ sở hạ tầng công cộng và hộ gia đình;

16. Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu các tác động tiềm tàng nêu trên do vận chuyển và xử lý vật liệu nạo vét, trước hết cần phải ước tính khối lượng nạo vét sơ bộ, sau đó được tính toán và phân tích chi tiết trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Hơn nữa, lưu ý rằng việc nạo vét sẽ được thực hiện trong một khu vực tiểu dự án rộng lớn thông qua nhiều hợp đồng trong thời gian thực hiện 2-3 năm. Cuối cùng, cũng cần lưu ý việc chuẩn bị đổ thải vật liệu nạo vét sẽ được chuẩn bị tốt hơn khi kế hoạch chiếm dụng đất được lên kế hoạch và thực hiện. Trong bối cảnh này, kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét (DMMP) sẽ được chủ dự án chuẩn bị trong giai đoạn thiết kế chi tiết với sự hỗ trợ của các kỹ sư thiết kế dự án/tiểu dự án chi tiết. DMMP sẽ là một phần của kế hoạch quản lý môi trường của nhà thầu cụ thể theo hợp đồng (CSEP) để các nhà thầu tuân theo.

17. DMMP sẽ bao gồm các khía cạnh sau;

- Xác định các đối tượng sử dụng nguồn nước khu vực nạo vét có thể bị ảnh hưởng do nạo vét, đồng thời giám sát biến động chất lượng nước để theo dõi các tác động tiềm tàng. Ưu tiên giám sát các khu vực nhạy cảm nơi có sự thay đổi chất lượng nước (chất rắn lơ lửng (SS) cao, pH thấp, BOD hoặc COD cao, độ mặn cao, v.v.), đặc biệt nơi nguồn nước được sử dụng làm nguồn cấp nước sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp / nuôi trồng thủy sản. Ở những khu vực mà việc nạo vét có thể gây ra các tác động tiêu cực đến người sử dụng nước, chủ dự án/tiểu dự án phải thông báo / tham vấn có ý nghĩa các đối tượng tiềm tàng chịu tác động và phát triển kế hoạch hành động để giải quyết các mối quan tâm của cộng đồng bao gồm cả việc tiến hành giám sát chất lượng nước trong quá trình thực hiện DMMP.

- Xác định các môi trường sống tự nhiên quan trọng gần đó đối với cá và chim nước. Nếu được xác định, kế hoạch quản lý riêng kế hoạch nạo vét cần được chuẩn bị để giảm thiểu các tác động

153

Page 154: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

154

tiềm tàng. Kế hoạch đó cần bao gồm: (a) hiện trạng của các môi trường sống tự nhiên liên quan bao gồm chất lượng nước, hệ động thực vật ven sông và (b) giám sát định kỳ về chất lượng nước và độ đục cũng như đa dạng sinh học.

- Đánh giá chất lượng trầm tích. Đánh giá sẽ được thực hiện để xác nhận rằng các trầm tích sẽ không bao gồm một lượng lớn các vật liệu có hại đến môi trường như kim loại nặng, đất lưu huỳnh và thuốc trừ sâu tồn dư. Nếu những vật liệu có hại môi trường và sức khỏe con người phát hiện vượt quá ngưỡng quy định của tiêu chuẩn quốc gia, kế hoạch xử lý đặc biệt cùng với một kế hoạch giám sát sẽ được chuẩn bị. Kế hoạch xử lý đặc biệt cũng sẽ đề ra một chương trình để bảo vệ các cộng đồng dân cư lân cận sử dụng các vật liệu nạo vét đã qua xử lý để xây san lấp mặt bằng hoặc làm vườn. Việc đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở lấy mẫu và các hướng dẫn sau đây sẽ được sử dụng cho số lượng mẫu và các thông số cần đo đạc.

Thông sốĐơn vị

Chì mg/kgCadmium mg/kgĐồng mg/kgKẽm mg/kgNiken mg/kgCrom mg/kgThủy ngân mg/kgThạch tín mg/kg

Nguyên liệu hữu cơ  Hợp chất hữu cơ %Dầu khoáng mg/kg

- Xác định quỹ đất sẵn có để đổ vật liệu nạo vét. Kế hoạch cũng nên xác định các khu đất có thể được sử dụng để đổ vật liệu nạo vét. Được sử dụng đất công, đất xây dựng đường giao thông nông thôn, đất công trình công cộng, đất tư nhân ... có thỏa thuận với các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Nó cũng phải đáp ứng các kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Khu đất được xác định phải đủ rộng để chứa lượng vật liệu nạo vét ước tính chi tiết. Bãi thải được chọn phải nằm cách Khu bảo tồn Chim hoặc các khu bảo tồn ít nhất 1 km, cách các công trình công cộng (trường học, cơ quan hành chính và chợ), đền thờ và nhà thờ ít nhất 200 m.

- Chuẩn bị cho một kế hoạch vận chuyển. Trong trường hợp khu vực đổ chất nạo vét cách xa khu vực nạo vét, DMMP sẽ lập phương án vận chuyển bao gồm: (a) các phương thức vận chuyển (đường ống, sà lan, sà lan phễu) và đưa lên bãi thải. Nếu sử dụng xe tải, hãy chỉ ra tuyến đường vận chuyển đề xuất từ địa điểm nạo vét đến bãi thải, (b) thời gian hoạt động, (c) loại phương tiện / xe tải và các biện pháp đề xuất để giảm sự rò rỉ vật liệu nạo vét từ các xe vận chuyển, (d) trách nhiệm của nhà thầu trong việc làm sạch đường và thực hiện các công việc sửa chữa nếu cần thiết, và (e) một kế hoạch truyền thông cho các cộng đồng lân cận bao gồm số điện thoại liên hệ để giải quyết các khiếu nại có thể xảy ra.

154

Khối lượng nạo vét tính bằng m3 Số lượng mẫu trầm tích phân tích

Lên đến 25.000 3

25.000 đến 100.000 4-6

100.000 đến 500.000 6-10

500.000 đến 2.000.000 10-20

Đối với mỗi 1.000.000 trên 2.000.000 Bổ sung thêm 10

Page 155: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

155

- Kế hoạch quản lý các bãi thải bao gồm: (a) kế hoạch giảm thoát nước (tham khảo phần tiếp theo), (b) xây dựng các đê bao, (c) xây dựng các khu vực ngăn chặn phụ, nếu có, (d) độ dày quy hoạch vật liệu nạo vét (thường nhỏ hơn 1,5 mét), (e) bất kỳ biện pháp nào để bảo vệ nước ngầm và đất (ví dụ: lắp đặt màng PVC).

- Thiết kế hệ thống thoát nước cho các khu đất đổ thải. Vì ban đầu vật liệu nạo vét ở trạng thái bùn và các hạt đất lơ lửng trong 24 đến 48 giờ. Tất cả nước thoát từ bãi thải sẽ được dẫn ra các cống rãnh và xả ngược trở lại kênh. Để hạn chế tác động xấu của bùn (thải ra từ hoạt động nạo vét) đến môi trường cũng như chất lượng nước của kênh rạch, bùn cát nạo vét sẽ được vận chuyển đến khu chứa được bố trí hợp lý, đúng thiết kế với kích thước phù hợp. Chất thải sau khi nạo vét sẽ được bơm đến bãi xử lý và sau đó chảy tràn sang ao lắng, nơi lắng cặn và tổng chất rắn lơ lửng. Sau một thời gian, nước thải được quay trở lại kênh rạch. Thiết kế điển hình của đê bao quanh mỗi bãi đổ thải có thể như sau: Chiều cao: 2m, Chiều rộng chân đê: 5 m và Chiều rộng bề mặt: 1m. Kế hoạch bố trí khu đổ thải đề xuất như sau:

- Xác định về sự xáo trộn đối với người dân địa phương đang sống xung quanh khu vực nạo vét. Các trầm tích có thể chứa khí tạo mùi, có độ pH thấp, có thể bị nhiễm mặn và chứa một số chất ô nhiễm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và làm suy giảm đất sản xuất và hoa màu do các bãi tập kết tạm thời vật liệu nạo vét tại các điểm nạo vét. Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội cụ thể tại địa điểm của các nhà thầu phải bao gồm các rủi ro và tác động tiềm ẩn đối với người dân địa phương và các biện pháp thích hợp để tránh, giảm thiểu và bù đắp những rủi ro và tác động đó để đáp ứng chúng trong trường hợp thực hiện bãi tập kết tạm thời vật liệu nạo vét tại địa điểm.

- Xác định sự xáo trộn đối với các doanh nghiệp địa phương và giao thông vận tải. Đơn vị tổ chức nạo vẹt (DMDA) sẽ thực hiện phân tích kiểm kê về các doanh nghiệp địa phương có thể bị ảnh hưởng, khả năng tiếp cận nguồn nước và giao thông vận tải (chủ yếu do nạo vét) và đưa ra kế hoạch bù đắp những xáo trộn của doanh nghiệp (thông qua RAP tương ứng) và lập kế hoạch xây dựng cầu tạm. Nếu việc tiếp cận nguồn nước bị ảnh hưởng đối với một số hộ gia đình do việc thải bỏ vật liệu nạo vét, thì DMDA phải đưa ra kế hoạch cung cấp khả năng tiếp cận nước thay thế.

155

Page 156: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

156

- Giám sát các vật liệu nạo vét được thải bỏ. Cần phải có kế hoạch giám sát các vật liệu nạo vét cũng như chất lượng nước đầu ra. Như đã nêu trước đây, sẽ cần phải giám sát chuyên sâu nếu vật liệu nạo vét có hàm lượng kim loại nặng và các vật liệu độc hại khác vượt ngưỡng QCVN.

- Để giảm thiểu vấn đề gây đục nước trong quá trình hoạt động nạo vét, DMDA sẽ đề xuất các thiết bị và / hoặc kỹ thuật nạo vét phù hợp với địa điểm cụ thể. Khi đặt máy nạo vét trên sà lan, nhà thầu có thể sử dụng lưới chắn bùn thích hợp để bao bọc khu vực nạo vét và giữ bùn trong phạm vi nạo vét, không để trôi ra ngoài. Nếu bãi xử lý vật liệu nạo vét nằm cách xa tàu nạo vét thì phải sử dụng máy hút bùn để chuyển tất cả bùn và nước rỉ từ bùn đến bãi thải. Chiều dài của các đoạn nạo vét nên được giới hạn dưới 1 km và việc nạo vét nên được thực hiện từng đoạn một.

- Đối với những đoạn có đất phèn hoặc đất phèn tiềm tàng cần xem xét các biện pháp sau: nạo vét vào mùa mưa khi có thêm nước ngọt để pha loãng nước chua phèn; Xử lý nước chua tại các khu vực thải trước khi đưa nước thải trở lại kênh; và xác định vị trí và thiết kế thích hợp của bãi thải để không ảnh hưởng đến đất nông nghiệp gần đó.

- Sau khi hoàn thành hợp đồng, tiến hành đánh giá vật liệu nạo vét và xác định việc sử dụng vật liệu nạo vét cho các hoạt động như: (a) xây dựng (đường và đê), (b) cơ sở cho nhà ở riêng lẻ, và (c) làm vườn.

156

Page 157: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

157

A3f. Hướng dẫn chuẩn bị Kế hoạch quản lý dịch hại tổng hợp (IPMP)

18. Phụ lục này cung cấp các hướng dẫn kỹ thuật về các hành động do chủ tiểu dự án và tư vấn chủ đầu tư thực hiện khi tiểu dự án liên quan đến việc nâng cấp / xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản cho các hoạt động sản xuất giống thủy sản tập trung, ươm giống và nuôi tôm có thể làm tăng việc sử dụng thuốc trừ sâu / hoặc các hóa chất nông nghiệp độc hại khác trong quá trình vận hành tiểu dự án. Do sự ô nhiễm của các hệ thống thủy sinh trong quá trình vận hành tiểu dự án do dư lượng hóa chất có thể bao gồm tàn dư của thuốc thú y (ví dụ như kháng sinh) có thể sử dụng trong nuôi trồng thủy sả và các chất độc hại như formalin và malachite green được xem là tác nhân gây ung thư, có thể sử dụng để điều trị bệnh cá do ký sinh trùng và trứng của chúng và phát triển nấm. Nguy cơ tiếp xúc với các vật liệu và hóa chất nguy hiểm như nhiều loại hóa chất khác nhau có thể sử dụng trong hoạt động của một cơ sở nuôi trồng thủy sản để xử lý và / hoặc kiểm soát các sinh vật gây bệnh hoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất (ví dụ như vôi, clo pha loãng hoặc muối). Để giảm thiểu những rủi ro và tác động này, cần phải chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPMP) theo ESS3. Phụ lục cung cấp thông tin về các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của IPMP (mục A3f.1), chính sách và quy định chính liên quan đến quản lý thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại (mục A3f.2) và các cân nhắc kỹ thuật (Mục A3f.3 ). IPMP sẽ được áp dụng và / hoặc xem xét trong quá trình sàng lọc MT&XH (xem Phụ lục 2a,b) và chuẩn bị Đánh giá Tác động Môi trường và Xã hội và / hoặc Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESIA / ESMP) của tiểu dự án (xem Phụ lục 3).

A3f.1 Mục tiêu và Nguyên tắc cơ bản của IPMP

2. Dự án (SFDP) không nhằm mục đích mua hoặc quảng bá việc sử dụng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và / hoặc các hóa chất nông nghiệp độc hại khác trong quá trình thực hiện Dự án. Tuy nhiên, việc xây dựng / nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, trại sản xuất giống và nuôi tôm được tài trợ trong Dự án dự kiến sẽ làm tăng hoạt động nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm có thể gián tiếp làm tăng việc sử dụng thuốc (ví dụ như kháng sinh), thuốc trừ sâu và / hoặc các hóa chất nông nghiệp độc hại khác trong các khu vực của tiểu dự án. Để giảm thiểu tác động tiềm tàng này như một ' “Thông lệ tốt', chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị và thực hiện IPMP nhằm mục đích nâng cao kiến thức của nông dân về các quy định, chính sách của Chính phủ và / hoặc hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến sử dụng an toàn (ứng dụng, lưu trữ và tiêu hủy) thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại có khả năng được nông dân sử dụng cũng như thúc đẩy việc áp dụng thực hành Quản lý Dịch hại Tổng hợp (IPM)26 thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (lúa, tôm, nuôi trồng thủy sản, v.v.) trong khu vực tiểu dự án thông qua đào tạo và các hoạt động khác các hoạt động nâng cao năng lực.

3. Cho rằng nhiều tỉnh của Dự án như Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã và đang triển khai chương trình IPM và một số chương trình thí điểm nông trại nhằm giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón với một dự án hỗ trợ khác của WB27. Do đó, các hoạt động IPMP sẽ được các tỉnh thiết kế trong quá trình chuẩn bị ESMP của tiểu dự án dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm thực hiện này.

4. Mục tiêu: Mục tiêu chính của IPMP là hỗ trợ chính sách của Chính phủ nhằm giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại trong sản xuất nuôi trồng thủy sản tại khu vực Dự án bằng cách tiếp tục nâng cao kiến thức và hiểu biết của nông dân về các cách giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại trong quy trình sản xuất cũng như giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người và / hoặc có thể gây ô nhiễm môi trường địa phương (đất, nước) ở các tỉnh Dự án . Cụ thể, IPMP nhằm mục đích:

26 IPM đề cập đến sự kết hợp của các hoạt động kiểm soát dịch hại dựa trên sinh thái, do nông dân điều khiển nhằm giảm sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp. Nó liên quan đến (a) quản lý (giữ chúng dưới mức gây thiệt hại về kinh tế) hơn là tìm cách loại bỏ chúng; (b) dựa vào các biện pháp phi hóa học để giữ cho quần thể dịch hại ở mức thấp nhất có thể; và (c) lựa chọn và áp dụng thuốc trừ sâu khi phải sử dụng, theo cách giảm thiểu các tác động có hại đến sinh vật có ích, con người và môi trường.

27 Dự án quản lý nguồn nước vùng ĐBSCL để phát triển nông thôn (MD-WRMRDP or WB6) đang thực hiện cho đến 3/2017

157

Page 158: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

158

Hỗ trợ các cơ quan địa phương thực hiện các quy định, chiến lược và kế hoạch của Chính phủ liên quan đến việc sử dụng hiệu quả thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại trong các khu vực của tiểu dự án, bao gồm việc áp dụng các thực hành IPM trong bối cảnh vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, và các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Nâng cao kiến thức và năng lực của nông dân để sử dụng an toàn thuốc trừ sâu và các hóa chất nông nghiệp độc hại khác trong các trại giống, vườn ươm, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm thủy sản bao gồm việc thúc đẩy thực hành IPM và các hoạt động nâng cao năng lực khác đang được áp dụng trong các khu vực của tiểu dự án.

5. Các nguyên tắc cơ bản và cách tiếp cận: Để đạt được các mục tiêu, các nguyên tắc sau sẽ được áp dụng trong quá trình chuẩn bị ESMP / IPMP của các tiểu dự án:

Tiểu dự án sẽ không tài trợ cho việc mua phân bón, thuốc trừ sâu, hoặc các hóa chất nông nghiệp độc hại khác. Trong điều kiện bình thường, nếu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được coi là lựa chọn cần thiết thì chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã đăng ký với chính phủ và được quốc tế công nhận, đồng thời Dự án cũng sẽ cung cấp thông tin kinh tế và kỹ thuật về loại và lượng hóa chất. Tiểu dự án cũng sẽ xem xét các lựa chọn khác (bao gồm cả việc quản lý các hóa chất không gây hại) cũng có thể giảm sự phụ thuộc vào việc sử dụng thuốc trừ sâu. Các biện pháp sẽ được đưa vào thiết kế tiểu dự án để giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc xử lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của nông dân.

Trong quá trình chuẩn bị ESMP / IPMP cho tiểu dự án, chủ tiểu dự án và nhà tư vấn chủ đầu tư sẽ xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực với sự tham vấn chặt chẽ của chính quyền địa phương và các bên liên quan chính khác, bao gồm các nhà cung cấp hóa chất để tăng cường hợp tác chặt chẽ và hiểu biết giữa họ. Tiểu dự án sẽ áp dụng các thực hành IPM phù hợp với chương trình IPM quốc gia và các chương trình quản lý nuôi trồng thủy sản / nuôi tôm do Bộ NN & PTNT thực hiện như một biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại. Các hoạt động chính có thể bao gồm đào tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sử dụng phân bón và hóa chất thông qua khảo sát nghiên cứu, tham quan học tập và / hoặc lựa chọn sử dụng an toàn không hóa chất, các kỹ thuật khác. Các chính sách, quy định và hướng dẫn kỹ thuật chính được mô tả trong Phần A3f.2 và A3f.3 sẽ được xem xét. Trong quá trình chuẩn bị ESMP / IPMP cho tiểu dự án, chủ tiểu dự án và nhà tư vấn sẽ xác định nhu cầu đào tạo và nâng cao năng lực với sự tham vấn chặt chẽ của chính quyền địa phương và các bên liên quan chính khác, bao gồm các nhà cung cấp hóa chất để tăng cường hợp tác chặt chẽ và hiểu biết giữa họ. Tiểu dự án sẽ áp dụng các thực hành IPM phù hợp với chương trình IPM quốc gia và các chương trình quản lý nuôi trồng thủy sản / nuôi tôm do Bộ NN & PTNT thực hiện như một biện pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại. Các hoạt động chính có thể bao gồm đào tạo, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm sử dụng phân bón và hóa chất thông qua khảo sát nghiên cứu, tham quan học tập và / hoặc lựa chọn sử dụng an toàn không hóa chất, các kỹ thuật khác. Các chính sách, quy định và hướng dẫn kỹ thuật chính được mô tả trong Phần A 3f.2 và A3f.3 sẽ được xem xét.

IPMP sẽ xác định cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện bao gồm việc tổ chức dòng tài chính và báo cáo. Sở NN & PTNT sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động IPMP trong khi nông dân sẽ có trách nhiệm tham gia tích cực trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện. CPMU sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi ESMP bao gồm các hoạt động IPMP sau khi đã được WB phê duyệt. Các hoạt động sẽ được lập kế hoạch và thực hiện với sự tham vấn chặt chẽ của nông dân, chính quyền địa phương và tổ chức cộng đồng địa phương, đặc biệt là phụ nữ. Ngân sách thực hiện sẽ được bao gồm như một phần của chi phí ESMP và các hoạt động, kết quả đầu ra và tác động sẽ được giám sát như một phần của việc thực hiện ESMP.

A3f.2. Các Chính sách, Quy định và Cơ quan Chính liên quan đến Thuốc trừ sâu và IPM trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản

158

Page 159: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

159

6. Các chính sách và kế hoạch quốc gia: Việc áp dụng khái niệm IPM ở Việt Nam đã được giới thiệu vào đầu những năm 1990. Một chương trình IPM quốc gia đã được chuẩn bị và thực hiện và một Ban Chỉ đạo về IPM do Thứ trưởng Bộ NN & PTNT làm Trưởng ban đã được thành lập và chịu trách nhiệm giám sát chương trình. Trong giai đoạn này, một số chính sách và quy định hỗ trợ IPM đã được phát triển bao gồm các lệnh cấm và hạn chế thuốc trừ sâu độc hại và hoạt động của hệ thống kiểm tra.

7. Kiểm soát thuốc trừ sâu: Năm 1990, Việt Nam chính thức phê duyệt và thông qua Bộ nguyên tắc quốc tế về phân phối và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Tổ chức lương thực Liên hợp quốc (FAO) và hệ thống quản lý đã được phát triển phù hợp với hướng dẫn của FAO vào giữa năm 1990. Năm 2009, Việt Nam cấm 19 Hóa chất và thuốc và hạn chế 33 Hóa chất và thuốc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp (Bảng 1a). Năm 2019, Việt Nam cấm 30 loại thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất độc hại sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Bảng 1b); thay thế danh mục thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo Thông tư số 15/2009 / BNN ngày 07/3/2009, Thông tư số 64/2010 / TT-BNNPTNT ngày 04/11/2010; và Thông tư 04/2012 / TT-BNNPTNT ngày 16/01/2012 của Bộ NN & PTNT.

8. Dưới đây là danh sách các quy định chính liên quan đến thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại được sử dụng trong kiểm soát sản xuất thủy sản ở Việt Nam:

Quyết định 145/2002 / QĐ / BNN-BVTV ngày 18/12/2002 của Bộ NN & PTNT về việc ban hành quy định thủ tục sàng lọc sản xuất, chế biến, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, bảo quản và tiêu hủy, nhãn mác, đóng gói, hội thảo, quảng cáo và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; đây là cơ sở để Chính phủ Việt Nam giám sát việc sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật. Hộp 2 nêu rõ các quy trình chính về vận chuyển, bảo quản và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thông tư số 15/2009 / BNN ngày 7 tháng 3 năm 2009 của Bộ NN & PTNT quy định về nông dược và thuốc cấm, hạn chế sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. (Bảng 1b). Thuốc hạn chế sử dụng trong sản xuất nông nghiệp).

Quyết định số 1503 / QĐ-BNN-TCTS của Bộ NN & PTNT về Thực hành tốt nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam (gọi tắt là VietGAP), ngày 07 tháng 5 năm 2011; Quyết định số 1617 / QĐ-BNN-TCTS ngày 18 tháng 7 năm 2011 hướng dẫn thực hiện VietGAP đối với nuôi tôm thẻ (P. hypophthalmus), P.monodon) và P. vannamei); Hộp 3 nêu rõ các yêu cầu chính đối với VietGap trong nuôi trồng thủy sản.

Thông tư số 26/2018 / BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ NN & PTNT, có hiệu lực ngày 01/01/2019 quy định về quản lý giống thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Ô 5.1a Danh mục Hóa chất, Chế phẩm sinh học và Vi sinh vật bị cấm dùng làm thức ăn nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản)

Bảng 1a. Danh mục Hóa chất, Chế phẩm sinh học, Vi sinh cấm sử dụng trong thức ăn nuôi trồng thủy sản và xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

STT Tên của Hóa chất, Sản phẩm sinh học và Vi khuẩn

1 Aristolochia spp and its productsAristolochia spp và các sản phẩm của nó

2 Chloramphenicol3 Chloroform4 Chlorpromazine5 Colchicine6 Clenbuterol7 Cypermethrin8 Ciprofloxacin9 Cysteamine10 Các Nitroimidazole khác11 Deltamethrin

159

Page 160: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

160

STT Tên của Hóa chất, Sản phẩm sinh học và Vi khuẩn12 Diethylstilbestrol (DES)13 Dapsone14 Dimetridazole15 Enrofloxacin16 Ipronidazole17 Green Malachite18 Gentian Violet (Crystal violet)19 Glycopeptides20 Nitrofuran (bao gồm Furazolidone)21 Nhóm Fluoroquinolones22 Metronidazole23 Trichlorfon (Dipterex)24 Trifluralin25 Ronidazole

26 Vat Yellow 1 (flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); Molecule formula C28H12N2O2; Tên thương mại: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8- klmna]acridine-8,16-dione.

27 Vat Yellow 2 ( Indanthrene); Molecule formula: C28H14N2O2S2; Tên thương mại. 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione.

28 Vat Yellow 3 ( Mikethrene); Molecule formula: C28H18N2O4; Tên thương mại: N,N'-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

29 Vat Yellow 4 ( Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone);Molecule formula: C24H12O2; Tên thương mại: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

30 Auramine (yellow pyoctanine; glauramine); Molecule formula : C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] and derivatives of Auramine.

Nguồn: Thông tư 26/2018 / BNNPTNT của Bộ NN & PTNT ngày 15/11/2018

Bảng 1b. Danh mục nông dược, thuốc hạn chế sử dụng trong sản xuất nông nghiệp

STT Tên hóa chất nông nghiệp và thuốc Mức dư lượng tối đa (MRL)(ppb)

1 Amoxicillin 502 Ampicillin 503 Benzylpenicillin 504 Cloxacillin 3005 Dicloxacillin 3006 Oxacillin 3007 Oxolinic Acid 1008 Colistin 1509 Cypermethrim 5010 Deltamethrin 1011 Diflubenzuron 100012 Teflubenzuron 50013 Emamectin 10014 Erythromycine 20015 Tilmicosin 5016 Tylosin 10017 Florfenicol 1000

160

Page 161: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

161

STT Tên hóa chất nông nghiệp và thuốc Mức dư lượng tối đa (MRL)(ppb)

18 Lincomycine 10019 Neomycine 50020 Paromomycin 50021 Spectinomycin 30022 Chlortetracycline 10023 Oxytetracycline 10024 Tetracycline 10025 Sulfonamide (các loại) 10026 Trimethoprim 5027 Ormetoprim 5028 Tricainemethanesulfonate 15-33029 Danofloxacin 10030 Difloxacin 30031 Enrofloxacin + Ciprofloxacin 10032 Sarafloxacin 3033 Flumequine 600

Nguồn: Phụ lục 3 Thông tư 15/2009 / BNN của Bộ NN & PTNT ngày 7/3/2009

A3f.3 Các cân nhắc kỹ thuật

Hộp 2. Quy trình Vận chuyển, Bảo quản và Sử dụng Thuốc trừ sâu

Quy trình Vận chuyển an toàn thuốc trừ sâu: Các quy trình sau đây sẽ được tuân thủ khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật để áp dụng theo IPMP này: nồng độ thuốc trừ sâu sẽ chỉ được vận chuyển trong một ngăn có khóa an toàn và có biển báo thích hợp; nồng độ thuốc trừ sâu sẽ chỉ được vận chuyển trong các thùng chứa có nhãn gốc; nồng độ thuốc trừ sâu sẽ luôn được mang riêng với thức ăn và nước uống, thiết bị an toàn và người; thiết bị ngăn chặn và thu dọn tràn sẽ được chở riêng với thuốc bảo vệ thực vật nhưng gần với thuốc bảo vệ thực vật trên mỗi xe trong quá trình vận chuyển và sử dụng thuốc trừ sâu; Các tài liệu thích hợp như hồ sơ hoạt động và phiếu dữ liệu an toàn vật liệu (MSDS) sẽ được mang theo trong mỗi xe trong quá trình vận chuyển và sử dụng thuốc trừ sâu.

Quy trình An toàn bảo quản thuốc bảo vệ thực vật: Tóm lại, khu vực bảo quản phải: thông gió với không khí bên ngoài; bị khóa khi không được giám sát; chỉ được nhập bởi những người được phép làm như vậy; có dán và duy trì bên ngoài mỗi cửa dẫn vào cơ sở chứa thuốc bảo vệ thực vật, có chữ nổi rõ ràng, dòng chữ “CẢNH BÁO - BẢO QUẢN HÓA CHẤT - CHỈ CHO NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN”. Ngoài ra, người chịu trách nhiệm về khu vực bảo quản phải thông báo cho cơ quan cứu hỏa gần nhất về sự hiện diện của thuốc bảo vệ thực vật trong khuôn viên, nếu được lưu trữ ở một nơi trong thời gian dài hơn 60 ngày. Người chịu trách nhiệm bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo rằng tất cả thuốc bảo vệ thực vật được bảo quản trong một tán cây có khóa, hoặc cách bố trí tương tự, tách biệt với người lái xe và phương tiện bảo vệ cá nhân.

Quy trình trộn, nạp và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn: Tất cả việc trộn, nạp và phun thuốc trừ sâu phải được thực hiện bởi những người phun thuốc trừ sâu đã được chứng nhận hoặc người nào đó dưới sự giám sát trực tiếp của một người phun thuốc trừ sâu được chứng nhận trong hạng mục chứng nhận thích hợp; Việc trộn thuốc bảo vệ thực vật phải luôn được tiến hành một cách an toàn; Bộ dụng cụ an toàn, kế hoạch ứng phó sự cố tràn và vật tư sơ cứu phải có mặt tại hoặc gần khu xử lý và trộn; (Các) trạm rửa mắt và quần áo bảo hộ theo khuyến cáo trên nhãn sản phẩm tương ứng phải có sẵn tại hoặc gần khu xử lý và pha trộn; Nhãn sản

161

Page 162: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

162

phẩm và bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu sẽ có sẵn trên hoặc gần các địa điểm xử lý và trộn để đảm bảo rằng số lượng thuốc trừ sâu được trộn và sử dụng phù hợp với tỷ lệ nhãn; Không được trộn hoặc nạp thuốc trừ sâu trong vòng 15 mét đối với các đặc điểm môi trường nhạy cảm.

Quy trình Xử lý An toàn Đối với Hộp đựng Thuốc trừ sâu đã hết và Thuốc trừ sâu không sử dụng: Các thùng rỗng phải được vứt bỏ theo hướng dẫn của nhà sản xuất như được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc các hướng dẫn và khuyến nghị của tỉnh. Tối thiểu, các thùng chứa thuốc trừ sâu rỗng phải được: trả lại cho nhà phân phối thuốc trừ sâu như một phần của chương trình tái chế của họ; hoặc xả ba lần hoặc xả áp lực, sau đó được thay đổi để không thể sử dụng lại; và được xử lý tại một bãi chôn lấp hợp vệ sinh được phép hoặc bãi thải khác được phê duyệt.

Quy trình Ứng phó với Sự cố tràn Thuốc bảo vệ thực vật: Thiết bị xử lý tràn phải được đặt tại hoặc gần kho chứa (bao gồm cả kho lưu động), nơi trộn và chất hàng, và nó phải bao gồm ít nhất những thứ sau: thiết bị bảo hộ cá nhân; vật liệu hấp thụ như mùn cưa, cát, than hoạt tính, vermiculite, đất sét thô khô, phân mèo hoặc chất hấp thụ thương mại; vật liệu trung hòa như vôi, thuốc tẩy clo hoặc soda giặt; và chổi cán dài, xẻng và thùng tiếp nhận chất thải có nắp đậy. Các quy trình sau đây phải được tuân thủ nếu xảy ra sự cố tràn: tất cả nhân viên phải được bảo vệ khỏi ô nhiễm thuốc trừ sâu bằng cách mặc quần áo bảo hộ và đồ an toàn thích hợp; bất kỳ người nào tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải được di chuyển khỏi nơi đổ tràn; sơ cứu nên được thực hiện, nếu cần thiết; nguồn của sự cố tràn phải được ngăn chặn; vật liệu rơi vãi phải được ngăn chặn lan rộng bằng cách tạo ra một con đập hoặc sườn núi; chủ sở hữu phải đảm bảo ngừng hoạt động cho đến khi ngăn chặn được sự cố tràn và nguồn được sửa chữa; vật liệu hấp thụ phải được trải lên trên vết tràn, nếu có, để hấp thụ bất kỳ chất lỏng nào; Vật liệu thấm hút phải được thu gom vào túi rác hoặc thùng chứa có ghi rõ nội dung; đất bị ô nhiễm hoặc các vật liệu khác sẽ được dọn ra khỏi vị trí tràn và cho vào túi đựng rác hoặc thùng chứa; chủ sở hữu phải liên hệ với đại diện được phê duyệt của tỉnh để được hướng dẫn vận chuyển và các yêu cầu tiêu hủy; khi nhiều hơn một kg sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật bị đổ, hoặc bất kỳ số lượng nào vào vùng nước, chủ cơ sở sẽ báo ngay cho Chương trình Cấp cứu tỉnh bằng cách gọi điện thoại cho 115 hoặc, nếu không thực tế, cho cảnh sát địa phương; và một đại diện được phê duyệt của PPD sẽ được chủ sở hữu thông báo về các chi tiết liên quan đến sự cố tràn dầu.

Hộp 3. Các nguyên tắc cơ bản của VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Nhà nước và quy định của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nuôi trồng thủy sản phải đảm bảo sức khỏe và điều kiện sống cho động vật thủy sản bằng cách tạo điều kiện tối ưu cho sức khỏe, giảm stress, hạn chế rủi ro dịch bệnh và duy trì môi trường nuôi tốt trong tất cả các giai đoạn của chu kỳ sản xuất, v.v.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản cần được thực hiện có kế hoạch cụ thể, không ảnh hưởng đến môi trường, theo quy định của nhà nước và các cam kết quốc tế. Phải có đánh giá tác động đến môi trường của quy hoạch, phát triển và thực hiện nuôi trồng thủy sản.

Việc nuôi trồng thủy sản cần được thực hiện một cách có trách nhiệm với xã hội, tôn trọng văn hóa cộng đồng địa phương, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước và các thỏa thuận liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền lao động, không ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân và cộng đồng xung quanh . Nuôi trồng thủy sản phải góp phần tích cực vào phát triển nông thôn, mang lại lợi ích, bình đẳng, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực trên địa bàn. Vì vậy, các vấn đề kinh tế - xã hội phải được xem xét trong tất cả các giai đoạn của quá trình tăng trưởng từ xây dựng và triển khai kế hoạch nuôi trồng thủy sản.

162

Page 163: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

163

Thể chế và năng lực: Bộ NN & PTNT, thông qua Vụ Thủy sản và Nuôi trồng thủy sản (FAD) là bộ chủ trì chịu trách nhiệm đảm bảo quản lý hiệu quả thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại được sử dụng trong sản xuất thủy sản ở Việt Nam. Các chức năng của FAD được vận hành thông qua văn phòng FAD Hà Nội cũng như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 (có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh) và văn phòng cấp tỉnh (cụ thể là trung tâm nuôi trồng thủy sản) của Sở NN & PTNT. Có các trường đại học và trung tâm / viện nghiên cứu chuyên ngành khác cũng như các tổ chức đoàn thể và các đoàn thể / hiệp hội địa phương tham gia vào việc thúc đẩy thực hành IPM và quản lý sử dụng hóa chất nông nghiệp trong canh tác lúa, nuôi tôm và nuôi trồng thủy sản.

10. Các Sở Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản (PFADs), trường đại học và các trung tâm nghiên cứu ở các tỉnh Dự án đã khá quen thuộc với IPM và đã tham gia vào nghiên cứu và tập huấn trước đó. PFAD cũng chịu trách nhiệm đảm bảo quản lý hiệu quả thuốc trừ sâu và hóa chất nông nghiệp độc hại trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự phối hợp và hợp tác của họ cũng như năng lực kỹ thuật và quản lý liên quan đến việc giám sát quy định và phân tích trong phòng thí nghiệm dường như chưa đầy đủ. Hơn nữa, ngân sách hạn chế của Chính phủ đã hạn chế Chính phủ và các tỉnh đóng vai trò tích cực trong việc đảm bảo quản lý hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất nông nghiệp độc hại trong các hoạt động nuôi trồng và bảo quản, chế biến thủy sản.

163

Page 164: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

164

A3g. Hướng dẫn chuẩn bị ĐTM / EPP theo Quy định về ĐTM của Chính phủ Việt Nam

Xem xét và phê duyệt của chính phủ. Nếu một tiểu dự án yêu cầu xem xét và phê duyệt theo quy định EA của chính phủ, chủ tiểu dự án sẽ chuẩn bị và gửi báo cáo EA theo yêu cầu để xem xét và đảm bảo sự chấp thuận của các cơ quan chính phủ có liên quan trước khi thẩm định tiểu dự án. Hướng dẫn thẩm định và phê duyệt ĐTM hoặc EPP được bao gồm trong quy định của Chính phủ tương ứng (cụ thể là Nghị định số 40/2019 / NĐ-CP của Chính phủ ngày 13 tháng 5 năm 2019 điều chỉnh và bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. Thông tư số 25/2019 / TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019 / NĐ-CP và bổ sung một số Điều của Nghị định và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường và các quy định về quản lý hoạt động quan trắc môi trường. Bằng chứng về việc phê duyệt sẽ được cung cấp cho Ngân hàng Thế giới để cung cấp thông tin.

164

Page 165: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

165

Phụ lục 4a. Quy tắc thực hành chung về môi trường (ECOP)

[Đặc điểm kỹ thuật đấu thầu cho quản lý xây dựng và trách nhiệm của nhà thầu]

1. Để đáp ứng các yêu cầu của ESS1, chủ tiểu dự án được yêu cầu thực hiện đánh giá môi trường và xã hội (ESIA) đối với các tiểu dự án do Ngân hàng tài trợ để đảm bảo chúng hoạt động bền vững và lành mạnh về môi trường. ESIA là một quá trình phân tích các rủi ro tiềm ẩn về môi trường và xã hội (E&S) và các tác động tiêu cực bất lợi của tiểu dự án được đề xuất bao gồm xác định và áp dụng các biện pháp để tránh hoặc giảm thiểu các tác động đó.

2. Là một phần của quy trình ESIA, một số công cụ E&S sẽ được yêu cầu và những công cụ chính được liệt kê như sau:

Kế hoạch Quản lý Môi trường và Xã hội (ESMP) là một công cụ E&S thường được sử dụng trong nhiều dự án và quá trình giảm thiểu và quản lý các tác động môi trường trong suốt quá trình thực hiện tiểu dự án. Việc thực hiện SEP và LMP cũng có thể được yêu cầu. Nhà thầu sẽ phải chuẩn bị cho nhà thầu ESMP, SEP, LMP như một tài liệu độc lập hoặc một tài liệu kết hợp theo thỏa thuận với chủ dự án.

Bộ Quy tắc Thực hành Môi trường (ECOP) là các biện pháp giảm thiểu các tác động chung từ các hoạt động của tiểu dự án trong giai đoạn xây dựng và được dự định đưa vào hồ sơ mời thầu như một yêu cầu đối với nhà thầu xây dựng. Nhà thầu cũng sẽ được yêu cầu chuẩn bị và thực hiện các quy tắc ứng xử về bóc lột và lạm dụng tình dục (COC về SEA) theo hướng dẫn được cung cấp trong Phụ lục 4b.

Nếu các tác động yêu cầu các biện pháp giảm thiểu theo địa điểm cụ thể không được đề cập đầy đủ trong ECOP chung này, chúng phải được giải quyết riêng trong ESMP. ECOP này cũng không bao gồm các tác động từ các trại công nhân với giả định rằng chúng thường không cần thiết cho các tiểu dự án công trình nông thôn nhỏ. Các tác động xã hội do tái định cư không tự nguyện hoặc liên quan đến các dân tộc thiểu số được đề cập trong các công cụ E&S khác. ECOP bao gồm các hoạt động nạo vét nhỏ có thể cần thiết để xây dựng các con đê thấp để tạo điều kiện chuyển đổi sinh kế cộng đồng và / hoặc sản xuất một lượng tương đối nhỏ vật liệu nạo vét. Phải tiến hành cẩn thận khi tiến hành nạo vét ở khu vực bị ảnh hưởng bởi đất phèn và phải tiến hành tham vấn chính quyền địa phương và cộng đồng địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi nước nhiễm axit. Các lượng lớn hơn hoặc vật liệu nạo vét bị ô nhiễm cần phải được xử lý thông qua một bộ quy trình riêng ngoài phạm vi của các ECOP này.

A4a.1. Trách nhiệm quản lý của nhà thầu

Theo ESS1, chủ tiểu dự án sẽ yêu cầu tất cả các nhà thầu tham gia vào tiểu dự án hoạt động theo cách phù hợp với các yêu cầu của ESS, bao gồm cả các yêu cầu cụ thể được nêu trong ECOP. Chủ tiểu dự án sẽ quản lý tất cả các nhà thầu một cách hiệu quả, bao gồm: (a) Đánh giá các rủi ro và tác động về môi trường và xã hội liên quan đến các hợp đồng đó; (b) Đảm bảo rằng các nhà thầu tham gia vào tiểu dự án là các doanh nghiệp hợp pháp và đáng tin cậy, có kiến thức và kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ của dự án theo cam kết trong hợp đồng; (c) Kết hợp tất cả các khía cạnh liên quan của ECOP vào hồ sơ mời thầu; (d) Theo hợp đồng yêu cầu các nhà thầu áp dụng các khía cạnh liên quan của ECOP và các công cụ quản lý liên quan, và bao gồm các biện pháp khắc phục sự không tuân thủ phù hợp và hiệu quả; (e) Giám sát việc tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của nhà thầu; và (f) Trong trường hợp thầu phụ, yêu cầu nhà thầu phải có những thỏa thuận tương đương với nhà thầu phụ của họ.

5. Để phù hợp với ESS2 (Điều kiện lao động và làm việc) và ESS10 (Sự tham gia của các bên liên quan và tiết lộ thông tin), chủ tiểu dự án sẽ yêu cầu tất cả các nhà thầu của tiểu dự án chuẩn bị Kế hoạch tham gia của các bên liên quan (SEP) và Quy trình quản lý lao động (LMP) theo các mẫu được cung cấp trong Phụ lục 3b và 3c tương ứng. Trách nhiệm của nhà thầu thực hiện SEP và LMP không phải là một phần của ECOP này. Tuy nhiên, chủ dự án chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo kết quả hoạt động của nhà thầu về việc thực hiện SEP và LMP.

165

Page 166: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

166

A4a.2. Các vấn đề E&S chính trong quá trình xây dựng công trình

6. Các hoạt động xây dựng đối với các công trình quy mô vừa được điều chỉnh bởi các ECOPS này là những hoạt động có tác động ở mức độ hạn chế, tạm thời và có thể đảo ngược, và dễ dàng được quản lý bằng các thực hành xây dựng tốt. Các vấn đề môi trường và xã hội được đề cập trong tài liệu này là:

Tạo bụi

Ô nhiễm không khí

Tác động từ tiếng ồn và độ rung

Ô nhiễm nguồn nước

Kiểm soát thoát nước và lắng cặn

Quản lý các kho dự trữ, mỏ đá và các hố mượn

Chất thải rắn

Hóa chất và chất thải nguy hại

Phá vỡ lớp phủ thực vật và tài nguyên sinh thái

Quản lý giao thông

Gián đoạn các dịch vụ tiện ích

Phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng

An toàn lao động và công cộng

Giao tiếp với cộng đồng địa phương

Phát hiện cơ hội

Lao động và điều kiện làm việc

A4a.3. Khung pháp lý và quy định của Việt Nam

7. Có một số quy định của Chính phủ Việt Nam (Chính phủ Việt Nam), tiêu chuẩn, quy tắc thực hành, v.v. liên quan đến các khía cạnh môi trường và an toàn liên quan đến hoạt động xây dựng và chất lượng môi trường. Những vấn đề chính liên quan đến các vấn đề được đề cập trong các ECOP này được liệt kê dưới đây (không phải là danh sách đầy đủ):

Tiêu chuẩn Môi trường Việt Nam: bao gồm các tiêu chuẩn về lấy mẫu và bảo quản mẫu; phương pháp phân tích; tiêu chuẩn về chất lượng không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, tiêu chuẩn khí thải, nước thải, tiêu chuẩn về bãi thải, tiêu chuẩn về lò đốt. Bao gồm các:

a. QCVN 01: 2009 / BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

b. QCVN 02: 2009 / BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

c. QCVN 08: 2015 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

d. QCVN 09: 2015 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

e. QCVN 10: 2015 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước vùng ven biển.QCVN 14:2008/BTNMT: National technical regulation on domestic wastewater.

f. QCVN 40: 2011 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

g. QCVN 39: 2011 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước tưới cho nông nghiệp.

h. QCVN 38: 2011 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng nước mặt bảo vệ sinh vật thủy sinh.

166

Page 167: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

167

i. QCVN 03: 2015 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.

j. QCVN 15: 2008 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

k. QCVN 43: 2012 / BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích vùng nước ngọt, nước lợ và nước biển;

l. QCVN 05: 2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

m. QCVN 06: 2013: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh.

n. QCVN 26: 2010 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

o. QCVN 27: 2010 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

p. QCVN 07: 2009 / BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

q. QCVN 17: 2011 / BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm đối với tàu thủy nội địa.

r. Quyết định 3733/2002 / -BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002: Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 phép đo vệ sinh lao động

(i) Luật Giao thông và Vận tải số 23/2008 / QH12

(ii) Luật Xây dựng số 16/2003 / QH11(iii) Nghị định số 73/2010 / NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính về các vấn đề an ninh và xã

hội(iv) Nghị định số 12/2009 / NĐ-CP về quản lý dự án(v) Nghị định số 59/2007 / NĐ-CP về quản lý chất thải rắn(vi) Nghị định số 22/2010 / TT-BXD về quy định an toàn trong xây dựng;(vii) Thông tư số 38/2015 / TT-BTNMT về quản lý chất độc hại(viii) Quyết định số 35/2005 / QĐ-BGTVT về kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo

vệ môi trường;(ix) Hướng dẫn số 02/2008 / CT-BXD về vấn đề an toàn và vệ sinh trong các cơ quan xây

dựng(x) TCVN 5308-91: Quy chuẩn kỹ thuật an toàn trong xây dựng(xi) TCVN 4447: 1987: Công trình Trái đất-Quy phạm xây dựng

(xii) Các yêu cầu về kiểm soát không khí, tiếng ồn và độ rung được quy định trong TCVN4087: 1985- (Sử dụng trong các công trình xây dựng-Yêu cầu chung);

Thủ tục xử lý phát hiện khảo cổ tình cờ

(i) Luật Di sản Văn hóa (2002)

(ii) Luật Di sản Văn hóa (2009) để bổ sung và sửa đổi

(iii) Nghị định số 98/2010 / NĐ-CP sửa đổi, bổ sung.

Lao động và điều kiện làm việc (i) Hiến pháp Việt Nam (2013);(ii) Bộ luật Lao động (số 10/2012 / QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012);(iii) Luật Công đoàn (số 12/2012 / QH13, ngày 20 tháng 6 năm 2012);(iv) Luật Việc làm (số 38/2013 / QH13, ngày 16 tháng 11 năm 2013);(v) Luật Đấu thầu (số 43/2013 / QH13) ngày 26 tháng 11 năm 2013);(vi) Nghị định số 43/2013 / NĐ-CP (ngày 10/5/2013) hướng dẫn chi tiết thi hành Điều 10 Luật Công đoàn, quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và lợi ích phù hợp của người lao động (Việt Nam);

167

Page 168: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

168

(vii) Thông tư 11/2013 / TT-BLĐTBXH (ngày 10/6/2013) về việc ban hành danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động vị thành niên;(viii) Thông tư số 11/2013 / TT-BLĐTBXH (ngày 11 tháng 6 năm 2013) quy định danh mục công việc nhẹ mà người lao động dưới 15 tuổi được làm (tiếng Việt);(ix) Thông tư số 26/2013 / TT-BLĐTBXH (ngày 18 tháng 10 năm 2013) quy định danh mục công việc phụ nữ không được làm;(x) Bộ luật Hình sự (2015); Nghị định số 04/2015 / NĐ-CP (ngày 09/01/2015) về Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;(xi) Nghị định số 05/2015 / NĐ-CP (ngày 12 tháng 01 năm 2015) quy định và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 2012;(xii) Luật An toàn vệ sinh lao động (số 84/2015 / QH13, ngày 25 tháng 6 năm 2015); và

(xiv) Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc (xuất bản ngày 25 tháng 5 năm 2015).

A4a.4. Yêu cầu giám sát và báo cáo

8. Việc nhà thầu không tuân thủ có thể dẫn đến việc đình chỉ công trình, bị phạt tài chính hoặc các hình phạt khác, phải được ghi rõ trong hợp đồng. Các nhà thầu chịu trách nhiệm về việc thực hiện các ECOP. Trách nhiệm giám sát việc thực hiện ECOPs được chia sẻ giữa nhà thầu, chủ tiểu dự án và Tư vấn giám sát xây dựng (CSC). Kế hoạch làm việc của Nhà thầu phải thực hiện ESMP tại từng vị trí công trình cụ thể, các biện pháp giảm thiểu tác động chung nêu trong ECOP cũng như ESMP cho mỗi tiểu dự án. Các kỹ sư hiện trường và (các) Cán bộ Môi trường được chỉ định của chủ dự án chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ ESMP đã thỏa thuận của (các) nhà thầu. Ngân hàng Thế giới sẽ giám sát định kỳ các hoạt động thực hiện của các dự án do Ngân hàng tài trợ ít nhất là sáu tháng một lần.

9. Ở mức tối thiểu, nhà thầu phải chuẩn bị một báo cáo hàng tháng về việc tuân thủ thực hiện ECOP bao gồm ESHS được yêu cầu trong hợp đồng và trình cho CSC và chủ dự án/tiểu dự án. Các yêu cầu báo cáo theo hợp đồng hoặc dự án cụ thể được mô tả trong ESMP của nhà thầu (C-ESMP). CSC chịu trách nhiệm giám sát hoạt động môi trường tổng thể của tiểu dự án và đệ trình báo cáo giám sát cho chủ tiểu dự án hàng quý.

A4a.5. Đề xuất ECOP chung trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công công trình

10. Bảng 4a dưới đây mô tả các biện pháp cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng trong quá trình xây dựng. Hiệu quả thực hiện biện pháp giảm thiểu này sẽ được giám sát bởi CSC, các kỹ sư hiện trường và / hoặc Cán bộ Môi trường. Các biện pháp giảm thiểu có thể được điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo giảm thiểu hiệu quả các tác động thực tế.

168

Page 169: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

169

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

1. Phát sinh bụi, ồn, rung khí thải

Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam liên quan về chất lượng không khí xung quanh.

Nhà thầu phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn bụi (ví dụ: xe phun nước, che phủ các bãi tập kết vật liệu, v.v.) theo yêu cầu;

Các phương tiện thi công phải tuân thủ các giới hạn tốc độ và giảm khoảng cách di chuyển.

Vật liệu chuyên chở phải được che phủ thích hợp và chắc chắn trong quá trình vận chuyển để ngăn chặn sự phân tán đất, cát, vật liệu hoặc bụi.

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm dọn dẹp công trường do nhân viên hoặc nhà cung cấp vật liệu không đảm bảo an toàn cho các vật liệu được vận chuyển.

Các bãi tập kết vật liệu và đất lộ thiên phải được bảo vệ chống lại sự xói mòn của gió và vị trí của các bãi tập kết phải xem xét hướng gió thịnh hành và vị trí của các điểm tiếp nhận nhạy cảm.

Nên sử dụng khẩu trang chống bụi ở những nơi có mức độ bụi cao.

QCVN05: 2013/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

QCVN 06.2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất độc hại trong không khí

2. Ô nhiễm không khí Tất cả các phương tiện phải tuân thủ các quy định của Việt Nam về kiểm soát giới hạn phát thải cho phép của khí thải.

Các phương tiện tại Việt Nam phải kiểm tra khí thải định kỳ và được cấp chứng chỉ: “Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005 /QĐ-BGTVT.

Không được đốt chất thải hoặc vật liệu xây dựng hoặc dọn sạch thực vật tại chỗ.

TCVN 6438-2005: Các phương tiện đường bộ. Giới hạn tối đa cho phép về phát thải khí. Số 35/2005/QD-BGTVT về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; QCVN05: 2013/ BTNMT:

169

Page 170: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

170

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Trạm trộn xi măng/bê tông phải xa khu dân cư. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí

3. Tác động do tiếng ồn và rung

Nhà thầu có trách nhiệm tuân thủ pháp luật Việt Nam liên quan về tiếng ồn và độ rung.

Tất cả các phương tiện phải có “Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường” theo Quyết định số 35/2005/QĐ-BGTVT để tránh phát ra tiếng ồn vượt quá do bảo dưỡng phương tiện kém.

Khi cần, phải thực hiện các biện pháp giảm tiếng ồn đến mức có thể chấp nhận được và có thể bao gồm bộ giảm thanh, , tấm giảm âm hoặc bố trí các phương tiện phát ồn cao trong khu vực cách âm.

Tránh hoặc giảm thiểu việc vận chuyển hoặc gia công vật liệu gần các khu vực cộng đồng.

QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về tiếng ồn

QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

4. Quản lý nước thải Nhà thầu chịu trách nhiệm tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến xả nước thải ra nguồn nước;

Cung cấp thiết bị vệ sinh di động hoặc xây dựng tại chỗ cho công nhân xây dựng. Nước thải từ nhà vệ sinh cũng như nhà bếp, vòi hoa sen, bồn rửa, v.v. sẽ được xả vào bể chứa để di chuyển đổ thải theo quy định hoặc xả vào hệ thống thoát nước của thành phố; không được xả trực tiếp vào nguồn nước.

Nước thải vượt quá tiêu chuẩn quy định của các tiêu chuẩn / quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam tương ứng phải được thu gom vào bể bảo quản và đươc đơn vị thu gom chất thải có cấp phép thu gom và vận chuyển ra khỏi công trường.

Sử dụng các kỹ thuật hoặc chuyển hướng trong quá trình xây dựng để hạn chế cặn bẫn tiếp xúc với nguồn nước đang chảy.

Trước khi xây dựng, nhà thầu phải xin các giấy phép xả thải / giấy phép đổ thải cần thiết

QCVN 08/2015/BTNMT quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt ;

QCVN 09:2015/ BTNMT: quy định kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy định kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

QCVN 40: 2011/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

EHSG

170

Page 171: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

171

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

và / hoặc hợp đồng xử lý nước thải.

Khi hoàn thành công trình xây dựng, các bể thu gom nước thải và bể tự hoại phải được xử lý an toàn hoặc được niêm phong hiệu quả.

5. Kiểm soát thoát nước và bồi lắng

Nhà thầu phải tuân theo thiết kế thoát nước chi tiết có trong kế hoạch xây dựng, nhằm ngăn chặn nước mưa chảy tràn gây ngập úng cục bộ hoặc xói mòn các mái dốc và các khu vực đất không được bảo vệ gây ra xói mòn bồi lắng nguồn nước tiếp nhận ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước địa phương.

Đảm bảo hệ thống thoát nước được nạo vét bùn và các vật cản khác thường xuyên

Các khu vực của công trường không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng sẽ được duy trì trong điều kiện hiện có của chúng.

Các công việc đào đắp, cắt và lấp đất dốc phải được duy trì thích hợp, phù hợp với các thông số kỹ thuật xây dựng, bao gồm các biện pháp như lắp đặt cống rãnh, sử dụng lớp phủ thực vật.

Để tránh dòng chảy chứa trầm tích có thể tác động xấu đến nguồn nước, hãy lắp đặt các công trình kiểm soát trầm tích ở những nơi cần thiết để làm chậm hoặc chuyển hướng dòng chảy và giữ trầm tích cho đến khi thảm thực vật được thiết lập. Các cấu trúc kiểm soát trầm tích có thể bao gồm các rãnh chắn các gờ đá, các lưu vực chứa trầm tích, các kiện rơm rạ, hệ thống bảo vệ đầu vào của cống thoát nước mưa hoặc hàng rào cây bụi.

Làm khô nước tại công trường và chuyển nước: Trong trường hợp các hoạt động xây dựng yêu cầu công việc phải được thực hiện trong nguồn nước (ví dụ như xây dựng cống hoặc cầu vượt, xây tường chắn, công trình chống xói mòn), thì khu vực làm việc phải tháo/bơm nước để thi công trong điều kiện khô ráo. Nước chứa cặn lắng được bơm từ khu vực thi công phải có biện pháp xử lý thích hợp loại bỏ cặn lắng trước khi xả lại vào dòng nước.

TCVN 4447:1987: Quy tắc đào đất xây dựng

Thông tư 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn trong xây dựng;

QCVN 08:2015/ BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

QCVN 07:2009/BTNMT; QCVN 43:2012/BTNMT

171

Page 172: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

172

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

6. Quản lý bãi lưu giữ vật liệu, và mỏ đất đá vật liệu

Các hố hoặc bãi dự trữ có quy mô lớn hơn 50.000 m3 sẽ cần các biện pháp cụ thể tại địa điểm tập kết vì nó vượt ra ngoài các biện pháp trong các ECOP này

Xác định rõ ràng các thông số kỹ thuật xây dựng của các vị trí để phê duyệt trước khi sử dụng nhằm tránh tác động đến các vị trí nhạy cảm như danh lam thắng cảnh, môi trường sống tự nhiên, gần các khu vực nhạy cảm hoặc khu vực gần nguồn nước.

Xây dựng kênh mương xung quanh khu vực tập kết/khai thác đất đá để giữ nước thải chảy vào nguồn nước.

Lưu giữ lớp đất mặt khi mở hố mượn lần đầu và sử dụng chúng sau đó để phục hồi khu vực mỏ sau khai thác gần với điều kiện tự nhiên.

Trong trường hợp có nguy cơ đổ dốc cao, các bãi đổ thải phải có tường chắn.

Nếu nhu cầu về địa điểm mới phát sinh trong quá trình xây dựng, các điểm điểm đó phải được kỹ sư xây dựng chấp thuận trước khi sử dụng.

Nếu bãi tập kết vật liệu/bãi đổ thải ảnh hưởng đến chủ sở hữu đất thì cần phải đưa chủ đất tiềm tàng bị ảnh hưởng đó vào kế hoạch tái định cư của dự án.

Nếu cần có đường tiếp cận công trường thì đường tiếp cận này phải được xem xét trong đánh giá tác động môi trường và xã hội và/hoặc kế hoạch quản lý môi trường và xã hội (ESMP)

7. Quản lý chất thải rắn

Trước khi thi công, nhà thầu phải chuẩn bị quy trình kiểm soát chất thải rắn (lưu giữ, cung cấp thiết bị chứa rác, lịch dọn dẹp công trường, dọn thùng rác, v.v.) và phải tuân thủ cẩn thận trong quá trình thi công.

Trước khi xây dựng, nhà thầu cần phải xin các giấy phép đổ thải hoặc giấy phép xử lý chất thải yêu cầu.

Thực hiện các biện pháp để giảm thiểu khả năng xả rác và hành vi cẩu thả liên quan đến

Nghị định số 59/2007/ND-CP về quản lý rác thải

Nghị định 59/2007/NĐ-CP về

quản lý chất thải rắn; Nghị định 38/2015/NĐ-CP

172

Page 173: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

173

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

thu gom và xử lý rác thải. Tại các công trường, nhà thầu phải cung cấp các thùng rác, thùng chứa và phương tiện thu gom rác thải đầy đủ.

Chất thải rắn có thể được lưu giữ tạm thời tại chỗ trong một khu vực được chỉ định bởi Tư vấn giám sát xây dựng và chính quyền địa phương liên quan trước khi được thu gom và xử lý bởi đơn vị thu gom chất thải được cấp phép, ví dụ như URENCO ở các khu đô thị hoặc các công ty vệ sinh môi trường địa phương.

Các thùng chứa chất thải phải được che đậy, chống thấm, chống thời tiết và chống mùi hôi phát tán.

Không đốt, chôn lấp chất thải rắn tại công trường.

Các vật liệu có thể tái chế như các mãnh gỗ, thép, vật liệu làm giàn giáo, vật liệu xây dựng, vật liệu đóng gói, v.v. phải được thu gom và phân loại tại chỗ tách khỏi các nguồn chất thải khác để tái sử dụng, san lấp mặt bằng hoặc bán phế liệu.

Trong trường hợp giữ lại công trường, chất thải rắn hoặc mảnh vụn xây dựng sẽ chỉ được xử lý tại các địa điểm được Tư vấn giám sát xây dựng xác định và phê duyệt và đưa vào các kế hoạch quản lý môi trường cụ thể của nhà thầu. Trong mọi trường hợp, nhà thầu không được phép thải bỏ bất kỳ vật liệu nào ra khu vực nhạy cảm với môi trường, chẳng hạn như các khu vực có môi trường sống tự nhiên hoặc trong hoặc gần các nguồn nước.

ngày 24/04/2015 về Quản lý chất thải và phế liệu

8. Quản lý chất thải nguy hại

Bất kỳ chất thải hóa học được xử lý tại một bãi chôn lấp thích hợp đã được phê duyệt và phù hợp với các yêu cầu pháp luật địa phương. Nhà thầu phải có được các chứng chỉ thải bỏ cần thiết.

Việc loại bỏ các vật liệu có chứa amiăng hoặc các chất độc hại khác phải được thực hiện và xử lý bởi những công nhân được đào tạo và có chứng chỉ phù hợp.

Dầu và mỡ đã qua sử dụng phải được chuyển đi và bán cho một công ty được cấp phép tái chế dầu đã qua sử dụng.

Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất nguy hại

Quyết định số 23/2006/QD-BTNMT về danh mục chất nguy hại

QCVN 07:2009/BTNMT Quy định kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

173

Page 174: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

174

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Dầu đã qua sử dụng, chất bôi trơn, vật liệu tẩy rửa, v.v. từ quá trình bảo dưỡng phương tiện và máy móc sẽ được thu gom vào các thùng chứa đúng quy định và được vận chuyển ra khỏi công trường bởi một công ty tái chế dầu chuyên dụng để xử lý tại một khu xử lý chất thải nguy hại đã được phê duyệt.

Dầu đã qua sử dụng hoặc các vật liệu bị nhiễm dầu có khả năng chứa PCB phải tuân theo các quy trình được cung cấp trong Khung quản lý MT&XH để tránh rò rỉ hoặc ảnh hưởng đến công nhân. Phải liên hệ với Sở TN&MT địa phương để được hướng dẫn thêm.

Các sản phẩm nhựa đường hoặc bitum không sử dụng hoặc bị loại bỏ sẽ được trả lại nhà máy sản xuất của nhà cung cấp.

Các cơ quan có liên quan sẽ được thông báo kịp thời về bất kỳ sự cố hoặc sự cố đổ tràn nào.

Bảo quản hóa chất một cách thích hợp và có dán nhãn thích hợp.

Cần có các chương trình truyền thông và đào tạo thích hợp để chuẩn bị cho người lao động nhận biết và ứng phó với các mối nguy hóa chất tại nơi làm việc.

Chuẩn bị và bắt đầu một hành động khắc phục sau bất kỳ sự cố tràn hoặc sự cố nào. Trong trường hợp này, nhà thầu phải cung cấp một báo cáo giải thích lý do của sự cố tràn hoặc sự cố, biện pháp khắc phục đã thực hiện, hậu quả / thiệt hại do tràn và các biện pháp khắc phục được đề xuất.

9. Lán trại công nhân và quản lý công trường

Các lán trại công nhân sẽ phải cách trường học và trung tâm chăm sóc sức khỏe ít nhất 200 m và không nằm trên các sườn dốc. công nhân phải được cung cấp chỗ ở an toàn, phù hợp và thoải mái và nguồn nước sử dụng an toàn và tất cả phải được duy trì trong điều kiện sạch sẽ và vệ sinh.

Các văn phòng công trường, lán trại công nhân, trạm trộn và xưởng sản xuất KHÔNG được bố trí trong phạm vi 100m từ nguồn nước, cách khu dân cư hiện hữu 500 mét.

174

Page 175: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

175

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Các kỹ sư và công nhân phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

Bố trí Cán bộ an toàn sức khỏe và môi trường của nhà thầu tại công trường chịu trách nhiệm về các vấn đề môi trường và an toàn bao gồm đào tạo cho công nhân.

Nhà vệ sinh tự hoại/ hoặc di động phải được cung cấp tại tất cả các khu vực lán trại xây dựng, nơi sẽ tập trung nhiều lao động.

Các thiết bị và dụng cụ sơ cứu phải được cung cấp tại mỗi khu vực lán trại và công trường.

10. Hư hỏng thảm thực vật và sinh thái tự nhiên

Nhà thầu phải chuẩn bị Kế hoạch Quản lý Giải phóng mặt bằng, Cải tạo và Phục hồi mặt bằng để được Kỹ sư Xây dựng phê duyệt trước, tuân theo các quy định có liên quan. Phương án giải phóng mặt bằng phải được Tư vấn giám sát thi công phê duyệt và nhà thầu tuân thủ nghiêm ngặt. Giảm thiểu khu vực cần giải tỏa càng nhiều càng tốt;

Việc giải phóng mặt bằng trong khu vực có rừng phải được phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhà thầu phải lưu giữ lớp đất mặt khi nó tiềm tàng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động cải tạo, bao gồm các hoạt động tạm thời như lưu trữ và dự trữ, v.v.; lớp đất mặt này cần phải được dự trữ tại các khu vực đã thỏa thuận với Tư vấn giám sát thi công và phải được bảo vệ thích hợp để sau này sử dụng để phục hồi/tái lập thảm thực vật

Không được phép sử dụng các hóa chất để phát quang thực vật.

Cấm chặt bất kỳ cây nào trừ khi được cho phép rõ ràng trong kế hoạch phát quang thảm thực vật.

Khi cần, dựng hàng rào bảo vệ tạm thời để bảo vệ hiệu quả những cây được bảo tồn trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào trong phạm vi công trường.

Khu vực quan trọng có nguồn tài nguyên sinh thái chỉ bị xáo trộn khi có sự cho phép

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

175

Page 176: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

176

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

trước của CSC sau khi tham vấn với PPMUs và các cơ quan chức năng địa phương có liên quan. Khu vực sinh thái quan trọng này có thể bao gồm các khu vực sinh sản hoặc kiếm ăn của chim hoặc động vật, khu vực sinh sản của cá hoặc bất kỳ khu vực nào được bảo vệ như một không gian xanh.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng không để xảy ra săn bắt, bẫy bắn, đầu độc động vật.

11. Quản lý giao thông Trước khi xây dựng, tiến hành tham vấn chính quyền địa phương và cộng đồng và với cảnh sát giao thông.

Sự gia tăng đáng kể về số chuyến xe phải nằm trong kế hoạch xây dựng đã được phê duyệt trước đó. Việc định tuyến, đặc biệt là các phương tiện hạng nặng, cần phải tính đến các địa điểm nhạy cảm như trường học, bệnh viện và chợ.

Việc lắp đặt đèn chiếu sáng vào ban đêm phải được thực hiện nếu cần thiết để đảm bảo giao thông lưu thông an toàn.

Đặt các biển báo xung quanh các khu vực xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của giao thông, chỉ đường đến các thành phần khác nhau của công trình, đồng thời đưa ra lời khuyên và cảnh báo về an toàn.

Sử dụng các biện pháp kiểm soát giao thông an toàn, bao gồm các biển báo đường bộ / sông / kênh và người cắm cờ để cảnh báo các tình trạng nguy hiểm.

Tránh vận chuyển vật liệu xây dựng trong giờ cao điểm.

Các lối đi dành cho người đi bộ và xe cộ trong và ngoài khu vực xây dựng phải được tách biệt và tạo điều kiện cho lối đi dễ dàng, an toàn và thích hợp. Biển chỉ dẫn phải được lắp đặt thích hợp ở cả đường thủy và đường bộ khi cần thiết.

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13

Luật Giao thông thủy nội địa số 23/2011/QH11;

Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy đình về an toàn trong xây dựng

12. Gián đoạn dịch vụ công ích

Gián đoạn có kế hoạch và không có kế hoạch đối với các dịch vụ cung cấp nước, khí đốt, điện, internet: Nhà thầu phải thực hiện tham vấn trước và lập kế hoạch dự phòng với chính quyền địa phương về hậu quả của một sự cố hoặc ngắt kết nối dịch vụ cụ thể.

Nghị định số 73/2010/ND-CP về vấn đề xã hội và an ninh và xử phạt hành chính

176

Page 177: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

177

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Phối hợp với các nhà cung cấp tiện ích liên quan để thiết lập lịch trình xây dựng phù hợp.

Cung cấp thông tin cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng về lịch làm việc cũng như kế hoạch gián đoạn (trước ít nhất 5 ngày).

Việc cung cấp nước cho các khu vực nông nghiệp cần phải tránh bị gián đoạn. Nhà thầu phải đảm bảo cung cấp nước thay thế cho người dân bị ảnh hưởng trong trường

hợp gián đoạn kéo dài hơn một ngày. Mọi hư hỏng đối với hệ thống tiện ích hiện hữu liên quan đến cáp phải được báo cáo cho

cơ quan chức năng và sửa chữa.

13.Phục hồi khu vực ảnh hưởng

Các khu vực đã được giải tỏa như hố mượn không còn sử dụng, bãi thải, công trường, lán trại công nhân, bãi tập kết, văn phòng làm việc và bất kỳ khu vực nào bị chiếm dụng tạm thời trong quá trình xây dựng công trình dự án sẽ được khôi phục lại bằng cách tái lập cảnh quan, thoát nước đầy đủ và trồng lại cây xanh.

Bắt đầu trồng lại cây cối trong thời gian sớm nhất. Các loài thực vật bản địa thích hợp của địa phương sẽ được lựa chọn để trồng và phục hồi địa hình tự nhiên.

Khu vực lưu giữ đất và mái dốc có đào đất phải được lập rãnh thu nước xung quanh ổn định và phủ thảm thực vật để chống xói mòn.

Phục hồi cảnh quan tất cả các khu vực bị ảnh hưởng và thực hiện các công việc sửa chữa cần thiết kịp thời bao gồm tạo không gian xanh, đường xá, cầu và các công trình hiện có khác.

Cây xanh phải được trồng trên đất trống và trên các sườn dốc để ngăn chặn hoặc giảm sự sụt lở đất và giữ ổn định cho mái dốc.

Đất bị nhiễm hóa chất, chất độc hại phải được loại bỏ và vận chuyển, chôn lấp tại các khu xử lý chất thải.

Khôi phục tất cả các cầu đường bị hư hỏng do các hoạt động của dự án.

Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13

14.An toàn sức khỏe công nhân và cộng đồng

Nhà thầu phải tuân thủ tất cả các quy định của Việt Nam về an toàn lao động. Chuẩn bị và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với rủi ro và tình huống khẩn cấp.

Thông tư số 22/2010/TT-BXD quy định về an toàn trong xây dựng

177

Page 178: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

178

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Chuẩn bị dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp tại công trường. Huấn luyện công nhân về các quy định an toàn lao động. Nếu sử dụng nổ mìn, các biện pháp giảm thiểu bổ sung và các biện pháp phòng ngừa an

toàn phải được nêu trong ESMP. Đảm bảo rằng công nhân làm việc trong khu vực hoặc với máy móc phát ồn lớn như

đóng cọc, nổ mìn, trộn bê tông phải được cung cấp thiết bị bít tai và sử dụng khi làm việc để giảm thiểu tác động do ồn và bảo vệ sức khỏe công nhân.

Trong quá trình phá dỡ cơ sở hạ tầng hiện có, công nhân và công chúng phải được bảo vệ khỏi các mảnh vỡ rơi xuống bằng các biện pháp như máng trượt, kiểm soát giao thông và sử dụng các khu vực hạn chế ra vào.

Lắp đặt hàng rào, rào chắn, khu vực cảnh báo/cấm nguy hiểm xung quanh khu vực xây dựng có khả năng gây nguy hiểm cho người dân (như móng cột điện chưa hoàn thành, khu vực có nguy cơ điện giật cao, v.v.).

Nhà thầu phải cung cấp các biện pháp an toàn như lắp đặt hàng rào, rào chắn, biển cảnh báo, hệ thống chiếu sáng để tránh và giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như các rủi ro khác đối với con người và các khu vực nhạy cảm.

Nếu các đánh giá trước đây cho thấy có thể có vật liệu chưa nổ (UXO), việc rà phá bom mìn phải được thực hiện bởi đơn vị quân đội có liên quan.

Hướng dẫn số 02 /2008/CT-BXD của Bộ Xây dựng về an toàn và vệ sinh của đơn vị thi công

TCVN 5308-91: Quy ddijnhj kỹ thuật về an toàn trong xây dựng

Quyết định số 96/2008/QD-TTg về bom mìn.

15.Truyền thông với cộng đồng địa phương

Duy trì liên lạc với chính quyền địa phương và các cộng đồng có liên quan; nhà thầu phải phối hợp với chính quyền địa phương (lãnh đạo phường, xã, trưởng thôn) để thống nhất lịch trình hoạt động thi công tại các khu vực lân cận các địa điểm nhạy cảm hoặc vào các thời điểm nhạy cảm (ví dụ như các ngày lễ hội tôn giáo).

Bản tiếng Việt về Quy tắc thực hành môi trường và xã hội (ESCOPS) phải được đưa vào hợp đồng và tài liệu của nhà thầu và các tài liệu môi trường và xã hội liên quan khác phải được cung cấp cho cộng đồng địa phương và công nhân tại công trường.

Giảm diện tích sân chơi, mất sân chơi và bãi đậu xe: Việc mất tiện nghi trong quá trình xây dựng thường là nguyên nhân khó tránh khỏi gây bất tiện cho người sử dụng ở những khu vực nhạy cảm. Tuy nhiên, việc tham vấn sớm với những người bị ảnh hưởng sẽ tạo cơ hội để điều tra và thực hiện các giải pháp thay thế. Trong mọi trường hợp, thiệt hại

Nghị định số 73/2010/ND-CP về xử phạt hành chính và vấn đề xã hội và an ninh;

178

Page 179: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

179

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

phải được bồi thường. Phổ biến thông tin dự án cho các bên bị ảnh hưởng (ví dụ chính quyền địa phương,

doanh nghiệp và các hộ gia đình bị ảnh hưởng, v.v.) thông qua các cuộc họp cộng đồng trước khi khởi công xây dựng.

Cung cấp một đầu mối liên hệ cộng đồng mà từ đó các bên quan tâm có thể nhận được thông tin về các hoạt động tại công trường, tình trạng thi công dự án và kết quả thực hiện dự án.

Cung cấp tất cả thông tin, đặc biệt là các thông tin kỹ thuật, bằng một ngôn ngữ dễ hiểu đối với công chúng và dưới hình thức hữu ích cho những công dân quan tâm và các quan chức đại diện công đồng thông qua công tác chuẩn bị các tờ thông tin và công khai thông tin khi có những phát hiện chính trong giai đoạn thực hiện dự án.

Thu thập các quan tâm của cộng đồng và các yêu cầu thông tin trong quá trình thực hiện dự án;

Trả lời các câu hỏi cộng đồng quan tâm và bị ảnh hưởng qua điện thoại và thư từ, bằng văn bản một cách kịp thời và chính xác.

Thông báo cho người dân địa phương về lịch trình xây dựng và công việc, sự gián đoạn của các dịch vụ tiện ích, các tuyến đường thay thế và các tuyến xe buýt tạm thời, lịch nổ mìn và phá dỡ, nếu thích hợp.

Cung cấp tài liệu và bản vẻ kỹ thuật cho chính quyền UBND phường/xã, đặc biệt là bản phác thảo khu vực xây dựng và ESMP của nhà thầu tại công trường.

Lắp đắt các bảng thông tin tại các công trường để cung cấp thông tin về dự án, cũng như thông tin liên lạc về quản lý công trường, nhân viên môi trường, nhân viên y tế và an toàn, số điện thoại và các thông tin liên lạc khác để những người bị ảnh hưởng có thể bày tỏ sự quan tâm và đề xuất của họ.

16. Thủ tục xử lý phát hiện tình cờ

Nếu Nhà thầu phát hiện các địa điểm khảo cổ, di tích lịch sử, hài cốt và đồ vật, bao gồm nghĩa địa và / hoặc các ngôi mộ riêng lẻ trong quá trình đào bới hoặc xây dựng, Nhà thầu phải:

Dừng các hoạt động xây dựng trong khu vực phát hiện;

Luật Di sản văn hóa (2002) Luật Di sản văn hóa (2009)

chỉnh sửa và bổ sung Nghị định số 98/2010/ND-CP

179

Page 180: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

180

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

Xác định phân vùng vị trí hoặc khu vực phát hiện; Bảo vệ vị trí phát hiện để ngăn chặn bất kỳ thiệt hại hoặc mất mát các phát lộ có thể tháo

rời. Trường hợp có cổ vật di dời, di vật nhạy cảm phải bố trí người trực đêm cho đến khi chính quyền địa phương có trách nhiệm hoặc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tiếp quản.

Thông báo cho Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và CSC có trách nhiệm thông báo cho chính quyền địa phương hoặc trung ương có trách nhiệm về Di sản Văn hóa của Việt Nam (trong vòng 24 giờ hoặc ít hơn).

Chính quyền địa phương hoặc trung ương có liên quan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ và bảo quản địa điểm phát lộ trước khi quyết định các thủ tục thích hợp tiếp theo. Điều này sẽ yêu cầu thực hiện đánh giá sơ bộ các phát hiện. Ý nghĩa và tầm quan trọng của các phát hiện cần được đánh giá theo các tiêu chí khác nhau liên quan đến di sản văn hóa; chúng bao gồm các giá trị thẩm mỹ, lịch sử, khoa học hoặc nghiên cứu, xã hội và kinh tế.

Các quyết định về cách xử lý phát hiện sẽ được thực hiện bởi các cơ quan có trách nhiệm. Điều này có thể bao gồm những thay đổi trong cách bố trí (chẳng hạn như khi tìm thấy di tích không thể di dời có tầm quan trọng về văn hóa hoặc khảo cổ học) bảo tồn, bảo quản, phục hồi và trục vớt.

Nếu các địa điểm văn hóa và / hoặc di sản có giá trị cao và việc bảo tồn di tích được các chuyên gia khuyến nghị và cơ quan quản lý di sản văn hóa yêu cầu, thì Chủ dự án sẽ cần thực hiện các thay đổi thiết kế cần thiết để phù hợp với yêu cầu và bảo tồn địa điểm phát hiện;

Các quyết định liên quan đến việc quản lý phát hiện sẽ được thông báo bằng văn bản bởi các cơ quan hữu quan.

Các công trình xây dựng chỉ có thể tiếp tục sau khi được sự cho phép của chính quyền địa phương có trách nhiệm liên quan đến các khía cạnh môi trường và xã hội của di sản.

hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn hóa sửa đổi bổ sung

17. Lao động và điều kiện việc làm

Thủ tục quản lý lao động (LMP). Xây dựng và thực hiện các Quy trình quản lý lao động bằng văn bản áp dụng cho dự án, phù hợp với các yêu cầu của luật quốc gia và TCMTXH 2. Các thủ tục quản lý lao động bao gồm: i) Các điều khoản và điều kiện

Xem đoạn 7 trên

180

Page 181: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

181

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

tuyển dụng; ii) Không phân biệt đối xử và bình đẳng về cơ hội; iii) Quyền tổ chức thương lượng tập thể; iv) Nghiêm cấm lao động trẻ em và lao động cưỡng bức; và v) Tiếp cận cơ chế khiếu kiện.

Thông tin. Cung cấp người lao động các thông tin dự án và tài liệu liên quan đến các điều khoản và điều kiện tuyển dụng, bao gồm các quyền của người lao động từ khi bắt đầu được tuyển dụng làm việc và khi có bất kỳ thay đổi quan trọng nào đối với các điều khoản hoặc điều kiện tuyển dụng.

An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OHS). Áp dụng các biện pháp về an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động phù hợp với luật, quy định hiện hành và các Thông lệ thực hành tốt nhất của ngành, đồng thời tuân thủ Hướng dẫn về An toàn, Môi trường và Sức khỏe (EHSG) của Nhóm Ngân hàng Thế giới (bao gồm cả đối với công chức chính phủ).

Công nhân dự án. ESS2 bao gồm các điều khoản về đối xử với người lao động trực tiếp, người lao động hợp đồng, người lao động cộng đồng, người lao động của nhà cung cấp chính và người lao động chính phủ.

Không phân biệt đối xử và bình đẳng về cơ hội. Các quyết định liên quan đến việc làm hoặc đối xử với công nhân dự án sẽ không được đưa ra dựa trên các đặc điểm cá nhân không liên quan đến yêu cầu công việc vốn có. Việc làm của công nhân dự án sẽ dựa trên nguyên tắc bình đẳng về cơ hội và đối xử công bằng. Các thủ tục quản lý lao động sẽ đề ra các biện pháp để ngăn chặn và giải quyết các hành vi quấy rối, đe dọa và / hoặc bóc lột.

Người lao động dễ bị tổn thương. Cung cấp các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ thích hợp để giải quyết các tình trạng dễ bị tổn thương của người lao động dự án, bao gồm các nhóm lao động cụ thể, chẳng hạn như phụ nữ, người khuyết tật, lao động nhập cư và trẻ em trong độ tuổi lao động hợp pháp (kể cả đối với công chức nhà nước).

Lao động trẻ em. Không có trẻ em nào dưới 14 tuổi được tuyển dụng hoặc tham gia vào dự án. Không trẻ em nào trên độ tuổi tối thiểu và dưới 18 tuổi được tuyển dụng hoặc tham gia vào dự án theo cách có thể nguy hiểm hoặc có hại.

Lao động cưỡng bức. Lao động cưỡng bức sẽ không được sử dụng liên quan đến dự án. Các tổ chức của người lao động. Vai trò của các tổ chức của người lao động được thành

181

Page 182: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

182

Các vấn đề môi trường – xã hội

Biện pháp giảm thiểu QUY ĐỊNH VIỆT NAM

lập hợp pháp và đại diện của người lao động hợp pháp sẽ được tôn trọng mà không tìm cách ảnh hưởng hoặc kiểm soát những người tham gia bằng các cơ chế thay thế. Yêu cầu có một cơ chế khiếu nại cho tất cả lao động dự án;

Cơ chế giải quyết khiếu nại cho người lao động. Một cơ chế khiếu nại sẽ được cung cấp cho tất cả người lao động trực tiếp và người lao động hợp đồng (và, nếu có liên quan, tổ chức của họ) để nêu lên những lo ngại tại nơi làm việc.

Nhà thầu. Giám sát hoạt động của các nhà thầu . Các thỏa thuận hợp đồng với bên thứ 3 là nhà thầu thi công cùng với các biện pháp khắc phục sự không tuân thủ thích hợp, sẽ bao gồm các yêu cầu của TCMTXH.

Lao động cộng đồng. Các dự án có thể bao gồm việc sử dụng lao động cộng đồng. Liệu lao động đó được cung cấp trên cơ sở tự nguyện như là kết quả của thỏa thuận cá nhân hoặc cộng đồng sẽ được xác định chắc chắn.

Các nhà cung cấp chính. Các rủi ro tiềm ẩn về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và các vấn đề an toàn nghiêm trọng có thể phát sinh liên quan đến các nhà cung cấp chính sẽ được xác định và thực hiện các bước thích hợp để khắc phục chúng.

182

Page 183: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 4b. Bộ quy tắc ứng xử ngăn ngừa lạm dụng và bóc lột tình dục

Phụ lục này cung cấp hướng dẫn về các yêu cầu cụ thể trong hợp đồng nhà thầu cho quy mô lớn và trung bình nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến bóc lột và lạm dụng tình dục (SEA), tập trung vào Bạo lực trên cơ sở giới (GBV) và Bạo hành trẻ em (VAC). Yêu cầu này đã được áp dụng cho tất cả các dự án và tiểu dự án tài trợ của NHTG. Các mẫu này được sử dụng trong các dự án đường bộ ở Campuchia (RAMP-II) và CHDCND Lào (LRSP2 và NR13N) bắt đầu từ năm 2018. Các mục A4c.1, A4c.2 và A4c.3 trình bày (i) Mục lục, mục tiêu, phạm vi, và các định nghĩa; (ii) Bối cảnh, Quy tắc ứng xử mẫu, Kế hoạch hành động, GRM, Nhà cung cấp dịch vụ, điểm mấu chốt của GBV và VAC; và (iii) Đính kèm 1 - Các thủ tục tiềm tàng để giải quyết GBV và VAC. Chủ tiểu dự án sẽ hoàn thiện COC on SEA phù hợp với thiết kế của tiểu dự án và làm việc chặt chẽ với nhóm chịu trách nhiệm để đưa nó thành một phần riêng biệt của hợp đồng nhà thầu. Kết quả từ việc thực hiện sẽ được đưa vào báo cáo tiến độ của tiểu dự án.

A4b.1. Mục lục, Mục tiêu, Phạm vi và Định nghĩa

2. Mục lục như sau:

1. Xuất xứ

2. Phạm vi

3. Định nghĩa

4. Quy tắc ứng xử mẫu

(a) Quy tắc ứng xử công ty

(b) Ngăn ngừa GBV và VAC

(c) Quy tắc ứng xử của người quản lý

(d) Ngăn ngừa GBV và VAC

(e) Quy tắc ứng xử của cá nhân

(f) Ngăn ngừa GBV và VAC

5. Kế hoạch hành động

(a) Nhóm Tuân thủ GBV và VAC

(b) Khiếu nại: Thủ tục tố cáo GBV và VAC

(c) Giải quyết khiếu nại về GBV hoặc VAC

6. Cơ chế khiếu nại khiếu kiện (GRM)

7. Nhà cung cấp dịch vụ

8. Tiêu điểm GBV và VAC

(a) Các biện pháp giải trình

(b) Giám sát và đánh giá

(c) Chiến lược nâng cao nhận thức

(d) Giao thức phản hồi

(e) Các biện pháp hỗ trợ người sống sót

(f) Chính sách và phản hồi người sử dụng

(g) Xử phạt hành chính

Phần đính kèm 1 - Các thủ tục tiềm năng để giải quyết GBV và VAC

183

Page 184: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

------------------------------------

A4b.2. Thông tin cơ bản, Quy tắc ứng xử mẫu, Kế hoạch hành động, GRM, Nhà cung cấp dịch vụ, Đầu mối về GBV và VAC

2. Mục đích của các Quy tắc ứng xử và Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới (GBV) và bạo lực đối với trẻ em (VAC) là giới thiệu một tập hợp các định nghĩa chính, các Quy tắc ứng xử mẫu tiêu chuẩn tối thiểu và các hướng dẫn thiết lập cơ chế ngăn chặn, báo cáo và giải quyết GBV và VAC tại nơi làm việc và cộng đồng xung quanh. Việc áp dụng Bộ quy tắc ứng xử GBV và VAC sẽ giúp ngăn ngừa và / hoặc giảm thiểu rủi ro GBV và VAC trong dự án.

3. Sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng giữa những người làm việc trong dự án và cộng đồng địa phương là rất quan trọng đối với một môi trường làm việc và hoạt động an toàn, tôn trọng và hiệu quả. GBVvà VAC có thể là một trong những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhất về tôn trọng và đối xử công bằng, có thể gây tổn hại cho cộng đồng địa phương và gây tổn hại đáng kể đến lòng tin và sự hợp tác giữa các bên.

4. Những Bộ Quy tắc Ứng xử này sẽ được những người làm việc trong dự án chấp nhận và nhằm mục đích: (i) tạo nhận thức chung về GBV và VAC; (ii) đảm bảo sự hiểu biết chung; và, (iii) tạo ra một hệ thống rõ ràng để xác định, ứng phó và xử phạt các sự cố GBV và VAC.

5. Đảm bảo rằng tất cả nhân viên dự án hiểu các giá trị của dự án, hiểu kỳ vọng đối với tất cả nhân viên và thừa nhận hậu quả của việc vi phạm các giá trị này, sẽ giúp tạo ra một quá trình thực hiện dự án suôn sẻ hơn, tôn trọng hơn và hiệu quả hơn, từ đó giúp đảm bảo rằng các mục tiêu của dự án sẽ được đạt được.

phạm vi

6. [sử dụng bản thảo tài liệu đấu thầu]

Định nghĩa

7. Các định nghĩa sau áp dụng cho:

Bạo lực trên cơ sở giới (GBV): là một thuật ngữ chung để chỉ bất kỳ hành động có hại nào được thực hiện trái với ý muốn của con người và dựa trên sự khác biệt về mặt xã hội (tức là giới tính) giữa nam và nữ. Nó bao gồm các hành vi gây tổn hại hoặc đau khổ về thể chất, tình dục hoặc tinh thần, đe dọa các hành vi đó, cưỡng bức và tước quyền tự do khác. Những hành vi này có thể xảy ra ở nơi công cộng hoặc nơi riêng tư.

Bạo lực đối với trẻ em (VAC): được định nghĩa là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình dục hoặc tâm lý của trẻ vị thành niên (tức là dưới 18 tuổi) bao gồm sử dụng vì lợi nhuận, lao động, thỏa mãn tình dục hoặc một số lợi ích cá nhân hoặc tài chính khác.

Các biện pháp giải trình: là các biện pháp được thực hiện để đảm bảo bí mật của những người sống sót và giữa các nhà thầu, nhà tư vấn và khách hàng chịu trách nhiệm thiết lập một hệ thống công bằng để giải quyết các trường hợp GBV và VAC

Trẻ em: được sử dụng thay thế cho thuật ngữ 'trẻ vị thành niên' và dùng để chỉ người dưới 1828

tuổi. Điều này phù hợp với Điều 1 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Bảo vệ trẻ em (CP): là một hoạt động hoặc sáng kiến được thiết kế để bảo vệ trẻ em khỏi bất kỳ

hình thức tổn hại nào, đặc biệt phát sinh từ VAC; Đồng thuận: là sự lựa chọn sáng suốt làm cơ sở cho ý định tự do và tự nguyện của một cá nhân,

chấp nhận hoặc đồng ý làm điều gì đó. Không thể tìm thấy sự đồng thuận nào khi sự chấp nhận hoặc thỏa thuận đó đạt được thông qua việc sử dụng đe dọa, vũ lực hoặc các hình thức ép buộc,

28 Vương quốc Campuchia là thành viên của Hiệp ước này http://www.pseataskforce.org/uploads/tools/1478613357.pdf

184

Page 185: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

bắt cóc, gian lận, lừa dối hoặc xuyên tạc. Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Ngân hàng Thế giới cho rằng trẻ em dưới 1829 tuổi không thể đồng ý, ngay cả trong trường hợp luật pháp của quốc gia mà Bộ Quy tắc Ứng xử được áp dụng có độ tuổi thấp hơn. Tin tưởng sai lầm về tuổi của đứa trẻ và sự đồng ý từ đứa trẻ không phải là biện pháp bào chữa.

Nhà tư vấn: là bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan nào khác đã được trao hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn trong khuôn khổ của Dự án / tiểu dự án và đã thuê các nhà quản lý và / hoặc nhân viên để tiến hành công việc này.

Nhà thầu: là bất kỳ doanh nghiệp, công ty, tổ chức hoặc cơ quan nào khác đã được trao hợp đồng tiến hành các công việc phát triển cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ của Dự án / tiểu dự án và đã thuê các nhà quản lý và / hoặc nhân viên để tiến hành công việc này. Điều này cũng bao gồm các nhà thầu phụ được thuê để thực hiện các hoạt động thay mặt cho nhà thầu chính.

Người lao động: là bất kỳ cá nhân nào cung cấp lao động cho nhà thầu hoặc nhà tư vấn trong nước tại hoặc ngoài địa điểm làm việc, theo hợp đồng hoặc thỏa thuận lao động chính thức hoặc không chính thức, thường nhưng không nhất thiết để đổi lấy tiền lương (ví dụ bao gồm cả thực tập sinh và tình nguyện viên không được trả lương), không có trách nhiệm quản lý hoặc giám sát các nhân viên khác.

Người sử dụng lao động: Chủ dự án / Tiểu dự án Thủ tục tố cáo GBV và VAC: là quy trình quy định phải tuân theo khi báo cáo các sự cố GBV

hoặc VAC Bộ quy tắc ứng xử của GBV và VAC: Bộ quy tắc ứng xử được thông qua cho dự án bao gồm

cam kết của công ty và trách nhiệm của các nhà quản lý và cá nhân liên quan đến GBV và VAC Nhóm tuân thủ GBV và VAC (GCCT): một nhóm do dự án thành lập để giải quyết các vấn đề

GBV và VAC Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM): là quy trình do Dự án / tiểu dự án thiết lập để tiếp nhận

và giải quyết các khiếu nại. Dâm ô: là những hành vi khiến thủ phạm dễ dàng dụ dỗ trẻ em để thực hiện hành vi tình dục. Ví

dụ, một kẻ phạm tội có thể xây dựng mối quan hệ tin cậy với đứa trẻ, sau đó tìm cách kích dục mối quan hệ đó (ví dụ: bằng cách khuyến khích cảm xúc lãng mạn hoặc để đứa trẻ tiếp xúc với các khái niệm tình dục qua nội dung khiêu dâm).

Người quản lý: là bất kỳ cá nhân nào cung cấp lao động cho nhà thầu hoặc nhà tư vấn, trong hoặc ngoài công trường, theo hợp đồng lao động chính thức và để đổi lấy tiền lương, có trách nhiệm kiểm soát hoặc chỉ đạo hoạt động của nhóm, đơn vị, bộ phận của nhà thầu hoặc nhà tư vấn hoặc tương tự, và để giám sát và quản lý một số lượng nhân viên được xác định trước.

Dâm ô qua mạng internet: là hành động gửi một tin nhắn điện tử có nội dung khiếm nhã đến người nhận mà người gửi tin là trẻ vị thành niên, với ý định rủ rê người nhận tham gia hoặc thực hiện hành vi tình dục với người khác, bao gồm nhưng không nhất thiết người gửi30.

Kẻ xâm hại: là (những) người thực hiện hoặc đe dọa thực hiện một hành vi hoặc các hành vi GBV hoặc VAC

Giao thức Ứng phó: là các cơ chế được thiết lập để ứng phó với các trường hợp GBV và VAC Người sống sót: là (những) người bị ảnh hưởng bất lợi bởi GBV hoặc VAC. Phụ nữ, nam giới

và trẻ em có thể là nạn nhân của GBV; trẻ em có thể là người sống sót sau VAC

29 Xem Nghị quyết 62/214 của LHQ. Chiến lược toàn diện của Liên hợp quốc về trợ giúp và hỗ trợ nạn nhân bị bóc lột và lạm dụng tình dục bởi nhân viên và nhân viên liên quan của Liên hợp quốc; Ban Thư ký LHQ (2003) ST / SGB / 2003/13 Các biện pháp đặc biệt để bảo vệ khỏi bị bóc lột và lạm dụng tình dục; IOM (2016) Chính sách và Thủ tục Phòng ngừa và Ứng phó với Bạo hành và Lạm dụng Tình dục.

30

185

Page 186: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Công trường: là khu vực mà các công trình phát triển cơ sở hạ tầng đang được tiến hành, là một phần của dự án.

Khu vực xung quanh công trường: là ‘Khu vực ảnh hưởng của dự án’ là bất kỳ khu vực nào, thành thị hay nông thôn, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án, bao gồm tất cả các khu định cư của con người được tìm thấy trên đó.

Quy tắc ứng xử mẫu

8. Phần này trình bày ba Quy tắc ứng xử mẫu như là tiêu chuẩn tối thiểu để sử dụng trong các hợp đồng xây dựng công trình cho Dự án / Tiểu dự án. Các quy tắc này sẽ được xác nhận và thống nhất khi bắt đầu công việc và được làm rõ bởi Tư vấn giám sát.

Quy tắc Ứng xử của Công ty: Cam kết công ty giải quyết các vấn đề GBV và VAC Quy tắc Ứng xử của Người quản lý: Cam kết các nhà quản lý thực hiện Quy tắc Ứng xử của

Công ty, cũng như các Quy tắc ứng xử do các cá nhân ký kết; và, Quy tắc Ứng xử Cá nhân: Quy tắc Ứng xử dành cho tất cả mọi người làm việc trong dự án, bao

gồm cả các nhà quản lý.

(a) Quy tắc Ứng xử của Công ty: Ngăn chặn Bạo lực trên Cơ sở Giới (GBV)và Bạo hành Trẻ em (VAC)

9. Trong bối cảnh của Dự án, công ty cam kết tạo ra và duy trì một môi trường mà bạo lực trên cơ sở giới (GBV) và bạo bạo hành trẻ em (VAC) không có chỗ đứng và ở đó họ sẽ không được tha thứ bởi bất kỳ nhân viên, cộng sự nào, hoặc đại diện của công ty. Do đó, để đảm bảo rằng tất cả những người tham gia dự án đều nhận thức được cam kết này và để ngăn chặn, nhận thức và phản ứng trước bất kỳ cáo buộc nào về GBV và VAC, công ty cam kết tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi và tiêu chuẩn tối thiểu sau hành vi sẽ áp dụng cho tất cả nhân viên, cộng sự và người đại diện của công ty bao gồm cả nhà thầu phụ, không có ngoại lệ:

1. Công ty — và do đó, tất cả nhân viên, cộng sự và người đại diện — cam kết đối xử với phụ nữ, trẻ em (người dưới 18 tuổi) và nam giới bằng sự tôn trọng bất kể chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc quan điểm khác, quốc gia, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, khuyết tật, sinh hoặc tình trạng khác. Hành vi GBV và VAC là vi phạm cam kết này.

2. Ngôn ngữ và hành vi hạ nhục, đe dọa, quấy rối, lăng mạ, không phù hợp về mặt văn hóa hoặc khiêu khích tình dục bị cấm đối với tất cả nhân viên, cộng sự và đại diện của công ty.

3. Hành vi GBV hoặc VAC cấu thành hành vi sai trái nghiêm trọng và do đó là cơ sở để xử phạt hành chính, có thể bao gồm hình phạt và / hoặc chấm dứt việc làm. Tất cả các hình thức GBV và VAC, bao gồm cả việc chải chuốt đều không được chấp nhận, bất kể chúng diễn ra tại công trường hoặc xung quanh công trường, tại lán trại của công nhân hoặc tại nhà ở của công nhân. Hoặc bị cấm đối với tất cả nhân viên, cộng sự và đại diện của công ty.

4. Ngoài các biện pháp trừng phạt công ty, việc truy tố pháp lý đối với những người có hành vi GBV hoặc VAC sẽ được truy cứu nếu thích hợp.

5. Tiếp xúc hoặc hoạt động tình dục với trẻ em dưới 18 tuổi — kể cả qua phương tiện kỹ thuật số — đều bị cấm. Niềm tin sai lệch liên quan đến tuổi của một đứa trẻ không phải là một sự biện hộ. Sự đồng ý từ đứa trẻ cũng không phải là sự biện hộ hay bào chữa.

6. Ưu đãi tình dục — ví dụ: hứa hẹn hoặc đối xử thuận lợi phụ thuộc vào các hành vi tình dục — hoặc các hình thức hành vi làm nhục, hạ nhục hoặc bóc lột khác đều bị cấm.

186

Page 187: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

7. Trừ khi có sự đồng ý hoàn toàn31 bởi tất cả các bên liên quan đến hành vi tình dục, quan hệ tình dục giữa nhân viên của công ty (ở bất kỳ cấp độ nào) và thành viên của cộng đồng xung quanh nơi làm việc đều bị cấm . Điều này bao gồm các mối quan hệ liên quan đến việc giữ lại / hứa cung cấp lợi ích thực tế (bằng tiền hoặc không bằng tiền) cho các thành viên cộng đồng để đổi lấy tình dục — hoạt động tình dục như vậy được coi là “không đồng thuận” trong phạm vi của Bộ luật này.

8. Tất cả nhân viên, bao gồm cả tình nguyện viên và nhà thầu phụ được khuyến khích báo cáo những hành vi thực tế hoặc nghi ngờ về GBV và / hoặc VAC của một đồng nghiệp, dù trong cùng một công ty hay không. Các báo cáo phải được thực hiện theo Quy trình tố cáo GBVvà VAC.

9. Các nhà quản lý được yêu cầu báo cáo các hành vi nghi ngờ hoặc thực tế về GBVvà / hoặc VAC vì họ có trách nhiệm duy trì các cam kết của công ty và chịu trách nhiệm về các báo cáo trực tiếp của họ.

10. Tuân thủ tất cả luật pháp địa phương có liên quan, bao gồm luật lao động liên quan đến lao động trẻ em.

10. Để đảm bảo các nguyên tắc trên được thực hiện một cách hiệu quả, công ty cam kết đảm bảo rằng:

11. Tất cả các nhà quản lý ký vào ‘Quy tắc ứng xử của người quản lý’ nêu chi tiết trách nhiệm của họ trong việc thực hiện các cam kết của công ty và thực thi các trách nhiệm trong ‘Quy tắc ứng xử của cá nhân’.

12. Tất cả nhân viên ký vào ‘Quy tắc Ứng xử Cá nhân’ của dự án xác nhận thỏa thuận của họ không tham gia vào các hoạt động dẫn đến GBV hoặc VAC.

13. Hiển thị các Quy tắc Ứng xử của Công ty và Cá nhân một cách nổi bật và rõ ràng tại các lán trại công nhân, văn phòng và ở các khu vực chung của không gian làm việc. Ví dụ về các khu vực bao gồm khu vực chờ, nghỉ ngơi và tiền sảnh của các công trường, khu vực căng tin, phòng khám sức khỏe.

14. Đảm bảo rằng các bản sao của Công ty và Quy tắc Ứng xử Cá nhân đã được đăng và phân phối được dịch sang ngôn ngữ sử dụng thích hợp tại các khu vực làm việc cũng như cho bất kỳ nhân viên quốc tế nào bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

15. Một người thích hợp được đề cử làm 'Đầu mối' của công ty để giải quyết các vấn đề GBV và VAC, bao gồm đại diện cho công ty trong Nhóm tuân thủ GBV và VAC (GCCT) bao gồm đại diện từ khách hàng, (các) nhà thầu, tư vấn giám sát và (các) nhà cung cấp dịch vụ địa phương.

16. Đảm bảo rằng Kế hoạch hành động hiệu quả được xây dựng với sự tham vấn của tư vấn giám sát và tối thiểu bao gồm:

a. Thủ tục tố cáo GBV và VAC để báo cáo các vấn đề GBV và VAC thông qua dự án Cơ chế Khiếu nại khiếu kiện (GRM);

b. Các biện pháp trách nhiệm để bảo vệ bí mật của tất cả những người có liên quan; và,

c. Nghị định thư ứng phó áp dụng cho các nạn nhân và thủ phạm GBV và VAC.

31 Sự đồng ý được định nghĩa là sự lựa chọn sáng suốt dựa trên ý định tự do và tự nguyện của một cá nhân, sự chấp nhận hoặc đồng ý làm điều gì đó. Không thể tìm thấy sự đồng ý nào khi sự chấp nhận hoặc thỏa thuận đó đạt được thông qua việc sử dụng đe dọa, vũ lực hoặc các hình thức ép buộc, bắt cóc, gian lận, lừa dối hoặc xuyên tạc. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Ngân hàng Thế giới cho rằng trẻ em dưới 18 tuổi không thể đồng ý, ngay cả trong trường hợp luật pháp quốc gia của quốc gia mà Bộ Quy tắc ứng xử được ban hành. tuổi thấp hơn. Tin tưởng sai lầm về tuổi của đứa trẻ và sự đồng ý từ đứa trẻ không phải là biện pháp bào chữa.

187

Page 188: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

17. Rằng công ty thực hiện Kế hoạch hành động một cách hiệu quả, cung cấp phản hồi cho GCCT để cải tiến và cập nhật khi thích hợp.

18. Tất cả nhân viên tham gia một khóa đào tạo giới thiệu trước khi bắt đầu làm việc tại công trường để đảm bảo họ đã quen thuộc với các cam kết của công ty và các Bộ quy tắc ứng xử về GBV và VAC của dự án.

19. Tất cả nhân viên tham gia hai khóa đào tạo bắt buộc mỗi năm trong thời gian hợp đồng bắt đầu từ khóa đào tạo giới thiệu đầu tiên trước khi bắt đầu làm việc để củng cố sự hiểu biết về Bộ quy tắc ứng xử của GBV và VAC của dự án.

Tên công ty : _________________________

Chữ ký của người đại diện công ty: _________________________

Tên in : _________________________

Chức tước: _________________________

Ngày : _________________________

(b) Quy tắc ứng xử của người quản lý: Ngăn ngừa GBV và VAC

11. Các nhà quản lý ở các cấp có trách nhiệm cụ thể trong việc duy trì cam kết của công ty trong việc ngăn ngừa và giải quyết GBV và VAC. Điều này có nghĩa là các nhà quản lý có trách nhiệm cấp bách trong việc tạo ra và duy trì một môi trường ngăn ngừa GBV và VAC. Các nhà quản lý cần hỗ trợ và thúc đẩy việc thực hiện Bộ Quy tắc Ứng xử của Công ty. Để đạt được điều đó, người quản lý phải tuân thủ Quy tắc ứng xử này của Người quản lý và cũng phải ký vào Quy tắc ứng xử của cá nhân. Điều này cam kết họ sẽ hỗ trợ và phát triển các hệ thống tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện Kế hoạch Hành động và duy trì một môi trường không có GBV và VAC tại nơi làm việc và trong cộng đồng địa phương. Những trách nhiệm này bao gồm nhưng không giới hạn ở:

Triển khai

1. Để đảm bảo hiệu quả tối đa của Quy tắc Ứng xử của Công ty và Cá nhân:

a. Hiển thị nổi bật Quy tắc Ứng xử của Công ty và Cá nhân ở tầm nhìn rõ ràng tại các trại, văn phòng của công nhân và ở các khu vực công cộng của không gian làm việc. Ví dụ về các khu vực bao gồm khu vực chờ, nghỉ ngơi và tiền sảnh của các công trường, khu vực căng tin, phòng khám sức khỏe. Quy tắc ứng xử:

b. Đảm bảo tất cả các bản sao Công ty và Quy tắc Ứng xử Cá nhân được đăng và phân phối được dịch sang ngôn ngữ sử dụng thích hợp tại các khu vực làm việc cũng như cho bất kỳ nhân viên quốc tế nào bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.

2. Giải thích bằng lời nói và bằng văn bản về Quy tắc Ứng xử của Công ty và Cá nhân cho tất cả nhân viên.

3. Đảm bảo rằng:

a. Tất cả nhân viên ký vào ‘Quy tắc Ứng xử Cá nhân’, bao gồm cả việc xác nhận rằng họ đã đọc và đồng ý với Quy tắc Ứng xử.

b. Danh sách nhân viên và bản sao có chữ ký của Quy tắc Ứng xử Cá nhân được cung cấp cho GCCT và khách hàng.

c. Tham gia đào tạo và đảm bảo rằng nhân viên cũng tham gia như được nêu dưới đây.

d. Nhân viên đã quen thuộc với Cơ chế Giải quyết Khiếu nại (GRM) và họ có thể sử dụng Cơ chế này để báo cáo ẩn danh những lo ngại về các sự cố GBV hoặc VAC.

188

Page 189: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

e. Nhân viên được khuyến khích báo cáo về GBV hoặc VAC thực tế hoặc nghi ngờ thông qua GRM bằng cách nâng cao nhận thức về các vấn đề GBV và VAC, nhấn mạnh trách nhiệm của nhân viên đối với Công ty và quốc gia nơi họ tuyển dụng, đồng thời nhấn mạnh sự tôn trọng bí mật.

4. Tuân thủ luật hiện hành và trong khả năng tốt nhất của bạn, hãy ngăn chặn việc thuê, thuê lại hoặc triển khai những thủ phạm bóc lột và lạm dụng tình dục.

5. Đảm bảo rằng khi tham gia vào các thỏa thuận liên danh, nhà thầu phụ hoặc các thỏa thuận tương tự, các thỏa thuận sau:

a. Kết hợp Bộ quy tắc ứng xử GBV và VAC làm tài liệu đính kèm.

b. Bao gồm ngôn ngữ thích hợp yêu cầu các pháp nhân và cá nhân ký hợp đồng, nhân viên và tình nguyện viên của họ, tuân thủ các Quy tắc Ứng xử Cá nhân.

c. Tuyên bố rõ ràng rằng việc các tổ chức hoặc cá nhân đó, nếu thích hợp, không thực hiện các biện pháp ngăn chặn GBV và VAC, điều tra các cáo buộc về GBV và VAC, hoặc thực hiện các hành động khắc phục khi GBV hoặc VAC đã xảy ra, sẽ là cơ sở cho các biện pháp trừng phạt và hình phạt trong phù hợp với Quy tắc Ứng xử Cá nhân.

6. Cung cấp các nguồn lực cho GCCT để tạo ra và phổ biến các sáng kiến nhạy cảm nội bộ thông qua chiến lược nâng cao nhận thức theo Kế hoạch hành động.

7. Đảm bảo rằng bất kỳ vấn đề GBV hoặc VAC nào trước hành động của cảnh sát đều được báo cáo ngay cho khách hàng và Ngân hàng Thế giới.

Tập huấn

8. Tất cả các nhà quản lý phải tham gia một khóa đào tạo dành cho người quản lý trước khi bắt đầu công việc tại hiện trường để đảm bảo rằng họ đã quen với vai trò và trách nhiệm của mình trong việc duy trì Bộ quy tắc ứng xử của GBV và VAC. Khóa đào tạo này sẽ tách biệt với khóa đào tạo bắt buộc đối với tất cả nhân viên và sẽ cung cấp cho các nhà quản lý sự hiểu biết cần thiết và hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để bắt đầu xây dựng Kế hoạch hành động giải quyết các vấn đề GBV và VAC.

9. Đảm bảo rằng thời gian được cung cấp trong giờ làm việc và nhân viên tham gia dự án bắt buộc được tạo điều kiện để đào tạo giới thiệu về GBV và VAC theo yêu cầu của tất cả nhân viên trước khi bắt đầu công việc tại công trường.

10. Đảm bảo rằng nhân viên tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng bắt buộc đối với tất cả nhân viên. Đảm bảo các cuộc khảo sát sự hài lòng để đánh giá đào tạo được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ.

Phản hồi

13. Các nhà quản lý sẽ được cung cấp thông tin đầu vào cho Quy trình ứng phó và Thủ tục tố cáo GBV và VAC do GCCT phát triển, nếu cần như một phần của Kế hoạch hành động đã được thông qua cuối cùng.

14. Sau khi được Công ty thông qua, các nhà quản lý sẽ duy trì các Biện pháp giải trình được quy định trong Kế hoạch hành động để duy trì tính bảo mật của tất cả nhân viên báo cáo hoặc (được cho là) gây ra các vụ GBV và VAC (trừ khi vi phạm bí mật là cần thiết để bảo vệ con người hoặc tài sản bị tổn hại nghiêm trọng hoặc khi luật pháp yêu cầu).

15. Nếu người quản lý phát sinh mối quan tâm hoặc nghi ngờ về bất kỳ hình thức GBV hoặc VAC nào của một nhân viên, hoặc bởi một nhân viên làm việc cho một nhà thầu khác trên cùng một địa điểm làm việc, thì họ phải báo cáo vụ việc.

189

Page 190: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

16. Sau khi một hình thức xử phạt đã được xác định, (các) người quản lý có liên quan phải chịu trách nhiệm cá nhân để đảm bảo rằng biện pháp đó được thực thi một cách hiệu quả, trong khoảng thời gian tối đa là 14 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt được đưa ra.

17. Người quản lý không báo cáo hoặc không tuân thủ quy định đó có thể phải chịu các biện pháp kỷ luật do Giám đốc điều hành, Giám đốc điều hành hoặc người quản lý cấp cao nhất tương đương của công ty xác định và ban hành. Các biện pháp đó có thể bao gồm:

a. Cảnh cáo không chính thức.

b. Cảnh cáo chính thức.

c. Trừ lên tới một tuần lương

d. Đình chỉ việc làm (không trả lương) trong thời hạn tối thiểu là 1 tháng đến tối đa là 6 tháng.

e. Chấm dứt việc làm.

18. Cuối cùng, việc các nhà quản lý hoặc Giám đốc điều hành của công ty không phản ứng hiệu quả các vụ GBV và VAC tại địa điểm làm việc có thể tạo cơ sở cho các hành động pháp lý của cơ quan chức năng.

Bằng văn bản này, tôi xác nhận rằng tôi đã đọc Quy tắc ứng xử của Người quản lý nói trên, đồng ý tuân thủ các tiêu chuẩn trong đó và hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa và ứng phó với GBV và VAC. Tôi hiểu rằng bất kỳ hành động nào không phù hợp với Quy tắc ứng xử của Người quản lý này hoặc không thực hiện hành động theo quy định của Quy tắc ứng xử của Người quản lý này đều có thể dẫn đến hành động kỷ luật.

Ký tên : _________________________

Tên in : _________________________

Chức tước : _________________________

Ngày : ______

(c) Quy tắc ứng xử của cá nhân: Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực đối với trẻ em

Tôi, ______________________________, thừa nhận rằng việc ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới (GBV) và bạo lực đối với trẻ em (VAC) là quan trọng. Công ty cho rằng các hoạt động GBV hoặc VAC cấu thành hành vi sai trái nghiêm trọng và do đó là cơ sở cho các biện pháp trừng phạt, hình phạt hoặc khả năng chấm dứt việc làm. Tất cả các hình thức GBV hoặc VAC đều không thể chấp nhận được, dù là ở nơi làm việc, môi trường xung quanh nơi làm việc hoặc tại các trại công nhân. Có thể truy tố những người có hành vi GBV hoặc VAC nếu thích hợp.

Tôi đồng ý rằng trong khi làm việc trong dự án, tôi sẽ:

Đối xử với phụ nữ, trẻ em (người dưới 18 tuổi) và nam giới bằng sự tôn trọng bất kể chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hoặc xã hội, tài sản, khuyết tật, sinh đẻ hoặc địa vị khác.

Không sử dụng ngôn ngữ hoặc hành vi đối với phụ nữ, trẻ em hoặc nam giới không phù hợp, quấy rối, lạm dụng, khiêu khích tình dục, hạ thấp phẩm giá hoặc văn hóa không phù hợp.

Không tham gia vào các hoạt động hoặc quan hệ tình dục với trẻ em — bao gồm cả việc chải chuốt, hoặc tiếp xúc qua các phương tiện kỹ thuật số. Niềm tin sai lầm liên quan đến tuổi của một đứa trẻ không phải là một sự biện hộ. Sự đồng ý từ đứa trẻ cũng không phải là sự biện hộ hay bào chữa.

190

Page 191: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Không tham gia ủng hộ tình dục — ví dụ, hứa hẹn hoặc đối xử thuận lợi phụ thuộc vào các hành vi tình dục — hoặc các hình thức khác của hành vi làm nhục, hạ thấp hoặc bóc lột.

Trừ khi có sự đồng ý32 đầy đủ của tất cả các bên liên quan, tôi sẽ không có quan hệ tình dục với các thành viên của cộng đồng xung quanh. Điều này bao gồm các mối quan hệ liên quan đến việc giữ lại hoặc hứa cung cấp lợi ích thực tế (bằng tiền hoặc hiện vật) cho các thành viên cộng đồng để đổi lấy tình dục — hoạt động tình dục như vậy được coi là “không đồng thuận” trong phạm vi của Bộ luật này.

Tham gia và tích cực tham gia các khóa đào tạo liên quan đến HIV / AIDS, GBV và VAC theo yêu cầu của chủ lao động.

Xem xét báo cáo thông qua cơ chế giải quyết khiếu nại hoặc cho người quản lý của tôi về bất kỳ GBV hoặc VAC thực tế hoặc bị nghi ngờ bởi một đồng nghiệp, cho dù có được tuyển dụng bởi công ty của tôi hay không hoặc bất kỳ vi phạm nào đối với Quy tắc Ứng xử này.

Đối với trẻ em dưới 18 tuổi:

Bất cứ khi nào có thể, hãy đảm bảo rằng người lớn khác có mặt khi làm việc gần trẻ em. Không mời những đứa trẻ không có người đi kèm không liên quan đến gia đình tôi vào

nhà tôi, trừ khi chúng có nguy cơ bị thương hoặc gặp nguy hiểm về thể chất ngay lập tức. Không ngủ gần trẻ em không có người giám sát trừ khi thực sự cần thiết, trong trường

hợp đó tôi phải xin phép người giám sát và đảm bảo rằng người lớn khác có mặt nếu có thể.

Sử dụng bất kỳ máy tính, điện thoại di động hoặc video và máy ảnh kỹ thuật số nào một cách thích hợp và không bao giờ lợi dụng hoặc quấy rối trẻ em hoặc truy cập nội dung khiêu dâm trẻ em thông qua bất kỳ phương tiện nào (xem thêm “Sử dụng hình ảnh của trẻ em cho các mục đích liên quan đến công việc” bên dưới).

Tránh trừng phạt thể xác hoặc kỷ luật trẻ em. Không được thuê trẻ em làm công việc gia đình hoặc lao động khác không phù hợp với

lứa tuổi hoặc giai đoạn phát triển của trẻ, điều này cản trở thời gian dành cho giáo dục và các hoạt động giải trí của trẻ hoặc khiến trẻ có nguy cơ bị thương tích nặng.

Sử dụng hình ảnh của trẻ em cho các mục đích liên quan đến công việc

12. Khi chụp ảnh hoặc quay phim trẻ em vì các mục tiêu liên quan đến công việc, tôi phải:

Trước khi chụp ảnh hoặc quay phim một đứa trẻ, hãy đánh giá và cố gắng tuân thủ các truyền thống hoặc giới hạn của địa phương đối với việc tái tạo hình ảnh cá nhân.

Trước khi chụp ảnh hoặc quay phim một đứa trẻ, hãy có sự đồng ý rõ ràng của đứa trẻ và cha mẹ hoặc người giám hộ của đứa trẻ. Như một phần của vấn đề này, tôi phải giải thích cách sử dụng ảnh hoặc phim.

Đảm bảo các bức ảnh, phim, video và DVD thể hiện trẻ em một cách trang nghiêm và tôn trọng chứ không phải một cách dễ bị tổn thương hoặc phục tùng.

Hình ảnh đảm bảo là sự trình bày trung thực của bối cảnh và sự kiện.

Đảm bảo các nhãn tệp không tiết lộ thông tin nhận dạng về trẻ khi gửi hình ảnh dưới dạng điện tử.

32 Sự đồng ý được định nghĩa là sự lựa chọn sáng suốt dựa trên ý định tự do và tự nguyện của một cá nhân, sự chấp nhận hoặc đồng ý làm điều gì đó. Không thể tìm thấy sự đồng ý khi sự chấp nhận hoặc thỏa thuận đó đạt được thông qua việc sử dụng đe dọa, vũ lực hoặc các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa đảo, lừa dối hoặc xuyên tạc. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Ngân hàng Thế giới cho rằng trẻ em dưới 18 tuổi không thể đồng ý, ngay cả trong trường hợp luật pháp quốc gia của quốc gia mà Bộ Quy tắc ứng xử được ban hành có tuổi thấp hơn. Tin tưởng sai lầm về tuổi của đứa trẻ và sự đồng ý từ đứa trẻ không phải là biện pháp bào chữa.

191

Page 192: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Chế tài

13. Tôi hiểu rằng nếu tôi vi phạm Quy tắc Ứng xử Cá nhân này, chủ lao động của tôi sẽ thực hiện các biện pháp kỷ luật có thể bao gồm:

Cảnh cáo không chính thức

Cảnh cáo chính thức

Trừ lên đến một tuần lương

Tạm ngừng làm việc (không trả lương) trong thời gian tối thiểu là 1 tháng đến tối đa là 6 tháng.

Chấm dứt việc làm.

Báo cảnh sát nếu có lệnh.

Tôi hiểu rằng trách nhiệm của tôi là tránh các hành động hoặc hành vi có thể được coi là GBV hoặc VAC hoặc vi phạm Quy tắc Ứng xử Cá nhân này. Bằng văn bản này, tôi xác nhận rằng tôi đã đọc Quy tắc Ứng xử Cá nhân nêu trên, đồng ý tuân thủ các tiêu chuẩn có trong đó và hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa và ứng phó với GBV và VAC. Tôi hiểu rằng bất kỳ hành động nào không phù hợp với Quy tắc Ứng xử Cá nhân này hoặc việc không thực hiện hành động theo quy định của Quy tắc Ứng xử Cá nhân này có thể dẫn đến hành động kỷ luật và có thể ảnh hưởng đến công việc đang làm của tôi.

Chữ ký _________________________

Tên viết In : _________________________

Chức tước: _________________________

Ngày : _________________________

Kế hoạch hành động

(a) Nhóm tuân thủ GBV và VAC

15. Dự án sẽ thành lập ‘Nhóm tuân thủ GBV và VAC’ (GCCT). GCCT sẽ bao gồm, nếu phù hợp với dự án, ít nhất bốn đại diện ('Đầu mối') như sau:

a. Một chuyên gia E&S từ khách hàng;

b. Người quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của nhà thầu33 hoặc một người khác được giao trách nhiệm giải quyết GBV và VAC với thời gian và thâm niên cống hiến cho vị trí này.

c. Tư vấn giám sát; và,

d. Một đại diện từ một nhà cung cấp dịch vụ địa phương có kinh nghiệm về GBV và VAC (‘Nhà cung cấp dịch vụ’).

15. Nhiệm vụ của GCCT với sự hỗ trợ của ban quản lý là thông báo cho người lao động về các hoạt động và trách nhiệm của GCCT. Để phục vụ hiệu quả trên GCCT, các thành viên phải trải qua quá trình đào tạo của nhà cung cấp dịch vụ địa phương trước khi bắt đầu công việc để đảm bảo rằng họ được cảm hóa về GBV và Bảo vệ trẻ em.

16. GCCT sẽ được yêu cầu:

a. Chấp thuận bất kỳ thay đổi nào đối với Bộ quy tắc ứng xử của GBV và VAC có trong tài liệu này với sự giải thích của Tư vấn giám sát đối với bất kỳ thay đổi nào như vậy.

33 Khi có nhiều nhà thầu cùng làm việc trong dự án, mỗi nhà thầu sẽ chỉ định một đại diện phù hợp

192

Page 193: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

b. Chuẩn bị Kế hoạch Hành động phản ánh các Quy tắc Ứng xử bao gồm:

i. Thủ tục tố cáo GBV và VAC (Xem 4.3)

ii. Các biện pháp trách nhiệm (Xem 4.4)

iii. Chiến lược nâng cao nhận thức (Xem 4.5)

iv. Một giao thức phản hồi (Xem 4.6)

c. Được ban lãnh đạo công ty phê duyệt Kế hoạch Hành động;

d. Đảm bảo sự rõ ràng của khách hàng đối với Kế hoạch Hành động trước khi huy động toàn bộ;

e. Tiếp nhận và giám sát các giải pháp và chế tài đối với các khiếu nại nhận được liên quan đến GBV và VAC liên quan đến dự án; và,

f. Đảm bảo rằng số liệu thống kê về GBV và VAC trong GRM được cập nhật và được đưa vào các báo cáo thường xuyên của dự án.

17. GCCT sẽ tổ chức các cuộc họp cập nhật hàng quý để thảo luận về các cách tăng cường nguồn lực và hỗ trợ GBV và VAC cho nhân viên và thành viên cộng đồng.

18. Kế hoạch Hành động và Quy tắc Ứng xử sẽ được đệ trình để Tư vấn ISWS xem xét trong vòng 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Công việc sẽ không bắt đầu trừ khi Kỹ sư hài lòng với các biện pháp tại chỗ, bao gồm cả kế hoạch và quy phạm. Việc không tuân thủ nghĩa vụ đó sẽ tạo cơ sở cho việc hủy bỏ hợp đồng - điều này sẽ được xác định theo quyết định riêng của pháp nhân hợp đồng, trong khi ý định hủy hợp đồng sẽ được thông báo cho nhóm Ngân hàng Thế giới trong vòng 60 ngày kể từ ngày đề xuất hủy bỏ.

(b) Thủ tục tố cáo GBV và VAC

19. Tất cả nhân viên, tình nguyện viên, chuyên gia tư vấn và nhà thầu phụ được khuyến khích báo cáo các trường hợp nghi ngờ hoặc thực tế về GBVhoặc VAC. Các nhà quản lý được yêu cầu báo cáo các trường hợp GBV và / hoặc VAC nghi ngờ hoặc thực tế vì họ có trách nhiệm duy trì các cam kết của công ty và họ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp về việc tuân thủ Bộ Quy tắc Ứng xử Cá nhân.

20. Dự án sẽ cung cấp thông tin cho nhân viên và cộng đồng về cách báo cáo các trường hợp GBV và vi phạm Quy tắc Ứng xử VAC thông qua Cơ chế Giảm nhẹ Khiếu nại (GRM). GCCT sẽ theo dõi các trường hợp GBV, VAC và vi phạm Quy tắc Ứng xử được báo cáo thông qua GRM.

(c) Giải quyết khiếu nại về GBV hoặc VAC

21. The figure below shows the process for addressing complaints. Hình dưới đây cho thấy quy trình giải quyết khiếu nại.

GRM

22. Dự án vận hành cơ chế giải quyết khiếu nại (GRM). Các báo cáo về GBV hoặc VAC, các khiếu nại khác, hoặc các mối quan tâm khác có thể được gửi trực tuyến, qua điện thoại hoặc thư hoặc gặp trực tiếp.

23. Người điều hành GRM sẽ chuyển các khiếu nại liên quan đến GBV hoặc VAC đến GCCT để giải quyết. Theo Kế hoạch hành động, GCCT thông qua (các) Nhà cung cấp dịch vụ và (các) Đầu mối sẽ điều tra khiếu nại và cuối cùng cung cấp cho nhà điều hành GRM cách giải quyết khiếu nại hoặc cảnh sát nếu cần. Nhà điều hành GRM, khi giải quyết, sẽ thông báo cho người khiếu nại về kết quả, trừ khi kết quả được đưa ra ẩn danh. Các khiếu nại gửi đến người quản lý hoặc Nhà cung cấp dịch vụ sẽ được họ chuyển đến GRM để xử lý.

193

Page 194: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

24. Nếu khiếu nại lên GRM được thực hiện bởi một người sống sót hoặc thay mặt cho một người sống sót, người khiếu nại sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà cung cấp dịch vụ để nhận các dịch vụ hỗ trợ trong khi GCCT điều tra khiếu nại song song.

Nhà cung cấp dịch vụ

25. Nhà cung cấp dịch vụ là một tổ chức địa phương (có thể là một tổ chức phi chính phủ) có kinh nghiệm kỹ thuật và khả năng cung cấp đào tạo cho nhân viên và hỗ trợ những người sống sót sau GBV hoặc VAC. (Các) nhà thầu sẽ ký hợp đồng với các dịch vụ của Nhà cung cấp dịch vụ để các trường hợp GBV và VAC có thể được chuyển đến họ một cách an toàn. Nhà cung cấp dịch vụ cũng sẽ cung cấp hỗ trợ và hướng dẫn cho các Đầu mối của GBV và VAC khi cần thiết. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ có đại diện trên GCCT và tham gia giải quyết các khiếu nại liên quan đến GBV hoặc VAC. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ phát triển và tiến hành đào tạo bắt buộc cho nhân viên về GBV và VAC.

Đầu mối của GBV và VAC

26. GCCT sẽ chuyển đơn khiếu nại đến các Đầu mối thích hợp để giải quyết (nghĩa là các vấn đề với nhân viên của nhà thầu sẽ được nhà thầu giải quyết; nhân viên của nhà tư vấn là do nhà tư vấn giải quyết; và nhân viên khách hàng sẽ do khách hàng giải quyết) và sẽ tư vấn cho GCCT về các giải pháp tiềm năng, bao gồm cả việc giới thiệu đến cảnh sát nếu cần thiết. Họ sẽ được Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ khi thích hợp.

27. Tất cả các Đầu mối trong GCCT phải được đào tạo và trao quyền để giải quyết các vấn đề GBV và VAC. Điều cần thiết là tất cả các nhân viên GRM và GCCT phải hiểu các nguyên tắc hướng dẫn và yêu cầu đạo đức trong việc đối phó với nạn nhân GBV và VAC. Tất cả các báo cáo phải được giữ bí mật và chuyển ngay đến Nhà cung cấp dịch vụ được đại diện về GCCT34. Trong trường hợp nạn nhân của GBV và VAC cần cảnh sát hành động, các Đầu mối phải chuyển đơn khiếu nại đến: (i) các cơ quan chức năng một cách thích hợp; (ii) Nhà cung cấp Dịch vụ; và, (iii) quản lý để có hành động tiếp theo. Chủ lao động và Ngân hàng Thế giới phải được thông báo ngay lập tức.

(a) Các biện pháp giải trình

28. Tất cả các báo cáo về GBV hoặc VAC sẽ được xử lý một cách bí mật để bảo vệ quyền lợi của tất cả những người có liên quan. Để đảm bảo rằng những người sống sót cảm thấy tự tin khi tiết lộ kinh nghiệm của họ về GBV hoặc VAC, khách hàng, nhà thầu và nhà tư vấn phải duy trì tính bảo mật của những nhân viên thông báo về bất kỳ hành vi hoặc đe dọa bạo lực nào và của bất kỳ nhân viên nào bị cáo buộc tham gia vào bất kỳ hành vi hoặc đe dọa bạo lực nào (trừ khi vi phạm bí mật được yêu cầu để bảo vệ người hoặc tài sản khỏi bị tổn hại nghiêm trọng hoặc khi luật pháp yêu cầu). Nhà thầu và nhà tư vấn phải cấm phân biệt đối xử hoặc hành động bất lợi đối với nhân viên trên cơ sở tiết lộ, kinh nghiệm hoặc 34 Những người sống sót sau GBV và VAC có thể cần được tiếp cận với các dịch vụ cảnh sát, tư pháp, y tế, tâm lý xã hội, nơi trú ẩn an toàn và sinh kế để bắt đầu trên con đường chữa lành từ trải nghiệm bạo lực của họ.

194

Page 195: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

nhận thức của nạn nhân về GBV hoặc VAC (xem Phụ lục 1 để biết ví dụ về các hành động nhằm duy trì trách nhiệm giải trình).

(b) Giám sát và đánh giá

29. GCCT phải giám sát việc theo dõi các trường hợp đã được báo cáo và duy trì tất cả các trường hợp được báo cáo ở một vị trí bí mật và an toàn. Việc giám sát phải thu thập số trường hợp đã được báo cáo và tỷ lệ các trường hợp đó đang được quản lý bởi cảnh sát, các tổ chức phi chính phủ, v.v.

30. Những số liệu thống kê này sẽ được báo cáo cho GRM và Kỹ sư giám sát để đưa vào báo cáo của họ.

31. Trong các trường hợp GBV và VAC cần cảnh sát hành động, khách hàng và Ngân hàng Thế giới phải được thông báo ngay lập tức.

(c) Chiến lược nâng cao nhận thức

32. Điều quan trọng là phải tạo ra Chiến lược nâng cao nhận thức với các hoạt động nhằm cảm hóa nhân viên về GBV và VAC tại nơi làm việc và các rủi ro liên quan, các quy định của Bộ quy tắc ứng xử GBV và VAC, Quy trình tố cáo GBV và VAC, Biện pháp giải trình và Quy trình ứng phó . Chiến lược sẽ được đi kèm với một mốc thời gian, chỉ ra các hoạt động nhạy cảm khác nhau mà qua đó chiến lược sẽ được thực hiện và cả các ngày giao hàng (dự kiến) liên quan. Các hoạt động nâng cao nhận thức có thể được liên kết với các khóa đào tạo do Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp.

(d) Giao thức phản hồi

33. GCCT sẽ chịu trách nhiệm xây dựng văn bản trả lời35 để đáp ứng các yêu cầu của dự án, phù hợp với luật và giao thức quốc gia. Giao thức ứng phó phải bao gồm các cơ chế để thông báo và phản hồi cho thủ phạm tại nơi làm việc (Xem 4.8 về Chính sách và ứng phó với kẻ phạm tội). Giao thức phản hồi sẽ bao gồm quy trình GRM để đảm bảo phản ứng có thẩm quyền và bí mật đối với các tiết lộ về GBV và VAC. Một nhân viên tiết lộ trường hợp GBV hoặc VAC tại nơi làm việc sẽ được chuyển đến GRM để có hành động tiếp theo.

(e) Các biện pháp hỗ trợ người sống sót

34. Trả lời một cách thích hợp khiếu nại của nạn nhân bằng cách tôn trọng các lựa chọn của nạn nhân để giảm thiểu khả năng tái chấn thương và bạo lực thêm đối với nạn nhân. Giới thiệu người sống sót đến Nhà cung cấp dịch vụ để nhận được các dịch vụ hỗ trợ thích hợp trong cộng đồng — bao gồm hỗ trợ y tế và tâm lý xã hội, chỗ ở khẩn cấp, an ninh bao gồm bảo vệ của cảnh sát và hỗ trợ sinh kế — bằng cách tạo điều kiện liên hệ và phối hợp với các dịch vụ này. Nếu khả thi, nhà thầu có thể cung cấp hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho những nạn nhân GBV hoặc VAC cho các dịch vụ này (xem Phụ lục 1 để biết các ví dụ về hỗ trợ tài chính).

35. Nếu người sống sót là một nhân viên, để đảm bảo an toàn cho người sống sót và nơi làm việc nói chung, nhà thầu, với sự tham vấn của người sống sót, sẽ đánh giá nguy cơ bị ngược đãi đang diễn ra, đối với người sống sót và nơi làm việc, và đưa ra mức hợp lý các điều chỉnh đối với lịch trình làm việc và môi trường làm việc nếu thấy cần thiết (xem Phụ lục 1 về các ví dụ về các biện pháp an toàn). Nhà thầu sẽ cung cấp thời gian nghỉ phép đầy đủ cho những người sống sót đang tìm kiếm dịch vụ sau khi trải qua bạo lực (xem Chi tiết tại Đính kèm 1).

(f) Chính sách và phản hồi của người sử dụng

36. Khuyến khích và chấp nhận thông báo thông qua GRM từ nhân viên và thành viên cộng đồng về thủ phạm tại nơi làm việc. Thông qua GCCT và / hoặc Nhà cung cấp dịch vụ, giám sát việc điều tra những khiếu nại này, đảm bảo sự công bằng về thủ tục cho bị cáo và theo luật pháp địa phương. Nếu một nhân viên vi phạm Quy tắc Ứng xử, nhà thầu sẽ thực hiện hành động có thể bao gồm:

a. Thực hiện các biện pháp kỷ luật phù hợp với các biện pháp trừng phạt trong Bộ quy tắc ứng xử của GBV và VAC;

35 Xây dựng quy trình thích hợp để ghi lại bằng văn bản các vấn đề GBV và VAC được nêu ra trong trường hợp các ghi chú được trát đòi. Phát triển các quy trình lưu trữ hồ sơ bao gồm các hoạt động do GCCT thực hiện.

195

Page 196: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

b. Báo cáo thủ phạm cho Cảnh sát theo mô hình pháp lý địa phương; và / hoặc

c. Nếu khả thi, cung cấp hoặc tạo điều kiện tư vấn cho thủ phạm.

(g) Xử phạt hành chính

37. Theo Quy tắc ứng xử, bất kỳ nhân viên nào được xác định là thủ phạm GBV hoặc VAC tiềm ẩn sẽ bị xem xét áp dụng các biện pháp kỷ luật phù hợp với các biện pháp trừng phạt và thực hành như đã thống nhất trong Quy tắc ứng xử cá nhân (xem Phụ lục 1 để biết ví dụ về các biện pháp trừng phạt). Điều quan trọng cần lưu ý là, đối với mỗi trường hợp, các biện pháp trừng phạt kỷ luật nhằm mục đích là một phần của quá trình hoàn toàn nội bộ của người sử dụng lao động, được đặt dưới sự kiểm soát và trách nhiệm hoàn toàn của người quản lý và được tiến hành theo quy định của quốc gia hiện hành luật lao động.

38. Quá trình như vậy dự kiến sẽ hoàn toàn độc lập với bất kỳ cuộc điều tra chính thức nào mà các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: Cảnh sát) có thể quyết định tiến hành liên quan đến vụ việc tương tự và phù hợp với luật quốc gia hiện hành. Tương tự, các biện pháp kỷ luật nội bộ mà người quản lý của người sử dụng lao động có thể quyết định ban hành có nghĩa là tách biệt với mọi cáo buộc hoặc biện pháp trừng phạt mà cuộc điều tra chính thức có thể dẫn đến (ví dụ: phạt tiền, giam giữ, v.v.).

A4b.3. Phần đính kèm 1 - Các thủ tục tiềm năng để giải quyết GBV và VAC

39. Như sau

Biến pháp giải trình để duy trì bí mất có thể đạt được thông qua các hoạt động sau:

1. Thông báo cho tất cả nhân viên rằng việc bảo mật thông tin cá nhân của nạn nhân GBV / VAC là điều tối quan trọng.

2. Cung cấp cho GCCT đào tạo về cách lắng nghe thấu cảm và không phán xét.

3. Thực hiện các biện pháp kỷ luật, bao gồm và lên đến sa thải, đối với những người vi phạm tính bảo mật của nạn nhân (điều này là trừ khi vi phạm bí mật là cần thiết để bảo vệ nạn nhân hoặc người khác khỏi bị tổn hại nghiêm trọng hoặc khi luật pháp yêu cầu).

Thủ tục tố cáo GBV và VAC cần nêu rõ:

1. Những người sống sót có thể tìm kiếm thông tin và hỗ trợ từ.

2. Quy trình để các thành viên cộng đồng và nhân viên nộp đơn khiếu nại thông qua GRM nếu có cáo buộc GBV hoặc VAC.

3. Cơ chế về cách các thành viên cộng đồng và nhân viên có thể đệ trình yêu cầu hỗ trợ hoặc thông báo về bạo lực nếu quy trình báo cáo không hiệu quả do không có sẵn hoặc không phản hồi hoặc nếu mối quan tâm của nhân viên không được giải quyết.

Hỗ trợ tài chính và các hỗ trợ khác cho những người sống sót có thể bao gồm:

1. Không có khoản cho vay lãi suất thấp.

2. Các khoản tạm ứng tiền lương.

3. Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh.

4. Thanh toán trước cho các chi phí y tế được hoàn lại từ bảo hiểm sức khỏe của nhân viên.

5. Cung cấp hoặc tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em.

6. Cung cấp các nâng cấp bảo mật cho nhà của nhân viên.

7. Cung cấp phương tiện đi lại an toàn để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hoặc đến và đi từ chỗ ở.

Các biện pháp Hỗ trợ Người sống sót để đảm bảo an toàn cho người sống sót có thể bao gồm:

1. Thay đổi khoảng thời gian hoặc mô hình giờ và / hoặc mô hình ca làm việc của nhân viên.

2. Thiết kế lại hoặc thay đổi nhiệm vụ của nhân viên.

196

Page 197: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

3. Đổi số điện thoại hoặc địa chỉ email của nhân viên để tránh liên hệ quấy rối.

4. Bố trí nhân viên đến một địa điểm làm việc / cơ sở thay thế khác.

5. Cung cấp phương tiện vận chuyển an toàn đến và đi từ nơi làm việc trong một thời gian nhất định.

6. Hỗ trợ nhân viên nộp đơn xin Lệnh bảo vệ tạm thời hoặc giới thiệu họ đến hỗ trợ thích hợp.

7. Thực hiện bất kỳ biện pháp thích hợp nào khác, kể cả những biện pháp sẵn có theo quy định hiện hành để sắp xếp công việc thân thiện và linh hoạt với gia đình.

Để lại các lựa chọn cho những người sống sót là nhân viên có thể bao gồm:

1. Một nhân viên đang trải qua GBV nên có thể yêu cầu nghỉ phép có lương để tham gia các cuộc hẹn về y tế hoặc tâm lý xã hội, các thủ tục pháp lý, chuyển đến nơi ở an toàn và các hoạt động khác liên quan đến GBV.

2. Một nhân viên hỗ trợ một người trải qua GBV hoặc VAC có thể nghỉ việc, bao gồm nhưng không giới hạn việc đi cùng họ đến tòa án hoặc bệnh viện, hoặc để chăm sóc trẻ em.

3. Những nhân viên đang làm việc trong công việc bình thường có thể yêu cầu nghỉ phép đặc biệt không lương hoặc nghỉ việc không lương để thực hiện các hoạt động được mô tả ở trên.

4. Số lượng nghỉ phép được cung cấp sẽ được xác định bởi tình hình của cá nhân thông qua tham vấn với nhân viên, ban quản lý và GCCT nếu thích hợp.

Các biện pháp trừng phạt tiềm ẩn đối với nhân viên là thủ phạm GBV và VAC bao gồm:

Cảnh báo không chính thức

Cảnh báo bình thường

Đào tạo bổ sung

Thiếu lương lên đến một tuần.

Tạm ngừng làm việc (không trả lương) trong thời gian tối thiểu là 1 tháng đến tối đa là 6 tháng.

Xác định việc làm.

Chuyển giao cho Cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng khác khi được bảo đảm.

197

Page 198: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

4c. Các BPGT về phòng, chống COVID -19 và kế hoạch ứng phó khẩn cấp về COVID-19.

4c.1 Các biện pháp giảm thiểu về phòng ngừa và kiểm soát COVID-19

Chuẩn bị cho COVID-19

Ban QLDA nên làm việc với Nhóm Công tác Ngân hàng để đảm bảo rằng các dự án đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để chuẩn bị cho sự bùng phát của COVID-19. Tại mỗi dự án / tiểu dự án có lực lượng lao động, BQLDA cần yêu cầu người quản lý cấp cao của lực lượng lao động đó (ví dụ, giám đốc dự án của nhà thầu) chi tiết về các công việc chuẩn bị đang được thực hiện tại hiện trường và khi cần thiết sẽ hỗ trợ các tiểu dự án trong việc chuẩn bị này. Người quản lý cấp cao nên tham gia tư vấn của nhóm chăm sóc sức khỏe và các chuyên gia sức khỏe và an toàn của họ trong việc chuẩn bị địa điểm, mặc dù Ban QLDA cũng có thể cần hỗ trợ, ví dụ như phối hợp các phản ứng và / hoặc kết nối các địa điểm dự án với các chuyên gia y tế quốc gia / địa phương.

Mỗi dự án nên đưa ra các biện pháp để giảm thiểu cơ hội và ngăn chặn sự lây lan của vi rút do sự di chuyển của công nhân, đảm bảo các địa điểm của họ được chuẩn bị cho một đợt bùng phát và phát triển và thực hành các kế hoạch dự phòng để nhân viên biết phải làm gì nếu một đợt bùng phát xảy ra và cách điều trị sẽ được cung cấp. Các biện pháp chuẩn bị này cần được truyền đạt không chỉ cho lực lượng lao động mà còn cho cộng đồng địa phương, để trấn an họ rằng việc di chuyển của nhân viên được kiểm soát và để đảm bảo rằng sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử được giảm bớt trong trường hợp bùng phát.

Ghi chú này cung cấp hướng dẫn về những việc chuẩn bị và sắp xếp cần được xem xét. Trong hầu hết các trường hợp, các thay đổi dự kiến sẽ được điều chỉnh bởi các điều khoản của hợp đồng công trình hiện có. Trong một số trường hợp, nếu các biện pháp làm tăng chi phí đáng kể thì có thể cần phải sửa đổi phụ lục hợp đồng.

Thông tin thêm về việc chuẩn bị nơi làm việc cho COVID-19 cũng có thể được tìm thấy tại đây .

Sự di chuyển của nhân viên

Việc di chuyển của nhân viên có thể làm tăng nguy cơ lây truyền COVID-19 đến nơi làm việc và cộng đồng địa phương.

Người lao động ở nước ngoài, quốc tế và người lao động tạm thời phải tuân thủ các yêu cầu và hướng dẫn quốc gia liên quan đến COVID-19 khi di chuyển đến hoặc rời khỏi địa điểm làm việc.

Người lao động đến từ hoặc đi qua các quốc gia / khu vực có trường hợp nhiễm vi-rút (thông tin hiện tại về các quốc gia báo cáo nhiễm COVID19 có thể được tìm thấy tại đây):

Không nên quay lại nếu có các triệu chứng Nên tự cách ly trong 14 ngày sau khi họ trở về

198

Page 199: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Tất cả công nhân đã đến công trường trong 14 ngày trước khi ban hành hướng dẫn này, từ hoặc đi qua một quốc gia báo cáo các trường hợp COVID-19 phải được chuyển ngay đến các cơ sở cách ly để đánh giá theo hướng dẫn của Chính phủ, những công nhân này có thể được yêu cầu vẫn bị cách ly cho đến khi họ không có triệu chứng trong 14 ngày.

Tất cả các dự án / tiểu dự án phải tuân thủ các khuyến nghị của WHO và các quy định của Chính phủ Việt Nam được quy định trong Chỉ thị số 16 / CT-TTg và các quy định cụ thể khác. Các biện pháp giảm thiểu được đề xuất nhưng không giới hạn để ngăn ngừa và kiểm soát sự lây nhiễm và lây truyền COVID -19 như sau:

Các hoạt động đang diễn ra và yêu cầu bắt buộc của dự án / tiểu dự án - Tất cả công nhân và kỹ thuật viên của nhà thầu tại các lán trại công nhân phải được cung cấp đầy

đủ khẩu trang;- Các phân trại đều có bảng và thông báo yêu cầu đeo khẩu trang khi làm việc và đến giao dịch;- Các giải pháp khử trùng phải được trang bị tại các lán trại công nhân và công trường cho công

nhân để đảm bảo điều kiện vệ sinh phòng chống COVID -19;- Thực hiện rửa tay thường xuyên ít nhất 20 giây bằng xà phòng và nước hoặc chất khử trùng tay

gốc cồn khô- Khi ho, hắt hơi dùng khăn giấy dùng một lần hoặc khủy tay để che mũi và miệng;- Tất cả công nhân, nhân viên phải đảm bảo khoảng cách an toàn tối thiểu 2 m giữa người với

người đang làm việc, ăn ca, nghỉ giữa giờ, đeo khẩu trang, khử trùng công trường (sàn làm việc, không gian kín) và không sử dụng máy điều hòa không khí ở chế độ nhiệt độ thấp;

- Không chạm vào mắt, mũi, miệng nếu tay không sạch;- Tất cả công nhân, nhân viên được cung cấp số điện thoại đường dây nóng của các cơ quan có

thẩm quyền ở địa phương và trung ương có trách nhiệm phòng chống đại dịch COVID -19.- Ở nhà và tự cách ly với các thành viên khác trong gia đình nếu không khỏe, đồng thời gọi đến cơ

sở y tế địa phương để được hướng dẫn thêm

Truyền thông với chính quyền địa phương và người lao động trong việc phòng chống COVID -19- Các nhà thầu và công nhân phải thông báo cho chính quyền địa phương hoặc các trạm y tế về

việc khai báo y tế và đi lại của nhân viên và công nhân đến và đi từ dự án / tiểu dự án- Tờ khai tạm trú của CB-CNV với chính quyền địa phương trong thời gian làm việc.

4c.2 Kế hoạch ứng phó khẩn cấp chống lại sự lây lan COVID -19 trong phạm vi dự án / tiểu dự án

Kế hoạch dự phòng được phát triển tại mỗi địa điểm phải đề ra các thủ tục sẽ được thực hiện trong trường hợp COVID-19 đến được địa điểm. Kế hoạch dự phòng cần được phát triển với sự tham vấn của các cơ sở y tế trong nước và địa phương, để đảm bảo rằng các phương án sắp xếp được thực hiện để ngăn chặn, chăm sóc và điều trị hiệu quả những người lao động đã ký hợp đồng với COVID-19. Kế hoạch dự phòng cũng nên xem xét ứng phó nếu một số lượng đáng kể lực lượng lao động bị ốm, khi có khả năng việc truy cập và đi từ một địa điểm sẽ bị hạn chế để tránh lây lan.

Luôn đeo khẩu trang Giữ khoảng cách xã hội giữa mọi người ít nhất 2 m Rửa tay đúng cách bằng các dung dịch khử trùng Đo nhiệt độ cá nhân Thường xuyên vệ sinh những khu vực thường xuyên tiếp xúc bằng nước khử trùng.

- Tiếp tục phổ biến hướng dẫn phòng chống COVID 19 cho công nhân viên chức- Những người đốn hạ không khỏe hoặc phát hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh thông báo

ngay cho cán bộ y tế, CSCĐ để họ thông báo cho các trạm y tế địa phương có trách nhiệm phòng, chống đại dịch COVID-19 để được tư vấn thêm.

Cụ thể, kế hoạch phải đề ra những gì sẽ được thực hiện nếu một người nào đó có thể bị bệnh với COVID-19 tại nơi làm việc. Kế hoạch nên:

199

Page 200: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Sắp xếp với các trạm cứu trợ y tế địa phương để đưa người đó đến các khu vực bảo hành do Chính phủ quản lý để kiểm tra thêm.

Xem xét cách xác định những người có thể gặp rủi ro (ví dụ như do bệnh từ trước như tiểu đường, bệnh tim và phổi, hoặc do tuổi già), và hỗ trợ họ, không mời kỳ thị và phân biệt đối xử đến nơi làm việc của bạn ; và

Xem xét các sắp xếp dự phòng và liên tục kinh doanh nếu có dịch bùng phát ở các cộng đồng lân cận.

Tiến hành khử trùng khu vực người nhiễm bệnh sinh sống. Điều quan trọng là các biện pháp an toàn tại công trường phải được chuyên gia an toàn xem xét và thực hiện trước khi khu vực làm việc bị tạm dừng.

Dự án / tiểu dự án giao tiếp với các dự án / lực lượng lao động khác trong khu vực, để điều phối phản ứng của họ và chia sẻ kiến thức. Điều quan trọng là các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe địa phương là một phần của sự phối hợp này, để giảm thiểu sự thay đổi của các nhà cung cấp địa phương bị quá tải trong trường hợp bùng phát và không thể phục vụ cộng đồng.

Truyền đạt các kế hoạch

Để giảm nguy cơ bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, và để đảm bảo rằng vai trò và trách nhiệm của các cá nhân là rõ ràng, các biện pháp chuẩn bị và kế hoạch dự phòng cần được truyền thông rộng rãi. Người lao động, nhà thầu phụ, nhà cung cấp, cộng đồng lân cận, các dự án / lực lượng lao động lân cận, và các cơ quan y tế địa phương đều cần được biết về các công tác chuẩn bị đã được thực hiện.

Khi giao tiếp với lực lượng lao động, vai trò và trách nhiệm của họ cần được vạch ra rõ ràng, và cần nhấn mạnh tầm quan trọng đối với đồng nghiệp, cộng đồng địa phương và gia đình của họ mà người lao động tuân theo kế hoạch. Người lao động có thể cần được trấn an rằng họ sẽ không bị trả thù hoặc phân biệt đối xử nếu họ tự cô lập do cảm thấy ốm yếu, cũng như liên quan đến các thỏa thuận bồi thường hoặc bảo hiểm được áp dụng.

200

Page 201: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

201

Page 202: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

202

Page 203: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

203

Page 204: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 5. Danh sách kiểm tra GRM và Mẫu Đăng ký Khiếu nại Mẫu

GRM là yếu tố chính của các yêu cầu ESS, đặc biệt để đáp ứng ESS1, ESS2, ESS5, ESS7 và ESS10. Tất cả các tiểu dự án sẽ được yêu cầu thiết lập một quy trình GRM trước khi thực hiện tiểu dự án và đảm bảo thực hiện hiệu quả và lưu giữ hồ sơ GRM trong quá trình thực hiện.

204

Page 205: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục này áp dụng cho tất cả các tiểu dự án được Dự án tài trợ (SFDP). Chủ tiểu dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện quy trình Quản lý Giải quyết Khiếu nại (GRM) (xem văn bản chính của ESMF, Phần IX) như được chỉ ra trong danh sách kiểm tra GRM (Phần A5.1) và hoàn thành biểu mẫu đăng ký GRM (Phần A5.2) và báo cáo kết quả như một phần của báo cáo giám sát E&S để đệ trình lên CPMU và WB. Dự kiến, một Ủy ban Phát triển Cộng đồng (CDC) được thành lập để đi đầu trong việc đáp ứng quá trình GRM. Đào tạo sẽ được cung cấp cho nhân viên có trách nhiệm.

A5a. Danh sách kiểm tra GRM

Danh sách kiểm tra này cung cấp hướng dẫn cho chủ dự án để giúp minh họa các yêu cầu của ESS và đề xuất các phương pháp tiếp cận mẫu để thực hiện một số yêu cầu của ESS. Mức độ phức tạp thích hợp của GRM của tiểu dự án phụ thuộc vào rủi ro và tác động của tiểu dự án và bối cảnh của tiểu dự án. Danh sách kiểm tra sau đây mô tả một GRM phức tạp tuân theo thông lệ quốc tế tốt, có thể không cần thiết cho tất cả các dự án. Tuy nhiên, danh sách kiểm tra này giúp xác định xem cơ chế khiếu nại có tuân thủ thông lệ quốc tế tốt hay không.

A. Sự cố hệ thống

1. Dự án có mời phản hồi / khiếu nại không? Có_ Không

2. Tổ chức có chính sách về giải quyết khiếu nại không? Có_ Không

a. Chính sách có sẵn cho tất cả nhân viên, người thụ hưởng và người dùng tiềm năng không?

Có_ Không

b. Chính sách có được viết bằng (các) ngôn ngữ địa phương không? Có_ Không

3. Cơ chế khiếu nại có các đặc điểm sau không?

a. Một thủ tục được hiểu rõ ràng để mọi người cung cấp phản hồi và / hoặc gửi khiếu nại.

Có_ Không

b. Một tuyên bố về người chịu trách nhiệm giải quyết các phản hồi / khiếu nại.

Có_ Không

c. Thủ tục giải quyết hoặc hòa giải, điều tra khiếu kiện tùy theo mức độ nghiêm trọng và mức độ phức tạp.

Có_ Không

d. Một hệ thống để thông báo cho những người khiếu nại về các cập nhật trạng thái.

Có_ Không

e. Một hệ thống để ghi lại phản hồi / khiếu nại và kết quả. Có_ Không

f. Thủ tục bảo vệ bí mật của người khiếu nại. Có_ Không

B. Quản lý nhân viên

1. Có sách hướng dẫn khiếu nại cho nhân viên không? Có_ Không

2. Chính sách và / hoặc thủ tục khiếu nại có cung cấp hướng dẫn về:

205

Page 206: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

a. Khiếu nại / phản hồi là gì? Có_ Không

b. Thông tin nào cần thu thập từ người khiếu nại? Có_ Không

c. Những biện pháp nào có thể hoặc nên được sử dụng để giải quyết khiếu nại?

Có_ Không

3. Chính sách và thủ tục khiếu nại có được thông báo cho tất cả nhân viên không?

Có_ Không

4. Các nguồn lực có được phân bổ đầy đủ để cơ chế khiếu nại hoạt động hiệu quả không?

Có_ Không

5. Tổ chức có cung cấp đào tạo về quản lý khiếu nại cho nhân viên không? Có_ Không

C. Giao tiếp với người dùng cơ chế khiếu nại

1. Người dùng có được cho biết cách gửi khiếu nại / phản hồi không? Có_ Không

a. Người dùng có tập tài liệu thông tin về cơ chế khiếu nại không? Có_ Không

b. Các biểu mẫu phản hồi / khiếu nại có sẵn cho người dùng không? Có_ Không

c. Các biểu mẫu hoặc dấu hiệu khiếu nại có được hiển thị nổi bật và dễ tiếp cận không?

Có_ Không

d. Chi tiết liên hệ của nhân viên nhận phản hồi / khiếu nại có được công bố và hiển thị ở các khu vực công cộng không?

Có_ Không

e. Thông tin về quản lý khiếu nại có sẵn bằng ngôn ngữ địa phương không? Có_ Không

2. Người dùng có thể gửi khiếu nại / phản hồi không:

a. Bằng văn bản Có_ Không

b. Bằng thư điện tử Có_ Không

c. Bằng fax Có_ Không

d. Bằng điện thoại Có_ Không

e. Mặt đối mặt Có_ Không

3. Người dùng có được cung cấp hỗ trợ để gửi phản hồi / khiếu nại khi cần thiết không?

Có_ Không

4. Cơ chế khiếu nại có thể được truy cập miễn phí không? Có_ Không

206

Page 207: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

5. Người dùng có được hứa bảo mật không? Có_ Không

6. Người dùng có được thông báo về quy trình kháng nghị không? Có_ Không

D. Ghi nhận phản hồi / than phiền

1. Tất cả các phản hồi / khiếu nại có được ghi lại không? Có_ Không

a. Những khiếu nại / phản hồi có được ghi lại bằng văn bản không? Có_ Không

b. Các câu hỏi / gợi ý và khuyến nghị có được ghi lại không? Có_ Không

c. Kết quả và hồi đáp đối với tất cả các khiếu nại / phản hồi có được ghi lại không?

Có_ Không

E. Tiêu chuẩn kinh doanh

1. Có các tiêu chuẩn kinh doanh dành cho quy trình và thời gian giải quyết các khiếu nại / phản hồi không?

Có_

Không

a. Biên nhận có được thừa nhận trong một khung thời gian quy định không?

Có_

Không

b. Các khiếu nại có được giải quyết trong một khung thời gian quy định không?

Có_

Không

2. Có hệ thống kiểm soát chất lượng để:

a. Kiểm tra xem tất cả các khiếu nại đã được xử lý hoặc hành động chưa. Có_

Không

b. Kiểm tra xem tất cả các khía cạnh của khiếu kiện đã được giải quyết chưa.

Có_

Không

c. Kiểm tra xem tất cả các hành động cần thiết tiếp theo đã được thực hiện chưa.

Có_

Không

F. Phân tích và phản hồi

1. Các báo cáo nội bộ thường xuyên về khiếu nại / phản hồi có được báo cáo cho quản lý cấp cao không?

Có_ Không

2. Các báo cáo về khiếu nại / phản hồi bao gồm dữ liệu về:

Số lượng khiếu nại / phản hồi nhận được. Có_ Không

Tuân thủ các tiêu chuẩn kinh doanh. Có_ Không

Các vấn đề được nêu ra trong khiếu nại / phản hồi. Có_ Không

Xu hướng khiếu nại / phản hồi theo thời gian. Có_ Không

207

Page 208: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Nguyên nhân của khiếu nại / phản hồi. Có_ Không

Liệu hành động khắc phục hậu quả có được đảm bảo hay không. Có_ Không

Những gì đã thực sự được cung cấp? Có_ Không

Khuyến nghị / chiến lược để ngăn ngừa hoặc hạn chế tái phát trong tương lai.

Có_ Không

3. Các báo cáo về khiếu nại / phản hồi có được công khai, định kỳ không? Có_ Không

208

Page 209: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

A5b. Mẫu đăng ký GRM

Khiếu nại số: ____________

VỊ TRÍ: Quận/Huyện: _________ Thôn/Làng: ________________________

Tên CDC: ___________________________________________

TÊN NGƯỜI KHIẾU NẠI: ____________________________________

ĐỊA CHỈ:____________________________________Số điện thoại #: __________________

NGÀY NHẬN:

Phân loại khiếu nại (chọn ô)

Sử dụng nước Tranh chấp với nhà thầu

Tổ chức CDC Tranh chấp giữa các cộng đồng

Thu hồi và đền bù đất Phối hợp kỹ thuật / vận hành

Tài chính Quá trình chậm trễ

Chất lượng nước Tiếng ồn

Vệ sinh Sử dụng nước

Khác (ghi rõ)__________________________________________________

Mô tả ngắn gọn về khiếu nại:

Nguyên nhân được cho là gì?

Hành động được đề xuất (của người khiếu nại) để giải quyết khiếu nại:

209

Page 210: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 6. Tổ chức và Báo cáo

Phụ lục này trình bày về tổ chức và trách nhiệm của đơn vị chủ chốt liên quan đến hoạt động giám sát môi trường và xã hội (E&S) (Mục A 6a ) cũng như các biểu mẫu báo cáo ở cấp tiểu dự án (Mục A 6b ) và cấp dự án (Mục A 6c ). CPMU sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động E&S liên quan đến TA và các hoạt động khác cho toàn bộ dự án. Các PPMU sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động của tiểu dự án và FS / TA liên quan đến đầu tư tại tỉnh của họ. Các cơ quan sẽ chịu trách nhiệm giám sát và báo cáo hàng tháng về tiểu dự án / TA / hoạt động của họ. Ở cấp độ Dự án, cán bộ E&S của CPMU sẽ xem xét tiến độ thực hiện ESMF / E & S, thực hiện các hành động khi cần thiết và báo cáo kết quả như một phần của báo cáo giám sát Dự án E&S sẽ được đệ trình cho WB định kỳ 6 tháng và hàng năm. Ban Chỉ đạo Dự án (PSC) và / hoặc Ủy ban Nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hành động chính sách liên quan đến các vấn đề E&S ở cấp dự án và cấp tiểu dự án. Khuyến nghị tham vấn chặt chẽ với WB về các vấn đề cụ thể.

A6a. Cơ cấu tổ chức giám sát E&S (xem giải thích trong bảng dưới đây)

1. Các cơ quan thực hiện sẽ là Bộ NN & PTNT, Bộ KH & ĐT, Bộ Tài chính, Bộ TN&MT và Ủy ban Nhân dân (UBND tỉnh) của 12 tỉnh tham gia dự án. Phù hợp với việc sắp xếp thực hiện dự án (xem văn bản chính của ESMF), cơ cấu tổ chức giám sát E&S được trình bày trong Bảng A7.1 dưới đây.

Bảng A6.1: Trách nhiệm của các tổ chức đối với Dự án và Thực hiện E&S của Tiểu dự án

Cộng đồng/

Cơ quan

Trách nhiệm

Cơ quan thực hiện dự án (IA)

- IA sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện dự án bao gồm việc thực hiện ESMF và hoạt động môi trường và xã hội của các nhà thầu.

- CPMU, đại diện của IA, sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện toàn bộ dự án, bao gồm cả việc tuân thủ E&S của dự án. CPMU sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thực hiện ESMF và thực hiện E&S của dự án trong giai đoạn xây dựng và vận hành dự án.

- Cụ thể, CPMU sẽ: (i) phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương với sự tham gia của cộng đồng trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án; (ii) theo dõi và giám sát việc thực hiện ESMP bao gồm cả việc kết hợp ESMP vào các thiết kế kỹ thuật chi tiết và các tài liệu đấu thầu và hợp đồng; (iii) đảm bảo rằng hệ thống quản lý môi trường và xã hội được thiết lập và hoạt động đúng chức năng; (iv) phụ trách báo cáo công tác thực hiện ESMP cho IA và NHTG

- Để đạt được hiệu quả trong quá trình thực hiện, CPMU sẽ thành lập Đơn vị Môi trường và Xã hội (ESU) với ít nhất hai nhân viên E&S để trợ giúp về các khía cạnh môi trường và xã hội của Dự án.

210

Page 211: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Cộng đồng/

Cơ quan

Trách nhiệm

Đơn vị Môi trường và Xã hội (ESU) thuộc

PPMU

- ESU chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các chính sách an toàn môi trường và xã hội của NHTG trong tất cả các giai đoạn và quy trình của Dự án. Cụ thể, đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm: (i) sàng lọc các tiểu dự án dựa trên các tiêu chí về tính hợp lệ, về các tác động môi trường và xã hội, các chính sách được triển khai và / các công cụ MT&XH cần chuẩn bị; (ii) xem xét các EIA / EPP theo yêu cầu của Chính phủ và ESIA/ESMP của tiểu dự án do tư vấn chuẩn bị để đảm bảo chất lượng của các tài liệu; (iii) giúp Ban PPMUs thực hiện các ESMP vào thiết kế kỹ thuật chi tiết và các tài liệu đấu thầu và hợp đồng xây dựng; (iv) giúp Ban PPMU thực hiện trách nhiệm theo dõi và giám sát thực hiện ESMP theo TOR, hồ sơ đấu thầu và hợp đồng cho Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và các tư vấn E&S khác (Giám sát MT&XH; giảm sát độc lập MT&XH, Tư vấn MT&XH khác khi cần thiết; v) cung cấp các đầu vào liên quan cho quá trình lựa chọn tư vấn; (v) xem xét các báo cáo do CSC và các chuyên gia tư vấn E&S đệ trình; (vi) tiến hành kiểm tra địa điểm thi công định kỳ; (vii) tư vấn cho PPMU các giải pháp đối với các vấn đề MT&XH của dự án; và viii) chuẩn bị phần hoạt động MT&XH về tiến độ và báo cáo đánh giá thực hiện MT&XH trình IA và NHTG.

Tư vấn giám sát xây dựng (CSC) và / hoặc

Kỹ sư hiện trường

- CSC sẽ chịu trách nhiệm giám sát và theo dõi thường xuyên tất cả các hoạt động xây dựng và đảm bảo rằng các Nhà thầu tuân thủ các yêu cầu của hợp đồng và ESCOP. CSC sẽ tuyển dụng đủ số lượng nhân viên có trình độ (ví dụ: Kỹ sư môi trường) có kiến thức đầy đủ về bảo vệ môi trường và quản lý dự án xây dựng để thực hiện các nhiệm vụ bắt buộc và giám sát hoạt động thực hiện MT&XH của Nhà thầu.

- CSC cũng sẽ hỗ trợ các PPMU trong việc báo cáo và duy trì sự phối hợp chặt chẽ với cộng đồng địa phương.

Nhà thầu - Dựa trên các thông số kỹ thuật về môi trường (ESCOP) đã được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu và hợp đồng, Nhà thầu có trách nhiệm thiết lập ESMP của Nhà thầu (C-ESMP) cho từng khu vực công trường, trình PPMU và CSC xem xét và phê duyệt trước khi khởi công xây dựng . Ngoài ra, Nhà thầu được yêu cầu phải có nhật ký thi (điều khiển giao thông và chuyển luồng giao thông, đào bới, an toàn lao động, v.v. trước khi thi công) theo các quy định hiện hành.

- Nhà thầu được yêu cầu chỉ định nhân sự có năng lực làm Cán bộ An toàn và Môi trường tại chỗ (SEO) của nhà thầu, người sẽ chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu tuân thủ các yêu cầu về sức khỏe và an toàn, theo yêu cầu của C-ESMP và các Quy tắc thực hành môi trường (ECOP).

- Thưc hiện hoạt động để giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng tuân thủ mục tiêu nêu trong C-ESMP.

- Chủ động giao tiếp với công đồng địa phương và có các hành động ngăn chặn sự xáo trộn trong quá trình xây dựng.

- Đảm bảo rằng tất cả nhân viên và công nhân hiểu rõ quy trình và nhiệm vụ của họ trong chương trình quản lý môi trường và xã hội.

211

Page 212: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Cộng đồng/

Cơ quan

Trách nhiệm

- Báo cáo với PPMUs mọi khó khăn và giải pháp khắc phục chúng.

- Báo cáo chính quyền địa phương và PPMUs nếu sự cố môi trường xảy ra và phối hợp với các cơ quan và các bên liên quan chính để giải quyết các vấn đề đó.

Tư vấn giám sát môi trường độc lập

(IEMC) khi WB yêu cầu

- Trong phạm vi hợp đồng, IEMC sẽ hỗ trợ các PPMU thiết lập và vận hành hệ thống quản lý môi trường, đưa ra các đề xuất điều chỉnh và nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện dự án và giám sát việc thực hiện C-ESMP trong cả giai đoạn xây dựng và vận hành. IEMC cũng sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ các PPMU chuẩn bị các báo cáo giám sát thực hiện ESMP và các triển khai E&S khác.

- IEMC sẽ có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng về giám sát và kiểm toán môi trường để đưa ra lời khuyên độc lập, khách quan và chuyên nghiệp về kết quả hoạt động môi trường và xã hội của Dự án.

Cộng đồng địa phương

- Cộng đồng: Theo thông lệ của Việt Nam, cộng đồng có quyền và trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động môi trường trong quá trình xây dựng để đảm bảo rằng các quyền và sự an toàn của họ được bảo vệ đầy đủ và các biện pháp giảm thiểu được thực hiện hiệu quả bởi các nhà thầu và CPMU / PPMU. Nếu sự cố không mong muốn xảy ra, cộng đồng địa phương sẽ báo cáo cho CSC và / hoặc CPMU / PPMU.

Các tổ chức xã hội, các tổ chức phi

chính phủ và các nhóm xã hội dân sự

- Các tổ chức này có thể là cầu nối giữa UBND tỉnh / UBND huyện, cộng đồng, nhà thầu và CPMU / PPMU bằng cách hỗ trợ giám sát cộng đồng.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng vào tiểu dự án, tập huấn cho cộng đồng và tham gia giải quyết các vấn đề môi trường, nếu có.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện (PPC/DPCs), Sở

TN&MT tỉnh

- Giám sát việc thực hiện các tiểu dự án theo khuyến nghị của Sở TN&MT và PPMUs để đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy định của Chính phủ. Sở TN&MT chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về môi trường của Chính phủ.

212

Page 213: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

A6b. Báo cáo tiến độ hàng tháng của các tiểu dự án / hoạt động

3. Hướng dẫn: Mẫu này sẽ được hoàn thành và gửi cho Giám đốc Dự án hàng tháng mà không có sai sót. Đính kèm thông tin bổ sung nếu cần thiết khi biểu mẫu bên dưới không cung cấp đủ dung lượng.

Báo cáo tiến độ cho tháng: ___________________

Tên tiểu dự án: ____________________________________

Số tiểu dự án: ____________________

Làng / khu vực: ____________________________________

Huyện: _______________________

Tiến trình: (Liệt kê tất cả các thành phần của tiểu dự án và tiến độ cho đến nay)

Hợp phần / tiểu dự án Mô tả việc thực hiện tiểu dự án cho đến nay

Nhận xét

1.

2.

3.

Nhận xét về các Vấn đề E&S của Tiểu dự án:

(Báo cáo nếu có bất kỳ vấn đề ES nào cần sự quan tâm và hỗ trợ của Giám đốc dự án hoặc chuyên gia / tư vấn môi trường và xã hội).

Vấn đề Nhận xét

213

Page 214: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

A6c. Báo cáo E&S của Dự án

4. Biểu mẫu dưới đây nên được sử dụng cho báo cáo 6 tháng và / hoặc hàng năm cho Dự án. Đính kèm thông tin bổ sung nếu cần thiết khi biểu mẫu bên dưới không cung cấp đủ dung lượng.

Báo cáo tiến độ trong khoảng thời gian: ___________________

Chủ dự án / Chủ hoạt động: ____________________________________

Định dạng Báo cáo Tiến bộ Môi trường và Xã hội

STT

Đầu tư dự án (tiểu dự

án hoặc hoạt động)

Các vấn đề xã hội và môi

trường chính

Các biện pháp giảm thiểu được thực hiện

Thực hiện và giám sát

ESMP và các hoạt động E&S khác

Các chương

trình đào tạo &

nâng cao năng lực đã thực

hiện

Bài học kinh

nghiệmNhận xét

214

Page 215: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

Phụ lục 7. Danh sách và ảnh tham vấn các bên liên quan

A. Tham vấn ESMP được thực hiện tại 12 tỉnh dự án từ ngày 18 tháng 5 đến ngày 13 tháng 6 năm 2020.

B. Danh sách người tham gia

1. TỈNH HẢI PHÒNG (19/05/2020)

STT Tên Sự tham gia của các bên

1 Dinh Van Ba Phó Chủ tịch xã Lập Lễ

2 Nguyen Duc Truong Giám đốc tập thể nông nghiệp xã Lập Lễ

3 Le Hong Vien Cán bộ địa chính UBND xã Lập Lễ

4 Nguyen Huu Quang Trưởng phòng Kỹ thuật Sở NN & PTNT

5 Do Thi Lan Dung Phó Trưởng phòng Tài chính Sở NN & PTNT

6 Phan Van Vinh Trưởng phòng Kiểm ngư Sở NN & PTNT

7 Pham Van Khai Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Thủy Nguyên

8 Nguyen Thi Kim Chung Đại diện Sở Du lich- Thê thao và Văn hóa

9 An Thach Nam Phó Trưởng phòng An toàn xã hội Sở LĐTBXH

10 Doan Thi Thu Huong Đại diện phòng quản lý đất đai Sở TN&MT

11 Do Thi Huong Cục phó Cục Bảo vệ Môi trường

12 Vu Ban Cong Phó Giám đốc Sở TN&MT

13 Bui Quang Hoang Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PPMU)

14 Nguyen Ba Hai Phó Giám đốc PPMU

15 Nguyen Trung Thanh Phó trưởng phòng kỹ thuật của PPMU

16 Tran Thi Ha Trưởng phòng Kế hoạch của PPMU

2. TỈNH THANH HÓA (20/05/ 2020)

STT Họ tên Sự tham gia của các bên

215

Page 216: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

1 Le Minh Van Phó trưởng ban quản lý dự án của PPMU

2 Vu Dinh Ton Phó trưởng phòng quản lý xây dựng Sở NN & PTNT

3 Nguyen Quang Trung Cán bộ phòng kế hoạch Sở NN & PTNT

4 Le Ba Duy Cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Hoằng Hóa

5 Le Duc Tho Chủ tịch UBND xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa

6 Duong Van Hung Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc

7 Bui Van Thai Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc

8 Le Trong Thao Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Yên, huyện Hoằng Yên

9 Nguyen Huu Dung Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Hoằng Hóa

10 Nguyen Ngoc Trai Chủ tịch huyện Hậu Lộc

11 Cao Van Quang Chủ tịch UBND xã Hoằng Nông huyện Hoằng Hóa.

12 Nguyen Thanh Nhan Phó Sở NN & PTNT

13 Vu Thi Anh Nguyet Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Quảng Xương

14 Le Dinh Thach Chủ tịch UBND xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương

15 Nguyen Van Dung Phó Chủ tịch UBND xã Nga Tân

16 Nguyen Van Hung Phó Chủ tịch UBND xã Nga Thủy

17 Vu Huy Quang Phó Chủ tịch UBND xã Nga Tiến

18 Thinh Van Huyen Phó Chủ tịch UBND xã Nga Sơn

19 Le Van Hiep Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường

20 Le Van Toan Phó Chủ tịch UBND xã Hải Châu

21 Le Xuan Hung Cán bộ địa chính UBND xã Hải Châu

22 Le Thi Tuyet Cán bộ Phòng Nông nghiệp quận Hải Châu

23 Tong Van Doan Đại diện Sở TN&MT

24 Le Thi Thu Lan Đại diện Sở LĐTBXH

25 Le Thi Hoan Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Nga Sơn

26 Le Xuan Thang Deputy Department of Fishery of Sở NN&PTNT

27 Truong Thi Ve Cán bộ khuyến nông Sở NN & PTNT

28 Le Van Sang Cán bộ khuyến nông Sở NN & PTNT

29 Vu Van Ha Phó Giám đốc Phòng Khuyến nông Sở NN & PTNT

30 Le Van Thang Ban QLDA cảng cá Hậu Lộc

31 Truong Hung The Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Phụ.

216

Page 217: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

3. TỈNH NGHỆ AN (21/05/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Bui Xuan Truc Phó trưởng phòng nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu

2 Nguyen Dang Tai Phó trưởng phòng Kinh tế thị xã Hoàng Mai

3 Le Thi Huong Giang Phó Hội trưởng Hội LHPNVN

4 Nguyen Dinh Sac Đại diện Sở TNMT

5 Tran Khac An Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh

6 Vo Anh Tuan Phó trưởng phòng quản lý xây dựng Sở NN & PTNT

7 Tran Nam Trung Đại diện UBND huyện Diễn Châu

8 Nguyen Hoang Quang Đại diện DOCST

9 Bui Duc Diep Cán bộ Phòng Kế hoạch của Ban QLDA Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PPMU)

10 Nguyen Thi Thu Hien Cán bộ E & S của PPMU

4. TỈNH QUẢNG TRỊ (23/05/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

217

Page 218: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

1 Nguyen Van Huan Phó Giám đốc Sở NN & PTNT

2 Nguyen Thanh Binh Giám đốc Ban QLDA Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PPMU)

3 TRan Thai Chung Phó trưởng phòng Kế hoạch và Kỹ thuật của PPMU

4 Nguyen Huong Canh Cán bộ Phòng Kế hoạch và Kỹ thuật của PPMU

5 Nguyen Dinh Nhân viên Ban QLDA

6 Hoang Cong Hoa Cán bộ của PPMU

7 Nguyen Ngoc Tuan Trưởng phòng Quản lý xây dựng Văn phòng Sở NN & PTNT

8 Ho Sy Hien Cán bộ phòng Kế hoạch Sở NN & PTNT

9 Le Van Son Giám đốc Cảng cá Sở NN & PTNT

10 Vo Dinh Long Phó Cục trưởng Cục DOCST

11 Nguyen Vinh Nam Đại diện Sở LĐTBXH

12 Tran Anh Ngoc Hien Phó Giám đốc KBTB Cồn Cỏ

13 Truong Huu Thu Nhân viên KBTB Cồn Cỏ

14 Nguyen Thi Thuc Nu Đại diện Hội LHPNVN

15 Tran Van Nhuan Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Triệu Phong.

5. TỈNH BÌNH ĐỊNH (02/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Vu Thi Tham Chi cục BVMT tỉnh

218

Page 219: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

2 Ngo Thach Thoai Phòng quản lý đất đai Sở TNMT

3 Tran Van Vinh Cục Thủy sản Sở NN & PTNT

4 Ho Nguyen Sy Phó Giám đốc PPMU

5 Nguyen Van Truong Cán bộ kỹ thuật của PPMU

6 Nguyen Nhat Tien Cán bộ môi trường của PPMU

7 Pham Hong Lac Thu Cán bộ tái định cư của PPMU

8 Tran Le Vy Cán bộ quản lý của PPMU

6. TỈNH KHÁNH HÒA (03/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Kieu Trang Nhân viên E & S của PPMU

2 Nguyen Quoc Quyen Cán bộ kỹ thuật của PPMU

3 Truong Duy Doan Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất

4 Do Trung Hiep Phòng Kỹ thuật Thủy sản Sở NN & PTNT

5 Le The Hai Phòng Kế hoạch Thủy sản Sở NN & PTNT

6 Tran Nhu Cuong Phó Giám đốc Sở NN & PTNT

219

Page 220: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

7. TỈNH NINH THUẬN (04/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Van Binh Vụ kế hoạch của PPMU

2 Nguyen Van Dung Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Ninh Thuận

3 Cao Van Phong Nhân viên E & S của PPMU

4 Du Ngoc Tuan Cục Thủy sản Sở NN & PTNT

5 Le Dang Bao Son Cán bộ kỹ thuật của PPMU

6 Pham Le Thanh Phó Giám đốc PPMU

8. TỈNH BÌNH THUẬN (05/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Thi Ai Phuong Đại diện Hội LHPNVN tỉnh

220

Page 221: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

2 Ta Quoc Huy Đại diện Sở LĐTBXH

3 Huynh Thuan Phong Đại diện Trung tâm Phát triển quỹ đất

4 Tran Thi Thu Huong Phòng Quản lý Đầu tư của UBND tỉnh

5 Le Chi Hung Phòng kỹ thuật Sở NN & PTNT

6 Doan Anh Quyen Cán bộ kỹ thuật của PPMU

7 Dang Thi Thuy Hong Điều phối viên của PPMU

8 Nguyen Ngoc Dong Phó Giám đốc PPMU

9. TỈNH SÓC TRĂNG (09/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Thi Thuy Nhi Phó Giám đốc Sở TNMT

2 Le Thi My Dung Sở LĐTBXH

3 Nguyen Quoc Huong Hội LHPNVN tỉnh

4 Thach Minh Phuoc Phòng nông nghiệp huyện

5 Tang Thanh Chi Sở thủy sản

6 Chung Binh Phuoc Phòng kỹ thuật Sở NN & PTNT

7 Thach Thi Ke Rin Ban dân tộc tỉnh

8 Nguyen Hoai Thanh Trung tâm phát triển quỹ đất

9 Do Van Thua Phòng kỹ thuật Sở NN & PTNT

10 Hoang Trung Nha Phó Giám đốc Sở NN & PTNT

11 Le Tan Hoa Sở thủy sản

12 Thieu Quang Duc Giám đốc Ban QLDA dự án CRSD

13 Nguyen Huu Nghia Vụ PPMU

221

Page 222: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

14 Luu Hoa Nhan Sở LĐTBXH

10. TỈNH BẠC LIÊU (10/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Thanh Hoang Sở Xây dựng Sở NN & PTNT

2 Nguyen Hoang Xuan Cục Thủy sản Sở NN & PTNT

3 Le Dang Luc Phòng kỹ thuật Sở NN & PTNT

4 Tran Dang Trung Phó Giám đốc PPMU

5 Cao Hong Niem Cán bộ kỹ thuật của PPMU

6 Dao Minh Thuy Duong Vụ kế hoạch của PPMU

7 Huynh Anh Tuan Nhân viên E & S của PPMU

222

Page 223: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

11. TỈNH CÀ MAU (11/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Nguyen Van Son Phó giám đốc PPMU

2 Quach Nhat Binh Trưởng phòng PPMU

3 Truong Quoc Trung Nhân viên E & S của PPMU

4 Do Chi Sy Cục Thủy sản Sở NN & PTNT

5 Phung Son Kiet Chi cục BVMT tỉnh

6 Lam Chi Hung Phó Giám đốc Khu kinh tế tỉnh

7 Do Chi Sy Sở thủy sản

12. TỈNH KIÊN GIANG (12/06/2020)

STT Họ và tên Sự tham gia của các bên

1 Phan Dinh Mai Trưởng phòng Kỹ thuật của PPMU

2 Do Huu Trung Nhân viên E & S của PPMU

3 Hua Minh Sai Cán bộ kỹ thuật của PPMU

4 Pham Dac Minh Dung Cán bộ sinh kế của PPMU

223

Page 224: TÓM TẮT BÁO CÁO Khung... · Web viewNhìn chung, các khoản đầu tư dự kiến của tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi bền vững từ

224