26
HC VIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHƢỢNG MINH NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ONG MẬT(HYMENOPTERA: APIDAE) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DNG MT SLOÀI LÀM CHỈ THĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRÊN CÁC HỆ SINH THÁI BỊ TÁC ĐỘNG MI N BC VIT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Chuyên ngành: Côn trùng học Mã số: 62 42 01 06 HÀ NỘI 2017 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIT NAM

TM T ẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌ - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26020.pdf · 2 chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN PHƢỢNG MINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ONG MẬT(HYMENOPTERA:

APIDAE) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI LÀM CHỈ THỊ ĐÁNH

GIÁ SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRÊN CÁC HỆ SINH THÁI BỊ TÁC ĐỘNG

Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Chuyên ngành: Côn trùng học

Mã số: 62 42 01 06

HÀ NỘI – 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ -

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Trương xuân Lam

Người hướng dẫn khoa học 2: TS Nguyễn Thị Phương Liên

Phản biện 1: …

Phản biện 2: …

Phản biện 3: ….

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp

Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa

học và Công nghệ Việt Nam vào hồi … giờ ..’, ngày … tháng … năm

201….

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Họ ong mật (Apidae) là họ lớn nhất và có sự đa dạng nhất về thành phần loài trong

tổng họ ong mật Apoidea với hơn 5700 đã được mô tả, trong đó một số loài được sử

dụng để nuôi lấy mật. Hàng năm Việt Nam sản xuất gần 20.000 tấn mật ong, xuất

khẩu khoảng 80-85% tổng sản lượng mật của cả nước.

Nhiều loài ong mật (họ Apidae) là các loài thụ phấn quan trọng đối với những cây

lương thực, cây công nghiệp chính trên thế giới. Tuy nhiên, quần thể các loài ong

bản địa cũng có thể bị thu hẹp. Các nguyên nhân có thể là do tình trạng thiếu dinh

dưỡng và ảnh hưởng của thuốc trừ sâu. Hơn nữa, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn

dư trong các sản phẩm nông nghiệp không những ảnh hưởng đến con người và vật

nuôi mà cũng ảnh hưởng đến nhiều loài ong mật.

Các nghiên cứu cho thấy thành phần các kim loại nặng và á kim bị tích tụ lại

trong cơ thể các loài ong mật (do việc tiêu thụ thức ăn từ môi trường bị ô nhiễm) có

thể được phân tích để đánh giá sự ô nhiễm của môi trường trên các sinh cảnh mà

chúng lấy phấn và mật hoa của cây trồng.

Với các lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần các loài ong

mật (Hymenoptera: Apidae) và khả năng sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự

ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở miền Bắc Việt Nam”.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.Ý nghĩa khoa học

Đề tài đã cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài, loài ghi nhận mới, loài phổ

biến, loài có giá trị kinh tế ở khu vực nghiên cứu.

Hơn nữa, kết quả đề tài cũng đã cung cấp các dẫn liệu về hàm lượng kim loại

nặng và á kim có trong thành phần của cơ thể, mật, ruột, sáp của loài ong mật (Apis

cerana indica Fabricius), từ đó chỉ ra rằng loài ong này có khả năng sử dụng làm chỉ

thị sinh học để đánh giá sự ô nhiễm môi trường.

Đề tài cũng sẽ tạo ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất các phương hướng, các giải

pháp cụ thể cho việc sử dụng, khai thác bền vững và bảo tồn các loài ong mật bản

địa ở vùng núi thuộc vùng nghiên cứu, phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế-xã

hội của người dân trong vùng.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Cung cấp những thông tin mới và cập nhật về thành phần, sự đa dạng và phân bố

của các loài ong mật họ Apidae ở các sinh cảnh trong các hệ sinh thái bị tác động ở

miền Bắc Việt Nam góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu về địa lý sinh vật của

các loài ong mật ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.

Trên cơ sở các đẫn liệu của đề tài, cho phép lựa chọn loài ong mật (Apis cerena

Fabricius) làm chỉ thị sinh học đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường ở

khu vực nghiên cứu.

3. Mục đích và nội dung của đề tài

3.1. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật họ Apidae, phân

tích mối liên quan sinh thái và xác định khả năng sử dụng một số loài ong mật làm

2

chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động (hệ sinh thái

đồng ruộng, hệ sinh thái vườn cây lâu năm, hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái

rừng kín thường xanh) ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam góp phần bảo tồn các

loài ong mật và tạo ra sản phẩm mật ong có chất lượng cao phát triển kinh tế của

người dân trong vùng.

3.2. Nội dung nghiên cứu

1) Điều tra thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật Apidae ở một số

tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam

2) Mô tả đặc điểm hình thái của các loài ong mật ghi nhận mới cho khu hệ ong

mật Việt Nam.

3) Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài ong mật để đánh giá sự ô nhiễm

môi trường ở các điểm nghiên cứu.

4) Xác định mối quan hệ sinh thái của một số loài ong mật Apidae ở các sinh

cảnh trên trên các hệ sinh thái bị tác động và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát

triển và sử dụng bền vững các loài ong mật này.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Các loài ong mật thuộc họ ong mật Apidae, bộ Hymenoptera. Chú trọng nghiên

cứu phân loài ong nội (Apis cerena indica Fabricius)

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài, đa dạng loài và sự phân bố của các loài ong mật họ

Apidae ở một số tỉnh thuộc miền Bắc. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài ong mật

ghi nhận mới. Nghiên cứu khả năng sử dụng loài ong mật làm chỉ thị sinh học để

đánh giá sự ô nhiễm môi trường và xác định mối quan hệ sinh thái của một số loài

ong mật Apidae với một số sinh cảnh nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững

các loài ong mật này.

5. Những đóng góp mới của đề tài

+ Lần đầu tiên hệ thống khá đầy đủ danh sách về thành phần loài và sự phân bố

của các loài ong mật thuộc họ ong mật Apidae (bộ Hymenoptera) thuộc miền Bắc

Việt Nam.

+ Ghi nhận mới 10 loài cho khu hệ ong mật của Việt Nam và 17 loài cho khu

hệ ong mật ở Miền Bắc.

+ Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về hàm lượng của 10 kim loại nặng và á

kim trong cơ thể, ruột ong, sáp ong và mật ong của loài ong nội (Apis cerena indica

Fabr.) và đề xuất lựa chọn loài này làm chỉ thị sinh học đánh giá sự ô nhiễm kim loại

nặng trong môi trường ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.

6. Cấu trúc của luận án

Luận án gồm 146 trang đánh máy khổ A4 với phần mở đầu 8 trang; Chương 1.

Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu 31 trang; Chương 2. Địa điểm, thời gian và

phương pháp nghiên cứu 13 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 78

trang; Kết luận và kiến nghị 2 trang. Luận án tham khảo 112 tài liệu với 27 tài liệu

tiếng Việt, 83 tài liệu tiếng Anh và 1 tài liệu Internet. Ngoài ra luận án có Danh mục

các bài báo đã công bố có liên quan đến luận án và phần Phụ lục đi kèm.

3

Chƣơng I

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Ở Việt Nam, ong mật có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Các sản phẩm

có giá trị từ ong mật gồm: mật ong, sáp ong, phấn hoa,.... Ngoài ra, chúng còn có vai

trò trong việc thụ phấn cho nhiều loài cây trồng, giúp phát tán phấn hoa thực vật,

tham gia làm chỉ thị sinh học. Những nghiên cứu về thành phần loài ong mật ở Việt

Nam không nhiều và mới được thực hiện từ năm 2008 trở lại đây (Lê Xuân Huê,

2008, 2010; Khuat et al., 2012).

Thức ăn của các loài ong mật họ Apidae là phấn hoa. Thành phần các chất trong

thức ăn được tích tụ lại trong các bộ phận khác nhau của các loài ong như chì được tích

lại trong chất thải (phân) ở các loài ong mật họ Apidae (Goloskov & Pimenov, 1972),

đồng, sắt và kẽm cũng được tìm thấy trong chất thải nhưng với nồng độ thấp, trong khi

sắt được tìm thấy với nồng độ cao trong các tế bào đặc biệt ở phần bụng, đồng và kẽm

được tích lại trong các cơ ở ngực của một số loài ong mật (Hsu Yuan and Chia Welli,

1993). Chính vì vậy, việc sử dụng các loài ong mật làm chỉ thị cho môi trường đã được

nhiều nhà khoa học trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, cho đến nay các vấn đề này ở

Việt Nam vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Các nghiên cứu ở trên thế giới

1.2.1.1. Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật họ Apidae

Các nghiên cứu về thành phần loài của họ ong mật Apidae trên thế giới được tiến

hành từ khá sớm. Ngay từ năm 1897, Bigham đã ghi nhận có 278 loài ong mật thuộc

29 giống ở Ấn Độ. Lieftinck (1944) ghi nhận được 9 loài thuộc giống Anthophora ở

Malaysia, trong đó phát hiện 7 loài mới cho khoa học và cung cấp khóa định loại của

giống này cũng. Nghiên cứu về giống Thyreus ở Mỹ đã đưa ra khóa định loại đến

từng phân giống dựa gồm phân giống Xeromelecta, Melecta, Melectomimus,

Meleciomorpha và ghi nhận 1 phân giống mới là Nesomelecta (Michener, 1948)

Khóa định loại đến loài, các hình ảnh minh họa cho các đặc điểm phân loại giống

Amegilla cũng đã được cung cấp (Lieftinck, 1956). Các nghiên cứu về giống

Protomelissa được công bố bởi tác giả Bigham (1897), Cockerell (1911), Cockerell

(1929), Cockerell (1926), Lieftinck (1944), Lieftinck (1944).

Các nghiên cứu của Shiokawa và Hirashima (1982) đã ghi nhận 3 loài của phân

giống Ceratinidia thuộc giống Ceratina ở khu vực Đông Á và mô tả chi tiết 2 loài

mới Ceratina takasagona và Ceratina maai.

Năm 2010, loài mới Xylocopa atamisquensis được phát hiện ở Argentina. (Lucia

and Abrahamovich, 2010). Warrit et al. (2012) đã ghi nhận 9 loài thuộc phân giống

Ceratinidia ở Thái Lan, trong đó phát hiện một loài mới Ceratina chiangmaiensis và

khóa định loại cho từng giống cũng được cung cấp.

Theo danh sách các loài ong mật được 2 nhà khoa học Ascher và Pickring thống

kê, giống Ceratina hiện đang có 366 loài phân bố khắp thế giới, bao gồm 247 loài

của 12 phân giống thuộc giống Amegilla phân bố trên toàn thế giới (dẫn theo Ascher

and Pickering, 2016).

4

1.2.1.2. Nghiên cứu về khả năng sử dụng các loài ong mật làm chỉ thị sinh học cho môi trường

Các nghiên cứu của Conti và Botre (2001) về việc sử dụng các sản phẩm của loài ong mật Apis mellifera (mật ong, phấn hoa và sáp) tại thành phố Roma của Italy được tiến hành thông qua việc xác định hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Cr và Pd để đánh giá sự ô nhiễm môi trường tại thành phố này. Một nghiên cứu sử dụng cơ thể ong mật Apis mellifera để theo dõi sự ô nhiễm của môi trường ở Italy và xác định 250 cá thể ong mật chết mỗi tuần ở một điểm nghiên cứu do sử dụng phấn hoa và mật hoa từ những loài thực vật nhiễm thuốc trừ sâu. (Porrini et al., 2003).

Ngoài ra còn có các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này của Ghini et al. (2004) , Madras (2005), Chauzat et al. (2006), Chauzat and Faucon (2007), Popescu et al. (2010), Zhelyazkova (2012), Ruschioni et al., (2013), Naccari et al., (2014) và Moniruzzaman et al., (2014).

1.2.1.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái và việc bảo tồn các loài ong mật họ Apidae

Các nghiên cứu về lĩnh vực này gồm có các công trình của Vivian and Butz

(1997), Parker et al., 2010) , Becher et al., (2010), Radloff, 2011), Radloff, (2011),

Shaara ( 2014), Loren et al. (2016) và Juliano Nogueira (2014).

Ong thợ chiếm tỷ lệ lớn trong đàn ong nên là đối tượng chính trong việc phân

tích và nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái, sinh học của các giống ong (Ruttner,1988).

Sức đẻ trứng của ong chúa là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá khả năng phát triển

của đàn ong cũng như chất lượng giống ong (dẫn theo Shaara, 2014).

1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.2.1. Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật họ

Apidae

+ Nghiên cứu về thành phần loài

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về thành phần loài và phân bố của các loài ong mật

họ Apidae chưa thực sự được quan tâm nhiều. Cho đến nay chỉ có ba nghiên cứu về

khu hệ các loài ong mật họ Apidae ở Việt Nam. Lê Xuân Huệ (2008) đã thống kế có

41 loài thuộc 11 giống của họ này đã được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có 25 loài

thuộc 8 giống ghi nhận ở miền Bắc. Năm 2010, một loài ong thuộc giống Bombus đã

được mô tả mới cho khoa học dựa trên mẫu vật của Việt Nam (Lê Xuân Huệ, 2010).

Gần đây nhất, 35 loài thuộc 9 giống được ghi nhận cho khu hệ các loài ong thuộc

họ Apidae ở miền Bắc và miền Trung (Khuat Dang Long et al., 2012), trong đó

thống kê 32 loài thuộc 9 giống có mặt ở miền Bắc.

+ Nghiên cứu các loài ong nuôi lấy mật và và sự phân bố

Ở Việt Nam trong nhiều năm qua, các nghiên cứu về ong mật chỉ tập chung vào

nghiên cứu các loài ong nuôi lấy mật .

Theo Phùng Hữu Chính và Phạm Thị Huyền (2004) đã phân chia các loài ong nuôi

như: ong ruồi có 2 loài (ong ruồi đỏ Apis florea, ong ruồi đen Apis andreniformis), ong

khoái Apis dorsata, ong đá Apis laboriosa, ong nội Apis cerana, ong ngoại Apis

mellifera Việt Nam có 4 loài ong mật chính bao gồm: Ong châu Âu (ong ngoại) Apis

mellifera, Ong Nội địa (ong châu Á): Apis cerana, Ong Khoái (ong gác kèo) Apis

dorsata và Ong Hoa (ong ruồi): Apis florea.

5

Theo Nguyễn Văn Niệm (2014) Ở Việt Nam, ong nội Apis cerana gồm có 2 phân

loài là A. cerana indica Fabricius, 1798 và A. cerana cerana Fabricius, 1793. Các

nghiên cứu của Phạm Hồng Thái (2008) cho thấy: chưa phát hiện thấy ong nội ở đảo

Lý Sơn ( Quảng Ngãi), đảo Phú Quý (Bình Thuận), bán đảo Cà Mau (Cà Mau).

1.2.2.2. Nghiên cứu về khả năng sử dụng các loài ong mật làm chỉ thị sinh học

cho môi trường

Ở Việt Nam, khả năng sử dụng ong mật làm chỉ thị sinh học để đánh giá sự ô

nhiễm môi trường chưa được quan tâm và ít được nghiên cứu. Cho đến nay chưa có

bất cứ một kết quả nào nghiên cứu về các hàm lượng của kim loại nặng và á kim

trong cơ thể, ruột ong, sáp ong và mật ong. Các nghiên cứu bước đầu mới chỉ dừng

lại ở việc nghiên cứu xác định các hóa chất thuốc bảo vệ thực vật nhóm Clo có

trong mật ong trên hoa nhãn ở Hưng Yên của Phùng Hữu Chính và Đinh Quyết

Tâm (2004, 2007) và xác định giới hạn ô nhiễm của một số kim loại và á kim

có trong mật ong gồm Cd, Pb, Hg và As trong đó cadmi (Cd) (Cục An toàn vệ

sinh thực phẩm, 2011)

1.2.2.3. Các nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái và việc bảo tồn các loài ong

mật họ Apidae

Các nghiên cứu về mối quan hệ sinh thái và việc bảo tồn các loài ong mật họ

Apidae ở Việt Nam chỉ tập trung ở các loài ong nuôi lấy mật như loài Ong nội Apis

cerana, Ong ngoại Apis mellifera, ong ruồi đỏ Apis florea, ong khoái Apis dorsata

(Hà Thị Huệ và cs., 2010). Ong mật có đặc tính sống thành xã hội, đàn ong là một

đơn vị sinh học hoàn chỉnh có 3 loại quan hệ mật thiết với nhau gồm: Ong chúa, ong

đực, ong thợ (Crane E., 1990; Lê Quang Trung và Nguyễn Tường Vân, 2012). Theo

Nguyễn Duy Hoan, 2002 và Nguyễn Duy Hoan và cs. (2008) đã cung cấp dẫn liệu

về các dạng sinh thái dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh khác nhau và các đặc

điểm thích nghi với điều kiện sống khác nhau của các phân loài của ong nội

A.cerana và ong ngoại A.mellifera.

Các nghiên cứu về cấu trúc của đàn ong, đặc điểm sinh học, kỹ thuật bắt ong

rừng về nuôi, kỹ thuật tạo chúa, chia đàn của các loài ong nội Apis cerana, ong

ngoại Apis mellifera, ong ruồi đỏ Apis florea, ong khoái Apis dorsata cũng đã được

thực hiện (Phùng Hữu Chính và Phạm Thị Huyền, 2004).

1.2.2.4. Một số nhận xét về nghiên cứu các loài ong mật họ Apidae

Cho đến nay ở Việt Nam, đã thống kế có 41 loài ong mật thuộc họ Apidae, thuộc

11 giống, trong đó có 35 loài thuộc 9 giống được ghi nhận ở miền Bắc và miền

Trung.

Các nghiên cứu khác chỉ tập trung vào các loài ong nuôi lấy mật như: loài ong

nội Apis cerana, ong ngoại Apis mellifera, ong ruồi đỏ Apis florea, ong khoái Apis

dorsata cũng đã được thực hiện. Khả năng sử dụng ong mật làm chỉ thị sinh học để

đánh giá sự ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm và ít được nghiên cứu. Các

nghiên cứu bước đầu mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu xác định các hóa chất thuốc

bảo vệ thực vật nhóm Clo có trong mật ong trên hoa nhãn ở Hưng Yên.

6

Chƣơng 2

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Điều tra thu mẫu ở trên một số hệ sinh thái bị tác động ở một số tỉnh thuộc miền

Bắc Việt Nam như: Hà Nội (Bãi giữa Sông Hồng, Long Biên, Trúc Khê, Láng Hạ,

VQG Ba Vì, Hoài Đức), Phú Thọ (Đồng Thịnh, Yên Lập), Bắc Ninh (Từ Sơn, Tiên

Du, Quế Võ); Hòa Bình (Yên Thủy, Mai Châu, Đà Bắc), Yên Bái (Yên Bình, Tân

Phượng và Việt Hồng), Sơn La (Mộc Châu, Mường Lựm, Yên Châu, Cò Ma, Thuận

Châu), Lai Châu (Mường Tè, Sìn Hồ), Điện Biên (Tủa Chùa, Quảng Lâm), Lào Cai

(Gần Thác Bạc, VQG Hoàng Liên Sơn, Sa Pa, Lào Cai), Vĩnh Phúc (VQG Tam

Đảo), Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn), Cao Bằng (Phia Oắc, Nguyên Bình), Tuyên

Quang (Núi Dùm, Na Hang), Bắc Kạn (Lãng Ngâm, Ngân Sơn, Kim Hỷ, Na Rì),

Thái Nguyên (Phú Lương), Lạng Sơn (Mẫu Sơn, Hữu Lũng), Bắc Giang (Khe Rỗ,

Sơn Động), Quảng Ninh (Đông Triều, Ba Che, Tiến Yên)

Các nghiên cứu thực nghiệm, xử lý số liệu được thực hiện tại Phòng sinh thái

côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và phòng phân tích hóa thuộc Viện

Hóa học-Môi trường Quân sự

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017.

2.2. Vật liệu nghiên cứu

Những dụng cụ điều tra và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm bao gồm:

Vợt bắt côn trùng, ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, các khay to đựng mẫu,

đĩa petri và lọ tam giác nút mài, lọ nhựa đựng mẫu, đệm bông đựng mẫu, các

loại lọ độc giết côn trùng bằng độc tố Ethyl acetate, Naphthalene..., các lọ bảo

quản mẫu, Panh, kéo, bút lông, kim mổ, các lồng lưới có kích thước, kính hiển

vi soi nổi Olympus SZX7, kính lúp 2 mắt, nhiệt độ và ẩm kế tự động, tủ định

ôn Sanyo và tủ Wise Cuber, tủ sấy, đèn bàn và tủ lạnh bảo quản mẫu, vải màn,

giấy bản, bông thấm nước và bông không thấm nước, sổ sách ghi chép số liệu

thí nghiệm và số liệu điều tra.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp điều tra thành phần loài, sự phân bố và mô tả đặc điểm

hình thái của các loài ong mật ghi nhận mới

2.3.1.1.Điều tra và thu mẫu ngoài thực địa

Phương pháp được sử dụng là những phương pháp điều tra côn trùng thông

thường như: Phương pháp điều tra phát hiện côn trùng. Quy trình và kỹ thuật sưu

tầm, xử lý và bảo quản côn trùng. Phương pháp điều tra cơ bản côn trùng và phương

pháp của Grootaert et al.(2010) bao gồm: Điều tra theo tuyến, Điều tra theo sinh

cảnh, Các cách thu bắt mẫu.

2.3.1.2. Bảo quản, lên tiêu bản và phân loại

+ Bảo quản và lên tiêu bản mẫu: bảo quản bằng đệm bông, cồn 70% để giữ

mẫu và 90% cho các nghiên cứu về AND sau này.

+ Phân loại bằng hình thái học: dựa trên các tài liệu Michener (2005, 2007),

He (2004).

7

+ Phân loại bằng sinh học phân tử: Mẫu DNA sau khi khuếch đại và tinh sạch

được gửi đi đọc tại hãng 1st BASE (Malaysia). Trình tự sau khi đọc được phân tích

và xử lý bằng phần mềm Bioedit.

2.3.1.3. Mô tả đặc điểm hình thái của các loài ong mật ghi nhận mới

Trên cơ sở dựa trên các đặc điểm về hình thái của các phần đầu, phần ngực,

scutellum, bụng, cánh.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài ong mật làm chỉ

thị sinh học

Việc lựa chọn loài chỉ thị theo phương pháp của Chauzat et al. (2006) và Ghini

et al. (2004)

2.3.2.1. Phương pháp điều tra cộng đồng và đánh giá tiềm năng sử dụng

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương để thu thập

thông tin

2.3.2.2. Khảo sát hàm lượng kim loại nặng trên cơ thể và các sản phẩm của

ong mật

Theo phương pháp khối phổ plasma cảm ứng ICP-MS (Inductively Coupled

Plasma Emission Mass Spectrometry) (EPA, 2007), phương pháp phân tích quang

phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp phân tích ICP-MS (TCVN 7602:2007, TCVN

7603:2007, TCVN 7604:2007; phương pháp phân tích sắc ký lỏng hiệu năng cao

(HPLC), phương pháp phân sắc ký khí khối phổ GCMS

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu mối quan hệ sinh thái của các loài ong mật

với các sinh cảnh

Nhóm sinh cảnh (SC) để nghiên cứu mối liên quan sinh thái gồm:

(1) SC rừng thường xanh gắn với Hệ sinh thái rừng tự nhiên

(2) SC rừng trồng gắn với Hệ sinh thái rừng trồng

(3) SC vườn cây lâu năm gắn với Hệ sinh thái vườn cây lâu năm

(4) SC cây hàng năm (lúa, ngô, đậu, lạc, mía, đay, rau ...) gắn với

Hệ sinh thái đồng ruộng

Sử dụng các phương pháp thu bắt và tính toán như ở mục 2.3.1

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu và công thức tính toán

Các số liệu được xử lý, phân tích và tính toán trên máy tính theo các phương pháp

toán học được ứng dụng trong sinh học với mức xác xuất (P<0.05 với một số

chương trình thống kê sinh học SPSS 9.0 và RESTART 4.0 trong Windows 2000.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần loài và phân bố của các loài thuộc họ ong mật Apidae ở

một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam

3.1.1. Thành phần các loài ong mật họ Apidae tại điểm nghiên cứu

Trên các sinh cảnh được điều tra ở 18 tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam, đã ghi

nhận được 60 loài ong mật thuộc 2 phân họ (phân họ ong mật Apinae và phân họ

ong xẻ Xylocopinae) của 7 giống thuộc họ ong mật Apidae.

8

10 loài được ghi nhận mới cho khu hệ ong mật của Việt Nam gồm: loài

Thyreus abdominalis rotratus, Thyreus ceylonicus lilanius, Thyreus decorus,

Thyreus centrimacula, Thyreus regalis, Elaphropoda khasiana, Ceratina

lieftinck, Ceratina collusor, Ceratina humilor, Ceratina sutepensis và bổ sung

mới cho khu hệ ong mật miền Bắc 17 loài (ngoài 10 loài còn ghi nhận thêm

được 7 loài ong mật gồm: loài Amegilla himalajensis, Ceratina smaragdula,

Ceratina simillima, Ceratina unimaculata, Xylocopa aestuans, Xylocopa

dejeanii, Xylocopa ruficornis). Riêng loài ong mật Thyreus regalis ghi nhận tại

huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và đây là thông tin quan trọng bổ sung dữ liệu về sự

phân bố của loài Thyreus regalis trên bản đồ phân bố trên thế giới.

Cấu trúc thành phần loài ong mật theo các giống bao gồm: giống Ceratina có

nhiều loài nhất 17 loài, tiếp theo là giống Xylocopa có 11 loài, giống Thyreus có 9

loài giống Bombus có 7 loài, giống Amegilla có 6 loài và giống Apis và Elaphropoda

có 5 loài. Tuy nhiên, tỷ lệ (%) bắt gặp cao nhất tập trung ở giống Apis (chiếm

35,12%) và tỷ lệ bắt gặp thấp nhất thuộc giống Elaphropoda (chiếm 0,04%) (Hình

3.1).

Hình 3.1. Cấu trúc thành phần loài ong mật họ Apidae ở miền Bắc, Việt Nam

Hình 3.2. Tỷ lệ bắt gặp các loài ong mật họ Apidae ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

9

Điều tra sự phân bố và tỷ lệ bắt gặp của các loài ong mật ở 20 tỉnh miền Bắc cho

thấy: Loài Apis cerana phân bố rộng nhất và bắt gặp ở 16/20 tỉnh nghiên cứu, tiếp

theo là loài ong ngoại Apis mellifera, ong khoái Apis dorsata và ong bầu đen

Bombus sp. phân bố ở 8/20 tỉnh nghiên cứu, ong hoa Apis florea phân bố ở 7/20 tỉnh

nghiên cứu. Các loài còn lại phân bố ở 1-3 tỉnh nghiên cứu. (Hình 3.2)

3.1.2. Đặc điểm hình thái của các loài ghi nhận mới ở Việt Nam

3.1.2.1. Đặc điểm hình thái của loài Ceratina collusor Cockerell, 1919

Cá thể cái

Hình 3.3. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina collusor

A. Mặt trước phần đầu E. Đốt ngực trước

B. Đốt háng chân trước F. Vảy nhỏ

C. Khoảng giữa mắt đơn và mắt kép G. Mặt lưng phần bụng

D. Mặt lưng phần ngực H. Toàn bộ cơ thể

3.1.2.2. Đặc điểm hình thái của loài Ceratina humilor Cockerell, 1916

Cá thể cái

Hình 3.4. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina humilor

A. Mặt nghiêng phần đầu E. Vảy nhỏ

B. Môi trên F. Mặt lưng phần bụng

C. Đốt ngực trước G. Toàn bộ cơ thể

D. Mặt trên phần đầu và phần ngực

3.1.2.3. Đặc điểm hình thái của loài Ceratina sutepensis Cockerell, 1929

10

Cá thể cái

Hình 3.5. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina sutepensis

A.Mặt trước phần đầu D. Khoảng giữa mắt đơn và mắt kép

B. Mặt nghiêng phần đầu E. Mặt lưng phần bụng

C. Mặt lưng phần ngực F. Toàn bộ cơ thể

3.1.2.4. Đặc điểm hình thái của loài Ceratina lieftinck van der Vecht, 1952

Cá thể cái

Hình 3.6. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina lieftinck

A. Mặt trước phần đầu D. Khoảng giữa mắt đơn và mắt kép

B. Mặt nghiêng phần đầu F. Toàn bộ cơ thể

C. Mặt lưng phần bụng

3.1.2.5. Đặc điểm hình thái của loài Elaphropoda khasiana (Schulz, 1906)

Cá thể cái

Hình 3.7. Hình thái ngoài của loài ong mật Elaphropoda khasiana

11

A. Mặt nghiêng phần đầu D. Đốt ống chân sau

B. Mặt dưới râu E. Mặt lưng phần bụng

C. Cánh F. Toàn bộ cơ thể

3.1.2.6. Đặc điểm hình thái của loài Thyreus abdominalis rostratus (Friese,

1905)

Cá thể đực

Hình 3.8. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus abdominalis rostratus

A. Mặt trước phần đầu D. Đốt ống chân giữa

B. Vảy nhỏ E. Mặt lưng phần ngực

C. Mặt lưng đốt bụng 4-7 F. Toàn bộ cơ thể

3.1.2.7. Đặc điểm hình thái của loài Thyreus ceylonicus lilacinus (Cockrell,

1919)

Cá thể cái

Hình 3.9. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus ceylonicus lilacinus

A. Mặt trước phần đầu (con đực) E. Mặt lưng phần ngực (con cái)

B. Mặt lưng phần ngực (con đực) F. Mặt nghiêng phần bụng (con cái)

C. Mặt lưng phần bụng (con đực) G. Toàn bộ cơ thể con đực

D. Mặt trước phần đầu (con cái) H. Toàn bộ cơ thể con cái

12

3.1.2.8. Đặc điểm hình thái của loài Thyreus centrimacula (Pérez, 1905)

Cá thể cái

Hình 3.10. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus centrimacula

A. Mặt trước phần đầu C. Toàn bộ cơ thể

B. Đốt ống chân giữa và chân sau

3.1.2.9. Đặc điểm hình thái của loài Thyreus decorus (Smith, 1852)

Cá thể cái

Hình 3.11. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus decorus

A. Mặt trước phần đầu C. Mặt ngoài đốt ống chân sau

A. Mặt lưng phần bụng D. Toàn bộ cơ thể

3.1.2.10. Đặc điểm hình thái của loài Thyreus regalis Lieftinck, 1962

13

Cá thể cái

Hình 3.12. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus regalis

A. Mặt trước phần ngực D. Mặt dưới đốt bụng thứ 6

B. Mặt lưng phần ngực E. Toàn bộ cơ thể

C. Vảy nhỏ

3.1.3. Đặc điểm sinh học phân tử của quần thể ong nội Apis cerana tại một

số tỉnh phía Bắc, Việt Nam

Để đánh giá sự đa dạng của các quần thể ong nghiên cứu, phương pháp PCR

được sử dụng để khuếch đại đoạn gen ty thể cox1 với cặp mồi COI. Kết quả cho

thấy một băng đặc hiệu có đúng kích thước mong muốn (Hình 3.13)

Hình 3.13. Sản phẩm PCR gen cox1 trên gel agarose 1%

Phân tích trình tự nucleotide bằng phần mềm BioEdit ver 7.0.9 (Hình 3.14).

(a) Trình tự gen ty thể cox 1 mẫu ong tại Ba Vì

(b) Trình tự gen ty thể cox 1 mẫu ong tại Lạng Sơn

(c) Trình tự gen ty thể cox 1 mẫu ong tại Vĩnh Phúc

14

(d) Trình tự gen ty thể cox 1 mẫu ong tại Đồng Văn

(f) Trình tự gen ty thể cox 1 mẫu ong tại Cao Bằng

Hình 3.14. Trình tự gen ty thể cox 1 của 5 mẫu ong nội Apis cerana

Mối quan hệ của các quần thể ong nội nghiên cứu được xác định dựa trên trình

tự của gen ty thể cox1, cây phát sinh loài được trình bày ở Hình 3.15 cho thấy: 5

quần thể ong nội nghiên cứu tạo thành 2 nhóm di truyền khác nhau. Nhóm 1 gồm

các quần thể: BaVi, CaoBang, VinhPhuc; nhóm 2 gồm: DongVan-HaGiang,

LangSon.

Hình 3.15. Kết quả alignment 5 quần thể ong nghiên cứu

(Các vị trí nucleotide được bôi màu là vị trí bị đột biến)

BaVi

CaoBang

VinhPhuc

DongVan-HaGiang

LangSon

Hình 3.16. Phân nhóm quan hệ của 5 quần thể ong nội ở một số tỉnh phía

Bắc theo trình tự đoạn gen ty thể cox1.

15

3.2. Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài ong mật làm chỉ thị sinh học

nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trƣờng ở các sinh cảnh nghiên cứu

3.2.1. Các loài ong mật có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học tại các điểm

nghiên cứu

Đã điều tra thu thập được 9 loài ong mật họ Apidae có thể sử dụng làm chỉ thị sinh

học, để xác định hàm lượng các kim loại nặng và xác định tồn dư thuốc BVTV để đánh

giá sự ô nhiễm môi trường cho các sinh cảnh nghiên cứu (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Các loài ong mật có khả năng làm chỉ thị sinh học tại các điểm

nghiên cứu ở miền Bắc, Việt Nam

3.2.2. Nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong các sản phẩm của loài ong

mật Apis cerena indica tại một số điểm nghiên cứu.

Nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong các sản phẩm của Apis cerena (phân

loài Apis cerana indica) được tiến hành ở các điểm nghiên cứu thuộc 3 tỉnh Hà Nội,

Cao Bằng và Hà Giang.

3.2.2.1. Hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể ong mật Apis cerana indica

Tại Hà Nội, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana là Fe >Zn >Mn > Cu >Hg>Ni >Pb>As> Co> Cd.

Kết quả cho thấy, tại Hà Nội 3 nguyên tố kim loại nặng Fe, Zn và Mn có hàm

lượng cao và biến động nhiều, các nguyên tố còn lại có hàm lượng thấp với biên độ

giao động nhỏ (Hình 3.17).

STT Tên khoa học Phân bố

Tỷ lệ

bắt gặp

(%)

Sinh cảnh nghiên

cứu

SC1 SC2 SC3 SC4

1. Apis cerana Fabricius

HG, CB, TQ, LS, VP, BK,

QN, HN, TN, PT, SL,

LCh, LC, TH, NA, VP

17,97 + + + +

2. Apis mellifera Linnaeus LS, HN, ĐB, SL, CB, BK,

HG 6,07 + + + +

3. Apis florea Fabricius LS, HN, ĐB, SL, CB, BK,

HG 6,07 + + + +

4. Apis dorsata Fabricius HG, TQ, HN, SL, VP, QN 4,76 + + + +

5. Amegilla zonata

(Linnaeus)

HG, CB, TQ, LS, BK,

BG, BN, HN, SL 6,32 + + + +

6. Bombus flavescens

Smith CB 5,58 + +

7. Thyreus himalayensis

(Radoszkowski) CB, BK, BG, SL 2,13 + +

8. Ceratina nigrolateralis

Cockerell LS, HB, LC, ĐB 2,71 + +

9. Xylocopa tenuiscapa

Westwood CB, HN, LC, SL, PT 3,53 + +

16

Tại Cao Bằng, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Fe >Zn >Mn >Cu >Pb>Ni >Co>As >Hg >Cd. 3 kim loại

nặng Fe, Zn, Mn có hàm lượng thấp và biến động nhỏ, nguyên tố Fe là kim loại được tìm

thấy trong cơ thể ong mật với hàm lượng cao được xác định ở điểm Tam Kim ở năm 2015,

nguyên tố kim loại As và Cd tại điểm Minh Thanh có hàm lượng thấp

Hình 3.17. Sự dao động của hàm lƣợng kim loại nặng trong cơ thể ong mật

Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu Tại Hà Giang, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Fe >Zn >Mn >Cu >Hg >Pb >Ni >As >Cd >Co. 3 kim loại nặng Fe, Zn, Mn có hàm lượng cao hơn ở Cao Bằng và thấp hơn ở Hà Nội. (Hình 3.17)

3.2.2.2. Hàm lượng kim loại nặng trong ruột ong mật Apis cerana indica Tại Hà Nội, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Mn >Zn >Fe >Cu >Ni >Hg >Pb >As >Cd >Co. Hàm lượng các kim loại Mn , Zn, Fe trong ruột ong mật có biên độ giao động lớn, trong khi đó các kim loại Co, As, Cd, Ni và Pb có hàm lượng với biên độ giao động nhỏ hơn (Hình 3.18).

Tại Cao Bằng, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong mật Apis cerana indica là Mn> Zn >Fe >Cu >Pb >Co >Hg >Ni >Cd >As. Hàm lượng của 10 kim loại nghiên cứu trong ruột của ong mật ở Cao Bằng có biên độ giao động không lớn.

Hình 3.18. Sự dao động của hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu ruột ong

mật Apis cerana ở các điểm nghiên cứu

17

Kết quả nghiên cứu tại Cao Bằng ghi nhận 3 kim loại nặng Mn, Zn và Fe có hàm

lượng cao và biến động nhỏ trong ruột của ong mật Apis cerana (Hình 3.18).

Tại Hà Giang, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Mn >Zn >Fe >Cu >Hg >Cd >Pb >Ni >As >Co. Hàm

lượng của 10 kim loại nghiên cứu trong ruột ong mật ở Hà Giang có biên độ giao

động không lớn như ở Cao Bằng. (Hình 3.18).

3.2.2.3. Hàm lượng kim loại nặng trong mẫu sáp ong

Tại Hà Nội, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Fe> Zn> Cu >Ni >Mn >Pb> Hg >As >Co >Cd. Hàm

lượng các kim loại Fe, Zn, Cu, Ni và Mn trong sáp ong có biên độ giao động lớn,

Co, As, Cd và Pb có hàm lượng với biên độ giao động nhỏ hơn (Hình 3.19).

Tại Cao Bằng, thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong

mật Apis cerana indica là Fe >Zn >Mn >Cu >Ni >Pb >Hg >As >Co >Cd; 4 kim loại

nặng Fe, Zn, Mn và Cu có hàm lượng cao và biến động nhỏ trong sáp của ong mật

Apis cerana indica (Hình 3.19).

Hình 3.19. Sự dao động của hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu sáp ong

mật Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu

Tại Hà Giang, hàm lượng các kim loại nặng trung bình cũng thấp so với ở Hà

Nội và Cao Bằng. Hàm lượng kim loại nặng trung bình cao nhất là Fe sau đó đến Zn

và Mn. Thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong mật Apis

cerana indica là Fe >Zn >Mn >Cu >Pb >Ni >Hg >As >Co >Cd. Hàm lượng của 10

kim loại nghiên cứu trong sáp ong mật ở Hà Giang có biên độ giao động không lớn

(ngoại trừ Fe và Zn) (Hình 3.19).

3.2.2.4. Hàm lượng kim loại nặng trong mẫu mật ong

Tại Hà Nội, hàm lượng các kim loại nặng trung bình cao nhất là Fe sau đó đến Zn,

Hg, Cu và Mn. Thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong mật ong mật

Apis cerana indica là Fe >Zn > Cu >Ni> Mn> Pb >As >Hg>Co >Cd. Hàm lượng các

18

kim loại Fe trong mật ong có biên độ giao động lớn, trong khi đó các kim loại Hg, Co,

As, Cd và Pb có hàm lượng với biên độ giao động nhỏ (Hình 3.20).

Tại Cao Bằng, hàm lượng các kim loại nặng trung bình thấp so với các điểm thu

mẫu ở Hà Nội, cao nhất là Fe sau đó đến Hg, Mn và Zn. Thứ tự sắp xếp 10 kim loại

nặng được nghiên cứu trong cơ thể ong mật Apis cerana indica là Fe> Mn> Zn>

Cu> Ni> Pb> As>Hg> Co> Cd. Hàm lượng của 10 kim loại nghiên cứu trong mật

của ong ở Cao Bằng có biên độ giao động không lớn (Hình 3.20).

Hình 3.20. Sự dao động của hàm lƣợng kim loại nặng trong mẫu mật ong

Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu Tại Hà Giang, hàm lượng kim loại nặng trung bình cao nhất là Fe sau đó đến Zn

và Hg. Thứ tự sắp xếp 10 kim loại nặng được nghiên cứu trong mẫu mật ong Apis cerana indica là Fe >Zn >Cu >Mn >Pb> Ni>As > Hg >Co >Cd. Hàm lượng của 10 kim loại nghiên cứu trong cơ thể ong mật ở Hà Giang có biên độ giao động không lớn (Hình 3.20).

3.3. Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái của các loài ong mật với các sinh cảnh và đề xuất một số biện pháp bảo tồn

3.3.1. Mối quan hệ giữa thành phần loài của ong mật ở các dạng sinh cảnh khác nhau

Hình 3.21. Quan hệ giữa số lƣợng loài và tỷ lệ bắt gặp của các giống thuộc

họ ong mật Apidae ở các sinh cảnh nghiên cứu

19

Điều tra thu mẫu cho thấy giữa số lượng loài ong mật và tỷ lệ bắt gặp của chúng

ở 4 sinh cảnh nghiên cứu là khác nhau. Kết quả được trình bày tại bảng 3.8

Bảng 3.8 . Số lƣợng loài thuộc họ ong mật và tỷ lệ bắt gặp ở các sinh cảnh

nghiên cứu

Các sinh cảnh

nghiên cứu

Số lƣợng loài Tỷ lệ bắt gặp

(%) Số lƣợng Tỷ lệ (%)

SC1 52 93,33 82,03

SC2 36 60,00 76,03

SC3 24 40,00 60,6

SC4 22 36,67 54,3

Quan hệ giữa số lượng loài và tỷ lệ bắt gặp của các giống ở trong họ ong mật

Apidae tại 4 sinh cảnh nghiên cứu được thể hiện ở Hình 3.21.

Trong tổng số 60 loài phân bố ở 4 sinh cảnh khác nhau ở các điểm điều tra thì có

10 loài ghi nhận được cả 4 sinh cảnh trong 4 giống, trong đó giống Apis có nhiều

loài nhất (4 loài) gồm: Apis cerana, Apis mellifera, Apis dorsata và Apis florea, đây

cũng là các loài phổ biến có tỷ lệ bắt gặp cao ở các điểm nghiên cứu.

Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của từng sinh cảnh nghiên cứu với số loài

và số lượng cá thể thu được được thể hiện trong Bảng 3.9. Qua bảng 3.9 cho thấy

Chỉ số đa dạng (H’) của các loài ong mật Apidae ghi nhận được ở các sinh cảnh là

khác nhau. Ở SC1 có chỉ số đa dạng cao nhất (H’=2,99), SC3 có chỉ số đa dạng thấp

nhất (H’=1,99), SC2 có chỉ số đa dạng 2,25 và SC4 có chỉ số đa dạng 2,29.

Bảng 3.9. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của các loài ong mật Apidae

ghi nhận đƣợc ở 4 sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh nghiên cứu Số loài Số cá

thể

Chỉ số Shannon

– Weiner (H’)

SC1 Sinh cảnh rừng tự nhiên gắn với

hệ sinh thái rừng tự nhiên 52 445 2,99

SC2 Sinh cảnh rừng trồng gắn với hệ

sinh thái rừng trồng 36 161 2,25

SC3 Sinh cảnh vườn cây lâu năm gắn

với hệ sinh thái vườn cây lâu năm 24 98 1,99

SC4

Sinh cảnh cây trồng ngắn ngày

(lúa, ngô, đậu, lạc, rau ...) gắn

với hệ sinh thái đồng ruộng

22 180 2,29

Tính chỉ số tương đồng về thành phần loài giữa các sinh cảnh cho thấy có sự

khác nhau ở 4 sinh cảnh nghiên cứu thể hiện hình 3.22. Kết quả cho thấy ở SC1 và

SC2 có độ tương đồng đạt gần 40%, SC3 và SC4 có độ tương đồng đạt hơn 60% và

mức độ tương đồng của hai nhóm sinh cảnh này chỉ đạt gần 10%.

20

Hình 3.22. Độ tƣơng đồng về thành phần loài ong mật thu đƣợc trong ở các

sinh cảnh nghiên cứu

3.3.2. Mối quan hệ giữa số lần viếng thăm hoa của một số loài ong mật ở sinh

cảnh vƣờn cây lâu năm và sinh cảnh cây trồng hàng năm

Họ ong mật Apidae có hai phân họ được ghi nhận ở cả 2 sinh cảnh (SC3 và SC4).

Trên SC3 ghi nhận được 24 loài thuộc 7 giống. Trong đó chúng tôi tiến hành theo dõi 6

loài có tỷ lệ bắt gặp và số lượng cá thể cao (Hình 3.23).

Hình 3.23. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật ở sinh cảnh vƣờn cây lâu năm

tại các điểm nghiên cứu

Trên SC4 ghi nhận được 22 loài thuộc 4 giống. Trong đó chúng tôi tiến hành theo

dõi 6 loài có tỷ lệ bắt gặp và số lượng cá thể cao. Kết quả ghi nhận tỷ lệ bắt gặp (%)

thể hiện ở hình 3.24.

21

Hình 3.24. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật ở sinh cảnh cây trồng hàng

năm tại các điểm nghiên cứu

Cây nguồn mật có vai trò quan trọng đối với ong bởi thức ăn chủ yếu của ong là mật

hoa, phấn hoa. Ở nước ta, cây nguồn mật khá phong phú và phân bố rộng khắp.

Hình 3.25. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn của một số loài ong mật ở sinh cảnh

vƣờn cây lâu năm tại xã Song Phƣơng, Hoài Đức, Hà Nội

Điều tra tỷ lệ viếng thăm của 6 loài ong mật trên hoa nhãn tại Hoài Đức, Hà Nội

trong SC3 cho thấy: loài ong mật có tỷ lệ viếng thăm cao nhất là loài A. cerana và

thấp nhất là loài C. compacta (Hình 3.25).

22

Hình 3.26. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa vải của một số loài ong mật ở sinh

cảnh vƣờn cây lâu năm tại xã Trù Hựu, Lục Ngạn, Bắc Giang

Điều tra tỷ lệ viếng thăm của 6 loài ong mật thuộc 2 giống là Apis và giống

Ceratina trên cây vải tại Lục Ngạn, Bắc Giang trong SC3. Kết quả cho thấy tỷ lệ

viếng thăm của 6 loài ong mật theo dõi là không như nhau (Hình 3.26).

Hình 3.27. Số lƣợng bắt gặp ong mật Apis cerana trên cây ngô ở sinh

cảnh cây trồng hàng năm tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội

Trên cây ngô vụ đông ở sinh cảnh cây trồng hàng năm tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì,

Hà Nội. Kết quả thu được thể hiện ở hình 3.27 cho thấy, số lượng ong mật Apis

cerana đạt đỉnh cao nhất là 55 con/25 cây ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu và tung phấn,

(Hình 3.27). Điều này cho thấy loài Ong nội này có vai trò quan trọng trong việc thụ

phấn cho cây ngô và mối quan hệ giữa loài ong này với cây ngô mang lại năng xuất

cao cho cây ngô phục vụ lợi ích cho người nông dân.

23

3.3.3. Sử dụng bền vững các loài ong mật phổ biến ở sinh cảnh rừng tự

nhiên (SC1) và sinh cảnh rừng trồng(SC2)

Có 5 loài và phân loài ong mật thường xuyên bị khai thác rất mạnh và liên

tục trên các sinh cảnh rừng tự nhiên (SC1) và sinh cảnh rừng trồng (SC2) tại

các điểm nghiên cứu, trong đó có 2 phân loài và 1 loài đã được nuôi với số

lượng lớn là Ong nội Apis cerana cerana và Apis cerana indica, loài Ong

ngoại Apis mellifera. Có 2 loài chỉ khai thác ở sinh cảnh rừng tự nhiên và sinh

cảnh rừng trồng là loài Ong khoái Apis dorsata và Ong ruồi đỏ Apis florea.

Bảng 3.11. Các loài ong mật Apidae bị khai thác qua mức ở sinh cảnh tự nhiên

cần bảo vệ và sử dụng bền vững tại các điểm nghiên cứu

TT Loài bị

khai thác

Hình

thức

khai

thác

Dạng sản

phẩm sử

dụng

Khu vực khai thác

Thời gian

khai thác

1.

Ong nội

Apis cerana

cerana

Fabricus

Nuôi

Mật ong,

ấu trùng

ong, Tổ

ong, Sáp

và phấn

hoa

Đồng Văn, Hà Giang

Quanh năm

(trừ tháng

1,2 và tháng

12)

2.

Ong nội

Apis cerana

indica

Fabricus

Nuôi

Mật ong,

ấu trùng

ong, Tổ

ong, Sáp

và phấn

hoa

Hà Giang, Cao Bằng,

Tuyên Quang, Bắc

Kan, Lạng Sơn, Thái

Nguyên, Bắc Giang,

Quang Ninh

Quanh năm

(trừ tháng

1,2 và tháng

12)

3.

Ong ý (Ong

ngoại)

Apis

mellifera

Linnaeus

Nuôi

Mật ong,

ấu trùng

ong, Tổ

ong, Sáp

và phấn

hoa

Hà Giang, Cao Bằng,

Tuyên Quang, Bắc

Kan, Lạng Sơn, Thái

Nguyên, Bắc Giang,

Quang Ninh

Quanh năm

(trừ tháng

1,2 và tháng

12)

4.

Ong khoái

Apis

dorsata

Fabricius

Bắt tự

nhiên

Mật ong,

ấu trùng

ong và

trưởng

thành

Hà Giang, Cao Bằng,

Tuyên Quang, Bắc

Kan, Lạng Sơn, Thái

Nguyên

Tháng

3,4,5,6 và

tháng 7

5.

Ong ruồi

Apis florea

Fabricius

Bắt tự

nhiên

Mật ong,

ấu trùng

ong và

trưởng

thành

Hà Giang, Cao Bằng,

Tuyên Quang, Bắc

Kan, Lạng Sơn, Thái

Nguyên

Tháng

3,4,5,6 và

tháng 7

24

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

+ Tại một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam đã ghi nhận 60 loài ong mật (họ Apidae)

thuộc phân họ Apinae và Xylocopinae với 7 giống, trong đó loài Ong nội Apis

cerana Fabricius, 1793 có 2 phân loài là Apis cerana cerana và Apis cerana indica.

Ghi nhận mới cho khu hệ ong mật của Việt Nam 10 loài và ghi nhận mới cho miền

Bắc Việt Nam 17 loài. Bổ sung vùng phân bố trên thế giới của 10 loài và đặc biệt là

loài Thyreus regalis.

+ Xác định được 9 loài ong mật có khă năng sử dụng làm chỉ thị sinh học cho

môi trường, trong đó 5 loài ong có khả năng dùng để xác định hàm lượng của một số

kim loại nặng, á kim thông qua cơ thể ong, phấn hoa, sáp ong và mật ong, đặc biệt là

phân loài Ong nội Apis cerana indica và 4 loài còn lại có thể sử dụng làm chỉ thị cho

các sinh cảnh.

+ Hàm lượng của 10 nguyên tố Fe, Mn, Zn, Pb, Cu, Co, Ni, Cu, As, Cd và

Hg trong cơ thể, ruột ong, sáp ong và mật ong Apis cerana indica ở các điểm

nghiên cứu tại Hà Giang, Cao Bằng và Hà Nội đều có sự thay đổi, trong đó có 3

nguyên tố kim loại nặng Fe, Zn và Mn có hàm lượng cao và biến động nhiều,

các nguyên tố Hg, Pb, As và Cd có hàm lượng thấp với giao động nhỏ. Tại các

điểm lấy mẫu thì các chỉ số giới hạn ô nhiễm Hg, Pb, As và Cd ở mật ong đều

dưới ngưỡng cho phép và đạt độ an toàn khi sử dụng.

+ Đã xác định được tỉ lệ các kim loại nặng trong cơ thể ong, ruột ong và trong

sáp ong, mật ong A. cerana indica. Các kim loại Fe, Zn, Mn, Co, Cu, Zn, Cd tích tụ

nhiều nhất trong ruột ong so với trên cơ thể ongvà tích tụ nhiều nhất trong sáp ong

so với mật ong.

+ Ở SC1 ghi nhận được nhiều loài ong mật nhất (chiếm 93,33%) và SC4 ghi

nhận ít loài nhất (chiếm 36%). Chỉ số đa dạng (H’) ở SC1 cao nhất và ở SC3 có chỉ

số đa dạng thấp nhất. Ở SC3 và SC4 có độ tương đồng loài cao và ở SC1 và SC2 có

độ tương đồng loài thấp. Trong 24 loài ghi nhận có mặt ở SC3 và 22 loài ghi nhận

có mặt ở SC4 thì tỷ lệ bắt gặp cao nhất là loài ong nội Apis cerana. Loài ong mật có

tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn và vải ở SC3 cao nhất là loài Apis cerana, tiếp theo là

loài Apis mellifera và loài Apis dorsata . Loài ong Apis cerana có vai trò thụ phấn

cho cây ngô ở SC4 ở giai đoạn trỗ cờ, phun râu và tung phấn.

Kiến nghị

+ Cần tiếp tục nghiên cứu vai trò làm chỉ thị sinh học của phân loài ong mật mật

ong Apis cerana indica để xác định hàm lượng của một số kim loại nặng hoặc chất

tồn dư của thuốc trừ sâu nhằm đưa ra được tiêu chuẩn giới hạn của các kim loại

nặng để nhờ đó nhằm đánh giá chất lượng của môi trường sống thông qua các loài

ong mật này.

+ Cần có các nghiên cứu định lượng về vai trò thụ phấn cho cây trồng của ong

mật và khai thác bền vững các loài ong mật Apidae bị khai thác qua mức ở tự nhiên.

Tăng cường thông tin về quan hệ giữa ong mật với cây trồng và sinh cảnh để phát

triển bền vững các loài ong mật.