2
62 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội DÒ RA NGUỒN PHÁT CHỚP SÓNG VÔ TUYẾN CÁCH 3 TỈ NĂM ÁNH SÁNG Một chớp sóng vô tuyến bí ẩn từng "làm khó" các nhà khoa học trong nhiều năm qua vừa được dò ra nguồn gốc tại một vị trí cách Trái Đất hơn 3 tỉ năm ánh sáng. Theo đài CNN, gần một thập kỷ sau khi chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Burst - FRB) đầu tiên được phát hiện, rốt cuộc một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã định vị được nguồn gốc của một tín hiệu sóng như vậy từ một dải ngân hà nhỏ thuộc chòm sao hình ngũ giác Auriga. Thoạt đầu các nhà khoa học cho rằng loại tín hiệu FRB bí ẩn này - những chớp sóng vô tuyến rời rạc - bắt nguồn từ bên trong chính dải ngân hà quen thuộc với chúng ta. Nhưng báo cáo khoa học mới nhất đăng tải trên tạp chí Nature khẳng định tín hiệu đó phát ra từ một hành tinh rất nhỏ, chỉ bằng 1% so với dải ngân hà. Nhà nghiên cứu Shami Chatterjee của Đại học Cornell nhận xét: "Những FRB này chắc chắn phải có một lượng năng lượng khổng lồ thì người ta mới có thể thấy được chúng ở khoảng cách tới hơn 3 tỉ năm ánh sáng". Các FRB được phát hiện lần đầu năm 2007 và kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đổ rất nhiều công sức để xác minh nguồn gốc cũng như nguyên nhân của nó. Hiện tại giới khoa học đã ghi nhận 18 chớp sóng vô tuyến như vậy. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại đại học McGill, tất cả các trường hợp FRB này đều do kính viễn vọng dò tìm ra, và không thể truy nguyên được nguồn gốc để định vị chính xác nơi phát ra những tín hiệu đó. Năm 2012 các nhà khoa học tại đại học Cornell đã phát hiện ra một tín hiệu FRB chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chớp mắt có ký hiệu FRB121102. Chớp sóng này thi thoảng có lặp lại. Sau hơn 50 giờ nghiên cứu bầu trời để định vị tín hiệu, may mắn là các nhà khoa học đã có thể dò ra nguồn gốc của nó. Sau khi phát hiện được nguồn gốc của một FRB, giới khoa học rốt cuộc đã tiến rất gần tới việc giải thích nguyên nhân nào đã tạo ra những tín hiệu dị thường này. KT PHÁT HIỆN 7 HÀNH TINH GIỐNG TRÁI ĐẤT, CÓ THỂ CÓ SỰ SỐNG Những thông tin mới về 7 hành tinh này đã được NASA công bố trên tạp chí Nature và trong một cuộc họp báo được chờ đợi rất nhiều ngày hôm qua (22-2). Phát hiện này mở ra rất nhiều hứa hẹn trong việc tìm hiểu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hệ Mặt trời. Theo đó cả 7 hành tinh này đều có kích thước và khối lượng gần giống với hành tinh của chúng ta và gần như chắc chắn đều là các hành tinh đá. Ba hành tinh trong số đó có khả năng rất cao về sự tồn tại sự sống. Các hành tinh này thuộc hệ Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, là hệ có số hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất quay quanh một ngôi sao nhiều nhất được biết tính tới nay. Nó cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh. 7 hành tinh quay quanh sao Trappist-1 có quỹ đạo từ 1,5 đến 12 ngày. Ông Michael Gillon, giáo sư Đại học Liege ở Bỉ và cũng là tác giả chủ trì nghiên cứu, chỉ ra sự khác biệt trong phát hiện thiên văn học thú vị: "Ý tưởng tuyệt vời trong cách tiếp cận này là nghiên cứu về các hành tinh quay chung quanh những ngôi sao nhỏ nhất trong dải ngân hà và gần với chúng ta. Đó là điều mà không ai trước chúng tôi đã làm. Hầu hết các nhà thiên văn học đều đã chỉ tập trung vào những ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta". Ông Gillon và nhóm nghiên cứu bắt đầu theo dõi Trappist-1, còn được gọi là ngôi sao lùn "cực mát", màu đỏ, có khối lượng nhỏ hơn 10 lần so với Mặt trời bằng một kính viễn vọng từ năm 2010. Năm ngoái nhóm nghiên cứu đã công bố thông tin về 3 hành tinh trong quỹ đạo của nó. Nếu so sánh khoảng cách giữa Mặt trời của chúng ta và các hành tinh quay quanh nó, "gia đình" của Trappist-1 "chật chội" hơn. Ngôi sao lùn và 7 hành tinh của nó có thể hoạt động "gói gọn" trong phạm vi khoảng cách từ Mặt trời tới hành tinh gần nhất của nó là Sao Thủy. Nếu Trái Đất cũng ở khoảng cách gần như vậy với Mặt trời, nó sẽ biến thành một quả cầu lửa. Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết Trappist-1 phát ra nhiệt lượng nhỏ hơn đối với các hành tinh của nó. Tùy theo từng khí quyển, nhiệt độ tại 7 hành tinh có thể nằm trong khoảng từ 0 -100 độ C. Ông Gillon và các cộng sự đã bắt đầu phân tích những thành phần hóa học trong các bầu khí quyển của những hành tinh này. Ông nói: "Có ít nhất một sự kết hợp các phân tử mà nếu điều đó tồn tại tương đối nhiều, chúng tôi có thể tự tin tới 99% để nói rằng sẽ có sự sống". KIM THOA TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - repository.vnu.edu.vnrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/24949/1/TNS05126.pdf · Sau khi phát hiện được nguồn gốc của một FRB, giới

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

62 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 63 Số 312 - 2017

DÒ RA NGUỒN PHÁT CHỚP SÓNG VÔ TUYẾN CÁCH 3 TỈ NĂM ÁNH SÁNG

Một chớp sóng vô tuyến bí ẩn từng "làm khó" các nhà khoa học trong nhiều năm qua vừa được dò ra nguồn gốc tại một vị trí cách Trái Đất hơn 3 tỉ năm ánh sáng.

Theo đài CNN, gần một thập kỷ sau khi chớp sóng vô tuyến (Fast Radio Burst - FRB) đầu tiên được phát hiện, rốt cuộc một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã định vị được nguồn gốc của một tín hiệu sóng như vậy từ một dải ngân hà nhỏ thuộc chòm sao hình ngũ giác Auriga.

Thoạt đầu các nhà khoa học cho rằng loại tín hiệu FRB bí ẩn này - những chớp sóng vô tuyến rời rạc - bắt nguồn từ bên trong chính dải ngân hà quen thuộc với chúng ta. Nhưng báo cáo khoa học mới nhất đăng tải trên tạp chí Nature khẳng định tín hiệu đó phát ra từ một hành tinh rất nhỏ, chỉ bằng

1% so với dải ngân hà.

Nhà nghiên cứu Shami Chatterjee của Đại học Cornell nhận xét: "Những FRB này chắc chắn phải có một lượng năng lượng khổng lồ thì người ta mới có thể thấy được chúng ở khoảng cách tới hơn 3 tỉ năm ánh sáng".

Các FRB được phát hiện lần đầu năm 2007 và kể từ đó tới nay, các nhà khoa học đổ rất nhiều công sức để xác minh nguồn gốc cũng như nguyên nhân của nó. Hiện tại giới khoa học đã ghi nhận 18 chớp sóng vô

tuyến như vậy.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại đại học McGill, tất cả các trường hợp FRB này đều do kính viễn vọng dò tìm ra, và không thể truy nguyên được nguồn gốc để định vị chính xác nơi phát ra những tín hiệu đó.

Năm 2012 các nhà khoa học tại đại học Cornell đã phát hiện ra một tín hiệu FRB chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian chớp mắt có ký hiệu FRB121102. Chớp sóng này thi thoảng có lặp lại.

Sau hơn 50 giờ nghiên cứu bầu trời để định vị tín hiệu, may mắn là các nhà khoa học đã có thể dò ra nguồn gốc của nó.

Sau khi phát hiện được nguồn gốc của một FRB, giới khoa học rốt cuộc đã tiến rất gần tới việc giải thích nguyên nhân nào đã tạo ra những tín hiệu dị thường này.

KT

PHÁT HIỆN 7 HÀNH TINH GIỐNG TRÁI ĐẤT, CÓ THỂ CÓ SỰ SỐNG

Những thông tin mới về 7 hành tinh này đã được NASA công bố trên tạp chí Nature và trong một cuộc họp báo được chờ đợi rất nhiều ngày hôm qua (22-2). Phát hiện này mở ra rất nhiều hứa hẹn trong việc tìm hiểu về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hệ Mặt trời.

Theo đó cả 7 hành tinh này đều có kích thước và khối lượng gần giống với hành tinh của chúng ta và gần như chắc chắn đều là các hành tinh đá. Ba hành tinh trong số đó có khả năng rất cao về sự tồn tại sự sống.

Các hành tinh này thuộc hệ Trappist-1, cách Trái Đất 39 năm ánh sáng, là hệ có số hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất quay quanh một ngôi sao nhiều nhất được biết tính tới nay. Nó cũng là hệ thuộc "vùng ôn hòa", không quá nóng và cũng không quá lạnh.

7 hành tinh quay quanh sao Trappist-1 có quỹ đạo từ 1,5 đến 12 ngày.

Ông Michael Gillon, giáo sư Đại học Liege ở Bỉ và cũng là tác giả chủ trì nghiên cứu, chỉ ra sự khác biệt trong phát hiện thiên văn học thú vị: "Ý tưởng tuyệt vời trong cách tiếp cận này là nghiên cứu về các hành tinh quay chung quanh những ngôi sao nhỏ nhất trong dải ngân hà và gần với

chúng ta. Đó là điều mà không ai trước chúng tôi đã làm. Hầu hết các nhà thiên văn học đều đã chỉ tập trung vào những ngôi sao lớn như Mặt trời của chúng ta".

Ông Gillon và nhóm nghiên cứu bắt đầu theo dõi Trappist-1, còn được gọi là ngôi sao lùn "cực mát", màu đỏ, có khối lượng nhỏ hơn 10 lần so với Mặt trời bằng một kính viễn vọng từ năm 2010. Năm ngoái nhóm nghiên cứu đã công bố thông tin về 3 hành tinh trong quỹ đạo của nó.

Nếu so sánh khoảng cách giữa Mặt trời của chúng ta và các hành tinh quay quanh nó, "gia đình" của Trappist-1 "chật chội" hơn. Ngôi sao lùn và 7 hành tinh của nó có thể hoạt động "gói gọn" trong phạm vi khoảng cách từ Mặt trời tới hành tinh gần nhất của nó là Sao Thủy.

Nếu Trái Đất cũng ở khoảng cách gần như vậy với Mặt trời, nó sẽ biến thành một quả cầu lửa.

Tuy nhiên các nhà khoa học cho biết Trappist-1 phát ra nhiệt lượng nhỏ hơn đối với các hành tinh của nó. Tùy theo từng khí quyển, nhiệt độ tại 7 hành tinh có thể nằm trong khoảng từ 0 -100 độ C.

Ông Gillon và các cộng sự đã bắt đầu phân tích những thành phần hóa học trong các bầu khí quyển của những hành tinh này. Ông nói: "Có ít nhất một sự kết hợp các phân tử mà nếu điều đó tồn tại tương đối nhiều, chúng tôi có thể tự tin tới 99% để nói rằng sẽ có sự sống".

KIM THOA

TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

62 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 63 Số 312 - 2017

LÕI BĂNG 720.000 TUỔI CÓ THỂ "TIÊN TRI" TƯƠNG LAI CỦA TRÁI ĐẤT

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu vùng cực của Nhật Bản nhận định lõi băng "siêu già" có thể dự báo những thay đổi chi tiết về nhiệt độ của Trái Đất, lượng mưa và gió, sự xuất hiện của bụi trong thời kỳ khô và nhiều gió qua thời gian hàng trăm nghìn năm. Lõi băng 720.000 tuổi dài 3,2 km và gồm nhiều lớp, giống hệt như các vòng vân gỗ xung quanh gốc cây. Dựa vào những đặc điểm này, các nhà khoa học phân tích lõi băng và nghiên cứu về điều kiện môi trường, nhiệt độ và các yếu tố thời tiết diễn ra khi từng lớp băng hình thành.

Theo nhóm nghiên cứu, lõi băng chứa đầy đủ thông tin về biến đổi khí hậu của Trái Đất trong lịch sử. Điều này có thể giúp các chuyên gia đưa ra nhiều dự đoán chính xác về tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai. Kết quả nghiên cứu công bố hôm 8/2 trên tạp chí Science Advances cho thấy có mối liên kết giữa khí hậu ở Nam Cực và Bắc Cực. Dữ liệu chỉ ra khi khí hậu ở Bắc Cực mát mẻ thì Nam Cực sẽ nóng. Nhóm nghiên cứu cho rằng mối quan hệ nghịch đảo giữa hai cực là do một dòng hải lưu có nhiệm vụ giữ cho châu Âu và Bắc Mỹ luôn ấm áp trong mùa đông.

Sau khi phân tích kỹ lưỡng, nhóm nghiên cứu còn phát hiện giai đoạn ấm lên ở Nam Cực tương ứng với những biến động khí hậu được tìm thấy trong lõi băng tách ra ở Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới ở Đan Mạch. Những biến động bắt đầu với một giai đoạn ngắn khi

nhiệt độ ấm lên và kế tiếp là giai đoạn dài với nhiệt độ lạnh giá. Dựa trên những mô hình thời tiết, nhóm nghiên cứu kết luận nguồn nước ngọt tan chảy từ băng trên đảo Greenland có thể làm chậm dòng đối lưu kinh tuyến Đại Tây Dương (AMOC). Nó còn làm tăng lượng mưa, giảm sức gió ở Nam bán cầu, dẫn tới thay đổi là Nam bán cầu ấm lên và Bắc bán cầu đóng băng. AMOC là một phần vô cùng quan trọng đối với mô hình khí hậu Trái Đất, giúp vận chuyển, lưu thông nước ấm từ phía nam đến bắc.

Kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu sẽ làm băng tan ở Bắc cực và đảo Greenland, dẫn tới việc lượng nước ngọt tràn vào đại dương. Điều này kéo theo hệ quả là sự cân bằng giữa nước ngọt - nước biển của AMOC bị phá vỡ, khiến khu vực Bắc bán cầu về thời kỳ băng giá.

PHƯƠNG HOA

TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

MỸ CHẾ TẠO THÀNH CÔNG VẬT LIỆU QUÝ HIẾM VÀ GIÁ TRỊ NHẤT THẾ GIỚI

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard, Mỹ, chế tạo thành công vật liệu hydro kim loại trong phòng thí nghiệm. Đây là một dạng của hydro có khả năng dẫn điện được hai nhà vật lý Eugene Wigner và Hillard Bell Huntington dự đoán năm 1935. Họ tin rằng dưới áp lực lớn, các nguyên tử hydro sẽ thể hiện tính chất kim loại, có thể nhường electron. "Đây là Chén Thánh của vật lý học áp suất cao. Khi nhìn vào mẫu hydro kim loại đầu tiên trên Trái Đất, bạn đang nhìn thứ chưa bao giờ tồn tại trước đây", Isaac Silvera, đồng tác giả nghiên cứu, nói.

Silvera cho biết vật liệu hydro kim loại có tính bền vững và giữ nguyên ở dạng kim loại khi giảm áp suất. Điều này tương tự như cách kim cương hình thành từ graphite trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, nhưng vẫn tồn tại dưới dạng kim cương khi giảm nhiệt độ và áp suất.

LÊ HÙNG

TẢO BIỂN GIÚP CHƯA KHỎI UNG THƯ ÁC TÍNH

Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oregon (Mỹ), hợp chất có tên gọi coibamide A trong tảo có thể chống lại 2 trong số các dạng ung thư nặng nhất là u não và ung thư vú âm tính với 3 thụ thể nội tiết (triple negative breast cancer). Coibamide A đã cắt đứt khả năng kết nối với các mạch máu và những tế bào khác của các tế bào ung thư, kích hoạt cái chết của các tế bào bị bệnh.

Khám phá trên có thể dẫn tới các loại thuốc mới, giúp chữa trị những căn bệnh ung thư ác tính.

Tiến sĩ Jane Ishmael, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, tuyên bố: "Cho đến nay, chưa có loại thuốc nào trong sử dụng lâm sàng hoặc trong bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào hoạt động theo cách này. Chúng tôi đang sử dụng nó để thử tìm ra một con đường mới nhằm kích hoạt cái chết tế bào trong những tế bào ung thư, vốn vẫn được coi là có sức đề kháng rất cao trước cái chết của tế bào".

TUẤN ANH