24
THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016 3 TIN TRONG NƯỚC Thành tựu của Việt Nam kể từ khi tham gia Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn 4 Việt Nam thực hiện thí điểm Dự án Trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực kho lạnh 5 Thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn I” 7 Cuộc thi vẽ tranh bảo vệ tầng ô-dôn: Thế giới chung tay khôi phục tầng ô-dôn và khí hậu 8 Chuẩn bị thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn II” 11 Hội thảo ‘Huấn luyện vận hành an toàn hệ thống sản xuất xốp bằng công nghệ Cyclopentane’ 12 Áp dụng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia để quản lý xuất nhập khẩu các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b 12 Tình hình cấp phép nhập khẩu các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b quý 3-2016 13 TIN THẾ GIỚI Khóa họp đặc biệt lần thứ 3 (ExMOP 3) và các cuộc họp Nhóm công tác mở rộng lần thứ 37 và 38 (OEWG 37 và 38) các Bên tham gia Nghị định thư Montreal 14 R32 - Môi chất lạnh thế hệ mới 20 Lỗ thủng tầng ô-dôn ở Nam Cực đang thu nhỏ lại 22 Nồng độ etan toàn cầu đã tăng trở lại 23 Năm 2016 liệu có xô đổ kỷ lục nhiệt độ của năm 2015 25 MỤC LỤC

Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016 3

TIN TRONG NƯỚC

Thành tựu của Việt Nam kể từ khi tham gia Công ước Vienna về Bảo vệ tầng

ô-dôn và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

Việt Nam thực hiện thí điểm Dự án Trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát

thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực kho lạnh . . . . . . . . . . . . 5

Thực hiện Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn I” . . . . . . . . 7

Cuộc thi vẽ tranh bảo vệ tầng ô-dôn:

Thế giới chung tay khôi phục tầng ô-dôn và khí hậu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

Chuẩn bị thực hiện Dự án

“Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn II” . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

Hội thảo ‘Huấn luyện vận hành an toàn hệ thống sản xuất xốp

bằng công nghệ Cyclopentane’ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

Áp dụng Cơ chế hải quan một cửa quốc gia để quản lý xuất nhập khẩu

các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

Tình hình cấp phép nhập khẩu các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b quý 3-2016 . . . . 13

TIN THẾ GIỚI

Khóa họp đặc biệt lần thứ 3 (ExMOP 3) và các cuộc họp Nhóm công tác

mở rộng lần thứ 37 và 38 (OEWG 37 và 38) các Bên tham gia Nghị định thư Montreal . . . . . . 14

R32 - Môi chất lạnh thế hệ mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

Lỗ thủng tầng ô-dôn ở Nam Cực đang thu nhỏ lại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

Nồng độ etan toàn cầu đã tăng trở lại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

Năm 2016 liệu có xô đổ kỷ lục nhiệt độ của năm 2015 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

MỤC LỤC

Page 2: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-20164

Công ước Vienna về bảo vệ tầng ô-dôn được ký kết năm 1985 tại Vienna, Áo. Công ước kêu gọi hợp tác giám sát, nghiên cứu và trao đổi thông tin về tầng ô-dôn nhưng chưa áp đặt các nghĩa vụ loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS).

Nghị định thư Montreal về các chất ODS được ký kết vào ngày 16 tháng 9 năm 1987 tại Montreal, Canada. Nghị định thư Montreal đặt ra các biện pháp, nghĩa vụ loại trừ một số chất CFC, halon cho các nước phát triển (các nước không thuộc Điều 5 Nghị định thư) và các nước đang phát triển

(còn gọi là các nước thuộc Điều 5 Nghị định thư).

Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị định thư Montreal về ODS, đồng thời phê chuẩn hai Sửa đổi bổ sung London (1990) và Copenhagen (1992) của Nghị định thư Montreal vào tháng 1 năm 1994; phê chuẩn hai sửa đổi bổ sung Montreal (1997) và Bắc Kinh (1999) của Nghị định thư Montreal vào tháng 8 năm 2004. Thực hiện cam kết quốc tế đã phê chuẩn, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối,

TIN TRONG NƯỚC

THÀNH TỰU CỦA VIỆT NAM KỂ TỪ KHI THAM GIA CÔNG ƯỚC VIENNA VỀ BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ MONTREAL VỀ CÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN

Những thành tựu mà Việt Nam đạt được, được công nhận bởi UNEP, Quỹ Đa phương và Ban thư ký Ô-dôn

Page 3: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

5

Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phối với Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thực hiện “Dự án trình diễn chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính và các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trong lĩnh vực kho lạnh”. Dự án nhằm mục đích thông qua thí điểm chuyển đổi công nghệ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho lạnh để loại trừ R-22, chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS) và giảm phát thải khí nhà kính.

Dự án đã thực hiện thí điểm chuyển đổi công nghệ tại 4 doanh nghiệp: Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre tại thành phố Hồ Chí Minh; Công ty cổ phần

thủy sản Phú Minh Hưng tại Quảng Ninh; Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Đại An tại Hà Nội và Công ty cổ

chủ trì thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.

Việt Nam đã tuân thủ đầy đủ các quy định về loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn của Nghị định thư Montreal và đạt được các kết quả đáng chú ý. Đó là: Hoàn thành nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn tiêu thụ hơn 500 tấn các chất CFC, Halon và CTC từ ngày 1 tháng 1 năm 2010; Việt Nam đã được Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc trao tặng chứng nhận hoàn thành loại trừ tiêu thụ các chất CFC, Halon và CTC theo đúng lộ trình quy định; Loại trừ

hoàn toàn tiêu thụ 500 tấn Methyl Bromide sử dụng ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng hàng xuất khẩu cũng như loại trừ hoàn toàn hơn 500 tấn HCFC-141b nguyên chất sử dụng trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt, qua đó tuân thủ nghĩa vụ loại trừ 10% tổng lượng tiêu thụ các chất HCFC từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Bảo vệ tầng ô-dôn đã được luật hóa trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua vào năm 2014, và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

VIỆT NAM THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM DỰ ÁN TRÌNH DIỄNCHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÀCÁC CHẤT LÀM SUY GIẢM TẦNG Ô-DÔN TRONG LĨNH VỰC KHO LẠNH

Ký bàn giao máy sử dụng môi chất lạnh R-290

Page 4: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

6

phần chế biến và xuất khẩu súc sản Nghệ An tại Nghệ An.

Dự án đã cung cấp 25 máy sử dụng môi chất lạnh R-290 để thay cho 12 máy sử dụng môi chất lạnh R-22 tại 9 kho lạnh thuộc 4 doanh nghiệp. Mỗi máy sử dụng R-290 có lượng môi chất lạnh trong máy là 1,5 kg, nhỏ hơn rất nhiều so với lượng môi chất lạnh R-22 chứa trong thiết bị cũ. Kết quả, đã đạt được những nội dung sau: Thiết bị sử dụng R-290 làm môi chất lạnh đáp ứng được yêu cầu làm lạnh của kho lạnh, đạt nhiệt độ -20oC đến -25oC; Loại trừ khoảng 250 kg R-22 (452 tấn CO2 tương đương) chứa trong các thiết bị làm lạnh cũ; Lượng điện tiêu thụ giảm trung bình 20 – 25% so với thiết bị cũ. Thiết bị sử dụng R-290 có hiệu suất năng lượng cao và cuối cùng, thành công của dự án thí điểm giúp các doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ mới, thân thiện với môi trường và xem xét tiếp tục thực hiện chuyển đổi sang công nghệ thân thiện với môi trường.

Dự án đã giới thiệu công nghệ làm lạnh mới thân thiện với môi trường và có thể được nhân rộng để áp dụng cho các kho lạnh vừa và nhỏ. Lĩnh vực làm lạnh nói chung và các kho lạnh bảo quản thủy hải sản nói riêng là một trong những lĩnh vực tiêu thụ nhiều các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, đồng thời cũng là các chất có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao. Vì vậy, kết hợp loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn và giảm phát thải khí

nhà kính là một trong những hoạt động cần được ưu tiên thực hiện.

Về phía cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù lượng R-290 trong hệ thống máy không nhiều, tuy nhiên, R-290 là chất cháy nổ nên các vấn đề về an toàn cần được chú ý.

Các cơ quan quản lý nhà nước sẽ nghiên cứu để ban hành các tiêu chuẩn, quy định nhằm đảm bảo việc áp dụng an toàn khi sử dụng thiết bị có chứa môi chất lạnh có tính cháy; đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sử dụng thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, phát thải khí nhà kính thấp. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ nghiên cứu và đề ra cơ chế tài chính linh hoạt như các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn phục vụ chuyển đổi công nghệ, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và hoạt động bảo vệ môi trường.

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

Bàn giao thiết bị tại công ty Phú Minh Hưng

Page 5: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

7

Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2016, Dự án đã giải ngân được 6.140.902,36 đô la Mỹ, tương đương 131.567.356.372 đồng, đạt 67,60% tổng kinh phí của Dự án. Tính từ kỳ báo cáo tiến độ lần trước, từ ngày 25/3/2016 đến ngày 15/6/2016, Dự án đã giải ngân thêm được 459.797,13 đô la Mỹ.

8/11 doanh nghiệp sản xuất xốp cách nhiệt đã hoàn thành chuyển đổi công nghệ từ HCFC-141b sang cyclopentane và bắt đầu sản xuất theo công nghệ mới an toàn cho khí hậu và tầng ô-dôn.

3/11 doanh nghiệp bắt đầu triển khai lắp đặt thiết bị và dự kiến sản xuất theo công nghệ mới từ tháng 11 năm 2016.

Bên cạnh đó, các hoạt động thuộc Cấu phần 2 và 3 của Dự án cơ bản được duy trì

đúng kế hoạch đấu thầu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Từ tháng 3 năm 2016 đến thời điểm hiện tại, đã có 7 hội thảo kỹ thuật và huấn luyện được thực hiện.

Những khó khăn, vướng mắc của Cấu phần 1 đã dần được khắc phục. Các doanh nghiệp chậm tiến độ đang gấp rút thực hiện lắp đặt thiết bị và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào tháng 10 năm 2016, kịp tiến độ thực hiện Hiệp định Dự án được ký kết giữa WB và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ban quản lý Dự án và WB đã hoàn thành rà soát toàn bộ Dự án, xác định các khoản kinh phí chưa dùng hết hoặc tiết kiệm được từ các hoạt động đã thực hiện và tiến hành sửa đổi kế hoạch đấu thầu của Dự án.

THỰC HIỆN DỰ ÁN “KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LOẠI TRỪ CÁC CHẤT HCFC CỦA VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN I”

Hội thảo tập huấn về giảm tiêu thụ khí làm lạnh R-22 trong lĩnh vực dịch vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa không khí gia dụng tại TP. Đà Nẵng

Hội thảo về loại trừ HCFC-22 và tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu suất năng lượng trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa không khí tại tỉnh Thanh Hóa

Page 6: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

8

Có mặt tại cuộc thi, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu chia sẻ: “Tôi rất ấn tượng với cách thể hiện ý tưởng của học sinh Olympia qua các bức tranh, các em đã phần nào nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ tầng ô-dôn, bảo vệ Trái đất. Tầng ô-dôn là tấm lá chắn của Trái đất, là ngôi

Ngày hội vẽ tranh “Thế giới chung tay khôi phục tầng ô-dôn và khí hậu” đã diễn ra tại trường Phổ thông Liên cấp Olympia vào ngày 26 tháng 8 nhân kỷ niệm ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn với sự tham gia của hơn 700 học sinh của trường. Chương trình do Trường Phổ Thông Liên Cấp Olympia phối hợp cùng Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu - Bộ Tài nguyên và Môi trường và nhà tài trợ chính là Công ty Cổ phần DAIKIN Air Conditioning (Việt Nam) tổ chức, nhằm nâng cao hiểu biết của học sinh về tầng ô-dôn và các tác hại của biến đổi khí hậu.

CUỘC THI VẼ TRANH BẢO VỆ TẦNG Ô-DÔN:THẾ GIỚI CHUNG TAY KHÔI PHỤC TẦNG Ô-DÔN VÀ KHÍ HẬU

Ông Nguyễn Khắc Hiếu phát biểu tại cuộc thi

Page 7: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

9

nhà chungcủa chúng ta và mỗi bức tranh của các em là một thông điệp tích cực đóng góp cho chủ đề quan trọng này”.

Sau 2 tuần kể từ Lễ phát động, các em học sinh đã tìm hiểu thông tin, thảo luận những giải pháp tích cực, hơn 700 em học sinh đã hiện thực hóa những hiểu biết của mình về tầng ô-dôn và tự bản thân đưa ra những ý tưởng hành động để bảo vệ tầng ô-dôn của mình thông qua những tác phẩm độc đáo bằng những chất liệu khác nhau như màu acrylic, màu sáp, màu dạ, phấn màu, ngoài ra có thêm các tác phẩm đồ họa trong ngày hội vẽ tranh này.

Em Nguyễn Tuấn Dũng, học sinh lớp 10 trường Olympia chia sẻ: “Các thầy cô giáo mỹ thuật đã khơi dậy cảm hứng, hướng dẫn chuyên môn cho chúng em để các em có thể tự hoàn thiện tác phẩm của mình. Những bức tranh không chỉ thể hiện sự hiểu biết về nó mà còn chia sẻ được, tuyên truyềnđược hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn tới nhiều người hơn”.

Page 8: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

10

Bà Phạm Thị Minh An, Hiệu trưởng trường THPT Olympia cho biết, định hướng giáo dục vì sự phát triển bền vững đã, đang và sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Ngày hội vẽ tranh này là một trong những cơ hội tốt để học sinh Olympia được thực sự hòa mình vào không khí chung của Việt Nam và thế giới, thể hiện tính công dân của mình rõ ràng hơn, cùng thế giới chung tay khôi phục tầng ô-dôn và khí hậu.

Sau ngày hội vẽ tranh, các tác phẩm vượt qua vòng sơ khảo được triển lãm và tranh giải A-B-C và Khuyến khích trong Lễ Trung Thu tổ chức tại nhà trường vào ngày 9 tháng 9. Học sinh có tác phẩm đạt giải A và đại diện Ban giám hiệu, giáo viên của Nhà trường được mời tham dự và trao giải tại Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn diễn ra vào ngày 15 tháng 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Page 9: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

11

Tại Khóa họp lần thứ 76 vào tháng 5 năm 2016, Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn đã phê duyệt kinh phí 14,6 triệu USD để thực hiện Dự án: “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC-22 của Việt Nam giai đoạn II” (HPMP II). Hơn 90 % kinh phí tài trợ được dành cho các doanh nghiệp sản xuất điều hòa không khí, thiết bị làm lạnh, sản xuất xốp để chuyển đổi công nghệ và hỗ trợ lĩnh vực dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị lạnh để loại trừ 1.000 tấn HCFC sử dụng trong những lĩnh vực này trong thời gian từ năm 2017 đến 2022.

Các doanh nghiệp sản xuất điều hòa không khí sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ để loại bỏ sử dụng ga lạnh R-22 và chuyển sang sử dụng ga lạnh R-32, R-290 – chất thay thế không làm suy giảm tầng ô-dôn và có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp hơn rất nhiều so với R-22.

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị làm lạnh, các doanh nghiệp tham gia dự án HPMP II sẽ nhận được kinh phí hỗ trợ để loại bỏ sử dụng ga lạnh R-22 và chuyển sang sử dụng ga lạnh không làm suy giảm tầng ô-dôn và có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp, thân thiện với môi trường.

Trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt và xốp XPS, 01 doanh nghiệp sản xuất xốp

XPS sẽ được cấp kinh phí để loại trừ R-22 và chuyển sang sử dụng CO2; 44 doanh nghiệp hợp lệ khác sử dụng HCFC-141b trộn sẵn trong polyol trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt cũng sẽ được cấp kinh phí để chuyển đổi công nghệ, loại trừ HCFC-141b trộn sẵn và chuyển sang công nghệ thay thế cyclo-pentane, HFO. Lĩnh vực sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh là một trong những lĩnh vực có lượng tiêu thụ HCFC-22 lớn; do vậy, một phần kinh phí sẽ được dành cho hoạt động đào tạo giảng viên và cung cấp bộ đồ nghề giảng dạy cho các trung tâm, trường dạy nghề điện lạnh trong việc huấn luyện, đào tạo kỹ thuật viên khi thao tác, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị lạnh có chứa môi chất lạnh mới. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ về kỹ thuật và chính sách được triển khai thực hiện để đảm bảo loại trừ thành công 1.000 tấn các chất HCFC, qua đó tuân thủ nghĩa vụ loại trừ 35% tổng lượng tiêu thụ các chất HCFC của Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Sau khi hoàn thành chuyển đổi công nghệ trong lĩnh vực sản xuất xốp và điều hòa không khí, Việt Nam cam kết ban hành chính sách cấm sản xuất và nhập khẩu điều hòa không khí sử dụng R-22, cũng như chấm dứt hoàn toàn nhập khẩu HCFC-141b trộn sẵn trong polyol vào Việt Nam kể từ năm 2022.

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

CHUẨN BỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN “KẾ HOẠCH QUẢN LÝ LOẠI TRỪ CÁC CHẤT HCFC CỦA VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN II”

Page 10: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

12

Trong khuôn khổ Dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam-giai đoạn I”, vào ngày 21 tháng 8 vừa qua Cục KTTVBĐKH đã chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Niềm Tin Việt, tổ chức Hội thảo: ‘Huấn luyện vận hành an toàn hệ thống sản xuất xốp bằng công nghệ cyclo pentane’ ở khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh. Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu, cán bộ và các công nhân kỹ thuật của công ty.

Sản xuất xốp sử dụng công nghệ cyclo pentane ở các doanh nghiệp sản xuất xốp là một trong những mục tiêu chính, chủ chốt của Dự án. Việc thay thế toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất xốp dùng HCFC-141b sang công nghệ sản xuất xốp sử dụng cyclo

pentane góp phần loại trừ HCFC-141b hoàn toàn ở Việt Nam.

Các đại biểu tham dự đánh giá cao nội dung thiết thực của Hội thảo, qua đó lĩnh hội thêm những kinh nghiệm về an toàn trong sản xuất phòng cháy, chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp hỏa hoạn.

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

HỘI THẢO ‘HUẤN LUYỆN VẬN HÀNH AN TOÀN HỆ THỐNG SẢN XUẤT XỐP BẰNG CÔNG NGHỆ CYCLO PENTANE’

ÁP DỤNG CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA QUỐC GIA ĐỂ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC VÀ POLYOL TRỘN SẴN HCFC-141b

Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (NSW) được chính thức khởi động khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 48/2011/QĐ-TTg ngày 30-8-2011 về triển khai thí điểm NSW. Đây là bước đi quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hiện nay,

Cơ chế hải quan một cửa đã chính thức được áp dụng cho việc đăng ký xác nhận và cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu các chất HCFC và polyol trộn sẵn HCFC-141b.

Theo Tổng cục Hải quan - Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo quốc gia về NSW, khi triển khai Cơ chế hải quan một

Page 11: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN TRONG NƯỚC

13

cửa sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho giới doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người sử dụng. Những lợi ích này đã được kiểm chứng tại các nước phát triển và sự đánh giá từ các cơ quan, tổ chức chuyên môn quốc tế. Đầu tiên chính là giảm thiểu chi phí do đẩy nhanh được việc giải quyết các thủ tục hành chính.

Ngày mùng 4 tháng 8, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KTTVBĐKH) đã chính thức đăng ký xác nhận nhập khẩu các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b theo Cơ chế hải quan một cửa. Như đã biết hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC giai đoạn 2015-2019 đã được qui định là 3600 tấn/ năm, do đó, đây là một bước tiến quan trọng trong việc quản lý xuất nhập khẩu HCFC. Nhờ có Cơ chế hải quan một cửa, việc quản lý các chất HCFC đã trở nên

dễ dàng hơn, thuận tiện hơn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Viễn cảnh về những lợi ích mà NSW còn mang lại rất nhiều những điều hứa hẹn đến các doanh nghiệp.

Có đến 39 chất HCFC bị kiểm soát bởi Nghị định thư Montreal, riêng HCFC-141b nguyên chất đã được loại trừ hoàn toàn ở Việt Nam từ năm 2015. Sau hơn 22 năm kể từ ngày ký kết Nghị định thư Motreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Việt Nam luôn nằm trong số các nước thực hiện tích cực, nghiêm chỉnh và đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc thực hiện những cam kết của mình. Tiếp tục tiến tới việc cắt giảm và loại trừ dần HCFC, tiến tới loại trừ hoàn toàn HCFC ở Việt Nam vào năm 2030.

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

Quý III năm 2016, tính đến ngày 25 tháng 8 năm 2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC và polyol trộn sẵn HCFC-141b đã tiến hành cấp phép nhập khẩu các chất HCFC và Polyol trộn sẵn HCFC-141b trong quý 3 cho 9 doanh nghiệp. Trong đó có 5 doanh nghiệp nhập khẩu các chất HCFC và 4 doanh nghiệp nhập khẩu Polyol trộn sẵn HCFC-141b. Trong quý III, số lượng doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu các chất HCFC

và Polyol trộn sẵn HCFC-141b đã giảm đi rõ rệt so với quý II và đặc biệt là quý I năm nay do các doanh nghiệp được phân bổ hạn ngạch nhập khẩu HCFC đã đăng ký chủ yếu trong quý I và quý II năm 2016. Đối với polyol trộn sẵn HCFC-141b các doanh nghiệp đã đăng ký nhập khẩu cho cả năm. Trong quý III năm 2016, tổng số 115.182 tấn đã được cấp phép và nhập khẩu vào Việt Nam

Nguồn: Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

TÌNH HÌNH CẤP PHÉP NHẬP KHẨU CÁC CHẤT HCFC VÀ POLYOL TRỘN SẴN HCFC-141b QUÝ 3-2016

Page 12: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

14

Khóa họp các bên (MOP) của Nghị định thư Montreal được tổ chức mỗi năm 1 lần. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ước và Nghị định thư. Bên cạnh MOP, các bên thuộc Nghị định thư tổ chức các Khóa họp đặc biệt của các Bên để thảo luận, giải quyết vấn đề cụ thể. ExMOP 3 được tổ chức để các Bên thảo luận và giải quyết vấn đề sửa đổi, loại trừ các chất HFC theo Nghị định thư Montreal. ExMOP 3 được tổ chức trong các ngày 15 - 23 tháng 7 năm 2016,

trong đó cấp chuyên môn – Nhóm công tác mở rộng (OEWG 37 và OEWG 38) được tổ chức trong các ngày 15 - 21 và cấp cao trong các ngày 22 - 23 tháng 7 năm 2016. Tham dự ExMOP 3 có hơn 400 đại biểu đại diện cho các nước thành viên Công ước và Nghị định thư, các cơ quan trực thuộc Công ước và Nghị định thư, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các ngành công nghiệp có liên quan.

TIN THẾ GIỚI

KHÓA HỌP ĐẶC BIỆT LẦN THỨ 3 (EXMOP 3) VÀ CÁC CUỘC HỌP NHÓM CÔNG TÁC MỞ RỘNG LẦN THỨ 37 VÀ 38 (OEWG 37 VÀ 38) CÁC BÊN THAM GIA NGHỊ ĐỊNH THƯ MOTREAL

Một góc ExMOP 3

Page 13: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

15

I. Các phiên họp cấp chuyên môn (15-21/7/2016)

OEWG 37 khai mạc vào ngày 15 tháng 7 năm 2016 với phát biểu của đồng chủ tịch Paul Krajnik, nhấn mạnh nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng tầng ô-dôn đang bắt đầu hồi phục và điều này cho thấy Nghị định thư Montreal đạt được mục tiêu ban đầu đề ra; các nước đang đối diện với “cơ hội lịch sử” góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu thông qua Bổ sung Nghị định thư để xử lý HFC. Bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban Thư ký ô-dôn nhấn mạnh năm 2016 là năm thực hiện việc xử lý HFC. Các Bên có ba tháng từ phiên họp này cho đến Khóa họp các Bên tại Kigali vào tháng 10 năm 2016, để tìm ra phương thức giải quyết các thách thức và sửa đổi Nghị định thư để bao gồm HFC. Bà Tina Birmpili hối thúc các Bên kết thúc việc xác định các thách thức và giải pháp để có thể thực hiện các bước tiếp theo và phê chuẩn sửa đổi về xử lý HFC.

Các vấn đề về tổ chức hội nghị đã được thảo luận và thông qua trong phiên họp toàn thể, tuy nhiên Iran đã yêu cầu mở lại thảo luận về các nước có điều kiện nhiệt độ môi trường cao do nước này không tham dự Nhóm công tác mở rộng tại Geneva vào

tháng 4 năm 2016. Chủ trì OEWG đã giữ nguyên chương trình thảo luận và đề nghị Iran tham vấn các nước khác về vấn đề này. Ngoài ra, Các vấn đề được thảo luận tại hội nghị OEWG 37 còn bao gồm: Giải pháp xử lý các thách thức và xem xét tính khả thi quản lý các chất HFC; Đề xuất Sửa đổi bổ sung Nghị định thư Montreal về các chất HFC; Các bên đạt được thống nhất về Sửa

đổi bổ sung Nghị định thư Montreal về các chất HFC trong năm 2016.

Tiếp nối những thành công đạt được từ các phiên họp của OEWG 37, OEWG 38 đã khai mạc vào ngày 18 tháng 7 năm 2016. Bà Tina Birmpili, Thư ký điều hành Ban Thư ký ô-dôn phát biểu khai mạc hội nghị. Bà nhấn mạnh tại thời điểm diễn ra hai Khóa họp đặc biệt trước đây để thảo luận về loại trừ methyl bromide và các chất CFC, những

Ông Paul Krajnik, Áo, Đồng Chủ tịch OEWG 37 (bên trái) và ông Rolf Engelhardt, Đại biểu Đức

Page 14: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

16

vấn đề được coi là rất khó khăn tại thời điểm đó. Tuy nhiên, tại thời điểm ra quyết định, tính chắc chắn của môi chất lạnh thay thế cụ thể chưa được xác định. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ việc loại trừ methyl bromide và

các chất CFC đã diễn ra thành công. Bà Tina Birmpili hối thúc các nước thực hiện hành động đối với các chất HFC.

Các vấn đề được thảo luận tại hội nghị bao gồm: Báo cáo của Ban đánh giá kinh tế - kỹ thuật thuộc Nghị định thư Montreal cập nhật thông tin về các chất thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; Cách thức quản lý các chất HFC; Báo cáo năm 2016 của Ban đánh giá kinh tế - kỹ thuật thuộc Nghị định thư Montreal; Các vấn đề liên quan đến miễn trừ sử dụng thiết yếu cho năm 2017 và 2018; Loại trừ các chất HCFC;

Thu gom và tái chế các chất halon; Bổ sung kinh phí cho Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal giai đoạn 2018-2020; Báo cáo của Ban đánh giá kinh tế - kỹ thuật và Ban đánh giá khoa học về phân tích sự

khác biệt giữa nồng độ CTC đo được trong khí quyển và số liệu CTC được báo cáo và tiêu hủy tồn trữ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

Ngay sau OEWG 37 và 38, ExMOP 3 đã khai mạc vào ngày 22 tháng 7 năm 2016. Chủ tịch MOP 27 bà Virginia Poter đã phát biểu khai mạc ExMOP 3. Bà nhấn mạnh rằng các Bên cần nắm giữ thời điểm hiện tại, vượt qua các khác biệt và thúc đẩy sự đồng

thuận giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển để xây dựng lộ trình quản lý các chất HFC tại Khóa họp các Bên sẽ diễn ra tại Kigali, Rwanda vào tháng 10 năm 2016.

Bộ trưởng Bộ quản lý Nước và Môi trường, Nông nghiệp, Rừng của Áo phát biểu hối thúc các Bên thúc đẩy đạt được thỏa thuận về các chất HFC trên phạm vi toàn cầu dựa trên cơ sở khoa học mạnh mẽ, các biện pháp khích lệ sự cam kết và tuân thủ của các nước một cách công bằng.Tại Hội thảo bàn tròn cấp cao về quản lý và tiến

Ông Malcolm McKee, New Zealand và bà TinaBirmpili, Thư ký điều hành Ban Thư ký ô-dôn

Page 15: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

17

tới loại trừ HFC, Trợ lý Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông John Barkat đã phát biểu khai mạc phiên họp cấp cao và đề nghị các Bên thảo luận tập trung vào việc cần phải thực hiện những việc gì để đảm bảo đạt được và thực hiện quản lý loại trừ dần các chất HFC.

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, John Kerry phát biểu rằng sửa đổi bổ sung Nghị định thư Montreal để loại trừ các chất HFC là một trong những bước quan trọng nhất để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Ông cho biết, Hoa Kỳ và các nước Bắc Âu cam kết cung cấp bổ sung kinh phí cho Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal để giúp các nước phát triển thực hiện sửa đổi bổ sung HFC.

Bên cạnh đó, Slovakia, đại diện cho EU phát biểu EU sẵn sàng cung cấp kinh phí bổ sung cho Quỹ Đa phương để thực hiện sửa đổi bổ sung HFC. Trong khi đó, Liên bang Nga nhấn mạnh rằng Nghị định thư Montreal quản lý và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (ODS). Các chất HFC không phải ODS nên không thuộc phạm vi quản lý của Nghị định thư Montreal và Quỹ Đa phương. Liên bang Nga nhất trí xử lý

các chất HFC theo Nghị định thư Montreal nhưng nhấn mạnh đóng góp cho Quỹ Đa phương để thực hiện quản lý và loại trừ các chất HFC phải trên cơ sở tự nguyện. Ấn Độ nhấn mạnh sự cần thiết của việc áp dụng

tính linh hoạt phù hợp với điều kiện quốc gia trong việc xác định lộ trình giảm dần HFC và cung cấp nguồn lực thực hiện tương ứng. Còn đại diện Nhật Bản phát biểu các nước cần quyết định và nêu trong Sửa đổi bổ sung nếu vẫn tiếp tục sử dụng các chất HFC cho một số lĩnh vực cụ thể, với lượng sử dụng được các Bên thống nhất.

Cuối cùng, Đại diện các nước khác đã phát biểu về vấn đề: Quỹ Đa phương cần hỗ trợ các nước thông tin về các chất thay thế

Ông John Kerry,Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phát biểu

Page 16: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

18

phù hợp cho HFC trong một số lĩnh vực và những chất thay thế này phải được đánh giá để không chỉ giải quyết vấn đề môi trường mà còn đánh giá cả các tổn hại khác như vấn đề về xã hội, sức khỏe, an toàn; chuyển giao công nghệ, tăng cường nhận thức và nâng cao năng lực để giảm dần tiêu thụ HFC; thiết lập mã số hàng hóa hải quan riêng cho các chất HFC và sản phẩm có chứa các chất HFC; cân bằng giữa lợi ích kinh tế và môi trường; xem xét tình hình thực tế của mỗi nước, ưu tiên quản lý loại trừ các chất HFC có tiềm năng làm nóng toàn cầu cao.

II. Kết quả của ExMOP 3

Tại các phiên họp cấp chuyên môn, các bên đã nhận định các thách thức và đề ra giải pháp đối với vấn đề kinh phí tài trợ và tính linh hoạt trong quá trình thực hiện loại trừ các chất HFC.

Cụ thể, Các Bên thống nhất sửa đổi lịch trình và nguyên tắc tổng quát trong vòng một năm sau khi thông qua sửa đổi bổ sung, quy trình, tiêu chí và hướng dẫn của Quỹ Đa phương; sửa đổi các quy định, quy trình của Quỹ Đa phương theo hướng đưa ra tính linh hoạt đối với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp đã chuyển đổi sang HFC khi loại trừ các chất CFC và/hoặc HCFC đều hợp lệ để nhận kinh phí tài trợ từ Quỹ Đa phương để chuyển đổi công nghệ. Sau khi thông qua Sửa đổi bổ sung HFC theo Nghị định thư Montreal, Kế hoạch quản lý loại trừ HCFC đã được Ban Chấp hành Quỹ Đa phương phê duyệt, các

doanh nghiệp chuyển đổi từ HCFC sang các chất HFC có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao được xác định là hợp lệ để nhận kinh phí tài trợ chuyển đổi sang chất thay thế có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp hoặc tiềm năng nóng lên toàn cầu bằng không. Các doanh nghiệp tự chuyển đổi bằng kinh phí của mình từ HCFC sang HFC có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao trước ngày quy định mức ngưng tiêu thụ cơ sở của các chất HFC được xác định là hợp lệ để nhận được kinh phí tài trợ chuyển đổi công nghệ. Các doanh nghiệp chuyển đổi từ HFC sang các chất HFC có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp khi không có chất thay thế nào khác, bằng kinh phí hỗ trợ từ Quỹ Đa phương được xác định là hợp lệ để nhận được kinh phí tài trợ chuyển đổi công nghệ sang chất thay thế có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp hoặc tiềm năng nóng lên toàn cầu bằng không.

Và cuối cùng, Ban Thư ký của Tổ chức Hải quan thế giới đưa ra hai phương thức đối với việc quy định mã hải quan cho các chất HFC. Phương thức thứ nhất: giữ một mã HS 2903.3 và có một số mã HS quy định cho hóa chất và sản phẩm được nhóm lại dưới cùng một mã HS. Phương thức thứ hai: quy định mã HS cho từng hóa chất và sản phẩm thuộc mã tiêu đề. Vấn đề này sẽ tiếp tục được Ban Thư ký Tổ chức Hải quan Thế giới tham vấn các bên liên quan vào cuối năm 2016. Các vấn đề trên sẽ được đệ trình lên Khóa họp các Bên lần thứ 28 được tổ chức vào tháng 10 năm 2016 để xem xét, phê duyệt.

Page 17: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

19

Tại phiên họp cấp cao, các Bên nhắc lại quan ngại về sự khác nhau giữa số liệu báo cáo và nồng độ CTC đo được trong khí quyển, yêu cầu Ban đánh giá kinh tế - kỹ thuật và Ban đánh giá khoa học tiếp tục phân tích sự khác nhau và báo cáo kết quả nghiên cứu, bao gồm cập nhật về những kết quả đã đạt được, cho Khóa họp các Bên lần thứ 28 diễn ra vào tháng 10 năm 2016. Các Bên hướng tới đạt được thỏa thuận về loại trừ HFC tại Khóa họp các Bên lần thứ 28 diễn ra vào tháng 10 năm 2016. Thời gian và địa điểm MOP 28 đã được quyết định tổ chức tại Kigali, Rwanda vào tháng 10 năm 2016.

III. Hoạt động của Đoàn Việt Nam và kiến nghị

Trong thời gian tổ chức ExMOP 3, Đoàn Việt Nam do Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu ông Nguyễn Văn Tuệ làm Trưởng đoàn đã tham dự đầy đủ các phiên họp của OEWG 37, OEWG 38 và ExMOP 3, đồng thời tham gia một số nhóm tham vấn để theo dõi, nắm bắt thông tin, quan điểm của các nước về vấn đề loại trừ HFC và có các buổi làm việc song phương với Ngân hàng Thế giới (WB) về việc chuẩn bị triển khai dự án Kế hoạch quản lý loại trừ HCFC giai đoạn II; Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) về việc phối hợp xây dựng

dự án “Giới thiệu thực hành tốt nhất trong lĩnh vực làm lạnh sử dụng môi chất lạnh tự nhiên trong dây chuyền làm lạnh công nghiệp thực phẩm và Tổ chức Hợp tác Kĩ thuật Đức (GIZ) về dự án “Công nghệ lạnh góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu”.

Các vấn đề được thông qua và sẽ được đệ trình để xem xét tại MOP 28 về cơ bản không có tác động đến Việt Nam và Việt Nam tiếp tục thực hiện các quy định của Công ước và Nghị định thư trên cơ sở hỗ trợ tài chính từ Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal.

Bên cạnh các phiên họp chính thức, đoàn Việt Nam đã tham dự Hội nghị bên lề của Liên minh Khí hậu và Không khí sạch (CCAC). Do Việt Nam chưa tham gia CCAC nên đoàn Việt Nam tham dự với tư cách quan sát viên tại Hội nghị. Hội nghị CCAC đã thảo luận và nhất trí với các nội dung chính: các nước thuộc CCAC ủng hộ thông qua Sửa đổi bổ sung Nghị định thư Montreal về HFC trong năm 2016; loại trừ HFC theo Nghị định thư Montreal giúp tránh tăng 0,5oC vào cuối thế kỷ này; kêu gọi xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến môi chất lạnh để cho phép sử dụng rộng rãi

Nguồn: IISD Reporting Services và Cục KTTVBĐKH, Bộ TNMT

Page 18: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

20

Môi chất lạnh R-32 hay còn gọi là Ga lạnh R32 được đưa vào sử dụng tại thị trường Nhật Bản và được rất nhiều người tin dùng trong thời gian qua. Ga R32 được phát minh nhằm thay thế các dòng ga cũ như ga R22, ga R410. Xuất hiện tại thị trường điện máy Việt Nam vào thời điểm tháng 9/2014. Là công ty duy nhất trên thế giới sản xuất cả máy điều hòa không khí và môi chất lạnh, Daikin không ngừng nghiên cứu công nghệ mới và các chất thân thiện với môi trường. Giờ đây, Daikin đã sử dụng R32, môi chất lạnh thế hệ mới không chứa chất gây suy giảm tầng ô-dôn và tác động

làm nóng trái đất thấp. Dòng sản phẩm đầu tiên áp dụng đối với loại ga này là máy lạnh Daikin (loại 1 chiều, loại 2 chiều). Ga lạnh R32 được đánh giá là dòng sản phẩm có lượng khí thải thấp hơn nhiều so với các loại ga khác trên thị trường, giảm hiệu ứng nhà kính và rất an toàn, nó là một nỗ lực nhằm giảm thiểu các chất có khả năng gây phá hủy tầng ô-dôn về bằng 0.

Ở các nước công nghiệp phát triển, quá trình chuyển đổi từ HCFC sang HFC đang được thực hiện một cách triệt để. Ngoại trừ một loại môi chất lạnh và một số trường hợp ngoại lệ, việc sử dụng các chất

Mặc dù có rất nhiều loại môi chất lạnh, nhưng R-32 đang là môi chất làm lạnh mới nhận được nhiều sự quan tâm nhất hiện nay. Bởi vì R-32 truyền tải nhiệt rất hiệu quả, có thể giảm tiêu thụ điện năng lên đến xấp xỉ 10% so với máy điều hòa không khí sử dụng môi chất lạnh R-22. Hơn nữa, so sánh với các môi chất lạnh đang được sử dụng rộng rãi hiện nay như R-22 và R-410A, thì R-32 có khả năng làm nóng lên toàn cầu chỉ bằng 1/3 và có tác động rất ít đến môi trường.

R32 - MÔI CHẤT LẠNH THẾ HỆ MỚI

Page 19: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

21

HCFC về cơ bản sẽ được chấm dứt vào năm 2020. Ở các nước đang phát triển, động thái tương tự cũng đang được thực hiện và dự kiến sẽ hoàn tất năm 2030. Với việc chuyển đổi sang môi chất lạnh HFC R410A thì chỉ số phá hủy tầng ô-dôn đã giảm xuống bằng 0. Trong bối cảnh việc sử dụng máy điều hòa không khí tại các nước đang phát triển gia tăng nhanh chóng, việc chuyển đổi sang loại môi chất lạnh có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp hơn đã trở nên cấp thiết.

Nhằm đạt được các mục tiêu được đề ra theo Nghị định thư Kyoto về cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, việc tìm ra một loại môi chất lạnh mới có tiềm năng nóng lên toàn cầu thấp đang là một nhiệm vụ cấp bách. Khí nhà kính giữ nhiệt của ánh sáng mặt trời (các bước sóng hồng ngoại) từ bên ngoài không gian, lượng nhiệt này đã làm khí quyển trái đất ấm hơn. Các loại khí nhà kính bao gồm: CO2, CH4, CFCs, HCFCs, HFCs và nhiều chất khác.

Theo Daikin Việt Nam

Page 20: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

22

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Lần đầu tiên kể từ năm 2000, lỗ thủng tầng ô-dôn đã thu nhỏ lại hơn 4 triệu km vuông, nghĩa là gần tương đương với một nửa diện tích của Hoa Kỳ. Sự thu nhỏ này tuy có chậm lại một chút do ảnh hưởng của các vụ phun trào núi lửa qua nhiều năm, nhưng nhìn chung, lỗ thủng tầng ô-dôn vẫn nằm trên một lộ trình phục hồi ấn tượng.

“Chúng ta bây giờ có thể tự tin rằng những việc chúng ta làm đã có thể chữa lành được hành tinh này” – Bà Susan Solomon, một nhà hóa học khí quyển tại Viện Công nghệ Massachusetts và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố vào ngày 30-6 trên tạp chí khoa học cho biết. Tầng ô-dôn đang bắt đầu khôi phục, đó là một tín hiệu lịch sử cho trái đất.

Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện tầng ô-dôn mỏng đi đáng kể vào cuối những năm 1950 và xác định nguyên nhân là do việc sản xuất và sử dụng các hợp chất hóa học có chứa các chất chlorofluorocarbons (CFC), được sử dụng trong tủ lạnh và bình xịt, keo xịt tóc. Vào năm 1987, hầu hết các

quốc gia trên thế giới đã ký kết Nghị định thư Montreal, một thỏa thuận quốc tế nhằm loại trừ sản xuất và tiêu thụ CFC trên toàn thế giới. Kể từ đó cho đến nay, hàng năm các nhà khoa học trên toàn thế giới đều đo đạc và nghiên cứu lỗ thủng tầng ô-dôn tại Nam Cực. Kích thước của lỗ thủng ô-dôn thay đổi từ năm này sang năm khác. Lỗ thủng ô-dôn mở rộng nhất sau mùa đông từ tháng 6 - tháng 8 ở Nam bán cầu, và co lại nhỏ nhất sau mùa hè từ tháng 12 đến tháng 1. Đường kính của lỗ thủng ô-dôn lớn nhất vào tháng 9 hoặc tháng 10. Các nhà khoa học trong nghiên cứu này cho biết thời gian tốt nhất để đo kích cỡ lỗ thủng là trong tháng 9, khi nó bị tác động mạnh nhất bởi các chất CFC. Lỗ thủng ô-dôn lớn nhất vào tháng 10 năm ngoái chủ yếu do tác động từ vụ phun trào núi lửa tại Chile vào tháng 6

Một nghiên cứu được công bố vào ngày 30 tháng 6 của Viện công nghệ Massachusetts - Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: Lỗ thủng tầng ô-dôn tại Nam Cực đang bắt đầu thu nhỏ lại.

LỖ THỦNG TẦNG Ô-DÔN Ở NAM CỰC ĐANG THU NHỎ LẠI

Lỗ thủng tầng ô-dôn vào ngày 2 tháng 10 năm 2015 trong lần đo đạc gần nhất

Page 21: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

23

trước đó. Bà Solomon cho rằng khi nồng độ Clo tiếp tục giảm và có xu hướng tan vào khí quyển, bất chấp việc núi lửa có phun trào trong tương lai, lỗ thủng ô-dôn cuối cùng sẽ đóng lại vĩnh viễn vào giữa thế kỷ 21. Bà Solomon vốn là một trong những nhà nghiên cứu khoa học nghiên cứu đầu tiên về Clo và tầng ô-dôn ngay từ thời điểm khởi động của Nghị định thư Montreal, kết

luận rằng: “Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tôi xuyên suốt 30 năm qua, khoa học đã giúp ích rất nhiều cho chúng ta, tất cả các quốc gia, các ngành công nghiệp. Giờ đây chúng ta đã có một lộ trình thích hợp để chữa lành cho hành tinh này. Đó thực sự là 1 điều tuyệt vời”.

Nguồn: BBC news/science environment

Lỗ thủng ô-dôn qua các năm kể từ khi lần đầu tiên được phát hiện

Giáo sư Detlev Helmig cùng nhóm nghiên cứu của ông phát hiện ra rằng, sự suy giảm liên tục của khí thải etan sau đỉnh cao trong những năm 1970 đã kết thúc từ

năm 2005 đến năm 2010 ở hầu hết bán cầu Bắc và kể từ đó bắt đầu đảo ngược. Helmig cũng cho hay: từ năm 2009 đến năm 2014, lượng khí thải etan ở Bắc bán cầu đã tăng

Theo một nghiên cứu mới của Đại học Colorado Boulder cho thấy: Lượng khí thải etan toàn cầu - một chất khí gây ô nhiễm không khí và hiệu ứng nhà kính - đang gia tăng trở lại. Sự suy giảm liên tục của khí thải etan sau khi đạt mức cao nhất trong những năm 1970 đã kết thúc từ năm 2005 đến năm 2010.

NỒNG ĐỘ ETAN ĐÃ TĂNG TRỞ LẠI

Page 22: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

24

khoảng 400.000 tấn mỗi năm, phần lớn là từ các hoạt động dầu khí ở Bắc Mỹ. Sự suy giảm của etan và các hydrocacbon không phải metan khác (NMHC) bắt đầu từ khoảng năm 1970 chủ yếu được cho là do việc kiểm soát khí thải tốt hơn. Các biện pháp kiểm soát đã giúp giảm phát thải từ quá trình sản xuất dầu và khí đốt, từ việc lưu trữ và phân phối, cũng như khí thải từ xe hơi và xe tải.

Helmig cho hay: “Khoảng 60 phần trăm sự suy giảm etan mà chúng ta nhận thấy trong 40 năm qua đã quay trở lại trong 5 năm trở lại đây; nếu tỷ lệ này tiếp tục, chúng ta đang đi lại con đường trở về mức etan tối đa mà chúng ta đã thấy trong những năm 1970 chỉ trong khoảng ba năm nữa. Chúng ta hiếm khi nhìn thấy những thay đổi về các khí một cách nhanh chóng hoặc đáng kể như vậy. Etan, propan và một loạt các NMHC khác được thải ra một cách tự nhiên từ sự rò rỉ của các mỏ cacbon hóa thạch, hoạt động núi lửa và cháy rừng. Những hoạt động của con người, trong đó có đốt sinh khối và sử dụng công nghiệp, góp phần chủ yếu vào nguồn NMHC trên toàn thế giới. Những nguồn từ con người này chiếm khoảng ¾ lượng etan trong khí quyển đang được thải ra”. Các mẫu không khí trong nghiên cứu này được thu thập từ hơn 40 địa điểm trên thế giới, từ Colorado và Greenland cho đến Đức, Thụy Sĩ, New Zealand và các vùng cực của trái đất. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong số các địa điểm lấy mẫu không khí trên toàn thế giới, thì sự gia tăng etan và propan cao nhất nằm

ở miền trung và miền đông Hoa Kỳ - những khu vực có hoạt động dầu khí cao.

Helmig cho biết: “Chúng tôi kết luận rằng lượng khí thải gia tăng từ khoan dầu và khí đốt ở Hoa Kỳ là nguồn chính dẫn đến sự đảo ngược etan này”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng khí thải tất cả NMHC ở Bắc bán cầu đang tăng khoảng 1,2 triệu tấn mỗi năm.

Là một thành phần của khí đốt tự nhiên, etan đóng vai trò quan trọng trong bầu khí quyển của Trái đất. Các mô hình hóa học của nhóm nghiên cứu cho thấy rằng, sự gia tăng etan và các hydrocacbon có liên quan khác có thể sẽ gây ra thêm hiện tượng phát sinh ô-dôn trên mặt đất, đặc biệt là trong những tháng mùa hè. Do etan phân hủy ở gần bề mặt trái đất nên nó có thể tạo ra sự ô nhiễm ô-dôn trên mặt đất, gây nguy hại cho sức khỏe của con người và ảnh hưởng đến môi trường. Helmig nhấn mạnh: “Etan là hydrocacbon đáng kể thứ hai được thải ra từ dầu mỏ và khí đốt sau metan”. Các nghiên cứu khác cho thấy, trung bình lượng metan được thải ra bởi ngành công nghiệp dầu khí nhiều hơn khoảng 10 lần so với etan.

Helmig cũng nói thêm rằng: “Các nhà khoa học rất quan tâm đến metan vì nó là một loại khí nhà kính mạnh. Phát hiện mới về sự gia tăng etan cho thấy cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về lượng phát thải metan liên quan.”

Nguồn: www.sciencedaily.com

Page 23: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

25

Năm 2015 “xô đổ” một loạt kỷ lục để thành năm có khí hậu tồi tệ nhất

Các chỉ số nhiệt độ trung bình toàn cầu, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và mực nước biển tăng đã đồng loạt xác lập những kỷ lục mới trong năm 2015, khiến năm ngoái trở thành năm có tình hình khí hậu tồi tệ nhất trong thời hiện đại. Báo cáo “Tình hình Khí hậu” do Cơ quan Đại dương & Khí quyển (NOAA) của Mỹ đứng đầu được 450 nhà khoa học quốc tế biên soạn và công bố 1 năm/lần đã cho thấy một bức tranh đáng sợ về tình hình “sức khỏe” của Trái Đất.

Trước hết, về lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, văn kiện dày 300 trang này cho biết nồng độ 3 thành tố chính là carbon dioxide (CO2), khí metan (CH4) và nitrous oxide (N2O) đều đã lập “đỉnh” mới trong năm 2015. Kết quả đưa ra dựa trên 10.000 số liệu đo lường từ các cơ sở độc lập cho thấy nồng độ CO2 trong không khí tại Hawaii, Mỹ đã lên mức 400,8 phần triệu, lần đầu tiên vượt ngưỡng 400 phần triệu. Đây là mức tăng lớn nhất trong 1 năm trong vòng

58 năm thu thập dữ liệu. Nồng độ CO2 trung bình toàn cầu trong năm ngoái là 399,4 phần triệu, tăng 2,2 phần triệu so với năm trước đó.

Theo nhà khí hậu học Jessica Blunden, số liệu trên cho thấy năm 2016 sẽ dễ dàng vượt qua mốc lịch sử này. Báo cáo công bố ngày 2/8 này cũng xác nhận kết quả trước đó của NOAA và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về nhiệt độ trung bình toàn cầu của bề mặt đất và bề mặt đại dương cao kỷ lục trong năm 2015 với dự báo năm 2016 sẽ tiếp tục “xô đổ” kỷ lục của năm trước.

Ngoài các kỷ lục về chỉ số khí hậu, năm 2015 còn đánh dấu một năm tình hình thời tiết cực đoan với một mùa mưa dài bất thường dẫn đến các đợt lũ nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên thế giới. Trong khi đó, diện tích khu vực phải trải qua những đợt hạn hán nặng nề đã tăng gần gấp đôi, từ 8% trong năm 2014 đã tăng lên 14% trong năm ngoái. Nhiệt độ tại Bắc Cực đang ở mức cao nhất so với số liệu thu được từ đầu thế kỷ 20.

Ngoài ra, dưới tác động của El Nino, Nam Cực lại lạnh hơn mức trung bình,

NĂM 2016 LIỆU CÓ XÔ ĐỔKỶ LỤC NHIỆT ĐỘ CỦA NĂM 2015

Mặc dù năm 2015 đã được coi là năm có khí hậu tồi tệ nhất trong lịch sử. Thế nhưng sau khi đo đạc, tính toán, các nhà khoa học đã công bố: nhiệt độ trong nửa đầu năm 2016 là nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ qua. Đây là cơ sở để dự báo rằng năm 2016 thậm chí có thể xô đổ kỷ lục về nhiệt độ của năm 2015.

Page 24: Thông tin Ô-dôn số 3 năm 2016

THÔNG TIN Ô-DÔN SỐ 03-2016

TIN THẾ GIỚI

26

nhiệt độ của các tảng băng thay đổi từ mức cao kỷ lục vào tháng 5 xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 8.

Nhiệt độ trong nửa đầu năm 2016 nóng nhất trong hơn 1 thế kỷ qua

Theo giới khoa học Mỹ, 6 tháng đầu năm 2016 đã trở thành nửa đầu năm nóng nhất kể từ năm 1880 đến nay. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên nhanh chóng đi kèm với các biến đổi môi trường đáng sợ đe dọa các vùng rừng Taiga rộng lớn của Nga và các căn cứ quân sự ven biển của Mỹ.

NOAA của Mỹ cho biết trong thời gian trên, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã tăng 0,2°C so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 1,05°C so với thế kỷ 20. Tháng 6/2016 trở thành tháng nóng nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm Goddard thuộc NASA của Mỹ, ông Gavin Schmidt, cho biết nhiệt độ trung bình trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng 1,3°C so với cuối thế kỷ 19, gần bằng mức nhiệt trong “phương án B” (giữ nhiệt độ không tăng quá 1,5°C so với thời tiền công nghiệp) được thông qua trong Hội nghị tthượng đỉnh của Liên Hợp quốc về chống biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris hồi cuối năm ngoái.

Theo chuyên gia của NASA, khoảng 40% mức tăng nhiệt đầu năm nay là do hiện tượng El Nino - mang dòng hải lưu nóng từ Xích đạo lan ra khắp nơi, trong khi 60% còn lại là do các yếu tố khác, đặc biệt là việc Bắc Cực bị hâm nóng do khí thải gây hiệu

ứng nhà kính. Hiện tượng Trái Đất nóng lên được quan sát thấy ở mọi nơi, trước hết là trên hầu hết các đại dương, nhưng mức tăng nhiệt độ đáng quan ngại nhất là tại Bắc Cực.

Theo NASA và NOAA, diện tích băng Bắc Cực trong tháng Sáu giảm mạnh nhất, giảm 1,3 triệu km2 so với mức trung bình từ năm 1981 đến 2010 và giảm 259.000km2 so với năm 2010 - năm băng tan nhiều nhất so với trước đó. Hiện tượng Trái Đất nóng lên đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là việc làm gia tăng nguy cơ xung đột vũ trang tại các quốc gia đa sắc tộc. Theo một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, từ năm 1980 đến 2010, thời điểm bùng phát 23% trong số các cuộc xung đột vũ trang tại 5 quốc gia đa sắc tộc (trong đó có Syria, Afghanistan và Somalia) trùng với thời điểm xảy ra các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là tình trạng hạn hán.

Hoạt động của con người kể từ cách mạng công nghiệp đã làm tăng số lượng các khí nhà kính trong khí quyển, làm tăng lực bức xạ từ CO2, metan, ô-dôn tầng đối lưu, CFC và nitơ ôxit. Nồng độ CO2 và metan đã tăng khoảng 36% và 148% kể từ giữa thập niên 1700. Một thế giới công nghiệp hiện đại là khởi điểm và cũng là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Theo moitruong.com.vn