28
1 THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN CÂY TRỒNG ĐẶC SẢN TẠI BẮC KẠN TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn Là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng trong những năm qua Bắc Kạn đã tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, tỉnh đã khai thác tiềm năng, lợi thế về khí hậu, đất đai để phát triển cây trồng đặc sản, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong tỉnh. ắc Kạn là một tỉnh miền núi với diện tích 4.859,41 km 2 , dân số gần 30 vạn người với 7 dân tộc, chủ yếu là dân tộc thiểu số. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính, trong đó, có 07 huyện và 01 thị xã, có 122 xã, phường, thị trấn với 1.398 thôn bản, hiện còn 70 xã trong diện khó khăn. Trong những năm qua, mặc dù còn khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh đạt khá từ 11-12%/năm, trong đó nông lâm nghiệp tăng 7,8%, lương thực bình quân đầu người đạt 570kg/người/năm, đạt được thành quả như vậy, một phần không nhỏ là sự đóng góp của Khoa học và Công nghệ. Hầu hết các nhiệm vụ KH&CN triển khai đã bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhất là việc khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu, đất đai phát triển cây trồng đặc sản như (cam, quýt, hồng không hạt, khoai môn, chè Shan tuyết, Gạo Bao thai…) tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Đối với cây cam, quýt: Tỉnh đã triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu bình tuyển cây đầu dòng, nghiên cứu biện pháp nhân giống sạch bệnh, nghiên cứu kỹ thuật thâm canh, cải tạo nhằm duy trì và phát triển cây cam, quýt tại các vùng Bạch Thông, Chợ Đồn và Ba Bể, cho tới nay đã công nhận được 20 cây cam, quýt đầu dòng, xây dựng vườn ươm cam, quýt sạch bệnh tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới với 10 cây cam quýt S 0 và 100 cây cam, quýt S 1 có khả năng cung cấp hàng vạn cây giống mỗi năm phục vụ cho chương trình phát triển 1.500ha cam, quýt của tỉnh đến năm 2015. Thông qua các đề tài, dự án phát triển cây cam quýt đã góp phần tăng diện tích, sản lượng cam, quýt của Bắc Kạn qua các năm. Năm 2009 diện tích 997ha, sản lượng khoảng 2.344 tấn; năm 2010 diện tích 1.141ha, sản lượng 3.161 tấn; năm 2011 diện tích tăng lên trên 1.300ha, sản lượng 4.137 tấn; Năm 2013 diện tích 1.441ha, sản lượng đạt khoảng 4.500 tấn, cho tổng thu trên 100 tỷ đồng. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/vụ cam quýt. Sản phẩm cam, quýt Bắc Kạn đã có mặt trên thị trường của một B Mùa Quýt tại Bắc Kạn. Ảnh TL.

Thong tin 01-2014- ok.pdf

Embed Size (px)

Citation preview

1

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN

CÂY TRỒNG ĐẶC SẢN TẠI BẮC KẠN

TS. Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn

Là một tỉnh miền núi phía Bắc còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng

trong những năm qua Bắc Kạn đã tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa

học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất và đời sống. Đặc biệt, tỉnh đã khai thác tiềm

năng, lợi thế về khí hậu, đất đai để phát triển cây trồng đặc sản, tạo thành vùng sản xuất

hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân

trong tỉnh.

ắc Kạn là một tỉnh miền núi với diện

tích 4.859,41 km2, dân số gần 30 vạn

người với 7 dân tộc, chủ yếu là dân tộc

thiểu số. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính,

trong đó, có 07 huyện và 01 thị xã, có 122

xã, phường, thị trấn với 1.398 thôn bản,

hiện còn 70 xã trong diện khó khăn. Trong

những năm qua, mặc dù còn khó khăn

nhưng tăng trưởng kinh tế bình quân hàng

năm của tỉnh đạt khá từ 11-12%/năm,

trong đó nông lâm nghiệp tăng 7,8%,

lương thực bình quân đầu người đạt

570kg/người/năm, đạt được thành quả

như vậy, một phần không nhỏ là sự đóng

góp của Khoa học và Công nghệ. Hầu hết

các nhiệm vụ KH&CN triển khai đã bám

sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa

phương, nhiều kết quả nghiên cứu ứng

dụng đã là động lực cho phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc

định hướng phát triển kinh tế - xã hội và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp và nông thôn, nhất là

việc khai thác tiềm năng lợi thế về khí hậu,

đất đai phát triển cây trồng đặc sản như

(cam, quýt, hồng không hạt, khoai môn,

chè Shan tuyết, Gạo Bao thai…) tạo thành

vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế

cao, góp phần tăng thu nhập cải thiện đời

sống cho đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn.

Đối với cây cam, quýt: Tỉnh đã triển

khai các đề tài, dự án nghiên cứu bình

tuyển cây đầu dòng, nghiên cứu biện pháp

nhân giống sạch bệnh, nghiên cứu kỹ thuật

thâm canh, cải tạo nhằm duy trì và phát

triển cây cam, quýt tại các vùng Bạch

Thông, Chợ Đồn và Ba Bể, cho tới nay đã

công nhận được 20 cây cam, quýt đầu

dòng, xây dựng vườn ươm cam, quýt sạch

bệnh tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới với 10

cây cam quýt S0 và 100 cây cam, quýt S1

có khả năng cung cấp hàng vạn cây giống

mỗi năm phục vụ cho chương trình phát

triển 1.500ha cam, quýt của tỉnh đến năm

2015. Thông qua các đề tài, dự án phát

triển cây cam quýt đã góp phần tăng diện

tích, sản lượng cam, quýt của Bắc Kạn

qua các năm. Năm 2009 diện tích 997ha,

sản lượng khoảng 2.344 tấn; năm 2010

diện tích 1.141ha, sản lượng 3.161 tấn;

năm 2011 diện tích tăng lên trên 1.300ha,

sản lượng 4.137 tấn; Năm 2013 diện tích

1.441ha, sản lượng đạt khoảng 4.500 tấn,

cho tổng thu trên 100 tỷ đồng. Đời sống

của nhân dân không ngừng được cải thiện,

nhiều hộ có thu nhập trên 100 triệu

đồng/vụ cam quýt. Sản phẩm cam, quýt

Bắc Kạn đã có mặt trên thị trường của một

B

Mùa Quýt tại Bắc Kạn. Ảnh TL.

2

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Mô hình trồng khoai môn bằng giống nuôi cấy mô (Invitro) tại huyện Chợ Đồn.

Ảnh TL

số tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao

Bằng v.v. Như vậy cam, quýt không chỉ là

“cây xoá đói giảm nghèo” mà thực sự là

“cây làm giàu” của bà con dân tộc tỉnh Bắc

Kạn. Năm 2012 Quýt Bắc Kạn được Cục

Sở hữu trí tuệ - Bộ KH&CN cấp giấy chứng

nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quýt Bắc

Kạn tại Quyết định số 2839/QĐ-SHTT ngày

14/11/2012. Đây sẽ là cơ sở giúp cho việc

quảng bá thương hiệu Quýt Bắc Kạn, mở

rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị

kinh tế cho người sản xuất. Nhờ có chỉ dẫn

địa lý mà năm 2013, sản phẩm cam, quýt

Bắc Kạn đã tiêu thụ tốt, hiệu quả kinh

tế tăng cao hơn 25-30% so với những

năm trước.

Cây hồng không hạt Bắc Kạn: Thời

gian qua, tỉnh đã triển khai một số đề

tài/dự án nhằm đánh giá, tuyển chọn cây

đầu dòng, nhân giống, xây dựng mô hình

thâm canh, cải tạo, phục tráng hồng v.v.

Hiện nay đã bình tuyển được 44 cây đầu

dòng có năng suất cao, chất lượng tốt tại

huyện Ba Bể, Ngân Sơn và Chợ Đồn. Xây

dựng được các vườn ươm để hàng năm

cung cấp khoảng 20.000 cây giống tốt

phục vụ đồng bào dân tộc. Xây dựng được

0,5ha vườn cây đầu dòng và trên 30 ha

mô hình thâm canh hồng v.v. Thông qua

các chương trình ứng dụng tiến bộ khoa

học công nghệ vào sản xuất, diện tích

hồng không hạt tăng dần qua các năm,

năm 2009 diện tích 268ha, năm 2011 tăng

390ha và năm 2013 là 730 ha với sản

lượng khoảng 1.150 tấn, cho tổng thu trên

30 tỷ đồng. Sản phẩm Hồng không hạt Bắc

Kạn là một trong những sản phẩm đặc sản

có thế mạnh của tỉnh và đã được Cục Sở

hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn

địa lý năm 2010, là cơ sở để tỉnh đề ra kế

hoạch, định hướng đến năm 2015 sẽ đạt

1000ha hồng không hạt Bắc Kạn.

Cây khoai môn: Đây là một cây trồng

đặc sản, có tiềm năng phát triển mở rộng,

hiệu quả kinh tế khá cao đạt 80-100 triệu

đồng/ha, so với các cây trồng khác hiệu

quả kinh tế gấp 2-3 lần. Khoai môn Bắc

Kạn là sản phẩm có chất lượng ngon, bở,

thơm đặc trưng, ít có vùng nào ở phía Bắc

có được chất lượng ngon như thế, cùng

với chương trình phát triển vùng trồng

khoai môn, chương trình nghiên cứu nhân

giống cũng được quan tâm, tỉnh đã nhân

giống thành công giống khoai môn bằng

phương pháp invitro, đã giúp địa phương

chủ động nguồn giống cung cấp cho nhu

cầu của người dân, do đó hàng năm diện

tích khoai môn không ngừng được phát

triển mở rộng ra các địa bàn khác của tỉnh,

năm 2013 diện tích trồng khoai môn của

tỉnh đạt 400ha. Phấn đấu đến năm 2015

đạt 700ha, nhằm phát triển khoai môn trở

thành sản phẩm hàng hoá, có giá trị kinh tế

cao cung cấp cho thị trường.

Bà con nông dân thu hoạch Hồng không hạt Bắc Kạn. Ảnh TL.

3

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Cây chè Shan tuyết: Tỉnh cũng triển

khai các dự án phát triển cây chè Shan

Tuyết tại huyện Chợ Đồn, nghiên cứu bình

tuyển cây đầu dòng, bình tuyển được 14

cây là nguồn cung cấp giống để sản xuất

cây giống đảm bảo chất lượng; xây dựng

10 ha mô hình trồng chè Shan Tuyết theo

hướng tập trung thâm canh, bước đầu

đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao hơn rõ

rệt so với phương pháp trồng chè Shan

Tuyết truyền thống.

Gạo Bao thai Chợ Đồn: Đã triển khai

các đề tài, dự án nghiên cứu biện pháp

thâm canh, xây dựng nhãn hiệu tập thể,

phục tráng giống lúa vv. Đến nay Gạo bao

thai Chợ Đồn đã được Cục Sở hữu trí tuệ -

Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận nhãn

hiệu tập thể; dự án: Nghiên cứu phục tráng

giống lúa Bao thai Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn,

đã tiến hành phục tráng giống lúa Bao Thai

từ 1.000 dòng qua 3 vụ đã chọn được 35

dòng chuẩn theo bảng mô tả tính trạng

giống; bước đầu nghiên cứu các biện pháp

kỹ thuật canh tác giống Bao Thai, xác định

được công thức phân bón: 80N:100P2O5:

120 K2O lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho

năng suất cao hơn; xác định được mật độ

30-35 khóm/m2 là phù hợp; năm 2013 tập

huấn kỹ thuật cho 300 hộ dân tham gia mô

hình phục tráng với diện tích triển khai 10

ha, lúa sau khi phục tráng sinh trưởng phát

triển tốt, cho năng suất cao, ước đạt trên

45 tạ/ha (cao hơn năng suất bình quân

khoảng 20%), chất lượng gạo thơm, dẻo

hơn giống lúa Bao Thai khi chưa được

phục tráng.

Giống lúa Khẩu nua lếch Ngân Sơn:

Dự án Phục tráng giống lúa, trong năm

2012 đã chọn lọc và phục tráng quần thể

được 7,5 ha, năm 2013 tiếp tục chọn lọc

và phục tráng giống 2,5 ha, xây dựng mô

hình sản xuất hạt nguyên chủng 2ha và mô

hình sản xuất hạt thương phẩm 10ha theo

kế hoạch. Giống lúa sau khi phục tráng

sinh trưởng phát triển tốt, độ đồng đều

khá, cho năng suất cao, hiện đang cho thu

hoạch, ước đạt trên 40tạ/ha, năng suất

tăng so với giống địa phương chưa phục

tráng là 25%. Kết quả được người dân địa

phương đánh giá cao, tin tưởng áp dụng

tiến bộ kỹ thuật phục tráng giống lúa tại

địa phương, mong muốn mở rộng diện

tích, nhằm nâng cao năng suất, chất

lượng, chủ động nguồn giống cho địa

phương góp phần tăng thu nhập cho

người dân. Trong thời gian tới tỉnh tiếp tục

nghiên cứu mở rộng diện tích lúa Khẩu

Nua Lếch để tiến tới sản xuất hàng hóa

cung cấp cho thị trường.

Như vậy, trong thời gian qua, tỉnh đã

nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các tiến

bộ khoa học và công nghệ để khai thác và

phát triển cây trồng bản địa một cách có

hiệu quả. Có được những thành tựu như

trên, là nhờ sự giúp đỡ của Bộ Khoa học

và Công nghệ, sự quan tâm, chỉ đạo sát

sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh,

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.

Phát huy kết quả đạt được, trong thời

gian tới Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn

tiếp tục nghiên cứu, triển khai ứng dụng

các thành tựu khoa học và công nghệ tiên

tiến, phục vụ tích cực định hướng phát

triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần

nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho

nhân dân, đồng thời góp phần thực hiện

thắng lợi Nghị quyết lần thứ 6, Ban Chấp

hành Trung ương Khóa XI về “Phát triển

khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

và hội nhập quốc tế”./.

Mô hình phục tráng giống lúa Bao thai Chợ Đồn. Ảnh TL.

4

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

THÀNH TỰU NGÀNH NÔNG NGHIỆP BẮC KẠN NĂM 2013, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

Hà Đức Tiến - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn

Năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh

hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn chung đó, lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ phát triển ổn định giá trị của ngành nông lâm

nghiệp, thuỷ sản tăng thêm 9,07% so với năm 2012.

ổng sản lượng lương thực có hạt cả

năm đạt 174.310 tấn, bằng 109% kế

hoạch, so với năm 2012 tăng 7%; lương

thực bình quân đầu người đạt trên 572

kg/người/năm tăng 23 kg so với năm 2012.

Các cây trồng khác cơ bản đạt chỉ tiêu

kế hoạch đề ra, trong đó cây thuốc lá 1.159

ha bằng 102% kế hoạch, tăng 16% so với

cùng kỳ năm 2012, năng suất đạt 19,61

tạ/ha; sản lượng đạt 2.274 tấn;

Cây ăn quả, diện tích cây cam, quýt

hiện có trên địa bàn tỉnh là 1.441 ha, diện

tích cho thu hoạch 890 ha, sản lượng đạt

gần 4.500 tấn, diện tích trồng mới cây cam

quýt 235 ha bằng 168% kế hoạch, tăng 42%

so với cùng kỳ năm 2012; Cây Hồng không

hạt diện tích hiện có trên địa bàn tỉnh là 730

ha, diện tích cho thu hoạch gần 300 ha, sản

lượng ước đạt 1.150 tấn, trồng mới 158 ha

bằng 88% kế hoạch, so với cùng kỳ năm

2012 bằng 277%.

Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt

14.574 tấn đạt 91% kế hoạch, đặc biệt tổng

đàn lợn trong năm 353.753 con bằng 147%

kế hoạch, tăng 2% so với năm 2012 (trong

đó số con xuất chuồng 132.319 con); Tổng đàn

gia cầm trong năm 2.602.766 con, bằng

174% kế hoạch, bằng 184% so với năm

2012 (trong đó số xuất chuồng 727.777 con).

Toàn tỉnh trồng được 11.429,64 ha rừng

bằng 91,4% kế hoạch; tỉ lệ che phủ rừng đạt

70,6%.

Chương trình Mục tiêu quốc gia xây

dựng nông thôn mới đạt được những kết quả

nhất định. Việc lập đồ án quy hoạch nông

thôn mới 112 xã/112 xã đã hoàn thành; có

105/112 xã (đạt 94%) được phê duyệt Đề án

xây dựng nông thôn mới, dự kiến 100% các

xã phê duyệt đề án trong quý I năm 2014.

Mức độ đạt các tiêu chí theo Quyết định số

491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của

Thủ tướng Chính phủ còn thấp: Có 02 xã đạt

trên 10 tiêu chí; có 75 xã đạt 5 - 9 tiêu chí; 35

xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Chương trình Mục tiêu quốc gia về

nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

đến cuối năm 2013 đảm bảo tăng tỷ lệ người

dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ

sinh lên 90% (tăng 3% so với năm 2012); tỷ

lệ hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp

vệ sinh lên 56%; số hộ nông thôn chăn nuôi

có chuồng trại hợp vệ sinh lên 39%; tỷ lệ các

trường học có đủ nước sinh hoạt và có nhà

tiêu hợp vệ sinh lên 90%; tỷ lệ các Trạm y tế

có đủ nước sinh hoạt và có nhà tiêu hợp vệ

sinh lên 89% đạt 100% kế hoạch giao.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt

được, sản xuất nông lâm nghiệp cũng còn

những tồn tại, hạn chế như đàn trâu bò trên

địa bàn không đạt kế hoạch đề ra, nguyên

nhân là do xu thế cơ giới hoá trong sản

xuất nông nghiệp, làm giảm số lượng trâu,

bò cày kéo. Mặt khác, do công tác tuyên

truyền còn hạn chế, người dân chưa

chuyển đổi phong tục chăn nuôi từ chăn

thả sang chăn nuôi có sự kiểm soát việc

phát triển diện tích đất trồng rừng (bình quân

12.000 ha/năm) và trồng cây dong riềng

ngày càng tăng nên ảnh hưởng đến việc

chăn thả gia súc...; Việc xây dựng và tổ chức

thực hiện quy hoạch một số lĩnh vực còn

chậm do đó ảnh hưởng đến phát triển sản

xuất như vùng trồng cây dong riềng chậm

được quy hoạch, nên tình trạng nông dân

trồng tự phát khi thấy có hiệu quả, không

được kiểm soát dẫn đến khả năng dư thừa

về nguyên liệu; phát triển rừng sản xuất

nhưng chưa gắn với quy hoạch và đầu tư

xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp toàn

tỉnh, dẫn đến khó khăn trong trồng rừng,

T

5

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

phòng cháy chữa cháy rừng, khai thác rừng

....; Đối với cây hồng không hạt, phần lớn

diện tích được trồng phân tán, các hộ dân

chưa chú trọng việc chăm sóc, bảo vệ nên

năng suất, chất lượng quả còn rất hạn chế;

diện tích trồng Hồng không hạt theo Quy

hoạch lớn nhưng quỹ đất dành cho việc

trồng còn thấp; kế hoạch giao hàng năm

phần lớn các huyện chưa chủ động được

nguồn giống tại chỗ.

Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch

phát triển nông lâm nghiệp năm 2013, mục

tiêu trong năm 2014 ngành nông nghiệp tỉnh

Bắc Kạn phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế

tăng 4,4% so với năm 2013, tổng sản lượng

lương thực có hạt đạt 170.000 tấn, trong đó

sản lượng thóc đạt 105.084 tấn, sản lượng

ngô đạt 64.916tấn;

Để đạt được kết quả trên, tỉnh Bắc Kạn

có kế hoạch trồng 22.000 ha lúa, 15.700 ha

ngô và trên 7.800 ha cây rau màu các loại,

trồng mới 140 ha cam quýt, 215 ha hồng

không hạt, đồng thời quản lý chăm sóc tốt

diện tích cam quýt và hồng không hạt hiện

có; Về chăn nuôi phấn đấu tổng đàn trâu, bò,

ngựa đạt 87.500con, đàn lợn 365.000 con và

đàn gia cầm 1.500.000 con (trong đó bao

gồm cả xuất bán, giết mổ); Về phát triển lâm

nghiệp: Trồng mới 10.000 ha rừng, phấn đấu

tỷ lệ che phủ rừng đạt 71,5%. Xuất phát từ

mục tiêu trên, ngành đã chỉ đạo quyết liệt

một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu ngay

từ đầu năm như:

Rà soát và xây dựng các quy hoạch đến

kỳ xem xét điều chỉnh như Quy hoạch cây

trồng chính, Quy hoạch thủy sản, Quy hoạch

ba loại rừng,…Tiến hành xây dựng Quy

hoạch cây dong riềng, Quy hoạch đường

lâm nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện hai

Quy hoạch mới được phê duyệt, công bố

trong năm 2013 (Quy hoạch phát triển rau an

toàn và Quy hoạch phát triển chăn nuôi giai

đoạn 2011 - 2015 định hướng đến năm 2020).

Về trồng trọt, tập trung chỉ đạo sản xuất

theo hướng đầu tư thâm canh phát triển các

loại cây trồng chính trong sản xuất nông

nghiệp theo quy hoạch đã được duyệt, ưu tiên

phát triển cây trồng có thế mạnh theo hướng

sản xuất hàng hoá, ổn định, xây dựng quy hoạch

trồng, chế biến cây dong riềng theo hướng ổn

định về diện tích, nâng cao năng suất, chất

lượng quảng bá thương hiệu sản phẩm miến

dong, cam, quýt, hồng không hạt, thực hiện dự

án Quy hoạch phát triển rau an toàn.

Công tác khuyến nông chuyển giao tiến

bộ kỹ thuật, triển khai xây dựng các mô hình

sản xuất thâm canh, năng suất, chất lượng

cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Phối hợp chặt chẽ với các địa phương chỉ

đạo thực hiện các mô hình sản xuất trong vụ

xuân, vụ mùa. Tổ chức các lớp đào tạo tập

huấn nông dân, đặc biệt quan tâm vùng

đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng

xa; tiếp tục triển khai chương trình phổ biến

kỹ thuật thâm canh sản xuất các giống lúa

thuần cho đồng bào các dân tộc.

Công tác Bảo vệ thực vật, tiếp tục thực

hiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp

trên cây trồng, đặc biệt trên cây lúa, ngô,

dong riềng, rau… Dự tính, dự báo tình hình

sâu bệnh hại, đồng thời hướng dẫn phòng

trừ kịp thời khi sâu bệnh xảy ra. Chú trọng

chỉ đạo xử lý triệt để diện tích sâu ong gây

hại cây mỡ tại các địa phương. Tăng cường

công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật kiểm

tra tình hình lưu thông buôn bán giống cây

trồng trên địa bàn tỉnh.

Công tác chăn nuôi, thú y, tập trung chỉ

đạo phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh

theo hướng đảm bảo an toàn dịch bệnh, phù

hợp với các địa phương, trong đó chú trọng

phát triển đàn lợn, đàn gia cầm, thuỷ cầm và

nuôi trồng thuỷ sản…

Quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh

doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; triển

khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống

dịch lở mồm long móng đối với trâu, bò, lợn;

tai xanh trên đàn lợn và dịch cúm gia cầm.

Có giải pháp đề phòng phát sinh những ổ

dịch mới và tái phát các ổ dịch cũ theo tinh

thần các văn bản chỉ đạo của Trung ương và

của tỉnh; tăng cường công tác kiểm dịch vận

chuyển, kiểm soát giết mổ và thường xuyên

kiểm tra vệ sinh thú y theo luật định.

Công tác phát triển rừng, đẩy mạnh

công tác trồng rừng tập trung, phân tán đảm

bảo về chất lượng, hiệu quả; khuyến khích

các doanh nghiệp, hộ nông dân đầu tư phát

6

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

triển rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ kết

hợp với kinh tế, gắn với chế biến và thị

trường tiêu thụ. Đề xuất cơ chế khai thác gỗ

và lâm sản theo phương án quản lý rừng

bền vững; nâng cao quyền tự chủ kinh

doanh rừng cho chủ rừng là doanh nghiệp;

huy động các thành phần kinh tế tham gia

bảo vệ và phát triển rừng. Hướng dẫn, kiểm

tra, theo dõi chặt chẽ các dự án nông, lâm

nghiệp để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo

điều kiện thuận lợi để các dự án thực hiện

đúng tiến độ, đồng thời phát hiện sớm và xử

lý các sai phạm. Tổ chức hoạt động quỹ bảo

vệ phát triển rừng tỉnh Bắc Kạn và triển khai

thực hiện có hiệu quả chi trả dịch vụ môi

trường rừng.

Công tác quản lý bảo vệ rừng cần đề

xuất, tăng cường, cụ thể hoá trách nhiệm

quản lý nhà nước về rừng của các ngành,

các cấp; kiện toàn tổ chức, tăng cường năng

lực đội ngũ làm công tác quản lý bảo vệ

rừng. Xác định trách nhiệm, mối liên hệ của

các cơ quan, chính quyền ở cơ sở và chủ

rừng trong công tác bảo vệ rừng. Giải quyết

chế độ chính sách hợp lý để khuyến khích,

động viên người trực tiếp làm công tác quản

lý bảo vệ và phát triển rừng thực hiện tốt

nhiệm vụ; tăng cường các biện pháp cấp

bách bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các hành vi

xâm hại rừng, đặc biệt là chống người thi

hành công vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách

nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân, các

ngành, các cấp về công tác quản lý, bảo vệ,

phòng cháy, chữa cháy rừng.

Về thuỷ lợi, phòng chống thiên tai, nước

sạch vệ sinh môi trường nông thôn, tiếp tục

nghiên cứu các cơ chế, chính sách để đổi

mới quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác các

công trình thuỷ lợi; đầu tư phát triển thuỷ lợi

phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp đảm bảo,

nâng cao chất lượng nông sản phẩm nông,

lâm, thuỷ sản. Thực hiện chương trình kiên

cố hoá kênh mương, kịp thời nắm bắt tình

hình diễn biến của thời tiết, thuỷ văn để dự

báo, khuyến nghị cho người dân và chủ

động phòng, tránh, ứng phó với mọi tình

huống bất lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp

và đời sống của nhân dân; triển khai kịp thời

các giải pháp phòng chống lụt bão và tìm

kiếm cứu nạn; tiếp tục triển khai có hiệu quả

chương trình quốc gia về nước sinh hoạt và

môi trường nông thôn, thực hiện nhiệm vụ

bảo vệ môi trường về nguồn tài nguyên

nước hiệu quả, bền vững.

Về kinh tế hợp tác và phát triển nông

thôn, tiếp tục chương trình phát triển kinh tế

hợp tác, trạng trại, bố trí, sắp xếp dân cư

nông thôn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của

các hợp tác xã nông nghiệp. Xây dựng phát

triển vùng nông thôn theo quy hoạch, gắn

với vùng nguyên liệu và thị trường, ưu tiên

phát triển ngành nghề nông thôn, tiểu thủ

công nghiệp góp phần xoá đói, giảm nghèo;

chủ động triển khai và tham mưu cho UBND

tỉnh triển khai thực hiện Chương trình xây

dựng nông thôn mới, tiếp tục chỉ đạo chương

trình tam nông có hiệu quả theo nghị quyết

của Tỉnh ủy và kế hoạch của UBND tỉnh.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

chuyên ngành theo kế hoạch, lựa chọn

những lĩnh vực mang tính chất nổi cộm, kiểm

tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu sai

phạm. Chú trọng công tác hậu xử lý; thực

hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết kịp

thời đơn thư khiếu nại, khiếu nại, tố cáo của

công dân. Tổ chức thực hiện tốt các chủ

trương của Đảng pháp luật của Nhà nước về

phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí.

Xây dựng, triển khai các văn bản quy

phạm pháp luật, tập trung nghiên cứu, xây

dựng các chính sách, văn bản quy phạm

pháp luật của HĐND và UBND tỉnh đảm bảo

chất lượng, tiến độ trình ban hành theo kế

hoạch; rà soát, đánh giá việc thực hiện các

Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về các

chương trình, đề án, dự án của UBND tỉnh

trong lĩnh vực nông lâm nghiệp để có kế

hoạch thực hiện hiệu quả các văn bản này,

kiến nghị bổ sung, điều chỉnh cho sát với

thực tiễn.

Chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng

cao năng lực quản lý ngành, tăng cường

chất lượng và kỷ luật của công tác báo cáo,

thống kê, thông tin dự báo theo đúng chế độ

quy định./.

7

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Hồng không hạt Bắc Kạn được công nhận “Top 100 sản phẩm thương hiệu, nhãn

hiệu nổi tiếng năm 2013”. Ảnh TL.

LÀM GÌ ĐỂ NÂNG TẦM CÁC SẢN PHẨM NÔNG SẢN ĐÃ ĐƯỢC BẢO HỘ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hoàng Chinh - Phòng TTTL - SHTT - Sở Khoa học và Công nghệ

à một tỉnh miền núi Bắc Kạn có diện

tích đất tự nhiên rộng, khí hậu mang

tính đặc trưng nhiệt đới và á nhiệt đới với

hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Về

thổ nhưỡng thì Bắc Kạn cũng có nhiều loại

đất khác nhau nên đã rất thích nghi cho

việc trồng các loại cây ăn quả. Đã có

những loại cây ăn quả được bà con nông

dân tỉnh Bắc Kạn trồng và lưu giữ nguồn

gen quý từ hàng trăm năm nay như cây

cam, quýt, Hồng không hạt. Bên cạnh đó

tại một số địa phương bà con nông dân

cũng phát triển một số loại cây trồng như

cây Dong riềng cung cấp nguyên liệu để

sản xuất ra sản phẩm Miến dong, giống lúa

Bao thai để sản xuất ra gạo Bao thai. Với

phương thức canh tác dựa vào kinh

nghiệm truyền thống ít sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật, trải qua thời gian phát triển

cùng với công tác quảng bá của các cấp,

các ngành các sản phẩm này đã từng

bước khẳng định danh tiếng, giá trị được

người tiêu dùng biết đến như là những sản

phẩm đặc sản của địa phương. Tuy nhiên,

từ năm 2010 trở về trước các sản phẩm

này chưa được bảo hộ về sở hữu trí tuệ và

gắn nhãn mác đã gây khó khăn cho công

tác quản lý. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

người sản xuất, người tiêu dùng đồng thời

phát huy danh tiếng sản phẩm, bảo tồn

nguồn gen, nâng cao chất lượng đặc thù

của các cây trồng mang tính bản địa, giữ

vững vùng sinh thái, góp phần củng cố, ổn

định kinh tế cho người dân. Từ năm 2010

tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều cơ chế, chính

sách, hoạt động để đăng ký bảo hộ sở hữu

trí tuệ cho các sản phẩm nhờ vậy đến nay

tỉnh Bắc Kạn đã có 4 sản phẩm được bảo

hộ trong đó 2 sản phẩm mang chỉ dẫn Địa

lý là sản phẩm Hồng không hạt và Quýt

Bắc Kạn; 2 sản phẩm được cấp Giấy

chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu tập thể là

sản phẩm Miến dong Bắc Kạn và gạo Bao

thai Chợ Đồn.

Việc đăng ký bảo hộ về sở hữu trí tuệ

thành công cho 4 sản phẩm trên đã góp

phần khẳng định và tôn vinh danh tiếng

của cây trồng bản địa từ đó góp phần nâng

cao lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm

trên thị trường. Là căn cứ pháp lý quan

trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của người sản xuất, người tiêu dùng,

chống lại các hành vi xâm phạm quyền.

Ngoài ra, việc đăng ký thành công bảo hộ

cho 4 sản phẩm đã làm thay đổi nhận thức

của người dân về sở hữu trí tuệ nói chung

và các sản phẩm khi đã được đăng ký bảo

hộ nói riêng. Tiến sỹ Đỗ Tuấn Khiêm -

Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh

Bắc Kạn cơ quan quản lý nhà nước về sở

L

8

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

hữu trí tuệ trên địa bàn cho biết việc đăng

ký bảo hộ thành công các sản phẩm mới

chỉ là kết quả bước đầu. Việc duy trì, phát

triển được thương hiệu một cách hiệu quả,

bền vững sẽ góp phần vào việc phát triển

kinh tế - xã hội. Muốn làm được điều này

cần phải có sự liên kết giữa 4 nhà là nhà

quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp

và nhà nông.

Các sản phẩm sau khi được bảo hộ

người dân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm

và làm dịch vụ kinh doanh các sản phẩm

phấn khởi tin tưởng vào đường lối, chủ

trương, chính sách pháp luật của Đảng và

Nhà nước tập trung nhân lực đầu tư thâm

canh mở rộng diện tích nhằm tạo ra sản

phẩm hàng hoá nhiều nhất, hiệu quả cao

nhất. Người dân cũng đã tích cực tham gia

vào các hội, hiệp hội, làng nghề để cùng

nhau chung sức, chung lòng xây dựng,

phát triển, bảo vệ danh tiếng, uy tín của

thương hiệu. Bên cạnh đó vẫn có những

hộ dân còn trồng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ

giúp đỡ của nhà nước mới tập trung vào

sản xuất bởi vì họ cho rằng nhãn hiệu tập

thể, chỉ dẫn địa lý là tài sản chung không

của riêng ai nên đã không tuân thủ đúng

các quy định về bảo vệ thương hiệu dẫn

đến cạnh tranh lẫn nhau, làm cho danh

tiếng của sản phẩm dần bị mai một.

Tuy nhiên, khi sản phẩm đã được cấp

văn bằng bảo hộ chỉ là cơ sở ban đầu. Để

thương hiệu tiếp tục phát triển trở thành

thương hiệu mạnh đòi hỏi sự vào cuộc của

tất cả các cấp, các ngành cần tăng cường

công tác tuyên truyền quảng bá, hỗ trợ, tạo

nền tảng cho việc mở rộng thị trường tiêu

thụ các sản phẩm. Được sự giúp đỡ của

Bộ Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bắc Kạn

đã triển khai thực hiện 4 dự án, gồm: Quản

lý và phát triển Nhãn hiệu tập thể gạo Bao

thai Chợ Đồn; Chỉ dẫn Địa lý Bắc Kạn cho

sản phẩm Hồng không hạt Bắc Kạn; Chỉ

dẫn Địa lý Bắc Kạn cho sản phẩm Quýt

Bắc Kạn và Quản lý và phát triển Nhãn

hiệu tập thể cho sản phẩm Miến dong Bắc

Kạn. Hội Nông dân tỉnh xây dựng hồ sơ

nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn là

sản phẩm dịch vụ uy tín chất lượng năm

2013 do Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người

tiêu dùng Việt Nam bình chọn. Kết quả

bình chọn Miến dong Bắc Kạn lọt vào top

100 “Sản phẩm, dịch vụ uy tín chất lượng

năm 2013”. Sở khoa học và Công nghệ đã

xây dựng hồ sơ khảo sát thương hiệu,

nhãn hiệu nổi tiếng trong năm 2013 đối với

Hồng không hạt Bắc Kạn do tạp chí Sở

hữu trí tuệ và Sáng tạo bình chọn. Trong

Chương trình khảo sát Hồng không hạt

Bắc Kạn nằm trong “Top 100 sản phẩm

thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng năm

2013”. Sự vào cuộc của nhà quản lý và

nhà khoa học đối với những nông sản có

thương hiệu của Bắc Kạn thời gian qua là

rất rõ nét. Đối với bà con nông dân chủ

thể sản xuất ra các sản phẩm cần gắn kết

với nhau cùng xây dựng, bảo vệ, phát triển

thương hiệu đối với các sản phẩm đặc thù

của địa phương mình, đồng thời tích cực

ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

vào việc thâm canh, tuân thủ nghiêm ngặt

các điều kiện đã đăng ký bảo hộ từ đó tạo

ra các sản phẩm đúng với thương hiệu.

Hy vọng rằng với sự giúp đỡ vào cuộc

của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ

của bà con nông dân các sản phẩm nông

sản đã được bảo hộ sẽ ngày càng phát

triển từng bước khẳng định trên thị trường

góp phần tích cực vào công tác phát triển

kinh tế - xã hội. Mong rằng trong những

năm tới tỉnh Bắc Kạn sẽ có các sản phẩm

nông sản mang tính bản địa khác được

bảo hộ về sở hữu trí tuệ./.

9

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Chăm sóc vật nuôi để tăng sức để kháng phòng chống dịch bệnh.

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN PHÕNG, CHỐNG DỊCH LỞ MỒM

LONG MÓNG GIA SÖC NĂM 2014

Hồng Thắng - Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn

ăm 2013, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

dịch Lở mồm long móng (LMLM) trên

gia súc đã xảy ra tại 18 thôn của 7 xã trên

địa bàn huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và

huyện Chợ Đồn làm 199 con gia súc bị

nhiễm bệnh, trong đó số gia súc chết và

tiêu huỷ 07 con.

Hiện cả nước có hai tỉnh là Phú Yên

và Lạng Sơn dịch LMLM vẫn diễn ra hết

sức phức tạp, bên cạnh đó việc lưu thông

buôn bán, vận chuyển gia súc giữa các

tỉnh cho nên nguy cơ xảy ra dịch trên địa

bàn rất cao.

Để triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng

bộ các biện pháp phòng, chống dịch, đồng

thời ngăn chặn dịch bệnh từ các tỉnh ngoài

xâm nhập vào địa bàn Bắc Kạn, hạn chế

đến mức thấp nhất thiệt hại cho chăn nuôi,

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây

dựng phương án phòng, chống dịch Lở

mồm long móng gia súc năm 2014 nhằm

mục tiêu chủ động trong công tác phòng

bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất ổ dịch

cũ tái phát, lây lan ra diện rộng, nhằm giảm

thiểu thiệt hại về kinh tế và môi trường sinh

thái do dịch bệnh gây ra, đẩy mạnh sản

xuất chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung ứng

thực phẩm và bình ổn giá thị trường, nội

dung phương án phòng, chống dịch lở

mồm long móng cụ thể như sau:

Về công tác phòng dịch Ủy ban nhân

dân các cấp chỉ đạo cơ quan chuyên môn

phối hợp với các cơ quan thông tin đại

chúng, tăng cường công tác tuyên truyền,

phổ biến kiến thức về tính chất nguy hiểm

và biện pháp phòng chống bệnh LMLM tới

cộng đồng. Tuyên truyền vận động người

chăn nuôi thực hiện “5 không”: Không dấu

dịch; không mua gia súc mắc bệnh, sản

phẩm gia súc mắc bệnh; không bán chạy

gia súc mắc bệnh; không thả rông, không tự

vận chuyển gia súc mắc bệnh LMLM ra khỏi

vùng dịch; không vứt xác gia súc mắc bệnh

bừa bãi; Tăng cường công tác kiểm tra,

giám sát, quản lý đàn gia súc cảm nhiễm

với bệnh LMLM nhất là đàn trâu, bò, dê,

lợn. Giao trách nhiệm giám sát dịch bệnh

cho chính quyền địa phương và thú y viên

cơ sở. Phối hợp các tổ chức, đoàn thể vận

động người dân tham gia giám sát dịch.

Về công tác vệ sinh phòng bệnh,

thường xuyên vệ sinh chuồng trại, bãi

chăn thả, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện

vận chuyển. Định kỳ phun thuốc khử trùng

tiêu độc 3 tháng 01 lần để diệt mầm bệnh

ngoài môi trường; Mua con giống về nuôi

phải đảm bảo khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ

ràng, đã được tiêm phòng vắc xin LMLM,

trước khi nhập đàn phải nuôi cách ly 21

ngày; Thức ăn, nước uống phải đảm bảo

sạch, không nhiễm bệnh.

N

10

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Về tiêm vắc xin phòng bệnh, phạm vi

tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh, đối

tượng tiêm phòng là trâu, bò; Thời gian

tiêm phòng tiêm 2 lần/năm, lần thứ nhất

cách lần thứ hai 6 tháng; Tỷ lệ tiêm phòng

đạt 80% trở lên so với tổng đàn.

Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm

soát giết mổ cần nghiêm túc thực hiện cấp

phép kiểm dịch tại các huyện, thị xã. Tất cả

động vật cảm nhiễm khi đưa ra khỏi tỉnh thì

phải tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng

còn thời gian miễn dịch; Tăng cường công

tác kiểm soát, vận chuyển tại trạm kiểm

dịch động vật đầu cầu Chợ Mới và trạm

liên ngành Bình Trung. Kiên quyết xử lý

các trường hợp vận chuyển gia súc mắc

bệnh hoặc vận chuyển gia súc vào địa bàn

tỉnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch

hợp lệ; Tăng cường công tác kiểm soát

giết mổ tại các chợ, nhằm phát hiện sớm,

có biện pháp khống chế kịp thời và ngăn

chặn bệnh lây lan; Thường xuyên, duy trì

hoạt động của tổ công tác liên ngành ở các

huyện, thị xã để kiểm tra, giám sát việc

buôn bán, vận chuyển gia súc (trâu, bò, lợn,

dê) và sản phẩm gia súc ở các chợ, nhằm

phát hiện sớm và có biện pháp ngăn chặn,

khống chế kịp thời không để dịch lây lan.

Công tác chống dịch, khi có kết quả

xét nghiệm dương tính với vi rút LMLM,

Chi cục Thú y báo cáo Cục Thú y và tham

mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình

UBND tỉnh ra quyết định công bố dịch trên

địa bàn xã, huyện có dịch; Các xã khác

trong huyện đang có dịch, nếu phát hiện

trâu, bò, lợn, dê cũng có những triệu

chứng lâm sàng của bệnh LMLM thì áp

dụng các biện pháp chống dịch, không

nhất thiết phải chờ kết quả chẩn đoán từ

phòng thí nghiệm. Chi cục Thú y tham

mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND

tỉnh thực hiện việc công bố dịch trên địa

bàn xã đó.

Việc xử lý ổ dịch: Chủ gia súc khi nghi

ngờ gia súc mắc bệnh LMLM phải nuôi

cách ly và báo cáo ngay cho trưởng thôn

hoặc thú y viên cơ sở. Trưởng thôn hoặc

thú y viên cơ sở phải báo cho trạm thú y

huyện, đồng thời hướng dẫn chủ gia súc

cách ly, theo dõi gia súc nghi mắc bệnh,

không cho tiếp súc với những con vật

khoẻ, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng

cụ, môi trường xung quanh; Khi nhận

được thông báo trong phạm vi 01 ngày,

trạm thú y huyện phải cử cán bộ xuống nơi

có gia súc nghi mắc bệnh để xác minh và

lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.

Chủ tịch UBND các xã có dịch có

trách nhiệm chỉ đạo trưởng thôn và thú y

viên kiểm tra, giám sát chủ gia súc thực

hiện cách ly gia súc mắc bệnh với đàn gia

súc khoẻ, nhốt trâu, bò, lợn, dê tại chuồng,

thống kê số lượng, loài gia súc mắc bệnh,

số hộ gia đình có gia súc mắc bệnh, tổng

đàn gia súc cảm nhiễm trong thôn; Lập

chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các

trục đường giao thông chính nơi ra vào

thôn, xã có dịch và vùng khống chế với sự

tham gia của lực lượng thú y, công an, dân

quân tự vệ… trực 24/24 giờ, nhằm ngăn

chặn không cho vận chuyển gia súc, sản

phẩm gia súc cảm nhiễm ra ngoài vùng

dịch. Phun thuốc khử trùng các phương

tiện vận chuyển từ vùng có dịch đi ra ngoài.

Xử lý gia súc mắc bệnh: Đối với lợn

mắc bệnh bị chết và lợn con theo mẹ bị

mắc bệnh phải tổ chức tiêu huỷ ngay; Đối

với Dê, Lợn mắc bệnh có thể giết mổ để

tiêu thụ tại chỗ nhưng phải đảm bảo các

điều kiện phải có sự kiểm soát chặt chẽ

của cơ quan thú y, không làm lây lan dịch

bệnh, thịt và phụ phẩm ăn được phải được

xử lý chín, thịt và phụ phẩm không ăn

được phải chôn hoặc đốt, đồng thời phải

thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng sau

khi giết mổ gia súc; Đối với trâu, bò tiêu

11

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

huỷ bắt buộc trâu, bò mắc bệnh lần đầu

tiên tại thôn khi còn ở diện hẹp với số

lượng ít, trâu, bò mắc bệnh với type vi rút

LMLM mới hoặc type đã lâu không xuất

hiện trên địa bàn tỉnh.

Đối với trâu, bò không thuộc diện nêu

trên thì khuyến khích tiêu huỷ hoặc có thể

nuôi giữ nhưng phải được quản lý chặt chẽ

bằng cách: Đeo thẻ tai và có sổ theo dõi,

quản lý trong vòng 2 năm; nuôi cách ly và

tăng cường chế độ chăm sóc nuôi dưỡng;

được giết mổ tiêu thụ tại xã theo hướng

dẫn của cơ quan Thú y.

Đối với gia súc chết, gia súc bắt buộc

tiêu huỷ phải đốt hoặc chôn đúng quy định

theo hướng dẫn 752/TY-DT ngày 16/6/2006

của Cục Thú y.

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng

chuồng trại, nơi chăn thả, nuôi nhốt gia

súc, phương tiện vận chuyển, nơi giết mổ

gia súc bằng thuốc sát trùng như Han-

Iodine, CholoraminB, Benkocid… Đối với

các thôn có dịch phun 3 ngày/lần, các thôn

khác trong xã có dịch phun 7 ngày/lần, các

xã thuộc vùng khống chế, vùng đệm phun

2 tuần/lần cho đến khi có quyết định công

bố hết dịch.

Tiêm vắc xin phòng bệnh, đối với

vùng khống chế (vùng bị uy hiếp) gồm các

thôn chưa phát dịch của xã có dịch và các

xã giáp ranh với xã có dịch, tổ chức tiêm

phòng cho tất cả trâu, bò trong xã. Tỷ lệ

tiêm đạt 80% trở lên so với tổng đàn; Đối

với vùng dịch (thôn có dịch), sau khi tiêm

phòng tại vùng khống chế được 14 ngày

tiến hành tiêm cho trâu, bò trong vùng dịch

(trừ gia súc khỏi về triệu chứng lâm sàng).

Tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% trong diện tiêm;

Đối với vùng đệm, gồm các xã tiếp giáp

bên ngoài các xã thuộc vùng không chế,

tiêm cho tất cả trâu, bò. Tỷ lệ tiêm phòng đạt

80% trở lên so với tổng đàn.

Đối tượng tiêm phòng: Đối với trâu, bò

tiêm phòng lần đầu cho bê, nghé từ 2 tuần

tuổi trở lên và sau 4 tuần tiêm nhắc lại.

Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại một lần;

Đối với lợn tiêm phòng lần đầu cho lợn từ

2 tuần tuổi trở lên và sau 4 tuần tiêm nhắc

lại. Sau đó cứ 6 tháng tiêm nhắc lại một

lần cho lợn nái và đực giống; Đối với dê

tiêm lần đầu cho dê từ 2 tuần tuổi trở lên

và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. Sau đó cứ 1

năm tiêm nhắc lại một lần.

Nhu cầu kinh phí thực hiện phòng,

chống dịch 678.000.000, đồng, trong đó:

Kinh phí phòng dịch: Ngân sách tỉnh hỗ trợ

mua vác xin LMLM, công tiêm phòng,

thuốc sát trùng, vật tư thú y, công chỉ đạo,

kiểm tra, xăng xe đi công tác; Kinh phí

chống dịch: Ngân sách tỉnh hỗ trợ gồm các

khoản sau: Mua thuốc sát trùng, vật tư,

bảo hộ lao động, công chỉ đạo, chống dịch

của BCĐ tỉnh và cán bộ thú y tỉnh, tiền trực

chống dịch của tổ phản ứng nhanh; chi trả

kinh phí hoạt động của trạm kiểm dịch liên

ngành tạm thời do tỉnh ra Quyết định (tiền

công trực; mua vật tư và công phun thuốc

khử trùng tiêu độc tại trạm kiểm dịch).

Ngoài ra, ngân sách huyện chi trả

theo phương án phòng, chống dịch của

huyện và hỗ trợ các khoản tiêu huỷ gia súc

(hỗ trợ cho chủ hộ chăn nuôi, công thuê

người đào hố, vận chuyển, chôn lấp...);

công chống dịch của BCĐ huyện, xã; công

phun thuốc khử trùng tiêu độc tại các xã;

chi phí cho trạm kiểm dịch do huyện thành

lập; một số chi phí khác của huyện.

Việc tổ chức thực hiện cần kiện toàn

Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia

súc, gia cầm các cấp; phân công cụ thể

cho các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách

các đơn vị cơ sở để chỉ đạo công tác

phòng, chống dịch đạt hiệu quả./.

12

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC KẠN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY

ThS. Đỗ Tài - Trưởng phòng NCKH-TT-TL, Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn

Theo Quyết định số 184-QĐ/TW ngày 03/9/2008 của Ban Bí thư (khóa X) về chức năng,

nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoạt

động nghiên cứu khoa học là một trong hai nhiệm vụ chính trị quan trọng của các trường

chính trị. Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp cho địa phương, đồng thời là điều kiện thuận lợi giúp cho các

cán bộ, giảng viên, học viên bổ sung kiến thức, thông tin, nâng cao trình độ tri thức và nhận

thức sâu sắc thêm những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và

của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội...

oạt động nghiên cứu khoa học ở các

trường chính trị được triển khai dưới

nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa

dạng, đó không chỉ là việc thực hiện các

đề tài khoa học, dự án khoa học; mà còn là

các hoạt động nghiên cứu thực tế bổ sung

kiến thức cho bài giảng; tham gia viết bài

nội san, báo chí và tham luận khoa học...

Đối với Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn,

tính từ khi thành lập (năm 1997) đến nay,

mặc dù chặng đường xây dựng và trưởng

thành chưa phải là dài, nhưng gần 17 năm

qua tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường

đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu

không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo,

bồi dưỡng cán bộ cho tỉnh nhà, mà còn

tích cực chú trọng quan tâm đến các hoạt

động nghiên cứu khoa học. Ban Giám hiệu

nhà trường đã quán triệt sâu sắc cho đội

ngũ cán bộ, giảng viên nhận thức rõ

nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường

xuyên của tất cả các cán bộ nghiên cứu

giảng dạy; đồng thời, xác định đó cũng là

một biện pháp tốt để nâng cao trình độ

hiểu biết về mọi mặt của cán bộ, giảng viên.

Quá trình hoạt động khoa học của cán

bộ, giảng viên Trường Chính trị Bắc Kạn

những năm qua đã đạt được những kết

quả đáng khích lệ, cụ thể:

Thứ nhất, hoạt động nghiên cứu, thực

hiện các đề tài khoa học có ý nghĩa rất

quan trọng đến việc nâng cao chất lượng

giảng dạy và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.

Cấp uỷ, Ban Giám hiệu nhà trường đã rất

quan tâm tạo điều kiện và khuyến khích

động viên các cán bộ, giảng viên tham gia

nghiên cứu. Từ năm 1997 đến 2014 cán

bộ, giảng viên nhà trường đã và đang

tham gia nghiên cứu:

- 03 đề tài khoa học cấp tỉnh: "Nghiên

cứu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hướng có hiệu quả, đảm bảo sự phát

triển ổn định lâu dài của tỉnh Bắc Kạn”

(1998); “Nghiên cứu đánh giá đặc điểm

sinh thái nhân văn cộng đồng dân tộc Dao,

Mông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phục vụ

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền

vững” (2002); “Nâng cao chất lượng công

tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho

đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tỉnh Bắc

Kạn giai đoạn hiện nay” (2012).

- 26 đề tài khoa học cấp trường và 31

đề tài khoa học cấp khoa. Các đề tài khoa

học chủ yếu tập trung làm rõ và nhận thức

sâu sắc hơn những cơ sở lý luận, thực tiễn

của các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên và

tổng kết thực tiễn ở địa phương... 100% đề

tài các cấp đều được Hội đồng khoa học

H

13

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

nhà trường nghiệm thu, đánh giá đạt loại

khá và đạt.

- Biên soạn bộ giáo trình "Tình hình,

nhiệm vụ của địa phương tỉnh Bắc Kạn"

đưa vào giảng dạy trong chương trình đào

tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính.

- Phối hợp cùng Sở Nội vụ biên soạn

bộ tài liệu “Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động

cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện

và cấp xã, tỉnh Bắc Kạn nhiệm kỳ 2011 - 2016”.

- Hợp đồng với Văn phòng Bộ Nội vụ

biên soạn, chỉnh sửa bộ tài liệu “Bồi dưỡng

tiếng dân tộc Mông giảng dạy cho cán bộ,

công chức tỉnh Bắc Kạn”.

- Hợp đồng với Chi cục Dân số- KHHGĐ

tỉnh tổ chức biên soạn bộ tài liệu bồi

dưỡng “Công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Bắc

Kạn” để triển khai chương trình tập huấn,

truyền thông lồng ghép tại các lớp học của

nhà trường...

Thứ hai, song song với việc tổ chức

nghiên cứu các đề tài khoa học, hằng năm

nhà trường tổ chức cho các cán bộ, giảng

viên đi nghiên cứu thực tế trong và ngoài

tỉnh, coi đó là một nội dung để các giảng

viên bổ sung vốn kiến thức và kinh nghiệm

thực tiễn, cũng như đảm bảo sự kết hợp

nhuần nhuyễn giữa hoạt động nghiên cứu

lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng

cao chất lượng và sự phong phú sinh động

của các bài giảng lý luận vốn được coi là

khô khan...

Thứ ba, nhà trường đã tổ chức được

nhiều cuộc hội thảo, toạ đàm khoa học

nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn và các hội

thảo chuyên đề nâng cao chất lượng

nghiên cứu khoa học, chất lượng đào tạo,

bồi dưỡng… nhằm giúp cho các cán bộ,

giảng viên làm quen với hoạt động nghiên

cứu khoa học, nâng cao trình độ tư duy,

hiệu quả trong công tác giảng dạy. Các bài

viết tham luận tham gia các hội thảo đã

được Hội đồng khoa học nhà trường đánh

giá cao, đồng thời góp ý, chỉnh sửa và đưa

vào kỷ yếu khoa học.

Thứ tư, nhà trường đã tổ chức các

hoạt động thao giảng, dự giờ nhằm lựa

chọn những hạt nhân xuất sắc cử đi thi

giảng viên dạy giỏi cấp Học viện, đồng thời

để các giảng viên học hỏi lẫn nhau về kiến

thức và phương pháp, chỉ ra những mặt

mạnh, mặt yếu của từng giảng viên, từ đó

rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng

giảng dạy. Trong 4 lần tham gia Hội thi

giảng viên dạy giỏi toàn quốc, trường đều

có giảng viên đạt danh hiệu giảng viên dạy

giỏi, đặc biệt có giảng viên hai lần liên tục

đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi xuất sắc.

Thứ năm, đối với hoạt động xuất bản

"Thông tin Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn",

từ năm 2004 đến nay phòng Nghiên cứu

khoa học - Thông tin - Tư liệu được thành

lập, cộng với sự nỗ lực, cố gắng của tập

thể cán bộ, giảng viên tham gia nghiên cứu

viết bài và biên tập… đã giúp nhà trường

xuất bản được 19 số, mỗi số phát hành

150 cuốn.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả

đạt được, hoạt động khoa học của nhà

trường vẫn còn có những hạn chế cần

được khắc phục trong thời gian tới như:

- Các hoạt động nghiên cứu khoa học

của cán bộ, giảng viên còn chưa đều,

chưa thực sự thường xuyên. Từ việc triển

khai nghiên cứu đề tài khoa học của các

khoa, phòng đến việc tổ chức các cuộc hội

thảo và các hoạt động thao giảng, dự giờ...

chất lượng một số nội dung đạt được chưa

cao so với yêu cầu đặt ra trong giai đoạn

mới hiện nay.

- Hội đồng khoa học của nhà trường

biến động thường xuyên do một số thành

viên trong hội đồng chuyển công tác hoặc

được cử đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

14

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

- Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên

cứu khoa học của nhà trường còn mỏng,

trẻ về tuổi đời, ít về tuổi nghề, thiếu kinh

nghiệm; đặc biệt là lực lượng hạt nhân.

- Nội dung nghiên cứu khoa học còn

bó hẹp, một số đề tài chưa đi sâu giải

quyết được các vấn đề của thực tiễn đặt

ra, mới chỉ dừng lại ở phạm vi tổng kết

thực tiễn.

- Phương pháp nghiên cứu khoa học

chưa bài bản theo quy chế, quy định quản

lý khoa học của Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh và của tỉnh.

- Thời gian dành cho hoạt động

nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng

viên chưa thoả đáng, do mật độ tham gia

giảng dạy đào tạo, bồi dưỡng của các

giảng viên tương đối nhiều.

Dù vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế,

nhưng với những kết quả đạt được nói

trên cho thấy hoạt động nghiên cứu khoa

học của Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn đã

và đang từng bước được đổi mới. Để nâng

cao chất lượng hoạt động khoa học của

trường trong thời gian tới, cần chú ý một

số điểm sau:

Một là, tăng cường đầu tư cho nguồn

lực con người, củng cố công tác đào tạo

đội ngũ cán bộ, giảng viên thông qua việc

tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ (sau đại học); đồng

thời bổ sung lực lượng cán bộ mới có trình

độ và kinh nghiệm để khắc phục hạn chế

về số lượng và chất lượng cán bộ tham gia

nghiên cứu khoa học.

Hai là, củng cố về tổ chức và nhân sự

của hội đồng khoa học để ngày càng hoàn

thiện và chất lượng hơn. Tham gia Hội

đồng khoa học nhà trường phải là những

người có trình độ, kinh nghiệm trong hoạt

động khoa học và nhiệt tình, trách nhiệm

với công việc, tâm huyết với nghề.

Ba là, phòng Nghiên cứu khoa học -

Thông tin - Tư liệu cần nghiên cứu xác

định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và tham mưu

xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức

triển khai các nội dung hoạt động khoa học

hằng năm. Đồng thời, tham mưu cho Ban

Giám hiệu tổ chức và hướng dẫn các hoạt

động khoa học của nhà trường phù hợp

với quy chế của Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh.

Bốn là, bổ sung hoàn thiện cơ chế,

chính sách hoạt động khoa học. Phải xác

định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ và

là một tiêu chuẩn cứng trong bình xét thi

đua, để hoạt động khoa học trở thành nội

dung sinh hoạt thường xuyên của cán bộ,

giảng viên.

Năm là, tăng cường đầu tư các điều

kiện cho hoạt động khoa học như: cơ sở

vật chất, phương tiện, kinh phí (đề xuất với

tỉnh cấp một mục kinh phí riêng trong ngân

sách chi thường xuyên cho hoạt động

khoa học của nhà trường)...

Sáu là, bản thân mỗi cán bộ, giảng

viên phải xác định và nhận thức rõ nghiên

cứu khoa học là một nhiệm vụ chính trị, song

song với hoạt động giảng dạy của mình.

Tin tưởng rằng với sự quan tâm và

tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo tỉnh,

các cơ quan sở, ban, ngành cũng như của

cấp ủy, Ban Giám hiệu nhà trường và sự

nỗ lực, cố gắng trên tinh thần đoàn kết

thống nhất của tập thể cán bộ, giảng viên

Trường Chính trị tỉnh Bắc Kạn, chắc chắn

chất lượng hoạt động khoa học của nhà

trường trong thời gian tới sẽ được đổi mới

và nâng cao./.

15

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TIẾNG DÂN TỘC GÓP PHẦN ĐƯA THÔNG TIN KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN VỚI BÀ CON

Hoàng Úy - Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn

rong thời gian qua, cuộc sống của bà con

nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn đã từng bước đổi thay về mọi mặt của

đời sống xã hội, đặc biệt về phát triển kinh tế,

xoá đói giảm nghèo. Chương trình phát thanh

tiếng Dân tộc của Đài Phát thanh và Truyền

hình (PT & TH) Bắc Kạn cũng là một kênh

thông tin quan trọng góp phần đưa khoa học kỹ

thuật đến với người dân.

Chúng tôi có mặt tại thôn Khuổi Ỏ, xã

Nhạn Môn, huyện vùng cao Pác Nặm đúng vào

giờ phát sóng chương trình phát thanh tiếng

Mông của Đài PT & TH Bắc Kạn. Bí thư Chi bộ

Hoàng Văn Dinh đang chăm chú nghe chương

trình phát thanh của Đài ngay tại nhà mình,

anh Dinh tâm sự: trước đây anh không biết có

sóng chương trình phát thanh tiếng dân tộc của

Đài PT & TH Bắc Kạn phát đến tận bản anh,

một lần có phóng viên phát thanh tiếng Dân tộc

đến nhà và dò thử thấy có sóng phát thanh của

Đài PT & TH Bắc Kạn, anh rất vui mừng, phấn

khởi. Tứ đó không chỉ gia đình anh Dinh mà rất

nhiều hộ bà con người Tày, người Mông ở bản

Khuổi Ỏ thường xuyên nghe các chương trình

phát thanh tiếng dân tộc của tiếng dân tộc của

Đài PT & TH Bắc Kạn. Các chương trình phát

thanh tiếng Dân tộc của Đài PT & TH Bắc Kạn

đã thường xuyên tuyên truyền những kiến thức

khoa học kỹ thuật như: kỹ thuật chăn nuôi gia

súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt

hướng dẫn cho bà con đưa những giống mới

có năng suất cao vào gieo trồng, đi đôi với đó

là áp dụng khoa học kỹ thuật mới sản xuất,

phòng trừ sâu bệnh, cách thu hoạch và bảo

quản nông sản sau thu hoạch. Chính vì những

lợi ích như vậy, bà con đã rất tích cực thực

hiện theo hướng dẫn về khoa học kỹ thuật

được phát trên sóng phát thanh tiếng Dân tộc

của Đài PT & TH Bắc Kạn. Bà Dương Thị Man

ở thôn Khau Cưởm, xã Sỹ Bình, huyện Bạch

Thông cũng là một trong những thính giả

thường xuyên nghe chương trình phát thanh

tiếng dân tộc của Đài PT và TH Bắc Kạn, qua

đó bà đã biết nhiều về các sự kiện diễn ra

trong tỉnh, trong đó có những kiến thức KHKT

giúp bà phát triển kinh tế gia đình. Có thể nói,

những kiến thức về khoa học kỹ thuật được

phát trên sóng phát thanh tiếng Dân tộc của

Đài PT & TH Bắc Kạn đã góp phần quan trọng

giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh

áp dụng vào sản xuất có hiệu quả, vươn lên có

cuộc sống ổn định hơn. Hiện nay, chương trình

phát thanh thời sự tiếng Dân tộc của Đài PT &

TH Bắc Kạn duy trì phát sóng 3 thứ tiếng là:

Tày - Nùng, Dao, Mông, chương trình được

phát 7/7 ngày trong tuần, với thời lượng 30

phút/chương trình. Ngoài ra, còn phát Dân ca

15 phút hằng ngày và phát chương trình văn

hóa văn nghệ vào ngày chủ nhật. Đây là sự nỗ

lực rất lớn cúa các phóng viên, biên tập viên,

những người thực hiện chương trình phát

thanh tiếng dân tộc của Đài PT & TH Bắc Kạn.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi đặc biệt là các

thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng bào dân tộc

thiểu số. Nên việc tuyên truyền những kiến

thức về khoa học kỹ thuật đối với ngành

chuyên môn còn nhiều khó khăn. Với ưu thế

là kênh thông tin phát trên sóng, vùng phủ

sóng rộng các chương trình phát thanh tiếng

Dân tộc của Đài PT & TH Bắc Kạn đã góp

phần không nhỏ giúp bà con có được những

kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế. Nhờ áp

dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hiệu

quả, đến nay số hộ đói nghèo trên địa bàn tỉnh

Bắc Kạn ngày càng giảm, thay vào đó là các

hộ có thu nhập khá và xuất hiện nhiều tấm

gương điển hình tiên tiến trong phong trào

phát triển kinh tế là bà con dân tộc thiểu ở các

thôn bản vùng cao với mỗi năm thu nhập cả

trăm triệu đồng.

Những năm qua công tác tuyên truyền

trên sóng, chương trình phát thanh tiếng Dân

tộc của Đài PT & TH Bắc Kạn đã góp phần

không nhỏ vào công cuộc xoá đói giảm nghèo

của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, xây

dựng cuộc sống ngày càng ấm no trên mỗi quê

hương, bản làng. Từ những nỗ lực không mệt

mỏi của mỗi cán bộ, viên chức, Phóng viên,

Biên tập viên của phòng, năm 2012 Phòng

Tiếng Dân tộc được UBND tỉnh Bắc Kạn tặng

Bằng khen, năm 2013 vinh dự được Thủ tướng

Chính phủ tặng Bằng khen./.

T

16

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2013

LTS: Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) sửa đổi năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2014 với khá nhiều thay đổi, trong đó có một số điểm mang tính đột phá và được nhiều người kỳ vọng tạo bước phát triển mới cho KH&CN của Việt Nam. Để các đồng chí lãnh đạo, quý bạn đọc có thêm thông tin, Thông tin Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn giới thiệu những điểm mới trong Luật KH&CN (sửa đổi) năm 2013.

uật KH&CN năm 2013 có hiệu lực thi

hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, bao

gồm 11 Chương, 81 Điều.

So với Luật KH&CN năm 2000, Luật

KH&CN năm 2013 có nhiều nội dung mới, quy

định rõ hơn, hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu

của Nghị quyết TW6 về nhiệm vụ, nguyên tắc

của hoạt động KH&CN, chính sách của Nhà

nước về phát triển KH&CN; làm rõ hơn vị trí,

vai trò của tổ chức KH&CN, sắp xếp lại mạng

lưới tổ chức KH&CN nhằm nâng cao hiệu quả

hoạt động KH&CN, hiệu quả đầu tư cho

KH&CN; các cơ chế, chính sách và biện pháp

đào tạo, thu hút và sử dụng hiệu quả đội ngũ

nhân lực KH&CN; các biện pháp sử dụng và

quản lý hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà

nước, khuyến khích mạnh mẽ và huy động

nguồn lực xã hội cho hoạt động KH&CN; đẩy

mạnh việc ứng dụng kết quả nghiên cứu

KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; xây dựng cơ

sở hạ tầng phục vụ phát triển KH&CN; phát

triển thị trường KH&CN…

1. Bỏ Lời nói đầu cho phù hợp với thông

lệ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện

nay. Một số nội dung của Lời nói đầu được

đưa xuống điều quy định về chính sách của

Nhà nước đối với hoạt động KH&CN.

2. Chương I về những quy định chung

gồm 08 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). So với

Luật KH&CN 2000, có một số điểm mới sau

đây: bổ sung các điều về đối tượng áp dụng,

chính sách của Nhà nước về KH&CN; chỉnh

sửa, bổ sung một số từ ngữ trong điều giải thích

từ ngữ; chỉnh sửa điều về nguyên tắc hoạt động

KH&CN, nhiệm vụ của hoạt động KH&CN, các

hành vi bị cấm; bổ sung điều về ngày KH&CN

Việt Nam; bỏ điều về mục tiêu của hoạt động

KH&CN, trách nhiệm của Nhà nước, của tổ

chức, cá nhân đối với hoạt động KH&CN.

3. Chương II về tổ chức KH&CN gồm 10

điều (từ Điều 9 đến Điều 18), được chia thành

02 mục. So với Luật KH&CN 2000, có một số

điểm mới sau đây:

Sửa đổi, bổ sung các quy định làm rõ hình

thức, phân loại tổ chức KH&CN (Điều 9); quy

hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập

(Điều 10) để bảo đảm phát triển đồng bộ các

lĩnh vực KH&CN, thực hiện có hiệu quả các

hoạt động KH&CN; quy định rõ điều kiện thành

lập, đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN

(Điều 11), thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành

lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể tổ chức

KH&CN (Điều 12) cho phù hợp với thực tiễn,

với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế; bổ

sung một số quyền và nghĩa vụ của tổ chức

KH&CN cho đầy đủ hơn, phù hợp với thực tiễn

và theo hướng phát huy sức sáng tạo và tính

tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức

KH&CN (Điều 13, 14); bổ sung quy định về

thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ

chức KH&CN nước ngoài tại Việt Nam để hoạt

động KH&CN và các hoạt động liên quan trực

tiếp đến hoạt động KH&CN (Điều 15) và quy

định về đánh giá, xếp hạng tổ chức KH&CN

(các điều 16, 17 và 18).

4. Chương III về cá nhân hoạt động

KH&CN và phát triển nguồn nhân lực KH&CN

gồm 06 điều (từ Điều 19 đến Điều 24) quy định

rõ các nội dung sau đây: chức danh nghiên

cứu khoa học, chức danh công nghệ; quyền và

nghĩa vụ của cá nhân hoạt động KH&CN; đào

tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học; ưu

đãi trong việc sử dụng nhân lực, nhân tài

KH&CN; thu hút cá nhân hoạt động KH&CN là

người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia

nước ngoài.

5. Chương IV về xác định và tổ chức thực

hiện nhiệm vụ KH&CN gồm 19 điều (từ Điều 25

đến Điều 43), được chia thành 05 mục làm rõ

các nội dung sau đây: nhiệm vụ KH&CN, đề

xuất, phê duyệt, ký hợp đồng thực hiện nhiệm

vụ KH&CN; phương thức tổ chức thực hiện

nhiệm vụ KH&CN, liên kết xác định và thực

hiện nhiệm vụ KH&CN; hợp đồng KH&CN;

đánh giá, nghiệm thu, đăng ký, lưu giữ kết quả

thực hiện nhiệm vụ KH&CN, hội đồng KH&CN

L

17

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

chuyên ngành, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc

lập đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện

nhiệm vụ KH&CN; trách nhiệm tiếp nhận và tổ

chức ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ

KH&CN; quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền

tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ; phân chia lợi nhuận khi

sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển

nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu

khoa học và phát triển công nghệ sử dụng

ngân sách nhà nước.

6. Chương V về ứng dụng kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ, phổ

biến kiến thức KH&CN gồm 05 điều (từ Điều

44 đến Điều 48) quy định rõ các vấn đề sau

đây: trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

của bên đề xuất đặt hàng hoặc đặt hàng thực

hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà

nước, của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện

nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà

nước; khuyến khích ứng dụng kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng

dụng KH&CN trong dự án đầu tư, chương trình

phát triển kinh tế - xã hội; khuyến khích hoạt

động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản

xuất và đổi mới sáng tạo; truyền thông và phổ biến

kiến thức KH&CN.

7. Chương VI về đầu tư, tài chính phục vụ

phát triển KH&CN gồm 17 điều (từ Điều 49 đến

Điều 65), được chia thành 04 mục, quy định rõ

các nội dung sau đây: ngân sách nhà nước cho

KH&CN; mục đích chi ngân sách nhà nước cho

KH&CN; xây dựng dự toán và quản lý việc sử

dụng ngân sách nhà nước dành cho KH&CN;

áp dụng khoán chi đối với nhiệm vụ KH&CN sử

dụng ngân sách nhà nước, mua kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ; cơ chế

cấp, sử dụng, quản lý kinh phí thực hiện nhiệm

vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; áp

dụng cơ chế đầu tư đặc biệt thực hiện nhiệm

vụ KH&CN đặc biệt; huy động nguồn vốn ngoài

ngân sách nhà nước đầu tư cho KH&CN; đầu

tư của doanh nghiệp cho KH&CN; khuyến

khích doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên

cứu khoa học và phát triển công nghệ; phát

triển doanh nghiệp KH&CN; chính sách của nhà

nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá

nhân thành lập các quỹ để huy động các nguồn

lực xã hội để hỗ trợ, đầu tư cho hoạt động

KH&CN; quỹ phát triển KH&CN quốc gia; quỹ

phát triển KH&CN của bộ, tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương; quỹ phát triển KH&CN của tổ

chức, cá nhân; quỹ phát triển KH&CN của doanh

nghiệp; chính sách thuế đối với hoạt động

KH&CN; chính sách tín dụng đối với hoạt động

KH&CN.

8. Chương VII về xây dựng kết cấu hạ

tầng và phát triển thị trường KH&CN gồm 04

điều (từ Điều 66 đến Điều 69) quy định rõ việc

xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển

KH&CN; xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển

công nghệ cao; xây dựng hạ tầng thông tin, cơ

sở dữ liệu quốc gia, thống kê về KH&CN; xây

dựng và phát triển thị trường KH&CN.

9. Chương VIII về hội nhập quốc tế về

KH&CN gồm 03 điều (từ Điều 70 đến Điều 72).

Đây là chương mới, thay thế cho chương về

hợp tác quốc tế của Luật KH&CN 2000, quy

định rõ các nội dung: nguyên tắc hội nhập quốc

tế về KH&CN (Điều 70); các hoạt động hội

nhập quốc tế về KH&CN (Điều 71); các biện

pháp thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN phù

hợp với yêu cầu của quá trình phát triển hội

nhập quốc tế về KH&CN hiện tại và những năm

tới (Điều 72).

10. Chương IX về trách nhiệm quản lý Nhà

nước về KH&CN thay cho các quy định của Luật

KH&CN 2000 về “Quản lý nhà nước về KH&CN”,

gồm 04 điều (từ Điều 73 đến Điều 76), quy định

rõ phạm vi trách nhiệm của các cơ quan quản lý

nhà nước các cấp trong lĩnh vực KH&CN làm cơ

sở để kiện toàn và nâng cao hiệu lực cũng như

hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN từ Trung

ương xuống cơ sở.

11. Chương X về khen thưởng và xử lý vi

phạm gồm 03 điều (từ Điều 77 đến Điều 79)

quy định việc phong, tặng Danh hiệu vinh dự

Nhà nước, khen thưởng và giải thưởng

KH&CN; nhận danh hiệu, giải thưởng KH&CN

của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc

tế; xử lý vi phạm.

12. Chương XI về Điều khoản thi hành,

gồm 02 điều (Điều 80, Điều 81) quy định Luật

này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01

năm 2014, Luật KH&CN 2000 hết hiệu lực kể

từ ngày Luật này có hiệu lực; Chính phủ và cơ

quan nhà nước có thẩm quyền khác quy định

chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản

được giao trong Luật.

Theo: Bộ Tư pháp

18

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ LAI TRÊN ĐẤT DỐC

I. Giới thiệu chung về cây ngô lai:

Sau những năm 90, cây ngô lai được

trồng phổ biến ở nước ta với diện tích

ngày một tăng, hiện nay chiếm khoảng 60-

65% diện tích trồng ngô. Các giống ngô lai

có dạng cây đồng đều, khả năng cho năng

suất cao, song đòi hỏi thâm canh cao. Hạt

của ngô lai không để giống được cho vụ

sau mà phải mua mỗi khi gieo trồng và giá

khá cao. Một số giống ngô lai đang được

trồng phổ biến: LVN10, LVN4, DK888,

DK999, C-919, Pacific và một số giống

Bioseed..., tuỳ theo thời gian sinh trưởng,

các giống ngô lai được chia thành các

nhóm sau:

- Nhóm giống dài ngày: LVN10,

DK888, DK999...

- Nhóm giống trung ngày: LVN19,

LVN12, LVN4...

- Nhóm giống ngắn ngày: P11, P60,

LVN 20, LVN17, C-919...

II. Các giai đoạn sinh trưởng phát triển:

Đời sống của cây ngô được chia ra

nhiều giai đoạn sinh trưởng phát triển, mỗi

giai đoạn đều có những yêu cầu ngoại

cảnh và kỹ thuật chăm sóc khác nhau.

- Giai đoạn từ gieo đến mọc: Giai

đoạn này thường kéo dài từ 5-7 ngày nên

yêu cầu làm đất phải thoáng khí, tơi xốp,

đủ ẩm và nhiệt độ thích hợp.

- Giai đoạn từ mọc đến 3 - 4 lá: Giai

đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt

đã hết nên cây phải hút chất dinh dưỡng

từ đất để nuôi thân lá. Vì thế, cần phải bón

lót đầy đủ và xới xáo kịp thời.

- Giai đoạn cây ngô từ 7-9 lá: Đây là

giai đoạn quyết định năng suất ngô (số bắp

trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích

thước của bắp ngô).

- Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trổ cờ

khoảng 10 ngày) trổ cờ-phun râu: Giai

đoạn này quyết định số hạt chắc trên bắp

ngô, cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện

thời tiết bất thuận như hạn, nóng, rét.

Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng

thích hợp.

- Giai đoạn từ trổ cờ đến thu hoạch:

Thời kỳ này kéo dài từ 45-50 ngày tuỳ theo

giống, cần chú ý sau khi trổ 10 ngày nếu

gặp hạn thì hạt ngô vẫn bị lép nhiều.

III. Kỹ thuật trồng:

1. Thời vụ: Ở miền núi có 2 vụ gieo

trồng chính là vụ xuân - hè và hè - thu.

- Vụ xuân hè gieo từ 20/2 - 30/3

dương lịch.

- Vụ hè - thu thường bắt đầu trồng vào

20/7-5/8 dương lịch.

Ngoài ra, ở những vùng thấp, trung du

có thể trồng vụ đông: Thời gian gieo từ 20-

25/9, có thể trồng đến 10/10.

2. Lượng hạt giống và mật độ gieo trồng:

- Lượng hạt giống cần khoảng 18-

22kg/ha (0,8-0,9 kg hạt giống/360 m2) đối

với gieo thẳng.

- Mật độ: Nhóm giống dài ngày: Mật

độ 5-5,5 vạn cây/ha; nhóm giống trung

ngày: 5,5-6 vạn cây/ha; nhóm giống ngắn

ngày: 6-7 vạn cây/ha.

3. Làm đất, gieo hạt: Trên đất dốc

có lẫn nhiều sỏi đá có thể dùng cuốc để

rẫy cỏ rồi sau đó cuốc đất để trồng ngô.

Trên đất ruộng bậc thang hay sườn đồi có

độ dốc vừa phải hay thung lũng, nông dân

có thể dùng cày để làm đất, cày sâu 15-20

cm, làm 2 lần đất nhỏ tơi xốp, nhặt sạch cỏ.

Sau khi làm xong đất, có thể dùng cày

hoặc cuốc để rạch hàng với độ sâu 7-10cm,

khoảng cách giữa các hàng là 70cm; cây

cách cây đối với các giống dài ngày là

30cm và đối với các giống ngắn ngày là

25cm. Với đất dốc hoặc có nhiều sỏi đá thì

có thể cuốc hốc để trồng ngô, khoảng cách

giữa các hốc khoảng 70cm, cuốc đến đâu

19

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

thì gieo ngay đến đó. Có thể bón phân trực

tiếp vào hốc, rãnh, lấp đất rồi mới tra hạt và

lấp đất bề mặt dày 3 - 5cm.

4. Bón phân:

+ Lượng bón: Phân chuồng 8-10

tấn/ha; đạm urê 250kg/ha; supe lân

350kg/ha; clorua kali 120kg/ha.

+ Cách bón:

- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và

phân lân (có thể bón khi làm đất hoặc lúc

gieo trồng).

- Bón thúc đợt 1 (khi cây ngô 3-4 lá):

Bón 70-80kg u rê/ha (2,5-3kg/360 m2) và

30-40 kg kali/ha (1-1,5kg/360 m2), kết hợp

với việc xới đất và làm sạch cỏ dại cho ngô.

* Chú ý: Nên bón phân cách hốc ngô

5-6cm, bón đến đâu lấp đất đến đó để

tránh phân bay hơi. Không nên bón vãi

phân vì như vậy phân sẽ rơi vào nõn ngô

gây héo lá và búp non, cũng không nên

bón phân vào ngày trời mưa vì phân sẽ bị

rửa trôi.

- Bón thúc đợt 2: (Khi cây ngô 7-9 lá):

Bón 100-120kg urê/ha (3,7-4,5 kg/360 m2)

và 50-60kg kali/ha (1,8-2,2kg/360 m2). Hai

loại phân trên được trộn với nhau và bón

cách gốc 10-12cm. Đợt bón này kết hợp

với xới xáo và vun cao để giúp bộ rễ ngô

phát triển.

- Bón thúc lần 3: Đợt bón này khi cây

ngô ở giai đoạn xoáy nõn, có tác dụng nuôi

hạt, bón hết lượng phân urê và kali còn lại.

5. Chăm sóc:

+ Tỉa, giặm cây: Khi cây được 3-4 lá,

cần tỉa bớt những cây nhỏ yếu hoạc cây bị

bệnh, chỉ nên để lại 1 cây/hốc. Ở những

chỗ mất cây, có thể tiến hành giặm (lấy

những cây đã được gieo dự phòng) để

đảm bảo mật độ.

+ Xới xáo, làm cỏ: Nếu có điều kiện

nên xới xáo và kết hợp làm cỏ 3 lần vào

các đợt bón thúc. Cần chú ý vun gốc, làm

cỏ cho ngô khi cây ở giai đoạn trỗ./.

Theo:Khuyennongvn.gov.vn

TỎI CŨ MỌC MẦM - ĐỪNG VỨT!

Những nhánh tỏi cũ đã mọc mầm

xanh - vốn thường bị xem là đã hỏng và

bị vứt vào thùng rác, hóa ra lại có hoạt tính

chống ô xi hóa tốt hơn cả tỏi tươi non.

Tỏi là loại gia vị được sử dụng phổ

biến cho mục đích chữa bệnh từ hàng

nghìn năm nay. Hiện nay, con người vẫn

rất hoan nghênh những lợi ích đối với

sức khỏe của loại gia vị này.

Ăn tỏi hoặc dùng chế phẩm bổ sung

từ tỏi là một cách tự nhiên để giảm

cholesterol, huyết áp và nguy cơ bệnh

tim. Tuy nhiên những lợi ích này thường

được nghiên cứu trên tỏi tươi, sống. Tỏi

đã mọc mầm ít được chú ý hơn nhiều.

Các nghiên cứu khác cũng đã thấy

rằng đậu xanh và ngũ cốc nảy mầm có

hoạt tính chống ô xi hóa cao hơn, vì thế

nhóm nghiên cứu quyết định tìm hiểu xem

liệu điều này có đúng với tỏi hay không.

Kết quả cho thấy những củ tỏi đã

mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ô xi

hóa tốt cho tim cao hơn tỏi tươi và cũng

có chuyển hóa khác hơn, cho thấy nó còn

tạo ra những chất khác nữa. Chất chiết

từ loại tỏi này thậm chí còn bảo vệ được

các tế bào trong ống nghiệm tránh khỏi

một số loại tổn thương.

Khi nảy mầm, cây cối thường tạo ra

nhiều hợp chất mới, bao gồm những chất

sẽ bảo vệ cây non chống lại tác nhân gây

bệnh. Nhóm nghiên cứu lý giải rằng điều

này có lẽ cũng xảy ra khi mầm xanh nhú

lên từ những nhánh tỏi cũ.

Do đó, để mọc mầm có thể là cách

hữu dụng để cải thiện khả năng chống ô

xi hóa của tỏi.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí ACS'

Journal of Agricultural and Food Chemistry.

Theo:Khuyennongvn.gov.vn

20

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

HƯỚNG DẪN PHÕNG CHỐNG CÖM GIA CẦM VÀ CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI

I. PHÕNG CHỐNG CÖM GIA CẦM

1. Cúm gia cầm là gì?

- Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm

cấp tÍnh do vi rút H5N1 gây ra.

- Cúm gia cầm nguy hiểm bởi vì nó có

thể làm cho gia cầm chết đột ngột, hàng

loạt và lây lan nhanh.

- Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim nuôi, chim

hoang dã... đều có thể mắc bệnh.

- Cúm gia cầm có thể lây sang người

và một số loài thú và gây tử vong cho người.

2. Đặc điểm của vi rút cúm gia cầm:

- Vi rút có thể sống trong phân gia

cầm, nước, đất... từ 2 đến 4 tuần.

- Vi rút chết ở 700C trở lên.

- Vi rút có thể sống trong nhiệt độ lạnh

(tủ lạnh, tủ đá) hàng tháng.

3. Gia cầm bị lây nhiễm cúm như

thế nào:

Gia cầm bị lây nhiễm cúm qua hai

con đường:

3.1- Lây trực tiếp:

Tiếp xúc trực tiếp với gia cầm mắc

bệnh, với chim hoang dã đã bị nhiễm bệnh.

3.2- Lây gián tiếp:

- Tiếp xúc trực tiếp với phân, chất độn

chuồng (rơm, rạ, trấu...) lông gia cầm bị

nhiễm vi rút.

- Tiếp xúc với giầy dép, quần áo, dụng

cụ (cuốc, xẻng, lồng, sọt đựng trứng...),

phương tiện (lốp xe máy, ô tô...) bị nhiễm

vi rút do con người sử dụng mang từ nơi

có bệnh về.

- Gia cầm có thể nhiễm bệnh từ gia

cầm mới mua về từ các vùng khác có dịch.

- Chim hoang dã bị nhiễm vi rút cúm

có thể truyền vi rút sang gia cầm thông qua

lông, phân... của chúng rơi xuống ao, hồ,

chuồng trại.

- Thức ăn bị nhiễm vi rút.

4. Những triệu chứng thường gặp

khi gia cầm bị cúm:

4.1- Gia cầm chết đột ngột, hàng

loạt không có biểu hiện triệu chứng.

4.2- Hoặc gia cầm có thể có một số

triệu chứng sau:

- Gia cầm chảy nước mắt, nước dãi,

đứng tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi

lại, đầu gật gù, gục xuống đất biếng ăn.

- Khó thở.

- Mào, tích tím tái, phù và có thể có

điểm xuất huyết.

- Xuất huyết ở những chỗ da không có

lông, đặc biệt là chân.

- Gà mái giảm đẻ, đẻ trứng non.

- Ỉa chảy.

- Biểu hiện thần kinh như quay vòng,

nghẹo cổ.

- Cúm H5N1 ở gia cầm có các triệu

chứng giống như các bệnh cúm thường

gặp khác ở gia cầm. Không thể phân biệt

cúm gia cầm H5N1 với các bệnh cúm

thông thường khác ở gia cầm.

Lưu ý: Không phải mọi gia cầm đặc

biệt là vịt, ngan, ngỗng đều có biểu hiện

của bệnh mặc dù đã nhiễm vi rút H5N1.

5. Làm thế nào để phòng lây nhiễm

cúm gia cầm sang gia cầm?

Cúm gia cầm có thể ngăn ngừa được.

Để bảo vệ an toàn đàn gia cầm, chỉ cần

thực hành những thói quen tốt sau đây:

- Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng.

- Nuôi thả trong khu vực khép kín (có

rào bao quanh).

21

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

- Mỗi gia đình chỉ nên nuôi một loại gia

cầm. Nếu đã nuôi nhiều loại thì nhốt riêng

từng loại gia cầm.

- Chỉ mua gia cầm giống từ cơ sở có

giấy chứng nhận đã kiểm dịch.

- Nhốt riêng gia cầm mới mua ít nhất

hai tuần.

- Khi thấy gia cầm ốm, báo cho cán bộ

thú y hoặc trưởng thôn, không chữa cho

gia cầm ốm.

- Khi có chim hoang dã bị chết ở khu

vực nuôi gia cầm, cần đeo khẩu trang và

găng tay để cho vào túi nilon, đồng thời

báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn.

- Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp

xúc với gia cầm.

- Không buôn, bán, vận chuyển gia cầm

chưa được kiểm dịch không đúng quy định.

- Hàng ngày vệ sinh chồng trại và khu

vực nuôi thả (quét dọn phân, lông, chất

thải gia cầm...), sau đó đem đốt hoặc chôn.

- Hàng tuần rửa sạch và khử trùng

dụng cụ chăn nuôi, khử trùng chuồng trại

bằng vôi bột...

- Nuôi dưỡng tốt gia cầm: Tăng khẩu

phần dinh dưỡng cho đàn gia cầm, cho gia

cầm uống nước sạch.

- Tiêm phòng cho gia cầm: Tiêm vác

xin phòng cúm cho gia cầm nhằm làm

giảm nguy cơ mắc bệnh cho đàn gia cầm

và cho người, nhưng được thực hiện đồng

thời với các biện pháp phòng chống khác

như đã nói ở trên.

6. Làm gì khi có dịch cúm gia cầm

trong vùng:

- Phải báo cáo ngay cho trưởng thôn,

cán bộ thú y khi có gia cầm ốm, chết.

- Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

- Xử lý gia cầm chết theo hướng dẫn

của cán bộ thú y.

- Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và

các phương tiện vận chuyển bằng CloraminB,

vôi bột vv...

- Vệ sinh sạch sẽ giầy, dép, dụng cụ

chăn nuôi, lốp xe, bánh xe khi đi ra khỏi

nơi nuôi nhốt gia cầm.

- Rửa tay bằng xà phòng và thay quần

áo sau khi tiếp xúc với gia cầm.

II. PHÕNG CHỐNG CÖM A(H5N1)

LÂY LAN TỪ GIA CẦM SANG NGƯỜI

Vi rút cúm A(H5N1) lây từ gia cầm

sang người, có thể dẫn đến tử vong cho

người nếu không được điều trị kịp thời.

1. Người bị lây nhiễm cúm gia cầm

như thế nào?

- Do tiếp xúc với gia cầm và chất thải

gia cầm nhiễm bệnh (trong khi chăn nuôi,

vận chuyển, làm thịt gia cầm bị bệnh...)

hoặc gia cầm khỏe nhưng đã mang vi

rút H5N1.

- Do ăn tiết canh, trứng và các sản

phẩm khác của gia cầm nhiễm bệnh mà

chưa được nấu chín...

2. Những triệu chứng thường gặp:

Các triệu chứng cúm A(H5N1) ở người

rất giống với các triệu chứng của bệnh

cúm thông thường như:

- Sốt cao đột ngột, thường sốt liên tục

trên 380C, đôi khi rét run, mặt đỏ.

- Đau đầu, đau mỏi cơ ở chân, tay,

đau tăng lên khi ho, có thể đau quanh hốc

mắt, có thể nổi hạch.

- Ho hoặc ho khan.

- Khó thở...

Bệnh diễn biến nhanh dẫn đến viêm

phổi nặng, suy hô hấp cấp, suy các phủ

tạng và tử vong nếu không được phát hiện

và xử lý kịp thời.

22

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

3. Làm thế nào để phòng lây nhiễm

cúm A (H5N1) từ gia cầm sang người:

Hiện chưa có vác xin phòng bệnh và

thuốc điều trị đặc hiệu, do đó phòng bệnh

là biện pháp quan trọng. Để chủ động

phòng bệnh chúng ta cần thực hiện 4 biện

pháp khẩn cấp sau:

Tăng cường vệ sinh ăn uống

- Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm

khác của gia cầm được nấu chín kỹ.

- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia

cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch

không bị bệnh.

- Không ăn tiết canh.

- Không làm thịt và ăn các loại gia

cầm ốm, chết.

Tăng cường sức khỏe và khả năng

phòng bệnh

- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng

sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.

- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể,

để nâng cao khả năng phòng bệnh.

- Nên thay, giặt quần áo, rửa giầy dép

hàng ngày.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh

- Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi

chúng còn khỏe.

- Không cho gà đấu chọi, không xem

chọi gà.

- Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu

trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt

bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai

thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.

- Không cho trẻ em tiếp xúc với gia

cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm.

- Đeo khẩu trang, găng tay, mặc quần

áo bảo hộ khi phải tiếp xúc với gia cầm.

Hãy đến ngay cơ sở Y tế

Sốt cao trên 380C, ho, đau ngực, khó

thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi...

Cần đến ngay các cơ sở Y tế gần nhất để

được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý

mua thuốc điều trị ở nhà.

4. Làm gì khi trong gia đình có

người nhiễm cúm A(H5N1)

- Đưa người bệnh đến cơ sở Y tế để

điều trị kịp thời.

- Những người sống trong cùng gia

đình cần đến cơ sở Y tế để xét nghiệm.

- Sử dụng thuốc kháng vi rút theo chỉ

định của thầy thuốc.

- Phải khử trùng, vệ sinh nhà cửa theo

hướng dẫn của cơ quan Y tế.

- Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo

khẩu trang.

5. Làm gì khi có đại dịch cúm xảy ra

ở người?

- Theo dõi thông tin về đại dịch cúm

trên vô tuyến, đài phát thanh hoặc gọi điện

cho đường dây nóng để biết thông tin mới.

- Nên ở trong nhà, đeo khẩu trang

thường xuyên, không nên đi ra ngoài, đặc

biệt là không tập trung đông người (họp, lễ

hội...).

- Hạn chế tiếp xúc với mọi người và

khách đến nhà.

- Duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

Thường xuyên rửa tay xà phòng, ăn thức

ăn nấu chín kỹ, ấm, nóng, uống nước sạch.

- Không đến nơi có dịch.

- Tuyệt đối không tiếp xúc với gia cầm

và người nhiễm bệnh khi không có

nhiệm vụ.

- Đến cơ sở Y tế ngay nếu có sốt, ho,

đau người, khó thở... hoặc gọi điện tới cơ

sở Y tế nhờ sự can thiệp của Y tế.

- Tuân thủ nghiêm túc những hướng

dẫn của chính quyền và Y tế địa phương.

Theo: Khuyennongvn.gov.vn

*********************

23

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Nguyên nhân nào khiến Windows không chịu "Shut Down"?

“Shut Down” có lẽ là thao tác khá đơn

giản. Bạn chỉ cần một vài thao tác nhấp

chuột là có thể “cho phép” Windows ngưng

hoạt động và sau đó tiến hành ngắt kết nối

điện cho máy tính. Tuy nhiên, bạn phải làm

thế nào khi Windows vẫn mãi không chịu

“Shut Down”?

Thông thường thì quá trình Shut

Down chỉ mất vài giây, nhưng đôi lúc nó lại

“treo” khi Windows đang ở trạng thái “Shut

Down”. Bài viết này sẽ nêu lên một số lí do

chính vì sao bạn gặp phải vấn đề này.

Vấn đề phần mềm:

Phần mềm có lẽ là nguyên nhân khá

phổ biến cho việc Windows bị treo ở giai

đoạn Shut Down. Nếu trong quá trình Shut

Down mà bạn bắt gặp cửa sổ “Shutting

down…” và hiển thị danh sách các phần

mềm “programs need to close” thì chắc

chắn Windows của bạn đang gặp vấn đề

về phần mềm rồi.

Thông thường thì Windows sẽ tự

động thực hiện công việc đóng các ứng

dụng này khi Shut Down, nhưng đôi khi hệ

thống gặp phải vấn đề và yêu cầu người

dùng thực hiện thay. Vấn đề này thường

hay gặp ở các phần mềm đang mở và cần

lưu trữ dữ liệu. Vì thế bạn cần hủy bỏ thao

tác Shut Down bằng cách nhấn Cancel và

tiến hành lưu lại dữ liệu từ các ứng dụng

đang mở, sau khi thực hiện xong, quá trình

Shut Down sẽ diễn ra một cách suôn sẻ.

Tuy nhiên, nếu cửa sổ Programs need

to close xuất hiện mà bạn không thấy bất

kỳ ứng dụng nào trong đó thì bạn cần kiểm

tra lại các tác vụ đang chạy nền trên hệ

thống từ Task Manager. Khi đó hãy chú ý

quan sát xem ứng dụng phần mềm nào

đang chiếm dung lượng bộ nhớ cao thì

chắc hẳn chính là nguyên nhân gây “treo”

quá trình Shut Down của Windows.

Bạn có thể khắc phục vấn đề này

bằng cách tháo gỡ cài đặt phần mềm và

cài đặt mới lại phần mềm đang gây tình

trạng treo, sau đó dùng antivirus quét lại

toàn bộ hệ thống.

Vấn đề về quá trình Shut Down:

Trong quá trình Shut Down, Windows

sẽ tiến hành đóng một số các dịch vụ hệ

thống và đóng gói các dữ liệu cần thiết để

việc khởi động Windows được “ngon lành”.

Nếu chẳng may một dịch vụ nào đó của hệ

thống gặp vấn đề, việc “treo” Shut Down là

vấn đề không tránh khỏi.

Để thuận tiện hơn trong việc kiểm tra

chi tiết các quá trình mà Windows sẽ làm

việc khi Shut Down, bạn có thể thiết lập để

Windows hiển thị bằng cách khởi động tính

năng Registry Editor và truy cập vào

HKEY_LOCAL_MACHINE\SOFTWARE\Mi

crosoft\Windows\CurrentVersion\Policies\S

ystem.

Quan sát và tìm đến khóa VerboseStatus,

nhấn phải chuột vào nó và chọn Modify,

sau đó thay đổi giá trị “1”.

Nếu không thấy, bạn hãy tiến hành

tạo mới khóa này bằng cách nhấn phải

chuột vào chỗ trống và chọn New > DWORD

24

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

(32-bit) Value > đặt tên là “VerboseStatus”

và thiết lập giá trị là “1”.

Bây giờ mỗi khi Shut Down, bạn sẽ

được Microsoft liệt kê các quá trình sẽ

đóng khi “Shutting down…”, nếu quá trình

bị treo ở phần nào, bạn có thể nhanh

chóng xác định được ngay.

Vấn đề về Driver hoặc hệ điều hành:

Sau khi thực hiện cách làm trên, nếu

nhận thấy Windows bị treo ở quá trình

Driver hoặc một lỗi nào đó mà bạn không

biết thì Driver và hệ điều hành là vấn đề

mà bạn nên nghĩ ngay đến.

Cập nhật Windows là việc làm đơn

giản. Và bạn nên thực hiện việc này khi có

thể, tuy nhiên một số người dùng lại bỏ

qua vấn đề này. Nhưng đôi lúc, cập nhật

Windows sẽ giúp bạn giải quyết được các

vấn đề về hệ thống, và có thể là cả việc

Windows không chịu Shut Down đấy.

Nếu là do Driver, bạn nên tiến hành

cập nhật phiên bản mới cho hệ thống

driver trên Windows bằng cách tải thủ công

từ website của các nhà cung cấp hoặc sử

dụng phần mềm như Driver Booster của

IObit chẳn hạn.

Vấn đề về ổ cứng:

Nếu các vấn đề trên không phải là

nguyên nhấn thì có lẽ ổ cứng của máy tính

chính là vấn đề cuối cùng mà bạn nên nghỉ

đến. Một ổ đĩa cứng bị hỏng hoặc không

sử dụng được có thể dẫn đến việc “treo”

trong quá trình tiến hành lưu trữ dữ liệu,

hoặc có thể do thất bại trong việc cố gắng

để lưu dữ liệu đến các khu vực bị hỏng

của ổ cứng, gây tắt máy thất bại.

Bạn có thể kiểm tra sức khỏe của ổ

đĩa cứng bằng cách mở My Computer,

kích chuột phải vào ổ đĩa cài đặt Windows

của bạn, mở Properties, sau đó sử dụng

chức năng Error-checking dưới tab Tools.

Hoặc cũng có thể thử sử dụng một kiểm

tra lỗi và giám sát ổ đĩa mềm mạnh mẽ

hơn như Hard Disk Sentine chẳng hạn.

Nếu ổ đĩa của bạn bị hỏng, bạn có thể

cố gắng sửa chữa nó, hoặc với công

cụ Error-checking của Windows hoặc các

tiện ích của bên thứ ba. Tuy nhiên việc làm

này đôi khi không hiệu quả cho lắm.

Windows bị treo khi bạn Shut Down có

thể là một thất vọng thực sự cho người sử

dụng, nhưng hy vọng những lời khuyên

này có thể giải quyết vấn đề này cho bạn.

Hãy nhớ rằng bạn còn có một cách giải

quyết nhanh là sử dụng nút nguồn Power của

máy tính, nhưng làm như vậy có thể gây ra

việc các tập tin chưa được lưu sẽ bị mất./.

Theo:quantrimang.com

******************

25

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hỏi: Đề nghị cho biết thế nào là sản

xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận

chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả

mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và mức

phạt như thế nào?

Trả lời: Các hành vi sau đây bị coi là

sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển,

tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo nhãn

hiệu, chỉ dẫn địa lý và mức phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến

8.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng

hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả

quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng

hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người

khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a

Khoản này.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến

12.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 5.000.000 đồng đến

10.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến

35.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 20.000.000 đồng đến

40.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến

55.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 40.000.000 đồng đến

70.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 55.000.000 đồng đến

85.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 70.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 85.000.000 đồng đến

120.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 100.000.000 đồng đến

200.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến

180.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm từ trên 200.000.000 đồng đến

300.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến

250.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm trên 300.000.000 đồng.

10. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền

phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9

Điều này nhưng không vượt quá

250.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Chế tạo, gia công, lắp ráp, chế

biến, đóng gói hàng hóa mang nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý giả mạo;

b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc

bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm

khác mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả

mạo lên hàng hóa;

c) Nhập khẩu hàng hóa mang nhãn

hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người

khác thực hiện hành vi quy định tại các

Điểm a, b và c Khoản này.

26

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

11. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm

quy định tại Khoản 1 và Khoản 10 Điều

này trong trường hợp không có căn cứ xác

định giá trị hàng hóa vi phạm.

12. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi

phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ

Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh

hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến

03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định

từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

13. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc

đưa vào sử dụng không nhằm mục đích

thương mại đối với hàng hóa giả mạo

nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu,

vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ

yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả

mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với điều

kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng

khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu

công nghiệp đối với hành vi vi phạm quy

định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này;

b) Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả

mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý,

phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập

khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất,

kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu

hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu

tố vi phạm trên hàng hóa đối với hành vi vi

phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 10

Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có

được do thực hiện hành vi vi phạm quy

định từ Khoản 1 đến Khoản 11 Điều này.

(Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP

29/08/2013 của Chính phủ về Quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở

hữu công nghiệp).

DU XUÂN HỒ BA BỂ

Lê Công Lương

Giữa đại ngàn xanh thẳm

Lấy vách núi làm bờ

Ba Bể đẹp mộng mơ

Núi cùng người soi bóng

Nước xanh trong gợn sóng

Cánh cò trắng chao nghiêng

Chim kêu rộn rừng thiêng

Hoa cải vàng ngỡ nắng

Dập dờn đàn bướm trắng

Tím, vàng... áo đủ màu

Nhấp nhô giữa vườn rau

Má ửng hồng trong nắng

Ầm ào thác Đầu Đẳng

Rộn rã tiếng nói cười

Thời gian như ngừng trôi

Ai xa rồi chẳng nhớ

Ao tiên tắm một thuở

Sao vắng lặng trầm tư

Khiến bao chàng ngẩn ngơ

Nhớ về người trong mộng

Rừng đêm như xao động

Lửa trại ấm tình người

Rượu ngô say mềm môi

Câu hát then lỡ nhịp

Ai chưa từng có dịp

Đến Ba Bể một lần

Xin mời bạn nhanh chân

Thăm bồng lai tiên cảnh.

Ba Bể, tháng 2 năm 2014

27

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

THỂ LỆ CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN, NHI ĐỒNG

TỈNH BẮC KẠN LẦN THỨ II (2013- 2014)

(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 01/QĐ-BTCCTST ngày 21/01/2014 của Ban Tổ chức

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn)

Điều 1. TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ 2 năm 2013 - 2014 (sau

đây gọi tắt là Cuộc thi) nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu

niên, nhi đồng trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng

sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành nhà sáng chế trong tương lai.

Điều 2. CƠ QUAN TỔ CHỨC

- Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực)

- Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tỉnh Đoàn Bắc Kạn.

Điều 3. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

Tất cả các em thanh, thiếu niên, nhi đồng học tập và lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ 6

đến 19 tuổi đều có quyền dự thi (Ngày sinh từ 31/7/1995 đến 31/7/2008). Khuyến khích các em

nhỏ tuổi, các em dân tộc ít người, sống ở vùng sâu, vùng xa tham gia.

Điều 4. LĨNH VỰC DỰ THI

Các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi thuộc các lĩnh vực sau đây:

1. Đồ dùng dành cho học tập.

2. Phần mềm tin học.

3. Sản phẩm thân thiện với môi trường;

4. Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em;

5. Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

Điều 5. YÊU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI DỰ THI

1. Các mô hình, sản phẩm dự thi phải có tính mới, tính sáng tạo, có khả năng áp dụng.

2. Đề tài dự thi yêu cầu phải có mô hình. Mô hình, sản phẩm dự thi phải được thực hiện theo

đúng ý tưởng của người dự thi.

3. Mô hình, sản phẩm dự thi được làm từ vật liệu, nguyên liệu sẵn có trong nước, khuyến

khích sử dụng các phế liệu trong sinh hoạt gia đình, học tập, trường lớp, sản xuất để làm ra vật dụng,

các mô hình hữu ích, dụng cụ đa năng, các thiết bị máy móc, rô bốt, thiết bị tự động hóa, mô hình

thông minh, sản phẩm tin học, phần mềm điều khiển trong các lĩnh vực nêu tại Điều 4 của Thể lệ này.

4. Mô hình, sản phẩm bắt buộc phải có một bản thuyết minh kèm theo. Bản thuyết minh phải

nêu rõ ý tưởng sáng tạo, cách sử dụng, vận hành, tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng.

Điều 6. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỰ THI

1. Người dự thi phải nằm trong độ tuổi quy định tại Điều 3 của Thể lệ này.

2. Người dự thi có thể thi theo cá nhân hoặc theo nhóm, tập thể (trường hợp có nhiều tác giả

tham gia, chỉ được ghi trong phiếu dự thi tối đa 05 tác giả).

3. Người dự thi được quyền nhờ người khác làm sản phẩm theo đúng ý tưởng sáng tạo của

mình (Trừ lĩnh vực phần mềm tin học).

4. Người dự thi phải làm phiếu tham dự cuộc thi (theo mẫu).

Điều 7. HỒ SƠ THAM DỰ CUỘC THI

Hồ sơ gồm có:

1. Phiếu đăng ký tham dự Cuộc thi (theo mẫu).

2. Mô hình, sản phẩm dự thi. Đối với lĩnh vực phần mềm tin học phải gửi kèm theo mã nguồn,

chương trình cài đặt và hướng dẫn.

3. Bản thuyết minh.

28

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

4. Ảnh tác giả: Mỗi tác giả gửi 2 ảnh 4 cm x 6 cm, ghi rõ họ, tên ở mặt sau.

5. Bản sao giấy khai sinh của người dự thi.

Điều 8. GIẢI THƯỞNG

- 01 giải Nhất, trị giá 4.000.000 đ (Bốn triệu đồng)

- 02 giải Nhì, mỗi giải 3.000.000đ (Ba triệu đồng)

- 03 giải Ba, mỗi giải 2.000.000đ (Hai triệu đồng)

- 10 giải Khuyến khích; mỗi giải 1.000.000đ (Một triệu đồng)

Các đề tài đoạt giải sẽ được tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng Cuộc thi. Các đề tài đoạt

giải Nhất, Nhì, Ba sẽ được Ban Tổ Chức Cuộc thi tặng giấy khen và được lựa chọn đề tài gửi tham

dự Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 10 năm 2014.

Điều 9. THỜI GIAN TỔ CHỨC

- Phát động cuộc thi: Tháng 02/2014

- Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ dự thi: Hết ngày 15/6/2014.

- Tổng kết, trao giải: Tháng 9/2014.

Điều 10. ĐỊA ĐIỂM NỘP HỒ SƠ DỰ THI

Các tác giả tham gia Cuộc thi có thể nộp Hồ sơ tham dự cuộc thi tại các địa điểm sau:

1. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Kạn

- Địa chỉ: Số 3 - Đường Trường Chinh - Thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn.

- Điện thoại: 0281.3870822; 0281. 3810596.

- Email: [email protected]; website: http://www.khcnbackan.gov.vn

2. Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ 4 - Phường Nguyễn Thị Minh Khai - Thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: 0281.3870014.

3. Tỉnh Đoàn Bắc Kạn

Địa chỉ: Tổ 7 - Phường Sông Cầu - Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Điện thoại: 0281.3878183.

Điều 11. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn và các

ngành, địa phương phát động và tuyên truyền phổ biến Cuộc thi đến tất cả các đoàn viên, thanh

thiếu niên, nhi đồng tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường THPT, PTDT

Nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên (gọi tắt các cơ sở giáo dục) tạo điều kiện để Đoàn thanh

niên, Đội thiếu niên và các Tổ chuyên môn tuyên truyền rộng rãi Cuộc thi trong học sinh.

- Tỉnh Đoàn Bắc Kạn: Chỉ đạo các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh phối hợp các cơ sở giáo dục

tuyên truyền, vận động các đoàn viên, thanh thiếu niên tích cực tham gia Cuộc thi.

- UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các phòng chức năng, đoàn thể; các xã, phường tham gia tuyên

truyền, vận động các em thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tích cực hưởng ứng, tham gia Cuộc thi.

Điều 12. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Khi các mô hình, sản phẩm dự thi có khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải

pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...) Ban Tổ chức sẽ hướng dẫn cho các tác giả đăng ký tại

Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ theo Quy định hiện hành.

Điều 13. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Bản Thể lệ này đã được Ban tổ chức cuộc thi xem xét thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ

ngày ký.

Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa hợp lý, đề nghị phản ánh về Sở Khoa học

và Công nghệ là cơ quan thường trực của Cuộc thi tổng hợp, trình Ban tổ chức Cuộc thi xem xét

sửa đổi cho phù hợp với thực tế.

TM. BAN TỔ CHỨC CUỘC THI

TRƯỞNG BAN

Đã ký

PGĐ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nông Thế Diễn