19
1 THƠ ĐƯỜNG LUẬT, biến-thể và biến-dạng Ngoài các thể thơ Việt là lục bát và song thất lục bát như đã đề-cập nơi bài HỒN NƯỚC TRONG THƠ VIỆT (quý-san Định Hướng Paris số 28 Mùa Đông năm 2001), chúng ta có thơ cổ thuộc văn-chương khoa-cử bác-học, trong đó phải kể đến thơ Đường-luật, áp-dụng luật thơ Hán-văn đời Đường bên Trung-Quốc, và biến-thể từ đó là lối thơ cổ-phong, sau dó cũng có thể biến dạng theo nhiều cách khác nhau. A- Thơ Đường-luật thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú là một lối thơ khoa- cử gồm mỗi bài 8 câu (bát cú), mỗi câu 7 tiếng (thất ngôn) hay 5 tiếng (ngũ ngôn). Luật thơ có thể tóm-tắt như sau: 1- Luật bố-cục (1) Bài thơ bát cú có kết-cấu không khác gì bố-cục một bài luận-văn nghị-luận giáo-khoa hiện nay. 2- Các luật gieo vần, bằng trắc và luật niêm, luật đối (1) Để viết một bài thơ, có thể theo các nguyên-tắc lần-lượt sau đây: a- Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng và ngược lại. Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối các câu chẵn và ngược lại về

THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

  • Upload
    haquynh

  • View
    232

  • Download
    5

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

1

THƠ ĐƯỜNG LUẬT, biến-thể và biến-dạng

Ngoài các thể thơ Việt là lục bát và song thất lục bát như đã đề-cập nơi bài HỒN NƯỚC TRONG THƠ VIỆT (quý-san Định Hướng Paris số 28 Mùa Đông năm 2001), chúng ta có thơ cổ thuộc văn-chương khoa-cử bác-học, trong đó phải kể đến thơ Đường-luật, áp-dụng luật thơ Hán-văn đời Đường bên Trung-Quốc, và biến-thể từ đó là lối thơ cổ-phong, sau dó cũng có thể biến dạng theo nhiều cách khác nhau.

A- Thơ Đường-luật thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú là một lối thơ khoa-

cử gồm mỗi bài 8 câu (bát cú), mỗi câu 7 tiếng (thất ngôn) hay 5 tiếng (ngũ ngôn). Luật thơ có thể tóm-tắt như sau:

1- Luật bố-cục (1) Bài thơ bát cú có kết-cấu không khác gì bố-cục một bài luận-văn nghị-luận giáo-khoa hiện nay.

2- Các luật gieo vần, bằng trắc và luật niêm, luật đối (1) Để viết một bài thơ, có thể theo các nguyên-tắc lần-lượt sau đây:

a- Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng và ngược lại. Tiếng cuối câu 1 vần với tiếng cuối các câu chẵn và ngược lại về

Page 2: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

2

bằng trắc với tiếng cuối các câu lẻ ôm ở giữa (tức là các câu 3, 5, 7, các tiếng này không vần với nhau)

b- Bài thơ luật bằng, thì hai tiếng đầu của câu 1 mở vào là

bằng và ngược lại. c- Về luật bằng trắc, ta phân biệt:

a.1- Đối với thơ thất ngôn:

Trong câu thứ nhất, tiếng thứ 3 luôn luôn trái ngược với tiếng thứ hai.

Trong mọi câu, các tiếng thứ 2 và thứ 6 giống nhau, tiếng thứ 4 trái ngược lại: 2 = 6 ≠ 4

Riêng về các tiếng thứ 5:

Nếu là bài thơ vần bằng, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là trắc, kế đó từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ bằng, trắc luân phiên thay đổi. Trái lại, nếu là bài thơ vần trắc, thì tiếng thứ 5 hai câu đầu đều là bằng, kế đó kể từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 5 của mỗi câu sẽ luân phiên thay đổi trắc, bằng.

a.2- Đối với thơ ngũ ngôn: Chỉ có 5 tiếng (= từ), vì tiếng thứ 5 là tiếng cuối đã tuân theo

luật gieo vần rồi, nên thay vì 2 = 6 ≠ 4, thì nay chỉ còn lại tiếng thứ 2 và thứ 4 trái ngược nhau: 2 ≠ 4.

Nếu là bài thơ vần bằng thì tiếng thứ 3 của hai câu đầu đều là trắc, kể từ câu 3 trở đi, tiếng thứ ba của mỗi câu sẽ bằng, trắc luân phiên thay đổi.

Nếu là bài thơ vần trắc, thì ngược lại, tiếng thứ 3 của hai câu đầu đều là bằng, kế đó kể từ câu 3 trở đi, tiếng thứ 3 của mỗi câu sẽ luân phiên thay đổi trắc, bằng.

d- Luật niêm:

Hai câu khớp với nhau thành một cặp giống nhau về bằng trắc theo luật niêm. Niêm là dính với nhau. Có bốn cặp niêm lần-lượt trái ngược nhau từng cặp một: cặp nhất bát (câu 1 = câu 8), cặp nhị tam (câu 2 = câu 3), cặp tứ ngũ (câu 4 = câu 5), cặp lục thất (câu 6 = câu 7).

Page 3: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

3

Luật niêm không áp-dụng cho tiếng cuối câu (vì đã tuân theo luật gieo vần) và cho các tiếng thứ 5 trong bài thất ngôn hoặc thứ 3 trong bài ngũ ngôn.

e- Luật đối: áp-dụng cho các cặp thực (tức câu 3, 4) luận (tức câu 5,

6). Hai câu thực đối với nhau, hai câu luận đối với nhau. đối chữ và đối ý:

Đối chữ gồm đối thanh và đối loại (tức tự-loại như danh-từ, động-từ, v.v…). Dĩ-nhiên, đối thanh, do luật niêm đã bó buộc, thì câu trên câu dưới bằng trắc khác nhau. Còn đối loại thì trên dưới cùng môt tự-loại như nhau.

Đối ý thì ý trên ý dưới tương-ứng, cân xứng với nhau. 3- Luật bất luận và khổ-độc (1)

Các nguyên-tắc về bằng trắc nói trên tóm-tắt cho tiện-lợi, dựa theo

luật “nhất, tam, ngũ bất luận” đối với thơ thất ngôn (các tiếng 1, 3, 5, không cần theo đúng luật) và luật “nhất, tam, bất luận” đối với thơ ngũ ngôn (các tiếng 1, 3, không cần theo đúng luật).

Tuy nhiên, tiếng thứ 3 các câu chẵn và tiếng thứ 5 các câu lẻ trong

bài thất ngôn nếu không theo đúng luật, đáng bằng mà đổi là trắc, hay đáng trắc mà đổi là bằng, thì đọc không êm tai gọi là khổ-độc

Cũng vậy, tiếng thứ nhất của các câu chẵn và tiếng thứ ba của mọi

câu trong bài ngũ ngôn, nếu không theo đúng luật mà đáng bằng đổi là trắc, đáng trắc đổi là bằng, bài thơ thành khổ độc.

Dưới đây là 2 bảng minh-hoạ hai bài thất ngôn bát cú luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng.

Dựa theo các tóm-lược trên, độc-giả tuần-tự viết thành các bài vần

trắc và các loại thơ ngũ ngôn.

Mô-hình luật bằng trắc trong thơ ngũ ngôn giống như mô-hình của bài bát cú bỏ đi các cột tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai (tức là gồm các cột 3, 4, 5, 6,7 của bài bát cú nay thành 1, 2, 3, 4, 5 của bài ngũ ngôn)

Page 4: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

4

Minh-hoạ 1: bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc, vần bằng

Minh-hoạ 2: bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng, vần bằng

Page 5: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

5

Ví-dụ 1: bài thơ thất ngôn bát cú luật trắc, vần bằng

ĐỀO NGANG TỨC CẢNH Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà, Cỏ, cây chen đá, lá chen hoa. Lom-khom dưới núi tiều vài chú, Lác-đác bên sông rợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng con quốc- quốc, Thương nhà mỏi miệng cái đa-đa. Dừng chân đúng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng ta với ta.

(Bà huyện Thanh-Quan)

Ví-dụ 2: bài thơ thất ngôn bát cú luật bằng, vần bằng

CẢNH HOÀNG-HÔN Trời chiều bảng-lảng bóng hoàng-hôn, Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn. Gác mái ngư-ông về viễn-phố, Gõ sừng mục-tử lại cô-thôn. Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa, khách bước dồn. Kẻ chốn Chương-Đài, người lữ-thứ, Lấy ai mà kể nỗi hàn-ôn?

(Bà huyện Thanh-Quan) B- Thơ tứ-tuyệt, một biến-thể của thơ Đường-luật bát cú Luật thơ do cách ngắt bài thơ bát cú mà ra. Gọi là tứ-tuyệt vì coi như một bài bát cú dứt (= tuyệt) ra làm 4 câu. Có hai cách ngắt:

a- Nếu ngắt ở giữa bài, ta được hai bài tứ-tuyệt theo luật bát cú áp-dụng cho những câu:

1, 2, 3, 4 5, 6, 7, 8

b- Nếu ngắt ở câu 2 và câu 6, ta được hai bài tứ-tuyệt theo luật bát

cú áp-dụng cho những câu: 2 câu đầu và 2 câu cuối 2 câu thực và 2 câu luận

Page 6: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

6

C- Thơ thất ngôn bát cú xướng hoạ (2) NHỚ (bài xướng) Còn nhớ gì hơn cái nhớ nhà?

Nhớ người, nhớ cảnh, nhớ cây đa. Nhớ ao bèo, thả bè rau muống, Nhớ thuốc lào, chiêu ngụm nước trà. Nhớ mắm tôm điềm, canh cá lóc,

Nhớ quần lá toạ, áo bà-ba Nhớ đình đám, nhớ ba ngày Tết, Trăm nhớ, ngàn thương, nhớ…nhớ là. Bảo-Vân MONG (bài hoạ) Mong-mỏi nào hơn trở lại nhà, Hồn quê khắc-khoải cái đa-đa. Dưa hành có nén, cay hương Tết! Thuốc điếu nào say, chát giọng trà! Canh muống, cà tương, càng nhớ mẹ, Xoài chua, mắm quẹt, những thương ba. Mong ngày đoàn-tụ: dân no ấm, Non-nước yên-vui, ấy mới là! Đỗ Quang-Vinh Bài thơ trên khởi đầu, gọi là bài xướng. Bài sau đáp lại gọi là bài hoạ. Thơ xướng hoạ là thơ có vần gieo hoà-hợp nhau. Bài hoạ phải hòa theo vần của bài xướng, gieo đúng các tiếng cước-vận trong bài xướng đã nêu ra (ví-dụ ở bài trên là: nhà, đa, trà, ba, là), và ý-tưởng có thể tán-đồng hay phản-đối ý của người xướng. D- Thơ thất ngôn bát cú thuận nghịch-độc (2)

Bài # 1- GIẤC MỘNG NGÀY XUÂN

(Bài đọc xuôi)

Sang Xuân đón Tết, pháo ròn tan, Ước vẫn còn Xuân, nắng mãi còn Vàng óng nắng tươi khoe thược, cúc, Nức thơm hương toả ngát hồng, lan. Vang âm vẫn vọng hoài nguồn cội,

Page 7: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

7

Tiếp nối còn mơ-mộng nước non, Làng xóm, khắp nơi, cùng nguyện chúc: Khang an vạn phúc, lộc muôn ngàn.

(Bài đọc ngược)

Ngàn muôn lộc phúc, vạn an khang, Chúc nguyện cùng nơi, khắp xóm làng. Non nước mộng mơ còn nối tiếp, Cỗi nguồn hoài vọng vẫn âm vang. Lan, hồng ngát toả hương thơm nức, Cúc, thược khoe tưoi nắng óng vàng,

Còn mãi nắng Xuân, còn vẫn ước: Tan ròn pháo Tết, đón Xuân sang.

Vọng Xuân Đinh Hợi, năm 1997

Đỗ Quang-Vinh

Bài # 2- NGÀN THƯƠNG VẠN NHỚ (Bài đọc xuôi) Nương, đồng dậy hát khúc ca-dao, Ước nguyện lời thơ ý dạt-dào. Vương-vấn cảnh in lòng nặng trïu. Thiết-tha tình khắc dạ nao-nao. Hương quê khói ngất say trầu thuốc, Tổ-quốc Xuân tươi, thắm pháo, đào.. Sương tuyết dãi-dầu cho mãi mãi, Thương ngàn nhớ vạn chất dầy cao. (Bài đọc ngược) Cao dầy chất vạn nhớ ngàn thương, Mãi mãi cho dầu dãi tuyết sương. Đào, pháo thắm tươi Xuân quốc-tổ Thuốc, trầu say ngất khói quê-hương;

Nao-nao dạ khắc tình tha-thiết, Trĩu nặng lòng in cảnh vấn-vương. Dào-dạt ý thơ, lời nguyện ước, Dao-ca khúc hát dậy đồng, nương.

Vọng Xuân Kỷ-Mão năm 1999

Đỗ Quang-Vinh

Page 8: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

8

Bài # 3 MÃI MÃI CÒN XUÂN (đọc xuôi)

Hương xuân ngát toả thắm tình thơ, Ngọc chuốt lời dâng ngập cõi bờ. Thương mến chứa-chan còn mãi ước, Dấu yêu ngây-ngất vẫn hoài mơ. Dương-triêu ánh rực, tranh sao đẹp! Tuyết trắng đông tàn, cảnh quá xưa! Vương-vãi nắng xuân còn mãi mãi, Sương pha tóc mướt óng vàng tơ. (đọc ngược) Tơ vàng óng mướt tóc pha sương, Mãi mãi còn xuân nắng vãi-vương. Xưa quá, cảnh tàn đông trắng tuyết! Đẹp sao, tranh rực ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn ngất-ngây yêu dấu, Ước mãi còn chan-chứa mến thương. Bờ cõi ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình thắm toả ngát xuân-hương.

Đỗ Quang-Vinh Bài thơ trên, chúng tôi hoạ lại bài CÕI TA sau đây của lão

nữ thi-sĩ Trùng-Quang đang bước vào tuổi thọ bách niên, được đăng trên internet 2006_Viet Nam Thi Đàn.

CÕI TA (Bài xướng) Rũ bụi trần đi đến cõi thơ, Cõi ta không bến cũng không bờ. Vẽ tranh thế-sự đôi hàng đậm, Chép chuyện ân tình mấy nét mơ. Đã chẳng đua chen trò hiện-tại, Chi cần so sánh nỗi xa xưa. Đường hương giầy vải thênh thang nhẹ, Dìu dặt thi đàn mấy tiếng thơ. Thực ra trong bài xướng này, cước-vận ở câu 7 không

được chọi lắm, nói khác, chưa được thông-vận (Ơ với ƯA), nhưng vì tính cách của một bài hoạ, nên chúng tôi buộc phải tôn-trọng giữ y nguyên vần ƯA của bài xướng.

Page 9: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

9

Vả chăng, người miền Nam thường đọc vần Ơ như vần ƯA. Khi đọc tiếng Pháp «le menteur», họ thường đọc là «măng-tưa».

Ngoài ra bài xướng vì chỉ đọc thuận một chiều xuôi, nên khi hoạ lại không buộc phải dệt thành bài đọc theo chiều ngược lại, chúng tôi do thi-hứng đã dệt luôn thành bài đọc ngược, và để cước-vận bài đọc ngược này được gieo đúng vần ƯƠNG là thông-vận.

D- Thất ngôn bát cú thủ-vĩ-ngâm thuận-nghịch-độc (2) Trong lối thơ này, câu cuối cùng lập lại câu đầu của bài thơ Ví-dụ :

HOÀI XUÂN (bài đọc xuôi)

Son vàng thuở ấy Tết còn đâu? Sáng rực đèn hương ánh nhiệm-mầu. Non nước nghĩa sâu chìm ruộng nếp, Xóm làng tình nặng trĩu buồng cau. Ngon tươi thịt giã chờ hong lá, Sẵn tạm lều quây đợi tát ao. Ròn nổ pháo xuân khoe sắc thắm, Son vàng thuở ấy Tết còn đâu?

(bài đọc ngược)

Đâu còn Tết ấy thuở vàng son? Thắm sắc khoe xuân, pháo nổ ròn. Ao tát đợi quây lều tạm sẵn. Lá hong chờ giã thịt tươi ngon. Cau buồng trĩu nặng tình làng xóm, Nếp ruộng chìm sâu nghĩa nước non. Mầu-nhiệm ánh hương đèn rực sáng, Đâu còn Tết ấy thuở vàng son?

Một điểm đáng lưu ý, nếu bài xướng là luật bằng thì bài đọc ngược không có gì đáng nói, trái lại nếu bài xướng là luật trắc, thì khi đọc ngược lại, tiếng thứ 3 và tiếng thứ 5 của câu đầu phải đổi ngược lại trắc thành bằng, bằng thành trắc thì bài đọc ngược mới chỉnh, không bị “khổ-độc”. Ví dụ người viết có bài sau đây:

Page 10: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

10

Đau Lòng Nước Non (thất ngôn bát cú Đường-luật thủ vĩ ngâm thuận nghịch-độc)

(đọc xuôi) Non nước lòng (dạ) đau dạ (lòng) thắt se: Cấy cầy dân vắng, ruộng bề bề. Tan nhà đất mất tiêu nhân nghĩa, Biển nhượng, sông nhường, hiến đảo khê. Thân bán kiếp nô cam hổ tủi, Quốc vong dân nhục chịu cười chê. Còn đâu những sáng tươi năm tháng? Non nước lòng (dạ) đau dạ (lòng) thắt se. (đọc ngược) Se thắt lòng đau dạ nước non, Tháng năm tươi sáng những đâu còn! Chê cười chịu nhục dân vong quốc, Tủi hổ cam nô-kiếp bán thân. Khê đảo hiến, nhường sông, nhượng biển, Nghĩa nhân tiêu mất đất nhà tan, Bề bề rưộng, vắng dân cầy cấy, Se thắt lòng đau dạ nước non.

Bài đọc xuôi, luật trắc viết : câu 1- Non nước lòng đau dạ thắt se B t b b t t B …………………………………. câu 8- Non nước lòng đau dạ thắt se B t b b t t B Bài đọc ngược phải đổi lại: câu 1- Se thắt lòng đau dạ nước non B t b b t t B …………………………………. Câu 8- Se thắt lòng đau dạ nước non B t b b t t B

Tiếng thứ 3 câu 1 là trắc (dạ) phải đổi thành bằng (lòng), tiếng thứ 5 câu 1 là bằng (lòng) phải đổi thành trắc (dạ).

Page 11: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

11

Vì vậy, nếu làm bài thuận nghịch-độc, thì nên làm theo lối thủ-vĩ ngâm, bởi lẽ chỉ cần thay đổi mấy tiếng (thứ 3 và thứ 5) trong câu đầu mà thôi, vì câu đầu và câu cuối giống nhau, còn nếu không thì phải thay đổi thêm cả trong câu cuối, vì câu đầu và câu cuối khác nhau.

E- Thơ Cổ Phong (3) Thơ cổ-phong là một biến-thể của thơ Đường, có thể đem so sánh trong mấy ví dụ sau đây dịch từ bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhan-đề “Độc Tiểu Thanh Ký” và bài “Sinh-Đạo” của Dương Chân:

Bài # 1- ĐỘC TIỂU-THANH KÝ Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư, Đố điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữ thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh luỵ phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan ấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Trong thời gian làm quan ở Bắc-Hà (1802-1804), Nguyễn-Du làm thơ chữ Hán trong Thanh-Hiên Thi Tập, có bài Độc Tiểu-Thanh Ký, khóc thương nàng Tiểu-Thanh tài sắc dưới triều Minh. Nàng quê ở Quảng-Lăng, lấy lẽ Phùng-Sinh, bị vợ cả ghen, đem an-trí ở núi Cô-sơn, cạnh Tây Hồ thuộc Hàng Châu, uất-ức thành bệnh mà chết, mới mười tám tuổi. Nàng có một tập thơ cảm thương thân-phận, lời lẽ thống-thiết bi-ai, chết rồi, vợ cả vẫn còn ghen, lấy đốt đi, chỉ còn sót ít bài cháy dở-dang, người đời sau gọi là “Phần Dư-Cảo” (phần là đốt, dư là còn lại). Mộ Tiểu-Thanh nay còn ở bên núi Cô-Sơn, Tây-Hồ, thuộc Hàng-Châu. Người viết xin tạm dịch theo thể cổ-phong như sau:

Vườn Tây mai thắm bỏ hoang vu, Ta khóc bên song viết lá thư: Hậu-thế xót thương hồn phấn sáp Dạ ghen nỡ đốt nghiệp văn thơ? Hận tình vốn dĩ: Trời khôn hỏi! Oan kẻ tài hoa cảm-hoá ta. Chẳng biết, sau hơn ba thế-kỷ, Thiên-hạ ai người khóc Tố-Như?

Nhân nói về thơ cổ-phong, soạn-giả Đặng Cao-Ruyên nơi cuốn “Bể Dâu Trong Dòng Họ Nguyễn-Du” (trang 149, chú-thích # 2) kể lại trong

Page 12: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

12

một bài viết của giáo-sư Nguyễn Ngọc-Bích có dẫn lời một tác-giả (Phạm Trọng Chánh) đã chê 2 câu kết của Nguyễn-Du là thất niêm. Chúng tôi xin lưu ý, nếu biết rằng thơ cổ-phong giống như thơ Đường, nhưng không buộc phải theo niêm, luật và đối, miễn là có vần điệu, hoặc độc-vận, hoặc liên-vận, lại không hạn định số câu và có thể trường-thiên, thì sự phê-bình này e rằng hơi hấp-tấp. Vì vậy, nếu chuyển ngữ theo thể Đường-luật (cho đúng luật niêm bắt buộc phải có trong các cặp câu thơ nhất bát và lục thất), xin đổi lại bài dịch thể cổ-phong của chúng tôi trên đây như sau:

Vườn Tây mai thắm bỏ hoang vu, Ta khóc bên song viết lá thư: Hậu-thế xót thương hồn phấn sáp Dạ ghen nỡ đốt nghiệp văn thơ? Hỏi Trời tình-hận: nào đâu dễ! Cảm khách tài-hoa: oan thế a? Đã chắc sau hơn ba thế-kỷ, Có ai buồn khóc Tố Như ư?

Bài # 2- SINH-ÐẠO

Nhạn độ hàn-đàm, nhạn quá nhi đàm vô lưu ảnh,

Phong lai sơ trúc, phong khứ nhi trúc bất lưu thanh. Thị cố quân-tử, sự lai nhi tâm tuỳ hứng,

sự khứ nhi tâm tuỳ không. Quân-tử chi đạo đương như thử.

(Dương Chân) Bài dịch theo thể cổ-phong và Đường-luật

Bài dịch # 1

Ðường Sống (chuyển ý theo thể Ðường-luật)

Ðầm lạnh in hình bóng nhạn soi, Bóng theo cánh nhạn, biến đâu rồi! Trúc reo xào-xạc, vi-vu gió, Gió cuốn êm ru, trúc bặt hơi. Quân-tử sánh cùng, âu cũng vậy, Việc đời chuyển biến, thế mà thôi. Sắc không, còn mất, theo Ðường Sống: Giữ vững Tâm Không dẫu đổi đời.

Đỗ Quang-Vinh chuyển ý

Page 13: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

13

Bài dịch # 2 Ðạo Sống (chuyển ý theo thể cổ phong)

Ðầm lạnh in hình nhạn soi bóng, Nhạn vỗ cánh bay, bóng mất rồi. Khóm trúc xôn-xao chiều gió lộng, Gió lặng, tơ trúc bỗng im hơi, Sánh lòng quân-tử, âu thiệt giống! Việc đời chuyển biến cũng vậy thôi, Sắc không, còn mất, theo Ðạo Sống: Giữ vững Tâm Không dẫu đổi đời.

(Đỗ Quang-Vinh chuyển ý) F- Những bài thơ Đường biến-dạng Chẳng hạn bài Mãi Mãi Còn Xuân trên đây từ bài đọc xuôi đọc ngược, hoặc cắt xén mấy từ đầu, từ cuối, hoặc cắt xén lắp ráp một số câu lại, ta có được 20 bài như sau:

1-Hương xuân ngát toả thắm tình thơ, Ngọc chuốt lời dâng ngập cõi bờ. Thương mến chứa-chan còn mãi ước, Dấu yêu ngây-ngất vẫn hoài mơ. Dương-triêu ánh rực, tranh sao đẹp! Tuyết trắng đông tàn, cảnh quá xưa! Vương-vãi nắng xuân còn mãi mãi, Sương pha tóc mướt óng vàng tơ. 2-Hương xuân ngát toả thắm tình thơ, Ngọc chuốt lời dâng ngập cõi bờ. Thương mến chứa-chan còn mãi ước, Dấu yêu ngây-ngất vẫn hoài mơ. 3-Dương-triêu ánh rực, tranh sao đẹp! Tuyết trắng đông tàn, cảnh quá xưa! Vương-vãi nắng xuân còn mãi mãi, Sương pha tóc mướt óng vàng tơ. 4-Hương xuân ngát toả thắm tình thơ, Ngọc chuốt lời dâng ngập cõi bờ. Vương-vãi nắng xuân còn mãi mãi, Sương pha tóc mướt óng vàng tơ.

Page 14: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

14

5-Thương mến chứa-chan còn mãi ước, Dấu yêu ngây-ngất vẫn hoài mơ. Dương-triêu ánh rực, tranh sao đẹp! Tuyết trắng đông tàn, cảnh quá xưa! 6- ngát toả thắm tình thơ, lời dâng ngập cõi bờ. chứa-chan còn mãi ước, ngây-ngất vẫn hoài mơ. ánh rực, tranh sao đẹp! đông tàn, cảnh quá xưa! nắng xuân còn mãi mãi, tóc mướt óng vàng tơ. 7- Hương xuân ngát toả Ngọc chuốt lời dâng Thương mến chứa-chan Dấu yêu ngây-ngất Dương-triêu ánh rực, Tuyết trắng đông tàn, Vương-vãi nắng xuân Sương pha tóc mướt 8- ngát toả hương xuân lời dâng ngọc chuốt. chứa-chan thương mến ngây-ngất Dấu yêu. ánh rực dương-triêu đông tàn, tuyết trắng nắng xuân vương-vãi tóc mướt sương pha

9- toả ngát xuân hương Dâng lời chuốt ngọc Chan chứa mến thương Ngất ngây yêu dấu Rực ánh triêu dương Tàn dông trắng tuyết Xuân, nắng vãi vương. Mướt tóc pha sương

10- (căt bỏ từ thứ 3 và 4 của mỗi câu trong bài đọc xưôi) Hương xuân thắm tình thơ, Ngọc chuốt ngập cõi bờ.

Page 15: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

15

Thương mến còn mãi ước, Dấu yêu vẫn hoài mơ. Dương-triêu tranh sao đẹp! Tuyết trắng cảnh quá xưa! Vương-vãi còn mãi mãi, Sương pha óng vàng tơ.

11- thắm tình thơ, ngập cõi bờ. còn mãi ước, vẫn hoài mơ. tranh sao đẹp! cảnh quá xưa! còn mãi mãi, óng vàng tơ.

12- Tơ vàng óng mướt tóc pha sương, Mãi mãi còn xuân nắng vãi-vương. Xưa quá, cảnh tàn đông trắng tuyết! Đẹp sao, tranh rực ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn ngất-ngây yêu dấu, Ước mãi còn chan-chứa mến thương. Bờ cõi ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình thắm toả ngát xuân-hương.

13- Tơ vàng óng mướt tóc pha sương, Mãi mãi còn xuân nắng vãi-vương. Xưa quá, cảnh tàn đông trắng tuyết! Đẹp sao, tranh rực ánh triêu-dương! 14- Mơ hoài vẫn ngất-ngây yêu dấu, Ước mãi còn chan-chứa mến thương. Bờ cõi ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình thắm toả ngát xuân-hương.

15- Tơ vàng óng mướt tóc pha sương, Mãi mãi còn xuân nắng vãi-vương. Bờ cõi ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình thắm toả ngát xuân-hương.

16- Xưa quá, cảnh tàn đông trắng tuyết! Đẹp sao, tranh rực ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn ngất-ngây yêu dấu, Ước mãi còn chan-chứa mến thương.

Page 16: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

16

17- óng mướt tóc pha sương, còn xuân nắng vãi-vương. cảnh tàn đông trắng tuyết! tranh rực ánh triêu-dương! vẫn ngất-ngây yêu dấu, còn chan-chứa mến thương. ngập dâng lời chuốt ngọc, thắm toả ngát xuân-hương.

18- Tơ vàng tóc pha sương, Mãi mãi nắng vãi-vương. Xưa quá, đông trắng tuyết! Đẹp sao, ánh triêu-dương! Mơ hoài vẫn yêu dấu, Ước mãi còn mến thương. ngập dâng lời chuốt ngọc, Thơ tình ngát xuân-hương. 19- (Cắt 3 từ đầu của mỗi câu từ dưới lên trên trong bài đọc ngược, rồi đọc ngược trở lại) sương pha tóc mướt, vương vãi nắng xuân. tuyết trắng đông tàn triêu-dương ánh rực dấu yêu ngây ngất thương mến chứa chan ngọc chuốt lời dâng hương xuân ngát toả 20- (Cắt 3 từ đầu của mỗi câu từ dưới lên trên trong bài đọc ngược, rồi đảo vị-trí của 4 từ còn lại, thì được bài 20)

tóc mướt pha sương,

nắng xuân vãi-vương. đông tàn trắng tuyết! rực ánh triêu-dương! ngây ngất yêu dấu, chứa chan mến thương. lời dâng chuốt ngọc, ngát toả xuân-hương.

Kết-luận

Kết-luận về thơ Đường trong dòng thơ Việt, người viết có mấy nhận-định như sau:

Page 17: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

17

1- Về tính-cách của thơ Đường-luật: Thơ lục bát là thơ Việt, thơ dân tộc, mà ngoài cước-vận (vần ở chân câu) còn có yêu vận (vần ở lưng chừng câu) là nét đặc-thù, người bình dân quen dùng trong ca-dao, diễn-tả đủ mọi vấn-đề liên quan đến đời sống vật chất, tình cảm và tư-tưởng của mọi tầng lớp quần-chúng. Dùng thể Đường-luật để diễn-tả những đề-tài riễu cợt, hài-hước, không chừng mực, e rằng làm mất tính cách trang trọng, nghiêm túc, mực thước thuộc văn-chương khoa-cử bác-học, mà theo thiển-ý, khác nào như dùng bát mẫu, bát kiểu để uống nước lá vối thay vì dùng bát sành quen gọi là bát đàn như thói quen của người thôn-dân. Vì cấu-trúc của thể thơ Đường tuy khá phức-tạp, song vì chỉ có cước-vận nên tương-đối vẫn dễ-dàng dệt thành thể thuận-nghịch-độc, lại thêm với cấu-trúc đơn-âm của ngữ Việt, cũng như cách biến-thể sang tứ tuyệt và ngũ ngôn, nên từ đó, có thể chuyển sang nhiều bài thơ khác nhau như vừa trình bày bên trên. 2- Trái lại với thể lục bát và nhất là song thất lục bát, vì có cả yêu-vận, nên nếu làm theo cách đọc xuôi đọc ngược, còn thêm cả liên-hoàn nữa, thì quả thực công phu nhức đầu hơn nhiều, nhất là chỉ trong 4 câu mà gói ghém súc-tích được chủ-đề, và điều quan-trọng là ý thơ khi đọc ngược vẫn phải thông suốt tự-nhiên không gượng ép. Để thấy được sự phức-tạp này, chúng tôi xin giới-thiệu tiếp bài thơ mới nhất, làm theo cách này, in trong thiệp xuân Canh Dần 2010, đồng thời minh-hoạ thêm biểu-đồ cấu-trúc cách gieo vần phức-tạp của lối thơ đọc xuôi ngược này, lối thơ mà chúng tôi đã ngẫu-hứng lần đầu tiên phát hiện nhân dịp thuyết-trình về THƠ VIỆT, năm 2000, và được hiệu-đính mới đây nơi bài HỒN NƯỚC TRONG THƠ VIỆT (4)

a- Bài thơ song thất lục bát liên-hoàn thuận-nghịch-độc Dấu hoa thị bên cạnh những chữ tô đậm mầu tương-ứng là những chữ phải cùng một vần với nhau theo biểu-đồ minh hoạ đối chiếu ở bên dưới. Nếu chỉ là thơ lục bát liên-hoàn thuận-nghịch-độc, thì bỏ phần dành cho 2 câu bảy trên và dưới.

ĐÓN XUÂN ĐẤT TUYẾT (song thất lục bát liên-hoàn thuận-nghịch-dộc)

(đọc xuôi)

Cây* hỏi cỏ*: “Nghe sao** còn tuyết**?”

Gió* gọi đào**: “Mai đến** Tết đây*! Hây* hây nắng nhuộm trời mây*,

Nào** vui, tay* nắm dắt tay* Xuân vào**!”

Page 18: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

18

(đọc ngược)

“Đây* tết đến**!, mai đào** gọi gió*, “Tuyết** còn sao**?, nghe cỏ* hỏi cây*,

Mây* trời nhuộm nắng hây hây*, Vào** Xuân, tay* dắt nắm tay*, vui nào**!”

(liên-hoàn)

Cây* hỏi cỏ*: “Nghe sao** còn tuyết**?”

Gió* gọi đào**: “Mai đến** Tết đây*! Hây* hây nắng nhuộm trời mây*,

Nào** vui, tay* nắm dắt tay* Xuân vào**!”

b- cấu-trúc thơ song thất lục bát liên-hoàn thuận-nghịch-độc Qua lược-đồ minh-hoạ trên, chính yêu-vận trong thể thơ này đã khiến cho cách đọc xuôi đọc ngược thêm phức-tạp hơn thơ Đường. Nhưng, chính nét đặc-thù này cùng với cấu-trúc song trùng của ngữ Việt làm cho sự phức-tạp này thêm kỳ-diệu, đồng thời nói lên tâm-thức của văn-hoá việt-triết âm dương như đã trình bày nơi bài “Hồn Nước Trong Thơ Việt” (4). Và vì vậy lại một lần nữa chứng minh tại sao chúng tôi đã từng dám nói: quả thực TIẾNG VIỆT TUYỆT-VỜI (1). ------------------------------------------------------------------------------------

Page 19: THƠ ĐƯỜNG LUẬT biến thể và biến dạngdoquangvinhvenguon.com/uploads/3/4/8/2/34828795/tho_duong_luat... · a-Bài thơ vần bằng thì tiếng cuối câu 1 là bằng

19

Cước-chú (1) Đỗ Quang-Vinh, Tiếng Việt Tuyệt-Vời, ấn-bản 2, Toronto, 2000 chương 6: Âm và Thanh Trong Tiếng Việt & chương 8: Tiếng Việt Với Triết-Lý Âm Dương và Đạo Sống Thái Hoà, trang 240 (2) Đỗ Quang-Vinh, thơ Về Nguồn, Toronto, 1999

(3) Đỗ Quang-Vinh, Bút-Thuật Của Nguyễn-Du Trong Đoạn-Trường Tân-Thanh, Toronto, 2004, trang 21-22

http://ttntt.free.fr/archive/Kieu.DoQuangVinh.htm

giáo-sư Đỗ Quang-Vinh Canada, Đầu Xuân Canh-Dần 2010

[email protected];