20
E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1 THÁNG RA 01 KỲ Số 4/2013 TỪ NGÀY 1÷30/04/2013 TRONG SNÀY - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ngay từ 1/7 - Đầu tư cho ngành công nghiệp:Thu hút các dự án quy mô, hiệu quả - thái nguyên tham gia hội chợ làng nghề việt nam 2013 tại tỉnh thừa thiên huế - Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 04 năm 2013 - Từ 10/6, giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo - Thư mời tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn 2013 - Bản đăng ký phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn 2013 - Sơ đồ phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn 2013 - Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình huyện Phổ Yên - Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh lần thứ nhất - Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực - Hiệu quả nhiều mặt - Đưa hàng Việt về nông thôn gỡ khó cho doanh nghiệp - khai giảng lớp đào tạo nghề chế biến chètại xã yên lạc, huyện phú lương - Giá thép tăng nhẹ, tồn kho giảm - Giá xăng tiếp tục giảm Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh lần thứ nhất Trong 2 ngày 15 và 16/4, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2013-2018). Dự Đại hội có lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị cùng các hội viên trong Hiệp hội... (Xem tiếp trang 13) Đầu tư cho ngành công nghiệp: Thu hút các dự án quy mô, hiệu quả Hiện nay, trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng năm của tỉnh thì đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm tới 60%. Điều đáng nói là những năm gần đây, nhiều dự án quy mô lớn, tính hiệu quả cao đã có mặt tại Thái Nguyên và đang được triển khai bài bản, nhanh chóng. Đây là tiền đề quan trọng để chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước năm 2020... (Xem tiếp trang 3) Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình huyện Phổ Yên Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát động lễ khởi công... (Xem tiếp trang 12) Thông tin phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn 2013 (Xem tiếp trang 7, 8, 9,10,11) Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 04 năm 2013 (Xem tiếp trang 4) MT STIN ĐÁNG QUAN TÂM TÀI LIU THAM KHO

THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 1

THÁNG RA 01 KỲ Số 4/2013

TỪ NGÀY 1÷30/04/2013

TRONG SỐ NÀY

- Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ngay từ 1/7

- Đầu tư cho ngành công nghiệp:Thu hút các dự án quy mô, hiệu quả - thái nguyên tham gia hội chợ làng nghề việt nam 2013 tại tỉnh thừa thiên huế

- Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 04 năm 2013

- Từ 10/6, giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo

- Thư mời tham gia phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn 2013

- Bản đăng ký phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn 2013 - Sơ đồ phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn 2013

- Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình huyện Phổ Yên

- Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh lần thứ nhất

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực - Hiệu quả nhiều mặt

- Đưa hàng Việt về nông thôn gỡ khó cho doanh nghiệp - khai giảng lớp đào tạo nghề chế biến chètại xã yên lạc, huyện phú lương

- Giá thép tăng nhẹ, tồn kho giảm - Giá xăng tiếp tục giảm

Kinh tế Công Thương SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN

TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI THÁI NGUYÊN - SỐ 04 - CÁCH MẠNG THÁNG 8 - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh lần thứ nhất

Trong 2 ngày 15 và 16/4, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất (nhiệm kỳ 2013-2018). Dự Đại hội có lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp một số tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn. Về phía tỉnh Thái Nguyên có các đồng chí: Nguyễn Đình Phách, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ; Dương Ngọc Long, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị cùng các hội viên trong Hiệp hội...

(Xem tiếp trang 13)

Đầu tư cho ngành công nghiệp: Thu hút các dự án quy mô, hiệu quả Hiện nay, trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hàng

năm của tỉnh thì đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm tới 60%. Điều đáng nói là những năm gần đây, nhiều dự án quy mô lớn, tính hiệu quả cao đã có mặt tại Thái Nguyên và đang được triển khai bài bản, nhanh chóng. Đây là tiền đề quan trọng để chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước năm 2020...

(Xem tiếp trang 3) Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình

huyện Phổ Yên Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tổ chức Lễ khởi công xây

dựng Nhà máy điện tử Samsung tại Khu công nghiệp Yên Bình huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tham dự và phát động lễ khởi công...

(Xem tiếp trang 12) Thông tin phiên chợ đưa hàng Việt về

nông thôn 2013 (Xem tiếp trang 7, 8, 9,10,11)

Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 04 năm 2013

(Xem tiếp trang 4)

MỘT SỐ TIN ĐÁNG

QUAN TÂM TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 2: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 2

THÔNG TIN PHÁP LUẬT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Từ 10/6, giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 20/2013/QĐ-TTg, quy định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo.

Quy định mới này nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền trong nền kinh tế.

Theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền, tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch có giá trị lớn.

Quyết định trên chính thức ấn định mức giá trị của giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 300 triệu đồng, bắt đầu áp dụng từ từ ngày 10/6/2013.

Theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, tổ chức tài chính là tổ chức được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: nhận tiền gửi; cho vay; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh toán; phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, lệnh chuyển tiền, tiền điện tử; bảo lãnh ngân hàng và cam

kết tài chính; cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ; tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, đại lý phân phối chứng khoán; quản lý danh mục vốn đầu tư; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác; cung ứng dịch vụ bảo hiểm; hoạt động đầu tư có liên quan đến bảo hiểm nhân thọ; đổi tiền.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: kinh doanh trò chơi có thưởng, casino; kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, môi giới bất động sản; sàn giao dịch bất động sản; kinh doanh kim loại quý và đá quý; cung ứng dịch vụ công chứng, kế toán; dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; dịch vụ ủy thác đầu tư; dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; dịch vụ cung cấp giám đốc, thư ký giám đốc của doanh nghiệp cho bên thứ ba.

* Theo Thời báo Kinh tế

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ngay từ 1/7

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề xuất của Chính phủ đưa thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp về 22%, nhưng yêu cầu áp dụng sớm hơn lộ trình.

Chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tiếp tục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận tại phiên làm việc chiều 16/4. Trước đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp về 20% thay vì 23% của Chủ tịch Quốc hội và cộng đồng doanh nghiệp, Chính phủ đã tiếp thu và đưa mức thuế suất phổ thông về 22%. Thời điểm áp dụng theo cơ quan

soạn thảo là đầu năm 2014 và với mọi đối tượng.

Riêng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng kinh doanh nhà ở xã hội sẽ được hưởng mức ưu đãi 22% ngay từ 1/7. Lý giải sự "ưu tiên" này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết trong khi đối tượng đầu dễ tổn thương, gặp khó khăn thì việc ưu tiên cho nhóm kinh doanh nhà ở xã hội là để giải quyết hàng tồn kho bất động sản.

Tại buổi thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hoan nghênh quan điểm này của Chính phủ nhưng ông vẫn đề nghị tính toán để cho mọi đối tượng

doanh nghiệp hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp từ ngày 1/7 năm nay thay vì chờ đến 1/1/2014.

Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó thực hiện bởi sẽ gây ảnh hưởng và áp lực lớn lên ngân sách. Bà Mai lấy dẫn chứng, thu ngân sách quý I năm nay chỉ bằng 20,6% dự toán cả năm trong khi mọi năm thường đạt 25%-27%. "Nếu thực hiện ngay từ 1/7 với mọi doanh nghiệp, ngân sách giảm thêm 9.000 tỷ nữa và gây áp lực lớn cho cân đối ngân sách năm nay", đại diện Chính phủ lý giải trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Theo VnExpress

Page 3: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 3

THÔNG TIN KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đầu tư cho ngành công nghiệp: Thu hút các dự án quy mô, hiệu quả

(Tiếp theo trang 1)...Khoảng 5 năm trở lại đây, nhờ những

chính sách ưu đãi đặc biệt của tỉnh, đã có không ít doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm đến Thái Nguyên. Gần đây nhất là một loạt các tập đoàn, công ty có uy tín trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp sau khi đi khảo sát thực tế đã chọn Thái Nguyên làm điểm đầu tư lâu dài. Mới nhất chính là Dự án xây dựng Nhà máy điện tử Samsung do Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc đầu tư đang khẩn trương được triển khai tại Khu tổ hợp Yên Bình với tổng vốn 3,2 tỷ USD. Dự án này đánh dấu một mốc vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển ngành công nghiệp của tỉnh ở giai đoạn mới. Nhà đầu tư Dự án khổng lồ này còn hứa sẽ kéo về Thái Nguyên những doanh nghiệp uy tín của Hàn Quốc, mà trước mắt là những đơn vị thực hiện các dự án phụ trợ cho Nhà máy điện tử Samsung. Vừa qua, tại T.P Thái Nguyên, Dự án xây dựng Nhà máy linh kiện điện tử Bujeon Electronic cũng đã được khởi công, sau khi hoàn thành Nhà máy này sẽ là nguồn cung cấp linh kiện dồi dào cho Nhà máy điện tử Samsung.

Trước đó, Tập đoàn Matsan đã triển khai đầu tư Dự án khai thác mỏ đa kim Núi Pháo; Tập đoàn Vinaxuki xây dựng Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; Công ty cổ phần may Shinwon-Hàn Quốc đầu tư dây chuyền may tại T.X Sông Công, Công ty Wiha - Việt Nam đầu tư Nhà máy sản xuất dụng cụ cầm tay; Công ty may Banpo đầu tư tại huyện Phú Lương và nhiều nhà đầu tư khác đến từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, Malaysia… Hiện tại đã có nhiều dự án đầu tư sản xuất được triển khai và hoàn thành, góp phần không nhỏ thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp của cả tỉnh. Tính đến nay toàn tỉnh có trên 30 dự án vốn FDI với tổng vốn đăng ký trên hơn 3,5 tỷ USD. Trong hai năm trở lại đây, cả tỉnh đã có khoảng 50 dự án công nghiệp của các nhà đầu tư trong nước triển khai với số vốn đăng ký lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành khai khoáng, luyện kim và sản xuất vật liệu xây dựng. Hiện nay, có tới trên

30 dự án đầu tư vào lĩnh vực khai khoáng và luyện kim với tổng vốn trên 10 ngàn tỷ đồng.

Nói đến ngành công nghiệp không thể không nói đến khu vực luyện kim lớn nhất và có mức độ đóng góp quan trọng đối với tỉnh là Khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên. Cùng với vận hành hệ thống dây chuyền, máy móc cũ, Khu công nghiệp này còn đang giống như một đại công trường xây dựng khi triển khai thực hiện Dự án cải tạo, mở rộng giai đoạn II với nguồn vốn gần 43 triệu USD. Thời điểm này, 100% hạng mục đầu tư giai đoạn II của cả Khu công nghiệp đang được thi công và hoàn tất các thủ tục cần thiết. Đó là hạng mục xây dựng bãi chứa nguyên liệu, hệ thống thiêu kết quặng, các hạng mục luyện gang, luyện thép, luyện cốc, sản xuất ôxi. Ngoài ra, tại Khu công nghiệp nặng này, nhà đầu tư là Công ty CP Cán thép Thái Trung đã bỏ ra khoảng 1.270 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy cán thép lớn nhất Việt Nam hiện nay với công suất 500 nghìn tấn thép cán/năm. Dự án này đến nay đã cơ bản hoàn thành, dự kiến sẽ khởi động lò và cho ra sản phẩm vào quý III năm 2013.

Cùng với đó là việc nhiều doanh nghiệp dân doanh đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp với giá trị lớn. Phải kể đến đầu tiên là Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện An Khánh I ở huyện Đại Từ, Nhiệt điện An Khánh II ở huyện Phổ Yên do Công ty cổ phần nhiệt điện An Khánh làm chủ đầu tư với tổng vốn dự kiến lên tới 4 đến 5 nghìn tỷ đồng, công suất thiết kế từ 100 MW trở lên đối với mỗi nhà máy. Một loạt các dự án công nghiệp khác cũng đang được triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động là: Nhà máy luyện gang Hoa Trung giai đoạn II, Nhà máy luyện gang Nam Son (Đồng Hỷ), Nhà máy luyện Fromanggan (T.X Sông Công), Nhà máy luyện xỉ titan Cây Châm (Phú Lương)… Những dự án này hoàn thành và đi vào sản xuất sẽ góp phần giải quyết một lượng lớn việc làm cho lao động địa phương, tăng nguồn thu ngân sách và tạo các sản phẩm thế mạnh có sức cạnh tranh cao cho tỉnh...

(Xem tiếp trang 19)

Page 4: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 4

THÔNG TIN KINH TẾ THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành Công Thương tháng 04 năm 2013

I. Tình hình chung Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tháng

4/2013 tiếp tục có khó khăn, tập trung ở ngành sản xuất thép và sản phẩm may. Tuy nhiên, nhịp độ sản xuất của hầu hết các sản phẩm khác đều đạt mức tương đương hoặc tăng so với cùng kỳ đã góp phần kéo chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trên địa bàn tháng 4/2013 tăng 0,2% so với tháng trước và tương đương so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,16% so với tháng trước, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu tăng 4% so với tháng trước, giảm 24,6% so với cùng kỳ.

II. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chủ yếu và công tác quản lý nhà nước

1. Thực hiện GTSXCN và sản phẩm chủ yếu

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2013 ước tính tăng 0,2% so với tháng trước và tương đương so với cùng kỳ. Tính chung 4 tháng đầu năm 2013 chỉ số sản xuất công nghiệp tương đương so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng giảm 7,7% so với tháng trước, tăng 42,7% so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,3% so với tháng trước, giảm 3,9% so với cùng kỳ; công nghiệp cung cấp nước và hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 5,3% so với cùng kỳ; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước…tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 2,8% so với cùng kỳ.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 4/2013 ước tính tăng so với tháng trước là: Công cụ dụng cụ các loại ước đạt 1,3 triệu cái, tăng 18,5% so với tháng trước và tăng 8,3% so với cùng kỳ; xi măng ước đạt 269 nghìn tấn, tăng 15,7% so với tháng trước và tăng 18,3% so với cùng kỳ; nước máy thương phẩm ước đạt 990 nghìn m3, tăng 13,8% so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ; sản phẩm may ước đạt 2,4 triệu sản phẩm, tăng 9,1% so với tháng trước, giảm 39,4% so với cùng kỳ; thiết bị và dụng cụ khác dùng trong y khoa ước đạt 52,2 triệu cái, tăng 7,6% so với tháng trước và tăng 164% so với cùng kỳ; sản phẩm chịu lửa ước

đạt 1,3 nghìn tấn, tăng 4,3% so với tháng trước, giảm 20% so với cùng kỳ; gạch xây dựng ước đạt 11 triệu viên, tăng 4,3% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ; quặng sắt và tinh quặng sắt chưa nung ước đạt 9,4 nghìn tấn, tăng 2,2% so với tháng trước.

- Sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 4/2013 ước tính giảm so với tháng trước là: Than đá (than cứng) loại khác ước đạt 122 nghìn tấn, giảm 31,8% so với tháng trước và tăng 26% so với cùng kỳ; đá khai thác ước đạt 187 nghìn m3, giảm 10,7% so với tháng trước, tăng 31% so với cùng kỳ; tấm lợp ước đạt 1,89 triệu m2, giảm 7% so với tháng trước, tăng 37,5% so với cùng kỳ; rác thải không độc hại đã thu gom không thể tái chế ước đạt 4 nghìn tấn, giảm 1,3% so với tháng trước, tăng 10,3% so với cùng kỳ; sắt thép các loại ước đạt 63 nghìn tấn, giảm 1,2% so với tháng trước và giảm 16,4% so với cùng kỳ.

2. Kinh doanh thương mại, dịch vụ - Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu

dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 4/2013 ước đạt 1.278,6 tỷ đồng, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 16% so cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 97,3 tỷ đồng, giảm 1% so với tháng trước, tăng 9,4% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 1.181,3 tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 16,5% so với cùng kỳ; khối kinh tế tập thể ước đạt 1,9 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ; khối kinh tế tư nhân ước đạt 346,5 tỷ đồng, tăng 0,5% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ; còn lại là kinh tế cá thể mức đạt 832,9 tỷ đồng, tăng 1,2% so với tháng trước và tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước.

- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2013 giảm 0,16% so với tháng trước, tăng 7,1% so với cùng kỳ và tăng 1,2% so với tháng 12/2012. Chỉ số giá vàng tháng 4/2013 giảm 1,83% so với tháng trước, giảm 3,17% so với cùng kỳ và giảm 5,61% so với tháng 12/2012; Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 4/2013 tăng 0,02% so với tháng trước, tăng 0,42% so với cùng kỳ và tăng 0,44% so với tháng 12/2012...

(Xem tiếp trang 5)

Page 5: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 5

THÔNG TIN XÚC TIẾN CÔNG THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành...

(Tiếp theo trang 4)3. Xuất, nhập khẩu - Xuất khẩu: Tổng giá trị hàng hóa xuất

khẩu trên địa bàn tháng 4/2013 ước đạt 7,3 triệu USD, tăng 4% so với tháng trước nhưng giảm 24,6% so với cùng kỳ. Trong đó: Xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 3,8 triệu USD, giảm 43,7% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3,4 triệu USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Dụng cụ thú y ước đạt 50 nghìn USD, tăng 117,4% so với tháng trước nhưng giảm 12,3% so với cùng kỳ; chè các loại ước đạt 363 nghìn USD, tăng 95,2% so với tháng trước nhưng giảm 28,3% so với cùng kỳ; giấy đế ước đạt 233 nghìn USD, tăng 29,4% so với tháng trước và tăng 14,2% so với cùng kỳ; dụng cụ y tế ước đạt 1,5 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước và tăng 44,3% so với cùng kỳ; dụng cụ cầm tay ước đạt 772 nghìn USD, tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 17% so với cùng kỳ.

- Nhập khẩu: Giá trị nhập khẩu trong tháng 4/2013 ước đạt 25,5 triệu USD tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 22,7 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 2,8 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Sắt thép ước đạt 11,5 triệu USD, tăng 3,5% so với tháng trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ; giấy lề các loại ước đạt 200 nghìn USD, tăng 3,1% so với tháng trước; phụ liệu hàng may mặc ước đạt 8,6 triệu USD, tăng 42% so với cùng kỳ; vải may mặc ước đạt 1,9 triệu USD, giảm 0,8% so với tháng trước; vật liệu chịu lửa ước đạt 251 nghìn USD, giảm 9,4% so với tháng trước; máy móc thiết bị phụ tùng ước đạt 547 nghìn USD, giảm 12% so với tháng trước.

4. Công tác quản lý thị trường

Thực hiện tháng hành động vì chất lượng, VSATTP năm 2013, trong tháng 4/2013 lực lượng quản lý thị trường đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất và kinh doanh về: Giá cả, chất lượng hàng hoá, ghi nhãn hàng hoá, việc chấp hành các quy định về VSATTP... nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Trong tổng số 108 vụ kiểm tra, có 6 vụ không vi phạm, chuyển giao 1 vụ, còn lại QLTT xử lý 101 vụ tập trung ở một số lĩnh vực: Vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản 22 vụ; đầu cơ, găm hàng, vi phạm lĩnh vực giá 21 vụ; quy định ghi nhãn hàng hoá 20 vụ; buôn bán hàng cấm, nhập lậu 12 vụ; gian lận thương mại 8 vụ; hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ 8 vụ; vi phạm trong kinh doanh 4 vụ; chống dịch thú y 1 vụ và các vi phạm khác. Tổng số tiền thu phạt hành chính, bán hàng tịch thu và giá trị hàng tiêu hủy là 236,04 triệu đồng; nộp ngân sách nhà nước 200,24 triệu đồng.

2. Công tác quản lý nhà nước Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện

các Quy hoạch phát triển Công nghiệp, Thương mại, kết cấu hạ tầng thương mại, mạng lưới kinh doanh xăng dầu, khí hoá lỏng, Điện lực; các Quy hoạch khoáng sản: Sắt, titan, chì kẽm, nhóm kim loại, nhóm khoáng chất công nghiệp; Quản lý phát triển các Khu, Cụm công nghiệp… và các chương trình, đề án, dự án của ngành: Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Đề án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2015, có xét đến 2020.

Trình, phê duyệt: Đề án Xây dựng trang Website riêng cho các làng nghề; Kế hoạch thực hiện Đề án Điều tra tỷ lệ hàng Việt cung ứng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Hội chợ triển lãm “Công - Nông nghiệp tiêu biểu Thái Nguyên lần thứ II năm 2013...

(Xem tiếp trang 17)

Page 6: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 6

THÔNG TIN KINH TẾ CỦA TỈNH KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

THÁI NGUYÊN THAM GIA HỘI CHỢ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 2013 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Nhận lời mời của Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế về việc tham gia Hội chợ triển lãm (HCTL) làng nghề Việt Nam 2013 diễn ra từ ngày 26/4 đến 1/5 tại Công viên Thương bạc, thành phố

Huế, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức. UBND tỉnh Thái Nguyên giao cho Sở Công Thương phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch và một số đơn vị liên quan thực hiện chương trình này.

Đại diện đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên do đồng chí Ma Thị Nguyệt - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn. Cùng đi có lãnh đạo các Sở: Công Thương, Kế hoạch - Đầu tư, Văn hóa - Thể thao & Du lịch; Hiệp hội làng nghề, Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến Đầu tư, Trung tâm Thông tin

và Xúc tiến Du lịch cùng các doanh nghiệp có sản phẩm tiêu biểu tham gia 03 gian hàng triển lãm và một số hoạt động khác tại HCTL.

Tỉnh Thái Nguyên tham gia HCTL với mục đích giới thiệu và trưng bày sản phẩm của các làng nghề Thái Nguyên (với sự góp mặt trực tiếp của 3 đơn vị: HTX Miến Việt Cường, HTX Chè an toàn Sơn Thành, Công ty Cổ phần ngoại thương Việt Thái và nhiều ấn phẩm tờ rơi, sản phẩm của các đơn vị khác); tiến hành Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch trên địa bàn tỉnh đến các bạn hàng trong nước và Quốc tế. Đồng thời quảng bá hình ảnh về Thái Nguyên trước thềm liên hoan Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2 năm 2013.

(Xem tiếp trang 16)

Đồng chí Ma Thị Nguyệt - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến thăm quan gian hàng tỉnh Thái Nguyên tại HCTL

Page 7: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 7

THÔNG BÁO THỊ TRƯỜNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

(Xem tiếp trang 8)

THƯ MỜI THAM GIA PHIÊN CHỢ ĐƯA HÀNG VIỆT VỀ NÔNG THÔN 2013

Page 8: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 8

THÔNG TIN XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

XTTM Thái Nguyên

Page 9: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 9

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Bản đăng ký phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn 2013

Page 10: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 10

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Sơ đồ phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn 2013

Page 11: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 11

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Sơ đồ phiên chợ đưa hàng việt về nông thôn 2013

Page 12: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 12

THÔNG TIN TỪ DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Lễ khởi công xây dựng Nhà máy điện tử ... (Tiếp theo trang 1)

...Cùng dự còn có các đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bùi Quang Vinh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư; Nguyễn Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ; Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông; Phạm Xuân Đương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; Tỉnh Thái Nguyên có đồng chí Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và đại diện các sở, ngành, của tỉnh và địa phương; Ông Shin Jong Kyun, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Samsung; đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ phận của Tập đoàn Samsung.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ Khởi công

Để bảo đảm tiến độ cho Lễ khởi công vào ngày hôm nay, sau 57 ngày từ khi tỉnh Thái Nguyên chính thức cấp phép thu hút đầu tư Dự án vào Khu Công nghiệp Yên Binh huyện Phổ Yên và giao cho Công ty CP Đầu tư Phát triển Yên Bình đã phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB tỉnh và UBND huyện Phổ Yên cùng các xã trong vùng dự án tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân di chuyển nhà cửa, tài sản trên đất để bàn giao

cho chủ đầu tư, hoàn thành san lấp trên 50 ha đất sạch để xây dựng Tổ hợp công nghệ cao giai đoạn I.

Có thể nói đây là bước đột phá của tỉnh Thái Nguyên trong công tác giải phóng mặt bằng. Dự án xây dựng Nhà máy điện tử Samsung có tổng vốn lên đến 2 tỉ USD, với tổng diện tích 100 ha, trong đó diện tích xây dựng nhà máy 67 ha và 33 ha phục vụ các công trình công cộng. Với công suất nhà máy được thiết kế từ 10 triệu đến 15 triệu sản phẩm/tháng, các sản phẩm chủ yếu là các dòng sản phẩm điện thoại di động, linh kiện điện tử công nghệ cao…và sẽ sử dụng từ 20.000 lao động đến 30.000 lao động. Khi Tổ hợp này đưa vào vận hành sẽ đóng góp khoảng trên 20 tỷ USD vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm, đồng thời góp phần đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ điện tử tại khu vực phía Bắc.

Phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao tinh thần chủ động, tích cực, mạnh dạn của tỉnh Thái Nguyên trong quá trình triển khai làm chủ đầu tư một dự án lớn, quan trọng, đã cùng các Bộ, ngành liên quan, các nhà thầu triển khai nhanh việc thực hiện công tác quy hoạch, khắc phục nhiều khó khăn vướng mắc trong việc làm các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng cơ bản để cho dự án được khởi công đúng tiến độ. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như của vùng kinh tế phía Bắc và cả nước nói chung, khẳng định mỗi quan hệ hợp tác giữa 2 nước Việt Nam và Hàn Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Việc triển khai thành công và có hiệu quả Tổ hợp công nghệ cao này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ của Thái Nguyên, mà của cả khu vực phía Bắc và của cả nước; đồng thời đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp điện – điện tử của Việt Nam.

Theo Báo Thái Nguyên

Page 13: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 13

THÔNG TIN ĐẾN DOANH NGHIỆP KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đ/c Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định thành lập Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Đ/c Dương Ngọc Long - Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại đại hội

Đại hội Hiệp hội Doanh nghiệp ... (Tiếp theo trang 1)

...Những năm gần đây, các doanh nghiệp ở tỉnh

ta đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, sự liên kết trong kinh doanh còn hạn chế, việc tập trung nguồn lực, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, xúc tiến thương mại còn gặp nhiều khó khăn, nguồn lực còn phân tán, nhiều tiềm năng chưa được phát huy. Vì vậy, việc thành lập Hiệp hội là yêu cầu cần thiết và quan trọng để các doanh nghiệp liên kết, hợp tác với nhau, tạo ra sức mạnh tập thể.

Với phương châm “Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, phát triển”, Đại hội đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ 2013-2018 là tập trung củng cố bộ máy tổ chức, xây dựng hoàn thiện quy chế hoạt động, phát triển hội viên, tích cực hoạt động nâng cao uy tín của Hiệp hội, đem lại quyền lợi thiết thực cho các hội viên và cộng đồng doanh nghiệp.

Tại Đại hội, các đại biểu đã bầu Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh nhiệm kỳ 2013-2018 gồm 21 thành viên, ông Nguyễn Văn Thời được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội. Cũng tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Đình Phách được bầu làm Chủ tịch danh dự của Hiệp hội.

Phát biểu tại Đại

hội, đồng chí Dương Ngọc Long nhấn mạnh: Hiệp hội ra đời khẳng định sự quan tâm của Đảng, chính quyền đối với sự phát triển đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. Để hoạt động hiệu quả, phát huy tốt vai trò của mình, thời gian tới Hiệp hội cần thực hiện tốt các tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội là tập hợp, đoàn kết hội viên, gắn hoạt động của Hiệp hội với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tinh thần “Hiệu quả của doanh nghiệp là

thành công của tỉnh”, Hiệp hội cần thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức

chính trị xã hội trên địa bàn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, góp phần xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh…

Ghi nhận sự đóng góp tích cực vào công tác xây dựng và thành lập Hiệp hội, tại Đại hội, đại diện Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 6 ông, bà

trong Ban Vận động thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, đồng thời trao Giấy chứng nhận công nhận hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên.

Theo Báo Thái Nguyên

Page 14: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 14

THÔNG TIN VỀ CÔNG NGHỆ MỚI KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực - Hiệu quả nhiều mặt

Trước tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó

khăn, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt, nhiều doanh nghiệp đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị nhân lực để tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là một trong những đơn vị đi đầu, thực hiện ứng dụng hiệu quả giải pháp này.

Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực may mặc, với gần 8.000 lao động. Phần mềm CNTT trong quản trị nhân lực là một bộ phận thuộc phần mềm quản lý tổng thể quá trình sản xuất kinh doanh được đưa vào áp dụng từ năm 2011, do các kỹ sư của Công ty đưa ra dựa trên yêu cầu thực tế, với tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Phần mềm gồm các mô đun (phân hệ quản lý) như: điều hành, kỹ thuật, chất lượng sản xuất, tài sản, kế toán, đánh giá, nhân sự. Các phân hệ sẽ kết nối với nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ, thể hiện thông tin và đưa ra các phân tích, đánh giá về quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty. Trong phần mềm quản trị nhân lực, thông tin cá nhân của mỗi cán bộ, nhân viên, người lao động được tổng hợp, lưu trữ dưới dạng một mã số cụ thể. Theo đó, mỗi người có khoảng 70 thông tin (gắn với việc tính các mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, lương, thưởng, công lao động...). Với công cụ này, toàn bộ hồ sơ, thông tin của người lao động được lưu trữ trên phần mềm và quản lý tập trung, tiện lợi cho việc tra cứu, cập nhật. Chỉ cần đăng nhập vào hệ thống, lãnh đạo Công ty có thể thấy ngay biểu đồ biến động nhân sự, các báo cáo đánh giá năng lực của nhân viên, các kế hoạch đào tạo, tuyển dụng… Từ đó, sẽ có cái nhìn tổng quan nhất, chính xác nhất về tình hình nhân lực để có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh đúng đắn, kịp thời.

Anh Nguyễn Văn Sơn, Phó Phòng Tổ chức, hành chính - tổng hợp Công ty cho biết: Trước đây, để tra cứu hồ sơ một nhân viên, cán bộ quản trị nguồn nhân lực mất đến hàng giờ đồng hồ để tìm kiếm. Phòng Nhân sự Công ty cần tới 13 nhân viên để tính công, lương, tra cứu thông tin, xử lý thắc mắc của người lao động mà vẫn không hết việc,

thường xuyên phải làm thêm thứ 7, chủ nhật. Khi áp dụng phần mềm quản lý nhân lực chỉ còn cần 4 người, kéo theo tiết giảm được chi phí nhân sự, văn phòng khoảng 40 triệu đồng/tháng. Từ các thông tin hồ sơ, chúng tôi có thể "lọc" nhân viên từ khi tuyển dụng, hoạch định nhân lực từng bộ phận để sắp xếp phù hợp, tuyển dụng đúng thời điểm. Thông qua biểu đồ thể hiện số lao động vào, ra có thể biết sự biến động về lao động để từ đó có chính sách thu hút lao động. Chẳng hạn như từ dịp Tết Nguyên đán 2013 đến nay, căn cứ vào biểu đồ dự báo về tình hình lao động, Công ty đã kịp thời thu hút thêm 500 lao động. Thay cho việc đánh giá hiệu quả, năng suất lao động của công nhân theo cách thủ công, trên giấy tờ, chậm và dễ sai sót thì nay, nhờ có phần mềm này, hằng tháng, chúng tôi nhanh chóng tổng hợp danh sách khen thưởng, từ đó kịp thời động viên người lao động, giúp họ yên tâm sản xuất, gắn bó với Công ty.

Cùng với đó, nhờ áp dụng việc trả lương qua tài khoản, khối lượng công việc của bộ phận tài vụ - tiền lương được giảm bớt, người lao động cũng cảm thấy thoải mái hơn so với nhận lương bằng tiền mặt. Chị Vũ Thị Ngân, nhân viên quản lý lao động tại xưởng may, Chi nhánh Việt Đức của Công ty cho biết: Trước đây, có nhiều trường hợp công nhân thắc mắc về công lao động, tiền lương do nhân viên ghi chép tính nhầm. Đến ngày trả lương, cả phòng đều phải làm việc "tối mắt" để kiểm đếm, lập danh sách, chi trả cho hàng nghìn công nhân của chi nhánh. Việc trả lương qua tài khoản, chấm công bằng thẻ đã giúp cả phòng giảm được khoảng 50% khối lượng công việc.

Anh Nguyễn Huy Toàn, công nhân tổ may 2 cho biết: “Trước đây, để lấy lương, chúng tôi phải xếp hàng đợi rất lâu, nhiều khi còn bị trả nhầm. 2 năm nay, lương được trả qua thẻ vào khoảng thời gian (từ 10-15 hằng tháng) nên nhanh, chính xác mà đi đâu tôi cũng có thể sử dụng thẻ để rút tiền, rất tiện lợi. Khi làm, tôi chỉ nghĩ đến trách nhiệm, không nghĩ đến việc được khen thưởng, nhưng những đóng góp được ghi nhận khiến tôi rất cảm kích". Còn chị Ngô Thị Hiền, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng chia sẻ: ...

(Xem tiếp trang 19 )

Page 15: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 15

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Đưa hàng Việt về nông thôn gỡ khó cho doanh nghiệp

Nhiều DN tìm được giải pháp kích cầu, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng doanh số từ các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn”.

Vài năm trở lại đây, tình hình khó khăn chung của doanh nghiệp là tìm đầu ra cho sản phẩm, giải quyết hàng tồn kho. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp đã tìm được giải pháp kích cầu, mở rộng mạng lưới phân phối, tăng doanh số từ các phiên chợ “Hàng Việt về nông thôn” do Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức. Các phiên chợ này đã lên đến con số hơn 100, ở 25 tỉnh, thành trong cả nước, thu hút ngày càng đông doanh nghiệp tham gia và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.

Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo, TPHCM là một trong những doanh nghiệp tham gia phiên chợ Hàng Việt về nông thôn đầu tiên tháng 3/2009. Cho đến nay, Mỹ Hảo cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia nhiều phiên chợ nhất trong số 101 phiên chợ đã được tổ chức. Có mặt tại 87 phiên chợ, Mỹ Hảo từ chỗ đi thuê lều bạt để trưng bày sản phẩm đã thiết kế hẳn một gian hàng lắp ghép hiện đại, xe chở sản phẩm từ vài trăm kg đã phải tăng lên vài tấn mới đủ phục vụ cho từng phiên chợ.

Ở mỗi nơi phiên chợ diễn ra, Mỹ Hảo mở thêm được ít nhất 3 đại lý. Quan trọng hơn, qua tiếp cận người tiêu dùng nông thôn, công ty đã nghiên cứu sản xuất nhiều sản phẩm mới, phù hợp thị hiếu và tìm ra cách giới thiệu sản phẩm mới ngay tại các phiên chợ, đưa sản phẩm vào thị trường nông thôn trước rồi mới tiếp cận thị trường thành thị. Như thế, giảm được đáng kể chi phí quảng bá trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thuê các đầu kệ tại siêu thị, từ đó giảm giá thành sản phẩm để cùng chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo cho biết: “Những sản phẩm mới, đại lý và các quầy hàng khi nhập thường đòi hỏi thương hiệu quen thuộc, có quảng cáo nhiều. Còn nếu có bán hàng nông thôn sẽ được giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng, quảng bá thương hiệu chứ không chỉ đơn thuần là bán hàng. Nếu không có bán hàng nông thôn, khó giới thiệu trực tiếp đến người tiêu dùng”.

Cũng qua các phiên chợ hàng Việt, doanh nghiệp làm hàng cơ khí như Công ty sản xuất cân Nhơn Hòa đã liên tiếp tăng doanh thu từ 5% đến 10% trong 3 năm trở lại đây. Công ty thấy rõ rằng, qua trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng ở nông thôn, uy tín được nâng lên rõ rệt, sản phẩm khẳng định được chất lượng, không bị hàng gian hàng giả lấn át và nhất là từng bước cải tiến được mẫu mã để hấp dẫn hơn.

Ông Bùi Đình Thắng, Phó Tổng giám đốc Công ty sản xuất cân Nhơn Hòa cho biết: “Sản phẩm cơ khí

không dễ tăng doanh số bán hàng. Nhưng từ năm 2011, 2012 đến nay, sản phẩm của chúng tôi vẫn giữ ổn định, thậm chí có tăng và không đủ đáp ứng nhu cầu. Có lẽ đã nắm được thị trường tiềm năng là thị trường nông thôn”.

Từ chỗ chỉ có hơn 10 doanh nghiệp tham gia phiên chợ đầu tiên vào đầu năm 2009, đến nay, phiên chợ Hàng Việt về nông thôn thứ 101 đã có đến hơn 50 doanh nghiệp tham gia, trên 85% là doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, doanh thu bình quân khoảng 1 tỷ đồng chỉ trong 2 ngày. Phiên chợ không chỉ kích cầu, đưa sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng nông thôn mà còn khuyến khích các doanh nghiệp tại địa phương diễn ra phiên chợ quan tâm hơn, chú trọng hơn vào thị trường nội địa.

Đồng Tháp là tỉnh phối hợp tổ chức nhiều phiên chợ Hàng Việt về nông thôn nhất với 12 phiên. Ông Phan Kim Sa, Phó giám đốc Sở Công thương Đồng Tháp cho rằng: nhiều doanh nghiệp ở tỉnh này trước đây chỉ chú trọng đến thị trường đô thị thì nay đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, đánh giá đúng tầm quan trọng của thị trường nông thôn.

Sau một năm triển khai, Chương trình phiên chợ Hàng Việt về nông thôn đã được đưa vào Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước của Bộ Công thương vào đầu năm 2010. Đến nay, qua 4 năm hoạt động, hơn 200 doanh nghiệp đã và đang tham gia đều cho rằng, chương trình là một trong những giải pháp tốt để doanh nghiệp chiềm lĩnh thị trường nông thôn, khẳng định chất lượng của hàng Việt, khuyến khích người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng Việt và hiệu quả nằm ở chiến lược sản xuất, kinh doanh lâu dài sau phiên chợ chứ không chỉ ở doanh thu.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng: Năm 2015, năm hình thành cộng đồng kinh tế khu vực ASEAN+1, khi đó các mặt hàng từ các nước ASEAN và Trung Quốc đều vào đây và hầu hết là thuế suất bằng 0. Khi đó thị trường không phải là 90 triệu dân nữa mà mở rộng ra 500 triệu người tiêu dùng. Chúng ta trước hết phải củng cố căn cứ địa-đó là thị trường nông thôn”.

Hiện nay, các phiên chợ Hàng Việt về nông thôn được tiếp tục tổ chức với nhiều điểm mới hơn, nâng cao hơn như: gắn với việc nâng cấp chợ huyện, thắp sáng đường quê, đưa thư viện số lưu động phục vụ thanh thiếu niên địa phương…Rất nhiều địa phương và doanh nghiệp đề nghị nên tổ chức các phiên chợ lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất và người tiêu dùng, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu hàng Việt./.

TheoVOV online

Page 16: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 16

CƠ HỘI GIAO THƯƠNG KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Chương trình Khai mạc Hội chợ triển lãm làng nghề Việt Nam 2013

Đoàn công tác tỉnh Thái Nguyên chụp ảnh lưu niệm tại gian hàng

THÁI NGUYÊN THAM GIA HỘI CHỢ LÀNG NGHỀ VIỆT NAM 2013 TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

...Đây là một trong

những hoạt động chính nằm trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế 2013, HCTL làng nghề Việt Nam mang đến một không gian làng nghề tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước. HCTL được đánh giá có quy mô lớn, với chủ đề “Tinh hoa Nghề Việt” với sự tham gia trên 150 gian hàng của các làng nghề và cơ sở sản xuất kinh doanh đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước với nhiều hoạt động đặc sắc, HCTL sẽ tạo ra một không gian nghệ thuật hấp dẫn, mang đậm nét truyền thống của các làng nghề đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đây không chỉ là cơ

hội tốt để các làng nghề giới thiệu các sản phẩm của mình mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề và làng nghề gắn với sự phát triển của du lịch. Kết thúc chuyến công tác đồng chí Phó chủ tịch tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả sáng tạo của đoàn, đồng thời chỉ đạo các đơn vị tích cực phát huy những thế mạnh sẵn có để phục vụ tốt lễ hội liên hoan Trà Thái Nguyên - Việt Nam lần thứ 2 năm 2013 được tổ chức tại Thái Nguyên ./.

Cộng tác viên XTTM

Page 17: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 17

THÔNG TIN KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Tình hình hoạt động ngành...

(Tiếp theo trang 5)

Tham gia góp ý: Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần thứ 2; Dự thảo quy hoạch và quyết định phê duyệt quy hoạch quặng sắt trên phạm vi cả nước; Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại; Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP; đóng góp ý kiến với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII; Dự thảo thông tư quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Công Thương; Dự án FDI do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Thị xã Sông Công; Dự án đầu tư xây dựng khu phố thương mại HAVICO; Dự án đầu tư xây dựng chợ Đồn, xã Kha Sơn, huyện Phú Bình; tham gia ý kiến đối với kế hoạch kiểm tra vệ sinh ATTP liên ngành số 2. Báo cáo tiến độ triển khai và đề xuất điều chỉnh bổ sung danh mục các Chương trình, đề án, công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến 2015; hướng dẫn các doanh nghiệp được xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; hướng dẫn lập hồ sơ, thẩm tra tại 23 làng của 6 huyện, Thành phố và Thị xã về việc công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống năm 2013.

Triển khai thực hiện: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch KCN tại địa phương và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển KCN cả nước đến năm 2020; thỏa thuận hướng tuyến đường dây 110KV cấp điện cho Nhà máy Samsung Electronics và Khu công nghiệp Yên Bình; thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án cấp điện cho các xóm bản chưa có điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; rà soát nội dung, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; rà soát, điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản; khai giảng các lớp đào tạo nghề thuộc chương trình khuyến

công Quốc gia năm 2013 tại huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; thống kê các doanh nghiệp đang sản xuất các sản phẩm trong danh mục máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất; doanh nghiệp có vốn Nhà nước và đề xuất tái cơ cấu; đánh giá tình hình triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư của các CCN được Chương trình KCQG giai đoạn 2008-2012 hỗ trợ QHCT; báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Đề án bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên; báo cáo chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, giá cả năm 2012.

Thẩm định hồ sơ và cấp: 06 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; 04 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh gas; 03 Giấy chứng nhận đủ điều kiện Cửa hàng bán khí dầu mỏ hoá lỏng; cấp 02 Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và cấp 02 Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

Triển khai chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” theo chương trình Xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia năm 2013; khảo sát địa điểm tổ chức phiên chợ tại 04 huyện Phú Lương, Định Hóa, Võ Nhai và Phú Bình. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm tại tỉnh Phú Thọ. Phối hợp giới thiệu tiềm năng kinh tế tỉnh với Đoàn công tác của Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam. Hoàn thành việc xây dựng đề án KCQG với kinh phí hỗ trợ là 1.706 triệu đồng; đề án KCĐP với số kinh phí hỗ trợ 2.280 triệu đồng; giải quyết các nội dung liên quan đến hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại 01 đơn vị. Thực hiện thanh tra Công ty xăng dầu Bắc Thái theo kế hoạch; duy trì công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại theo quy định.

Trên đây là tổng hợp báo cáo hoạt động ngành Công Thương Thái Nguyên tháng 4/2013./.

KHTC-SCT

Page 18: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 18

HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ông Phan Bá Trường – Giám đốc trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp phát biểu khai giảng lớp đào tạo

Bà Đinh Thị Thu - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương phát biểu tại

lễ khai giảng

Toàn cảnh lễ khai giảng

KHAI GIẢNG LỚP ĐÀO TẠO NGHỀ CHẾ BIẾN CHÈ TẠI XÃ YÊN LẠC, HUYỆN PHÚ LƯƠNG

Thực hiện Quyết định số: 7768/QĐ-BCT,

ngày 18/12/2012 của Bộ Công Thương về việc giao kế hoạch kinh phí khuyến công quốc gia năm 2013.

Sáng ngày 10/4/2013 tại Trung tâm học tập cộng đồng xã Yên Lạc, huyện Phú Lương. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Thái Nguyên phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lương, Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương, Hợp tác xã dịch vụ điện Thủy Tiên Thành tổ chức khai giảng (3 lớp cho 150 học viên) đào tạo nghề chế biến chè cho lao động chưa có nghề.

Đến dự buổi lễ có Bà Đinh Thị Thu - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp – Sở Công Thương; Ông Phan Bá Trường - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công Thương; đại diện Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thái Nguyên; đại diện phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Phú Lương ; Lãnh đạo xã Yên Lạc; Lãnh đạo Trung tâm dạy nghề cùng toàn thể các học viên tham gia khóa đào tạo. Trong thời gian 3 tháng (từ 10/4 đến 10/7/2013) học viên được các giáo viên của Trung tâm dạy nghề huyện Phú Lương sẽ trực tiếp truyền đạt nghề chế biến chè: Các kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao

động, hiểu rõ quy trình công nghệ chế biến chè đạt chuẩn, chất lượng cao…

Thông qua khóa đào tạo sẽ giúp cho lực lượng lao động của xã Yên Lạc, huyện Phú Lương nâng cao tay nghề trong sản xuất, chế biến sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn chất lượng cao để xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên có một vị thế quan trọng đối với thị trường trong và ngoài nước, đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình./.

Cộng tác viên XTTM

Page 19: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 19

VẤN ĐỀ HÔM NAY KINH TẾ CÔNG THƯƠNG

Ứng dụng công nghệ thông tin... (Tiếp theo trang 14)

...Tôi đã làm việc tại Công ty gần chục năm. Các chế độ cho người lao động đều được Ban lãnh đạo Công ty quan tâm. 2 năm gần đây, các chế độ như thai sản, bảo hiểm… được thực hiện nhanh và chính xác hơn. Tháng trước, tôi bị ốm phải nằm viện, tôi được Ban lãnh đạo, Công đoàn Công ty quan tâm, thăm hỏi, thanh toán bảo hiểm nhanh gọn và kịp thời. Tôi mong muốn được làm việc lâu dài tại Công ty.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cho biết: Chi phí ban đầu để đầu tư ứng dụng CNTT rất tốn kém nhưng về

lâu dài, đây là giải pháp tiết kiệm, hiệu quả. Việc ứng dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp mang lại lợi ích nhiều mặt, không những giúp Công ty tiết kiệm được hàng tỷ đồng mỗi năm, góp phần tăng doanh thu hằng năm của đơn vị mà còn giúp người lao động được đánh giá theo đúng năng lực, được quan tâm đầy đủ, kịp thời về chế độ lương, thưởng, qua đó giúp họ gắn bó lâu dài với Công ty. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cấp phần mềm, đưa các thông tin quản lý lên website của Công ty để tiện theo dõi, chỉ đạo trực tuyến.

Thực tế, toàn tỉnh hiện có trên 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khoảng 40% số đó đã ứng dụng CNTT trong từng lĩnh vực như: quản lý tài chính, bán hàng, khai thác thông tin…; tuy nhiên số đơn vị tập trung vào quản trị nhân lực không nhiều. Thiết nghĩ, để thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng CNTT trong sản xuất, kinh doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, mang lại lợi ích cho người lao động, các ngành liên quan cần có các giải pháp, chính sách ưu tiên, hỗ trợ cụ thể cho công tác này.

Theo Báo thái Nguyên

Đầu tư cho ngành công nghiệp... (Tiếp theo trang 3)

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng là một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp Thái Nguyên. Bởi thế chỉ trong vòng 5 năm gần đây đã có hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư vào lĩnh vực này. Đáng lưu ý là các Dự án xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng quy mô lớn như: Nhà máy xi măng Quang Sơn, Nhà máy xi măng Quan Triều, đầu tư nâng cấp Nhà máy xi măng La Hiên, Nhà máy gạch tuynel Phổ Yên, Nhà máy tấm lợp Lưu Xá… Cùng với đó là các dự án công nghiệp nhẹ như may mặc, đồ gỗ gia dụng cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG đã triển khai xây dựng hàng loạt Nhà máy may xuất khẩu

tại 3 địa phương là T.P Thái Nguyên, T.X Sông Công và huyện Phú Bình. Hiện tại, Công ty này đang sở hữu khoảng 172 chuyền may với trên 8 nghìn lao động địa phương và trở thành một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất Việt Nam.

Qua đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hầu hết các dự án công nghiệp được nhắc đến ở trên đều có quy mô khá lớn và đang dần mang lại hiệu quả khả quan, đóng góp quan trọng vào giá trị cũng như chỉ số phát triển công nghiệp của cả tỉnh. Điều đó cho thấy, không chỉ tư duy về thu hút đầu tư các dự án mang hiệu quả cao được thay đổi mà thực tế chất lượng dự án cũng

như năng lực của các nhà đầu tư đến với Thái Nguyên cũng được nâng lên rất nhiều so với thời gian trước. Thực tế, xét về khía cạnh đầu tư, ngành công nghiệp tỉnh ta không mấy thua kém so với nhiều tỉnh trong khu vực và so với cả nước. Có chăng, chỉ là đầu tư của chúng ta còn muộn hơn so với một số tỉnh khác. Tỉnh ta hiện đang thực hiện một loạt các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư đặc biệt vào tỉnh, đồng thời quan tâm giải quyết những vướng mắc, khó khăn cho nhà đầu tư, nên việc phát triển ngành công nghiệp của tỉnh thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc.

Theo Báo thái Nguyên

Page 20: THÁNG RA 01 KỲ Kinh tế Công Thương TỪ NGÀY Số 4/2013 tin/Ban tin T.4... · khai bài bản, nhanh chóng. ... Theo phân tích của bà Vũ Thị Mai, việc này khó

E-mail: [email protected] Mong bạn đọc góp ý và phê bình 20

THỊ TRƯỜNG GIÁ CẢ TIỀN TỆ TRONG NƯỚC & THẾ GIỚI

Giá thép tăng nhẹ, tồn kho giảm

Giá thép trên thị trường đã tăng bình quân 100.000 đồng/tấn, đưa giá thép lên mức 16 - 17 triệu đồng/tấn tùy loại.

Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, lượng thép của toàn ngành trong tháng 3/2013 đạt khoảng 270.000 tấn, tăng 13.000 tấn so với tháng trước. Ước tính tổng lượng thép sản xuất trong cả Quý I/2013 giảm 5% (30.000 tấn) so với cùng kỳ do sức mua còn yếu.

Còn theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thép nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm 2013 đã giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 800.000 tấn, nhưng vẫn khá cao so với lượng tiêu thụ trong nước.

Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường cho biết, ước tính tổng lượng thép tiêu thụ trong tháng 3 đạt 400.000 tấn, tính chung cả Quý I/2013, sản lượng tiêu thụ đạt hơn 1 triệu tấn, tăng trưởng so với những tháng trước đó, nhưng vẫn giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2012.

Về lượng thép tồn kho, được các nhà máy điều chỉnh nên hiện còn khoảng 300.000 tấn (mức cao nhất trong năm 2012 lên trên 450.000 tấn). Đối với phôi thép để chuẩn bị cho sản xuất vẫn duy trì ở mức 450.000 tấn và đủ để cung cấp cho thị trường trong Quý II/2013.

Theo VSA, việc dư thừa phôi thép là do tiêu thụ những tháng trước đây chậm, nhưng với nhiều giải pháp, đặc biệt là khơi thông thị trường, mở rộng xuất khẩu thì đến thời điểm này lượng tồn kho đã giảm mạnh; các doanh nghiệp xuất khẩu phôi thép khá thuận lợi.

VSA dự báo, trong năm 2013, toàn ngành thép đặt mục tiêu tăng trưởng từ 2% - 3%. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng đầu tư công của Chính phủ trong năm 2013 và diễn biến của thị trường bất động sản... Ngoài ra, vấn đề đặc biệt quan trọng là việc cạnh tranh với thép nhập khẩu./.

Theo Chinhphu.vn

Giá xăng tiếp tục giảm

Giá xăng giảm tối thiểu 301 đồng một lít theo yêu cầu của Bộ Tài chính phát đi chiều 26/4. Sau khi điều chỉnh, mức cao nhất của giá xăng RON 92 là 23.339 đồng mỗi lít. Một số doanh nghiệp giảm còn 23.330 đồng.

Theo thông cáo phát đi chiều nay, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp giảm giá xăng tối thiểu 301 đồng xuống mức cao nhất còn 23.339 đồng một lít; dầu diezen tối thiểu 90 đồng xuống 21.260 đồng; dầu hỏa tối thiểu 81 đồng còn 21.319 đồng. Riêng mặt hàng dầu mazút, do mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở không lớn nên yêu cầu giữ ổn định.

Thời điểm điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tự quyết định vào thời điểm thích hợp nhưng không được muộn hơn 16h30 ngày 26/4.

Đây là lần giảm giá thứ ba liên tiếp của giá xăng dầu kể từ đầu tháng 4. Tổng cộng 3 lần, giá xăng đã giảm hơn 1.200 đồng một lít. Trước đó, hồi cuối tháng 3, giá mặt hàng này đã tăng 1.400 đồng một lít xăng, đẩy giá xăng lên kỷ lục 24.550 đồng một lít.

Bộ Tài chính lý giải giá bán lẻ trong nước tiếp tục giảm nhờ thế giới đi xuống. Bình quân 30 ngày tính đến ngày 26/4, giá xăng RON 92 là 111,29 USD một thùng; dầu diezen 0,05S: 117,12 USD; dầu hỏa: 116,55 USD, dầu mazút 180 cst: 616,60 USD.

Đợt giảm giá xăng gần nhất diễn ra hôm 18/4, cũng là ngày cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 10/3 âm lịch. Hôm nay là ngày làm việc cuối của hầu hết công sở trước kỳ nghỉ lễ dài 30/4 và 1/5.

Đại diện PVOil cho biết, đơn vị này giảm 310 đồng một lít đối với giá xăng xuống còn 23.330 đồng, dầu diesel và dầu hỏa giảm 100 đồng còn lần lượt 21.205 và 21.300 đồng một lít.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) công bố mức giá giảm 310 đồng đối với giá xăng ở vùng 1 và vùng 2 là 320 đồng. Dưới đây là bảng giá mới của Petrolimex:

Cùng với yêu cầu giảm giá xăng, Bộ Tài chính thông báo thuế nhập khẩu các mặt hàng nhiên liệu sẽ tăng thêm 2%, lần lượt đưa thuế xăng lên 16%, dầu diezen lên 12%, dầu hỏa 14% và mazút lên 14%.

Theo vnexpress