112
THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIÊN VĂN HỌC TRUNG HOA I. Điềm trời là cách thức Thượng Đế dùng để chỉ dạy vua chúa II. Điềm trời việc người tương ứng với nhau III. Thiên văn và lịch số IV. Bầu trời là đài quan sát hạ giới V. Thiên văn và quân sự VI. Ảnh hưởng tâm lý của thiên văn VII. Thiên văn với các triều đại Trung Hoa I. ĐIỀM TRỜI LÀ CÁCH THỨC THƯỢNG ĐẾ DÙNG ĐỂ CHỈ DẠY VUA CHÚA Trung Hoa là một dân tộc thực ra hết sức đạo hạnh. Họ tin rằng Thượng Đế luôn luôn tha thiết đến chúng dân nơi trần gian này. Thượng Đế có một phương cách đặc biệt để chỉ dạy cho chúng dân, chỉ dạy cho vua chúa xem đã đi đúng hay đi sai lề luật của trời đất, đó là dùng điềm trời. Vì thế Kinh Dịch mới nói: «Thiên thùy tượng, thánh nhân tắc chi.» 天 天 天 天 天 天 天 (Trời cho thấy những điềm, những tượng; thánh nhân theo đó mà bắt chước.) Đối với thiên văn thì tượng là: Nhật, nguyệt, tinh, thần, phong, lôi, vân, vũ. Vì thế mà người xưa hết sức lưu ý đến các biến tượng nơi nhật, nguyệt, tinh, thần; hết sức chú trọng đến các tường vân thụy khí, yêu tinh, yêu khí, để đoán biết ý Thượng Đế, đoán biết cát hung, cũng như sự hưng suy của các triều đại. Tấn thư - thiên văn chí chép: Đời Minh Đế, năm Thái Hòa nguyên niên (323), quan thái sử lệnh là Hứa Chí tâu rằng: «Sắp có nhật thực.» Xin được cùng với quan thái úy đi làm lễ nhương sao.

Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Thiên Văn Học Cổ Trng Hoa

Citation preview

Page 1: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

THIÊN VĂN HỌC CỔ TRUNG HOA

Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIÊN VĂN HỌC TRUNG HOA

I. Điềm trời là cách thức Thượng Đế dùng để chỉ dạy vua chúaII. Điềm trời việc người tương ứng với nhauIII. Thiên văn và lịch sốIV. Bầu trời là đài quan sát hạ giớiV. Thiên văn và quân sựVI. Ảnh hưởng tâm lý của thiên vănVII. Thiên văn với các triều đại Trung Hoa

I. ĐIỀM TRỜI LÀ CÁCH THỨC THƯỢNG ĐẾ DÙNG ĐỂ CHỈ DẠY VUA CHÚA

Trung Hoa là một dân tộc thực ra hết sức đạo hạnh. Họ tin rằng Thượng Đế luôn luôn tha thiết đến

chúng dân nơi trần gian này.

Thượng Đế có một phương cách đặc biệt để chỉ dạy cho chúng dân, chỉ dạy cho vua chúa xem đã đi

đúng hay đi sai lề luật của trời đất, đó là dùng điềm trời.

Vì thế Kinh Dịch mới nói: «Thiên thùy tượng, thánh nhân tắc chi.» 天 垂 象 聖 人 則 之 (Trời cho

thấy những điềm, những tượng; thánh nhân theo đó mà bắt chước.)

Đối với thiên văn thì tượng là: Nhật, nguyệt, tinh, thần, phong, lôi, vân, vũ. Vì thế mà người xưa hết

sức lưu ý đến các biến tượng nơi nhật, nguyệt, tinh, thần; hết sức chú trọng đến các tường vân thụy khí,

yêu tinh, yêu khí, để đoán biết ý Thượng Đế, đoán biết cát hung, cũng như sự hưng suy của các triều đại.

Tấn thư - thiên văn chí chép:

Đời Minh Đế, năm Thái Hòa nguyên niên (323), quan thái sử lệnh là Hứa Chí tâu rằng: «Sắp có nhật

thực.» Xin được cùng với quan thái úy đi làm lễ nhương sao.

Vua phán: «Ta nghe rằng nếu chính trị của loài người mà không hẳn hoi, thời Trời lấy những điềm

tai dị mà đe dọa để khuyến cáo. Khuyến cáo cốt để cho họ sửa mình. Cho nên nhật nguyệt che khuất lẫn

nhau để tỏ rõ rằng phép cai trị có điều chẳng phải.

«Trẫm từ khi tức vị đến nay không làm rạng sáng được thánh đức của các bậc tiên đế, và cách thi

nhân giáo hóa có điều không hợp với Hoàng Thần (Hoàng Thiên), vì thế nên Trời cao muốn thức tỉnh để

trẫm sửa đổi lại nền hành chánh, tu tỉnh lại hạnh kiểm ngõ hầu báo đáp thần minh.

«Trời đối với người y như cha đối với con. Chưa có cha nào muốn khiển trách con, mà con có thể

làm bữa cơm thịnh soạn dâng lên, xin tha lỗi được.

«Nay hình hạc bề ngoài sai quan thượng công và quan thái sử lệnh cùng đi làm lễ nhương sao, thì lẽ

ấy chưa từng nghe thấy vậy.

Page 2: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

«Quần công, khanh sĩ, đại phu phải cố gắng làm chu toàn phận vụ để bồi bổ những chỗ trẫm còn

khuy khuyết. Bèn phong thưởng tất cả.» [1]

Trung Dung viết: «Quốc gia tương hưng tất hữu trinh, tường; quốc gia tương vong tất hữu yêu

nghiệt.» 國 家 將 興 必 有 禎 祥 ; 國 家 將 亡 必 有 妖 孽 (Khi nước sắp hưng thịnh, sẽ thấy những

điềm lành; khi nước sắp nguy vong, sẽ thấy những điềm gở.)[2]

Đời U Vương (781-770), một hôn quân đời Tây Chu say mê Bao Tự. Bè đảng Bao Tự do đó lộng

hành làm cho lê dân cùng khốn. Trời đất liền cho thấy những điềm hung họa như muốn báo trước một sự

suy vong. Kinh Thi đã ghi chép trong bài thơ Thập nguyệt chi giao, thiên Tiểu nhã:

- Nhật thực vào ngày Tân Mão, mồng 1 tháng 10, năm thứ 6 đời U Vương (775).

- Sự lũng đoạn về chính trị xã hội do các gian thần thuộc phe Bao Tự gây ra.

- Những cảnh sơn băng địa liệt, v.v.

Trong kinh Xuân Thu, đức Khổng Tử đã ghi chép tất cả:

- 36 lần nhật thực.

- 4 lần sao chổi hiện (năm 612, 524, 515, 482).

- Một lần vẫn thạch (năm 643).

Mỗi lần gặp những thiên biến như vậy, nhà vua cùng quần thần cùng bàn cãi với nhau xem họa hung

sẽ ra sao. Xuân Thu chép:

«Mùa thu, tháng 7 (đời Văn Công thứ 14, tức 612 tcn) có sao chổi hiện ra ở chòm sao Bắc Đẩu.

«Nội sử nhà Châu là Thúc Phục đoán rằng: Trong vòng 7 năm nữa, các vua nước Tống, nước Tề,

nước Tấn đều bị chết vì loạn lạc…

«Mỗi khi có nhật thực vua thường ăn bớt bát để tỏ lòng hối hận, lại sai vua chư hầu dâng lễ vật ở đền

Xã để tỏ lòng tôn kính thần minh. Vua chư hầu đánh trống ở triều đình mình như muốn nhắc dân phải

hết lòng phụng sự quốc quân.» [3]

Đó cũng là dịp để vua chúa kiểm điểm lại hành vi của mình.

Truyện Phi Long diễn nghĩa chép: «Năm Hiển Đức thứ 2 (955), ngày mồng 1 tháng giêng có nhật

thực. Vua Thế Tôn thấy vậy bèn hạ chỉ cho các quan trong triều ngoài quận, ai thấy có điều chi lợi hại

thì phải lấy lời trực ngôn mà tâu, và ai thấy sự chi có ích chung cho thiên hạ thì cũng dâng biểu về triều

tâu cho vua xem.» [4]

II. ĐIỀM TRỜI VIỆC NGƯỜI TƯƠNG ỨNG VỚI NHAU

Các triều đại Trung Hoa sau này thường cho rằng mỗi khi có điềm trời gì khác lạ, thì ở trần gian

trước sau cũng sẽ có những chuyện tương ứng sẽ xảy ra.

Tư Mã Thiên đã ghi trong bộ Sử Ký của ông nơi sách Thiên quan như sau:

«Trong vòng 242 năm đời Xuân Thu có 36 lần nhật thực, 3 lần sao chổi hiện. Đời Tấn Tương Công

có vẫn thạch rơi xuống như mưa.

Page 3: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

«Thiên tử suy yếu, chư hầu cai trị bằng vũ lực. Ngũ bá thay nhau mà cầm quyền, lấy lệnh mình thay

lệnh vua. Thế rồi, đông hiếp ít, lớn hiếp bé. Tần, Sở, Ngô, Việt tuy là di địch nhưng cũng xưng bá một

phương.

«Năm thứ 15 đời Tần Thủy Hoàng, sao chổi xuất hiện 4 lần, lần lâu nhất là 80 ngày, dài suốt cả

khung trời.

«Sau đó Tần hưng binh diệt 6 nước, thôn tính Trung Quốc, đuổi di địch bốn phương, người chết như

rạ.

«Về sau, khi nước Sở dấy lên, trong vòng 30 năm, binh sĩ dày xéo lên nhau chết không biết cơ man

nào mà kể. Từ thời Si Vưu đến lúc bấy giờ, chưa hề có như vậy bao giờ.

«Khi Hạng Võ cứu Cự Lộc, thì sao chổi Uổng Thỉ xẹt phía trời Tây. Phía Đông, chư hầu bèn hợp

tung; phía Tây người ta giết dân Tần, và tàn sát dân chúng đất Hàm Dương.

«Khi nhà Hán hưng lên, có ngũ tinh liên châu (5 sao Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) thẳng hàng nhau

nơi chòm sao Đông Tỉnh (năm thứ 7 đời Hán Cao Tổ, năm 200 tcn).

«Khi Hán Cao Tổ bị vây ở Bình Thành, trăng quầng 7 vòng ở chòm sao Sâm, Tất.

«Khi họ Lã phản loạn, có nhật thực và ngày trở nên hôn ám.

«Khi 7 nước phản loạn (trong đó có Ngô, Việt) thì sao chổi hiện ra dài mấy trượng và sao Thiên Cẩu

(cũng là một loại sao chổi) xẹt qua không phận nước Lương. Sau đó binh cách xảy ra và trong vùng đó,

người chết đầy dãy, máu chảy chan hòa.

«Những năm Nguyên Quang (134-129) và Nguyên Thú (122-117) đời Hán Vũ Đế sao chổi cờ Si

Vưu lại xuất hiện hai lần, dài choán nửa vòm trời.

«Sau đó quân ở kinh sư xuất chinh 4 lần, giết Hung Nô trong vòng mấy chục năm, chinh phạt rợ Hồ

còn khốc liệt hơn nữa.

«Khi nước Việt mất (111 tcn) sao Huỳnh Hoặc (Hỏa Tinh) đóng ở chòm sao Đẩu (sao Nam Đẩu là

phân dã của Ngô- Việt). Khi Cao Ly bị diệt (108 tcn) có sao chổi hiện ra ở vùng Hà Giới (ở vào các

chòm sao Nam Hà và Bắc Hà).

«Khi quân ta hạ nước Đại Uyển, sao chổi hiện ra nơi sao Chiêu Diêu.

«Đó là đại khái những hiện tượng chính, còn những hiện tượng nhỏ thì không sao kể xiết. Như vậy,

mỗi khi có một hiện tượng lạ trên trời, là sẽ có một biến cố dưới đất ứng với.» [5]

Tấn Thư- Thiên văn chí sau này cũng ghi các biến tượng trên trời song song với các biến cố dưới đất

trong vòng khoảng 200 năm, từ năm 250 đến 450.

III. THIÊN VĂN VÀ LỊCH SỐ

Đời xưa cần biết thiên văn để làm lịch số. Lịch số cốt là cho ngày tháng gian trần được tương ứng

với sự vận chuyển của mặt trời mặt trăng. Do đó đoán định đại khái trước được thời tiết, và biết ngày

giờ thuận tiện mà làm các công việc nông tang.

Page 4: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nhà vua xưa giành lấy độc quyền làm lịch. Theo Nguyệt Lệnh thì đời xưa phát lịch năm tới vào

tháng cuối thu năm trước.

IV. BẦU TRỜI LÀ ĐÀI QUAN SÁT HẠ GIỚI

Các vua chúa Trung Hoa xưa còn dùng bầu trời như là một đài quan sát để kiểm soát, để theo dõi

tình hình các miền trong nước và phiên trấn.

Vì thế mới phân trời đất thành châu, thành dã; mỗi vùng trời lại ứng với vùng đất, rồi nhân các điềm

trời xảy ra ở vùng trời nào thì biết được các biến cố sẽ xảy ra ở vùng đất nào.

V. THIÊN VĂN VÀ QUÂN SỰ

Đời xưa, phàm là tướng soái giỏi đều phải biết thiên văn.

Lưu Địch, vị quân sư tương lai của Tống Từ Vận, đêm nọ vào ngủ nhờ nơi miếu của Gia Cát Võ

Hầu. Đến đêm, được Võ Hầu ứng mộng truyền cho ba quyển thiên thư. Võ Hầu bảo Lưu Địch: «Lưu

Địch, ngươi hãy ngồi đó đặng ta truyền thụ cho ngưới ba cuốn thiên thư của ta, đã để nơi phía sau lưng

của ta đây. Vậy ngươi phải cất lấy sách mà đọc thuộc, thì ngươi sẽ có kế định quốc an bang, lục thao

tam lược. Đây này, cuốn thứ nhất nói về việc thiên văn, coi xét nhật, nguyệt, tinh, thần, phong, sương,

lôi, vũ mà rõ biết thời vận thịnh suy. Cuốn thứ nhì thì coi về việc quá khứ vị lai, lành dữ thế nào và dạy

vẽ việc hành binh bố trận. Cuốn thứ ba thì dạy việc địa lý, bày kiểu cách mai phục, lên núi xuống sông

thế nào, và dạy thế đạp cang bộ đẩu mà phá trừ yêu thuật. Mấy lời ta dặn đó thì ngươi phải ghi tạc vào

lòng, đặng có bảo phò chân chúa, giúp vận quốc gia.» [6]

Truyện này chân giả khó lường, nhưng nó cho ta biết những điều kiện cần phải có của một vị nguyên

nhung hay của một vị tham mưu trong quân lữ.

Muốn biết thiên văn quan trọng thế nào đối với vấn đề quân sự, ta hãy đọc đoạn Tam Quốc sau:

Tư Mã Ý đem 40 vạn quân đi đánh Thục. Khổng Minh sai hai tướng Vương Bình và Trương Ngục

đem một nghìn quân ra ngả Trần Thương để chặn quân Ngụy.

Hai tướng nghe lệnh giật mình hỏi:

- Nghe tin báo: quân Ngụy kéo tới 40 vạn, nói phao lên là 80 vạn, thanh thế quá lớn như vậy, sao

Thừa Tướng chỉ cho một ngàn quân đi giữ ải? Nếu quân Ngụy ào đến thì chúng tôi chống làm sao?

Khổng Minh giục:

- Thôi cứ đi đi. Ta cũng muốn cho nhiều, nhưng sợ quân sĩ thêm vất vả…

Hai tướng ngơ ngác nhìn nhau, không ai dám đi. Khổng Minh nói:

- Nếu sa sẩy chuyện gì thì không phải lỗi ở các người ! Thôi đừng nói nữa, lập tức đi cho mau !

Hai tướng càng sợ, mếu máo bẩm:

- Nếu Thừa Tướng muốn giết hai chúng tôi, xin hãy giết ngay đây. Chúng tôi thực không dám đi !

Khổng Minh bật cười rồi giảng giải rằng:

- Sao mà ngu đến thế ! Đã sai đi tức là ta đã có chủ kiến rồi chứ? Đêm qua ta đã xem thiên văn, thấy

sao Tất đi xen vào thiên phận Thái Âm, ắt trời sẽ mưa dầm dề suốt tháng này. Thế thì quân Ngụy dù có

Page 5: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

40 vạn cũng chẳng dám vào sâu nơi đường lầy núi hiểm. Cho nên ta chẳng đưa nhiều quân ra làm gì cho

vất vả. Các ngươi nhất định không «bị hại» đâu ! Ta đem đại quân ra Hán Trung, cứ việc đóng lại một

tháng nghỉ ngơi cho khỏe. Đợi Ngụy quân bị mưa dầm khốn khổ phải rút lui ta mới xua đại binh truy

kích, thong thả đánh kẻ mệt mỏi, ắt 10 vạn quân ta thắng 40 vạn quân Ngụy !

Vương Bình, Trương Ngục vỡ lẽ mới hớn hở bái từ ra đi…

Mà quả thực Tư Mã Ý xem thiên văn biết sẽ có mưa dầm, nên truyền lệnh án binh bất động.[7]

VI. ẢNH HƯỞNG TÂM LÝ CỦA THIÊN VĂN

Thiên văn có ảnh hưởng lớn lao đến tâm lý dân gian, vì thế các chính trị gia thường lợi dụng thiên

văn để đánh đòn tâm lý quần chúng.

Khi Vương Mãng tiếm ngôi nhà Hán, Lưu Tú – một hậu duệ của nhà Hán muốn phục hưng cơ đồ –

đã dùng chiến thuật này. Ông được coi là sao Tử Vi, còn những tướng tá phụ bật ông đều được coi là

hàng Nhị thập bát tú giáng trần. Ví dụ Sầm Bành là Vĩ Hỏa Hổ, Mã Võ là Khuê Mộc Lang, Ngô Hán là

Cang Kim Long, v.v.[8]

VII. THIÊN VĂN VỚI CÁC TRIỀU ĐẠI TRUNG HOA

Vì các điềm trời có ảnh hưởng lớn lao đến nhân sự như thế, nên khoa thiên văn được vua chúa Trung

Hoa hết sức sùng thượng.

Vua Nghiêu tỏ ra rất thông thiên văn,[9] vua Thuấn đã biết dùng Tuyền ky để độ 7 sao Bắc Đẩu.[10]

Thời vua Trọng Khanh nhà Hạ (2159-2146), hai nhà thiên văn Hi Hòa đã tỏ ra trễ nãi không đoán

trước được nhật thực xảy ra vào năm 2154, nên vua đã sai Dậu hầu cử binh đi chinh phạt Hi Hòa. Câu

chuyện còn ghi nơi thiên Dậu chinh trong Thư Kinh.

Theo Hồng Phạm Cửu Trù thì một vị vua xứng đáng với danh nghĩa phải thông thiên văn lịch số.

Chính vì thế mà trong chương trình giáo hóa các vị đông cung thái tử, tức là các vị vua tương lai, ta

thấy có môn thiên văn. Trong bài «Cách huấn luyện một vị hoàng đế tương lai» (L’instruction d’un futur

empereur de Chine en l’an 1193) đăng trong tập I bộ Đông Phương Ký Sự (Mémoires concernant l’Asie

Orientale) của Sénart, Barth, Chavannes và Cordier; Chavannes đã cống hiến cho ta đầy đủ tài liệu về

vấn đề này.

Các vua chúa xưa thường xây Linh Đài gần nhà Minh Đường để xem tinh tượng.

Đức Khổng cũng rất am tường về thiên văn, ngài viết Xuân Thu, tức là một bộ sử mà đã nhiều lần

lấy thiên văn phối hợp với nhân sự. Đường lối này đã được các sử gia Trung Hoa bắt chước. Đọc Sử Ký

Tư Mã Thiên hay Tấn Thư ta sẽ thấy rõ điều đó.

Xuân Thu Tả Truyện chép: «Mùa Đông tháng 12 (năm Ai Công XII) có châu chấu phá hoại. Quí

Tôn hỏi Khổng Tử. Khổng Tử đáp: «Khâu tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao Hỏa nữa thì côn

trùng ẩn phục hết. Nay sao Hỏa vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây. Chắc các nhà làm lịch đã nhầm.»

Ý nói nay theo lịch là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao Hỏa không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu

bọ phải ẩn phục hết rồi, vì lạnh. Thế mà nay sao Hỏa vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như

vậy các nhà làm lịch đã nhầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.

Page 6: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Mạnh Tử cũng luận về thiên văn như sau: «Trời thì cao lồng lộng, các ngôi tinh tú thì xa tít mù,

nhưng nếu người ta để tâm tìm tòi việc vận hành tự nhiên của tinh tú, người ta có thể ngồi một chỗ mà

biết rất đúng thời tiết đông chí trong mỗi năm, dẫu đến ngàn năm cũng không hề sai vậy.» [11]

Các vua chúa về sau, nhất là từ thời Hán trở đi, thường coi thiên văn là một bộ của triều đình. Nơi

kinh đô thường có hai đài thiên văn, một đài là Thiên Văn Viện ở ngay trong cung, một đài là Tư Thiên

Giám ở ngoài cung. Hai đài hằng đêm xem tinh tượng, rồi đối chiếu với nhau để trình lên nhà vua.

Những hiện tượng quan trọng đều được ghi lại cho hậu thế.[12]

Tấn Thư chẳng hạn đã ghi chép tất cả các biến cố trên trời từ nhật thực, nguyệt thực, đến sao chổi,

đến yêu tinh, yêu khí, tường vân, thụy khí xảy ra trong vòng mấy trăm năm , từ 250 đến 450.

Vua Văn Tông (827-840) nhà Đường còn ra sắc chỉ cấm các nhà thiên văn học tiếp xúc với các bộ

khác hoặc với thường dân để khỏi tiết lộ bí mật.[13]

Sau này, đời Khang Hi (1662-1723), ta thấy các giáo sĩ dòng Tên như Ferdinand Verbiest,

Terrentius, Schall von Bell, James Rho (La Nhã Cốc), Nicholas Longobardi (Long Hoa Dân) đã dùng

thiên văn để chinh phục vua và triều đình Mãn Thanh, tức là dùng thiên văn để dọn đường cho cuộc

giảng giáo Phúc Âm tại Trung Hoa.[14]

Mới hay thiên văn quan trọng là vậy.

Để kết thúc chương này, ta nhận định như sau:

Thiên văn học Trung Hoa xưa có một điểm rất đặc biệt: Ấy là xem thiên văn không phải là để ghi

nhận những biến tượng trên trời, nhưng mà còn là để đoán định xem điềm trời ấy ứng vào ai, vào năm

nào, xứ nào, và sẽ đem lại hậu quả gì. Đoán rồi lại còn phải theo dõi xem biến cố xảy ra có đúng như lời

dự đoán hay không.

Ví dụ, Xuân Thu chép:

1. Mùa Đông có sao chổi hiện ra ở chòm sao Đại Thần (Thiên Yết), năm ấy là năm Chiêu Công

XVII, tức là 524.

2. Đoán: sao chổi hiện ra nơi sao Hỏa, như vậy sẽ có hỏa hoạn tại các vùng ứng với sao Hỏa, đó là

các nước Tống, Vệ, Trần, Thịnh.

3. Biến cố đã thực sự xảy ra: Xuân Thu chép mùa hè, tháng 5 (năm Chiêu Công XVIII, tức 523),

ngày Nhâm Ngọ, Tống, Vệ, Trần, Thịnh bị hỏa tai.

Như vậy biến cố đã xảy ra đúng với lời đoán năm trước.

Ví dụ như trong Tam Quốc, Khổng Minh xem thiên văn biết trước sẽ mưa dầm một tháng. Sự việc

xảy ra đã đúng như sự tiên đoán của Khổng Minh.

Như vậy không thể bảo người xưa đoán liều được. Chúng ta chỉ có thể nói rằng: những điềm trời có

ảnh hưởng gì đến nhân sự hay không? Và dĩ nhiên chúng ta phải trả lời rằng có.

Chúng ta không thể nói được rằng ngày nay khoa học đã chứng minh nhật thực, nguyệt thực, sao

chổi hoặc các vết trên mặt trời mọi sự xảy ra đều có định kỳ, như vậy thì làm gì có chuyện lành dữ, tốt

xấu.

Page 7: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nhận định như vậy thiết tưởng không sâu sắc và cũng không khoa học. Bởi vì, ngày nay khoa học

bắt đầu công nhận các hiện tượng thiên nhiên có ảnh hưởng đến các biến cố dưới đất.

Các khoa học gia mới chú trọng đến những hiện tượng trên mặt trời như những vết đen (taches

solaires) hay những sự phun lửa trên vòng sắc cầu (éruptions chromosphériques).

Nhiều khoa học gia đã đưa ra giả thuyết rằng có nhiều loại biến cố dưới đất có liên lạc với những vết

đen trên mặt trời và tăng giảm theo chu kỳ vết đen là 11 năm. Ví dụ: giá lúa mì, nạn thất nghiệp, những

tảng phù băng (icebergs), ôn dịch, mưa gió, điên cuồng, chiến tranh, v.v. Đã đành về nhiều điểm cũng

chưa chứng minh được rõ ràng, tuy nhiên, nay ai ai cũng công nhận:

- Các vết đen có ảnh hưởng đến từ trường mặt đất và có thể gây nên những cơn giông tố từ lực

(orages magnétiques).

- Sự xuất hiện của các vết đen làm cho bầu điện tử của trái đất bị xáo trộn (pertubations

ionosphériques).

- Chu kỳ các vết đen ảnh hưởng đến sự phát triển của thảo mộc. Nếu cưa một thân cây ra ta sẽ thấy

nhiều vòng khoanh tròn, mỗi khoanh tròn tiêu biểu cho sự tăng trưởng của cây trong một năm.

Gặp những năm mà mặt trời có nhiều vết đen, thì những khoanh nơi cây ấy dầy hơn, chứng tỏ rằng

những năm ấy nóng hơn, ẩm thấp hơn, và làm cho cây cối được phát triển nhiều hơn.[15]

Linh mục Théophile Moreux, đồng thời cũng là một nhà thiên văn học, là người đầu tiên đã lưu ý

đến ảnh hưởng của mặt trời đối với sức sản xuất của lúa mì và rượu nho. Ông cũng nhận ra rằng mỗi khi

có những sự thác loạn về từ trường thì trong các học đường học trò bị phạt nhiều hơn, và ngoài đời thì

bệnh sưng khớp xương nhiều hơn.

Từ năm 1922, bác sĩ Maurice Faure cùng với nhà khoa họx Joseph Vallot đã công nhận rằng: cứ mỗi

khi mà mặt trời phun lửa, thì dưới đất xảy ra rất nhiều biến cố như chết bất ưng, tự tử, tội ác, tai nạn xe

hơi hay hầm mỏ, các bệnh kinh niên tái phát, v.v. Ông bèn lập ra khoa vũ trụ sinh lý học

(cosmobiologie) và đến năm 1932 lập ra một hiệp hội quốc tế để khảo sát vấn đề này.

Năm 1938, một giáo sư người Nga là Tchijevski cho xuất bản một cuốn sách lớn cho rằng mặt trời là

chủ xướng về các vụ ôn dịch. Ông cho rằng cứ vào những thời kỳ hoạt động cao nhất của chu kỳ mặt

trời là hay có dịch tả. Có lẽ vi thời kỳ đó, mặt trời phát ra nhiều làn sóng ngắn hơn, làm cho vi trùng dễ

nảy nở hơn.

Năm 1959, các ông Poumailloux và Viart thông báo cho Hàn Lâm Viện Y Khoa biết rằng các bệnh

tắc nghẽn mạch máu tim (infarctus) bị ảnh hưởng của các biến chuyển mặt trời và xảy ra những khi từ

trường trái đất bị xáo trộn,

Năm 1960, Hàn Lâm Viện Khoa Học Leningrad xác nhận rằng những người bị bệnh tim hay bệnh

mạch máu dễ bị ảnh hưởng bởi các cuộc phun lửa của mặt trời…

Theo sự điều tra của Picardi đồng thời căn cứ vào những nhận định của các nhà khoa học nổi tiếng là

đứng đắn, chúng ta có thể nói được rằng những nhận định trên không phải là những ý kiến mơ hồ, vô

căn cứ, mà chính là những sự kiện đã được kiểm chứng. Tương lai sẽ trả lời về vấn đề này.[16]

Page 8: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nếu chúng ta chấp nhận mặt trời ảnh hưởng đến nhân sự, thì chúng ta cũng phải chấp nhận mặt trăng

và các ngôi sao cũng ảnh hưởng đến nhân sự. Trong trường hợp này, thiên văn Trung Hoa với tiêu đề

«Điềm trời ứng với việc người» vẫn còn là một thách đố cho trí thức con người và vẫn còn là một cửa

ngõ rộng mở cho những chương trình khảo cứu về thiên văn mai hậu.

Chương 2

Ít dòng lịch sử về Thiên văn học Trung Hoa

I- Ít nhiều công trình của các thiên văn gia Trung Hoa qua nhiều thế hệII- Thiên văn Trung Hoa với những ảnh hưởng ngoại laiIII. Ít nhiều sách thiên văn Trung Hoa qua các thời đạiA. Sách thiên văn từ đời Chu đến đời Lương (thế kỷ 6)B. Các sách thiên văn từ thời Lương đến đầu đời Tống (thế kỷ 10)

 

Thiên văn Trung Hoa được các vua chúa chú ý từ thuở xa xưa. Ta không quyết đoán được thiên văn

Trung Hoa đã khởi thủy tự bao giờ.

Gustave Schlegel, dựa vào cách thức đặt tên các vì sao, đã quả quyết rằng thiên văn Trung Hoa đã

khởi thủy khoảng 17.000 năm trước kỷ nguyên.[1] Nói vậy e quá đáng.

Người Trung Hoa thường cho rằng nền thiên văn của họ bắt đầu với Phục Hi, khoảng 2850 năm

trước kỷ nguyên.[2]

Đến thời Hoàng Đế (2697-2597), ta đã thấy dùng cách tính năm tháng, ngày theo chu kỳ lục thập

hoa giáp.[3]

Hán Thư Nghệ Văn Chí đã ghi: «Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển.»

Cháu 3 đời của Hoàng Đế là Chuyên Húc (2513-2435) rất có khiếu về thiên văn.

Trúc Thư Kỷ Niên viết: «Sau khi lên ngôi được 13 năm, vua bắt đầu làm lịch số và toán vị trí các sao

trên trời.» [4]

Xuân Thu Tả Truyện cũng ghi nhận rằng đời vua Chuyên Húc đã có những quan coi về lịch, về Nhị

phân (Xuân phân, Thu phân) và Nhị chí (Đông chí, Hạ chí) và đoán định các ngày đầu mùa.[5]

Đời vua Nghiêu (2356-2255) đã biết:

- Vị trí Nhị thập bát tú. - Nhật nguyệt ngũ tinh. - Đã định năm là 366 ngày.

- Đã biết phép đặt tháng nhuận.

Gaubil (1689-1759), một linh mục dòng Tên, sang Trung Hoa truyền giáo khoảng thế kỷ 18, đồng

thời cũng là một nhà thiên văn học lỗi lạc, đã viết:

«Chúng ta thấy rằng vua Nghiêu đã biết năm có 365¼ ngày, và cứ 4 năm lại có 366 ngày. Chúng ta

cũng thấy rằng họ đã biết trí nhuận để chia năm thành 4 mùa.» [6]

Page 9: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

« Tuyền ky

Vua Thuấn đã biết dùng Tuyền ky 璇 璣 và Ngọc Hành 玉 衡 để khảo sát sao Bắc Thần và định vị

trí Bắc Cực.[7]

Đổng Tác Tân 董 作 賓 trong quyển Ân lịch phổ 殷 曆 譜, đã tìm thấy trên những miếng xương có

khắc chữ thời vua Vũ Đinh (1330-1281) có đoạn nói đến sao Điểu Tinh 鳥 星 (sao Tinh trong chòm sao

Chu Tước).[8]

Trên một miếng xương khác có ghi: Ngày mồng 7 trong tháng (khoảng năm 1300 tcn) ngày Kỷ Tỵ,

có một Tân đại tinh 新 大 星 hiện ra gần sao Hỏa.[9] Mảnh xương khác ghi: Đến ngày Tân Mùi thì Tân

tinh ấy biến đi.[10]

 

« Mảnh quy giáp ghi chép về

Điểu tinh

Các thiên văn gia ngày xưa không phải là hiếm. Tấn Thư Thiên Văn

Chí có ghi:

- Thời vua Nghiêu có Hi, Hòa.- Thời Hạ có Côn Ngô.

- Thời Thương có Vu Hàm.- Thời Chu có Sử Dật.

- Lỗ có Tử Thận.- Tấn có Bốc Yển.

- Trịnh có Bì Táo.- Tống có Tử Vi.

- Tề có Cam Đức.- Sở có Đường Muội.

- Triệu có Doãn Cao.- Ngụy có Thạch Thân.

Tân đại tinh đến gần sao Hỏa

Page 10: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Đời Tần tuy đốt các sách, nhưng các sách thiên văn thì không đốt.

- Đến đời Hán Cảnh Đế (156-140), Hán Vũ Đế (148-86) có cha con Tư Mã Đàm; rồi đến Lưu

Hướng, Thái Ung, Tiều Chu, Tư Mã Thiên, Ban Cố, Tư Mã Bưu. Tất cả những vị này lại nối tiếp công

trình, để cho người sau nương vào mà tiến lên.

Quan niệm của Joseph Needham sai biệt với Tấn Thư. Needham cho rằng Thạch Thân (người nước

Tề), Cam Đức (người nước Vệ) và Vu Hàm là 3 nhà thiên văn cự phách của thời Chiến Quốc (481-249).

Ba vị này đã lập ra những đồ bản thiên văn đầu tiên và định vị trí các sao. Công trình này được thực hiện

vào khoảng năm 370 đến 270 tcn; và như vậy là trước công trình của Hipparque người Hi Lạp khoảng 2

thế kỷ (Hipparque đã lập đồ bản thiên văn vào khoảng năm 134 tcn).[11]

 

I. ÍT NHIỀU CÔNG TRÌNH CỦA CÁC THIÊN VĂN GIA TRUNG HOA QUA NHIỀU THẾ

HỆ

Như ta đã thấy, thiên văn học Trung Hoa đã có một dĩ vãng xa xăm. Có thể nói được là môn học này

đã phát triển sớm nhất thế giới, có thể có trước cả thiên văn học Babylone.

Thực vậy, tuy dân Babylone vốn khoe mình đã có thiên văn học từ 470.000 (!), nhưng khi

Callisthène, cháu của Aristote, đi theo Alexandre sang chinh phục Ba Tư, thì chỉ thâu lượm và gởi về

cho Aristote những tài liệu thiên văn Babylone xưa nhất là vào khoảng 2200 năm trước Thiên Chúa

giáng sinh.[12]

Còn về phía Trung Hoa, như ta đã thấy, thiên văn học đã có từ thời Phục Hi (2858 tcn).

Văn Vương 文 王 (1231-1122) vừa thoát khỏi ngục Dũ Lý về Tây Kỳ đã nghĩ chuyện xây Linh đài

để xem tinh tượng.[13]

Chu Công 周 公 (1122) là người đóng góp nhiều cho thiên văn học Trung Hoa. Ông lập đài quan sát

ở Dương Thành gần Lạc Dương, dùng biểu can 表 竿 (gnomon) đo bóng mặt trời để định Đông Chí, Hạ

Chí.

 

Đài Chu Công ở Dương Thành, xây khoảng 1276, trùng tu đời Minh

Như vậy là từ mấy ngàn năm nay Trung Hoa đã có thiên văn đài. Ta cũng nên biết để so sánh:

- Thiên văn đài Copenhague xây năm 1637. - Thiên văn đài Paris xây ngày 21.6.1667.

Page 11: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Thiên văn đài Greenwich xây vào năm 1675.[14]

Tuy nhiên Chu Công cũng không phải là người đầu tiên dùng biểu can 表 竿 (gnomon), để xác định

Đông Chí, Hạ Chí. Đời nhà Thương (khoảng thế kỷ 13 và 14 tcn) đã biết dùng biểu can để xác định

Đông Chí, Hạ Chí.[15]

Dùng Thổ Khuê và Biểu Can để đo nhật ảnh, xác định ngày Đông Chí

Nhờ Chu Công xác định vị trí của ngày Đông Chí một cách chính xác, nên sau này các nhà thiên văn

thời Hán (khoảng năm 66 cn) đã có thể so sánh các kết quả khảo nghiệm của Chu Công và của họ để

nhận định được rằng ngày Đông Chí, Hạ Chí cứ đi giật lùi trong các cung sao, ngược lại với chiều vận

chuyển của mặt trời; và nhờ đó họ tìm ra được tuế sai (précession des équinoxes) tuy là sau Hipparque

những hai thế kỷ.[16]

Sau này các nhà thiên văn Trung Hoa cũng còn dùng biểu can để đo độ lệch của vòng Hoàng Đạo,

và để tính khoảng cách giữa các tỉnh.

Năm 89, Cổ Quì viết: «Ngày Đông Chí, mặt trời Bắc Cực là 115o, ngày Hạ Chí, cách Bắc Cực là

67o.» Đem chia đôi độ sai biệt trên, ta được 24o. Joseph Needham cho rằng người Trung Hoa xưa tính độ

lệch của vòng Hoàng Đạo là 23o39’18’’. Lưu Hướng và Thái Ung đã cho rằng độ lệch của vòng Hoàng

Đạo là 23o15/16.[17]

Như đã nói trên đây, biểu can còn được dùng để tính khoảng cách giữa nhiều tỉnh. Nếu dùng biểu

can dài 8 tấc, thì bóng của biểu can đo vào ngày Đông Chí ở Lạc Dương (Dương Thành) sẽ là 1 thước 3,

đo vào ngày Hạ Chí sẽ là 1 tấc rưỡi.

Hà Thừa Thiên, khoảng năm 445, đã đo nhật ảnh ở Giao Châu và Lâm Ấp.

Năm 349, khi Quán Thúy 灌 邃 theo đoàn quân Nam chinh, đi sang Lâm Ấp cũng đo nhật ảnh ở

khoảng giữa vĩ tuyến 17o05 và 19o35 (khoảng các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa bây giờ) và ghi rằng vào

ngày Hạ Chí bóng biểu can là 9 tấc 1.

Page 12: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Năm 721 và 725, Nam Cung Thuyết 南 宮 說 và Nhất Hạnh 一 行 cũng dùng biểu can đo bóng ở

nhiều nơi như ở 17o5 xứ Lâm Ấp (Chiêm Thành) (khoảng tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam).[18]

Lý Thuần Phong 李 淳 風 ghi rằng năm Tống, Nguyên Gia thứ 19 đã trắc ảnh ở Giao Châu (Hà Nội)

và ngày Hạ Chí đo được là 3 tấc 2 phân, cộng được là 1 thước 8 tấc 2 phân.[19]

Theo sách Chu Bễ Toán Kinh thì một tấc bóng là 1.000 dặm.[20] Nhưng theo Hà Thừa Thiên 何 承 天 thì 3 tấc 56 mới được 1.000 dặm.[21]

Sách Chu Bễ Toán Kinh ghi khoảng cách giữa Giao Châu và Lạc Dương là 11.000 dặm.[22] Joseph

Needham ghi lại là 5.000 dặm.[23]

Như vậy thì phép tính của Trung Hoa cũng chẳng chính xác là bao lăm. Nhưng thật ra người Hi Lạp

cũng đã theo nguyên tắc này để tính chu vi của trái đất.

Eratosthène (275-195) đo bóng mặt trời ngày Hạ Chí ở hai tỉnh Alexandrie và Syène cách nhau

5.000 dặm, mà ông cho rằng hai tỉnh này đều ở trên một đường kinh tuyến.

Ở Syène biểu can đúng ngọ ngày Hạ Chí không có bóng, như vậy là mặt trời ở ngay đỉnh đầu (90o).

Còn ở Alexandrie thì mặt trời ở cách chân trời 82o58 tức là cách đỉnh đầu 7o2 hay 1/50 của vòng tròn.

Nếu Alexandrie và Syène xa nhau 5.000 dặm mà cách nhau bằng 1/50 vòng tròn trái đất thì chu vi

của trái đất là: 5.000 x 50 = 25.000 dặm. Theo Paul Tannery thì mỗi dặm thời ấy là 157m50, cho nên

chu vi trái đất sẽ là 25.000 x 157m50 = 39.375 km.[24] (Nay chu vi trái đất được định là 40.000 km).

Linh mục Gaubil cho rằng người Trung Hoa từ thế kỷ 2 trước kỷ nguyên đã có thể toán trước được

nhật thực và mô tả được trước nhật thực sẽ xảy ra ở đâu và nhiều ít ra sao.[25]

Joseph Needham cho rằng Thạch Thân 石 申, Cam Đức 甘 德, Vu Hàm 巫 咸 từ thời Chiến Quốc

đã vẽ được những đồ bản thiên văn và đã định được vị trí các sao.[26]

Trương Hành 張 衡 (thế kỷ 2 cn) đã biết dùng ống để xem sao.[27] Ông còn chế ra được Hồn nghi 渾

儀 (armillaire) tượng trưng cho bầu trời với đủ các đường Xích đạo, Hoàng đạo, trên đó có ghi đủ 24 tiết

khí và trăng sao, lại có thể chuyển vận được nhờ sức nước.[28]

Tổ Hằng Chi 祖 恆 之 (khoảng năm 460 cn) đã khám phá ra rằng Bắc Cực không tướng ứng với một

vì sao nào nhất định; lại nữa, ngay cả đến sao Bắc Thần (étoile polaire) cũng vẫn xoay quanh Bắc Cực

chứ không phải ở giữa Bắc Cực như mọi người lầm tưởng.[29] Nhất Hạnh (thế kỷ 8) đã tìm ra rằng các

kinh tinh (hằng tinh: étoiles fixes) cứ 83 năm lại xê dịch một độ (1o). Như vậy mỗi năm các sao chuyển

dịch 45’’8.

Hipparque (190-125) cho rằng mỗi năm các sao chuyển dịch 46’’8. Ngày nay niên giám Thiên Văn

Cục của Pháp (Annuaire du Bureau des Longitudes) cho rằng độ sai là 50’’2.[30]

Nhất Hạnh như ta đã thấy còn dùng biểu can để tính khoảng cách của nhiều tỉnh từ Lạc Dương đến

Giao Châu và Lâm Ấp.[31]

Page 13: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nhất Hạnh (683-727) Quách Thủ Kính (hình in trên tem Trung Quốc)

Quách Thủ Kính 郭 守 敬, thế kỷ 13 (1276), không chịu dùng biểu can 8 tấc như xưa, mà đã xây

một biểu can cao 40 thước. Chóp biểu can này không nhọn mà là một miếng đồng có trổ một lỗ nhỏ ở

giữa để xác định ảnh tâm điểm của mặt trời.[32]

Năm 1959, khi cha Matthieu Ricci tới xem thiên văn đài xây trên một ngọn núi gần Nam Kinh đã

phải lấy làm ngạc nhiên và thán phục vì thấy các dụng cụ để xem thiên văn đều bằng đồng đúc, chạm trổ

rất khéo, rất đẹp; đẹp hơn tất cả các dụng cụ thấy ở Âu Châu. Những Dụng cụ này để ở ngoài trời 250

năm rồi mà vẫn y nguyên không suy suyển.[33]

 

II. THIÊN VĂN TRUNG HOA VỚI NHỮNG ẢNH HƯỞNG NGOẠI LAI

Việc đi lại xưa kia tuy khó khăn nhưng Trung Hoa vẫn có những liên lạc với các nước láng giềng.

Ptolémée đã mô tả những con đường của các thương đoàn đi từ Âu Châu sang Trung Hoa bằng

đường bộ như sau:

Khách thương tập trung ở Hiérapolis ở trên bờ sông Euphrate rồi đi đến Bactriane qua các thành phố

Edesse, Ecbatane, Ragès thuộc xứ Hyrcanie và thành phố Antioche thuộc xứ Margiane.

Họ dừng lại ở Bactra để đợi các thương đoàn từ Ấn Độ tới, rồi đi Taschkend. Từ đó họ sang Trung

Hoa.[34]

Cho nên khảo lịch sử thiên văn học Trung Hoa ta thấy có những vay mượn ở nước láng giềng. Điều

này cũng chẳng có gì là lạ lùng cả.

Đời Đường, thiên văn học Trung Hoa chịu ảnh hưởng của Ấn Độ.

- Tùy Thư có ghi quyển Bà La Môn thiên văn kinh.

- Năm 759, Bất Không (Amoghavajra) đã dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Hoa quyển Túc Diêu

kinh.

- Năm 665, Già Diệp Hiếu Uy đã giúp Lý Thuần Phong làm lịch.

- Khoảng năm 708, Già Diệp Chí Trung và Già Diệp Tế đã áp dụng khoa thiên văn vào quân sự.

- Năm 729, Cù Đàm Tất Đạt (Gautama Siddahrtha) đã làm quyển Khai Nguyên Chiếm kinh thâu

lượm hết những tài liệu thiên văn Trung Hoa thời cổ.[35]

Page 14: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Đến thế kỷ 8 và 9, thiên văn học Trung Hoa lại chịu ảnh hưởng của Ba Tư. Khoảng năm 719, nhà

thiên văn học Ba Tư là Đại Mộ Đồ từ Jaghanyan (Bactriane) tời Trung Hoa. Sau đó nhiều sách thiên văn

đã được dịch từ tiếng Khuông Cư (Sogdiane) và Ba Tư sang tiếng Trung Hoa.[36]

Những sách thiên văn sau đây đã chịu ảnh hưởng của Ba Tư:

- Thất Diệu Lịch của Ngô Bá Hỉ. - Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp.

- Thất Diệu Lịch Số Toán Kinh của Triệu Phỉ.

Thời Nguyên, các thiên văn gia Trung Hoa cộng tác chặt chẽ với các thiên văn gia Hồi giáo (Ba Tư

và Ả Rập).[37]

Thời Mãn Thanh, triều đình hết sức trọng dụng các vị linh mục dòng tên vì họ rất giỏi thiên văn.

- Cha Kogler được cử làm giám đốc Khâm Thiên Giám.[38]

- Cha Verbiest được cử làm giám đốc Thiên văn đài Bắc Kinh và ngài đã hoàn toàn trang bị lại

Thiên văn đài này (1672).[39]

- Sau này, cha B.K. Stumpf (Kỷ Lý An) cũng làm giám đốc Thiên văn đài Bắc Kinh và ngài đã phá

bỏ các dụng cụ thiên văn xưa để lấy đồng đúc một kính tứ phân (quadrant).[40] Việc này làm cho các học

giả Trung Hoa bất mãn.[41]

Các linh mục dòng Tên cũng đã viết hoặc đã cộng tác viết nhiều quyển sách thiên văn có tiếng như:

- Sùng Trinh Lịch Thư của Schall von Bell.

- Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành (1726) với sự đóng góp về thiên văn học của Ignatius Kogler (Đới Tiến

Hiền) và Andrew Pereira (Từ Mậu Đức).

- Tây Dương Tân Pháp Lịch Thư, v.v.[42]

Schall von Bell (Thang Nhược Vọng, 1591-1666) trong quan phục Mãn Thanh

 

III. ÍT NHIỀU SÁCH THIÊN VĂN TRUNG HOA QUA CÁC THỜI ĐẠI

Page 15: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Người Trung Hoa đã viết rất nhiều sách về thiên văn. J. Needham trong quyển Science and

Civilisation in China, Vol.III, đã cho ta một danh sách hết sức đầy đủ. Ở đây chúng ta chỉ điểm qua vài

bộ sách chính:

A. SÁCH THIÊN VĂN TỪ ĐỜI CHU ĐẾN ĐỜI LƯƠNG (THẾ KỶ 6)

1. Nghiêu Điển (một chương trong Thư Kinh, thế kỷ 5).

2. Nguyệt Lệnh (một thiên trong Lễ Ký, thế kỷ 3).

3. Nguyệt Lệnh (12 quyển đầu trong bộ Lã Thị Xuân Thu, 240-239).

4. Hạ Tiểu Chính (thế kỷ 7 hay 5).

5. Thiên Văn của Thạch Thân, viết khoảng 370, thất lạc từ thời Lương.

6. Thiên Văn Tinh Chiếm của Cam Đức, viết khoảng 270, thất lạc từ thời Lương.

7. Chu Bễ Toán Kinh.

8. Thiên Văn (một chương trong Hoài Nam Tử, viết khoảng năm 150).

9. Thiên Quan Thư (chương 27 trong bộ Sử Ký Tư Mã Thiên, viết khoảng năm 90).

10. Tiền Hán Thư (chương 26) của Ban Cố. 11. An Thiên Luận của Ngu Hỉ (khoảng 307-338).

12. Hồn Thiên Tượng Thuyết của Vương Phiền (đã được Eberhard và Mušller bình dịch dưới nhan

đề Discourse on Uranographic Models trong bộ Contributions to the Astronomy of the San Kuo period).

13. Thiên Văn Lục của Tổ Hằng Chi.[43]

B. CÁC SÁCH THIÊN VĂN TỪ THỜI LƯƠNG (THẾ KỶ 6) ĐẾN ĐẦU ĐỜI TỐNG (THẾ

KỶ 10)

* Cuối thế kỷ 6, đời nhà Tùy:

1. Bộ Thiên Ca của Vương Hi Minh.

2. Thiên Văn Đại Tượng Phú của Lý Bá (cuối Tùy, đầu Đường).

* Đời Đường (thế kỷ 7-9):

1. Tấn Thư (có những chương về thiên văn). 2. Tùy Thư (có những chương về thiên văn).

3. Khai Nguyên Chiếm Kinh của Cù Đàm Tất Đạt. 4. Bà La Môn Thiên Văn Kinh (đã thất lạc).

5. Túc Diệu Kinh của Bất Không dịch. 6. Đô Lợi Duật Tư Kinh (dịch từ tiếng Ba Tư).

7. Tứ Môn Kinh của Adam thuộc đạo Nestoriens. 8. Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (khoảng

thế kỷ 8).

9. Thất Diệu Lịch của Ngô Bá Hỉ (755) (ảnh hưởng Ba Tư). 10. Thất Diệu Lịch Số Toán Kinh của

Triệu Phỉ. 11. Thiên Đối của Liễu Tông Nguyên.

* Đời Tống, Nguyên, Minh (từ thế kỷ 10 đến 17):

Vua Tống Thái Tông (976-997) có một tủ sách lớn về thiên văn gọi là Thiên Văn Các, gồm nhiều

sách thiên văn tổng cộng là 2561 chương.

Bộ Thông Chí Lược của Trịnh Tiêu có ghi 369 quyển thiên văn, lịch số. Lược kê như sau:

Page 16: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Thiên văn 73 quyển, gồm có:

1. Linh Hiến Đồ Ký. 2. Hồn Thiên Đồ Ký. 3. An Thiên Luận của Ngu Hỉ, thế kỷ 4.

4. Luận Nhị Thập Bát Tú, nhị bách bát thập quan đồ. 5. Luận Nhị Thập Bát Tú Độ Số.

6. Thái Tượng Huyền Cơ Ca của Lữ Khâu Sùng. 7. Thái Tượng Huyền Văn của Lý Thuần Phong.

8. Hồn Nghi Pháp Yếu của Hàn Hiển Phù. 9. Tư Thiên Giám Tu Tri.

10. Thiên Văn Ấn Độ (6 quyển). 11. Đẩu Số (64 quyển).

v.v.

Trong bộ Toại Sơ Đường Thư của Vưu Mậu, thấy có những quyển thiên văn, lịch số sau đây:

1. Tú Lịch Báo Thực Khảo. 2. Kỷ Nguyên Lịch Kinh. 3. Cao Ly Nhật Lịch. 4. Thổ Khuê Pháp.

5. Ngân Hà Cục Bí Quyết. 6. Ngưỡng Thị Toản Vi.7. Linh Đài Bí Yếu của Vương Hi Nguyên

(khoảng năm 1000).

8. Tân Nghi Tượng Pháp Yếu của Tô Tụng.9. Mộng Khê Bút Đàm của Trầm Quát (1086).

10. Linh Đài Bí Uyển của Dưu Quý Tài. 11. Quản Khuy Tập Yếu. 12. Lục Kinh Thiên Văn Biên.

* Đời Nguyên (1280-1333), đời Minh (1368-1628):

1. Tinh Mệnh Tổng Quát của Gia Luật Thuần. 2. Cách Tượng Tân Thư của Trịnh Hữu Khâm.

3. Văn Hiến Thông Khảo của Mã Đoan Luân (khoảng 1319). 4. Tượng Vĩ Tân Biên của Vương Khả

Đại (1450).

* Đời Thanh (1644-1909):

1. Đại Từ Điển Đồ Thư Tập Thành. 2. Sùng Trinh Lịch Thư của Schall von Bell.

3. Tây Dương tân Pháp Lịch Thư, v.v.

Cũng ghi nhận rằng người Âu Châu đã viết rất nhiều về thiên văn học Trung Hoa. Các tác phẩm của

Gaubil, Léopold Saussure, Maspéro, Gustave Schlegel, v.v. là những tài liệu quý giá cho những ai khảo

cứu về thiên văn học Trung Hoa.

***

Đọc lịch sử thiên văn học Trung Hoa ta thấy có hai phần tách biệt:

1. Phép xem sao đoán điềm. Phép này càng ngày càng suy vi, mai một.

2. Khoa học thiên văn với công cuộc khảo sát tinh tượng, đoán định chu kỳ của các hành tinh cũng

như vị trí của mặt trăng, mặt trời và các hành tinh trong mỗi năm mỗi tháng, ghi chép hết mọi hiện

tượng xảy ra trên trời. Về phương diện này ta thấy người Trung Hoa cũng đã đi hết chặng đường của sự

tìm hiểu vũ trụ bằng đôi mắt thường.

Từ thế kỷ 16 trở về trước, thiên văn Trung Hoa có thể trội hơn thiên văn Âu Châu. Nhưng từ thế kỷ

16 trở về sau, nó càng ngày càng thua sút thiên văn Âu Châu vì ba lý do:

- Âu Châu đã sáng chế được Thiên lý kính từ 1609.

- Vì Âu Châu càng ngày càng biết áp dụng toán học vào thiên văn học.

Page 17: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Vì Âu Châu sau này đã có nhiều nhân vật cự phách như: Galilée (1564-1642), Képler (1571-1639),

Copernic (1473-1543), Tycho-Brahé (1546-1601), Halley (1656-1742), Flamsteed (1646-1719), Laplace

(1749-1827), Cassini (Jean Dominique, 1625-1712), Herschell (1738-1822), Le Verrier (1811-1877),

v.v.

Chương 3

Những dụng cụ dùng trong Thiên văn học Trung Hoa

 

NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA

1. Cây nêu và thổ khuê2. Các dụng cụ đo thời gian3. Ống vọng đồng và tuyền ky4. Hồn nghi (Armillaires, Armillaries)5. Hồn thiên tượng (globe céleste)

 

Nói về thiên văn học cổ Trung Hoa, ít có người nghĩ rằng người xưa cũng đã có nhiều dụng cụ và

nhiều phương pháp để quan sát tinh tượng, ghi chú thời gian, đo đạc vòm trời, v.v.

Chúng ta đọc các chuyện cổ thường chỉ thấy các danh nhân đêm đêm ra xem tinh tượng trên trời để

rồi suy đoán ra họa phúc, suy thịnh ở trần gian.

Đọc Tây Hán Diễn Nghĩa chẳng hạn, ta thấy khi Hạng Võ kéo quân vào Quang Trung, viết thư bức

bách Bái Công mở ải dâng thành, quân sư Phạm Tăng và tướng Hạng Bá đêm đến rủ nhau ra Hồng

Nhạn Xuyên xem thiên văn để luận thời cuộc.

Phạm Tăng hỏi nhỏ Hạng Bá: «Hiền công cũng biết xem thiên văn chứ?»

Hạng Bá nói: «Tôi từ nhỏ có một người bạn hữu là người ở nước Hàn, va thường nói với tôi rằng:

‘Hễ đạo làm tướng thì phải biết xem thiên văn, xét địa lợi, biện mây gió, xem khí sắc, mới nên hành

binh.’ Bởi đó nên tôi thường đọc sách ấy, cũng biết đại lược, xin tiên sinh dạy bảo thêm.»

Rồi đó, Phạm Tăng và Hạng Bá lẳng lặng mà xem, trước phân triền cơ, sau xem kinh vĩ, có 5 sao

triền độ, có 12 chu thiên, có Nhị thập bát tú, có Cửu châu phân dã, có khải, bế, hối, sóc, huyền, vọng.

Làm sao gọi là Bắc Thần, làm sao gọi là Nam Cực, làm sao gọi là Tả Phụ, làm sao gọi là Hữu Bật, chỗ

nào ứng vận về Lỗ Công, chỗ nào ứng điềm về Bái Công, v.v.[1]

Page 18: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Thật là ly kỳ, thật là giản dị.

Nhưng khi khảo các sách thiên văn học Trung Hoa, ta thấy người xưa thực ra cũng có một số dụng

cụ, tuy không phức tạp, tuy không tinh xảo bằng nay, nhưng cũng giúp họ rất nhiều trong công cuộc suy

toán và khảo sát.

Hơn nữa họ cũng có một số phương pháp để quan sát tinh tượng. Cho nên trong chương này, chúng

ta đề cập «những dụng cụ thiên văn xưa». Còn «những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn học

xưa» sẽ được trình bày ở chương 4.

NHỮNG DỤNG CỤ THIÊN VĂN XƯA

Trong tiết mục này ta sẽ đặc biệt chú ý đến những dụng cụ sau đây:

1. Cây nêu (biểu can) và thổ khuê (gnomon and gnomon shadow template; gnomon et tablette).

2. Các dụng cụ đo thời gian:

     a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời.

     b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock).

          - Lậu hồ nước (water-clock)           - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass)

     c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock).

     d. Đồng hồ đèn.

3. Ống vọng đồng (tube de visée; sighting-tube) và Tuyền ky (tablette de constellation

circumpolaire; cicumpolar constellation tem[late).

4. Các loại Hồn nghi (armillaires; armillaries).

5. Hồn tượng (globe céleste; celestial globe).

 

1. CÂY NÊU VÀ THỔ KHUÊ

Cây nêu tên chữ là biểu can hoặc bi, hoặc bễ, hoặc bài.

Thoạt kỳ thủy, nó chỉ là một khúc cây thẳng, dài ngắn khác khác nhau tùy thời, dùng để cắm xuống

đất mà đo bóng mặt trời.

Mới đầu, người ta dùng biểu can dài 10 thước (khoảng 2m4); khoảng từ năm 600 đến 800 tcn.[2] 

Page 19: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Dùng Thổ Khuê và Biểu Can để đo nhật ảnh, xác định ngày Đông Chí.

Tới khoảng thế kỷ 2 tcn, người ta chấp nhận một loại biểu can chính thức dài 8 thước (khoảng

1m64).

Đến đời nhà Nguyên (1280-1333) người ta lại còn dùng những biểu can dài 40 thước, hoặc xây

những trắc ảnh đài cao lớn đồ sộ để đo bóng mặt trời.

Hiện nay ở Dương Thành còn có loại trắc ảnh đài nói trên, tục truyền do Chu Công khởi tạo; sau này

đến đời Nguyên, Quách Thủ Kính đã cho xây cất, sang sửa lại, và đến đời Minh cũng được tân trang lại.

 

Đài Chu Công ở Dương Thành, xây khoảng 1276, trùng tu đời Minh

Dùng biểu can 8 thước để đo bóng mặt trời trưa ngày Hạ Chí ở vĩ tuyến Lạc Dương, ta sẽ được một

bóng dài 1 thước 55 (tức 36 cm). Nếu dùng một biểu can dài 10 thước, ta sẽ được một bóng dài 1 thước

94. Muốn đo bóng cho chính xác, người ta dùng những miếng ngọc gọi là thổ khuê.

Henri Michel đã tìm ra được những miếng ngôc thổ khuê.

- Một thứ dài 36 cm (1thước 55). - Một thứ dài 44 cm (1thước 94).

Nhưng sách Chu Lễ cho rằng: nếu cây nêu dài 8 thước thì bóng sẽ là 1 thước 5, như vật thổ khuê

chính thức cũng phải là 1thước 5 (nếu bóng được đo ở Dương Thành, cách Lạc Dương 50 dăm về phía

Đông Nam).

Theo nguyên tắc, cây nêu phải được cắm trên một mặt phẳng. Linh mục Du Halde mô tả biểu can

thấy ở Thiên văn đài Bắc Kinh hồi thế kỷ 17 như sau:

Page 20: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

«Ở thiên văn đài Bắc Kinh có một cột đồng hình trụ cao 8 thước 3 tấc, dựng trên một mặt bàn đồng

dài 18 thước, rộng 2 thước, dày 1 tấc. Bàn đó được chia làm 17 thước bắt đầu từ chân cột đồng; mỗi

thước chia thành 10 tấc; mỗi tấc chia thành 10 phân.

«Chung quanh bàn có một đường soi, rộng và sâu chừng ½ đốt ngón tay. Người ta đổ nước đầy vào

đường soi ấy để đánh thăng bằng và kê bàn cho phẳng. Dụng cụ này xưa dùng để đo bóng kinh tuyến.

«Nhưng theo đà thời gian cột đồng này đã bị nghiêng, không còn thẳng góc với mặt bàn nữa.» [3]

Trong quyển Trung Quốc Khoa Học Kỹ Thuật Sử của Joseph Needham, tập 3, tr.300, ta thấy có hình

chụp biểu can này.  

Đọc đoạn này ta thấy:

- Biểu can làm bằng đồng. - Thổ khuê biến thành mặt bàn có ghi thước tấc.

- Ngoài ra còn có đường soi để đánh thăng bằng.

Khảo sát lại trắc ảnh đài ở Dương Thành do Quách Thủ Kính xây năm 1276 và đến đời nhà Minh

được trùng tu lại, ta thấy:

- Biểu can 40 thước được đặt giữa đài. Trên biểu can có một lỗ để cho ánh mặt trời soi qua.

- Thổ khuê đây là một thước đá dài xây trên mặt đất gọi là lượng thiên xích.

- Trên mặt đá có những đường rãnh song song để đựng nước.

Tóm lại biểu can có thể bằng cây, bằng đồng, bằng gạch; thổ khuê có thể bằng đất nung, bằng ngọc

dài 1th5, hoặc 1th94, hoặc là những bàn bằng đồng, bằng đá có ghi sẵn thước tấc.

Công dụng của cây nêu

1. Xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu

Một công dụng giản dị nhất của cây nêu chính là để xem bóng mặt trời dài ngắn bao nhiêu để áng

chừng là mấy giờ trong ngày. Xưa ở Việt Nam trong các sân nhà quan, nhà giàu thường dựng cây nêu,

để biết giờ mà thổi cơm cho thợ gặt ăn cho kịp giờ trưa.

2. Cây nêu cốt là để đo bóng mặt trời để xác định các ngày Đông Chí, Hạ Chí, Xuân Phân, Thu

Phân, v.v.

Theo Đổng Tác Tân, tác giả bộ Ân đại chi lịch pháp nông nghiệp dữ khí tượng, từ đời Thương người

ta đã biết dùng cây nêu để đo bóng mặt trời.

« cây nêu

Page 21: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Xuân Thu Tả Truyện viết: «Năm thứ 5 đời Hi Công (654) mùa xuân, mồng 1, tháng giêng, ngày Tân

Hợi, mặt trời tới cực Nam.Hi Công truyền báo cáo ngày sóc; sau đó vua lên quan sát đài để xem [bóng

nêu] và [các thiên văn gia] ghi [độ dài của bóng] như thường lệ. Các ngày Đông Chí, Hạ Chí, cũng như

các ngày Xuân, Thu Phân, và các ngày đầu mùa Xuân Hạ (khải) đầu mùa Thu Đông (bế) đều ghi chú

các hiện tượng mây để dự phòng và tiên liệu.»

Trong Thi Kinh ta cũng thấy đề cập đến công dụng của cây nêu. Xưa người ta dùng cây nêu đo bóng

mặt trời, để định phương hướng. (Xem Thi Kinh- Dung Phong, bài Đính chi phương trung.)

Lê Quí Đôn, trong Vân Đài Loại Ngữ, có ghi chú nhiều tài liệu về công dụng của cây nêu ở Trung

Hoa. Thiên Hình Tượng của sách Vân Đài Loại Ngữ viết:

«Sách Thượng Thư vĩ khảo tinh diệu chép rằng: ‘Ngày dài thì bóng mặt trời dài 1 th 6 tấc; ngày ngắn

thì bóng mặt trời dài 1 th 3 tấc.’ Sách Dịch Vĩ nói: ‘Ngày Đông Chí trồng một cây nêu cao 8 thước, đến

trưa xem bóng mặt trời dài ngắn để chiêm nghiệm có điều hòa không. Phép xem bóng ấy cho biết ngày

Hạ Chí bóng dài 1 thước 4 tấc 8 phân; ngày Đông Chí bóng dài 1 trượng 3 thước.» [4]

«Sách Chu Bễ nói: Trong đất nhà Thành Chu, ngày Hạ Chí, bóng mặt trời dài 1 thước 6 tấc; ngày

Đông Chí, dài 1 trượng 5 thước 5 tấc.» [5]

3. Đo bóng mặt trời để xác định ngày Phân, ngày Chí

Xác định được ngày Phân, ngày Chí bằng cách đo bóng mặt trời, sẽ giúp ta làm được lịch.Lịch Thụ

thời hay Thái Sơ đời Hán Nguyên Đế (148-33 tcn) do Hứa Hành và Quách Thủ Kính làm đã căn cứ vào

bóng mặt trời. Lê Quí Đôn viết: «Quĩ ảnh (cột đo bóng mặt trời) lấy cọc đánh dấu đo bóng mặt trời là

thiên tượng rõ ràng nhất; dựa vào đó, lượng đo kỹ càng, để lấy khí trung bình của trời, không nương tựa

xê xích vào đâu, thế mới đúng với độ trời.» [6]

4. Đo bóng mặt trời để tính chiều cao của mặt trời

Từ thế kỷ 2 trước công nguyên, người ta đã biết áp dụng đặc tính của hình tam giác vuông góc và

bóng của mặt trời để đo chiều cao của trời và mặt trời.

Chu Lễ viết: «Quan đại tư đồ dùng biểu can và thổ khuê để định khoảng cách giữa đất và mặt trời,

định chiều dài của bóng mặt trời, và định tâm điểm của trái đất. Tâm điểm trái đất là nơi mà bóng mặt

trời ngày Hạ Chí đo được là 1 thước 5.» [7]

Hoài Nam Tử viết: «Muốn đo chiều cao của trời (tức là của mặt trời) ta phải cắm một cây nêu 10

thước và đo bóng cây nêu trong cùng một ngày ở hai nơi cách xa nhau 1.000 dặm trên cùng một đường

kinh tuyến. Nếu cây nêu ở phía Bắc có bóng là 2 thước, thì cây nêu ở phía Nam có bóng là 1 thước 9. Và

cứ mỗi nghìn dặm về phía Nam bóng cây nêu sẽ giảm đi 1 tấc.

«Ở 20.000 dặm về phía Nam, cây nêu sẽ không có bóng, và nơi ấy ở ngay dưới mặt trời.

«Như vậy, bắt đầu với một bóng là 2 thước và một cây nêu 10 thước, ta thấy rằng một thước bóng

mất đi ta sẽ được 5 thước cao của cây nêu. Lấy số 20.000 dặm nhân với 5, ta được 100.000 dặm, đó là

chiều cao của trời (của mặt trời).» [8]

5. Đo bóng mặt trời để tính độ lệch của vòng Hoàng Đạo

Page 22: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Đo bóng mặt trời ngày Đông Chí và Hạ Chí còn cho biết độ lệch của vòng Hoàng Đạo.

Độ lệch của vòng Hoàng Đạo có lẽ đã được biết khoảng thế kỷ 4 trước công nguyên, khi mà Thạch

Thân, Cam Đức bắt đầu tính độ vị của các sao.

Trong Hậu Hán Thư, Cổ Quì năm 89 đã viết: «Ngày Đông Chí mặt trời cách Bắc Cực 115o; ngày Hạ

Chí cách 67o.» Chia đôi sự sai biệt này ta có (115o - 67o):2= 24o.

Sau này các nhà thiên văn học Trung Hoa và các học giả Pháp như Laplace, Gaubil, Cassini đã nhiều

lần khảo sát lại độ lệch của vòng Hoàng Đạo theo sự suy toán của các thiên văn gia Trung Hoa, và thấy:

- Khoảng năm 1000 độ lệch là 24o54. - Năm 1 độ lệch là 23o50.

- Năm 1000 độ lệch là 23ò42. - Năm 1900 độ lệch là 23o27.

Thiên văn học ngày nay cũng đã nhận chân rằng độ lệch của vòng Hoàng Đạo không cố định và xê

xích đôi chút với thời gian.

6. Đo bóng cây nêu để định khoảng cách giữa các tỉnh

Nguyên tắc: Chọn một thành phố làm tâm điểm để tiện việc so sánh. Xưa người ta chọn Dương

Thành cách Lạc Dương 50 dặm về phía Đông Nam, ở vĩ tuyến 34o26.

- Đo các thành phố trên cùng một đường kinh tuyến.

- Dùng cây nêu cùng một loại kích thước.

- Định xem hai thành phố cách nhau một ngàn dặm thì chênh nhau bao nhiêu tấc bóng.

Trương Hành, Trịnh Huyền, Vương Phồn, Lục Tích cho rằng 1 tấc bóng ăn 1.000 dặm.

Hà Thừa Thiên toán rằng cứ 3 tấc 56 bóng mới ăn 1.000 dặm. Lưu Trác cũng đồng quan điểm như

vậy.

Nhất Hạnh và Nam Cung Thuyết toán rằng ngót 4 tấc bóng mới ăn 1.000 dặm.

Dẫu sao thì lịch sử cũng cho thấy người Trung Hoa xưa thường đo bóng nêu ở khắp các tỉnh, các

miền họ đến.

Năm 445, Hà Thừa Thiên đo bóng nêu ở Giao Châu (Hà Nội) và cho hay Giao Châu cách Dương

Thành 5.000 dặm.

Năm 349, Quán Thúy đo bóng nêu ở Chiêm Thành khoảng vĩ tuyến 13o (Tuy Hòa) hoặc vĩ tuyến

giữa 17o05 và 19o35 (khoảng Đồng Hới - Thanh Hóa).

Trong khoảng những năm từ 721 đến 725, Nam Cung Thuyết và Nhất Hạnh cũng đo bóng nêu ở

nhiều nơi từ vĩ tuyến 17o4 (gần Đồng Hới) cho đến vĩ tuyến 40o, tại Weichow, gần Vạn Lý Trường

Thành, và kết luận:

- 1o là cách 351 dặm 80 bộ.

- Gần 1 tấc bóng là 1.000 dặm cách xa.

Vân Đài Loại Ngữ ghi: «Khi tăng Nhất Hạnh làm lịch Đại Diễn, vua Đường có hạ chiếu cho quan

thái sử phải đo bóng khắp thiên hạ mà lấy chỗ đất giữa làm định số. Khi họp bàn có nói rằng: Chu Quan

(sách) dùng thổ khuê (thước đo bóng mặt trời bằng ngọc) đo, thì lấy chỗ bóng mặt trời 1 thước 5 tấc làm

Page 23: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

trung tâm điểm của đất, mà họ Trịnh (Trịnh Huyền) thì cho bóng chiếu xuống đất, cứ 1 nghìn dặm sai 1

tấc. Như vậy về phía Nam xứ Đái Nhật Hạ, xa cách 15.000 thì sai mất 1 thước 5 tấc. Đất cùng với tinh

thần tứ du, lên xuống trong 3 vạn dặm; lấy số ấy mà chia đôi thì thấy được chỗ địa trung. Đĩnh Xuyên

quận, đất Dương Thành ngày nay, tức là địa trung đó.

«Trong khoảng năm Nguyên Gia (424-454), nhà Tống đi đánh nước Lâm Ấp (Chiêm Thành); ngày

tháng 5 dựng cây nêu để trông, thì thấy mặt trời ở về phía Bắc cây nêu; ở Giao Châu thì bóng mặt trời ở

về phía Nam cây nêu 3 tấc. Năm Khải Nguyên thứ 12 (724, đời Đường Huyền Tông) đo bóng mặt trời ở

Giao Châu (tức là Thăng Long, Hà Nội ngày nay) vào ngày Hạ Chí, thì thấy bóng ở phía Nam cây nêu 3

tấc 3 phân, cùng với sự đo vào năm Nguyên Gia nói trên giống nhau.» [9]

7. Cây nêu cũng có thể dùng để xem sao

Cắm một cây nêu cao, ngồi quay mặt về hướng Nam, ta có thể quan sát và nhận định dễ dàng những

ngôi sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu).

Tóm lại, biết sử dụng cây nêu, ta cũng thấy nó hết sức ly kỳ. Sau này, nếu có dịp, ta sẽ đề cập đến

chuyện linh mục Ferdinand Verbiest hồi thế kỷ 17 chỉ nhờ biết toán trước chiều dài của bóng nêu mà

chinh phục được cả triều đình Mãn Thanh, y như xưa Khổng Minh dùng ba tấc lưỡi khuất phục được

quần nho nước Đông Ngô.

 

2. CÁC DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN

Đời xưa không có đồng hồ như ngày nay, nhưng cũng có những dụng cụ để đo thời gian. Ta sẽ khảo

cứu:

a. Nhật quỹ (cadran solaire; sun-dial): đồng hồ đo bóng mặt trời.

     b. Lậu khắc, lậu hồ (clepsydre; clepsydra, water-clock).

          - Lậu hồ nước (water-clock)           - Lậu hồ cát (sablier; sand hour glass)

     c. Hương triện (đồng hồ hương: incense clock).

     d. Đồng hồ đèn.

a. Nhật quĩ

Trên nguyên tắc, nhật quĩ là một vòng tròn, chung quanh có ghi giờ hoặc ghi khắc. Giữa vòng tròn

có một cây trục để lấy bóng mặt trời. Nhật quĩ có thứ để thẳng, có thứ để nghiêng theo độ dốc của đường

xích đạo. Cũng có thứ nhật quĩ hình chữ nhật.

Page 24: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nhật quĩ hình chữ nhật

Hình trên nhật quĩ Nhật quĩ đào được ở Lạc Dương Năm 1932, người ta đào được ở Lạc Dương một thứ nhật quĩ để thẳng. Đó là một vòng tròn, có lỗ ở

tâm điểm để cắm cọc lấy bóng. Chung quanh vòng tròn chia thành 100độ tức 100 khắc. Nhưng 32/100

thì để trống; 68/100 còn lại chia thành 68 khắc. Khắc đầu và khắc cuối của nhật quĩ này cho thấy hướng

mặt trời mọc và lặn ngày Hạ Chí.

Trên nhật quĩ này ta còn thấy những hình tương tự như các mẫu tự T, L, V. Cho đến nay người ta

cũng chưa biết được ý nghĩa của những hình ấy.

Có cái lạ nữa là những hình T, L, V này còn được thấy khắc trên cái gương đời Hán, cũng như trên

nhiều đồ chơi của người xưa. Nhật quĩ ít nhất là có từ đời Hán.

Sách Tiền Hán Thư viết: «Các vị bác sĩ họp nhau tại kinh đô, đã định các hướng chính Đông, chính

Tây, sử dụng nhật quĩ cây nêu và lậu khắc. Với những dụng cụ ấy, họ định phương vị của Nhị thập bát

tú, định các ngày hối, sóc, nhị Phân, nhị Chí, sự vận chuyển của tinh cầu và tuần tiết của mặt trăng.» [10]

b. Lậu khắc hay lậu hồ

* Nguyên tắc: Dùng lượng nước chảy nhỏ giọt đều đặn từ bình nọ sang bình kia, sẽ định được thời

khắc.

Trong hồ có để một cái thẻ có ghi sẵn giờ khắc. Thẻ này sẽ nhô lê (phù tiễn), hoặc tụt xuống (trầm

tiễn) tùy theo lậu hồ có nước chảy vào hay có nước thoát ra. Trông giờ khắc ghi trên thẻ nơi ngang

miệng bình sẽ biết được giờ khắc.

* Phân loại:

Lậu hồ có hai loại chính:

(1) Một thứ là những bình có lỗ ở đáy để cho nước thoát ra. Người ta gọi là hạ lậu (outflow type).

Thẻ ghi khắc trong hạ lậu được gọi là trầm tiễn, vì nó tụt xuống dần với mực nước.

(2) Một thứ là những bình không có lỗ ở đáy để hứng nước chảy vào. Người ta gọi là phù lậu (inflow

type). Thẻ ghi giờ khắc trong phù lậu sẽ tùy theo mực nước chảy vào hồ mà nhô lên dần, vì thế gọi là

phù tiễn.

Page 25: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

« Hai loại lậu hồ

Thường thì lậu khắc kềnh càng, cần phải để ở một nơi cố định, nhưng sau người ta cũng chế ra

những lậu khắc nhỏ dùng thủy ngân (lưu châu) thay nước và có thể đem theo xe, để xem giờ dọc đường.

Joseph Needham cho rằng có thể người Trung Hoa đã học cách chế lậu khắc của người Babylone

hoặc Ai Cập, và lậu hồ chỉ có từ đời nhà Thương (1500). Thuyết này không lấy gì làm đúng. Người

Trung Hoa cho rằng lậu hồ đã có từ thời Hoàng Đế (2616).

Ngoài ra ta còn thấy có những loại lậu khắc cát. Dùng cát chảy thay nước. Vương Chấn Đạc cho

rằng người Hòa Lan và người Bồ Đào Nha đã cho du nhập những loại lậu hồ cát này vào Trung Hoa.

Trái lại, Lâm Ngữ Đường, dẫn chứng vài đoạn sách của Tô Đông Pha, đã cho rằng lậu khắc cát đã có từ

đời Tống. Dẫu sao thì đầu đời Minh đã thấy có lậu hồ cát. Những lậu hồ lớn còn ghi được tất cả những

tiết khí quanh năm.

Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quí Đôn ghi chú về lậu hồ như sau:

«Sách Sơ Học Ký chép rằng: ‘Việc chế tạo ra lậu khắc (dụng cụ đo thời giờ bằng nước nhỏ giọt) có

từ thời Hoàng Đế truyền đến đời nhà Hạ, nhà Thương.’ Theo phép ấy, sáng sớm tiết Đông Chí, giọt

nước chảy đến khấc 45, sau tiết Đông Chí thì ngày dài, cứ 9 ngày dài thêm 1 khấc; sáng sớm ngày tiết

Hạ Chí, giọt nước chảy đến khấc 65, sau tiết Hạ Chí, ngày ngắn, cứ 9 ngày giảm đi một khấc.

«Dụng cụ dùng nước có ba tầng ấy, đường kính đều 1 thước, để trên cái thùng hứng nước (trì chù)

hình khối vuông, có con rùa vàng miệng phun nước vào thùng hứng nước; nước chảy ngang dọc lại chảy

xuống cái chứa nước để ngang ở dưới, gọi là cái cừ. Trên cái cừ ấy có đặt một hình người tên là Quan

Tư Thần (giữ việc giờ khắc) đúc bằng vàng, mặc đủ áo mũ, hai tay cầm cái tên. Ấy là phép lậu khắc

(xem giờ bằng giọt nước của Ân Quì).

«Lại còn một phép nữa: Lấy đồng đúc một con quạ khát nước (gọi là khát ô) hình dáng như cái móc

câu uốn khúc, dẫn nước vào mồm con rồng bạc để nó phun vào chậu đựng nước; cứ nước chảy xuống

được một thưng, trọng lượng hai cân là một khắc. Ấy là phép lậu khắc của Lý Lan.

Page 26: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

«Hà Thừa Thiên đời Tống đã cải tiến phép ấy, định lại là hai ngày Xuân Phân và Thu Phân sớm tối,

ngày đêm đều 55 khắc. Đến đời Lương, Vũ Đế cho ngày đêm có 100 khắc, đem phân phối cho 12 giờ,

mỗi ngày 8 khắc, thì còn có phần thừa, nên chỉ lấy 96 khắc cho cả ngày lẫn đêm. Số 96 ấy chia làm 12

giờ, thì mỗi giờ chẵn 8 khắc. Đến năm Đại Đồng thứ 10 (tức 544), lại đổi làm 108 khắc. Tiết Đông Chí

giờ ban ngày là 48 khắc, giờ ban đêm là 60 khắc. Tiết Hạ Chí giờ ban ngày là 70 khắc, giờ ban đêm là

38 khắc. Ngày Xuân Phân, Thu Phân, giờ ban ngày là 60 khắc, giờ ban đêm là 48 khắc. Còn các buổi

tối, buổi sáng đều là 3 khắc. Đến đời Trần lại phục hồi phép có cả ngày lẫn đêm là 100 khắc.

«Đời Đường lại chế ra phép thủy hải phù tiễn (tên nổi trong biển nước), có 4 cái thùng rót nước, lấy

tên nổi lên chia ra khắc; chia ngày đêm làm 12 giờ, mỗi giờ là 8 khắc, 30 phân; mỗi khắc 60 phân, cộng

48 cái tên; 2 cái tên là một khí; một năm cộng có 2.191.000 phân đều có khắc ở trên cái tên; có con quạ

bằng đồng dẫn nước xuống, tên nổi lên; đến chỗ chia biết ngày đêm, chia tiết hậu, ngày Đông Chí, Hạ

Chí; mùa hạ ngày dài, mùa đông ngày ngắn, buổi sớm, buổi tối, lúc ẩn, lúc hiện, đều đúng với cách đo

bóng của sách Chu Quan, không sai chút nào. Cách thức chế tạo lậu khắc đời Tống và đời Nguyên

không giống nhau, nhưng đều lấy 100 khắc làm phép áp dụng cả.» [11]

c. Đồng hồ hương (Hương triện)

Tiết Quí Tuyên, một học giả đời Tống khoảng giữa thế kỷ

12 cho rằng: ngoài lậu hồ và nhật quĩ, người ta còn có thể dùng

hương triện để xem giờ, nhất là ban đêm.

Hương triện có thể là hương vòng (nhang vòng). Trên hương

vòng có vẽ 5 dấu để định 5 canh. Nếu muốn thức dậy canh nào,

người ta có thể buộc một vật nặng nhỏ vào vòng hương, vào

khoảng giờ muốn dậy.

Hương cháy đến đó sẽ làm rơi vật nặng ấy xuống một cái

chậu đồng, gây nên tiếng động, đánh thức ngày ta dậy. Người ta

cũng có thể dùng những hộp hương khắc hình chữ thọ theo lối

chữ Triện. Hương cháy đến đâu sẽ cho biết đêm đã canh mấy.

d. Đồng hồ đèn

Gọi là đồng hồ đèn cũng hơi quá đáng. Nhưng trên nguyên

tắc một ngọn đèn để ở một chỗ kín gió, cháy bằng một loại dầu

nhất định cũng có thể dùng để kiểm soát thời gian, nhất là để

xem các nhật quĩ, các lậu hồ có được chính xác hay không.

Dương Vũ trong tập Sơn Cư Tân Thoại có đề cập đến những loại đèn này được thắp trong một ngôi

đền. Ông thuật lời một nhà thiên văn học đời Tống tên là Phạm Thuấn Thần, kể lại rằng một ngọn đèn

như vậy mỗi năm tiêu thụ một số lượng dầu nhất định là 27 hộp dầu.

Joseph Needham gọi những loại đồng hồ này là lamp clock hay là time indicating lamp.

Ông còn lưu ý rằng: Theo Hough thì ở bên Đức khoảng thế kỷ 18 người ta cũng hay dùng những loại

đồng hồ đèn này.

Page 27: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

 3. ỐNG VỌNG ĐỒNG VÀ TUYỀN KY

a. Ống vọng đồng (tube de visée, sighting tube)

Chắc chắn là ống vọng đồng đã được dùng từ lâu. Cuối đời Chu và đầu đời Hán, các thiên văn gia đã

dùng ống vọng đồng để quan sát tinh tượng, vì thế mới có thành ngữ «dĩ quản khuy thiên» 以 管 窺 天.

Hoài Nam Tử (120 tcn) cũng viết: «Có người muốn đo chiều cao sự vật mà chịu không biết phải làm

sao. Họ sẽ mừng nếu ta dạy họ dùng ống vọng đồng và quản chuẩn (thăng bằng nước).» [12]

Nhìn qua ống vọng đồng sẽ thấy sao rõ hơn, vì như vậy sẽ bớt được ánh sáng lóe.

Thời cổ xưa người Hi Lạp cũng hay nhìn xuống giếng nước sâu để xem sao ban ngày. Có lẽ vì vậy

mà Platon đã kể chuyện Thalès de Milet đã ngã xuống giếng khi xem sao.[13] Trầm Quát, thế kỷ 11, đã

dùng ống vọng đồng để tìm phương vị Bắc Cực và quan sát các vì sao xoay quanh Bắc Cực.

Trong sách Chu Bễ Toán Kinh cũng có một đoạn nói về cách dùng ống vọng đồng để đo đường kính

mặt trời.[14]

b. Tuyền ky (tablette de constellation circumpolaire; circumpolar constellation template)

Một loại ống đồng cổ kính nhất đã được đề cập trong Thư Kinh, thiên Thuấn Điển. Thư Kinh viết:

«Vua Thuấn quan sát tuyền ky và ống ngọc hành, để điều chỉnh thất chính.»

Đó là một đoạn văn hóc búa làm điên đầu không biết bao nhiêu học giả. Các nhà dịch giả và bình

giải xưa nay đều không biết tuyền ky là gì, và dùng để làm gì, nên thường dịch tuyền ky là quả cầu quay

nạm ngọc (Legge, Couvreur).

Mã Dung, Thái Ung, Trịnh Huyền giải Tuyền ky là một dụng cụ thiên văn. Phục Thắng cho rằng đó

là một đám sao ở Bắc Cực.

Mãi đến năm 1959, học giả Henri Michel mới khám phá ra rằng tuyền ky là một dụng cụ để quan sát

sao Bắc Thần, và định vị trí Bắc Cực.[15]

Michel giải tuyền ky là một miếng ngọc dẹt chung quanh có một số khía. Miếng ngọc này có thể

xoay quanh một cái ống để nhòm. Nếu quay đúng vị trí, các sao Bắc Đẩu và hàng sao Tả Khu, Thượng

Tể, Thượng Phụ, Thượng Thừa, v.v. sẽ lọt đúng vào chỗ các khía đã làm sẵn của tuyền ky, còn sao Bắc

Thần (étoile polaire) sẽ hiện ra ở gần nơi tâm điểm tuyền ky.

Như vậy tuyền ky sẽ định được chính Bắc Cực (pôle nord).

Phỏng theo Michel, ta có thể giải đoạn Thư Kinh ở trên như sau:

1. Tuyền ky là miếng ngọc hình tròn, dẹt, chung quanh có khíâ Miếng ngọc này có thể xoay quanh

(tuyền) một ống nhòm, tức là ngọc hành.

2. Ngọc hành là ống nhòm có thể tra vào miếng tuyền ky.

3. Thất chính ở đây là 7 sao Bắc Đẩu chứ không phải là mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh như người ta

thường giải.

4. Điều chỉnh được 7 sao Bắc Đẩu cho lọt vào các khía tuyền ky, ta sẽ thấy được Bắc Thần và Bắc

Cực hiện ra ở chính giữa lòng tuyền ky.

Page 28: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Michel cũng giải: Tuyền ky là một dụng cụ để quan sát các tinh tú. Nó có thể quay được. Phần quay

được gọi là tuyền ky, ta dùng nó để nhìn độ quay. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky.

Hiểu được đoạn này ta mới hiểu được tại sao Chu Bễ Toán Kinh lại viết: «Chính Bắc Cực ở giữa

tuyền ky. Chính Bắc là tâm điểm của trời. Bắc Cực ở chính giữa tuyền ky gọi là Thiên Tâm, vì thế nên

gọi là tuyền ky.» [16]

Trên mặt tuyền ky còn có một đường thẳng đứng. Henri Michel giảng rằng: Nếu điều chỉnh các sao

Bắc Đẩu cho lọt vào các khía rồi, ta dùng tuyền ky để quan sát mặt trời, thì ngày Đông Chí mặt trời sẽ ở

trên đường kinh tuyến định bởi đường thẳng đứng ấy.

Ống tuyền ky, ngọc hành sau này biến thành những dụng cụ trang trí như:

- Ngọc bích và ống đại tông. - Ngọc bích và ngọc khuê.

 

4. HỒN NGHI (Armillaires, Armillaries)

Hồn nghi là một dụng cụ để xem xét sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một (mọc và

lặn) của các vì sao. Trung Quốc Sử Lược của Phan Khoang chép: «Đời vua Hoàng Đế, Dung Thành đã

phát minh ra cái máy Cái Thiên để quan sát tinh tượng. Đến đời Đông Hán có Trương Hành chế ra hai

thứ máy gọi là Hồn thiên nghi, xem biết sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, và sự xuất-một của các

ngôi sao, và Địa động nghi để xem nơi nào có địa chấn. Hai thứ máy ấy rất có giá trị; đời sau nhiều

người bắt chước làm theo.» [17]

Hồn nghi tân tiến

Hồn nghi tại Bắc Kinh 

Hồn nghi tại Nam Kinh 

Page 29: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Hồn thiên nghi tại Bắc Kinh

Hồn nghi trên núi Tử Kim Sơn, Nam Kinh

 

Hồn nghi có thể phân thành ba loại:

a. Xích đạo hồn nghi (equatorial armilliary sphere)

Trên hồn nghi này chỉ có một vòng xích đạo và vòng kinh tuyến. Người Trung Hoa xưa dùng loại

này.

b. Hoàng Đạo hồn nghi (eclytic armilliary sphere)

Trên hồn nghi này chỉ có một vòng Hoàng Đạo. Người Hi Lạp xưa ưa dùng loại hồn nghi này.

c. Hồn nghi tân tiến

Hồn nghi này gồm đủ các vòng: Hoàng Đạo (écliptique; ecliptic), Xích đạo (équateur; equator),

Nhẫn giới (horizon).

Một hồn nghi tân tiến đại loại gồm các bộ phận sau đây:

a. Các bộ phận phía ngoài:

(1) Vòng Thiên kinh hay Dương kinh (thiên kinh hoàn, dương kinh hoàn: prime meridian circle).

(2) Vòng Âm vĩ (âm vĩ hoàn, địa hồn hoàn: horizon circle).

(3) Vòng Xích đạo ngoài (outer equatorial circle).

b. Các bộ phận phía giữa:

(1) Tam thần nghi song hoàn (vòng kinh tuyến mặt trời ngày Đông Chí : solstitial colure circle).

(2) Vòng Hoàng Đạo (hoàng đạo hoàn: ecliptic circle).

(3) Vòng Xích đạo phía trong (inner equator circle)(không thấy).

(4) Hệ thống máy móc để vận chuyển hồn nghi (diurnal motion gearing connecting with the power

drive).

c. Các bộ phận phía trong:

(1) Tứ du hoàn (polar mounted declination ring or hour angle circle).

(2) Vọng đồng (sighting tube). (3) Trực củ (diametral brace).

d. Các bộ phận khác:

Page 30: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

(1) Ngao văn trụ (concealing the transmission shaft).

(2) Long trụ (supporting columns in the form of dragon).

(3) Thủy phu, thủy chuẩn (cross-piece of the base, incorporating water-level).

(4) Nam cực (south polar pivot). (5) Bắc cực (north polar pivot).

Hồn nghi thô sơ nhất có lẽ có từ thời Thạch Thân, Cam Đức (thế kỷ 4 tcn). Lạc Hà Hoành và Tiên

Vu Vọng Nhân cuối thế kỷ 2 và đầu thế kỷ 1 tcn cũng vẫn còn dùng những loại hồn nghi cổ ấy.

Năm 52 tcn, Cảnh Thọ Xương làm cho vòng xích đạo trờ nên cố định.

Dương Hùng (52 tcn- 18 cn) cũng biết làm cầu hồn nghi.

Năm 84 cn, Cổ Quì gắn thêm vòng Hoàng Đạo vào hồn nghi.

Khoảng năm 125 cn, Trương Hành[18] gắn thêm vòng nhãn giới và các vòng kinh tuyến (vòng âm vĩ,

tam thần, tứ du, v.v.). Trương Hành mô tả về hồn nghi như sau:

Vòng Xích đạo chạy quanh hồn nghi và cách Bắc Cực 915/19o.

Vòng Hoàng Đạo cũng chạy quanh hồn nghi và tạo với vòng Xích đạo 24o.

Như vậy thì ngày Hạ Chí, vòng Hoàng Đạo cách Bắc Cực khoảng 67o, và ngày Đông Chí, cách Bắc

Cực là 115o.

 

Nơi vòng Hoàng Đạo và Xích đạo gặp nhau sẽ cho biết độ cách Bắc

Cực của ngày Xuân Phân, Thu Phân.

Ngày Xuân Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 94o¼. Ngày Thu

Phân, Hoàng Đạo cách Bắc Cực là 92o¼.

Những độ cách trên được chấp nhận vì phù hợp với phương pháp đo

bóng mặt trời theo lịch nhà Hạ.[19]

Sau này, Trương Hành còn dùng sức nước làm cho hồn nghi quay

được đều đặn, và còn gắn các sao vào cầu hồn nghi để mô phỏng bầu

trời và tinh tượng. Hồn nghi của ông quay phù hợp với sự vận chuyển

của tinh cầu trên trời.

Tấn Thư- Thiên văn chí viết: «Trương Hành làm hồn nghi và cho đặt trong phòng kín. Hồn thiên

nghi, nhờ sức nước chảy, có thể quay. Ông cho đóng cửa lại. Người ở trong buồng sẽ thông báo cho

ngày ở trên nóc thiên quan đài biết rằng hồn nghi (trong buồng) cho thấy sao nào vừa mọc, sao nào vừa

lặn, nhất nhất đều đúng như hai mảnh tre ghép lại. Thôi Tử Ngọc đã viết trên mộ của Trương Hành như

sau: Số thuật của ngày bao quát trời đất; tài sáng chế của ngài ngang với tạo hóa. Ngài tài cao, nghệ trổi

sánh ngang thần minh.» [20]

Trương Hành (78-139 cn)

Page 31: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Hồn nghi của Tô Tụng

Tô Tụng 蘇 頌 (1020-1101)

Tân Nghi Tượng Pháp Yếu của Tô Tụng

 

5. HỒN THIÊN TƯỢNG (globe céleste)

Hồn thiên tượng là những bầu trời nhân tạo, có gắn đủ tinh tú, và có thể quay theo nhịp vận chuyển

của trời. Đọc Tấn Thư, ta có thể nói được rằng Trương Hành chẳng những đã chế được hồn nghi mà

cũng đã tạo ra những hồn thiên tượng có thể quay được. Câu chuyện vừa kể trên về sự thí nghiệm của

ông đã chứng tỏ điều đó.

Đời Lương (khoảng 550 cn) đã thấy có những hồn thiên tượng được tàng trữ trong bí phủ.

Tùy Thư - Thiên văn chí có ghi: «Cuối đời nhà Lương, ở trong bí phủ đã có hồn thiên tượng. Hồn

thiên tượng làm bằng gỗ, tròn như trái cầu, to nhiều sải tay ôm mới xuể; có thể quay quanh trục Nam

Bắc cực.

«Quanh cầu có Nhị thập bát tú và các tinh tú mà ba nhà thiên văn xưa (Thạch Thân, Cam Đức, Vu

Hàm) đã tìm ra được, có Hoàng Đạo, Xích đạo, Ngân hà, v.v.Khi quả cầu quay từ Đông sang Tây, các

sao qua kinh tuyến (qua đỉnh đầu) buổi sáng và buổi tối, ứng đúng với độ vị của nó, và các điểm nhị

Phân cũng như 24 khí đều có ghi chú, chẳng khác gì trên bầu trời vậy.» [21]

Hồn thiên tượng khác với hồn nghi, vì hồn nghi thì phải có gắn một ống vọng đồng (sighting tube)

để độ lượng suy toán sự vận chuyển của mặt trời, mặt trăng, cũng như vị trí và độ số các vì sao.[22]

Page 32: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Theo Nguyên sử, thì thiên văn đài Trung Hoa thuở Nguyên đã được trang bị lại trong khoảng những

năm từ 1276 đến 1279, và có những dụng cụ sau:

1. Linh lung nghi (Igenious armillary sphere)

2. Giản nghi (Simplified instrument)

3. Hồn thiên tượng (Celestial globe)

4. Ngưỡng nghi (Upward looking instrument)

5. Cao biểu (câu nêu cao: Lofty gnomon)

6. Lập vận nghi (Vertical revolving circle)

7. Chứng lý nghi (Verification instrument)

8. Ảnh phù (Shadow definer)

9. Khuy kỷ (Observing table)

10. Nhật nguyệt thực nghi (Instrument for observation of

solar and lunar eclipses)

11. Tinh quĩ (Star dial) 12. Định thời nghi (Time determining instrument)

13. Chính phương nghi (Direction determining table)

14. Hầu cực nghi (Pole observing instrument) 15. Cửu biểu huyền (Nine suspended indicator)

16. Chính nghi (Rectifying instrument) 17. Tòa chính nghi (Rectifying instrument on a stand)[23]

Năm 1267, Hulagu Khan gởi dâng cho vua Thiết Mộc Chân (Khubilai Khan) ít nhiều dụng cụ thiên

văn Âu Châu, lại sai Trác Mã Lỗ Đình (Jamal-al-Din) mang sang Trung Hoa để chỉ cho người Trung

Hoa cách sử dụng. Những dụng cụ đó là:

1. Hồn thiên nghi (armillary sphere)

2. Trắc nghiệm chu thiên tinh diệu chi khí (instrument for observing and measuring the rays of the

stars of the celestial vault)

3. Đông Hạ Chí quĩ (solstitial dial) 4. Xuân Thu Phân quĩ (equinoctial dial)

5. Trắc hoàn hồn thiên đồ (obiquely set globe with map of the stars)

6. Địa lý chí (terrestrial globe) 7. Kính trắc tinh (astrolabe)[24]

***

Năm 1599, linh mục Ricci đi thăm thiên văn đài Nam Kinh, đã thấy những dụng cụ thiên văn sau

đây:

- Hồn nghi (armillaire)

- Nhật quĩ (cadran solaire)

- Những kính trắc tinh (astrolabes) với những thước chuẩn xích (alidades) và những chiêu chuẩn

(pinnules).

Hồn thiên tượng do F. Verbiest tạo cho thiên văn đài Bắc Kinh năm

1673

Page 33: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Những hồn nghi rất lớn, 3 người ôm không xuể, đều làm bằng đồng đúc trông rất đẹp. Ở thiên văn

đài Bắc Kinh cũng có những dụng cụ tương tự.

Từ khi các linh mục dòng Tên làm giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh, các dụng cụ thiên văn cũ dần

dần bị đào thải. 

 Năm 1669, linh mục Ferdinad Verbiest, giám đốc thiên

văn đài Bắc Kinh, đã cho cất hết các dụng cụ thiên văn cũ đi,

và trang bị thiên văn đài bằng những dụng cụ mới. Ngài

trang bị như sau:

- Hoàng Đạo kinh vĩ nghi (simple ecliptic armillary

sphere)

- Xích Đạo kinh vĩ nghi (simple equatorial armillary

sphere) đặt trên lưng một con rồng.

- Thiên thể nghi (large celestial globe) đặt trong một

khung tròn ngang có 4 chân.

- Địa bình kinh nghi (horizon circle for azimuth

measurements)

- Địa bình vĩ nghi (hay Tượng hạn nghi: quadrant)

- Kỷ hạn nghi (sextant)

- Địa bình kinh vĩ nghi (quadrant altazimuth)

- Ky hành vũ thần nghi (elaborate equatorial armillary

sphere)

- Hồn tượng (smaller celestial sphere)[25]

Sau này, linh mục Bernard Kilian Stumpf (Kỷ Lý An), giám đốc thiên văn đài Bắc Kinh từ 1712 đến

1720, đã đem phá hủy các dụng cụ cũ bằng đồng đúc, để lấy đồng đúc những dụng cụ mới.

Cái đại bình kinh vĩ nghi (quadrant altizimuth) của Bernard Kilian Stumpf đúc có lẽ là bằng đồng

của các dụng cụ thời Nguyên và Minh. Mai Cốc Thành (1633-1721), một toán học gia Trung Hoa, rất

bực với linh mục Stumpf về chuyện này.[26]

Sự phá hủy ấy dẫu sao cũng rất đáng tiếc.

Cuối cùng, thiết tưởng cũng nên nhắc đến những hàn thử biểu (airthermometer) và thấp kế

(hygrometer) của linh mục Verbiest hay trắc vũ đài (rain gauge) để đo lượng nước mưa

Chương 4

Những phương pháp khảo sát Thiên văn của Trung Hoa

 

I. Phương pháp xem saoII. Quan sát sao Bắc ĐẩuIII. Xem sao nào qua kinh tuyến (tức là qua đỉnh

Matteo Ricci (Lợi Mã Đậu,1552-1610) và Từ Quang Khải (Paul Từ, 1562-1633), một tín đồ Thiên Chúa giáo và là thiên

văn gia Trung Hoa

Page 34: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

đầu lúc ban chiều)IV. Quan sát thiên tượng các ngày nhị phân, nhị

chíV. Quan sát sao Bắc Thần (Étoile polaire)VI. Phép quan sát ngũ tinhVII. Những điều cần biết khácVIII. Phương pháp định toạ độ sao

 

Nói đến các dụng cụ thiên văn tức là đã nói đến những phương pháp khảo sát dùng trong thiên văn

Trung Hoa. Cho nên dưới đây chỉ nói sơ phác về phương pháp xem sao và ghi độ số sao.

 

I. PHƯƠNG PHÁP XEM SAO

Trên nguyên tắc, người ta có thể quan sát được tinh tượng, tiên tượng:

- Sáng sớm, lúc mặt trời mọc (giờ Mão). - Trưa, lúc mặt trời chính ngọ (giờ Ngọ).

- Hoàng hôn, lúc mặt trời lặn (giờ Dậu). - Nửa đêm (giờ Tí).

Sáng, chiều, tối xem sao, đã dĩ nhiên; trưa không xem được sao, nhưng đo được bóng nêu. Cái đó

cũng quan hệ như ta đã thấy.

Đó chính là phương pháp vua Nghiêu đã áp dụng. Gustave Schlegel, bình thiên Nghiêu điển của Thư

Kinh, đã cho thấy:

Vua Nghiêu sai các thiên văn gia đi bốn phương để quan sát tinh tượng, thiên tượng.

- Thiên văn gia đi về phía Đông, trong mùa Xuân, phải quan sát tinh tượng sáng sớm, khi mặt trời

mọc.

- Thiên văn gia đi về phía Nam, trong mùa Hạ, phải quan sát thiên tượng, ban ngày, lúc chính ngọ.

- Thiên văn gia đi về phía Tây, trong mùa Thu, phải quan sát tinh tượng, lúc buổi chiều, khi mặt trời

lặn.

- Thiên văn gia đi về phía Bắc, trong mùa Đông, phải quan sát tinh tượng lúc nửa đêm.[1]

Và ông kết luận:

- Xem sao mọc sáng sớm để định mùa Xuân.

- Xem sao lặn buổi chiều cùng với mặt trời để định mùa Thu.

- Xem sao qua đỉnh đầu nửa đêm để định mùa Đông.

- Xem sao qua kinh tuyến phía dưới buổi trưa (trên lý thuyết) để định mùa Hạ.[2]

Linh mục Du Halde, tác giả tập kỷ yếu về đời nhà Thanh, đã viết:

«Quanh năm, ngày cũng như đêm, luôn có 5 thiên văn gia túc trực nơi thiên văn đài để quan sát tinh

tượng, để biết rõ tất cả các hiện tượng xảy ra:

- Một người quan sát giữa trời. - Một người quan sát phía Đông.

- Một người quan sát phía Tây. - Một người quan sát phía Nam.

Page 35: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Một người quan sát phía Bắc.

“Họ phải báo cáo chính xác lên quan thái sử lệnh, để vị này làm phúc trình lên nhà vua. Các điều đã

quan sát được phải ghi chú rõ ràng với đầy đủ hình ảnh kèm theo ấn ký của tác giả và ngày giờ.» [3]

Để giản dị hoá vấn đề, chúng ta chỉ cần xem sao buổi sáng sớm và buổi chập tối, vì lúc ấy chúng ta

có thể dùng được mặt trời và mặt trăng như là hai cứ điểm chính để xem sao.

Chúng ta có thể:

1- Xem sao mọc và lặn cũng với mặt trời tức là xem những sao cùng mọc với mặt trời buổi sáng,

cùng lặn với mặt trời buổi chiều (lever et coucher héliaque des étoiles). Xem sáng hay tối cũng đủ, vì

vẫn là một chòm sao.

2- Xem sao mọc cùng với mặt trăng ngày hôm rằm ở phía trời Đông (lever acronyque des étoiles, en

opposition solaire).

3- Xem sao qua đỉnh đầu buổi chiều tối, hoặc nửa đêm (culmination des étoiles, passage au méridien

des étoiles).

Nói như thế, tức là người Trung Hoa đã không theo một tiêu chuẩn nhất định để xem sao; lúc thì

dùng mặt trời; lúc thì dùng mặt trăng.

1- Mùa Xuân và mùa Thu thì xem sao mọc cùng với trăng hôm rằm, ở phía trời Đông (lever

acronyque des étoiles, en opposition solaire).

2- Mùa Hạ và mùa Đông thì xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời (lever et coucher héliaque des

étoiles en conjonction solaire).

Những vì sao nói đây dĩ nhiên là những vì sao trong Nhị thập bát tú.

Nhị Thập Bát Tú

Page 36: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Người Trung Hoa cho rằng:

- Mùa Xuân sẽ thấy các sao Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾, Cơ 箕 lần lượt hiện

ra ở phía trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Hạ sẽ cho thấy các sao Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫 mọc

lặn cùng với mặt trời.

- Mùa Thu, sẽ thấy các sao Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參 hiện ra ở phía

trời Đông cùng với trăng rằm.

- Mùa Đông, sẽ thấy các sao Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧 mọc lặn

cùng với mặt trời.

(Xem hình vẽ trên và xét vị trí của Nhị thập bát tú theo 4 phương hướng, vào lúc sáng sớm, ban

ngày, chiều, tối.)

Còn như ta muốn biết mùa nào, mặt trời ở chòm sao nào trong Nhị thập bát tú ta sẽ thấy:

- Mùa Xuân, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.

- Mùa Hạ, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

- Mùa Thu, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

- Mùa Đông, mặt trời lần lượt ở trong các chòm sao: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Nói cách khác, tùy theo mùa, những chòm sao nói trên sẽ lần lượt mọc và lặn với mặt trời.

So sánh hình trong cuốn sách Traitéde Médecine chinoise Tập 5, tr. 56) và hình Nhị thập bát tú trong

cuốn Trung Quốc Ngũ Thiên Niên Sử (q. I, tr. 49), ta thấy mùa Hạ và mùa Đông thì các sao giống nhau.

Giống nhau vì trong cả hai trường hợp ta đều xem sao mọc và lặn cùng với mặt trời.

Mùa Xuân và mùa Thu thì các sao ngược nhau. Ngược nhau, vì một đàng ta xem sao lặn và mọc với

mặt trời; một đàng ta xem sao mọc cùng với trăng rằm ở phía Đông, ngược với vị trí mặt trời 180o.

Chamfrault và Léopold de Saussure đã giải thích tường tận vấn đề này. Léopold de Saussure viết:

«Vậy, sao Giác, sao Cang (sừng rồng) là tượng trưng cho ngày Lập Xuân Trung Hoa. Thế nhưng vào kỳ

ấy, mặt trời không ở trong chòm sao Giác, mà lại ở cung đối với chòm sao Giác, tức là ở trong chòm sao

Khuê. Nhưng khi mặt trời ở chòm sao Khuê, thì trăng rằm lại mọc cùng với chòm sao Giác.» [4]

Như vậy, người Trung Hoa đã dùng cả hai tiêu chuẩn mặt trời và mặt trăng để xem sao.

 

II. QUAN SÁT SAO BẮC ĐẨU

Xem sao Bắc Đẩu buổi chiều khoảng 18 giờ sẽ biết dưới trần gian đang ở vào mùa nào. Thí dụ:

- Tháng 11 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tí. - Tháng 12 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu.

- Tháng 1 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dần. - Tháng 2 ta, chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão,

v.v.

Như vậy, sao Bắc Đẩu chính là đồng hồ để chỉ mùa, chỉ tháng quanh năm.

Page 37: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Sao Bắc Đẩu còn quay một vòng trong một ngày, như chiếc kim đồng hồ. Thí dụ: Lúc 18 giờ buổi

chiều nào đó, ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão, thì 6 giờ sau tức vào nửa đêm, ta sẽ thấy nó chỉ

hướng Ngọ. Sáu giờ sau nữa (tức 6 giờ sáng ngày hôm sau), nó sẽ chỉ hướng Dậu. Suy ra thì 12 giờ trưa

hôm sau nó sẽ chỉ hướng Tí, để rồi 18 giờ chiều lại chỉ hướng Mão, v.v.

Lê Quí Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ như sau:

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mão (tháng 2), chính là tiết Xuân Phân, cho đến tiết Lập Hạ

giữa tháng Tị (tháng 4) là lúc Thiếu Dương quân hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy sáng sủa, là đức của

vua chúa.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Tị (tháng 4), chính là tiết Tiểu Mãn, cho đến tiết Tiểu Thử

vào giữa tháng Mùi (tháng 6) là lúc Thiếu Âm tướng hỏa làm chủ khí, tiết trời lúc ấy nóng dữ, là lúc

tướng hỏa làm việc.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Mùi (tháng 6), chính là tiết Đại Thử, cho đến tiết Bạch Lộ vào

giữa tháng Dậu (tháng 8), là Thái Âm thấp thổ làm chủ khí, tiết trời lúc ấy mây mưa nhiều, khí ẩm thấp

bốc lên.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Dậu (tháng 8), chính là tiết Thu Phân, cho đến tiết Lập Đông

vào giữa tháng Hợi (tháng 10), là lúc Dương minh táo kim làm chủ khí, tiết trời đến lúc ấy thì vạn vật

đều khô ráo.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Hợi (tháng 10), chính là tiết Tiểu Tuyết, cho đến Đại Tuyết

(vào giữa tháng 12) là Thái Dương hàn thủy làm chủ khí, lúc ấy tiết trời rét quá.

«Từ khi chuôi sao Bắc Đẩu chỉ hướng Sửu (tháng 12), chính là tiết Đại Hàn, cho đến tiết Kinh Trập

(vào giữa tháng 2) là lúc Quyết Âm phong mộc làm chủ khí, tiết trời lúc ấy gió nhiều. Ấy là mỗi tiết khí

ở trong khoảng hơn 60 ngày, quanh khắp vòng trời, hết rồi lại quay lại.» [5]

Lê Quí Đôn tuy bàn về tiết khí nhưng chính cũng đã gián tiếp cho ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu có thể

dùng để chỉ các tháng trong năm.

 III. XEM SAO NÀO QUA KINH TUYẾN (tức là qua đỉnh đầu lúc ban chiều)

Ta cũng có thể xem sao qua đỉnh đầu lúc ban chiều vào khoảng 18 giờ. Ta sẽ quay mặt về hướng

Nam và có thể cắm xuống một cây nêu dài để xem lúc ấy có ngôi sao nào qua đỉnh đầu.

 IV. QUAN SÁT THIÊN TƯỢNG CÁC NGÀY NHỊ PHÂN, NHỊ CHÍ

Xuân Thu Tả Truyện viết: «Năm thứ 5 đời Hi Công (654), mùa Xuân, mồng 1 tháng giêng, ngày

Tân Hợi, mặt trời tới cực Nam. Hi Công truyền báo cáo ngày sóc; sau đó vua lên đài để xem [bóng nêu]

và [các thiên văn gia] ghi [độ dài của bóng] như thường lệ. Các ngày Đông Chí, Hạ Chí cũng như các

ngày Xuân Thu Phân, và các ngày đầu mùa Xuân, Hạ (khải), đầu mùa Thu, Đông (bế) đều ghi chú các

hiện tượng mây để dự phòng và liệu biện.»

 V. QUAN SÁT SAO BẮC THẦN (Étoile polaire)

Page 38: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Trước kia người ta tưởng sao Bắc Thần là một sao cố định ở giữa Bắc Cực. Sau này người ta mới

biết thực ra sao Bắc Thần cũng xoay quanh Bắc Cựcvà theo đà thời gian đã có nhiều sao khác nhau giữ

địa vị của sao Bắc Thần. Thí dụ:

- Tả Khu và Hữu Khu (khoảng năm 3000 tcn Bắc Cực đã ở giữa hai sao này).

- Thiên Ất (3067i Draconis) và Thái Ất (42 hay 184 Draconis)

(Hai sao này ở gần sao Hữu Khu và có lẽ đã được coi là Bắc Thần. Thái Ất là Bắc Thần khoảng năm

2000 và 1500 tcn; Thiên Ất là Bắc Thần khoảng năm 1500, 1000 tcn.)

- Thiên Đế tinh (b Ursae Minoris, Kochad) là Bắc Thần khoảng năm 1000 tcn.

- Thiên Trụ hay Nữu Tinh (4339 Camelopardi) có lẽ đóng vai sao Bắc Thần đời Hán.

- Thiên Hoàng đại đế (a Ursae Minoris) đóng vai sao Bắc Thần hiện nay.

Trầm Quát (1030-1094) ― mộ Trầm Quát tại Hàng Châu, lập năm 1963Trầm Quát, thiên văn gia đời Tống, đã viết:

«Trước đời Hán, người ta tưởng rằng sao Bắc Thần ở trung tâm điểm trời, vì thế gọi là Cực tinh. Tổ

Hằng Chi (430-501) dùng ống vọng đồng đã nhận ra rằng điểm cố định trên trời cách sao Bắc Thần

chừng 1o. Đời vua Thần Tông (1068-1077), tôi được lệnh vua coi thiên văn đài. Tôi liền cố dùng ống

vọng đồng để xác định Bắc Cực. Ngay tối đầu tiên, tôi nhận thấy sao Bắc Thần dần dần chuyển dịch ra

khỏi ống vọng đồng. Tôi biết là lòng ống vọng đồng còn quá nhỏ, nên tôi tăng dần lỗ ống cho to hơn.

Sau ba tháng trời điều chỉnh, tôi mới nhìn thấy sao Bắc Thần quay trong lòng ống, không chếch ra ngoài

nữa. Và tôi thấy sao Bắc Thần cách Bắc Cực khoảng 3o.» [6]

VI. PHÉP QUAN SÁT NGŨ TINH

Ngũ tinh hay ngũ vĩ, ngũ bộ là 5 hành tinh chính của mặt trời. Ngũ tinh là:

(1) Kim Tinh (Thái Bạch, Khải Minh, sao Mai), chu kỳ 1 năm.

(2) Mộc Tinh (Mộc Đức, Tuế Tinh, Kỷ Tinh), chu kỳ 12 năm.

(3) Thủy Tinh (Thủy Diệu, Thần Tinh, Tiểu Chính), chu kỳ 1 năm.

(4) Hỏa Tinh (Vân Hán, Huỳnh Hoặc), chu kỳ 2 năm.

(5) Thổ Tinh (Thổ Tú, Trấn Tinh), chu kỳ 28 năm.

Ngũ tinh là những hành tinh lưu động trên vòng Hoàng Đạo, qua 28 cung sao (Nhị thập bát tú).

Page 39: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Ngũ tinh thường không lấp lánh như các sao khác, trừ khi bầu khí quyển bị chấn động.

Thủy Tinh rất gần mặt trời, nên thường rất khó thấy.

Kim Tinh vì gần mặt trời nên mọc và lặn xấp xỉ như mặt trời. Sáng mọc phía Đông gọi là Sao Mai,

Tối lặn phía Tây gọi là Sao Hôm. Kim Tinh là một ngôi sao sáng nhất trên trời.

Mộc Tinh cũng là sao rất sáng, màu sáng bạc.

Hỏa Tinh thì màu sáng đỏ.

Thổ Tinh màu trắng nhợt.

Mộc Tinh (chu kỳ 12 năm), Thổ Tinh (chu kỳ 28 năm) ở mỗi cung sao rất lâu.

Nhận được sao rồi, phải xét xem nó vận chuyển nhanh chậm, nghịch thuận ra sao.

Sách Khải Nguyên Chiêm Kinh đã đề ra những thuật ngữ sau đây:

. Thuận hành: Đông tiến

. Nghịch hành: Tây tiến

. Xuất: mọc

. Tiến: tiến lên

. Phản, Thoái: đổi chiều, lùi lại

. Nhập: lặn

. Xúc: lui chậm, lui tạm thời

. Doanh, Tật, Tốc hành: tiến nhanh

. Cư, Lưu: dừng lại

. Thủ, Phạm: dừng lại quá 20 ngày

. Thủ: dừng lại gần một cung sao

Sau đây là đại khái đường vận chuyển kỳ dị của các hành tinh Mộc, Thổ; các hành tinh Kim, Thủy. 

Các hành tinh Mộc và Thổ                     Các hành tinh Kim và Thủy Rồi lại phải xét xem ánh sáng nó ra sao, động tĩnh ra sao. Có các thuật ngữ sau đây:

. Phong: chiếu sáng . Mang: chiếu tia sáng 4 phía

. Giác: chiếu tia sáng dài 4 phía . Động: giao động, mờ tỏ không chừng

. Hoàn nhiễu: vòng vo vặn vẹo . Hoàn: quay đủ vòng

. Nhiễu: quay không đủ vòng . Câu kỷ: có hình cong

Page 40: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

. Biến sắc: thay đổi màu sắc . Hội: từ 3 đến 5 hành tinh gặp nhau ở cùng một cung sao

Tóm lại, ngày nay theo hệ thống của Copernic, thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những

quỹ đạo hình bầu dục. Còn ngày xưa, người Trung Hoa cũng như người Âu Châu quan sát tinh tượng từ

trái đất và bằng mắt trần, nên thấy các hành tinh có những đường lối hết sức phức tạp, lắt léo, lúc tiến,

lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc ẩn, lúc hiện, lúc cấp, lúc trì, ánh sáng cũng tùy thời tiết, tùy theo các lớp

mây, lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận, biết vui như con người; tiến thì hay, thoái

thì dở.

Họ cho rằng Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy được phúc khánh. Mộc Tinh hay

Tuế Tinh cũng là phúc tinh. Còn Hỏa Tinh là sao đem đến loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch

chủ quân bình, nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh, chậm, tĩnh, táo, ẩn, hiện mà bắt

chước điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời: sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy, v.v.

 VII. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHÁC

Ngoài ra còn phải biết:

+ Phân châu, phân dã để xem miền nào trên trời ứng với miền nào dưới đất.

+ Phải biết thế nào là:

     . Tử Vi viên,      . Thái Vi viên,      . Thiền Thị viên

+ Phải biết thế nào là:

     . Tường vân,     . Yêu khí,     . Yêu tinh, v.v.

Những vấn đề này sẽ được lần lượt trình bày trong các chương sau.

 

VIII. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TỌA ĐỘ SAO

Định độ vị của một vì sao, cũng như định độ vị của một điểm trong toán học, cần phải có hai trục

tung và hoành.

A. Tung tuyến

Trong khoa thiên văn ngày nay, người ta đã chấp nhận 4 loại kinh tuyến:

1- Lấy kinh tuyến g làm gốc (đó là kinh tuyến qua khởi điểm của cung Bạch Dương, tức là giao

điểm của vòng Hoàng Đạo và vòng Xích Đạo ngày Xuân Phân). Nếu tính từ đó sang phía Tây cho tới

phương vị của sao, ta sẽ có:

     * Góc giờ sao theo kinh tuyến g (sidereal hour angle, SHA)

Nếu tính sang phía Đông cho tới phương vị sao, ta sẽ có:

     * Độ xích kinh của sao (right ascension, RA, ascension droite)

2- Lấy kinh tuyến qua Greenwich làm gốc. Nếu tính từ đó sang phía Tây cho tới phương vị của

sao, ta sẽ có: Góc giờ sao theo kinh tuyến Greenwich (local hour angle, GHA).

3- Lấy kinh tuyến qua đỉnh đầu làm gốc. Nếu tính sang phía Tây cho tới phương vị của sao, ta sẽ

có: Góc giờ sao theo kinh tuyến mỗi nơi (local hour angle, LHA).

Page 41: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

4- Lấy kinh tuyến qua Bắc Cực Ngân Hà và giao điểm của đường Xích Đạo Ngân Hà và đường

Xích Đạo trời làm gốc (cách kinh tuyến g 80o). Nếu tính sang phía Đông cho tới phương vị của sao, ta

sẽ có: Kinh độ Ngân hà của sao (galactic longitude).

B. Hoành tuyến

1- Lấy Xích Đạo trời làm vĩ tuyến gốc. Lúc ấy độ Xích vĩ được gọi là déclinaison.

2- Lấy Hoàng Đạo trời làm vĩ tuyến gốc. Lúc ấy vĩ độ của sao được gọi là celestial latitude

(céleate).

3- Lấy mặt phẳng qua nhãn giới làm vĩ tuyến gốc (horizon). Lúc ấy độ vĩ độ của sao được gọi là

altitude.

4- Lấy Xích Đạo Ngân Hà làm vĩ tuyến gốc (horizon). Lúc ấy độ vĩ độ của sao được gọi là galactic

latitude (latitude galactique).

Người Hi Lạp xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Hoàng Đạo trời; (2) Kinh tuyến qua giao điểm Xuân

Phân g (giao điểm của Xích Đạo và Hoàng Đạo ngày Xuân Phân). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là

longitude céleste; Vĩ độ của sao gọi là latitude céleste.

Người Ả Rập xưa dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Đường nhãn giới (horizon); (2) Kinh tuyến đỉnh đầu (local

celestial meridian; méridien céleste local). Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là azimuth (độ phương vị); Vĩ độ

của sao gọi là altitude (độ cao).

Người Trung Hoa xưa và thiên văn học nay dùng 2 tiêu chuẩn: (1) Vòng Xích Đạo trời; (2) Kinh

tuyến đỉnh đầu. Lúc ấy, Kinh độ của sao gọi là ascension droite (độ xích kinh); Vĩ độ của sao gọi là

déclinaison (độ xích vĩ).

Để mã độ cao, người Trung Hoa dùng những thuật ngữ sau đây:

- Độ - Nhược: 1/8 độ (kém hơn độ đã cho)

- Bán: 1/2 độ - Thiếu: 1/4 độ - Cường: 1/8 độ - Thiếu cường: 5/16 độ

- Bán nhược: 3/8 độ - Thái: 3/4 độ - Thiếu nhược: 3/16 độ - Bán cường: 5/8 độ

Nhờ những qui ước ấy, người Trung Hoa xưa đã lập được những bản đồ sao, và những hồn tượng

tức là những bầu trời nhân tạo với các vì sao.

Khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên, Thạch Thân, Cam Đức, và Vu Hàm là những người đã vẽ

những bản đồ sao đầu tiên.

Sau này, Trần Trác (thế kỷ 4 cn) cũng bắt chước học mà lập bản đồ sao.

Tiền Lạc Chi (khoảng 424-453) cũng đã làm những bản đồ sao trên giấy phẳng.

Sau này, Hoắc Vân Tất Đạt (715) trong quyển Khai Nguyên Chiêm Kinh cũng phỏng theo các tài

liệu cũ mà vẽ lại các bản đồ sao. Ngày nay, quyển sách này cũng như quyển Tinh Kinh hãy còn.

Tùy Thư - Thiên Văn Chí viết:

«Trần Trác, một thiên văn gia nước Ngô (thời Tam Quốc) là người đầu tiên đã làm một bản đồ sao

(khoảng năm 310) theo đường lối 3 thiên văn gia xưa (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm).

Page 42: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

«Tất cả có 254 chòm sao; 1283 sao; 28 tú (Nhị thập bát tú), và phụ thêm 182 sao nữa. Vị chi tất cả

có 283 chòm sao và 1565 vì sao.

«Tiền Lạc Chi đời Tống Văn Đế (424-453) đã đúc một hình thiên cầu dùng 3 màu đỏ, đen, trắng để

phân biệt sao của 3 phái (Cam Đức, Thạch Thân, Vu Hàm) và cũng theo bảng sao của Trần Trác.

«Đầu đời Tùy, Cao Đế đánh được nước Trần, bắt được Chu Phần và chiếm được các dụng cụ thiên

văn lưu truyền từ xưa cho đến đời Nam Tống (Lưu Tống). Vua liền truyền cho Dữu Quí Tài và nhiều

người khác kiểm điểm lại các bản đồ sao cũ, công cũng như tư, thuộc các đời Chu, Tề, Lương, Trần mà

trước kia Tổ Hằng Chi và Tôn Tằng Hóa giữ. Mục đích là để đúc một cái đồ 蓋 圖, tức là một bán thiên

cầu với các sao của 3 môn phái thiên văn xưa.» [7]

Ta thấy nền thiên văn học Trung Hoa với những dụng cụ và phương pháp kể trên đã thực sự bước

vào con đường của khoa học thực nghiệm. Nó tiến tới một mức độ nào rồi ngừng, vì không tìm được

thiên lý kính.

Quan tượng đài Bắc Kinh vào đời Thanh, Khang Hi sơ niên (1662)

Đến đời nhà Thanh, khoảng thế kỷ 17, các linh mục dòng Tên đã du nhập thiên lý kính vào Trung

Hoa , và từ đấy nền thiên văn học Trung Hoa mất dần dần cái phong thái cổ kính và độc đáo của nó.[8]

Chương 5

Dịch Kinh với Thiên văn học Trung Hoa

 

I. Thái Cực và vòng Dịch với thiên văn họcII. Thái Cực là vũ trụ, là toàn thể (Tout); Quần tinh, vạn

tượng là phân thể (parties du Tout).III. Quan niệm Âm Dương trong thiên văn họcIV. Tứ Tượng với thiên văn họcV. Ngũ Hành với thiên văn họcVI. Từ các quẻ Dịch đến quan niệm vũ trụ bất đồng đẳng

(Anisotropie) trong Thiên văn học (Univers anisotropes)VII. Định luật biến thiên và sinh trưởng, thu tàng áp dụng vào

thiên vănVIII. Định luật tụ tán của Dịch áp dụng vào thiên văn

 

Page 43: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Từ trước đến nay ít có người dùng Kinh Dịch để luận thiên văn. Điều đó rất dễ hiểu, vì trong Kinh

Dịch, những đoạn có liên quan đến thiên văn một cách lộ liễu tổng cộng chừng mươi dòng.

Quẻ Bí 賁 viết: «Cương nhu giao thác, thiên văn dã. Quan hồ thiên văn dĩ sát thời biến.» 剛 柔 交 錯 .天 文 也 .觀 乎 天 文 以 察 時 變 [Bí, Thoán truyện] (Cứng mềm giao nhau đó là văn vẻ tự nhiên của

trời vậy. Xem thiên văn để biết thời biến.)

Quẻ Phong 豐 viết: «Nhật trung tắc trắc, nguyệt doanh tắc thực, thiên địa doanh hư, dữ thời tiêu

tức.» 日 中 則 昃, 月 盈 則 食 ,天 地 盈 虛 , 與 時 消 息 [Phong, Thoán truyện]. Tạm dịch:

                   «Vầng Dương cao sẽ xế ngang,

              Trăng tròn rồi sẽ chuyển sang hao gầy.

                   Đất trời lúc rỗng, lúc đầy.

              Thăng trầm, tăng giảm, đổi thay theo thời.»

Hệ từ thượng 繫 辭 上, chương 4, viết: «Ngưỡng dĩ quan thiên văn, phủ dĩ sát địa lý.» 仰 以 觀 於

天 文 俯 以 察 於 地 理. Tạm dịch:

                   «Ngẩng lên tinh tượng vời trông,

              Cúi nhìn cho thấu lạch sông, ngọn nguồn.»

Hệ từ hạ 繫 辭 下, khi bình giải hào Cửu tứ quẻ Hàm 咸 viết: «Nhật vãng tắc nguyệt lai. Nguyệt

vãng tắc nhật lai. Nhật nguyệt tương thôi nhi minh sinh yên. Hàn vãng tắc thử lai. Hàn thử tương thôi

nhi tuế thành yên.» 日 往 則 月 來 月 往 則 日 來 日 月 相 推 而 明 生 焉 寒 往 則 暑 來 暑 往 則 寒

來 寒 暑 相 推 而 歲 成 焉. [Hệ từ hạ, chương 5] Tạm dịch:

                   «Vầng trăng đắp đổi vầng Dương,

              Vầng Dương đắp đổi đài gương Quảng Hằng.

                   Mặt trời cùng với mặt trăng,

              Luân phiên đắp đổi nên hằng sáng soi.

                   Lạnh đi, nóng lạnh tới nơi,

              Nóng đi, lạnh lại trở lui thay liền.

                   Hàn, ôn đắp đổi thường xuyên,

              Cho nên tuế nguyệt miên triền sinh ra.»

Những tài liệu trên đây dĩ nhiên là không đủ để nhận định về thiên văn, cổ cũng như kim.

Sở dĩ ngày nay tôi có thể dùng Dịch để bình luận được về thiên văn là vì tôi có may mắn khai thác

thêm được ít nhiều yếu tố của Kinh Dịch mà xưa nay chưa ai khai thác. Đó là:

- Dựa vào các đồ bản Dịch mà suy luận.

- Dựa vào Dịch số mà suy luận.

Page 44: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Dựa vào các định luật của Dịch mà suy luận.

- Tham khảo thiên văn học hiện đại để chứng nghiệm.

Dựa vào những dữ kiện trên, tôi sẽ bàn mấy vấn đề sau đây:

1. Thái Cực và vòng Dịch với thiên văn học.

2. Thái Cực là vũ trụ, là toàn thể (Tout); Quần tinh, vạn tượng là phân thể (parties du Tout).

3. Âm Dương với thiên văn học. 4. Tứ Tượng với thiên văn học.

5. Ngũ Hành với thiên văn học.6. Các quẻ Dịch với quan niệm Vũ trụ bất đồng đẳng (univers

anisotrope).

7. Định luật biến dịch; định luật sinh, trưởng, thu tàng với thiên văn.

8. Định luật tụ tán của thiên văn.

 

I. Thái Cực và vòng Dịch với thiên văn học

Trong dân gian ta thường thấy trước cửa nhà có treo hình Bát quái với Thái Cực ở tâm điểm. Tại sao

dân chúng lại trọng kính Bát quái đến như vậy?

Thưa vì, truy kỳ nguyên, Thái Cực chính là Trời, là Thượng Đế, còn Bát quái tượng trưng cho các

hiện tượng, cho vạn hữu, quần sinh. Như vậy bát quái có Tâm, mà Tâm ấy chính là Thái Cực.

Dịch là hình ảnh của vũ trụ. Nếu Dịch có tâm, có trục, thì bầu trời bao la này cũng phải có tâm có

trục. Trục ấy và Tâm ấy ở đâu trên bầu trời?

Khảo thiên văn Trung Hoa ta thấy có hai thuyết:

a. Tâm vũ trụ là sao Bắc Thần.

b. Tâm của vũ trụ cách sao Bắc Thần chừng vài độ.

a. Tâm vũ trụ là sao Bắc Thần (étoile polaire)

Người Trung Hoa xưa tin rằng sao Bắc Thần (étoile polaire) là tâm điểm của bầu trời và các tinh cầu

đều vận chuyển chung quanh sao bắc Thần.

Luận Ngữ có câu: «Vi chính dĩ đức, thí như Bắc Thần, cư kỳ sở, nhi chúng tinh củng chi.» 為 政 以

德 , 譬 如 北 辰 居 其 所 而 眾 星 拱 之 (Làm chính trị mà dùng đức độ [thì mọi người sẽ tùng phục

qui thuận] y như sao Bắc Thần ở một chỗ mà mọi vì sao đều chầu về.)[1]

Thiên văn Trung Hoa xưa gọi sao Bắc Thần là:

Page 45: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Thiên Hoàng Thượng Đế.[2] - Bắc Cực. - Thiên Cực.[3]

Lại cho rằng đấng Tối cao ngự trị tại đó.[4]

Như vậy, đối với dân Trung Hoa xưa, Bắc Thần đã là tâm điểm của hoàn võ, là nơi Thượng Đế ngự

trị.

Còn vòng Hoàng Đạo, Xích Đạo có thể sánh với vòng Dịch bên ngoài, biến chuyển không ngừng

nghỉ.

b. Tâm của vũ trụ gần sao Bắc Thần

Tuy nhiên quan niệm thiên văn trên không làm cho chúng ta được thỏa mãn, bởi lẽ: Tâm điểm của

vòng Dịch là Thái Cực vô hình tướng. Chẳng lẽ trung tâm vũ trụ là sao bắc Thần lại hữu hình hữu tướng

hay sao?

Theo Dịch, cái gì đã có hình tướng thì tất phải biến thiên. Như vậy, chẳng lẽ sao Bắc Thần, có hình

tướng như mọi vì sao khác, lại bất biến, bất động hay sao?

Quả nhiên sau này Trầm Quát, một thiên văn gia đời Tống, đã sửa lại quan điểm của người xưa. Ông

nhận định rằng sao Bắc Thần không phải là tâm điểm vũ trụ; trái lại, nó cách tâm điểm của bầu trời

chừng 3 độ, và xoay quanh tâm điểm ấy.

Ông viết: «Trước thời nhà Hán, người ta tin rằng sao Bắc Thần là tâm điểm của bầu trời, vì thế được

gọi là Cực Tinh. Tổ Hằng Chi (thế kỷ 5) nhờ ống vọng đồng đã tìm thấy rằng tâm điểm cố định của bầu

trời cách sao Bắc Thần chừng non 1o.

«Trong những năm Hi Ninh (1068-1077, đời vua Tống Thần Tông) tôi vâng mệnh vua coi Khâm

thiên giám. Tôi liền cố tìm Bắc Cực bằng ống vọng đồng. Ngay từ tối hôm đầu, tôi nhận thấy rằng: vì

sao mà tôi có thể nhìn qua ống vọng đồng một lát sau lại chuyển động ra ngoài ống vọng đồng. Tôi cho

rằng lỗ ống còn quá nhỏ. Cho nên tôi làm những ống có lỗ to dần thêm. sau ba tháng thí nghiệm, tôi mới

làm được một ống nhòm có lỗ to đủ để nhìn thấy sao Bắc Thần xoay quanh mà không trật ra ngoài. Tôi

nhận thấy rằng sao Bắc Thần xoay quanh và cách Bắc Cực khoảng 3o.

«Tôi liền vẽ nhiều đồ bản ghi chú vị trí của sao Bắc Thần từ khi sao lọt vào tầm ống nhòm, lúc chập

tối, lúc nửa đêm, và lúc tảng sáng. Hơn 200 đồ bản như vậy đã chứng minh rằng sao Bắc Thần cũng là

một sao xoay quanh Bắc Cực. Tôi liền làm sớ tấu trình lên vua để báo cáo.» [5]

Nhận định của Trầm Quát[6] có giá trị về ba phương diện:

a. Về phương diện triết học, nó cho thấy Vô là chủ chốt cho Hữu: Vô hình là chủ chốt cho hữu hình,

hữu tướng.

b. Vì là Vô như vậy, nó mới có thể vừa làm cho tâm điểm giải thiên hà (galaxie) của chúng ta, vừa

có thể làm tâm điểm hay trục cho các giải thiên hà khác.

c. Về phương diện khoa học, nó cho thấy tại sao các sao Bắc Thần lại có thể thay đổi sau một vài

nghìn năm.

Và đây là các sao đã giữ vai trò Bắc Thần từ xưa đến nay trong thiên văn Trung Hoa:

Page 46: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

(1) Tả Khu 左 樞, Hữu Khu 右 樞 (khoảng năm 3000 tcn). Bắc Cực ở giữa hai sao này.

(2) Thiên Ất 天 乙 (3067 i Draconis)

(3) Thái Ất 太 乙 (42 hay 184 Draconis). Hai sao Thiên Ất và Thái Ất ở gần sao Hữu Khu và có lẽ

đã được coi là sao Bắc Thần. Thái Ất được coi là sao Bắc Thần vào khoảng năm 2000, 1500 tcn.

(4) Thiên Đế Tinh 天 帝 星 (b Ursae Minoris, Kochab) đóng vai Bắc Thần khoảng năm 1000 tcn.

(5) Thiên Khu 天 樞 hay Nữu Tinh 紐 星 (4339 Camelopardi). Sao này có lẽ đã đóng vai Bắc Thần

thời Hán (200 tcn - 200 cn).

(6) Thiên Hoàng Đại Đế 天 皇 大 帝 (a Ursae Minoris) đóng vai Bắc Thần hiện nay.[7]

Có cái lạ là trong khi người Trung Hoa từ xưa đã biết lấy Bắc Thần làm tâm điểm vũ trụ thì người

Âu Châu hãy còn ở trình độ lấy trái đất làm tâm điểm vũ trụ. Người Âu Châu xưa cho rằng: Trái đất bất

động, làm tâm điểm vũ trụ.

Ngoài trái đất ra ta còn có 9 tầng trời:

Tầng thứ 1: Thái âm thiên (Mặt trăng: Lune)

Tầng thứ 2: Thủy tinh thiên (Thủy tinh: Mercure)

Tầng thứ 3: Kim tinh thiên (Kim tinh: Vénus)

Tầng thứ 4: Thái dương thiên (Mặt trời: Soleil)

Tầng thứ 5: Hùnh hoặc thiên (Hỏa tinh: Mars)

Tầng thứ 6: Tuế tinh thiên (Mộc tinh: Jupiter)

Tầng thứ 7: Trấn tinh thiên (Thổ tinh: Saturne)

Tầng thứ 8: Liệt tinh thiên (Monde des étoiles)

Tầng thứ 9: Tôn động thiên (Empyrée). Tôn động thiên không có sao nào, mà là nơi thần thánh ở.[8]

Như vậy, ít ra ta cũng thấy rằng: Quan niệm về tâm điểm vũ trụ của phương Đông và phương Tây

ngược nhau.

Phương Đông cho rằng: Bắc Cực trên trời là tâm điểm vũ trụ. Phương Tây cho rằng: Trái đất là tâm

điểm vũ trụ (ví dụ: Trời ở tâm điểm vũ trụ).

Phương Đông cho rằng: Cái gì ở tâm điểm là cao quý nhất, còn ở chu vi thì thấp kém nhất. Phương

Tây cho rằng: Cái gì ở trung điểm thì thấp kém nhất, cái gì ở chu vi là cao quý nhất (ví dụ: Thượng Đế

và liệt thánh ở vòng trời ngoài cùng).

Thiên văn học Trung Hoa, áp dụng Dịch lý, đã cho ta thấy rằng Thượng Đế là tâm điểm, là chủ chốt

cho muôn loài, muôn vật, cho vũ trụ, quần tinh.

Như vậy, khảo Dịch, khảo thiên văn học Trung Hoa, ta biết được tín ngưỡng Trung Hoa xưa cao

thấp ra sao, sánh với tín ngưỡng các dân tộc khác.

 

Page 47: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

II. Thái Cực là Toàn thể (Tout) - Quần tinh, vạn tượng là phân thể (Parties du Tout)

Người Trung Hoa xưa cho rằng trời đất, quần tinh, vạn hữu đều là phân thể của một Toàn thể, đó là

Thái Cực.

Quan niệm về vũ trụ sinh hóa (Cosmogénèse) này rất quan trọng về phương diện triết học và đạo

giáo. Nó có thể chứng minh được bằng nhiều phương cách như sau:

a. Chứng minh bằng Dịch số

Nếu ta gọi Thái Cực là Một (=1) là Toàn thể, ta sẽ thấy trời đất, quần tinh, vạn hữu được phân chia

theo lẽ Dịch như sau:

1 , 1/2 , 1/4 , 1/8 , 1/16 , 1/32 , 1/64 , … , 1/∞ .

Như vậy, ta thấy từ Thái Cực xuống dần đến trời, đất (Âm, Dương) đến quần tinh, vạn hữu, qự qua

phân (differentiation; division) càng ngày càng trở nên nhỏ nhít.

Ta cũng có thể dùng những con số trong Hà Đồ để chứng minh rằng Vũ trụ là phân thể của Thái

Cực. Trong Hà Đồ, ta có:

(7)|

(2)|

(8) - (3) - (5) / (10) - (4) - (9)|

(1)|

(6)Ta thấy:     2 + 3 = 5                   1 + 4 = 5                   6 + 4 = 10                   1 + 9 = 10

                   2 + 8 = 10                   3 + 7 = 10                   8 + 7 = 15                   9 + 6 = 15Mà như ta đã biết, các con số 5, 10, hay 5 + 10 = 15 ở trung điểm Hà Đồ đều tượng trưng cho Thái

Cực; còn các số bên ngoài đều tượng trưng cho vạn hữu.

b. Chứng minh bằng Tượng (Symboles)

Nếu ta hình dung Thái Cực (hay Toàn thể) bằng hình Thái Cực, ta sẽ tượng trưng quần tinh, vạn hữu

bằng bát quái.

Quần tinh, vạn hữu là phân thể của Thái Cực, y như Bát quái là phân thể của Thái Cực theo đồ bản

sau.

 

Nghiên cứu đồ bản trên, ta thấy:

Kiền (Càn): thuần Dương, tương ứng với phần thuần Dương của Thái Cực.

Page 48: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Khôn: thuần Âm, tương ứng với phần thuần Dương của Thái Cực.

Tốn, Đoài: 1 hào Âm, 2 hào Dương, tương ứng với Dương nhiều Âm ít của Thái Cực.

Chấn, Cấn: 1 hào Dương, 2 hào Âm, tương ứng với Dương ít Âm nhiều của Thái Cực.

Khảm, Ly: ở vào nơi Âm Dương gần như ngang ngửa của Thái Cực (hào Âm hay hào Dương ở giữa

là rất quý, nên ảnh hưởng có thể gần như quân bình với 2 hào ngoài).

Thế tức là bất kỳ hào quái nào (hiện tượng nào, vật thể nào) cũng là phân thể của Thái Cực và đều đã

hàm tàng trong Thái Cực.

c. Chứng minh bằng huyền thoại

Người Trung Hoa đã dùng huyền thoại bàn Cổ để mô tả sự qua phân của Thái Cực thành trời đất,

vạn hữu, tinh cầu.

Nhiệm Phưởng, thế kỷ 6 cn, đã viết về Bàn Cổ trong quyển Thuật Dị Ký như sau: «Xưa khi Bàn Cổ

chết, đầu ông thành tứ nhạc; 2 mắt ông thành mặt trời, mặt trăng; mỡ ông thành sông biển; râu tóc ông

thành cỏ cây. Thời Tần và Hán, người ta thường cho rằng đầu Bàn Cổ là Thái Sơn, bụng ông là Tung

Sơn, tay trái ông là Hành Sơn, tay phải ông là Hằng Sơn, chân ông là Hoa Sơn. Tiên Nho cho rằng nước

mắt Bàn Cổ chảy thành sông, hơi thở ông là gió, tiếng ông là sấm, con ngươi ông là chớp.» [9]

Đạo Lão sau này, lại phỏng theo huyền thoại Bàn Cổ và cho rằng Lão Tử đã phân hóa thành vũ trụ.

Chân Loan, trong quyển Tiếu Đạo Luận, đã tóm tắt quyển Thái Thượng Lão Quân tạo thiên lập địa

sơ ký như sau:

«Lão Tử biến hóa hình hài. Mắt trái ngài thành mặt trời, mắt phải ngài thành mặt trăng, đầu ngài

thành núi Côn Lôn, râu ngài thành các hành tinh và Nhị thập bát tú, xương ngài thành rồng, thịt ngài

thành muôn thú, ruột ngài thành rắn, bụng ngài thành biển, các ngón tay ngài thành Ngũ Nhạc, lông mày

ngài thành cỏ cây, tim ngài thành chòm sao Hoa cái, hai trái thận ngài hợp với nhau thành ra cha và mẹ

của ‘Chân Yếu phụ mẫu’.» [10]

Nhiều nước trên thế giới cũng có những huyền thoại tương tự. Iran có huyền thoại Gaya Maretan,

các nước Bắc Ấu có huyền thoại Ymer, Ấn Độ có huyền thoại Purusha.[11]

Page 49: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

d. Chứng minh bằng văn liệu Trung Hoa

Trong quyển ký sự của linh mục J.B. Du Halde về Trung Hoa và Mãn Châu, có ghi chép rằng: Thế

kỷ 18 có một triết gia Trung Hoa tên là Tchin (?) đã chủ trương rằng trời, đất, nhật, nguyệt, tinh cầu đều

phát xuất từ một đại thể, đó là Thái Cực. Ông giải thích quan niệm của ông bằng một bức họa.[12]

e. Chứng minh bằng thiên văn học hiện đại

Thuyết vũ trụ, tinh cầuđều từ một hồn khối phát sinh ngày nay được nhiều thiên văn gia Âu Châu

chấp nhận.

Người chủ xướng là Lemaître, một linh mục người Bỉ. Ông chủ trương tinh cầu đều từ một hồn khối

thái sơ (atome primitif) sinh xuất.[13]

Thuyết này đã được nhiều thiên văn gia danh tiếng khác như Edington chấp nhận.[14]

Như vậy quan niệm của Dịch Kinh đã ăn khớp với những quan niệm mới mẻ nhất của thiên văn học.

Dịch Kinh muốn chứng minh rằng nếu Thái Cực là Toàn thể, là Đại thể, thì vũ trụ cũng là một Toàn thể,

một Đại thể bao quát cả không gian lẫn thời gian (trên dưới bốn phương là VŨ, xưa nay qua lại là TRỤ).[15]

Do đó các tinh cầu và vạn vật bên trong chỉ là những phân thể của một Đại thể. Đã là phân thể của

một Đại thể, thì những ảnh hưởng đối với nhau tất nhiên phải có. Cho nên nói rằng: các vì sao, mặt trời,

mặt trăng, các hành tinh, các sao chổi ảnh hưởng đến con người là một điều hết sức khoa học và hữu lý.

Nói như vậy chẳng khác gì nói rằng các tế bào trong người đều có ảnh hưởng đến nhau, dẫu là xa cách

nhau như tế bào đầu, tế bào chân chẳng hạn. (Tế bào đầu và tế bào chân có lẽ cũng xa nhau như các giải

thiên hà [galaxies] xa nhất, xa nhau.) Một đám tế bào mà khởi loạn, thì các tế bào châu thân sẽ chịu ảnh

hưởng và con người sẽ đi đến chỗ tiêu vong (như trong trường hợp bệnh ung thư chẳng hạn).

Cũng một lẽ, một sự bùng nổ trên mặt trời có thể sẽ gây bệnh hoạn tang tóc ở trái đất.

 

III. Quan niệm Âm Dương trong thiên văn học

Người Trung Hoa, trung thành với thuyết Âm Dương, đã phân trời đất, tinh cầu, vạn sự, vạn vật

thành Âm Dương.

Trời là Dương; Đất là Âm.

Khinh thanh là Dương; Trọng trọc là Âm.

Mặt trời là Thái Dương; Mặt trăng là Thái Âm.

Đông Nam (là Dương); Tây Bắc là Âm, v.v.

Các sao trên trời cũng được phân thành Âm, Dương; điển hình nhất là các sao trong khoa Tử Vi.

Như ta đã biết, Dương tượng trưng cho: mặt trời, vua, cha, chồng, hiền nhân, quân tử, Trung Quốc,

v.v.; Âm tượng trưng cho: đất, mặt trăng, hoàng hậu, con, bầy tôi, tiểu nhân, di địch, v.v.

Page 50: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Cho nên mỗi khi có nhật thực (éclipse de soleil), người Trung Hoa cho rằng ở dưới trần thế cương

thường đã lỗi: tôi phản vua, con hại cha, hoàng hậu lấn át quyền vua, tiểu nhân lấn át quân tử, di địch lấn

át Trung Hoa, v.v.

Tệ nhất là nhật thực vào tháng 4 và tháng 10. Tháng 4 là tháng thuần Dương (Kiền), là tháng Dương

mạnh nhất. Mạnh nhất mà còn bị lấn át thì dĩ nhiên là nguy. Tháng 10 là tháng thuần Âm (Khôn) (tuy

rằng vẫn được gọi là dương nguyệt). Tháng này dĩ nhiên là Dương quá yếu. Dương đã quá yếu mà còn

bị lấn át nữa, thì còn gì là Dương.[16]

Người Trung Hoa vì trọng Dương khinh Âm nên trong sách Xuân Thu chỉ ghi nhật thực chứ không

ghi nguyệt thực (éclipse de lune).

 IV. Tứ Tượng với thiên văn

Nếu Dịch có Tứ Tượng, thì thiên văn học Trung Hoa cũng có Tứ Linh, và Nhị thập bát tú trên vòng

Hoàng Đạo cũng được chia thành 4 nhóm, tương ứng với Tứ Linh. Vì thế ta có:

(1) Chòm Thanh Long phía Đông gồm 7 sao: Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾,

Cơ 箕.

(2) Chòm Chu Tước phía Nam gồm 7 sao: Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼,

Chẩn 軫.

(3) Chòm Bạch Hổ phía Tây gồm 7 sao: Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參.

(4) Chòm Huyền Võ phía Bắc gồm 7 sao: Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích

璧.

Trong khoa thiên văn Âu Châu thời cổ, Tứ Tượng được thể hiện bằng:

- Bốn phương đất. - Bốn phương trời. - Bốn mùa.

- Bốn vì sao, đánh dấu bốn mùa: Aldebaran (sao Thiên Cao), Antarès (sao Tâm), Régulus (sao Nữ

Chủ), và Fomalhaut (Bắc Lạc Sư Môn).

Tứ linh tượng trưng cho bốn cung trời. Bốn cung trời chính Tứ Linh là:

- Bò, tức là cung Kim Ngưu (Taureau). - Sư tử, tức là cung Sư Tử (Lion).

- Phượng, tức là cung Thiên Yết (Scorpion). - Người, tức là cung Bảo Bình (Verseau).[17]

V. Quan niệm Ngũ Hành với thiên văn học Trung Hoa

Dịch có Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thì thiên văn cũng có:

- Kim Tinh (Vénus) - Mộc Tinh (Jupiter) - Hỏa Tinh (Mercure) - Hỏa Tinh (Mars)

- Thổ Tinh (Saturne)

 

VI. Từ các quẻ Dịch đến quan niệm vũ trụ bất đồng đẳng (Anisotropie) trong Thiên văn học

(Univers anisotropes)

Page 51: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nếu ta nhận xét về Bát quái trên vòng Tiên thiên, hay Hậu thiên, ta sẽ thấy 8 quẻ ở vào 8 hướng và

không quẻ nào giống quẻ nào.

Suy ra, vũ trụ và không gian hữu hình không thể nào đồng đẳng, mà mỗi hướng đều khác. Nhiều

thiên văn gia và nhiều học giả ngày nay cũng chủ trương như vậy.[18]

VII. Định luật biến thiên và sinh trưởng, thu tàng áp dụng vào thiên văn

Dịch chủ trương bất kỳ hiện tượng gì cũng có biến dịch, cũng có đầy vơi, tăng giảm, cũng chịu định

luật sinh trưởng, thu tàng.

Thiên văn học ngày nay đã chứng nghiệm điều đó. Vì trái đất quay nên bất kỳ thiên thể nào trên trời

cũng y như rong ruổi trên đường trời. Nếu chúng ta chụp ảnh bầu trời từng ngày, từng tháng, từng mùa,

ta sẽ thấy sự thay đổi vị trí các vì sao càng ngày càng rõ rệt. Trên vòng Hoàng Đạo, mỗi mùa đều có

chòm sao riêng…

Ta cũng có thể chứng nghiệm điều này bằng cách quan sát bầu trời mỗi đêm. Ví dụ: vào khoảng giữa

tháng 8 dương lịch, khoảng 10 giờ đêm, ta thấy nơi đỉnh đầu các sao Ngưu Lang (Altair), Chức Nữ

(Véga). Trông về phía Nam, ta thấy các sao Tâm (Antarès), Vĩ (trong chòm Scorpion), Cơ (trong chòm

Sagittaire).

Khoảng 5 giờ sáng, ta lại thấy ở đỉnh đầu là các sao: Khuê (chòm Carré du Pegase), Lâu (Hamal du

Bélier), Mão (Pléiades), Thiên Thuyền (Mirfak du Persée). Nhìn sang phía Đông, ta thấy các sao Tất

(Hyades), Chủy (chòm Orion 1 et 2 de la Tête), Sâm (Bételgeuse) và Thiên Cẩu (Sirius).

Sang tháng 10 dương lịch, khoảng 10 giờ đêm, ta lại thấy các sao Thất Bích (chòm Pégase) nơi đỉnh

đầu. Khoảng 5 giờ sáng, ta sẽ thấy các sao Tất, Chủy, Sâm, và Thiên Cẩu nơi đỉnh đầu, v.v.

Các vì sao y như là những diễn viên, cứ đúng ngày, đúng giờ, lại hiện ra nơi sân khấu trời.

Vả lại các sao cũng có non, già, nóng, lạnh. Có những vì sao sơ sinh, có những sao gần mãn kiếp, y

như số phận con người nơi trần gian này.

Ngày nay, các thiên văn gia phân loại sao thành 10 thứ hạng như sau:

- Hạng O    sức nóng 30.000o - Hạng B     sức nóng 20.000o - Hạng A    sức nóng 10.000o

- Hạng F     sức nóng 7.500o - Hạng G    sức nóng 5.600o - Hạng K    sức nóng 4.000o

- Hạng M    sức nóng 3.000o - Hạng N và hạng R sức nóng xấp xỉ như hạng K và M

- Hạng S     thuộc hạng sao lạnh.

Các sao càng trẻ càng trắng. Các sao có tuổi thì ngả màu vàng. Các sao già thì biến sang màu đỏ.[19]

VIII. Định luật tụ tán của Dịch áp dụng vào thiên văn

Nói đến Âm Dương tức là nói đến định luật vãng lai, tụ tán. Hiểu được định luật tụ tán tức là hiểu

được quá khứ vị ali của vũ trụ.

Thực vậy, nếu ta coi vũ trụ như là một bầu tròn và chấp nhận rằng vũ trụ này không im lìm, mà biến

dịch luôn, thì tất nhiên ta phải chấp nhận rằng: hoặc nó đang trong thời kỳ tán, hoặc nó đang trong thời

kỳ tụ.

Page 52: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Đầu thế kỷ 20, khoa thiên văn học Âu Châu mới khám phá ra rằng vũ trụ chúng ta đang ở trong thời

kỳ tán.

Nhờ phương pháp thâu quang phổ (spectroscopie) và dựa vào định luật Doppler Fizeau[20] các thiên

văn gia khám phá ra rằng các giải thiên hà (galaxies) đang đua nhau tiến về miền biên viễn của vũ trụ, y

như là cái bọt xà phòng của trẻ con chơi, đang được thổi phồng lên, theo lý thuyết của Georges

Lemaître, đã được Hubble và Eddington chấp nhận.[21]

Nếu như vậy thì khi vũ trụ tán đến một cực điểm, sẽ bắt đầu tụ dần lại, co lại, vì «Dịch cùng tắc

biến, biến tắc thông, thông tắc cửu» và đại vũ trụ sẽ trở dần về tâm điểm, thực hiện một cuộc phản bản

hoàn nguyên vĩ đại.[22]

Kết luận

Những áp dụng của Dịch lý trên đây vào thiên văn học mới đầu ngỡ là tầm thường, nhưng nếu ta

chịu suy nghĩ, cân nhắc, sẽ thấy nó có một tầm quan trọng hết sức lớn lao về phương diện đạo giáo cũng

như về phương diện triết học, khoa học.

Tóm lại, ta thấy vũ trụ này là sự hiển dương, phân hóa của Thái Cực, của Thượng Đế; tuy có doanh,

hư, tiêu, trưởng, nhưng chính nhờ có sự thăng trầm, biến hóa, vãng lai, phản phục, tụ tán ấy mà sẽ vĩnh

cửu qua muôn vàn đợt sinh sinh, diệt diệt vô cùng tận.

Vũ trụ này là một đại thể có tôn ti, trật tự, và biến động theo những định luật cố định.

Học Dịch cũng như là học thiên văn, cốt là tìm cho ra những định luật chi phối mọi sự biến thiên,

tiến thoái ấy.

Chương 6

Khái lược về Thiên văn học Trung Hoa

theo Vương Trí Viễn đời Tống

 

I. THIÊN VĂN ĐỒ

II. NHẬN ĐỊNH

 

Những chương đại cương ở trên, tuy rất cần thiết về phương diện khảo cứu, nhưng đôi khi rất là khó.

Tôi cũng biết vậy, nhưng thà rằng trình bày cùng độc giả những tài liệu tuy khó nhưng có giá trị, còn

hơn là đưa ra những tài liệu tầm thường không đứng vững được với thời gian.

Trong những chương tiếp, tôi sẽ dùng những tài liệu cổ, trình bày dần dà cùng quý vị bầu trời và

những vì sao trên trời.

Chúng ta sẽ dần dần làm quen với những vì sao trên trời, và nếu muốn, quí vị cũng có thể xem sao,

và biết được sao nào trên trời tên gì.

Ngày nay, muốn xem sao trời cũng không khó, tôi xin mách quí vị bí quyết:

- Dùng phương pháp hình học để tìm sao. Phương pháp này đã được Đại úy Hải quân Pierre Sizaire

trình bày trong các bộ sách của ông về thiên văn, đã được toát lược trong cuốn Le Guide des Étoiles.[1]

Page 53: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Có một bản đồ bầu trời của Pierre Sizaire.

- Có một bảng đối chiếu các tên sao Đông - Tây.

- Định được Đông, Tây, Nam, Bắc nơi mình ở.

- Định được Bắc Cực, Hoàng Đạo, Xích Đạo trên trời.

- Theo dõi các chòm sao (từ một sân thượng nhà nào đó) vào khoảng 9 giờ tối, 12 giờ đêm, và nếu

được, 4 giờ sáng.

- Nhờ một người biết sao chỉ cho mình biết tên một vài ngôi sao sáng nhất, tùy theo mỗi mùa. Nhân

đó mình suy đoán ra được các vì sao khác. Mà trong nước ta, các sĩ quan Hải quân, các nhân viên hàng

hải thường rất am tường các sao.

Sau đây xin trở lại đề tài: Khái niệm về thiên văn học theo Vương Trí Viễn 王 致 遠 đời Tống.

Sở dĩ tôi muốn giới thiệu cùng quí vị tài liệu thiên văn học này vì đó là một trong bốn tài liệu [2] đã

được dùng để dạy vua Ninh Tông nhà Tống khi ngài còn là Thái Tử. Những tài liệu này sau đã được

Vương Trí Viễn khắc vào bốn tấm bia đá lớn, năm 1247.

Gọi là của Vương Trí Viễn e cũng chưa được chỉnh lắm, Joseph Needham cho rằng tài liệu trên đã

được Vương Trí Viễn khắc vào bia đá năm 1247, nhưng thực ra đã được Hoàng Thường, thái sư của vua

Ninh Tông soạn năm 1193.

Tôi đề cập tài liệu này vì những lý do sau đây:

(1) Đó là tài liệu dùng để dạy một thái tử khi xưa.

(2) Nó toát lược thiên văn học và có cả một bản đồ bầu trời đầy sao, được khắc vào một tấm bia đá

lớn 182 x 102 cm.

(3) Các học giả phương Tây đã đến sao chép, làm phóng bản, và những bản in ấy hiện được lưu giữ

tại Bibliothèque d’Art et d’Archéologie do Mr. Doucet sáng lập.

(4) Tài liệu thiên văn học này đã được Joseph Needham chụp lại và in trong quyển Science and

Civilisation in China, quyển 3, nhưng chỉ in có bản đồ sao chứ không có chữ Hán về thiên văn. Quý hơn

hết là các tài liệu này đã được Ed. Chavannes đăng tải, chụp lại, và dịch trong quyển I bộ Mémoires

concernant l’Asie Orientale từ trang 43 đến 57. Hình chụp lớn 40 x 25 cm, gồm cả hình lẫn chữ, có thể

đọc được dễ dàng (Chavannes cũng chụp lại và dịch cả ba tài liệu về địa lý, lịch sử, và Tô Châu đồ nói

trên).

(5) Tài liệu này đánh dấu trình độ hiểu biết về thiên văn của người Trung Hoa cách nay gần 1000

năm.

Sau đây xin dịch và bình bài Thiên Văn Đồ.

 

I. THIÊN VĂN ĐỒ

(Hoàng Thường 黃 裳 & Vương Trí Viễn 王 致 遠 )

Page 54: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

» Nguyên bản chữ Hán

Phi Lộ

Trước khi Thái Cực chưa phân, tam tài (Trời, Đất, Người) còn hàm ngụ ở bên trong, nên gọi là Hỗn

Độn.

Gọi là Hỗn Độn có ý nói: Trời, Đất, Người còn hồn nhiên, lộn lạo, chưa phân phôi.[3]

Khi Thái Cực đã chia, thì Khinh thanh thành Trời, Trọng trọc thành Đất. Thanh trọc hỗn tạp pha trộn

với nhau thành Người. Khinh thanh là Khí, Trọng trọc là Hình. Hình Khí hợp với nhau là Người. Cho

nên những hiện tượng của Khí trên trời đều là do lý tự nhiên nơi Thái Cực. Lý ấy chuyển vận thì thành

nhật nguyệt, phân chia mà thành Ngũ tinh, liệt bày mà thành Nhị thập bát tú, hội hợp mà thành Bắc Đẩu,

Bắc Thần. Cái gì cũng theo những định luật hằng cửu, cũng ứng hợp với nhân đạo, nên có thể dùng Lý mà

suy biết.

Thiên Thể

Chu vi trời là 365o ¼. [4] Đường kính trời là121o ¾. Mỗi độ chia thành 100 phần. ¼ độ là 25/100, ¾

độ là 75/100. Trời tả tuyền (quay về phía trái). [5] Phía Đông trời cao hơn đất, phía Tây trời xuống dưới

đất. Trời chuyển vận không ngừng. Trong thời gian ngày một đêm trời chuyển vận một vòng 366o ¼.

Địa Thể

Đất đo được 24o mỗi chiều. Đất dày ½ như vậy (tức là 12o). Thế đất thấp hơn về phía Đông Nam. [6]

Thế đất cao hơn về phía Tây, và cao hơn khoảng 1o.

Thiệu Ung cho rằng: Nước, lửa, đất, đá hợp nhau để tạo nên đất. Nhưng nay, cái mà tôi nói là có 24o

một chiều, đó chỉ mới là thứ thành bởi đất và đá; ngoài đất và đá ra, còn có nước, mà nước liền với trời.

Tất cả những thứ đó là hình trái đất, mà mỗi chiều cũng phải đo được 121o ¾.

Hai cực Bắc, Nam là hai cực trên dưới của trục. Bắc ở phía trên, Nam ở phía dưới, nếu ta trông từ

trên xuống.

Bắc Cực

Bắc Cực cách đất 35o . [7]

Nam Cực

Nam Cực cũng cách chân trời hơn 35o về phía dưới. Đường ở khoảng giữa hai cực và cách hai cực

91o 1/3 là Xích Đạo.

Xích Đạo

Xích Đạo đi một vòng quanh ngang bụng trời. Xích Đạo dùng để đo khoảng cách giữa Nhị thập bát

tú.

Nó ở khoảng cách giữa hai cực, và «Thiên tâm trung khí» ở đó. Nó chuyển vận đều đặn, không

nhanh, không chậm, chuyển vận ngày đêm, là động cơ làm cho trời quay từ Đông sang Tây. Nó sinh ra

bốn mùa, điều hòa nóng lạnh, điều hòa Âm Dương. Nó là hậu thiên Thái Cực.

Page 55: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tiên thiên Thái Cực sinh ra trời đất trong vô hình. Hậu thiên Thái Cực chuyển vận trời đất trong hữu

hình. Cái diệu dụng của Tam Tài (Trời, Đất, Người) ở hết trong đó vậy.

Mặt Trời

Mặt trời là tinh hoa của Thái Dương, chủ sinh dưỡng, làm ơn ích, đó là ảnh tượng của vua.

Nếu vua cai trị đúng lẽ, mặt trời sẽ có ngũ sắc; nếu vua cai trị sái lẽ, mặt trời sẽ lộ ra khuyết điểm để

răn bảo nhà vua như Sử Ký đã chép về nhật thực, về mặt trời có vết đen, mặt trời hóa đỏ, mặt trời mất

sáng, hoặc hóa thành sao chổi hiện ra ban đêm, sáng rực bốn phương.

Mặt trời có đường kính là 1o5 từ Tây sang Đông, mỗi ngày đi một độ, một năm đi hết một vòng chu

thiên.[8] Đường mặt trời đi gọi là Hoàng Đạo.

Hoàng Đạo

Hoàng Đạo cắt Xích Đạo; nửa ở ngoài, nửa ở trong Xích Đạo. Ngày Đông Chí, Hoàng Đạo ở ngoài

Xích Đạo 24o và xa Bắc Cực nhất. Mặt trời mọc giờ Thìn, lặn giờ Thân, cho nên khí trời lạnh, ngày

ngắn mà đêm dài.

Ngày Hạ Chí, Hoàng Đạo ở trong Xích Đạo 24o và gần Bắc Cực nhất. Mặt trời mọc giờ Dần, lặn giờ

Tuất, cho nên khí trời nóng, ngày dài và đêm ngắn.

Ngày Xuân Phân và Thu Phân, Hoàng Đạo và Xích Đạo gặp nhau. Lúc ấy Hoàng Đạo ở khoảng giữa

hai cực. Mặt trời mọc giờ Mão, lặn giờ Dậu, nên khí trời hòa mà đêm ngày bằng nhau vậy.

Mặt Trăng

Mặt trăng là tinh hoa của Thái Âm, chủ hình phạt, uy quyền, tượng trưng cho đại thần. Nếu đại thần

có đức, làm trọn được cái đạo phụ bật nhà vua, thì mặt trăng đi đúng độ.

Nếu đại thần lạm quyền, quí thích hay hoạn quan làm việc nước, thì mặt trăng lộ khuyết điểm và

sinh ra những biến dị, như sử ký[9] đã chép về nguyệt thực, về mặt trăng che lấp ngũ tinh: Ngũ tinh lọt

vào trong lòng gương mặt trăng; mặt trăng sáng ban ngày hay biến thành tuệ tinh lăng phạm Tử Vi cung,

hay xâm phạm vào các cung trời.[10]

Mặt trăng đường kính là 1o ½. Mỗi ngày đi 13o 37/100. Hơn 27 ngày đi một vòng trời. Đường mặt

trăng gọi là Bạch Đạo.

Bạch Đạo

Bạch Đạo cắt Hoàng Đạo: nửa nằm ngoài, nửa nằm trong vòng Hoàng Đạo. [Bạch Đạo] ờ trong hay

ở ngoài [Hoàng Đạo] không quá 6o, cũng như Hoàng Đạo ở trong hay ở ngoài Xích Đạo 24o vậy.

Dương tinh như lửa, Âm tinh như nước. Lửa thì phát quang, nước thì hội ảnh, cho nên trăng sáng là

nhờ mặt trời chiếu vào; trăng tối là vì không có ánh sáng mặt trời chiếu vào.

Khi mặt trăng xung đối (opposition) với mặt trời, thì sáng; khi trăng giao hội (conjonction) với mặt

trời, thì tối.

Khi mặt trăng đồng độ với mặt trời, thì là ngày Sóc (mồng 1).[11]

Page 56: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Khi mặt trăng gần mặt trời ¼ vòng chu thiên (90o) [12] hay cách xa mặt trời ¾ vòng chu thiên

(270o) [13] thì gọi là Thượng Huyền hay Hạ Huyền.

Gọi là 4, tức là muốn nói rằng: vào ngày mồng 8 và ngày 23 của tuần trăng, khi mặt trăng cách mặt

trời ¼ vòng chu thiên (90o), thì gọi là «gần một» (Thượng Huyền).; khi cách mặt trời ¾ vòng chu thiên,

thì gọi là «cách ba» (Hạ Huyền).

Khi gần mặt trời, chỉ cách có ¼ vòng chu thiên (90o), mặt trăng được ½ ánh mặt trời, nên nó ½ sáng,

½ tối, như một dây cung căng trên cung.

Ngày Thượng Huyền, ta thấy trăng sáng vào lúc chập tối, cho nên phía sáng ở về đàng Tây. Ngày Hạ

Huyền, ta thấy mặt trăng sáng về lúc gần sáng, nên phía sáng của nó ở đàng Đông.

Khi mặt trăng và mặt trời đối xung nhau (opposition), thì là ngày Vọng (ngày Rằm; ngày 15, trăng

tròn).[14] Đông Tây đối nhau, mặt trăng sáng hoàn toàn, không chỗ nào tối.

Khi mặt trăng hết sáng, không còn hình thể nữa, thì gọi là ngày Hối (ngày cuối tuần trăng, tức là

ngày 30), mặt trăng chuyển vận gần mặt trời nhất, nên không còn thấy được hình thể và vẻ sáng nữa.

Khi mặt trăng theo đường Bạch Đạo, ở đúng vào giao điểm với vòng Hoàng Đạo, nếu trường hợp

này xảy ravào giữa tháng thì có nguyệt thực.

Khi nhật thực, mặt trăng che mặt trời; khi nguyệt thực, mặt trăng bị mờ tối, không còn nhận được

ánh mặt trời (mặt trăng ám hư mờ tối vì ở vào chỗ chính đối chiếu của mặt trời).[15]

Kinh Tinh[16]

Kinh Tinh gồm Tam Viên,[17] các sao trong và ngoài vòng Hoàng Đạo. Tổng cộng là 383 Quan,[18]

1565 vì sao.

Các vì sao này bất động.

Tam Viên là: Tử Vi, Thái Vi, Thiên thị viên.

Nhị thập bát xá (Nhị thập bát tú) là:

1- Đông phương thất tú: Giác 角, Cang 亢, Đê 氐, Phòng 房, Tâm 心, Vĩ 尾, Cơ 箕, có hình con

Thanh Long.

2- Bắc phương thất tú: Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧, có hình con

Linh Qui.

3- Tây phương thất tú: Khuê 奎, Lâu 婁, Vị 胃, Mão 昴, Tất 畢, Chủy 觜, Sâm 參, có hình con Bạch

Hổ.

4- Nam phương thất tú: Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫, có hình

con Chu Tước.

Quan, Tinh [chòm sao và các vì sao] trong [Tam Vi] và ngoài [Nhị thập bát tú] tượng trưng cho:

- Quan tước nơi triều đình, ví dụ: Tam Thai, Chư Hầu, Cửu Khanh, Kỵ Quan, Vũ Lâm, v.v.

- Muông thú ngoài đồng, ví dụ: Gà, Lang, Cá, Rùa, Ba ba, v.v.

Page 57: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Sự việc nhân loại làm như: Ly cung (cung thất), Lạc đạo (đường treo), Hoa cái (lọng), Ngũ xa (5

xe), v.v.

Ngoài ra còn đặt tên các vì sao theo tính chất và ý nghĩa của nó, nên biết tên tức là hiểu ý nghĩa

những vì sao đó.

Kinh Tinh thường đứng yên một chỗ, xoay vần theo sự vận chuyển của bầu trời, y như bách quan,

vạn dân đều giữ y chức vụ, và tuân phục mệnh lệnh của Thất chính (tức mặt trời, mặt trăng và ngũ tinh:

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ). Nếu Thất chính sai lạc vị trí, hoặc tiến thoái thất thường, biến dịch vô trật

tự, thì thế nào cũng thấy có điềm tai họa theo sau, như bóng với hình, như lời nói với tiếng vang, cứ nhìn

là biết vậy.

Vĩ Tinh[19]

Vĩ Tinh (hành tinh) là tinh hoa của Ngũ hành:

- Mộc là Tuế Tinh (Jupiter). - Hỏa là Huỳnh Hoặc (Mars).

- Thổ là Trấn Tinh (Saturne). - Kim là Thái Bạch (Vénus).

- Thủy là Thần Tinh (Mercure).

Ngũ Tinh với mặt trời, mặt trăng gọi là Thất chính. Tất cả đều bám vào trời. Trời chuyển vận nhanh,

Thất chính chuyển vận chậm; chậm bị nhanh lôi cuốn, nên Thất chính đều cùng với bầu trời mọc đàng

Đông, lặn đàng Tây.

Ngũ Tinh phụ tá cho Nhật Nguyệt, khiến cho ngũ khí chuyển vần y như 6 hàng quan chức trong

nước tùy theo chức vụ mà trị dân, ra mệnh lệnh cho thiên hạ. Lợi hại an nguy trong nước đều do đó sinh

ra.

Gặp thời bình yên thịnh trị, mọi người xử sự hẳn hoi, thì Ngũ tinh, Thất chính đều đi đúng độ số.

Nếu vua rây vào việc bầy tôi, nếu bầy tôi chuyên quyền vua, thì chính lệnh sẽ sai lạc, phong giáo sẽ

suy vi, rối loạn. Cái bầu không khí gàng quải ấy sẽ cảm tới Thất chính, nên Thất chính sẽ biến hóa lung

tung, không còn theo lẽ thường.

Như Sử Ký đã chép:

Huỳnh Hoặc (Hỏa Tinh) vào không phận sao Bào Qua (các sao thuộc chòm sao Dauphin) và không

trông thấy suốt một đêm.

Bào Qua ở vào khoảng 30o Bắc Hoàng Đạo; [20] hoặc di chuyển vặn vẹo, phát ra những tia sáng

chói chang, hình thù thì lớn lên bằng cái đấu lớn.

Hoặc Thái Bạch bỗng xâm phạm sao Lang Tinh. Lang Tinh ở vào hơn 40o về phía Nam Hoàng Đạo.

[21]

Thái Bạch cũng còn hiện ra ban ngày, băng qua nền trời, cùng mặt trời tranh sáng. Trong những

trường hợp tệ hại nhất, [Ngũ tinh và nhật nguyệt] còn biến thành sao chổi (Yêu Tinh).

Như tinh của Tuế Tinh biến thành sao chổi Sâm Thương.

Tinh của Huỳnh Hoặc biến thành cờ Si Vưu (một loại sao chổi).

Page 58: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tinh của Trấn Tinh biến thành sao chổi Thiên Tặc.

Tinh của Thái Bạch biến thành sao chổi Thiên Cẩu.

Tinh của mặt trời biến thành sao chổi Bo65t.

Tinh của mặt trăng biến thành sao chổi Tuệ.

Nếu chính giáo mà hỏng nơi trần thế thì biến dị sẽ hiện ra trên trời. Người làm chính trị phải hết sức

thận trọng mà quan sát các hiện tượng đó.[22]

Sông Thiên Hán (Sông Ngân Hà)

Sông Thiên Hán là tinh hoa của bốn sông.[23] Bắt đầu từ Thuần Hỏa qua các chòm sao phía Tây và

đến phương Bắc tới Vĩ Cơ, thời xuống dưới đất.

Nhị Thập Tứ Khí (24 tiết khí trong năm)

Nhị thập tứ khí gốc là do một khí. Lấy cả năm mà nói, thì chỉ có một khí. Lấy bốn mùa mà nói thì

cũng chỉ là một khí phân thành bốn khí. Lấy 12 tháng mà nói thì cũng là một khí phân thành 6 khí. Cho

nên 6 khí Âm, 6 khí Dương là 12 khí.

Lại trong 6 khí Âm, 6 khí Dương mỗi khí đều có đầu có cuối, nên lại chia thành 24 khí. Mỗi khí

trong 24 khí lại có 3 ứng, cho nên lại chia thành 3 hầu. Như vậy có 72 hầu, mà chung quy vẫn là một

khí. Từ một khí thành 4, thành 12, thành 24, thành 72, tất cả đều là phân đoạn của một khí mà thôi.

Thập Nhị Thần [24]

Thập Nhị Thần là nơi mà các sao Đẩu Cương của Bắc Đẩu[25] chỉ vào mỗi tháng. Đẩu Cương của

Bắc Đẩu chỉ vào đâu thì nguyên khí của tháng ở tại đấy.

- Tháng Giêng, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dần. - Tháng Hai, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mão.

- Tháng Ba, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thìn. - Tháng Tư, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tị.

- Tháng Năm, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Ngọ. - Tháng Sáu, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Mùi.

- Tháng Bảy, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Thân.- Tháng Tám, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Dậu.

- Tháng Chín, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Tuất.- Tháng Mười, Đẩu Cương Bắc Đẩu chỉ Hợi.

Gọi là Nguyệt Kiến vì nguyên khí của trời thì vô hình, nên cứ trông sao Bắc Đẩu chỉ vào đâu, thì

biết nguyên khí ở đó.

Bắc Đẩu có 7 sao. Sao thứ nhất là Khôi, sao thứ năm là Hành, sao thứ bảy là Tiêu. Ba sao ấy gọi là

Đẩu Cương. Như tháng Dần, thì buổi tối, sao Tiêu chỉ Dần; nửa đêm, sao Hành chỉ Dần; tảng sáng sao

Khôi chỉ Dần. Các tháng khác cũng phỏng theo đó.

Page 59: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Thập Nhị Thứ

Thập Nhị Thứ là 12 vùng trời mà mặt trời, mặt trăng giao hội. Trong một năm mặt trời và mặt trăng

gặp nhau 12 lần, nên gọi là 12 thứ.

- Tháng Tí, thứ là Huyền Hiêu.- Tháng Sửu, thứ là Tinh Kỷ.- Tháng Dần, thứ là Tích Mộc.

- Tháng Mão, thứ là Đại Hỏa.- Tháng Thìn, thứ là Thọ Tinh.- Tháng Tị, thứ là Thuần Vĩ.

- Tháng Ngọ, thứ là Thuần Hỏa.- Tháng Mùi, thứ là Thuần Thủ.- Tháng Thân, thứ là Thực Trầm.

- Tháng Dậu, thứ là Đại Lương.- Tháng Tuất, thứ là Giáng Lâu.- Tháng Hợi, thứ là Tưu Tí.

Thập Nhị Phân Dã

Tức là nơi Thần,[26] Thứ[27] ảnh hưởng tới. Ở trên trời có 12 Thần, 12 Thứ, thì ở dưới đất có 12

nước (dã), 12 châu.

Phàm Nhật Nguyệt giao hội, hay nhật thực, nguyệt thực, hay tinh thần (các sao) biến dị, cứ xem ứng

vào phân dã, phân châu nào thì biết được cát hung ứng vào nơi đó ra sao.

II. Nhận địnhTrên đây là nguyên bản Thiên Văn Đồ khắc trên bia đá. Ta có thể bình luận thêm như sau:

1. Nhận xét bản đồ bầu trời và sao của Vương Trí Viễn:

Nhìn vào bản đồ bầu trời và sao của Vương Trí Viễn, ta thấy:

(1) Vòng ngoài cùng có ghi: 12 thần, 12 thứ, 12 châu (miền), 12 dã (nước). Nếu ta đọc theo chiều

kim đồng hồ, từ khoảng 13 giờ trở đi, ta sẽ có:

 

12 THẦN 12 THỨ 12 DÃ 12 CHÂU

HợiTuấtDậuThânMùiNgọ

Tưu TíGiáng LâuĐại LươngThực TrầmThuần ThủThuần Hỏa

VệLỗTriệuTấnTầnChu

Tinh ChâuTừ ChâuKý ChâuÍch ChâuUng ChâuTam Hà

Page 60: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

TịThìnMãoDầnSửuTí

Thuần VĩThọ TinhĐại HỏaTích MộcTinh KỷHuyền Hiêu

SởTrịnhTốngYênNgôTề

Kinh ChâuDuyên ChâuDự ChâuU ChâuDương ChâuThanh Châu

(2) Nhìn vào trong thêm một chút, ta thấy có hai vòng tròn cắt nhau, đó là Xích Đạo và Hoàng Đạo.

Xích Đạo có cùng một tâm điểm với các vòng tròn trong và ngoài. Hoàng Đạo thì không.

(3) Trong cùng lại có một vòng tròn, đó là vòng của các vì sao quanh Bắc Cực, thuộc Tử Vi viên.

Giải Thiên Hà được định bởi 2 đường như 2 bờ sông, một đầu Thiên Hà ở cung Ngọ, một đầu ở

cung Dần.

Các tên Nhị thập bát tú đều khoanh thêm một vòng tròn, lại nằm sát một đường bán kính chạy ra đến

vòng ngoài cùng, cho biết Nhị thập bát tú thuôc vào địa phận nào ở Trung Hoa.

2. Nhận định về Nhị thập bát tú:

Nhị thập bát tú tương ứng với những không phận, địa phận sau đây, ngoài ra còn chiếm một khoảng

trời rộng hẹp khác nhau được định bằng những độ số sau đây:

TÚ THỨ THẦN DÃ CHÂU ĐỘGiác Thọ

Tinh      12o

Cang     Trịnh   9o

Đê       Duyên 16o

Phòng Đại Hỏa

      6o

Tâm     Tống   6o

Vĩ       Dự Châu 19o

Cơ     Yên   11o

Đẩu       U Châu 25o

Ngưu     Ngô   7o

Nữ       Dương Châu

11o

Hư Huyền Hiêu

      9o ¼

Nguy     Tề   16o

Thất   Hợi   Thanh Châu

17o

Bích     Vệ   9o

Khuê       Tinh Châu

16o

Lâu Giáng Cung

      12o

Vị       Từ Châu 15o

Mão     Đại Lương

  11o

Tất     Triệu   17o

Chủy Thực Thân     1o

Page 61: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

TrầmSâm Thực

TrầmThân     10o

Tỉnh     Tấn   34o

Quỉ     Tần   2o

Liễu     Tần Ung Châu

14o

Tinh         1o

Trương Thuần Hỏa

Ngọ Chu   17o

Dực   Tị     19o

Chẩn     Sở   17o

Nơi sao Hư thấy đề 9o với chữ tiểu cường tức là hơn 9o.

Cộng các độ với nhau, ta được 365o, lại cộng với một chút «tiểu cường» ta sẽ có 365o ¼ của vòng

Chu Thiên.

3. Nhận định về Tam Viên:

Các chữ chỉ Tam Viên cũng đều được khoanh bên ngoài. Chữ «Tử Vi Viên» nằm trên vòng tròn

trắng gần tâm điểm. Chữ «Thái Vi Viên» được viết gần sát đường bán kính của sao Chẩn. Chữ «Thiên

Thị Viên» được viết giữa hai chòm sao Vĩ, Cơ.

Chương 7

Khái lược về Thiên văn theo Tư Mã Thiên thời Tiền Hán

 

 

Sau đây tôi trân trọng giới thiệu quí vị một tài liệu về thiên văn Trung Hoa do Tư Mã Thiên 司 馬 遷 viết trong bộ Sử Ký của ông, nơi chương 27, nhan đề là Thiên Quan.

Page 62: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tư Mã Thiên là một sử gia kiêm thiên văn gia, từng làm Thái sử lệnh thời Hán Vũ Đế từ năm 140

đến 110 tcn. Như ta đã biết, bộ Sử Ký Tư Mã Thiên là một tác phẩm vĩ đại, có 526.500 chữ, gồm 130

thiên, chia làm 5 phần:

(1) Phần Bản Kỷ chép việc các đế vương, gồm 12 thiên, đánh số từ 1 đến 12.

(2) Phần Biểu ghi những việc lớn nhỏ theo từng năm, sau khi đã tính toán cho các niên đại được phù

hợp; gồm 10 thiên, đánh số từ 13 đến 22.

(3) Phần Thư ghi lại ít nhiều hình thái của nền văn hóa Trung Hoa; gồm 8 thiên, đánh số từ 23 đến

30. Chương Thiên Quan nằm trong phần này, ghi số 27.

(4) Phần Thế Gia chép truyện các vương hầu, tướng quốc, tướng soái; gồm 30 thiên, đánh số từ 31

đến 60.

(5) Phần Liệt Truyện chép lại đời những vị anh hùng, hào kiệt, danh nhân, danh tướng; gồm 71

thiên, đánh số từ 60 đến 130.

Chương Thiên Quan chuyên khảo về thiên văn này chưa từng dịch ra Việt văn, chính vì vậy mà tôi

muốn bình dịch kỹ càng để cống hiến quí vị độc giả làm tài liệu.[1]

Chương Thiên Quan này gồm nhiều đề mục sau:

- Các sao quanh Bắc Cực (les étoiles circumpolaires)

- Nhị thập bát tú, tức là những chòm sao chính trên vòng Hoàng Đạo (les constellations zodiacales)

- Mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (gọi chung là Thất chính).

- Phân dã, tức là các miền dưới đất tương ứng với các chòm sao trên trời.

- Tinh tượng, thiên tượng với dân gian.

- Các hiện tượng mặt trời với dân gian. - Các hiện tượng mặt trăng với dân gian.

- Các hiện tượng tinh tú với dân gian. - Các hiện tượng mây, khí với dân gian.

- Thiên văn với mùa màng. - Cảm nghĩ của sử gia Tư Mã Thiên.

Để cho chương Thiên Quan này được dễ hiểu, tôi sẽ dựa vào tập Atlas céleste của Gustave Schlegel,

phụ đính vào bài bình dịch này 5 bản đồ sao. Ngoài ra, khi bình dịch xong chương này, tôi sẽ đăng một

bản phụ lục ghi lại tên các vì sao mà Tư Mã Thiên đã đề cập song song với tên các vì sao tương ứng

theo thiên văn học Âu Châu hiện đại.

Khi nào cần chú thích thêm, tôi sẽ cố chú thích cho bản văn được thêm sáng sủa. Bây giờ mời quí vị

đi vào chương Thiên Quan.

Page 63: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

THIÊN QUAN (Các vì sao trời)

I. TRUNG CUNG (các vì sao quanh Bắc Cực)

Ở Trung Cung,[2] sao Thiên Cực[3] sáng nhất. Đó là sở cư của Thái Nhất.[4] Bên cạnh là 3 ngôi sao,

gọi là Tam Công[5] hay Tử Thuộc.

Phía sau, xếp theo hình cong, có 4 sao: sao phía sau cùng sáng nhất là Chính Phi, còn 3 sao kia cũng

thuộc về hậu cung.[6] Chung quanh có 12 sao hợp thành một đội cận vệ, gọi là Phiên Thần. Tất cả (4

chòm sao nói trên: Thiên Cực, Tử Thuộc, Tứ Phụ, Phiên Thần) là Tử Cung.[7]

Phía trước[8] xếp thẳng hàng với miệng Bắc Đẩu (le Boisseau) là 3 ngôi sao hợp thành một hình

nhọn, đầu hướng về phía Bắc, lúc ẩn, lúc hiện, gọi là Âm Đức[9] hay Thiên Nhất.[10]

Phía tả Tử Cung có 3 sao gọi là Thiên Thương (cây giáo trời). Phía hữu có 3 sao gọi là Thiên Bảng

(gậy trời dùng để đánh).[11]

Phía sau có 6 sao, băng qua sông Ngân Hà đến tận chòm sao Doanh Thất,[12] nên gọi là Các Đạo

(đường treo).[13]

Bắc Đẩu gồm 7 sao, đã được Thư Kinh đề cập đến khi nói rằng (vua Thuấn) quan sát tuyền ki và ống

ngọc hành để điều chỉnh thất chính.[14]

Sao Tiêu gần với sao Giác.[15] Sao Hành dẫn tới chòm sao Nam Đẩu.[16] Sao Khôi dựa vào chòm sao

Sâm.[17] (Xem lời giải về đoạn này của Joseph Needham dưới đây.)[18]

Page 64: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nếu xem sao vào chập tối, sẽ thấy sao Tiêu Tử khoảng núi Hoa đến Tây Nam.

Nếu xem sao vào nửa đêm, sẽ dùng sao Hành làm chuẩn. Sao Hành ở giữa khoảng miền Trung

Châu, giữa sông Hoàng Hà và sông Tế.

Buổi sáng nhìn sao Khôi. Sao Khôi ở giữa miền biển, núi Đại, và phía Đông Bắc.[19]

Chòm sao Bắc Đẩu là xe trời. Nó vận chuyển ở trung ương, chỉ huy bốn phương, phân Âm Dương,

định bốn mùa, điều hòa ngũ hành, chi phối mọi sự, chuyển hó`a thời tiết, định độ số trời.

Ở đầu sao Khôi có 6 sao xếp theo hình vuông, gọi là Văn Xương. Sao thứ nhất là Thượng Tướng,

sao thứ hai là Thứ Tướng, sao thứ ba là Quí Tướng, sao thứ tư là Tư Mệnh (định vận mệnh), sao thứ

năm là Tư Trung (coi về nội vụ), và sao thứ sáu là Tư Lộc (coi về tưởng thưởng).

Ở khoảng giữa nhửng sao Khôi Đẩu[20] là nhà lao giam những bậc quí nhân.

Ở phía dưới sao Khôi có 6 sao xếp thành từng đôi một, gọi là Tam Năng (Tam Thai).

Nếu sao Tam Thai mà sáng đều, quân thần sẽ hòa hợp; nếu không sáng đều, quân thần sẽ gàng quải,

xung đột.

Nếu sao Phụ mà sáng, thì các quan đại thần sẽ mạnh; nếu sao Phụ mà nhỏ thì đại thần nhát sợ và

yếu.

 Ở đầu sao Tiêu có hai sao: Một sao phía trong là Mâu, hay Chiêu Diêu; một sao phía ngoài là

Thuẫn, hay Thiên Phong.

Page 65: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Ngoài ra, còn có 15 sao hợp thành một vòng tròn, cũng thuộc sao Tiêu, gọi là tiện nhân chi lao (lao

tù của người hèn). Nếu sao ở giữa chòm mà sáng, thì tù nhân sẽ nhiều; nếu mờ thì tù nhân sẽ ít.

Nếu sao Thiên Nhất, Thiên Bảng, Mâu, Thuẫn mà lấp lánh nhiều và tỏa ra nhiều tia sáng, thì sẽ có

giặc giã lớn.

II. ĐÔNG CUNG

(Bàn về 7 chòm sao: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ)

Đông Cung Thanh Long có các chòm sao Phòng, Tâm.

(1) Tâm là Minh Đường. Sao lớn nhất là Thiên Vương (Antarès). Sao phía trước và sao phía sau nó

là các sao con gái. Ba sao này không nên thẳng hàng nhau. Nếu thẳng hàng nhau, thì sao Thiên Vương

sẽ sai lầm trong mưu tính.

(2) Sao Phòng là Phủ Khố, cũng gọi là Thiên Tứ (sao Tứ mã nhà trời).

Sao về phía Bắc nhất là con ngựa phía bên phải nhất của cỗ xe. Cạnh nó có hai ngôi sao gọi là Kiềm.

Phía Bắc có một sao gọi là Hạt. Ở phía Đông Bắc có 12 sao, xếp thành hình cong gọi là Kì (cờ). Bốn vì

sao giữa chòm sao Kì gọi là Thiên Thị. Sáu ngôi sao ở giữa gọi là Thị Lâu.

Nếu ở trong Thiên Thị mà có nhiều sao, thì dân chúng buôn bán phát tài. Nếu ít sao thì sẽ bị hư hao.

Phía Nam chòm sao Phòng là Kị Quan.

(3) Phía tả sao Giác là sao Lý (Thiên Điền), phía hữu là sao Tướng (Thiên Môn).

Sao Đại Giác (Arcturus du Bouvier) là Thiên Vương đế đình. Mỗi phía cạnh sao Đại Giác đều có 3

sao như hình chân vạc, gọi là Nhiếp Đề. Nhiếp Đề chỉ thẳng vào miền sao Tiêu của Bắc Đẩu chi, vì thế

gọi là Nhiếp Đề cách.

(4) Sao Cang là Sơ Miếu, chủ tật bệnh. Phía Nam và phía Bắc sao Cang có hai sao sáng gọi là Nam

Môn.

(5) Sao Đê là Thiên Căn, chủ ôn dịch.

(6) Nhóm sao Vĩ gồm 9 sao. Nếu những sao này mà hoặc mờ hoặc sáng thất thường thì vua tôi sẽ lục

đục bất hòa.

(7) Chòm sao Cơ còn gọi là Ngạo Khách, chủ khẩu thiệt. Nếu Hỏa Tinh phạm vào địa phận sao

Giác, sẽ có chinh chiến. Nếu thấy sao Hỏa phạm vào không phận sao Phòng, Tâm, thì vua chúa cũng rất

lo ngại.

III. NAM CUNG

(Bàn về Thái Vi viên và 7 sao Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn; và Hiên Viên kỳ)

[Thái Vi viên][21]

Nam Cung Chu Điểu gồm có hai chòm sao tiêu biểu là Quyền và Hành. Hành tức là sân đình Thái

Vi của Tam Quang.

Page 66: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

12 sao xếp thành hàng vây quanh gọi là Phiên Thần. Phía Tây gọi là Tướng (võ), phía Đông gọi là

Tướng (văn). Phía Nam có 4 sao gọi là Chấp Pháp. Ở giữa là Đoan Môn, hai bên là Dịch Môn. Trong

cửa có 6 sao, gọi là Chư Hầu. Trong nữa, có Ngũ Đế Tọa.

Phía sau có một chòm sao dày, gồm 15 sao, gọi là Lang Vị. Cạnh đó có một sao lớn gọi là Tướng Vị

(Lang Tướng).

Nếu mặt trăng và Ngũ Tinh vào vùng Thái Vi thuận chiều (tức là từ phía Tây lại), và ra thuận chiều,

ta sẽ để ý chỗ chúng ra nơi đâu, nhà vua sẽ chém giết ở đó.

Nếu chúng mà vào ngược chiều (tức là từ phía Đông lại) và phạm vào Đế Tọa, thì biết rằng bầy tôi

sẽ mưu loạn. Nếu Kim Tinh và Hỏa Tinh phạm vào Thái Vi thì lại càng tệ hơn nữa.

Phía Tây hàng sao Phiên Thần có 6 sao gọi là Thiếu Vi, chia thành Sĩ và Đại Phu.

[Hiên Viên Kỳ]

Chòm sao Hiên Viên. Hiên Viên tức là mình con rồng vàng. Trước nó có một ngôi sao lớn gọi là Nữ

Chủ (Régulus). Nếu mặt trăng và Ngũ Tinh phạm vào chòm sao Quyền (Hiên Viên), thì hay và dở cũng

y như là đối với chòm sao Hành.

[7 sao: Tỉnh, Quỉ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn]

(1) Chòm sao Đông Tỉnh chủ về nước. Phía Tây nó có một ngôi sao gọi là Việt. Phía Bắc sao Việt là

sao Bắc Hà. Phía Nam sao Việt là sao Nam Hà.

(2) Chòm sao Dư Quỉ chủ sự cúng tế tổ tiên. Ở giữa chòm sao này thấy có vệt trắng, đó là Chất. Nếu

sao Hỏa Tinh mà ở nơi các sao Nam Hà và Bắc Hà, thì sẽ xảy ra binh đao, mất mùa.

Như vậy nếu có đức, thì thấy [sao Hỏa] ở chòm sao Hành, muốn coi điềm thì xem [sao Hỏa] ở chòm

sao Hoàng. Sao Hỏa mà ở nơi sao Việt thì sẽ thất trận; sao Hỏa ở nơi chòm sao Quỉ sẽ có sự tàn sát. Nếu

sao Hỏa ở chòm sao Tỉnh, sẽ có tai họa.

(3) Sao Liễu là mỏ chim (Chu Tước) chủ về cây cỏ.

(4) Chòm sao Thất Tinh hay Cảnh là cổ chim (Chu Tước) chủ về những chuyện cấp thời.

(5) Trương hay Tố, là cái diều [chim], chủ bếp nước và yến tiệc.

(6) Dực là lông cánh, chủ về viễn khách.

(7) Chẩn là cỗ xe, chủ gió. Cạnh nó có một sao gọi là Trường Sa. Trường Sa thường không sáng.

Nếu sáng thì cũng sáng tỏ như 4 vì sao khác trong chòm sao Chẩn.

Phía Nam sao Tỉnh có nhiều sao, gọi là Thiên Khố Lâu. Khố Lâu có 5 xe. Nếu chúng chiếu sáng,

tăng thêm số sao, thì sẽ không có đủ chỗ để chứa xe và ngựa.

IV. TÂY CUNG

(Bàn về chòm sao Hàm Trì và 7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm)

[Chòm sao Hàm Trì: le Cocher]

Tây Cung là Hàm Trì. Người ta còn gọi nó là Thiên Ngũ Hoàng hay Ngũ Đế Xa Xá (nhà chứa 5 xe

của vua).

Page 67: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Nếu sao Hỏa vào đó, sẽ xảy ra hạn hán. Nếu sao Kim Tinh vào đó, sẽ xảy ra lụt lội.

Ở giữa có sao Tam Trụ. Nếu Tam Trụ không đủ 3 sao, sẽ xảy ra chiến tranh.

[7 sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm]

(1) Sao Khuê cũng gọi là Phong Thỉ, chủ ngòi lạch.

(2) Sao Lâu chủ về quần chúng tập hợp.

(3) Sao Vị là kho trời. Phía Nam sao Vị có một chòm sao gọi là Quái Tích (đống cỏ khô).

(4) Sao Mão cũng gọi là sao Mao Đầu, là sao của rợ Hồ, chủ về tang tóc.

(5) Sao Tất cũng gọi là sao Hãn Xa (xe săn), chủ về giặc giã nơi biên thùy, hoặc săn bắn. Gần một vì

sao lớn của chòm sao này, có sao Phụ Nhĩ. Nếu sao Phụ Nhĩ mà sáng, thì sẽ có những bầy tôi xàm loạn

bên cạnh vua.

Giữa sao Mão và Tất có sao Thiên Nhai (đường trời). Phía Bắc nó là các nước thuộc Âm, phía Nam

nó là các nước thuộc Dương.

(6) Sâm là Bạch Hổ. ba sao thẳng hàng gọi là Hành Thạch. Dưới có 3 sao hình nhọn, gọi là Phạt, chủ

về trảm quyết. Bốn sao phía ngoài là hai vai, hai đùi trái phải.

Ba sao xếp thành hình nhọn gọi là Trủy Huề. Trủy Huề là đầu hổ, chủ về quân lữ và bảo vệ đất đai.

Ở dưới chúng có 4 sao gọi là Thiên Sí.

Dưới sao Thiên Sí có sao Thiên Thỉ. Nếu có màu vàng thì tốt; nếu có màu trắng thì hung.

(7) Ở phía Tây chòm sao Chủy có các sao hợp thành các đường khúc khuỷu, từng chòm sao một.

Một chòm gọi là Thiên Kỳ, một chòm gọi là Thiên Uyển, một chòm gọi là Cửu Du.

Ở phía Đông các sao ấy có một sao sáng lớn gọi là sao Lang. Nếu sao Lang chiếu sáng hay thay

mầu, sẽ có nhiều đạo tặc.

Ở dưới sao Lang có 4 sao gọi là Hồ, chiếu thẳng vào sao Lang.[22]

Đối ứng với sao Lang có một sao lớn gọi là Nam Cực Lão Nhân.[23] Khi sao này sáng tỏ, sẽ bình trị.

Nếu không thấy nó, sẽ có binh biến. Thường người ta hay ra Nam giao (cánh đồng phía Nam) để xem

sao này vào ngày Thu Phân.

Nếu sao Phụ Nhĩ mà tiến gần với sao Tất, sẽ có binh biến.

V. BẮC CUNG

(Nói về các sao: Đẩu Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích)

Bắc cung gọi là Huyền Vũ, đặc biệt tượng trưng bởi hai sao Hư và Nguy.

(1) Nguy chủ về mái nhà.

(2) Hư chủ về than khóc. Ở phía Nam có một chòm sao gọi là Vũ Lâm Thiên Quân. Phía tây chòm

sao đó có chòm sao Lũy, nhiều khi còn gọi là Việt. Cạnh đó có một sao lớn gọi là Bắc Lạc (Fomalhaut

du Poisson Austral). Nếu Bắc Lạc mà mờ, thì sẽ hao binh. Nếu sao Bắc Lạc mà không tỏa sáng đủ, hay

nếu ngũ tinh mà phạm vào chòm sao Bắc Lạc hoặc Vũ Lâm Thiên Quân, thì sẽ có chuyện hưng binh.

Page 68: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Thủy, Hỏa, Kim Tinh mà phạm vào thì lại càng tệ. Hỏa Tinh phạm, sẽ hao binh. Thủy Tinh phạm,

quân sĩ sẽ phải lo lường. Thổ và Mộc Tinh đóng vào, quân sĩ sẽ gặp may.

Ở phía Đông chòm sao Nguy có 6 sao gọi là Tư Không (đúng ra phải gọi là Tư Mệnh).

(3) Chòm sao Doanh Thất là Thanh Miếu, là Ly Cung, hay Các Đạo. Ở giữa giải Ngân Hà có 4 sao

gọi là Thiên Tứ. Ở cạnh nó có một sao gọi là Vương Lương.[24] Khi Vương Lương mà đánh ngựa, thì

binh mã sẽ chật đồng. Gần đó có 8 sao gọi là Thiên Hoàng.

Cạnh Thiên Hoàng có Giang Tinh. Nếu sao đó mà giao động, thì người ta phải lội sông.

Chử Cửu là 4 sao phía Nam sao Nguy. Khi sao Bào Qua bị hànmh tinh xanh hay đen đóng vào, thì

cá và muối sẽ đắt.

(4) Chòm sao Nam Đẩu là miếu mạo. Phía Bắc nó có chòm sao Kiến Tinh, và Kiến Tinh có hình lá

cờ.

(5) Sao Khiên Ngưu chủ về vật hi sinh. Phía Bắc nó có chòm sao Hà Cổ. Sao lớn là Thượng Tướng,

hai sao tả hữu là Tả Tướng và Hữu Tướng.

(6) Ở phía Bắc Vụ Nữ có sao Chức Nữ. Chức Nữ là cháu gái trời.[25]

VI. NHẬT NGUYỆT VÀ NGŨ TINH

(Mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

* Mộc Tinh (Tuế Tinh: Jupiter)

Người ta quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng để định xem Tuế Tinh đi thuận hay nghịch ra

sao.

Tuế Tinh (Mộc Tinh) ứng với phương Đông, mùa Xuân, và các ngày Giáp Tí.

Nếu làm điều trái lẽ, Tuế Tinh sẽ gia phạt. Khi Tuế Tinhđi nhanh hay chậm, nó sẽ định vận mệnh

quốc gia tương ứng với cung nó đang ở.

Nước nào mà nó đang chiếu vào, thì không thể bại trận, trái lại có thể đi chinh thảo.

Tuế Tinh đi nhanh quá thì gọi là Doanh; đi chậm quá thì gọi là Súc. Nếu đi nhanh quá (doanh) thì

quốc gia tương ứng sẽ có chiến tranh và suy yếu; nếu nó đi chậm quá (súc) thì quốc gia tương ứng sẽ bị

lao lung, tu7ớng soái sẽ bị chết.

Nếu Tuế Tinh mọc đúng chỗ, lại hội cùng ngũ tinh, thì quốc gia tương ứng sẽ có thể dựa theo lẽ phải

mà được Thiên hạ.

* Chu kỳ 12 năm của Tuế Tinh

[Năm thứ I]: Năm Nhiếp Đề Cách

Tuế Âm (Thái Tuế) chuyển về phía trái và ở cung Dần. Tuế Tinh chuyển phía phải và đóng ở cung

Sửu. Tháng Giêng vào buổi sáng, Tuế Tinh sẽ mọc ở phía Đông, nơi các chòm sao Đẩu và Khiên Ngưu,

có tên là Giám Đức.

Sắc xanh và sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và nếu nó mọc nơi chòm sao Liễu thì đầu năm đó sẽ mưa

nhiều, cuối năm đó sẽ nắng nhiều.

Page 69: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tuế Tinh mọc, tiến về phía Đông 12o. Sau 100 ngày dừng lại, rồi thoái. Thoái 8o. Sau 100 ngày lại

tiến về phía Đông.

Trong một năm nó đi được 30o 7/16 và như vậy mỗi ngày di chuyển trung bình là 1/12o. Trong vòng

12 năm nó đi được một vòng trời. Bao giờ nó cũng mọc ở phía Đông lúc bình minh, và lặn về phía Tây

lúc chập tối.

[Năm thứ 2]: Năm Đơn Ất

Tuế Âm ở Mão, Tuế Tinh ở Tí. Tháng Hai mọc phía Đông, buổi sáng, nơi chòm sao Vụ Nữ, Hư,

Nguy. Có tên là Giáng Nhập. Nếu mọc không đúng chỗ, mà lại mọc nơi chòm sao Trương thì gọi là

Giáng Nhập. năm đó nước lớn.

[Năm thứ 3]: Năm Chấp Từ

Tuế Âm ở Thìn. Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Ba mọc buổi sáng nơi chòm sao Doanh Thất, Đông Bích,

gọi là Thanh Chương. Ánh sáng rất xanh, rất sáng. Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Chẩn thì gọi

là Thanh Chương. Năm đó đầu năm hạn hán, cuối năm nước to.

[Năm thứ 4]: Năm Hoang Lạc

Tuế Âm ở Tị, Tuế Tinh ở Hợi. Tháng Tư, sáng sớm mọc nơi chòm sao Khuê, Lâu, Vị, Mão, gọi là

Biền Chủng. Có màu đỏ. Nếu nó mọc sai chỗ, không đúng cách, thì sẽ mọc nơi chòm sao Cang.

[Năm thứ 5]: Năm Đôn Tàng

Tuế Âm ở Ngọ, Tuế Tinh ở Dậu. Tháng Năm, mọc nơi chòm sao Vị, Mão, Tất, vào lúc buổi sáng,

gọi là Khai Minh. Nó sáng rực. Không nên chinh chiến, vì chỉ lợi cho vương công mà không lợi cho

tướng soái. Nếu mọc sai chỗ, không đúng cách, nó sẽ mọc nơi chòm sao Phòng. Năm đó thì đầu năm

nắng nhiều, cuối năm nước lớn.

[Năm thứ 6]: Năm Hiệp Hiếp

Tuế Âm ở Mùi, Tuế Tinh ở Thân. Tháng Sáu, mọc ở chòm sao Chủy, Huề, Sâm; gọi là Trường Liệt.

Sáng láng. Nếu mọc sai chỗ thì sẽ mọc nơi chòm sao Cơ.

[Năm thứ 7]: Năm Huân Than

Tuế Âm tại Thân, Tuế Tinh tại Mùi. Tháng Bảy, sáng sớm mọc nơi chòm sao Đông Tỉnh, Dư Quỉ;

gọi là Thiên Âm. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Thiên Ngưu.

[Năm thứ 8]: Năm Tác Ngạc

Tuế Âm tại Mão, Tuế Tinh tại Ngọ. Tháng Tám, mọc nơi các chòm sao Liễu, Thất, Tinh, Trương;

gọi là Vi Trường Vương. Nếu sáng lóe thành tia thì quốc gia tương ứng sẽ thịnh và sẽ được mùa lúa.

Nếu nó mọc sai chỗ và mọc ở chòm sao Nguy thì gọi là Đại Chương, nắng nhiều nhưng thịnh vượng.

Đàn bà chết nhiều, dân chết nhiều.

[Năm thứ 9]: Năm Yêm Mậu

Page 70: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tuế Âm tại Tuất, Tuế Tinh tại Tỵ. Tháng Chín, Tuế Tinhmọc nơi chòm sao Dực, Chẩn; gọi là Thiên

Huy, sáng và trắng. Nếu mọc sai chỗ sẽ mọc nơi chòm sao Đông Bích. Năm đó mưa nhiều, con gái chết

nhiều.

[Năm thứ 10]: Năm Uyên Hiến

Tuế Âm tại Hợi, Tuế Tinh tại Thìn. Tháng Mười, Tuế Tinh mọc nơi chòm sao Giác, Cang; gọi là Đại

Chương. Nếu sao sáng xanh và lấp lánh nhiều và nếu hiện ra vào lúc rạng đông thì gọi là Chính Bình.

Nên xuất binh chinh phạt. Quốc gia tương ứng sẽ có và lấy được Thiên hạ. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi

chòm sao Lâu.

<Trong nguyên bản thiếu năm thứ 11>

[Năm thứ 12]: Năm Xích Phấn Nhược

Tuế Âm ở Sửu, Tuế Tinh ở Dần. Tháng 12, ban sáng mọc ở chòm sao Vĩ, Cơ; gọi là Thiên Hạo, sắc

sẫm và sáng. Nếu mọc sai chỗ, sẽ mọc nơi chòm sao Sâm.

* Những điềm do Tuế Tinh

Nếu Tuế Tinh mọc sai chỗ, hay mọc đúng chỗ nhưng lại giao động lúc phải lúc trái, hay khi chưa

đáng ra đi mà ra đi, lại hội với các sao khác, thì quốc gia tương ứng sẽ gặp điều hung.

Nếu Tuế Tinh mọc trên không phận nước nào lâu, nước ấy có đức. Nếu nó chiếu thành tia hay giao

động, lúc to lúc nhỏ, nếu màu sắc thay đổi luôn, thì vị vua của nước tương ứng đang gặp điều buồn.

Nếu nó mọc sai chỗ, thì kết quả như sau:

- Nếu nó tiến về phía Đông Bắc, thì 3 tháng sau sẽ sinh ra sao chổi Thiên Bảng, dài 4 thước và đầu

nhọn.

- Nếu nó thoái về phía Tây Bắc, thì 3 tháng sau sẽ sinh ra sao chổi Thiên Sam, dài 4 trượng và có

đuôi nhọn.

- Nếu nó thoái về phía Tây Nam, thì 3 tháng sau sẽ sinh ra sao chổi Thiên Thương, dài vài trượng và

có hai đầu nhọn.

Người ta sẽ quan sát cẩn thận xem các hiện tượng ấy xảy ra trên không phận nước nào, vì những

nước đó sẽ không được dụng binh.

Nếu nó hiện ra mà khi nổi khi chìm, thì quốc gia tương ứng đang xây đắp nhiều. Nếu nó hiện ra

chìm rồi lại nổi, thì quốc gia tương ứng sẽ mất.

Nếu nó có sắc đỏ và sáng, thì quốc gia tương ứng sẽ thịnh. Ai mà tiến ngược chiều ánh sáng nó, sẽ

thất trận.

Nếu Tuế Tinh đỏ, vàng, nếu chìm, thì vùng đất tương ứng sẽ phì nhiêu. Nếu xanh, hay trắng, hay đỏ

sẫm, thì vùng đất tương ứng sẽ có ưu khổ.

Nếu Tuế Tinh khuất sau mặt trăng thì vùng đất tương ứng sẽ có vị thừa tướng bị thải hồi.

Nếu nó giao tranh với sao Thái Bạch (Kim Tinh) thì quân đội vùng quốc gia tương ứng sẽ bị tan tác.

Page 71: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Tuế Tinh còn có tên là: Nhiếp Đề, Trùng Hoa, Ứng Tinh, Kỹ Tinh. Chòm sao Doanh Thất là Thanh

Miếu. Tuế Tinh là Miếu.

GHI CHÚ

(1) Tuế Tinh (Jupiter) chuyển vận từ trái sang phải. Mặt trăng chuyển vận từ phải sang trái. Vì thế

người xưa đã lập ra sao Thái Tuế (Tuế Âm) tức là một vì sao tưởng tượng, di chuyển đối xứng với Tuế

Tinh (Tuế Dương) theo trục đối xứng Sửu, Dần, Mùi, Thân.

Như vậy, nếu Tuế Tinh ở Sửu, thì Thái Tuế ở Dần; Tuế Tinh ở Hợi, thì Thái Tuế ở Mão, v.v. Nghĩa

là trong khi Tuế Tinh di chuyển theo thứ tự các cung Sửu, Tí, Hợi, Tuất, Dần, Thân, … thì Thái Tuế là

vì sao tưởng tượng đối xứng với nó, sẽ di chuyển theo thứ tự các cung Dần, Mão, Thìn, Tỵ, v.v. y hệt

như mặt trời. Có lẽ nhờ đoạn này ta hiểu được sao Thái Tuế trong Tử Vi.

(2) Đời xưa, có khi cũng dùng vòng 12 năm Tuế Tinh để ghi chú sự việc. Nhưng thực ra, Tuế Tinh

đi hết vòng trời không phải đúng 12 năm mà là trong 11 năm 86. Như vậy cứ 12 năm lại chậm hơn Âm

lịch mất 0,14 năm. Lâu dần, lối tính năm theo vòng sao Thái Tuế chậm hơn Âm lịch mất 2 năm.

Như vậy mỗi khi gặp niên hiệu tính theo vòng Tuế Tinh, nếu chúng ta muốn biết nó là năm Âm lịch

nào tương ứng thì phải làm như sau:

a. Đổi năm Tuế Tinh ra năm Thái Tuế, dựa vào đồ bản sau đây.

b. Cộng thêm 2 năm ta sẽ được năm theo Âm lịch thông thường.

Ví dụ 1: Trong sách Quốc Ngữ nơi chương Tấn Ngữ có chép: «Tuế Tinh tại Thọ Tinh, khi đến

Thuần Vĩ thì ngài sẽ chiếm được đất.» Theo đồ bản sau, thì Tuế Tinh tại Thọ Tinh là tại Thìn. Như vậy

Thái Tuế sẽ tại Hợi. Cộng thêm 2 năm ta được Sửu. Như vậy năm đó là năm Đinh Sửu, năm thứ 16 đời

Lỗ Hi Công (năm 644 tcn).

Ví dụ 2: Trong Tả Truyện, năm 28 đời Trương Công, tức là năm Bính Thìn. Tả Truyện chép năm đó

đáng lý Tuế Tinh phải ở Tinh Kỷ, nhưng nó lại mọc ở Huyền Hiêu. Tinh Kỷ là Sửu, như vậy Thái Tuế ở

Dần, cộng thêm 2 ta sẽ được năm Thìn, v.v.

CHU KỲ A (TUẾ TINH) CHU KỲ B (THÁI TUẾ)Ở

CHÒM SAO

CUNG CỦA NĂM

12 CHI 12 CHI

CUNG CỦA NĂM

ĐẨU TINH KỶ

SỬU DẦN NHIẾP ĐỀ CÁCH

NỮ HUYỀN HIÊU

TÍ MÃO ĐƠN ẤT

NGUY THÚ TÍ HỢI THÌN CHẤP TỪKHUÊ GIÁNG

LÂUTUẤT TỊ ĐẠI HOANG LẠC

VỊ ĐẠI LƯƠNG

DẬU NGỌ ĐÔN TANG

TẤT THỰC TRẦM

THÂN MÙI HIỆP HIẾP

TỈNH THUẦN MÙI THÂN HUÂN THAN

Page 72: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

THỦLIỄU THUẦN

HỎANGỌ DẬU TÁC NGẠC

CHẨN THUẦN VĨ

TỊ TUẤT YÊM MẬU

ĐÊ THỌ TINH

THÌN HỢI ĐẠI UYÊN HIẾN

TÂM ĐẠI HỎA

MÃO TÍ KHỐN ĐÔN

CƠ TRIẾT MỘC

DẦN SỬU XÍCH PHẤN NHƯỢC

(Tài liệu này trích từ Ed. Chavannes, Les Mémoires Historiques de Se-ma-Ts’en, Librairie

d’Amérique et d’Orient, Paris, 1967, Tome 3, p. 652-663.)

Chương 8

Thiên văn và nhân văn trong Kinh Dịch

 

I. Tử Vi Viên II. Thái Vi ViênIII. Nhị thập bát túIV. Thất chínhV. Sông Ngân Hà

 

Quẻ Bí bàn về văn vẻ của Bản Thể, bàn về thiên văn và nhân văn, bàn về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và nhân sự, do sự giao thoa của sáng tối, của nhân nghĩa, y như vẻ đẹp của hào quái là do sự giao thoa giữa hai vạch Âm Dương.

Ta sẽ đem Dịch mà giải thiên văn, nhân văn một cách đại cương vắn tắt. Tất cả trong trời đất cũng như trong con người, chỉ có Đạo, có Bản Thể, có Tuyệt Đối là thuần phác, hồn nhiên tĩnh lãng. Cái Tuyệt Đối vô hình vô sắc ấy chính là điểm hằng cửu bất biến phát sinh ra thiên hình vạn trạng, phát sinh ra mọi văn mọi vẻ trong trời đất này.

Ở nơi vòng Dịch, Tuyệt Đối hay Thái Cực ở trung cung làm khu nữu cho hào quái. Hào quái tức là hình thức sắc tướng của Bản Thể, của Thái Cực.

Trên trời, Thái Cực hay Tuyệt Đối thể trở thành Thiên Hoàng Thượng Đế, ngự ở tòa Bắc Thần, làm khu nữu cho muôn vị tinh tú, còn vòng Dịch có thể tượng trưng bằng vòng Nhị thập bát tú bên ngoài.

Như vậy, chỉ có Bắc Thần (Étoile polaire) là trục, còn cả bầu trời cùng muôn vì tinh tú đều xoay tròn chung quanh.

Thiên văn học Ptolémée xưa lấy trái đất làm tâm điểm vạn hữu, nhật nguyệt và ngũ tinh xoay quanh bên ngoài, tạo thành bảy tầng trời, chuyển vận theo bảy dấu đàn, tầng trời thứ tám là tầng trời của các định tinh, tầng trời thứ chín là tầng trời của thần thánh (Empyrée).

Như vậy, càng lên cao, càng ra vòng ngoài, lại càng trở nên thanh quý, và nơi ô trọc trần tục nhất lại là trung tâm, và đó là trần hoàn gian khổ của ta.

Ngược lại, Trung Hoa cho rằng tâm điểm là Bắc Thần, là Hạo Thiên Thượng Đế, càng ở trong càng quý, càng ra bên ngoài thì càng hèn. Và tổ chức thiên văn cũng như tổ chức triều ca dưới thế.

Vua dưới trần có nội cung, có triều ca, có cung đình khi đi tuần thú, thì Hạo Thiên Thượng Đế cũng có Tử Vi Viên, tức là nội cung với thê tử, cũng có Thái Vi Viên là triều đình luận sự, cũng có Thiên Thị Viên tức là cung quán khi tuần thú muôn phương.

Mặt trời, mặt trăng, và ngũ tinh chẳng qua là những vì sao nhỏ, xoay vần trên vòng Hoàng Đạo, trên 12 cung Hoàng Đạo, qua 28 quán xá trời mây hay 28 chòm sao mà ta thường gọi là Nhị thập bát tú, để mà tạo nên tứ thời bát tiết, tạo nên thời gian thiên nhiên và thời gian lịch sử cho nhân quần.

Page 73: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Sự chuyển vận của tinh cầu trên vòng Hoàng Đạo, sự chuyển vận của muôn sao quanh tâm điểm Bắc Thần dẽ tạo nên muôn vẻ huy hoàng tươi đẹp cho hoàn võ, đó chính là văn vẻ được đề cập trong quẻ Bí.

Để hiểu thiên văn Trung Hoa thêm đôi chút nữa, ta sẽ bàn qua về:

- Tử Vi Viên 紫 微 垣- Thái Vi Viên 太 微 垣- Nhị thập bát tú 二 十 八 宿- Thất chính 七 正 (nhật nguyệt và 5 hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

- Sông Ngân Hà 銀 河.

 

I. Tử Vi Viên 紫 微 垣

Tử Vi Viên tức là nội cung, nội tẩm, gồm 54 sao hay chòm sao. Ta thấy Thiên Hoàng Đại Đế 天 皇 大 帝 ngự ở ngôi Bắc Thần 北 辰. Có Câu Trần 勾 陳 làm cận vệ, có Đế Tọa 帝 座 (Thiên Đế Tinh: l’Étoile souveraine du ciel), có Thiên Sàng 天 床 (le Lit de justice céleste), có lọng che (Hoa Cái 華 蓋 và Giang 杠: le Baldaquin), lại có các Hậu Phi 后 妃 (les Reines), Thái Tử 太 子 (le Prince Impérial), các Thứ Tử 次 子 (les fils de concubine), các công chúa (Ngự Nữ 御 女: les filles impériales).

Điểm qua hàng phụ tá, ta thấy có:

- Tứ Phụ 四 輔 (les quatre Supports)

- Thượng Thư 尚 書 (le Secrétaire)

- Trụ Sử 柱 史 (Ngự sử: Censeurs)

- Đại Lý 大 理 (les Juges)

- Tam Sư 三 師 (les Trois Gouverneurs)

- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers)

- Tướng 相 (le Ministre)

- Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)

- Văn Xương 文 昌 (les Accomplis)

- Thái Tôn 太 尊 (les Grands Augustes)

- Thiên Ất 天 乙 (la Première du Ciel)

- Thái Ất 太 乙 (l’Archie première)

- Lục Giáp 六 甲 (les Six Chefs)

Bắc Đẩu

Page 74: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

- Thái Dương Thủ 太 陽 守 (le Gardien resplendissant)

- Truyền Xá 傳 舍 (le Maître du Logis)Ngoài ra còn có:

- Thiên Trù 天 廚 (la Cuisine céleste)

- Nội Trù 內 廚 (la Cuisine intérieure)

- Thiên Lao 天 牢 (la Prison céleste)

- Tả Khu 左 樞 (le Pivot droit)

- Hữu Khu 右 樞 (le Pivot gauche)

Và nhất là chiếc xe trời: Đế Xa 帝 車 gồm 7 vì sao Bắc Đẩu: (1) Khu Tinh (Tham Lang), (2) Tuyền Tinh (Cự Môn), (3) Kỵ Tinh (Lộc Tồn), (4) Quyền Tinh (Văn Khúc), (5) Hành Tinh (Liêm Trinh), (6) Khai Dương (Vũ Khúc), (7) Giao Quang (Phá Quân).

 

II. Thái Vi Viên 太 微 垣 Thái Vi Viên là chỗ Thượng Đế thiết triều. Ta thấy ở giữa có Ngũ Đế Tòa (la Siège Intérieur des

cinq empereurs) chỗ ấy là ngai Thượng Đế (Hoàng Đế). Đàng sau ngai Đế Tòa, ta thấy:

- Thái Tử 太 子 (le Prince) và các cận vệ như:

     . Hạnh Quan 幸 官 (les Officieur du Bonneur)

     . Tòng Quan 從 官 (la Suite)

Page 75: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

     . Hổ Bí 虎 賁 (Hổ Bôn: les Tigres rapides)

     . Thường Trần 常 陳 (l’Escouade perpétuelle)

     . Lang Tướng 郎 將 (le Commandant de la Garde)

     . Tam Thai 三 台 (les Trois Éminences)

     . Lang Vị 郎 位 (le Siège des Officiers)Hai bên tả hữu phía trước ngai lại giàn ra hai hàng văn võ:

- Thượng Tướng 上 將 (Premier Général)

- Thứ Tướng 次 將 (Second Général)

- Thượng Tướng 上 相 (Premier Conseiller)

- Thứ Tướng 次 相 (Second Conseiller)

- Tả Chấp Pháp 左 執 法 (le Justicier de Gauche)

- Hữu Chấp Pháp 右 執 法 (le Justicier de Droite)

Nơi sân rồng ta thấy bức bình phong (Nội bình 內 屏) và sự hiện diện của:

- Cửu Khanh 九 卿 (les Neuf Nobles)

- Tam Công 三 公 (les Trois Conseillers auliqués)

- Chư Hầu 諸 侯 (les Qinq Officiers)

- Yết Giả 謁 者 (les Visiteurs)

Xa hơn nữa, ta thấy có cửa ‘Đoan Môn’ 端 門, toà ‘Minh Đường’ 明 堂, tòa ‘Linh Đài’ 靈 臺 cùng với bức tường ‘Trường Viên’ 長 垣 của triều đình Thiên Quốc.

Thái Vi Viên gồm 29 sao hay chòm sao. (Xem hình vẽ)

Page 76: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

 

III. Nhị thập bát tú 二 十 八 宿 Người xưa gọi Nhị thập bát tú tức là 28 ‘quán xá’ trời hay là những Kinh tinh để cho mặt trời, mặt

trăng và ngũ tinh chuyển vận lại qua. Nhị thập bát tú theo từ nguyên, vừa có ý nghĩa luân lý, vừa có mục đích mô tả lại công việc một năm

của nhà vua. Ví dụ: Giác 角 là vạn vật bắt đầu sinh. Vạn vật sinh ra rồi thì phải định tông miếu lễ nghĩa (Cang 亢), v.v. Giác là đầu mùa xuân, cũng là sừng để tung lòng trời, lòng đất mà nhô lên. Giác có phụ tinh là Thiên Điền 天 田, vì đầu xuân vua ra đồng để cấy một luống tượng trưng…

Ta không đi sâu vào chỉ tiết, mà chỉ cần nhớ tên và vị trí Nhị thập bát tú. Nhị thập bát tú gồm 4 nhóm sao lớn:

a. Nhóm sao phía Đông là Thanh Long 青 龍 , có 7 chòm sao:

(1) Giác 角 Spica và z Virginis (2) Cang 亢 i , c , l , m Virginis

(3) Đê 氐 a , b , g , n Libræ (4) Phòng 房 b , d , p , r Scorpionis (5) Tâm 心 a , d , t Scorpionis

(6) Vĩ 尾 e , l , m , n , i , x , l , n Scorpionis (7) Cơ 箕 g , d , e Sagittarii, b Telescopii

b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao:

(1) Đẩu 斗 m , l , f , p , t , x , Sagittarii

(2) Ngưu 牛 a , b , x Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii

(3) Nữ 女 n , m , n , xx 493 Piazzii, Aquarii

Page 77: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

(4) Hư 虛 b Aquarii, a Equlei (5) Nguy 危 a Aquarii, e ,d Pegasi

(6) Thất 室 Aquarii, a ,b Pegasi (7) Bích 璧 a Andromedæ g Pegasi

c. Nhóm sao phía Tây là Bạch Hổ 白 虎, có 7 chòm sao:

(1) Khuê 奎 16 sao h , z , I , e , d , p , n , m , b Andromedæ, s , t , u , n , f , x , y Piscium

(2) Lâu 婁 a , b , g Capitis Arietis (3) Vị 胃 n2 , b , c , Muscoe

(4) Mão 昴 h , e , h , f , d , h ,Tauri (Pleiades) (5) Tất 畢 e IV61 Piazi, d , g , a , ¶2 , ¶1 Tauri (Hyades)

(6) Chủy 觜 l , f Orionis(7) Sâm 參 a , b , g , d , e , x , h , x , Orionis

d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước 朱 雀, có 7 chòm sao:

(1) Tỉnh 井 8 sao: m , n , g , x , l , d , và e Germinerum

(2) Quỉ 鬼 g , d , h , u Caneri (3) Liễu 柳 d , e , z , h , u , r , s , w Hydræ

(4) Tinh 星 a , 2 t , i , 20 và 26 Flamsteed vài sao chòm Hydræ

(5) Trương 張 6 sao n , f , m , l , n và x Hydræ

(6) Dực 翼 22 sao Crateris và Hydræ (7) Chẩn 軫 g , e , b , h CerviCách sắp xếp Nhị thập bát tú trên vòng Hoàng Đạo hết sức phức tạp. Ta thấy có mấy cách sắp sau

đây:

  Xếp theo lối I trên, ta rút ra được một ý nghĩa siêu hình và Đạo học giống Dịch và chiêm tinh học

cổ, vì:

 Xếp theo lối 2 phù hợp với các sách thiên văn học cổ thông thường và có cái hay là 4 chòm sao giữa

của 4 chòm sao đứng vào tứ chính.Người xưa còn chia vòng Hoàng Đạo ra làm 12 cung với những tên tương ứng sau đây:

A (xưa)

B (tác giả)

C D E F

SỬU TÍ Tinh Kỷ 星紀

Ma Yết

Đẩu Ngưu le Génital

TÍ SỬU Huyền Hiêu 玄枵 Bảo

BìnhNữ Hư Nguy

le Germinal

HỢI DẦN Thú Tư 娶訾

Song Ngư

Thất Bích l’Aréal

Page 78: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

TUẤT MÃO Giáng Lâu 降婁 Bạch Dương

Khuê Lâu l’Initial

DẬU THÌN Đại Lương 大梁 Kim Ngưu

Vị Mão Tất

l’Agitatoire

THÂN TỊ Thật Trầm 實沉 Song Tử

Chủy Sâm le Clotural

MÙI NGỌ Thuần Thủ 鶉首 Cự Giải

Tỉnh Quỉ le Collisal

NGỌ MÙI Thuần Hỏa 鶉火 Sư Tử Liễu,Tinh, Trương

le Pructidor

TỊ THÂN Thuần Vĩ 鶉尾 Thất Nữ

Dực Chẩn le Messidor

THÌN DẬU Thọ Tinh 壽星 Thiên Xứng

Giác Cang Vendemiaire

MÃO TUẤT Đại Hỏa 大火

Thiên Yết

Đê Phòng Tâm

le Sicaire

DẦN HỢI Tích Mộc 析木 Nhân Mã

Vĩ Cơ le Réfugiaire

 IV. Thất Chính 七 正 Thất Chính gồm: (1)Mặt trời (Thái Dương); (2)Mặt trăng (Thái Âm); và Ngũ Hành: (3) Kim Tinh

(Thái Bạch); (4) Mộc Tinh (Mộc Đức); (5) Thủy Tinh (Thủy Diệu); (6) Hỏa Tinh (Vân Hán); (7) Thổ Tinh (Thổ Tú).[1]

- Mặt trăng (Lune) quay 1 vòng chu thiên: 1/12 năm.- Thủy Tinh (Mercure) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.- Kim Tinh (Venus) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.- Mặt trời (Soleil) quay 1 vòng chu thiên: 1 năm.- Hỏa Tinh (Mars) quay 1 vòng chu thiên: 2 năm.- Mộc Tinh (Jupiter) quay 1 vòng chu thiên: 12 năm.- Thổ Tinh (Saturne) quay 1 vòng chu thiên: 28 năm.Hỏa, Mộc, Thổ : Dương (chủ ngoại)Kim, Thủy: Âm (chủ nội)Âm Dương đắp đổi giao thoa thành thiên văn, thiên biến, và thời tiết. Ngày nay theo hệ thống

Copernic thì các hành tinh đều quay quanh mặt trời theo những qui đạo bầu dục.Ngày xưa, người Trung Hoa cũng như Âu Châu quan sát tinh tượng từ trái đất và bằng mắt trần, nên

thấy các hành tinh có những đường lối hết sức là phức tạp, lắt léo, lúc tiến lúc lui, lúc đi lúc đứng, lúc hiện lúc ẩn, lúc ấp lúc trì; ánh sáng cũng tùy theo thời tiết, tùy theo các lớp mây lớp mù mà biến sắc, do đó họ cho là các vì sao biết giận biết vui như con người, tiến thì hay, thoái thì dở…

Họ cho rằng: Thổ Tinh là phúc tinh, ứng vào nước nào thì nước ấy phúc khánh. Mộc Tinh hay Tuế Tinh là phúc tinh, còn Hỏa Tinh là sao đem tới loạn lạc, giặc giã. Kim Tinh hay Thái Bạch chủ về quân binh nên tướng soái phải tùy Thái Bạch cao thấp, nhanh chậm, tỉnh táo, ẩn hiện mà bắt chước, điều binh. Thủy Tinh chỉ tứ thời, sắc vàng thì được mùa, đen thì hồng thủy…

Ta làm bản tóm lược về ngũ tinh như hình sau.

Page 79: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

 Và đây là đại khái những đường đi kỳ dị của ngũ tinh:a. Các hành tinh: Thổ, Mộc, Kim:

b. Các hành tinh: Kim, Thủy:

Người xưa muốn xem điềm trời lành dữ ứng vào nước nào, bèn chia Trung Hoa và các nước chư hầu thành những miền ứng với một chòm sao nào đó của Nhị thập bát tú. Cách đó gọi là Phân Dã.

Như vậy trời trở thành một trạm thám sát cho nhà vua để vua trông lên trời mà biết tình hình từng phương, từng xứ dưới trần gian… Ví dụ nước Việt Nam theo Hán Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào sao Dực Chẩn, theo Tấn Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào chòm sao Ngưu Nữ.

 V. Sông Ngân Hà

Vòng Dịch có đường xoáy chữ S ở giữa, thì trời có sông Ngân Hà vắt ngang theo chiều Tí Ngọ.Cát Hồng Bão Phác Tử viết: Sông Ngân Hà[2] nơi gần Bắc Cực chia thành hai nhánh, và từ đó vắt

sang Nam Cực. Một nhánh qua chòm sao Nam Đẩu, một nhánh qua chòm sao Đông Tỉnh.[3] 

Thiên TânGustav Schlegel cho rằng quả thực cách đây 18.500 năm sông Ngân Hà đã có vị trí như trên, và sách

chiêm tinh học đều ghi chép như vậy. Tuy nhiên, vì sự chuyển dịch ngày nay chỗ sông Ngân Hà chẻ nhánh đã xa Bắc Cực nhiều.

Page 80: Thiên Văn Học Cổ Trung Hoa

Khoảng gần Bắc Cực, sông Ngân Hà có một chỗ khô «có thể lội qua» gọi là Thiên Tân (bến trời) thuộc các chòm sao Ngưu, Đẩu,[4] vì thế Thiên Tân còn có một tên là Cách Tinh.[5] Cách là đến, Tân là qua.[6] Thiên tân trên trời có thể nói là ứng với quẻ Phục trong vòng Dịch Tiên Thiên.

Khảo sát về thiên văn học Trung Hoa ta thấy các nhà thiên văn chẳng những muốn nghiên cứu sự vận chuyển các vì sao, mà còn muốn dùng các sao trên trời để viết lại niềm tin của mình, những hoài bão của mình, những công trình của mình phải làm trong năm, trong tháng. Hơn nữa, người xưa còn muốn đem tâm tư con người mà điểm xuyết cho các vì sao, đem tính nết lành dữ của con người gán ghép cho các vì sao, làm cho bầu trời trăng sao trở thành một thiên đình linh động, thành một triều đình được tổ chức theo như nơi trần thế. Sau cùng, đem gắn liền hoạt động các vì sao vào công việc, vào số mệnh và sự hưng vong họa phúc của dân nước.

Muốn hiểu thiên văn Trung Hoa ta hãy mường tượng như các vì sao nhất là hai vầng nhật nguyệt và 5 hành tinh (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) là những vị thần linh, mà Nhị thập bát tú là những quán xá trời mây của những vị thần linh ấy. Các hành tinh này rong ruổi trên con đường Hoàng Đạo nhanh chậm khác nhau. Các hành tinh lại còn đi lúc nhanh lúc chậm, khi đi khi đứng, khi lui gót lúc bối rối vòng vo, lúc giận hờn mà thấy sắc diện, hoặc phát ra những tia lửa tức tối. Mỗi quán xá trời mây của Nhị thập bát tú lại ứng vào một phần đất dưới trần gian, và tùy theo sao lành dữ đóng ở cung nào trên trời thì hạnh phúc hay loạn lạc sinh ra nơi phần đất tương ứng ở trần gian.