36
Trong khuôn khổ của Dự Án Nghiên cứu Siêu đô thị Tp. HCM, hợp tác với Sở Quy Hoạch Kiến Trúc Tp. HCM Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tp. Hồ Chí Minh/ Việt Nam Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh · Bản Hướng dẫn này được đúc kết từ các nghiên cứu hợp tác giữa Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Trường Đại học

Embed Size (px)

Citation preview

Trong khuôn khổ của Dự Án Nghiên cứu Siêu đô thị Tp. HCM, hợp tác với Sở Quy Hoạch Kiến Trúc Tp. HCM

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tp. Hồ Chí Minh/ Việt Nam

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

Nhà xuất bản

Trường Đại Học Kĩ thuật Brandenburg Cottbus Khoa Quy Hoạch Và Thiết Kế Không Gian Giáo sư Frank Schwartze

© 2013 Trường Đại Học Kĩ thuật Brandenburg Cottbus

ISBN 978-3-00-042085-6

Thực hiện bởi Trường ĐH Kĩ thuật Brandenburg Cottbus (BTU Cottbus)/ CHLB Đức Khoa Quy Hoạch Và Thiết Kế Không Gian

Jana Warnatzsch, Huỳnh Lê Hải Châu, Frank Schwartze, Ronald Eckert, Moritz Maikämpervới sự đóng góp bởi Hagen Schwägerl, Daniel Schöne, Florian Ibold, Robert Atkinson

Sở Quy Hoạch Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh (DPA)

Lý Khánh Tâm Thảo, Hoàng Tùng, Nguyễn Anh Tuấn

Địa chỉ tải về Trường Đại Học Kĩ thuật Brandenburg Cottbus Khoa Quy Hoạch Và Thiết Kế Không Gian Konrad - Wachsmann - Allee 403046 Cottbus, GermanyTel: (0049) 0355 - 69 - 3048Telefax: (0049) 0355 - 69 - 3046Web: www.tu-cottbus.deEmail: [email protected]

Website của dự án Nghiên cứu Siêu Đô Thị TP. Hồ Chí Minh:

Bằng tiếng Việt:http://www.tu-cottbus.de/projekte/de/megacity-hcmc/urban-development/overview/2013_edition_guidelines_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_VN.pdf

Bằng tiếng Anh:http://www.tu-cottbus.de/projekte/de/megacity-hcmc/urban-development/overview/2013_edition_guidelines_on_climate_change_adapted_urban_planning_and_design_ENG.pdf

Lời cảm ơn Bản Hướng dẫn này được thiết kế và chuẩn bị trong Gói nghiên cứu 7 “Khu dân cư thích ứng với biến đổi khí hậu và tiết kiệm năng lượng”, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu “Quy hoạch đô thị và quy hoạch môi trường tích hợp cho thích ứng của TP Hồ Chí Minh với biến đổi khí hậu”. Dự án được tài trợ bởi Bộ về Giáo dục và Nghiên cứu nước Cộng Hòa Liên Bang Đức trong chương trình “Các thành phố lớn của tương lai”.

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 1

Lời mở đầu

Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế và văn hóa lớn của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố cảng lớn nhất đất nước, là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.

Về vị trí địa lý, Thành phố nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn với địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, thích ứng với biến đổi khí hậu trở nên một thách thức quan trọng đối với quản lý quy hoạch đô thị thành phố. Thực vậy, biến đổi khí hậu đã bắt đầu tác động trực tiếp đến đời sống người dân đô thị như ngập lụt, đảo nhiệt đô thị, thời tiết bất thường… Những nguy cơ này đang gia tăng nhanh chóng và trở thành nhân tố quan trọng đối với quy hoạch đô thị. Cụ thể là, vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu cần được cải thiện trong quy hoạch đô thị.

Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010. Trong lần điều chỉnh này, quy hoạch chung thành phố đã được xây dựng trên cách tiếp cận đối với các điều kiện tự nhiên về địa chất, thủy văn… kết hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội thành phố. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có các quy định hay hướng dẫn để cụ thể hóa các định hướng cơ bản liên quan vấn đề phù hợp điều kiện tự nhiên, thích ứng biến đổi khí hậu trong quy hoạch chung thành phố.

Bản Hướng dẫn Quy hoạch đô thị thích ứng biến đổi khí hậu cho thành phố Hồ Chí Minh này là một trong những cách tiếp cận tiên phong để đưa các định hướng trên thành hướng dẫn, khuyến nghị cho công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.

Bản Hướng dẫn này tập trung vào các biện pháp thích ứng đối với ngập lụt và khí hậu đô thị trong quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố; hướng tới việc hỗ trợ tích hợp các khía cạnh khác nhau đặc biệt là các quan tâm về môi trường trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch đô thị cũng như phối hợp các loại quy hoạch với nhau.

Bản Hướng dẫn này được đúc kết từ các nghiên cứu hợp tác giữa Sở Quy hoạch-Kiến trúc và Trường Đại học Kỹ thuật Cottbus trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu Megacity Thành phố Hồ Chí Minh; nội dung nghiên cứu được trình bày trong cuốn Sổ tay Quy hoạch đô thị thích ứng biến đổi khí hậu cho thành phố Hồ Chí Minh.

Đây cũng là một nội dung trong chương trình hành động của Sở Quy hoạch-Kiến trúc tham gia vào Kế hoạch hành động Ứng phó biến đổi khí hậu của thành phố Hồ Chí Minh, là một phần của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó Biến đổi khí hậu.

Chúng tôi mong rằng những nội dung cô đọng của bản Hướng dẫn này sẽ giúp ích các nhà hoạch định chính sách, các sở ban ngành liên quan, chính quyền địa phương, ban quản lý các khu chức năng đô thị, các đơn vị tư vấn quy hoạch-kiến trúc, các nhà đầu tư phát triển dự án và cộng đồng người dân trong việc hiện thực quy hoạch đô thị thành phố theo hướng phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

ThS. KTS. Trần Chí DũngGiám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 2

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 3

Giải thích kí hiệu 4Danh sách các Hình Ảnh và Bảng Biểu 5

Giới thiệu chung Mục đích của quyển Hướng dẫn 6 Đối tượng 6 Nội dung và cấu trúc 6Sự liên quan với các tài liệu khác 7

I. Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Bước 1: Các quy định trong vùng ngập lụt 10 Bước 2A: Quy hoạch sử dụng đất trong vùng ngập lụt 11Bước 2B: Chống lũ cho công trình trong “Khu xây dựng có kiểm soát” 12Bước 3A: Giải pháp chống ngập mang tích chất công trình cho khu đô thị trọng điểm 13Bước 3B: Tôn nền cho các khu dự án đô thị trọng điểm 14Bước 4: Quản lý nước mặt 15

II. Quản Lý Sự Tăng Nhiệt Độ Bước 1: Những quy định cho toàn khu 20Bước 2: Giảm nhiệt độ môi trường ở cấp dự án 20Bước 3: Sự phối hợp giữa giải pháp thiết kế cảnh quan và giải pháp kiến trúc 22

Phụ Lục Hướng dẫn chung của phần “Quản lý nước mặt” 24Tổng quan của Bản Hướng Dẫn theo các cấp độ quản lý 27

Tài Liệu Tham Khảo 29

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 4

Giải Thích Kí Hiệu

DARD Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

DoC Sở Xây Dựng

DoNRE Sở Tài Nguyên Môi Trường

DoT Sở Giao Thông Vận Tải

DPA Sở Quy Hoạch Kiến Trúc

EIA Đánh giá tác động môi trường

HCMC TP. Hồ Chí Minh

HCMUARC Trường Đại Học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh

HIDS Viện nghiên cứu phát triển

SEA Đánh giá môi trường chiến lược TP. Hồ Chí Minh

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 5

Danh Sách Các Hình Ảnh Và Bảng Biểu

Hình 1: Vấn đề chính của thích ứng với biến đổi khí hậu

Hình 2: Cao độ nền của TP. Hồ Chí Minh

Hình 3: Duy trì sự cân bằng của tuần hoàn nước

Hình 4: Vùng ngập lụt

Hình 5: Ví dụ về các khu quản lý ngập

Hình 6: Đôn nền nhà

Hình 7: Nền nhà và tường nhà chống thấm

Hình 8: Tường và cổng chắn lũ vĩnh cữu

Hình 9: Tầng trệt thích ứng với lũ

Hình 10: Bờ sông nâng cao

Hình 11: Tường chắn lũ di động

Hình 12: Đôn nền toàn khu đất xây dựng

Hình 13: Nước chảy bề mặt do mưa của TP. HCM

Hình 14: Các hành lang thông gió chính của TP. HCM

Hình 15: Bản đồ khí hậu của TP. HCM

Hình 16: Xoay Đường giao thông song song với hướng gió

Hình 17: Hành lang bộ hành để lưu thông gió

Hình 18: Chiều cao nhà để tận dụng thông gió

Hình 19: Tổ hợp nhiều mảng xanh nhỏ có tác dụng như một mảng xanh lớn

Hình 20: Vật liệu sáng màu hấp thu ít bức xạ mặt trời hơn vật liệu tối màu

Bảng 1: Nhìn chung về các giải pháp quản lý nước mưa và tính hiệu quả của chúng tùy thuộc theo khả năng thẩm thấu của đất và lượng không gian mở.

Bảng 2: Quản lý nước mưa phân cấp và các giải pháp liên quan

Bảng 3: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nguy cơ ngập lụt”

Bảng 4: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nhiệt độ cao”

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 6

Mục đích của quyển hướng dẫn

Sự xuất hiện thường xuyên và gia tăng mức độ nghiêm trọng của các hiểm họa về môi trường như như lũ lụt tại Tp. HCMC gần đây đã làm nổi lên các mối quan tâm về biến đổi khí hậu. Sự phát triển đô thị, chứ không phải là biến đổi khí hậu, được xem là nguyên nhân chính cho các hiểm họa về môi trường này và do đó quy hoạch đô thị nên được coi là có vai trò quan trọng cho sự thích ứng của thành phố với các hiểm họa về môi trường và biến đổi khí hậu. Phát triển đô thị hiện ở Tp. HCMC ngày nay hầu như chưa đưa các vấn đề về rủi ro khí hậu ảnh hưởng đến môi trường xây dựng và cư dân vào xem xét. Việc mở rộng nhanh chóng của các khu dân đô thị vào các vùng đất ngập nước nên là một trong những mối quan tâm lớn nhất của thành phố. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu xác định các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu đang được tiến hành thì kết quả nghiên cứu vẫn chưa được tích hợp thành công vào các quá trình quy hoạch và thiết kế đô thị.

Hướng tiếp cận của Hướng dẫn này là tìm ra các giải pháp cụ thể về thích ứng với biến đổi khí hậu vào quy hoạch và thiết kế đô thị. Những khuyến nghị này nên xem xét như một tài liệu tham khảo cho thiết kế đô thị bền vững và phù hợp với biến đổi khí hậu trong quá trình thiết kế và quá trình phê duyệt dự án phát triển đô thị.

Tác động trước mắt của các hướng dẫn này là để nâng cao nhận thức chung giữa

các cơ quan chức năng liên quan đến lĩnh vực quy hoạch và thiết kế đô thị. Sự cập nhật kiến thức về thích ứng biến đổi khí hậu giữa các tổ chức liên quan và cá cá nhân, và sự lồng ghép của thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch đô thị được xem là ảnh hưởng lâu dài của hướng dẫn này.

Đối tượng

Hướng dẫn này là hướng tới các cơ quan và viện quy hoạch của TP Hồ Chí Minh, chẳng hạn như Sở Kế hoạch và Kiến trúc (DPA), Sở Xây dựng (DoC), Phòng Quản lý đô thị cấp quận huyện, cũng như các tổ chức nghiên cứu như Viện Nghiên cứu Phát triển (HIDS) và Đại học Kiến trúc Tp. HCM (HCMUARC). Nó được thiết kế để hỗ trợ các cơ quan trong trong quá trình phê duyệt và đánh giá tính bền vững của dự án phát triển đô thị, và trong việc thiết lập các nguyên tắc ràng buộc và không ràng buộc của quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị phù hợp biến đổi khí hậu. Hơn nữa, nó thúc đẩy các nhà đầu tư tư nhân, các nhà phát triển tư nhân, kiến trúc sư và nhà thiết kế đô thị đưa ra các biện pháp thiết kế đô thị bền vững.

Nội dung và cấu trúc của quyển Hướng dẫn

Các giải pháp của quy hoạch và thiết kế đô đa số được xác định ở cấp khu đất và công trình xây dựng, tuy nhiên cũng có những giải pháp ở cấp thành phố và cấp quận huyện. Những hướng dẫn tập trung vào

Giới Thiệu

Các Hướng Dẫn về Quy hoạch và thiết kế đô thị đáp ứng với biến đổi khí hậu cho TP. Hồ Chí Minh (Tp.HCMC) đưa ra các giải pháp quy hoạch và thiết kế đô thị đáp ứng với các rủi ro về môi trường và biến đổi khí hậu ở TP. HCM. Các hướng dẫn này nhằm mục đích hỗ trợ nhà chức trách, các nhà đầu tư và các chuyên gia trong những ngành lĩnh vực thiết kế và quy hoạch đô thị trong việc thiết kế mới và cải tạo khu đô thị và để phục vụ như là một hướng dẫn cho các chính sách trong quá trình ra quyết định và quá trình phê duyệt về đô thị ở cấp thành phố của Tp.HCM.

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 7

các rủi ro môi trường chính của Tp. HCM liên quan đến lũ lụt và biến đổi khí hậu.

Các hướng dẫn có liên quan đến các lĩnh vực bao quát của phòng chống lũ lụt, quản lý nước, cây xanh và hệ thống tự nhiên và kiểm soát năng lượng mặt trời, và được định hướng đến các biện pháp liên quan đến sự thích nghi của cấu trúc đô thị. Các biện pháp giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải giao thông không nằm trong cuốn sổ tay này (H. 1).

Mối quan hệ với tài liệu khác

Các nguyên tắc này sẽ được sử dụng kết hợp với Quyển sổ tay “Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh - Sổ tay về Quy hoạch và thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tp. Hồ Chí Minh/ Việt Nam” và các tài liệu liên quan cần thiết khác.

Các tài liệu này khác bao gồm, nhưng không giới hạn:• CHXHCN Việt Nam (2003 a): Luật Đất

đai 13/2003/QH11• CHXHCN Việt Nam (2003 b): Luật Xây

dựng số 16/2003/QH11• CHXHCN Việt Nam (2005): Luật Bảo vệ

môi trường Số 52/2005/QH11

• CHXHCN Việt Nam (2008): Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam - Quy hoạch vùng và đô thị và nông thôn dân cư Kế hoạch QCXDVN 01: 2008/BXD

• CHXHCN Việt Nam (2009): Luật Quy hoạch đô thị Số 32/2009/QH12

• Bộ Xây dựng (2011): Hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược (SEA) trong Xây dựng và Quy hoạch (Hướng dẫn kỹ thuật)

• Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố theo Quyết định 150 (Quyết định 150/2004/QD-UB)

• Gravert, A.; Wiechmann, T.; Schwartze, F. Und Kersten, R. (2012): Thích ứng biến đổi khí hậu quy hoạch đô thị trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo cuối cùng. Nghiên cứu siêu đô thị dự án TP. Hồ Chí Minh.

• Storch, H. và Downes, N. (chủ biên) (2012): Đề xuất Kế hoạch sử dụng đất. Chiến lược thích ứng đối với biến đổi khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh

• Schinkel, U., Lê Diệu Ánh và Schwartze, F. (2011): Làm thế nào để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu trong các khu đô thị - Sổ tay cho hành động cộng đồng

• ICEM (Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường) (2009): Thành phố Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu Báo cáo nghiên cứu - Tập 2: Báo cáo chính - Dự thảo 4.

H. 1: Vấn đề chính của thích ứng với biến đổi khí hậu

Các ban ngành đề cập trong Bản Hướng Dẫn

Chống ngập

Quản lý nước

Cây xanh và hệ thống thiên nhiên

Kiểm soát năng lượng từ mặt trời

Đô thị nén Sử dụng năng lượng hiệu quả

Tính phân tán về không gian

Giao thông bền vững

Thích ứng

Nguy cơ ngập lụt (Ngập lụt đô thị)

Sóng nhiệt (Khí hậu đô thị)

Sự tiêu thụ năng lượng (Năng lượng đô thị)

Khí thải từ giao thông cơ giới (Giao thông đô thị)

Giảm thiểu

I.QUẢN LÝ NGẬP LỤT ĐÔ THỊ

Để áp dụng tối ưu Hướng dẫn này, các bước sau đây cần được các nhà quản lý và các đơn vị cá nhân thực hiện.

Bước 1: Các quy định chung cho vùng ngập lụtBước 2A: Sự phân chia của các vùng ngập lụt Bước 2B: Giải pháp nhà chống lũ trong “Khu xây dựng có kiểm soát”Bước 3A: Giải pháp chống lũ mang tính công trình cho các khu vực ưu tiên Bước 3B: Giải pháp nâng nền cho các khu vực ưu tiên Bước 4: Quản lý nước mặt

với giải pháp mang tính bền vững, hay là các quy định tối thiểu về:• Giảm bề mặt không thấm• Vỉa hè thẩm thấu nước và • Trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị• Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng • Hệ thống thoát nước mang tính thẩm thấu

Các giải pháp này được áp dụng trong các cấp quy hoạch sau:

Cấp thành phố

Cấp quận

Cấp khu đất

Cấp công trình

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 10

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Bước 1: Các quy định trong vùng ngập lụt

Để hạn chế phát triển đô thị trong vùng ngập lụt, các khu vực ngập và điểm ngập nên được xác định trước trong bản đồ quy hoạch môi trường. Các cơ quan chức năng sẽ lập bản quy hoạch môi trường ở cấp quận và cấp thành phố. Điều này sẽ hỗ trợ quá trình kiểm soát và can thiệp trong các đô thị mới phát triển. Ở cấp quận, các bản đồ này sẽ hỗ trợ cho các giải pháp giảm ngập ở cấp công trình.

Nhận biết vùng ngập lụt

Để nhận ra một dự án có nằm trong vùng ngập lụt hay không, nhà đầu tư cần tư vấn từ “Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận” nằm trong “Bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Môi Trường (EIA)”. Nếu một dự án thuộc trong vùng ngập lụt, các giải pháp cụ thể về phòng chống ngập lụt sẽ được áp dụng (H. 2).

Xác định bằng Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận / Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (SEA) của quy hoạch các cấp (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, và quy hoạch chi tiết).

Mạng lưới các hồ điều tiết phân cấp

Để giảm mực nước trong sông ngòi và kênh rạch trong thời điểm ngập lụt, một hệ thống các hồ điều tiết cần được thiết kế trong thành phố (H. 3). Nước lũ từ sông ngòi và kênh rạch sẽ được chuyển đến các hồ điều tiết này, được lưu trữ, lọc và sau đó trả lại vào sông ngòi khi thời điểm ngập đã qua và mực nước sông đã giảm. Các hồ điều tiết này được xác định trong quy hoạch phân khu chức năng cấp thành phố và cấp quận. Các tác động ảnh hưởng xấu đến mạng lưới hồ điều tiết này cần được xem xét kĩ lưỡng.

Xác định bằng Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận / Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (SEA) của quy hoạch các cấp (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, va quy hoạch chi tiết).

Tái tạo tự nhiên cho kênh rạch và sông ngòi

Để giảm thiểu ngập lụt, sông ngòi và kênh rạch nên được giữ/ và được trả lại tình trạng tự nhiên. Điều này làm tăng cường khả năng thẩm thấu, giúp giảm sạt lở bờ và tạo ra môi trường tự nhiên thuận lợi cho các sinh thực vật sống ở sông ngòi kênh rạch.

Có bốn giải pháp chính để tái tạo tự nhiên cho kênh rạch và sông ngòi:

• Loại bỏ các vật cản như rác, cây ngã, các tường chắn, các công trình chuyển dòng nước không cần thiết trong lòng sông: Mục đích là để tăng khả năng chứa nước của sông ngòi và duy trì tốc độ dòng chảy. Các biện pháp can thiệp nhằm thay đổi tình trạng tự nhiên của sông ngòi ví dụ như: cạo bùn lắng đọng, cạo sâu dòng sông và mở rộng chiều ngang dòng sông, không được khuyến khích, trừ khi các đánh giá về sự thay đổi này thể hiện yếu tố có lợi.

• Trả lại đường cong tự nhiên cho bờ sông: Mục đích là để tăng khả năng chứa nước trong vùng bờ sông, giảm chiều cao đỉnh lũ, giảm tốc độ dòng chảy, giảm phù sa lắng đọng.

Cấp thành phố

Cấp quận

H. 3: Duy trì sự cân bằng của tuần hoàn nước

Nguồn: Goedecke, M. và Rujner, H. (2012)

H. 2: Cao độ nền của TP. Hồ Chí Minh

Nguồn: Storch, H. et al. 2012

HUYEN CAN GIO

HUYEN CU CHI

8

QUAN 9

HUYEN BINH CHANH

BTAN

TB BT

1

GV

HUYEN NHA BE

QUAN 2

6

HUYEN HOC MON

TP

QUAN 12

QUAN 7

3

54

QUAN THU DUC

1011

PN

20 0 2010 km

Ho Chi Minh City - Elevation above mean sea level (AMSL)

Elevation above mean sea level (AMSL)

>20.0 m

15.0 m - 20.0 m

10.0 m - 15.0 m

7.5 m - 10.0 m

5.0 m - 7.5 m

2.5 m - 5.0 m

2.0 m - 2.5 m

1.5 m - 2.0 m

1.0 m - 1.5 m

0.5 m - 1.0 m

0.0 m - 0.5 m

0.0 m

Borders of Quan and Huyen

1 Quan 1

10 Quan 10

11 Quan 11

3 Quan 3

4 Quan 4

5 Quan 5

6 Quan 6

8 Quan 8

BT Quan Binh Thanh

BTAN Quan Binh Tan

GV Quan Go Vap

PN Quan Phu Nhuan

TB Quan Tan Binh

TP Quan Tan Phu

Priority Areas to Maintain Green & Open Spaces with High Evaporation (Evaporation > 1400 mm/a; Runoff < 50 mm/a) Built-up Areas with Low Surface Runoff (Runoff <200 mm/a) Medium Priority Areas with High Surface Runoff (Runoff = 200-500 mm/a) High Priority Areas with Highest Surface Runoff (Runoff >500 mm/a)

Priority Areas for Improvement

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 11

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

• Kết nối lại sông ngòi với vùng ngập lũ tự nhiên: Mục đích là để tăng khả năng chứa nước của sông. Phương pháp cụ thể là hạ cốt bờ sông theo cốt tự nhiên của nó, hạ thấp bờ kè, dời đê và kè lui vào phía trong, và nối lại các đường dẫn nước từ sông đến các vùng trũng chứa nước.

• Tự nhiên hóa kè sông: Bờ sông chỉ nên kè hóa khi có rủi ro về sạt lở, nếu không, bờ sông nên được để tự nhiên. Trong trường hợp kè hóa bờ sông, thiết kế bờ kè nên cố gắng lặp lại yếu tố tự nhiên và sử dụng các vật liệu tự nhiên, ví dụ như: sử dụng bó đá có trồng cây, các gạch bê-tông có lỗ để trồng cây, thay vì sử dụng bề xi măng liền mặt. Bằng cách này, kè sông giúp bảo vệ bờ sông khỏi bị sạt lở và xói mòn, trong khi có tác dụng nâng cao tính thẩm thấu nước và giảm tốc độ dòng chảy. Ngoài ra các phù sa cũng được cung cấp tự nhiên cho cây cỏ dọc theo kè sông và do đó tạo ra môi trường sống hoang dã khuyến khích sinh thực vật phát triển, ngoài ra còn tăng vẻ đẹp thẩm mỹ cho khu vực bờ sông.

Xác định bằng Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận / Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (SEA) của quy hoạch các cấp (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, va quy hoạch chi tiết).

Bước 2A: Phân khu chức năng cho vùng ngập lụt

Các vùng ngập tự nhiên cần được bảo vệ để cung cấp khoảng ngập cho sông ngòi trong thời điểm lũ (H. 4). Chức năng thủy học của vùng ngập tự nhiên có thể bảo vệ bằng các giải pháp: hạn chế các công trình xây dựng, khuyến khích các chức năng sử dụng đất thích ứng với lũ (như đất nông nghiệp, công viên, sân chơi, nhà ở thích ứng với lũ). Các hạ tầng và công trình có thể được cho ngập tạm thời trong một thời gian ngắn như công trình đường xá, công viên, khu vui chơi giải trí, nên bố trí dọc theo mặt nước.

Vùng ngập tự nhiên bao gồm 2 khu chính, và tách biệt bởi “Vùng không bị ngập lụt” và đường chỉ giới:

• “Khu cấm xây dựng hoàn toàn”, nơi ảnh hưởng nghiêm trọng bởi triều cường• “Khu xây dựng có kiểm soát”, nơi ngập định kì và ảnh hưởng bởi lũ theo mùa (H. 5)

Cấp khu đất

Vùng ngập lụt

“Khu cấm xây dựng hoàn toàn” “Khu xây dựng có kiểm soát” “Vùng không bị ngập lụt ”

Khoảng lùi

H. 5: Ví dụ về các khu quản lý ngập

H. 4: Vùng ngập lụt

Nguồn: Storch, H. et al. 2012

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 12

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Xác định „Khu cấm xây dựng hoàn toàn“ trong vùng ngập lụt

“Khu cấm xây dựng hoàn toàn“ là các khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng bởi triều cường, và có chức năng chứa nước lũ thường xuyên do triều cường. Các công trình xây dựng hoặc bất cứ can thiệp nào ảnh hưởng đến chức năng năng này đều nên bị cấm.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Xác định “Khu xây dựng có kiểm soát” trong vùng ngập lụt

Để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả quỹ đất trong khi vùng ngập lụt vẫn được duy trì chức năng chứa nước lũ, “Khu vực xây dựng có kiểm soát” nên được xác định. Trong “Khu xây dựng có kiểm soát” này, các hình thức sử dụng đất thân thiện với lũ như đất nông nghiệp, công viên, sân chơi, nhà chống lũ, được áp dụng. Quản lý đô thị trong khu này bằng các quy định về khoảng lùi, mật độ xây dựng, hình thức thiết kế mẫu nhà được quy định trong quy hoạch phân khu chức năng ở cấp quận huyện.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Xác định khoảng lùi cho công trình trong vùng ngập lụt

Mục đích là để xác định cụ thể khoảng lùi an toàn từ bờ sông đến công trình. Khoảng lùi an toàn được quy định trong Bản đánh giá ảnh hưởng môi trường. Nếu chưa có Bản đánh giá ảnh hưởng môi trường, thì chiếu theo quy định 150 của Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (150/2004/QD-UB). Khoảng lùi cho công trình theo quy định này là 10 – 50m từ bờ sông, rạch đến đường bao công trình, tùy thuộc vào chiều rộng dòng chảy.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Bước 2B: Nhà chống lũ trong “Khu xây dựng có kiểm soát”

Giải pháp này được áp dụng cho các công trình trong:

• Khu vực xây dựng hiện hữu• “Khu xây dựng có kiểm soát” trong vùng ngập.

Các công trình hiện hữu cần đáp ứng các yêu cầu cụ thể để chống bị ảnh hưởng của ngập lụt. Các giải pháp được thiết kế dựa trên sự phối hợp của các chuyên gia môi trường và các kĩ thuật hiện tại.

Cấp công trình

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 13

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Đôn nền từng công trình

Giải pháp đôn nền dành cho các công trình hiện hữu trong vùng ngập lụt. Chiều cao thiết kế cho đôn nền cần có sự thao khảo từ các chuyên gia môi trường, để được tính toán theo chiều cao lũ trong tương lai và từ đó xác định được chiều cao đôn nền (H. 6). Chiều cao đôn nền sẽ cao hơn mực nước ngầm hiệu hữu và vật liệu đôn nền có thể là sỏi hoặc cát. Mặc dù giải pháp này giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của ngập lụt, nó không giúp giảm tác động của ngập lụt đến đô thị và môi trường nói chung. Ngoài ra, giải pháp này còn rất tốn kém. Do đó, nó chỉ mang tính tạm thời chứ không phải là giải pháp bền vững.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Tường và nền nhà chống lũ

Để tăng khả năng thích ứng với ngập lụt, tường nhà và nền nhà của các công trình trong vùng ngập lụt nên được thiết kế bởi vật liệu chống thấm theo kĩ thuật hiện tại (H. 7). Chiều cao của vật liệu tường chống thấm phải cao ít nhất 50cm trên mức lụt cao nhất. Bậc cửa cũng nên được thiết kế cao nhất có thể.

Cửa ngăn lũ di động cho công trình

Để chống ngập, các cửa và vách ngăn lũ di động tại các vị trí tường bao hoặc lỗ mở (cửa đi và cửa sổ) cho ngôi nhà nên được lắp đặt. Các bức chắn ngập nên được thiết kế gắn liền vào các khung lỗ mở. Vật liệu của các bức chắn này là các vật liệu chống thấm theo kĩ thuật hiện tại (H. 8). Việc sử dụng các bức ngăn này giúp cho tầng trệt của ngôi nhà chống lại sự xâm nhập của nước lũ.

Tầng trệt thích ứng với lũ

Một phương pháp khác với việc tôn nền là thiết kế nhà trên cột, hoặc tầng trệt của ngôi nhà được sử dụng cho các chức năng phụ như là kho chứa đồ, hay nơi đỗ xe. Như vậy tầng trệt được cho ngập trong thời gian bị lụt và các ảnh hưởng hư hại do ngập sẽ không còn đáng kể (H. 9).

H. 7: Nền nhà và tường nhà chống thấm

H. 8: Tường và cổng chắn lũ vĩnh cữu

H. 9: Tầng trệt thích ứng với lũ

H. 6: Đôn nền nhà

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 14

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Bước 3A: Giải pháp chống ngập mang tích chất công trình cho khu đô thị trọng điểm

Trong trường hợp các khu đô thị hiện hữu hoặc các khu đô thị mang tích chất quan trọng chiến lược (được xác định trong Quy hoạch phân khu chức năng), nhà đầu tư được phép sử dụng các biện pháp chống ngập mang tích chất công trình. Các giải pháp này không được phép sử dụng trong “Khu cấm xây dựng hoàn toàn”, nhưng có thể sử dụng trong “Khu xây dựng có kiểm soát”. Lưu ý rằng các giải pháp chống ngập mang tính công trình này rất tốn kém, ngoài ra còn đòi hỏi các thiết kế kĩ thuật phức tạp, quá trình bảo dưỡng và vận hành cũng yêu cầu kĩ thuật cao và tốn kém. Các giải pháp này không nên sử dụng một cách hàng loạt và đại trà.

Công trình chắn lũ ở mặt tiền bờ sông

Để bảo vệ các khu phát triển đô thị khỏi nước lũ dâng cao, các công trình chắn lũ ở vị trí dọc bờ sông có thể thiết kế (H. 10). Các công trình chắn lũ này có thể là đê, đập, bao cát hoặc cửa ngăn lũ. Tất cả những giải pháp công trình chắn lũ này cần được thiết kế phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia môi trường và theo các kĩ thuật hiện đại.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Tường di động ngăn lũ

Để giảm tác động của lũ đến các công trình ven sông, các tường ngăn lũ di động được lắp đặt bên cạnh các đê ngăn lũ cố định (H. 11). Các tường chắn lũ di động này cũng có thể được thiết kế kèm với các công trình chắn lũ như trên. Giải pháp này được thiết kế có sự phối hợp giữa các nhà đánh giá môi trường và các kĩ thuật hiện đại.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Bước 3B: Tôn nền cho các khu dự án đô thị trọng điểm

Trong trường hợp khu đất dự án mang chức năng quan trọng chiến lược (được xác định theo quy hoạch phân khu) bị nằm trong khu vực ngập, nhà đầu tư được phép áp dụng các kỹ thuật đôn nền cho khu đất, sau khi đã đánh giá và thảo luận trước về các tác động đến môi trường. Chiều cao đôn nền sẽ cao hơn mực nước ngầm hiện hữu và vật liệu đôn nền có thể là sỏi hoặc cát. Giải pháp tôn nền không được áp dụng trong “Khu cấm xây dựng”, nhưng có thể áp dụng trong “Khu xây dựng có kiểm soát”. Giải pháp tôn nền rất tốn kém và có thể làm tăng khả năng ngập ở các vùng xung quanh, do đó nó không được khuyến khích.

Cấp thành phố

Cấp quận

H. 11: Tường chắn lũ di động

H. 10: Bờ sông nâng cao

Cấp khu đất

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 15

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Đôn nền trong vùng ngập lụt

Để hạn chế vấn đề đôn nền trong vùng ngập lụt, chỉ có các khu đô thị quan trọng mới được phép sử dụng biện pháp đôn nền. Bản thiết kế đôn nền của các đô thị này phải được đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất ở cấp thành phố và cấp quận. Chiều cao đôn nền cần thiết nên được thiết kế dựa trên một bảng xếp hạng mức độ nguy hiểm về ngập lụt của khu vực. Nhà đầu tư nên tham khảo Quy hoạch phân khu để xác định được mức độ quan trọng của khu vực mình và từ đó có giải pháp đôn nền thích đáng.

Xác định bằng Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận / Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (SEA) của quy hoạch các cấp (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, và quy hoạch chi tiết).

Đôn nền cho khu đất xây dựng

Đối với các khu đất xây dựng trong vùng ngập và mang tính chất quan trọng cần được bảo vệ khỏi ngập lụt, việc tôn nền cho toàn khu đất có thể được áp dụng (H. 12). Chiều cao và kĩ thuật đôn nền được quyết định bởi chiều sâu ngập và chiều cao của khu đất nền, với thông tin ngành môi trường. Giải pháp này được thiết kế với sự liên kết chặt chẽ với các nhà đánh giá môi trường và các kĩ thuật hiện đại.

Cần thiết có bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA)

Bước 4: Quản lý nước mặt

Nguyên tắc của Quản lý nước mặt

Dựa vào các đánh giá môi trường và các đánh giá liên quan (H. 13), nhà đầu tư được khuyến khích sử dụng các giải pháp về quản lý nước mặt. Để áp dụng các giải pháp quản lý nước mặt, nhà đầu tư của mỗi dự án cần chỉ định rõ bao nhiêu nước mưa nên được trữ và bao nhiêu nước mặt sẽ được giảm thiểu trong dự án. Bằng cách này, nhà đầu tư cung cấp các tham khảo cho các cơ quan chức năng liên quan của Tp. Hồ Chí Minh trong việc lập kế hoạch ở các lưu vực có rủi ro cao. Những chỉ tiêu về quản lý nguồn nước mặt được đã được chuyển đổi qua các tiêu chuẩn thiết kế và các hướng dẫn có thể được áp dụng ở cấp dự án khu vực, để thiết kế hệ thống thoát nước mưa giảm thiểu tác động của phát triển đô thị. Các giải pháp sau đây sẽ là một phần của khái niệm quản lý nước mưa. Chi tiết hơn nữa, xem Phụ lục “Hướng dẫn cho quản lý nước mưa theo cách bền vững”.

Các yêu cầu tối thiểu cho các dự án phát triển đô thị: trong trường hợp các giải pháp tổng thể của quản lý nước mưa không được thực hiện, nhà đầu tư vẫn nên áp dụng các giải pháp sau đây:

• Giảm diện tích chống thấm bề mặt • Lát nền bằng vật liệu thấm nước và tăng bề mặt thấm nước • Các hồ trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị • Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng • Dẫn nước thẩm thấu

Cấp khu đất

Cấp công trình

Fig. 13: Nước chảy bề mặt do mưa của TP. HCM

Nguồn: Goedecke, M. và Rujner, H. (2012)

H. 12: Đôn nền toàn khu đất xây dựng

Cấp khu đất

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 16

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Thẩm thấu và khả năng thấm bề mặt

Giảm diện tích bề mặt không thấm nước

Để giảm nước chảy bề mặt và cung cấp diện tích cho việc thẩm thấu và lưu trữ nước, diện tích bề mặt chống thấm nên được giảm một cách tối đa. Các biện pháp đề nghị là: giảm diện tích phủ bề mặt của công trình, diện tích sử dụng được tăng bằng cách tăng chiều cao xây dựng. Việc giảm diện tích đường nhựa và diện tích đỗ xe không cần thiết cần được xem xét, đặc biệt thích hợp để áp dụng trong các khu vực có dịch vụ và khu ở nằm trong bán kính đi bộ. Tại các công trình giải trí như công viên, khu thể thao, v.v, bề mặt chống thấm cần được hạn chế đến mức có thể.

Yêu cầu tối thiểu

Tăng bề mặt thấm nước

Để tăng bề mặt thẩm thấu nước trong đô thị, thiết kế cảnh quan đô thị cần được xem xét nhằm mục đích tăng tối đa hiệu quả của việc thẩm thấu của nước mặt xuống mặt đất. Hai loại đất phổ biến ở Tp. Hồ Chí Minh là sét và đất phù sa có thể chứa nước đến 7% đến 18% (theo thứ tự) trữ lượng của chúng. Trong khi đó, theo nguyên tắc, một bề mặt tự nhiên có khả năng thấm tốt nên là một lớp đất có khả năng chưá nước từ 10-25% trữ lượng, và một lớp thực vật, có thể là một lớp thực thảo, hay cây có bộ rễ chùm (ví dụ như là cỏ hoặc là bụi rậm), hay là cây rụng lá theo mùa hoặc là cây xanh quanh năm. Nước chảy bề mặt có thể giảm đến 50% nếu được cung cấp chừng 300mm dày lớp phủ bề mặt thẩm thấu này, ngay cả trong điều kiện ẩm ướt khi hệ số thấm cơ bản của đất thấp.

Cần có khảo sát về loại đất

Lát nền bằng vật liệu thấm nước

Để hạn chế tình trạng nước chảy bề mặt do bề mặt ốp lát, vật liệu ốp nền nên được sử dụng là vật liệu chống thấm. Lát nền bằng vật liệu thấm nước giúp tăng việc thẩm thấu nước mặt vào lòng đất nhờ có tính chất thấm nước của vật liệu hoặc do thiếu kế tạo lỗ rỗng bên trong của vật liệu. Trong khu vực hạn chế giao thông, vật liệu thấm nước được sử dụng ở các đường xe chạy, vai đường, vỉa hè và chỗ đổ xe. Một yêu cầu cho thiết kế lát nền bằng vật liệu thấm nước là vị trí thiết kế phải ở nơi mực nước ngầm cao nhất lớn hơn 1m dưới bề mặt thiết kế. Do đó, vị trí thiết kế nên là nơi có địa hình cao. Ngoài ra, thiết kế lát nền bằng vật liệu thấm nước không nên được sử dụng nếu có rủi ro về ô nhiễm nguồn nước ngầm, nhất là nước ngầm sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Yêu cầu tối thiểu

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 17

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Hồ thẩm thấu

Để tạm thời lưu trữ và thẩm thấu nước chảy bề mặt, các hồ thẩm thấu nên được xem xét và áp dụng. Giải pháp này giúp trả lại nước cho nguồn nước ngầm. Các hồ thẩm thấu có thể thiết kế dưới nhiều hình thức khác nhau, và cũng có thể xử lý nước thoát từ hệ thống cống ngầm (xem thoát nước thẩm thấu). Hồ thẩm thấu và hệ thống cống thoát nước nên được thiết kế chung, hài hòa với cảnh quan. Nó có thể sử dụng như là yếu tố cảnh quan, đa dạng sinh học và cung cấp nơi cư trú cho nhiều loài tự nhiên.

Dự trữ nước

Tạo ra các vùng đầm lầy chứa nước

Để tăng khả năng trữ nước của đô thị, các vùng đầm lầy chứa nước nên được thiết kế như là các hồ nước mặt có thể tiếp cận được. Các vùng đầm lầy chứa nước là các mặt nước cạn, có nhiều loại cây cỏ mọc trong đầm, có chức năng như là tích tụ phù sa, lọc các chất cặn và ô nhiễm để loại bỏ yếu tố ô nhiễm từ nước mặt.

Các hồ trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị

Để giảm tốc độ nước lũ, các giải pháp về hồ trữ nước tạm thời nên được xem xét. Các hồ trữ nước tạm thời này có trữ lượng nhất định và được kiểm soát lượng nước tràn. Theo cách tự nhiên, nước lũ được lưu trữ trong các vùng ngập tự nhiên và trong các sông hồ tự nhiên. Theo cách nhân tạo, nước lũ được chứa trong các hồ điều tiết, hồ tạm lưu và hồ chứa. Trong các khu đô thị mật độ cao, các hồ trữ nước tạm thời này có thể tích hợp với các công viên, sân trường, sân thể thao, bãi đỗ xe, vv.

Yêu cầu tối thiểu

Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng

Để giảm nước chảy bề mặt và giảm tải cho hệ thống cống, nước mưa nên được thu hoạch và tái sử dụng. Phương pháp quản lý nước mưa tại nguồn trong một lưu vực, đặc biệt là ở các khu vực đô thị, là bằng cách thu hoạch và lưu trữ nước trong bể chưá, nhất là vào lúc cao điểm của nước chảy bề mặt. Nước mưa được lưu trữ sau đó có thể được sử dụng cho mục đích không uống như tưới cây, rửa chén, dội toilet (nước xám) và giúp kết tiết kiệm nước vòi. Nó có thể được cũng có thể được sử dụng cho mục đích uống nếu có biện pháp lọc thích hợp. Việc lọc có thể sử dụng để biến nước mưa thành nước nước sinh hoạt hoặc đơn giản là cho thẩm thấu vào lòng đất trong trường hợp nước mưa thu hoạch được không đủ tiêu chuẩn yêu cầu.

Yêu cầu tối thiểu

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 18

Quản Lý Ngập Lụt Đô Thị

Mái nhà xanh và mặt đứng xanh

Để hạn chế các bề mặt không thấm, mái nhà và mặt đứng có thể được trồng cây. Mái nhà xanh có chức năng thu thập nước mưa và cách nhiệt cho mái. Mái nhà xanh có thể được áp dụng trên nhiều loại mái vàon bất kỳ kích thước bất động sản, mặc dù nếu kích thước của mái nhà lớn thì chi phí đầu tư có thể cao (và hiệu quả đầu tư cũng có thể tăng). Mặt tiền xanh hoặc vườn thu hoạch nước được thiết kế để các cây leo phát triển trực tiếp trên một bức tường hoặc trên các cầu trúc đặc biệt.

Thoát nước

Rãnh thoát nước có chức năng thẩm thấu

Rãnh thoát nước có chức năng thẩm thấu là các rãnh thoát nước mở có trồng cỏ hoặc đất có khả năng thấm tốt để chuyến nước mưa đến hệ thống cống thoát nước của thành phố. Giải pháp này giúp nước mưa thẩm thấu và bay hơi đánh kể trước khi được đưa vào hệ thống cống thoát nước. Khi giải pháp này không thể áp dụng, giải pháp cống ngầm thoát nước truyền thống sẽ được áp dụng.

Các thiết kế về thoát nước có chứ năng thẩm thấu ví dụ:

• Rãnh thoát nước Là một kênh rạch tuyến tính được thiết kế để chuyển tải dòng chảy và loại bỏ các chất

gây ô nhiễm. Nó được thiết kế có thể loại bỏ chất gây ô nhiễm một cách đáng và được thiết kế để cho phép thẩm thấu trong điều kiện thích hợp. Rãnh thoát nước đặc biệt thích hợp cho việc chia nhỏ lượng nước chảy bề mặt trong các khu dân cư nhỏ và các khu thương mại, các khu vực lát nền và đường. Rãnh thoát nước cũng có thể được sử dụng cho việc làm suy giảm dòng chảy, và lọc nước (bằng cách cho phép lọc qua thảm thực vật bề mặt hoặc lọc qua nền của rãnh thoát nước)

• Dải lọc có trồng cỏ Là một khoảng đất rộng, tương đối dốc nhẹ, có trồng cỏ hoặc thảm thực vật dày đặc,

được sử dụng để khác chuyển và lọc nước chảy bề mặt từ các khu vực lân cận. Một dải lọc có trồng cỏ nên có chiều rộng tối thiểu là 15-23m, cộng thêm 1,2m cho mỗi 1% dốc.

• Bộ cống lọc Bao gồm một ống làm bằng perchoated hoặc xốp được đặt trong một con hào, bao

quanh với các vật liệu lọc, vật liệu sỏi hoặc đá nhẹ làm đầy. Các vật liệu làm đầy này có thể được tiếp xúc với mặt đất hoặc bị che phủ bởi cỏ, hoặc một lớp đất mặt, hoặc đóng nắp tùy theo. Bộ cống lọc thu thập nước chảy bề mặt từ các cạnh của khu vực lát nền, sau đó lưu trữ và dẫn nước đến đường cống chính.

Mức độ thẩm thấu rất khác nhau tùy thuộc vào loại đất và điều kiện và thời điểm. Nói chung, thẩm thấu không thể được sử dụng trong các khu vực nơi mà nguồn nước ngầm dễ bị tổn thương. Có những tình huống nơi mà giải pháp Thoát nước có chức năng thẩm thấu không thích hợp:

• Trong trường hợp nước chảy tràn có chất lượng không đảm bảo và có thể gây ra một mối đe dọa ô nhiễm nguồn nước ngầm,

• Trong trường hợp lưu lượng thẩm thấu tại vị trí thiết kế rất hạn chế, • Trong trường hợp mực nước ngầm cao,• Trong trường hợp có nguy cơ về sạt lở.

Yêu cầu tối thiểu, ít nhất một đề xuất nên được thực hiện.

II.QUẢN LÝ SỰ TĂNG NHIỆT ĐỘ

Để áp dụng tối ưu Hướng dẫn này, các bước sau đây cần được các nhà quản lý và các đơn vị cá nhân thực hiện:

Bước 1: Những quy định cho toàn khuBước 2: Giảm nhiệt độ bề mặt trên cấp độ khu đất thiết kếBước 3: Các biện pháp và thiết kế kiến trúc cảnh quan

Các giải pháp này được áp dụng trong các cấp quy hoạch sau:

Cấp quận

Cấp thành phố

Cấp khu đất

Cấp công trình

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 20

Quản Lý Sự Tăng Nhiệt Độ

Bước 1: Những quy định cho toàn khu

Để làm mát cho đô thị và lưu chuyển không khí trong các vùng trọng điểm, các hành lang thông gió nên được chú trọng. Hành lang thông gió chính của TP. Hồ Chí Minh là hướng tây nam và đông bắc (H. 14). Thành phố nên thiết lập các Bản Đồ Khí Hậu Đô Thị Cấp Thành Phố (H. 15) và cấp quận huyện trong giai đoạn đầu của điều chỉnh quy hoạch. Kết quả quy hoạch cấp quận huyện sau đó sẽ quyết định các giải pháp cần thiết cho mỗi dự án.

Hành lang thông gió

Để nhận diện một dự án có nằm trong hành lang thông gió của thành phố hay không, nhà đầu tư cần nghiên cứu bản đồ khí hậu thuộc bản đánh giá ảnh hưởng môi trường. Những hành lang thông gió cấp quận huyện được xác định và được bảo vệ không bị sự ảnh hưởng của các công trình. Các khu cây xanh, kênh rạch và đường xá cũng đóng góp đáng kể vào hiệu quả thông gió ở các hành lang thông gió.

Xác định bằng Bản Đồ Quy Hoạch Môi Trường Cấp Quận / Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (SEA) của quy hoạch các cấp (Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phân khu, va quy hoạch chi tiết).

Bước 2: Giảm nhiệt độ môi trường ở cấp dự án

Nhà đầu tư đưa ra các giải pháp về thiết kế đô thị giảm nhiệt độ bề mặt trong dự án xây dựng của mình để tạo ra môi trường nhiệt độ thoải mái ở tầng cao người đi bộ.

Các giải pháp này được phân chia ra như sau:

• Giải pháp yêu cầu • Giải pháp không bắt buộc.

Xoay theo hướng gió

Để hỗ trợ sự thông gió trong đô thị, các khu dân cư và đường xá cần có trục song song với hướng gió chính. Ở các vùng nhiệt đới, cần xoay trục công trình và đường phố theo hướng gió chính là hướng gió mùa. Góc xoay của đường phố đối với hướng gió chính là song song hoặc chếch từ 30 – 60° (H. 16). Khoảng rộng của đường phố phải được xác định tối thiểu (theo quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD) và không bị che chắn bởi công trình hoặc cây xanh. Nhà đầu tư cần tham khảo bản đồ khí hậu để có giải pháp phù hợp cho thông gió trong đô thị.

Yêu cầu nhất thiết theo bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA) và Bản Đồ Khí Hậu Đô Thị Cấp Thành Phố

Cấp thành phố

Cấp quận

Cấp khu đất

H. 15: Bản đồ khí hậu của TP. HCMNguồn: Katzschner, L et al. 2012

H. 14: Các hành lang thông gió chính của TP. HCMPhỏng theo Katzschner, L et al. 2012

H. 16: Xoay Đường giao thông song song với hướng gió.

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 21

Quản Lý Sự Tăng Nhiệt Độ

Tránh chắn gió

Để lưu thông gió tại độ cao của người đi bộ, các hành lang thông gió giữa các quảng trường phải được đảm bảo. Cần tránh các khối nhà có khối tích lớn (H. 17). Đặc biệt nên tạo các hành lang thông gió dọc theo các kênh rạch.

Yêu cầu nhất thiết theo bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA) và Bản Đồ Khí Hậu Đô Thị Cấp Thành Phố

Hiện tượng chuyển hướng gió do chiều cao công trình khác nhau

Để hỗ trợ cho việc thông gió trong đô thị, chiều cao các toà nhà nên được thiết kế khác nhau để tạo ra các vận tốc gió khác nhau, khối nhà thấp đặt ở phía trước hướng đón gió, khối nhà cao đặt ở phía sau. Các tòa nhà cao nên được bố trí phía sau, có tác dụng chuyển hướng gió xuống đất (H. 18). Các nhà đầu tư nên được sự tư vấn của các chuyên gia về môi trường để lựa chọn chiều cao thiết kế thích hợp cho công trình.

Yêu cầu nhất thiết theo bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA) và Bản Đồ Khí Hậu Đô Thị Cấp Thành Phố

Tăng diện tích bề mặt phủ xanh

Để hỗ trợ việc lưu thông gió trong thành phố, không gian trống dọc theo các hướng thông gió nên được phủ xanh để hỗ trợ làm tăng tốc độ đối lưu của không khí. Các công viên đô thị cũng có chức năng tạo ra luồng không khí mát trong đô thị. Trong khi đó các công viên khu ở thì có chức năng hỗ trợ đối lưu cho khu ở. Tính hiệu quả của nhiều mảng xanh nhỏ liên kết lại với nhau có thể có tác dụng tương tự như một mảng xanh lớn (H. 19). Quy định về tỉ lệ mảng xanh theo Quy chuẩn quy hoạch đô thị và nông thôn (QCXDVN 01:2008/BXD), quy định về diện tích tối thiểu 20% cho mảng xanh cho công trình nhà ở, 30% cho các công trình công cộng, và 20% cho công trình công nghiệp, nên được kiểm tra và áp dụng. Bên cạnh đó, thiết kế mảng xanh khuyến khích sử dụng các cây xanh địa phương để tiết kiệm nước tưới và tiết kiệm nguồn nước sử dụng cho thành phố.

Yêu cầu nhất thiết, theo bản Đánh Giá Ảnh Hưởng Môi Trường cho khu đất xây dựng (EIA) và Bản Đồ Khí Hậu Đô Thị Cấp Thành Phố.

Tăng diện tích mặt nước

Để giảm nhiệt độ môi trường thông qua việc tăng cường hiệu ứng bốc hơi nước, các không gian mặt nước nên được thiết kế trong đô thị. Mặt nước sẽ giữ nhiệt và nhiệt sau được giải phóng qua sự bốc hơi của nước. Lưu ý rằng mặt nước động sẽ có hiệu quả hơn mặt nước tĩnh. Hiệu quả giảm nhiệt phát huy tốt nhất ở phía đông bắc và tây bắc của mặt nước, do sự ảnh hưởng của hướng gió chính. Bên cạnh đó, các hồ thẩm thấu (xem phần Hồ thẩm thấu), nơi chứa nước cũng góp phần vào giảm nhiệt độ cho môi trường xung quanh nó.

Giải pháp có tính chất khuyến khích, không mang tính chất bắt buộc, và tùy theo quy định cho thiết kế đô thị từng khu vực.

H. 17: Hành lang bộ hành để lưu thông gió.

H. 18: Chiều cao nhà để tận dụng thông gió.

H. 19: Tổ hợp nhiều mảng xanh nhỏ có tác dụng như một mảng xanh lớn.

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 22

Quản Lý Sự Tăng Nhiệt Độ

Bước 3: Sự phối hợp giữa giải pháp thiết kế cảnh quan và giải pháp kiến trúc

Nhà đầu tư sẽ đưa ra các giải pháp thiết kế cảnh quan và giải pháp kiến trúc thích hợp để giảm nhiệt độ môi trường và giảm tia bức xạ mặt trời. Mục đích của gói giải pháp này là tạo ra môi trường nhiệt độ thoải mái, nhất là cho môi trường ở độ cao của người đi bộ và cho chính tòa nhà.

Các giải pháp có thể chia ra làm hai loại:

• Giải pháp có thể áp dụng trong bất kì trường hợp• Giải pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp

Mái nhà và mặt đứng trồng cây

Mái nhà trồng cây giúp giảm rất hiệu quả nhiệt độ mái và giúp tiết kiệm năng lượng điều hòa của tòa nhà. Tuy nhiên hiệu quả giảm nhiệt độ tại cao độ của người đi bộ của mái nhà xanh không đánh kể lắm. Mái nhà xanh có thể sử dụng cho nhiều loại mái nhà khác nhau và kích thước khác nhau. Kích thước càng lớn sẽ mang lại hiệu quả càng cao. Mặt đứng trồng cây và tường xanh có hiệu quả tương tự như mái nhà xanh. Các tường xanh cao từ 1 đến 2m có thể giúp giảm nhiệt độ đáng kể tại cao độ người đi bộ. Tường cây xanh thích hợp được sử dụng ở những nơi không có nhiều không gian rộng. Loại cây dùng cho thiết kế tường cây xanh thường là các loại thân leo bám trực tiếp trên tường hoặc trên kết cấu đỡ.

Giải pháp có tính chất khuyến khích, không mang tính chất bắt buộc, và tùy theo quy định cho thiết kế đô thị từng khu vực.

Mái nhà và mặt đứng sáng màu

Để giảm nhiệt độ trong nhà và tiết kiệm năng lượng điều hoà, mái nhà và mặt đứng sáng màu nên được áp dụng. Lưu ý rằng, tuy mái nhà màu sáng giúp giảm nhiệt độ mái, tính hiệu quả của nó vẫn ích hơn hiệu quả mà mái nhà có trồng cây mang lại. Việc sử dụng thép và các loại kính tại mặt đứng công trình cũng nên hạn chế vì những vật liệu này có tác dụng giữ nhiệt cao khi phơi ra ánh sáng mặt trời. Các vật liệu tự nhiên khác như gỗ hoặc tre thì có tính giữ nhiệt thấp hơn.

Yêu cầu nhất thiết

Cấp khu đất

Cấp công trình

H. 20: Vật liệu sáng màu hấp thu ít bức xạ mặt trời hơn vật liệu tối màu.

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 23

Quản Lý Sự Tăng Nhiệt Độ

Vật liệu sáng và phản chiếu tại các không gian công cộng

Để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, các vật liệu bề mặt sáng màu nên được sử dụng trong các không gian công cộng. Lưu ý rằng vẫn nên hạn chế việc ốp lát nền cho bề mặt nhiều nhất có thể. Các vật liệu mang tính thẩm thấu vẫn nên được ưu tiên sử dụng hơn cả, vì chúng không những có chức năng giảm nước chảy bề mặt mà còn giúp giảm nhiệt độ bề mặt thông qua việc thẩm thấu. Vật liệu màu sáng có khả năng phản chiếu được bức xạ mặt trời tốt hơn vật liệu tối màu (H. 20). Có nhiều cách để tăng độ sáng của vật liệu và giảm bức xạ mặt trời trên bề mặt các vật liệu truyền thống, ví dụ như thêm các viên sỏi sáng màu vào asphalt lát đường hoặc thêm xi-măng trắng vào xi-măng thông thường.

Yêu cầu nhất thiết

Bóng đổ giảm nhiệt

Để giảm sự tăng nhiệt độ vào ban ngày và tạo ra môi trường nhiệt thoải mái, các bóng đổ trong khu vực đi bộ cần được thiết kế. Đối với các tòa nhà, việc thiết kế bóng đổ trên mặt đứng cũng góp phần hiệu quả trong việc giảm năng lượng điều hòa làm mát tòa nhà.

Các giải pháp bóng đổ có thể áp dụng như sau:

• Bảo tồn và trồng thêm các cây xanh có bóng lớn Các tán cây xanh có thể bảo vệ quảng trường và tòa nhà khỏi các tia bức xạ trực tiếp.

Thêm vào đó, các cây xanh địa phương khuyến khích được được sử dụng để tiết kiệm lượng nước tưới.

• Bóng đổ từ các tòa nhà Để cung cấp bóng đổ cho các quảng trường và khoảng không công cộng, chống lại ánh

sáng gắt của mặt trời từ 12 đến 3 giờ trưa, các tòa nhà ở phía Nam và phía Tây của quảng trường nên được thiết kế cao để tạo bóng đổ tốt nhất.

• Mái treo, ban công và hành lang đi bộ bên dưới công trình Mặt đứng phía bắc và phía nam nên được che nắng bằng các lam che theo phương

đứng. Mặt đứng phía đông và tây thì nên được che bởi các lam ngang. Các giải pháp này có thể sử dụng cho công trình hiện hữu do vậy có tác dụng cho công tác chỉnh trang đô thị.

• Các yếu tố che nắng trong không gian công cộng Các công trình thiết kế vĩnh cữu trong không gian công cộng như các mái che lớn, các

sắp đặt nghệ thuật cũng có thể dùng để tạo ra các bóng đổ trong không gian công cộng. Ngoài ra còn có nhiều các kết cấu khác có thể tạo ra các bóng đổ trong gian đoạn ngắn hạn. Ví dụ như các kết cấu dùng trong các lễ hội với chức năng trang trí hoặc sử dụng.

Yêu cầu nhất thiết, ít nhất một đề xuất nên được thực hiện.

Phụ Lục

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 24

Hướng dẫn về nguyên tắc quản lý nước mưa

Các chỉ tiêu

Nguyên tắc quản lý nước mưa dựa trên các chỉ tiêu. Để một chỉ tiêu được thực hiện có hiệu quả, nó phải được định lượng cụ thể. Nó cũng phải được nhận các phản hồi, để có thể điều chỉnh và thực hiện theo thời gian. Được hiểu và chấp nhận, các chỉ tiêu cần phải giảm mức độ phức tạp và nên là một số duy nhất đơn giản để hiểu và có thể đạt được, nhưng phải thể hiện tính tổng quát của nó. Lượng nước chảy bề mặt hoặc tỉ lệ nước chảy bề mặt có thể xác định bằng các chỉ tiêu ví dụ như “lưu lượng nước chảy bề mặt tối đa 20 mm/h” hoặc “lưu lượng nước chảy bề mặt 30% lượng mưa cao điểm” có thể được sử dụng để đánh giá.

Các yêu cầu cho một khu đất hoặc một khu vực cụ thể

Các chỉ tiêu quản lý nước mưa có thể được xác định cho một một khu đất cụ thể theo như thoả thuận hoặc yêu cầu cho một nhà đầu tư phát triển đất địa ốc; hoặc được xác định cho một khu vực phát triển cụ thể theo như yêu cần của toàn khu vực, theo luật Quy Hoạch Đô Thị Việt Nam 2009.

Thẩm thấu và khả năng thấm bề mặt Dự trữ nước Thoát nước

Giảm diện tích chống thấm bề mặt

Cao

Tăng bề mặt thấm nước

Lát nền bằng vật liệu thấm nước và tăng bề mặt thấm nước

Quy

khôn

g gi

an m

ở sẵ

n có

Tạo ra các vùng đầm lầy chứa nước

Hồ thẩm thấu

Dẫn nước thẩm thấu

Các hồ trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị

Mái nhà xanh và mặt đứng xanh

Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng

Kênh thoát nước

◄ T

hấp

Cống thoát nước

◄ Cao Khả năng thẩm thấu của đất Thấp ►

(Phỏng theo König 1996 và MoTPWWM 2000)

Bảng 1: Nhìn chung về các giải pháp quản lý nước mưa và tính hiệu quả của chúng tùy thuộc theo khả năng thẩm thấu của đất và lượng không gian mở.

Tiêu chuẩn hiện hành ở Tp. HCM Các phương án để nâng cao chất lượng tiêu chuẩn

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 25

Phụ Lục

Bảng 2: Quản lý nước mưa theo mạng lưới phân cấp

Bước Giải pháp đề xuất

Kiểm soát miệng cống Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng

(Nhà)

Mái nhà xanh và mặt đứng xanh

Kiểm soát nguồn Giảm diện tích chống thấm bề mặt

Lát nền bằng vật liệu thấm nước và tăng bề mặt thấm nước

▼ Dẫn nước thẩm thấu Cống thoát nước

Kiểm soát khu đất

Tăng bề mặt thấm nước

Các hồ trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị

Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng (Khu đất)

▼ Kênh thoát nước

Cống thoát nước

Kiểm soát lưu vực Hồ thẩm thấu

Tạo ra các vùng đầm lầy chứa nước

Hiệu quả của việc quản lý nước mưa, phụ thuộc trong số những thứ khác trên các tiêu chí liên quan đến khu đất, cụ thể sau đây:

• Điều kiện tự nhiên: cấu trúc đất, mực nước ngầm, khả năng thấm nước của đất, địa hình (độ dốc, vv), thảm thực vật hiện có, khoảng cách đến các dòng nước tự nhiên.

• Điều kiện khí hậu: Lượng mưa trung bình và cao điểm, mức độ bốc hơi nước.• Các điều kiện cơ sở hạ tầng (trong các khu đô thị liền kề): hệ thống thoát nước hiện hữu,

khả năng thoát nước, khả năng liên kết với mạng lưới đường phố.• Mục tiêu phát triển đô thị: sử dụng đất, lượng chất thải vào môi trường nước, mật độ xây

dựng dự kiến, mật độ dân số dự kiến, mẫu nhà ở dự kiến, nhóm đối tượng phát triển

Dữ liệu liên quan đến các tiêu chí trên là cần thiết cho sự phát triển của giải pháp quản lý nước mưa. Những dữ liệu này phải được thu thập bởi các phòng ban liên quan của Tp. HCM, chủ yếu là Sở Tài Nguyên Môi Trường, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Sở Xây Dựng, Sở Giao Thông Vận Tải hoặc được thu được trong quá trình xây dựng các khái niệm. Một số giải pháp có thể được thực hiện trên cơ sở kinh phí thấp, một số giải pháp có chi phí xây dựng khá cao như là mái nhà màu xanh lá cây, do vậy tính khả thi kinh tế của các dự án phát triển cũng nên được cân nhắc.

Phụ Lục

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 26

Sự kết hợp trong các chiến lược quản lý nước mưa

Việc quản lý hiệu quả nước mưa sẽ không bao gồm một biện pháp duy nhất, thay vào đó cần có sự liên kết giữa các chiến lược khác nhau. Mỗi khu đất cần được một đánh giá cụ thể theo hình thức đô thị và điều kiện tự nhiên của nó. Bảng “Tổng quan về giải pháp quản lý nước mưa” chỉ cung cấp một phác thảo ngắn gọn về các giải pháp có tính khả thi phụ thuộc vào khả năng thấm nước của đất và sự sẵn có của không gian mở.

Quản lý nước mưa theo mạng lưới phân cấp

Quản lý nước mưa theo một mạng lưới phân cấp là một chiến lược quản lý nước mưa hiệu quả. Tương tự như một lưu vực tự nhiên, việc thoát nước mưa có thể được sử dụng theo mạng lưới phân cấp để thay đổi đặc tính và chất lượng của dòng chảy ở các giai đoạn khác nhau. Hệ thống quản lý bắt đầu từ việc thu nước mưa từ các khu đất riêng biệt và xử lý chúng, xử lý chia nhỏ chúng thông qua các hệ thống xử lý tại từng lưu vực nhỏ địa phương, đến các lưu vực lưu vực lớn hơn, và cuối cùng là hệ thống xử lý chung cho toàn lưu vực (Bảng 2). Tuy nhiên, nước mưa và nước chảy bề mặt không cần phải đi qua tất cả các giai đoạn trong quá trình xử lý trên. Nó có thể được xử lý tại chỗ. Như một nguyên tắc chung tốt nhất là: xử lý nước chảy bề mặt tại nguồn của chính nó và thoát ra hệ thống thoát nước tự nhiên gần nguồn nhất. Trong trường hợp nước chảy bề mặt không thể được quản lý trên khu đất, do cần phải được xử lý hoặc do dòng chảy quá lớn (lớn hơn lượng xử lý của hệ thống thoát nước tự nhiên), nó mới được thoát ra bằng hệ thống thoát nước đô thị thông thường.

Thiết kế quản lý nước mưa theo mạng lưới phân cấp sẽ yêu cầu lựa chọn giữa các phương án khác nhau, thường phụ thuộc vào những rủi ro đi kèm. Chi phí đầu tư cho giảm thiểu nguy cơ ngập lụt của một khu vực phải tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro của nó. Khái niệm quản lý nước mưa phân cấp thúc đẩy sự phân chia của một lưu vực thoát nước, thành các tiểu lưu vực. Khi phân chia lưu vực, điều quan trọng là nên cân nhắc cẩn thận ảnh hưởng của việc phân chia lưu vực này đến việc chế độ thủy văn và quản lý lưu vực sông nói chung.

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 27

Phụ Lục

Tổng quan về "Quản lý nguy cơ ngập lụt" theo các cấp độ quản lý

Tổng quan sau đây tổng kết giải pháp quản lý ngập lụt từ thủy triều và sông ngòi và chiến lược quản lý nước mặt với sự các bên liên quan và mức độ mà các giải pháp này có thể được áp dụng.

Công cộng

Cá nhân

Khu

dự

án

Các công cụ

Quy hoạch xây dựng/ Quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá môi trường chiến lược

Bản đồ ngập lụt

Bản đồ phân khu

Bản đồ quận

Đánh giá môi trường chiến lược

Hướng dẫn thiết kế quy hoạch

Đánh giá tác động môi trường

Hướng dẫn thiết kế

Đánh giá tác động môi trường

Cấp độ

Tường di động ngăn lũGiảm diện tích chống thấm bề mặt

Lát nền bằng vật liệu thấm nước và tăng bề mặt thấm nước

Các hồ trữ nước tạm thời trong khu vực đô thị

Dẫn nước thẩm thấu

Đôn nền trong vùng ngập lụt

Đôn nền từng công trình

Đôn nền cho khu đất xây dựng

Công trình chắn lũ ở mặt tiền bờ sông

Tường và nền nhà chống lũ

Cửa ngăn lũ di động cho công trình

Nguyên tắc của Quản lý nước mặt

Tầng trệt thích ứng với lũ

Tái tạo tự nhiên cho kênh rạch và sông ngòi

Bảo tồn khu ngập tự nhiên

• Xác định “Khu cấm xây dựng hoàn toàn”• Xác định “Khu xây dựng có kiểm soát”• Xác định khoảng lùi cho công trình

Nhận biết vùng ngập lụt

Mạng lưới các hồ điều tiết phân cấp

Bảng 3: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nguy cơ ngập lụt”

Côn

g trì

nhQ

uận

Thàn

h ph

Thu hoạch nước mưa và tái sử dụng

Phụ Lục

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 28

Công cộng

Cá nhân

Các công cụ

Quy hoạch xây dựng/ Quy hoạch sử dụng đất

Đánh giá môi trường chiến lược

Bản đồ khí hậu đô thị

Bản đồ phân khu

Bản đồ quận

Đánh giá môi trường chiến lược

Hướng dẫn thiết kế quy hoạch

Đánh giá tác động môi trường

Mái treo, ban công và hành lang đi bộ bên dưới công trình

Mái nhà và mặt đứng trồng cây

Mái nhà và mặt đứng sáng màu

Tránh chắn gió

Các yếu tố che nắng trong không gian công cộng

Bảo tồn và trồng thêm các cây xanh có bóng lớn

Bóng đổ từ các tòa nhà

Xoay theo hướng gió

Vật liệu sáng và phản chiếu tại các không gian công cộng

Hiện tượng chuyển hướng gió do chiều cao công trình khác nhau

Tăng diện tích mặt nước

Tăng diện tích bề mặt phủ xanh

Hành lang thông gió

Hướng dẫn thiết kế

Đánh giá tác động môi trường

Cấp độ

Tổng quan về "Quản lý nhiệt tải cao" hướng dẫn theo các cấp độ quản lý

Tổng quan sau đây tổng kết các giải pháp đề xuất cho Quản lý nhiệt độ cao bao gồm các bên liên quan và mức độ mà các giải pháp này có thể được áp dụng.

Bảng 4: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nhiệt độ cao”

Quậ

nK

hu d

ự á

n C

ông

trình

Thàn

h ph

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 29

Tài Liệu Tham Khảo

Tài Liệu Tham Khảo

Dẫn liệu

EMMANUEL, M. R. (2005): An Urban Approach to Climate-Sensitive Design. Strategies for the tropics. Abingdon, Oxon: Spon Press.

ENVIRONMENT AGENCY UK AND SOUTH EAST ENGLAND REGIONAL ASSEMBLY (SEERA), (Eds.) (2005): A Toolkit for Delivering Water Management Climate Change Adaptation Through the Planning System. ESPACE - European Spatial Planning: Adapting to Climate Events.

GRAVERT, A.; WIECHMANN, T.; SCHWARTZE, F. AND KERSTEN, R. (2012): Climate Change Adaptation of Urban Planning in the City Region of Ho Chi Minh City. Final Report. Megacity Research Project TP. Ho Chi Minh. Brandenburg University of Technology Cottbus, Department of Urban Planning and Spatial Design. Cottbus.

HCMC People’s Committee Decision 150 (Decision 150/2004/QD-UB).

ICEM (International Centre for Environmental Management) (2009): Ho Chi Minh City Adaptation to Climate Change Study Report – Volume 2: Main Report – Draft 4.

KÖNIG, K. W. (1996): Regenwasser in der Architektur. Ökologische Konzepte. Staufen: Ökobuch Verlag. [In German]

LANARC CONSULTANTS LTD.; KERR WOOD LEIDAL ASSOCIATES LTD. AND GOYA NGAN (2005): Stormwater Source Control Design Guidelines. British Columbia: Greater Vancouver Regional District.

MINISTRY OF CONSTRUCTION (2011): Technical Guidelines for Strategic Environmental Assessment (SEA) of Construction and Urban Planning (Technical Guidelines).

MINISTRY OF TRANSPORT, PUBLIC WORKS AND WATER MANAGEMENT (2000): A Different Approach to Water. Water Management Policy in the 21st Century. The Hague: MoTPWWM.

MKULNV NRW (Ministerium für Umwelt und Naturschutz, Landwirtschaft und Verbraucherschutz des Landes Nordrhein-Westfalen) (2010): Handbuch Stadtklima. Maßnahmen und Handlungskonzepte für Städte und Ballungsräume zur Anpassung an den Klimawandel. Düsseldorf. [In German]

NOVOTNY, V.; AHERN, J. AND BROWN, P. (2010): Water Centric Sustainable Communities. Planning, Retrofitting, and Building the Next Urban Environment. Hoboken: John Wiley & Sons.

SCHINKEL, U.; LE DIEU ANH AND SCHWARTZE, F. (2011) How to Respond to Climate Change Impacts on Urban Areas. A Handbook for Community Action. Brandenburg University of Technology Cottbus, Department for Urban Planning and Spatial Design & Enda Vietnam, ISBN 978-3-00-034353-7

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 30

SCHWARTZE, F., ECKERT R., HUYNH C. AND MAIKÄMPER M. (2013): Handbook on Climate Change Adapted Urban Planning and Design for Ho Chi Minh City/ Vietnam. Final Report. Megacity Research Project TP. Ho Chi Minh. Brandenburg University of Technology Cottbus, Department of Urban Planning and Spatial Design. Cottbus.

SHAW, R.; COLLEY, M. AND CONNELL, R. (2007): Climate change adaptation by design: a guide for sustainable communities. London: TCPA.

SRV, SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (2003 a): Law on Land. National Assembly No.13/2003/QH11. Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended under Resolution No. 51/2001/QH10.

SRV, SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (2003 b): Construction Law. National Assembly No. 16/2003/QH11. Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10.

SRV, SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (2005): Law on Environmental Protection. National Assembly No.52/2005/QH11. Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10.

SRV, SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (2008): Vietnam Building Code - Regional and Urban Planning and Rural Residential Planning QCXDVN 01: 2008/BXD.

SRV, SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM (2009): Law on Urban Planning. National Assembly No.32/2009/QH12. Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10.

STORCH, H. AND DOWNES, N. (Eds.) (2012): Land-use Planning Recommendations. Adaptation Strategies for a changing climate in Ho Chi Minh City. Summary for Decision-Makers. Upon request of the Planning Division, Department of Natural Resources and Environment Ho Chi Minh City, December 2012. DONRE-HCMC & BTU Cottbus.

WOODS-BALLARD, B.; KELLAGHER, R.; MARTIN, P.; JEFFERIES, C.; BRAY, R. AND SHAFFER, R. (2007): The SUDS Manual. CIRIA Report C697. London: CIRIA

Tài Liệu Tham Khảo

Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh 31

Hình vẽ

Hình 1: Vấn đề chính của thích ứng với biến đổi khí hậu Tự minh họa

Hình 2: Cao độ nền của TP. Hồ Chí Minh STORCH, H.; DOWNES N. AND TRAN THONG NHAT (2012): Land-use

Planning Recommendations. Chapter 2.7 - Digital Elevation Model of Ho Chi Minh City, p. 55

Hình 3: Duy trì sự cân bằng của tuần hoàn nước ở Tp. HCM GOEDECKE, M. AND RUJNER, H. (2012): Land-use Planning

Recommendations. In: Storch, H. and Downes, N. (Eds.) (2012) Chapter 3.2 - Planning Recommendations – Urban Storm-Water Management, p. 60

Hình 4: Vùng ngập lụt của Tp. HCM STORCH, H.; DOWNES N. AND TRAN THONG NHAT (2012): Land-use

Planning Recommendations. Chapter 3.1 - Planning Recommendations – Urban Floodplain Management, p. 58

Hình 5: Ví dụ về các khu ngập lụt được quản lý Tự minh họa

Hình 6: Đôn nền nhà Tự minh họa

Hình 7: Nền nhà và tường nhà chống thấm Tự minh họa

Hình 8: Tường và cổng chắn lũ vĩnh cữu Tự minh họa

Hình 9: Tầng trệt thích ứng với lũ Tự minh họa

Hình 10: Bờ sông nâng cao Tự minh họa

Hình 11: Tường chắn lũ di động Tự minh họa

Hình 12: Đôn nền toàn khu đất xây dựng Tự minh họa

Hình 13: Nước chảy bề mặt do mưa của TP. HCM GOEDECKE, M. AND RUJNER, H. (2012): Land-use Planning

Recommendations (LUPR). In: Storch, H. and Downes, N. (Eds.) (2012) Chapter 2.6 Surfaces Run-off by Precipitation, p. 54

Hình 14: Các hành lang thông gió chính của TP. HCM Tự minh họa, phỏng theo Katzschner, L.; Burghardt, R. and Kupski, S.

(2012): Land-use Planning Recommendations.

Hình 15: Bản đồ khí hậu của TP. HCM KATZSCHNER, L.; BURGHARDT, R. AND KUPSKI, S. (2012): Land-use

Planning Recommendations. In: Storch, H. and Downes, N. (Eds.) (2012) Chapter 3.3 - Planning Recommendations – Urban Climate Planning,

p. 62

Tài Liệu Tham Khảo

Thích ứng - Tp. Hồ Chí Minh Hướng dẫn về Quy hoạch và Thiết kế đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu 32

Hình 16: Xoay Đường giao thông song song với hướng gió Tự minh họa

Hình 17: Hành lang bộ hành để lưu thông gió Tự minh họa

Hình 18: Chiều cao nhà để kích thích thông gió Tự minh họa

Hình 19: Tổ hợp nhiều mảng xanh nhỏ có tác dụng như một mảng xanh lớn Tự minh họa

Hình 20: Vật liệu sáng màu hấp thu ít bức xạ mặt trời hơn vật liệu tối màu Tự minh họa

Bảng Biểu

Bảng 1: Nhìn chung về các giải pháp quản lý nước chảy bề mặt và mối liên hệ của chúng với khả năng thấm của đất và diện tích của các không gian mở

Tự minh họa, phỏng theo KÖNIG, K. W. (1996): Regenwasser in der Architektur. Ökologische Konzepte. Staufen: Ökobuch Verlag. and Ministry of Transport, Public Works and Water Management (2000): A Different Approach to Water.

Bảng 2: Quản lý nước mưa theo mạng lưới phân cấp Tự minh họa

Bảng 3: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nguy cơ ngập lụt” Tự minh họa

Bảng 4: Nhìn chung về các giải pháp “Quản lý nhiệt độ cao” Tự minh họa

Bản quyền ảnh chụp

Ảnh bìa Ronald Eckert, sở hữu cá nhân

Ảnh tại Moritz Maikämper, sở hữu cá nhântrang Mục lục

Tài Liệu Tham Khảo

Trường Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus / CHLB Đức. Khoa Quy Hoạch Đô Thị Và Thiết Kế Không Gian

Sở Quy hoạch và Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh (DPA)

Được thực hiện trong khuôn khổ của Dự án Nghiên cứu Siêu đô thị Tp. Hồ Chí Minh

Dự án được tài trợ bởi Bộ về Giáo dục và Nghiên cứu nước Cộng Hòa Liên Bang Đức trong chương trình “Các thành phố lớn của tương lai”.

© 2013 Đại học Kỹ thuật Brandenburg Cottbus

ISBN 978-3-00-042085-6