51
1 C|F 01/2012 14 DƯ VỊ CỦA PHIÊU LÃNG 18 VăN CAO & TRỊNH CôNG SơN 22 NGHĩ Về HạNH PHúC 32 NƯớC PHáP & VIệT NAM 48 ĐỐI THOạI VớI SIR COFFEE 54 NGƯỜI KIẾN TạO TƯơNG LAI 64 BỐN NGỤM CÀ PHÊ 70 MÙA XUÂN TÌNH YÊU 82 THú CHơI CIGAR THẾ GIỚI CÀ PHÊ THE WORLD OF COFFEE Số Mùa Xuân 01/2012 Phép lạ đang ở đây Mùa xuân đâu tiên NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

The World of Coffee

Embed Size (px)

DESCRIPTION

A luxury magazine created for Trung Nguyen - the Nr.1 Coffee Corporation in Vietnam

Citation preview

1

C|F 01/201214 DƯ VỊ CỦA PHIÊU LÃNG 18 VăN CAo & TrỊNH CôNG SơN 22 NGHĩ Về HạNH PHúC 32 NƯớC PHáP & VIệT NAm 48 ĐỐI THoạI VớI SIr CoFFEE 54 NGƯỜI KIẾN Tạo TƯơNG LAI 64 BỐN NGỤm CÀ PHÊ 70 mÙA XUÂN TÌNH YÊU 82 THú CHơI CIGAr

T H Ế G I Ớ I C À P H ÊTHE Wo

rLD oF Co

FFEE Số m

ùa Xuân 01/2012 Phép lạ đang ở đây

Mùa xuân đâu tiên

NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ

2 3

HANOIGalerie Royale

Opera Business Center60 Ly Thai To

Hoan Kiem84 4 3936.6672

www.kenzo.com

4 5

TroNG SỐ NÀY

14 DƯ VỊ CỦA PHIÊU LÃNGNhà văn Nguyễn Trương Quý viết về nhạc sĩ Canh Thân và ca khúc nổi tiếng “Cô hàng cà phê” của ông

18 VĂN CAO VÀ TRỊNH CÔNG SƠNCâu chuyện đằng sau bức hình nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Dương Minh Long chụp cố nhạc sĩ Văn Cao và Trịnh Công Sơn vào năm 1993

22 NGHĨ VỀ HẠNH PHÚCNhà văn Nguyễn Xuân Khánh đi tìm câu trả lời cho quan niệm về Hạnh Phúc

26 BÙI GIÁNG - KHÔNG ĐIÊN KHÔNG TỈNHNhìn nhận của dịch giả Cao Việt Dũng về nhà thơ Bùi Giáng - tác giả của tập Tinh tuyển “Đười ươi chân kinh” mới được phát hành

51

30

54

26

73

33

18

92

61

6 7

NHâN vậT: Tuyết Lan

TraNG PHỤC: Lam Bout ique

NHIẾP ẢNH: arnaud de Harven

GươNG mặT TraNG Bìa

32 NƯỚC PHÁP & VIỆT NAMNhị Linh điểm lại những cuốn sách có giá trị, tìm hiểu về cội rễ mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam

34 LẠC NGHIỆPCâu chuyện của chàng trai “Pháp kiều” Fernand Mechoui, một người Pháp đã định cư rất nhiều năm ở Hà Nội

48 ĐỐI THOẠI VỚI SIR COFFEECuộc trò chuyện đầu năm với tiến sĩ kinh tế Alan Phan về kinh tế Việt Nam, tư duy và niềm tin đặt vào những người trẻ

58 QUÁN CÀ PHÊ KHÔNG THỂ BỎ QUAThế giới lịch sử trong quán cà phê Le Procope tại Paris - nơi La Fontaine, Voltaire, Balzac, Hugo... đã từng ghé chân

64 BỐN NGỤM CÀ PHÊMột cách thưởng thức mới: Nhấp bốn ngụm cà phê mỗi ngày để có bản lĩnh và nội lực to lớn

72 MÙA XUÂN ĐẦU TIÊNBộ ảnh về phong cách thời trang vintage

82 THÚ CHƠI CIGARNhiếp ảnh gia Christian Berg tìm hiểu thế giới của cigar và đã khám phá ra rằng nhiều thú tận hưởng trong cuộc sống có những mối quan hệ thật đặc biệt với nhau

92 MÙA VINH DANHSau một năm đầy biến động, điện ảnh thế giới sẽ vinh danh những nghệ sĩ và bộ phim nào trong mùa lễ trao giải đang tới gần?

96 BIỂU TƯỢNG HOLLYWOODAudrey Hepburn và vai diễn kinh điển trong bộ phim “Bữa sáng ở Tiffany’s”

CHịU TráCH NHIệm XUẤT BẢNmai Quỳnh Giao

PHỤ TráCH NộI dUNG Đặng Lê Nguyên vũ

PHỤ TráCH ẤN PHẨm Nguyễn danh Quý

Phạm Thị Điệp Giang

BIÊN TậPminh Hà

PHỤ TráCH THIẾT kẾHồ Thị Hạnh dungĐinh Phương Trâm

PHỤ TráCH HìNH ẢNH Chris t ian Berg

vỚI sự CộNG TáC Củanhà văn Nguyễn Xuân khánh, nhà văn Nguyễn Trương Quý,

d ịch g iả Cao việ t dũng, nh iếp ảnh dương minh Long,

nhà báo Thành Lukasz , sarah Nguyễn,vũ khánh Tùng

& các cây bú t khác

Giấy phép xuất bản số 1411-2011/CXB/4-114/PN do Giám đốc Nhà Xuất Bản Phụ Nữ ký ngày 26-12-2011 cho Công ty Cổ phần tập đoàn Trung Nguyên. In tại Công ty in Phụ Nữ, TP. HCm. Nộp lưu chiểu tháng 12.2011. Tất cả hình ảnh và nội dung trong ấn phẩm này thuộc bản quyền của Trung Nguyên. mọi sự sao chép, nếu không được phép bằng văn bản của Ban Biên Tập, sẽ bị xem là vi phạm Luật sở hữu Trí tuệ hiện hành của nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa việt Nam.

8 9

Trong cuộc sống hiện đại ngày càng ồn ào và thiếu đi cảm hứng, Mùa xuân – ngày Tết là khoảng thời gian hiếm hoi trong năm mà mỗi người có thể ngồi lại, ngẫm nghĩ: về quá khứ, hiện tại và tương lai.

Bởi lẽ đó, chúng tôi hi vọng rằng với những bài viết thú vị và hình ảnh đẹp mắt tiếp theo đây, bạn sẽ có trong tay một ấn phẩm văn hóa đáng đọc, đáng để suy ngẫm và chia sẻ trong những ngày đầu Xuân này.

“Mùa xuân đầu tiên” là cái tứ chúng tôi đã chọn cho ấn phẩm “Thế giới cà phê” vì số ấn phẩm đầu tiên này, thật trùng hợp, lại được ra mắt vào đúng mùa xuân mới. Vậy cũng xin mượn lời nhạc trong một ca khúc cùng tên rất nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao để chúc bạn đọc một năm mới với nhiều tình yêu thương:

"Từ nay người biết quê người Từ nay người biết thương ngườiTừ nay người biết yêu người"

T/m BaN BIÊN TậPĐặng Lê Nguyên vũ

LỜI CHÀo

Mùa xuân đâu tiên

Mọi ý kiến đóng góp về nội dung, bài vở xin gửi về: [email protected]

10 11

Cây vIẾT

TIra vaNICHTHeeraNoNT - nhà sưu tập

arNaUd de HarveN - nhiếp ảnh gia

kIm NGâN - phóng viên

LI Lam - chủ thương hiệu Lam Boutique

Tira Vanichtheeranont là một nhà sưu tập tranh và đồ cổ nổi tiếng Đông Nam Á. Từ cuối những năm 1980, khi có cơ hội tiếp xúc nhiều với Việt Nam, ông đã bị văn hóa và lịch sử vùng đất này mê hoặc. Trong nhiều năm gần đây, ông Tira đã tổ chức rất nhiều triển lãm giới thiệu các bộ sưu tập tranh và đồ cổ của ông tại Việt Nam và một

số nước khác trong khu vực.

Năm 2009, nhiếp ảnh gia người Bỉ này tới Việt Nam và bắt đầu công việc thực hiện hình ảnh cho nhiều chiến dịch quảng cáo của các thương hiệu trong nước và quốc tế.Điều gây cảm hứng nhất cho anh? “Những tác phẩm của văn sĩ người Nhật Yoko Ogawa”Điều khiến anh hạnh phúc? “Đơn giản lắm. Tôi hạnh phúc khi có việc để làm”.

Hiện đang là sinh viên báo chí tại Thụy Điển. Kim Ngân còn là cây viết ruột về mảng Du Lịch, nổi danh trên mạng và các tạp

chí phụ nữ tại Việt Nam với bút danh Travelling Kat. Điều làm Ngân hạnh phúc?

"Nhìn thấy trong hòm thư giấy thông báo ra bưu điện nhận sách và tạp chí mà bạn bè/

người nhà gửi từ Việt Nam sang".

"Điều gây cảm hứng cho tôi lúc này là nghĩ về chuyến đi tới Luang Prabang trong dịp Tết. Tôi cảm thấy hạnh phúc khi tới Lam Boutique mỗi sáng, uống một ly cà phê thơm và giữ cho suy nghĩ thật tươi mới.

BBT THẾ GIớI CÀ PHÊ KÍNH CHúC BạN ĐỌC Năm mớI AN KHANG THỊNH VƯỢNGbbT xin cảM ơn: CoTo LIfesTyLe: 42 BIs TrầN QUốC THẢo, Q.3; dIaBoLo: 13 NGô ĐứC kẾ, Q.1; Lam BoUTIQUe: 71 mạC THị BưởI, Q.1; dIsTrICT THree/massImo ferrarI: 42a1 TrầN QUốC THẢo, Q.3; ICe aCCessorIes: saIGoN CeNTer - 65 LÊ LợI, Q.1; aNH vũ aNH Tú: 69 NGUyễN THị mINH kHaI, Q.1.

12 13

Culture14 DƯ VỊ CỦA PHIÊU LÃNG 18 VăN CAo & TrỊNH CôNG SơN

22 NGHĩ Về HạNH PHúC 26 BÙI GIáNG 32 NƯớC PHáP & VIệT NAm

14 15

Ký úc

Nhà văn Nguyễn Trương Quý viết về nhạc sĩ Canh Thân, về ca khúc “Cô hàng cà phê” nổi tiếng của ông, và cội rễ văn hóa

cà phê tại Hà Nội trong những ngày tháng cũ.

D ĩ nhiên là tôi không biết gì về nhạc sĩ Canh Thân ngoài mấy bài hát xa xưa của ông. Nhưng

đây đó giữa những dòng hồi ức về lịch sử tân nhạc và cái gọi là ngành công nghiệp giải trí sơ khai của nước nhà ở một Hà Nội cũ, thì Canh Thân là một nhân vật xuất hiện không ít lần. Cái thời mà văn hóa Pháp với sự điệu đà, lẳng lơ và rất chi là “tráng men” của nó đã kịp sinh ra một thế hệ thanh niên vui thú với ánh đèn sân khấu, với những etiquette du nhập từ Tây phương. Mặc Âu phục, đi xe đạp và uống cà phê, thay vì áo dài khăn đóng, đi xe tay và uống trà, kèm theo là những quy cách của một lối thưởng thức được cổ vũ như là đại diện cho sự tân tiến.

Đều là sản phẩm cây nhập nội, trong khi cao su vốn gây ấn tượng hãi hùng “đi dễ khó về” của đời phu phen thì cà phê chỉ vẳng lại xứ Bắc Kỳ như một thứ sản phẩm thượng lưu. Cà phê vốn dễ thấy ở Sài Gòn, nhưng sự có mặt của nó trong đời sống Hà Nội chỉ nổi lên khi đường sắt Đông Dương khánh thành năm 1936, đi mất 40 giờ, nhanh hơn so với đường tàu biển đi cả tháng trời. Khi ấy cà phê mới có được giá rẻ hơn và bán rộng rãi hơn. Quán cà phê ra đời nhiều hơn, nhờ vào sự tăng trưởng của tầng lớp công chức và trung lưu đô thị.

Như người ta kể lại, Canh Thân là một giọng ca đã biểu diễn ở trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội vào những năm 1953-1954. Nhưng chừng hai thập niên trước đó, ông là một trong số những thanh

niên Hà Nội cuốn theo trào lưu “bài ta theo điệu Tây”, nghĩa là đặt lời Việt cho các bài hát Pháp được phổ biến ở Hà Nội qua các đĩa nhạc 78 vòng, phát ở các cửa hiệu và các quán rượu mà đa số giới trẻ chỉ có thể đứng ở ngoài cửa nghe lén. Canh Thân là một người say mê ca sĩ Tino Rossi, một giọng ca trữ tình Pháp gốc đảo Corse, tham gia hội “ái Tino” và thậm chí lấy nghệ danh là Tino Thân. Giọng hát mùi mẫn và những lời ca yêu đương có phần phóng túng của những bài hát Pháp thời

đó đã phủ sóng ảnh hưởng lên lớp thanh niên Hà Nội. Truyền thống ái tình và hoan lạc của người Pháp chắc ít nhiều đã tác động đến lối sống giới này. Thời gian đã làm lạc nhiễu thông tin, nên đâu là ái tình thực, đâu là trăng gió thì chúng ta chỉ có thể phỏng đoán. Giữa những câu nhạc phóng túng, mời gọi: “Đi với tôi đến chân trời xa, đến suối mơ là nhà của ta” là những thiết tha ảo mộng: “Mong trông thấy bóng cô nàng.

Thì trong lòng chàng mới yên.” Lúc đó, những cô hàng cà phê đã lên ngôi hoa hậu trong cuộc thi các nhân vật của tân nhạc, trước hết là nhờ Canh Thân.

Canh Thân là dân Hải Phòng, là cậu của nghệ sĩ cải lương Ái Liên. Mấy người chị của Canh Thân đều là diễn viên cải lương. Bản thân ông lại say mê nhạc mới và hát phụ các bài tân nhạc trong gánh hát của Ái Liên. Chừng ấy xuất xứ cũng khiến cho cuộc đời của ông có phong vị phiêu lãng. Một nhân vật sống cùng thời đã kể lại: “Các ca sĩ thời gian này hầu hết đều đơn ca, hiếm thấy có song ca…

16 17

Chỉ một lần vào dịp đầu thu năm 1952, tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong một buổi văn nghệ nào đó, có cặp ca sĩ Tâm Vấn và nhạc sĩ Canh Thân dắt tay nhau ra nhún nhảy song ca mấy bài hát thể điệu swing nhộn nhịp của Canh Thân như ‘Túi đàn’, ‘Đi với tôi đến chốn trời xa’. Lối trình diễn sống động mà ngổ ngáo của cặp Tâm Vấn - Canh Thân vào lúc đó thật lạ, mới thấy lần đầu.” (Đỗ Văn Minh – Hà Nội 1948-1954: Những năm tháng cũ).

Qua mấy chi tiết được kể lại, ta có thể thấy Canh Thân là một nghệ sĩ trình diễn đa năng, một đứa con lai của nền văn hóa giao thoa Đông-Tây. Nhờ vào tên của ông, ta biết được ông sinh năm 1920, năm Canh Thân, thừa hưởng một cách đặt tên thật Việt Nam, nhưng không khí giao thời mưa Âu gió Á đã nhào nặn nên một Canh Thân rất Tây. Gia đình lại chuyên nghề hát cải lương, một loại hình ca kịch dân gian có ít nhiều pha trộn sân khấu Pháp, sống ở thành phố cảng Hải Phòng, cửa khẩu lớn nhất Bắc Kỳ đương thời, Canh Thân tham gia nhóm Đồng Vọng của Hoàng Quý, cái nôi cho nhiều nhạc sĩ như Văn Cao, Phạm Ngữ, Tô Vũ viết những bài hát cổ vũ lòng tự hào dân tộc cũng như những bài tình ca đầu tiên của tân nhạc. Canh Thân có vẻ như là một người rong chơi, lãng tử, nói theo kiểu bông đùa bây giờ là “nhạc nào cũng nhảy”, nhưng có lẽ không sai. Ông là nhạc sĩ của những giai điệu có chất hài hước, rộn ràng, nhạc sĩ của những thú vui thị thành. Người ta hay nói đến sự chín muồi. Hình như phải đợi đến lúc ấy, năm 1951 ở một quán cà phê tản cư chiến khu III, vùng chợ Đại – Cống Thần (Ninh Bình), khi cà phê đã trở thành

một thứ đồ uống phổ biến giữa một không gian có phần tạm bợ của thời chiến, giữa một trạng thái của một anh chàng còn giữ máu văn nghệ lãng mạn đi kháng chiến, thì Canh Thân mới viết được Cô hàng cà phê. Nhưng bài ca không tả cà phê, thậm chí chỉ có một câu tả về đồ uống thì lại là “nâng ly trà ướp sen ngạt ngào”, mà chủ yếu tả về “cô hàng với bàn tay ngà”. Cà phê hay các món ăn này nọ hãy còn chưa đến thời được đưa vào ca khúc như một đối tượng thẩm mỹ độc lập. Nhưng tinh thần về một nơi chốn thưởng thức đã bắt nguồn từ một cội rễ văn hóa mà chúng ta đã nói tới.

Quán cà phê của Canh Thân và bạn bè thời đấy dù ở Hà Nội hay ở đâu, đều toát lên một tinh thần những quán cà phê Paris hay những kinh đô nghệ thuật, nơi người ta dễ gặp thi hứng từ sự cọ xát của những sáng tạo. Người ta đến để uống cà phê thì rõ rồi, nhưng còn đến để giao lưu, để đua tranh làm bật lên được sự khác biệt của mình, và để nói với đời là mình vẫn còn sống, còn yêu và còn sáng tác. Pha cà phê không phải là việc quá cầu kỳ, và rửa ly tách cũng không khó, nhưng ra quán ngồi là cả một ý thức về không gian. Quán cà phê đương nhiên khác quán nước chè, và cũng khác quán rượu, hầm bar. Câu chuyện mà Canh Thân kể đến ở chợ Dầu (là cái tên đã thay đổi so với thực tế), về một cô hàng có thật (là ca sĩ Thái Hằng, sau này là vợ nhạc sĩ Phạm Duy), thật ra không khác gì chuyện đời ở những ca lâu tửu quán khắp thế gian, nơi những khách trăng nước ghé qua ngắm cái đẹp yêu kiều nữ tính hòng làm dịu sự gay gắt bụi bặm đường trường.

“Cô hàng cà phê” cũng thừa hưởng một cách kể truyện ca truyền thống, mở đầu bằng giọng ngâm, rồi có sử dụng câu sáu của Truyện Kiều: “Lơ thơ tơ liễu buông mành, cho hay cái sắc khuynh thành…” rồi ngắt nhịp đảo phách như hát trống quân. Bài hát dành cho giọng nam đã ghi dấu đậm nét hơn trong đề tài quán ven đường, nơi tài tử giai nhân nan tái ngộ, mà những Tình kỹ nữ, Bên cầu biên giới của Phạm Duy, Tình nghệ sĩ của Đoàn Chuẩn-Từ Linh cũng có lấy cảm hứng từ bối cảnh đó. Nhưng cũng là những tâm sự ngổn ngang của một thế hệ mang cái lãng mạn ra bày đặt giữa thời bom đạn:

- Đêm nay đôi người khách giang hồ/ Gặp nhau tình trăng nước/ Sánh vai nhịp bước giang hồ/ Kề vai ước xây nhà bên suối…

- Em đến bên tôi một chiều khi nắng phai rồi/ Nắng ngừng đây bên chiếc cầu biên giới…

- Đây khách ly hương mấy thu vàng ấm/ Nơi quán cô đơn mơ qua trùng sóng…

Canh Thân mất tại Sài Gòn vào đầu những năm 1970, và gia tài âm nhạc để lại của ông có lẽ nổi bật nhất vẫn là “Cô hàng cà phê”, bởi sức gợi biểu tượng của nó. Ở đây, cà phê chỉ là cái cớ, nhưng

nó là vật chứng của một kỷ niệm, của một đời sống phồn hoa đã để lại sau lưng. Cà phê là vật ký thác cho một ám ảnh vô thức mà người nhạc sĩ vô tình hay hữu ý đã gọi ra. Vì nó không nằm trong các biểu tượng truyền thống nên sự có mặt của nó vẫn nằm trong cái khung âm nhạc của truyện ca mang âm hưởng nét nhạc cổ truyền, khá giống với một ca khúc nổi tiếng khác là “Cô hàng nước” của Vũ Minh, dù ở đấy là một cô hàng nước chè xanh ở đầu làng Ngũ Xã… Nhưng tinh thần phóng túng, tay chơi của một văn hóa ảnh hưởng Tây phương đã chi phối mạnh lời ca đến mức, chỉ cần hai chữ “cà phê” đã đủ đẩy bài hát lên thành một biểu tượng của ái tình mang màu sắc đô thị, mà ở đây là Hà Nội kiểu Pháp.

Vì thế, nhiều tuyển tập nhạc đã không ngần ngại xếp “Cô hàng cà phê” của Canh Thân vào số những bài ca Hà Nội. Và dường như nó cũng là đại diện hiếm hoi của dòng nhạc tiền chiến có nhắc đến cà phê. Một sự hiện diện độc nhất nhưng khiến người ta nhớ mãi, như dư vị cà phê ngon trên lưỡi khách khi đã lên đường tiếp tục tha phương, và lữ khách ngẩn ngơ nghĩ đã thực có mùi vị đó sao?

NGUyễN TrươNG QUýLà một kiến trúc sư nhưng Nguyễn Trương Quý bắt đầu viết từ năm 2002 và ngay lập tức được nhiều người yêu mến qua các tản văn của anh về Hà Nội. Nguyễn Trương Quý hiện là “cây viết con cưng” của nhiều tờ báo và tạp chí tại Việt Nam. Anh đã có bộ ba cuốn sách (gồm tiểu luận và tản văn) về Hà Nội được phát hành: “Tự nhiên như người Hà Nội”, “ăn phở rất khó thấy ngon” và mới nhất là “Hà Nội là Hà Nội” (2011).

Ký úc

Quán cà phê của Canh Thân dù ở Hà Nội hay ở đâu, đều toát lên một tinh thần những quán cà phê Paris, nơi người ta dễ gặp thi hứng từ

sự cọ xát của những sáng tạo.

Thực hiện minh họa: LÊ HoÀNG VY

canh Thân từng là một giọng ca đã biểu diễn ở

trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội vào những

năm 1953-1954

18 19

Văn Cao & Trịnh Công Sơn

Câu chuyện của Dương Minh Long về bức hình nổi tiếng anh chụp cố nhạc sĩ

Văn Cao và Trịnh Công Sơn vào năm 1993.*

V ừa gõ cửa phòng đã nghe thấy tiếng Anh Sơn nói:

Kế hoạch hôm nay sao Long hè?

Buổi sáng đón anh chị Văn Cao về đây uống rượu với anh, trưa thì theo lời mời qua thăm, uống rượu ở nhà giáo sư toán Đặng Đình Áng và nghe ông thổi sáo…

Chỉ ít phút sau Trịnh Công Sơn đã quần áo “hàng hiệu”, nước hoa thơm phức ra xe cùng tôi đi đón anh chị Văn Cao ở khách sạn Công Đoàn trên đường Cách Mạng Tháng Tám.

Mới gần 9h sáng bàn rượu đã rất tươm tất. Bình đá. Hai ly rượu. Thuốc lá, một rổ bật lửa và diêm để bên.

Khi xe vừa đến cổng nhà, Anh Sơn dìu nhạc sĩ Văn Cao từ bậc xe. Hình ảnh hơi còng còng của Văn Cao trong bộ complê vừa khổ với chiếc mũ phớt che bớt một ít mái tóc trắng dài, hai nhạc sĩ tay trong tay đi qua khoảng sân dưới những tia nắng sớm...

Câu chuyện đối ẩm của hai nhạc sĩ không đầu không cuối. Anh Sơn vừa rót rượu vừa hỏi nhiều về thời kỳ viết nhạc của Văn Cao trên chiến khu Việt Bắc. Giọng Văn Cao khàn khàn ngắt quãng. Hai bàn tay với những ngón dài nổi nhiều gân xanh của Văn Cao xoay xoay ly rượu. Ông nói với Trinh Công Sơn:

“Hồi trẻ… tôi cũng hăng… hăng làm nhiều thứ… rồi cũng mỏi ông ạ… ông thì còn trẻ hơn tôi nhiều…”

Rồi cùng một lúc cả hai ông im lặng.Có đến gần 10 phút.

Im lặng.Cả không gian của phòng rượu nặng như nước.

Cảm giác nghe thấy cả tiếng gảy thuốc của Anh Sơn vào gạt tàn. Hai nhạc sĩ nhìn vào mái tóc của nhau. Im lặng. (Tôi ngồi nín thở, không dám làm cả cử chỉ lên phim.)

“Ông lấy cho tôi điếu thuốc” - Văn Cao quay sang hướng tôi ngồi bên phải Ông, nói.

Bằng một cử chỉ rất nhanh nhẹn, Trịnh Công Sơn đứng lên từ phía bàn bên rút trong túi quần kaki màu rêu quân đội (mà Anh Sơn rất thích mặc) lấy ra chiếc bật lửa riêng Anh hay dùng, và với một cử chỉ lịch thiệp hơn nữa Anh vươn người về phía Văn Cao châm thuốc cho Ông…

Sau vài hơi thuốc, giọng nói và tiếng cười của Ông đã rôm rả hơn. Những mẩu chuyện vui văn nghệ, những câu chuyện tình của Phạm Duy hồi hai người biết nhau trên chiến khu, những lần sửa từ trong các ca khúc của Ông…

Ngồi ngắm qua ống kính hai cây đại thụ của âm nhạc Việt hai thế hệ. Âm nhạc của họ đồng hành ở hai đầu đất nước vào hai thời điểm của lịch sử. Trong lòng tôi lúc ấy lại trào nhớ đến những bức tượng đã có dịp được chiêm ngưỡng, ở những nơi mà ống kính của tôi đã có dịp đi qua.

Gọi nhạc Văn Cao là gọi bức tượng đồng Máu – Nước Mắt – và Lòng Tự Hào của những người con yêu Tổ Quốc.

Gọi nhạc Trịnh Công Sơn là gọi bức tượng Thần Che Chở Tình Yêu cho hàng triệu trái tim, hàng triệu trái tim cùng bao thế hệ tiếp nối…

Sài Gòn mùa Noel 2011

Ký úc

dươNG mINH LoNG Sinh năm 1962 tại Hà Nội, Dương minh Long gắn công việc ảnh báo chí với nhiều sự kiện của đất nước những năm đầu đổi mới, và đặc biệt anh dành nhiều thời gian ghi lại những khoảnh khắc quí giá của hơn 1000 nhân vật Việt Nam nhiều ngành nghề. Nhân vật của lịch sử, người của đời thường đều được anh trân trọng qua những tấm phim âm bản không lời.

20 21

Điều gì làm bạn hạnh phúc?

Thanh Hoa (24, nhân viên văn phòng, Hà Nội): “Được ôm một cái thật chặt”

phạm Hoài Anh (26, phóng viên Báo Gia Đình – Xã Hội): “Được cái môi cong veo của con gái yêu hôn chụt vào má”

Hiếu Hạnh (Bác sĩ ở Hà Nội): “Cứ nghĩ đến kỳ nghỉ cuối tuần với ai kia (kế hoạch mới toe) đã vui sướng hoan hỉ rồi”.

Hiếu Hiền (sinh viên ở TP. HCm): “Hạnh phúc là khi biết mình vẫn thở, ngay lúc này!”

đặng Hồng ngọc (26, hiện làm việc cho International sos, Hà Nội): “Hạnh phúc ngay lập tức khi được ăn món gì đó rất ngon”

nhung bùi (27, phóng viên): “Tôi thấy hạnh phúc nếu hôm nào đó dạy sớm (6–7 h sáng gì đó), rồi thấy như ngày dài ra.”

Trần Minh Hồng (24, làm việc trong ngân hàng Tokyo-mitsubishi): “Hạnh phúc là được ai đó ôm từ đằng sau”•xuân Thảo (22, phóng viên tự do): “Đeo niềng răng màu hông và tô son thật đỏ”• kem (22): “Hạnh phúc là khi ta trao đi yêu thương chân thành và nhận về những nụ cười ấm áp”• Lan chi (24, thiết kế): “Hạnh phúc với mình giản đơn kiểu mỗi sáng thức dậy vẫn thấy ánh mặt trời soi sáng để biết ngày mới đã bắt đầu.”• Hồ Quyên (sinh viên ĐH Lạc Hồng, TPHCm): “Hạnh phúc là thấy người thân được khỏe và nụ cười trên môi bất kỳ người nào đó!” • Hằng nguyễn (ĐH Thăng Long, Hà Nội): “Đôi khi có chuyện buồn thì lấy tất cả quần áo trong tủ ra,mix chúng lại với nhau cũng là một cách để làm mình thấy hạnh phúc.” • nguyễn Tuấn Linh (22, phóng viên, Hà Nội): “Nghe hơi ‘chuối’ nhưng cảm

Lê Yến Minh (Nha sĩ, Hà Nội): “Hạnh phúc là được sống theo cách mình muốn, làm những điều mình thích!”

phan Hiệp (24, sinh viên Đồ họa): “Hạnh phúc là được nghe cô em gái nhỏ gọi là anh trai”

phương Thảo (23, du học sinh anh): “Hạnh phúc là được ăn khi đói và ngủ khi buồn ngủ”

Hà My (19, sinh viên, TP.HCm): “Hạnh phúc là được ăn cơm mẹ nấu trong bữa ăn có đủ tất cả thành viên trong gia đình.

ngô Thị kim vân (24, Pr): “Hạnh phúc là được bố mẹ gọi ‘con ơi̓ thay vì gọi tên và được người yêu gọi tên thay vì gọi ‘em ơi̓ .

cA nguyễn (20, sinh viên): “Thấy người yêu quàng chiếc khăn của mình”

giác cho tiền người ăn xin làm tôi hạnh phúc. dù chả biết họ có nghèo thật hay không nhưng cái chính là mình: cảm giác mình đã làm được một điều tốt” • vũ diệu Linh (Biên tập viên truyền hình): “Hạnh phúc của tôi có khi là chạy xe trên đường. Lúc không phải chạy vội đến cơ quan, không phải chạy nhanh đến điểm hẹn phỏng vấn, không phải chạy gấp cho kịp chuyến tàu/chuyến bay. ” • Thúy đinh (23 ): “Hạnh phúc là bình yên trong bận rộn” • Thùy Trang (22, Hà Nội): “khái niệm hạnh phúc của tôi thay đổi theo tuần, theo ngày, theo giờ, thậm chí theo phút. Hạnh phúc, thậm chí, chỉ là khi bất ngờ nhận được tin nhắn (có khi chỉ là trên facebook) của một người mà tôi không ngờ tới, hay hạnh phúc khi cuối tuần xong việc được đi chơi. Nói chung, tôi thấy hạnh phúc khi tôi vui và yêu đời”

Góc nhìn thê hê

Tượng phậT TanTra nepal, BẢo TÀNG GUImeT (ParIs)

22 23

Nghĩ về hạnh phúcNhà văn Nguyễn Xuân Khánh đi tìm câu trả lời cho quan niệm về hạnh phúc - điều mà con người thường suy nghĩ từ bao đời nay

và đã làm tốn bao nhiêu giấy mực.

C uộc đời là vô thường đầy những thăng trầm, bất trắc. Tôi chỉ là một con người bình thường. Lẽ dĩ nhiên quan niệm hạnh

phúc của tôi cũng rất bình thường. Chẳng qua chỉ là lối sống hợp lý, làm sao để cho mình được an nhiên tự tại trong cuộc đời này thôi.

Năm nay tôi 79 tuổi. Tôi đã sống quá nửa đời ở thế kỷ 20 sôi động của đất nước. Cuộc sống của tôi có nhiều trắc trở. Tôi không than van sầu muộn vì những chuyện đã qua. Thậm chí tôi lại thấy vui vì đã sống những ngày đầy biến động.

Đầu những năm 60 của thế kỷ 20, tôi có nhiều bối rối về tư tưởng. Lại gặp những trắc trở. Cho nên tôi buồn rầu và thất vọng. Lại còn ốm đau nữa.

Phải nói sự thất vọng của tôi đã đến mức bi quan. Lúc ấy, tôi quen anh Nguyễn. Anh Nguyễn ngày trước đã học vài năm trường luật, nhưng vì hoàn cảnh nào đấy, anh chỉ là một nhân viên đánh máy quèn cho một cơ quan. Có lẽ anh biết hoàn cảnh của tôi và muốn giúp đỡ tôi. Bệnh của tôi là bệnh đau cột sống. Tôi còm nhom. Tôi được biết anh Nguyễn từ lâu đã nghiên cứu Phật học và rất giỏi về yoga. Nguyễn bảo tôi:

- Khánh tập yoga đi. Tinh thần như thế, sức khỏe như thế. Khéo không nguy đấy!

Sau khi suy nghĩ, tôi bảo anh Nguyễn.- Em cảm ơn anh. Em không học được đâu anh

ạ. Bởi vì điều đầu tiên để học Thiền hay yoga là

phải loại bỏ sự đam mê. Sống phải đam mê hết mình. Không đam mê coi là chết rồi còn gì nữa.

Ngoài anh Nguyễn, tôi còn kết thân với một ông thợ cắt tóc tên là Trần. Ông Trần hơn tôi chục tuổi. Ông luôn đội trên đầu chiếc mũ dạ Fléchet. Mắt đeo kính cận. Môi đỏ chót. Ông cắt tóc ở cái ngõ nhà ông. Cửa hiệu sang trọng bên cạnh vốn là nhà ông, nay vào công ty hợp doanh. Ông Trần vốn là công tử Hà Nội đã học xong tú tài triết học, nay bất đắc dĩ làm nghề thợ cạo, ông rất vui tính. Nửa tháng tôi lại đến ông hớt tóc. Trở thành khách quen, nên mỗi lần tôi đến ông rất vui. Ông thường kéo dài cuộc cắt tóc để nói chuyện với tôi. Thôi thì đủ chuyện trên trời dưới biển. Có hôm dở chuyện, sau khi cắt xong, ông lại kéo tôi vào nhà trong, tức là căn buồng gia đình ông còn giữ lại được sau khi công tư hợp doanh. Ông thợ cắt tóc có một vườn địa lan và một tủ sách nhỏ phong phú. Tôi ngồi xem ông nâng niu lần từng lá lan. Có hôm ông hỏi tôi:

- Anh viết văn, thế đã đọc Phân tâm học chưa?Nhờ ông, tôi bắt đầu học Freud rồi Jung...Trong các cuộc trao đổi, có lúc ông bảo tôi:- Tôi biết nỗi băn khoăn của anh rồi. Anh lo rằng

không thể kết hợp được giữa Phân tâm học và Phật giáo chứ gì? Tôi nghĩ rằng rất có thể. Người ta rất có thể vừa là người Phật giáo vừa Phân tâm học lắm chứ. Con người vừa có thể là người đam mê trần tục, vừa là người từ bi trang nghiêm. Hai lý thuyết rất cách xa nhau, thậm chí dường như đối nghịch nhau, nếu kết hợp được với nhau, có khi lại là sáng tạo.

Trong phân tâm học, Freud cho rằng trong con người có hai bản năng: Bản năng sống Eros, bản năng chết Thanatos. Eros là tình yêu, là hoan lạc, là thân xác vật chất, là sự vươn tới sự sống. Thanatos là bản năng thoái triển, rút lui về cái chết. Chúng ta ủng hộ sự sống, ủng hộ Eros. Con người hiện đại không coi thường thân xác, không coi thường vật chất. Nhưng nếu đi tới chỗ sùng bái thân xác và vật chất thì lại là vấn đề khác.

Trong Kinh Pháp cú có câu: “Được sinh ra là người là hi hữu. Chớ để lỡ mất cơ hội này”. Tức là được làm người ở thế gian này là một việc hiếm có, rất hạnh phúc. Tức là phải tôn vinh sự sống, sống sao cho ra sống. Ta không coi thường vật chất nhưng cũng không sùng bái vật chất. Bởi

vì chạy theo vật chất ta sẽ tầm thường hóa cuộc sống, biến con người thành nô lệ vật chất. Bởi vì chúng ta biết ngoài đời sống vật chất con người còn có đời sống tinh thần cao đẹp nâng con người lên. Ta có nhiệm vụ phải thỏa mãn nhu cầu tinh thần ấy. Phật giáo cho chúng ta biết con người luôn tiềm tàng một khả năng phi thường, khả năng ấy còn ngủ yên trong con người chúng ta: Đó là tiềm năng hướng về sự cao thượng, trong sạch. Tiềm năng ấy có thể trỗi dậy bất ngờ, mạnh mẽ, hùng hậu. Tôi thích Phật giáo vì Phật giáo luôn dạy chúng ta, đánh thức cái phần tốt đẹp ấy trong ta. Vì Phật giáo dạy con người tự tin vào chính bản thân mình, không tin vào tha lực. Có người yêu Phật giáo rồi trở thành Phật tử, hoặc người tu hành để trở thành những Bồ Tát, những đức Phật. Một người bình thường không nhất thiết trở thành một vị Phật. Điều đó công phu và khó khăn. Tuy nhiên để trở thành một con người cao thượng, trong sạch noi theo đức Phật thì chắc nhiều người làm được. Lý thuyết Phật giáo có nhiều phần, có phần rất uyên ảo cao thâm, có phần rất đời thường ai cũng làm được.

Con người hiện đại sống rất đam mê, yêu hết mình, làm việc hết mình, sống hết mình, làm việc cho sự phát triển của xã hội. Tôi nghĩ sống thế cũng là hạnh phúc. Song hình như vẫn chưa đủ.

Tượng phậT TanTra nepal, BẢo TÀNG GUImeT (ParIs)hÌnh Ảnh: ĐIệP GIaNG

Góc nhìn thê hê

24 25

Phật giáo bổ sung thêm phần sống tinh thần cho chúng ta. Từ cái kho tàng đồ sộ của Phật học, chúng ta chỉ cần rút ra bốn chữ nho nhỏ, là cũng đủ cho chúng ta trở nên tốt đẹp hơn nhiều, hạnh phúc hơn nhiều.

Đó là bốn chữ: Từ, Bi, Hỉ, Xả.Đời sống con người là đời sống của những mối

quan hệ. Ta với những người khác, ta và những sự việc.

Từ, Bi, Hỉ, Xả - bốn cái tâm cao thượng, giúp con người trở nên hoàn thiện. Nếu mỗi người đều thực hành bốn cái tâm cao thượng ấy, thì thế giới này, cuộc sống này sẽ trở nên vô cùng tốt đẹp.

Từ là trạng thái cao thượng, cái làm cho lòng ta êm dịu, làm ta trở thành bạn hiền, làm ta sống an vui hạnh phúc, yêu thương tất cả mọi sinh linh ở thế gian này.

Tâm thì như ánh mặt trời bao muôn vạn vật. Tâm từ cao thượng rải khắp phước lành thâm diệu cho bạn bè thân sơ, không phân biệt bạn hữu, sang hèn.

Người có tâm từ ở đâu là nơi đó ấm áp, đoàn kết, vui vẻ. Nghịch nghĩa với tâm từ là sầu hận, thù oán.

Người có tâm từ gương mặt tươi sáng, an lành, có khả năng đổi dữ ra lành. Mọi người đều cảm thấy yên vui khi ở cạnh người lành.

Bi là tâm cao thượng, luôn rung động trước sự đau khổ của kẻ khác.

Người có tâm bi luôn vị tha, tìm cơ hội giúp

đời, giúp mà không mong đền đáp. Đối tượng của tâm bi là những kẻ nghèo nàn túng thiếu cơ hàn, đau ốm.

Hỉ là đức tính cao thượng thứ ba. Vui, hoan hỉ đối với những thành công của người khác. Ganh tị, đố kỵ với những niềm vui và thành công của người khác hay xảy ra trong đời.

Xả là đức tính cao thượng thứ tư. Nó khó thực hành nhất mà cũng cần thiết nhất.

Được thua, thành bại, khinh rẻ, phỉ báng, hạnh phúc, phiền não là những chuyện thường ngày trong cuộc đời. Được khen thì vui, bị chê thì buồn là lẽ thường. Phật dạy ta phải biết hành tâm xả, luôn thản nhiên trước thành bại ở đời.

Hạnh phúc ư, thắng lợi ư, khen ngợi ư, ta hãy giữ cho tâm bình thản. Thất bại ư, khinh rẻ phỉ báng với đau khổ cùng cực ư, giữa cơn giông tố của cuộc đời, người có tâm xả cũng không hề xúc động. Ở anh ta, giống như một tảng đá, luôn luôn an nhiên tự tại.

Sống được như thế. Luôn sống hết mình, luôn hướng đến sự cao thượng chắc đó là hạnh phúc lý tưởng. Tuy nhiên điều đó là điều để vươn tới, chứ không phải là điều đã thành tựu.

Tôi nghĩ những ai muốn có hạnh phúc trong kiểu sống này, luôn luôn sống hết mình và trau dồi phát triển bốn cái tâm cao thượng trên. Bốn điều đó luôn sẵn có trong từng người, sẽ dẫn dắt họ đến con đường hạnh phúc.

Góc nhìn thê hê

sinh năm 1932 tại phố Huế, Hà Nội. Trong những năm trở lại đây, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã liên tiếp chinh phục giới yêu văn chương và các nhà phê bình bằng những tiểu thuyết đầy giá trị như Hồ Quý Ly (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2003), mẫu Thượng Ngàn, Đội Gạo Lên Chùa (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011).

NHÀ văN NGUyễN XUâN kHáNH

26 27

Nản nhất là gặp phải những nhà thơ khi nhắc tới là nhất nhất phải tuân theo một sơ đồ định sẵn, như Huy Cận thì sầu, Xuân Diệu thì ríu

rít, Vũ Hoàng Chương thì mây khói, Bùi Giáng thì điên. Cũng thật nản khi bàn tới Bùi Giáng nhất định người ta cứ phải quay cuồng trong “Hằng thể”, “Cố quận”, “Quy hồi”, “Tồn lưu”, “Yếu tính”, “Phiêu bồng”, “Ẩn ngữ”, vân vân và vân vân, trong khi thơ Bùi Giáng hoàn toàn có thể là một cõi đơn giản nhất, cõi của “Năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn”, và để đi vào đó thì những từ ngữ giản dị nhất cũng hữu hiệu ngang bằng ngôn từ uyên áo dị kỳ nhất. Hoặc chẳng ngôn từ nào là cần thiết cả.

Người ta có nói gì về sự điên của Bùi Giáng, rằng đó là điên đẹp, điên lớn (nghe cũng thích), thì với tôi ông vẫn không điên. Không điên nhưng cũng không tỉnh. Mà là một sự ở giữa, một sự cân bằng nào đó không thể gọi tên, nhưng cân bằng đích thực. Ta rất khó nói người điên có cân bằng hay không, và rất có khả năng người điên dễ đạt tới mức cân bằng hơn người tỉnh. Còn Bùi Giáng bình thản trong sự xa lạ và mênh mông: “Vào trong cõi bờ nào bát ngát, trung niên thy sỹ cũng tự biến mình làm người khách lạ mênh mông”. Người tỉnh chắc chắn không rộng lượng, người điên chưa chắc đã rộng lượng, nhưng người cân bằng thì rộng lượng, nên Bùi Giáng bảo “độc giả hãy hồn nhiên bỏ chân xuống ngày tháng, xuống ngã ba, hình thành bước đi cho những con đường ngã bốn, ngã năm ngã sáu ngã bảy. Thế là tốt lắm”. Nhìn ra ở ý nghĩ này một nguồn gốc Heidegger (“Những con đường không dẫn về đâu”) thì cũng được, cũng hay, nhưng không nhất thiết. Và cõi Bùi Giáng nhất quyết là khác cõi Thanh Tâm Tuyền, người tuyên bố: “Ở đây tôi là hoàng đế đầy đủ quyền uy”.

Bởi Bùi Giáng không giống người khác ở chỗ: những người khác họ đến một cõi, họ xin lấy một chỗ cho mình, hoặc giả họ cướp lấy, rồi mở rộng, bành trướng, còn Bùi Giáng thì ngay từ đầu đã tạo ra một cõi riêng, cái cõi ấy hay được miêu tả là mênh mông, phiêu bồng, rộng như sa mạc, rộn ràng phong phú, nhưng hoàn toàn cũng có thể nghĩ là một cõi đơn sơ, đạm bạc, và nhỏ bé. Dù có thế nào, thì cõi đó cũng là một cõi thoải mái bậc nhất mà độc giả của thơ có thể tìm ra, cái cõi mà Bùi Giáng xây dựng nên bằng Thơ Việt Nam, có điểm thêm chút “tư tưởng hiện đại” nhưng chủ yếu vẫn là Thơ Việt Nam, cụm từ mà ông dùng nhiều lần, nhưng được phát ngôn từ ông, nó không còn mang cái tính chất chật chội khó chịu của các quan điểm quốc gia chủ nghĩa.

Thơ Việt Nam của Bùi Giáng có Nguyễn Du oai vệ, có những thần tượng mà không bao giờ ông hạn chế lời khen tuyệt mù: Huy Cận, Ngân Giang, Hồ Dzếnh (mà có lúc ông nhất định gọi là Hồ

Bùi Giáng không điên không tỉnh Nhìn nhận của Cao Việt Dũng về tác giả của Tinh tuyển “Đười ươi chân kinh”

Xuân Dzếnh), và nhất là thơ lục bát. Bùi Giáng là người có tuyên dương thơ lục bát theo cách thức hiển hách nhất: “lục bát Việt Nam là cõi thi ca hoằng viễn nhất”, và trên cuộc tiếp sức vĩnh viễn của lục bát Việt Nam (của những Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh, và, biết đâu, cả Nguyễn Thế Hoàng Linh), Bùi Giáng là một vận động viên có nước chạy trông đủng đỉnh nhưng thật ra tốc độ và phong thái đều tuyệt vời.

Nhưng cõi thơ của Bùi Giáng, nằm bên trong (hay nói đúng hơn là bên lề, một bên lề thật thoải mái dễ chịu)? Thơ Việt Nam, cũng có những phép tắc nhất định, đảm bảo cho nó không rơi hẳn vào địa hạt sự điên mà cứ ở lại mấp mé bên rìa, không phải theo kiểu “Bây giờ tôi dại tôi điên/Chắp tay tôi lạy cả miền không gian” (Hàn

Con người ấy, theo một chuyển biến vật lý

hay hóa học kỳ lạ nào đó, sau những trải nghiệm ngặt nghèo kinh hoàng của cõi đời, đã tới được một cõi cân bằng nhỏ bé

nằm đâu đó ở chốn thơ ca, để mà khẳng định rằng:

Thơ vô tận vui.

Tinh tuyên

28 29

Mặc Tử). Ở trong đó, chữ nào cũng được phép ở bên cạnh một chữ khác, nhưng nhìn cho kỹ thì cũng không hoàn toàn như vậy, vẫn có những ngôi cao ghế ngự cho một số từ, một số cách phát ngôn. Ở trong bình luận thơ, mà Bùi Giáng gọi là Đi vào cõi thơ, hay Thi ca tư tưởng, rồi Ngày tháng ngao du, đầy ắp những khen ngợi, những vinh danh nhiều khi cuống cuồng: “Thanh Tâm Tuyền như một vị tướng lãnh gan lì, sử dụng một loại võ công chỉ riêng một mình ông đạt tới quai nhai cảnh giới” hay “thơ Huy Cận quả có như là cõi miền huyền bí nhất của tinh thể Đông Phương”, rồi “Phải quên mấy bài lục bát của ông Hồ Dzếnh thì mới còn can đảm làm thơ”. Thế nhưng, cũng không chỉ toàn là lời khen: sự cân bằng của cõi ấy được đảm bảo bằng việc Bùi Giáng chê Chế Lan Viên điên vờ, nói về Tản Đà: “Thơ của tiên sinh làm, chẳng có chi xuất sắc”, rồi “Thơ Nguyễn Công Trứ là một con zéro. Thơ Cao Bá Quát là một con zéro rưỡi”.

Những màn chuyển hóa điên-tỉnh của Bùi Giáng gợi ra ở Thanh Tâm Tuyền cảm giác về một sự “rỡn đầy thảm họa” (trong bài viết quan trọng “Bùi Giáng, một hồn thơ bị vây khổn” hồi năm 1973), một nghịch lý tất yếu để đạt tới chỗ cân bằng: bên cạnh những câu như “Sáng nay bao tử mơ mòng/Cà phê bên nọ cháo lòng bên kia” thì cũng lại có những câu kiểu “Anh nằm xuống để nhìn lên cho thỏa/Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh”, có lúc trong Đi vào cõi thơ hay Thi ca tư tưởng Bùi Giáng nói rỡn chơi về Vũ Hoàng Chương, nhưng ông cũng lại viết về tập Rừng Phong của Vũ thi sĩ theo đúng thể thức phê bình gia chuyên nghiệp: “Hình như tác giả Rừng Phong đã can đảm thành thật nói được cái gì mà từ lâu chúng ta không dám. Tác giả đã thành thật nói, cũng như đã thành thật sống”, rồi “Cái say của Vũ Hoàng Chương là cái say của người muốn sống tỉnh, lòng còn hoài vọng lý tưởng giữa thực tế buồn thương” (tạp chí Văn số chuyên đề Vũ Hoàng Chương, 1970).

Những nghịch lý đơn sơ đó, Bùi Giáng cũng từng viết ra rành rọt trong “Viết lại Nam hoa kinh” với số 7: “Suốt năm khắc khoải loay hoay mà tự

cho mình thanh thoát phiêu bồng, ấy là đạo vậy” rồi số 13: “Chán chường thi ca, mà cứ làm thơ hoài, ấy là đạo vậy”.

Rồi sau rốt là cái nghịch lý theo đó Bùi Giáng khi thì được coi là nhà thơ trác tuyệt lúc lại bị xem là người lảm nhảm tự lặp lại mình đến phát ngán. Sự tự lặp lại này là hiển nhiên, ai cũng thấy, nhưng với tôi, đó là một sự lặp lại đương nhiên của một cõi thơ muốn là cân bằng (và đơn giản): “tà huy” nhắc đi nhắc lại đến kiệt cùng, nó sẽ không còn là “tà huy” bất ngờ, chói lọi, sáng lòe, gây choáng váng âm u của Ôn Như nữa, vì “tà huy” mà Bùi Giáng muốn là một thứ bình thường trong tầm tay với, tưởng như có thể ngồi bên cạnh ta mà trò chuyện chứ không cao xa nỗi gì.

Con người ấy, theo một chuyển biến vật lý hay hóa học kỳ lạ nào đó, sau những trải nghiệm ngặt nghèo kinh hoàng của cõi đời, đã tới được một cõi cân bằng nhỏ bé nằm đâu đó ở chốn thơ ca, để mà khẳng định rằng: Thơ vô tận vui.

Cao vIệT dũNGTừng là sinh viên trường École Normale supérieure ở Paris – nơi từng lưu dấu những tên tuổi lớn như Louis Pasteur, Jean-Paul sartre... và nghiên cứu sinh cao học tại Đại học sorbonne, khoa văn học hiện đại. anh là dịch giả của nhiều tác phẩm lớn đã được xuất bản tại việt Nam.

Hỏi rằng: người ở quê đâu

Thưa rằng:Tôi ở rất lâu quê nhà

(Trích “Chào Nguyên Xuân”)

Tinh tuyên

HìnH Tư Liệu về bùi giáng do NHã Nam CUNG CẤP

30 31

THẾ kỶ THứ vII l Cao 16,5 CmTượng Phật Chăm Pa với tư thế đang đứng, nằm trong bộ sưu tập cổ vật quý hiếm của nhà sưu tập đồ cổ nổi tiếng Đông Nam á người Thái Lan Tira vanichtheeranont, là một bảo vật khiến nhiều người thèm muốn được chiêm ngắm.

Bức tượng có tay phải đang để ở tư thế Luận giải ấn (vitarka mudra), tay trái với lòng bàn tay mở, ở tư thế Bố thí ấn (vara mudra). Đầu tượng Phật hơi nghiêng sang trái và urshnisha (tóc búi lượn quanh, thể hiện cho trí tuệ) được bao phủ bởi trang sức. Hai lòng bàn tay đều được chạm hình bánh xe có nan hoa biểu tượng cho sự truyền giải Giới luật của Đức Phật. Tuy phần chân tượng đã bị hủy hoại một phần nhưng toàn bộ phần tay với những tư thế biểu tượng vẫn được bảo tồn đúng như nguyên mẫu trong mô tả của thư tịch sanskrit và Pali trong “Ba mươi hai dấu hiệu của Đức Ngài vĩ đại”: “Đức Phật có những ngón tay và ngón chân dài. Bàn chân bàn tay đều thon thả và mềm mại”.

TượNG PHậT CHăm Pa

Di san văn hoá

HìnH ảnH do ôNG TIra vaNICHTHeeraNoNT CUNG CẤP

32 33

Ðoc sách

Không phải chỉ từ năm 1858 mối liên quan giữa Pháp và Việt Nam mới bắt đầu trở nên chặt chẽ, trong

cả sự cảnh giác, dè chừng và gần gũi. Cuốn sách “Người Pháp và người Annam, bạn hay thù”, Ngô Văn Quỹ dịch, NXB Tổng hợp TPHCM, 2006, của Philippe Devilliers đi ngược lại lịch sử, đến tận bản Hiệp ước 1787 (ký giữa Nguyễn Ánh và vua Louis XVI). Từ tài liệu lưu trữ, tác giả tìm ra được “lỗi tại Montigny”, viên chỉ huy Pháp tại Thượng Hải trong những năm 1850. Được cử sang Annam, vì không khôn khéo trong ngoại giao, ông ta đã gây xích mích nghiêm trọng với triều đình Huế, và kể từ đó, các quân bài đô mi nô tiếp theo sẽ đổ thành một dây chuyền, kéo dài suốt gần một trăm năm lùng nhùng trong những trận chiến và mưu toan chính trị của cả hai bên.

Có hai điều đáng tiếc trong cuốn sách bằng tiếng Việt: thứ nhất, quãng thời gian mà cuốn sách thật sự viết về không được ghi rõ ở bìa sách: trên thực tế, trong tựa nguyên bản có viết rõ quãng thời gian đó: 1856-1902. Năm 1902, đồng thời với những biến động xã hội lớn ở “chính quốc”, quá trình thực dân hóa (thực chất là thuộc địa hóa) tại Việt Nam đã được hoàn thành, với những đô thị lớn và cơ sở hạ tầng. Và đó cũng là lúc trường Viễn Đông Bác

Cổ lừng danh (EFEO, do toàn quyền Doumer thành lập năm 1898) bắt đầu có những bước phát triển đáng ngưỡng mộ trong công việc nghiên cứu văn hóa lịch sử Đông Dương). Điều đáng tiếc thứ hai là không có tiểu sử Philippe Devilliers, một trong hai người Pháp đầu tiên có những nghiên cứu thành công về Việt Nam sau 1945. Sau 50 năm sưu tầm tư liệu, cuốn sách của Devilliers mới được xuất bản tại Pháp gần đây, vào năm 1998. Người thứ hai là Jean Lacouture, từng có mặt ở Việt Nam trong đội quân của tướng Leclerc, khi còn là một ký giả trẻ; Lacouture là tác giả của cuốn tiểu sử lừng danh về Hồ Chí Minh (1967) và cuốn sách Việt Nam giữa hai kỳ hòa bình (1965). Trong cuốn sách tự thuật gần đây của mình, Une Vie de rencontres (Một đời gặp gỡ), Seuil, 2005 (chưa có bản dịch tiếng Việt), Jean Lacouture cũng dành một chương để kể lại những năm tháng tại Việt Nam, cùng với nỗi xúc động khi được tiếp xúc với “tướng Giáp”.

Cũng trong mạch sách nghiên cứu đáng tin cậy này là tác phẩm được trông đợi của tiến sĩ Em-manuel Poisson, Quan và lại ở miền Bắc Việt Nam – Một bộ máy hành chính trước thử thách (1820-1918), NXB Đà Nẵng, Đào Hùng và Nguyễn Văn Sự dịch, 2006, một cuốn sách hết sức thuyết phục và chu đáo về hệ thống quan lại triều Nguyễn, đồng thời có một bổ khuyết quan trọng về phần lại, sau khi phần quan đã quá được “thiên vị” trong các nghiên cứu từ trước đến nay. Cuốn Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam, NXB Phụ Nữ, Nguyễn Văn Sự dịch, 2006, của Daniel Grandclément lại đi vào một cuộc đời nằm ở hồi kết của những ảnh hưởng trực tiếp của Pháp đến Việt Nam.

Ở một khía cạnh khác, như một câu trả lời của giới học giả Việt Nam trước các tác phẩm của các tác giả Pháp, Phan Ngọc đã cho xuất bản cuốn sách nhỏ Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp, NXB Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa,

Nước Pháp và Việt NamDịch giả Nhị Linh điểm lại những cuốn sách có giá trị, tìm hiểu về cội rễ mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam

2006, bao gồm những ý kiến sáng tỏ từng được đăng rải rác nhiều nơi, giờ được tập hợp lại thành một hệ thống. Cuốn sách đưa ra những gợi ý đặc biệt có ý nghĩa với những người làm trong ngành ngôn ngữ và dịch thuật, mà quan trọng hơn cả là chương VII, “Sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa Việt Nam và Pháp”, nơi chúng ta hiểu được (với nhiều ví dụ) sự chuyển dịch của các yếu tố ngữ nghĩa và phong cách thành các yếu tố ngữ pháp. Và cũng biết được quá trình hình thành mạo từ, giới từ, ngữ liên từ “do áp lực” của ngữ pháp tiếng Pháp. Chúng ta sẽ biết tại sao ngày nay chúng ta lại buồn cười khi nghe những cụm như “ngõ hầu” hoặc “gia dĩ”. Theo Phan Ngọc, quá trình biến đổi từ một ngôn ngữ tổng hợp thành một ngôn ngữ phân tích cũng đã từng diễn ra trong cặp quan hệ tiếng Latinh-tiếng Pháp.

Không hẳn là những cuốn sách bàn trực tiếp về mối quan hệ giữa Pháp và Việt Nam, trong dòng sách hư cấu, một cuốn tiểu thuyết xuất sắc của người nước ngoài cũng đã viết về Việt Nam của David Bergen vừa được Nhã Nam và NXB Văn học

ấn hành: Ở lưng chừng thời gian, Nguyễn Tuệ Đan dịch, 2007. Không nhiều chính trị như Một người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, cũng không nặng nề tính chất “saga” như Saigon của Anthony Grey, cuốn tiểu thuyết của nhà văn Canada có thể coi như là cuốn sách lấy bối cảnh Việt Nam đậm màu sắc văn chương nhất từng được viết ra.

Năm 2006, khi khai mạc bảo tàng Branly đồ sộ ở Paris (một trong những sự kiện văn hóa lớn của thành phố, bởi sau khi tòa nhà thư viện quốc gia François Mitterand được xây xong cách đây vài chục năm, bảo tàng Branly do kiến trúc sư Jean Nouvel vẽ mẫu mới là một công trình lớn đầu tiên của Paris), khu trưng bày đặc biệt dành phần lớn diện tích cho những bức ảnh về Georges Condominas (còn gọi là Condo) cùng các hiện vật ông thu thập được trong cuộc nghiên cứu người dân tộc thiểu số Việt Nam. Nước Pháp có thêm được một nhà dân tộc học lớn nhờ “chất liệu Việt Nam”, và sự hiện diện của Việt Nam ở Pháp dần thoát ra ngoài những hình ảnh cũ mèm về đấu xảo thuộc địa và những cô gái mắt xếch nhờ rất nhiều công sức của Condo.

nHững HìnH ảnH về việT nAM CUốI THẾ kỶ 19, ĐầU THẾ kỶ 20 ĐượC sưU Tầm TrÊN mạNG.

34 35

“Pháp kiêu” - đó là cách mà anh bạn người Pháp của tôi gọi vui những người Pháp đã sống ở Việt Nam rất nhiều năm; ý tưởng được “gợi cảm hứng” từ các “Việt Kiều” ở nước ngoài. Theo Cục Lãnh sự Pháp, cộng đồng “Pháp kiều” ở Hà Nội hiện nay khá đông; số lượng lên tới khoảng 1500 người và ở thành phố Hồ Chí Minh thì con số này nhiều gấp khoảng 3 lần. Những người Pháp này không di cư vì nguyên nhân lịch sử như các nhóm dân nhập cư khác trên thế giới. Chủ yếu là do cái duyên cá nhân của từng người. Cái duyên dẫn dắt họ tới đây và lý do giữ họ ở lại đều rất khác nhau. Tuy nhiên, họ có điểm chung là, nhiều ‘Pháp kiều’ có thể nói tiếng Việt thành thạo, không ngại ăn bún đậu mắm tôm và làm nhiều ngành nghề khác nhau, chứ không chỉ dạy ngoại ngữ cho người bản địa như người Anh, người Mỹ sống ở đây… Một số người còn được biết đến với những ý tưởng kinh doanh khá thành công. Có “Pháp kiều” ban ngày làm giáo viên trung học, ban đêm là chủ nhà hàng quán bar nổi tiếng ở khu phố cổ. Chàng trai Jean Verly mang trong mình hai dòng máu Việt-Pháp thành lập câu lạc bộ leo núi đầu tiên Viet Climb được nhiều bạn trẻ yêu thích. Anh Frederic Tiberghien cũng là người Pháp gốc Việt đã cộng tác với các gia đình người Dao, Cao Lan, Tày từ 13 năm nay để xây dựng khu du lịch sinh thái nổi tiếng Lavie Vũ Linh ở Ngòi Tu. Một số “Pháp kiều” khác không hề mang trong mình dòng máu Việt Nam nhưng số phận lại se duyên cho họ với mảnh đất này. Cái nhìn và quan hệ của họ với con người và văn hoá Việt Nam là dòng chảy ngược, khác biệt với thế hệ người Pháp ở Hà Nội trong thời kì thuộc địa. Tôi đã có cuộc phỏng vấn và ghi lại câu chuyện của một người đàn ông, “Pháp kiều” đang sinh sống tại Hà Nội.

Ngược dòngLan Anh viết về Fernand Mechoui,

một “Pháp kiều” đã định cư rất nhiều năm ở Hà Nội

An cu

36 37

hÌnh Ảnh: JAmIE mAXToNE-GrAHAm & rAPHAEL oLIVEr

Trong lịch sử, đã có một thời kì do ảnh hưởng của trào lưu lãng mạn và giấc mơ thuộc địa, người Pháp coi Hà Nội là viên ngọc Đông dương huyền bí của mình. Người Pháp để lại ở Hà Nội nhiều dấu ấn đậm nét, từ các công trình kiến trúc cầu kì như Nhà hát Lớn, cho đến các món ăn, thức uống như bánh mì, cà phê, bò sốt vang... Trường Cao Đẳng mĩ Thuật Đông dương (nay là trường Đại học mĩ Thuật việt Nam) do người Pháp lập ra để “uốn nắn”

người dân thuộc địa nhìn thế giới và tư duy về Cái Đẹp theo chuẩn mực của người Pháp. Nhưng ngày nay, khi đến Hà Nội, rất nhiều người nước ngoài ngạc nhiên vì ngay cả ở khách sạn metropole, nổi tiếng là khách sạn lớn nhất

Đông dương trước đây, mọi giao dịch đều bằng tiếng anh và tiếng việt, chứ không phải tiếng Pháp. Họ nhanh chóng nhận ra rằng bản sắc văn hóa của Hà Nội đang phai nhạt đi nhiều những nét thuộc địa cũ của Pháp. Hà Nội đang dần trở thành một “cosmopolitan” – được (hay bị?) quốc tế hoá như xu hướng chung ở nhiều nơi trên thế giới. vì thế, ở Hà Nội có ngày càng nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tới đây để làm ăn và lập gia đình, tạo ra những

cộng đồng người nước ngoài nhập cư – trong số đó đông nhất phải kể đến cộng đồng của những người Pháp.

“Lý do một số người bạn của tôi và tôi ở lại đây khác với lý do đã khiến nhiều người Việt di cư sang châu Âu hay Mỹ. Có rất nhiều người ở Pháp chán nản với xã hội tư bản. Họ không tìm kiếm nhà to, ô tô lớn, tivi xịn. Họ muốn đi tìm những giá trị thực sự và một cuộc sống thoải mái hơn về tinh thần. Tôi đã tới Việt Nam do người bạn thân giới thiệu một số cơ hội làm việc ở đây. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp làm phim chưa thực sự phát triển, nên tôi cũng có nhiều cơ hội hơn với tư cách là một nhà làm phim trẻ.

Tôi không nghĩ là mình có thể hòa nhập hoàn toàn ở Hà Nội. Càng ngày cuộc sống ở đây càng trở nên tất bật, mọi người bắt đầu lao theo chủ nghĩa cá nhân và vật chất. Họ muốn có những thứ to nhất, đẹp nhất. Nhưng tôi rất may mắn vì vợ tôi là một cô gái Việt Nam rất đặc biệt. Cô ấy luôn tôn trọng mọi người. Khi đi xe máy, không cần đi nhanh và chen lấn và không bao giờ hét vào tai những người phục vụ ở các quán ăn.

Ở đây khi có vợ và con, tôi đã học cách hài lòng và hạnh phúc với tất cả những gì mình có. Có rất nhiều người Pháp ở Hà Nội nhưng rất khó để tìm được những người có cùng sở thích với mình. Tôi không nghĩ mình mang nhiều bản sắc của người Pháp. Ở Hà Nội tôi thích nhất là đi cà phê với các bạn, đi ra ngoại ô thoát khói bụi của đô thị và tham gia các chương trình biểu diễn nghệ thuật độc lập.”

HÀ LaN aNHSinh năm 1985, đã học tập, làm việc và đi qua nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Lan Anh luôn dành một mối quan tâm đặc biệt tới việc tìm hiểu cuộc sống và mối bận tâm của những cộng đồng dân nhập cư tại mỗi quốc gia mình đi qua. Năm 2011, cô đã ở mali (Nam Phi) trong vòng năm tháng để thực hiện một dự án nghệ thuật về sân khấu và làm phim tài liệu cùng trẻ em nghèo bản địa.

“ở việt Nam khi có vợ và con, tôi đã học cách hài lòng và hạnh phúc với tất cả

những gì mình đang có.”

Fernand Mechouinhà làm phim độc lập

An cu

38 39

Coffee40 CÀ PHÊ Sớm mAI 48 ĐỐI THoạI VớI SIr CoFFEE

54 NGƯỜI KIẾN Tạo TƯơNG LAI 64 BỐN NGỤm CÀ PHÊ

4140

Nói bàng hình anh

CÀ PHÊ sỚm maI

Bộ ẢNH Của chrisTian Berg

Sự bắt đầu của một ngày mới.Vì mọi điều đều có thể xảy ra.

Mọi điều còn đang chờ ta khám phá.

42 43

Nói bàng hình anh

44 45

Tôi yêu những ly cà phê buổi sớmCó những khi, tôi nghĩ về hương thơm của ly cà phê sớm mai ngay trước khi đi ngủ. Uống cà phê buổi sớm tựa như một nghi lễ. Cà phê đem lại sự tỉnh táo tuyệt đối, nhưng đôi khi có cả cảm giác phiêu lãng.

Nói bàng hình anh

46 47

Nói bàng hình anh

4948

“Tôi là ông già hay lý sự” biên soạn nội dung: NGUyễN daNH QUý THực Hiện HìnH ảnH: vũ kHáNH TùNG

Câu chuyện đầu năm với tiến sĩ kinh tế Alan Phan

được dẫn dắt từ việc nhìn lại nền kinh tế Việt Nam 2011,

về tư duy và niềm tin đặt vào những người trẻ. Liệu có một

chuẩn công thức cho thành công của cá nhân và

dân tộc? Việt Nam sẽ kể câu chuyện nào với thế giới?

ĐỐI THoạI VớI S Ir CoFFEE

Alan Phan

50 51

về kinH Tế, việT nAM đAng có HAi cơ Hội độT pHá

CF: Chào anh Alan Phan, anh đã đi khắp nơi trên thế giới, nghiên cứu, tìm hiểu về những nền kinh tế phát triển như Mỹ, Trung Quốc, anh đánh giá kinh tế Việt Nam những năm trở lại đây ra sao?Tiến sĩ (TS) Alan Phan: Việt Nam có những hứa hẹn, những lợi thế để có thể đột phá. Nhưng từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì đường đi có lúc chưa đúng. Việt Nam đi theo đường mà Trung Quốc đã đi, mà con đường đó nó hợp với Trung Quốc chứ không hợp với Việt Nam. Theo tôi, Việt Nam có hai cơ hội đột phá rất tốt. Ở nông thôn, nên phát triển sạch và bền vững, lấy nông nghiệp làm căn bản. Ở thành thị, dùng chất xám của sinh viên để phát triển IT và phần mềm chất xám. Mà đất nước chúng ta có một lợi thế về nhân lực. Chúng ta có 3 triệu sinh viên và 4 triệu Việt kiều. Lợi thế này không một nước nào ở Đông Nam Á có được. Chứ còn bây giờ, Việt Nam ta đi theo con đường phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, công nghiệp lắp ráp ô tô, làm những việc Trung Quốc đang làm thì không bao giờ cạnh tranh được với Trung Quốc.

CF: Anh nghĩ sao về tầng lớp doanh nhân Việt Nam?TS Alan Phan: Tôi thấy họ rất giống với doanh nhân Trung Quốc. Cái đó là lời chê chứ không phải là lời khen.

CF: Vì sao anh lại lựa chọn nông nghiệp là một trong những con đường phát triển nền kinh tế của Việt Nam?TS Alan Phan: Nông nghiệp Việt Nam là căn bản, 67% người Việt Nam vẫn là nông dân. Nông nghiệp ở đây tôi đề cập không phải là việc đi phá rừng trồng cao su. Nông nghiệp nên dựa trên mô hình của người Do Thái. Do Thái khi lập quốc, một triệu dân của họ sống trên một sa mạc khô cằn, sỏi đá, hơn thế nữa họ bị đe dọa bởi một trăm triệu người Ả rập xung quanh. Họ bắt đầu đi từ nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng mô hình phân phối, cách canh tác, phát triển hạt giống. Chỉ trong vòng 10 năm, 1 triệu dân Do Thái đã xuất khẩu nông sản sang các nước châu Âu, thậm chí là cả châu Phi – nơi đất đai màu mỡ phì nhiêu. Tôi nghĩ Việt Nam có thể đi theo con đường đó để phát triển nền kinh tế của đất nước.

CF: Vậy anh nghĩ là Việt Nam đang bỏ phát triển nông nghiệp để chạy theo phát triển những ngành công nghiệp mà Trung Quốc đã và đang phát triển từ đó?TS Alan Phan: Đúng. Việt Nam mình đang nghĩ sai. Chúng ta nghĩ là nước láng giềng làm được thì ắt hẳn chúng ta cũng làm được. Nhưng sự thực không phải như vậy vì mỗi nơi có đặc điểm riêng và những lợi thế phát triển riêng.

CF: Vậy anh có thể khái quát sự khác nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam trên con đường phát triển kinh tế?TS Alan Phan: Việt Nam đều có những cái tốt của Trung Quốc: trọng vấn đề học vấn, trọng vấn đề sĩ diện, người Việt mình cũng rất năng động về kinh doanh. Cái khác thứ nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc là Trung Quốc có thị trường hơn một tỉ dân. Đó là một thị trường rất lớn. Dù Trung Quốc có làm sai đi nữa nhưng những nhà đầu tư nước ngoài vẫn ùn ùn đổ tiền vào vì họ hy vọng vào tương lai của thị trường tỉ dân này. Thứ hai, Trung Quốc đã đi trước mình 15 năm. Thế giới đã quen với hàng Trung Quốc xuất khẩu giá rẻ rồi. Mình còn mới loạng quạng... Điều thứ hai, tỉ giá Trung Quốc dưới giá thực nên hàng hoá bán ra rẻ hơn. Trong khi đó, ở Việt Nam tỉ giá cao hơn giá thực. Thành ra, cùng một mặt hàng, giá cả lại cao hơn, khiến cho hàng hoá Việt Nam mất đi lợi thế cạnh tranh. Điểm khác nhau thứ ba giữa kinh tế Trung Quốc và kinh tế Việt Nam đó là Trung Quốc có một hệ thống hoàn toàn đầy đủ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Trong khi đó, Việt Nam khi sản xuất một hàng hóa nào đó thường phải nhập khẩu nguyên vật liệu. Cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn kém, cảng biển lúc thì chật cứng, lúc thì thiếu máy móc thiết bị dỡ hàng vv…

CF: Anh nghĩ sao khi chúng ta nhìn nhận vấn đề theo hướng: Trung Quốc có quy mô, Việt Nam có tốc độ. Trung Quốc có số lượng thì Việt Nam mình có chất lượng. Và Việt Nam lựa chọn những lĩnh vực lợi thế để phát triển ra toàn cầu.TS Alan Phan: Tôi đồng ý hoàn toàn. Nhưng bây giờ Trung Quốc cũng đang hô hào về tiêu chuẩn chất lượng. Anh không đặt chất lượng làm mục tiêu suốt đời thì anh chỉ sản xuất những hàng hóa rẻ, hàng giả, hàng nhái. Cho dù Trung Quốc trong khi tiến tới mục tiêu chất lượng cũng đang bắt gặp không ít vấn đề xã hội phức tạp.

THực Hiện MinH HọA: LÊ HoÀNG VY

Ðôi thoai vói Sir Coffee

52 53

CF: Như anh nói nền kinh tế Việt Nam có hai hướng mũi nhọn để phát triển là Nông nghiệp và IT. Theo anh, vai trò của công nghiệp du lịch thì sao? Với những danh lam, thắng cảnh vốn có và một thế giới ẩm thực tinh tế tuyệt vời thì đây cũng sẽ là một mũi nhọn để phát triển kinh tế đất nước chứ!TS Alan Phan: Tôi nghĩ thế này, mình không thể làm được nhiều thứ, mình dồn năng lực vào một, hai thứ thôi. Du lịch cũng có thể khi anh làm đúng bài bản. Nói về tổng quan, nếu chúng ta dồn toàn lực vào du lịch cũng tốt nhưng nó sẽ không hữu hiệu bằng những ngành khác. Du lịch cũng có những mặt trái như việc khách du lịch bị chặt giá chẳng hạn...

CF: Mặt trái như anh nói vừa rồi cũng có thể gặp trong lĩnh vực như nông nghiệp hay IT. Vấn đề ở đây là nói về tầm nhìn, về chiến lược, trong đó mình phải dẹp bỏ tất cả những rào cản để tập trung thực hiện điều mình mong muốn.TS Alan Phan: Tôi chọn nông nghiệp và IT chính vì chúng ít rào cản hơn những lĩnh vực khác. Thí dụ tôi nói về IT, bán dịch vụ về IT anh không phải đi qua hải quan, đi qua đường này, đường kia, giảm

tiêu cực. Hơn thế nữa, lợi thế cạnh tranh của chúng ta với các ngành này vượt trội hơn so với các nước Đông Nam Á khác. Ví dụ như tài chính, mình cũng có thể phát triển như Singapore nhưng mình sẽ mất rất nhiều thời gian và kinh phí đầu tư cho nó. Tôi khằng định nông nghiệp và IT là cơ hội đột phá.

CF: Anh nghĩ ngoài hai ngành đó còn ngành nào có triển vọng nữa không?TS Alan Phan: Nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, cung cấp nhu cầu tiêu dùng cho hơn 86 triệu dân Việt Nam.

về Tư duY, HãY Mở rộng đầu óc rA THế giới

CF: Có ý kiến cho rằng: Việt Nam đang thiếu một chiến lược cụ thể mang tầm quốc gia về phát triển kinh tế. Anh nghĩ thế nào?TS Alan Phan: Đối với tôi, vấn đề cần giải quyết bây giờ là tư duy. Tư duy phải thay đổi. Người mình không có suy nghĩ theo kiểu toàn cầu, khác lạ. Mình như con rô–bốt từ trẻ đến già. Con người suy nghĩ theo đường cũ thì vẫn xài văn hoá cũ. Khi về Việt Nam tôi rất ngạc nhiên, phần lớn văn hoá Việt Nam vẫn giống như 100 năm, 200 năm trước. Lớn lên phải dựng nhà, làm quan... nghĩa là không khác gì với cái thời cha mẹ tôi sinh ra. Tôi không quan trọng việc đất nước mình không có nhà cao cửa rộng, đường xá hiện đại như Singapore. Cái nhà cao cửa rộng, đường xá hiện đại mình có thể xây dựng được. Nhưng cái phần mềm, là cái đầu, cái tư duy, thì mình lại không có. Cái này mới quan trọng, đặc biệt là quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

CF: Đất nước giàu hay nghèo là vấn đề về tư duy, về văn hóa. Vậy theo anh, đặc tính nào mà người Việt Nam cần học. Anh có thể nêu ra ba hoặc năm đặc tính được không?TS Alan Phan: Không cần nhiều đặc tính đến vậy. Chỉ cần một đặc tính thôi: hãy mở rộng đầu óc ra thế giới, tiếp thu những cái mới thay vì khép lại mà chấp nhận. Những thứ chúng ta cần thay đổi để tư duy thay đổi là văn hóa, nghệ thuật, giáo dục..., để làm một cách mạng cho cái đầu của chúng ta.

CF: Theo anh, bây giờ có cách gì để mọi người, nhất là người trẻ, thay đổi tư duy hay mặc nhiên, theo thời gian, họ sẽ tự thay đổi?

Ðôi thoai vói Sir Coffee

TS Alan Phan: Mỗi người đều có một suy nghĩ, một góc nhìn. Nhưng khi có nhiều góc nhìn, sự thật sẽ được nhìn rõ hơn. Đó là điều tôi mong ước.

về Tương LAi, việT nAM LàM được và LàM TốT Hơn

CF: Anh nghĩ gì về giới trẻ Việt Nam? TS Alan Phan: Giới trẻ Việt Nam cũng như giới trẻ các nơi khác, có những ham hố. Đối với giới trẻ nên cho họ một tầm nhìn mới, một tư duy mới, một lý tưởng để sống, hoạt động và vươn tới.

CF: Anh có thấy sứ mạng của giới trẻ trong bối cảnh mới này không?TS Alan Phan: Thẳng thắn mà nói thì không.

CF: Vậy mà người ta hay nói nhìn vào thế hệ trẻ, trí tuệ của họ sẽ thấy được tương lai của quốc gia đó...TS Alan Phan: Cũng có thể, nhưng nói vậy hơi quá khích. Thực tình mà nói, tuổi trẻ có những sai lầm…cũng ok thôi, không có gì cả. Từ những sai lầm, họ mới chuyển đổi. Nhưng như tôi đã nói, cái chuyển đổi chính phải là cái chuyển đổi về tư duy. Suy nghĩ khác sẽ dẫn đến hành động khác. Vậy thôi! Bây giờ, giới trẻ còn quan tâm quá nhiều đến chuyện bóng đá Việt Nam (mình thắng Malaysia hay Indonesia), hơn chuyện đi kiếm tìm hạt giống café mới chẳng hạn.

CF: Bây giờ tôi thấy có quá nhiều cuộc thi nhảy nhót, hát hay, dáng đẹp…nhưng những cuộc thi phát triển để Việt Nam vượt trội hơn những dân tộc khác, đất nước khác thì không ai quan tâm và đề cập.TS Alan Phan: Đó là vì không ai tổ chức

CF: Anh có nghĩ tôi và anh cùng nhau tổ chức không?TS Alan Phan: Tôi già rồi, tôi không dính vào cuộc thi nào hết. Tôi có thể nói cho họ biết chứ không thể làm dùm họ. Tôi chỉ đi truyền lại những suy nghĩ và kiến thức đúc kết từ kinh nghiệm của tôi thôi. Tôi là ông già hay lý sự. Tất cả những chia sẻ của tôi là những chia sẻ thực tình, tôi không có vụ lợi, hay nhằm mục đích gì hết. Anh còn trẻ, anh làm được, tôi rất hoan hô.

CF: Nếu tôi có tổ chức cuộc thi như vậy thì ít nhất anh cũng tham gia đóng góp để cuộc thi trở nên

bổ ích và có tác động đối với giới trẻ chứ!TS Alan Phan: Tôi sẵn sàng. Đừng bắt tôi đi hát, đi múa là được.

CF: Câu hỏi lớn nhất của chúng ta, là: Anh Alan Phan này, theo ý kiến cá nhân của tôi, người Việt chúng ta đang định kể câu chuyện gì ra thế giới? Đây là vấn đề rất lớn. Hồi xưa, xét cho cùng Việt Nam đã được thế giới biết đến qua công cuộc giải phóng dân tộc. Hiện nay sự kết nối giữa thế giới với Việt Nam cũng thông qua câu chuyện này. Nó có sẵn và là tài sản rất lớn mình chưa khai thác được hết. Nhưng cái mình thiếu là công cuộc xây dựng ý thức công dân. Không có ý thức công dân làm sao có ý thức quốc gia? Làm sao có ý thức vị thế quốc gia mình ở đâu, mình thua kém ai, mình đau đớn như thế nào khi mình như thế này? Việt Nam mình tiếp tục viết câu chuyện này, tôi nghĩ thế giới sẽ ấn tượng và sẽ ủng hộ. Đó là vấn đề quan trọng. Thứ hai, Việt Nam tiếp tục công cuộc giải quyết vấn nạn quốc gia, thời đại. Đây là vấn đề quan trọng trong vấn đề tư duy. Ba chuyện mà Việt Nam cần phải làm được: một là đoàn kết toàn bộ dân tộc trên một tầm nhìn lớn. Điểm thứ hai, Việt Nam phải có vai trò đưa ra một tầm nhìn cho ASEAN, thuyết phục ASEAN trong bối cảnh có quá nhiều xung đột giữa các nước lớn như hiện nay. Thứ ba là hội tụ được thế giới, kéo thế giới đến với chúng ta, xây dựng với chúng ta, chia sẻ lợi ích với chúng ta và bảo vệ chúng ta. Lúc đó Việt Nam mới có tương lai. TS Alan Phan: Suy nghĩ của tôi chỉ là suy nghĩ của tôi! Suy nghĩ của anh cũng vậy! Còn chuyện đem ra hành động đòi hỏi không những về vấn đề ham muốn, động lực mà còn là vấn đề sức khoẻ, phương tiện, rất nhiều yếu tố.

CF: Anh có nghĩ còn phải có can đảm không?TS Alan Phan: Cái đó quan trọng, là số 1.

CF: Tôi rất thích câu anh nói ngoài lề cuộc nói chuyện này của anh: “Việt Nam làm được và làm tốt hơn”. Đây nên là khẩu hiệu quốc gia. Nước khác làm được thì Việt Nam cũng làm được, mà phải làm tốt hơn nữa. TS Alan Phan: Tôi cũng cầu mong là vậy.

CF: Cảm ơn anh vì buổi nói chuyện này.

54 55

Cà phê điểm hẹnQuán cà phê trong những ngôi nhà cổ (đã được “tân trang” lại) hiện đang là

điểm hẹn được các bạn trẻ yêu thích nhất.

“Things khai trương được hơn một năm và giờ đã có một lượng khách quen nhất định, đủ để quán không lãi nhiều, nhưng cũng không lỗ bao giờ” - Tạ Thùy Linh, cô chủ quán mới 22 tuổi cho biết. Không gian, kiểu bài trí của quán giống như ở nhà riêng, các đồ vật đều do bạn bè gửi tặng. Khi lên lầu khách có thể... đi lạc nếu để ý cái bảng hiệu nhỏ xíu ghi chữ "Things" treo trước cửa phòng.

CF: Chào Linh, một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để quản lý Things?

15 tiếng, từ 8h sáng tới 11h khuya. Có thể nói, trong gần một năm trở lại đây, cuộc sống của tôi diễn ra chủ yếu trong không gian của Things.

CF: Chắc hẳn công việc đó không phải lúc nào cũng thú vị nhỉ?

Hoàn toàn ngược lại! Cho đến bây giờ, tôi vẫn yêu công việc quản lý Things vô cùng. Mỗi ngày của tôi rất ít khi buồn chán vì tôi bận luôn chân luôn tay. Có rất nhiều bạn trẻ tới quán không chỉ để uống nước mà còn chụp hình quán. Nhiều phóng viên cũng tới đây thực hiện các bộ hình thời trang. Các ngôi sao ca nhạc thỉnh thoảng lại chọn Things để quay video clip. Có lẽ tôi sẽ chỉ ngừng hết mình với Things Café và chuyển về đúng ngành nghề mà tôi đã học (ngành Luật) khi tôi hết đam mê với café mà thôi!

CF: Vậy bạn thích nhất điều gì tại quán cà phê của mình?

Những đồ uống độc quyền do chính tôi tự mày mò và “sáng tạo” ra!

Things café - “cà phê chung cư”

Lac nghiêp

THực Hiện HìnH ảnH: vũ PHạm, TUẤN mark THực Hiện pHỏng vấn: LIU TrầN & HUy NGUyễN

THINGs CafÉ: 14 TôN THẤT Đạm, Q.1, TP HCm

THùy LINH

56 57

CF: Chào chị Minh Anh, vì sao chị có ý tưởng mở ID cà phê?

ID ra đời nhờ một tình bạn thân thiết được kết nối từ sân khấu Idecaf và trải dài theo năm tháng

CF: Nguồn cảm hứng cho quán cà phê của chị là gì?

Mỗi một góc và chi tiết của quán chứa đựng khoảng thời gian đã đi qua và đáng để nhớ trong từng giai đoạn của cuộc sống thường nhật của mỗi người. Cửa sổ, nắng mới sớm mai, tiếng nhạc du dương trong góc phòng yên ả. Sự bình dị khiêm nhường của bức tường đã nhuốm màu thời gian... Tất cả không gian đó đủ để tạo cảm hứng cũng như sự cân bằng trong cuộc sống.

CF: Chị phân chia quỹ thời gian của mình như thế nào để quản lí ID cà phê?

Khó có thể nói một cách rõ ràng, nhưng khách hàng có thể thường xuyên gặp Minh Anh ở ID mỗi sáng, lúc Minh Anh đang tất bật kiểm tra trình tự và chất lượng của món ăn mỗi ngày.

CF: Với riêng chị, chị thích nhất

điều gì ở quán cà phê của mình? Hương cà phê thơm phức mỗi

sớm mai, những ô cửa màu xanh ngập nắng, những tán me xanh đu đưa trong gió ở phía ngoài ban công.

CF: Theo chị những yếu tố nào sẽ làm nên thành công của ID cà phê trong thời gian tới?

Bản sắc riêng, như tên gọi của ID (identity).

iD cafeTp.hồ chí minh

“Đại bản doanh” mới nhất của ông chủ chuỗi cửa hàng quần áo có thương hiệu Boo và Bò Sữa nổi danh: Việt Anh

Mặc dù đã sở hữu nhiều shop đẹp, nằm rải rác trong khu phố cổ, ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy căn nhà Pháp cổ ở góc đường Bà Triệu, Việt Anh đã “liều mình” tự nguyện đặt cọc để thuê luôn mặt bằng. “Lúc mới nhìn tòa nhà này, tôi đã mê ngay. Trong đầu tôi hiện ngay ra hình ảnh một quán cà phê dành cho những bạn trẻ hay tới mua quần áo ở Boo. Các loại nước uống hoa quả cho khách hàng của tôi phải có hương vị riêng mà giá rẻ hơn các quán cà phê khác. Ban đầu, tôi cũng nghĩ đơn giản và suy từ bụng mình ra rằng nếu một người phải ngồi chờ người kia mua sắm mà có được một chỗ ngồi tử tế thì sướng quá. Nhưng bây giờ, quán cà phê lại còn đông khách hơn cả dự liệu vì các bạn trẻ sau khi đi mua sắm xong lại rủ nhau lên hết cả đây để gặp gỡ, chuyện trò.”

Thời tiết Hà Nội đang vào độ đẹp, nắng vàng ong và gió se lạnh càng khiến cho quán cà phê ngoài trời này trở thành một địa chỉ đắt giá. Cây xà cừ xung quanh Boo café tỏa những tán lá xanh rì tạo một không gian lãng mạn hiếm hoi giữa thành phố đông đúc người xe. Ngồi trên quán nhìn xuống, khách còn thấy Boo City Shop luôn nhộn nhịp, trẻ trung, vui nhộn. “Tôi đang xin phép được mở rộng kinh doanh để có cơ hội tổ chức thêm những buổi tiệc nhỏ ngoài trời cho các bạn nữa.”- Việt Anh nói thêm.

CF: Điều gì làm nên thành công của Boo cà phê?

Không gian mở, thoáng đãng, đồ uống đặc biệt giá phải chăng. Quán nằm ngay đối diện khu mua sắm Vincom.

CF: Tại sao Việt Anh lại có ý tưởng mở Boo cà phê?

Tôi mở cà phê này để phục vụ khách mua hàng của Boo City là chính. Những người đi shopping thì có thể vừa mua sắm vừa gặp gỡ bạn bè, còn những người đi theo, không muốn...shopping cũng có chỗ để đợi bao lâu cũng được.

CF: Nguồn cảm hứng cho quán cà phê của anh là gì?

Gần với thiên nhiên. Xung quanh quán có rất nhiều cây xanh.

CF: Với riêng anh, anh thích nhất điều gì ở quán cà phê của mình?

Tôi thích không khí hơi hoài cổ toát ra từ ngôi nhà cổ kiểu Pháp và cây cối xung quanh.

cà phê Boo hà nội

Lac nghiêp

Boo CafÉ: 308 BÀ TrIệU, TP HÀ NộII.d CafÉ: 34d THủ kHoa HUâN, Q.1, TP HCm

vIệT aNH

mINH aNH

58 59

Café Le Procope:

Chứng nhân của nước PhápBước vào thế giới của Le Procope là bước vào thế giới của lịch sử - nơi mà những con người tuyệt vời nhất của quá khứ đã từng ghé chân: La Fontaine, Voltaire, Rousseau, Balzac, Hugo... Trong một thế giới của vinh quang dường ấy, có lẽ nào bạn không cảm động?

G iữa thế kỷ VII, cà phê đượcdu nhập vào Pháp và dần trở thành một thức uống triều đình. Năm

1686, một người Ý gốc Palermo tên Francesco Pro-copio dei Coltelli (sau đổi thành Procope) đã có ý tưởng mở quán cà phê tại phố Rue des Fosses Saint-Germain (nay đổi tên thành phố Ancienne-Comé-

die, quận 8 Paris) nơi khi đó chỉ toàn quán rượu. Ba năm sau, Nhà hát kịch Pháp được mở trên cùng con phố đã giúp quán cà phê thu hút thêm khách. Quán “cà phê văn chương” đầu tiên trên thế giới có tên Le Procope đã xuất hiện chính tại nơi này. Những nhân vật “ngồi đồng” thường xuyên ở đây hầu hết là các chính trị gia, nghệ thuật gia, triết gia lừng lẫy như

100 quán cà phê không thê bo qua

60 61

La Fontaine, Voltaire, Rousseau, Beaumarchais, Balzac, Hugo, Verlaine.

Vào thế kỷ XVIII, những ý tưởng tự do cũng đã khởi phát từ đây. Người ta tin rằng, chính tại nơi này Diderot đã soạn cuốn Từ điển bách khoa toàn thư và Benjamin Franklin đã viết nên Hiến pháp Hoa Kỳ. Trong suốt thời kỳ Cách mạng Pháp, các nhân vật như Robespierre, Danton và Marat nhóm họp và tạo nòng cốt cho nhóm Cách mạng tư sản tại Le Procope còn Napoleon Bonaparte lúc đó mới đang ở vai trò một Trung úy đã lỡ bỏ quên chiếc mũ nhà binh của mình trong lúc vội vã tính tiền ở Le Procope.

Le Procope nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Paris. Và nhờ quán cà phê này mà cả con phố còn tồn tại. Biểu tượng hai chiếc rìu bắt chéo và chiếc mũ bo-nê đỏ cùng khẩu hiệu “Tự do”, “Bác ái” của Cách mạng tư sản Pháp giờ đây được sử dụng như hoa văn trên giấy dán tường và những họa tiết trang trí trên các vật dụng tại quán. Trên những bức tường trong quán, ta vẫn còn nhìn thấy những bút tích của bản chép Bản tuyên ngôn nhân quyền và công dân, những lịch sinh hoạt văn thơ của những gương mặt thi ca Pháp một thời, cùng

những vật chứng của thời gian như chiếc mũ của Napoleon. Le Procope đã không quên gìn giữ di sản của những chứng nhân một thời kỳ đầy biến động của lịch sử nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung trong những căn phòng mang tên Vol-taire, Benjamin Franklin,… và những tấm biển đồng gắn bên những chỗ ngồi thường xuyên của các văn nghệ sĩ khi xưa vẫn thường lui tới. Bước vào thế giới của Le Procope là bước vào thế giới của lịch sử và những vinh quang của quá khứ. Trái tim bạn dường như đập nhanh hơn khi biết rằng mình đang ngồi ở chỗ của Voltaire; khi trí nhớ của bạn mách bảo bạn rằng: bên chiếc bàn giữa rất nhiều sách và tranh này, con người vĩ đại ấy mỗi ngày đã uống tới 40 tách cà phê pha lẫn sôcôla để có thể làm việc không mệt mỏi.

Gọi một tách cà phê kiểu Pháp sau khi đã thưởng thức những món ăn đặc trưng của Le Procope như thịt lợn xông khói hầm quả mận hay gan ngỗng áp chảo, bạn hãy ngồi thật yên, nhấm nháp tách cà phê, để nghe những thanh âm đâu đó vọng về từ những bức tường – những người bạn im lặng và bền bỉ đã đón và tiễn bao nhiêu người bạn lớn của cuộc đời này.

PHạm THị ĐIệP GIaNGTốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị truyền thông quốc tế tại Hà Lan. Đảm nhiệm tiểu mục “100 quán cà phê không thể bỏ qua” là ước mơ của Điệp Giang vì cô có cơ hội được viết về những quán cà phê độc đáo nhất trên thế giới mà cô từng tới.

Trái tim bạn dường như đập nhanh hơn khi biết rằng mình đang ngồi ở chỗ của Voltaire; khi trí nhớ của bạn mách bảo bạn rằng: bên chiếc bàn giữa rất nhiều sách và tranh này, con người vĩ đại ấy mỗi ngày đã uống tới 40 tách cà phê pha lẫn sôcôla để có thể làm việc không mệt mỏi.

UốNG CÀ PHÊ kIỂU THỔ NHĨ kỲ

LÊN NGôI TạI aNH

Một câu hỏi vu vơ ư? Hoàn toàn không! Có vẻ như thế giới thời trang chưa bao giờ bị ám ảnh về thực phẩm tới vậy. Và sẽ chẳng lạ gì nếu như các nhà thiết kế hàng đầu thế giới lại nghĩ tới cà phê – thứ thức uống làm người ta liên tưởng tới những cơ thể mảnh mai của thế giới thời trang. Ngay cả Jimmy Choo, nhà thiết kế giầy hàng đầu thế giới cũng không thể bỏ qua thức uống này.

Choo đã thiết kế một chiếc bọc cốc làm từ da thay thế cho những chiếc giá đỡ cốc bằng chất liệu giấy mà các tiệm cà phê cung cấp cho bạn. Chiếc bọc cốc bằng da mềm mại này sẽ giúp cho bạn không bị bỏng tay và có tuổi thọ sử dụng dài. Sản phẩm có các màu: đen, nâu đậm, hay có hoạ tiết. Với tên tuổi của Jimmy Choo, chẳng ngạc nhiên gì khi một chiếc bọc cốc cà phê do ông làm ra cũng có giá tới 125$/chiếc.

London đang xôn xao với sự xuất hiện của

chuỗi quán cà phê mang phong cách Thổ Nhĩ Kỳ do Kahve Dunyasi mở ở

Piccadilly Circus (London). Thổ Nhĩ Kỳ đã có văn hóa cà phê lâu dài, những quán

cà phê của Thổ Nhĩ Kỳ đã mọc lên từ khoảng 500 năm trước. Trong chuỗi

quán cà phê mang phong cách Thổ tại London, bạn có thể tìm thấy tới 68 loại hạt cà phê khác nhau cùng

một bộ sưu tập các loại sôcôla chọn lọc. Cà phê

sau đó sẽ được phục vụ rất đơn giản kèm với một ly

nước lọc.

CÀ PHÊ “HơI” Hãng Scanomat TopBrewer sau một thời gian nghiên cứu, mới đây đã

công bố ý tưởng lấy cà phê từ vòi dễ như uống một cốc nước lọc buổi sáng từ vòi hay uống bia hơi vậy. Thiết bị này trong thực tế được thiết kế như một vòi nước và theo lý thuyết, thì dịch cà phê sẽ được chiết xuất ra từ một máy pha và tất cả những gì bạn làm chỉ là lắp thêm một đường ống và một vòi như vòi nước máy. Người uống cà phê có thể chọn nhiều loại cà phê với chiếc máy này. Tương tự như vậy, các loại hạt cà phê theo một tỷ lệ nhất định cũng được sắp đặt trong hệ thống máy này để tương thích với đầu ra của sản phẩm. Hiện Scanomat TopBrewer còn mới tạo ra phần mềm cho loại “cà phê hơi” này để người dùng điều khiển máy từ xa chỉ với một chiếc iPhone.

CÓ Gì CHUNG GIỮa JImmy CHoo vÀ CÀ PHÊ?

CoFFEE NEWS

6362

Người Thổ thường có thói quen đàm đạo qua những buổi gặp mặt tại các quán cà phê. Thói quen này được định danh bằng tên “chuyện nói ở quán” và chủ đề ưa thích của họ là về chính trị. Thú

vị là những quán cà phê đầu tiên ở London cũng từng được mệnh danh là “các trường đại học một xu” (một trào lưu thịnh hành tại anh vào thế kỷ XvIII khi mỗi người muốn vào quán cà phê phải trả

một xu và họ có thể trao đổi đủ thứ chuyện, coi cọp báo hay tán nhảm).

Nhung câu chuyên ngot

Để biết thêm về cà phê kiểu Thổ, đọc bài viết “Những câu chuyện ngọt” của cây viết minh Lý trong số sau.

TroNG SỐ SAU

HìnH ảnH: Nam vINH

HollywoodHollywood

6564

S o với các thức uống phổ biến khác như rượu, trà, và sữa, cà phê ưu việt

hơn hẳn. Rượu và các thức uống có cồn khác đem lại sự kích thích nhưng đó là sự kích thích khó kiểm soát, dễ tạo ra nhiều hậu quả không hay. Trà mang lại sự tỉnh táo nhưng kém về tính kích thích. Sữa thì chỉ đem lại năng lượng. Cà phê là sự tổng hòa của cả ba thức uống trên, vừa tỉnh táo, vừa kích thích, vừa có năng lượng.

Nhưng không phải cứ uống cà phê là bạn có thể hấp thụ được hết những giá trị và quyền năng tiềm ẩn của cà phê. Để có thể phát huy được hết những giá trị của cà phê, người ta còn cần phải học cách uống nó. Với mong muốn có thể kết nối và phát triển hơn 2,5 tỷ người đang dùng cà phê hàng ngày bằng một triết lý mới về cà phê với một phần rất cơ bản là bí quyết thưởng thức cà phê, chúng tôi sẽ chia sẻ với quý bạn hữu bí quyết thưởng thức hương và vị cà phê - hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của cà phê.

Chắc có rất nhiều bạn đã từng đi mua nước hoa. Khi đã thử nhiều mùi nước hoa khác nhau, bạn sẽ không thể phân biệt được mùi nào với mùi nào. Mùi hương hay không mùi hương, loại hương này hay loại hương khác, lúc đó đều trở thành “vô hương” với khứu giác của bạn. Để khứu giác có thể tỉnh táo trở lại, cách đơn giản nhất là ghé quán cà phê gần đó, kêu một ly cà phê nguyên chất và để mùi hương cà phê đưa khứu giác của bạn trở lại trạng thái “khỏe mạnh”.

Hương cà phê là một loại hương vô cùng quyến rũ, là một loại hương mà ai cũng thích, kể cả đối với những người không thích hoặc không dùng được cà phê. Người ta có thể nhầm lẫn hương loại hoa này với loại hoa khác, nhưng mùi hương cà phê là thứ mùi đặc biệt dễ nhận biết và không gây nhầm lẫn bao giờ. Giá trị lớn nhất của hương cà phê nằm ở chỗ nó đem lại cho chúng ta sự tỉnh táo, mẫn tiệp, sảng khoái.

Vậy sự tỉnh táo thực sự là gì? Là việc tâm trí ta trở về với trạng thái trung tính nhất, loại bỏ đi các tạp niệm của lo lắng, sợ hãi, nóng vội... Có thống kê rằng khoảng 80 – 90% suy tư của con người là ở trạng thái lặp đi lặp lại, luẩn quẩn và vô bổ. Tỉnh táo là loại bỏ đi những suy tưởng và cảm xúc miên man đó mà trở về với cảm xúc chân thực của thực tại. Đó chính là mục đích căn bản của Thiền hay Yoga, các môn khoa học tâm linh thực hành có nguyên lý nền tảng là kiểm soát ý thức bằng hơi thở từ đó kiểm soát mọi thứ khác.

Khi có sự trợ lực của hương cà phê, chỉ cần bạn hít vào, thở ra có ý thức cùng với mùi hương quyến rũ đó, gần như ngay lập tức bạn sẽ có được sự tỉnh táo, bạn sẽ trở về trọn vẹn với giây phút hiện tại mà không cần phải trải qua một quá trình khổ luyện quá dài. Điều này ai cũng có thể làm được với một ly cà phê thơm nồng. Tỉnh táo, trở về chính xác với thực tại là điều kiện cần cho mọi thành công.

Nhận thức rõ điều đó nên với tất cả các sản phẩm của Trung Nguyên, từ cà phê rang xay truyền thống cho đến các loại hòa tan và tiện lợi khác, chúng tôi đều đặt mục tiêu tạo ra loại cà phê có hương thơm đặc biệt và bền lâu nhất. Có lẽ sẽ chẳng khó khăn gì để bạn nhận ra rằng vì sao mà cà phê rang xay truyền thống của Trung Nguyên lại có hương thơm nồng và bền mùi hơn hẳn các loại cà phê khác, tại sao cà phê G7 lại có hương thơm mạnh mẽ và ấn tượng như vậy,... Tất cả đều không hề là ngẫu nhiên, tất cả đều có chủ đích, đều là kết quả của cả quá trình tìm tòi và sáng tạo của chúng tôi, những con người Trung Nguyên thực sự yêu và đam mê cà phê, mong muốn sống chết cùng cà phê.

Một ly cà phê với thể tích căn bản (loại ly espresso) thích hợp để uống vừa đủ với bốn ngụm. Bởi mỗi ngụm cà phê đó được dẫn dắt bởi một ý niệm khác nhau, và bốn ý niệm đó kết hợp với hương cà phê sẽ tạo ra một tổ hợp hương vị của thành công và hạnh

Bốn ngụm cà phêMột ly cà phê với thể tích căn bản (loại ly espresso)

thích hợp để uống vừa đủ với bốn ngụm. Vì sao lại là bốn ngụm?

Suy ngâm

66 67

phúc. Từng ngụm, từng ngụm, bạn nên thả lỏng cơ thể và thưởng thức một cách sâu lắng, trong vài ba giây đó, đừng nghĩ đến điều gì khác ngoài việc cảm nhận hương vị cà phê cùng với những ý niệm tương ứng.

Ngụm cà phê đầu tiên nên là ngụm của Khát khao, ngụm thứ hai là ngụm của Tập trung, ngụm thứ ba là ngụm cà phê của Sáng tạo, và ngụm thứ tư là ngụm của Can đảm.

Hãy nhấp ngụm cà phê đầu tiên khi lắng nghe khát khao của chính bạn. Mọi thành công lớn đều phải bắt đầu từ khát vọng lớn. Thế nào là một khát vọng lớn? Đừng nghĩ rằng khát vọng lớn là một điều gì đó cao siêu và phải là vĩ đại và to lớn. Không phải đâu! Khát vọng lớn thực sự với một con người là xác định được mục tiêu và năng lực lõi của bản thân - xác định được tôi làm gì là tốt nhất, không ai có thể làm tốt hơn tôi điều đó, cho dù đó chỉ là một việc nhỏ như nấu ăn, may vá...

Vị đắng là vị đặc trưng và nổi bật nhất của cà phê. Vị đắng cà phê được hình thành chủ yếu bởi hai giai đoạn, giai đoạn trồng và chế biến. Cà phê được trồng ở các vùng có độ cao lớn so với mặt nước biển (trên 500 đến khoảng 2000m so với mặt nước biển), vì vậy, ngay từ lúc là cây trái, cà phê đã mang trong mình tính cách mạnh mẽ và quật cường, chịu và thích nghi với sự biến đổi khắc nghiệt của môi trường. Ngày nay, quá trình chế biến của mọi loại cà phê đều phải thông qua công đoạn rang, nghĩa là cà phê được rèn luyện qua lửa. Rồi thì qua xay, hay qua nhiều công đoạn chế biến nữa mới ra được ly cà phê cho chúng ta thưởng thức. Có lẽ chính vì vậy mà vị đắng cà phê mang lại cho chúng ta được sự mạnh mẽ và dũng cảm như chính nó đã phải trải qua.

Khi nhấp ngụm cà phê thứ hai, bạn hãy hướng ý nghĩ của mình vào sự tập trung. Tập trung vào xác định khó khăn, hay đe dọa, hay thử

thách cốt lõi mà bạn đang phải đối mặt để thực hiện khát vọng lớn hay sứ mệnh lớn của mình. Khi đã nhấp ngụm thứ hai, vị giác đã quen dần với vị đắng và các vị khác cùng cảm nhận hậu vị sẽ trở nên rõ rệt hơn. Đó chính là trợ lực để chúng ta tổ hợp được hết những rào cản và xác định rõ thử thách thực sự, xác định bài toán cốt lõi mà chúng ta phải giải là gì. Hãy cảm nhận hương vị của cà phê như hương vị của cuộc sống; là hương, và vị, là hậu vị của mọi khó khăn, trăn trở, thử thách, khổ đau. Hãy thưởng thức nó như thưởng thức những trải nghiệm mà bạn đã vượt qua; mà không chỉ có vị đắng, khi cảm nhận đủ sâu bạn sẽ thấy có cả vị ngọt, vị chua, vị mặn, cả vị cay, đầy đủ ngũ vị nhân sinh trong một ngụm cà phê. Hãy mỉm cười tất cả, hãy âu yếm và trân trọng đón nhận tất cả, trong cuộc đời này, khó khăn hay thất bại, hạnh phúc hay đau khổ, không có gì là thừa hết.

Bây giờ là thời điểm của ngụm thứ ba – ngụm cà phê kích thích cho sức sáng tạo vô biên ở bạn. Mỗi con người đều có năng lực sáng tạo riêng. Sự sáng tạo ở đây là quá trình kết nối, sắp xếp và tổ hợp các nguồn lực mà chúng ta có hoặc có thể huy động thành một giải pháp, một cơ chế, một chương trình hay kế hoạch cụ thể vượt qua thử thách vươn đến thành công. Từ cà phê và thông qua cà phê, chúng ta có thể có được những kết nối xuyên qua mọi không gian và thời gian nếu chúng ta cảm nhận đủ sâu về cà phê với toàn bộ di sản và tiềm năng của nó đối với trái đất đang có quá nhiều khủng hoảng và biến đổi phức tạp như hiện nay. Cà phê chứa trong mình một di sản đồ sộ của cả nhân loại, từ cà phê, chúng ta có thể kết nối với vô số những vĩ nhân trong mọi lĩnh vực, có thể kết nối với nền kinh tế tri thức hiện đại mà cà phê đang là một trong những năng lượng chính yếu cho

Ngụm cà phê đầu tiên nên là ngụm của Khát khao, ngụm thứ

hai là ngụm của Tập trung...

Suy ngâm

68 69

Style70 mÙA XUÂN TÌNH YÊU 78 CÂU CHUYệN THƯơNG HIệU 82 THú CHơI CIGAr

nó, kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc trở lại vào các hàng hóa cơ bản trong đó có cà phê, kết nối với hơn 2,5 tỷ người đang dùng cà phê toàn cầu bất chấp mọi khác biệt về tuổi tác, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, giới tính,...

Và cuối cùng, hãy kết thúc ngụm cà phê với một lòng can đảm. Rất nhiều ý tưởng đẹp, kế hoạch hay, sứ mạng cao cả, khát vọng lớn lao đều không thể trở thành hiện thực chỉ bởi chúng ta thiếu đi sự can đảm. Ở đây là sự can đảm để sẵn sàng hành động và sẵn sàng chấp nhận thất

bại và vượt qua nó. Chúng ta sẽ không thể thành công nếu không hành động, và chúng ta sẽ luôn thành công chừng nào chúng ta không bao giờ chấp nhận thất bại.

Hãy nhấp bốn ngụm cà phê Việt Nam mỗi ngày và lặp đi lặp lại quá trình đó để tạo thành một thói quen vì chúng tôi tin, nó sẽ mang lại cho bạn bản lĩnh và nội lực to lớn. Trong mọi cuộc cà phê, sẽ không ai cấm bạn dành vài ba giây cho mỗi ngụm cà phê có ý thức, cho việc hít thở sâu và trọn vẹn với hương vị quyến rũ khó chối từ ấy.

...ngụm thứ ba là ngụm cà phê của

Sáng tạo, và ngụm thứ tư là ngụm của

Can đảm.

ảnH: CHrIsTIaN BerG, ĐIệP GIaNG

Suy ngâm

7170

Thòi trang

Mùa xuân tình yêu Thời trang vintage đang tạo nên một làn sóng không chỉ trên các

sàn diễn thời trang quốc tế mà còn tràn ngập trên những con đường trung tâm. Những bộ váy đầm bút chì của thập kỷ 50, 60 với cổ ren nhẹ nhàng, hay chiếc áo có họa tiết đẹp như tranh vẽ

tạo cho người mặc cảm giác thật đặc biệt. Hãy mix một bộ đồ vintage với chuỗi ngọc trai nhẹ nhàng và đôi

giày cao để tạo nên phong cách riêng và tôn nét nữ tính của mình.

72 73

Thòi trang

dress: LAm BoUTIQUEHAT: ICE ACCESSorIESsHoes: VINTAGE

dress: LAm BoUTIQUEsHirT: DISTrICT THrEEsHoes: mASSImo FErrArI/VINTAGEHAT: ICE ACCESSorIES

7574

Thòi trang

Mùa xuân với những câu chuyện bên tách

cà phê. Cả hai cùng yêu những bản nhạc jazz

của Etta James và thích dạo bước trong khu

vườn yên tĩnh ngập tràn ánh nắng...

dress: VINTAGEsHirT: DISTrICT THrEE

pAnTs: mASSImo FErrArIAccessories: ICE ACCESSorIES

76 77

Thòi trang

sTYLing: LI LAmnHân vậT: TUYẾT LAN – HUY KHáNH

HìnH ảnH: ArNAUD DE HArVEN

dress: LAm BoUTIQUE

Hollywood

7978

Sự XA HoA ĐẾN Từ BÊN TroNG

Tinh thần của thương hiệu Pháp nổi tiếng Hermès là

sự hoàn hảo, tinh tế, đắt tiền, nhưng thân thiện

và không một chút phô trương

Niềm tự hào của người thợ thủ công. Năm 2011 được gia đình Hermès (đây là

một trong những thương hiệu Pháp hiếm hoi còn nằm trong tay con cháu của những người sáng lập) gọi là năm của những nhà nghệ nhân đương đại. Đây không phải là lần đầu tiên những người thợ làm ra các sản phẩm đẳng cấp nhất và cũng đắt tiền nhất của thời trang xa hoa thế giới được nhắc đến, nhưng rất hiếm khi họ (được) trở thành “khuôn mặt” của một thương hiệu thời trang. Hermès gọi

những người thợ lành nghề của mình là "cột sống của thương hiệu". Họ đến với Hermès từ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Elise – thợ pha mầu in khăn lụa lớn lên trong gia đình người H’mong sống tại Lyon nói rằng công việc đã đem lại cho cô tự do. Nadine Rabilloud làm việc tại xưởng in lụa tại Lyon suốt 33 năm vừa qua. Maguelone bỏ tấm bằng đại học để theo đuổi nghề may túi da thuộc vì cô muốn được làm những công việc đặc biệt. Gerard Oberhauser là thế hệ thứ sáu trong một gia đình làm nghề thủy tinh và từng được trao danh

Câu chuyên thuong hiêu

HìnH ảnH: Hermès

80 81

hiệu người thợ thủ công xuất sắc nhất nước Pháp năm 1997. Họ giống nhau bởi sự say mê và niềm tự hào nghề nghiệp. Theo Didier – một nghệ nhân đồ da thuộc, người thợ thủ công là người tự tay làm ra sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng: “Đóng dấu một chiếc túi tôi tự tay làm ra là một cử chỉ đầy tự hào. Chiếc túi đó có thể sẽ đi rất xa, thuộc về người khác, nhưng nó vẫn là của tôi”.

năM năM đợi Túi birkin Một chiếc túi Birkin hay Kelly đòi hỏi khoảng

20 tiếng công việc thủ công. "Túi làm bằng tay sẽ luôn khác nhau” - một người thợ may túi cho biết. “Có chiếc túi sẽ mỹ mãn, nhưng có túi rất khó để hoàn thiện một cách hoàn hảo". Xưởng da thuộc của Hermès chuyển từ 24 rue du Faubourg

Saint-Honore đến Pantin phía bắc ngoại ô Paris năm 1922. Ở đây các nghệ nhân Pháp vẫn khâu tay túi Birkin và Kelly bằng những mũi khâu "saddle stitch" truyền thống. Năm 1989, khoảng 300 thợ thủ công hành nghề tại các xưởng sản xuất của Hermès. Sau hơn 20 năm, con số này lên đến 2200. Tất cả đều phải qua hai năm đào tạo tại trường học nghề và hai năm thực tập tại xưởng dưới sự hướng dẫn của các người thợ lâu năm. Hermès tuyển khoảng 200 thợ thủ công hàng năm. Điều này lý giải một phần tại sao người tiêu dùng phải ghi tên trong danh sách chờ mua túi Kelly hay Birkin, thời gian đợi từ vài tuần đến năm năm, nếu ai đó muốn dùng Birkin may từ da cá sấu nhuộm mầu vàng nhạt và có giá đến 20 ngàn euro. "Khách hàng phải đợi chúng tôi tìm được

ngHệ nHân đương đại:

HErmèS GỌI NHữNG NGƯỜI

THỢ LÀNH NGHề CỦA mÌNH LÀ

"CộT SỐNG CỦA THƯơNG HIệU".

“Tại Hermès, chúng tôi cố gắng làm ra những sản phẩm có thể sống

lâu hơn bạn.”

loại da thích hợp - Axel Dumas, Giám đốc điều hành của thương hiệu giải thích. Chỉ có loại da cá sấu mềm, mỏng từ Úc mới thích hợp để nhuộm các tông mầu nhẹ. Chúng tôi mất hai năm để có được loại da này".

HAi THế giớiÔng Patrick Thomas, Tổng Giám đốc điều hành

của thương hiệu này nói với tờ GQ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng, “Thế giới xa hoa hiện nay chia ra làm hai phần: một phần khoe trương tiền bạc và lối sống vương giả, bling – bling. Chúng tôi nằm ở phần thứ hai, với chất lượng, sự tinh xảo và sự tế nhị”. Một điều có thể nhận thấy qua những cuộc nói chuyện hay phỏng vấn rằng Hermès rất ít khi nhắc đến từ “phong cách”, hầu như chẳng bao giờ dùng từ “sành điệu”, và cũng rất ít khi dùng từ “chất lượng”. Jean Claude Ellena, nhà pha chế nước hoa riêng (in-house) cho thương hiệugiải thích trong một buổi gặp gỡ với báo chí năm ngoái rằng đối với Hermès, đảm bảo chất lượng cao nhất của sản phẩm là một điều tự nhiên đến mức họ không nghĩ đến việc phải nhắc đến. Trái lại người Pháp say mê nói đến "chất liệu", đến “sản phẩm” hay “đồ dùng” thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, đi du lịch, dã ngoại, chơi thể thao hay trong công việc, không quên nhắc đến một hai chi tiết thú vị làm cho sản phẩm đó trở nên đặc biệt.

nHững sản pHẩM có THể sống Lâu Hơn bạn

Một điều thú vị khác là Hermès không bao giờ thử sản phẩm dựa trên phản ứng của người tiêu dùng (phỏng vấn nhóm – focus group interview). Jean Claude Ellena nói rằng Hermès sáng tạo ra sản phẩm được Hermès yêu thích và hy vọng sẽ thuyết phục được khách hàng. Điều đáng khâm phục nằm ở quy mô và sự

chuyên nghiệp của sản xuất thủ công ở Hermès. Thương hiệu Pháp nổi tiếng với khăn lụa in tại Lyon (sản phẩm đầu tiên xuất hiện năm 1937, một thế kỷ sau khi thương hiệu được thành lập), túi da thuộc may tại Pháp (nổi tiếng nhất là Birkin và Kelly). Nước hoa được Jean Claude Ellena pha chế tại phòng thí nghiệm của ông tại Grasse. Bên cạnh đó là cà vạt lụa (khoảng một nửa khách hàng của Hermès là nam giới), thời trang nam nữ với kiểu dáng cổ điển may bằng những chất liệu cao cấp nhất, đồ sứ, pha lê, đồng hồ, trang sức, đồ chơi, đồ da thuộc cho người đi ngựa. Sản phẩm mới nhất là đồ gỗ phỏng theo những thiết kế nổi tiếng của Jean-Michel Frank từ thập kỷ 1950. Khách hàng có thể mua hoa tại cửa hàng thứ hai của Hermès đặt tại bờ trái sông Sein ở Paris, hay đặt may complê và áo sơ mi theo số đo tại boutique dành riêng cho nam giới ở New York.

Hermès ví mình như "một trung tâm mua sắm", “tổng hợp của tất cả những gì chúng tôi làm ra”, nhưng trước hết là nhà sản xuất đồ dùng có thể vượt qua sự thử thách của thời gian và thị hiếu. “Hai trăm năm trước đây người ta giữ lại những đồ đạc trong nhà và nhiều khi truyền lại cho con cháu - Pierre-Alexis Dumas, thế hệ thứ sáu của gia đình Hermès và là giám đốc sáng tạo của thương hiệu nói với tạp chí GQ. Bây giờ, tất cả đều có thể bỏ đi được. Mua đồ mới tiện lợi hơn là sửa đồ cũ. Tôi cho rằng điều này không hay lắm. Tại Hermès, chúng tôi cố gắng làm ra những sản phẩm có thể sống lâu hơn bạn. Hai, ba thế hệ nữa, bạn có thể không còn, nhưng những đồ vật đấy vẫn tồn tại”. Trong thời trang hiện nay, những thương hiệu còn giữ được quan niệm cổ xưa đầy lãng mạn này có thể đếm được trên đầu ngón tay. Tuy thế, không thương hiệu nào có khả năng thực hiện điều đó trên quy mô toàn cầu như Hermès.

THÀNH LUkaszCây viết về thời trang của nhiều tạp chí thời trang hàng đầu của Việt Nam và Ba Lan. Từ năm 2007, Thành đã tham gia tổ chức Liên hoan Phim châu á - Thái Bình Dương “Điện ảnh ngũ vị” hàng năm tại Vacsava, Ba Lan. Anh cũng góp mặt trong một vài triển lãm nghệ thuật tại Hà Nội, TP. Hồ Chí minh và ở nước ngoài.

82 83

A n h S k y Thanh

Nguyễn điều hành một công ty thiết kế riêng có tên Sky Design. Khi tôi đến gặp Thanh tại văn phòng, anh đang ngồi phía sau một chiếc bàn lớn làm bằng kính và thép không gỉ, sản phẩm tự thiết kế. Gạt tàn để trên bàn – mang hình dáng một chiếc thuyền – cũng là một thiết kế khác mang phong cách hậu hiện đại của anh Thanh. Âm thanh electro êm dịu phát ra từ dàn loa có chất lượng tuyệt hảo dẫn dắt chúng tôi vào câu chuyện của mình..

CF:Chào anh Thanh, theo anh, điều gì đặc biệt nhất ở cigar?Sky: Đối với tôi, cigar không thể đi một mình – nếu bạn dùng cigar với rượu ngon hoặc rượu whisky hảo hạng, thì cigar mới thật đặc biệt. Cigar làm hương vị của rượu whisky thêm đậm đà và ngược lại. Biết được điều đó, bạn mới có thể thưởng thức và trân trọng cigar trọn vẹn.

CF: À vậy ra khi thưởng thức cigar thì việc lựa chọn đồ uống đi kèm là rất quan trọng. Sky: Đúng vậy. Ngoài rượu, khi hút cigar bạn cũng có thể dùng cà phê ngon. Chúng sẽ tạo ra những sự kết hợp rất độc đáo.

CF:Có sự khác biệt nào lớn giữa những loại cigar khác nhau không anh?Sky: Có chứ, cũng như rượu vậy, cigar có rất nhiều loại. Có loại mà ai cũng thuộc lòng như cigar hảo hạng thì phải là cigar Cuba. Nhưng thực ra, còn có nhiều loại ngon khác được nhập từ Nam Mỹ, ví dụ như từ Honduras chẳng hạn.

NGƯỜI mÊ CIGAr“THẾ GIớI CÀ PHÊ” GặP Gỡ VớI ANH SKY THANH NGUYễN

Để TÌm HIểU Về THẾ GIớI CỦA CIGAr VÀ ĐÃ KHám PHá rA rằNG NHIềU THú TậN HƯởNG TroNG CUộC SỐNG Có

NHữNG mỐI QUAN Hệ THậT ĐặC BIệT VớI NHAU.

Thú choi

HìnH ảnH: CHrIsTIaN BerG

AnH skY THAnH nguYễn ĐÃ THEo ĐUỏI THú CHơI

CIGAr ĐƯỢC VÀI Năm

84 85

CF:Điều gì đã đưa anh đến với thú chơi này?Sky: Tôi bắt đầu hút cigar cách đây vài năm, do bạn bè, nhưng chủ yếu là do công việc kinh doanh riêng.

CF:Anh hút cigar vì công việc kinh doanh của anh sao?Sky: Vâng. Bạn cứ thử tưởng tượng xem khi bạn vừa ký kết xong một hợp đồng lớn, bạn có thể ngồi xuống thư giãn, chậm rãi châm một điếu cigar và nói chuyện với đối tác về thú chơi này, về những gì bạn biết. Đối tác chắc chắn sẽ lắng nghe bạn một cách đầy thích thú!

CF:Giờ tôi mới biết, thú chơi cigar còn là một cách giao tiếp không lời hiệu quả...Sky: Điều này thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng thực ra, tôi lại thích khía cạnh tận hưởng của thú chơi này hơn. Sau giờ làm việc: nghe nhạc hay, uống một ly rượu ngon và hút một điếu cigar thượng hạng. Những thứ đó giúp giảm stress ghê gớm. Tôi luôn cho rằng những người mê hút cigar sẽ đều là những người hiền lành cả. Bởi vì ai mê cigar thì sẽ mê việc chia sẻ những điều hay với

bạn bè: cho dù đó là một ý tưởng vĩ đại, hay chỉ là một loại cigar mới thơm ngon. Bạn không bao giờ hút cigar một mình mà luôn luôn cùng với bạn bè.

CF:Nếu anh nhìn thấy một người đang hút cigar, liệu anh có thể nhận xét gì về người đó không? Sky: Bạn có thể nhận xét một chút về một người đang thưởng thức cigar qua cách họ cầm điếu ci-gar. Anh ta sẽ để phía đầu cigar đang cháy dở hướng về đám đông, hay quay về phía mình để tránh làm bỏng người xung quanh. Hay người hút cigar đó cố tình phô trương nhãn hiệu cigar đắt tiền hay không, thay vì đơn giản là tận hưởng vị ngon của nó. Sự khác nhau đó nói lên phong thái của một quý ông.

CF:Chơi cigar thì kỳ công như thế. Vậy ở Việt Nam, đã có nhiều người theo đuổi “văn hóa cigar” như anh chưa?Sky: Tôi nhận thấy ngày càng có nhiều người muốn theo đuổi thú chơi này ở Việt Nam, nhưng

họ hay gặp khó khăn là không biết mua cigar thứ thiệt ở đâu. Cũng có vài tiệm ở đây bán cigar nhưng hàng dởm không ít. Khó khăn nữa là ở Việt Nam người ta hay bán chủ yếu cigar Cuba. Còn những loại rẻ hơn, mà ngon cũng không kém, là cigar Honduras hay cigar từ Cộng Hòa Dominica thì lại không có. Vì thế, nhiều người phải mua cigar ở nước ngoài đem về.

CF:Tại Sài Gòn, anh và bạn bè thường gặp nhau để thưởng thức cigar ở đâu?Sky: Cũng không có nhiều chỗ lắm. Thế nên bọn tôi mới có ý tưởng lập ra một cigar lounge (hội quán cigar) mà bạn bè có thể tới để thư giãn sau giờ làm việc. Cần nhất là một dàn máy nghe nhạc thật chuẩn để tạo không khí. Dự án này vẫn còn đang được triển khai từ từ, nên chắc phải đến lúc nào xong tôi mới nói lại cho bạn được (cười).

CF:Nhân nhắc đến âm nhạc, vậy theo anh, loại nhạc nào sẽ đi cặp ăn ý được với một điếu cigar ngon?

Sky: Tôi luôn chọn nhạc điện tử, electro chillout rất thư giãn. Tôi vừa phát hiện ra một nhóm tên Koan (đến từ Nga). Bạn thử tìm nghe xem sao…

CF: Cảm ơn anh và chắc chắn chúng ta sẽ còn có dịp gặp lại để thâm nhập sâu hơn vào thế giới của cigar khi dự án Cigar Lounge của anh được hoàn thành.

Thú choi

Để cigar luôn “tươi”, người ta phải bảo quản

cigar trong những chiếc hộp đặc biệt với

độ ẩm nhất định.

8786

Thủ tướng Anh Winston churchill Tại tư dinh ở Kent, Thủ tướng Anh Winston Churchill thường xuyên dự trữ từ 3.000 - 4.000 điếu cigar, (chủ yếu là cigar Cuba) trong một căn phòng kề sát phòng làm việc của ông. Những điếu cigar này được trữ trong hộp để trên giá và được dán nhãn như “loại lớn” và “loại nhỏ”, “loại có giấy bọc” và loại “để trần” để phân biệt kích cỡ của các loại cigar và loại dùng giấy bọc hay dùng giấy nilon trong bọc. một người phục vụ của ông kể lại: “Tôi phải mất một thời gian mới quen được với thực tế là tiền chi cho cigar trong hai ngày của ông chủ bằng tiền lương làm việc cả tuần của tôi”.Có lẽ chẳng có một chính trị gia nào lại được chụp hình với những khoảnh khắc hưởng thụ cigar nhiều như Churchill. Thậm chí, nhiều người đã vẽ hí họa ông với “khuôn mặt cigar” kiểu tay anh chị gắn điếu thuốc trên miệng.

cigar – người bạn thân tình của che guevaraTrong những bản ghi chép của mình, Che đã khuyên những người lính du kích của mình luôn cần mang theo những vật dụng cần thiết trong ba-lô: một chiếc võng để nghỉ ngơi, mảnh vải bạt để tránh mưa, chăn để tránh cái lạnh của rừng núi buổi đêm, muối để dùng cho thức ăn, dầu nhờn cho vũ khí, một chiếc lều cùng nước sạch, thuốc và thuốc lá, “bởi vì một hơi thuốc lúc nghỉ ngơi là người bạn tuyệt vời đối với người lính cô đơn”.

Thú choi

HìnH ảnH: sưU Tầm Từ INTerNeT

88 89

Đàn ông metrosexual không chỉ rất rành về thời trang mà còn thuộc làu hết ít nhất 5 bước chăm sóc da,

từ nước làm mềm và dịu da sau khi cạo râu, cho đến kem chống nếp nhăn vùng mắt và các thể loại kem chống nắng. Còn lại là đàn ông “cơ bản” chiếm số đông. Đối với họ sử dụng sữa rửa mặt mỗi ngày là đã xa xỉ, và có một chai nước hoa để xịt trước khi ra ngoài là đã tinh tế lắm rồi. Để thuyết phục họ sử dụng thêm kem cạo râu chẳng phải dễ chút nào, huống chi là đến các bước chăm sóc cao cấp hơn như kem dưỡng hay bút lăn chống thâm quầng mắt.

Họ cho rằng việc chăm sóc da chẳng đàn ông chút nào, rất mất thời gian, và không cần thiết. Thế nhưng,có lẽ họ không biết rằng làn da của nam giới cũng nhạy cảm, và “mỏng manh” chẳng kém gì làn da của các chị em.

ở các nước châu á có thị trường mỹ phẩm cực kỳ phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản thì các sản phẩm chăm sóc da dành cho nam giới cũng đa dạng chẳng kém gì các sản phẩm dành cho phụ nữ. Ngoài các sản phẩm chăm sóc da cơ bản còn có những sản phẩm đặc trị chuyên sâu như se-rum, kem chống nhăn vùng mắt, son dưỡng môi, và cả kem che khuyết điểm, kem trị mụn...

Tiến sĩ Lucien aubert, Giám đốc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của thương hiệu Biotherm Homme nổi tiếng của Pháp chia sẻ: “khi nghiên cứu phát triển những sản phẩm dành cho nam giới, ngoài việc chọn những nguyên liệu phù hợp, chúng tôi còn nghiên cứu sở thích và thói quen sử dụng của họ. ví dụ đàn ông rất ngại bôi những thứ kem dính bết lên mặt, hay họ không muốn dành quá nhiều thời gian đứng trước gương. Thế nên những sản phẩm dành cho nam giới thường có chất liệu dạng gel nhẹ, khi thoa lên mặt sẽ chuyển thành dạng nước để mau thấm vào da mặt, không để lại cảm giác bóng nhờn trên mặt.”

CHăm sÓC da CHo QUý ôNG CÓ NGHĨa LÀ BỚT “ĐÀN ôNG”?

vậy, người đàn ông việt Nam hiện đại nên có ít nhất những sản phẩm chăm sóc da nào?

sữa rửa mĂT. Đây là sản phẩm cơ bản nhất mà người đàn ông hiện đại nào cũng nên có. mặc dù da nhìn có vẻ khỏe mạnh nhưng hằng ngày luôn phải tiếp xúc với nắng, gió, ánh nắng mặt trời. Những tuyến bã nhờn trên da đã có thể bảo vệ một cách tự nhiên, nhưng làn da của phái mạnh thật ra vẫn rất “mỏng manh” vì các mao mạch quá gần với bề mặt da. rửa mặt thật sạch bằng sữa rửa mặt không chỉ lột tẩy hết những mệt mỏi sau một ngày làm việc mà cũng là một cách bảo vệ da hữu hiệu.

Bất cứ nhãn hiệu mỹ phẩm dành cho nam giới nào cũng có sữa rửa mặt, với giá từ 300,000vNd đến khoảng 500,000vNd.

Kem cạo râu và nước làm mềm Da sau Khi cạo râu. việc cạo râu hằng ngày cũng khiến da bị khô rát. dùng kem cạo râu sẽ giúp việc cạo râu trở nên nhanh hơn, đồng thời tránh khỏi những tổn thương do dao cạo gây ra. Nước làm mềm da sẽ mang lại cảm giác mát mẻ sảng khoái, thu nhỏ lỗ chân lông, cho làn da mềm và dễ chịu hơn.

Kem Dưỡng Da chống lão hoá. Có lẽ đòi hỏi người đàn ông phải sử dụng kem dưỡng da mỗi ngày là một đòi hỏi quá cao, thế nhưng một khi đã thành thói quen thì việc này sẽ trở nên một công việc nhẹ nhàng, chỉ tốn khoảng 2 phút mỗi tối sau khi rửa mặt sạch. Tuổi thanh xuân cho làn da của phái mạnh kéo dài hơn so với phái nữ và những dấu hiệu lão hóa chỉ bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 30. Nhưng đến khi bắt đầu quá trình lão hóa thì lớp đệm dưới bề mặt da sẽ như “tan biến đi”. da sẽ mỏng đi, những nếp nhăn đặc biệt là trên trán, gò má và quanh mắt sẽ xuất hiện. Quá trình này tiếp tục xảy ra ở độ tuổi 50 khiến da mặt chảy xệ thấy rõ. vì vậy sử dụng kem dưỡng da chính là chăm sóc và bảo vệ đường dài cho làn da.

Nếu hỏi những chuyên gia Marketing trong ngành mỹ phẩm có bao nhiêu loại đàn ông, thì chắc hẳn

câu trả lời sẽ là hai!

QUảNG Cáo

90 91

Hollywood92 mÙA VINH DANH 94 PHIm Từ SáCH 96 BIểU TƯỢNG HoLLYWooD

HìNH ẢNH TroNG Bộ PHIm “my Week WITH marILyN”, kHởI CHIẾU Từ NGÀy 6/1/2012 TạI vIệT Nam

92 93

Sau một năm đầy biến động, điện ảnh thế giới sẽ vinh danh những nghệ sĩ và bộ phim nào trong mùa giải thưởng đang tới gần?

mùa vinh danh

Ðiên anh

nAM diễn viên cHínH xuấT sắc George Clooney và Brad Pitt vốn là bạn thân

lâu năm, và giờ thì cùng đứng chung trên một chiến trường “Nam diễn viên chính xuất sắc”, nhưng lại ở hai chiến tuyến. George Clooney tràn trề hy vọng với “The Descendants”, trong đó anh vào vai một người đàn ông thành đạt trong công việc, nhưng đau khổ trong tình yêu khi vợ bị hôn mê, và hoang mang về cuộc sống gia đình, khi hai cô con gái đến tuổi ương bướng nổi loạn. Còn Brad Pitt cũng có vai diễn nặng ký không kém trong “Moneyball” – vai giám đốc Billy Bean của đội bóng chày Oakland Athletics, người đã có nhiều đột phá giúp đội bóng thành công. Thế nhưng mọi người cũng vẫn mong chờ điều bất ngờ sẽ đến với Jean Dujardin trong phim “The Artist”.

pHiM HAY nHấT năMGây xôn xao nhất chính là bộ phim “The Artist” (Nghệ sĩ). Tác phẩm điện ảnh này gây bất ngờ bởi không có chiến dịch quảng bá phô trương, không có diễn viên ngôi sao, lại còn là phim đen trắng - và hơn thế nữa đây là một bộ phim câm. “The Artist” lấy bối cảnh phim câm đang bắt đầu mất vị thế, khi phim có âm thanh ra đời. Và một nam diễn viên phim câm đã phải cố gắng rất nhiều để trở thành ngôi sao trong dòng phim này. Các nhà phê bình và ban giám khảo của nhiều LHP cho rằng khán giả nên đến rạp xem “The Artist” để thưởng thức một trải nghiệm hoàn toàn mới.

nữ diễn viên cHínH xuấT sắc Năm nay, có khá nhiều phim tái hiện cuộc đời của những nhân vật nổi tiếng, và lẽ dĩ nhiên các diễn viên hóa thân vào những icon này đều phải chịu những sức ép vô hình khổng lồ. Thế nhưng Michelle Williams đã rất chững chạc khi biến hóa thành huyền thoại Marilyn Monroe trong phim “My Week with Marilyn”. Meryl Streep cũng tiếp tục chứng tỏ phong độ tuyệt hảo với vai chính cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher trong phim “Iron lady” (Quý bà thép). Khi phim mới khởi quay, người Anh đã phản đối kịch liệt việc để một diễn viên Mỹ đóng vai thủ tướng nước mình, nhưng Meryl Streep đã khẳng định tài năng của bà đủ để lấp được những khác biệt ấy.

danh sách đề cử chính thức được công bố vào ngày 24/01/2012

Lễ trao giải diễn ra tại Nhà hát

kodak vào ngày 26/02/2012

Người chủ trì cho Lễ trao giải lần thứ 84 này là danh hài eddie murphy

94 95

Ưu điểm của những bộ phim được chuyển thể từ truyện là nếu phim chán, bạn vẫn có

thể đọc truyện để thưởng thức được hết nội dung văn học.

Phim từ sáchK hi nguồn kịch bản hay đang ngày càng thiếu như bây giờ, Hollywood thường tìm về đào xới kho ý tưởng vô tận: các truyện ngắn, tiểu thuyết nổi

tiếng. Nhìn lại các phim lớn của năm 2011, dễ thấy hơn nửa số đó là phim có kịch bản chuyển thể: từ phim tình cảm lãng mạn như “Breaking Dawn” (Hừng đông), “One Day” (Một ngày) đến phim trinh thám “The Girl with the Dragon Tattoo” (Cô gái có hình xăm rồng), phim tâm lý “The Help” (Người giúp việc), “Water for elephant” (Nước cho voi), phim kỳ ảo “Harry Potter and the Deathly Hallows” (Harry Potter và bảo bối tử thần), phim cổ tích “Red Riding Hood” (Cô gái quàng khăn đỏ), đến tự truyện như “Moneyball” (Tiền bi)… Những truyện kinh điển cũng được mang ra làm lại đến lần thứ n: “Jane Eyre”, “Three Musketeers” (Ba người lính ngự lâm), “Sherlock Holmes” (Thám tử Sher-lock Holmes). Nếu nhìn vào danh mục những phim ăn khách nhất ở Hollywood từ xưa đến nay, những phim chuyển thể cũng đông áp đảo “Harry Potter”, “Lord of The Ring” (Chúa nhẫn), “Twilight” (Chạng vạng), “Jurassic Park” (Công viên kỷ Jura) … đều đã và đang là những bộ truyện ăn khách trước khi được các hãng phim mua bản quyền.

Tại nước ngoài, những nhà xuất bản sách và phát hành phim luôn coi sách và phim chuyển thể là hai nửa không thể tách rời. Ngày phim ra mắt thì sách cũng được phát hành theo, bìa là poster hoặc hình trong phim để khán giả dễ nhận dạng, cũng là để họ thêm tò mò, muốn mua sách/phim về đọc/xem để so sánh xem phiên bản nào hay hơn. Còn ở Việt Nam thì ngược lại: công ty phát hành phim cứ chiếu phim, nhà xuất bản sách cứ làm sách. Chẳng hạn như phim “Just like Heav-en” từng được chiếu ở Việt Nam dưới tên “Hồn yêu”; còn tiểu thuyết gốc của nhà văn Marc Levy lại được đặt tên “Nếu em không phải một giấc mơ”. Không chỉ hai tên này chẳng liên quan gì đến nhau mà bìa sách lại càng không dính đến poster phim, nên chỉ người nào đã xem phim lẫn đọc truyện, hoặc quan tâm đến gốc gác bộ phim mới biết được cơ sự. Hoặc khi bộ phim “Snow

Flower and Secret Fan” (Tuyết Hoa và mật phiến) được báo chí nhắc đến rầm rộ, nhiều người mới ngạc nhiên khi biết sách gốc và bản tiếng Việt đã phát hành từ vài năm trước mà không mấy ai mua để đọc.

Tuy nhiên, trong năm 2011, tình hình này ở Việt Nam có vẻ đã tươi sáng hơn. Gần đây, Nhã Nam đã phát hành một loạt tiểu thuyết của Nicholas Sparks – nhà văn chuyên viết truyện tình cảm lãng mạn, được Hollywood vô cùng ưu ái, “đào mỏ” hết từ “A Walk To Remember” (Đoạn đường để nhớ), “The Note-book” (Nhật ký), cho tới “The Last Song (Bản tình ca cuối cùng) với hình ảnh bìa sử dụng từ phim. Hay khi bộ phim “The Help” (Người giúp việc) - ứng cử viên nặng ký cho giải Os-car năm nay - vừa công chiếu, và gây nhiều chú ý thì tại các tiệm sách cũng đã có ngay tiểu thuyết cùng tên Người giúp việc, với bìa là hình các diễn viên trong phim. Tương tự như vậy là trường hợp của “One Day” (Một ngày). Tuy phim này không được phát hành tại các rạp Việt Nam, nhưng do trước đó, tiểu thuyết “One Day” của tác giả David Nicholls từng nổi đình nổi đám ở Anh, nên nhà phát hành sách ở Việt Nam đã rất khéo léo chọn thời điểm tung sách ra cùng lúc phim chiếu trên toàn cầu, tạo hiệu ứng mạnh hơn hẳn so với việc phát hành sách riêng rẽ.

Ðiên anh

bài viếT: THủy NGâN

HìnH ảnH: INTerNeT

96 97

Holly Nhẹ dạ 19 tuổi, từ miền quê lên New york để chen chân vào giới phù hoa. Cô lượn lờ tìm kiếm những người đàn ông giàu có để kiếm nguồn vui tạm bợ. Giữa sự chộn rộn của thói phù phiếm thành thị với vẻ ngây thơ chết người, thật khó đoán đâu là con người thật của Holly. Holly Nhẹ dạ biết rằng vĩnh viễn không điều gì xấu có thể xảy ra với mình ở tiệm Tiffany’s; sự cay đắng, hài hước, ngây thơ của cô vẫn cứ mê hoặc lòng người. Câu chuyện hài hước và sâu cay đã được dựng thành phim năm 1961 với ngôi sao audrey Hepburn. Phim và truyện cho đến nay đã trở thành một cặp biểu tượng thời trang và văn hóa kinh điển.

AUDrEY HEPBUrN TroNG PHIm "BữA SáNG ở TIFFANY'S"

Biêu tuong Hollywood

HìnH ảnH ĐượC LẤy Từ INTerNeT

98 99

HoT

Chỉ cần đặt lên bàn nước thôi là những chiếc tách cà phê sứ mỏng manh có thể khơi dậy trong bạn giấc mơ ngàn đời của con người về những vùng đất xa xôi. Những dải màu xanh dương, trắng và đen của họa tiết được gợi cảm hứng từ những di sản văn hóa độc đáo: đồ sứ thời Minh tới đồ sứ châu Âu thế kỷ 16. Từ sắc màu của những nhà thờ Hồi giáo ở vùng Samarkand (Uzbekistan) tới

những tháp ngà nơi thành cổ Isfahan (Iran).

mỗi sản phẩm của bộ sưu tập đồ sứ Bleus d'ailleurs có giá từ 300$-600$. Giá cụ thể xin tham khảo tại cửa hàng Hermes.

HANOIGalerie Royale

Opera Business Center60 Ly Thai To

Hoan Kiem84 4 3936.6672

www.kenzo.com

Sac xanh o vùng tròi khác

100