193
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỖ KIÊN THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC DO C¤NG CHøC C¥ QUAN HµNH CHÝNH NHµ N¦íC G¢Y RA ë VIÖT NAM LUN ÁN TIN SĨ LUẬT HC HÀ NI - 2014

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ KIÊN

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖMBåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC DO C¤NG CHøC C¥ QUAN

HµNH CHÝNH NHµ N¦íC G¢Y RA ë VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Page 2: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐỖ KIÊN

THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖMBåI TH¦êNG CñA NHµ N¦íC DO C¤NG CHøC C¥ QUAN

HµNH CHÝNH NHµ N¦íC G¢Y RA ë VIÖT NAM

Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số : 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1. TS ĐINH TRUNG TỤNG

2. TS HOÀNG NGỌC THỈNH

HÀ NỘI - 2014

Page 3: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu củariêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trungthực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.

Tác giả luận án

Nguyễn Đỗ Kiên

Page 4: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

MỤC LỤCTrang

MỞ ĐẦU 1Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUANTỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 81.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài luận án trong

nước và trên thế giới 81.2. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp

luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hànhchính nhà nước gây ra và những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứutrong luận án 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆMBỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNHCHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 312.1. Khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 312.2. Nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra 592.3. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức

cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới và nhữnggiá trị Việt Nam có thể tham khảo 76

Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆMBỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNHCHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 893.1. Khái quát tình hình và hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam 893.2. Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ởViệt Nam và nguyên nhân 98

3.3. Những hạn chế đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường củaNhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Namvà nguyên nhân 109

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬTVỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠQUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM 1244.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam 1244.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam 132KẾT LUẬN 153DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUANĐẾN LUẬN ÁN 156DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157PHỤ LỤC 173

Page 5: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BLDS : Bộ luật Dân sự

BTTH : Bồi thường thiệt hại

CQHCNN : Cơ quan hành chính Nhà nước

HĐND : Hội đồng nhân dân

KS : Kiểm sát

TA : Tòa án

TAND : Tòa án nhân dân

TNBT : Trách nhiệm bồi thường

TNBTCNN : Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

TNDS : Trách nhiệm dân sự

TNPL : Trách nhiệm pháp lý

UBND : Ủy ban nhân dân

UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

WTO : Tổ chức Thương mại thế giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Page 6: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi đất nước ta giành được độc lập đến nay, Nhà nước luôn coi việc xây

dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ quan

trọng hàng đầu. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt

Nam xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay, việc bảo

đảm lợi ích của Nhà nước và các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cần

được tôn trọng và thực hiện công bằng giữa các chủ thể trong xã hội. Mối quan hệgiữa Nhà nước với cá nhân và tổ chức trong xã hội là mối quan hệ đặc biệt, trong

đó, vấn đề công bằng giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thể là cá

nhân, tổ chức được xác định thông qua các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với

nhau và được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp

luật” [93, tr.3] và “Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh

thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật” [93, tr.5]. Với nguyên tắc

hiến định trên, Nhà nước Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu, xây dựng và hoàn

thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm bắt buộc khi cơ quanNhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đây không chỉ làvấn đề dân sự mà còn là vấn đề chính trị - pháp lý - xã hội, phản ánh trình độ phát

triển và dân chủ của chế độ nhà nước, phản ánh một Nhà nước do dân làm chủ. Nhà

nước với tư cách là một chủ thể công quyền trong chế độ chính trị - xã hội, được

hình thành từ nhân dân và được nhân dân uỷ thác cho trách nhiệm điều hành, quản

lý xã hội, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ lợi ích Nhà nước, lợi ích tập

thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong quốc gia mình. Với tinh thần

đó, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một trong những yếu tố góp phần nâng

cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, mở rộng dân chủxã hội, tạo lập sự công bằng trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân.

Những năm qua, mặc dù trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được ghi

nhận từ rất sớm trong Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,

Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). Những

Page 7: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

2

nguyên tắc hiến định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định trong

các bản Hiến pháp nêu trên được thể chế hóa thành các quy định của Bộ luật Tốtụng hình sự năm 1988 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Bộ luật Tố tụng dân sự năm2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), Nghị định số 47/CP

ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do

công chức, viên chức, người có thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng gây

ra, Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Uỷban Thường vụ Quốc hội về việc bồi thường cho người bị oan do người có thẩm

quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra… Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước chưa được đánh giá đúng mức, quan niệm về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước tương đối mờ nhạt và đến ngày 18 tháng 6 năm 2009, tại kỳ họp thứ5 Quốc hội khoá XII mới thông qua một đạo luật riêng biệt - Luật Trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước.

Do hoạt động quản lý hành chính, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan hànhchính Nhà nước từ trung ương đến địa phương là hoạt động mang tính quyền lực

tác động tới các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan

đến quyền và lợi ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức. Một mặt nó thừa

nhận, bảo vệ, bảo đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác

do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến

quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động của cơ quan hành chính Nhànước liên quan đến nhiều người, nhiều lĩnh vực, nhiều mối quan hệ đan xen, có sựtham gia của nhiều chủ thể trong xã hội, chịu sự điều chỉnh của nhiều loại quy phạm

của cả luật nội dung lẫn hình thức và phải tuân theo những trình tự, thủ tục khác

nhau. Việc giải quyết bồi thường thiệt hại giữa cơ quan hành chính Nhà nước và

người bị gây thiệt hại được đặt trong mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và công

dân khi thực thi quyền hành pháp. Vì vậy, trách nhiệm bồi thường trong lĩnh vực

quản lý hành chính, hay nói cách khác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do

công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra cần được xác định trong các đạo

luật. Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã quy định phạm vi trách nhiệm

bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, lĩnh vực thi hành án, hoạt

động tố tụng... Đây là bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp, đáp ứng

Page 8: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

3

đòi hỏi khách quan trong một xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước

pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam. Luật này có hiệu

lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, vì vậy, vấn đề thực hiện Luật này nói

chung và thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công

chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết.

Bồi thường nhà nước là vấn đề hết sức phức tạp, nó thể hiện quan hệ đặc biệt giữa

một bên chủ thể là Nhà nước - với tư cách là chủ thể thực thi và duy trì quyền lực

công theo pháp luật - với một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi

trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Bảo đảm sự bình đẳng trước

pháp luật trong mối quan hệ này là không hề đơn giản. Trong bối cảnh đó, việc

thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chínhNhà nước gây ra đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn, thực hiện nghiêm minh theo

trình tự luật định.

Những vấn đề nêu trên đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu một cách toàn diện,

sâu rộng, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam. Đồng

thời, cần nghiên cứu thủ tục tố tụng trong việc xác định trách nhiệm của Nhà nước

và yêu cầu chính đáng của công dân theo những mô hình và pháp luật tố tụng phù

hợp. Do đó, cần tổng kết từ thực tiễn thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo đảm cho việc thực hiện và các vấn

đề cần hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này.

Trên cơ sở nhận thức và với mong muốn làm sáng tỏ những vấn đề cấp thiết

về lý luận và thực tiễn việc thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đánhgiá những điểm tích cực và hạn chế nhằm đưa ra quan điểm và giải pháp về lĩnhvực này, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ởViệt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu pháp luật thực định, phân tích, đánh giá các quanđiểm trong khoa học pháp lý hiện nay, luận án nghiên cứu toàn diện, có hệ thống

Page 9: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

4

những vấn đề lý luận và thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Luận án tìm ra

những nguyên nhân, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo

đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơquan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu, luận án giải quyết

những nhiệm vụ sau đây:- Phân tích khái niệm, hình thức, vai trò thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra.

- Phân tích nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước

gây ra, trong đó tập trung phân tích sâu, làm rõ các nội dung thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước

gây ra và các bảo đảm đặc trưng đối với hoạt động này.

- Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới, từđó rút ra những giá trị Việt Nam có thể tham khảo.

- Phân tích khái quát tình hình và hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước ở Việt Nam.

- Đánh giá đúng những kết quả đạt được và hạn chế đối với thực trạng thực

hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hànhchính Nhà nước gây ra ở Việt Nam, phân tích rõ các nguyên nhân khách quan, chủquan của những kết quả đạt được và hạn chế đó.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, xác định những quan điểm và đề xuất

những giải pháp cụ thể, phù hợp, có tính khả thi nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật

về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà

nước gây ra ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với thực hiện pháp

luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính

Page 10: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

5

Nhà nước gây ra ở Việt Nam dưới góc độ khoa học lý luận và lịch sử nhà nước và

pháp luật.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công

chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam là đề tài rộng, chứa đựng

nhiều vấn đề phức tạp về lý luận và thực tiễn. Luận án nghiên cứu thực hiện

pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi các cơ quan

hành chính Nhà nước, công chức của cơ quan này và các cá nhân, tổ chức có liên

quan ở Việt Nam.

Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra từ năm

1945 tới nay. Tình hình và số liệu thống kê liên quan tới vấn đề này được trích dẫn,

viện dẫn từ các báo cáo chính thức từ năm 1997 tới năm 2013 của Chính phủ, Tòa

án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành và Ủy ban nhân

dân các cấp.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối

với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ

quan hành chính Nhà nước gây ra trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, luận án còn căn cứ vào các văn bản

pháp luật Việt Nam quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công

chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra và tài liệu của một số nước trên thế giới

về lĩnh vực này.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa

duy vật lịch sử, tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với từng nội

dung luận án.

Page 11: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

6

- Chương 1, tác giả coi trọng phương pháp tổng hợp, phân tích và hệ thống

hóa để đánh giá các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật về

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước

gây ra.

- Chương 2, tác giả sử dụng nhiều phương pháp để làm sáng tỏ những vấn đề

lý luận của luận án. Cụ thể là, tác giả chủ yếu dùng phương pháp quy nạp để xây

dựng các khái niệm. Phương pháp tổng hợp, phân tích dùng để nghiên cứu các hình

thức, vai trò, nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

ở Việt Nam. Phương pháp so sánh được áp dụng khi tìm hiểu vấn đề này ở một số

nước trên thế giới và những giá trị Việt Nam có thể tham khảo.

- Chương 3, tác giả đã sử dụng phương pháp nổi bật là thống kê, báo cáo kết

hợp với khảo sát thực tiễn nhằm phân tích, lý giải các số liệu về thực trạng; tọa đàm,

hội thảo trao đổi với các chuyên gia về thực trạng để đánh giá, tổng hợp và chọn lọc

tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn có liên quan tới thực hiện pháp luật về

trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước

gây ra ở Việt Nam, từ đó, tác giả làm sáng tỏ nội dung của luận án.

- Chương 4, về cơ bản tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để

đưa ra các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học, góp phần bảo đảm thực hiện

pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành

chính Nhà nước gây ra ở Việt Nam.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án

Thông qua việc nghiên cứu toàn diện, có hệ thống đề tài này, nội dung luận

án có một số điểm mới, đó là:

- Xây dựng khái niệm, xác định các đặc điểm và pháp luật về trách nhiệm

bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Đặc

biệt, luận án đã xây dựng khái niệm, phân tích rõ các hình thức và nội dung thực

hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành

chính Nhà nước gây ra.

Page 12: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

7

- Xác định yêu cầu và các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm

bồi thường Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra.

- Nghiên cứu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới, luận

án xác định những giá trị Việt Nam có thể tham khảo.

- Đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra ở Việt

Nam và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế đó.

- Đề xuất những quan điểm, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra

ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về lý luận, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện

cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra. Vì vậy, luận án có thể

được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy về

thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính Nhà nước gây ra nói riêng trong các

trường đại học, cao đẳng chuyên hoặc không chuyên ngành luật.

Về thực tiễn, những kết luận, đề xuất của luận án được nghiên cứu trên cơ sở

lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền có thể khai

thác vận dụng để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện pháp

luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính

Nhà nước gây ra ở Việt Nam.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 13: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

8

Chương 1TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TỚIĐỀ TÀI LUẬN ÁN TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật

về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chínhnhà nước gây ra ở Việt Nam

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một nội dung của pháp luật

nói chung, pháp luật bồi thường của Nhà nước nói riêng. Do vậy, nghiên cứu về

lĩnh vực này phải đặt trong mối quan hệ với tổng thể các quy định của pháp luật,

đặc biệt là các quy định của pháp luật có liên quan tới trách nhiệm bồi thường, công

chức, công vụ. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đã được công bố ở

các mức độ và phạm vi khác nhau, điển hình gồm hai nhóm chính sau:

Nhóm thứ nhất, các công trình tiêu biểu liên quan tới trách nhiệm bồi thường:- Dự án “Nghiên cứu, đánh giá vấn đề bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố

tụng”, Bộ Tư pháp [14]. Dự án đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá tổng quan thực

trạng thực hiện pháp luật về bồi thường theo nội dung Nghị quyết số 388/2003/NQ-

UBTVQH ngày 17 tháng 3 năm 2003 của UBTVQH, bồi thường theo nội dung

Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ và BTTH ngoài hợp

đồng theo quy định của BLDS. Qua khảo sát, điều tra, phân tích số liệu bồi thường

tại năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và phỏng vấn trực tiếp các chủ thể

liên quan của các CQHCNN, cơ quan tố tụng, luật sư, người bị thiệt hại, Dự án đã

phân tích làm sáng tỏ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đề xuất

việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về BTTH. Mặc dù số liệu điều tra cơ bản

chỉ trong phạm vi ở năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với đối tượng

khảo sát chủ yếu là những người có liên quan hoạt động tố tụng, nhưng Dự án đã

khái quát được một số thực trạng của pháp luật BTTH Việt Nam trong giai đoạn

từ năm 1997 đến năm 2007. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Dự án, một số kiến

Page 14: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

9

nghị đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, thể hiện trong nội dung của Luật

TNBTCNN ban hành năm 2009. Với việc thực hiện nội dung quy định của pháp

luật TNBTCNN mới, những kết luận, nhận định của Dự án đã lạc hậu, không còn

phù hợp và chỉ có các số liệu có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu luận án.

- Sách chuyên khảo “Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ

quan tiến hành tố tụng gây ra”, tác giả Lê Mai Anh [1]. Công trình nghiên cứu này

đã phân tích đặc điểm, bản chất của trách nhiệm nhà nước trong việc BTTH do

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra. Một số khái niệm, trình

tự, thủ tục, cách thức giải quyết, thực trạng pháp luật, thực tiễn giải quyết BTTH do

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra đã được nêu ra. Đồng

thời, tác giả cũng đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và các giải pháp

nhằm nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc khắc phục thiệt

hại cho công dân. Tuy nhiên, cuốn sách mới phân tích BTTH với chủ thể gây ra là

người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng và trong bối cảnh Việt Nam

chưa ban hành Luật TNBTCNN. Công trình này chủ yếu tiếp cận vấn đề BTTH

dưới góc độ pháp luật dân sự, chưa đề cập tới TNBTCNN với chủ thể gây ra thiệt

hại là công chức CQHCNN. Do vậy, cuốn sách chưa giải quyết vấn đề thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, nhưng một số số liệu của

công trình nghiên cứu này có giá trị tham khảo trong quá trình tác giả viết luận án.

- Sách chuyên khảo “Những vấn đề cơ bản của Luật trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước năm 2009”, tác giả Tiến sĩ Đinh Trung Tụng chủ biên [152]. Cuốn

sách đã đề cập các quy định pháp luật về TNBTCNN nói chung và giới thiệu Luật

TNBTCNN nói riêng, trong đó tập trung nêu ra sự cần thiết, mục tiêu ban hành và

quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật TNBTCNN dựa trên số liệu phân tích khái quát

tình hình thực hiện TNBT của các cơ quan Nhà nước theo Nghị quyết số

388/2003/NQ-UBTVQH. Đồng thời, công trình này đã giới thiệu khái quát pháp

luật một số nước trên thế giới về TNBTCNN như phạm vi, cách thức xác định, thủ

tục, cơ quan giải quyết, trách nhiệm hoàn trả... Tuy nhiên, cuốn sách mới giới thiệu

dưới góc độ các quy định của pháp luật TNBTCNN Việt Nam và một số nước trên

thế giới, chưa đề cập tới việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực này trong thực tế. Do

Page 15: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

10

vậy, cuốn sách có giá trị cung cấp một số thông tin về pháp luật TNBTCNN tác giả

có thể tham khảo trong quá trình viết luận án.

- Sách chuyên khảo “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức

khỏe và tính mạng”, tác giả Tiến sĩ Phùng Trung Tập [117]. Cuốn sách đã phân tích

có hệ thống về các căn cứ phát sinh TNBT, BTTH trong những trường hợp cụ thể,

phân loại TNBT và chủ thể bồi thường, những trường hợp không phải bồi thường,

thời hạn hưởng BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm. Công trình nghiên cứu

này đã phân tích BTTH về tài sản, sức khỏe, tính mạng của cá nhân, tổ chức dưới

góc độ pháp luật dân sự, chưa đề cập sâu ở khía cạnh TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng đối với cá nhân, tổ chức

trong thi hành công vụ. Do vậy, một số nội dung của công trình nghiên cứu này

cũng có giá trị tham khảo đối với luận án.

- Sách chuyên khảo “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo

pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả Tiến sĩ Trần Thị Huệ chủ biên [70]. Nội dung

cuốn sách đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản, thực trạng quy định của pháp

luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về BTTH do tài sản

gây ra. Cuốn sách cũng trình bày một số nội dung về chế định BTTH ngoài hợp

đồng trong BLDS, với ý nghĩa nhằm bảo vệ tài sản của nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giáo dục mọi người nâng cao ý thức pháp luật, đồng

thời sử dụng các biện pháp pháp luật một cách đầy đủ và chặt chẽ để tăng cường

hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực này. Cuốn sách đã đề xuất các giải

pháp nâng cao ý thức pháp luật của cá nhân, tổ chức trong cộng đồng dân cư vềtrách nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong bối cảnh nước ta đang trong quá trình xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đây là công trình nghiên cứu về một loại

TNDS được áp dụng cho chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản - những

người có nghĩa vụ trong việc quản lý tài sản, khác với nội dung của TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra. Do vậy, cuốn sách có nhiều thông tin giá trị, có thểdùng làm tài liệu nghiên cứu đối với luận án.

- Sách chuyên khảo “Tìm hiểu pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước”, tác giả Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tịnh chủ biên [128]. Cuốn sách đã cung cấp

một số thông tin, kiến thức pháp luật về TNBTCNN dưới góc độ phổ biến để cho

Page 16: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

11

cán bộ, công chức nói chung, cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nói riêng

nắm bắt, hiểu biết để thực hiện công việc trong thực tế. Ngoài ra, công trình nghiên

cứu này đã tập trung lý giải tại sao phải xác lập chế độ TNBTNN: 1) Thiết lập cơchế thuận lợi, khả thi để người bị thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra thực hiện

quyền yêu cầu bồi thường; 2) Là cơ chế pháp lý hiệu quả ngăn ngừa lạm dụng quyền

lực nhà nước, nâng cao trách nhiệm công vụ; 3) Chế định TNBTCNN đáp ứng yêu

cầu hội nhập quốc tế. Với mục đích trên, các tác giả đã nêu khái niệm thiệt hại và

BTTH, khái niệm và đặc điểm của TNBT thiệt hại của nhà nước nói chung và đã

phân tích một cách khái quát những quy định pháp luật thực định về TNBTCNN đểgiúp người đọc hiểu, dễ vận dụng vào thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, cuốn sách chưanêu ra khái niệm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra… Mặc dù chưa đề cập sâu những vấn đề này, nhưngcuốn sách cũng có nhiều nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các biện pháp bảo đảm thi hành Luật

Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, chủ nhiệm đề tài Thạc sĩ Nguyễn Thanh

Tịnh [27]. Công trình này đã phân tích một số nội dung về mặt lý luận và thực tiễn

các biện pháp bảo đảm như xây dựng, hoàn thiện pháp luật, công tác tuyên truyền,

giáo dục pháp luật, về tổ chức bộ máy, con người, kinh phí để các quy định của

Luật TNBTCNN phát sinh được hiệu quả trong đời sống thực tiễn. Đề tài cũngcung cấp khá nhiều thông tin mới mang tính cập nhật, nêu ra và làm rõ một số khái

niệm liên quan các biện pháp bảo đảm thi hành Luật TNBTCNN. Tuy nhiên, nội

dung mang tính chuyên sâu liên quan tới thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra trong công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập hoặc

đã đề cập nhưng chưa được phân tích thỏa đáng. Do vậy, một số nhận định của Đềtài này được tác giả thừa nhận hoặc có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo có

giá trị cho luận án.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Trách nhiệm dân sự của cơ quantổ chức về thiệt hại do hành vi của cán bộ, công chức gây ra - vấn đề lý luận và thực

tiễn”, chủ nhiệm đề tài Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn [151]. Đề tài phân tích làm rõ cơsở lý luận và thực tiễn về TNDS theo quy định của BLDS, đưa ra kiến nghị với các

Page 17: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

12

cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hướng dẫn áp dụng và hoàn thiện Điều

619, 620 BLDS, qua đó tác giả đã phân biệt TNDS theo quy định của BLDS và

TNBTCNN. Đề tài đã khẳng định Nhà nước và các tổ chức thành viên của mình

thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật phải thông qua hành vi của cán bộ,

công chức. Khi thực thi công vụ, cơ quan nhà nước có thể có nhiều tư cách - tư cáchpháp nhân, tư cách cơ quan nhà nước hoặc với tư cách của cơ quan tiến hành tốtụng. Đề tài cũng đề cập thực trạng khó khăn trong thi hành án liên quan tới tài sản

của các vụ, việc BTTH, trên cơ sở đó đã đề xuất cơ chế thi hành án đặc thù với

loại vụ việc này. Ngoài ra, các tác giả đã đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung quan

trọng trong việc xây dựng Luật TNBTCNN. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của

Đề tài chủ yếu dưới góc độ TNDS, mặc dù đã đánh giá được một phần của thực

trạng việc thực hiện BTTH và đề xuất một số kiến nghị có giá trị trong việc xây

dựng Luật TNBTCNN, nhưng những nội dung đó được đề cập trước khi Việt

Nam ban hành Luật TNBTCNN, do vậy, Đề tài chỉ cung cấp một số thông tin, tài

liệu có thể tham khảo cho luận án.

- Luận văn thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của trách

nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước”, tác giả Lê Thái Phương [87]. Luận vănđã khái quát một số nội dung về TNBT thiệt hại của nhà nước, thực trạng pháp luật

Việt Nam về BTTH, trong đó tác giả đã so sánh một số chế định cụ thể của pháp

luật BTTH Việt Nam với chế định tương ứng của một số nước trên thế giới.

Luận văn thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của

nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính”, tác giả Nguyễn Khả Phúc [86]. Luận

văn này chủ yếu nêu, phân tích khái niệm về trách nhiệm BTTH, trách nhiệm BTTH

của nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước, hoạt động quản lý hành chính

nhà nước, căn cứ phát sinh và các đặc điểm của trách nhiệm BTTH của nhà nước

trong hoạt động quản lý hành chính. Tác giả cũng đã nêu khái quát quy định pháp

luật về trách nhiệm BTTH của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, trên cơsở đó đã đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN.

Mặc dù hai luận văn thạc sĩ Luật học nêu trên ít nhiều đã đề cập tới vấn đề lý

luận cũng như thực tiễn về một hoặc một số khía cạnh trong pháp luật về

TNBTCNN, nhưng các số liệu phân tích trong các công trình nghiên cứu này từ

Page 18: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

13

trước năm 2010 nên tương đối lạc hậu và các tác giả chưa đề cập một cách toàn

diện tới việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở

trình độ Tiến sĩ.

- Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã có hai chuyên đề xuất bản dưới

dạng thông tin khoa học pháp lý là “Trách nhiệm vật chất của Nhà nước đối với

thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp - thực tiễn và kinh nghiệm ở Liên bang Nga”

[163] và “Trách nhiệm bồi thường nhà nước - thực tiễn thi hành và giải pháp”

[164]. Các số chuyên đề trên đã so sánh căn cứ phát sinh, cách thức áp dụng pháp

luật và kinh nghiệm thi hành pháp luật của Liên bang Nga về trách nhiệm vật chất

của nhà nước đối với doanh nghiệp; đã khái quát tổng quan pháp luật, thực tiễn thi

hành TNBTCNN của Liên bang Nga, trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những vấn

đề lý luận và thực tiễn có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu, xây dựng Luật

TNBTCNN.

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp có hai số chuyên đề “Pháp luật

bồi thường nhà nước”, Hà Nội - 2008 và “Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của

nhà nước”, Hà Nội - 2011. Hai số chuyên đề này do nhiều tác giả viết, trong đó có

các bài viết về những vấn đề cụ thể nghiên cứu, phân tích, so sánh và cung cấp các

số liệu, thông tin về các chế định pháp luật TNBT, kiến nghị các nội dung cụ thể

nhằm hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN của Việt Nam. Các tác giả kiến nghị một

số giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN và đề xuất các

biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng pháp luật về TNBTCNN

vào thực tiễn cuộc sống.

Nội dung các số chuyên đề của Viện Khoa học pháp lý, Tạp chí Dân chủ và

Pháp luật nêu trên mặc dù chưa giải quyết các vấn đề chuyên sâu đối với thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam, nhưng cũng

tổng kết một số số liệu chính xác, có giá trị có thể tham khảo cho một số nội dung

liên quan của luận án.

Ngoài ra, vấn đề TNBTCNN cũng được khá nhiều nhà khoa học đăng trêncác tạp chí chuyên ngành luật, tiêu biểu như: “Vấn đề trách nhiệm của Nhà nước

bồi thường thiệt hại trong pháp luật Hoa Kỳ”, tác giả Cao Xuân Phong [85]; “Một

Page 19: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

14

số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường Nhà nước”, tác giả Phó Giáo sư Tiến sĩNguyễn Như Phát [82]; “Hai lý thuyết và hai loại trách nhiệm bồi thường Nhà

nước”, tác giả Phó Giáo sư Tiến sĩ Trịnh Đức Thảo [123]; “Bồi thường thiệt hại nhà

nước”, tác giả Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Dung [39]; “Quan điểm về cách

xử lý một số vấn đề cơ bản của dự thảo Luật bồi thường Nhà nước”, tác giả Phó

Giáo sư Tiến sĩ Dương Đăng Huệ [66]; “Một số giải pháp xây dựng Luật bồi

thường Nhà nước”, tác giả Tiến sĩ luật học Phùng Trung Tập [115]; “Cơ sở pháp lý

phát sinh và phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”, tác giả Phó Giáo sưTiến sĩ Nguyễn Như Phát và Tiến sĩ Luật học Bùi Nguyên Khánh [83]; “Bàn vềtrách nhiệm bồi thường của nhà nước khi công chức thi hành công vụ, gây thiệt

hại”, tác giả Trần Thị Hiền [59]; “Bồi thường nhà nước từ quan điểm đến pháp luật

và khả năng thực hiện”, tác giả Nguyễn Minh Đoan [50]; “Một số vấn đề lý luận

trong xây dựng dự án Luật bồi thường nhà nước và xác định phạm vi điều chỉnh”,tác giả Đinh Dũng Sỹ [114]; “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước: nhận diện và

phân biệt với đền bù nhà nước”, tác giả Trần Thái Dương [40]; “Trách nhiệm bồi

thường của nhà nước trong lĩnh vực hành chính”, tác giả Lê Thị Phương Hoa [61];

“Một số vướng mắc trong việc thực thi các quy định về bồi thường nhà nước”, tácgiả Đỗ Văn Nhân [79];...

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về TNBTCNN cũng là chủ đề của nhiều

hội thảo khoa học về lĩnh vực này, nổi bật là hội thảo: “Pháp luật bồi thường nhà

nước Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc” do Bộ Tư pháp phối hợp Dự án VIE

02/015 tổ chức [16]; Kỷ yếu các Tọa đàm trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa BộTư pháp Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thuộc Tiểu Dự án

A - Hỗ trợ sửa Bộ luật dân sự 1995 và xây dựng dự án Luật TNBTCNN [74]; Kỷyếu hội thảo “Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thường nhà nước ở một sốnước” của Văn phòng Quốc hội [160];... Bên cạnh đó, các báo cáo đánh giá thực

tiễn thi hành pháp luật về TNBTCNN cũng được nhiều cơ quan có thẩm quyền thực

hiện, điển hình như: Báo cáo số 104/BC-BTP ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tưpháp về “Tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ,

công chức nhà nước gây ra” [17]; Báo cáo số 220/BC-UBTVQH12 ngày 07 tháng 5

năm 2009 của UBTVQH về “Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bồi

Page 20: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

15

thường nhà nước” [158]; Báo cáo chuyên đề về tình hình thi hành Luật TNBTCNN

trong 6 tháng đầu năm 2010 [15]; Báo cáo số 57/BC-BTP ngày 04 tháng 4 năm2011 của Bộ Tư pháp về Sơ kết một năm thi hành Luật TNBTCNN [18]; Báo cáo

số 42/BC-BTNN ngày 30 tháng 5 năm 2013 của Cục Bồi thường Nhà nước Bộ Tưpháp về “Kết quả Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật TNBTCNN” [37], các Báo

cáo chuyên đề về TNBTCNN của các cơ quan có thẩm quyền như: Báo cáo ngày17 tháng 8 năm 2011 của Bộ Tư pháp về Tình hình triển khai thực hiện Luật

TNBTCNN và kiện toàn tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước vềcông tác bồi thường [19]; Báo cáo số 163/BC-BTNN ngày 16 tháng 12 năm 2011của Cục BTNN về Kết quả kiểm tra công tác giải quyết yêu cầu bồi thường trong

hoạt động quản lý hành chính nhà nước và thi hành án dân sự tại một số tỉnh, thành

phố trực thuộc trung ương năm 2011 [20]; Báo cáo số 179/BC-ĐKS ngày 05 tháng10 năm 2012 của Bộ Tư pháp về pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về bồi

thường nhà nước tại Nhật Bản [28];...

Các công trình tiêu biểu trên đã nghiên cứu nhiều khía cạnh có liên quan tới

TNBTCNN, tác giả luận án đã sử dụng nhiều thông tin trong các tài liệu này phục

vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án.

Nhóm thứ hai, các công trình tiêu biểu có liên quan tới thực hiện pháp luật,công chức, công vụ:

- Luận án tiến sĩ Luật học “Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều

kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam”, tác giả Ngô Hải Phan [81]. Luận

án đã đánh giá thực trạng đội ngũ công chức, phân tích các quan điểm và đưa ra cáckhái niệm về TNPL, phản ánh trung thực, khách quan về thực trạng pháp luật điều

chỉnh về TNPL đối với công chức, đồng thời, đã phân tích mối tương quan giữa các

dạng TNPL được áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật. Luận án đã đề xuất

phương hướng, quan điểm và các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản để hoàn thiện pháp

luật về công chức, công vụ, nền hành chính công nói chung, pháp luật về TNPL đối

với công chức nói riêng. Mặc dù số liệu, phân tích và nhận định của Luận án này vềcán bộ, công chức, viên chức Việt Nam tương đối đầy đủ nhưng được thực hiện từtrước năm 2004 nên đã cũ so với thời điểm hiện nay. Do vậy, chỉ có các số liệu của

Luận án có giá trị tham khảo cho luận án.

Page 21: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

16

- Luận án Tiến sĩ luật học “Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo

pháp luật Việt Nam hiện nay”, tác giả Trần Thị Hiền [60]. Luận án này nghiên cứu

một cách hệ thống, toàn diện và chỉ ra bản chất của trách nhiệm vật chất với tư cáchlà dạng trách nhiệm BTTH đặc biệt. Công trình nghiên cứu này đã phân tích một sốquan niệm, các yếu tố pháp lý cần thiết cho sự hình thành, cơ sở thực tế làm phát

sinh trách nhiệm vật chất đối với công chức. Tác giả đã so sánh mối quan hệ giữa

TNBTCNN và trách nhiệm vật chất đối với công chức, trên cơ sở đó, tác giả đềxuất cần xác định trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công chức theo

hướng Nhà nước chỉ phải chịu trách nhiệm BTTH đối với hành vi gây ra trong hoạt

động công vụ. Nhà nước có trách nhiệm về nội dung thực hiện quyền lực công

trong quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về những hậu quả có thể xảy ra trong

hoạt động thi hành công vụ của công chức, mà Nhà nước và công chức luôn tồn tại

mối quan hệ về hành chính - tổ chức. Dưới góc độ đó, luận án đi sâu nghiên cứu

trách nhiệm vật chất của công chức, còn mối quan hệ giữa Nhà nước với các đối

tượng bị gây ra thiệt hại chưa được đề cập nhiều. Trong khi đó, vấn đề thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra mà tác giả lựa chọn sẽđược nghiên cứu dưới góc độ của mối quan hệ giữa CQHCNN với cá nhân, tổ chức

bị gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Những nội dung liên quan đến trách

nhiệm vật chất của công chức có giá trị tham khảo quan trọng để nghiên cứu vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

- Sách chuyên khảo “Công vụ, công chức nhà nước”, tác giả Phó Giáo sư,Tiến sĩ Phạm Hồng Thái [119]. Cuốn sách đã phân tích đặc điểm và đưa ra khái

niệm hoạt động công vụ, trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng

pháp luật công chức và hoạt động công vụ ở Việt Nam. Công trình này đã phân tích

các quan niệm về công chức ở nước ta trong các giai đoạn theo mốc thời gian ban

hành văn bản pháp luật, trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra cách nhìn nhận cá nhân

về nền công vụ kiểu mới. Đồng thời, cuốn sách đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ,

công chức, phân tích những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng và đềxuất các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh cán bộ, công chức, xây

dựng nền hành chính công khoa học, hiện đại. Cuốn sách có giá trị tham khảo đối

với chương 2 của luận án.

Page 22: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

17

- Sách chuyên khảo “Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công

chức trong giai đoạn hiện nay”, tác giả Tô Tử Hạ [56]. Công trình nghiên cứu này

giới thiệu tương đối tổng quan về pháp luật công chức của Việt Nam trong giai

đoạn đổi mới (từ năm 1986 đến năm 1998) và so sánh khái niệm công chức ở Việt

Nam với một số nước trên thế giới. Đặc biệt, pháp luật về nghĩa vụ, quyền lợi của

công chức và tuyển dụng, đào tạo công chức được tác giả nghiên cứu, đánh giá cụthể, xác đáng. Việc xây dựng đội ngũ công chức nói chung, công chức CQHCNN

nói riêng được tác giả đề cập với một dung lượng thỏa đáng. Mặc dù cuốn sách xuất

bản từ năm 1998, nhưng nhiều nội dung có giá trị trong việc xây dựng, hoàn thiện

đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay và có giá trị tham

khảo đối với đề tài của luận án.

- Sách chuyên khảo “Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn về theo dõi thi hành

pháp luật”, do Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp, tác giảTiến sĩ Lê Thành Long chủ biên [29]. Cuốn sách đã phân tích rõ khái niệm “thihành pháp luật”, “theo dõi thi hành pháp luật”, vai trò của các cơ quan trong theo

dõi thi hành pháp luật, khái quát việc tổ chức theo dõi thi hành pháp luật ở một sốBộ, ngành, địa phương và kinh nghiệm quốc tế. Trên cơ sở tham khảo nội dung

cuốn sách, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo nội dung của các hình thức thực hiện

pháp luật, thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật thể hiện trong chương 2và chương 3 của luận án.

Bên cạnh các công trình trên, một số giáo trình giảng dạy trong các cơ sở đào

tạo luật cũng nghiên cứu về các khía cạnh có liên quan đến thực hiện pháp luật, công

chức, công vụ, tiêu biểu là các giáo trình như: “Lý luận Nhà nước và Pháp luật”,

Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội [41]; “Giáo trình Luật dân sự Việt Nam”,

Trường Đại học Luật Hà Nội [142]; “Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam”, Trường

Đại học Luật Hà Nội [143]; “Lý luận Nhà nước và Pháp luật” của tác giả Giáo sư

Tiến sĩ Phạm Hồng Thái và Phó Giáo sư Tiến sĩ Đinh Văn Mậu [118]; “Giáo trình

Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội [144];

“Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật”, Trường Đại học Luật Hà Nội [145];

“Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội [147];...

Page 23: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

18

Ngoài ra, cũng còn một số tác giả bảo vệ luận án thạc sĩ luật học liên quan tới

một hoặc một số nội dung về lĩnh vực “thực hiện pháp luật”, “áp dụng pháp luật”như: Luận văn thạc sỹ luật học “Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường

thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện

nay”, tác giả Lê Minh Thắng [120]; Luận văn thạc sỹ luật học “Áp dụng pháp luật

bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện

kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Lại Thị Thu Hương [57]; Luận

văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công

chức Nhà nước ở tỉnh Nam Định”, tác giả Cao Thị Hà [55];... Những đóng gópkhoa học của các công trình nghiên cứu tiêu biểu nêu trên sẽ được tác giả kế thừa và

tiếp tục phát triển trong luận án nghiên cứu của mình.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu có liên quan tới thực hiện pháp luật

về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chínhnhà nước gây ra ở một số quốc gia trên thế giới

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra liên

quan tới nhiều lĩnh vực. Do vậy, vấn đề này là mối quan tâm của nhiều quốc gia,

các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học trên thế giới. Căn cứ nội dung thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, trên cơ sở cách tiếp cận hệthống, các công trình này chủ yếu là các sách chuyên khảo, bài viết, gồm hai nhóm

chính sau đây:Nhóm thứ nhất, các công trình tiêu biểu liên quan tới TNBTCNN nói

chung gồm:- Sách chuyên khảo “Nghiên cứu một số vấn đề về Luật bồi thường nhà

nước”, tác giả Mã Hoại Đức chủ biên [187]. Công trình đã nghiên cứu về chế độ bồithường nhà nước qua các thời kỳ lịch sử, cơ sở lý luận của bồi thường nhà nước,các nguyên tắc quy trách nhiệm bồi thường nhà nước, phạm vi bồi thường hành

chính, bồi thường nhà nước trong lĩnh vực công hữu công cộng, phạm vi bồi thườngtư pháp, người có quyền yêu cầu bồi thường, cơ quan có nghĩa vụ bồi thường, trình

tự bồi thường nhà nước, chi phí bồi thường nhà nước, phương thức, tiêu chuẩn và

kế hoạch bồi thường nhà nước, vấn đề bồi hoàn nhà nước và việc thực hiện phápluật về bồi thường nhà nước. Trong mỗi nội dung trên, tác giả đều so sánh việc thực

Page 24: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

19

hiện các chế định pháp luật Trung Quốc với chế định tương ứng của pháp luật mộtsố nước tiêu biểu như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức,Vương quốc Anh để tìm ra điểm ưu việt, những vấn đề còn hạn chế, tồn tại và trên

cơ sở đó kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc sửa đổi, bổ sung,

hoàn thiện pháp luật bồi thường nhà nước. Giá trị quan trọng của công trình nghiên

cứu này chính ở chỗ tác phẩm đã nghiên cứu, so sánh, phân tích việc thực hiện phápluật bồi thường của Trung Quốc sau 10 năm Luật bồi thường nhà nước Trung Quốccó hiệu lực thi hành, trên cơ sở đó tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện phápluật về lĩnh vực này phù hợp với chủ trương phát triển xã hội hài hoà mang đặc sắcTrung Quốc. Đặc biệt, cuốn sách đã trình bày và phân tích khá kỹ về các khía cạnhpháp luật, các phương diện lịch sử, chế độ chính trị, các điều kiện về kinh tế - xã hộiđể lý giải các luận chứng cho việc xây dựng, hoàn thiện các chế định của pháp luậtbồi thường nhà nước Trung Quốc. Đây là những thông tin có giá trị tham khảo khixây dựng Luật TNBTNN Việt Nam và là tài liệu tham khảo quan trọng có liên quan

tới đề tài luận án.- Sách chuyên khảo “Thực hiện Luật bồi thường nhà nước”, tác giả Cao Gia

Vĩ [188]. Cuốn sách này đã phân tích khái niệm, chủ thể, kết cấu, tính chất, mụcđích của bồi thường nhà nước và thực hiện Luật bồi thường nhà nước của TrungQuốc. Tác giả đã khẳng định việc thực hiện chế định bồi thường nhà nước của cácquốc gia là quy luật khách quan trong tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội, đặcbiệt, các quốc gia trên thế giới có xu hướng mở rộng phạm vi bồi thường trong lĩnhvực hành chính là bước đột phá trong quan hệ bồi thường của Nhà nước, qua đóđánh giá và là thước đo nền dân chủ ở mỗi quốc gia. Ngoài ra, cuốn sách đã khái

quát thực trạng thực hiện pháp luật bồi thường, nêu ra thực tế vướng mắc, khó khănđối với quy định về phạm vi, yêu cầu, chủ thể, phương thức, bồi hoàn, kinh phí thựchiện bồi thường theo quy định của Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc. Cáchtiếp cận về trách nhiệm giữa các chủ thể trong mối quan hệ giữa một bên là Nhà

nước, một bên là cá nhân, tổ chức trong xã hội dân chủ, trong đó quyền công dân,quyền con người được đề cao là một giá trị rất đáng tham khảo của cuốn sách.

- Sách chuyên khảo “Hướng dẫn thực hiện bồi thường nhà nước”, chủ biên

Giang Tâm Tân [189]. Cuốn sách gồm nhiều nội dung chủ yếu trình bày các văn

Page 25: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

20

bản pháp luật, các văn bản hướng dẫn, giải thích pháp luật và tổng kết, đánh giánhững mặt được, mặt chưa được của việc thực hiện pháp luật bồi thường nhà nướccủa Trung Quốc trong thực tế. Điểm đáng chú ý của công trình này được các tác giảnhấn mạnh là qua tổng kết thực tiễn, đề xuất các giải pháp về mô hình quản lý nhà

nước trong thực hiện bồi thường nhà nước, thay vì do Tòa án nhân dân tối cao quảnlý sang cơ quan thuộc Quốc Vụ viện thực hiện. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng kiếnnghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này theo hướng mở rộng phạm vi bồi thườngvà nâng cao mức chi trả bồi thường theo sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.Công trình này có một số thông tin, số liệu tác giả khai thác phục vụ cho nội dungliên quan tại chương 2 của luận án.

- Sách chuyên khảo “Bồi thường nhà nước và giám định tổn thất tinh thần”,đồng tác giả Trang Công Thắng và Lưu Chí Tân [190]. Công trình này gồm 15

chương, trong đó các tác giả tập trung nghiên cứu các quyền về sức khỏe, tính mạng,năng lực lao động của công dân trong trường hợp bị thiệt hại do cơ quan nhà nướcgây ra. Đây là vấn đề pháp luật Trung Quốc chưa quy định cụ thể, do đó, thực tế ápdụng các quy định của Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc rất khó thực hiện. Mặcdù Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định nguyên tắc bồi thường tổn hại vềtinh thần được quy ra vật chất (bằng tiền) chi trả một lần cho những chủ thể bị hại,nhưng nhiều tổn hại tinh thần chưa được quy định, trong khi đó có những tổn hại vềtinh thần rất khó tính toán để quy ra tiền, thậm chí nếu quy ra vật chất thì mức bồithường là chưa tương xứng với uy tín, danh dự, nhân phẩm mà cá nhân, pháp nhân

phải gánh chịu. Trên cơ sở thực tiễn của Trung Quốc và nghiên cứu tình hình của cácnước phát triển, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các tiêu chuẩn, định mức bồi thường và

đề nghị bổ sung vấn đề này vào Luật bồi thường nhà nước Trung Quốc. Tương tựnhư Trung Quốc, bồi thường tổn hại về tinh thần cũng đã được quy định trong phápluật về TNBTCNN Việt Nam và được các nhà làm luật, các doanh nghiệp, cá nhânkinh doanh quan tâm, trong đó, Nhà nước bồi thường cho doanh nghiệp hay cá nhânkinh doanh như thế nào được gọi là “thỏa đáng” là rất quan trọng. Những nội dungcủa cuốn sách là thông tin cần tham khảo cho đề tài luận án.

- Cuốn “Kỷ yếu các toạ đàm về Luật bồi thường Nhà nước” do Bộ Tư phápphối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản [13]. Các chuyên gia Nhật Bản và

Page 26: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

21

Việt Nam đã cùng tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi

thường nhà nước và đền bù hình sự để tham khảo cho việc xây dựng Luật

TNBTCNN Việt Nam. Tài liệu này giới thiệu một cách khái quát những vấn đề lý

luận về TNBTCNN, các ý kiến của chuyên gia Nhật Bản đối với pháp luật hiện

hành của Việt Nam và tập trung đề xuất các kiến nghị đối với dự án Luật

TNBTCNN Việt Nam. Nội dung cuốn Kỷ yếu này có ý nghĩa trong việc xây dựng

Luật TNBTCNN Việt Nam và có giá trị tham khảo cho đề tài của luận án.

Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số sách, bài viết tiêu biểu của các nhà

khoa học được xuất bản hay đăng trên các tạp chí luật học uy tín trên thế giới như:

Giáo sư, Tiến sĩ Mapozova, Viện Nhà nước pháp luật Matxcova Liên bang Nga,

công bố tác phẩm “Thực hiện trách nhiệm của Nhà nước và các cơ quan có thẩm

quyền tố tụng”; Tác giả Crabosky, Australia, 1989, viết tác phẩm “Nguyên tắc bảo

hộ người bị hại trong quá trình tố tụng hình sự”… Những công trình khoa học tiêu

biểu của các tác giả này đã nghiên cứu một số khía cạnh có liên quan tới trách

nhiệm bồi thường của công chức gây thiệt hại trong thi hành công vụ.

Nhóm thứ hai, các công trình tiêu biểu liên quan tới một số nội dung cụ thểvề TNBTCNN, công chức, công vụ:

- Sách chuyên khảo “Một số thay đổi trong nền hành chính Trung Quốc saukhi gia nhập WTO”, tác giả Giáo sư Dương Giải Quân [191]. Cuốn sách này gồm13 chương nghiên cứu và đề xuất các nhiệm vụ cơ bản của Chính phủ và các nhà

làm luật Trung Quốc trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các vănbản pháp luật về hành chính công và hoạt động công vụ để phù hợp với các thiếtchế của WTO sau khi Trung Quốc gia nhập tổ chức này. Tác giả đã phân tích thựctrạng đội ngũ công chức, hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, các yếu tốlàm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tăng cường chất lượng đội ngũ côngchức trong thực thi công vụ. Các khía cạnh pháp luật về trách nhiệm của công chức,trách nhiệm của CQHCNN trong hoạt động công vụ cũng được đánh giá, trong đóđề cập nhiều tới TNBTCNN khi CQHCNN gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợppháp của các chủ thể khác trong xã hội. Chương 12 và chương 13 của cuốn sách đã

đề cập các vấn đề còn tồn tại, hạn chế và đề ra phương hướng hoàn thiện các quy

Page 27: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

22

định của pháp luật Trung Quốc trong việc xây dựng bộ máy hành chính nhà nướcđảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch theo quy định của WTO. Một số nội dungcuốn sách có thể tham khảo cho đề tài luận án.

- Sách chuyên khảo “Bình luận Luật công vụ”, tập thể tác giả Từ Ngân Hoa,

Thạch Hựu Khải và Dương Dũng Bình [192]. Cuốn sách này gồm 6 phần chính,

trong đó đã phân tích: 1) Những vấn đề lý luận cơ bản của Luật công vụ Trung

Quốc; 2) Phân loại chế độ quản lý đối với công chức; 3) Chế độ bảo đảm quyền

lợi của công chức; 4) Các vấn đề về thực thi công vụ; 5) Chế độ đối với các loại

công chức; 6) Các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của công chức trong thực thi

công vụ. Cuốn sách cũng cung cấp các văn bản của Trung Quốc ban hành quy

định liên quan đến công chức và công vụ. Trong các nội dung được đề cập, các tác

giả đã phân tích lịch sử phát triển của Luật công vụ một số nước phương Tây và

so sánh với Trung Quốc, bình luận về khái niệm, đặc trưng cơ bản, cách thức phân

loại, mối quan hệ giữa công chức với cơ quan hành chính, tiêu chuẩn về phẩm

chất đạo đức, điều kiện về trình độ tuyển dụng, đạo đức trong thi hành công vụ...

Đặc biệt, cuốn sách đã đề cập với thời lượng khá lớn tới việc thực thi công vụ

trong mối quan hệ với TNBTCNN ở Trung Quốc. Ngoài ra, các tác giả cũng đề

cập tới các quy định của pháp luật Trung Quốc trong việc nâng bậc, nâng hạng,

nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển, từ chức đối với công

chức… Đây là một tài liệu có thể tham khảo cho luận án.

Ngoài các sách chuyên khảo trên, một số cuốn sách tiêu biểu của các nhà

khoa học được giảng dạy trong một số trường đại học uy tín trên thế giới như: Giáo

sư Kenneth F.Warren, Khoa học chính trị và hành chính công Trường Đại học

St.Louis University, tác giả cuốn sách “Luật Hành chính trong hệ thống chính trị”;

Tác giả Sir William Wade và Chistopher Forsyth viết cuốn “Luật Hành chính”, giảng

dạy tại Trường Đại học Cambridge và Trường Đại học Oxfoord của Anh; Giáo sư

Jean Michel De Forges, Trường Đại học Tổng hợp nước Pháp, tác giả cuốn “Luật

Hành chính” (Luật sư Nguyễn Diệu Cơ biên dịch); Tác giả AlexuH A.P và

Karmolisky A.A viết giáo trình “Luật Hành chính”, giảng dạy tại Trường Đại học

Tổng hợp Lô-mô-nô-xốp... Những công trình khoa học tiêu biểu của các tác giả này

Page 28: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

23

đã đề cập về nền hành chính công, chế độ công vụ và TNPL của công chức, của Nhà

nước đối với các chủ thể khác trong xã hội trong thi hành công vụ.

Như vậy, TNBTCNN được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu ởcác góc độ, cấp độ khác nhau, chủ yếu bao gồm các sách chuyên khảo, bài viết đềcập về nền hành chính công, hoạt động công vụ, TNBTCNN nói chung hoặc được

nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, thông qua các án lệ và hiện nay là kết hợp với sựthừa nhận của Nghị viện thông qua các quy định của pháp luật. Trong các công

trình khoa học này, vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra hầu như chưa được đề cập tới, hoặc mới chỉ được nghiên cứu ởmức độ tổng quát trong nội dung của hệ thống pháp luật quốc gia. Hơn nữa, những

công trình nêu trên được nghiên cứu ở nước ngoài, kết quả đó phụ thuộc vào các

quy định của pháp luật và đặc điểm về điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa,dân trí của từng quốc gia, nên nếu có công trình nghiên cứu tương tự ở các quốc gia

khác nhau thì việc triển khai thực hiện chúng trong thực tế của từng quốc gia cũngkhác nhau.

Tóm lại, cùng với sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới, một số nhà

khoa học Việt Nam đã nghiên cứu trên những phương diện khác nhau liên quan tới

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Nội dung nghiên

cứu tương đối đa dạng, xuyên suốt các vấn đề về TNBT, chế độ công chức, công vụ...

Tuy nhiên, các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan của các tác giả nêu trên chủyếu bàn tới một hoặc một số nội dung với dung lượng chưa thoả đáng vấn đề thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam.

1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊNQUAN TỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦANHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA VÀNHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN

1.2.1. Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan tới thực

hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quanhành chính nhà nước gây ra

Đánh giá kết quả các công trình đã khảo sát ở Việt Nam và trên bình diện

quốc tế có thể rút ra một số nhận xét có giá trị tham khảo cho đề tài luận án.

Page 29: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

24

- Tại Việt Nam, vấn đề này được nghiên cứu ở nhiều cấp độ như đề tài, đề án

khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các sách chuyên

khảo, giáo trình, bài viết hay các tham luận, báo cáo trong hội thảo khoa học. Tổng

quan vấn đề trên gồm các công trình liên quan tới TNBT và các công trình liên

quan tới thực hiện pháp luật, công chức và chế độ công vụ:

+ Các công trình trên đã bàn về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

ở nhiều góc độ, phạm vi nghiên cứu có tính chất liên ngành và liên quan tới nhiều

lĩnh vực pháp luật như Hiến pháp, lý luận chung về nhà nước và pháp luật, luật dân

sự, luật hành chính, pháp luật về cán bộ, công chức... Tính chất liên ngành đòi hỏi

nghiên cứu TNBTCNN nói chung, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra nói riêng phải tư duy kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực pháp

luật. Xét ở khía cạnh này cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu tất cả các

lĩnh vực pháp luật trên trong phạm vi một đề tài là thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

+ Tập trung phân tích lý luận và thực trạng TNBT ở Việt Nam, tìm ra

nguyên nhân hạn chế, so sánh với quốc tế và đưa ra quan điểm, giải pháp nâng cao

hiệu quả, hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là hướng nghiên cứu truyền thống của

hầu hết các công trình trên. Đối tượng nghiên cứu của các công trình này có liên

quan tới hoạt động của các chủ thể tham gia TNBT như các CQHCNN, TAND,

VKSND, lực lượng điều tra, thi hành án và những người tham gia tố tụng.

+ Các công trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra gắn với pháp luật thực định của Việt

Nam là hướng nghiên cứu chủ yếu. Do vậy, các công trình nghiên cứu liên quan tới

vấn đề này là các công trình pháp luật, các khái niệm công cụ liên quan tới

TNBTCNN như cán bộ, công chức, hoạt động công vụ, cơ quan nhà nước,

CQHCNN, trách nhiệm vật chất được đề cập cụ thể. Trên cơ sở pháp luật thực định,

một số công trình khoa học cũng nghiên cứu các yếu tố có liên quan tới bảo đảm

thực hiện pháp luật nói chung, bảo đảm thực hiện pháp luật về một vấn đề liên quan

đến sự vận hành thông suốt của nền hành chính công nói riêng. Những vấn đề này

cung cấp một cách đánh giá toàn diện về lĩnh vực nghiên cứu.

Page 30: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

25

+ Trên cơ sở nền tảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân và một xã hội công bằng, dân chủ,

văn minh là cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu đã khảo sát. Đồng thời, đâycũng là cơ sở đúng đắn để nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam.

+ Các công trình trên được nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam, thời gian

chủ yếu từ năm 1945 đến nay, đặc biệt các số liệu, viện dẫn chủ yếu được thực hiện

trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2013 gắn liền với điều kiện kinh tế, văn hóa,xã hội, lịch sử và pháp luật cụ thể ở Việt Nam. Do vậy, các công trình này không

chỉ giải quyết những vấn đề lý luận mà còn có giá trị thực tiễn, cung cấp những luận

cứ khoa học nhằm giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan tới thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Tóm lại, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

là chủ đề liên quan tới nhiều công trình khoa học ở Việt Nam. Khảo sát, nhận xét

các công trình này là cần thiết để xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

trong luận án. So sánh các công trình của nước ngoài với Việt Nam cũng cho thấy

nhiều giá trị tương đồng và khác biệt trong TNBTCNN. Bởi vì, dù cơ sở lý luận,

thực tiễn khác nhau, song mục đích chung của các công trình trên đều nhằm tăngcường thực hiện trong thực tế TNBTCNN nói chung, TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra nói riêng.

- Trên bình diện quốc tế, các công trình liên quan tới thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có vị trí quan trọng trong nhiều ấn

phẩm của các quốc gia và nhiều nhà khoa học. Những công trình phổ biến là các

sách chuyên khảo chủ yếu được xuất bản tại Trung Quốc được nghiên cứu, tổng

hợp tình hình từ nhiều nước trên thế giới, các giáo trình giảng dạy trong các trường

đại học luật danh tiếng, các bài viết của nhiều nhà khoa học:

+ Các công trình trên đã phân tích những vấn đề liên quan tới thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở nhiều khía cạnh. Phạm vi

nghiên cứu tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản là nền hành chính công, chế độcông chức, công vụ, TNDS, trách nhiệm ngoài hợp đồng, trách nhiệm của công

Page 31: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

26

chức trong thi hành công vụ và trách nhiệm cụ thể của nhà nước đối với các chủ thểkhác trong xã hội... Với phạm vi nghiên cứu này, một số khái niệm nhưTNBTCNN, pháp luật về TNBTCNN không được các công trình trên đi sâu phântích, so sánh. Vấn đề này thông thường được nhìn nhận dưới góc độ của pháp luật

dân sự, cụ thể là chế định BTTH ngoài hợp đồng trong dân sự.

+ Các công trình khảo sát phân tích, so sánh các điều kiện về lịch sử, vănhóa, chính trị, xã hội, truyền thống lập pháp, trên cơ sở đó, khẳng định việc thực

hiện TNBTCNN là khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển trong một xã hội

dân chủ. Các công trình này so sánh các chế định cụ thể, đối chiếu với thực tiễn

từng quốc gia, trong đó có nghiên cứu các án lệ thực tế, đề xuất các kiến nghị nhằm

xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN. Nhận xét này được thể hiện trong

các công trình nghiên cứu của các cuốn sách chuyên khảo của học giả Trung Quốc.

+ Nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra, các công trình trên chỉ đề cập tới những vấn đề chung mang tính nguyên tắc

về trách nhiệm của cơ quan công quyền. Các công trình này đều tiếp cận vấn đềnghiên cứu dưới nhiều góc độ, nhưng ở góc độ pháp luật vẫn là hướng tiếp cận

chính và có đánh giá thực tế, gắn TNBTCNN với pháp luật thực định.

+ Các công trình trên dù nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phương diện khác

nhau do nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện, nhưng đều bị chi phối bởi các quan điểm,

trường phái về TNBTCNN do tác giả theo đuổi. Có thể thấy nhiều quan điểm vềTNBTCNN có sự khác biệt với Việt Nam trong các công trình trên, đặc biệt các

công trình nghiên cứu của những nhà khoa học ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ,

Úc. Mặc dù các công trình đó có một số quan điểm khác Việt Nam về TNBTCNN

nhưng cũng đã cung cấp cách nhìn phong phú, đa dạng về vấn đề này.

+ TNBTCNN nói chung, TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói

riêng trong các công trình trên được nghiên cứu ở nước ngoài. Điều kiện kinh tế,

văn hóa, xã hội, pháp luật của các nước đó khác Việt Nam. Cho nên, cách đánh giá,giải quyết vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra cũng khác với Việt Nam.

Có thể khẳng định, TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một vấn

đề được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới. Trên cơ sở khảo sát các

Page 32: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

27

công trình trên, có thể rút ra một số nhận xét phục vụ cho việc đánh giá tình hình

nghiên cứu có liên quan tới đề tài như sau:- Trên cả bình diện Việt Nam và quốc tế, chưa có công trình khoa học nào đi

sâu nghiên cứu toàn diện, có hệ thống vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam.

Trên bình diện Việt Nam, chưa có công trình nào mà các lĩnh vực TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra và thực hiện pháp luật về TNBTCNN được nghiên

cứu trong một đề tài. Các công trình khảo sát có hai hướng nghiên cứu chính: Hoặc là

nghiên cứu vấn đề TNBTCNN ở phạm vi rộng, liên quan tới bồi thường nhà nước

nói chung, lý luận và thực tiễn của thực hiện pháp luật về BTTH ở cấp độ đề tài, đềán khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, giáo trình; hoặc là, nghiên cứu ở phạm

vi hẹp chỉ đề cập tới một hoặc một số vấn đề cụ thể liên quan tới TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra ở các bài viết, tham luận hay báo cáo khoa học.

Trên bình diện quốc tế, các công trình chủ yếu nghiên cứu TNBTCNN nói

chung hoặc TNBTCNN trong từng lĩnh vực quản lý của nhà nước gắn với lịch sử,

hiện trạng tiềm lực quốc gia, các chuẩn mực quốc tế, pháp luật thực định của mỗi

quốc gia và tư tưởng lập pháp theo quan điểm riêng của mỗi nước.

- Nhiều vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra chưa được xây dựng, nhất là lý luận đối với pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, các kinh nghiệm quốc tế về lĩnh vực

này chưa được nghiên cứu, áp dụng nhiều ở Việt Nam. Thực trạng thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra chưa được tổng kết theo quan

điểm khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, chưa tìm ra nguyên nhân của hạn chế và

đề ra các giải pháp khắc phục có luận cứ khoa học và thực tiễn. Đặc biệt, ở cấp độnghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học, chưa có một công trình nào nghiên cứu thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam. Vì vậy,

vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục tập trung nghiên cứu trong luận án

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy những kết quả nghiên cứu của

các công trình khoa học đã khảo sát, tác giả nghiên cứu thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra một cách toàn diện, có hệ thống.

Page 33: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

28

Thứ nhất, về mặt lý luận, luận án tiếp tục nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:- Trên cơ sở khái niệm, đặc điểm TNBTCNN nói chung trong pháp luật Việt

Nam và pháp luật quốc tế, làm rõ được những đặc trưng về bản chất, đối tượng và

hình thức pháp lý đối với TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam.

Với nền tảng lý luận về nhà nước và pháp luật, lý luận về TNBTCNN, tác giả xây

dựng khái niệm pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Luận án

cũng nghiên cứu làm rõ các đặc điểm về đối tượng, tính chất, nội dung, hình thức

pháp luật của dạng TNPL này.

- Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học nghiên cứu về thực hiện pháp

luật, đặc biệt là các công trình ở Việt Nam, đồng thời căn cứ vào những vấn đề thực

tiễn, luận án làm rõ về mục đích, chủ thể, lĩnh vực, tính chất thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Nhằm đạt được tính toàn diện của vấn

đề nghiên cứu, luận án cũng phân tích rõ hình thức, vai trò và nội dung thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, làm rõ các yêu cầu và các

yếu tố bảo đảm thực hiện hoạt động này. Luận án luận giải khoa học mối quan hệ

giữa các yêu cầu và phân tích sâu, có trọng tâm các bảo đảm đặc trưng đối với thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Ngoài ra, để bảo

đảm tính thống nhất, logic của vấn đề nghiên cứu, luận án làm rõ hơn về nhận thức

mối quan hệ giữa các nội dung TNBTCNN với thực hiện pháp luật trong đội ngũ

công chức CQHCNN như phần lý luận đã trình bày.

- Trong quá trình tìm hiểu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra của một số nước trên thế giới, luận án tiếp tục khảo sát kinh

nghiệm trong thực hiện pháp luật về vấn đề này của một số nước tiêu biểu trên thế

giới. Khác với các công trình trước đó, luận án nêu rõ những nội dung liên quan tới

xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra Việt

Nam có thể tham khảo.

Thứ hai, về mặt thực tiễn, luận án tập trung làm rõ những nội dung sau đây:- Phân tích khái quát tình hình yêu cầu và giải quyết yêu cầu bồi thường nhà

nước, khái quát thực trạng hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở

Việt Nam hiện nay.

Page 34: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

29

- Luận án đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng và trong quá trình đánhgiá, tác giả đã làm rõ các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng

pháp luật, áp dụng pháp luật đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam. Vấn đề này trên bình diện quốc tế và ở Việt

Nam, nhiều công trình khoa học chưa khảo sát cụ thể. Luận án cũng nghiên cứu, rút

ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan trong các kết quả đạt được và hạn chếđối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Vấn đềnày được nghiên cứu sâu sắc vì các công trình khoa học khác chưa tìm hiểu cụ thể.

- Các công trình khoa học đã khảo sát mới chỉ đưa ra một số giải pháp liên

quan tới khía cạnh cụ thể đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Khác với các công trình đó, luận án đưa ra một hệ thống các giải

pháp có tính tổng thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về vấn đề này. Ngoài ra,

luận án còn đưa ra những luận cứ khoa học cho việc thực hiện đồng bộ những giải

pháp này. Đây là vấn đề hết sức cơ bản được nghiên cứu và cũng phù hợp với phạm

vi nghiên cứu của luận án.

Tóm lại, trên cơ sở đánh giá phạm vi, kết quả đạt được và nội dung các công

trình đã khảo sát có thể khẳng định, luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn

diện, có hệ thống đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra ở Việt Nam. Những vấn đề lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên

cứu trong luận án rất đa dạng, cần có sơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu đúngđắn nhằm làm rõ nội dung của những vấn đề trên.

Kết luận chương 1

Từ những kết quả nghiên cứu chương 1 cho thấy, đến nay đã có nhiều côngtrình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án.Những công trình này liên quan đến các nhóm vấn đề cơ bản sau:

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan tới trách nhiệm bồi thường. Các

công trình ở nhóm này đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm

bồi thường trong một số lĩnh vực; nội dung, cơ chế thực hiện, một số hình thức thực

hiện trách nhiệm bồi thường; đề cập đến một số vấn đề lý luận pháp luật về trách

nhiệm bồi thường nói chung, TNBTCNN nói riêng. Đồng thời ở mức độ khác nhau

Page 35: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

30

các công trình nêu được thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường, trên cơ sởđó chỉ ra được những hạn chế, yếu kém của pháp luật và đề xuất các giải pháp nhằm

hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường.

- Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật và công

chức, công vụ. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ thực hiện phápluật ở một lĩnh vực cụ thể liên quan tới chế độ đối với công chức, hoạt động côngvụ và tổ chức thực hiện nội dung pháp luật về lĩnh vực đó; những thành công, hạnchế và những vấn đề đặt ra trong xây dựng và thực hiện pháp luật về công chức,công vụ nói chung và từng địa phương nói riêng.

- Những công trình của các tác giả nước ngoài và của các tác giả Việt Namnghiên cứu các vấn đề thực hiện pháp luật trách nhiệm bồi thường của nước ngoài

có giá trị tốt cho việc nghiên cứu tìm ra những giá trị tham khảo cho Việt Namhiện nay.

Công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã ít nhiều đề cập, phân tích

và tìm hiểu, so sánh thực hiện pháp luật về TNBTCNN, đã đưa ra được một số khái

niệm mang tính khoa học trong phạm vi của từng đề tài nghiên cứu, nhưng vấn đềthực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra chỉ được đề cập

một cách khái quát hoặc gián tiếp trong các công trình khoa học trên. Mặc dù đã có

một số công trình nghiên cứu về thực hiện pháp luật của một số lĩnh vực trong đời

sống xã hội như trên, nhưng hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào ở trình độtiến sĩ về vấn đề thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

ở Việt Nam.

Page 36: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

31

Chương 2CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨCCƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

2.1. KHÁI NIỆM, HÌNH THỨC, VAI TRÒ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀTRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUANHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA

2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Khái niệm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra và thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra là những luận điểm quan trọng trong phần cơ sở lý

luận. Nhận thức đầy đủ vấn đề này đòi hỏi phải dựa trên quan điểm của Đảng, Nhà

nước Việt Nam về TNBTCNN.

2.1.1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơquan hành chính nhà nước gây ra

Để làm rõ khái niệm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, cần làm rõ

một số nội dung cơ bản của CQHCNN, công chức CQHCNN và hành vi nào là

hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ.

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là tổ chức quyền lực của Nhân dân, đại diện

cho Nhân dân thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên các lĩnh vực chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại. Để thực hiện nhiệm vụ

này, Nhà nước cần phải thiết lập hệ thống các cơ quan nhà nước và quy định cho cơ

quan nhà nước chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện các quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp. Cơ quan nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước,

có tính độc lập tương đối, có những chức năng do pháp luật quy định, để thực hiện

chức năng đó được trao những quyền hạn nhất định [118, tr.128-129].

CQHCNN là một bộ phận của bộ máy nhà nước, do Nhà nước lập ra để

thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các CQHCNN ở nước ta bao

gồm Chính phủ và UBND các cấp. Các cơ quan này, dựa trên thẩm quyền được

Page 37: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

32

luật định có chức năng quản lý thống nhất, toàn diện các mặt kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội, hành chính, an ninh quốc phòng, đối ngoại của nhà nước [118, tr.129].

Đặc điểm cơ bản của CQHCNN là: Được nhân danh Nhà nước khi tham gia vào

các quan hệ pháp luật; được sử dụng quyền lực nhà nước thông qua việc ban hành

các văn bản pháp luật theo thẩm quyền, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các

đối tượng có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước; có

chức năng quản lý trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo phạm vi chức năng,

nhiệm vụ, thẩm quyền pháp luật quy định; có hệ thống các đơn vị cơ sở trực

thuộc. Các CQHCNN chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình, việc

thực hiện thẩm quyền của CQHCNN không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ bắt

buộc các cơ quan này phải thực hiện. Như vậy, CQHCNN có vị trí, vai trò đặc biệt

quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Tổ chức thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hiệu quả hoạt động của CQHCNN phụ thuộc vào đội

ngũ công chức.

Công chức là khái niệm mang tính chính trị - pháp lý, mỗi quốc gia, hay ở

mỗi thời kỳ phát triển của một quốc gia nhất định cũng có quan niệm khác nhau về

công chức. Ở Việt Nam, trong khoa học pháp lý hiện nay có khá nhiều quan điểm

về công chức, chẳng hạn như: “công chức là những người làm việc chuyên môn, có

tính lâu dài và ổn định trong bộ máy nhà nước” [26, tr.9], “công chức là những

người làm việc trong cơ quan nhà nước” [56, tr.11], hoặc “công chức là những

người làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội được hưởng lương từ ngân sách nhà nước” [60, tr.58-59] và có

quan điểm cho rằng "công chức là người đại diện cho nhà nước để thực thi quyền

hành pháp" [119, tr.16]. Ở các quốc gia khác nhau, phạm vi công chức cũng được

xác định không thống nhất, như tại Hoa Kỳ, các thẩm phán, các nghị sĩ không thuộc

phạm vi công chức [56, tr.16]; tại Pháp, các thẩm phán thường lại thuộc hệ thống

công chức [62, tr.371] và tại Anh, công chức có vai trò thuần túy về mặt hành

chính, những người giữ các chức vụ chính trị hoặc các thẩm phán không phải là

công chức [60, tr.59]. Vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định:

Page 38: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

33

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;

trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp

công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã

hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm

từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức

danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và

hưởng lương từ ngân sách nhà nước [108, tr.1].

Luận án chỉ đề cập đến công chức CQHCNN, nghĩa là công chức trong cơquan của Chính phủ và UBND các cấp, không bao gồm công chức trong cơ quancủa Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội hay các cơ quan Nhà nước

khác không phải CQHCNN. Ở phạm vi giới hạn này, khi tham gia vào các quan hệpháp luật, công chức là những người đại diện cho CQHCNN thực hiện các quyền

và nghĩa vụ pháp lý và thông qua công chức đang thi hành công vụ để cá nhân, tổchức tham gia vào quan hệ pháp luật với Nhà nước. Hành vi xử sự của công chức là

tấm gương tuân thủ pháp luật không những của cá nhân mà còn của cơ quan côngquyền mà công chức đó đại diện. Trước quần chúng nhân dân, mỗi sai sót hoặc vi

phạm của công chức CQHCNN đều gây ấn tượng tiêu cực. Do vậy, trong trường

hợp hành vi của công chức CQHCNN trái pháp luật, gây ra thiệt hại về vật chất hay

tinh thần cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước phải chịu trách nhiệm về hành vi của

công chức trước cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Việc Nhà nước quy định TNPL của

mình hoàn toàn không phải là hạn chế quyền lực hay chủ quyền trong mối quan hệvới công dân, mà chính việc nâng cao trách nhiệm của nhà nước, là biện pháp bảo

đảm cho các quyền tự do của công dân, bảo đảm thực thi những chủ trương, chính

Page 39: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

34

sách pháp luật mang tính cải cách trong xã hội, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của

nhà nước, làm tăng sự tin tưởng của công dân vào bộ máy nhà nước [1, tr.53].

Dưới góc độ pháp lý, hành vi của con người được chia thành hành vi hợp

pháp và hành vi bất hợp pháp, trong đó, hành vi bất hợp pháp là hành vi xử sự trái

với quy định của pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Trái

pháp luật là căn cứ phát sinh TNBTCNN có ít nhất hai dấu hiệu cơ bản, đó là chủthể thực hiện hành vi trái pháp luật là CQHCNN (cụ thể là công chức) và hành vi

trái pháp luật trong thi hành công vụ.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi trái pháp luật trong thi hành công

vụ. Có quan điểm cho rằng, hành vi trái pháp luật được thực hiện trong thời gian thi

hành công vụ được coi là “trong thi hành công vụ”. Quan điểm khác cho rằng, nếu

hành vi được thực hiện trong thời gian thi hành công vụ nhưng không liên quan đến

công vụ thì cũng không được coi là trong thi hành công vụ [60, tr.61]. Để có căn cứxác định hành vi nào được coi là hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ, cần

xác định “hoạt động công vụ” và “các nguyên tắc trong thi hành công vụ”.Pháp luật Việt Nam quy định: “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức

là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của

Luật này và các quy định khác có liên quan” [108, tr.1]. Trong hoạt động của

CQHCNN, công vụ là những việc mang tính chất quyền lực nhà nước, trực tiếp do

công chức của chính CQHCNN đó thực hiện trong phạm vi thẩm quyền, chức

năng, nhiệm vụ của CQHCNN và chức trách của công chức. Các quy định của

Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định của pháp luật về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của CQHCNN và của công chức tạo ra hành lang pháp lý

cho hoạt động công vụ. Trên cơ sở đó, mỗi CQHCNN, mỗi công chức chỉ được

phép nhân danh Nhà nước thực hiện những công việc đã được xác định cụ thểnhằm mục đích phục vụ Nhà nước và Nhân dân, công chức CQHCNN không

được phép nhân danh Nhà nước để thực hiện những việc với mục đích để mang lại

lợi ích cá nhân. Với cách hiểu về công vụ như trên, hoạt động công vụ phải tuân

theo những nguyên tắc: “1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; 2) Bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân; 3) Công khai, minh bạch,

đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát; 4) Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất,

Page 40: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

35

liên tục, thông suốt và hiệu quả; 5) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt

chẽ” [108, tr.2]. Trong hoạt động công vụ, công chức CQHCNN phải thực hiện

đúng quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, quy trình, cách thức,

thời hạn giải quyết công việc và luôn nêu cao tinh thần “thượng tôn pháp luật” trongmọi hoạt động công quyền. Việc thực hiện thẩm quyền của CQHCNN phải có tính

tổ chức, chỉ đạo, điều hành một cách có hệ thống, thống nhất, liên tục để quản lý

toàn diện mọi mặt trong xã hội. Đối tượng tác động chủ yếu của CQHCNN là cá

nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính họ và bảo vệ lợi ích

của Nhà nước. Như vậy, hoạt động công vụ gồm hoạt động mang tính quyền lực

nhà nước của công chức CQHCNN nói riêng, các cơ quan của bộ máy nhà nước nói

chung, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và được giới hạn bởi không

gian, thời gian, được thực hiện theo phương pháp, hình thức do pháp luật qui định.

Trong thực thi công vụ, CQHCNN luôn có sự kiểm tra, giám sát và công

chức phải có nghĩa vụ tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên, có sự phối hợp chặt chẽgiữa các công chức và các cơ quan. Đây là nghĩa vụ xuất phát từ thuộc tính quyền

lực - phục tùng trong CQHCNN. Trong thực tế, do yêu cầu đặc biệt mang tính cấp

thiết của công vụ cũng có trường hợp công chức không bị ràng buộc bởi nghĩa vụtuân thủ mệnh lệnh của cấp trên tại thời điểm thi hành công vụ và trong trường hợp

này, công chức chỉ tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi

thi hành công vụ của mình. Trong nền hành chính hiện đại, hệ thống công vụ phải

được pháp luật xác định một cách công khai, minh bạch và đúng thẩm quyền, nghĩalà tất cả các chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức và trình tự, thủ tục thực

hiện các chức trách, nhiệm vụ đó phải được quy định rõ ràng trong các văn bản

pháp luật để mọi công dân, tổ chức biết, kiểm tra, giám sát việc thi hành công vụcủa công chức CQHCNN.

Phần trên đã phân tích “hoạt động công vụ” và “các nguyên tắc thi hành

công vụ”, tuy nhiên, để xác định chính xác TNPL đối với hành vi trái pháp luật của

công chức CQHCNN là trách nhiệm dân sự hay TNBTCNN, chúng ta cần làm rõ

hành vi nào được coi là hành vi trong thi hành công vụ? Khi xem xét vấn đề này,

cần căn cứ về thời gian, không gian thực hiện hành vi và tính chất của hành vi trái

pháp luật đó có liên quan đến công vụ hay không. Về mặt hình thức, hành vi trái

Page 41: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

36

pháp luật do công chức CQHCNN thực hiện trong thi hành công vụ tương đối đadạng, có thể là các hành vi làm trái nghĩa vụ công chức, vi phạm những điều pháp

luật cấm, vi phạm thời hạn giải quyết công việc, vi phạm quy trình, thủ tục hay ban

hành các quyết định không có căn cứ pháp lý dẫn đến hậu quả gây thiệt hại về tài

sản cho Nhà nước, các tổ chức, cá nhân.

Xét về thời gian, hành vi trái pháp luật của công chức có thể thực hiện trong

giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính, nghĩa là thời gian diễn ra hoạt động công

vụ sẽ phụ thuộc vào tính chất của công việc cụ thể. Xét về không gian, không kểtrong công sở hay ngoài công sở, mà đó chính là nơi diễn ra hoạt động công vụ.

Một điểm lưu ý khi xem xét về thời gian, không gian thi hành công vụ cần phải phù

hợp với quy định của pháp luật. Mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật do công

chức CQHCNN thực hiện với công vụ được giao phải có quan hệ nhân quả, nghĩalà sự ảnh hưởng với nhau theo nghĩa do có việc thi hành công vụ mới có hành vi trái

pháp luật và có hậu quả trực tiếp xảy ra do chính hành vi trái pháp luật trong thi

hành công vụ này. Vấn đề đặt ra là khi công chức CQHCNN có hành vi trái pháp

luật trong thi hành công vụ, gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức thì trách nhiệm của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thế nào?

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “trách nhiệm” là “điều phải làm, phải gánh vác

hoặc phải nhận lấy về mình” [181, tr.1678]. Như vậy có thể hiểu, trách nhiệm là sựràng buộc trong các mối liên kết của con người, trong đó cá nhân hoặc tổ chức phải

thực hiện nghĩa vụ vì người khác hoặc vì cộng đồng. Nghĩa là, có nhiều dạng trách

nhiệm khác nhau, tương ứng với mỗi loại quan hệ được điều chỉnh bởi một loại quy

phạm sẽ có một loại trách nhiệm. Trong trường hợp trách nhiệm của cá nhân, tổchức phát sinh trên cơ sở pháp luật và được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật, được

gọi là TNPL. Trong khoa học pháp lý, TNPL được hiểu theo hai nghĩa: theo nghĩatích cực, TNPL là nghĩa vụ thực hiện những điều pháp luật yêu cầu phải làm trong

hiện tại và tương lai, theo nghĩa tiêu cực, TNPL là sự trừng phạt, là sự phản ứng tiêu

cực của nhà nước đối với các chủ thể vi phạm pháp luật [145, tr.489-490]. Thuật

ngữ “nghĩa vụ” được hiểu là “bổn phận phải làm đối với xã hội hoặc với người

khác” [181, tr.1196]. Như vậy, thuật ngữ “trách nhiệm” và thuật ngữ “nghĩa vụ”trong từ điển tiếng Việt có nghĩa khá gần nhau. Chính lý do đó, cũng có tác giả cho

Page 42: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

37

rằng, “nên thay khái niệm trách nhiệm bằng khái niệm nghĩa vụ trong văn bản quy

phạm pháp luật khi quy định về bổn phận, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, công dân

trong việc thực hiện pháp luật” [53, tr.208]. Cũng có quan điểm cho rằng: theo

nghĩa rộng, TNPL là nghĩa vụ thực hiện tất cả các yêu cầu của pháp luật, bao gồm

nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu gắn liền với bổn phận tích cực thực hiện quyền,

nghĩa vụ pháp lý bắt buộc nhằm duy trì sự tồn tại, phát triển của xã hội và nghĩa vụgánh chịu hậu quả bất lợi, khi cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật

xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ; theo nghĩa hẹp, TNPL là sự gánh

chịu hậu quả pháp lý bất lợi, phát sinh trên cơ sở có vi phạm pháp luật, đồng thời có

hoạt động áp dụng các biện pháp cưỡng chế được xác định trong chế tài pháp luật,

thể hiện sự phản ứng của Nhà nước đối với những đối tượng đã thực hiện hành vi

trái pháp luật [60, tr.12-13].

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật của nước ta chưa có quy định cụ thểgiải thích thuật ngữ TNPL, nhưng thực tế thuật ngữ này được sử dụng theo cả nghĩarộng và nghĩa hẹp. Tùy từng trường hợp cụ thể, thuật ngữ “trách nhiệm” có thểđược sử dụng để quy định về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình tổchức thực hiện pháp luật hoặc quy định về nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức buộc phải

gánh chịu những hạn chế khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

Do vậy, luận án đề cập đến TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

theo nghĩa hẹp thuộc loại TNPL mà chủ thể là CQHCNN phải bồi thường bằng

vật chất hay tinh thần cho cá nhân, tổ chức do hành vi trái pháp luật gây ra trong

thi hành công vụ. Đây là loại TNBT đặc biệt, phát sinh trên cơ sở hành vi trái pháp

luật trong thi hành công vụ với hậu quả là có thiệt hại (vật chất hay tinh thần) mà

nguyên nhân do vi phạm pháp luật gây ra. Nghiên cứu phạm trù TNBTCNN cho

thấy, TNBTCNN có lịch sử phát triển tương đối sớm và được nhiều ngành khoa

học đề cập tới. Đồng thời, cách hiểu về TNBTCNN cũng có sự khác nhau nhất định

giữa các học thuyết, các trường phái và giữa các quốc gia trong từng giai đoạn lịch

sử cụ thể. Trên cơ sở nghiên cứu trên bình diện quốc tế và quốc gia, có thể đưa rakhái niệm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra: “Trách nhiệm bồi thườngcủa nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra là hậu quả pháplý bất lợi về vật chất, tinh thần mà Nhà nước phải gánh chịu do công chức cơ quan

Page 43: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

38

hành chính nhà nước thực hiện trái pháp luật trong thi hành công vụ, gây thiệt hạivật chất, tinh thần cho tổ chức, cá nhân”.

Những nhận thức trên là cơ sở quan trọng để xác định một số đặc điểm của

khái niệm này: TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra chỉ được xác định khi

có thiệt hại xảy ra trong thi hành công vụ, nếu không có thiệt hại xảy ra hoặc có

thiệt hại xảy ra nhưng không trong thi hành công vụ thì sẽ không có TNBTCNN.

Với bản chất là BTTH, nhưng TNBTCNN có sự khác biệt cơ bản với TNBT dân

sự. Đặc trưng trong quan hệ BTTH dân sự là tính bình đẳng, thỏa thuận giữa người

bị thiệt hại và người gây ra thiệt hại. Trong khi đó, quan hệ TNBTCNN có đặc

trưng bởi tính hành chính với đặc tính bảo vệ công vụ. Nhà nước có TNBT cho

người bị thiệt hại và tùy từng trường hợp có thể xác định công chức phải chịu trách

nhiệm bồi hoàn trước Nhà nước về phần lỗi của mình trong việc đã gây ra thiệt hại

cho cá nhân, tổ chức. Trong quan hệ pháp luật này, chủ thể được xác định một bên

là CQHCNN, bên kia là cá nhân, tổ chức. Công chức chỉ là một bộ phận cấu thành

của CQHCNN, là nhân tố quyết định mọi hoạt động của CQHCNN khi thay mặt

các cơ quan công quyền thực thi nhiệm vụ, quyền hạn. Trong trường hợp này, hành

vi hay các quyết định trái pháp luật của công chức trong thi hành công vụ dẫn đến

gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì các sai phạm đó được coi là sai phạm của

CQHCNN và CQHCNN phải chịu trách nhiệm về hành vi của công chức trước cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại.

2.1.1.2. Đặc điểm và khái niệm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, pháp luật là một phương tiện, công cụ quan

trọng để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển

xã hội [51, tr.11]. Do vậy, việc xác định rõ khái niệm pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra có ý nghĩa quan trọng, là công cụ để Nhà nước quản lý

xã hội trong lĩnh vực này.

Khái niệm pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có thể

được xác định theo nhiều cách khác nhau như căn cứ vào tiêu chí phân định các

ngành luật, các lĩnh vực pháp luật, sắp xếp theo đối tượng luật công hay luật tư. Dựa

Page 44: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

39

trên thực trạng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, có thể xác

định một số đặc điểm sau đây:

- Đối tượng điều chỉnh pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gâyra là những quan hệ xã hội phát sinh để tổ chức thực hiện TNBTCNN trong quátrình quản lý, điều hành của CQHCNN nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Về cơ bản, các mối quan hệ xã hội này được tiến hành giữa các cơ quantham gia TNBTCNN với nhau, giữa các cơ quan tham gia TNBTCNN với mọi tổchức, cá nhân khác. Mối quan hệ này liên quan đến mọi khía cạnh của TNBTCNN

và toàn bộ các quy định của hệ thống pháp luật. Các chủ thể có những quyền, nghĩavụ do pháp luật quy định nhằm đạt được những lợi ích nhất định là TNBTCNN và

cụ thể trong mối quan hệ này giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thểlà cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Ở phạm vi hẹp, các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luậtvề TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bao gồm các nhóm hành vi đượcquy định chủ yếu trong Luật TNBTCNN. Các nhóm hành vi này có điểm chung làhướng tới việc tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản mà CQHCNN thựchiện trong thẩm quyền quản lý nhà nước chung hoặc quản lý nhà nước về ngành,

lĩnh vực được giao, thiết lập nội dung TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ratrong các quan hệ xã hội.

Đối với lĩnh vực pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra,

việc xác định phạm vi rộng hay hẹp của đối tượng điều chỉnh chỉ có tính chất tươngđối khi xem xét ở một khía cạnh cụ thể để phục vụ cho nghiên cứu. Bởi vì,

TNBTCNN nói chung và TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói riêng là

một chỉnh thể thống nhất không thể bị chia cắt, liên quan tới mọi lĩnh vực pháp luật.

- Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có tính chấtliên ngành.

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đòi hỏi phải được nhiều ngành

khoa học nghiên cứu. Tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau của TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra cho thấy sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp

gây ảnh hưởng tiêu cực tới quyền khác và ngược lại.

Page 45: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

40

Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra vừa liên quan đến

hệ thống pháp luật nói chung, bao gồm tất cả các ngành luật, vừa có những đặc thù

riêng về lĩnh vực và phạm vi điều chỉnh. Chính vì vậy, pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra có tính chất liên ngành. Điều này cũng phù hợp với

mục đích ban hành pháp luật nói chung, trong đó, một trong những mục đích quan

trọng khi ban hành Luật TNBTCNN nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và

lợi ích của cá nhân, tổ chức. Để pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra đi vào thực tế cuộc sống một cách hiệu quả, đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng

tổng hợp các quy phạm pháp luật của nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, phát huy

hết hiệu quả của toàn bộ hệ thống pháp luật.

Như vậy, xét trên các phương diện giá trị của TNBTCNN, tính liên hệ phụthuộc lẫn nhau và tính đặc thù của TNBTCNN cũng như mục đích ban hành phápluật TNBTCNN có thể khẳng định TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra liên

quan tới tất cả các lĩnh vực pháp luật, có tính chất liên ngành.

- Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có thể hiểu theonghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Về bản chất, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là

tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực đặc thù là TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra. Do đó, phạm vi của pháp luật về lĩnh vực này có thểđược giới hạn theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa rộng, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

liên quan đến quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật, phụ thuộc vào chất lượng

của hệ thống pháp luật, gồm pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế. Các lĩnh vực

pháp luật này có mối quan hệ giữa đạo luật cơ bản của Nhà nước và các luật cụ thể.

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, chi phối các luật khác, các luật cụ thểphải phù hợp với Hiến pháp. Giữa Luật Cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại, Luật

TNBTCNN, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, BLDS có mối quan hệgiữa luật nội dung và luật hình thức. Luật TNBTCNN là luật nội dung, quy định vềcác hành vi Nhà nước có TNBT, Luật Khiếu nại, Luật Cán bộ, công chức, Luật Tốtụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính là luật hình thức, quy định về trình tự xác

định hành vi trái pháp luật do công chức gây ra, trình tự áp dụng thủ tục tố tụng

Page 46: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

41

trong TNBTCNN. Quy định của Luật TNBTCNN sẽ không thể áp dụng được hoặc

không phát huy hiệu quả cao trên thực tế nếu không có quy định của Luật Khiếu

nại, Luật Cán bộ, công chức, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và

ngược lại.

Theo nghĩa hẹp, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

bao gồm những quy định trực tiếp, cụ thể về cá nhân, tổ chức và Nhà nước trong

chế độ bồi thường của nhà nước. Các quy định này được ghi nhận dưới hình thức

những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến TNBTCNN. Có thể hiểu

theo nghĩa này gồm những quy định có tác dụng hữu hiệu, bảo đảm đầy đủ nhất

TNBTCNN từ khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất hay tinh thần do hành vi

trái pháp luật trong thi hành công vụ của công chức CQHCNN gây ra cho tới khi

các chủ thể thực hiện xong nghĩa vụ của mình. Các quyền và nghĩa vụ này phù hợp

với quy định của Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với quy định của các điều ước

quốc tế về TNBTCNN mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Nhận thức đúng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

đòi hỏi phải nhìn nhận lĩnh vực pháp luật này dưới các phương diện trên. Xét trên

góc độ hiệu quả thực tiễn, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

theo nghĩa hẹp có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Bởi vì, pháp luật có cụ thể, rõ ràng, dễ

hiểu, điều chỉnh trực tiếp thì TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra mới nhanh

chóng trở thành hiện thực trên thực tế. Tiếp cận pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra theo nghĩa hẹp cũng là hướng nghiên cứu chủ yếu tác giả sử

dụng làm rõ nội dung đề tài luận án, đặc biệt trong việc đánh giá thực trạng thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

- Hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra tươngđối đa dạng.

Trên bình diện quốc tế, hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra gồm ba loại là tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm

pháp luật. Ba hình thức pháp luật trên đều có những ưu điểm, hạn chế nhất định và

việc sử dụng các hình thức này phụ thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ

Page 47: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

42

quan ở từng quốc gia. Theo đó, về nguyên tắc hình thức cụ thể của pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bao gồm các điều ước quốc tế, các vănbản pháp luật liên quan tới TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra do cơ quancó thẩm quyền ban hành và các văn kiện pháp lý quốc tế.

Tại Việt Nam, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có

hình thức chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật. Tập quán pháp, tiền lệ pháp

về nguyên tắc không được áp dụng ở nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu

hóa và có sự xích lại gần nhau giữa các hệ thống pháp luật hiện này, việc đánh giákhách quan, thừa nhận những giá trị của hình thức tập quán pháp, tiền lệ pháp đangđược Việt Nam nghiên cứu, tham khảo.

Ở phạm vi hẹp, hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra gồm các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật TNBTCNN, Luật Khiếu nại,

Luật Tố tụng dân sự, Luật Cán bộ, công chức, Luật Tố tụng hành chính… Do chậm

pháp điển hóa nên lĩnh vực pháp luật này thể hiện chủ yếu dưới hình thức Nghịđịnh, Thông tư, Chỉ thị có hiệu lực pháp luật thấp, dễ bị thay thế, điều chỉnh các lĩnhvực cụ thể đối với TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Các văn bản pháp

luật này chủ yếu do các cơ quan có thẩm quyền ban hành như: Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, BộQuốc phòng, VKSND, TAND ban hành… [Xem phụ lục 1].

Các hình thức pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có

mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ở thời kỳ mới hình thành, pháp luật quốc gia

là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của pháp luật quốc tế về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra. Hiện nay, vai trò rõ nét của pháp luật đối với TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra là tác động hỗ trợ sự phát triển của pháp luật quốc

gia về lĩnh vực này. Pháp luật quốc gia là phương tiện truyền tải pháp luật quốc tếvề TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, là điều kiện bảo đảm cho pháp luật

quốc tế về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được thực hiện ở từng quốc

gia cụ thể.

Từ những đặc điểm trên, có thể đưa ra khái niệm pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra: “Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nướcdo công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra là tổng thể các quy phạm pháp

Page 48: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

43

luật, điều chỉnh những quan hệ xã hội nhằm tổ chức thực hiện trách nhiệm bồithường của nhà nước trong quá trình cơ quan hành chính nhà nước bồi thườngthiệt hại vật chất hay tinh thần cho cá nhân, tổ chức do hành vi trái pháp luật củacông chức cơ quan này gây ra”.

Khái niệm pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có các

đặc trưng về đối tượng điều chỉnh, tính chất, phạm vi, hình thức pháp luật. Các đặc

trưng trên nằm trong một chỉnh thể thống nhất, phản ánh các khía cạnh khác nhau

của lĩnh vực pháp luật này.

2.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Pháp luật và thực hiện pháp luật là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất, có

mối quan hệ gắn bó không thể tách rời. Pháp luật chỉ có ý nghĩa đích thực khi được

thực hiện, các quy định của pháp luật trở thành những hành vi hoạt động thực tế của

các chủ thể pháp luật [118, tr.400]. Thực hiện pháp luật là “cầu nối” để pháp luật đivào cuộc sống, là sự tiếp tục ý chí của Nhà nước thể hiện trong pháp luật. Với mục

tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp

luật, chúng ta cần có một hệ thống pháp luật đầy đủ và hệ thống pháp luật đó phải

được mọi thành viên trong xã hội tôn trọng, được chấp hành nghiêm chỉnh, triệt để.

Ở góc độ pháp lý, thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp, phù hợp với quy

định pháp luật, có lợi cho Nhà nước, cho xã hội, cho mọi cá nhân và tổ chức. Thực

tế cho thấy, để thực hiện pháp luật hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng

là ý thức pháp luật của các chủ thể phải cao, ý thức pháp luật cần dựa trên cơ sởnhận thức đúng đắn của tất cả mọi người, do ảnh hưởng tác động của những người

xung quanh hoặc do kết quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Xét ởgóc độ trên, các hành vi của con người, các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức

phù hợp với quy định pháp luật đều được coi là biểu hiện của thực hiện pháp luật.

Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý vẫn đang tranh luận về thuật ngữ“thực hiện pháp luật”, “áp dụng pháp luật”, “thi hành pháp luật”, “tuân thủ pháp

luật” hay “sử dụng pháp luật”. Có quan điểm cho rằng, nội hàm các khái niệm “thực

hiện pháp luật” và “áp dụng pháp luật” là tương đồng nhau, trong khi đó, khái niệm

“thi hành pháp luật” được hiểu theo nghĩa rất hẹp, chỉ là một trong các hình thức

Page 49: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

44

của “thực hiện pháp luật” [29, tr.18]. Có quan điểm cho rằng, căn cứ vào tính chất

của hoạt động thực hiện pháp luật, có thể chia ra những hình thức thực hiện gồm

“tuân thủ pháp luật”, “thi hành pháp luật”, “sử dụng pháp luật” và “áp dụng các quy

phạm pháp luật” [118, tr.400-402]. Một số tác giả đã nghiên cứu đề cập đến cơ sở lý

luận của vấn đề thực hiện pháp luật trong một số lĩnh vực như: thực hiện pháp luật

về giáo dục và đào tạo, thực hiện pháp luật đê điều, thực hiện pháp luật về trách

nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức… Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

này, thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho các quyđịnh của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành động thực tế hợp pháp

của các chủ thể pháp luật. Tuy nhiên, cũng có ý kiến không đồng tình với quan

điểm trên cho rằng việc phân chia các hình thức thực hiện pháp luật đó không theomột tiêu chí rõ ràng và thống nhất, cũng như không phản ánh vai trò của các chủ thểvà không thể hiện được mối quan hệ với quá trình xây dựng pháp luật. Hơn nữa,

việc các chủ thể chủ động hay bị động thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của

mình không phản ánh những nguyên tắc quan trọng của Nhà nước pháp quyền

XHCN liên quan đến thi hành pháp luật như: công dân được làm những gì luật

không cấm hay Nhà nước chỉ làm những gì luật cho phép. Điều này cho thấy,

CQHCNN giữ một vai trò đặc biệt, một mặt, các cơ quan này thực hiện quyền và

nghĩa vụ được quy định trong văn bản pháp luật, mặt khác, thông qua hoạt động của

mình bảo đảm cho các chủ thể pháp luật khác thi hành quyền và nghĩa vụ hợp pháp

của họ trên thực tế. Điều đó có nghĩa là chính công chức CQHCNN cũng như mọi

tổ chức, cá nhân đều có nghĩa vụ bắt buộc phải tuân thủ triệt để pháp luật, không

một tổ chức hay cá nhân nào được đặt mình đứng ngoài pháp luật hoặc đứng trên

pháp luật. Các tài liệu nêu trên đã phân tích, đưa ra hoặc thừa nhận khái niệm

chung, đã phân tích các đặc điểm, đặc trưng về thực hiện pháp luật, theo đó:“Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy

định pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủthể pháp luật” [42, tr.494].

Khái niệm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra cũng dựa trên những lý luận cơ bản của thực hiện pháp luật nói chung và dựa

trên lý luận và thực tiễn về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Tuy

Page 50: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

45

nhiên, để xác định đầy đủ nội dung của khái niệm thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, cần làm rõ các đặc điểm cơ bản của

hoạt động này như sau:

Thứ nhất, mục đích thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra là làm cho các quy định pháp luật về TNBTCNN đi vào cuộcsống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được tôn trọng, thực hiện trên thực tế.Điều này phải được thể hiện bằng hành vi của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá

nhân tham gia quan hệ pháp luật bồi thường. Kết quả đạt được là, những giá trị cốt

lõi về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được tôn trọng, ghi nhận trong

Hiến pháp, các văn bản pháp luật liên quan và các quy định cụ thể trong thực hiện

pháp luật về TNBTCNN. Mục đích này còn thể hiện ở việc nhận thức về

TNBTCNN được nâng cao không chỉ từ phía Nhà nước mà còn từ phía cá nhân, tổ

chức bị thiệt hại về vật chất hay tinh thần, nghĩa là, mục đích thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được thể hiện trên tất cả các phương

diện của thực hiện pháp luật.

Mục đích thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

khác với mục đích thực hiện pháp luật của các lĩnh vực pháp luật khác ở một số

điểm như nội dung pháp luật để làm cơ sở thực hiện là pháp luật về TNBTCNN,

với một đối tượng đặc biệt là công chức CQHCNN, thực hiện chủ yếu trong quan

hệ giữa một bên là Nhà nước và một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính

hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN gây ra trong thi hành công vụ. Do

đó, yêu cầu đối với mục đích thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra cũng rất cao, đòi hỏi phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, thuận

tiện nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và

đảm bảo lợi ích của Nhà nước.

Luận điểm trên rất quan trọng, khắc phục nhận thức cho rằng thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra chỉ bảo đảm, bênh vực quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại mà không đứng về phía Nhà

nước. Điều này cần nhận thức sâu sắc rằng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của

Page 51: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

46

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại là nghĩa vụ của Nhà nước và ngược lại, qua đó góp

phần làm cho quyền và lợi ích của các chủ thể trong xã hội được bảo đảm.

Xác định đầy đủ mục đích thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra không chỉ có ý nghĩa nghiên cứu mà còn rất quan trọng trong xây

dựng đội ngũ công chức CQHCNN trong sạch, có năng lực, làm việc có trách

nhiệm và hiệu quả.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây rathể hiện rõ nét ý chí nhà nước, tính khoa học cao, tính nhân văn sâu sắc.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra không

phải là hoạt động riêng của Nhà nước mà còn có sự tham gia của các cơ quan, tổchức, cá nhân khác. Vì thế, nó có nhiều tính chất như tính chủ động kịp thời, tính

mệnh lệnh hành chính - tổ chức, tính giai cấp, nhưng quan trọng là thể hiện rõ nét ý

chí của Nhà nước vì hoạt động này chủ yếu do công chức CQHCNN tiến hành, sửdụng pháp luật làm công cụ cơ bản với phương pháp điều chỉnh đặc trưng là quyền

uy mệnh lệnh. Theo đó, tất cả những đối tượng có liên quan phải tuân thủ các quyết

định của CQHCNN có thẩm quyền, trong đó công chức CQHCNN đóng vai tròquan trọng với tư cách là người thực hiện. CQHCNN và từng công chức của cơquan này chủ yếu thực hiện hình thức áp dụng pháp luật, vừa tự thực hiện pháp luật

vừa tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật. Hoạt động của các cơ quannày tiến hành theo ý chí đơn phương, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp

dụng, có tính chất bắt buộc và bảo đảm bằng cưỡng chế của Nhà nước.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn là

hoạt động phức tạp vì các chủ thể tham gia quan hệ bồi thường tương đối nhiều và

nội dung khá đa dạng. Bên cạnh đó, các hành vi trái pháp luật của công chức

CQHCNN cũng dễ xảy ra trong thực tế. Sau khi thực hiện hành vi trái pháp luật,

mọi người thường tìm cách che giấu hành vi của mình, công chức CQHCNN cũngkhông ngoại lệ. Chính vì vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra phải thể hiện rõ nét ý chí của Nhà nước nhằm bảo đảm cho pháp

luật được thực hiện đúng trên thực tế.

Ý chí của Nhà nước khi thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra chỉ phát huy hiệu quả cao nếu được tiến hành một cách khoa học.

Page 52: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

47

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, các chủ thể

tiến hành thực hiện pháp luật dưới nhiều hình thức, có những hình thức như áp dụng

pháp luật phải trải qua nhiều giai đoạn nên phải có tính khoa học cao. Ngoài ra, tính

khoa học còn thể hiện trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra là hoạt động có kế hoạch, thông qua việc nhà nước

thực hiện các chương trình xây dựng pháp luật, triển khai và tổ chức thi hành pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Trong quá trình thực hiện, phải

lựa chọn các quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng và phải có kế hoạch kiểm tra,

giám sát, đánh giá kết quả thực hiện.

Tính nhân văn của hoạt động này thể hiện ở việc Nhà nước - với tư cách là

chủ thể đặc biệt trong xã hội, khi tham gia quan hệ bồi thường cũng bình đẳng như

các chủ thể khác trong xã hội. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra góp phần thực hiện truyền thống tôn trọng, bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội, khẳng định chế độ nước ta là chế độ

dân chủ. Làm cho nội dung này trở thành hiện thực trong cuộc sống, thể hiện từ

trong nhận thức tới hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia TNBTCNN

chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của hoạt động này.

Thứ ba, chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN là Nhà nước (công chứcCQHCNN) và cá nhân, tổ chức.

Với lý luận về TNBTCNN, chủ thể của TNBTCNN nói chung gồm mọi cá

nhân, tổ chức tham gia TNBTCNN, trong đó chủ thể cần được bảo vệ là cá nhân, tổ

chức bị thiệt hại về vật chất, tinh thần do hành vi trái pháp luật của công chức

CQHCNN gây ra. Như vậy, chủ thể của hoạt động này bao gồm rất nhiều đối

tượng, đó là Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và các đối tượng khác có liên quan

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Các cơ quan chủ yếu tham gia hoạt động này gồm các cơ quan giúp Chính

phủ quản lý và tổ chức TNBTCNN như Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, các cơ quan

trực tiếp tổ chức thực hiện TNBTCNN như Cục BTNN, các cơ quan có thẩm quyền

trong TNBTCNN của TA, VKS. Người có thẩm quyền tham gia hoạt động này là

những người được Nhà nước trao quyền trong các cơ quan trên như công chức,

Page 53: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

48

kiểm sát viên, thẩm phán, đây là những chủ thể tham gia phổ biến vào thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Như vậy, chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra cũng bao gồm tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác tham gia

vào hoạt động này, được pháp luật quy định cho những quyền và nghĩa vụ nhất định

như UBND các cấp, các đơn vị chuyên môn của UBND các cấp và công chức của

các đơn vị này. Chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra có những điểm nổi bật sau:

- Trách nhiệm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra thuộc về Nhà nước. Lý luận và thực tiễn về TNBTCNN đều thừa nhận, Nhà

nước là một bên trong quan hệ bồi thường với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính

hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN gây ra trong thi hành công vụ. Với

vai trò đó, Nhà nước là chủ thể đặc biệt có trách nhiệm chính trong bảo đảm quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, nhưng cũng là chủ thể có nhiều khả năng,điều kiện vi phạm TNBTCNN nhất.

- Xét ở góc độ thực hiện pháp luật, các chủ thể trên có địa vị pháp lý không

bình đẳng với nhau. CQHCNN là chủ thể có quyền lực nhà nước, có quyền tổ chức

thực hiện pháp luật, áp dụng phương pháp quyền uy, mệnh lệnh bắt buộc cá nhân,

tổ chức và những người khác tham gia TNBTCNN phải chấp hành.

Do vậy, chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra có sự khác nhau về mức độ tham gia, nguy cơ bị xâm hại, trách nhiệm bảo

đảm và địa vị pháp lý cũng như nội dung quyền của chủ thể nhưng có điểm chung

là đều có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cá nhân, tổchức trong xã hội.

Thứ tư, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra làmột lĩnh vực đặc thù, chủ yếu được tiến hành giữa các CQHCNN với cá nhân, tổchức bị thiệt hại.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là hoạt

động mang tính hành chính - tổ chức, thể hiện quyền lực Nhà nước và có tính cá

biệt, cụ thể và sáng tạo đối với quan hệ xã hội nhất định. Đây là hoạt động chỉ do

CQHCNN (cụ thể là công chức CQHCNN) thực hiện, là những người có thẩm

Page 54: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

49

quyền thi hành công vụ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Hoạt

động này phải tuân theo thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Với tính chất đó,

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra gồm hai giai

đoạn chính là: 1) Giữa CQHCNN và các cá nhân, tổ chức trực tiếp hình thành quan

hệ TNBTCNN; 2) CQHCNN và các cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩavụ liên quan của mình trong quan hệ TNBTCNN.

Xét dưới góc độ áp dụng pháp luật, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra là hoạt động có tính riêng biệt, đặc thù bởi vì nó gắn

với việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích xửlý nghiêm minh mọi hành vi trái pháp luật, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các chủthể trong xã hội, kể cả trong mối quan hệ với Nhà nước. Là một lĩnh vực của

TNBTCNN, lĩnh vực này được sự điều chỉnh của nhiều quy phạm pháp luật có liên

quan tới TNBTCNN trong Hiến pháp, Luật TNBTCNN, BLDS, Luật Cán bộ, công

chức, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Khiếu nại… Tính chất

đặc thù còn thể hiện ở chỗ, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra bị chi phối bởi tính chất quyền lực nhà nước và các quan hệ có

tính chấp hành, điều hành, mệnh lệnh hành chính. Điều đó cũng đòi hỏi phải có sựtham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác nhau vào hoạt động thực hiện

pháp luật.

Từ những phân tích trên, có thể nêu ra khái niệm thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra như sau: “Thực hiện pháp luật về tráchnhiệm bồi thường do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra là quá trìnhhoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trách nhiệm bồithường của nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra được thựchiện có hiệu quả trong thực tiễn, tạo cơ sở thực tế cho hoạt động của các chủ thểtheo quy định của pháp luật”.

Khái niệm này được xác định dựa trên các tiêu chí cơ bản về mục đích, tínhchất, chủ thể, lĩnh vực thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra và đây là luận điểm quan trọng để nghiên cứu đề tài luận án. Việc thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra căn cứ các nội dung theo

quy định trong Luật TNBTCNN và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi

Page 55: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

50

hành Luật này của các cơ quan có thẩm quyền. Với yêu cầu “nhà nước quản lý xã

hội bằng pháp luật” và pháp luật có đi vào thực tiễn được hay không điều đó phụthuộc vào nhiều yếu tố và giải pháp (xin trình bày ở phần sau).

2.1.2. Hình thức thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, lý luận chung vềNhà nước và pháp luật xác định bốn hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp

luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Nhận thức các hình

thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cũng dựa

trên lý luận chung về các hình thức thực hiện pháp luật trên và dựa vào những đặc

trưng của lĩnh vực pháp luật cụ thể này. Theo đó, các hình thức thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bao gồm:

- Tuân thủ pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra: Là mộthình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiếnhành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm trongLuật TNBTCNN, Luật Cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành

chính, BLDS, Luật Tố tụng dân sự được thực hiện dưới hình thức này. Ví dụ, LuậtTNBTCNN quy định cấm: Giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường;Thông đồng giữa người bị thiệt hại, người có trách nhiệm giải quyết bồi thường và

người có liên quan để trục lợi trong việc bồi thường; Lợi dụng chức vụ, quyền hạncan thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết bồi thường; Không giải quyết bồithường hoặc giải quyết bồi thường trái pháp luật.

Hình thức này chủ yếu thực hiện với các quy định bắt buộc, ngăn cấm nhưquy định TNBTCNN được thực hiện như thế nào, với phạm vi ra sao, bắt buộc các

chủ thể phải tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong trường hợp nào

và quy định cụ thể những hành vi nào bị ngăn cấm nhằm bảo đảm TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra. Đây là hình thức thực hiện pháp luật có tính bị động,

không liên quan nhiều đến các quy định chủ động được làm những gì ngoài quy

định của pháp luật [43, tr.368].

- Thi hành (chấp hành) pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gâyra: Là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện

Page 56: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

51

nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Đối với công chức CQHCNN

thì thi hành pháp luật thể hiện thông qua việc thi hành công vụ.

Trong hình thức này, các chủ thể tập trung thực hiện các quy định về những

nghĩa vụ cụ thể nhằm bảo đảm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, hình

thức này được thực hiện bằng những hành động tích cực, chủ động thể hiện đầy đủ

nhiệm vụ, chức trách phải làm của từng chủ thể. Chẳng hạn, nhằm thực hiện quyền

yêu cầu bồi thường của cá nhân, tổ chức, Luật TNBTCNN quy định cụ thể nội

dung, hình thức, quy trình, thủ tục và những chủ thể nào có nghĩa vụ phải thực hiện.

Để những quyền này đi vào cuộc sống, các cơ quan, người có thẩm quyền trong

CQHCNN và chính những cá nhân, tổ chức phải tích cực thực hiện các nghĩa vụ cụ

thể đó. Việc thực hiện chính xác, đầy đủ pháp luật là mối quan tâm không chỉ từ

phía Nhà nước mà từ cả mỗi người dân trong xã hội. Họ tự giác thực hiện pháp luật

và đòi hỏi pháp luật phải được các tổ chức, các cá nhân khác tôn trọng, thực hiện

chính xác và đầy đủ [29, tr.19].

- Sử dụng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra: Là một

hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, các chủ thể pháp luật sử dụng quyền của

mình để thực hiện những hành vi pháp luật cho phép nhằm bảo đảm TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra. Khác với hình thức thi hành pháp luật, ở hình thức

này, chủ thể là người bị thiệt hại có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được

pháp luật cho phép theo ý chí của mình, có quyền lựa chọn phương thức thực hiện

quyền đó chứ không bị bắt buộc thực hiện.

Như vậy, hình thức này có phạm vi tương đối rộng về hành vi và chủ thể.

Trong nhiều trường hợp, để thực hiện được quyền chủ thể thì cần áp dụng nhiều

quy định pháp luật một lúc [44, tr.369]. Chẳng hạn như, để thực hiện quyền yêu

cầu bồi thường, cần sử dụng nhiều quy phạm pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố

tụng hành chính, tố tụng dân sự, xác định căn cứ, chế tài xử lý vi phạm, thủ tục xử

lý vi phạm…

- Áp dụng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra: Là một

hình thức thực hiện pháp luật, trong đó, Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm

quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự

Page 57: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

52

mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành quyết định làm phát sinh,

thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Trong trường hợp này, các chủ thể

pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật bắt buộc phải có sự can thiệp của

Nhà nước.

Khác với các hình thức thực hiện pháp luật khác, áp dụng pháp luật luôn có

sự tham gia của Nhà nước với các mức độ khác nhau. Đây là hoạt động mang tính

tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước với thủ tục chặt chẽ. Hai bước nổi bật của áp

dụng pháp luật chính là ban hành văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thực hiện

văn bản áp dụng pháp luật đã ban hành [42, tr.507]. Hình thức thực hiện pháp luật

nêu trên rất cần thiết khi áp dụng các biện pháp chế tài của Nhà nước với những

hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ do công chức CQHCNN gây ra thiệt

hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc khi quyền của cá nhân,

tổ chức về TNBTCNN không mặc nhiên phát sinh, thay đổi, chấm dứt nếu thiếu sự

can thiệp của Nhà nước. Hình thức thực hiện pháp luật này cũng được áp dụng khi

xử lý tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể mà các bên không

tự giải quyết được trong TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Áp dụng pháp

luật cũng được tiến hành trong trường hợp Nhà nước cần tham gia để kiểm tra,

giám sát hoạt động thực hiện pháp luật về lĩnh vực này.

Nhận thức về các hình thức thực hiện pháp luật trên được thừa nhận chung

trong lý luận về nhà nước và pháp luật. Vấn đề đặt ra là giải quyết mối quan hệ giữa

các hình thức thực hiện pháp luật trên như thế nào? Nhận thức không đầy đủ vấn đềtrên có thể dẫn tới: 1) Coi áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật

hoàn toàn khác các hình thức thực hiện pháp luật khác, các hình thức thực hiện

pháp luật không có mối quan hệ gì với nhau; 2) Coi áp dụng pháp luật là khái niệm

bao trùm các hình thức thực hiện pháp luật khác, có ba bộ phận hợp thành là tuân

thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật bởi áp dụng pháp luật vừa là

hình thức thực hiện pháp luật, vừa là cách thức nhà nước tổ chức cho các chủ thểkhác thực hiện pháp luật [42, tr.497]. Hai xu hướng trên đều không phản ánh đúngbản chất của thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra,

nhận thức đúng vấn đề này đòi hỏi làm sáng tỏ những nội dung sau đây:

Page 58: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

53

+ Các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNNgây ra có tính độc lập tương đối.

Các hình thức này được phân biệt với nhau ở nhiều tiêu chí. Căn cứ vào thái

độ thực hiện chia thành thực hiện thụ động (tuân thủ pháp luật), thực hiện chủ động

(thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật). Căn cứ vào nội dung chia

thành xử sự kiềm chế (tuân thủ pháp luật), tự mình thực hiện hoặc tổ chức cho các

chủ thể khác thực hiện (áp dụng pháp luật). Căn cứ vào chủ thể chia thành chủ thể là

Nhà nước (áp dụng pháp luật) và mọi chủ thể khác (tuân thủ pháp luật, thi hành pháp

luật, sử dụng pháp luật). Nhận thức về tính độc lập tương đối này sẽ giúp đi sâunghiên cứu những đặc điểm của các hình thức thực hiện pháp luật, đặc biệt là việc áp

dụng pháp luật như là hình thức quan trọng, không thể thiếu của thực hiện pháp luật.

+ Các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNNgây ra không tách biệt rõ ràng mà đan xen lẫn nhau, có mối quan hệ tác động qualại chặt chẽ.

Pháp luật tự nó là một chỉnh thể thống nhất, không tách rời và việc phân chia

pháp luật thành các lĩnh vực, ngành luật cũng chỉ có tính tương đối. Với quan niệm

như vậy, các hình thức thực hiện pháp luật sẽ có đặc điểm như đã nhận định ở trên.

Ở phạm vi hẹp, có thể sử dụng một hình thức thực hiện pháp luật điều chỉnh những

quan hệ xã hội cụ thể. Nhưng xét ở phạm vi rộng, nhằm đạt mục đích chung của

thực hiện pháp luật, rất khó thậm chí không thể đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc

sống nếu chỉ sử dụng một hình thức của thực hiện pháp luật. Ngay trong một hình

thức cụ thể của thực hiện pháp luật cũng có thể bao hàm các hình thức thực hiện

pháp luật khác, chẳng hạn khi áp dụng pháp luật, CQHCNN có thể sử dụng cả ba

hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.

Đánh giá thực hiện pháp luật với các hình thức riêng rẽ cũng trái với nhận

thức của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng của các sự vật, hiện

tượng trong thế giới khách quan.

+ Việc xem xét các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do côngchức CQHCNN gây ra được đặt trong những mối quan hệ cụ thể.

Trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước, áp dụng pháp luật là hình thức

gắn bó chặt chẽ với quyền lực nhà nước, do Nhà nước trực tiếp thực hiện, chi phối

Page 59: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

54

các hình thức còn lại là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật.

Xét về chủ thể thực hiện, các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sửdụng pháp luật có phạm vi rộng hơn áp dụng pháp luật. Bởi vì, áp dụng pháp luật

chỉ do Nhà nước thực hiện còn các hình thức khác do mọi chủ thể có thể thực hiện.

Đối với lĩnh vực điều chỉnh, việc sử dụng hình thức thực hiện pháp luật nào

cũng tùy thuộc vào đặc điểm của lĩnh vực đó. Chẳng hạn, đối với quyền và nghĩa vụcủa cá nhân, tổ chức có các hình thức phổ biến là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp

luật, sử dụng pháp luật.

Đối với lĩnh vực liên quan tới quyền lực nhà nước như giải quyết các khiếu

nại, tố cáo, các thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường, thì hình thức áp dụng pháp

luật cần được tiến hành.

+ Các hình thức thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNNgây ra đều quan trọng như nhau.

Trong các hình thức thực hiện pháp luật, không có hình thức nào quan trọng

hơn hình thức nào. Hình thức áp dụng pháp luật mang lại hiệu quả cao, được áp

dụng phổ biến trong thực hiện pháp luật. Áp dụng pháp luật vừa là một hình thức

thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn đặc thù của sự thực hiện pháp luật [42,

tr.351], nhưng chúng ta không thể đánh giá đây là hình thức thực hiện pháp luật

quan trọng nhất. Xác định tính chất quan trọng của một hình thức pháp luật chỉđược đặt trong mối quan hệ cụ thể. Ví dụ, đánh giá về tính cưỡng chế của Nhà nước

để xác định tầm quan trọng của áp dụng pháp luật. Đánh giá việc bảo đảm quyền và

lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức để xác định tầm quan trọng của sử dụng pháp

luật. Đánh giá đúng tầm quan trọng của các hình thức thực hiện pháp luật không chỉcó ý nghĩa lý luận, thực tiễn mà còn có ý nghĩa quan trọng về nhận thức. Việc quá

coi trọng hoặc coi nhẹ một hình thức thực hiện pháp luật sẽ dẫn tới hành động chủquan, phiến diện và sai lầm trong thực hiện pháp luật có nguyên nhân quan trọng

xuất phát từ sự không nhận thức đúng đắn vấn đề này.

Như vậy, lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật nói chung là cơ sở để nghiên

cứu chuyên sâu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Các hình thức thực hiện pháp luật này có tính độc lập tương đối, có mối quan hệ tác

động qua lại chặt chẽ, được xem xét trong các mối quan hệ cụ thể và đều có vai trò

Page 60: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

55

quan trọng trong quá trình làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống.

2.1.3. Vai trò thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra cho thấy các vai trò sau đây:Thứ nhất, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

góp phần nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và phòng ngừa,đấu tranh các hành vi trái pháp luật của công chức gây thiệt hại tới quyền và lợiích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là quá

trình hoạt động có mục đích làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống. Để tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện pháp

luật về lĩnh vực này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền có

trách nhiệm giải thích quyền, nghĩa vụ cho các đối tượng khác trong xã hội, còn các

đối tượng thụ hưởng có quyền được biết các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy

định của pháp luật. Quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra được tiến hành công khai như các hoạt động tổ chức thươnglượng - hòa giải, áp dụng chế độ, chính sách bồi thường... Các hoạt động này tác

động mạnh tới việc nâng cao nhận thức về TNBTCNN đối với các chủ thể tham gia

và có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng tình cảm, niềm tin của cá nhân, tổ chức đối

với Nhà nước, hình thành thói quen xử sự đúng pháp luật cho mọi cá nhân, tổ chức

trong xã hội.

Chủ thể có trách nhiệm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia TNBTCNN.

Trong các chủ thể này, cá nhân, tổ chức trong xã hội là đối tượng cần được nâng

cao nhận thức về TNBTCNN, nhưng quan trọng hơn chính là các công chức

CQHCNN phải nâng cao nhận thức bởi đây là những chủ thể thường xuyên thực

hiện pháp luật về TNBTCNN. Sự tác động mạnh mẽ tới nhận thức về TNBTCNN

là làm cho các chủ thể này hiểu được pháp luật về lĩnh vực này. Từ đó, các chủ thểđiều chỉnh hành vi của mình không làm trái pháp luật, thực hiện nghiêm chỉnh công

Page 61: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

56

vụ và sau khi đã hiểu đúng về TNBTCNN, họ có thể tuyên truyền giáo dục cho

người khác.

TNBTCNN được nhiều quốc gia quan tâm, có xu hướng quốc tế hóa, thểhiện trong quan hệ giữa các quốc gia với nhau và thu hút sự chú ý của dư luận trong

nước và quốc tế. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra không chỉ là thực hiện pháp luật Việt Nam mà còn thực hiện các cam kết, thỏa

thuận quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trong lĩnh vực này. Đây là hoạt

động Nhà nước cần phải thực hiện nhằm khẳng định bản chất tốt đẹp, vì quyền và

lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nước ngoài trong quan hệ quốc tế. Để thực

hiện tốt, chính các quốc gia phải tự giáo dục công chức CQHCNN của mình biết

tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế.

Đây cũng là một khía cạnh thể hiện vai trò thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra.

Nâng cao nhận thức, giáo dục về TNBTCNN sẽ dẫn tới các hành động cụ thểđể phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN

trong thi hành công vụ, bởi vì, mọi hành vi trái pháp luật suy cho cùng cũng là do

nhận thức. Nhận thức là bước khởi đầu để có các hành vi cụ thể bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức. Giữa nâng cao nhận thức, giáo dục vềTNBTCNN và phòng ngừa, đấu tranh các hành vi trái pháp luật trong thi hành công

vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Nâng cao nhận thức, giáo dục đầy đủ về TNBTCNN sẽgóp phần đẩy mạnh hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh các hành vi dẫn tới tiêu cực của

công chức CQHCNN và ngược lại.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ragóp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thi hành công vụ của công chứcCQHCNN.

Bảo vệ, thúc đẩy TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có thể được

đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau. Xét ở góc độ vai trò, đây là nội dung quan trọng

trong thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra và nó

được đánh giá trên tổng thể các khía cạnh của hoạt động này.

Mục đích hoạt động thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra là làm cho hoạt động công vụ được thực hiện đầy đủ, hiệu quả

Page 62: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

57

trên thực tế. Tính chất của hoạt động này thể hiện ý chí của Nhà nước rõ nét, tính

khoa học cao và nhân văn sâu sắc. Do vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra là phương thức hiệu quả để TNBTCNN được thực

hiện trên thực tế, vai trò của nó được thể hiện ở chỗ:

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra luôn

hướng tới tính tối thượng của Hiến pháp và pháp luật, tính thống nhất, bảo đảm có

hiệu quả trong thi hành công vụ của công chức CQHCNN. Do vậy, hoạt động này

có tác dụng bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệTNBTCNN được thực hiện trong thực tế.

Thực hiện pháp luật là cách hiện thực hóa, bảo đảm giá trị thực tếTNBTCNN bằng một quá trình hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được thực hiện, trở thành hành vi thực

tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Trong quá trình đó, các chủ thể sử dụng tổng

hợp nhiều biện pháp khác nhau như kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của các cơquan tham gia thực hiện TNBTCNN, tăng cường phối hợp và đầu tư kinh phí, cơ sởvật chất, tuyên truyền giáo dục pháp luật, thông qua đó TNBTCNN được thực hiện.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra phải

nghiêm chỉnh, triệt để và đây cũng là vấn đề Nhà nước, nhân dân mong muốn. Tuy

nhiên, trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau không phải lúc nào TNBTCNN

cũng được thực hiện đúng, các vi phạm vẫn xảy ra trong thi hành công vụ của công

chức CQHCNN. Với mục đích làm cho pháp luật về TNBTCNN được thực hiện,

các chủ thể phải tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục, xử lý vi phạm, làm cho

pháp luật về TNBTCNN đi vào cuộc sống, điều này sẽ làm cho quyền và lợi ích

hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo vệ. Tính chất công bằng của pháp luật thểhiện ở chỗ, công chức CQHCNN gây ra thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho cá

nhân, tổ chức trong thi hành công vụ thì CQHCNN sẽ chịu TNBT.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn có

vai trò thúc đẩy một nền công vụ hiệu quả, minh bạch. Thông qua việc hình thành

cơ chế thực thi công vụ như xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật với sựphong phú về các hình thức thực hiện như tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sửdụng pháp luật, áp dụng pháp luật, TNBTCNN sẽ được nâng cao trên thực tế, các

Page 63: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

58

hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN trong thi hành công vụ bị hạn chế,

qua đó góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

góp phần tăng cường pháp chế XHCN.Pháp chế XHCN là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội, trong

đó mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thực hiện đúng pháp luật sẽ làm cho pháp chế được bảo đảm, theo đó, các chủ thể

thực hiện đầy đủ những quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung, đặc biệt

các quy định cụ thể quy định trong Luật TNBTCNN, BLDS, Luật Tố tụng dân sự,

Luật Tố tụng hành chính, Luật Cán bộ, công chức, Luật Khiếu nại... Yêu cầu pháp

chế XHCN nghiêm cấm mọi sự vi phạm pháp luật từ phía tất cả các chủ thể trong

quá trình thực hiện TNBTCNN và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi trái

pháp luật do công chức CQHCNN gây ra.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn góp

phần phát hiện những sơ hở, thiếu sót của các cơ quan tham gia TNBTCNN trong

bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Từ đó, các cơ quan này

có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phù hợp, góp phần tăng cường pháp chế

XHCN. Vai trò chính góp phần tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động này

chủ yếu thuộc về công chức CQHCNN và người có thẩm quyền trong hoạt động áp

dụng pháp luật. Yêu cầu pháp chế XHCN luôn buộc các chủ thể phải sử dụng hiệu

quả, phát huy hiệu lực pháp luật để pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống, vừa bảo đảm lợi ích của Nhà nước, vừa bảo

đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Ngoài ra, thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra một cách đúng đắn không

chỉ bảo vệ, mà còn tăng cường pháp chế XHCN.

Như vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

có vai trò quan trọng, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như đã phân tích trên. Nội

dung xuyên suốt, có ý nghĩa thực tiễn của các vai trò này là bảo đảm lợi ích của Nhà

nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội, làm

cho TNBTCNN được thực hiện trên thực tế. Các vai trò trên cũng có mối quan hệ,

Page 64: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

59

tác động qua lại lẫn nhau, thể hiện những khía cạnh khác nhau đối với thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Tóm lại, nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đòi hỏi làm rõ khái niệm, hình thức, vai trò của vấn đề này. Mối

quan hệ của ba phương diện này thể hiện ở chỗ: Những đặc trưng về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra là nhân tố cốt lõi, xuyên suốt làm cho thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có những đặc trưng riêng, cáchình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng tương đối đa dạng. Do đó, vai

trò thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được thểhiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu trực diện những luận điểm này sẽlàm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra.

2.2. NỘI DUNG, YÊU CẦU VÀ CÁC YẾU TỐ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠQUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA

2.2.1. Nội dung thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

có thể nghiên cứu theo nhiều góc độ. Chẳng hạn, căn cứ vào lĩnh vực pháp luật có

thực hiện thực hiện pháp luật hình sự, thực hiện pháp luật dân sự, thực hiện pháp

luật thương mại, thực hiện pháp luật tố tụng hình sự, thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra... Căn cứ vào hình thức thực hiện

pháp luật, nội dung này bao gồm tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng

pháp luật, áp dụng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Nghiên cứu đề tài luận án theo các cách trên sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi nếu phân

chia theo các lĩnh vực pháp luật thì sẽ khó nghiên cứu đầy đủ, cụ thể vềTNBTCNN. Cách tiếp cận thứ hai lại chủ yếu mang tính lý thuyết, bởi trên thực

tế, rất khó tách biệt rõ ràng mỗi hình thức thực hiện pháp luật cụ thể mà giữa

chúng luôn có sự đan xen lẫn nhau.

Nghiên cứu đầy đủ vấn đề trên đòi hỏi phải tìm hiểu trực diện, cụ thểTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra và làm rõ những cách thức làm cho

Page 65: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

60

pháp luật về lĩnh vực này đi vào cuộc sống. Trên quan điểm đó, luận án kết hợp làm

rõ từng nội dung với việc bám sát lý luận về các hình thức thực hiện pháp luật đểđánh giá, nhận xét về hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp

luật và áp dụng pháp luật trong quá trình thực hiện TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Đây cũng là cách tiếp cận luận án sử dụng để đánh giá thực trạng

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra trong chương 3.Khi đề cập đến TNBTCNN, Hiến pháp năm 2013 đã quy định trách nhiệm

của Nhà nước trong BTTH về vật chất, tinh thần đối với các chủ thể. Phù hợp với

nguyên tắc hiến định, trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam đã trực tiếp hoặc

gián tiếp quy định về TNBTCNN. Văn bản chuyên ngành quy định vấn đề này là

Luật TNBTCNN, theo đó nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra như sau:

- Về chủ thể: Các bên trong quan hệ TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra, gồm bên gây thiệt hại là CQHCNN (đại diện nhân danh Nhà nước) và bên bịthiệt hại là cá nhân, tổ chức.

- Về khách thể: Khách thể trong quan hệ TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra là lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức. Trên thực tế, hoạt động công quyền gây ra thiệt hại, thì đó là những thiệt hại

vật chất, thiệt hại tinh thần của các cá nhân, tổ chức, tuy nhiên có một thiệt hại mà

không thể đo, đếm được là lòng tin của người dân vào hiệu quả hoạt động cũng nhưuy tín của Nhà nước [129, tr.33].

- Về các điều kiện phát sinh TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là

tổng hợp các yếu tố cấu thành TNBTCNN, bao gồm: 1) Có thiệt hại xảy ra; 2) Có

hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ; 3) Có mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong đó:Một là, yếu tố thiệt hại thực tế xảy ra trong quan hệ TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra được xác định trong trường hợp:

+ Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, bao gồm tài sản đã bị phát mại, bị mất

thì thiệt hại được xác định căn cứ vào giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài

sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn của tài sản đã bị phát

mại, bị mất trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường. Trường hợp tài sản

Page 66: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

61

bị hư hỏng thì thiệt hại được xác định là chi phí có liên quan theo giá thị trường tại

thời điểm giải quyết bồi thường để sửa chữa, khôi phục lại tài sản. Trường hợp có

thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản thì thiệt hại được xác

định là thu nhập thực tế bị mất. Đối với những tài sản trên thị trường có cho thuê,

thu nhập thực tế bị mất được xác định phù hợp với mức giá thuê của tài sản cùng

loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, tính năng, tác dụng và chất lượng tại

thời điểm giải quyết bồi thường; đối với những tài sản trên thị trường không có cho

thuê, thu nhập thực tế bị mất được xác định trên cơ sở thu nhập do tài sản bị thiệt

hại mang lại trong điều kiện bình thường trước thời điểm thiệt hại xảy ra; nếu tài

sản bị kê biên được giao cho người bị thiệt hại hoặc người khác quản lý thì chi phí

hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại về tài sản được xác định là

những thiệt hại được bồi thường. Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước

theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tịch thu, thi hành án,

khoản tiền đã đặt để bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền được hoàn trả cho người bịthiệt hại hoặc thân nhân của họ; trường hợp khoản tiền đó là khoản vay có lãi thì

phải hoàn trả cả khoản lãi hợp pháp; trường hợp khoản tiền đó không phải là khoản

vay có lãi thì phải hoàn trả cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của họ cả khoản lãi

theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm giải

quyết bồi thường [109, tr.28].

+ Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, gồm: Cá nhân, tổchức có thu nhập mà xác định được thì được bồi thường theo thu nhập thực tế bịmất. Trường hợp cá nhân có thu nhập thường xuyên nhưng không ổn định thì mứcbồi thường được xác định căn cứ vào thu nhập trung bình trong ba tháng liền kềtrước thời điểm thiệt hại xảy ra. Cá nhân có thu nhập không ổn định và không có cơsở xác định cụ thể hoặc thu nhập có tính chất thời vụ thì áp dụng mức thu nhậptrung bình của lao động cùng loại tại địa phương. Trường hợp không xác định đượcthu nhập trung bình thì tiền bồi thường được xác định theo mức lương tối thiểuchung đối với cơ quan nhà nước tại thời điểm giải quyết bồi thường [109, tr.29].

+ Thiệt hại do tổn thất về tinh thần được xác định cụ thể là thiệt hại do tổnthất về tinh thần trong thời gian bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáodưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh được xác định là hai ngày lương tối thiểu

Page 67: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

62

cho một ngày bị tạm giữ hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục,cơ sở chữa bệnh. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bị tạm giữ, tạmgiam, chấp hành hình phạt tù được xác định là ba ngày lương tối thiểu cho một ngày

bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù. Thiệt hại do tổn thất về tinh thầntrong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là ba trăm sáu mươi thánglương tối thiểu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khoẻ bị xâmphạm được xác định căn cứ vào mức độ sức khoẻ bị tổn hại nhưng không quá bamươi tháng lương tối thiểu. Thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp bịkhởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án mà không bị tạm giữ, tạm giam được xác định làmột ngày lương tối thiểu cho một ngày bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án cải tạokhông giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo. Thời gian để tính bồi thường thiệthại được xác định kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày có bản án,quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định người đó thuộc trường hợp đượcbồi thường [109, tr.29-30].

+ Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết, gồm những nội dung: Chi

phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết.

Chi phí cho việc mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tiền cấp

dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tiền cấp dưỡng hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp

pháp luật có quy định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền [109, tr.30].

+ Thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức khỏe, gồm chi phí hợp lý cho việc

cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người

bị thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi

phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong

thời gian điều trị. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất khả năng lao động và

cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại được bồi thường bao gồm chi

phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại và khoản cấp dưỡng cho những

người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Khoản cấp dưỡng

hàng tháng được xác định là mức lương tối thiểu, trừ trường hợp pháp luật có quy

Page 68: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

63

định khác hoặc đã được xác định theo quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà

nước có thẩm quyền [109, tr.30].

Hai là, yếu tố hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ, được xác

định trong trường hợp: Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; áp

dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm

hành chính; áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ nhà ở, công trình, vật kiến trúc và

biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác; áp

dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào trường giáo dưỡng, đưa người

vào cơ sở giáo dục hoặc đưa người vào cơ sở chữa bệnh; giao đất, cho thuê đất,

thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, giải

phóng mặt bằng, tái định cư, cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Cấp, thu hồi giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có

giá trị như giấy phép; Áp dụng thuế, phí, lệ phí, thu thuế, phí, lệ phí, truy thu

thuế, thu tiền sử dụng đất; áp dụng thủ tục hải quan; ban hành quyết định xử lý

vụ việc cạnh tranh; Cấp văn bằng bảo hộ cho người không đủ điều kiện được cấp

văn bằng bảo hộ; cấp văn bằng bảo hộ cho đối tượng sở hữu công nghiệp không

đủ điều kiện được cấp văn bằng bảo hộ; ra quyết định chấm dứt hiệu lực của văn

bằng bảo hộ; không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận

đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép, văn bằng bảo hộ cho

đối tượng có đủ điều kiện [109, tr.5-6].

Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảyra. Mối quan hệ nhân quả là điều kiện cần thiết làm phát sinh TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra, nếu giữa hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN và

thiệt hại đã xảy ra không có mối quan hệ nhân quả thì không thể tồn tại TNBTCNN.

Giữa hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN và thiệt hại thực tế xảy ra

được coi là có mối quan hệ nhân quả khi hành vi trái pháp luật do công chức

CQHCNN thực hiện xảy ra trong thi hành công vụ mà chính hành vi trái pháp luật

đó là yếu tố làm phát sinh thiệt hại và thiệt hại là hậu quả tất yếu do hành vi trái

pháp luật của công chức CQHCNN gây ra.

Page 69: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

64

Thực hiện tốt những nội dung nêu trên đòi hỏi phải chú trọng tới sự phối hợp

giữa các CQHCNN, nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức trực tiếp thi hành

công vụ, tăng cường giám sát, thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của

từng CQHCNN và từng công chức. Đặc biệt, cần xử lý nghiêm các hành vi trái

pháp luật của công chức CQHCNN vì đây là hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Như vậy, nội dung thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra bao gồm nhiều hành vi, phương thức khác nhau, thể hiện trong

lĩnh vực cụ thể là TNBTCNN. Điểm nổi bật ở nội dung này là các hành vi, phương

thức thực hiện pháp luật của các chủ thể đều hướng tới việc bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi trái pháp luật của

công chức CQHCNN gây ra trong thi hành công vụ.

2.2.2. Yêu cầu thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Theo từ điển Tiếng Việt, “yêu cầu” là “1) Sự đòi hỏi; 2) Đòi phải làm gì”

[177, tr.455]. Trên góc độ pháp lý, yêu cầu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra là những đòi hỏi cần có trong quá trình làm cho những

quy định pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc

sống. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra liên quan

tới nhiều lĩnh vực pháp luật và có nhiều đặc thù nên cũng có các yêu cầu thực hiện

riêng cần tuân thủ.

Thứ nhất, yêu cầu từ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trọng tâm làcải cách hành chính, cải cách tư pháp.

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, Nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân dân, trong đó Nhà nước thừa nhận vị trí tối thượng của Hiến

pháp và luật trong đời sống xã hội. Vai trò của Nhà nước là làm tốt nhiệm vụ quản

lý xã hội bằng pháp luật, trên cơ sở đó, Nhà nước phải nâng cao chất lượng của bộmáy nhà nước và dân chủ hóa hoạt động quản lý của mình. Trách nhiệm qua lại

giữa Nhà nước và công dân cũng là một biểu hiện của sự hạn chế lạm quyền từ phía

Nhà nước và tự do vô chính phủ từ phía công dân [113, tr.168]. Trong quá trình xây

Page 70: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

65

dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều

chủ trương, đường lối mà trọng tâm là việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

kết hợp với cải cách hành chính, cải cách tư pháp.Cải cách hành chính, cải cách tư pháp là quá trình đổi mới toàn diện nền

hành chính công và hệ thống tư pháp với trọng tâm là hoạt động công vụ hiệu quả,

thông suốt và hoạt động xét xử là trung tâm. Là một bộ phận trong bộ máy nhà

nước, hoạt động của CQHCNN và các cơ quan trực tiếp tham gia tổ chức thực hiện

pháp luật về TNBTCNN phải hướng tới nền công vụ trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công bằng, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân và Tổ

quốc Việt Nam XHCN.

Trên cơ sở lý luận, cải cách hành chính, cải cách tư pháp là chủ trương lớn,

đúng đắn của Đảng, góp phần làm cho CQHCNN hoạt động có hiệu quả trong nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội

nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Thực hiện cải cách hành

chính, cải cách tư pháp chính là thể chế hóa đường lối của Đảng, một yêu cầu tất

yếu đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, do vậy, các cơ quan nhà nước tham

gia TNBTCNN với tư cách là một bộ phận của hệ thống cơ quan hành chính, cơ

quan tư pháp sẽ phải quán triệt yêu cầu này. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp

đã và đang góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực hoạt động của các cơ quan tham

gia TNBTCNN, khắc phục những bất cập phát sinh khi thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Yêu cầu từ cải cách hành chính, cải cách tư pháp cũng đòi hỏi các cơ quantham TNBTCNN phải thật sự dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công bằng trên cơ sởmột nền công vụ thực sự trong sạch, vững mạnh. Trong hoạt động nội bộ của từng

cơ quan tham gia TNBTCNN cần phải coi trọng dân chủ, các cá nhân đều có quyền

bày tỏ ý kiến của mình đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Đồng thời, khi công chức CQHCNN có hành vi trái pháp luật,

các cơ quan xét xử cần xử lý nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh

đó, phải có các cơ chế phản biện xã hội đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra thông qua các hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm

Page 71: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

66

tra việc thực hiện. Trong hoạt động của bất kỳ công chức CQHCNN cũng phải xác

định là công bộc của Nhân dân, phục vụ Nhân dân.

Thứ hai, yêu cầu về công bằng, dân chủ trong thực hiện pháp luật.Công bằng và dân chủ luôn là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực

hướng tới của xã hội. Dân chủ là nguyên tắc quản lý nhằm phục vụ, bảo vệ lợi ích,

chế độ, quyền lực chính trị của lực lượng cầm quyền và của toàn xã hội. Công

bằng là một trong các nguyên tắc quan trọng của pháp luật, nguyên tắc này bao

trùm toàn bộ nội dung của pháp luật, quá trình xây dựng, thực hiện và áp dụng

pháp luật [51, tr.135-294]. Trong Nhà nước pháp quyền, việc thực hiện công bằng,

dân chủ chủ yếu dựa vào pháp luật và thông qua pháp luật. Do vậy, yêu cầu vềcông bằng, dân chủ trong thực hiện pháp luật có vai trò rất quan trọng, bởi vì công

bằng, dân chủ là thuộc tính không tách rời khi thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra. Theo đó, trong thực hiện pháp luật, mọi hình thức

xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức phải bị nghiêm cấm,

công chức CQHCNN phải tôn trọng những quyền của cá nhân, tổ chức đã được

pháp luật quy định.

Theo yêu cầu này, mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra đều phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình

đã được pháp luật quy định, đặc biệt do tính đặc thù trong quan hệ bất bình đẳng

giữa một bên chủ thể là Nhà nước và một bên chủ thể là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

do chính hành vi trái pháp luật của Nhà nước gây ra, do vậy yêu cầu này đòi hỏi chủthể là Nhà nước phải tự giác chấp hành nghiêm pháp luật, tránh trường hợp bao che,

xử lý nội bộ khi công chức có hành vi trái pháp luật. Điều này cũng đòi hỏi trong

nội bộ từng CQHCNN phải thực hiện công vụ đúng trình tự, thủ tục, thời gian, chất

lượng công việc và có cơ chế quản lý, giám sát công chức và dân chủ trong hoạt

động của CQHCNN.

Yêu cầu công bằng, dân chủ còn đòi hỏi phải đề cao phổ biến, giáo dục pháp

luật về TNBTCNN cho mọi đối tượng trong xã hội, bởi việc phổ biến, giáo dục

pháp luật là điều hoàn toàn có thể làm được, vấn đề là cần lựa chọn cách thức, biện

pháp phù hợp. Do vậy, khi thực hiện pháp luật cũng phải kết hợp đúng đắn giữa

cưỡng chế và phổ biến, giáo dục pháp luật để đạt hiệu quả cao nhất.

Page 72: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

67

Thứ ba, yêu cầu về sự bình đẳng, minh bạch trong thực hiện pháp luật.

Thực hiện yêu cầu bình đẳng, minh bạch sẽ làm cho các chủ thể trong quan

hệ TNBTCNN tích cực thực hiện đúng quy định của pháp luật, có ý thức tôn trọng

pháp luật, thấy rõ sự nghiêm minh của pháp luật. Các đối tượng khác tham gia

TNBTCNN nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải bảo đảm TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra.

Theo yêu cầu về bình đẳng, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cũng đều phải

nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về TNBTCNN. Việc ra các quyết định về

TNBTCNN phải có căn cứ pháp luật và áp dụng với bất kỳ ai khi có căn cứ đó. Các

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định pháp

luật, bất kỳ ai có vi phạm như nhau thì đều bị xử lý giống nhau.

Yêu cầu minh bạch trong thực hiện pháp luật đòi hỏi hoạt động này phải tiến

hành công khai, rõ ràng nhất là với các nội dung liên quan trực tiếp tới quyền, nghĩa

vụ, thủ tục, trình tự, kinh phí trong TNBTCNN. Điều này phải thể hiện rõ trong

những quyết định, báo cáo tổng kết của các cơ quan tham gia TNBTCNN và công

bố không chỉ trong nội bộ các cơ quan đó mà còn cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

biết. Thông qua đó, cá nhân, tổ chức cũng như chủ thể khác tham gia TNBTCNN

có điều kiện sử dụng pháp luật như một công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của mình.

Giữa bình đẳng và minh bạch trong thực hiện pháp luật có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau nhằm nâng cao TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra. Sự bình đẳng gắn liền với nội dung thực hiện pháp luật còn yêu cầu minh

bạch lại được nhận diện rõ nét ở các biểu hiện bên ngoài của thực hiện pháp luật.

Công chức CQHCNN và những người có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm đảm

bảo sự bình đẳng, minh bạch đó.

Như vậy, yêu cầu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra là những đòi hỏi tất yếu từ xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN, trọng tâm là cải cách hành chính, cải cách tư pháp và thuộc tính công bằng,

dân chủ, bình đẳng và minh bạch trong thực hiện pháp luật.

Page 73: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

68

2.2.3. Các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Theo từ điển Tiếng Việt, “bảo đảm” là “Làm cho chắc chắn thực hiện được,

giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết; Sự đảm bảo thực hiện hoặc giữ

được” [177, tr.581]. Cũng có ý kiến cho rằng, bảo đảm thi hành pháp luật về

TNBTCNN là toàn thể các yếu tố phương tiện, thiết chế pháp luật và những điều

kiện cần thiết được xác lập, tổ chức và sử dụng trong quá trình đưa pháp luật về

TNBTCNN vào thực tiễn, bảo đảm cho pháp luật về TNBTCNN được thi hành một

cách nghiêm chỉnh, thống nhất và hiệu quả [27, tr.16-17].

Theo quan niệm chung hiện nay, khái niệm bảo đảm thực hiện pháp luật là

trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức và mọi cá nhân trong quá trình xây dựng, thực

hiện TNBTCNN, là kết quả tổng hợp của các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn

hóa giáo dục, pháp lý. Những yếu tố này được xem xét với tính chất là tiền đề, điều

kiện cần thiết đảm bảo thực hiện TNBTCNN. Với quan niệm này, bảo đảm

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm

các đảm bảo về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp lý.

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có đặc điểm riêng, đảm bảo

thực hiện pháp luật về TNBTCNN trong lĩnh vực này cũng phải có những đặc

trưng cụ thể bên cạnh các bảo đảm TNBTCNN nói chung, thể hiện tập trung ở

loại đảm bảo pháp lý. Theo đó, nó được hiểu là trách nhiệm trực tiếp của

CQHCNN, công chức, người có thẩm quyền của CQHCNN và các cá nhân, tổ

chức bị thiệt hại trong quá trình thực hiện TNBTCNN, là kết quả tổng hợp của hệ

thống các quy định pháp luật bảo đảm TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

và cơ chế tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó trong quá trình phổ biến,

giáo dục pháp luật. Theo nghĩa này, các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật bao

gồm các nội dung cụ thể sau đây:

Thứ nhất, yếu tố pháp luật bảo đảm TNBTCNN nói chung, TNBTCNN docông chức CQHCNN gây ra nói riêng.

Lĩnh vực pháp luật này bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh

những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện TNBTCNN do

Page 74: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

69

công chức CQHCNN gây ra. Pháp luật bảo đảm TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra có thể được giới hạn theo phạm vị rộng hay hẹp.

Theo phạm vi rộng đã phân tích, pháp luật bảo đảm TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra liên quan đến quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật, gồm

các quy định của Hiến pháp, Luật TNBTCNN, BLDS, Luật Tố tụng dân sự, Luật

Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chính, Luật Cán bộ, công chức… Nội dung các quy

định của hệ thống pháp luật nêu trên điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các chủthể TNBTCNN, các nhóm hành vi Nhà nước phải chịu TNBT…

Các quy định của pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

phải hướng tới việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, kịpthời đáp ứng được các yêu cầu thực hiện pháp luật về vấn đề này. Do vậy, pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra phải có các thuộc tính toàn diện,

đồng bộ, khả thi và minh bạch. Ngoài ra, lĩnh vực pháp luật này cũng phải được

thường xuyên hệ thống hóa, pháp điển hóa nhằm sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp

luật chưa phù hợp thực tiễn, loại bỏ những văn bản pháp luật đã lạc hậu và kịp thời

ban hành các văn bản pháp luật mới nhằm điều chỉnh những vấn đề bức xúc liên

quan tới TNBTCNN.

Như vậy, pháp luật đảm bảo lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN là yếu tố quan trọng để TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra được thực hiện.

Thứ hai, bảo đảm về cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan tham gia bồithường nhà nước.

Trong hệ thống tổ chức thực hiện TNBTCNN ở Việt Nam, mọi hoạt động

của các CQHCNN đều liên quan tới TNBTCNN và có liên quan trực tiếp tới quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Đồng thời, pháp luật giao cho một hệthống các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm tham mưu, theo dõi, thực hiện

TNBTCNN. Chính vì vậy, để TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được

thực hiện hiệu quả trên thực tế thì một trong những yêu cầu quan trọng cần phải đổi

mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan chuyên trách này.

Xét về mặt lý luận, mọi cơ quan, tổ chức có liên quan tới TNBTCNN đều có

trách nhiệm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Page 75: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

70

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động tổ chức thực hiện TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra chủ yếu thuộc về các cơ quan sau đây:

Đối với cơ quan thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp cấp

huyện: Cơ quan này có trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực BTNN, bảo đảm

xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh, kịp thời nhằm bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Do vậy, thực hiện tốt nhiệm vụ của

mình, tổ chức hoạt động của cơ quan này phải thường xuyên được đổi mới, cơ cấu

tổ chức phải được phân định rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận

trong cơ quan gọn nhẹ để hoạt động hiệu quả, nhưng có đầy đủ các cơ quan chuyên

môn để quản lý hoạt động thực hiện TNBTCNN nói chung và thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói riêng.

Đối với VKS các cấp: VKS các cấp có nhiệm vụ KS việc tuân theo pháp luật

TNBTCNN. Trong thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra, VKS các cấp có trách nhiệm sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để

loại trừ sự vi phạm pháp luật về vấn đề này của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân

nào. Để TNBTCNN trong CQHCNN được thực hiện tốt, cần đổi mới tổ chức, hoạt

động của VKS, thực hiện tốt chế độ KS, báo cáo giữa VKS các cấp. Yêu cầu cụ thể

là tổ chức, hoạt động của VKS các cấp phải sát hợp với nhiệm vụ được giao, bảo

đảm cho VKS thực hiện tốt chức năng của mình. Theo đó, VKS các cấp cần có đủ

cơ quan chuyên môn để KS việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực này đối với từng

cấp TA tương ứng, từng CQHCNN thuộc đối tượng KS của mình. Các cơ quan này

cần phải hoạt động đúng pháp luật, kịp thời phát hiện xử lý các hành vi trái pháp

luật của công chức CQHCNN liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức trong TNBTCNN.

Đối với TA các cấp: TA các cấp có vai trò chủ trì trong việc ra nhiều quyết

định quan trọng có liên quan tới TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Do

vậy, hoàn thiện TA các cấp về mặt tổ chức, hoạt động nhằm bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN là một yêu cầu khách quan. Để

thực hiện tốt vấn đề này, cần quán triệt các nguyên tắc xét xử của TA, đẩy mạnh

thực hiện hoạt động giám đốc việc xét xử, hướng dẫn của TANDTC về đường lối

Page 76: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

71

xét xử và chế độ báo cáo của TA cấp dưới đối với TA cấp trên. Hoạt động của TA

các cấp cần phải khách quan, bảo đảm xử lý đúng pháp luật đối với các hành vi trái

pháp luật do công chức CQHCNN gây ra liên quan tới TNBTCNN.

Thứ ba, bảo đảm cơ chế phối hợp nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một

quá trình chặt chẽ bao gồm nhiều hành vi, phương thức khác nhau. Để thực hiện tốt

hoạt động này, cần xác định rõ địa vị pháp lý, tổ chức nguyên tắc hoạt động của các

cơ quan tham gia. Quá trình này không thể diễn ra đúng pháp luật, đạt hiệu quả cao

nếu các chủ thể tham gia không phối hợp với nhau. Chính vì vậy, bảo đảm cơ chế

phối hợp trong thực hiện pháp luật là một yêu cầu quan trọng, thông qua đó quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện.

Đặc trưng nổi bật của cơ chế phối hợp là sự phối thuộc, chế ước lẫn nhau.

Trong đó, sự phối thuộc là cơ sở để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,

tổ chức được thực hiện thuận lợi, đúng pháp luật. Sự chế ước được đặt ra nhằm giúp

các chủ thể phát hiện những thiếu sót, vi phạm tự khắc phục hoặc yêu cầu cơ quan

nhà nước có thẩm quyền giải quyết, thông qua đó, hạn chế được sự lạm quyền trong

quá trình thực hiện. Cơ chế phối hợp trong TNBTCNN được thể hiện thông qua các

mối quan hệ đa dạng nhiều chiều giữa các chủ thể tham gia hoạt động này dựa trên

cơ sở quy định của pháp luật. Các mối quan hệ cơ bản là: Mối quan hệ nội tại giữa

các cơ quan tham gia chủ yếu vào TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra,

chẳng hạn như mối quan hệ giữa VKS với TA, giữa các cơ quan đồng cấp này với

Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, giữa các cơ quan nêu trên với

các CQHCNN. Mối quan hệ trong nội bộ của từng cơ quan tham gia thực hiện

TNBTCNN thuộc Bộ Tư pháp, VKSNDTC, VKSNDTC, các Bộ, ngành, UBND

các cấp Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong

TNBTCNN, cơ chế phối hợp giữa các chủ thể này cần được tiến hành thông qua

việc xác định về mặt pháp lý các mối quan hệ. Trong đó, xác định rõ quyền và

nghĩa vụ của các chủ thể, cơ chế cách thức phối hợp với nhau, nội dung phối hợp

Page 77: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

72

cần tập trung vào các vấn đề cấp thiết có liên quan. Đây chính là cơ sở để xác định

rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra, hạn chế sự xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN.

Thứ tư, bảo đảm phẩm chất, trình độ của đội ngũ công chức CQHCNN và ýthức của cá nhân, tổ chức tham gia TNBTCNN.

Công chức CQHCNN có nhiệm vụ không chỉ tham gia tổ chức thực hiện

TNBTCNN mà còn có trách nhiệm bảo đảm thực hiện pháp luật mọi lĩnh vực trong

đời sống xã hội. Đối tượng quản lý của công chức CQHCNN là rất rộng, liên quan

trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nội

dung quản lý cũng tương đối phức tạp, hành vi trái pháp luật trong quản lý của công

chức CQHCNN cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, trình độ của đội ngũ công chức

CQHCNN nói chung, đội ngũ công chức chuyên trách thực hiện pháp luật vềTNBTCNN nói riêng chính là một yếu tố rất quan trọng bảo đảm TNBTCNN được

thực hiện.

Đội ngũ công chức CQHCNN phải thường xuyên được giáo dục về chính trị,tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, có ý thức trách nhiệm cao, tôn trọng bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức

này phải đủ về số lượng, có trình độ phù hợp với nhiệm vụ được giao. Ngoài các

tiêu chuẩn chung về ngạch, bậc theo quy định của pháp luật, công chức cơ quanchuyên trách thực hiện TNBTCNN cần có những kỹ năng, hiểu biết chuyên sâu

trong thi hành công vụ về lĩnh vực này.

Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do chính hành vi trái pháp luật của công chức

CQHCNN trong thi hành công vụ có vai trò quan trọng trong quá trình làm cho

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống. Mặc

dù lý luận chung thừa nhận trách nhiệm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra thuộc về mọi chủ thể tham gia TNBTCNN, nhưngcông chức CQHCNN, công chức cơ quan chuyên trách thực hiện TNBTCNN và

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại tham gia quan hệ TNBTCNN là chủ thể có vai trò đặc

biệt quan trọng. Đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cần phải hiểu biết pháp luật

về lĩnh vực này, được tuyên truyền đầy đủ, nhận thức đúng về TNBTCNN nói

Page 78: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

73

chung, quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ TNBTCNN nói riêng để từ đócá nhân, tổ chức có ý thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo đúng quy định

của pháp luật.

Thứ năm, bảo đảm bằng hoạt động giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN

là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức và đối tượng có liên quan tới TNBTCNN.

Trong thực tế, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức luôn có nguy cơ bị

xâm hại rất cao trong quan hệ với công chức CQHCNN nếu không có quy định

của pháp luật về vấn đề này. Do vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra là hoạt động phức tạp và nhạy cảm. Chính vì vậy, giám sát,

thanh tra việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

phải là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm hiện thực hóa quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN. Hoạt động này cũng nhằm hạn chế

lạm dụng quyền lực nhà nước của công chức CQHCNN trong lĩnh vực này. Đồng

thời, hoạt động giám sát, thanh tra chỉ có hiệu quả khi xác định rõ quyền hạn,

nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan. Việc xác định cần thực hiện

theo hướng phân định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của từng công chức trong

CQHCNN, giữa lãnh đạo với công chức thực hiện nhiệm vụ, làm rõ trách nhiệm

của chủ thể có quyền yêu cầu giám sát, thanh tra với các chủ thể phải chịu giám

sát, thanh tra.

Hoạt động giám sát, thanh tra trong TNBTCNN có sự khác nhau về chủ thể,

phương thức thực hiện, các quyền và nghĩa vụ cụ thể, nhưng đều có mục đích

chung là nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Thứ sáu, bảo đảm thông qua việc xử lý vi phạm trong quá trình thực hiệnpháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức chính là biểu hiện

cụ thể của bảo đảm TNBTCNN. Để bảo đảm các quyền và lợi ích đó, Nhà nước

phải ban hành một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện trên thực tế.

Page 79: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

74

Do đó, sự vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra chính là sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

chức trong quan hệ với cơ quan công quyền.

Vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra bao gồm nhiều loại khác nhau. Có loại từ phía các cơ quan tham

gia thực hiện TNBTCNN, do công chức ở các CQHCNN thực hiện. Những vi

phạm loại này phát sinh do những yếu kém của các cơ quan tham gia thực hiện

TNBTCNN, nó đặc biệt phát triển khi tổ chức hoạt động của CQHCNN còn bất

cập, TNPL của công chức CQHCNN chưa được quy định rõ ràng.

Vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra cũng có thể phát sinh và có cơ sở khách quan từ những mâu thuẫn

về lợi ích. Loại vi phạm này cũng rất dễ xảy ra trong môi trường của CQHCNN,

đặc biệt là khi hoạt động giám sát, thanh tra việc thực hiện TNBTCNN ở môi

trường này không được đảm bảo.

Những vi phạm có thể do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác

nhau, nhưng vi phạm phải xử lý nghiêm minh theo nguyên tắc công bằng, đúng

pháp luật. Ý nghĩa của việc xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra thể hiện ở chỗ, việc xử lý vi phạm

bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, giáo dục người vi

phạm và những người khác biết tôn trọng pháp luật về TNBTCNN, tôn trọng hoạt

động công vụ.

Thứ bảy, bảo đảm về kinh phí chi trả và các điều kiện về cơ sở vật chất đểthực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một

quá trình phức tạp bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động này chỉ được

vận hành hiệu quả nếu kinh phí chi trả cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại đầy đủ,

nhanh chóng, kịp thời và các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động

công vụ đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Do môi trường làm việc của công chức CQHCNN tương đối nhạy cảm, dễ

phát sinh những cám dỗ vật chất nên các quyết định hoặc hành vi trái pháp luật

Page 80: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

75

của công chức CQHCNN cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, bảo đảm các điều kiện thiết

yếu về lương, các chế độ đãi ngộ hợp lý cho công chức CQHCNN và các điều

kiện về trang thiết bị làm việc, máy tính hay các trang thiết bị thông tin để phục

vụ thi hành công vụ của công chức CQHCNN là một yêu cầu cần thiết. Thực

hiện tốt điều này không chỉ có ý nghĩa làm cho công chức CQHCNN thực hiện

đúng chức năng, nhiệm vụ được giao một cách nhanh chóng, chính xác, mà còn

bảo đảm cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được thực hiện đầy

đủ, kịp thời.

Những phân tích trên cho thấy, các bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN, dù là bảo đảm nói chung hay bảo đảm đặc

trưng của TNBTCNN cũng đều nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra. Bảo đảm đặc trưng nói trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể,

có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra có nội dung đa dạng. Trong thực tiễn, hoạt động này

phải đáp ứng những yêu cầu nhất định và các bảo đảm đặc trưng có vai trò trực tiếp

làm cho TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống. Đây là mối

quan hệ giữa những đòi hỏi cần đạt được và điều kiện đảm bảo thực hiện các đòi

hỏi đó. Nhận thức rõ vấn đề này là một luận điểm quan trọng, cung cấp một cách

đánh giá toàn diện đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Tóm lại, nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đòi hỏi làm rõ khái niệm, hình thức, vai trò của vấn đề này. Mối

quan hệ của ba phương diện này thể hiện ở điểm: Những đặc trưng về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra là nhân tố cốt lõi, xuyên suốt làm cho pháp luật và

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có những đặc

trưng riêng, các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này cũng rất đa dạng.

Chính vì thế, vai trò thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu trực diện những luận

điểm này là rất quan trọng, cho phép làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Page 81: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

76

2.3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀNƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở MỘT SỐNƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ VIỆT NAM CÓ THỂ THAM KHẢO

2.3.1. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước docông chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở một số nước trên thế giới

Nội dung này có thể tìm hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhằm cung cấp một

cách đánh giá tổng thể toàn diện, luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên cơ sở việc

thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở một số nước điển hình trên thế giới.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ởTrung Quốc

Pháp luật bồi thường nhà nước Trung Quốc quy định Nhà nước có trách

nhiệm bồi thường trong lĩnh vực tư pháp và hành chính, trong đó chỉ liệt kê một sốhành vi trái pháp luật trong hai lĩnh vực nêu trên khi công chức xâm phạm tới

quyền, lợi ích về tài sản và nhân thân của cá nhân, tổ chức và pháp nhân. Cơ quanquản lý công chức gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức, pháp nhân sẽ chịu TNBT,

trong đó hệ thống cơ quan TA được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác

này. Ở TANDTC thành lập Uỷ ban bồi thường nhà nước và trong Uỷ ban bồi

thường thành lập Phòng bồi thường, các TA trung cấp trở lên thành lập Uỷ ban bồi

thường và TA sơ cấp thành lập Tổ công tác xử lý án bồi thường. TANDTC đã ban

hành một số văn bản hướng dẫn, giải thích và giải đáp vướng mắc về Luật Bồi

thường nhà nước để các cấp TA áp dụng trong việc thụ lý, giải quyết án kiện bồi

thường nhà nước. Trung Quốc quy định bốn cấp cơ quan tài chính chịu trách nhiệm

cấp kinh phí bồi thường, đầu tiên cơ quan có TNBT chi trả tiền mặt cho đối tượng

bị thiệt hại, sau đó đến cơ quan tài chính quyết toán. Trong thực tế, các cấp tài chính

ở các địa phương thu chi có sự khác nhau nên có lúc, có nơi tiền bồi thường không

đủ hoặc không thể chi trả kịp thời.

Theo thống kê khi mới ban hành Luật Bồi thường nhà nước, mỗi năm TA

trên toàn quốc thụ lý khoảng mấy trăm án kiện bồi thường hành chính, ra phán

quyết bồi thường cho khoảng 150 đến 160 vụ, kinh phí bồi thường khoảng 700.000

nhân dân tệ, nhưng cho đến thời điểm hiện nay thì mỗi năm các TA thụ lý khoảng

10.000 vụ, phán quyết bồi thường cho khoảng 3.000 vụ với số tiền chi trả khoảng

Page 82: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

77

1,5 tỷ nhân dân tệ. Việc xử lí án kiện bồi thường trong lĩnh vực tư pháp ít hơn sovới án kiện bồi thường hành chính, cụ thể mỗi năm thụ lý khoảng 3.000 vụ, quyết

định bồi thường khoảng 1.000 vụ với số tiền chi trả khoảng 40 triệu nhân dân tệ [16,

tr.26]. Như vậy, việc giải quyết những án kiện về bồi thường nhà nước còn tồn đọng

rất lớn và trong các vụ án mà TA đã tuyên thì những đối tượng được bồi thường

chiếm tỷ lệ không nhiều.

Qua gần 20 năm thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước, việc nhận thức

về nội dung pháp luật bồi thường nhà nước của đối tượng bị thiệt hại là không giống

nhau, biểu hiện là một số người nhận được bồi thường nhưng không yêu cầu bồi

thường nhà nước, một số người không nhận được bồi thường nhưng luôn nộp đơnyêu cầu nhà nước bồi thường. Trong khi đó, nhận thức của cơ quan có trách nhiệm

bồi thường trong áp dụng các quy định của pháp luật cũng không thống nhất. Một

vấn đề nổi cộm đặt ra là cơ quan có trách nhiệm bồi thường quá nhiều và phân tán,

điều đó dẫn tới hệ quả là trách nhiệm của công chức và thủ trưởng cơ quan khi thực

hiện pháp luật bồi thường phải được đề cao và có chuyên môn sâu, trong khi đó yêucầu bồi thường của đối tượng bị thiệt hại không phải thường xuyên trong từng cơquan. Do vậy, đầu tư cho hoạt động này là rất lớn mà không hiệu quả. Tâm lý đại bộphận đối tượng bị thiệt hại thường kỳ vọng vào Nhà nước bồi thường số tiền tươngđối nhiều, trong khi đó pháp luật quy định mức bồi thường là quá ít. Do vậy, sau khi

giải quyết một số yêu cầu bồi thường nhà nước, đối tượng bị thiệt hại nhận được tiền

bồi thường không tương xứng với tài sản đã bị thiệt hại gây mất cân bằng giữa hiệu

quả pháp luật và hiệu quả xã hội, không phát huy được tác dụng giải quyết công bằng

trong mâu thuẫn của mối quan hệ giữa công quyền và lợi ích tư… Ngoài ra, quy định

của Luật Bồi thường nhà nước và Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật

Tố tụng hành chính cũng bộc lộ một số nội dung không thống nhất, đồng bộ nên việc

áp dụng pháp luật trong thực tế giữa các cơ quan, địa phương không thống nhất.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở ĐứcNăm 1981, Hạ nghị viện Cộng hoà liên bang Đức thông qua Luật Bồi

thường nhà nước thống nhất, nhưng Thượng nghị viện liên bang không thông qua

và tuyên bố vô hiệu. Việc thực hiện bồi thường nhà nước được quy định trong Hiến

pháp (Luật Cơ bản), các văn bản pháp luật khác quy định về trách nhiệm của công

Page 83: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

78

chức và một số án lệ của TA. Theo đó, Nhà nước có TNBT do sai lầm, bồi thường

nguy hiểm và đền bù, trong đó, bồi thường do sai lầm được sử dụng phổ biến với

nhiều hình thức nhất. TNBT do sai lầm được thực hiện khi công chức nhà nước

trong thực thi công vụ có hành vi vượt quá chức trách gây ra thiệt hại cho người thứba. Cơ quan nhà nước và công chức chỉ chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật

do vượt quá chức trách gây ra thiệt hại trong trường hợp do lỗi cố ý chủ quan hoặc

do sơ suất. TNBT nguy hiểm và đền bù chỉ được áp dụng bổ sung trong một sốtrường hợp cụ thể.

Công chức có sai lầm hoặc hành vi trái pháp luật, thì người bị thiệt hại có

quyền đề nghị Nhà nước bồi thường. Người bị thiệt hại có thể yêu cầu TA hoặc có

thể thông qua các hình thức khác để giải quyết yêu cầu bồi thường như thông quathương lượng - hoà giải, bảo hiểm, tự nguyện bồi thường... Nếu người bị thiệt hại

không thể thông qua các hình thức trên hoặc đã thông qua nhưng chỉ nhận được một

phần BTTH, trong trường hợp này người bị thiệt hại mới yêu cầu Nhà nước bồi

thường. Người bị thiệt hại nộp đơn yêu cầu Nhà nước bồi thường phải qua Toà

hành chính xác nhận hành vi của Nhà nước thuộc về hành vi trái pháp luật, sau đóngười bị thiệt hại mới đề nghị Toà dân sự giải quyết việc bồi thường nhà nước. Thủtục bồi thường nhà nước và thủ tục tố tụng dân sự là như nhau, Thẩm phán xử lý

án kiện bồi thường nhà nước là Thẩm phán của Toà dân sự. Trong trường hợp

không đồng ý với mức bồi thường nhà nước là 5.000 EUR trở lên, thì TA địaphương không thụ lý án kiện, thẩm quyền đó thuộc về TA của các bang. Thực tiễn

thi hành pháp luật bồi thường ở Đức cho thấy hầu hết yêu cầu bồi thường nhà

nước được xử lý thông qua CQHCNN, việc nộp đơn yêu cầu TA ra quyết định bồi

thường tương đối ít. Ví dụ, cơ quan Tư pháp của bang Humberg mỗi năm thụ lý

khoảng 200 vụ kiện bồi thường nhà nước, trong đó có khoảng 170 vụ được cơquan Tư pháp và đương sự thương lượng giải quyết, chỉ có khoảng 30 vụ khởi

kiện ra TA.

Chính quyền của bang là cơ quan đại diện cho Nhà nước thực hiện trách

nhiệm bồi thường. Chẳng hạn, án kiện bồi thường nhà nước của bang Humberg, thì

cơ quan có TNBT là chính quyền bang Humberg mà không phải là cơ quan hànhchính cụ thể nào. Bởi vì mỗi cơ quan hành chính đều thực hiện một chức năng

Page 84: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

79

chuyên môn của chính quyền, là đại diện cho việc thực hiện quyền lực của chính

quyền bang Humberg. Nếu bồi thường nhà nước do nguyên nhân là hành vi sai lầm

của TA bang Humberg, khi đó TA không thể là bị cáo, mà sẽ do cơ quan Tư pháplàm đại diện tố tụng. Nếu kết luận cho rằng TA phải chịu TNBTCNN, thì việc chi

kinh phí cho đương sự sẽ do cơ quan Tư pháp thực hiện.

Mức tiền bồi thường tinh thần về tự do nhân thân trong một ngày ở Đức là

11 EUR. Mức tiền này được áp dụng thống nhất trong nhiều năm, nhưng đến nay

cũng không có sự thay đổi mặc dù thực tế đời sống kinh tế xã hội của Đức đã có rất

nhiều khác biệt so với trước. Trong trường hợp hành vi trái pháp luật của công chức

gây ra hậu quả thiệt hại tương đối lớn, TA căn cứ thiệt hại để ra phán quyết với mức

cao hơn 11 EUR/ngày nhưng không quá 50 EUR/ ngày.

Để được bồi thường nhà nước, người bị thiệt hại căn cứ quy định của BLDS

tiến hành các thủ tục tố tụng. Vấn đề quan trọng nhất là người bị thiệt hại cần có

chứng cứ chứng minh hành vi trái pháp luật trong thi công vụ của công chức cơ

quan nhà nước có mối quan hệ nhân quả với tài sản bị tổn thất. Nếu có chứng cứ

chứng minh thì chỉ có người bị thiệt hại tài sản mới có thể đề nghị nhà nước bồi

thường. Phương thức bồi thường tài sản chủ yếu áp dụng nguyên tắc trả nguyên vật,

khôi phục nguyên trạng và không sử dụng bồi thường bằng tiền mặt thay cho

nguyên tắc phục hồi nguyên trạng. Kinh phí bồi thường nhà nước do Quỹ tài chính

chi trả. Hàng năm, Bộ Tư pháp hoặc CQHCNN có thẩm quyền dự toán kinh phí bồi

thường trình Chính phủ để đề nghị Hội đồng liên bang phê duyệt.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở PhápCộng hoà Pháp là quốc gia theo hệ thống pháp luật lục địa, luật thành văn

chiếm vị trí chủ đạo. Các hành vi hành chính, tư pháp và lập pháp của nhà nước đều

có thể phát sinh TNBTCNN. Việc xử lý hành vi trái pháp luật của công chức

CQHCNN được kết hợp quy định của luật thành văn và các án lệ cụ thể.

TNBTCNN được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ là trách nhiệm do sai lầm và chỉ một số ít

trường hợp CQHCNN không sai lầm nhưng Nhà nước vẫn chịu TNBT.

Về bồi thường trong lĩnh vực hành chính, khi cá nhân, tổ chức cho rằng mình

bị thiệt hại do hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính và muốn khởi kiện

Page 85: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

80

hành vi hành chính, quyết định hành chính đó, thì cá nhân, tổ chức phải làm đơnkhiếu nại đến cơ quan đã có hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính gây

thiệt hại cho mình. Cơ quan hành chính đã có hành vi hành chính hoặc quyết định

hành chính phải thụ lý đơn trả lời đồng ý hay không đồng ý với yêu cầu của cá

nhân, tổ chức đề nghị. Trong trường hợp nếu cá nhân, tổ chức không đồng ý với kết

quả giải quyết của cơ quan hành chính thì có quyền khởi kiện ra TA hành chính.

Khi xét xử, cá nhân, tổ chức phải chứng minh được lỗi, chứng minh được mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính với thiệt hại của

mình. Kinh phí bồi thường thiệt hại do ngân sách nhà nước cấp cho từng pháp nhân

công thông qua Bộ Tài chính, bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các trường

học, bệnh viện và một số pháp nhân công khác thường mua bảo hiểm để đề phòng

trường hợp phải bồi thường quá lớn. Về trách nhiệm của công chức trong bồi

thường nhà nước của Pháp được quy định hai loại là trách nhiệm kỷ luật (áp dụng

cho mọi trường hợp) và trách nhiệm bồi hoàn (áp dụng trong một số trường hợp).

Trách nhiệm kỷ luật được áp dụng bởi người đứng đầu cơ quan nếu cho rằng công

chức của mình đã có lỗi trong việc gây ra thiệt hại. Trách nhiệm bồi hoàn áp dụng

trong trường hợp công chức đã có lỗi cá nhân trong thi hành công vụ. Việc quyết

định hoàn trả không thuộc thẩm quyền của TA mà thuộc thẩm quyền của người

đứng đầu cơ quan quản lý trực tiếp công chức.

Hệ thống xét xử phân thành ba cấp là: TA hành chính, TA hành chính

thượng thẩm (chống án), TA hành chính quốc gia tối cao. Nếu xảy ra một án kiện

hành chính bình thường, TA hành chính thụ lý; TA hành chính thượng thẩm (chống

án) thụ lý án kiện chống án của TA hành chính. TA hành chính quốc gia tối cao có

hai chức năng chính là thụ lý án kiện chống án lên TA hành chính quốc gia tối cao

và những án kiện có liên quan đến quyền lực từ cấp Bộ trưởng trở lên trong Chính

phủ gây ra.

Hội đồng bồi thường được thiết lập ở các TA và chủ trì Hội đồng bồi thường

do Thẩm phán đảm nhiệm. Thông thường có bốn loại Hội đồng được thành lập,

gồm Hội đồng bồi thường cho những người bị thiệt hại trong tội phạm hình sự, Hội

đồng bồi thường tai nạn lao động, Hội đồng bồi thường viện phí cho người bị thiệt

hại phải điều trị ở bệnh viện, Hội đồng bồi thường sự cố tai nạn giao thông, trong

Page 86: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

81

một số trường hợp nhất định có thể thành lập Hội đồng bồi thường cho những thiệt

hại khác. Ngoài ra, một số Hội đồng bồi thường khác cũng có thể thành lập ở các tổchức xã hội và được coi là những Hội đồng đặc biệt.

Bồi thường nhà nước của Pháp còn liên quan vấn đề nhân quyền, án kiện bồi

thường về vấn đề này có thể đề nghị TA nhân quyền châu Âu giải quyết và TA

nhân quyền đã ra phán quyết yêu cầu chính quyền Pháp chịu TNBT.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Hoa KỳHoa Kỳ là quốc gia áp dụng lý thuyết đặc thù theo hệ thống pháp luật thông

lệ (common law) về miễn trừ trách nhiệm quốc gia. Theo đó, chỉ có Quốc hội mới

có thẩm quyền phủ quyết hoặc thừa nhận việc áp dụng nguyên tắc miễn trừ trách

nhiệm quốc gia. Như vậy, theo lý thuyết về miễn trừ trách nhiệm quốc gia, tại Hoa

Kỳ không có sự hiện diện của chế định TNBTCNN theo nguyên tắc nhà nước

không là chủ thể của quan hệ BTTH do Nhà nước này không thể bị kiện. Tuy nhiên,

TNBTCNN chỉ hình thành trong trường hợp Quốc hội cho phép hay thừa nhận

quyền khởi kiện chính Nhà nước này trong những trường hợp cụ thể. Năm 1946,

Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Luật Bồi thường liên bang (gọi tắt là FTCA) quy định

phủ quyết nguyên tắc miễn trừ trách nhiệm quốc gia đối với một số vụ việc về

BTTH. Theo quy định tại FTCA, nhà nước có trách nhiệm BTTH do công chức,

nhân viên của cơ quan chính quyền liên bang gây ra trong thi hành công vụ, cụ thể:

Căn cứ vào pháp luật nơi thực hiện hành động hay phát sinh trách

nhiệm, trong điều kiện như một cá nhân có thể chịu trách nhiệm BTTH

trước yêu cầu của bên bị hại, nhà nước có trách nhiệm BTTH do bị xâm

phạm về tính mạng, sức khoẻ, tài sản được gây ra bởi sự vô ý hay hành

vi sai trái hoặc thiếu sót của các nhân viên chính phủ trong thi hành

công vụ [16, tr.39].

Chế độ bồi thường nhà nước của Hoa Kỳ tương đối đa dạng. Tính đa dạng

thể hiện trong nội dung của pháp luật, gồm quy định của liên bang và quy định của

các bang, việc giải thích pháp luật do Thẩm phán TA liên bang, Thẩm phán TA

bang thực hiện và áp dụng. Tính đa dạng còn thể hiện ở chỗ người bị thiệt hại có thể

yêu cầu công ty bảo hiểm hoặc cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ hay TA giải

Page 87: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

82

quyết bồi thường nhà nước. Người bị thiệt hại có thể khởi kiện cơ quan cụ thể của

Chính phủ liên bang hoặc lãnh đạo cao nhất của cơ quan cụ thể đó và cũng có thể

khởi kiện các hành vi liên quan đến thi hành công vụ của công chức Chính phủ.

Trước khi khởi kiện theo thủ tục tố tụng, người bị thiệt hại phải yêu cầu Chính phủ

giải quyết bồi thường theo trình tự hành chính. Theo thống kê, có tới 90% số lượng

các vụ án bồi thường nhà nước người bị thiệt hại được giải quyết thông qua thương

lượng - hòa giải. Đối với vụ kiện bồi thường nhà nước có mức bồi thường dưới một

triệu USD thì luật sư của Bộ Tư pháp liên bang có quyền quyết định thương lượng -

hòa giải, nếu mức bồi thường trên một triệu USD thì phải báo cáo người có thẩm

quyền và mức hàng trăm triệu USD phải báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp liên bang

phê duyệt. Kinh phí bồi thường nhà nước do Nhà nước cấp trên cơ sở dự toán của

các cơ quan. Các chi phí bồi thường do TA phán quyết sẽ do Bộ Tài chính cấp trên

cơ sở Quỹ bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt, nếu cơ quan để xảy ra tình trạng

bồi thường nhà nước quá nhiều thì kinh phí bồi thường có thể sẽ do cơ quan đó tự

chịu trách nhiệm chi trả. Thực tế trong ba năm gần đây, Tòa bồi thẩm liên bang mỗi

năm thụ lý khoảng từ 600 đến 900 vụ kiện bồi thường nhà nước, phán quyết khoảng

300 vụ được bồi thường với kinh phí Chính phủ liên bang chi gần 900 triệu USD.

Các vụ kiện ra Tòa bồi thẩm liên bang được thực hiện theo nguyên tắc Thẩm phán

chịu trách nhiệm xét xử không theo chế độ bồi thẩm đoàn. Nếu người bị thiệt hại

không đồng ý với phán quyết của Tòa bồi thẩm liên bang có thể đề nghị Tòa Chống

án lưu động liên bang giải quyết.

Đối với các bang, Bộ trưởng Bộ Tư pháp bang chịu trách nhiệm thi hành

pháp luật của bang, có cơ quan công tố giúp việc với 16 luật sư công. Người bị

thiệt hại trước khi khởi kiện ra TA nhất thiết phải có đơn đề nghị Bộ Tư pháp

bang giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ Tư pháp bang thì người

bị thiệt hại khởi kiện ra TA và luật sư công của Bộ Tư pháp sẽ đại diện Chính phủ

bang tại phiên tòa.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Nhật Bản

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, ở Nhật Bản đã tồn tại một hệ thống

giải quyết các khiếu kiện đối với Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống này lại là hệ thống

Page 88: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

83

về trách nhiệm không thuộc Nhà nước, theo đó các yêu cầu về bồi thường nhà nước

sẽ không được giải quyết và do vậy, các đương sự phải khởi kiện theo thủ tục tố

tụng tư pháp; kết quả là các hành vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước được

nhìn nhận như những hành vi của cá nhân đơn thuần. Năm 1947, Nhật Bản ban

hành Hiến pháp, tại Điều 17 quy định: “Mọi người có quyền yêu cầu Nhà nước

hoặc cơ quan công quyền bồi thường thiệt hại mà họ phải gánh chịu do những hành

vi trái pháp luật của các quan chức nhà nước gây ra theo quy định của pháp luật”.

Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để người dân Nhật Bản có thể tự bảo vệ quyền

lợi của mình và cũng là cơ sở hiến định quan trọng để xây dựng các đạo luật về

trách nhiệm BTTH của Nhà nước. Cũng trong năm 1947, Nghị viện Nhật Bản đã

thông qua Luật Bồi thường nhà nước. Đạo luật này tuy chỉ có sáu điều nhưng đã

khẳng định được ý nghĩa to lớn là Nhật Bản thừa nhận khái niệm “trách nhiệm nhà

nước” đối với những thiệt hại gây ra cho người dân là trách nhiệm tự thân, trách

nhiệm của chính Nhà nước chứ không phải trách nhiệm của bản thân công chức. Cơ

quan đại diện của Nhà nước trong các tranh chấp về bồi thường nhà nước là Bộ Tư

pháp [27, tr.45]. Các yêu cầu bồi thường của người dân khi đề nghị đến TA đều

được TA tống đạt đến Bộ Tư pháp để tham gia với tư cách là bị đơn tại phiên tòa.

Khiếu kiện yêu cầu Nhà nước bồi thường được coi là các vụ kiện dân sự, nên các

quy định của BLDS sẽ được viện dẫn áp dụng trong trường hợp cần thiết. Luật Bồi

thường nhà nước tuy đơn giản nhưng việc áp dụng lại rất linh hoạt vì TA có thẩm

quyền rất lớn trong việc giải thích và áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ việc

cụ thể. Qua khảo sát thực tế, những năm đầu khi mới ban hành đạo luật về bồi

thường nhà nước, do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên người dân ít quan tâm

vấn đề này, nhưng đến nay, trung bình hàng năm ở Nhật Bản có khoảng 10.000 vụ

việc tranh chấp có liên quan đến lợi ích nhà nước trong đó có khoảng 2.000 vụ việc

yêu cầu Nhà nước bồi thường [28, tr.2].

Năm 1950, Nghị viện Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật Đền bù hình sự quy

định trách nhiệm đền bù tổn thất của Nhà nước đối với những người bị thiệt hại

trong hoạt động tố tụng hình sự - một điểm cần lưu ý là đạo luật này chỉ áp dụng

cho trường hợp mà nạn nhân đã được chuyển sang giai đoạn xét xử ở TA và được

Page 89: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

84

TA phán quyết là trắng án. Đạo luật này nhằm mục đích chủ yếu áp dụng cho

những hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng mà không xem xét đến yếu tố lỗi của

người trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự, Bộ Tưpháp còn ban hành Quy tắc về bồi thường cho người bị tình nghi, theo đó những

người là nạn nhân của hoạt động điều tra, truy tố nhưng được chấm dứt hoạt động

tố tụng mà chưa chuyển sang giai đoạn xét xử ở TA thì cũng sẽ được đền bù.

Về trách nhiệm hoàn trả của công chức chỉ được đặt ra trong bồi thường nhà

nước, không áp dụng chế định này trong đền bù tổn thất. Theo đó, trong trường hợp

công chức gây thiệt hại do lỗi cố ý hoặc do lỗi vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng thì

Nhà nước yêu cầu công chức hoàn trả. Thực tế áp dụng quy định này ở Nhật Bản có

ít trường hợp phải hoàn trả mà chủ yếu giải quyết nội bộ vì mức hoàn trả cụ thểchưa được Luật bồi thường nhà nước quy định, trong khi đó án lệ cũng chỉ có một

số rất ít trường hợp công chức phải hoàn trả và nếu có hoàn trả cũng chỉ hoàn trảmột phần số tiền Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

2.3.2. Những nhận xét và giá trị thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ởmột số nước trên thế giới Việt Nam có thể tham khảo

2.3.2.1. Nhận xét việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở một số nước

trên thế giới

Mặc dù liên quan tới nhiều quốc gia, với các hệ thống chính trị, hệ thống

pháp luật, vị trí địa lý khác nhau, nhưng TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra nhìn chung được thể hiện trong quy định pháp luật của từng nước với các cấp độ

khác nhau. Ở một chừng mực nhất định, nó thể hiện sự thống nhất trong nhận thức

về TNBTCNN của các quốc gia. Nghiên cứu thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra ở một số nước tiêu biểu cho thấy, do điều kiện cụ thể ở

các nước không giống nhau nên việc thực hiện pháp luật ở các nước cũng có những

điểm khác biệt. Điều đó phản ánh sự phức tạp và nhận thức khác nhau của các quốc

gia về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Thậm chí, một số quốc gia có

những điểm trái ngược nhau về quan niệm, cách thức tổ chức thực hiện pháp luật về

Page 90: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

85

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Tuy nhiên, điểm chung trong thực

hiện pháp luật của các nước trên là:

- Mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã

hội trước sự lạm quyền của công chức nhà nước là vấn đề các quốc gia hướng tới.

Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức là trách nhiệm của nhiều

chủ thể khác nhau nhưng trước hết thuộc về các CQHCNN.

- BTTH là chế định pháp luật truyền thống, các quốc gia đều áp dụng phổ

biến với nội dung cơ bản là bên bị thiệt hại về vật chất hay tinh thần sẽ nhận được

một giá trị bồi thường tương ứng với những thiệt hại bị gây ra. Việc thực hiện bồi

thường này liên quan tới nhiều cơ quan nhà nước khác nhau, phản ánh rõ nét chủ

quyền quốc gia trong xử lý các hành vi trái pháp luật, đặc biệt là các hành vi xâm

phạm tới quyền và lợi ích cơ bản của cá nhân, tổ chức.

- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra liên

quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật, nhưng chủ yếu được ghi nhận trong Hiến pháp và

thể chế hóa thành các quy định trong pháp luật về bồi thường nhà nước, tố tụng

hành chính, tố tụng dân sự, dân sự, hành chính, trong đó, việc thực hiện được tiến

hành với trình tự, thủ tục chặt chẽ và cơ chế giám sát bắt buộc.

- TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra trên phương diện pháp luật đang

trong quá trình quốc tế hóa thông qua việc các nước tích cực tiếp cận những vấn đề

quốc tế, ký kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan quyền và lợi ích hợp pháp

của cá nhân, tổ chức có yếu tố nước ngoài. Xu thế chủ yếu hiện nay là dân sự hóa

hoạt động này, giảm tải gánh nặng cho Nhà nước trong việc BTTH. Đây vừa là một

cách thức để cân bằng, kiểm soát quyền lực nhà nước, vừa là biện pháp bảo đảm thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

2.3.2.2. Những giá trị thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở một số nước

trên thế giới Việt Nam có thể tham khảo

Trên cơ sở điều kiện cụ thể ở Việt Nam, cần nghiên cứu, tham khảo hợp lý

một số điểm nổi bật trong xây dựng pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra:

Page 91: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

86

- Về phạm vi bồi thường nhà nước.Pháp luật về TNBTCNN của mỗi quốc gia có quy định phạm vi bồi thường

nhà nước khác nhau, có nước quy định bồi thường nhà nước trong lĩnh vực lập

pháp, hành pháp, tư pháp, nhưng có nước quy định lĩnh vực hành pháp, tư pháp,thậm chí có nước chỉ quy định giới hạn liệt kê một số hành vi trong lĩnh vực hành

pháp và tư pháp. Ở Trung Quốc, Luật Bồi thường nhà nước liệt kê những hành vi

nhà nước chịu TNBT trong lĩnh vực tư pháp và hành chính, nhưng xu hướng của

Trung Quốc và các quốc gia trên thế giới là mở rộng phạm vi TNBTCNN phù hợp

với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng nước. Trong khi đó, Luật

TNBTCNN Việt Nam chỉ quy định 11 nhóm hành vi của công chức làm trái pháp

luật trong thi hành công vụ gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì Nhà nước chịutrách nhiệm bồi thường. Việc quy định liệt kê như vậy là chưa đủ, trong thực tiễn có

nhiều nhóm hành vi công chức làm trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức

nhưng không được bồi thường, đặc biệt là những thiệt hại về tinh thần của cá nhân.

Do vậy, phù hợp với quá trình mở rộng dân chủ trong xã hội và theo xu thế chung

của các nước trên thế giới, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc phạm

vi bồi thường nhà nước cho các nhóm hành vi khác thuộc TNBTCNN.

- Về xây dựng cơ chế xã hội hóa và kịp thời chi trả bồi thường cho cá nhân,tổ chức bị thiệt hại.

Tại Pháp, TA thành lập các Hội đồng bồi thường với nhiệm vụ chính là thực

hiện công tác bồi thường nhà nước và trong trường hợp đặc biệt, các tổ chức xã hội

cũng có thể thành lập Hội đồng bồi thường. Cơ chế chi trả kinh phí bồi thường cho

người bị thiệt hại được lấy từ Quỹ tài chính hoặc từ bảo hiểm. Với việc thành lập

các Hội đồng ở TA và các tổ chức xã hội và việc sử dụng kinh phí từ Quỹ tài chính

hoặc bảo hiểm, có thể khẳng định ở Pháp hoạt động này đã được xã hội hóa rất

mạnh, qua đó, người bị thiệt hại có thể nhận được tiền bồi thường một cách kịp thời,

thuận tiện. Đây là vấn đề cần nghiên cứu, tham khảo cho Việt Nam.

- Thiết lập một hệ thống độc lập hoặc một số không nhiều cơ quan có tráchnhiệm bồi thường nhà nước.

Cơ quan có TNBTCNN tại Đức, Nhật Bản chỉ có thể là Chính phủ, cơ quan

hành chính tư pháp thuộc Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ tiến hành các hoạt động

Page 92: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

87

tố tụng bồi thường. Pháp luật các nước này quy định chủ thể bồi thường nhà nước

tập trung duy nhất cho một hệ thống các cơ quan hoặc với số lượng rất ít cơ quan.

Việc thiết lập các cơ quan đó nhằm đảm bảo có lợi cho việc thụ lý án kiện bồi

thường nhà nước.

Trong khi đó, Luật TNBTCNN quy định cơ quan có TNBT là cơ quan quản

lý công chức có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức. Như vậy,

số lượng cơ quan có TNBT ở Việt Nam rất nhiều, cơ quan quản lý nhà nước về

công tác này cũng đa dạng, gồm Bộ Tư pháp, VKS, TA, các Bộ, ngành, UBND cấp

tỉnh và cấp huyện. Các cơ quan nêu trên tạo thành một hệ thống các cơ quan có

TNBT và các cơ quan này phải có người am hiểu về TNBTCNN. Tuy nhiên, khi xử

lý vụ việc bồi thường nhà nước, do số lượng tính trên bình quân một cơ quan không

nhiều, nếu đột xuất phát sinh vụ việc bồi thường nhà nước thì người có thẩm quyền

xử lý sẽ khó giải quyết đúng quy định của pháp luật vì họ ít có kinh nghiệm, không

chuyên nghiệp và không được cập nhật pháp luật về TNBTCNN thường xuyên. Do

vậy, thiết lập một hoặc một số ít cơ quan chuyên sâu thực hiện TNBTCNN như

kinh nghiệm của Đức, Nhật Bản cần được nghiên cứu, tham khảo.

Như vậy, kinh nghiệm quốc tế nói chung và việc thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở một số nước điển hình như Trung

Quốc, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản rất đa dạng, phong phú. Tham khảo những

điểm hợp lý từ kết quả nghiên cứu trên nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam là tất yếu khách quan.

Kết luận chương 2

Trên cơ sở lý luận về nhà nước và pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật

về TNBTCNN nói riêng, chương 2 đã làm sáng tỏ khái niệm thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra và các khái niệm có liên quan, đồng

thời làm rõ các đặc điểm cũng như hình thức, vai trò của vấn đề này. Trên cơ sở đó,

khái quát được nội dung, yêu cầu và các yếu tố bảo đảm cần thiết có tính chất quyết

định việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Page 93: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

88

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là quá

trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn, tạo

cơ sở thực tế cho hoạt động của các chủ thể theo quy định của pháp luật. Do tính

chất đặc biệt của chủ thể trong quan hệ TNBTCNN, nên TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra có các đặc điểm đặc trưng so với các dạng trách nhiệm

BTTH khác.

Thông qua bốn hình thức thực hiện pháp luật, vai trò xuyên suốt, có ý nghĩa

thực tiễn của hoạt động này là phòng chống được các vi phạm pháp luật của công

chức CQHCNN, làm cho quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong

quan hệ bồi thường với Nhà nước được thực hiện trên thực tế. Nội dung thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bao gồm nhiều hành vi,

phương thức khác nhau. Để phát huy hiệu quả, hoạt động này cần đáp ứng những

yêu cầu từ cải cách hành chính - tư pháp, minh bạch hóa hoạt động công vụ, công

bằng, dân chủ, qua đó góp phần làm nâng cao trên thực tế bằng một hệ thống các

bảo đảm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp lý và các bảo đảm đặc trưng đối

với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Nhận thức

đầy đủ thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cần tìm

hiểu việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở một số quốc gia điển hình trên thế

giới, có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Nhận định chung cho thấy, bảo đảm

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là mục tiêu hầu

hết các quốc gia tiến bộ hướng tới với những trình tự, thủ tục chặt chẽ và đang trên

đà có sự giao thoa, quốc tế hóa sâu sắc.

Page 94: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

89

Chương 3THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨCCƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1.1. Khái quát tình hình thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước ở Việt Nam

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN là một quá trình hoạt động có mục đích,làm cho các quy định của pháp luật về BTNN đi vào cuộc sống, trở thành những

hành động thực tế hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ này. Nghiên cứu tình

hình thực hiện pháp luật về TNBTCNN ở Việt Nam được xem xét dưới nhiều góc

độ, có thể khái quát như sau:

3.1.1.1. Trước khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nướcỞ Việt Nam, pháp luật đã ghi nhận Nhà nước phải sử dụng quyền lực của

mình để chống lại những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân, bất kểhành vi đó đến từ phía Nhà nước hay các chủ thể khác trong xã hội. Ngay từ rất

sớm, trong bản Hiến pháp đầu tiên đã chú ý bảo vệ quyền công dân “Tư pháp chưaquyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” [93,

tr.6]. Đến Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 tiếp tục ghi nhận và bảo vệquyền công dân, trong đó chú ý tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công

dân trước nguy cơ bị lạm quyền bởi công chức, viên chức cơ quan nhà nước. Tuy

đã được ghi nhận trong Hiến pháp, nhưng trên thực tế các cơ quan nhà nước có

thẩm quyền chưa ban hành văn bản thực hiện vấn đề trên, ngoại trừ Thông tư số173/UBTP ngày 23 tháng 3 năm 1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử về bồi

thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Khi Đảng ta chủ trương cải cách mở cửa đất nước (năm 1986) với hệ quả là

Hiến pháp năm 1992 ra đời, vấn đề bồi thường nhà nước được ghi nhận và cụ thểhóa bằng hệ thống văn bản pháp luật, gồm các quy định của Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001), BLDS năm 1995 được thay thế bằng BLDS năm

Page 95: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

90

2005, Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ (sau đây gọi

tắt là Nghị định số 47), Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 1998của Bộ Tài chính, Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngày 04 tháng 6 năm 1998 của

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Nghị quyết số 388/2003/NQ-

UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của UBTVQH (sau đây gọi tắt là Nghịquyết số 388), Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP-

BTC ngày 25 tháng 3 năm 2004 được thay thế bằng Thông tư liên tịch số04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC ngày 22 tháng 11

năm 2006 của liên tịch VKSNDTC, TANDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc

phòng, Bộ Tài chính. Trong hệ thống văn bản pháp luật trên, quy định của Hiến

pháp năm 1992 tại điều 72 và điều 74 đã khẳng định cơ sở pháp lý đầu tiên cho

quyền được bồi thường của tổ chức, cá nhân khi lợi ích của họ bị xâm phạm bởi các

cơ quan công quyền. Để cụ thể hóa nguyên tắc Hiến định trên, Nghị định số 47 và

Nghị quyết số 388 đóng vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần đưa pháp luật bồi

thường vào thực tiễn cuộc sống.

Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Nghị định số 47 cho thấy việc giải quyết

bồi thường của CQHCNN được thực hiện gắn với thủ tục giải quyết khiếu nại hành

chính, trong đó số lượng vụ việc được giải quyết bồi thường không tương xứng so

với yêu cầu thực tế. Số liệu vụ việc bồi thường cụ thể từ năm 1997 đến năm 2007

như sau: 1) Về bồi thường hành chính mới có khoảng 180 vụ việc được giải quyết,

với số tiền bồi thường là 16.265.432.000 đồng, trong đó có 03 Bộ, ngành và 07 tỉnh

không có trường hợp nào phải bồi thường; 2) Về BTTH trong hoạt động thi hành án

dân sự là tương đối lớn và có xu hướng gia tăng (số vụ bồi thường năm 2002 là 547vụ, thì đến năm 2006 là 804 vụ, tăng 257 vụ), nhưng số tiền bồi thường có xu

hướng giảm (số tiền bồi thường năm 2002 là 1.453.645.500 đồng thì đến năm 2006còn 105.250.000 đồng) [17, tr.6-7].

Đối với BTTH cho các trường hợp bị oan trong tố tụng hình sự theo quy

định của Nghị quyết số 388, kết quả bồi thường từ năm 2003 đến hết năm 2007 cụthể: 1) Trong ngành Công an có 69 đơn yêu cầu, 42 đơn được chấp nhận bồi thường

(27 vụ của ngành Công an, 15 vụ của ngành kiểm sát), đã giải quyết được 19 vụ với

số tiền là 1.248.800.000 đồng; 2) Trong ngành KS với số lượng khiếu nại giám đốc

Page 96: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

91

thẩm, tái thẩm là 5.401 vụ hình sự (đã giải quyết 138 vụ, trong đó có 57 vụ việc có

yêu cầu bồi thường) và 52.956 vụ dân sự (đã giải quyết 643 vụ) với số tiền bồi

thường là 3.200.000.000 đồng; 3) Trong ngành TA có 101 đơn yêu cầu bồi thường,

đã thương lượng được 89 đơn với số tiền là 10.354.000.000 đồng [17, tr.11-14].

Như vậy, trước khi ban hành Luật TNBTCNN, tình hình thực hiện pháp luật

về TNBTCNN còn có nhiều hạn chế, bất cập như: hình thức văn bản quy phạm

pháp luật quy định về TNBTCNN có hiệu lực pháp lý không cao; pháp luật về

TNBT thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra chưa được xây dựng trên quan

điểm coi đây là TNBTCNN nói chung mà chỉ coi là TNBT của từng cơ quan nhà

nước cụ thể, thậm chí là trách nhiệm cá nhân của công chức với tư cách bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng; cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường trong nhiều

trường hợp chưa được xác định rõ và đặc biệt là chưa quy định cụ thể trách nhiệm

phối hợp của các cơ quan nhà nước có liên quan, nên việc giải quyết bồi thường

không đạt được kết quả như mong muốn; các loại thiệt hại được bồi thường, mức

bồi thường và nhiều vấn đề liên quan khác được pháp luật quy định không thống

nhất, chưa hợp lý, gây bất lợi cho cả cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước lẫn

người bị thiệt hại; trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõ ràng.

3.1.1.2. Sau khi ban hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Năm 2009, Quốc hội đã ban hành Luật TNBTCNN và có hiệu lực thi hành từ

ngày 01 tháng 01 năm 2010. Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền cũng đã ban

hành một hệ thống văn bản pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy

định của Luật TNBTCNN. Trên cơ sở đó, có thể khái quát tình hình như sau:

- Đối với các CQHCNN, gồm các Bộ, ngành và UBND các cấp từ năm 2010

đến năm 2013 cho thấy, các cơ quan có TNBT tiếp nhận trên 400 vụ việc yêu cầu

bồi thường, trong đó đã thụ lý giải quyết khoảng 300 vụ việc với số tiền khoảng

18.000.000.000 đồng. So với 10 năm thực hiện Nghị định số 47 và Nghị quyết số

388 trước khi ban hành Luật TNBTCNN thì trong 03 năm số vụ việc bồi thường

tăng lên trung bình mỗi năm là 46 vụ với số tiền khoảng 7.500.000.000 đồng (số

liệu trên chưa tính đến các vụ việc trong giai đoạn chuyển tiếp khi Luật TNBTCNN

có hiệu lực thi hành) [37, tr.9].

Page 97: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

92

Lĩnh vực phát sinh nhiều yêu cầu bồi thường nhất là: thuế, hải quan, xử phạt

vi phạm hành chính. Phần lớn các yêu cầu bồi thường được thực hiện tại cơ quan cóTNBT. Chỉ một số lượng nhất định người bị thiệt hại không đồng ý với quyết định

giải quyết bồi thường và khởi kiện yêu cầu TA giải quyết bồi thường. Bên cạnh

hoạt động giải quyết bồi thường tại cơ quan có TNBT, yêu cầu bồi thường nhà nước

trong hoạt động giải quyết vụ án hành chính cũng có chiều hướng phức tạp. Chẳng

hạn, tại Hội nghị tổng kết công tác pháp chế của ngành tài chính cho thấy, trong

năm 2010, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã phải tham gia tố tụng tại Toà

hành chính với tư cách là bị đơn trong gần 80 vụ án hành chính, trong đó, hầu hết

các vụ việc đương sự đều có yêu cầu bồi thường nhà nước [18, tr.8]. Đặc biệt, yêu

cầu bồi thường nhà nước có xu hướng diễn biến phức tạp vì hiện tại có nhiều trường

hợp thuộc phạm vi TNBTCNN và còn thời hiệu nhưng tổ chức, cá nhân chưa gửi

đơn yêu cầu bồi thường do cần phải thu thập hồ sơ, chứng cứ, trong đó, nhiều

trường hợp còn phải chờ văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định

hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại. Trong số vụ việc

yêu cầu bồi thường nhà nước nêu trên, các Bộ, ngành và 24 tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước. Đánh giábước đầu cho thấy, ở các Bộ, ngành và địa phương này thực tế không phải là không

có các trường hợp thiệt hại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN mà

người bị thiệt hại chưa thực hiện quyền yêu cầu bồi thường do chưa biết đến quyền

yêu cầu bồi thường của nhà nước hoặc đã biết nhưng chưa thể thực hiện quyền yêu

cầu bồi thường do phải chờ thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của người thi

hành công vụ [27, tr.85]. Riêng trong lĩnh vực thi hành án dân sự có 27 vụ, đã giải

quyết 11 vụ (chiếm tỷ lệ 40%).

Hành vi hoặc quyết định hành chính của công chức CQHCNN trái pháp luật

gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức phổ biến gồm: 1) Quyết định hành chính hoặc

hành vi hành chính vi phạm nội dung và mục đích của luật; 2) Các điều, khoản của

văn bản pháp luật được dùng làm căn cứ ban hành quyết định hành chính đã hết

hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực vào thời điểm ban hành quyết định hành chính; 3)

Nội dung điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng làm căn cứ ban hành

quyết định hành chính trái với văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao

Page 98: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

93

hơn được quy định về cùng một vấn đề đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm ban

hành quyết định hành chính hay có hành vi hành chính; 4) Quyết định hành chính

hoặc hành vi hành chính vi phạm thẩm quyền; 5) Quyết định hành chính được ban

hành dựa trên một số các chứng cứ, tài liệu mà các chứng cứ, tài liệu đó sau nàyđược xác định là các chứng cứ, tài liệu giả mạo; 6) Quyết định hành chính được ban

hành không có lý do hoặc lý do không có thực; 7) Quyết định hành chính được ban

hành không đúng hình thức, trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính do

pháp luật quy định; 8) Quyết định hành chính có sai sót về số liệu; 9) Hành vi bị xửphạt trong quyết định xử lý vi phạm hành chính không đúng với hành vi vi phạm

trong biên bản vi phạm hành chính hoặc không có hành vi vi phạm hành chính;

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm thời hiệu hoặc vi phạm thời hạn

ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính [14, tr.36-40].

- Đối với ngành TA, KS và Công an: 1) Ngành TA đã thụ lý 29 vụ việc yêu

cầu bồi thường nhà nước, trong đó 20 vụ yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực tố tụng

hình sự và 9 vụ việc trong lĩnh vực tố tụng dân sự với tổng số tiền bồi thường là

1.642.405.948 đồng; 2) Ngành KS đã thụ lý, giải quyết 69 vụ, đã giải quyết 64 vụ

với số tiền bồi thường là 6.672.752.166 đồng; 3) Ngành Công an mới chỉ phát sinh

02 vụ việc đang trong quá trình giải quyết. Như vậy, số vụ việc yêu cầu bồi thường

của ngành TA, KS và Công an tương đối thấp [37, tr.18-19]. Điều đó cho thấy thực

tế áp dụng Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành đã và đang có tác

động tích cực đối với đời sống xã hội, từ đó có tác động lan tỏa đến việc nâng cao

hơn trách nhiệm của đội ngũ công chức và nâng cao uy tín của cơ quan nhà nước,

đảm bảo sự công bằng, dân chủ trong xã hội.

Trong số các yêu cầu bồi thường đã được giải quyết thì phần lớn được thực

hiện thông qua thủ tục thương lượng - hòa giải giữa các cơ quan có TNBT và người

bị thiệt hại. Có 22 vụ việc người bị hại không đồng ý với kết quả giải quyết của cơ

quan có TNBT và khởi kiện yêu cầu TA thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân

sự. TA các cấp đã giải quyết 15 vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường nhà nước với

tổng số tiền bồi thường được tuyên trong các bản án là 6.233.064.270 đồng [139,

tr.15]. Trong tổng số 122 vụ việc đã giải quyết bồi thường nhà nước nêu trên chỉ có

Page 99: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

94

04 vụ việc CQHCNN đã thực hiện việc xem xét trách nhiệm hoàn trả đối với công

chức. Tỷ lệ vụ việc đã thực hiện trách nhiệm hoàn trả còn thấp là một hạn chế trong

việc triển khai thi hành Luật TNBTCNN. Thực tế này đòi hỏi trong thời gian tới

phải thực hiện tốt việc hoàn trả để một mặt nâng cao ý thức trách nhiệm của công

chức, mặt khác, giúp thu về cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà ngân sách

nhà nước đã cấp phát, chi trả cho người bị thiệt hại.

Qua kết quả thực tiễn ba năm tổ chức thi hành pháp luật về TNBTCNN cho

thấy, Luật TNBTCNN đã trở thành công cụ pháp lý có tầm quan trọng đặc biệt

trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị thiệt hại do

hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Đây là một trong những

văn bản góp phần ngăn chặn tình trạng tham nhũng, quan liêu, sách nhiễu người

dân của một bộ phận công chức CQHCNN. Đồng thời, những quy định nghiêm

khắc của Luật này là động lực để khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ và năng

lực chuyên môn của một bộ phận công chức, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm

và đạo đức nghề nghiệp của người thi hành công vụ, tạo thêm lòng tin của người

dân vào các chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, từ những phân tích về tình hình thực hiện pháp luật về TNBTCNN

có thể rút ra nhận xét:- Thực hiện pháp luật về TNBTCNN đang gặp phải thách thức to lớn trước

tình hình vi phạm pháp luật của công chức cơ quan công quyền ngày càng gia tăng

và trên thực tế sẽ còn tăng cao bởi vì một tỷ lệ lớn những đối tượng bị thiệt hại về

vật chất và tinh thần còn đang trong quá trình thương lượng hoặc xác định các thủ

tục tại cơ quan giải quyết khiếu nại.

- Những thách thức trên còn rất nặng nề bởi các đối tượng người yêu cầu bồi

thường là rất đa dạng, phức tạp, trong khi đó ý thức trách nhiệm và trình độ hiểu

biết pháp luật của một bộ phận công chức CQHCNN còn hạn chế. Đặc biệt, là hệ

thống pháp luật và hệ thống cơ quan, công chức chuyên trách làm công tác bồi

thường của Nhà nước còn đang trong quá trình hoàn thiện. Điều này đòi hỏi phải có

các biện pháp, cách thức phù hợp để làm cho pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra đi vào thực tế cuộc sống xã hội.

Page 100: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

95

3.1.2. Hệ thống tổ chức thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam

Hệ thống tổ chức này bao gồm các cơ quan có thẩm quyền và đội ngũ côngchức của các cơ quan đó tham gia thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Sự vận hành của hệ thống tổ chức này là rất cần thiết nhằm đảm

bảo thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Có thể khái quát hệ thống này như sau:- Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý về công tác bồi thường nhà nước

do công chức CQHCNN gây ra.Hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ đã được pháp luật quy định,

hoạt động này phải có sự tham gia của CQHCNN các cấp và được tổ chức chặt chẽ,đồng bộ, thống nhất với cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực dồi dào. Sự quảnlý phải có tính chuyên nghiệp, khoa học với việc ban hành theo thẩm quyền hoặckiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật vềTNBTCNN phù hợp với thực tế. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và UBND cấptỉnh thống kê, tổng kết việc thực hiện bồi thường; báo cáo Quốc hội, UBTVQH vềcông tác bồi thường khi có yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH; phối hợp vớiTANDTC, VKSNDTC quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tố tụng.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong đó Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lýcông tác bồi thường nhà nước do công chức CQHCNN gây ra.

Thực hiện TNBTCNN là hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải có cơ quan giúpChính phủ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụlà cơ quan chuyên trách giúp Chính phủ quản lý nhà nước nội dung này. Theo đó,Bộ Tư pháp có thẩm quyền: Ban hành hoặc trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban

hành mới văn bản quy phạm pháp luật về TNBTCNN; hướng dẫn nghiệp vụ giải

quyết bồi thường, giải đáp vướng mắc về thực hiện pháp luật TNBTCNN; xác định

cơ quan có TNBT trong trường hợp người bị thiệt hại có yêu cầu hoặc không có sựthống nhất về TNBTCNN giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh; theo

dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về TNBTCNN; thông qua việc

thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, kịp thời phát hiện

những yếu kém, hạn chế về lề lối làm việc, trình độ, kinh nghiệm của công chức đểkiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phối

Page 101: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

96

hợp với TANDTC, VKSNDTC quản lý công tác bồi thường trong hoạt động tốtụng; hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường... Đối tượng chịu sựquản lý về công tác này cũng rất rộng, bao gồm các CQHCNN (các bộ, ngành và

các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp tỉnh, huyện và xã); cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

và cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động giải quyết bồi thường nhà nước. Đây lànhiệm vụ mới, có tính chuyên sâu, độc lập so với các nhiệm vụ của Bộ Tư pháp. ỞBộ Tư pháp đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục BTNN, là cơ quan giúp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ trên.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực

hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, báo cáo Bộ Tư pháp vềcông tác bồi thường của bộ, ngành, địa phương mình. Tổ chức pháp chế của các bộ,

ngành được giao nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi do Bộ,

ngành quản lý. Các cơ quan này có nhiệm vụ: Phổ biến, tuyên truyền TNBTCNN và

các văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hướng dẫn cơquan có trách nhiệm bồi thường thực hiện giải quyết bồi thường; bồi dưỡng kỹ năng,nghiệp vụ giải quyết bồi thường; theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc giải quyết bồi

thường; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về TNBTCNN...

Ngoài ra, Bộ Tài chính còn có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm

quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về việc

sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước về bồi thường.

- UBND cấp tỉnh, trong đó giao Sở Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước vềcông tác bồi thường ở địa phương.

Vai trò của UBND cấp tỉnh, trong đó trách nhiệm về công tác bồi thường của

Sở Tư pháp được quy định trong các văn bản pháp luật với nhiệm vụ giúp UBND

cấp tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật TNBTCNN trên phạm vi địa phươngmình với tư cách là cơ quan chuyên trách tổ chức quản lý, thực hiện pháp luật vềTNBTCNN. Sở Tư pháp cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt

hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụgiải quyết bồi thường; theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc giải quyết bồi

thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả…

Page 102: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

97

- UBND cấp huyện, trong đó giao Phòng Tư pháp thực hiện quản lý nhànước về công tác bồi thường của cấp huyện và cấp xã.

UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về TNBTCNN được quy

định trong các văn bản pháp luật, trong đó, UBND cấp huyện giao Phòng Tư phápvới tư cách là cơ quan chuyên trách giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ nêu

trên. Đây được coi là cấp quản lý cơ sở của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước

về công tác bồi thường. Do vậy, vai trò của Phòng Tư pháp cấp huyện rất quan

trọng với nhiệm vụ tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về TNBTCNN,

phổ biến, tuyên truyền pháp luật về TNBTCNN tới các tầng lớp nhân dân và công

chức các CQHCNN của huyện; hướng dẫn UBND cấp xã thực hiện việc giải quyết

bồi thường; cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực

hiện quyền yêu cầu bồi thường; theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc giải

quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả đối với

trường hợp UBND cấp xã có trách nhiệm giải quyết bồi thường; chủ trì, phối hợp

với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND cấp huyện giải quyết khiếu nại, tốcáo, xử lý vi phạm pháp luật về TNBTCNN…

- TA, VKS là cơ quan có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về TNBTCNNdo công chức CQHCNN gây ra.

Luật TNBTCNN quy định, TANDTC, VKSNDTC trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình quản lý công tác bồi thường và phối hợp với Chính phủ trongviệc thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường; hàng năm, thông báo choBộ Tư pháp về công tác bồi thường của ngành mình. Ngoài ra, Hiến pháp năm2013, Luật Tổ chức TAND năm 2002, Luật Tổ chức VKSND năm 2002, các cơquan TA, VKS đều có thẩm quyền trong thực hiện pháp luật về TNBTCNN nóichung, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói riêng. Theo đó,TA có vai trò thực hiện nhiều hoạt động quan trọng khi giải quyết các yêu cầu bồithường của Nhà nước nếu việc thương lượng giữa CQHCNN với cá nhân, tổ chứcbị thiệt hại không đạt kết quả. Nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm TA phải phánquyết giữa một bên đương sự là CQHCNN và một bên là cá nhân, tổ chức bị thiệthại do chính hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN gây ra trong thi hành

công vụ. Cùng với TA, VKS có trách nhiệm KS việc tuân theo pháp luật, bảo đảm

Page 103: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

98

pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, thống nhất. Thẩm quyền cụ thể của VKStrong TNBTCNN là KS việc tuân theo pháp luật trong việc chấp hành các bản án,quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật, quyết định thương lượng trongTNBTCNN và KS việc tuân theo pháp luật trong các CQHCNN.

Ngoài các cơ quan trên, một số cơ quan khác cũng đóng vai trò nhất địnhtrong TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra như Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính

phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Vaitrò này thể hiện chủ yếu ở việc phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Như vậy, hệ thống tổ chức thực hiện TNBTCNN ở Việt Nam gồm nhiều cơquan, nhưng vai trò chủ đạo, chi phối trực tiếp hoạt động này chính là các

CQHCNN và các cơ quan chuyên trách tổ chức thực hiện pháp luật TNBTCNN.Tóm lại, tình hình yêu cầu, giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước và hệ

thống tổ chức cơ quan thực hiện TNBTCNN là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếptới thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Đây là những nội dung cần thiết, cung cấpcách nhìn khái quát, tổng thể về vấn đề nghiên cứu, giúp cho việc đánh giá đúngthực trạng thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra [Xem

thêm phụ lục 3.1, 3.2, 3.3].

3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀTRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUANHÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

3.2.1. Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước

gây ra ở Việt Nam

Các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi

trái pháp luật của công chức CQHCNN gây ra trong thi hành công vụ được tiến

hành toàn diện với nhiều hình thức thực hiện pháp luật và đã đạt được nhiều kết quảđáng ghi nhận.

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước bảo đảm quyền yêucầu Nhà nước bồi thường, khôi phục danh dự của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

Kết quả này thể hiện ở việc cá nhân, tổ chức bị thiệt hại yêu cầu Nhà nước

BTTH vật chất hoặc khôi phục danh dự thông qua các cơ quan có thẩm quyền.

Page 104: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

99

Thông qua hình thức thi hành pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận

đơn yêu cầu bồi thường của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và giải quyết vụ việc theo

đúng quy định của pháp luật. Theo đó, hầu hết cá nhân, tổ chức có đơn yêu cầu bồi

thường nhà nước đều được giải quyết kịp thời, đúng trình tự, thủ tục theo quy định

của pháp luật bồi thường, pháp luật khiếu nại tố cáo và thủ tục tố tụng tại TA.

Qua kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu bồi

thường và khôi phục danh dự cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cho thấy, nhìn chung

các CQHCNN, cơ quan giải quyết khiếu nại tố cáo và TA đã bố trí công chức trực

tiếp tiếp nhận, phân loại đơn thư, giải thích, hướng dẫn cho cá nhân, tổ chức khi có

đơn yêu cầu. Trên cơ sở phân loại đơn thư, hướng dẫn, giải thích, các yêu cầu bồi

thường nhà nước của cá nhân, tổ chức được bảo đảm thực hiện đúng thời hạn, thời

hiệu và giải quyết thỏa đáng quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại. Công

tác này được thực hiện thông qua ba phương thức, cụ thể là: 1) Yêu cầu BTTH cùng

với việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; 2) Yêu cầu BTTH

cùng với việc khởi kiện vụ án hành chính; 3) Trực tiếp yêu cầu CQHCNN thực hiện

BTTH theo quy định. Việc bảo đảm quyền yêu cầu BTTH và khôi phục danh dựthông qua các phương thức trên đã có kết quả tích cực trong thực tiễn, điển hình là:

Từ năm 1997 đến năm 2005, số lượng đơn yêu cầu bồi thường oan sai gửi

đến các TA trên toàn quốc có 73 đơn và số lượng đơn được chấp nhận giải quyết là

65 đơn, đã giải quyết xong 20 trường hợp. Tương tự, trong ngành KS có 96 đơn yêucầu bồi thường oan sai được chấp nhận và đã giải quyết xong 46 trường hợp. Cùng

thời điểm này, cơ quan công an các cấp đã tiếp nhận 61 đơn yêu cầu bồi thường,

qua phân loại đã chuyển cho VKS giải quyết 21 đơn. Trong số 40 đơn còn lại thuộc

trách nhiệm giải quyết của công an các cấp, chỉ có 6 đơn được chấp nhận, đã bồi

thường được cho 03 trường hợp.

Hoặc từ năm 2010 đến năm 2013, số lượng đơn yêu cầu bồi thường trong

ngành KS có 69 vụ, đã giải quyết được 64 vụ, chiếm tỷ lệ 93%; trong lĩnh vực quản lý

hành chính có 56 vụ, đã giải quyết bồi thường 41 vụ, chiếm tỷ lệ 73% [37, tr.17-19].

Ngoài ra, chỉ tính riêng số liệu do Cục Kiểm lâm cung cấp, ngành kiểm lâm

có 12 vụ việc cá nhân, tổ chức có yêu cầu BTTH (trong đó có 05 trường hợp yêu

cầu Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Phước BTTH), kết quả có 01 trường hợp được

Page 105: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

100

chấp thuận bồi thường cùng với việc giải quyết khiếu nại (vụ việc đang ở giai đoạn

thương lượng), 01 trường hợp được Toà hành chính tuyên cơ quan kiểm lâm có

TNBT. Đồng thời, qua tổng hợp của Tổng cục thuế với 47/64 Cục thuế các tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương cho thấy, trong giai đoạn 2001 - 2005, ngành thuếcó 252 vụ việc cá nhân tổ chức có yêu cầu BTTH (riêng năm 2005 có đến 143 yêu

cầu BTTH, số lượng tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang) và

đã có 24 vụ việc được bồi thường, 19 vụ việc cơ quan thuế đang xem xét hồ sơ, 01vụ việc đang chờ giải quyết, 49 vụ việc cơ quan thuế và người bị thiệt hại đang thoảthuận mức bồi thường.

Kết quả trên cũng cho thấy, thông qua hình thức áp dụng pháp luật, các cơquan có TNBT hoặc TA giải quyết và thông báo việc giải quyết bồi thường cho cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại, áp dụng chế tài phù hợp trong việc xử lý các vụ việc yêu

cầu bồi thường nhà nước. Thông qua hình thức tuân theo pháp luật cũng được tiến

hành với việc các cơ quan có thẩm quyền đã không tiến hành các hoạt động mà

pháp luật ngăn cấm mặc dù cá nhân, tổ chức có nhiều đơn thư khiếu nại nhưng cáccơ quan có thẩm quyền vẫn thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận, phân loại, trả lời và hướng

dẫn, giải thích cho cá nhân, tổ chức thực hiện. Điển hình là: Kết quả giải quyết

khiếu nại ở một số địa phương cho thấy có 41% đơn khiếu nại đúng, 26,3% đơnkhiếu nại có đúng có sai, 32% đơn khiếu nại sai. Chẳng hạn, chỉ tính riêng từ năm2001 - 2005, Cục thuế của 47/64 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nhận được

tổng cộng 21.963 khiếu nại và 20 vụ việc bị khởi kiện vụ án hành chính. Kết quảgiải quyết khiếu nại có 5.040 quyết định bị huỷ, 4.172 quyết định bị sửa [14, tr.125].

Các khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm

quyền trong việc giải quyết bồi thường hoặc khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết

định của TA hầu như rất ít xảy ra trên thực tế. Cá nhân, tổ chức thông qua các

phương thức giải quyết bồi thường, có thể thương lượng với cơ quan có trách nhiệm

bồi thường trước khi đưa vụ việc giải quyết theo quy định của pháp luật. Đây lànhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc bồi thường

và tích cực thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kháng án sau giải quyết bồi

thường. Có những cơ quan vận dụng linh hoạt trong giải quyết yêu cầu bồi thường

của cá nhân, tổ chức, thậm chí luôn được sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và thẳng thắn

Page 106: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

101

trong việc thực hiện trách nhiệm của chính quyền. Thực tiễn cho thấy, rất ít các vụviệc bị khiếu nại, tố cáo, kháng án nếu được cơ quan có TNBT quan tâm tính toán,

xác định mức bồi thường để giải quyết thỏa đáng thông qua thương lượng.

Việc thực hiện quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục

quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng được quan tâm, đặc biệt là việc

khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại. Điển hình là các cơ quan đã áp dụng hình

thức khôi phục danh dự cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại dưới nhiều hình thức, tuỳtheo hoàn cảnh và yêu cầu của mỗi đương sự cũng như đặc thù mỗi địa phươngtrong cách thức đăng lời xin lỗi, thành phần tham dự buổi xin lỗi, thời gian, địađiểm xin lỗi và lời xin lỗi cũng như thái độ của cán bộ thay mặt cơ quan gây oan,

sai tổ chức xin lỗi người bị oan, sai...

Trên thực tế cũng có một số trường hợp cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hoàn

cảnh kinh tế còn khó khăn, không yêu cầu khôi phục danh dự bằng hình thức xin

lỗi, cải chính công khai mà chỉ quan tâm đến khía cạnh bồi thường vật chất - nhưngđây chỉ là thiểu số, những trường hợp còn lại có chung yêu cầu được cơ quan đã gây

thiệt hại phải tổ chức buổi xin lỗi nghiêm túc, trang trọng, thậm chí đối với một sốtrường hợp ở tỉnh Tiền Giang tuy không yêu cầu đăng báo cải chính nhưng cũngyêu cầu cơ quan bồi thường phải thương lượng, thoả thuận bằng văn bản với người

bị oan về thời gian, địa điểm, cách tổ chức xin lỗi công khai và những đại diện cần

có mặt tại buổi công khai xin lỗi. Phương pháp tiến hành thoả thuận những nội dung

này là để cho đương sự chủ động đề xuất, tiếp đó bàn bạc đi đến thống nhất và

quyết định theo đúng quy định của pháp luật. Bước tiếp theo là cơ quan có trách

nhiệm bồi thường khẩn trương liên hệ với chính quyền địa phương nơi cư trú của

đương sự để đề nghị phối hợp và nhờ sự giúp đỡ về địa điểm, các điều kiện,

phương tiện phục vụ cho việc tổ chức buổi xin lỗi công khai, nhờ chính quyền địaphương mời đại diện mặt trận, các đoàn thể và Nhân dân tham dự. Về nội dung

chương trình buổi công khai xin lỗi bao gồm: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,

phát biểu lời xin lỗi ngắn gọn nhưng với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc, ý kiến

của người bị oan.

Việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại đã có tác dụng tích cực, hầu

hết người bị thiệt hại thực sự phấn khởi vì được bồi thường, giải toả tâm lý nặng nề,

Page 107: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

102

mặc cảm góp phần củng cố lòng tin của người bị thiệt hại và được quần chúng nhân

dân đồng tình với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã phát huy tác

dụng tích cực, thậm chí có trường hợp sau khi đã tổ chức xin lỗi công khai, đươngsự không yêu cầu bồi thường về vật chất. Điều đó cho thấy nếu thực hiện tốt,

nghiêm túc sẽ tạo thuận lợi cho việc giải quyết BTTH về vật chất và tinh thần cho

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Những quyền của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại nêu trên được bảo đảm thực

hiện trên thực tế, bên cạnh đó Nhà nước cũng yêu cầu người bị thiệt hại thực hiện

đúng các nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các tài liệu, chứng cứ có

liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường và chứng minh về thiệt hại thực tế xảy

ra. Việc thực hiện các nghĩa vụ này giúp cho quá trình giải quyết yêu cầu bồi

thường của người bị thiệt hại được kịp thời, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của họ.

Kết quả trên cho thấy, về phía cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, họ thực hiện

quyền này là phổ biến, đặc biệt quyền được phục hồi danh dự, nhân phẩm của mình.

Trong hình thức thi hành pháp luật, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại là một bên chủ thể,

bên cạnh việc thực hiện các quyền của mình thì họ cũng phải có nghĩa vụ nhất định

để giải quyết vụ việc bồi thường. Đồng thời, sau khi được các CQHCNN hoặc TA

giải quyết bồi thường, họ phải chấp hành đúng kết quả giải quyết theo quy định của

pháp luật.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước đảm bảo kịp thời, đúngnguyên tắc và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có trách nhiệm bồi thường

Nội dung này được thể hiện ở chỗ, thông qua hình thức thi hành pháp luật,

các CQHCNN tiếp nhận, xử lý đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại, xác

định thiệt hại, thương lượng với người bị thiệt hại, ra quyết định giải quyết và chi

trả bồi thường. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức kiện ra TA thì CQHCNN sẽ phải

tham gia tố tụng với tư cách bị đơn theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong

những năm qua, các CQHCNN và cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện đầy đủ,

chính xác, khách quan các trường hợp yêu cầu bồi thường, bảo đảm đúng căn cứ áp

dụng. Ví dụ, chỉ tính riêng các các quyết định, hành vi hành chính của Thủ trưởng

cơ quan thi hành án, Chấp hành viên được xác định là trái pháp luật (đã có quyết

Page 108: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

103

định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền thừa nhận công chức có hành vi trái

pháp luật) trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006 là không nhiều, chỉ dao động

trên dưới 20 vụ/năm và có xu hướng giảm (năm 2002 là 27 vụ, năm 2006 là 24 vụ),

trong đó, số vụ việc người khiếu kiện có yêu cầu bồi thường cũng không lớn và ởmức ổn định (năm 2002 có 12 vụ, năm 2006 có 12 vụ). Trong khi đó, tỉ lệ giữa sốvụ khiếu nại, tố cáo về quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án,Chấp hành viên có căn cứ pháp luật so với số lượng vụ việc khiếu nại, tố cáo là rất

nhỏ, ví dụ năm 2002 có 547 vụ khiếu nại, tố cáo thì chỉ có 27 vụ (5%) là có căn cứpháp luật; năm 2006 có 804 vụ khiếu nại, tố cáo thì chỉ có 24 vụ có căn cứ pháp luật

(3%) [17, tr.8-9].

Theo số liệu do TANDTC và TAND của một số tỉnh cung cấp cũng cho

thấy, số lượng các vụ án hành chính ngành TA giải quyết không nhiều so với tổng

số các loại vụ án mà TA có thẩm quyền giải quyết. Trong giai đoạn từ năm 2000

đến năm 2004, chỉ tính riêng TANDTC xét xử phúc thẩm 382 vụ, xem xét lại vụ án

theo thủ tục giám đốc thẩm 120 vụ; TA địa phương đã xét xử sơ thẩm 3.545 vụ,

phúc thẩm 1.396 vụ. Số lượng các vụ án hành chính do TAND 5 tỉnh/thành phố

cung cấp (Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang) trong

khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 xét xử sơ thẩm, phúc thẩm là 679 vụ

án, trong đó có 52 phán quyết sơ thẩm (chiếm tỷ lệ 24%) xác định CQHCNN có sai

sót trong việc ban hành quyết định cá biệt, cụ thể là có 19 vụ TA tuyên huỷ quyết

định hành chính, 33 vụ TA tuyên sửa quyết định hành chính và có 70/213 trường

hợp TA bác đơn khởi kiện hoặc do nguyên đơn rút yêu cầu hoặc cơ quan hành

chính rút quyết định (73/213 trường hợp) [14, tr.126-127].

Việc xác định mức bồi thường, thương lượng và thực hiện chi trả cho người

bị thiệt hại được các CQHCNN thực hiện tích cực. Thông qua hoạt động thương

lượng, các CQHCNN hoặc các cơ quan có thẩm quyền đã hạn chế tối đa các thủ tục

tiếp theo liên quan đến pháp luật bồi thường. Thông thường, cách tính thiệt hại và

những thông tin, tài liệu đưa ra để chứng minh cho mức thiệt hại thực tế rất khác

nhau giữa người bị thiệt hại và CQHCNN. Người bị thiệt hại kê khai tất cả những

thiệt hại mà họ phải chịu còn CQHCNN thì chỉ chấp nhận và tính những định mức

Page 109: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

104

thiệt hại đã được pháp luật quy định và thường có xu hướng thu hẹp thêm những

khoản đó, do đó hai bên phải tiến hành thương lượng nhiều lần và dù thương lượng

thành thì người bị thiệt hại vẫn không hài lòng với mức bồi thường được nhận.

Thông qua hình thức áp dụng pháp luật, CQHCNN giải quyết linh hoạt và xem xét

các yếu tố về chứng cứ để phần nào bồi thường kịp thời, đầy đủ những thiệt hại về

vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức.

Ngoài ra, để nâng cao trách nhiệm giải quyết bồi thường nhà nước, tạo

thuận lợi cho người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường, pháp luật

quy định về việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường

[34]. Thông qua hoạt động này, về phía chủ thể là CQHCNN đã vận dụng các

hình thức thực hiện pháp luật một cách linh hoạt trong tiếp nhận, xử lý đơn yêu

cầu bồi thường, xác định các thiệt hại, tiến hành thương lượng, ra quyết định áp

dụng pháp luật và chi trả bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại theo đúng

quy định.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước bảo đảm đúng quyền,nghĩa vụ của công chức CQHCNN - với tư cách người thi hành công vụ đã gây ra

thiệt hại

Về nguyên tắc, công chức CQHCNN gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức

trong khi thi hành công vụ thì Nhà nước (cụ thể là CQHCNN trực tiếp quản lý

công chức đó) chịu trách nhiệm bồi thường. Trong quá trình giải quyết bồi thường,

công chức thi hành công vụ được CQHCNN gửi các quyết định liên quan đến vụ

việc trên.

Thông qua hình thức áp dụng pháp luật, CQHCNN ban hành các văn bản

trong nội bộ cơ quan quy định rõ trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết các vụ việc.

Công chức thi hành công vụ có nghĩa vụ chấp hành quy định của các văn bản do

người có thẩm quyền của CQHCNN ban hành. Đồng thời, trong giải quyết vụ việc

bồi thường nhà nước, CQHCNN xác định rõ trách nhiệm thuộc chủ thể nào, mức

bồi thường bao nhiêu, trên cơ sở quyết định hoặc văn bản giải quyết bồi thường,

CQHCNN xác định mức độ lỗi của công chức thi hành công vụ để yêu cầu bồi hoàn

một hoặc một phần kinh phí bồi thường.

Page 110: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

105

Trong trường hợp CQHCNN giải quyết vụ việc bồi thường chưa thỏa đáng,

công chức thi hành công vụ có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành

vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết bồi thường.

Bên cạnh quyền của công chức CQHCNN thi hành công vụ nêu trên, Nhà

nước cũng yêu cầu họ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ

và trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu

cầu của cơ quan có TNBT hoặc TA, hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản

tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Như vậy, từ việc nghiên cứu kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, những kết quả này có tính toàn diện, thể hiện với bốn hình thức thựchiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Thông qua các hình thức nổi bật là thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và

tuân theo pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nhìn chung được thực hiện theo quy

định của pháp luật, kịp thời đáp ứng yêu cầu của tình hình mới cũng như sự thay đổi

của chính sách pháp luật.

Với hình thức chủ yếu là sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng

pháp luật, các thiệt hại liên quan đến cá nhân, tổ chức do tài sản bị xâm phạm, do

thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do bị tổn hại về sức

khỏe, thiệt hại do tổn thất về tinh thần đã cơ bản được bảo đảm. Các thiệt hại nêu

trên được thực hiện kịp thời và đúng căn cứ áp dụng, công bằng với mọi cá nhân, tổ

chức bị thiệt hại.

Hai là, các kết quả đạt được có mối quan hệ chặt chẽ với nhau với nhiều

thành tựu nổi bật đáng khích lệ.Các kết quả này được thể hiện từ khi cá nhân, tổ chức bị thiệt hại cho tới khi

cá nhân, tổ chức này được Nhà nước bồi thường. Các kết quả có quan hệ chặt chẽ

bởi quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong TNBTCNN là kết quả

tổng hợp của cả bốn hình thức thực hiện pháp luật trên. Những kết quả toàn diện, có

mối quan hệ chặt chẽ với những thành tựu nổi bật trên đã góp phần khẳng định bản

Page 111: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

106

chất tốt đẹp của Nhà nước, pháp luật tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức ở Việt Nam.

3.2.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp

luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hànhchính nhà nước gây ra ở Việt Nam

Những kết quả đạt được đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra do các nguyên nhân khách quan, chủ quan nhất định đem lại.

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan- Tình hình kinh tế, xã hội nước ta trong những năm gần đây đã có những

bước phát triển mạnh, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, các quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bảo đảm cùng với quá trình dân chủ hóa

đời sống xã hội và xây dựng, hoàn thiện thể chế mà trọng tâm là cải cách hành

chính, cải cách tư pháp. Trong bối cảnh đó, quyền và lợi ích chính đáng của cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan công quyền cũng

được thực hiện tốt hơn. Vấn đề này được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chỉ

đạo thực hiện thông qua đường lối, chính sách nhằm xây dựng xã hội công bằng,

dân chủ, văn minh. Đây là nhân tố khách quan, thuận lợi để các quyền và lợi ích

hợp pháp của người dân được bảo vệ, tránh sự lạm dụng của CQHCNN.

- Cùng với tăng trưởng kinh tế, kinh phí chi trả bồi thường và các điều kiện

về vật chất trong thực hiện TNBTCNN được tăng cường, trang thiết bị làm việc

tương đối đầy đủ, thông tin minh bạch, nhanh chóng, thuận tiện cũng góp phần

làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc

sống. Điều kiện khách quan như vậy đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quảhoạt động công vụ, làm cho người dân dễ tiếp cận với pháp luật nói chung, pháp

luật về TNBTCNN nói riêng, qua đó nâng cao dân trí pháp luật. Cá nhân, tổ chức

hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của họ và chức trách, nhiệm vụ của công chức, thẩm

quyền của CQHCNN và biết được hành vi trái pháp luật, các thủ tục để được Nhà

nước bồi thường…

- Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra nói riêng đã đạt được những tiến bộ quan trọng, bước đầu tạo

Page 112: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

107

ra một khung pháp lý cần thiết làm cho TNBTCNN đi vào cuộc sống. Với hệthống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh nhiều lĩnh vực liên quan tới

TNBTCNN, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức đã được nâng cao.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan- Cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên trách thực hiện TNBTCNN mặc dù mới

được hình thành nhưng đang nhanh chóng được kiện toàn, góp phần quan trọng cho

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Căn cứ văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy liên quan tới TNBTCNN, hệthống tổ chức thực hiện TNBTCNN được bố trí ở các CQHCNN, trong đó, nhiệm

vụ chuyên trách tổ chức TNBTCNN chủ yếu được giao cho Bộ Tư pháp, Sở Tưpháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, TA và VKS các cấp. Việc tổ chức thực hiện

TNBTCNN được giao cho nhiều cơ quan như trên đã làm cho công việc phức tạp,

trách nhiệm nặng nề này được sự nỗ lực thực hiện của nhiều cơ quan. Thông quađó, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra. Hệ thống tổ chức, đội ngũ công chức các cơ quan chuyên trách ngày càng

được kiện toàn với cơ cấu chặt chẽ đã làm cho việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực

này được nâng cao và pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đã

được thực hiện trong thực tế.

- Mối quan hệ phối hợp trong tổ chức thực hiện TNBTCNN giữa các cơ quancó thẩm quyền ngày càng được củng cố, tăng cường đã thúc đẩy thực hiện pháp luật

về TNBTCNN trong các CQHCNN. Thậm chí, có cơ quan đã ban hành Quy chếphối hợp giữa các đơn vị trong cơ quan nhằm thực hiện tốt TNBTCNN. Kết quả đạt

được của hoạt động này có sự cố gắng, nỗ lực của nhiều cơ quan. Ở phạm vi rộng là

các cơ quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Thanh tra

Chính phủ, Bộ Nội vụ, UBND các cấp… Ở phạm vi hẹp là mối quan hệ của các cơquan Tư pháp, TA, VKS, các đơn vị chuyên môn của UBND các cấp. Mối quan hệgiữa các cơ quan trên là tất yếu trong tổ chức thực hiện TNBTCNN do được pháp

luật quy định dựa trên chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.Kết quả trên còn do mối quan hệ nội tại của từng cơ quan tham gia tổ chức

thực hiện TNBTCNN đã được thực hiện tốt, kịp thời giải quyết những vướng mắc

phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật. So với mối quan hệ theo

Page 113: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

108

“chiều ngang” giữa các cơ quan cùng cấp, mối quan hệ theo “chiều dọc” giữa cơquan cấp trên với cơ quan cấp dưới trong cùng một hệ thống tương đối chặt chẽ bởi

sự ràng buộc nhiều mặt về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn. Điển hình là, sựphối hợp giữa Cục BTNN, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện luôn là hoạt

động quan trọng, được tập trung chỉ đạo thống nhất đã góp phần bảo đảm thực hiện

pháp luật về TNBTCNN trong CQHCNN. Chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra phụ thuộc vào mức độ thực thi

nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các cơ quan trên.- Công tác xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách tham gia tổ chức thực

hiện TNBTCNN đạt được những kết quả đáng kể, ý thức thượng tôn pháp luật

trong hoạt động công vụ của công chức và dân trí pháp luật của Nhân dân được

nâng lên đã góp phần quan trọng vào thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra.

Các cơ quan Tư pháp, TAND các cấp và VKSND các cấp cùng các

CQHCNN đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, góp phần nâng

cao trách nhiệm trong thi hành công vụ. Hoạt động phối hợp với cơ quan báo chícũng góp phần tuyên truyền kịp thời các gương điển hình tiên tiến, thành tích của

các cá nhân, tập thể trong CQHCNN nói chung, thực hiện pháp luật vềTNBTCNN nói riêng, làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra đi vào cuộc sống.

Trình độ năng lực đội ngũ công chức CQHCNN cũng đã nâng cao một bước,

góp phần quan trọng để thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Đặc biệt, các cơ quan Tư pháp,TAND các cấp, VKSND các cấp đã cử nhiều công chức chuyên trách đi học tập

nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về TNBTCNN. Đây là nền tảng quan

trọng để xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiện đại, làm việc hiệu quả,

qua đó góp phần làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

được thực hiện.

Bên cạnh đội ngũ công chức trên, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại là chủ thể cơ

bản góp phần quan trọng vào kết quả này. Xét từ góc độ chủ thể thực hiện pháp

Page 114: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

109

luật, cá nhân, tổ chức là chủ thể thực hiện pháp luật với nhiều hình thức như tuân

theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật. Nếu cá nhân, tổ chức không

có hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình trong TNBTCNN thì kết quả trên cũng

không thể có được. Nhận thức đầy đủ vấn đề này là nhân tố quan trọng giúp đề ra

giải pháp phù hợp nhằm phát huy vai trò của các chủ thể trong thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

- Công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được chú trọng, góp phần

quan trọng vào kết quả đạt được. Xác định đây là một nội dung quan trọng nhằm

làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được thực hiện

trên thực tế, các cơ quan có thẩm quyền đã thường xuyên tiến hành giám sát,

thanh tra với nội dung có trọng tâm, tập trung vào các lĩnh vực hay xảy ra vi phạm

và yêu cầu cơ quan bị giám sát, thanh tra thực hiện những biện pháp khắc phục.

Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đã có bước tiến đáng ghi nhận, góp

phần đáng kể vào kết quả đạt được.

3.3. NHỮNG HẠN CHẾ ĐỐI VỚI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCHNHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNHCHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

3.3.1. Những hạn chế đối với thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ởViệt Nam

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước có lúc, có nơi chưabảo đảm quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường, khôi phục danh dự của cá nhân, tổ

chức bị thiệt hạiThực tế cho thấy, mục đích cuối cùng của việc cá nhân, tổ chức yêu cầu Nhà

nước bồi thường là để được khôi phục lại quyền và lợi ích mà họ cho rằng đã bị

xâm hại trái pháp luật. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất cập liên quan đến việc

giải quyết yêu cầu bồi thường, khôi phục quyền lợi và BTTH cho cá nhân, tổ chức

bị thiệt hại. Chẳng hạn chỉ tính trong năm 2002:

Page 115: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

110

- Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã tự khắc phục đối với 02 vụ, yêu cầu Chủ

tịch UBND cấp huyện huỷ bỏ 02 quyết định hành chính gây thiệt hại đến quyền, lợi

hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Các CQHCNN được khảo sát tại Đà Nẵng cho biết họ không bị vướng vào

vấn đề bồi thường nhà nước dù quyết định của họ có thể bị khiếu nại, bị huỷ, bị sửa.

Tuy nhiên, tại Đà Nẵng cũng có nhiều đối tượng có những khiếu kiện bức xúc kéo

dài trong lĩnh vực thu hồi đất giải phóng mặt bằng. Trong quá trình thực hiện các

chính sách về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án chỉnh trang đô thị, đã

phát sinh những xung đột quyền lợi giữa UBND và người dân chủ yếu liên quan tới

việc đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, trong đó có chín đối tượng khiếu kiện

nhưng không có yêu cầu nào được chấp nhận.

- Các CQHCNN ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết chưa có cá nhân, tổ chức

nào yêu cầu BTTH trong quá trình khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu bồi thường

nhưng rất ít và đều bị bác yêu cầu. Qua gặp gỡ và phỏng vấn một số đối tượng có

khiếu nại đòi BTTH cho thấy việc giải quyết khiếu nại của công dân chưa đi vào

thực chất của vấn đề, có những sai phạm nhưng việc thừa nhận sai sót và chịu trách

nhiệm trước người dân đã không được thực hiện. Ví dụ: Tại thành phố Hồ Chí

Minh, trường hợp ông Nguyễn Quý Thiệu (số 281/50/5 Lê Văn Sỹ). Theo quy

hoạch trước năm 1999 về xây dựng con đường ven đê Thị Nghè, gia đình ông

Thiệu thuộc diện phải di dời. Đến năm 1999 quy hoạch có chỉnh sửa, nắn tuyến và

theo quy hoạch mới mặt bằng căn hộ của gia đình ông Thiệu nằm ngoài ranh giới

hiện trường thi công con đường ven kinh Nghiêu Lộc - Thị Nghè. Căn hộ không

còn nằm trong biên kỹ thuật nữa mà nằm trong biên chỉnh trang của dự án, tức là

không bị thu hồi mặt bằng. Quy hoạch mới này không được thông báo cho người

dân và UBND quận cũng không thay đổi kế hoạch di dời các hộ dân. Do không biết

về quy hoạch mới nên gia đình ông Thiệu đã nhận tiền đền bù và chuyển nhà đi.

Như vậy, Ban Giải phóng mặt bằng Quận 3 đã có những sai phạm về đối tượng giải

toả mặt bằng [14, tr.65].

- Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có một số trường hợp cá nhân, tổ chức bị thiệt

hại, trong đó một trường hợp khiếu nại Quyết định thu hồi đất, hai trường hợp quản

Page 116: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

111

lý đất, nhà sai quy định, một trường hợp yêu cầu BTTH do việc áp dụng biện pháp

đưa vào cơ sở giáo dục không đúng quy định, một trường hợp yêu cầu BTTH do

việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Điều đáng ghi nhận là qua việc

giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi hành chính, chưa có trường hợp nào đươngsự yêu cầu BTTH. Tuy nhiên, quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại, do phải thu

hồi quyết định cũ, ban hành quyết định mới mà nội dung quyết định mới đã phủđịnh một phần hoặc phủ định toàn bộ quyết định cũ, mặc dù đương sự chưa có yêucầu cơ quan nhà nước phải BTTH nhưng xét thấy lỗi thuộc về CQHCNN, vì vậy

UBND tỉnh đã giải quyết 03 trường hợp khiếu nại mà phải xuất ngân sách để khắc

phục hậu quả [Xem thêm Phụ lục 2.1].

Về nguyên tắc, CQHCNN giải quyết bồi thường có trách nhiệm xemxét yêu cầu bồi thường, nhưng làm thế nào để xác định yêu cầu BTTH có đúnghay không, trong trường hợp nào thì yêu cầu BTTH được chấp nhận, nhữngthiệt hại nào được bồi thường, việc BTTH về tinh thần, xin lỗi cải chính thôngtin phải thực hiện như thế nào, thủ tục xem xét yêu cầu BTTH ra sao trong thựctế một số CQHCNN còn lúng túng, thậm chí thực hiện chưa đúng quy định củapháp luật.

Bên cạnh đó, một số người bị thiệt hại thiếu thông tin, có nhận thức hạn

chế về quyền yêu cầu bồi thường cũng gây khó khăn cho việc giải quyết bồi

thường. Ví dụ: liên tục đòi yêu cầu bồi thường mặc dù thời hiệu yêu cầu bồi

thường đã hết; người bị thiệt hại gửi hồ sơ yêu cầu bồi thường không đầy đủ hoặc

không đúng quy định của pháp luật về hồ sơ yêu cầu bồi thường (không gửi đơnhoặc đơn yêu cầu bồi thường không đúng theo mẫu quy định; không cung cấp Bản

sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật

của người thi hành công vụ; không cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến

việc yêu cầu bồi thường…); đã được hướng dẫn bổ sung, nhưng hết thời hạn quy

định, mà người yêu cầu bồi thường không bổ sung hồ sơ yêu cầu bồi thường. Cá

biệt, có nhiều trường hợp, mặc dù CQHCNN đã nhiều lần động viên, thuyết phục

và hướng dẫn người bị thiệt hại làm đơn yêu cầu BTTH theo quy định của pháp

luật để được thụ lý giải quyết, nhưng họ vẫn không thực hiện, gây khó khăn cho

công tác giải quyết bồi thường.

Page 117: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

112

Ngoài ra, một số quy định về thủ tục giải quyết bồi thường nhà nước chưaphù hợp với thực tiễn giải quyết bồi thường. Việc quy định thủ tục xác định hành

vi trái pháp luật của người thi hành công vụ độc lập với thủ tục giải quyết bồithường nhà nước đã gây khó khăn, bị động cho hoạt động giải quyết bồi thường vì

cơ quan có TNBT phải chờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục xácđịnh hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ. Thực tế này đã làm giảm ýnghĩa, tác dụng của cơ chế bồi thường nhà nước vì chưa thực sự tạo thuận lợi chongười bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường. Về thủ tục giải quyết bồithường, trong nhiều trường hợp, việc tuân thủ thời hạn xác minh thiệt hại, thươnglượng giải quyết bồi thường, cấp phát và chi trả tiền bồi thường gây bức xúc chongười bị thiệt hại.

Thông qua hoạt động thi hành pháp luật, việc khôi phục danh dự của ngườibị thiệt hại cũng là vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Đa số các ý kiến khảo sát khônghài lòng với hình thức đăng báo cải chính và tổ chức xin lỗi công khai. Cách thứcđăng lời xin lỗi, thành phần tham dự buổi xin lỗi, thời gian, địa điểm xin lỗi và lờixin lỗi cũng như thái độ của cán bộ thay mặt cơ quan đứng ra xin lỗi là những vấnđề cần được xem xét. Có những đối tượng yêu cầu khôi phục danh dự mặc dù họđã chấp nhận hầu hết các khoản tiền bồi thường, không thắc mắc dù khoản tiềnđược bồi thường là rất nhỏ so với thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Pháp luật chưaquy định rõ xin lỗi cần diễn ra trong bao nhiêu lâu, lời xin lỗi cần có những nộidung gì nên trên thực tế nhiều cơ quan áp dụng pháp luật về vấn đề này còn qua

loa, hình thức, không để cho người yêu cầu phát biểu, người tham dự thể hiện tháiđộ. Một số cá nhân ở Đà Nẵng còn phản ánh khá gay gắt về thái độ của ngườiđược giao trách nhiệm thực hiện việc xin lỗi công khai chưa tiến hành nghiêm

chỉnh mà chỉ làm cho qua chuyện, chiếu lệ. Đồng thời, một số đương sự cho rằngthành phần tham dự buổi xin lỗi chưa đúng như mong muốn của họ, chẳng hạn chỉcó đại diện chính quyền, đoàn thể, báo chí mà không có tổ dân phố hoặc nhữngngười hàng xóm nơi cư trú. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số buổi tổ chức xin lỗicông khai nhưng lại bị đương sự lợi dụng biến thành buổi thóa mạ người xin lỗi.

Tóm lại, những quyền của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại nêu trên có lúc, có

nơi chưa thực sự được bảo đảm, thậm chí còn bị gây khó khăn trên thực tế, nhưng

Page 118: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

113

cũng có trường hợp cá nhân, tổ chức lợi dụng để làm biến dạng, mất mục đích, ýnghĩa của công tác bồi thường nhà nước.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước liên quan tới nhiệm vụ,quyền hạn của CQHCNN - với tư cách là cơ quan có trách nhiệm bồi thường cònmột số bất cập

Trong thời gian qua, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết

bồi thường hầu như chưa được thực hiện. Do đó, việc quản lý nhà nước về công

tác bồi thường còn hạn chế, thể hiện ở một số mặt như: Chưa kịp thời tháo gỡcác khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết bồi thường ở các bộ, ngành,

địa phương để bảo đảm hoạt động giải quyết bồi thường được thực hiện kịp thời,

chính xác, thống nhất; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền được bồi

thường của người bị thiệt hại và lợi ích của Nhà nước. Điều này thể hiện trong

quy định của pháp luật và trong cách thức tổ chức thực hiện pháp luật vềTNBTCNN. Một số trường hợp bồi thường chậm do nguyên nhân từ các cơ quancó thẩm quyền, chẳng hạn: 1) Vụ việc của ông Trịnh Hoài Bảo, Đội Quản lý thịtrường số 6 tỉnh Bình Phước đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông

Bảo vào ngày 31/3/2004 nhưng tới ngày 15/7/2004 (gần 4 tháng) UBND tỉnh

Bình Phước mới có quyết định số 1809/QĐ-UB về việc xử phạt hành chính đối

với ông Trịnh Hoài Bảo, vi phạm Điều 55 và 56 Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành

chính năm 2002 (thời hạn ra quyết định là 30 ngày kể từ ngày lập biên bản) [14,

tr.79]; 2) Tương tự là vụ việc của Doanh nghiệp tư nhân Kỳ Quang (trụ sở tại

400 Võ Văn Tần- thành phố Hồ Chí Minh): Ngày 10/9/2004 khi Đội Quản lý thịtrường số 5A kiểm tra Doanh nghiệp Kỳ Quang trong khi giám đốc Trịnh Ngọc

Tuấn không có mặt, Đội Quản lý thị trường tự ý cho thợ đến phá khoá kho, tủ hồsơ, sau đó chở toàn bộ giấy tờ, chứng từ hàng hoá và cả giấy tờ công nợ của gia

đình ông Tuấn, các giấy tờ không liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp

này. Số lượng hàng hoá mà Đội Quản lý thị trường số 5A tạm giữ của Kỳ Quang

gồm 11 danh mục mặt hàng với tổng cộng 9.489 sản phẩm và 10.656 hộp trà.

Hành vi kiểm tra trên không được lập biên bản vi phạm và là hành vi vi phạm

pháp luật vì không có quyết định của Chủ tịch UBND quận. Đến tận ngày

31/01/2005, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số

Page 119: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

114

446/QĐ-UB để xử phạt vi phạm hành chính đối với Doanh nghiệp tư nhân KỳQuang (hơn 4 tháng kể từ ngày kiểm tra) [14, tr.80].

Việc thực thi quy định về giải quyết yêu cầu BTTH của bên khởi kiện trongvụ án hành chính hoặc tách thành một vụ án dân sự độc lập chưa thống nhất. Trong

một số vụ án hành chính, TA không xem xét yêu cầu BTTH do người khởi kiệnchưa cung cấp đầy đủ chứng cứ nhưng cũng có những trường hợp TA chưa đủ khảnăng để xác định thiệt hại do TA không phải là cơ quan chuyên trách giải quyết vềmặt dân sự dẫn đến phán quyết của TA còn có tính chất tránh né hoặc tuyên tách

thành vụ án dân sự độc lập. Có TA còn cho rằng hướng dẫn của TANDTC đã dẫnđến hiện tượng TA còn ngại, hoặc lúng túng trong việc có nên xử lý theo hướngtách phần đòi BTTH để giải quyết sau trong một vụ án dân sự khác hay giải quyếtcùng với việc giải quyết vụ án hành chính.

Việc quy định thủ tục “tiền tố tụng hành chính” - giai đoạn khiếu nại ởCQHCNN là bắt buộc đã hạn chế khả năng tiếp cận với Toà hành chính của cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại. Đối với trường hợp công chức khởi kiện đối với quyết

định kỷ luật buộc thôi việc chỉ có thể kiện ra TA sau khi đã nhận được quyết định

giải quyết khiếu nại lần đầu từ phía CQHCNN. Quy định trên không hợp lý bởi

quyền khởi kiện của họ sẽ không được đảm bảo nếu CQHCNN không trả lời họbằng một “quyết định giải quyết khiếu nại”.

Trong khi đó, quy định TA có quyền huỷ quyết định của CQHCNN trên thựctế ít được áp dụng. Khi phát hiện quyết định, hành vi hành chính bị khởi kiện có saisót, TA thường trao đổi để bên bị kiện rút quyết định. Thực trạng này cho thấy, cá

nhân, tổ chức có được căn cứ để chứng minh họ bị thiệt hại là hết sức khó khăn.Hơn nữa, nếu TA huỷ quyết định của CQHCNN, người bị thiệt hại cũng khó đòi

được khoản bồi thường. Để theo đuổi vụ án bồi thường, cá nhân, tổ chức mất hàng

năm nhưng khi có được bản án của TA tuyên hủy bỏ quyết định hành chính của cấpcó thẩm quyền nhưng lợi ích của nhiều đương sự vẫn khó được giải quyết. TA chỉcó quyền xem xét quyết định hành chính là đúng hay sai. Nếu sai thì TA tuyên hủynhưng lại không được ra phán quyết để sửa quyết định sai của CQHCNN. Việc sửahoặc ra quyết định hành chính mới hoàn toàn thuộc thẩm quyền của CQHCNN, TAkhông được làm thay công việc của CQHCNN.

Page 120: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

115

- Thực hiện chi trả cho người bị thiệt hại và quyết toán kinh phí bồi thường

còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi

thường. Theo quy định tại Điều 54 Luật TNBTCNN, thời hạn tối đa để hoàn thiện

hồ sơ gửi cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý cấp trên trong

trường hợp hưởng kinh phí từ ngân sách trung ương là 05 ngày làm việc, kể từ ngày

bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật. Thời hạn để cấp

kinh phí bồi thường là không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi

thường hợp lệ. Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn

05 ngày làm việc, cơ quan có TNBT phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho

người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, một số cơ quan

đã làm đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định của pháp luật để đề nghị cơ quan quản lý

cấp trên xin cấp kinh phí bồi thường nhưng việc cấp kinh phí bồi thường vẫn còn

chậm hoặc chưa được thực hiện đầy đủ.

- Yêu cầu người thi hành công vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một

khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại. Theo đó, việc thực

hiện hoàn trả của công chức CQHCNN trong trường hợp BTNN được xây dựng

theo hướng Nhà nước đứng ra bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại theo tư

tưởng là trách nhiệm thay thế chứ không phải là trách nhiệm trực tiếp của Nhà nước

trước công dân - công chức phải chịu trách nhiệm vật chất đối với những thiệt hại

gây ra trong khi thi hành công vụ, trong đó không có các quy định về phân biệt lỗi

cố ý, lỗi vô ý. Quy định này một mặt phát huy tính trách nhiệm của công chức trong

thực thi công vụ nhưng mặt khác lại tạo những áp lực cho công chức. Trong bối

cảnh quy chế công vụ của công chức trong từng ngành, từng lĩnh vực chưa rõ ràng,

hệ thống pháp luật, năng lực CQHCNN, năng lực công chức đang trong quá trình

hoàn thiện, việc khẳng định trách nhiệm bồi hoàn của công chức trong hầu hết mọi

trường hợp là không khả thi. Bên cạnh đó, quy định về trách nhiệm hoàn trả vẫn

còn mang tính hình thức bởi chưa có mức hoàn trả tuỳ theo mức độ lỗi, chưa quy

định thời hạn phải hoàn trả, cơ chế chia sẻ trách nhiệm bồi hoàn giữa các công

chức, các CQHCNN...

Page 121: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

116

- Khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về TNBTCNN và pháp luật khác có

liên quan. Giải quyết bồi thường là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi không chỉ kiến

thức pháp luật về TNBTCNN mà còn cả nhiều lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

như pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về tố tụng, pháp luật về các lĩnh vực

quản lý nhà nước chuyên ngành. Chính vì vậy, nhiều cơ quan giải quyết bồi thường,

thì công chức CQHCNN còn gặp khó khăn, lúng túng do phải cùng lúc nắm bắt, áp

dụng nhiều văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm việc giải quyết bồi thường là

thống nhất, đúng pháp luật [Xem thêm Phụ lục 2.2].

- Công tác phổ biến, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân còn

hạn chế. Có một bộ phận lớn người dân, tổ chức và doanh nghiệp còn chưa biết

hoặc nắm bắt chưa toàn diện, thấu đáo về cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình theo quy định của pháp luật TNBTCNN. Ví dụ: nhiều người bị thiệt hại

thuộc phạm vi bồi thường của CQHCNN nhưng chưa biết đến cơ chế bồi thường

nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bên cạnh đó, có trường

hợp lại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường mặc dù chưa thực hiện thủ tục xác định

hành vi trái pháp luật theo quy định; một số doanh nghiệp mặc dù thuộc trường hợp

được bồi thường theo quy định của các văn bản pháp luật trước khi ban hành Luật

TNBTCNN nhưng vẫn thực hiện việc yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật

TNBTCNN...

Có thể thấy, những hạn chế về chủ thể thực hiện pháp luật về TNBTCNN thể

hiện rõ nét ở hình thức thi hành pháp luật, tuân theo pháp luật. Hình thức sử dụng

pháp luật lại không thể hiện rõ nét trong các hoạt động nêu trên. Hình thức áp dụng

cũng phần nào liên quan tới những hạn chế này vì để tiến hành các hoạt động này

chủ yếu do CQHCNN tổ chức thực hiện.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về bồi thường nhà nước liên quan tới quyền,nghĩa vụ của công chức CQHCNN - với tư cách người thi hành công vụ đã gây ra

thiệt hại còn hạn chếĐối với thực hiện pháp luật về nội dung này, trong quan hệ nội bộ của

CQHCNN chủ yếu thực hiện dưới hình thức áp dụng pháp luật. Theo đó,

CQHCNN trong quá trình giải quyết vụ việc bồi thường phải gửi các quyết định

Page 122: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

117

hay các văn bản có liên quan tới công chức trực tiếp thi hành công vụ để họ biết,

thực hiện. Tuy nhiên, tại một số Bộ, ngành và địa phương, công chức được giao

thực hiện công tác bồi thường nhà nước chưa nắm vững các quy định của pháp luật

về điều kiện, căn cứ xác định, thủ tục giải quyết bồi thường, xác định thiệt hại được

bồi thường, do đó, việc thực hiện pháp luật về nội dung này trên thực tế còn lúng

túng. Nguyên nhân của tình trạng này là khi giải quyết bồi thường các chủ thể hiểu

không đúng, không thống nhất quy định về căn cứ thực hiện quyền yêu cầu bồi

thường đã dẫn tới việc không phúc đáp kịp thời quyền yêu cầu bồi thường của

người dân. Điều này cũng dẫn tới hệ quả là, có công chức CQHCNN chưa nghiêm

túc thực hiện các nghĩa vụ như cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực thông tin, tài

liệu có liên quan đến việc giải quyết bồi thường theo yêu cầu của CQHCNN có

thẩm quyền hoặc TA, hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà

nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

Đồng thời, qua nội dung các quyết định giải quyết bồi thường, công chức

trực tiếp thi hành công vụ thực hiện các quyền về khiếu nại, tố cáo nếu thấy rằng

việc giải quyết đó không đúng quy định của pháp luật.

Tóm lại, nghiên cứu những hạn chế đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra có thể đưa ra một số nhận định sau đây:

Một là, những hạn chế từ thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đều liên quan tới bốn hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp

luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, những hạn chế được bộc lộ

với các mức độ khác nhau, nhưng hạn chế từ việc áp dụng pháp luật vẫn thường

xuyên suốt trong quá trình làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đi vào cuộc sống.

Hai là, điểm nổi bật trong hạn chế là có những yếu kém chưa được khắc

phục triệt để, nhất là trong thực hiện pháp luật liên quan tới BTTH do tổn thất về

tinh thần, về vật chất do người thiệt hại chết và do tổn hại về sức khỏe. Điểm bức

xúc trong thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là tiền

bồi thường của nhà nước đến người bị thiệt hại còn chậm do thủ tục chi trả rườm rà.

Page 123: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

118

Thực trạng này diễn ra nhưng chưa được khắc phục, gây ảnh hưởng tiêu cực tới

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế đối với thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhànước gây ra ở Việt Nam

Những hạn chế bất cập khi thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra không chỉ xuất phát từ các nguyên nhân khách quan mà còn bao

gồm những nguyên nhân chủ quan.

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan- Tình hình kinh tế xã hội nước ta vẫn còn những hạn chế ảnh hưởng tới thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, đặc biệt trong bối

cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2011 đến nay, kinh tế xã hội của Việt

Nam bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù nền kinh tế cũng có sự tăng trưởng, nhưng nhìn

chung điều kiện sống của người dân còn thấp, kinh tế của Nhà nước và cá nhân, tổchức còn nhiều khó khăn. Với điều kiện như vậy, mức tiền bồi thường của nhà nước

cho người bị thiệt hại khó có thể ngang bằng so với thiệt hại thực tế mà họ đã mất.

Cùng với đó, tình hình làm trái pháp luật trong công chức CQHCNN diễn biến

phức tạp, có xu hướng gia tăng dẫn tới số người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần

ngày càng nhiều đã gây sức ép lớn cho việc bảo đảm TNBTCNN cho cá nhân, tổchức bị thiệt hại.

Trong khi đó, chủ trương cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng hiệu quảhoạt động công vụ, trong đó có cơ quan tham gia tổ chức thực hiện TNBTCNN của

Bộ Tư pháp, TA, VKS, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, CQHCNN còn

thực hiện chậm. Đây cũng là nhân tố làm cho việc thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

- Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho BTTH của CQHCNN vẫn còn những yếu

kém cần khắc phục. Hệ thống cơ quan có TNBTCNN được bố trí ở nhiều nơi đã tạo

điều kiện thuận lợi cho việc kịp thời chi trả cho người bị thiệt hại nhưng cũng đemlại nhiều thách thức, khó khăn cho thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Mỗi địa phương đều có những khác biệt về phong tục, tập quán,

lề lối làm việc, văn hóa, dân tộc nên việc bảo đảm TNBTCNN cho người bị thiệt

Page 124: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

119

hại một cách đồng đều ở các nơi này rất khó khăn, nhất là ở những vùng miền núi,

vùng sâu, vùng xa.

- Pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn chưa hoàn

chỉnh, đồng bộ dẫn tới thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra bị hạn chế.

Hiện nay, không có một mô hình chung thống nhất cho pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, nhất là trong điều kiện xây dựng nhà

nước pháp quyền XHCN ở nước ta. Vì thế, trong quá trình tìm tòi, rút kinh nghiệm

xây dựng lĩnh vực pháp luật này, các hạn chế xảy ra là tất yếu. Tồn tại chủ yếu của

lĩnh vực pháp luật này là tính hệ thống chưa cao, hiệu lực pháp luật thấp, nhiều quy

định pháp luật còn mâu thuẫn với nhau, một số nhóm hành vi có nguy cơ cao, dễ

dẫn tới sự lạm quyền của công chức CQHCNN chưa được thể hiện đầy đủ nhất

quán trong các văn bản pháp luật. Cấu tạo các văn bản pháp luật còn đơn giản, văn

bản của cơ quan có thẩm quyền cấp trên chưa đủ làm cơ sở cho văn bản của cơ

quan có thẩm quyền cấp dưới, kỹ thuật lập pháp còn hạn chế.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan

Về phương diện lý luận, trong một thời gian lý luận về TNBTCNN nói

chung, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói riêng

ít được quan tâm. Quan điểm chung cho rằng, đây là vấn đề thuộc về BTTH ngoài

hợp đồng, được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Thậm chí, đã có một

thời gian dài mặc dù Hiến pháp đã ghi nhận trách nhiệm của nhà nước trong bồi

thường cho người bị thiệt hại nhưng các cơ quan có thẩm quyền không ban hành

văn bản để thực hiện vấn đề này. Việc nghiên cứu TNBTCNN, thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra không được tiến hành một cách cơ

bản, hệ thống. Từ nhận thức trên cho thấy, nguyên nhân chủ quan của hạn chế đối

với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bộc lộ ở các

điểm cơ bản sau đây:

- Cơ cấu tổ chức cơ quan tham gia tổ chức thực hiện TNBTCNN còn nhiều

bất cập. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có một cơ quan đầu mối trong thực hiện

TNBTCNN, trách nhiệm được giao cho nhiều cơ quan gồm Chính phủ, các Bộ,

Page 125: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

120

ngành, UBND các cấp, TA, VKS, các CQHCNN... Cách tổ chức như vậy làm cho

việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra bị chia cắt,

khó xác định trách nhiệm của từng cơ quan, hiệu quả thực hiện thấp, chưa xã hội

hóa được hoạt động này. Trước khi ban hành Luật TNBTCNN năm 2009, đã có

quan điểm giao việc thực hiện TNBTCNN cho một cơ quan tập trung nhưng không

được chấp nhận. Rõ ràng, quan điểm thực hiện TNBTCNN cho một cơ quan tập

trung hay giữ nguyên mô hình như hiện nay (mô hình phân tán) đều có những nhân

tố hợp lý, nhưng một trong những hạn chế cơ bản của mô hình phân tán là tính

chuyên nghiệp trong thực hiện TNBTCNN chưa cao, hiệu quả giải quyết bồi

thường thấp.

- Mối quan hệ phối hợp trong tổ chức thực hiện TNBTCNN ở một số lĩnh

vực còn chưa đồng bộ chặt chẽ, chưa đi vào chiều sâu để giải quyết kịp thời những

vấn đề phức tạp khi thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra. Giữa các cơ quan Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, TA, VKS, Thanh tra, UBND

các cấp chưa hình thành mối quan hệ chặt chẽ, thể hiện thành các chương trình

hành động cụ thể nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Mối quan hệ giữa các cơ quan trên với các cơ quan chuyên trách trực tiếp tổ

chức thực hiện TNBTCNN cũng chỉ dừng lại ở phạm vi thực hiện nhiệm vụ được

giao, như xây dựng các chương trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phổ biến

giáo dục pháp luật, cung cấp thông tin, báo cáo, chưa thể hiện thành các quy chế

phối hợp toàn diện.

Mối quan hệ theo chiều dọc trong nội bộ từng CQHCNN về lý thuyết có

tính chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn có những thiếu sót trong chỉ

đạo, điều hành. Đặc biệt là chế độ thông tin, báo cáo chưa thường xuyên liên tục

dẫn tới hành vi làm trái pháp luật của công chức CQHCNN có thêm điều kiện

phát sinh.

- Công tác xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác bồi

thường nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao đối với thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, trong khi đó, một bộ phận cá

Page 126: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

121

nhân, tổ chức bị thiệt hại chưa nhận thức đầy đủ pháp luật về vấn đề này đã dẫn tới

thực trạng trên. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với đội ngũ công chức

chuyên trách ở một số cơ quan tham gia tổ chức thực hiện TNBTCNN còn chưa kịp

thời, vẫn còn tình trạng buông lỏng, thiếu quan tâm chỉ đạo kiểm tra. Một số công

chức chưa thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm

trong công việc, chưa có ý thức thượng tôn pháp luật, tôn trọng công vụ và chưa coi

việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là nghĩa vụ bắt buộc nên dẫn

tới các hành vi làm trái pháp luật trong CQHCNN còn xảy ra.

Mặc dù số lượng công chức chuyên trách làm công tác bồi thường nhà nước

đã được quan tâm, tăng cường nhưng vẫn còn chưa đủ biên chế được giao. Đồng

thời, chất lượng đội ngũ công chức này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiều

người có trình độ còn hạn chế cả về năng lực chuyên môn lẫn trình độ về tin học,

ngoại ngữ. Những hạn chế này đã làm cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra có lúc, có nơi chưa được thực hiện tốt trên thực tế,

nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hạn chế tồn tại này càng bộ lộ rõ trong bối

cảnh số vụ việc bồi thường nhà nước đang ngày càng tăng.

Cùng với những hạn chế của đội ngũ công chức trên, một bộ phận cá nhân,

tổ chức bị thiệt hại chưa nhận thức đúng và đầy đủ về pháp luật TNBTCNN, dẫn tới

khiếu nại kéo dài, qua nhiều cấp xử lý. Điều đáng nói là, nhận thức về TNBTCNN

hạn chế chính là cơ sở xã hội rộng lớn làm cho cá nhân, tổ chức không bảo vệ được

quyền và lợi ích của chính mình. Điều đó đã góp phần không nhỏ dẫn tới thực trạng

thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra vẫn còn những

yếu kém trên.

- Công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra còn chưa đạt được yêu cầu đặt

ra. Công tác giám sát thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra còn chưa được tiến hành nhất quán, chưa có cơ chế hoàn thiện để huy động

sức mạnh của toàn xã hội vào hoạt động này. Công tác thanh tra mặc dù đã được

thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn những biểu hiện nể nang, thiếu kiên quyết.

Ở Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, việc tổ chức thanh tra trực

Page 127: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

122

tiếp còn chưa liên tục, thanh tra chuyên đề mới chỉ giới hạn ở một số lĩnh vực

phòng chống tham nhũng, chống lãng phí, chưa tập trung vào các chuyên đề về

thanh tra công vụ, thanh tra về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Chuyên

đề về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cũng chưa trở thành một nội

dung hoạt động cụ thể, thường xuyên của TA, VKS và các CQHCNN.

Việc xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra có lúc, có nơi còn chưa triệt để, nhất là các hành vi trái

pháp luật liên quan tới công chức có chức vụ trong CQHCNN. Với loại đối tượng

này, việc xử lý vi phạm có biểu hiện nương nhẹ, chủ yếu là xử lý nội bộ, chưa pháthuy được tác dụng giáo dục răn đe và phòng ngừa công chức CQHCNN có hành vi

trái pháp luật.

Ở một số CQHCNN, công chức có hành vi trái pháp luật còn chậm bị phát

hiện, các vi phạm pháp luật về TNBTCNN trong đội ngũ công chức CQHCNN

chưa được tổng kết, báo cáo đầy đủ. Trong xử lý hành vi trái pháp luật của công

chức CQHCNN vẫn còn có biểu hiện không công bằng, gây bất bình trong dư luận

xã hội, làm hạn chế hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Tóm lại, các nguyên nhân khách quan, chủ quan nêu trên được thể hiện trên

nhiều phương diện đã trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới những hạn chế của thực trạng.

Việc làm rõ các nguyên nhân này là rất quan trọng để tìm ra các giải pháp phù hợp

nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Kết luận chương 3

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, các quy định về BTTH xuất hiện từ khá

sớm, nhưng quy định về TNBTCNN mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946

và chỉ thực sự được thực hiện sau khi ban hành Luật TNBTCNN năm 2009.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra được

thực hiện thông qua bốn hình thức, hoạt động này đã đạt được những thành tựu

quan trọng, thể hiện ở hệ thống tổ chức cơ quan chuyên trách tổ chức thực hiện

công tác bồi thường nhà nước. Đội ngũ công chức làm công tác chuyên trách về bồi

Page 128: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

123

thường nhà nước được tăng cường và nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ thông

qua việc giải quyết các vụ việc bồi thường. Điều đáng ghi nhận là kết quả đó có

được trong bối cảnh Luật TNBTCNN mới được ban hành, là đạo luật chuyên ngành

quy định một cách có hệ thống về TNBTCNN, đội ngũ công chức chuyên trách

thực hiện nhiệm vụ này cũng mới được kiện toàn và hoàn cảnh kinh tế - xã hội của

đất nước còn gặp khó khăn về nhiều mặt. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cũng vẫn còn có

những hạn chế ở một số phương diện và là nhiệm vụ khó khăn, đặc biệt là khi tình

hình vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, đối tượng vi phạm đa dạng, phức tạp và

thái độ, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận không nhỏ công chức còn yếu

kém. Những hạn chế tất yếu xảy ra khi thực hiện tập trung vào một số mặt cụ thể,

chậm khắc phục của hoạt động này. Mặc dù vậy, những hạn chế này không xuất

phát từ bản chất của Nhà nước ta.

Phân tích các nguyên nhân khách quan, chủ quan của những kết quả, hạn chế

cho thấy các yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra còn chưa được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nguyên nhân của

thực trạng trên xét cho cùng, gắn với thực tế khách quan của tồn tại xã hội ở Việt

Nam. Trong hoàn cảnh như vậy, không thể cứ xây dựng một hệ thống pháp luật về

TNBTCNN đầy đủ, hoàn thiện là pháp luật sẽ đi vào cuộc sống, quyền lợi của Nhà

nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức sẽ được thực hiện đầy đủ.

Đánh giá toàn diện thực trạng, tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan

của những kết quả, hạn chế trên là rất cần thiết, để từ đó đưa các quan điểm, giải

pháp phù hợp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Page 129: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

124

Chương 4QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNGCHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

4.1. QUAN ĐIỂM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆMBỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một

vấn đề phức tạp với bốn hình thức thực hiện. Vì vậy, để vấn đề này đạt được mục

đích, làm cho pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc

sống thực tế thì phải thực hiện nghiêm túc những quan điểm chỉ đạo sau đây:4.1.1. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do

công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải quán triệt các quan điểm

của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân chủ hóa đời sống xã hội, phù hợp với

mục tiêu, phương hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trong mối

quan hệ với Nhà nước nói riêng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức trong xã hội công bằng, dân chủ không chỉ là một nhiệm vụ quan trọng hiện

nay mà còn chính là bản chất của chế độ XHCN, là nội dung cốt lõi của Chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra phải

quán triệt quan điểm trên bởi đây là cơ sở để hoạt động này diễn ra theo đúngđịnh hướng của Đảng, Nhà nước, các giải pháp đưa ra được thực hiện có hiệu

quả trên thực tế. Nội dung quan điểm này thể hiện trên các khía cạnh là phải tuân

thủ quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về TNBTCNN, cần phải quán triệt

mục tiêu phương hướng cải cách hành chính, cải cách tư pháp liên quan đến

TNBTCNN, trong đó có việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra.

Page 130: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

125

Quản lý xã hội bằng pháp luật là yêu cầu tất yếu khách quan trong điều kiện

xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. Nâng cao dân trí pháp

lý, hiểu biết pháp luật và thái độ xử sự theo pháp luật của các đối tượng trong xã hội

là yêu cầu quan trọng của Nhà nước. Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN và hội nhập quốc tế đòi hỏi việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra phải được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao

hơn, cần thiết phải được tiến hành toàn diện đối với mọi đối tượng trong xã hội

nhằm xây dựng môi trường trong đó mọi người đều hiểu biết và tôn trọng, thực hiện

đúng quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay, pháp luật

giữ vị trí tối thượng. Muốn hệ thống pháp luật hoàn thiện và có hiệu lực trên thực tế,

muốn tạo lập mối quan hệ hài hoà giữa Nhà nước và công dân, các quyền tự do, dân

chủ được bảo đảm, bộ máy nhà nước được tổ chức và vận hành một cách có hiệu

quả, thì điều kiện tiên quyết là phải có sự hiện diện của pháp luật ở mọi nơi, văn hoápháp lý của đội ngũ công chức và nhân dân phải cao. Điều đó có nghĩa là phải coi

các CQHCNN là một chủ thể đặc biệt trong quan hệ TNBT. Tuy nhiên, đây là một

vấn đề hết sức phức tạp, để đáp ứng được các điều kiện xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam, thì pháp luật về TNBTCNN nói chung phải không ngừng

được hoàn thiện, không ngừng được đổi mới. Vấn đề đặt ra là Nhà nước ta thi hành

các văn bản pháp luật đó như thế nào để tạo ra cơ chế dân chủ trong bảo đảm hiệu

quả quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức? Việc áp dụng pháp luật thống

nhất, nghiêm minh và công bằng là điều kiện rất quan trọng để mọi người có niềm

tin vào pháp luật, từ đó mới củng cố thái độ và ý thức chấp hành pháp luật. Pháp

luật phải trải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến được với người dân và trởthành sự hiểu biết về pháp luật, trở thành tri thức pháp luật nhằm hiểu rõ về quyền,

lợi ích của mình, qua đó cũng biết được các quy trình, thủ tục, trách nhiệm, nghĩavụ của các chủ thể pháp luật trong xã hội.

Với mục tiêu đó, yêu cầu chung đặt ra đối với việc thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra trong thời gian tới phải được tiến hành

thường xuyên, liên tục và kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật bồi thường của

Nhà nước có liên quan; chú trọng xây dựng các quy định pháp luật cụ thể để nâng

Page 131: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

126

cao tính hướng dẫn thực hiện. Đồng thời, việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN

phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện

các cam kết quốc tế Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO trong việc công khai,

minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước để các CQHCNN, các tổ chức,

cá nhân đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin

về chính sách, pháp luật.

4.1.2. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do

công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải phù hợp với điều kiện cụthể ở Việt Nam và các cam kết quốc tế Việt Nam tham gia hoặc công nhận

Tính đặc thù của TNBTCNN cho thấy, pháp luật về TNBTCNN phải phù

hợp với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở mỗi quốc gia. Ngoài ra, nó

cũng xuất phát từ quan điểm rất thực tiễn rằng, TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra chỉ được tăng cường, có hiệu quả khi được chính quốc gia đóthực hiện và phải phù hợp với thực trạng tổ chức bộ máy, nền hành chính công vụcủa mỗi nước. Về vấn đề này, Đảng ta cũng khẳng định, việc xây dựng và thực thi

pháp luật phải “Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu chọn lọc kinh

nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, kết hợp hài hòa bản sắc

văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tính hiện đại của hệ thống pháp luật”[46, tr.2]. Theo đó, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra ở Việt Nam phải phù hợp với điều kiện của Việt Nam là một quốc gia đa dạng vềdân tộc, tôn giáo, nền kinh tế đang phát triển với xuất phát điểm thấp lại phải khắc

phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Việc thực hiện pháp luật phải được

tiến hành cùng với các chương trình tổng thể của Nhà nước như các chương trình

cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện thể chế hành chính công vụ hiện

đại dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra cần

phải có các cách thức, biện pháp phù hợp với những chương trình kinh tế, xã hội

tổng thể của Nhà nước. Cùng với đó, phải tiến hành đồng bộ giữa việc hoàn thiện

pháp luật với đổi mới cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan công quyền, đặc biệt là

cơ quan trực tiếp tham gia thực hiện TNBTCNN, tăng cường mối quan hệ phối hợp

trong hoạt động này, nâng cao phẩm chất, trình độ đội ngũ công chức CQHCNN,

Page 132: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

127

tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về TNBTCNN cho các chủ thể trong xã

hội. Có như vậy, việc thực hiện pháp luật nói chung, thực hiện pháp luật vềTNBTCNN nói riêng mới phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam và phát huy

hiệu quả trên thực tế. Hoạt động này cũng phải phù hợp với quy định trong các cam

kết quốc tế mà Việt Nam đã công nhận hoặc tham gia. Bởi vì, TNBTCNN với

những giá trị được thừa nhận trong các cam kết quốc tế sẽ không đi vào thực tếcuộc sống nếu không thực hiện chúng. Hơn nữa, vấn đề này còn phù hợp với

nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia theo

Tuyên bố năm 1970 của Liên hiệp quốc về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tếhiện đại. Thực hiện điều này không chỉ có ý nghĩa hiện thực hóa TNBTCNN mà nó

còn thể hiện truyền thống tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.

Hệ quả tất yếu của vấn đề này là hoạt động nội luật hóa pháp luật về TNBTCNN

được thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành, hoặc ban hành

văn bản pháp luật mới cho phù hợp với các cam kết quốc tế về BTTH cũng được

tiến hành. Cũng thông qua việc thực hiện cam kết, hợp tác quốc tế sẽ mở rộng và

bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong

TNBTCNN.

Trong thế giới đa dạng, việc tiếp cận xử lý vấn đề TNBTCNN cần dựa trên

sự kết hợp hài hòa giữa các chuẩn mực pháp luật quốc tế với điều kiện đặc thù ởmỗi quốc gia. Việc quán triệt quan điểm trên là rất quan trọng, góp phần thiết thực

nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra ở Việt Nam.

4.1.3. Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do

công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra phải trên cơ sở nhận thức

đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật và quyền, lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức

Nhà nước XHCN Việt Nam luôn coi nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước

thuộc về Nhân dân, là mục đích xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do

Nhân dân, vì Nhân dân mà ở đó quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được

bảo đảm. Nhận thức đúng mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật đối với quyền, lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức có ý nghĩa chỉ đạo trong việc xây dựng, thực hiện

Page 133: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

128

các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra, khắc phục những nguyên nhân vi phạm của công chức. Đồng thời, đây còn

là cơ sở nhận thức quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tôn trọng pháp luật,

tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, là sự tự trang bị về tưtưởng để mọi cá nhân nói chung, các chủ thể tham gia quan hệ TNBTCNN nói

riêng ý thức được quyền và xác định được nghĩa vụ của mình, đấu tranh hiệu quảvới các hành vi trái pháp luật của công chức.

Với bản chất là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, mối

quan hệ của Nhà nước với các chủ thể khác trong bảo đảm thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra như sau:

Thứ nhất, Nhà nước là tổ chức công quyền quản lý xã hội bằng pháp luật

nên Nhà nước có thẩm quyền ban hành pháp luật quy định những nội dung cụ thểvề TNBTCNN và bắt buộc các chủ thể phải thực hiện. Thực hiện đầy đủ các quy

định đó của Nhà nước là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức và công chức CQHCNN

có liên quan.

Thứ hai, Nhà nước là một tổ chức công quyền phải phục vụ xã hội, Nhà

nước phải thừa nhận những quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nhà nước

đề cao trách nhiệm của cơ quan hay người có thẩm quyền đối với thực hiện pháp

luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Xét ở hai khía cạnh này, Nhà

nước phải là công cụ thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổchức do hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ của công chức CQHCNN gây

ra. Nhà nước không được tùy tiện quy định về trách nhiệm của mình mà phải thừa

nhận những giá trị xã hội khách quan về TNBTCNN trong điều kiện lịch sử cụ thể.

Trong mối quan hệ về TNBTCNN, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân,

tổ chức do hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ của công chức CQHCNN

gây ra là trách nhiệm của Nhà nước.

Pháp luật về TNBTCNN là hệ thống các quy tắc xử sự do cơ quan nhà nước

có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, là nhân tố điều chỉnh về mặt giai

cấp các quan hệ xã hội liên quan đến TNBTCNN. Nội dung của pháp luật phải phản

ánh các quy luật khách quan của xã hội. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền không

được ban hành pháp luật một cách duy ý chí mà phải phát hiện ra luật từ thực tiễn

Page 134: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

129

cuộc sống. Với quan điểm nhất quán như vậy, pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam phải có nội dung tôn trọng quyền và lợi ích hợp

pháp của các chủ thể khác xã hội vì quyền và lợi ích này là một giá trị xã hội khách

quan. Trên bình diện này, pháp luật phải thể hiện:

Một là, pháp luật là phương tiện thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc xác

định nội dung TNBTCNN đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong

xã hội. Pháp luật đó phải phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, tức là phải có

nội dung giá trị xã hội khách quan.

Hai là, pháp luật phải là công cụ để các chủ thể trong xã hội sử dụng, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật là căn cứ để mọi cá nhân trong xã

hội đánh giá, kiểm tra các hành vi trái pháp luật của mọi cơ quan, tổ chức và cá

nhân. Để những chủ thể trong xã hội có thể sử dụng pháp luật nhằm bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của mình thì cần phải có cơ chế pháp lý hoàn chỉnh giúp cho họthực hiện các quyền đó một cách dễ dàng. Xét hai khía cạnh trên, pháp luật đều vì

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ đặc biệt với một bên

là Nhà nước.

Như vậy, nhận thức mối quan hệ giữa Nhà nước, pháp luật và TNBTCNN

do công chức CQHCNN gây ra cần được quán triệt dựa trên các nguyên tắc sau:

- Nhà nước, pháp luật về TNBTCNN là công cụ, phương tiện để thực hiện,

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi bị thiệt hại về vật chất

hay tinh thần do công chức CQHCNN gây ra. Xây dựng nhà nước, pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đều phải hướng đến mục tiêu vì quyền

và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong quan hệ với Nhà nước.

- Các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thể hiện ở những quy

định cụ thể phải phù hợp với những quy luật khách quan, được quy định trong Hiến

pháp và các văn bản pháp luật khác. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể,

những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội phải được cơ quan có thẩm

quyền, người có thẩm quyền tôn trọng và bảo vệ, tạo điều kiện thực hiện bằng một

cơ chế pháp lý phù hợp. Thông qua đó, thể hiện được đặc trưng dân chủ, nguyên tắc

pháp chế XHCN, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong

mối quan hệ với Nhà nước.

Page 135: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

130

4.1.4. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội nhằm thực hiện

pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quanhành chính nhà nước gây ra

Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội nhằm thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nghĩa là hoạt động này không chỉ được

giải quyết bằng cách thức của pháp luật mà còn thông qua nhiều biện pháp khác

nhau trên cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của toàn xã hội, trong đó hoạt động của

các cơ quan nhà nước có vai trò trung tâm.

Đường lối của Đảng ta luôn coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

nhân dân. Con người là trung tâm, đồng thời là động lực của mọi sự phát triển xã

hội. Trong công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp, Đảng đã khẳng định

phải “Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách tư pháp.

Các cơ quan tư pháp, cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ

quan dân cử và Nhân dân” [47, tr.2]. Nhà nước ta luôn xác định chăm lo cho con

người, cho cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi cơ quan, đơn

vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Nhà nước chủ

trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hóa, trong đó Nhà nước

giữ vai trò nòng cốt.

Vì vậy, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

cần phải có sự tham gia, hỗ trợ của toàn xã hội. Hơn nữa, điều này còn xuất phát từ

sự phức tạp của quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực nêu trên. Quá trình này

có sự tham gia của nhiều chủ thể như cá nhân, tổ chức, công chức, CQHCNN, các

cơ quan tham gia của Bộ Tư pháp, TA, VKS, Thanh tra... Trong khi đó, quá trình

này luôn tiềm ẩn nguy cơ cao trong việc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp

của các chủ thể liên quan. Quyết định giải quyết bồi thường của các cơ quan có

thẩm quyền trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường có thể ảnh hưởng trực

tiếp tới các quyền cơ bản nhất của con người như quyền lợi về vật chất, tinh thần,

quyền học tập, lao động... Do vậy, sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình này sẽ

góp phần to lớn làm cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra được bảo đảm.

Page 136: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

131

Quán triệt quan điểm này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp

luật về TNBTCNN. Hoạt động này cần được thực hiện với rất nhiều công việc,

bao gồm các hành vi, phương thức như đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan cóthẩm quyền, CQHCNN, đội ngũ công chức CQHCNN, xây dựng cơ chế phối hợp,

giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong thi hành công vụ, tăng cường cơsở vật chất, kinh phí, tuyên truyền giáo dục pháp luật về TNBTCNN. Trước

những yêu cầu ngày càng cao của thực hiện pháp luật, chỉ riêng các CQHCNN có

thẩm quyền sẽ khó giải quyết hiệu quả vấn đề này. Huy động được sức mạnh tổng

hợp của toàn xã hội sẽ góp phần giảm tải cho các cơ quan, khắc phục được hạn

chế khi thực thi pháp luật. Đây cũng là một xu thế mà nhiều nước trên thế giới

đang tích cực thực hiện.

Thực hiện quan điểm này còn góp phần nâng cao nhận thức về TNBTCNN,

vì thông qua đó, các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động này trực tiếp được biết

những quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trực

tiếp tham gia vào hoạt động BTTH, cá nhân, tổ chức sẽ biết được các quyết định đóđúng hay sai, có bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị vi phạm

hay không. Từ đó, họ tự nâng cao nhận thức của mình về TNBTCNN, đồng thời

chủ động tuyên truyền giáo dục pháp luật về TNBTCNN cho những người khác.

Nhận thức rõ quan điểm trên đòi hỏi phải huy động mọi chủ thể vào quá

trình thực hiện, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến

TNBTCNN, kể cả các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Tăng cường sự giám sát của cơquan dân cử và Nhân dân với hoạt động này cũng là một biểu hiện huy động sức

mạnh của toàn xã hội vào thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Ngoài ra, cần huy động mọi nguồn lực về kinh tế, văn hóa, khoahọc công nghệ, con người để đẩy mạnh việc thực hiện cho hiệu quả. Điều này cũngphù hợp với chủ trương của Đảng là “Từng bước thực hiện xã hội hóa và quy định

những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực

hiện một số công việc…” [47, tr.5].

Tóm lại, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

cần quán triệt các quan điểm cơ bản trên. Đây là những tư tưởng chỉ đạo quan trọng,

góp phần làm cho hoạt động này trở thành hiện thực trong thực tế.

Page 137: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

132

4.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆMBỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC DO CÔNG CHỨC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀNƯỚC GÂY RA Ở VIỆT NAM

Thực hiện các giải pháp này là một quá trình lâu dài, phải khắc phục những

nguyên nhân khách quan, chủ quan của hạn chế như giải quyết các vấn đề kinh tế,

xã hội, phát triển nghiên cứu lý luận về những vấn đề có liên quan đến thực hiện

pháp luật về TNBTCNN. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ tập

trung đề xuất các giải pháp trực tiếp, cụ thể nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này

cũng là việc tăng cường hiệu quả tiến hành bốn hình thức thực hiện pháp luật nhưphần lý luận và thực trạng của đề tài luận án đã phân tích.

4.2.1. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước nói chung, pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do

công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra nói riêng

Một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng

chéo, mâu thuẫn sẽ tự mình có sức mạnh để đi vào cuộc sống, được xã hội chấp

nhận và tuân thủ. Do đó, một hệ thống pháp luật muốn phát huy tác dụng tốt trong

cuộc sống, thì phải đảm bảo các yếu tố đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai,

minh bạch [46, tr.6].

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về TNBTCNN mới được ban hành,

nhiều nội dung phức tạp và chưa có kiểm nghiệm nhiều trên thực tiễn nên chúng ta

cần phải khẩn trương hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN, trong đó có TNBTCNNdo công chức CQHCNN gây ra nhằm: 1) Tạo cơ sở pháp lý mạnh, đồng bộ, thống

nhất cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra; 2)

Góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi công

dân về vị trí, vai trò của pháp luật về TNBTCNN trong đời sống xã hội, từ đó nângcao ý thức trách nhiệm của công chức CQHCNN và Nhân dân trong thi hành và

chấp hành pháp luật; 3) Tạo cơ chế đồng bộ, thống nhất và tổng thể để xây dựng

nguồn nhân lực cho việc thực hiện có chất lượng, hiệu quả pháp luật vềTNBTCNN; 4) Thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tếmà Việt Nam đã ký kết khi gia nhập WTO trong việc công khai, minh bạch các chủ

Page 138: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

133

trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động thực hiện pháp luật vềTNBTCNN. Với tính chất nêu trên, để giải pháp này có hiệu quả cần tiến hành

đồng bộ như sau:

Thứ nhất, rà soát và hệ thống hóa thường xuyên, có chất lượng các văn bảnquy phạm pháp luật liên quan pháp luật về TNBTCNN

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra chỉ hiệu

quả cao khi có hệ thống pháp luật chất lượng, những hạn chế, bất cập của pháp luật

bị loại bỏ. Do vậy, việc rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đóng vaitrò quan trọng, có thể coi là bước đầu tiên trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói

chung, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra nói riêng.

Đối với thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra,

việc thường xuyên rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết

bởi vì pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra luôn thay đổi đểđiều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện, các hạn

chế bất cập tất yếu sẽ xảy ra. Lĩnh vực pháp luật này lại phụ thuộc vào chất lượng

của toàn bộ hệ thống pháp luật nói chung và liên quan tới nhiều lĩnh vực pháp luật

cụ thể như luật Hiến pháp, luật dân sự và tố tụng dân sự, luật hình sự và tố tụng

hình sự, luật hành chính và tố tụng hành chính, luật thi hành án dân sự, luật khiếu

nại nên việc có nhiều quy định chồng chéo, mâu thuẫn là khó tránh khỏi. Điều này

càng dễ nhận thấy khi đánh giá hạn chế thực trạng pháp luật về TNBTCNN do công

chức CQHCNN gây ra, một lĩnh vực pháp luật mới được quan tâm xây dựng và

hoàn thiện nên có tính hệ thống chưa cao và còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, chồng

chéo, tính khả thi còn hạn chế. Những hạn chế của lĩnh vực pháp luật này cũngkhông tránh khỏi bởi nó được nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành với các nhận

thức khác nhau, có khi còn bị chi phối bởi lợi ích của ngành, địa phương. Ngoài ra,lĩnh vực pháp luật này còn bao gồm nhiều loại văn bản pháp luật được ban hành ởnhiều thời điểm khác nhau, chủ yếu là văn bản dưới luật, kỹ thuật lập pháp của

nhiều văn bản còn hạn chế. Đây là những lý do khách quan dẫn tới đòi hỏi tất yếu

của việc rà soát các văn bản pháp luật trên.

Nội dung hoạt động này rất rộng, bao gồm nhiều hành vi như kiểm tra, đánhgiá, hệ thống hóa các quy định pháp luật thành những lĩnh vực pháp luật, nhóm văn

Page 139: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

134

bản để phân loại đánh giá như luật Hiến pháp, luật dân sự và tố tụng dân sự, luật

hình sự và tố tụng hình sự, luật hành chính và tố tụng hành chính, luật thi hành án

dân sự, luật khiếu nại có liên quan tới TNBTCNN, pháp luật về cơ cấu tổ chức,

nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và các chủ thể tham gia quan hệ TNBTCNN.

Trong quá trình rà soát, hệ thống hóa, cần kịp thời phát hiện những văn bản pháp

luật nào không cần thiết, không còn hiệu lực hoặc chồng chéo trùng lặp cần sửa đổi,

bổ sung. Nội dung rà soát cũng bao gồm việc đánh giá toàn bộ hệ thống pháp luật

có bảo đảm các yêu cầu của nó hay không như tính đồng bộ, tính thống nhất, tính

khả thi. Trên cơ sở đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản pháp luật mới

kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra. Trong thời gian tới, hoạt động này cần tập trung vào việc triển

khai ban hành văn bản pháp luật theo kế hoạch xây dựng hệ thống pháp luật nói

chung, kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN nói riêng. Điều quan trọng là

nội dung các văn bản pháp luật này phải tạo được cơ sở pháp lý hữu hiệu cho thực

hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục có chất lượng

với các chương trình, kế hoạch cụ thể. Chủ thể thực hiện bao gồm nhiều loại cơquan, tổ chức, cá nhân khác nhau nhưng có ý nghĩa thiết thực nhất là các cơ quantham gia thực hiện TNBTCNN của Bộ Tư pháp, VKS, TA. Kết quả thực tế của

nó là những bất cập, hạn chế của pháp luật bảo đảm TNBTCNN được bổ sung.

Hoạt động này phải góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật về TNBTCNN

có tính toàn diện, chất lượng. Đó là, thể chế hóa đầy đủ, nhất quán đường lối của

Đảng, Nhà nước ta thông qua việc ghi nhận đầy đủ các nguyên tắc bảo đảm

TNBTCNN, bảo đảm tính hệ thống của pháp luật, xác định đúng phạm vi điều

chỉnh của lĩnh vực pháp luật này. Bên cạnh đó, cần xác định rõ địa vị pháp lý đối

với các chủ thể tham gia bảo đảm TNBTCNN, ghi nhận đầy đủ các quyền, nghĩavụ của các chủ thể, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hữu hiệu bảo đảm cho

pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Đây cũng là cơ sở để hoạch định chiến

lược xây dựng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra có tính

tổng thể, toàn diện lâu dài.

Page 140: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

135

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới nhằmbảo đảm TNBTCNN

Hoạt động này cần tập trung vào các lĩnh vực pháp luật có liên quan tới

TNBTCNN, đặc biệt sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, pháp luật về

TNBTCNN nói chung, pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

nói riêng cần hoàn thiện những vấn đề sau đây:

Một là, về phạm vi TNBTCNN. Phạm vi TNBTCNN được quy định tại Điều

13 Luật TNBTCNN theo phương pháp liệt kê, trong đó quy định 11 nhóm hành vi

được liệt kê cụ thể và có những hành vi quy định theo hướng mở. Tuy nhiên, thực

tiễn cho thấy nhiều trường hợp công chức CQHCNN gây ra thiệt hại cho cá nhân, tổ

chức thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật TNBTCNN nhưng chưa được quy định

đầy đủ trong đạo luật này. Trong khi đó, Điều 6 Luật Tố tụng hành chính và điểm I

khoản 1 Điều 12, điểm e khoản 2 Điều 13 Luật Khiếu nại không quy định hạn chế

phạm vi quyết định hành chính, hành vi hành chính được khiếu kiện ra tòa và quy

định các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý nhà nước

nếu gây ra thiệt hại thì người bị thiệt hại có quyền được bồi thường. Như vậy, phạm

vi TNBTCNN quy định trong các đạo luật chưa có sự thống nhất, do đó, để đảm

bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, phạm vi TNBTCNN quy định

trong Luật TNBTCNN cần tương thích với các quy định của Luật Tố tụng hành

chính và Luật Khiếu nại. Trong thời gian tới, đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm

quyền sửa đổi vấn đề này theo hướng mở rộng phạm vi bồi thường nhà nước và quy

định trong Luật TNBTCNN theo phương pháp khái quát những hành vi Nhà nước

có TNBT.

Hai là, về căn cứ xác định và căn cứ phát sinh, các điều kiện liên đới phát

sinh TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Để thực hiện quyền yêu cầu bồi

thường, Luật TNBTCNN quy định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại trước tiên phải thực

hiện thủ tục xác định hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN. Chỉ khi nào

cơ quan có thẩm quyền có văn bản giải quyết khiếu nại kết luận hành vi trái pháp

luật của công chức CQHCNN thì mới có đủ điều kiện tiến hành các thủ tục yêu cầu

bồi thường. Các CQHCNN, công chức thi hành công vụ rất ít trường hợp tự nhận

Page 141: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

136

mình sai, việc chứng minh hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN trong thi

hành công vụ gây ra thiệt hại thực tế là vấn đề khó khăn.

Mặt khác, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại phải trải qua một thời gian tiến hành

rất nhiều thủ tục để xác định hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN. Luật

Khiếu nại quy định thủ tục giải quyết khiếu nại gồm có giải quyết lần đầu, giải

quyết lần thứ hai, khởi kiện ra tòa hành chính và theo thủ tục tố tụng hành chính

gồm có xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm. Như vậy để có được văn bản của cơ quan

có thẩm quyền xác định có hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN, cá

nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường phải mất ít nhất 9 tháng. Sau khi có bản án hành

chính xác định công chức CQHCNN trong khi thi hành công vụ có sai phạm, cá

nhân, tổ chức yêu cầu bồi thường mới tiến hành các thủ tục tiếp theo với cơ quan có

thẩm quyền. Trường hợp CQHCNN và cá nhân, tổ chức bị thiệt hại không thống

nhất được mức bồi thường thì cá nhân, tổ chức khởi kiện ra tòa dân sự yêu cầu giải

quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu cá nhân, tổ chức bị thiệt hại không đồng tình

với bản án sơ thẩm của tòa dân sự thì đề nghị xét xử phúc thẩm. Thời gian qua hai

cấp xét xử của tòa dân sự cũng mất ít nhất 6 tháng. Nếu qua tất cả các thủ tục của

quá trình này, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại phải mất ít nhất 15 tháng mới có bản án

của TA quyết định bồi thường.

Để khắc phục bất cập trên, đề nghị nghiên cứu hoàn thiện theo hướng cá

nhân, tổ chức khi cho rằng mình bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chức

CQHCNN gây ra, có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường, cơ quan Nhà nước sẽ

xác minh hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ và thiệt hại thực tế xảy

ra nhằm giảm thủ tục phải thực hiện cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Ba là, về thủ tục giải quyết bồi thường. Việc giải quyết bồi thường tại cơquan có TNBT là thủ tục bắt buộc. Sau khi thụ lý đơn và xác minh yêu cầu bồi

thường của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, CQHCNN cử người đại diện có thẩm

quyền trực tiếp thương lượng và việc thương lượng phải được lập thành biên bản,

kết quả thương lượng là cơ sở để quyết định việc bồi thường. Thực tế cho thấy,

nhiều vụ việc thương lượng kéo dài mà không đạt được kết quả, ảnh hưởng không

nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Mặt tích cực của việc

Page 142: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

137

thương lượng là làm giảm số án kiện ra TA, nhưng nếu thương lượng không đạt

mục đích sẽ làm mất lòng tin của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại.

Do không bình đẳng trong quan hệ yêu cầu bồi thường, trong đó cá nhân, tổchức có nhiều điểm bất lợi nhưng họ không có cách nào khác là trước khi chọn

phương án kiện ra TA thì vẫn phải thương lượng với CQHCNN. Điều này đặt ra

vấn đề là cần nghiên cứu sửa đổi để cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có thể lựa chọn

phương án tốt hơn để yêu cầu bồi thường theo hướng có thể thông qua thươnglượng hoặc có thể kiện ngay ra TA.

Bốn là, về cấp kinh phí giải quyết bồi thường, mức hoàn trả và trách nhiệmhoàn trả. Nguồn kinh phí chi trả tiền bồi thường được sử dụng từ ngân sách trung

ương và ngân sách địa phương trên cơ sở bốn cấp dự toán. Điều 20 và Điều 21 Luật

TNBTCNN quy định quyết định giải quyết bồi thường phải được ban hành trong

thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thương lượng và quyết định giải quyết

bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày người bị thiệt hại nhận được quyết

định, trừ trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý và khởi kiện ra TA. Như vậy,

việc cấp phát kinh phí phải qua nhiều cơ quan xem xét, thẩm định và phê duyệt sẽkhông bảo đảm thời hạn có hiệu lực của quyết định giải quyết bồi thường, dẫn đến

phải chi trả thêm tiền lãi xuất của số tiền bồi thường do chậm trả. Để khắc phục bất

cập này, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại điều 52 Luật TNBTCNN theo

hướng: Giao nhiệm vụ lập dự toán ngân sách và cấp kinh phí thực hiện trách nhiệm

bồi thường của nhà nước cho từng Bộ, ngành quản lý và cho Sở Tài chính cấp tỉnh

và Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện quản lý.

Đồng thời, thực tiễn thi hành Luật TNBTCNN cho thấy, việc thực hiện tráchnhiệm hoàn trả còn hạn chế. Mức hoàn trả kinh phí không được quy định trong LuậtTNBTCNN mà được quy định trong Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 3

năm 2010 của Chính phủ. Theo quy định này, trách nhiệm hoàn trả của công chứcCQHCNN khi vi phạm pháp luật trong nhiều trường hợp còn thấp, chưa tươngxứng với khoản tiền mà Nhà nước chi trả bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệthại nên chưa đủ sức răn đe. Do vậy, cần có sự nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung phù

hợp để công chức CQHCNN đủ tự tin, yên tâm và có trách nhiệm cao trong thi

hành công vụ. Việc xác định mức hoàn trả cần phải xem xét trên mức độ lỗi, trách

Page 143: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

138

nhiệm của công chức CQHCNN trong mỗi vụ việc để buộc họ phải tiến hành hoàn

trả lại kinh phí cho Ngân sách Nhà nước.Với những lập luận trên, đề nghị bổ sung quy định trong Luật TNBTCNN về

nguyên tắc hoàn trả theo hướng tăng mức hoàn trả đối với trường hợp vi phạm dolỗi cố ý hoặc lỗi vô ý nhưng giá trị khoản tiền đã chi trả bồi thường lớn, ảnh hưởngđến uy tín của CQHCNN.

Năm là, về thời hiệu, thời hạn bồi thường. Luật TNBTCNN quy định thời

hiệu yêu cầu bồi thường là hai năm kể từ ngày có văn bản xác định hành vi trái

pháp luật của công chức CQHCNN. Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung

và TNBTCNN nói riêng chỉ phát sinh khi có thiệt hại thực tế xảy ra. Theo quy định

của pháp luật dân sự thì thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm kể từ ngày

quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm hoặc

kể từ ngày biết quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm (điểm a khoản 3 Điều 159

BLTTDS về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu). Trong nhiều trường hợp, do cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại không biết quy định đặc thù về thời hiệu yêu cầu bồi

thường nhà nước nên đã thực hiện quyền yêu cầu bồi thường trong thời hạn hai nămkể từ ngày có thiệt hại xảy ra nhưng họ lại chưa có văn bản xác định hành vi trái

pháp luật của công chức CQHCNN. Khi được cơ quan nhà nước hướng dẫn về điều

kiện yêu cầu bồi thường là phải có văn bản xác định hành vi trái pháp luật của công

chức CQHCNN, cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thực hiện thủ tục xác định hành vi trái

pháp luật của công chức CQHCNN thì thời hiệu giải quyết khiếu nại hoặc thời hiệu

giải quyết vụ án hành chính đã hết.

Như vậy, thời hiệu, thời hạn bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNNchưa thống nhất với các luật liên quan về tố tụng dân sự, hành chính; thủ tục giảiquyết chưa tạo ra cơ chế bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong giải quyết bồithường. Để khắc phục hạn chế này, đề nghị nghiên cứu, hoàn thiện theo hướng ápdụng nguyên tắc xác định thời hiệu, thời hạn bồi thường theo hướng có lợi cho cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại.Sáu là, về thiệt hại được bồi thường. Theo quy định của Luật TNBTCNN thì

cá nhân, tổ chức bị thiệt hại được bồi thường do tài sản bị xâm phạm, do thu nhập

thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, do tổn thất về tinh thần, do người bị thiệt hại chết,

Page 144: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

139

do bị tổn hại về sức khỏe và được khôi phục danh dự. Tuy nhiên, trên thực tế, có

những vụ việc phát sinh do hành vi trái pháp luật của công chức CQHCNN nhưngthiệt hại rất khó xác định.

Mặt khác, đối với người bị thiệt hại là cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sỹlực lượng vũ trang, đảng viên... khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác

định người đó bị oan, thì việc xác định tổn hại về vật chất, tinh thần đối với họ nhưthế nào trong khi những quyền và lợi ích hợp pháp của họ như tăng lương, thưởng,

chức vụ, chế độ về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi phi vật chất khác đã bị mất

hoặc gián đoạn. Hoặc doanh nghiệp bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công

chức CQHCNN gây ra trong thi hành công vụ, thì việc xác định mức thiệt hại về vật

chất là rất khó như trường hợp không thực hiện được hợp đồng, mất hợp đồng kinh

tế, mất đối tác kinh tế về sau, ảnh hưởng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

Vì vậy, Luật TNBTCNN cần quy định rõ biện pháp xác định mức độ tổn hại

về vật chất và tinh thần đối với các trường hợp nêu trên để có cơ sở BTTH, đồng

thời quy định về việc phục hồi các chế độ về việc làm, chức vụ, chế độ bảo hiểm xã

hội và các quyền lợi phi vật chất khác phù hợp với thực tiễn phát sinh.

Bảy là, về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Quyền của cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 9 Luật TNBTCNN,

nhưng nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại thì chưa được quy định đầy đủ. Cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực tài

liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu giải quyết bồi thường.

Một vấn đề đặt ra là Luật TNBTCNN không quy định chế tài đối với cá

nhân, tổ chức cố tình giả mạo hồ sơ, tài liệu, giấy tờ để được bồi thường hoặc lợi

dụng việc yêu cầu bồi thường để nhằm mục đích vụ lợi, vu khống, làm giảm uy tín

công chức CQHCNN chính là mặt trái của hoạt động yêu cầu bồi thường. Mặt khác,

thực tế giải quyết bồi thường cho thấy có trường hợp cá nhân, tổ chức bị thiệt hại

nhưng thiếu thiện chí, không thực sự hợp tác với cơ quan có TNBT trong quá trình

giải quyết bồi thường, mặc dù cơ quan có TNBT đã chủ động giải quyết bồi thường.

Những vấn đề nêu trên, cần phải nghiên cứu, bổ sung trong Luật TNBTCNN

nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức bị thiệt hại.

Page 145: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

140

4.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động cơ quan thực hiện trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước và tăng cường cơ chế phối hợp trong thực

hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

- Về kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động cơ quan thực hiện TNBTCNN.Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại,

các cơ quan thực hiện TNBTCNN phải có cơ cấu tổ chức phù hợp. Tham khảo kinh

nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy có hai mô hình cơ quan có trách nhiệm

bồi thường là “phân tán” và “tập trung”. Theo mô hình “tập trung”, cơ quan có côngchức thi hành công vụ gây ra thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức không nhất thiết phải là cơ quan có TNBT mà xác định một số chủ thể có

TNBTCNN hoặc là xác định rõ một chủ thể độc lập chuyên thực hiện TNBTCNN.

Theo quy định của Luật TNBTCNN, về nguyên tắc cơ quan trực tiếp quản lý người

thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại là cơ quan có TNBT, hay

còn gọi là mô hình “phân tán”.

Ưu điểm của mô hình “phân tán” là gắn hoạt động chuyên môn khi giải

quyết bồi thường và không làm phát sinh bộ máy, trong đó Bộ Tư pháp, Sở Tư phápvà Phòng Tư pháp cấp huyện được giao nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách thực hiện

TNBTCNN. Thực tế cho thấy, quản lý nhà nước về TNBTCNN là nhiệm vụ mới

trong số các nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nêu trên, một số địa phươngchưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của TNBTCNN, vai trò chủ động tham mưucủa cơ quan Tư pháp để kiện toàn tổ chức và biên chế còn hạn chế, thụ động từ đóđã tác động không nhỏ tới hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Hơn nữa,

điểm hạn chế cơ bản là thiếu khách quan trong hoạt động giải quyết bồi thường; cá

nhân, tổ chức bị thiệt hại trong nhiều trường hợp không xác định được cơ quan cóTNBT hoặc phải chờ cơ quan có thẩm quyền xác định cơ quan có TNBT; đội ngũcông chức làm công tác bồi thường nhiều nhưng không bảo đảm tính chuyên nghiệp

trong giải quyết bồi thường, dẫn đến lúng túng, kéo dài thời gian giải quyết, gây bức

xúc cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; kinh phí bồi thường qua nhiều trình tự, thủ tục

dẫn tới cá nhân, tổ chức bị thiệt hại không được nhận kịp thời…Có một số ý kiến cho rằng, cần sửa đổi Luật TNBTCNN trong đó quy định

tổ chức cơ quan thực hiện TNBTCNN Việt Nam theo mô hình “tập trung” nhằm

Page 146: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

141

khắc phục những hạn chế nêu trên. Những quan điểm trên đã nhiều lần được nhắc

tới trong quá trình lập pháp và đều có tính hợp lý của nó. Do Luật TNBTCNN mới

có hiệu lực thi hành được hơn ba năm nên việc giữ nguyên về cơ bản mô hình tổchức cơ quan thực hiện TNBTCNN hiện tại là hợp lý, bởi vì việc đổi mới này phải

“gắn với nghiên cứu lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn và đặt trong mối quan hệvới cải cách tổng thể bộ máy nhà nước” [4, tr.14]. Do vậy, giải pháp trước mắt cần

kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của cơ quan thực hiện TNBTCNN theo hướng:

Thứ nhất, cơ quan Tư pháp các cấp cần chủ động, tích cực tham mưu, phối

hợp với các cơ quan liên quan báo cáo, trình cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức

thực hiện việc kiện toàn tổ chức và bố trí biên chế phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà

nước về công tác bồi thường.

Thứ hai, trong điều kiện các cơ quan tư pháp ở địa phương không có đơn vịchuyên trách phụ trách quản lý nhà nước về công tác bồi thường thì việc bố trí đủbiên chế và bảo đảm chất lượng biên chế thực hiện nhiệm vụ này rất quan trọng. BộTư pháp cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ và UBND cấp tỉnh chỉ đạo

việc bố trí biên chế cho các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện trên cơ sở xác

định vị trí việc làm đối với các nhiệm vụ ngành Tư pháp được giao thêm.

Thứ ba, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức về quản lý

nhà nước về công tác bồi thường, nhất là trong điều kiện có nhiều công chức kiêm

nhiệm, cần thường xuyên thực hiện tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng quản lý nhà nước,

kỹ năng giải quyết yêu cầu bồi thường cho đội ngũ làm công tác bồi thường nhà

nước, đặc biệt là công chức ngành Tư pháp ở địa phương.Về lâu dài, cần nghiên cứu sửa đổi mô hình cơ quan thực hiện TNBTCNN ở

Việt Nam theo hướng giao cho một cơ quan làm đầu mối tiếp nhận và thay mặt Nhà

nước giải quyết bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại. Khi thay mặt Nhà nước

giải quyết, cơ quan đại diện Nhà nước thực hiện giải quyết bồi thường sẽ phối hợp

với CQHCNN có công chức vi phạm pháp luật để giải quyết. Trường hợp xác định

công chức CQHCNN có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây

ra thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì cơ quan giải quyết bồi thường ban hành quyết

định bồi thường. Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại có quyền khởi kiện tới TA nếu không

nhất trí với quyết định của cơ quan giải quyết bồi thường nhà nước.

Page 147: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

142

- Về tăng cường cơ chế phối hợp trong thực hiện TNBTCNN.TNBTCNN liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau và cũng chưa có cơ quan

thống nhất quản lý hoạt động này nên việc thực hiện trong thực tế còn gặp nhiều

khó khăn, vướng mắc. Một trong những nguyên nhân là do chính các cơ quan cóthẩm quyền cũng chưa tự mình nêu cao trách nhiệm phối hợp dẫn đến một số nội

dung liên quan tới TNBTCNN có lúc, có nơi chưa thực hiện đồng bộ, chưa đi vàochiều sâu để giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết trong TNBTCNN. Do vậy,

cần tăng cường cơ chế phối hợp trong hoạt động này. Việc phối hợp cần tiến hành

trên cơ sở phân định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của các cơ quan tham gia thực hiện

TNBTCNN và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Theo tinh thần này, cần tiến

hành các mối quan hệ đa dạng, nhiều chiều như: Xây dựng cơ chế phối hợp trong

từng cơ quan tham gia thực hiện TNBTCNN, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các

cơ quan này với nhau; phối hợp giữa cơ quan tham gia TNBTCNN của VKS, TA,

Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài chính; Phối hợp giữa các cơquan này với các cơ quan khác tham gia thực hiện TNBTCNN như Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp

với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, UBND cấp tỉnh,

UBND cấp huyện...

Để hoạt động phối hợp có hiệu quả, tránh tràn lan không thiết thực, cần xây

dựng các quy chế phối hợp bằng văn bản và thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt

động cụ thể. Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ thông tin thường xuyên liên tục,

định kỳ hoặc đột xuất để tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Việc phối hợp cũngphải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan tham giatrong thực hiện TNBTCNN. Trong tổng thể các mối quan hệ trên, cần chú ý xây

dựng cơ chế phối hợp giữa Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, VKS các cấp, TA các cấp,

UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện vì các cơ quan này trực tiếp thực hiện những nội

dung cơ bản của pháp luật về TNBTCNN.

Ngoài ra, cần chú ý xây dựng cơ chế phối hợp giữa CQHCNN với các tổchức như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, Hội Phụ nữ các cấp, Đoàn Thanhniên các cấp... Sự tham gia của các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng

trong quá trình thương lượng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ

Page 148: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

143

chức, phù hợp với xu thế xã hội hóa hoạt động của các cơ quan tư pháp hiện nay.

Thực hiện tốt các hoạt động trên sẽ bảo đảm đầy đủ cho thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

4.2.3. Nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực đội ngũ công chức tham

gia thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và tăngcường công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về trách nhiệm bồi thường

của Nhà nước cho đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước

Vị trí, vai trò của CQHCNN và đội ngũ công chức cơ quan này trong hệthống chính quyền nước ta đã được khẳng định trong các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và được thể chế bằng pháp luật. Trong điều kiện hiện nay, pháp luật giữvai trò quan trọng quyết định sự phát triển của xã hội. Do vậy, để phòng ngừa các vi

phạm pháp luật, hạn chế tối đa việc phải bồi thường thì cần nâng cao nhận thức

pháp luật cho đội ngũ công chức CQHCNN để các đối tượng này nhận thấy được

vai trò, ý nghĩa của pháp luật bồi thường trong đời sống xã hội và trong thực hiện

đúng chức trách, nhiệm vụ của mình.

Yếu tố con người luôn có vai trò rất quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất

bại đều do cán bộ tốt hay kém” [77, tr.558]. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra có tính chất rất nhạy cảm, phức tạp, khó khăn. Điều đóđòi hỏi đội ngũ công chức tham gia phải có đủ phẩm chất, trình độ về nhiều mặt. Do

vậy, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:- Giáo dục rèn luyện thường xuyên, kịp thời về chính trị, tư tưởng, phẩm chất

đạo đức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, ý thức tôn trọng và bảo vệ các

quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, xác định rõ đây là yếu tốquan trọng trong đánh giá công chức tham gia hoạt động bồi thường Nhà nước. Yêu

cầu về phẩm chất cụ thể đòi hỏi họ phải là tấm gương đạo đức về nhiều mặt, có tinh

thần kiên quyết đấu tranh với các hành vi trái pháp luật về TNBTCNN.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tổng thể nhằm nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ cho công chức CQHCNN tham gia hoạt động này. Chú

trọng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức trực tiếp liên quan tới việc giải

quyết các yêu cầu BTNN. Trong số các đối tượng trên, cần đặc biệt chú ý tới các

Page 149: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

144

công chức làm việc trực tiếp liên quan đến TNBTCNN ở Bộ Tư pháp, Sở Tư phápvà Phòng Tư pháp. Việc phân công, bố trí công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý

nhà nước về công tác bồi thường và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của công chức

cũng như người đứng đầu CQHCNN trong việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN

là khâu có ý nghĩa trong việc thực thi pháp luật. Đồng thời, cần đảm bảo cơ chếphối hợp hiệu quả giữa người đứng đầu CQHCNN với công chức trong việc giải

quyết TNBTCNN. Cơ chế phối hợp này quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ cũngnhư vai trò, trách nhiệm của công chức, của người đứng đầu cơ quan; đảm bảo chếđộ thông tin, báo cáo đầy đủ, minh bạch trong việc xử lý TNBTCNN.

- Các CQHCNN phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụgiải quyết bồi thường và quản lý nhà nước về công tác bồi thường để đáp ứng yêu

cầu của công tác triển khai thi hành pháp luật về TNBTCNN. Theo đó, việc tổ chức

thực hiện công tác này phải bảo đảm yêu cầu, một mặt, tổ chức bồi dưỡng kiến thức

cơ bản về pháp luật TNBTCNN tới đội ngũ công chức được giao thực hiện công tác

này trên phạm vi toàn quốc, mặt khác, phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng

nghiệp vụ chuyên sâu phù hợp với từng lĩnh vực cho các đối tượng tham gia vào

hoạt động giải quyết bồi thường như: công chức chuyên trách về bồi thường nhà

nước, công chức được phân công tham gia phối hợp giải quyết yêu cầu bồi thường

nhà nước. Với yêu cầu đó, các cơ quan có thẩm quyền cần: 1) Xây dựng kế hoạch,

nội dung, chương trình, tài liệu đáp ứng yêu cầu tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải

quyết bồi thường, quản lý nhà nước về công tác bồi thường trên phạm vi cả nước;

2) Khảo sát, tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết bồi thường của các

Bộ, ngành, địa phương. Trên cơ sở đó, phối hợp của các cơ quan liên quan, báo cáocơ quan có thẩm quyền tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi

thường có tính chuyên sâu một cách bài bản cho đối tượng là công chức được phân

công thực hiện nhiệm vụ giải quyết bồi thường trong từng lĩnh vực quản lý nhà

nước chuyên ngành.

- Bên cạnh các hoạt động trên, để bảo đảm pháp luật về TNBTCNN được

người dân biết đến nhiều hơn, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục phổ biến, tuyên

truyền pháp luật này đến đội ngũ công chức nhằm nâng cao ý thức pháp luật và tinh

thần thi hành công vụ, thì cũng cần thúc đẩy hơn nữa công tác này tới người dân để

Page 150: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

145

họ nắm bắt được và thực hiện quyền của mình trên thực tiễn. Vì vậy, cần tăngcường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi

thường cho đối tượng là công chức được giao thực hiện công tác bồi thường nhà

nước, bảo đảm việc giải quyết bồi thường thống nhất, đúng pháp luật, qua đó, giántiếp thúc đẩy việc bảo đảm quyền của người bị thiệt hại.

Trong thực tiễn một số cơ quan và một số vị trí công việc (như công an, điều

tra, truy tố), gianh giới trong thi hành công vụ của công chức giữa việc thực hiện

đúng pháp luật và vi phạm pháp luật là rất mong manh, nhạy cảm. Chính vì vậy,

cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho công chức, đặc

biệt pháp luật về TNBTCNN, pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực công chức

đảm nhiệm, pháp luật về công chức, công vụ, các quy trình tác nghiệp và đạo đức

nghề nghiệp nhằm nâng cao ý thức pháp luật, tinh thần trách nhiệm trong thi hành

công vụ và hạn chế các vi phạm pháp luật của công chức, qua đó tạo niềm tin cho

Nhân dân đối với Nhà nước nói chung, CQHCNN nói riêng.

4.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong

việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công

chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra

Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với công chức trong thực thi công

vụ của CQHCNN là một trong những hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà

nước đối với các chủ thể có thẩm quyền. Kết quả hoạt động kiểm tra, thanh tra,

giám sát đối với đội ngũ công chức nhằm giúp cơ quan quản lý nắm bắt được công

việc của đối tượng quản lý, đảm bảo công vụ được thực hiện theo đúng quy định

của pháp luật.

Việc phát hiện vi phạm của công chức do nhiều chủ thể thực hiện thông qua

hoạt động giám sát, thanh tra công vụ trong nội bộ CQHCNN và hoạt động kiểm sát

việc tuân theo pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật theo chức năng, nhiệm vụcủa VKS và cơ quan Tư pháp. VKS thay mặt Nhà nước giám sát việc tuân theo

pháp luật, phát hiện kịp thời những hành vi trái pháp luật và đưa ra các biện pháp

khắc phục, xử lý thích đáng bảo đảm pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh và

thống nhất. Các cơ quan Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi tình hình thi

hành pháp luật ở các Bộ, ngành và UBND các cấp. Việc kiểm tra, giám sát sự chấp

Page 151: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

146

hành pháp luật về TNBTCNN trong đội ngũ công chức CQHCNN có tác dụng ngănngừa, răn đe rất lớn và có hiệu quả. Thông qua hoạt động này giúp cho công chức

CQHCNN nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức vềTNPL và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác. Có thể nói,

thái độ chấp hành hay không chấp hành pháp luật hoặc mức độ chính xác trong áp

dụng pháp luật của công chức CQHCNN phụ thuộc rất lớn vào kết quả của sự kiểm

tra, giám sát sự chấp hành pháp luật. Mặt khác, cũng thấy rằng công chức

CQHCNN thi hành, chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họcó thái độ đúng đắn đối với pháp luật.

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra, cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau đây:- Đẩy mạnh hoạt động giám sát thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về

TNBTCNN đối với công chức CQHCNN nói riêng của Quốc hội, HĐND các cấp,

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Để hoạt động này thực hiện tốt, cần ban hành

văn bản pháp luật cụ thể hóa trình tự, thủ tục giám sát, nội dung giám sát của từng

chủ thể có thẩm quyền giám sát và đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của các chủ thểtrong hoạt động này. Hoạt động giám sát cần đi vào thực chất trên cơ sở các

chương trình cụ thể hàng quý, hàng tháng với nội dung rõ ràng, tránh sự dàn trải

không hiệu quả. Nội dung giám sát cần tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay

như tình trạng tham nhũng, tiêu cực... Khi giám sát cần chú ý tới các cách thức mởrộng quyền trực tiếp giám sát của Nhân dân đối với CQHCNN. Các cơ quan giámsát, cơ quan có nghĩa vụ bồi thường và cơ quan quản lý nhà nước về bồi thường

Nhà nước cần tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cá nhân, tổ chức bị thiệt

hại, thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của họ để thực thi công vụ đạt chất

lượng, hiệu quả.

- Đối với công tác thanh tra, cần thực hiện các nội dung thanh tra chuyên đềvề TNBTCNN trong CQHCNN. Chủ động tiến hành hình thức thanh tra trực tiếp

thay cho hình thức tự kiểm tra, báo cáo của CQHCNN về tình hình thực hiện pháp

luật về TNBTCNN. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo

các cách thức định kỳ hoặc đột xuất. Để hoạt động này được thực hiện tốt, cũng cần

chú ý tới hoàn thiện hệ thống tổ chức cơ quan thanh tra một cách có hệ thống từ

Page 152: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

147

trung ương đến địa phương, thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũthanh tra, đề cao tính độc lập của các cơ quan thanh tra khi thực thi nhiệm vụ.

- Cùng với hoạt động giám sát, thanh tra, cần phải tăng cường công tác xử lý

vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN trong các CQHCNN.

Bảo đảm mọi hành vi trái pháp luật đều bị xử lý bất kể người vi phạm có vị trí xã

hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Đặc biệt, những hành vi trái pháp luật

do công chức CQHCNN gây ra cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, không thiên

vị. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật, người vi phạm có thểbị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi hoàn một phần thiệt hại vật chất, thậm chí

phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thực hiện hoạt động này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ với các giải pháp

khác như kiện toàn cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan giải quyết yêu cầu bồi

thường, tăng cường mối quan hệ phối hợp trong thực hiện TNBTCNN, nâng cao

phẩm chất, trình độ đội ngũ công chức CQHCNN, tăng cường giáo dục, tuyên

truyền cho Nhân dân và các chủ thể tham gia quan hệ TNBTCNN, đẩy mạnh hoạt

động giám sát, thanh tra. Bên cạnh đó cần chú ý tạo ra cơ chế phát hiện ra vi phạm

pháp luật, vi phạm hoạt động công vụ ngay từ chính CQHCNN do Nhân dân hoặc

chính đội ngũ công chức thực hiện thông qua việc đặt hòm thư góp ý, xây dựng

Quy chế dân chủ trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, cần có cơ chế khen thưởng kịpthời, thích đáng đối với công chức CQHCNN thực hiện tốt công vụ, khen thưởng

và biểu dương người tố giác hành vi trái pháp luật và thường xuyên tổng kết thực

trạng vi phạm pháp luật TNBTCNN trong CQHCNN. Từ đó xây dựng kế hoạch

khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi trái pháp luật trong khi thi

hành công vụ.

4.2.5. Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện pháp luật

về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chínhnhà nước gây ra

Việc đảm bảo kinh phí bồi thường chi trả cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và

cơ chế, chính sách và đầu tư cơ sở vật chất công chức CQHCNN có vai trò quan

trọng, góp phần đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Do vậy,

trong thời gian tới, cần cấp đúng, đủ, nhanh chóng kịp thời kinh phí cho hoạt động

Page 153: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

148

bồi thường của nhà nước. Kinh phí cho hoạt động này chủ yếu lấy từ ngân sách nhà

nước và được xây dựng trong kế hoạch ngân sách hàng năm của địa phương, của

Bộ, ngành. Các cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo nguồn và cấp phát đủ kinh phí

cho hoạt động bồi thường của Nhà nước. Đồng thời, cần đầu tư cần thiết, thoả đángvề cơ sở vật chất cho hệ thống đơn vị và công chức trực tiếp làm công tác bồi

thường nhà nước ở các CQHCNN, cần đảm bảo cơ chế, chính sách cho đội ngũcông chức nói chung, công chức trực tiếp làm công tác bồi thường nhà nước nói

riêng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước chuyên ngành. Thủ trưởng

các cơ quan, người đứng đầu tổ chức phải chịu trách nhiệm cụ thể về đầu tư cho cácđối tượng này trong phạm vi khả năng của mình. Việc sử dụng ngân sách phải bảo

đảm tiết kiệm, hiệu quả, thiết thực.

Trong điều kiện kinh tế xã hội của đất nước còn khó khăn, trong khi đó hệthống các CQHCNN, đặc biệt các cơ quan chuyên trách thực hiện bồi thường nhà

nước mới được hình thành và đi vào hoạt động, việc đầu tư các nguồn lực về cơ sởvật chất, các trang thiết bị kỹ thuật nhằm thực hiện pháp luật về TNBTCNN là cần

thiết và đòi hỏi rất lớn. Điều này cũng phù hợp với quan điểm của Đảng “Nhà nước

đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơquan tư pháp và khả năng của đất nước… và tăng cường áp dụng công nghệ thông

tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp” [47, tr.7]. Do vậy, cần trang bị đầy đủcác phương tiện làm việc như bàn, ghế, máy tính, điện thoại và triển khai mạnh mẽviệc đầu tư công nghệ thông tin trong các CQHCNN tiến tới xây dựng Chính phủđiện tử nhằm phục vụ các yêu cầu chính đáng của các chủ thể xã hội được tốt nhất.

4.2.6. Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm thực hiện pháp luật vềtrách nhiệm bồi thường của Nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhànước gây ra ở Việt Nam

Ngày 24 tháng 9 năm 1982, Việt Nam đã gia nhập Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính trị ngày 16 tháng 12 năm 1966 (có hiệu lực từ ngày 23 tháng

3 năm 1976), trong đó tại khoản 5 Điều 9 quy định: “Bất cứ người nào trở thành

nạn nhân của việc bắt hoặc giam cầm bất hợp pháp đều có quyền yêu cầu được bồi

thường”. Việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực, trong đó có hoạt động

thực hiện pháp luật về TNBTCNN, là một chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và

Page 154: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

149

Nhà nước ta. Thực hiện hoạt động này không những tạo điều kiện thuận lợi cho

chúng ta bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức của Việt Nam ởnước ngoài mà còn là một minh chứng đúng đắn cho chủ trương hội nhập quốc tếcủa Đảng và Nhà nước ta. Tham gia điều ước quốc tế, cụ thể hóa nội dung của

điều ước quốc tế trong pháp luật quốc gia với các nội dung phong phú, đa dạng

trong lĩnh vực bồi thường của Nhà nước nhằm áp dụng nguyên tắc “bình đẳng” và“có đi có lại” trong quan hệ quốc tế. Với nhận thức rõ về tầm quan trọng của hợp

tác quốc tế, chúng ta cần đẩy mạnh hoạt động này cả về nội dung, chủ thể và hình

thức hợp tác.

- Nội dung hợp tác phải đa dạng, thể hiện không chỉ ở các điều ước quốc tếtrực tiếp liên quan tới TNBTCNN mà còn trong lĩnh vực bảo đảm các quyền và lợi

ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Nội dung hợp tác cần tập trung giải quyết những

vấn đề về tài sản, quyền tài sản, quyền nhân thân, các lợi ích của cá nhân, tổ chức

của người Việt Nam ở nước ngoài hay cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam,

nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức, nghiên cứu hoàn thiện

thể chế hoạt động của CQHCNN.

- Chủ thể hợp tác không chỉ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên Chính

phủ mà cả các tổ chức quốc tế phi Chính phủ có cùng mục đích tôn trọng, có thiện

chí xây dựng hợp tác với Việt Nam.

- Hình thức hợp tác quốc tế cần được đa dạng hóa là một vấn đề khách quan

hiện nay. Hoạt động này không chỉ bao gồm hình thức truyền thống là tham gia ký

kết hay tham gia các điều ước quốc tế song phương, đa phương, mà còn thể hiện ởcác cách cụ thể như tổ chức hội thảo, trao đổi học tập kinh nghiệm, hỗ trợ của các tổchức quốc tế trong việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN và nâng cao

năng lực thi hành công vụ của đội ngũ công chức CQHCNN Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự giao lưu quốc tế ngày càng tăng, quan hệpháp luật về TNBTCNN của quốc gia này áp dụng đối với công dân, tổ chức của

quốc gia khác và ngược lại là tất yếu. Vấn đề này đặt ra yêu cầu thực hiện pháp luật

về TNBTCNN có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức

trong địa bàn lãnh thổ Việt Nam, hoặc ngược lại đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam

có quyền và lợi ích hợp pháp ở nước ngoài. Hầu hết các nước đều quy định

Page 155: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

150

TNBTCNN là cơ sở xem xét các nhân tố về bảo vệ chủ quyền, bảo vệ công dân,

đặc biệt là lợi ích công dân ở nước ngoài, tập quán quốc tế, tôn trọng nhân quyền,

đề cao danh dự uy tín quốc tế.

Nguyên tắc bình đẳng trong TNBTCNN đòi hỏi mọi cá nhân, tổ chức nước

ngoài và cá nhân, tổ chức trong nước đều được bình đẳng như nhau về quyền và

nghĩa vụ trong quan hệ về TNBTCNN. Tuy nhiên, do các điều kiện kinh tế, xã hội

và quy định pháp luật về TNBTCNN của mỗi quốc gia có sự khác nhau, nên nếu

một quốc gia chưa có pháp luật về TNBTCNN hoặc có nhưng không quy định việc

áp dụng nguyên tắc này đối với cá nhân, tổ chức người nước ngoài trong quan hệpháp luật về TNBTCNN thì dẫn đến hệ quả là không công bằng trong đối xử giữa

công dân trong nước và công dân nước ngoài. Điều đó trái với nguyên tắc ưu đãi

đôi bên cùng có lợi mà ngoại giao hiện đại công nhận.

Nguyên tắc có đi có lại trong TNBTCNN đòi hỏi cá nhân, tổ chức nước

ngoài có quyền và lợi ích hợp pháp ở quốc gia sở tại có được bồi thường hay không,

khi đó cần xem cá nhân, tổ chức nước ngoài đó thuộc nước có cho phép công dân

được hưởng bồi thường nhà nước hay không. Quyền lợi đối với công dân của một

nước đề nghị bồi thường nhà nước ở nước không được bảo hộ hoặc bị hạn chế, thì

quốc gia đó cũng không bảo hộ quyền lợi của người nước ngoài hoặc cũng chỉ tiến

hành hạn chế tương ứng đối với nước đó. Có nhiều biện pháp thực hiện nguyên tắc

này, trong đó pháp luật của nước sở tại cần dựa vào các quy định của điều ước tối

huệ quốc làm điều kiện thực hiện.

Luật TNBTCNN Việt Nam không quy định nguyên tắc có đi có lại trong

việc thực hiện TNBTCNN, trong khi đó một số quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định

như Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh. Điểm đáng chú ý là hầu hết

các quốc gia này quy định nguyên tắc có đi có lại hạn chế, riêng Hoa Kỳ và Vươngquốc Anh quy định có đi có lại toàn diện. Trong thực tiễn cho thấy, đã có trường

hợp công dân mang quốc tịch Việt Nam bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp ởnước khác. Do đó, một số quốc gia đã có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền

Việt Nam về vấn đề này, vì theo pháp luật của quốc gia đó chỉ bồi thường cho công

dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại quốc gia đó nếu pháp luật vềTNBTCNN Việt Nam cũng có quy định cho công dân nước họ trong điều kiện

Page 156: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

151

tương tự. Như vậy, trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra cần phân tích kỹ và áp dụng pháp luật phù hợp các trường hợp có

thể sẽ xảy ra sau đây:- Qui định về phạm vi bồi thường của pháp luật về TNBTCNN Việt Nam

hẹp hơn so với quy định tương ứng của quốc gia khác. Trường hợp này, cơ quan cóthẩm quyền xem xét pháp luật nước ngoài đối với công dân của nước đó, áp dụng

nguyên tắc có đi có lại hạn chế đối với người có quốc tịch nước ngoài ở nước mình

và thực hiện TNBTCNN theo quy định của pháp luật Việt Nam như đối với công

dân, tổ chức Việt Nam.

- Qui định về mức bồi thường của một nước cao hơn so với mức bồi thường

tương ứng của Việt Nam. Trường hợp này, các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam

xem xét, vận dụng nguyên tắc có đi có lại mà trong đó mức bồi thường đối với cá

nhân, tổ chức có quốc tịch nước ngoài không vượt quá mức quy định đối với công

dân, tổ chức trong nước.

- Trong trường hợp hai nước hoặc nhiều nước ký điều ước quốc tế hoặc

hiệp định quốc tế thì việc áp dụng pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra được thực hiện trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kỹkết hoặc tham gia.

Kết luận chương 4

Bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra là tất yếu khách quan ở Việt Nam, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN và thực hiện xây dựng xã hội thực sự công bằng, minh bạch, dân chủ và

văn minh.Bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ. Việc thực hiện các giải pháp này

thông qua các hình thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật

và áp dụng pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra. Theo đó, các

giải pháp rất đa dạng như xây dựng và hoàn thiện pháp luật, kiện toàn cơ cấu tổ

chức hoạt động của cơ quan tham gia bồi thường, đẩy mạnh cơ chế phối hợp trong

Page 157: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

152

giải quyết các vụ việc liên quan đến TNBTCNN, nâng cao phẩm chất, trình độ năng

lực đội ngũ công chức CQHCNN nói chung, công chức chuyên trách thực hiện

TNBTCNN nói riêng, tăng cường các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, giám sát,

thanh tra, xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN và tăng

cường đầu tư cơ sở vật, kinh phí chi trả bồi thường và đẩy mạnh hợp tác quốc tế

nhằm thực hiện hiệu quả pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Trong các giải pháp trên, việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa tạo

tiền đề cho thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, các

giải pháp khác góp phần hiện thực hóa hiệu quả trong hoạt động này. Các giải pháp

trên cần được tiến hành một cách đồng bộ với quyết tâm của toàn xã hội, trong đó,

vai trò thực hiện chủ yếu thuộc về các CQHCNN và các cơ quan chuyên trách tổ

chức thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Các quan điểm và giải pháp đã phân tích

tại chương 4 có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ phát huy hiệu quả trên thực tế

khi giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ và các giải pháp chỉ đạt kết quả cao

nhất khi được chỉ đạo bởi các quan điểm đúng đắn nhằm thực hiện pháp luật về

TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra.

Page 158: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

153

KẾT LUẬN

Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một

yêu cầu khách quan trong tiến trình đổi mới của Việt Nam hiện nay, có vai trò nổi

bật trong nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ đối

với công chức CQHCNN, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nhằm góp phần

bảo vệ lợi ích Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

TNBTCNN là một vấn đề chính trị - pháp lý - xã hội phức tạp, phản ánh

trình độ phát triển và dân chủ của chế độ Nhà nước, do vậy, nhiều quốc gia trên thếgiới đã ban hành pháp luật điều chỉnh và đã có một số công trình ở Việt Nam và

trên thế giới nghiên cứu một hoặc một số vấn đề có liên quan tới đề tài này. Tuy

nhiên, các quốc gia khác nhau có quy định với cách tổ chức thực hiện khác nhau và

các công trình nghiên cứu cũng chưa đầy đủ, toàn diện, nhiều vấn đề lý luận vẫn

còn có ý kiến khác nhau cần được làm sáng tỏ.

Trong thời gian qua, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm cho pháp luật

về TNBTCNN đi vào cuộc sống. Mặc dù vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và

chủ quan, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này vẫn còn một số yếu

kém, hạn chế thể hiện trên các mặt của hoạt động ban hành văn bản pháp luật, công

tác tổ chức bộ máy, tài chính, cơ chế phối hợp...

Nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, khắc phục thực trạng bất cập

nêu trên, luận án đã sử dụng và kết hợp hài hòa nhiều phương pháp nghiên cứu, tiếp

thu có chọn lọc những giá trị của các công trình khoa học khác về vấn đề này. Từđó, luận án phân tích có hệ thống những vấn đề lý luận của thực hiện pháp luật vềTNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra, đánh giá đúng thực trạng hoạt động

này, đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo đảm thực hiện

pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam. Cụ thể, luận

án đã tập trung làm rõ các luận điểm chính sau đây:1. Thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra là một

trách nhiệm pháp lý đặc thù, đó là mối quan hệ BTTH mà một bên chủ thể là

CQHCNN. CQHCNN thực hiện nhiệm vụ mang tính quyền lực tác động tới các

quan hệ xã hội trên các lĩnh vực trong đời sống xã hội, liên quan đến quyền và lợi

Page 159: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

154

ích hợp pháp chân chính của cá nhân, tổ chức. Một mặt nó thừa nhận, bảo vệ, bảo

đảm sự phát triển kinh tế xã hội vì dân giàu, nước mạnh, mặt khác do nhiều nguyên

nhân khách quan và chủ quan từ phía Nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp

pháp của cá nhân, tổ chức. Với vị trí, vai trò của mình trong bộ máy nhà nước,

CQHCNN, mà cụ thể là đội ngũ công chức của cơ quan này nếu có hành vi trái

pháp luật trong thi hành công vụ, gây hậu quả là thiệt hại về vật chất hay tinh thần

cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật khác thì CQHCNN có TNBT. Đây lànhững đặc trưng riêng của TNBTCNN, do vậy, pháp luật và việc thực hiện pháp

luật điều chỉnh vấn đề này cũng có những đặc trưng nhất định.

Đặc trưng thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây

ra thể hiện ở mục đích, tính chất, chủ thể, phạm vi thực hiện. Thông qua các hình

thức tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật,

hoạt động này có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức của

công chức CQHCNN và tăng cường pháp chế XHCN.

2. Với nội dung bao gồm nhiều hành vi, phương thức khác nhau nhằm làm

cho các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức được bình đẳng trước hành

vi trái pháp luật của công chức CQHCNN, hoạt động này cần phù hợp với các yêu

cầu của cải cách hành chính, cải cách tư pháp, dân chủ đời sống xã hội, công bằng,

bình đẳng, minh bạch và đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ,

xây dựng đội ngũ công chức thực sự là công bộc của Nhân dân. Hoạt động này

cũng được bảo đảm thực hiện bởi đặc trưng về pháp luật, cơ cấu tổ chức cơ quan

tham gia bồi thường Nhà nước, cơ chế phối hợp trong giải quyết các yêu cầu bồi

thường, phẩm chất trình độ năng lực của đội ngũ công chức và ý thức của đối tượng

tham gia bồi thường Nhà nước, việc giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong quá

trình thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra và cơ sở

vật chất trong thực hiện nhiệm vụ này.

3. Việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra

thời gian qua ở nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, bước đầu đã xây

dựng được Luật TNBTCNN và một số văn bản hướng dẫn thi hành. Các chủ thể đã

tham gia tương đối tích cực nhằm đưa pháp luật về TNBTCNN do công chức

CQHCNN gây ra vào cuộc sống, bước đầu tạo sự dân chủ hóa trong đời sống xã

Page 160: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

155

hội, đảm bảo yếu cầu hội nhập quốc tế và từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà

nước pháp quyền Việt Nam XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc thực hiện pháp luật vềTNBTCNN nói chung, thực hiện pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN

gây ra nói riêng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại nhất định như: chất lượng,

trình độ của một bộ phận công chức chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối kết hợp

giữa các cơ quan, ban, ngành còn bộc lộ một số bất cập, thiếu thống nhất trong quá

trình thực hiện; hoạt động đưa pháp luật TNBTCNN còn chưa mang tính bao quátcao, chưa thực sự chủ động mà chủ yếu vẫn là những giải pháp mang tính tình thế;

một số văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về TNBTCNN chưa kịp thời được

ban hành dẫn đến còn lúng túng trong thực hiện; sự đầu tư về cơ sở vật chất, kinh

phí và các nguồn nhân, vật lực khác cho việc thực hiện pháp luật về TNBTCNN do

công chức CQHCNN gây ra chưa tương xứng, còn dàn trải.

4. Để pháp luật về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra đi vào cuộc

sống, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về lĩnh vực này

là nhiệm vụ quan trọng trong điều kiện hiện nay. Do vậy, cần đưa ra các quan điểm

và giải pháp bảo đảm thực hiện phù hợp. Yêu cầu đặt ra là việc thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra phải kết hợp với việc phát huy vị trí,vai trò của đội ngũ công chức trong toàn hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước ta,

phòng ngừa các vi phạm pháp luật cần tiến hành đồng bộ các giải pháp. Các giải

pháp tác giả đề xuất trong luận án được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu, phân tích

những đặc điểm cụ thể về chủ thể, nội dung, hình thức, đối tượng dựa trên thực

trạng trình độ, yêu cầu, các điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta trong bối cảnh xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân

dân và hội nhập quốc tế.

Qua nghiên cứu cho thấy, những thành tựu đạt được khi thực hiện pháp luật

về TNBTCNN do công chức CQHCNN gây ra ở Việt Nam là cơ bản, toàn diện.

Những hạn chế trong hoạt động này có lúc, có nơi xảy ra là điều đương nhiên màbất kỳ chế độ nào cũng có. Tuy nhiên, điểm khác biệt là, ở Việt Nam những hạn chếnày không xuất phát từ bản chất Nhà nước và để khắc phục vấn đề này, Việt Nam

đã không ngừng tăng cường bảo đảm thực hiện pháp luật về TNBTCNN. Xét trên

phương diện đó, bản chất tốt đẹp của Nhà nước Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ.

Page 161: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐCÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Đỗ Kiên (2008), “Pháp luật bồi thường Nhà nước của Trung Quốc và

một số ý kiến trong việc xây dựng Luật Bồi thường Nhà nước của

Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (chuyên đề 2008), tr.135-148.

2. Nguyễn Đỗ Kiên (2010), “Pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường của

Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,

(07), tr.20-25.

Page 162: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Lê Mai Anh (2004), Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quantiến hành tố tụng gây ra, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

2. Arnel Cezar (2006), Trách nhiệm bồi thường nhà nước theo Luật củaPhilippin, Cục Dịch vụ nghiên cứu và tham vấn Văn phòng Hạ nghị viện

Philippin, Hội thảo: Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồi thườngNhà nước, Trung tâm Thông tin - Thư viện - Nghiên cứu khoa học Vănphòng Quốc hội.

3. Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tácgiải quyết bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết 388, Hà Nội.

4. Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương (2009),Báo cáo số 01/BC-CCTP ngày 18/02/2009 sơ kết 3 năm thực hiện Nghịquyết số 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020, tr.2-14.

5. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) (1998), Thông tư số54/1998/TT-TCCP ngày 04/6/1998 hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghịđịnh số 47/CP ngày 03/5/1997 của Chính phủ quy định thủ tục giải quyết bồithường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền củacơ quan nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

6. Nguyễn Thái Bình (2011), "Những nội dung cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi

thường của Nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp

luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.18-36.

7. Bộ luật Hồng Đức.

8. Bộ luật Gia Long.

9. Bộ Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883.10.Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931.11.Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936.12.Bộ Tài chính (1998), Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30/3/1998 hướng dẫn

việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước cho bồi thườngthiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quannhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

Page 163: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

158

13. Bộ Tư pháp (2006), Kỷ yếu các toạ đàm về Luật Bồi thường nhà nước, Hà Nội.

14.Bộ Tư pháp (2007), Dự án “Nghiên cứu, đánh giá vấn đề bồi thường thiệt hạitrong hoạt động tố tụng”, Hà Nội.

15.Bộ Tư pháp, Báo cáo chuyên đề về tình hình thi hành Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà nước trong 6 tháng đầu năm 2010 (Báo cáo chuyên đềphục vụ Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầunăm 2010), Hà Nội.

16.Bộ Tư pháp - Dự án VIE 02/015 (2007), Pháp luật bồi thường nhà nước Việt Nam- Trung Quốc - Hàn Quốc, Kỷ yếu Hội thảo, Quảng Ninh ngày 18-19/12.

17.Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 104/BC-BTP ngày 10/7/2008 tổng kết thực tiễnthi hành pháp luật về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức Nhà nướcgây ra, Hà Nội.

18.Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo số 57/BC-BTP ngày 04/4/2011 về Sơ kết một nămthi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

19.Bộ Tư pháp (2011), Tài liệu phục vụ Hội nghị chuyên đề về một số lĩnh vực công

tác tư pháp năm 2011, Báo cáo ngày 17/8/2011 về Tình hình triển khai thựchiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và kiện toàn tổ chức, biênchế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường.

20.Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2011), Báo cáo số 163/BC-BTNNngày 16/12/2011 về Kết quả kiểm tra công tác giải quyết yêu cầu bồithường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự tại mộtsố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 2011.

21.Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 06/BC-BTNN ngày16/01/2012 về Kết quả Tọa đàm “Thông tư liên tịch hướng dẫn phối hợpthực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạtđộng tố tụng”.

22.Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 03/BC-BTNN ngày12/12/2012 về Kết quả Tọa đàm về “Dự thảo Thông tư liên tịch hướngdẫn thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt độngquản lý hành chính và thi hành án”.

23.Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 07/BC-BTNN ngày16/01/2012 về Kết quả Tọa đàm “Các biện pháp đưa Luật Trách nhiệmbồi thường của Nhà nước vào cuộc sống”.

Page 164: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

159

24.Bộ Tư pháp, Cục Bồi thường Nhà nước (2012), Báo cáo số 59/BC-BTNN ngày13/3/2012 về Kết quả Hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồithường trong hoạt động thi hành án dân sự.

25.Bộ Tư pháp, Một số vấn đề bảo đảm thi hành Bộ luật Dân sự, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

26. Bộ Tư pháp, Trách nhiệm của Nhà nước đối với thiệt hại do cán bộ, công chứctrong bộ máy hành chính gây ra, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

27.Bộ Tư pháp (2012), Các biện pháp bảo đảm việc thi hành Luật Trách nhiệmbồi thường của Nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

28.Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo số 179/BC-ĐKS ngày 05/10/2012, Pháp luật vàthực tiễn thi hành pháp luật về bồi thường nhà nước tại Nhật Bản.

29.Bộ Tư pháp, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (2011), Một số vấn đềpháp lý và thực tiễn về theo dõi thi hành pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

30.Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2010), "Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

(và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận

cơ bản", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 11.

31.Hoàng Ngọc Cẩn (2008), "Một số vấn đề về thủ tục giải quyết bồi thường nhà

nước qua một số vụ việc tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội",

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà

nước, tr.105-111.

32. Chính phủ (1997), Nghị định số 47/NĐ-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyếtbồi thường thiệt hại do công chức, viên chức, người có thẩm quyền củacác cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, Hà Nội.

33. Chính phủ (2006), Nghị định số 83/2006/NĐ-CP ngày 17/8/2006 quy địnhtrình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổchức sự nghiệp, Hà Nội.

34. Chính phủ (2010), Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước.

35.Vũ Ngọc Chuẩn (2011), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thànhniên gây ra theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Page 165: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

160

36. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ngày 16 tháng 12 năm 1966.37.Cục Bồi thường nhà nước, Báo cáo số 42/BC-BTNN ngày 30/5/2013, Kết quả

Hội nghị sơ kết 3 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhànước, Hà Nội.

38. Nguyễn Văn Cường (2011), "Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt

động tố tụng dân sự và tố tụng hành chính", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật,Số chuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.87-100.

39.Nguyễn Đăng Dung (2007), "Bồi thường thiệt hại nhà nước", Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, số 29 (110), tháng 10.

40. Trần Thái Dương (2009), "Trách nhiệm bồi thường của nhà nước: nhận diện và

phân biệt với đền bù nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 5, tr.30-35.

41.Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (1993), Lý luận Nhà nước và Pháp luật,Hà Nội.

42.Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2007), Giáo trình Lý luận chung về nhànước và pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

43.Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luậtvề quyền con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

44.Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Luật (1993), Tập bài giảngLý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, tr.368-370.

45.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trongthời gian tới, Hà Nội.

46.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống phápluật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

47.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

48.Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

49.Nguyễn Trọng Điều (2007), "Hoàn thiện chế độ công vụ và nâng cao chất

lượng đội ngũ công chức", Tạp chí Cộng sản, Hà Nội.

Page 166: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

161

50.Nguyễn Minh Đoan (2008), "Bồi thường nhà nước từ quan điểm đến pháp luật

và khả năng thực hiện", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 13, tr.5-10.

51.Nguyễn Minh Đoan (2009), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

52.Nguyễn Minh Đoan (2012), Hiệu quả của pháp luật - Những vấn đề lý luận vàthực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53.Nguyễn Văn Động (2002), Những vấn đề cơ bản của môn học lý luận chung vềnhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

54.Bùi Xuân Đức (2008), "Quy trình thực hiện pháp luật: Lý luận, Thực trạng và

Giải pháp", Thông tin Nhà nước và pháp luật, số 4.

55.Cao Thị Hà (2009), Thực hiện pháp luật về trách nhiệm kỷ luật của cán bộ,công chức Nhà nước ở tỉnh Nam Định, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

56.Tô Tử Hạ (1998), Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chứctrong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

57.Lại Thị Thu Hương (2007), Áp dụng pháp luật bồi thường thiệt hại cho ngườibị oan trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân ở ViệtNam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành

chính quốc gia Hồ Chí Minh.

58.Dương Văn Hậu (2008), "Một số vấn đề lý luận về bồi thường nhà nước nhìn

từ góc độ ranh giới giữa bồi thường và đền bù", Tạp chí Dân chủ và Phápluật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà nước, tr.42-51.

59.Trần Thị Hiền (2007), "Bàn về trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi công

chức thi hành công vụ, gây thiệt hại", Tạp chí Nghề luật, (2), Hà Nội.

60.Trần Thị Hiền (2008), Trách nhiệm vật chất đối với công chức theo pháp luậtViệt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

61.Lê Thị Phương Hoa (2009), "Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong lĩnhvực hành chính", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 7, tr.35-42.

62.Tô Văn Hoà (2007), Tính độc lập của Toà án, nghiên cứu pháp lý về khía cạnhlý luận - thực tiễn ở Đức, Mỹ, Pháp, Việt Nam và các kinh nghiệm đối vớiViệt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

Page 167: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

162

63. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 hướng dẫn áp dụng một số quy địnhcủa Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

64. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2006), Nghị quyết số03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quyđịnh của Bộ luật Dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợpđồng, Hà Nội.

65.Đặng Vũ Huân (2011), "Trách nhiệm hoàn trả trong giải quyết bồi thường Nhà

nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật về Trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.122-130.

66.Dương Đăng Huệ (2007), "Quan điểm về cách xử lý một số vấn đề cơ bản của

dự thảo Luật bồi thường nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 29

(110), tháng 10.

67.Dương Đăng Huệ (2007), Luật Bồi thường nhà nước - công cụ pháp lý quantrọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở nướcta, Hội thảo Luật Bồi thường nhà nước, Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế BộTư pháp.

68.Dương Đăng Huệ (2008), "Những nội dung cơ bản của Luật bồi thường nhà

nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi

thường nhà nước, tr.3-27.

69.Dương Đăng Huệ (2009), "Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong dựthảo luật bồi thường nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tưpháp, Số 4, tr.3-10.

70.Trần Thị Huệ (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theopháp luật dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

71.Chu Văn Hưởng (2010), "Yêu cầu phân cấp, phân quyền trong thực thi quyền

lực nhà nước ở địa phương", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số tháng 11.

72.Nguyễn Tuấn Khanh (2007), "Từ thực tiễn bồi thường cho người bị oan đến

kiến nghị xây dựng Luật bồi thường nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lậppháp, số 27 (106) tháng 9.

Page 168: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

163

73.Nguyễn Tuấn Khanh (2008), "Thực tiễn bồi thường cho người bị oan và một sốkiến nghị", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi

thường nhà nước, tr.97-104.

74.Kỷ yếu các Tọa đàm trong khuôn khổ Dự án hợp tác giữa Bộ Tư pháp ViệtNam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tiểu Dự án A - Hỗ trợsửa Bộ luật dân sự 1995 và xây dựng dự án Luật TNBTCNN, Hà Nội.

75.Dương Thị Thanh Mai (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả dự án điều tra cơ bảnvề trách nhiệm bồi thường Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức bị thiệthại do hoạt động của các cơ quan Nhà nước gây ra, Viện Khoa học pháplý, Hà Nội.

76.Đinh Văn Mậu (2007), "Về kỷ luật nhà nước và trách nhiệm của công chức",

Tạp chí Khoa học pháp lý, số 5 (42).

77.Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 2, tr.558.

78.Nguyễn Văn Nghĩa (2008), "Bồi thường nhà nước trong lĩnh vực thi hành án

dân sự - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện", Tạp chí Dân chủ và Phápluật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà nước, tr.86-96.

79.Đỗ Văn Nhân (2011), "Một số vướng mắc trong việc thực thi các quy định vềbồi thường nhà nước", Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 4, tr.49-50.

80.Từ Ninh (2011), "Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường của nhà

nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật về Trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.3-17.

81.Ngô Hải Phan (2004), Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

82.Nguyễn Như Phát (2007), "Một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường

nhà nước", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4.

83.Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2007), "Cơ sở pháp lý phát sinh và

phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước", Tạp chí Khoa học pháplý, số 5 (42).

84.Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2008), "Pháp luật về bồi thường nhà

nước ở Cộng hòa liên bang Đức", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Sốchuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà nước, tr.157-168.

Page 169: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

164

85.Cao Xuân Phong (2001), "Vấn đề trách nhiệm của Nhà nước bồi thường thiệt

hại trong pháp luật Hoa Kỳ", Thông tin khoa học pháp lý, (2), Hà Nội.

86.Nguyễn Khả Phúc (2011), Một số vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại củanhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Trường Đại học Luật Hà Nội.

87.Lê Thái Phương (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của trách nhiệm bồithường thiệt hại của nhà nước, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội.

88.Lê Thái Phương (2008), "Kinh nghiệm pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm bồi

thường của nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề vềPháp luật bồi thường nhà nước, tr.123-134.

89.Lê Thái Phương (2011), "Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà

nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp luật về Trách

nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.112-121.

90.Nguyễn Kim Phượng (2008), "Pháp luật bồi thường nhà nước của Hàn Quốc",

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà

nước, tr.148-156.

91.Lê Minh Quân (2003), Xây dựng Nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

92.Trần Thế Quân (2008), "Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại

cho người bị oan trong hoạt động tố tụng của lực lượng công an nhân

dân", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi

thường nhà nước, tr.66-71.

93. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.

94. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.

95. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.

96. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.

97. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

98. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

99. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.

100. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội.

101. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Chính phủ, Hà Nội.

Page 170: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

165

102. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự, Hà Nội.

103. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.

104. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội.

105. Quốc hội (2004), Luật Khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi, bổ sung, Hà Nội.

106. Quốc hội (2004), Bộ luật Dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội.

107. Quốc hội (2006), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội.

108. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội.

109. Quốc hội (2009), Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Hà Nội.

110. Quốc hội (2011), Luật Khiếu nại, Hà Nội.

111. Quốc hội (2011), Luật Tố cáo, Hà Nội.

112. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

113. Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên) (2010), Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - Lý luận vàthực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

114. Đinh Dũng Sỹ (2008), "Một số vấn đề lý luận trong xây dựng dự án Luật bồi

thường nhà nước và xác định phạm vi điều chỉnh", Tạp chí Nghiên cứulập pháp, Số 18, tr.31-36.

115. Phùng Trung Tập (2007), "Một số giải pháp xây dựng Luật bồi thường nhà

nước", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9.

116. Phùng Trung Tập (2007), "Xác định một số nội dung khi xây dựng Luật bồi

thường nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 29 (110) tháng 11.

117. Phùng Trung Tập (2009), Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sứckhỏe và tính mạng, Hà Nội.

118. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu, Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb Giao

thông vận tải, Hà Nội.

119. Phạm Hồng Thái (2004), Công vụ, công chức nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

120. Lê Minh Thắng (2006), Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệthại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Namhiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính

quốc gia Hồ Chí Minh.

121. Thái Vĩnh Thắng (2005), "Hoàn thiện pháp luật về công vụ, công chức trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do

dân, vì dân", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2 (155).

Page 171: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

166

122. Trương Minh Thắng (2011), "Một số vấn đề về kinh phí bồi thường trong giải

quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Sốchuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.138-141.

123. Trịnh Đức Thảo, "Hai lý thuyết và hai loại trách nhiệm bồi thường nhà nước",

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1 (115).

124. Mai Anh Thông (2008), "Những quy định của pháp luật và thực tiễn bồi

thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự của Viện kiểm

sát nhân dân", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật

bồi thường nhà nước, tr.72-85.

125. Mai Anh Thông (2009), “Những vấn đề đặt ra sau 5 năm thi hành Nghịquyết số 388 trong ngành kiểm sát nhân dân và đề xuất một số ý kiến xây

dựng Luật Bồi thường nhà nước”, Kiểm sát, (8).

126. Mai Anh Thông (2011), "Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt

động tố tụng hình sự", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp

luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.74-86.

127. Nguyễn Bá Thuyền (2009), "Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực

tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước và một sốđề xuất, kiến nghị", Tạp chí Kiểm sát, Số 8, tr.23-27.

128. Nguyễn Thanh Tịnh (2011), "Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước nhằm

bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà nước", Tạp chí Dân chủvà pháp luật, Số chuyên đề: Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà

nước, tr.48-55.

129. Nguyễn Thanh Tịnh (2012), Tìm hiểu pháp luật về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

130. Tòa án nhân dân tối cao (1972), Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

131. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

132. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

133. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

134. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

135. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

136. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

Page 172: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

167

137. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

138. Tòa án nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

139. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác tòa án, Hà Nội.

140. Trần Minh Trọng (2011), "Hướng dẫn áp dụng các quy định chuyển tiếp

trong giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Phápluật, Số chuyên đề Pháp luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,

tr.131-137.

141. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nângcao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

142. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

143. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

144. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Phápluật Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

145. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Lý luận nhà nước và phápluật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

146. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

147. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam,Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

148. Từ điển Tiếng Việt (1997), Nxb Đà Nẵng.

149. Nguyễn Văn Tuân (2008), "Vấn đề oan trong tố tụng hình sự và trách nhiệm

bồi thường thiệt hại", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề vềPháp luật bồi thường nhà nước, tr.28-41.

150. Lương Đức Tuấn (2008), "Thực trạng pháp luật về bồi thường nhà nước

trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước", Tạp chí Dân chủ và Phápluật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà nước, tr.52-65.

151. Nguyễn Minh Tuấn (2008), Trách nhiệm dân sự của cơ quan tổ chức về thiệthại do hành vi của cán bộ, công chức gây ra - vấn đề lý luận và thựctiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà

Nội, Hà Nội.

Page 173: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

168

152. Đinh Trung Tụng (chủ biên) (2009), Những vấn đề cơ bản của Luật tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

153. Đào Trí Úc (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiệnnay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

154. Đào Trí Úc (2007), Cải cách hành chính với nhiệm vụ xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

155. Đào Trí Úc (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của nhà nước, Tham luận và các ý kiến phát biểu tại

Hội thảo Pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước ở CHLB Đức

và Việt Nam hiện nay, do Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật tổchức, ngày 4-5/10/2007, Tài liệu lưu hành nội bộ.

156. Đào Trí Úc (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộmáy Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính

trị Quốc gia, Hà Nội.

157. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2003), Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về việc bồi thường cho người bị oan dongười có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Hà Nội.

158. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo số 220/BC-UBTVQH12 ngày07/5/2009, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bồi thườngnhà nước, Hà Nội.

159. Nguyễn Văn (2011), "Vấn đề oan trong tố tụng hình sự và phạm vi trách

nhiệm bồi thường", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề Pháp

luật về Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, tr.65-73.

160. Văn phòng Quốc hội (2007), Pháp luật và chính sách về trách nhiệm bồithường nhà nước ở một số nước, Kỷ yếu Hội thảo, Hà Nội.

161. Nguyễn Thị Thu Vân (2008), "Chế định trách nhiệm bồi thường nhà nước

trong pháp luật Cộng hòa Pháp", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Sốchuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà nước, tr.112-122.

162. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý (2001), Chuyên đề về: "Bồi thường thiệt

hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới”,Thông tin khoa học pháp lý, (2).

Page 174: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

169

163. Viện Khoa học pháp lý (2007), "Trách nhiệm vật chất của Nhà nước đối với

thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp - thực tiễn và kinh nghiệm ở Liên bang

Nga", Thông tin khoa học pháp lý, số chuyên đề 7+8, Hà Nội.

164. Viện Khoa học pháp lý (2009), "Trách nhiệm bồi thường nhà nước - thực

tiễn thi hành và giải pháp", Thông tin khoa học pháp lý, số chuyên đề3+4, Hà Nội.

165. Viện Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc

gia (1998), Những vấn đề cơ bản về luật hình sự, luật tố tụng hình sự ViệtNam, Hà Nội.

166. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tưpháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính (2004), Thông tư liên tịch số01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 25/3/2004hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bịoan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra,Hà Nội.

167. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

168. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tưpháp, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính (2006), Thông tư liên tịch số04/2006/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BQP-BTC ngày 22/11/2006hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/3/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan dongười có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra, Hà Nội.

169. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

170. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

171. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

172. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

Page 175: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

170

173. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

174. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

175. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2012), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

176. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết công tác kiểm sát,Hà Nội.

177. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.

178. Nguyễn Cửu Việt (2008), "Phạm vi loại việc phải bồi thường thiệt hại trong

hoạt động hành chính nhà nước và khái niệm oan, sai", Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, Số 13, tr.20-28.

179. Cao Đăng Vinh (2008), "Tìm hiểu pháp luật bồi thường nhà nước ở Canada",

Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề về Pháp luật bồi thường nhà

nước, tr.169-178.

180. Đinh Ngọc Vượng (2008), "Phạm vi của bồi thường nhà nước", Tạp chíNghiên cứu lập pháp, Số 18, tr.26-30.

181. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa -

Thông tin, Hà Nội.

* Tài liệu tham khảo tiếng Anh

182. Antonio Casessese (2005), International Law, Second Edition, Oxford

University Press.

183. Dennis J. Galligan and Daniel M. Smilov (1999) Administratve Law in

central and Eastern Europe, Published by Central European University.

184. Kenneth F. Warren Professor of political Science and Public Policy St.Louis

University (3rd Edition, 1996), Administrative law in the political system,

Prentice-Hall. Inc. Simon & Schuster/ A Viacom Company Upper Saddle

River, New Jersey 07458.

185. Malcolm N.Shaw (2003), International Law, Fifth Edition, Cambridge

University Press.

186. Sir Wiliam Wade and Chistopher Forsyth (7th Edition, 1996),

Administrative law, Oxfod University Press, Walton Street, OX26DP.

Page 176: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

171

* Tài liệu tham khảo tiếng Trung

187. 马怀德 主编 (2005) 国家赔偿问题研究 法律出版社 (Nghiên cứu một số

vấn đề về Luật bồi thường nhà nước, tác giả Mã Hoại Đức chủ biên).

188. 高家伟著 国家赔法 商务印书馆 (Thực hiện Luật bồi thường nhà nước,

tác giả Cao Gia Vĩ)

189. 最高人民法院赔偿委员会/编 江必新/主编 国家赔偿指导人民法院出版社

(Hướng dẫn thực hiện bồi thường nhà nước, chủ biên Giang Tâm Tân).

190. 主编: 庄洪胜 刘志新 (2005)人身伤残鉴定与国家赔偿 人民法院出版社

(Bồi thường nhà nước và giám định tổn thất tinh thần, đồng tác giả Trang

Công Thắng và Lưu Chí Tân).

191. 杨解君 主编 WTO 下的中国行政制变革 北京大学出版社 (Một số thay

đổi trong nền hành chính Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, tác giả

Giáo sư Dương Giải Quân).

192. 行政法系列 徐银华 石佑启 杨勇萍 编者 (2003) 公务员法要论 北京大

学出版社 (Bình luận Luật công vụ, tập thể tác giả Từ Ngân Hoa,

Thạch Hựu Khải và Dương Dũng Bình).

* Tài liệu tham khảo trên website

193. http://www.duthaoonline.com.vn

194. http://www.mofa.gov.vn

195. http://www.moj.gov.vn

196. http://www.chinhphu.vn

197. http://www.luatvietnam.com.vn

198. http://www.english.gov.cn/laws

199. http://www.english.Peopledaily.com.cn/whitepaper

Page 177: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

172

200. http://www.moj.go.jp/English/information/loe-01.html

201. http://www.leclaw.com, the Lectric law, legal definition of prison

202. http://www.parliament.gov.fj/legislative

203. http://www.publications.parliament.uk

204. http://www.the free dictionary.com

205. http://www.westlaw.co.uk

206. http://www.undp.org

207. http://www.america.gov

208. http://www.un.org

209. http://www.amnesty.org

210. http://www.oas.org

211. http://www.cand.com.vn

212. http://www.toaan.gov.vn

213. http://www.vksndtc.gov.vn

214. http://www.na.gov.vn

215. http://www.vpcp.chinhphu.vn

216. http://www.vnclp.gov.vn

217. http://www.hlu.edu.vn

218. http://www.hcmulaw.edu.vn

Page 178: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

173

PHỤ LỤC

Phụ lục 1

MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN TỚI

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC THEO KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG

CỦA NHÀ NƯỚC NĂM 2009

1. Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thihành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

2. Quyết định số 767/QĐ-TTg ngày 23/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Bồithường Nhà nước trực thuộc Bộ Tư pháp.

3. Quyết định số 1128/QĐ-BTP ngày 05/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bồi thường Nhà nước.

4. Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tưpháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

5. Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BTP-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ Tư pháp và BộNội vụ hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Sở Tư pháp thuộc Ủyban nhân dân cấp tỉnh và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về bồithường nhà nước.

6. Thông tư liên tịch số 24/2011/TTLT-BTP-BQP ngày 15/12/2011 của Bộ Tư pháp và BộQuốc phòng hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt độngthi hành án dân sự.

7. Thông tư liên tịch số 71/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 09/5/2012 của Bộ Tài chính và BộTư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiệntrách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

8. Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 18/9/2012 củaTòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thựchiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hànhchính.

9. Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 02/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạtđộng tố tụng hình sự.

10. Thông tư liên tịch số 04/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 23/01/2014 củaBộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thựchiện trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ.

11. Quyết định số 96/QĐ-BTP ngày 08/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quychế phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước giữa các cơ quan, đơn vị thuộc BộTư pháp.

Page 179: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

174

Phụ lục 2.1

TÓM TẮT MỘT SỐ VỤ VIỆC BỒI THƯỜNG Ở TỈNH TIỀN GIANG

(Nguồn: Dự án “Nghiên cứu, đánh giá vấn đề bồi thường thiệt hạitrong hoạt động tố tụng, Bộ Tư pháp năm 2007)

1. Giải quyết khiếu nại đòi quyền sử dụng 301,68m2 đất của bà Phạm Thị Chúc, ngụấp 2, xã Trung An (nay là khu phố 4, phường 10), thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Mảnh đất có diện tích 301,68m2 là một phần trong diện tích 1.885,97m2 có nguồngốc của ông Tạ Văn Sét cho ông Ba (cha chồng bà Chúc). Năm 1971, ông Ba về Cai Lậysinh sống và giao phần đất trên cho bà Chúc sử dụng. Năm 1980, bà Chúc đã kê khai đấttrên, năm 1990, bà tự đứng ra phân chia phần đất trên. Năm 1990, bà Tạ Thị Rê là cháungoại ông Sét tranh Chấp đòi lại đất.

Ngày 22/11/1993, UBND thành phố Mỹ Tho ra Quyết định số 377/QĐ-UB nội dung:phần đất 301,68m2 giao lại cho bà Rê sử dụng. Ngày 14/5/1994, UBND tỉnh Tiền Giang raQuyết định số 531/QĐ-UB cưỡng chế chấp hành Quyết định số 377/QĐ-UN nêu trên.

Bà Chúc không thống nhất và tiếp tục khiếu nại. Ngày 30/11/2005, UBND tinh TiềnGiang ra Quyết định số 4762/QĐ-UB với nội dung: chấp thuận đơn khiếu nại của bà Chúcvề việc đòi lại quyền sử dụng 301,68m2 đất toạ lạc tại ấp 2, xã Trung An (nay là khu phố 4,phường 10); bà Tạ Thị Hà Lớn tiếp tục quản lý, sử dụng đất này và quy giá trị đất này rathành tiền là 853.388.600 đồng để chi trả cho bà Chúc, giao Chủ tịch UBND thành phố MỹTho xuất ngân sách chi trả số tiền trên. Đã thực hiện chi trả xong vào tháng 01/2006.

2. Giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Thị Hoa Lệ, ngụ ấp Tây, thị trấn Vĩnh Bình,huyện Gò Công Tây, Tiền Giang

Ngày 21/3/1991, bà Hoa Lệ đang làm giáo viên giảng dạy tại Trường THCS ĐồngThạnh thì bị Hội đồng kỹ thuật của trường xử lý bằng hình thức khiển trách do vi phạm kỷ luậtlao động. Ngày 20/11/1991, UBND huyện Gò Công Tây ra Quyết định số 433/QĐ-UB cho bàHoa Lệ thôi việc, hưởng trợ cấp một lần, bà thống nhất và gởi đơn khiếu nại nhiều nơi.

Ngày 19/5/2006, UBND tỉnh Tiền Giang ra Quyết định số 1882/QĐ-UB, nội dung:chấp nhận đơn khiếu nại của bà Hoa Lệ về việc UBND huyện Gò Công Tây ra Quyết địnhcho bà nghỉ việc; huỷ bỏ Quyết định số 443/QĐ-UB của UBND huyện Gò Công Tây (dokhông đúng thủ tục hành chính và chưa đúng quy định của pháp luật); giao Chủ tịch UBNDhuyện giải quyết chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho bà từ tháng 7/1991 đến03/02/2006 với số tiền 132.776.127 đồng, Bà Hoa Lệ liên hệ các cơ quan có liên quan hướngdẫn lập thủ tục xin nghỉ hưu theo nguyện vọng.

3. Giải quyết Đơn khiếu nại của bà Võ Thị Xuân, ngụ số 308/9/4 đường Trần HưngĐạo, phường 4, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang

Bà Xuân nguyên là giáo vỉên trường Lê Ngọc Hân, phường 6 TP Mỹ Tho. Do bà cónhiều khuyết điểm, ngày 29/3/1988 UBND thành phố Mỹ Tho ra Quyết định số 276/QĐ-

Page 180: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

175

UB buộc bà thôi việc. Bà khiếu kiện ra TA, qua các lần xét xử, TANDTC đã huỷ Quyếtđịnh số 276/QĐ-UB nêu trên và giao UBND thành phố Mỹ Tho quyết định hình thức kỷluật nhẹ hơn.

Ngày 06/9/1996, UBND thành phố Mỹ Tho ra Quyết định số 413/QĐ-UB huỷ bỏQuyết định buộc thôi việc và xử lý kỷ luật bà Xuân mức nhẹ hơn là hạ ngạch, chuyển làmnhân viên văn phòng, không trực tiếp giảng dạy. Bà Xuân không đồng ý.

Ngày 08/12/2003, UBND thành phố Mỹ Tho ra Quyết định số 1179/QĐ-UB bác đơnbà Xuân đòi được bố trí tại làm giáo viên giảng dạy, chấp nhận yêu cầu của bà về phục hồiquyền lợi vật chất cho bà từ tháng 01/1988 đến tháng 12/1996 với tổng số tiền là 31.203.177đồng. Ngày 09/11/2004, UBND tỉnh Tiền Giang ra Quyết định giải quyết khiếu nại cuốicùng số 4702/QĐ-UB nội dung; chuẩn y Quyết định 1179/QĐ-UB của UBND thành phố MỹTho, bác đơn khiếu nại của bà Xuân (hiện bà Xuân tiếp tục khiếu nại).

Page 181: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

176

Phụ lục 2.2

MỘT SỐ VỤ VIỆC BỒI THƯỜNG CÓ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO KÉO DÀI

(Nguồn: Tài liệu Hội thảo khoa học “Đưa Luật Trách nhiệm bồi thườngvào cuộc sống”, Bộ Tư pháp năm 2013)

1. Vụ khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường của vợ chồng bà Huỳnh Thị Nga, ông VõVăn Học, trú tại thôn Thạch By, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi

Vụ việc xảy ra từ 2005 do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức được xác định từnăm 2009. Tuy nhiên, chỉ một phần tài sản được xác định là do hành vi trái pháp luật của cánbộ, công chức gây ra; trong khi đó, theo đương sự còn một phần tài sản khác cũng bị thiệt hạinhưng chưa được xác định. Do đó, đương sự khiếu nại rất gay gắt và đề nghị được xem xét,giải quyết bồi thường theo yêu cầu với giá trị lớn, hiện nay, vụ việc đang được cơ quan có thẩmquyền xem xét, giải quyết. Cụ thể:

Quá trình tổ chức thi hành Bản án số 04/DSST ngày 18/6/2004 của TAND huyện ĐứcPhổ, Thi hành án dân sự huyện Đức Phổ đã tiến hành xử lý đối với hai tàu đánh cá QNG94852-TS và QNG 98642-TS. Không đồng ý với việc tổ chức thi hành án của Thi hành án dânsự huyện Đức Phổ, bà Nga, ông Học khiếu nại và Thi hành án dân sự huyện Đức Phổ, Thihành án dân sự tỉnh Quảng Ngãi lần lượt giải quyết. Tuy nhiên, ông Học, bà Nga vẫn khôngđồng ý và có nhiều đơn khiếu nại gửi các cơ quan Trung ương, do đó, ngày 03/11/2009, Bộtrưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại số 2077/QĐ-BTP có nội dung:"THADS huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi đã áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên ngay,không thông báo trước việc kê biên tàu cá QNG 94852-TS là không đúng quy định pháp luật.Ông Học, bà Nga có quyền yêu cầu bồi thường những thiệt hại thực tế hợp lý do việc cưỡngchế thi hành án mà không thông báo trước gây ra. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc vềTHADS huyện Đức Phổ”. Đồng thời, Quyết định này cũng xác định Chấp hành viên, côngchức Thi hành án dân sự huyện Đức Phổ đã có sai phạm liên quan đến tàu cá QNG 98642-TSnhưng không đề cập đến trách nhiệm bồi thường đối với chiếc tàu này.

Vẫn không đồng tình với Quyết định số 2077/QĐ-BTP, bà Nga, ông Học tiếp tục cóđơn khiếu nại gửi các cơ quan Trung ương và yêu cầu bồi thường 05 khoản với số tiền hơn 04tỷ đồng, trong đó yêu cầu bồi thường đối với tàu cá QNG 98642-TS là 365.000.000 đồng. Đểcó cơ sở xem xét lại việc giải quyết khiếu nại của bà Nga, ông Học, Bộ Tư pháp đã tiến hànhxem xét lại Quyết định số 2077/QĐ-BTP. Bước đầu qua nghiên cứu, xem xét lại toàn bộ vụviệc, làm việc với các cơ quan hữu quan và chính quyền địa phương cho thấy: thiệt hại về contàu QNG 94852-TS của bà Nga, ông Học là có thật và sai sót trong việc xử lý tàu cá QNG98642-TS của Ngân hàng cũng có nguồn gốc từ việc kê biên, tổ chức thi hành án không đúngcủa Thi hành án dân sự huyện Đức Phổ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có kết luận chínhthức để giải quyết dứt điểm khiếu nại và giải quyết bồi thường thiệt hại cho bà Nga, ông Học.

2. Vụ khiếu nại, tố cáo và yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Hữu Trấn, trú tại 141Hoàng Văn Thái, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội

Đây là trường hợp thiệt hại thực tế xảy ra đối với ông Nguyễn Hữu Trấn từ năm 1998,hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại được xác định từ năm 2008, đương

Page 182: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

177

sự yêu cầu giải quyết bồi thường từ 2008 và cơ quan có trách nhiệm cũng đã tiến hành thủ tụcbồi thường từ 2008 nhưng đến nay người bị thiệt hại vẫn chưa được bồi thường.

Xuất phát từ việc đương sự khiếu nại, tố cáo Thi hành án dân sự Ba Đình (nay là Chicục Thi hành án dân sự quận Ba Đình) có vi phạm pháp luật trong quá trình tổ chức thi hànhBản án dân sự số 09/PTDS ngày 19/01/1998 của TAND thành phố Hà Nội và đã được Bộtrưởng Bộ Tư pháp xem xét giải quyết bằng Kết luận thanh tra số 2014/KL-BTP ngày26/6/2008. Theo đó, trong quá trình thi hành án, ông Nguyễn Hữu Trấn đã xuất trình Công vănhoãn thi hành án số 46/CV-DS ngày 07/9/1999 của VKSNDTC nhưng Thi hành án dân sựquận Ba Đình vẫn tiếp tục thi hành và việc tiếp tục thi hành án này được xác định là trái phápluật; Đồng thời, trong quá trình xử lý tài sản của ông Nguyễn Hữu Trấn, Thi hành án dân sựquận Ba Đình đã thiếu trách nhiệm, gây thiệt hại về tài sản cho ông Nguyễn Hữu Trấn.

Sau khi có Kết luận số 2014/KL-BTP, ngày 26/6/2008, Thi hành án dân sự quận BaĐình đã thành lập Hội đồng xét giải quyết bồi thường thiệt hại cho ông Trấn. Tuy nhiên, quátrình giải quyết bồi thường, Thi hành án dân sự quận Ba Đình lại có một số sai sót như: khôngthực hiện thủ tục xác minh vụ việc, sơ bộ đánh giá thiệt hại theo quy định; đình chỉ việc giảiquyết bồi thường thiệt hại, ấn định thời hạn để người bị thiệt hại khiếu nại hoặc khởi kiện raTA không đúng quy định của pháp luật. Hiện nay, việc giải quyết BTTH cho ông Trấn đãdừng lại theo Quyết định đình chỉ nêu trên; Thi hành án dân sự quận Ba Đình và Hà Nội vẫnchưa có định hướng rõ ràng về việc tiếp tục giải quyết và lựa chọn pháp luật để áp dụng giảiquyết yêu cầu bồi thường đối với ông Trấn.

3. Vụ khiếu nại và yêu cầu bồi thường của ông Huỳnh Hoàng Lộc và ông Nguyễn VănKháng tại ấp Vĩnh Thời, xã Vĩnh Thanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Đây là vụ việc hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại cho đươngsự được xác định từ năm 1999 nhưng đến nay cũng vẫn chưa giải quyết được yêu cầu bồithường thiệt hại. Cụ thể:

Người bị thi hành án có đơn khiếu nại vì không đồng ý với việc Đội thi hành án huyệnChâu Thành bán đấu giá quyền sử dụng đất của mình để thi hành Bản án dân sự số: 30/DSSTngày 14/04/1999 của TAND huyện Châu Thành. Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Thihành án dân sự huyện Châu Thành nhận thấy Chấp hành viên có vi phạm thủ tục khi thực hiệnbán đấu giá nên hủy kết quả bán đấu giá và thỏa thuận với người trúng đấu giá (đã nộp tiền đầyđủ) là ông Nguyễn Văn Kháng, ông Huỳnh Hoàng Lộc để giải quyết hậu quả phát sinh khi cóQuyết định “Hủy kết quả bán đấu giá tài sản”.

Thi hành án dân sự huyện Châu Thành đã không thành lập Hội đồng xét giải quyết bồithường, không thực hiện các thủ tục xác minh vụ việc, sơ bộ đánh giá thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật mà chỉ trao đổi thỏa thuận với ông Lộc, ông Kháng về việc giải quyết hậu quảphát sinh khi kết quả bán đấu giá tài sản để thi hành án bị hủy. Việc trao đổi, thỏa thuận khôngthành, Đội thi hành án dân sự huyện Châu Thành không chuyển hồ sơ đề nghị TA giải quyết,nên ông Lộc và ông Kháng có đơn yêu cầu TA giải quyết, TAND huyện Châu Thành đã thụ lývà xét xử vụ kiện. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, trường hợp này TA chưa có đủ căncứ để thụ lý, giải quyết. Đến nay, thiệt hại của ông Lộc, ông Kháng vẫn chưa được bồi thườngdo chưa xác định được nguồn kinh phí để bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ratrong trường hợp này.

Page 183: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

178

Phụ lục 3.1TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG VÀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ

(Số liệu tính từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2012; nguồn: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp)

Đơn vị: đồngKết quả giải quyếtSố vụ việc thụ lý

Số vụ việc đã giải quyết Số vụ việc đang giải quyếtTT Cơ quan/địa phương báo cáo

Tổngsố QLHC TT THADS QLHC TT THADS Tổng QLHC TT THADS Tổng

Tổng số tiền bồithường cho người

bị thiệt hại(đồng)

Số vụ việc đãthực hiện

trách nhiệmhoàn trả

Ghi chú

Tổng số trên địa bàn cả nước 182 56 99 27 41 85 11 137 15 14 16 45 23.231.191.941 11A BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ 36 8 1 27 6 1 11 18 2 - 16 18 5.608.357.932 5

1 Bộ Công an 2 1 1 - 1 1 - 2 - - - - 180.500.000

2 Bộ Công thương - - - - - - - - - - - - - -

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo - - - - - - - - - - - - - -

4 Bộ Giao thông Vận tải - - - - - - - - - - - - - -

5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư - - - - - - - - - - - - - -

6 Bộ Khoa học và Công nghệ - - - - - - - - - - - - - -

7 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - - - - - - - - - - - - - -

8 Bộ Ngoại giao - - - - - - - - - - - - - -

9 Bộ Nội vụ - - - - - - - - - - - - - -

10 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - - - - - - - - - - - - - -

11 Bộ Quốc phòng - - - - - - - - - - - - - -

12 Bộ Tài chính 7 7 - - 5 - - 5 2 - - 2 33.168.900 2

13 Bộ Tài nguyên và Môi trường - - - - - - - - - - - - - -

14 Bộ Thông tin và Truyền thông - - - - - - - - - - - - - -

15 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - - - - - - - - - - - - - -

16 Bộ Xây dựng - - - - - - - - - - - - - -

17 Bộ Y tế - - - - - - - - - - - - - -

18 Bộ Tư pháp 27 - - 27 - - 11 11 - - 16 16 5.394.689.032 303 vụ việc theo

NĐ 47

Page 184: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

179

Kết quả giải quyếtSố vụ việc thụ lýSố vụ việc đã giải quyết Số vụ việc đang giải quyết

TT Cơ quan/địa phương báo cáoTổng

số QLHC TT THADS QLHC TT THADS Tổng QLHC TT THADS Tổng

Tổng số tiền bồithường cho người

bị thiệt hại(đồng)

Số vụ việc đãthực hiện

trách nhiệmhoàn trả

Ghi chú

19 Ngân hàng nhà nước VN - - - - - - - - - - - - - -

20 Ủy Ban dân tộc - - - - - - - - - - - - - -

21 Thanh tra Chính phủ - - - - - - - - - - - - - -

B CƠ QUAN TỐ TỤNG 98 - 98 - - 84 - 84 - 14 - 14 8.315.158.114 -

1 Viện kiểm sát nhân dân tối cao 69 - 69 - - 64 - 64 - 5 - 5 6.672.752.166 -

Cán bộ, côngchức có lỗi vô ýnên không phảithực hiện tráchnhiệm hoàn trả

2 Tòa án nhân dân tối cao 29 - 29 - - 20 - 20 - 9 - 9 1.642.405.948 1

CĐỊA PHƯƠNG (số liệu không baogồm lĩnh vực THADS, TT)

48 48 35 35 13 13 9.307.675.895 6

1 An Giang 2 2 - - 2 - - 2 - - - - 1.520.039.037

2 Bà Rịa - Vũng Tàu - - - - - - - - - - - - - -

3 Bắc Giang - - - - - - - - - - - - - -

4 Bắc Kạn - - - - - - - - - - -

5 Bạc Liêu 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 85.736.000

6 Bắc Ninh - - - - - - - - - - - - - -

7 Bến Tre - - - - - - - - - - - - - -

8 Bình Định 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 10.000.000

9 Bình Dương - - - - - - - - - - - - - -

10 Bình Phước - - - - - - - - - - - - - -

11 Bình Thuận 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 688.219.371 -

12 Cà Mau 2 2 - - - - - 2 - - 2 -

13 Cần Thơ 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 8.000.000

14 Cao Bằng - - - - - - - - - - - - - -

15 Đà Nẵng - - - - - - - - - - - - - -

Page 185: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

180

Kết quả giải quyếtSố vụ việc thụ lýSố vụ việc đã giải quyết Số vụ việc đang giải quyết

TT Cơ quan/địa phương báo cáoTổng

số QLHC TT THADS QLHC TT THADS Tổng QLHC TT THADS Tổng

Tổng số tiền bồithường cho người

bị thiệt hại(đồng)

Số vụ việc đãthực hiện

trách nhiệmhoàn trả

Ghi chú

16 Đắk Lắk 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 128.560.000 1

17 Đắk Nông - - - - - - - - - -

18 Điện Biên 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 15.371.411 1

19 Đồng Nai 1 1 - - 1 - - 1 - - - - - 1

20 Đồng Tháp 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 199.056.000

21 Gia Lai - - - - - - - - - - - - - -

22 Hà Giang - - - - - - - - - - - - - -

23 Hà Nam - - - - - - - - - - - - - -

24 Hà Nội - - - - - - - - - - - - - -

25 Hà Tĩnh - - - - - - - - - - - - - -

26 Hải Dương - - - - - - - - - - - - - -

27 Hải Phòng - - - - - - - - - - - - - -

28 Hậu Giang 3 3 - - 3 - - 3 - - - - 1.253.731.875 -

29 Hoà Bình 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 62.000.000 -

30 Hưng Yên - - - - - - - - - - - - - -

31 TP.Hồ Chí Minh 2 2 - - 2 - - 2 - - - - 203.007.000 1

32 Khánh Hoà - - - - - - - - - - - - - -

33 Kiên Giang - - - - - - - - - - - - - -

34 Kon Tum - - - - - - - - - - - - - -

35 Lai Châu - - - - - - - - - - - - - -

36 Lâm Đồng - - - - - - - - - - - - - -

37 Lạng Sơn 3 3 - - 3 - - 3 - - - - 1.896.200.000 1

38 Lào Cai - - - - - - - - - - - - - -

39 Long An - - - - - - - - - - - - - -

40 Nam Định 2 2 - - 2 - - 2 - - - - 29.686.000

41 Nghệ An 8 8 - - 2 - - 2 6 - - 6 926.000.000

Page 186: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

181

Kết quả giải quyếtSố vụ việc thụ lýSố vụ việc đã giải quyết Số vụ việc đang giải quyết

TT Cơ quan/địa phương báo cáoTổng

số QLHC TT THADS QLHC TT THADS Tổng QLHC TT THADS Tổng

Tổng số tiền bồithường cho người

bị thiệt hại(đồng)

Số vụ việc đãthực hiện

trách nhiệmhoàn trả

Ghi chú

42 Ninh Bình - - - - - - - - - - - - - -43 Ninh Thuận 2 2 - - - - - - 2 - - 2 -44 Phú Thọ - - - - - - - - - - - - - -45 Phú Yên - - - - - - - - - - - - - -46 Quảng Bình - - - - - - - - - - - - - -47 Quảng Nam - - - - - - - - - - - - - -48 Quảng Ngãi 1 1 - - - - - - 1 - - 1 - -49 Quảng Ninh - - - - - - - - - - - - - -50 Quảng Trị - - - - - - - - - - -51 Sóc Trăng 3 3 - - 3 - - 3 - - - - 1.496.579.20152 Sơn La 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 136.513.00053 Tây Ninh 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 56.800.000 -54 Thái Bình - - - - - - - - - - - - -55 Thái Nguyên 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 3.525.00056 Thừa Thiên Huế - - - - - - - - - - - - - -57 Thanh Hoá 2 2 - - 2 - - 2 - - - - 524.238.00058 Tiền Giang 1 1 - - 1 - - 1 - - - - 26.862.000 159 Trà Vinh - - - - - - - - - - - - - -60 Tuyên Quang 2 2 - - 1 - - 1 1 - - 1 9.550.00061 Vĩnh Long - - - - - - - - - - - - - -62 Vĩnh Phúc - - - - - - - - - - - - - -63 Yên Bái 3 3 - - 2 - - 2 1 - - 1 28.002.000

Ghi chú: - QLHC: Quản lý hành chính; TT: tố tụng; THADS: Thi hành án dân sự;- Những ô "-" số liệu bằng "0". Trong số 99 vụ việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của các cơ quan tiến hành tố tụng có 91

vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự; 08 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự

Page 187: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

182

Phụ lục 3.2TÌNH HÌNH YÊU CẦU BỒI THƯỜNG, GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG VÀ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM HOÀN TRẢ

(Số liệu tính từ ngày 31/12/2012 đến 31/12/2013; nguồn: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp)

Số vụ việc giải quyếtnăm 2013

Thực hiện trách nhiệmhoàn trả

TT Cơ quan/địa phươngbáo cáo

Số lượngđơn yêu cầubồi thườngnăm 2013

Số vụ việcthụ lý năm

2013

Số vụ việcthụ lý

năm 2012chuyển

sangTổng số

Số vụ việcđã giải

quyết xong

Số vụ việcchưa giải

quyết xong

Số tiền bồithường (*1)(nghìn đồng)

Số vụ việc đãban hành

Quyết địnhhoàn trả

Số tiền hoàn trả(*2)

(nghìn đồng)

GHI CHÚ

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀNCẢ NƯỚC

82 61 21 82 37 45 38.457.842 8 233.756

Trong số 82 đơn yêu cầu bồithường năm 2013 (không bao gồm18 vụ việc được Tòa án thụ lý giảiquyết theo thủ tục tố tụng dân sự

tại mục IV dưới đây), có 61trường hợp được thụ lý giải quyếtbồi thường, 21 vụ việc không đủ

điều kiện thụ lý.

I LĨNH VỰC QUẢN LÝHÀNH CHÍNH(*3)

7 6 13 19 10 9 6.980.044 1 25.000

1 Bộ Công an 1 1 - - 1 - 650.000 - -

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo 1 - - - - - - - -Không thuộc trách nhiệm bồi

thường theo quy định của LuậtTNBTCNN

3 Bộ Tài chính - 1 1 - 1 - - -

4 Bình Thuận - 1 1 1 - 688.219 - -

5 Cà Mau - 1 1 - 1 - - -

6 Đắk Lắk - 1 1 1 - 128.560 1 25.000

7 TP.Hồ Chí Minh 1 1 - 1 - 1 - - -

8 Nghệ An - 6 6 3 3 91.022 - -

Page 188: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

183

Số vụ việc giải quyếtnăm 2013

Thực hiện trách nhiệmhoàn trả

TT Cơ quan/địa phươngbáo cáo

Số lượngđơn yêu cầubồi thườngnăm 2013

Số vụ việcthụ lý năm

2013

Số vụ việcthụ lý

năm 2012chuyển

sangTổng số

Số vụ việcđã giải

quyết xong

Số vụ việcchưa giải

quyết xong

Số tiền bồithường (*1)(nghìn đồng)

Số vụ việc đãban hành

Quyết địnhhoàn trả

Số tiền hoàn trả(*2)

(nghìn đồng)

GHI CHÚ

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)9 Quảng Ngãi - 1 1 1 - 4.045.664 - -

10 Quảng Ninh 1 1 - 1 - 1 - - -

11 Sóc Trăng 2 2 - 2 2 - 1.376.579 - -

12 Thái Nguyên - 1 1 - 1 - - -

13 Tuyên Quang 1 1 1 2 1 1 - -

II LĨNH VỰC THI HÀNHÁN DÂN SỰ (*4)

8 9 8 17 16 1 6.886.717 7 208.756

1 An Giang 1 1 1 1 - 23.622 - -

2 Bình Định 1 1 1 2 1 1 292.694

3 Cần Thơ 2 2 - 2 2 501.650 - -

4 Đồng Nai 1 1 - 1 1 - 1.174.655 - -

5 Đắk Lắk 1 1 1 0 121.535 1 121.535Giải quyết bồi thường

theo NĐ 47/CP

6 Lạng sơn 1 1 1 - 158.814 1 50.432Giải quyết bồi thường

theo NĐ 47/CP7 Lâm Đồng 1 1 1 - 136.596 - -

8 Nghệ An 1 1 1 1 - 371.348 - -

9 Ninh Thuận 1 1 1 1.071.672 1 6.049

10 TP.HCM 1 1 - 1 1 - 500.000 - -

1 - 1 1 - 2.308.750 1 14.90411 Quảng Ngãi 1

1 1 1 - 122.553 - -

12 Tây Ninh 0 0 3 3 3 - 102.828 3 15.836

Page 189: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

184

Số vụ việc giải quyếtnăm 2013

Thực hiện trách nhiệmhoàn trả

TT Cơ quan/địa phươngbáo cáo

Số lượngđơn yêu cầubồi thườngnăm 2013

Số vụ việcthụ lý năm

2013

Số vụ việcthụ lý

năm 2012chuyển

sangTổng số

Số vụ việcđã giải

quyết xong

Số vụ việcchưa giải

quyết xong

Số tiền bồithường (*1)(nghìn đồng)

Số vụ việc đãban hành

Quyết địnhhoàn trả

Số tiền hoàn trả(*2)

(nghìn đồng)

GHI CHÚ

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12)

III LĨNH VỰC TỐTỤNG(*5)

67 46 - 46 11 35 1.890.291 -

A TỐ TỤNG HÌNH SỰ 60 42 0 42 11 31 1.890.291 -

1 Ngành Kiểm sát 54 37 - 37 8 29 1.433.415Trong số 54 đơn yêu cầu bồi

thường có 17 vụ việc không thuộcdiện được bồi thường

2 Ngành Tòa án 4 3 - 3 2 1 333.021Trong số 04 đơn yêu cầu bồi

thường có 01 vụ việc không đủcăn cứ thụ lý

3 Ngành Công an 2 2 2 1 1 123.855

B TỐ TỤNG DÂN SỰ 7 4 - 4 - 4 0

1 Ngành Tòa án 7 4 - 4 - 4 - 03 vụ việc không đủ căn cứ thụ lý

IV

TÒA ÁN GIẢI QUYẾTBỒI THƯỜNG THEOTHỦ TỤC TỐ TỤNG

DÂN SỰ (*6)

20(*7) 18(*8) 18 11 7 22.700.790

Riêng vụ việc ông Lương NgọcPhi, Tòa án đã tuyên cơ quan cótrách nhiệm bồi thường phải bồithường 21.455.911 nghìn đồng.

Ghi chú: (*1) Số tiền bồi thường được xác định theo quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc bản án của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật.

(*2) Số tiền hoàn trả được xác định theo Quyết định hoàn trả đã có hiệu lực pháp luật.(*3), (*4), (*5): Số liệu vụ việc người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường tại có quan có trách nhiệm bồi thường.(*6) Số liệu vụ việc người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định tại Điều 22 Luật TNBTCNN.(*7) Vụ việc người bị thiệt hại khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự.(*8) Vụ việc được Tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Page 190: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

185

Phụ lục 3.3TÌNH HÌNH KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ CỦA SỞ TƯ PHÁP, PHÒNG TƯ PHÁP CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC

THUỘC TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG

(Số liệu tính đến ngày 31/12/2012; nguồn: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp)

Sở Tư pháp Phòng Tư pháp

TT Địa phươngĐơn vị được giao nhiệm vụ

quản lý nhà nước về công tác bồithường tại Sở Tư pháp

Tổng sốcán bộ

(chuyêntrách,kiêm

nhiệm)

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Địa phương đãđược HĐND

tỉnh thông quađề án biên chếnhưng Bộ Nội

vụ chưa cấp bổsung biên chế

Địa phương đãđược cấp biên

chế nhưng chưacó nguồn tuyển

dụng

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)Tổng số 754 10 73 2 669 29 8

1 An Giang Phòng Hành chính tư pháp 11 1 1 - 9

2 Bà Rịa-Vũng Tàu Phòng Hành chính tư pháp 7 - 1 - 6 1

3 Bắc Giang Phòng Hành chính tư pháp 11 - 1 - 10

4 Bắc Kạn Phòng Hành chính tư pháp 9 - 1 - 8 1

5 Bạc Liêu Phòng Hành chính tư pháp-Bổ trợ tư pháp 8 - 1 - 7

6 Bắc Ninh Phòng Hành chính tư pháp 9 - 1 - 8 1

7 Bến Tre Phòng Kiểm tra văn bản pháp luật 10 - 1 - 9

8 Bình định Phòng Hành chính tư pháp 12 1 - 11 1

9 Bình Dương Phòng Bổ trợ tư pháp 8 - 1 - 7

10 Bình Phước Phòng Hành chính tư pháp 11 1 - - 10

11 Bình Thuận Phòng Hành chính tư pháp 11 - 1 - 10 1

12 Cà Mau Phòng Hành chính tư pháp 11 - 1 - 10

Page 191: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

186

Sở Tư pháp Phòng Tư pháp

TT Địa phươngĐơn vị được giao nhiệm vụ

quản lý nhà nước về công tác bồithường tại Sở Tư pháp

Tổng sốcán bộ

(chuyêntrách,kiêm

nhiệm)

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Địa phương đãđược HĐND

tỉnh thông quađề án biên chếnhưng Bộ Nội

vụ chưa cấp bổsung biên chế

Địa phương đãđược cấp biên

chế nhưng chưacó nguồn tuyển

dụng

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)13 Cần Thơ Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1

14 Cao Bằng Phòng Hành chính tư pháp 14 - 1 - 13

15 Đà Nẵng Phòng Hành chính tư pháp 9 - 2 1 6

16 Đắk Lắk Phòng Bổ trợ tư pháp 16 - 1 - 15 1

17 Đắk Nông Phòng Hành chính tư pháp 12 - 3 1 8 1

18 Điện Biên Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1

19 Đồng Nai Phòng Hành chính tư pháp 12 - 1 - 11

20 Đồng Tháp Phòng Hành chính tư pháp 13 1 - - 12 1

21 Gia Lai Phòng Hành chính tư pháp 18 1 - - 17

22 Hà Giang Phòng Hành chính tư pháp 12 - 1 - 11 1

23 Hà Nam Phòng Hành chính tư pháp 7 - 1 - 6

24 Hà Nội Phòng Kiểm tra & theo dõi thi hành pháp luật 30 - 1 - 29 1

25 Hà Tĩnh Phòng Hành chính tư pháp 13 1 - 12

26 Hải Dương Phòng Tổ chức cán bộ 13 - 1 - 12 1

27 Hải Phòng Phòng Hành chính tư pháp 16 1 - - 15

28 Hậu Giang Phòng Hành chính tư pháp 8 - 1 - 7 1

29 Hòa Bình Phòng Hành chính tư pháp 13 - 2 - 11

30 Hưng Yên Phòng Hành chính tư pháp 11 - 1 - 10 1

31 TP. Hồ Chí Minh Phòng Công tác thi hành pháp luật 27 - 3 - 24

Page 192: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

187

Sở Tư pháp Phòng Tư pháp

TT Địa phươngĐơn vị được giao nhiệm vụ

quản lý nhà nước về công tác bồithường tại Sở Tư pháp

Tổng sốcán bộ

(chuyêntrách,kiêm

nhiệm)

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Địa phương đãđược HĐND

tỉnh thông quađề án biên chếnhưng Bộ Nội

vụ chưa cấp bổsung biên chế

Địa phương đãđược cấp biên

chế nhưng chưacó nguồn tuyển

dụng

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)32 Khánh Hòa Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1 1

33 Kiên Giang Phòng Hành chính tư pháp 16 - 1 - 15 1

34 Kon Tum Thanh tra Sở Tư pháp 10 - 1 - 9 1 1

35 Lai Châu Phòng Hành chính tư pháp 10 - 3 - 7 1

36 Lâm Đồng Phòng Hành chính tư pháp 13 - 1 - 12 1

37 Lạng Sơn Phòng kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản QPPL 12 - 1 - 11

38 Lào Cai Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1

39 Long An Phòng theo dõi và thi hành pháp luật 15 - 1 - 14 1

40 Nam Định Phòng Hành chính tư pháp 12 - 2 - 10

41 Nghệ An Phòng Hành chính tư pháp 21 - 1 - 20

42 Ninh Bình Phòng Hành chính tư pháp 9 - 1 - 8 1

43 Ninh Thuận Phòng Hành chính tư pháp 8 - 1 - 7 1

44 Phú Thọ Phòng xây dựng và ban hành văn bản 16 - 3 - 13 1

45 Phú Yên Phòng Hành chính tư pháp 1 - 1 - - 1

46 Quảng Bình Phòng bổ trợ tư pháp 8 - 1 - 7 1

47 Quảng Nam Phòng Thanh tra 19 - 1 - 18

48 Quảng Ngãi Phòng Thanh tra 15 - 1 - 14

49 Quảng Ninh Phòng xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật 1 1 - - -

50 Quảng Trị Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9

Page 193: THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ TR¸CH NHIÖM BåI …amilawfirm.com/wp-content/uploads/2019/08/51.-Luận-án...2004, Bộ luật Dân sự năm 1995 (sửa đổi, bổ sung năm 2005),

188

Sở Tư pháp Phòng Tư pháp

TT Địa phươngĐơn vị được giao nhiệm vụ

quản lý nhà nước về công tác bồithường tại Sở Tư pháp

Tổng sốcán bộ

(chuyêntrách,kiêm

nhiệm)

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Chuyêntrách

Kiêmnhiệm

Địa phương đãđược HĐND

tỉnh thông quađề án biên chếnhưng Bộ Nội

vụ chưa cấp bổsung biên chế

Địa phương đãđược cấp biên

chế nhưng chưacó nguồn tuyển

dụng

Ghi chú

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11)51 Sóc Trăng Phòng Hành chính tư pháp 12 - 1 - 11

52 Sơn La Phòng Hành chính tư pháp 12 - 1 - 11 1 1

53 Tây Ninh Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1

54 Thái Bình Phòng Hành chính tư pháp 10 1 1 - 8

55 Thái Nguyên Phòng kiểm tra và theo dõi thi hành VBQPPL 10 - 3 - 7

56 Thừa Thiên Huế Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9

57 Thanh Hóa Phòng Bổ trợ tư pháp 32 - 5 - 27 1

58 Tiền Giang Phòng xây dựng và theo dõi thi hành VBQPPL 12 1 1 - 10 1

59 Trà Vinh Phòng Hành chính tư pháp 9 - 1 - 8

60 Tuyên Quang Phòng Hành chính tư pháp 8 - 1 - 7 1

61 Vĩnh Long Phòng Hành chính tư pháp 9 - 1 - 8 1

62 Vĩnh Phúc Phòng Hành chính tư pháp 12 - 1 - 11

63 Yên Bái Phòng Hành chính tư pháp 10 - 1 - 9 1

Ghi chú: Những ô "-" số liệu bằng 0