57
Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam Vũ Thị Quỳnh Anh, Đoàn Việt Dũng, Đỗ Thu Hương Tháng 3 - 2014 Nghiên cứu

Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Untapped market: social enterprises in the health and agriculture sectors in VietnamVu Thi Quynh Anh, Doan Viet Dung, Do Thu Huong

March 2014

Report

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt NamVũ Thị Quỳnh Anh, Đoàn Việt Dũng, Đỗ Thu Hương

Tháng 3 - 2014

Nghiên cứu

Page 2: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

 

Page 3: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

ATS (Doanh nghiệp) An Toàn Sống

BC Hội đồng Anh

CCHCPS Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng và Hỗ trợ Phòng chống HIV/AIDS

CIEM Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

CSIP Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng

CSO Tổ chức xã hội dân sự

GDP Tổng sản phẩm trong nước

ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

KCT Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Phát triển Khoa học Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình

Light Tổ chức Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng

MFI Tổ chức tài chính vi mô

MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MTTS Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Y tế

NGO Tổ chức Phi chính phủ

NJCF Quỹ Quốc gia Giải quyết Việc làm

ODI Viện Phát triển Nước ngoài

PRF Quỹ Xóa đói Giảm nghèo

PWD Người khuyết tật

SE Doanh nghiệp xã hội

SEPON Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

Trường Sanh Cơ sở Bào chế Đông dược Trường Sanh

UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

VBSP Ngân hàng Chính sách xã hội

VHLSS Khảo sát Mức sống Dân cư

VRAT Công ty TNHH Sản xuất và Cung ứng Rau quả An toàn VRAT

VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Page 4: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

1. Giới thiệu ................................................................................................................ 1

1.1. Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................................... 1

1.2. Mục đích của nghiên cứu .............................................................................................. 1

1.3. Khái niệm DNXH ........................................................................................................... 1

1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.5. Báo cáo ....................................................................................................................... 3

2. Tổng quan về môi trường hoạt động của các DNXH tại Việt Nam ........................... 4

2.1. Quá trình phát triển của các DNXH tại Việt Nam .............................................................. 4

2.2. Môi trường hoạt động của các DNXH tại Việt Nam ........................................................... 4

3. Tổng quan về ngành nông nghiệp và vai trò của các nhân tố trong ngành này ...... 8

3.1. Tổng quan về ngành nông nghiệp .................................................................................. 8

3.2. Vai trò của các nhân tố trong ngành nông nghiệp ........................................................... 9

4. Tổng quan về ngành y tế và vai trò của các nhân tố trong ngành này .................. 11

4.1. Khái quát về ngành y tế .............................................................................................. 11

4.2. Vai trò của các nhân tố trong ngành y tế ...................................................................... 12

5. Hoạt động, những cơ hội và rào cản của các DNXH trong ngành y tế và nông nghiệp

tham gia khảo sát… .................................................................................................. 14

5.1. Giới thiệu các DN tham gia khảo sát ............................................................................. 14

5.2. Hoạt động của các DNXH được phỏng vấn ................................................................... 18

5.3. Mô hình kinh doanh .................................................................................................... 19

5.4. Yếu tố sáng tạo và thành công .................................................................................... 25

5.5. Các cơ hội cho những doanh nghiệp được khảo sát ....................................................... 25

5.6. Nhu cầu của các nhóm chưa được đáp ứng và các thị trường ngách đã được xác định dành

cho các DNXH trong ngành y tế ......................................................................................... 31

5.7. Những khó khăn mà các DN được phỏng vấn gặp phải .................................................. 35

6. Kết luận và khuyến nghị ....................................................................................... 38

6.1. Kết luận ..................................................................................................................... 38

6.2. Khuyến nghị............................................................................................................... 38

Page 5: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Danh sách biểu đồ

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp so với các ngành khác

Biểu đồ 2: Phân loại các DNXH được phỏng vấn theo các giai đoạn (GĐ) phát triển khác nhau

Biểu đồ 3: Mô hình kinh doanh

Danh sách bảng:

Bảng 1: Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức pháp lý khác nhau áp dụng cho DNXH theo

luật pháp

Bảng 2: Thành tích trong các chỉ sổ sức khỏe chính

Bảng 3: Mô tả ngắn gọn về các DN được khảo sát

Bảng 4: Tính chất của các DNXH được khảo sát

Bảng 5: Người hưởng lợi của các DN được phỏng vấn

Bảng 6: Tăng trưởng doanh thu qua các năm của các DNXH được phỏng vấn trong ngành nông

nghiệp

Bảng 7: Tăng trưởng doanh thu qua các năm của các DN được phỏng vấn trong ngành y tế

Page 6: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc
Page 7: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

LỜI CẢM ƠN

Viện Phát triển Nước ngoài (ODI) xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia

Sáng (Spark Center) vì đã thực hiện nghiên cứu này tại Việt Nam.

Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia Sáng xin gửi lời cảm ơn ông William Smith vì những hỗ

trợ và góp ý kịp thời trong suốt quá trình nghiên cứu. Chúng tôi cũng muốn bày tỏ lòng cảm kích với

những chia sẻ và kiến thức về điều hành doanh nghiệp cùng với nguồn cảm hứng từ lãnh đạo các

doanh nghiệp được phỏng vấn (KCT, Light, Nhà máy Tinh bột sắn SEPON, Cơ sở Bào chế Đông Dược

Trường Sanh, HTX Evergrowth, MTTS, Trí Đức 115, An Toàn Sống, Quỹ Tín dụng Nhân dân Liên Nghĩa,

HTX Hữu Đức, VRAT và Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe cộng đồng và Hỗ trợ Phòng chống HIV/AIDS).

Cuối cùng, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới bà Cao Thị Ngọc Bảo tại Hội Đồng Anh,

bà Bồ Hồng Mai tại Ngân hàng Thế giới, ông Nguyễn Hoa Cương tại Cục Phát triển Doanh nghiệp Vừa

và Nhỏ - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Phạm Kiều Oanh tại Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến vì Cộng đồng

CSIP, ông Phát Nguyễn tại LGTVP, nhóm thực hiện dự án Thriive, và ông Lưu Minh Đức tại Viện Quản

lý Kinh tế Trung ương vì những đóng góp hữu ích và mang tính xây dựng cho nghiên cứu này.

Page 8: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc
Page 9: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 1

1. Giới thiệu

1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Khái niệm Doanh nghiệp xã hội đang ngày càng thu hút sự quan tâm của Chính phủ và các tổ chức

hỗ trợ trên toàn thế giới. Các mô hình kinh doanh được kiểm chứng đưa ra các giải pháp sáng tạo góp

phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường đã tồn tài lâu nay có hiệu quả chi phí và khả năng

mở rộng cao xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước và trong các ngành.Tại Việt Nam, cụm từ “Doanh

nghiệp xã hội” (DNXH) đề cập đến một khái niệm khá mới vốn được thảo luận và giới thiệu tới công

chúng thông qua các hội thảo và các phương tiện truyền thông từ năm 2010. Trong thực tế, một số

DNXH đã được phát triển lên từ các hợp tác xã, mô hình được thành lập từ những năm 1970 mà không

tự xem mình là các DNXH (BC, CSIP, Spark, 2011). Trong vòng 3 năm trở lại đây, DNXH tại Việt Nam

đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực. Nhằm có được cái nhìn toàn diện hơn về ngành này,

nhận biết các cơ hội và thách thức cho các DNXH cũng như tìm ra các cách tiếp cận mới đề thúc đẩy

khu vực này phát triển, Viện Phát triển Nước ngoài (ODI) đã khởi xướng việc thực hiện nghiên cứu

mang tên “Doanh nghiệp xã hội: Những cơ hội và thách thức – bằng chứng từ Kenya và Việt Nam”.

1.2. Mục đích của nghiên cứu

Nghiên cứu này hướng đến:

khảo sát các mục tiêu, hiện trạng và các thách thức đối với các DNXH trong ngành y tế và nông

nghiệp

xác định sự phát triển của DNXH được khảo sát trong các lĩnh vực nói trên qua các năm

tìm hiểu các cơ hội và thách thức cho các DNXH được khảo sát cũng như tìm hiểu về cách thức

vượt qua các thách thức đó

đề xuất các cách làm giúp ích cho sự lớn mạnh và phát triển của không chỉ những DNXH được

phỏng vấn trong hai ngành mà nghiên cứu này hướng tới mà còn của cả khối DNXH nói chung.

1.3. Khái niệm DNXH

Có rất nhiều khái niệm về DNXH hiện đang được sử dụng và nói tới trên thế giới. Để đơn giản thì định

nghĩa về DNXH như là “doanh nghiệp chuyển từ định hướng thương mại hướng sang mục tiêu xã hội

và môi trường” sẽ được sử dụng trong suốt nghiên cứu này cũng như nghiên cứu tương tự được thực

hiện tại Kenya. Định nghĩa được ODI đề xuất sử dụng này đủ rộng để bao quát được hiện trạng của

các DNXH tại Việt Nam. Định nghĩa này đề cập đến ba đặc điểm cơ bản của một DNXH điển hình, đó

là: (i) lấy sứ mệnh phục vụ xã hội làm mục tiêu; (ii) sử dụng kinh doanh là công cụ thực hiện mục

đích xã hội; và (iii) lợi nhuận thu về được tái đầu tư cho mục đích xã hội hoặc tạo ra tác động xã hội.

Đáng nói hơn, việc tái đầu tư các khoản lợi nhuận thu được có thể thực hiện thông qua các hình thức

sau:

Chia sẻ lợi nhuận cho khách hàng

Giảm thặng dư tài chính một cách có chủ đích: bằng cách trả cho nhà cung cấp hàng

hoá mức giá được bảo đảm hoặc cao hơn mức giá thị trường (thương mại công bằng); bằng

cách trả cho người lao động mức lương cao hơn; hoặc đặt giới hạn nhất định về mức lợi

nhuận của doanh nghiệp

Trợ giá có mục đích cho một nhóm khách hàng nhất định

Page 10: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 2

Tìm kiếm trợ cấp từ phía chính phủ, các nhà tài trợ hoặc các tổ chức phi chính phủ nhằm

duy trì kinh doanh bền vững. Việc trợ cấp có thể được cung cấp thông qua hình thức cung cấp

tài chính trực tiếp hoặc quyền tiếp cận thị trường ưu tiên.

1.4. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm có được một bức tranh tổng thể và các đặc điểm của DNXH trong hai ngành y tế và nông

nghiệp, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng:

1.4.1. Nghiên cứu tại chỗ

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu nhiều báo cáo, các bài báo, các văn bản pháp lý, chính sách và các

số liệu nhằm có được cái nhìn tổng quát về môi trường hoạt động của các DNXH nói chung cũng như

các DN hoạt động trong ngành y tế và nông nghiệp nói riêng, từ đó tạo lập danh sách các DN khả thi

hoạt động trong hai ngành mà nghiên cứu hướng đến. Nhóm nghiên cứu đã lập danh sách 12 DNXH

dự kiến phỏng vấn, trong đó có 6 DNXH trong lĩnh vực y tế và 6 DNXH trong lĩnh vực nông nghiệp,

dựa trên 4 tiêu chí chính:

(i) Quy mô khác nhau của các DNXH dựa vào số lượng người hưởng lợi và tăng trưởng doanh

thu;

(ii) Hình thái pháp lý khác nhau của các DNXH;

(iii) Sự đa dạng về vị trí địa lý (miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam);

(iv) Sự đa dạng về giai đoạn phát triển của các DNXH (mới thành lập hay trên đà phát triển).

Trong một số trường hợp cho phép, nhóm nghiên cứu lựa chọn các DNXH điển hình và đang hoạt

động tại một số thị trường ngách được xác định thông qua kết quả nghiên cứu tại chỗ. Những thị

trường ngách này được xác định dựa trên kết quả phỏng vấn với các DNXH. Với mỗi DNXH được lựa

chọn, các cơ quan nhà nước, các nhà cung cấp dịch vụ và người hưởng lợi tương ứng sẽ được xác

định. Thông qua nghiên cứu tại chỗ, sơ đồ các cá nhân, các cơ quan chính phủ, các tổ chức hỗ trợ và

các nhà cung cấp dịch vụ đã được thiết lập (xem chi tiết tại Phụ lục 2).

1.4.2. Tham vấn các bên liên quan và phỏng vấn các DNXH

Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn tổng cộng 12 DNXH và cán bộ các cơ quan chính phủ tại 10 tỉnh

thành. Ba buổi thảo luận tập trung (FGD) cũng đã được tiến hành nhằm phỏng vấn các đối tượng

hưởng lợi của các DNXH này (nông dân và bệnh nhân). Nhóm nghiên cứu thực hiện phỏng vấn đối

với 8 nhóm đối tượng còn lại – là đại diện các cơ quan chính phủ, các tổ chức hỗ trợ và nhà tài trợ.

Nhóm cũng phỏng vấn một số tổ chức thực hiện phát triển của DNXH ở tầm quốc gia.

1.4.3. Hội thảo

Nhằm chia sẻ các kết quả nghiên cứu tới nhiều đối tượng hơn, đồng thời góp phần vào các nỗ lực vận

động chính sách do Hội đồng Anh (BC) và Viện Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khởi xướng, nhóm

nghiên cứu đã tham khảo ý kiến của ODI và quyết định kết hợp hội thảo trình bày kêt quả nghiên cứu

với một hội thảo về vận động chính sách. Phần trình bày kết quả nghiên cứu tập trung vào phân tích

hoạt động và mô hình kinh doanh của các DNXH trong ngành y tế và nông nghiệp tham gia nghiên

cứu. Những trình bày này giúp người nghe, đặc biệt là đại diện đến từ các cơ quan chính phủ, Quốc

hội và các cơ quan truyền thông có được hiểu biết sâu sắc hơn về các động lực kinh doanh của các

chủ doanh nghiệp xã hội, hiệu quả và các đóng góp của từng DNXH. Các DNXH tham dự hội thảo

cũng tham gia phiên thảo luận chiều để được chia sẻ thêm phân tích về các cơ hội thị trường ngách

mà nghiên cứu có đề cập, thảo luận về các rào cản chính và được tư vấn để phát triển vững mạnh

Page 11: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 3

hơn. Những ý kiến đóng góp trong hội thảo và buổi thảo luận đã được chia sẻ, thu thập phục vụ cho

báo cáo.

1.5. Báo cáo

Báo cáo này được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp xã hội Tia Sáng (Spark), đối tác

nghiên cứu được ODI lựa chọn tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu gồm bà Vũ Thị Quỳnh Anh – trưởng

nhóm, ông Đoàn Việt Dũng và chị Đỗ Thu Hương – thành viên.

Cấu trúc của báo cáo. Báo cáo được chia thành 6 phần. Phần 1 giới thiệu về nghiên cứu. Phần 2

cung cấp cái nhìn tổng quát về môi trường hoạt động của các DNXH tại Việt Nam. Phần 3 và 4 giới

thiệu tổng quát về ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam. Phần 5 phân tích về đặc điểm của các

DNXH, các cơ hội và rào cản cho các DNXH được khảo sát. Phần 6 đưa ra các khuyến nghị và gợi ý

giải quyết vấn đề.

Hạn chế của báo cáo. Chúng tôi hiểu rằng báo cáo này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Trước

hết, nghiên cứu chỉ tập trung vào 12 DNXH và do đó các kết quả nghiên cứu về cơ hội và rào cản của

các DNXH này chỉ được xem như một lát cắt nhỏ trong bức tranh tổng thể. Một số mô hình kinh doanh

của các DNXH tham gia nghiên cứu đã được sử dụng như những trường hợp nghiên cứu điển hình.

Thứ hai, trong bối cảnh cộng đồng DNXH tại Việt Nam còn manh mún, một vài doanh nghiệp trong

tổng số 12 DNXH tham gia nghiên cứu đã được các tổ chức hỗ trợ như CSIP và Spark nhận dạng,

trong khi các DN khác được lựa chọn từ các nguồn khác nhau. Thứ ba, các DNXH không nhất thiết hội

tụ đầy đủ các đặc điểm của một DNXH điển hình như đã nêu ra phía trên. Đáng chú ý hơn, một DN

được phỏng vấn thậm chí còn không có 2 trong số các đặc điểm cơ bản là (i) hoạt động kinh doanh

chỉ được coi như công cụ và (ii) lợi nhuận thu về được tái đầu tư nhằm đạt được các mục tiêu xã hội

hoặc tạo ra các tác động xã hội. Vì vậy, phân tích trình bày trong phần 5 của báo cáo chỉ phản ánh

thực trạng của 11 DNXH và không phản ánh tất cả các DNXH tại Việt Nam trong 2 ngành nghiên cứu

trên.

Page 12: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 4

2. Tổng quan về môi trường hoạt động của các

DNXH tại Việt Nam

2.1. Quá trình phát triển của các DNXH tại Việt Nam

Sự phát triển của các DNXH tại Việt Nam đã được định hình rõ hơn trong những năm gần đây. Các

DNXH vẫn còn trong giai đoạn sơ khai; các DNXH là nguồn lực tiềm năng chưa được khai thác để đáp

ứng các nhu cầu thị trường chưa được quan tâm hay giải quyết các thất bại của thị trường với sự hỗ

trợ và giám sát từ phía chính phủ. Điều không thể phủ nhận rằng tại Việt Nam, chính phủ ủng hộ và

cùng với các khu vực tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong các thập kỷ gần đây thông

qua một loạt các chính sách và quy định hỗ trợ ví dụ trong ngành y tế và nông nghiệp (xem chi tiết

tại Phụ lục 3 và 4). Nhìn vào sự năng động và các hoạt động của DNXH qua các báo cáo gần đây cho

thấy sự phát triển của cộng đồng này có thể chia thành 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – trước năm 2010: Việt Nam lúc này vẫn là một nước thu nhập thấp, khái niệm DNXH

vẫn còn là một khái niệm xa lạ. DNXH giai đoạn này hoạt động chủ yếu dưới dạng các HTX, các tổ

chức phi chính phủ và các công ty. HTX là hình thức tổ chức lâu đời nhất của DNXH tại Việt Nam

(CSIP, BC và Spark, 2011). Các số liệu thống kê từ Nghiên cứu DNXH đầu tiên cho thấy chỉ có một số

lượng nhỏ các DNXH hoạt động dưới hình thức các tổ chức phi chính phủ và các công ty, mặc dù có

rất nhiều DNXH như thế đã được thành lập trong giai đoạn 1990-2010. Các DNXH có các mô hình hoạt

động hiện đại như Mai Handicraft, Craft Link, KOTO và HTX Evergrowth đều có liên hệ đến các yếu tố

nước ngoài, nguồn cung cấp cho họ những hỗ trợ chiến lược về kỹ thuật và tài chính.

Giai đoạn 2 – sau năm 2010: Giai đoạn này đánh dấu sự xuất hiện của các DNXH tại Việt Nam và

3 yếu tố quan trọng: (i) Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, kéo theo đó là việc thay đổi

chính sách của các nhà tài trợ từ một quốc gia được ưu tiên nhận viện trợ sang quốc gia là đối tác;

(ii) khái niệm DNXH được giới thiệu tới công chúng và (iii) sự có mặt của các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy

phát triển DNXH như CSIP, Spark và BC. Từ đó, việc hỗ trợ các DNXH mới khởi sự và đang hoạt động

trở nên bài bản và toàn diện hơn. Cùng với việc suy giảm các nguồn tài trợ, đã dẫn đến việc một số

NGO Việt Nam chuyển đổi dần sang DNXH. Đáng chú ý hơn, phần lớn các DNXH mới thành lập trong

giai đoạn này lấy mô hình hoạt động của các công ty để áp dụng cho hoạt động của mình.

2.2. Môi trường hoạt động của các DNXH tại Việt Nam

Có một số yếu tố và tác nhân ảnh hưởng tới hoạt động của các DN tại Việt Nam nói chung và của các

DNXH nói riêng. Phần dưới đây sẽ xem xét các yếu tố và nhân tố đó:

Khung pháp lý dành cho các DNXH không cụ thể và thiếu thống nhất. Hiện không có một

hình thức pháp lý cụ thể cho các DNXH hay một khuôn khổ pháp lý thống nhất quản lý hoạt động của

các DN này tại Việt Nam. Khung pháp lý hiện hành đưa ra 3 hình thức mà DNXH có thể áp dụng và

thực hiện theo, đó là Luật Doanh nghiệp áp dụng cho các DNXH đăng ký dưới hình thức DN; Luật Hợp

tác xã áp dụng cho các HTX; và nhiều nghị định chính phủ áp dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận như

các NGO, các tổ chức từ thiện, các quỹ xã hội hay các đoàn hội chuyên nghiệp. Tùy thuộc vào tình

trạng pháp lý của mình mà mỗi DNXH áp dụng một cơ chế sở hữu, mô hình quản lý và phương thức

chia sẻ lợi nhuận cụ thể. Luật pháp hiện hành đối với các hình thức pháp lý của các DNXH hiện đang

hoạt động có những ưu điểm và nhược điểm góp phần giải thích lựa chọn của DNXH khi áp dụng các

hình thức này. Những ưu, nhược điểm đó có thể được tóm tắt trong bảng dưới đây:

Page 13: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 5

Bảng 1: Ưu điểm và nhược điểm của các hình thức pháp lý khác nhau áp dụng cho DNXH theo luật pháp

Hình thức pháp

lý của DNXH Ưu điểm Nhược điểm

HTX

Được Nhà nước hỗ trợ giảm 50% phí

thuê địa điểm và giảm 50% thuế thu nhập

trong 5 năm đầu và 2% trong những năm

tiếp theo

Có thể tiếp cận những khoản vay ưu đãi

từ chính phủ hay các quỹ quốc tế

Các quyết định chính đòi hỏi phải có

sự đồng ý của Ban Chủ nhiệm. Kế

hoạch kinh doanh và gây quỹ cần được

chấp thuận bởi các thành viên. Điều

này có thể trì hoàn quá trình đưa ra

quyết định

Doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký cho các DN mới khởi

sự đơn giản và nhanh gọn

Có thể huy động nhiều nguồn lực tài

chính khác nhau, đặc biệt là từ các nhà

đầu tư cá nhân hoặc các ngân hàng tư

nhân

Chủ DN có toàn quyền đưa ra các quyết

định kịp thời

Việc tiếp cận các nguồn tài trợ là có

hạn

Thuế thu nhập doanh nghiệp cao, ở

mức 23%

NGO

Không phải chịu thuế thu nhập DN

Ít bị ràng buộc hơn trong việc báo cáo

tài chính cho các cơ quan địa phương

Hoạt động đơn giản

Có khả năng tiếp cận các nguồn tài trợ

và hỗ trợ

Thủ tục đăng ký phức tạp hơn

Khó mở rộng hoạt động và huy động

thêm tài trợ ngoài nguồn từ các nhà tài

trợ

Cần có thời gian để các dự án nhận

viện trợ từ nước ngoài nhận được phê

duyệt từ chính phủ. Quá trình xin phê

duyệt này nhiều khi có thể làm các tổ

chức bỏ lỡ nguồn tài trợ

Thiếu một khuôn khổ pháp lý cho các DNXH tạo ra những khó khăn nhất định cho các

DNXH mới thành lập hoặc đang hoạt động. Khuôn khổ pháp lý là yếu tố vô cùng quan trọng

trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Một khảo sát về DNXH trong năm 2011 đã chỉ ra

rằng có khoảng 200 tổ chức được xác định là DNXH1. Con số này là quá nhỏ so với 694.500 doanh

nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012) và hơn 1.000 NGO được thành lập tính đến năm 2011. Tùy

thuộc vào hình thái pháp lý mà DNXH muốn đăng ký, thủ tục và chi phí đẳng kí sẽ khác nhau theo

từng trường hợp và ở những nơi khác nhau. Thời gian đăng ký đối với một DN tư nhân chỉ là từ 1-2

ngày, trong khi phải mất tới 6 tháng để hoàn thiện đăng ký cho một DNXH là NGO2. Các chính sách

và nhận thức khác nhau về DNXH của các cơ quan thực thi chính sách gây ra lúng túng cũng như làm

tăng thêm các khoản chi phí cho các đối tượng có liên quan3. Ví dụ, quá trình nhận được phê duyệt

từ chính phủ cho nguồn tài trợ nước ngoài dành cho các DNXH là NGO phức tạp và mất thời gian. Một

số DNXH nhận được ưu đãi miễn thuế, trong khi các DNXH khác thì không. Việc thiếu những quy định

1CSIP, BC, và Spark (2011) Bản đồ các DNXH

2Quỹ châu Á (2012) Nghiên cứu So sánh về các Tổ chức Xã hội Dân sự tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, trang 12

3BC, CIEM, CSIP (2012)Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam – Khái niệm, Bối cảnh và Chính sách

Page 14: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 6

phù hợp và linh hoạt cho các nhóm yếu thế đã cản trở rất lớn tới hoạt động và việc mở rộng quy mô

của các DN này.

Vai trò trọng yếu của chính phủ và quản trị yếu trong việc cung cấp dịch vụ. Trong một thời

gian dài, chính phủ chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ kinh tế và xã hội. Người dân Việt Nam được

cung cấp các dịch vụ này miễn phí cho tới năm 1988, khi chính sách xã hội hóa được đưa ra nhằm

khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia vào việc xây dựng và cung cấp các dịch vụ. Bên cạnh

các tác động tích cực, sự quản trị yếu trong việc thực hiện chính sách này đã khiến các khu vực công

cũng như tư nhân chú trọng đến thương mại hóa các hoạt động cung cấp dịch vụ của họ, hơn là đạt

mục đích ban đầu đó là đảm bảo công bằng xã hội (Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP,

2011). Có thể nói rằng vai trò tương đối mạnh mẽ và có hiệu quả của chính phủ Việt đã làm cho khu

vực tư nhân và các tổ chức xã hội dân sự (CSO) ít có cơ hội tham gia tích cực vào việc cung cấp dịch

vụ và giải quyết các thất bại của thị trường. Mặc dù chính phủ đã chuyển giao một phần vai trò cung

cấp dịch vụ của mình một cách chậm chạp cho các khu vực kinh tế khác do thiếu nguồn lực tài chính

và năng lực đáp ứng các nhu cầu đa dạng của người dân, việc tạo lập một sân chơi công bằng cho

các khu vực kinh tế tham gia và thực hiện vai trò của mình vẫn còn là cả một chặng đường dài phía

trước. Điển hình như việc thiếu công bằng trong quá trình đấu thầu và việc chính phủ ưu tiên cho các

cơ quan chính phủ thay vì các CSO trong việc cung cấp dịch vụ là những vấn đề đã có từ lâu và cần

phải giải quyết (Quỹ châu Á, 2008, phỏng vấn với các DNXH). Sự quan tâm và các chính sách hỗ trợ

để khu vực tư nhân và các CSO tham gia vào việc cung cấp dịch vụ dường như vẫn chưa có đủ, cũng

như có ít sự khuyến khích để phát triển DNXH nói chung tại Việt Nam.

Không có nền tảng xã hội dân sự vững chắc cho sự hình thành DNXH: Các nghiên cứu chỉ ra

rằng tại các quốc gia nơi xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ như Ấn Độ, môi trường phát triển dành

cho DNXH là rất thuận lợi vì những quốc gia này luôn đi đầu trong việc khởi xướng và hoàn thiện các

mô hình DNXH và các tổ chức như vậy4. Chính phủ Việt Nam còn có những ngần ngại trong việc thúc

đẩy sự phát triển của khối xã hội dân sự. Vì vậy, đến nay,các hoạt động của CSO ở trong phạm vi

hẹp. Hơn nữa, Việt Nam đã được hưởng môi trường viện trợ thuận lợi, với nguồn kinh phí tài trợ và

hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ song phương, đa phương và các tổ chức quốc tế nhằm giải quyết

các vấn đề phát triển giai đoạn 1990-2010. Các CSO có xu hướng xây dựng chương trình dựa theo

các ưu tiên của nhà tài trợ nhằm gia tăng nguồn kinh phí (Quỹ châu Á, 2012). Nhiều CSO không lựa

chọn đi theo mô hình DNXH. Suy giảm nguồn tài trợ khi Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập

trung bình khiến tình hình đã thay đổi. Vì vậy, một số CSO nhận thấy áp lực thực sự để tồn tại trong

bối cảnh phát triển mới này của Việt Nam. Mô hình DNXH đã chứng tỏ là một trong những lựa chọn

để chuyển đổi hoặc giúp các CSO đa dạng hóa các nguồn thu của mình. Vì vậy, việc suy giảm nguồn

tài trợ từ bên ngoài vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các CSO trong những năm tới.

Hệ thống hỗ trợ còn hạn chế nhưng có hứa hẹn dành cho khu vực DNXH mới hình thành.

Dù mối quan tâm của người dân dành cho lĩnh vực này ngày càng tăng, các hoạt động hỗ trợ vẫn còn

đang trong giai đoạn đầu của việc tìm hiểu và thí điểm.Trong vòng 5 năm trở lại đây đã xuất hiện một

số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này như BC, CSIP, CIEM và Spark. BC là tổ chức rất tích cực trong

hoạt động vận động chính sách và nâng cao nhận thức của cộng đồng về doanh nghiệp xã hội. BC dự

kiến tập trung vào phát triển năng lực địa phương để phục vụ cho việc đánh giá tác động xã hội, xây

dựng chương trình phát triển DNXH và học tập kết nối mạng lưới cho các DN này. CIEM, một cơ quan

nghiên cứu và xây dựng chính sách thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), đi đầu trong việc tiến hành

một loạt các nghiên cứu chính sách về đổi mới xã hội và DNXH. Những kết quả thu được từ những

4Sự Xuất hiện và Phát triển của Doanh nghiệp xã hội, trang 25

Page 15: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 7

nghiên cứu này đã và sẽ tiếp tục được sử dụng để vận động cho việc chính thức thừa nhận các DNXH

trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi dự kiến được thông qua vào năm 2014. Khuôn khổ pháp lý được

mong đợi này sẽ thúc đẩy việc thành lập và hoạt động của các DNXH ở một mức độ nhất định, trong

khi các chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ các DNXH còn chưa được các Bộ và các cơ quan địa phương

chú trọng triển khai. Ngân hàng Thế giới (WB), dù không có một chiến lược cụ thể cho phát triển

DNXH, cũng cung cấp một số tài trợ cho các DNXH tiềm năng, tùy thuộc vào chủ đề được lựa chọn

tại Ngày hội Sáng tạo Việt Nam tổ chức hàng năm.

Vai trò của các tổ chức ươm tạo DNXH. CSIP và Spark là hai NGO trong nước với sứ mệnh rõ ràng

trong hoạt động phát triển DNXH. Những tổ chức này ươm tạo và hỗ trợ các DNXH bằng cách phát

triển năng lực kinh doanh xã hội, cung cấp các khoản tài trợ hạt giống và kết nối các dịch vụ cũng

như vận động chính sách. Dự án Thriive hỗ trợ các DNXH trong việc nâng cấp trang thiết bị bằng cách

cung cấp các khoản vay không lãi suất lên tới 10.000 USD trong vòng 2 năm và sẽ được hoàn lại bằng

hiện vật hoặc thông qua các hoạt động xây dựng năng lực. Sau 9 năm, dự án đã tài trợ tổng cộng

760.000 USD cho 81 sáng kiến, trong đó có 16 DNXH. Sự gia tăng các tổ chức hỗ trợ và phát triển

các chính sách mới đã tạo ra nhiều cơ hội để thành lập thêm các DNXH tại Việt Nam, làm tăng cả về

số lượng và chất lượng hoạt động của các DN này. Tương tự, có một số các nhà cung cấp dịch vụ

chuyên nghiệp, những người có thể cung cấp các dịch vụ phát triển năng lực phù hợp với chi phí hợp

lý, đặc biệt là tại các địa phương. Tuy nhiên, thị trường phát triển năng lực cho các DNXH vẫn chưa

thực sự phát triển. Phụ lục 2 sẽ trình bày về việc phân bố các nhân tố trong ngành này.

Thị trường vốn dành cho phát triển DNXH chưa phát triển. Hiện không có nguồn vốn chính

phủ nào dành cho việc ươm tạo và hỗ trợ phát triển DNXH (CIEM, BC, CSIP, 2012). Một số quỹ đầu

tư tạo tác động như LGT, Small Giant và Unitus cũng đang nỗ lực tìm kiếm cơ hội đầu tư dưới dạng

các khoản nợ, góp vốn sở hữu hoặc các khoản vay chuyển đổi với các điều kiện khác nhau. Những

quỹ này chủ yếu hướng đến các DNXH ở giai đoạn đang tăng trưởng hoặc sẵn sàng cho việc tiếp nhận

đầu tư tài chính, trong khi phần lớn các DNXH đều đang ở giai đoạn khởi sự với hệ thống quản trị và

mô hình hoạt động chưa hoàn chỉnh. Nhiều DNXH không thực hiện tốt việc quản lý tài chính và quản

trị. Quy mô hoạt động của những DN này quá nhỏ để có thể hấp thụ được khoản đầu tư dự kiến từ

500.000 USD đến 1 triệu USD từ các nhà đầu tư tạo tác động. Thiếu các cơ hội đầu tư phù hợp là mối

lo ngại thực sự cho các nhà đầu tư xã hội. Do đó, hiện mới có rất ít DNXH nhận được đầu tư từ các

quỹ này. Có thể nói rằng hiện đang thiếu đầu tư xã hội và có sự không tương xứng giữa nhà đầu tư

và các DNXH.

Thiếu các tổ chức trung gian. Một rào cản khác cho sự tăng trưởng của lĩnh vực này đó là việc

thiếu vắng các tổ chức trung gian đứng ra tìm kiếm các cơ hội đầu tư, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và

giải ngân nhằm tạo và kết nối cung và cầu về vốn (Nguyễn và cộng sự, 2012; CIEM, BC, CSIP, 2012).

Các tổ chức trung gian có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tìm ra các DNXH tiềm năng và phát

triển năng lực giúp các DN này sẵn sàng nhận đầu tư. Họ xác định và tạo ra một diễn đàn, nơi các

nhà đầu tư xã hội phù hợp và các DNXH tiềm năng gặp gỡ nhau. Tại một thị trường mới nổi như Việt

Nam, nơi các nhà đầu tư xã hội đều đang ở giai đoạn thăm dò thị trường, các tổ chức trung gian giúp

thu hẹp khoảng cách và xây dựng lòng tin giữa phía cung và cầu của thị trường vốn (Nguyễn và cộng

sự, 2012). Hiện nay, sự thiếu vắng các tổ chức trung gian, đặc biệt là các tổ chức trung gian về tài

chính, thực sự là một điểm yếu của thị trường vốn cho các DNXH. Điều này ảnh hưởng đến kết nối

giữa nguồn đầu tư tài chính có sẵn từ các nhà đầu tư xã hội và nhu cầu lớn về vốn từ các DNXH. Các

bằng chứng đã cho thấy chỉ có 2 DNXH tại Việt Nam (là TYM và SEDA) là hai tổ chức tài chính vi mô

đã nhận được khoản cho vay từ KIVA (KIVA website) nếu so sánh với hàng trăm DNXH đã được nhận

trực tiếp khoản cho vay này tại các quốc gia khác như Phillippines hay các nước châu Phi.

Page 16: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 8

3. Tổng quan về ngành nông nghiệp và vai trò của

các nhân tố trong ngành này

3.1. Tổng quan về ngành nông nghiệp

Thực tế và tác động chung của ngành nông nghiệp trong việc xóa đói giảm nghèo. Ngành

nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam, đóng góp tới gần ¼ tổng sản phẩm quốc nội

(GDP). Mặc dù đóng góp của ngành này trong GDP đang giảm dần, lao động trong ngành này vẫn

chiếm tới hơn 70% dân số và 90% người nghèo sống tại các vùng nông thôn. Trong ngành nông

nghiệp, trồng trọt chiếm gần 75% tổng sản lượng nông nghiệp,trong khi chăn nuôi và dịch vụ chiếm

hơn 25% trong các thập niên gần đây5.Các chính sách và quy định hỗ trợ đã tạo ra sự phát triển kinh

tế nông thôn đáng kể và các thành tích trong xóa đói giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 64%

năm 1994 xuống còn 20,7% năm 20106 và tiếp tục giảm trong những năm gần đây. Các cột mốc quan

trọng, các nhân tố và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành này sẽ được phân tích dưới đây.

Các cải cách quan trọng trong ngành. Có thể thấy rõ ràng quá trình hợp tác hóa trong nông

nghiệp đã dẫn tới nhiều vấn đề và không tạo động lực cho nông dân cũng như khu vực tư nhân. Để

giải quyết những vấn đề này, chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng, nổi bật là Chỉ thị 100

năm 1981, sau đó là Luật Đất đai năm 1993, Nghị quyết 10 năm 1988. Luật Đất đai nêu rõ 5 quyền

của hộ nông dân bao gồm chuyển giao, trao đổi, thừa kế, cho thuê và thế chấp – đồng thời nêu ra

các quyền sử dụng đất như sau: 20 năm sử dụng cho đất trồng trọt các loại cây trồng thu hoạch hằng

năm và 50 năm sử dụng cho các loại đất trồng cây lâu năm. Nghị quyết 10 công nhận mỗi hộ gia đình

có quyền sở hữu riêng với đất đai và là một đơn vị sản xuất cơ bản trong nền kinh tế nông nghiệp; vì

vậy, đất nông nghiệp đã được phân bố lại từ các HTX cho các hộ gia đình. Nông dân là người hoàn

toàn chịu trách nhiệm trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình trên diện tích đất đã được

giao. Một số thay đổi chính sách quan trọng trong nông nghiệp và khu vực tư nhân bao gồm: quyền

sử dụng đất dài hạn của nông dân; tự do hóa thương mại nông nghiệp và giá cả nông sản; hỗ trợ

phát triển khu vực tư nhân trong nông nghiệp; và một số thay đổi khác – được xem như điểm khởi

đầu cho sự phát triển nhanh chóng của ngành này tại Việt Nam (Nền tảng Viện trợ Toàn cầu cho Phát

triển Nông nghiệp – Nghiên cứu tại Việt Nam (“Vai trò Chiến lược của Khu vực Tư nhân trong Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn”).

Vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong khủng hoảng kinh tế - tuy còn nhiều

thách thức phía trước. Bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và những tác động

tiêu cực của nó những năm về sau, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng đáng kể từ mức

1,82% năm 2009 lên 2,78% năm 2010 và đạt mức cao nhất 4,01% năm 2011, trong khi các ngành

kinh tế khác tăng trưởng âm trong giai đoạn này. Điều này chứng tỏ rằng ngành nông nghiệp có một

vai trò quan trọng trong nền kinh tế với mức tăng trưởng ấn tượng về sản lượng và lượng xuất khẩu,

đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng vẫn còn rất

nhiều thử thách phía trước có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng bền vững của ngành này. Thứ nhất,

những tác động ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu sẽ làm giảm đáng kể diện tích đất trồng trong

những năm tới, đặc biệt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai, giá lương thực tiếp tục không

ổn định; một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực đã có những giai đoạn không ổn định về giá

cả, giá trị và khối lượng xuất khẩu. Ví dụ, giá trị xuất khẩu của gạo và cà phê đã lần lượt giảm 16,7%

5Tổng cục thống kê (GSO)

6Ngân hàng Thế giới (Ngưỡng nghèo mới theo xác định của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục thống kê, tương đương 653.000

VND/người/tháng hoặc 2,25 USD/người/ngày, theo Sức mua tương đương năm 2005)

Page 17: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 9

và 22,5% trong 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, 2013)7. Thứ ba, việc thiếu những nền tảng hiệu quả để những nhân tố trong chuỗi giá trị (nông

dân, thương lái và người chế biến) gặp gỡ, cùng với sự phối hợp yếu kém theo chiều ngang giữa các

cơ quan chính phủ, đã làm giá trị nông sản của Việt Nam giữ ở mức thấp trong nhiều năm. Thực tế

này đòi hỏi một loạt các can thiệp có hiệu quả từ phía nhà nước cũng như các chủ thể bên ngoài nhằm

đảm bảo phát triển bền vững ngành này.

Các thành tựu đạt được trong ngành nông nghiệp. Nhìn chung, ngành nông nghiệp giúp Việt

Nam phát triển từ một quốc gia thiếu lương thực sang một quốc gia sản xuất và xuất khẩu lương thực

chính trên thế giới trên một số mặt hàng như lúa gạo, cà phê, tiêu, trà, hạt điều và thủy sản. Thành

tích này không những đã giúp gia tăng thu nhập của người nông dân mà còn đóng góp tích cực vào

nền kinh tế chung. Trong những năm vừa qua, tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt thành tích ấn

tượng, đặc biệt đã tạo ra khác biệt so với giai đoạn trước năm 1989, nhờ tác động của một loạt cải

cách giúp khuyến khích người nông dân và khu vực tư nhân nắm bắt các cơ hội mới trên thị trường

(xem Biểu đồ 1). Ngành nông nghiệp đã đạt tăng trưởng trung bình cao ở mức gần 5%/năm. Mặc dù

chịu ảnh hưởng từ những yếu tố khác như biến động giá trên thị trường thế giới hay yếu tố thời tiết,

ngành nông nghiệp tiếp tục giữ ổn định so với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp so với các ngành khác

Nguồn: Tổng cục thống kê

3.2. Vai trò của các nhân tố trong ngành nông nghiệp

Vai trò của khối công. Khối công đã rút ra khỏi việc trực tiếp cung cấp các dịch vụ nông thôn nhưng

vẫn đảm nhiệm được vai trò hỗ trợ và chỉ dẫn một cách đầy đủ, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng

nông thôn và cung cấp các dịch vụ nông nghiệp với chất lượng được nâng cao đáng kể8. Nhờ có hệ

thống 4 cấp (trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện và xã/phường), các dịch vụ khuyến nông đã

được cung cấp tốt hơn cho nông dân – bao gồm đào tạo kỹ thuật, mô hình trình diễn tại thực địa, tư

vấn tại chỗ và cung cấp thông tin thị trường. Chính phủ cũng đã giữ vững vai trò hỗ trợ trực tiếp –

bao gồm trợ cấp cho đào tạo kỹ thuật, chi phí giảng dạy minh họa tại thực địa, dịch vụ hạ tầng – cho

các hộ nông dân nhỏ có điều kiện đặc biệt khó khăn. Các khoản vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các

7Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013)

8 Global Donor Platform for Rural Development (2011) Working paper – Vietnam,The strategic role of the private sector in

agriculture and rural development

-4.00

-2.00

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

14.00

16.00

1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Ngành NN Ngành Công nghiệp Ngành DV

Page 18: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 10

đối tượng xã hội khác đã được cung cấp qua Ngân hàng Chính sách Xã hội (VBSP) một cách kịp thời

nhờ có hệ thống giao dịch tại cấp cơ sở rộng khắp cả nước và quan hệ đối tác của ngân hàng này với

các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Hội Thanh niên. Tuy

nhiên, vẫn còn một số vấn đề tồn tại (xem phân tích thêm về thị trường ngách trong phần 5). Việc

chính phủ duy trì nhiều hỗ trợ và trợ giá vật tư đầu vào cho nhóm người nghèo ở vùng đặc biệt khó

khăn đã làm hạn chế cơ hội kinh tế cho các doanh nghiệp có sứ mệnh xã hội.

Vai trò của khối tư nhân. Sự tham gia của khối tư nhân trong ngành nông nghiệp trở nên mạnh

mẽ và tích cực hơn kể từ khi Nghị quyết 10 và 100 được ban hành vào những năm 80. Nhìn chung,

các DN tư nhân thường tham gia vào quá trình cung cấp vật tư đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu,

giống, trang thiết bị, bảo quản và tài chính trong một số lĩnh vực sản xuất chính. Khối tư nhân thường

tham gia nhiều hơn vào các khâu như tìm nguồn cung, chế biến và kinh doanh các mặt hàng xuất

khẩu chính như cà phê, tiêu, cao su, trà, lúa gạo và thủy sản, nơi có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Có

rất ít đầu tư trực tiếp cho kỹ thuật và tài chính từ khu vực này cho hoạt động sản xuất của các hộ

nông dân thu nhập thấp. Một điều thú vị là càng ngày càng có nhiều DN khởi xướng và thực hiện

thành công mô hình kinh doanh với người thu nhập thấp, một giải pháp có lợi cho cả 2 bên – người

nông dân và DN.

Vai trò của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức viện trợ quốc tế. Có nhiều tổ chức phát

triển và nhà tài trợ trong nước và quốc tế đã cung cấp các hỗ trợ cho quá trình phân cấp quản lý và

cải cách ngành thông qua hình thức hỗ trợ ngân sách cho chính phủ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho các cơ

quan thực hiện dự án tại các cấp thấp hơn (như tỉnh/thành phố, xã/phường), tùy thuộc vào chiến lược

của họ và các ưu tiên của các đối tác tại địa phương. Những tổ chức này đã đóng vai trò quan trọng

trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn ở cả cấp vi mô và vĩ mô, cũng như trong việc cung cấp

các dịch vụ nông thôn phục vụ nhu cầu của người dân như khuyến nông và vay vốn ưu đãi. Các hình

thức hỗ trợ như xây dựng năng lực cho cán bộ nhà nước và các nhóm nông dân tại địa phương, giới

thiệu các mô hình sản xuất bền vững và các cách tiếp cận đổi mới nhằm kết nối nông dân với DN là

các hình thức hỗ trợ điển hình mà các NGO và nhà tài trợ cung cấp để nông dân, đặc biệt là những

nông dân có thu nhập thấp nâng cao năng suất và giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Vai trò của các DNXH. Nhìn chung, vai trò của các DNXH còn hạn chế, dù có rất nhiều cơ hội tiềm

năng trong ngành kinh tế chủ lực này, với những nguyên nhân như đã nêu ở trên. Từ nghiên cứu tại

chỗ và phỏng vấn với các DNXH, chúng tôi nhận thấy có nhiều các DNXH thành công hơn khi cung

cấp trọn gói giải pháp bao gồm khuyến nông, vật tư đầu vào và kết nối thị trường. Tuy nhiên, có rất

ít DNXH đang hoạt động cung cấp dịch vụ hạ tầng nông nghiệp hay tín dụng vi mô có mô hình kinh

doanh hiệu quả, vì sự tham gia của chính phủ trong những dịch vụ này còn chiếm ưu thế. Bên cạnh

đó, một số công ty không có các sứ mệnh xã hội nhưng trong hoạt động kinh doanh có hỗ trợ nông

dân nghèo thông qua thu mua nông sản hay đưa họ tham gia vào chuỗi kinh doanh theo cách nhất

định. Theo đó, những DN này nên được coi là DN kinh doanh cùng người thu nhập thấp. Điều này

dẫn tới những khó khăn trong việc phân biệt rõ ràng giữa một DN như vậy với một DNXH điển hình.

Page 19: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 11

4. Tổng quan về ngành y tế và vai trò của các nhân

tố trong ngành này

4.1. Khái quát về ngành y tế

Một số thực tế về quy mô thị trường của ngành y tế. Quy mô thị trường y tế tại Việt Nam tính

đến cuối năm 2011 là khoảng 9,3 tỷ USD. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe là mảng có quy mô lớn nhất với

6,67 tỷ USD, tương đương 72% toàn thị trường. Kinh doanh thiết bị y tế, bao gồm phòng xét nghiệm

và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh đạt 1,89 tỷ USD, tương đương 20%; và kinh doanh thuốc đạt 0,73

tỷ USD (8%) (Stockplus, Báo cáo ngành Chăm sóc Y tế tại Việt Nam năm 2012). Một số cột mốc quan

trọng, các nhân tố và yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành này sẽ được trình bày dưới

đây.

Dịch vụ y tế miễn phí đầu những năm 80. Người dân được nhận các dịch vụ y tế miễn phí thông

qua hệ thống dịch vụ y tế công rộng khắp từ cấp trung ương đến cấp xã/phường và qua các DN nhà

nước, việc chi trả được chính phủ thực hiện hoàn toàn qua ngân sách trung ương.

Vai trò thay đổi của chính phủ trong giai đoạn chuyển đổi (1986-1989). Trong giai đoạn này,

đặc biệt khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1989 dẫn tới việc thiếu nguồn tài chính, chính phủ không

thể chi trả toàn bộ chi phí cho ngành y tế cũng như đáp ứng nhu cầu của người dân về dịch vụ sức

khoẻ. Giai đoạn khó khăn buộc chính phủ phải sắp xếp lại thể chế và việc cấp vốn, hướng tới chia sẻ

nhiều hơn các chi phí chăm sóc sức khỏe cho người dân. Một mặt, nhà nước kêu gọi mọi khu vực –

từ khu vực công, tư nhân, xã hội, các tổ chức nước ngoài tới các cá nhân – tham gia vào việc cung

cấp và chi trả dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, chính phủ cũng tập trung hơn vào vai trò phối

hợp và giám sát.Từ đó, chính sách xã hội hóa được thiết kế và khởi xướng vào năm 1989.

Chính sách xã hội hóa và sự tham gia của các tổ chức ngoài nhà nước. Từ năm 1989 trở đi,

một số thay đổi quan trọng đã được áp dụng nhằm thực hiện chính sách xã hội hóa. Để khởi động

cho phương pháp thanh toán trong hệ thống y tế, phí dịch vụ đã được đưa ra. Nghị định về Bảo hiểm

y tế cũng được ban hành vào tháng 8 năm 1992 nhằm kêu gọi bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao

động được trả lương ở cả khu vực công và tư nhân. Bảo hiểm y tế tự nguyện dành cho người người

phụ thuộc, nông dân và người kinh doanh tự phát cũng được khuyến khích ngay từ ban đầu. Nhờ có

sự phê chuẩn trong một loạt các luật và chính sách quan trọng liên quan tới việc hỗ trợ huy động xã

hội (xem các luật và chính sách liên quan tại Phụ lục 3), sự tham gia của khu vực tư nhân trong hệ

thống y tế đã lần đầu tiên được chấp nhận và nhanh chóng phát triển, đặc biệt tại thị trường dược

phẩm và thiết bị y tế. Các CSO và NGO cũng được thành lập và tham gia vào ngành này nhưng chủ

yếu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cơ bản, dịch vụ tư vấn cho các nhóm yếu thế (người nhiễm

HIV, người khuyết tật (PWD), người nghèo và dân tộc thiểu số), truyền thông, v.vv….

Chính sách xã hội hóa trong thực tế. Không thể phủ nhận rằng chính sách xã hội hóa đã tác động

đáng kể tới việc cung cấp và gia tăng chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế. Điều này được thể hiện

qua các dịch vụ cung cấp ngày càng được đa dạng cũng như sự tham gia tích cực hơn của các khối

khác vào thị trường này. Tác động không mong muốn của chính sách này là việc các nhà cung cấp

dịch vụ công và tư nhân tận thu phí từ người sử dụng trên cơ sở thương mại. Khối CSO chưa tham

gia đầy đủ vào việc cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho những đối tượng thực sự cần tới dịch vụ này

(UNDP, 2011). Vì vậy, chính sách này có vẻ đã tạo ra sự bất bình đẳng lớn hơn giữa người giàu và

người nghèo, giữa những người có khả năng chi trả cho dịch vụ chăm sóc y tế và những người không

có khả năng chi trả. Đáng chú ý, trong nhóm dễ bị tổn thương, những người nhiễm HIV/AIDS, người

Page 20: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 12

khuyết tật và người thu nhập thấp đang phải vật lộn để có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ chăm sóc

y tế có chất lượng.

Đặc điểm của hệ thống chăm sóc y tế. Hệ thống chăm sóc y tế tại Việt Nam có thể được miêu tả

với các đặc điểm: Thị trường hóa (việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể được thực hiện bởi

các đối tượng khác nhau với mục đích đa dạng và cải thiện lựa chọn cho người dân trên cơ sở cạnh

tranh lẫn nhau), tư nhân hóa (các dịch vụ chăm sóc sức khỏe được cung cấp và sở hữu bởi các khu

vực công, khu vực tư nhân và phi lợi nhuận) và thương mại hóa (các dịch vụ được cung cấp dựa trên

cơ sở trả phí)9. Ba quá trình này tạo ra cả tác động tích cực và tiêu cực cho hệ thống y tế. Tác động

tích cực là việc làm lợi trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ và những đối tượng có khả năng chi trả cho

những dịch vụ này. Những tác động tiêu cực bao gồm (i) sự bất bình đẳng giữa người giàu và người

nghèo/cận nghèo hay những người dễ bị tổn thương, giữa các vùng, đặc biệt là các vùng nghèo như

Tây Bắc và Tây Nguyên trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng; (ii) sự thiếu hiệu

quả trong quản lý tài chính y tế, đẩy chi phí y tế và các chi phí mà người dân phải tự trả tăng cao; (iii)

mức chênh lớn về chất lượng dịch vụ giữa các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến dưới;

và (iv) sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân trong cung cấp dịch vụ mà không được kiểm soát

chặt chẽ. Những yếu tố này đã ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của hàng triệu hộ thu nhập thấp.

Các thành tích đạt được trong ngành y tế. Trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, hệ thống y tế tại

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao phúc lợi của người dân so với các

nước có mức GDP đầu người tương đương (xem thêm về các chỉ số sức khỏe trong Bảng 2 dưới đây).

Bảng 2: Thành tích trong các chỉ số sức khỏe chính

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam

4.2. Vai trò của các nhân tố trong ngành y tế

Vai trò của khối công. Chính phủ cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thông qua 4 cấp. Ở cấp trung

ương, Bộ Y tế đề ra và thực thi các chính sách cùng với chương trình chăm sóc y tế, phối hợp đào tạo

và vận hành các bệnh viện cấp trung ương. Ở cấp tỉnh, Sở Y tế có trách nhiệm hoạch định các dịch

9“Tại Việt Nam hiện không chỉ gia tăng thị trường hóa và tư nhân hóa trong ngành y tế và giáo dục, mà còn có sự gia tăng

nhanh chóng của quá trình thương mại hóa trong hai ngành này” (UNDP, 2011).

10Những chỉ số này được lấy từ Kế hoạch phát triển 5 năm ngành Y tế giai đoạn 2011-2015

Các chỉ số sức khỏe chính10 Thước đo Năm

Tuổi thọ trung bình 73 tuổi (70,4 đối với nam giới;

và 75,8 đối với nữ giới) 2011

Tỷ lệ biết chữ (đối với người từ 15

tuổi trở lên)

94% (96,1 % nam giới, 92%

nữ giới) 2002

Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong 15,5 trẻ tử vong trong mỗi

1.000 trẻ 2011

Tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi 23,3 trẻ tử vong trong mỗi

1.000 trẻ 2011

Tỷ lệ tử vong bà mẹ 69 ca trong mỗi 1.000 trường

hợp

Điều tra dân số năm

2009

Page 21: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 13

vụ và chương trình chăm sóc sức khoẻ, vận hành các bệnh viện cấp tỉnh, cung cấp các biện pháp dự

phòng và thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Ở cấp huyện/xã, các trung tâm y tế và trạm

y tế cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Khu vực công chiếm ưu thế trong việc cung

cấp các dịch vụ khám chữa bệnh nội trú; khu vực này cũng hiện hỗ trợ đáng kể cho những hộ

nghèo/cận nghèo thông qua các chương trình và dự án chính phủ vể chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Vai trò của khối tư nhân. Mới chỉ có hơn 133 bệnh viện tư11và khoảng hàng nghìn DN tham gia vào

dịch vụ khám bệnh ngoại trú, cung cấp dược phẩm và thiết bị y tế - những dịch vụ dễ sinh lời nhất.

Những đơn vị này hiện đang chiếm ưu thế trong việc kinh doanh dược phẩm (nhà cung cấp, nhà thuốc

tư nhân), thiết bị y tế, dịch vụ vận chuyển cứu thương, và các dịch vụ ngoại trú khác (phòng khám

đa khoa, nhà điều dưỡng) trong ngành y tế. Chi tiết về vai trò của những đơn vị này sẽ được nói thêm

trong phần phân tích về thị trường ngách tại Phần V.

Vai trò của các NGO trong nước, NGO quốc tế và các CSO. Có rất nhiều NGO trong nước, quốc

tế (INGO) và các CSO được thành lập tại các thành phố lớn và ở cấp tỉnh nhằm cung cấp các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe cho nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, người đồng

tính, người khuyết tật, trẻ dưới 5 tuổi và người cao tuổi. Một số NGO hoạt động dựa vào nguồn tài trợ

từ các nhà tài trợ quốc tế, trong khi một số khác thu một mức phí hợp lý cho các dịch vụ cung cấp.

Các CSO hiện đang hoạt động ở quy mô nhỏ so với các ngành khác.

Vai trò của các DNXH. Các DNXH trong ngành y tế hiện đang cung cấp nhiều dịch vụ cần thiết, đặc

biệt các dịch vụ dành cho nhóm thu nhập thấp và nhóm yếu thế, mặc dù hoạt động của những DN

này còn ở quy mô nhỏ. Các DN này thường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản dựa theo nhu

cầu, dược phẩm thiết yếu, dịch vụ vận chuyển và tư vấn sức khỏe với chi phí hợp lý hoặc miễn phí

cho những đối tượng có khả năng thanh toán thấp hoặc không có khả năng thanh toán. Đáng chú ý,

có nhiều cơ hội để các DNXH tham gia tích cực hơn trong ngành này (xem chi tiết về những cơ hội

này tại Phần V).

11 JAHR, 2012

Page 22: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 14

5. Vận hành, những cơ hội và rào cản của các

DNXH trong ngành y tế và nông nghiệp tham gia

khảo sát

Trong phần này, chúng tôi tập trung vào phân tích sâu 12 DNXH ngành y tế và nông nghiệp tham gia

nghiên cứu. Phân tích này chủ yếu xoay quanh một số vấn đề như (i) giới thiệu về những DNXH này,

(ii) hoạt động, (iii) mô hình kinh doanh và (iv) yếu tố thành công của họ. Bên cạnh đó, những cơ hội

và rào cản cũng được xác định trên cơ sở kết quả nghiên cứu tài liệu cũng như các kết quả phỏng vấn

cùng DNXH.

5.1. Giới thiệu các DN tham gia khảo sát

Mô tả ngắn gọn về những DN được khảo sát. 12 DNXH được chọn ra từ danh sách gồm 64 DN

ngành y tế và nông nghiệp. Bảng dưới đây cung cấp các thông tin cơ bản về hình thức pháp lý, địa

điểm, năm thành lập và các lĩnh vực kinh doanh chính của các DNXH này:

Bảng 3: Mô tả ngắn gọn về các DN được khảo sát

STT Tên doanh nghiệp

Hình

thức

pháp lý

Địa

điểm

Năm

thành

lập

Nội dung hoạt động

I. Ngành y tế

1 New Light – Viện Phát triển Sức

khỏe Cộng đồng Ánh Sáng NGO Hà Nội 2013

Cung cấp dịch vụ chăm sóc

sức khỏe giới tính và chăm

sóc sức khỏe trước khi sinh

cho người khuyết tật

2 Công ty TNHH Chuyển giao Công

nghệ và Dịch vụ Y tế (MTTS)

Công ty

TNHH Hà Nội 2003

Sản xuất và cung cấp các

thiết bị y tế dễ sử dụng với

giá thành hợp lý phục vụ

cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ

sơ sinh

3

Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe

Cộng đồng và Hỗ trợ Phòng

chống HIV/AIDS tại Hải Phòng

(CCHCPS)

NGO Hải

Phòng 2006

Cung cấp dịch vụ khám

chữa bệnh cho những nhóm

dễ bị tổn thương, đặc biệt là

người nhiễm HIV

4 Công ty Cổ phần Trí Đức Công ty

cổ phần Yên Bái 2009

Cung cấp dịch vụ xe cứu

thương chất lượng cao

5 Trường Sanh NGO Bến Tre 2010 Cung cấp dịch vụ khám

chữa bệnh Đông y

Page 23: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 15

6 Công ty An Toàn Sống (ATS) Công ty

TP. Hồ

Chí

Minh

2010

Cung cấp gói dịch vụ cho

những người nhiễm

HIV/AIDS có kỹ năng kinh

doanh và cung cấp kiến

thức để họ bắt đầu kinh

doanh;

Cung cấp bao cao su chất

lượng

II. Ngành nông nghiệp

7 Trung tâm KCT Thái Bình NGO Thái

Bình 2009

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật

và giống chất lượng cao

cho nông dân tại Thái Bình

và các tỉnh lân cận (Bắc

Cạn và Hà Giang)

8 Công ty TNHH VRAT Công ty Thanh

Hóa 2008

Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật

và giống chất lượng cao

cho nông dân tại huyện

Hoằng Hóa, Thanh Hóa

9 Nhà máy Tinh bột sắn Hướng

Hóa (SEPON) Công ty

Quảng

Trị 2004

Sản xuất phân bón hữu cơ

từ bột sắn và bán cho

nông dân trồng sắn với giá

ưu đãi;

Hợp đồng thu mua sắn từ

nông dân ngay tại nông

trại

10 Quỹ Tín dụng Nhân dân Liên

Nghĩa HTX

Lâm

Đồng 1998

Cung cấp dịch vụ tiết kiệm

và tín dụng

11 HTX Hữu Đức HTX Ninh

Thuận 1979

Cung cấp phân bón, nước

cho sản xuất và khâu làm

đất với giá thành thấp cho

nông dân

12 HTX Evergrowth HTX Sóc

Trăng 2004

Cung cấp giống bò sữa;

Cung cấp đầu vào cho sản

xuất sữa, cung cấp các

dịch vụ hậu cần và hạ tầng

cho thành viên

Nguồn: Thu thập từ các DNXH được khảo sát

Đặc trưng của các DN được phỏng vấn.Trong quá trình phỏng vấn các DNXH, có một thực tế rằng

không phải DN nào cũng hội tụ đủ cả 3 đặc điểm của một DNXH điển hình theo định nghĩa về DNXH

được sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể, chỉ có 5 DN có đủ 3 đặc điểm cơ bản của 1 DNXH bao

gồm: (i) có một sứ mệnh phục vụ xã hội rõ ràng; (ii) kinh doanh là công cụ thực hiện mục đích xã

hội; và (iii) lợi nhuận thu về được tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội. Bốn DN khác kết hợp

mục tiêu xã hội với một mô hình kinh doanh. SEPON đưa nông dân là người dân tộc thiểu số tham gia

vào chuỗi cung ứng của họ. DN này tối đa hóa lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận thu được để mở rộng

Page 24: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 16

kinh doanh. Vì vậy, SEPON được xếp loại là một DN kinh doanh cùng người nghèo. Quỹ Tín dụng Nhân

dân Liên Nghĩa không vận hành một cách sáng tạo mô hình kinh doanh hướng tới phân khúc khách

hàng của mình, cũng không chia sẻ lợi nhuận thu được để thực hiện mục tiêu xã hội, mặc dù DN này

có một mục tiêu xã hội rõ ràng. Vì vậy, phần phân tích dưới đây chủ yếu phản ánh thông tin từ 11

DNXH còn lại trong khảo sát.

Bảng 4: Tính chất của các DNXH được khảo sát

DNXH được khảo sát Mục tiêu xã hội

rõ ràng Kinh doanh

Tái đầu tư lợi

nhuận nhằm đạt

được mục tiêu

xã hội

New Light

Công ty TNHH Chuyển giao công

nghệ và Dịch vụ y tế (MTTS)

Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng

đồng và Hỗ trợ Phòng chống

HIV/AIDS tại Hải Phòng (CCHCPS)

Công ty Cổ phần Trí Đức

Trường Sanh

Trung tâm KCT Thái Bình

Công ty TNHH VRAT

Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa

Quỹ Tín dụng nhân dân Liên Nghĩa

HTX Hữu Đức

HTX Evergrowth

Tình trạng pháp lý của các DNXH được khảo sát. Tình trạng pháp lý khác nhau tùy theo từng

DN. Có 3 DNXH là HTX, trong khi 5 DNXH được đăng ký dưới hình thức công ty tư nhân với tên gọi

khác nhau như Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Có 4 DNXH là các tổ chức phi lợi nhuận.

Quy mô kinh doanh. Có 10 DNXH trong số các DNXH được khảo sát là các DN hoạt động ở quy mô

nhỏ với tổng số lao động từ 3-28 người12. Ngoài các lao động làm việc toàn thời gian, một số DNXH

còn có mạng lưới các cộng tác viên làm việc bán thời gian. Đáng chú ý hơn, có một DN là SEPON có

tới 350 lao động.

Người hưởng lợi của các DN được phỏng vấn. Phân khúc khách hàng của các DNXH được phỏng

vấn có sự khác nhau trong ngành (y tế và nông nghiệp) và giữa hai ngành. Nông dân thu nhập thấp

và người dân tộc thiểu số là những khách hàng chính của các DNXH trong ngành nông nghiệp; trong

khi đó người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người đồng tính và trẻ sơ sinh là các khách hàng mục

tiêu của những DN trong ngành y tế. Tính theo số lượng khách hàng, có tổng cộng 34.226 nông dân

và 28.650 khách hàng trong ngành y tế (xem chi tiết trong bảng dưới đây).

12 Chỉ tính những lao động làm việc toàn thời gian và bán thời gian

Page 25: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 17

Bảng 5: Người hưởng lợi của các DN được phỏng vấn

STT DNXH Số người hưởng lợi

I. Ngành y tế

1 New Light- Viện phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng 50

2 Công ty An Toàn Sống (ATS) 600

3 Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ và Dịch vụ y tế

(MTTS) 15.000

4 Công ty cố phần Trí Đức 2.000

5 Trường Sanh 9.000

6 Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng và Hỗ trợ Phòng

chống HIV/AIDS tại Hải Phòng 2.000

Tổng (lượt người/năm) 28.650

II. Ngành nông nghiệp

7 HTX Evergrowth 3.000

8 Trung tâm KCT Thái Bình 10.000

9 HTX Hữu Đức 1.403

10 Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa (SEPON) 9000

11 Công ty TNHH VRAT 6013

12. Quỹ Tín dụng nhân dân Liên Nghĩa 10.763

Tổng (người) 34.226

Nguồn: Thu thập từ các DNXH được khảo sát

Trình độ của chủ và lãnh đạo các DN được phỏng vấn: Có 8 DNXH được thành lập và quản lý

bởi những cá nhân có kinh nghiệm. Giám đốc của SEPON, Evergrowth và Hữu Đức được tuyển dụng

theo hợp đồng. Độ tuổi của các cá nhân này dao động từ 37 đến hơn 60. Cũng cần lưu ý thêm rằng

có hơn ½ trong nhóm này có độ tuổi từ 40 đến 50. Phần lớn các chủ DN có bằng Đại học và Cao học,

trong khi chỉ có 2 người có chứng chỉ nghề.

Giai đoạn phát triển của các DN được phỏng vấn. Chúng tôi nhận thấy các DNXH đang ở các

giai đoạn phát triển khác nhau. Một số DN mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, một số đang trong giai đoạn

tăng trưởng, ổn định, mở rộng và trưởng thành. Biểu đồ dưới đây diễn tả các giai đoạn phát triển của

11 DN được khảo sát. Đáng chú ý, phần lớn các DN đang tập trung vào giai đoạn 2 và 3 – giai đoạn

ban đầu và tăng trưởng, trong khi chỉ có ít DN đang ở giai đoạn 4, 5 và 6. Không có DN nào hiện ở

giai đoạn 1: Ươm mầm hay giai đoạn 7: Thoát khỏi thị trường.

13Số nông dân trực tiếp tham gia. Con số không kể đến bao gồm hàng nghìn người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với thực phẩm

sạch.

Page 26: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 18

Biểu đồ 2: Phân loại các DNXH được phỏng vấn theo các giai đoạn (GĐ) phát triển

khác nhau14

GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4 GĐ 5 GĐ 6 GĐ 7

Ươm mầm Khởi

nghiệp

Phát triển Ổn định Mở rộng Trưởng

thành

Thoát

New

Light,

ATS,

Trường

Sanh

KCT,

Trí Đức,

EvergrowthV

RAT,

CCHCPS SEPON MTTS Hữu Đức

Tuổi của các

tổ chức Trẻ Già

5.2. Hoạt động của các DNXH được phỏng vấn

Hiệu quả hoạt động ấn tượng của các DNXH được phỏng vấn trong ngành nông nghiệp.

Chúng tôi nhận thấy xu hướng đi lên trong tăng trưởng doanh thu của 2 DN là Evergrowth và Trung

tâm KCT. Trong khi đó, VRAT có doanh thu tăng trưởng 400% trong giai đoạn 2009-2010, 20% năm

2011 và 50% năm 2012. Có sự dao động lớn trong tăng trưởng doanh thu của SEPON, từ 41% năm

2010 lên 132% năm 2011 và xuống còn 36% năm 2012. Không có con số về tăng trưởng doanh thu

của HTX Hữu Đức do không có thông tin.

14Việc phân loại dựa theo ‘7 giai đoạn trong vòng đời 1 doanh nghiệp’, Sách trắng, Just in Time Management, 2013

3 SEs

5 SEs

1 SE 1 SE 1 SE

Page 27: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 19

Bảng 6: Tăng trưởng doanh thu qua các năm của các DNXH được phỏng vấn trong ngành nông nghiệp

Tăng trưởng doanh thu qua các năm (Đơn vị: %)

Ngành nông nghiệp 2010 2011 2012

HTX Evergrowth 30 55 50

Trung tâm KCT Thái Bình n.d n.d 50

HTX Hữu Đức n.d n.d n.d

Nhà máy Tinh bột sắn Hướng Hóa

(SEPON) 41 132 36

Công ty TNHH VRAT 400 20 50

Nguồn: đưa ra bởi các DNXH được phỏng vấn

Hiệu quả hoạt động tốt của các DNXH được phỏng vấn trong ngành y tế. Cần lưu ý rằng

thông tin về doanh thu của các DN như New Light, ATS, MTTS và Trường Sanh đã không được lưu

trữ đầy đủ. Với các DN có đầy đủ thông tin, tăng trưởng doanh thu có thể nhìn thấy rõ ràng. Mặc dù

Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng đồng và Hỗ trợ Phòng chống HIV/AIDS (CCHCPS) tại Hải Phòng

có doanh thu tăng qua các năm (2,44% năm 2010; 7,14% năm 2011 và 24,44% năm 2012) nhưng

phần lớn nguồn vốn của DN này đến từ các khoản tài trợ chứ không phải dịch vụ cung cấp. Trí Đức

có tăng trưởng doanh thu âm trong năm 2011 nhưng đã có tăng trưởng mạnh trong năm 2012 (tăng

75,53% từ năm 2011-2012). Xem thêm chi tiết trong bảng dưới đây.

Bảng 7: Tăng trưởng doanh thu qua các năm của các DN được phỏng vấn trong ngành y tế

Tăng trưởng doanh thu qua các năm (Đơn vị: %)

Ngành y tế 2010 2011 2012

Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Cộng

đồng và Hỗ trợ Phòng chống HIV/AIDS

tại Hải Phòng (CCHCPS)

2,44 7,14 24,44

Công ty cổ phần Trí Đức n.d -31,41 75,53

New Light – Viện Phát triển Sức khỏe

Cộng đồng Ánh Sáng - - -

Công ty An Toàn Sống (ATS) n.d n.d n.d

Công ty TNHH Chuyển giao công nghệ

và Dịch vụ y tế (MTTS) n.d n.d n.d

Trường Sanh n.d n.d 15

Nguồn: cung cấp bởi các DNXH được phỏng vấn

5.3. Mô hình kinh doanh

Động cơ kinh doanh vì xã hội: Có nhiều lý do khác nhau khiến các chủ DN tham gia vào công việc

kinh doanh hiện tại. Một số sáng lập viên DN khởi nghiệp để giải quyết các vấn đề xã hội còn tồn tại

theo cách của riêng mình được xây dựng từ kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực liên quan. Người

sáng lập của New Light và ATS mong muốn cung cấp dịch vụ chăm sóc và tư vấn sức khỏe thân thiện

Page 28: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 20

và chất lượng để phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng mục tiêu của họ. Chủ DN

MTTS thì quan tâm đến số lượng trẻ sơ sinh tử vong do thiếu các thiết bị y tế dễ sử dụng với chi phí

hợp lý và ông luôn tự đặt ra câu hỏi làm cách nào để giải quyết vấn đề này. Chủ DN KCT thì có một

niềm đam mê mang những kiến thức và kinh nghiệm của mình trong sản xuất khoai tây chất lượng

cao để hỗ trợ nông dân tại Thái Bình. Lãnh đạo của 2 HTX Hữu Đức và Evergrowth, mặc dù không

tham gia vào quá trình thành lập của HTX nhưng cũng rất quan tâm đến việc cung cấp các dịch vụ

cần thiết cho thành viên của HTX – chủ yếu là những nông dân nghèo người dân tộc thiểu số.

Năm vai trò hoặc cam kết phổ biến của các DNXH. Kết quả từ nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn

đều cho thấy 5 vai trò chính hoặc cam kết của các DN này. Đầu tiên là cam kết cung cấp các sản

phẩm và dịch vụ với giá thành giảm nhằm giúp những người thu nhập thấp có khả năng chi trả. Trí

Đức, Trường Sanh, New Light và Evergrowth là những ví dụ điển hình trong nhóm này. Cam kết thứ

hai là vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết cho cộng đồng – công việc trước đây vẫn được thực

hiện bởi khu vực công. Ví dụ, HTX Hữu Đức hiện đang xây dựng hệ thống kênh tưới tiêu để cung cấp

nước tưới cho các hộ nông dân thành viên.Cam kết thứ ba là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ như

phân bón sinh học và năng lượng tái tạo – những sản phẩm mà người sử dụng không chi trả toàn bộ

chi phí nhưng lại có tác động tích cực đến môi trường. Ví dụ minh họa cho trường hợp này là SEPON,

DN bán phân bón vi sinh với giá hợp lý bằng cách sản xuất phân vi sinh chậm phân rã từ rác thải trong

quá trình chế biến tinh bột sắn được thu mua của nông dân, giúp người nông dân giảm thiếu chi phí

sản xuất một cách đáng kể. Cam kết thứ tư là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho những người có

nhu cầu và đã từng sử dụng các dịch vụ miễn phí trước đây. Ví dụ điển hình của nhóm này là CCHCPS

và ATS. Cam kết cuối cùng là cung cấp các gói hỗ trợ kỹ thuật hay công nghệ có thể sẽ có giá thành

cao nếu được cung cấp bởi các DN tư nhân, nhằm giúp nâng cao giá trị của nông sản. KCT cũng nằm

trong trường hợp này, khi cung cấp kiến thức chuyên môn về sản xuất và bảo quản khoai tây giống.

Mô hình kinh doanh. Các DN được phỏng vấn đã áp dụng các mô hình kinh doanh khác nhau. Họ

cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các nhóm đối tượng, như những người nhiễm HIV/AIDS, người

khuyết tật, những bệnh nhân nghèo (đối với ngành y tế) hay nông dân thu nhập thấp, bao gồm cả

những nông dân là người dân tộc thiểu số (đối với ngành nông nghiệp). Một số DNXH có nguồn doanh

thu chính từ các hoạt động thương mại, trong khi một số khác phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ

từ các tổ chức quốc tế hoặc từ chính phủ thông qua các chương trình quốc gia.

Page 29: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 21

Biểu đồ 3: Mô hình kinh doanh

Ba mô hình kinh doanh. Hầu hết các mô hình kinh doanh có thể được chia thành 3 loại, bao gồm

(i) sản xuất theo hợp đồng, (ii) cung cấp dịch vụ cơ bản, và (iii) Trợ giá cho dịch vụ xã hội từ các hoạt

động kinh doanh khác. Đáng chú ý, 2 mô hình kinh doanh đầu cũng được các DNXH tại Ấn Độ và một

số quốc gia khác áp dụng. Các DNXH được khảo sát không nhất thiết áp dụng chính xác một mô hình

cụ thể trong số các mô hình đã xác định trên.

Mô hình 1 – Sản xuất theo hợp đồng: Đây là mô hình được các DN trong ngành nông nghiệp như

SEPON, Evergrowth, KCT và VRAT áp dụng. Nông dân được đảm bảo về giá và số lượng thu mua sản

phẩm từ các DN này. Những DN này sẽ phụ trách khâu bảo quản, đóng gói, chế biến và thỏa thuận

với thương lái. Nông sản được thu mua ngay tại cổng trang trại (SEPON) hay tại các điểm cung ứng

tập trung (Evergrowth, KCT, VRAT). Các DN cung cấp gói dịch vụ đầy đủ bao gồm: tập huấn và tư

vấn kỹ thuật, cung ứng đầu vào, bảo quản, các dịch vụ thú y và đảm bảo số lượng thu mua, nhằm

giúp nông dân ứng dụng các phương pháp tốt nhất cho sản xuất nông sản và đáp ứng các tiêu chuẩn

chất lượng mà DN đưa ra. Nông dân trả tiền các vật tư đầu vào mà SEPON và Evergrowth cung ứng

với giá thành ưu đãi. Nguồn thu chính của KCT đến từ việc bán giống khoai tây cho nông dân, bên

cạnh việc cung cấp tập huấn kỹ thuật và kiểm soát các hoạt động sản xuất. Những dịch vụ này được

cung cấp tốt cho nông dân và là điểm giúp tạo ra sự khác biệt giữa KCT và các DN thông thường khác

trong việc kết nối tham gia với nông dân. Hoạt động thương mại của những DNXH đi theo mô hình

kinh doanh này tạo ra các tác động xã hội và môi trường trực tiếp cho nông dân cũng như doanh thu

cho DN. Dưới đây minh họa cho Mô hình 1- Sản xuất theo hợp đồng, với trường hợp của Evergrowth.

Nhà tài trợ/Chính phủ

Mô hình 1: Sản xuất theo

hợp đồng

Mô hình 2: Cung cấp dịch

vụ cơ bản

Mô hình 3: Trợ giá dịch vụ

xã hội từ các dịch vụ khác

Nông dân thu nhập thấp

Người dân có nhu cầu

6 DN

3 DN

2 DN

Các dịch vụ/sản phẩm theo

nhu cầu và khả năng chi trả

của khách hàng

Nguồn thu từ sản phẩm/dịch vụ

Page 30: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 22

Mô hình 2 – Cung cấp dịch vụ giảm thiểu chi phí: Trí Đức, New Light và Trường Sanh hiện áp

dụng mô hình này với việc áp dụng kiến thức chuyên môn trong ngành y tế. Những DN này đầu tư và

sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và cơ sở vật chất nhằm giảm giá thành của dịch vụ cung cấp. Họ

cung cấp dịch vụ có chất lượng với giá thấp hơn trung bình là 20% so với các nhà cung cấp dịch vụ

khác nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận nhờ đầu tư hiệu quả vào trang thiết bị và cơ sở vật chất nhằm giúp

DN giảm giá thành trong khi vẫn có thể vận hành tốt. Bên cạnh đó, có 2 DN (Trí Đức và New Light)

cung cấp dịch vụ với các mức phí khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau ở các dạng như (i)

miễn phí cho những khách hàng không có khả năng chi trả, (ii) trợ giá một phần cho những khách

hàng có khả năng chi trả thấp và (iii) phí thông thường. Cả 3 DNXH trên đều sử dụng mạng lưới hiện

có để tiếp thị và cung cấp hoặc phân phối các sản phẩm và dịch vụ của mình. Ví dụ, Trường Sanh

phân phối thuốc nam với giá thấp thông qua một mạng lưới các lương y và Hội Chữ thập đỏ tại các

xã. New Light sử dụng các tình nguyện viên để nâng cao nhận thức về nhu cầu sử dụng dịch vụ ở

nhóm đối tượng là những người khuyết tật. Cả 2 DN này đã chủ động sáng tạo xây dựng quan hệ đối

tác với các nhà tài trợ cũng như chính phủ để tiếp cận được với nhiều khách hàng ở các phân khúc

khác nhau, cũng như tiếp nhận được nhiều nguồn tài chính hơn. Cũng cần nói thêm rằng New Light

và Trường Sanh hiện vẫn còn đang trong giai đoạn khởi sự. Loại mô hình này sẽ được minh họa bằng

mô hình kinh doanh của Trí Đức dưới đây:

Mô hình kinh doanh của HTX Evergrowth

Giới thiệu chung: HTX được thành lập vào cuối năm 2004 trong khuôn khổ dự án Xóa đói giảm nghèo được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada (CIDA) tại Sóc Trăng. HTX hoạt động tại 4 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên, Châu Thành và Mỹ Tứ của tỉnh Sóc Trăng.

Hoạt động kinh doanh của Evergrowth bao gồm:

Thu mua sữa tươi đạt tiêu chuẩn chất lượng và số lượng từ hơn 3.000 hộ thành viên (với 90% là người Kh’me, 60% là nông dân nghèo tại thời điểm tham gia HTX) với giá thành đã thỏa thuận và bán cho nhà máy chế biến sữa FrieslandCampina với khoản chênh lệch là 2.000 đồng/lít cho các chi phí vận hành. Sữa tươi được thu mua tại 2 kho lạnh. Mỗi ngày Evergrowth thu mua khoảng 16.000 lít sữa tươi

Cung cấp giống bò sữa và thức ăn chất lượng với giá bán buôn cho mọi thành viên trên cơ sở bù đắp chi phí. Do HTX là nhà phân phối thức ăn cấp 1, họ được hưởng tiền hoa hồng và tái đầu tư số tiền này vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ cho nông dân

Cung cấp gói dịch vụ thú y và các dịch vụ khuyến nông cho thành viên. Thành viên mới sẽ được tập huấn về 20 chủ đề, bao gồm hoạt động vận hành của HTX và kỹ thuật chăn nuôi bò sữa

Kiểm soát thông qua việc sử dụng sổ theo dõi của từng hộ nông dân, là nơi nông dân ghi lại số lượng bò sữa, lượng sữa sản xuất hàng ngày cũng như thu nhập của họ

Kiểm định chất lượng sữa tại phòng thí nghiệm của HTX

Chi trả cho nông dân 2 lần/tháng thông qua hình thức chuyển khoản

Hoạt động và tác động: Trong năm 2012, Evergrowth đã thu về 72 tỷ đồng, trong đó có 3 tỷ đồng lợi nhuận. Hơn 3.000 nông dân có thu nhập định kỳ là 3-4 triệu đồng/1 con bò sữa/tháng. Bên cạnh đó, nông dân cũng nhận được 40% từ lợi nhuận mà HTX thu về. Phần lợi nhuận còn lại được tái đầu tư đề mở rộng sản xuất.

Page 31: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 23

Mô hình 3 - Dùng lợi nhuận từ kinh doanh một dịch vụ khác để trợ giá cho một dịch vụ xã

hội: Không giống như các trường hợp ở trên, ATS và CCHCPS cung cấp dịch vụ tư vấn và khám chữa

bệnh cho những người nhiễm HIV và người đồng tính, trong khi MTTS cung cấp các dụng cụ y tế chất

lượng với giá cả phù hợp cho các bệnh viện nhi để giúp đỡ các trẻ sơ sinh. Những DN này nhận hỗ

trợ tài chính từ các nhà tài trợ, các tổ chức hoặc bệnh viện thông qua các chương trình cụ thể. Vì vậy,

để ổn định nguồn thu, một số DNXH như ATS đã mở thêm các hoạt động kinh doanh khác như nhà

hàng hay MTTS kinh doanh dụng cụ y tế. Trong khi MTTS và ATTS tăng nguồn thu từ các hoạt động

kinh doanh thì CCHCPS lại phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ bên ngoài. Từ đó có thể thấy mọi DNXH

đều cần đa dạng nguồn thu để hiện thực hóa mục đích xã hội hướng tới những đối tượng có khả năng

chi trả thấp hay không có khả năng chi trả. Duy trì những dịch vụ này hướng tới nhóm người dễ bị

tổn thương sẽ là thách thức cho các DN. Đối với mô hình này, không phải tất cả các hoạt động kinh

doanh thương mại đều tạo ra tác động xã hội trực tiếp.

Mô hình kinh doanh của Trí Đức 115 Yên Bái

Giới thiệu chung: Trí Đức là một công ty cổ phần được thành lập năm 2009. DN này cung cấp dịch vụ vận chuyển cứu thương trong nước và hướng tới cung cấp dịch vụ này ra cả bên ngoài lãnh thổ Việt Nam trong tương lai gần. Hiện tại, Trí Đức cung cấp dịch vụ cho 6 huyện của Yên Bái và 4 huyện của Tuyên Quang và Phú Thọ.

Mô hình kinh doanh: Trí Đức đầu tư 3 xe cứu thương với đầy đủ trang thiết bị và tiết kiệm nhiên liệu nhằm tiết kiệm chi phí. Người có nhu cầu sử dụng có thể gọi trực tiếp tới đường dây nóng của Trí Đức hoặc gọi tới các trạm y tế huyện và các bệnh viện công. Chi phí sử dụng dịch vụ sẽ được chi trả trực tiếp bởi người sử dụng hoặc bảo hiểm y tế thông qua 2 bệnh viện công đã ký thỏa thuận với Trí Đức (Bệnh viện Nghĩa Lộ hoặc Bệnh viện Yên Bái). Dịch vụ bao gồm các nhân viên và trang bị đầy đủ các thiết bị sẽ có phí là 15.000 đồng/km. Quãng đường vận chuyển dưới 5 km sẽ tính giá là 150.000 đồng. Chi phí cho vận chuyển đường dài của Trí Đức thấp hơn từ 20-30% so với các bên cung cấp dịch vụ khác. Bên cạnh đó, Trí Đức cũng giảm giá từ 15-30% cho người thu nhập thấp. Các bệnh viện hoặc các trạm y tế nhận được 30% từ lợi nhuận của Trí Đức trong các trường hợp sử dụng dịch vụ thông qua các cơ sở này.

Năm 2012, Trí Đức đã phục vụ 2.000 bệnh nhân, đạt doanh thu 1,2 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận là

200 triệu đồng.

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp An Toàn Sống (ATS)

Được thành lập vào năm 2010, ATS hoạt động chủ yếu tại TP. Hồ Chí Minh và sau đó mở rộng ra

tại Hà Nội. Hiện tại, ATS tham gia vào các dịch vụ sau:

Cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sinh kế và cung cấp bao

cao su chất lượng cho người nhiễm HIV và người đồng tính nữ

Kết nối các nhóm đối tượng với các khoản vay chính sách hoặc các chương trình chính phủ cho

các hoạt động sinh kế do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức

Hoạt động nhà hàng, nhằm chi trả một phần cho dịch vụ tư vấn

Tư vấn cho các đối tác phát triển

Năm 2012, ATS cung cấp dịch vụ cho hơn 600 người nhiễm HIV/AIDS và người đồng tính. Nguồn

thu từ dịch vụ nhà hàng ngày càng tăng và có thể hỗ trợ 50% của dịch vụ chính.

Page 32: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 24

Thực tiễn quản trị doanh nghiệp. Các DNXH tư nhân tuân thủ theo các mô hình quản trị được nêu

ra trong các điều luật tương ứng, trong khi đó một số DNXH khác phụ thuộc vào cách điều hành của

chủ DN. Trong số các DN được phỏng vấn, Evergrowth tỏ ra quan tâm đặc biệt đến chủ đề này. Cụ

thể, DN này có thể giải thích tốt việc thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc quản lý đã được thống

nhất. Bằng việc công khai các báo cáo tài chính và kiểm toán, Evergrowth có được sự tin tưởng của

chính quyền địa phương, các thành viên và cả nhà tài trợ. Ngược lại, HTX Hữu Đức đưa ra các quyết

định dựa vào ý kiến của cá nhân chủ nhiệm chứ không có sự tham khảo từ hội đồng quản trị hay các

thành viên. Các DNXH được phỏng vấn khác chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc quản lý tốt. Họ

có thể đã đánh giá thấp các lợi ích có được từ việc trở thành một DN minh bạch và được quản lý tốt,

đặc biệt các lợi ích đối với việc huy động thêm nguồn lực bên ngoài hay hỗ trợ cho mở rộng kinh

doanh.

Phân phối lợi nhuận. Trong số 11 DNXH được phỏng vấn, 8 DN tạo ra lợi nhuận với các tỷ lệ khác

nhau và có các chiến lược khác nhau trong phân phối lợi nhuận. Đối với các DN trong ngành nông

nghiệp, lợi nhuận thu về được tái đầu tư vào việc tập huấn kỹ thuật và thực hiện mô hình trình diễn

cho nông dân. Bên cạnh đó, Evergrowth chia từ 40-60% lợi nhuận hàng năm cho các thành viên và

sử dụng phần lợi nhuận còn lại để mở rộng kinh doanh. SEPON hỗ trợ hoạt động của CLB 100 nhà

triệu phú, là nơi đi đầu trong việc ứng dụng các giống mới và kỹ thuật nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ

tư vấn kỹ thuật tại chỗ cho nông dân là người dân tộc thiểu số. KCT chia sẻ rủi ro với nông dân bằng

việc kéo dài thời hạn vay hay giảm giá thành cây giống trong trường hợp người dân bị thua lỗ/mất

mùa. HTX Hữu Đức đóng góp một phần rất nhỏ từ nguồn thu vào các hoạt động cộng đồng theo Luật

HTX. Trong ngành y tế, việc trợ cấp dịch vụ được Trí Đức và New Light áp dụng cho một số bệnh

nhân cụ thể là một dạng khác của việc phân phối lợi nhuận cho người hưởng lợi.

Tuyển dụng và duy trì đội ngũ cán bộ chất lượng. Các DN được phỏng vấn đều coi chất lượng

của đội ngũ cán bộ là yếu tố vô cùng quan trọng, đặc biệt với các DN trong ngành y tế. Vì vậy, New

Light, Trí Đức và ATS đều chú trọng đào tạo và quản lý cán bộ.Tuy nhiên, việc tuyển dụng và giữ đội

ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm và kỹ năng tốt để tạo ra cũng như phân phối các sản phẩm và

dịch vụ chất lượng là một thách thức cho các DNXH. MTTS hiện duy trì năng lực nghiên cứu phát triển

bằng việc sử dụng các tình nguyện viên quốc tế, tuy nhiên vẫn còn thiếu các cán bộ kỹ thuật trong

nước phụ trách việc lắp đặt thiết bị một cách bài bản. Việc mở rộng kinh doanh của Trí Đức trong

tương lai phụ thuộc vào khả năng và sự tận tâm của các lái xe. Tiếp thị xã hội là một lĩnh vực mới đối

với New Light và Trường Sanh. Hầu hết các DNXH trong ngành nông nghiệp đều có đội ngũ kỹ thuật

giỏi nhưng còn thiếu những người có kinh nghiệm phát triển kinh doanh và quản lý tài chính. Điều

này cũng đúng với trường hợp của KCT và Evergrowth.

Khả năng lãnh đạo. Lãnh đạo của khoảng ½ các DNXH được phỏng vấn đều cho thấy khả năng

lãnh đạo tốt cùng tầm nhìn rõ ràng. Họ hiểu hiện trạng của DN và thể hiện tinh thần học hỏi. Họ coi

đây là những yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp một cách sáng tạo và hiệu quả. Tuy nhiên,

một số chủ DN khác tỏ ra chần chừ trong việc thay đổi hệ thống tổ chức và quản lý nhằm nắm bắt

các cơ hội thị trường.

Sự cạnh tranh hiện tại với khu vực công và tư nhân. Một số ít các DNXH như Trí Đức, Evergrowth

và KCT tỏ ra rất tự tin về việc là doanh nghiệp dẫn đầu tại thị trường địa phương nhờ có các sản phẩm

và dịch vụ có chất lượng và cạnh tranh. Tuy nhiên, sự cạnh tranh với khu vực công hay các dự án

được hỗ trợ cũng gây trở ngại cho việc kinh doanh của những DN này. Trong ngành nông nghiệp, các

tổ chức công có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài trợ cho tập huấn kỹ thuật hoặc giống cây

trồng; vì vậy, những tổ chức này có thể cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc đưa ra giá thấp hơn cho

các loại giống cây trồng mà mình cung cấp. Mức độ cạnh tranh trong ngành y tế có khác nhau. MTTS

phải cạnh tranh với thiết bị y tế giá rẻ và chất lượng thấp từ Trung Quốc hay thiết bị chất lượng với

Page 33: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 25

giá thành cao từ các nhà sản xuất nổi tiếng tại các nước phát triển.Trong khi đó, ATS và New Light

phải cạnh tranh với các dự án được hỗ trợ hoàn toàn chi phí từ nhà tài trợ.

Khả năng tiếp cận hỗ trợ tại địa phương: Các DN được phỏng vấn có các cách tiếp cận khác nhau

tới những nguồn hỗ trợ tại địa phương. Evergrowth nhận được hỗ trợ từ Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn trong việc nâng cao số lượng nông dân tham gia vào các hoạt động kinh doanh của

HTX.Trong số 11 DN được phỏng vấn, KCT là DN duy nhất nhận được hỗ trợ tích cực từ Liên hiệp các

Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái Bình (VUSTA Thái Bình), một tổ chức bảo trợ cho KCT. Dù còn

nhiều nghi ngại từ phía chính quyền địa phương về khả năng thành công của một DN nhỏ nhưng KCT

đã mở rộng thành công hoạt động kinh doanh của mình và tiếp cận được nhiều nông dân tại Bắc Kạn

và Hà Giang.

5.4. Yếu tố thành công

Yếu tố sáng tạo. Một số DN được phỏng vấn áp dụng các mô hình kinh doanh sáng tạo phù hợp với

các nhu cầu cụ thể của từng phân khúc thị trường (nhóm người nhiễm HIV/AIDS, người khuyết tật

hay nông dân là người dân tộc thiểu số) như đã đề cập tới trong phân tích về mô hình kinh doanh ở

trên. KCT phát triển một mạng lưới HTX nông nghiệp đóng vai trò là những cánh tay nối dài giúp KCT

cung cấp các khóa tập huấn kỹ năng và giám sát hoạt động sản xuất của nông dân tại một nơi mới

triển khai. Điều này giúp KCT giảm chi phí và tận dụng được chuyên môn trong sản xuất, đồng thời

duy trì số lượng ít cán bộ cốt lõi. Trong khi đó, tập trung vào việc nâng cao nhận thức về quyền của

người khuyết tật trong việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nâng cao nhu cầu sử

dụng những dịch vụ này, từ đó khiến cho nhóm người này cảm thấy thực sự thoải mái trước khi họ

được tư vấn về y tế là chiến lược phù hợp được New Light sử dụng. Từ công nghệ phát triển từ các

nước phương Tây, MTTS đã cải tiến thiết kế và sản xuất, tận dụng các các vật liệu thay thế trong

nước để giảm thiểu chi phí. Trong ngành nông nghiệp, ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp bền vững và

chia sẻ giá trị giữa nông dân và DN là những yếu tố quan trọng giúp SEPON, Evergrowth, KCT và

VRAT mở rộng thị trường và tạo lợi nhuận trong khi rất nhiều DN khác trong ngành này đang phải vật

lộn với hoạt động kinh doanh của chính mình.

Quan hệ đối tác công-tư hiệu quả. Quan hệ đối tác hiệu quả giữa Trí Đức và các bệnh viện công

trong việc tổ chức và thanh toán cho dịch vụ vận chuyển cứu thương là một sáng tạo khác, không

những giúp các bệnh viện hoàn thành được nhiệm vụ của mình với nguồn lực hạn chế mà còn giải

quyết các nhu cầu của người dân địa phương về một dịch vụ an toàn và đáng tin cậy.

Văn hóa DN rõ nét. Việc các DN phỏng vấn tạo lập được một môi trường làm việc tốt nơi văn hóa

tổ chức và giá trị của người lao động được công nhận là một điều rất đáng khích lệ. Điều này giúp các

DN như New Light và Trí Đức duy trì được đội ngũ kỹ thuật viên hiện tại, bất chấp sự cạnh tranh khốc

liệt trong ngành y tế.

5.5. Các cơ hội cho những doanh nghiệp được khảo sát

Các cơ hội được xác định trong nghiên cứu này là kết quả của các nghiên cứu tài liệu sẵn có cũng như

phỏng vấn với các DN. Trong cả 2 ngành nông nghiệp và y tế, nghiên cứu tài liệu cho thấy nông dân

thu nhập thấp đang đối mặt với rất nhiều vấn đề trong suốt chuỗi giá trị nông nghiệp và nhu cầu của

người dân còn chưa được đáp ứng bởi chính phủ hay các DN tư nhân. Những vấn đề và nhu cầu này

đều được các DN xác nhận qua khảo sát, cũng như được trình bày thông qua các thị trường ngách có

trong nghiên cứu. Đáng chú ý, còn có thể có một số cơ hội và thị trường ngách khác mà các DN có

thể khám phá và phát triển trong các bối cảnh khác nhau.

Page 34: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 26

Cơ hội trong ngành nông nghiệp

Những vấn đề mà nông dân thu nhập thấp đang phải đối mặt. Có rất nhiều vấn đề đã tồn tại

trong cả chuỗi giá trị nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của nông dân thu nhập thấp

trong nhiều năm qua. Như đã đề cập ở phần 3, một số vấn đề đã và đang được giải quyết bởi khu

vực tư nhân và/hoặc chính phủ. Tuy nhiên, những vấn đề này rõ ràng không thể giải quyết chỉ bởi

chính phủ mà còn phải bởi sự tham gia của các nhân tố phi chính phủ.

Các thị trường ngách đã được xác định. Một số cơ hội cho các DN tại một hoặc một vài giai đoạn

trong chuỗi giá trị bao gồm:

Cung cấp vật tư đầu vào chất lượng với giá thành thấp cho nông dân có thu nhập thấp

Cung cấp hạ tầng và dịch vụ quy mô nhỏ

Nâng cao tính hiệu quả của tín dụng cho sản xuất nông nghiệp dành cho nông dân

Cung cấp các dịch vụ khuyến nông cho nông dân nhằm gia tăng giá trị nông sản và tăng

cường kết nối giữa nông dân và người mua

Biến rác thải nông nghiệp thành vật tư đầu vào có giá thành thấp và năng lượng cho nông

nghiệp bền vững

Thị trường ngách 1: Cung cấp vật tư đầu vào chất lượng với giá thành thấp cho nông dân

thu nhập thấp

Đánh giá các vấn đề và nhu cầu. Vật tư đầu vào là yếu tố vô cùng quan trọng đối với nông dân.

Chất lượng của những sản phẩm này đóng góp lớn vào việc tăng năng suất của sản phẩm nông

nghiệp. Trên thực tế, có khoảng 90% người nghèo sống tại nông thôn (Ngân hàng Thế giới), và nhu

cầu về vật tư đầu vào chất lượng với giá thành thấp như giống, phân bón, thuốc trừ sâu, v.vv… là rất

lớn nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ trong nhiều năm qua. Giống được lấy từ 3 nguồn: (i) công

ty cung cấp giống và các viện nuôi trồng, (ii) hệ thống HTX sản xuất giống (bao gồm các CLB mở rộng

và các hộ nông dân sản xuất giống quy mô lớn), và (iii) nguồn tự thu thập của nông dân15. Những

loại vật tư khác (như phân bón, thuốc trừ sâu) được cung cấp chủ yếu bởi các DN tư nhân và DN nhà

nước. Tuy nhiên, nông dân nghèo, đặc biệt nông dân người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn,

không có cơ hội tiếp cận với nguồn cung cấp vật tư chất lượng. Về giống, chúng tôi nhận thấy nông

dân nghèo thường mua từ các hộ lân cận, hoặc sử dụng giống đã để dành từ vụ thu hoạch trước chứ

không mua các loại giống đã qua kiểm định. Về phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư khác, chúng

tôi thấy rằng nông dân, đặc biệt các hộ nông dân nghèo, rất hiếm khi sử dụng các sản phẩm này cho

cây trồng (như gạo, ngô, sắn) do không đủ khả năng chi trả. Kết quả là sản lượng cây trồng của nông

dân nghèo tại các vùng khó khăn giữ ở mức khá thấp trong nhiều năm qua và thực tế này đòi hỏi có

sự hỗ trợ thích hợp từ các ngành và khu vực. Một số DN được khảo sát như SEPON, KCT, Hữu Đức và

VRAT đã kinh doanh thành công tại thị trường ngách này. Dưới đây phân tích hoạt động kinh doanh

của HTX Hữu Đức trong việc cung cấp vật tư cho nông dân.

15Theo kết quả nghiên cứu ‘Hệ thống sản xuất giống cây trồng tại Việt Nam’ được thực hiện bởi Agrifood Consulting International

(Tháng 12, 2002)

Page 35: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 27

Các chính sách hỗ trợ và thách thức cho các DNXH. Chính phủ đã có một loạt chính sách hỗ trợ

nhằm đưa các nhân tố phi nhà nước tham gia vào việc sản xuất và cung cấp vật tư đầu vào trong

nông nghiệp. Những chính sách đó liên quan tới (i) xây dựng năng lực cho cán bộ, (ii) hỗ trợ tiếp thị,

(iii) chi phí vận chuyển (xem Phụ lục 4). Vì vậy, đây rõ ràng là một cơ hội tốt cho các DNXH nhằm

nắm bắt các cách thức khác nhau trong điều kiện của từng địa phương. Thông qua phỏng vấn với các

DN lựa chọn trong thị trường ngách này, chúng tôi nhận thấy các thách thức bao gồm (i) có kiến thức

và kỹ thuật tốt để sản xuất các loại giống có chất lượng và được chứng nhận để phân phối rộng theo

như yêu cầu từ phía chính phủ và (ii) sản xuất và bán các loại phân bón và thuốc trừ sâu đủ sức cạnh

tranh với các sản phẩm được sản xuất bởi các DN nhà nước – những đơn vị nhận được trợ cấp từ

chính phủ thông qua các dự án và chương trình.

Thị trường ngách 2: Cung cấp các cơ sở và dịch vụ hạ tầng quy mô nhỏ

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Mặc dù có rất nhiều dự án và chương trình do chính phủ tài trợ hiện

đang đầu tư để phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn ở các quy mô nhỏ, vừa và lớn, nhu

cầu về cơ sở hạ tầng ở các khu vực, đặc biệt là các khu vực nghèo vẫn còn khá cao. Bên cạnh đó,

việc vận hành và duy trì các cơ sở và dịch vụ hạ tầng như đê/kè quy mô nhỏ cho sản xuất nông

nghiệp, kênh rạch nội đồng, kho chứa, cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình, diễn đàn thương mại, và

công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) – là rất cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng vật

tư nông nghiệp cũng như khả năng tiếp cận thị trường. Điều này phù hợp với việc chuyển đổi chiến

lược của ngành nông nghiệp, từ sản xuất các mặt hàng giá trị thấp đến các sản phẩm đã qua chế biến

Hợp tác xã Hữu Đức

Số thành viện: 1.403 (90% là người dân tộc thiểu số, 10% là người Kinh)

Kế hoạch hỗ trợ cho nông dân: HTX Hữu Đức sản xuất vật tư và xây dựng quan hệ đối tác với

các nhà cung cấp vật tư khác dưới hình thức thanh toán linh hoạt nhằm cung cấp cho các hộ thành

viên vật tư các sản phẩm/dịch vụ chất lượng với giá thành phù hợp (bao gồm giống, làm đất, phân

bón, thuốc trừ sâu, công cụ thu hoạch).

Về giống: HTX sản xuất các loại giống chất lượng cung cấp cho nông dân trước mỗi vụ.

Về các loại vật tư khác như phân bón, HTX xây dựng một mạng lưới các nhà cung cấp tư nhân

mua phân bón và bán lại cho nông dân với giá đã được định sẵn và không biến động theo giá thị

trường.

Về các cơ sở khác như máy làm đất, HTX thuê các loại máy này từ các cá nhân cho các hộ

thành viên.

Bên cạnh đó, các hộ nông dân thành viên được hưởng một hình thức thanh toán linh hoạt, họ có

thể trả cho HTX bất cứ khi nào có khả năng (thường là sau vụ thu hoạch).

Đánh giá tác động: Hỗ trợ từ phía HTX góp phần làm tăng năng suất mùa vụ từ 1-1,5 tấn/ha và

tăng 50% thu nhập.

TRƯỚC ĐÂY HIỆN TẠI

Năng suất (mỗi ha) 3,5 – 4 tấn 5 tấn

Lợi nhuận (mỗi ha) 5 triệu đồng 10 triệu đồng

Page 36: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 28

có giá trị và chất lượng cao16. Đáng chú ý, các chủ ruộng và nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo,

thường không thể chi trả hoặc không có khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng về vật chất (như hệ thống

tưới tiêu quy mô nhỏ, kênh rạch nội đồng, cơ sở chế biến quy mô hộ gia đình) hay các cơ sở hạ tầng

“mềm” khác như các diễn đàn thương mại và hệ thống chia sẻ thông tin. HTX Hữu Đức cung cấp dịch

vụ tưới tiêu cho các hộ thành viên. Do các nông dân không thể cùng nhau chi trả cho chi phí sửa chữa

và bảo dưỡng hệ thống tưới tiêu, HTX đóng vai trò điều phối trong việc xây dựng, bảo trì và vận hành

hệ thống kênh nội đồng bằng nguồn tài chính huy động từ các hộ thành viên, chính phủ và các nhà

tài trợ khác.

Chính sách hỗ trợ và thách thức cho các DNXH. Cần nhấn mạnh rằng chính phủ đã đưa ra một

số chính sách nhằm giúp khối tư nhân tham gia vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng thông qua Quan hệ

đối tác công – tư (PPP). Tuy nhiên, các chính sách hiện tại không thể tạo ra đủ động lực cho các DN

tư nhân để phát triển, vận hành và duy trì cơ sở cùng với dịch vụ hạ tầng cho nông dân nghèo tại các

vùng khó khăn. Một số thách thức cho các DN tư nhân và các DNXH muốn tham gia vào hoạt động

này bao gồm: (i) cách hoạt động trong ngành kinh doanh nơi mà hầu hết các cơ sở và dịch vụ hạ tầng

đều được xây dựng bởi khu vực công nhưng không thực sự phù hợp để nông dân sử dụng, và (ii)

cách huy động các nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ, cũng như đảm bảo nguồn

thu ổn định cho việc duy trì và sửa chữa khi cần thiết.

Thị trường ngách 3: Nâng cao tính hiệu quả của tín dụng dành cho nông dân trong sản

xuất nông nghiệp

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Trong vài chục năm trở lại đây, việc thành lập Ngân hàng Chính sách

Xã hội (VBSP) cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, hai tổ chức tín

dụng của nhà nước cũng như các chương trình tín dụng khác đã nâng cao đáng kể không chỉ phạm

vi mà còn cả khả năng tiếp cận cho nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo. Tuy nhiên, điểm đáng chú

ý ở đây nằm ở (i) tính hiệu quả thấp của việc sử dụng các khoản vay và (ii) quy mô khoản vay cùng

lịch trình thanh toán chưa phù hợp. Nói cách khác, việc gia tăng số lượng các khoản vay với lãi suất

thấp dành cho nông dân nghèo còn chưa đi đôi với việc nâng cao chất lượng các khoản vay này. Vì

vậy, tác động xã hội của các khoản vay dành cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Một ví dụ phản

ánh thực tế trên đó là một số hộ nghèo tại các vùng núi và vùng sâu vùng xa không thể sử dụng các

khoản vay một cách hiệu quả do thiếu các kỹ năng lập kế hoạch kinh doanh, trong khi một số hộ khác

không thể vay những khoản vay lớn hơn cho sản xuất do hạn mức tín dụng của ngân hàng17. Dù chính

phủ có tham gia nhiều vào việc cung cấp các khoản vay ưu đãi cho nông dân nghèo, vẫn có một

khoảng cách giữa những gì chính phủ có thể cung cấp với những gì nông dân nghèo thực sự cần khi

nói đến việc sử dụng hiệu quả các khoản vay, quy mô khoản vay và lịch trình thanh toán. Các nhân

tố phi nhà nước, trong đó bao gồm các DNXH là nơi có thể lấp đầy khoảng cách đó.

Thách thức cho các DNXH. Các chính sách hiện tại về ngân hàng và tài chính vi mô đã đặt ra một

thách thức lớn cho các tổ chức tín dụng vi mô quy mô nhỏ trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính

phủ về thành lập và hoạt động. Chi phí quản lý và huy động vốn ngày càng tăng, trong khi áp lãi suất

trần cho vay của các ngân hàng thương mại. Điều này gây ra khó khăn lớn cho các DNXH muốn duy

trì hoạt động kinh doanh của mình. Một thách thức khác cho các DN trong thị trường ngách này đó là

sự cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng thương mại và các ngân hàng quốc doanh. Điều này đòi hỏi

16Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp thêm ít nhất 25% trong

10 năm tới (IFAD, 2012)

17Hạn mức tín dụng cho một hộ nghèo là 30 triệu đồng; mức lãi suất là 0,65%/năm; thời gian vay là 12 tháng.

Page 37: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 29

các DN phải có các mô hình kinh doanh thích hợp và hiệu quả để tiếp cận những nhóm người có nhu

cầu.

Thị trường ngách 4: Cung cấp các dịch vụ khuyến nông dành cho nông dân nhằm tăng giá

trị cây trồng và tăng cường liên kết giữa nông dân và người tiêu dùng

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Gia tăng giá trị cây trồng cũng như giảm chi phí sau thu hoạch đòi

hỏi (i) ứng dụng các công nghệ tốt nhất cho sản xuất và (ii) loại bỏ các chi phí giao dịch không cần

thiết thông qua liên kết giữa nông dân và người mua.

Mặc dù các chương trình khuyến nông đã có các tác động rõ ràng đối với năng suất và thu

nhập của người nông dân, nhưng vẫn còn nhiều nông dân thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ (thành

phần chiếm tới 53% dân số làm nông nghiệp)18, gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyến

nông chính thống nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, hướng tới cải thiện năng suất và

chất lượng nông sản. Hệ thống cấp trung ương chỉ chủ yếu tập trung vào nhóm nông dân có thu nhập

cao hơn (Diễn đàn Toàn cầu về Dịch vụ Tư vấn Nông thôn, 2012). Hơn nữa, cách tiếp cận theo hướng

từ trên xuống của các dịch vụ khuyến nông công không đáp ứng được nhu cầu của nông dân trong

việc cải thiện sản xuất liên tục.

Quyết định số 889/QD-TTg về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã nêu rõ về việc chuyển đổi từ

tập trungtăng sản lượng sang tăng giá trị sản xuất. Khi nhìn vào hiện trạng của chuỗi giá trị nông

nghiệp tại Việt Nam, có thể thấy còn thiếu thị trường bán buôn hàng nông sản hiệu quả. Nông dân,

thương lái và các DN nông nghiệp thường ít khi gặp gỡ tại các buổi kết nối, nơi họ có thể trao đổi các

thông tin thị trường, cập nhật các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh và tiêu chuẩn môi trường từ phía

DN, thảo luận về các thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng, v.vv...Để đạt được những chiến lược

trên, cần có sự tham gia của các khu vực, từ đó tạo lập được một môi trường thuận lợi có sự thúc đẩy

cạnh tranh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của một thị

trường phức tạp hơn. Hàng triệu nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, có một mối trăn trở là làm

sao để đảm bảo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị của các nông sản. Hầu hết nông dân đều có hiểu

biết hạn chế về các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và thiếu thông tin về thị trường, hoặc không có

mối liên hệ trực tiếp với người tiêu dùng mà chỉ chủ yếu dựa vào các thương lái địa phương do một

số hạn chế dưới đây.

Chính sách hỗ trợ và các thách thức cho các DNXH. Đã có một số chính sách hỗ trợ ngành nông

nghiệp trong việc thúc đẩy liên kết thị trường, nổi bật nhất là Nghị định số 61/2010/ND-CP ngày

4/06/2010 về hỗ trợ khuyến khích các DN đầu tư vào ngành nông nghiệp và khu vực nông thôn. Các

hỗ trợ chính liên quan đến phát triển thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ là phù hợp với các

DNXH. Bên cạnh đó, các ưu đãi về thuế thu nhập DN cho các DN đầu tư vào ngành nông nghiệp (chế

biến nông – lâm sản) tại một số khu vực, đặc biệt là vùng núi và vùng sâu vùng xa bao gồm (i) giảm

thuế (20%, 15%, 10%) trong một giai đoạn nhất định (10,15, 20 năm), (ii) thuế sử dụng đất, (iii)

thuế nhập khẩu và (iv) miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp (Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế,

2012). Những hỗ trợ này rất có ích cho giai đoạn khởi động hoặc phát triển của các DN phi nhà nước,

bao gồm các DNXH. Về các thách thức, các DN (cả các DNXH và DN thường) có khả năng đối mặt với

các khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng, vệ sinh và bảo vệ môi trường từ

phía người tiêu dùng (Tham khảo chính sách hỗ trợ của chính phủ và các thách thức cho DN thông

qua trường hợp của một DN được khảo sát là KCT trong phần dưới đây).

18Theo FAO (n.d), tại: http://www.fao.org/sd/wpdirect/wpre0113.htm

Page 38: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 30

Tuy nhiên, có một số thách thức trong việc làm cho các dịch vụ khuyến nông trở nên phù hợp hơn với

nhu cầu của người nông dân, bao gồm (i) khả năng tiếp cận tài trợ công hạn chế của các nhân tố phi

nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông và (ii) rất khó để thu phí của nông dân khi họ

vốn đã quen với việc được cung cấp dịch vụ này miễn phí từ khu vực công. Vì vậy, để tham gia vào

dịch vụ này, các DNXH cần có mô hình kinh doanh phù hợp tạo ra đủ lợi nhuận từ các hoạt động kinh

doanh khác để chi trả cho các dịch vụ khuyến nông.

Thị trường ngách 5: Biến rác thải nông nghiệp thành đầu vào cho sản xuất và năng lượng

cho canh tác bền vững

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Rác thải rắn trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân gây

ra ô nhiễm môi trường tại các vùng nông thôn cũng như tạo ra sự thiếu hiệu quả trong sản xuất nông

nghiệp. Những rác thải này được thải ra từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như canh tác (các

loại cây chết, cây bị cắt tỉa và cỏ dại), thu hoạch (rơm rạ, trấu, cám, lõi ngô, vỏ ngô) và chăn nuôi gia

súc, v.vv… Ước tính có khoảng 76 triệu tấn rác thải rắn từ (i) rơm rạ, trấu và (ii) chăn nuôi gia súc

được thải ra vào năm 2008 và con số này đã tăng lên tới hơn 80,4 triệu tấn vào năm 201019.Hai loại

rác thải này có thể tái sử dụng và tái chế để không những nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp

mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Có hai cách xử lý rác thải rắn phổ biến đó là lên men khí sinh

học và sử dụng bể khí sinh học. Việc áp dụng các phương pháp này có thể sản sinh ra năng lượng

giúp giảm thiểu chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình, cũng như tạo ra phân bón giúp giảm chi phí sản

xuất. Tuy nhiên nhiều nông dân vẫn chưa tái sử dụng và tái chế rác thải do còn thiếu kiến thức, công

nghệ với chi phí hợp lý cũng như chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng rác thải để

giảm thiểu chi phí sản xuất. Hậu quả là rác thải nông nghiệp đã và đang hủy hoại môi trường, đồng

thời chưa được tận dụng như một nguồn năng lượng có ích cho sản xuất nông nghiệp bền vững.

19Theo Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội, 2010

Trung tâm Tư vấn Ứng dụng

Phát triển Khoa học Nông nghiệp và Môi trường Thái Bình (KCT)

Hoạt động kinh doanh: Sản xuất và cung cấp giống khoai tây chất lượng cao; cung cấp hỗ

trợ kỹ thuật cho người nghèo, xử lý rác thải nông nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển

giao kỹ thuật nông nghiệp; đào tạo và tư vấn.

Số nông dân phục vụ: 10.000 người/năm, bao gồm 1.000 người tại tỉnh Bắc Cạn

Chính sách hỗ trợ: Chính quyền Thái Bình đã đưa ra và thực hiện chính sách trợ cấp một

phần chi phí mua khoai tây giống cho nông dân. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đang xem xét

đề xuất phát triển vùng sản xuất khoai tây quy mô lớn

Hỗ trợ về thuế cho KCT: DN này chỉ phải chịu mức thuế 1% trên doanh thu từ việc sản xuất

và cung cấp giống khoai tây

Các thách thức trong việc thúc đẩy liên kết thị trường cho nông dân trồng khoai tây:

KCT đã làm việc với một số DN thu mua nước ngoài (như Orion) và các DN thu mua trong nước

để bán/xuất khẩu 30% lượng khoai tây hàng năm. Tuy nhiên, KCT có gặp phải một số khó

khăn trong việc phát triển liên kết thị trường dài hạn với những đối tác này do yêu cầu khá cao

về chất lượng.

Page 39: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 31

Thách thức cho các DNXH. Để nắm bắt được cơ hội trong thị trường ngách này, các DNXH cần hiểu

rõ các vấn đề sau: (i) nhận thức còn hạn chế của nông dân trong việc tái chế rác thải nông nghiệp,

(ii) thiết kế mô hình kinh doanh phù hợp để tạo thu nhập đủ chi trả cho việc tái chế rác thải do nông

dân có thể không sẵn sàng trả toàn bộ chi phí, (iii) cần các công nghệ và kỹ thuật phù hợp để xử lý

rác thải hiệu quả và (iv) vốn đầu tư. Trong số các DNXH được phỏng vấn, một DN nhà nước là Nhà

máy Tinh bột sắn SEPON đã thành công vượt qua các thách thức và giúp giải quyết vấn đề nghèo đói

tại một số huyện nghèo ở Quảng Trị, cũng như nắm bắt được cơ hội để tái chế bã sắn dây thành phân

bón. Những nông dân người dân tộc thiểu số (người Paco và Vân Kiều) đã sử dụng sản phẩm này để

bón cho cây sắn nhằm tạo ra năng suất và chất lượng tốt hơn và đồng thời giảm giá thành sản xuất

(xem chi tiết trong phần dưới đây). Ví dụ này cho thấy không chỉ các DNXH có thể tham gia mà cả

các DN thường và các tổ chức cũng có thể khai thác ngách thị trường này một cách hiệu quả.

5.6. Nhu cầu của các nhóm chưa được đáp ứng và các thị trường ngách đã được

xác định dành cho các DNXH trong ngành y tế

Nhu cầu của các nhóm chưa được đáp ứng. Có rất ít khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc

y tế cơ bản và chất lượng tại các vùng nông thôn và khu vực nghèo là một vấn đề lớn đối với nhiều

người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp. Các chi phí mà người dân phải tự chi trả như chi phí cho

dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiết bị y tế và dược phẩm không có dấu hiệu giảm đi. Việc cung cấp dịch

vụ tư vấn và y tế dự phòng cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm những người nhiễm HIV/AIDS,

Nhà máy Hướng Hóa, Công ty TNHH Một thành viên Quảng Trị (SEPON)

Số nông dân hưởng lợi: 10.000 hộ; 350 công nhân hưởng lợi từ các công việc theo vụ mùa

Kế hoạch hỗ trợ cho nông dân: SEPON hỗ trợ các nhóm nông dân phát triển, bao gồm một số

trưởng thôn (10-15 hộ/nhóm). SEPON cung cấp đào tạo về kỹ thuật và thực hành cho những nhóm

nông dân này về các vấn đề như trồng trọt, kỹ thuật bảo quản, các lợi ích của việc sử dụng phân

bón, v.vv…Về phía các nhóm nông dân, các trưởng nhóm sẽ phối hợp với SEPON trong việc tìm

hiểu nhu cầu về phân bón của các hộ nông dân.

Kỹ thuật: SEPON sử dụng quy trình thủ công 4 bước và quy trình máy móc 9 bước. Các bước thủ

công bao gồm lên men lần đầu, sấy khô, lên men lần 2 và đóng gói. Các bước sử dụng máy móc

bao gồm nghiền lần đầu, trộn, nghiền lần 2, sàng, trộn thêm các khoáng chất, sấy khô bằng thùng

quay và đóng thành viên.

Hiệu quả đối với năng suất sắn: So sánh giữa nhóm không sử dụng phân bón và nhóm có sử

dụng phân bón có thể thấy sản lượng sắn đã tăng lên đáng kể ở nhóm sử dụng phân bón tới 58%

(13,2 tấn/ha ở đất không dùng phân bón so với 22,7 tấn/ha ở đất được bón phân). Sản lượng tăng

đã làm tăng mức thu nhập của người dân lên 147%/ha (14 triệu đồng trước khi dùng phân bón và

tăng lên 35 triệu đồng sau khi sử dụng phân bón).

Không dùng phân bón Dùng phân bón

Sản lượng sắn 13,2 tấn/ha 22,7 tấn/ha

Thu nhập (mỗi ha) 14 triệu đồng 35 triệu đồng

Nguồn: Thống kê nhanh về trường hợp sắn dây (Quỹ Thách thức Việt Nam, 2011)

Tác động môi trường: Tác động môi trường tích cực – tạo ra ít rác thải rắn hơn, ít gây thiệt hại

về rừng do có thể tiếp tục sản xuất trên diện tích đất hiện có, đất khai hoang trở nên màu mỡ hơn.

Page 40: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 32

người khuyết tật và người đồng tính vẫn còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Có thể thấy rõ

rằng còn nhiều nhu cầu trong ngành này, tuy nhiên nghiên cứu này chỉ tập trung vào những thị trường

ngách sau đây:

Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí hợp lý cho người nghèo, người

khuyết tật và những người dễ tổn thương ở cấp độ cộng đồng

Cung cấp dược phẩm và thiết bị y tế chất lượng với chi phí hợp lý và dịch vụ vận chuyển

đáng tin cậy

Cung cấp dịch vụ tư vấn cho những người dễ tổn thương và cung cấp dịch vụ y tế dự phòng

cho người có khả năng chi trả thấp trước sự gia tăng của các bệnh không truyền nhiễm

Thị trường ngách 1: Cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản với chi phí hợp lý cho

người nghèo, người khuyết tật và những người dễ tổn thương ở cấp độ cộng đồng

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Tại Việt Nam, các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản được cung cấp trên

một phạm vi rộng, nhưng chất lượng của các dịch vụ này còn kém. Theo số liệu từ Khảo sát mức sống

dân cư tại Việt Nam (VHLSS) năm 2008, có đến 99% các xã tại nông thôn có thể tiếp cận với trạm y

tế cấp xã. Tuy nhiên lại có một sự cách biệt lớn về chất lượng các dịch vụ và cơ sở y tế giữa các bệnh

viện tuyến trên với các bệnh viện tuyến dưới, cũng như giữa các cơ sở y tế công và cơ sở tư nhân. Vì

vậy, các dịch vụ chăm sóc y tế do các cơ sở nhà nước cung cấp vẫn chưa thỏa mãn được nhu cầu của

người dân, trong khi các dịch vụ của tư nhân còn quá đắt đỏ đối với nhiều người, đặc biệt là nhóm

người dễ tổn thương. Những người có khả năng chi trả thường sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế,

đặc biệt là dịch vụ chăm sóc ngoại trú do khu vực tư nhân cung cấp thay vì sử dụng các dịch vụ công.

Nhằm nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở chăm sóc y tế, nhiều bệnh viện công đã hợp tác với các nhà

cung cấp thiết bị y tế tư nhân để có các cơ sở vật chất và thiết bị hiện đại và tiên tiến, sau đó họ cố

gắng bù đắp đầu tư ban đầu cho cả hai bên bằng cách tăng phí các dịch vụ xét nghiệm và đưa ra các

xét nghiệm không cần thiết. Do đó, bệnh nhân phải sử dụng các loại thuốc hoặc các phương pháp

điều trị tốn kém do các bác sĩ ở các bệnh viện công hay phòng khám tư tư vấn. Điều này một phần

làm gia tăng các chi phí mà người bệnh phải tự chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam

(con số này tăng từ 503.800 đồng năm 2004 lên hơn 603.500 đồng năm 2008)20. Số liệu từ Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO) năm 2010 cũng cho thấy chi phí cá nhân cho dịch vụ chăm sóc y tế tại Việt Nam

chiếm tới 60,7% tổng chi phí chăm sóc y tế, cao hơn nhiều so với Thái Lan (26,8%), Indonesia (45,5%)

và Malaysia (55,6%). Nhiều người phải chịu chi phí rất cao khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện

tuyến trên, khi mà các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các cấp dưới chưa được cung cấp tốt.

Chi phí tự chi trả tính theo đầu người cũng ngày càng cao đối với người nghèo, tăng từ 121.900 đồng

lên 144.500 đồng trong giai đoạn 2004-200821. Xu hướng này cũng được thể hiện trong nhóm người

dân tộc thiểu số, với mức tăng 16% cho chi phí chăm sóc sức khỏe trong vòng 4 năm22. Đa số người

nhiễm HIV/AIDS gặp khó khăn trong việc tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản.

Chính sách hỗ trợ và các thách thức cho các DNXH. Chính sách hiện tại hỗ trợ việc cung cấp

dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng với chi phí hợp lý ở cấp độ cộng đồng, đặc biệt là dịch vụ cho người

khuyết tật và người nghèo. Nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn với các DN cho thấy một số thách thức

cho các DN này, bao gồm: (i) xây dựng lòng tin và tạo ra nhu cầu về các dịch vụ y tế cơ bản và dịch

vụ tư vấn, đặc biệt từ nhóm người dễ bị tổn thương và (ii) một số DNXH hướng đến nhóm người dễ

20Theo Biểu đồ 5.3: Chi phí tự chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo đầu người, Việt Nam, 2004-2008 tại Báo cáo Phát

triển Con người (UNDP, 2011)

21 Như chú thích số 19

22 Theo Khảo sát mức sống dân cư tại Việt Nam (VHLSS) năm 2004, 2008

Page 41: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 33

bị tổn thương và không có khả năng chi trả cho các dịch vụ cần phát triển một mô hình kinh doanh

có thể tạo ra thu nhập ổn định nhằm hỗ trợ chéo cho các dịch vụ cung cấp.

Thị trường ngách 2: Cung cấp dược phẩm và thiết bị y tế chất lượng với giá cả phù hợp và

dịch vụ vận chuyển đáng tin cậy

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Việc cung cấp dược phẩm, thiết bị y tế cơ bản và dịch vụ vận chuyển

chất lượng vẫn còn hạn chế, trong khi nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ này là rất lớn. Về phía

cung, ước tính có khoảng 93% dược phẩm và thiết bị y tế được nhập khẩu, có giá thành cao và chủ

yếu được cung cấp bởi khu vực tư nhân. Giá thành các sản phẩm này ngày một tăng cao, góp phần

làm gia tăng chi phí mà các hộ gia đình phải tự chi trả. Về phía cầu, một nghiên cứu cho thấy có

khoảng 70% người được phỏng vấn (tương đương 4,9 triệu trên tổng số 6,7 triệu người khuyết tật)

cần tới các dịch vụ phục hồi chức năng và thiết bị trợ giúp có giá thành hợp lý (Viện Nghiên cứu Phát

triển Xã hội, 2006). Có khoảng 7,8% dân số từ 5 tuổi trở lên gặp phải ít nhất một trong bốn vấn đề

về chức năng cơ bản – nhìn, nghe, đi lại và nhận thức (UNFPA, 2009).

Thách thức cho các DNXH. Để tham gia thành công vào các thị trường sản phẩm và dịch vụ khác

nhau, các DNXH có thể đối mặt với một số vấn đề. Đối với các DN sản xuất dược phẩm và thiết bị y

tế, các thách thức bao gồm (i) quy trình chứng nhận mẫu mã đối với các thiết bị y tế, (ii) sự cạnh

tranh với các thiết bị y tế giá rẻ từ Trung Quốc hoặc các sản phẩm chất lượng từ các nước phát triển,

(iii) giá thành sản xuất cao hơn do thiếu nguồn cung linh kiện trong nước và chính sách không khuyến

khích nhập các sản phẩm này để sản xuất thiết bị y tế. Đối với các DN sản xuất thuốc nam, thách thức

nằm ở các thủ tục đăng ký với chi phí có thể lên tới 40 triệu đồng cho mỗi loại thuốc nếu các DN muốn

kinh doanh nhiều loại thuốc một cách rộng rãi tại thị trường trong nước, cũng như các kỹ thuật sản

xuất thuốc nhằm thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng của nhà nước. Chi phí để các DNXH có thể

phân phối nhiều loại thuốc nam đã được kiểm nghiệm ra thị trường là rất cao, do sản xuất với số

lượng nhỏ và giá thành thấp. Đối với các DN cung cấp dịch vụ vận chuyển y tế, các yêu cầu pháp lý

nghiêm ngặt và tiêu chuẩn chất lượng là hai điều kiện mà họ cần thỏa mãn để có thể hoạt động hiệu

quả. Trường hợp dưới đây sẽ minh họa cho một số hạn chế trên.

Page 42: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 34

Thị trường ngách 3: Cung cấp dịch vụ tư vấn cho nhóm người dễ tổn thương và y tế dự

phòng cho những người có khả năng chi trả thấp để giải quyết sự gia tăng của các bệnh

không lây nhiễm

Đánh giá vấn đề và nhu cầu. Nhu cầu chưa được thỏa mãn về các dịch vụ tư vấn sức khỏe, cụ thể

là dịch vụ cho nhóm người dễ tổn thương là rất lớn. Họ là phụ nữ có thai, trẻ em, người khuyết tật,

người đồng tính và người nhiễm HIV/AIDS. Những người này có nhu cầu lớn hơn về các dịch vụ tư

vấn sức khỏe, vốn được cung cấp chủ yếu bởi các trạm y tế tại các xã hay được hỗ trợ bởi các dự án

phát triển của các CSO. Tuy nhiên chất lượng và hiệu quả của những dịch vụ này vẫn còn thấp do

một số nguyên nhân: (i) không đủ cán bộ y tế cũng như kiến thức của những cán bộ này còn hạn

chế, (ii) việc cung cấp dịch vụ của các trạm y tế xã rất khác nhau và (iii) thiếu hiểu biết về các nhu

cầu của các nhóm đối tượng khác nhau. Số lượng người mắc các bệnh không truyền nhiễm đang tăng

trong khi các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm do việc thực hiện các chương trình tiêm chủng và

chiến dịch truyền thông. Số liệu từ UNICEF năm 2010 cho thấy các bệnh không truyền nhiễm (như

tiểu đường, ung thư, tâm thần, tim mạch và các bệnh về giác quan) chiếm tới 58,7% gánh nặng bệnh

tật tại Việt Nam, trong khi các bệnh truyền nhiễm chỉ chiếm 30%. Sự thay đổi này rõ ràng đã làm gia

tăng nhu cầu của người dân về dịch vụ chăm sóc y tế đối với các bệnh không truyền nhiễm.Sự gia

tăng nhu cầu và sự thiếu hụt nguồn cung hiệu quả từ các nhà cung cấp dịch vụ có thể dẫn tới các khó

khăn tiềm tàng cho những người có khả năng chi trả thấp.

Cơ hội và thách thức cho các DNXH. Các nhu cầu chưa được thỏa mãn và ngày càng tăng về dịch

vụ tư vấn và dự phòng với giá thành hợp lý đi đôi với sự thiếu hụt nguồn cung hiệu quả từ các nhà

cung cấp dịch vụ hiện tại có thể dẫn tới những khó khăn cho người dân có nhu cầu. Việc hỗ trợ và

đáp ứng nhóm người này có thể là một cơ hội tiềm năng cho các DN hoạt động với tinh thần xã hội.

Các thách thức trong thị trường ngách này rút ra từ các DN được phỏng vấn bao gồm: (i) có kế hoạch

tài chính ổn định và bền vững, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ cho người có nhu cầu,

Công ty TNHH Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Y tế (MTTS)

Hoạt động kinh doanh: Sản xuất và cung cấp các thiết bị y tế bền và dễ sử dụng với giá cả hợp

lý cho các bệnh nhi, đặc biệt là trẻ sơ sinh (như đèn chiếu trên cao, lồng ấp trẻ sơ sinh)

Sáng tạo trong thiết kế các thiết bị y tế hiệu quả với giá thành thấp: Áp dụng kỹ thuật của

các nước phát triển trong thiết kế và sẩn xuất các thiết bị y tế cũng như sử dụng các vật liệu thay

thế nhằm giảm giá thành. Ước tính giá thành các thiết bị y tế do MTTS sản xuất sẽ thấp hơn tới

50% so với các sản phẩm tương tự nhập từ châu Âu hay Mỹ.

Thách thức cho MTTS:

1. Quy trình chứng nhận mẫu mã cho các sản phẩm do MTTS thiết kế và sản xuất tốn

nhiều thời gian

2. Khó khăn trong việc nhập khẩu linh phụ kiện do quy trình phức tạp và không thuận lợi

3. Sự cạnh tranh từ các DN quy mô lớn hơn ở cả trong nước và các nước lân cận, bao

gồm cả Trung Quốc

4. Thiếu các nhà cung cấp trong nước tốt để có thể cung cấp sản phẩm chất lượng trong

thời gian ngắn, vì vậy phải nhập khẩu những mặt hàng này

5. Quy trình mua sắm công tốn thời gian (thường phải mất tới 2 năm để mua và thanh

toán cho những nhà cung cấp công).

Page 43: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 35

(ii) tiếp cận hiệu quả nhóm người dễ bị tổn thương (bao gồm người nhiễm HIV/AIDS, người khuyết

tật, người đồng tính và người cao tuổi) cũng như những thành viên trong gia đình họ ở mức độ cộng

đồng khi những người này vẫn chưa nhận thức được hết về quyền lợi của họ hoặc do có thu nhập

thấp.

5.7. Những khó khăn mà các DN được phỏng vấn gặp phải

Khó khăn từ bên ngoài

Môi trường pháp lý. Hiện nay, các DNXH với các hình thức pháp lý khác nhau được quản lý bằng

các luật khác nhau. Những khác biệt trong các chính sách và thủ tục dành cho các DNXH rất có thể

gây ra nhầm lẫn và khó khăn không chỉ cho các DN mà còn cho các nhà tài trợ và các bên liên quan

khác. Phỏng vấn với một số DN cho thấy có những trở ngại cho những DN mới xuất hiện và hoạt động

do thiếu khung pháp lý như đã được trình bày ở phần 2.2. Quy mô DN càng lớn, càng có nhiều vấn

đề mà DN gặp phải trong khung pháp lý hiện tại. Việc nộp thuế và hoàn thuế VAT tiếp tục là vấn đề

cho cả các DN mới thành lập và đang mở rộng như ATS hay Trí Đức. Nhìn vào trường hợp của một

NGO là KCT và một công ty TNHH là MTTS, có thể thấy vấn đề thuế được áp dụng khác nhau. Trong

khi MTTS phải nộp thuế thu nhập DN theo Luật Doanh nghiệp, KCT không phải nộp loại thuế này mà

chỉ phải nộp 1% thuế từ doanh thu bán các loại giống.

Nhận thức của người hưởng lợi chưa cao. Nhận thức hạn chế của người sử dụng dịch vụ, đặc

biệt trong ngành y tế, về các lợi ích mà DNXH có thể mang lại là một trong những trở ngại cho sự

phát triển của các DN. Người khuyết tật và người đồng tính chưa nhận thức được đầy đủ về quyền

hạn của họ trong một số vấn đề như dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, do còn có những định kiến

xã hội. Điều này ngăn cản người khuyến tật trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp để sử dụng các dịch

vụ. Niềm tin của New Light rằng nhận thức của người khuyết tật là một trở ngại cho việc cung cấp

dịch vụ của họ có thể làm một minh họa cho điều này. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của nhóm

người này về những nhu cầu chăm sóc sức khỏe là việc làm đầu tiên mà New Light thực hiện trước

khi cung cấp dịch vụ tư vấn và điều trị.

Khả năng tiếp cận tài chính. Mọi DN được phỏng vấn đều bày tỏ nhu cầu lớn về vốn. 8 trong 11

DN đã có được những tài trợ với các mức khác nhau từ các tổ chức phát triển và các nhà tài trợ. Có

tới 5 trong số 12 DN được phỏng vấn nói rằng các cá nhân mới là nguồn tài trợ đầu tiên mà họ tìm

tới chứ không phải các ngân hàng hay tổ chức tài chính. Không có DN nào trong số này đã từng nhận

được những khoản vay từ ngân hàng, trong khi có rất nhiều DN đã nhận từ những nhà tài trợ. Một

nghiên cứu về đầu tư tác động do CSIP thực hiện năm 2013 cho thấy doanh thu hàng năm của hầu

hết các DNXH được phỏng vấn là từ 30.000-100.000 USD, thấp hơn nhiều so với con số 500.000 – 1

triệu USD mà phần lớn nhà đầu tư tác động muốn đầu tư. Lý do là những DN này còn thiếu kế hoạch

kinh doanh tốt, mô hình doanh thu hấp dẫn, hệ thống tài chính kế toán minh bạch và đánh giá tác

động xã hội. Điều này cũng lý giải cho những khó khăn mà các DNXH gặp phải trong việc tiếp cận vốn

trên thị trường tài chính.

Tiếp cận thông tin thị trường và hỗ trợ kỹ thuật. Hầu hết các DN được phỏng vấn đều rất hiếm

khi tham dự các hội thảo, đặc biệt là các hội thảo do chính quyền địa phương tổ chức, là nơi mà các

DN có thể có được các thông tin cập nhật về thị trường, thu thập hiểu biết, hoặc gặp gỡ các khách

hàng và đối tác tiềm năng. Một số DN đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ CSIP, Spark hoặc các dự án

phát triển năng lực kinh doanh và kỹ thuật.Tuy nhiên, các DN vẫn cần các hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng

cao khả năng hoạt động kinh doanh. Không có các hỗ trợ kỹ thuật này, CCHCPS tại Hải Phòng đã và

đang rất khó khăn để phát triển một mô hình kinh doanh độc lập hơn về tài chính khi mà các tài nhà

trợ dài hạn đang dần rút đi. Còn HTX Hữu Đức, dù khuyến khích mạnh các kết nối thị trường cho các

Page 44: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 36

hộ nông dân thành viên, cũng không có thông tin về thị trường hay các cách thức xây dựng những

liên kết này nếu không có hỗ trợ từ phía các cơ quan chính quyền địa phương.

Trở ngại bên trong

Quản lý kinh doanh. Hầu hết các DN được phỏng vấn đều nhận thức được sự thiếu hụt các kỹ năng

quản lý kinh doanh của họ. Một điều đáng lưu ý rằng các DNXH tại các giai đoạn phát triển khác nhau

gặp những vấn đề không giống nhau trong hoạt động kinh doanh. Đó là những vấn đề cản trở các DN

này bắt đầu/phát triển/mở rộng kinh doanh một cách bền vững. Dưới đây là những trở ngại mà các

DNXH gặp phải tại các giai đoạn khởi nghiệp, phát triển và mở rộng:

Giai đoạn khởi nghiệp: Các DN được phỏng vấn trong giai đoạn này có những hiểu biết

khá tốt về kỹ thuật nhằm hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và có thể thiết kế các sản phẩm và dịch vụ

cơ bản đáp ứng nhu cầu đó. Tuy nhiên, để thương mại hóa các sản phẩm và dịch vụ lại là một thách

thức thật sự. Những thách thức điển hình thường thấy cho các DN trong giai đoạn này gồm (i) có kiến

thức kinh doanh và kinh nghiệm để thiết kế mô hình kinh doanh tạo ra và duy trì nguồn tài chính để

trang trải cho các khoản đầu tư cao trong hoạt động kinh doanh hoặc dịch vụ mà không thể thu phí;

(ii) nâng cao nhận thức của người sử dụng dịch vụ và (iii) tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình. ATS

đã trải qua cả ba vấn đề trên. DN này đã phải mất đến 3 năm để phát triển những mô hình kinh doanh

bền vững hơn (chi tiết xem tại đoạn 59). Trường Sanh vẫn đang tìm cho mình con đường để thiết lập

một mạng lưới phân phối phù hợp cho những loại thuốc nam giá thành thấp thông qua những kênh

phân phối không chính thức tại Bến Tre và những tỉnh khác. New Light và ATS có ít kinh nghiệm trong

việc tiếp thị phát triển những công cụ truyền thông hiệu quả cho các dịch vụ mang lại lợi ích xã hội

để kích thích nhu cầu của khách hàng. Nhận thức và hiểu biết của khách hàng tạo ra thêm gánh nặng

tài chính cho các DNXH muốn cung cấp dịch vụ giá thành thấp.

Giai đoạn tăng trưởng. Việc có một đội ngũ quản lý hiệu quả, cán bộ có trình độ và có

khả năng huy động các nguồn lực tài chính cho phát triển là những yếu tố quan trọng. Mặc dù có kết

quả kinh doanh ấn tượng trong 2 năm qua, Evergrowth, KCT, Trí Đức và CCHCPS đều phụ thuộc nhiều

vào một cá nhân thay vì một đội ngũ quản lý hiệu quả. Điều này một phần bắt nguồn từ nhận thức

của người chủ/người sáng lập, những người không hoàn toàn sẵn sàng chia sẻ thông tin và trao quyền

cho người khác. Vì bắt buộc phải giữ giá thành sản phẩm thấp, các DN không có nhiều khả năng trả

mức lương hấp dẫn để thu hút cán bộ có trình độ, đặc biệt là các bác sỹ và giám đốc.

Giai đoạn mở rộng. Có thể nói rằng 3 trở ngại chính cho các DNXH tại giai đoạn này bao

gồm (i) việc quản lý chất lượng nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm/dịch vụ đạt chuẩn và có giá

thành cạnh tranh trên quy mô lớn hơn, (ii) có đủ tài chính để mở rộng kinh doanh và (iii) có khả năng

không ngừng tạo ra các mô hình kinh doanh và dịch vụ sáng tạo nhằm đảm bảo sự độc lập về tài

chính. MTTS là một ví dụ điển hình về một DNXH đương đầu với những khó khăn trên. Mặc dù giám

đốc của MTTS có chú ý tới các quy cách chất lượng, ở cấp độ sản xuất, DN này vẫn thấy rất khó để

đào tạo và duy trì để các công nhân địa phương có thái độ thích hợp đối với việc sản xuất ra các sản

phẩm chất lượng. Điều này cản trở DN trong việc mở rộng sản xuất. 75% doanh thu của MTTS đến

từ các nhà tài trợ và đối tác và chỉ có 25% đến từ các bệnh viện. Mặc dù doanh thu hàng năm đã ổn

định trong những năm gần đây, DN sẽ hướng tới việc giảm sự phụ thuộc tài chính vào các nhà tài trợ

tại Việt Nam và tăng doanh thu bán sản phẩm cho các bệnh viện và bệnh nhân để tỷ lệ này ở mức

50:50 trong những năm tới. Để làm được điều đó, MTTS đang phải vật lộn với quá trình sản xuất sáng

tạo các dụng cụ y tế dễ sử dụng với giá thành hợp lý cho những người có nhu cầu, đồng thời tìm kiếm

các kênh phân phối phù hợp để đưa các sản phẩm tới các phân khúc khách hàng mới. Qua ví dụ này

có thể thấy mô hình kinh doanh của các DNXH nói chung và của MTTS nói riêng cần được củng cố

thường xuyên để không chỉ cung cấp các sản phẩm/dịch vụ tốt hơn cho người hưởng lợi hiện tại hay

Page 45: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 37

tiềm năng mà còn trở nên độc lập về tài chính và bền vững hơn. Bên cạnh đó, các DN trong giai đoạn

phát triển và mở rộng cũng gặp nhiều vấn đề trong việc phối hợp với các cơ quan nhà nước, đặc biệt

là về các vấn đề liên quan đến thuế, báo cáo tài chính, nhập khẩu linh kiện, v.vv… do còn thiếu khung

pháp lý cụ thể cho các DNXH cũng như khả năng thực hiện. Những công việc này tốn thời gian và tạo

ra thêm chi phí trong việc duy trì các sản phẩm/dịch vụ có sức cạnh tranh trong giai đoạn phát triển

và mở rộng.

Page 46: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 38

6. Kết luận và khuyến nghị

6.1. Kết luận

Nghiên cứu đã khẳng định rằng mặc dù Việt Nam còn thiếu một khung pháp lí và môi trường hỗ

trợ phát triển DNXH non trẻ, vẫn có những yếu tố thúc đẩy phát triển từ khu vực công và khu vực

phát triển, cũng như các nhà tài trợ đang và sẽ hỗ trợ sự phát triển của các DNXH.

Có rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp tư nhân và DNXH cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực

sức khỏe và nông nghiệp. Trong thời gian gần đây, các DNXH đã và đang cung cấp các sản phẩm và

dịch vụ tại nhiều thị trường ngách đã được xác định trên qui mô nhỏ tại một số khu vực. Vẫn có cơ sở

để các doanh nghiệp mới và đang hoạt động có thể tận dụng các cơ hội thị trường hiện tại. Trong khi

vai trò của khu vực tư nhân, khu vực công và DNXH trong lĩnh vực sức khỏe được xác định rõ ràng thì

giữa các khu vực này lại không có vai trò nào rõ rệt trong ngành nông nghiệp.

Năm vai trò chính của doanh nghiệp xã hội trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được xác định là:

cung cấp dịch vụ cho những nhóm đối tượng cụ thể, những người không thể chi trả hoặc

có khả năng chi trả rất thấp

vận hành và duy trì cơ sở hạ tầng cơ bản cho cộng đồng – nơi vốn được xây dựng và vận

hành bởi khu vực công

cung cấp các mặt hàng (ví dụ phân bón hữu cơ) và dịch vụ mang lại lợi ích cho cả người

tiêu dùng và môi trường

cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu cho những người cần và có khả năng chi trả,

nhưng chưa thực sự có nhu cầu.

cung cấp các gói kỹ thuật và kiến thức để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, những

dịch vụ được các DN tư nhân cung cấp với chi phí rất cao.

Sản xuất theo hợp đồng, cung cấp dịch vụ cơ bản và trợ giá dịch vụ xã hội từ các sản phẩm và dịch

vụ khác là 3 mô hình kinh doanh điển hình được 11 DN trong nghiên cứu áp dụng. Các DN được phỏng

vấn đã áp dụng các đổi mới để duy trì hoạt động tốt xét về mặt tăng doanh thu và tạo ra những tác

động đáng kể bất chấp suy giảm kinh tế giai đoạn 2009-2011.

Bên cạnh một số cơ hội cho DNXH trong hai lĩnh vực đã được nghiên cứu, có không ít trở ngại hạn

chế sự hiệu quả khi họ bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh hướng ra bên ngoài. Trở ngại mà

những DNXH được khảo sát phải đối mặt được chia thành hai loại: (i) trở ngại gây ra bởi các yếu tố

bên ngoài, và (ii) trở ngại từ các yếu tố bên trong. Trở ngại từ bên ngoài bao gồm môi trường pháp

lý không đồng nhất cho các DNXH hoạt động dưới các hình thức pháp lý khác nhau, nhận thức chưa

cao của người hưởng lợi cộng với khả năng tiếp cận tài chính và thông tin thị trường thấp. Trở ngại

bên trong nằm ở sự thiếu hụt kĩ năng và kinh nghiệm quản lí doanh nghiệp ở các giai đoạn khởi

nghiệp, phát triển và mở rộng.

6.2. Khuyến nghị

Khuyến nghị cho các DNXH

Năng động hơn trong việc phát triển năng lực kinh doanh. Đối với các DNXH, đặc biệt những

doanh nghiệp xuất phát từ khu vực phi lợi nhuận và HTX, hạn chế về năng lực kinh doanh là một vấn

đề đáng quan tâm. Những điều sau đây là cần thiết: có được các kĩ năng kinh doanh phù hợp như kế

hoạch kinh doanh, quản lí tài chính để nâng cao hoạt động của DN, đổi mới sản phẩm/dịch vụ và các

mô hình cung cấp dịch vụ và sự chuyển giao mô hình kinh doanh (từ phụ thuộc phần lớn tài chính

Page 47: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 39

đến phụ thuộc một phần tài chính hoặc hoàn toàn độc lập về tài chính). Các DNXH nên chủ động tiếp

cận các tổ chức ươm tạo DNXH và các nhà cung cấp dịch vụ - những tổ chức sẵn sàng đưa ra lời

khuyên cụ thể hoặc cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho các trường hợp kinh doanh trên về ngắn hạn hoặc

dài hạn.

Xây dựng một cơ cấu quản trị tốt và duy trì hồ sơ hoạt động của DNXH từ khi bắt đầu hoạt

động. Nhằm phát triển theo qui mô và có khả năng huy động nguồn lực từ các đối tác bên ngoài,

một cấu trúc quản trị mạnh với các minh chứng sáng tỏ về hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hưởng

của DN là điều bắt buộc phải có đối với một DNXH. Điều này đòi hỏi một phương thức quản lý tài

chính tốt và hệ thống giám sát đánh giá phù hợp.

Chú ý đến việc tiếp thị xã hội để thay đổi thái độ và nhận thức của các bên hưởng lợi. Để

tạo ra nguồn doanh thu bền vững từ các khách hàng mục tiêu, DNXH cần đầu tư vào việc tiếp thị xã

hội để thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ. Để làm được điều đó, các DN nên phát triển các kênh truyền

thông thích hợp và tận dụng mạng lưới sẵn có với các đối tác địa phương, bao gồm chính quyền địa

phương, nhằm tạo được kênh truyền thông rộng rãi, hiệu quả và giữ chi phí truyền thông ở mức thấp

nhất có thể.

Xây dựng các kênh phân phối hiệu quả về chi phí. Để thâm nhập vào thị trường thu nhập thấp

kết hợp với việc duy trì dịch vụ với chi phí thấp hơn, các DNXH mới thành lập nên thực tế trong việc

xây dựng mạng lưới phân phối bằng cách khai thác các mạng lưới sẵn có hơn là đầu tư cho một mạng

lưới của chính mình, vì việc này rất tốn kém và mất thời gian.

Củng cố mạng lưới với các bên liên quan để thu thập thông tin, giành được sự ủng hộ của

địa phương và tiếp cận được các nguồn tài chính. Các DNXH nên chủ động tham gia vào các

mạng lưới và diễn đàn sẵn có nơi họ có thể tìm thấy đối tác, nhà đầu tư xã hội cũng như các nhà tài

trợ và đó cũng là nơi họ có thể chia sẻ các bài học đúc kết từ chính kinh nghiệm kinh doanh của họ

với các DNXH khác cũng như chính quyền địa phương để có được sự hiểu biết và ủng hộ. Để xây dựng

diễn đàn này, DNXH không thể làm một mình; việc này đòi hỏi sự tham gia và nỗ lực của nhiều bên

khác nhau (cơ quan chính phủ, tổ chức hỗ trợ, nhà tài trợ, tổ chức liên quan, và cộng đồng DNXH),

vấn đề này sẽ được phân tích chi tiết bên dưới.

Khuyến nghị đối với các tổ chức hỗ trợ

Xác định và nuôi dưỡng các DNXH. Nhằm nuôi dưỡng một cộng đồng DNXH vững mạnh ở Việt

Nam, các tổ chức được khuyến nghị tìm kiếm và tôn vinh các DNXH vì những giải pháp kinh doanh xã

hội hứa hẹn (ở các giai đoạn lên ý tưởng, thử nghiệm và mở rộng), đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp

này phát triển năng lực, hỗ trợ mạng lưới và đầu tư vốn khi cần thiết.

Thúc đẩy và tăng cường năng lực của các tổ chức ươm tạo DNXH và các tổ chức trung gian

khác. Việc thúc đẩy và tăng cường năng lực của những tổ chức này ở cả cấp quốc gia và địa phương

rất quan trọng đối với việc cung cấp các hỗ trợ hiệu quả hơn nữa cho từng DNXH với các nhu cầu

khác nhau nói riêng và tất cả các DNXH nói chung. Điều này bao gồm việc mở rộng tiếp cận các

chương trình chính phủ phù hợp tới mọi tổ chức ươm tạo và trung gian đủ tiêu chuẩn trên cơ sở cạnh

tranh công bằng. Nên quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian để

kết nối và cung ứng các khoản tài chính cần thiết giữa các DNXH ở Việt Nam và các nhà đầu tư xã

hội.

Việc thúc đẩy các mô hình hiệu quả do các DNXH áp dụng từ phía chính quyền địa phương

và các bên liên quan thông qua các nghiên cứu và các buổi hội thảo. Việc nghiên cứu thêm

về các mô hình kinh doanh thành công, bao gồm nghiên cứu các trường hợp hoạt động của các DNXH

tại các ngành khác, nhằm xác định những mô hình dễ áp dụng. Các mô hình này có thể được chia sẻ

Page 48: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 40

rộng rãi ở các hội thảo cấp quốc gia và cấp địa phương. Với một số mô hình thành công đã được

chứng minh, cùng các số liệu về các tác động xã hội của các DNXH, việc huy hộng những sự hỗ trợ

và nguồn lực từ cộng đồng doanh nghiệp và chính quyền địa phương sẽ dễ dàng hơn cho sự phát

triển của các DNXH. Ngoài ra, ASMED/MPI đóng vai trò điều phối trong việc khởi xướng sơ đồ hóa các

DNXH trên phạm vị quốc gia (ví dụ 3 năm/lần) nhằm cập nhật tình hình số lượng DNXH và các vấn đề

vận hành để phân tích và hỗ trợ kịp thời.

Thúc đẩy hơn nữa mạng lưới DNXH và tạo ra một liên minh chiến lược các tổ chức hỗ trợ

nhằm học hỏi và chia sẻ các nguồn lực. Đáp ứng nhu cầu lớn từ các doanh nghiệp hiện tại muốn

học hỏi từ các doanh nghiệp khác và phát triển các mối quan hệ kinh doanh, cần thiết phải hỗ trợ các

DN này trong các hoạt động mạng lưới thường xuyên ở cả cấp địa phương và quốc gia để có nhiều

DNXH tham gia nhất có thể. Thêm vào đó, sự điều phối và hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các tổ chức hỗ

trợ phát triển DNXH cũng là cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của các DN cũng như sử dụng có

hiệu quả các nguồn lực.

Phát triển một khung pháp lý cho DNXH. Một khung pháp lý cho DNXH có thể giúp loại bỏ những

rào cản liên quan tới các vấn đề pháp lý còn tồn tại như đã được nêu ra trong khảo sát, đặc biệt là

vấn đề thuế, cũng như khuyến khích các DN mới đi theo mô hình kinh doanh của một DNXH điển hình.

Tuy nhiên, tác động tiềm năng của một khung pháp lý mới đối với các DNXH vẫn đang là vấn đề phải

tranh cãi khi những DNXH hiện tại không coi khung pháp lý này là ưu tiên hàng đầu đối với sự tồn tại

của họ. Quan trọng hơn là cần ban hành các chính sách rõ ràng để khơi thông các nguồn vốn, đặc

biệt là vốn từ các nhà đầu từ có ảnh hưởng đến sự thành lập và phát triển của các DNXH. Những

chính sách này có thể bao gồm: đơn giản hóa quá trình đăng ký để giảm bớt các chi phí và lệ phí

không chính thức cho các nhà đầu tư tác động nước ngoài; xem xét lại các quy định về thuế thu nhập;

xem xét lại việc quản lý hiện tại của nhà nước lên toàn bộ các khoản vay nước ngoài, là những vấn

đề gây khó khăn cho các DNXH trong việc nhận các khoản vay trực tiếp. Ngoài ra, xem xét và cập

nhật một loạt các chính sách, đặc biệt là những chính sách liên quan đến các dịch vụ thuê ngoài từ

các nguồn vốn công cũng được khuyến nghị để các DNXH có thể cùng chính phủ giải quyết các thất

bại thị trường một cách hiệu quả.

Chiến dịch nâng cao nhận thức của cộng đồng. Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức

cộng đồng, đặc biệt ở cấp địa phương là rất cần thiết để một mặt tạo điều kiện cho hoạt động kinh

doanh của các DNXH, mặt khác để các DNXH có được nhiều hỗ trợ và quan tâm hơn từ chính quyền

địa phương và cộng đồng DN.

Page 49: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 41

Phụ lục

Phụ lục 1: Các chính sách và quy định chung về phát triển DNXH tại Việt Nam

Chính sách hoặc khung pháp lý Nội dung chính

Luật Hợp tác xã (1996), sau là

Luật số 18/2003/QH11 về Hợp

tác xã

Đặt ra các quy định cho sự phát triển của hợp tác xã theo hướng

tăng lợi ích cho cộng đồng

Nghị định 71/1998/ND-CP Tăng cường dân chủ cơ sở; khuyến khích sự tham gia của các

tổ chức xã hội và công dân ở cấp cơ sở Nghị định 29/1998/ND-CP

Nghị định 177/1999/ND-CP

Quy định về việc thành lập quỹ xã hội, tổ chức từ thiện

Nghị định 148/2007/ND-CP

Nghị định 73/1999/ND-CP Quy định về cơ sở của các tổ chức ngoài công lập, đẩy mạnh xã

hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao Nghị quyết 05/2005/NQ-CP

Nghị quyết 05/2005/NQ-CP Quy định về sự phát triển của các hình thức phi lợi nhuận được

nhà nước khuyến khích

Luật Doanh nghiệp (60/2005/QH11) Quy định về việc thành lập, quản lý và hoạt động của các công

ty hữu hạn, công ty cổ phần, liên doanh và công ty tư nhân

Nghị định 53/2006/ND-CP

Đưa ra các ưu đãi thuế cho các tổ chức ngoài nhà nước cung

cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi

trường, chăm sóc và bảo vệ trẻ

Nghị định 115/2005/ND-CP Quy định của các tổ chức khoa học và công nghệ

Nghị định 43/2006/ND-CP Cấp quyền tự chủ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ công cộng

cấp nhà nước

Page 50: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 42

Phụ lục 2: Bản đồ các nhân tố

Chú thích: Các đường dọc và ngang đại diện cho liên kết và lợi ích của các bên liên quan; liên

kết đặt ra hai câu hỏi: Họ có đồng ý rộng rãi với cách tiếp cận của chúng tôi? và Họ có nghĩ như

những gì chúng ta đang suy nghĩ?

Quan tâm có nghĩa là – Họ có đang cam kết thời gian/tiền của vào vấn đề này không? Họ có

muốn điều gì đó xảy ra không? Họ có đang tham gia vào các sự kiện về vấn đề này không? Họ

có đang nói (trước công chúng hoặc cá nhân) về nó không?

VUSTA – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; CIEM –Viện Quản lý Kinh tế Trung

ương; MPI –Bộ Kế hoạch và Đầu tư; CSIP – Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phục vụ Cộng đồng; BC

– Hội đồng Anh; DFID –Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh

VUSTA thực hiện nhiệm vụ như một tổ chức bảo trợ cho các CSO

Page 51: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 43

Phụ lục 3: Các chính sách quốc gia nhằm hỗ trợ sự phát triển của ngành y tế

Chính sách hoặc khung

pháp lý Nội dung chính

I. Các chính sách chung về y tế

Luật Dược 34/2005/QH11

Luật Bảo hiểm y tế (số

25/2008/QH12)

Bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động tiền lương/được trả công

cùng người phụ thuộc của họ và cho người nghèo, bảo hiểm tự nguyện

Quyết định 153/QD-TTg Quy hoạch tổng thểcho sự phát triển của ngành y tế tại Việt Nam

(2010 và tầm nhìn đến năm 2020)

Quyết định 30/2008/QD-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới khám chữa bệnh từ 2008

đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Nghị quyết 21/NQ-TW Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với bảo hiểm y tế và

bảo hiểm xã hội trong giai đoạn 2012-2020

II. Luật khám chữa bệnh (2009)

Nghị định 299/HDBT Quy định đầu tiên về bảo hiểm xã hội

III. Xã hội hóa

Luật Khám chữa bệnh (2011) Quá trình hài hòa hệ thống pháp luật để tăng tốc độ xã hội hóa các

dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Nghị định 87/2011/ND-CP Hướng dẫn một số điều của Luật Khám, chữa bệnh

Thông tư 41/2011/TT-BYT Hướng dẫn về việc cấp chứng chỉ hành nghề y tế và giấy phép hoạt

động

Nghị định 69/2008/ND-CP Tạo điều kiện xã hội hóa ngành y tế, giáo dục và văn hóa

Nghị định 43/2006/ND-CP Áp dụng xã hội hóa trong lĩnh vực y tế nhằm huy động nguồn lực bên

ngoài để phát triển mạng lưới khám chữa bệnh

Nghị định 10/2002/ND-CP Phân cấp các trung tâm y tế công cộng và trạm y tế cung cấp dịch vụ

chăm sóc y tế cơ bản

Nghị quyết 90/1997/NQ-CP Định hướng xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục và văn hóa

Quyết định số 45 – HDBT Tính phí một phần của dịch vụ y tế

Nghị định 58/1998/ND-CP Mở rộng các nhóm đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Nghị định 73/1999/ND-CP Huy động nguồn lực trong các ngành giáo dục và y tế

Page 52: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 44

IV. Hỗ trợ cho người nghèo/cận nghèo

Quyết định số 797/2012/QD-

TTg

Tăng mức độ trợ cấp của Nhà nước (từ 50% đến 70%) cho người cận

nghèo mua bảo hiểm y tế

Quyết định số 14/2012/QD-

TTg

Thêm điều khoản bổ sung vào Quyết định 139/2002/QĐ-TTCP về việc

mở rộng nhóm đối tượng và cung cấp thêm hỗ trợ cho các nhóm

Nghị quyết 80/2011/NQ-CP Cung cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo

Nghị định 36/2005/ND-CP Cung cấp dịch vụ y tế miễn phí tại các cơ sở công cộng cho tất cả các

trẻ em dưới sáu tuổi

Quyết định số 139/2002//QD-

TTCP Quỹ quốc gia về khám chữa bệnh cho người nghèo

Quyết định số 14/2012/QD-

TTg

Thêm điều khoản bổ sung vào Quyết định 139/2002/QĐ-TTCP về việc

khám, chữa bệnh cho người nghèo

Công văn 04/2002/TTLT-BYT-

BTC Hướng dẫn chi tiết về việc quản lý quỹ quốc gia

Nghị định 95/1994/CP Quy định về trợ cấp một phần hoặc hoàn toàn cho cựu chiến binh,

người nghèo và những người dân tại các vùng nghèo

Quyết định số 75/2009/QD-

TTg Chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn/bản

V. Đăng ký chứng nhận khám chữa bệnh

Nghị định 87/2011/ND-CP Hướng dẫn cho việc chứng nhận các cá nhân và tổ chức tiến hành

hoạt động khám chữa bệnh

Công văn 41/2011/TT-BYT Hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị quyết 87/2011/ND-CP

VI. Quản lý giá thuốc

Công văn 01/2012/TTLT-BYT-

BTC Hướng dẫn các cơ sở y tế về việc mua và cung cấp thuốc

Công văn 11/2012/TT-BYT Hướng dẫn các cơ sở y tế về việc chuẩn bị các tài liệu mua thuốc

Công văn 50/2011/TT- BYT-

BTC-BCT Giải quyết những thiếu sót của chính sách khai báo giá dược phẩm

VII. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Nghị định 85/2012/ND-CP Cơ chế hoạt động và tài chính đối với cơ sở y tế nhà nước và phí dịch

vụ của các cơ sở này

Công văn 04/2012/ TTLT-

BYT-BTC

Điều chỉnh phí dịch vụ đối với một số dịch vụ khám và điều trị tại các

cơ sở y tế nhà nước

Quyết định 1816/QD-BYT

Luân chuyển cán bộ chuyên môn từ các cấp cao hơn đến và cung cấp

hỗ trợ kỹ thuật cho bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng

chăm sóc sức khỏe

Page 53: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 45

Chỉ thị 06/2007/CT-BYT Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho mọi người dân

Chương trình 527/CTr-BYT Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế

Quyết định 930/QD-TTg Phê duyệt đầu tư để sửa chữa và nâng cấp các bệnh viện chuyên

ngành

Quyết định 950/2007/QD-TTg Đầu tư vào các trạm y tế ở các xã nghèo

Page 54: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 46

Phụ lục 4: Chính sách nhà nước hỗ trợ sự phát triển của ngành nông nghiệp

Chính sách hoặc khung

pháp lý Nội dung chính

I. Các chính sách chung

Luật Thương mại (2005) Cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế với sự tham gia của các khu vực

khác nhau dưới sự quản lý tập trung của chính phủ

Luật các tổ chức tín dụng

(2010)

Chính sách của Nhà nước về thúc đẩy các loại hình tổ chức tín dụng;

thúc đẩy việc thành lập các ngân hàng, quỹ tín dụng với mục đích cung

cấp tín dụng ưu đãi cho nông dân

Luật Thủy sản (2003)

Phát triển ngành thủy sản một cách bền vững bằng cách tạo ra một môi

trường thuận lợi cho các thành phần khác nhau tham gia và khai thác

theo quy định của chính phủ

Quyết định 899/QD-TTg

(2013)

Chấp thuận đề xuất về việc cơ cấu lại ngànhnông nghiệp theo hướng

canh tác chất lượng cao và bền vững

II. Đổi mới trong ngành nông nghiệp

Chỉ thị 100 CT/TW (1981)

Đất nông nghiệp được phân phối lại từ tập thể cho các hộ nông dân,

người chịu trách nhiệm cho việc trồng và thu hoạch. Mỗi hộ gia đình

nông dân đã được đưa ra một hạn ngạch căn cứ vào diện tích đất sử

dụng và năng suất trong thời gian ba năm trước.

Quyết định 25/CP Tạo cơ hội tự do cho các doanh nghiệp nhà nước trong sản xuất kinh

doanh và tự chủ tài chính

Nghị quyết 10 NQ/TW (1988)

Còn gọi là Khoán 10, đại diện cho một cách tiếp cận triệt để nông nghiệp

tập thể và khởi xướng phi tập thể; nông dân được hưởng các quyền sử

dụng đất trong 15 năm đối với cây trồng hàng năm và 40 năm đối với

cây trồng lâu năm. Hợp tác xã không còn kiểm soát vốn cổ phần, vốn

lưu động, và các phương tiện sản xuất. Nông dân hoàn toàn được phép

tự quyết định sản lượng của họ.

Luật Đất đai (ban hành năm

1993,sửa đổi năm 1998,

2001 và gần đây nhất làvào

năm 2003)

Xác nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân. Hộ gia đình được

giao đất để sử dụng từ 20 đến 50 năm tùy thuộc vào loại đất. Hộ gia

đình nông dân có 5 quyền: được thừa kế, chuyển nhượng, chuyển đổi,

cho vay và sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như một khoản

thế chấp cho các khoản vay.

Nghị định 12/CP (1993) Quy định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh

nghiệp nông nghiệp nhà nước

Luật Hợp tác xã (03/1996;

sửa đổi năm 2003)

Tạo ra một cơ sở pháp lý để tổ chức lại và vận hành hợp tác xã trong

nền kinh tế thị trường theo định hướng

Quyết định 06/CP (1996) Cho người dân hai quyền: thuê đất và đầu tư vào đất như vốn kinh

doanh

Nghị định 187/CP Cải cách quản lý đất nông nghiệp do nhà nước sở hữu

Page 55: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 47

III. Sự phát triển của khu vực tư nhân trong nông nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm

2000, sửa đổi năm 2005

Cột mốc quan trọng nhất đối với khu vực tư nhân. Luật này là sự kết

hợp của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân. Luật bảo vệ quyền

của công dân trong việc thiết lập và vận hành doanh nghiệp tư nhân mà

không cần các can thiệp không cần thiết từ chính phủ và đơn giản hóa

thủ tục đăng ký với việc loại bỏ hơn 100 loại đăng ký kinh doanh.

Luật Đầu tư trực tiếp nước

ngoài

Hiến pháp năm 1992 Đặt nền tảng hiến pháp quan trọng nhất cho sự công nhận của khu vực

tư nhân trong nền kinh tế.

Luật Đầu tư trong nước Khuyến khích đầu tư trong nước

Nghị định 61/2010/ND-CP

Một số ưu đãi cung cấp cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

và nông thôn như giảm chi phí sử dụng đất và hỗ trợ chi phí đào tạo lực

lượng lao động nông thôn, hỗ trợ chi phí cho các hoạt động nghiên cứu

và phát triển. Ngoài ra, các nhà đầu tư này còn nhận được trợ cấp chi

phí di chuyển (50% chi phí di chuyển với hầu hết các trường hợp)

IV. Kinh doanh

Nghị định 57/1998/ND-CP

Là thay đổi căn bản trong chế độ giao dịch. Tất cả các công ty được

phép kinh doanh hàng hóa trực tiếp đăng ký trong giấy phép kinh doanh

mà không cần giấy phép kinh doanh nước ngoài

Quyết định 46/2001/QD-TTg Mở rộng một phần điều kiện đối với những đơn vị mới tham gia trong

việc xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón

V. Vật tư, dịch vụ và tiếp thị nông nghiệp

Nghị định 13/CP(1993) Quy định thành lập và phát triển công tác khuyến nông nhằm chuyển

giao công nghệ cho nông dân

Nghị định 14/CP (1993) Cho phép các hộ gia đình vay vốn để phát triển nông-lâm nghiệp, thủy

sản và kinh tế nông thôn

Nghị định 02/2010/ND- CP

Một cải cách chính sách quan trọng trên nhiều phương diện (thay đổi

thể chế, cách tiếp cận để cung cấp dịch vụ); các nhà cung cấp dịch vụ

khác cũng được khuyến khích trong việc cung cấp dịch vụ khuyến nông;

Nhà nước không còn độc quyền trong dịch vụ khuyến nông cho nông

dân

Nghị định 09/CP (2000) Hướng dẫn chi tiết về nội dung cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh

cho sản phẩm nông nghiệp và mở rộng thị trường

Page 56: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 48

VI. Thúc đẩy liên kết thị trường trong chuỗi giá trị nông nghiệp

Quyết định 80/2002/QD-TTg Tập trung vào khuyến khích tìm nguồn cung ứng các sản phẩm nông

nghiệp thông qua chương trình nông nghiệp theo hợp đồng

Chỉ thị 25/2008/CT-TTg Tập trung vào tạo điều kiện cho việc thực hiện hợp đồng canh tác

Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT in

2013

Tập trung vào việc cải thiện mối liên kết thị trường và thúc đẩy cánh

đồng mẫu lớn

Nghị quyết 109/2010/ND-CP Quy định về khuyến khích xuất khẩu gạo

Quyết định 65/2010/QD-CP Hỗ trợ cho nông dân để giảm thiệt hại sau thu hoạch

Page 57: Thị trường chưa khai thác: Untapped market: social ...spark.org.vn/wp-content/uploads/2010/08/Thi-truong-chua-khai-thac-DNXH... · IFAD Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc

Thị trường chưa khai thác: doanh nghiệp xã hội ngành y tế và nông nghiệp tại Việt Nam 49

Nguồn tham khảo

BC, CIEM và CSIP, 2012. Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam: Khái niệm, bối cảnh và chính sách

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Quy hoạch tổng thể về nông nghiệp và phát triển nông

thôn giai đoạn 2011 – 2020

Bộ Y tế và Nhóm Đối tác Y tế, 2009. Báo cáo chung ngành y tế năm 2009: Lực lượng lao động y tế tại

Việt Nam

Bộ Y tế và Nhóm Đối tác Y tế, 2010. Báo cáo chung ngành y tế năm 2010: Hệ thống y tế Việt Nam trước

thềm kế hoạch 5 năm

Bộ Y tế và Nhóm Đối tác Y tế, 2011. Báo cáo y tế chung thường niên 2011: Tăng cường năng lực quản lý

và cải cách tài chính y tế

Bộ Y tế và Nhóm Đối tác Y tế, 2012. Báo cáo y tế chung thường niên 2012: Nâng cao chất lượng dịch vụ

y tế

CSIP, BC và Spark, 2012. Bản đồ Doanh nghiệp xã hội

Diễn đàn Tài trợ Toàn cầu cho Phát triển nông thôn, 2011. Báo cáo Việt Nam. Vai trò chiến lược của khu

vực tư nhân trong nông nghiệp và phát triển nông thôn

IFAD, 2012. Các tổ chức và dịch vụ nông thôn: Những bài học từ dự án do IFAD hỗ trợ tại châu Á

IFAD, 2012. Đánh giá hoạt động khu vực nông thôn

Ngân hàng Phát triển châu Á, 2006. Báo cáo Chuỗi giá trị trà tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới, 2012. Báo cáo về Bình đẳng trong y tế và bảo vệ tài chính tại Việt Nam

Ngân hàng Thế giới, 2012. Đánh giá nghèo Việt Nam: Bắt đầu tốt, còn nhiều điều phải thực hiện: Tiến bộ

đáng kể của Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo và những thách thức đang nổi lên

Ngân hàng Thế giới, 2013. Đưa người nghèo tham gia phổ cập y tế tại Việt Nam

OECD, 2010. Tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp đối với phát triển bền vững và giảm nghèo:

Trường hợp nghiên cứu về Việt Nam

Phạm Quang Diệu, 2006. Ngành nông nghiệp tại Việt Nam: Các chính sách và hoạt động

Phát triển con người MADRI, 2006

Quỹ Châu Á, 2008. Đánh giá Nhu cầu Đào tạo của các Tổ chức Xã hội dân sự ở Việt Nam

Quỹ Châu Á, 2012. Xã hội Dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà

Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Stoxplus, 2012. “Tổng quan ngành y tế tại Việt Nam”

Tổ chức y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam, 2012. Hồ sơ cung cấp dịch vụ y tế tại Việt Nam 2012

Tổng cục Thống kê, 2010. Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê

UNDP, 2011. Dịch vụ xã hội cho phát triển con người

UNICEF, 2010. Các nhà cung cấp ngoài nhà nước và việc cung cấp dịch vụ y tế tại khu vực Đông Á – Thái

Bình Dương

Bộ Y tế, 2010. “Kế hoạch Phát triển ngành y tế 5 năm 2011-2015”, tại:

http://www.wpro.who.int/health_services/viet_nam_nationalhealthplan.pdf