21
BẢN TIN THỦY SẢN (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) TIN NÓNG .................................................................................................................................1 Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN ..................................1 Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt? ....................................................2 Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường .......................................4 Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó ........................................................4 Tàu, thuyền chy khi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4.............................................5 Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão .................................................. 11 Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo ....................... 12 Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4 .......................................... 13 Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4 ................................................................... 15 Báo động tình trạng tôm, cá chết ở vùng sông nước Cà Mau ............................................... 16 Từ vnhn chìm bùn xung bin: Bình Thuận đề xut dùng bùn, cát làm kè biển ............... 18 Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt .............................................. 20 TIN NÓNG Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN Ngày 25.7, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) trả lời câu hỏi của Thanh Niên về vụ việc tàu cá BĐ 31153 TS được cho là bị hải quân Indonesia bắn, làm bị thương 2 ngư dân hôm 22. 7. Cục Lãnh sự dẫn thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng của VN cho biết một tàu cá của tỉnh Bình Định mang số hiệu BĐ 31153 TS thông báo với các cơ quan chức năng vào ngày 22.7 đã bị một tàu chưa rõ số hiệu, quốc tịch bắn làm 2 người bị thương tại khu vực có tọa độ 06 độ 32 phút bắc, 107 độ 04 phút đông. Theo Cục Lãnh sự, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin nêu trên. Thông tin từ Bộ Ngoại giao cũng cho biết ngày 23.7, tàu cá BĐ 31153 TS đã cập cảng Côn Đảo, 2 thuyền viên bị thương được nhập viện để cứu chữa. Đại diện Cục Lãnh sự cũng nhấn mạnh việc VN phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân VN. Cùng ngày 25.7, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về tình trạng sức khỏe của 2 thuyền viên trên tàu BĐ 31153 TS, được chuyển từ Côn Đảo về Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Thuyền viên Nguyễn Văn Cường (44 tuổi) nhập viện lúc 13 giờ 15 ngày 24.7 trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu của sốc mất máu và viêm màng bụng.

(Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

BẢN TIN THỦY SẢN

(Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017)

TIN NÓNG .................................................................................................................................1

Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN ..................................1

Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt? ....................................................2

Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường .......................................4

Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó ........................................................4

Tàu, thuyền chạy khỏi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4 .............................................5

Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão .................................................. 11

Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo....................... 12

Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4 .......................................... 13

Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4 ................................................................... 15

Báo động tình trạng tôm, cá chết ở vùng sông nước Cà Mau ............................................... 16

Từ vụ nhận chìm bùn xuống biển: Bình Thuận đề xuất dùng bùn, cát làm kè biển ............... 18

Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt .............................................. 20

TIN NÓNG

Phản đối hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng vũ lực với ngư dân VN Ngày 25.7, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) trả lời câu hỏi của Thanh Niên về vụ việc tàu cá BĐ 31153 TS được

cho là bị hải quân Indonesia bắn, làm bị thương 2 ngư dân hôm 22.7. Cục Lãnh sự dẫn thông tin ban đầu từ các cơ quan chức năng của VN cho biết một tàu cá của tỉnh Bình Định mang số hiệu BĐ 31153 TS thông báo với các cơ quan chức năng vào ngày 22.7 đã bị một tàu chưa rõ số hiệu, quốc tịch bắn làm 2 người bị thương tại khu vực có tọa độ 06 độ 32 phút bắc, 107 độ 04 phút đông. Theo Cục Lãnh sự, các cơ quan chức năng của VN đang xác minh thông tin nêu trên. Thông tin từ Bộ Ngoại giao cũng cho biết

ngày 23.7, tàu cá BĐ 31153 TS đã cập cảng Côn Đảo, 2 thuyền viên bị thương được nhập viện để cứu chữa. Đại diện Cục Lãnh sự cũng nhấn mạnh việc VN phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân VN. Cùng ngày 25.7, Bệnh viện Chợ Rẫy thông tin về tình trạng sức khỏe của 2 thuyền viên trên tàu BĐ 31153 TS, được chuyển từ Côn Đảo về Bệnh viện Chợ Rẫy chữa trị. Thuyền viên Nguyễn Văn Cường (44 tuổi) nhập viện lúc 13 giờ 15 ngày 24.7 trong tình trạng khó thở, có dấu hiệu của sốc mất máu và viêm màng bụng.

Page 2: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

2

Thuyền viên Nguyễn Văn Cường đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy

(TP.HCM)ẢNH: NGUYÊN MI

Kết quả khám, chẩn đoán hình ảnh cho thấy bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi hai bên, thủng cơ hoành, vỡ lách, vỡ đuôi tụy do hỏa khí. Các bác sĩ đã phẫu thuật, đặt ống dẫn lưu vào màng phổi bên trái, cắt lách và cắt đuôi tụy, cắt đại tràng và

truyền máu hồi sức. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tuy nhiên vẫn tiếp tục theo dõi nguy cơ nhiễm trùng và mất máu.

Thuyền viên Nguyễn Văn Dũng (27 tuổi) nhập viện trong tình trạng vết thương ở hông trái, gãy hở xương chêm trong bên phải (xương vùng cổ chân và bàn chân); bàn chân phải có 2 vết

thương nhỏ đường kính khoảng 1 cm. Bệnh nhân đã được cho mổ cắt lọc và xử lý các vết

thương. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, sinh hiệu ổn, vẫn đang theo dõi các vết thương và thay băng.

(Thanh Niên 26/7, Trường Sơn – Duy Tính) đầu trang

Indonesia nói gì về việc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt?

Hải quân Indonesia thừa nhận đã chặn bắt 2 tàu cá Việt Nam bị nghi ngờ đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này (EEZ) đồng thời bắn cảnh cáo lên không trung để đuổi các tàu cá Việt Nam ra khỏi khu vực.

Page 3: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

3

Các binh sĩ Hải quân Indonesia lái thuyền cao su thực hiện một bài tập phục kích trong khuôn khổ huấn luyện tuần tra phối hợp nhằm tăng cường an ninh giữa Malaysia, Indonesia và Philippines ngoài biển Tarakan ở Tarakan,

Indonesia vào ngày 19.6.2017.

Người phát ngôn của Hải quân Indonesia Đại Tá Gig Sipasulta cho biết, tàu tuần tra Indonesia ngày 23.7 đã phát hiện và tiến hành chặn bắt 2 tàu cá Việt Nam ở phía Bắc Natunas và bắn cảnh cáo lên không trung để đuổi các tàu này ra khỏi EEZ của nước này.

Tuy nhiên, phía Indonesia từ chối cáo buộc bắn trọng thương 4 ngư dân Việt Nam.

Trước thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định rằng, 4 ngư dân Việt Nam bị Hải quân Indonesia bắn trọng thương vào cuối tuần trước khi đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hướng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam), Đại tá Gig Sipasulta khẳng định, "Hải quân (Indonesia) luôn đưa ra phản ứng theo quy trình".

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định, khoảng 21 giờ ngày 22.7, tàu cá Việt Nam có 6 thuyền viên đang khai thác hải sản tại vùng biển cách Côn Đảo khoảng 132 hải lý về hướng đông nam (thuộc vùng biển Việt Nam) thì bất ngờ bị lực lượng hải quân Indonesia bắn làm 4 thuyền viên bị thương, trong đó 2 người bị thương nặng là Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Cường.

Tàu cá Việt Nam gặp nạn được xác định là tàu BĐ 31153 TS của bà Hồ Thị Tuyết Nga (ở thôn Vĩnh Hội, xã Cát Hải, H.Phù Cát, Bình Định).

Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn Đảo hỗ trợ khẩn cấp cho tàu BĐ 31153 TS. Hôm 24.7 tàu BĐ 31153 TS đã được đưa về Côn đảo và những người bị thương đã được đưa tới bệnh viện điều trị.

"Hai ngư dân bị thương nặng đã được đưa tới trung tâm y tế huyện Côn Đảo điều trị và tình hình của họ đang được cải thiện", Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết.

Hiện các cơ quan chức năng Việt Nam đang điều tra nguyên nhân vụ việc. Trong khi đó, theo báo Indonesia Jakarta Post, còn có ít nhất 2 cuộc đụng độ tương tự khác giữa Hải quân Indonesia và tàu cá Việt Nam tuần trước.

Page 4: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

4

Một sự cố xảy ra vào Chủ nhật (23.7) và sự cố còn lại xảy ra vào thứ Sáu tuần trước (21.7) dẫn đến việc bắt giữ tàu

cá TG-92816-TS với cáo buộc đánh bắt trộm. (Dân Việt 25/7, Phương Đăng) đầu trang

Hòa Bình: Cá chết do thủy điện xả lũ, các hộ dân được bồi thường Ông Văn Phú Chính, Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai cho biết, từ ngày 11-7, tức trước thời điểm xả lũ 7 ngày, Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi các địa phương thông báo về việc khả năng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ xả lũ.

Thiệt hại về thủy sản, cá nuôi trên lồng bè do thủy điện xả lũ sẽ được hỗ trợ bồi thường

Các địa phương cần chủ động triển khai thông báo cho người dân vùng hạ du được biết, đồng thời có các phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Ông Văn Phú Chính khẳng định, công tác xả lũ thực hiện đúng quy trình, quá trình xả lũ được đánh giá tốt, đảm bảo an toàn hạ du, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, đáng tiếc là có một số hộ dân ở Tuyên Quang, Phú Thọ và Hòa Bình đã bị thiệt hại thủy sản, cá nuôi trên lồng bè do sặc nước.

“Về việc hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại, vấn đề này thuộc thẩm quyền của Chủ tịch các tỉnh, thành phố. Các địa phương cần triển khai ngay việc hỗ trợ thiệt hại để bà con yên tâm ổn định sản xuất. Từ đầu năm 2017, Chính phủ đã có Nghị định 02 về hỗ trợ thiệt hại do thiên tai lũ lụt, các địa phương có trách nhiệm đánh giá thiệt hại, kiểm kê thiệt hại của người dân, sau đó chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ thiệt hại. Nếu các địa phương thấy số tiền hỗ trợ thiệt hại vượt quá ngân sách thì báo cáo cho Bộ NN&PTNT để Bộ báo cáo Chính phủ tính toán phương án hỗ trợ tiếp theo”, ông Văn Phú Chính cho hay.

Theo thông tin từ các địa phương, sau khi thủy điện Hòa Bình xả lũ, có 400 tấn cá nuôi ở các lồng bè vùng hạ du bị chết. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Giám đốc Sở NN&PTNT Phú Thọ cho biết, khu vực chịu thiệt hại nặng là huyện Thanh Sơn hạ lưu sông Đà. Khu vực này có hơn 440 lồng bè nuôi cá của người dân. Trong đó, có hơn 200 lồng bè có cá ở huyện Thanh Sơn bị chết ngạt khí do xả lũ, thiệt hại ước tính 350 tấn cá. Còn tại Hòa Bình, ước tính thiệt

hại khoảng 6 tỷ đồng. (An Ninh Thủ Đô 26/7, Tuyết Nhung) đầu trang

Chiều 25-7 bão số 4 đổ bộ: Đã xong biện pháp ứng phó

Sáng 25.7, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ NNPTNT - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung

ương về phòng chống thiên tai (PCTT), đại diện các ngành đã họp trực tuyến với 6 tỉnh:

Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế về công tác chuẩn

bị, triển khai ứng phó với cơn bão số 4

Page 5: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

5

Theo ông Đặng Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, trước thông tin về cơn bão số 4 đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, tỉnh đã ban hành Công điện chỉ đạo các cơ quan chức năng và các đơn vị thuộc tỉnh tập trung ứng phó với bão, liên tục phát tin dự báo, cảnh báo về bão trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Tỉnh cũng ban hành lệnh cấm biển vào 8h ngày 24.7 đồng thời kiểm soát việc di dời dân về nơi tránh trú an toàn, cắt cử cán bộ giám sát, hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân tại các điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống. Để ứng phó bão số 4, lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã yêu cầu hoãn các cuộc họp không cần thiết, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực 24/24 giờ - ông Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An- cho biết. Bộ trưởng – Trưởng BCĐ Trung ương về PCTT Nguyễn Xuân Cường đề nghị huy động mọi lực lượng tập trung ứng phó với bão số 4, tránh tư tưởng chủ quan trong công tác phòng tránh bão và tiếp tục thực hiện Công điện số 29, ngày 23.7 của Ban CĐ Trung ương về PCTT - Ủy Ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn. Triển khai mọi phương án với mục tiêu đảm bảo về người và tài sản của nhân dân, quyết liệt triển khai sơ tán dân trên các phương tiện, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng ven biển đến nơi an toàn tuyệt đối (đặc biệt tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị - vùng tâm bão dự báo đi qua). Kiên quyết kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú; hướng dẫn, tổ chức sắp xếp tàu thuyền tại khu neo đậu để đảm bảo an toàn, tránh việc có nhiều tàu thuyền bị chìm tại khu neo đậu khi bão đổ bộ như tại Quảng Bình trong bão số 2 vừa qua; kiểm soát chặt chẽ các tàu vận tải, tàu vãng lai, tổ chức neo đậu, tránh thiệt hại do tư tưởng chủ quan tàu lớn có thể chống chịu được bão như tại Nghệ An vừa qua. Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng tránh; chủ động tiêu thoát nước đệm để đảm bảo an toàn chống úng cho các diện tích lúa và hoa màu; dự phòng phương án khôi phục sản xuất, đặc biệt là tại những địa phương đã bị thiệt hại do bão số 2. Sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát giao thông tại các vị trí ngầm, tràn, đường giao thông có nguy cơ bị ngập sâu do lũ; sẵn sàng phương án bảo vệ các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu. Các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ cứu nạn để xử lý các tình huống có thể xảy ra.... Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN (Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), tính đến 6h ngày

25.7, các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 72.070 phương tiện/287.407 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão số 4 để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm, trong đó, hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa: 520 tàu/3.439 lao động (Đà Nẵng15 tàu/186 lao động; Quảng Nam 130 tàu/2.025 lao động; Quảng Ngãi 132 tàu/910 lao động; Bình Định 240 tàu/1.440 lao động; Khánh Hòa 2 tàu/17 lao động; Quảng Bình 4 tàu/24 lao động). Hoạt động, neo đậu ở khu vực từ 16,0-20,0 độ Vĩ Bắc và phía Tây kinh tuyến 111,5: 30.209 tàu/108.339 lao động; hoạt động các vùng biển khác và neo đậu tại bến là 41.341 tàu/175.629 lao động; 1.863 lều, chòi nuôi trồng thủy sản/2.584 người (Hải Phòng 751 lồng bè, lều chòi/1.205 lao động; Ninh Bình 196 chòi/154 lao động; Nam Định 916 lều chòi/1.125 lao động).

Trong khu vực hiện có 17 khu neo đậu đạt tiêu chuẩn với tổng sức chứa là 7.604 tàu, thuyền (Thanh Hóa 3 khu/1.764 tàu; Nghệ An 6 khu/3.200 tàu; Hà Tĩnh 2 khu/ 600 tàu; Quảng Bình 3 khu/990 tàu;

Quảng Trị 2 khu/550 tàu; Thừa Thiên - Huế 1 khu/500 tàu). (Lao Động 25/7, KH.V) đầu trang

Tàu, thuyền chạy khỏi vịnh Hòn La (Quảng Trị) tránh bão số 4 Do thiệt hại nghiêm trọng từ cơn bão số 2 gây ra đối với tàu, thuyền vào trú tránh bão ở cảng Hòn La, buộc các chủ tàu, chủ thuyền đã phải chạy khỏi vịnh Hòn La trước khi cơn bão số 4 đổ bộ vào đất liền.

Page 6: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

6

Hiu hắt Hòn La

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, do ảnh hưởng của bão số 4, mưa bắt đầu đổ xuống địa bàn Quảng Bình vào rạng sáng nay (25/7) và ngày càng nặng hạt. Gió cũng bắt đầu to dần, có nơi đạt đến cấp 6 vào trưa nay, như ở vùng Bắc huyện Quảng Trạch. Cả tỉnh Quảng Bình gấp rút chuẩn bị chống bão.

Page 9: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

9

Chỉ duy nhất một chiếc tàu hàng bị sóng đánh gãy đôi nằm lại trên mặt vịnh Hòn La

Tại cảng Hòn La, nơi có hơn 60 chiếc tàu, thuyền, xà lan bị sóng đánh chìm trong cơn bão số 2, hiu hắt không một bóng người. Trên mặt vịnh, chỉ còn lại duy nhất một chiếc tàu hàng bị sóng đánh gãy đôi cơn bão trước không thể di chuyển. Ông Nguyễn Văn Xuân, thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch cho biết: “Thiệt hại do cơn bão số 2 gây ra tại vịnh Hòn La quá nặng nề vẫn chưa khắc phục xong. Rút kinh nghiệm, các ngư dân quanh vùng đã cho tàu cá của mình vào các khu neo đậu ở sông Roòn, sông Gianh để tránh trú bão hết rồi. Ở khu vực Hòn La chỉ dành cho các tàu lớn, các tàu cá tránh bão ở đây không an toàn.”

Ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Cảng vụ Hằng hải Quảng Bình cho biết: Rút kinh nghiệm sau cơn bão số 2, ngay khi có dự báo bão số 4 sẽ đổ bộ vào Quảng Bình, cảng vụ đã ra thông báo, buộc các tàu thuyền phải rời khỏi cảng Hòn La nhằm tránh thiệt hại. Hầu hết các tàu thuyền đều tuân thủ, có tàu chạy ra các cảng phía Bắc, có tàu thì vào cảng Gianh để tránh trú bão.

Nói về khả năng chống bão của vịnh Hòn La mà lâu nay Quảng Bình vẫn rất tự hào, ông Tùng nói, đây là câu chuyện dài, nhưng trên thực tế, vịnh Hòn La chỉ có thể che chắn được sóng của gió mùa Đông – Bắc, còn bão thì không thể.

Thiệt hại chồng thiệt hại

Đi dọc bờ vịnh Hòn La, tìm mãi chúng tôi mới bắt gặp được vài ngư dân Quảng Ngãi đang trụ lại ở đây để tìm cách trục vớt những chiếc tàu của mình bị chìm trong cơn bão trước.

Ông Nguyễn Phụng, ngư dân đến từ Quảng Ngãi ngồi co ro trên bờ nhìn ra chiếc tàu cá nửa nổi, nửa chìm của mình than thở: “Tàu mà nằm kiểu này, bão vào, chỉ cần vài đợt sóng thì coi như tan tành”.

Ông Phụng cho biết, ông có đôi tàu gần 1.000 CV ra Quảng Bình làm nghề giã cào. Bão số 2, cả đôi tàu

của ông bị sóng đánh chìm trong vịnh Hòn La. Ông thuê công ty trục vớt hết 400 triệu, nhưng họ vưa mới

Page 10: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

10

đưa được một chiếc lên đà để sửa chữa, chiếc còn lại làm chưa kịp thì bão số 4 ập vào. Đơn vị trục vớt đã rút quân vì sợ bão, còn ông ở lại trông tàu.

Ông Nguyễn Phụng ngồi nhìn gia sản của mình sắp bị bão số 4 lấy đi

“Tiếc của thì ngồi đây thế thôi, chứ cũng không làm được gì. Bão mà vào thật thì chẳng còn gì mà trục vớt, thiệt hại lại chồng lên thiệt hại. Nhiều người bảo tôi về quê hoặc tìm đâu đó nghỉ ngơi, đến đâu hay đó. Nhưng đi làm sao được, khi cả gia sản mình đang nằm đó mà” – ông Phụng chia sẻ. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương vào 15h hôm nay, bão số 4 đã đổ bộ vào khu vực phía Bắc tỉnh Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Do ảnh hưởng của bão số 4, trên đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió bão cấp 8, giật cấp 10; Cửa Việt (Quảng Trị) gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, Đông Hà (Quảng Trị) gió giật cấp 9; vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An có gió giật cấp 6; ven biển Hà Tĩnh, Quảng Bình gió giật cấp 7. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm. Hồi 16h ngày 25/07, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Bình-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9.

Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Trung Lào. Trong chiều tối và tối nay (25/7), vùng biển ven bờ các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị còn có gió giật mạnh cấp 6-7; sóng biển cao từ 2-3m. Nước dâng kết hợp với thủy triều ở vùng ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị cao từ 2-3m. Trên đất liền khu vực Quảng Bình, Quảng Trị có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9; ở vùng ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có gió giật cấp 6-7. Theo Ban chỉ huy PCLB – TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 15 giờ chiều nay, đã có 3.555 tàu cá với 14.139 thuyền viên vào bờ trú, tránh bão an toàn, công tác phòng chống bão số 4 được được triển khai tích cực tại địa phương.

Ông Lê Minh Ngân - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - cho biết, rút kinh nghiệm sau cơn bão số 2, UBND tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương chỉ đạo các địa phương kiểm tra hướng dẫn các biện pháp neo đậu đúng kỹ thuật để đảm bảo thiệt hại ít nhất có thể xảy ra.

Các Sở, ngành và các địa phương ở Quảng Bình cũng đã sẵn sàng phương án di dời hơn 10.000 hộ dân ở các vùng nguy hiểm, vùng ven biển, cửa sông đến nơi an toàn.

Page 11: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

11

Hiện tại, mức nước tại các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đang đạt 50 đến 80% so

với dung tích thiết kế, riêng hồ Cửa Nghè đạt 100%. (Tiền Phong 25/7, Hoàng Nam) đầu trang

Thanh Hóa: Hàng trăm chiếc thuyền neo đậu tránh trú bão

Sau khi đổ bộ vào đất liền các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, bão số 4 đã

làm một người chết, đổ sập, tốc mái nhiều nhà cửa, nhấn chìm hàng chục thuyền, làm gãy đổ

hàng nghìn cây công nghiệp và gây ngập úng hàng trăm h c-ta hoa màu.

Tại Thanh Hóa, chiều 25-7, trên Âu thuyền sông Lý, hàng trăm chiếc thuyền khai thác thủy sản yên tâm neo đậu sâu trong hạ lưu con sông. Tại bến neo đậu ở xã Quảng Nham, huyện Quảng

Xương, 275 phương tiện neo đậu thành hàng, chèn lốp chống va đạp, chằng buộc chắc chắn.

Trần Văn Tuấn, ở thôn Thuận, xã Quảng Nham cho hay: Em cùng bốn lao động trên tàu TH

2394 TS đang khai thác trên ngư trường Bạch Long Vĩ nhận được tin bão số 4 cùng kêu gọi của

người thân nên chúng em điều khiển phương tiệ về bờ, cập cảng tránh bão. Đối phó với bão số

4, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống bão lụt, các tổ công tác xã Quảng Nham cùng cán bộ, chiến sĩ Trạm Biên phòng 112 xuống cảng, âu tránh trú bão kiểm đếm số lượng tàu thuyền,

đối soát với báo cáo của các thôn; phối hợp với các gia đình gọi chủ phương tiện, lao động trên

biển thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm, khẩn trương cập bờ, tìm nơi neo đậu an toàn.

Hiện, xã Quảng Nham có 48 phương tiện, 249 lao động đang tránh trú bão ở tỉnh bạn, trong đó

có 12 phương tiện, 63 lao động neo đậu trong các âu tránh trú bão ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh

và các ngư dân vẫn giữ liên lạc thường xuyên với người thân.

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham Trần Xuân Lờ cho hay: Chúng tôi đã kiện toàn, bổ sung

lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện, hậu cần tại chỗ sẵn sàng đối phó với bão số 4, rà soát

phương án di dân. Toàn xã có 275 hộ, 1336 nhân khẩu ở vùng ven biển, cửa sông sẵn sàng bố

trí xen cư cùng họ hàng, 260 nhà dân ở 13 thôn. Riêng thôn Tân gần cửa sông Yên có 178 hộ,

784 nhân khẩu sẽ được di chuyển, bố trí tạm trú tại nhà tránh trú bão và hai trường học trong xã.

Chính quyền xã, thôn dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống bảo đảm ba ngày tránh bão, đồng thời chuẩn bị nhân lực, cơ số thuốc dự phòng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho

nhân dân, bảo vệ tài sản cho nhân dân, bảo đảm an ninh trật tự địa bàn.

Chủ động ứng phó với bão 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra, Trưởng Ban Chỉ

huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Quảng Xương yêu cầu Trưởng Ban Chỉ

huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các xã, thị trấn, các ngành tập trung chỉ đạo,

đôn đốc công tác phòng chống bão. Đến chiều 25-7, toàn huyện có 759 phương tiện, 2.597 lao động đã cập bến, neo đậu an toàn tại các âu thuyền, nơi tránh trú bão trong huyện. Có 157

phương tiện, 855 lao động neo đậu, tránh bão ở tỉnh bạn vẫn giữ liên lạc thường xuyên với

chính quyền, người thân. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống bão lụt cùng lực lượng

chức năng, chính quyền cơ sở hướng dẫn neo đậu phương tiện an toàn tại nơi tránh trú, tuyệt đối

không để người ở lại trên các tàu thuyền, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn

nhân dân chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đủ kích thước thương phẩm, gia cố bờ bao, công trình nuôi trồng thủy sản. (Nhân Dân 25/7) đầu trang

Page 12: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

12

Hơn 400 tàu thuyền của Quảng Trị đã vào khu neo đậu an toàn để tránh báo

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, từ ngày 24-25/7, tỉnh Quảng Trị có mưa lớn trên diện rộng, đặc biệt huyện đảo Cồn Cỏ, gió giật mạnh trên cấp 7-8.

Bí thư tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng (ngoài cùng bên phải)

kiểm tra, đôn đốc các lực lượng chủ động kêu gọi các phương tiện tàu, thuyền đang đánh bắt thủy sản trên biển vào khu vực âu

thuyền Cửa Việt để tránh trú bão số 4. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng chống bão số 4; kêu gọi tàu thuyền vào bờ để đảm

bảo an toàn; đề phòng sạt lở đất ở miền núi, sẵn sàng phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm hạn chế thấp nhất thiệt

hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Theo báo cáo nhanh của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, tính đến 9 giờ

ngày 25/7, đơn vị đã kêu gọi hơn 400 tàu thuyền vào khu neo đậu an toàn. Hiện còn hai tàu với 14 thuyền viên của

thị trấn Cửa Việt; một tàu vỏ sắt lớn nhất tỉnh Quảng Trị ký hiệu Việt Chiến 09 QT 98888TS đang bị hỏng, trôi tự do

tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa cách Đà Nẵng 135 hải lý, đơn vị đang tìm mọi cách để liên lạc.

Trung tá Nguyễn Công Trình, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Cửa Việt cho biết: Cùng với việc kêu gọi

tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương có phương án sẵn sàng di dời

các hộ dân vùng ven sông lên khu vực an toàn. Đồng thời, triển khai lực lượng về các thôn, xóm giúp nhân dân

chằng chống nhà cửa; duy trì lực lượng cơ động sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra trong bão lũ...

Page 13: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

13

Người dân giằng néo tàu thuyền tại âu thuyền Cửa Việt để tránh

bão số 4. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Trước diễn biến của bão số 4, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng đã trực tiếp tới các vùng biển, vùng

trũng thấp trong tỉnh để chỉ đạo công tác phòng chống bão số 4.

Ông Nguyễn Văn Hùng cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Ban phòng chống lụt bão Trung ương, tỉnh Quảng Trị đã

thành lập nhiều đoàn công tác đi các địa bàn kiểm tra, ưu tiên số 1 là gọi tất cả tàu thuyền hiện đang đánh bắt cá

ngoài biển vào nơi trú ẩn an toàn.

Đến trưa 25/7, các tàu thuyền của tỉnh Quảng Trị đánh bắt ngoài biển đã được kêu gọi vào bờ. Đồng thời, tiếp nhận

tàu thuyền của các tỉnh bạn vào khu neo đậu an toàn. Công tác hậu cần được địa phương triển khai từ sáng 25/7.

Các xã ven biển chủ động thực hiện phương án 4 tại chỗ... (Tin Tức 25/7, Trần Tĩnh) đầu trang

Thừa Thiên - Huế kêu gọi tàu thuyền neo đậu để tránh bão số 4

Sáng 25/7, vùng ven biển, đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có gió mạnh và mưa to do ảnh

hưởng của bão số 4.

Bộ đội Biên phòng trên tuyến biển đã phối hợp với các địa phương ven biển kêu gọi

gần 1.900 phương tiện tàu, thuyền với khoảng hơn 12.000 lao động đang đánh bắt

thủy sản trên biển vào bờ neo đậu để tránh bão số 4.

Các Đồn Biên phòng cửa biển Thuận An, Tư Hiền phối hợp với các địa phương trong

vùng theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ không cho các tàu thuyền ra biển và hoạt

động trên đầm phá để đề phòng các tình huống xấu; kiểm tra, hướng dẫn việc neo đậu

Page 14: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

14

tàu thuyền tại bến, nhất là các khu vực neo đậu quanh các âu thuyền Phú Hải, Thuận

An, Tư Hiền.

Chính quyền các vùng bãi ngang ven biển, ven đầm phá hướng dẫn nhân dân tổ chức

chằng chống nhà cửa, bảo vệ các công trình đang thi công trên địa bàn; sẵn sàng sơ

tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng sạt lở, ven biển, ngập lũ, lũ quét khi

có lệnh của tỉnh; hướng dẫn nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nhu

yếu phẩm cần thiết.

Tỉnh tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 5,

Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh triển

khai thực hiện một số nội dung: Tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi và

đánh giá công tác vận hành điều tiết các hồ chứa nước trên địa bàn quản lý; triển khai

phương án phòng chống lụt bão công trình.

Các đơn vị quản lý hồ chứa nước phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương rà

soát các vùng ở hạ du hồ chứa tập trung đông dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp

và các công trình quan trọng khác có nguy cơ ngập lụt, chuẩn bị phương án cảnh báo

cho nhân dân biết để sẵn sàng ứng phó khi xả lũ.

Đới với các công trình đang thi công trong mùa mưa bão, khi có bão phải ngừng thi

công, có phương án chằng chống đảm bảo an toàn.

Ngoài kiểm tra an toàn hồ đập ở những hồ có dung tích lớn, tỉnh khẩn trương kiểm tra

các trụ điện cao thế, hệ thống anten, các trạm BTS viễn thông, các biển quảng cáo,

cây xanh có thể ảnh hưởng hạ tầng đô thị; thường xuyên cập nhật tình hình và cảnh

báo theo từng loại hình thiên tai cho các ngành, địa phương và nhân dân để chủ động

các phương án phòng ngừa, ứng cứu, tìm kiếm kịp thời.

Thành phố Huế tổ chức kiểm tra an toàn thi công hệ thống thoát nước thải tại 31 điểm

của dự án cải thiện môi trường nước thành phố. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 24 tỷ

Yên Nhật, tương đương khoảng 3.170 tỷ đồng (trong đó, Cơ quan Hợp tác Quốc tế

Nhật Bản (JICA) tài trợ hơn 20,88 tỷ Yên Nhật).

Tại các điểm thi công ở các tuyến đường Bùi Thị Xuân, Đặng Huy Trứ, Trần Phú, Lê Hồng

Phong, Nguyễn Thái Học, Chu Văn An... do đang trong quá trình tiến hành đào bới, lắp đặt ống

cống, thành phố yêu cầu đơn vị thi công bổ sung biển cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo tiềm ẩn

Page 15: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

15

nguy cơ tai nạn cho người đi đường nếu mưa to đường bị ngập lụt… (Bnews 25/7, Quốc Việt)

đầu trang

Hà Tĩnh: Cấm biển, tập trung ứng phó bão số 4

Bão số 4 đang di chuyển nhanh theo hướng tây tây bắc, tiến sát các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Để chủ động ứng phó với con bão số 4 sắp đổ bộ, tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành lệnh cấm biển và chỉ đạo các biện pháp phòng chống bão.

Lực lượng chức năng cùng ngư dân Hà Tĩnh tập trung đưa tàu thuyền về nơi trú bão an toàn

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4 ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có mưa vừa, mưa to, một số nơi mưa rất to như

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) 101mm, Đông Hà (Quảng Trị) 68mm; tại Hòn Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị) có gió giật cấp 7.

Đến trưa bão số 4 đã đi vào vùng biển các tỉnh Hà Tĩnh-Quảng Trị. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-

75km/giờ), giật cấp 9-10, đang di chuyển với tốc độ nhanh hơn, khoảng 15-20km/giờ theo hướng tây. Do đó, bão sẽ tiệm cần

với bờ sớm hơn dự tính.

Để chủ động ứng phó với con bão số 4 sắp đổ bộ, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh vừa ban lệnh cấm tất cả các loại tàu, thuyền kể cả

tàu vận tải và tàu du lịch ra khơi. Đồng thời yêu cầu các địa phương theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu,

thuyền đang hoạt động trên biển để xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra; rút kinh nghiệm trong việc neo đậu tránh trú cơn bão

số 2.

Tập trung kiểm tra, hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu, thuyền tại các âu tránh trú bão đảm bảo an toàn khi đã về bến neo đậu. Tỉnh

cũng yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến bão và mưa, lũ; sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo an toàn về người, tài sản tại

các khu vực ven biển, trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản tại những khu vực thấp trũng ven biển, vùng có nguy cơ xảy

ra lũ qu t, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Page 16: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

16

Hầu hết tàu thuyền của ngư dân đã được đưa về neo đậu ở các âu để trú bão

Theo cơ quan chức năng huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), hiện tại đã có 936/1.038 tàu cá các loại của huyện đã neo đậu an toàn.

Số còn lại đều đã nhận được thông tin về bão số 4 và đang tìm cách neo đậu. Các tàu cá của ngư dân trên địa bàn đang hoạt

động ở ngoại tỉnh khu vực từ Bình Định trở ra đều đã nhận được thông tin về bão số 4, cũng đều đã về nơi neo đậu an toàn.

Huyện cũng đã thực hiện di dời 24 hộ dân ở khu vực Cồn Gò (Cẩm Nhượng) lên vùng an toàn.

Tại huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có 7 tàu cá với 38 thuyền viên thuộc các xã Thạch Kim và Thạch Bằng sau khi nhận thông tin có

bão số 4 các tàu, thuyền này đã vào đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) tránh, trú bão.

Tại âu thuyền tránh bão xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) có trên 200 chiếc tàu, thuyền các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh

vào neo đậu và được các ngư dân che chắn, bảo vệ nhằm tránh thiệt hại.

Tại thị xã Kỳ Anh từ sáng sớm nay (25/7), các ngư dân đang tự giác, triển khai nhanh, sớm nhất việc di chuyển tàu bè vào nơi

neo đậu an toàn, tránh gây thiệt hại lớn về tài sản.

Đến trưa nay, toàn bộ 20 hộ kinh doanh mực nhảy tại Vũng Áng đã di chuyển thuyền bè về nơi tránh trú bão an toàn.

Để ứng phó với mưa bão, thị xã Kỳ Anh sẽ cấp phát hơn 20.000 bao bì cho các xã, phường, nhất là những địa điểm trọng yếu để

sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra khi bão đổ bộ đất liền. (Thương Hiệu Và Công Luận 25/7, Khánh Trình – Lưu Hà) đầu trang

Báo động tình trạng tôm, cá chết ở vùng sông nước Cà Mau

Từ nhiều năm nay, người dân phát hiện cá chết trên sông, rạch quanh các khu

công nghiệp (KCN) tại Cà Mau đã phản ánh, khiếu nại đến mỏi gối chùn chân,

mong một điều kỳ diệu xuất hiện. Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN -MT)

tỉnh xác định môi trường nước không phù hợp với đời sống thủy sinh, có thể do

nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp? Trong khi chờ đợi giải pháp

hữu hiệu, người dân nhiều nơi tại vùng sông nước Cà Mau đành “treo ao”...

Page 17: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

17

Ông Phạm Văn Toản, ngụ ấp Sở Tại (xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đang đại diện cho 198 hộ dân ở các xã: Thạnh Phú, Lương Thế Trân (huyện Cái Nước), Lý Văn Lâm (TP Cà Mau), Lợi An (huyện Trần Văn Thời) tố giác các xí nghiệp chế biến thủy sản trong Khu công nghiệp Hòa Trung xả nước thải độc hại trực tiếp xuống kênh xáng Lương Thế Trân.

Ông Toản quả quyết: “Kể từ khi KCN Hòa Trung đi vào hoạt động, nước kênh xáng Lương Thế Trân đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Bà con lấy nước nuôi tôm thì tôm chết, trồng lúa thì lúa thối rễ. Bà con khiếu nại, đôi ba lần cán bộ môi trường, chính quyền họp dân nhưng đến giờ vẫn tồn tại”.

Khi hỏi về nước sông Gành Hào chảy qua TP Cà Mau rồi đổ về ngã ba Hòa Trung, ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ngụ ấp Hòa Nam (xã Hòa Thành, TP Cà Mau) nói: “Ô nhiễm hay không tôi không chắc. Nhưng hơn chục năm nay, trẻ con không còn tắm sông, không múc nước dưới sông sử dụng vì hôi thối quá sức chịu đựng”.

KCN Hòa Trung có nhiều xí nghiệp chế biến thủy sản, bốc mùi hôi thối, nhất là các xí nghiệp chế biến đầu, vỏ tôm. Bà Hồ Thị Nhơn, ngụ ấp Hòa Nam, hàng xóm gần với ông Tình xởi lởi: “Mùa gió tây nam hằng năm, bà con phía bên TP Cà Mau như chúng tôi “lãnh đủ”. Đến mùa gió đông bắc thì đỡ hơn vì mùi hôi thối đẩy qua bên kia sông có đông dân cư thuộc huyện Cái Nước, Trần Văn Thời. Con trai, con gái ở xứ này đi dự đám tiệc khỏi cần tự giới thiệu, nghe mùi là biết ở gần KCN Hòa Trung liền!”.

Theo ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân, KCN Hòa Trung rộng chừng 350 ha, doanh nghiệp mua đất, xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với 11 xí nghiệp. Trong đó có năm xí nghiệp đã đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng vì nợ nần. “Quy hoạch theo đuôi doanh nghiệp xây dựng tự phát nên hiện tại có hàng trăm hộ dân “mắc kẹt” trong KCN Hòa Trung. Chúng tôi đã thành lập Tổ tự quản môi trường nhưng tiếp cận xí nghiệp xả thải như thế nào thì rất khó. Vả lại, thẩm quyền kiểm tra môi trường KCN không thuộc thẩm quyền của chính quyền cơ sở nên chỉ báo cáo lên cấp trên” - Ông Trần Quốc Văn nói.

Tổn thất do ô nhiễm…

Dạo này có thấy cá chết không? Ông Trương Văn Tình, 92 tuổi, ngụ ấp Hòa Nam nói đùa: “Chú hỏi lạ... Mấy tháng trước, gia đình tôi lấy nước vào vuông nuôi tôm. Tôm chết, cá nhảy ngược lên, vớt cá chết nấu cho heo ăn. Đến giờ thì đâu còn con cá, con tôm gì nữa mà chết với không chết. Bà con phải xả cạn nước, phơi đầm tôm, thất thu!”.

Gần nhà lão nông Tình, bà Hồ Thị Nhơn, 54 tuổi, kể: “Cá chết trắng, chui đầu vào bờ vuông thì làm sao con tôm sống nổi. Trước đây, đi đổ tôm xách nặng tay thì nay xách về cái xô không. Tôi xả hết nước trong vuông ra sông, chờ xem chính quyền có cách nào giúp dân không?”.

Ông Trần Trung Hiệp, có 1,5 ha đất nuôi tôm quảng canh truyền thống bên sông Gành Hào, thuộc ấp Hòa Nam ngồi thần thừ trước sân nhà sau một ngày đi làm phụ hồ. Ông Hiệp nói giọng buồn so: “Đất đai rộng nhưng không nuôi tôm được, tôi phải đi làm phụ hồ để có tiền nuôi vợ con. Không phải gia đình tôi không dám thả tôm giống để nuôi mà hầu hết xóm này ai cũng vậy!”.

Người dân đành treo đầm nuôi tôm vì sợ nước ô nhiễm làm tôm chết.

Ông Phạm Văn Đủ, cùng địa chỉ, thêm vào câu chuyện ô nhiễm môi trường nước trên sông rạch Cà Mau: “Cá chết đã xảy ra nhiều năm nay, nhất là mùa khô hạn, nước ô nhiễm không được pha loãng. Còn bây giờ, mùa mưa xuống, cá lội ra sông, gặp nước độc, nhảy lộn ngược rồi chết. Bà con ở đây, lấy nước vào nuôi tôm, tôm chết và cá cũng chết sạch sành sanh”.

Như Nhân dân điện tử đã đưa tin, trong tháng 7-2017, UBND huyện Đầm Dơi (Cà Mau) báo cáo các

tuyến sông, gồm: Gành Hào, Bảy Háp và Mường Điều (thuộc xã Tân Trung) xuất hiện nước bị xám

Page 18: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

18

đen, bốc mùi hôi thối, cá chết đồng loạt. Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã yêu cầu các cơ quan chức năng vào cuộc tìm nguyên nhân, khắc phục nhanh để người dân tiếp tục tăng gia sản xuất.

Chớ đánh đổi môi trường…?

Nguồn nước sông rạch ở Cà Mau đang bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế người dân, đặc biệt là những hộ có thu nhập chính nhờ nuôi trồng thủy sản. Với vùng nuôi tôm hơn 290 nghìn ha, thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Cà Mau nên việc bảo vệ môi trường nước đang trở thành vấn đề bức bách cho sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm, giúp các loài thủy sinh vật khác phát triển và cân bằng sinh thái trong tự nhiên.

Còn nhớ vào năm 2012, KCN Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Nhà máy Đạm Cà Mau quá trình vận hành thử nghiệm đã rò rỉ a-mô-ni-ắc, làm cá chết trắng ngã ba sông Cái Tàu. Từ đó, nghề chài lưới trên sông thưa dần vì tôm cá tự nhiêm bị suy giảm.

KCN chế biến thủy sản phường 8 (TP Cà Mau) và KCN Hòa Trung nằm dọc kênh xáng Lương Thế Trân (thuộc xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước) xả thải ra sông rạch từ TP Cà Mau ăn thông với các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Trần Văn Thời có hiện tượng đổi màu nhiều năm nay. Cuối tháng 6-2017, Sở TN-MT Cà Mau phối hợp các cơ quan chức năng khảo sát, lấy mẫu nước tuyến sông Gành Hào, Mương Điều, Bảy Háp, kênh xáng Lương Thế Trân… Kết quả phân tích đã ghi nhận, có đến 8/11 thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cùng thời gian trên, Sở TN-MT Cà Mau khảo sát tuyến kênh Nàng Âm (thuộc ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân) nằm trong KCN Hòa Trung có nhiều thông số kỹ thuật vượt chuẩn. Giữa tháng 5 và 6-2017, Tổ kiểm tra liên ngành kiểm tra đột xuất Công ty CP Thực phẩm Đại Dương, Công ty CP Thực phẩm-Thủy sản-Xuất khẩu Cà Mau (FFC)… có những hành vi xả thải không đúng quy định.

Theo Sở TN-MT Cà Mau, các thông số môi trường nước ô nhiễm ảnh hưởng đến thủy sản, gây độc thủy sinh và tôm cá (không bảo đảm cho đời sống thủy sinh). Tuy nhiên, thời điểm lấy mẫu nước không trùng với thời điểm cá chết và không lấy được mẫu cá chết nên chưa có cơ sở khẳng định chính xác nguyên nhân tôm, cá chết nhiều lần trên sông, rạch Cà Mau.

Trao đổi với phóng viên, ông Trịnh Văn Lên, Giám đốc Sở TN-MT Cà Mau nói: “Chúng tôi tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quản lý, bảo vệ môi trường quan trắc, khảo sát, phân tích để có kết luận nguyên nhân cá chết”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhắc nhở nhiều địa phương trong cả nước: “Không vì phát triển kinh tế mà đánh đổi môi trường…”. Tuy nhiên, trước thực trạng người dân phản ảnh cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây ở vùng sông nước Cà Mau, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tỉnh cần tính toán lại cho hợp lý để có giải pháp “dài hơi” giúp dân phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

Sở TN-MT Cà Mau báo cáo: Nguyên nhân chất lượng nước mặt bị ô nhiễm có thể do các hoạt động, như: Nước thải sinh hoạt khu dân cư không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường và các cơ sở sản xuất công nghiệp (KCN Hòa Trung và TP Cà Mau) xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường”.

(Nhân Dân 25/7, Nguyễn Tùng Hưng) đầu trang

Từ vụ nhận chìm bùn xuống biển: Bình Thuận đề xuất dùng bùn, cát làm kè biển Trước những ý kiến của các nhà khoa học cũng như người dân sống ở khu vực đảo Hòn Cau thuộc huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), nơi Cty nhiệt điện Vĩnh Tân 1 xin được nhận chìm

Ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND xã Lương Thế Trân: “Từ khi KCN Hòa Trung đi vào hoạt động, chúng tôi phải chuẩn bị trả lời cử tri vì nạn ô nhiễm mùi hôi thối, nguồn nước đen bốc mùi tanh hôi”.

Page 19: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

19

gần 1 triệu m3 bùn nạo vét, mới đây Tỉnh ủy Bình Thuận có văn bản gửi Ban Bí thư đề xuất dùng lượng bùn thải để san lấp công trình kè biển chống sạt lở.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho biết, sau khi Bộ TN&MT cấp phép cho Cty TNHH điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm tại khu vực đảo Hòn Cau gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét khu quay tàu, dư luận đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, đặc biệt là ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia.

Vì vậy, ngày 14/7, Tỉnh ủy Bình Thuận đã có văn bản gửi Ban Bí thư, Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng xin ý kiến chỉ đạo vụ nhận chìm bùn nạo vét ở Công ty và Tổng công ty phát điện 3 (chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4), nhằm có sự đánh giá một cách khách quan, toàn diện tác động đến môi trường.

Theo ông Hùng, ngoài khối lượng gần một triệu m3 bùn nhận chìm đã được cấp phép cho Cty nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Tổng công ty phát điện 3 đang làm thủ tục xin phép nhận chìm thêm 2,4 triệu m 3“vật chất”.

“Ngoài phương pháp nhận chìm thì chúng tôi đề xuất phương pháp khác đó là làm kè bờ biển chống xói lở”- ông Nguyễn Mạnh Hùng nói đồng thời cho rằng: “Để tránh ảnh hưởng môi trường, chúng tôi kiến

nghị xem xét có thể sử dụng vật chất nạo vét làm vật liệu bồi lấp, phục vụ các công trình lấn biển”. Giải pháp này theo người đứng đầu tỉnh Bình Thuận cũng phải qua các khâu đánh giá tác động môi trường kỹ càng, nhưng nó có tính ưu điểm là có kè, nhốt vật chất lại, khỏi “lây lan” cho vùng biển khác.

“Mong muốn của tỉnh là vụ việc sẽ được xử lý đúng mức, toàn diện, khoa học, khách quan để giải thích rõ cho cộng đồng dân cư hiểu, thực hiện tốt vấn đề trên. Trước khi Tỉnh ủy có văn bản thì UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Thủ tướng và các bộ ngành liên quan xem xét, có hướng xử lý” - ông Hùng nói.

PGS - TS Nguyễn Tác An- Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện hải dương học Nha Trang cho rằng đất, cát ở biển cũng là tài nguyên có thể san lấp làm nền, lấn biển, làm đảo nhân tạo… nhưng nguyên tắc là làm ở đâu, như thế nào?

Page 20: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

20

“Việc san lấp phải thực hiện ở vùng ít động lực, không san lấp ở vùng cửa sông, vùng có hoạt động kinh tế về du lịch, khu vực nuôi trồng hải sản”- ông An giải thích. Theo ông, nguy cơ về ô nhiễm phóng xạ thì chưa xảy ra vì nhà máy chỉ mới hoạt động. Cái lo về môi trường hiện nay là khói bụi, xỉ than, nước giải nhiệt từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện này.

Không đồng ý với việc nhận chìm bùn thải ở khu vực biển Hòn Cau, ông Nguyễn Hữu Quý, Chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên - môi trường tỉnh Bình Thuận cũng đưa ra giải pháp nguồn bùn, cát nạo vét có thể đưa đi san lấp những vùng bờ biển bị xói lở, xây kè lấn biển tạo thêm nguồn quỹ đất quý giá.

Việc Bộ TN&MT cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu m 3 bùn cát thu được sau nạo vét khu quay tàu và vũng nước chuyên dùng trước nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến môi trường biển, đặc biệt là khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án trên; Hiệp hội nghề cá Việt Nam cũng có công văn kiến nghị Chính phủ cho tạm dừng thực hiện khẩn cấp giấy phép của Bộ TN&MT.

Trước đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Đinh Trung trong ngày 17/7 cũng đã có tâm thư gửi

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu dừng ngay dự án nhận chìm 1 triệu m 3 bùn thải xuống biển khu

vực Hòn Cau, đồng thời đề xuất giải pháp dùng các “vật chất” này để xây kè lấn biển chống xói

lở. (Tiền Phong 26/7, Mạnh Thắng) đầu trang

Phú Yên: Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt

Cá nuôi ở khu vực cửa biển Lễ Thịnh, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) mắc bệnh và chết kéo dài 2 tháng

nay với số lượng lớn, khiến người dân bị thiệt hại nặng. Nguyên nhân cá chết được xác định do vi khuẩn

vibrio alginolyticus gây ra.

Thiệt hại nặng

Gia đình ông Nguyễn Sanh ở thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông thả nuôi 10.000 con cá, trong đó 9.000 cá mú và

1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với các triệu chứng lở loét, xuất

huyết, mù mắt. Thấy cá chết nhiều quá, gia đình ông Sanh xuất bán 4.000 con, số cá còn lại tiếp tục nuôi, nhưng vẫn

chết lai rai. “Tiền mua cá giống đã 300 triệu đồng (từ 25.000-50.000 đồng/con tùy lớn nhỏ), chi phí thức ăn từ

200.000-300.000 đồng/ngày, nhưng tiền bán cá chỉ thu được khoảng nửa số vốn đã đầu tư”, ông Sanh nói.

Cùng tình cảnh như ông Sanh, gia đình ông Nguyễn Ngọc Minh nuôi 1.900 con (1.300 con cá mú và 600 con cá hồng),

đến nay đã chết gần hết, lỗ nặng. Theo ông Trần Văn Công, Trưởng thôn Phú Lương, không chỉ gia đình ông Sanh,

ông Minh, cá mú, cá hồng nuôi của nhiều hộ nuôi khác ở thôn cũng bị chết từ 1.000-3.000 con.

Ông Giáp Văn Thức, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tuy An, cho biết: Thống kê ban đầu trên địa bàn xã

An Ninh Đông có khoảng 130 hộ nuôi cá mú, cá hồng với khoảng 124.800 con (tương đương 1.560 lồng). Khoảng 2

tháng nay, môi trường vùng nuôi gần cửa biển Lễ Thịnh không đảm bảo, khiến cá nhiễm bệnh và chết, với số lượng

24.600 con, trong đó 17.470 cá mú, 7.130 cá hồng, trọng lượng từ 0,4-1kg/con. Qua kiểm tra cho thấy cá bệnh là do

vi khuẩn vibrio alginolyticus gây ra. Hiện tượng này đã từng xảy ra theo chu kỳ nuôi ở vùng này 2 năm trước đây.

Hậu quả của việc nuôi tự phát

Theo ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên), trung tâm đã

cử cán bộ lấy mẫu nước tại vùng nuôi thủy sản thôn Phú Lương để xét nghiệm. Kết quả, hàm lượng vibrio spp vượt

ngưỡng cho phép (dao động từ 1.055-3.350CFU/ml). Trung tâm khuyến cáo người nuôi nên di dời lồng đến khu vực có

Page 21: (Thứ Tư, ngày 26 tháng 7 năm 2017) tin thy sn tin... · 2017-07-26 · Hiện trực ban Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn quốc gia đã thông báo cho chính quyền Côn

21

độ sâu hơn, dòng chảy tốt, chú ý vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. “Biện pháp phòng bệnh cho cá, ngoài giãn khoảng cách

các lồng bè nuôi, đưa tới vị trí nước sâu, thoáng hơn; người nuôi cần che chắn, giảm nóng cho các lồng bè nuôi; hạn

chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ thức ăn là cá tạp, bằng cách khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn, sử dụng

thức ăn phải còn tươi. Tăng cường vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C và các khoáng chất trộn vào thức ăn cho cá để

tăng sức đề kháng cho cá”, ông Giáp Văn Thức thông tin.

Từ khi cửa biển An Hải khơi thông, lưu tốc dòng chảy tại khu vực cửa biển Lễ Thịnh cũng kém đi. Trong khi đó, số

lượng lồng bè nuôi thủy sản tự phát ở khu vực này tăng đáng kể, cộng với việc một số người dùng lốp xe cũ, cọc tre

để nuôi hàu, xả rác thải sinh hoạt… khiến khu vực này ô nhiễm.

Trong khi đó, ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho biết, khu vực cửa

biển Lễ Thịnh chưa được quy hoạch vùng nuôi thủy sản, huyện đang lấy ý kiến có nên để vùng nuôi này tồn tại hay không. (Báo Phú Yên 26/7, Anh Ngọc) đầu trang./.