19
Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bLý thuyết môn Vật lý https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình ging dy nhiều năm, tác giả đã may mắn được tiếp xúc và truyền đạt kiến thức cho hàng trăm nghìn bạn hc sinh trên cnước. Vi khóa hc sinh nào, tác gicũng nhận được rt nhiu lo âu tcác bn hc sinh: có bao nhiêu dng bài trong kthi, các dng bài nào nên hc, dng bài nào gim ti. Da trên mong muốn đó, cuốn sách với đầy đủ các chuyên đề xut hin trong kthi trung hc phthông quốc gia, được viết dưới ngôn ngthân thin, dđọc và dluyn tp. Trong quá trình hoàn thin cun sách, bn thân tác giđã phân tích, tham khảo và hc hi trt nhiu ngun ti liu ca các thy, cô và các em hc sinh trên cnước. Xin cm ơn các thầy, cô và các em đã nghiên cứu và sáng to ra nhng tài liu tuyt vi này. Dù đã hết sc cgng và cn thn trong biên tập nhưng chắc chn cun sách không tránh khi nhng sai sót, tác girất mong được sthông cảm và đóng góp ý kiến để cun sách được hoàn thiện hơn trong những ln sau. Mt món quà cho các em hc sinh chun bbước vào kthi THPT Quc Gia: hãy tham gia vào đường #link: https://www.facebook.com/tuananh.physics để cùng hc tp trc tiếp vi tác gihoc tham kho các bài ging ti: https://www.youtube.com/c/thayvutuananhvatly. Xin chân thành cảm ơn! Tác gi

Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình giảng dạy nhiều năm, tác giả đã may mắn được tiếp xúc và truyền đạt

kiến thức cho hàng trăm nghìn bạn học sinh trên cả nước. Với khóa học sinh nào, tác giả

cũng nhận được rất nhiều lo âu từ các bạn học sinh: có bao nhiêu dạng bài trong kỳ thi, các

dạng bài nào nên học, dạng bài nào giảm tải.

Dựa trên mong muốn đó, cuốn sách với đầy đủ các chuyên đề xuất hiện trong kỳ thi

trung học phổ thông quốc gia, được viết dưới ngôn ngữ thân thiện, dễ đọc và dễ luyện tập.

Trong quá trình hoàn thiện cuốn sách, bản thân tác giả đã phân tích, tham khảo và học

hỏi từ rất nhiều nguồn tại liệu của các thầy, cô và các em học sinh trên cả nước. Xin cảm

ơn các thầy, cô và các em đã nghiên cứu và sáng tạo ra những tài liệu tuyệt vời này.

Dù đã hết sức cố gắng và cẩn thận trong biên tập nhưng chắc chắn cuốn sách không

tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến để cuốn

sách được hoàn thiện hơn trong những lần sau.

Một món quà cho các em học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT Quốc Gia: hãy

tham gia vào đường #link: https://www.facebook.com/tuananh.physics để cùng học tập

trực tiếp với tác giả hoặc tham khảo các bài giảng tại:

https://www.youtube.com/c/thayvutuananhvatly.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Page 2: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1

MỤC LỤC ............................................................................................................................2

PHẦN 1 ................................................................................................................................. 3

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC ................................................................................. 3

CHƯƠNG II: SÓNG CƠ ................................................................................................. 46

CHƯƠNG III: ĐIỆN XOAY CHIỀU .............................................................................. 66

CHƯƠNG IV: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ ...................................................... 101

CHƯƠNG V: SÓNG ÁNH SÁNG ................................................................................ 117

CHƯƠNG VI: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG ..................................................................... 133

CHƯƠNG VII: HẠT NHÂN ......................................................................................... 144

PHẦN 2: ĐÁP ÁN CHI TIẾT ......................................................................................... 156

ĐÁP ÁN CHƯƠNG I .................................................................................................... 156

ĐÁP ÁN CHƯƠNG II ................................................................................................... 184

ĐÁP ÁN CHƯƠNG III.................................................................................................. 195

ĐÁP ÁN CHƯƠNG IV ................................................................................................. 215

ĐÁP ÁN CHƯƠNG V ................................................................................................... 224

ĐÁP ÁN CHƯƠNG VI ................................................................................................. 232

ĐÁP ÁN CHƯƠNG VII ................................................................................................ 237

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. .242

Page 3: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 3

PHẦN 1

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ HỌC

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1. Dao động cơ: là chuyển động qua lại của vật quanh vị trí cân bằng.

2. Dao động tuần hoàn: là dao động mà sau những khoảng thời gian bằng nhau, gọi là chu

kì, vật trở lại vị trí cũ theo hướng cũ (lặp lại trạng thái)

3. Dao động điều hòa

+ Là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.

+ Phương trình dao động: x = Acos(t + ).

+ Điểm P dao động điều hòa trên một đoạn thẳng luôn luôn có thể được coi là hình

chiếu của một điểm M chuyển động tròn đều trên đường tròn có đường kính là

đoạn thẳng đó.

* So sánh Dao động, Dao động tuần hoàn, Dao động điều hòa.

DAO ĐỘNG DAO ĐỘNG TUẦN HOÀN DAO ĐỘNG

ĐIỀU HÒA

• Có VTCB xác

định.

• Chuyển động

qua Lại quanh

VTCB.

• Lặp lại trạng thái dao động sau

những khoảng thời gian bằng nhau.

• Trạng thái dao động = pha dao

động = vị trí + chiều.

• Thời gian ngắn nhất để lặp lại

trạng thái dao động chính là chu kỳ

T.

VD: Động năng, thế năng, con lắc

đơn

• Phương trình dao

động có dạng hàm

số sin hoặc cos theo

thời gian.

VD: Con lắc lò xo,

con lắc đơn (biên

độ góc nhỏ cỡ 100)

Page 4: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 4

CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG TRONG DAO ĐỘNG ĐIỀU

HÒA

1. Trong phương trình x = Acos(t + ) thì:

• A là biên độ dao động, đó là giá trị cực đại của li độ x; đơn vị m, cm. A luôn luôn

dương.

• (t + ) là pha của dao động tại thời điểm t; đơn vị rad.

• là pha ban đầu của dao động; đơn vị rad.

• trong phương trình x = Acos(t + ) là tần số góc của dao động điều hòa; đơn vị

rad/s.

• Chu kì T của dao động điều hòa là khoảng thời gian để thực hiện một dao động toàn

phần; đơn vị giây (s).

• Tần số f của dao động điều hòa là số dao động toàn phần thực hiện được trong một

giây; đơn vị héc (Hz).

• Liên hệ giữa , T và f: = T

2 = 2f.

Các đại lượng biên độ A và pha ban đầu phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu làm

cho hệ dao động, còn tần số góc (chu kì T, tần số f) chỉ phụ thuộc vào cấu tạo của hệ dao

động.

2. Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà

• Vận tốc là đạo hàm bậc nhất của li độ theo thời gian:

v = x' = - Asin(t + ) = Acos(t + + 2

)

+ Vận tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng sớm pha

hơn 2

so với với li độ.

+ Vị trí biên (x = A), v = 0.

+ Vị trí cân bằng (x = 0), |v| = vmax = A.

• Gia tốc là đạo hàm bậc nhất của vận tốc (đạo hàm bậc 2 của li độ) theo thời gian:

a = v' = x’’ = - 2Acos(t + ) = - 2x.

+ Gia tốc của vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược

pha với li độ (sớm pha 2

so với vận tốc).

Page 5: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 5

+ Véc tơ gia tốc của vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng, có độ lớn tỉ

lệ với độ lớn của li độ.

+ Ở vị trí biên (x = A), gia tốc có độ lớn cực đại: amax = 2A.

+ Ở vị trí cân bằng (x = 0), gia tốc bằng 0.

• Lực tác dụng lên vật dao động điều hòa F = ma = - kx luôn hướng về vị trí cân bằng,

gọi là lực kéo về.

• Đồ thị dao động điều hòa (li độ, vận tốc, gia tốc) là đường hình sin, vì thế người ta

còn gọi dao động điều hòa là dao động hình sin.

• Phương trình dao động điều hòa x = Acos(t + ) là nghiệm của phương trình x’’ +

2x = 0. Đó là phương trình động lực học của dao động điều hòa.

* So sánh các đại lượng điều hòa:

VẬN TỐC GIA TỐC LỰC KÉO VỀ

. v sớm pha hơn x một góc

/ 2

. v đổi chiều khi qua vị trí

biên

. v bằng 0 khi ở vị trí biên

. v có độ lớn cực đại bằng

± A khi vật qua VTCB.

. Dấu của v là chiều của

chuyển động, v (+) khi vật đi

theo chiều (+) và ngược lại.

. a với x ngược pha

. a trái dấu với x

. a luôn hướng về VTCB.

. a bằng 0 khi ở VTCB, có

độ lớn cực đại khi ở vị trí

biên.

. độ lớn a tỉ lệ với độ lớn x

. luôn hướng về VTCB

. độ lớn tỉ lệ với độ lệch

khỏi VTCB

. cực đại khi vật ở vị trí

biên .

LỰC ĐÀN HỒI – LỰC KÉO VỀ

LỰC ĐÀN HỒI LỰC KÉO VỀ (LỰC HỒI

PHỤC)

Biểu thức đhF k= − kvF kx= −

Điểm đặt Lò xo Vật dao động

Phương,

chiều

Hướng về vị trí lò xo không biến

dạng

Hướng về Vị trí cân bằng

Page 6: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 6

CON LẮC LÒ XO

Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k, khối lượng không đáng kể, một đầu gắn cố

định, đầu kia gắn với vật nặng khối lượng m được đặt theo phương ngang hoặc treo thẳng

đứng.

1. Phương trình dao động: x = Acos(t + )

=m

k; A =

2

02

0

+

vx ; xác định theo phương trình cos =

A

x0 ; (lấy nghiệm

(-) nếu v0 > 0; lấy nghiệm (+) nếu v0 < 0).

2. Chu kì, tần số của con lắc lò xo:

T = 2k

m; f =

1

2 m

k.

3. Năng lượng của con lắc lò xo:

• Động năng: ( )2 2 2 2đ

1 1W mv mω A sin ωt φ

2 2= = +

• Thế năng: ( )2 2 2t

1 1W kx kA cos ωt φ

2 2= = +

• Động năng, thế năng của vật dao động điều hòa biến thiên tuần hoàn với tần số góc

ω' 2ω= ’, tần số f’ = 2f, chu kì T

T ' .2

=

• Cơ năng: 2 2 2

đ t đmax tmax

1 1W W W W W kA mω A const

2 2= + = = = = =

CON LẮC ĐƠN

Con lắc đơn gồm một vật nặng treo vào sợi dây không giãn, vật nặng kích thước không

đáng kể so với chiều dài sợi dây, sợi dây khối lượng không đáng kể so với khối lượng của

vật nặng.

1. Phương trình dao động (khi 100):

( )0s S cos ωt φ= + hoặc ( )0α α cos ωt φ= + ; với 00

Ssα ;α= =

2. Chu kỳ, tần số, tần số góc của con lắc đơn:

g 1 g

ω ; T 2π ; fg 2π

= = =

Page 7: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 7

3. Lực kéo về khi biên độ góc nhỏ:

mg

F s= −

4. Ứng dụng:

Xác định gia tốc rơi tự do nhờ đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn: 2

2

4πg

T=

5. Năng lượng của con lắc đơn:

• Động năng: 2

đ

1W mv

2=

• Thế năng: 2

t

1W mg (1 cosα) mg α

2= − = ( 0α 10 ; α đơn vị là rad)

• Cơ năng: 2

đ t đmax tmax 0 0

1W W W W W mg (1 cosα ) mg α

2= + = = = − =

• Cơ năng của con lắc đơn được bảo toàn nếu bỏ qua ma sát.

6. Con lắc đơn chịu tác dụng thêm lực khác ngoài trọng lực

Nếu ngoài trọng lực ra, con lắc đơn còn chịu thêm một lực →

F không đổi khác (lực điện

trường, lực quán tính, lực đẩy Acsimet, ...), thì trọng lực biểu kiến tác dụng lên vật sẽ là:

'P = →

P + →

F , gia tốc rơi tự do biểu kiến là: →

'g = →

g + m

F→

. Khi đó chu kì dao động của con

lắc đơn là: T’ = 2'g

l.

DAO ĐỘNG TẮT DẦN – DAO ĐỘNG DUY TRÌ - DAO ĐỘNG

CƯỠNG BỨC – SỰ CỘNG HƯỞNG

1. Dao động tắt dần

• Khi không có ma sát, con lắc dao động điều hòa với tần số riêng. Tần số riêng của

con lắc chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của con lắc.

• Dao động có biên độ giảm dần theo thời gian gọi là dao động tắt dần. Nguyên nhân

làm tắt dần dao động là do lực ma sát và lực cản của môi trường làm tiêu hao cơ

năng của con lắc, chuyển hóa dần cơ năng thành nhiệt năng. Vì thế biên độ của con

lắc giảm dần và cuối cùng con lắc dừng lại.

Page 8: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 8

• Lực cản càng lớn (môi trường càng nhớt) thì dao động tắt càng nhanh.

• Ứng dụng: các thiết bị đóng cửa tự động, các bộ phận giảm xóc của ô tô, xe máy, …

là những ứng dụng của dao động tắt dần.

2. Dao động duy trì

Nếu ta cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động có ma sát để bù lại sự tiêu hao vì ma

sát mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó thì dao động sẽ kéo dài mãi và được gọi là

dao động duy trì.

3. Dao động cưởng bức

• Dao động chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn gọi là dao động

cưỡng bức.

• Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng

bức.

• Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức, vào lực

cản trong hệ và vào sự chênh lệch giữa tần số cưỡng bức f và tần số riêng f0 của hệ.

Biên độ của lực cưỡng bức càng lớn, lực cản càng nhỏ và sự chênh lệch giữa f và f0

càng ít thì biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn.

4. Cộng hưởng

• Hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần

số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện

tượng cộng hưởng.

• Điều kiện f = f0 gọi là điều kiện cộng hưởng.

• Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của biên độ vào tần số cưỡng bức gọi là đồ thị

cộng hưởng. Nó càng nhọn khi lực cản của môi trường càng nhỏ.

• Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng:

+ Tòa nhà, cầu, bệ máy, khung xe, ... đều là những hệ dao động và có tần số riêng.

Phải cẩn thận không để cho chúng chịu tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh, có tần

số bằng tần số riêng để tránh sự cộng hưởng, gây dao động mạnh làm gãy, đổ.

+ Hộp đàn của đàn ghi ta, viôlon, ... là những hộp cộng hưởng với nhiều tần số khác

nhau của dây đàn làm cho tiếng đàn nghe to, rõ.

Page 9: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 9

* So sánh Dao động tắt dần, Dao động duy trì, Dao động cưỡng bức.

DAO ĐỘNG TẮT DẦN DAO ĐỘNG DUY TRÌ DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

. Do lực cản làm Biên độ

và Năng lượng của dao

động giảm dần theo thời

gian

. Trong quá trình tắt dần,

chu kỳ coi gần đúng là

không đổi.

. Dao động tắt dần không

phải là dao động tuần

hoàn

. Dùng để khắc phục dao

động tắt dần

. Cung cấp năng lượng

trong từng chu kỳ dao

động

. Không làm ảnh hưởng

đến CHU KỲ và BIÊN

ĐỘ của dao động riêng

. Dùng để khắc phục dao động

tắt dần

. Tác dụng vào ngoại lực tuần

hoàn

0F F .cos( t)= N

. Dao đông cưỡng bức có CHU

KỲ và BIÊN ĐỘ thay đổi theo

ngoại lực

. =

. A phụ thuộc vào 0F , , Fcản,

0

. Khi 0 = , xảy ra cộng

hưởng, biên độ dao động đạt

cực đại.

TỔNG HỢP DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

Nếu một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số với

các phương trình: ( )1 1 1x A cos ωt φ= + và ( )2 2 2x A cos ωt φ= + thì dao động tổng hợp

sẽ là: ( )1 2x x x Acos ωt φ= + = + với A và được xác định bởi các công thức:

( )2 2 21 2 1 2 2 1A A A 2A A cos φ φ= + + −

1 1 2 2

1 1 2 2

A sinφ A sinφtanφ

A cosφ A cosφ

+=

+

Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu

của các dao động thành phần.

• Khi x1 và x2 cùng pha: ( )2 1 max 1 2φ φ 2kπ A A A A− = = = +

• Khi x1 và x2 ngược pha: ( ) ( )2 1 min 1 2φ φ 2k 1 π A A A A− = + = = −

• Trường hợp tổng quát: ( )1 2 1 2A A A A A− + A1 + A2 A |A1 - A2|.

Page 10: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 10

B. CÂU HỎI LÝ THUYẾT

Câu 1: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, lực phục hồi tác dụng lên vật

A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng ra xa vị trí cân bằng.

B. tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo.

C. có giá trị không đổi.

D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa khi đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên

âm thì

A. vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

B. độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.

C. vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.

D. độ lớn vận tốc và độ lớn gia tốc cùng giảm.

Câu 3: Một con lắc lò xo thực hiện các dao động: (I) dao động duy trì; (II) dao động điều

hòa; (III) dao động cưỡng bức; (IV) dao động cộng hưởng. Chọn phát biểu sai?

A. (I), (II), (IV) có chu kì bằng nhau và bằng chu kì dao động riêng.

B. (I), (III), (IV) có biên độ không thay đổi theo thời gian.

C. (II) là (I) khi có lực cản của môi trường.

D. (III) là (IV) khi tần số của ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng.

Câu 4: Trong quá trình dao động điều hòa con lắc đơn, nhận định nào sau đây sai?

A. Khi quả nặng ở vị trí cao nhất, lực căng dây treo có độ lớn nhỏ hơn trọng lượng của

vật.

B. Khi góc hợp bởi phương dây treo và phương thẳng đứng giảm, tốc độ của quả lắc

tăng.

C. Chu kì dao động bé của con lắc không phụ thuộc vào biên độ dao động của nó.

D. Độ lớn của lực căng dây treo con lắc luôn nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 5: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x A cos( t )= + thì có

vận tốc tức thời

A. v A sin( t )= − + B. v Acos( t )= +

C. 2v Asin( t )= + D. v Acos( t )= − +

Câu 6: Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động:

A. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng. B. với tần số bằng tần số dao động riêng.

C. với tần số lớn nhất, biên độ lớn nhất. D. với tần số lớn nhất, biên độ lớn nhất.

Page 11: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 11

Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai? Khi một vật dao động điều hòa thì:

A. Động năng và thế năng biến thiên vuông pha nhau.

B. Li độ biến thiên vuông pha so với vận tốc.

C. Li độ vào gia tốc ngược pha nhau.

D. Gia tốc và vận tốc vuông pha nhau.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về dao động điều hòa của chất điểm?

A. Biên độ dao động của chất điểm là đại lượng không đổi.

B. Động năng của chất điểm biến đổi tuần hoàn theo thời gian.

C. Tốc độ của chất điểm tỷ lệ với li độ của nó.

D. Độ lớn của hợp lực tác dụng vào chất điểm tỷ lệ thuận với li độ của chất điểm.

Câu 9: Trong dao động điều hòa của con lắc đơn,

A. lực căng dây lớn nhất khi vật đi qua vị trí biên.

B. lực căng dây không phụ thuộc vào khối lượng vật nặng.

C. lực căng dây lớn nhất khi vật qua vị trí cân bằng.

D. lực căng dây không phụ thuộc vào vị trí của vật.

Câu 10: Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 11: Kết luận nào sau đây không đúng? Một con lắc đơn đang dao động xung quanh

một điểm treo cố định, khi chuyển động qua vị trí cân bằng

A. tốc độ cực đại. B. lực căng dây lớn nhất.

C. gia tốc bằng 0. D. li độ bằng 0.

Câu 12: Dao động của người xích đu trong ngày hội đầu xuân, là dao động

A. có sự bổ sung năng lượng do cây đu sinh ra

B. điều hoà.

C. có sự bổ sung năng lượng do người sinh ra

D. cưỡng bức

Câu 13: Chọn phương án đúng nhất. Pha ban đầu của dao động điều hoà phụ thuộc vào

A. tần số dao động. B. chiều dương của trục toạ độ.

C. gốc thời gian. D. biên độ dao động.

Page 12: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 12

Câu 14: Dao động nào sau đây không phải là dao động tuần hoàn?

A. Dao động của quả lắc đồng hồ trong không khí.

B. Dao động của thân máy phát điện khi máy đang nổ không tải.

C. Dao động đung đưa một cành hoa trong gió.

D. Dao động của con lắc đơn trong chân không.

Câu 15: Dao đông điều hòa đổi chiều khi

A. lực tác dụng có độ lớn cực tiểu. B. lực tác dụng bằng 0.

C. lực tác dụng có độ lớn cực đại. D. lực tác dụng đổi chiều.

Câu 16: Chọn phát biểu sai.

A. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào độ chênh lệch tần số cưỡng bức và tần

số riêng của hệ dao động.

B. Dao động của vật trong chất lỏng tắt dần càng nhanh nếu chất lỏng càng ít nhớt.

C. Dao động duy trì có tần số bằng tần số dao động riêng của hệ.

D. Hiên tượng cộng hưởng cơ có thể xẩy ra khi hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực

cưỡng bức tuần hoàn.

Câu 17: Nếu gọi v, a và ω lần lượt là vận tốc, gia tốc và tần số góc của con lắc lò xo. Biểu

thức liên hệ nào dưới đây giữa biên độ A với các đại lượng trên là đúng:

A.2 2

2 2  = +

v aA

B.

2 2

2 4

v aA

= + C.

22

2

aA v

= + D.

2 2

2 2

v aA

= +

Câu 18: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không phải là dao động?

A. Chuyển động của con lắc lò xo không có ma sát.

B. Chuyển động rung của dây đàn.

C. Chuyển động tròn của một chất điểm.

D. Chuyển động của quả lắc đồng hồ.

Câu 19: Một con lắc đơn dao động điều hòa với động năng cực đại là W. Gọi m, ω, s, v

lần lượt là khối lượng, tần số góc, li độ cong, vận tốc của vật. Ta có công thức liên hệ

A. 2 2 2m( v s )

W2

+= B.

2 2m(v s )W

2

+=

C. 2 2m(v )

W2

+= D.

2 2 2m(v s )W

2

+=

Page 13: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 13

Câu 20: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ dao động.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức bằng biên độ của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào lực cản môi trường.

D. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.

Câu 21: Vận tốc của chất điểm dao động điều hòa độ lớn cực tiểu khi

A. li độ có độ lớn cực tiểu. B. li độ bằng không.

C. li độ có độ lớn cực đại. D. gia tốc có độ lớn cực tiểu.

Câu 22: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo thẳng đứng thì phát biểu nào sau đây

là đúng?

A. Lực kéo về là hợp của lực đàn hồi và trọng lực.

B. Lực đàn hồi luôn cùng chiều với chiều chuyển động khi vật đi về vị trí cân bằng.

C. Với mọi giá trị của biên độ, lực đàn hồi luôn ngược chiều với trọng lực.

D. Lực đàn hồi đổi chiều tác dụng khi vận tốc bằng không.

Câu 23: Trong dao động điều hòa, đồ thị của gia tốc phụ thuộc vào tọa độ là

A. một đường sin B. một đường parabol.

C. một đường elip D. một đoạn thẳng.

Câu 24: Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

C. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

Câu 25: Lực kéo về tác dụng lên một chất điểm dao động điều hòa

A. có độ lớn tỉ lệ với bình phương biên độ.

B. có độ lớn không đổi nhưng hướng thay đổi.

C. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

D. có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ và luôn hướng theo chuyển động của vật.

Câu 26: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng

bức.

B. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

C. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

Page 14: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 14

Câu 27: Trong dao động điều hòa, gia tốc của chất điểm bằng 0 khi

A. vận tốc có giá trị cực đại hoặc cực tiểu. B. vận tốc bằng không.

C. li độ cực tiểu. D. li độ cực đại.

Câu 28: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào

A. khối lượng vật và độ cứng của lò xo.

B. khối lượng vật, độ cứng lò xo và gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm

C. khối lượng vật và chiều dài con lắc.

D. chiều dài con lắc và gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm.

Câu 29: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m dao

động điều hòa với biên độ A và tần số f. Cơ năng dao động của con lắc lò xo là

A. 2 2 2mπ f A

2 B.

2mπA

2f C.

2 2 22mπ f A D. 2 2

2

4mπ A

f

Câu 30: Phát biểu nào sau đây là sai? Đối với dao động tắt dần thì

A. biên độ dao động giảm dần theo thời gian.

B. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

C. tần số giảm dần theo thời gian.

D. cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 31: Một chất điểm dao động điều hòa, ở thời điểm nào thì gia tốc của nó có giá trị cực

đại?

A. Chất điểm đi qua vị trí cân bằng. B. Li độ của chất điểm có giá trị cực đại.

C. Li độ của chất điểm có giá trị cực tiểu. D. Động năng bằng thế năng.

Câu 32: Sự cộng hưởng dao động cơ xảy ra khi

A. tần số dao động cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. dao động trong điều kiện ma sát nhỏ.

C. ngoại lực tác dụng biến thiên tuần hoàn.

D. hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực đủ lớn.

Câu 33: Khi nói về dao động điều hòa của con lắc lò xo nằm ngang, phát biểu nào sau đây

là sai?

A. Vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng chiều âm khi vật từ biên dương về vị trí cân

bằng.

B. Lực đàn hồi và vectơ gia tốc cùng chiều âm khi vật chuyển động theo chiều âm.

C. Lực đàn hồi và li độ luôn biến thiên diều hòa cùng tần số nhưng ngược pha nhau.

Page 15: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 15

D. Vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng chiều dương khi vật từ biên âm về vị trí cân

bằng.

Câu 34: Tại một nơi trên Trái Đất, tần số của con lắc đơn dao động với biên độ nhỏ sẽ

thay đổi khi

A. thay đổi chiều dài con lắc.

B. thay đổi biên độ góc.

C. thay đổi khối lượng của con lắc.

D. thay đổi khối lượng và biên độ góc của con lắc.

Câu 35: Biên độ dao động cưỡng bức của hệ không phụ thuộc vào

A. biên độ dao động của hệ trước khi chịu tác dụng của lực cưỡng bức.

B. hệ số ma sát giữa vật và môi trường,

C. biên độ của ngoại lực điều hòa.

D. độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức với tần số dao động riêng của hệ.

Câu 36: Kết luận nào sau đây là sai? Một vật dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ

A thì

A. Gia tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ 0.

B. Gia tốc và vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ 0.

C. Vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ +A.

D. Gia tốc và vận tốc có giá trị dương khi vật đi từ điểm có li độ -A đến điểm có li độ

+A.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dao động của một con lắc đơn trong trường

hợp bỏ qua lực cản của môi trường?

A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

B. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là chậm dần.

C. Dao động của con lắc là dao động điều hòa.

D. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó

Câu 38: Khi một vật dao động điều hòa thì

A. thế năng và động năng vuông pha. B. li độ và vận tốc đồng pha.

C. li độ và gia tốc ngược pha. D. gia tốc và vận tốc ngược pha nhau.

Câu 39: Khi đưa con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (bỏ qua sự thay đổi của độ

dài dây treo con lắc) thì tần số dao động điều hòa của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. tăng vì chu kì dao động giảm.

Page 16: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 16

C. tăng vì tần số tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D. không đổi vì tần số dao động của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Câu 40: Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ T. Khi đưa con lắc lên cao với điều

kiện nhiệt độ không đổi thì chu kỳ dao động của nó

A. giảm xuống. B. không thay đổi.

C. tăng lên. D. không xác định được tăng hay giảm.

Câu 41: Hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính của

đường tròn là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lực kéo về trong dao động điều hòa bằng độ lớn lực hướng tâm trong chuyển động

tròn đều.

B. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

C. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

D. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

Câu 42: Trong dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là

không thay đổi theo thời gian?

A. Lực kéo về; vận tốc; năng lượng toàn phần.

B. Biên độ; tần số; năng lượng toàn phần.

C. Động năng; tần số; lực kéo về.

D. Biên độ; tần số; gia tốc.

Câu 43: Một vật đang dao động cơ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao

động

A. với tần số nhỏ hơn tần số riêng. B. với tần số bằng tần số riêng.

C. không còn chịu tác dụng của ngoại lực. D. với tần số lớn hơn tần số riêng.

Câu 44: Đối với dao động điều hòa thì nhận định nào sau đây là sai?

A. Li độ bằng không khi vận tốc bằng không.

B. Li độ bằng không khi gia tốc bằng không.

C. Vận tốc bằng không khi thế năng cực đại.

D. Vận tốc bằng không khi lực hồi phục lớn nhất.

Câu 45: Trong dao động điều hòa của một vật thì gia tốc và vận tốc tức thời biến thiên

theo thời gian

A. cùng pha với nhau. B. lệch pha một lượng 4

.

C. vuông pha với nhau. D. ngược pha với nhau.

Page 17: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 17

Câu 46: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là

đúng?

A. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

B. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.

C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.

D. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.

Câu 47: Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng)

thì

A. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.

B. khi vật ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.

C. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.

D. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.

Câu 48: Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

A. Lực kéo về tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian.

B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

D. Vận tốc của vật biên thiên điều hòa theo thời gian .

Câu 49: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Vecto gia tốc của chất điểm có

A. độ lớn cực tiểu khi qua vị trí cân bằng luôn cùng chiều với vecto gia tốc.

B. độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

C. độ lớn cực đại ở vị trí biên, chiều luôn hướng ra biên.

D. độ lớn không đổi, chiều luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 50: Dao động tắt dần

A. có biên độ giảm dần theo thời gian. B. luôn có lợi.

C. có biên độ không đổi theo thời gian. D. luôn có hại.

Câu 51: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây

đúng?

A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.

B. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.

C. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.

D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian lao động.

Page 18: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 18

Câu 52: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

B. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không

C. Ở vịt trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

Câu 53: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m gắn với một lò xo nhẹ có độ cứng

k. Con lắc này có tần số dao động riêng là

A. f = 2π B. f = 2πk

m C. f =

1

2.

m

k. D. f =

1

2.

k

m

Câu 54: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ gắn với lò xo nhẹ dao động điều hòa theo phương

ngang. Lực kéo về tác dụng vào vật luôn

A. cùng chiều với chiều chuyển động của vật.

B. hướng về vị trí cân bằng.

C. cùng chiều với chiều biến dạng của lò xo.

D. hướng về vị trí biên.

Câu 55: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức càng lớn khi tần số của lực cưỡng bức càng gần tần

số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của dao động cưỡng bức lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.

Câu 56: Trong dao động điều hòa, gia tốc của chất điểm biến đổi

A. ngược pha với vận tốc. B. cùng pha với vận tốc.

C. sớm pha 2

so với vận tốc. D. trễ pha

2

so với vận tốc.

Câu 57: Gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa biến thiên

A. cùng tần số và ngược pha với li độ. B. khác tần số và ngược pha với li độ.

C. khác tần số và cùng pha với li độ. D. cùng tần số và cùng pha với li độ.

Câu 58: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Trong các đại lượng sau của chất

điểm: biên độ, vận tốc, gia tốc, động năng thì đại lượng không đổi theo thời gian là

A. vận tốc. B. gia tốc. C. động năng. D. biên độ.

Page 19: Th n Anh 7 Ngày n Lý thuy ôn V ý LỜI MỞ ĐẦU

Thầy Vũ Tuấn Anh 7 Ngày nắm trọn toàn bộ Lý thuyết môn Vật lý

https://www.facebook.com/vatlythayVuTuanAnh/ | 19

Câu 59: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi đi từ vị trí biên về vị trí cân

bằng thì

A. động năng của chất điểm giảm. B. độ lớn vận tốc của chất điểm giảm.

C. độ lớn li độ của chất điểm tăng. D. độ lớn gia tốc của chất điểm giảm.

Câu 60: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 và A2.

Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng

A. 2 2

1 2 .A A+ B. A1 + A2 . C. 2A1. D. 2A2.

Câu 61: Khi nói về dao động điều hoà của một chất điểm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi động năng của chất điểm giảm thì thế năng của nó tăng.

B. Biên độ dao động của chất điểm không đổi trong quá trình dao động.

C. Độ lớn vận tốc của chất điểm tỉ lệ thuận với độ lớn li độ của nó.

D. Cơ năng của chất điểm được bảo toàn

Câu 62: Hai con lắc đơn làm bằng hai hòn bi có bán kính bằng nhau, treo trên hai sợi dây

có cùng độ dài. Hai hòn bi có khối lượng khác nhau. Hai con lắc dao động trong cùng một

môi trường với li độ góc ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu đều bằng 0. Phát biểu nào

sau đây đúng?

A. Con lắc nặng tắt dần nhanh hơn.

B. Con lắc nhẹ tắt dần nhanh hơn.

C. Biên độ của 2 con lắc giảm theo thời gian và với tốc độ như nhau.

D. Biên độ của con lắc nhẹ giảm chậm hơn biên độ con lắc nặng.

Câu 63: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động của con lắc đơn (bỏ qua lực cản

của môi trường)?

A. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng, thì trọng lực tác dụng lên nó cân bằng với lực

căng dây.

B. Khi vật nặng ở vị trí biên, cơ năng của con lắc bằng thế năng của nó.

C. Với dao động nhỏ thì dao động của con lắc là dao động điều hòa.

D. Chuyển động của con lắc từ vị trí biên về vị trí cân bằng là nhanh dần.

Câu 64: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng?

A. Chu kỳ của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kỳ riêng của hệ.

B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó.

C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ dao động.

D. Tần số của lực cưỡng bức lớn hơn nhiều tần số của hệ dao động.