174
1 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Th i S - michaelpdo.com | HOMEmichaelpdo.com/wp-content/uploads/2018/01/TSHT3B.pdf · thương hàng trăm tỷ đô la; và Trung Cộng thì đã không có hành động gì ngăn

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

2 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Chương trình Thời Sự Hàng Tuần Phát thanh hàng tuần từ 8 đến 9 giờ tối (giờ Central)

thứ Bảy, và đuợc phát lại từ 4:30 đến 5:30 sáng Chủ Nhật và từ 2 đến 3 giờ chiều ngày thứ Ba

Trên Đài Phát Thanh Việt Nam Quý vị có thể nghe trực tiếp trên website của đài

http://daiphatthanhvietnam.com hay nghe qua điện thoại ở số:

(360) 398-4225 / (605) 475-8008

Tất cả các bài có đăng trên trang web: http://michaelpdo.com/category/weeklynews/

3 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Mục Lục

TSHT ngày 5 tháng 8, 2017 7

Tổng Thống Trump đe dọa tiêu diệt Bắc Hàn- Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASIAN)

và Trung Cộng - Những thay đổi trong Toà Bạch Cung - Phe Dân Chủ tìm cách ngăn chặn nhân

chứng trong vụ Fusion GPS - Tiết lộ mới về cựu Chủ Tịch Đảng Dân Chủ - Luật mới, cắt giảm

di dân – Những tiết lộ về dối gạt của Obamacare - Bộ phim mới về chiến tranh Việt Nam - Việt

Cộng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Germany -

TSHT ngày 19 tháng 8, 2017 16

Đạn đã lên nòng - Sơ qua về một tuần căng thẳng - Ngón đòn của Tổng Thống Trump với Trung

Cộng - Trung Cộng cũng khó yên - Một tuần hỗn loạn tại Mỹ - Họ muốn xoá bỏ lịch sử Hoa Kỳ

chăng? - Không chào cờ: Phản đối hay phản bội? - Trục xuất tội phạm, chứ không phải trục xuất

người tị nạn.

TSHT ngày 26 tháng 8, 2017 25

Quân đội chiến đấu để chiến thắng – Những điểm chính trong bài diễn văn của Tổng Thống

Trump - Tai nạn của Hải Quân Mỹ - Đến nhà thám hiểm Columbus cũng không được yên - Giáo

Hoàng Francis kêu gọi bảo vệ di dân - Hiến Chương Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn thay đổi?

- Nỗi khổ của những người làm nghề Nails

TSHT ngày 2 tháng 9, 2017 34

Lần này thì phải phản ứng thôi - Phản ứng của Nam Hàn và Nhật - Cơn bão Harvey - Địa đạo

“Củ Chi” ở biên giới Mỹ-Mexico - Tổng Thống Trump ân xá cho Sheriff Joe Arpaio - Ở nhà

lãnh Welfare sướng hơn - Tin mới về vụ Cộng Đồng Washington

TSHT ngày 9 tháng 9, 2017 43

Vấn đề trẻ em bất hợp pháp - Bắc Hàn lại hung hăng - Phản ứng của Nam Hàn - Hoa Kỳ sẽ phải

làm gì - Cộng Đồng Người Việt cứu trợ nạn nhân bão lụt.

TSHT ngày 16 tháng 9, 2017 52

Vài tin quan trọng - Lỗi tại tất cả, trừ tôi - Chương trình của Trump cải cách thuế vụ - Hậu quả

cơn bão Irma - Chuyện Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn

TSHT ngày 30 tháng 9, 2017 56

4 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Phim The Vietnam War, bổn cũ soạn lại - Tổng Thống Trump phê bình những kẻ phủ nhận Quốc

Kỳ - Lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng Thống Trump - Bắc Hàn tuyên bố có quyền bắn hạ phi

cơ Mỹ.

TSHT ngày 7 tháng 10, 2017 64

Thảm sát tại Las Vegas - Những vụ thảm sát nổi tiếng tại Mỹ - Tổng Thống Trump cho lệnh phi

cơ ngừng cất cánh để săn sóc một cảnh sát hộ tống - Quân đội Iraq đánh những cú chót để chiếm

lại thị trấn Hawija từ tay bọn ISIS - Áo ban hành luật cấm che mặt - Saudi xử tử 100 người trong

năm nay - Chiến tranh Việt Nam không thể là một cuộc “nội chiến”!

TSHT ngày 14 tháng 10, 2017 72

Cháy ở California - Vụ Harvey Weinstein - Còn đâu công trạng khám phá Mỹ Châu của

Columbus - Chào cờ hay không chào cờ - Khối NATO bày binh bố trận ngăn chặn Nga - Nạn đói

ở Nam Sudan - Canada đón nhận dân bất hợp pháp từ Hoa Kỳ - Đức trừng phạt Việt Nam Cộng

Sản vì vụ Trịnh Xuân Thanh - Người Việt cờ đỏ lại ăn cắp ở nước ngoài.

TSHT ngày 21 tháng 10, 2017 81

Chuyện xấu xa trong nghề điện ảnh “Casting Couch” - Tình hình khủng bố Hồi Giáo cực đoan -

Sự chống phá của ông McCain - Vụ Uranium - Chú Ủn có khả năng giết hết 90% dân Mỹ - Luật

mới cần biết khi đi máy bay

TSHT ngày 28 tháng 10, 2017 90

Qua năm 2018, tiền An Sinh Xã Hội sẽ tang - Sự dã man của bọn ISIS - ISIS gốc Anh trở về -

Một nước Syria bị xâu xé - Dân Hồi Giáo Myanmar tị nạn - Tập Cận Bình tập trung và củng cố

quyền lực - Cái tội xúc phạm tình dục chẳng chừa ai

TSHT ngày 4 tháng 11, 2017 98

Khủng bố tấn công tại New York - Những vụ tấn công dùng xe vận tải - Gắp lửa bỏ tay người -

Sụp dất ở khu thử nghiệm hoả tiễn ở Bắc Hàn - Những phát giác mới trong cuộc điều tra về sự

liên hệ với Nga - Bí ẩn về vụ ám sát cố Tổng thống John Kennedy được công bố - Tưởng niệm

cố Tổng thống Ngô Đình Diệm - Không thể nào khốn nạn hơn

TSHT ngày 11 tháng 11, 2017 107

chuyến công du Á Châu của Tổng Thống Trump - Thảm sát tại một nhà thờ Tin Lành ở thị trấn

Sutherland Springs, Texas - Hồn ma quỷ đỏ vẫn còn ám ảnh - Giới trẻ Mỹ lại bị đầu độc bởi

Cộng Sản - Quả bom khinh khí mới về Đảng Dân Chủ và bà Clinton.

TSHT ngày 18 tháng 11, 2017 115

Chuyện dài Sách Nhiễu Tình Dục - Tổng Thống Trump đạt cả ba mục tiêu trong chuyến công du

Á Châu - Bọn Cộng Sản Mỹ kêu gọi lật đổ Tổng Thống Trump - Mức nhập cư của di dân giảm

sút - Canada đối phó nạn di dân bất hợp pháp- Tổng Thống Trump quên chuyện nhân quyền ở

Việt Nam - Hiện tượng Mai Khôi

TSHT ngày 25 tháng 11, 2017 124

Hoa Kỳ cấm vận Bắc Hàn và cả Trung Cộng - Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ bị bọn di dân bất hợp

pháp giết chết - Cơn sóng thần Sách nhiễu tình dục tràn vào các giới - Gái điếm ngoại quốc và an

5 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

ninh lãnh tụ - Sự cáo chung của Nhà Nước Islam - Con ăn cắp, cha coi đó là việc nhỏ - Thành

công của người Mỹ gốc Ấn

TSHT ngày 02 tháng 12, 2017 132

Phe Dân Chủ chơi trò Double Standard - Tham vọng của Trung Cộng qua kế hoạch OBOR -

Trung Cộng phô trương thế lực ở Phi Châu - Tướng cao cấp của Trung Cộng tự tử - Tổ chức tội

phạm Tàu gửi cho người Mỹ những món hàng không đặt mua - Nam Hàn cảnh cáo Bắc Hàn.

TSHT ngày 09 tháng 12, 2017 140

Dự Luật Thuế đượcThượng Viện thông qua - Lịch trợ cấp An Sinh Xã Hội 2019 - Dân biểu

Corrine Brown vào tù tội ăn cắp tiền cứu trợ - Các nước Á Châu bác bỏ dự án của Trung Cộng -

Mỹ đánh thuế rất nặng sắt thép của Việt Nam - Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã đổi

giọng về vấn đề di dân.

TSHT ngày 16 tháng 12, 2017 148

Roy Moore thất cử vào Thượng Viện - Khủng bố tại New York City – Cháy ở California -

Truyền thông loan tin láo – Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận – Trung Cộng cảnh cáo Hoa Kỳ - Phản

ứng của Trung Cộng, Nga, Nhật về vụ Bắc Hàn – Syria vẫn là điểm nóng.

TSHT ngày 23 tháng 12, 2017 157

Hết các ông, đến các bà cũng bị tố sách nhiễu tình dục - vụ Lisa Bloom trả tiền các bà để tố cáo

Tổng Thống Trump - Mừng Chúa Giáng Sinh - Chúa Jesus sinh ra vào năm nào? - Còn ngày

sinh thì có phải 25 tháng 12 không? - Lễ mừng Giáng Sinh có từ lúc nào? - Lễ Giáng Sinh là của

mọi người.

TSHT ngày 30 tháng 12, 2017 165

Sách lược về an ninh của Tổng Thống Donald Trump - Vài thành quả kinh tế của Tổng Thống

Trump - Hoa Kỳ chơi xỏ Trung Cộng - Hoa Kỳ cắt tài khoản dành cho Liên Hiệp Quốc - Một âm

mưu khủng bố bất thành - Khám phá một mẻ lớn ma túy trên biển - Chuyện kinh hoàng của dân

tị nạn Nigeria - Phụ nữ Thiên Chúa Giáo và Yezidi bị bán ở chợ nô lệ.

6 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

7 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 08-05-2017

Tổng Thống Trump đe dọa tiêu diệt Bắc Hàn

Từ đầu năm đến nay, Bắc Hàn đã phóng thử nghiệm

12 lần các loại hoả tiễn mang phi đạn. Trong tháng vừa

qua, Bắc Hàn liên tiếp thử nghiệm 2 lần hoả tiễn liên lục

địa tầm trung và xa. Mới nhất là vào thứ Sáu tuần trước,

Bắc Hàn bắn lên hoả tiễn ICBM (Intercontinental

Ballistic Missile) có tầm cao 2300 dặm (3700

kilometers) và bay trong 45 phút đến tầm xa tới 621 dặm

(1000 kilometers). Hoả tiễn KN-14 (hay còn gọi là

Hwasong 14) này được xem là có nhiều tiến bộ hơn các

loại đã bắn thử từ trước. Với tầm bắn dự trù là 10,000

kilometers, và nếu nó được phóng ra theo một đạn đạo tiêu chuẩn, nó có thể bay đến các thành

phố Los Angeles, Denver, Chicago và cũng có thể với tới hay Boston. New York. Sau lần thử

nghiệm này, Kim Jong Un ngạo mạn tuyên bố toàn lục địa Mỹ nằm trong tầm bắn của hắn ta. Tuy nhiên các chiến lược gia Hoa Kỳ không tin những điều này. Họ dự đoán phải đến sang năm

thì Bắc Hàn mới có khả năng đó.

Để đối phó và cũng như răn đe Bắc Hàn, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã phát động một cuộc tập

trận bắn bằng đạn thật với 2 chiếc oanh tạc cơ B-1 bay suốt 10 giờ trên vùng trời bán đảo Triều

Tiên. Hôm Chủ Nhật, Hoa Kỳ đã bắn thử một phi đạn chống hoả tiễn loại THAAD và dự trù sẽ

thử lần tới vào tháng 8 này.

Trên lãnh vực ngoại giao, Hoa Kỳ đã tuyên bố lời tái cam kết với các nước đồng minh và

cảnh báo Bắc Hàn phải ngưng các cuộc thử nghiệm cũng như ngưng chương trình nguyên tử của

họ.

Tổng Thống Trump không ngớt bày tỏ sự thất vọng đối với thái độ của Trung Cộng. Ông

cũng kết tội các hành pháp trước đây đã có những ưu đãi với Trung Cộng bằng những vụ giao

thương hàng trăm tỷ đô la; và Trung Cộng thì đã không có hành động gì ngăn cản Bắc Hàn, mà

chỉ có nước bọt.

Phó Tổng Thống như đã chuyển ý của Tổng Thống Trump khi ông nói rằng Hoa Kỳ đang có

trên bàn những biện pháp tích cực để đối phó. Bà Nikki Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp

Quốc, cũng lên tiếng rằng đã qua rồi thời gian đánh võ mồm, mà là lúc Hoa Kỳ sẽ không cần

tham khảo với Liên Hiệp Quốc nếu cần phản ứng.

Phản ứng ra sao? Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham tiết lộ với đài NBC rằng Tổng Thống

Trump đã chuẩn bị sẵn sàng để tiêu diệt chương trình nguyên tử của Bắc Hàn, và tiêu diệt cả

nước này luôn nếu Kim Jong Un không ngừng lại các thí nghiệm hoả tiễn. Nguyên văn: “Tôi sẽ

không cho phép chúng có được vũ khí nguyên tử để bắn vào Hoa Kỳ. Chúng đang làm điều này.

Và cách độc nhất để chúng thay đổi ý định là cho chúng biết chúng ta đang có sẵn một giải pháp

8 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

quân sự để tiêu hủy chương trình thí nghiệm và tiêu diệt cả Bắc Hàn.” Thượng Nghị Sĩ Graham

cảnh cáo rằng một khi chiến tranh nổ ra, thì cả chế độ Cộng Sản Bắc Hàn sẽ bị khai tử ngay.

Tổng Thống Trump còn mạnh miệng tuyên bố: “Nếu cần chiến tranh để ngăn chặn Kim Jong

Un, thì chiến tranh sẽ xảy ra ở Bắc Hàn. Nếu có hàng ngàn người phải chết, thì sẽ chết trên đất

Bắc Hàn.”

Tổng Thống Philippines, anh chàng ăn nói lỗ mãng trước đây đã chửi Tổng Thống Obama là

„đồ chó đẻ‟, hôm thứ Tư cũng chùng 3 chữ này để chửi tên Kim Jong Un. Đó là một phần trong

những câu tuyên bố mà Duterte nhắm vào chế độ Bắc Hàn, chỉ vài ngày trước khi khai mạc diễn

đàn Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á tại thủ đô Manila của Philippines. Trong bài diễn văn

màu mè, Duterte gọi tên Ủn là “Thằng mặt thịt, đồ điên, đồ chó đẻ đang nghịch với những đồ

chơi nguy hiểm”

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASIAN) và Trung Cộng

Trong một cuộc họp thượng đỉnh cuối tuần qua

ở Manila, Philippines, các nhà ngoại giao các nước

ASIAN sẽ cố gắng soạn ra được một thoả ước

không xâm lấn với Trung Cộng nhằm ngăn ngừa

một cuộc chiến có thể nổ ra ở vùng biển Nam

Trung Hoa, hay Biển Đông của Việt Nam. Họ sẽ tự

kiềm chế không phê phán những hành vi hung

hàng của Trung Cộng tại các vùng biển đang tranh

chấp.

Hãng thông tấn AP cho hay họ có xem qua bản thảo một Thông cáo chung do các Bộ Trưỏng

Ngoại Giao khối ASIAN soạn ra. Trong bản dự thảo đó có lời kêu gọi các nhà ngoại giao cao cấp

hãy tức khắc khởi sự một cuộc thương lượng về điều mà họ gọi là Code of Conduct (Quy định về

cách hành xử) trong những vụ tranh chấp trên biển sau khi các chính phủ liên quan đồng ý một

cái khung mẫu của thoả hiệp với Trung Cộng.

Cuộc tranh chấp dai dẳng giữa các nước có quyền lợi trên vùng biển, nay bị làm nóng lên bởi

các cuộc thí nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn cộng với sự trổi dậy của phong trào Hồi Giáo cực

đoan trong khu vực hiện nay là một đề tài nóng sốt nhất trong cuộc họp Thượng Đỉnh gồm các

Bộ trưởng Ngoại Giao các núớc Đông Nam Á cùng các quốc gia Á Châu khác và cả các nước

Tây Phương có liên hệ.

Tuy nhiên, các nhà bình luận cho rằng bản văn mới cũng chỉ là những điều thu gọn các

nguyên tắc đã có sẵn và nó đã không nói tới mối quan tâm về việc Trung Cộng xây dựng các đảo

nhân tạo và tăng cường hiện diện quân sự trong vùng tranh chấp. Nó cũng quên nhắc đến phán

quyết mà Toà Án Quốc Tế phủ nhận những căn bản lịch sử về chủ quyền mà Trung Cộng tuyên

bố trong toàn vùng này. Phán quyết này dựa trên Hiệp Ước Hàng Hải năm 1982. Ngoài ra cũng

không thấy nói về tính cách cưỡng chế pháp lý của bản Quy Định về Hành Xử, mà hầu hết các

quốc gia đồng thuận, trong khi Trung Cộng bác bỏ. Vì thế, có thể nói bản văn sẽ chẳng trở thành

một công cụ giải quyết các tranh chấp trong vùng.

Đến giờ này, trước thái độ hung hãn của Trung Cộng, mà quý vị đại diện ngoại giao còn

trông chờ vào sự tin tưởng song phương và sự tự chế. Tự chế trước Trung Cộng là điều chỉ dẫn

đến tự sát. Họ còn mong sự tránh né các hành vi đơn phương mà có thể đưa tình hình trở nên

phức tạp hơn!

9 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ông Antonio Carpio thuộc Tối Cao Pháp Viện Philippines cho rằng Trung Cộng sẽ hưởng

hết mọi điều thuận lợi từ văn bản này nếu họ chờ cho đến khi hoàn tất các việc phát triển các đảo

nhân tạo và củng cố những tiền đồn rồi sẽ thò tay vào ký những văn kiện với ASEAN.

Ngày thứ Hai, có một diễn đàn khác về việc Bắc Hàn, trong đó có sự tham dự của Mỹ, Nga,

Trung Cộng, Nhật và hai nước Nam, Bắc Hàn.

Những thay đổi trong Toà Bạch Cung

Trong tháng 7 vừa qua, trong Toà Bạch Cung đã trải qua

một giai đoạn không vui, nhiều xáo trộn. Tất cả dường như

xuất phát từ việc bổ nhiệm nhà doanh nghiệp tài chánh giàu

có Scaramucci làm Giám Đốc Truyền Thông. Ông này tạo

nhiều mâu thuẫn với ông Reince Priebus để Priebus phải từ

chức.

Ngày 26 tháng 7, bà Sarah Huckabee Sanders, 34 tuổi là

con gái út của Mike Huckabee, cựu Thống Đốc Tiểu Bang

Kansas, làm được cử làm Tham Vụ Báo Chí thay thế ông

Sean Spicer. Ông Spicer từ chức để phản đối việc bổ nhiệm Scaramucci.

Cựu Đại Tướng John Kelly, đang giữ chức Bộ Trưởng Bộ Nội An, đã đuợc Tổng Thống

Trump bổ nhiệm làm Tham Mưu Trưởng Toà Bạch Cung thay thế ông Reince Priebus ngày 28

tháng 6. Tổng Thống Trump giao cho ông Kelly nhiều quyền hạn rộng rãi. Tất cả nhân viên

trong Bạch Cung kể cả các con và rể của Tổng Thống đều phải trực tiếp báo cáo với ông Kelly.

Bà Elaine Duke, Thứ trưởng Nội An được tạm quyền Bộ Trưởng.

Anthony Scaramucci, vừa nhận chức Giám Đốc Truyền Thông Toà Bạch Cung đuợc 11

ngày, đã bị ông John Kelly, tân Tham Mưu Trưởng Bạch Cung đề nghị lên Tổng Thống Trump

cho thôi việc vì ông này có những phát biểu không tương xứng với tư cách. Chỉ mấy ngày mới

nhậm chức, ông Scaramucci đã dùng lời lẽ thô tục để phê bình ông Preibus và Steve Bannon.

Hiện chưa có người thay thế ông Scaramucci. Ông này trước đây, trong thời gian tranh cử Tổng

Thống, đã có khuynh hướng ủng hộ Hillary Clinton, và có những ý kiến trên twitter bài bác

Trump. Không rõ lý do nào mà Tổng Thống Trump giao cho chức vụ quan trọng tín cẩn là Giám

Đốc Truyền Thông. Vừa mất việc, ông này lại sắp mất luôn vợ vì bà vợ đã nộp đơn lên toà xin ly

dị.

Theo sự bổ nhiệm của Tổng Thống Trump, hôm thứ Ba, ông Christopher Wray vừa được

Thượng Viện chấp thuận trong chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) với số

phiếu 92 thuận, 5 chống. Người tiền nhiệm là ông James Comey đã bị Tổng Thống bãi chức vì

có những hà tì trong việc điều tra các vụ emails của Clinton và vụ Nga dính líu đến bầu cử. Ông

Wray đã nói với Thượng Viện rằng ông sẽ tiến hành các cuộc điều tra không để bị ảnh hưởng bởi

tính chất đảng phái. “Giữ đúng tính cách độc lập, theo đúng sách vở, thẳng thắn, trung thành với

Hiến pháp”

Cả 5 phiếu chống là của những Nghị Sĩ Dân Chủ phái Liberal: Kirsten Gillibrand (New

York), Elizabeth Warren (Massachusetts), Ed Markey (Massachusetts), Ron Wyden (Oregon) và

Jeff Merkley (Oregon). Christopher Wray trước đây từng giữ chức Công tố Liên Bang trong Bộ

Tư Pháp, đặc trách Địa hạt Georgia trong 4 năm (1997-2001)

Phe Dân Chủ tìm cách ngăn chặn nhân chứng trong vụ Fusion GPS

10 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ông William Browder, CEO của công ty Hermitage Capital bị chính phủ Nga gian lận hàng

trăm triệu dô la, được mời ra trước Ủy Ban Pháp Lý Thượng Viện để trình bày về việc cô luật sư

Nga Natalia Veselnitskaya, qua trung gian Baker Hostetler, đã thuê ông Glenn Simpson, đồng

sáng lập tổ hợp Fusion GPS để tiến hành một chiến dịch bôi xấu ông Browder và luật sư Sergei

Magniski vào thời điểm Quốc Hội Mỹ thảo luận việc chấp thuận Đạo luật Magnisky năm 2012.

Tổ hợp Fusion GPS mà chúng tôi đã nhiều lần nhắc đến, có

quan hệ với nữ luật sư Nga Natalia Veselnitskaya trong vụ

vận động hủy bỏ lệnh cấm vận đối với các công ty Nga. Tổ

hợp này từng tạo ra một tủ hồ sơ (dossier) đánh phá ông

Trump trước đây. Ông Browder dự định sẽ khai về chiến

dịch do Natalia Veselnitskaya dàn dựng. Theo ông, tổ hợp

Fusion GPS đã ngụy tạo ra các tài liệu và họ đại diện cho

quyền lợi của chính phủ Nga, vi phạm đạo luật Foreign

Agent Registration Act.

Trước khi buổi hearing xảy ra, ông Browder đã viết lời

khai trên giấy. Nhưng vào lúc ông này sửa soạn lời phát

biểu thì các Nghị Sĩ Dân Chủ đã dùng những ma nớp bằng cách nêu ra “two hour rule” để giới

hạn thời gian. Luật “two hour rule” này giới hạn buổi hearing chỉ trong hai giờ, sau khi toàn thể

Thượng Viện bắt đầu một session. Nó rất ít khi được sử dụng trong thực tế.

Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Lý Chuck Grassley, R-Iowa, đã lên tiếng: “Tôi không biết tại sao

phe thiều số (ám chỉ các Nghị Sĩ Dân Chủ) lại ngăn cản việc điều trần liên quan đến một tổ hợp

(Fusion GPS) đang dứng sau những âm mưu tạo ra tủ hồ sơ chống Tổng Thống Trump, mà

những hồ sơ này lại không được kiểm chứng. Nếu hôm nay, hai ông Paul Manafort và Trump Jr.

ra điều trần, thì chắc họ không tìm cách giới hạn thời gian. Một cách đôn giản và rõ ràng, nhóm

Dân Chủ chơi trò chính trị.” (I don‟t know if the minority is intentionally trying to block

testimony that may be critical of a firm behind the unverified Trump dossier, but I‟ll bet two bits

that had Paul Manafort or Donald Trump, Jr. appeared at today‟s hearing, it would not have been

prematurely shut down,… The Democrat leadership is playing politics, plain and simple.)

Thượng Nghị Sĩ Grassley cũng nêu ra rằng cái tập hồ sơ về Trump đã được luân lưu trong

những người hoạt động của đảng Dân Chủ và nhóm truyền thông khuynh tả suốt trong thời gian

cuối của mùa bầu cử năm ngoái. Cũng trong thời gian này, nhóm Fusion GPS ra sức vận động

tuyên truyền để hủy bỏ Đạo luật Magnisky.

Cả hai Thượng Nghị Sĩ Grassley và Dianne Feinstein (D-Calif) cùng mời ông Donald Trump

Jr., Paul Manafor, và cùng với Glenn Simpson của Fusion GPS ra trước Ủy Ban để điều trần về

việc Fusion vi phạm Đạo Luật FARA và nhận tài trợ từ những tổ chức có liên quan đến chính

phủ Nga.

Tiết lộ mới về cựu Chủ Tịch Đảng Dân Chủ.

Trong mùa bầu cử 2016, Wikileaks đã tiết lộ

những mưu toan gian dối trong nội bộ đảng Dân Chủ

nhằm loại trừ ứng cử viên Bernie Sanders và yểm trợ

cho Hillary Clinton. Kết quả là bà Chủ Tịch Đảng

Dân Chủ phải từ chức ngày 28 tháng 7, 2016. Đó là

bà Debbie Wasserman Schultz Dân Biểu Hoa Kỳ

thuộc đơn vị Tiểu Bang Florida. Người tạm quyền Chủ tịch đảng là Donna Brazile.

11 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Bà Schultz, trong mùa tranh cử 2008 từng là dồng Chủ Tịch Ủy ban Vận động của Hillary

Clinton.

Nhưng trong tuần này, bà Schultz lại dính tới chuyện chẳng mấy vui. Tên Imran Awan,

người Hồi Giáo Pakistan, là người làm việc phụ trách IT trong văn phòng của bà Schultz đang bị

theo dõi điều tra về những tội hình sự có liên quan đến nhiều nhà lập pháp Dân Chủ. Tên này đã

bị cơ quan ninh chặn bắt tại phi trường khi anh ta sắp lên phi cơ tẩu thoát về Pakistan để tránh tội

gian lận các dịch vụ ngân hàng.

Đó là trường hợp khi tên Awan khai gian với Ngân Hàng Congressional Federal Credit

Union để vay tiền là 165,000 đô la, dùng một căn nhà làm home equity. Nhưng căn nhà này là

một căn gia cư cho thuê. Điều này sai luật của ngân hàng vì căn nhà cho thuê không hợp lệ vì

không phải là nơi cư trú chính thức của chủ nhà. Nhưng đáng nói là số tiền được chuyển (wire

transfer) cho hai người nào đó ở Faisalabad, Pakistan.

Tên này bị bắt tại phi trường Quốc Tế Dullas, Virginia. Trong khi đó, anh ta đã cho vợ chuồn

trước về Pakistan cùng hai đứa con. Hiện tên này được tại ngoại nhưng phải mang máy theo dõi

ở chân. Thông hành của y bị tịch thu, và y sẽ phải ra toà hearing ngày 21 tháng 8 này.

Điều đáng nói ở đây là tên Awan này là người phụ trách về IT cho khoảng hơn hai chục dân

biểu Dân Chủ. IT (Information Technology) tức là phần hành quan trọng dính líu đến những vấn

đề bí mật. Anh ta cũng đang là đối tượng điều tra về tội hình sự dính líu đến việc đánh cắp những

văn bản đấu thầu quốc phòng. Nhiều người trong gia đình tên này cũng làm việc IT trong Quốc

Hội và cũng đang bị điều tra.(Đảng Dân Chủ muớn nhiều dân Hồi làm cho họ!).

Một tên Hồi Pakistan khác là Alvi, cũng là nhân viên tham mưu trong Quốc Hội đang bị điều

tra, đã trốn về Pakistan với ba đứa con hồi tháng Ba. Theo tin FBI cho hay, tên này khi về

Pakistan, đem theo rất nhiều va li khổ lớn và trong túi có 2 ngàn tiền mặt.

Bà Debbie Schultz hiện đang bị chất vấn tại sao lại để cho tên Awan tiếp tục làm việc về IT

nhiều tháng sau khi việc điều tra đã được công bố? Bà ta chỉ cho anh ta thôi việc tuần qua, sau

khi anh này đã bị FBI bắt giữ!

Nhiều Dân Biểu, Nghị Sĩ đã lên tiếng yêu cầu bà Schultz phải ra điều trần. Bà Tham Vụ Báo

Chí Bạch Cung Sarah Huckabee đòi phải có một cuộc điều tra sâu rộng vì có thể hệ thống chính

phủ Mỹ đã bị tên Awan xâm nhập.

Hiện nay, ông Matthew G. Whitaker, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thời Tổng Thống Bush đã nộp

đơn khiếu nại lên Văn Phòng về Ethics của Quốc Hội yêu cầu điều tra việc bà Schultz sử dụng

Awan trong khi tên này đã bị ngăn cấm không cho làm việc trên các máy điện toán của Quốc Hội

và ngay cả bị cấm tiếp xúc với những đồng sự. Bà Schultz đã dùng tiền thuế của dân để trả cho

tên Awan.

Luật mới, cắt giảm di dân

TT Trump cùng hai Nghị Sĩ Cộng Hoà là David Perdue và Tom Cotton, đã khời xướng một

đạo luật về di dân hợp pháp, trong đó ưu tiên cho những người có khả năng và hữu dụng (merit-

based immigration system). Đạo luật có tên Reforming American Immigration for a Strong

Economy, viết tắt là RAISE Act., nếu có hiệu lực, sẽ cắt giảm số nhập cư từ 1 triệu còn 500 ngàn

mỗi năm. Đây được xem là một sự cải cách quan trọng trong vấn đề di dân nhằm bảo vệ người

lao động và những người đóng thuế Mỹ.

Biện minh cho đạo luật này, TT nói rằng việc cho dân không có tay nghề vào Mỹ đã làm ảnh

hưởng đến mức lương của dân lao động Mỹ; vì họ sẵn sàng làm việc với bất cứ đồng lương thấp

12 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nào. Những người nhập cư, theo luật mới phải có trình độ học vấn, có khả năng Anh Ngữ, và

được các công ty thuê muớn trả lương cao. Họ phải có khả năng tự túc về tài chánh cho bản thân

và gia đình chứ không trông cậy vào các trợ cấp của chính phủ.

Như thế, đạo luật này sẽ loại bỏ những người chạy vào Mỹ để hưởng thụ phúc lợi mà dân Mỹ

phải đi làm, nai lưng đóng thuế.

Luật cũng dành ưu tiên cho những người phối ngẫu và các con nhỏ của người đang ở Mỹ.

Nhưng có thể sẽ bỏ ưu tiên cho những người không trực hệ hay con cái đã thành nhân.

Mỗi năm có đến 1 triệu người nhập cư vào Mỹ mà không có tay nghề hay khả năng quá kém

cỏi. Họ cạnh tranh công ăn việc làm của những người Mỹ các sắc dân thiểu số. Ngoài ra có đến

50% số gia đình di dân này lãnh các trợ cấp xã hội, so với 30% số gia đình người Mỹ.

Tuy thế, dự luật này có vẻ bị lơ là ở Thượng Viện. Một số người chống Trump cho rằng luật

này sẽ gây thiệt thòi cho những ngành nông nghiệp và làm hại nền kinh tế quốc gia.

Những tiết lộ về dối gạt của Obamacare

Với độ dày 2700 trang của Luật Obamacare cộng với

20 ngàn trang các văn bản phụ, chắc chắn không một ai có

đủ thì giờ, kiên nhẫn và trình độ để thấu hiểu luật này.

Người soạn ra luật này, ông Jonathan Gruber, một giáo sư

tại Đại học nổi tiếng MIT, còn nói rằng “Họ đã đề nghị

(Luật Obamacare) và đã được thông qua, bởi vì dân Mỹ đã

quá ngu si để hiểu được sự khác biệt.” Ngay cựu Tổng

Thống Clinton cũng phải thốt lên “Đây là một sư điên rồ.”

Obamacare không chỉ là sự thất bại, mà còn là sự lừa bịp trắng trợn đối với công dân. Tất cả

những điều ghi ra trong mục tiêu đều không thực hiện trong thực tế.

Chúng tôi xin đơn cử vài thí dụ do Thẩm phán Kithil ở Marble Falls (TX) nêu ra :

Theo luật Obamacare, một người hưởng Medicare phải được bác sĩ gia đình (primary

doctor) giới thiệu thì mới được nhận vào bệnh viện với tư cách “in patient” và

Medicare sẽ trả chi phí. Còn trái lại, thì bị coi là “out patient” và không được

Medicare trả chi phí.

Tiêu chuẩn để điều trị bệnh ung thư cho người già trên 76 tuổi rất khắt khe.

Luật Obamacare giúp bảo hiểm sức khoẻ cho cả những người không phải công dân

Mỹ, dù là người nhập cư bất hợp pháp (trang 50m khoản 152). Như thế là bất công và

phi lý!

Chính phủ có quyền rút tiền trực tiếp từ các trương mục ngân hàng của người thụ

nhận Obamacare. (trang 58, 59)

Các thành viên của các nghiệp đoàn và thành viên hồi hưu của các tổ chức cộng đồng

(như ACORN) được chính phủ trợ cấp Obamacare (trang 65, khoản 164)

Các sắc thuế đóng trong Obamacare không được coi là thuế! (trang 203, khoản 14,

15)

Tất cả các bác sĩ, dù gia đình hay chuyên khoa đều được chính phủ ấn định chi phí

bằng nhau! (trang 241 và 253)

Giao cho các bệnh viện ung thư ấn định mức độ điều trị dựa trên tuổi tác của người

bệnh (trang 272, khoản 1145)

Chính phủ sẽ ban hành luật cấm các bệnh viện mở rộng them. (trang 317 và 321)

13 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Còn nhiều điều phi lý khác. Nhưng điều đáng nói ra là luật Obamacare chỉ áp dụng cho dân

đen, mà miễn trừ áp dụng đối với các dân biểu, nghị sĩ Quốc hội đương nhiệm hay đã mãn

nhiệm! Như thế, họ lấy quyền làm luật bắt người khác phải theo trong khi họ đuợc miễn trừ!

Họ làm luật, và muốn ngồi xổm trên luật!

Bộ phim mới về chiến tranh Việt Nam

Ken Burns, một thành viên tích cực trong nhóm phản chiến

Mỹ, cùng thời với Jane Fonda và Tom Hayden, sắp trình chiếu

bộ phim 10 tập về chiến tranh Việt Nam. Ken Burns từng thực

hiện nhiều cuốn phim tài liệu chiến tranh, từ cuộc nội chiến,

đến Thế chiến và chiến tranh Việt Nam. Theo nhiều người hiểu

biết, thì bộ phim mới này có nhiều tiến bộ hơn những bộ phim

mà Ken Burns đã làm trước đây. Trong một bài viết của ông ta

nàm ngoái mà chúng tôi đọc được trên trang web của PBS, Ken

Burns đã có cái nhìn thiện cảm đối với Quân Đội VNCH, tuy

vẫn còn nhiều sai lạc. Bộ phim mới nhắm vào việc phanh phui

những sai lầm của các chính quyền Mỹ trong thời chiến tranh,

mà theo Burns là đã dối gạt quần chúng.

Ngày 10 tháng 8 này, giáo sư Robert Hodierne, Khoa

Trưởng Khoa Báo Chí thuộc Đại Học Richmond, Virgina; phối

hợp cùng bà Katherine Mitchell, Phó Chủ Tịch của đài truyền

hình địa phương có tên là Community Idea Station; tổ chức một

chương trình thảo luận trực tiếp truyền hình để nói về chiến

tranh Việt Nam. Buổi tọa đàm do Giáo sư Hodierne điều hợp có

3 người thuộc quân đội Mỹ đại diện cho các khuynh hướng tham chiến, phản chiến, và một đại

diện phía VNCH. Trong phòng thu hình có khoảng 20 khán giả theo dõi và đặt câu hỏi. Theo yêu

cầu, người đại diện VNCH phải là người địa phương, từng chiến đấu, từng bị tù Cộng Sản,

nhưng Cộng Đồng tại đây đã đề nghị mời chúng tôi tham dự và đã đuợc Giáo sư Hodierne chấp

thuận.

Sở dĩ chúng tôi chấp nhận tham dự vào cuộc thảo luận, vì đây là cơ hội quý báu để người

Việt chống Cộng nói lên trước quần chúng Hoa Kỳ về sự thật mà có lẽ cuốn phim còn che đậy

rất nhiều vì thiên kiến của những người làm phim vốn là phản chiến và khuynh tả.

Vì thế, chúng tôi sẽ không có thì giờ để soạn cho chương trình Thời Sự Hàng Tuần kỳ tới

ngày 12 tháng 8. Thay vào đó, chúng tôi sẽ thu trước và gửi đến quý vị một đề tài quan trọng về

Ngôn Từ mà hy vọng sẽ được quý vị thích thú.

Bây giờ xin nói qua về bộ phim của Ken Burns. Bộ phim này gồm 10 tập, dài 18 giờ đồng

hồ, sẽ ra mắt khán giả của đài truyền hình PBS từ ngày 17 tháng 9, 2017.

Bộ phim được chuẩn bị trong 5, 6 năm, và mất từ 2 đến 3 năm để thực hiện. Nó được giới

thiệu như là những khám phá mới về chiến tranh Việt Nam với những sự kiện mà đã xâu xé đất

nước Hoa Kỳ và đưa đến cái nhìn bi quan về các chính phủ Mỹ kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Lynn Novick, người cộng sự với Ken Burns cho rằng khởi đi từ sự tự tin khi bắt đầu chiến cuộc,

Hoa Kỳ đã thất bại sau khi đổ máu của 58 ngàn chiến sĩ tại chiến trường Việt Nam mà hiện nay

vẫn còn nhiều câu hỏi chưa giải đáp đủ.

14 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trong bộ phim mới, Ken và Lynn đã phỏng vấn những người của hai phe, trong đó có các

cựu chiến binh cũng như thường dân VNCH và Bắc Việt. Phim cũng đưa ra ánh sáng những văn

kiện chứng minh sự phản bội của hành pháp Nixon đối với đồng minh VNCH. Theo họ, đã

không có sự thành thật của các chính khách Mỹ khi tiến hành chiến tranh.

Sau đây là sơ lược nội dung từng tập:

Tập 1 có tựa đề là „Déjà Vu’ nghĩa là những điều đã thấy, đã biết. Nội dung là sự bắt đầu

cuộc chiến sau khi CS chiến thắng quân Pháp năm 1954.

Tập 2 „Riding the Tiger” (cưỡi trên lung cọp) nói về sự tham chiến tích cực của Hoa Kỳ

vào thời cố Tổng Thống Kennedy cùng những xáo trộn của miền Nam với phong trào đấu tranh

của Phật Giáo.

Tập 3 „The River Styx‟ (giòng sông Styx, theo thần thoại Hy

Lạp, là con sông ngăn cách giữa trần gian và địa ngục). Bắc Việt lợi

dụng tình hình hỗn loạn ở miiền Nam, ồ ạt đưa quân chính quy qua

đường mòn HCM. Hoa Kỳ leo thang chiến tranh, tăng quân chiến

đấu và ném bom miền Bắc.

Tập 4 „Resolve‟ (Giải pháp”). Dù bị không tập, Hà Nội vẫn

chuyển quân vào Nam trong lúc VNCH tăng nỗ lực bình định nông

thôn. Sự ra đời và phát triển của phong trào hoà bình. Chiến binh Mỹ thấy rằng chiến tranh là phi

lý.

Tập 5 „This Is What We Do‟ (Dây là những gì chúng ta làm). Nói về sự thiệt hại nhân mạng

gia tăng của cả hai phía. Hà Nội chuẩn bị „Tổng khởi nghĩa, Tổng tấn công‟ trong khi Tổng

Thống Johnson cam đoan rằng chiến thắng đã cận kề.

Tập 6 „Thing Fall Apart‟ (Vỡ lẽ). Biến cố Tết Mậu Thân được truyền thông Mỹ đưa ra với

sự tàn khốc làm cho dư luận Mỹ nghi ngờ về một ánh sáng cuối đuờng hầm. Johnson bỏ ý định

ra tái tranh cử Tổng Thống. Mỹ rơi vào tình trạng bất an.

Tập 7 „The Veneer of Civilization‟ (lớp keo gắn bó của văn minh). Nội tình Hoa Kỳ rắm

rối. Đại hội Đảng Dân Chủ náo loạn. Nixon thắng cử trong gang tấc. Chiến trường Việt Nam

khốc liệt.

Tập 8 „The History of the World’ (Lịch sử Thế giới). Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi Việt

Nam. Biến cố thảm sát Mỹ Lai làm dư luận thêm chống đối. Việc đồng minh đánh vào

Kampuchea gây ra sự phản đối tại Mỹ.

Tập 9 „A Disrespectful Loyalty‟ (Lòng trung thành đáng chê). Quân lực VNCH thất bại ở

Hạ Lào. Nixon tìm giải pháp hoà bình với Bắc Việt để Hà Nội thả tù binh Mỹ trong khi nước Mỹ

bị phân hoá trầm trọng.

Tập 10 „The Weight of Memory‟ (Ký ức trĩu nặng). Nixon tù chức vì vụ Watergate trong

khi chiến cuộc ở Việt Nam đẫm máu hơn đưa đến sự mát miền Nam vào tay Cộng Sản. Những

nỗ lực hàn gắn trong hơn 40 năm qua.

Việt Cộng bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đất Germany.

Theo tin của Cộng sản Việt Nam thì Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú sau một năm trốn tránh.

Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, từng là Chủ tịch Công Ty Cổ Phần Phối hợp Xây dựng Dầu Khí

Việt Nam, sau đó là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hậu Giang ở vùng đồng bằng sông

Cửu Long. Vào tháng 5, 2016, anh này được bầu vào Quốc Hội bù nhìn của VN nhưng ngay

trước kỳ họp đầu tiên đã bị đuổi ra khỏi Quốc hội.

15 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thanh bị gán tội quản lý tồi ở công ty Dầu Khí, gây ra

thất thoát đến 150 triệu đô la. Vào tháng 9, anh ta trốn biệt

tăm khi có lệnh bắt giam của công an Việt Cộng. Giới chức

Việt Cộng cho biết Thanh trốn qua một nước Âu Châu và

ngày thứ Hai tuần qua, đã ra đầu thú ở đồn Công An.

Nhưng thật sự thì mật vụ Cộng Sản đã qua tận Đức để

bắt cóc Thanh đem về nước. Bộ Ngoại Giao Đức đã lên

tiếng phản đối hành động này của Cộng Sản Việt Nam. Họ

đã triệu tập tên Đại sứ Việt Cộng đến để nói rằng Đức không thể chấp nhận hành động ngang

ngược vi phạm luật pháp quốc tế của phía Việt Nam. Phát ngôn viên của Bộ là Martin Schaefer

trong cuộc họp báo hôm thứ Tư đã tuyên bố lệnh trục xuất tùy viên báo chí thuộc Toà Đại sứ

Việt Cộng. Tên này có 48 giờ thu xếp để cút ra khỏi Đức. Đức cho rằng không còn nghi ngờ gì

về sự chủ mưu của toà đại sứ Việt Cộng trong vụ bắt cóc. Họ coi tên tùy viên báo chí này là một

nhân viên tình báo

Theo tin từ các báo địa phương thì vào ngày 23 tháng 7, một nhóm đàn ông có vũ trang đã

bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay giữa thanh thiên bạch nhật tại công viên Tiergarden ở trung tâm

thủ đô Berlin của Đức.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, Việt Cộng gia tăng đàn áp, bắt bới những người tranh đấu.

Có đến 10 bloggers bị bắt trong đó có bà Trần Thị Nga và bà Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như

Quỳnh. Mẹ Nấm bị tuyên án đến 10 năm tù, bà Nga bị 9 năm.

Về tranh chấp nội bộ, Việt Cộng bắt giam 16 người gán cho các tội danh tham những. Có 2

cựu nhân viên cao cấp ngành ngân hàng bị ghép tội quản lý tồi gây lỗ lã cho 4 ngân hàng địa

phương. Đó là tên Trầm Bê, cựu phó Chủ tịch Ngân Hàng Đầu Tư Phối Hợp Thương Mại Sài

Gòn và Phan Huy Khang, cựu Tổng Giám Đốc ngân hàng này. Theo báo Việt Cộng thì họ làm lỗ

lã đến 330 triệu đô la. Lại thêm Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Giao Thông và Kỹ Nghệ bị lột

hết các chức vụ vì theo chính phủ Việt Cộng, đã làm nhiều việc sai trái khi mua bán và chuyển

các cổ phần của công ty Điện Quang mà y thị làm Chủ tịch Hội Đồng Điều Hành.

Theo phía Việt Cộng thì họ đang thúc đẩy việc chống tham nhũng trong chính phủ. Có vài

viên chức cao cấp lãnh án tử hình.

Nhưng thật sự thì đây chỉ là màn thanh toán nhau giữa các phe nhóm tranh giành quyền lực.

Vì tham nhũng từ 50 năm qua, đã trở thành một tệ nạn tràn lan từ trung ương đến địa phương.

Không có tham nhũng thì làm sao bọn lãnh tụ Cộng Sản có tài sản lên đến hàng tỷ đô la và đang

mua sắm bất động sản ở các nước tư bản tây phương chờ ngày thoát than khỏi cách mạng của

dân chúng?

16 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 08-19-2017

Đạn đã lên nòng

Đó là lời tuyên bố mới đây của Tướng Mattis, Bộ

Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ; và cũng nằm trong những câu

tuyên bố tương tự của ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Rex

Tillerson, trước sự việc Kim Jong Un liên tục thử nghiệm

hoả tiễn tầm xa và hung hăng đe dọa sẽ tấn công vào lãnh

thổ Hoa Kỳ.

Chính các hành pháp trước đây của Mỹ đã nhiều lần quá

e dè, thiếu cứng rắn; và đã dùng những biện pháp ngoại giao nửa vời, nhượng bộ; nên ngày nay,

Bắc Hàn từ không có gì, đã tiến gần đến mức một cường quốc về nguyên tử. Và với chính sách

độc tài tàn bạo công với bản tình hung hăng của một đứa trẻ háo thắng của tên lãnh tụ điên

khùng, Bắc Hàn đang trở nên mối đe dọa cho không chỉ Hoa Kỳ mà còn cả thế giới.

Những đe dọa của Kim Jong Un đã đặt Tổng Thống Trump trước một sự lựa chọn khó khăn.

Tiếp tục các biện pháp ngoại giao để tránh một cuộc chiến thì e rằng sẽ như nước đổ đầu vịt

và càng làm cho Kim Jong Un thấy mình đã thành công khi dám đe doạ một cường quốc đứng

đầu thế giới có tiềm lực gấp trăm Bắc Hàn vừa về kinh tế lẫn quốc phòng. Bắc Hàn rồi sẽ chơi

trò lùi một bước tiến hai bước như từng được các nhà nước Cộng Sản làm trong quá khứ. Rồi họ

sẽ mua thêm thời gian để hoàn thiện các vũ khí mang đầu đạn nguyên tử, và đến một lúc nào đó

thì mối nguy tận diệt nhân loại sẽ không còn tránh được.

Nhưng nếu tỏ ra bản lãnh đập đầu con rắn trước khi nó bùng dậy mổ vào người mình - tức là

hành vi quân sự cấp thời -, thì cũng không phải là điều dễ dàng. Hoa Kỳ có dư khả năng dìm cả

nước Bắc Hàn xuống tận vực sâu địa ngục đấy. Nhưng Hoa Kỳ còn phải e ngại sự can thiệp của

Trung Cộng, mà mới đây đã tuyên bố họ sẽ bênh vực nước láng giềng Á Châu. Ngoài ra còn thái

độ của Nga chưa lường được.

Hoa Kỳ, dù mạnh dến đâu, khả năng cũng không phải là vô tận. Hiện nay, Hoa Kỳ đang tham

chiến ở Iraq, Afghanistan. Quân đội có mặt rải rác trên nhiều nước từ khối NATO đến Nam Mỹ,

Phi Châu, Á Châu. Trong nước thì đang đối phó với vô vàn khó khăn do sự xung đột màu da, các

phong trào tả khuynh chống lại Tổng Thống diễn ra gần như trên khắp các tiểu bang. Một nước

mà nội bộ chưa yên thì khoan nói đến chiến tranh với nước khác.

Trong khi Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết cấm vận để trừng phạt Bắc Hàn, Tổng Thống

Trump đã tuyên bố rất cứng rằn để răn đe Bắc Hàn rằng họ sẽ đụng phải “lửa và thịnh nộ” (Fire

and Fury). Với Nghị quyết mới nhất của Liên Hiệp Quốc nhằm ngăn cản các quốc gia không

giao thương với Bắc Hàn, nước Cộng Sản này đã thấy trước mắt hơn một tỷ đô la bị mất đi.

Quốc gia mà gần đây còn buôn bán với Bắc Hàn là Trung Cộng. Mậu dịch của Trung Cộng

chiếm đến 80% tổng số mậu dịch các nước với Bắc Hàn.

17 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Vì thế trong đầu tuần này, sau khi Trung Cộng nhảy vào để ủng hộ biện pháp trừng phạt của

Liên Hiệp Quốc, Bắc Hàn đã dịu giọng và tuyên bố không bắn hoả tiễn vào khu vực đảo Guam

nữa. Tuy nhiên tên Ủn này vẫn còn cao giọng đe rằng hắn có thể đổi ý nếu nguyên văn: “bọn

Mẽo còn ngoan cố có những hành vi nguy hiểm cho Bắc Hàn.”

Thật ra thì cả Mỹ lần Trung Cộng đều muốn đùn đẩy các trách nhiệm ngăn cản Bắc Hàn mà

phải nói là rất khó khăn. Nhưng cả hai bên đều muốn sự việc phải được giải quyết theo chiều

hướng của mình.

Trung Cộng cho biết họ sẽ cấm vận, không nhập cảng than đá, sắt và hải sản của Bắc Hàn bắt

đầu từ hôm thứ Ba. Trung Cộng nói ra điều này như là một phản ứng sau khi Tổng Thống Trump

cho hay ông có một kế hoạch để phanh phui việc Trung Cộng ăn cắp các tài sản trí tuệ của Hoa

Kỳ.

Sơ qua về một tuần căng thẳng

Ngày 4 tháng 7, 2017, Bắc Hàn phóng thành công hoả tiễn

liên lục địa có mang đầu đạn và có khả năng bay đến lãnh thổ

Hoa Kỳ.

Ngày 28 tháng 7, lại phóng một hoả tiễn xa hơn, có khả

năng bay đến tận Denver hay Chicago, nếu được phóng trong

điều kiện toàn hảo.

Ngày 5 tháng 8, Liên Hiệp Quốc với số phiếu đồng thuận, ra

nghị quyết áp dụng các biện pháp cấm vận chống Bắc Hàn.

Ngày 6 tháng 8, Bắc Hàn lên án nghị quyết này là sự tấn công trực tiếp và là sự vi phạm thô

bạo chủ quyền của họ.

Ngày 8 tháng 8, Tổng Thống Trump tuyên bố Bắc Hàn sẽ phải đụng vào lửa và cơn thịnh nộ

nếu còn tiếp tục đe dọa Hoa Kỳ.

Ngày 9 tháng 8, Bắc Hàn dọa sẽ phóng một loạt hoả tiễn vào vùng quanh đảo Guam

Ngày 10 tháng 8, Tổng ThốngTrump cho hay lời răn đe của ông chưa đủ cường độ.

Ngày 11 tháng 8, Tổng ThốngTrump tiết lộ rằng quân lực Mỹ đã sẵn sàng, đạn đã lên nòng.

Cũng ngày 11 tháng 8, Tập Cận Bình khi điện đàm với Tổng Thống Trump đã khuyên nên tự

chế ngự. Họ đồng ý các biện pháp cấm vận.

Ngày 12 tháng 8, Hành Pháp Trump loan báo kế hoạch điều tra việc Trung Cộng đánh cắp

các sở hữu trí tuệ của Mỹ.

Ngày 14 tháng 8, Trung Cộng thông báo ngưng mua của Bắc Hàn than đá, sắt, và hải sản.

Ngày 15 tháng 8, Bắc Hàn tuyên bố hủy bỏ ý định bắn vào Guam.

Cuộc chiến tranh bằng mồm giữa Bắc Hàn và Mỹ càng leo thang, càng gây rối loạn cho thị

trường thế giới, và làm rung động đến các quốc gia khác. Các lãnh tụ thế giới đều cho rằng thế

giới đang đứng bên bờ vực của một cuộc chiến tranh nguyên tử. Trong đầu tuần, thị trường

chứng khoán Hoa Kỳ sụt điểm một cách đáng lo ngại.

Tổng Thống Trump và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong cuối tuần đã có cuộc điện

đàm về những biện pháp cần áp dụng để ngăn cản Bắc Hàn tiến tới việc phát triển vũ khi nguyên

tử và hoả tiễn.

Tổng Thống Trump nói rằng các lực lượng quân sự Mỹ dã ứng trực và đạn đã lên nòng, chỉ

chờ bấm cò súng mà thôi trong trường hợp Bắc Hàn có hành vi ngu xuẩn..

18 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Cần nhắc lại là Bắc Hàn chỉ trong một thời gian ngắn, đã thử nghiệm thành công chương

trình hoả tiễn liên lục địa có gắn đầu đạn. Lần thử trong tháng 7 qua, Bắc Hàn đã đặt lục địa Bắc

Mỹ vào tầm ngắm. Kim Jong Un đã đe dọa sẽ bắn vào đảo Guam của Mỹ trong vùng Thái Bình

Dương. Người ta nghi vấn rằng Bắc Hàn đã mua được các động cơ hoả tiễn do Nga chế tạo qua

đường dây buôn lậu phát xuất từ nước Ukraina hay có khi từ cả nước Nga. Đó là dự đoán của

Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế đưa ra hôm thứ Hai.

Trong khi đó, thì Hoa Kỳ và Nam Hàn tuyên bố vẫn tiến hành cuộc tập trận chung bắt đầu từ

đầu tuần tới. Giáo Sư Stephen Noerper của trường Đại Học Columbia cảnh cáo rằng việc tập trận

này có thể làm cho căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên trở lại, và lần này có vẻ nghiêm trọng hơn

nhiều.

Ngón đòn của Tổng Thống Trump với Trung Cộng

Vào đầu tuần này, Tướng Joe Dunford, Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp của Quân

Lực Mỹ nói rằng Mỹ xem các lời đe dọa của Bắc Hàn là nghiêm trọng mặc dù phía Nam Hàn tỏ

ra nghi ngờ khả năng của Bắc Hàn có thể phóng hoả tiễn một cách chính xác đến Hoa Kỳ.

Sau khi bàn luận với Tổng Thống và các viên chức quân sự Nam Hàn, Tướng Dunford đã nói

rằng dựa trên tốc độ phát triển và thử nghiệm vũ khí của Bắc Hàn, ông thực tâm nghĩ rằng xung

đột sẽ xảy ra nay mai mà thôi. Nhưng không chắc Bắc Hàn sẽ bắn vào Guam hay vào lục địa

Mỹ. Chỉ trong một năm qua, Bắc Hàn đã 15 lần thử các hoả tiễn. Tuy nhiên, cả Mỹ lẫn Nam Hàn

đều biết rằng Bắc Hàn không có khả năng và kỹ thuật gọi là “missile re-entry technology” để có

thể phóng loại hỏa tiễn liên lục địa này vào lục địa Mỹ một cách thành công.

Theo một chuyên gia về các vấn đề Bắc Hàn của trường Đại học Yonsei ở Seoul, ông John

Delury, cho rằng quyết định mới nhất của Kim Jong Un là kết quả sau những tuyên bố cứng rắn

và quả quyết của Tổng Thống Trump cũng như của Giám Đốc CIA Mike Pompeo, và hai Bộ

Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng là ông Rex Tillerson và Jim Mattis.

Hành động cấp thời của Tổng Thống Trump là một trong những nỗ lực của Washington

nhằm đạt sự cân bằng cho Trung Cộng giữa việc phải hợp tác với Hoa Kỳ để chống Bắc Hàn

hoặc sẽ bị xét lại việc giao thương mà Hoa Kỳ gánh chịu mức thâm hụt đến 347 tỷ đô la.

Hôm thứ Hai, Tổng Thống Trump khi ký một công lệnh về giao thương với Trung Cộng, ông

ra lệnh cho nhân viên khai thác những viễn ảnh để cấm vận Trung Cộng vì họ đã đánh cắp khoa

học kỹ thuật tân tiến của Mỹ. Ông đã không nhắc gì đến việc Trung Cộng ngăn cấm việc nhập

hàng của Bắc Hàn trong khi đó thì ông cũng không ngại ngùng khi nói đến sự căng thẳng giữa

Hoa Kỳ và Trung Cộng mà ông cho rằng chỉ mới là sự khởi đầu. Công lệnh này là công lệnh

chính thức đầu tiên về hoạt động giao thương với Trung Cộng của Tổng Thống Trump. Đã từ

lâu, ông luôn nói đến tình trạng thua thiệt của Hoa Kỳ bởi sự ma mánh bất chính của Trung Cộng

trong khi giao thương.

Theo lời ông: “Chúng ta sẽ chống lại bất cứ quốc gia nào đem những ưu đãi về thị trường để

ép buộc một cách phi pháp các công ty của Mỹ chuyển giao cho họ những kỹ thuật cao… Sự

đánh cắp tài sản trí tuệ làm cho Hoa Kỳ mất đi hàng triệu công ăn việc làm và hàng tỷ, tỷ đô la

mỗi năm”

Tuy nói cứng, ông Trump lại có cách xử thế mềm mỏng, có tính toán.

Ông đã ra lệnh cho đại diện thương mại của mình bắt đầu nghiên cứu xem có nên mở cuộc

điều tra về những cáo buộc rằng Trung Cộng ép buộc nhiều quốc gia phải đăng bạ những phát

minh kỹ thuật cao cấp cho các công ty Trung Hoa để đổi lấy sự cho phép tham gia vào thị trường

19 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

của Trung Cộng. Nếu cuộc điều tra được tiến hành, nó sẽ mất hàng năm trời trước khi Tổng

Thống có đủ dữ kiện để trừng phạt Trung Cộng.

Nhưng Tổng ThốngTrump ra điều kiện để mặc cả. Đó là việc Trung Cộng phải tích cực thật

tình trong việc chế ngự Bắc Hàn. Trong nội bộ hành pháp của Trump, cũng có khuynh hướng

muốn tách biệt hai lãnh vực kinh tế và an ninh.

Dự tính của Hoa Kỳ trong việc công bố sự vi phạm của Trung Cộng đã tạm ngưng khi Trung

Cộng bỏ phiếu thuận cho biện pháp trừng phạt Bắc Hàn của Liên Hiệp Quốc.

Tuy thế, ngoài mặt, cả hai nước Mỹ Hoa đều phủ nhận việc liên đới giữa vấn đề Bắc Hàn và

vấn đề giao thương như là những điều kiện áp lực của Hoa Kỳ.

Như đã nói, Trung Cộng là khách sộp nhất, chiếm hết 80% tổng số giá trị ngoại thương của

Bắc Hàn; lên tới 3.5 tỷ đô la (so với ba nước kế đó là Ấn Độ, Pakistan, Nhật chỉ có chừng ba

trăm triệu) . Từ lâu, Trung Cộng vẫn né tránh các biện pháp trừng phạt Bắc Hàn phần vì e rằng

làm cho nước Cộng Sản này sụp đổ, phần khác cũng do quyền lợi kinh tế của chính họ.

Phải thấy rằng cách xử trí của Tổng Thống Trump thật sâu sắc đã làm cho Trung Cộng cuối

cùng phải nhượng bộ.

Trung Cộng cũng khó yên

Từ ngàn xưa, nước Trung Hoa vốn đã có tham vọng bành

trướng. Họ tự tôn, coi mình là trung tâm, và xem các nước

xung quanh là man di mọi rợ.

Trung Hoa đã thâu tóm các nước Mãn Châu, Ngoại Mông,

Tân Cương, Tây Tạng. Từng đem quân chinh phục Việt Nam,

Cao Ly…

Duới chế dộ Cộng Sản, tuy là anh em cùng lý tưởng,

Trung Cộng vẫn nhiều lần gây hấn với Liên Bang Sô Viết mà

nay là nước Nga. Trung Cộng không ngừng quấy nhiễu ở

biên giới tiếp giáp Ấn Độ.

Tin rất mới, là một cuộc chạm trán giữa quân Trung Cộng và quân Ấn Độ đã xảy ra hôm thứ

Ba ở biên giới phần phía Tây của rặng Himalayas. Tuy chưa có súng nổ, nhưng hai bên đã xô

xát, ném đá lẫn nhau khi quân Trung Cộng xâm nhập vào trong lãnh thổ Ấn Độ gần hồ Pangong.

Đây không phải là lần đầu hai bên xô xát. Tại ngả ba biên giới giữa Trung Hoa, Ấn Độ và

Bhutan, trong vùng Doklam, ngọn đèo tại đây đã bị đóng lại. Ở vùng Ladakh, quân Ấn nhiều lần

phải dàn thành hàng rào người để ngăn sự xâm nhập của quân Tàu.

Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã ra thông cáo đòi Ấn phải rút quân đội và khí tài ra khỏi khu

vực mà họ cho là thuộc chủ quyền Trung Hoa. Trong khi đó, phía Ấn Độ phủ nhận một đuờng

ranh chung gọi là Line of Actual Control (ý nói không có gì rõ rệt vì không có gì làm mốc) ở

vùng biên giới giữa hai nước. Sự xung đột xảy ra là do cách nhận thức khác nhau giữa lằn ranh

vô hình này.

Trước việc vừa xảy ra, đã có lần quân đội hai nước đã có một sự trực diện đối đầu kéo dài

trong hơn hai tháng ở một cao nguyên Daklam thuộc Ấn và bên kia là Donglang thuộc Trung

Hoa. Đó là việc xảy ra từ tháng 6, 2017. Hai bên đã tăng cường quân đội tại khu vực này.

Trong lịch sử cận đại, hai nước đã có cuộc chiến tranh biên giới vào năm 1962 và vấn đề biên

giới đến nay vẫn chưa giải quyết được trong lúc căng thẳng càng ngày càng tăng thêm.

20 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hết Ấn Độ, lại xoay qua Nga.

Trên vùng đất không cây cối ở vùng cực đông Trung Hoa giáp giới với Nga, sự đối đầu đang

trở nên nóng bỏng giữa hai nước khổng lồ về tiềm lực quân sự này. Đây là nơí cả hai nước đều

có những sự phối trí các hoả tiễn có khả năng mang đầu đạn nguyên tử.

Vào tháng 6, Nga đưa đến khu vực này loại vũ

khí tân tiến nhất để trang bị cho Lữ Đoàn 4. Đó là

hệ thống hoả tiễn tầm ngắn có mang đầu đạn loại

mạnh và nguy hiễm nhất có tên là Iskander-M.

Hoả tiễn này có tầm xa từ 250 đến 310 dặm Anh,

tức là đặt Trung Cộng trong tầm bắn. Như thế, dọc

biên giới Nga Hoa, con số các lữ đoàn có trang bị

hoả tiễn này đã tăng lên gấp hai.

Trong đó, ở phía Nam biên giới, Trung Cộng đã

đem vào những tỉnh Đông Bắc những hoả tiễn

Dongfeng 41, là loại liên lục địa có khả năng mang

nhiều loại dầu đạn nguyên tử khác nhau.

Tuy ngoài mặt, hai nước có vẻ là đồng minh như từng là đồng chí thời chiến tranh lạnh, mối

quan hệ của họ đã căng thẳng thêm lên từ thập niên này. Năm 1969, những cuộc chạm súng ở

biên giới đã xảy ra tưởng đã đưa đến cuộc chiến đẫm máu.

Bằng cách tăng cường loại hoả tiễn Isander-M, Nga dường như chứng tỏ sức mạnh của mình

cho nước láng giềng phải kiêng dè.

Dọc theo chiều dài biên giới phía Viễn Đông này, bên Nga chỉ có 4 triệu dân so với 100 triệu

dân Tàu. Từ nhiều năm, có khoảng 5 triệu dân Tàu chui qua biên giới vào nước Nga làm cho

Nga lo ngại họ sẽ trở thành một đa số áp đảo tại khu vực. Tổng Thống Vladimir Putin từng tỏ ý

lo ngại rằng mai đây, thế hệ con cái người Nga chỉ nói rặt tiếng Tàu.

Nhiều vùng quanh biên giới này ngày trước thuộc lãnh thổ một vương quốc có tên là Middle

Kingdom. Sau này, đó là nơi hấp dẫn cho những nhà máy kỹ nghệ. Đó cũng là nơi có nhiều mỏ

kim cương nhất của Nga, đứng hàng thứ ba về mỏ vàng; ngoài ra còn các mỏ kẽm, hơi đốt và các

loại dầu khác.

Hiện nay, ngoài mặt hai nước khăng khăng chối việc họ bố trí các hoả tiễn nguyên tử, và

tuyên bố họ vẫn là bạn đồng minh thân thiết.

Nhưng tại sao hai nước khổng lồ này quân sự hoá vùng biên giới nhạy cảm này?

Trong quá khứ, thời Nga còn là Liên Sô, những năm cuối thập niên 1960s, Trung Cộng đã

từng lo sợ Nga tấn công đồng bộ vào Bắc Kinh và những tỉnh thành vùng Đông Bắc xuyên qua

lãnh thổ Mông Cổ (lúc đó cũng là một nước Cộng Sản thân Liên Sô). Lúc đó Nga hơn hẳn Trung

Cộng về mọi mặt, nhất là quốc phòng. Trung Cộng chỉ biết dựa vào lãnh thổ rộng lớn và số dân

hàng tỷ để phòng ngự mà thôi. Về phía Liên Sô, họ cũng thấy lo sợ trước những tấn công biển

người nên đã bố trí một hàng rào mìn nguyên tử dọc biên giới và chuẩn bị sẵn sàng bom nguyên

tử để đánh Trung Cộng.

Từ đó cho mãi đến nay, hai bên vẫn tập trung quân đội để phòng ngừa nhau.

Thật đáng tiếc, chiến tranh đã không xảy ra. Vì nếu có, thì Trung Cộng đâu có viện trợ ồ ạt

cho Việt Cộng và miền Nam Việt Nam đã không thất thủ; và ngày nay, dân tộc Việt đã không bị

hiểm họa xâm lăng, đồng hoá của con quái vật khổng lồ tham lam và tàn ác.

Một tuần hỗn loạn tại Mỹ

21 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tại thành phố Charlottesville, Tiểu bang Virginia vào ngày 12 tháng 8, cuối tuần qua, có một

vụ bạo động rất trầm trọng nổ ra giữa hai nhóm người. Trong khi một cuộc biểu tình của đám

người da trắng cực đoan nhằm phản đối việc hạ bệ những bức tượng danh nhân miền Nam của

thời Nội chiến, trong đó có tượng của Đại Tướng Robert

Lee, Tư Lệnh Quân Đội miền Nam, thì lại có một nhóm

khác kéo đến. Hai bên xung đột nhau dữ dội bằng gậy

gộc. Trong lúc hai phe đang gờm nhau, một thanh niên

da trắng đã lái chiếc xe ủi vào đám biểu tình làm chết

một phụ nữ (cũng da trắng) và gây thương tích cho

khoảng 20 người khác. Một trực thăng của Cảnh Sát

Tiểu Bang (State Trooper) bị rơi trong khi theo dõi bạo

động, làm chết hai nhân viên cảnh sát.

Tổng Thống Trump đã lên tiếng, lúc đầu ông kết án

cả đôi bên. Nhưng đám truyền thông tả khuynh rêu rao rằng ông thiên vị. Sau đó ông phải nêu

đích danh các tổ chức KKK, White Supremacy ra để tránh tiếng thiên vị.

Trong cuộc họp báo tại Toà Bạch Cung, ông giải thích rằng ông chỉ lên tiếng sau khi thu thập

đủ tin tức chính xác chứ không hồ đồ hấp tấp để có thể sai lầm. Chúng ta còn nhớ có ít nhất 4

lần, cựu Tổng Thống Obama đã nhanh nhẩu lên tiếng mạt sát Cảnh Sát và bênh vực người da đen

trong các vụ cảnh sát bắn chết, hay làm bị thương những tên vi phạm pháp luật. Điển hình là vụ

tên Michael Brown, Trayvon Martin… mà đã đưa đến những bạo động, cướp phá tại nhiều

thành phố.

Người da đen cũng thường là nạn nhân của những vụ bắn giết của Cảnh Sát. Không hẳn phía

cảnh sát chỉ nhắm vào họ vì màu da; nhưng vì việc họ gây tội phạm và thường có hành vi kháng

cự, có khi sử dụng cả súng để bắn chết cảnh sát. Nhung bất kỳ hoàn cảnh nào, nguyên nhân nào,

thì người da đen cũng đoàn kết bênh vực nhau.

Gần hai năm qua, chúng ta thấy phong trào Black Lives

Matter đã phát triển, thêm sự xúi dục của phe tả khuynh. Họ

đã gây hỗn loạn khắp nơi và đã đưa ra những đòi hỏi phi lý.

Họ xem việc cha ông của họ bị bắt làm nô lệ như một tội ác

mà nay người da trắng phải đền bù. Vì thế có rất nhiều người

da đen không chịu kiếm công ăn việc làm mà kéo nhau đến

các văn phòng Phúc Lợi Xã Hội để nhận tiền trợ cấp hàng

tháng như là một việc đương nhiên.

Chính những sự phi lý, đòi hỏi quá đáng cuả họ làm cho những người bình thường cũng bất

bình, phẫn nộ. Và nhóm da trắng cực đoan từ lâu vẫn giữ im lặng, nay có cơ hội bùng lên. Nước

đã vỡ bờ.

Họ muốn xoá bỏ lịch sử Hoa Kỳ chăng?

Phe Dân Chủ, Liberal mấy năm qua đã biểu tình đòi tháo gỡ các bức tượng, các biểu tượng

mà họ cho rằng gơi lại quá khứ nô lệ của dân da đen. Tại Louisiana, có hàng chục bức tượng của

những nhân vật nổi tiếng miền Nam đã bị thành phố New Orlean hạ xuống, đem cất. Tại nhiều

thành phố khác cũng thế. Người da đen trong Black Lives Matter quên rằng lịch sử đã qua đi lâu

rồi, nước Mỹ đã hàn gắn ngay từ sau khi Bắc Quân chiến thắng Nam Quân. Tình trạng nô lệ, sản

phẩm của một giai đoạn xa xưa cũng đã xoá bỏ và người da đen dần dần có những quyền công

22 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

dân như bất cứ sắc dân nào trên đất Hoa Kỳ. Nhưng nhân vật miền Nam nổi tiếng về nhiều

phương diện khác nhau. Nếu cứ đổ cho họ là những người chủ trương nô lệ, thì e rằng có ngày

họ sẽ đập nát Tháp Bút ở Thủ Đô hay bức tượng trên núi đá Rushmore ở South Dakota tưởng

niệm vị Tổng Thống khai quốc George Washington. Hoặc Đài Kỷ Niệm Tổng Thống Thomas

Jefferson. Vì cả hai vị Tổng Thống này cũng từng là chủ nô. Hoặc

ở Georgia, họ sẽ cho mìn nổ tung Stone Mountain, nơi có chạm

khắc hình ảnh Tướng Robert Lee. Tư Lệnh quân Miền nam thời

nội chiến? Thật ra thì tượng của Tướng Lee đã bị triệt hạ tại vài

thành phố do áp lực của bọn BLM rồi.

Hôm thứ hai, một nhóm người tả khuynh kéo đến trước khuôn

viên Toà Án tại thành phố Durham, North Carolina. Một người leo

lên thòng dây vào cổ một bức tượng đồng của một người lính vô

danh của quân đội miền Nam đã có hơn 100 năm nay, để cho đồng

bọn kéo đổ nhào xuống. Rồi cả đám đông nhảy vào, nhổ nước bọt,

đạp vào mặt bức tương người lính. Theo báo chí cho hay, nhóm

người tả khuynh này bao gồm bọn Dân Chủ Xã Hội Mỹ, Đảng Lao

Động Thế Giới, Đảng Lao Công Kỹ Nghệ Thế Giới. Nghe những

tên đã thấy sắc mùi Cộng Sản.

Họ hô vang những khẩu hiệu chống Cảnh Sát, chống KKK,

chống Phát Xít và đặc biệt kêu gọi bạo lực. Chúng tôi ghi nhận

trong một đám biểu tình bạo động ở Oregon, có lác đác vài lá cờ

búa liềm của Liên Bang Sô Viết.

Giám mục da đen James E Dukes ở Chicago, ngày thứ Tư đã viết thư gửi Thị Trưởng Rahm

Emanuel yêu cầu bỏ tên đường hai Tổng Thống Geoge Washington và Andrew Jackson ở một

công viên phía Nam thành phố; đồng thời hạ luôn cả bức tượng của TT Washington tại đây. Sáng

thứ năm, vừa mở TV ra, đã thấy Thống Đốc McAuliffe của Tiểu Bang Virginia đòi hủy bỏ tất cả

những bức tương của những danh nhân miền Nam thời Nội Chiến. Ông này hiện đang bị điểu tra

cấp Liên Bang về những vụ tiền bạc lem nhem trong chiến dịch vận động bầu cửa năm 2013.

Việc hô hào đập phá di tích nhằm xoá bỏ lịch sử này có khác chi hành động của bọn cuồng

tín ISIS hay bọn Cộng Sản sau khi chúng chiếm cứ các thành phố, đã đập nát hàng trăm, hàng

ngàn bức tượng, chùa chiền, nhà thờ, đốt sách vở của một nền văn hoá mà chúng cho là thù

địch.Chúng ta, những người Mỹ gốc Á, bị đặt vào thế kẹt giữa hai lằn đạn. Dĩ nhiên, người Mỹ

gốc Á không thể là bạn của nhóm da trắng cực đoan; và cũng không thể yên ổn trước bọn tả phái

mà đa số là dân da đen và bọn thân Cộng. Dù chúng ta bất mãn về bọn tả khuynh, nhưng chúng

ta cũng không thể chấp nhận tư tưởng tôn vinh người da trắng. Tư tưởng cực đoan dễ đưa đến

chế độ phát xít, cũng là một nguy cơ cho nhân loại. Cách hay nhất là né tránh trong những xung

đột như thế và trông chờ vào sự giải quyết thỏa đáng của chính quyền.

Không chào cờ: Phản đối hay phản bội?

Khác với các nước Cộng Sản mà lá cờ và chế độ

chính trị gắn bó nhau như một, tại các quốc gia

không Cộng Sản, lá cờ là biểu tượng thiêng liêng, có

tính cách lịch sử của dân tộc mà dù qua bao biến đổi

về thể chế, lá cờ vẫn tồn tại. Người dân có thể bất

23 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

mãn, đứng lên chống chính quyền, nhưng không thể nào làm nhục quốc kỳ.

Tại Mỹ, do Tu Chính Án số 1 bảo vệ quyền tự do thể hiện, phát biểu của công dân mà đã xảy

ra nhiều trường hợp oái oăm. Có những người đốt cờ, xé cờ, dùng cờ làm giẻ lau, nhưng luật

pháp không thể trừng phạt vì coi đó như sự biểu lộ chính trị của người dân. Dĩ nhiên, các hiện

tượng này là sai trái vô cùng, làm phẫn uất cho bao nhiêu người khác, nhất là những gia đình có

cha ông, con em đã, đang chiến đấu, hy sinh thân xác cho lá cờ đó đứng vững trên chiến tuyến.

Chúng ta từng biết tên Colin Rand Kaepernick, một cầu thủ football nổi tiếng của đội bóng

San Francisco 49ers, đã ngồi thụp xuống khi tất cả cầu thủ, khán giả đứng dậy chào quốc kỳ. Tên

này là một tên mồ côi da đen, đuợc một cặp vợ chồng da trắng nhận làm con nuôi. Y được hưởng

thụ mọi quyền lợi cuả một công dân, học hành, chơi thể thao kiếm hàng chục triệu mỗi hợp

đồng. Sau khi có hiện tượng trên, số khán giả theo dõi của Hiệp Hội Football Quốc Gia (NFL) đã

giảm sút 8% trong năm đó. Hậu quả là các đội bóng không còn muớn y chơi nữa.

Rồi mới dây, cũng một cầu thủ football da đen khác, Marshawn Lynch của đội bóng Oakland

Raiders, đã không chịu đứng dậy khi hàng ngàn người trong sân banh nghiêm chỉnh chào quốc

kỳ. Việc này xảy ra trong trận đấu giữa Raiders và Cardinals của Arizona.

Và dĩ nhiên, khán giả đã phản ứng. Dân biểu Allen West, một cựu Trung tá Lục Quân và là

một người da đen, đã viết trong lá thư gửi ra cho những tên không chịu chào cờ rằng: “Trước hết,

tôi xin làm sáng tỏ, Các ông là những người làm ra hàng chục triệu nhờ vào việc ném banh. Các

ông có quyền ngồi thụp xuống khi quốc thiều trổi lên. Nhưng xin các ông đừng bao giờ quên

rằng, cái đất nước mà các ông đang sống trong đó đã cống hiến cho các ông mọi ưu quyền,

trong đó có quyền tự do.”

Nhân vụ cờ, xin nói qua về việc một thanh niên trong tháng này đã nhiều lần mang lá cờ của

Việt Cộng thách thức đồng hương Việt tị nạn tại Virginia. Người này tên là Vũ Trọng Khá,

chừng trên 30 tuối, không rõ xuất xứ lai lịch. Lợi dụng luật pháp Hoa Kỳ, anh ta đã chạy xe vào

tận Thương Xá Eden ở Falls Church, Virginia, có gắn trên xe lá cờ đỏ sao vàng. Nhiều lần, đồng

hương bao vây anh ta và gọi cảnh sát đến can thiệp. Sau khi các tổ chức Hội đoàn như Cộng

Đồng, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ đã tiếp xúc với Cảnh Sát và người chủ khu Thương Xá để tìm biện

pháp ngăn cản, anh này đã chạy qua khu đối diện để tiếp tục thách thức. Hôm 16 tháng 8, hai lần

đồng hương đã giật đuợc lá cờ và xé nát. Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã có thông

cáo yêu cầu đồng hương bình tĩnh, xử lý theo pháp luật bằng cách nhờ Cảnh sát can thiệp và tẩy

chay những loại người như thế; đồng thời vận động lập pháp địa phương ban hành nghị quyết

cấm hẳn việc trưng bày cở đỏ trước mắt những người tị nạn Cộng Sản.

Trục xuất tội phạm, chứ không phải trục xuất người tị nạn.

Hôm qua, một người bạn chuyển cho chúng tôi bản tin

trên đài VOA về việc một người Việt gốc thiểu số Thượng

ở Tiểu bang North Carolina đã bị cơ quan ICE bắt và trục

xuất về Việt Nam. Người này có tên là Chuh A, 31 tuổi, can

tội vận chuyển ma túy MDMA, mà bên Việt Nam gọi là

“thuốc lắc”. Anh ta có lệnh trục xuất từ hồi tháng 6 năm

ngoái 2016; nhưng do phía Việt Nam không chịu cấp Visa

để cho anh ta hồi hương. Anh ta bị giam giữ tại nhà tù ở

Irwin County, Tiểu bang Georgia cho đến ngày bị đưa lên phi cơ về Việt Nam. Chuh A là con

của Ton Ngiu, một người Thượng ở Kontum từng tham gia vào lực lượng bán quân sự do Mỹ

tuyển mộ gọi là CIDG (Civilian Irregular Defense Group) mà chúng ta thường gọi là Dân Sự

24 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Chiến Đấu hay Biệt Kích Thưọng. Gia đình này đến Mỹ theo thành phần tị nạn vào năm 1998,

khi đó Chuh mới 13 tuổi nhưng đã không nhập tịch Hoa Kỳ. Do đó ở trong tình trạng bất hợp

pháp. Chuh bị trục xuất nhưng người vợ không hôn thú (common-law wife) là Rex Ny, một

người làm nghề Nails ở lại Mỹ với 4 đứa con nhỏ từ 5 đến 12 tuổi.

Việt Nam đứng sau Trung Cộng và Cuba về số người bất hợp pháp phạm pháp đang chờ bị

trục xuất. Trung bình hàng năm, Hoa Kỳ trục xuất khoảng 40 người Việt sống bất hợp pháp và

có phạm tội. Có đến 8500 trường hợp người Việt đang chờ bị trục xuất theo dạng này.

Có những lời kêu gọi để can thiệp vào các trường hợp người Việt bị trục xuất. Họ không nêu

ra tiêu đề là người Việt cư trú bất hợp pháp và phạm tôi; nhưng gọi một cách mơ hồ là người

Việt tị nạn. Đó là cách nhập nhằng của phe tả khuynh để đánh lạc hướng dư luận, vu khống cho

chính quyền là đàn áp người thiểu số.

Người Mỹ gốc Việt dĩ nhiên phải bảo bọc nhau khi có những hoạn nạn, khó khăn. Nhưng

chúng ta không thể bao bọc cho kẻ phạm pháp. Tất cả người trên đất Mỹ không ai được miễn trừ

về phương diện pháp luật.

Những người tị nạn chúng ta cần hiểu rằng đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay, cưu mang

chúng ta , tạo cho chúng ta cơ hội đồng đều để sinh hoạt, học hỏi, làm việc và thăng tiến. Để đền

đáp cái ơn này, đại đa số người Việt đã có những đóng góp tích cực vào xã hội Mỹ. Con sâu làm

rầu nồi canh. Bên cạnh những người lương thiện, cũng có những kẻ bất lương, lạm dụng và gây

tội ác. Công tâm mà nói, thì làm tốt sẽ được khen thưởng; và làm bậy thì sẽ bị trừng phạt. Chúng

ta không nên nhắm mắt bênh bừa. Vì nếu đây là đất nước Việt Nam của chúng ta, chúng chắc

chắn cũng đưa kẻ tội phạm vào giam giữ sau cánh cửa sắt.

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt không có gì phải hoang mang, lo lắng, nếu chúng ta đang

sống hợp pháp và biết tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh.

25 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 08-26-2017

Quân đội chiến đấu để chiến thắng

Chiến tranh Afghanistan xảy ra sau biến cố 11

September, 2001. Đó là vụ bọn khủng bố Hồi Giáo dùng

phi cơ làm phương tiện, đâm vào hai toà tháp đôi ở New

York và đồng thời nhắm vào Ngũ Giác Đài gây tổn thất

sinh mạng cho hơn 3000 người Mỹ và người thuộc nhiều

quốc tịch khác đang làm việc tại đây.

Ngày 7 tháng 10, 2001, Tổng Thống George Bush đã

mở cuộc hành quân mang tên Operation Enduring

Freedom tấn công vào nước Afghanistan khi đó nằm

trong sự kiểm soát của bọn Taliban. Taliban đang dung dưỡng Bin Laden thủ lãnh bọn Hồi giáo

cực đoan al Qaeda, là thủ phạm vụ 9-11. Hoa Kỳ đã đánh tan bọn khủng bố và giúp thiết lập một

chính quyền thân Tây Phương tại đây.

Cuộc chiến kéo dài đến nay đã 17 năm, là cuộc chiến lâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, hao tốn

841 tỷ (có báo cáo cho rằng tổn phí chung lên đến hơn hai ngàn tỷ), và 3539 sinh mạng của quân

nhân đồng minh trong đó chia ra như sau: Hoa Kỳ 2403, Anh 455, Canada 158, Pháp 85, Đức

54, Ý 48, Đan Mạch 43, Úc 41, Ba Lan 40, Tây Ban Nha 34, Georgia 28, Hà Lan 25, Romania

23 … Về phía quân dân Afghanistan, số thương vong lên đến hàng trăm ngàn. Phí tổn chung cho các cuộc chiến tại Afghanistan, Iraq và Pakistan là 5 ngàn tỷ.

Mùa hè năm nay được coi là đẫm máu nhất trên chiến trường Afghanistan với số thương

vong hàng trăm người do hậu quả những vụ bom tự sát, bom xe. Vụ lớn nhất tại thủ đô Kabul

vào tháng 6, làm chết hơn 150 người. Bọn khủng bố bây giờ nhắm cả vào các nơi đang cử hành

tang lễ, các nhà ngân hàng, các nhà thờ Hồi Giáo với số người tham dự rất cao.

Điều tệ hại là bọn khủng bố Taliban đang kiểm soát đến gần 37% lãnh thổ Afghanistan và

không có dấu hiệu suy thoái nào.

Từ cuộc chiến Afghanistan, chiến cuộc lan qua nước Iraq. Chính sách nửa vời, không chiến

lược và chủ trương rút quân của Obama đã giúp cho bọn Taliban ở Afghanistan và ISIS ở Iraq

phát triển với tốc độ khủng khiếp và làm cho Hoa Kỳ gần như sa lầy ở cả hai chiến trường này.

Hiện nay chỉ có dưới 10 ngàn quân nhân Hoa Kỳ ở Afghanistan, mà đa số đảm trách việc

huấn luyện và yểm trợ (so với con số tham chiến lúc cao nhất là 100 ngàn trước khi Obama cho

lệnh rút quân).

Với một viễn ảnh không mấy sáng sủa, Hoa Kỳ còn muốn gì ở đây mà không rút quân, chấm

dứt can thiệp, hoặc tăng cường nỗ lực đánh dứt điểm một lần cho xong?

Cũng như trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã không muốn thắng, và cũng thừa nhận

không thể thắng, để cuối cùng bỏ cuộc sau khi hy sinh 58 ngàn binh sĩ và hao tốn hàng chục tỷ

đô la!

Tối ngày thứ Hai, 21 tháng 8, Tổng Thống Trump đã đọc một bài diễn văn về chiến lược đối

với vấn đề Afghanistan trước hàng ngàn quân nhân. Bài diễn văn chỉ dài không tới nửa giờ

26 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nhưng đã được nhiều giới chức quân sự cũng như chiến lược coi là hợp lý, và nhiều nhà lập pháp

tin rằng sẽ được sự ủng hộ của cả hai đảng trong Quốc Hội.

Mở đầu, Tổng ThốngTrump đã thú nhận rằng ông phải thay đổi cách nhìn về chiến cuộc.

Ông nói rằng ông từng tuyên bố không can thiệp khi còn tranh cử; nhưng sau khi ngồi vào chiếc

bàn giấy ở phòng bầu dục, thì thực tế cho ông thấy khác đi. Ông không muốn việc rút quân sẽ tạo

ra khoảng trống lớn để cho bọn khủng bố có thêm cơ hội phát triển và mưu toan những vụ khủng

bố mới. Đó cũng là kinh nghiệm mà người Mỹ đã học được khi

Obama bất ngờ rút gần hết quân đội ở Iraq mà kết quả là sự phát sinh,

nẩy nở của tổ chức khủng bố ISIS.

Chính chiến lược gia Patrick Shanahan, Thứ Trưởng Bộ Quốc

Phòng cũng đồng ý cần phải tiêu hủy những khu ẩn núp an toàn của

bọn khủng bố, mà tiên quyết là giúp đỡ chính quyền Afghanistan để

họ có đủ khả năng kiểm soát lãnh thổ của họ.

Các nhà quân sự dĩ nhiên không muốn những năm chiến đấu hy sinh của quân sĩ Hoa Kỳ bị

phí phạm vì sự bỏ cuộc tại Afghanistan. Người ta mong đợi Tổng Thống Trump sẽ có những

hành động khác với người tiền nhiệm Obama, mà ai cũng cho rằng Obama đã quá mức dè dặt và

chậm chạp. Những người thân cận của Tổng Thống Trump đều tỏ ra lạc quan, nhất là những vị

vừa đi quan sát ở Afghanistan mới dây. Những ý tưởng mới của Tổng Thống không nhất thiết

phải được diễn dịch thành những kế hoạch. Tổng ThốngTrump nói ông không muốn cho kẻ địch

biết tường tận từng bước trong sách lược. Vì như thế, chúng có đủ thì giờ đối phó, phản công.

Ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu thì cho rằng Tổng Thống Trump có rất ít sự lựa chọn. Bọn

Taliban có những chiến khu an toàn bên kia biên giới, nằm trong lãnh thổ Pakistan mà chính phủ

Pakistan vẫn dung dưỡng, dù đã nhận hàng tỷ tiền viện trợ của Hoa Kỳ.

Ông Michael Kugelman, Phó Giám Đốc Nam Á Châu trong tổ chức Woodrow Wilson

Center, cho biết rõ ràng sẽ không có sự lựa chọn tốt đẹp nào cho vấn đề Afghanistan. Theo ông,

chỉ có giải pháp thương lượng với Taliban để chấm dứt cuộc chiến. Mà điều này thì cả Hoa Kỳ

và chính phủ Afghanistan đều không thích. Thêm vào đó, trong nội bộ Taliban đang có sự phân

hoá giữa nhóm lãnh tụ già nua và giới trẻ. Vì thế giải pháp đẩy mạnh quân sự cũng khó mà đạt

chiến thắng.

Trong bài diễn văn, Tổng ThốngTrump lên án Pakistan và kêu gọi nước này phải chứng tỏ

quyết tâm thi hành những cam kết giúp vãn hồi trật tự, hoà bình và nền văn minh sau khi họ đã

nhận hàng tỷ tỷ đô la từ ngân sách chống khủng bố của Hoa Kỳ kể từ sau biến cố 911.

Ông nói: “Pakistan đã bao che cho những tổ chức [khủng bố] mà bọn này đang giết những

người của chúng ta mỗi ngày. Chúng ta đã chi cho Pakistan hàng tỷ, tỷ đô la trong lúc họ che

chở cho bọn khủng bố mà chúng ta muốn tiêu diệt.”

Ông nói sự kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã quá độ. Điều này phải thay đổi ngay lập tức; nếu không

sẽ chẳng còn mối giao hảo đồng minh nữa.

Những điểm chính trong bài diễn văn của Tổng Thống Trump:

- Lời hứa rút quân lúc tranh cử do cảm tính, nhưng khi ngồi sau chiếc bàn ở phòng bầu dục, nghiên cứu hoàn cảnh thực tế, với sự cố vấn của các nhà quân sự, chiến lược gia,

ông cho rằng một sự rút quân sẽ gây một hậu quả nghiêm trọng, là sai lầm không thể

chấp nhận vì tạo khoảng trống cho bọn Taliban phát triển như trường hợp Iraq trước đây,

khi Obama vội vã rút quân.

27 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

- Hoa Kỳ sẽ giúp cho Afghanistan xây dựng kinh tế, nhưng không áp đặt phải theo chiều hướng chính trị. We are not nation builder.

- Sự giúp đỡ không phải không có giới hạn, không giao cho họ tấm chi phiếu trống (blank check)

- Xét lại việc Pakistan nhận hàng tỷ đô la, mà họ vẫn yểm trợ cho kẻ thù của Mỹ.

- Không thể mưu tìm hoà bình ờ xứ xa mà lại không tìm hoà bình với chính mình ngay trong nước.

- Quân đội chiến đấu cho 1 lá cờ, cho một mục tiêu, không có sự phân biệt, không có chỗ

cho sự thù ghét.

- Chiến lược ra sao, không nói ra để cho kẻ địch biết trước. Khác với Obama vạch ra từng bước.

- Phải thắng cuộc chiến, giết bọn khủng bố.

- Yêu cầu các đồng minh đóng góp thêm tương xứng. Điều này đã đuợc các nước NATO thực hiện trong thời gian gần đây.

Câu nói đác ý nhất của Tổng Thống Trump là “Loyalty to our nation demands loyalty to one

another. Love for America requires love for all of its people. We cannot remain a force for peace

in the world if we are not at peace with each other.” Tạm dịch: “Trung thành với tổ quốc đòi hỏi

sự trung thành với nhau [của người công dân]. Sự yêu thương nước Mỹ phải là yêu thương tất

cả mọi người dân trong nước. Chúng ta không thể làm nghĩa vụ hoà bình thế giới nếu chúng ta

không hoà thuận với nhau trong nước.”

Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham, từ lâu vẫn phê bình Tổng Thống Trump, đã phải lên tiếng

ca ngợi bài diễn văn này khi ông nói: “Tôi rất hãnh diện và thở phào nhẹ nhỏm. Tôi hãnh diện vì

Tổng Thống Trump đã coi trọng an ninh quốc gia lên trên tính cách chính trị. Tôi hãnh diện vì

ông Trump biết nghe lời cố vấn của các tướng lãnh; và hãnh diện nhất là thái độ kiên quyết của

Tổng Thống đối với Hồi Giáo cực đoan. Tôi thấy nhẹ nhõm vì Tổng Thống đã không quyết định

rút quân mà sự rút quân sẽ là một đại họa, ông cũng không thành lập đạo quân đánh thuê.”

Tai nạn của Hải Quân Mỹ

Chỉ trong nửa năm, có 4 tai nạn xảy ra cho các chiến

thuyền của Hải Quân Hoa Kỳ thuộc Hạm Đội 7 ở vùng

Thái Bình Dương. Tháng Giêng, chiếc khu trục hạm

Antietam, khi đang cố gắng thả neo, thì leo tuốt lên bờ ở

vịnh Tokyo, Nhật Bản. Vụ này là đổ xuống biển 1100

gallons dầu thủy điều. Vụ thứ hai vào tháng Năm khi

chiến hạm USS Lake Chaplain đang hành quân gần bán

đảo Triều Tiên thì bị một tàu đánh cá Nam Hàn tông

vào. Qua tháng Sáu, chiếc USS Fitzgerald bị một chiếc

tàu chở container của Nhật đâm vào ngoài khơi Nhật Bản làm 7 thủy thủ mắc kẹt chết đuối trong

hầm tàu. Rồi mới nhất là đầu tháng 8 này, khi chiến hạm John S. McCain khi trên đuởng về quân

cảng ở Singapore, đã bị tàu chở dầu Alnic MC đâm vào ở vùng eo biển Malacca giữa Malaysia

và Indonesia. Hiện có 10 thủy thủ mất tích, 5 bị thương được trực thăng chở cấp cứu ở bệnh viện

trên đất liền. Chiếc tàu dầu này mang cờ nước Liberia, lớn hơn chiếc John S. McCain. Nó dài

600 feet, chở đến 30 ngàn tấn dầu. Trong khi đó chiến hạm Mỹ chỉ dài 505 feet và trọng tải 9000

tấn, nó mang tên cha và ông nội của Thượng Nghị Sĩ John McCain. Cha và ông nội của Thượng

Nghị Sĩ McCain đều là 2 vị Đô Đốc cùng mang tên John S. McCain. McCain cha từng làm Tư

28 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Lệnh Hạm Đội 7 thời chiến tranh Việt Nam. Chiến hạm McCain được hạ thủy năm 1994 và có

291 thủy thủ, 24 hạ sĩ quan và 23 sĩ quan, có căn cứ tại Yokosuka.

Trong vùng eo biển Malacca, có từ 40 đến 60 chiến hạm Mỹ đang hoạt động. Vùng biển này

rất nhôn nhịp, vì có đến 40% các tàu dầu di chuyển qua lại; và cũng là vùng mà có đến 1 phần tư

số hàng hoá trên thế giới lưu thông qua đây.

Chiến hạm John S. McCain vừa thực hiện một cuộc tuần tiểu ở vùng biển Đông Việt Nam,

nơi mà Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo nhằm lập các căn cứ quân sự chế ngự vùng biển

này.

Sự va chạm tạo ra một lỗ hổng khổng lồ rộng 10 feet ở bên sườn chiến hạm, gây thiệt hại

năng đến các phòng máy, phòng truyền tin, hầm ngủ của thủy thủ đoàn. Vì nơi xảy ra tai nạn chỉ

cách bờ biển Malaysia hơn 8 cây số, tàu đã có đủ khả năng để chạy vào một quân cảng của

Singapore.

Sau các tai nạn liên tiếp này, Bộ Quốc Phòng đã ra lệnh cho điều tra thật kỹ để tìm nguyên

nhân, vì việc các tàu đụng nhau trên biển là hiếm hoi vô cùng. Trong vụ chiếc Fitzgerald, có tin

cho hay tất cả 3 sĩ quan chỉ huy cao cấp nhất đều bị thay thế. Hải Quân Mỹ khám phá ra các sĩ

quan từ chỉ huy đến trực tàu đều đi ngủ, không có mặt tại nhiệm sở chỉ huy.

Đô Đốc John Richardson, Tư Lệnh Hành Quân Biển đã ra lệnh tạm ngưng các cuộc hành

quân trong toàn quân chủng để điều tra. Cuộc điều tra sẽ do Đô Đốc Phil Davidson đảm trách,

nhằm vào khả năng thành tựu của Hạm Đội 7, trong đó có vấn đề nhân sự, khả năng hải hành,

bảo trì, trang bị, huấn luyện chiến đấu, kiểm soát đạn dược, các bằng cấp, chứng nhận cũng như

kinh nghiệm của thủy thủ.

Người ta e rằng có thể có các hành vi can dự của điều đuợc gọi là Cyber War (chiến tranh

điện toán). Đó là cách mà những người phe này dùng các software để quấy phá, vô hiệu hoá hệ

thống điện toán trên các chiến hạm của phe kia. Đó cũng là điều mà mấy tháng trước đây, Nga

đã lên tiếng đe dọa có thể tiêu diệt cả hạm đội Mỹ chỉ trong nháy mắt bằng các phương tiện điện

toán. Đô Đốc Richardson cho biết hiện chưa tìm thấy chứng cớ nào về việc các chiến thuyền Hoa

Kỳ là nạn nhân của Cyber War. Nhưng Jeff Stutzman, một chuyên viên phân tích từng hoạt động

trong lãnh vực này cho hay “có những yếu tố vượt ra khỏi những sai phạm do con người gây ra

trong các vụ này.”

Đến nhà thám hiểm Columbus cũng không được yên

Phong trào triệt hạ các di tích miền Nam do

nhóm tả khuynh, BLM, phóng túng hiện nay đang

lan dần trên nhiều tiểu bang tại Hoa Kỳ.

Đến ngay tượng Christopher Columbus cũng

không được yên ổn. Đêm 20 tháng 8, một nhóm

người cực đoan đã dùng búa tạ đập nát đài tưởng

niệm của Columbus từng có 200 năm nay ở Herring

Run Park, Baltimore. Bọn người này rêu rao rằng

họ chiến đấu chống lại điều mà họ gọi là văn hoá

của người da trắng tự nhận là thượng đẳng (Culture

of white supremacy). Những người này trùm kín mặt, mang theo những khẩu hiệu “Đập tan nạn

kỳ thị chủng tộc” hay “Tương lai sẽ là công lý về chủng tộc và kinh tế”

Ông Columbus là một nhà thám hiểm người Italian nhưng đi thám hiểm cho vương triều Tây

Ban Nha. Trong chuyến hải hành năm 1492, ông đã khám phá ra châu Mỹ. Nhưng ông lầm

29 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

tưởng rằng thuyền của ông đã đến xứ Ấn Độ. Do đó, ông gọi những thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ là

người Indian.

Những người đập tượng đã nói rằng những tượng đài của bọn chủ nô lệ và bọn giết người

làm cho họ thấy khó chịu. Họ đổ cho việc nghèo khó là đè năng lên người Mỹ gốc Phi Châu, và

những tượng đài này như là cái tát vào mặt họ.

Vài ngày trước đó, Hội Đồng Thành phố Baltimore đã bỏ phiếu đồng ý tháo bỏ tất cả các

tượng đài của nhân vật miền Nam từng được dựng lên trong thành phố. Trong đó có các tượng

những Phụ Nữ Confederate ở công trường Bishop Square Park, Nhóm tượng những người lính

và thủy thủ ở đại lộ Mount Royal, tượng ông Lee Jackson ở Wyman Park Dell và tượng Thẩm

phán Roger Taney gần đài kỷ niệm Washington.

Trong lúc đó ở tiểu bang Texas, trường Đại Học Texas ở

Austin đã âm thầm cho dời 4 tượng vì áp lực đe dọa của bọn

liberals. Tại Houston, một người đàn ông đã bị cảnh sát bắt giữ

khi đang chuẩn bị đặt chất nổ phá hủy một tượng của Richard

Dowling, một sĩ quan quân đội miền Nam trong công viên

Hermann thành phố.

Tại Thủ đô Washington, các cột trụ khổng lồ của đài kỷ niệm

Lincoln ở cũng bị bôi bẩn bằng sơn. Chúng vẽ cả biểu tượng búa

liềm màu đỏ lên một số tượng tại nhiều nơi.

Tại New Orlean, họ đã đòi phá hủy tất cả các tượng đài, và

thành phố đã chiều ý họ.

Những người liberals trên toàn quốc đã lập ra một

danh sách dài những nhân vật miền Nam mà họ sẽ yêu cầu

phả hủy tượng đài. Sau đây là vài vụ điển hình:

1. Bà Dân biểu Nancy Pelosi, thủ lĩnh khối thiểu số Hạ

Viện đòi bỏ hết tất cả những tượng các nhân vật miền Nam

trong toà nhà Quốc Hội Capitol, trong khi đó Thượng

Nghị Sĩ Cory Booker có hứa sẽ đề ra một dự luật để bỏ

hết các tượng này

2. Ông Wilbert Cooper của Vice News kêu gọi phá bỏ

núi Rushmore ở South Dakota. Trên núi này có tạc khuôn mặt 4 vị Tổng Thống nổi tiếng nhất

của Hoa Kỳ là George Washington, Abraham Lincoln, Thomas Jefferson, và Theodore

Roosevelt. Ông ta lập luận các tượng này là mối nguy hiểm cho nền dân chủ vì nó thần thánh hoá

những lãnh tụ đã coi dân da màu là hạ đảng!?

3. Tuần trước, Stacey Adams thuộc đảng Dân Chủ, ứng cử viên Thống Đốc Tiểu bang

Georgia, đòi phá hủy tượng Tổng Thống miền Nam Jefferson Davis và hai Đại tướng Robert

Lee, Thomas J. Jackson khắc nổi trên mặt núi đá Stone Mountain.

4.- Al Sharpton, người mục sư da đen nổi tiếng (toàn tiếng xấu quậy phá, trốn thuế…) thì đòi

chính phủ ngưng tài trợ cho đền kỷ niệm cố Tổng Thống Thomas Jefferson, vì theo ông ta, vị

Tổng Thống này là chủ nô lệ và hiếp dâm các cô gái nô lệ da đen.

5. Tuần trước, một nhóm người biểu tình tại tượng đài của Tướng Albert Pike tại

Washington, D.C. đòi hủy bỏ tượng này. Tướng Albert Pike của miền Nam, đã được Tổng

Thống President Andrew xoá tội và sau này trở thành lãnh tụ của Freemasonry.

6. Thống Đốc Viriginia Terry McAuliffe (DC) ra một bản tuyên bố kêu gọi Quốc hội Tiểu

Bang dời hết các tượng vào viện bảo tàng hay đem đi nơi khác vì theo ông, những tượng này

ngăn cản sự tiến hoá, sự hội nhập và bình đẳng ở Virginia!

30 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

7. Những người Liberals ở Durham, North Carolina đòi phá hủy hết các tượng. Hành động

cụ thể là họ đã kéo sập tượng người lính miền Nam trong tuần trước.

8. Hơn 150 người nhóm liberals kéo tới chân tượng John B. Castleman hôm thứ Hai đòi phải

dời tượng đi nơi khác. John B. Castleman chỉ là một sĩ quan miền Nam, và bức tượng này đã

được dựng lên năm 1913, tức hơn 100 năm trước đây.

9. William Bell, Thị trưởng thành phố Binghamton, Tiểu bang Alabama, đã ra lệnh che hết

các bức tượng những người lính và thủy thủ miền Nam ở công viên Linn Park. Hai năm trước,

thành phố Binghamton đã có những cố gắng để tháo bỏ các tượng này, nhưng đụng phải đơn

kiện của Tiểu Bang.

10. Thống Đốc Andrew Cuomo (DC) của New York tuyên bó ông đã cho dời tượng của 2

tướng Robert E. Lee và Stonewall Jackson vì ông cho hay New York chống lại sự kỳ thị!

Mới dây trên trang web Change.org, thấy xuất hiện một thư yêu cầu xây tượng ca sĩ nhạc

Rap người da đen là cô Missy Elliott để thay thế tượng ở gần góc đuờng Court và High Streets,

thành phố Portsmouth,Virginia! Thư thỉnh nguyện này đạt đến 27 ngàn chữ ký trong chỉ chưa tới

1 tuần.

Thị trưởng Portsmouth John Rowe còn nói rằng phải dời các tượng danh nhân miền nam vào

các nghĩa địa vì đó là nợi thích hợp nhất cho các tượng này (perfect place for it).

Giáo Hoàng Francis kêu gọi bảo vệ di dân

Trong khi các nước Âu Châu khốn đốn vì vụ di dân từ

các nước Hồi Bắc Phi và Trung Đông gây loạn và khủng bố,

thì Giáo Hoàng Francis mới đây đã lên tiếng yêu cầu các

quốc gia hảy bảo bọc di dân. Theo ông an toàn của các cá

nhân con người phải đuợc đặt lên trên an ninh quốc gia!!!

Ông cũng kêu gọi không được trục xuất di dân. Ông

thách đố các nhà lãnh tụ chính trị hãy thực thi điều này trên

các văn bản.

Ông quên rằng an ninh quốc gia bao gồm an toàn cho

hàng ngàn, hàng triệu người dân trong nước. Và sự an toàn của công dân phải đặt ưu tiên hơn sự

an toàn của người di dân từ xứ khác đến.

Trên các trang mạng xã hội, có nhiều người viết câu đề nghị Giáo Hoàng hãy rước đám di

dân này về Vatican ở, vì cung điện Vatican nguy nga, có thể chứa thêm hàng ngàn người.

Cuối tuần trước, một nhóm khủng bố đã thực hiện việc dùng xe van lái với tốc độ 60 dặm/giờ

để ủi vào những du khách tại một địa điểm du lịch tại thành phố Barcelona, phía Đông Bắc nước

Tây Ban Nha. Vụ này làm 13 người chết và hơn 120 người bị thương nặng nhẹ. Tên lái xe là một

người gốc Morroco, một nước ở Tây Bắc Phi Châu.

Ngoài ra, lai rai còn vài vụ khác ở Âu Châu như vụ một tên khủng bố dùng dao chém người ở

Na Uy

Hiến Chương Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn thay đổi?

Tuần qua, sóng gió lại nổi lên ở Cộng Đồng người Việt vùng Hoa Thịnh Đốn.

Người Việt tị nạn sống tại thủ đô và hai tiểu bang lân cận Virginia, Maryland rất đông. Nơi

đây kết tụ nhiều tinh hoa của người Việt tị nạn. Vì Washington là thủ đô của nước Mỹ, nên là

trung tâm sinh hoạt chính trị quan trọng nhất. Người Việt từ hàng chục năm qua đã bầu chọn ra

31 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

một tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia vùng Thủ Đô để nói lên tiếng nói chống Cộng của

mình. Trong bản Hiến Chương của CĐNV Hoa Thịnh Đốn, cũng như các bản Hiến Chương của

các CĐ Người Việt khác trên toàn quốc, đều có ghi một điều căn bản trong chương đầu tiên. Đó

là xác định tổ chức mình là một Cộng đồng chống Cộng. Và điều căn bản này là lý lịch, là lập

trường của người Việt tị nạn, nó là bất di bất dịch, không bao giờ được thay đổi.

Điều 1 và 2 trong Chương1 (Khái Niệm) của

CĐVN Vùng Washignton, DC, Maryland và

Virginia có ghi như sau: “Điều 1. Cộng Đồng

Việt Nam Vùng Washignton, DC, Maryland và

Virginia (gọi tắt là Cộng Đồng Việt Nam) là

một Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Chống

Cộng với những yếu tính như sau:… Điều 2.

Cộng Đồng Việt Nam do kinh nghiệm lịch sử

còn là 2.1. Một Cộng Đồng Tỵ Nạn Cộng Sản;

2.2. Quốc Gia; và 2.3. Chống Cộng. Hiến Chương Cộng Đồng Washington trong

Chương Tám: Tu Chính và Giải Tán, Điều 21 ấn

định : Chương Dẫn Nhập, Chương Một,

Chương Hai và Chương Ba không thể sửa đổi.

Thế nhưng không rõ lý do nào mà trong bản

Hiến Chương Cộng Đồng Washington DC,

Maryland và Virgina mới được tu chính, tất cả

những chữ “Chống Cộng” đã hoàn toàn biến

mất trong tất cả 3 chương Dẫn Nhập, chưong 1

và 2. Bản Tu chính này được ông Nguyễn Văn

Thành soạn và đã được ông Đinh Hùng Cường,

Chủ Tịch cùng Văn Phòng Thường Trực thông qua.

Đây là một sự thay đổi rất quan trọng. Lý lịch thì vẫn là “Người Việt tỵ nạn Cộng Sản”,

nhưng lập trường thì không còn “chống Cộng” nữa.

Giữa hai nhóm chữ “Người Việt không Cộng Sản/tỵ nạn Cộng Sản” và “chống Cộng” khác

nhau rất xa. Khi bỏ hai chữ “Chống Cộng”, thì như là mở lối để mon men đến gần, làm bạn, kết

giao, ăn nằm với Cộng Sản. Chúng tôi xin lấy một thí dụ rất cụ thể để chứng minh điều này.

“Ông A không là đàn bà”; nhưng ông A không tuyên bố “chống lại đàn bà”; vậy ông A vẫn yêu

thương, mê mẫn vì đàn bà được chứ?

Dằng sau là âm mưu gì?

Việc thay đổi trong Hiến Chương của Cộng Đồng Washington dã gây phẫn nộ từ nhiều phía.

Nhưng chúng tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm từ khi ông Đinh Hùng Cường dùng mọi mánh

khoé để ra làm Chủ Tịch. Xin trở về quá khứ một năm trước đây để phán đoán.

1.- Quy chế bầu cử của Cộng Đồng Washington là theo cách bầu cử tri đoàn. Các cử tri đoàn

là các tổ chức, hội đoàn hợp pháp tại địa phương có ghi danh sinh hoạt với Cộng Đồng. Từ vài

chục hội đoàn có sẵn, trong mùa bầu cử năm ngoái, đột nhiên có thêm khoảng 35 hội đoàn mới

ghi danh vội vã; mà đa số là các hội do gia đình và bạn bè ông Đinh Hùng Cường mới xin giấy

phép hoạt động, trong đó có những cơ sở kinh doanh vụ lợi chứ không mang tính chất hội đoàn.

32 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Có hội chỉ có 1, 2 hội viên là người đứng đơn mà thôi. Như thế, nhờ vào số hội đoàn mới này,

ứng cử viên Đinh Hùng Cường đã thắng cử với đa số áp đảo.

2.- Bản thân ông Đinh Hùng Cường, đã lấy danh nghĩa Hội Trưởng của một hội ma để ra ứng

cử Chủ Tịch Cộng Đồng. Đó là hội có tên Hội Người Việt Quốc Gia vùng Hoa Thịnh Đốn thành

lập năm 1988, đã ngưng hoạt động từ 28 năm nay. Dĩ nhiên, hội này chưa hề ghi danh sinh hoạt

với Cộng Đồng Washington!

3.- Chúng tôi ghi nhận thiện chí, tinh thần hăng say của

những người đem thân ra gánh vác công việc cộng đồng.

Nhưng hăng đến mức phải dùng thủ đoạn trí trá để thắng

cử thì bất cứ ai cũng phải đặt một dấu hỏi rất lớn. Đó là họ

có mưu đồ gì đây? Ai đứng sau lưng họ đây? Chúng tôi

dưa ra đây tấm ảnh trong tiệc ăn nhậu, bên trái ông Cường

là Điếu Cày, bên phải là Hoàng Tứ Duy của Việt Tân để

quý vị nhận định. Một hình khác cho thấy mức than mật

của bà Đinh Hùng Cường và anh “bộ đội” Điếu Cày!

4.- Và trong thời gian qua, như để chuẩn bị cho âm

mưu xoá bỏ chủ trương và mục đích “chống Cộng”, tổ

chức Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn đã không hề có phản ứng tích cực trước

các hành động thách thức của Việt Cộng, như vụ Hùng Cửu Long mặc áo

đỏ xuất hiện ở Maryland và Vũ Trọng Khá mang cờ đỏ xuất hiện ở khu

Eden, Virginia; ngoài ra trước đây còn có vụ “ca sĩ” Mai Khôi đòi dẹp

Quốc Kỳ VNCH trước một cử toạ gồm nhiều nhân sĩ của Cộng Đồng cũng

ở Hoa Thịnh Đốn.

5.- Việc thay đổi trong Hiến Chương Cộng Đồng Washington sẽ làm

ảnh hưởng xấu đến nỗ lực chống Cộng chung của tất cả người Việt tị nạn;

nhất là trong giai đoạn mà Việt Cộng và Việt Gian đang tìm mọi cách thao

túng.

6.- Do đó, phụ họa với tiếng nói của nhiều đoàn thể khác, Cộng Đồng

Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã ra bản tuyên bố phản đối sự thay đổi lập

trường của ông Đinh Hùng Cường và vài vị trong Ban Chấp Hành Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn.

Bản tuyên bố lần nữa khẳng định lập trường chống Cộng dứt khoát. Điều này phải luôn là kim

chỉ nam, bất biến trong tất cả các bản Hiến Chương của các tổ chức Cộng Đồng và trong mọi

sinh hoạt chính trị, xã hội của người Việt tị nạn Cộng Sản. Đồng thời kêu gọi các tổ chức Cộng

Đồng, Đoàn Thể của người Việt Tị nạn cùng lên tiếng trước âm mưu xoá bỏ lằn ranh Quốc Cộng

của ông Đinh Hùng Cường và tổ chức Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn.

Ông Đinh Hùng Cường, trong một lá thư ngỏ, cứ vu khống cho người khác là những phần tử

vì lý do riêng tư phá hoại cộng đồng. Thưa quý vị, những việc sai trái ông ta làm có đầy đủ bằng

cớ, từ video đến văn bản; nhưng không nghe ông ta biện bạch, cải chính. Chúng tôi chưa hề

quen, biết, tiếp xúc với ông. Chỉ biết đến ông qua vụ xe hoa có trang trí cờ đỏ sao vàng ở 4 góc

do gia đình ông thực hiện mấy năm trước đây. Vậy thì giữa ông Cường và chúng tôi, có lý do

riêng tư gì? Và giữa ông và những người phê bình ông, ai là phần tử phá hoại cộng đồng đây?

Thưa ông?

Nỗi khổ của những người làm nghề Nails

33 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Theo thống kê từ các tiểu bang, thành phố, có từ 70 đến 80 phần năm người làm nghề nails là

người Việt. Điều này không lạ, vì những phụ nữ Việt khi đến Mỹ - nhất là những người mới đến

Mỹ trong các thập niên gần đây - không có nhiều khả năng kinh nghiệm trong các công việc

khác ngoài sự khéo tay và chịu khó. Ngoài ra hàng rào ngôn ngữ cũng giới hạn họ trong khi xin

việc ở các công ty, hãng xưỡng hay công việc văn phòng.

Đi đến bất cứ thành phố nào, qua các khu buôn bán nào, chúng

ta cũng thấy nhan nhãn những tiệm Nails với các phụ nữ Việt trẻ có

lớn tuổi có. Hầu như gia đình nào cũng có con cháu, bạn bè đang

làm việc trong lãnh vực hái ra tiền này.

Nhìn bên ngoài, ai cũng thấy họ làm ra tiền, sắm xe sang trọng,

ăn diện như các tài tử, ca sĩ. Nhưng ít ai biết bên trong họ cũng có

những nỗi khổ tâm mà không biết cách nào giải quyết.

Đó là nạn bóc lột của giới chủ nhân. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết

về luật pháp, sự yếu kém về ngôn ngữ; và nhất là tâm lý cầu an, lo sợ mất việc của những phụ nữ

làm nails, giới chủ nhân đã ép họ phải làm nhiều giờ trong ngày có khi lên tới 12 tiếng, mà

không trả tiền phụ trội theo luật định. Việc này gây ảnh hưởng không ít đến sinh hoạt gia đình, vì

các bà các cô, ai cũng có con nhỏ cần chăm sóc. Các chủ tiệm nails không trả lương cho thợ theo

mẫu W-2, nên thợ không có bảo hiểm và khi mất việc, không xin đuợc tiền trợ cấp. Ngoài ra, họ

còn khấu trừ một khoản tiền trên các sản phẩm mà người thợ nails dùng để làm nails cho khác.

Đúng ra, những thứ này phải do tiệm nails đài thọ. Một bà đã cho chúng tôi biết rằng sau khi làm

một bộ nails, khách trả $25, nhưng chủ chỉ ghi $23. Họ giải thích $2 là tiền lọ thuốc mà người

làm nail sử dụng, trong khi thực giá lọ này chỉ có 50 cents. Có những chủ tiệm còn trừ vào lương

thợ mỗi ngày 5 đô la (trừ tiền mặt), coi là tiền clean up. Nhưng khi trả công cho người dọn dẹp,

họ trả bằng chi phiếu mà sau này tính vào chi phí để trừ thuế.

Những người liên lạc với chúng tôi yêu cầu lên tiếng giùm. Nhưng đó không phải là việc đơn

giản. Vì mỗi thành phố, tiểu bang đều có những luật lệ và quy định riêng về lao động. Bộ hay Sở

Lao Động địa phương là nơi mà các vị cần tiếp xúc để khiếu nại trước hết.

Cũng như trong bất cứ cuộc đấu tranh cho quyền lợi nào, những nạn nhân phải là người khởi

xướng. Sau đó, những hội đoàn mới có cơ sở để yểm trợ. Sự không rành pháp luật và nỗi lo bị

chủ đuổi việc làm cho những nạn nhân không dám làm điều gì mà chỉ biết cầu cứu người khác.

Theo chúng tôi, một cây đũa lẻ loi có thể bị bẻ gẫy. Nhưng ghép vào một bó, sẽ mạnh thêm

nhiều. Các bà các cô cần xúc tiến thành lập hội ái hữu trước, rồi sau đó tiến tới nghiệp đoàn.

Việc cũng khá đơn giản. Hãy tìm đến nhau, rỉ tại, vận động, tổ chức các buổi gặp gỡ thân mật rồi

kết giao, bàn bạc việc đấu tranh. Cần hy sinh chút tài chánh thuê mướn một luật sư giỏi để giúp

mình.

Nếu đa số các bà, các cô đồng loạt lên tiếng, các chủ tiệm sẽ phải nhượng bộ.

Nợ Quốc gia: 8 năm Obama từ dưới 10 ngàn tỷ lên gần 20 ngàn tỷ. Giữa năm 2016 là 19.5

ngàn tỷ, cuối năm 2016, Obama bàn giao suýt soát 20 ngàn tỷ. Hiện nay, sau gần 8 tháng cầm

quyền của Tổng Thống Trump, coi như không

tăng $19,912,961,759,633.

34 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 09-02-2017

Lần này thì phải phản ứng thôi!

Kim Jong Un, sau hơn một tuần lặng tiếng, hôm thứ Ba đã

cho thử một hoả tiễn mới. Lúc 6 giờ địa phương ngày 29

tháng 8, Bắc Hàn phóng lên một hoả tiễn tầm trung ngang

ngửa hoả tiễn Hwasong 12, từ một bệ phóng gần thủ đô

Pyongyang của Bắc Hàn. Lần này dường như nhắm vào sườn

phía Tây Hoa Kỳ.

Hoả tiễn này đã bay xa đền 1680 dặm, bay vòng qua trên

đảo Hokkaido của Nhật để rồi rớt xuống Thái Bình Dương.

Với khoảng cách từ Bắc Hàn đến Mỹ là gần 6900 dặm, thì dĩ nhiên còn rất xa mới với tới được

lục địa Mỹ. Nhưng với tầm xa đó, thì rõ ràng các đảo của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương có thể

đang ở trong sự đe dọa trực tiếp của Bắc Hàn. Nhưng kết quả này và việc hoả tiễn bay qua đầu

Nhật Bản phải là mối nguy hiểm cận kề cho đảo quốc Nhật.

Toà Bạch Cung đã ra một thông cáo trong đó viết rằng: “Thế giới đã nhận từ Bắc Hàn một

thông điệp rõ ràng rằng họ đang đe dọa các nước láng giềng, các nước thành viên của Liên

Hiệp Quốc. Đây là một việc làm vi phạm tiêu chuẩn tối thiểu trong hành xử quốc tế mà không

thể chấp nhận được.” Tổng Thống Trump cũng lập lại rằng, Hoa Kỳ đã có sẵn các biện pháp

ứng xử thích đáng. Nhưng khi nào thi hành thì chúng ta chưa biết trước đuợc.

Tổng Thống Trump cũng đã điện đàm tức khắc với Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe. Hai ông

cùng đồng ý phải gia tăng áp lực dối với Bắc Hàn và thúc đẩy các quốc gia khác cùng làm như

thế. Tổng Thống Trump nói: “Sự việc Bắc Hàn Đe dọa và gây bất ổn chỉ làm cho họ càng bị cô

lập thêm trên chính trường quốc tế.”

Về phía Nga, tình hình có vẻ như không có gì. Nga giữ thái độ im lặng. Nhưng chớ coi

thường đó là triệu chứng làm lơ đó. Thật ra, Nga đang có những quan tâm lớn đến vùng đất được

gọi là Hermit Kingdom ở ngay ngả ba biên giới Nga, Tàu và Bắc Hàn. Vùng này, theo bài trước

chúng tôi có nhắc đến, là có những mỏ kim cương, mỏ vàng lớn nhất nhì của Nga. Biên giới giữa

Nga và Bắc Hàn tuy chỉ có 11 dặm nhưng rất quan trọng. Người của hai nước qua lại trên chiếc

cầu Hữu Nghị (Friendship Bridge) bắc qua con sông Tumen. Một con đuờng sắt dài 6383 dặm

được xây dựng để những con tàu đi từ Pyongyang đến Moscow mà chỉ có người Nga và Bắc Hàn

là hành khách mà thôi. Nga từng ủng hộ Bắc Hàn bằng cách dùng những phi cơ phóng pháo TU-

95 có biệt danh là “con gấu” bay trên vùng không phận biển Nhật Bản, Hoàng Hải, Biển Đông

Trung Hoa và cả Thái Bình Dương. Biệt danh Con Gấu là tên một hệ thống triển khai nguyên tử

của Nga. Phóng pháo cơ Nga có các loại chiến đấu cơ Sukhoi 35-S và loại A-50 hộ tống. Cả

Nhật và Nam Hàn đã cho chiến đấu cơ lên kè sát TU-95 để canh chừng nếu Nga tỏ thái độ hiếu

chiến. Thoạt nhìn, người ta suy đoán rằng Nga đang muốn thăm dò phản ứng của phía Mỹ, Nhật

và Nam Hàn. Nhưng ngoài ra, Nga còn một ý đồ khác nhắm vào Bắc Hàn nữa.

35 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Điều này hé lộ cho chúng thấy ảnh hưởng của Nga đối với Bắc Hàn mà ngày nay, khó đoán

được hai bên sẽ xử trí ra sao trong hoàn cảnh nóng bỏng hiện nay. Trong nhiều mức độ, Nga

cũng có những đáp ứng với các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn và Trung Cộng.

Nhưng sự việc cho phóng pháo TU-95 lên vùng trời ở Á Châu còn có nghĩa Nga muốn chứng tỏ

sức mạnh của mình, nếu Mỹ cứ muốn cấm vận Nga, chứ không phải là nhằm giúp Bắc Hàn

phòng vệ đâu.

Còn phản ứng của Nam Hàn và Nhật thì sao?

Trong tuần, bất chấp lời đe dọa của Kim Jong Un, một

cuộc tập trận bằng đạn phối hợp giữa quân đội Hoa Kỳ và

Nam Hàn vẫn cứ tiếp diễn. Cuộc tập trận bắt đầu ngày 21

tháng 8, và kết thúc vào ngày 1 tháng 9 như dự định.

Ngoài ra, như một sự trả lời, Nam Hàn vừa cho bốn chiếc

F-15 thực tập ném 8 trái bom MK-84 vào một mục tiêu ở

ngay phía bắc, sát biên giới với Bắc Hàn. Đó đuợc xem là lời

cảnh báo Bắc Hàn sau khi họ vừa phóng hoả tiễn qua Thái

Bình Dương như nói ở trên. Đại Tá Lee Kuk-No của quân đội Nam Hàn tuyên bố với phóng viên

Reuter rằng: “Nếu Bắc Hàn đe dọa an ninh của dân chúng Nam Hàn và liên minh Mỹ- Hàn

bằng bom nguyên tử, thì ngay lập tức Nam Hàn sẽ tiêu diệt lãnh tụ Bắc Hàn với những phương

tiện có sẵn.”

Tại Tokyo, thủ đô nước Nhật, các bích chương lớn được dựng lên với hình ảnh các hoả tiển

của Bắc Hàn như nhắc nhở dân chúng về mối nguy này. Quân đội Nhật cũng thực hiện một cuộc

tập trận và thử nghiệm hệ thống hoả tiễn PAC-3.

Thủ Tướng Shinzo Abe lên án rất mạnh hành vị của Bắc Hàn, coi đó là một mối đe dọa

nghiêm trọng, nhằm phá hoại sự quân bình và an ninh khu vực. Thủ Tướng Abe kêu gọi Hội

Đồng Bảo An LHQ phải triệu tập một cuộc họp ngay lập tức và đã điện đàm với Tổng Thống

Trump như đã nói ở trên. Tổng Thống Trump, tuy chưa có tuyên bố gì ra công luận, nhưng đã

cam kết 100% dứng bên cạnh Nhật Bản. Nhật cũng nhận được sự đồng thuận tương tự từ Nam

Hàn. Thông Tấn Xã Nam Hàn Yonhap có cho biết ba nước Mỹ- Nhật – Nam Hàn đồng ý sẽ có

biện pháp cứng rắn và cùng hợp tác chặt chẽ. Cả Hội Đồng Bảo An LHQ cũng ủng hộ việc này.

Cơn bão lớn nhất từ hàng chục năm nay

Sườn phía đông Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các Tiểu Bang

Louisiana, Texas, Florida là nơi mỗi năm có nhiều cơn

bão lớn nhỏ tràn vào.

Tháng 8, 2005, cơn bão Katrina lúc đầu tốc độ gió 65

km/giờ, tầm gió rộng nhất lên đến 55 km quét sạch một

vùng xa đến 138 km. Nhưng khi nó tập trung lại thì trở

thành cấp 5, tốc độ gió lên đến 280 km/giờ. Khi Katrina

đổ bộ lên thành phố New Orlean, mức độ đã giảm còn cấp

3 với tốc độ gió 193 km/giờ nhưng đủ làm chết 1833

người, gây thiệt hại vật chất đến 108 tỷ đô la. Sự thiệt hại nhân mạng và vất chất cao là do các

đê thấp và bị vỡ ra, làm cho cả vùng rộng lớn chìm trong biển nước mênh mông. Từ đầu thế kỷ

21 đến nay, Hoa Kỳ đã trải qua 22 cơn bão lớn khi đổ bộ là từ cấp 1 đến cấp 4. Từ 2010 đến nay

36 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

trước Harvey, có 3 cơn bão Irene, Isaac và Sandy tuy vô cùng dữ dội, nhưng khi đổ bộ vào đất

liền, đạ hạ xuống cấp 1.

Nhưng cuối tháng 8 năm nay, cơn bão cấp 4 Harvey vừa đổ bộ vào vùng biển Corpus Christi

được xem là mạnh liệt nhất từ hàng chục năm nay ở Mỹ từ 2005; và là dữ dội nhất ở Tiểu bang

Texas từ 50 năm nay.

Thành phố Houston, lớn hàng dầu của Mỹ đã bị ngập lụt. Các xa lộ dẫn vào thành phố bị

đóng vì nhiều nơi đất xoáy lở. Thành phố nhỏ Port Aransas, với 3,800 dân, là nơi bị năng nhất vì

bị cơn bão đổ bộ lên đó. Hiện nhà chức trách địa

phương cho hay chưa thể xác định mức tổn thất vì

cảnh sát và các xe cơ giới nặng không vào được

thành phố.

Thành phố Houston và các vùng phụ cận có diện

tích khoảng 10,000 square miles (25,900 sq.

kilometers), lớn hơn thành phố New York và hơn cả

Tiểu bang New Jersey. Có cả 1700 dặm những song

ngòi, kênh lạch chằng chịt trong khu vực. Tất cả đều

đổ ra vịnh Mexico chỉ cách trung tâm thành phố

Houston có 50 dặm về phía đông nam.

Đài truyền hình khí tượng cảnh báo rằng với lượng mưa kỷ lục 49 inches hiện nay, thì đây sẽ

là vụ lụt lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lượng mưa này (2 inches mỗi giờ), theo ông Edmond

Russo thuộc Công Binh Hoa Kỳ, chỉ diễn một lần trong mỗi 1000 năm. Nó có nguy cơ làm rò

nước tại hồ chưa nước ở hai cái đập có tuổi đã 70 năm dùng để che chở cho Houston. Nuớc ở hai

hồ này dâng lên mỗi giờ là 6 inches. Vì thế, chính quyền đã cho xả nước ở hai hồ chứa Addicks

và Barker như để bảo vệ cho khu vực các cơ sở doanh thương; và việc này làm tăng lên tai họa

cho cư dân trong vùng.

Tại nhiều nơi trong thành phố, nước dâng ngập đến tầng hai các cao ốc. Nhiều gia đình phải

leo lên tận mái nhà để tránh lụt.

Sau khi đổ bộ và gây lụt lớn, bão Harvey còn luẩn quẩn ở vùng vịnh Mexico và có cơ may

quay lại lần nữa ở bờ biển Hoa Kỳ vùng đông nam Texas.

Trong khi ở vùng ngoại ô Dickinson có lệnh di tản bắt buộc thì Thị trưởng Houston Sylvester

Turner bị ta thán vì đã không cho lệnh dân di tản dân Houston. Ngày 24/8/2017, Thống Đốc

Greg Abbott của Texas cảnh báo dân Houston nên di tản tránh bão Harvey. Qua ngày sau,

25/8/2017, ông Thị Trưởng thì lại nói nên nghĩ kỹ trước khi di tản. Thống đốc đã nhiều lần gọi

cell phone của ông Turner để cho biết "...tiểu bang sẽ giúp đỡ bất cứ những gì ông cần đến".

Nhưng ông Turner vẫn lờ đi. Dó là do sự tính toán sai lầm của ông khi cho hay thành phố

Houston không nằm trên đuờng đi của cơn bão. Và hậu quả ra sao ai cũng thấy. Sau này, ông ta

không ngừng biện bạch cho rằng việc di tản cả triệu dân sẽ gây ra những hỗn loạn và nguy hiểm

hơn việc họ phải ở lại chịu đựng cơn bão. Ông vẫn khư khư cho rằng việc không bắt buộc dân di

tản là một quyết định đúng đắn.

Những thiệt hại sơ khởi

Và hậu quả là cơn bão làm cho hàng chục ngàn dân cư Houston phải khốn khổ tìm vào các

khu tạm trú. Hiện Houston Convention Center đang chứa đến 10 ngàn người mà phương tiện thì

ở dưới mức có thể chu cấp. Khoảng 300 ngàn người bị mất điện. Thống Đốc Texas là Greg

Abbott cho hay phải mất nhiều ngày mới có thể vãn hồi điện lực. Các nhà máy lọc dầu cũng

37 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

đóng của và giá dầu tăng lên chứng 10 cents một gallon. Phi trường Quốc Tế George Bush bị

tràn ngập nên trở thành bất khiển dụng. Một nhà máy hoá chất có nguy cơ nổ hoặc xì hơi

Peroxide vì các lò nóng lên. Thiệt hại vật chất khoảng 35 tỷ đô la. Hơn 130 ngàn toà buildings

(1/10 của Harris County) bị ngập nước và hư hại.

Có đến hơn 80 phần trăm nhà cửa ở Houston không có bảo hiểm về lụt lội.

Thống Đốc Greg Abbott đã điểu động hơn 17 ngàn lính đến vùng bị lụt để cấp cứu và giữ trật

tự. Đây là cuộc điều động quân sĩ lớn nhất Tiểu bang Texas từ trước đến nay. Tại chỗ, đã có hơn

3000 nhân viên cảnh sát. Lực lượng Duyên Phòng cho hay họ đã vớt đuợc hơn 3000 người vừa

bằng thuyền vừa bằng phi cơ trực thăng. Trung tâm hành

quân của họ đã nhận đến trung bình hơn 1000 lời kêu cứu

mỗi giờ.

Một gương hy sinh đáng nêu lên. Đó là việc nhân viên

cảnh sát 60 tuổi Steve Perez, vì nóng lòng với trách nhiệm, đã

bươn chải rời nhà ra đi giữa cơn bảo và đã bị nước cuốn đi

trong chiếc xe cảnh sát của ông.

Một hình ảnh đẹp gây xúc động đặc biệt. Đó là cảnh một

cảnh sát viên, ông Daryl Hudeck đã cứu hai mẹ con ra khỏi

căn nhà bị ngập lụt. Ông đang bế trên tay một phụ nữ gốc Việt lội bì bõm qua khúc nước ngập,

và phụ nữ này lại đang ẳm đứa con chừng hơn 1 tuồi của mình. Người phụ nữ may mắn này tên

là Catherine Phạm.

Cho đến nay, chính quyền chỉ mới xác nhận khoảng 47 người chết trong đó có một bà già khi

một cây to bị dổ, đè lên cái nhà mobile home của bà ở thành phố Porter. Nhưng còn rất nhiều

người mất tích mà chưa xác định đuợc số phận. Có một gia đình 6 người bị kẹt trong một xe van

bị nước cuốn đi ở Greens Bayou phía đông Houston. Trong xe này có 4 trẻ em; người lái xe thì

thoát ra được. Hôm thứ Tư đã tìm ra chiếc xe và xác các nạn nhân. Một nhân viên khách sạn

cũng bị nước cuốn đi khi anh ta đang giúp di tản khoảng 100 người vừa khách trú vừa nhân viên

của khách sạn. Cũng chỉ mới có 14 người bị thương đuợc ghi nhận.

Chính quyền đang kêu gọi bất cứ ai có phương tiện hữu hiệu như ghe, xuống hãy tham gia

cứu vớt người bị kẹt tại các khu dân cư. Để đáp ứng, dân chúng các vùng an toàn ở Louisiana đã

gửi đến Houston đoàn cứu trợ gồm hàng chục ghe máy mà họ gọi là Cajun Navy. Toán này đã

hoạt động rất có hiệu quả khi Louisian bị bão lụt trước đây. Hiện chúng tôi được biết các tổ chức

Cộng Đồng ở Texas đang tổ chức quyên góp, cứu trợ. Cộng Đồng Georgia cũng đã lập ban cứu

trợ.

Những tiêu cực

Nạn hôi của đã xảy ra tại nhiều nơi. Những căn nhà hay

cửa tiệm ở các nơi bị lụt đã bị từng toán người xấu đột nhập

cướp bóc tài sản. Giám Đốc Tư Pháp Harris County Kim Ogg

và Montgomery County Brett Ligon đã tuyên bố rằng luật

pháp của Texas sẽ kết án đến chung thân cho những tội phạm

hôi của, cướp giật, trộm cắp trong hoàn cảnh thiên tai như thế

này. Các phạm nhân sẽ bị xử ngay sau khi bị cảnh sát bắt

được. Kim Ogg nói: “Bất cứ kẻ nào lợi dụng tình cảnh bão lụt

38 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

để xâm nhập tư gia hay các tiệm buôn cần biết rằng pháp luật sẽ trừng trị thẳng tay. Phạm nhân

sẽ bị truy tố ngay lập tức. Chúng ta không thể để cho các nạn nhân thiên tại lần nữa trở thành

nạn nhân của bọn bất lương”

Hiện có gần 2 chục tên trộm cướp đang bị bắt giữ, Ở Brazoria County, chính quyền đã ban

hành lệnh giới nghiêm từ tối thứ Ba.

Cũng có nhiều cửa hiệu thực phẩm lợi dụng tình trạng khốn khó mà tăng giá hàng. Điển hình

là siêu thị Mỹ Hoa trên đuờng Bellaire đã treo giá một ổ bánh mì là 1.50 đô la (trong khi đó giá ở

siêu thị Mỹ HEB là 20 xu một ổ)

Ngoài ra, có tin cho hay một giáo sư Đại Học ở Tampa, Florida đã bị dân chúng miệt thị vì

có lời phát biểu bất nhẫn đối với những người đang chịu tai ương. Đó là Ken Storey, thuộc phe

Dân Chủ dạy môn Xã Hội Học. Ông ta đã viết trên trang tweeter cho rằng những người Texas

đang bị nạn là vì đã bỏ phiếu ủng hộ Đảng Cộng Hoà, coi như đây là quả báo cho hành vi chính

trị của họ. Ông ta còn viết thêm rằng: “Hy vọng qua tai ương này, họ sẽ nhận ra rằng Đảng

Cộng Hoà chẳng giúp gì cho họ.” Một người đã phản ứng lại và hỏi ông ta: “Thế còn dân

Florida có đáng bị trừng phạt bằng thiên tai hay không?” (Dân Florida đa số đã ủng hộ Cộng

Hoà. Ông Storey ngang ngược đáp rằng: “Đúng thế, những ai ủng hộ Trump đều đáng bị phạt.”

Việc làm tệ hại, tàn ác này của Storey đã dẫn đến việc mất chỗ dạy ở trường Đại Học cho dù

ông ta đã lên tiếng xin lỗi và xóa lới nói bất nhân trên trang twetter

Hôm thứ ba, Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melanie đã bay đến Corpus Christi

và Austin (Texas) để theo dõi tình hình tại chỗ. Phe Dân Chủ lại phê bình ông Trump đến quá

sớm! Rồi lại có người moi móc chuyện bà Trump khi xuống phi cơ mang đôi giày cao gót ra

châm biếm. Chúng tôi đã thấy hình bà Melanie khi vào nơi họp với viên chức cứu trợ đã thay đôi

cao gót bằng đôi giày thể thao.

Các nhà dự báo khí tượng cho hay cơn bão sẽ di chuyển về phía đông đến Tiểu Bang

Mississippi hôm thứ Năm. Như thế, Louisiana lại nằm trên đuờng tàn phá của Harvey vào kỷ

niệm 12 năm Tiểu bang này bị hoành hành bởi cơn bão Katrina. Harvey chưa yên, thì cơn bão

Irma đang hình thành ngoài Đại Tây Dương và sẽ đổ bộ vào giữa tuần tới. Hy vọng cấp độ ngẹ

hơn nhiều.

Địa đạo “Củ Chi” ở biên giới Mỹ-Mexico

Giới chức quân sự Mexico cho hay họ đã khám phá ra

một đường hầm để chuyển lậu người từ thành phố Tijuana

của Mexico vào Mỹ ở gần San Diego, California. Đường

hầm này bắt đầu từ bên trong một nhà kho và điểm đến là

bên này hàng rào biên giới trên dất Hoa Kỳ. Cơ quan công

lực Mexico đã được một ngưòi cấp báo khi người này thấy

xuất hiện nhiều người có vũ trang ở khu vực nhà kho.

Trong những năm gần đây, có nhiều đuờng hầm trong số

hàng trăm đuờng hầm chuyển dân lậu và ma tuý đã bị phát

giác. Cũng một năm trước, vào tháng 8, 2016, cảnh sát đã tìm ra đường hầm dài 30 mét từ Tiểu

bang Sonora của Mexico, chạy đến Tiểu bang Arizona của Mỹ. Tháng 4 năm nay, cũng phát giác

một hầm dài đến 800 mét từ Tijuana đến thành phố Otay Mesa của California. Nhiều đuờng hầm

đuợc mắc điện, quạt thoát hơi, cả đến đuờng rầy và những toa goòng để chuyển hàng tấn ma túy.

Thông thường, bọn dân lậu được chuyển qua lối những đuờng ống cống nằm bên dưới biên giới

mà ít khi đuợc đi qua những đuờng hầm lớn. Vì lợi nhuận từ việc chuyển người không đáng kể

39 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

so với việc buôn bán ma tuý. Vả lại, bọn buôn lậu ngại những dân lậu bị bắt sẽ khai ra các hầm

này.

Trong một vụ mới nhất gần đây, Lực Lượng Tuần Phòng của Mỹ đã bắt giữ 23 người bất hợp

pháp. Nhưng bọn này trốn thoát và đã dẫn đến việc truy lùng. Cuối cùng lại bắt được 30 người

xâm nhập bất hợp pháp trên đuờng phố San Diego. Trong số dân lậu vừa đàn ông lẫn đàn bà có

23 người Tàu và 7 người Mexican. Khi cảnh sát đến gần, những dân lậu này chạy ngược lại

miệng hầm đã đuợc phủ ngụy trang bằng những cành cây. Từ miệng hầm, có một cái thang gỗ đi

sâu xuống để vào con đuờng hầm chạy về phía Mexico. Cảnh sát không cho hay hầm này dài

rộng ra sao. Có lẽ do tiền trả của những người Tàu này cao (20 ngàn mỗi đầu người từ Trung

Hoa đến Mỹ), nên họ được đi trên “xa lộ” rộng và tiện nghi hơn cách chui qua các ống cống.

Con số dân vượt biên giới người Trung Hoa bị bắt đã gia tăng từ 4 người trong năm 2013, lên

đến 48 năm 2015, và leo lên số 861 trong năm ngoái. Chỉ từ 31 tháng 7, 2017 đến nay, đã có 193

người Tàu bị bắt khi chui qua đuờng biên giới Mỹ-Mexico. Dân Tàu đã xâm nhập vào Mỹ bất

hợp pháp từ những năm cuối thế kỷ 19. Năm 1882, Hoa Kỳ ban hành đạo luật cấm không do di

dân Tàu vào Mỹ theo các hợp đồng lao động trong 6 thập niên. Nhưng họ vẫn tìm cách vào Mỹ

bằng đủ mọi phương tiện, chui xuống hầm các thương thuyền, núp trong các toa xe lửa chở hàng

hay súc vật, nép mình trong ngăn kín trên các xe vận tải; chui đuờng hầm biên giới, thậm chí

bằng ngả hàng không. Nhân viên ICE phải khâm phục dân Tàu có nhiều sáng kiến trong việc

nhập cảnh lậu. Theo tổ chức The Washington, một viện nghiên cứu chính sách di dân có trụ sở

chính ở DC, thì trong năm 2016, có khoảng 210 ngàn dân Tàu sống bất hợp pháp trên đất Mỹ.

Báo San Diego Union-Tribune dẫn chứng lời một viên chức biên phòng cho hay bọn buôn

người tính giá từ 50 ngàn đến 70 ngàn cho mỗi người Tàu nhập lậu vào Mỹ. Không phải những

dân lậu này giàu có để trả một lúc hàng chục ngàn đô la đâu. Họ chỉ trả trước một số, và phải ký

giấy cam kết trả tiếp món nợ sau khi chấp nhận một công việc do bọn buôn người bố trí sẵn.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giới hạn việc cấp visa nhập cảnh cho 25620 người Trung Hoa theo

chương trình hạn chế di dân của Tổng Thống Trump.

Tổng Thống Trump ân xá cho Sheriff Joe Arpaio cũng làm cho phe Dân Chủ phản đối.

Ông Arpaio, 85 tuổi, là một Sheriff có hàng chục năm công vụ. Trước khi là một nhân viên

công lực ở Tiểu bang Arizona, ông đã phục vụ quân đội nhiều năm. Là người mẫn cán, trọng

pháp luật, ông đã thi hành cưỡng chế đúng mức và đã bị một thẩm phán liên bang kết án là đã

chặn hỏi giấy tờ người Hispanic khi ông phục vụ tại Maricopa County (Phoenix). Ông thẩm phán

cho rằng ông Arpaio chặn xe những người Hispanic vì vi phạm giao thông, và đã bắt giữ họ vì

họ không có giấy tờ hợp pháp. Thực ra thì đã có sự xung đột và mâu thuẫn giữa lệnh Thẩn phán

và lệnh của cơ quan cưỡng chế vào thời hành pháp Obama. Thẩm phán tiểu bang Arizona không

cho xét hỏi giấy tờ người Hispanic để biết họ là di dân bất

hợp pháp hay không; trong khi lệnh của cơ quan cảnh sát là

bắt giữ người BHP. Chỉ có thế, mà ông Arpaio đã bị phạt án

tù mà mới đây, khi đến nói chuyện với dân chúng ở Phoenix,

Tổng Thống Trump đã tuyên bố ân xá cho ông.

Bên phe Dân Chủ nhân cơ hội này làm ầm ỉ lên để phá

Tổng Thống Trump.

Hôm đầu tuần, Tổng Thống Trump đã phải đem chuyện

ân xá bừa bãi của hai Tổng Thống tiền nhiệm Dân Chủ là Bill

Clinton và Barack Obama ra để so sánh.

40 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trong khi Tổng Thống Trump ân xá một nhân viên công lực mẫn cán, bị tù vì sự mâu thuẫn

trong pháp luật; thì hai cựu Tổng Thống kia đã ân xá cho cả trăm người mà đa số là bọn tội phạm

nghiêm trọng như buôn bán ma túy, giết người.

Tổng Thống Clinton ân xá cho Marc Rich, một nhà tài chánh can tội làm hồ sơ gian lận thuế

và liên hệ giao thương dầu mỏ với Iran trong thời gian xảy ra vụ Iran bắt nhân viên toà Đại Sứ

Mỹ làm con tin; Susan Rosenberg là thành phần cực tả, có chân trong nhóm khủng bố bí mật

Weather Underground. Clinton đã ân xá cho gần hết những người dính líu đến vụ đầu tư, lạm

quyền của vợ chồng ông ta trong vụ Whitewater.

Tổng Thống Obama ân xá tổng cộng 1700 tội phạm hình sự trong suốt hai nhiệm kỳ của ông

ta. Vào thời kỳ cuối cùng trước khi bàn giao cho Tổng Thống Trupm, Obmama chơi sang, ân xá

một loại cho 300 tội phạm. Các vụ điển hình là Chelsea Manning là một binh sĩ đánh cắp và tiết

lộ tài liệu mật. Tội này rất lớn. Nhưng Manning chỉ bị 35 năm tù, và Obama đã ân xá khi anh ta

(nay đã chuyển giống thành cô) mới thụ hình có 7 năm. Obama còn ân xá cho tên khủng bố gốc

Puerto Rico có dính máu công dân Mỹ.

Ở nhà lãnh Welfare sướng hơn đi làm!

Sau khi điều tra, nghiên cứu, viện CATO đã

đưa ra những con số mà khi đọc đến, chắc phải

sửng sờ!

Tuy có những kêu gọi tăng mức lương tối

thiểu lên 15 đô la một giờ; nhưng có ít Tiểu bang

hưởng ứng. Và để tăng đến 15 đô la, phải mất

nhiều năm vì không thể tăng lên cái vụt, mà phải

từ từ. Mỗi năm tăng 1, 2 đô la, để tránh sự đột

ngột có ảnh hưởng xấu đến vật giá. Tuy thế,

cũng có vài tiểu bang không những không tăng

mà cò sụt xuống vì do các chủ nhân đã sợ lỗ lã

mà đã có những biện pháp nhằm giảm bớt nhân

công.

Đó là nói về những người lương thiện, chân

chính bỏ sức mình ra để kiếm sống. Cato cho

hay những người không đi làm nhưng thụ hưởng

phúc lợi xã hội đã lãnh nhiều tiền hơn người dân

lao động toàn thời gian. Họ đưa ra một danh sách 10 tiểu bang mà số tiền trả cho người hưởng an

sinh xã hội nếu tính ra sẽ nhiều hơn 15 đô la một giờ. Chúng tôi không có thì giờ để tìm thêm

mức lương tối thiểu của từng tiểu bang. Nhưng theo kết quả trên, thì tại 11 tiểu bang, tiền phúc

lợi xã hội cao hơn lương một giáo chức mới ra trường đại học. Tại 3 tiểu bang, cao hơn lương

một thảo chương viên điện toán. Tám tiểu bang trả cao hơn mức 20 đô la mỗi giờ (Hawaii 29.13,

DC 24.43, MassachuseTổng Thốngs 24.30, Connecticut 21.33, Rhode Island 20.83, và Vermont

20.36). Nhìn trên bảng bên đây, quý vị thấy có 35 trên 50 tiểu bang của Mỷ trả cho người ăn

phúc lợi nhiều hơn số tiền lao động tối thiểu. Từ Tiểu bang Wisconsin trở xuống, thì tương

đuơng hoặc kém hơn mức tối thiểu. Ít nhất là Idaho, chỉ trả tiền phúc lợi tương đuơng 5.36 đô la

mỗi giờ.

41 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Cũng xin thưa với quý vị, hiện còn những việc làm mà lương chỉ có 3, 4 đô la mỗi giờ. Đó là

việc của những người bồi bàn hay quét dọn ở các tiệm ăn Á Đông. Những người này phải cậy

vào tiền tip mới chịu đựng đuợc.

Tin mới về vụ Cộng Đồng Washington.

Trong suốt hai tuần nay, quý thính giả đã nghe rất nhiều về vụ ông Đinh Hùng Cường âm

mưu xoá bỏ cương lĩnh chống Cộng trong bản Hiến Chương của Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh

Đốn, Maryland và Virginia.

Sau khi Liên Hội Cựu Quân Nhân vùng Thủ Đô lên tiếng cảnh báo, nhiều tổ chức và nhân sĩ

cũng đã có những văn thư, điện thư để phản đối. Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh đã tổ

chức một buổi họp kéo dài hơn hai tiếng để bản về vấn đề này. Trong buổi họp có sự tham dự

của ông Đinh Hùng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng và ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban tu

chính Hiến Chương, cũng như hàng chục vị khác đại diện các hội đoàn tại thủ đô.

Các câu hỏi mà ông Lê Hữu Em, ban Chủ toạ đặt ra cho ông Cường là:

1.- Tại sao bỏ 2 chữ Chống Cộng trong các điều khoản căn bản của Hiến Chương, mà theo

Hiến Chương thì các điều này là bất di bất dịch, không thể thay đổi.

2.- Ban Tu Chính Hiến Chương có hợp hiến không, vì nhiều người do ông Cường bổ nhiệm.

Như thế, sẽ mất vị thế độc lập trong khi làm việc.

Ông Cường tìm cách quanh co, không trả lời thằng vào

vấn đề, và sau đó bán cái cho ông Thành. Ông Thành cũng lý

luận quanh co, cho rằng chữ Hiến Chương là chỉ dành cho

những tổ chức quốc tế, có tầm vóc lớn. Vì thế, ông soạn lại

một bản Điểu lệ mới. Thực tế, chữ Hiến chương theo tự điển

Việt Nam có nghĩa là một bản văn gồm các điều lệ, quy tắc tổ

chức, hoạt động của một tổ chức không phân biệt lớn nhỏ. Câu

trả lời của ông Thành bị bắt bẻ và từ đó lòi ra thêm nhiều điều

sai phạm khác. Việc ông Thành làm không còn là tu chính như

nhiệm vụ được giao, mà ông đã làm ra bản Điều lệ. Như thế hoàn toàn vi hiến.

Cuối buổi họp, tất cả cử toạ đã bác bỏ bản Điều lệ và yêu cầu ông Cường thu hồi nó lại mà

không đưa ra Hội Đồng Đại Diện để biểu quyết nữa. Nhưng ông này nằng nặc đòi phải cho ông

hỏi ý kiến Hội Đồng Đại Diện, mà đa số là các hội do vợ chồng, con cái , bạn bè ông ghi danh.

Một vi phạm rất lớn bộc lộ âm mưu của ông Cường. Đó là việc ông cho in sẵn những bản

điều lệ mới (mà không ghi rõ là dự thảo). Ông đã gửi ra cho các thành viên Hội Đồng Đại Diện

để hỏi ý thuận hay không, và không quan giai đoạn thảo luận mới cho biểu quyết. Tức là ông ta

muốn đặt mọi sự trước việc đã rồi, chẳng có ai có thể xoay ngược được! Lại vi phạm về thủ tục!

Trước buổi họp, dã có ba người trong ban Tu Chính rút lui sau khi phát giác ra âm mưu thay

đổi lập trường của ông Cường. Đó là ông Bobby Lý, Dave Nguyễn và Hà Dương.

Sau buổi họp, đã có điện thư của ông Đoàn Hữu Định (cựu Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn),

bà Tôn Nữ Hoàng Hoa (từng là Chủ Tịch CĐ Việt Nam), Ông Trần Nhật Thăng (cựu Chủ Tịch

CĐ Hoa Thịnh Đốn), bà Lệ Thi (Đồng Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn), ông Nguyễn Mậu Trinh

(Hội Trưởng Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn), ông Nguyễn Văn Tần (Chủ Tịch Liên Hội Cựu

Quân Nhân Hoa Thịnh Đốn), bà Nguyễn thị Bé Bảy (Hội Trưởng Nữ Quân Nhân vùng HTĐ) tất

cả cùng lên tiến phản đối ông Cường về âm mưu thay đổi và chiếm đoạt Cộng Đồng. Mọi người

đều tuyên bố bất tín nhiệm ông Đinh Hùng Cường. Thật ra thì những người có lập trường Quốc

Gia không ai tin ông. Ông đắc cử chức Chủ Tịch là do mưu mô gian lận. Ngay việc ông ra ứng

42 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

cử với tư cách Chủ tịch của một Hội Ngưòi Việt Quốc Gia vùng Hoa Thịnh Đốn mà đã ngưng

hoạt động từ 28 năm qua, và ngay cả hội này không ghi danh sinh hoạt trong Cộng Đồng.

Chỉ mới ba ngày trước đạy, ông Thành, Trưởng ban Tu Chính cũng đã viết ra một thư nhận

lỗi lầm, và đã ra tuyên bố rút khỏi Ban Tu Chính. Trong thư ông viết

“Tôi rất khâm phục tinh thần thẳng thắn của các anh quân nhân, nhất là các vị sĩ quan cao

cấp như anh Nguy n Văn Tần, rất cương quyết trong mọi trường hợp nhưng cũng rất khoan

dung trong trường hợp đối phương đã nhận mình sai trái. Cái sai trái của tôi là thay cụm từ

"Quốc Gia chống Cộng Sản" bằng cụm từ "Quốc Gia không Cộng Sản". Tôi cũng là một sỹ quan

trong QLVNCH, tuy cấp bậc thấp (Trung uý khóa T Thủ Đức), nhưng cũng hiểu thế nào

là Danh Dự và Trách Nhiệm Thâ y mình sai, nhận trách nhiệm và thu hồi ngay những việc làm

sai trái đó, thi hành trước, khiếu nại sau. Tôi cũng thấy ông Tần, như một Huynh Trưởng trong

quân đội, nghiêm chỉnh tuyên bố Các anh trong an TCHC không có lỗi gì nữa. Tôi như người

vừa trút được một gánh nặng ngàn cân trên vai.

Tôi cũng xin cảm ơn anh Paul Van đã có hảo ý khuyên tôi rút lui, ph hợp với dự định rút lui

của tôi vào ngày tháng , tới đây. Lúc nghe anh đề nghị cụm từ "không chấp nhận CS",

tôi đã tính nghe theo nhưng nghĩ lại sợ họ bảo mình ngoan cố, lại thôi.”

(Chúng tôi đọc nguyên văn của ông Thành, trong đó có sử dụng những từ ngữ “lạ” như “cụm

từ”)

Trong thư ông Nguyễn Mậu Trinh có đoạn bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với ông Cường như

sau:

“Tôi, DS Nguy n-mậu Trinh, đã sinh-hoạt cộng-đồng nhiều chục năm, đã quan-sát ông Đinh

H ng Cường, từ việc vận-động tranh chức cho đến cách hành-xử trọng-trách Chủ-tịch Cộng

Đồng, nhất là sau khi khi nhận được bản văn "Tuyên-ngôn và Điều-lệ Cộng Đồng", hoàn-toàn

mới, thay vì Dự-thảo Tu-chính Hiến-chương, và sau hai buổi sinh-hoạt ngày và tháng

vừa qua tại Hội Người Việt Cao Niên, xin buồn lòng tuyên-bố "tôi không tín-nhiệm ông Đinh

H ng Cường" trong trách-nhiệm trung-thành bảo-vệ, phát-triển Cộng Đồng theo đường hướng

của những người đã dày công gầy dựng, như các cụ Thuần, cụ Phúc, cụ Kỳ...

Những điều trên được nói ra sau nhiều ngày suy-nghĩ, không phải phát-xuất từ cảm-tính

riêng tư với ông Cường hay với ai khác.

Maryland, ngày tháng năm ”

Cuối cùng là bản Tuyên Bố của Ban Tu Chính do ông Nguyễn Văn Thành ký tên. Trong đó,

ông tuyên bố quyết định của Ban Tú Chính như sau (lại cụm từ!):

1/Thu hồi những cụm từ “không Cộng Sản”trong bản dự thảo TN&ĐL/CĐ

2/Giữ nguyên cụm từ “người Việt quốc gia chống Cộng” và cụm từ ”CĐ chống Cộng”.

Xin đề nghị ghi thêm mấy từ “trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ”.

3/Giữ lại các điều 1,2,3 của Hiến Chương sau khi ghi thêm các từ ”trong khuôn khổ luật

pháp Hoa Kỳ”sau 2 chữ “chống Cộng” để phù hợp quy chế 501C-3

Hồ sơ vụ này gom góp lên tới hơn 50 trang gồm những biên bản, văn thư qua lại có post trên

trang web www.michaelpdo.com

43 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 09-09-2017

Vấn đề trẻ em bất hợp pháp

DACA là chữ tắt của Deferred Action for

Childhood Arrivals (DACA) là một sắc lệnh hành

chánh do cựu Tổng Thống Obama ký vào tháng 6,

2012 để cho phép một phần di dân bất hợp pháp mà

khi vào Mỹ còn là trẻ vị thành niên đuợc tái cấp giấy

phép ở lại Mỹ và được phép đi học và kiếm việc làm.

Giấy phép ở lại này phải dược tái cấp hai năm một

lần.

Ngay tù lúc ban đầu, Trung tâm Nghiên cứu PEW

ước tính có khoảng 1.7 triệu người trong trường hợp này. Sắc lệnh DACA nhằm bảo vệ cho các

trẻ em này không bị trục xuất.

Theo sắc lệnh hành chánh của Obama, để đưọc hưỏng chương trình DACA này, đối tượng

phải hội đủ các điều kiện sau (nhưng cũng chưa hẳn đã được chấp thuận một các đương nhiên):

- Đã nhập cư vào Mỹ trước khi đến tuổi 16.

- Sinh sống liên tục ở Mỹ kể từ ngày 15 tháng 6, 2007.

- Phải dưới 31 tuổi, tính đến ngày 15 tháng 6, 2012 (tức là phải sinh sau ngày 16

tháng 6, 1981)

- Phải thực sự hiện diện tại Mỹ vào ngày 15 tháng 6, 2012, tức là ngày người này

nộp đơn yêu cầu cứu xét hoãn sự thi hành với ơ Quan Di Trú và Quốc Tịch.

- Không vi phạm trọng tội, hay trên hai lần vi phạm khinh tội; không có biểu hiện

gây nguy hiểm về an ninh quốc gia hay an ninh công cộng.

- Đã tốt nghiệp trung học hay GED, hay đang theo học tại các trường, hay đã xuất

ngũ.

- Không có vấn đề rắc rối nào với luật pháp (ý nói không có nghi ngờ gì về đủ các vấn đề

hình hay hộ hay dân sự).

Vào tháng 11, 2014, Obama đã có ý định nới rộng chương trình DACA để bao gồm cả cha

mẹ của những em này cũng được định cư, nhưng bị 25 Tiểu băng nộp đơn kiện. Vào tháng 2,

2015, Thẩm Phán Andrew Hanen ra phán quyết ngăn chận sự thi hành này. Khi lên tới Tối Cao

Pháp Viện, thì bị khựng lại vì số phiếu thuận và chống ngang ngửa (4-4). Xin nhắc là sau khi ông

Scalia bị đột tử, Tối Cao Pháp Viện chỉ còn 8 vị và các Dân Biểu Cộng Hoà không chịu đồng ý

vị Thẩm phán bổ sung do Obama bổ nhiệm.

44 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Qua tháng 6, 2016, Cơ quan Di Trú và Quốc Tịch Mỹ nhận được 844,931 đơn xin hưởng tình

trạng DACA, có 741,546 người đuợc chấp thuận tức 88%, 60,269 bị bác đơn (7%) và 43,121 bị

trì hoãn (5%). Hơn một nửa số người này cư trú ở hai tiểu băng Texas và California.

Con số học sinh sinh viên cư trú bất hợp pháp gia tăng đáng kể. Có khoảng 65 ngàn học sinh

bất hợp pháp tốt nghiệp trung học mỗi năm tại Mỹ.

Hiện nay có khoảng 800 ngàn người ở trong tình trạng này (các em nhỏ nhập cư bất hợp

pháp) trong đó một số đã lớn lên, tốt nghiệp Trung Học hoặc một số ít đã nhập ngũ trong quân

đội Hoa Kỳ.

Sau khi Tổng Thống Trump nhậm chức và có biện pháp khắt khe với người di dân bất hợp

pháp, có nhiều người bị bắt giữ để trục xuất. Như trường hợp Daniel Ramirez Medina, 23 tuổi, ở

Northwest Detention Center, Tacoma, Washington ngày 14 February, 2017 và Daniela Vargas,

22 tuổi ở Jackson, Mississippi

Biện pháp của Hành pháp Trump

Ngày 16 tháng 6, 2017, Bộ Nội An tuyên bố vô hiệu hoá sắc luật hành chánh của Obama về

việc nới rộng chương trình DACA này. Nhưng chương trình DACA nguyên thủy thì đang đuợc

xét lại. Mới đây, ngày 5 tháng 9, Tổng Thống Trump tuyên bố hủy bỏ hẳn DACA. Nhưng vì sự

chống đối của nhiều người, ông nhượng bộ, dành việc quyết định cho Quốc Hội. Ông ra hạn kỳ

trong 6 tháng phải giải quyết xong.

Hôm thứ Ba, Tổng Thống Trump nói rằng ông rất muốn vấn đề này được giải quyết sớm

trong sự cảm thông và tình cảm. Sở dĩ ông bất bình là do việc cựu Tổng Thống Obama đã vi

phạm hiến pháp khi ông vượt quyền Quốc Hội để ban hành sắc lệnh mà theo ông Trump thì có

những nguy hiểm trong việc ân xá. Theo ông, chỉ có Quốc Hội mới có thẩm quyền làm luật. Ông

cho rằng DACA tạo ra mối nguy hiểm là khuyến khích thêm nhiều người di dân bất hợp pháp mà

đã được chứng minh với làn sóng nhập cư bất hợp pháp kể từ năm 2012. Ông Bộ Trưởng Tư

Pháp và nhiều giới chức cũng xác nhận sắc lệnh DACA của Obama là bất hợp pháp, bất hợp hiến

và nếu đưa ra toà, nó sẽ không đứng vững được.

Tổng Thống Trump dứt khoát rằng chỉ có một đạo luật do Quốc Hội làm ra mới khả thi để

giữ an ninh công cộng, bảo vệ giới trung lưu và nền kinh tế của Mỹ.

Đúng thế, chính cựu Tổng Thống Obama đã từng nói rằng ông ta không thể tự mình làm

những việc này. Nhưng trong thực tế, ông dã làm vậy khi tự ý ban hành lệnh mà né tránh sự can

thiệp của Quốc Hội. Quốc Hội đã nhiều lần bác bỏ khuynh hướng của Obama là ưu tiên ân xá

trước đã. Do khuynh hướng này mà nở rộ lên việc người các nước Trung Mỹ ồ ạt đưa con cái

nhỏ tuổi ném vào nước Mỹ như chúng ta thường thấy nhưng chuyến tàu với hàng trăm em ngồi

trên nóc hay những ngưới dắt mối dẫn đi mỗi lần hàng chục trẻ gần như công khai vượt qua biên

giới Mỹ-Mexico.

Bọn tội phạm, cũng nhân đó mà xâm nhập vào Mỹ. Hậu quả là băng đảng khét tiếng MS-13

được tăng cường nhân sự là các em nhỏ nay đã lớn lên. Cũng cần nói đến một việc tắc trách và

nguy hiểm. Các em nhỏ Trung Mỹ khi vào Hoa Kỳ không có cha mẹ, than nhân đi kèm. Vì thế,

các cơ quan chức trách đã tìm cách giao chúng cho những gia đình người Hispanic trông giữ. Mà

oái oăm thay, phần lớn gia đình này lại là di dân bất hợp pháp. Vì thế, các em lớn lên trong

những môi trường thiếu lành mạnh và có nhiều cơ hội hư hỏng, tham gia băng đảng.

Nhận xét:

45 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Về mặt nhân đạo, thì Hoa Kỳ được hình thành bởi di dân. Bức tượng Nữ Thần Tự Do, mà

trong vòng hơn trăm năm nay, người di dân khi đặt chân lên thành phố New York của Hoa Kỳ

xem đó là biểu tượng, sự chào đón những người rách rưới, bất hạnh tìm đến mảnh đất hứa Hoa

Kỳ với cơ hội thăng tiến, thực hiện giấc mơ cuộc đời. Vì thế, Hoa Kỳ luôn luôn có những

chương trình di dân để cho phép những người dân các nước đến định cư. Nhưng phải có những

hạn chế, như cấp khoản bao nhiêu người trong một năm, chia ra cho từng nước, từng châu lục

chứ không để bất cứ ai cũng ồ ạt tràn vào. Làm như thế để vừa quân bình các sắc dân, vừa bảo

đảm cho việc phối trí công ăn việc làm. Lãnh vực nào cần người thì sẽ có sự ưu tiên hơn.

Nhưng Hoa Kỳ luôn đối phó với nạn nhập cư lậu. Những người từ Mexico và các nước

Trung Mỹ hàng năm xâm nhập vào Hoa Kỳ với những con số chóng mặt. Mỗi lần chính quyền ra

ban hành biện pháp hạn chế thì không thiếu gì người hay các tổ chức phản đối. Rồi khi có biện

pháp điều chỉnh, nới rộng, thì lượng người di dân bất hợp pháp lại lợi dụng tràn vào nhiều hơn.

Những di dân bất hợp pháp là một mối đe dọa cho an ninh trật tự và cho cả công ăn việc làm của

công dân Mỹ. Chưa kể ngân sách phúc lợi xã hội, ngân sách giáo dục, y tế khổng lồ để chăm sóc

cho họ, dù họ chưa bao giờ đóng góp một xu vào ngân quỹ.

Nói thương người thì rất dễ, nhưng không ai nghĩ tới việc trước hết là phải thương dân mình,

sau mới thương đến dân lạ.

Hàng năm, số tội phạm do bọn di dân bất hợp pháp rất cao. Họ vào đất Mỹ mà không có tay

nghề, không có khả năng sinh ngữ nên không kiếm đuợc việc làm. Một số không nhỏ là bọn

buôn bán vận chuyển ma túy. Vì vậy hậu quả là tội phạm trong đám người này gia tăng.

Về Pháp Lý: Hoa Kỳ là quốc gia tôn trọng pháp luật. Hoa Kỳ đã có luật di dân cho phép

những ai muốn tìm cơ hội có thể được xét cho vào Mỹ. Việc nhập cảnh bất hợp pháp cần phải

được chấm dứt. Biện pháp của Tổng Thống Trump, ngay cả của cựu Tổng Thống Obama là trục

xuất người bất hợp pháp là rất đúng. Tổng ThốngTrump đã hứa rằng những người bị trục xuất có

thể làm đơn xin vào Mỹ một cách hợp pháp. Chính vì nhu cầu chính trị, cần lá phiếu trong bầu

cử, cần sự ủng hộ của những người Latino, mà các hành pháp Dân Chủ, đảng Dân Chủ đã chủ

trương nới tay. Sắc lệnh mở đường cho trẻ em bất hợp pháp không bị trục xuất của Obama vi

phạm hiến pháp, vì qua mặt Quốc Hội. Các ứng cử viên Dân Chủ cũng từng đòi phải cấp thẻ

xanh, quốc tịch cho hết cả 11 triệu dân đang sống bất hợp pháp ở Hoa Kỳ. Nếu làm như thế, con

số dân nhập cư bất hợp pháp lại sẽ gia tăng, và một ngày nào đó, dân số bất hợp pháp sẽ trở

thành đa số trong dân chúng Mỹ.

Những người chống lại việc cho trẻ em ở lại hợp pháp e ngại rằng việc này sẽ mở đuờng cho

việc người các nước Trung Mỹ tuồn trẻ em vào thêm, và các em khi lớn có quốc tịch sẽ bảo lãnh

cha mẹ, anh chị em, rồi tuần tự, những người này bảo lãnh tiếp. Làn sóng nhập cư của sắc dân

Hispanic sẽ rất đông gây tình trạng bất quân bình chủng tộc ở Mỹ.

Vì thế, để bảo vệ quyền lợi tối cao của đất nước, bộ Nội An sẽ có phương cách để chuyển

tiếp sắc lệnh DACA này sao cho thuận lợi, giảm thiểu sự gián đoạn. Đó là cách tạm ngưng chấp

thuận những đơn xin làm việc, nhưng vẫn chấp thuận những người đang có việc làm cho đến khi

hết hạn trong phạm vị hai năm tới.

Vì những người trẻ bất hợp pháp này được gán cho nhãn hiệu “Dreamer”, ông Trump nhấn

mạnh: “Trên tất cả, chúng ta phải nhớ rằng, chính thanh niên Mỹ cũng là những Dreamers.

Chúng tôi là nhà cầm quyền, nên phải đặt sự ưu tiên. Ưu tiên hàng đầu hiện nay là ổn định công

ăn việc làm, lương bổng, và an toàn cho lao động Mỹ c ng gia đình họ, rồi mới nói đến cải cách

về di dân”

46 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Có thể, Tổng Thống Trump sẽ thương lượng với Quốc Hội để mặc cả. Hợp pháp hoá DACA

thành một đao luật để đổi lấy việc cắt bới một nửa con số trong chương trình di dân hợp pháp.

Bắc Hàn lại hung hàng

Thật khổ tâm khi một nước lớn như Hoa Kỳ mà cứ bị nước

nghèo mạt rệp, nhỏ xíu nay thách thức, mai quấy phá.

Dù bị các nước phản đối gay gắt, dù bị Liên Hiệp Quốc ra

phán quyết lên án và cấm vận sau gần một năm liên tục thử

nghiệm các hoả tiễn mang đầu đạn; Bắc Hàn hôm Chủ Nhật

tuần trước lại cho thử vũ khí nguyên tử lần thứ 6, mà lần này

rất mạnh, có khả năng tạo ra sức nổ gấp 10 lần loại đầu đạn mà

họ sẵn có.

Bắc Hàn hiện nay đã chế tạo và thử nghiệm thành công trái

bom khinh khí đầu tiên. Đó là loại bom có sức tàn phá rất dữ dội so với các loại đầu đạn mà Bắc

Han đang tồn trử trong kho của họ. Sức công phá của nó có thể nói mạnh hơn sức mạnh tổng hợp

của tất cả các lần thử nghiệm trước đây gộp lại.

Theo cơ quan tình báo Hoa Kỳ, thì sức nổ này tương đương 140 kilotons (ngàn tấn) thuốc nổ

TNT. Bắc Hàn đã thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần đầu vào năm 2006 với sức nổ dưới 1 kiloton.

Lần thứ hai có sức mạnh 9 kilotons. Lần thứ ba và lần thứ tư, sức nổ tăng lên khoảng 12 kilotons.

Lần thứ năm trước đây, vào tháng 9, 2016, nó vọt lên khoảng 20 kilotons, cùng lúc với việc

sản xuất đầu đạn nguyên tử tương đuơng với trái bom Little Boy mà Hoa Kỳ đã thả ở Hiroshima

ngày 6 tháng 8 năm 1945. Với những klhả năng nêu trên, rõ ràng Bắc Hàn đã có thể đánh phá

được nhiều thành phố của Mỹ hay những thành phố đông dân của các quốc gia khác.

Tuần san Newsweek đã dùng bản đồ nguyên tử của nhà sử học về nguyên tử Alex

Wellerstein để tính ra sự tàn phá nếu Bắc Hàn tấn công vào các thành phố của Hoa Kỳ. Với trái

bom 15 kilotons đánh vào trụ sở của báo Newsweek ở Manhattan, New York, nó có thể làm chết

ngay lập tức 174, 640 người và làm bị thương đến 291,630 người khác. Con số người chết sẽ

tăng lên 477,470 cộng với 1.5 triệu người bị thương nếu sử dụng đến trái bom 150 kilotons.

Trái bom mà Bắc Hàn vừa thử hôm Chủ Nhật với 120 kilotons, sẽ mạnh gấp 8 lần trái bom

Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima.

Tính khí hung hàng của Kim Jong Un

Thật khó mà dò được hành vi điên rồ cũng như khó mà

đối phó với Kim Jong Un. Bản chất điên rồ, cộc cằn thô bạo

của Un từng thể hiện khi còn nhỏ.

Lúc còn học bậc trung học, Kim Jong Un đã từng có hành

vi thô bạo với cô bạn gái 15 tuổi, khi cô này chỉ khuyên Un

bỏ thuốc lá. Đó là tiết lộ của ông Nam Sung Wook, cựu Giám

Đốc Trung Tâm An Ninh Chiến Lược Quốc Gia, là cơ quan

nghiên cứu về các vấn đề đối nội của Triều Tiên.

Kim Jong Un đã nổi bùng cơn giận dữ với cô bồ chỉ vì

47 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

một lời khuyên bảo. Tính khí này theo mãi trong con người Kim cho đến nay, dù đang ở cương

vị lãnh tụ một nước. Ông Nam đã từng theo dõi hành vi của Kim Jong Un trong thời giam Un

còn theo học tại Trung Học Quốc tế ở thành phố Bern, Thụy Sĩ.

Theo ông Nam, không có phương cách gì để giải quyết tính khí điên loạn của Kim ngoại trừ

việc loại bỏ Kim Jong Un. Ý nói phải ám sát Kim. Ông nói: “Việc thử nghiệm nguyên tử mới đây

đã bộc lộ hẳn ý đồ hung hản của Un. Nếu không triệt anh ta, thì sẽ không giải quyết được gì cả.”

Cha của Un là Kim Jong Il, lãnh tụ tiền nhiệm của Bắc Hàn từng bị đột trụy tim mạch và chết

vào tháng 12 năm 2011. Un là con thứ ba, lẽ ra không được nối ngôi cha. Nhưng anh của Un là

Kim Jong Nam thì sống biệt xứ ở Macau nhiều năm; đứa con thứ hai là Kim Jong Chul thì bị cha

xem là yếu ớt như con gái. Kim Jong Nam sau này bị ám sát chết ở Kuala Lumpur, Malaysia vào

tháng 2 năm nay. Người ta cho hay đó là do âm mưu của Kim Jong Un.

Như vậy, quý vị đã thấy ngoài chế độ độc tài Cộng Sản, lại còn một lãnh tụ điên rồ. Thảm

họa của thế giới là ở đó..

Phản ứng của Nam Hàn

Hiện nay Nam Hàn đang đe doạ sẽ dùng thứ hoả tiễn mang tên Frankenmissile để san bằng

các giàn phóng và căn cứ nguyên tử của Bắc Hàn.

Loại hoả tiễn Frankenmissle vừa được chế tạo có khả năng mang theo trái bom 2 tấn và bắn

tới bất cứ nợi nào trên lãnh thổ Bắc Hàn, kể cả chui vào các hầm hố ở các căn cứ quân sự.

Cái tên kỳ lạ này ví loại hoả tiễn này là sự phối hợp của hai loại hoả tiễn đang có.

Việc tuyên bố về loại hoả tiễn này xảy ra sau khi cả Hoa Kỳ và Bắc Hàn đồng ý hủy bỏ kế

hoạch nhằm hạn chế số lượng hoả tiễn của Nam Hàn. Trước đây, Nam Hàn bị cấm gắn các loại

bom trên 500 kí vào các hoả tiễn có tầm xa 800 kim.

Thật sự thì Nam Hàn không có khả năng đánh sập các hầm ngầm kiên cố của Bắc Hàn nếu

không có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ với loại Bunker Buster Bomb.

Nhưng nay thì hai Tổng Thống Trump và Moon Jae-in cùng đồng ý về quyết định trên. Ông

Moon nói rằng phải tìm những biện pháp thực tế và mạnh bạo để đối phó với khủng hoảng hiện

nay và ngăn chặn một cuộc xung đột.

Giáo sư Kwon Yong Soo của trường Đại Học Quốc Phòng Nam Hàn nói rằng “Nhờ có biện

pháp này mà đã thúc đẩy Nam Hàn vững tâm hơn trong việc trả đũa ắc Hàn. Với hoả ti n

mang đầu đạn 1 tấn, thì Nam Hàn dư sức đánh vào các địa đạo miền Bắc bất cứ nơi đâu.”

Nam Hàn đang thành lập một đơn vị đặc nhiệm để ám sát Kim Jong Un và các lãnh tụ khác

của Bắc Hàn. Đơn vị này sẽ xuất quân vào đầu tháng 12 này với sự phối hợp với toán SEAL 6, là

toán biệt kích dã ám sát Bin Laden trước đây.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn đã trình bày trước Quốc Hội việc họ đã chuẩn bị xong kế

hoạch này và sẽ bắt đầu vào đầu tháng 12.

Sáng sớm hôm thứ Tư, Không quân Trung Cộng đã thưc tập ở vùng biển Bố Hải, gần bán

đảo Triều Tiên với một tiểu đoàn phòng không. Quân lính đuợc di chuyển từ một địa điểm miền

trung Trung Hoa. Họ xem đây là thí nghiệm tốc độ phối trí của binh sĩ, sự phản ứng nhanh và

khả năng tác chiến nhằm chống lại một cuộc tấn công bất ngờ. Việc thực tập này diễn ra ngay

sau khi Bắc Hàn thử nghiệm trái bom khinh khí. Tuy thế, giới quan sát cho hay rằng Trung Cộng

đang lo ngại việc Hoa Kỳ tập trung quân rầm rộ ở vùng này; nhất là hệ thống phòng thủ chống

hoả tiển bố trí ở Nam Hàn.

48 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Cũng hôm thứ tư, có một cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Trump và Tập Cận Bình mà theo

ông Trump, thì hai bên có những đồng ý rằng biện pháp ngoại giao cần thiết hơn quân sự. Tập

Cận Bình cho hay Trung Cộng triệt để ngăn chận nguyên tử hoá vùng bán đảo Triều Tiên.

Nhưng không nói rõ sẽ làm sẽ trong khi Bắc Hàn đã có bom nguyên tử!

Rõ ràng là có một thế đối đầu đa phương ở vùng này. Nga, Trung Cộng, Hoa Kỳ tuy cùng

ngán ngẩm Bắc Hàn, nhưng họ cũng gờm nhau giữa từng cặp một.

Hoa Kỳ sẽ phải làm gì?

Mặc dù mức kiên nhẫn của Hoa Kỳ đã đến giới hạn, bà Nikki Haley, Đại sứ Mỹ tại Liên

Hiệp Quốc cũng phải thốt lên rằng”Kim Jong Un van xin chiến tranh”, và Bộ Trưởng Quốc

Phòng James Mattis đã nhấn mạnh rằng “chúng ta đã có sự lựa chọn sẵn về quân sự”, thì khuynh

hướng chống lại sự can thiệp quân sự lại dâng cao hơn ngay cả thời gian trước khi Bắc Hàn bắt

đầu con đuờng nguyên tử hoá vào giữa thập niên 1990.

Dĩ nhiên Hoa Kỳ có thừa khả năng triệt hạ các cơ sở nguyên tử của Bắc Hàn với hàng loạt

hoả tiễn Tomahawk như từng làm tại Syria hồi đầu năm nay. Nhưng có người lo rằng về phương

diện tình báo chiến lược thì chúng ta không nắm rõ được các điạ điểm chính xác; do Bắc Hàn từ

trước đến nay là một nước đóng kín, bị cô lập. Họ có những hầm ngầm để chứa vũ khí; ngay cả

các giàn phóng hỏa tiễn cũng lưu động. Vì thế, đánh vào các mục tiêu như thế chỉ phí phạm bom

đạn mà thôi. Nói là để nói! Chứ hệ thống vệ tinh của Mỹ bay trên trời nó soi rõ mọi thứ duới đất

và ngay cả trong lòng đất nhờ máy dò sonar. Coi những cuốn phim gián điệp thì đủ thấy. Ngay

cả việc đơn giản nhất là cái camera hiện nay gắn trên cao, nhưng nó đọc rất rõ bảng số xe dù xe

chạy với tốc độ 70, 80 dặm một giờ và cái bảng số nó nằm ở một góc độ gần như thẳng góc với

camera.

Trong khi đó, ngược lại, Bắc Hàn biết quá rõ về Hoa Kỳ. Nhất là nếu chúng nhắm vào các

thành phố đông dân, thì với tầm phóng 6500 dặm, các thành phố này sẽ là những mục tiêu rất rõ

ràng trong ống nhắm. Chưa kể đến việc Kim Jong Un có thể dùng tiềm thủy đỉnh để phóng đi.

Nếu tính về địa chiến, thì đừng quên rằng Bắc Hàn có một quân số đông hạng tư trên thế giới

(1.2 triệu), nếu kể luôn lính trừ bị, dân quân thì đứng đầu thế giới. Bắc Hàn có hơn 1000 hoả tiễn

các loại, lại còn vũ khí hoá học như chất Sarin, chất VX xâm nhập trực tiếp tàn phá não bộ con

người. Theo tin tình báo Hoa Kỳ, Bắc Hàn có từ 30 đến 60 bom nguyên tử!

Hiện nay, thì lục địa Mỹ vẫn còn tương đối an toàn. Có thể, chỉ vùng phía tây như California

là bị đe doạ. Nhiều người còn cho rằng Bắc Hàn không có ý đồ nhắm vào Hoa Kỳ lúc này, mà

mục tiêu là các nước đồng minh như Nhật và Nam Hàn vừa đông dân vừa gần sát với Bắc Hàn.

Tại Nam Hàn, hiện Mỹ có 28.5 ngàn lính; ở Nhật có khoảng 50 ngàn lính và khoảng 10 ngàn dân

chính Mỹ. Có thể, đó là những mục tiêu đầu tiên của Kim Jong Un chăng?

Chắc chắn Hoa Kỳ còn phải vận động hai nước Nam Hàn và Nhật cùng quyết tâm thì mới

dám đánh Bắc Hàn. Nhưng như đã nói, Nhật và Nam Hàn cũng ngại lắm chứ. Nhưng khi không

còn cách nào khác để ngăn chặn Kim Jong Un, thì phải liều thôi.

Lỗi tại ai?

Việc ngăn cản bành trướng vũ khí nguyên tử, thật ra là lỗi của nhiều đời Tổng Thống Hoa

Kỳ, lỗi của những quốc gia khác nữa, đã không ngăn chặn ngay từ trứng nước.

Ngay từ thời cố Tổng Thống Eisenhower khi đối đầu với Liên Sô, rồi Lyndon Johnson và

Kennedy đối đầu với Trung Cộng thời Mao Trạch Đông. Từ phút đầu, việc ngăn chặn đã không

49 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

vượt qua được những phân tích lợi hại; và lịch sử đã chứng minh là đúng thế. Người ta quá e sợ

chiến tranh và đã làm cho tình hình tồi tệ hơn để đến khi nổ ra chiến tranh thật sự, thì hậu quả vô

cùng nghiêm trọng.

Bắc Hàn đã đánh vào tâm lý lo âu này của nước giàu mạnh Hoa Kỳ và thường có nhiều thuận

lợi nếu phải thương lượng.

Một ai đó đã nói một câu rất chí lý: “Nếu anh tạo được sự lo lắng trong lòng đối phương,

anh sẽ thấy vô cùng thoải mái khi ngồi vào bàn thương lượng.”

Nếu như Hoa Kỳ và Nam Hàn tung tin ám sát lãnh tụ Bắc Hàn để làm nóng vấn đề, thì cũng

có nguy cơ sai lầm trong tính toán. Nếu Hoa Kỳ thật sự muốn đánh phủ đầu Kim Jong Un, thì

phải di tản hết kiều dân Mỹ ở các nước Nhật và Nam Hàn. Và những điều này sẽ là tiếng chuông

báo động cho Bắc Hàn, biết đâu họ không chơi trò tiên hạ thủ vi cường?

Dù Hoa Kỳ dư khả năng xóa sạch Bắc Hàn trên bản đồ thế giới, thì ngược lại, với bản tính

hung hăng, hiếu chiến, họ cũng sẽ quẫy mình để sống còn. Và hậu quả là sẽ có hàng triệu người

vô tội bị chết oan ức.

Có thể kết luận rằng, đây là một thách đố nguy hiểm: Tao chết thì cả lũ chúng mày cùng chết

theo!

Do đó, xin chớ trách cứ Tổng Thống Trump sao cứ doạ, dọa mãi mà không xuống tay! Hãy

đặt bàn chân mình trong chiếc giày của ông ta. Thế giới đang có những phản ứng nghịch nhau

trước việc này. Nó phản ảnh sự phân hoá trong chiến lược đối ngoại của các nước Tây phương

và Đông phương. Tây phương thì muốn gia tăng sự cấm vận để gây áp lực mạnh lên Bắc Hàn.

Chủ Tịch Hội Đồng Liên Âu Donald Tusk hôm chủ nhật yêu cầu Liên Hiệp Quốc chấp nhận gia

tăng cấm vận. Các lãnh tụ Âu Châu khác cũng hưởng ứng mạnh như bà Thủ Tuớng Anh Teresa

May, Thủ Tướng Đức Angela Merkel. Trong khi đó, các nước Đông phương thì muốn giữ

nguyên trạng. Tổng Thống Nga Putin thì cho rằng cấm vận là vô ích và vô hiệu. Ông nói rằng:

“Kim Jong Un thà để cho dân chúng chết đói hơn là mất quyền lực của mình”. TRung Cộng

cũng tuyên bố “Chỉ cấm vận không thôi, chẳng giải quyết được gì cả.” Đối với Trung Cộng, sự

ổn định trên bán đảo Triều Tiên có nghĩa là ổn định cho Trung Hoa, cả vế kinh tế lẫn chính trị

đối nội.

Rốt ra, các lãnh tụ thế giới cùng đoàn kết để né tránh chiến tranh dù Bắc Hàn cứ tà tà đi lên

trên con đường nguyên tử hoá. Và đối với Bắc Hàn thì đó là con đuờng duy nhất để củng cố chế

độ!

Sơ lược vài điều về Bắc Hàn

Trước hết, xin làm quen với quốc hiệu Triều Tiên (Chosun). Chữ Cao Ly là do phiên âm của

Tàu từ chữ Korea mà hiện đang được dùng làm quốc hiệu. Chúng ta gọi Nam Cao Ly là Hàn

quốc là do chữ Hanguk.

Trước đây, năm 1910, Nhật chiếm Triều Tiên.

Mãi đến khi Nhật thua ở Đệ Nhị Thế Chiến, Triều

Tiên bị chia làm 2. Miến Bắc dưới quyền Nga, miền

Nam do Mỹ quản trị. Mọi thương thuyết để thống

nhất đều thất bại. Đến năm 1948, hai bên thành lập

chính phủ riêng. Miền Nam theo dân chủ Tây phương

là Cộng Hoà Cao Ly mà chúng ta quen gọi là Nam

Hàn, miền bắc theo chế độ Cộng Sản có quốc hiệu là

50 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, chúng ta gọi là Bắc Hàn. Phía Bắc Hàn xua quân xâm chiếm

miền Nam dẫn đến chiến tranh Cao Ly năm 1950 kết thúc năm 1953 khi quân Cộng Sản Bắc

Hàn được sự trợ giúp của hơn 1 triệu chí nguyện quân Cộng Sản Trung Hoa, đẩy quân Mỹ từ

sông Yalu (biên giới Triều Tiên và Trung Hoa) xuống tận miền cực Nam ở Fusan. Sau đó Mỹ

phản công và đẩy ngược lại liên quân Trung Cộng, Hàn Cộng về bên kia vỹ tuyến 38. Khu vực

Vỹ tuyến 38 trở thành khu phi quân sự theo một thoả ước ngưng chiến tạm thời nhưng không có

một hiệp ước hoà bình nào được ký kết.

Bắc Hàn tự coi mình là một nhà nước Cộng Sản tự lập. Thực ra thì có những giai đoạn họ ít

nhiều lệ thuộc vào Trung Cộng. Đó là một quốc gia khép kín, cô lập gần như hoàn toàn với thế

giới bên ngoài. Bắc Hàn nghèo đói lầm than cùng cực và chế độ thì rất độc tài và độc ác. Lãnh tụ

Bắc Hàn do cha truyền con nối như thời quân chủ, và được tôn sùng như thần thánh. Đảng Cộng

Sản Bắc Hàn có tên là Đảng Lao Động Cao Ly. Chế độ theo cung cách độc tài của Stalin bên

Nga. Kinh tế Bắc Hàn vẫn còn là loại hình công trường, nông trường quốc doanh và hợp tác xã.

Từ 1994 đến 1998, dân chúng Bắc Hàn trải qua một cơn đói thê thảm. Có gần nửa triệu người

chết đói. Nam Hàn đã gửi qua nhiều đoàn convoy để viện trợ lương thực. Nhưng nhà nước Bắc

Hàn vẫn duy trì chính sách Quốc phòng là ưu tiên hàng đầu. Quân đội Bắc Hàn có đến 9,495,000

lính vừa chính quy vừa bán quân sự. Với số lượng 1.21 triệu lính hiện dịch, Bắc Hàn đứng hàng

thứ 4 trên thế giới chỉ sau Trung Cộng, Hoa Kỳ và Ấn Độ. Nam Hàn 650 ngàn lính hiện dịch; 3.2

triệu lính trừ bị. Như đã nói trên, Bắc Hàn đã gia nhập vào hàng ngũ những quốc gia có vũ khí

nguyên tử.

Sau đây là vài con số để so sánh:

Diện tích: 120,540 km2, đứng hàng thứ 97 trên thế giới; Nam Hàn: 100,210 km2 (thứ 107)

Dân số: 25.155 triệu, đứng hàng thứ 48 trên thế giới. Nam Hàn 51.446 triệu (Hàng thứ 27)

GDP: 25 tỷ đô la (2015), tính theo đầu người $1000. Nam Hàn: $29,114 (thứ 27 trên thế giới)

Cộng Đồng Người Việt cứu trợ nạn nhân bão lụt

Cơn bão Harvey đổ bộ vào vùng Corpus

Christi sau đó gây cuồng phong và lụt lội cả

Harris County trong đó có thành phố Houston,

Beamont bị nặng nhất.

Các tổ chức Cộng Đồng Người Việt Quốc

Gia đã sốt sắng ra thông cáo kêu gọi đóng góp

để cứu trợ nạn nhân. Nhanh nhất là Cộng Đồng

Người Việt Quốc Gia Tiểu Bang Georgia. Bà

Nguyễn Thị Trà My, Chủ Tịch Hội Đồng Điều

Hanh đã ra thông cáo ngay khi mực nước ở

Houston còn cao ngập nửa thân người. Ngoài

phẩm vật, Cộng Đồng quyên được 29,500 đô la tiền mặt. Qua ngày thứ Hai, vào dịp lễ Lao

Động, đoàn xe cứu trợ của Cộng Đồng trong đó có một xe tải container 18 bánh chở gần 45 ngàn

pounds gồm nhiều thực phẩm khô, đồ ăn thức uống, tả lót, sữa cho em bé, mền, khăn tắm, vật

dụng vệ sinh, bếp ga để bàn, nước, gạo, thuốc men, vật dụng hàng ngày, quần áo ... phái đoàn đi

được 4 địa điểm, 2 làng Vietnam (làng Thánh Tâm, làng San Joseph), đường 45 (45 South

Houston neighborhood) và cuối cùng là Port Authur Civic Center để ủy lạo cho các sắc dân khác.

Bà Chủ tịch đã đích thân đi Houston cùng 6 vị khác trong Cộng Đồng.

51 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hai Cộng Đồng Dallas, Tarrant phối hợp quyên được 42,820 đô la. Ngoài phần đóng góp tài

chánh, họ còn kêu gọi các anh chị em trẻ có sức khỏe cùng đến Houston vào thứ 7 tuần này –

ngày 9 tháng 9, 2017 giúp dọn dẹp tạm thời nhà cửa, giúp điền đơn ngân quỹ FEMA cho đồng

hương Houston.

Cộng Đồng Houston, có lẽ còn xính vính với tai nạn, nên ra thông cáo trễ hơn. Cộng Đồng

San Antonio cũng góp sức với Cộng Đồng Houston.

Cộng Đồng Charlotte thuộc Tiểu Bang North Carolina cũng kêu gọi đồng hương đóng góp

tài chánh. Số tiền quyên được sẽ gửi đến Hồng Thập Tự Hoa Kỳ và các nữ tu La San tại La San

Foundation TX để giúp các sơ và các sơ phục vụ những gia đình nạn nhân Việt Nam sống trong

khu mobile homes nghèo tại làng Fatima.

52 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 09_16_2017

Vài tin quan trọng

Bắc Hàn tiếp tục ngoan cố. Kim Jong Un không

ngừng đả kích và đe dọa sẽ cho Mỹ biết tay. Anh ta

hăm dọa sẽ cho cả nước Mỹ tan tành ra tro bụi. Nhưng

rồi, tên Ủn lại chơi trò làm tiền. Anh ta đòi Hoa Kỳ và

các nước đồng minh phải viện trợ cho Bắc Hàn mỗi

năm 600 tỷ mỹ kim để Ủn ngưng chương trình nguyên

tử.

Trước đây, Bắc Hàn thời cha Ủn cũng từng làm tiền

kiểu này. Thế giới đã đổ vào hàng tỷ Mỹ Kim để đổi

lấy lời hứa cuộc của các lãnh tụ Bắc Hàn. Sáu trăm tỷ

mỗi năm trong một thời gian vô hạn! Không rõ các nước có còn nhân đạo kiểu u mê này để Ủn

lợi dụng mãi hay không!

Nhìn về quá khứ, tiền viện trợ cho Bắc Hàn không hề đến tay đám dân chúng đói khổ, mà

càng giúp thêm cho bọn lãnh tụ có phương tiện ăn chơi xa hoa, phung phí để rồi đầu tư vào các

chương trình vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh để tiếp tục đe dọa thế giới.

Những quốc gia Cộng Sản chỉ biết quyền lợi và uy quyền của đảng, là giới lãnh đạo. Còn đời

sống dân chúng, họ đâu quan tâm. Vì thế đã có nhà chính trị Mỹ tuyên bố, dù cấm vận đến đâu,

dân chúng thêm đói khát, Kim Jong Ủn vẫn không màng.

Liên Hiệp Quốc đã lại ra tuyên bố hoàn toàn cấm vận Bắc Hàn và được các nước đồng thuận.

Hoa Kỳ dường như e ngại phản ứng của Nga và Trung Cộng, nên cũng bỏ vài mục trong kế

hoạch cấm vận, trong đó có việc nhẹ tay trừng phạt những nước buôn bán với Bắc Hàn.

Lỗi tại tất cả, trừ tôi

Hillary Clinton vừa làm một vòng đi bán sách, quơ cào

một cú chót. Dù sách hay hoặc dở, phát hành ở Mỹ cũng có

thể kiếm bạc triệu – Trong khi sách Việt ngữ, mạnh tay lắm thì

in chừng 1, 2 ngàn cuốn. Vừa bán trực tiếp qua các lần ra mắt

sách thì may ra huề vốn, vì dù có được ủng hộ trên giá bán,

cũng phải chi phí cho nhiều thứ: vé máy bay, ăn ở, tiền mước

phòng, tiền thù lao ca sĩ (nếu có), vân vân; rồi còn mang ơn

những người bảo trợ. Nếu gửi qua các tiệm sách, phải trừ huê

hồng thường là 40% đến 50%, tiền thì lấy từ từ. Viết sách

tiếng Anh thì khá hơn. In nhiều cả chục ngàn trăm ngàn bản thì vốn không tới 1 đô la, bán ra 15,

20. Người viết khá tiếng tăm có thể kiếm bạc triệu.

Vì vậy Hillary kỳ này cũng bộn bạc. Người ủng hộ bà ta cũng rất đông.

Cuốn sách của bà ta có tựa đề là “What Happened?” bán trên Amazone chỉ có 18 Mỹ kim.

53 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Xin đừng hỏi chúng tôi về nội dung sách.

Qua các bình luận trên đài từ trước đến nay, nhất là sau khi sách phát hành, chúng tôi xin ghi

lại một ý kiến:

“Như một cầu thủ đổ thừa cho sân, cho trọng tài, cho trái banh, cho đốo thủ…Bà Clinton

cũng đổ thừa cho tất cả về sự thất bại của bà, ngoại trừ lỗi lầm của bà ta.”

Quý vị còn nhớ, bà đổ cho bọn deplorable là những người ủng hộ Trump, cho Nga, cho

Comey (là người đã nhẹ tay với bà), bà đổ cho đảng Dân Chủ, cho Bernie Sanders, cho hệ thống

bầu cử Đại Cử Tri….

Và mới nhất bà đổ luôn cho những người da trắng…

Một người đảng Dân Chủ từng gây quỹ và ủng hộ Clinton phải chua chát thốt lên sau khi

Hillary xuất bản sách "What Happened"

"Điều tốt nhất mà ta có thể làm là nên biến đi. Bà ta đã gây tổn thương cho tất cả chúng tôi

do tính ích kỷ của bà ta. Thành thật mà nói, tôi mong bà ta câm cái mồm lại và cút đi”

Ông Chad Clausen trong một câu phê bình, nói: “Clinton không nhận lấy trách nhiệm. Vì nếu

bà ta biết trách nhiệm, thì sẽ không đổ thừa cho ai khác.”

Còn Mark Strong thì mỉa mai: “Hình như cứ mỗi tháng, bà ta lại tìm ra một đối tượng để đổ

thừa cho sự thất bại của mình.”

Chương trình của Trump cải cách thuế vụ

TT Trump đã hứa mạnh rằng ông sẽ cải cách thuế má. Vừa làm đơn giản những thứ hồ sơ,

vừa giảm việc phân loại để đánh thuế.

Nhưng chin tháng đã qua đi. Ông vất vả vì những cú đấm từ đủ mọi phía, Cả từ phía Cộng

Hoà cũng quậy phá ông. Rồi tình hình thế giới có những biến chuyển nghiêm trọng, rồi bao lần

bão lụt tàn phá các tiểu bang…

Cho đến nay, việc cải cách thuế chỉ mới ở bước soạn thảo.

Ông Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin, trong một cuộc hội thảo hôm 12 tháng 9, có nói

rằng nếu Quốc Hội thông qua việc giảm thuế, thì người trả thuế sẽ được truy lãnh cho cả năm

nay. Các nhà phân tích thì e rằng việc này sẽ làm cho ngân sách quốc gia mất đi hàng tỷ tiền, và

mức nợ quốc gia có thể vọt trên con số 20 ngàn tỷ.

Trước đây, ông Mnuchin dự đoán rằng Quốc Hội sẽ thông qua luật thuế vào tháng 8. Nay

tháng 8 đã qua đi mà bản văn dự thảo vẫn chưa được hoàn thành. Ông Mnuchin lại nói có thể

cuối năm; nhưng thời gian còn lại chỉ ba tháng, e không kịp làm gì cả.

Việc truy hoàn thuế cho người dân cũng sẽ vô cùng phức tạp. Thuế đã bị khấu trừ trên tiền

lương, rồi phải tình lại theo thời giá. Nhưng ông Mnuchin thì lạc quan vì dân được bồi hoàn tiền

thuế sẽ đem ra tiêu dùng. Từ đó sẽ kích thích sản xuất.

Trong quá khứ, đã có lần TT Bush cho hoàn trả thuế vào năm 2001. Mỗi gia đình nhận lại tử

300 đến 500. Nhưng họ chỉ dùng có 25% để mua sắm.

Vì thế, người ta không đồng ý với ông Mnuchin.

Hậu quả cơn bão Irma

Anh chàng Harvey chưa đi hết, thì cô nàng Irma lại

trờ tới. Và cậu Jose cũng sớn sác ngoài khơi Đại Tây

Dương.

Trong tuần qua, những toàn tìm kiếm và cứu trợ đã

54 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nỗ lực hết mình để cứu vớt người bị nạn cho đến tận đầu mũi của vùng có tên chung Keys. Sở

Giao Thông thì ráo riết sửa chữa những xa lộ và những chiếc cầu nối dất liền tới các đảo. Nhà

chức trách thì lo chuyển phẩm vật cấp cứu. Tại Keys, có đến hơn 1 phần tư nhà cửa bị phá hủy

hoàn toàn, 65% bị hư hại.

Xin nhắc là cơn bão Irma quét một vùng có bề ngang đến 400 dặm, với sức gió khi tràn qua

các đảo là 130 dặm/giờ.

Cơn bão đã tàn phá hầu như toàn bộ gia cư và cơ sở trên các đảo vùng Carribean. Nơi đây có

các đảo thuộc Mỹ, có đảo thuộc Hoà Lan, và vài nước Âu Châu. Hai ngày sau khi tránh bão, cư

dân trở về chỉ thấy điêu tàn.

Cơn bão tàn phá dữ nhất là miền Nam Florida, vùng thành phố Tampa; nhưng nó cũng ảnh

hưởng nặng nề lên 4 tiều bang khác là Alabama, North và South Carolina, Georgia. Trong 5 tiểu

bang này, số người bị mất điện lên tới hàng chục triêu. Hôm thứ hai, ợ Florida còn khoảng 10

triệu chưa có điện tức là nửa dân số Floria. Chính phủ ước tính phải mất cả tuần hơn mới vãn hồi

điện lực. Những vùng bị bão tàn phá, ngoài ra còn mất cả dịch vụ điện thoại, nước uống, và có

nơi còn không đủ thực phẩm. Còn khoảng hơn 100 ngàn người tại các trại tạm trú.

Về nhân mạng, có 35 người bị chết ở các đảo vùng Carribean, 7 ở Florida, 4 ở South

Carolina, và 2 ở Georgia. Trong số có 6 người già chết trong khu dưỡng già mà hiện nay nhà

chức trách đang điều tra xem có phải là một tội hình sự không.

Tại các tiểu bang bão không đi qua, thì lại lo sợ bị ngập lụt. Alabama, Mississippi và

Goergia.

Đại phong Doksuri ghé Việt Nam

Tai ương thường đổ xuống mảnh đất nghèo Việt

Nam, nhất là các tỉnh miền Trung là nơi gánh chịu nặng

nề nhất. Năm nào cũng ít ra phải có một vài cơn bão

kéo theo lụt lội ngập cả vùng rộng lớn mà mỗi lần có

hàng trăm người chết.

Tháng 9 này, cơn đại phong Doksuri sẽ quét một

vùng từ Philippines ngày thứ Ba, và đã đổ bộ vào vùng

biển Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Quảnh

Bình của Việt Nam vào ngày thứ Sáu. Tại Philippines,

có 4 người chết và 6 mất tích.

Cơn bão sẽ tăng lên với sức gió 115 dặm một giờ. Sau bão là lụt và lở dất có thể xảy ra. Có

thể coi đây là cơn bão lớn nhất ở Đông Nam Á từ cả thập niên nay. Dân trong vùng đã được

khuyến cáo phải di tản. Nhưng đi đâu bây giờ. Đa số là ở lại chịu trận, buộc mình vào nóc nhà,

gốc cây.

Tại sao có sự phân biệt giữa Hurrican và Typhoon?

Trong vùng biển, những cơn xoáy tạo ra do khối lượng không khí khổng lồ ở quanh một

trung tâm nơi có áp suất thấp. Rồi phát sinh ra hàng loạt những cơn giông (thunderstorm). Thực

tế, đại phong cũng là cơn bão, nhưng do người Tàu đặt ra (Typhoon). Điểm khác nhau là bão ở

vùng Tây Thái Bình Dương thì gọi là typhoon, bão ở đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương

thì gọi là hurricane.

55 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Việc đặt tên các cơn bão

Mùa bão vùng Đại tây Dương bắt đầu từ 1 tháng 6 cho đến 30 tháng 11 mỗi năm.

Các cơn bão được đặt tên để người ta dễ nhớ.

Trước mỗi mùa bão, Trung tâm Bão Quốc Gia (The U.S. National Hurricane Center) ra đời

từ 1950, lập ra sẵn một danh sách, và các nhà tiên đoán khí tượng cứ tham khảo vào đó để loan

tin.

Sau này Tổ chức Khí Tượng Thế Giới đảm nhận việc đặt tên.

Hàng trăm năm trước kia, cũng đã có việc đặt tên bão, nhưng nó khó nhớ vì người xưa dùng

các vĩ độ và hoành độ chứ không dùng tên bằng chữ. Đó là để giúp các nhà khí tương có thể truy

tìm các cơn bão; nhưng lại bất tiện với ngưòi thường.

Từ năm 1950, Trung tâm Bão Quốc Gia bắt đầu dùng mẫu tự ABC để tuần tự đặt tên các cơn

bão. Các tên đó là Able, Baker, Charlie… Và năm nào cũng tuần tự các tên đó.

Qua năm 1953, người ta thay đổi bằng cách dùng tên phụ nữ cũng như các thương thuyền

luôn dùng tên phụ nữ, nhưng cũng vẫn theo thứ tự

alphabet.

Qua 1979, thì dùng cả tên nam lẫn nữ. Người ta

lập ra danh sách các cơn bão cho một lúc 6 năm.

Sau sáu năm, tên bão trở lại từ danh sách số 1. Chỉ

có một ngoại lệ, là cơn bão nào gây tàn phá mạnh,

thì tên của nó sẽ không được dùng trở lại. Đây là vì

lý do pháp lý và lịch sử. Ví dụ tên Katrina coi như

hết dùng trong tương lai.

Một cơn giông nhiệt đới được có tên khi tạo ra vùng xoáy rộng với sức gió 39 dặm giờ. Và

khi tốc độ gió lên đến 74 dặm/giờ, thì đó được coi là cơn bão.

Trong năm nay, tên các cơn bão sẽ tuần tự như sau: Arlene, Bret, Cindy, Don, Emily,

Franklin, Gert, Harvey, Irma, Jose, Katia, Lee, Maria, Nate, Ophelia, Philippe, Rina, Sean,

Tammy, Vince, and Whitney.

Trong khi đó thì bão vùng Dông Bắc Thái Bình Dương sẽ có Adrian, Beatriz, Calvin, Dora,

Eugene, Fernanda, Greg, Hilary, Irwin, Jova, Kenneth, Lidia, Max, Norma, Otis, Pilar, Ramon,

Selma, Todd, Veronica, Wiley, Xina, York, and Zelda. Mùa bão vùng này là từ 15 tháng 5 cho

đến 30 tháng 11.

56 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 09_30_2017

Phim The Vietnam War, bổn cũ soạn lại.

Thế là đã qua hai tuần, bộ phim The Vietnam War

dài 10 tập đã trình chiếu trên đài PBS và các đài phụ của

PBS tại các địa phương. Bộ phim mới về chiến tranh

Việt Nam, so với các bộ phim về Việt Nam đã được

chiếu từ lâu nay, thì bộ phim này mà ông Ken Burns và

bà Lynn Novick khoe rằng họ đã bỏ ra 8 năm để thực

hiện, thì cũng chẳng có gi mới lạ, ngoại trừ thêm những

tài liệu mới của Hoa Kỳ và có vài đoạn phỏng vấn

những người Việt Nam, mà đa số là cựu cán binh Việt

Cộng.

Nói theo cách của người Mỹ là “same old, same old”

Điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên, vì ông Ken Burns, trong thời kỳ chiến tranh Việt

Nam, là một thành viên đắc lực của phong trào phản chiến. Ông là một người theo phái tả, liberal

và triệt để ủng hộ Đảng Dân Chủ. Ông đóng góp hậu hỉ cho Đảng Dân Chủ trong các cuộc bầu

cử. Năm 2008, Đại Hội Đảng Dân Chủ đã chọn Ken Burns để làm cuốn phim giới thiệu cho bài

thuyết trình của Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy tại đại hội; trong đó Burns so sánh Kennedy

với nhân vật thần thoại anh hùng Ulysses. Vào năm 2007, để yểm trợ cho Barack Obama ra tranh

cử Tổng Thống, Burns đã so sánh Obama với vị Tổng Thống tài ba Abraham Lincoln.

Theo nhiều người hiểu biết, thì bộ phim mới này có nhiều chi tiết hơn những bộ phim trước

đây. Bộ phim mới nhắm vào việc đặt một câu hỏi lớn là cuộc chiến có cần thiết xảy ra hay

không? Burns đã coi chiến tranh Việt Nam là một sai lầm của các chính quyền Mỹ, và trong

phim ông đã đưa ra các tài liệu để chứng minh điều mà ông cho rằng năm đời các hành pháp Mỹ

đã dối gạt quần chúng.

Bộ phim được chuẩn bị trong 5, 6 năm, và mất từ 2 đến 3 năm để thực hiện. Nó được giới

thiệu như là những khám phá mới về chiến tranh Việt Nam với những sự kiện mà đã xâu xé đất

nước Hoa Kỳ và đưa đến cái nhìn bi quan về các chính phủ Mỹ kéo dài cho đến ngày hôm nay.

Lynn Novick, người cộng sự với Ken Burns cho rằng khởi đi từ sự tự tin khi bắt đầu chiến cuộc,

Hoa Kỳ đã thất bại sau khi đổ máu của 58 ngàn chiến sĩ tại chiến trường Việt Nam mà hiện nay

vẫn còn nhiều câu hỏi chưa giải đáp đủ.

Trong bộ phim mới, Ken và Lynn đã phỏng vấn những người của hai phe, trong đó có các

cựu chiến binh cũng như thường dân VNCH và Bắc Việt. Phim cũng đưa ra ánh sáng những văn

kiện chứng minh sự phản bội của hành pháp Nixon đối với đồng minh VNCH. Theo họ, đã

không có sự thành thật của các chính khách Mỹ khi tiến hành chiến tranh.

57 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Nhận xét:

1.- Burn xem Chiến Tranh Việt Nam là nội chiến: Xuyên qua hết 10 tập, Ken Burns mượn lời

của nhiều người để gán cho cuộc chiến VN là nội chiến dù rằng ông đã đưa vào vài chi tiết về sự

can thiệp của khối Cộng Sản mà đại biểu là Liên Bang Sô Viết và Trung Cộng. Sự thật Burns

biết là việc ra đời của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là do Đảng Cộng Sản đạo diễn trong kỳ

Đại Hội lần thứ Ba tại Hà nội ngày 20 tháng 12, 1960, nhưng chỉ được Ken Burn nói qua loa.

Ken Burns nói rằng Hà Nội không chủ trương dùng quân sự để xâm chiếm miền Nam vì theo

ông, họ còn phải lo tái thiết miền Bắc sau bao năm chiến tranh với Pháp. Ông đổ thừa cho chính

phủ miền Nam đàn áp đẩm máu những ngươi Việt Cộng mà ông cũng dư biết là do Cộng Sản để

lại ở miền Nam. Ông làm như những tên nằm vùng này ở lại miền Nam để trở thành những

người dân hiền lành vô tội! Không biết lấy tài liệu ở đâu, mà ông cho rằng chính quyền miền

Nam giết hàng ngàn người “vô tội” này để đến nỗi họ phải đứng lên lập ra Mặt Trận Giải Phóng?

Lập luận của Ken Burns cho rằng chiến tranh VN là nội chiến; vì thế sự can thiệp của Hoa Kỳ là

sai trái. Trong phim ông chỉ qua loa nói đến chiến Ttranh Cao Ly, mà không đặt vấn đề Việt

Nam vào trong một bối cảnh rộng lớn của những âm mưu xích hoá của Cộng Sản như đã diễn ra

tại Philippines, Kampuchea, Laos, Mã Lai, Nam Dương và tại nhiều nước Âu Châu khác. Thuyết

Domino mà Hoa Kỳ đưa ra nhằm ngăn chặn sự bành trướng của Cộng Sản, ngày nay ai cũng cho

là phi lý; nhưng quả thật ngày đó, chính là nỗi lo sợ khi màu đỏ cứ lan dần trên bản đồ thế giới.

2.- Burns ca tụng Hồ Chí Minh và những

người Cộng Sản là yêu nước, đấu tranh cho độc

lập. Ông đưa hình ảnh Hồ Chí Minh từ khi viết

tâm thư cho Tổng Thống Hoa Kỳ Wilson để bày

tỏ ước mong được giúp đỡ để đánh Pháp giành

độc lập, đến việc Hồ đi Pháp tham gia đảng Cộng

Sản Pháp rồi được đưa qua Nga học làm cách

mạng. Burns đổ lỗi cho Mỹ đã chọn Pháp là đồng

minh nên xô đẩy Hồ vào thế chống Mỹ! Trong

mấy tập đầu, Burns không tiếc công đưa lên hình

ảnh của Hồ giản dị, thân cận với dân nghèo; và tai

ác thay, ông ta đưa ra hình ảnh Tổng Thống Ngô

Đình Diệm quan liêu như để so sánh. Ông ta lấy tấm ảnh Tổng Thống Diệm ngồi trên chiếc

thuyền nhỏ có mấy người cận vệ đẩy trên con kênh, mà quên đi tấm ảnh ông Diệm nằm ngủ trưa

cong queo trên chiếc sàn tre đơn giản! Bất cứ lúc nào, thì Burns cũng nói rằng các lãnh tụ miền

Nam toàn là những kẻ tham quyền và tham tiền. Ken Burns đã cố tình bỏ qua việc giết người dã

man của Hồ trong suốt thời gian trước và sau khi nắm quyền. Những cựu đảng viên Cộng Sản

cao cấp sau này đã viết nhiều sách để phanh phui cách sống che đậy của Hồ không phải như

những hình ảnh mà guồng máy tuyên truyền Bắc Việt đưa ra.

3.- Burns tìm phỏng vấn những cựu binh sĩ Cộng Sản để họ ca tụng tinh thần chiến đấu của

họ và nói xấu về quân dân miền Nam. Thử hỏi những người này đang sống trong chế độ Cộng

Sản, liệu có dám nói sự thật mà họ từng kinh nghiệm hay không? Trong khi đó, về phía các nhân

vật miền Nam, có hai vị Tướng là Lâm Quang Thi và Phạm Duy Tất, thì chỉ nói qua về các vấn

đề liên quan đến quân sự. Cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế thì chỉ được đưa ra trong vài gây khi

nói đến sự dã man của Cộng Sản và cũng thoáng qua khi nói về trận Hạ Lào. Cựu Dân Biểu Trần

Ngọc Châu, cựu Đại sứ Bùi Diễm và ông Phan Quang Tuệ lại vạch áo cho người xem lưng khi

họ chỉ nói những điều tiêu cực của chính phủ miền Nam. Dĩ nhiên, một chế độ mới thành lập từ

58 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nền tảng cổ xưa của chế độ quân chủ, thuộc địa; chắc chắn phải có nhiều sai sót. Chúng ta không

phủ nhận những điều này. Nhưng các vị này đã thiếu cân nhắc khi tham dự vào cuốn phim do

một người phản chiến chủ trương. Chúng tôi đoán rằng các vị trên có thể cũng có những lời tốt

đẹp cho miền Nam, nhưng Burns đã cắt đi cho phù hợp với cách nhìn của ông ta. Và những điều

xấu về miền Nam sẽ được Burns khai thác triệt để cho lập luận của anh ta là chế độ Miền Nam

tham nhũng, yếu kém, phi nhân, tàn tệ, không đáng được giúp đỡ.

4.- Mở đầu bộ phim, Burn đưa ra một người lính Mỹ John Musgrave nói khiếp sợ người VN

mà đã dẫn đến sự thù ghét. Điều này như để minh họa cho những hình ảnh lính Mỹ giết hay tra

tấn người dân VN vô tội vạ.

Burn nhiều lần đưa ra hình ảnh của Tướng Loan giết tên Việt Cộng Lém và những hình ảnh

quân VNCH tra tấn hay bắn người vô tội. Nhưng khi nói đến thảm sát Mậu Thân thì lại để cho

mấy tên cán binh Việt Cộng nói dối là có 6000 người chết trong đống đổ nát hoặc có một tên có

nói rằng chỉ giết những người có nợ máu, và lọt vào đó có vài người dân thường bị chết oan!

Những hình ảnh Dakson mà Việt Cộng đốt làng, thiêu sống hơn 300 người già trẻ lớn bé không

thiếu gì trên net; hình ảnh các em học sinh bị Việt Cộng pháo kích chết ở Cai Lậy, hình ảnh hàng

vạn dân chạy nạn và bị Việt Cộng thảm sát trên Đại Lộ Kinh Hoàng, Quốc Lộ 7 ở đâu mà không

thấy Burns đưa ra?

5.- Trong mỗi tập, hầu như đều có hình ảnh dân phản chiến Mỹ biểu tình chống chính sách

các Tổng Thống Mỹ về chiến tranh VN; không thấy Burn nói đến những tên trùm gián điệp Nga

sô đứng sau lưng các phong trào đó.

5.- Trong tập 8, khi nói về Hiệp Định Paris; Burns cho rằng cả hai phe đều cố tình vi phạm.

Burns quên rằng lãnh thổ miền Nam là của VNCH mà quân Cộng Sản phải rút về Bắc cũng như

quân đội Mỹ đã rút hết khỏi miền Nam. Burns cũng biết Hà Nội không rút quân mà còn lợi dụng

thời cơ cho xe tăng, pháo binh ồ ạt vào Nam công khai như đi trên xa lộ. Còn quân miền Nam

chỉ chống đỡ, thì sao lại coi là vi phạm?

Từ khi bị cắt hết viện trợ, quân đội miền Nam theo lời Tướng Lâm Quang Thi, chỉ được cấp

phát và ấn định mỗi tháng bắn 85 viên đạn, ném 1 qua lựu đạn; pháo binh chỉ được bắn 4 quả

đạn mỗi tháng. Vậy thì đánh với đấm kiểu gì trước một đạo quân Việt Cộng với hàng trăm ngàn

tấn vũ khí đạn dược do Trung Cộng cung cấp? Burns cho biết Hà Nội đưa vào đến 18 sư đoàn

quân và hang trăm xe tăng để mở chiến dịch vào năm 1972 cơ mà!

Burns và Novick không hề đặt vấn đề “vì sao” gần một triệu dân vì quá sợ Cộng Sản mà di

cư vào Nam (trong phim, Burns nhấn mạnh rằng những người này là dân Công Giáo); và hàng

triệu người khác ra đi sau 1975.

Phản ứng

Phía người Việt

- Phía Việt Cộng còn im lặng chưa thấy lên tiếng. Có lẽ họ còn muốn tạo sự tò mò trong

dân chúng, hoặc cũng có khi họ bị dị ứng bởi vài điều trong phim mà theo họ bất lợi cho

sự tuyên truyền. Như vai trò của Hồ Chí Minh bị lu mờ trước một Lê Duẩn Đệ Nhất Bí

Thư. Trong và sau chiến tranh, Cộng Sản che đậy rất kỹ số thương vong, nay trong phim

đưa ra con số 1 triệu lính Bắc Việt chết; hoặc hình ảnh những hố có hàng trăm xác lính

Bắc Việt bị giết cũng làm họ khó chịu.

- Phía người Việt hải ngoại trước khi phim được chiếu, đài PBS các địa phương có mời

người Việt tị nạn lên tiếng. Nhiều vị đã nói đúng vào đề tài, nói ra sự thật về chiến tranh

VN như Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Sẳng với một bài dài rất thuyết phục. Nhưng cũng có vài

59 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

vị đã không biết lợi dụng những phút ngắn ngủi để nói mà vòng vo, bâng quơ những điều

về bản thân hơn là đi vào trọng tâm vấn đề.

Phản ứng của vài cựu chiến binh Hoa Kỳ:

Stuart Herrington, Sĩ Quan Quân Báo của Mỹ trong tập cuối, cho rằng có những sai lầm lớn

nhưng việc hơn hai triệu rưỡi chiến binh Mỹ tham chiến ở VN là điều đáng làm. Theo ông, đôi

khi kết quả không như ý mình. Người tốt không phải lúc nào cũng thắng. Nhưng thua cuộc

chiến không phải phe ta không có chính nghĩa.

Ông Joseph Patrick Meissner, Viet Nam Veteran, tác giả cuốn sách “The Green Berets and

Their Victories" ngày 18 tháng 9 sau khi mới xem tập 1, có nêu ra các điểm sau:

Cuốn phim có quá nhiều sai lầm, trình bày lệch lạc và đầy thiêm kiến.

Sự sắp xếp xen kẽ hình ảnh chiến tranh với Pháp rồi Mỹ dã qua đi trên dưới nửa thế kỷ, làm

cho khán giả có thể hiểu sai lạc, rối trí. Lẽ ra, Ken Burns va Lynn Novick nên có những sơ đồ

hay lời giải thích rõ để phân biệt hai sự việc này thay vì theo lời ông ta: “trộn hết cả súp, xà lách,

thịt, thức tráng miệng… vào chung một cái tô…”

Ông nhắc rằng Cộng Sản rất ma đầu. Đối với dân Mỹ hiện nay thì Cộng Sản chỉ còn là quá

khứ và không ai quan tâm nữa. Ông phê bình rằng Burns đã đơn giản hoá vấn đề giữa Cộng Sản

và Phương Tây như là một cuộc tranh giành chính trị quyền lực. Burn làm như việc Tây Phương

đánh giá Cộng Sản là ma đầu là do sự hiểu lầm.

Ông Meissner đưa ra những con số cụ thể về những tội các của Cộng Sản Nga đã giết như 6

triệu người Ukrainian; giết hết các quân nhân Ba Lan từng chiến đấu chung với họ chống Đức

Quốc Xã, (vụ giết 15 ngàn sĩ quan Ba Lan trong rừng Katyn); vụ đày hàng triệu người nghi ngờ

chống đối chết bỏ thây ở vùng tuyết lạnh Siberia. Những vụ đàn áp, giết hàng trăm ngàn người ở

các nước Đông Âu. Ông cũng nêu đến con số hàng chục ngàn người bị đấu tố chết ở Việt Nam

trong chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Đó là ông còn quên hàng chục triệu chết ở Hoa Lục trong

cải cách ruộng đất và vụ trăm hoa đua nở.

Tổng Thống Trum phê bình những kẻ phủ nhận Quốc Kỳ

Bắt đầu từ Colin Kaepernick, rồi 2 người, rồi đến hôm nay hơn 200 người (trong số hàng

ngàn) cầu thủ football của Hiệp Hội Football Hoa Kỳ đã từ chối đứng nghiêm để chào lá quốc kỳ

Hoa Kỳ vào lúc trước khi khai diễn các trận đấu. Có người kín đáo hơn, né tránh vào phòng thay

áo quần.

Để ý thật kỹ, thì thấy hầu hết là các cầu thủ da đen. Họ nêu lý do chống sự kỳ thị màu da.

60 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Không rõ trình độ của họ ở mức nào, nhưng họ đã lầm lẫn chế độ và tổ quốc. Quốc Kỳ tượng

trưng cho một nước. Chế độ thì có khi này khi kia, Tổng Thống có khi Dân Chủ có khi Cộng

Hoà. Nhưng quốc gia chỉ là một, trừ phi có cuộc cách mạng triệt để thay thế tận nguồn gốc như

kiểu cách mạng Cộng Sản. Nếu bất mãn chế độ thì đã có những quyền biểu tình, phát biểu hay

bầu cử. Còn lá cờ là biểu tượng thiêng liêng mà hàng trăm ngàn người đã dổ máu để bảo vệ trong

hàng trăm năm lập quốc và vệ quốc. Ngày nay, những anh cầu thủ chỉ do tài ném banh, chụp

banh mà kiếm hàng chục triệu, sống xa hoa, phong lưu. Đó là do cái chế độ tự do dân chủ tạo

cho họ mọi điều kiện làm giàu. Những người da đen thành đạt cũng nhiều, làm tới Tổng Thống,

Bộ Trưởng, Dân biểu Nghị sĩ… Còn những kẻ chây lười, ăn bám vào phúc lợi xã hội thì làm sao

khá được. Ngoài ra còn bọn bất lương, trộm cướp, giết người thì luật pháp phải trừng trị. Không

thể lấy các trường hợp bọn cướp bóc bị cảnh sát bắn chết mà đánh gia cho chính quyền là kỳ thị

màu da.

Khi Tổng Thống Trump nói về việc bất kính đối với Quốc Kỳ, lập tức phe tả khuynh chụp

lấy và kết án ông kỳ thị màu da, vì đám cầu thủ này toàn dân da đen. Ông nói: “The issue of

kneeing has nothing to do with race. It is about respect for our Country, Flag and National

Anthem. NFL must respect this”

Phía NFL (Hiệp hội Football Quốc Gia) đổ lỗi cho Tổng Thống Trump đã nặng lời phê

bình những cầu thủ không chào cờ. Trong khi đó thì giới mộ điệu đã dấy lên làn sóng phẫn

nộ. Họ kêu gọi tẩy chay các trận đấu, không xem trực tiếp hay qua truyền hình. Nhiều người

đã post lên facebook những video hay hình ảnh họ đem hết những chiếc áo jersey, vé xem

các trận đấu, hay các vật lưu niệm của các cầu thủ ra đốt.

Trong đội Pittsburgh Steelers, chỉ có cầu thủ Alejandro Villanueva đứng trơ trọi một mình để

chào quốc kỳ, trong khi đồng đội núp trong nhà thay áo quần để tránh chào cờ. Alejandro, 29

tuổi, tốt nghiệp Võ Bị West Point và từng phục vụ trong binh chủng Biệt Động Quân. Anh đã

tham gia hành quân ở Afghanistan 3 vòng và được thưởng Bronze Star hai lần với chữ V (tức

valor, do công trận)

Khi được hỏi về trường hợp của Kaepernick, Alejandro nói rằng: “Tôi không biết việc ngồi lì

không chào quốc kỳ có phải là biện pháp phản đối có hiệu quả không đối với một quốc gia đã

cho anh cơ hội kiếm 16 triệu đô la mỗi năm trong khi những bạn da đen của anh đang đối diện

cái chết ở chiến trường Iraq, Afghanistan chỉ lãnh 20 ngàn mỗi năm! Nhưng đó là quyết định

của anh ta. Và việc này chỉ đưa ra một thông điệp sai lầm. Tôi sẵn sàng nắm tay anh ta để cùng

tranh đấu cho thành phần thiểu số đối với những bất công, những cư xử thô bạo của cảnh sát.

Nhưng không nên quay lưng trước những người đang chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và sự tự do

cho chúng ta”.

Trái với đám cầu thủ football, những người lái xe đua trong các trường đua NASCAR đã

không một ai ngồi hay quỳ, mà đều đứng nghiêm chỉnh khi quốc thiều trổi lên. Nhìn hình bên

trên, chúng ta thấy gì? Họ là những người da trắng. Vì thế, có thể coi vấn đề này đang là một

hiện tượng đối đầu giữa hai màu da không?

Hôm thứ Bảy 23 tháng 9, tại Austin, thủ phủ của Tiểu Bang Texas; nhóm người thuộc phe

bảo thủ dự định biểu tình để bày tỏ quan điểm của họ thì bị đám tả khuynh đe dọa sẽ có bạo

động. Nhóm trước đã hoãn cuộc biểu tình. Nhưng nhóm sau, vài chục, có tên là “Democratic

Socialists of America” vẫn kéo đến toà nhà Capitol để gây rối.Bọn này mang theo khẩu hiệu

chống Phát Xít, nhưng lại mang theo những lá cờ đỏ búa liềm của cựu Liên Bang Sô Viết và cả

61 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

lá cờ Việt Cộng. Họ tuyên bố chống lại điều mà họ cho rằng “da trắng là thượng đẳng”. Họ cũng

đòi hủy bỏ hết tất cả những di tích của phe Confederate như các tượng đài, bảng tên đuờng mang

tên của các danh nhân miền Nam. Có nhiều bảng tên đuờng đã bị bọn này bôi sơn đỏ lên. Bọn

chúng đã xô xát với cảnh sát thành phố Austin và Travis Country và cũng xô xát cả với nhau

ngay tại tiền đình Capitol. Những lá cờ Cộng Sản luôn có mặt trong các cuộc biểu tình chống

Trump của bọn tả phái.

Lệnh cấm nhập cảnh mới của Tổng Thống Trump

Tổng Thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh trong đó gia tăng thêm các điều cấm mới cho

7 quốc gia. Có 5 quốc gia đã hết hạn hạn kỳ 90 ngày theo lệnh cũ và hiện có thêm hai quốc gia

mới mà Tổng Thống Trump coi là nguy hiểm. Đó là Bắc Hàn ở Á Châu và Chad ở Phi Châu.

Bảy nước đó là: Chad, Iran, Libya, Somalia, Syria, Yemen và Bắc Hàn. Sudan đã đuợc bỏ tên ra

trong lệnh mới này. Ngoài ra, lệnh cũng cấm nhập cảnh một số viên chức của chính phủ

Venezuela và gia đình họ. Các viên chức chính phủ Mỹ giải thích sắc luật mới là nhằm giữ cho

Hoa Kỳ được an toàn hơn. Theo một câu Tweet của Tổng Thống Trump thì : “Giữ an toàn cho

nước Mỹ là ưu tiên hàng đầu của ông. Chúng ta sẽ không cho ai vào nước mình nếu chúng ta

cảm thấy không an tâm.”

Sắc lệnh mới sẽ có hiệu lực từ ngày 18 tháng 10 và sẽ kéo dài vô thời hạn, cho đến khi có

lệnh mới. Lệnh mới có dự trù nhiều biện pháp để tránh thiệt thòi cho những người đến Hoa Kỳ

và tránh gây những phiền toái, hỗn loạn như đã xảy ra trong lần ban hành lệnh trước đây.

Cũng trong tuần này, Tổng Thống Trump đã loan báo sự cải thiện về thuế vụ. Từ bảy mức

định thuế lợi tức cá nhân, sẽ chỉ còn ba mức 12%, 25% và 35%. Tiền thuế sẽ được giảm từ 35%

xuống còn 20% cho các công ty lớn để khuyến khích họ mang công ăn việc làm trở lại Mỹ. Mức

thuế cho giới trung lưu cũng đuợc giảm. Tiền khấu trừ tiêu chuẩn sẽ từ 12 ngàn lên 24 ngàn.

Tiền Tax credit cho trẻ em cũng gia tăng, và sẽ có thêm phần credit cho những người phụ thuộc

62 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

không phải là con cái. Ngoài ra, thuế đánh vào di sản cũng được bãi bỏ. Tuy nhiên phe Dân Chủ

sẽ có cơ hội phê phán là mức thuế mới sẽ làm lợi cho giới giàu có mà thôi.

Cựu Dân biểu Anthony Weiner, chồng của Huma Abedin bị kết án 21 tháng tù về tội có hành

vi tình dục với các cô bé gái vị thành niên. Dân biểu Texas, Dawnna Duke cũng mới ra toà về 13

tội danh về tham nhũng nhưng phiên xử được dời đến ngày 11 tháng 12 năm nay.

Bắc Hàn tuyên bố có quyền bắn hạ phi cơ Mỹ.

Đại sứ Bắc Hàn tại LHQ Ri Yong Ho hôm thứ Hai

tuyên bố nước này có quyền bắn hạ bất cứ phi cơ nào của

Hoa Kỳ dù rằng những phi cơ này bày bên ngoài không

phận của họ. Ông ta coi những lời tuyên bố trước đó của

Tổng Thống Trump tại Đại Hội Đồng LHQ là sự tuyên bố

chiến tranh với Bắc Triều Tiên.

Câu nói của Tổng Thống Trump là “Nếu” ông Ri

Young Ho này đã nói lên ý định của Kim Jong Un là sẽ bắn

hoả tiễn vào Hoa Kỳ, thì Bắc Hàn sẽ không còn sống lâu

nữa. Ông có nói nguyên văn: “Hoa Kỳ có sức mạnh vĩ đại

và sự kiên nhẫn. Nhưng khi bị đưa đến thế cần phải bảo vệ mình hay các đồng minh, chúng tôi sẽ

không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiêu diệt hoàn toàn Bắc Hàn.” (The United States has

great strength and patience, but if it is forced to defend itself or its allies, we will have no choice

but to totally destroy North Korea)

Trong khi Kim Jong Un gọi Trump là “lão Mỹ khùng điên” (little rocket man.) thì Tổng

Thống Trump trả đũa bằng cách gọi Kim Jong Un là “anh chàng hoả tiễn nhỏ bé” (little rocket

man).

Ri Yong Ho thì đe rằng Bắc Hàn đã chuẩn bị thử nghiệm trái bom khinh khí trên Thái Bình

Dương. Nếu Trump còn tỏ sự bất kính với Kim Jong Un, thì trái bom này có thể sẽ bay đến lục

địa Mỹ. Trong các chương trình truyền hình ở Bắc Hàn có nhiều hình ảnh mô tả hoả tiễn Bắc

Hàn bắn hạ phi cơ và hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

Hiện nay, các phóng pháo cơ chiến lược B-1 cùng chiến đấu cơ F-35 của Mỹ đang cùng

chiến đấu cơ F-15 của Nam Hàn đang tập dượt trên vùng trời Gangwon-do, nơi có các bãi tập

bắn Pilsung Firing Range. Đại Tá Robert Manning, Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cho

hay những lời đe dọa của Bắc Hàn không làm cho Hoa Kỳ giảm bớt các cuộc hành quân tại đây.

Các phi cơ ném bom của Mỹ vẫn bay đều đặn dọc duyên hải phía đông của bán đảo Triều Tiên

mà Hoa Kỳ cho rằng họ có quyền bay qua đó.

Theo ông, Bắc Hàn là một mối đe dọa nghiêm trọng cho thế giới.

Bà Katina Adams, phát ngôn viên của Văn Phòng Đông Á thuộc Bộ Quốc Phòng cho hay

rằng Hoa Kỳ không hề tuyên chiến với Bắc Hàn mà đang nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hoá giải

chương trình nguyên tử một cách ôn hoà trong vùng bán đảo Triều Tiên. Bà còn nói không có

quốc gia nào có quyền bắn vào phi cơ hay thuyền bè quốc gia khác ở trong hải phận hay không

phận quốc tế.

Tùy viên Báo chí Bạch Cung, bà Sarah Huckabee Sanders hôm 25 tháng 9 có nói rằng Hoa

Kỳ chưa hề tuyên chiến với Bắc Hàn. Thật là kỳ quặc nếu gán cho lời tuyên bố của Tổng Thống

Trump là lời tuyên chiến.‟

63 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Song song với những lời tuyên bố cứng rắn về quân sự, Hành Pháp Trump cũng gia tăng nỗ

lực chế tài đối với Bắc Hàn. Tuần trước, ông ký lệnh cho Bộ Ngân Khố thêm quyền hạn để cấm

vận đối với cá nhân hay các nước nào còn buôn bán với Bắc Hàn.

Theo nhà nghiên cứu chiến lược Michael Green thì Bắc Hàn gây ra những mối đe dọa

nguyên tử là nhằm làm cho thế giới sợ mà đòi hỏi Hoa Kỳ phải thương lượng để giảm bớt những

chế tài.

Hoa Kỳ vẫn coi Triung Cộng là mối đe dọa lớn nhất

Tướng Joseph Dunford, Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn

Hợp Mỹ (cấp chỉ huy cao nhất) đã nói với Ủy Ban Quân Sự

Thượng Viện hôm thứ ba rằng chính Trung Cộng, chỉ trong vòng 1

thập niên, sẽ qua mặt Bắc Hàn và Nga để trở thành mối nguy hiểm

lớn cho nền an ninh Hoa Kỳ.

Ông ước đoán là khoảng năm 2025 vì: “Trung Cộng đang

nhắm vào việc làm hạn chế khả năng cường quốc của chúng ta và

làm suy yếu các đồng minh chúng ta ở Á Châu. Những cải cách

quân sự của họ có khả năng vượt qua những ưu điểm về kỹ thuật

quân sự của chúng ta”

Hiện nay Trung Cộng có một đội quân đông nhất thế giới và đang được Tập Cận Bình tái tổ

chức để hiện đại hoá. Tổng Thống Trump từng phê bình Trung Cộng nhiểu điều vừa về quân sự

lẫn kinh tế. Trong khi Trung Cộng rêu rao chủ quyền trên một khu vực rộng lớn ở biển Đông,

Hoa Kỳ cáo buộc họ xây dựng những đảo nhân tạo và căn cứ quân sự vùng này.

Trung Cộng không ngừng gia tang thâm nhập vào cả Phi Châu. Từ năm 2000, họ dã tăng

mức đầu tư vào Phi Châu từ 10 tỷ đến nay lên tới 220 tỷ. Họ có căn cứ quân sự tại Djibouti ở

Đông Phi và từng thực tập bắn đạn thật tại đây.

64 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 10-07-2017

Tin Đặc biệt: Thảm sát tại Las Vegas.

Vụ thảm sát được coi là đẫm máu nhất lịch sử cận

đại Hoa Kỳ vừa xảy ra lúc gần nửa đêm ngày Chủ Nhật

1 tháng 10, 2017 tại Las Vegas, gây tử thương cho 59

người và làm bị thương gần 530 người khác.

Đó là một buổi tối cuối tuần, khi có khoảng 22

ngàn người tham dự một buổi trình diễn ngoài trời nhạc

Country. Chương trình nhạc ba ngày có tên là Route 91

Harvest Music Festival ở trên con đuờng chính của

thành phố Las Vegas. Đêm Chủ Nhật là đêm cuối của

chương trình. Khu vực này đối diện với khách sạn và

sòng bạc Madalay Bay, nơi tên hung thủ đặt súng ở tầng thứ 32 bắn xối xả vào đám đông bên

dưới chỉ cách khoảng 400 feet.

Lúc đó, ca sĩ Jason Aldean đang hát trên sân khấu. Khán giả nghe tiếng súng liên thanh nổ nhưng

tưởng rằng đó là những tràng pháo. Cho đến khi thấy có nhiều người ngã xuống mới biết là bị

bắn vào, nên hốt hoảng xô đẩy chạy tìm nơi trú ẩn. Tên hung thủ đã thuê một suite có hai phòng.

Hắn đã dùng búa đập vỡ kính cửa sổ ở hai phòng để đặt súng bắn vào đám đông bên dưới mà

không bị một thứ gì cản trên đuờng đạn đi. Vì thế, đã gây thương vong ở mức tối đa. Hắn đã bắn

xối xả vào đám đông trong ba đợt, cách nhau chừng hơn nửa phút. Trong số nạn nhân, có một

phụ nữ gốc Việt là cô Michelle Võ, đến từ thành phố Los Angeles với người bạn mới quen là

ông Kody Robertson. Họ cùng tham dự đêm ca nhạc. Michelle trúng đạn và được đưa vào bệnh

viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Báo cáo đầu tiên đến với cơ quan công lực là lúc 10:08 giờ đêm. Phải mất hơn một giờ, toán

SWAT của Cảnh Sát Las Vegas mới tìm ra nơi hung thủ đặt súng và đã dùng chất nổ để phá

toang cửa vừa lúc hung thủ quay súng tự sát. Khi khám xét căn phòng khách sạn, cảnh sát tìm

thấy có đến 23 khẩu súng loại tiểu liên tấn công, trong đó có vài súng bán tự động mà hung thủ

đã cải biến thành hoàn toàn tự động. Lục soát tại tư gia, cảnh sát còn tìm ra thêm 19 cây súng

khác và hàng ngàn viên đạn. Đến tối thứ ba, thì số vũ khí khám phá tại ba nơi là 47 cây súng!

Người ta thắc mắc là làm thế nào mà tên này chuyển vào khách sạn đến 23 cây súng mà không bị

phát giác?

Biết gì về hung thủ?

65 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hung thủ tên là Stephen Paddock, 64 tuổi, người da trắng. Ông này cư trú tại thành phố

Mesquite cách đó khoảng 80 dặm; chưa hề có tiền án hay vi phạm gì để bị lọt vào hồ sơ đen của

cảnh sát. Ông ta có một bạn gái người Philippines và người này đang về nước trong thời gian

thảm sát xảy ra. Theo lời thân nhân của hung thủ, thì ông ta không hề có biểu lộ gì về sự hung

bạo để đưa đến hành vi giết người hàng loạt, mà Tổng Thống Trump gọi là “pure evil”.

Khi điều tra thêm, cảnh sát khám phá ra thân phụ của hung thủ Benjamin Hoskins Paddock,

là người có nhiều lần đánh cướp ngân hàng. Như lần xảy ra ngày 6 tháng 10, 1960, cướp ngân

hàng Valley National Bank ở Phoenix, Arizona, từng bị bắt khi ăn cắp 25 ngàn đô la cũng vào

mùa hè 1960 ở Las Vegas. Ông bị xử đến 20 năm tù và từng vượt ngục ở Texas. Sáu tháng sau,

Paddock lại tham gia vụ cướp có vũ khí tại một ngân hàng ở San Francisco.

Ông Benjamin (Paddock cha) sinh năm 1926, mang nhiều tên giả và biệt danh như “Big

Daddy” hay “Old Baldy," và từng có tên trong danh sách Top Ten Most Wanted của cơ quan FBI

từ năm 1969 đến 1977. Sau này, ông hoàn lương và trở thành một nhân viên quản lý một cửa

hiệu chơi Bingo ở Oregon. Paddock cha có những vụ gian lận về cơ bạc khi điều hành trò chơi

bingo và từng bị phạt đến 623 ngàn đô la vì tội vặn ngược các đồng hồ bingo để gian lận.

Theo hồ sơ, thì Paddock cha có triệu chứng về tâm thần và có khuynh hướng tự sát và được

cảnh sát đánh giá là nguy hiểm cho xã hội. Paddock cha sau này về sống ở Tiểu bang Texas cho

đến khi qua đời vào năm 1998.

Hiện nay cảnh sát đang tìm nguyên nhân vụ thảm sát và chưa kết luận điều gì. Nhưng có tin

hung thủ đã chuyển 100 ngàn đô la qua Philippines. FBI sẽ lần theo mối này để xem số tiền đi về

đâu? Vào cá nhân hay một tổ chức nào?

Người bạn gái của Stephen Paddock là Marilou Danley là một phụ nữ có nhiều bí ẩn. Theo

tin mới khám phá thì bà này sử dụng hai thẻ an sinh xã hội khác nhau trong thời gian ở Mỹ

khoảng hơn 20 năm Bà này từng khai phá sản, có nhiều địa chỉ khác nhau như Arkansas,

Tennessee, California, Florida và vài tiểu bang khác; bà ta cũng di chuyển nhiều thành phố trong

cùng một tiểu bang. Bà ta khai nhiều ngày sanh khác nhau trên các giấy tờ do các Tiểu Bang cấp.

Marilou Danley khi đến Mỹ mang tên Marilou Natividad có một lúc hai hôn thú với hai người

chồng là Geary Danley và Jose Bustos. Cả hai hôn thú được cấp tại Clark County, (bao gồm

thành phố Las Vegas), dù rằng ông Danleys thì cư trú tại Tennessee và Arkansas, còn ông Bustos

thì ở California. Tại California, thì bà này mang tên Marilou Natividad-Bustos và khai sinh vào

tháng Giêng, 1962 (55 tuổi); còn ở Nevada, thì khai tên Marilou Lou Danley sinh vào tháng 12,

1954 (tức 62 tuổi). Vào thời điểm Paddock gây tội ác, thì Marilou di Philippines và Macau rồi

quay về Philippines, hiện nay đã bay về Mỹ và đang bị FBI thẩm vấn.

Với những dữ kiện trên, theo cách nhìn riêng của chúng tôi; biết đâu cô bồ của hung thủ là

một thành viên tổ chức khủng bố nào đó, và đã dùng tình cảm lung lạc được anh này để thi hành

sự khủng bố?

Ngày thứ Tư, cảnh sát cho hay có đến hơn 200 hồ sơ báo cáo về hoạt động đáng nghi ngờ của

Paddock trong đó có nhiều vụ chuyển ngân ở các sòng

bạc,

Phản ứng chung

Tổng Thống Trump đã lên tiếng ngay với những lời

chia buồn với gia đình các nạn nhân. Ông coi vụ thảm sát

này là “pure act of evil”. Trưa ngày thứ Hai, Tổng Thống

66 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trump cùng Đệ Nhyất Phu Nhân và hai vợ chồng Phó Tổng Thống Mike Pence cùng toàn thể

nhân viên Toà Bạch Cung đã ra vườn sau để cử hành 1 phút mặc niệm. Toà Bạch Cung cũng

như nhiều cơ quan công quyền đã treo cờ rũ để tang các nạn nhân. Tháp Eiffel ở Pháp cũng tắt

hết đèn trong đêm, một toà nhà lớn ở Isreal thắp đèn màu cờ Mỹ để chia buồn.

Trong khi dân chúng bàng hoàng trước biến cố đau thương này, thì từ phía tả khuynh, cô

Hayley Geftman-Gold, một luật sư ở trong ban điều hành của đài Truyền hình CBS tỏ ra vô

lương tâm khi hớn hở cho rằng cô không thấy thông cảm gì cho những nạn nhân, vì họ là những

người theo cô là cử tri đã bỏ phiếu cho Tổng Thống Trump. Cô nhìn những người mê loại nhạc

Country đều là bọn bảo thủ theo Cộng Hoà, là bọn người ưa dùng súng đạn. (I‟m actually not

even sympathetic bc country music fans often are Republican gun toters.) Những lời bất nhẫn

của cô này được tìm thấy trên các trang mạng xã hội chỉ vài giờ sau khi biến cố xảy ra. Sau đó lại

có vài vị Dân Chủ lên tiếng đồng thuận với lý luận rằng những người mê nhạc Country là những

người ủng hộ Tổng Thống Trump. Như thế, với suy luận bình thường, có phải họ muốn nói

những nạn nhân bị chết là đáng kiếp hay không?

Rất nhiều vị dân cử, truyền thông Dân Chủ vội vàng mượn biến cố này vào mục tiêu chính trị

của họ bằng cách gợi lại vấn đề cấm đoán vũ khí.

Xét theo kinh nghiệm, thì súng đạn không phải là nguyên nhân đưa đến sự giết người, mà

chính là từ hành vi của con người. Đã có sẵn máu lạnh, hay đã có một duyên cớ hận thù vì chính

trị, tôn giáo, thì có súng dùng súng; không súng dùng dao, thậm chí dùng cà xe hơi tông vào đám

đông. Chẳng lẽ chính quyền cấm luôn việc mua dao, cấm luôn việc mua bán xe hơi để tránh việc

giết người? Và dù luật pháp có cấm đoán việc buôn bán súng đạn, thì bọn giết người vẫn tìm ra

nguồn cung cấp từ chợ đen. Bằng cớ là bọn găng tơ, buôn lậu ma túy có mua súng từ các tiệm

bán chính thức hợp pháp đâu?

Trong khi đó, trên một tờ báo ở Việt Nam (tờ Pháp Luật) lại đăng hình của Stephen Paddock

và cho rằng tên này thuộc Trung Đoàn 12 Bộ Binh, từng tham chiến ở Việt Nam và rất hiếu

chiến. Nguyên văn như sau: “Theo thông tin gần nhất, em trai của Stephen Paddock cho biết

hung thủ từng là một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam (1971-1972). Stephen Paddock nhập ngũ

và tham gia chiến đấu tại chiến trường Việt Nam khi vừa tròn 18 tuổi. Trong nhiều lá thư gửi về

cho gia đình trong thời gian chiến đấu tại Việt Nam, Paddock đã rất hào hứng khi được tham

chiến và trực tiếp xả súng trong nhiều trận giao tranh ác liệt."

Theo tài liệu của FBI, Stephen Paddock chưa hề đi lính ngày nào. Vả lại thời gian mà Trung

Đoàn 12 Bộ Binh tham chiến ở Việt Nam là khoảng 1968 đến 1970. Lúc đó Paddock chưa tới 18

tuổi thì làm sao có thể đi lính?

Hôm thứ Tư, Tổng Thống Trump đã đến Las Vegas để thăm viếng, ủy lạo các gia đình nạn

nhân và khen thưởng cơ quan công lực tại đây. Được biết ngày trước đó, ông và Đệ Nhất Phu

Nhân đã bay đi thăm dân chúng bị nạn bão lụt ở Puerto Rico.

Những vụ thảm sát nổi tiếng tại Mỹ

Xin chỉ kể những vụ giết người bằng sung, không kể các vu khủng bố bằng bom hay phương

tiện khác (như vụ Timothy McVeil ở Oklahoma City hay vụ 911 ở New York City)

Ngoài vụ mới đây ngày 1 tháng 10 gây tử thương cho 59 người, bị thương 515 người khác,

thì còn các vụ như sau (theo thứ tự số người bị giết từ cao đến thấp)

Ngày 12 tháng 6, 2016 - Omar Saddiqui Mateen, 29, xả súng vào hộp đêm “Pulse” của người

đồng tính ở Orlando, Florida. Trong vụ này có 49 người chết và hơn 50 người bị thương. Tên

Mateen là mọt người theo Hồi Giáo, bị cảnh sát bắn chết tại chỗ.

67 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Vụ thảm sát tại khuôn viên Đại Học Virginia Tech ở Blacksburg ngày 16 tháng 4, 2017. Tên

Seung-Hui Cho, 23, bắn chết 32 người và gây thương tích cho nhiều người khác tại hai địa điểm

khác nhau trước khi tự sát.

Ngày 14 tháng 12, 2012 - Adam Lanza, 20, bắn chết 20 học sinh mẫu giáo từ 6 đến 7 tuồi,

và 6 người lớn gồm thầy giáo, nhân viên trường Sandy Hook Elementary School ở Newtown,

Connecticut. Sau đó tên này tự sát sau khi đã bắn chết mẹ anh ta là Nancy Lanza.

Ngày 16 tháng 10, 1991 - Tại Killeen, Texas, tên George Hennard 35 tuổi đâm chiếc xe pick

up vào tiệm ăn Luby's Cafeteria. Sau đó lùi xe ra và bắn chết 23 người. Cuối cùng hung thủ cũng

tự sát.

Ngày 18 tháng 7, 1984 - Tại San Ysidro, California, James Huberty, 41tuổi, dùng loại súng

tiểu liên tấn công Uzi cùng súng shotgun và súng lục, bắn chết 21 người lớn vừa trẻ em ở một

tiệm ăn McDonald. Cảnh sát phải dùng một tay thiện xạ để giết tên này.

Ngày 1 tháng 8, 1966 - Tên Charles Joseph Whitman, một cựu binh sĩ TQLC Hoa Kỳ đã leo

lên toà tháp chính của trường Đại Học Texas ở Austin bắn xối xả vào đám sinh viên bên dưới,

gây tử thương 16 người và bị thương 30 người khác. Tên này đã giết mẹ và vợ trước khi gây vụ

thảm sát ở trường UT. Cảnh sát đã bắn hạ tên này.

Ngày 2 tháng 12, 2015 – Hai vợ chồng tên Hồi Giáo Syed Rizwan Farook và Tashfeen Malik

bắn vào một đám nhân viên đồng nghiệp đang tụ tập ở Inland Regional Center tại thành phố San

Bernardino, California. Có 14 người chết và một số khác bị thương. Cặp vợ chồng này bị giết

chết ngay sau đó.

Ngày 20 tháng 8, 1986 - Tại thành phố Edmond, Oklahoma, một nhân viên bưu điện tên là

Patrick Henry Sherrill, dùng đến ba cây súng bắn chết 14 đồng nghiệp chỉ trong vòng 10 phút,

rồi quay súng tự sát.

Ngày 5 tháng 11, 2009 - Một tên Hồi phục vụ trong Lục Quân Mỹ là Thiếu Tá Nidal Malik

Hasan xả súng bắn chết 13 người và làm bị thương 32 người khác ở trại Fort Hood, Texas. Tên

này bị kết án tử hình.

Những vụ mà con số tử thương ở mức 13 người:

Ngày 3 tháng 4, 2009, tại Binghamton, New York, tên Jiverly Wong giết chết 13 người và

làm bị thương 4 người ở một trung tâm cộng đồng di dân.

Ngày 20 tháng 4, 1999 – Hai tên Eric Harris (18 tuổi) và Dylan Klebold (17 tuổi) giết chết 12

học sinh và 1 thầy giáo tại trường Columbine High School - Littleton, Colorado.

Ngày 18 tháng 2, 1983 – Ba anh Tàu Kwan Fai Mak, Benjamin Ng và Wai-Chiu "Tony"

NgThree đi vào một nơi cờ bạc Wah Mee ở Seattle (Washington State) cướp giựt 17 khách chơi

rồi xả súng bắn vào đầu. 13 người chết tại chỗ. Hai tên Kwan Fai Mak và Benjamin Ng bị kết án

sát nhân vào tháng 8, 1983 và bị tù chung thân. Tên thứ ba, Wai-Chiu "Tony" Ng, sau nhiều năm

lẫn trốn ở Canada, đã phạm tội cướp và tấn công; Tên này sau khi ra tù đã bị trục xuất về Hong

Kong năm 2014.

Ngày 25 tháng 9, 1982 - Tại Wilkes-Barre, Pennsylvania, George Banks, 40 tuổi là một nhân

viên canh gác trong trại tù, đã giết chết 13 người trong đó có 5 đứa con của anh ta. Qua tháng 9,

2011, Toà Án Tối Cao Pennsylvania hủy bỏ bản án tử hình, nêu lý do anh này có vấn đề tâm

thần.

Ngày 5 tháng 9, 1949 - Tại Camden, New Jersey, tên Howard Unruh, 28 tuổi, cựu chiến binh

Thế Chiến thứ Hai đã dùng súng lục Luger của Đức bắn chết 13 người trên đuờng 32nd Street.

Khi ra toà, luật sư biện hộ rằng ông ta bị bệnh tâm thần, nên được đưa vào bệnh viện tâm thần.

Ông ta chết ở tuổi 88.

68 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tuy nhiên, nếu đi ngược giòng lịch sử, thì đã có những vụ thảm sát bi thảm hơn.

Năm 1873, trong một vụ thảm sát tại Colfax, La., số người chết là trên 60 và có thể lên đến

150 người trong một vụ nổi loạn của thời kỳ tái thiết (Reconstruction period)

Tại East St. Louis, năm 1917, có khoảng 100 người Mỹ gốc Phi Châu bị giết trong cuộc bạo

loạn tại đây.

Năm 1919, ở Elaine, Arkansas, có khoảng 237 người Mỹ

da đen bị giết sau khi họ giết một cảnh sát da trắng trong một

cuộc họp để thu tiền từ sản xuất bông gòn.

Năm 1890, Quân đội Mỹ bắn chết thủ lĩnh da đỏ là Chief

Big foot của bộ lạc Lakota cùng với hơn 150 người da đỏ tại

một ngòi nước mang tên Wounded Knee.

Tổng Thống Trump cho lệnh phi cơ ngừng cất cánh để săn sóc một cảnh sát hộ tống.

Chuyện xảy ra hôm thứ Năm tuần trước mà không thấy đài truyền hình nào đưa lên bản tin.

Tổng Thống Trump di chuyển ra phi trường để đi Indiana. Trong khi hộ tống đoàn xe, một cảnh

sát viên đã bị té xe nằm sòng soại trên mặt đường xa lộ liên bang. Tổng Thống đã ra lệnh phi cơ

Air Force One chờ để ông đến bên cạnh viên cảnh sát hỏi thăm tình hình và sau đó đã chúc lành

cho anh ta khi nhân viên cứu thương đặt anh ta lên cáng đưa đi bệnh viện. Sau đó Tổng Thống

Trump còn gọi điện thoại đến bệnh viện cho anh cảnh sát để theo dõi tình hình.

Nhân viên cảnh sát này tên là Robert Turner.

Đoạn phim về những hình ảnh cảm động này được Sở Cảnh sát Indianapolis chuyển lên các

trang mạng xã hội cùng những lời cám ơn của các nhân viên cảnh sát đối với hành vi nhân ái của

Tổng Thống Trump. Trong đoạn video, người ta thấy hình ảnh anh Turner cười đùa với Tổng

Thống khi ông chúc anh ta chóng bình phục.

So sánh với những thái độ hách dịch, hỗn láo của cựu Đệ nhất phu nhân Clinton mà nhiều

cảnh sát viên, nhân viên Mật Vụ trong Bạch Cung than phiền, thì mới cảm nhận được những

đức tính của một vị lãnh đạo trong Trump.

Ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson vừa lên tiếng xác nhận ông tin tưởng Tổng Thống

Trump. Việc này như để phản bác lại nguồn tin từ đài truyền hình NBC cho hay ông Tillerson đã

gọi TT Trump là “moron” và có ý định từ chức do bất đồng với TT về chính sách đối ngoại. Nữ

phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao trong cuộc họp báo đã phủ nhận lời cáo buộc do NBC đưa ra.

Phe tả không ngừng tìm cách để đánh phá TT Trump. Họ còn lên tiếng phê bình cách ăn mặc

của Đệ nhất Phu Nhân khi đi thăm Puerto Rico, cho rằng bà mặc như biểu diễn thời trang!

Quân đội Iraq đánh những cú chót để chiếm lại thị trấn Hawija từ tay bọn ISIS.

Hiện nay, bọn ISIS chỉ còn chiếm cứ hai nơi trên lãnh thổ Iraq. Hôm thứ Tư, quân đội Iraq đã

tấn công đợt chót để tái chiếm thị trấn Hawija gần thành phố Kirkuk ở phía Bắc Iraq, là nơi có

nhiều dầu mỏ. Họ đã vào được vòng đai thị trấn ở khu vực Askari và Nidaa về phía tây sau nhiều

giờ giao tranh. Các hình ảnh đưa ra trên truyền hình cho thấy những cột khói dày đặc tại những

bồn xăng dầu mà quân khủng bố đốt cháy để tạo màn khói tránh cho phi cơ không phát giác ra

chúng. Quân tấn công gồm có quân chính phủ do Hoa Kỳ hỗ trợ và lực lượng dân quân giáo phái

Shia do Iran huấn luyện.

Trước đó hai ngày, quân Iraq đã chiếm lại phi trường Rashad cách đó 20 dặm về phía Nam,

là nơi bọn khủng bố dùng làm nơi huấn luyện và kho vũ khí.

69 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trong thị trấn Hawija, có đến 78 ngàn thường dân bị kẹt lại. Bọn ISIS tìm đủ cách để ngăn

chận thường dân chạy thoát ra khỏi thị trấn. Một trong các cách đó là gài mìn quanh thị trấn.

Bị kẹp giữa gọng kìm của quân đội Syria và quân kháng chiến người Kurd do Mỹ yểm trợ,

bọn ISIS hiện chỉ còn kiểm soát được vài vùng dất dọc theo biên giới Iraq và Syria, trong đó có

thị trấn al-Qaim. Có thể coi rằng cái “nhà nước Hồi Giáo Syria và Iraq” (ISIS) đã sụp đổ từ tháng

bảy vừa qua khi quân Iraq chiếm được thành phố Mosul là nơi chúng dùng làm thủ đô và tiếp

theo là thành phố Sirte của ISIS trên đất Lybia cũng bị chiếm lại. Vào thời điểm cao nhất, bọn

ISIS có đến 60 ngàn quân, trong đó có 40 ngàn là thanh niên Hồi từ các nước khác gia nhập vào

ISIS.

Tên lãnh tụ tối cao ISIS là Abu Bakr al-Baghdadi, bị Nga cho rằng đã hạ sát trong một cuộc

ném bom. Nhưng điều này không được kiểm chứng. Mới đây ISIS tung ra một đoạn audio thu

thanh lời tên này để phủ nhận tin cho rằng hắn đã bị giết chết!

Thành phố còn lại hiện nay của ISIS là Raqa cũng đang bị tấn công.

Có tin cho hay trong cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd ở Iraq, có đến 90% đồng ý tách ra

khỏi Iraq để thành lập quốc gia riêng. Tin này làm cho Thổ Nhỉ Kỳ và Iran lo ngại vì số dân

Kurd tại hai nước này rất đông, có thể cũng đòi tách ra.

Áo ban hành luật cấm che mặt

Sau những vụ khủng bố liên tiếp xảy ra tại Pháp,

Anh, Hoà Lan…, để việc nhận diện đuợc dễ dàng, mới

đây Quốc Hội Austria đã ban hành luật cấm ngặt việc

mang các loại khăn choàng trùm kín mặt trong đó có loại

niqab và burqa là thứ khăn của phụ nữ Hồi Giáo.

Dân chúng gọi luật này là “Burqa Ban”. Nhưng để

cân bằng, luật cũng cấm mang các mặt nạ loại “ski mask”

và “surgical mask” ngoài khu vực trượt tuyết và ngoài

khuôn viên các bệnh viện.

Những người vi phạm có thể bị phạt đến 150 euros (khoảng 180 đô la). Cảnh sát được lệnh

dùng vũ lực đối với những ai bất tuân lệnh này, chống lại cảnh sát khi được yêu cầu tháo gỡ khăn

choàng che mặt. Hai nước Pháp và Bỉ cũng có những luật tương tự; trong Khi Đức thì chưa có.

Nhưng Đảng Quốc Gia của Đức đang vận động để có luật này.

Các nước đã ban hành luật cấm mang khăn che mặt Burqa sau khi có hiện tượng phụ nữ

choàng mặt sử dụng bom tự sát;

Tại Phi Châu có: Cameroon (tháng 7, 2015 ), Chad (tháng 6, 2015), Cộng Hoà Congo (tháng

5, 2015 do chính El Hadji Djibril Bopaka, Chủ tịch Hội Đồng Tối Cao Hồi Giáo ban hành),

Gabon (2015), Morocco (tháng 1, 2017 cấm luôn việc sản xuất, buôn bán các khăn che mặt). Tại

Á Châu có: Israel (2010), Syria (chỉ cấm ở các Đại học, còn ngoài công cộng thì không cấm,

nhưng khuyến khích không mang khăn che mặt), Tajikistan tuy không cấm một cách trực tiếp,

nhưng bắt buộc phụ nữ phải ăn mặc theo lối cổ truyền.

Tại Âu Châu: Áo, Bỉ (tháng 7, 2011), Bulgaria (tháng 6, 2016) cấm che mặt tại các nơi công

cộng, công sở, trường học, Pháp (từ 2004 tại các trường học; đến 2010 thì cấm hẳn tại những nơi

công cộng), Germany (2017 tuỳ từng Tiểu Bang), Italy, Latvia, Malta, Hoà Lan, Thụy Sĩ cũng

cấm. Duy tại Anh, chưa có lệnh nào vì còn tranh cãi!

70 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Úc thì cũng còn tranh cãi, nhưng đại đa số dân Úc tỏ sự đồng ý cấm burqa. Tại Tiểu Bang

New South Wales, cảnh sát được quyền bắt buộc phụ nữ lật khăn che mặt khi cần nhận diện.

Saudi xử tử 100 người trong năm nay

Từ đầu năm cho đến nay, con số người bị xử tử tại Saudi

đã lên đến 100, tính cả 60 người bị tử hình trong ba tháng mới

đây. Kể tứ tháng Bảy, cứ mỗi tuần có trung bình 5 người bị xử

tử. Mức độ này làm cho Saudi trở thành quốc gia đứng đầu

trên thế giới về số người bị xử tử. Bốn mươi phần trăm số tội

nhân là những người vi phạm tội về ma túy.

Thứ Ba vừa qua, thêm 1 người bị chém đầu, nâng tổng số

lên 101.

Tổ chức ân xá quốc tế kêu gọi Saudi hãy thực sự có những

cải cách và tiến tới việc xoá bỏ án tử hình. Tổ chức này cũng

cáo buộc Saudi có những phiên toà bất công và dùng tội tử

hình làm công cụ trấn áp những người đối kháng.

Vào tháng 7 vừa qua, thế giới lên án Saudi chỉ trong một

ngày mà xử tử đến sáu người, trong đó có một người bị kết tội

buôn lậu ma túy.

Sau nhiều cuộc tranh đấu cho nữ quyền tại Saudi kéo dài

hàng chục năm, vua Salman vừa loan báo trong một nghị định rằng qua tháng Sáu sang năm, sẽ

cấp bằng lái xe cho phụ nữ là điều mà từ hàng chục năm nay vẫn cấm đoán.

Theo chính phủ Saudi và các lãnh tụ tôn giáo ở đây, sở dĩ họ cấm phụ nữ lái xe vì việc này có

ảnh hưởng đến những giá trị gia đình hay theo họ, có thể đưa đến sự gia tăng về tình dục và phim

ảnh khiêu dâm!

Chiến tranh Việt Nam không thể là một cuộc “nội chiến”!

Theo định nghĩa: Nội chiến là cuộc chiến giữa những người, hay nhóm người trong cùng một

nước “a war between opposing groups of citizens of the same country” https://www.merriam-

webster.com/dictionary/civil%20war;

Hoặc theo https://en.wikipedia.org/wiki/Civil_war, thì đó là cuộc chiến giữa những nhóm có

tổ chức trong một nước. Mục đích là giành quyền kiểm soát cả nước hay một vùng nào đó, hay

giành độc lập cho một vùng, hay nhằm thay đổi chính sách. ”… also known as an intrastate war

in polemology, is a war between organized groups within the same state or country. The aim of

one side may be to take control of the country or a region, to achieve independence for a region

or to change government policies.”

Cuộc nối chiến có thể có sự giúp sức từ các thế lực ngoại bang, nhưng không phải do sự dàn

dựng, thúc đẩy của ngoại bang nhằm phục vụ cho lý tưởng, quyền lợi của ngoại bang.

Trong lịch sử Việt Nam, cuộc chiến tranh giữa 12 sứ quân từ năm 944 đến 968, cuộc chiến

tranh giữa nhà Mạc và hậu Lê (1527), hay cuộc chiến giữa hai Chúa Trịnh và Nguyễn (1627 đến

1672) đích thực là những cuộc nội chiến.

Cuộc chiến tranh Việt Nam tuy do hai phe cùng là người Việt đánh nhau suốt hơn 20 năm,

nhưng không thể gọi là nội chiến. Khi Hồ Chí Minh đến Pháp, tham gia đảng Cộng Sản Pháp rồi

sau đó qua Liên Bang Sô Viết đuợc huấn luyện để trở thành một tay hoạt động cách mạng. Hồ đã

71 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

lập ra Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930, và từ đó tự coi mình là “một bộ phận của Đệ Tam

Quốc Tế Cộng Sản”. Hồ đã phát động cuộc chiến, núp dưới danh nghĩa đánh Pháp giành độc lập,

nhưng thực chất là chiến tranh cách mạng nhằm phát triển, bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản

xuống Đông Dương theo lệnh của Đệ Tam Quốc Tế. Nhất nhất, mọi hoạt động đều làm theo chỉ

thị của Staline và Mao Trạch Đông.

Sau khi Hiệp Định Geneve được ký kết, chia nước Việt Nam thành hai quốc gia đối đầu

nhau. Miền Nam là Việt Nam Cộng Hoà, là một nước độc lập, có chủ quyền, đuợc cả trăm nước

trên thế giới công nhận. Đảng Cộng Sản đã để lại miền Nam hàng chục ngàn cán binh nhằm gây

dựng cơ sở cho đến khi chin muồi thì phát động kháng chiến. Họ đã gửi quân chính quy từ Bắc

vào Nam để yểm trợ.

Như thế, cuộc chiến Việt Nam là do nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà xâm lăng miền

Nam chứ không phải là do dân chúng bất bình nổi dậy chống đối chính quyền. Vì thế không thể

coi là nội chiến. Nhìn xa hơn, thì Cộng Sản Bắc Việt lại là tay sai của Cộng Sản Quốc Tế, nên

chữ nội chiến càng không đúng trong trường hợp này.

Hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick, trong bộ phim 10 tập, đã cố gắng biện minh

rằng chiến tranh Việt Nam là nội chiến, để lên án Hoa Kỳ đã tham dự vào một cách sai trái!

Trong lãnh vực chính trị, xã hội, việc sử dụng đúng chữ rất quan trọng trong các văn bản, tài

liệu. Người ta cân nhắc cả từng chữ, từng câu, ngay cả dấu chấm, dấu phẩy; để người đọc không

thể hiểu sai, và những kẻ hoạt đầu không thể bóp méo, xuyên tạc văn bản theo ý mình.

Người viết bình luận, khảo cứu hay viết sách cũng thế. Người đọc chưa có thì giờ đọc hết nội

dùng để biết luận cứ của tác giả mà chỉ nhìn qua tựa đề. Tựa đề là sự thu gọn quan điểm, nội

dùng mà tác giả muốn trình bày.

Mới dây, có một cuốn sách dày gần ngàn trang của một tác giả là Luật sư Nguyễn Văn Thắng

(?) với nhan đề “Cuộc Nội Chiến Việt Nam, Ai Thắng Ai”. Tựa đề cuốn sách đã gây tranh cãi

trong các giới của cộng đồng người Việt tị nạn. Một luật sư nổi tiếng ở San Jose có giới thiệu nội

dùng cuốn sách giá trị và có lập trường đúng đắn. Chúng tôi tôn trọng cách nhìn và đánh gia của

mọi người tùy theo hiểu biết và kinh nghiệm riêng của họ. Nhưng chúng tôi vẫn muốn đề nghị

tác giả nên xem lại tựa đề, vì không thể để cho người ta hiểu sai lạc bản chất chiến tranh Việt

Nam. Xin rất cẩn thận đừng tạo cơ hội cho những kẻ xấu lợi dụng bóp méo lịch sử chúng ta!

72 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 2017-10-14

Vài tin ngắn

Cháy ở California

Nạn cháy dữ dội mấy ngày đầu tuần xảy ra ở 8 counties thuộc

Tiểu Bang California hủy hoại hết hàng chục ngàn mẫu đất, thiêu

rụi 2000 căn nhà và cơ sở. Hư hại nhất là các counties Sonoma,

Napa, và Mendocino. Có 15 người chết được ghi nhận; trong khí

tại Sonoma không thôi, có hơn 180 người khác còn ở tình trạng

mất tích. Hàng ngàn nhân viên cứu hoả được điều động đến để

ngăn cản lửa cháy lan sang các vùng khác.

Năm nào California cũng bị thần lửa thăm viếng. Dân biểu

Mike Thompson coi đây là trận hoả hoạn lớn nhất ở California từ trước tới nay.

Iraq đại thắng

Quân đội Iraq loan báo chiến thắng lớn khi chiến lại thị trấn

Hawija. Có đến 1000 chiến binh ISIS ra hàng, nhưng theo chỉ huy

quân đội người Kurd, thì trong số này có nhiều tên trà trộn trong

đám dân chạy loạn từ thành phố và đã bị lính Kurd phát hiện.

Bọn ISIS ngày nay không còn tinh thần và quyết tâm chiến đấu

đến cùng như trước đây. Bọn này khi chạy trốn thường tìm về

phía quân Kurd, né tránh nơi có quân Iraq cùng dân binh giáo

phái Shia. Chúng cũng né luôn nhóm quân giáo phái Sunni. Vì

nếu lọt vào hai nhóm quân này, chúng sẽ bị trả thù đích đáng về những tội ác đã từng gieo rắc

cho quân dân Iraq

Một nhân vật lớn của điện ảnh Mỹ bị tố cáo quấy nhiễu tình dục.

Đó là ông Harvey Weinstein, một nhà sản xuất phim lớn của Mỹ. Ông ta là đồng sáng lập hệ

thống các rạp hát Miramax và sản xuất nhiều phim nổi tiếng và được nhiều giải thưởng phim

ảnh. Hiện ông cùng là CEO của The Weintein Company trước khi bị bãi chức vì bị tố cáo quấy

nhiễu tình dục bởi rất nhiều tài tử nổi danh như Angelina Jolie, Gwyneth Paltrow. Nhưng điều

đáng nói là ông Weinstein là một người yểm trợ tích cực cho ngân quỹ đảng dân Chủ, đóng góp

nhiều tiền cho các cuộc tranh cử của Obama và Hillary Clinton. Thời Obma làm Tổng thống,

Weinstein ra vào Bạch cung thuờng xuyên như các bà đi chợ. Ngay khi vụ này bể ra, người ta

mong chờ những vị Dân Chủ sẽ hoàn trả số tiền của Weinstein hay chuyển nó qua những cơ

quan từ thiện. Mãi đến một tuần sau, mới nghe bà Clinton lên tiếng về vụ này. Vì không thể né

tránh phải đưa tin động trời này lên, đài CNN cũng lợi dụng móc níu chuyện ông Trump bị vài

bà cáo buộc tội quấy nhiễu vào để đánh phá.

73 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thật ra những vụ quấy nhiễu tình dục này không có gì lạ cả. Nó vẫn âm thầm xảy ra tại bất

cứ xã hội nào, trong bất cứ lãnh vực nào khi bọn đàn ông đa dâm có quyền thế hoặc có ảnh

hưởng đối với những phụ nữ dưới quyền hay những phục nữ đang cần sự nâng đỡ để tiến thân.

Nhưng do bản chất sự việc không lành mạnh, nên các bà, các cô đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà

im tiếng để bảo vệ tiếng tăm hoặc hạnh phúc gia đình.

Còn đâu công trạng khám phá Mỹ Châu của Columbus?

Phong trào liberal Mỹ đang tìm cách xoá sổ lịch sử Hoa Kỳ qua việc hạ bệ tất cả những danh

nhân miền Nam mà theo họ là bọn kỳ thị, phân biệt chủng tộc, chủ trương nô lệ.

Đi xa hơn, nhóm liberal này còn lôi ông

Christopher Columbus ra để hạ bệ. Hàng năm Hoa

Kỳ vẫn dành một ngày để kỷ niệm và vinh danh nhà

thám hiểm người Ý đã khám phá ra Mỹ Châu vào

năm 1492. Lúc đó, với sự nhận thức rằng trái đất có

hình quả cầu, ông và đoàn thám hiểm dự tính đi về

hướng Tây của Âu Châu để đến miền East India (tức

Đông Á Châu). Họ đã đến vùng Tân Thế Giới (New

World) và đổ bộ lên một hòn đảo của quần đảo

Bahamas mà ông Columbus đặt tên là San Sanvador.

Nhũng chuyến đi sau này, họ đã khám phá thêm vùng Tiểu và Đại Antilles cũng như duyên hải

Caribean của vùng Trung Mỹ và Venezuela. Vì tưởng lầm mình đã đến bờ biển phía đông nước

Ấn Độ (India), nên họ đã gọi thổ dân da đỏ Mỹ Châu là Indian. Từ đó, Tây Ban Nha đã dổ xô

vào với những đoàn người phiêu lưu đi tìm vàng và thuộc địa. Rồi đến những đợt di dân từ Âu

Châu để thành lập nên những quốc gia tại Bắc và Nam Mỹ như ta thấy hiện nay.

Christopher đặt chân lên lục địa Mỹ ngày 12 tháng 10, 1492. Hàng năm, các quốc gia Mỹ

Châu tổ chức kỷ niệm ngày này. Học sinh được nghỉ học và công sở cũng đóng cửa không làm

việc. Ở Hoa Kỳ gọi là Columbus Day rơi vào ngày thứ Hai của tuần lễ thứ nhì trong tháng 10

(năm nay là ngày 9 tháng 10), các nước Mỹ Latin gọi là “Dia de la Raza”, “Dia de la

Hispanidad” hay ở Tây Ban Nha là ngày “Fiesta Nacional”. Tại Belize và Uruguay, dân chúng

kết hợp với lễ hội tôn giáo “la Virgen del Pilar” và gọi là ngày “Día de las Américas” (Day of the

Americas); Ở Argentina thì gọi là ngày “Día del Respeto a la Diversidad Cultural” (Day of

Respect for Cultural Diversity), và tại Italy, quê hương của ông và những khu dân Ý tại các

thành phố ở Mỹ, thì đó là ngày “Giornata Nazionale di Cristoforo Colombo” hay “Festa

Nazionale di Cristoforo Colombo”.

Nhưng năm nay, ngoài việc bôi bẩn, triệt hạ những tượng đài của Columbus tại nhiều thành

phố, nhất là tại các Tiểu Bang miền Bắc; nhóm Liberal còn đòi hủy bỏ luôn ngày kỷ niệm

Columbus. Tại nhiều trường Đại Học, mới đây nhất là Đại Học Havard, các sinh viên tả khuynh

đã dùng tên “Ngày các Thổ Dân” (Indigenous

Peoples' Day) để thay cho “Ngày Columbus” mà họ

cho rằng mang tính chất thực dân.

Ngày “Các Thổ Dân” do trường Đại Học

Berkeley ở California khởi xướng từ năm 1992, và

ngày nay, trở thành phổ biến. Trong ngày này, sinh

viên bày tỏ thái độ chống chế độ thực dân; lên án sự

bóc lột của các nước mạnh đối với các dân tộc nhược

74 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

tiểu. Họ cũng nói lên những sự chịu đựng, nhọc nhằn của người thổ dân Mỹ Châu.

Trước khi Harvard có sự thay đổi, thì Hội Đồng Thành Phố Cambridge đã ban hành Nghị

Quyết thay đổi tên ngày Columbus mà mục đích đuợc giải thích là để ghi nhớ những người da đỏ

đã bị sát hại kể từ khi ông Columbus đặt chân lên Mỹ Châu. Họ coi ông Columbus la một tên

bạo chúa, một kẻ tra tấn, tàn sát thổ dân.

Ngày thứ Hai 9 tháng 10, 2017, những sinh viên gốc da đỏ tại Havard tổ chức ngày lễ vinh

danh văn hoá da đỏ và biểu tình chống lại những người mà ông Christoph Columbus là đại diện.

Tại Seattle, Tiểu Bang Washington, cũng có cuộc diễn hành kỷ niệm này Thổ Dân. Được biết

từ năm 2014, Hội Đồng Thành Phố Seattle đã ban hành Nghị Quyết chấm dứt “Ngày Columbus”

và đổi tên thành ngày “Thừa nhận Văn Hoá và Thổ Dân Mỹ”

Các nhiều trường Đại Học đã có sự thay đổi này như Fredonia College, the University of

Texas El Paso, the University of Alaska Fairbanks, University of Wisconsin Oshkosh, Columbia

University, Vanderbilt University, Brandeis College ….

Trường Fredonia College giải thích rằng phong trào bài trừ ngày Columbus và thay bằng

“Ngày Thổ Dân” đã có từ năm 1977 trong một cuộc hội thảo do Liên Hiệp Quốc bảo trợ để bàn

về vấn đề những thổ dân bị bạc đãi tại Hoa Kỳ. Việc này đã được phụ hoạ bởi các thành phố như

Los Angeles, Berkeley, Denver, Minneapolis và Seattle, và Tiểu bang như South Dakota, Hawaii

và Alaska.

Như vậy, từ một danh nhân có công khám phá Mỹ Châu, Columbus đã trở thành một tội

phạm thực dân bóc lột và sát nhân! Đến ngày nào đó thì các vị Tổng thống Hoa Kỳ của thời

trước cũng sẽ bị nhóm liberal này buộc tội và xoá bỏ trong lịch sử? Hấu hết các Tổng thống Hoa

Kỳ trước nội chiến đều là các chủ trang trại có nhiều nô lệ! Đã có những người Liberals đòi đục

bỏ hình tương vị khai quốc George Washington và Thomas Jefferson ở quần thể tượng 4 vị Tổng

thống ở núi Rushmore, South Dakota rồi đấy! Nhưng phải nghĩ dến lúc nào đó mà những ngươi

da trắng nổi giận không còn chịu đựng nữa mà quy tụ quanh nhóm “White Supremacists”, thì

những người Mỹ gốc Á chúng ta cũng có thể bị hoạ lây!

Chào cờ hay không chào cờ?

Những tuần qua, việc những cầu thủ football từ chối

chào quốc kỳ đã gây ra nhiều phản ứng từ nhiều phiá.

Trong khi nhiều người hâm mộ môn bóng này lên tiếng

tẩy chay những trận đầu, đốt áo và vé đã mua; những

khán gỉa trên truyền hình cũng giảm sút đáng kể. Trong

trận cầu giữa hai đội Colts và 49ers tại Indianapolis,

nhiều cầu thủ của đội 49ers, mà đa số là da đen, đã quỳ

một chân xuống khi quốc thiều trổi lên. Trong lúc đó

hàng vạn khán giả đang đứng nghiêm chỉnh để tỏ lòng

tôn kính lá quốc kỳ. Trong số có Phó Tổng thống Mike Pence và phu nhân. Vừa dứt quốc thiều,

hai ông bà rời ghế bỏ ra về để tỏ sự phản đối đối với những kẻ bất kính biểu tương quốc gia.

Ông nói: “Tôi rời trận đấu bởi vì Tổng thống Trump và tôi sẽ không coi trọng những sự tổ

chức nào mà tỏ ra bất kính đối với những người lính, với quốc kỳ, quốc thiều của chúng ta. Vào

thời điểm mà nhiều người Mỹ cống hiến cho đất nước qua sự dũng cảm, quyết tâm và vượt bao

gian khổ, thì hơn lúc nào hết, chúng ta phải quy tụ quanh lá quốc kỳ và những biểu tượng đã

đoàn kết chúng ta…. Tôi không nghĩ rằng sẽ là quá sức khi đòi hỏi những cầu thủ phải tôn trọng

75 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Quốc Kỳ và Quốc Thiều. Tôi đứng chung với Tổng thống Trump, với các chiến sĩ, và tôi luôn

đứng thẳng trước Quốc Kỳ và Quốc Ca.”

Cùng khi đó, ông Jerry Jones, chủ đội Dallas Cowboys đã lên tiếng đe rằng những cầu thủ

nào không chịu chào cờ sẽ bị loại không cho tham dự trận đấu. Đáp lại, cô Jemele Hill, xướng

ngôn viên đài truyền hình thể thao ESPN vào thứ Ba đã gửi ra lời yêu cầu các người ái mộ

football hãy tẩy chay những cơ sở quảng cáo có liên hệ với đội Dallas Cowboys. Cô này đã bị

đài truyền hình tạm cho ngưng việc. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, cô da đen này đã vi phạm các

chính sách về việc sử dụng truyền thông xã hội. Lần trước đây, cô ta cũng tweet ra nội dung cho

rằng Tổng thống Trump là một người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng. Lời cáo buộc này đã bị

bà Sarah Huckabee Sanders, Tham vụ Báo Chí Bạch Cung cho là sự xúc phạm trắng trợn.

Ông Jerry Jones là người có lời bình phẩm mạnh nhất về việc các cầu thủ không chịu chào

quốc kỳ. Ông nói: “Chúng tôi biết có nhiều sự tranh cãi quanh việc này, nhưng trong tâm trí tôi,

không có thắc mắc gì rằng NFL (Hội các đội football) và đội Dallas Cowboys sẽ đứng nghiêm

chào quốc kỳ. Sự việc rõ rang là thế.”

Đội Miami Dolphins cũng tuân lời ông chủ là Stephen Ross mà đứng chào quốc kỳ. Chỉ có

ba anh Kenny Stills, Julian Thomas và Michael Thomas là đứng tách ra ngoài rìa sân khi quốc

thiều trổi lên.

Hội NFL có loan báo rằng họ đã phân phối đến các đội bóng cuốn cẩm nang về các trận đấu

trong đó có việc đứng chào quốc kỳ. Nhưng họ cũng giải thích đó chỉ là policy chứ không phải là

điều lệ; do đó họ sẽ không trừng phạt các cầu thủ nào từ chối chào cờ.

Khối NATO bày binh bố trận ngăn chặn Nga

Theo Thông tấn xã Reuter, khối NATO gồm nhiều

quốc gia Âu Châu đang bố trí quân đội tại nước

Romania hôm thứ Hai đầu tuần để nhằm ngăn chận quân

Nga ở mạn sườn phía đông Âu Châu cũng như để theo

dõi các hoạt động gia tăng quân sự của Nga ở vùng Biển

Đen đã tiếp diễn không ngừng từ sau khi Nga chiếm bán

đảo Crimea năm 2014.

Khởi đầu chỉ là một đội quân nhỏ của 10 nước

NATO trong đó có Italy, Canada, Romania… Sau đó đã

có thêm 900 quân Mỹ. Họ bố trí quân cả trên bộ, trên

biển và trên không. Tổng Thống Romania là Klaus Iohannis trấn an rằng mục tiêu của việc bố trí

quân đội là nhằm bảo vệ hoà bình chứ không có chủ ý gây chiến tranh. Tại Nghị Hội các nước

NATO, ông nói rằng “Chúng tôi không tạo ra mối nguy hiểm cho Nga, nhưng chúng tôi cần có

một vị thế vững mạnh để đối thoại.”

Phía Nga thì lên án NATO đang bao vây họ và đang đe dọa sự ổn định tại vùng Đông Âu, là

điều mà NATO bác bỏ. Lý do để Nga lo ngại là vì trong vùng Biển Đen này, các nước Romania,

Bulgaria và Turkey đều là thành viên của NATO, và hai nước Georgia và Ukraine cũng muốn

gia nhập vào khối này.

Vùng Biển Đen dồi dào trữ lượng dầu và khí đốt; vì vậy khối NATO muốn củng cố các nước

đồng minh tại đây; nhưng cũng không muốn tạo thêm mối căng thẳng. Họ chỉ muốn có một đối

lực với Nga vì nước này cũng đang có một kế hoạch thiết lập một vùng trái độn tại đây.

Chúng ta đều biết những cuộc hành quân của Nga từ năm 2008 chuyển quân vào vùng nam

Ossetia của nước Georgia để yêm trợ cho nhóm loạn quân ly khai ở đông Ukraine vào 2014 và

76 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

theo đó là sự sát nhập bán đảo Crimea mà thế giới coi như là một dấu hiệu mới của chiến tranh

lạnh.

Chi tiết về quân số NATO tại đây không được tiết lộ. Theo thăm dó từ các nguồn tin quân sự,

tại căn cứ Craiova (một thành phố ở nam Romania) thì có khoảng từ 3000 đến 4000 quân lính

mà đa số là lính Romania, Poland. Quân lính từ Bulgaria, Italy và Portugal cũng đang có những

cuộc huấn luyện ở đây. Người ta chờ đợi sự có mặt của quân Đức mà chính phủ nước này hứa sẽ

góp mặt. Anh Quốc và Canada cũng gửi phi cơ chiến đấu đến Romania, Italy thì có phi cơ đang

tuần thám trên vùng biên giới của Bulgaria.

Ông Jens Stoltenberg, Tổng Thư Ký của khối NATO cho hay sự bày binh bố trận chứng tỏ

quyết tâm của NATO. Ngày thứ Hai, ông đã viếng thăm binh sĩ tại đây và cho biết thêm rằng

NATO hiện có sẵn 40 ngàn quân ứng chiến để phản ứng ngay lập tức khi có những biến chuyển

bất ngờ.

Vài nuớc Đông Âu (mà trước đây là chư hầu của Liên Bang Sô Viết) cũng yêu cầu NATO bố

trí các hoả tiễn phòng thủ để tạo thành một bức tường chắn hữu hiệu đối phó với Nga. Họ muốn

nói đến hệ thống hoả tiễn Aegis Ashore do Hoa Kỳ đã thiết lập nhằm ngăn chặn các hoả tiễn của

Iran. Theo các nước này, một hệ thống như thế sẽ làm cho đối phương phải chùn bước.

Hiện nay tại vùng Baltics và Poland, liên quân Hoa Kỳ và đồng minh có khoảng 4,000 là

quân số tương đương của đồng minh Pháp, Anh, Mỹ hiện diện ở Tây Berlin vào năm 1950 để

ngăn chặn Nga Sô bành trướng.

Theo các điều khoản của Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, một cuộc tấn công vào bất cứ một

nước thành viên nào thì coi như tất cả 28 nước bị tấn công và họ có nghĩa vụ phải phản ứng để

bảo vệ.

Sự bày binh bố trận này cho thấy phía Nga cũng đã giảm bớt những trò chơi chiến tranh mà

họ khởi sự từ năm 2013. Dù hung hãn đến đâu, Nga cũng phải nhìn thấy khả năng tác chiến và

sức mạnh của vũ khí tân tiến của phiá NATO đang triển khai ở vùng biên giới với Nga. Đối với

Bulgaria và Romania, thì họ xem đây là một thắng lợi ngoại giao khi họ đã thuận theo lời yêu

cầu của Tổng thống Trump là tăng ngân sách quốc phòng đến 2% của thu nhập quốc gia và đang

được sự bảo vệ của NATO.

Nạn đói ở Nam Sudan

Nam Sudan có tên là Cộng Hoà Nam Sudan, là một

nước ở gần Đông Phi, bắc giáp Sudan, nam giáp Cộng

Hoà Congo, Uganda và Kenya, tây giáp Cộng Hoà

Trung Phi, và đông giáp Ethiopia. Nước này tách ra từ

nước Sudan năm 2011 có thủ đô là Juba. Từ năm 2013,

Nam Sudan trải qua bạo động chủng tộc và cuộc nội

chiến gây chết đến 300 ngàn dân trong tổng số dân

khoảng 12 triệu. Hiện nay Nam Sudan có GDP nominal

là 4.8 tỷ, tính theo đầu người là 366 đô la, và bị sắp

hạng áp chót của những nước nghèo và bất ổn.

Đầu năm nay, Liên Hiệp Quốc và chính phủ Nam Sudan đã loan báo nạn đói trầm trọng ở

nhiều vùng của nước này trong khi họ đang phải đương đầu với sự khủng hoảng về lương thực,

thực phẩm.

77 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Dù với nhiều nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 2 triệu người đang lâm cảnh

đói ăn và con số này có thể tăng lên đến 6 triệu trong thời gian sắp tới. Đó là do hậu quả của nội

chiến triền miên, nạn lạm phát vọt cao, nợ quốc gia cũng tăng, dẫn đến giá lương thực tăng

không thể chịu đựng được. Nước Phi Châu này đang lâm cảnh khốn quẩn vô phương cứu chữa.

Tại một vùng rộng lớn Northern Bahr el Ghazal, có đến 59% dân số không có ăn. Hơn 250

ngàn trẻ em thiếu dinh dưỡng liên tục nhiều năm và đã có nhiều trẻ em chết vì đói.

Trong lúc đó, bạo lực vẫn diễn ra hàng ngày làm cho dân chúng phải di tản. Hệ quả là các

trạm y tế ít ỏi phải đóng cửa. Những người dân chạy loạn phải tìm các nơi điều trị thiếu hẳn vệ

sinh và trang bị tối thiểu.

Các cơ quan cứu trợ quốc tế đã cử 300 người đến South Sudan và giúp đỡ cho khoảng 700

ngàn người. Điều đáng nói là ngay trước khi Liên Hiệp Quốc loan báo nạn đói, tại Nam Soudan

đã có gần 5 triệu người có nhu cầu khẩn thiết về thực phẩm.

Cũng vì nạn đói và bạo lực đe dọa, dân Nam Sudan đã tìm cách vượt biên, vượt biển tìm đến

các nước khác trong đó có nhiều người đến Hoa Kỳ và Canada cũng như vượt Địa Trung Hải để

vào Âu Châu qua ngõ Italy.

Dĩ nhiên, nạn đói và chiến tranh đã làm cho trẻ em

bị thất học. Có hơn 130 triệu em bé gái trong tuổi đến

trường đã không được theo đuổi việc học.

Cũng như ở các nước Trung Phi, Niger,

Afghanistan, ở Nam Sudan, có ba phần tư các em bé gái

không được đến trường. Trong số 10 nước thất học, thì

có đến 9 nước nằm ở Phi Châu. Kể thêm là các nước mà

trẻ em thất học là Somalia, Syria. Ở Niger, chỉ có 17%

đàn bà và thiếu nữ biết chữ. Lý do đuợc nêu ra vì nghèo

đói, nạn tảo hôn, bận nhiều công việc trong gia đình và sự nguy hiểm khi đi đến trường ở những

nước loạn lạc. Tại Ethiopia, 2 trong số 5 cô gái bỏ học vì đi lấy chồng khi chưa đến tuổi 18. Tại

Burkina Faso, chỉ có 1% các cô gái là học xong trung học.

Canada đón nhận dân bất hợp pháp từ Hoa Kỳ.

Rất nhiều dân bất hợp pháp từ Hoa Kỳ đã vượt biên giới đến Canada. Có những người từng ở

Mỹ nhiều năm, cũng có người mới từ các nước nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ. Năm nay, chỉ mới

tính đến cuối tháng 9, ước tính đã có tới 13 ngàn người; theo Cơ quan Cảnh sát Hoàng Gia

Canada thì con số này gấp 5 lần số dân vượt biên vào Cananda năm ngoái 2016. Chỉ trong tháng

Tám không thôi, đã có đến 5700 người. Trong hai tuần mới đây, có đến 4000 người! Họ phải

băng rừng để tránh các trạm kiểm soát. Nơi họ đến nhiều nhất là thành phố Quebec. Chính phủ

địa phương đã dựng hàng loạt lều trại sát biên giới với Hoa Kỳ để đón nhận họ. Tại Montreal,

chính phủ cải biến vận động trường trước dùng cho Thế Vận Hội làm nơi tạm trú.

Những người di dân này theo Giáo sư Mireille Paquet, đang hoạt động tại Weatherhead

Center for International Affairs của trường Đại học Harvard University là "đang sống trong tình

trạng bất trắc trong khi đang có những cải cách di trú ở Mỹ trong đó có những thay đổi về

chưong trình DACA (dành cho những người bất hợp pháp đến Mỹ khi còn bé)”

Với chủ trương của Tổng thống Trump là hạn chế gắt gao việc nhập cư chính thức, và cấm

cửa hẳn việc nhập cư lậu; thì tại Canada, Thủ Tướng Trudeau lại hân hoan đón nhận những

78 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

người này. Nhưng Canada cũng cảnh cáo trước rằng họ không bảo đảm những người đến Canada

sẽ được hưởng quy chế di trú đâu.

Một luật sư về di trú, ông Guillaume Cliche-Rivard, nói rằng chính phủ Canada bị lên án là

đã lừa gạt dân di cư vì hứa với họ những sự dễ dãi mà chưa chắc họ sẽ đạt được.

Nhưng theo những di dân, thì so với Hoa Kỳ là nơi họ chỉ bị hoàn toàn thua thiệt, khi đến

Canada, ít ra mức thua thiệt còn rất ít. Họ cho rằng sự bất trắc ở Mỹ là chắc chắn, trong khi tin

rằng họ sẽ có cơ hội ở Canada.

Số người bất hợp pháp đến Canada phần lớn là dân từ Haiti và từ các nước Phi Châu. Cũng

có nhiều dân Syria. Những sắc dân này làm cho nơi tạm cư trở thành như một melting pot.

Tại Montreal, những di dân được hướng dẫn cho hay

họ sẽ nhận khoản trợ cấp tạm thời về cư trú và đưởng

hưởng sự săn sóc y tế. Các em nhỏ sẽ được đi học. Nhưng

họ cũng được cho biết rằng không có sự bảo đảm rằng họ

sẽ được ở lại Canada. Nhiều người trong số họ sẽ bị buộc

hồi hương. Điều này làm cho nhóm di dân thất vọng. Vì

khi rời Hoa Kỳ là họ mong tránh bị chính phủ Mỹ cưỡng

chế trục xuất và họ hy vọng tại Canada họ sẽ được đương

nhiên hưởng quyền cư trú! Nay thì họ nhận ra ngay từ lúc đặt chân lên Canada những lời cảnh

giác không mấy thân thiện.

Ông Marc Garneau, Bộ Trưởng Giao Thông Canada đã nói khi tiếp xúc với đám di dân ở

biên giới Quebec và New York rằng Canada chỉ nhận những di dân bị ngược đãi hay tị nạn chiến

tranh khủng bố. Còn những thành phần khác thì không đuợc welcome!

Cũng như tại Hoa Kỳ, luật lệ Canada chỉ cho phép nhập cư những người chứng minh đuợc

rằng họ bị ngược đãi trên quê hương gốc của họ, vì lý do tôn giáo, chủng tộc, khác biệt chính

kiến hoặc bị ngược đãi vì thuộc thành phần LBGT. Canada chỉ nhận những người mà họ cho

rằng nếu trả về, sẽ bị tra tấn hay trừng phạt tàn bạo, năng nề. Còn những di dân vì kinh tế thì sẽ

bị trục xuất theo những thủ tục có thể kéo dài hàng tháng cho đến hàng năm.

Năm ngoái, trong số 16 ngàn người xin cư trú, Canada chỉ chấp thuận 63%. Đối với dân gốc

Haiti, con số đuợc chấp nhận là 52%. Hoa Kỳ tương tự, cũng nhận cho 48% số dân Haiti xin cư

trú. Hai tuần mới đây, có đến khoảng 3200 người gốc Haiti rời Mỹ để trốn qua Canada (chiếm

80% số dân nhập cư lậu), số còn lại là dân gốc từ Ấn Độ, Mexico, Colombia và Turkey. Chính

phủ Hoa Kỳ sẽ chấm dứt chương trình định cư tạm thời 58 ngàn dân Haiti trốn qua Mỹ sau vụ

động đất năm 2010. Canada thì đã chấm dứt chương trình tương tự năm 2014.

Chính phủ Canada muốn loan báo đến những người di dân rằng họ cần biết rõ thật kỹ về

chính sách di dân thay vì nghe lời đồn nhãm rằng Canada mở toang cửa cho bất cứ ai như một bà

Dorisma lầm tường: “Người ta nói với tôi rằng Canada không trục xuất di dân.” Người ta nhắc

lại lời Thủ Tướng Trudeau tuyên bố hăng hái để phản ứng lại lệnh cấm dân vài nước Hồi Giáo

của Tổng thống Trump: “Dối với những ai chạy trốn sự ngược đãi, khủng bố… người dân

Canada chào đón quý bạn bất luận bạn thuộc tôn giáo nào. Sức mạnh của chúng tôi là ở sự đa

dạng.” (To those fleeing persecution, terror & war, Canadians will welcome you, regardless of

your faith. Diversity is our strength.)

Tại Canada, đã có những cuộc biểu tình của dân địa phương nhằm chống lại việc cho nhập

cư những di dân này.

Những người di dân đang ở thế bất ổn vì không biết chắc số phận tương lai của họ. Do đó họ

sẽ khó hội nhập và khó tìm công việc làm ăn.

79 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Được biết tiền trợ cấp cư trú là khoảng $560 cho một người độc thân hay $1900 cho một gia

đình 4 người. Trong tình hình hiện nay.

Một mục sư người Haiti, Joseph Jr. Clormeus, hài lòng vì: “thà chịu sự bất trắc ở Canada

còn hơn sự biết chắc chắn sẽ bị trục xuất ở Hoa Kỳ.”

Đức trừng phạt Việt Nam Cộng Sản vì vụ Trịnh Xuân Thanh

Quý vị còn nhớ việc nhân viên gián điệp Việt Nam Cộng Sản đã đạo diễn vụ bắt cóc Trịnh

Xuân Thanh từ một công viên Tiergarten ở thành phố Berlin, Đức rồi chở qua biên giới đến một

nước khác và đưa về Việt Nam để trị tội làm thất thoát hàng trăm triệu đô la khi làm Tổng Giám

Đốc công ty quốc doanh Xây Dựng Dầu Khí. Năm 2016, Trịnh Xuân Thanh đã bị tước bỏ chức

vụ dân biểu và bị khởi tố với nhiều tội danh. Tên này đã trốn qua Đức trong khoảng thời gian sau

đó.

Việc gửi nhân viên và dùng vũ khí bắt cóc trên xứ Đức là một vi phạm rất nghiêm trọng về

pháp luật và quy tắc xử sự trong ngoại giao. Đức đã có những phản ứng rất mạnh mẽ như trục

xuất ngay tên tham vụ trong toà Đại sứ CSVN. Họ đã đình chỉ ngay các mối quan hệ đối tác

chiến lược giữa hai nước. Từ nay, các nhân viên ngoại giao của Việt Cộng phải có thị thực

(chiếu khán) mới được vào nước Đức.

Theo tin lấy được từ Bộ Ngoại Giao Đức, chỉ có những dự án nào đã khởi công thì sẽ được

tiếp tục; còn các dự án mới sẽ không được ký cho đến khi nào phía Việt Cộng thoả mãn các yêu

cầu của Đức trong đó Đức yêu cầu Việt Cộng phải đưa Trịnh Xuân Thanh ra toà xử đúng theo

các quy tắc pháp lý của một nhà nước pháp quyền với sự chứng kiến của các quan sát viên ngoại

quốc. Đức cũng đòi phía Việt Cộng trừng phạt những người đã tham dự vụ bắt cóc và phải lên

tiếng xin lỗi Đức cũng như phải hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

Chính phủ Đức không còn yêu cầu Việt Cộng phải trả lại tên Trịnh Xuân Thanh về Đức để

nước này cứu xét đơn xin tị nạn của y.

Người Việt cờ đỏ lại ăn cắp ở nước ngoài!

Đúng như lời phát biểu của cố Tổng Giám Mục Ngô Quang

Kiệt. Thật là xấu hổ vì là người Việt Nam cầm tờ thông hành có

lá cở màu đỏ sao vàng. Đi đến đâu cũng bị cái nhìn khinh bỉ của

người ngoại quốc khi họ chỉ biết đến những người từ nước Cộng

Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ăn cắp, ăn trộm, làm gái

điếm…

Mà phải là dân nghèo đâu! Nghèo thì làm sao có đủ tiền đi

du lịch, du học, công tác…

Họ là nhưng xướng ngôn viên truyền hình, những phi công,

tiếp đãi viên của các hãng hàng không. Họ là những con ông cháu cha của bọn lãnh tụ đỏ dùng

tiền hút máu mủ của dân cho đi du học. Họ là những cán bộ, nhân viên cao cấp của nhà nước

đấy!

Thì ra, cái bản chất bần tiện, tham lam vẫn không thể gột rửa sau hàng chục năm nắm quyền,

vơ vét đầy túi tham.

Mới đây nhất, ngày 6 tháng 10, là vụ một nhân viên cao cấp khi qua Nhật để tham dự một

cuộc hội thảo, đã đánh cắp các món đồ trong một siêu thị ở Nhật. Tên này đã bị cảnh sát Nhật bắt

80 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

giữ ngay sau khi cửa hàng khám phá ra vụ ăn cắp qua màn ảnh từ những máy thu hình gắn ở

tường.

Phiá Việt Cộng thì nại cớ còn thu thập thêm tin tức để điều tra. Tên TQH mà chúng tôi nói ở

đây là một phó phòng ở Cục An Toàn Bức Xạ Hạt Nhân thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ.

Hiện nay, tại rất nhiều nước có người Việt Nam đến du lịch, trên xe, trong cửa hàng, nơi

công viên, người ta phải treo các bảng niêm yết với hàng chữ tiếng Việt cảnh giác không đuợc

trộm cắp hay có những hành vi thiếu văn minh mà những người Việt thường hay phạm phải.

Trong khi đó, không có những tấm biển tương tự cho những người quốc tịch khác!

Nói người, nhưng cũng ngẩm đến ta.

Người Việt được hấp thụ giáo dục văn minh Cộng Sản thì quả rất xấu. Nhưng nói người thì

cũng nên ngẫm đến ta. Trong giỏ táo người Việt hải ngoại cũng có những trái sâu mà chúng ta

cũng phải thấy xốn xang trước người dân Mỹ.

Trước đây, từng có tin người Việt gian lận thuế vụ, gian lận tiền an sinh xã hội; cũng có

những trí thức như giới y dược sĩ cũng gian lận tiền medicare, Medicaid…

Ở Houston mới phát giác ra một đường dây ăn cắp khá lớn. Báo The Houston Chronicle loan

tin về đường dây này, coi là vụ ăn cắp lớn nhất mà cảnh sát từng khám phá được. Ông Mark

Herman, Cảnh Sát Trưởng khu vực 4 của Houston cho hay bắt được Andre Tân Nguyễn và vợ là

Julie Vân Nguyễn đã ăn cắp hàng hoá trị giá hàng trăm ngàn đô la từ các cửa hàng Target, Home

Depot và Lowes.

Đúng ra, họ trả tiền thuê những kẻ gian để đánh cắp những thứ mà hai vợ chồng liệt kê sẵn

như các dụng cụ, máy hút bụi, vật dụng nhà bếp đắt tiền. Số hàng này họ đem về chứa đầy cứng

trong căn nhà có 5 phòng ở khu vực Misson Bend. Ông Cảnh sát Trưởng nói đồ ăn cắp nhiều đến

nỗi mà kho chứa của cảnh sát cũng không có chỗ cất giữ tang vật.

Ngoài hai vợ chồng này, cảnh sát còn bắt giữ thêm nhiều tòng phạm.

81 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 21-10-2017

Chuyện xấu xa trong nghề điện ảnh “Casting Couch”

Hoá ra chuyện ông Harvey Weinstein không đơn thuần là

chuyện một người đàn ông hoang dâm và xàm xỡ như chúng ta

vẫn thường nghe; mà là cả một vấn nạn có tầm vóc lớn vừa ở

lãnh vực nghệ thuật thứ bảy, vừa lấn qua lãnh vực chính trị nữa.

Đến nay, có gần 30 phụ nữ mà đa số là các cô đào điện ảnh

nổi tiếng, vừa các cô người mẫu, từ Mỹ sang Anh, Ý, Pháp…

đã can đảm ra mặt lên tiếng về những việc làm tồi tệ của ông

Harvey Weinstein.

Ở vị thế một nhà sản xuất phim ảnh vừa là giám đốc một đại

công ty Miramax, ông Weinstein có quá dư quyền lực đối với những cô gái trẻ xinh đẹp muốn

tiến thân trong ngành điện ảnh. Ông ta không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào, bỏ qua bất cứ cô gái nào

để toan tính chuyện đồi bài mà có đến 80% là các cô sẽ phải chịu nhục nếu không muốn bị gạt ra

khỏi nghề và mất cơ hội thi thố tài năng.

Lẽ ra thì ông Weinstein đã phải ra toà từ nhiều năm trước, nhưng do những quan hệ chính trị

mà ông đã thoát nạn. Ông Weinstein là người đóng góp tích cực cho Đảng Dân Chủ, cho vợ chồng Clinton và Obama. Thời Obama, ông là người vào ra Toà Bạch Cung như cơm bữa. Trên

truyền hình đưa lên những tấm ảnh của ông với bà Clinton cho thấy mối quan hệ thân mật như

thế nào.

Cách đây vài năm, khi ông ta lừa đuợc cô người mẫu Ý gốc Philippines 22 tuổi là Ambra

Battilana Gutierrez vào văn phòng của ông ở New York, ông ta liền tấn công, sờ soạng tốc váy

cô ta. Cô này đã đến cảnh sát trình báo. Sau đó cảnh sát đã gài máy thu âm vào người cô để cô

trở lại gặp Weinstein. Tờ báo The New Yorker có đưa ra cuộn băng ghi âm những lời đối thoại

của hai người trong lần sau này. Trong cuốn băng ghi âm co tiếng ông Weinstein nài nỉ cô

Gutierrez đến khách sạn và lời cô này hỏi ông ta tại sao ông ta bóp nhũ hoa cô. Ông Weinstein

trả lời “Đó là thói quen của tôi. Thôi vào đây, chừng 5 phút thôi, đừng là mất tình bạn của chúng

ta.”

Nhưng sau đó thì cảnh sát New York cho rằng không đủ yếu tố buộc tội và cho chìm xuồng.

Một phóng viên trẻ của đài truyền hình NBC có báo cho ông Giám Đốc, nhưng đài NBC cũng

làm ngơ.

Weinstein đã được sự che chở, trợ lực bởi nữ luật sư Lisa Bloom là người từng che chở cho

Bill Clinto trong vụ bê bối tình dục khi còn làm Tổng thống. Chính bà luật sư này đã thay mặt

Weinstein thương lượng trả cho tài tử Rose McGowan sáu triệu đô la để bịt miệng cô này. Khi

lên đài truyền hình Fox News, cô McGowan nói mỉa mai là Hollywood như một cái nhà thổ vì cô

biết hầu hết các nữ tài tử xinh đẹp đều phải bán mình cho những ông chủ, nhà sản xuất để đổi lấy

sự nghiệp hoặc sợ bị trả thù. Bà Clinton, chỉ có lời tuyên bố lên án ông Weinstein một tuần sau

82 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

khi bị báo chí và truyền hình chê bai là ngậm miệng ăn tiền. Những nhà bình luận cho rằng bà

Clinton đầy rẫy sự mâu thuẫn khi tự cho mình là người đấu tranh cho nhân cách và quyền lợi của

phụ nữ nhưng lại ngửa tay nhận tiền từ các nước đàn áp lăng nhục phụ nữ và nhất là trong vụ

chồng bà lạm dụng quyền thế xâm phạm tình dục nhiều phụ nữ, thì bà ta lên tiếng kết án các phụ

nữ này thay vì có lời phê bình người chồng dâm loạn.

Nhiều tài tử nổi tiếng từng bị ông Weinstein lừa vào khách sạn trong khi ông ta cởi trần như

nhộng để đòi họ phải làm „oral sex‟ nhiếu cô khác bị ông dùng sức mạnh cưỡng hiếp. Trong số

nạn nhân, có thể kể vài tên quen thuộc mà quý vị từng xem phim của họ như Angelina Jolie,

Ashley Judd, Mira Sorvino, Gwyneth Paltrow, Eva Green,

Heather Graham, Katherine Kendall và hàng chục cô khác từ

Mỹ, Canada, sang Âu Châu. Hiện nhà chức trách Anh cũng

đang lập hồ sơ truy tố Weinstein về tội cưỡng hiếp nữ tài tử

Sophie Dix, ca sĩ Myleene Klass.

Luật sư của Weinstein bào chữa rằng ông ta bị “nghiện tình

dục” coi như một loại bệnh hoạn mà cần chữa trị thay vì bị

trừng phạt! Weinstein hiện đang rehab ở Tiểu bang Arizona.

Sự việc về Weinstein trong mấy tuần này là đình đám nhất trên truyền thông. Từ đó họ phanh

phui ra cái mà họ gọi là “Casting Couch” (Hai chữ phát xuất từ trong kỹ nghệ điện ảnh. Cái ghế

nệm dài „Couch‟ ở trong văn phòng như là nơi mà các giám đốc sản xuất điện ảnh dùng để làm

tình với các cô tài tử trước khi cho cô ta một vai diễn trong phim). Nữ minh tinh lừng danh Joan

Collins khi về già, cũng đã viết trong cuốn “Autobiography “ rằng bà cũng từng phải chịu nhục

với hai nhà sản xuất của hãng 20th

Century Fox là Buddy Adler và Spyros Skouras. Chuyện này

xảy ra từ những năm của thập niên 1950. Trong cuốn Child Star phát hành năm 1988, nữ tài tử

Shirley Temple cũng tiết lộ vào năm 1940, nhà sản xuất Arthur Freed cũng móc của quý ra khoe

với bà, lúc đó bà mới 12 tuổi!

Nếu quý vị chịu khó vào trang web https://en.wikipedia.org/wiki/Casting_couch, sẽ đọc cả

một danh sách dài những vụ mua bán tình dục để đổi chác việc đóng phim này dài lằm, có cả

chuyện bên Pháp, Đức, Anh, cả bên Tàu, Ấn… Mà hình như chuyện này chẳng nơi nào không

có. Khi mà một bên thì nuôi mộng làm minh tinh, ký hợp đồng hàng triệu, vinh quang với hình

ảnh lên mặt báo… và một bên là những anh đàn ông đầy quyền lực ban bố. Chỉ có những người

hoặc vì đạo đức, hoặc biết e sợ pháp luật thì mới không lạm dụng tình thế để làm bậy.

Roy Price, Studio Executive của Amazon cũng vừa từ chức vì bị tố cáo tội lạm dụng tình

dục, Ông này cũng là bạn thân và cộng sự với Harvey Weinstein! Lại nhớ đến vụ Bill Cosby, tài

tử hài hước, làm chủ một show TV nổi tiếng, cũng đã lợi dụng nhiều phụ nữ. Nay về già 80 tuổi,

bị đến 60 phụ nữ tố cáo và đang chờ toà xử.

Tình hình khủng bố Hồi Giáo cực đoan

Khủng bố ở Somalia. Nước Somalia, nằm ở phía

Đông Ethiopia hình thể như cái sừng nên được gọi là

Horn of Africa. Đây là nơi có những cuộc nội chiến

triền miên giữa các nhóm Hồi Giáo khủng bố và cũng là

83 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nơi xuất phát của bọn hải tặc ở thường cướp tàu bè ở vùng Tây Ấn Độ Dương để đòi tiền chuộc.

Từ sau 2012, bọn khủng bố mất dần quyền kiểm soát về tay một chính phủ theo hướng dân

chủ.

Nhưng mới thứ Bảy tuần trước đây, bọn khủng bố lại quậy phá bằng cách đặt một chiếc xe

tải chở đầy bom cho nổ ngay trên một đường phố đông người tại thủ đô Mogadishu làm cho hơn

300 người chết và khoảng 400 người khác bị thương.

Chính phủ Somalia cho rằng việc này là do bọn al-Shabab có liên hệ đến tổ chức al-Qaeda.

Do số người bị thương quá đông mà các bệnh viện ở Mogadishu không chứa hết được, một số

lớn (70 người) đã được phi cơ chở qua nước Turkey để cứu chữa.

Hoa Kỳ oanh tạc Yemen. Từ sau ngày Tổng Thống Trump nhậm chức, mức độ tham gia

chiến sự ở vùng Trung Đông đã gia tăng và có nhiều tiến triển thuận lợi. Tuy không có quân bộ

chiến ở vùng Yemen, năm nay, Mỹ đã ném bom xuống các cơ sở của quân khủng bố hơn 100 lần

trong khu vực rộng lớn của bán đảo Arab. Hôm thứ hai, phi cơ đã đánh bom xuống hai căn cứ

huấn luyện của bọn ISIS và giết chết nhiều chục tên khi bọn này đang tập bắn súng tiểu liên AK-

47, đại liên và súng phóng lựu. Bộ tham mưu Hoa Kỳ không nói chi tiết về trận không tập,

nhưng cho hay nó được điều khiển bởi loại phi cơ không người lái (drones). Nước Hồi giáo

Yemen bị lâm vào cảnh hỗn loạn kể từ năm 2011 khi có phong trào cách mạng Arab Spring

trong vùng này để hạ bệ các chế độ độc tài. Tên độc tài Ali Abdullah Saleh cai trị Yemen lầu

năm đã bị lật đổ. Nhưng anh ta không chịu lùi bước mà liên kết với nhóm loạn quân Hồi theo

phái Shia ở miền Bắc. Chúng chiếm cứ một vùng rộng lớn để chống lại chính quyền tân lập. Phía

chính phủ Yemen thì có sự yểm trợ của liên quân nước Saudi. Do lãnh thổ rộng và thưa dân,

nhóm khủng bố al-Qaeda bành trướng hoạt động ra những vùng nghèo khó dọc theo duyên hải

nơi có một thủy lộ rất tấp nập.

Tàn đời quân ISIS. Trong khi đó thì tại Syria,

quân kháng chiến Syrian Democratic Forces (SDF)

do Hoa Kỳ yểm trợ đã đánh bại bọn khủng bố

ISIS, chiếm lại thành phố Raqqa là nơi bọn ISIS

coi là thủ đô của chúng từ lâu nay. Hiện chỉ còn

vài ổ kháng cự nhỏ tại sân vận động thành phồ.

Còn toàn bộ thành phố thì do quân kháng chiến

Syria chiếm cứ.

Ngày 15 tháng 10, nhiều quân ISIS đã ra đầu hàng sau khi có sự kêu gọi của Hội Đồng Dân

Chính Raqqa để được bảo vệ khỏi sự trả thù của dân chúng và quân kháng chiến. Ngày 14 tháng

10, Hội Đồng đã kêu gọi quân kháng chiến cho phép những loạn quân ISIS gốc Syria đuợc ra

hàng và được sự bảo hộ của Hội Đồng. Việc này có mục đích chấm dứt trận chiến mà chắc sẽ

đẫm máu nếu bọn loạn quân ISIS lo sợ cho tính mạng của chúng nếu buông súng; và cũng nhằm

cứu mạng hàng ngàn thường dân còn kẹt trong vùng chiến trận. Nhưng qua ngày hôm sau, thì có

tin cho rằng chỉ có bọn ISIS gốc Syria là được hưởng sự bảo trợ thôi. Hội Đồng này có hứa sẽ

84 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

giúp cho bọn này được cuộc sống khác với cách sống của chúng khi gia nhập ISIS. Quân kháng

chiến Syria đã chuyển chúng từ Raqqa đến vào nhốt trong một nhà tù ở al-Tabqa, phiá Tây

Raqqa.

Phía Hoa Kỳ có sự yểm trợ trong cuộc hành quân này có tên là Operation Inherent Resolve.

Nhưng Hoa Kỳ không can dự vào việc của Hội Đồng Dân Chính Raqqa.

Trong ngày thứ Ba, Tổng Thống Trump đã hớn hở loan tin này và có nói rằng từ khi ông lên

cầm quyền, tình hình chiến sự đã thay đổi dẫn đến sự thắng lợi.

Cũng từ Syria, có tin rằng nhóm khủng bố có tên Hay‟at Tahrir Al-Sham (HTS) đã tìm được

cách lọt thoát khỏi vòng vây tại một khu vực đông bắc Hama do bọn ISIS còn kiểm soát. Nhóm

này trước đây có tên gọi là Jabhat Al-Nusra, từng là đồng minh của ISIS nhưng về sau trở thành

đối thủ trên chiến trường Syria. Hai nhóm đánh nhau quyết liệt và giết chết tù binh của nhau

không thương xót.

Trong một đoạn video của nhóm HTS hôm thứ hai cho thấy những chiến binh của họ tấn

công ồ ạt vào một trụ sở của ISIS bắt được 4 tên ISIS ra hàng. Nhưng khi những tên ISIS vùa

buông súng xuống, liền bị bắn chết ngay tại chỗ. Việc này xảy ra tại một ngoại ô của Rahajan,

một làng do al-Qaeda vừa tái chiếm hôm thứ Sáu. Trong thời điểm này, ISIS còn kiểm soát được

khoảng 10 làng ở Hama nhưng sức đề kháng của chúng đã

yếu dần.

Sự chống phá của ông McCain

Thượng Nghị Sĩ McCain đã có những lời không mấy êm

tai dể chê bai Tổng Thống Trump khi ông cho rằng cái chủ

nghĩa quốc gia của Trump là hàng giả, hàng dổm, nửa vời

“half-baked, spurious nationalism” và cũng cho rằng Trump

chẳng giải quyết gì được ngoại trừ đổ thừa cho này nọ (find scapegoats than solve problems.)

Không biết có phải ông McCain hận chuyện Tổng Thống Trump không coi ông ta là anh hùng

hay không, mà ông McCain không ngừng tuyên bố đánh phá Tổng Thống Trump. Việc tham gia

chiến trận bị bắt làm tù binh thì đâu đủ tiêu chuẩn để luận anh hùng? Phải có những hành vi can

đảm, chịu đựng, không vì cái chết, cái khổ mà phản bội, bán rẻ anh em đồng tù, thì mới được gọi

là anh hùng. Chúng tôi trước đây rấ quý mến và kính trọng ông McCain vì cùng là quân nhân

cùng chiến tuyến, cùng từng bị lao tù Cộng Sản. Nhất là chúng tôi còn biết ơn ông MCCain trong

việc khởi xướng chương trình định cư cựu tù nhân chính trị. Do cái ơn đó, mà dù biết có nhiều

người bạn tù của ông McCain đã đưa ra lời chứng về những việc làm không đẹp của ông khi bị

giam tại Hoả Lò Hà Hội, chúng tôi vẫn giữ một thái độ cảm thông mà không hể có ý kiến.

Nhưng ngày nay, ông đặt tự ái cá nhân lên trên quyền lợi của đất nước mà không giúp vào với

Tổng Thống Trump, mà ngược lại còn gây ra những bất hoà. Chúng tôi rất thất vọng.

85 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Cũng hoà trong một nhạc điệu này, bà Hillary Clinton lại còn ngóng cổ ra để phát biểu. Khi

Tổng Thống Trump kêu gọi mọi người tôn trọng Quốc Kỳ, Quốc Ca mà đứng thẳng khi có quốc

thiều, thì bà Clinton cho rằng việc các cầu thủ da đen quỳ xuống là một vị thế kính trọng để biểu

lộ sự chống đối trong hoà bình sự bất công, kỳ thị chứ đâu phải là chống quốc kỳ, quốc ca!

“Actually, kneeling is a reverent position,… It was to demonstrate in a peaceful way against

racism and injustice in our criminal system.” Bà ta

kêu gọi các thành viên đảng Dân Chủ hãy chống lại

Tổng Thống Trump trong vụ này và hỗn láo cho

rằng Trump hành xử kiểu “dog-whisles”. Bà này đã

quên rằng chính những cử tri Dân Chủ đã quá chán

ngán và yêu cầu bà hãy rút vào bóng tối “Back to the

wood”.

Trong tuần qua, số lượng khán giả các trận

football đã giảm sút nhiều. Tại nhiều sân banh, các

khán đài thấy rất thưa thớt.

Những bí mật mới đuợc bật mí

Đang viết về Clinton, thì phải bỏ ngang để nghe trên đài truyền hình nói về những phát giác

động trời về việc chính Clinton đã nhận tiền hối lộ mà bán Uranium cho các công ty Nga. Thật ra

thì chuyện này đã nghe đến từ lâu, nhưng hiện nay FBI mới phát giác ra những bằng chứng cụ

thể là các hồ sơ, văn bản, email và nhân chứng sống về việc phải coi là bán đứng nước Mỹ cho

kẻ thù Nga. Những nhân chứng từng xâm nhập làm việc với các công ty kỹ nghệ nguyên tử của

Nga để thu lượm tin tức tình báo bằng cách thu băng lén hay khai thác các emails qua lại từ năm

2009 để cho thấy phiá Nga đã mua chuộc hối lộ để mua được chất Uranium của Mỹ. Các nhân

chứng cho biết thấy rỏ việc những nhân viên Nga thuyết phục bà Clinton ký kết, và họ đuợc lệnh

phải câm miệng. Ủy ban Pháp chế Quốc hội đang thụ lý vụ này!

Hóa ra từ giữa bầu cử cho đến nay, những cáo buộc

mà phía Dân Chủ đưa ra dài dài để kết án Tổng Thống

Trump là câu kết với Nga chẳng thấy có bằng chứng gì

ráo trọi; mà ngày nay thì cái boomerang do họ ném về

Tổng Thống Trump đang bay ngược về phía họ mà tội

nhân phải kể đến là vợ chồng Clinton, cựu Tổng Thống

Obama và Bộ trưởng Tư Pháp Eric Holder.

Vào khoảng năm 2009, trong khi cơ quan FBI đang điều tra về các công ty kỹ nghệ của Nga.

Chưa thấy kết quả ra sao, thì nhóm thương gia Nga này hối lộ hàng triệu đô la qua hình thức

đóng góp cho Clinton Foudation. Qua năm 2010, hành pháp Obama chấp thuận cho Bộ Trưởng

Ngoại Giao Hillary Clinton ký với Nga cái gọi là Uranium One Deal, bán cho Nga hàng tấn chất

Uranium. Uranium một kim loại hiếm quý dùng để sản xuất vũ khi nguyên tử. Kim loại này phải

được coi là tài sản quốc phòng vì nó có tầm quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia.

86 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Năm 2010, thay vì đưa vụ này ra toà, thì bộ Tư Pháp (dưới quyền ông Eric Holder) vẫn cho

tiếp tục cuộc điều tra thêm 4 năm nữa để bịt mắt công luận và Quốc Hội về việc tham nhũng hối

lộ của Nga trên đất Mỹ và chính quyền Obama đã ban hành 2 quyết định thoả mãn tham vọng

nguyên tử của Tổng Thống Putin!

Quyết định đầu tiên vào tháng 10, 2010, khi Bộ Ngoại Giao và các cơ quan chính phủ trong

Ủy Ban về Đầu Tư của Ngoại Quốc tại Hoa Kỳ (Committee on Foreign Investment in the United

States) chấp thuận cho phép Công Ty có tên Uranium One bán uranium cho công ty nguyên tử

khổng lồ Rosatom của Nga. Hậu quả là Nga kiểm soát đến 20% tổng số uranium sản xuất của

Mỹ. Trong mùa bầu cử 2016, Hillary chối bay rằng bà không can dự đến việc này.

Năm 2011, hành pháp Obama lần nữa chấp thuận cho một công ty Tenex (chi nhánh của

Rosatom) do Mikerin làm Giám Đốc, bán lại sản phẩm uranium thương mại cho các nhà máy

điện nguyên tử của Mỹ. Ông Mikerin đuợc hành pháp Obamacho nhập cảnh Hoa Kỳ để thành

lập một cơ quan có tên là Tenam, là một cánh tay nối dài của công ty Rosatom tại Mỹ.

Tác giả Peter Schweitzer và tờ báo The New York Times đã kết hợp các tài liệu để trả lời câu

hỏi làm sao mà ông Bill Clinton có thể thu được hàng trăm ngàn đô la từ các bài nói chuyện ở

Nga cũng như tổ chức từ thiện của ông ta nhận hàng triệu đồng đóng góp vào thời kỳ bà vợ làm

Bộ Trưởng Ngoại Giao vừa chủ toạ Ủy ban về những đầu tư ngoại quốc tại Hoa Kỳ!

Phía Obama và Clinton bào chữa cho rằng không có chứng cớ gì về vụ Nga làm điều sai khi

tặng dữ những món tiền khổng lồ cho Clinton, và vụ này chẳng có gì liên quan đến an ninh quốc

gia!

Nhưng hiện nay qua tài liệu mà cơ quan FBI và Bộ Năng Lượng cũng như báo The Hill thu

thập đuợc đã cho thấy các bằng chứng quá rõ ràng về những vi phạm trên.

Ngoài vụ Uranium trên, cơ quan FBI cũng cho hay đã khám phá nhiều tài liệu về việc Bill

Clinton gặp Loretta Lynch ở phi trường Phoeniz, Arizona. Hứa hẹn nhiều lý thú!

Chú Ủn có khả năng giết hết 90% dân Mỹ

Bắc Hàn đã thử một trái bom khinh khí ngầm

dưới mặt đất vào tháng 9 vừa qua. Kim Jong Un

công khai tuyên bố rằng loại bom này có khả năng

phát nổ ở trên không và tạo một từ trường rất lớn để

đánh vào các mục tiêu chiến lược.

Các chuyên viên nghiên cứu cho hay theo cái đà

phát triển vũ khí hiện nay của Bắc Hàn, và nếu

chúng ta làm ngơ không tìm cách ngăn chặn thì họ

sẽ có khả năng tấn công triệt hạ hệ thống điện lực

của Hoa Kỳ và giết một số lượng rất lớn (có thể đến 90%) dân chúng chỉ trong vòng một năm mà

thôi.

Hai thành viên của Ủy Hội về Điện Từ của Quốc Hội (mà nay đã giải tán) đã cảnh báo với

Tiểu Ban Nội An Hạ Viện rằng một cuộc tấn công bằng kích thích điện từ của Bắc Hàn hiện nay

87 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

là mối đe dọa trầm trọng nhất. Theo họ, chính phủ Hoa Kỳ dường như vẫn chưa ý thức được tầm

quan trọng này mà chỉ chú tâm đến những cuộc thử nghiệm hoả tiễn liên lục địa của Bắc Hàn.

Ông William Graham, Cựu Chủ Tịch của Ủy Hội EMP và ông cựu tham mưu trưởng Ủy Hội

là Peter Vincent Pry, cảnh báo trước cuộc điều trần Hạ Viện là một cuộc tấn công từ trường như

thế sẽ vô hiệu hoá tất cả hệ thống phân phối điện lực của Hoa Kỳ trong một thời gian vô hạn.

Hậu quả là sẽ làm chết hết đến 90% dân số của Mỹ.

Họ đã hối thúc Hạ Viện phải tìm biện pháp bảo vệ ngay lập tức hệ thống phân phối điện. Họ

cũng cho hay hệ thống hoả tiễn phòng thủ của Mỹ chỉ nhằm vào các hoả tiễn bắn lên từ Bắc Hàn

và Bắc Cực mà quên việc phải phòng thủ từ Nam Cực nữa.

Cựu Dân Biểu Curt Weldon, trong một bài báo đang trên The Hill cho hay một cuộc tấn

công nguyên tử EMP (ElectroMagnetic Pulse) sẽ làm tê liệt hệ thống điện, vô hiệu hoá giao

thông đuờng bộ và đuờng sắt, tất cả hệ thống hạ tầng cơ sở. Hàng triệu người sẽ lâm cảnh náo

loạn, chết đói, bệnh truyền nhiễm lan rộng. Và như thế, cả xã hội sẽ bị suy sụp ngay.

Bắc Hàn hiện có đến 60 vũ khí nguyên tử và hệ thống hoả tiễn liên lục địa của họ có thể bắn

tới Denver, Chicago và có thể vói tới “khắp các nơi trên nước Mỹ”!

Trái bom khinh khí của Bắc Hàn có thể so sánh với những vũ khí nhiệt nguyên tử tinh vi của

Mỹ (two-stage thermonuclear weapons). Các chuyên viên NASA như khoa học gia về hoả tiễn

James Oberg từng cảnh báo rằng Bắc Hàn có thể sử dụng vệ tinh nhân tạo để mang vũ khí

nguyên tử lên không gian và từ đó bắn thẳng xuống Hoa Kỳ.

Nhiều người bất bình trước việc Tổng Thống Trump và Kim Jong Un ăn miếng trả miếng

nhau đã làm cho tình hình thêm tồi tệ. Ông Rex Tillerson đầu tuần qua có nói rằng Tổng Thống

Trump thôi thúc ông cứ tiếp tục biện pháp ngoại giao cho đến khi nào một bên nào đó sẽ thả trái

bom đầu tiên. (He has made it clear to me to continue my diplomatic efforts,” and that those

efforts “will continue until the first bomb drops.”)

Tin tình báo từ Nam Hàn cho hay các xe chở hoả tiễn của Bắc Hàn di chuyển nơi này nơi nọ,

khi thấy xuất hiện, khi thì biến mất. Vệ tinh phát hiện có nhiều giàn phóng có sẵn các hoả tiễn ở

nhiều nơi.

Kế hoạch ám sát Kim Jong Un của Nam Hàn

Trong khi cả thế giới nín thở theo dõi và e ngại trước

tình hình ngày càng căng thẳng thì Nam Hàn đang có

những hoạt động nhằm ngăn cho cuộc chiến xảy ra. Bộ

Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn nhắc đến một đơn vị mới

đuợc thành lập mang tên Spartan 3000 và có biệt danh

Decapitation Unit, có nhiệm vụ ám sát lãnh tụ Bắc Hàn

Kim Jong Un.

Đơn vị này có từ 2000 đến 4000 quân sĩ tinh nhuệ, sẽ

sẵn sàng vào cuối năm này. Họ được trang bị và huấn luyện để xâm nhập Bắc Hàn vào ban đêm

qua không vận.

88 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Người ta phát hiện một tiền thủy đỉnh không lồ là chiếc USS Michigan đang có mặt tại hải

cảng Busan, Nam Hàn và nghi rằng chiếc tàu có chở theo các quân nhân biệt hải SEAL của Hải

Quân Hoa Kỳ. Hải quân Mỹ cho hay đây chỉ là một chuyến viếng thăm thường lệ của chiếc tiềm

thủy đỉnh, nhưng những hình ảnh chụp đuợc cho thấy có những điều lạ. Đó là trên nóc tàu có hai

chiếc “Silos” là loại tàu ngầm nhỏ dành chở các toán SEAL và các trang bị của họ để đổ bộ vào

đất địch. Phải chăng đây là sự chuẩn bị cho các toàn SEAL huấn luyện biệt kích Nam Hàn cho

công tác ám sát Kim Jong Un?

Được biết chiếc Michigan là một tiềm thủy đỉnh nguyên tử có thể được trang bị các hoả tiễn

nguyên tử. Nhưng theo Hải Quân, thì hiện nay nó chỉ mang theo 150 hoả tiễn Tomahawk là loại

bắn chính xác nhờ đuợc điều khiển bằng vi tính. Hoa Kỳ có 4 chiếc thuộc loại này, và không bao

giờ tiết lộ khu vực hoạt động của các tàu trên.

Năm 2011, chiếc USS Florida, khi tham chiến ở Libya, đã bắn ra 90 hoả tiễn Tomahawks

vào các mục tiêu định sẵn và đã đánh tan các hệ thống phòng thủ của Qadhafi để dọn đường cho

các phi cơ chiến đấu và tàu chiến làm chủ tình hình tại đây.

Song song với việc phi diễn các chiến đấu cơ tàng hình F-22 mới đây, việc hai chiếc thuyền

đổ bộ Silos trên Tiềm thủy đỉnh Michigan, người ta cho rằng sự xuất hiện tại Nam Hàn như một

thông điệp rõ ràng về chủ ý của Hoa Kỳ và Nam Hàn.

Mặc dù bên ngoài có vẻ như sửa soạn chiến tranh, các biện pháp mạnh bạo về kinh tế và

ngoại giao của Tổng Thống Trump cũng đạt được nhiều hiệu quả. Trung Cộng đã đi xa hơn

trong việc cấm vận Bắc Hàn, và nhiều nước khác cũng cắt đứt giao thương với chế độ độc tài

này.

Được biết, trong hai tuần đầu tháng 11 này, Tổng Thống Trump sẽ công du một loạt nhiều

nước Á Đông như Japan, South Korea, China, Vietnam, Philippines và cả Hawaii.

Ông sẽ kêu gọi cộng đồng thế giới cùng hợp tác để áp lực Bắc Hàn một cách tối đa. Khi đến

Nhật, ông sẽ thăm các gia đình từng có thân nhân bị Bắc Hàn bắt làm con tin.

Ông cũng sẽ nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ với các đồng minh và các nước đối tác Á Châu.

Ông sẽ tham dự các chương trình của tổ chức ASIAN và Asia-Pacific Economic Cooperation.

Ông cũng sẽ gặp các lãnh tụ như Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, Thủ Tướng Nhật Shinzo

Abe, Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte và cả tên Việt Cộng Tran Dai Quang.

Luật mới cần biết khi đi máy bay

Kể từ 22 tháng 1, 2018, Cơ Quan Quản Trị An Ninh

Giao Thông (TSA) sẽ bắt đầu áp dụng những thể lệ mới đòi

hỏi hành khách khi lên máy bay phải xuất trình những loại

căn cước thể nào cho hợp pháp.

Trước đây, ngày 20 tháng 12, 2013, Bộ Nội An đã loan

báo kế hoạch thi hành Đạo luật REAL ID Act (Luật về thẻ

căn cước) do Quốc Hội thông qua năm 2005 nhằm ấn định

những tiêu chuẩn an ninh tối thiểu về việc cấp phát các bằng

lái xe và thẻ căn cước. Luật này nghiêm cấm không cho các

89 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nhân viên Liên bang chấp nhận những thẻ căn cước hay bằng lái ở các Tiểu bang nào không tuân

thủ những tiêu chuẩn do luật đề ra. Tính đến nay, đã 12 năm kề từ khi luật này ra đời, chỉ có một

nửa số tiểu bang là tuân hành đúng quy định (Tiểu bang có màu xanh lục trên bản đồ). Những

tiểu bang còn lại thì đang chở cứu xét (xanh dương) và còn 1 tiểu bang Virginia (màu vàng) là

chưa thực thi và được ân hạn cho đến 22 tháng 1 năm 2018 để hoàn tất. Hiện có 9 tiểu bang

Kentucky, Maine, Minnesota, Missouri, Montana, Oklahoma, Pennsylvania, South Carolina, và

Washington là chưa cấp phát các thẻ đúng tiêu chuẩn liên bang. Các tiểu bang này có ba tháng để

thay thế các thẻ căn cước và bằng lái xe cho phù hợp tiêu chuẩn chung của chính phủ liên bang.

Sau ngày 22 tháng1, 2018, những hành khách đi qua khu kiểm soát của TSA để vào bên

trong chờ lên phi cơ bay trong nước hay bay ra ngoại quốc phải xuất trình loại thẻ đúng tiêu

chuẩn.

Đối với quý vị nào chưa đổi loại thẻ căn cước hay bằng lái xe đúng tiêu chuẩn, thì khi cần đi

máy bay, nên sử dụng thẻ thông hành. Quý vị nên điện thoại đến cơ quan cảnh sát DPS

(Department of Public Safety) để hỏi cho chắc chắn.

90 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần – 10-28-2017

Qua năm 2018, tiền An Sinh Xã Hội sẽ tăng

Đối với 61.5 triệu người Mỹ đang thụ hưởng tiền an sinh xã

hội, thì qua năm 2018 sẽ có những tin vui, vì tiền trợ cấp hàng

tháng sẽ gia tăng khoảng 2%. Đó là do sự điều chỉnh cho phù hợp

với hiện tình vật giá gia tăng hàng năm. Việc gia tăng này đuợc coi

là nhiều kể từ năm 2012. Người ta cho rằng chính phủ căn cứ trên

giá xăng lên cao từ sau các cơn bão lớn Harvey và Irma.

Như thế, một người về hưu ở mức trung bình sẽ lãnh thêm 329

đô la mỗi năm (hay 27 đô la mỗi tháng). Đối với khoảng 10 triệu

người lãnh tiền an sinh do phế tật, thì mức tăng là khoảng 10 đô la

mỗi tháng; đối với những người mù thì thêm 20 đô la.

Việc gia tăng này thật ra là do luật định. Năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ đã ấn định việc tự

động điều chỉnh tiền an sinh xã hội cho kịp với sự gia tăng của vật giá. Nhưng trong thực tế, nó

lại do sự quan tâm của các vị Tổng thống. Có vị vì lo nhiều việc quốc gia đại sự mà quên đi

quyền lợi của những nguời hưu trí!

Như thế, vào đầu năm tới, những người lãnh tiền an sinh xã hội cao nhất, sẽ nhận thêm 101

đô la mỗi tháng tức 1212 đô la cho một năm. Theo thống kê, thì có khoảng 10% những người về

hưu là ở trong mức này.

Nhưng để bù vào số tiền sẽ phải tăng lên cho người thụ hưởng, thì những người đang ở tuổi

làm việc hiện nay sẽ thấy sự gia tăng trong số tiền thuế an sinh của mình bị khấu trừ vào check

lương hàng tuần hay hàng tháng. Ví dụ, theo mức thuế 12.4% hiện nay ấn định phải trả cho mức

thu nhập cao nhất là 127,200 mỗi năm; sang năm mức trần này sẽ là 128,700 mỗi năm là số tiền

phải chịu thuế. Theo ước tính của Sở An Sinh Xã Hội, sẽ có khoảng 12 triệu người bị trả thêm

thuế an sinh.

Ngoài ra, tuổi về hưu cũng sẽ tăng lên. Hiện nay, dân Mỹ có thể về hưu non ở tuổi 62 để

được hưởng tiền an sinh, và tiền này sẽ tăng 8% mỗi năm cho đến lúc tròn 70 tuổi.

Đối với những người sinh năm 1955, thì tuổi hưu toàn phần là 66 tuổi và hai tháng. Vị nào về

hưu non, tiền hưu sẽ bị giảm đi; còn trái lại về hưu sau tuổi ấn định, tiền hưu sẽ nhiều hơn so với

hưu toàn phần.

Tuổi về hưu sang năm sẽ là 66 tuổi cộng 4 tháng cho những vị sinh năm 1956.

Tiền an sinh xã hội là nguồn thu nhập chính của những người về hưu ở Mỹ. Có đến 90%

những người già từ 65 tuổi trở lên đang thụ hưởng tiền này.

Không thể chỉ trông cậy vào tiền an sinh xã hội

Trong tình thế hiện nay, nếu chỉ trông cậy vào tiền an sinh xã hội thì không thể sống đủ. Mức

trung bình của tiền an sinh xã hội hiện nay là 1,368 đô la mỗi tháng (16,416/năm). Trong khi đó

mức nghèo khó được ấn định là 12,060 đô la mỗi năm, và mức trung bình để có thể sống thoải

mái là 42,456 đô la. Khổ nỗi, người lãnh an sinh xã hội mức nói trên không được liệt vào giới

nghèo để được hưởng những thứ trợ cấp khác như điện, nước, gia cư…

91 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Những vi cao niên cần nhiều hơn số tiền mà chính phủ ấn định mức nghèo khó. Sau đây là

vài thứ chi tiêu mà những vị chỉ trông cậy vào tiền an sinh sẽ không có khả năng chịu đựng:

1. Để có được cuộc sống tương đối thoải mái, quý vị cần có mỗi tháng khoảng 3700 đô la

(tức 44,600 mỗi năm). Đó là chi phí trung bình cho nhà ở, thực phẩm.Với số tiền trung bình 1300

mỗi tháng, chỉ vừa đủ trả tiền hàng tháng cho một căn nhà nhỏ ở khu lợi tức kém mất an ninh

hay một căn chung cư một phòng ngủ loại xoàng. May mắn thay cho những vị trong thời gian

làm việc đã trả đứt nợ nhà, nợ xe thì sẽ không lo đến khoản nhà cửa này.

Đó là chỉ nói những nhu cầu căn bản nhất. Ngoài ra còn biết bao nhiêu nhu cầu bất ngờ, tai

nạn, xe hư, dồ đạc trong nhà đã cũ cần thay thế hay sửa chữa… Còn bao nhu cầu giao tế xã hội.

Ví dụ vào mùa cưới mà nhận vài ba thiệp mời thì chỉ biết méo mặt. Rồi còn các hoá đơn điện

nước, gas, phone, cable… vài tháng lại thấy con số mới mà chỉ tăng chứ không hề giảm.

2. Tiền bảo hiểm sức khoẻ của người già. Do tuổi cao, cơ thể đang hồi suy giảm, sinh ra

nhiều chứng bệnh mà chi phí bệnh viện, cấp cứu, đều cao ở mức tột đỉnh mà Medicare không thể

bao cho hết đuợc. Nhất là tiền thuốc hàng tháng là một mối lo âu lớn. Những nhà nghiên cứu cho

hay những người cao tuổi chi phí đến 34% số tiền tổng chi của bảo hiểm sức khoẻ toàn quốc.

Vào năm 2012, số tiền chi phí trung bình mỗi năm của người già là 19 ngàn mỗi vị. Chính phủ

chỉ trả đến 65%, số còn lại là trách nhiệm của bệnh nhân.

Như thế, nếu quý vị đang lãnh tiền an sinh ở mức trung bình, thì mỗi năm, chi phí về sức

khoẻ của quý vị (ước tính là gần 6 ngàn đô la) chiếm hết 37% số tiền quý vị lãnh được. Quý vị

chỉ còn chừng 10 ngàn mỗi năm để chi trả chu các nhu cầu khác.

3. Vật giá do lạm phát tăng nhanh hơn tiền điều chỉnh của chính phủ (cost-of-living

adjustment (COLA)). Năm 2017, tiền an sinh sau khi điều chỉnh của chính phủ chỉ tăng lên 0.3%

(Kể từ năm 2000, có ba năm chính phủ không điều chỉnh cho tăng đồng nào). Trong khi đó vật

giá cũng như chi phí y tế, bác sĩ gia tăng gấp nhiều lần.

4. Tương lai của tiền an sinh xã hội không ổn định.

Ngân quỹ an sinh xã hội sẽ cạn vào khoảng năm 2034, mà hiện nay, chính phủ cũng như

Quốc hội chưa tìm ra biện pháp nào để giải quyết sự thiếu hụt. Người ta ước đoán đến 2034,

ngân quỹ chỉ có đủ để trả cho 77% nhu cầu.

Do đó, một lời khuyên chân thành là khi còn sức đi làm, quý vị nên có số tiền để dành kha

khá trong 401K hay IRA hay saving account. Và điều rất quan trọng là tập luyện, ăn uống kiêng

khem để giữ gìn sức khoẻ, tránh các bệnh tật.

Sự dã man của bọn ISIS không khác chi của bọn Cộng Sản

Tuần qua, chúng tôi loan tin về thoái trào của bọn ISIS khi

quân kháng chiến Syria chiếm lại thành phố Raqqa là thủ đô của

ISIS trong mấy năm qua. Trước đó thì liên quân Iraq và dân binh

Kurd cũng chiếm lại thành phố Hawija. Như thế, có thể coi như

bọn ISIS hiện nay chỉ còn là thứ tàn quân. Nhưng mối hoạ Hồi

khủng bố chưa yên đâu. Vẫn còn nhiều nhóm Hồi cực đoan khác

đang hoạt động ở Trung Đông, Nam Á, Bắc và Trung Phi… như al

Qaeda, Taliban, al-Nushra, Boko Haram… và ngay trong nội bộ

những giáo phái của Hồi Giáo cũng kình chống nhau mãnh liệt mà có thể đưa đến những xung

đột đẫm máu trong thời gian tới.

Sau khi chiến trận kết thúc, nhiều tin từ các thành phố do ISIS kiểm soát trước đây đã cho

thấy mức độ dã man của bọn này.

92 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ở Syria, tại thị trấn Al-Qaryatain có đa số người Thiên Chúa Giáo, một ngày trước khi quân

chính phủ Syria tiến vào, bọn ISIS đã hành quyết một lúc 116 người dân vì cho rằng họ thông

đồng với các lực lượng quân chính phủ. Quân chính phủ Syria với sự yểm trợ của Nga, đã tái

chiếm thị trấn này hôm 21 tháng 10 mới đây.

Thị trấn này nắm về hướng tây nam của thành phố cổ Palmyra nơi có nhiều di tích lịch sử cổ

đại của nền văn minh Lưỡng Hà. Vào năm 2015, khi quân ISIS chiếm thị trấn, thì dân số giảm từ

2000 xuống còn vài trăm. Số người này bị ISIS giữ làm con tin bắt phải sống dưới một chế độ vô

cùng hà khắc của luật Sharia. Quân Syria đã chiếm nó một lần rồi lại để rơi vào tay ISIS; và lần

này thì họ dứt điểm ISIS tại đây.

Bọn ISIS khi chiếm đóng trong thành phố đã bắt dân Thiên Chúa Giáo phải đóng thuế để

được sống sót. Nhưng khi chúng biết sắp thua trận, không kiểm soát được nữa, chúng đã chặt

đầu những người này và vứt xác xuống các hầm hố hay các mương rạch. Hiện số người bị giết có

thể còn nhiều hơn, vì có nhiều hầm hố chưa khai quật lên.

Việc giết người của ISIS cũng từng xảy ra tại thành phố Mosul, là thành phố lớn thứ hai của

Iraq do ISIS chiếm cứ nhiều năm. Mosul cũng được giải phóng mấy tháng trước đây.

Quân đội chính phủ sau khi chiếm thị trấn Mayadeen ở phía đông Raqqa, cũng đang bao vây

và tấn công dứt điểm vào thị trấn biên giới Boukamal là cứ địa mạnh cuối cùng của ISIS sau khi

đã cắt đứt các đường tiếp vận huyết mạch của chúng. Hôm thứ hai, quân chính phủ Syria và dân

quân đồng minh cùng quân kháng chiến Syria do Hoa Kỳ yểm trợ dã bao vây trạm bơm dầu T-2

ở phía nam tỉnh Deir el-Zour. Họ đã chiếm lại cánh đồng dầu mỏ này từ quân ISIS.

ISIS gốc Anh trở về, tạo thêm mối đe dọa.

Vương quốc Anh là nước cung cấp nhiều chiến binh cho bọn khủng bố ISIS. Thời kỳ hoàng

kim của bọn Hồi cực đoan là cách đây hai năm, khi tên Anjem Choudary gốc Pakistan, coi như

thủ lãnh nhóm Hồi cực đoan vẫn ung dung thảnh thơi sống giữa thành phố London. Tên này đi

lại tự do, kêu gọi đồng bọn không đi làm mà ở nhà hưởng trợ cấp.(Bỉ, Hoà Lan, Đan Mạch, Anh,

Ý…) :”Cộng sản đã chết, Tư bản đang chết, Hồi giáo là tương lai của nhân loại”

Tháng 8, 2014, chúng tổ chức biểu tình ngay giữa London, giương biểu ngữ :”Khalifah, bình

minh của thời đại mới” và rải truyền đơn tuyên bố sự tái lập Calipha, kêu gọi dân Hồi toàn thế

giới thực hiện 7 điều: (1) Trung thành với Caliph Abu Bakr al Badhdadi, (2) Tuân thủ luật

Sharia, (3) Yểm trợ cho Caliph, (4) Cầu nguyện, (5) Di cư đến các vùng Hồi Giáo (6) Giáo dục

dân Hồi và ngoại đạo về Calipha, và (7) Phản tuyên truyền đối với những gì chống Hội Giáo.

Bọn Hồi tại Anh tận dụng hệ thống phúc lợi, lãnh trợ cấp và tiền hành tuyên truyền, khủng

bố phá hoại xã hội. Chúng coi như đây là theo luật Sharia, những người ngoại giáo phải đóng

thuế cho người Hồi Giáo. Tại Anh Quốc: Từ 2001 đến 2011, dân Hồi tại Anh tăng gấp đôi từ 1.5

lên 2.7 triệu (5% dân số của Anh) Chưa kể đến bọn nhập cư lậu. Có hàng ngàn dân quốc tịch

Anh đã rời Anh đến Syria tham gia lực lượng ISIS. Tên Choudary này cách đây hơn nửa năm đã

bị tóm cổ cho vào tù.

Hiện nay, sau khi đạo quân hùng hậu của ISIS bị đánh tả tơi, mấy hết đất đai ở Syria và Iraq,

có đến 425 trong số 850 công dân Anh chiến đấu cho ISIS còn sống sót (mà đa số chiến binh

ngoại quốc trong ISIS là dân gốc các nước Hồi Giáo) đã trở về Anh, tạo nên một mối đe dọa

trầm trọng cho an ninh nước này.

93 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Theo Soufan Center, có đến hơn 5,600 công dân hay thường trú nhân của 33 quốc gia khác

đã đến Syria gia nhập chiến đấu trong đạo quân ISIS. Nay ISIS mất đất, chúng bèn gửi bọn này

trở về cố quốc nhằm mục tiêu nằm vùng phá hoại.

Nhiều tên ISIS gốc dân Anh đã bị giết trong chiến cuộc. Điển

hình như bà Sally Jones, có biệt danh là “the White Widow” cùng

đứa con trai (hình bên là ảnh cuối cùng của hai mẹ con trước khi bị

giết); và tên Mohammed Emwazi, tên từng chặt đầu người có quay

phim đưa lên Youtube. Tên này được nổi tiếng qua tên Jihadi John

(các ảnh bên).

Cô Kadiza Sultana, là một học sinh ở East London, gia nhập

ISIS khi mới 17 tuổi, là một trong 19 thanh thiếu nữ Anh dưới 20

tuổi đã bị giết tại Syria và Iraq.

Mashudur Choudhury là người đầu tiên bị kết án về tội khủng bố

khi đi từ thành phố Portsmouth đến một trung tâm huấn luyện của ISIS

ở Syria.

Người ta đang lo sợ những cuộc tấn công khủng bố trong nước

Anh sẽ gia tăng trong thời gian tới. Mà chính quyền thì chưa biết sẽ

phải xử trí ra sao, nhất là với các phụ nữ và trẻ em từng bị nhồi sọ bởi ISIS.

Bộ Trưởng Phát Triển Quốc Tế của Anh là Rory Steward nói rằng, trong đa số các trường

hợp, những người Anh theo ISIS phải bị xử tử hình vì những tội ác và chủ thuyết mang tính hận

thù của chúng. Ông lo sợ rằng bọn này là mối nguy hiểm cho an ninh quốc gia của nước Anh.

Chính phủ Anh cũng đồng ý quan điểm của ông Steward và cho rằng nó phù hợp với chính sách

nước Anh.

Một nước Syria bị xâu xé

Sau nhiều năm chiến tranh giữa các phe phái, bị chiếm đóng một phần

bởi bọn ISIS, bị nhiều lực lượng nước ngoài can thiệp, hàng chục ngàn

người chết, hàng triệu người chạy trốn ra nước ngoài, nước Syria ngày nay

chỉ còn là một đống đổ nát và tan vỡ.

Dù vậy, cuộc chiến vẫn chưa hoàn toàn kết thúc vì ngoài tàn quân

ISIS, còn nhiều nhóm đối kháng tiếp tục đánh lẫn nhau trên một lãnh thổ

rộng lớn của nước Syria. Nhóm quan trọng mà tương lai sẽ là đối lực chính

có thể là những dân quân người Kurd đang muốn lập quốc trên vùng đất

phía bắc của Iraq và nhiều vùng đất của Syria và Turkey.

Quân chính phủ với sự trợ lực của Nga đã chiếm lại các thành phố, đẩy quân ISIS ra khỏi

Palmyra, Aleppo và nhiều thành phố, thị trấn quan trọng. Trong khi đó thì dân quân người Kurd

đánh tan ISIS và chiếm lĩnh phần đất phía bắc Syria; quân đội Turkey thì đã diệt tan ISIS và

chiếm thành phố Jarablus.

Tại Iraq, dân quân Kurdish và quân đội Iraq chiếm lại thành phố Mosul.

Với một dân số 36 triệu rưỡi người, sống rải rác trên nhiều nước mà chính yếu là Turkey,

Iraq, Syria, và Iran, họ từng có một lãnh thổ tự trị ở phần đất bắc Iraq từ năm 1970 với dân số

trên 8 triệu. Họ cũng có một tỉnh mang tên Kurdistan ở Iran.

Giữa Iraq và người Kurd từng có nhiều cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm. Cho đến

1991, thì Iraq phải thừa nhận khu tự trị của người Kurd trên thưc tế (de facto). Khu tự trị tại bắc

Iraq, có thủ đô là Erbil, được điều hành bởi chính phủ Kurdistan Regional Government (KRG),

94 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

và có quốc hội riêng. Nhà độc tài Saddam Hussein từng dùng vũ khí hoá học để tiêu diệt người

Kurd. Khi Hoa Kỳ tiến đánh Saddam năm 2003, thì người Kurd nổi dậy hợp tác với Hoa Kỳ.

Chính phủ mới của Iraq thừa nhận khu vực tự trị người Kurd và những luật lệ do họ ban hành từ

năm 1992. Qua năm 2012, chính phủ Iraq đòi chính phủ tự trị người Kurd trao lại quyền hành

cho trung ương. Từ đó nẩy sinh ra nhiều căng thẳng, đưa đến việc người Kurd vào 1 tháng 7,

2014, doạ tổ chức trưng cầu dân ý đòi độc lập. Turkey liền lên tiếng sẽ thừa nhận một nhà nước

mới của dân Kurd với hy vọng sẽ đẩy hết số người Kurd trên đất mình về cố quốc của họ.

Qua tháng 7, 2014, lực lượng dân quân người Kurd chiếm hai khu vực dầu mỏ Bai Hassan và

Kirkus. Vì phải đối đầu với ISIS đang bành trường, người Kurd tạm ngưng việc trưng cầu dân ý

để hợp sức với Iraq. Tháng 2, 2016, lãnh tụ người Kurd là Barzani cho rằng đã đến lúc người

Kurd quyết định số phận của mình qua cuộc trưng cầu dân ý.

Như thế, sau khi dẹp xong ISIS, vấn đề ngưiờ Kurd sẽ lại nổ lớn ra, và khi đó sẽ ảnh hưởng

lây đến thêm ba nước Iran, Turkey và Syria là nơi có số lượng dân Kurd khá đông.

Dân Hồi Giáo Myanmar tị nạn

Mấy năm nay, chúng ta nghe quen việc dân Thiên Chúa

giáo chạy trốn dân Hồi. Nhưng hiện nay lại có tình trạng dân

Hồi Giáo chạy trốn khỏi nước Phật Giáo!

Myanmar, trước đây có tên là Burma mà người Việt quen

gọi là Miến Điện, là một nước nghèo, lạc hậu nằm giữa Ấn Độ

và Thái Lan. Biên giới tiếp giáp với cả Bangladesh, Trung Hoa,

Lào. Nước Myanmar có dân số 51.5 triệu nhưng có đến hàng

trăm chủng tộc mà đa số là Bamar (68%), Shan (9%) Karen

(7%). Dân Myanmar nghèo, GDP ở mức 6360 đô la, đứng hạng 127 trên thế giới. Myanmar là

một quốc gia Phật Giáo với 88% theo giáo phái Tiểu thừa Therevada, 6.2% theo Thiên Chúa

Giáo và 4.3% theo Hồi Giáo.

Nước Myanmar từng bị cai trị bởi một chế độ độc tài quân phiệt kéo dài nửa thế kỷ (1962-

2011) rồi trải qua nội chiến và vừa vãn hồi chế độ dân chủ năm 2015 sau một cuộc bầu cử.

Là một dân tộc thấm nhuần giáo lý từ bi của Đức Phật, không hiểu vì sao lại diễn ra cuộc đàn

áp nhắm vào sắc dân Rohingyas theo Hồi Giáo?

Từ mấy năm qua, những người Rohingyas phải vượt biển chạy trốn chế độ qua tới tận Úc

Châu và các nước Đông Nam Á. Có đến hơn 1 triệu người đang tị nạn rải rác khắp nơi.

Chỉ tính từ 25 tháng 8 đến nay, đã có khoảng 600,000 người vượt biên giới chạy qua nước

Bangladesh sau khi nhóm loạn quân Rohingyas tấn công vào các đơn vị quân đội Myanmar ở

tiểu bang Rakhine và bị phản công dẫn đến điều mà họ cáo buộc là quân đội Myanmar đang thi

hành cuộc diệt chủng. Mỗi ngày, có từ 1 đến 3 ngàn người Rohingyas chạy trốn qua Bangladesh

Phải chăng cũng như ở nhiều nước khác, người Hồi Giáo cũng tiến hành những cuộc nổi

loạn, khủng bố mà chính phủ phải có biện pháp chống lại?

Các nước tiếp nhận tị nạn đã không còn kham nổi và lên tiếng kêu gọi phải chấm dứt những

bạo động và yêu cầu Myanmar thu nhận trở lại những người tị nạn với lời đã hứa sẽ không đàn

áp, trả thù và tạo cơ hội cho họ sống hoà hoãn.

Phía chính quyền Myanmar thì lại cho rằng đám người Rohingyas là những di dân bất hợp

pháp từ Bangladesh. Theo các tài liệu, thì nhóm dân Rohingyas có dân số từ 1.5 đến 2 triệu

người sống vô tổ quốc tại Tiểu bang Rakhine của Myanmar. Trong số họ, chỉ có một số nhỏ theo

Ấn Độ Giáo (Hindu) còn tuyệt đại đa số là Hồi Giáo phái Sunni. Sắc dân này có mặt tại nhiều

95 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nước như Bangladesh, Myanmar (Rakhine State), Pakistan, Thailand, Malaysia, India, United

States, Indonesia, Nepal, Saudi Arabia. Sự xung đột có từ rất xưa. Nhưng gần nhất là năm 2012

khi nhóm Rohingyas có những bạo động chống lại người Myanmar và những người dân ở vùng

này e ngại những người Hồi Giáo Rohingyas sẽ trở thành đa số. Nhóm Rohingyas từng có ý định

đòi tách ra để lập quốc. Từ đó, xung đột xảy ra thường xuyên giữa nhóm Phật Giáo Rakhine và

Hồi Giáo Rohingya đưa đến sự can thiệp của quân đội.

Hiện nay, quốc tế đang yêu cầu chính quyền Myanmar đón nhận và thừa nhận quyền có quốc

tịch cũng như các quyền căn bản của người Rohingyas

Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi một ngân quỹ 434 triệu đô la để cứu trợ khẩn cấp 1.2 triệu người

Rohingyas tị nạn trong thời gian 6 tháng.

Tập Cận Bình tập trung và củng cố quyền lực như Mao Trạch Đông từng làm.

Hết tư tưởng Mao Trạch Đông, nay bọn Cộng Sản Trung Hoa

lại cho thêm Tư tưởng Tập Cận Bình vào trong Cương lĩnh đảng

CS Tàu.

Trong kỳ Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa mới đây, 2300

đại biểu từ các nơi đã họp ở Bắc Kinh và chấp nhận ghi thêm vào

bản Cương Lĩnh đảng cái gọi là “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ

nghĩa Xã Hội phối hợp các đặc tính của Trung Hoa trong Thời đại

mới.”

Như thế, sau Mao Trạch Đông, Tập Cận Bình đã trở thành

một lãnh tụ quyền lực tối cao của đảng với tham vọng đưa nước Trung Hoa trở thành siêu cường

bậc nhất trên thế giới vào giữa thế kỷ này nhờ vào một lực lượng quân đội hùng hậu.

Sau Mao và trước Tập, chỉ có Đặng Tiểu Bình là đuợc ghi tên vào cương lĩnh. Đặng là người

khởi xướng cuộc cải cách kinh tế mà chúng ta thường nghe qua câu: ”Mèo trắng cũng như mèo

đen, miễn là bắt được chuột.”

Cái gọi là triết lý chính trị của Tập Cận Bình nhấn mạnh đặc biệt vào vai trò lãnh đạo của

đảng trong mọi lãnh vực của nhà nước, từ vấn đề kinh tế, cho tới điều nhỏ nhặt như kiểm soát

người dân sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội.

Khi được bầu lại làm lãnh tụ cao nhất đảng CSTH, Tập nói rằng: “Chúng ta phải làm việc

không mệt mỏi và rèn luyện cật lực cho một cuộc hành trình làm trẻ trung hoá nước Trung

Hoa.”

Tập có thể được bầu lại Tổng Bí Thư khi hết nhiệm kỳ này bắt đầu nhiệm kỳ mới năm 2020.

Nhưng dù có trao quyền lại cho ai khác, thì vai trò của Tập trong Đảng CSTH vẫn ở hàng đầu.

Còn vai trò chủ tịch nước Trung Hoa thì chắc phải chấm dứt năm 2023. Cần nhắc lại hai tiền

nhiệm của Tập là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cũng chỉ làm Chủ tịch nước Tàu hai nhiệm

kỳ mỗi người. Các khái niệm của hai ông này cũng được ghi vào cương lĩnh đảng, nhưng không

ghi tên của họ như trường hợp của Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình.

Một học giả về chính trị Trung Hoa Hu Xingdou cho biết nước Tàu có truyền thống đồng hóa

vị hoàng đế với bậc đại sư. Điều này có nghĩa vị hoàng đế vừa có quyền chính trị tối cao, vừa là

nhà lãnh đạo về tư tưởng. Trong lịch sử đảng CS Trung Hoa, chỉ có trường hợp Tập Cận Bình là

đạt được danh hiệu này ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông ta.

Tập Cận Bình đã cố gắng để đưa vào bản cương lĩnh ít lắm là 2 chương trình mà ông ta tiến

hành: (1) là chiến dịch chống tham những từ năm 2012 lôi ra đến 1.5 triệu viên chức can tội tham

96 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

ô, và (2) sáng kiến “the Belt and Road” (vòng đai và con đường) là một dự án giao thương vĩ đại

trên toàn cầu nhằm gia tăng ảnh hưởng của Trung Cộng.

Tại Đại hội, các đảng viên tham dự đã tôn vinh Tập Cận Bình là lãnh tụ tuyệt đối của đảng.

Việc này sẽ đưa đến vị trí độc tôn của Tập để xiết chặt hơn gọng kìm chuyên chế Cộng Sản trong

mọi lãnh vực xã hội của nước Tàu.

Cách thức bầu chọn của phe Cộng Sản rất khác với cách thức được thi hành các nước dân

chủ. Tại các nước dân chủ, người ta bỏ phiếu kín. Tại các nước Cộng Sản, không dùng phiếu mà

chỉ là câu hỏi trước mọi người: Ai đồng ý, ai không đồng ý… thì đưa tay lên. Có ai đủ can đảm

để đưa tay không đồng ý trong một tập hợp gồm những đảng viên trung thành của Tập?

Vì thế, khi Tập hỏi: “Ai chấp thuận các việc này, đưa tay lên” thì cả hội trường nhất loạt đưa

tay. Khi Tập hỏi: “ai không đồng ý” bố bảo anh nào dám đưa tay?

Sau đó Tập đã kết luận: “Bây giờ thì cả nước chúng đoàn kết, đồng lòng để tiến lên trong thế

giới”

Đại Hội Đảng CS Trung Hoa đã bầu lại 204 thành viên Ban Chấp Hành Trung Ương, trong

đó chỉ có 10 phụ nữ. Tập vẫn là Tổng Bí Thư Đảng thêm 5 năm năm nữa. Họ sẽ bầu ra Bộ Chính

Trị và Ban Thường Vụ mà chắc chắn sẽ gồm toàn tay chân thân tín của Tập.

Trong thời gian đại hội, để ngăn ngừa các biến động xảy ra, nhà cầm quyền Cộng Sản bắt các

doanh nghiệp phải đóng cửa. Từ các quán ăn, hộp đêm đến các phòng tập thể dục, các cơ xưởng.

Và thêm lý do khác là họ muốn cho không khí ở vùng thủ đô được trong sạch thay vì những màn

khói ô nhiễm dáy đặc mà người ta thường thấy ở Bắc Kinh.

Khi đọc bài diễn văn khai mạc, Tập Cận Bình đã không che đậy tham vọng muốn đưa nước

Trung Cộng lên vị trí cường quốc lãnh đạo thế giới vào giữa thế kỷ này. Tập muốn giành cái

quyền này khi mà Tổng thống Trump thì đang muốn chủ trương Nước Mỹ trước hết, và khi nước

Anh thì đang sửa soạn rút ra khỏi khối Liên Âu.

Tuy nhiên, Tập không hề đề cập đến những thay đổi trong hệ thống chính trị độc đảng, và

cũng không hề nhắc gì đến chuyện sẽ nới lỏng về nhân quyền. Ông ta chỉ nhấn mạnh đến việc

xây dựng một quân đội hùng hậu, tân tiến mà cái mốc đặt ra là cho đến năm 2035. Theo ông ta,

cái mục đích là “bảo đảm thắng lợi trong việc xây dnựg một xã hội thịnh vượng và tiến trên con

đuờng xây dựng thành công một nước Trung Hoa Xã hội Chủ nghĩa tân tiến.”

Những điều này chúng tôi từng nghe quen tai trong các bài tham luận, đề cương của các đại

hội đảng Cộng Sản Việt Nam từ những năm xa xưa. Và con đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội

sao cứ vời vợi mù mịt không thấy đâu, mà chỉ thấy một quái thai kinh tế thị trường theo định

hướng XHCN ở Việt Nam, càng ngày càng sa sút, nghèo đói.

Và việc có đưa vào cương lĩnh cái gọi là tư tưởng Tập Cận Bình thì cũng chẳng khác chi cái

tư tưởng Hồ Chí Minh mà mấy chục năm nay, đảng CSVN vẫn rêu rao là cao siêu; thực chất chỉ

là mớ hổ lốn những ảo ảnh, từ ngữ rỗng tuyếch để che đậy sự bất tài, bất trí của bọn Cộng Sản

mà thôi.

Cái tội xúc phạm tình dục chẳng chừa ai!

Vụ Harvey Weinstein càng ngày càng nổ lớn, thêm nhiều cô đào cũng nói lên những lời tố

cáo ông này. Hiện nay, cảnh sát Los Angeles, New York và ở Anh đang điều tra để truy tố

Weinstein ra toà. Mới nhất là đơn thưa của nữ tài tử Dominique Huett ông ta về tội cưỡng hiếp

Nhưng mới đây, cô tài tử Heather Lind cũng tố cáo cựu Tổng thống George H. W. Bush

(Bush cha) đã sờ vào mông cô khi ông và cô này cùng vài người đang chụp một tấm ảnh vào

97 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

năm 2014. Trong ảnh thấy ông Bush cha thì ngồi trên xe lăn sát cô Heather Lind, nhưng không

thấy rõ bàn tay trái của ông Bush có đặt nhầm chỗ không.

Trong phim có tính cách lịch sử “Turn: Washington‟s Spies”,

cô Lind đóng vai Anna Strong là phụ nữ độc nhất trong nhóm điệp

viên đang giúp cho Tổng thống Washington khi có cuộc chiến

giành độc lập. Cô Lind nói rằng 4 năm trước đây, trong khi cô

đang làm công việc giới thiệu bộ phim, thì cô chạm trán với Tổng

thống George HW Bush. Cô cho hay ông Bush ngồi trên xe lăn đã

không bắt tay cô như thông lệ mà thò tay sờ vào mông của cô trong

khi bà Barbara đứng bên phải, cạnh ông. Cô còn nói rằng ông Bush

kể một chuyện khôi hài tục tỉu rồi còn sờ cô thêm một lần nữa khi người phó nháy chụp tấm ảnh

chung.

Tài tử Heather Lind, năm nay 34 tuổi, từng đóng trong bộ phim nhiều tập Blue Blood của

đài truyền hình CBS, phim Turn Washington‟s Spies của đài AMC. Cô cùng đóng cặp với tài tử

Al Pacino trong vở tuống The Merchant of Venice trình diễn trên sân khấu Broadway. Ngoài ra,

còn có nữ tài tử Jordana Grolnick cũng tố cáo tương tự và còn nói thêm rằng nhiều người cảnh

giác với cô rằng ông Bush từng làm thế mỗi khi chụp ảnh chung với các cô.

Chúng tôi xem tấm ảnh, có suy nghĩ rằng ông Bush chỉ muốn choàng tay ôm sau lưng cô,

nhưng vì vị thế ngồi xe lăn mà cô này thì đứng, nên bàn tay vô tình chạm vào mông cô thôi. Quả

đúng thế. Hôm thứ năm, phát ngôn viên của ông đã có lời xin lỗi như sau: “Ở tuổi 93, TT Bush

đã phải ngồi trong xe lăn từ 5 năm qua. Vì thế, bàn tay của ông đã chạm vào phần dưới thắt

lưng của người mà ông chụp ảnh chung… Đôi khi, để làm cho không khí vui vẻ, ông thường kể

cùng một chuyện vui nào đó. Và ông xem việc vỗ lưng các cô các bà là chuyện thường tình.

Nhưng có người coi đó là bình thường, thì cũng có người xem đó là một việc không thích đáng.

TT Bush chân thành xin lỗi đến những người mà ông xúc phạm.”

Quý vị nào có tiếp xúc với phụ nữ, nhất là các cô nổi tiếng, nên cẩn thận trông chừng bàn tay

của mình. Văn hoá Á Đông khác văn hoá Tây phương rất nhiều. Chúng ta có thể tự cho mình

già, bậc cha, ông mà nghĩ rằng một sự va chạm coi là thường tình, nhưng thực tế nó có khi đưa

đến tai hoạ làm tốn tiền ra toà và làm mất danh dự.

Cựu Tổng Thống George H.W, Bush trước đây cũng bị chút tai

tiếng vì dính vào vụ cứu trợ nạn nhân động đất tại Ấn Độ do cựu

Tổng thống Bill Clinton cầm đầu. Trong mùa bão lụt năm nay,

năm vị cựu Tổng thống (George H. W. Bush, Barack Obama,

George W. Bush, Bill Clinton, và Jimmy Carter) cũng đứng ra

quyên góp, bắt đầu bằng một chương trình ca nhạc huy hoàng do

ca sĩ Lady Gaga điều hợp. Khi tin này đuợc đưa lên facebook, có

một người đã viết một câu comment thú vị: “Quý vị hãy để mắt tới

anh Bill, coi chừng anh ta lại ăn cắp tiền cứu trợ!” Lại có một người đề nghị rằng: “Các ông cựu

Tổng thống triệu phú chỉ cần ký cho vài cái check là đẹp hơn tổ chức quyên góp tiền người

khác.”

98 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 11-04-2017

Khủng bố tấn công tại New York

Liên tiếp trong hai kỳ vừa qua, chúng tôi đã vui mừng loan tin

quân khủng bố của cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo Iraq và Levant

(Syria)” gọi tắt là ISIL hay ISIS đã bị đánh tan, mất hết thủ đô

Raqqa và đất đai ở Syria và cả Iraq. Nhưng chúng tôi cũng cảnh

báo rằng cuộc thánh chiến của nhóm Hồi cực đoan cũng như tranh

chấp nội bộ của chúng chưa kết thúc đâu.

Đúng vậy, không dễ gì mà một cuộc chiến từng kéo dài hàng

mấy trăm năm giữa Hồi Giáo cực đoan và văn minh Tây Phương

có thể đi đến kết thúc dễ dàng. Nhóm ISIS tuy thua trận, nhưng cái tư tưởng cực đoan của chúng

đã cấy vào hàng triệu người Hồi Giao có mặt trên hàng chục quốc gia trong đó có những nước

Tây Phương.

Trong tháng trước, chính bọn lãnh tụ ISIS đã kêu gọi những kẻ theo chúng thực hiện những

cuộc khủng bố bằng mọi cách, nhất là cách dùng xe vận tại đâm vào đám đông, đặc biệt là vào

dịp lễ hội.

Thì hôm thứ Ba, khi thành phố New York đang chuẩn bị một cuộc diễn hành hoá trang nhân

ngày lễ Haloween, một tên Hồi cực đoan đã đâm chiếc xe tải vào nhưng người đi xe đạp và đi bộ

ở con đường sát bờ sông Hudson, song song với đuờng West Highway, thuộc khu Hạ Manhattan,

làm chết 8 người và bị thương hơn 10 người khác.

Tên Hồi này là Sayfullo Saipov, 29 tuổi, gốc Uzbekistan, đến Mỹ năm 2010, và đã có thẻ

xanh, thường trú ở Tampa (Florida) và New Jersey. Nó muớn một chiếc xe tải ở một cửa hàng

vật liệu Home Depot ở New Jersey rồi lái xe đến New York gây tội ác.

Lúc hơn 3 giờ chiều, tên này lái xe vào một con đường chỉ dành cho người đi xe đạp. Với tốc

độ khoảng 40, 50 dặm một giờ, nó đã tông vào những người đang đạp xe và đi bộ hai chiều trên

con đuờng này. Khi đến góc đường West và Chamber, xe tải tông vào một xe bus chở học sinh

làm 4 người bị thương trong đó có 2 trẻ em. Tên khủng bố nhảy ra khỏi xe, hô lớn câu “Allahu

Akbar” rồi bỏ chạy, trên tay là hai khẩu súng bắn bi và paintball (sung bắn đạn nhựa co gắn màu

dùng cho trẻ em chơi).

Cảnh sát đã bắn vào bụng tên khủng bố và bắt được. Sau đó tên này được đưa vào nhà

thương mổ lấy đạn. Khi khám trong xe và trong cell phone của tên này, cảnh sát cho hay có

những hình ảnh lá cờ ISIS và thủ bút tên này thề nguyền trung thành với ISIS.

Trong khi nằm bệnh viện, tên khủng bố Saipov đòi treo lá cờ đen của ISIS trong phòng. Nó

cũng tỏ bày sự sung sướng (feel good) khi giết những người vô tội.

Trong 8 người chết, có 2 người Mỹ, 5 người Argentine, và một cô người Belgium.

Gốc gác tên khủng bố

Quê gốc của Saipov là Uzbekistan, một nước Trung Á, từng là một trong 15 nước Cộng Hoà

Sô Viết trong Liên Bang Sô Viết của Nga trước đây. Nước này lằm lọt trong một vùng bao

99 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

quanh là Kazashtan ở phía Bắc và Tây), Turmenistan ở phía Nam, Afghanistan ở cực nam,

Tajikistan và Kyrgyztan ở phía đông.

Khi khối Liên Bang Sô Viết tan vỡ, Uzbekistan tuyên bố độc

lập ngày 31 tháng 8, 1991. Hiện nước này có dân số gần 33 triệu

mà 80% là Hồi thuộc phái Sunni (Theo nghiên cứu của PEW thì có

đến 96.3%, theo tài liệu của CIA thì 88%). Dân Uzbekistan nghèo,

GDP đầu người hàng năm là $2154, đứng hạng 130 so với 195

nước khác trên thế giới. Uzbekistan thời trung cổ nằm trên con

đuờng tơ lụa thông thương giữa các nước vùng Địa Trung Hải với

Trung Hoa, có thành phố đẹp Samarkand là nơi có đền thờ nhà

chinh phục Tamerlane từng chiếm một đế quốc rộng lớn giáp Ấn

Độ ở phía đông và phía nam bao gồm cả đế quốc Persia (tức vùng Turkey, Syria, Iran và Iraq

ngày nay).

Từ hai chục năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở nhiều nước do bọn Hồi gốc Uzbekistan

thực hiện. Rất nhiều thanh niên Uzbeck cũng tham gia các tổ chức khủng bố ISIS, al Qeada,

Taliban.

Sau vụ khủng bố ở New York, Tổng Thống Trump có nói ông sẽ đưa tên Saipov ra trại

Gitmo để giam giữ như một chiến binh ISIS. Trong khi đó thì các viên chức thuộc đảng Dân Chủ

như Thị trưởng New York De Blasio, Thống Đốc New York Cuomo thì né tránh dùng chữ khủng

bố Hồi cực đoan, ông còn coi đây chỉ là việc một tên khủng bố đơn độc (lone wolf) trong khi rõ

rang tên này đã tự nói rõ trung thành với ISIS và từng đi lễ ở một nhà thờ Hồi Giáo mà trong quá

khứ đã cung cấp nhiều tên khủng bố. Nhà thờ này bị cơ quan an ninh theo dõi từ nhiều năm nay.

Và cả Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer thì kêu gọi không chính trị hoá chuyện này (nghĩa là

không muốn hành pháp hay lập pháp sẽ đem chuyện khủng bố ra bàn cãi để có biện pháp về

chính sách!

Những vụ tấn công dùng xe vận tải

Bọn khủng bố ISIS kêu gọi thành viên sử dụng bất cứ phương tiện nào có sẵn để thực hiện

hành vi khủng bố, giết người… Việc dùng xe hơi ủi vào đám đông là phương tiện dễ kiếm, dễ thi

hành nhất và cũng gây ra nhiều thiệt hại nhân mạng tại những thành phố mà người dân có nhiều

sinh hoạt, lễ hội công khai ngoài công cộng. Bà Rita Katz, Giám đốc Cơ quan Tình Báo có tên

“the SITE Intelligence Group”, cho hay bọn ISIS đã phát hành trên diễn đàn Deep Web jihadi

forums nhiều tài liệu hướng dẫn việc thuê mướn, sử dụng xe tải trong việc khủng bố. Chúng

cũng hướng dẫn những mục tiêu nào dễ tấn công và còn chỉ bày nên dùng loại xe nào cho tiện

lợi.

Theo Dân biểu McCaul, thì vụ New York vừa qua là vụ khủng bố Hồi Giáo bằng xe tải lần

thứ 9. Sau đây là vài vụ khủng bố bằng xe xảy ra trong quá khứ (cả Hồi lần không Hồi):

Tây Ban Nha: Mới mấy tháng trước đây, (tháng 8, 2017) tại một khu du lịch ở La Ramblas,

Barcelona, giết chết 14 du khách và làm bị thương cả trăm người khác.

Tiểu bang Virginia: Cũng trong tháng 8, 2017, ở thành phố Charlottesville, tên James Fields

ủi chiếc xe hơi vào đám đông đang biểu tình giết chết 1 người, gây thương tích 19 người khác.

Tên này không phải là Hồi Giao, nhưng là người theo chủ trương kỳ thị da màu.

Anh Quốc: Có hai lần khủng bố Hồi giáo dùng xe đâm vào khách bộ hành. Một lần vào tháng

6 trên cầu London làm chết 8 người và lần tháng 3, trên cầu Westminster làm chết 5 người.

100 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Đức: Cuối năm 2016, tại thành phố Berlin, bọn khủng bố đâm xe tải vào một khu chợ trong

ngày lễ Giáng Sinh, giết chết 12 người, làm bị thương hơn 50 người khác.

Tại Tiểu Bang Ohio, tháng 11 2016, tên Abdul Razak Ali Artan, gốc Somali, là sinh viên tại

trường Đại Học Ohio State University, Lủi xe vào đám đông người đi bộ rồi nhảy xuống xe dùng

dao tấn công nhnữg người còn lại làm bị thương 14 người.

Tại thành phố Nice, Pháp, vào tháng 6, 2016, một tên gốc Tunisia là Mohamed Lahouaiej-

Bouhlel, thuê xe tải đâm vào đám đông đang tham dự ngày lễ kỷ niệm phá ngục Bastille, làm

chết đến 86 người và bị thương hàng trăm người khác.

Cũng tại Pháp, thành phố Valence, ngày 1 tháng 1, 2016, một tên tông xe hai lần vào những

người lính đang canh gác bên ngoài một nhà thờ Hồi Giáo làm bị thương 2 người.

Ngày 26 tháng 6, 2015, tại thành phố Lyon, Pháp, tên Yassine Salhi lái chiếc xe van giao

hàng húc đổ để tông vào một cơ xưởng chế tạo hơi đốt gây nổ lớn nhưng may mắn chỉ làm bị

thương vài người. Khi khám trong xe, thấy có cái xác của người chủ tên Yassine này ngồi ghế

bên cạnh. Ông này đã bị tên Yassine chặt đầu để cướp xe.

Tại hai thành phố Dijon, cũng ở Pháp, ngày 21 tháng 12, 2014, một tên Hồi khủng bố tông xe

vào những người đi bộ tại 5 khu vực khác nhau trong thành phố làm bị thương nhiều người.

Ngày hôm sau, một vụ khác xảy ra tại thành phố Nante (Pháp) một tên Hồi lủi xe vào những

người đi mua sắm Giáng Sinh làm chết 1 người.

Tại Canada, vào tháng 10, 2014, tên Martin Couture Rouleau ủi xe làm chết một người lính

gác và gây thương tích vài người khác.

Vài năm trước, cũng có vài vụ cố tình tông xe vào đám dông để giết người như vụ xảy ra trên

con đuờng chính ở Las Vegas do một thiếu nữ da đen; và vụ một thanh niên (cũng da đen) lái xe

tông vào những người tham dự đại nhạc hội Austin City Limit ở Austin, Texas.

Gắp lửa bỏ tay người

Nhân chuyện dùng xe khủng bố, lại nghe đến

chuyện dàn dựng để tuyên truyền sau đây!

Hiện nay, đang có cuộc tranh cử chức vụ

Thống Đốc ở Tiểu bang Virginia giữa hai ông Ed

Gillespie của đảng Cộng Hoà và Ralph Northam

của đảng Dân Chủ.

Để tranh thắng cho gà nhà Dân Chủ, một tổ

chức theo phe tả của người Hispanic có tên là

Latino Victory Fund, đã thực hiện và tung ra

hôm thứ Ba một đoạn video trong đó có người

đóng vai cử tri của Cộng Hoà lái một chiếc xe pick up, có giăng lá cờ Confederate của miền Nam

(màu đỏ có hai sọc chéo với những sao trằng trên nền xanh) ủi vào một đám thiếu nhi sắc dân

thiểu số da màu. Đoạn video này có tựa đề là “Cơn Ác Mộng Hoa Kỳ” Trong phim cũng có đoạn

đám trẻ em này chạy tứ tán để tránh bị xe cán lên. Những người da trắng trong phim đuợc miêu

tả là những người ủng hộ ứng cử viên Cộng Hoà Gillespie, đuổi theo để cán chết các nạn nhân;

và chiếc xe Confederate có bảng số mang dòng chữ “Đừng đi trên đuờng chúng tao”

Ứng cử viên Dân Chủ Northam ủng hộ đoạn viedeo quảng cáo này và cho rằng những lời

tuyên bố của ông Gillespie đã thúc dục những cử tri Hispanic Dân Chủ phe phóng túng tạo ra

đoạn video trên. Ông cáo buộc ông Gillespie đã có một chiến dịch tranh cử gây chia rẽ, tạo ra sự

lo sợ đối với nhóm cử tri này. Bà Ofirah Yheskel, phát ngôn viên của ông Northam nói rằng

101 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

cộng đồng những người da màu rất chấn động và sợ hãi vì chính sách đường lối của ông

Gillespie chẳng khác gì của ông Trump.

Chúng ta không thấy từ khi Tổng thống Trump cầm quyền, đã làm điều gì gây chấn động và

sợ hãi cho những người da màu cả. Có chăng là gây lo sợ cho bọn di dân bất hợp pháp, bọn tội

phạm và bọn khủng bố trà trộn trong dòng người di dân.

Những người Dân Chủ muốn đắc cử thì hãy đưa ra đường lối nào đứng đắn để hấp dẫn cử tri

là những người công dân Mỹ, chứ không phải là những câu nói, hành vi mị dân đối với những kẻ

đang lạm dụng sự tự do, chế độ phúc lợi dễ dãi để cấu xé vào đồng tiền thuế của công dân.

Việc tạo ra cuốn video là một việc làm xấu xa, vì nó như là gắp lửa bỏ vào tay người để vu

khống cho những người cử tri Cộng Hoà ủng hộ ông Gillespie.

Trong muôn một, có xảy ra vụ tông xe vào đám đông như đã xảy ra tại Charlotteville mấy

tháng trước đây, thì phe Dân Chủ cũng nên đặt lại vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm. Trong khi

những người phe da trắng biểu tình ôn hoà, thực hiện quyền phát biểu do Hiến Pháp ấn định, thì

nhóm tả khuynh, phóng túng kéo đến gây rối và xung đột bạo lực. Và việc như thế đã xảy ra

nhiều lần tại nhiều nơi. Chẳng lẽ chỉ có những người tả khuynh là có quyền ăn nói còn những

người khác thì bị cấm hẳn chăng? Việc họ làm quá mức đã tạo ra căm phẫn và khó tránh khỏi

một vài kẻ cực đoan có những hành vi trả đũa.

Sụp dất ở khu thử nghiệm hoả tiễn ở Bắc Hàn

Có lẽ do việc Bắc Hàn thử nghiệm liên tục các hoả tiễn mà

một đuờng hầm dưới đất ở vùng đất Punggye-ri có các cơ sở

nguyên tử này đã sụp đổ làm cho hơn 200 người bị chết.

Với hơn 6 lần thử nghiệm vũ khi nguyên tử với trái bom

khinh khí mới đây có sức mạnh 100 kiloton (tức mạnh gấp 6

lần trái bom nguyên tử mà Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima năm 1945), thì mặt đất ở cả vùng thủ

nghiệm đã rung động rất mạnh dẫn đến sự sụp đổ.

Khi hầm sụp vào tháng 10 vừa qua, có 100 người bị mắc kẹt bên dưới. Sau đó khoảng 100

người khác được gửi đến để lo việc cấp cứu cũng bị chôn vùi luôn.

Sau cuộc thử nghiệm vào ngày 3 tháng 9 đã có những dấu hiệu động đất cấp độ nhỏ tại khu

vực này. Cơ sở thử nghiệm nguyên tử được xây dựng ở phía nam núi Mantapsan từ nay sẽ không

còn ổn định để tiếp tục các vụ thử nữa.

Các đuờng hầm dường như nhằm việc di chuyển một cách bí mật những trang bị thử nghiệm

đến một phía khác của ngọn núi trong trường hợp cần thiết về chiến lược.

Hai nước Nam Hàn và Trung Cộng tỏ ý lo ngại vụ sụp hầm này sẽ đưa đến vệc rò rỉ chất

phóng xạ. Họ cũng cho hay nếu Bắc Hàn còn tiếp tục thử nghiệm ở đây thì chắc chắn cả khu vực

sẽ bị sụp đổ luôn. Khi đó cả đỉnh núi cũng tan theo và chất thải phóng xạ sẽ từ các đuờng nứt bay

theo các ngọn gió và lan toả một khu vực rộng lớn; có khi bay qua đến Nam Hàn và Trung Cộng

hoặc đi xa hơn để gây ra những tai họa khủng khiếp làm chết hàng vạn đến hàng triệu người

trong một thời gian dài.

Những nhà nghiên cứu khí tượng Nam Hàn cho hay đã thấy từ vệ tinh hiện tượng đất lở xảy

ra ở khu vực thí nghiệm này từ tháng 9, 2017.

Lan Xiaoqing, một nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh đã cảnh báo rằng Trung Cộng không thể cứ

ngồi yên để chờ ngọn núi Mantapsan này sụp đổ. Ông nói: “Chúng ta có phương tiện, máy móc

để phát hiện ra phóng xạ. Nhưng khi đó thì đã quá tr rồi. Đừng để cho công luận nổ ra sự bất

bình vì chính phủ đã không có biện pháp nào ngăn cản”

102 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Kể từ giữa tháng 9 đến nay, Bắc Hàn đã không thử thêm hoả tiễn nào. Nhưng các hình ảnh từ

vệ tinh cho thấy họ có thể đang chuẩn bị cho một cuộc thí nghiệm mới mà không có sự loan báo

trước khi nào thì Kim Jung Un sẽ bấm nút.

Cũng những hình ảnh từ vệ tinh chụp bến tàu Hải Quân Bắc Hàn có tên Nampo Naval ở sườn

phía Tây bán đảo cho thấy dường như Kim Jong Un đang tiếp tục chuẩn bị một xà lan lớn để cho

hải quân Bắc Hàn có thể thực hiện cuộc thử nghiệm ngầm dưới mặt biển. Đây là xà lan thứ hai

dài 68 feet, giống như xà lan thứ nhất đậu tai bến tàu Sinpo ở phần biển phía đông Bắc Hàn từng

được dùng từ năm 2014 để phóng đến 6 lần các hoả tiễn.

Những phát giác mới trong cuộc điều tra về sự liên hệ với Nga

Hôm thứ hai, Đại bồi thẩm đã xác nhận 12 tội danh mà hai

ông Paul Manafort và Rick Gates đã phạm phải sau cuộc điều tra

kéo dài nhiều tháng của ông Robert Mueller, Cố vấn đặc biệt

thuộc Bộ Tư Pháp. Ông Mueller, cựu Giám Đốc cơ quan Điều

Tra Liên Bang (FBI) thời Obama, được giao trách nhiệm điều tra

cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống năm

2016 mà theo phe đảng Dân Chủ đã đưa đến sự thắng cử của ông

Trump.

Hai ông Manafort và Gates đã nộp mình cho cơ quan FBI sau những cáo buộc trong đó có

việc rửa tiền, gian dối với cơ quan liên bang, vi phạm luật về ghi danh tư cách nhân viên làm

việc cho ngoại quốc, và nặng nhất là tội âm mưu chống lại nước Mỹ.

Theo điều tra, Manafort đã hoạt động như một nhân viên của các cơ quan Ukraine từ năm

2006 đến 2015 nhưng không ghi danh tư cách này với chính quyền. Do làm việc cho Ukraine,

ông Manafort đã kiếm được số tiền hàng chục triệu đô la khi hành xử như một đại diện cho chính

phủ nước này.

Số tiền ông Manafort thu nhận được kể ra là $75 triệu chuyển vào các trương mục ở ngoại

quốc, và hơn 18 triệu được rửa tại Hoa Kỳ để ông ta sử dụng mua sắm bất động sản, tiêu xài ở

Mỹ. Ông ta đã che dấu những khoản tiền thu nhập này khi kê khai với Sở Thuế Vụ, Bộ Tài

Chánh và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Ngoài hai ông Manafort và Gates, còn có ông George Papadopoulos cũng vừa thú nhận tội

liên lạc với ba người có liên quan đến chính phủ Nga. Đó là giáo sư Joseph Mifsud có văn phòng

ở London (Anh Quốc), một công dân Nga, cháu của Tổng thống Vladimir Putin; và một phụ nữ

Nga khác làm liên lạc cho Bộ Ngoại Giao Nga. Ba người này liên lạc với ông Papadopoulos với

ý đồ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của ông Trump nếu ông đác cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Paul Manafort từng là Chủ Tịch Ủy ban Tranh Cử của Tổng thống Trump. Theo bà

Sarah Elizabeth Huckabee Sanders, Tham Vụ Báo Chí Toà Bạch Cung, ông Papadopoulos chỉ là

một nhân viên tình nguyện trong Ủy Ban Tranh Cử, và không hề nắm giữ vai trò gì quan trọng.

Riêng về ông Manafort và Gates, bà Sanders cho hay việc hai ông này tiếp xúc, làm việc với

Ukraine xảy ra từ 2006 đến 2015, là trước mùa bầu cử và trước cả lúc ông ta được bổ nhiệm làm

Chủ Tịch Ủy Ban Bầu Cử. Do đó, những việc của họ làm không dính líu gì đến ông Trump nói

riêng hay Ủy Ban Tranh Cử nói chung. Những vi phạm của những người này xảy ra ngay cả

trước khi ông Trump có ý định tranh cử Tổng Thống.

Việc này cũng như cáo buộc của phe Dân Chủ khi con trai ông Trump được môi giới tiếp xúc

với nữ Luật Sư Nga là Natalia Veselnitskaya. Kết quả điều tra cho thấy không có việc bàn thảo

xảy ra, do đó không thể cáo buộc bất cứ tội danh nào.

103 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ông Mueller đã điều ra ra các tội phạm tuy có dính líu tên tuổi với Ủy Ban Tranh Cử của

Trump, nhưng không hề tìm ra được sự câu kết giữa nhóm ông Trump và Nga như những cáo

buộc của phe Dân Chủ từng làm rầm rộ lên trong năm qua. Ngay chính những dân biểu, Thượng

Nghị Sĩ Dân Chủ khi được hỏi, cũng đã nói là chưa tìm ra bằng chứng gì qua các câu trả lời đại ý

có khói (smoke), nhưng không thấy súng (Smoke gun). Nhưng có nhiều dư luận cho rằng việc

giao ông Mueller đảm nhận điều tra là vi phạm nguyên tắc Conflict of interest vì ông Mueller

từng là Giám Đốc FBI vào thời điểm xảy ra vụ Nga hối lộ Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton

để mua Uranium mà chúng tôi sẽ nói trong phần sau. Ông Mueller còn là người đóng góp tích

cực cho Đảng Dân Chủ.

Nhưng ngược lại, vụ Uranium thì có đủ khói và súng.

Hiện có nhiều áp lực buộc ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Session phải truy tố bà cựu Bộ

Trưỏng Ngoại Giao Hillary Clinton ra toà vì những tội danh rất nghiêm trọng có liên quan đến an

ninh quốc gia.

Đó là sau khi cơ quan FBI đã thu thập được một núi hồ sơ liên quan đến việc hối lộ, rửa tiền,

đe doạ làm tiền, trong vụ bán Uranium cho Nga. Hầu hết các hồ sơ đều do tờ báo The Hill đăng

tải trong đó có sự tiết lộ rằng nước Nga đã xâm nhập vào doanh trường và chính trường của Mỹ

để bành trướng tầm ảnh hưởng nhằm nắm quyền kiểm soát nền kỹ nghệ toàn cầu. Những chuyện

này xảy ra từ năm 2009 vào thời Barack Obama làm Tổng thống và Hillary Clinton làm Bộ

Trưởng Ngoại Giao và ông Mueller làm Giám Đốc FBI.

“Người Nga đã xâm nhập vào các nhà thầu Mỹ với những sự khai thác, hối lộ, đe doạ, về

những điều liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng không bằng chứng nào được tiết lộ trước khi

hành pháp của Tổng thống Obama ra những quyết định.” Đó là lời của một nhân chứng mà từng

phải giữ bí mật vì lo sợ bị trả thù. Không phải chỉ có sự trả thù từ phía người Nga mà còn từ

những viên chức Hoa Kỳ muốn che đậy vụ này.

Tờ báo The Hill viết rằng họ có nhiều nhân chứng với nhiều bằng chứng hỗ trợ về việc các

viên chức nguyên tử của Nga đã chuyển hàng triệu đô la vào quỹ của tổ chức từ thiện của ông

Bill Clinton trong thời gian bà vợ ông ta làm Bộ trưởng Ngoại Giao. Bà này cũng là người có

thẩm quyền trong Ủy ban Đầu tư Ngoại Quốc đã ban phát những đặc ân cho người Nga. Trong

Ủy ban này còn có cả ông Eric Holder, là cựu Bộ trưởng Tư Pháp dưới quyền Obama.

Mặc dù có cả hồ sơ điều tra đang thành lập, mặc dù có những bằng chứng rõ rệt, mặc dù

những số tiền khổng lổ chuyển cho Bill Clinton, Ủy ban Đầu tư Ngoại Quốc này vẫn ký kết việc

bán một số 20% trữ lượng chất Uranium của Hoa Kỳ từ công ty Uranium One cho tổ hợp

Rosatom của Nga.

Bà Clinton đến nay vẫn chưa thấy lên tiếng, dù trước đây bà ta chối rằng mình không có vai

trò gì trong việc ký kết. Người ta cũng thắc mắc tại sao hành pháp Obama đã cật lực che dấu việc

này, và ngay cả Quốc Hội cũng choáng váng khi khám phá ra những điều trên.

Hôm thứ ba, trên đài Fox News, ông Sean Hannity đặt câu hỏi với phe Dân Chủ đang tìm dấu

vết ông Trump cấu kết với Nga: “Các vị muốn có bằng chứng câu kết ư?, chúng tôi có đây”

Nhưng là không phải bằng chứng về Tổng thống Trump, mà là về phía Hillary Clinton.

Cũng báo The Hill đã báo cáo những văn bản trong đó có những đối thoại mà nhân viên FBI

gài trong tổ chức của Nga ghi được từ những người Nga đã vận động để được tiếp xúc với vợ

chồng Clinton

Theo báo cáo, thì người Nga đã tìm ra cửa hậu để làm việc với Clinton, chuyển tặng hàng

triệu đô la cho tổ chức Clinton Foundation nhằm đổi lấy việc ký kết mua bán Uranium.

104 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Lại có một trái bom mới nổ, khi Victoria Toensing, một nữ luật sư của nhân chứng FBI rằng

khi người này cố gắng báo động cho Quốc Hội, thì bị Bộ Tư Pháp của Obama ngăn cản.

Bà luật sư Toensing từng làm việc cho Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện và Bộ Tư Pháp thời

Tổng thống Ronald Reagan.

Bí ẩn về vụ ám sát cố Tổng thống John Kennedy được công bố.

Tổng thống Trump đã ra lệnh bạch hoá hơn 2.800 trang

hồ sơ và tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống John F.

Kennedy vào ngày 22 tháng 11, năm 1963.

Theo lệnh Tổng thống Trump, Văn Khố Trung Ương

Hoa Kỳ đã công bố 2.800 trang tài liệu và các hồ sơ như

băng ghi âm, băng thu hình, lời khai nhân chứng… liên

quan đến vụ ám sát do tên Lee Harvey Oswald thực hiện

khi chiếc xe mui trần của ông bà Tổng thống John Fitzgerald Kennedy chạy qua đuờng Main

Street thuộc khu phố Dealey Plaza lúc khoảng 12:30 chiều ngày Thứ Sáu 22/11/1963. Khi cảnh

sát bắt được tên Oswald và dẫn ra xe đem về sở Cảnh sát, một người tên là Jack Ruby đã chen

lấn vào đám đông và bắn chết Lee Oswald.

Ngoài số tài liệu công bố, còn nhiều hồ sơ mà Tổng thống Trump ra lệnh giữ lại vì có liên

quan đến an ninh quốc gia. Tài liệu này cần đuợc xét lại và có thể bạch hoá trong vòng 6 tháng.

Vụ ám sát xảy ra cách nay 54 năm. Lẽ ra thì sau 25 năm, các cơ quan CIA, FBI, Bộ Quốc

Phòng đã có dự định công bố. Có đến gần 90% hồ sơ đã sẵn sàng để công bố từ năm 1990.

Nhưng theo một đạo luật năm 1992, mọi sự công bố phải do lệnh của Tổng thống đương nhiệm,

và từ đó đến nay, hầu như các vị Tổng thống đều cố tình hay vô tình quên hẳn việc công bố.

Các hồ sơ mật về vụ ám sát gồm có 2.891 tài liệu sẽ được đăng trên Website của Văn Khố

Liên bang Hoa Kỳ (National Archives) và số còn lại hy vọng sẽ được đưa ra công luận sau khi

xem xét.

Rất nhiều nghi vấn cho rằng vụ ám sát Tổng thống Kennedy là do những tranh chấp trong nội

bộ chính trường Hoa Kỳ hoặc do nhóm Mafia mà CIA bảo trợ. Tên Lee Oswald đã bị giết để bịt

miệng. Còn tên Ruby thì bị án tử hình. Y khiếu tố và trong khi chờ phiên toà mới vào ngày 3

tháng 1, 1967 thì y chết do bệnh ung thư phổi!?

Tổng thống Kennedy là vị Tổng thống thứ 35, là Tổng thống theo Thiên Chúa Giáo và trẻ

nhất Hoa Kỳ tính đến thời đó. Ông thuộc Đảng Dân Chủ, chống kỳ thị màu da, chủ trương bình

đẳng về dân quyền cho người da đen.

Ông là người đã ra lệnh đảo chánh hạ bệ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hai muơi ngày sau

Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ruột là Ngô Đình Nhu bị thảm sát bới đám tướng lãnh phản

phúc nhận tiền của Mỹ, thì chính Tổng thống Kennedy lại bị bắn chết. Em ông, Robert Kennedy

từng là Bộ Trưởng Tư Pháp dưới quyền của anh, sau đó bị thảm tử khi đang là Thượng Nghị Sĩ.

Con trai của ông cũng bị chết tai nạn máy bay khi còn trẻ tuổi.

Ông nổi tiếng qua câu nói: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho các bạn; mà hãy tự hỏi mình đã

làm được gì cho tổ quốc.” Ông cũng nổi tiếng sau vụ Nga Sô Viết (thời đó dưới quyền Tổng Bí

Thư Khruchev) đem hoả tiễn bố trí tại đảo quốc Cộng Sản Cuba. Tổng thống Kennedy đã ra lệnh

điều động các chiến hạm phong toả và như sẵn sàng bắn vào các tàu của Liên Sô. Khrutchev

không dám thử thách Tổng thống Kennedy nên đã ra lệnh tháo gỡ hết hoả tiễn chở về Nga.

105 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ngoài ra Tổng thống Kennedy cũng nổi tiếng đào hoa, đã bắt tình với cô đào nóng bỏng

Marilyn Monroe và từng đú đỡn với cô này ngay trong Toà Bạch Cung.

Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhắc đến cái chết của ông Kennedy thì cũng nhân kỷ niệm 54 năm

biến cố 1 tháng 11, 1963, chúng tôi xin nhắc sơ qua về biến cố mà nhóm

tướng lãnh gọi là cuộc cách mạng. Thật sự, biến cố này chẳng có gì là cách

mạng ngoài việc đảo chánh lật đổ một chính phủ hiện hành, thay vào đó

một loạt các chính phủ không khác mấy về cơ cấu, tổ chức, chính sách và

chế độ. Đó chỉ là sự thay đổi vai trò lãnh đạo ở cấp chính phủ, còn tất cả

guồng máy hành chánh công quyền vẫn như cũ.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, vì bất đồng với đuờng lối thi hành

chiến tranh của Hoa Kỳ, không muốn cho Hoa Kỳ đưa quân tham chiến,

mà đã bị Tổng thống Kennedy bật đèn xanh cho một nhóm tướng tá nhiều

tham vọng đem quân làm đảo chánh và lật đổ. Họ còn tàn nhẫn hạ sát hai anh em ông Diệm khi

hai vị này đã chấp nhận ra hàng để được thu xếp cho lưu vong theo một cách nhân đạo và văn

minh. Việc giết hai ông ngày nay không ai biết thật rõ thủ phạm nào đã ra lệnh cho đại uý Nhung

vừa bắn vừa đâm vị Tổng thống đệ Nhất Cộng Hoà và ông Cố Vấn. Các nhân chứng chủ chốt thì

đã qua đời hết.

Một thời gian rất dài sau biến cố, nhiều tài liệu về phía Mỹ cũng như của nhiều nhân chứng

phía VNCH đã cho thấy nhiều ưu điểm của Tổng thống Ngô Đình Diệm, mà nổi bật nhất là tinh

thần ái quốc, sự trong sạch, giản dị, cần mẫn vì dân vì nước.

Nếu trong thời gian ông cầm quyền, có vài sự sai phạm trong điều hành guồng máy quốc gia,

thì chúng ta cần thông cảm hoàn cảnh rất khó khăn vào những năm đầu khi ông mới nhậm chức.

Thù trong, giặc ngoài. Nào Cộng Sản quấy rối, nào loạn Bình Xuyên, Hoà Hảo, nào các tướng tá,

viên chức trung thành với thực dân Pháp. Ông từ con số không, đã vượt qua muôn vàn khó khăn,

xây dựng một chế độ mới chưa hẳn thực sự tự do dân chủ vì trong giai đoạn quá mới chuyển tiếp

từ chế độ quân chủ, lệ thuộc qua tập tành nếp văn minh Tây Phương.

Từ một quan lại, thấm nhuần văn hoá Khổng Mạnh chuyển qua làm Tổng thống một tân quốc

gia mới độc lập, Tổng thống Diệm chắc không thể tránh khỏi những sai phạm mà nếu chúng ta tự

đặt mình vào vị thế của ông, biết đâu chúng ta còn sai phạm nghiêm trọng hơn.

Ngày nay, khắp nơi có cộng đồng người Việt trên thế giới và ngay tại Việt Nam, người Việt

vẫn cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm với sự thương tưởng và kính nhớ vô

bờ. Dĩ nhiên cũng có một vài thành phần bất đồng, vì những tư tưởng cục bộ mang nặng tính

cách tôn giáo. Người ta vu cáo rằng Tổng thống Diệm đã đàn áp Phật Giáo. Thực ra có nhiều uẩn

khúc trong vụ này, và nếu có trách chăng thì chỉ nên trách cố Tổng thống đã dung dưỡng cho em

ông là Ngô Đình Cẩn và người anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Bản thân cố Tổng thống

Diệm không làm điều gì xúc phạm đến tôn giáo nào cả. Phật Giáo Việt Nam ngày đó chưa có tổ

chức đàng hoàng, các tu sĩ ít am hiểu việc đời nên để cho vài tu sĩ đầy tham vọng thao túng và lại

bị Cộng Sản giật dây. Nếu có những biến cố nào từng xảy ra, thì nên nhớ lại bọn Cộng Sản

không chừa nơi nào mà không nhảy vào lợi dụng, giành quyền cầm đầu để đánh phá nền Cộng

Hoà của chúng ta.

Không thể nào khốn nạn hơn!

106 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thượng Nghị Sĩ John McCain từng là Đại Tá của Hải

Quân Hoa Kỳ hồi hưu năm 1981 sau đó đắc cử vào Hạ

viện Hoa Kỳ hai nhiệm kỳ từ 1982 đến 1986. Qua 1987,

ông đắc cử vào Thượng Viện 1987 cho đến nay. Trong

chiến tranh Việt Nam, ông là Thiếu Tá lái máy bay chiến

đấu A-4E Skyhawk thuộc Phi Đoàn của Hàng không Mẫu

hạm USS Oriskany. Ngày 26 tháng 10, năm 1967, máy

bay của ông bị bắn rơi trên vùng trời Hà Nội. Ông nhảy

dù xuống Hồ Tây và bị dân quân Cộng Sản Bắc Việt bắt sống với nhiều vết thương gãy cả hai

tay và chân. Ông bị giam giữ tại nhà giam Hoả Lò nơi mà người Mỹ đặt tên là Hanoi Hilton cho

đến ngày 14 tháng 3, 1973 thì được trao trả cho phía Mỹ. Tổng cộng ông bị tù năm năm sáu

tháng.

Chính giới Hoa Kỳ phê bình ôngMcCain có nhiều lập trường mâu thuẫn về nhiều vấn đề

quan trọng. Khi thế này, khi thế nọ tùy theo chiều gió hay tùy theo dư luận chung, như vấn đề

Iraq, vấn đề chống khủng bố, vấn đề tra tấn tù binh…

Trong thời gian làm Thượng Nghị Sĩ, ông đi Việt Nam nhiều chuyến cổ vũ cho sự hàn gắn

vết thương chiến tranh. Lần đầu khi ông đến Việt Nam, ông đã tìm gặp tên Việt Cộng ngày xưa

bắt sống ông để ôm tên này và nói những câu tâm sự. Ông nhiều lần thúc đẩy quốc hội và chính

phủ Mỹ bình thường hoá quan hệ hai nước và giúp đỡ cho Việt Cộng tái thiết phát triển.

Cách đây vài năm, có một lần nhà cầm quyền Việt Cộng chơi xỏ, trao tặng ông tấm tranh

cảnh ông bị bắt làm tù binh. Mới đây, tên Nguyễn Chí Vịnh là tướng công an Việt Cộng đến

thăm ông và trao tặng ông một món quà rất bất ngờ. Đó là một tập gồm những lá thư đã bạc mầu

mà ông McCain đã viết từ trong nhà tù Hoả Lò gửi về cho gia đình. Hình ảnh đáng thương là ông

McCain gầy hốc hác, ngồi trên chiếc xe lăn vì đang ở trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư. Hai

tay ông run rẩy nhận gói quà và mở ra để thấy bao nhiêu tâm tình của mình là người tù vô vọng

gửi về gia đình đã bị bọn Cộng Sản Hà Nội ém đi hơn nửa thế kỷ nay. Phải chờ đến khi ông

McCain gần đất xa trời, chúng nó mới chịu trả lại.

Điều mà nhà cầm quyền Cộng Sản gọi là ưu ái đối với ông McCain khi giao trả những lá thư,

thật ra là một hành vi mất tính người khi dẫm đạp lên tình cảm của tù nhân. Nó bộc lộ cho thế

giới văn minh thấy chân tướng của bọn vô lương, mà chắc chúng cũng từng làm thế với bao

nhiêu tù binh Hoa Kỳ thiếu may mắn rơi vào tay chúng.

Đối với những người chiến sĩ VNCH bị tù đày, thì điều này chúng tôi đã biết ngay từ những

ngày đầu ở các trại tù. Chúng nó rêu rao rằng chúng nhân đạo, khoan hồng cho tù nhân gửi thư

thăm gia đình. Nhưng chỉ có một số nhỏ là lọt qua được để đến tay gia đình, nếu trong thư chỉ

viết đúng những điều do chúng hướng dẫn. Còn nếu chỉ cần một chữ than thở, biểu lộ sự lo âu…

là sẽ gặp rắc rối ngay. Đa số các lá thư từ trại tù gửi ra hay từ gia đình gửi vào đều nằm trong các

thùng phân vì bọn Việt Cộng dùng làm giấy vệ sinh cả.

Chúng tôi còn nhớ thời gian bọn cai tù kêu gọi tù nhân viết thư về nhà để báo cho gia đình

làm giấy bảo lãnh và cam kết đi vùng kinh tế mới. Biết bao người đã gửi gắm hy vọng vào

những là đơn bảo lãnh đó. Bao nhiêu công sức các bà vợ, bà mẹ nhiều ngày chầu chực để xin con

dấu… Nhưng sau cùng, tất cả hy vọng của tù nhân và gia đình đều nằm gọn trong các hố phân hố

rác của trại.

Không rõ khi nhận những lá thư trên, ông McCain có ân hận rằng mình đã bỏ bao nhiêu công

sức để thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ cho bọn Cộng Sản Việt Nam?

107 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 11-11-2017

Sơ lược về chuyến công du Á Châu của Tổng Thống Trump

Vài ghi nhận ngắn: Tổng Thống Trump bắt đầu

chuyến công du 5 nước ở Á châu trong 12 ngày. Ông

bà Trump và đoàn tùy tùng khởi hành từ Washington

ngày 4 tháng 11. Ông đáp trước tiên ở Honolulu,

Hawaii, để tiếp xúc với quân nhân Hoa Kỳ tại đây và

đi viếng đài tưởng niệm chiến hạm Arizona là chiến

hạm bị phi cơ cảm tử của Nhật đánh chìm trong vụ

tấn công bất ngờ Pearl Habor ngày 7 tháng 12, năm

1941. Trận này làm cho hơn hai ngàn binh sĩ Hoa Kỳ

tử vong, trong đó có 1177 thủy thủ trên chiếc

Arizona.

Hôm sau, 5 tháng 11, Tổng Thống Trump đến Nhật Bản, được tiếp đón rất trong thể. Ông đã

có một bài diễn văn rất hùng hồn và chân tình trước các binh sĩ Mỹ và cả Nhật đồn trú trong phi

trường Tokyo. Ông đã thăm viếng Nhật Hoàng cùng Thủ Tướng Shinzo Abe và đã bàn về những

vấn đề đối phó với Bắc Hàn. Nhật bản hiện nay được coi là một đồng minh quan trọng và thân

thiết của Hoa Kỳ. Chính phủ Nhật đã ban hành thêm nhiều biện pháp trừng phạt Bắc Hàn như

phong toả thêm tài sản của 9 tổ chức và 26 cá nhân có liên hệ tài chánh với các ngân hàng của

Bắc Hàn và đã hứa sẽ mua nhiều chiến cụ tối tân và năng lượng của Mỹ trong đó có các phi cơ

F-35A, hệ thống chống hoả tiễn SM-3 Block IIA. Do những hạn chế sau Đệ Nhị Thế Chiến, hiện

nay Nhật vẫn chưa thể bước vào lãnh vực vũ khí nguyên tử dù có sự đe dọa nguyên tử từ Bắc

Hàn. Tổng Thống Trump tuyên bố rằng Nhật có đủ khả năng tự vệ với vũ khí của Hoa Kỳ. Việc

Nhật mua vũ khí Hoa Kỳ có hai tác động lớn là (1) Nhật sẽ có khả năng quân sự vượt hẳn Trung

Cộng và (2) giúp cho nền kinh tế Mỹ phát triển hơn lên.

Ngày hôm sau, 6 tháng 11, Tổng Thống Trump đến Seoul, Nam Hàn và được đón tiếp theo lễ

nghi cổ truyền. Trưa ngày 7, Tổng Thống Trump đã đọc bài diễn văn dài 35 phút tại Quốc Hội

Nam Hàn. Qua bài diễn văn, Tổng Thống Trump không hết lời ca ngợi thành quả phát triển về

mọi mặt của Nam Hàn và nói rất kỹ về tình trạng nghèo đói bị áp bức ở Bắc Hàn. Ông chứng tỏ

một sự nghiên cứu sâu rộng về nhiều lãnh vực đời sống của người dân Nam Hàn. Từ thủ đô

Seoul chỉ cách vỹ tuyến 38 chừng 30 dặm, ông đã gửi một thông điệp dứt khoát cho Kim Jong

Un là “đừng đánh giá thấp Hoa Kỳ, đừng thử thách Hoa Kỳ… Thời kỳ những hành pháp đi xin

lỗi khắp thế giới đã qua rồi… Với hành pháp của Trump, Hoa Kỳ sẽ tìm hòa bình trong thế

mạnh.” Tổng Thống Trump cũng đanh thép cảnh cáo Kim Jong Un rằng những vũ khí mà anh ta

có không làm cho anh ta an toàn hơn mà trái lại, đang đặt anh ta trước những hiểm họa nghiêm

trọng. Tuy nhiên, ông cũng cho Bắc Hàn một cơ hội chót giải trừ vũ khí nguyên tử để nhân dân

Bắc Hàn sẽ được giúp đỡ đạt được cuộc sống tự do, no ấm. Ông cũng kêu gọi thế giới góp sức

giải quyết vụ Bắc Hàn, trong đó ông nêu đích danh hai nước Trung Cộng và Nga.

Tại Bắc Kinh, ông bà Trump đã được một cuộc tiếp đón mà theo Đại sứ Trung Cộng tại Mỹ

Cui Tienkai, là long trọng hơn cả những cuộc đón tiếp chính thức (state visit-plus.) Đích thân

108 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tập Cận Bình hướng dẫn ông bà Trump thăm viếng và ăn tiệc trong Tử Cấm Thành. Đây là lần

đầu tiên từ 1949, lãnh tụ Trung Cộng khoản đãi thượng khách trong cung điện cổ kính này.

Trong cuộc gặp gỡ với Tập Cận Bình, Tổng thống Trump đã thay đổi giọng. Thay vì gay gắt

lên án Trung Cộng như trước, ông đã cho rằng không trách Trung Cộng mà trách các lỗi lầm là

do các hành pháp trước ông đã để cho người ta lợi dụng vì theo ông nước nào thì cũng muốn làm

lợi cho mình thôi. Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ là ông Wilbur Ross cho hay ông Trump đã

thành công khi có một thoả thuận trị giá 250 tỷ đô la trong nhiều lãnh vực năng lượng, vận tải,

công nghệ, tài chánh… mà Hoa Kỳ không bị thiệt thòi như trước đây. Chúng tôi chưa có đủ tài

liệu để đi sâu vào các chi tiết cụ thể trong thoả thuận này.

Người ta chê TT Trump thay đổi giọng! Nhưng họ quên rằng trong ngoại giao phải quyền

biến. Có những lãnh tụ đối nghịch thủ sẵn dao sẵn sàng đâm một phát lút cán vào tim đối

phương, nhưng khi gặp nhau, vẫn chìa bàn tay ra dể bắt, miệng vẫn tươi cuời ngon ngọt tâng bốc

nhau. Người Tàu giỏi về điều này; nhưng ông Trump cũng chẳng kém. Vấn đề là làm sao mình

đạt được lợi thế trong giao dịch. Ông Trump đã đạt được điều này qua việc Tập Cận Bình dành

cho một cuộc đón tiếp quá sức long trọng và cuối cùng thì đạt thêm được thoả thuận có lợi về

kinh tế.

Nhưng không rõ ông Trump có chơi xỏ ông Tập mà đúng vào ngày ông đến Bắc Kinh, Toà

Bạch Cung tuyên bố lấy ngày này tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Cộng Sản.

Có một vết dơ làm vấy bẩn chuyến thăm của TT Trump: Hôm 8 tháng11, ba cầu thủ da đen

thuộc đội basket ball của Đại Học California ở Los Angeles (UCLA) khi đến Trung Hoa tham dự

thi đấu đã ăn cắp các kính đeo mắt trong một cửa hàng gần khách sạn họ đang trú ngụ và bị công

an Tàu bắt giữ. Tội ăn cắp tại Trung Hoa có thể vị xử phạt đền 5, 10 năm tù.

Rời Bắc Kinh, Chiều 9 tháng 11, Tổng Thống Trump sẽ đến Việt Nam tham dự Hội Nghị

APEC và sẽ có dịp gặp gỡ Tổng Thống Nga Vladimir Putin; và chặng cuối là Philippines. Nghe

đâu cuộc họp cao cấp APEC không mấy thuận lợi vì nhiều bất đồng và Canada có thể sẽ rút ra

khỏi TTP. Thủ Tướng Trudeau và đại biểu Canada đã không tham dự cuộc họp đầu tiên.

Tại hội nghị APEC, TT Trump đã phát biểu một cách cứng rắn, rõ ràng rằng Hoa Kỳ không

chấp nhận bị lợi dụng trong việc giao thương mà sẽ cạnh tranh trên căn bản bình đẳng và công

bằng. Ông nói Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận song phương với bất cứ quốc gia nào trong khu vực Á

Châu Thái Bình Dương trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi. Trong lyúc đó Tập

Cận Bình bày tỏ tham vọng lãnh đạo thế giới qua tuyên bố Trung Cộng đã hết dè dặt trong vai

trò lãnh đạo mà sẵn sàng nhận lãnh nhiều trách nhiệm toàn cầu hơn. Ông ta cho rằng Trung Cộng

hiện nay là một khuôn mẫu cho các nước đang phát triển.

Một vài ngày trước chuyến công du, Tổng Thống

Trump đã hân hoan loan báo những thành quả về kinh

tế sau 10 tháng cầm quyền. Đó là sự gia tăng thị

trường chứng khoán đến 5.4 ngàn tỷ đô la. Trị giá

Dow Jones ngày 7 vừa qua là 23,554.50 cao nhất từ

hàng chục năm nay. Tổng Thống Trump đã tạo ra

thêm hơn 1.5 triệu công ăn việc làm cho công dân

Mỹ, đưa đến sự giảm thất nghiệp ở mức thấp nhất

trong 17 năm qua (4.1%). Nợ quốc gia tính đến ngày

8/11 là 20.471 ngàn tỷ. Chỉ tăng khoảng 600 tỷ so với năm tài chánh cũ, trong lúc dưới thời

Obama, mỗi năm gia tăng hơn 1000 tỷ đô la. Khi bàn giao cho Tổng Thống Trump, ông Obama

để lại một di sản nợ quốc gia là 19.8 ngàn tỷ, tăng 9 ngàn tỷ so với nợ ông Bush để lại.

109 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Một tuần trước khi Tổng Thống Trump đến Việt Nam, thì môt nạn lụt lớn do cơn bão nhiệt

đới Damray đã tàn phá các tỉnh duyên hải miền Trung. Ảnh hưởng nặng nhất là các tỉnh Khánh

Hoà, Ninh Thuận và Phú Yên. Có 49 người chết, 22 mất tích, 35 ngàn người phải di tản. Về tài

sản, hơn 80 ngàn căn nhà bị hư hỏng nặng. Các tỉnh miền Trung và Bắc Trung phần cũng bị ảnh

hưởng lây.

Thảm sát tại một nhà thờ Tin Lành ở thị trấn Sutherland Springs, Texas.

Thị trấn Sutherland Springs cách thành phố San

Antonio, Texas, chừng 30 dặm về phía đông, chỉ có

khoảng 400 dân cư, là một cộng đồng nhỏ hiền hoà.

Nơi đây mọi người quen biết nhau. Trưa chủ nhật 5

tháng 11 vừa qua, trong khi giáo dân đang dự lễ thờ

phượng Thiên Chuá tại một nhà thờ Baptist, một

thanh niên 26 tuổi xách súng vào bắn bừa bãi làm 26

người chết tại chỗ, và hai chục người khác bị

thương. Có đến 10 người bị thương rất nặng. Nạn

nhân tử thương có tuổi từ 18 tháng đến 77, trong đó

cô con gái 14 tuổi của vị Mục sư và một phụ nữ

mang bầu. Thương tâm nhất là một gia đình chết hết 8 người của ba thế hệ. Tên sát nhân Devin

P. Kelley, là một cựu binh sĩ Không Quân bị ra toà án Quân Sự, bị giáng cấp và giam giữ một

năm; sau đó bị đuổi khỏi quân đội do có những hành vi thô bạo với vợ và con riêng của vợ.

Chuyện này xảy ra năm năm trước, nhưng bên Không Quân đã sơ sót không thông báo cho cơ

quan FBI biết theo đúng luật lệ của Bộ Quốc Phòng. Một chi tiết khác là Devin đã trốn khỏi bệnh

viện tâm thần ở New Mexico năm 2012 mà không thấy báo cho cơ quan cảnh sát. Vì thế, tên này

đã có thể mua súng cất giữ vì người ta không điều tra ra được tiền án về sự thô bạo. Khi đến nhà

thờ giết người, Devin mang theo một súng tiểu liên và có 2 khẩu súng lục ở trong xe. Theo

những người biết chuyện, tên Devin đã có gây gỗ thù oán với bà mẹ vợ. Nhưng bà này may mắn

thoát chết vì không có mặt trong nhà thờ lúc tên Devin gây án mạng.

Khi Devin bắn súng vào nhà thờ, một thanh niên có nhà gần đó nghe tiếng súng đã lấy súng

riêng của mình chạy ra và chạm trán với tên giết người. Tên sát nhân nhảy lên xe chạy trốn.

Người thanh niên liền đón một chiếc xe rồi yêu cầu chủ xe đuổi theo một khoảng 6 dặm thì xe

tên Devin húc vào hàng rào và dừng lại. Tên Devin được tìm thấy chết trong xe không rõ do bị

người thanh niên bắn hay tự sát. Khi khám chiếc xe của hung thủ, cảnh sát còn tìm thấy nhiều vũ

khí khác.

Cuộc thảm sát vừa qua đuợc coi là nghiêm trọng nhất trong những vụ bắn vào nơi thờ

phương tại Hoa Kỳ. Hồi giữa năm 2015 (ngày 17 tháng 6), Dylan Roof, một thanh niên da trằng

19 tuổi đã xách súng bắn chết 19 người da đen trong một nhà thờ Emanuel African Methodist

Episcopal Church tại thành phố Charleston, tiểu bang North Carolina.

Phía Dân Chủ nhân vụ này đã tiếp tục lên tiếng kêu gọi việc kiểm soát vũ khí. Từ Tokyo,

Nhật Bản, Tổng Thống Trump khi lên tiếng chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, ông nói rằng

việc thảm sát này là do bệnh tâm thần chứ không hẳn là do vũ khí. Sự thật về tiền án của Devin

chứng minh nhận xét của Tổng Thống Trump. Do sơ suất của các giới chức liên hệ, vũ khí đã rơi

vào tay những kẻ có vấn đề về tâm thần hay tiền án bạo động và hậu quả là họ sẽ gây ra án mạng

không biết vào lúc nào. Nhưng có lẽ cũng nên hạn chế việc bán và cất giữ các loại súng tiểu liên

110 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

tấn công. Vì nhu cầu tự vệ của công dân thì chỉ cần súng lục mà không cần thiết phải có loại

súng tiểu liên đó.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình FOX, Tướng Ken Paxton, Bộ Trưởng Tư

Pháp Tiểu bang Texas đã nói rằng ông thà cho phép công dân lương thiện đuợc có súng để ngăn

chận tội phạm còn hơn thông qua luật lệ cấm công dân sở hữu vũ khí.

Hồn ma quỷ đỏ vẫn còn ám ảnh!

Bốn ngày trước đây, 7 tháng 11, 2017, đánh

dấu 100 năm năm Cách Mạng Tháng 10 Nga

(theo lịch Nga là ngày 25 tháng 10, 1917). Trong

khi cả nhân loại chưa hết kinh hoàng bởi con số

hàng trăm triệu người chết do bàn tay của những

đảng Cộng Sản từ Âu sang Á, Mỹ Latin, trong

khi thế giới đã chôn vùi cả hệ thống Liên Bang

Sô Viết sau hơn 70 năm thực hiện chủ nghĩa Cộng Sản và đã thất bại ngay tại cái nôi phát xuất

của nó; thì còn đơn lẽ nhà nước Việt Nam Cộng Sản hí hởn tổ chức trọng thể ngày kỷ niệm 100

năm này mà thôi.

Chủ nghĩa Cộng Sản là một hệ thống triết học nhằm khích động phong trào cách mạng thay

đổi tất cả các lãnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá với mục tiêu

cuối cùng là xây dựng nên một xã hội Cộng sản không có giai cấp, không có tiền tệ, không có tổ

chức nhà nước; và trong đó trật tự kinh tế xã hội, phương tiện công cụ sản xuất… nằm trong tay

điều họ gọi là “chủ nhân tập thể”.

Trên đó là lý thuyết hấp dẫn có vẻ rất công bình, nhân đạo vì trong chế độ Cộng Sản sẽ

không có giới chủ nhân bóc lột, không có cảnh sát, công an, guồng máy công quyền đàn áp mà

chính những công nhân, nông dân… tự làm chủ lấy mình qua hình thái “tập thể”. Họ sẽ giác ngộ

để làm việc theo khả năng và hưởng thụ theo nhu cầu. Đúng là một thiên đuờng mà bất cứ ai

cũng mơ ước!

Nhưng từ khi chế độ Cộng Sản đuợc áp dụng tại Nga năm 1917, tại Việt Nam và các nước

đông Âu sau 1945, tại Trung Hoa năm 1949, tại Bắc Hàn năm 1953, thì thực tế chứng minh đây

chỉ là một lý thuyết không tưởng và hệ quả là sinh ra một chế độ tàn khốc phi nhân nhất mà nhân

loại từng phải chịu đựng. Cơ cấu nhà nước đã không bị tan biến như lý thuyết, mà càng phát triển

cồng kệnh với quyền sát sinh vô tận; giai cấp đã không bị xoá bỏ mà còn đẻ ra một giai cấp mới

của những đảng viên nhiều đặc quyền đặc lợi; nạn bóc lột của chủ nhân được thay bằng nạn bóc

lột của đảng Cộng Sản vừa tinh vị hơn, vừa dã man hơn vì họ có trong tay sức mạnh chính trị và

vũ lực. Người dân phải làm việc quá khả năng, nhưng không có gì để hưởng thụ vì cái cơ cấu

làm chủ tập thể là một sự phá sản vĩ đại.

Để thúc đẩy việc xây dựng chế độ Cộng Sản trong mỗi nước, các đảng Cộng Sản đã thì hành

những chính sách khủng bố, những kế hoạch cải cách ruộng đất, cải cách tư sản mà hậu quả là

hàng chục triệu người vô tội đã bị chết oan trong những vụ đấu tố long trời lỡ đất. Để thựchiện

giấc mộng Thế giới Đại dồng, họ đã gây ra hàng chục cuộc chiến, ném vào ngọn lửa chiến tranh

hàng chục triệu người dân từ Âu sang Á, sang Mỹ Latin. Để rồi sau gần 70 năm, chỉ là một sự

thất bại. Nga và hàng chục nước Đông Âu chôn vùi chủ nghĩa Cộng Sản để thay thế bằng các chế

độ dân chủ kiểu Tây Phương. Trung Cộng và Việt Cộng cũng chỉ còn bám vào cái mặt nạ Cộng

Sản, nhưng đã xoay chuyển nền kinh tế qua một bước khác để sống còn.

111 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tháng 11 năm nay, tại Nga vẫn còn tàn dư đảng Cộng Sản ôm mộng tái lập chế độ này.

Những người Cộng Sản Nga còn mê ngủ khi nói rằng: "Chúng ta tin rằng mặt trời của chủ nghĩa

xã hội sẽ lại mọc trên nước Nga và trên toàn thế giới.” (We are convinced that the sun of

socialism will once again rise over Russia and the whole world.)

Họ vẫn tổ chức rầm rộ kỷ niệm cách mạng tháng 10 trên Công trường Đỏ trong dịp quân đội

Nga diễn hành mừng chiến thắng quân Đức năm 1941 trong Thế Chiến thứ Hai. Nhưng Tổng

Thống Nga Putin, từng là sĩ quan mật vụ KGB, tránh xa những hoạt động này và phải chán

chường thốt lên rằng ông ước chi cuộc cách mạng tháng 10 đã không xảy ra. Theo ông, chẳng có

gì đáng cử hành lễ mừng cả.

Ông nói: “Tại sao không đi theo con đuờng tiến hoá mà lại làm cách mạng? Chúng ta vẫn có

thể từ từ và vững chắc tạo ra sự thay đổi còn hơn phải trả một cái giá quá đắt là hủy diệt cả

quốc gia và hy sinh hàng triệu nhân mạng một cách tàn nhẫn?” (Was it not possible to follow an

evolutionary path rather than go through a revolution? Could we not have evolved by way of

gradual and consistent forward movement rather than at the cost of destroying our statehood and

the ruthless fracturing of millions of human lives?)

Giới trẻ Mỹ lại bị đầu độc bởi Cộng Sản!

Quý vị cũng biết một tình trạng báo động

mà nay có vẻ như đang có nguy cơ. Đó là môi

trường đại học đã bị thống ngự và lây nhiễm

những tư tưởng tả khuynh, phóng túng từ

hàng chục năm nay. Vì hiến pháp Mỹ chủ

trương tự do ngôn luận gần như tuyệt đối nên

bất cứ khuynh hướng chính trị xã hội nào

cũng được tôn trọng tại giảng đuờng Đại học.

Mà buồn và đáng lo thay là khuynh hướng

phe tả lại rất mạnh. Học sinh Mỹ từ các cấp

trung học, đã không được giảng dạy chính trị; các em ở đại học chỉ học qua loa về tổ chức công

quyền và thường bị lèo lái bởi các giáo sư phe tả. Những người phe tả lợi dụng quyền tự do ngôn

luận để tuyên truyền, nhưng lại tỏ ra độc tài khi họ trấn áp tiếng nói của những người hữu

khuynh, bảo thủ.

Với tâm lý đơn sơ nặng về nhân tính, giới trẻ dễ bị quyến rũ bởi học thuyết ma giáo của

Cộng Sản hay chủ nghĩa xã hội. Hiện nay một nửa số thiếu niên Mỹ (gọi là millennials là những

người mới sinh ra trong thiên niên kỷ 2000), đã cho rằng họ thích sống trong chế độ xã hội chủ

nghĩa hơn là chế độ dân chủ tư bản vì theo họ, chế độ xã hội chủ nghĩa an toàn hơn.

Đó là kết quả của cuộc thăm dò nghiên cứu của tổ chức YouGov và tổ chức Tưởng niệm nạn

nhân Cộng Sản (Victims of Communism Memorial Foundation) khi họ đặt câu hỏi với hơn 2000

thanh niên về cách nhìn của họ đối với chủ nghĩa xã hội hay hệ thống chính trị Cộng Sản. Ông

Marion Smith, GiámĐốc Điều Hành của tổ chức trên cho hay “Giới trẻ hiện nay tiêu biểu cho

một thế hệ đông nhất ở Mỹ, và chúng tôi đang nhìn thấy những khuynh hướng rất đáng lo ngại

của họ. Họ đang xa rời chủ nghĩa tư bản để ngưỡng vọng về chủ nghĩa xã hội và ngay cả chủ

nghĩa Cộng sản”

So với 42% số thanh niên chọn chủ nghĩa tư bản, có đến 45% chọn chủ nghĩa xã hội; có 7%

chọn sống trong chế độ Cộng Sản.

112 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Có lẽ cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt từ gần 30 năm nay đã hoàn toàn phai mờ trong đời

sống xã hội Mỹ, và tin tức về các nước còn theo chế độ Cộng Sản thì không được các em theo

dõi sát sao nên họ không có một cách nhìn thấu đáo.

Điển hình ngay sát nách Hoa Kỳ là nước Cuba, vẫn còn lạc hậu và đàn áp nhân quyền

nghiêm trọng. Nước Venezuela thì đang trên bờ suy sụp với hàng triệu người dân đói đến nỗi

phải đi moi thực phẩm hư thối trong các thùng rác để ăn. Nhìn xa hơn, Bắc Hàn với hàng triệu

dân chết đói để nhà cầm quyền thi đua vũ khí nguyên tử. Một Việt Nam mà hàng ngày tin đàn áp

dân chúng vẫn loan đi trên các cơ quan truyền thông. Một Trung Cộng tuy phát triển kinh tế,

nhưng chế độ hà khắc độc tài đã kìm hãm dân quyền và nhân quyền.

Những điều này ít khi thấy trên các báo chí, phát thanh, truyền hình đại chúng của Hoa Kỳ.

Phải chăng hệ thống truyền thông dòng chính đã theo hẳn phe tả khuynh rồi?

Bản nghiên cứu

trên cũng cho thấy

một tỷ lệ 53% giới trẻ

coi hệ thống kinh tế

Mỹ bất lợi cho họ.

Khi đề cập đến vấn đề

phân phối tài sản

quốc gia, 80% tỏ ra

bất bình; có 68% cho

rằng những người lợi

tức cao đã không trả

đúng phần thuế mà họ

phải trả. Về lãnh tụ,

tuy vẫn có nhiều

thanh niên Mỹ tôn

vinh các Tổng Thống Mỹ và lãnh tụ phe tự do, nhưng có đến 20% giới trẻ Hoa Kỳ coi nhà độc

tài Joseph Stalin là anh hùng, dù ông này là tên đao phủ đã thảm sát hàng chục triệu người

Ukraine và các giáo sĩ Chính Thống giáo ở Nga. Có đến hơn 25% người trẻ ở Mỹ tôn vinh Kim

Jong Un và Vladimir Lenin là anh hùng! Nhưng khi đuợc hỏi về chủ nghĩa Cộng sản, thì người

Mỹ nói chung nhóm trẻ đã cho thấy rằng họ gần như không biết gì cả. Có đến 70% người Mỹ

không biết định nghĩa chủ nghĩa Cộng Sản và họ thường lầm lẫn về chủ nghĩa xã hội. Đại đa số

không hề biết đến những cuộc thảm sát xảy ra trong các nước Cộng Sản.

Những người trẻ cũng muốn có những hạn chế trong Tu Chính Án số 1 và quyền tự do ngôn

luận để bảo đảm rằng người ta không nói những điều xúc phạm.

Rõ ràng là nền giáo dục Hoa Kỳ đã không có sự lưu tâm giảng dạy cho thanh nhiên hiểu biết

về lịch sử thế giới, về những cuộc diệt chủng, những sự tàn phá, những bất hạnh mà chủ nghĩa

Cộng Sản đã đem đến cho nhân loại kề từ cuộc cách mạng Bolshevik tháng 10, 1917 đến nay đã

tròn 100 năm. Ông Smith đề ra mục tiêu sẽ làm việc với các nhà giáo dục để lập ra một học trình

thoả mãn những nhu cầu tri thức quan trọng về chính trị. Theo chúng tôi nghĩ, cách hay nhất là

mua vé cho các thanh niên nào ngưỡng mộ chế độ CS đi du lịch vài tháng ở các nước Cộng Sản

để họ mở mắt ra.

Quả bom khinh khí mới về Đảng Dân Chủ và bà Clinton

113 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tin mới nhất cho hay rằng ông cựu Giám Đốc FBI

từng soạn ra bản văn tố cáo bà Hillary Clinton là

“Grossly Negligent” trong việc bảo mật với những văn

thư tài liệu có liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng do

áp lực từ bà Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch, ông đã

khai lại khi ra trước Ủy Ban Điều Tra Thượng Viện là bà

Clinton chỉ có lỗi “Extremely Careless”.

Hai chữ Negligent và Careless nghe ra có vẻ không

khác nhau mấy. Nhưng trong luật, nó khác nhau rất xa. Negligence có thể dịch là coi thường dù

biết là sai luật, trong khi carelessness chỉ là sự bất cẩn mà gây ra sai phạm. Negligence dẫn đến

sự kết tội hình sự, còn carelessness thì không.

Vụ email chưa chấm dứt mà còn treo lơ lững. Rồi đến vụ thông đồng nhận hối lộ của Nga để

bán Uranium còn nóng hổi; thì đùng một cái, từ trong nội bộ đảng Dân Chủ, bà cựu Chủ Tịch

lâm thời của Đảng là Donna Brazile cho xuất bản cuốn sách trong đó nói rằng bà rất đau lòng khi

phát giác ra những chứng cớ về việc Hillary Clinton đã có những âm mưu gian lận trong thời kỳ

bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ nhằm tạo mọi thuận lợi cho cá nhân bà ta và loại bỏ ứng cử

viên Bernie Sanders.

Chuyện Hillary gian lận bầu cử trước đây đã do Wikileaks phanh phui ra. Nhưng phía Đảng

Dân Chủ hết lòng bao che. Nay việc chính bà Brazile nói ra mới thật là trái bom nổ lớn vì đảng

Dân Chủ sẽ không còn lấy lý do phe ông Trump hay Cộng Hoà quậy phá họ nữa.

Trong một tài liệu về những chuyện nội bộ mà báo Politico có được, bà Brazile đã giải thích

bà ta đã đối phó thế nào với cuộc điều tra trong đảng Dân Chủ sau khi có những email bị lộ cho

thấy bà Clinton đã mưu mô để dành sự đề cử trong cuộc bầu sơ bộ.

Brazile kể chuyện có một thoả thuận giữa ban vận động của bà Clinton, đảng Dân Chủ và Ủy

ban tài chánh của Clinton để cho Ban Vận Dộng kiểm soát hết về tài chánh, về chiến lược tranh

cử và quản lý hết số tiền quyên góp được. Bên ngoài thì như có vẻ thoả thuận này sẽ giúp cho

đảng Dân Chủ đang bị thiếu hụt trầm trọng sau cuộc tranh cử năm 2002 của cựu Tổng Thống

Obama. Đó là tin lấy từ báo Politico Magazine, Brazile tiết lộ rằng ông Gary Gensler, quản lý tài

chánh trong ủy ban vận động của Clinton đã cho bà ta biết sau ngày Đại Hội đảng Dân Chủ rằng

đảng Dân Chủ đang bị cạn tiền và mắc nợ do cuộc tranh cử của Obama để lại.

Theo Brazile, lúc đó đảng Dân chủ bị nợ đến 42 triệu đô la! Khi ủy ban vận động của Clinton

mượn danh nghĩa đảng để quyên tiền, đó như cái phao cấp cứu để có những khoản tiền thu vào

hàng tháng chi dùng cho những nhu cầu căn bản. Theo bà, sự thoả thuận này được ký kết vào

tháng 8, 2015 mà hiệu quả tức khắc là giao cho Clinton toàn quyền kiểm soát các hoạt động của

đảng cả gần một năm rưỡi trước khi có sự đề cử bà Clinton ra tranh cử với ông Sanders. Brazile

cũng tố cáo bà Clinton đánh cắp tiền của những đảng bộ tiểu bang để dùng cho cuộc tranh cử của

mình. Theo Brazile, thì việc thoả thuận này không vi phạm pháp

luật, nhưng vi phạm về mặt đạo đức vì nó để cho một ban vận

động của ứng cử viên này nắm quyền kiểm soát đảng trước khi

các cử tri có thể lựa chọn ai sẽ là người ra tranh cử. Điều này

không phạm pháp, nhưng nó làm phân hoá trong đảng.

Brazile cũng phê bình bà Chủ tịch đảng trước đó là Dân

Biểu Debbie Wasserman Schultz (D-Fla.), là dã không quan tâm

nắm vững vai trò lãnh đạo và không phải là người quản lý giỏi. Bà cáo buộc bà Debbie Schultz

đã để cho văn phòng bản doanh của Clinton tại Brooklyn tha hồ làm theo ý họ mà bà đã không

hề báo cáo với các viên chức của đảng về tình hình tồi tệ này.

114 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Bà Brazile cũng tiết lộ rằng bà đã có ý định thay thế Hillary Clinton bằng ông Joe Biden vào

lúc bà Hillary đột quỵ sau khi dữ lễ tưởng niệm nạn nhân khủng bố ngày 11 tháng 9, 2016 tại

New York.

Bà Brazile cũng từng bị tì vết khi còn làm việc cho đài CNN, đã tuồn các câu hỏi của cử tri

cho bà Clinton biết trước khi bà này ra tiếp xúc cử tri trong một town hall meeting. Hôm thứ

Năm tuần trước, khi trả lời phóng viên Jake Tapper của đài CNN, bà Nghị sĩ Dân Chủ Elizabeth

Warren mà quý vị thấy thường xuất hiện trên sân khấu với Hillary Clinton để yểm trợ đắc lực

cho Clinton, cũng phải thú nhận rằng Ủy Ban Toàn Quốc Đảng Dân Chủ đã gian lận để hỗ trợ

cho bà Clinton trong kỳ bầu sơ bộ 2016 để hạ đối thủ Bernie Sanders! Bà Warren nói đây là một

vấn đề nhức nhối. Theo bà, là những người Dân Chủ, chúng ta cần nhận rằng chính đảng DC

phải chịu trách nhiệm này. (But what we've got to do as Democrats now is we've got to hold this

party accountable)

Khi phóng viên Tapper hỏi vặn bà có đồng ý với nhận định là cuộc bầu cử bị gian lận, bà

Warren không do dự trả lời có.

Tổng Thống Trump đã yêu cầu bộ Tư Pháp và cơ quan FBI điều tra vụ gian lận này.

Cùng lúc, lại có tin ông Carter Page, cưu cố vấn của ông Trump thú nhận từng có tiếp xúc

ngắn ngủi với phó Thủ tướng Nga là Arkadi Dvorkovitch trong khi ông đến Moscow vào tháng 7

năm ngoái. Phe Tả làm rầm beng chuyện này. Nhưng thiết nghĩ việc giao thiệp với những viên

chức Nga là chuyện thường tình. Vấn đề cần xét là có đi đến sự câu kết, hứa hẹn, thực hiện

những điều sai phạm hay không mà thôi. Donald Trump Jr. cũng từng được môi giới gặp những

nhân viên Nga, nhưng đã không làm gì phạm pháp. Trong khi vợ chồng Clinton thì nhận hối lộ

để bán cho Nga 20% lượng Uranium của Mỹ!

115 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 18-11-2017

Chuyện dài Sách Nhiễu Tình Dục

Một tháng trước ngày bầu cử Thương Nghị Sĩ Hoa Kỳ, đơn vị

Tiểu Bang Alabama, ông Roy Moore, ứng cử viên Cộng Hoà bị

một bà tố cáo đã quấy nhiễu tình dục bà ta. Chuyện bắt đầu từ bài

báo trên Washington Post nêu ra 4 phụ nữ tố cáo ông Moore.

Chuyện thứ nhất xảy ra năm 1979, khi đó bà Beverly Young

Nelson mới 14 tuổi và ông Moore 32 tuổi. Tổng cộng đến nay,

có 6 bà lên tiếng cáo giác ông Moore đeo đuổi họ và có các hành

vi sách nhiễu. Ông Moore bác bỏ những tố giác trên. Nhưng phe Dân Chủ và ngay cả nhiều nhân

vật Cộng Hoà yêu cầu ông Moore rút lui khỏi cuộc tranh cử. Nếu làm vậy, ứng cử viên Dân Chủ

bất chiến tự nhiên thành. Trước khi có những lời tố giác, ông Moore dẫn trước đối thủ 9 điểm, và

hiện nay thì bị thua đến 12 điễm. Tuy nhiên có rất nhiều cử tri tin rằng lời cáo buộc vô cớ và vẫn

ủng hộ ông.

Trong 40 năm, ông Moore từng nhiều lần ứng cử và đắc cử các chức vụ cao trong ngành Tư

Pháp và Toà Án mà không có ai lên tiếng. Nay cuộc tranh cử vào Thượng Viện đang ở giai đoạn

chót khi ông đang thắng thế thì lại nổ ra? Với con số Thượng Nghị Sĩ 52 Cộng Hoà, 48 Dân Chủ,

thì việc thắng bại ở Alabama có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong cuộc tranh cử Thống Đốc

Virginia vừa qua, phe Dân Chủ đã chơi một đòn không mấy đẹp. Đó là làm và tung ra đoạn

video ám chỉ ứng cử viên Cộng Hoà Gillespie kỳ thị dân thiểu số; để rồi ông này đã thất cử.

Trong những việc tố cáo sách nhiễu tình dục, rất khó mà kiểm chứng đúng hay sai. Nhất là sự

việc đã xảy ra gần 40 năm trước. Trước pháp luật, một người được coi là vô tội cho đến khi công

tố chứng minh được tội trạng. Việc sách nhiễu tình dục là xấu xa, không thể chấp nhận đối với

một người dân cử. Nhưng khi chưa có sự chứng minh cụ thể, thì không nên buộc cho người ta

cái tội này để ép buộc này nọ. Bởi vì quá dễ để mua chuộc một phụ nữ nào đó ra tố cáo vu vơ

triệt hạ uy tín một người.

Trong một chương trình trên đài CNN, một bà khi tố cáo ông Moore sách nhiễu, đã cúi nhìn

trên một vài trang giấy viết sẵn để đọc một cách không thông suốt. Bên cạnh là một bà luật sư

của bà ta. Và cũng có tin đồn rằng một vài bà nào đó đã được đề nghị cho một số tiền lớn để ra

tố cáo ông Moore.

Chúng tôi không thể có nhận xét gì về việc này, vì hoàn toàn không có cơ sở nào để nhận xét.

Nếu những lời tố cáo là đúng, thì ông Moore không xứng đáng tiếp tục tranh cử. Nhiều người đề

nghị để cho cử tri Alabama tự quyết định.

Sách nhiễu tình dục cũng xảy ra trong phạm vi Quốc Hội

Cũng trong chuyện dài sách nhiễu này, Thượng Nghị Sĩ Al Franken (Minnesota) cũng bị cô

Leeann Tweeden, ký giả thể thao tố cáo đài KABC, đã bốc hốt cô khi họ đi lưu diễn cho quân

đội ở Trung Đông vào tháng 12, 2006. Lúc đó ông Franken là một tài tử hài hước. Cô tố ông ta

khi thực tập một màn hôn hít, cô không đồng ý; nhưng ông cứ kéo đầu cô vào mà hôn và đưa

116 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

lưỡi vào miệng cô. Ngoài ra, hôm thứ Năm, trên truyền hình có chiếu một tấm ảnh cô Tweeden

đang ngủ trên máy bay, và ông Franken thì đưa hai tay ra như đang bóp nhũ hoa cô này (xem

ảnh). Ông Franken đã lên tiếng xin lỗi. Cũng có nhiều than phiền về sách nhiễu từ các cô thực

tập hay nhân viên tại các văn phòng các vị dân biểu và nghị sĩ. Đến nỗi có một bà từng làm trong

Quốc Hội phải nói: “Có sự trao đổi tình dục ở Capitol Hill (tức toà nhà Quốc Hội).” (There's a

little bit of a sex trade on Capitol Hill. If a part of getting ahead on Capitol Hill is playing ball

with whatever douchebag -- then whatever).

Cựu Dân Biểu Mary Bono tháng này, đã công khai nói rằng bà từng phải chịu đựng những

lời bình phẩm và đề nghị từ những đồng viện. Dân Biểu Linda Sanchez và cựu Dân Biểu Hilda

Solis cũng kể nhiều chuyện với cơ quan thông tấn Associated Press về những câu bình phẩm lập

đi lập lại không thích đáng của các Dân biểu nam giới. Tuần qua, lần đầu tiên sau hơn hai trăm

năm lịch sử, Thượng Viện đã yêu cầu các Nghị Sĩ và nhân viên theo học lớp để tránh sự quấy

nhiễu tình dục. Hạ Viện cũng làm theo điều này. Bà Dân Biểu Jamie Raskin (D-Md.) hôm thứ

ba, nói rằng không có người phụ nữ nào làm việc trong Quốc Hội mà không trải qua một lần

những hành vị bất xứng này.

Còn bà Dân Biểu Jackie Speier (D-Calif.) thì khui ra rằng Quốc Hội đã dùng tiền thuế của

dân đến 15 triệu đô la để trả cho những dàn xếp về những vụ sách nhiễu tình dục và kỳ thị giới

tính của những thành viên trong Quốc Hội.

Tổng Thống Trump đạt cả ba mục tiêu trong chuyến công du Á Châu

Tổng Thống Trump đã thưc hiện chuyến công du 5 nước Á Châu

trong 12 ngày và đã gặt hái những thành công to lớn.

Ngày 4 tháng 11, ông dừng chân tại Hawaii và nói chuyện trước

binh sĩ Hoa Kỳ đồn trú tại đây. Sau đó, ông đến Nhật Bản, Nam

Hàn, Trung Hoa, Việt Nam, và trạm chót là Philippines.

Tại các nước, ông đã được tiếp đón vô cùng trọng thể và đã làm

việc với nguyên thủ các nước để giải quyết ba mục tiêu chính của

chuyến đi:

1.- Vấn đề Bắc Hàn: Ông đã kêu gọi các nước áp dụng tối đa các biện pháp trừng phạt Bắc

Hàn như cấm vận, cắt đứt giao thương. Mục tiêu xa mà ông nêu ra là đưa đến sự hủy bỏ các

chương trình nguyên tử ở bán đảo Triều Tiên. Sau khi gặp gỡ, các lãnh tụ nước chủ nhà đã đề ra

các biện pháp như ông yêu cầu.

2.- Vấn đề giao thương với Hoa Kỳ: Tổng Thống Trump đã nói thẳng việc Hoa Kỳ bị bất lợi

trong khi giao thương với các nước, dẫn đến sự thiếu cân bằng mậu dịch. Ông đề nghị việc buôn

bán phải công bằng, tương trọng và lưỡng lợi. Kết quả là các nước đã ký những hợp đồng hàng

chục tỷ, hàng trăm tỷ đô la với Mỹ.

3.- Vấn đề Châu Á Thái Bình Dương: Tổng Thống Trump lần nữa đề nghị những nguyên tắc

căn bản về mậu dịch, và lần này còn kêu gọi giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình,

nhưng ông cũng tỏ ý bất bình về những gia tăng bất hợp pháp các việc khai thác hay các hoạt

động quân sự ở biển đông (ám chỉ Trung Cộng).

Từ khi nhậm chức đến nay, Tổng Thống Trump đã thực hiện ba lần công du đều thắng lợi.

Ông biểu lộ sức mạnh của Hoa Kỳ, đem lại uy tín và niềm tin mà hành pháp trước đã đánh mất

vì những chính sách ngoại giao quá yếu đuối của Obama.

Bọn Cộng Sản Mỹ kêu gọi lật đổ Tổng Thống Trump.

117 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Vài dân biểu Dân Chủ đang tổ chức kêu gọi “impeach” Tổng

Thống Trump. To miệng nhất vẫn là bà Maxime Waters của

Tiểu Bang California và những người phe tả. Lại thêm một

nhóm tự xưng là “Tị Nạn Phát Xít” đã tố cáo Tổng Thống

Trump và Phó Tổng Thống Pence là mối nguy cơ của nhân loại

trên toàn thế giới.

Đảng Cộng Sản Cách Mạng Mỹ (The Revolutionary

Communist Party USA) đã tổ chức những loạt biểu tình ngày 4 tháng 11 nhằm kêu gọi hạ bệ hai

vị trên. Đảng Cộng Sản này là người thành lập ra nhóm “Tị Nạn Phát Xít” nói trên trong mùa

bầu cử năm ngoái 2016.

Họ kêu gọi mọi người hãy xuống đuờng, chiếm cứ các khu phố, các nơi công cộng khắp nợi

trên nước Mỹ; liên tục đêm ngày cho đến khi mục tiêu của họ đạt được. Đó là triệt hạ chế độ

Trump/Pence mà họ coi là một cơn ác mộng.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Akron (Ohio), Atlanta, Austin, Boston, Chicago, Cincinnati,

Cleveland, Falmouth (Mass.), Honolulu, Indianapolis, Los Angeles, Miami, Minneapolis, New

York City, Philadelphia, Pittsfield (Mass.), Portland, Salem (Mass.), San Francisco, Seattle, và

Tuscon.

Nhóm này khoe rằng họ đã tổ chức được tại 19 thánh phố và bỏ ra hơn 100 ngàn đô la để

đăng lời kêu gọi trên trọn một trang của báo New York Times.

Người ta thắc mắc tổ chức nào tài trợ cho nhóm Cộng Sản này. Trung tâm nghiên cứu The

Capital Research Center cho hay tổ chức Open Society Foundation của nhà tỷ phú George Soros

đã tuồn nhiều tiền cho họ. Tổ chức Refuse Fascism này đã gây ra cuộc bạo động để ngăn cản

ông Milo Yiannopoulos đến diễn thuyết tại trường Đại Học California ở Berkeley hồi tháng 2

vừa qua.

Các chính trị gia cũng không ưa Tổng Thống Trump

Gác qua một bên những bất đồng trong cách điều hành, chính sách đối nội, đối ngoại… các

chính trị gia chuyên nghiệp mà chúng ta thường nghe qua chữ “Establishment” rõ ràng không ưa

Tổng Thống Trump vì ông từng đe doạ sẽ “drain the sewer” làm sạch và giản lược guồng máy

chính quyền để nhẹ sự chi tiêu và loại ra những kẻ bất xứng, bám vào hệ thống thư lại để hưởng

lợi. Có lần, ông đùa với phóng viên đài NBC rằng: “Tôi có thể chấm dứt nạn thâm thủng trong

vòng 5 phút!” Làm thế nào ư? Ông nói:”Chỉ cần ban hành một đạo luật ấn định rằng nếu Quốc

Hội làm thế nào mà ngân sách quốc gia thâm hụt trên 3%, thì các dân cử sẽ không được tái

tranh cử!”

Với chức vụ Tổng thống, Hiến pháp ấn định tối đa là 2 nhiệm kỳ; còn các chức vụ dân cử thì

không có giới hạn. Quý vị có thì giờ, cứ vào các trang web để xem các vị dân cử đã bám vào

chiếc ghế trong Quốc Hội hàng chục năm; dù rằng chức vụ dân cử không phải là một nghề

nghiệp như những nghề mà chúng ta học hành và đeo đuổi cả cuộc đời làm việc. Tại cấp liên

bang, có nhiều vị làm 30, 40, có vị làm lâu nhất là 59 năm (ông John Dingell đã về hưu) Vị tại

chức lâu nhất là các ông Thad Cochran, Don Young (45 năm), và ông Patrick Leahy, Chuck

Grassley (43 năm)! Nếu tính cả hai cấp Tiểu Bang rồi lên Liên Bang thì có Dân Biểu Lloyd

Doggett từ 1973 (44 năm), Chuck Schumer 42 năm, Bà Maxine Waters làm dân biểu đến nay đã

tròn 40 năm, Dân Biểu Nancy Pelopsi, 30 năm, Thượng Nghị Sĩ John McCain 34 năm… Với số

lương khi là Dân biểu Tiểu bang khoảng 7200 đô la mỗi năm, cấp liên bang từ 174 đền 223

118 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

ngàn/năm. Không hiểu với số lương như thế, mà sau nhiều năm làm dân biểu, nhiều người hiện

nay trở thành multi-millionaire.

Những dân cử cấp Liên Bang, khi hết làm vẫn được hưởng lương hưu suốt đời là 174 ngàn

mỗi năm. Ông Chủ Tịch Hạ Viện 223,500, lãnh tụ hai khối đa số và thiểu số 193,400. (Lương

hưu của Tổng Thống là 180 ngàn). So với lương trung bình một thầy giáo trung học là 40 ngàn,

hay của một quân nhân dưới 40 ngàn mỗi năm, nếu làm việc liên tục cho đến khi về hưu chỉ lãnh

vài chục ngàn mỗi năm.

Tổng Thống Trump nói rằng phục vụ trong Quốc Hội là một vinh dự, không phải là một

nghề nghiệp. Các vị khai quốc có viễn kiến về những nhà lập pháp là mang tính cách công dân;

vì thế họ chỉ nên phục vụ một hay vài nhiệm kỳ rồi trở về đời sống và công việc chính của họ.

(Serving in Congress is an honor, not a career. The Founding Fathers envisioned citizen

legislators, so ours should serve their term(s), then go home and go back to work.) Mà cũng nên

như thế, vì việc đại diện cho dân phải dành cho những người khác, nhất là các thế hệ nối tiếp chứ

không thể ôm chiếc ghế suốt đời.

Mức nhập cư của di dân giảm sút

Trong thời gian cầm quyền gần 10 tháng qua, mức độ di dân vào

Mỹ đã sút giảm hẳn từ 9945 người trong tài khoá năm ngoái, xuống

còn 1242 người trong tài khoá năm nay. Đó là tỷ lệ giảm đến 87% tình

đến đầu năm 2018 là khi tài khoá mới bắt đầu.

Những người di dân từ các nước Hồi Giáo từ 45% năm ngoái, nay

chỉ còn 23%. Đó là do các biện pháp điều tra kỹ lưỡng và sự cấm nhập

cư dân tị nạn từ vài nước bị coi là có vấn đề khủng bố trầm trọng.

Nhưng việc ngăn cấm này nay đã hết hạn.

Những năm trước, cựu Tổng Thống Obama chấp thuận cho mỗi năm 110 ngàn di dân vào

Mỹ, Tổng Thống Trump đã hạ xuống còn 45 ngàn cho tài khoá bắt đầu từ tháng trước.

Ngoài ra, nhiều nhà hoạt động cũng đang đặt vấn đề yêu cầu bãi bỏ điều được gọi là “di dân

theo dây chuyền” (Chain migration). Theo định nghĩa, thì “di dân dây chuyền” là cách mà các di

dân từ các nước ngoài vào Hoa Kỳ do sự bảo lãnh của thân nhân đang là công dân Mỹ. Việc di

dân này sẽ diễn ra như là bất tận. Vì những người được bảo lãnh, sau khi trở thành công dân, sẽ

bảo lãnh tiếp thân nhân của họ; và cứ thế mà tiếp tục mãi. Trong những thập niên 1950 và 1960,

trung bình mỗi năm có 250 ngàn di dân, nhưng do diễn trình di dân dây chuyền, con số tăng hơn

1.5 triệu từ sau 1990, tức là gấp 4 lần. Từ 1994, đã có hơn 5 triệu di dân vào Mỹ theo tiêu chuẩn

diversity (đa dạng), gấp 345% số dự liệu. So với dân số Hoa Kỳ là 325 triệu, thì hiện đang có

đến 44 triệu di dân đến Mỹ theo các tiêu chuẩn bảo lãnh dây chuyền.

Các nhà xã hội học coi dây là sự bùng nổ dân số mà đã đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng xấu

đến lối sống của người Mỹ, như việc các trường học nay đã chứa quá khả năng hiện có, rồi hệ

thống phúc lợi xã hội cũng bị quá tải, việc làm bị cạnh tranh, khan hiếm, những người lao động

Mỹ và giới trung lưu phải cạnh tranh tìm việc với lao động ngoại quốc với mức lương rẻ mạt..

Theo Đạo luật Immigrant Act 1990, thì cấp khoản hàng năm cho việc di dân dây chuyền

dành cho thân nhân trực hệ, với 4 thành phần ấn định như sau:

1.- Không giới hạn cho công dân Mỹ bảo lãnh cha, mẹ.

2.- Công dân Mỹ bảo lãnh các con cái chưa kết hôn (23,400 người mỗi năm).

3.- Những người thường trú bảo lãnh người phối ngẫu, các con cái chưa kết hôn (114 ngàn

mỗi năm)

119 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

4.- Công dân Hoa Kỳ bảo lãnh các con cái cùng người phối ngẫu và con của những đứa con

này (23,400 mỗi năm)

5.- Công dân Mỹ bảo lãnh anh, chị, em và người phối ngẫu cùng con cái họ (65 ngàn mỗi

năm)

Nhưng nó không ngừng ở đây, mà sẽ tạo ra những dây chuyền mới khi những người được

bảo lãnh vào Mỹ sẽ tiếp tục bảo lãnh thân nhân của họ sau khi họ đã có điều kiện pháp định.

Ngoài ra còn những trường hợp thân nhân không trực hệ xin đến Hoa Kỳ thăm viếng nhưng

không muốn chờ đợi thủ tục kéo dài lâu, đã quyết định nhập cư bất hợp pháp.

Đạo Luật Immigration Act đòi hỏi lập ra một Ủy Hội lưỡng đảng để duyệt lại và thẩm định

ảnh hưởng của Đạo luật này cũng như các tu chính án do luật này đưa ra. Chính Ủy Hội thời bà

Barbara Jordan làm Chủ Tịch ngày 28 tháng 6, 1995, đã đề nghị hủy bỏ các tiêu chuẩn di dân

dây chuyền như nói trên mà phải đặt trên các tiêu chuẩn như tài năng mà người di dân sẽ đóng

góp cho đất nước Hoa Kỳ.

Mới đây, Thượng Nghị Sị Tom Cotton đã giới thiệu một dự luật chấm dứt tình trạng bảo

lãnh dây chuyền này. Cũng như mới đây, chính Tổng Thống Trump cũng đề nghị hủy bỏ việc

cho nhập cư theo lối rút thăm vì lý do an ninh. Ông cũng chủ trương chỉ nhận những di dân nào

có khả năng, thiện chí để làm lợi cho đất nước.

Ảnh hưởng về tài chánh của nhóm di dân

Do những chính sách rộng lượng và dễ dãi của chính phủ, và

cũng từ lối làm việc tắc trách của những văn phòng dịch vụ, nhiều

di dân - hợp pháp lẫn bất hợp pháp – đã lạm dụng khai báo gian

lận và nhận những khoản trợ cấp mà lẽ ra họ không được hưởng.

Theo những tham khảo mới đây của Bộ Di Trú và Biên Phòng

cho thấy nhóm 6500 di dân xin nhập cư nhận hơn 10 triệu đô la

tiền trợ cấp phúc lợi dù họ không thuộc thành phần được hưởng. Chính phủ đã công bố lệnh bắt

buộc những người khai gian phải hoàn trả lại các khoản tiền này,trong đó có một người nay bị

buộc trả lại 70 ngàn đô la. Vì sự gian lận, 7300 người đã bị chính phủ cắt hết các khoản trợ cấp

căn bản cho họ. Tất cả các khoản tiền mà nhóm di dân này gian lận đều lấy từ tiền thuế của công

dân Hoa Kỳ.

Bà Elizabeth Hampton, Phụ Tá Bộ Di Trú than phiền rằng có nhiều di dân đã dùng tiền trợ

cấp này để gửi về cho thân nhân ở nước họ. Di dân Việt chắc nằm trong thành phần này!

Canada đối phó nạn di dân bất hợp pháp

Tại Mỹ, có khoảng 300 ngàn người di dân từ các nước Trung Mỹ và

Haiti đang có nguy cơ bị trục xuất sau khi hành pháp Trump hủy bỏ tình

trạng được che chở tạm thời của họ.

Cuối tuần trước, bà Elaine Duke, quyền Bộ Trưởng Nội An loan báo

rằng bộ sẽ gia hạn cho khoảng 57 ngàn người Hondura đến tháng 7, 2018

và tình trạng che chở sẽ bị chấm dứt sau hạn này. Cùng lúc, bà báo tin

hủy bỏ tình trạng che chở cho 2500 người Nicaragua. Lệnh này có hiệu lực từ tháng 1, 2019.

Những người nói trên trước đây là nạn nhân của thiên tai xảy ra do cơn bão Mitch năm 1999 và

được Hoa Kỳ cho vào tạm cư với những thời gian được gia hạn nhiều lần. Nhưng này, bà Duke

nói rằng các điều kiện để biện minh cho sự che chở này không còn hiện hữu nữa. Những người

120 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

này lại không muốn trở về cố quốc. Họ nhìn qua Canada, nghĩ rằng nước này có chế độ dễ dãi

cho họ nên từ mấy tháng qua, nhiều người đã vượt biên giới trốn qua Canada, tạo ra gánh nặng

cho nước này.

Chính phủ Canada đã bày tỏ sự lo ngại làn sóng ồ ạt những di dân bất hợp pháp sẽ tràn qua

biên giới Mỹ Canada một khi Mỹ không còn chứa chấp họ. Vào cuối tháng 10, Canada đã dựng

lên ở nhiều điểm dọc biên giới các tiểu bang New York và Vertmont những tấm biển nhằm ngăn

chặn di dân từ Mỹ tràn qua. “Stop. Vượt biên giới tại đây hay những nơi nào ngoài các cửa xuất

nhập là bất hợp pháp. Các bạn sẽ bị bắt và bị giam giữ.” Còn các biển khác thì viết như sau:

Không phải ai cũng đủ tình trang hợp lệ để xin tị nạn; và việc xin tị nạn không phải là cái vé để

tự do nhập cư vào Canada.

Bên cạnh những việc làm cảnh báo đó, chính phủ Canada còn có gửi nhân viên đến các thành

phố, tiểu bang của Mỹ nơi có nhiều thành phần di dân nói trên (như Miami, Los Angeles) để tổ

chức những buổi nói chuyện có tính cách cộng đống. Những nhân viên này có những dân biểu

Canada thông thạo tiếng Tây Ban Nha và thổ ngữ Creole sẽ giải thích về các luật lệ di trú của

Canada. Mười hai toà Lãnh Sự Canada tại Mỹ cũng được huy động vào việc tuyên truyền, giáo

dục nói trên.

Ông Jean-Pierre Fortin, Chủ tịch Hiệp Hội Di Trú và Thuế Quan của Canada, đại diện cho

trên 10 ngàn nhân viên biên phòng luôn nhắc nhở rằng sẽ có những làn sóng người tràn vào

Canada, mà nước này thì chưa chuẩn bị đủ để đối phó.

Từ đầu năm đến nay, đã có 35 ngàn người nhập cư bất hợp pháp và Canada, so với 24 ngàn

trong năm 2016. Dù chính phủ Canada tìm mọi cách để làm cho họ nản chí, nhưng hiện nay, mỗi

ngày vẫn có hàng mấy chục người tràn vào.

Trong số 13 ngàn người nhập cư đã nộp đơn, chỉ có 300 đơn được cứu xét, và cũng chỉ có

một nửa số trường hợp được chấp thuận. Nhưng những người chờ đợi cứu xét cũng được cấp

pháp làm việc và hưởng sự săn sóc y tế.

Những khuynh hướng mâu thuẫn trong dư luận quần chúng

Canada với lãnh thổ suýt soát 10 triệu cây số vuông

nhưng chỉ có 35 triệu dân trong đó 22.3% là di dân mới. Từ

1990 đến 2008, dân số tăng thêm 5.6 triệu người, từ hơn 20%

dân số sẵn có. Từ 2011 đến giữa năm 2016, dân số lại tăng

thêm 1.7 triệu mà 2/3 là di dân. Với đà di dân hiện nay, người

ta ước tính đến năm 2036, thì tỷ lệ di dân so với dân số sẽ là

1/3. Sở dĩ Canada có một chính sách mở cửa đối với di dân là

vì đất quá rộng, người lại thưa (3.7 người trên mỗi cây số vuông). Các chính đảng cổ vũ cho sự

thu nhận di dân để phát triển kinh tế, và cũng vì lý do nhân đạo là đoàn tụ gia đình cho những

người đến từ trước. Mỗi năm có khoảng trên dưới 300 ngàn người đến định cư ở Canada.

Canada rất ưu đãi di dân, giúp cho họ nhiều điều kiện thuận lợi để thành công và leo lên các

nấc thang cao trong xã hội. Mỗi năm, ngân sách chính phủ bỏ ra hơn 1 tỷ đô la cho các chương

trình huấn nghệ, dạy sinh ngữ để dân nhập cư nhanh chóng thích ứng vào đời sống mới. Họ cũng

cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục công cộng có phẩm chất tốt, cũng như tiền học tại Đại Học

khá thấp.

Công luận Canada ủng hộ việc cho nhập cư này. Có đến 72% dân chúng được hỏi đến đã cho

rằng chính sách di dân làm lợi cho kinh tế Canada. Tuy nhiên cũng có 54% thì cho rằng có quá

121 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

nhiều người nhập cư không chịu thừa nhận các giá trị xã hội của Canada. Chắc quý vị cũng có

thể biết đây là thành phần nào rồi.

Mới đây, Thủ Tưóng Justin Trudeau cũng phải nhận rằng làn sóng nhập cư ồ ạt không chỉ

gây khó khăn cho hệ thống tiếp vận, mà còn là mối nguy ảnh hưởng đến chính sách di dân rộng

rãi vì người dân dần dần sẽ nhìn thấy đây cũng là mối nguy hiểm.

Đầu tháng này, chính phủ đã đưa ra một kế hoạch ba năm, cho phép 1 triệu di dân được

hưởng tình trạng thường trú. Trong 1 triệu này, 58% là di dân kinh tế, số còn lại chia hai: một

nửa là đoàn tụ gia đình và nửa kia là thành phần tị nạn các loại. .

Không thể nào khốn nạn hơn!

Thượng Nghị Sĩ John McCain từng là Đại Tá của Hải Quân Hoa

Kỳ hồi hưu năm 1981 sau đó đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ hai nhiệm

kỳ từ 1982 đến 1986. Qua 1987, ông đắc cử vào Thượng Viện 1987

cho đến nay. Trong chiến tranh Việt Nam, ông là Thiếu Tá lái máy

bay chiến đấu A-4E Skyhawk thuộc Phi Đoàn của Hàng không Mẫu

hạm USS Oriskany. Ngày 26 tháng 10, năm 1967, máy bay của ông

bị bắn rơi trên vùng trời Hà Nội. Ông nhảy dù xuống Hồ Tây và bị

dân quân Cộng Sản Bắc Việt bắt sống với nhiều vết thương gãy cả hai tay và chân. Ông bị giam

giữ tại nhà giam Hoả Lò nơi mà người Mỹ đặt tên là Hanoi Hilton cho đến ngày 14 tháng 3,

1973 thì được trao trả cho phía Mỹ. Tổng cộng ông bị tù năm năm sáu tháng.

Chính giới Hoa Kỳ phê bình ôngMcCain có nhiều lập trường mâu thuẫn về nhiều vấn đề

quan trọng. Khi thế này, khi thế nọ tùy theo chiều gió hay tùy theo dư luận chung, như vấn đề

Iraq, vấn đề chống khủng bố, vấn đề tra tấn tù binh…

Trong thời gian làm Thượng Nghị Sĩ, ông đi Việt Nam nhiều chuyến cổ vũ cho sự hàn gắn

vết thương chiến tranh. Lần đầu khi ông đến Việt Nam, ông đã tìm gặp tên Việt Cộng ngày xưa

bắt sống ông để ôm tên này và nói những câu tâm sự. Ông nhiều lần thúc đẩy quốc hội và chính

phủ Mỹ bình thường hoá quan hệ hai nước và giúp đỡ cho Việt Cộng tái thiết phát triển.

Cách đây vài năm, có một lần nhà cầm quyền Việt Cộng chơi xỏ, trao tặng ông tấm tranh

cảnh ông bị bắt làm tù binh. Mới đây, tên Nguyễn Chí Vịnh là tướng công an Việt Cộng đến

thăm ông và trao tặng ông một món quà rất bất ngờ. Đó là một tập gồm những lá thư đã bạc mầu

mà ông McCain đã viết từ trong nhà tù Hoả Lò gửi về cho gia đình. Hình ảnh đáng thương là ông

McCain gầy hốc hác, ngồi trên chiếc xe lăn vì đang ở trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư. Hai

tay ông run rẩy nhận gói quà và mở ra để thấy bao nhiêu tâm tình của mình là người tù vô vọng

gửi về gia đình đã bị bọn Cộng Sản Hà Nội ém đi hơn nửa thế kỷ nay. Phải chờ đến khi ông

McCain gần đất xa trời, chúng nó mới chịu trả lại.

Điều mà nhà cầm quyền Cộng Sản gọi là ưu ái đối với ông McCain khi giao trả những lá thư,

thật ra là một hành vi mất tính người khi dẫm đạp lên tình cảm của tù nhân. Nó bộc lộ cho thế

giới văn minh thấy chân tướng của bọn vô lương, mà chắc chúng cũng từng làm thế với bao

nhiêu tù binh Hoa Kỳ thiếu may mắn rơi vào tay chúng.

Đối với những người chiến sĩ VNCH bị tù đày, thì điều này chúng tôi đã biết ngay từ những

ngày đầu ở các trại tù. Chúng nó rêu rao rằng chúng nhân đạo, khoan hồng cho tù nhân gửi thư

thăm gia đình. Nhưng chỉ có một số nhỏ là lọt qua được để đến tay gia đình, nếu trong thư chỉ

122 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

viết đúng những điều do chúng hướng dẫn. Còn nếu chỉ cần một chữ than thở, biểu lộ sự lo âu…

là sẽ gặp rắc rối ngay. Đa số các lá thư từ trại tù gửi ra hay từ gia đình gửi vào đều nằm trong các

thùng phân vì bọn Việt Cộng dùng làm giấy vệ sinh cả.

Chúng tôi còn nhớ thời gian bọn cai tù kêu gọi tù nhân viết thư về nhà để báo cho gia đình

làm giấy bảo lãnh và cam kết đi vùng kinh tế mới. Biết bao người đã gửi gắm hy vọng vào

những là đơn bảo lãnh đó. Bao nhiêu công sức các bà vợ, bà mẹ nhiều ngày chầu chực để xin con

dấu… Nhưng sau cùng, tất cả hy vọng của tù nhân và gia đình đều nằm gọn trong các hố phân hố

rác của trại.

Không rõ khi nhận những lá thư trên, ông McCain có ân hận rằng mình đã bỏ bao nhiêu công

sức để thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ cho bọn Cộng Sản Việt Nam? Ấy thế mà mới đây,

khi Tổng Thống Trump đến Việt Nam, ông McCain chê ông Trump không nhắc đến vấn đề nhân

quyền với Việt Cộng!

Tổng Thống Trump quên chuyện nhân quyền ở Việt Nam?

Trước ngày Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân đến Việt

Nam, ngày 7 tháng 11, có 20 vị dân cử Hoa Kỳ đã gửi đến Tổng

Thống một lá thư dài hơn 3 trang trong đó yêu cầu Tổng Thống khi

gặp gỡ các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam, hãy đặt các vấn đề tự do

truyền thông internet, tự do tôn giáo, giải quyết nạn buôn người, nhấn

mạnh đến cải cách pháp luật để thực thi các quyền tự do, thả tù nhân

lương tâm, và bồi hoàn cho những người Mỹ gốc Việt từng bị cướp đoạt tài sản.

Nhưng trong những ngày ở Việt Nam, không rõ bên trong ra sao, nhưng bên ngoài thì Tổng

Thống Trump đã không nhắc đến các điều này với các chủ tịch nước, thủ tướng Việt Cộng.

Cũng có nhiều người Việt Nam phê bình Tổng Thống Trump như thế. Nhưng họ quên rằng

ông Trump đến Việt Nam là để dự Hội Nghị APEC mà Việt Nam là nước chủ nhà, đứng ra tổ

chức. Người ông Trump tiếp xúc là chủ tịch nước Trần Đại Quang, tuy đứng đầu quốc gia để tiếp

đón các vị nguyên thủ các nước; nhưng Quang không có chút quyền hành chính trị nào. Tất cả

quyền nằm trong tay Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản là Nguyễn Phú Trọng. Dù ông Trump có nhắc

nhở Trần Đại Quang thì cũng vô ích mà thôi.

Khi thay mặt Hoa Kỳ đến dự Hội Nghị APEC, ông Trump phải nhắm vào các mục tiêu chính

là giao thương, kinh tế, và phát triển mà ông sẽ dành lại thế thượng phong, ít ra thì cũng là sự

công bình, tôn trọng lẫn nhau và các bên đều có lợi. Trong bối cảnh nền an ninh khu vực bị đe

dọa bởi sự hung hăng hiếu chiến của Bắc Hàn, ông Trump đã phải thuyết phục các nước trong

vùng tìm biện pháp đối phó. Và trước sự xâm lấn ở Biển Đông của Trung Cộng, chính Tổng

Thống Trump khi phát biểu với một cử tọa Việt Nam, đã khêu gợi tinh thần ái quốc qua việc dẫn

chứng cuộc chiến đấu của hai bà Trưng. Qua câu nói :”Hãy chọn tương lai với lòng yêu nước,

niềm tự hào, thịnh vượng chứ không phải là nghèo khó hay lệ thuộc…” ông đã gửi một thông

điệp nhắc đến tinh thần quật cường, tính độc lập là những yếu tố mà hiện nay người Việt Nam

quốc nội đang cần hun đúc.

Hiện tượng Mai Khôi

Khi hàng triệu người Việt Nam đổ ra đường vui mừng chào đón Tổng Thống Trump, thì có

một cô ca sĩ Mai Khôi trơ trọi cầm một tấm bảng phản đối ông với một câu rất thô bỉ, nhục mạ.

Cô Mai Khôi này không lạ gì ở Việt Nam, được nổi tiếng không vì giọng hát mà vì cách ăn mặc

123 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

và lối trình diễn kỳ quặc, phô bày dục tính nhiều hơn nghệ

thuật. Cô được coi là một Lady Gaga Việt Nam. Cô này cũng tự

nhận mình là người đấu tranh nhân quyền. Năm ngoái, cô Mai

Khôi đã đi một vòng nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ để hát

trong những buổi sinh hoạt nhỏ quy tụ vài chục người. Tại

Washington, cô được bà nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình và

một số cao niên đứng ra tổ chức cho ca hát. Nhưng cô đã thoái

thác khi thấy có chưng lá cờ Việt Nam. Lạ thay, những người tổ chức, trong đó có cả vị Chủ tịch

Hội Cao Niên, cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn và vài người có tiếng tăm trong Cộng

Đồng Washington đã chiều theo ý Mai Khôi mà dời lá quốc kỳ vào cuối phòng.

Có những việc làm, những câu nói phản đối ở Hoa Kỳ hay Tây Phương xem là thường, thì

ngược lại ở các nước khác là không thích ứng, nhất là tại các nước Á Đông mà người ta không

quen những từ ngữ tục tỉu ngoài công cộng! Cô Mai Khôi đã hành xử tương xứng với tư cách

của cô. Chúng tôi không muốn mất thì giờ về những loại người như Mai Khôi mà chỉ muốn nói

đến một hiện tượng khác đã nhiều lần xảy ra trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Đó là mỗi khi xuất hiện một nhân vật, hay nổi lên một sự kiện khác lạ, người ta thường chỉ

nhìn phớt qua bên ngoài để đánh giá một cách hời hợt, mà không tìm hiểu kỹ bản chất sự việc

hay con người đó. Một số người đã vồ vập, tung hô, bơm lên tận mây xanh những người chỉ mới

xuất hiện với vài câu tuyên bố xanh rờn. Họ phong cho những người này nào là: anh hùng, anh

thư, thánh nữ, cứu tinh dân tộc …

Nhưng khi tìm hiểu ra, đó chỉ là những kẻ bất mãn với nhà cầm quyền trong một chính sách

nào đó, trong một thời gian nhất định nào đó. Còn bản chất, họ vẫn là những kẻ còn mê muội về

chủ nghĩa Cộng Sản, còn tôn sùng Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp. Ngoài ra, còn kể đến những

kẻ hoạt đầu, giả hình, hay cò mồi của địch.

Chúng tôi xin đơn cử vài tên như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Kim Chi, Bùi Minh Hằng, Mai

Khôi… Trong nhất thời, những người này cũng có thể cùng chúng ta nhắm vào một mục đích là

chống nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản; nhưng chúng ta cần biết rõ họ có mục tiêu tối hậu

khác với mục tiêu của chúng ta. Chúng ta muốn xây dựng chế độ dân chủ tự do, còn họ chỉ muốn

tái lập cái chế độc Cộng Sản thời Hồ Chí Minh mà họ ngỡ là tốt đẹp.

Để có một đánh giá tương đối về con người, ngoài tài trí, đức độ, khả năng mà phải có một

thời gian đủ dài để chứng minh; thì còn phải tìm hiểu quá trình nhận thức, tư tưởng, và những

hoạt động của họ. Có thế, chúng ta mới trao sự tin tưởng, ủng hộ và cổ động cho họ. Còn nếu

ngược lại, thì khi khám phá những điều không vừa ý, sự thất vọng sẽ đưa đến mất niềm tin về

sau và sự chán chường trong cộng đồng chúng ta. Đó là chưa kể đến cũng vì các anh hùng, anh

thư, cứu tinh giả hiệu này mà đã gây chia rẽ ngay trong hàng ngũ những người quốc gia do có

những người bênh và có nhiều người chống. Rồi thay vì chỉ tập trung phân tích về đối tượng, thì

những người cùng chiến tuyến chuyển mũi dùi vào nhau, mạt sát, hạ nhục nhau còn khiếp sợ hơn

là họ làm đối với kẻ thù chung!

Thù của kẻ thù chưa hẳn là bạn! Người Cộng Sản khôn ngoan hơn chúng ta nhiều khi họ biết

tận dụng những người mà họ nhận ra đó là “thù của thù”. Khi Hồ Chí Minh lập ra Mặt Trận Việt

Minh, ông ta đã thu hút nhiều nhà ái quốc phe quốc gia để tăng uy tín và sức mạnh nhưng không

bao giờ ôm ấp như đồng chí, chiến hữu. Hồ và các đảng viên Cộng Sản không bao giờ tin cậy

những người Quốc Gia. Khi đã tạo ra được sự vững vàng, họ loại ngay những người Quốc Gia

không thương tiếc.

Hình như đó là một trong những bài học mà người quốc gia từ hàng chục năm nay đã không

chịu học thuộc và để nó cứ xảy ra liên tục..

124 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần 25 tháng 11, 2017

Hoa Kỳ cấm vận Bắc Hàn và cả Trung Cộng

Một chút tin về Bắc Hàn: Một binh sĩ Bắc Hàn đã chạy

thoát qua vùng phi quân sự và đang được điều trị tại Nam

Hàn. Người lính này đã lái xe vượt qua một trạm kiểm soát

rồi rẽ vào một nơi sát hàng rào biên giới để chạy qua phía

Nam. Anh đã bị những tên lính gác Bắc Hàn bắn trọng

thương và lết qua biên giới. Lính Nam Hàn đã kéo anh ra

khỏi nơi anh bị bắn gục. Sau khi cấp cứu, bác sĩ Nam Hàn

cho hay trong bụng anh ta đầy sán lãi và còn bị nhiễm

trùng bệnh viêm gan. Khi tỉnh táo có thể nói chuyện, anh lính Bắc Hàn 24 tuổi đã kể về tình

trạng vệ sinh tồi tệ và nạn đói đến độ dân Bắc Hàn ăn bất cứ thứ gì. Có đến hơn 20% dân Bắc

Hàn bị nhiễm sán lãi. Người ta bắt chấy rận ăn cho đầy bụng nữa.

Hiện nay, Kim Jong Un ra lệnh cấm ngặt việc tổ chức ca hát, liên hoan, cấm uống rượu và

hủy bỏ ngày lễ “Mẹ”. Dân Bắc Hàn chỉ được quyền biết ơn các lãnh tụ là cha con giòng họ Kim

mà thôi. Lại có tin một viên tướng cao cấp là một trong 4 người luôn sát cánh bên Kim Jong Un,

đã không thấy xuất hiện trong những ngày gần đây. Người ta tin rằng ông này đã bị thủ tiêu.

Tổng thống Trump vừa ký lệnh đưa Bắc Hàn vào danh sách các quốc gia yểm trợ khủng bố.

Việc này sẽ dẫn đến thêm nhiều biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn.

Như là một trong những sự đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Trump về việc cấm vận Bắc

Hàn, Trung Cộng mới đây đã ra lệnh ngưng các chuyến bay từ Beijing đi Bắc Hàn. Phái đoàn

cao cấp của Trung Cộng đi Pyongyang thảo luận với các giới chức cao cấp Bắc Hàn cũng đã thu

xếp trở về Trung Hoa nhưng không có chi tiết về cuộc tiếp xúc này.

Tuy nhiên, hôm thứ Tư, sau khi Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đưa ra bản danh sách những công ty

bị cấm vận của Bắc Hàn và cả của Trung Cộng có quan hệ với Bắc Hàn, thì phát ngôn viên Bộ

Ngoại Giao Trung Cộng là Lu Kang bày tỏ sự phản đối của chính phủ Trung Cộng, coi việc Hoa

Kỳ đơn phương cấm vận là không thích nghi. Lu Kang cho rằng nếu các công ty nào của Tàu mà

làm ăn với Bắc Hàn thì đó là trong thẩm quyền tài phán của Trung Cộng. Ông ta cho rằng Mỹ đã

vượt qua quyền hạn của mình.

Theo lời Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin, thì các công ty vận tải của Tàu này có

những thương vụ với Bắc Hàn lên đến hàng trăm triệu đô la. Lệnh cấm vận này nhắm vào một cá

nhân, 13 công ty và 20 thương thuyền Trung Cộng. Trong đó có công ty Dandong Dongyuan

Industrial Co., bị nghi là cung cấp cho Bắc Hàn những trang bị và phụ tùng để phát triển vũ khí

nguyên tử và hoả tiễn.

Trung Cộng thách thức Nhật Bản?

Một chiếc phi cơ Tu-154 MD của Không quân Nhân dân Trung Hoa (Trung Cộng) hôm thứ

Bảy trước đã bay qua giữa các hòn đảo Okinawa và Miyako của Nhật. Khu vực này được gọi là

eo biển Miyako. Chiếc máy bay này thuộc loại hoạt động tình báo điện tử. Qua hôm sau, Chủ

125 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Nhật, Trung Cộng lại cho thêm bốn phi cơ ném bom tầm xa

loại Xian H-6K cùng một phi cơ tác chiến điện tử loại

Shaanxi Y-8 bay qua khu vực nói trên.

Chiếc phi cơ phóng pháo H-6K có thể mang 12 tấn

bom và có thể được trang bị 7 hoả tiễn siêu thanh chống

chiến hạm hay mang theo hoả tiễn CJ-10A (KD-20) có đầu

đạn nguyên tử để đánh các mục tiêu trên bộ.

Hai lần trong hai ngày đó, Không Quân Nhật đã cho chiến đấu cơ lên nghinh cản, nhưng kết

luận rằng các phi cơ của Trung Cộng không xâm phạm không phận Nhật.

Hồi tháng 7, Trung Cộng cũng cho nhiều phi cơ ném bom H-6Ks bay qua vùng này, gây nên

những phản đối của cả Nhật lẫn Đài Loan. Qua tháng 8, những phi cơ này bay ở bán đảo Kaisan

Kii rất gần đất liền của Nhật. Sau khi Nhật gửi công hàm phản đối, Trung Cộng lên giọng kẻ cả

nói rằng Nhật nên làm quen với chuyện này, không có gì phải ầm ỉ lên thế. Họ còn đe dọa sẽ tiếp

tục bay như thế cho dù có phải đương đầu với bất cứ trở lực nào!

Giữa Nhật Bản và Trung Cộng đang có tranh chấp về chủ quyền trên một nhóm đảo Sensaku

ở phía dông Trung Hoa do Nhật quản lý. Trung Cộng thì gọi tên là Diaoyu Islands, và Đài Loan

cũng đòi chủ quyền các đảo đó mà họ đặt tên là Tiaoyutai.

Căng thẳng giữa Nhật và Tàu gia tăng từ năm 2013 khi Trung Cộng tự tuyên bố rằng khu vực

Sensaku là vùng phòng không của họ và họ có toàn quyền kiểm soát không phận toàn vùng đó.

Để đối lại, Nhật thành lập thêm một không đoàn đặt căn cứ tại Naha Air Base ở Okinawa. Nhật

cũng tăng gấp đôi số lượng chiến đấu cơ dành cho các phi vụ ngăn chặn.

Những biến cố này cho thấy tham vọng to lớn của

Trung Cộng tại Thái Bình Dương khi mà nước Cộng Sản

này đang hiện đại hoá quân đội của họ với tốc độ nhanh.

Các nước trong vùng đang bắt đầu lo ngại cho một tương

lai không xa.

Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ bị bọn di dân bất hợp

pháp giết chết

Chủ Nhật tuần vừa rồi lại xẩy ra chuyện di dân lậu giết chết nhân viên cảnh sát biên phòng.

Hai nhân viên cảnh sát biên phòng ở Texas, trong khi tuần tiểu biên giới ở khu vực Big Bend

đã bị một nhóm di dân bất hợp pháp phục kích. Anh Rogelio Martinez, 36 tuổi, bị bọn di dân này

dùng đá đập vào đầu chết tại chỗ. Người bạn đồng sự cũng bị đánh vào đầu nhưng may mắn chỉ

bị thương nặng.

Ủy Hội Biên Phòng Quốc Gia (National Border Patrol Council (NBPC)) cho hay hiện chưa

biết được hết chi tiết của vụ này. Nhưng khi khám nghiệm ở hiện trường, thì họ tin rằng anh

Martinez đã bị đập vào đầu bằng những vũ khí mà theo họ, có lẽ là các tảng đá.

Thống Đốc Texas đã ra thông cáo treo giải 20 ngàn đô la cho bất cứ ai cung cấp được tin tức

về thủ phạm.

Theo báo cáo, hai cảnh sát biên phòng này nghe được có những hoạt động của bọn di dân lậu

tại khu vực trạm Van Horn, gần xa lộ Liên Bang số 10. Họ lần theo dấu chân và đã bị bọn dân

lậu phục kích. Dù Martinez đã gọi điện thoại yêu cầu giúp đỡ, nhưng đã quá trễ.

Khu vực Big Bend, nơi xảy ra vụ giết này, là nơi có nhiều núi non hiểm trở nên ít được bọn

di dân lậu chiếu cố dùng để vượt biên. Trong hơn 61 ngàn trường hợp mà cảnh sát biên phòng

126 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

bắt giữ từ tháng 10, 2016 đến tháng Năm 2017, chỉ có một phần trăm là xảy ra ở khu Big Bend

mà thôi.

Từ cuối năm 2003 đến nay, có 38 nhân viên cảnh sát biên phòng (chưa tính anh Martinez) đã

bị chết trong khi thi hành công vụ.

Vụ giết người này gây nhiều căm phẫn trong dân chúng và càng làm cho mục tiêu xây bức

tường biên giới của Tổng thống Trump được thêm sự ủng hộ.

Cơn sóng thần Sách nhiễu tình dục tràn vào giới truyền thông

Mấy tuần qua, chuyện sách nhiễu tình dục dường như

đang trở thành một cơn sóng thần mà không chừa một giới

nào trong xã hội. Những vụ cô giáo, thầy giáo làm tình

với các học sinh vị thành niên gần như xảy ra hàng tuần.

Báo chí, đài truyền hình hiện nay khai thác tối đa về

những vụ này trong giới chính trị gia; đặc biệt trong giai

đoạn tranh cử các chức vụ cấp Liên Bang, Tiểu Bang.

Các vụ xảy ra trong giới điện ảnh mà chúng tôi có đề

cập trong các bài trước như vụ Harvey Weinstein, Kevin

Spacey, James Toback, Ben Affleck, Richard Dreyfuss…

Thì nay, thêm nhiều vụ trong giới truyền thông mà

nặng nề nhất là nhóm liberals. (Chris Savino, Roy Price

(Amazon Studio), Mark Halperin (ABC), Michael Oreskes (National Public Radio), Lockhart

Steele (Vox Media), Glenn Thrush (New York Times), Louis C.K. (hài hước) , Charlie Rose

(PBS,CBS)), Bill O‟Reilly (Fox News, thuộc Bảo Thủ)

Vụ hai đài CBS, PBS và tổ hợp truyền thông Bloomberg sa thải ông Charlie Rose được coi là

nổi bật nhất. Ông này là minh tinh trong giới truyền hình; nắm vai trò chính trong chương trình

“CBS Sáng Nay” (CBS This Morning) và cũng là minh tinh của đài PBS từ nhiều năm nay. Sau

khi bị 8 phụ nữ lên tiếng tố cáo về các hành vi sách nhiễu tình dục, Charlie Rose đã thừa nhận tội

lỗi (I am greatly embarrassed) qua lời tuyên bố hoặc các bản văn.

Hành vi sách nhiễu của ông này từ những năm của thập niên 1990 đến 2011 dưới nhiều hình

thức. Từ việc gọi điện thoại nói tục, khoả thân trước các phụ nữ, bốc hốt vào ngực, mông và chỗ

kín các cô. Đa số các cô là những người làm việc trong đài hoặc những cô muốn vào làm trong

chương trình The Charlie Rose show. Lợi dụng vị thế của mình, Charlie Rose ra điều kiện sẽ cho

các cô những việc làm lương lên tới hàng trăm ngàn để đổi lấy tình dục. Chương trình The

Charlie Rose show này có từ 1991 trên đài PBS, đuợc quay tại bản doanh của tổ hợp truyền

thông Bloomberg; còn chương trình “CBS This Morning” ra đời năm 2012 và phát triển rất

nhanh, cạnh tranh với các chương trình “Good Morning America” của đài ABC.

Charlie Rose, năm nay 75 tuổi, từng được báo Time vinh danh là 1 trong 100 người gây

nhiều ảnh hưởng nhất trong năm 2014 và cũng được cựu Thị Trưởng New York Michael

Bloomberg xem là một trong những nhân vật quan trọng và ảnh hưởng nhất trong giới báo chí

truyền thông.

Ngoài giới truyền thông, thì sự việc bác sĩ Lawrence Nassar, 54 tuổi, phụ trách sức khoẻ cho

đoàn nữ thể thao môn thể dục (Gymnastic) của Hoa Kỳ cũng bị gần 150 cô tố cáo đã lợi dụng

chức vụ mà có những hành vi sách nhiễu các cô; đặc biệt là lúc các cô ngủ. Đoàn thể dục nữ từng

đem nhiều huy chương vàng thế vận về cho Hoa Kỳ. Trong số các nạn nhân có cả những em đoạt

CBS This Morning co-hosts (L-R) Norah

O'Donnell, Charlie Rose and Gayle King

with Chris Licht, Vice President

127 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

huy chương vàng như Aly Raisman, McKayla Maroney và Gabby Douglas, và có em bị lạm

dụng khi ở tuổi 13. Ông này đã nhận tội trước toà và có thể bị đến 25 năm tù.

Và tràn qua giới chính khách lần nữa

Cựu Tổng thống George H.W. Bush và Thương Nghị Sĩ Al

Franken là những nhân vật mà chúng tôi đề cập trong chương trình

Thời Sự tuần trước. Nay lại thêm một vài phụ nữ lên tiếng tố cáo về

hành vi sách nhiễu của hai vị này.

Nhưng mới nhất, lại thêm ông Dân Biểu Dân Chủ John Conyer

thuộc Tiểu Bang Michigan được lôi ra ánh sáng.

Một phụ nữ từng làm trong văn phòng ông Conyer đã tố cáo

rằng ông ta cho bà thôi việc vì bà chống lại sự tấn công tình dục của ông. Chuyện xảy ra năm

2015. Văn phòng ông Conyer đã kín đáo thương lượng bồi hoàn cho bà này hơn 27 ngàn đô la để

xếp lại vụ khiếu nại của bà.

Nhiều nhân viên văn phòng ông Conyer cũng cho tờ báo BuzzFeed hay rằng họ thấy tận mắt

ông dân biểu già này từng sờ mó vào đùi, lưng các cô các hay đòi hỏi chuyện tình dục. Một cô

cựu nhân viên nói rằng cô được giao nhiệm vụ lập một danh sách các phụ nữ mà ông Conyer có

quan hệ tình dục và cô cũng có nhiệm vụ gọi các phụ nữ này đến mỗi khi ông cần chuyện đó.

Việc di chuyển các phụ nữ là bằng các phương tiện của Quốc Hội.

Ông Mike Cernovich, một nhà hoạt động đã cung cấp các tài liệu chính xác cho báo

BuzzFeed nhằm mục đích không để phe Dân Chủ có thể phủ nhận những chuyện xấu này và trở

ngược lại tấn công những người tố giác như trường hợp bà Hillary Clinton đã làm đối với những

phụ nữ bị chồng bà là Bill Clinton quấy nhiễu lúc ông ta còn làm Thống Đốc Arkansas hay Tổng

thống Hoa Kỳ.

Ông Conyer, da đen, năm nay 88 tuổi, là một thành viên Dân Chủ cao cấp trong Ủy Ban Tư

Pháp Hạ Viện và cũng là dân biểu lâu năm nhất (52 năm). Ông là Dân biểu Liên Bang của đơn vị

13, Tiểu bang Michigan từ năm 1965 đến nay.

Trong 20 năm qua, chính phủ đã dùng 17 triệu tiền thuế của dân để trả cho các vụ dàn xếp do

những hành vi sách nhiễu tình dục và những vi phạm nơi công sở do các nhân viên trong Quốc

Hội khiếu nại.

Người ta phê bình rất gắt gao đảng Dân Chủ từng đưa ra chiêu bài đấu tranh cho phụ nữ,

nhưng trong những vị dân cử, những nhà hoạt động bị kết án vì việc này đại đa số là các thành

viên Dân Chủ. Nhiều vị Dân Chủ mà thiếu Cộng Hoà thì cũng buồn. Hôm thứ Tư, Dân Biểu

Liên Bang Joe Barton (Republican) thuộc Tiểu Bang Texas cũng lên tiếng xin lỗi vì những hành

vi bất xứng của ông. Đó là việc ông tự chụp hình khoả thân của mình gửi cho bồ, rồi không rõ từ

đâu, xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Ông này, 68 tuổi, cũng là một trong các vị dân biểu

lâu năm ở Quốc Hội (32 năm). Tại Quốc Hội Tiểu bang Minnesota, Dân biểu Tony Cotnish (66

tuổi, CH) và Nghị Sĩ Dan Schoen (42 tuổi, DC) đã phải từ chức vì bị tố cáo tội sách nhiễu tình

dục.

Dù có sự yêu cầu của các đồng viện và cử tri, hai ông Conyer và Barton cũng không chịu từ

chức. Luật sư Arnold Reed của ông Conyers còn nói rằng: “Nếu bắt những người bị tố cáo từ

chức, thì trong nước Mỹ này, sẽ có rất nhiều người mất việc, kể cả các dân biểu, nghị sĩ và Tổng

thống!”. Ông ta quên hai điều: (1) Đây là sự lạm dụng quyền lực để sách nhiễu tình dục của

những vị đương quyền. Ông Conyers rơi vào hoàn cảnh này, còn ông Trump trước đây nếu có vi

128 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

phạm thì khác; (2) Ông Conyers bị tố cáo có bằng chứng và đã thú nhận, còn TT Trump thì

không!

Dân biểu Bob Brady (Dân Chủ, Pennsylvania) đang bị FBI điều tra vì đã thương lượng, hối

lộ cho đối thủ Jimmie Moore 90 ngàn đô la để ông này bỏ cuộc trong bầu cử năm 2012.

Có vị sẽ hỏi tại sao phe Dân Chủ nhiều vi phạm và mâu thuẫn như thế? Có lẽ do tư tưởng

phóng khoáng, không coi trọng giá trị cổ truyền, tôn giáo như những người Cộng Hoà. Trong lúc

nhà thờ càng ngày càng vắng người, phe bảo thủ càng ngày càng thu lại; xã hội Mỹ đã chạy theo

chiều hướng phóng túng này từ hàng chục năm qua thể hiện qua những phim ảnh, sách báo mang

tính khiêu dâm và bạo lực mà trung tâm sản xuất là Holywood, tổng hành dinh của tả phái và

liberals!

Gái điếm ngoại quốc và an ninh lãnh tụ!

Trong chuyến ghé qua Việt Nam của Tổng thống Trump, vài nhân viên tháp tùng đã có

những quan hệ tình dục với các phụ nữ Việt Nam và đang bị ngưng chức để điều tra. Đó là ba

quân nhân thuộc một đơn vị chuyên môn làm trong toà Bạch Cung, đi theo phái đoàn để phụ

trách bảo mật về truyền thông. Ba người này bị cáo buộc là đã vi phạm lệnh cấm nghiêm nhặt

khi có quan hệ với các cô gái địa phương một cách bất chính.

Quý vị chắc còn nhớ năm 2012 vào thời cựu Tổng thống Obama. Khi ông ta đi thăm chính

thức nước Columbia, có 10 nhân viên mật vụ đã thuê gái điếm và đem vào tận phòng khách sạn

nơi đoàn tùy tùng trú ngụ, là nơi có nhiều tài liệu thuộc loại mật về hành trình và thời khoá biểu

của Tổng thống Obama. Rồi vào tháng 8 năm nay, cũng xảy ra chuyện tương tự khi bốn quân

nhân tháp tùng Phó Tổng thống Mike Pence trong chuyến thăm viếng Panama. Bốn người này đã

để cho các cô gái vào tận khu vực an ninh trong lúc chuẩn bị chờ chuyến bay ông Pence đáp

xuống.

Iran loan báo sự cáo chung của Nhà Nước Islam (ISIS)

Thế là sau ba năm làm mưa làm gió trên một vùng đất rộng

chiếm của Iraq và Syria, cái gọi là “Nhà Nước Islam của Syria và

Iraq” coi như cáo chung.

Tổng thống nước Iran, Hassan Rouhani, hôm thứ ba loan tin về

sự cáo chung của ISIS trong khi những chỉ huy quân sự cao cấp ngỏ

lời ghi ơn đến hàng ngàn binh sĩ đã thiệt mạng trong những cuộc

hành quân do Iran tổ chức để đánh lại quân khủng bố ISIS. Những

binh sĩ này được phong tặng là người tử đạo.

Vào lúc cực thịnh năm 2015, ISIS có cả trăm ngàn chiến binh (con số ước tính dao động từ

80 ngàn đến 200 ngàn!) trong đó khoảng một nửa là người từ các nước khác tham gia. Báo cáo

của Hoa Kỳ là 30 ngàn và của Liên Hiệp Quốc thì có khoảng 15 ngàn từ 80 nước khác nhau.

Tunisia đông nhất khoảng 5000, kế đó là Saudi Arabia 2500, Nga 2500, Pháp và Jordan mỗi

nước khoảng 2000. Các nước còn lại là Morocco, Lebanon, Đức, Lybia, Anh, Lebanon,

Indonesia, Uzebekistan, Indonesia, Pakistan… Dường như có cả người Việt Nam.

Vì ISIS chủ trương thành lập nhà nước Hồi Giáo Sunni, nên các nước mà giáo phái Shia là đa

số đều chống lại ISIS. Các nước Hồi theo Shia như Iraq, Azerbaijan… và các nhóm thuộc Shia

như Hezbolla (Lebanon), Peshmerga (Kurdish), al-Nusra (Syria, trước từng gia nhập ISIS nhưng

sau đó tách ra) đều chống ISIS. Các trường hợp ngoại lệ: Saudi Arabia thì có đến từ 75 đến 90%

129 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

theo Sunni, Lebanon là nước Trung Đông có tỷ lệ dân theo Thiên Chúa Giáo cao nhất 40%, còn

số dân theo Sunni là 27%, bằng số dân theo Shia.

Iran là nước Hồi Giáo có từ 90 đến 95% dân số theo phái Shia. Vì thế, khi Hoa Kỳ rút quân

khỏi Iraq, Iran liền đưa quân vào giúp ngay để đánh ISIS khi đó đã chiếm hết vùng phía Bắc của

Iraq. Iran cũng cùng với Nga, chiến đấu bên cạnh quân chính phủ Syria của Tổng thống Assad.

Hàng ngàn binh sĩ trong đoàn Vệ Binh tinh nhuệ của Iran đã tử trận ở hai chiến trường Iraq và

Syria.

Tổng thống Rouhani đã nói trên đài truyền hình Iran rằng Thượng đế đã phù trợ cho cuộc

chiến đấu trong khu vực và đã cất đi khỏi hiểm họa của bọn ác nhân. Tuy gốc rễ của chúng đã bị

bứng đi, nhưng mầm mống của chúng vẫn còn và đang lẫn vào bí mật để có thể gây ra cuộc

chiến du kích hay tiếp tục các vụ khủng bố. Talibanở Afghanistan và al-Qeada ở rải rách nhiều

nước Trung Đông và Phi Châu vẫn còn hoạt động. Hôm thứ Ba, Một vụ đánh bom xảy ra tại một

nhà thờ Hồi Giáo ở thị trấn Mubi, Nigeria làm 50 người chết. Tên đánh bom là một thiếu niên 17

tuổi. Hiện chưa biết vụ này do tổ chức nào chủ mưu.

Trong khi Hoa Kỳ liệt Iran vào nhóm những quốc gia ma quỷ, khủng bố; thì ngược lại Tổng

thống Iran Rouhani cũng tố cáo Hoa Kỳ và Isral giúp đỡ cho bọn Nhà nước Islam. Ông ta cũng

phê bình những cường quốc Ả Rập và đặt câu hỏi cho họ về sự lặng im trước những người dân

chết ở Yemen là nơi đang có nội chiến giữa quân chính phủ Yemen và loạn quân Houthi do Iran

yểm trợ.

Cùng lúc, có tin cho hay thủ lĩnh nhóm khủng bố Hezbolla là Hassan Nasrallah tuyên bố sẽ

rút hết các chiến binh của họ ra khỏi Iraq sau khi cái gọi là Nhà Nước Islam (ISIS) bị tan vỡ và

mất hết đất đai. Hezbolla là nhóm khủng bố Hồi Giáo xuất phát từ Lebanon nhưng họ cũng

chống lại khủng bố ISIS. Tại Syria, nhóm quân Hezbolla này được Iran xem là nhiều công trận

trong cuộc chiến chống ISIS.

Về phía Nga, Tổng thống Putin đột ngột tuyên bố Nga sẽ chấm dứt các cuộc hành quân tại

Syria sau khi ông thảo luận cùng Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tổng thống Assad đang

viếng thăm nước Nga để cám ơn sự giúp đỡ của Nga trong cuộc chiến tranh. Tổng thống Putin sẽ

có cuộc điện đàm với Tổng thống Trump về việc này trong tuần này.

Con ăn cắp, cha coi đó là việc nhỏ!

Ba cầu thủ bóng rỗ trường Đại Học UCLA bị công an

Trung Cộng bắt giữ vì tội ăn cắp trong cửa tiệm ờ Hàng

Châu. Tổng thống Trump đã can thiệp trực tiếp với Chủ

Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình để xin tha. Họ đã về lại

nước Mỹ sau đó.

Bản thân ba anh này (LiAngelo Ball, Jalen Hill, và

Cody Riley) đã lên tiếng cám ơn Tổng thống Trump khi họ

về đến phi trường Los Angeles. Vì nếu không có ông, thì họ sẽ

lãnh bản án từ 5 đến 10 năm theo luật Trung Cộng.

Nhưng ông Lavar Ball, cha của anh LiAngelo Ball lại có

những lời vô ơn khi phát biểu trên đài ESPN. Ông ta cho rằng việc

lấy cắp kính đao mắt chẳng có gì là trầm trọng cả, và không cần

thiết phải nhờ đến Tổng thống Trump can thiệp. Ông ta còn thắc

mắc tại sao không cho mấy tên ăn cắp về trên chiếc Air Force One của Tổng Thống!

130 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tổng thống Trump hôm Chủ nhật đã tweet ra mạng xã hội phản ứng của ông. Ông chua chát

nói rằng phải chi ông để cho mấy chú ăn cắp này cứ ở trong tù của Trung Cộng. “I should have

left thêm in jail."

LiAngelo có một người anh là cầu thủ trong đội bóng rỗ nhà nghề nổi tiếng Lakers của Los

Angeles. Chính ông LaVar cũng có mặt tại Trung Hoa vào cùng thời điểm đó để quảng cáo cho

giày thể thao Big Baller, là hiệu giày của gia đình. Điều này chứng tỏ gia đình Ball cũng rất giàu

có. Nghe đâu anh LiAngelo Ball là chủ chiếc xe Lamborghini, là loại xe thể thao của Ý mà giá

lên tới hàng trăm ngàn đô la mỗi chiếc.

Thế mới biết đâu chỉ có người nghèo tham lam hay ăn cắp vặt đâu? Mười sáu năm trước, (12

tháng 12, 2001) cô đào xi nê xinh đẹp và nổi tiếng Wynona Ryder cũng bị bắt quả tang đang lấy

cắp đồ trị giá 5500 đô la trong một cửa tiệm sang trọng ở Beverly Hill. Vì cô là tài tử nổi danh và

nhờ mướn luật sư giỏi, nên cô chỉ bị phạt tiền và ba năm án treo mà thôi.

Nhiều người cũng phê bình Tổng thống Trump trong việc lời qua tiếng lại với Lavar Ball.

Đúng ra thì trong cương vị Tổng thống, ông Trump không nên có những tranh cãi với một người

dân thường, nhất là với những kẻ không ra gì như ông LaVar Ball. Thì giờ và năng lực của ông

nên dành cho những việc lớn hơn, có tầm vóc hơn. Hình như ông mất quá nhiều thì giờ cãi cọ

những chuyện quá nhỏ nhặt. Trong vụ ứng cử viên Roy Moore, Tổng thống cũng đã lên tiếng

bênh vực khi lập đi lập lại việc ông Moore đã chối bỏ các sự tố cáo ! Theo chúng tôi, đó là điều

Tổng Thống không nên can thiệp khi mà chưa biết chắc ông này có vi phạm hay không.

Người Mỹ gốc Ấn thành công trong lãnh vực chính trị hơn các sắc dân Á Châu khác.

Trong các phúc trình và báo cáo, thống kê của chính phủ, thì

người Mỹ gốc Á Châu được đánh giá là thành đạt nhất về giáo

dục và kinh tế cùng nhiều lãnh vực khác.

Theo thống kê 2015, có hơn 53.9% người Mỹ gốc Á Châu

trên 25 tuổi có bằng Đại học 4 năm, cao hơn người Mỹ da trắng

(32.8%) và vượt rất xa người Mỹ gốc Phi Châu (22.5%) và Mỹ

gốc Hispanic (15.5%)

Những người có bằng trên đại học thì Mỹ gốc Á có tỷ lệ

21.4%, so với da trắng 12.1%, da đen 8.2%) da nâu (4.7%).

Nhưng đó là con số của người gốc Á nói chung. Khi đi vào chi tiết về học vấn, thì người Mỹ

gốc Ấn Độ vượt trội so với các sắc dân khác (hơn 61% có bằng đại học). Kế đó là người Tàu

(47%), Korean (45%), Filippino (42%), Nhật Bản (41%), rồi mới đến Việt Nam (20%),

Cambodian (9.1%), Laotian (7.6%). Những con số trên là theo thống kê năm 2000 khi tỷ lệ

chung của Mỹ là 24.4%, nay chắc có nhiều thay đối

tiến bộ hơn.

Về phương diện kinh tế, vào năm 2016, lợi tức

trung bình hàng năm của gia đình người Mỹ gốc Á là

cao nhất ($81,431) so với người da trắng $65,041,

Hispanic ($47,675) và thấp nhất là da đen ($39,490).

Học vấn là chìa khoá mở cửa cho sự sung túc. Vì

thế, có lẽ người Mỹ gốc Ấn cũng có lợi tức vượt hẳn

những người Mỹ gốc Á khác. Hiện nay, có rất nhiều

kỹ sư, bác sĩ người gốc Ấn tại các công ty và các

bệnh viện lớn. Người Ấn cũng khuyếch trương thành

131 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

đạt trong lãnh vực kinh doanh. Họ sống trong những khu gia cư ngoại ô đắt tiền, cho con cái học

các trường tư nổi tiếng.

Nhưng còn một thành đạt khác mà ít ai nhắc tới.

Đó là người Mỹ gốc Ấn càng ngày càng tham gia vào sinh hoạt chính trường từ các chức vụ

dân cử cho đến các chức vụ hành pháp, mà điển hình là bà Nikki Haley từng là Thống Đốc South

Carolina và nay là Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Theo thăm dò mới đây, bà được đánh giá

là chính trị gia giỏi nhất qua những bài diễn văn sắc sảo của bà. Người ta khen bà biết lựa lời,

diễn đạt ý một cách rõ ràng, và biết đắn do khi phát ngôn từ tốn và giản dị.

Ông Bobby Jindal cũng từng là Thống Đốc Tiểu Bang Louisiana và ra tranh cử Tổng Thống

ở vòng đầu năm 2016.

Trong cuộc bầu cử cấp tiểu bang và các địa phương, người Mỹ gốc Ấn đuợc xem là có những

chiến thắng lớn nhất. Từ Tiểu bang Washington bên bờ Tây qua đến New Jersey ở bờ Đông,

những tổ chức của người Mỹ gốc Ấn chứng tỏ sự lớn mạnh, gây nhiều thanh thế và ảnh hưởng.

Họ vượt qua được sự kỳ thị nhắm vào người Ấn Độ và đã thắng trong nhiều chức vụ. Trong đó

phụ nữ gốc Ấn chiếm đa số.

Người Mỹ gốc Ấn chiếm 1% dân số, và hiện họ cũng

có tỷ lệ 1% trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Năm ngoái, chỉ có 1

vị là dân biểu Ami Bera (D-CA), sau bầu cử 2016, có đến

5. Đó là các dân biểu Raja Krishnamoorthi (D-IL), Ro

Khanna (D-CA) và Pramila Jayapal (D-WA), và Thượng

Nghị Sĩ Kamala Harris (D-CA) . Toàn là các vị Dân Chủ?

Năm vị này đủ thành lập một nhóm gọi là “Samosa

Caucus”

Tại cấp Tiểu bang, thành phố, có thêm 25 ứng cử viên

gốc Ấn thắng cuộc, trong đó có 15 là phụ nữ. Chỉ riêng tại New Jersey, có đến 16 người.

Rất nhiều dân biểu gốc Ấn không phải sinh đẻ tại Hoa Kỳ mà là di dân! Dân biểu Pramila

Jayapal, 52 tuổi, là phụ nữ gốc Ấn đầu tiên được bầu vào Quốc Hội Hoa Kỳ. Dân Biểu Hạ Viện

Tiểu Bang Ohio Niraj Antani (R), là người trẻ nhất (26 tuổi).

Người Mỹ gốc Việt tuy đông, khoảng 1.5 triệu, nhưng con số tham gia chính quyền chưa

cao, và cũng chỉ lác đác ở cấp Tiểu bang và thành phố mà thôi. Một số các ứng cử viên người

Mỹ gốc Việt khi ra tranh cử lại bị đồng hương gốc Việt nghi ngờ nhiều về lập trường Quốc/

Cộng và phần nào cũng do sự kiện có vài người sau khi đắc cử từng phản bội cử tri để chạy theo

quyền lợi riêng tư, bắt tay với kẻ thù chung.

132 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần ngày 2 tháng 12, 2017

Phe Dân Chủ chơi trò Double Standard

Trong lúc cả hai – Thượng Nghị Sĩ Al Franken và

Dân Biểu John Conyers – dã công khai thú nhận những

việc xấu xa của họ và lên tiếng rằng họ xấu hổ vì những

hành vi đó, thì bà lãnh tụ khối thiểu số Hạ viện Nancy

Pelosi ra sức bảo vệ, bào chữa cho ông Conyers. Trong

chương trình Meet the Press của đài NBC, bà Pelosi gọi

ông Conyers là một “hình tượng tiêu biểu” (icon) của

nước Mỹ vì đã từng làm nhiều việc to tát để bảo vệ phụ

nữ! Bà ta đòi hỏi việc các bà tố cáo ông Conyers phải đuợc điều tra kỹ theo thủ tục chứ không

thể kết luận dựa trên lời tố cáo. Bà Pelosi cho rằng chỉ vì mới có một vài người tố cáo thì không

đủ để kết tội. Bà ta còn nói rằng ông Conyers biết ông ta sẽ làm điều đúng nào đó. Sáng thứ

Năm, có tin ba Dân Biểu Dân Chủ (có cả bà Pelosi!) lên tiếng yêu cầu hai ông Conyers và

Franken hãy từ chức. Bà Dân biểu Marsha Blackburn thì sửa soạn dự luật bắt các dân cử bỏ tiền

túi ra hoàn trả lại cho công quỹ những khoản tiền mà Quốc Hội chi trả để dàn xếp cho các vụ

sách nhiễu tình dục của họ!

Nhưng hai ông dân cử Dân Biểu nói trên vẫn còn muốn bám lấy chiếc ghế của họ mà không

chịu từ chức sau khi đã nhận tội và bị các đồng viện yêu cầu. Ông Franken còn biết nói rằng sẽ

khó mà lấy lại lòng tin của cử tri. Ông Conyers chỉ chịu rút lui khỏi Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện

mà thôi. So ra, thì các vị này kém xa người Nhật, Hàn… Những viên chức Nhật, Hàn có lòng tự

trọng và tinh thần trách nhiệm rất cao. Khi họ làm sai, hay thậm chí do nhân viên dưới quyền

làm sai, các vị cấp trưởng cũng nhanh chóng nhận lỗi và từ chức ngay.

Trong khi đó, đối với việc ông Roy Moore bị tố cáo, chưa thấy bằng chứng gì, thì cả phe Dân

Chủ lẫn vài vị Cộng Hoà đã thôi thúc ông ta bỏ cuộc trong kỳ bầu cử chức Thượng Nghị Sĩ đại

diện Tiểu Bang Alabam sắp tới.

Nhìn lại vụ Bill Clinton, khi ban điều tra của ông Ken Starr đã có đủ bằng chứng kết luận và

chính ông Bill Clinton cũng phải cúi mặt thú nhận trên TV những tôi sách nhiễu tình dục, hiếp

dâm, bê bối… với cả chục phụ nữ, thì phe Dân Chủ, khi đó là đa số trong Quốc Hội đã che chở

và giữ cho ông ta chiếc ghế Tổng Thống.

Người ta cho rằng phe Dân Chủ đã áp dụng nguyên tắc “Double Standard” mỗi khi phán xét

hay xử trí một sự việc miễn sao có lợi cho mình và gây hại cho đối thủ!

Tham vọng của Trung Cộng qua kế hoạch OBOR.

Trong khi cần đối diện với sự đe dọa chiến tranh nguyên tử

Bắc Hàn, thì Trung Cộng đang có những mưu đồ chuyển sự đe

dọa vào Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ tại vùng Á Châu và

ngay cả Âu, Phi.

133 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trung Cộng đang xúc tiến hai kế hoạch lớn với hy vọng sẽ nắm vai trò thống lĩnh trong chính

trường toàn cầu.

Để làm sống lại điều mà chúng ta từng biết qua tên “con đuờng tơ lụa”, Tập Cận Bình khởi

xướng một kế hoạch lớn đầy tham vọng. Đó là OBOR (one belt, one road). Qua kế hoạch này,

Trung Cộng đã bộc lộ tham vọng bá chủ kinh tế cả vùng Á Châu và Thái Bình Dương. Chương

trình OBOR khởi đầu với ngân sách 40 tỷ đô la và còn phát triển thêm, dùng xây dựng các hạ

tầng cơ sở của Trung Cộng tại các nước láng giềng. Kế hoạch OBOR này sẽ nối liến các nước

Đông Nam Á bằng một hệ thống hoả xa siêu tốc, thiết lập một con đuờng giao thương trực tiếp

từ Begium đến Hoa Lục. Nếu thành công, Trung Cộng sẽ trở thành một siêu cường kinh tế và

chế ngự cả môi trường chính trị thế giới.

Nhưng liệu tham vọng này có thành tựu không? Câu trả lời hiện nay là bất khả thi. Nó như

kiểu con nhái muốn to bằng con bò! Ví von như thế chắc sẽ có người cho là không ổn. Vì nước

Trung Hoa rộng lớn, đông dân và đang có một nền kinh tế phát triển, một nền quốc phòng khổng

lồ nhiều uy lực! Nhưng nếu tìm hiểu sâu vào thực chất, thì chúng ta sẽ chứng minh được tất cả

những gì tuởng là đồ sộ bên ngoài chỉ là thứ người khổng lồ đi trên đôi chân bằng đất sét mà

thôi.

Tiến sĩ Derek Scissors thuộc American Enterprise Institute cũng cho rằng Trung Cộng không

có khả năng thực để thực hiện các mưu đồ đầy tham vọng. Trước hết, ông nêu ra vấn đề tài

chánh mà Trung Cộng sẽ phải gặp nhiều khó khăn hơn dự kiến ban đầu. Để có thể đổ hàng chục

tỷ đô la vào kế hoạch, Trung Cộng sẽ phải đương đầu với sự gia tăng hỏa tốc những món nợ

trong nội địa. Và số tiền hàng chục tỷ kia, chỉ để xây dựng hạ tầng cơ sở nhưng không đủ để đầu

tư vào các nước. Như thế, chỉ có các công ty xây dựng là hưởng lợi chứ chưa có khả năng đầu tư

sản xuất để tạo được uy thế chính trị quốc tế.

Xét kỹ thì kế hoạch OBOR của Trung Cộng cũng không tạo ra mối đe doạ trực tiếp nào cho

quyền lợi của Hoa Kỳ. Trên bình diện quốc tế với quyền tự do cạnh tranh thì Trung Cộng cũng

đuợc phép đầu tư vào thị trường nào họ muốn, và cũng đuợc quyền tạo thanh thế chính trị như

Hoa Kỳ, Nga hay bất cứ quốc gia nào. Hoa Kỳ chỉ còn một biện pháp là khuyến khích những

doanh nghiệp của mình cạnh tranh lại tại những thị trường mà Trung Cộng đang nhắm tới.

Vậy thì có mối đe doạ nào mà Hoa Kỳ phải quan tâm?

Có đấy. Đó là mối đe dọa mà Trung Cộng đang áp đặt tại biển Đông

mà chắc chắn sẽ tạo nhiều đe dọa nghiêm trọng cho quyền lợi và uy thế

chính trị của Hoa Kỳ và các đồng minh.

Từ nhiều năm nay, Trung Cộng không ngừng gia tăng chiếm đoạt các

hòn đảo ở biển Đông của Việt Nam, nơi mà nhiều nước trong vùng lên

tiếng đòi chủ quyền và đang có những tranh chấp dai dẳng. Ỷ vào sức

mạnh, Trung Cộng đã coi thường phán quyết của Toà Án Quốc Tế vào

tháng 7 năm ngoái phủ nhận chủ quyền của Trung Cộng trên hải phận mà

họ chiếm đoạt.

Không những thế, Trung Cộng còn xây thêm các đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự

trên đảo nhằm kiểm soát cả một vùng biển rộng lớn cũng như mở thêm tầm với về quân sự,

khống chế cả khu vực Đông Nam Á Châu.

Khu vực thủy lộ này mỗi năm có đến 5 ngàn tỷ đô la hàng hoá di chuyển qua lại là quyền lợi

của nhiều quốc gia, nay nằm trong sự kiểm soát và ngăn chặn của Trung Cộng. Đã có nhiều sự

thách thức giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ liên quan đến vùng này trong năm qua.

134 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Không cò nghi ngờ gì nữa. Sự kiện tăng cường khả năng hải quân tại vùng biển Đông, chứ

không phải OBOR, mới là đe doạ chính cho quyền lợi Hoa Kỳ và đồng minh.

Về phía Hoa Kỳ, phải duy trì sự có mặt thường xuyên các hạm đội hùng mạnh ở Thái Bình

Dương. Không phải chỉ để phô trương sức mạnh, mà để bảo vệ hải hành cho những thương

thuyền qua lại ở vùng này. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng phải tổ chức thường xuyên các cuộc diễn tập

quân sự với các đồng minh Ấn, Nhât, Đài Loan, Philippines để chứng tỏ sự sẵn sàng nhập cuộc,

trả đũa tức thời bất cứ hành vi hiếu chiến nào nhắm vào thương thuyền của Mỹ hay của các đồng

minh. Hoa Kỳ cũng rất cần đầu tư vào vùng Đông Nam Á, viện trợ cho họ vũ khí tối tân cũng

như tăng cường việc huấn luyện về quản lý trên biển.

Có làm như thế, Hoa Kỳ mới cho Trung Cộng nhìn thấy quyết tâm của mình là sẵn sàng có

bất cứ biện pháp nào để giữ gìn an ninh và hoà bình cho các quốc gia bạn và nhất là bảo vệ triệt

để quyền lợi chính của Hoa Kỳ về giao thương trên biển.

Trung Cộng phô trương thế lực ở Phi Châu

Ngoài hai sự kiện vừa nói trên, chúng ta cũng cần biết

thêm rằng cái vòi bạch tuộc của Trung Cộng đã thò qua tận

Phi Châu xa xôi từ thập niên qua. Hiện này thì nó càng đuợc

củng cố qua việc Trung Cộng thiết lập căn cứ quân sự tại

Djibouti

(Hình chụp ngày 1 tháng 8, 2017 cho thấy binh sĩ và xe

thiết giáp Trung Cộng đang tập họp trong lễ khai trương

Tổng hành dinh ở Djibouti)

Căn cứ hải quân này mới hoàn tất tháng trước, là căn cứ quân sự độc nhất của Trung Cộng ở

nước ngoài.

Tờ báo The South China Morning Post, có trụ sở chính ở Bắc Kinh, cho hay tại Djibouti,

Trung Cộng sẽ có những cuộc thao dượt quân sự phức tạp vào cuối năm này và sau đó, sẽ tổ

chức thường xuyên. Mục tiêu, theo tờ báo, là để bảo vệ hoà bình và bảo vệ quyền lợi của Trung

Cộng tại Phi Châu.

Djibouti là một nước cộng hoà nằm gần sừng Phi Châu chỗ eo biển nối liền Biển Đỏ và Vinh

Aden đi ra Ấn Độ Dương. Đối diện với Djibouti bên kia biển là nước Yemen. Vế mặt chiến lược

và kinh tế, Djibout đóng một vai trò rất quan trọng vì eo biển này là hải lộ nhộn nhịp nhất trên

thế giới.

Trung Cộng đã ve vãn nước Djibouti này để bắt đầu xây căn cứ quân sự từ năm 2015 mà

theo Bộ Ngoại Giao Trung Cộng là để đóng góp vào hoà bình ổn định trong khu vực cũng như

ngăn chặn bọn hải tặc Somali.

Để nới rộng thêm tầm với về tình báo và tiếp vận, Hải Quân Trung Cộng đang dự trù xây

thêm các trạm (hub) để bao trùm hết cả khu vực rộng lớn vùng Á Châu Thái Bình Dương. Theo

các nhà nghiên cứu chiến lược, Trung Cộng có thể sẽ đưa quân đến các hải cảng do họ điều hành

ở các nước vùng Ấn Độ Dương như Sri Lanca và Myanmar.

Năm ngoái, 2016, Trung Cộng đã chi thêm 40 tỷ đô la trong ngân sách quốc phòng mà dự trù

là 140 tỷ.

Hoa Kỳ có phản ứng gì không?

135 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Ngũ Giác Đài Hoa Kỳ thì tỏ sự quan tâm hơn vì biết rằng từ Djibouti, Trung Cộng sẽ còn

thiết lập thêm nhiều căn cứ quân sự khác ở nhiều nơi khác trên thế giới. Theo viên chức Bộ Quốc

Phòng Mỹ: ”Việc Trung Cộng sẽ có những tàu hải quân qua lại nơi đây là phản ảnh thanh thế

đang lên của Trung Cộng, cũng như làm nhân lên tầm với xa của họ trên thế giới. Đây không

phải chỉ là căn cứ đầu tiên, mà rồi sẽ còn nhiều căn cứ khác sẽ được thiết lập tại các đồng minh

của Trung Cộng” Hoa Kỳ e rằng sắp tới, sẽ là Pakistan?

Tại Pakistan, Trung Cộng có một cuộc đầu tư khổng lồ tại hải cảng Gwada. Đó là việc xây

dựng một hệ thống đuờng sá và nhiều nhà máy điện trong chương trình có tên là Hành lang Kinh

tế China-Pakistan (Economic Corridor)

Ấn Độ cùng phụ hoạ với Hoa Kỳ trong việc phản đối Trung Cộng thiết lập căn cứ quân sự và

bành trướng thế lực tại hải ngoại. Đặc biệt là tại hải cảng ở Pakistan mà theo Ấn, thì con đuờng

dự trù của Trung Cộng sẽ đi qua khu vực Kashmir nơi đang có tranh chấp giữa Pakistan và Ấn

Độ. Ấn cũng lên tiếng rằng căn cứ quân sự của Trung Cộng tại Djibouti có thể là con mắt tình

báo dòm ngó vào lãnh thổ phía Tây Ấn Độ.

Trong một bài diễn văn 2015, Tập Cận Bình trấn an rằng: “Người Trung Hoa chúng tôi yêu

chuộng hoà bình. Dù Trung Hoa có h ng cường đến đâu, chúng tôi cũng không mưu tìm sự bành

trướng. Trung Hoa không bao giờ gây khổ nạn cho bất cứ nước nào.”

Người nào, nước nào nghe và tin câu tuyên bố của Tập, thì hãy đọc lại cuốn sử ký Trung Hoa

dài hàng ngàn năm để nhìn ra cái tinh thần yêu chuộng hoà bình của người Tàu như thế nào. Xin

nhìn vào gương Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng và gần nhất, Việt Nam để xem người Tàu có

chủ trương bành trướng lãnh thổ hay không?

Theo nhận định của ông Sam Roggeveen, một nhà nghiên cứu về quân sự của Trung Hoa tại

Học Viện Chính Sách Quốc Tế Lowy , thì Trung Cộng có ý đồ hoá giải ưu thế của Hoa Kỳ để từ

đó trở nên lực lượng quân sự hùng hậu nhất ở trong vùng .

Ông nhắc nhở rằng: “Bây giờ, thì tham vọng của Trung Cộng chỉ có tính cách khu vực thôi.

Nhưng rõ ràng họ nuôi cả tham vọng toàn cầu. Trong khi họ còn ở trong giai đoạn sơ khởi, họ

đã bắt đầu tạo nền móng cho các giai đoạn sau rồi.”

Liệu Hoa Kỳ có bị yếu thế về kinh tế trước Trung Cộng hay không?

Thời Obama, người ta đã phàn nàn rằng Hoa Kỳ bị lép vế trước Trung Cộng về mọi mặt, đặc

biệt về giao thương và kinh tế, khi mức sai biệt mậu dịch là hơn 800 tỷ đô la mỗi năm, thiệt hại

nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Sự lép vế này hiện nay, dưới thời Tổng Thống Trump cũng chưa giải toả được dù trong

chuyến công du vừa qua của Tổng Thống Trump, ông đã đạt được một sự hứa hẹn và một hợp

đồng 250 tỷ đô la đem lại cho kinh tế Hoa Kỳ.

Nhìn sâu vào chi tiết thì Trung Cộng không có thế mạnh như chúng ta nghĩ đâu.

Trung Cộng đã phóng đại con số GDP của họ.

Từ 40 thập niên nay, chúng ta cứ nghe đến việc Trung Cộng tăng trưởng kinh tế ở tỷ lệ rất

cao, cao hơn Hoa Kỳ rất nhiều. Ví dụ, họ báo cáo rằng trong đệ nhị tam cá nguyệt năm 2009,

mức gia tăng là 7.9%. Nhưng song song việc này, thì Trung Cộng phải tiếp tục vay của thế giới

những món nợ rất lớn.

Trong khi GDP tính theo đầu người (per capita) chỉ là con số để tính toán trong kinh tế,

người ta cần nhìn vào lượng tài chánh chi dùng (disposable income) để đánh giá chính xác hơn.

Trung Cộng đã cho thấy con số tiền chi dùng này chưa đạt đến một nửa số GDP per capita.

Trong nền kinh tế tư bản, người ta tính đến tài sản quốc gia theo hình thức những khoản tiền để

136 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

chi dùng thay vì chỉ là con số để báo cáo. Đó là mãi lực trong dân chúng. Mãi lực này, tại Trung

Hoa chưa đến 50% GDP per capita.

Hoa Kỳ (với dân số 300 triệu) hiện nay có khối lượng tài sản quốc gia là 80 ngàn tỷ, nhiều

hơn Trung Cộng (có dân số 1.3 tỷ) đến 45 ngàn tỷ. Sự cách biệt này rất khó thu ngắn, nhất là trên

phương diện tài sản riêng công dân

Chuyện kinh tế khá phức tạp. Nhưng có thể tóm trong một câu: Kinh tế Trung Cộng chỉ có

con số và trên mặt nổi. Nhưng trong thực tế, họ vẫn là một nước kém phát triển nếu nhìn về mặt

dân sinh. Còn rất lâu mới là đối thủ của Hoa Kỳ.

Tướng cao cấp của Trung Cộng tự tử

Tin từ Tân Hoa Xã của Trung Cộng cho hay viên

Thượng tướng Zhang Yang (Trương Dưỡng?), người từng

cầm đầu Cục Chính Trị Quân Đội Trung Cộng đã tự treo cổ

chết hôm 23 tháng 11 sau khi bị điều tra về tội tham những.

Cuộc điều tra này nằm trong một chiến dịch chống tham

nhũng do Tập Cận Bình khởi xướng, còn liên quan đến hai

cựu Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương là Guo Boxiong và Xu

Caihou. Quân Ủy Trung Ương là tổ chức đảng cao nhất trong hệ thống quân đội Cộng Sản, có

quyền uy vô cùng to lớn đối với tất cả các tướng lãnh trong bộ Tổng Tư Lệnh hay Tổng Tham

Mưu của một đội quân gồm 2 triệu binh sĩ.

Zhang Yang bị buộc tội vi phạm kỷ luật của đảng, vi phạm pháp luật nhà nước khi ông ta đút

lót hay nhận hối lộ những khoản tiền khổng lồ.

Chiến dịch chống tham nhũng đã trừng phạt hơn 1.4 triệu người từ khi nó được phát động

năm 2012; trong số, có đến 300 viên chức cao cấp.

Theo một bài bình luận hôm thứ ba trên tờ báo Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân, Thượng

tướng Yang đã tự sát để tránh bị trừng phạt bởi pháp luật nhà nước và kỷ luật đảng. Đó là một

hành vi xấu xa và xúc phạm. Theo nhiều người trong đảng, những kẻ bị tố cáo tham nhũng tìm

cái chết để tránh bị điều tra, bị kết án, tránh những hậu quả ảnh hưởng đến gia đình và tài sản mà

họ thủ đắc. Vì nếu không bị kết án, thì những người này không những vẫn còn giữ được tước vị

mà còn giữ được tài sản không bị tịch thu.

Nhưng cũng có những người phê bình rằng chiến dịch này của Tập Cận Bình là nhằm triệt hạ

những đối thủ để củng cố quyền lực tuyệt đối trong đảng. Điểm này thấy rõ nét qua Đại Hội thứ

19 của Đảng Cộng Sản Trung Hoa vừa qua, khi Tập tự nâng mình lên hàng lãnh tụ tối cao, ngang

bằng với Mao Trạch Đông trước đây.

Tuần trước, ông Lu Wei, một người quản trị cao nhất hệ thống internet của Trung Cộng, từng

chủ trương việc nới lỏng việc kiểm duyệt internet, cũng bị cáo giác vi phạm kỷ luật đảng nghiêm

trọng và nằm trong danh sách bị điều tra. Kết quả hiện nay chưa rõ thế nào.

Tổ chức tội phạm Tàu gửi cho người Mỹ những món hàng không

đặt mua!

Có lẽ đây là một hình thức tội phạm mới mà người ta gọi là E-Criminal

(tội phạm qua điện tử) khi những người Mỹ tự nhiên nhận được một món

hàng gửi từ Trung Hoa mà mình không hề đặt mua.

Bà Heaven McGeehan ở Pennsylvania, một hôm thấy một gói hàng gửi

137 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

đến tận nhà. Đó là một món hàng nhỏ gửi từ Trung Hoa bằng epackage, là một hình thức gửi mà

bưu điện Hoa Kỳ dành cho các thương gia Trung Hoa khi gửi các gói hàng từ Hoa Lục đến Mỹ

với cước phí còn rẻ hơn là gửi trong nội địa.

Bà McGeehan mở gói quà và ngạc nhiên thấy trong thùng là một kẹp tóc với một nhúm tóc

màu đen cột vào một trái tim bằng nhựa plastic rẻ tiền. Trên trái tim có khắc chữ Phoenix. Sự

việc lạ lùng này làm cho bà McGeehan lo ngại, vì bà không hề đặt mua thứ gì từ Trung Hoa,

nhưng gói hàng đã gửi cho bà với tên và địa chỉ in rất chính xác

Rồi việc trên cứ tiếp diễn trong những ngày theo sau đó. Mỗi ngày, bà nhận ít nhất là một

lần. Có ngày nhiều ngày ít. Tất cả có cùng một nội dung là kẹp tóc, nhúm tóc và trái tim nhựa.

Những gói hàng chất đầy trong nhà bà!

Tại sao lại có người nào bên Tàu gửi qua Mỹ cho một người bất chợt nào đó những cái buộc

tóc không phải trả tiền? Sao lại có người mất thì giờ, tiền bạc gửi quà cho người lạ?

Đã có nhiều người Mỹ báo cáo về những gói hàng mà họ tự nhiên nhận được từ Trung Hoa.

Sự thật là thế nào?

Đó là cách làm gian xảo của các nhân viên bán hàng bên Tàu chỉ nhằm mục đích tạo ra số

thương vụ thật cao để nhận nhiều lời nhận xét tốt cho mục bán hàng trên internet của họ.

Một người bán hàng tìm ra từ đâu đó tên và địa chỉ của bà McGeehan – có thể do từ lần nào

đó bà đã đặt mua hàng qua trang internet của AliExpress, là một chi nhánh của đại công ty

Alibaba. Thế là người này tạo ra một account của bà McGeehan (và nhiều người khác trong cùng

trường hợp như bà McGeehan) trên trang buôn bán của họ với mục đích lừa gạt các khách hàng

khác rằng họ cũng có khách hàng tại Mỹ. Họ cũng tự tạo các account cho mình với nhiều tên

khác nhau rồi đặt mua hàng để cho người ta thấy thương vụ của họ phát triển. Nhờ vào việc bưu

điện Mỹ cho họ ưu đãi trong việc trả cước phí rất nhẹ, các công ty Trung Cộng đã làm chuyện

lừa gạt như vừa nói mà ít hao tốn. Và họ đã phần nào thành công khi những khách hàng thực thụ

tin vào những lời bình phẩm và thương vụ giả tạo mà đặt mua hàng tới tấp.

Theo một nghiên cứu năm 2015 của một nhóm thuộc Đại Học College of William and Mary

sau khi theo dõi việc 4,109 người bán hàng trên internet, họ khám phá ra rằng qua phương cách

này, thương vụ của những người bán hàng tăng lên gấp 10 lần nhanh hơn và ít nguy hiểm hơn

khi chỉ có 2.2% (tức 89 người) bị phát giác gian lận và bị phạt.

Việc làm này bị coi là bất hợp pháp tại Trung Hoa. Tại Mỹ, thì bị coi là quảng cáo lừa bịp và

vi phạm về bưu điện. Nhưng khi người bán và người bị nhận hàng bất đắc dĩ ở hai quốc gia mà

có luật lệ khác nhau thì chẳng luật nào, lệ nào áp dụng cho họ cả.

Nam Hàn cảnh cáo Bắc Hàn

Khi người lính Bắc Hàn rời bỏ chiếc xe loại nhỏ ở dưới một

tàng cây để chạy về phía Nam Hàn, mấy người lính Bắc Hàn

đang canh gác gần đó đuổi theo bắn vào người đào thoát. Đoạn

video của do Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Liên Hiệp Quốc đưa ra cho

thấy 1 người lính chạy đuổi quá đà, vượt qua lằn ranh xâm

nhập vào phần đất của Nam Hàn. Vụ này xảy ra ngày 13 tháng

11 vừa qua. Anh lính đào tầu có họ là Oh, không nghe nêu tên

là gì.

Hôm 27 tháng 11, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nam Hàn đã

đến tận hiện trường ở Bàn Môn Điếm để thị sát và ông đã xác nhận việc xâm phạm trên và lên

tiếng cảnh cáo rằng Bắc Hàn không được tái phạm thoả ước ngưng bắn giữa hai miền được ký

138 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

vào lúc kết thúc chiến tranh Triều Tiên năm 1953. Ngoài việc lính Bắc Hàn chạy qua lằn ranh

biên giới, họ còn bắn súng về phía Nam Hàn. Việc mang cây súng tiểu liên ở khu biên giới cũng

là một vi phạm khác nữa. Quân sĩ Nam Hàn đã chỉ cho ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Song thấy

các lỗ đạn trên bức tường bằng thép của một toà nhà phía Nam Hàn. Ông Song đã tưởng thưởng

các binh sĩ Nam Hàn và Hoa Kỳ có công trong vụ này. Nam Hàn cũng nhân cơ hội, mở nhiều đợt

phóng thanh loan báo tin tức đào thoát hướng về Bắc Hàn.

Phía Bắc Hàn chưa thấy lên tiếng công khai về vụ này. Nhưng sau vụ này, họ đã thay thế

toàn bộ lính canh gác nơi đây và để đề phòng việc đào thoát xảy ra, Bắc Hàn cho trồng thêm cây

và đào thêm các giao thông hào.

Chiều thứ Ba, Bắc Hàn lại phóng một hoả tiễn liên lục địa (ICBM) sau hơn hai tháng rưỡi kể

từ ngày 15 tháng 9 khi phóng hoả tiễn bay vượt qua phần đất phía Bắc của Nhật Bản.

Hoả tiễn lần này, theo Đại Tướng Mattis, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, bay cao hơn các

lần trước. Ông nói đây là quyết tâm của Kim Jong Un để đe dọa cả thế giới. Lần thử này xảy ra

sau khi Tổng Thống Trump đưa nước Bắc Hàn vào danh sách các quốc gia bảo hộ cho khủng bố.

Trong cuộc họp cùng ngày thứ Ba với lãnh tụ đa số Thượng Viện Mitch McConnell và Chủ Tịch

Hạ Viện Paul Ryan, Tổng Thống Trump đã nói ông sẽ “handle” vụ này. Không rõ ông sẽ làm gì?

Các biện pháp trừng trị về ngoại giao và kinh tế thì đã sử dụng ở mức tối đa rồi! Lại có tin Nga ồ

ạt dàn quân và diễn tập dọc biên giới tiếp giáp Bắc Hàn. Đó là những lữ đoàn Thủy Quân Lục

Chiến và các binh sĩ Hải Quân thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương. Nga cũng phản đối việc Bắc

Hàn chế tạo và thử nghiệm vũ khí nguyên tử nhưng Nga cũng phê bình cách thức đối phó của

Mỹ mà họ cho rằng dễ gây ra đại chiến.

Chữ Việt kỳ quái

Chúng tôi thường lên tiếng về việc những người ở Việt Nam bị ảnh

hưởng Việt Cộng mà sử

dụng từ ngữ cẩu thả, sai văn

phạm, sai cả nghĩa hay đặt

thêm nhiều từ ngữ kỳ quái.

Thời Việt Minh mới ra

đời, Hồ Chí Minh đã áp

dụng lối viết bằng cách thay

các mẫu tự C bằng K, Y

bằng I, D bằng Z, như tựa

đề cuốn sách “Đuờng Kách

Mệnh” của ông ta và trong

nhiều bản văn khác. Nhưng lần này, thì đang có

một đề nghị thay đổi nhiều chữ cái trong bộ chữ

vốn có của tiếng Việt. Đó là đề nghị của ông Bùi

Hiển vì ông cho rằng thay bộ chữ cái 28 chữ còn

24 chữ sẽ tiết kiệm giấy mực, thời gian.

Đó là các chữ: CH, TH thay bằng C, Đ thay

bằng D, G và GH thay bằng G, PH thay bằng F,

bà chữ C, Q, K thay bằng chữ K, NG và NGH

thay bằng Q, KH thay bằng chữ X, TH thay bằng

chữ W, ba chữ D, GI, R thay bằng Z, chữ NH thay

139 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

bằng N‟ (như trong hình kèm đây).

Như thế, tên Nguyễn Ngọc Quang sẽ viết thành “Quyễn Qọc Kang. Chính Trị sẽ viết thành

Cin‟ Cị. Thanh Trúc sẽ thành Wan‟ Cuc.

Chưa nói đến sự kỳ quặc của kiểu viết trên (mà người ta sẽ nguỵ biện là lâu dần sẽ quen đi),

tác hại đầu tiên là cả gần 100 triệu dân Việt Nam phải cắp sách đi học lại để biết cách dùng chữ

mới. Rồi sau khi chữ mới thành thông dụng, hàng trăm ngàn tác phẩn văn học, biên khảo, tài liệu

của mấy trăm năm chữ Quốc Ngữ sẽ chỉ là đống rác vì không ai đọc được.

Trong các chữ cần thay trên, hai chữ TR và CH không đọc giống nhau. Ngay người miền Bắc

cũng đọc chữ TR có chút âm hưởng CH nhưng nhẹ hơn, có hơi gió trong đó. Và các chữ bắt đầu

bằng CH và TR cũng khác nghĩa nhau, không thể đồng hóa để thay bằng một chữ C được. Ví du:

TRong là bên trong chỉ vị trí, CHong là động từ như chong mắt, chong đèn. Trung là ở giữa,

Chung là chung đụng, chung chạ… Ba chữ D, GI, và R cũng thế. Ví dụ Dấu là dấu vết, Giấu là

cất giấu. Dâu là trái dâu, Râu là râu tóc. Nếu thay cả ba chữ bằng chữ Z, thì chữ “Zâu” phải

hiểu theo nghĩa nào?

140 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần ngày 9 tháng 12, 2017

Dự luật về Thuế đã được Thương Viện thông qua.

Vào lúc 2 giờ sáng thứ Bảy tuần trước dự luật về thuế đã

được thông qua tại Thượng Viện Hoa Kỳ với tỷ số thuận 51, so

với 49 chống. Tất cả 48 Thượng Nghĩ Sĩ đảng Dân Chủ và

Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà Bob Corker của Tenneesee bỏ phiếu

chống. Trước đây, có ít nhất là ba vị Cộng Hoà lên tiếng phản đối

dự luật này. Thượng Nghị Sĩ John McCain đổi ý từ chống sang

thuận tuần trước, Ngày thứ Sáu, Thượng Nghị Sĩ Susan Collins

cho hay bà sẽ ủng hộ dự luật. Như thế với 50 phiếu thuận của các

vị Cộng Hoà, Phó Tổng Thống Mike Pence sẽ góp lá phiếu quyết

định. Nhưng khi Thượng Nghị Sĩ Jeff Flake thay đổi thái độ vào phút chót, buổi chiều thứ Sáu,

trước giờ biểu quyết thì phe Cộng Hoà đã đạt được số phiếu 51 để thắng.

Đó là kết quả của nhiều tháng tranh cãi và sau một ngày thứ Sáu sôi nổi thương lượng để có

nhiều điểm thay đổi trong dự luật. Phe Dân Chủ thì đổ lỗi là họ không có đủ thì giờ để đọc kỹ

bản dự thảo! Những người Dân Chủ phản đối vì cho rằng luật thuế mới chỉ làm lợi cho người

giàu có. Còn ông Bob Corker (Cộng Hoà) chống đối dự luật vì ông cho rằng dự luật này sẽ mang

lại thêm 1 ngàn tỷ đô la thâm hụt trong 10 năm tới.

Bản dự thảo này đã được Hạ Viện thông qua trong tháng 10. Trong khi đó, Thượng Viện

cũng có một bản dự luật riêng. Hai viện đã phải thương thảo ráo riết để đi đến sự dung hoà. Việc

thông qua dự luật tại Thượng Viện được coi là thắng lợi lớn của đảng Cộng Hoà và Tổng Thống

Trump.

Trong khi đó, dự luật cải tổ về bảo hiểm y tế đã gặp nhiều trở ngại mà không thể thông qua

được khi đưa ra Quốc Hội vào mùa hè năm nay. Tuy nhiên, điều khoản bắt buộc người dân phải

mua bảo hiểm y tế (Health Insurance) trong Obamacare đã bị hủy bỏ. Việc bắt buộc của luật

ObamaCare làm cho những thanh niên và người khoẻ mạnh cũng phải bỏ tiền mua bảo hiểm dù

họ không cần đến. Luật ObamaCare quy định sự trừng phạt thẳng đánh vào thuế lợi tức hàng

năm nếu người dân không tuân hành. Ngoài điều khoản này, thì luật Obama vẫn còn hiệu lực.

Thượng Nghị Sĩ Lisa Murkowski trước đây chống đối việc xóa bỏ luật ObamaCare, nay ủng

hộ việc hủy bỏ điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm để thể hiện quyền tự do lựa chọn của công

dân. Bà cho rằng: thay vì phạt thuế những người không có khả năng mua bảo hiểm, thì nên tìm

cách giảm chi phí và tạo nhiều sự lựa chọn trong việc mua bảo hiểm. Nhiều người lo ngại sau khi

bỏ việc bắt buộc này, đến năm 2027, sẽ có 13 triệu người không có bảo hiểm, và những người

mua bảo hiểm sẽ trả thêm 10% mỗi năm tiền premium.

Một trong những dự luật để ổn định luật bảo hiểm do Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà Lamar

Alexander và Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Patty Murray, chủ trương duy trì hàng tỷ đô la để bù lỗ

141 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

cho các công ty bảo hiểm khi các công ty này phải giảm khoản tiền trả out-of-pocket cho những

bệnh nhân nghèo. Một dự luật khác của Thượng Nghị Sĩ Susan Collins (CH) và Thượng Nghị Sĩ

Bill Nelson (DC) còn muốn tăng thêm $4.5 billion vào ngân khoản bù lỗ cho các công ty bảo

hiểm. Ông Levitt, một nhà kinh tế học, ước tính phải có 10 tỷ đô la thì mới đủ để bù lỗ cho các

công ty nếu họ mất đi hàng triệu khách hàng mà vẫn không tăng tiền premium.

Tổng Thống Trump nói rằng Quốc Hội sẽ trở lại làm việc để hủy bỏ và thay thế ObamaCare

vào năm tới.

Những ý kiến chống đối

Phe Dân Chủ đồng loạt tố cáo dự luật thuế là giảm thuế giới doanh nghiệp và giàu có; và

tăng thuế người nghèo. Ngay chính Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio cũng nghĩ rằng luật thuế mới

sẽ có lợi cho các doanh nghiệp lớn và giới giàu có và sẽ đưa đến việc thiếu tiền vì bớt thuế các

thành phần này. Ông lo ngại sẽ phải cắt bớt ngân sách An Sinh Xã Hội và Medicare để bù vào.

Nhưng sau cùng thì ông Rubio cũng ủng hộ và bỏ phiếu thuận cho dự luật. Theo ông: “Chúng ta

phải làm hai việc sau ( ) thúc đẩy gia tăng về kinh tế để gia tăng lợi tức quốc gia và ( ) giảm

bớt các khoản chi tiêu. Như vậy, sẽ có những sự điều chỉnh lại về an sinh xã hội và bảo hiểm sức

khoẻ.”

Tuy lời phát biểu của ông không cụ thể, nhưng người ta nghĩ rằng sẽ có sự thay đổi về mức

trả tiền an sinh xã hội và sự tái ấn định tuổi hưu.

Hiện nay, ngân sách quốc gia 2017 dự chi 3.98

ngàn tỷ. Ngân sách dành cho an sinh xã hội là cao

nhất, một ngàn tỷ đô la chiếm hết 26% ngân sách

quốc gia, chỉ đứng sau ngân sách bảo vệ sức khoẻ

(Health Care 1.1 ngàn tỷ, 27%) và cao hơn ngân

sách quốc phòng (800 tỷ, (22%).

Dự đoán đà gia tăng của ngân sách an sinh xã

hội nhảy vọt 77% từ 845 tỷ (năm 2014) lên đến 1.5

ngàn tỷ vào năm 2024.

Vì thế, các dân biểu Cộng Hoà cũng hé lộ rằng

sau khi luật thuế mới được thông qua, họ sẽ làm

việc để chấn chỉnh lại khoản an sinh xã hội. Tháng

trước, chính Tổng Thống Trump cũng nói rằng

việc cải tổ về an sinh xã hội sẽ được khởi phát

ngay sau khi cải tổ thuế vụ.

Theo Thượng Nghị Sĩ Orrin Hatch, Chủ Tịch Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện thì những

chương trình có tính cách phóng túng dành cho người nghèo đã làm hoang phí tiền của quốc gia.

Dân Biểu Paul Ryan thì muốn giảm bớt chi tiêu trong các chương trình của chính phủ trong

năm 2018.

Phe Cộng Hoà đang muốn thực thi một sự cải tổ theo vết chân của cố Tổng Thống Reagan

khi ông cắt bớt sự tài trợ cho một số chương trình phúc lợi để bù vào việc giảm thuế.

Ngoài ra, phe Cộng Hoà biện minh cho dự luật khi giảm mức thuế doanh nghiệp từ 35%

xuống còn 20% là khuyến khích các doanh nghiệp nới rộng sản xuất, đẹm sản xuất từ các nước

ngoài trở về Hoa Kỳ. Như thế, vừa tăng lợi tức, vừa tạo công ăn việc làm cho công dân Mỹ. Ủy

ban hỗn hợp của Quốc Hội về Thuế Vụ ước tính mức tăng kinh tế trong thập niên tới là thêm

0.8%

142 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Lịch trợ cấp An Sinh Xã Hội 2019

Dù chưa hết năm 2017, nhưng Cơ Quan Quản Trị An Sinh Xã Hội đã được đưa ra lịch cấp

phát tiền an sinh xã hội cho năm 2019. Có lẽ chính phủ muốn những người thụ nhận biết trước

vào ngày nào, họ sẽ nhận tấm check tiền an sinh mà lo liệu, sắp xếp hợp lý việc tiêu dùng.

Hiện nay, những người lãnh tiền an sinh nhận tấm check

vào khoảng ngày 10 mỗi tháng. Nhưng qua năm mới, tấm chi

phiếu sẽ được gửi dựa trên cơ sở là ngày sinh của quý vị.

Nếu ngày sinh của quý vị là từ ngày 1 đến ngày 10; quý vị

sẽ nhận tiền vào ngày thứ Tư thứ nhì (second Wednesday of the

month) trong mỗi tháng. Những vị có ngày sinh là 11 đến 20 sẽ

lãnh tiền vào ngày thứ Tư thứ 3. Các vị có ngày sinh từ 21 đến

cuối tháng, sẽ lãnh vào thứ Tư thứ 4 trong tháng. Bên dưới là

lịch lãnh tiền Anh Sinh cho năm 2019. Vào năm 2019, ngày lễ

Giáng Sinh rơi vào thứ Tư 25 tháng 12, là ngày các công sở, ngân hàng đóng cửa nên chi phiếu

deposited trực tiếp vào trương mục có thể xê xích ngày tháng.

Còn đối với trường hợp trợ cấp SSI (Supplemental Security Income) dành cho những người

có lợi tức thấp, tiền sẽ gửi đến cho họ vào ngày một đầu tháng. Nhưng nếu ngày 1 là ngày lễ hay

là ngày cuối tuần, thì tiền sẽ chuyển vào một ngày làm việc (non holiday) trước hạn hay ngày

cuối cùng mỗi tháng tùy trường hợp.

Có một ngoại lệ. Đó là đối với quý vị nào bắt đầu lãnh tiền an sinh trước tháng 5 năm 1997

hoặc các vị lãnh cả hai thứ An Sinh và SSI; thì những vị này sẽ nhận tiền vào ngày thứ 3 (the 3rd

day) mỗi tháng. Và cũng như các trường hợp trên, nếu ngày lãnh tiền trùng vào ngày lễ lớn hay

cuối tuần, thì sẽ nhận trước đó 1 ngày (phải là ngày làm việc).

Trước đây và hiện nay, tiền an sinh có thể được gửi qua đường bưu điện đến tận nhà hay trực

tiếp chuyển vào trương mục của người thụ nhận. Nhưng theo cách khuyến cáo hiện nay của Cơ

Quan Quản Trị An Sinh Xã Hội, tiền an sinh phải được chuyển thẳng vào trương mục ngân hàng

hoặc những người này sẽ được cấp phát một loại thẻ Debit và Cơ Quan sẽ deposit tiền vào thẻ đó

hàng tháng. Như thế, khỏi phải đem tấm chi phiếu ra các cửa hàng đứng sắp hàng để đổi tiền

mặt. Vừa mất thì giờ, vừa không mấy an toàn.

Để có thể nhận tiền chuyển trực tiếp vào ngân hàng, quý vị phải mở một trương mục hoặc

saving hay checking; rồi vào trang web của cơ quan Quản Trị An Sinh Xã Hội để làm các thủ tục

cần thiết (sign up). Rất đơn giản. Cách chuyển trực tiếp vào ngân hàng vừa nhanh chóng, kịp

thời, vừa an toàn cho quý vị.

Xét nghiệm ma túy đối với những người lãnh foodstamps

Hai năm truớc đây, Quốc Hội Tiểu bang Wisconsin thông qua luật bắt buộc những người

nhận lãnh phiếu thực phẩm (foodstamps) phải qua một cuộc xét nghiệm xem có sử dụng các chất

ma tuý hay không. Nhưng do sự mâu thuẫn với luật liên bang mà mãi đến nay, Thống Đốc Scott

Walker mới ban hành luật này. Một đạo luật như thế cũng từng được vài tiểu bang thông qua,

nhưng bị cản trở bởi vì Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ công dân không bị những sự lục soát vô lý và

cũng vì theo luật thì cấp Tiểu Bang không được đặt thêm các thể lệ áp dụng trong việc cấp phát

143 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

phiếu thực phẩm. Năm 2015, Thống Đốc Walker đã nộp hồ sơ kiện và yêu cầu sự chấp thuận cho

phép chính quyền xét nghiệm những người nhận foodstamps. Sau khi Tổng Thống Trump nhậm

chức, ông Walker cũng đã hỏi ý kiến Tổng Thống Trump nhưng chưa có sự trả lời. Nay thì

Thống Đốc Walker làm tới và hy vọng Liên Bang sẽ không cản trở. Quốc Hội Wisconsin sẽ có 4

tháng để xem lại luật này và có thể phải mất một năm sau khi luật được chấp thuận để có hiệu

lực. Theo luật này, những người lãnh foodstamp mà không có con cái, và kết quả xét nghiệm

dương tính (tức là có sử dụng ma tuý) sẽ đươc đưa vào nhà điều trị do tiểu bang đài thọ nếu họ

không có khả năng trả tiền. Mục đích của luật là phát giác và điều trị những người này để giúp

họ trở lại đời sống bình thường, kiếm việc làm ăn nhẹ gánh nặng cho xã hội. Sau đó luật này sẽ

áp dụng cho những người có con từ 6 đến 18 tuổi.

Ngoài ông Walker, có 11 thống đốc các tiểu bang khác cũng xin phép liên bang cho thực

hiện việc xét nghiệm ma túy đối với người thụ hưởng foodstamps.

Cựu Dân biểu Corrine Brown vào tù tội ăn cắp tiền cứu trợ.

Cựu Dân biểu Corrine Brown của Florida được bầu vào

Quốc Hội Tiểu Bang từ tháng 11 năm 1982, sau đó vào Quốc

Hội Liên Bang từ năm tháng 1 năm 1993 đến tháng 1, 2017.

Trong cuộc bầu cử sơ bộ tháng 12, 2016 vì bị truy tố các tội

tham nhũng, bà đã bị đối thủ là Al Lawson đánh bại.

Vào ngày 11 tháng 5, 2017, bà Brown đã ra toà bị cáo

buộc 18 tội hình sự trong số 22 tội danh đưa ra lúc đầu. Trong

các tội danh đó, có tội gian lận khi khai thuế, mưu mô gian

lận về chuyển tiền có liên quan đến tiền quyên góp cho cơ quan từ thiện.

Toà đã tuyên án phạt giam bà Brown 5 năm tù và thêm 3 năm quản chế.

Bà này có một quá khứ không mấy trong sáng về vấn đề tài chánh. Năm 1998, bà đã bị Ủy

Ban House Ethics Committee đặt vấn đề về một chi phiếu 10 ngàn đô la mà bà chi tiêu bất minh.

Chi phiếu này bà nhận từ ông Henry Lyons, Chủ Tịch Đại Hội Baptist toàn quốc. Kế đó là vụ giả

mạo chữ ký của Thủ Quỹ trong bản vận động tranh cử cũng về việc chi tiêu. Vào tháng 6, 1998,

một ủy ban của Quốc Hội có tên là Congressional Accountability Project đã bỏ phiếu để điều tra

xem bà Brown có vi phạm diều khoản số 10 của Hạ Viện khi cô con gái của bà là Shantrel

Brown, nhận một món quà là chiếc xe đắt tiền từ Foutanga Sissoko, một triệu phú ờ nước

Gambia. Ông Sissokolà bạn của Dân biểu Brown, từng bị tù ở Miami vì tội hối lộ nhân viên quan

thuế Hoa Kỳ. Bà Brown đã can thiệp để ông này đuợc thả ra. Vì thiếu bằng chứng cụ thể, nên Ủy

ban Hạ viện chỉ kết tội bà này là hành xử thiếu sự phán đoán mà thôi!

Nhưng tội danh quan trọng nhất là việc bà Brown cùng người Chánh văn phòng Elias

"Ronnie" Simmons đã âm mưu gian lận, chuyển tiền trái phép, che giấu những bằng chứng về tài

chánh, lấy cắp tài sản chính phủ, ăn cắp tiền cứu trợ và cản trở việc cưỡng chế luật Thuế vụ và

khai gian thuế. Những việc trên có liên quan đến số tiền 800 ngàn đô la tiền tặng dữ cho tổ chức

One Door for Education Foundation mà bà Brown đã bỏ vào trương mục riêng của bà ta. Bà chỉ

cấp hai học bổng trị giá tổng cộng 1200 đô la cho 2 sinh viên. Trước toà, bà Brown và phụ tá

Simmons đổ thừa nhau qua lại. Sau đó có thêm bà Carla Wiley, Chủ Tịch Tổ Chức Từ Thiện

cũng dây dưa đến vụ gian lận, ra làm chứng kết tội bà Brown để đổi lấy sự giảm khinh cho mình.

Luật sư của bà Brown cuối cùng đã nêu ra công lao của bà Brown đối với cộng đồng mà xin toà

cho nhẹ án. Công tố đã kết tội bà dùng tiền gây quỹ của cơ quan từ thiện cho học sinh nghèo để

xài cho cá nhân qua những chuyến du lịch xa hoa, mua sắm các thứ xa xỉ, đắt tiền. Người ta kể

144 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

rằng ba người này đã xài hết hàng trăm ngàn cho những chuyến tham dự nhạc hội của ca sĩ

Beyonce, hay đi xem các trận đấu football giữa các đội nổi tiếng như Jaguars, Redskins ở

Washington.

Thẩm phán Liên Bang Corrigan cho rằng vụ này là một sự xấu hổ khi một dân cử lợi dụng

hoàn cảnh để đua đòi một cuộc sống xa hoa vượt quá điều kiện của mình, gây ra tai tiếng nghiêm

trọng; nên đã tuyên án 5 năm tù. Hai nguời còn lại (Simmons và Wiley) cũng sẽ ra toà trong nay

mai về tội đồng phạm.

Như thế, sau 36 năm ngồi mát trong toà nhà lập pháp, người dân biểu Dân Chủ da đen 71

tuổi phải trả món nợ của mình bằng những ngày cuối đời trong bốn bức tường của trại giam.

Đã từng có nhiều dân cử phạm tội tham nhũng.

Trang

wikipedia.org/wiki/List_of_American_state_and_local_politicians_convicted_of_crimes liệt kê

khoảng hơn 10 trang với hàng trăm dân cử cấp tiểu bang đã bị truy tố các tội hình sự trong bảy

năm từ 2000 đến nay. Trong đó, phần lớn là các tôi tham

nhũng, hối lộ. Còn về các vị dân cử cấp liên bang, tính từ

năm 1980 đến nay, có khoảng ba chục. Thời Tổng Thống

George Bush, có 6 vị vi phạm, trong có 5 vị có tội liên

quan tiền bạc. Đến thời Obama có 7 vị thì hết 5 phạm tội

tham những hối lộ biển thủ. Tài liệu về các ông bà này

phạm tội thời gian gần đây chỉ thấy mới có ba vị, trong đó

có bà Brown tội tham những nói trên, còn hai vị kia

Anthony Weiner (DC) thì can tội về tình dục, và Greg

Gianforte (CH) thì can tội bạo hành. Tuy nhiên, xin kể ra vài vụ điển hình trước đây:

Ngày 28 tháng 11 năm 2005, Dân Biểu California Duke Cunningham (Cộng Hoà) ra toà vì

tội nhận tiền hối lộ từ các nhà thầu đến $2.4 triệu đô la cũng như khai gian thuế của năm 2004.

Ông bị phạt 8 năm 4 tháng tù và hoàn trả 1.8 triệu tiền thiệt hại.

Năm 2009, Dân Biểu Louisiana William Jefferson, (Dân Chủ) bị phạt 13 năm tù cũng vì tội

nhận hối lộ hàng trăm ngàn đô la. Đây là bản án tù lâu năm nhất mà các vị dân cử từng bị phạt.

Nhờ vụ tham nhũng và ra toà của ông Jefferson, ông Cao Quang Ánh (Cộng Hoà) đã đắc cử vào

Hạ Viện vào tháng 12, 2008.

Dân Biểu Jesse Jackson, Jr. (D-IL) bị tuyên án ngày 20 tháng 2, 2013, tội gian lận, tiêu xài

trái phép 750 ngàn đô la tiền quỹ bầu cử. Ông bị phạt 2.5 năm tù.

Ngày 12 tháng 6, 2013, Dân Biểu Rick Renzi (R-AZ) bị cáo buộc 17 tội danh về âm mưu rửa

tiền, chuyển ngân gian lận và khai láo với cơ quan điều tra.

Năm 2015, Dân Biểu Michael Grimm (R-NY) thì can tội gian lận thuế vụ và sử dụng trái

phép tiền quỹ tranh cử. Ông chỉ bị giam 8 tháng trong khung hình phạt tối đa là 3 năm.

Năm 2016, Dân Biểu Dennis Hastert (R-IL) Chủ Tịch Hạ Viện từ 1999 đến 2007, thú nhận

trước toà tội chuyển ngân bất hợp pháp một khoản tiền 3.5 triệu đô la trong một vụ liên quan đến

sách nhiễu tình dục với một học sinh khi ông này còn là thầy giáo trung học và vừa là nhà dìu dắt

thể thao của trường.

Năm 2016, Dân Biểu Chaka Fattah (D-PA) bị tù vì 23 tội danh tham nhũng, gian lận.

Các nước Á Châu bác bỏ dự án của Trung Cộng

145 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Chỉ trong một thời gian có vài tuần, các nước Pakistan, Nepal, và

Myanmar đã hủy bỏ hay tuyên bố đứng ngoài cuộc ba dự án xây dựng

nhà máy thủy điện vĩ đại do một công ty Trung Cộng thực hiện. Ba

dự án này có giá trị gần 20 tỷ đô la được coi như thể hiện tham vọng

của Trung Cộng trong cái gọi là kế hoạch “OBOR” (một vành đai,

một con đường) nhằm kết nối các nước vào quỹ đạo kinh tế của họ.

Kế hoạch này ngoài ra còn nhắm tới việc xây dựng hạ tầng cơ sở trên

khắp thế giới, kể cả tại những quốc gia tân tiến như Hoa Kỳ và các

nước Âu Châu.

Pakistan cho rằng họ hủy bỏ dự án 14 tỷ xây đập Diamer-Bhasha vì các điều khoản về tài

chánh do Trung Cộng đặt ra qua khắt khe. Còn Phó Thủ Tướng Nepal thì báo tin họ hủy bỏ dự

án xây nhà máy thủy điện Budhi Gandaki có công suất 1200 megawatts và trị giá 2.5 tỷ. Ông tố

cáo công ty của Trung Cộng có những điều bất thường về tài chánh và cho rằng hợp đồng xây

dưng là bất hợp pháp và nguy hiểm. Việc hủy bỏ của Nepal có liên quan đến tình hình chính trị

của nước này vì họ đang có cuộc bầu cử mới và các đảng tranh chấp, cáo buộc nhau. Hợp đồng

xây nhà máy thủ điện do chính phủ kiểm soát bởi đảng Maoist ký. Do đó Quốc Hội Nepal coi

hợp đồng là có tính cách mờ ám. Myanma thì ba năm trước đây, đã hoãn công trình xây đập có

trị giá 3.6 tỷ. Tháng qua, Myanma tỏ ý không còn hưởng ứng dự án nhà máy thủy điện nữa.

Ông Muzammil Hussain, Chủ Tịch cơ quan Phát Triển Điện Nước của Pakistan trình bày

thẳng với Quốc Hội Pakistan rằng công ty Trung Cộng đặt ra nhiều điều kiện về tài chánh rất

khắt khe trong đó có việc họ sẽ dùng cái đập mới và thêm cái đập đang có của Pakistan như một

con tin để bảo đảm món nợ. Theo ông, các điều kiện này là bất khả thi và đi ngược lại quyền lợi

của quốc gia.

Cần ghi nhớ rằng giữa Pakistan và Trung Cộng đã có một mối quan hệ rất chặt chẽ mà họ gọi

là “tình anh em gắn bó” (Iron brothers), và vững bền (all-weather). Việc Trung Cộng xây dựng

hạ tầng cơ sở ở Pakistan đã gặp sự chống đối mãnh liệt của Ấn Độ vì nó dính đến vùng Kashmir,

là nơi hai nước Ấn và Pakistan có tranh chấp lãnh thổ từ hơn nửa thế kỷ nay. Hai nước đã có

những cuộc chiến đẫm máu 1947, 1965, và 1999 để dành quyền tại Kashmir.

Những quyết định của ba nước trên chắc chắn đem lại sự thất bại cho chương trình BRI

(Border Road Initiative), là một phần chính trong tham vọng OBOR của Trung Cộng.

Đàng sau những nguyên nhân tài chánh mà ba nước trên nêu ra, người ta thấy rõ còn có

những nguyên nhân liên quan đến chính trị và kinh tế địa phương. Các nước đang phát triển đã

nhận rõ mưu đồ của Trung Cộng mà họ sẽ phải trả một giá rất cao cho việc để Trung Cộng xây

dựng các dự án này.

Cũng cần nêu thêm một lý do khiến ba nước hủy bỏ hợp đồng. Đó là số tiền đầu tư vào thủy

điện vượt xa số tiền đầu tư vào các hình thức điện năng mới như quạt gió hay năng lượng mặt

trời. Giá điện tính theo đơn vị của các hình thức mới này rẻ hơn nhiều so với thủy điện!

Khi đuợc hỏi về các quyết định hủy bỏ dự án của Pakistan và Nepal, ông Geng Shuang, phát

ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cho hay họ không hay biết chuyện này. Ông cho rằng

giữa Trung Cộng và Nepal đã có mối quan hệ tốt đẹp, hợp tác song phương trong nhiều lãnh vực.

Cũng có sự nhận định cho rằng Trung Cộng ngầm cho phép Pakistan lên tiếng hủy bỏ dự án

để tránh việc tranh chấp của Trung Cộng với Ấn Độ mà vẫn giữ thể diện cho Pakistan. Nhận

định này cho rằng Trung Cộng cũng nhìn thấy trong tương lại, ba dự án không mang lại lợi

nhuận để bù đắp cho số tiền đầu tư 20 tỷ đô la!

146 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hiện Trung Cộng nhắm vào các thị trường mới béo bở hơn tại Phi Châu, Mỹ Latin và Đông

Nam Á.

Mỹ đánh thuế rất nặng sắt thép của Việt Nam

Tổng Thống Trump từng tố cáo Trung Cộng lợi dụng các sơ

hở về thuế quan của Mỹ để gian lận giá cả và tuồn hàng hoá vào

Mỹ. Hoa Kỳ, sau khi Tổng Thống Trump vào Bạch Cung, đã đề

ra nhiều biện pháp mạnh trong việc giao thương với Trung Cộng

để bảo vệ quyền lợi kinh tế Mỹ. Hoa Kỳ áp đặt thuế quan lên các

sản phẩm của Tàu như giấy nhôm, gỗ ép và nhiều sản phẩm

khác.

Trung Cộng là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới. Từ nhiều năm nay, việc mua thép của

Trung Cộng đã có nhiều việc va chạm. Các công ty chế tạo thép của Hoa Kỳ lẫn các nước Âu

Châu đều tố cáo Trung Cộng dùng các nước khác như bãi rác khổng lồ để đổ vào những thứ kim

loại kém phẩm chất với giá thật rẻ nhằm cạnh tranh và triệt hạ các công ty sắt thép địa phương.

Việc này đưa đến tình trạng các nhà máy thép tại các nước phải đóng cửa, và nhân công thất

nghiệp tràn lan.

Năm ngoái, các công ty chế tạo sắt thép Mỹ cũng phàn nàn Trung Cộng tìm cách né tránh

việc đóng thuế bằng cách chuyển thép qua Việt Nam, rồi Việt Nam chỉ thực hiện vài công đoạn

không đáng kể, sau đó bán qua Mỹ với thuế suất ưu đãi rất hạ. Theo tin từ Thông Tấn Xã Reuter,

Liên Hiệp Âu Châu cũng thưà nhận điều trên.

Bộ Thương Mại Mỹ đã nhìn thấy việc Trung Cộng dùng Việt Nam làm trung gian bán thép

qua Mỹ để tránh thuế. Và họ đã ra tay. Hôm thứ Ba, Bộ đã áp dụng mức thuế quan (tariff) lên tới

500% đánh vào các cuộn thép sống (coold-steel) mà Việt Nam dùng từ nguyên liệu của Trung

Cộng; và thuế suất 200% đánh vào loại thép chống gỉ sét (corrosion-resistant steel) cũng do Việt

Nam nhận từ Trung Cộng. Mức thuế trên là tính theo trị giá hàng hoá.

Theo lời các chuyên viên trong ngành sắt thép của Mỹ, biện pháp đánh thuế thật cao này là

một bước quan trọng nhằm ngăn chặn Trung Cộng tuồn thép kém phẩm chất ồ ạt vào Mỹ. Đây

cũng là dấu hiệu khích lệ cho kỹ nghệ thép trong nước và sẽ báo hiệu cho các nước biết rằng Mỹ

sẽ không dung thứ những tình trạng gian lận.

Hai nước Trung Cộng và Việt Cộng chưa có phản ứng gì về biện pháp đánh thuế cao này của

Hoa Kỳ. Tuy nhiên Bắc Kinh lý giải rằng sở dĩ có sự dư thừa thép trên thế giới là do nhu cầu

giảm đi.

Tổng Thống Trump trước đây có ra lệnh mở các cuộc điều tra riêng rẻ để xem việc các

chuyến tàu chở thép từ các nước khác đến Mỹ có tạo ra sự đe dọa nào về an ninh quốc gia hay

không. Tuy kết quả điều tra chưa đuợc thông báo, nhưng ông Bộ Trưởng Thương Mại Wilbur

Ross cho hay các viên chức của ông có thể trình bày những điều họ phát hiện được mà kết quả

của những điều đó đã dẫn đến việc đánh thuế thật cao như vừa trình bày bên trên. Bộ Thương

Mại hứa rằng họ sẽ có những biện pháp tối hậu vào tháng Hai năm tới 2018.

Trước đây, Hoa Kỳ chỉ nhập khoảng 2 triệu đô la thép chống gỉ và 9 triệu đô la loại thép lạnh

của Việt Nam. Từ sau khi Hoa Kỳ đánh thuế vào hàng hoá Trung Cộng hai năm trúc đây, thì

mức nhập cảng hàng hoá từ Việt Nam tăng lên vùn vụt. Từ đó, mỗi năm Hoa Kỳ đến 80 triệu đô

la loại thép chống gỉ, và 215 triệu đô la loại thép lạnh. Hoá ra cả hai loại thép trên đều là sản

phẩm của Trung Cộng.

147 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã đổi giọng về vấn đề di dân.

Khi ra tranh cử hồi đầu năm, ông Macron đứng hẳn về lập trường liberal, tả khuynh khi tuyên

bố ông ủng hộ mở rộng cửa đón di dân cũng như bà Thủ Tưóng Đức Merkel. Hồi đó thì ông nói

rằng “Không nên lẫn lộn kẻ người khủng bố và người tị nạn. Dù bất cứ thành phần tị nạn nào

cũng là vấn đề đạo đức, lương tâm, là đó hậu quả của những sai lầm về chính trị và lịch sử.”

Nhưng sau những vụ khủng bố của bọn Hồi Giáo, Tổng Thống Macron đã thề sẽ áp dụng bất

cứ biện pháp mạnh nào để đối phó và cách nhìn về người tị nạn của ông có lẽ cũng đã xoay

chiều. Vào cuối tháng 11 này, khi ông chạm mặt một cô gái di dân Hồi gốc Marocco, ông đã

khuyên cô này hãy trở về nơi quê cũ của cô. Cô gái trình bày rằng có cha mẹ đang ở Pháp và cô

muốn đuợc ở lại dù rằng giấy tờ đã hết hạn. Ông Macron đã nói: “Cô không gặp nguy hiểm ở

Marocco, thì nên trở về nước đi. Tôi không thể cho phép những người không có giấy tờ. Tôi sẽ

ăn nói làm sao với những người ở Pháp đang không thể tìm ra được việc làm?”

Vài tin ngắn

Sau khi bị áp lực của các đồng viện, dân biểu John Conyers đã

tuyên bố từ chức. Nhưng kèm theo lời tuyên bố, ông còn nói ông sẽ

yểm trợ cho con ông ra tranh cử thế vào chỗ của ông trong Quốc

Hội. Anh con trai này, John Conyer III, 27 tuổi, trong năm nay (15

tháng 2) từng bị cảnh sát bắt giữ vì tội hành hung cô bạn gái. Theo

báo cáo của cảnh sát, anh ta đập đầu cô bạn và dùng dao chém vào

cánh tay cô ta. Có lẽ do sự can thiệp của cha là dân biểu, anh

Conyers III này đuợc thả ra với tiền thế chân 50 ngàn đô là, và sau

đó được miễn tố vì lý do thiếu bằng chứng cụ thể.

Trong khi đó, thì Thượng Nghị Sĩ cựu tài tử hài hước Al Franken vẫn khăng khăng bám ghế.

Đến tối thứ Tư, có cả thảy 24 đồng viện cùng đảng Dân Chủ đã lên tiếng yêu cầu anh ta từ chức.

Anh này phải chờ đến sáng thứ Năm mới tuyên bố từ chức! Tổng cộng có 6 bà lên tiếng tố cáo

Franken, trong đó mới nhất là một bà làm việc trong văn phòng anh ta.

Tổng Thống Trump lên tiếng thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và đã ra lệnh đời toà

Đại sứ Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Jerusalem là thành phố có nhiều di tích của ba tôn

giáo Do Thái Giáo (the West Wall), Thiên Chúa Giáo (the Church of the Holy Sepulchre) và Hồi

Giáo (the Dome of the Rock). Cả Israel và Palestine đều nhận đây là thủ đô. Nhưng hiện nay, Tel

Aviv mới là thủ đô hành chánh của Israel. Palestine cũng dự trù lập thủ đô ở Jerusalem. Việc

thừa nhận của Tổng Thống Trump gây sự phản kháng của các nước Hồi Giáo và dĩ nhiên của

Palestine. Họ cho rằng việc này làm bế tắc các nỗ lực mưu tìm hoà bình giữa hai nước Israel và

Palestine.

Sáng thứ Năm, Giám Đốc FBI Christopher Wray điều trần trưóc Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện

về các vụ điều tra Hillary Clinton và Nga ảnh hưởng đến TT Trump mà bị xem là đã có sự phân

biệt đối xử “double standard” giữa hai vụ. Ông Wray nói hiện nay vụ điều tra đã chuyển cho Ủy

Ban Điều Tra độc lập của Bộ Tư Pháp.

148 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần ngày 16 tháng 12, 2017

Vài phát giác mới về vụ điều tra của FBI và ông Mueller.

Thật động trời khi người ta phát giác ra những nhân viên FBI trong ban điều tra của James

Comey là những người có nhiều liên hệ mật thiết với bà Clinton. Họ từng viết ra, nói ra những

lời thoá mạ ông Trump. Nhất là vợ ông Peter Strzok (FBI) lại là người trong nhóm Fusion GPS,

là tổ chức được bà Clinton dùng 9 triệu đô la tiền ăn cắp của Ủy Ban Tranh Cử Đảng Dân Chủ

để thuê họ lập một tập hồ sơ bịa đặt đánh phá ông Trump.

Những phát giác trên đã cho thấy mức độ thiên vị của các ủy ban điều tra này đã làm lợi cho

Clinton như thế nào, và đã dây dưa điều tra ông Trump về những điều cáo buộc mà đến nay

không tìm ra bằng chứng.

Roy Moore thua phiếu chỉ 0.7%

Sau kỳ bầu cử 2016, đảng Cộng Hoà chiếm 52 ghế trong

Thượng Viện, Dân Chủ được 46 ghế, và 2 ghế dộc lập. Khi

Thượng Nghị Sĩ Jeff Session (Cộng Hoà- Alabama) được bổ

nhiệm làm Bộ Trưởng Tư Pháp, Thống Đốc Alabama là Robert

J. Bentley cử ông Luther Strange tạm thay thế trong khi chờ

cuộc bầu cử bổ sung. Hôm thứ Ba ngày 12 tháng 12 vừa qua,

cuộc bầu cử đã diễn ra sôi nổi giữa hai ứng cử viên là Doug

Jones (Dân Chủ) và Roy Moore (Cộng Hoà).

Ông Roy Moore cầm đầu Tối Cao Pháp Viện Alabama, đã thắng phiếu ông Luther Strange ở

vòng sơ bộ trong đảng Cộng Hoà. Nhưng khi chỉ còn một tháng trước ngày bỏ phiếu, ông Moore

bị vài phụ nữ đứng ra tố cáo ông đã có hành vi xúc phạm tình dục họ từ 40 năm về trước. Dù

việc tố cáo chưa rõ đúng hay sai, số phiếu thăm dò dành cho ông Moore tụt xuống rất nhiều. Tuy

nhiên, ông vẫn khăng khăng chối bỏ các lời tố cáo đó. Sát ngày bỏ phiếu, con số người tin ông

vô tội tăng thêm, và có một tỷ lệ cao không cho việc này là quan trọng. Đối thủ của ông, Doug

Jones, là một cựu Công Tố của Khu Vực Bắc Alabama (Northern District) được bổ nhiệm bởi

cựu Tổng Thống Obama.

Nhưng ngoài việc bị tố cáo về tình dục, ông Moore còn bị những chính trị gia phía Cộng Hoà

phá thối. Rất nhiều Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà yêu cầu ông rút ra khỏi cuộc tranh cử. Ông Mitch

McConnell, Chủ Tịch khối đa số Thưọng viện công khai lên tiếng kêu gọi đảng Cộng Hoà địa

phương không yểm trợ cho ông Moore. Chính Tổng Thống Trump ban đầu cũng không, nhưng

gần chót thì gửi ra lời kêu gọi dồn phiếu cho ông Moore.

Từ lúc chấm dứt bỏ phiếu lúc 7 giờ cho đền gần 10 giờ đêm, số phiếu ông Moore cao hơn

phiếu của ông Jones ở mức 5, 6 phần trăm. Nhưng càng gần phút chót, phiếu ông Jones tăng dần

và cuối cùng thì ông ta hơn phiếu ông More 1% (Khoảng 20 ngàn phiếu trong hơn 1.3 số phiếu

bầu).

149 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tiểu bang Alabama là thành trì vững chắc của Đảng Cộng Hoà từ trước đến nay. Ông Jones

là người đảng Dân Chủ đầu tiên được bầu vào Thượng Viện Hoa Kỳ kể từ năm 1992. Tại

Alabama, các ứng cử viên Tổng Thống đảng Cộng Hoà luôn luôn thắng với số phiếu áp đảo.

Việc ông Jones đắc cử là một thiệt thòi rất lớn cho đảng Cộng Hoà tại Alabama và ngay cả ở

Quốc Hội. Các chính sách của Tổng Thống Trump trước đây đã chật vật khi qua Thượng Viện

dù Cộng Hoà là đa số, nay cán cân giữa hai đảng coi như nghiêng ngửa. Ông Trump không chỉ

đối phó với sự chống đối quyết liệt của Nghị Sĩ dảng Dân Chủ mà còn với những Thượng Nghị

Sĩ thuộc thành phần mà ông gọi là “Establisment” (chính trị gia chuyên nghiệp). Ông Moore thua

phiếu là do rất nhiều cử tri Cộng Hoà đã không đi bỏ phiếu, trong khi phe Dân Chủ vận động

cộng đồng người da đen rất mạnh. Những nhà bình luận xem việc thất cử của ông Moore là do

phần lớn lỗi của ông Mitch McConnell.

Nhiệm kỳ của Thượng Nghị Sĩ Liên Bang là 6 năm. Việc bầu cử được sắp xếp để cứ hai năm

thì sẽ bầu lại 1/3 số Thượng Nghị Sĩ. Lương tháng của Thượng Nghị Sĩ là 174 ngàn đô la mỗi

năm. Năm 2004, có khoảng 40 vị Thượng Nghị Sĩ là triệu phú.

Những vụ tố cáo về tình dục, đúng sai chưa biết, nhưng đã làm hại sự nghiệp nhiều người,

làm mất danh dự và uy tín của họ trước công chúng và gia đình.

Ngày 14 tháng 12, một dân biểu Tiểu Bang Kentucky, ông Dan Johnson, đã tự sát bằng súng

sau khi bị một phụ nữ tố cáo xúc phạm tình dục qua đài phát thanh NPR (National Public Radio).

Ông cho rằng việc tố cáo là không đúng, và đã dùng cái chết để chứng minh vô tội. Trong thư để

lại, ông viết: “Nước Mỹ sẽ không sống nỗi qua những sự phán xét và những tin bịa đặt này…”

Khủng bố tại New York City

Thành phố New York, lúc 7:20 sáng sớm thứ hai, hàng triệu người

dân New York ra khỏi nhà đi đến sở làm việc. Hàng chục ngàn người

dùng đuờng xe điện ngầm là một phương tiện nhanh chóng và tiện lợi.

Tại một hành lang dưới đất, gần kế trạm xe bus của Port Authority, một

tiếng nổ vang dội làm hành khác chạy tứ tán. Trên mặt đất sòng soải

một thanh niên da ngăm đen với những vết thương quanh bụng. Có

thêm bốn hành khách khác chỉ bị thương nhẹ.

Đó là vụ nổ bất thành của tên Hồi Bangladesh Akayed Ullah, 27

tuổi. Akayed đã tự chế tạo lấy một trái bom loại bom ống dài 12 inches

nối với một cục pin 9 volts bằng dây điện lấy từ các dây đèn Giáng Sinh. Trái bom đuợc nhồi

vào với những chiếc đinh để khi nổ sẽ bay ra mọi hường, gây sát thương cho những người quanh

đó. Anh ta quấn quanh bụng bằng velcro và dây nylon rồi từ khu nhà ở Brooklyn anh ta đến khu

Manhattan để thực hiện công việc khủng bố bằng bom tự sát. Nhưng do ống bom anh ta làm

không được hoàn chỉnh, nó đã nổ ngoài dự tình. Do đó không tạo ra được mức sát thương như

mong muốn.

Tên Akayed bị thương ở bụng và tay và được đưa vào bệnh viện. Anh

ta khai rằng bị khích động bởi tuyên truyền trên mạng của bọn khủng bố

cực đoan ISIS mà tự hành động chứ không do sự sai khiến của tổ chức

nào.

Akayed đến từ Bangladesh theo chương trình di dân dây chuyền

(extended-family chain migration) năm 2011 và đang có thẻ thường trú tại

Hoa Kỳ. Akayed là một công nhân một hãng điện. Nhân vụ này, nhiều

người kêu gọi chính phủ và Quốc Hội phải xét lại luật di dân và chấm dứt

150 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

việc bảo lãnh dây chuyền. Theo chủ trương của Tổng Thống Trump, ông chỉ chấp nhận những di

dân nào có khả năng cống hiến, đến Hoa Kỳ với mục đích thăng tiến chứ không chấp nhận việc

các gia đình bảo lãnh bà con kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ nọ. Chương trình bảo lãnh nói trên

đã giúp cho nhiều người đưa được hết cả đại gia đình, cả giòng họ. Có nhiều người Việt Nam

còn đưa được cả làng qua Mỹ và chắc chắn không ít những người trong thành phần này là cán

bộ, gia đình đảng viên Cộng Sản.

Bộ Trưởng Nội An, bà Kirstjen Nielsen đã lên tiếng rằng Bộ đang có những hành động tích

cực để bảo vệ đất nước và công dân Hoa Kỳ trong bối cảnh bị nạn khủng bố đe doạ. Chính quyền

sẽ có thêm những biện pháp an ninh chặt chẽ hơn nhằm ngăn chận bọn khủng bố xâm nhập vào

Hoa Kỳ hoặc ngăn chận các tổ chức này tuyển mộ người trong nước.

Thành phố New York với dân số hơn 8.6 triệu người đã rất nhiều lần là mục tiêu của bọn

khủng bố. Từ biến cố 11 tháng 9, 2001đến nay, cơ quan công lực đã ngăn chặn đuợc 26 âm mưu

phá hoại, khủng bố. Chưa đầy hai tháng trước đây, một tên Uzbekistan đã lái xe tông vào những

người dạo chơi bằng xe đạp ở khu hạ Manhattan, giết chết 8 người vô tội.

Không rõ chính quyền sẽ đưa tên khủng bố này ra toà như một chiến binh thù địch hay là như

một tội phạm hình sự? Nếu xử như một tội hình sự, tên này được hưởng quyền theo Tu Chính

Án 15 là luật Miranda, và đươc toà án cho luật sư bảo vệ. Nếu xử theo tư cách chiến binh địch,

thì chắc phải qua một toà án Quân Sự với khung hình phạt cao hơn và không có đặc quyền.

Lại cháy lớn ở Nam California

Vài tháng trước đây, một cơn hoả hoạn thiêu rụi 2000 căn

nhà và cơ sở ở 8 counties thuộc Tiểu Bang California. Chưa

kịp hoàn hồn thì tuần trước nữa, lại cháy. Lần nay ảnh hưởng

đến 4 counties thuộc vùng nhà giàu cũng ở gần Montecito và

Carpinteria. Nặng nhất là khu vực gần bờ biển ở Quận Santa

Barbara County, cách Los Angeles khoảng 75 dặm vế hướng

Tây Bắc. Ngày 4 tháng 12, ngọn lửa bắt đầu cháy ở vùng gần

Ventura County rồi lan qua các quận Los Angeles, Riverside

và San Diego; nhưng nhân viên cứu hoả đã ngăn được và làm chuyển hướng ngọn lửa về vùng

chân đồi Santa Barbara.

Vì có những cơn gió mạnh, ngọn lửa lan rất nhanh theo các thung lũng và dọc theo các triền

đồi rồi lan đến khu rừng công viên Los Padres, nơi 10 năm trước cũng làm mồi cho cơn hoả hoạn

lớn hàng thứ tư tại California.

Ngọn lửa lớn mạnh ngoài sự kiểm soát và ngăn chặn. Nó chia làm hai nhánh. Một cháy lan

xuống các đồi ở Santa Barbara và nhánh kia chuyển qua hướng Tây Bắc đến tận hồ Cachuma.

Nó đã thiêu rụi 800 căn nhà và cơ sở trên một diện tích 230 ngàn acres và đuợc xem là lớn thứ

năm trong lịch sử California. Có ít nhất 200 ngàn người phải di tản khỏi nơi cứ trú. Tuy nhiên về

nhân mạng chỉ có 1 người chết.

Khu vực phía sau của Montecito không bị lửa lan tới, là nơi có nhiều căn nhà của những triệu

phú và các tài tử nổi tiếng như Oprah Winfrey, Jeff Bridges, Ellen DeGeneres và Rob Lowe.

Truyền thông phe tả loan tin láo

Brian Ross của đài ABC, trong chương trình phỏng vấn đã bịa chuyện Tổng Thống Trump,

lúc còn là ứng cử viên, đã ra lệnh cho ông Michael Flinn tiếp xúc với Nga. Vài ngày sau bị

151 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

phanh phui chuyện láo này, ngày 1 tháng 12, trong chương trình World News Tonight, Brian đã

thú nhận mình loan tin không có thật. Đài ABC thì đã có biện pháp với ký giả Brian Ross sau khi

ông thú nhận. Ross bị cho nghỉ việc 1 tháng không lãnh lương. Tuy nhiên, họ đổ thừa cho ban

biên tập đã không tra cứu kỹ.

Hôm tối thứ Sáu, Tổng Thống Trump đến Pensacola nói chuyện, dường như ở trong một sân

vận động, đông nghẹt người và còn nhiều người bên ngoài không vào được, nhưng ký giả Dave

Weigel của báo Washington Post đã post lên một tấm ảnh khu vực vắng hoe, chỉ thấy những

hàng ghế trống.

Đài CNN thì cũng đã lên tiếng đính chính về một tin bịa đặt rằng trong thời gian tranh cử

2016, nhóm vận động của Tổng Thống Trump – trong đó có Trump Jr. - đã tìm đọc đuợc những

tài liệu do Wikileaks thu thập. Sự thật, thì các vị này đã đọc các tài liệu đã được công bố.

Lúc 8:40 sáng thứ Hai, lúc các đài khác loan tin về

vụ nổ bom tại New York, đài CNN để ra cả 5 phút để

đem chuyện Tổng Thống Trump ưa thích các tiệm ăn

fast food và thói quen uống cả lố 12 lon coke diet ra

nhạo báng. Đến chiều, lúc khoảng gần 4 giờ, cô xướng

ngôn viên Brooke Baldwin lập lại chuyện này bằng cách

mời thêm cô Jeanne Moos để diễu cợt chuyện 12 lon

Coke của Tổng Thống Trump. Không hiểu CNN nghĩ

thế nào khi cứ lôi những chuyện vụn vặt ra để cốt làm

mất mặt một vị Tổng Thống?

Tổng Thống Trump hôm Chủ Nhật đả lên tiếng chỉ trích truyền thông mà ông gọi là “the

Fake News Media.” Ông cho rằng họ đã như con ngựa vượt ra khỏi sự kiểm soát sau khi liên tục

loan ra những tin bịa đặt về ông.

Trong cuộc họp báo tối thứ Hai, bà Sarah Huckabee Sanders, Tham Vụ Báo Chí Toà Bạch

Cung đã cực lực lên án nhóm truyền thông tả khuynh đã cố ý vặn vẹo tin tức để đánh phá Tổng

Thống Trump (gần 90% tin họ loan về Tổng Thống Trump là tin xấu). Khi phóng viên CNN giải

thích những việc loan tin sai chỉ là sự lầm lẫn trong lương thiện, bà Sanders lập lại rằng “lầm lẫn

lương thiện” (honest mistakes) khác rất xa với với việc cố tình gạt gẫm quần chúng (purposefully

misleading the American people), là điều mà giới truyền thông thiên tả này gây ra thường xuyên.

Hoa Kỳ và Nam Hàn tập trận

Sau khi Bắc Hàn coi thường sự lên án của thế giới, cho thử nghiệm hoả tiễn tối tân nhất từ

trước đến nay; và dù Bắc Hàn lên tiếng cảnh giác và đe doạ, Quân Lực Hoa Kỳ đã tập trận chung

với Quân Đội Nam Hàn trong một quy mô rộng lớn

Cuộc thao dượt hàng năm này có tên là Vigilant Ace (con

chủ bài cảnh giác), được khởi sự hôm thứ Sáu tuần trước với sự

tham dự của 6 chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-22 cùng hơn 220

phi cơ đủ loại khác trong đó có F-35, những phóng pháo cơ B-

1B Lancer và những chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Các phi cơ này

xuất phát từ 8 căn cứ khác nhau trên đất Nam Hàn. Có 12 ngàn

binh sĩ Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tham gia

cuộc thao dượt này. Bắc Hàn xem đây là một sự khiêu khích!

Mục đích cuộc thao dượt là để nâng cao mức độ sẵn sàng

152 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

và khả năng tác chiến, cũng như nhằm bảo vệ hoà bình và ổn định khu vực bán đảo Triều Tiên.

Thứ ba tuần này, cuộc thao diễn được chấm dứt trước kỳ hạn.

Ủy Ban Thống Nhất Tổ Quốc trong Hoà Bình của Bắc Hàn đã miêu tả Tổng Thống Trump là

bệnh hoạn và cho rằng cuộc thao dượt này sẽ đẩy tình hình vốn đã căng thẳng lên thêm mức độ

mới là có thể nổ ra cuộc chiến tranh nguyên tử.

Cơ quan thông tấn Bắc Hàn KCNA trích lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Bắc Hàn nói

rằng ông Trump đang cầu khẩn có chiến tranh nguyên tử khi ông thúc đẩy cuộc tập trận như chơi

một canh bạc. Từ nhiều năm nay, Bắc Hàn vẫn dùng những lời lẽ hùng hổ để đe dọa Hoa Kỳ và

các quốc gia đồng minh!

Nam Hàn thành lập đơn vị phi cơ không người lái có vũ trang.

Như để chuẩn bị đối phó với một cuốc chiến có thể xảy

ra bất cứ lúc nào, Quân Đội Nam Hàn đã thành lập thêm

một đơn vị đặc biệt sử dụng các phi cơ không người lái

(drones) được vũ trang.

Đơn vị này sẽ đi vào hoạt động vào năm tới, coi như

một sự thay đổi trong chiến lược. Các phi cơ này đuợc gọi

là Dronebot, ghép từ hai chữ Drone và Robot, sẽ được

dùng để thám thính, và khi cần sẽ phóng ra những cuộc tấn công từ trên không.

Sáng kiến thành lập đơn vị Dronebot này có sau khi Bắc Hàn thử nghiệm hoả tiễn liên lục địa

Hwasong 15 có thể bay một thời gian 50 phút và lên đến cao độ 2800 dặm (gấp 10 lần độ cao

của các trạm không gian). Sau vụ thử này, Cố vấn An ninh Quốc Gia H.R. McMaster báo động

rằng khả năng một cuộc chiến càng ngày càng cận kề. Thượng Nghị Sĩ Lindsey Graham cũng

kêu gọi di tản hết gia đình của 25 ngàn quân nhân Mỹ ở Nam Hàn nhưng Bộ Quốc Phòng chưa

có kế hoạch nào.

Cơ quan tình báo cho hay Bắc Hàn có khoảng từ 25 đến 60 vũ khí nguyên tử, nhưng không

tin rằng họ có đủ trình độ kỹ thuật để sử dụng hiệu quả các vũ khí này khi bắn vào các mục tiêu

trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Nhưng Bộ Trưởng Bộ Thống Nhất của Nam Hàn thì cho rằng theo đà hiện

nay, Bắc Hàn sẽ phát triển nhanh chóng để có khả năng dó trong vòng năm tới.

Trung Cộng cảnh giác Hoa Kỳ không nên đụng tới Bắc Hàn

Trong khi Hoa Kỳ và Nam Hàn thực hiện cuộc thao diễn lớn

chưa từng có, Trung Cộng đã có phản ứng cấp thời khi muốn đề

cập đến vai trò của họ đối với đồng minh Bắc Hàn mà họ từng có

những minh ước khi Trung Cộng tham chiến bên cạnh Bắc Hàn

trong cuộc chiến tranh Cao Ly vào đầu thập niên 1950. Nói rõ

hơn, Trung Cộng muốn tỏ ý họ sẽ lần này, lại đứng về phía Bắc

Hàn nếu cuộc chiến nổ ra tại đây!

Đúng vào lúc cuộc thao dượt của Hoa Kỳ bắt đầu, Trung Cộng đã phối trí các phi cơ thám

thính của họ dọc theo hành làng Hoàng Hải và Đông Hải gần bán đảo Triều Tiên, là vùng mà

theo họ, Trung Cộng chưa hề bay qua trước đây.

Theo Li Jie, một chuyên viên quân sự Trung Cộng, thì mặc dù Trung Cộng đồng ý với Hoa

Kỳ rằng việc tiến hành vũ khí nguyên tử của BắcHàn là mối nguy chung, nhưng Trung Cộng vẫn

153 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

muốn duy trì nhà nước Bắc Hàn. Việc họ động binh hiện nay là một cảnh báo cho Hoa Kỳ và

Nam Hàn rằng hai nước này không nên thách thức Bắc Hàn thêm nữa.

Trung Cộng và Bắc Hàn có nhnữg quan hệ buôn bán rất sâu đậm, mà theo Hoa Kỳ, Trung

Cộng có thể dùng như vũ khí để áp lực Kim Jong Un. Nhưng Trung Cộng lại xem Bắc Hàn như

một trái độn để tránh cho Hoa Kỳ có thể bố trí quân đội sát biên giới của họ trong trường hợp

Hoa Kỳ chiếm được Bắc Hàn.

Liệu Trung Cộng có đánh Bắc Hàn không?

Biên giới giữa Trung Cộng và Bắc Hàn dài 880 dặm. Bắc Hàn

luôn bị xem là một láng giềng bất ổn, khó tiên đoán được hành vi

của họ. Nếu nổ ra chiến tranh, thì Trung Cộng sẽ có sự lựa chọn nào

để đối phó?

Bắc Hàn, đối với Trung Cộng, vừa là một đứa con ân sủng,

nhưng cũng là đứa con đáng nguyền rủa (blessing and curse). Nước

Cộng Sản này luôn luôn công khai hiếu chiến, hung hăng đe dọa Hoa

Kỳ và các đồng minh nhưng không tỏ ra sự đe doạ trực tiếp đối với Trung Cộng.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Cộng và Bắc Hàn đã có nhiều dấu hiệu xấu đi trong

những năm gần đây. Những vi phạm luật pháp quốc tế của Bắc Hàn đưa Trung Cộng vào thế khó

xử và càng ngày, càng mất kiên nhẫn đối với đứa con hư..

Có nhiều tin đồn liên tiếp rằng Trung Cộng cũng đã chuẩn bị can thiệp vào Bắc Hàn trong

trường hợp chính phủ nước này bị sụp đổ hoặc khi Bắc Hàn quay ra đe dọa Trung Cộng.

Trong trường hợp Trung Cộng nhúng tay, thì cả chế độ đuơng thời, Kim Jong Un hay bất cứ

ai cầm đầu, sẽ bị xoá sạch rất nhanh chóng. Những rối loạn xã hội, nhất là hệ thống phân phối

lương thực vốn đã nghèo đói, sẽ đẩy hàng triệu người chạy trốn ra khỏi Bắc Hàn. Biên giới với

Nam Hàn và Nga thì bị khoá chặt. Con số hàng triệu này sẽ dồn qua ngả Trung Hoa mà chắc

chắn người Tàu sẽ không thể chấp nhận.

Một giải pháp mà Trung Cộng sẽ lựa chọn nếu can thiệp vào Bắc Hàn là lập vùng trái động

ngăn chận di dân, rồi chuyển ba Lộ Quân 78th, 79th và 80th

(Army, tương đương cấp Quân

Đoàn) thuộc Bộ Tư Lệnh Chiến Trường phía Bắc (Northern Theater Command) thọc sâu xuống

Pyongyang và thiết lập một chính phủ bù nhìn để tạo ngay một sự ổn định cấp thời. Hiện nay,

Bắc Hàn chỉ bố trí hai trong 6 quân đoàn (gồm bô binh, pháo binh, thiết giáp, cơ giới) của Quân

Đội Nhân Dân Triều Tiên (Korea People‟s Army (KPA)) tại biên giới tiếp giáp Trung Cộng. Họ

dành đến ba quân đoàn phòng thủ Pyongyang. Có đến 70 toàn lực của Bắc Hàn dồn vào biên giới

tiếp giáp Nam Hàn, tức là vùng vỹ tuyến 38.

Với hai quân đoàn, Bắc Hàn chắc không thể chống đỡ . Các quân đoàn kia sẽ bị kẹt cứng tại

chỗ do vận chuyển và tiếp liệu khó khăn gây ra bởi sự cấm vận của Trung Cộng. Nếu chính

quyền Bắc Hàn sụp đổ, cả đạo quân lớn của Bắc Hàn sẽ rối loạn và tạo thêm nguy hiểm xã hội.

Vì thế, người ta đoán Trung Cộng sẽ bí mật câu kết với các chỉ huy quân sự Bắc Hàn thuyết phục

họ không chống cự và tiếp tục duy trì trật tự.

Nhưng người ta cũng nghi ngờ khả năng chiến trận của quân đội Trung Cộng nữa. Lần cuối

mà Trung Cộng tham chiến quy mô là khi đánh 6 tỉnh biên giới của Việt nam năm 1979 mà đã

mang lại cho họ sự tổn thất vô cùng to lớn.

Chính Đặng Tiểu Bình đã thú nhận thất bại và thề thốt rằng Trung Cộng sẽ không bao giờ

dấn thân vào một cuộc chiến hao tốn xương máu như thế. Cho dù ngày nay, quân đội Trung

Cộng có những thay đổi bề mặt, họ vẫn chưa chắc có đủ tự tin cho một cuộc chiến lớn.

154 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Nhưng lại có nhận xét lạc quan hơn. Họ cho rằng dù quân đội Trung Cộng thua xa quân đội

Hoa Kỳ, thì vẫn còn rất khá hơn quân đội Bắc Hàn.

Nhưng điều nguy hiểm nhất mà thế giới lo ngại là sự chạm trán giữa hai lực lượng có cùng

một mục đích tiêu diệt Kim Jong Un nhưng chủ trương tối hậu thì khác nhau. Một là Trung Cộng

đánh từ bắc (sông Áp Lục) xuống Pyongyang, và hai là Hoa Kỳ cùng Nam Hàn đánh từ nam lên.

Liệu hai người khổng lồ này có chạm nhau nảy lửa không?

Người ta suy đoán rằng trong thời gian này, có lẽ Trung Cộng chưa tính chuyện thôn tính

Bắc Hàn, vì xét cho cùng thì lợi bất cập hại.

Nga chuẩn bị đối phó tình hình Bắc Hàn

Dù Nga cũng như Trung Cộng phản đối việc phát triển vũ khgí nguyên tử của Bắc Hàn, cả

hai nước này đang lưỡng lự phải đứng phía nào trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Về phía Nga, tuy họ bày tỏ ý muốn giải quyết các vấn đề Bắc Hàn bằng phương tiện chính trị

và ngoại giao; họ cũng có sự chuẩn bị cho cuộc chiến ở Bắc Hàn khi tình hình căng thẳng đang

gia tăng mà sẽ đưa đến cuộc chiến toàn diện. Đó là lời ông Cố Vấn Anh Ninh của Tổng Thống

Putin, Nikolai Patrushev, Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Nga nói với Thông Tấn Xã RIA Novosti

vào hôm thứ Sáu. Ông không nói rõ Nga sẽ đóng vai trò gì, nhưng chắc chắn Nga sẽ có biện

pháp.

Giữa Nga và Bắc Hàn có một đoạn biên giới ngắn ở vùng Primorye. Tại vùng này Nga cũng

có biên giới với Trung Cộng nữa. Từ ba tháng qua, Nga vẫn duy trì các cuộc thao dượt quân sự

gồm Hải Quân, Không Quân và lính Nhảy Dù.

Mới nhất là sau vụ thử nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn, Nga tái lập cuộc thao dượt ở Primorye.

Lần này có thêm sự tham dự của Thủy Quân Lục Chiến thực tập đổ bộ từ biển lên bờ.

Khủng hoảng Bắc Hàn cũng làm cho Nga điên đầu lắm. Nga vừa chống lại sự phát triển

nguyên tử của Bắc Hàn, nhưng cũng phản đối việc các nước khác lật đổ chế dộ Bắc Hàn!

Nhật Bản cũng muốn có hoả tiễn đủ bắn tới Bắc Hàn.

Lo ngại trước sự hung hãn đe dọa của Bắc Hàn, Nhật Bản hiện nay

cũng dành một khoản lớn tiền trong ngân sách quốc phòng năm 2018 để

nghiên cứu xem các chiến đấu cơ F-15 có thể phóng ra được các hoả tiễn

tầm xa có thể bắn tới lãnh thổ Bắc Hàn như loại Joint Air-to-Surface

Standoff Missile (JASSM-ER) của hãng Lockheed Martin. Loại này phóng

từ trên không, có thể vươn tới tầm xa 620 dặm. Nhật cũng tham khảo loại hoả tiễn của hãng

Kongsberg Defence & Aerospace ở Na Uy, loại này chỉ bắn xa 310 dặm thôi nhưng có thể gắn

trên chiến đấu cơ tàng hình F-35.

Nhưng hiện nay, Nhật Bản còn bị ràng buộc bởi Hiến Pháp “Hoà Bình” và việc mua các

hoả tiễn trên không nằm trong ngân sách 46.76 tỷ mà Bộ Quốc Phòng đệ trình. Bộ Trưởng

Itsunori Onodera nói rằng Nhật phải cậy đến Hoa Kỳ để tấn công các căn cứ của địch, và họ

chưa tìm ra phương cách để chia sẻ phần trách nhiệm. Vì lý do này, Thủ Tướng Shinzo Abe tỏ

dấu hiệu sẽ xin sửa đổi Hiến Pháp. Cụ thể hơn là việc tu chính lại điều khoản số 9 “No War

Clause” để có thể cho phép nước này tổ chức một quân đội tấn công thay vì chỉ phòng vệ. Xin

nhắc lại là sau Thế Chiến thứ Hai, Nhật là nước thua trận bị buộc chỉ được phép thành lập đội

quân phòng vệ mà thôi.

155 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trong quần chúng Nhật, thì có hai ý kiến trái nghịch. Một thì chỉ muốn Nhật duy trì nguyên

trạng, còn phần kia thì muốn tăng cường vũ trang sau những đợt thử nghiệm hoả tiễn của Bắc

Hàn mà nhiều lần bắn vào vùng biển rất gần Nhật và có khi vòng qua lãnh thổ Nhật ở đảo

Hokkaido.

Hôm thứ Hai, Quốc Hội Nhật đã tuyên bố Bắc Hàn là mối nguy cận kề và có thể sẽ mở

đường cho Thủ Tướng Abe để tìm những biện pháp mạnh nhằm chống đỡ sau khi theo ông"các

cuộc thương thuyết là vô ích.”

Coi chừng mất đồ khi dân Bắc Hàn ghé qua

Trên một hòn đảo nhỏ của Nhật Bản, khi một số nhóm ngư

dân Bắc Hàn tạm đổ bộ lên trú ẩn, mọi thứ đều biến mất.

Ông Shusaku Yoshida, 67 tuổi, là người quản lý một khu cư

trú cho ngư dân ở đây đã than phiền rằng: “Họ đánh cắp mọi thứ.

Họ tháo gỡ những vật dụng bằng kim loại, ngay cả cái núm cửa,

bản lề cửa…”

Do thời tiết xấu trên biển, một chiếc thuyền gỗ trên đó có 10

ngư dân Bắc Hàn đã xin đổ bộ vào tạm trú trên một đảo nhỏ ở

Hokkaido cực bắc Nhật Bản.

Sau khi được dân chúng sở tại cho trú ẩn và đưa vài người đi bệnh viện chữa trị bệnh bao từ,

nhóm người này rời đảo. Lập tức dân chúng phát giác ra rằng nhiều món đồ trong các toà nhà

của họ biến mất. Ông Yoshida cho hay khoá cửa bị cạy phá và mất nhiều thứ đồ trong khu tạm

trú trong đó có 2 máy TV, ba tủ lạnh, một máy giặt, một microwave, hai dàn máy stereo, một

máy chiếu DVD, một cưa điện, một lò sưởi, một máy phát điện, một xe gắn máy, nhiều tấm solar

panels, chăn mền… Cái danh sách còn dài.

Trong năm nay, Lực Lượng Tuần Duyên Nhật đã phát hiện hơn 60 tàu của ngư dân Bắc Hàn

trong vùng biển Nhật Bản gần đảo này. Họ cho rằng các ngư dân này theo lệnh nhà cầm quyền

Bắc Hàn đi đánh cá xa tới Nhật để thu được nhiều cá hơn. Nhưng do những con thuyền củ kỹ

máy móc hay bị trục trặc, hay bị cạn nhiên liệu; nên ngư dân Bắc Hàn thường kêu cứu với Duyên

Phòng Nhật.

Còn nạn ăn cắp vặt, chắc dân Bắc Hàn cũng không thua gì dân du lịch của nước Việt Nam

Cộng Sản.

Syria vẫn còn là điểm nóng

Dù nhà nước Hồi Giáo ISIS đã tan vỡ, quân đội Hoa Kỳ sẽ

vẫn còn có mặt tại Syria và việc này có thể đưa đến xung đột mới

với Nga và Iran.

Ông Eric Pahon, Phát Ngôn Viên Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nói

với phóng viên Pháp AFP rằng: “Chúng tôi sẽ duy trì sự cam kết

cần thiết với các nhóm quân do chúng tôi yểm trợ để ngăn chận sự

tái sinh của lực lượng khủng bố.” Mục đích là bảo đảm chắc chắn

sự tan vỡ của ISIS, không cho chúng tái tập trung, tái hoạt động để chiếm lại các vùng dất đã mất

cũng như thực hiện những âm mưu khủng bố tại các quốc gia Tây Phương.

Ông Pahon nói việc rút quân Mỹ ra khỏi Syria còn tùy nhiều điều kiện và không cho biết một

thời khoá biểu trong tương lai. Hoa Kỳ đã gửi quân viện yểm trợ các lực lượng kháng chiến

156 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

chống chính phủ Assad năm 2012, và đã bắt đầu dùng phi cơ ném bom xuống các vị trí của ISIS

năm 2014.

Hiện có khoảng 1723 quân sĩ Mỹ tại Syria. Số quân này để yểm trợ cho lực lượng Dân Chủ

Syria (Syrian Democratic Forces) là lực lượng hỗn hợp đa số người Kurd với người Arab và các

sắc dân thiểu số khác. Họ chiến đấu chống ISIS với mong muốn sẽ thành lập một nước tự trị

Kurdish.

Cả Hoa Kỳ và liên quân Nga-Syria-Iran đều đánh ISIS trên dất Syria; nhưng căng thẳng diễn

ra không ngừng giữa hai thành phần này.

Liên quân do Hoa Kỳ yểm trợ thì thắng lớn, chiếm lại Raqqa vào tháng 10 (Raqqa được xem

là thủ đô của ISIS). Qua tháng sau, Nga và đồng minh tái chiếm thành phố Deir Ezzor ở phía

Tây.

Liền sau khi quân Syria và Iraq bắt tay nhau tại biên giới nay đã sạch bóng quân ISIS, Bộ

Trưởng Quốc Phòng Syria lên án sự có mặt của Hoa Kỳ và các nước ngoại quốc trên lãnh thổ

Syria mà không có sự đồng ý của chính phủ là sự xâm lăng và tấn công vào chủ quyền của nước

Cộng Hoà Arab Syria, là vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc và luật lệ của Liên Hiệp Quốc.

Ông kêu gọi các nước này hãy lập tức rút quân vô điều kiện.

Trong khi ISIS trên đà tan vỡ, Nga đã dành quyền đứng ra mở cuộc thương lượng hoà bình

với sự cộng tác của Iran và Turkey. Iran thì yểm trợ nhóm kháng chiến Shia Muslim thân chính

phủ Assad, Turkey thì yểm trợ nhóm Arab Sunni Muslim vừa chống Assad, ISIS vừa chống dân

Kurd.

Cũng như Syria và Iran, Nga lên tiếng thắc mắc về tính hợp pháp của sự can thiệp của Hoa

Kỳ tại Syria. Nga lại kết án Hoa Kỳ yểm trợ khủng bố và các nhóm cực đoan trong suốt 6 năm

tranh chấp tại đây. Ngược lại, Hoa Kỳ tố cáo Nga đã thảm sát hàng ngàn thường dân qua những

cuộc ném bom.

Tuy nhiên, vào giai đoạn chót khi các ổ kháng cự của ISIS bị vây chặt và đè bẹp, thì cả Nga

lẫn Hoa Kỳ đã hợp tác giúp cho đơn vị người Kurd (Kurdish People's Protection Units (YPG))

tấn công vào mặt trận Deir Ezzor là ổ kháng cự cuối cùng của ISIS.

Trong mấy ngày cuối này, phi cơ của Nga và Mỹ cũng tấn công vào những vị trí ISIS ở phía

đông Syria. Nga đã thoả thuận để cho những người Kurds đảm trách giữ an ninh trong khi Nga

và nhân viên chính phủ Syria làm việc với các cộng đồng địa phương nhằm hàn gắn vết thương

chiến tranh.

157 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần ngày 23 tháng 12, 2017

Chicago phủ nhận quyền lực Tổng Thống

Chicago là thành phố có mức tội phạm cao nhất Mỹ. Từ đầu

năm đến nay, có gần 3000 vụ bắn nhau, chết hết 608 người, bị

thương 2863. Có đến 658 vụ án mạng. Trung bình cứ 2:25 phút

là có một vụ bắn nhau; 12 phút là có 1 vụ giết người. Thủ phạm

đại đa số là da đen. Còn nạn nhân thì gần 78% là da đen, 17% là

dân Hispanic. Nhưng chỉ có 77 trên tổng số 544 can phạm là bị

lập thủ tục truy tố ra toà. Các vụ bắn nhau làm hao tốn đến gần

188 triệu trong năm nay. Các loại tội phạm khác cũng cao nhất nước. Cảnh sát thành phố bất lực

vì bọn Black Lives Matter bạo loạn. Thay vì chấp nhận các giải pháp của Tổng Thống Trump là

kích thích kinh tế và tăng cường cưỡng chế pháp luật bằng cảnh sát Liên bang, thì ông Rahm

Emanuel, Thị trưởng Chicago mới đây tuyên bố thành phố ông là “Trump-free zone”; tức là gạt

bỏ quyền lực của Trump tại đây. Còn ông Commissioner Richard Boykin của Cook County, là

quận bao gồm thành phố Chicago thì lại muốn yêu cầu Liên Hiệp Quốc gửi quân đội đến giúp

bảo vệ trị an thay vì chấp nhận cho chính quyền Liên Bang can thiệp.

Luật Cải Tổ Thuế Vụ đã được thông qua tại Thương Viện với 51 phiếu thuận, 48

chống.

Đây là dự luật sau cùng, sau khi hai dự luật của Hạ Viện và Thượng Viện có những khác biệt

và đã được bàn bạc. Bản văn này lại được gửi về Hạ Viện để bỏ phiếu lại vì trong đó có vài điểm

được sửa cho phù hợp với thể lệ gọi là Byrd Rule. Chưa lần nào mà một dự luật khi ra Quốc Hội

lại gặp nhiều rắc rối đến thế. Việc thông qua Luật Thuế này được xem là một thắng lớn của Tổng

Thống Trump.

Rosie O‟Donnell, người từng có một show truyền hình và có nhiều tiếng tăm không mấy tốt,

đã công khai tuyên bố sẽ cho 2 triệu đô la bất cứ Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà nào bỏ phiếu chống

lại Luật Cải Cách Thuế Vụ. Cô ta tuyên bố hôm thứ Ba, và đầu tiên là nhắm vào 2 TNS Susan

Collins và Jeff Flake, là hai người chống dự luật này từ lâu. Đã có người nhắc nhở cô này rằng

đây cũng là một trong những hình thức hối lộ, bất hợp pháp.

Liên Hiệp Quốc chống đối quyết định của Tổng Thống Trump về Thủ Đô Jerusalem

Hôm thứ Năm, 128 nước LHQ đã đồng tình bỏ phiếu tán thành nghị quyết phản đối việc Hoa

Kỳ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Isral và chuyển toà Đại Sứ Mỹ vào đây. Nghị quyết này

kêu gọi Tổng Thống Trump rút lại lời thừa nhận. Chỉ có 9 nước, trong đó có Israel và Hoa Kỳ

chống lại nghị quyết này. 35 nước không có ý kiến. Bà Nikki Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại LHQ đã

dung quyền veto nghị quyết này của LHQ. Trong khi đó, Tổng Thống Trump dọa sẽ cắt hết các

loại viện trợ tài chánh cho các nước bỏ phiếu thuận. Sự thật thì Jerusalem từng được thưa nhận là

thủ đô của Israel, nhưng trước Tổng Thống Trump, chức có hành pháp nào của Mỹ quyết liệt và

cho đời Đại Sứ Quán vào thành phố này. Từ khi thành lập đến nay, LHQ đã ít khi thực hiện được

158 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

các tiêu chỉ bảo vệ hoà bình, mà thường bị nhóm các nước thao túng, tuy tiền tài trợ cho tổ chức

này lệ thuộc phần lớn vào Hoa Kỳ. Nhiều nhà phê bình cho rằng LHQ chỉ là thứ bình phong vô

tích sự và nó trở thành diễn đàn cho những nước tả khuynh để tuyên truyền, quậy phá.

Hết các ông, đến các bà cũng bị tố sách nhiễu tình dục.

Xin chớ nghĩ rằng chỉ có các ông mới làm những chuyện sách

nhiễu các bà. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc trên báo, xem trên đài

truyền hình những tin về các bà, các cô, thường là các cô giáo bị ra

toà vì sách nhiễu các em học sinh nam còn vị thành niên. Chắc cũng

không hiếm trường hợp xảy ra nơi công sở, hãng xưởng. Nhưng

thường các ông bị sách nhiễu thì cũng vui vẻ cho qua, có khi còn

thích thú nữa là khác.

Lần này thì bà Andrea Ramsey, thuộc đảng Dân Chủ ứng cử viên dân biểu tại Kansas lại bị

một ông đã đứng ra tố cáo đến nổi bà ta phải rút lui khỏi cuộc tranh cử. Chuyện xảy ra cũng 12

năm trước, lúc bà Ramsey làm việc tại phòng Nhân Lực của hãng LabOne. Bà bị tố là có hành

vi, lời nói tấn công tình dục đối với ông này. Sau khi bị ông ta cự tuyệt, bà Ramsey có những

việc làm trả thù như đã cho dời bàn làm việc của ông đi nơi khác, bình phẩm xấu về ông và sau

đó tìm cách đuổi ông này khỏi hãng. Ông ta đã kiện hãng LabOne và được thoả thuận một số tiền

bồi thường để hủy bỏ vụ kiện vào năm 2006.

Bà Ramsey là phụ nữ đầu tiên bị lôi tên tuổi trong cơn đại hồng thủy sách nhiễu tình dục mà

mấy tháng quá đã làm thân bại danh liệt nhiều đấng mày râu tên tuổi trong các ngành nghề. Bà

này từng được xem là ngôi sao đầy triển vọng của đảng Dân Chủ để tranh ghế dân biểu với ứng

cử viên Cộng Hoà.

Tin thêm về vụ Lisa Bloom trả tiền các bà để tố cáo Tổng Thống Trump.

Bà Lisa Bloom là luật sư từng bào chữa cho Bill Clinton trong vụ bị nhiều bà tố cáo về hiếp

dâm và sách nhiễu tình dục. Bà ta cũng là luật sư cho Harvey Weinstein. Khi nữ tài tử Rose

McGowan là người khai pháo đầu tiên tố cáo ông Weinstein, bà Bloom đã thương lượng trả 6

triệu đô la cho cô này để cô rút lại lời tố cáo. Rồi chuyện nổ lớn ra không bưng bít được, bà Lisa

chấm dứt hợp đồng bào chữa cho ông Weinstein. Bây giờ người ta phanh phui ra chuyện từ năm

2016, bà Lisa Bloom nhận tiền của nhóm truyền thông tả khuynh và một tổ chức nào đó để trả

cho các bà muốn tố cáo Tổng Thống Trump. Đó là tất cả những điều mà báo The Hill điều tra và

rút ra từ một chuỗi những email, văn bản, và messages trao đổi giữa bà Lisa Bloom với những

người phụ nữ khác trong mưu đồ chính trị đen tối để triệt hạ ông Trump và yểm trợ cho bà

Hillary Clinton trong mùa bầu cử năm ngoái.

Theo báo The Hill, bà Lisa Bloom này cũng đem những chuyện tố cáo này bán cho các tờ

báo hoặc đài truyền hình để ăn tiền hoa hồng, rồi dùng tiền tặng dữ của một tổ chức nào đó trả

đứt nợ căn nhà của một phụ nữ để đứng ra tố cáo Tổng Thống Trump. Một bà khác cho hay bà ta

được Lisa Bloom hứa trả 750 ngàn để tố ông Trump, nhưng bà từ chối. Lisa Bloom đại diện cho

4 thân chủ tố cáo Tổng Thống Trump, trong đó có hai bà từ chối.

Trong một message, Lisa Bloom thú nhận rằng: “Có những người liên lạc thẳng với tôi hứa

cho tiền để giúp các thân chủ mà tôi đại diện.” Trong các thân chủ đó, ngoài các bà tố cáo Tổng

Thống Trump, còn có các bà tố cáo ông Bill Cosby và Bill O‟Reilly.

159 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Trong khi Lisa Bloom miệng thì nói lời nhân đạo là sẽ đại diện cho những phụ nữ bị xúc

phạm tình dục miễn phí, thì trong hợp đồng, có ghi nhận khoản 33% tiền bà ta sẽ hưởng sau khi

đem bán những chuyện này cho báo chí và truyền hình!

Tuy bà Lise Bloom từ chối không tiết lộ danh tánh các thân chủ, báo The Hill cũng lần ra

được bà Jill Harth, là một làm nghề trang điểm ở New York. Bà Harth là người tố cáo Tổng

Thống Trump khoảng giữa năm 2016 và đuợc Lisa Bloom giúp trả đứt tiền căn chung cư ở khu

vực Queens. Theo hồ sơ nhà đất của thành phố, thì căn này được thanh toán vào ngày 19 tháng

12, 2016.

Qua các emails và text messages, người ta nhận ra sự thù ghét cực độ của bà Bloom đối với

Tổng Thống Trump. Vào thời điểm sống mái gần kết của cuộc bầu cử sôi nổi cuối năm 2016,

Lisa Bloom đã tính chuyện tấn công trận chót quyết liệt là đưa các bà tố cáo ông Trump ra trước

công chúng để quyết hạ ông.

Nhưng có một bà vẫn ủng hộ ông Trump và vẫn còn những liên hệ với các luật sư, bạn bè

xung quanh ông Trump. Lisa Bloom tăng dần số tiền cho bà này đến 50 ngàn, rồi còn tăng thêm

nữa đến 100 ngàn với lý do là để bảo vệ an toàn cho bà ta. Sau những cú điện thoại qua lại trong

tháng 11, 2016, số tiền lên đến 200 ngàn miễn thuế và lời hứa sẽ giúp bà ta thay đổi lý lịch và

dời nơi cư trú.

Bloom nói với The Hill rằng người đàn bà này đòi tới hai triệu. Bloom cuối cùng hứa trả 750

ngàn. Nhưng bà này xui xẻo bị sao đó phải vào bệnh viện ở Califonia và vẫn chê số tiền là ít.

Chuyện qua lại giữa hai bà này dài và nhiêu khê lắm vì Bloom thì ngày bầu cử thì cận kề, và

các tổ chức cho tiền không muốn chi ra nhiều tiền quá.

Sau đó thì Bloom dụ dỗ bà này ra mặt trong show truyền hình “Inside Edition” của Dr. Phil

với những bà tố cáo ông Trump. Bà vẽ ra những thứ quyến rũ như “show của Dr. Phil nổi tiếng,

mua tặng vé máy bay đi về, đài thọ ăn ở trong khách sạn sang trọng, và đài thọ cho cả con gái bà

ta nữa” (If you are interested I would recommend Inside Edition or Dr. Phil as they are much

bigger. Dr. Phil is doing a show on Trump accusers next Tuesday in LA and would fly you here

and put you up in a nice hotel, and pay for your meals as well, with your daughter if you like)

Nhưng không hiểu sao, người phụ nữ này từ chối không ra mặt!

Mừng Ngày Chúa Giáng Sinh

Ngày mai, 24 tháng 12, là ngày nhân loại kỷ niệm Chúa Jesus Christ,

con một Đức Chúa Trời, giáng sinh xuống trần thế để cứu chuộc nhân

loại.

Theo Kinh Tân Ước, sách của Thánh Matthew, Joseph là cháu 14 đời của

vua David, là vị vua thứ hai của hợp quốc Israel và Judah và cũng là vị

vua chinh phục thành Jerusalem. Joseph hứa hôn với bà Maria, người

được ân sủng của Chúa Trời để mang thai qua phép thánh linh. Vì sợ

mang tội vì bà Maria mang bầu hai người khi họ chưa thành hôn, ông

Joseph, một người trung chính, phải đưa vợ đi Judaea ẩn náu chờ sinh nở.

Đó là vào thời Israel bị lệ thuộc bởi đế quốc La Mã do Tổng Trấn Pontius Pilate cai trị. Phiá Do

Thái thì có vua là Herod the Great. Nhưng quyền điều hành thành phố Jerusalem thì do một hội

đồng gồm các vị giáo sĩ Do Thái cao cấp trong kinh thánh gọi là các Thượng Phụ.

Khi đến một làng không kiếm được phòng trọ, hai vợ chồng Joseph được cho trú tạm ở một

hang lừa ở Bethlehem. Trên một máng cỏ đơn sơ, bà Maria đã hạ sinh một bé trai, đặt tên là

Emmanuel, có nghĩa là Chúa Trời ở cùng chúng ta, cũng còn có tên là Jesus. Những lời tiên tri

160 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

trong Cựu Ước truyền đi trong dân gian thì Jesus sẽ là vua, là người cứu chuộc của dân Do Thái.

Jesus lớn lên với người cha là thợ mộc, nhưng ông tự ý thức mình là đấng Cứu Chuộc, nên bắt

đầu đi giảng đạo và kết nạp môn đồ. Người Israel theo Ngài, gọi Ngài là Jesus Christ vì tin rằng

Ngài chính là nhà tiên tri mang đến sứ điệp của Đức Chúa Trời như Kinh Cựu Ước đã ghi.

Vì lo sợ Jesus sẽ là người cầm đầu nổi loạn của người Do Thái, các Thượng Phụ Do Thái

(High Priest of Israel) tìm bắt Ngài qua sự mua chuộc bằng tiền cho môn đồ Judas Iscariot. Jesus

bị bắt tại vườn Gethsemane khi đang ngủ cùng 12 môn đồ khác. Ngài bị đưa ra trước một phiên

toà của người Do Thái Giáo (Jewish) và bị buộc tội nhạo báng Chúa Trời vì tiếm xưng là tiên tri

“Messiah” và tự xưng là “Vua của người Jews”. Jesus nhận mình là Vua của người Do Thái,

nhưng không phải là vua của một nước trần thế. Dù Tổng Trấn Pilate xác nhận không tìm thấy

Jesus phạm tội gì cà, những người Do Thái vẫn đem ngài đi đóng đinh vào thập tự giá tại đồi

Golgotha, hay còn gọi là đồi sọ. Năm đó ngài mới 33 tuổi.

Theo Kinh Thánh thì Jesus được chôn trong nhà mồ ba ngày thì sống lại và bay lên trời. Môn

Đồ Peter sau này gây dựng nên Hội Thánh Thiên Chúa Giáo ngay tại Roma, nơi bạo chúa Nero

đã tàn sát hàng ngàn giáo dân. Ngày nay Đạo Thiên Chuá là tôn giáo lớn nhất thế giới với số tín

đồ 2.4 tỷ người trên khắp thế giới. (Đạo Islam đứng hàng thứ hai với 1.8 tỷ tín đồ)

Chúa Jesus sinh ra vào năm nào?

Nhân loại kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus vào tối 24 tháng

12 cùng hình ảnh hang lừa, máng cỏ, trong đêm đông có tuyết rơi

lạnh lẽo, vào năm đầu tiên của Tây Lịch. Sở dĩ người ta tin vậy vì

những năm trước Tây Lịch gọi là B.C., (Before Christ, trước Thiên

Chúa), và những năm sau Tây Lịch thì gọi là A.D. (Anno Domini,

năm của Chuá)

Nhưng thật sự, thì Ngài sinh vào năm nào?

Ngày và năm sinh của Chuá cũng không thấy ghi trong Thánh Kinh hay bất cứ văn bản thế

gian nào.

Có hai khảo hướng đã được dùng để ước tính năm sinh của Ngài. Một khảo hướng dựa trên

các bản Kinh Thánh Tân Ước do các Tông Đồ ghi lại về việc giáng sinh có nhắc đến thời kỳ trị

vì của vua Herod; và khảo hướng kia cũng dựa trên Kinh Thánh nhưng dò ngược lại từ lúc Jesus

30 tuổi là lúc bắt đầu đi giảng đạo. Vì các vị Tông Đồ ghi lại trong Tân Ước những sự kiện về

cuộc đời Chúa Jesus mà không chú trọng đến trình tự thời gian có tính cách sử học, nên việc truy

tìm ngày tháng rất khó khăn. Có thể nói các bản văn đều chỉ tập trung vào những ngày cuối cùng

của Chúa Jesus. Các nhà nghiên cứu đồng thời phải đối chiếu với các dữ kiện lịch sử.

Để chứng minh Chúa Jesus không thể sinh vào năm 1 BC hay 1 AD, vì Ngài sinh vào thời

vua Herod, mà ông này thì theo sử, chết vào năm 4 BC. Vậy Ngài phải sinh ra trước năm thứ 4

BC. Nhưng trong sách, các vị thông thái đã nhìn thấy ánh sao mọc ở phương đông hai năm trước

khi họ đến Jerusalem và gặp vua Herod. Như thế, phải lùi năm sinh của Jesus lui lại 2 năm, tức là

năm thứ 6 trước Tây Lịch. Và có thể, vua Herod không chết đột ngột ngay sau khi gặp các nhà

thông thái! Vậy năm sinh của Chúa có thể là năm thứ 7 B.C? Lý luận trên cũng có thể được

tăng cường bởi sự kiện vua Herod sau khi nghe tin có Vua Do Thái ra đời đã ra lệnh giết hết các

trẻ em ở Bethlehem từ hai tuổi trở lên.

Căn cứ theo các khảo hướng đó thì Jesus sinh vào khoảng giữa năm thứ 6 đến năm thứ

4 B.C. Như thế, Ngài bắt đầu đi truyền đạo vào khoảng năm 28, 29 sau Tây Lịch là thời gian trị

vì của Hoàng Đế La Mã Tiberus Caesar. Ngài bị đóng đinh vào khoảng từ năm 30 đến năm 36.

161 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Một giả thuyết khác là Chúa Jesus sinh từ năm thứ 3 đến năm thứ 1 B.C. Theo sử ký của Roma, sau khi Hoàng Đế Augustus chết vào tháng 8 năm 14 sau Công Nguyên, Tiberius lên

ngôi. Thánh John Baptist bắt đầu hành đạo vào năm Tiberius thứ 15, tức là năm 29 sau Công

Nguyên. Còn Chúa Jesus thì bắt đầu hành đạo sau Thánh John chút đỉnh, nên có thể nói Ngài bắt

đầu từ năm 29, mà theo sách của Thánh Luke, lúc đó Ngài khoảng 30 tuổi.

Trong tập Niên Khảo về Thánh Kinh (Handbook of Biblical Chronology) của Jack

Finegan có một danh mục của nhiều sử gia về năm sinh của Chúa Jesus. Những vị này sống ở

thời điểm những năm 100 đến 200 A.D.. Đa số ghi nhận đó là năm thứ 3 đến năm thứ 2 B.C.

(9 vị).

Như thế, giả thuyết sau cùng được nhiều vị đồng ý. Vậy việc vua Herod chết năm thứ 4 BC thì sao?

Còn ngày sinh thì có phải 25 tháng 12 không?

Có hai lý do người ta nêu ra để phủ nhận ngày 25 tháng

12.

• Theo Thánh Kinh của Thánh Luke (2:7-8) , thì vào

lúc khi Chúa sinh ra, các mục đồng đang chăn bầy cừu ngoài

đồng cỏ. Như thế không thể là vào tháng 12, vì vào tháng

này rất lạnh và là vào mùa mưa ở Judea, các mục đồng không

lùa chiên ra đồng. Theo cuốn The Complete Book of

American Holidays, thì lời Thánh Luke cho thấy Chúa sinh

ra vào mùa hạ hay đầu mùa thu.

Lý do thứ hai là việc ông Joseph và bà Maria đến Bethlehem để ghi danh vào sổ hộ tịch theo luật Roma (Luke

2:1-4). Nhưng theo sử sách, thì việc kiểm tra dân số không

xảy ra vào mùa đông, khi nhiệt độ thường lạnh dưới độ đông

đá và đuờng sá thì nhầy nhụa không thể đi lại được.

Như đã nói trên, Kinh Thánh không ghi ngày tháng sinh

của Chúa Jesus, nhưng người ta có thể căn cứ vào vài sự kiện

mà đoán rằng Ngài sinh ra vào khoảng mùa Thu.

Trong sách Luke (1:8-13), khoảng thời gian từ ngày 13

đến ngày 19 tháng 6, ông Zacharias đang hành lễ ở ngôi đền

trong thành phố Jerusalem. Khi hết lễ, ông về nhà. Vợ ông là

bà Elizabeth thụ thai và sinh ra Thánh John. Bà Elizabeth có

thai ông trước bà Maria 6 tháng (Luke 1:24-36). Như thế,

Thánh John sinh ra vào cuối tháng 3, và Chúa Jesus phải

sinh ra vào cuối tháng 9.

Lễ mừng Giáng Sinh có từ lúc nào?

Các sử gia không biết rõ vào khoảng thời gian nào thì người ta bắt đầu dùng ngày 25 tháng

12 để cử hành lễ Chúa Giáng Sinh. Họ chỉ ước tính là khoảng thế kỷ thứ 4 mà thôi. Phải hơn 300

năm sau khi Chúa thăng thiên, người Thiên Chúa Giáo ở Roma mới cử hành lễ mừng Giáng

Sinh. Đối với người Công Giáo thời xưa, ngày lễ quan trọng nhất không phải là Giáng Sinh, mà

là lễ Phục Sinh, là ngày kỷ niệm Chúa qua đời và sống lại ba ngày sau đó.

162 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Một văn bản cổ xưa tìm thấy ở Roma cho biết Giáo Hội La Mã cử hành lễ mừng Chúa Giáng

Sinh vào năm 336. Đa số các nhà nghiên cứu tin rằng ngày lễ Giáng Sinh cử hành vào ngày 25

tháng 12 là để thay thế cho những lễ hội của những người đa thần giáo (Pagan) ở Roma. Đó là

thời gian mà những người đa thần cử hành lễ hội mừng ngày 17/12 winter solstice (là ngày giữa

muà đông, lúc đêm dài nhất và ngày ngắn nhất trong năm), hay 25/12 bắt đầu chu kỳ mới của

mặt trời. Trong những ngày này, người ta lễ hội, vui mừng, trao tặng nhau những món quà như

hiện nay chúng ta cũng làm vào ngày Giáng Sinh vậy.

Chữ Christmas là do sự ghép lại của hai chữ Latin Christes

maesse, có nghĩa theo Anh ngữ là “Christ‟s mass”, tức lễ hội của

đấng Christ. Thời Trung Cổ bên Âu Châu, kết hợp luôn với kễ hội

của Thánh St. Nicholas of Myra là người thường mang quà đến cho

trẻ em. Từ đó, trong lễ Giáng Sinh lại có thêm ông già Noel (Santa

Claus đọc từ tên của thánh Nicholas là Sinterklaas) râu xồm trắng

xoá, mặc bộ áo quần đỏ, và di chuyển trên chiếc xe trượt tuyết kéo

bởi những con tuần lộc. Ông bay đến từng nhà, bỏ xuống ống khói

lò sưởi những món quà ưa thích cho các trẻ em ngoan ngoản biết

vâng lời cha mẹ.

Lễ Giáng Sinh là của mọi người.

Đã từ rất lâu, việc mừng lễ Giáng Sinh không còn là của riêng người Công Giáo mà đã trở

thành một lễ hội chung tại nhiều nước. Đêm Noel, không chỉ giáo dân đi xem lễ, mà hàng vạn

người ngoại đạo cũng ăn diện thật đẹp để đến các nhà thờ chiêm ngưỡng cảnh sắc lộng lẫy, với

những dảy đèn màu giăng khắp nơi. Nhiều nhà cũng trang hoàng cây thông, hang đá; cũng thức

ăn reveillon lúc tan lễ nửa đêm hay tham dự với các gia đình Công Giáo.

Tại Hoa Kỳ, 8 năm dưới thời Obama, việc dùng chữ Merry Christmas gần như là cấm kỵ và

đã bị nhiều nơi xoá bỏ vì sự phản đối của nhóm liberal. Những người này đòi xoá bỏ hết những

giá trị Thiên Chúa Giáo mà từ hơn 200 năm, đã hoà nhập vào văn hoá Mỹ. Toà Bạch Cung thời

Obama không trang hoàng cho lễ Giáng Sinh ngoại trừ cây thông noel mà hàng năm được chọn

lựa dành cho Bạch Cung. Ông Obama gửi ra thiệp mừng đề dòng chữ Happy Holiday đơn giản.

Năm nay, hình ảnh huy hoàng của Giáng Sinh lại trở về. Đệ Nhất Phu Nhân đích thân trang

trí toà Bạch Cung với nhiều cây thông, vòng hoa, đèn màu. Người ta viết trên facebook lời cám

ơn Tổng Thống Trump đã vãn hồi các giá trị truyền thống của Hoa Kỳ.

163 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Thời Sự Hàng Tuần ngày 30 tháng 12, 2017

Sách lược về an ninh của Tổng Thống Donald Trump

Mục tiêu hàng đầu của Tổng Thống Trump là “Make America

Great Again”. Muốn thực sự là một cường quốc vĩ đại, thì trước hết

phải “Make America Safer”, làm cho nước Mỹ an toàn hơn. Ngày 18

tháng 12 năm 2017, Tổng Thống Trump đưa ra một bản công bố gọi là

“Một Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Mới cho Một Thời Kỳ Mới” (A

New National Security Strategy for a New Era) mà mục đích là phục

hồi uy thế của Hoa Kỳ qua những đối sách dựa trên thế mạnh sẵn có.

Sách lược nhằm vào các mục tiêu quyền lợi quốc gia như sau: (1) Bảo vệ an ninh của quốc

gia, của dân chúng, và bảo vệ lối sống của người Mỹ; (2) Xây dựng sự hưng thịnh về kinh tế của

Mỹ; (3) Bảo vệ hòa bình trên thế mạnh; và (4) Nâng cao ảnh hưởng của Mỹ trên chính trường

quốc tế.

Chiến lược này nhằm đối phó với các nước lớn đang muốn phục hồi phát triển quyền lực

nhưng qua những phương thức bất chính đi ngược lại và đe dọa quyền lợi của Mỹ. Đó là trường

hợp Iran, Nga và Trung Cộng. Ngoài ra còn thêm những chế độ độc tài, khủng bố, đe dọa hoà

bình khu vực hay theo đuổi tham vọng nguyên tử để gây thảm họa cho nhân loại; những nhóm

khủng bố cực đoan Hồi Giáo, những tổ chức tội phạm quốc tế đang nhập lậu chất độc ma túy gây

nghiện ngập và bạo lực vào xã hội Hoa Kỳ. Hoa Kỳ phải nắm lấy vai trò trung tâm quyền lực

trong cộng đồng thế giới để duy trì một nền hoà bình chung.

1. Bảo vệ an ninh của quốc gia

Tăng cường kiểm soát biên giới và cải cách chính sách di dân để bảo vệ trật tự, an ninh trong

nước, bảo vệ quyền lao động của công dân, ngăn chặn bọn khủng bố Jihadist Hồi Giáo và bọn tội

phạm ma túy và băng đảng từ các nước ngoài xâm nhập qua biên giới.

Hoa Kỳ sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để bảo vệ cơ sở hạ tầng cơ sở quan trọng của mạng lưới điện

toán (digital networks), đặt những hệ thống phòng thủ để bảo vệ nước Mỹ chống lại các cuộc tấn

công bằng hỏa tiễn liên lục địa.

2. Hưng thịnh về kinh tế của Mỹ:

Tổng Thống Trump đặt quyền lợi nước Mỹ và người Mỹ lên

hàng đầu “America First” bằng cách khôi phục kinh tế, khuyến

khích các hãng xưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm. Ông

chủ trương nền mậu dịch với các nước dựa trên nền tảng công

bình, bình đẳng, hỗ tương không để nước nào lợi dụng những

luật lệ dễ dãi của Mỹ để thủ lợi về mình.

Trong cuộc chạy đua về địa lý chính trị (geopolitical) trong

thế kỷ 21, Hoa Kỳ cần phải dẫn đầu trong các lãnh vực nghiên cứu, công nghệ và phát minh như

từng có trong thế kỷ qua. Hoa Kỳ sẽ bảo vệ những phát minh mới về an ninh quốc gia để tránh

những kẻ ăn cắp tài sản trí tuệ như Trung Hoa từng làm bấy lâu nay.

164 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hoa Kỳ sẽ dùng ưu thế về năng lượng sẵn có để bảo đảm sự mở rộng thị trường quốc tế và

thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế và an ninh quốc gia.

3. Bảo vệ hòa bình trên thế mạnh:

Hoa Kỳ sẽ xây dựng lại sức mạnh quân sự để bảo đảm vị trí hàng đầu trên thế giới.

Hoa Kỳ sẽ tận dụng tất cả các phương tiện của quốc gia trong giai đoạn cạnh tranh chiến lược

mới về các lãnh vực ngoại giao, thông tin, quân sự và kinh tế. Hoa Kỳ sẽ tăng cường khả năng

trong lãnh vực không gian và không gian ảo (cyberspace) - và khôi phục những khả năng đã bị

bỏ quên.

Hoa Kỳ yêu cầu các đồng minh nhận lãnh trách nhiệm lớn hơn trong việc giải quyết các mối

đe dọa chung. Hoa Kỳ sẽ đảm bảo sự cân bằng quyền lực và vẫn giữ được ưu thế ở những khu

vực chính của thế giới như: Ấn Độ -Thái Bình Dương (Indo-Pacific), Châu Âu và Trung Đông.

4. Nâng cao ảnh hưởng của Mỹ :

Với một quá trình lịch sử văn minh và cường thịnh, Hoa Kỳ sẽ dùng ảnh hưởng của mình để

thúc đẩy, phát triển lợi ích cho chính mình và cho nhân loại bằng cách tiếp tục tăng cường ảnh

hưởng ở nước ngoài để bảo vệ dân chúng và thúc đẩy sự thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ sẽ nỗ lực cạnh tranh trong các lãnh vực ngoại giao và phát triển để đạt được kết quả

tốt hơn trong thế song phương, đa phương để bảo vệ lợi ích của quốc gia, tìm kiếm cơ hội kinh tế

mới cho người Mỹ đồng thời cạnh tranh với các đối thủ. Nhưng Hoa Kỳ cũng sẽ tìm kiếm sự hợp

tác với các quốc gia có cùng quan điểm để phát huy nền kinh tế thị trường tự do, phát triển

thương mại tư nhân, ổn định chính trị và hòa bình.

Hoa Kỳ đánh giá cao các giá trị của quốc gia - bao gồm cả luật pháp và nhân quyền - để trở

thành một quốc gia hùng mạnh, ổn định, thịnh vượng và có uy quyền.

Vài thành quả kinh tế của Tổng Thống

Trump

Tổng Thống Trump nhậm chức ngày 20

tháng 1, 2017. Tính đến nay là 11 tháng 10

ngày. Khi ra tranh cử, ông đưa ra khẩu hiệu

Make America Great Again (làm cho nước Mỹ

vĩ đại trở lại). Ông hứa hẹn nhều điều cải tồ về

kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao để cứu vãn

nước Mỹ mà sau 8 năm của Tổng Thống

Obama đã suy thoái và mất uy tín trên chính

trường quốc tế.

Về tài chánh: Đó là sự gia tăng thị trường

chứng khoán đến 5.4 ngàn tỷ đô la. Chỉ số Dow

Jones ngày 27 tháng 12, 2017 là 24774.30, tăng

5000 điểm so với cuối năm 2016 là cuối nhiệm

kỳ của cựu Tổng Thống Obama.

Chỉ số này khi lên khi xuống, nhưng trong

trường kỳ, thường chỉ có tăng mà không giảm.

Nhưng nếu nhìn vào biểu đồ của Dow Jones

Industrial Average (DJIA) từ năm 1993 là lúc

Tổng Thống Clinton nhậm chức cho đến nay,

chúng ta thấy nó tăng từ 3301 lên đến 24,774.

165 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Tám năm của Tổng Thống Clinton, chỉ số DJI tăng 7500. Thời Tổng Thống Geoge Bush, tụt

mất 2000. Thời Tổng Thống Obama, tăng 9000 trong 8 năm.

Chỉ chưa đầy một năm, Tổng Thống Trump đã vực nó tăng lên 5000 (hơn 6 năm làm việc

của Clinton, gần bằng 5 năm của Obama). Tổng Thống Trump, với những biện pháp kinh tế táo

bạo, như tăng thuế nhập cảng từ các nước để bảo vệ sản xuất trong nước, ban hành những biện

pháp nhằm khuyến khích các công ty phát triển sản xuất, đem các cơ sở ở ngoại quốc về lại Mỹ .

Các biện pháp này đã bơm cho nền kinh tế một sinh khí mới, tạo ra thêm hơn 1.5 triệu công ăn

việc làm để mức thất nghiệp vào những ngày cuối năm là 4.1%, thấp nhất trừ 17 năm qua.

Sự tin tưởng của người tiêu dùng càng ngày càng tăng lên. Chỉ số lạc quan của người tiêu

dùng lên cao (125 điểm). Trong mùa lễ Giáng Sinh năm nay, mãi lực của dân chúng tăng hơn 5%

so với cùng thời kỳ này năm ngoái. Đặc biệt lãnh vực xây cấy, địa ốc, có một sự tăng vọt rất cao.

Sau khi luật cải tổ Thuế vụ được thông qua, có các công

ty sau đây đã tăng các benefits cho nhân viên: Comcast,

AT&T cho mỗi người 1000 đô la bonus, AT&T còn hứa sẽ

đầu tư thêm 1 tỷ đô la trong năm tới; Boeing hứa bỏ ra 300

triệu cho nhân viên và từ thiện, Wells Fargo tăng lương tối

thiểu cho nhân viên lên $15 và dành 400 triệu tặng các tổ

chức và cộng đồng, CVS hứa tăng thêm 3000 việc làm,

Kroger cũng hứa tăng công việc làm, Costco hứa sẽ làm

những Về an ninh quốc gia: mức nhập cư lậu giảm 70%. Giảm 50% số di dân cho phép vào Mỹ.

Về Quốc phòng: Tăng cường ngân sách, củng cố binh bị sẵn sàng đối phó với Bắc Hàn, Iran,

Nga và cả Trung Cộng. Giúp chiến thắng xóa sạch nhà nước Hồi Giáo cực đoan ISIS tại Syria và

Iraq. Ký lệnh cấm du khách 7 nước hồi giáo, để ngăn khủng bố xâm nhập vào.

Tổng Thống Trump đã có những lời tuyên bố mạnh mẻ đi theo với những hành động cương

quyết khi đối phó với những biến cố ở Trung Đông, Afghanistan, Trung Cộng như vụ bắn hoả

tiễn Tomahawk vào Syria, ném bom MOAB vào Afghanistan, điều động ba hàng không mẫu

hạm vào vùng biển Đông và Bắc Thái Bình Dương.

Với nước Nga, Tổng Thống Trump muốn tỏ thái độ mềm dẻo để cùng đối phó với Trung

Cộng thay vì đối đầu làm cho Hoa Kỳ phải tứ bề thọ địch.

Khuyến khích các nước thành viên của khối NATO gia tăng ngân sách quốc phòng của họ

nhằm giảm gánh nặng của Mỹ. Nhưng Hoa Kỳ vẫn gia tăng quân sự ở các nước giáp giới với

Nga.

Hủy bỏ 90 luật lệ không cần thiết do Obama đã ký, tiết kiệm ngân sách được 89 tỷ. Suốt năm

nay, cuộc vận động xoá bỏ luật Obama Care vẫn còn trở ngại do phe Cộng Hoà thiếu sự đoàn

kết.

Giảm nhân viên trong Bạch Cung, tiết kiệm 22 triệu. Tháng 04/2017 bộ Ngân khố báo cáo

bội thu 182 tỷ nhiều hơn là chi ra.

Khuyến khích trung tâm thám hiểm không gian NASA, để Hoa Kỳ lại sẽ đi đầu về ngành

không gian.

Cương quyết diệt băng đảng phạm pháp, xoá bỏ tình trạng các thành phố bao che di dân lậu,

tăng cường bắt giữ và đuổi bọn di dân lậu phạm pháp. Cho phép các tiểu bang xét nghiệm ma túy

những người lãnh tiền thất nghiệp và phúc lợi của chính phủ để từ đó có biện pháp giúp họ làm

lại cuộc đời.

Ba chuyến công du đi Âu Châu, Trung Đông và Á Châu của Tổng Thống Trump cho thấy uy

tín Hoa Kỳ đã tăng lên gấp bội qua những cuộc đón tiếp trọng thể chưa hề có tại các nước Tổng

Thống Trump đến thăm.

166 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Phe Dân Chủ và nhiều cơ quan truyền thông không ưa Tổng Thống Trump. Họ đánh phá ông

liên tục ngay từ khi còn tranh cử cho đến nay bằng cách tung tin sai lạc, bóp méo sự thật hay

khai thách ngay những chuyện tủn mủn cá nhân. Nhưng rõ ràng Tổng Thống Trump đã thành

công trong gần một năm làm việc cật lực. Ba năm còn lại, không rõ những người đánh phá ông

có mệt mỏi vì tìm mãi không ra bằng cớ mà bỏ cuộc; hay vẫn vì sự không ưa cá tính của ông mà

tiếp tục quậy nát nội tình nước Mỹ.

Hoa Kỳ chơi xỏ Trung Cộng

Toà Đại sứ Trung Cộng toạ lạc tại số 3505 International

Plaza, thủ đô Washington D.C. Mới đây, theo đề nghị của các

Thượng Nghị Sĩ Ted Cruz, Marco Rubia và Pat Toomey,

Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua một Nghị Quyết đổi tên

đuờng này là đuờng Liu Xiaobo Plaza.

Đây là một sự sỉ nhục đối với Trung Cộng, vì ông Liu

Xiaobo là một nhà tranh đấu nhân quyền chống lại chế độ độc

tài của Cộng Sản Trung Hoa. Trong vụ nổi dậy ở Thiên An Môn năm 1989 do sinh viên và thanh

niên khởi phát, Đặng Tiểu Bình và chính quyền Cộng Sản Trung Hoa đem hàng chục ngàn quân

sĩ thuộc các sắc tộc Mãn Châu dùng xe tăng đàn áp dã man, giết chết hàng ngàn thanh niên trên

đường phố. Ông Liu Xiaobo bị bắt sau đó và giam cầm đến năm 1991, rồi lại bị bắt giam thêm

hai lần sau từ 1995 đến 1999.

Ông là Chủ Tịch của Văn Bút Trung Hoa từ 2003 đến 2007 và là chủ nhiệm tờ báo Trung

Hoa Dân Chủ từ giữa thập niên 1990. Đến năm 2008, ông lại bị bắt vì tham gia vào Tuyên Ngôn

08 và bị kết tội âm mưu lật đổ chính quyền và bị tuyên án 11 năm tù giam cộng thêm hai năm

quản chế và bị tước đoạt mọi quyền công dân.

Trong thời gian ông bị tù, năm 2010, ông được trao giải Nobel về Hoà Bình vì những nỗ lực

liên tục đấu tranh cho nhân quyền. Ông là một trong ba người nhận giải Nobel Hoà Bình khi

đang bị tù giam, và là người Trung Hoa sống ở Hoa lục đầu tiên được giải này. Nhưng ông

không được đi nhận giải và cũng không được chính quyền Trung Cộng cho phép cử người thay

ông đi Stockhom để nhận.

Ông chết trong tù năm 2017 lúc 61 tuổi.

Việc dùng tên ông Liu Xiaobo đặt tên con đường có toà Đại Sứ Trung Cộng như là một cái

tát đau vào mặt bọn cầm quyền Cộng Sản Trung Hoa.

Tin hôm thứ Năm cho hay vệ tinh do thám của Mỹ bắt quả tang nhiều chiếc tàu của Trung

Cộng đang bán dầu cho những chiếc tàu của Bắc Hàn ít nhất là 30 lần trong ba tháng qua. Việc

này bị xem là vi phạm Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 9 về cấm vận trừng phạt Bắc

Hàn mà Trung Cộng đã đồng ý. Có tin Nga tỏ ý sẽ làm trung gian giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn để

thương thuyết giải quyết các tranh chấp. Thật ra, việc tiến hành thủ nghiệm hoả tiễn của Bắc Hàn

không chỉ là mối lo của Hoa Kỳ, mà còn là sự đe dọa nghiêm trọng các quốc gia khác, trong đó

có cả Nga và Trung Cộng.

Lại thêm chuyện mới đây Hải Quân Nam Hàn đã bắn 250 phát súng cảnh cáo vào một đội tàu

đánh cá của Trung Cộng khi bọn này hung hãn xông vào ngăn cản và bao vây chiếc tàu tuần tiểu

của Nam Hàn. Đội tàu đánh cá gồm 44 chiếc đã tiến sâu vào hải phận Nam Hàn để đánh cá bất

hợp pháp. Trước đây, Nam Hàn đã có vài lần bắn đuổi tàu cá Trung Cộng. Trung Cộng trả đũa

bằng cách ngăn cấm người Tàu đến Nam Hàn du lịch.

167 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Hoa Kỳ cắt tài khoản dành cho Liên Hiệp Quốc

Như tuần trước đã loan tin, sau khi Tổng Thống Trump khẳng

định lại thành phố Jerusalem là thủ đô của nước Israel và tuyên bố sẽ

dời Toà Đại Sứ Hoa Kỳ vào đây, Liên Hiệp Quốc đã ra một nghị

quyết chống lại, và được 128 nước bỏ phiếu thuận, 9 nước chống và

35 nước khác không có ý kiến. Đại sứ Nikki Haley đã cảnh báo rằng

Mỹ sẽ “điểm mặt” những quốc gia chống Mỹ trong vụ này và chuyển

lời của Tổng Thống Trump rằng sẽ cắt giảm tiền tài trợ cho những

nước đó. Bà nói rằng “Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra kém hiệu quả mà lại tiêu xài quá mức” và bà

không để “sự rộng lượng của người Mỹ bị lợi dụng”. Tổng Thống Trump bày tỏ sự bất bình đối

với Liên Hiệp Quốc khi tổ chức quốc tế này xài tiền của Mỹ mà không ủng hộ Mỹ, thậm chí đi

ngược với quyền lợi của Mỹ.

Tuần nay, chính phủ đã loan báo sẽ cắt giảm 285 triệu Mỹ Kim trong ngân sách đóng góp

của Mỹ cho tài khoá 2018-2019. Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc không cho biết rõ đó là

sự cắt giảm chung hay chỉ nhắm vào những hoạt động cụ thể nào đó.

Hồi tháng 2, 2017, khi mới nhậm chức, Tổng Thống Trump đã từng nói rằng ông sẽ cắt giảm

đến 40% tiền tài trợ cho Liên Hiệp Quốc. Từ khi Liên Hiệp Quốc ra đời, Hoa Kỳ luôn đóng góp

đến 28% ngân sách của tổ chức này. Sau đó, thì giảm xuống 22%. Như vậy, ngoài Hoa Kỳ (622

triệu), số quốc gia còn lại khoảng 192 nước lớn nhỏ khác chỉ đóng 78%. Có đến 35 quốc gia chỉ

đóng mức 1/1000 ngân sách Liên Hiệp Quốc tức khoảng 28,269 đô la mỗi năm!

Hoa Kỳ còn đóng góp tổng cộng 8 tỷ đô la cho Liên Hiệp Quốc: vừa đóng góp mức 22%,

vừa cho các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, trong đó có 3 tỷ là cho ngân sách cho công tác bảo vệ

hoà bình của Liên Hiệp Quốc.

Được biết Liên Hiệp Quốc dự trù trong hai năm tới một ngân sách 5.4 tỷ đô la và Hoa Kỳ sẽ

đóng khoảng 1.2 tỷ nếu Tổng Thống Trump không cắt bớt theo lời đã doạ.

Như thế, rõ ràng Liên Hiệp Quốc sẽ không thể hoạt động nếu không có tiền của Hoa Kỳ.

Nhưng từ hàng chục năm nay, các nước thù địch hoặc có quyền lợi đối kháng với Hoa Kỳ vẫn lợi

dụng diễn đàn quốc tế này để chống lại Mỹ, trong lúc cứ ngửa tay nhận đồng đô la do dân Mỹ

đóng thuế.

Âm mưu khủng bố bất thành

May quá, những ngày Giáng Sinh năm nay đi qua êm ả.

Trừ vài tai nạn, vài vụ bắn súng bừa bãi, thì không xảy ra vụ

khủng bố nào gây tử vong cao cho người đi chơi, đi mua

sắm, hay tại những nơi nhiều người qua lại.

Như vậy không phải không có những âm mưu khủng bố

vào dịp lễ lớn này đâu.

Cơ quan FBI tuần trước đã khám phá một vụ đang trong

tình trạng chuẩn bị khi họ tông vào xét nhà một cựu binh sĩ

Thủy Quân Lục Chiến tại thành phố San Francisco. FBI đã tìm thấy nhiều súng đạn và một lá thư

tự xưng là tử vì đạo (martyrdom) cho một âm mưu tấn công vào đúng ngày Giáng Sinh tại một

bờ kè số 39, nơi có nhiều du khách dạo chơi.

Người lính này tên là Everitt Aaron Jameson, 26 tuổi, lái xe truck ở Modesto, đã bị truy tố về

tội cung cấp những dụng cụ cho một tổ chức khủng bố ngoại quốc.

168 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Khi tiếp xúc với một nhân viên tình báo giả dạng là có quan hệ với một lãnh tụ cao cấp của

nhóm Nhà Nước Islam (ISIS), Jameson thổ lộ rằng anh ta muốn thực hiện một vụ khủng bố tại

bờ kè 39, nơi có nhiều tiệm ăn, bar rượu và các cửa hàng bán đồ lưu niệm. Anh ta tin rằng sẽ gây

thương vong rất cao vì nơi đây đông người qua lại.

Anh ta cũng thú nhận rằng sẽ đánh bom tự sát vào ngày Giáng Sinh và yêu cầu người nhân

viên giả trang này cung cấp cho anh ta cây súng tiểu liên hoặc AK-47 hoặc M-16 cùng nhiều đạn

dược và thuốc nổ, đinh để nhồi vào bom, đồng hồ tính giờ và bộ phận kích động từ xa.

Tuy nhiên, không rõ lý do nào, Jameson suy tính lại mà không thực hiện việc khủng bố.

Jameson đã theo Hồi Giáo hai năm trước đây tại một Trung Tâm Hồi Giáo ở Merced và đã

bộc lộ lập trường Hồi Giáo cực đoan qua các lần post trên mạng xã hội như việc lên tiếng hoan

nghênh vụ khủng bố ngày Halloween ở New York City của tên thanh niên Hồi, gây tử thương

cho 8 người đi xe đạp. Anh ta cũng có y đồi dùng chiếc xe truck làm vũ khí cán chết người.

Jameson bị bắt hôm thứ Sáu tuần trước và có thể bị kết án đến 20 năm tù.

Khám phá một mẻ lớn ma túy trên biển

Bọn buôn lậu ma túy có trăm phương ngàn kế để đưa hàng

vào Hoa Kỳ. Trung Cộng và Mexico là hai nước hàng đầu

trong việc đem chất độc vào tàn hại người Mỹ, đặc biệt là giới

trẻ. Các cơ sở sản xuất tại Trung Hoa dùng phương thức hoá

học để tạo ra các loại meth (methamphetamine), ecstasy (thuốc

lắc) cực mạnh đưa lậu vào các nước, nhiều nhất là Hoa Kỳ.

Mỗi ngày hải cảng New York, San Francisco… có hàng chục

ngàn containers hàng từ Trung Cộng. Do khả năng, nhân sự và

phương tiện của cảnh sát quan thuế thì có hạn nên hàng tấn ma

túy lọt vào thị trường Hoa Kỳ dễ như bỡn. Những nơi tiêu thụ nhiều nhất vẫn là các khu phố

nghèo của người da đen. Những đầu mối chuyển hàng ở khu vực có thể kiếm mỗi ngày đền cả 10

ngàn đô la. Nhớ lại, năm 2000 chỉ có khoảng 17 ngàn, con số tăng vọt lên từ năm 2012. Năm

2015, tại Hoa Kỳ có 52,404 người người chết vì nghiện ma túy. Năm 2016, ước tính có khoảng

62 ngàn chết vì ma túy, nhiều hơn số quân nhân Mỹ chết trong chiến tranh Việt Nam. Cũng xin

nêu thêm vài con số kỷ lục: Năm 1972, có 55 ngàn người chết vì tai nạn xe cộ, năm 1995 có 43

người chết vì bệnh AIDS, năm 1993 gần 40 ngàn chết vì súng đạn.

Trong khi đó thì chất ma túy, cocaine, marijuana từ các nước Trung Mỹ, Nam Mỹ thì đi qua

các bọn đầu nậu Mexico chuyển vào Mỹ bằng xe hơi, đường hầm ở biên giới. Đặc biệt, chúng

còn chuyển bằng tiềm thủy đỉnh tự chế tạo.

Mới đây, cuối tháng 11, một đơn vị tuần duyên của Mỹ khi hành quân săn bắt bọn buôn ma

tuý ở vùng đông Thái Bình Dương đã phát giác ra một chú rùa lớn giữa 26 bịch cocaine bềnh

bồng trên mặt biển. Số cocaine này trị giá 53 triệu đô la có lẽ do bọn buôn lậu buộc vào một con

rùa để nó kéo đi trên biển.

Các cuộc hành quân chống ma túy có tên Operation Martillo do Lực Lượng Tuần Duyên tổ

chức đã khám phá và bắt giữ nhiều tên buôn lậu và thu được 7 tấn ma tuý các loại trị giá thị

trường đến 135 triệu đô la.

Các cuộc hành quân này có sự phối hợp với các lực lượng của 18 quốc gia Tây bán cầu và

Âu Châu nhằm phá vỡ hệ thống buôn lâu ma túy quốc tế và bảo vệ những người dân Trung Mỹ

chống lại bạo lực, sự bóc lột do bọn tội phạm gây ra.

169 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Chuyện kinh hoàng của dân tị nạn Nigeria

Những người Nigeria chạy trốn khỏi đất nước nghèo nàn và

chiến tranh này thường muốn được vào các nước châu Âu hay

tìm cách sang Hoa Kỳ. Nhưng nhanh nhất, gần nhất vẫn là Âu

Châu qua ngõ Lybia rồi lên những chiếc thuyền mong manh và

nêm kín của bọn chuyển người lậu, vượt qua biển Địa Trung

Hải, và đặt chân lên phần đất cực Nam của Italy. Trước đây,

Italy mỗi năm, phải nhận hàng trăm ngàn người từ các nước Bắc

và Trung Phi. Dân Italy rộng lượng, đến bao nhiêu họ nhận bấy

nhiêu. Xong rồi tìm cách cho qua các nước khác.

Nhưng thời thế đã thay đổi. sự rộng lượng cũng có giới hạn, sức chịu đựng cũng đã quá mức,

và khả năng, tài vật thì đã cạn. Các nước Âu Châu và Tổ chức Di dân Quốc tế đã thương lượng

với Lybia để tìm cách ngăn làn sóng người vượt biên. Đổi lại, Lybia sẽ nhận được những khoản

tiền đáng kể để thực hiện các chương trình hồi hương cho dân của các nước khác. Hai nước Pháp

và Đức cung cấp phương tiện hàng không cho họ.

Nước Lybia là nơi thuận tiện cho việc xuất phát vượt biển vào Âu Châu. Trong những năm

qua, có cả triệu người đã đi bằng cách này mà đã kết thúc hành trình trong các trại giam của

Lybia. Bất cứ người lính Lybia nào cũng có thể dựng cho họ một trại giam riêng để nhốt những

người tị nạn. Bọn này sau đó đến thương lượng với các tổ chức quốc tế để đòi tiền. Nhưng rồi lại

chuyển di dân qua trại khác để những tên Lybia khác lại tiếp tục cách làm tiền.

Đài truyền hình CNN đã quay được những đoạn video cảnh bọn đầu nậu đem các di dân này

ra bán làm nô lệ như bán những con dê. Vì lý do này mà chính phủ Nigeria và vài nước Phi Châu

khác đã cam kết sẽ đem dân của họ về nước.

Hiện nay, có khoảng từ 400 ngàn cho đến 700 ngàn di dân Phi Châu đang sống trong hàng

chục trại tạm trú ở các nước Bắc Phi Châu, là nơi đang có những rối loạn chính trị và khủng bố.

Họ phải sống trong những điều kiện rất tồi tàn, như những con thú. Liên Hiệp Phi Châu và các

nước hội viên đề ra kế hoạch 6 tuần để tìm đến các trại tạm trú và sẽ hồi hương khoảng 15 ngàn

di dân của họ cho đến cuối năm nay.Tháng qua, có hơn 400 người dân Nigeria sau một thời gian

dài mắc kẹt ở Lybia, đã được trả về cố quốc.

Họ đã kể rất nhiều chuyện kinh hoàng và thương tâm xảy đến cho gia đình họ lúc còn ở tại

Lybia.

Tại Lagos, một thành phố thuộc Tiểu Bang cùng tên Lagos, Cô Ejike Ernest nói với phóng

viên AP rằng khi những người di dân bị nhốt trong một căn phòng, họ phải tiêu tiểu tại chỗ, bị

đánh đập nhiều lần trong ngày cho đến khi họ chịu trả một khoản tiền để được tự do.

Abike Dabiri-Erewa, Phụ tá đặc biệt về Ngoại giao của Tổng Thống Nigeria đã thốt lên rằng:

“Thật là đau long khi thấy một bé gái 13 tuổi mà đã phải bồng trên tay đứa con của nó là kết quả

của những lần em bị hiếp. Một em gái khác 14 tuổi thì kể rằng em phải ngủ với rất nhiều đàn

ông, bao nhiêu người, em chẳng nhớ nỗi. Nhìn các em, chúng ta sẽ đặt câu hỏi, không biết rồi

các em có trở lại được cuộc sống bình thường hay không.”

Một người Nigeria kể rằng anh ta phải trả 500 ngàn naira (tiền Nigeria, tương đương 1600 đô

la) để thu xếp chuyến vượt biên qua Âu Châu bằng cách vượt Địa Trung Hải từ Lybia. Nhưng

khi đến Lybia, thì người dẫn đuờng bỏ rơi chúng tôi và trốn mất với số tiền trả trước. Những

người Nigeria vượt biên bị lùa vào một trại tù dựng tạm thời do bọn dân quân Lybia canh giữ.

Họ đánh đập và bỏ đói những di dân này rồi đem bán làm nô lệ. Người đàn ông này may mắn

trốn thoát được và hồi hương. Nhiều người đang chờ chết trong các trại giam vì điều kiện rất

170 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

kinh khủng, vô nhân đạo. Tổ Chức Di Dân Quốc Tế cho biết tại Bắc Phi, từ năm 2014, có đến

22,500 di dân chết hoặc mất tích khi chạy trốn khỏi nước họ.

Theo một bản báo cáo điều tra của CNN, những người di dân

bị bán làm nô lệ với giá 400 đô la. Chúng ta nếu có đọc những

trang sử thời Trung Cổ, thì biết rằng những đạo quân Hồi đánh

chiếm đến đâu là bắt tù binh, dàn ông, đàn bà con nít đem ra bán

làm nô lệ. Tưởng qua thế kỷ 21, chuyện này đã không còn! Người

Lybia nhìn thấy việc buôn bán nô lệ là một thương vụ kiếm nhiều

tiền. Những vụ đánh đập, tra tấn, hiếp dâm xảy ra thường xuyên

trong các trại đã đánh động lương tâm nhân loại. Những người đàn ông còn bị xiềng chân như

con thú điên, vài ba tháng không tắm rửa, chà răng… Một phụ nữ Nigeria kể lại bà trả tiền cho

một người đàn bà để được đưa sang Italy, nhưng bà này lừa gạt lấy hết tiền và bán vào trại tù. Bà

cho hay những cô gái thì bị bán vào các nhà thổ. Ai chống cự sẽ bị đánh đến chết; thậm chí bị

thọc những cây gậy vào chỗ kính để trừng phạt.

Giám đốc của Tổ chức Amnesty International là John Dalhuisen thì lên án các nước Âu

Châu đã không còn tiếp nhận di dân và ngăn chặn đuởng biển Địa Trung Hải mà gây nên cảnh

hàng trăm ngàn dân bị kẹt ở Lybia!

Phụ nữ Thiên Chúa Giáo và Yezidi bị bán ở chợ nô lệ.

Nay thì ISIS không còn là một mối đe dọa nghiêm trọng như mấy

năm về trước. Nhưng mầm mống của chúng thì đã xâm nhập vào các

nước Âu châu, Mỹ Châu, Á Châu… Tàn dư của chúng tại Phi Châu lại

đang phát triển mạnh. Những hậu quả mà ISIS để lại sau chỉ ba năm

hoành hành là sự tàn phá khốc liệt ở các thành phố chúng chiếm đóng

hay tràn qua. Chúng tận diệt nền văn minh cổ đại của miền Trung Á

và Trung Đông. Có hàng trăm ngàn người bị chúng thảm sát dã man

bằng đủ hình thức. Và đáng nói là hàng chục ngàn phụ nữ bị chúng bắt làm nô lệ tình dục hay

giết chết sau khi đã thay nhau hãm hiếp. Nạn nhân của bọn man rợ này là cả những người Hồi

Giáo như chúng nhưng không cùng hệ phái, người khác đạo như Thiên Chúa Giáo, Yezidi

(Kurdish) vân vân…

Một tài liệu mới phổ biến cho thấy bọn khủng bố Hồi đã lập ra những chợ bán nô lệ mà nạn

nhân là phụ nữ Thiên Chúa Giáo và Yezidi. Những người xấu số này bị nhốt trong những chiếc

cũi sắt. Người mua đa số là dân Ả Rập.

Giá cả nô lệ cao thấp tuỳ theo tuổi tác như sau:

Bé gái từ 1 đến 9 tuổi giá 200 000 dinars (tương đương 138 euros)

Các em gái từ 10 đến 20 tuổi: giá 150 000 dinars (104 euros)

Phụ nữ từ 20 đến 30 tuổi: 100 000 dinars (69 euros)

Phụ nữ từ 30 đến 40 tuổi: 75 000 dinars (52 euros)

Phụ nữ từ 40 đến 50 tuổi: 50,000 dinars (35 euros)

Giá bán phụ nữ rẻ mạt so với giá bán một con lạc đà (từ 200 đến 300 euros.)

Giá một phụ nữ lớn tuổi chỉ bằng ba lần giá một con dê (35 euros)

Còn những phụ nữ trên 50 thì sao? Bọn ISIS coi các bà này là mòn hàng ít ai chuộng, nên

cách nhanh nhất để giải quyết là cắt cổ họ rồi quăng xuống hố. Chỉ có những người chịu cải đạo

theo Hồi Giáo thì được tha mạng, nhưng phải chịu làm nô lệ cho chúng sai khiến.

Việc buôn bán nô lệ này còn được phổ biến trên các trang web của chúng như Iraqinews.com

171 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Bọn ISIS cũng đặt ra các luật kệ trong việc mua bán. Những khách hàng chỉ được mua giới

hạn tối đa ba phụ nữ; ngoại trừ khách ngoại quốc như người Thổ, Syria, hay người Ả Rập vùng

vịnh.

Chúng nhắc lại điều luật đạo Hồi Giáo rằng: “tất cả mọi người phải nhớ rằng bắt các gia

đình bọn ngoại đạo làm nô lệ hay lấy vợ con chúng là một phần được xác định rõ trong luật Hồi

Giáo.”

172 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Các tác phẩm của Đỗ Văn Phúc đã xuất bản

Có bán trên amazon.com

Quê Mẹ Mùa Xuân Chưa Về: Gồm các bài về Quê Hương và Mẹ Cuối Tầng Địa Ngục (bản Anh ngữ: The Depths of Hell): Hồi ký 10 năm tù trong trại tập trung cải tạo của Cộng Sản Một Thời Áo Trận (bản Anh ngữ: A Day in the Enemy’s Secret Zone): Hồi ký chiến trường. Nanh Hùm Nọc Rắn: Vạch trần những âm mưu thủ đoạn lừa bịp, gian manh của Cộng Sản quốc tế và Cộng Sản Việt Nam

173 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Chuyện Mình Chuyện Người:

Tập 1:Các bài viết nhận định về chính trị xã hội Hoa Kỳ.

Tập 2: Tường trình và bình luận toàn bộ cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2016. 52 Tuần Vòng Quanh Thế Giới:

Các bài bình luận Thời Sự Hàng Tuần

Tập 1: từ tháng 8, 2016 đến tháng 1, 2017.

Tập 2: từ tháng 1 đến tháng 8, 2017.

Tập 3: từ tháng 8 đến hết tháng 12, 2017. Vườn Địa Đàng:

Tuyển tập truyện dịch từ Truyện Cổ Tích của Hans Christian Andersen.

174 Thời Sự Hàng Tuần - Tập 3

Contact:

[email protected]

Website:

www.michaelpdo.com

ISBN 978-1982080235

Copyrights by MichaelDo