81
TCVN : 2013 Dự thảo lần 1 CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT THIẾT K, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ĐƯỜNG ỐNG NHỰA CỐT SỢI THỦY TINH DẪN NƯỚC TƯỚI Hydraulic structures - Specification for structural design, construction and acceptance of water supply and sewerage glass fiber reinforced plastic pipe HÀ NỘI - 2013 TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

1

TCVN : 2013 Dự thảo lần 1

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU KỸ THUẬT THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU ĐƯỜNG ỐNG NHỰA

CỐT SỢI THỦY TINH DẪN NƯỚC TƯỚI

Hydraulic structures - Specification for structural design, construction and

acceptance of water supply and sewerage glass fiber reinforced plastic pipe

HÀ NỘI - 2013

TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Page 2: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy
Page 3: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

1

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2

1 Phạm vi áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

2 Tài liệu viễn dẫn . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

3 Thuật ngữ và định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

4 Yêu cầu về kỹ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

4.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế đường ống . . ... . .. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

4.1.1 Vật liệu ống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7

4.1.2 Tác dụng lên kết cấu đường ống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

4.1.3 Thiết kế kết cấu đường ống. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

4.1.4 Tính toán sức chịu tải của đường ống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

4.1.5 Kiểm tra biến dạng của đường ống. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

4.1.6 Các quy định về cấu tạo của đường ống. . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

4.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu đường ống. . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . 22

4.2.1 Nguyên tắc chung. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4.2.2 Vận chuyển, bảo quản và kiểm tra chất lượng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4.2.3 Thi công đường ống. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

4.2.4 Nghiệm thu đường ống và xúc rửa tiêu độc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

4.2.5 Kiểm nghiệm kỹ thuật đường ống. . . . .. . . . . .. . . . . . .. .. . . . . . .. . . . . . .. . . . . . .. . . . . . .. . 31

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Mô đun biến dạng tổng hợp của đất san lấp hai bên thành ống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

Phụ lục B: Nối tiếp giếng van với đường ống và tường cứng với đường ống . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52

Phụ lục C: Phân nhóm đất nguyên thổ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

Phụ lục D: Mẫu thí nghiệm cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

Phụ lục E: Phương pháp thí nghiệm và xác định tính năng áp lực thủy tĩnh lâu dài. . . . . . . . . . . . . 55

Phụ lục F: Phương pháp thí nghiệm và xác định ứng biến uốn cong lâu dài . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

Phụ lục G: Yêu cầu kỹ thuật của đầu nối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . 61

Phụ lục H: Yêu cầu kỹ thuật của phụ kiện ống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

Page 4: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

2

Lời nói đầu

TCVN : 2013 Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công

và nghiệm thu đường ống nhựa cốt sợi thủy tinh dẫn nước tưới được

xây dựng mới từ các tiêu chuẩn nước ngoài hiện có, theo quy định tại

khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a,

khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm

2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu

chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN : 2013 do Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy Lợi Việt Nam

biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục

Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công

nghệ công bố.

Page 5: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

3

Công trình thủy lợi - Yêu cầu kỹ thuật thiết kế, thi công và nghiệm thu đường ống nhựa cốt sợi thủy tinh dẫn nước tưới

Hydraulic structures - Specification for structural design, construction and

acceptance of water supply and sewerage glass fiber reinforced plastic pipe

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế, thi công và nghiệm thu đường ống nhựa

cốt sợi thủy tinh dẫn nước tưới chôn trong đất ở các công trình thủy lợi, bao gồm xây dựng mới, sửa

chữa, phục hồi hoặc nâng cấp.

Yêu cầu kỹ thuật thiết kế áp dụng trong các bước thiết kế của các giai đoạn đầu tư xây dựng công

trình, yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu áp dụng trong bước thiết kế thi công, xây dựng công

trình. Thành phần khối lượng và nội dung hồ sơ thiết kế các giai đoạn thực hiện theo các Quy chuẩn

Tiêu chuẩn hiện hành có liên quan cho các dự án thủy lợi.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những đường ống lộ thiên hoặc có lớp bọc bên ngoài bằng các loại

vật liệu khác hoặc các đường ống dẫn nước có yêu cầu đặc biệt trong các khu công nghiệp.

Trong quá trình thiết kế, thi công và nghiệm thu, ngoài các yêu cầu của tiêu chuẩn này còn phải tuân

theo các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

2 Tài liệu viễn dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:

TCXDVN 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

TCVN 8305:2009 Công trình thủy lợi - Kênh đất - Yêu cầu kỹ thuật trong thi công và nghiệm thu;

TCVN 8478:2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa hình trong

các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 8477:2010 Công trình thủy lợi - Yêu cầu về thành phần, khối lượng khảo sát địa chất trong

các giai đoạn lập dự án và thiết kế;

TCVN 8636:2011 Công trình thủy lợi - Đường ống áp lực bằng thép - Yêu cầu kỹ thuật thiết kế, chế

tạo và lắp đặt;

TCVN 4118:2012 Công trình thủy lợi - Hệ thống tưới tiêu - Yêu cầu thiết kế.

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013

Page 6: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

4

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh (Glass fiber reinforced plastic pipe)

Dùng sợi thuỷ tinh để tăng cuờng tính năng chịu nhiệt bền là cơ bản, cát thạch anh làm cốt liệu chế ra

vật liệu ống. Theo công nghệ gia công phân ra các loại đổ ly tâm tăng cường sợi tuỷ tinh không bão

hoà và loại ống chất dẻo kẹp cát dùng sợi thuỷ tinh bọc tăng cường tính chịu nhiệt độ bền của ống.

3.2

Lớp kết cấu thành ống (Pipe structural wall)

Dùng sợi thuỷ tinh, chất dẻo nhiệt cố hoá và lớp chất dẻo cát ở giữa hợp thành lớp chịu lực của ống.

3.3

Lớp mặt ngoài của ống (Outside protection fiber)

Lớp kết cấu phía ngoài thành ống là lớp bề mặt nhiều chất dẻo để tránh ảnh hưởng môi trường xấu đối

với vỏ ống.

3.4

Lớp bọc bên trong thành ống (Inner protection fiber)

Lớp kết cấu mặt trong thành ống nhằm ngăn tính xâm thực của các chất di chuyển trong ống và tránh

thấm của lớp nhựa ở mặt ngoài.

3.5

Thất hiệu áp lực ban đầu (Primary lose effective ness pressure)

Khi thử vật liệu ống bằng cách tăng áp lực nước trong ống đều đặn liên tục trong suốt quá trình thử, trị

số áp lực khi xuất hiện hiện tượng thất hiệu (nổ đường ống hay thẩm lậu) thì lấy trị số bình quân của

hoạt động thử.

3.6

Đẳng cấp áp lực (Pressure class)

Đẳng cấp áp lực công tác cho phép lớn nhất của vật liệu ống. Căn cứ phương pháp thí nghiệm tiêu

chuẩn đo đạc xác định được áp lực thuỷ tĩnh lâu dài hoặc xác định áp lực thất hiệu ban đầu.

3.7

Đẳng cấp độ cứng (Stiffness class)

Page 7: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

5

Cấp độ cứng xác định ban đầu theo vòng quanh ống. Trị số bằng môđun đàn tính cong vênh vòng

quanh của vật liệu thành ống chia cho đường kính tính toán của ống, mũ bậc ba để xác định, đơn vị

tính là N/m2.

3.8

Cơ chuẩn ứng suất nén thuỷ tĩnh lâu dài (Hydrostatic stress design basic for long term)

Theo tâm trục đổ thêm áp lực nước tĩnh cho đến khi đạt tiêu chuẩn cần thiết của năm sử dụng, xuất

hiện trị số ứng suất kéo bình quân tới hạn của thành ống thất hiệu. Khi niên hạn sử dụng của vật liệu

ống thiết kế không nói rõ thì chọn 50 năm.

3.9

Cơ chuẩn ứng biến cong vênh (xoắn) hướng vòng lâu dài (Ring bending stair for long term)

Là vật liệu ống trong niên hạn thiết kế sử dụng trị số ứng biến hướng vòng lớn nhất của thành ống

dưới tác dụng cong vênh hướng vòng thất hiệu (xuất hiện kết cấu phân tầng hoặc sợi bị đứt).

3.10

Áp lực công tác (Working pressure)

Trạng thái làm việc bình thường của đường ống là áp lực nước bên trong ống duy trì theo thời gian đã

định tác dụng lên thành ống.

3.11

Áp lực thiết kế (Design pressure)

Hệ thống đường ống có khả năng xuất hiện trị số áp lực nước bên trong lớn nhất, thường là áp lực

công tác của đường ống cộng với áp lực dư của nước va.

3.12

Hệ thống đường ống biến dạng (Deffection coefficient of pipeline)

Là đường ống dưới tác dụng của lực thẳng đứng, hệ số biến dạng thẳng đứng của khối đất đổ ống

(đáy ống) khác nhau.

3.13

Hệ số hiệu ứng sau khi đường ống biến dạng trễ (Deflection lag factor of pipeline)

Tại bên hông đường ống áp lực khối đất tác dụng lâu dài, phản ánh khối đất rời rạc đối với hệ số biến

hình hướng đứng của đường ống.

3.14

Môđun biến dạng tổng hợp của đất bên thành rãnh ống (Effective combined Soil modulas)

Page 8: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

6

Xét tính năng của đất nguyên thổ bên hông ống đối với ngực ống chịu ảnh hưởng sau khi san lấp đất

sử dụng môđun biến dạng của khối đất xung quanh ống.

3.15

Độ nén thực (Compacting density)

Dùng phương pháp thí nghiệm đầm chặt theo tiêu chuẩn tương ứng nhằm đạt được dung trọng khô

lớn nhất. Độ đầm chặt của đất lấp đều theo tiêu chuẩn độ đầm chặt của máy đầm loại nhẹ.

3.16

Độ cứng vòng (Ring stiffness)

Là chỉ đơn vị chiều dài của vòng ống dưới tác dụng của áp lực bên ngoài dưới biến dạng nhất định

theo hướng đường kính mà vành ống chịu được tải trọng lớn hay nhỏ, nó đặc trưng khả năng chịu

đựng tải trọng của vành ống, tính toán xác định theo công thức sau:

S = 3Do

E i (N/m2)

trong đó:

Ei là độ cứng hướng vòng của vỏ ống theo đơn vị chiều dài của trục ống, N/m;

Do là đường kính tính toán của đường ống, m.

3.17

Công nghệ bọc cố định theo chiều dài (Filament minding pricess)

Công nghệ sản xuất ống bằng cách trên chiều dài nhất định của khuôn ống, dùng phương pháp quấn

bọc dạng xoắn ốc, hoặc công nghệ quấn bọc hướng vòng trong chiều dài khuôn ống từ trong ra ngoài

theo từng lớp.

3.18

Công nghệ đúc ly tâm (Centrifugal casting process)

Công nghệ sản xuất ống bằng cách dùng máy nghiền vật liệu, đem sợi thủy tinh, nhựa cây, cát thạch

anh... theo yêu cầu đúc quay trong khuôn ống và để cứng hóa.

3.19

Công nghệ bọc liên tục (Continuous advancing mandrelmethod)

Công nghệ sản xuất ống bằng cách trong khuôn liên tục đùn ra, đem nhựa cây, sợi cellulose cắt ngắn

và cát thạch anh theo yêu cầu nhất định dùng phương pháp quấn bọc liên tục, sau khi cứng hóa tạo ra

một loạt sản phẩm vật liệu ống có chiều dài nhất định.

Page 9: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

7

3.20

Cơ chuẩn áp lực thiết kế áp lực thủy tĩnh lâu dài HDP (Longterm hydrostafic pressure basic)

Đối với một nhóm mẫu ống thí nghiệm có quy cách giống nhau, tăng áp lực nước tĩnh bên trong khác

nhau, đo thời gian thất hiệu của mỗi mẫu thí nghiệm, rồi từ bên ngoài đường cong hồi quy kéo dài đến

50 năm (4,38 x 105 h) mà ống vẫn chịu được giá trị áp lực thủy tĩnh bên trong tức là áp lực thiết kế cơ

chuẩn áp lực thủy tĩnh lâu dài.

3.21

Ứng suất cơ chuẩn thiết kế của áp lực thủy tĩnh lâu dài HDB (Longterm hydrostafic design stress

basic)

Đối với một nhóm mẫu ống thí nghiệm có quy cách khác nhau, tăng áp lực nước tĩnh bên trong khác

nhau, đo thời gian thất hiệu của mỗi mẫu thí nghiệm, từ ngoài đường cong hồi quy kéo đến 50 năm

(4,38 x 105 h) mà thành ống vẫn chịu được trị số ứng suất tức là ứng suất thiết kế cơ chuẩn lâu dài của

áp lực thủy tĩnh.

3.22

Ứng biến uốn lâu dài Sb (Longterm ring bending satrain)

Đối với một nhóm mẫu ống thí nghiệm có quy cách khác nhau, thông qua bản phẳng song song tăng

ngoại lực nhất định khác nhau, hoặc thông qua bản phẳng song song tăng ngoại lực mà vẫn duy trì trị

số biến đổi đường kính một số cố định, đo thời gian phá hoại của mỗi mẫu thí nghiệm, tính đổi ra ứng

biến uốn tương ứng, từ phía ngoài đường cong hồi quy kéo đến 50 năm (4,38 x 105 h) cho ứng biến

uốn của ống tức là ứng biến uốn lâu dài.

4 Yêu cầu về kỹ thuật

4.1 Yêu cầu kỹ thuật thiết kế đường ống

4.1.1 Vật liệu ống

4.1.1.1 Yêu cầu về chất lượng

Chất lượng của ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh phải đảm bảo phù hợp với các yêu cầu quy định tại mục

4.2.5 của tiêu chuẩn này. Ngoài ra, còn phải phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn sản phẩm có liên

quan hiện hành của Nhà nước, đồng thời có giấy chứng nhận hợp quy cách cho xuất xưởng và các

văn bản chứng minh có hiệu lực của sản phẩm.

Ống nhựa cốt sợi thủy tinh phải bố trí lớp phủ bên trong, đồng thời cần thoả mãn yêu cầu chống thấm,

chống xâm thực dưới tác dụng áp lực nước bên trong ống. Vật liệu làm lớp phủ bên trong của ống phải

sử dụng loại phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan của Nhà nước và các tiêu chuẩn

chuyên ngành. Thành ống bên ngoài phải căn cứ vào điều kiện môi trường bên ngoài của đường ống

Page 10: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

8

để bố trí lớp mặt vỏ ống, đồng thời phải thoả mãn yêu cầu chống xâm thực của các chất bên ngoài

sinh ra các ảnh hưởng bất lợi.

4.1.1.2 Tính toán chỉ tiêu thiết kế

1) Ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh sử dụng để dẫn nước tưới phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo

công thức (4-1-1):

Po ≥ C1*Pwd.k (4-1-1)

trong đó:

Po là áp lực thất hiệu ban đầu của vật liệu ống, MPa;

Pwd.k là trị số tiêu chuẩn áp lực nước thiết kế bên trong đường ống, MPa;

C1 là hệ số, lấy C1 = 6.

2) Trị số đẳng cấp độ cứng (SN) của vật liệu ống nhựa cốt sợi thủy tinh tham khảo công thức (4-1-2)

để tính toán xác định:

SN = 3

3

12.

o

p

DtE

106 (4-1-2)

trong đó:

SN là trị số đẳng cấp độ cứng của vật liệu ống, N/m2;

t là chiều dày thành ống, mm;

Do là đường kính tính toán của đường ống, mm;

Ep là môđun đàn tính uốn hướng vòng của vật liệu chế tạo ống, MPa.

Trị số đẳng cấp độ cứng thông thường có thể chọn: 1 250; 2 500; 5 000; 10 000 (N/m2), cũng có thể

căn cứ nguyên tắc của tiêu chuẩn này để dùng trị số các đẳng cấp khác.

3) Vật liệu để chế tạo ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh phải có tính năng tuân theo các chỉ tiêu sau đây:

- Dung trọng: (1,7 ÷ 2,0) Tấn/m3.

- Mô đun đàn tính uốn hướng vòng: (8 000 ÷ 30 000) MPa.

- Hệ số poisson: (0,30 ÷ 0,40)

- Hệ số giãn dài: Ống đúc ly tâm: hướng vòng 210-5/oC; hướng dọc 310-5/oC

Ống bọc sợi bên ngoài: hướng vòng 110-5/oC; hướng dọc 210-5/oC

4) Vật liệu để chế tạo ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh thế trị tiêu chuẩn cường độ kháng kéo triết tính đẳng

hiệu hướng vòng phải được xác định theo nguyên tắc sau:

Page 11: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

9

- Khi có số liệu thí nghiệm tính năng lâu dài của vật liệu ống thì trị số kháng kéo tiêu chuẩn triết toán

đẳng hiệu của vật liệu ống theo hướng vòng xác định theo công thức (4-1-3):

ftb.k = HDB (4-1-3)

trong đó:

ftb.k là tiêu chuẩn cường độ kháng nén triết tính đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

HDB là ứng suất cơ chuẩn thiết kế của áp lực thủy tĩnh lâu dài của vật liệu chế tạo ống, MPa.

- Khi không có số liệu thí nghiệm tính năng lâu dài tương ứng của vật liệu làm ống thì trị số cường độ

kháng kéo tiêu chuẩn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống xác định theo công thức (4-1-4):

ftb.k = Po tDo

6 (4-1-4)

trong đó:

Po như công thức (4-1-1); Do và t như công thức (4-1-2).

5) Tiêu chuẩn cường độ kháng uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống phải theo nguyên

tắc dưới đây để xác định:

- Khi có số liệu thí nghiệm tính năng lâu dài của vật liệu ống thì trị số tiêu chuẩn cường độ chống uốn

triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống xác định theo công thức (4-1-5):

ftm.k = SbEp (4-1-5)

trong đó:

ftm.k là tiêu chuẩn cường độ chống uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

Sb là ứng biến uốn lâu dài hướng vòng của vật liệu làm ống, mm/mm;

Ep là môđun đàn tính uốn hướng vòng của vật liệu chế tạo ống, MPa.

- Khi không có số liệu thí nghiệm tính năng lâu dài của vật liệu làm ống thì trị số tiêu chuẩn cường độ

chống uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu làm ống xác định theo công thức (4-1-6):

ftm.k = 49,5 Ktm

o

B

D

2

tDo SN10-6 (4-1-6)

trong đó:

Ktm là hệ số cường độ uốn hướng vòng của vật liệu ống, có thể lấy bằng 1/3. Khi có số liệu kỹ

thuật đáng tin cậy thì trị số được dùng có thể điều chỉnh phù hợp, nhưng không được lớn hơn 1/2. Khi

sản phẩm tiêu chuẩn tương ứng cung cấp số liệu hạng mục này thì phải theo quy định của tiêu chuẩn

sản phẩm để sử dụng;

Page 12: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

10

o

B

D

là suất biến dạng hướng đứng đường kính nằm ngang của tính vặn cong ban đầu của vật

liệu ống được xác định giá trị theo bảng 4.1.1.

Bảng 4.1.1 - Suất biến dạng hướng đứng

Đẳng cấp độ cứng SN, N/m2 1 250 2 500 5 000 10 000

o

B

0,30 0,25 0,20 0,15

6) Trị số thiết kế cường độ kháng kéo triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống xác định theo

công thức (4-1-7):

fth = h

ktbf

. (4-1-7)

trong đó:

h là hệ số phân hạng cường độ kháng kéo hướng vòng của vật liệu làm ống, lấy h = 1,40.

7) Trị số cường độ thiết kế chống uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống xác định theo

công thức (4-1-8):

ftm = m

ktbf

. (4-1-8)

trong đó:

m là hệ số phân hạng cường độ chống uốn hướng vòng của vật liệu làm ống, lấy m = 1,20.

4.1.2 Tác dụng lên kết cấu đường ống

4.1.2.1 Phân loại và trị số đại diện tác dụng

1) Tác dụng lên đường ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh có thể phân làm hai loại là: tác dụng vĩnh cửu và tác

dụng khả biến.

- Tác dụng vĩnh cửu: Áp lực đất, trọng lượng của ống.

- Tác dụng khả biến: Áp lực thuỷ tĩnh ở trong ống, tải trọng đất đắp trên mặt, tải trọng của xe chạy

trên mặt đất, áp lực chân không xuất hiện khi vận hành đường ống, tác dụng của nước ngầm.

2) Khi thiết kế kết cấu đường ống, đối với tổ hợp tác dụng khác nhau phải dùng trị số đại diện tác dụng

khác nhau.

- Đối với tác dụng vĩnh cửu của nước phải dùng trị tiêu chuẩn làm trị số đại diện, đối với tác dụng khả

biến phải căn cứ yêu cầu thiết kế để dùng trị tiêu chuẩn, trị tổ hợp hoặc trị chuẩn vĩnh cửu làm trị số đại

diện.

Page 13: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

11

- Trị số tổ hợp tác dụng khả biến lấy trị tiêu chuẩn tác dụng khả biến nhân với hệ số tổ hợp tác dụng,

trị chuẩn vĩnh cửu tác dụng khả biến phải lấy trị tiêu chuẩn tác dụng khả biến nhân với trị chuẩn vĩnh

cửu tác dụng.

3) Khi đường ống chịu tác dụng của hai loại tác dụng trở lên sẽ theo tổ hợp cơ bản khả năng chịu tải ở

trạng thái giới hạn để thiết kế, tác dụng khả biến phải dùng trị tiêu chuẩn, trị tổ hợp làm trị số đại diện.

4) Khi sử dụng bình thường trạng thái giới hạn xét hiệu ứng lâu dài theo tổ hợp chuẩn vĩnh cửu để

thiết kế, tác dụng khả biến phải dùng trị chuẩn vĩnh cửu làm trị số đại diện.

4.1.2.2 Trị số tác dụng tiêu chuẩn và hệ số trị chuẩn vĩnh cửu

1) Trị số tiêu chuẩn áp lực đất hướng đứng tác dụng lên đỉnh ống xác định theo công thức (4-1-9):

Pwd = oHoD110-3 (4-1-9)

trong đó:

Pwd là trị số áp lực đất tiêu chuẩn hướng đứng của đỉnh ống, KN/m2;

o là dung trọng của đất san lấp, KN/m3;

Ho là chiều cao lớp đất thiết kế từ đỉnh ống đến mặt đất, m;

D1 là đường kính ngoài của ống, mm.

2) Áp lực nước tĩnh trong ống phải dựa vào áp lực nước thiết kế bên trong ống để tính toán, trị số tiêu

chuẩn của nó xác định theo công thức (4-1-10):

Pwd.k = 1,40 Pw.k (4-1-10)

trong đó:

Pwd.k là trị số tiêu chuẩn áp lực bên trong của đường ống, MPa;

Pw.k là trị số tiêu chuẩn áp lực nước công tác bên trong của đường ống, MPa.

3) Trong quá trình vận hành đường ống có thể xuất hiện trị số tiêu chuẩn áp lực chân không (Pva), có

thể lấy trị số bằng 0,05MPa để tính toán. Hệ số trị chuẩn vĩnh cửu tương ứng có thể lấy q = 0.

4) Trị số tải trọng tiêu chuẩn chất trên mặt đất (qmk) có thể lấy bằng 10KN/m2 để tính toán, hệ số trị

chuẩn vĩnh cửu tương ứng có thể lấy q = 0,50.

5) Tải trọng của xe trên mặt đất truyền xuống đỉnh ống có trị số tiêu chuẩn áp lực hướng đứng:

- Trị số tiêu chuẩn áp lực hướng đứng của áp lực 1 bánh xe truyền lên đỉnh ống được xác định theo

công thức (4-1-11):

qvk = )4,1)(4,1(

.

oioi

kvid

HbHaQ

(4-1-11)

Page 14: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

12

trong đó:

qvk là trị số áp lực tiêu chuẩn hướng đứng trên đơn vị diện tích của áp lực bánh xe trên mặt

đất truyền đến đỉnh ống, KN/m2;

d là hệ số động lực, xác định theo bảng 4.1.2;

Qvi.k là trị số tiêu chuẩn áp lực một bánh xe xủa chiếc xe thứ i của xe trên mặt đất, KN;

ai là phân bố chiều dài chạm đất của bánh xe thứ i, m;

bi là phân bố chiều rộng chạm đất của bánh xe thứ i, m.

Bảng 4.1.2 - Hệ số động lực d

Ho, m ≤ 0,25 0,30 0,40 0,50 0,60 ≥ 0,7

d 1,30 1,25 1,20 1,15 1,05 1,00

a) Phân bố chiều rộng chạm đất b) Phân bố chiều dài chạm đất của

của lốp xe theo chiều thuận bánh xe theo chiều thuận

Hình 1 - Phân bố truyền áp lực của bánh xe đơn

- Trị số tiêu chuẩn áp lực hướng đứng của áp lực tổng hợp của hai bánh xe trở lên truyền tới đỉnh

ống xác định theo công thức (4-1-12):

qvk =

1

1

.

)4,1)(4,1(n

iobiioi

kvid

HdnbHa

nQ (4-1-12)

trong đó:

n là tổng số bánh xe

dbi là theo bánh xe chạm đất phân bố theo phương chiều rộng, có khoảng cách thực giữa

hai bánh xe gần nhau, m.

Page 15: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

13

a) Phân bố chiều rộng của lốp xe b) Phân bố chiều dài của lốp xe

chạm đất theo chiều thuận chạm đất theo chiều thuận

Hình 2 - Lực nén tổng hợp của lốp đôi có hai bánh trở lên ảnh hưởng tới phân bố truyền tải

- Nén tổng hợp của nhiều đôi bánh xe ảnh hưởng truyền đến đỉnh ống có trị số áp lực tiêu chuẩn

hướng đứng xác định theo công thức (4-1-13):

qvk =

∑ ∑ ∑∑

∑1-

1 1

1-

100

1

1-

1.

)4,1)(4,1(a b ba m

j

m

i

m

jbjiaj

m

ii

n

ikvid

HdbHda

Q

(4-1-13)

trong đó:

ma là số hàng bánh xe phân bố theo chiều rộng của bánh xe chạm đất;

mb là số hàng bánh xe phân bố theo chiều dài của bánh xe chạm đất;

daj là khoảng cách thực giữa hai bánh xe gần nhau phân bố theo chiều rộng dọc bánh xe

chạm đất;

dbj là khoảng cách thực giữa hai bánh xe gần nhau phân bố theo hướng chiều dài của bánh

xe chạm đất.

Hệ số trị chuẩn vĩnh cửu của tải trọng chiếc xe trên mặt đất lấy q=0,5.

6) Trị số lực đẩy nổi của nước ngầm phải theo mực nước ngầm cao nhất để tính toán, trị dung trọng

tiêu chuẩn của nước lấy bằng 10 KN/m3.

4.1.3 Thiết kế kết cấu đường ống

4.1.5.1 Quy định chung

1) Tiêu chuẩn này áp dụng lý luận xác suất và phương pháp thiết kế trạng thái giới hạn làm cơ sở tính

toán kết cấu đường ống có mức độ chỉ tiêu đáng tin cậy. Ngoài việc kiểm tra ổn định của đường ống,

dùng hệ số phân hạng thiết kế biểu thức diễn tả để tiến hành thiết kế.

2) Thiết kế kết cấu đường ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh phải xét hai trạng thái giới hạn sau đây:

Page 16: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

14

- Khả năng chịu tải ở trạng thái giới hạn: Khi kết cấu đường ống đạt đến sức chịu tải lớn nhất, vật liệu

của thân ống bị biến dạng quá lớn mà không thể tiếp tục chịu tải hoặc mặt cắt mất ổn định, kết cấu

đường ống coi như vật rắn đã bị mất cân bằng (như trượt, đẩy nổi…).

- Khả năng chịu tải ở trạng thái giới hạn sử dụng bình thường: Khi biến dạng thẳng đứng của đường

ống vượt quá trị số giới hạn sử dụng bình thường.

3) Thiết kế kết cấu đường ống phải bao gồm: Xác định cấp áp lực, cấp của độ cứng, độ dày của thành

ống, cấu tạo nối tiếp, yêu cầu thi công đào rãnh và san lấp đường ống theo quy định.

4) Phân tích nội lực của kết cấu đường ống phải theo hệ đàn hồi, mô đun đàn tính của nó phải dùng trị

số mô đun tổng hợp của vật liệu phức hợp của thân đường ống.

4.1.5.2 Thiết kế khả năng chịu tải theo trạng thái giới hạn

1) Khi thiết kế kết cấu đường ống phải tính toán cường độ khả năng chịu tải ở trạng thái giới hạn, phải

dùng tác dụng hiệu ứng của tổ hợp cơ bản, các tác dụng lên kết cấu đều phải dùng trị số thiết kế tác

dụng, trị số thiết kế tác dụng là tích của hệ số phân hạng tác dụng và trị tác dụng đại diện.

2) Khi tiến hành kiểm tra ổn định khả năng chịu tải ở trạng thái giới hạn của kết cấu đường ống phải

dùng tổ hợp cơ bản của tác dụng hiệu ứng. Khi đó các tác dụng lên kết cấu phải dùng trị số tác dụng

thiết kế nhưng hệ số phân hạng tác dụng đều lấy bằng 1,0.

3) Khi tính toán cường độ đường ống phải thoả mãn yêu cầu của công thức (4-1-14):

ePđk ≤ Phư (4-1-14)

trong đó:

e là hệ số quan trọng của đường ống. Đối với đường ống cấp nước và chuyển nước:

Không có thiết bị điều tiết lấy e = 1,10 với đường ống đơn tuyến, lấy e = 1,0 với đường ống song

tuyến; Có thiết bị điều tiết lấy e = 1,0; Đối với ống nước thải hay đường ống hợp lưu lấy e = 1,0; Đối

với đường ống nước mưa lấy e =0,90;

Phư là trị số thiết kế của tổ hợp tác dụng hiệu ứng;

Pđk là trị số thiết kế lực đề kháng của kết cấu đường ống.

4) Đối với đường ống chôn dưới mực nước ngầm hoặc dưới mực nước mặt, phải căn cứ mực nước

và điều kiện đất phủ đường ống kiểm tra ổn định chống đẩy nổi. Khi kiểm tra các tác dụng phải lấy trị

tiêu chuẩn, đồng thời phải thoả mãn hệ số lực đề kháng tính ổn định đẩy nổi Kt không thấp hơn 1,10.

5) Kiểm tra tính ổn định hướng vòng của mặt cắt ngang thành ống phải căn cứ vào các tác dụng của tổ

hợp bất lợi, khi kiểm tra các tác dụng đều phải dùng trị số tiêu chuẩn; đồng thời phải thoả mãn yêu cầu

lực kháng tính ổn định Kst không nhỏ hơn 2,50.

Page 17: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

15

6) Tại các vị trí lắp đặt đổi hướng của đường ống phải có biện pháp chống lực đẩy, phải tiến hành

kiểm tra chống trượt ổn định của đường ống, đồng thời phải thoả mãn hệ số lực kháng tính ổn định

chống trượt Ks không nhỏ hơn 1,50.

4.1.5.3 Thiết kế sử dụng bình thường ở trạng thái giới hạn

1) Khi tiến hành kiểm tra biến dạng sử dụng bình thường theo trạng thái giới hạn của kết cấu đường

ống phải xét tới tổ hợp chuẩn vĩnh cửu của hiệu ứng tác dụng lâu dài, tác dụng ấy có thể dùng trị số áp

lực đất tiêu chuẩn hướng đứng và trị số chuẩn tải trọng vĩnh cửu trên mặt đất. Hiệu ứng tác dụng của

trị số thiết kế tổ hợp chuẩn vĩnh cửu xác định theo công thức (4-1-15):

S = Sfk + qSqk (4-1-15)

trong đó:

Sfk là hiệu ứng trị tiêu chuẩn áp lực đất hướng đứng;

Sqk là hiệu ứng của giá trị tiêu chuẩn áp lực hướng đứng của đất bề mặt tác dụng truyền

xuống đỉnh ống. Giá trị tiêu chuẩn lấy tải trọng của xe trên mặt đất hoặc trị tiêu chuẩn tải trọng chất trên

mặt đất (qvk hoặc qmk), sử dụng giá trị lớn hơn để tính toán;

q là hệ số của tải trọng chuẩn (q) vĩnh cửu.

2) Đường ống dưới tác dụng hiệu ứng của tác dụng chuẩn tổ hợp vĩnh cửu, thì trị số vặn cong lớn nhất

lâu dài của hướng đứng phải thoả mãn yêu cầu các giá trị giới hạn sau:

- Đối với đường ống sẵn có trị số ứng biến uốn cong hướng vòng lâu dài Sb, thì trị số cong vênh lớn

nhất hướng đứng không vượt quá 0,05D.

- Đối với đường ống không có sẵn trị số ứng biến uốn cong cơ chuẩn hướng vòng lâu dài của vật liệu

thì trị số uốn cong chiều đứng lớn nhất phải nhỏ hơn giá trị uốn cong cho phép hướng đứng lâu dài lớn

nhất s.

3) Trị số uốn cong cho phép hướng đứng lâu dài lớn nhất xác định theo công thức (4-1-16):

s = pf

otms tED

Df 2

(4-1-16)

trong đó:

s là trị số uốn cong cho phép lớn nhất theo hướng đứng lâu dài của vật liệu ống, mm;

s là hệ số ảnh hưởng độ cứng của đường ống. Khi SN < 10 000 N/m2 lấy bằng 0,85; khi

SN ≥ 10 000 N/m2 lấy bằng 0,80;

Do là đường kính tính toán của đường ống, mm;

Page 18: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

16

Df là hệ số hình dạng của đường ống lấy theo bảng 4.1.3;

ftm là trị số cường độ chống uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

Ep là mô đun đàn tính uốn cong hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

t là chiều dày thành ống, mm.

Bảng 4.1.3 - Hệ số hình dạng Df của đường ống

Đẳng cấp độ cứng SN, N/m2 1 250 2 500 5 000 10 000

1. Khi vật liệu san lấp là đường kính hạt thô

cuội, sỏi lấp bên ống 7,0 5,5 4,5 3,8

2. Khi vật liệu san lấp có đường kính hạt nhỏ

như cát hạt trung ở bên hông ống, 8,0 6,5 5,5 4,5

CHÚ THÍCH: Các đẳng cấp độ cứng khác có thể nội suy theo tuyến tính.

4) Đường ống được lắp ráp và san lấp sau 24 giờ thì trị số uốn cong hướng đứng phải theo tiêu chuẩn

tổ hợp tính toán của trị hiệu ứng tiêu chuẩn áp lực đất theo chiều đứng.

4.1.6 Tính toán sức chịu tải của đường ống

4.1.6.1 Tính toán cường độ

1) Cường độ của ống nhựa cốt sợi thuỷ tinh phải thoả mãn đồng thời các yêu cầu sau đây:

o(cth + afrctm) ≤ fth (4-1-17)

octh ≤ fth (4-1-18)

otm ≤ ftm (4-1-19)

trong đó:

th là trị số cường độ kháng kéo triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

tm là trị số ứng suất uốn triết tính đẳng hiệu hướng vòng lớn nhất của thành ống dưới tác

dụng áp lực bên ngoài, MPa;

ftm là trị số cường độ chống uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

fth là trị số cường độ kháng kéo triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu ống, MPa;

c là hệ số tác dụng tổ hợp khả biến của cường độ thiết kế đường ống, lấy bằng 0,90;

af là trị số cường độ chống kéo triết toán đẳng hiệu hướng vòng của vật liệu làm ống chia

cho trị số cường độ chống uốn triết toán đẳng hiệu, tức là af = tm

th

ff

;

Page 19: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

17

rc là hệ số ảnh hưởng áp lực của đường ống, đối với đường ống thoát nước chảy trọng

lực lấy bằng 1,0; đối với đường ống có áp lấy giá trị theo bảng 4.1.4;

là hệ số điều chỉnh ứng suất, lấy bằng 0,80.

Bảng 4.1.4 - Hệ số ảnh hưởng áp lực đường ống (rc)

Áp lực công tác đường ống (Pvd) 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0

rc 0,93 0,87 0,80 0,73 0,67

CHÚ THÍCH: Các hệ số ảnh hưởng của áp lực công tác khác có thể nội suy theo tuyến tính.

2) Ứng suất kéo đẳng hiệu triết toán hướng vòng của thành ống do áp lực trong đường ống sinh ra xác

định theo công thức (4-1-20):

th = t

DP okwdq

2.. .

(4-1-20)

trong đó:

Pwd.k là trị số tiêu chuẩn áp lực nước bên trong của đường ống, MPa;

q là hệ số phân hạng áp lực nước bên trong của đường ống, lấy bằng 1,40.

3) Đường ống dưới tác dụng của ngoại lực, ứng suất uốn triết toán đẳng hiệu hướng vòng lớn nhất

của thành ống xác định theo công thức (4-1-21):

tm = Df Ep (

o

s

D

)(oD

t) (4-1-21)

trong đó:

s là trị số giới hạn vặn cong hướng đứng lâu dài lớn nhất của đường ống, mm; chọn theo

quy định tại phần 2) mục 4.1.3.3;

Ep là môđun đàn tính uốn hướng vòng của vật liệu làm ống, MPa;

Df là hệ số hình dạng của đường ống.

4.1.6.2 Kiểm tra ổn định đường ống

1) Kiểm tra điều kiện chống đẩy nổi phải thoả mãn yêu cầu theo công thức (4-1-22):

t

GK

PP ≥ Kt (4-1-22)

trong đó:

Page 20: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

18

PGK là tổng trị số tiêu chuẩn tác dụng chống đẩy nổi của các hạng mục tác dụng vĩnh cửu

hình thành, KN;

Pt là trị số tiêu chuẩn chịu lực chống đẩy nổi của đường ống, MPa;

Kt là hệ số lực kháng chống đẩy nổi ổn định, chọn theo quy định tại phần 4) mục 4.1.3.2.

2) Đường ống tại vị trí thiết kế đổi hướng và lắp đặt theo mái dốc phải tính toán kiểm tra ổn định chống

trượt. Khi dùng mố chống trượt kiểu trọng lực phải thoả mãn đồng thời các yêu cầu sau đây:

Epk - Eak + Ptk ≥ Ks.Ppw.k (4-1-23)

P ≤ fa (4-1-24)

Pmin ≥ 0 (4-1-25)

Pmax ≤ 1,2fa (4-1-26)

trong đó:

Epk là trị số tiêu chuẩn hợp lực áp lực bị động của đất một phía lực tác dụng chống đẩy của

mố, KN; tính theo công thức áp lực đất của Ran-Kin;

Eak là trị số tiêu chuẩn hợp lực của áp lực đất chủ động tác dụng một bên mố chống lực

đẩy, KN; tính theo công thức áp lực đất của Ran-Kin;

Ppw.k là trị số tiêu chuẩn chịu lực đẩy của đường ống dưới tác dụng của áp lực nước bên

trong, KN;

Ptk là trị số tiêu chuẩn sức cản ma sát trên bề mặt trượt của đáy mố, KN; chỉ tính vào sức

cản ma sát hình thành của các tác dụng vĩnh cửu;

Ks là hệ số lực kháng chống trượt ổn định, chọn theo quy định tại phần 6) mục 4.1.3.2;

P là áp lực bình quân của mố tác dụng lên móng, kPa;

Pmin là áp lực nhỏ nhất của mố tác dụng lên móng, kPa;

Pmax là áp lực lớn nhất của mố tác dụng lên móng, kPa;

fa là giá trị đặc trưng chịu lực của hố móng chôn ống, xác định theo TCVN 4253:2012

“Công trình thủy lợi - Nền các công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế”.

3) Kiểm tra ổn định hướng vòng của mặt cắt ống phải thoả mãn yêu cầu theo biểu thức (4-1-27):

Pcr.k ≥ Kst (1D

Pwd + 10-3qk + Pvk) (4-1-27)

trong đó:

Page 21: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

19

Pcr.k là trị số áp lực tiêu chuẩn tới hạn mất ổn định hướng vòng của mặt cắt ống, MPa;

Pwd là trị số tiêu chuẩn áp lực đất thẳng đứng lên đỉnh ống, KN/m;

Pvk là trị số tiêu chuẩn áp lực chân không ở trong ống, MPa;

qk là trị số áp lực tiêu chuẩn mặt đất tác dụng truyền lên đỉnh ống, KN/m2;

Kst là hệ số áp lực kháng ổn định hướng vòng của mặt cắt thành ống, chọn theo quy định

tại phần 5) mục 4.1.3.2;

D1 là đường kính ngoài của ống (mm).

4) Áp lực tới hạn mất ổn định hướng vòng vủa mặt cắt thành ống xác định theo công thức (4-1-28):

Pcr.k = )1)(1(2)1(

)1(10822

26

s

d

p nEnSN

(4-1-28)

trong đó:

n là số vết gấp nhăn của thành ống khi mất ổn định, trị số sử dụng phải làm cho Pcr.k đạt

giá trị nhỏ nhất nhưng không nhỏ hơn 2,0;

p là hệ số poisson của vật liệu ống;

s là hệ số poisson của đất san lấp: với đất cát lấy bằng 0,30; với đất sét lấy bằng 0,40;

Ed là môđun biến dạng tổng hợp của khối đất cạnh ống, MPa.

4.1.7 Kiểm tra biến dạng của đường ống

4.1.7.1 Kiểm tra biến dạng hướng đứng lớn nhất dưới tác dụng hiệu ứng tổ hợp chuẩn vĩnh cửu của

đường ống phải thoả mãn yêu cầu theo biểu thức (4-1-29):

s.max ≤ s (4-1-29)

trong đó:

s.max là biến dạng lâu dài hướng đứng lớn nhất của đường ống dưới tác dụng hiệu ứng tổ

hợp chuẩn vĩnh cửu, mm;

s là trị số giới hạn uốn cong lâu dài lớn nhất hướng đứng của đường ống, chọn theo quy

định tại phần 2) mục 4.1.3.3.

4.1.7.2 Biến dạng hướng đứng lớn nhất lâu dài dưới tác dụng của áp lực đất và tải trọng trên mặt đất

sinh ra đối với đường ống xác định theo công thức (4-1-30):

s.max = d

dLkqmkL

ESNKDqqD

061,0108)(

6

10-3 (4-1-30)

Page 22: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

20

trong đó:

DL là hệ số hiệu ứng sau khi biến dạng trễ, lấy bằng 1,0 ÷ 1,50;

Kd là hệ số biến dạng hướng đứng của đường ống dưới tác dụng của áp lực đứng phải căn

cứ góc ở tâm của đất nền theo vòm cung của đáy ống, xác định theo bảng 4.1.5;

qk là trị số áp lực tiêu chuẩn mặt đất tác dụng truyền lên đỉnh ống, KN/m2;

qmk là trị số tải trọng tiêu chuẩn chất trên mặt đất, KN/m2;

q là hệ số chuẩn vĩnh cửu của áp lực tác dụng trên mặt đất truyền xuống đỉnh ống.

Bảng 4.1.5 - Hệ số biến dạng hướng đứng của đường ống (Kd)

Góc tâm đất nền theo vòm cung của đáy ống 20o 60o 90o 120o 150o

Kd 0,109 0,103 0,096 0,089 0,085

4.1.8 Các quy định về cấu tạo của đường ống

4.1.8.1 Đẳng áp lực của vật liệu dùng làm ống (PN) phải cao hơn áp lực công tác của đường ống. Trị

số đẳng cấp áp lực vật liệu làm ống thường chọn bằng 0,1; 0,6; 1,0; 1,6; 2,0; 2,5 MPa; ngoài ra cũng

có thể căn cứ nguyên tắc của quy định trong tiêu chuẩn này để tăng thêm giá trị đẳng cấp áp lực khác.

4.1.8.2 Lớp phủ bên trong và lớp lót ngoài của đường ống có thể dùng hoặc không dùng lớp giàu chất

dẻo tăng cường. Chiều dày lớp phủ trong ống không nên nhỏ hơn 1,2 mm, năng lực chống thấm không

nên nhỏ hơn 1,5 lần trị số áp lực công tác, đồng thời phải phù hợp yêu cầu chống xâm thực của nước

bên trong ống.

4.1.8.3 Nối tiếp giữa các ống nhựa cốt sợi thủy tinh với nhau nên dùng kiểu ống nối, kiểu nối cắm

miệng đầu nối mềm. Nối tiếp giữa ống nhựa cốt sợi thủy tinh với ống gang hay ống thép hoặc nối với

các ống bơm có thể dùng mặt bích hoặc dạng cắm đỡ. Trong các điều kiện đặc biệt có thể dùng nối

tiếp dính kết.

4.1.8.4 Nối tiếp miệng đầu nối mềm hay dạng ống nối với ống nhựa cốt sợi thủy tinh có thể dùng

gioăng cao su đàn tính để ngăn nước. Bố trí vòng gioăng cao su bịt kín rãnh lõm của miệng ống cắm,

có thể lắp bịt kín ở phía trong. Kích thước và quy cách của gioăng cao su mềm cần phải phù hợp các

quy định hiện hành đảm bảo được tính đồng bộ.

4.1.8.5 Khe co giãn của đường ống nối tiếp miệng đầu nối mềm phải căn cứ vào quy định của hồ sơ

thiết kế tương ứng với nhiệt độ cao nhất và thấp nhất khi thi công ở hiện trường cho chiều dài một

đoạn ống, chiều rộng của khe co giản nên không lớn hơn 10 mm.

4.1.8.6 Trong các điều kiện đặc biệt, ống nhựa cốt sợi thủy tinh nối tiếp kiểu mặt bích hoặc kiểu nối tiếp

dính kết, thì chỗ nối với ống nhựa cốt sợi thủy tinh ở bên thành ống phải bố trí chiều dài đoạn ống ngắn

là (1 ÷ 2) lần đường kính ống.

Page 23: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

21

4.1.8.7 Thi công đường ống khi nối tiếp kiểu dính kết ở hiện trường phải dùng hai đoạn ống ngắn nối

tiếp. Lúc đó tính năng hướng vòng không nên thấp hơn 1,5 lần chỉ tiêu tương ứng của tính năng vật

liệu chính của ống.

4.1.8.8 Khoảng cách giữa đường ống chôn dưới đất và đường ống bên cạnh phải tuân theo các quy

định của tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Khi lắp đặt đường ống gần cạnh đường ống có nhiệt độ

cao, thì thiết kế ống phải xét đầy đủ môi trường nhiệt độ xung quanh làm ảnh hưởng đến tính năng của

ống, từ đó đưa ra các giải pháp công trình phù hợp.

4.1.8.9 Chiều cao lớp đất phủ trên đỉnh ống phải đảm bảo được các yêu cầu về ổn định và kết cấu

nhưng không được nhỏ hơn 0,75m, phải chôn ở bên dưới chiều sâu của đất nén chặt.

4.1.6.10 Thi công đào, lấp rãnh đường ống, xử lý nền đáy rãnh phải tuân theo quy định ở phần 4.2 của

tiêu chuẩn này và phù hợp quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan “TCVN 4447-1987 Công

tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu”.

4.1.6.11 San lấp xung quanh đường ống phải dùng cát thô, cát vừa hoặc đá mạt, phạm vi phía trên

cách đỉnh ống không nhỏ hơn 0,3m có thể lấp bằng đất. Biện pháp san lấp phải đảm bảo không làm

ảnh hưởng đến ổn định và kết cấu ống. Chiều dày lớp thủ công phía dưới đáy ống có thể xác định theo

công thức (4-1-31), nhưng không nên lớn hơn 0,30m.

hd ≥ 0,1(1+DN) (4-1-31)

trong đó:

hd là chiều dày lớp thủ công bên dưới đáy ống, m;

DN là đường kính danh định của đường ống, m.

4.1.6.12 Hệ số nén chặt của đất xung quanh đường ống phải được quy định trong hồ sơ thiết kế. Hệ số

nén chặt của phần đất tính từ đỉnh ống trở xuống không nhỏ hơn 0,95; phần phía trên đỉnh ống không

nhỏ hơn 0,90.

4.1.6.13 Trong quá trình thi công phải tuyệt đối không được làm biến dạng hướng đứng của đường

ống, khi đường kính ống tương đối lớn, lớp đất lấp trên đỉnh ống tương đối sâu, vì vậy phải dùng biện

pháp biến dạng hạn chế trước.

4.1.6.14 Khi đường ống nối tiếp với các công trình trên hệ thống (giếng kiểm tra, nhà van ...) thì trên

các công trình phải bố trí sẵn ống luồn, khe hở giữa ống cắm và ống luồn phải dùng vật liệu thích hợp

lấp nhét chặt vào khe. Chỗ nối tiếp đường ống ở các vị trí đào quá xuống đáy ống phải dùng biện pháp

thích hợp để san lấp, xử lý.

4.1.6.15 Khi lắp đặt chéo qua các đường ống khác, phải bố trí biện pháp bảo hộ ống tương ứng. Khi

lắp đặt xuyên qua phía trên các đường ống khác thì phải tiến hành thiết kế xử lý nền dưới đường ống.

Page 24: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

22

4.1.6.16 Ở vị trí tiếp xúc của mố đỡ kiểu trọng lực với đường ống nên bố trí lớp đệm có tính đàn hồi,

đảm bảo cho đường ống truyền lực đều đặn.

4.2 Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu đường ống

4.2.1 Nguyên tắc chung

4.2.1.1 Phần này quy định các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo chất lượng thi công và nghiệm thu,

đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao cho việc sử dụng đường ống nhựa cốt sợi thủy tinh.

4.2.1.2 Quy trình này phù hợp cho công tác thi công và nghiệm thu đường ống nhựa cốt sợi thủy tinh

dẫn nước tưới chôn trong đất, thi công và nghiệm thu các loại đường ống khác có thể tham khảo.

4.2.1.3 Áp lực và độ cứng của đường ống phải căn cứ vào đường kính ống và điều kiện thi công để

xác định. Các cấp độ cứng thông dụng thường sử dụng gồm: SN 10 000, SN 5 000 và SN 2 500.

4.2.1.4 Thi công đường ống và các phụ kiện phải tuân theo hồ sơ thiết kế và bản vẽ thi công. Đặc

điểm, cấp áp lực và tính năng vật liệu đường ống… phải phù hợp với các quy định ở tiêu chuẩn này và

các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan, đồng thời phải có giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu

chuẩn.

4.2.1.5 Thi công và nghiệm thu hệ thống đường ống ngoài việc tuân thủ theo tiêu chuẩn này còn phải

phù hợp với quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

4.2.1.6 Tiêu chuẩn này chỉ quy định chung cho công tác thi công và nghiệm thu trong điều kiện thông

thường. Đối với đường ống có yêu cầu đặc biệt có thể tham khảo để áp dụng. Khi sử dụng đường ống

ở vùng đất có tính trương nở, chịu ảnh hưởng của nước biển, đất có tính xâm thực lớn ... cần phải

tuân thủ quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

4.2.2 Vận chuyển, bảo quản và kiểm tra chất lượng

4.2.2.1 Kiểm tra chất lượng đường ống

1) Nhà thầu thi công phải tiến hành nghiệm thu đường ống tại nhà máy trước khi vận chuyển và sau

khi đến hiện trường. Phải kiểm tra giấy chứng nhận cho phép sản xuất của nhà máy và giấy chứng

nhận chất lượng hợp quy cách, đồng thời kiểm tra mặt trong, mặt ngoài, chỗ đấu nối của đường ống

đảm bảo phù hợp với yêu cầu chất lượng.

2) Không được sử dụng đường ống có bất kỳ vết nứt hư hỏng nào. Khi phát hiện đường ống và phụ

kiện có vấn đề về chất lượng phải xử lý một cách thỏa đáng.

4.2.2.2 Tháo dỡ và bảo quản đường ống

1) Bốc xếp đường ống phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nghiêm cấm lăn đổ và va chạm.

2) Vị trí đứng của máy thực hiện bốc xếp đường ống phải ổn định, tính năng của máy bốc xếp đường

ống phải có đầy đủ độ tin cậy phù hợp với các yêu cầu của đường ống.

Page 25: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

23

3) Cẩu đường ống có thể dùng một hoặc hai điểm tựa, phải đảm bảo đường ống cân bằng trong một

không gian. Nghiêm cấm dùng dây luồn xuyên qua hai đầu lắp ráp của đường ống.

4) Dây buộc đường ống để cẩu phải dùng dây mềm (dây thừng, dây da bản rộng...), không được dùng

dây thép hoặc cáp để buộc đường ống.

5) Vận chuyển đường dài các loại đường ống có đường kính khác nhau nên dùng phương pháp buộc

chằng và phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

6) Đường ống phải được đặt trên nền phẳng, không được đặt đường ống trên vật cứng nhọn sắc,

đường ống xếp thành đống phải chèn gỗ để chống lăn.

7) Phải phân loại quy cách đường ống để xếp thành đống, mỗi một lớp phải đệm gỗ, khoảng cách giữa

các thanh gỗ đệm phải nhỏ hơn 1/2 chiều dài ống. Chiều cao xếp đường ống không được cao quá 2m,

với chủng loại ống có đường kính danh định lớn hơn 1200 mm không được xếp đống.

4.2.2.3 Vận chuyển đường ống

1) Trước khi vận chuyển đường ống cần phải có biện pháp bảo vệ đầu nối và thành ống theo hướng

dẫn của nhà sản xuất. Khi vận chuyển một ống hay một đơn nguyên ống cần phải căn cứ vào đường

kính và số lượng ống để lựa chọn thiết vị và phương thức vận chuyển phù hợp.

2) Khi vận chuyển đường ống cần phải để cho thành của hai ống gần nhau duy trì một khoảng cách

nhất định, đồng thời phải để đáy ống ngàm vào gỗ đệm nhằm duy trì ổn định.

3) Chiều cao xếp ống trên xe vận chuyển cần phải căn cứ vào đường kính để xác định nhưng không

được xếp nhiều hơn 2 đến 3 lớp (tầng) ống.

4.2.3 Thi công đường ống

4.2.3.1 Quy định chung

1) Các thuật ngữ quy định về “nền móng”, “ tầng đệm”, “vùng đất lấp ống”, “vùng đất lấp ống chính” và

“vùng đất lấp ống nhánh” xem hình 3.

2) Phải tiến hành khảo địa chất công trình theo tuyến đặt ống, xác định vật liệu lấp đường ống và

phương pháp đầm chặt trước khi lắp đặt ống.

3) Khi lắp đặt đường ống cốt sợi thủy tinh xuyên qua dưới đường sắt, đường bộ phải theo yêu cầu thi

công của ngành giao thông. Khi vượt qua chướng ngại vật phải căn cứ tải trọng để xác định chiều sâu

chôn ống tối thiểu và sự cần thiết phải sử dụng hình thức bảo vệ ống (thông thường là dùng tấm bê

tông hoặc ống buy bằng bê tông cốt thép để bảo vệ). Khi sử dụng biện pháp bảo vệ phải chú ý đầm

chặt đều tại các vị trí nối tiếp để hạn chế tối đa hiện tượng lún không đều và phải khống chế trong

phạm vi cho phép.

Page 26: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

24

dn

Hình 3 - Sơ đồ mặt cắt rãnh ống

4) Khe hở giữa ống buy hay ống bọc bảo vệ với đường ống phải dựa theo xác định theo yêu cầu thiết

kế, có thể dùng cát, đá dăm hay vữa ximăng cát để lấp đầy.

5) Thi công và nghiệm thu công tác đào đất, đá rãnh chôn ống phải tuân thủ theo các tiên chuẩn hiện

hành có liên quan.

6) Trước khi thi công đường ống Nhà thầu phải lập bản vẽ biện pháp tổ chức thi công chi tiết, nội dung

chủ yếu bao gồm: Bố trí hiện trường thi công, đào rãnh đặt ống, ổn định mái, tiêu nước mặt, xử lý

nước ngầm, cân bằng khối lượng đất đá đào đắp, chọn máy thi công, phương pháp lắp đặt ống, xác

định vật liệu lấp ống, phương pháp đầm chặt và khống chế chất lượng.

7) Khi chôn đường ống, quy định về trị số cong vênh theo phương thẳng đứng cho phép xác định theo

bảng 4.2.3.

4.2.3.2 Rãnh đào, đáy rãnh và tầng đệm ống

1) Chiều rộng của rãnh đào phải đảm bảo thuận tiện cho việc lắp đặt đường ống, lấp đất, đầm chặt và

tiêu thoát nước. Chiều rộng nhỏ nhất của rãnh đào (b) xác định theo công thức (4-2-1):

b 1D +2Lv (4-2-1)

trong đó:

b là chiều rộng nhỏ nhất của rãnh đào, mm;

D1 là đường kính ngoài của ống, mm;

Lv là khoảng cách từ vách rãnh đào đến vách ống, mm, xác định theo bảng 4.2.1.

Page 27: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

25

Bảng 4.2.1 - Khoảng cách từ vách rãnh đào đến vách ống

Đường kính danh định DN, mm Lv, mm

300 < DN ≤ 500 200

500 < DN ≤ 900 300

900 < DN ≤ 1600 450

1600 < DN ≤ 2400 600

2) Độ dốc mái rãnh đào xác định theo địa chất của vị trí đặt ống trên cơ sở tính toán ổn định. Trong

trường hợp cần thiết có thể làm hệ thống vách chống tạm để phục vụ thi công lắp đặt ống.

3) Nền đặt ống sử dụng đất nguyên thổ khi đất nền chịu được tải trọng từ 80 kPa trở lên, khi đất

nguyên thổ chịu được tải trọng dưới 80 kPa thì phải đầm chặt đạt K 0,95.

4) Khi đáy rãnh gặp đá, cuội, sỏi, đất cứng, đất mềm có tính trương nở, đá tảng vụn không theo quy

luật nhất định và chất đất thấm bọt mà không dễ đào tạo đáy rãnh thì phải căn cứ vào tình hình thực tế

để đào bỏ, sau đó làm nền nhân tạo. Chiều dày nền nhân tạo nên lựa chọn bằng (0.3 ÷ 0.5)DN, nhưng

không được nhỏ hơn 150 mm.

5) Khi đáy rãnh gặp nước ngầm cần phải có giải pháp tiêu nước đảm bảo thi công đạt yêu cầu thiết kế.

6) Chỗ đấu nối của ống phải có ống nối và đào hố nối ống, sau khi thi công xong đầu nối phải dùng cát

hoặc đá dăm để lấp và đầm chặt.

7) Lớp đệm đáy đường ống có thể sử dụng cát hoặc đá dăm. Bề mặt lớp đệm phải được tạo phẳng,

chiều dày không nhỏ hơn 50 mm, nhưng không nên lớn hơn 150 mm.

4.2.3.3 Mố đỡ đường ống

1) Chỗ đường ống cong, bán kính thay đổi, hay đầu nối chạc ba phải bố trí mố đỡ cố định. Mố đỡ phải

làm ôm thân ống và đặt trên đất nguyên thổ hoặc đất nguyên thổ đầm chặt tùy theo điều kiện địa chất.

Mố phải khống chế được chuyển vị của ống không vượt quá yêu cầu thiết kế.

2) Van phải được gia cố đầy đủ, trong giếng (hố) van phải bố trí vòng thảm, trục đỡ…để cố định kết

cấu của van (xem phụ lục B).

3) Khi trong rãnh đào có nước ngầm gây áp lực đẩy nổi lớn đối với ống rỗng thì phải dùng dây thừng

buộc ống cố định vào đế bê tông hoặc các mố cố định khác.

4) Khi đường ống đi xuyên qua tường xây hoặc bê tông bịt kín thì có thể dùng biện pháp hạ thấp

đường ống nhưng phải kiểm soát được ứng suất đột biến sinh ra tại vị trí này. Có thể đổ bê tông bọc

lên đầu nối hoặc dùng tấm cao su bọc đầu nối và đổ bê tông bịt kín. Lớp bê tông bịt kín phải theo hồ sơ

thiết kế để thi công (xem phụ lục B).

Page 28: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

26

5) Khi độ dốc dọc của đường ống lớn hơn 1% thì phải lắp ống từ dưới lên trên và tiến hành neo giữ cố

định.

4.2.3.4 Nối tiếp đường ống

1) Nối tiếp giữa các ống nhựa cốt sợi thủy tinh với nhau nên dùng kiểu ống nối, kiểu nối cắm miệng

đầu nối mềm.

2) Nối tiếp giữa ống nhựa cốt sợi thủy tinh với ống gang, ống thép đúc, ống bơm nước hoặc các thiết

bị khác có thể dùng ống nối, đầu cắm hoặc dùng mặt bích. Trong trường hợp đặc biệt cũng có thể

dùng đầu nối thép có tính mềm hoặc đầu nối đa công năng để nối. Sai số cho phép khi nối tiếp đường

ống phải phù hợp với quy định tại mục 4.3 của tiêu chuẩn này và quy định tại các tiêu chuẩn hiện hành

có liên quan.

3) Nối tiếp ống nhựa cốt sợi thủy tinh kiểu ống nối phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Phải làm sạch mặt bên trong đầu nối, rãnh lõm, vòng đệm và vòng cao su, đảm bảo không có vết

dầu, bụi bẩn;

- Đảm bảo dán chặt đều đặn vách ống, rãnh lõm với vòng đệm;

- Khi nối tiếp đường ống phải làm trơn vòng đệm kín. Chất bôi trơn phải do nhà sản xuất cung cấp,

tuyệt đối không được dùng dầu nhờn chế ra chất bôi trơn;

- Trước khi lắp ráp phải vệ sinh sạch sẽ đầu ống, tẩy sạch vết dầu và bụi bặm;

- Khi lắp đầu nối bằng máy vặn và dụng cụ ren thì giữa ống và đoạn ống cắm cần có thêm long đen.

4) Nối tiếp ống nhựa cốt sợi thủy tinh kiểu nối cắm miệng đầu nối mềm phải tuân thủ theo các quy định

sau đây:

- Bề mặt tiếp xúc của vòng đệm kín với miệng cắm của ống phải bằng phẳng, trơn nhẵn, không có

vết, không có lỗ rỗng;

- Đầu ống cắm và miệng ống đỡ có bán kính thay đổi theo hướng trục cần có khe hở nhất định, với

loại ống có DN=(300 ÷ 1500)mm thì khe hở phải khống chế là (5÷15)mm, góc quay cho phép của đầu

nối phải do nhà sản xuất cung cấp.

5) Nối tiếp ống nhựa cốt sợi thủy tinh bằng mặt bích phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Vệ sinh sạch sẽ mặt bích và rãnh hình “O”;

- Ren cao su hình “O” phải sạch sẽ, không bị hư hỏng;

- Mặt bích nối tiếp phải sử dụng long đen, ốc xoáy, bu lông và đều phải được vệ sinh sạch sẽ;

- Khi vặn chặt ốc bu lông phải thực hiện tuần tự như lắp dầm chéo góc, không được vặn chặt một lần.

6) Đầu nối thép có tính mềm (đấu nối cơ giới) phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

Page 29: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

27

- Bu lông đấu nối không nên vặn quá chặt;

- Đầu nối phải tiến hành bảo hộ chống rỉ;

- Khi lắp ráp cần bảo đảm vòng đệm cao su kín.

7) Khi lắp ráp đầu nối cơ khí phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Lực vặn ốc của mặt bích phải khống chế theo giới hạn của nhà sản xuất đưa ra;

- Đầu nối phải sử dụng bảo hộ chống rỉ đặc biệt, cũng có thể dùng ống bọc co giãn bằng nhựa dẻo

hoặc vật liệu khác;

- Phải phù hợp áp lực và trị số góc lệch do nhà sản xuất quy định.

8) Đấu nối tiếp đa công năng phải tuân thủ theo các quy định sau đây:

- Ốc không được vặn xiết quá chặt;

- Đầu nối phải tiến hành xử lý chống rỉ;

- Đầu nối phải theo quy trình thao tác ống cấp nước chính nối với ống nhánh để thực hiện.

9) Nối tiếp giếng (hố) van của đường ống thực hiện theo quy định tại phụ lục B.

4.2.3.5 Lấp rãnh và vật liệu lấp

1) Sau khi ống được đấu nối xong phải nhanh chóng thử áp lực và san lấp để đề phòng ống bị đẩy nổi

và biến dạng nhiệt.

2) Phải lựa chọn vật liệu lấp ống phù hợp để tiến hành san lấp vào tuyến đường ống, đầm chặt vật liệu

san lấp theo quy định trong hồ sơ thiết kế, đối với phần góc ướt hai đầu của đáy ống phải theo yêu cầu

góc thiết kế để lấp vật liệu và đầm nén.

3) Trước khi san lấp phải vệ sinh sạch rác bẩn và tiêu nước đọng trong rãnh, tuyệt đối không được để

nước đọng trong rãnh mà đổ vật liệu san lấp.

4) San lấp đường ống phải thực hiện đối xứng trên tiết diện rãnh, cấm san lấp một bên. Độ dày mỗi

lớp đầm nén khi san lấp phải căn cứ vào vật liệu, cách san lấp và biện pháp đầm để xác định, nếu

dùng đá dăm, đá mạt thì độ dày nên chọn bằng 300 mm, nếu dùng cát nên chọn bằng 150 mm.

5) Đầm nén vật liệu lấp ống phải tiến hành từ hai bên vách rãnh và tiến dần về gần đường ống, không

được đầm nén một bên. Đầm nén trên đỉnh ống phải đạt được độ chặt yêu cầu. Hệ số nén chặt của đất

xung quanh đường ống phải được quy định trong hồ sơ thiết kế. Hệ số nén chặt của phần đất tính từ

đỉnh ống trở xuống không nhỏ hơn 0,95; phần phía trên đỉnh ống không nhỏ hơn 0,90.

6) Vật liệu san lấp tuyến đường ống có thể sử dụng đá mạt, đá dăm, cát hạt thô, đất hỗn hợp ...để lấp

các khu vực phù hợp với yêu cầu thiết kế và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Page 30: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

28

7) Vật liệu san lấp phải ưu tiên chọn đất đào rãnh nhưng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Không lẫn đá tảng, đá cuội lớn vượt quá giá trị độ thô giới hạn lớn nhất theo bảng 4.2.2;

Bảng 4.2.2 - Độ thô giới hạn lớn nhất của đất san lấp

Đường kính danh định, mm Quy cách đá tảng, đá cuội lớn nhất, mm

DN ≤ 500 13

600 < DN ≤ 1800 19

DN > 1800 25

- Không lẫn đất hòn lớn hơn 2 lần đá cuội sỏi, không có đất đóng băng, đất có lẫn rác và tạp chất.

8) Khi lựa chọn vật liệu san lấp cần phải xét đến sự phù hợp với đất nguyên thổ. Vật liệu san lấp phải

đảm bảo không bị xói trôi, phải tránh đất nguyên thổ đi vào trong vật liệu san lấp.

4.2.3.6 An toàn lao động và các vấn đề khác

1) Đường ống nhựa cốt sợi thủy tinh không được đặt ở chỗ có nguồn nhiệt chiếu rọi. Trong qúa trình

lắp ráp phải tránh hàn điện và ngọn lửa của máy hàn cắt gây ra cháy.

2) Khi buộc để cẩu di chuyển đường ống phải kiểm tra sự an toàn của máy, không có chướng ngại vật

ở phía dưới giây buộc cấu kiện đường ống (người và các thiết bị khác).

3) Rãnh đào phải đảm bảo kích thước theo yêu cầu của thiết kế, công nhân đào đất phải luôn chú ý

quan sát các yếu tố, hiện tượng có thể gây sạt rãnh đào để đề phòng mất an toàn, khi cần thiết vách

rãnh đào phải bố trí các biện pháp bảo vệ.

4) Trong quá trình tháo dỡ, vận chuyển, lắp ráp đường ống, đầm nén vật liệu san lấp … cần tuân thủ

nghiêm ngặt theo quy trình của thiết kế đề ra và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan, tránh phát sinh

sự cố.

4.2.4 Nghiệm thu đường ống và xúc rửa tiêu độc

4.2.4.1 Kiểm tra cong vênh theo chiều đường kính

1) Sau khi lắp ráp và chôn lấp phải tiến hành quan trắc và đo đạc trị số cong vênh ban đầu theo hướng

đường kính của đường ống trong vòng 24 giờ..

2) Đường ống sau khi lắp ráp xong, trị số cong vênh ban đầu theo hướng đường kính ống ban đầu và

lâu dài không được vượt quá trị số cho phép quy định trong bảng 4.2.3.

3) Đường ống sau khi lắp ráp xong, vách ống không được xuất hiện hiện tượng lồi lên, bẹp và các hiện

tượng đột biến khác.

Page 31: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

29

Bảng 4.2.3 - Trị số cho phép cong vênh của ống

Cấp đất nguyên thổ 1 2 3 4

Đường kính danh định

của ống DN ≥ 300 mm

1. Trị bình quân ban đầu (%) 3,0 3,0 2,5 2,0

2. Trị bình quân lâu dài (%) 5,0 5,0 5,0 5,0

4) Đường ống sau khi lắp ráp mà trị số cong vênh ban đầu theo chiều đường kính lớn hơn quy định

trong bảng 4.2.3 thì phải tiến hành xới lên san lấp lại để đảm bảo trị số biến dạng ban đầu nằm trong

phạm vi cho phép. Hiệu chỉnh độ cong vênh của đường ống có thể tiến hành theo trình tự sau:

- Khi trị số cong vênh của đường ống vượt quá giá trị trong bảng 4.2.3 nhưng không quá 8% thì:

+ Đào dỡ vật liệu san lấp đến khi lộ ra 85% đường kính ống, đào dỡ phần từ mặt đỉnh ống trở xuống

phải đào thủ công bằng dụng cụ chuyên dụng;

+ Kiểm tra bằng mắt thường về sự tổn thương của đường ống, nếu phát hiện tổn thương cần tiến

hành sửa chữa hoặc thay ống mới;

+ Trong điều kiện đất nguyên thổ không bị trộn lẫn vào thì phải san vật liệu lấp vào chỗ lưng ống để

đầm nén lại;

+ Dùng vật liệu thích hợp, san lấp đối xứng theo lớp hai bên đường ống, đầm nén các lớp vật liệu san

lấp, khống chế độ lệch của đường ống;

+ San lấp đến cao độ thiết kế đồng thời kiểm tra biến dạng của đường ống đảm bảo giá trị theo quy

định trong bảng 4.2.3.

- Khi đường ống bị biến hình vượt quá 8% thì phải thay ống mới.

5) Kiểm tra trị cong vênh ban đầu theo hướng đường kính của đường ống sau khi lắp ráp tiến hành

theo trình tự sau:

- Hoàn thành san lấp đến cao độ thiết kế;

- Tháo dỡ bản chắn tạm thời (nếu có);

- Khoá chặt thiết bị tiêu nước (nếu có);

- Đo đạc ghi chép đường kính trong của đường ống theo chiều thẳng đứng;

- Tính trị số cong vênh theo hướng đường kính, % xác định theo công thức (4-2-2):

fđk = ((Dott - Dolr)/Dott) x 100% (4-2-2)

trong đó:

fđk là trị số cong vênh theo chiều đường kính, mm;

Page 32: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

30

Dott là đường kính trong thực tế của ống, mm;

Dolr là đường kính trong thẳng đứng sau khi lắp ráp.

4.2.4.2 Thử nghiệm áp lực

1) Thử nghiệm áp lực nước phải theo phương pháp thí nghiệm được quy định trong các tiêu chuẩn

hiện hành có liên quan về công trình cấp thoát nước. Áp lực thử nghiệm phải dùng áp lực thiết kế,

lượng thấm nước cho phép lấy theo tiêu chuẩn cho phép của ống gang.

2) Đường ống sau khi lắp ráp xong cần phải nhanh chóng tiến hành thử nghiệm thử áp lực nước,

chiều dài mỗi lần thử nghiệm không nên vượt quá 1km.

3) Đường ống trước khi thử nghiệm áp lực nước cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Biến dạng của đường ống không vượt quá trị số quy định trong bảng 4.2.3, đầu nối phải được lắp

ráp chính xác. Bố trí hệ thống chống đỡ đúng vị trí (mố đỡ cố định và mố đỡ nhánh) và đạt cường độ

quy định, việc san lấp đã hoàn thành (nếu tuyến ống có đủ lực chống đỡ mà không dịch chuyển cho

phép đem đầu nối lộ ra ngoài); van và bơm đã cố định sẵn, đồng hồ áp lực đã lắp và bố trí ở điểm

đường ống thấp nhất;

- Khi đưa nước vào ống thì mở van thoát khí để khí thoát ra ngoài, cho nước sạch chứa đầy đối với

đường ống thấm ngấm, thời gian thấm ngấm không được ít hơn 1 ngày;

- Áp lực thử nghiệm tại hiện trường có thể lấy bằng 1,5 lần áp lực công tác (xem bảng 4.2.4).

Bảng 4.2.4 - Áp lực thử nghiệm tại hiện trường

Đẳng cấp áp lực (Áp lực công tác), MPa Áp lực thử nghiệm tại hiện trường, MPa

0,10 0,15

0,25 0,375

0,60 0,90

1,00 1,50

1,60 2,40

4) Thử nghiệm áp lực phải tuân thủ theo các yêu cầu sau đây:

- Từ từ tăng áp đối với đường ống, trước hết đem áp lực trong đoạn ống từng bước nâng cao đến áp

lực công tác, kiểm tra đường ống và miệng nối, nếu không có thẩm lậu ra ngoài thì nâng cao đến áp

lực thử nghiệm, quan sát 10 phút, áp lực giảm xuống đến giá trị không vượt quá 0,05 MPa là đảm bảo

yêu cầu;

- Phương pháp tính toán thử nghiệm tính chất kín nước thực hiện theo quy định ở các tiêu chuẩn

hiện hành có liên quan về cấp thoát nước. Lượng thấm nước xác định theo công thức (4-2-3):

Page 33: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

31

LTT

wq).( 21

(4-2-3)

trong đó:

q là lượng nước thấm của đường ống, lít/phút;

w là lượng nước chảy ra cho mỗi lần giảm áp lực 0,1MPa, lít;

T1 là thời gian lúc chưa cấp nước, áp lực thử nghiệm giảm xuống 0,1 MPa, phút;

T2 là thời gian khi cấp nước, áp lực thử nghiệm giảm xuống 0,1 MPa, phút;

L là chiều dài của đoạn ống thử nghiệm, m.

5) Khi áp lực thử nghiệm không đạt yêu cầu theo quy định, phải kiểm tra nguyên nhân thấm nước, lắp

ráp lại hoặc sau khi bịt lỗ rò rỉ thì thử nghiệm lại, cho đến khi đạt yêu cầu quy định.

6) Thử nghiệm bịt nước tiến hành theo quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan về cấp thoát

nước.

4.2.4.3 Rửa ống và tiêu độc

1) Sau khi thử nghiệm áp lực nước, trước khi nghiệm thu hoàn công đường ống phải tiến hành rửa

ống và tiêu độc (khử độc).

2) Rửa ống, tiêu độc phải tuân thủ quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan về cấp thoát

nước.

4.2.5 Kiểm nghiệm kỹ thuật đường ống

4.2.5.1 Quy định chung

1) Tiêu chuẩn này quy định về các nội dung: Phân loại, nhãn mác, nguyên vật liệu, yêu cầu kỹ thuật,

phương pháp thí nghiệm, quy tắc kiểm nghiệm, tiêu chí, đóng gói, vận chuyển, bảo quản của ống nhựa

cốt sợi thủy tinh.

2) Các quy định trong tiêu chuẩn này phù hợp với chủng loại ống nhựa cốt sợi thủy tinh dẫn nước tưới

chôn trong đất có đường kính danh định trong khoảng từ 100 mm đến 4 000 mm, đẳng cấp áp lực từ

0,10 MPa đến 2,5 MPa, cấp độ cứng hướng vòng từ 1 250 N/m2 đến 10 000 N/m2, nhiệt độ cao nhất

của của môi trường xung quanh ống không quá 50oC.

Chủng loại đường ống không thuộc phạm vi quy định trong tiêu chuẩn này cũng có thể tham khảo để

áp dụng.

4.2.5.2 Phân loại và nhãn hiệu

1) Phân loại

Page 34: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

32

Sản phẩm được phân loại dựa vào: công nghệ sản xuất, đường kính danh định, đẳng cấp áp lực, đẳng

cấp độ cứng vòng của vật liệu ống.

a) Công nghệ sản xuất:

+ Công nghệ quấn bọc dài cố định;

+ Công nghệ đúc quay ly tâm;

+ Công nghệ quấn bọc liên tục.

b) Đường kính danh định DN (xem bảng 4.2.5)

c) Đẳng cấp áp lực, MPa:

Đẳng cấp áp lực (PN) của ống gồm: 0,1; 0,25; 0,4; 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4; 1,6; 2,0 và 2,5.

d) Đẳng cấp độ cứng, N/m2:

Đẳng cấp độ cứng (SN) của ống gồm: 1 250; 2 500; 5 000 và 10 000.

2) Nhãn hiệu

Nhãn hiệu của ống được ghi như sau:

4.2.5.3 Nguyên vật liệu

1) Vật liệu tăng cường

Nên dùng sợi thủy tinh không có kiềm và chế phẩm của nó để chế tạo ống nhựa cốt sợi thủy tinh. Chế

phẩm của sợi thủy tinh không có kiềm phải phù hợp quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên

quan.

2) Nhựa cây

Nhựa cây được sử dụng là nhựa không bão hòa phù hợp với các quy định của các tiêu chuẩn hiện

hành có liên quan. Lớp nhựa cây lót bên trong cần dùng nhựa cây ít nặng không bão hòa.

Thân nhựa đúc phải có các tính năng theo yêu cầu sau:

a) Lớp nhựa lót trong:

- Đối với ống dùng công nghệ quấn bọc dài cố định và công nghệ quấn bọc liên tục:

Page 35: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

33

+ Cường độ chịu kéo: ≥ 60MPa;

+ Mô đun đàn tính kháng kéo: ≥ 2,50GPa;

+ Độ kéo đứt dãn dài: ≥ 3,5%.

- Đối với công nghệ đúc quay ly tâm:

+ Cường độ kéo giãn: ≥ 10MPa;

+ Độ kéo đứt giãn dài: ≥ 15%.

b) Lớp nhựa cấu tạo:

+ Cường độ kéo giãn: ≥ 60MPa;

+ Mô đun đàn hồi kéo dãn: ≥ 3,0GPa;

+ Độ kéo đứt dãn dài: ≥ 2,5%;

+ Nhiệt độ biến dạng: ≥ 70oC

3) Hạt vật liệu

Đường kính hạt vật liệu lớn nhất dùng để chế tạo ống không được lớn hơn 2,5mm và 1/5 chiều dày

thành ống. Thành phần SiO2 của cát thạch anh có hàm lượng lớn hơn 95%, hàm lượng nước không

lớn hơn 0,2%, hàm lượng CaCO3 của Acid carbonic phải lớn hơn 98%.

4.2.5.4 Yêu cầu kiểm nghiệm

1) Chất lượng bề mặt ống

Bề mặt bên trong ống nhựa cốt sợi thủy tinh phải phẳng trơn nhẵn, không có ảnh hưởng nứt gãy, phân

lớp, lỗ châm kim, tạp chất, chỗ nghèo chất dẻo, bọt khí, hiện tượng ngấm không tốt, mặt đầu ống phải

không sứt mẻ. Bề mặt bên ngoài ống phải đảm bảo không có khiếm khuyết rõ.

2) Kích thước

a) Đường kính:

Đường kính ngoài phải phù hợp với quy định ở bảng 4.2.5. Đường kính trong phải phù hợp với quy

định ở bảng 4.2.6. Để thuận tiện cho việc nối tiếp với đường ống bằng chất liệu khác, trong quá trình

thực hiện có thể thỏa thuận giữa các bên cung cầu để đặt hàng sản xuất ống theo yêu cầu, có thể luồn

vào đường ống chất liệu khác có kích thước và phù hợp với các yêu cầu tương đương.

Page 36: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

34

Bảng 4.2.5 - Đường kính ngoài và sai số cho phép của ống

Đường kính danh định, mm Đường kính ngoài, mm Sai số, mm

200 208 +1,0; -1,0

250 259 +1,0; -1,0

300 310 +1,0; -1,0

350 361 +1,0; -1,2

400 412 +1,0; -1,4

450 463 +1,0; -1,6

500 514 +1,0; -1,8

600 616 +1,0; -2,0

700 718 +1,0; -2,2

800 820 +1,0; -2,4

900 924 +2,0; -2,6

1000 1026 +2,0; -2,6

1200 1229 +2,0; -2,6

1400 1434 +2,0; -2,8

1600 1638 +2,0; -2,8

1800 1842 +2,0; -3,0

2000 2046 +2,0; -3,0

2200 2250 +2,0; -3,2

2400 2453 +2,0; -3,4

2600 2658 +2,0; -3,6

2800 2861 +2,0; -3,8

3000 3066 +2,0; -4,0

3200 3270 +2,0; -4,2

3400 3474 +2,0; -4,4

3600 3678 +2,0; -4,6

3800 3882.0 +2,0; -4,8

4000 4088 +2,0; -5,0

Page 37: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

35

CHÚ THÍCH:

1) Có thể căn cứ vào tình hình thực tế để sử dụng ống có đường kính ngoài khác nhau, nhưng sai lệch của nó phải thỏa

mãn các yêu cầu cho phép tương đương.

2) Đối với ống DN=300mm, đường kính ngoài cũng có thể lấy 323,8mm; với ống DN=400mm đường kính ngoài có thể lấy

426,6mm; sai số cho phép là +1,5mm và -0,3mm.

Bảng 4.2.6 - Đường kính trong và sai số cho phép của ống

Đường kính danh định, mm Đường kính trong, mm

Sai số, mm Tối thiểu Tối đa

100 97 103 ± 1,5

125 122 128 ± 1,5

150 147 153 ± 1,5

200 196 204 ± 1,5

250 246 255 ± 1,5

300 296 306 ± 1,8

350 346 357 ± 2,1

400 396 408 ± 2,4

450 446 459 ± 2,7

500 496 510 ± 3,0

600 496 612 ± 3,6

700 595 714 ± 4,2

800 695 816 ± 4,2

900 795 918 ± 4,2

1000 895 1020 ± 4,2

1200 995 1220 ± 5,0

1400 1195 1420 ± 5,0

1600 1395 1620 ± 5,0

1800 1795 1820 ± 5,0

2000 1995 2020 ± 5,0

2200 2195 2220 ± 5,0

Page 38: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

36

2400 2395 2420 ± 6,0

2600 2595 2620 ± 6,0

2800 2795 2820 ± 6,0

3000 2995 3020 ± 6,0

3200 3195 3220 ± 6,0

3400 3395 3420 ± 6,0

3600 3595 3620 ± 6,0

3800 3795 3820 ± 7,0

4000 3995 4020 ± 7,0

CHÚ THÍCH:

Trị số thiết kế và sai số đường kính trong của hai đầu ống phải nằm trong phạm vi quy định ở bảng này.

b) Chiều dài ống:

Chiều dài chế tạo định hình tính toán của ống nhựa cốt sợi thủy tinh là: 3m, 4m, 5m, 6m, 9m, 10m và

12m. Khi có yêu cầu đặc biệt về chiều dài ống của bên sử dụng thì có thể trao đổi thỏa thuận với nhà

sản xuất để chế tạo ống có chiều dài đáp ứng yêu cầu. Sai số cho phép về chiều dài của ống so với

chiều định hình tính toán là ± 0,5%.

c) Chiều dày thành ống:

Ở bất kỳ mặt cắt nào, chiều dày thành ống tối thiểu không nhỏ hơn 90% chiều dày thiết kế.

d) Kết cấu thành ống:

Thành ống thường được hợp thành bởi lớp lót bên trong, lớp cấu tạo và lớp ngoài. Chiều dày lớp lót

bên trong không được nhỏ hơn 1,2 mm.

e) Độ thẳng của mặt cắt đầu ống: Phải phù hợp yêu cầu quy định ở bảng 4.2.7.

Bảng 4.2.7 - Yêu cầu về độ thẳng của mặt cắt đầu ống

Đường kính danh định, mm Sai số về độ thẳng của mặt đầu ống, mm

DN < 600 4

600 ≤ DN < 1000 6

DN ≥ 1000 8

3) Độ cứng Passe

Độ cứng Passe của mặt ngoài ống không được nhỏ hơn 40.

Page 39: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

37

4) Nhựa cây không thể hòa tan một phần hàm lượng

Hàm lượng nhựa cây của thành ống không thể hòa tan phải nhỏ hơn 90%.

5) Hàm lượng hợp thành thành ống đoạn ống thẳng

Hàm lượng của hạt vật liệu, nhựa cây, sợi thủy tinh trong thành ống của đoạn ống thẳng được xác định

căn cứ vào thí nghiệm vật liệu trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng ống theo yêu cầu.

6) Tính năng lực học ban đầu

a) Độ cứng vòng ban đầu So

Độ cứng vòng ban đầu So không được nhỏ hơn trị số đẳng cấp độ cứng vòng SN.

b) Cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu Fth

- Cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu Fth phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế các công trình cụ thể

để xác định, trị số nhỏ nhất của nó xác định theo công thức (4-2-4):

Fth = C2.PN.2

DN (4-2-4)

trong đó: Fth là cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu của ống, KN/m;

C2 là hệ số, lấy theo bảng 4.2.8;

PN là đẳng cấp áp lực, MPa;

DN là đường kính danh định, mm.

Bảng 4.2.8 - Hệ số C2

Đẳng cấp áp lực,

MPa

a

1,5 1,75 2,0 2,5 3,0

0,1 4 4 4,2 5,3 6,3

0,25 4 4 4,2 5,3 6,3

0,4 4 4 4,1 5,1 6,2

0,6 4 4 4 5,0 6,0

0,8 4 4 4 4,9 5,9

1,0 4 4 4 4,8 5,7

1,2 4 4 4 4,7 5,6

1,4 4 4 4 4,6 5,5

Page 40: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

38

1,6 4 4 4 4,5 5,4

2,0 4 4 4 4,3 5,1

2,5 4 4 4 4,0 4,8

CHÚ THÍCH:

1) a = HDPPo

trong đó:

Po là áp lực nước thất hiệu thời gian ngắn;

HDP là áp lực cơ chuẩn của áp lực thủy tỉnh thời gian dài.

2) Khi hệ số ly tán của trị số cường lực kéo giãn hướng vòng của ống Cv > 9%, thì trị số C1 bằng trị số trong bảng nhân

với 0.823 x )96,11(

6Cv

- Khi không có kết quả thí nghiệm cơ chuẩn (HDP) của áp lực thiết kế thủy tĩnh lâu dài thì dùng

C2=6,3 và trị số tối thiểu của cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu lấy theo bảng 4.2.9.

Bảng 4.2.9 - Giá trị tối thiểu của Fth khi không có kết quả thí nghiệm HDP

Đường

kính

danh

định,

mm

Đẳng cấp áp lực, MPa

0,1 0,25 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 2,0 2,5

100 32 79 126 189 252 315 378 441 504 630 788

125 39 98 158 236 315 394 473 551 630 788 984

150 47 118 189 284 378 473 567 662 756 945 1181

200 63 158 252 378 504 630 756 882 1008 1260 1575

250 79 197 315 473 630 788 945 1103 1260 1575 1969

300 95 236 378 540 756 900 1134 1323 1440 1800 2250

350 110 276 441 662 882 1103 1323 1544 1764 2205 2756

400 126 315 504 756 1008 1260 1512 1764 2160 2520 3150

450 142 354 567 851 1134 1418 1701 1985 2268 2835 3544

500 158 394 630 945 1260 1575 1890 2205 2520 3150 3938

600 189 473 756 1134 1512 1890 2268 2646 3024 3780 4725

Page 41: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

39

700 221 551 882 1323 1764 2205 2646 3087 3528 4410 5513

800 252 630 1008 1512 2016 2520 3024 3528 4032 5040 6300

900 284 709 1134 1701 2268 2835 3402 3969 4536 5670 7088

1000 315 788 1250 1890 2520 3150 3780 4410 5040 6300 7875

1200 378 945 1512 2268 3024 3780 4536 5292 6048 7560 9450

1400 441 1103 1764 2646 3528 4410 5292 9174 7056 8820 11025

1600 504 1260 2016 3024 4032 5040 6048 7056 8064 10080 12600

1800 567 1418 2268 3402 4536 5670 6804 7938 9072 11340 14175

2000 630 1575 2520 3780 5040 6300 7560 8820 10080 12600 15750

2200 693 1733 2772 4158 5544 6930 8316 9702 11088 13860 17325

2400 756 1890 3024 4536 6048 7560 9072 10584 12096 15120 18900

2600 819 2048 3276 4914 6552 8190 9828 11466 13104 16380 20475

2800 882 2205 3528 5292 7056 8820 10584 12348 14112 17640 22050

3000 945 2363 3780 5670 7560 9450 11340 13230 15120 18900 23625

3200 1008 2520 4032 6048 8064 10080 12096 14112 16128 20160 25200

3400 1071 2678 4284 6426 8568 10710 12852 14994 17136 21420 26775

3600 1134 2835 4536 6804 9072 11340 13608 15876 18144 22680 28350

3800 1197 2993 4788 7182 9576 11970 14364 16758 19152 23940 29925

4000 1260 3150 5040 7560 10080 12600 15120 17640 20160 25200 31500

c) Cường lực kéo giãn hướng trục ban đầu và ứng biến kéo giãn đứt

- Khi đường ống không chịu áp trong ống trực tiếp sản sinh ra lực hướng trục hoặc không chịu lực

hướng trục đặc biệt, thì cường lực kéo giãn ban đầu hướng trục của thành ống Fth không được nhỏ

hơn giá trị quy định trong bảng 4.2.10, ứng biến kéo giãn đứt hướng trục của thành ống không được

nhỏ hơn 0,25%.

- Khi đường ống chịu áp lực bên trong ống sản sinh ra lực hướng trục thì cường lực kéo giãn ban đầu

hướng trục của thành ống Fth phải thỏa mãn yêu cầu theo biểu thức 4-2-5.

Fth ≥ C2.PN.4

DN (4-2-5)

trong đó các ký hiệu tương tự công thức (4-2-4).

Page 42: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

40

CHÚ THÍCH: Lực hướng trục từ trong ống sản sinh ra chủ yếu ở trường hợp một đầu nối với van, nối bịt ống mà không bố trí

mố đỡ.

Bảng 4.2.10 Trị số nhỏ nhất của cường lực kéo giãn hướng trục ban đầu (Fth)

Đường kính

danh định,

mm

Đẳng cấp áp lực, MPa

≤ 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 2,0 2,5

100 70 75 78 80 83 90 90 100 110

125 75 80 85 90 93 97 100 110 120

150 80 85 93 100 103 107 110 120 130

200 85 95 103 110 113 117 120 130 140

250 90 105 115 125 128 132 135 150 165

300 95 115 128 140 143 147 150 170 190

350 100 123 137 150 156 162 168 192 215

400 105 130 145 160 168 177 185 213 140

450 110 140 158 175 184 194 203 234 265

500 115 150 170 190 200 210 220 255 290

600 125 165 193 220 232 244 255 300 345

700 135 180 215 250 263 277 290 343 395

800 150 200 240 280 295 310 325 378 450

900 165 215 263 310 325 340 355 430 505

1000 185 230 285 340 357 373 390 473 555

1200 205 260 320 380 407 433 460 558 655

1400 225 290 355 420 457 493 530 643 755

1600 250 320 390 460 507 553 600 728 855

1800 275 350 524 500 557 613 670 813 955

2000 300 380 460 540 607 673 740 898 1055

2200 325 410 495 580 657 733 810 983 1155

2400 350 440 530 620 707 793 880 1068 1255

2600 375 470 565 660 757 853 950 1153 1355

2800 400 505 605 705 810 915 1020 1238 1455

Page 43: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

41

3000 430 540 645 750 863 977 1090 1323 1555

3200 460 575 685 795 917 1038 1160 1408 1655

3400 490 610 725 840 970 1100 1230 1493 1755

3600 520 645 765 885 1028 1162 1300 1578 1855

3800 550 680 805 930 1077 1223 1370 1663 1955

4000 580 715 745 975 1130 1285 1440 1748 2055

d) Áp lực nước thẩm lậu

Thân ống và các vị trí đầu nối phải đảm bảo không thẩm lậu (rò nước). Kiểm tra thẩm thấu bằng cách

tăng áp lực nước tĩnh bên trong lên bằng 1,5 lần đẳng cấp áp lực của ống, duy trì trong 2 phút và quan

sát hiện tượng thẩm thấu bằng mắt thường.

e) Áp lực mất hiệu quả ban đầu

Áp lực thất hiệu ban đầu không được nhỏ hơn C2 lần đẳng cấp áp lực của ống (giá trị C2 lấy theo bảng

4.2.8). Khi không có kết quả thí nghiệm cơ chuẩn của áp lực thủy tĩnh lâu dài thì lấy C2 = 6,30.

f) Tính uốn cong ban đầu

Mỗi một mẫu thí nghiệm uốn cong ban đầu ở mức A và uốn cong ở mức B phải thỏa mãn theo yêu cầu

ở bảng 4.2.11.

Bảng 4.2.11 - Yêu cầu về tính uốn cong ban đầu hướng đường kính

Mức uốn cong Đẳng cấp độ cứng vòng, N/m

Yêu cầu 1 250 2 500 5 000 10 000

A, % 18 15 12 9 Vỏ ống không có vết rạn nứt

B, % 30 25 20 15 Kết cấu vỏ ống không phân lớp,

không có sợi cellulose đứt và gẫy.

CHÚ THÍCH:

1) Quy định ở bảng trên được xây dựng trên cơ sở đường ống lắp ráp xong, độ vặn cong lớn nhất tại hiện trường sử dụng

dài ngày là 5%. Nếu ống thỏa mãn được một hoặc hai yêu cầu (tức là thất hiệu ở mức A hay mức B) thì mẫu đường ống

đại diện có trị số uốn cong lâu dài quy định theo tỷ lệ hạ thấp.

2) Đối với suất biến dạng tính uốn cong ban đầu hướng đường kính của các loại ống khác có độ cứng vòng theo yêu cầu

dưới đây:

a) Đối với độ cứng vòng So ở giữa đẳng cấp tiêu chuẩn của ống thì mức uốn cong A và B đối ứng với suất biến dạng

hướng đường kính xác định theo phương pháp tuyến tính.

b) Đối với độ cứng vòng So ≤ 1 250 N/m2 hay ≥ 10 000 N/m2 thì tính uốn cong mức A và mức B tính toán xác định theo

Page 44: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

42

các biểu thức sau: Suất biến dạng hướng đường kính đối ứng mức A = 18 x (So

1250)2/3; Suất biến dạng hướng đường

kính đối ứng mức B = 30 x (So

1250)1/3.

g) Cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu

Cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu của thành ống (Ftm) phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế các công

trình cụ thể để xác định, trị số nhỏ nhất của nó xác định theo công thức (4-2-6):

Ftm = 4,28 x 2)

2(

..

D

tEp (4-2-6)

trong đó:

Ftm là cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu của thành ống, MPa;

t là chiều dày thực tế của thành ống, mm;

D là đường kính tính toán của ống, mm; D = D0 + t;

D0 là đường kính trong của ống, mm;

Δ là lượng biến dạng ép nén hướng đường kính khi tính uốn cong ban đầu kiểm nghiệm

đạt mức uốn cong B, mm;

Ep là môđun đàn tính uốn cong hướng vòng của thành ống, MPa; xác định theo (4-2-7).

Ep = 12 x 10-6 So 3

3

tD

(4-2-7)

trong đó:

So là độ cứng vòng thực đo, N/m2; D và t như công thức (4-2-6) CHÚ THÍCH:

1) Đối với ống sản xuất theo công nghệ đúc ly tâm, khi tính Ep thì giá trị So dùng để tính toán được xác định theo tính uốn

cong ban đầu đạt mức A tương ứng với tải trọng tính toán.

2) Khi đã thông qua thí nghiệm xác định được độ cứng vòng lâu dài So thì khi kiểm nghiệm sản phẩm cùng quy cách có thể

không tiến hành kiểm nghiệm cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu.

7) Tính năng lâu dài

a) Áp lực thiết kế tiêu chuẩn của áp lực thủy tĩnh lâu dài (HDP) phải thỏa mãn yêu cầu theo biểu thức

(4-2-8):

HDP ≥ C3 x PN (4-2-8)

trong đó:

Page 45: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

43

HDP là áp lực thiết kế tiêu chuẩn của áp lực thủy tĩnh lâu dài, MPa;

PN là đẳng cấp áp lực, MPa;

C3 là hệ số, lấy theo bảng (4.2.12)

Bảng 4.2.12 - Hệ số C3

Đẳng cấp áp lực, MPa Hệ số C3 Đẳng cấp áp lực, MPa Hệ số C3

≤ 0,25 2,10 1,2 1,87

0,4 2,05 1,4 1,84

0,6 2,0 1,6 1,80

0,8 1,95 2,0 1,70

1,0 1,90 2,5 1,60

b) Ứng biến uốn cong lâu dài Sb phải thỏa mãn yêu cầu theo biểu thức (4-2-9):

Sb ≥ 4,282)

2(

.s

s

D

t

(4-2-9)

trong đó:

Sb là ứng biến uốn cong lâu dài;

Δs là kiểm nghiệm tính năng uốn cong ban đầu của vật liệu làm ống đạt được uốn cong

mức B, khi đó lượng biến dạng ép nén hướng đường kính Δ là 60% (Δs = 60%Δ, mm);

D, t như công thức (4-2-6). CHÚ THÍCH:

Khi không có trị số ứng biến uốn cong lâu dài Sb, để thiết kế kết cấu đường ống phải dùng công thức (4-2-9) tính toán xác

định Sb. Đối với đường ống cấp nước Δs lấy bằng Δ/2; Đối với đường ống nước thải Δs lấy bằng Δ/3.

4.2.5.5 Tính năng vệ sinh

Tính năng vệ sinh phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu theo các quy định của Bộ Y tế và quy định trong

các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

4.2.5.6 Phương pháp kiểm nghiệm

1) Chất lượng bề mặt

Dùng mắt thường để quan sát, đánh giá chất lượng bề mặt trong, ngoài và thành ống.

2) Đo đạc kích thước

a) Đo đường kính ống

Page 46: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

44

- Đường kính ngoài:

Chỗ hai đầu nối dùng thước góc có độ chính xác đến 1mm hoặc thước thép cuộn (loại thước phẳng)

vòng quanh ống 1 vòng (phải đảm bảo vuông góc với tim ống) đo chiều dài vòng ống, từ đó tính ra

đường kính ngoài. Đối với ống có đường kính tương đối nhỏ, có thể dùng thước kẹp (palme) có độ

chính xác đến 0,02mm trực tiếp đo cùng một mặt cắt vuông góc với hai hướng của đường kính ngoài,

đo hai lần và tính kết quả theo giá trị bình quân.

- Đường kính trong:

Dùng loại thước chuyên dùng có độ chính xác đến 0,1mm để đo đường kính trong trên cùng một mặt

cắt vuông góc với phương nằm ngang, đo hai lần và tính kết quả theo giá trị bình quân, cũng có thể

dùng thước palme để đo theo trình tự như trên.

b) Chiều dài hữu hiệu

Đặt ống trên mặt phẳng, dùng thước thép cuộn có độ chính xác đến 1mm để đo chiều dài dọc theo tim

ống, đo 4 lần và tính kết quả theo giá trị bình quân xác định được chiều dài của ống (gồm cả đầu nối),

trừ đi độ dài cắm nối xác định được chiều dài hữu hiệu.

c) Chiều dày thành ống và chiều dày lớp lót trong

- Chiều dày thành ống:

Đối với ống sản xuất theo công nghệ quấn bọc liên tục và công nghệ đúc ly tâm, đầu cắt ống theo

chiều thẳng đứng, dùng thước kẹp (palme) có độ chính xác đến 0,02mm đo xung quanh ống, đo 7 lần

và tính kết quả theo giá trị bình quân, chú ý trong quá trình đo phải phân bố đều các điểm đo.

Đối với ống sản xuất theo công nghệ quấn bọc theo chiều dài đã định có thể dùng phương pháp như

đo đường kính ngoài và đường kính trong của cùng một mặt cắt đã nêu ở trên, sau đó tính ra chiều

dày thành ống của mặt cắt ấy lấy làm độ dày bình quân của ống, mỗi ống phải đo tối thiểu 3 mặt cắt.

- Độ dày lớp phủ bên trong:

Đầu ống phải được cắt thẳng đứng, dùng giấy giáp (nhám) có hạt cát độ nhỏ đến 0,074mm (hoặc nhỏ

hơn) đánh bóng nhẵn miệng đầu ống, sau đó dùng nước rửa sạch hoàn toàn phấn bụi, tạp chất, dùng

thước kẹp có độ chính xác đến 0,02mm đo độ dày của lớp phủ bên trong, đo 4 lần và tính kết quả theo

giá trị bình quân, chú ý trong quá trình đo phải phân bố đều các điểm đo.

d) Độ thẳng của mặt đầu ống

Dùng thước eke và thước thép phẳng có độ chính xác đến 1mm để đo độ thẳng của mặt đầu ống.

3) Độ cứng passe; Phần hàm lượng chất dẻo không thể hòa tan; Hàm lượng phần tổ hợp vỏ ống của

đoạn ống thẳng: Xác định theo các quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan và theo hướng

dẫn của nhà sản xuất.

Page 47: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

45

4) Tính năng lực học ban đầu

a) Độ cứng vòng ban đầu

Thiết bị đo thử nghiệm, đo đạc thử nghiệm môi trường và mẫu thí nghiệm thực hiện theo quy định ở

các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tốc độ gia tải xác định

theo công thức (4-2-10), độ cứng vòng ban đầu So xác định theo công thức (4-2-11), kết quả đo đạc

được xác định bằng trị số bình quân độ cứng vòng của 3 mẫu thí nghiệm.

V = 3,50 x 10-4

tD2

(4-2-10)

trong đó:

V là tốc độ gia tăng tải trọng (Dùng số chẵn khi đường kính ống lớn hơn 500mm và có thể

rút gọn đến hàng đơn vị là 0 hoặc 0,5mm mỗi phút, mm/phút);

D, t như công thức (4-2-6).

So = 0,01935.

P (4-2-11)

trong đó:

So là độ cứng vòng ban đầu, N/m2;

Δα là lượng biến đổi đường kính ống, lấy 3% đường kính mẫu thí nghiệm tính toán, m;

P là tải trọng tuyến tính đối ứng với Δα, N/m.

b) Tính năng lực học ban đầu ngoài độ cứng vòng ban đầu còn phải kiểm nghiệm các trị số: Cường

lực kéo giãn hướng vòng ban đầu; Cường lực kéo giãn hướng trục ban đầu và ứng suất kéo giãn đứt;

Áp lực nước thấm; Áp lực thất hiệu ban đầu; Tính uốn cong ban đầu và cường độ uốn cong hướng

vòng ban đầu. Phương pháp kiểm nghiệm các trị số này được tiến hành theo phương pháp lấy mẫu và

thực hiện theo quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5) Tính năng lâu dài

Các tính năng lâu dài cần phải kiểm nghiệm gồm: Áp lực thiết kế tiêu chuẩn của áp lực thủy tỉnh lâu dài

(HDP) và ứng biến uốn cong lâu dài (Sb). Phương pháp kiểm nghiệm các trị số này được tiến hành

theo phương pháp lấy mẫu và thực hiện theo quy định ở các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan và theo

hướng dẫn của nhà sản xuất.

4.2.5.7 Quy tắc kiểm nghiệm

1) Loại hình kiểm nghiệm

Loại hình kiểm nghiệm bao gồm: Kiểm nghiệm xuất xưởng và kiểm nghiệm hình thức.

Page 48: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

46

a) Kiểm nghiệm xuất xưởng

- Hạng mục kiểm nghiệm:

Chất lượng mặt ngoài, kích thước, độ cứng passe, phần hàm lượng nhựa không thể hòa tan, phần

hàm lượng tổ hợp thành ống đoạn ống thẳng, áp lực thấm, độ cứng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn

hướng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn hướng trục ban đầu, tính uốn cong ban đầu, cường độ uốn

cong hướng vòng ban đầu.

- Phương án kiểm nghiệm:

Chất lượng mặt ngoài, kích thước (ngoài chiều dày lớp phủ bên trong) và độ cứng passe phải được

tiến hành kiểm nghiệm cho tất cả các ống.

Độ dày lớp phủ bên trong, phần hàm lượng chất dẻo không hòa tan, phần hàm lượng tổ hợp thành ống

đoạn ống thẳng, độ cứng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn

hướng trục ban đầu, tính uốn cong ban đầu, cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu phải được kiểm

tra tối thiểu 01 ống trong nhóm tối đa 100 ống. Phân nhóm gồm 100 ống có cùng vật liệu, công nghệ

sản xuất, quy cách (nếu không đủ 100 ống cũng phân một nhóm), rút ra trong nhóm một ống bất kỳ để

tiến hành kiểm nghiệm.

Số lượng kiểm nghiệm áp lực thấm do hai bên cung cầu thống nhất để tiến hành, nhưng không nhỏ

hơn 1% số lượng ống.

- Quy tắc phán định:

Chất lượng mặt ngoài, kích thước (trừ chiều dày lớp phủ bên trong), độ cứng passe đều phải đạt được

yêu cầu tương ứng theo quy định, nếu không sẽ phán định ống này không đạt quy cách.

Chiều dày lớp phủ bên trong, phần hàm lượng chất dẻo không hòa tan, phần hàm lượng tổ hợp thành

ống đoạn ống thẳng, độ cứng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu, cường lực kéo

giãn hướng trục ban đầu, tính uốn cong ban đầu, cường độ uốn cong hướng vòng ban đầu và áp lực

thấm đều phải đạt được yêu cầu tương ứng theo quy định.

Nếu kiểm nghiệm tiêu chuẩn áp lực thấm không hợp quy cách thì nhóm ống ấy phải tiến hành kiểm

nghiệm áp lực nước thấm cho từng ống, thông qua đó để phán định ống này hợp quy cách về tiêu

chuẩn này.

Nếu các tiêu chuẩn về: độ dày lớp phủ bên trong, phần hàm lượng chất dẻo không hòa tan, phần hàm

lượng tổ hợp thành ống đoạn ống thẳng, độ cứng vòng ban đầu, cường lực kéo giãn hướng vòng ban

đầu, cường lực kéo giãn hướng trục ban đầu, tính uốn cong ban đầu, cường độ uốn cong hướng vòng

ban đầu, khi kiểm tra không hợp quy cách vượt quá 2 tiêu chuẩn thì nhóm sản phẩm không đạt quy

cách. Nếu không vượt quá 2 tiêu chuẩn thì tiêu chuẩn không hợp quy cách lấy mẫu và kiểm nghiệm lại

Page 49: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

47

thêm 1 lần nữa, tiêu chuẩn kiểm nghiệm lại phải đạt yêu cầu cho toàn bộ các mẫu, nếu không nhóm

sản phẩm này không hợp quy cách.

b) Kiểm nghiệm hình thức

- Điều kiện kiểm nghiệm:

Khi có một trong các tình huống sau thì phải tiến hành kiểm nghiệm hình thức:

+ Sản phẩm mới hoặc sản phẩm cũ chuyển đổi sản xuất thử;

+ Sau khi chính thức đầu tư sản xuất, khi vật liệu sản phẩm kết cấu, công nghệ sản xuất có sự thay

đổi tương đối lớn có thể làm ảnh hưởng đến tính năng của sản phẩm;

+ Khi tiến hành sản xuất đại trà phải tiến hành kiểm nghiệm định kỳ mỗi năm 1 lần;

+ Khôi phục lại sản xuất sau khi ngừng sản xuất thời gian dài (trên 3 tháng);

+ Khi kết quả kiểm nghiệm xuất xưởng và kết quả kiểm nghiệm hình thức lần gần nhất có sai lệch

tương đối lớn;

+ Khi cơ quan giám sát chất lượng của Nhà nước đưa ra yêu cầu tiến hành kiểm nghiệm.

- Hạng mục kiểm nghiệm:

Như yêu cầu tại mục 4.5.2.4 của tiêu chuẩn này trừ các yêu cầu về tính năng lâu dài.

- Phương án kiểm nghiệm

+ Chất lượng mặt ngoài, kích thước (trừ chiều dày lớp phủ bên trong), độ cứng passe:

Lấy 100 ống có cùng vật liệu, quy cách và công nghệ sản xuất phân làm một nhóm ống (nếu không đủ

100 ống cũng coi như một nhóm), rút bất kỳ ra 6 ống (1 mẫu) từ trong nhóm để tiến hành kiểm nghiệm.

+ Áp lực thấm, chiều dày lớp phủ bên trong, hàm lượng chất dẻo không hòa tan, hàm lượng tổ hợp vỏ

ống đoạn ống thẳng, tính năng lực học ban đầu:

Lấy 100 ống có cùng vật liệu, quy cách và công nghệ sản xuất phân làm một nhóm ống (nếu không đủ

100 ống cũng coi như một nhóm), rút bất kỳ 2 lần (2 mẫu), để tiến hành kiểm nghiệm. Riêng chỉ tiêu áp

lực thất hiệu thời gian ngắn dùng mẫu chế tạo tỷ lệ thu nhỏ để tiến hành kiểm nghiệm, số mẫu kiểm

nghiệm có thể lấy 1 ÷ 2 mẫu.

- Quy tắc phán định

+ Về chất lượng mặt ngoài, kích thước (trừ chiều dày lớp phủ bên trong), độ cứng passe và áp lực

thấm: Các mẫu được rút đều phải đạt được yêu cầu tương ứng, từ đó để kết luận nhóm ống kiểm

nghiệm hợp hoặc không hợp quy cách.

Page 50: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

48

+ Lần thứ nhất rút 2 ống (1 mẫu) để kiểm nghiệm về áp lực thấm, chiều dày lớp phủ bên trong, hàm

lượng nhựa không hòa tan, hàm lượng tổ hợp vỏ ống đoạn ống thẳng, tính năng lực học ban đầu phải

đạt được yêu cầu tương ứng, từ đó để kết luận nhóm ống kiểm nghiệm hợp hoặc không hợp quy cách.

Nếu có 1 ống trong mẫu không hợp quy cách không quá 2 chỉ tiêu thì có thể tiến hành rút mẫu để tiến

hành kiểm nghiệm lần 2 về chỉ tiêu không hợp quy cách. Lần thứ 2 rút mẫu kiểm nghiệm vẫn không

hợp quy cách thì phán định nhóm ống không hợp quy cách.

c) Thí nghiệm tính năng lâu dài:

Các cơ sở sản xuất ống sau khi đi vào sản xuất 3 năm phải hoàn thành công tác thí nghiệm tính năng

lâu dài.

4.2.5.8 Tiêu chí, đóng gói, vận chuyển và bảo quản

1) Tiêu chí

Mỗi ống ít nhất phải có một vị trí để ghi tiêu chí thực bền lâu dài, tiêu chí không làm tổn thương thành

ống đảm bảo trong quá trình xếp dỡ và lắp ráp bình thường thì chữ ghi vẫn được rõ ràng. Tiêu chí phải

bao gồm các nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất (hoặc nhãn hiệu);

- Tên sản phẩm;

- Lô hàng và mã hiệu sản phẩm;

- Ngày sản xuất.

2) Đóng gói

Trước khi vận chuyển ống phải dùng vật liệu mềm bọc mặt ngoài và hai đầu ống. Chiều rộng đóng gói

nên rộng hơn 100mm so với mặt nối tiếp bên ngoài của sườn ống.

3) Vận chuyển và cẩu ống

Như quy định tại mục 4.2.2.3 của tiêu chuẩn này.

4) Bảo quản

Như quy định tại mục 4.2.2.2 của tiêu chuẩn này, ngoài ra còn phải lưu ý bãi xếp ống phải bằng phẳng,

xếp ống chồng theo lớp phải thỏa mãn yêu cầu quy định ở bảng 4.2.13, vị trí xếp ống phải cách xa

nguồn nhiệt, không nên xếp lâu dài ở ngoài trời.

Bảng 4.2.13 - Số lớp nhiều nhất khi xếp chồng đường ống

Đường kính danh định, mm 200 250 300 400 500 600÷700 800÷1200 ≥1400

Số lớp nhiều nhất 8 7 6 5 4 3 2 1

Page 51: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

49

5) Giấy chứng minh xuất xưởng.

Khi mỗi lô ống xuất xưởng phải có đầy đủ giấy chứng minh xuất xưởng, giấy chứng nhận xuất xưởng

bao gồm các nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Quy cách sản phẩm;

- Ngày, tháng sản xuất;

- Giấy chứng minh kiểm nghiệm sản phẩm xuất xưởng.

Page 52: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

50

PHỤ LỤC A

(Quy định)

MÔ ĐUN BIẾN DẠNG TỔNG HỢP CỦA ĐẤT SAN LẤP BÊN THÀNH ỐNG

A.1 Quy định chung

Mô đun biến dạng tổng hợp của đất san lấp bên thành ống phải căn cứ vào tính chất của đất san lấp,

hệ số nén chặt và tính chất của đất nguyên thổ nền móng đặt ống để tổng hợp đánh giá xác định.

A.2 Phương pháp xác định

Mô đun biến dạng tổng hợp của đất san lấp bên thành ống (Ed) xác định theo công thức (A-2-1):

Ed = Ec (A-2-1)

=

n

c

EEaa 21

1

(A-2-2)

trong đó:

Ec là môđun biến dạng của đất san lấp bên thành ống, MPa. Khi có yêu cầu về dung trọng

nén chặt, phải căn cứ vào thí nghiệm để xác định; khi thiếu số liệu thí nghiệm có thể tham khảo bảng

A.2.1 để lựa chọn;

En là môđun biến dạng của đất nguyên thổ nền móng đặt ống, MPa; phải căn cứ thí nghiệm

để xác định, khi thiếu số liệu thí nghiệm có thể tham khảo bảng A.2.1 để lựa chọn;

là hệ số hiệu chỉnh tổng hợp;

a1, a2 là tham số có liên quan đến tỷ số chiều rộng tâm rãnh đặt ống Bt và đường kính ngoài

D1, có thể tham khảo theo bảng A.2.2 để lựa chọn.

Đối với đường ống chôn trong đất khi Bt/D1 > 5 thì lựa chọn = 1,0. Khi đó Bt là chiều rộng đến tâm

ống khi đất san lấp được nén chặt đạt yêu cầu thiết kế.

Bảng A.2.1 - Mô đun biến dạng của đất nguyên thổ và đất san lấp bên thành ống

Hệ số nén chặt san lấp, % 85 90 95 100

Số chùy xuyên đất nguyên dạng (N) 4 < N ≤ 14 14 < N ≤ 24 24 < N ≤ 50 N > 50

Loại

đất

1. Đá dăm, đá mạt 5 7 10 20

2. Cuội sỏi có hàm lượng của đất hạt

nhỏ không lớn hơn 12%

3 5 7 14

Page 53: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

51

3. Sỏi sạn có hàm lượng đá hạt nhỏ

lớn hơn 12%

1 3 5 10

4. Đất sét dính hoặc đất bột WL<50%,

hàm lượng hạt cát lớn hơn 25%

1 3 5 10

5. Đất sét dính hoặc đất bột WL>50%,

hàm lượng hạt cát nhỏ hơn 25%

- 1 3 7

CHÚ THÍCH:

1) Trị số trong bảng thích hợp cho đất san lấp dưới 10m.

2) Môđun biến dạng của đất san lấp (Ed) có thể theo yêu cầu của hệ số nén chặt để lựa chọn, hệ số nén chặt (%) trong

bảng là tỷ số giữa dung trọng khô tự nhiên của đất san lấp và dung trọng khô chế bị sau khi nén chặt đạt yêu cầu thiết kế.

3) Mô đun biến dạng của đất nguyên thổ nền móng đặt ống (En) có thể xác định theo tiêu chuẩn thí nghiệm số chuỳ xuyên.

4) WL - Giới hạn chảy của đất sét.

5) Đất hạt nhỏ là đất có đường kính nhỏ hơn 0,075 mm.

6) Đất hạt cát là đất có đường kính hạt (0.075 ÷ 2.0) mm.

Bảng A.2.2. Tham số tính toán a1 và a2

1

t

DB

1,5 2,0 2,5 3,0 4,0 5,0

a1 0,252 0,435 0,527 0,680 0,838 0,948

a2 0,748 0,565 0,428 0,320 0,162 0,052

Page 54: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

52

PHỤ LỤC B

(Quy định)

NỐI TIẾP GIẾNG VAN VỚI ĐƯỜNG ỐNG VÀ NỐI TIẾP TƯỜNG CỨNG VỚI ĐƯỜNG ỐNG

B.1 Nối tiếp giếng van với đường ống

Hình B.1 - Sơ đồ nối tiếp giếng van với đường ống

B.2 Nối tiếp tường cứng với đường ống

a) Phương pháp 1 b) Phương pháp 2

Hình B.2 - Sơ đồ nối tiếp tường cứng với đường ống CHÚ THÍCH:

1) Ống ngắn dài nhất là 2m và trị số tương đối nhỏ trong 2DN.

2) Ống ngắn nhất là 1m và trị số lớn chất là 1DN.

Page 55: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

53

PHỤ LỤC C

(Quy định)

PHÂN NHÓM ĐẤT NGUYÊN THỔ

Tiêu chuẩn này phân đất nguyên thổ làm 4 nhóm:

1) Đất nguyên thổ rất ổn định;

2) Đất nguyên thổ có hạt chặt;

3) Đất sét tương đối cứng;

4) Đất nguyên thổ có tính cơ lý tương đối kém.

Nhóm đất nguyên thổ quy định rõ loại đất, mức độ chặt của đất từ đó có thể tổng hợp để xác định

môđun của đất và khả năng chống đỡ của nó đối với vật liệu san lấp đường ống. Chỉ tiêu lượng hoá

của mật độ đất nguyên thổ xác định theo bảng C.1 tương ứng là số lần chùy xuyên tiêu chuẩn.

Bảng C.1 - Bảng phân nhóm đất

Nhóm đất nguyên thổ 1 2 3 4

1. Đất sét (hạt nhỏ) Rất cứng Cứng Trung bình Mềm

2. Đất cát (hạt nhỏ) Rất chặt Chặt Trung bình Tơi

3. Số lần chùy xuyên tiêu chuẩn > 30 16 ÷ 30 10 ÷ 15 < 10

CHÚ THÍCH:

1) Bảng này tham khảo TCVN 4253:2012 “Công trình thủy lợi - Nền công trình thủy công - Yêu cầu thiết kế” để quy định.

2) Số lần chùy xuyên tiêu chuẩn xác định theo thí nghiệm.

3) Đất nguyên thổ có thành phần hạt phần lớn là hạt nhỏ, cường độ kháng cắt gần như chỉ là lực ninh kết (lực hút tự nhiên

giữa các hạt) bao gồm: đất sét, bột sét và hỗ hợp cát đá (bột đá).

4) Giữa các hạt của đất nguyên thổ không biểu hiện ra sức hút tự nhiên, cường độ kháng cắt chủ yếu quyết định bởi mức

độ đầm chặt của đất bao gồm: cát, cuội sỏi, và các loại đá khác…

Page 56: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

54

PHỤ LỤC D

(Quy định)

MẪU THÍ NGHIỆM CƯỜNG LỰC KÉO GIÃN HƯỚNG VÒNG BAN ĐẦU

Mẫu thí nghiệm cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu của ống thể hiện như hình D.1, kích thước

mẫu xem bảng D.1. Dọc theo ống cắt ra một bản theo hướng vòng phù hợp với chiều rộng quy định,

sau đó khoét rãnh nửa hình bầu dục ở phần giữa của hai bên, mặt kẹp giữ là mặt bên của mẫu thí

nghiệm.

Hình D.1 - Mẫu thí nghiệm cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu CHÚ DẪN:

L là chiều dài mẫu thí nghiệm, mm;

W là chiều dài lỗ khoét, mm;

B là chiều rộng mẫu thí nghiệm, mm;

b là chiều rộng giữa 2 lỗ khoét, mm.

Bảng D.1 - Kích thước mẫu thí nghiệm cường lực kéo giãn hướng vòng ban đầu

Đường kính danh

định, mm

Chiều dài mẫu

(L)

Chiều rộng mẫu

(B)

Chiều dài lỗ

khoét (W)

Chiều rộng giữa

2 lỗ khoét (b)

DN ≤ 600 110 ÷ 130 15 10 6

600 < DN ≤ 1200 120 ÷ 140 20 15 8

DN > 1200 140 ÷ 160 20 20 10

CHÚ THÍCH:

Nếu muốn nâng cao cường độ đoạn kẹp ống của mẫu thí nghiệm, có thể tiến hành gia cường ở vị trí mặt kẹp giữ mẫu.

Page 57: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

55

PHỤ LỤC E

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH TÍNH NĂNG ÁP LỰC THỦY TĨNH LÂU DÀI

E.1 Mẫu thí nghiệm

E.1.1 Lấy mẫu thí nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định trong các tiêu chuẩn hiện

hành có liên quan.

E.1.2 Số lượng mẫu thí nghiệm không ít hơn 18 mẫu, chọn trị số áp lực thủy tĩnh để đảm bảo số

lượng điểm phân bố thất hiệu thu được như yêu cầu theo bảng E.1.

Bảng E.1 - Yêu cầu về số lượng điểm phân bố thất hiệu

Thời gian thất hiệu, h Số điểm thất hiệu

10 ÷ 1 000 Tối thiểu 4 điểm

1 000 ÷ 6 000 Tối thiểu 3 điểm

6 000 ÷ 1 0000 Tối thiểu 3 điểm

Trên 10 000 Tối thiểu 1 điểm

Tổng Tối thiểu 18 điểm

E.2 Điều kiện và thiết bị thí nghiệm

Nước dùng thí nghiệm phải duy trì sạch sẽ và nhiệt độ nước phải nằm trong khoảng (23 ÷ 65)0C, có

thể đem mẫu thí nghiệm đặt trong phòng thí nghiệm ở môi trường không khí.

Thiết bị dùng cho thí nghiệm phải là thiết bị chuyên dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phù hợp

với các quy định hiện hành có liên quan. Phương thức bịt kín phần đầu mẫu thí nghiệm theo hướng

dẫn của Nhà sản xuất, nên dùng phương pháp bịt kín hạn chế.

E.3 Tăng áp

Tăng áp liên tục và đều đặn cho đến khi giá trị áp lực thủy tĩnh bên trong đạt trị số theo yêu cầu thí

nghiệm đã được xác định, thời gian tăng áp phải khống chế trong 1 giờ.

Trị số áp lực trong mỗi mẫu thí nghiệm phải duy trì trong trị số áp suất thủy tĩnh bên trong theo yêu cầu

đã được xác định (1 ± 1%), thời gian thất hiệu đo đến ±3% hoặc 40 giờ, sử dụng trị số tương đối nhỏ.

Mẫu ống thí nghiệm có hiện tượng thất hiệu được biểu hiện là nước ở trong ống thấm ra qua thân ống

với bất kỳ thình thức nào.

E.4 Trị số HDP

Page 58: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

56

Trị số áp lực thủy tỉnh bên trong khi thất hiệu P (MPa), thường dùng trị số đối số (log) làm trục tung,

thời gian thất hiệu t (h) thường dùng đối số (log) làm trục hoành; giả định log(P) và log(t) thành quan hệ

tuyến tính và áp dụng phương pháp A trong tài liệu ISO 10928:1997 đối chiếu với kết quả thí nghiệm

tiến hành tính toán hồi quy ta được tham số tương ứng sau đó ngoại suy đẩy đến 50 năm (4,38 x 105h)

mà ống vẫn chịu được trị số áp lực thủy tỉnh bên trong thì lấy trị số đó làm trị số HDP.

E.5 Trị số HDB

Trị số HDB xác định theo công thức (E.1):

HDB = t

DHDP2

. (E.1)

trong đó:

HDB là ứng suất cơ chuẩn thiết kế của áp lực thủy tĩnh lâu dài, MPa;

HDP là áp lực cơ chuẩn thiết kế của áp lực thủy tĩnh lâu dài, MPa;

t là chiều dày đo thực tế của thành ống, mm;

D là đường kính tính toán của ống, mm; D=Do+t.

Do là đường kính trong của ống, mm.

Page 59: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

57

PHỤ LỤC F

(Quy định)

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM VÀ XÁC ĐỊNH ỨNG BIẾN UỐN CONG LÂU DÀI Sb

F.1 Mẫu thí nghiệm

F.1.1 Lấy mẫu thí nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc quy định trong các tiêu chuẩn hiện

hành có liên quan.

F.1.2 Số lượng mẫu thí nghiệm

Cách A: Chọn 2 nhóm mẫu thí nghiệm, mỗi nhóm không ít hơn 18 mẫu.

Cách B: Chọn 1 nhóm mẫu thí nghiệm không ít hơn 18 mẫu. Chọn một tải trọng nhất định tương ứng

với một trị số đường kính ống để đảm bảo số lượng điểm phân bố thất hiệu thu được như yêu cầu theo

bảng F.1

Bảng F.1 - Yêu cầu về số lượng điểm phân bố thất hiệu

Thời gian thất hiệu, h Số điểm thất hiệu

10 ÷ 1 000 Tối thiểu 4 điểm

1 000 ÷ 6 000 Tối thiểu 3 điểm

6 000 ÷ 10 000 Tối thiểu 3 điểm

Trên 10 000 Tối thiểu 1 điểm

Tổng số Tối thiểu 18 điểm

F.2 Điều kiện và thiết bị thí nghiệm

F.2.1 Nhiệt độ thí nghiệm:

Cách A: (23 ± 5)0C.

Cách B: (23 ± 2)0C.

F.2.2 Dung dịch dùng thí nghiệm:

Cách A: Dùng hai nhóm dung dịch nước, một nhóm trị số PH=5, một nhóm khác trị số PH=9, trong suốt

quá trình thí nghiệm phải duy trì trị số PH của dung dịch trong phạm vi chênh lệch ±5%.

Cách B: Dùng 0,5mol/l H2SO4, trong suốt quá trình thí nghiệm phải duy trì nồng độ dung dịch trong

phạm vi chênh lệch ±5%.

F.2.3 Thiết bị thử nghiệm và bán gia tải, hình thức gia tải, tốc độ gia tải, đo lượng biến dạng ... phải phù

hợp với quy định của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Page 60: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

58

F.3 Các bước thí nghiệm

F.3.1 Lấy mẫu thí nghiệm theo yêu cầu như mục F.1. Mặt hai đầu của mẫu thí nghiệm phải tiến hành

bịt bên, điều tiết trạng thái, ghi ký hiệu đối với mẫu hợp quy cách, đo độ dày vỏ ống với độ chính xác

đến 0,02mm; đo mức độ gia tải và đường kính trong theo phương thẳng đứng với độ chính xác đến

0,1mm.

F.3.2 Phương pháp gia tải:

Cách A: Đem mẫu thí nghiệm đặt vào vị trí trung tâm tấm bản gia tải, đồng thời tăng tải đến giá trị tải

trọng theo yêu cầu định trước (xem hình F.1), sau 30 phút cho dung dịch nước dùng thí nghiệm vào và

phải đảm bảo mẫu thí nghiệm ngập hoàn toàn trong dung dịch.

Cách B: Đem mẫu thí nghiệm đặt vào vị trí trung tâm tấm bản gia tải và tiến hành tăng tải. Khi lượng

biến đổi đường kính đạt đến trị số yêu cầu định trước (có thể dùng thiết bị gia tải như hình F.2), tiến

hành cố định ốc vít. Sau 30 phút, ở hai bên điểm gia tải của mẫu thí nghiệm dán lên 2 miếng bản mềm,

đồng thời đem dung dịch đổ dần đều vào. Trong suốt quá trình thí nghiệm độ sâu của dung dịch không

được thấp hơn 25mm.

Sau khi đổ dung dịch vào bắt đầu ghi thời gian đồng thời quan sát mẫu thí nghiệm, thời gian quan sát

giãn cách theo quy định ở bảng F.2, nếu khi quan sát thấy mẫu đã bị phá hoại thì lấy thời gian quan sát

lần trước làm thời gian phá hoại của mẫu, ghi lại điểm thời gian ấy và trị số đường kính thay đổi tương

ứng Δo.

Hình F.1 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm cách A CHÚ DẪN:

1 Tải trọng hướng vòng 2, 8 Bản gia tải.

3, 7 Tấm cao su dày 6mm 4 Bình chứa.

5 Mẫu thí nghiệm 6 Dung dịch nước.

9 Tải trọng ổn định.

Page 61: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

59

Hình F.2 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm cách B CHÚ DẪN:

1 Thanh kéo 2 Thép hình máng (chữ U)

3,6 Tấm cao su dày 6mm 4 Mẫu thí nghiệm

5,8 Bản chắn mềm 7 Dung dịch

Bảng F.2 - Thời gian giãn cách quan sát thí nghiệm cách B

Thời gian đổ dung dịch, h Thời gian giãn cách quan sát, h

10 ÷ 20 1

20 ÷ 40 2

40 ÷ 60 4

60 ÷ 100 8

100 ÷ 600 24

600 ÷ 6 000 48

> 6 000 > 168

F.4 Xác định trị số ứng biến uốn cong lâu dài Sb

F.4.1 Dùng thời gian mẫu thí nghiệm bị phá hoại t (giờ) và ứng biến tương ứng ε (%), giả định logt (làm

hoành độ) và logε (làm tung độ) hình thành quan hệ tuyến tính, dùng cách A như quy định trong tiêu

chuẩn ISO10928:1997 đối với kết quả thí nghiệm để tiến hành tính toán hồi quy ra tham số tương ứng,

sau đó ngoại suy đến 50 năm (4,38 x 105h) ra được trị số ứng biến Sb.

F.4.2 Trị số ứng biến của mẫu thí nghiệm có thể xác định bằng máy đo ứng biến trực tiếp, hoặc tính

toán theo công thức F.1. Khi sử dụng cả hai phương pháp để kiểm chứng thì trị số phải đảm bảo

chênh lệch nhau không quá 10%.

Page 62: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

60

ε = 2

1

)2

(

28,4

D

t (F.1)

trong đó:

ε là ứng biến, %;

t1 là chiều dày bình quân vị trí điểm gia tải, mm;

Δ là lượng biến đổi đường kính, mm;

D là đường kính tính toán của ống, mm; D=Do+t;

t là chiều dày đo thực tế của thành ống, mm;

Do: là đường kính trong của ống, mm.

Page 63: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

61

PHỤ LỤC G

(Tham khảo)

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA ĐẦU NỐI

G.1 Yêu cầu cơ bản

G.1.1 Phải dùng đầu nối để nối tiếp giữa các ống với nhau, đầu nối phải được thiết kế và thông qua

các kiểm nghiệm tương ứng, yêu cầu kỹ thuật của đầu nối phải đảm bảo không thấp hơn yêu cầu kỹ

thuật tương ứng của thân ống.

G.1.2 Khi cần nối tiếp với các loại đường ống khác, đề nghị nhà sản xuất cung cấp ống hoặc phụ kiện

có kích thước phù hợp, ngoài ra căn cứ tình hình sử dụng để yêu cầu các chỉ tiêu tính năng hợp lý.

G.2 Đầu nối mềm

G.2.1 Yêu cầu cơ bản

Mức độ chuyển lệch của góc đầu nối cho phép phải thỏa mãn quy định như bảng G.1.

Mức độ dịch chuyển ngang lớn nhất cho phép của đầu nối đối với ống áp lực không được nhỏ hơn

0.3% độ dài hữu hiệu của ống, đối với ống không áp là 0.2%.

Bảng G.1 - Góc chuyển lệch cho phép của đầu nối

Đường kính danh định, mm Góc chuyển lệch cho phép của đầu nối (σ)

DN ≤ 500 30

500 < DN ≤ 900 20

900 < DN ≤ 1800 10

DN > 1800 0,50

CHÚ THÍCH:

1) Khi cấp áp lực vượt quá 1,6MPa cần giảm nhỏ góc lệch cho phép như đã quy định ở bảng trên.

2) Mức độ dịch chuyển ngang là chỉ đối với ống sau khi đã lắp đặt theo đúng thiết kế, trong miệng đầu nối mặt cắm bị

trượt ra theo hướng trục.

G.2.2 Thí nghiệm tính năng của đầu nối mềm

Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần thí nghiệm của đầu nối theo quy định ở bảng G.2. Đối với mỗi

loại quy cách định hình của đầu nối đều phải thí nghiệm tính năng. Số lượng mẫu mỗi lần thí nghiệm là

1 mẫu, với cùng một mẫu tiến hành thí nghiệm nhiều lần. Mẫu thí nghiệm phải bao gồm 1 đầu nối và 2

đoạn ống hợp thành, tổng chiều dài của mẫu không được nhỏ hơn chiều dài tối thiểu của các tiêu chí

thí nghiệm theo yêu cầu.

Page 64: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

62

Bảng G.2 - Yêu cầu về tính năng và tiêu chí thí nghiệm của đầu nối mềm

Hạng mục Yêu cầu lắp ráp Loại áp lực Áp lực thí

nghiệm Yêu cầu tính năng

Tính bịt kín Lắp ráp bình thường Áp lực ban

đầu 1,5PN

Duy trì 15 phút

không thẩm lậu

Áp lực thay đổi phân

ngoài

Vị trí mặt đầu miệng

cắm lớn nhất, mức độ

dịch chuyển cho phép

Áp lực âm -0,08MPa

Duy trì 1giờ áp lực

âm hạ xuống không

vượt -0,008MPa/h

Tính bịt kín của

trạng thái cực hạn

Mức độ dịch chuyển

ngang cho phép lớn

nhất và góc lệch cho

phép đồng thời phát

sinh.

Áp lực duy trì

liên tục 2,0PN

Duy trì 24 giờ, đầu

nối không phá hoại,

không thẩm lậu

Thí nghiệm tải trọng

kéo giãn

Mức độ dịch chuyển

lớn nhất cho phép và

chỗ đầu nối chịu tải

trọng kéo giãn 20 lần

DN

Áp lực tuần

hoàn

Từ 0 tăng

đến 1,5PN

rồi trả lại 0

10 tuần hoàn, mỗi

tuần hoàn duy trì

(1,5÷3) phút, đầu nối

không phá hoại,

không thẩm lậu

Thí nghiệm tải trọng

kéo dãn khi chuyển

lệch

Góc lệch cho phép

lớn nhất và vị trí

miệng nối chịu tải

trọng kéo giãn 20 lần

DN

Áp lực dự bị 1,5PN

Duy trì 15 phút, đầu

nối không phá hoại,

không thẩm lậu

Áp lực duy trì 2,0PN

Duy trì 24 giờ, đầu

nối không phá hoại,

không thẩm lậu

CHÚ THÍCH:

1) Đường kính danh định (DN) dùng đơn vị là mm.

2) Khi lắp ráp mẫu thí nghiệm, vị trí đầu nối phải bố trí mố đỡ hình yên ngựa, góc ở tâm nên lấy là 1200. Nếu chiều dài

hữu hiệu của ống tương đối lớn có thể bố trí mố đỡ ở giữa ống, khoảng cách giữa các mố đỡ không được nhỏ hơn 2m.

3) Khi lắp ráp bình thường, đường trục ống ở hai bên miệng đầu nối phải như nhau (không lệch), mặt đầu cắm phải ở vị

trí thiết kế của miệng mối.

G.3 Đầu nối cứng

G.3.1 Đầu nối đối đầu

Page 65: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

63

Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần thí nghiệm của đầu nối theo quy định ở bảng G.3. Đối với mỗi

loại quy cách định hình của đầu nối đều phải thí nghiệm tính năng. Số lượng mẫu mỗi lần thí nghiệm là

1 mẫu, với cùng một mẫu tiến hành thí nghiệm nhiều lần. Mẫu thí nghiệm phải bao gồm 1 đầu nối và 2

đoạn ống hợp thành, tổng chiều dài của mẫu không được nhỏ hơn chiều dài tối thiểu của các tiêu chí

thí nghiệm theo yêu cầu.

Bảng G.3 - Yêu cầu về tính năng và tiêu chí thí nghiệm của đầu nối đối đầu

Hạng mục Loại áp

lực

Áp lực thí

nghiệm

Thời gian

duy trì Tính năng yêu cầu

Thấm ban đầu Áp lực

ban đầu 1,5PN 15 phút

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Áp lực bên ngoài thay

đổi Áp lực âm -0,08MPa 1 giờ

Đầu nối không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất

hiệu nào, áp lực thay đổi

không được lớn hơn

-0.008MPa/h

Uốn cong dưới áp lực

bên trong

Áp lực dự

bị 1,5PN 15 phút

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Áp lực liên

tục 1,5PN 24 giờ

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Áp lực tuần hoàn

Áp lực liên

tục 1,5PN 24 giờ

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Áp lực

tuần hoàn

Từ 1

atmosphere

thay đổi đến

1.5PN rồi trở

lại

10 mẫu

tuần hoàn,

mỗi mẫu

duy trì từ

(1,5÷3) phút

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Áp lực nước đoản kỳ Áp lực duy

trì liên tục 3,0PN 6 phút

không thẩm lậu, không được

xuất hiện bất kỳ hình thức

thất hiệu nào

Page 66: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

64

CHÚ THÍCH:

Trong quá trình thí nghiệm theo các yêu cầu nêu trên chỉ tiến hành tăng tải trọng đối với các đầu nối chịu tải trọng phần

đầu.

G.3.2 Đầu nối bằng mặt bích

Yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần thí nghiệm của đầu nối theo quy định ở bảng G.4. Đối với mỗi

loại quy cách định hình của đầu nối đều phải thí nghiệm tính năng. Số lượng mẫu mỗi lần thí nghiệm là

1 mẫu, với cùng một mẫu tiến hành thí nghiệm nhiều lần. Mẫu thí nghiệm phải bao gồm 1 đầu nối và 2

đoạn ống hợp thành, tổng chiều dài của mẫu không được nhỏ hơn chiều dài tối thiểu của các tiêu chí

thí nghiệm theo yêu cầu.

Trong quá trình nối tiếp đầu nối phải được vặn chặt ốc bu lông, phải đảm bảo không thấy bất kỳ hiện

tượng phá hoại nào. Nhà sản xuất đầu nối phải cung cấp tất cả thông tin bao gồm: mặt bích, vòng

đệm, mô đun vặn ốc, loại dầu nhờn của ốc vít và trình tự vặn chặt các ốc vít.

Bảng G.4 - Yêu cầu về tính năng và tiêu chí thí nghiệm của đầu nối mặt bích

Hạng mục Loại áp lực Áp lực thí

nghiệm

Thời gian

duy trì Tính năng yêu cầu

Thấm ban đầu Áp lực ban

đầu 1,5PN 15 phút

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Áp lực bên ngoài thay

đổi Áp lực âm -0,08MPa 1 giờ

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Áp lực tuần hoàn Áp lực dự bị 1,5PN 15 phút

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Áp lực tuần

hoàn

Từ 1

atmosphere

thay đổi đến

1,5PN, rồi

trở lại

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Uốn cong dưới áp lực

bên trong Áp lực dự bị 1,5PN 15 phút

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Page 67: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

65

Áp lực duy

trì 1,5PN 24 giờ

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

Áp lực đoản kỳ 6 phút

Áp lực duy

trì 2,5PN 100 giờ

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

3,0PN 6 phút

không thẩm lậu, không được xuất

hiện bất kỳ hình thức thất hiệu

nào

CHÚ THÍCH:

1) Đối với đầu nối chịu hoặc không chịu tải trọng dương ở phần đầu thì khi thí nghiệm đem tải trọng trực tiếp tác dụng

hoặc không tác dụng vào phần đầu của đầu nối.

2) Đối với đầu nối dùng mặt bích là kim loại hoặc kính hoa cương (kính hữu cơ) thì khi thí nghiệm phải dùng mặt bích có

chủng loại tương ứng để nối tiếp.

Page 68: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

66

PHỤ LỤC H

(Tham khảo)

YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA PHỤ KIỆN ỐNG

H.1 Phạm vi

Các vấn đề nêu ra trong phụ lục này chỉ thích hợp với sản phẩm cốt sợi thủy tinh không kiềm và sản

phẩm của nó là tăng cường vật liệu, dùng nhựa chất dẻo không bảo hòa, nhựa cây hoàn ôxy... là vật

liệu cơ bản của thân ống, dùng phương pháp khuôn hoặc nối may để chế tạo ống và phụ kiện dùng để

dẫn nước.

H.2 Quy định chung

H.2.1 Các yêu cầu về loại đường kính, đẳng cấp độ cứng, đẳng cấp áp lực của phụ kiện ống phải phù

hợp và không được nhỏ hơn các yêu cầu của đoạn ống thẳng.

H.2.2 Dạng đầu nối

Đầu nối được phân làm hai dạng là: đầu nối mềm và đầu nối cứng. Trong mỗi dạng đầu nối này tùy

vào khả năng chịu hay không chịu tải ở phần đầu để thiết kế và chế tạo.

1) Đầu nối mềm

Đầu nối mềm là đầu nối cho phép phát sinh dịch vị giữa các bộ phận nối tiếp với nhau. Hình thức của

dạng đầu nối bao gồm:

a) Đầu nối dạng đỡ cắm (bao gồm cả dạng ống luồn cắm 2 đầu);

b) Đầu nối dạng cắm khóa chặt (bao gồm cả dạng ống luồn cắm 2 đầu).

2) Đầu nối mềm chịu tải ở phần đầu

Dạng đầu nối mềm chịu tải ở phần đầu bao gồm:

a) Đầu nối dạng cắm, dùng vật liệu có tính đàn hồi cao bịt kín (bao gồm cả dạng ống luồn cắm 2 đầu);

b) Đầu nối dạng cắm có chốt dùng vật liệu có tính đàn hồi cao bịt kín (bao gồm cả dạng ống luồn cắm

2 đầu);

c) Đầu nối dạng tăng áp cơ giới, ví dụ dùng loại vật liệu khác với cốt sợi thủy tinh tăng cường vật liệu

dẻo để chế tạo thành bộ phận liên kết vặn bu lông.

3) Đầu nối cứng

Đầu nối cứng là đầu nối không cho phép phát sinh dịch vị giữa các bộ phận nối tiếp với nhau. Hình

thức của dạng đầu nối này bao gồm:

a) Đầu nối kiểu mặt bích;

Page 69: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

67

b) Đầu nối dán nối cố định;

4) Đầu nối cứng chịu tải ở phần đầu

Dạng đầu nối cứng chịu tải ở phần đầu bao gồm:

a) Đầu nối mặt bích lắp tấm bản;

b) Đầu nối cố định dính kết lắp tấm bản.

H.2.3 Đặc trưng lực học của phụ kiện ống

Thiết kế, chế tạo phụ kiện ống sử dụng vào hệ thống đường ống phải tuân thủ theo nguyên tắc như

thiết kế, chế tạo ống quy định trong tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan để đảm

bảo tính năng lực học (cơ học) bằng hoặc tốt hơn ống thẳng có cùng đẳng cấp áp lực và độ cứng. Đối

với phụ kiện ống chịu tải phần đầu ống, không chỉ yêu cầu về cường độ hướng vòng của phụ kiện ống

mà còn yêu cầu cao hơn về cường độ hướng trục.

Cường độ kéo giãn hướng trục và hướng vòng của vật liệu bộ phận dính kết khớp nối của phụ kiện

ống không được nhỏ hơn 80MPa, có thể sử dụng kết quả thí nghiệm và tính năng lực học của vật liệu

cùng cơ sở sản xuất để thay cho việc thí nghiệm tính năng lực học của phụ kiện ống. Nhà sản xuất

phải có đầy đủ trình tự thiết kế và sản xuất phụ kiện ống được quy định dưới dạng văn bản có đủ cơ

sở pháp lý.

H.2.4 Lựa chọn kích thước

Kích thước của phụ kiện ống phải nằm trong quy định chung của hệ thống đường ống, kể cả về sai số

cho phép.

H.3 Cút cong

H.3.1 Phân loại

1) Tổng quát

Khi thiết kế cút cong phải xét đến kích thước danh định, loạt đường kính, đẳng cấp áp lực, đẳng cấp độ

cứng, loại đầu nối, góc cong.

2) Đường kính danh định (DN)

Đường kính danh định (DN) của cút cong phải là đường kính danh định của đoạn ống thẳng nối tiếp

với nó trong hệ thống đường ống.

3) Loại hình cút cong

Loại hình cút cong bao gồm khuôn đúc và khớp nối được phân biệt như hình H.1 và H.2.

Page 70: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

68

Khuôn tạo cút cong là trên khuôn dùng sợi thủy tinh và chế phẩm của nó trực tiếp đổ nhựa lỏng vào

khuôn hoặc dán cuốn tạo thành. Khớp nối của cút cong là từ ống thẳng dùng công cụ cắt có mặt

nghiêng ra làm nhiều đoạn ống ngắn, dùng sợi thủy tinh, chế phẩm của nó và nhựa dính kết cố định

tạo thành.

H.3.2 Kích thước và sai số cho phép

Góc của cút cong (α) là góc lượn của tim trục của nó (xem hình H.1 và H.2).

Nếu chỗ đầu nối là nối tiếp bằng mặt bích thì một bộ phận của cút cong thực tế sẽ thay đổi hướng, góc

sai lệch không được quá ±0,50, nếu là loại hình khác thì không quá ±10. Thông thường góc của cút

cong định hình thường lấy là 11,250; 150; 22,50; 300; 450; 600 và 900; các loại cút cong có góc độ khác

được sản xuất trên cơ sở thỏa thuận theo đơn đặt hàng của hai bên cung và cầu.

Hình H.1 - Khuôn điển hình tạo cút cong Hình H.2 - Khớp nối điển hình cút cong CHÚ DẪN:

LB Chiều dài thân chính L Chiều dài bố trí

Li Chiều dài nối tiếp α Góc cút cong R Bán kính cong

1) Bán kính cong của cút cong

a) Cút chế tạo bằng khuôn

Bán kính cong (R) của cút chế tạo bằng khuôn (xem hình H.1) phải đảm bảo không nhỏ hơn kích

thước danh định (DN) của đường ống nối tiếp với cút trong hệ thống đường ống, từ đó suy ra bán kính

cong sử dụng là 1,5DN.

b) Khớp nối cút cong

Căn cứ góc của cút cong để xác định số đoạn cong và số khớp nối như quy định ở bảng H.1. Khi dùng

đoạn ống thẳng gia công chế tạo khớp nối của cút cong thì trị số góc biến đổi giữa các phần của cút

cong hợp thành không thể vượt quá 300. Các đoạn cong của cút đều cần phải có đủ chiều dài để đảm

bảo nó có thể nối tiếp với nhau, đồng thời đảm bảo vật liệu tăng cường phần ngoài đủ tiện lợi dính kết

Page 71: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

69

cố định. Miệng cắt của các đoạn ống nối của cút không được hở, phải được bọc trên chiều dài không

nhỏ hơn 1,5mm bằng lớp keo nhựa, tất cả miệng khe của khớp nối phải đổ đầy keo nhựa rồi mới tiến

hành dán nối gia cố.

Bảng H.1 - Số đoạn và mối nối tương ứng của góc cút cong

Góc cút cong (α) 00 < α ≤ 300 300 < α ≤ 600 600 < α ≤ 900

1. Số đoạn nối 2 3 4

2. Số mối nối 1 2 3

2) Chiều dài và sai số

a) Tổng quát

Chiều dài của cút cong được quyết định bởi góc thiết kế, nếu trường hợp cần thiết để dùng cho nối tiếp

hoặc mục đích khác có thể gia tăng thêm độ dài, chiều dài bổ sung (Lbs) và sai số cho phép phải thỏa

mãn yêu cầu quy định ở phần d) của mục này.

b) Chiều dài chính (LB)

Chiều dài chính của cút cong là khoảng cách theo tim của tâm hai đầu mặt cút. Giá trị tối thiểu của

chiều dài chính như quy định ở bảng H.2, trong trường hợp đặc biệt có thể sử dụng chiều dài thỏa

thuận giữa hai bên cung và cầu.

Bảng H.2 - Chiều dài chính tối thiểu (LB) của cút cong

Đường

kính danh

định, mm

Góc cút cong (α)

900 600 450 300 22,50 150 11,250

Chiều dài chính nhỏ nhất LB, mm

100 155 90 65 45 35 25 20

125 190 110 80 55 40 30 20

150 230 135 95 65 50 35 25

200 305 180 130 85 65 45 35

250 380 225 160 105 80 55 45

300 455 265 190 125 95 65 50

350 530 310 225 145 110 75 60

400 605 350 255 165 125 85 65

Page 72: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

70

450 680 395 185 185 140 95 70

500 755 440 315 205 155 105 80

600 905 525 380 245 180 125 95

700 1055 615 440 290 215 145 105

800 1205 700 505 330 245 165 125

900 1355 785 565 370 275 185 140

1000 1505 875 670 410 305 200 155

c) Chiều dài bổ sung (Lbs)

Chiều dài bổ sung của cút là khoảng cách từ tâm của đầu mặt hình tim của cút (nếu có miệng đỡ thì

không gồm chiều dài của đầu cắm), dọc theo tim đến tâm của mặt đối diện, nếu cút cong đầu đối diện

có miệng cắm thì chiều dài bổ sung kể thêm cả chiều dài đầu cắm (xem hình H.1 và H.2).

d) Sai số cho phép của chiều dài bổ sung

Giá trị sai số cho phép đối với cút cong chế tạo bằng khuôn là ±25mm, đối với cút cong có khớp nối là

±(15 lần số khớp nối của cút).

H.4 Tam thông

H.4.1 Phân loại

1) Tổng quát

Khi thiết kế tam thông phải xét đến kích thước danh định, loạt đường kính, đẳng cấp áp lực, đẳng cấp

độ cứng, loại đầu nối góc chạc ba, loại T và loại đường ống.

2) Đường kính danh định (DN)

Đường kính danh định của tam thông (DN) là đường kính danh định của ống thẳng nối với nó trong hệ

thống đường ống.

3) Góc chạc ba

Góc chạc ba (α) là giá trị góc thay đổi hướng trục của tam thông được thể hiện như hình H.3, đối với

ống có áp α lấy bằng 900 (lúc này được gọi là ống nối chữ T).

Page 73: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

71

a) Tam thông chữ T đường kính bằng nhau b) Tam thông chữ T đường kính không bằng nhau

c) Tam thông xiên đường kính không bằng nhau

Hình H.3 - Tam thông điển hình CHÚ DẪN:

Góc của chạc ba B Chiều dài bổ sung ống nhánh

Bb Chiều dài ống nhánh Bi Chiều dài nối tiếp ống nhánh

Lbs Chiều dài bổ sung ống chính LB Chiều dài chính của ống chính

Li Chiều dài nối tiếp ống chính

H.4.1 Kích thước và sai số cho phép

1) Sai số về đường kính

Sai số của đường kính của tam thông ở vị trí đầu cắm phải phù hợp với sai số cho phép của đường

ống trong hệ thống.

2) Sai số về góc

Page 74: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

72

Sai số cho phép của góc chạc ba khi dùng đầu nối mặt bích không được quá 0,50; khi dùng loại đầu nối

khác không được quá 10.

3) Chiều dài và sai số

Trong tiêu chuẩn này chỉ quy định cho ống nối dạng chữ T, các loại góc chạc ba khác xác định theo sự

thỏa thuận giữa hai bên cung và cầu nhưng phải đảo bảo lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống đường ống theo

đúng thiết kế.

a) Chiều dài chính của T

Chiều dài chính của T chế tạo bằng khuôn không được nhỏ hơn trị số tối thiểu quy định ở bảng H.3.

Bảng H.3 - Chiều dài chính nhỏ nhất của T

Đường kính danh định, mm LB Đường kính danh định, mm LB

100 200 450 650

125 220 500 700

150 290 600 800

200 360 700 900

250 430 800 1000

300 510 900 1120

350 540 1000 1220

b) Chiều dài ống nhánh.

Chiều dài ống nhánh (Bb) của T (xem hình H.3) là khoảng cách từ tâm của mặt đầu ống nhánh đến

giao của tim ống chính với ống nhánh (nếu có miệng đỡ thì không bao gồm chiều dài của đầu cắm).

Chiều dài ống nhánh phải lấy tối thiểu bằng 50% chiều dài chính của T.

c) Chiều dài bổ sung

Đối với T gồm một miệng cắm và 1 miệng đỡ thì chiều dài bổ sung của ống chính bằng chiều dài chính

của T (LB) cộng với độ sâu cắm Li (xem hình H.3), đối với T có hai miệng cắm thì chiều dài bổ sung của

ống chính bằng chiều dài chính (LB) cộng với 2 lần độ sâu cắm (2Li).

d) Sai số cho phép

- T có đầu nối cứng: Sai số cho phép của chiều dài chính và chiều dài ống nhánh như quy định trong

bảng H.4.

Page 75: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

73

Bảng H.4 - Sai số cho phép về chiều dài của T có đầu nối cứng

Đường kính danh định, mm Sai số cho phép

100 ≤ DN < 300 ±1,5

300 ≤ DN < 600 ±2,5

600 ≤ DN < 1000 ±4,0

- T có đầu nối mềm: Sai số cho phép của chiều dài chính và chiều dài ống nhánh là ±25mm, chiều dài

bổ sung là ±1% đối với ống chính.

H.5 Côn thu

H.5.1 Phân loại

1) Tổng quát

Khi thiết kế tam thông phải xét đến kích thước danh định, loạt đường kính, đẳng cấp áp lực, đẳng cấp

độ cứng, loại đầu nối, loại côn thu và loại đường ống.

2) Đường kính danh định

Đường kính danh định của côn thu (DN1 và DN2) phải có cùng đường kính với ống thẳng nối tiếp với

nó trong hệ thống đường ống.

3) Loại côn thu

Côn thu bao gồm 02 loại: Côn thu đồng tâm và côn thu lệch tâm (xem hình H.4).

a) Côn thu đồng tâm b) Côn thu lệch tâm

Hình H.4 - Các loại côn thu điển hình CHÚ DẪN:

L Chiều dài bổ sung LB Chiều dài chính

Lt Chiều dài đoạn thu dần Li Chiều sâu cắm vào.

DN1 Đường kính danh định đầu to DN2 Đường kính danh định đầu nhỏ

H.5.2 Kích thước và sai số cho phép

Page 76: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

74

1) Sai số về đường kính.

Sai số của đường kính chỗ miệng cắm ống côn thu phải phù hợp với sai số cho phép của đường ống

trong hệ thống.

2) Độ dày thành ống

a) Chiều dày thành ống của đoạn đường kính thay đổi của côn thu phải không nhỏ hơn trị số tương đối

lớn trong các trị số sau đây:

- Đầu đường kính to (DN1 như hình H.4) có chiều dày thành ống như ống thẳng, chiều dày thành ống

đối ứng được quy định trong bảng H.5.

- Chiều dày tối thiểu của thành ống xác định theo công thức (H.1):

Cmin = 2

6PNdi (H.1)

trong đó:

Cmin là chiều dày nhỏ nhất của thành ống đoạn đường kính thay đổi, mm;

6 là hệ số an toàn;

PN là trị số đẳng cấp áp lực, MPa;

di là đường kính trong của đoạn đầu ống thẳng có đường kính to, mm;

σ là cường độ kéo giãn hướng vòng ban đầu của đoạn đường kính thay đổi, MPa.

b) Nếu nhà sản xuất sử dụng trị số nhỏ hơn trị số đã nêu ở mục a) thì phải chứng minh tầng ấy hợp

với cường độ kéo giãn hướng vòng ban đầu của bản lớn hơn 80MPa.

3) Chiều dài và sai số

a) Khái quát

Chiều dài L, LB, và Lt như quy định trong hình H.4 do nhà sản xuất quy định, nhưng phải phù hợp với

yêu cầu về sai số cho phép theo quy định ở mục e) của phần này.

b) Chiều dài bổ sung (L)

Chiều dài bổ sung ống côn thu được xem là tổng chiều dài, không bao gồm chiều sâu cắm vào miệng

cắm của đầu đỡ.

c) Chiều dài chính (LB)

Chiều dài chính của ống côn thu LB bằng chiều dài bổ sung L trừ đi 2 lần độ sâu cắm vào miếng cắm Li.

d) Chiều dài đoạn đường kính thay đổi

Page 77: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

75

Chiều dài đoạn đường kính thay đổi Lt không được nhỏ hơn 1,5(DN1 - DN2).

e) Sai số cho phép của chiều dài bổ sung

- Cút cong đầu nối cứng

Sai số cho phép của chiều dài bổ sung đối với ống cút cong không được lớn hơn sai số cho phép chiều

dài bổ sung của tam thông như quy định ở bảng H.4.

- Cút cong đầu nối mềm.

Sai số cho phép của chiều dài bổ sung ống cút cong là ±50mm hoặc ±1%L (lấy theo trị số lớn hơn).

Bảng H.5 - Chiều dày thành ống nhỏ nhất của cút cong

Đường kính danh định, mm Độ dày vỏ ống nhỏ nhất, mm

≤ 300 2,8

350 3,3

400 3,8

450 4,2

500 4,7

600 5,6

700 6,6

800 7,5

900 8,4

1000 9,4

1100 10,4

1200 11,3

1300 12,2

1400 13,1

1500 14,1

1600 15,0

1700 15,9

1800 16,9

1900 17,8

2000 18,8

Page 78: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

76

2100 19,7

2200 20,6

2300 21,6

2400 22,5

2500 23,4

2600 24,4

2700 25,3

2800 26,3

2900 27,2

3000 28,1

CHÚ THÍCH:

1) Chiều dày thành ống nêu trên chỉ thích hợp với các cấp áp lực không vượt quá 0,25MPa, nếu áp lực vượt quá

0,25MPa xác định theo công thức H.1.

2) Chiều dày nêu trên đều dựa trên giả thiết cường độ kéo giãn hướng vòng (σ) là 80MPa.

3) Chiều dày nêu trên lại không thể đảm bảo độ cứng theo nhu cầu của thiết kế.

H.6 Tam thông hình yên ngựa

H.6.1 Phân loại

1) Khái quát.

Khi thiết kế tam thông hình yên ngựa phải xét đến kích thước danh định, loạt đường kính, đẳng cấp áp

lực, đẳng cấp độ cứng, loại đầu nối, góc của cấu kiện ống và loại đường ống.

2) Đường kính danh định

Đường kính danh định của tam thông hình yên ngựa do hai đường kính danh định hợp thành, một là

đường kính danh định của ống chính có tác dụng nối tiếp trên tuyến đường ống, một là đường kính

danh định của ống nhánh. Đường kính danh định phải phù hợp với kích thước với ống thẳng nối tiếp

với nó trong hệ thống đường ống.

Ví dụ: Ký hiệu DN600/150 là kích thước của tam thông hình yên ngựa trong đó DN150 là kích thước ống nhánh, DN600 là

kích thước ống chính.

3) Góc ba chạc hình yên ngựa

Góc ba chạc hình yên ngựa (α) là góc kẹp giữa tim của ống chính và ống nhánh (xem hình H.5).

H.6.2 Kích thước và sai số cho phép

Page 79: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

77

1) Sai số về đường kính

Sai số cho phép của đường kính chỗ miệng cắm của tam thông phải phù hợp với sai số cho phép của

đường ống trong hệ thống.

2) Chiều dài

Chiều dài tam thông Lo quyết định bởi góc α của ống để nối tiếp hoặc các mục đích cần thiết khác.

Chiều dài Lo thông thường không nhỏ hơn 300mm hoặc theo thỏa thuận giữa hai bên cung cầu.

Hình H.5 Tam thông hình yên ngựa không áp điển hình CHÚ DẪN:

DN1 Kích thước danh nghĩa của tam thông DN2 Kích thước danh nghĩa của ống chính

Lo Chiều dài tam thông α Góc của ống

H.7 Mặt bích

H.7.1 Phân loại

1) Khái quát

Khi thiết kế mặt bích phải xét đến kích thước danh định, loạt đường kính, đẳng cấp áp lực, loại đầu

nối, lỗ khoan mặt bích và loại đường ống.

2) Thiết kế mặt bích

Căn cứ yêu cầu sử dụng để nhà sản xuất tiến hành thiết kế và chế tạo bao gồm: vị trí lỗ bu lông,

đường kính lỗ, mặt bích bằng phẳng hay nhô đầu mặt, đường kính ngoài và đường kính vòng đệm.

Nhà sản xuất đầu nối cần cung cấp toàn bộ thông tin bao gồm: mặt bích, vòng đệm, mô men vặn chặt

ốc, chất nhờn làm trơn ốc, và trình tự vặn chặt bu lông.

Page 80: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

78

H.7.2 Kích thước và sai số cho phép

1) Sai số về đường kính

Sai số cho phép của đường kính mặt bích phải phù hợp với sai số cho phép của đường ống trong hệ

thống.

2) Chiều dày thành ống

Chiều dày nhỏ nhất của thành ống chế tạo có mặt bích không được nhỏ hơn chiều dày nhỏ nhất của

đường ống khác được nối chiều dày phần dán gia cường của vỏ và chiều dày phần gân mặt bích, phải

dựa vào cấp áp lực để tăng thêm chiều dày và không được nhỏ hơn 2 lần thành ống.

3) Chiều dày đĩa mặt bích

Nhà sản xuất phải ghi rõ chiều dày thực tế của đĩa mặt bích thỏa mãn yêu cầu sử dụng lâu dài.

CHÚ THÍCH:

Đĩa mặt bích cần phải dùng nhựa, giấy dầu, sợi thủy tinh không có kiềm và vải sợi thủy tinh không có kiềm để chế tạo; không

thể lẫn lớp kẹp cát, cường độ mẫu thí nghiệm kéo giãn tiêu chuẩn ở cùng nơi sản xuất phải không được nhỏ hơn 100MPa.

4) Kích thước cơ bản.

Kích thước cơ bản của mặt bích như hình H.6, chiều dài mặt bích không được nhỏ hơn giá trị nêu ra ở

bảng H.6, nhà sản xuất phải ghi rõ chiều dài thực tế.

5) Sai số cho phép của chiều dài

- Mặt bích đầu nối cứng

Sai số cho phép của chiều dài mặt bích có đầu nối cứng lấy theo quy định ở bảng H.7.

- Mặt bích đầu nối mềm

Sai số cho phép của chiều dài mặt bích có đầu nối mềm là ±25mm.

Bảng H.6 - Kích thước cơ bản của mặt bích

Đường kính danh định DN, mm Chiều dài mặt bích L, mm

100 100

125 150

150 150

200 200

250 200

300 250

Page 81: TCVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN : 2013 33:2006 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; TCVN 4447:1987 Công tác đất - Quy

TCVN : 2013

79

350 250

400 300

450 300

500 350

600 350

700 400

800 400

900 450

1000 500

Bảng H.7 - Sai số cho phép của chiều dài mặt bích đầu nối cứng

Đường kính danh định DN, mm Sai số cho phép của chiều dài mặt bích, mm

DN ≤ 400 ±2

400 < DN ≤ 600 ±5

600 < DN ±10

Hình H.6 - Nối tiếp mặt bích CHÚ DẪN:

1 Mặt bích 2 GRP quấn vành ngoài

3 Đầu cắm L Chiều dài bộ phận nối tiếp