32
1 TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG Th 09.2016 MÙA THƯỜNG NIÊN II TƯ LIỆU HỌC TẬP CỦA HIỆP HỘI THÁNH MẪU Lưu hành nội bộ

TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG Th 09 - tgpsaigon.net SAN HSTM... · Khi ra giảng đạo vào năm 30 tuổi, Đức Giêsu đã đến xin chịu phép rửa của Gioan Tẩy

Embed Size (px)

Citation preview

1

TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG

Th 09.2016

MÙA THƯỜNG NIÊN II

TƯ LIỆU HỌC TẬP CỦA HIỆP HỘI THÁNH MẪU

Lưu hành nội bộ

2

NỘI DUNG

TẬP SAN HIỆP SỐNG TIN MỪNG THÁNG 09/2016

I. LINH ĐẠO HHTM Th 09/2016: BA CHỨC VỤ KITÔ CỦA HỘI VIÊN HHTM

II. THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN: NGHĨ ĐẾN NGƯỜI KHÁC.

III. TƯ LIỆU HIỆP SỐNG TIN MỪNG THÁNG 09/2016: 1) HSTM CN 23 TN C: ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU 2) HSTM CN 24 TN C: BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊSU 3) HSTM CN 25 TNC: KHÔN NGOAN CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI 4) HSTM CN 26 TN C: QUAN TÂM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO KHÓ BẤT HẠNH

IV. TƯ LIỆU HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG: XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐOÀN NHÓM NHỎ VỮNG MẠNH

V. THƯ GIÃN: CON TÊN LÀ GÌ ?

VI. SINH HOẠT HIỆP SỐNG THÁNG 09/2016:

Thông Báo 1: MỞ KHÓA TĨNH HUẤN HUYNH TRƯỞNG BAN CHẤP HÀNH XỨ ĐOÀN Thông Báo 2: TỔ CHỨC HỘI DIỄN THÁNH CA 2016 - CHỦ ĐỀ “CÙNG MẸ CA NGƯỢI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”

1) THÔNG TIN LIÊN HỘI HIỆP HỘI THÁNH MẪU. 2) SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN BÁC ÁI HHTM. 3) SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN GIA ĐÌNH HHTM. 4) SINH HOẠT LIÊN ĐOÀN GIỚI TRẺ HHTM.

I. LÁ THƯ LINH MỤC GIÁM HUẤN THÁNG 09/2016 BA CHỨC VỤ KITÔ CỦA HỘI VIÊN HHTM

I. LỜI CHÚA: Thánh Phêrô dạy các tín hữu như sau: "Anh em là giống nòi được tuyển chọn, là hoàng ộc chuyên lo tế tự, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những công trình vĩ đại của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền" (1 Pr 2,9). II. SUY NIỆM:

A. VỀ BA CHỨC VỤ CỦA CHÚA KITÔ Khi ra giảng đạo vào năm 30 tuổi, Đức Giêsu đã đến xin chịu phép rửa của Gioan Tẩy giả, và

sau khi chịu phép rửa xong, thì trời mở ra, Thánh Thần tựa chim bồ câu ngự xuống trên Người. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con” (Mt 1,10-11). Qua cuộc thần hiện này, Đức Giêsu đã được tấn phong làm Đấng Thiên Sai - Kitô, để thi hành ba chức vụ được Chúa Cha trao phó là: Ngôn sứ, Tư tế và Vương đế (x, Is 42,13). Về sau, khi thiết lập Hội Thánh , Đức Giêsu cũng thông truyền ba chức vụ ấy cho mỗi Kitô hữu chúng ta.

1. CHỨC VỤ NGÔN SỨ: - Ngôn sứ là người được Thiên Chúa sai đến để thay Chúa nói lời Chúa cho dân Ngài..Đức

Giêsu chính là vị đại Ngôn sứ được Chúa Cha sai đến để ban ơn cứu độ bằng việc rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Người đã dùng lời nói và việc làm để thi hành chức vụ ấy.

- Đức Giêsu đã truyền cho Hội Thánh tiếp tục làm ngôn sứ là rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa đến tận cùng trái đất với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần.

- Mỗi tín hữu khi lãnh nhận bí tích rửa tội và Thêm sức, cũng được tham phần vào chức vụ ngôn sứ của Đức Giêsu. Họ phải thi hành chức vụ ấy bằng việc can đảm loan báo Tin Mừng

3

Nước Thiên Chúa và trở thành chứng nhân của Chúa Giêsu bằng đời sống bác ái yêu thương, quên mình phục vụ để giúp tha nhân cũng được ơn cứu độ của Chúa như mình.

2. CHỨC VỤ TƯ TẾ: - Tư tế hay linh mục là người dâng lễ vật lên cho Thiên Chúa. Đức Giêsu vừa là linh mục

thượng phẩm, vừa là lễ vật là con chiên Thiên Chúa khi tự dâng mình trên bàn thờ thập giá làm của lễ giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha..

- Đức Giêsu đã thông truyền chức vụ Tư tế ấy cho Hội Thánh để Hội Thánh trở thành một dân tư tế, khi dâng của lễ là Thân mình Máu huyết của Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể trên bàn thờ, để giao hòa nhân loại với Thiên Chúa.

- Phân biết hai chức Tư tế là tư tế thừa tác và tư tế cộng đoàn: Chức tư tế thừa tác được truyền ban cho một số tín hữu được ưu tuyển và phong chức linh mục qua bí tich Truyền chức thánh, để họ đại diện cho Chúa Giêsu thi hành ba chức vụ là thánh hóa, giáo huấn và cai quản dân Chúa. Còn chức tư tế cộng đoàn được ban cho mọi tín hữu đã lãnh nhận bí tích rửa tội, để họ họp nhau dâng mình làm lễ vật sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa (x, Rm 12). Người tín hữu thi hành chức vụ tư tế công đoàn khi họ đến nhà thờ hiệp dâng thánh lễ, lãnh nhận các bí tích, cầu nguyện và tạ ơn Thiên Chúa; khi họ sống nếp sống thánh thiện, từ bỏ mình và yêu thương phục vụ tha nhân như Đức Giêsu (x.HT số 10).

3. CHỨC VỤ VƯƠNG ĐẾ: - Vương đế là vua mục tử như Đức Giêsu, Đấng đến không đòi được phục vụ, nhưng để

phục vụ và hiến mạng sống mình cho đoàn chiên là Hội Thánh. - Đức Giêsu được phong làm Vua “Kitô” khi vâng lời Chúa Cha chịu chết trên cây thập tự.

Trên đầu cây thập giá cúa Chúa, Philatô đã truyền gắn bản án có chữ “INRI” (viết tắt của câu tiếng La tinh : “Giêsu Nadarét Vua dân Do thái”).

- Đức Giêsu đã trao chức vương đế của Người cho các vị chủ chăn để các ngài tham phần với Mục Tử Giêsu quản trị đoàn chiên, thay Người chăm sóc phục vụ đoàn chiên Hội Thánh.

- Người tín hữu trong Hội Thánh cũng được tham phần vào chức vương đế của Chúa Kitô nhờ phép rửa tội, thêm sức. Họ sẽ phục vụ Hội Thánh bằng nhiều cách (x. Hc. Hội thánh 36):

+ Một là loại bỏ các thói hư nơi bản thân mình bằng việc tập các nhân đức theo kinh Cải tội bảy mối có bảy đức.

+ Hai là làm cho môi trường sống ngày một tốt đẹp, công bình và ngay chính hơn. + Ba là phục vụ tha nhân trong tinh thần khiêm hạ và vô vụ lợi.

B. HỘI VIÊN HHTM THAM PHẦN VÀO BA CHỨC VỤ CỦA CHÚA KITÔ Hội viên HHTM là những tín hữu chọn đi theo linh đạo “Hiệp Sống- Xin vâng và Phục vụ” của

Chúa Giêsu noi gương Thánh Mẫu Maria. Hội viên cũng được mời gọi tham phần vào ba chức vụ của Đức Giêsu bằng những việc cụ thể như sau:

1) THI HÀNH CHỨC VỤ NGÔN SỨ: Hội viên HHTM có bổn phận rao truyền Lời Chúa cho mọi người bằng cách: Chăm chỉ tham dự những buổi sinh hoạt Học Sống Lời Chúa hằng tuần của Xứ Đoàn và dự các khóa huấn luyện giáo lý thánh kinh khác. Khi đã thấm nhuần Lời Chúa, Hội viên cần truyền bá Lời Chúa qua việc dạy giáo lý cho thiếu nhi và người lớn, thăm viếng an ủi những người đau khổ cả về thể xác cũng như tâm hồn.

2) THI HÀNH CHỨC VỤ TƯ TẾ: Hội viên HHTM chu toàn bổn phận “cầu nguyện kết hiệp với Chúa Giêsu kết hiệp với Mẹ Maria” từ khi thức dậy đến khi nghỉ đêm, dự lễ và rước lễ mỗi ngày, lần chuỗi Mân Côi sống để cầu cho nhau, tổ chức đọc kinh tối gia đình hằng ngày, phúng viếng cầu cho người mới qua đời trong giáo xứ …

3) THI HÀNH CHỨC VỤ VƯƠNG ĐẾ: Hội viên HHTM tập “nghĩ đến người khác” và sẵn sàng phục vụ những ai đang cần giúp đỡ với sự khôn ngoan và hợp khả năng. Họ cũng phải góp phần cải thiện môi trường sống là gia đình, khu xóm, cơ quan xí nghiệp nhà máy… ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn… theo gương và lời dạy của Chúa Giêsu.

LM ĐAN VINH - HHTM

4

II. THỰC TẬP NẾP SỐNG NHÂN BẢN THÁNG 9/2016 :

NGHĨ ĐẾN NGƯỜI KHÁC 1. LỜI CHÚA: Chúa phán : “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho

mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta. Vì Luật Môsê và lời các Ngôn sứ là thế đó” (Mt 7,12).

2. CÂU CHUYỆN: CHIẾC GIÀY CỦA GANDHI Sau một tiếng còi vang lên báo hiệu tới giờ khời hành. Chiếc Xe lửa từ từ chuyển bánh và

Gandhi từ sân ga vội chạy đến và vừa kịp bước chân lên tàu. Bất ngờ một chiếc giày của ông bị vướng vào bậc thang và rơi xuống dưới đường ray. Gandhi không thể nhảy xuống để nhặt chiếc giày bị rơi khi con tàu bắt đầu tăng tốc. Bấy giờ trước sự ngỡ ngàng của nhiều người trong toa tàu, Gandhi đã lập tức cúi xuống tháo luôn chiếc giày còn lại ném về phía chiếc giày vừa bị rớt kia. Sau khi an vị, người hành khách ngồi bên thắc mắc hỏi tại sao lại làm như vậy, thì được Gandhi mỉm cười giải thích như sau : “Sở dĩ tôi ném chiếc giày còn lại xuống dưới đường là để nếu có người nghèo nào đó lượm được chiếc giày thứ nhất, họ sẽ tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ có thể sử dụng được đôi giày của tôi !”.

3. THẢO LUẬN: 1) Để tạo thành thói quen ứng xử vị tha như Gandhi, chúng ta cần phải làm gì ? 2) Bạn sẽ làm gì cụ thể để thành thói quen nghĩ đến người khác tại gia đình và nơi bạn đang sinh họat ?

4. SUY NIỆM: - Có lẽ mỗi người chúng ta thường nghĩ đến mình hơn là nghĩ đến người khác. Đó là thói

xấu ích kỷ cố hữu của con người. Có một trắc nghiệm để biết trình độ trưởng thành của một người là: Bao lâu một người nào chỉ biết nghĩ đến ích lợi bản thân mình, là họ đang trong tình trạng ấu trĩ về tâm lý. Chỉ khi nào người ta biết tập thành thói quen luôn quên mình để nghĩ đến người khác trước, thì họ mới thực sự nên người trưởng thành về nhân cách.

- NGHĨ ĐếN NGƯờI KHÁC là thực hiện lời đức Khổng Tử dạy : “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác). Thánh kinh Cựu ước đã ghi lại lời Tôbia cha khuyên Tôbia con như sau : “Điều con không thích thì cũng đừng làm cho ai cả” (Tb 4,15a). Thánh Phaolô dạy các tín hữu thành Philipphê như sau : “Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác” (Pl 2,4).

- Chúng ta phải “NGHĨ ĐếN NGƯờI KHÁC” vì mọi cái chúng ta đang sử dụng đều do người khác mang lại và phải nhờ người khác ta mới có như : cơm ăn, áo mặc, xe cộ, đồ dùng, điện nước, thuốc uống, kiến thức, luật pháp… Nếu không được người khác giúp đỡ thì có lẽ cuộc sống của chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và bất hạnh. Do đó, đến lượt chúng ta, thật là công bình và chính đáng khi chúng ta cũng biết nghĩ đến người khác và phục vụ người khác.

- NGHĨ ĐếN NGƯờI KHÁC là một cách ứng xử tốt đẹp. nhưng cần phải tập thành thói quen tốt, thành một phong cách ứng xử có văn hóa. Sở dĩ Gandhi có phản ứng nhanh là lập tức cởi chiếc giày thứ hai quăng xuống đường ray là do ông đã có thói quen “nghĩ đến người khác”, nên khi có dịp là phản ứng ngay mà không cần phải có thời gian suy nghĩ.

- Trong gia đình, cha mẹ công giáo cần tập “NGHĨ ĐếN NGƯờI KHÁC” để nêu gương sáng cho con cái theo gương Chúa làm và lời Người dạy. Cần giúp con cái ý thức và biết cách ứng xử “NGHĨ ĐếN NGƯờI KHÁC” ngay từ tuổi ấu thơ. Đây là điều kiện giúp hình thành nhân cách cho chúng sau này. Nhờ đó, chúng sẽ có lối ứng xử quên mình vị tha và hy sinh phục vụ tha nhân để nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu và chu toàn sứ vụ làm chứng cho Người.

5. LỜI CẦU : Lạy Thiên Chúa Cha từ bi nhân ái. Xin giúp mỗi người chúng con biết thực hành giới răn bác ái của Chúa Giêsu bằng việc năng thực hành theo câu châm ngôn : “Nghĩ Đến Người Khác và đáp ứng nhu cầu” của tha nhân. Nhờ đó chúng con sẽ trở thành những người trưởng thành về nhân cách và hy vọng sẽ gặt hái được thành công tốt đẹp trong cuộc sống đời thường. - AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM

5

III. TƯ LIỆU HỌC SỐNG LỜI CHÚA THÁNG 09/2016

HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN C Kn 9,13-18 ; Plm 9b-10.12-17 ; Lc 14,25-33

ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH MÔN ĐỆ ĐỨC GIÊSU I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 14,25-33 (25) Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu. Người quay lại bảo họ: (26)

“Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. (27) Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được. (28) Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có đủ để hoàn thành không? (29) Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi mà không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chê cười mà bảo: (30) “Anh ta đã khởi công xây mà chẳng có sức làm cho xong việc”. (31) Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống, bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng ? (32) Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hòa. (33) Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.

2. Ý CHÍNH: Bấy giờ có đông người đi theo Đức Giêsu lên Giêrusalem. Nhưng họ lại tưởng Người sắp đi lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại đế quốc Rôma giành độc lập theo chủ nghĩa Thiên Sai Do thái. Để đám đông khỏi bị ảo tưởng về sứ vụ cứu thế của mình, Đức Giêsu đã dạy họ ba điều kiện để có thể theo làm môn đệ cua Người: Một là họ phải yêu mến Người trên cả tình cảm gia đình ruột thịt và mạng sống của mình. Hai là họ phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng và vác thập giá mình mà đi theo Người. Ba là họ phải khôn ngoan suy tính kỹ trước khi quyết định theo Người giống như một người sắp xây tháp cao hay như một ông vua sắp đem quân đi giao chiến với quân thù.

3. CHÚ THÍCH:

- C 25-27: + Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giêsu : Cuộc hành trình của Đức Giêsu lên Giêrusalem (x. Lc 9,51) trùng hợp với cuộc hành hương của người Do thái lên dự lễ Vượt Qua tại Đền thờ Giêrusalem. Vì thế có nhiều người cùng đi với Đức Giêsu làm thành một đám người rất đông. + “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con”...: Tiếng Do thái không có lối văn so sánh. Do đó, khi muốn diễn tả ý hơn kém, người ta thường dùng lối văn song đối như “yêu” đối với “ghét” hay “từ bỏ”. Như vậy “từ bỏ” cha mẹ... chỉ có nghĩa là “yêu ít hơn”. Chính Mát-thêu đã hiểu như thế khi viết: “Ai yêu cha hay yêu mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy”... (Mt 10,37). Do đó khi nghe Đức Giêsu dùng kiểu nói có vẻ cứng rắn như “từ bỏ cha mẹ”, chúng ta sẽ không nghĩ rằng Người loại bỏ giới răn thứ tư là “Thảo kính cha mẹ” (x. Lc 18,20). Ở đây, Người đòi những ai muốn làm môn đệ phải dành mọi sự quý giá nhất cho Người. + “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy": Những ai muốn theo Đức Giêsu thì phải vác thập giá mình mà theo Người. Thập giá hôm nay là những hy sinh và từ bỏ mà người tín hữu phải chấp nhận khi bước theo Chúa.

- C 28-30: + Ai trong anh em muốn xây một cây tháp...: Đây là một ví dụ cho thấy cần phải suy nghĩ kỹ trước khi khởi sự làm một việc quan trọng. Chỉ những ai bền chí, có suy trước tính sau và không nản lòng thối chí mới có thể theo làm môn đệ của Người.

- C 31-33: + Hoặc có vua nào...: Cũng như việc quyết định giao chiến của một ông vua cần phải cân nhắc thận trọng thế nào, thì việc quyết định đi theo Đức Giêsu cũng cần phải được

6

suy tính kỹ càng trước khi quyết định như vậy. + Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được: Đây là lần thứ hai Đức Giêsu nhắc đến sự từ bỏ của cải như điều kiện để trở thành môn đệ của Người.

4. CÂU HỎI: 1) Khi đòi những ai muốn làm môn đệ của mình phải dứt bỏ tình cảm gia đình hoặc từ bỏ cả mạng sống của mình, phải chăng Đức Giêsu đã phế bỏ điều răn thứ tư dạy “con cái phải thảo kính cha mẹ” ? 2) Đức Giêsu đòi môn đệ phải vác thập giá mình mà theo Người. Vậy thập giá ám chỉ điều gì ? 3) Đức Giêsu đã nêu ra hai dụ ngôn nào để dạy môn đệ phải cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định theo Người ? 4) Câu nào cho thấy Đức Giêsu đòi môn đệ phải từ bỏ cả những của cải vật chất nữa ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi” (Lc 14,26):

2. CÂU CHUYỆN: GHÊN SÊ-Ơ (Gale Sayers), một cầu thủ chơi ở hàng hậu vệ của đội banh CHI-KÊ-GÔ BE-Ơ

(Chicago Bears) vào thập niên 1960, được đánh giá là một trong những hậu vệ chạy nhanh nhất trong làng bóng đá chuyên nghiệp Hoa kỳ. Chung quanh cổ của cậu lúc nào cũng đeo lủng lẳng một chiếc mề đay bằng vàng, trên có khắc ba chữ “I am Third” nghĩa là “Tôi là thứ Ba”. Khi được hỏi lý do, anh đã cho biết như sau: “Chúa là thứ Nhất, tha nhân là thứ Hai, và tôi là thứ Ba”. Trong quyển tự thuật cuộc đời của mình, Ghên viết: “Tôi cố gắng sống câu nói ghi trên tấm mề đay của tôi. Không hẳn lúc nào tôi cũng sống được như vậy. Nhưng dù sao việc đeo câu ấy cũng giúp tôi khỏi đi trệch đường quá xa” (Theo Mark Link SJ).

3. SUY NIỆM: Trong Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu dạy những ai muốn đi theo làm môn đệ của

Người phải có đủ 3 điều kiện như sau: Một la phải có tinh thần siêu thoát, hai là phải vác thập giá đời mình, ba là phải suy tính khôn ngoan và kiên trì đi theo Người.

1) Điều kiện thứ nhất là phải có tinh thần siêu thoát từ bỏ: như lời Đức Giêsu: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”: Vì tiếng Do thái không có thể văn so sánh hơn kém, nên người ta thường dùng lối văn song đối như: "yêu và ghét bỏ". Ghét bỏ nghĩa là yêu ít hơn. Câu này tương đương với câu trong Tin Mừng Mat-thêu như sau: "Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng đáng với Thầy" (Mt 10,37). Qua câu này, Đức Giêsu đòi những ai muốn theo làm môn đệ của Người phải đặt Người lên hàng đầu, trên cả tình yêu đối với cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và trên cả mạng sống của mình nữa.

Như thế, một khi theo Đức Giêsu, người môn đệ vẫn phải yêu mến cha mẹ, người thân và bản thân, phải quí mến của cải là hồng ân Chúa ban… Nhưng họ phải coi Đức Giêsu đứng hàng đầu: khi cần phải chọn một trong hai thì người môn đệ phải chọn Đức Giêsu hơn tất cả.

2) Điều kiện thứ hai là phải chấp nhận vác thập giá đời mình mà theo Đức Giêsu: như Người đã nói: “Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy":

Thập giá ở đây được ví như một cây gậy đi đường rất hữu ích cho một vận động viên leo núi: Vì nếu không có cây gậy dò đường và chống đỡ thì họ sẽ dễ dàng bị mệt mỏi, chán nản bỏ cuộc nửa chừng và có thể còn bị tai nạn nữa. Nhờ biết bỏ đi những rào cản, người môn đệ mới dễ dàng vác cây thập giá đời mình mà theo sau Đức Giêsu.

Người tín hữu cần biết chấp nhận các thử thách như: khi bị kẻ gian giật mất bóp tiền, điện thoại di động, xe cộ… chúng ta sẽ không quá buôn phiền tiếc của. Hoặc khi có cha mẹ, vợ chồng hay người thân qua đời… Chúng ta cũng đưng quá đau buồn buông suôi mọi sự. Rồi khi gặp những điều trái ý như làm ăn thua lỗ, thi rớt đại học, khi bị người yêu

7

bỏ rơi… chúng ta hãy bình thản đón nhận, coi đó như thập giá phải vác để theo sau làm môn đệ Đức Giêsu.

3) Điều kiện thứ ba là phải khôn ngoan và kiên trì: Khôn ngoan suy tinh xem mình có thể đáp ứng được những đòi hỏi để theo Đức Giêsu hay không. Giống như một người muốn xây một cây tháp phải khôn ngoan suy nghĩ về khả năng tài chính của mình. Hoặc như một ông vua trước khi xuất chinh phải biết đánh giá tình hình để có quyết định xứng hợp. Có thể sau khi đi theo Chúa nhiều người vẫn bị nản lòng bỏ Chúa khi găp hoàn cảnh khó khăn. Khi đó hãy nhìn gương của các tông đồ: ban đầu các ông theo Đức Giêsu là để hy vọng sẽ được chia sẻ quyền lực địa vi trong Nước Trời Người sắp thiết lập. Nhưng Đức Giêsu đã dần dần thanh luyện suy nghĩ của các ông, và phải đến sau khi Đức Giêsu phục sinh, nhờ ơn Thanh Thần, các ông mới hiểu rõ thế nào là đi theo Chúa; và đã can đảm từ bỏ mọi sự để theo làm môn đệ của Người.

4) Hôm nay chúng ta phải làm gì để xứng đáng là môn đệ Đức Giêsu ? : Câu chuyện “Tôi là thứ Ba” minh chứng cho điều Đức Giêsu nói trong Tin mừng hôm nay: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được”. Nói cách khác, Khi phải chọn lựa chúng ta phải ưu tiên chọn Đức Giêsu là thứ nhất cho cuộc đời mình.

- Sống là chấp nhận từ bỏ: Hôm nay có những điều xấu chúng ta phải từ bỏ như: rượu chè, ma túy, trụy lạc... Tuy nhiên cũng có những điều tốt mà chúng ta vẫn phải từ bỏ để chọn một điều tốt hơn như: Bỏ nghề đang làm để làm nghề mới phù hợp với ơn gọi, chọn ngành học hợp với khả năng lại vừa tốt cho ơn gọi... Từ bỏ thường hay làm cho ta tiếc nuối. Chẳng hạn: Từ bỏ chiếc giường êm ấm để thức dậy đi lễ sáng; Từ bỏ một cuốn phim hay đang xem trên Ti-vi để đọc kinh tối chung gia đình; Từ bỏ đi chơi ngày Chúa nhật để theo học lớp giáo lý hôn nhân và đi làm công tác xã hội... Cuộc sống hôm nay cho chúng ta có nhiều cơ hội để chọn lựa. Bình thường, người ta dễ chọn cái tầm thường hơn điều cao cả, chọn khoái lạc thấp hèn hơn hạnh phúc vững bền, chọn ích lợi bản thân hơn ích chung tập thể.

- Kitô hữu là người chọn theo Đức Giêsu, nghĩa là chọn đi con đường hẹp. Đức Giêsu đòi môn đệ phải coi Người trọng hơn tất cả mọi mối dây tình cảm như tình cha con, vợ chồng, danh vọng của cải... Những điều nói trên tuy đáng quí, nhưng cũng chỉ có giá trị tương đối mà thôi. Kitô hữu là người dám từ bỏ tất cả noi gương Đức Giêsu, Đấng đã từ bỏ vinh quang thần linh để trở nên một người phàm. Từ bỏ chính là chọn vào Nước Trời ngang qua cửa hẹp với Đức Giêsu.

- Sự từ bỏ ở đây không phải chỉ cần làm một lần là đủ, nhưng muốn trở thành môn đệ Đức Giêsu, chúng ta phải không ngừng từ bỏ. Đây là một cuộc chiến lâu dài và gian khổ. Cần tránh thái độ nửa chừng thỏa hiệp. Bây giờ không còn phải là thời gian ngồi suy tính nữa, mà mỗi người chúng ta phải dứt khoát từ bỏ mọi vướng víu để trung thành đi theo làm môn đệ Đức Giêsu đến cùng.

4. THẢO LUẬN: 1) Nếu phải từ bỏ tất cả những gì bạn đang có như tiền bạc, địa vị, đam mê... để trở thành môn đệ Đức Giêsu, thì theo bạn, từ bỏ điều nào là khó nhất ? 2) Khi gặp một người yêu ghét đạo công giáo, nhất định không cử hành lễ nghi hôn phối trong nhà thờ thì bạn cần làm gì ? 3) Cụ thể ngay hôm nay bạn quyết tâm từ bỏ điều gì đang cản trở bạn đi theo làm môn đệ Đức Giêsu ?

5. NGUYỆN CẦU: Lạy Chúa Giêsu. Chúa đã nhiều lần dạy chúng con rằng: Muốn trở thành môn đệ của Chúa

thì chúng con phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng và vác thập giá là việc bổn phận hằng ngày mà theo chân Chúa. Chúa ơi, đây quả thật là một điều cam go và không dễ thực hiện chút nào ! Bởi vì con cảm thấy dường như lúc nào cũng có những thập giá đè nặng trên vai con: bệnh tật, đau khổ, công việc, sự vất vả hy sinh, mất mát và thất bại... Mà thập giá ấy lại sẽ kéo dài trong suốt cuộc đời con. Thập giá con phải mang không thể tập thành thói quen và luôn biến dạng mỗi ngày mỗi khác... Chính vì thế mà con đã ý thức rằng: Theo Chúa đòi con phải luôn trong tư thế

8

từ bỏ và hy sinh. Không phải chỉ cố chịu đựng một lần, nhưng là chịu đựng suốt đời. Từng giờ phút qua đi là những giờ phút con phải vác thập giá để tiến bước theo Chúa đến đỉnh đồi Can-vê. Xin giúp con sẵn sàng vác cây thập giá đời con, vì tin rằng chính Chúa cũng đang vác thập giá đi trước con và hằng ban ơn nâng đỡ, giúp con đủ sức vác thập giá đời mình đi theo Chúa đến trọn cuộc đời.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN C Xh 32,7-11.13-14 ; 1 Tm 1,12-17 ; Lc 15,1-32

BAO DUNG NHÂN HẬU NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊSU I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 15,1-32 (1) Tất cả những người Thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Đức

Giêsu mà nghe Người. (2) Còn những người thuộc phái Pharisêu và các kinh sư thì lẩm bẩm: “Ông này đón tiếp phường tội lỗi và ăn uống với chúng”. (3) Đức Giêsu mới kể cho họ dụ ngôn này: (4) Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất ? (5) Tìm được rồi, người ấy mừng rỡ vác lên vai. (6) Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó”. (7) Vậy, tôi nói cho các ông hay: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn”. (8) Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ? (9) Tìm được rồi, bà ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất”. (10) Cũng thế, tôi bảo cho các ông hay: “Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. (11) Rồi Đức Giêsu nói tiếp: “Mõt người kia có hai con trai. (12) Người con thứ nói với cha rằng: “Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng”. Và người cha đã chia của cải cho hai con. (13) Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. (14) Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, (15) nên phải đi ở cho một người dân trong vùng. Người này sai anh ta ra đồng chăn heo. (16) Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. (17) Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói ! (18) Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với Người: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, (19) chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy”. (20) Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha. Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để. (21) Bấy giờ người con nói rằng: “Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa”. (22) Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, (23) rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! (24) Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Và họ bắt đầu ăn mừng. (25) Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa,

9

(26) liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. (27) Người ấy trả lời: “Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khỏe”. (28) Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. (29) Cậu trả lời cha: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh. Thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. (30) Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!”. (31) Nhưng người cha nói với anh ta: “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. (32) Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

2. Ý CHÍNH: Thấy Đức Giêsu gần gũi với những người thu thuế và tội lỗi, nhóm Pharisêu và kinh sư lên

tiếng trách cứ Người. Bấy giờ Người đã dùng ba dụ ngôn để diễn tả lòng thương xót và niềm vui của Thiên Chúa đối với những kẻ tội lỗi ăn năn hối cải là: “Con chiên bị lạc”, “Đồng bạc bị đánh mất” và “Người Cha nhân hậu”. Hai dụ ngôn đầu nhấn mạnh đến thái độ của Thiên Chúa luôn đi tìm người tội lỗi. Dụ ngôn thứ ba nhấn mạnh đến thái độ khoan dung tha thứ và sẵn sàng đón nhận họ hồi tâm sám hối trở về.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1-3: + Tất cả những người thu thuế và những người tội lỗi: Trong xã hội Do thái, những người thu thuế bị coi như tội nhân công khai. Hai hạng người thu thuế và gái điếm thường bị nhóm Pharisêu và kinh sư lên án (x. Lc 5,30; 7,34). Ở đây Luca ghi nhận những người thu thuế và tội lỗi thường đến nghe Đức Giêsu giảng. Điều này cho thấy Đức Giêsu không khinh dể xa lánh tội nhân, nhưng sẵn sàng đón tiếp để cứu độ họ.

- C 4-7: + Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con...: Hình ảnh người mục tử với đàn chiên là một đề tài cổ điển của Cựu ước, nói lên quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Người (x. Lc 12,32). Con chiên tìm lại được là biểu tượng về ơn cứu độ của Thiên Chúa (x. Mt 4,6-7). Luca cho thấy tình thương của Thiên Chúa luôn đi tìm và đem các tội nhân trở về đàn chiên (x. Lc 15,4-7). + Để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất: Ở đây phải hiểu ngầm là chín mươi chín con chiên trong đàn đã được mục tử nhốt ở một nơi an tòan trong hoang địa, trước khi đi tìm con chiên lạc. Tuy chỉ là một con chiên, nhưng đối với người mục tử cũng là một số lớn đến nỗi ông quyết tâm đi tìm bằng được. Điều này cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với tội nhân thật là lớn lao.

- C 8-10: + Người phụ nữ nào có mười đồng quan, mà chẳng may đánh mất một đồng...: Đồng quan là một đơn vị tiền tệ của Hy-lạp. Đơn vị tiền tệ này tương đương với quan tiền Rôma (x. Lc 7,41), là tiền công nhật của một nông nhân làm việc đồng áng (x. Mt 20,2). + Lại không thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được ?: Nhà của người dân Pha-lét-tin làm bằng đất sét và có ít cửa nên bị tối. Do đó, dù giữa ban ngày, để tìm kiếm một vật nhỏ như một quan tiền, người ta cũng phải thắp đèn cầy. Trong dụ ngôn này, một phụ nữ vốn liếng chỉ có mười quan tiền, nên phải vất vả tìm kiếm bằng được đồng quan bị mất... Điều này ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với tội nhân. Người không muốn bất cứ ai bị hư mất, nhưng muốn họ ăn năn sám hối và được sống. + Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối: Thiên Chúa vui mừng và chia sẻ niềm vui với cả triều thần thánh trên trời khi thấy một người tội lỗi ăn năn hối cải trở về.

4. CÂU HỎI: 1) Những ai bị người Pharisêu và kinh sư khinh dể, nhưng được Đức Giêsu sẵn sàng đón tiếp ? 2) Thánh kinh thường dùng hình ảnh nào để diễn tả tương quan giữa Đức Chúa với Ít-ra-en là con dân của Người ? 3) Phải chăng chủ chiên bỏ mặc 99 con chiên giữa hoang địa cho sói dữ cắn xé, để đi tìm một con chiên bị lạc ? 4) Hai dụ ngôn nào diễn tả tình thương của Thiên Chúa luôn quan tâm đi tìm các tội

10

nhân, và dụ ngôn nào cho thấy tình thương của Người sẵn sàng tha thứ và đón nhận tội nhân sám hối trở về ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15,7).

2. CÂU CHUYỆN: LOÀI NGƯỜI THÍCH KẾT ÁN HƠN CẢM THÔNG VỚI TỘI NHÂN: Bệnh HIV AIDS (hay SI-DA) ngày nay đã trở thành một vấn đề lớn của nhân loại, một “căn

bệnh của thế kỷ” mà đến nay loài người vẫn chưa tìm ra phương thế chữa trị hữu hiệu. Cách đây ít lâu, trên đài VTV3 có chiếu một bộ phim nhiều tập khá hay, nhan đề là “Gió qua miền tối sáng”. Bộ phim đề cập đến số phận của nhiều nhân vật bị lây nhiễm vi-rút liệt kháng (HIV-AIDS). Thái độ của các bệnh nhân đầu tiên thường là bàng hoàng, không tin là mình lại bị mắc chứng bệnh quái ác này. Rồi sau khi đã chấp nhận thực tế, một mặt họ tìm xem ai đã lây bệnh cho mình, mặt khác họ vẫn cố che giấu không để người chung quanh không biết mình đã bị mắc bệnh. Rồi trong số những người mắc bệnh, người thì chấp nhận hoàn cảnh để cố sống tốt đẹp và tránh lây bệnh cho tha nhân. Nhưng cũng có kẻ hận đời để sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi, nhằm truyền bệnh cho nhiều người cùng chết cho hả dạ. Còn quần chúng nói chung, do chưa hiểu về phương cách lây lan, nên khi vừa nghe người nào mắc phải thứ bệnh quái ác này là họ bắt đầu bàn tán xầm xì to nhỏ và cảnh giác cao độ thể hiện qua thái độ xa lánh bệnh nhân... khiến người mắc bệnh cảm thấy rất cô đơn và tủi hổ. Cuối cùng người bệnh đành phải dời chỗ ở đến nơi không ai biết mình bị mắc chứng bệnh này.

Gần đây ở Phi-líp-pin cũng có chiếu một bộ phim tài liệu về việc phòng chống HIV AIDS. Phóng viên đã hỏi một thanh niên bị mắc bệnh AIDS thời kỳ chót: “Anh dự định thế nào về tương lai của anh ?” Chàng thanh niên đã thành thật cho biết như sau: “Tôi hy vọng sau khi tôi chết, hãng bảo hiểm nhân thọ sẽ trả cho tôi một số tiền để nuôi chú chó cưng của tôi. Vì từ khi tôi công khai cho biết về chứng bệnh này, tôi đã bị mọi người khinh dể xa lánh, kể cả những người thân trong gia đình ruột thịt của tôi. Chỉ có chú chó cưng là không thay lòng đổi dạ. Nó vẫn tiếp tục vẫy đuôi mừng rỡ mỗi khi gặp mặt như trước”.

3. SUY NIỆM: Khi thấy Đức Giêsu tiếp đón và ngồi ăn đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi thì các

người Pharisêu và các kinh sư liền lẩm bẩm phê phán Người. Để trả lời cho họ, Đức Giêsu đã kể ra ba dụ ngôn về tình thương của Thiên Chúa đối với các tội nhân: Một là con chiên bị lạc, hai là đồng bạc bị mất và ba là người cha bao dung để tư đó mời gọi mọi người phải noi gương Thiên Chúa đối xử bao dung với các tội nhân có lòng sám hối.

1)Tinh thương bao dung của Thiên Chúa đối với các tội nhân thể hiện qua hai thái độ của Đức Giêsu như sau:

a) Không bỏ rơi nhưng ra sức đi tìm chiên lạc: Đức Giêsu là mục tử tốt lành biết rõ và gọi tên từng con chiên (x Ga 10,14), đến để cho

chiên được sống và sống dồi dào (x Ga 10,10). Con người thật là đáng quí trước mặt Người. Người tìm kiếm con người và không muốn một ai bị hư mất. Như người mục tử tốt lành không đành bỏ rơi một con chiên lạc, nhưng quyết tâm đi tìm cho tới khi tìm thấy (x Lc 15,4); Như người đàn bà có mười quan tiền mà bị rớt một đồng, đã không bỏ mặc, nhưng đốt đèn, quét nhà quyết tìm cho bằng được (x Lc 15,8); Như người cha có hai đứa con trai, đã không bỏ mặc đứa con thứ bất hiếu bỏ nhà đi hoang, nhưng hằng ngày mong chờ no sớm hồi tâm trở về (x Lc 15,20).

b) Chia sẻ niềm vui khi tìm thấy chiên: Đức Giêsu là hiện thân lòng từ bi thương xót của Thiên Chúa khi không muôn tội nhân bị hư mất nhưng muốn họ ăn năn sám hôi và được sống. Người vui mưng đón tiếp người tội lỗi sám hối trở về:

11

Người giống như một mục tử tốt lành khi đã tìm thấy con chiên lạc, liên vui mừng vác nó trên vai đưa về đàn. Về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó” (Lc 15,5-6); Người cũng có thái độ giống như người đàn bà kia sau khi tìm thấy quan tiền bị mất, đã chia sẻ niềm vui với người xung quanh: “Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được đồng quan tôi đã đánh mất” (Lc 15,9); Người giống như người cha nhân lành trong dụ ngôn, hằng ngày chờ mong đứa con đi hoang trở về, và khi thấy bóng nó từ đàng xa, đã chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ nó và hôn lấy hôn để. Rồi không để cho nó nói hết câu sám hối đã tha thứ và trả lại hết nhưng quyên lợi nó bị mất khi bỏ nhà đi hoang: “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng ! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,20-24).

2) Chúng ta phải làm gì ? - Giá trị dựa trên tình thương: Thực ra con chiên lạc, đồng bạc mất và cả đứa con

hoang đàng đều không đáng để chủ nhân phải hành động “điên rồ”: người chăn chiên phải bỏ lại chín mươi chín con chiên khác; người phụ nữ phải vất vả thắp đèn, quét nhà, moi móc từng góc nhà; người cha phải suốt ngày đứng tựa cửa, héo hắt chờ đợi. Nhưng ở đây phải xét theo giá trị tình thương: Sở dĩ con chiên, đồng bạc hay người con có giá trị lớn lao là nhờ tình thương của chủ nhân dành cho chúng. Nói cách khác: giá trị của chúng được đo bằng thước đo tình thương hơn bằng giá trị vật chất. Mối tương quan thân thiết và tấm lòng yêu thương của chủ nhân trong ba dụ ngôn nói trên đều phản ảnh tình yêu bao dung của Thiên Chúa đối với tội nhân. Dù chúng ta đã cố tình bỏ nhà đi hoang thì Thiên Chúa vẫn không bỏ rơi chúng ta. Ngài đã dùng nhiều người nhiều cách để tìm kiếm chúng ta và mong chúng ta mau hồi tâm trở về với Ngài. Ngài và cả triều thần thiên quốc đều vui mừng khi thấy các tội nhân thực tâm sám hối như người cha nói với anh con cả trong dụ ngôn: “Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32).

- Cảm thông với tội nhân: Trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có thái độ giống như biệt phái và Kinh sư Do thái khi hay xét đoán và kết án lỗi lầm của tha nhân. Nhưng Tin Mừng hôm nay cho thấy thái độ của Đức Giêsu thật từ bi nhân hậu: Người cảm thông khi sẵn sàng ngồi đồng bàn với các người thu thuế tội lỗi. Người chọn một người thu thuế tên là Lê-vi vào số mười hai Tông đồ. Người bênh vực người phụ nữ phạm tội ngoại tình khỏi bị ném đá chết. Chỉ có một tội không bao giờ được tha là “xúc phạm đến Chúa Thánh Thần” của các người Pharisêu và Kinh sư Do thái, khi họ cố chấp không tin Đức Giêsu là Đấng Thiên Sai và từ chối gia nhập vào Nước Trời do Người thiết lập.

- Quảng đại tha thứ những xúc phạm: Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng từ bi nhân hậu tha thứ tội lỗi chúng ta, thì Người muốn mỗi người chúng ta cũng phải sẵn sàng tha thứ các tội xúc phạm của tha nhân đối với chúng ta, như người cha trong dụ ngôn đã yêu cầu người anh cả hãy tiếp nhận đứa em đã phạm tội bỏ nhà đi hoang. Trong thực tế, người ta chỉ dễ tha thứ lỗi lầm của kẻ khác khi ý thức được tình trạng tội lỗi của mình. Có nhận mình cũng là tội nhân, người ta mới dễ cảm thông và tha thứ cho kẻ khác. Chúng ta đừng đòi kẻ có tội phải bị trừng phạt thì mới hài lòng. Mục sư Mác-tin Lu-thơ Kinh (Martin Luther King) đã nói như sau: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì chắc mọi người đã trở thành những kẻ mù lòa từ lâu rồi !”.

- Phải tha thứ thế nào? : Một phóng viên đã hỏi Tổng thống LANH-CÔN (A Lincoln) là ông sẽ đối xử thế nào đối với dân Miền Nam sau khi cuộc nội chiến tại Hoa Kỳ chấm dứt ? Ông liền trả lời rằng: “Tôi sẽ đối xử với họ như họ chưa bao giờ bỏ nhà ra đi”. Đây cũng chính là cách đối xử của Thiên Chúa đối với các tội nhân. Người sẵn sàng tha thứ, “phục hồi trọn vẹn” cho Phêrô, như thể ông chưa bao giờ phạm tội chối Thầy. Đây cũng chính là cung cách chúng ta phải cư xử với những kẻ có lỗi với chúng ta: phải sẵn sàng tha thứ vô điều kiện để đem họ về với Chúa, cư xử với họ với một tình thương bao dung như Thiên Chúa đã đối xử nhân từ bao dung với chúng ta như lời kinh Lạy Cha: “Và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12). Vì nếu chúng ta đối xử với tha nhân thế nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đối

12

xử với chúng ta như thế như lời Đức Giêsu : “Anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong cho anh em đấu ấy” (Mt 7,2).

4. THẢO LUẬN: Giả như bạn là người anh cả trong dụ ngôn hôm nay thì bạn sẽ làm gì: vào nhà cha

để cùng tham dự bữa tiệc vui đón đứa em đi hoang trở về, hay đứng bên ngoài kêu trách lòng nhân hậu của Cha, như các người Pharisêu và kinh sư xưa đã làm ?

5. NGUYỆN CẦU: - LẠY CHA. Chúng con thường hay cư xử như người con thứ trong bài dụ ngôn khi muốn tự

do bay nhảy ngoài vòng tay che chở của Cha. Nhưng chính sự tự do ấy đã biến chúng con trở thành nô lệ cho ma quỷ, thế gian và xác thịt mình, và những hạnh phúc do thế gian ban tặng cuối cùng cũng chỉ là thứ hạnh phúc bọt bèo chóng qua. Cũng như người con thứ trong bài Tin mừng hôm nay, chúng con bỗng cảm thấy mình bị rơi xuống hố sâu tội lỗi và nếm mùi đau khổ cùng cực.

- LẠY CHA đầy lòng bao dung nhân hậu. Xin dẫn dắt chúng con mau quay về với Cha, giúp chúng con năng điều chỉnh những sai lỗi. Xin hãy nâng chúng con mau trỗi dậy vì tin rằng tình thương của cha còn lớn gấp muôn ngàn lần những tội lỗi của chúng con. Ước gì vấp ngã sẽ làm chúng con nên trưởng thành hơn, thấy được sự mỏng dòn yếu đuối của bản thân và cảm nghiệm được lòng bao dung nhân hậu của Cha. Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con cũng biết đối xử bao dung hơn đối với những kẻ đã xúc phạm đến chúng con.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON LM ĐAN VINH - HHTM

HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 25 THƯỜNG NIÊN C Am 8,4-7 ; 1 Tm 2,1-8 ; Lc 16,1-13

KHÔN NGOAN CHUẨN BỊ CHO TƯƠNG LAI I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 16,1-13 (1) Đức Giêsu còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người

quản gia. Người ta tố cáo với ông anh này đã phung phí của cải nhà ông. (2) Ông mới gọi anh ta đến mà bảo: “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh. Vì từ nay anh không được làm quản gia nữa”. (3) Người quản gia liền nghĩ bụng: Mình sẽ làm gì đây ? Vì ông chủ đã cắt chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. (4) Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !”. (5) Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất : “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy ?”(6) Người ấy đáp : “Một trăm thùng dầu Ôliu”. Anh ta bảo : “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi”. (7) Rồi anh ta hỏi người khác : “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy ?” Người ấy đáp: “Một ngàn thùng lúa” Anh ta bảo : “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi”. (8) Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. (9) Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. (10) Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tin trong việc lớn. Ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. (11) Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất

13

chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ? (12) Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em ? (13) Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ. Vì hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia. Hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.

2. Ý CHÍNH: Bài Tin mừng hôm nay dạy các môn đệ phải khôn ngoan, biết nhìn xa để chuẩn bị cho tương lai sau này. Đức Giêsu kể câu chuyện về một quản gia bất lương, đã lợi dụng những giờ phút cuối khi đang còn giữ chức quản lý, để làm ơn cho các con nợ của chủ bằng cách hạ thấp số nợ của họ xuống, với hy vọng sau này sau khi anh bị mất việc thì họ sẽ đền ơn đón anh về nhà họ. Cuối cùng Chúa dạy phải dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi giờ chết đến bị mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp vào chốn an nghỉ đời đời.

3. CHÚ THÍCH: - C 1-4: + Một nhà phú hộ kia có một người quản gia : Theo luật Do thái thì người

quản gia không phải thuộc hạng tôi tớ được trả lương. Anh ta có quyền thay mặt chủ lo liệu mọi sự. Trường hợp viên quản gia làm thất thoát tiền bạc của chủ, luật pháp cũng không có biện pháp nào bắt anh ta phải hoàn lại của cải đã bị thất thoát. Hình phạt cùng lắm chỉ là sa thải, kèm theo bị mất uy tín mà thôi. Sau khi nhận được giấy sa thải, người quản gia sẽ phải tính sổ sách, liệt kê tài sản. Trong thời gian này, người quản gia vẫn là đại diện cho chủ, và được hành động nhân danh chủ. Trong bài dụ ngôn, việc người quản gia đã phung phí tài sản của chủ cho thấy anh ta là kẻ bất lương. Nhưng anh cũng là người khôn khéo biết lợi dụng thời gian còn lại để làm ơn cho con nợ của chủ, hầu đến khi anh bị chủ cách chức thì hy vọng họ sẽ đền ơn và giúp đỡ lại anh.

- C 5-7: + Một trăm thùng dầu : Thùng dầu là đơn vị chứa khoảng từ 21 đến 45 lít. + Một ngàn thùng lúa : Thùng lúa hay giạ lúa, một đơn vị có số lượng lớn gấp 10 lần thùng dầu nói trên.

- C 8-10: + Ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo : Đức Giêsu khen việc biết chuẩn bị cho tương lai của anh quản gia là hành động khôn khéo. + Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại : Con cái đời này ám chỉ những kẻ thuộc về thế gian. Con cái ánh sáng là những người thuộc về Nước Trời. Con cái thế gian thường bén nhậy trong việc tìm kiếm tiền bạc vật chất, đang khi con cái Nước Trời lại thường khờ dại, không biết xử dụng ơn Chúa để lo cho mình được hưởng ơn cứu độ. + Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè : Người quản gia đã hành động khôn khéo. Còn các môn đệ là con cái sự sáng, cũng phải dùng tiền bạc mà mua lấy bạn hữu. Tiền của bất chính trong câu này không có nghĩa là có nguồn gốc bất chính như trộm cắp gian tham, nhưng bất chính vì tiền bạc thường làm cho người ta ra hư hỏng. Hãy sử dụng nó để giúp đỡ người nghèo, tức là biến nó trở thành đồng tiền có giá trị ở đời sau. + Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn: Tiền của là một vật để trắc nghiệm lòng trung tín. Ở đây Đức Giêsu dạy môn đệ phải trung thành trong việc nhỏ là sử dụng tiền bạc, để biến đồng tiền ấy trở thành của cải chân thật có giá trị lớn lao ở đời sau (x. Mt 25,21; Lc 19,17).

- C 11-13: + Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ : Đức Giêsu nhân cách hóa tiền bạc vật chất vì nó có thể sai khiến người ta như một tà thần. Kiểu nói “làm tôi” ở đây mang ý nghĩa “lụy phục”, “phượng thờ”, làm cho tiền của trở thành tà thần đối nghịch với Thiên Chúa. Vì thế Đức Giêsu đòi các môn đệ phải dứt khoát chọn tôn thờ một mình Thiên Chúa thay vì vừa tôn thờ Thiên Chúa lại vừa tôn thờ tiền của.

4. CÂU HỎI: 1) Tại sao người quản gia bị đánh giá là bất lương ? 2) Đức Giêsu muốn các môn đệ của Người noi gương khôn khéo của người quản gia kia thế nào ? 3) Khi nói: “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè”, phải chăng Đức Giêsu dạy các tín hữu dùng tiền lừa đảo trộm cắp hay tham nhũng để giúp đỡ kẻ nghèo ? 4) Khi nào tiên bạc trở thành ông chủ ? Ta phải làm gì để biến nó nên đầy tớ của ta ? 5) Tiền bạc sẽ đem lại hậu quả thế nào một khi trở thành ông chủ ?

14

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13b).

2. CÂU CHUYỆN:

1) CHỈ MUA ĐƯỢC BẰNG LOẠI “TIỀN CHO ĐI” MÀ THÔI: Một người kia suốt đời chỉ biết thu gom tiền bạc chứ không chịu chi ra, nên ông ta ngày

một giàu thêm. Rồi một hôm ông ta bị đau nặng sắp chết. Trước khi nhắm mắt, ông cho gọi vợ con lại bên giường và trăn trối như sau : “Khi tôi chết, bà nó hãy đem tất cả số vàng tôi đã dành dụm bấy lâu bỏ vào trong quan tài cho tôi, vì tôi sẽ cần dùng tới nó trong thế giới bên kia”. Sau khi ông ta chết, vợ ông đã làm y như lời trăn trối của ông. Trên đường về thế giới bên kia phải đi ngang qua một cái chợ, ông nhà giàu ghé vào xem và thấy người ta mua bán nhiều thứ rất ngon, giống như các chợ dưới trần gian. Ông ta chỉ vào một ký thịt bò tươi và hỏi cô bán hàng giá bao nhiêu. Cô ta trả lời: “Giá một đồng”. Ông nghĩ bụng : “Rẻ thật !”. Ông lại quay sang hỏi nhiều món hàng khác đang bày bán chung quanh, và vật gì giá cũng chỉ một đồng. Ông nhẩm tính với số tiền mang theo khi chết ông sẽ có thể sống sung sướng trong cả ngàn năm nữa. Nhưng đến khi trả tiền để lấy hàng, ông nhà giàu bỡ ngỡ khi người bán không chịu nhận đồng tiền của ông. Cô ta nói với ông rằng : “Ở đây chỉ xài loại “tiền cho đi” mà thôi ! Còn tiền của ông là loại “tiền thu vào”, không có giá trị thanh toán !” Bấy giờ ông nhà giàu rất buồn rầu và thất vọng, vì tiền của bấy lâu nay ky cóp giờ chẳng còn chút giá trị nào cả ! Qua câu chuyện trên, chúng ta rút ra bài học này : Chỉ những “đồng tiền cho đi” mới là “đồng tiền để dành” có giá trị thanh toán ở đời sau và mới thực sự đem lại hạnh phúc đời đời cho ta.

2) ÔNG ĐẠO SĨ THAM TIỀN: Có một nhà giàu kia đã mời mấy vị đạo sĩ tới nhà lập đàn để giải trừ tai nạn. Trong

số đó có một đạo sĩ tính tình tham lam, muốn một mình được hưởng trọn số tiền công của chủ nhà, nên đã nhận đứng ra bao thầu trọn gói việc lập đàn cúng bái. Sau đó ông ta một mình làm việc ngày đêm không hề ngơi nghỉ. Cứ như thế đến ngày thứ ba thì bị kiệt sức, ông ta tự nhiên bất tỉnh ngã vật ra đất. Chủ nhà sợ ông đạo sĩ chết ở nhà mình thì mang hoạ, liền thuê mấy người lao công đến khiêng ông về miếu. Đạo sĩ nghe chủ nhà trao đổi như vậy, dù đang kiệt sức nhưng ông ta vẫn cố ngước đầu lên thì thào như sau : “Ông chủ đừng mất công thuê người khiêng cáng cho tôi làm chi. Cứ đưa tiền thuê ấy cho tôi. Tôi sẽ tự bò về miếu cũng được mà !”

3. SUY NIỆM: Nhìn vào thế giới ngày nay, chúng ta cũng thấy đầy dẫy những bất công. Có những người

giầu có lối sống hưởng thụ hoang phí trong khi nhiều người nghèo ăn không đủ no, mặc không đủ ấm và thiếu các nhu cầu tối thiểu. Sở dĩ có sự giàu nghèo bất công như vậy một phần là do hoàn cảnh xã hội tạo ra, nhưng chủ yếu là do lòng tham của con người, khi người giàu chỉ biết ích kỷ lo cho bản thân mà không biết nghĩ đến những người nghèo đói bên cạnh. Qua dụ ngôn về người quản gia bất lương trong Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu muốn các môn đệ và các tín hữu chúng ta cũng phải có thái độ khôn ngoan biết nhìn xa và có những hành động phù hợp có lợi cho tương lai sau này của mình.

1)“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? : Người quản gia trong dụ ngôn hôm nay có nhiệm vụ điều hành mọi việc nhà của chủ và cũng có quyền đại diện chủ trong các công việc giao dịch làm ăn buôn bán. Anh ta đã lợi dụng sự tìn nhiệm của chủ để thay vì làm lợi cho chủ lại cắt xén nhiều khoản tiền của chủ để làm của riêng cho mình. Cuối cùng việc làm bất chính của người quản gia đã bị chủ phát hiện và anh ta đã bị chủ sa thải. Chủ cho gọi anh ta đến mà bảo : “Tôi nghe người ta nói gì về anh đó ? Anh hãy phúc trình về công việc quản lý của anh. Vì từ nay anh không được làm quản gia nữa” (Lc 16,2).

Hằng ngày qua các phương tiện truyền thông nghe nhìn, chúng ta thấy nhiều người đã phải vào tù vì tội tham lam ăn cắp tài sản của người khác hay thâm lạm của công.

15

Những người này không phải là người đói nghèo, trái lại là những kẻ giàu có dư ăn dư mặc. Căn bệnh của họ là lòng tham lam tiền bạc của cải bất chính.

2) “Mình sẽ làm gì đây ?” : Trong hoàn cảnh sắp bị sa thải, anh quản gia đã suy tính: “Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ !” (Lc 16, 3-4). “Cái khó ló cái khôn”, cũng may trong thời gian tại chức vắn vỏi này, anh vẫn còn có tư cách đại diện cho ông chủ. Anh đã quyết định giảm nợ cho các con nợ của chủ : Từ Một trăm thùng dầu Ôliu, anh cho giảm nợ xuống còn năm chục; Từ một ngàn giạ lúa anh hạ xuống còn nợ tám trăm thôi (Lc 16, 5-7). Qua lối hành xử khôn khéo này, anh đã làm ơn cho các con nợ của chủ vời hy vọng họ sẽ đền ơn lại cho anh sau khi anh bị mất việc. Đức Giêsu đã khen anh ta hành động khôn khéo vì đã biết dùng tiền bạc của chủ để làm lợi cho tương lai của mình.

3) Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè : Đức Giêsu không khen hành động gian dối ích kỷ hại nhân của người quản gia bất lương, nhưng khen thái độ khôn ngoan tiên liệu của anh ta khi biết dùng tiền của bất chính để tạo thêm bạn hữu cho mình như lời Người kết luận : “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết : hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu” (Lc 16,9); mặt khác, Ngài cũng dạy chúng ta phải biết khôn ngoan trong việc sử dụng tiền của ở đời này, hãy biến đồng tiền trở thành đày tớ, chứ đừng để nó trở thành ông chủ của chúng ta, vì : “Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được” (Lc 16,13). Đồng tiền sẽ là một đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu.

4) Học sống Lời Chúa hôm nay: - Lửa thử vàng: Điều Đức Giêsu muốn dạy các tín hữu chúng ta hôm nay là phải có

lối hành xử công chính về tiền bạc. Người ta thường nói: «Lấy lửa thử vàng; lấy vàng thử đàn bà; và lấy đàn bà thử đàn ông». Một người không trung thực về tiền bạc không thể là một người ngay thẳng và đáng tín nhiệm. Một người được người khác nhờ cậy đi giao tiền cho người thứ ba, lại giữ số tiền ấy lại làm của riêng mình, thì không thể là một người có lòng đạo đức thực sự. Hiện nay, có nhiều người giữ địa vị cao, nhưng lại không trung thực trong việc quản lý tiền bạc của tập thể. Đức Giêsu đã đưa ra tiêu chuẩn: “Nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em ?”. Qua đó, Chúa muốn dạy chúng ta rằng : Công bình là nền tảng của bác ái, và bác ái là nền tảng của một lòng đạo đức thực sự.

- Hành động khôn khéo : Nếu “con cái đời này” biết cách làm lợi cho tương lai, thì tại sao “con cái sự sáng” lại không biết sử dụng của cải Chúa ban trong hiện tại để lo cho phần rỗi đời đời của mình sau này ? Nếu người quản gia bất lương biết dùng tiền của bất chính để mua lấy bạn hữu cho mình, thì tại sao người tín hữu chúng ta lại không biết chia sẻ của cải chong qua đời này cho người nghèo khổ để mua lấy bạn hữu, để sau này chính họ sẽ đón rước chúng ta vào Nước Trời đời sau ?

- Đồng tiền cho đi : Nên nhớ rằng: Chúng ta sẽ không trở nên giàu có trước mặt Thiên Chúa với những đồng tiền nhận lãnh, nhưng là với những đồng tiền cho đi. Chỉ khi biết quảng đại ban phát của cải cho những kẻ thiếu thốn, chúng ta mới thực là những người quản gia trung tín và khôn ngoan biết làm theo ý chủ. Chỉ khi biết coi tiền của là phương tiện phục vụ tha nhân, chúng ta mới chứng tỏ mình chỉ làm tôi một mình Thiên Chúa.

- Làm chủ hay đầy tớ ? : Mỗi người chúng ta hãy tự hỏi mình: Tôi hiện làm chủ hay đang làm tôi cho đồng tiền ? Tôi làm chủ đồng tiền nếu tôi dám chia sẻ số tiền đang có cho người khác, dám cho vay mượn, dám trả lại ngay khi phát hiện ra đồng tiền không phải của mình. Nhất là khi bị mất cắp, tôi sẽ không quá đau khổ như một kẻ mất hồn, chẳng còn thiết tha làm bất cứ việc gì nữa ! Tôi đang làm đầy tớ cho đồng tiền nếu luôn nghĩ đến nó, thích mang ra nhìn ngắm và đếm đi đếm lại nhiều lần, năng đề cập đến nó trong câu chuyện và đề cao sức mạnh vạn năng của nó, tỏ ra tôn trọng nó hơn mọi điều khác, sẵn sàng làm bất cứ việc gì dù bất công miễn sao sở hữu được nó thật nhiều.

16

4. THẢO LUẬN: 1) Bạn có đồng ý với lời nhận định: “Đồng tiền là một người đầy tớ tốt, nhưng lại là một ông chủ xấu” không ? 2) Hiện giờ bạn đang làm chủ hay đang làm tôi cho đồng tiền ? 3) Bạn cần làm gì để tiền bạc trở thành đầy tớ phục vụ cách đắc lực cho các nhu cầu chính đáng của bạn và của tha nhân ?

5. NGUYỆN CẦU: - LẠY CHÚA GIÊSU. Hôm nay Chúa đã lưu ý chúng con về việc sử dụng tiền bạc của cải.

Trước tiên Chúa dạy chúng con phải phụng thờ một mình Thiên Chúa. Chúa cấm chúng con gian lận, nhưng dạy chúng con phải khôn khéo xử dụng đồng tiền trần gian để biến thành của cải thiêng liêng có giá trị ở đời sau.

- LẠY CHÚA GIÊSU, từ nay chúng con sẽ qui hướng trọn cuộc sống về cho Thiên Chúa, từ việc nhỏ đến việc lớn. Xin Chúa giúp chúng con dứt khoát nói “không” với bất cứ cám dỗ nào xui giục chúng con tìm kiếm những đồng tiền bất chính, để chúng con xứng đáng trở thành những môn đệ thực sự của Chúa: luôn sống theo Lời Chúa dạy và mãi mãi thuộc trọn về Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON LM ĐAN VINH - HHTM

HIỆP SỐNG TIN MỪNG CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN C Am 6,1a.4-7 ; 1 Tm 6,11-16 ; Lc 16,19-31

QUAN TÂM PHỤC VỤ NGƯỜI NGHÈO KHÓ BẤT HẠNH I.HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 16,19-31 (19) Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh

đình. (20) Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, (21) thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. (22) Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Ápraham. Ông nhà giàu cũng chết và người ta đem chôn. (23) Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Ápraham tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. (24) Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Ápraham. Xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước nhỏ trên lưỡi con cho mát. Vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm”. (25) Ông Ápraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: Suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi. Còn Ladarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. (26) Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được. Mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được”. (27) Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con. (28) Vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh báo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này. (29) Ông Ápraham đáp: “Chúng đã có ông Môsê và các ngôn sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó”. (30) Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Ápraham, họ không chịu nghe đâu. Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”. (31) Ông Ápraham đáp: “Ông Môsê và các ngôn sứ mà họ chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”.

2. Ý CHÍNH: Tin mừng hôm nay thuật lại câu chuyện về một ông nhà giàu và người hành khất Ladarô

nghèo khó. Ông nhà giàu thì ăn mặc sung sướng đang khi Ladarô có cuộc sống rất tồi tệ. Nhưng

17

sau khi cả hai đều chết đã được Thiên Chúa xét xử công bình: Ladarô thì được an ủi ngồi trong lòng tổ phụ Ápraham, đang khi ông nhà giàu phải chịu đau khổ trong hỏa ngục.

3. CHÚ THÍCH: - C 19-21: + Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến

tiệc linh đình: Dụ ngôn này lấy từ hình ảnh quen thuộc trong xã hội Do thái có những người giàu sống tách biệt với người nghèo. + Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô: Đối nghịch với hình ảnh người nhà giàu kia là hình ảnh Ladarô nghèo khó khốn khổ. Anh này làm nghề hành khất, người đầy bệnh hoạn và tứ cố vô thân. Ladarô hay Êlêadarô nghĩa là “Thiên Chúa giúp”, ý nói anh ta chỉ còn biết trông chờ một mình Thiên Chúa giúp đỡ mà thôi. + Mụn nhọt đầy mình... Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta: trong Kinh thánh, chó bị coi là con vật ghê tởm và dữ tợn (x. Tv 22,17.21; Mt 7,6). Kiểu diễn tả “ước được những mụn bánh” và “chó đến liếm ghẻ chốc” nhằm làm nổi bật cảnh khốn cùng của Ladarô và sự thờ ơ ích kỷ của ông nhà giàu.

- C 21-24: + Dưới âm phủ: Theo quan niệm của một số giáo phái Do thái: Người chết bị vào trong âm phủ và tạm thời được xếp thành 2 loại: Loại một gồm những người công chính được Chúa an ủi và được ngồi dự tiệc trong lòng tổ phụ Ápraham (x. Lc 23,43). Loại hai gồm những kẻ vô tâm bất tín bị lửa hồng thiêu đốt rất đau đớn. Nhưng cả hai đều phải chờ đến ngày tận thế để được phán xét chung. Sau đó kẻ lành sẽ được hưởng hạnh phúc Nước Trời vĩnh viễn và kẻ dữ sẽ bị phạt trong hỏa ngục muôn đời. + Thấy Ladarô trong lòng tổ phụ: “Ngồi trong lòng tổ phụ” là một chỗ vinh dự trong bữa tiệc do tổ phụ Ápraham chủ tọa. Sau này trong bữa tiệc ly, Gioan cũng được vinh dự “tựa đầu vào lòng Đức Giêsu” (Ga 13,23). + “Lạy tổ phụ Ápraham, xin thương xót con”...: Cuộc đối thoại giữa người giàu có với tổ phụ Ápraham cho thấy số phận của con người ở thế giới bên kia tùy thuộc vào cuộc sống của họ khi còn ở trần gian.

- C 25-26: + “Bây giờ Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ”: Người giàu có bị trừng phạt vì khi còn sống đã không sử dụng của cải theo thánh ý Chúa. Còn người nghèo khó được thưởng vì đã chấp nhận sống tinh thần nghèo khó. Cái chết sẽ làm đảo ngược vị trí của người giàu và kẻ nghèo. Chỉ nhờ ơn Chúa thì những người giàu có mới có thể được cứu độ (X. Lc 18,24-27). Nhưng không phải bất cứ người nghèo nào cũng đương nhiên được hưởng lòng Chúa thương xót. Nếu nghèo mà không có tinh thần siêu thoát đối với tiền bạc của cải, thì số phận của họ cũng sẽ bị diệt vong (x. Lc 12,15 ; Mt 19,29). + “Giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn”...: Vực thẳm lớn không thể vượt qua, biểu tượng cho tính dứt khoát của số phận của những người được hưởng hạnh phúc hay sẽ phải chịu đau khổ trong thế giới kẻ chết.

- C 27-31: + “Vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con”: Ông nhà giàu muốn dùng kinh nghiệm bản thân của mình để cảnh báo những anh chị em đang sống chung dưới cùng một mái nhà của cha ông. + “Chúng đã có ông Môsê và các ngôn sứ”...: Sự cảnh báo về việc sử dụng của cải đã hàm chứa trong Luật pháp Môsê và Lời Chúa do các ngôn sứ tuyên sấm, đủ thuyết phục họ sửa đổi thói ích kỷ và biết quảng đại nhường cơm sẻ áo cho những người nghèo đói khác. Vì thế nếu những người giàu có đã không hồi tâm sám hối, không phải vì họ đã không có đủ các phương thế giúp ăn năn hối cải, nhưng chỉ vì họ đã cố tình từ chối thi hành các phương thế ấy mà thôi. + “Nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối”: Ở đây ông nhà giàu muốn dùng việc kẻ chết hiện hồn về để đánh động lòng sám hối của các người anh em còn sống. + “Ông Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin đâu”: Câu này là cốt tủy của dụ ngôn. Dù lời dạy của Môsê và lời các ngôn sứ không phải là những phép lạ và chỉ nhằm để thúc đẩy người ta tin, nhưng đó cũng chính là Lời Chúa phán trong Thánh kinh (x. Lc 24,27.44). Ở nơi khác, Đức Giêsu cũng nói đến sự vô hiệu của các phép lạ (x. Lc 10,13). Người cũng khẳng định các dấu chỉ thiêng liêng có giá trị hơn các phép lạ bên ngòai, khi nói: “Anh em hãy tin vào Thầy” (Ga 14,11.12) và: “Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29b).

18

4. CÂU HỎI: 1) Câu nào diễn tả cảnh khốn cùng của người nghèo khó Ladarô ? 2) Bài Tin mừng hôm nay dựa theo quan niệm của Do thái giáo: chia người chết thành hai lọai người nào ? 3) Phải chăng người giàu có ở đời này sẽ đương nhiên chịu hình phạt ở đời sau và người nghèo khó ở đời này đương nhiên sẽ được hưởng hạnh phúc ở đời sau ? 4) Câu nào cho thấy tổ phụ Ápraham không cho phép Ladarô hiện hồn về để nhắc bảo các anh em của ông nhà giàu ? Tại sao ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu” (Lc 16,19-20).

2. CÂU CHUYỆN: PHIM "NHỮNG ĐỨA TRẺ KHỐN KHỔ" :

Một cô gái quê lên tỉnh đi tìm việc làm và đã bị kẻ gian lừa đến chỗ đã mang thai ngoài ý muốn. Sau đó do không thể vừa đi làm vừa nuôi con thơ, cô đành gởi con cho một chủ quán nhà trọ nuôi giúp. Người chủ quán này là kẻ vô lương tâm, đã lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của bà mẹ trẻ để ra sức bòn rút bóc lột: nay hắn đòi phải đưa thêm tiền sữa tăng giá, mai lại đòi tiền thuốc chữa bệnh cho đứa con. Bà mẹ trẻ chỉ còn biết nhịn ăn nhịn tiêu để chi trả những số tiền vượt kế hoạch. Khi không còn gì để trả, chị ta đành phải cắt mái tóc óng mượt đẹp đẽ của mình mang đi bán. Rồi sau đó lại phải nhổ từng cái răng để bán tiếp… và chỉ một thời gian ngắn sau đó chị biến thành một phụ nữ ốm đói quần áo lôi thôi rách rưới, mặt mũi xấu xí và bị mọi người khinh dể xa lánh như một người điên. Sau đó chị bị viên quản đốc thẳng tay đuổi ra khỏi chỗ làm giữa một buổi sáng mùa đông giá lạnh, phải co ro trong chiếc áo rách, vừa đi vừa ôm ngục ho sù sụ… Lần khác chị bị một đám đông hè nhau xô té xuống lề đường và thay nhau hò hét đấm đá... Khi xem phim, có lẽ nhờ đã hiểu biết về hoàn cảnh cùng cực của bà mẹ trẻ khiến nhiều ngừoi chúng ta cảm thương, đang khi do thiếu hiểu biết mà nhiều kẻ đã đang tâm hành hạ chị không chút thương tiếc.

Còn chúng ta thì sao ? Có khi nào chúng ta đã làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân, thậm chí còn vào hùa với kẻ ác tâm để chế diễu hay hành hạ những kẻ điên loạn nghèo đói gặp phải giữa đời thường hay không ?

3. SUY NIỆM:

1) Thực trạng giàu nghèo trên thế giới hiện nay: Hiện nay tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém

phát triển. BIU GHẾT (Bill Gates) giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất. Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông thì Liên Hiệp Quốc sẽ có đủ tiền chi cho công cuộc cải cách giáo dục căn bản, phục vụ sức khỏe, nước sạch và vệ sinh cho cả thế giới trong một thời gian dài. Hiện nay hố sâu ngăn cách giữa người giàu kẻ nghèo ở các đô thị và giữa đô thị với vùng nông thôn càng lúc càng lớn. Có 800 triệu “Ladarô” đang lâm cảnh đói nghèo cùng cực. Hơn một tỉ “Ladarô” đang bệnh tật mà không được thuốc thang chữa trị. Hàng ngày vẫn có bao người bị chết đói, vì không được hưởng những thực phẩm dư thừa từ cac bàn tiệc của những người giàu. Dửng dưng trước sự đau khổ của người khác cũng chính là một tội ác lớn lao.

2) Thế nào là sự giàu có và nghèo khó thực sự ?: Sự giàu có đích thật được đo không phải bởi những thứ người ta thu tích, mà bởi

những thứ người ta cho đi. Người giàu đích thật là người biết cho đi, còn người nghèo thật sự là người chỉ biết đón nhận. Người giàu đích thật là người có ít nhu cầu nên luôn cảm thấy đầy đủ, đang khi người nghèo thật sự lại có quá nhiều nhu cầu nên lúc nào cũng thấy thiếu thốn. Sự giàu đáng giá nhất là giàu có trong tâm hồn. Khi ta đóng cửa lòng mình lại là lúc ta bắt đầu chết. Khi ta mở cửa lòng mình ra là lúc ta bắt đầu sống

19

(McCarthy). Khi chỉ biết tìm kiếm sao cho có thật nhiều tiền, cặp mắt người ta sẽ bị che mờ đến nỗi không còn nhìn thấy Thiên Chúa và tha nhân nữa.

3) Phải tránh thái độ làm ngơ trước nỗi đau của tha nhân: Chính tội làm ngơ của ông nhà giàu đã thành tội nặng khi gây thiệt hại nghiêm trọng khiến Ladarô bị chết thảm vì đói và bệnh, nên ông nhà giàu đã bị phạt trong hỏa ngục. Như vậy ngoài các tội trong tư tưởng, lời nói, việc làm, còn có thêm tội thiếu sót, không chu toàn bổn phận yêu người, làm ngơ trước những kẻ bất hạnh đang cần đến mình.

4) Phải tập quảng đại: cho đi hơn là nhận lãnh: Ông nhà giàu phải "chịu cực hình" không phải vì giàu có, nhưng vì đã không quảng đại, không biết chia sẻ cho những người đói khát cơm áo tiền bạc dư thừa của mình. Bác sĩ ANBỚT SUÝTDƠ (Albert Schweitzer), người đã bán hết gia tài to lớn để xây dựng một bệnh viện để cứu giúp những người cùng khổ ở Châu Phi, đã đặt vấn đề như sau: "Làm sao chúng ta có thể sống hạnh phúc khi còn biết bao người khác đang bị đau khổ ?".

5) Phải bắt đầu từ đâu? :

- phải bắt đầu từ gia đình mình trước: Mẹ Têrêsa Canquýtta nói : "Tôi luôn nghĩ rằng tình thương phải bắt đầu từ gia đình mình trước, rồi đến khu xóm, đến thành phố. Yêu thương những người ở xa thì rất dễ, nhưng yêu thương những người đang sống với mình hoặc đang ở sát cửa nhà mình mới là khó. Tôi không đồng ý với những cách làm ồn ào”.

-Tình thương phải bắt đầu từ một cá nhân: Muốn yêu thương một người, bạn phải tiếp xúc với người đó, gần gũi với người đó. Mẹ Têrêsa kể tiếp: "Lần kia tôi đi dự một hội nghị ở Bombay về việc cứu giúp những người nghèo. Đến cửa phòng hội, tôi thấy một người đang hấp hối. Tôi đưa người ấy về nhà, sau đó người ấy chết, chết vì đói. Đang lúc đó bên trong phòng hội, hàng trăm người đang hăng hái bàn luận về nạn đói và về vấn đề lương thực: làm thế nào để có lương thực, để có cái này, để có cái kia... Đang lúc họ vạch ra kế hoạch cho cả 15 năm, thì người này đã phải chết vì đói !".

-Tích tiểu thành đại: Theo Mẹ Têrêsa: "Tôi không bao giờ nhìn những đám đông như là trách nhiệm của tôi. Tôi chỉ nhìn đến từng cá nhân, bởi vì mỗi lần tôi chỉ yêu thương được một người, mỗi lần tôi chỉ nuôi được một người. Tôi đã đưa một người về nhà, nhưng nếu tôi không đưa một người ấy về nhà thì tôi đã không đưa 42.000 người về nhà. Công việc của tôi chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng nếu tôi không góp một giọt nước ấy thì đại dương sẽ thiếu nhiều giọt nước khác".

6) Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong bài giảng lễ Chúa nhật tại vận động trường Yăng-ki (Yankee) Nữu Ước trong chuyến thăm nước Mỹ 1979 đã phát biểu về việc chia sẻ bác ái như sau: “Người nghèo khổ nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới đều là anh em của các bạn trong Chúa Kitô. Các bạn đừng bao giờ bằng lòng với hành vi chỉ cho họ những mẩu bánh vụn nơi bàn tiệc. Các bạn chỉ nên lo cho mình cái chính yếu của cuộc sống, và đừng tìm sống sung túc, để nhờ đó, các bạn có thể giúp đỡ cụ thể cho những người nghèo khổ. Ngoài ra các bạn còn phải đối xử với họ như những vị khách quí trong gia đình các bạn nữa”.

4. THẢO LUẬN: 1) Một văn sĩ nổi tiếng đã nói: “Mỗi khẩu súng được chế tạo, mỗi tàu chiến được hoàn thành, mỗi hỏa tiễn được bắn ra... Xét cho cùng, chính là một lần ăn trộm của những kẻ đói khát vì không được nuôi dưỡng, của những kẻ bị lạnh lẽo vì thiếu quần áo che thân !”. Bạn có đồng ý với lời đó hay không ? Tại sao ? 2) Bạn sẽ làm gì trong những ngày sắp tới để giúp đỡ cách cụ thể cho một cụ già neo đơn, một trẻ em mồ côi hay một bệnh nhân không tiền thuốc thang chữa trị mà bạn quen biết... ?

5. NGUYỆN CẦU:

20

LẠY CHÚA GIÊSU, Xin cho con nhìn thấy những Ladarô nghèo khó đang ở chung quanh con và đang cần đến sự giúp đỡ của con. Xin cho con nhìn thấy Chúa đang hiện thân trong những người nghèo khó đến với con, để con không xua đuổi, nhưng tiếp đón họ cách thân tình. Cảm tạ Chúa vì đã dựng nên loài người chúng con ai cũng nghèo về một phương diện nào đó, và ai cũng cần đến sự giúp đỡ của người khác... Như vậy chúng con được mời gọi sống cho nhau, làm cho hết mọi người đều được nên sung túc giàu có.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH – HHTM

III. TƯ LIỆU HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG HHTM TH 08/2016

XÂY DỰNG MỘT CỘNG ĐÒAN NHÓM NHỎ VỮNG MẠNH Để thực hiện mục đích “Làm vinh danh Thiên Chúa và vì phần rỗi các linh hồn”, Hiệp Hội

Thánh Mẫu dùng PHƯƠNG PHÁP NHÓM NHỏ của Đức Giêsu: Khi đi giảng đạo, ngoài Nhóm Bảy Mươi Hai Môn Đệ (x Lc 10,1.17), Người cũng tuyển chọn một Nhóm Nhỏ Mười Hai Tông Đồ và đặt Phêrô làm đầu (x Mt 10,2). Trong Nhóm này, Người lại chọn 3 người làm thành Tổ Thân Tín luôn đi với Người (x Lc 9,28; Mc 5,37; Mt 26,37).

Hiệp Hội Thánh Mẫu cũng phân Hội Viên thành những Nhóm Nhỏ gọi là GIA ĐÌNH SốNG ĐờI KITÔ HHTM, trong đó mọi người giúp nhau nên con hiếu thảo của Chúa Cha, hiệp cùng Mẹ Maria cầu xin ơn Thánh Thần để sống hiệp thông với nhau, hầu nên môn đệ thực sự của Đức Giêsu, góp phần chu tòan sứ vụ “loan báo Tin Mừng” của Hội Thánh (x Mt 28,19-20). Vậy làm thế nào để xây dựng một Gia Đình Nhóm Nhỏ vững mạnh ? Gia Đình Nhòm Nhỏ cần tránh những nguy cơ nào làm băng họai Gia Đình ?

1. THẾ NÀO LÀ MỘT GIA ĐÌNH NHÓM NHỎ HHTM VỮNG MẠNH ? :

a) Gia Đình Nhóm Nhỏ phải mạnh cả về số lượng cũng như chất lượng: Phải đủ số hội viên sinh họat thường xuyên từ 10 đến 12. Hạn chế số HV không sinh họat thường xuyên.

b) Trưởng Gia Đình phải được huấn luyện thường xuyên: Trưởng GĐ Nhóm Nhỏ cần tham dự các khóa tĩnh huấn Huynh Trưởng và có chứng chỉ Huynh Trưởng Cấp I. Nhờ đó mới đủ kiến thức về linh đạo và Luật Sống HHTM, mới ý thức trách nhiệm và quyền hạn của mình và mới có khả năng điều hành Gia Đình ngày một thăng tiến. Trưởng GĐ cần tạo tinh thần hiệp thông nội bộ gia đình bằng việc phân công cụ thể cho các thành viên Tổ Phục Vụ Gia Đình, cần làm việc theo nguyên tắc dân chủ (Thảo luận, biểu quyết theo đa số quá bán và thi hành theo ý chung). Trưởng GĐ cũng cần hiệp thông với Trưởng các Gia Đình Nhóm Nhỏ khác làm việc dưới quyền BCH Xứ Đòan.

c) Về sinh họat và công tác HHTM: Gia Đình Nhóm Nhỏ mạnh phải thường xuyên tổ chức họp mặt Gia Đình thường kỳ hằng tuần theo chương trình chung. Các buổi sinh họat Gia Đình phải có biên bản do thư ký GĐ ghi tóm lược và được chủ tọa ký nhận để làm cơ sở thi hành. Trường GĐ cần tránh độc đóan vì dễ gây chia rẽ nội bộ.

d) Về công tác phát triển hội viên: Gia Đình Nhóm Nhỏ mạnh cần quan tâm phát triển hội viên theo 3 tiêu chuẩn : Nhiệt tình, chăm chỉ, thiện chí chu tòan công tác. Cố Vấn GĐ có nhiệm vụ huấn luyện các ứng sinh về linh đạo và Luật Sống HHTM để giúp họ trở thành hội viên chính thức bậc tập sinh Thánh Mẫu theo Quy chế huấn luyện HHTM.

e) Về việc xây dựng tình hiệp thông: Một Gia Đình Nhóm Nhỏ mạnh cần xây dựng được tình hiệp thông nội bộ noi gương Cộng Đòan Hội Thánh Sơ Khai (x Cv 2,42-47), thể hiện qua việc mỗi thành viên hằng ngày sẽ đọc một chục kinh Mân Côi Sống cầu nguyện cho nhau, tham dự học sống Lời Chúa theo các đề tài xây dựng tình yêu thương. Trưởng GĐ cần phân công tác thăm viếng các thành viên bỏ sinh họat hoặc thăm thân nhân đau liệt. Trong

21

gia đình mọi người biết quan tâm giúp đỡ nhau như lời khuyên của thánh Phaolô : “Vui với người vui, khóc với người khóc” (Rm 12,15).

g) Về vấn đề tài chánh: Một Gia Đình Nhóm Nhỏ mạnh cần có quỹ Gia Đình phục vụ cho sinh họat nội bộ và công tác tông đồ bác ái. Thủ quỹ GĐ cần lập Sổ Quỹ GĐ, được LM Giám Huấn ký duyệt mỗi 3 tháng một lần. Thủ quỹ có bổn phận thu quỹ và báo cáo quỹ GĐ theo yêu cầu của Trưởng GĐ.

h) Về các phương cách gây quỹ: Gia Đình có thể gây quỹ họat động bằng các phương thức sau:

- Hội viên tự giác đóng góp quỹ bác ái tông đồ (Mỗi năm từ 5 đến 10 ký gạo): Trưởng Gia Đình nộp lên BCH cấp trên theo tỷ lệ như Luật Sống ấn định.

- Góp quỹ Túi Kín trong buổi họp khi học sống Lời Chúa: Thủ quỹ GĐ có bổn phận thu túi kín và công bố kết quả từng lần.

- Kêu gọi ân nhân ủng hộ mỗi chuyến đi công tác bác ái tại vùng sâu vùng xa, thăm các trại phong cùi, cô nhi viện, nhà nuôi người già neo đơn hay trại nuôi người khuyết tật mù què câm điếc…

- Các hình thức gây quỹ khác như thu gom phế liệu, trông giữ xe tại nhà thờ, sản xuất bông hoa giả, bán sách báo đạo và CD thánh ca, bán tập vở học sinh trước năm học mới… nhằm gây quỹ sinh họat của Gia Đình…

i) Về hai loại quỹ : HHTM có hai lọai quỹ là QUỹ ÂN NHÂN BảO TRợ và QUỹ SINH HọAT CÔNG TÁC: Về quỹ Ân Nhân Bảo Trợ dành riêng cho Ban Chấp Hành từ cấp Xứ Đòan trở lên. Do phải đền ơn đáp nghĩa lâu dài nên BCH không được sử dụng quỹ Ân Nhân Bảo Trợ để cho hội viên tham quan du lịch, liên hoan… Mỗi ba tháng Trưởng GĐ phải báo cáo sổ quỹ Thu Chi Gia Đình trong buổi sinh họat Hội Đồng Quản Trị Xứ Đòan.

k) Về việc sử dụng quỹ : Tổ Phục Vụ GĐ cần sử dụng quỹ thu chi theo nguyên tắc : THủ QUỹ GĐ có quyền giữ quỹ sinh họat GĐ nhưng chỉ được chi theo yêu cầu của Trưởng GĐ. TRƯởNG GĐ không được giữ quỹ nhưng được chi theo tiêu chuẩn. Nếu chi quá tiêu chuẩn phải được đa số quá bán thành viên GĐ đồng ý. Trưởng Gia Đình có thể giữ một số tiền quỹ tối thiểu để chi những việc cấp bách, nhưng phải ghi vào sổ quỹ Thu Chi và Biên Bản Huổi Sinh họat GĐ.

2. MỘT SỐ ĐIỀU GIA ĐÌNH NHÓM NHỎ CẦN THỰC HÀNH HẰNG TUẦN: a) Hội họp: TRƯởNG GIA ĐÌNH cần tổ chức buổi họp mặt hằng tuần hay nửa

tháng. CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH có bổn phận tham dự buổi họp GĐ để cùng nhau học sống Lời Chúa, thắt chặt tình thân, đọc Kinh tối Gia Đình luân phiên và cùng nhau thi hành công tác được phân công. THờI GIAN MỗI BUổI HọP mặt sinh họat Gia Đình từ 45 đến 60 phút.

b) Cần tránh: Trong buổi họp mặt thành viên GĐ cần có mặt trước để có thể khai mạc và kết thúc đúng giờ. Khi học Lời Chúa cần khiêm tốn chia sẻ ý kiến hơn là tranh cãu hơn thua. Khi không thể tham dự sinh họat cần báo cáo với Trưởng Gia Đình lý do. Cần chu tòan bổn phận với gia đình Nhóm Nhỏ và gia đình ruột thịt của mình. Tránh thái độ vô trách nhiệm với việc chung của Gia Đình. Nhất là tránh cho vay mượn quỹ chung thường là nguyên nhân gây bất bình và làm băng họai tình cảm giữa các thành viên Gia Đình.

3. LỜI CẦU: Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con. Xin đổ ơn Thánh Thần giúp chúng con đi theo linh đạo

Hiệp Hội Thánh Mẫu là “Hiệp Sống - Xin Vâng - Phục Vụ”. Xin cho chúng con biết liên kết thành những Cộng Đòan Nhóm Nhỏ là Gia Đình Sống Đời Kitô HHTM. Nhờ năng họp mặt học sống Lời Chúa hàng tuần, các thành viên sẽ được Thánh Thần biến đổi nên con thảo của Chúa Cha, môn đệ đích thực của Chúa và chu tòan sứ vụ đem Chúa đi thăm viếng, giúp cho nhiều người được ơn cứu độ, như Mẹ Maria xưa đã mang Thai Nhi Giêsu đến thăm gia đình Giacaria, làm cho thai nhi Gio-an nhảy mừng vì được hưởng ơn cứu độ.- AMEN.

LM ĐAN VINH - HHTM

22

IV. THƯ GIÃN 1. CON TÊN LÀ GÌ ?

Trong lúc bố mẹ đang bất hòa với nhau, bé Tâm đến bên hòi bố : ”Bố ơi, con tên là gì hả bố ?”. Ong bố đang bực mình liền mắng con : ”Con mẹ mày !” Bé Tâm liền lại chạy sang hỏi mẹ : ”Mẹ ơi, con tên là gì hả mẹ ?” Bà mẹ cũng không chịu kém đáp lại : ”Thằng bố mày !” Bé Tâm chưa thỏa mãn, liền chạy lên lầu hỏi chị lúc đó đang nghe nhạc. Cô chị liền trả lời bằng câu hát trong bài nhạc ngoại quốc đang nghe : ”Oh, yeah !!!” Bé Tâm sang phòng anh trai lúc ấy đang dán mắt vào màn hình bóng đá để hỏi anh tên mình là gì. Anh bé không nghe rõ câu hỏi liền trả lời bừa tện cầu thủ ưa thích : ”Đa-vid Beckham”.

Hôm sau khi bé Tân đi học, cô giáo hỏi : ”Em tên gì ?”. Nó liền trả lời “Con mẹ mày !”. Cô giáo tức giận hỏi tiếp : ”Em nói cái gì vậy ?” Nó trả lời : ”Thằng bố mày !” Cô giáo liền trứng mắt lên dọa : ”Cô sẽ đuổi học em ngay cho mà xem !” Nó liền bảo : ”Oh, yeah !!!” Cô giáo liền hỏi vặn tiếp : ”Em nghĩ mình là ai mà dám hỗn láo như thế hả ?” Nó liền trả lời :”David Beckham !”.

2. CÓ THIÊN CHÚA KHÔNG ? Trong một cuộc tranh luận với chủ đề thần học, một giáo sư bắt đầu bài thuyết trình của mình bằng câu hỏi: ”Ai trong số quý vị ngồi đây đã từng nhìn thấy Thiên Chúa ?” Không có tiếng trả lời. Vị giáo sư hỏi tiếp: ”Ai trong số các vị đã được sờ mó vào Chúa ?” Cử tọa vẫn im lặng. Giáo sư cao giọng hơn: ”Vậy đã có ai từng nghe thấy tiếng Chúa chưa ?” Không ai trả lời. Vị giáo sư lập tức khẳng định: ”Vậy chúng ta có thể kết luận : Chúa chỉ là một ý niệm chứ không có trong thực tại !” Một sinh viên liền đứng lên đặt câu hỏi : ”Ai trong quý vị ngồi đây đã từng nhìn thấy bộ não của giáo sư chưa ?” - “Có ai đã từng sờ vào bộ não của giáo sư ?” - Ai đã từng nghe tiếng nói của bô não ấy ?” - Nhưng không có tiếng trả lời. Anh sinh viên phản biện quay sang giáo sư hỏi: ”Vậy liệu chúng ta có thể đi đến kết luận rằng giáo sư không hề có bộ não chăng ?

SƯU TẦM

V. THÔNG TIN HIỆP SỐNG THÁNG 09/2016

HIỆP HỘI THÁNH MẪU VIỆT NAM LIÊN HỘI HIỆP HỘI THÁNH MẪU TGP SÀI GÒN

THÔNG BÁO 1 Trích Yếu V/v: MỞ KHÓA TĨNH HUẤN HUYNH TRƯỞNG BAN CHấP HÀNH XĐ/ HHTM Kính gửi: Ban Chấp Hành Các Liên Đoàn, Hiệp Đoàn, Xứ Đoàn và Hội Viên Hiệp Hội Thánh Mẫu thuộc Liên Hội HHTM TGP Sài Gòn.

Nhằm mục đích huấn luyện Huynh Trưởng đang giữ các chức vụ trong BCH các cấp thuộc ba Liên Đoàn Bác Ái, Gia Đình, Giới Trẻ HHTM về việc điều hành sinh hoạt theo luật sống HHTM, trong phiên họp BCH Liên Hội hồi 19g30 ngày 27/08/2016 vừa qua, Cha Tổng Giám Huấn và Ban Chấp Hành Liên Hội HHTM đã quyết định sẽ mở khóa tĩnh huấn Huynh Trưởng HHTM, kết hợp hành hương viếng Đức Mẹ Tapao và sinh hoạt hè 2016 như sau:

23

1) Thời gian khóa huấn luyện: Khóa huấn luyện HT được tổ chức trong tháng 9-10 vào hồi 18g30 đến 21g00 các thứ Tư hàng tuần (7/9, 14/9, 21/9, 28/9/2016). Cụ thể ngày Khai mạc khóa tĩnh huấn hồi 18g30 Thứ Tư 07/09/2016.

2) Địa điểm: Lầu III nhà Sinh Hoạt Mục Vụ Giáo Xứ Sao Mai.

3) Học viên: Gồm các Huynh Trưởng Ban Chấp Hành các Xứ Đoàn thuộc 3 Liên Đoàn Bác Ái, Gia Đình, Giới Trẻ HHTM TGP và các Hội viên ưu tú của các Xứ Đoàn.

4) Thời hạn đăng ký: Xứ Đoàn Trưởng sẽ ghi Danh Sách đăng ký các học viên của Xứ Đoàn mình, với chữ ký chấp thuận của LM Chính Xứ Giám Huấn HHTM hay LM Đồng Hành của Xứ Đoàn. Han chót đăng ký ghi danh từ khi nhận được thông báo này đến ngày 6/9/2016 gửi về BCH Liên Đoàn như sau:

-Liên đoàn Bác Ái HHTM: Bà Chiến - ĐT: 0938.748.262 -Liên đoàn Gia Đình HHTM: Chị Nhiễu - ĐT: 0983.043.997 -Liên đoàn Giới Trẻ HHTM: Cô Thọ - ĐT: 01267.057.552

BCH Liên gửi danh sách cho Liên hội trưởng: Ông Giang – ĐT: 0903.323.942, để chuẩn bị in ấn tài liệu chuẩn bị cho khóa huấn luyện.

5) Nội quy Khóa HL: a) Học viên có mặt đúng giờ để kết thúc đúng giờ. b) Chương trình mỗi buổi tĩnh huấn như sau:

-18g30: điểm danh, tập hát -19g00 - 20g00: Bài khóa linh đạo HHTM do Cha Tổng Giám Huấn phụ trách. -20g00 – 21g00: Bài khóa học sống Nhân Bản Kitô giáo do ban nghiêm huấn phụ trách.

6) Về chuyến đi Hành Hương: Sau khi kết thúc khóa học trong tháng 9, có chuyến hành hương viếng Đức Mẹ Tapao kết hợp tắm biển LAGI, do cha Tổng Giám huấn và BCH liên hội tổ chức để thực tập những điều đã học trong khóa, thực thi tinh thần hiệp nhất yêu thương huynh đệ để HHTM mỗi ngày phát triển hơn. Học viên tham dự khóa HL được miễn phí tiền xe 45 chỗ.

CHƯƠNG TRÌNH CHUYẾN ĐI HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ TAPAO:

NGÀY THỨ SÁU 7/10/2016: - 21g30 tập trung tại Cty Việt Tiến đường Lê minh Xuân Ph 7 Tân Bình. Trên xe mỗi người tham dự góp 270.000 ngàn đồng (Chi phí tiền ăn: bữa tối trên xe, 2

bữa sáng và 3 bữa chính, bồi dưỡng tài xế, thuê chỗ tam trú bãi tắm và các chi phí linh tinh khác như nước uống trên xe, thuốc say xe, thưốc cảm…), ưu tiên ghế đầu cho người già yếu.

- 22g00 xe khởi hành.

NGÀY THỨ BẢY 8/10/2016: - 02g00 Dự trù đến Gia trang Thánh Mẫu và nghỉ qua đêm.

- 05g30: thức dậy vệ sinh cá nhân. - 06g00 Tập trung dọc kinh dâng ngày cho Chúa, nghe Lời Chúa và chia sẻ theo Nhóm Nhỏ.

- 7g00: ăn sáng - 8g00 đến 11g00: Thực tập nếp sống nhân bản Kitô giáo các bài khóa do Cha TGP hướng dẫn (chia nhóm thảo luận) - 11g30: cơm trưa - 12g30:Nghỉ trưa - 14g30: Sinh hoạt theo Nhóm Nhỏ. - 16g30: Lên núi Đức Mẹ đi đàng Thánh Giá (Suy niệm của LM ĐAN VINH). - 17g30: Thánh Lễ kính Đức Mẹ Mân Côi trên núi do Cha Tổng Giám Huấn cử hành - 18g30: cơm chiều. - 19g30: Sinh hoạt Nhóm Nhỏ.

CHÚA NHẬT 09/10/2016: - 04g00: Thức dậy, vệ sinh riêng

24

- 04g45: Lên xe tới nhà thờ Trung Tâm dự lễ Chúa Nhật. - 05g00: Thánh lễ. Sau lễ lên xe về lại Gia trang Thánh Mẫu. - 06g30: Ăn sáng - 07g30: Khởi hành đi bãi tắm Lagi tắm biển. - 11g30: Cơm trưa chung đoàn tại lều thuê. - 14g00: Lên xe về lại Thành Phố.

XIN LƯU Ý: Học viên di dự không kèm trẻ em và tuân theo chương trình của BTC. Tránh bê trễ gây phiền hà cho đoàn.Vắng mặt phải báo cáo cho Ban Tổ chức biết.

Xin Đức Mẹ Vô Nhiễm Bổn mạng HHTM chuyển cầu để chuyến đi được an toàn tốt đẹp.

THÔNG BÁO 2

NHÀ THỜ THÁNH MẪU - GIÁO XỨ SAO MAI

THÔNG BÁO

Trích Yếu V/v: TỔ CHỨC HỘI DIỄN THÁNH CA 2016 CHỦ ĐỀ “CÙNG MẸ CA NGƯỢI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT”

KÍNH GỬI: Các Ca Đoàn Hiệp Hội Thánh Mẫu TGP Saigon Các Ca Đoàn Gx Sao Mai Và các Ca đoàn thuộc các Giáo xứ bạn

Trong Năm Thánh kính Lòng Chúa Thương Xót, nhằm tạo sinh hoạt cho giới trẻ các Xứ Đoàn thuộc Hiệp Hội Thánh Mẫu Tổng Giáo Phận Saigon, các ca đoàn thuộc Gx Sao Mai, Nt Thánh Mẫu, và các ca đoàn các Giáo Xứ khác trong Tổng Giáo Phận Sàigòn, Lm Tổng Giám Huấn HHTM kiêm chính xứ Giáo Xứ Sao Mai sẽ tổ chức một buổi Hội Diễn Thánh Ca như sau:

BUỔI HỘI DIỄN THÁNH CA đươc tổ chức dưới sự chủ tọa của Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc tại Nhà Thờ Sao Mai (130/54 Nghĩa Phát, Phường 7, Quận Tân Bình) vào hồi 19g00-21g00 thứ Ba 11/10/2016.

BAN TỔ CHỨC HỘI DIỄN THÁNH CA gồm các thành viên thuộc Ban Chấp Hành Liên Hội HHTM TGP kết hợp với Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Sao Mai do LM Tổng Giám Huấn HHTM kiêm Chính Xứ Sao Mai (DD 0989 049 968) làm Trưởng Ban. Với sự cộng tác của các Linh Mục, các chuyên viên và các thành viên Ban Chấp Hành Liên Hội HHTM và Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ Sao mai như sau:

- LM Đinh văn Vãng (DD 0989 049 968 hoặc 0838 643 353); LM Vũ quang Trường (DD 0909 306 106 hoặc 0862 762 914), Nhạc sĩ Quang Minh (01213 454 959).

- Ông Lê Giang, Liên Hội Trưởng HHTM TGP Saigon (DD 0903 323 942); Bà Hoàng thị Nhiễu, LĐ GĐHHTM (DD 0931 805 384); Cô Đinh thị Thọ, LĐ GTHHTM (DD 01267 057 552); Bà Hoàng thị Thanh Hương, TQ BCHLH HHTM (DD 0908 751 702); Ông Đỗ công Minh, Ban Nghiên Huấn HHTM (DD 0908 610 686);

- Ông Nguyễn văn Lung, Chủ Tich Hội Đồng Mục Vụ GX Sao Mai (DD 0937 804 591); Ông Vũ Trung Kiên (DD 0902471 965); Ông Chương (DD 0902 548 802), Ông Vũ minh Chính (DD 0902 871 959), Ông Trần đức Vĩnh, MV Giới Trẻ SM (DD 0976 930 634); Ông Thái đình Lợi, Ban MV Giới Trẻ Sao Mai (DD 0918 151 686); Chị Nguyễn Tuyết Trinh Ca Đoàn Giới Trẻ HHTM (DD 0902 284 582).

25

BAN GIÁM KHẢO gồm LM Rôcô Nguyễn Duy, Thư Ký Ủy Ban Thánh Nhạc Toàn quốc và TGP Saigon; nhạc sĩ Quang Minh (DD 01213 454 959) và một số LM có khả năng và kiến thức về thánh ca.

THÀNH PHẦN DỰ THI: Mời các Ca Đoàn thuộc hai LĐ Giới Trẻ HHTM và Gia Đình HHTM, các Ca Đoàn

thuộc hai nhà thờ Sao Mai và Thánh Mẫu; Các Ca đoàn Giáo xứ trong Giáo hạt Chí Hòa và các Giáo Hạt khác đăng ký tham gia buổi Hội Diễn với Ban Tổ Chức.

ĐĂNG KÝ HỘI DIỄN: Mỗi Ca Đoàn có thể đăng ký tham dự 2 tiết mục cho 2 thể loại khác nhau. Đăng ký trước ngày 20/09/2016 với Ban Tổ Chức theo số ĐT nói trên.

PHẦN THƯỞNG KHÍCH LỆ: Dự kiến phần thưởng khích lệ gồm cờ lưu niệm và 17 Giải cho 4 thể loại như sau: 1) Thể loại Hợp Xướng (Hợp ca) dành cho đơn vị từ 15 ca viên trở lên:

Giải 1, Giải 2, Giải 3 và 5 giải khuyến khích. 2) Thể loại Múa: Giải 1, Giải 2, Giải 3. 3) Thể loại Tốp Ca từ 3 đến 10 ca viên: Giải 1, Giải 2, Giải 3. 4) Thể loại Đơn Ca - Song Ca – Tam Ca: Giải 1, Giải 2, Giải 3.

PHÁT THƯỞNG: Ban Tổ chức sẽ phát thưởng cho các đơn vị và cá nhân đoạt giải vào cuối buổi Hội Diễn.

Buổi Hội Diễn Thánh Ca nhằm tạo sinh hoạt đạo đức lành mạnh trong Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót cho các ca đoàn Giới Trẻ Hiệp Hội Thánh Mẫu và những người thích hát Thánh Ca, không nhằm mục đích tôn vinh cá nhân hay tập thể, vì dễ dẫn đến tranh cãi khiếu nại mất đoàn kết.

Làm tại NT Sao Mai ngày 28/08/2016. LM Giám Huấn HHTM TGP - Chính Xứ GX Sao Mai

Đaminh ĐINH VĂN VÃNG

A. SINH HOẠT CỦA LIÊN HỘI HHTM-TGP. 1. BCH LIÊN HỘI THAM DỰ BỔN MẠNG XỨ ĐOÀN GIỚI TRẺ HHTM BÌNH AN: Nhân dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Xứ đoàn Giới trẻ HHTM Bình An đã tổ chức trọng thể

lễ mừng bổn mạng do cha phó xứ Bình An chủ tế. Sau phần phụng vụ lời Chúa, cha chủ tế đã làm nghi thức tuyên hứa ra mắt tân BCH Xứ đoàn Giới Trẻ HHTM Bình An. Sau thánh lễ, bữa tiệc mừng đươc tổ chức với 25 bàn, có sự tham dự của cha Quản hạt Bình An kiêm Chính xứ Gx Bình an Hạ, cha Phó xứ, Hội đồng mục vụ GX, qui khách ,cùng BCH LH /HHTM TGP Sai gòn. Ông Liên Hội Trưởng đã có lời chúc mừng Bổn Mạng và tặng quà cho Xứ Đoàn Giới Trẻ HHTM Bình An.Trong buổi tiêc có văn nghệ góp vui của quí cha, quí khách và các hội viên HHTM mang đậm nét vui tươi thân ái hiệp nhất. Buổi liên hoan kết thúc hồi 21g00 cùng ngày.

2. MỜI BCH LIÊN HỘI HỌP MẶT THƯỜNG KỲ : Trong buổi sinh hoạt tháng 7/2016 vừa qua, Ban Chấp Hành Liên Hội đã thống nhất sẽ họp mặt các thành viên BCH hằng tháng tại Nhà

26

Xứ Sao Mai vào tối thứ Ba tuần thứ hai mỗi tháng. Khi nhận được tin nhắn mời họp, đề nghị các thành viên hồi đáp đã nhận được tin, để khỏi phải nhắn tin mời lại lần thứ hai.

B. SINH HOẠT CỦA LIÊN ĐOÀN BÁC ÁI HHTM TGP/SG: I. MÙNG BỔN MẠNG:

1) Ngày 8/8: Kính Thánh ĐaMinh. BCH LĐ BA/HHTM xin bổ túc chúc mừng BM của quý Huynh Trưởng như sau:

- Ông ĐaMinh Trần Mạnh Huy: Liên Đoàn phó Nội Vụ của LĐ BA HHTM-TGP-SG. - Ông ĐaMinh Phan Đảm: Cố Vấn Xứ đoàn BA HHTM Bùi Phát.

2) Ngày 15/9: Lễ Đức Mẹ sầu bi Bổn mạng của bà Maria Phạm Thị Hoa: Đoàn Trưởng Xứ đoàn BA HHTM Châu Bình.

BCH LĐBA Xin kính chúc Quý ông nhận Thánh Đaminh và Quý bà nhận Đức Mẹ Maria làm Bổn mạng được dòi dào ơn Chúa qua lời bầu cử của các Ngài.

II. THÔNG TIN LIÊN ĐOÀN:

1. Đại diện BCH LĐBA HHTM đã đến tham dự thánh lễ mừng lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời là Bổn Mạng của 2 Xứ đoàn là XĐ Bác Ái HHTM Bùi Phát (Tân Định) và XĐ Bác ái HHTM Tân Hưng (Xóm mới).

2. Nhân ngày lễ Mẹ Lên Trời 15/8 vừa qua, đại diện BCH LĐ BA đã đi hành hương ra Linh Địa Đức Mẹ La Vang (TGP Huế), nơi có nghinh đài của Hiệp Hội Thánh Mẫu / TGP SG. Tại đây, đoàn đã được phép cha Giám Đốc Linh Địa tạo điều kiện chăm sóc phục vụ linh đài: làm tổng vệ sinh khu vực, sắp xếp lại ghế đá của Hiệp Hội Thánh Mẫu dâng tặng trong khuôn viên tượng đài chính Đức Mẹ 3 cây đa của Trung Tâm. Đoàn cũng được cha Giám Đốc Trung Tâm hướng dẫn tham quan công trình xây dựng Nhà thờ Lavang mới đang xúc tiến. BCH LĐBA đề nghị các Xứ Đoàn tiếp tục cầu nguyện và rộng tay đóng góp để công trình xây dựng lớn lao này sớm hoàn thành tốt đẹp.

3. Theo đơn đề nghị của Đoàn trưởng Xứ đoàn Bác Ái Tân Hưng Hóc Môn xin được tách Xứ đoàn BA Tân Hưng ra khỏi Liên Đoàn Bác Ái HHTM, để gia nhập Liên Đoàn Gia Đình HHTM, vì lý do cho phù hợp với lứa tuổi của đa số các hội viên Xứ Đoàn. Đề nghị của XĐ Tân Hưng đã được Cha Tổng GH và BCH Liên Đoàn BA HHTM TGP SG chấp thuận.

III. CÔNG TÁC BÁC ÁI CỦA CÁC XỨ ĐOÀN:

1) Xứ đoàn Tân Hưng Xóm Mới: 2.042.000 đ 2) Đoàn Học Sống Lời Chúa NT Thánh Mẫu: 13.000.000đ 3) Xứ đoàn Nam Hòa: 8.300.000đ (gồm 100 phần quà nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập

Xứ đoàn để thăm các chị em Hội Viên, nhất là các Hội Viên đau liệt). 4) Xứ đoàn Nam Hưng: Đã tổ chức chuyến đi bác ái trong tháng 6/2016 tại trại phong Tuy

Hòa Quy Nhơn và giúp các thầy dòng ở Thiên An Huế với số liệu như sau: -Tiền mặt: 29.000.000đ -Hiện vật: 100 thùng mỳ, 60 lít dầu ăn, 2 thùng nước mắm, 2 thùng lớn bột ngọt+ bột

nêm, 100 kg đường và 400 chiếc nón kết.

IV. THƯ MỜI HỌP: Mời các Huynh Trưởng BCH và các Hội viên các Xứ Đoàn thuộc Liên Đoàn Bác Ái HHTM TGP

SG, đến tham dự buổi họp mặt hàng tháng tại nhà thờ Thánh Mẫu Trung Ương, số 3-5 Chữ Đồng Tử, phường 7, quận Tân Bình vào lúc 15g00 Thứ Hai ngày 26/9/2016. Rất mong quý ông bà anh chị em có mặt đông đủ và đúng giờ.

C. SINH HOẠT CỦA LIÊN ĐOÀN GIA ĐÌNH HHTM TGP: C. THÔNG TIN LIÊN ÐOÀN GIA ÐÌNH HHTM TỔNG GIÁO PHẬN SG

27

I.CÁC LỄ BỔN MẠNG TRONG THÁNG 9

1. Ngày 04/09/2016 Mẹ Teresa Calcutta được phong Thánh Tại Roma : Bổn mạng của Ban Caritas Hạt Chí Hòa năm nay được tổ chức Thánh Lễ mừng kính lúc 17g30, thứ tư ngày 07/09/2016 Tại Giáo xứ Nam Thái. Sau lễ liên hoan tại nhà hội Gx Nam Thái. Kính báo đến Gia đình Caritas HHTM Lộ Đức . ( Sẽ có thư mời quý hội viên ) .

2. Ngày 21/09/2016 Lễ kính THÁNH MATTHÊU Bổn Mạng của XĐ Gia Ðình HHTM Matthêu Sao Mai . 3. Ngày 30/09/2012 Lễ kính Thánh Giêronimo Bổn mạng Anh Nguyễn Đức Vĩnh: Ủy viên liên lạc Liên Hội, Liên đoàn phó nội vụ Liên đoàn gia đình HHTM TGP SG. CHÚC MỪNG Chúc mừng Bổn Mạng Xứ Đoàn Gia Đình HHTM Mattheu – Sao Mai và Bổn mạng anh Gieronimo Nguyễn Đức Vĩnh, được lãnh nhận tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và luôn hăng say học sống Lời Chúa để tích cực góp phần vào sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.

II. SINH HOẠT LIÊN ÐOÀN GIA ÐÌNH HHTM TGP 1.Ngày 10/08/2016 Đức Tân Giám mục Giuse Đỗ Mạnh Hùng Về Giáo Xứ Sao Mai

dâng Thánh lễ Tạ ơn :

(Ngồi hàng trước từ trái sang phải có: Cha Đa Minh Đinh Văn Vãng, Chính xứ Sao Mai - Tổng Giám Huấn HHTM; Đức Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Tân Giám Mục Phụ Tá TGP SG; Ông Gioan Baotixita Trần Minh Chính, Thư ký Ban thường vụ Gx Sao Mai và Cha GB Nguyễn Đình Khơi DBS.

Đứng hàng sau gồm có: Đại diên Ban chấp hành Liên Đoàn Gia đình HHTM GP SG; Đại diên 3 XĐ gia đình HHTM Sao Mai : GĐ/HHTM Sao Mai, GĐ/HHTM Matthêu, GĐ/HHTM Caritas Lộ Đức.)

2. Ngày 15/08/2016: Xứ Đoàn Gia Đình HHTM Lạc Quang mừng Bổn mạng Mẹ Lên Trời. Liên đoàn Trưởng LĐGĐ HHTM TGP cùng các chị Hoàng Dung và Minh Trang đại diên Liên đoàn GĐHHTM đi dự thánh lễ tại Nhà Thờ Lạc Quang. Chị Hoàng thị Nhiễu cũng thay mặt BCH LĐ gởi đến anh chị em Hội viên HHTM XĐ Lạc Quang món quà mừng nhân dịp lễ Bổn mạng Đức Mẹ Mông Triệu của Xứ Đoàn.

28

Trong buổi liên hoan sau lễ, chị Hoa Tím đã ngâm bài thơ của Chị Nguyệt Trần

để mừng kính Đức Mẹ Hốn Xác Lên Trời như sau: Trong bầu khí rộn ràng náo nức Đoàn Hiệp hội thánh mẫu Lạc Quang Mừng kính Mẹ Maria hồn xác lên trời Maria Mẹ hiền từ đầy ơn phúc Mẹ đẹp rực rỡ hơn mặt trời Lung linh tuyệt vời hơn ánh sao Ngước nhìn Mẹ Đoàn con khao khát Dâng lên Mẹ vạn lời ca yêu mến Lòng tràn đầy cảm xúc lâng lâng Nơi trần thế đã có biết bao nhiêu Bài thơ ca, ca ngợi Mẹ Thiên Chúa Mẹ được đặc ân Hồn Xác Lên Trời Mẹ đã đón nhận vương miện cao quý Mẹ oi đoàn con hân hoan vui sướng Vì tình Mẹ bao la luôn tha thứ Mọi lỗi lầm mà chúng con vướng phạm Trên hành trình theo Chúa hàng ngày Hành trình đầy chông gai trắc trở Do ích kỷ lười biếng với đam mê ... Chúng con nài van khấn cầu Mẹ Mẹ là điểm tựa nâng đỡ chúng con Dẫn chúng con tránh xa mọi tật xấu Để chúng con biết hăng say phục vụ Cho giáo xứ và cho cả cộng đồng Biết đoàn kết xây dựng Đoàn vững mạnh Biết hi sinh và hoạt động bác ái Luôn sống theo lời Chúa: mến Chúa yêu người Để sau này được vui sống muôn đời bên Mẹ. NGUYỆT TRẦN

3. GĐ HHTM Sao Mai Mừng Bổn Mạng Mẹ Trinh Vương Hồi 17g30 thứ năm 22/ 8 /2016 vừa qua, Cha Tổng Giám Huấn HHTM ĐaMinh Đinh Văn Vãng cũng là cha chính xứ gx Sao Mai chủ tế thánh lễ mừng BM Mẹ Trinh Vương của Xứ Đoàn Gia Đình HHTM Sao Mai. Trước thánh lễ có nghi thức tuyên hứa bậc Tập sinh cho 6 hội viên mới gia nhập. Trong thánh lễ có nghi thức tuyên thệ Tân Ban Chấp Hành Xứ Đoàn Gia đình HHTM Sao Mai nhiệm kỳ 2016–2019.

29

Tân Ban chấp hành Xứ Đoàn Gia đình Hiệp Hội Thánh Mẫu Sao Mai nhiệm kỳ 2016 – 2020

gồm những anh chị có tên sau : 1. Đoàn trưởng : Teresa Trần Thị Thanh Châu 2. Đoàn Phó Đối Nội : Maria Hoàng Thị Thanh Hương 3. Đoàn Phó Đối Ngoại : Maria Trần Thị Châu 4. Thư ký Giuse : Nguyễn Văn Lệ 5. Thủ Quỹ : Maria Nguyễn Thị Thái 6. Ủy viên Ca đoàn : Anna Dương Thị Hồng Hạnh 7. Ủy viên Truyền Thông : Maria Đặng Thị Thanh Hường 8. Ủy viên Bác Ái Xã Hội : Teresa Phạm Thúy Liễu

Trong phần cám ơn cuối thánh lễ, Chị Đoàn Phó Nội vụ của Gia đình Sao Mai đã báo cáo tình hình và sinh hoạt của Xứ Đoàn Gia Đình HHTM Sao Mai, đã được cha Tổng Giám Huấn khen về nhiều mặt: Thường xuyên sinh hoạt hội họp và học sống Lời Chúa theo Tin Mừng Chúa Nhật tai Nhà Sinh Hoạt Mục Vụ Gx Sao Mai từ 19g00 đến 21g30 Thứ Năm hằng tuần, Làm công tác bác ái cho quà Giáng Sinh giúp người mù tại nhiều địa điểm trong Thành Phố với số tiền lên đến 130 triệu đồng. Sẵn sàng cộng tác với Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ trong các việc đóng góp xây dựng nhà Chúa và các sinh hoạt chung, hát lễ mỗi chiều Thứ Bảy hằng tuần hồi 17g30, Ngài cũng khuyến khích các hội viên nên sinh hoạt có đôi , ít nhất là những ngày lễ lớn .

30

4. THÊM XỨ ĐOÀN MỚI: Được sự chấp thuận của Cha Tổng Giám Huấn HHTM, Liên đoàn Gia đình HHTM TGP Sài gòn đã tiếp nhận Xứ đoàn HHTM Tân Hưng (Hóc Môn) từ LĐ Bác Ái HHTM nhập Liên Đoàn Gia Đình HHTM để tiện sinh hoạt. Từ tháng 09/2016, Xứ đoàn Tân Hưng (Hóc Môn) sẽ liên kết và sinh hoạt chung với Liên đoàn Gia đinh HHTM TGP.

Ban Chấp Hành Liên đoàn gia đình bổ sung nhân sự nhiệm kỳ 2016-2020 như sau :

TT Tên Thánh tên gọi Chức vụ Số Điện Thoại 1 Chị Maria Hoàng Thị Nhiễu LĐ Trưởng 0931805394 2 Anh Giemonimo Nguyễn Đức Vĩnh LĐ Phó nội 0976930834 3 Anh Giuse Nguyễn Văn Lê LĐ Phó Ngoại 0985921821 4 Chị Teresa Phạm Thị Trung Thư ký 1 0906731033 5 Chị Maria Nguyễn Thị Bạch Tuyết Thư ký sinh hoạt 01212019876 6 Anh Đa Minh Vũ văn Tuấn Tập huấn 0917502977 7 Anh Valentin Nguyễn Văn Ngọc Thông Tin 0909403466 8 Chi Maria Hoàng Minh Trang Thủ Quỹ 2 0974967531 9 Chị Maria Nguyễn Thị Lan Ủy viên Phát triển 0976073458 10 Anh Vinh Sơn Nguyễn Văn Dũng Ủy Viên Bác ái 0937423201 11 Anh GB Vũ Đình Thịnh Ủy viên Truyền thông 01689616894 12 Chị Hoàng Thị Dung Ùy viên phụng vụ 0987054405

5. THƯ MỜI DỰ HỘI THẢO TH 9 CỦA LIÊN ĐOÀN GIA ĐÌNH HHTM

KÍNH GỬI : Quí Ban Chấp Hành và Hội Viên HHTM các Xứ Đoàn thuộc Liên Đoàn Gia Đình HHTM/TGP/Sàigòn.

Được sự chấp thuận của cha Đa Minh Tổng Giám Huấn HHTM và được sự đồng ý của Cha Đa Minh chính xứ Giám Huấn HHTM Giáo xứ Hà Nội – Hạt Xóm Mới, Liên Đoàn Gia Đình Hiệp Hội Thánh Mẫu TGP/SG trân trọng kính mời:

Quý Ban chấp hành và Hội viên các Xứ Đoàn Gia Đình HHTM TGP Saigòn

** Đến tham dự Thánh lễ của Liên Đoàn và buổi sinh hoạt hội thảo chuyên đề về Linh Đạo HHTM tháng 9/2016 như sau :

Thời Gian : Từ 17g30 đến 20g30 thứ ba 06/09/2016 Tại Hội Trường Gx Hà Nội - GH Xóm Mới – Số 49/7 Thống Nhất, P.13, Quận Gò Vấp. Chủ đề Học hỏi : “Hội viên Gia Đình HHTM cần thi hành 3 chức vụ : Ngôn sứ, Tư

tế và Vương đế như thế nào tại gia đình, nhà thờ và trong xã hội mình đang sống ?”

GỢI Ý : Sứ vụ tư tế gồm các việc đạo đức hằng ngày như kinh nguyện hội viên, giờ kinh tối gia đình; Hằng tuần hằng tháng như : Dự thánh lễ Đoàn, Giờ Thánh Cùng Mẹ Thờ Chúa…

Sứ vụ ngôn sứ gồm việc dự buổi Học sống Lời Chúa hằng tuần và tích cực làm công tác tông đồ truyền giáo như dạy giáo lý dự tòng và hôn phối, thăm viếng người lương, phúng viếng đọc kinh cho người mới qua đời trong giáo xứ…

Sứ vụ vương Đế gồm các việc phục vụ tại nhà thờ như hát lễ, đọc sách thánh, giúp kẻ liệt, quét dọn nhà Chúa, thăm viếng bác ái để chia sẻ vật chất cho những người nghèo khổ, hàn gắn các gia đình bất hạnh…

** Ngoài ra, mỗi Xứ đoàn sẽ làm bản báo cáo trong 2 phút về việc mở trang Facebook trên internet, và các công tác Xứ Đoàn đã thực hiện trong năm qua bằng hình ảnh (nếu có).

Ban chấp hành Liên đoàn rất mong các Huynh Trưởng BCH và Hội viên các Xứ đoàn nhiệt tình hưởng ứng để đến tham dự thánh lễ đông đủ và tích cực tham gia sinh hoạt hội thảo sau thánh lễ để buổi họp mặt Liên Đoàn đạt được kết quả tốt đẹp.

Nhà Thờ Thánh Mẫu ngày 22 tháng 08 năm 2016 LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG

Maria Hoàng Thị Nhiễu

31

CHƯƠNG TRÌNH HỌC HỎI VÀ HỘI THẢO THÁNG 9

Thứ Ba : 06/09/2016 MC : Chị Tuyết và Anh Dũng

Thời gian

Công việc Thi Hành Đảm nhiệm

16g 45 Tập trung Đón tiếp hướng dẫn Gửi xe Gia đình Hà Nội 17g 00 Thánh Lễ Tạ ơn

Thánh Lễ riêng Phụng vụ xin Cha Giám huấn Hỗ trợ

Hội Trường Gia đình Hà Nội lo phụng vụ

Cuối lễ Chị Nhiễu Cám ơn Chị Trang và chị Lan chuẩn bị Quà

18g00 Giải lao Nước uống trà Đá Gia đình Hà Nội 18g15 Khai mạc Cha Tổng Giám Huấn Mc Mời …… 18g20 Giới thiệu

thành phần tham dự

Danh sách đính kèm riêng cho Mc

Cập nhật kịp thời Chị Nhiễu và Chị Nga

Xin đại biểu đứng tại chỗ

Mc Hội trường vỗ tay

18g30 Lập ban chủ tọa đoàn Quý cha , ban huấn luyện.

Gửi bàng chấm điểm đên Quý Cha và ban huấn luyện

Mc Tuyết Mc xứ đoàn Hà Nội

Anh Lệ làm bàn điểm 10, 9 ,8

Ban Thư Ký Chị nhiễu , anh Vĩnh và chị Nga (Xđ Hà nội )

Các thư ký cộng điểm tại chỗ

Chị Trung

18g30 Đại diện Các xứ đoàn thuyết trinh về ba sứ vụ

Đã được chuẩn bị trước – đại diện thuyết trình theo nội dung đã soạn,

Mc ,mời đại diện xứ đoàn theo mẫu tự : Bắc Hà , Châu Bình …..

Treo bản thuyết trình anh Ngọc , Chị Nhiễu , A Tuấn

19g00 Giải Lao 19g15

Tổng Kết Ý kiến của đoàn chủ tọa

Mc Chị Dung, chuẩn bị quà tăng đoàn chủ tọa

19g 25 Ban thư ký công bố điểm của các xứ đoàn

Mc Chị Trang chuẩn bị quà ta9ng xứ đoàn

19g 40 Nghi thức Tạ ơn và sai đi

MC hướng dẫn châm nến

Phân phối nến và chụp nến : lan , trung ,

20g Liên hoan Gđ Hà Nội 20g 30 Bế mạc Mc

6. Hiệp thông cầu nguyện : - Chị Minh là hiền thê của anh Giuse Trần Văn Minh, nguyên Trưởng Liên Hội HHTM đã

nằm bệnh lâu ngày, nay mới trải qua một ca phẫu thuật. - Anh Ngọc là Phó Liên hội hiện đang điều trị tại bệnh viện quận 12. Đề nghị Hội viên Liên Đoàn Gia Đình HHTM dâng lời cầu nguyện cho hai bệnh nhân Chúa

Thương xót qua lời chuyển cầu của Mẹ Maria, để chị Minh và anh Ngọc sớm binh phục.

32

D. TIN LIÊN ĐOÀN GIỚI TRẺ HHTM TGP: Liên Đoàn Giới Trẻ HHTM TGP Saigon đến nay gồm 6 Xứ Đoàn Giới Trẻ HHTM đang hoạt

động như sau: Xứ Đoàn Giới Trẻ Sao Mai, Xứ Đoàn Giới Trẻ Thạch Đà, Xứ Đoàn Giới Trẻ Châu Bình, Xứ Đoàn Giới Trẻ Thái Bình, Xứ Đoàn Giới Trẻ Bình Thái, Xứ Đoàn Giới Trẻ Bình An.

Hiện nay Liên Đoàn Giới Trẻ HHTM đang trong thời gian củng cố sinh hoạt bằng việc BCH Liên Đoàn sẽ đi thăm các Xứ Đoàn, chuẩn bị bầu lại Tân Ban Chấp Hành Liên Đoàn Giới Trẻ HHTM nhiệm kỳ 2016-2020.

LM Giám Huấn HHTM sẽ phối hợp các đơn vị Mục Vụ Giới Trẻ trong Giáo xứ Sao Mai và các Xứ Đoàn Giới Trẻ HHTM trong Liên Đoàn Giới Trẻ để tổ chức sinh hoạt phù hợp với giới trẻ.

TRUYỀN THÔNG HHTM