9
TẤN PHÁP VINABUDO * HLV.Hồ Phi Long Trưởng sư môn phái Vinabudo Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi trường hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cũng vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là tấn pháp. Một thế đại đao Võ cổ truyền I. ĐỊNH NGHĨA TẤN PHÁP 1. Nguồn gốc chữ "Tấn" Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy, được sử dụng từ rất xa xưa trong võ thuật Đại Việt. Chữ "Tấn” thuộc bộ Thủy (nước) ghép với chữ "Phàm” (hèn hạ, cõi trần) có nghĩa là: Rẩy nước, trú binh đề phòng giặc. Hầu như tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, được sử dụng trong các sinh hoạt thường ngày. Tuy vậy, chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con 1

TẤN PHÁP VINABUDO

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TẤN PHÁP VINABUDO

TẤN PHÁP VINABUDO

* HLV.Hồ Phi LongTrưởng sư môn phái Vinabudo

Trong cuộc sống, muốn giảm thiểu sự thua thiệt, con người phải vững vàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong mọi vấn đề và mọi trường hợp. Võ thuật, một khía cạnh của cuộc sống cũng vậy. Phương pháp tạo nên sự vững vàng trong ngành võ chính là tấn pháp.

Một thế đại đao Võ cổ truyền

I. ĐỊNH NGHĨA TẤN PHÁP

1. Nguồn gốc chữ "Tấn"Tấn là một danh từ Việt Nam thuần túy, được sử dụng từ rất xa xưa trong võ thuật Đại Việt.

Chữ "Tấn” thuộc bộ Thủy (nước) ghép với chữ "Phàm” (hèn hạ, cõi trần) có nghĩa là: Rẩy nước, trú binh đề phòng giặc. Hầu như tất cả mỗi loài động vật đều có một hay nhiều thế tấn, đơn giản hoặc phức tạp, sáng tạo hay bẩm sinh, được sử dụng trong các sinh hoạt thường ngày.

Tuy vậy, chúng ta phải công nhận chỉ riêng ngành võ là có hệ thống tấn pháp đa dạng, phong phú và hữu hiệu cho từng bộ môn, ngành nghề, thoả mãn mọi nhu cầu sinh hoạt của con người.

2. Định nghĩa tấn phápSau khi tra cứu nguồn gốc của tấn, ta có thể đưa ra khái niệm về tấn pháp trong võ thuật.

Tấn pháp hay Phương pháp đứng trụ là thuật ngữ trong võ thuật dùng để chỉ phương thức tạo thành các bộ vị đứng. Tấn pháp là phương pháp giữ vững trọng tâm và cân bằng cho cơ thể con người ở mọi vị thế, mọi trường hợp, hầu có thể thực hiện những

1

Page 2: TẤN PHÁP VINABUDO

động tác, những ý muốn của toàn thân, khi bất động hoặc di động được linh hoạt, dễ dàng, chắc chắn và hữu hiệu. Bởi lẽ, hầu hết các thế tấn thông thường đều dùng chân làm trụ chính, các bộ phận thân thể khác giữ vai trò phối hợp và hỗ trợ nên nguời ta hay gọi tấn là cách đứng (trụ).

3. Ý nghĩa của tấn phápTấn pháp là vừa là các thế võ cơ bản, vừa là kỹ thuật cơ bản cũng vừa là công phu cơ bản đầu tiên khi môn sinh nhập môn luyện võ. Ông bà ta thường nói: "Học võ giống như xây nhà. Trong đó, tấn được hình dung như nền móng của một cái nhà. Nhà muốn xây kiên cố thì phải có móng vững chắc, nhà muốn xây cao thì móng phải sâu". Võ thuật cũng vậy, muốn giỏi thì phải nhờ nền móng căn bản là từ tấn pháp. Khi đứng tấn đã được vững chắc rồi thì địch thủ khó mà đánh ngã ta được. Cũng giống như nhà cao, dù gặp gió bão cũng không sụp đổ.

Tấn pháp quan trọng vì nó đảm bảo sự thăng bằng lý tưởng, phù hợp với các trường hợp khác nhau trong ứng dụng võ thuật và sẽ không đạt được đến sức mạnh tối đa nếu không hoàn thiện tấn pháp. Trong cả hai phần tấn công và phòng ngự sẽ phát huy được đúng kỹ thuật và có sức mạnh là nhờ vào sự thăng bằng của cơ thể và sự vững chắc của các thế tấn. Phần lớn các thế tấn đều đuợc ứng dụng vào thực tế một cách chính xác hữu dụng. Ta có thể nói một cách tương đối là mỗi thế tấn đều có một hữu ích (sở trường đặc biệt) cho riêng thế thủ hoặc thế công, cho quyền hoặc cước... Nếu chúng ta khai thác đúng sở trường đó, thì ta sẽ đạt đuợc kết quả cao nhất, theo đó:

Ngưu trụ tấn: vững chắc, trầm ổn, thích hợp cho thế thủ, các thế vật chỏ, đấm thẳng, móc và gạt.

Long trụ tấn: vũ bão ở thế công, di chuyển nhanh chắc chắn, tránh né hữu hiệu theo chiều dọc. Thích hợp với đấm móc, lao, đấm bật và các lối chém, gạt.

Phụng trụ tấn: linh động, thoắt công, thoắt thủ, thích hợp với các thế hư và để chuyển thế cho cả tay và chân.

Hạc trụ tấn: Dùng trong thế công bằng chân, chuyển tấn và tránh né. Xà trụ tấn: linh hoạt để chuyển huớng tấn công hoặc xoay tránh cả trên cao lẫn

duới thấp.

4. Nguyên tắc luyện tấn phápNhư trên đã nói, bất cứ trong công việc gì, sinh hoạt nào, con nguời đều phải ổn định trọng tâm, sự thăng bằng cơ thể bằng cách phối hợp các bộ phận trong cơ thể để tạo ra một hình thức vững chắc tối đa đó là tấn pháp.

Nguyên tắc luyện tấn pháp của Vinabudo là nguyên tắc "Ngũ trực” (năm thứ thẳng) được triệt để áp dụng khi luyện tấn pháp, buộc toàn thể môn sinh thực hiện:

Trực đỉnh (đầu thẳng): không nguớc lên hoặc cúi xuống thể hiện sự Trung Trực.

Trực nhãn (mắt thẳng): không nhìn xuống, nhìn lên, liếc ngang, liếc dọc thể hiện sự Chính Khí.

Trực cảnh (cổ thẳng): không nghiêng lệch thể hiện sự Bất khuất, Bất sỉ. Trực kiên (vai thẳng): không bên cao, bên thấp thể hiện sự Công bằng, Sáng

suốt.

2

Page 3: TẤN PHÁP VINABUDO

Trực bối (lưng thẳng): không cong, không uỡn  thể hiện sự Uy dũng, Không hèn.

Để luyện tập dễ dàng và hữu hiệu, chúng ta nên vẽ hoặc lót gạch đá... các mốc chính, mỗi khoảng cách thích hợp với hai chân của mình.

Luyện Ngưu trụ tấn theo bốn cạnh của một hình vuông (phối hợp với Hạc trụ tấn).

Luyện Long trụ tấn theo ba cạnh của một tam giác đều (phối hợp với Phụng trụ tấn, phân nửa khoảng cách của Long trụ tấn).

Luyện Xà trụ tấn theo hai chiều ngang dọc.

5. Các bộ hình của tấn phápTấn pháp Vinabudo là bài học nhập môn đầu tiên của võ thuật Vinabudo được hệ thống theo chiều đứng từ cao đến thấp và lấy tên các loài thú vật gồm 18 thế tấn (Thập bát định trụ tấn) và chia thành 3 bộ hình tấn pháp (Tam bộ định trụ tấn) như sau:

Các thế tấn cao thuộc Thượng bộ định trụ tấn (gồm 4 thế): tượng, kê, yến, hạc.

Các thế tấn vừa thuộc Trung bộ định trụ tấn (gồm 7 thế): miêu, ngưu, long, sư, hổ, phụng, ưng.

Các thế tấn thấp thuộc Hạ bộ định trụ tấn (gồm 7 thế): hùng, báo, hầu, quy, xà, mã, lân.

Sự thật ra tấn pháp có rất nhiều nhưng khi xử dụng thì chẳng bao nhiêu mà cách xử dụng tấn mới là quan trọng. Tổng quát trong tấn pháp được chia làm 2 loại Động và Tịnh.

Tịnh trụ tấn: là khi luyện tấn mà đứng nguyên một chỗ. Để luyện cho tấn được vững vàng, cứng mạnh giúp chịu đựng được lâu dài...

Động trụ tấn: là có thể chuyển đổi từ tấn này sang tấn khác khi đứng tại chỗ và di chuyển từ tấn này sang tấn khác gọi là dịch tấn được ứng dụng nhiều trong các bài quyền.  

6. Vị trí và định hướng của tấn phápa. Vị trí tấn pháp: Luôn luôn lấy chân trụ để định vị trí tấn. Long tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía truớc. Phụng tấn phải: có nghĩa là chân phải trụ phía sau. Quy tấn phải: có nghĩa là chân phải quỳ phía trước. Hạc cước phải: có nghĩa là chân phải trụ, chân trái co lên...b. Định huớng tấn pháp: cần định huớng rõ ràng Phải - Trái, Thuận - Nghịch. Hồi tấn phải: có nghĩa là chân trái bước chéo về bên phải, truớc và sát chân phải

và ngược lại. Tấn thuận: có nghĩa là bước về phía trước và ngược lại. Tấn nghịch: có nghĩa là lui về phía sau và ngược lại.

II. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA TẤN PHÁP

Như trên đã nói, tấn pháp đuợc dùng trong sinh hoạt của mọi loài động vật, truớc khi đi vào chi tiết luyện tập, chúng ta cần hình dung sơ qua các ứng dụng tấn pháp của một số ngành nghề môn phái.

3

Page 4: TẤN PHÁP VINABUDO

1. Thể dục nghệ thuậtMột môn thể dục biểu diễn với dụng cụ hoặc tay không, các động tác múa độc đáo nặng về dân tộc tính. Trong ngành này, tấn pháp gồm 5 tư thế chính để từ đó thực hiện các động tác khác: quay, bật nhảy, ngồi sâu, đá chân...

2. Nghệ thuật múaVới tính chất đa dạng và phong phú của Múa chèo và múa Tuồng, nhằm diễn tả hầu hết các sinh hoạt điển hình của con người. Hai môn này đã đúc kết tấn pháp thành hệ thống qui định theo danh từ đặc biệt.

Múa chèo, có kiểu đi và đứng: chân chữ bát, chân chữ nhất, chân chữ đinh, chân bắt chéo, chân kỷ. Kiểu ngồi: ngồi trên một gót, một chân chống. Ngồi trên hai gót chấm đất. Ngồi xếp hai chân về một bên, ngồi một chân xếp, một chân ruỗi. Ngồi hai chân bắt chéo.

Múa tuồng, có kiểu đứng: kỳ, cầu, co, duỗi chéo, tấn. Ngồi: khép gối, dạng chân, chéo chân.

3. Thể dục thẩm mỹ Ngoài lối đứng Ngưu trụ tấn, ngành này còn áp dụng lối đứng chéo chân (Xà trụ tấn) và kiểu hai mũi chân xoay vào trong người (giống nhu thế Tấn kiềm dương mã của phái Vịnh Xuân).

Thể dục thẩm mỹ phần lớn thực hiện các kiểu tấn, ngồi, nằm xấp, nằm ngửa và trồng chuối bằng vai trong các bài tập. Ngoài ba ngành kể trên, chúng ta cũng đã nghe và diện kiến các tư thế đặt biệt của ngành điền kinh (chạy, bơi), xiếc (trồng chuối, đi dây). Tất cả những tu thế đó đều là tấn pháp của mỗi ngành nghề. Việc ứng dụng các kiểu tấn vào từng bài múa, thế đánh... hoàn toàn tùy thuộc vào những nhà sáng tạo từ ngàn xưa hoặc những cái cách của vị đứng đầu mỗi bộ môn, môn phái ngày nay.

III. LUYỆN TẬP TẤN PHÁP

A. TƯ THẾ THỦTư thế thủ là tư thế chuẩn bị, cơ bản, có lợi nhất cho việc phòng thủ và tấn công trong Vinabudo. Ðứng ở thế thủ cơ bản chuẩn xác sẽ giúp cho người môn sinh Vinabudo có thể kịp thời phòng thủ, phòng thủ trả đòn hay sẵn sàng chiến đấu, tấn công.

Thực hiện động tác: Hai chân đang đứng ở tư thế nghiêm, chân trái bước lên trước một bước, hơi rộng hơn vai, mũi chân trái quay vào trong, đầu gối trái chùng xuống, chân phải thẳng, mủi chân hướng về trước. Tay trái nắm đấm, gập khủy tay lại thành góc khoảng 90 độ, nắm đấm trái để cao ngang tầm mũi. Tay phải nắm đấm, gập khủy tay lại đặt trước ngực, nắm đấm phải để cao ngang cằm. Tư thế đứng với vai trái nhô ra trước, hơi nghiêng ngực, mắt nhìn thẳng, răng cắn chặt, đầu hơi thấp một chút.

4

Page 5: TẤN PHÁP VINABUDO

B. TAM BỘ ĐỊNH TRỤ TẤN a. Thượng bộ định trụ tấn:1. Tượng trụ tấn: ở tư thế nghiêm, đứng thẳng góc với mặt đất. Hai bàn chân khép

sát vào nhau, hai tay nắm quyền cuộn kéo về đặt ngửa sát hai bên hông ngang thắt lưng. 

2. Kê trụ tấn: một chân trụ hơi rùn xuống. Một chân co kéo gối lên càng cao càng tốt, bàn chân ngang. Hai chân tạo thành góc 900.

3. Yến trụ tấn: Tương tự như Kê trụ tấn nhưng bẻ cạnh ngoài bàn chân co hướng xuống đất, lòng chân hướng vào trong người.

4. Hạc trụ tấn: là tấn đứng theo hình tượng con Hạc đứng một chân. tương tự như Kê trụ tấn nhưng mũi bàn chân co chỉ xuống đất.

b. Trung bộ định trụ tấn:5. Miêu trụ tấn: đứng như Tượng trụ tấn nhưng hai gối cũng như hai bàn chân

khép sát vào nhau, khuỵu xuống. Giữ cho vai ngang, lưng thẳng.6. Ngưu trụ tấn: từ Miêu trụ tấn mở bàn chân 4 lần (gót - mũi - gót - mũi). Mở hai

gót bàn chân sang hai bên, mở hai mũi bàn chân sang hai bên, mở hai gót chân sang hai bên, mở hai mũi bàn chân hướng tới trước. Rồi khuỵu hai gối xuống. Lúc này, hai chân rộng bằng khoảng 2 tầm vai, hai bàn chân hướng thẳng phía trước và hai cạnh bên trong song song với nhau, hai gối khuỵu xuống thấp để mặt trên của đùi song song với mặt đất, cẳng chân thẳng với góc mặt đất. 

7. Long trụ tấn: là tư thế đứng chân trước chân sau theo hình tượng chữ đinh. Chân trước gập ở gối nếu gióng xuống sẽ ngang với ngón cái của bàn chân, mũi chân ngang hướng vào trong, chịu 80% sức nặng cơ thể. Chân sau thẳng ở gối, mũi chân hướng thẳng về trước. Hai bàn chân cùng nằm trên một đường thẳng theo hướng tấn. Khoảng cách hai chân rộng bằng hai tầm vai. Thân người thẳng và xoay vuông góc với chân trước. 

8. Sư trụ tấn: đứng chân trước sau. Chân sau gập ở gối, bàn chân nằm ngang. Mông sau gióng xuống sẽ ngang với bàn chân sau. Chân trước thẳng, mũi bàn chân hơi mở ra xéo tới 450 so với đường nối giữa hai bàn chân. Trọng tâm dồn lên chân sau.

9. Hổ trụ tấn: Giống như Long trụ tấn nhưng gối chân sau khuỵu xuống thấp hơn đầu gối chân trước.

10. Phụng trụ tấn: đứng chân trước chân sau. Chân sau gập ở gối, bàn chân nằm ngang, chịu 90% sức nặng toàn thân. Mông sau gióng xuống sẽ ngang với bàn chân sau. Chân trước gập ở gối một góc tù và hướng tới trước, nhón gót, mũi chân chạm đất ở điểm cách bàn chân sau khoảng 20 cm. Trọng tâm dồn vào chân sau, hai bàn chân tạo với nhau một góc 30 độ.

11. Ưng trụ tấn: đứng chân trước chân sau. Chân trước duỗi thẳng, tì gót chân xuống đất. Chân sau khuỵu gối, mũi bàn chân bẻ ngang.

c. Hạ bộ định trụ tấn:12. Hùng trụ tấn: một chân quỳ gối chạm đất chống ức chân. Chân còn lại co gối

hợp thành một góc 900. 13. Báo trụ tấn: Giống như Phụng trụ tấn nhưng ngồi hẳn xuống, mông chạm trên

gót chân sau. Vặn người xoay qua phía chân trước. Bàn chân sau nhón gót, hai

5

Page 6: TẤN PHÁP VINABUDO

đầu gối theo hai hướng tạo nên góc 900. 14. Hầu trụ tấn: từ Quy trụ tấn ta ngồi xuống trên gót chân sau.  15. Quy trụ tấn: Ngồi trong thế một chân dựng đứng, một chân gập lại. Bàn chân

gập ép sát vào thân người bẹt cho mu bàn chân chạm đất. Hai bàn chân gần với nhau.

16. Xà trụ tấn: Hai chân bắt chéo nhau thành chữ X, gối sau ép vào phía sau của khớp gối chân trước. Hai bàn chân song song, bàn chân sau nhón gót.  

17. Mã trụ tấn: giống như Ngưu trụ tấn nhưng vị trí lập thành phải khuỵu hai gối chạm lại với nhau và ngồi xuống, mé trong hai vế chạm đất. Trọng tâm cơ thể nằm giữa hai chân. 

18. Lân trụ tấn: tư thế nằm nghiêng một bên trên chiều phía sau của một vai. Nghiêng bên nào thì chỏ, cẳng tay và mông bên ấy chạm đất. Hai bàn tay chống xuống đất. Chân còn lại hướng lên trong tư thế phòng thủ. Không để phần đầu chạm đất khi thực hiện kỹ thuật.

C. BÁT QUÁI DI TRỤ TẤN Sau khi đã tập luyện thuần thục các thế trụ tấn, môn sinh sẽ được học tiếp sang phần di tấn pháp là các cách di chuyển phối hợp các thế tấnnhau: như tiến, lui, xoay, chuyển, nhảy, dịch trái, qua phải, … Bộ tấn di chuyển này có ưu điểm là:

1. Bắt đầu ở điểm nào sau khi di chuyển lại trở về điểm đấy và chỉ di chuyển trên một hình vuông nên có thể huấn luyện cho một số đông môn sinh đồng diễn mà không mất nhiều diện tích sân tập.

2. Mỗi thế tấn được lặp lại một lần ở phía ngược lại nên tập đều cả 2 chân.3. Sự chuyển đổi từ tấn này sang tấn khác hợp lý, thuận chiều, về hình thức tạo ra

sự mạch lạc không bị rối.

Bến Tre, ngày 07 tháng 06 năm 2012.* HPL

6