76
Tiu Lun tp 5 1 TMINH ĐẠT TP 5

TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

  • Upload
    others

  • View
    16

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 1

TỪ MINH ĐẠT

TẬP 5

Page 2: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 2

CÁC LOẠI SÁCH CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN

LOẠI A: Sách dành cho Học Viện VVQN: Bao gồm các loại sách chứa đựng các bài học có cách hoạch định, kế hoạch và tổ chức VVQN. Các tài liệu chứa đựng dữ kiện lịch sử mật chưa đến thời gian công bố, các văn kiện, thông tin có cách cá nhân. Các tài liệu mật, các thảo chương, luận án của Học Viện. LOẠI B: Sách dành cho Huynh Trưởng chính thức và các Trưởng Nhóm Đạo chính thức: Bao gồm các loại cẩm nang, các chương trình huấn luyện, hướng dẫn, các tài liệu bán mật đang trên đường giải mã, các tài liệu dành hướng dẫn riêng cho Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo. LOẠI C: Sách dành cho các pháp hữu được chọn lựa: Bao gồm các loại bài học cùng với phương hướng xử trí trong các hoàn cảnh của bài học. Các chi tiết, bài học dưới dạng tế nhị không phổ biến rộng rãi. LOẠI D: Sách dành riêng cho đại đồng pháp hữu và nhân sanh: Đây là các loại sách phổ thông, giới thiệu Pháp Đạo, chuyện giải trí, văn hóa, nghệ thuật có tánh đạo và những bài học chung.

Page 3: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 3

Page 4: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 4

SÁCH LOẠI D

Tuyển tập nầy sử dụng 23 tấm hình

Page 5: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 5

ĐỨC THẦY TỪ MINH ĐẠT Hình chụp ngày 16 tháng 8 năm 2010.

Page 6: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 6

Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử nghiệm ấy trông thật là nhẹ, những chất liệu cần thiết thì mỗi thứ 1 ít. Tiến hành thí nghiệm chỉ cần chừng vài người phụ việc hay nhiều lúc cũng không cần ai, chỉ ta và ta là đủ.

Thế nhưng, hiệu quả của cuộc thí nghiệm ấy lại thật lớn và khi cần để sản xuất cho thế nhân thì liều lượng cân dùng không phải là nhỏ. Hiệu quả nhận được cũng khó lường. Khởi sự, tưởng là công việc nhẹ nhưng nó thật là nặng. Bài học cho riêng bản thân thì rất nhỏ, vì ta và người, tất cả đều vô minh, nên bài học của ai cũng giống ai. Nhưng nếu lấy bài học của bản thân để làm khuôn mẫu cho người phá được vô minh, học được cái lý sự vật, thì dầu là nhỏ, tánh chất của nó đã mang 1 sức nặng trong đó. Nghiệp báo đã tạo từ muôn kiếp, chất chồng từ muôn đời nay đổ ập trong 1 quãng thời gian trong 1 đời thì đó là sự nặng. Cái nặng của nó khiến cho người đã trầm luân lại càng trầm luân theo vòng luân chuyển của nó. Thế nhưng khi ta tịnh lại, ta thấy bình thường, ta thấy nhẹ, lòng thấy nhẹ thì nghiệp báo dầu nặng cũng phải chấm dứt. Môi trường sống và phát triển của nghiệp báo là sự nặng nề của vô minh phát sinh từ động loạn. Nay, chỉ 1 ý tịnh bình thường, động loạn không còn chỗ tựa, vô minh không còn chỗ sanh, thì nghiệp báo không còn hoành hành. Tưởng là nặng nhưng đã thành nhẹ.

Page 7: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 7

Từ đó cho ta thấy: Nặng, nhẹ, chỉ là mức độ tương đối, chỉ là sự tưởng mà ra. Thấy không có, có nghĩa là không có!

Từ Minh Đạt 2-2009.

7-2008

Page 8: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 8

CỰC TIỂU VÀ CỰC ĐẠI Đời sống có lúc thăng, lúc trầm. Trong công việc và sự nghiệp, con người ta dễ dàng nhận ra sự thăng và trầm ấy. Có nhiều khi, trong đời sống kinh tế con người làm việc rất nhẹ nhàng, thu lợi nhuận cao nhưng không cần phải bỏ ra nhiều công sức để thực hiện. Nhiều người gọi đó là “làm chơi, ăn thiệt!”. Mọi thuận lợi đều như chực chờ sẵn để người ta gặt hái. Trong thời gian đó, hầu như tất cả sự việc đều suôn sẻ, từ công ăn việc làm, học vấn, gia đình, hôn nhân,... tất cả mọi việc trong đời sống đều thuận lợi. Nhưng đời sống, con người ta cũng trải qua những giai đoạn hoạt động cật lực, khó khăn,... làm tất cả, mọi cách, mọi thứ, mọi vấn đề nhưng sự khó khăn vẫn hoàn khó khăn, thâu hoạch cũng như chợ về chiều. Bên cạnh đó, tất cả những sự việc khác chung quanh cũng cùng gặp trở lực, khó khăn: Gia đình, hôn nhân, học vấn,... Ở mặt tâm linh, giai đoạn gặt hái những thành quả 1 cách khá dễ dàng có thể được xem như đó là giai đoạn đời sống của con người ta đang tiến dần đến giai đoạn Cực Đại. Tức đang thăng tiến. Đó là giai đoạn người ta gặt hái những thành quả, thâu hoạch những gì mà mình đã làm và tạo tác. Tựa như hình ảnh 1 đồng lúa đầy bông lúa chín vàng khắp đồng. Trong giai đoạn nầy dầu người nhà nông không bón phân, không tưới nước thì lúa trên đồng vẫn có. Ngược lại, giai đoạn đời sống khó khăn, khó khăn từ vật chất đến tinh thần dầu rằng gặp sự trợ giúp,... thì

Page 9: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 9

cũng không thể nào thay đổi được nghịch cảnh. Hoàn cảnh ấy có thể được diễn tả là giai đoạn con người đang tiến dần về điểm Cực Tiểu. Trước mắt chỉ là dốc đổ. Tựa như hình ảnh 1 đồng lúa đã gặt xong, trơ trọi, chỉ còn lại những thứ không phải để hưởng, để thu hoạch mà chỉ là công việc không thâu được lợi trước mắt! Vậy, một khi đời sống con người tiến về Cực Tiểu thì chúng ta phải làm gì? Yên tâm và bình an, tâm niệm rằng mùa đã gặt xong, không còn gì để thu hoạch, nhưng đường không cùng, không tận vì đây là cơ hội cho chúng ta chuẩn bị cho mùa gặt sau! Mùa gặt sau sẽ nhiều như thế nào, kéo dài bao lâu cũng tùy vào sự gieo trồng của con người đang trong giai đoạn Cực Tiểu. Thế nên, giai đoạn Cực Tiểu không phải là điểm cáo chung cho con người, không phải là sự thất bại trong đời sống của con người, mà đó là: Một cơ hội quý, đáng ngàn vàng, vì là người tu học VVQN, chúng ta sẽ biết mình trồng cái gì? Làm vụ mùa như thế nào để có cái Cực Đại vĩ đại hơn và lâu dài hơn so với ngày tháng qua, chúng ta gặt hái cũng như nhận những hậu quả không xuất phát từ sự chủ định minh triết của mình. Chúc tất cả luôn vững vàng lướt qua những khó khăn, khảo đảo của cuộc sống.

Từ Minh Đạt

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 10: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 10

CUỘC SỐNG VÀ LÝ LUẬN Câu trả lời đúng nhất cho mọi sự việc trong đời sống chính là đời sống. Làm sai thì thất bại, làm đúng thì thành công. Làm ác thì gặp họa, không đủ phước thì nghèo, phá gia cang của người, của vật dù đó là gia cang của 1 con người bình thường hay tội lỗi thì đổi lại gia đình mình phải chịu cảnh tán gia. Đó là Nhân và Quả, đó là Lực Tác Động và Phản Lực,... tất cả hiển bày trong cuộc sống và được chỉ ra từ mọi khía cạnh trong đời sống: Tôn Giáo, Khoa Học, Vật Lý,... Tất cả đều được chỉ, được thông qua kinh nghiệm và đã hiển bày trong thực tế thì không thể nào con người không biết. Con người vô minh, tối dạ, bơi lội trong dòng đời vô định nhưng lại hay lý luận, chỉ vẽ, khẳng định,... những gì là đúng, là sai, những gì là chánh đạo là tà đạo,... theo tư tưởng luôn động, thiển cận của mình. Nhưng kết quả luôn nhận được là: Chỉ người ta sai mà mình lại khổ, chỉ người ta trật mà đời sống bản thân và gia đình mình thất bại, chỉ người ta là tà đạo mà gia đình mình thì sa đọa, chỉ người ta dạy sai mà gia đình mình hết người con nầy, đến người cháu khác mắc vào vòng lao lý, con thì làm đĩ, con thì bỏ nhà,... chỉ người ta dâm dục mà tình trạng hôn nhân của mình thì ly dị, chỉ người ta ảnh hưởng phim Tàu mà mình lại xưng là.... “tướng quốc”, chỉ người ta vô học mà mình chỉ học tới lớp 3, chỉ người ta dạy con cái mình mất dạy với cha mẹ nhưng suốt cả thời gian nó ở với mình thì lại mang tội sát nhân... Tất cả những lý luận trên tưởng rằng nó đúng nhưng đúng chỉ cho bản thân người lý luận trong 1 thời gian nhất thời của tâm viên, ý mã họ dấy động. Cũng có thể

Page 11: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 11

là đúng cho cả cuộc đời của họ và của nhiều người có cùng tầng số. Ngoài ra, còn có những lý luận nghe qua tưởng như thật là đúng như giết chim để tránh thiếu hụt lúa nhưng hóa ra đồng ruộng thêm tan hoang cũng bởi nạn sâu rầy, diệt “Tà Đạo” nhưng “Tà Đạo” ấy lại tồn tại ngay tại nhà mình hay 1 thứ Tà Đạo khác, quái ác hơn, tà hơn cái tà được thay thế cũng bởi chính mình cũng không nhìn ra được đâu là Chánh và đâu là Tà... Lý luận của con người luôn động bởi người luôn động. Vì vậy hãy yên lại để tự gạn lọc. Yên lại để tìm ra câu trả lời đúng nhất. Đừng để chính đời sống của mình và gia đình mình là câu trả lời cho bản thân thì lúc đó ngoài sự hiểu ra còn có thêm sự đau đớn...

Từ Minh Đạt

Đại lễ trang nghiêm tại Đại Hùng Linh Điện 7-2010.

Page 12: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 12

CÓ ĐI NHƯNG KHÔNG CẦN VỀ ! Trong tuần nầy, Thầy gặp 2 trường hợp về tình

thương của con người, đặc biệt là tình thương của con cái dành cho cha mẹ.

Một người đàn bà Do Thái đã ly dị, nói về người con gái 8 tuổi của mình bây giờ đang bị trầm cảm nặng cũng bởi người chồng đã ly dị của mình có thái độ không đẹp với con gái chung của họ. Bà nói, con bà nhớ cha, nhưng khi được bà dẫn con đến gặp cha, người cha hờ hững nên từ đó đứa con oán ghét cha mình, hận cha mình và trở thành trầm cảm như vậy và bà đã trách người chồng cũ vô tâm đã tạo nên tâm lý đau buồn cho đứa con chung.

Thầy nói, người đáng trách đã làm thương tổn đứa con chung là bà chứ không phải người cha của nó. Bà là người trực tiếp bên cạnh em nhỏ, thì sự ảnh hưởng mạnh nhất phải là người bên cạnh chứ không là người lâu ngày gặp lại.

Thái độ hờ hững đó là thái độ tự nhiên của người lâu ngày gặp lại, nếu bà tác động thêm bằng tư tưởng của bà thì nó trở thành không tự nhiên. Đáng lý, bà phải dạy con như vầy: Khi mình nhớ ai, mình đến gặp người đó để thỏa niềm nhớ, thì mục đích mình đã đạt, vì trong tình thương và nỗi nhớ của mình, của con người bình thường đâu có bao hàm cái lòng thương của kẻ khác, cái trìu mến của kẻ khác? Lòng nhớ là của mình và tình thương thực sự thì làm gì có sự phản hồi và cầu được phản hồi? Chính bà đã tạo thêm sự ngăn cách giữa cha và con. Bà không thể củng cố tình thương, sự hướng về của người cha dành cho người con, nhưng với người con còn nhỏ, dạy chúng về luân lý trên thì cái hướng về cha mẹ chúng nơi chúng vẫn

Page 13: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 13

còn đó. 100% không có được, thì ít nhất gặt hái vài mươi phần trăm từ mình. Chính bà đã để cái lòng riêng của bà vào tình chung giữa con gái và người cha nên mới có kết quả như vậy.

Một người đàn ông Việt Nam đã gần 50 tuổi, có vợ, có con, nhưng luôn là 1 “cục nợ” đeo dính mẹ mình từ ngay khi còn nhỏ. Mọi ân sủng trong gia đình nếu có thì ông ấy luôn là kẻ hưởng đầu tiên. Khi ông bị bệnh vào bệnh viện, người mẹ hơn 70 tuổi của mình không thể vào thăm, vì bà sợ phải đối diện với người con mà mấy mươi năm nay luôn dùng cái bệnh, cái chết của bản thân ông để tạo áp lực với bà nhằm đòi chia của... Tuy nhiên, bà mẹ vợ của ông ta hơn 80 tuổi thì thường vào bệnh viện thăm con rể, cũng từ đó, ông kết luận rằng: “Từ trước đến nay tôi rất thương mẹ và bây giờ thì không thương mẹ nữa!” Con người đã được giáo dục về tình thương thật sai lạc!

Tình thương là cái tình của mình chứ không phải tình của người. Là cái cảm xúc trong nội tâm của mình chứ không phải của người. Thế nên, tình thương thực sự chỉ có tuôn ra mà không cần phải trở về. Có cho đi mà không cần phải nhận lại.

Thương người vì mình thương người chứ không phải do người thương mình nên mình mới thương người.

Hiểu sai về tình thương, dạy sai về tình thương thì con người sẽ thành ích kỷ và trật tự xã hội cũng sẽ đảo lộn.

Con người không hiểu về tình thương thì sẽ không có tinh thần xây dựng, xã hội không có người hy sinh thì sẽ không thể tồn tại và phát triển. Mong các nhà giáo dục, các bậc phụ huynh nên chú tâm đến cái căn

Page 14: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 14

bản bình thường nhất của con người để làm chìa khóa phát triển gia đình và xã hội: Tình Thương!

Tháng 6 năm 2009

Một cây Long Hoa (Oak) màu trắng đã mọc trong khuôn viên Đại Hùng Linh Điện trong ngày Khánh Đản 2010. Long Hoa Trắng là một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra trên thế giới. Trong ảnh, Sư Tỉ với chậu Long Hoa Trắng.

Page 15: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 15

PHÁT CUỒNG TIẾP NGHIỆP Từ Minh Đạt

Phát cuồng được đề cập ở đây không phải là một chứng bệnh tâm thần, điên loạn, nhưng cũng là một trạng thái tâm lý và nghiệp lực phát sinh tương tự như chứng bệnh tâm thần và chỉ phát trong một thời gian ngắn đủ đưa người vào một quỹ đạo mới để chịu những dòng nghiệp lực mới mà thường là những nghiệp lực xấu hơn hiện tại đang gặp phải. Vì thế, triệu chứng trên được gọi là Phát Cuồng Tiếp Nghiệp (PCTN). PCTN thường xảy ra trong đời sống con người nhưng rất ít khi được con người ghi nhận cũng bởi triệu chứng xảy ra trong một thời gian không lâu nên thường bị xem lầm là những triệu chứng: Tâm lý ức chế nên bùng nổ, xả sự oán hận dồn nén,… và thường khi con người chuẩn bị chịu thêm một dòng nghiệp lực mới, nhân quả mới khác với những nhân quả và nghiệp lực mà thường ngày người ta gánh chịu thì con người trải qua một triệu chứng: PCTN. Nguyên nhân phát sinh thường bắt đầu từ sự thương tổn tự ngã. Mỗi người thường có một tự ngã riêng, là một điểm “tử huyệt” duy nhất cho riêng mỗi người. Điểm tử huyệt nầy là mọi nguyên nhân mà bản thân con người trong tiềm thức luôn muốn trốn tránh nó, dầu đó là tự ngã của họ. Và hiện tượng “PCTN” diễn ra chỉ mỗi khi tự ngã của bản thân do chính bản thân của mình hoặc người vô tình hay cố ý đụng phải. Khi con người mắc chứng “PCTN” thì con người lúc ấy sẽ không khác chi một con thú cả. Vì vậy, mọi lý lẽ trên đời ngoại trừ lý lẻ của họ đều không tồn tại với họ (điều nầy chắc chắn người PCTN sẽ không bao giờ

Page 16: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 16

thấy cả). Lý lẽ duy nhất của người bị chứng nầy là oán trách, chửi bới, đả kích,… nhưng hoàn toàn không có khen tặng hay sự khen tặng một ai, một điều gì chỉ có là cái cớ trong mục đích oán trách, chửi bới, công kích,… mà thôi. Khi người mắc chứng nầy, họ không oán trách, chửi bới, đã kích,.. chỉ một vấn đề, mà tất cả mọi chuyện, mọi vấn đề, từ ngày nay cho tận ngày xưa, trăm năm, ngàn năm nếu họ có thể với tới, họ đều moi ra cho mục đích của họ. Chắc chắn, người bị chứng PCTN họ sẽ không hề tự thấy, tự nghe và tự biết vì cái tự ngã của họ đã bị đụng phải và họ chỉ còn đang sống với tự ngã của họ. Thế nên, người bị chứng nầy trước mắt sẽ không còn gia đình, bạn bè, người thân nằm ngoài cái vòng nghiệp lực mới mà họ sẽ gánh chịu. Thế nên, là người tu học, nhất là người đứng ngoài cuộc đảo lộn của nhân sanh, cần phải biết quan sát sự khác biệt của người cuồng điên, người bị ức chế tâm lý và người đang bị chứng PCTN nầy. Thế nên, nhìn người bị PCTN và những người hưởng ứng chung quanh thì có thể đoán biết được vòng nghiệp lực kế mà thường là nạn tai kế bao gồm những cá nhân nào là liên đới. Mặt khác, khi con người bị chứng PCTN để bước vào vòng nghiệp quả mới do ma tâm của họ dẫn thì thường gương mặt của họ tối sầm lại, gian và ác ra hơn là lành và thiện, mặt xấu ra hơn là đẹp mà nhiều khi gương mặt tựa như những loài quỷ. Hiện tượng nầy chắc chắn những người đứng ngoài cuộc, ngoài vòng nhân quả của người PCTN sẽ dễ dàng nhận thấy. Trui rèn bản tâm là công việc của ngàn năm. Thế nên, khi thấy người bị chứng PCTN thì không nên xen vào và hãy để tự nhiên vì cơ hội xen vào, khuyên nhủ,

Page 17: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 17

dạy bảo,… dành cho người đang bị PCTN đã qua vì họ đang bước vào nghiệp quả. Nếu người tu là đối tượng bị công kích bởi kẻ PCTN thì không nên tìm phương chế ngự kẻ PCTN ấy, bởi tai nạn của kẻ ấy cũng đã gần kề. Nhìn mức độ họ phát cuồng có thể lượng định mức độ nghiệp quả mà họ sẽ gánh chịu. Bên cạnh đó, mỗi người tu nên tự tìm về mình, tìm cái tự ngã của mình, cái tánh xấu của mình hay nói một cách khác là “Tử Huyệt” của chính mình. Là “Tử Huyệt” thì sẽ không có nhiều, chỉ một dòng, hay chỉ một chữ hay chỉ là một cái ý niệm. Phải tìm cho ra để tự biết lúc nào bản thân đi vào vòng ác nghiệp và nhất là để tránh, không phải gặp phải những ác nghiệp, ác báo cho dù chính bản thân mình đã từng tạo từ quá khứ…. Công thức nầy có thể áp dụng cho mọi hoàn cảnh và mức độ.

Khung cảnh tuyệt đẹp của Đạo Viện trong mùa Khánh Đản 2008: Mây bay dưới chân.

Page 18: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 18

MÙA VU LAN: GIẢI PHẨU VỀ NGHIỆT DUYÊN

Nói đến mùa Vu Lan thì người ta thường liên tưởng đến Hiếu Đạo, vì bắt nguồn từ hành động cứu mẹ của Đức Mục Kiền Liên ngày xưa. Đạo Hiếu luôn được nói đến, lập đi, lập lại cả ngàn năm và ai cũng tán đồng, đều xem Hiếu Đạo là cần thiết là căn bản sống, vì ai lại không muốn được con cái mình thương, yêu, kính, nhớ? Thế nhưng, điều luôn được tu bổ lại không được gặt hái như ý, quan sát trên đời thì thấy, lòng hiếu của con người xem ra luôn giảm dần theo thời gian. Vậy, bên cạnh những bài học về Hiếu Đạo, con người cũng nên biết, nên nghe và nên hiểu thêm về Nghiệt Duyên, để hiểu tại sao nhu cầu luôn được vun bồi lại tỉ lệ nghịch theo thời gian?

Thế giới ngày nay nơi nào cũng vậy! Đạo đức xã hội ngày càng suy đồi. Sự thể ấy có được cũng bởi sự truyền thừa. Quan sát dòng chảy trong đời sống thì hiểu được di sản của sự truyền thừa. Chỉ cần một thế hệ hiểu sai một chút, hành sai đi một chút, thiếu đầy đủ đức tính căn bản một chút, thì sự di sản thiếu hụt đi một chút ấy đã tự nhiên tạo ra một hạt mầm sai nên nhận được hậu quả của sự sai. Con cái do thấm nhuần dòng nước thiếu chuẩn mực nên sẽ sống sai, có ý niệm sai và sẽ tạo ra chuyện sai. Cha mẹ trở lại làm con và con lại trở lên làm cha mẹ,.. cứ luân chuyển, tiếp diễn không ngừng và kết quả là cả sự sống đẹp của xã hội đi lùi dầu rằng xã hội ngày càng văn minh tiến bộ nhưng quan sát kỹ, nếu thiếu sự sống đẹp, thì văn minh tiến bộ của con người đại đa số phục vụ cho cái suy đồi.

Cha mẹ trở thành con, rồi con trở thành cha mẹ để học và trả cái giá truyền thừa cho thế hệ kế thiếu

Page 19: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 19

chuẩn mực đúng đắn. Mâu thuẫn nội tâm từ đó phát sinh, vì tâm linh mách bảo rằng, chính con cái mình, chính cha mẹ mình là nguyên nhân làm bản thân trầm luân và nhận hậu quả gánh chịu sự sai lầm. Tuy nhiên, lý trí con người thì không nhận ra điều ấy khi cùng chung một mái nhà nên con người luôn tưởng là họ đang thương nhau, đang giữ tình yêu cho nhau, đang dạy nhau về cái Hiếu và đang hành đạo Hiếu.

Thường trong gia đình có sự truyền thừa không đứng đắn, chúng ta sẽ thấy cha mẹ và con cái trong gia đình ấy thường chửi rửa nhau không thương tiếc. Mỗi khi gặp nhau, hàn huyên đôi câu là có dịp mắng mỏ, chửi rửa, đôi co… xảy ra. Thế nhưng, họ lại luôn là người của nhau, luôn tưởng về nhau và bảo vệ nhau nếu thấy có người khác xâm phạm dầu sự xâm phạm của người khác cũng là người của gia đình họ, là những đứa con cái khác không ngỗ nghịch của họ và sự “xâm phạm” ấy chỉ là sự bênh vực cho họ, chỉ điểm cho họ về tôn ti trật tự gia đình hay hiếu đạo…

Những loại cha mẹ có đời sống không chừng mực: Lúc nầy, lúc khác, lúc vui buồn tùy hứng, giáo dục, dạy dỗ con cái tùy thích. Tánh khí lộn xộn, lý luận tùy thời, sống buông thả, tự cao ngã mạn, không tự trui rèn bản thân, bản ngã luôn có để dễ dàng lồng lộn, khi nói chuyện thì như mía lùi, đượm đầy vẻ đạo đức nhưng khi chỉ vì “cọng hành, cọng rau” thì có thể ra tay chém người, kể cả chém con cái mình không thương tiếc. Có những loại cha mẹ đầy lòng tà, đầy lòng sân hận, oán thù luôn ngùn ngụt trong lòng, đời sống không một chút yên bình trong nội tâm… đó là những loại cha mẹ hại đời qua việc tạo ra những đứa con, những tác nhân làm hư xã hội…

Những loại cha mẹ và con cái thường hay chửi rủa nhau ngoài mặt nhưng thực chất họ chỉ xem nhau là

Page 20: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 20

người cật ruột nhau hơn cả những người thân, con cái khác của họ. Vì vậy, trong gia đình, cha mẹ, con cái luôn hục hặc, chửi bới nhau, hành hạ nhau,… thì trớ trêu, đại đa số, họ chính là người của nhau, vì họ cùng hành trình, cùng truyền thừa và thọ hưởng những hành động xấu. Họ là những nghiệt duyên bền vững, là những yếu tố cần thiết, sẵn có, hằng có để làm đời sống đạo đức của xã hội ngày càng tụt hậu.

Nhóm Đạo Từ Thiện Thuần Dương trong ngày Khánh Đản 2010.

Page 21: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 21

Những gì của ngày kia thì để ngày kia trả lời, còn ngày nay thì phải cho tròn, tròn không có nghĩa là tận. Tròn là đầy đủ và toàn vẹn nhất mà mình có thể làm được, còn tận là làm để chấm dứt không phải gặp nữa, không phải làm nữa... Khi người ta tròn, cũng có thể người ta sẽ không còn gặp lại nhưng hành động tròn khác với tận là nhẹ nhàng và xuôi theo tự nhiên.

Những bài học Thầy luôn cập nhật cho các pháp hữu, các sinh viên mà thời gian nầy, tất cả đang cùng ngồi với Thầy để quan sát "những vật thử nghiệm" đang chạy lao xao trong phòng thí nghiệm để tổng kết toàn bộ công thức mà Thầy chỉ dẫn trước khi kết thúc khóa học để trở về xứ.

Vấn nạn của một quốc gia thường bắt nguồn từ tham nhũng, mà bậc thang đầu tiên để tham nhũng phát sinh là gia đình, thành viên của gia đình và nhu cầu trong đời sống gia đình. Mọi người đã được học và quan sát về ý niệm của gia đình cả trong hai mặt thuận và nghịch. Thấy như vậy nhưng không như vậy, đừng bao giờ lầm, mâu thuẫn tiềm ẩn luôn tràn trề, mâu thuẫn cả trong cái tình của họ. Người ta có thể ngồi ôm ấp nhau, nói lời yêu thương với nhau, cho nhau, kể cả cho nhau tất cả nhưng… Coi chừng! Coi chừng chỉ vì một cọng hành, một tép tỏi, một điều rất vô duyên, rẻ tiền, rất không dính dấp chi cả mà chính những con người đó có thể chém nhau không thương tiếc! Tất cả đều được học để mà nhớ sau nầy, có cơ hội phụng sự cho đất nước, xã hội của các vị thì phải ghi nhớ tất cả những hiện tượng mà các vị đã học, đã thấy và góp phần tác động vào nó để hình ảnh lộ rõ ra và dễ nhận ra.

Page 22: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 22

Người Công Giáo thường điểm chỉ vào cái “Sin” tức cái tội lỗi của con người mà từ đó có những hành động rửa tội. Tương tự như vậy, người Phật Giáo nhìn vào Nghiệp Lực để từ đó có hành động, đường hướng tiêu trừ nghiệp lực. Còn các sinh viên ở đây, họ học để phụng sự xã hội, không phải là nguời tu hành nên họ cần thấy cái dơ trong mọi khía cạnh của xã hội, kể cả trong những tình cảm mà người ta cho là Thiêng Liêng nữa, để sau nầy họ có thể rửa nó.

Tất cả những gì cũng đều có cái giá của nó. Hãy xem con người trả giá cho một cái gì đến mức độ nào và xem họ đòi hỏi ở cái gì? Phải luôn giữ cái thế đứng giữa dầu mình trong một cuộc tác động thì mới nhìn rõ được vấn đề, để nhìn ra được sự tự mâu thuẫn trong cùng một sự việc đòi hỏi. Như có người giao cho mình cả một kho vàng nhưng họ lại sợ mình ăn cắp một hạt cát trong nhà của họ. Tất cả những vấn đề nầy, các sinh viên đều được tham gia và quan sát. Chỉ cần tác động nhẹ thì những gì hằng có, được che giấu thì sẽ bị trưng bày,... Phải quan sát tận mắt mới thấy được cái quý của bài học và mới thấy đuợc toàn cảnh của 2, 3 vấn đề mà từ đó người ta mới ghi nhớ làm bài học nằm lòng khi trở về.

Tất cả những biến động đều do tâm động của con người mà ra. Tâm động làm cho con nguời bị nghẹt, che mất lý trí, từ chuyện không thành có, từ nhỏ thành lớn, lớn nữa rồi cố kết hợp các tâm động lại với nhau để thành một làn sóng. Tai ương cũng theo làn sóng ấy mà đến, rồi chiến tranh nhỏ đến chiến tranh to cũng từ làn sóng ấy mà đến. Trả một chút! Tạo cơ hội để trả một chút cho nhẹ lại cũng là một đường hướng hay!

Rằm tháng Bảy, Ngài Mục Kiền Liên độ mẹ mình dưới địa ngục. Và khi đã thấy được Mẹ mình dưới địa ngục thì Ngài cũng dư biết lý do Mẹ mình dưới địa

Page 23: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 23

ngục. Và một người Mẹ có người con là một Đại Bồ Tát, kế bên Đức Phật thì không có nghĩa là không bị đọa tại địa ngục. Một đệ tử có vị thầy kề cận là Phật thì cũng không có nghĩa người đệ tử ấy thoát khỏi địa ngục nếu có lỗi.

Từ Minh Đạt

Thầy Từ Minh Tâm Thanh đang sơn lại cột rồng tại ĐHLĐ trong ngày đầu năm 2010.

Page 24: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 24

Khi phát triển từ thấp lên cao, từ tài sản vật chất, đời sống, vị trí, tầng lớp,… thì phải đi từng bậc, chậm rãi và chắc chắn. Kể cả người ban cho người khác những ân huệ đi lên trong cuộc đời từ vật chất đến tinh thần hay cả sự kích thích, khích lệ gây phấn chấn cho tư tưởng người thì cũng không ngoại lệ. Ban cho người thì phải ban theo từng bước, chậm rãi và chắc chắn để sự thăng tiến ấy được tồn tại lâu bền mà tránh dẫn đến tai họa sụp đổ. Dầu người được ban ấy là bạn bè, thân nhân ruột thịt, gần gũi như thế nào đi chăng nữa thì nguyên lý ấy vẫn không thay đổi.

Trong khía cạnh vật chất, kể cả tư tưởng vật chất,

nếu ta có được bước một nhưng chưa có thấy được bước hai thì không vội ban cho người toàn vẹn bước một. Ví dụ, tài sản cao lắm chỉ mua được một căn nhà, một chiếc xe, nóng vội ban gấp cho người mà không cần biết những điều kiện để người được ban ấy thông qua, nhất là sự hiểu, sự thông suốt về giá trị vật chất, lẫn tinh thần của vật chất ấy. Nóng vội, gấp gáp chỉ tạo thành một căn nhà không có nền tảng mà bước kế của nó là sự đổ vỡ, sụp đổ không sao tránh được.

Con người từ mức độ vị trí thấp trong xã hội, chưa

kinh qua một quá trình lao động, chưa hiểu rõ được giá trị lao động vào tài sản vật chất, đời sống chưa qua sự thăng tiến từ thấp đến cao nhưng vì một lý do gì đó cuộc sống được thăng hoa, được trợ lực để phát triển một cách nhanh chóng không thông qua con đường “thông hiểu” về đời sống vật chất cũng như tinh thần thì con đường “tán gia” của những con người ấy chỉ nằm trong tầm tay.

Page 25: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 25

Để tránh việc đi ngang về tắt, thì con người cần phải có một đời sống khiêm cung một chút, đơn giản một chút, bớt đòi hỏi, bớt khoe khoang một chút. Khoe khoang nhiều thì phải đáp ứng nhiều, vẽ trong đầu người những hình ảnh không thực về mình, quá đáng về mình khiến người ta đòi hỏi những điều ngoài tầm tay của mình. Đáp ứng không đủ, không chạy theo kịp nhu cầu đòi hỏi mà không biết lượng sức thì sự tán gia cũng liền theo đó, cho dù quan hệ của người vẽ vời, không biết lượng sức ấy là chồng và vợ, cha mẹ và con cái của nhau.

Đây là bài học về đời thường, về đời sống vật chất

bình thường dành cho những người không biết sống theo từng bước căn bản để chuẩn bị đứng trước hoàn cảnh tan gia. Nếu gặp phải hoàn cảnh và hậu quả như vầy thì đừng hỏi Trời, cũng đừng hỏi Thầy. Quý vị nên hỏi ngay chính mình. Từ Minh Đạt

Đức Thầy đang thực hiện cây cầu đi vào cổng chánh ĐHLĐ thay thế chiếc cầu cũ đã sử dụng 12 năm qua. Chiếc cầu được hoàn tất trong thời gian kỷ lục: 3 tiếng đồng hồ.

Page 26: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 26

LY VÀ HỢP – HAI HOÀN CẢNH, HAI CÁCH XỬ.

Tập thể nào cũng vậy, cũng có cái dụng và cái hại. Cái dụng có được từ một tập thể là sức mạnh của tập thể và cái hại có từ tập thể cũng là sức mạnh của tập thể ấy. Thế nên nhận được cái dụng và loại bỏ cái hại mà cả hai đều bắt nguồn cùng một loại là một hành động khéo léo không chỉ nằm ở phương diện vật chất, tư tưởng thuần túy mà còn nằm ở cái lòng và tình thương trong đó.

Một mối đạo có đông người quy tụ, trong nó đã tự khắc mang cả hai chất ly và hợp kết tụ nên trong nó mang sẵn hai tánh chất dụng và hại. Chẳng hạn tại một giáo xứ nào đó có hàng ngàn giáo dân, một tập thể có đầy đủ thành phần nên tự trong nó sẽ có những thành phần yểm trợ sự phát triển của giáo xứ và cũng có những thành phần làm trì trệ sự phát triển của giáo xứ. Giáo xứ càng đông, thì vị “chủ chăn” càng bận rộn, người càng tạp thì những chi tiết cho sự bận rộn càng phiền.

Hôm nay ông A thì xưng tội bởi ông đã gian dâm, hôm kia thì bà B cầu xin giúp đỡ việc bị mất trộm gà, vịt…, hôm nọ thì chị C cầu xin việc mua may bán đắt… trong hàng ngàn giáo dân ấy, có lẽ sẽ mang đến cho vị “chủ chăn” hàng ngàn phiền nhiễu ngoài việc đạo sự và phát triển tâm linh cho giáo xứ. Thế nên, nếu một ai đó, do một lý do gì đó đã tạo nên một cái lực, dù nặng, dù nhẹ, dù chánh đáng hay không chánh đáng, dầu quang minh hay không quang minh để thanh lọc tập thể ấy thì kết quả thanh lọc cũng sẽ được như nguyện. Hàng ngàn tố chất “thừa” sẽ được giải tán, hàng ngàn người “theo đóm ăn tàn” sẽ được giải tán, hàng ngàn người tìm đến tập thể để “trục lợi” hay vì mục đích

Page 27: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 27

riêng cũng sẽ được giải tán, chỉ còn lại một số ít vài người nhưng đó sẽ là những mấu chốt, những tinh anh và rường cột của một mối đạo ấy. Họ còn lại ít ỏi nhưng không còn phải cưu mang những cái nặng, phiền nhiễu và vô ích nữa. Họ không phải lo lắng đến chuyện chồng, chuyện vợ, chuyện mèo mả gà đồng, chuyện buôn, chuyện bán của tín đồ nữa. Họ sẽ rảnh tay tất cả và từ sự rảnh tay cộng với tinh chất tinh anh của họ sau khi “tạp chất” bị loại bỏ thì họ sẽ tính, sẽ suy nghĩ và hành động nhằm vào những người tác động vào việc thanh lọc, giải tỏa gia đình, tập thể của họ. Họ sẽ tính đến những việc lớn hơn thay vì là những chuyện nhỏ thường ngày trói tay họ qua sự tự nhiên.

Một mối đạo đã được thanh lọc, sự tinh anh của mối đạo ấy đã gom lại cho việc phát triển lợi ích nào đó, họ chỉ nhằm vào việc tạo lợi ích ấy là chính. Nếu nhận thấy đó là những mối đạo tốt, những con người tốt có thể giúp đỡ trong mọi việc từ tồn tại cũng như phát triển, thì sự phát triển của nhóm đạo ấy nên để tự nhiên, tự duyên mà phát cũng như không phát. Đừng giúp đỡ sự phát triển của họ hay bành trướng giùm cho họ dầu sự giúp ấy chánh đáng, quang minh, đúng luật… Cũng bởi họ sẽ rơi vào trường hợp đã nói ở trên, những tinh anh ấy sẽ bận bịu với hàng ngàn ngàn người hiện hữu không là cái tự nhiên trong sự phát triển của họ, rồi những tinh anh ấy thay vì sẽ tạo lợi ích thì sẽ bị trói tay bởi chuyện trà dư tửu hậu của anh A, chuyện lăng nhăng của bà B, chuyện phiền toái của ông C, chuyện xin tội của thiếm D… để rồi sau đó khi cần cái “lợi ích chung” ấy góp sức, thì không một ai giúp cả cũng bởi ai cũng phải lo với hàng ngàn ngàn tín đồ được phát triển không qua quá trình tự nhiên của họ.

Page 28: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 28

Hình ảnh tập thể tôn giáo là một ví dụ để hình dung cho một hướng suy nghĩ. Hãy để tự nhiên, hãy để đời sống đúng sẽ tự gạn lọc lấy những gì trong sự sống và tự đào thải những gì không thích hợp. Hãy để đời sống đạo đức tốt là điểm tựa và dẫn lối cho tinh thần. Có như vậy, dầu sự đời có ly hay hợp thì con người cũng đều hưởng được mọi sự tốt của cái hợp cũng như sự chia ly.

Sư Tỉ đang đứng xem hai thầy Từ Thiện Tâm Phúc và Từ Minh Tâm Hương sơn cầu khi vừa được Đức Thầy làm xong 2-2010.

Đoàn Thiếu Nhi Quy Nguyên được tái hoạt động trên thế giới. 7-2010.

Page 29: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 29

VỊ TRÍ PHÁP NHÂN CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN VÀ

TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA GIÁO LÝ VÔ VI QUY NGUYÊN.

Đức Thầy là người chủ trương Pháp Đạo tại Việt Nam phải đăng ký hoạt động chính thức sau khi nhà nước Việt Nam đã đưa ra Pháp Lệnh Tôn Giáo và Tín Ngưỡng ngày 15-11-2004. Sau khi nghe một vị pháp hữu (xem ghi chú) đề nghị Đức Thầy nên cho phép các pháp hữu tại Việt Nam đăng ký hoạt động thông qua Giáo Hội Phật Giáo, Đức Thầy trả lời: - Gia đình Thầy và Thầy xuất thân từ Phật Giáo, Giáo Lý của VVQN có thể nói gần 70% là giáo lý Phật Giáo và văn hóa Đông Phương, Thầy thờ Phật nhưng VVQN không phải là Phật Giáo nên VVQN không thể đăng ký hoạt động thông qua Giáo Hội Phật Giáo.

Riêng về sự hoạt động nếu đăng ký cách pháp nhân dưới hình thức Phật Giáo thì cũng không ổn, vì trong Pháp Đạo có hiện diện rất nhiều tôn giáo khác, đó là chưa nói đến các vị lãnh đạo tôn giáo tu học theo VVQN như: Cao Đài, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Orthodox,… nhiều lắm, thì làm sao gọi VVQN là Phật Giáo được?

Còn lễ nghi, thì sự phân định tầng lớp, mức độ đối với các vị Thiêng Liêng rất khác với Phật Giáo và dân gian nhiều, nghi thức lễ bái cũng khác rất nhiều.

Giáo lý thì càng rất khác, trong giáo lý Phật Giáo thì chú trọng đến việc tu hành tự ngã, tức bản thân mình độ cho mình và giải thoát cho mình ở sự khổ, lấy tự ngã làm cứu cánh, rồi từ điểm tựa đó nhiều hệ thống hành pháp ra đời thấp dần để phù hợp cho mọi căn cơ chúng sanh, nào là sống tốt để tự trau dồi, rồi nếu không kịp thời gian để trau dồi thì trồng cây phước để đời sau còn cơ hội và tiếp tục,… cứ như vậy nên hình

Page 30: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 30

thành tiếp tư tưởng luân hồi và hệ thống các Pháp dựa vào hệ thống luân hồi mà ra đời, rồi từ đó hình thành các cảnh giới tâm linh như địa ngục và các cõi khác. Nói chung, Phật Giáo dựa vào tự ngã là chánh nên hình thành hệ thống tâm linh đi theo chiều rộng của không gian, là sự trui rèn, lập đi, lập lại đời nầy, đời nọ cho đến khi nào hoàn hảo nhất. Vì nhằm vào tự ngã nên hệ thống tư tưởng Phật Giáo không đề cập đến Thượng Đế, cao lắm là chỉ nói đến các vì Thiên Đế cai quản các tầng trời, hay các vị Chuyển Luân Thánh Vương cai quản các cõi… chứ không có ý niệm về Thượng Đế toàn năng, toàn tri, toàn giác.

Hệ thống tư tưởng Phật Giáo đặt nặng về tự ngã nên con người được trui rèn kỹ lưỡng, biết làm lành lánh dữ kỹ hơn, biết phân biệt thiện ác kỹ hơn các tôn giáo khác. Tuy nhiên, vì thiếu khái niệm về Thượng Đế, thiếu ý niệm chiều cao của không gian nên con người bị gò bó nhiều ở tự ngã như: Chú tâm làm phước để dành cho đời sau,… nên tâm linh chỉ nhằm tránh xa địa ngục, làm lành, tạo phước là chánh chứ không đặt nặng vào hướng giải thoát của tâm linh.

Các đạo thờ Chúa thì mục tiêu của điểm tới là Thượng Đế nên gần như toàn bộ hệ thống tư tưởng nhắm vào “chiều cao của không gian”, nhằm vào sự cứu rỗi của Thượng Đế hơn là sự trui rèn của tự ngã nên hệ thống tư tưởng luân hồi sinh tử không tồn tại trong các đạo thờ Chúa. Khác với Phật Giáo, trui rèn tự ngã để chính mình làm ánh đuốc cho mình đi thì hướng tới của tâm linh trong các đạo thờ Chúa, Thượng Đế là ánh đuốc đã có sẵn mà ai cũng có thể chấp nhận được nên các đạo thờ Chúa dễ tạo nên những tập hợp lớn, (yếu tố con người không cần thiết cho lắm phải thành ánh đuốc). Người trong đạo hướng theo chiều cao nên tư tưởng về đời sống có cởi mở, phóng khoáng hơn người Phật Giáo. Tuy nhiên, vì ít chú trọng đến sự trui

Page 31: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 31

rèn (vì gần như giáo dân chỉ có ý niệm đến nhà thờ mỗi tuần là đủ) nên dễ có sự thay đổi theo phong trào của xã hội.

Với Giáo Lý của VVQN, Thầy chỉ đưa ra một hình ảnh mà Đức Ngài thường nói: “Đức Vua Cha A Di Đà Phật….” hay “trở về với Điển Linh Quang của Thượng Đế”. Gần như toàn bộ kinh điển của Phật Giáo dầu có nói đến Đức Phật A Di Đà nhưng không bao giờ có hình ảnh Thượng Đế, tức Đức Vua Cha trong danh hiệu một vị Phật nào cả. Từ đó, một phần nào cho thấy Giáo Lý mà Đức Ngài đã khai mở là sự kết hợp của hệ thống tư tưởng, tâm linh theo chiều rộng lẫn chiều cao, của hệ thống tín lý Đa Thần và Độc Thần.

Ghi chú giải mã 10-2010: Đây là lời đề nghị của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam: Nông Đức Mạnh vào tháng 1 năm 2009. Ông đã dựa vào văn bản của một số pháp hữu VVQN tại Việt Nam dùng để đăng ký tánh pháp nhân của VVQN để mời Thầy đăng ký với Giáo Hội Phật Giáo.

Đây là một hành động thiện ý nhằm giúp đỡ cho VVQN nhưng văn bản mà nhà nước duyệt xem xin đăng ký hoạt động thì hoàn toàn sai lầm, đã bị một số người trong Pháp Đạo cố tình làm lệch đường hướng hành đạo của VVQN là đưa VVQN thành Phật Giáo. Là Phật Giáo nhưng nhiều diễn giải, hoạt động, thờ phượng, giáo lý,… đều khác với Phật Giáo thì đồng nghĩa Pháp VVQN sẽ bị xem là tà đạo bất kỳ lúc nào nếu dùng khuôn của Phật Giáo để đo lường. Thế nên, đơn đăng ký hoạt động phải được làm lại theo tinh thần của VVQN.

Thế nên, Đức Thầy đã không công nhận văn bản xin đăng ký trên và đã giải tán toàn bộ thành phần lập nên văn bản đó cùng với việc không công nhận các nhân vật trên là những Huynh Trưởng dẫn dắt Pháp Đạo.

Bài Tiểu Luận nầy là câu trả lời của Đức Thầy với Chính Phủ Việt Nam, đồng thời qua sự kiện trên, chính phủ Việt Nam đã hiểu rõ thêm về VVQN.

Page 32: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 32

CÂN - ĐO - ĐONG - ĐẾM Tu học là phải loại bỏ tánh câu nệ: Cân – Đo –

Đong – Đếm trong vị kỷ. Cân là thấy công việc của mình luôn là nặng nề, khó

khăn mà mọi người cần phải nhớ tới. Dù rằng công việc ấy chỉ làm một đôi lần so với đời sống dài của bản thân, nhưng lại muốn người nhớ hoài trong suốt chiều dài, liên tục ngày nầy sang tháng nọ trong cuộc sống xã hội và Pháp Đạo.

Là một ca sĩ nổi tiếng, người ca sĩ ấy không phải chỉ

ca một lần, chỉ nổi tiếng một lần rồi bắt người phải nhớ đến mình mải mải mà không hề có một hành động nào thêm để tiếp nối trong sự nghiệp của mình.

Đo là luôn thấy công việc của mình là to lớn mà mọi

người phải luôn ca ngợi. Đong là sanh nạnh, so sánh mình với người mà đòi

hỏi mình phải được luôn coi trọng. Đếm là chỉ vào chi tiết những gì mà mình đã từng

làm, cho người một bát cơm mà bắt người phải nhớ đến công ơn cả đời, hay đếm bao nhiêu người mà mình từng “hướng dẫn”, bao nhiêu người được mình cầu nguyện? Được mình giới thiệu vào Pháp Đạo? Bao nhiêu người đã từng nhận bất kỳ những gì về mình mà thiếu tính chính xác, thiếu hoàn toàn ý thức, tư tưởng hành thiện của mình trong lúc đang làm chuyện thiện. Mang những tư tưởng đó chỉ là người vô công vô đức.

Page 33: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 33

Hành động dựng hàng ngàn ngôi chùa của vua Lương Võ Đế cũng được Đức Đạt Ma Tổ Sư cho là “vô công vô đức”. Hành động giới thiệu hàng ngày người vào Pháp Đạo chỉ được Đức Ngài phát biểu “Sư Huynh không cần một triệu đệ tử, chỉ cần MỘT là đủ”.

Tuy nhiên, sự hành sử của người tu học cần phải có sự Cân – Đo – Đông – Đếm.

Cân là sự việc mình nghe thấy, có đủ nặng không?

Đáng để làm, để nói không? Xem sự nặng nhẹ như thế nào? Lời nào cho lọt vào tai và lời nào không nên cho lọt vào tai? Cảnh nào nên thấy và cảnh nào không cần thiết phải thấy?

Đo là xem những sự việc mình làm đủ rộng không?

Đủ lớn không? Đã làm được lợi ích thực sự cho ai? Đã nhìn người và nhìn mình đủ chưa? Đã “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” chưa? Đã chỉnh đốn chung quanh trước khi cử động chưa?

Đong là đo lường sự việc, đã thấy được sự việc đến

tận cùng chưa? Đã thấu đáo và hiểu được nguyên nhân phát khởi của sự việc chưa? Mình đang sử việc với tâm thanh nhẹ, yên bình hay dấy động, bất an, nóng nảy, hấp tấp? Nếu tâm không an bình, xem sự việc nào cũng là việc của riêng tư dầu là việc riêng tư, có nghĩa là tâm đang bị bất an, dao động.

Đếm là đếm xem công việc của mình làm, công đức

của mình làm đủ để lấp được cả thiên hạ không? Công đức làm ra có phải công đức thực sự và thiên thu hay không? Và thiên hạ đã thực sự có nhận được những gì mình ban rải hay không?

Từ Minh Đạt.

Page 34: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 34

Mỗi quốc gia có một hoàn cảnh sống khác nhau, tập quán, văn hóa… khác nhau, nói chung là có riêng một sự tư hữu. Vì thế, mỗi quốc gia có những đường lối và chính sách khác nhau. Bên cạnh cái khác, tất cả cũng còn gặp nhau ở một điểm chung là sự tồn tại. Ai cũng cần tồn tại và ai cũng phải tồn tại. Từ đời sống, văn hóa, luật pháp riêng, phù hợp với địa phương riêng đều cũng cần phải tồn tại và độc lập theo nét riêng của nó. Từ những điểm khác nhau nên sự đo lường cho chúng cũng phải khác nhau. Không thể áp dụng tín ngưỡng của quốc gia nầy để áp đặt vào quốc gia khác, cũng như không thể áp dụng những nấc thang đo lường dành cho địa phương nầy mà so sánh với địa phương khác. Thế nên, thế giới nếu không có cái nhìn trí tuệ sẽ có những hành động, ngôn từ đối chọi với nhau từ những ý niệm bởi những chuẩn mực đo lường áp dụng từ lãnh thổ nầy cho lãnh thổ khác. Vô Vi Quy Nguyên của chúng ta không những là điểm chung của các tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng, không những là điểm gặp gỡ giữa tư tưởng Duy Tâm và Duy Vật, không những là sự tổng hợp của hệ thống tín lý Đa Thần và Độc Thần mà còn là chất sống, liên kết từ cái riêng, tư hữu riêng đến cái chung là sự tồn tại. Nhân dịp đầu năm Canh Dần (2010), một số pháp hữu nhận Lộc Đầu Năm đã được người hỏi về Pháp Đạo. Vô Vi Quy Nguyên là gì? Tại sao lại theo pháp môn nầy? Và có người trả lời rằng: Tôi xem trên

Page 35: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 35

internet, thấy Pháp nầy dạy “đúng”, “đạo đức” nên tôi theo! (?) Nếu một người có thể phân biệt đâu là đúng rõ ràng, thì họ đâu cần phải theo học những gì mà họ đã biết? Và đạo đức? Một người tu theo Thiên Ma cũng thấy Thiên Ma là đạo đức, cũng thấy mọi hành động của Thiên Ma đều là đúng! Thế nên, người nào cũng cho Pháp Môn của họ tu học là đúng! Tất cả nhận định đó chỉ là tư tưởng riêng. Tư tưởng riêng không thể nào là sức thuyết phục được cho người khác. Vậy có điều gì lý giải cho việc cần thiết phải tu học với Vô Vi Quy Nguyên?

Câu trả lời đúng đắn nhất phải là:

Tất cả những bài học của Vô Vi Quy Nguyên được triển khai đều phù hợp với tinh thần văn hóa của chúng tôi, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc chúng tôi và hoàn toàn phù hợp với hệ thống pháp lý của đất nước chúng tôi, nên chúng tôi tin tưởng toàn bộ hệ thống giảng dạy của Vô Vi Quy Nguyên là đúng!

Đó là đặc tính phù hợp từ cái riêng đến cái chung

của Vô Vi Quy Nguyên.

TỪ MINH ĐẠT

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 36: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 36

Bồ Tát ở tầng trời thứ 4 nhưng Thiên Ma ở tầng trời thứ 6. Nhưng chuyện trời đất, vũ trụ là thứ quá lớn nằm quá phạm vi của bài Tiểu Luận. Thế nên, Thầy chỉ đề cập chuyện ở trần đời nhỏ bé, với một bài học thật bình thường dành cho các em tiểu học, một em học sinh lớp 4 muốn vào học lớp 9 thì phải đi từng bước từ lớp 4, 5, 6,.. chứ không thể nào từ lớp 4 rồi đến lớp 9 mà không phải thông qua lớp 6 được!

Cũng có trường hợp từ lớp 4 không phải thông qua

lớp 6 với điều kiện người học sinh đó phải thật xuất sắc, cũng như vị Bồ Tát ấy phải có công hạnh thật dầy, được thuyền Bát Nhã đến tận nơi chở đến bên kia bờ Giác mà không phải bước qua cầu Lăng Vân Độ. Còn các “Chư Bồ Tát” nếu ngồi hoài bên nầy cầu Lăng Vân Độ, đợi mãi mà không thấy thuyền đưa mình sang sông thì có nghĩa: Công hạnh của các “Chư Bồ Tát” ấy rất còn khiêm nhượng. Muốn đắc quả, phải tự bước qua cầu. Muốn đạt đạo, thì phải hiểu tại sao lớp 5 nó hơn mình, lớp 6 nó giỏi hơn mình cái gì? Phải biết lớp 5, lớp 6 là hơn mình thì mới có chuyện phải cố để được lên lớp 5, lớp 6.

Muốn hiểu được thì cũng không cần phải có cái nhìn

thấu đáo, không cần nhìn với con mắt nhìn rộng, cũng không cần trí não linh hoạt và tâm quảng đại để tìm ra sự cần thiết hay không cần thiết để chấp. Mà chỉ cần biết, thiệt! Nó hơn mình và được … như nó là đại duyên phước cho mình, cho những con người đang ở lớp 4.

Bước ra khỏi phạm vi của trường tiểu học, mà tiến

vào phương diện Đạo Học, Đạo Con Người bình

Page 37: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 37

thường trên trần đời nầy. Muốn cầu đạo giải thoát thì tìm ở sự không vướng mắc, muốn cầu ở sự sinh tồn thì tìm ở những phương tiện y khoa, dinh dưỡng…

Còn cầu Đạo ở chuyện khác thường là: Người muốn

chết thì không bao giờ luyện tập để khỏe mạnh, dùng thuốc bổ hằng ngày và luôn cầu trời để được sống dai. Trong Đạo Giải Thoát cũng vậy, dùng phương tiện vật chất là thể xác để tìm ở sự không vướng mắc đó là điều không thể tồn tại. Thế nên: Phải tồn tại để thấy sự vướng mắc mà từ đó mới đi đến sự giải thoát.

Là một Thiền Sư, tứ đại giai không, tất cả đều là

không, đời của họ mọi thứ đều vô nghĩa. Trước mắt của vị Thiền Sư thực thụ ấy thì chết là một điều không có nghĩa gì với họ. Chết là giải thoát! Là một Thiên Ma, chủ về vật chất, nên mọi phát minh và tìm tòi của nó đều nhằm ở sự sống, sống dài, sống lâu để thỏa mãn về nhu cầu vật chất. Thế nên, với Thiên Ma, sự giải thoát là vấn đề khó có thể chấp nhận, mà sự tồn tại đó chính là cần thiết. Vì vậy, khi một người cầu y, tìm liều thuốc cứu bệnh thì đừng mong tìm được thuốc cải tử từ một người “Tứ Đại Giai Không!”.

Một người khi nhận giải Nobel thì cho đấy là vinh dự,

và cho ông Nobel là nhà khoa học, là Thánh. Nhưng khi nhận cái chết từ thuốc nổ do ông ấy chế tạo ra thì ông ấy được xem là Quỷ, là Thiên Ma… Vì vậy, cần phải có cái thông suốt ở cái nhìn, ở cái cân bằng trong đời sống ở mọi mặt từ vật chất đến tâm linh để mình được thành bình thường như mọi thứ bình thường luôn hiện hữu dưới sự tạo dựng của Thượng Đế! Cái dụng của tiến trình giải thoát và không giải thoát trong lý tiến hóa là như vậy!

Page 38: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 38

Các “Chư Bồ Tát” còn trụ bên nầy cầu Lăng Vân Độ chính là những chúng sanh lương tri còn bị che lấp, trí tuệ còn bị hạn hẹp, tâm linh chưa được mở rộng, chưa thấy tất cả đều là vận hành của Thượng Đế, trong đời sống có Âm thì bắt buộc phải có Dương, có tinh thần thì bắt buộc phải có vật chất, có Đạo thì bắt buộc phải có Đời, mọi loài tất cả đều là chúng sanh và là sự tạo dựng của Thượng Đế. Vì vậy, “Chư Bồ Tát” còn kẹt ở bên cầu Lăng Vân Độ, không dám bước xuống cầu để xem tâm mình có còn động hay không? Không dám bước vào thử thách cũng bởi luôn ảo tưởng “học hoài lớp 4 sẽ được lên lớp 12!”. Tâm còn phân biệt giữa Phật và Thiên Ma mà không hiểu nổi nguyên nhân ở sự khác biệt nên không dám nhìn, không dám nghe nổi chuyện ở lớp “6”. Thế nên, họ cứ đợi hoài, đợi mãi vì vĩnh viễn không thể nào có được cái nhìn bình thường như mọi chúng sanh bình thường nên sự “Toàn Tri”, “Toàn Năng” và “Toàn Giác” gặt hái được từ sự thành quả chỉ là ảo tưởng!

Ghi chú: Chữ “Chư Bồ Tát” được Thầy viết trong ngoặc kép (“…”) là từ đang chỉ những người luôn cho họ là “Bồ Tát” và luôn nhìn thế giới quan chung quanh họ, hể ai có gì hơn, ai có gì lạ, có gì hay mà họ không thể chấp nhận được thì họ luôn cho những hiện tượng ấy là “Thiên Ma”. Với những luận điểm như vậy, có lẽ trên đời nầy ngoài họ ra, tất cả đều là Thiên Ma. Vì tất cả đều có cái nhìn thực tế và logic. Chữ trong ngoặc kép là chữ không tả thực.

Từ Minh Đạt

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 39: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 39

Bản thể con người là một khối vật chất. Khối vật chất ấy được cấu tạo bởi hàng hàng lớp lớp các hệ thống thần kinh điều phối sự hiểu biết và cảm nhận. Thế nên, khi đánh thì người ta đau, khi cù thì người ta nhột...

Hơn thế nữa, bản thể vật chất ấy được đặt để tại cõi phàm trần hay là cõi Dục giới. Thế nên, khi nhìn thấy cái đẹp thì con người thích, không được ăn thì người ta đói, nghe câu chửi thì người ta giận…

Là một chất liệu sống, nên con người cũng như bất kỳ vạn vật nào có sự sống đều mong mỏi ở sự phát triển và tiến hóa, đều cầu mong những gì tốt nhất dành cho mình. Kể cả cây cối, hoa cỏ,… loài thực vật tưởng chừng vô tri nhưng chúng cũng hằng mang những ước muốn ấy.

Thế nên, điều kiện cần và đủ để có sự phát triển là phải biết hoàn cảnh thực tế, để có thể bước lên thì phải biết chính xác ngay chỗ đứng hiện tại. Phải biết bản thân đang đứng ở đâu thì mới mong mỏi sự bước lên hay bước tới phải như thế nào. Còn như bất chấp không cần biết chỗ đứng thực tế, thì điều mong mỏi bước lên hay bước tới chỉ nằm ở sự mong mỏi, tưởng tượng cho lấy có.

Người tu hành cũng vậy, họ cũng mong được tiến hóa, cũng mong được rời những chỗ tối tăm, cũng mong được thoát sự khổ, cũng mong được trở về với Thượng Đế, về Thiên Đàng hay Cực Lạc… Rồi người ta lần mò, tìm cách “cắt bỏ” những sợi giây ràng buộc bản thân để từ đó mới dễ dàng lìa bỏ cái nơi, chỗ đứng không được đẹp trong ý niệm của họ ở thời điểm hiện tại.

Page 40: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 40

Con người nghĩ là sẽ diệt dục để lìa bỏ cõi dục, cắt

bỏ sự ham muốn để lìa bỏ sự khổ phát sinh từ ham muốn.

Rồi người ta ca ngợi những “cao tăng” cho dù không cho ăn cũng không thấy đói, đánh cách mấy cũng không thấy đau, nói những lời cao siêu, thâm sâu khó hiểu… hay cười đời, cợt thế với những hành động giống như đã chán mùi đời, không ham dính vào trần đời,… rồi xúm nhau tôn sùng ở những hình ảnh “phi phàm” khá bất thường như vậy mà có thể nhìn thấy nhan nhản, đầy rẫy trong các bệnh viện tâm thần.

Trong thời gian gần đây từ đầu năm 2000, người ta kháo nhau về hiện tượng trong rừng già Ấn Độ, một cậu bé ngồi thiền liên tục dưới một gốc cây từ tháng nầy đến tháng khác… cậu bé ấy được rất nhiều người tin rằng, đó chính là … Đức Phật tái sinh (?)… Thì ra, trong tâm khảm của rất nhiều người, ông Phật tức là người đàn ông ngồi hoài không chịu đứng dậy!

Chiếc cầu mới trong đêm Giao Thừa 2010.

Page 41: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 41

Khi gặp lúc khốn cùng, tai nạn thì ai cũng vậy, phản ứng tự nhiên là chụp liền tất cả những gì, những ai chung quanh để làm cái phao nâng đỡ.

Kẻ có hậu thường chụp cái phao cho những ai trong tầm trách nhiệm của họ trước rồi sau đó mới tìm sự nâng đỡ cho chính họ. Người khôn thì chụp cái phao cho bản thân họ được ổn định rồi sau đó mới ổn định cho người trong tầm trách nhiệm (gia đình, nếu họ là chủ ngôi gia. Binh sĩ, nếu họ là sĩ quan ngoài mặt trận…). Còn kẻ vô nhân, vô hậu khi chụp cái phao thì họ chỉ biết cho bản thân họ mà quên mất những ai trong tầm trách nhiệm. Nếu họ có vợ, chồng thì họ sẽ quên ngay người phối ngẫu khi gặp nạn, quên ngay gia đình khi khó khăn và quên ngay tất cả khi gặp biến.

Khi chụp được cái phao thì hành động đầu tiên của kẻ có hậu là sự cảm tạ, cám ơn trời, cám ơn người và ghi lòng về những ân phước nầy mà mình được hưởng. Họ sẽ luôn ghi nhớ và cảm thấy hạnh phúc vì mình được trời thương, người yêu ban cho một cơ hội, ban cho một con thuyền, một chiếc phao và họ sẽ luôn sẵn sàng trở thành một cơ hội, một cái phao để cho người khác trong cảnh khốn cùng. Người khôn, khi chụp được cái phao thì họ cũng cám ơn trời, cám ơn người, làm đúng mọi thủ tục tốt mà họ quan sát thấy được và biết được phải cần làm những thủ tục đó. Họ để dành cơ hội ấy, họ biết “ăn cây nào rào cây nấy” để lần sau còn có dịp ăn nữa. Họ sẽ biết tìm cách để làm vui lòng người đã cho họ cái phao, cơ hội.

Page 42: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 42

Người vô hậu, vô nhân thì khác, vô hậu nên họ không cần nghĩ xa, cái tương lai, hậu vận về sau của họ cũng là cái buổi hiện ra trước mắt, ngay tại chỗ. Bản tánh con người ra sao thì hiện liền lúc đấy. Hiện ra ngay lúc đau khổ, lúc thất vọng, lúc nguy biến, lúc hỗn loạn, lúc cấp thời, lúc chuyển đổi,… lúc nào cũng vậy, họ chỉ luôn thấy họ và quên tuốt tất cả những gì chung quanh họ kể cả những gì mà thường ngày họ cho là yêu thương nhất. Khi chụp được một cái phao trong lúc khốn, họ gần như không biết đến một phản ứng luân lý bình thường của con người là “cám ơn” khi nhận được sự giúp đỡ và “xin lỗi” vì tạo ra lỗi lầm của sự biến, nguyên nhân của cảnh khốn ấy. Khi chụp được cái phao, người vô hậu thường oán trách ngay cả cái phao ấy. Làm thân không nhà, được người cho nơi nương thân thì lại so đo, ghen tức “tại sao người thì có nhà to lớn, còn mình thì không!”. Làm thân đói khổ, được người cho ăn thì vừa ăn và vừa trách “ông trời không có mắt, tại sao có người quá tốt như tôi mà khổ còn người quá xấu như kia mà lại sướng, có của ăn, của để” (nhưng gần như quên, không nhắc đến “của cho”)…

Là người có hậu sau khi qua được nguy khốn thường xem lại bản thân có gì sai sót để rút lấy kinh nghiệm và những bài học thâu thập được trong sự biến vừa qua. Người khôn sau khi qua được cảnh khốn thì cũng có xem lại bản thân để rút ra bài học kinh nghiệm nhưng thường kèm theo những yếu tố chủ quan “tại, bị, bởi vì, bởi lẽ… chứ mình bình thường đâu có vậy” và cũng rút ra được những bài học chung quanh thu thập được. Kẻ vô hậu thì khác, trong khi gặp nạn tận đến sau khi qua được cảnh khốn họ không bao giờ nhìn lại bản thân của họ, họ không bao giờ chấp nhận là họ sai, dầu mọi chuyện đổ vỡ cũng do họ gây ra, rồi những ân huệ, những cái phao, những cơ hội dành cho họ trong

Page 43: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 43

lúc biến, với họ, những thứ đó đương nhiên phải dành cho họ, là bổn phận của mọi người phải làm như vậy đối với họ, dầu rằng suốt đời của họ chưa từng làm một điều lành gì cho một ai. Mọi người cần phải chú ý để biết được kẻ đứng kế mình là loại người nào?

Từ Minh Đạt

Lễ Giao Thừa tại ngôi thầy Từ Thiện Thuần Dương, Úc Châu. 2010.

Page 44: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 44

(Trích Bút ký trên đường tu đạo và hành đạo – Chương 1994).

Muốn khai mở Pháp Đạo thì phải biết trị lý Pháp Đạo nghĩa là phải nắm vững mọi huyền cơ, mọi biến chuyển trong pháp dầu là chuyện đời của đạo. Mà muốn trị lý được Pháp Đạo thì phải biết tề gia để làm căn bản.

Tề gia ở đây không phải là bình định tất cả để tất cả

cùng theo ý mình hay cùng chiều theo một guồng máy một tư tưởng mà sự tề gia là sự hòa đồng. Hòa đồng cả những nghịch lý, những mâu thuẫn để tất cả cùng tồn tại, cùng hỗ tương và cùng tiến triển theo đường hướng tốt.

Muốn có được cái nhìn của sự tề gia, muốn có được

một sự tề gia tốt và đúng nghĩa dựa trên tinh thần đạo đức thì con người tề gia phải là con người đạo đức đồng nghĩa với sự biết tu thân. Tu thân thì ai cũng nói được nhưng cái ý nghĩa của nó thì thật là mênh mông. Tu thân như thế nào? Điểm khởi thủy để tu thân là gì?

Một nguyên lý căn bản nhất, dễ hiểu nhất để thực

hiện đầu tiên nhất đó là sự: Tịnh Khẩu! Phải có sự tịnh khẩu mới có sự tu thân.

Từ Minh Đạt

GIÁO DỤC GIÚP CHO NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT. TU DƯỠNG GIÚP CHO NGƯỜI ĐƯỢC CÓ. BIẾT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ ĐƯỢC CÓ.

Page 45: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 45

ĐẠI HỘI VÔ VI QUY NGUYÊN

Kể từ Đại Hội VVQN lần 4 trở đi (4th July, 2008), Đại Hội VVQN trở thành đại hội mở cho tất cả các Huynh Trưởng, Trưởng Nhóm Đạo và các pháp hữu từng được Vinh Danh trong ngày Vinh Danh các đệ tử VVQN kể từ năm 2006 đều được quyền ghi tên tham dự.

Đại Hội VVQN không phải là dịp báo cáo cho các hoạt động của các Ban, bởi vì các hoạt động luôn được nắm rõ từng ngày. Không cần thiết phải đợi đến 2 năm mới báo cáo một lần.

Đại Hội VVQN không phải là dịp để ban phong vai trò, trách nhiệm, trọng sự vì những vấn đề nầy luôn được thay đổi ngay khi gặp chuyện cần thiết. Không nhất thiết phải đợi đến 2 năm mới rà soát một lần. Sự công bố trọng sự của mỗi lần Đại Hội chỉ là sự thông báo các vai trò hiện có, đang được duy trì.

Đại Hội VVQN không phải là dịp để phân định các vai trò của Hội Đồng Giám Chủ Đạo Viện mà những vai trò nầy đã được tính qua những công thức tính có sẵn.

Đại Hội VVQN cũng không phải là dịp hoạch định những chương trình làm việc vì chương trình làm việc luôn được cập nhật cho các Huynh Trưởng và Trưởng Nhóm Đạo cũng như các Ban và tất cả chương trình làm việc chung của Pháp Đạo đều được công bố trên các phương tiện truyền thông của Pháp Đạo.

Vô Vi Quy Nguyên không làm chính trị, không tham gia vào các hoạt động chính trị nên Đại Hội VVQN không mang màu sắc chính trị. Đối với Pháp Đạo VVQN, hình ảnh Đức Chí Tôn là Vô Thượng. Với khía cạnh đời, hình ảnh của Đức Ngài Pháp Chủ là Tối

Page 46: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 46

Thượng, nên ở đời, không một cá nhân nào, không một hình ảnh đời nào có thể thay thế được ngôi vị ấy, không một hình ảnh nào của đời có thể ảnh hưởng được với Pháp Đạo VVQN. Thế nên:

1. Đại Hội VVQN là dịp để ban thưởng cho các pháp hữu trong những năm qua về các mặt lập hạnh và tu tập. Cũng là dịp để các pháp hữu có dịp viếng thăm Đạo Viện Vô Vi Quy Nguyên nơi phát dương Pháp Đạo ra toàn thế giới, cũng là nơi Thiên Định, nơi mang thuần chất màu sắc Vô Vi Quy Nguyên, và nhất là đây là nơi Đấng Chí Tôn định phần cho chúng sanh hướng về.

2. Đại Hội VVQN cũng là dịp để các vị phẩm sắc của VVQN được lựa chọn có cơ hội góp bàn tay để hình thành nên ngôi nhà cho nhân thế.

3. Đại Hội VVQN là dịp để các vị phẩm sắc tìm hiểu thêm về văn hóa các nước ở xứ sở Hiệp Chủng Quốc, nơi các nền văn hóa và tôn giáo đỗ về và cũng là dịp để tất cả tham quan một số thắng tích tại đây.

Thầy Từ Thiện Tâm Khai thọ ký cho pháp hữu trong ngày Khánh Đản 2010.

Page 47: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 47

VÔ VI QUY NGUYÊN LÀ KHO TÀNG BỒI ĐẮP TÍNH DÂN TỘC TỐI THƯỢNG Dân tộc tính là bản tánh cơ bản mà bất kỳ quốc gia nào, dân tộc nào cũng đều có. Bản tánh ấy là chất liệu quý được un đúc từ ngàn năm để hình thành và phát triển cho một dân tộc. Phải nói dân tộc tính của bất kỳ dân tộc nào đều là tài sản quý đã qua hàng ngàn năm đào thải những thứ không phù hợp với sự phát triển của dân tộc nên cô đặc lại là những tinh túy cần thiết cho riêng từng dân tộc. Thế nhưng, dân tộc tính dầu là vốn quý nhưng chỉ là “tài sản” của cục bộ, của nhất thời, không thể áp dụng dân tộc tính của lãnh thổ nầy sang lãnh thổ khác và nhất là bản tánh thiêng liêng của dân tộc dầu được hình thành lâu đời nhưng nó không là lâu dài vì thời đại luôn thay đổi, tư tưởng con người luôn thay đổi… Vậy sự thay đổi từng phần dân tộc tính theo thời gian là sự chuyển đổi tốt hay không tốt? Có lợi như thế nào và có hại ra sao? Trong bộ môn Đạo Trị của Học Viện VVQN cũng đã chỉ ra chìa khóa từ dân tộc tính: “Dân tộc tính là chìa khóa để phát triển xứ sở nhưng đó cũng là tử huyệt của xứ sở đó. Chìa khóa vạn năng của một quốc gia nằm vào sự thấu triệt về dân tộc tính”. Như vậy, để một dân tộc tính chỉ thuần nhất là ưu điểm cho việc phát triển và triệt tiêu đi những khuyết điểm cho những khiếm khuyết lớn. Con người của các dân tộc cần được chỉ dạy về hệ thống tư tưởng, triết lý của Vô Vi Quy Nguyên, để chính mỗi con người trong xã hội tự triệt tiêu đi những bản năng xấu mà từ đó, tổng hợp các phần tử trong xã hội, thông qua một vài thế hệ

Page 48: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 48

phát triển, dân tộc tính mới ra đời dựa vào những bản tính căn bản có sẵn cùng với sự triệt tiêu những giới hạn mắc phải. Bên cạnh đó cho thấy, Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên ra đời không những trở thành vai trò điểm chung cho mọi tư tưởng, mọi tôn giáo, mà còn là hành trang để tịnh lòng, giúp người thấy được mình, thấy được nắm rõ bản tính của từng dân tộc mà từ đó nắm được chìa khóa vạn năng cho tất cả mọi vấn đề trên trường quốc tế, nắm được chìa khóa vạn năng trên suốt hành trình tiến hóa.

Từ Minh Đạt

Thầy Từ Tâm Thể cùng nhóm đạo trong ngày Khánh Đản 2010.

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 49: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 49

Làm thế nào để vực dậy tinh thần đạo đức xã hội?

Vực dậy tinh thần đạo đức, hay làm thăng tiến đạo đức trong xã hội, nhằm làm con người trở thành những công dân tốt không phải chỉ thuần túy là những hành động chỉ dạy những bài học về công dân giáo dục, đạo đức con người, để con người phân định được những điều hay, lẽ phải và những điều xấu không nên làm.

Vực dậy tinh thần đạo đức, cũng không phải thuần túy là ban hành nghị định, điều luật ngăn cấm những hành động nào hay không ngăn cấm những hành động nào. Không thuần túy nằm ở chỗ răn đe và hành pháp.

Vực dậy tinh thần đạo đức, cũng không thuần túy là vực dậy tinh thần cải cách, cách mạng, tinh thần yêu nước, yêu xã hội để con người phải ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Tất cả những thứ trên nhập lại cũng không đầy đủ yếu tố vực dậy tinh thần đạo đức mà chỉ là bắt người tuân thủ theo những yếu tố nào được gọi là đạo đức. Con người cũng sẽ làm theo, hành theo, chấp nhận theo những yếu tố đó nhưng ở mọi biến động, biến chuyển như: Thời giá, kinh tế, thiên tai, chiến tranh… kể cả những yếu tố có tánh cách giải trí như các phong trào thể thao, vui chơi, hội hè,… quan trọng nào diễn ra trong cuộc sống khiến xã hội buông lơi một chút về đạo đức xã hội, thì con người đâu cũng vào đó, tư tưởng đạo đức xã hội trong thời khắc đó chỉ là từ ngữ nói ra cho lấy có, hay chỉ là một loại cung cách trang sức “phú quý sinh lễ nghĩa”…

Vì tất cả những thứ trên không phải là chìa khóa để mở cái huyệt của con người cho việc tiếp nhận các hình thức đạo đức xã hội.

Page 50: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 50

Tất cả những thứ trên chỉ là phương tiện để dạy người về đạo đức mà không là tinh thần của chính con người để con người tự nhắc nhở cho họ, tự bảo họ, tự khai mở cho họ về mặt đạo đức.

Tâm linh, chính là chìa khóa của tinh thần mọi con người, của mọi trình độ, mọi mức độ tiến hóa hiện diện nơi cõi đời. Người có tiến hóa sẽ tự có đạo đức hơn người không tiến hóa. Vì vậy, đồng hành với việc thuyết giảng những bài học về ứng xử, đạo đức xã hội, tuyên truyền về những chính sách, công bố về những điều khoản luật pháp,… con người cần phải được chuẩn bị khả năng khai mở để tiếp nhận được những bài học xã hội và những điều cần thiết ở trên.

Chỉ có những bài học trí tuệ không là trí mưu, chỉ có tâm lành chứ không là thủ đoạn, chỉ có hành pháp chứ không phải hành dụng, chỉ có thiền định chứ không phải ngồi thiền,….. tất cả những thứ đó gộp lại mới là chìa khóa để khai mở tâm linh… Từ Minh Đạt.

Một cảnh hái lộc đầu năm tại khuôn viên Đại Hùng Linh Điện.

Page 51: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 51

ĐẠI HỘI 5 ĐÁNH DẤU SỰ THÀNH CÔNG CỦA VÔ VI QUY NGUYÊN

Sau gần 16 năm Đức Ngài lìa thế, trong một thời gian ngắn, từ một giáo pháp nhỏ mà gần như đại đồng pháp hữu Vô Vi Quy Nguyên là những người lành, chất phác, không bon chen với đời, không có những trí thức lớn, đúng nghĩa để biên khảo những tư liệu cho đạo. Đời sống của tất cả, may mắn lắm là được đầy đủ. Thế nên, Vô Vi Quy Nguyên hoàn toàn không có nguồn tài trợ, không một sự ủng hộ của bất kỳ tổ chức nào, đó là chưa kể nội bộ của Pháp Đạo luôn bị quấy phá, chia rẽ, bị các ngoại lực luôn tìm cách cản trở, dập tắt, gièm pha trên các phương tiện thông tin,… Song, bên cạnh đó, còn có những chướng ngại tự nhiên như: Văn hóa, dân tộc, tôn giáo,... của các nơi trên thế giới luôn là chướng ngại cho việc khai pháp và hoằng pháp.

Thế nhưng, Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên đã trưởng thành và ngày càng vững mạnh bước vào các hệ thống chính quy của thế giới: Hệ thống giáo dục, được sự chấp nhận của hầu hết các đại học trên thế giới và các sinh viên của các đại học trên khắp năm châu được gởi đến để nghiên cứu và thọ học dù rằng Học Viện VVQN chưa chính thức thành hình.

Hệ thống tài liệu của Pháp Đạo cũng được trân trọng tiếp nhận bởi các thư viện lớn trên thế giới, kể cả thư viện của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, uy tín của Vô Vi Quy Nguyên đã dần hình thành trên trường quốc tế, qua các phiên họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, của Vatican,… trong năm qua đã xem Vô Vi Quy Nguyên là một tôn giáo chính thức. Đức Giáo Hoàng, nhiều giới chức chính phủ của các nước đã tuyên bố ủng hộ tư tưởng và sự

Page 52: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 52

hoạt động của Vô Vi Quy Nguyên, và nhất là sau 16 năm Đức Ngài lìa thế, Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên đã có được một Đạo Viện, là một trung tâm văn hóa và tôn giáo có diện tích lớn nhất toàn cầu được nhiều quốc gia quan tâm….

Từ những sự kiện trên đã cho thấy tư tưởng của Vô Vi Quy Nguyên thực sự thích hợp cho đời sống con người. Vô Vi Quy Nguyên là triết lý cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội nên đã được đón nhận tự nhiên bởi chính đời sống của con người mà từ đó đã tự động tạo nên vị thế và những bước tiến của Vô Vi Quy Nguyên.

Từ những bước đi căn bản và chính đáng, không lôi kéo, không kêu gọi, không dùng bất kỳ những thủ thuật quảng cáo nào khác ngoài việc để tự cán cân cung - cầu và sự tiến hóa của xã hội quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận, đào thải cũng như chọn lựa từ hệ thống triết lý của Vô Vi Quy Nguyên đã tự nhiên tạo nên những bước đi đúng đắn cho Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên.

Từ Minh Đạt viết trong: Những sự kiện lịch sử của Vô Vi Quy Nguyên – Ban Sử Đạo biên soạn.

Đức Thầy đang chú nguyện trong một tang lễ tại Pháp

Page 53: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 53

Sự khác nhau giữa cái cần thiết và lòng mong muốn

Con người có nhiều cái muốn nhưng không thực cần và khi nằm trong giai đoạn, thời khắc quyết định thì người ta sẽ chụp cái họ cần dầu rằng vây quanh là hàng vạn thứ mà họ hằng muốn.

Thế nên, muốn giải quyết một vấn đề không phải chỉ thuần túy lắng nghe người ta muốn những gì mà còn phải lặng nhìn để thấy người ta cần những gì.

Bên cạnh đó, muốn thuyết phục người đời, muốn con người phải nghe những gì mình nói thì người nói phải đi đúng vào điểm người nghe cần mà sự cần của người thường rất khác với những gì người ta muốn.

Sự cần của người nhiều khi chính người cần cũng không biết và họ lầm lẫn những gì họ cần tức là những gì họ muốn. Thế nên, để chọn lựa, con người thường bị đánh động và hướng đến điểm cần hơn là điểm người muốn, dầu rằng trước đó, người ta không để ý đến hoặc chưa thực biết cái cần thiết cho chính họ.

Sự cần thiết được manh nha phát khởi từ tâm người thế nên ít khi được diễn tả bằng lời. Vì vậy, những gì mà người ta nêu lên sự cần thiết của họ thường là những gì mà con người muốn hơn là sự cần.

Giả sử một yếu nhân nào đó tỏ ý cho biết những khó khăn nào đó của họ đang gặp phải, rồi hàng hàng lớp lớp các nhà trí thức, các học giả, các bộ óc giỏi,… lần lượt đưa ra những ý kiến và giải pháp nhưng rốt cuộc chỉ những ý kiến nào đưa ra nhằm chỉ đúng vào cái cần của vị yếu nhân đó, thì ý kiến ấy sẽ được sử dụng, dầu rằng trước đó, vị yếu nhân trên không nêu ra điểm cần và nhiều khi sự cần cũng chưa hình thành trong trí của vị ấy.

Page 54: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 54

Thế nên, sự cần là một tâm sự, là một việc hình thành từ tâm linh không là vật chất nên nhiều khi ý tưởng cần ấy không thành hình hoặc chưa kịp thành hình, hoặc đã thành hình trong trí não mà người nêu không tiện hoặc chưa thấy để đưa ra ý tưởng cần sự giải quyết cho cái cần. Vì thế, để ý kiến, tư tưởng được người lắng nghe thì trước mắt phải nghiệm cho kỹ cái mà người thực sự cần bên cạnh những điều mong muốn của họ.

Điểm then chốt, sự cần của người được hình thành không do ta đưa đẩy, lý luận, thuyết phục để người tưởng rằng đâu mới chính là sự cần của họ, mà sự cần của con người là sự thực của chính họ, hình thành từ tâm linh của họ.

Muốn và Cần rất khác nhau, thế nên để nắm biết không phải chỉ thuần túy nghe mà còn phải nhìn, không phải chỉ hiểu mà còn phải biết, không phải chỉ rõ mà còn phải cảm nhận. Tâm linh luôn là chìa khóa cần thiết trong mọi vấn đề là vậy. Từ Minh Đạt

Đức Thầy và thầy Từ Tâm Thiện Phước trong ngày lao động tại Đạo Viện trong mùa Giáng Sinh 2009.

Page 55: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 55

CHÂM NGÔN VỀ CHÁNH TRÍ Muốn có Chánh Trí thì điều trước tiên phải có Trí. Có Trí theo nhu cầu bản thân để thấu đáo và nhìn thấy mọi mặt của vấn đề phù hợp mức độ của bản thân mình. Để tất cả những gì bản thân thấy, biết và nghĩ lên đĩa cân, rồi suy tính, rồi cân đo, rồi tự nghiệm kết quả và ảnh hưởng của nó cho hiện tại và tương lai, từ đó thì chọn ra con đường và quyết định đúng nhất. Chỉ nói Chánh Trí mà bỏ đi cái Trí là Tà Thuyết! Có Trí để có cái Chánh Trí, có cái Chánh Trí để mà tròn! Nói phi phàm mà bỏ đi cái phàm ngã làm căn bản cũng là Tà Thuyết! Không thấy rõ nơi con người mà cứ nói về thờ phượng Thiêng Liêng, nói về các Chư Vị trong vô vi đó cũng là Tà Thuyết. Bỏ đi hiện tại, không nhìn cho thấu cái hiện tại mà cứ chúi đầu nhìn ở một khía cạnh nhưng không toàn diện ở quá khứ. Tưởng tượng một kết quả ở một khía cạnh mà không thấy cả tổng thể ở tương lai. Đó chính là Tà Kiến! Kẻ vô trí sẽ chết vì cái Lợi, kẻ có trí sẽ chết vì cái Danh, kẻ Thánh Nhân sẽ chết vì Thiên Hạ. Kẻ có Chánh Trí cũng phải chết, nhưng kẻ có Chánh Trí biết cân nhắc cái lợi, cái danh, cái thiên hạ, cái quá khứ, cái hiện tại và cái tương lai để không phải vướng vào ý niệm sống và chết trong mỗi lần tái diễn.

Page 56: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 56

Nghe lệnh truyền từ các cõi vô vi mà không hiểu rõ về vô vi, không hiểu rõ sự xuất xứ của những thành phần trong vô vi ấy, lại hoàn toàn không biết mặt mũi, không biết hình dáng, không biết bản tánh, không biết tất cả về nhân vật đó ngoại trừ cái biết do họ nói, lại áp đặt vào con người thật, đời sống thật, hoàn cảnh thật… đó là hành động Tà vạy! Là Tà Đạo. Muốn nói tổ chức của mình là một tôn giáo nào đó có sẵn, là Phật Giáo chẳng hạn, thì mọi lễ nghi, các pháp thiền, áo tràng, giáo lý, chuỗi pháp, hình thức tổ chức giáo hội,… tất cả phải phù hợp với giáo hội Phật Giáo. Nếu chỉ thờ Phật thuần túy mà nói là Phật Giáo, thì với con mắt Phật Giáo, tổ chức ấy là Tà Đạo, vì người ta dùng thang điểm, dùng thước đo của Phật Giáo để đo lường tổ chức ấy và người ta sẽ thấy rằng ngoài việc thờ Phật, không có gì giống với quy định của Phật Giáo cả. Vì vậy, thờ Phật thì không có nghĩa là Phật Giáo theo quan điểm hợp pháp của đời. Thế nên, phải hiểu rõ tường tận lý lẽ bên trong trước khi làm những điều gì có liên quan đến pháp lý và sự lý. Trên đời không có chi là huyền bí, không có chi là nan đề và không có chi là không thể hiểu và trả lời được. Tất cả đều được phơi bày, có điều sự phơi bày ấy không tập trung ở một chỗ, cùng một thời điểm mà nằm rải rác khắp nơi, khắp chốn, nhưng không cao xa, không khó khăn và ai cũng có thể thấy được tất cả những điều phơi bày ấy cho thắc mắc của mình. Muốn dễ dàng thấy được phải cần có cái TÂM PHẢI MINH, cái TRÍ PHẢI SÁNG! Tổng hợp, gọi là Chánh Trí.

Từ Minh Đạt

Page 57: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 57

KHOA HỌC TÂM LINH

Học về tôn giáo chỉ là sự học về tín ngưỡng và triết lý. Thông suốt về tôn giáo thì không được xem là đạt Đạo vì phạm trù của Đạo bao gồm cả về lãnh vực tâm linh. Tâm linh không phải chỉ nằm ở phạm vi hồn, vía, vô vi, tiên đoán, các cõi thế giới, cảm nhận… mà cốt tủy của tâm linh là nguồn sống, là sự kích hoạt chức năng cùng với mầm sống, là nguồn tác động sự suy nghĩ, cảm nhận và làm việc. Tâm linh không là vật chất, chỉ là ý niệm (nhưng không phải là ý nghĩ). Nếu tâm linh được luyện tập và khai sáng thì con người sẽ có nhiều không gian hơn trong tất cả công việc, suy nghĩ, phát kiến và phát triển. Từ đó gặt hái được nhiều thành tựu hơn, ít di hại hơn (thường những công việc, sáng kiến, chính sách nào dù tốt cũng đều có di hại ở một khía cạnh khác). Trong suy nghĩ, bên cạnh việc sử dụng các bộ môn khoa học tự nhiên để hình thành nên logic của một vấn đề, bên cạnh việc sử dụng các bộ môn khoa học xã hội để tiên liệu những ảnh hưởng của vấn đề ấy với môi trường chung quanh thì khoa học tâm linh sẽ giúp mở thêm không gian suy nghĩ để con người thấy được thêm mối liên kết của một công việc với tinh thần công việc, thấy được kết quả thành bại bên ngoài hàng rào cản thời gian của thế giới vật chất. Thấy được sự đột biến khác trong giây chuyền “nguyên nhân và kết quả” của những quy luật vật lý và có thể thay đổi được những mầm mới, tạo ra được những nhân mới để cho ra những kết quả mới mà hoàn cảnh thực tế, trong môi

Page 58: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 58

trường vật chất không thể nào tạo được những nền móng để dẫn ra những kết quả theo mong ước được. Làm sáng tâm linh, không những làm cho bản thân con người được cởi bỏ những gánh nặng (theo từ ngữ tôn giáo là được giải thoát) mà còn là một chất liệu cộng hưởng để những điểm sáng tâm linh khác quy tụ về gia đình dòng tộc. Nói theo từ ngữ bình dân, trong gia đình dòng họ sẽ bớt đi những oan nghiệt (dù từng tạo nhiều nhân quả - Tâm linh không là vật chất, cũng không phải là tư tưởng, suy nghĩ nên không chịu ảnh hưởng bởi luật nhân quả). Từng cá nhân trong gia đình sẽ là những cá nhân có đức tính tốt và hữu ích cũng bởi sự cộng hưởng từ sự sáng của tâm linh. Trong một đất nước có tâm linh sáng thì sẽ cộng hưởng được các anh linh tốt của năm châu. Nói một cách bình dân, trong một đất nước có tâm linh cao, có sự sáng thì anh linh của thế giới, các “khai quốc công thần” của các nước, các tinh anh phát kiến của các nước,… sẽ hội tụ, hài hòa và sinh ra tại đất nước có tâm linh sáng ấy. Xứ sở ấy tự khắc sẽ là cường quốc, dù các logic vật chất không thỏa mãn (đất nước nghèo) hay căn bản của những ngành khoa học tự nhiên, xã hội không đủ (đất nước lạc hậu). Thế nên, Khoa Học Tâm Linh là cần thiết, cần hiện diện và phát huy bên cạch các ngành khoa học khác. Một lần nữa, tâm linh cao không phải được đo đạc và đánh giá bằng hiện tượng vật chất. Chỉ có sự đạt Đạo thực sự mới hiểu được về tâm linh và dẫn dắt về tâm linh. Người đạt Đạo không phải là người thông suốt về kinh điển, hiểu rõ về triết lý, am tường về tín ngưỡng,

Page 59: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 59

xuất sắc về những lý luận tôn giáo… Người đạt Đạo là người tâm linh sáng, thấu suốt về sự liên kết, ảnh hưởng và chuyển vận qua lại giữa tâm linh và vật chất. Và nhất là, biết sử dụng nhuần nhuyễn Khoa Học Tâm Linh vào xã hội để làm tốt cho con người và phát triển xã hội.

Từ Minh Đạt

Các pháp hữu tại Việt Nam đang thực hiện tượng đài Đức Thầy Từ Minh Đạt ngồi trên Long Mã chở Pháp Đạo sang trời Tây. Tượng đài nầy sẽ được đặt tại quảng trường Kỳ Đài – Đạo Viện. 4-2011

Page 60: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 60

Ý MUỐN CỦA THƯỢNG ĐẾ? THỐNG NHẤT TÔN GIÁO –

THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG LÀ GÌ? Vào thời Mạt Pháp, con người chìm đắm trong vật chất, trước mắt cái gì cũng là vật chất, từ cuộc sống, gia đình, danh vọng, bè phái… kể cả hình ảnh tôn giáo mang theo trong tư tưởng. Thời Mạt Pháp, con người không chịu trui rèn ngay bản tâm của mình, không chịu trui rèn đạo đức ở ngay cái căn bản, mà chỉ học đạo đức ở ngay cái ngọn: “Giữ gìn phép nước để khỏi bị phạt”, “ngoan ngoãn, biết chúc người cho hay để được lì xì”, “cứu người hoạn nạn thì phải đánh chiêng, vỗ trống rùm lên để người ta biết mình là người thiện”,… Không có căn bản đạo đức nhưng khi khoát lên người một màu sắc “tôn giáo”, “tu hành”,… thì cũng dối trá, khoa trương y như mọi người đời. Cứ làm người của tôn giáo là có thể cho mình là người…. “tu”, người lành, người ngay. Làm cái gì, làm công việc gì cũng cho là đang “làm theo Thánh Ý của Thiêng Liêng”, là “đang phụng thờ Chúa”, “làm theo ý Chúa”… Cái gì cũng cho là “ý muốn của Thượng Đế” trong khi ý muốn của vợ, của chồng, của con, của những người chung quanh của những người luôn miệng nói “đó là ý Chúa” ra sao thì hầu như ai cũng mù tịt! Đã thế những con người không thực sự tu dưỡng cũng không chịu dừng chân, muốn đánh bóng con đường hoang tưởng của họ đang đi, đánh bóng “chánh nghĩa” mà những người đó đang mang là “thực hiện thế giới đại đồng”, “thống nhất các tôn giáo”… Con người của thời Mạt Pháp, không biết nổi chính bản

Page 61: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 61

thân của mình muốn gì nhưng luôn miệng nói là làm theo ý Trời! Vậy thực ra ý muốn của Thượng Đế cụ thể nhất là gì? Thống nhất tư tưởng, tôn giáo đúng nhất là gì? Thượng Đế tạo dựng muôn loài cũng như dựng nên các tư tưởng và tôn giáo. Tất cả chỉ là những thứ bậc không cao thấp, lớp lang để con người theo học tùy vào mức độ tâm linh và sự khiếm khuyết của người cần bổ túc cho sự tiến hóa. Ở mặt tư tưởng cũng vậy, con người quá thiên về vật chất mà quên đi về tinh thần thì sẽ có Chủ Nghĩa của Vật Chất ra đời để con người phải học ở mọi khía cạnh của chủ nghĩa đó và khi con người quá thiên về Duy Tâm thì cũng sẽ có những Chủ Nghĩa của Duy Tâm ra đời, để con người phải học và trả giá về những cái quá thiên và về những sự thiếu sót trong quá trình tiến hóa của mình. Thế nên, sự thông suốt để hòa hợp là cần thiết. Một lý thuyết được đưa ra để con người thông cảm và chấp nhận với nhau là cần thiết. Lý thuyết ấy để có sự hòa hợp trong đời sống vật chất cũng như tâm linh, chứ không phải cần thiết một tôn giáo, một tư tưởng nào ra đời để “thống nhất” các tư tưởng khác cả. Đòi hỏi thống nhất tôn giáo là những tư tưởng huyễn hoặc của những người thiếu kiến thức, rất thiếu vắng đời sống thực tế. Vì thực tế, không một lớp học nào mà một anh Tiến Sĩ học chung với em bé Mẫu Giáo cả. Ý muốn của Chúa, của Thượng Đế như thế nào thì chắc chắn không một ai biết cả. Vì chính bản thân của con người ta cũng không thể nào hiểu nổi người ta và người chung quanh họ muốn cái gì? Nói ý Trời được hiểu qua kinh điển? Con người có thể hiểu nổi những cái ý vĩ đại bằng sự đọc qua kinh điển sao? Hãy đọc

Page 62: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 62

những loại sách thấp hơn một chút, đọc thử những cuốn sách khác thì sự hiểu cỡ nào? Hay bình thường nhất khi con người ta còn ngồi trong ghế nhà trường, họ đọc và hiểu cuốn sách họ đang học tới cỡ nào? Sách của người viết cũng không hiểu nổi thì không thể nào nói rằng mình hiểu được ý của Thượng Đế! Không một ai hiểu được Thượng Đế muốn gì? Nhưng ai cũng có thể chấp nhận rằng con người đã được tạo dựng từ Thượng Đế, là một sinh vật đẹp nhất mà Ngài đã tạo dựng. Thế thì để hiểu được đúng ý của Thượng Đế nhất là hãy làm đẹp những gì mà Ngài đã tạo dựng. Hãy làm cho con người của mình thành con người tốt. Có Trung, có Hiếu, có Lễ, có Nghĩa… Thờ phượng Phật Trời, Thiên Chúa, Thượng Đế như thế nào là tốt nhất? Không bao giờ có chuyện người Cha thương con lại bảo con mình phải làm gì cho mình cả! Thế nên không hề có chuyện Thượng Đế hiện ra bảo người ta phải phụng thờ mình như thế nào. Đức Chúa, Đức Phật cũng không bao giờ bảo người ta phải cúng kiến, thờ phượng như thế nào? Cao lắm chỉ có khuyên nhủ khi người ta có quá đáng trong việc thờ phượng như dùng máu, dùng sinh mạng,… Vậy thờ phượng Thiêng Liêng đúng nhất là tỏ lòng tôn kính đối với những gì mà Thiêng Liêng đã tạo dựng. Con người, đất nước, thiên nhiên,…Và hướng lên Trời, hướng về người Cha toàn năng, cao cả cũng bằng một “phương tiện” mà chính Thượng Đế đã sanh ra và tặng cho riêng mình, chính là: Cái Tâm trọn lành và hướng thượng!

Page 63: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 63

THẢM HỌA NHẬT BẢN: THIÊN TAI NHẤT THỜI VÀ

THIÊN ÂN MUÔN ĐỜI

Từ thảm họa thiên tai tại Nhật Bản đã gián tiếp cho con người hiểu được rằng: Sự giàu mạnh, văn minh và phát triển của một đất nước không chỉ dựa vào nền Đại Công Nghiệp: Cơ khí hóa, hiện đại hóa, điện khí hóa, hóa học hóa… mà là sự giáo dục đạo đức cho mỗi công dân. Sức mạnh của một đất nước không phải chỉ thuần túy dựa vào sự đoàn kết của các giai cấp mà là sức mạnh tự cường của mỗi con người. Sự độc lập của một đất nước không phải chỉ thuần túy dựa vào tuyên ngôn, tuyên bố sự độc lập của chính phủ mà là bản lĩnh độc lập của mỗi thành viên của đất nước… Sở dĩ phải nói về một đất nước để có thể nói về một dân tộc và nói về một dân tộc để có thể nói về một con người, và khi phân tích về một con người thì tinh thần của con người là một yếu điểm cần phải được quan tâm. Sức mạnh của các dòng thác cách mạnh trên thế giới cũng không thể mạnh được bằng cơn quét của sóng thần, chỉ một cái quét là cả nước phải tan biến, thế nhưng tinh thần của con người được un đúc, uốn nắn sẽ mạnh hơn cả bất kỳ những cơn sóng thịnh nộ của trời đất. Bằng cớ hiển nhiên, sóng thần thì quét tan nước Nhật nhưng tinh thần người Nhật đã làm chấn động toàn cầu. Thấy được điều đó thì sẽ thấy được cái ưu việt của một tôn giáo đứng đắn.

Page 64: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 64

Một tôn giáo được gọi là đứng đắn không phải vì nó lớn và thế lực tràn đầy để không thể nào nói nó không đúng đắn. Một tôn giáo được gọi là đúng đắn không phải vì ai cũng theo nên khó lòng gọi nó là sai trái… Một tôn giáo được gọi là đúng đắn khi nó luôn lấy mực thước lễ nghĩa làm trọng, lấy sự giao hòa và hỗ tương giữa người và xã hội làm mẫu mực, lấy sự rèn luyện nhân tánh, uốn nắn để phàm tánh trở thành hướng thượng để làm khuôn khổ. Một tôn giáo được gọi là đúng đắn khi nó luôn chiêm nghiệm những quá khứ để áp dụng cho ngày hôm nay, luôn suy gẫm việc làm của ngày hôm nay để chuẩn bị hành trang cho tương lai. Một tôn giáo được gọi là đúng đắn khi nó luôn nghĩ đến những thế hệ tiếp nối để con người và xã hội ngày càng tốt hơn, không phân biệt chính kiến, không phân biệt giai cấp, giới tính và tất cả những hàng rào được quy định bởi những quy luật của xã hội về con người với con người. Một tôn giáo được gọi là đúng đắn khi mọi đường hướng, xử lý của nó đều dựa vào Chánh Trí trên tinh thần Vô Ngã. Qua thảm họa của Nhật Bản, người dân Nhật đã gián tiếp dạy cho thế giới tinh thần thương yêu, đùm bọc và can trường trước nghịch cảnh. Nhờ đó thế giới được học, bên cạnh sự cần thiết của vật chất hư ảo, con người cần có một tinh thần đạo đức và tinh thần ấy mới chính là chìa khóa phát triển đích thực cho thế giới loài người.

Page 65: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 65

Đây có thể được xem là một công đức mà người Nhật đã cố công đánh tiếng cho thế giới bằng chính sự đổ vỡ và mất mát của mình. Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên chân thành cầu nguyện cùng các Đấng Thiêng Liêng hộ trì cho đất nước và nhân dân Nhật Bản để thiên tai nầy sẽ biến thành thiên ân muôn đời cho đất nước và xứ sở ấy.

Từ Minh Đạt

Đức Thầy và các em học sinh dựng hàng rào bảo vệ khu vực Pháp Chủ Thiền Viện, tránh thú lớn vào phá hoại khu vực nầy. 4-2011

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com

Page 66: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 66

THƯỢNG ĐẾ KHÔNG LÀM CHUYỆN NHỎ HAY NHỮNG PHƯƠNG THỨC HẠ ĐẲNG.

TU HÀNH KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH ĐỘNG ĐI TRÊN CON ĐƯỜNG PHẢN KHOA HỌC VÀ

PHI ĐẠO ĐỨC

Những nhà khoa học bình thường, khi chế tạo ra một sản phẩm, họ có thể biết được sản phẩm của họ có thể tồn tại trong bao lâu. Một người buôn bán nhỏ, cũng có thể đoán biết được số hàng của họ bán hết được trong thời gian bao lâu. Một người dân thường, tiêu thụ bình thường, cũng có thể đoán biết được món hàng mà họ mua có thể sử dụng kéo dài trong bao lâu và một bà nội trợ bình thường trong mỗi gia đình có thể ước đoán số lương thực của mình có, có thể ăn hết trong bao lâu. Thượng Đế dựng ra muôn loài nên Ngài dư sức biết trái đất, vũ trụ mà Ngài dựng ra có thể tồn tại trong bao lâu. Ngài dư sức biết đàn con của Ngài đứa nào ngoan, đứa nào dở và đứa ngoan có thể học đến cỡ nào, còn đứa dở có thể phá đến cỡ nào… Ngài dư biết tất cả, dư sức có đủ chuẩn bị cho tất cả nên cuộc tận thế hay Long Hoa Hội hay cuộc điểm đạo vĩ đại xảy đến… có thể làm cuống cuồng nhiều người luôn vọng động nhưng không thể nào làm cho Ngài bất an khi Ngài thừa biết sản phẩm của mình có thể tồn tại trong bao lâu trước khi Ngài tạo dựng ra nó. Tức Ngài thừa sức biết những gì xảy ra cho con người và vũ trụ từ những thời gian hàng tỉ tỉ năm về trước, trước khi quả đất thành hình. Thế nên, chuyện gì dù “ghê gớm” đến cỡ nào trong hành tinh nầy cũng đều nằm trong bàn tay chuyển vận của Ngài, nên sẽ không có chuyện Ngài phải xuống

Page 67: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 67

thế, rồi nào nhập xác, xuống điển… nhọc công tìm cách “cứu độ cho con người”. Nắm bắt chuyện hàng tỉ năm về trước nên không thể nào Thượng Đế là một người tối trí, hoảng hốt, cuống cuồng hay tỏ vẻ “đau khổ, thương xót cho chúng sanh” mà nhập lên, nhập xuống đầy đặc cả cõi Thế nầy như thời gian hiện nay. Thế nên, chỉ có những người tối trí mới tin Thượng Đế là tối trí, mới tin là Thượng Đế đau khổ cho nhân gian gần đến nạn diệt tận trong khi sinh hay diệt cũng đều do Ngài quyết định. Vì vậy, kẻ tối trí và thiếu căn bản đạo đức sẽ chụp lấy bất kỳ những ai xưng là Thượng Đế vì “thương người” mà xuống trần giúp đỡ thiên hạ mà bỏ qua biết bao nhiêu sứ giả của Ngài xuống thế để khai mở Chánh Đạo cho mọi người. Trong khi ấy, người có học một chút, ai cũng thừa biết, không một lãnh đạo quốc gia nào lại bỏ quốc gia mình mà sang xứ khác rồi cùng ngồi làm việc hoài với Đại Sứ mình tại xứ khác ấy. Người đời có hiểu biết cũng không làm như vậy, thì lấy gì một vị “Thượng Đế” lại luôn hiện diện hoài dưới nhân gian trong khi có biết bao nhiêu thừa sai của Ngài tại đây. Sự hữu dụng nhất của một vị lãnh đạo là gỡ bỏ bớt những áp lực của cấp dưới, tạo sự thông thoáng trong phạm vi lãnh đạo hơn là đi vòng vòng nói nhỏ cùng mọi người rằng: “Ta đây là một lãnh đạo!” Vì vậy, chỉ có những ai không chịu tu dưỡng, uốn nắn bản thân mình thì sẽ dễ tin bất kỳ người nào xưng mình là “bề trên” là “Thượng Đế để mình khỏi phải trui rèn, khỏi phải tu học… cũng bởi đặc cách “quen được với Thượng Đế”. Họ là những người kém đạo đức nhất, kém hơn cả những người không từng biết Đạo, không tin trời đất và thường phỉ báng Thượng Đế.

Page 68: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 68

Viếng cảnh ở những nơi gọi là “hữu thần” trong nhân gian, xem những bia đá mà con người ca ngợi “bà” nầy, “bà nọ”… nào từng là công chúa con của Thượng Đế trên trời, lỡ tay làm vỡ chén ngọc rồi bị đày xuống đời… Tương tự “Thượng Đế” của quan niệm kiểu trên, người ta cũng ca ngợi công đức của các “cô công chúa, con của Thượng Đế” không kém, rồi lập ra đền chùa, miếu mạo, dựng “bia công đức”… đủ cả mà không hề có một cái nhìn đạo đức một chút: “Một người tạo dựng cả vũ trụ, nhân gian, vàng ngọc trong một hành tinh có biết bao nhiêu mà kể, vậy mà có thể đày đứa con mình phải chịu khổ chỉ bởi nó làm… bể chén ngọc?” Một tư tưởng thật vô đạo đức trong cái gọi là “đạo đức” mà người kém trí đang theo. Tu Đạo là hình thức giúp người tiến hóa, đi lên. Tu Đạo không dạy cho người thụt lùi và lạc hậu, Tu Đạo không dạy người ta trở thành phi đạo đức qua những lối tin tưởng vô căn cứ mà vô tình thành con đường phi đạo đức. Cuối cùng, để kết luận: Pháp hữu VVQN là những chúng sanh được chọn lựa, Pháp Đạo không hề dùng những phương tiện hạ cấp để lôi kéo các vị vào Pháp, cũng không dùng thần thông, không dùng huyền môn, không dùng những danh xưng của đời, không mời gọi. Tất cả chỉ gặp nhau ở trí tuệ và tâm tương đồng nên chúng ta gặp nhau đây và cũng từ đó chứng minh rằng: “Chúng ta là những người tu có giá trị trong thiên hạ”. Thế nên, tư tưởng dễ dàng tin bất kỳ một ai trong thiên hạ là “Thượng Đế” là “Bề Trên”… xuống điển, nhập xác, giáng thế… là tư tưởng hướng hạ, phi đạo đức và không hề có chỗ đứng trong Pháp Đạo Vô Vi Quy Nguyên. Từ Minh Đạt

Page 69: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 69

GIÁO DỤC LÀ HÀNH ĐỘNG TẠO CHO NGƯỜI CÓ Ý THỨC VÀ BÀI HỌC ĐỂ DẠY

PHẢI ĐƯỢC ĐƯA VÀO TIỀM THỨC. Một gia đình khá giả đông con đang đến dần với sự nghèo khó, gia đình ấy bắt đầu cuộc sống tiết kiệm để đáp ứng cho tình hình mới. Trong số những đứa con, có đứa chỉ cần nhìn sơ sinh hoạt của gia đình thì chúng cũng hiểu và tự dè sẻn, tiết kiệm, bảo vệ của cải của cha mẹ chúng. Có đứa thì cần cha mẹ chúng khuyên bảo, giải thích thì chúng sẽ vui vẻ nghe theo. Có đứa thì sau khi được cha mẹ cho biết hoàn cảnh gia đình, chúng cũng biết tiết kiệm nhưng khi giữ gìn vật nầy lại phá hỏng vật khác, tiết kiệm đầu nầy nhưng phung phí và làm hao tốn ở đầu khác. Nhưng cũng có loại con, dầu giải thích cho nó cỡ nào, dầu van lơn nó cỡ nào, dầu nó thấy rõ ràng hoàn cảnh gia đình đã lâm vào khốn khó, dầu nó thấy những giọt nước mắt luôn rơi vì khốn khó của cha mẹ nó… nhưng nó vẫn cảm thấy như không, vẫn cảm thấy sự khốn khó đó của ai chứ không phải của nó, nó vẫn giữ nguyên nề nếp cách sống của riêng nó… Bốn loại con kể trên được sắp xếp theo thứ tự là: Sự thấu hiểu đã được đưa vào tiềm thức, đứa con đã có ý thức, đứa con đang tập có ý thức và đứa con vô ý thức. Từ đó cho thấy, tại sao cũng cùng một bài học cho 4 người nhưng lại có đến 4 kết quả khác nhau? - Nguyên nhân từ bản năng cũng đúng nhưng bản năng hình thành từ khi con người mới hình thành, nó là tài sản riêng của con người tích tụ khó có thể lay động chỉ qua một vài bài học.

Page 70: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 70

- Nguyên nhân từ sự truyền đạt của cha mẹ cũng đúng nhưng đó cũng là bản năng của cha mẹ và khó có thể thay đổi cách rút tỉa bài học để truyền đạt lại cho con cái. Như vậy, ngoài vấn đề khiếm khuyết về bản năng khiến ta khó có thể lay động được con người kể cả bản thân mình, ta cũng phải nhận ra, có những kiến thức mà con người mặc nhiên chấp nhận đó để làm căn bản sự sống, sự hiểu, sự suy luận… như khi đói thì dĩ nhiên phải tìm cái ăn, khi lạnh thì phải tìm sự ấm… những kiến thức mặc nhiên được chấp nhận đó cũng bởi nó đã lọt vào tiềm thức của con người mà chất liệu để đưa vào tiềm thức chính là ý thức. Thế nên, bất kể bản năng của người học như thế nào, bản năng của người truyền đạt như thế nào, thì mục đích của giáo dục là phải đưa tư tưởng vào tiềm thức để trở thành căn bản mà điều trước tiên phải tạo ra chất liệu dẫn tức tạo cho người có ý thức. Vì thế sự giảng dạy không phải là giảng dạy suông, không phải chỉ dạy một vài lần mà là trường kỳ. Trường kỳ ở đây không phải là nhai đi, nhai lại một điệp khúc mà là sự bền bỉ, chờ đợi cơ hội khi người đi đến cái sự cùng mà bản năng của người cần truyền đạt không thể giải quyết được để đưa vào ý niệm mới và ý niệm đó sẽ trở thành dòng kiến thức tiếp tục trong chuỗi bản năng của người tiếp nhận. Hai mẹ con kia là pháp hữu VVQN, người mẹ nói là theo pháp tu học nhưng chỉ có ngồi thiền mà không thấy có điều chi gọi là tu bên cạnh cái ngồi thiền ấy cả, còn người con thì sau nầy đi theo một số trường phái của Phật Giáo, điều nầy khiến cho hai mẹ con cứ lấy ra mà tranh cãi. Người con thì luôn đem kinh điển ra mà luận chứng, còn người mẹ thì từ trước đến nay chưa

Page 71: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 71

từng đọc qua một cuốn kinh nào nhưng cũng hăm hở lý giải cùng với con mình. Cho người ta không thấy, không hiểu nhưng lại đi vào điểm mù của người mù đưa ra. Người đang mù chỉ biết dò đường bằng cây gậy, cũng như người không thấy Pháp, chỉ thấy Pháp là cuốn kinh, vậy mà người “sáng” lại luôn nhìn ở cây gậy của người mù, nhìn những bước dò dẫm của cây gậy ấy mà luận bàn. Người con thì đưa ra những lý luận giải thoát, còn người mẹ, chỉ có vỏn vẹn vài từ ngữ ít ỏi lại cùng lý luận kinh điển với những loại “mọt kinh”. Tuy nhiên khi người con bị thất tình, khóc lóc cùng mẹ, thì người mẹ an ủi “con cứ vui đi, con nhỏ đó không có phước để gặp con…”. Sau trận thất tình thì điệp khúc cũ tái diễn, cũng lý luận tranh cãi về “Pháp Giải Thoát”, rồi “con mọt” không biết chi về đời nên cứ phải thất tình và cứ khóc than cùng mẹ… Những sự khuyên tới, khuyên lui trên của người mẹ, người đời cũng gọi là giáo dục nhưng giáo dục có hiệu quả hay không hiệu quả nằm ở chỗ, bài học của mình có được đưa vào tiềm thức hay không? Trong trường hợp trên, tại sao không đợi khi bản năng của người con cùng đường, khi nó đang khóc lóc vì thất tình, vì bị bạn gái bỏ, thì hỏi nó khi nó đang mếu máo rằng: “Đây là cái mà con gọi là giải thoát sao? Cái pháp siêu việt có thể giải thoát cho con ra khỏi thất tình là như vậy sao?”…. Thế nên, để sự giáo dục của mình thành công là bản thân mình phải không quên điểm đến và kiên nhẫn chờ đợi hay tạo hoàn cảnh xảy ra để bản năng của người tiếp thu đến mức giới hạn. (Trích: Cẩm Nang Cho Một Thế Hệ - Từ Minh Đạt)

Page 72: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 72

PHẢI HOÀN TẤT CHUYỆN NHỎ THÌ MỚI LÀM CHUYỆN LỚN. PHẢI TRÒN

VỚI GIA ĐÌNH THÌ MỚI TÍNH CHUYỆN ĐẢM ĐƯƠNG VIỆC XÃ HỘI.

Nhiều người hoang tưởng cho ta là tài trí hơn người nhưng nay thì thất thời lỡ vận nên không thể thi thố được tài năng… Nhiều người thì so đo, lúc còn trong ghế nhà trường thì tôi giỏi hơn người nầy, người nọ mà nay họ thành đạt còn tôi thì không và cho đó là vận số. Nhiều người cảm thấy môi trường gia đình là chật hẹp và tiếc là cơ hội không đến tay để bản thân có thể làm được việc lớn, có ý nghĩa hơn… Tất cả những đổ lỗi cho vận may không tới, những kẻ khác bất tài thành đạt nhờ có cơ may thế nầy, thế khác. Hay số trời xui khiến để bản thân phải vướng vào những oan khiên, nghiệp chướng để không thể nào thực hiện được những hoài bão lớn… đều là những lý do, những sự đổ lỗi để xoa dịu lòng mình của những kẻ không có chí phấn đấu và không làm tròn những cái thật nhỏ trước mắt và chung quanh mình. Nhà nghèo, không dám gạt bỏ tự ái để ra đường lao động hay buôn thúng bán bưng để kiếm sống hoặc hoàn cảnh bắt buộc phải làm thì lại chất chứa cả một niềm tủi hờn được đặt trên căn bản số điểm cao tít trong ghế nhà trường. Không can đảm kiếm từng đồng tiền nhỏ thì cơ hội tìm ra đồng tiền lớn sẽ không có.

Page 73: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 73

Thấy người thành công, còn bản thân thì cái gì cũng tìm cách chê trách. Người ta đạt được một chuyện thì mình tìm cách chê chuyện ấy, người ta đạt được hai chuyện thì mình cũng tìm cách chê hai chuyện và người ta đạt được 10 chuyện thì mình cũng tìm cách chê cả 10. Coi ra người ta có được đến 10 chuyện còn bản thân người chê chỉ có sự chê. Ngu vẫn hoàn ngu, nghèo vẫn hoàn nghèo vì bản thân người ấy không hề làm một chuyện nào dầu nhỏ. Gia đình bừa bộn, không hề bắt tay vào giải quyết cái bừa bộn ấy, không bồi đắp, cũng không chỉ vẽ cho nhau, cứ nhìn vào những thành quả vĩ đại của những con người vĩ đại mà không thấy rằng: Gia đình của những con người có thể làm được những công việc vĩ đại ấy đều vuông tròn. Sự vĩ đại có thể có được khi người ta đã tròn ở những cái nhỏ nhất, căn bản nhất. Vì vậy, không bao giờ có chuyện trời đất ưu đãi cho người nầy mà bạc đãi người khác. Mọi người đều có cơ hội như nhau, chỉ tại không từng bắt tay vào công việc để làm, không từng có thiện chí, cố gắng để làm những công việc nhỏ ấy thì sẽ không bao giờ thấy được những cơ hội cho các công việc lớn hơn, trọng đại hơn. Một căn nhà lớn không hề có một cái nền không đầy đủ. Một sự nghiệp vĩ đại không hề được hoàn thành bởi con người không hề biết làm những công việc nhỏ. Trời tạo cơ hội đồng đều cho mọi người nhưng Trời sẽ không bao giờ tạo cơ hội cho những ai không có thiện chí bắt tay giải quyết vấn đề của riêng mình, tròn với những gì mình có.

Page 74: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 74

1 Cái nặng trong việc nhẹ và cái nhẹ trong việc nặng.

6

2 Cực tiểu và cực đại.

8

3 Cuộc sống và lý luận.

10

4 Có đi nhưng không cần về.

12

5 Phát cuồng tiếp nghiệp.

15

6 Mùa Vu Lan: Giải phẩu về nghiệt duyên.

18

7 Tổng hợp các bài giảng của Đức Thầy.

21

8 Sự thăng tiến trong đời sống vật chất.

24

9 Ly và Hợp: 2 hoàn cảnh – 2 cách xử.

26

10 Vị trí pháp nhân của VVQN và tiền đề lý luận của Giáo Lý VVQN.

31

11 Cân – Đo – Đong – Đếm

32

12 Đạo Pháp VVQN tốt ở chỗ nào?

34

13 Tại sao “Chư Bồ Tát” vẫn bên nầy cầu Lăng Vân Độ?

36

Page 75: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 75

14 Diệt dục và Chánh Đắc là như vậy sao?

39

15 Người có hậu, người khôn và kẻ vô nhân trong lúc nguy khốn.

41

16 Tịnh khẩu.

44

17 Đại Hội Vô Vi Quy Nguyên.

45

18 VVQN là kho tàng bồi đắp tính dân tộc tối thượng.

47

19 Làm thế nào để vực dậy tinh thần đạo đức xã hội?

49

20 Đại Hội 5 đánh dấu sự thành công của VVQN.

51

21 Sự khác nhau giữa cái cần thiết và lòng mong muốn.

53

22 Châm ngôn về chánh trí.

55

23 Khoa học tâm linh.

57

24 Ý muốn của Thượng Đế? Thống nhất tôn giáo, thế giới đại đồng là gì?

60

25 Thảm họa Nhật Bản: Thiên tai nhất thời, thiên ân muôn đời.

63

26 Thượng Đế không làm chuyện nhỏ hay những phương thức hạ đẳng. Tu hành không phải là hành động đi trên con đường phản khoa học và phi đạo đức.

66

Page 76: TỪ MINH ĐẠT - voviology.org · Tiểu Luận tập 5 6 Làm một cuộc thí nghiệm để chế biến 1 liều thuốc mới cho xã hội trong tương lai. Cuộc thử

Tiểu Luận tập 5 76

27 Giáo dục là hành động tạo cho người có ý thức và bài học để dạy phải được đưa vào tiềm thức.

69

28 Phải hoàn tất chuyện nhỏ thì mới làm chuyện lớn. Phải tròn với gia đình thì mới tính chuyện đảm đương việc xã hội.

72

Đức Thầy ngồi bên mẹ mình tại bệnh viện trong ngày Sinh Nhật của Đức Thầy 3 tháng 9 năm 2011.

VIẾNG THĂM TRANG WEB: www.voviology.org

www.voviquynguyen.org www.tannhatchau.com