2
Từ năm 1989, CARE đã làm việc với phụ nữ từ các nhóm dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi nhất của Việt Nam để hỗ trợ họ có cơ hội tham gia và hưởng lợi bình đẳng từ sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước. Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 15% dân số. Mỗi một dân tộc đều có ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa riêng. Đây thường là các nhóm nghèo và hay bị phân biệt đối xử, đặc biệt là người phụ nữ luôn bị bị thiệt thòi gấp đôi do giới nh và nhóm dân tộc của họ. Phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa nằm trong nhóm nghèo nhất, hay phải làm việc quá tải và thiếu cơ hội kiếm sống. Các cộng đồng dân tộc thiểu số thường sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, vì thế thu nhập của họ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp và chịu rủi ro từ những tác động êu cực của biến đổi khí hậu. Thậm chí, phụ nữ còn bị hạn chế về quyền sở hữu đất đai. Nhiều yếu tố bao gồm những vai trò giới truyền thống và ít được học hành khiến người phụ nữ ít có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định trong gia đình hoặc cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa là họ đặc biệt dễ bị bạo hành. CARE làm việc với phụ nữ để xây dựng cho họ những kĩ năng giúp họ tự hỗ trợ bản thân và gia đình về mặt tài chính, giảm khả năng họ bị bạo hành, và giúp họ tăng sự tự n để đại diện cho quyền lợi của mình một cách hiệu quả, từ đó có thể tạo ra thay đổi cho bản thân mình. CARE LÀM VIỆC VỚI AI? 80.000 Số lượng phụ nữ dân tộc thiểu số CARE đã tác động đến trong năm 2017 3.200 Số lượng thành viên các tổ chức cộng đồng đóng vai trò nền tảng để lắng nghe quan điểm của phụ nữ dân tộc thiểu số. 85% Tỷ lệ các nhóm tiết kiệm cộng đồng đang vận hành mà không cần sự hỗ trợ của CARE. Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số © 2015 Loes Heerink/CARE CARE ưu tiên những phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo và sống ở vùng sâu, vùng xa. Họ là những người bị cô lập về mặt xã hội, không có đất và bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những cú sốc và các mối nguy hiểm bên ngoài. CARE cũng: Làm việc với nam giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số để giành sự ủng hộ của họ • Làm việc với những cộng đồng dân tộc thiểu số khá giả bởi họ có thể tạo sự thay đổi • Thúc đẩy quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng các tổ chức phi chính phủ địa phương ẢNH HƯỞNG CỦA CARE CARE TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU GÌ? Trong tất cả các dự án, CARE luôn xem xét cách làm việc với phụ nữ dân tộc thiểu số sao cho bền vững nhất. CARE hướng đến thúc đẩy quan hệ đối tác với các nhóm địa phương khác nhau để đảm bảo tạo ra môi trường thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số để họ trở thành lãnh đạo. CARE hướng đến tăng cường khả năng phục hồi để phụ nữ dân tộc thiểu số có thể thích ứng và lên kế hoạch cho các nh huống không lường trước được, từ đó đảm bảo an toàn cho thu nhập của họ và gia đình. TẦM NHÌN DÀI HẠN Đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận thu nhập Giải quyết vấn đề bạo lực giới Phát triển các nhà lãnh đạo nữ

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao vị thế ... · 3.200 Số lượng thành viên các tổ chức cộng đồng đóng vai trò nền tảng

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao vị thế ... · 3.200 Số lượng thành viên các tổ chức cộng đồng đóng vai trò nền tảng

Từ năm 1989, CARE đã làm việc với phụ nữ từ các nhóm dân tộc thiểu số ở những vùng xa xôi nhất của Việt Nam để hỗ trợ họ có cơ hội tham gia và hưởng lợi bình đẳng từ sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước.

Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 15% dân số. Mỗi một dân tộc đều có ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa riêng. Đây thường là các nhóm nghèo và hay bị phân biệt đối xử, đặc biệt là người phụ nữ luôn bị bị thiệt thòi gấp đôi do giới tính và nhóm dân tộc của họ.

Phụ nữ dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa nằm trong nhóm nghèo nhất, hay phải làm việc quá tải và thiếu cơ hội kiếm sống. Các cộng đồng dân tộc thiểu số thường sống ở các khu vực xa xôi, hẻo lánh, vì thế thu nhập của họ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nông nghiệp và chịu rủi ro từ những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Thậm chí, phụ nữ còn bị hạn chế về quyền sở hữu đất đai.

Nhiều yếu tố bao gồm những vai trò giới truyền thống và ít được học hành khiến người phụ nữ ít có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định trong gia đình hoặc cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa là họ đặc biệt dễ bị bạo hành.

CARE làm việc với phụ nữ để xây dựng cho họ những kĩ năng giúp họ tự hỗ trợ bản thân và gia đình về mặt tài chính, giảm khả năng họ bị bạo hành, và giúp họ tăng sự tự tin để đại diện cho quyền lợi của mình một cách hiệu quả, từ đó có thể tạo ra thay đổi cho bản thân mình.

CARE LÀM VIỆC VỚI AI?

80.000 Số lượng phụ nữ dân tộc thiểu số CARE đã tác động đến trong năm 2017

3.200Số lượng thành viên các tổ chức cộng đồng đóng vai trò nền tảng để lắng nghe quan điểm của phụ nữ dân tộc thiểu số.

85%Tỷ lệ các nhóm tiết kiệm cộng đồng đang vận hành mà không cần sự hỗ trợ của CARE.

Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số

©

2015

Loe

s H

eeri

nk/C

ARE

CARE ưu tiên những phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo và sống ở vùng sâu, vùng xa.

Họ là những người bị cô lập về mặt xã hội, không có đất và bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những cú sốc và các mối nguy hiểm bên ngoài. CARE cũng:

• Làm việc với nam giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số để giành sự ủng hộ của họ

• Làm việc với những cộng đồng dân tộc thiểu số khá giả bởi họ có thể tạo sự thay đổi• Thúc đẩy quan hệ đối tác với các tổ chức cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ địa

phương

ẢNH HƯỞNG CỦA CARE

CARE TẬP TRUNG VÀO ĐIỀU GÌ?

Trong tất cả các dự án, CARE luôn xem xét cách làm việc với phụ nữ dân tộc thiểu số sao cho bền vững nhất.

CARE hướng đến thúc đẩy quan hệ đối tác với các nhóm địa phương khác nhau để đảm bảo tạo ra môi trường thuận lợi cho phụ nữ dân tộc thiểu số để họ trở thành lãnh đạo.

CARE hướng đến tăng cường khả năng phục hồi để phụ nữ dân tộc thiểu số có thể thích ứng và lên kế hoạch cho các tình huống không lường trước được, từ đó đảm bảo an toàn cho thu nhập của họ và gia đình.

TẦM NHÌN DÀI HẠN

Đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận

thu nhập

Giải quyết vấn đề bạo lực giới

Phát triển các nhà lãnh đạo nữ

Page 2: Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam: Hỗ trợ nâng cao vị thế ... · 3.200 Số lượng thành viên các tổ chức cộng đồng đóng vai trò nền tảng

CARE LÀM VIỆC VỚI NHỮNG PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ NHƯ THẾ NÀO?

© 12/2017 Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam

www.care.org.vn

Các chuẩn mực văn hóa khác nhau khiến phụ nữ gặp nhiều rủi ro hơn. Vì thế CARE làm việc với cả nam và nữ để thay đổi nhận thức nhằm giúp mọi người hiểu được những tác động tiêu cực của bạo lực. Ở cấp quốc gia, CARE vận động cho những thay đổi liên quan đến bạo lực giới, trong đó tập trung vào hiện trạng của phụ nữ dân tộc thiểu số và giám sát để đảm bảo các luật này được thực thi đầy đủ tại các vùng nông thôn.

Trong tất cả các hoạt động với phụ nữ dân tộc thiểu số, CARE luôn tìm cách lồng ghép phòng ngừa và xử lý bạo lực dựa trên cơ sở giới.

GIẢI QUYẾT BẠO LỰC GIỚI

Tập huấn của CARE giúp nâng cao kĩ năng kiếm sống của người phụ nữ còn các nhóm tiết kiệm cộng đồng giúp họ quản lý tiền một cách hiệu quả.

Các mối liên kết với các công ty tư nhân để giúp phụ nữ tiếp cận được các thị trường lớn hơn.

Việc thu hút sự tham gia của gia đình, lãnh đạo cộng đồng và chính phủ đảm bảo được rằng người phụ nữ dân tộc thiểu số có thể đóng góp vào các quyết định về tiền bạc và tiếp cận được các nguồn lực quan trọng như thông tin hay đất đai.

ĐẢM BẢO PHỤ NỮ CÓ THỂ TIẾP CẬN ĐƯỢC THU NHẬP

Nhung từng nghĩ rằng mình không kiếm được mấy. Nhưng khi nhận ra là nếu lên kế hoạch chi tiêu cẩn thận hơn, chị sẽ thậm chí còn để dành ra được chút ít. Hiện nay, mỗi tháng chị Nhung tiết kiệm được hơn 450.000 đồng nhờ nhóm tiết kiệm cộng đồng.

Cả đời chị Quý luôn gắn liền với cây chuối nhưng nó lại không mang lại nhiều thu nhập cho chị. Chị tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt mới, nhận thông tin về giá thị trường và hợp tác với các nông dân khác. Nhờ thế, chị Quý có thể thu hoạch tốt hơn, thỏa thuận bình đẳng hơn với người mua và thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Điều này có ý nghĩa gì với người phụ nữ?

Chị Thi* tham gia một dự án về nông nghiệp của CARE, nhưng chị sớm nhận ra rằng mình đang bị bạo lực giới. Chị được giới thiệu đến các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và nhân viên ở đây đã thảo luận với chị cách thức bảo đảm an toàn cho chị.

Khi chị Phay và các phụ nữ khác trong làng lập nên một nhóm để tìm hiểu các loại hình sản xuất nông nghiệp mới,CARE cũng đồng thời làm việc với chồng của các thành viên trong nhóm để giúp họ khám phá vai trò giới và thách thức những định kiến giới cứng nhắc đang góp phần gây ra bạo lực.

Việc tâm tư, tiếng nói của phụ nữ ở dân tộc thiểu số được các nhà hoạch định chính sách lắng nghe là vô cùng quan trọng. Để phát triển các thế hệ lãnh đạo nữ kế tiếp, CARE trang bị cho phụ nữ dân tộc thiểu số những kỹ năng và sự tự tin để họ có thể tự đại diện cho chính mình và khiến người khác lắng nghe họ.

PHÁT TRIỂN CÁC NHÀ LÀNH ĐẠO NỮ

Có khả năng kiếm tiền ngay tại nhà đã giúp chị Thúy tự tin hơn. Nó cũng mang lại cho chị nhiều cơ hội nâng cao kỹ năng như quản lý vàthương lượng. Chị đã được bầu vào thành viên Hội đồng nhân dân xã. Tại đây chị có thể đóng góp vào việc ra quyết định cho cộng đồng và đảm bảo những quyết định ấy tính đến lợi ích của phụ nữ.

Điều này có ý nghĩa gì với phụ nữ?

Điều này có ý nghĩa gì với phụ nữ?

Ảnh: Giang Vu/CARE

* Tên có thể được thay đổi để bảo vệ danh tính

Ảnh: Cathrine Dolleris/CARE

Ảnh: Do Manh Cuong/CARE