14
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- TRẦN THỊ MINH HƯƠNG SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lí luận văn học Hà Nội – 2015

SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI QUA HÌNH …repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/10877/1/02050004029-Luan... · TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐẦU

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

TRẦN THỊ MINH HƯƠNG

SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI

QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH

TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Lí luận văn học

Hà Nội – 2015

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

---------------------

TRẦN THỊ MINH HƯƠNG

SỰ THAY ĐỔI QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI

QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH

TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM

ĐẦU THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lí luận văn học

Mã số: 60220120

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN VĂN NAM

Hà Nội – 2015

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Con người luôn là đề tài không vơi cạn của văn học và đích đến của văn học

luôn hướng tới con người. Hình tượng con người trong văn học thể hiện quan

niệm nhân sinh của tác giả, quan niệm về văn hóa, về cuộc đời, về các quy luật

vĩnh cửu của cuộc sống. Hình tượng con người tập trung mọi giá trị tư tưởng

cũng như nghệ thuật văn học. Tuy nhiên, cũng giống như sự biến thiên không

ngừng của các chuẩn mực mỹ học trong lịch sử, quan niệm về con người trong

văn học cũng thay đổi theo từng thời kỳ, thời đại. Mỗi thời đại có một quan niệm

về con người lý tưởng riêng, cách hiểu và đánh giá con người riêng biệt, và khi

một biến cố lịch sử đủ lớn làm biến chuyển tư tưởng thì quan niệm đó cũng

không còn vững chãi nữa, mà lung lay và bị thay thế. Tìm hiểu sự thay đổi trong

quan niệm về con người trong văn học qua các thời kỳ của một dân tộc có thể

giúp cắt nghĩa được những biến chuyển trong quan niệm nhân sinh của dân tộc

đó, phân tích sự thể hiện quan niệm con người không chỉ ở nội dung mà cả đặc

trưng nghệ thuật, nâng cao mức độ đánh giá quan niệm con người trong văn học

cả về chiều rộng và chiều sâu. Bên cạnh đó, khi đi sâu vào khai thác các khía

cạnh trong việc thể hiện quan niệm về con người cho sẽ thấy sự phong phú, tiến

2

bộ trong tư tưởng, văn hóa của một dân tộc, một thời đại cũng như những hạn

chế cố hữu.

Quan niệm về con người của mỗi dân tộc qua từng thời kỳ đều thể hiện qua một

hình tượng nhân vật văn học cụ thể, tiêu biểu. Với văn học Việt Nam, một nền

văn học đã trải qua những năm tháng đấu tranh dựng nước và giữ nước, những

năm tháng mà mưa bom, bão lửa trải rộng trên mọi vùng miền, hình tượng người

lính trở thành một hình tượng tiêu biểu, điển hình, quy tụ những phẩm chất của

thời đại và cũng thể hiện được những đặc điểm trong quan niệm của dân tộc về

con người, nhất là trong và sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Bước ra từ chiến

tranh, vẫn xuất hiện trong văn học với cây súng trên vai, nhưng sau năm 1975,

nhất là từ mốc đổi mới văn học năm 1986, sự thể hiện hình tượng người lính đã

có nhiều thay đổi, chuyển biến. Những thay đổi, chuyển biến này cho thấy ở tầm

khái quát hơn sự chuyển biến về quan niệm con người, vì đây là hình tượng

xuyên suốt cả một thời kỳ chiến đấu và duy trì tới thời kỳ đổi mới. Nhìn người

lính ở các khía cạnh mới, các hoàn cảnh mới, đặt người lính vào những vai trò

mới, đánh giá lại cả những huy hoàng và những mất mát của họ, văn học Việt

Nam thời kỳ đổi mới đã nhìn lại, đánh giá lại và thay đổi quan niệm một chiều

về con người.

Trong các thể loại văn học, tiểu thuyết là thể loại có sự linh hoạt và những ưu

điểm nổi trội trong việc khắc họa cái nhìn cuộc sống so với các thể loại khác.

Nếu như truyện ngắn chỉ đem tới cái nhìn về con người trong khoảnh khắc, trong

một lát cắt, thì tiểu thuyết đem tới cái nhìn xuyên suốt mọi số phận, mọi cuộc

đời, đưa con người vào một thế giới đa chiều rộng lớn, soi chiếu con người ở

mọi góc nhìn, để thấy được cả những khoảng tối âm u nhất. Tìm hiểu sự thay đổi

quan niệm về con người qua các tiểu thuyết tiêu biểu của một thời kỳ sẽ đem tới

cái nhìn khái quát hơn các thể loại khác, cũng như có thể đánh giá một cách cụ

thể và sâu sắc hơn sự thay đổi ấy ở các khía cạnh khác nhau, các bước thăng

3

trầm cũng như so sánh được sự thay đổi ấy giữa các nhân vật một cách phong

phú và đa dạng hơn. Tiểu thuyết là bức tranh cuộc sống hiện thực và đầy đặn

nhất, đến với tiểu thuyết là đến với cuộc sống được khắc họa theo cả chiều rộng

và chiều sâu.

Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (lấy mốc năm 1986) được giảng dạy một

cách phổ biến trong chương trình Ngữ văn tại các trường Trung học phổ thông,

cao đẳng và đại học. Sự đổi mới thể hiện qua nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề,

trong đó sự đổi mới, thay đổi trong quan niệm về con người được quan tâm và

nghiên cứu sâu rộng. Do vậy, đề tài Sự thay đổi quan niệm về con người qua

hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt Nam đầu thời kỳ đổi mới

hy vọng sẽ đóng vai trò là một tài liệu tham khảo nêu lên những kiến giải tổng

quát, những phân tích ở mức độ cụ thể về sự thay đổi trong quan niệm con

người, giúp ích cho quá trình học tập cũng như nghiên cứu của học sinh, sinh

viên.

Từ những lý do trên đây, người viết chọn nghiên cứu đề tài Sự thay đổi quan

niệm về con người qua hình tượng người lính trong một số tiểu thuyết Việt

Nam đầu thời kỳ đổi mới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử Việt Nam đã mở sang một trang

hoàn toàn mới. Hòa bình lập lại trên mọi miền tổ quốc, đất nước bước vào giai

đoạn phục hồi và phát triển. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội đã dẫn tới sự thay đổi

về tư tưởng, văn hóa, đòi hỏi văn học phải đáp ứng kịp thời và phù hợp. Trong

hoàn cảnh đó, văn học không còn có thể khoác mãi chiếc áo ca ngợi hào hùng,

chất sử thi lãng mạn dần khiến bức tranh văn chương nhàm chán và đơn điệu.

Độc giả khẩn thiết mong chờ và đón nhận một nền văn học nhìn vào hiện thực,

gắn với đời sống và đa chiều, đa mầu hơn, nhà văn phải có ngòi bút thế sự, ngòi

4

bút biết đào sâu, biết khám phá mọi mặt của tâm hồn con người. Sự thay đổi của

văn học thể hiện rõ rệt nhất ở sự thay đổi trong quan niệm về con người – đặc

biệt là qua một hình tượng đã xuyên suốt cả giai đoạn lịch sử đau thương trước

đó – người lính cụ Hồ. Hàng loạt các tiểu thuyết ra đời, nhất là sau năm 1986,

gây tiếng vang lớn khi nhìn lại cuộc chiến, nhìn lại quá khứ, khi đặt người lính

vào hòa bình cũng như soi chiếu những góc khuất trong chiến tranh. Sự chuyển

mình của văn học trong quan niệm về con người trở thành một đề tài được bàn

luận sôi nổi qua các công trình nghiên cứu, các bài viết, các chuyên đề cũng như

được giảng dạy và phân tích trong các chương trình phổ thông và đại học.

Trong “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới” in ở

Tạp chí văn học số 9/2001, Tôn Phương Lan đã so sánh sự thể hiện con người

trong các tác phẩm văn học thời kỳ đổi mới với văn học giai đoạn trước đó

(trước năm 1975) và khẳng định những đặc điểm mới và nổi bật trong sự thể

hiện con người. Tác giả đánh giá con người đang được thông hiểu và nhìn nhận

từ nhiều phía để được hiện lên như những gì vốn có.

Tác giả Nguyễn Văn Long trong nhiều bài viết đã khẳng định sự thay đổi của

văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới thể hiện rõ rệt qua sự đổi mới về quan niệm

con người. Trong bài “Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau

Cách mạng tháng Tám”, Nguyễn Văn Long đã nhận định những thay đổi to lớn

của đời sống xã hội sau năm 1975, nhất là sau Đại hội Đảng năm 1986 đã dẫn tới

sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị cuộc sống. Con

người thay vì một chiều như trước đây đã được mô tả trong “tất cả tính đa dạng,

đa chiều của nó”. Trong một số bài viết khác, ông đã đề cập đến sự đa dạng của

văn học thời kỳ đổi mới về đề tài, thể loại, các phong cách và khuynh hướng

thẩm mỹ,… Ông cũng khái quát lên các đặc điểm quan trọng của văn xuôi thời

kỳ đổi mới và khẳng định văn xuôi đã “mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền

với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người”. Ở một tầm khái quát hơn, trong

5

cuốn sách Văn học Việt Nam hiện đại tập II do Nhà xuất bản Văn học phát

hành, cùng với nhiều tác giả khác, tác giả Nguyễn Văn Long đã tổng hợp những

nét diện mạo chung cũng như những đổi mới về cả tư tưởng và nghệ thuật của

văn xuôi sau 1975 so với trước. Cuốn sách này đóng vai trò là một tài liệu học

tập, nghiên cứu của sinh viên về văn học Việt Nam hiện đại.

Giáo sư Trần Đình Sử trong một số tham luận, bài viết thì khẳng định văn xuôi

Việt Nam sau 1975 có nhiều đổi mới và cách tân để phù hợp với những yêu cầu

đổi mới của thời đại. Ông gọi sự đổi mới này là “một sự bùng nổ về ý thức cá

tính nhằm lập lại thế cân bằng giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Sự tiến

bộ của văn học là một quá trình không ngừng làm giàu mãi lên những phẩm chất

mới, không ngừng khơi sâu, mở rộng thêm quan niệm về con người và hiện

thực.”

Giáo sư Phan Cự Đệ trong các công trình có tính chất nghiên cứu tổng hợp như

Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại hay các bài viết trên các báo như “Tiểu thuyết

Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới” đã đưa tới cái nhìn khái quát, đánh

giá sự thay đổi trong cách thể hiện nhân vật của tiểu thuyết sau 1986 trên cả bình

diện nội dung và nghệ thuật. Đặc biệt, tác giả đi sâu vào phân tích các tiểu thuyết

tiêu biểu như Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng, Thời xa vắng,… để cho

thấy sự cách tân mới mẻ được thể hiện cụ thể trong các tiểu thuyết này.

Trong tham luận “Phác họa con người thời đại và nhân vật trong văn xuôi Việt

Nam hiện đại” tại Hội thảo khoa học Con người Việt Nam hôm nay và trách

nhiệm của văn học nghệ thuật, do Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt

Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 20.8.2014, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện đã phác

họa hình ảnh con người thời đại qua các nhân vật văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.

Nếu nửa đầu thế kỷ XX, nhân vật người nhà quê, người bình dân thành thị và

người trí thức nghèo thể hiện cái nhìn về hiện thực, khơi lại các cuộc tranh luận

“văn học vị nghệ thuật” hay “văn học vị nhân sinh” thì nhân vật giai đoạn 1945-

6

1975 đem tới cái nhìn sử thi lãng mạn, hào hùng về hai cuộc chiến tranh của dân

tộc. Bên cạnh đó, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện ở nửa cuối tham luận cũng tập

trung vào khái quát đặc điểm thể hiện hình ảnh con người qua các nhân vật công,

nông, binh, trí thức mới và doanh nhân trong văn xuôi thời kỳ đổi mới. Phần này

cho thấy những đánh giá về khuynh hướng đi sâu tìm tòi, thể hiện hình ảnh con

người chân thực và gần với đời sống.

Trong hội thảo 50 năm Văn học Việt Nam sau cách mạng Tháng Tám do khoa

Ngữ Văn - Đại học Sư phạm, khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp cùng với

trường viết văn Nguyễn Du và tạp chí Văn nghệ Quân đội phối hợp tổ chức tại

Hà Nội ngày 3-6-1995 đã có 44 báo cáo, tham luận của các nhà văn, nhà phê

bình, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi như: Chu Lai, Xuân Thiều, Đinh Xuân

Dũng, Lã Nguyên, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn… Các tham luận này

trình bày nhiều vấn đề về văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, khá nhiều tham

luận tập trung nghiên cứu các tiểu thuyết chiến tranh hay các tiểu thuyết viết về

người lính như tham luận “Mấy suy nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách

mạng” của tác giả Xuân Thiều. Phần lớn các tham luận đều có chung nhận định

về sự thay đổi trong việc thể hiện hình tượng cũng như khắc họa số phận người

chiến sĩ, qua đó thể hiện được sự thay đổi trong các thang chuẩn đánh giá con

người. Chất sử thi, lãng mạn đã bị xóa nhòa, nhường chỗ cho cái nhìn thế sự đa

chiều, đa màu sắc và giàu nhân sinh. Người lính vừa là một hình tượng khái quát

vừa mang những đặc điểm cá nhân riêng biệt.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Tiến trong bài viết “Con người trong tiểu thuyết thời

hậu chiến viết về chiến tranh” đã nhận định: “Việc đổi mới quan niệm về con

người là yếu tố căn bản quyết định xu hướng dân chủ hóa của văn học, giúp cho

văn học vừa linh hoạt biến hóa hơn về hình thức lại vừa chân thực hơn trong nội

dung khái quát đời sống.” [50, tr. 18]. Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát một

số tiểu thuyết tiêu biểu của thời kỳ đổi mới để làm rõ hai khía cạnh khắc họa con

7

người: con người dưới góc độ bi kịch cá nhân và con người dưới góc độ bản

năng tự nhiên. Tác giả cũng kết luận rằng tất cả những thay đổi trong việc khắc

họa nhân vật của tiểu thuyết sau đổi mới, cụ thể là tiểu thuyết chiến tranh bắt

nguồn từ sự thay đổi trong quan niệm cuộc sống và con người.

Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết “Mấy suy nghĩ xung quanh vấn đề xây

dựng nhân vật người chiến sĩ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh (1945-

1985)” đăng trên Tạp chí Văn nghệ quân đội đã nhận xét: “Trong xây dựng

nhân vật người chiến sĩ, tiểu thuyết sau 1975 đã có hướng đi sâu vào miêu tả

quá trình tâm lý nhằm cá thể hóa nhân vật” [38, tr.121-122]. Đây là một bài viết

khái quát về những đặc điểm của việc thể hiện hình tượng người chiến sĩ sau

năm 1975 trong tiểu thuyết, đặc biệt tập trung vào tiểu thuyết thời kỳ đổi mới.

Bài viết cho thấy người chiến sĩ sau năm 1975 đã được cá thể hóa, mang những

nét cá nhân riêng biệt cả về tính cách và số phận chứ không chỉ nằm trong vòng

nhân dân, cộng đồng và chỉ gánh trên vai nhiệm vụ lịch sử nữa. Trong bài viết

“Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người” in trên Tạp chí văn học số 6

(1991), tác giả Bùi Việt Thắng đánh giá những thay đổi trong quan niệm con

người cũng như nêu lên các đặc điểm cơ bản trong quan niệm về con người của

văn học sau đổi mới. Đặc biệt, trong bài viết này, tác giả phân tích Nỗi buồn

chiến tranh trong vai trò một tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện rõ rệt quan niệm con

người dám nhìn lại, dám vượt lên và tranh đấu với quá khứ với hình tượng nhân

vật Kiên. Ngoài ra còn các bài báo của Đinh Thị Huyền, Nguyễn Tiến Đức đăng

trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện văn học như “Chân dung tinh

thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu chiến”, “Nhân vật của tiểu thuyết

hậu chiến” (Đinh Thị Huyền), “Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi

quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (Nguyễn Tiến Đức)…

Vũ Tuấn Anh trong “Đổi mới văn học vì sự phát triển” in trên Tạp chí văn học

đã khẳng định: “Đổi mới văn học khởi đầu từ 1986 là sự tự ý thức của văn học

8

trên một chặng đường mới của lịch sử, cố gắng khám phá cái thế giới bí ẩn,

khuất lấp đầy bất trắc và bất thường bên trong mỗi con người, bên trong bản thể

con người.” [1, tr.14].

Ngoài ra, còn khá nhiều các bài viết riêng lẻ in trong sách, đăng trên báo bàn về

sự cách tân, thay đổi của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau 1975, trong đó có đề

cập tới hình ảnh người lính nói riêng và con người nói chung như bài viết “Tiểu

thuyết về chiến tranh viết sau năm 1975” đăng trên Tạp chí Văn học số 5/1980,

“Một cách nhìn về đổi mới tiểu thuyết chiến tranh” đăng trên website của Viện

Văn học (PGS. TS Tôn Phương Lan); “Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh sau

năm 1975 và những thành tựu nghệ thuật bị bỏ lỡ” (TS Nguyễn Phượng), “Ý

thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” (PGS. TS Nguyễn Bích

Thu) in trong Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và

giảng dạy.

Vấn đề quan niệm con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới là một đề tài khá

quen thuộc của các luận văn, luận án văn học qua các đề tài khái quát như đề tài

chiến tranh, đề tài số phận con người, hay rộng hơn là quan niệm về con người.

Trong luận án Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nguyễn

Thị Kim Tiến đã khái quát những cách tân, đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam

thời kỳ đổi mới trong việc thể hiện con người. Cụ thể hơn, ở chương 2: Hình

tượng con người trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới, tác giả đã phân chia sự thể

hiện ấy qua các hình tượng như con người dưới góc nhìn bản chất xã hội, con

người dưới góc nhìn loại hình văn học,… Tác giả đã soi chiếu nhân vật người

lính trong nhiều chiều không gian, nhiều hoàn cảnh, cả thế giới tâm linh để thấy

sự phức tạp, phong phú cũng như sự méo mó, bi kịch của tính cách và số phận.

Trong luận án Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 –

Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, tác giả Nguyễn Thị Thanh đã

xác định những khuynh hướng chính của tiểu thuyết có đề tài chiến tranh sau

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Tuấn Anh (1995), “Đổi mới văn học vì sự phát triển”, Tạp chí Văn

học (4), tr. 14-19.

2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

3. Ngô Thảo – Lại Nguyên Ân (1995), Nhà văn Việt Nam: Chân dung tự

họa, Nxb Văn học, Hà Nội.

4. Lê Huy Bắc (1998), Kiểu nhân vật trung tâm trong tác phẩm của

Hemingway, Luận án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Ngô Vĩnh Bình (1990), “Đồng hiện – Một thủ pháp nghệ thuật có hiệu

quả trong tiểu thuyết Chim én bay”, Báo Văn nghệ (51), tr.6.

6. Nguyễn Thị Bình (2003), “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong

văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học (4), tr.21-25

7. Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn (Tôn Phương Lan sưu

tầm, tuyển chọn), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Châu (2014), Dấu chân người lính, Nxb Văn học, Hà Nội.

9. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

10. Phan Cự Đệ (2001), “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời đổi mới”,

Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 3, tr99-107.

11. Phan Cự Đệ (2006), Tuyển tập, tập 2 (Lý Hoài Thu tuyển chọn), Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu

thuyết chiến tranh sau 1975, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Sư phạm

Hà Nội.

10

13. Trung Trung Đỉnh, “Thật thà như Nguyễn Trí Huân”,

http://www.tienphong.vn/

14. Anh Đức (2013), Hòn Đất, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Hà Minh Đức (2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Nguyễn Tiến Đức, “Cái nhìn mới về người lính và sự thay đổi quan niệm

về đề tài tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”, http://vannghequandoi.com.vn

17. Nguyễn Hương Giang (2001), “Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết

chiến tranh thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (4), tr. 108-113.

18. Thị Đặng Hà (2014), Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân,

Luận văn thạc sỹ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam, Đại học Sư phạm 2.

19. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết đến hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.

20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

21. Nguyễn Trí Huân (1979), Năm 1975 họ đã sống như thế, Nxb Văn học,

Hà Nội.

22. Nguyễn Trí Huân (2003), Chim én bay, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

23. Hoàng Mạnh Hùng (2004), Tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945-1975, Luận

án tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

24. Trần Thị Minh Hương (2013), Sắc thái hiện sinh chủ nghĩa trong sáng tác

của tác giả Kobo Abe, Khóa luận cử nhân Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn.

25. Đinh Thị Huyền, “Chân dung người lính qua một số tiểu thuyết hậu

chiến”, http://vannghequandoi.com.vn

26. Đinh Thị Huyền, “Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến”,

http://vienvanhoc.org.vn

27. Phạm Khải, “Nhà văn Nguyễn Trí Huân: Người luôn tự biết mình”,

http://cand.com.vn.

28. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

11

29. Tôn Phương Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi

thời kỳ đổi mới”, Tạp chí văn học (9), tr43-48.

30. Thái Bá Lợi (1977), “Hai người trở lại trung đoàn”,

http://vannghequandoi.com.vn .

31. Nguyễn Văn Long (2003), Tiếp cận và đánh giá văn học Việt nam sau

cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, Hà Nội.

32. Nguyễn Văn Long (2005), Chuyên đề “Đổi mới của văn học Việt Nam từ

sau năm 1975 (Nhìn trên những nét lớn)”, Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam hiện đại, tập II, Nxb Văn

học, Hà Nội.

34. Hữu Mai (1971), Vùng trời, tập 1, Nxb Quân đội Nhân Dân, Hà Nội.

35. Nguyên Ngọc (31/10/1987), “Cần phát huy đầy đủ chức năng xã hội của

văn học nghệ thuật”, Báo Văn Nghệ (44), tr2-3,7.

36. Bảo Ninh (2014), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Hà Nội.

37. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. Bùi Việt Thắng (1985), 1985), “Mấy suy nghĩ xung quanh vấn đề xây

dựng nhân vật người chiến sĩ trong tiểu thuyết viết về chiến tranh (1945-

1985)”, Tạp chí Văn nghệ quân đội (10), tr.118-122.

39. Bùi Việt Thắng (1991), Văn xuôi gần đây và quan niệm về con người,

Tạp chí Văn học (6), tr17-20.

40. Bùi Việt Thắng (2011 - 2012), Chuyên đề Tiểu thuyết đương đại Việt

Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.

41. Bùi Việt Thắng (2011), Truyện ngắn, những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

42. Bùi Việt Thắng (tuyển chọn và biên soạn) (2000), Bàn về tiểu thuyết,

Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

12

43. Nguyễn Thị Thanh (2012), Tiểu thuyết chiến tranh trong văn học Việt

Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ Văn học Việt Nam, Đại học Sư phạm Hà

Nội.

44. Nguyễn Thị Thanh (9/2011), “Kiểu kết cấu đồng hiện trong một số tiểu

thuyết sau 1975 về đề tài chiến tranh”, Tạp chí Khoa học, (16).

45. Nguyễn Đình Thi (2001), Xung kích, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.

46. Nguyễn Ngọc Thiện (2014), “Phác họa con người thời đại và nhân vật

trong văn xuôi Việt Nam hiện đại”, Hội thảo khoa học Con người Việt

Nam hôm nay và trách nhiệm của văn học nghệ thuật, Liên hiệp các Hội

Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội

47. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội nhà văn, Hà

Nội.

48. Khuất Quang Thụy (2006), Những bức tường lửa, Nxb Hội Nhà văn, Hà

Nội

49. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời

kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Lý luận văn học, Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn.

50. Nguyễn Thị Kim Tiến (2010), Con người trong tiểu thuyết thời hậu chiến

viết về chiến tranh, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh,

(23).

51. Phạm Văn Tình (2008), “Chủ đề chiến tranh, tình yêu, nghệ thuật trong

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh”, Tạp chí Khoa học (2B), tr55-59.

52. Lưu Thị Thanh Trà (2003), Chiến tranh chống Mỹ trong truyện ngắn Bảo

Ninh, Luận văn thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Vinh.

53. Phạm Thị Trang (2010), Đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân, Luận văn

thạc sỹ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

54. Nguyễn Thanh Tú, “Sống để yêu thương”, http://www.qdnd.vn/

55. Phan Tứ (1972), Mẫn và tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội.